Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Tại sao người ta trở nên ác ôn? - Bộc bạch tâm tư cùng mạng bô-xít…

Tại sao người ta trở nên ác ôn?

ảnh minh họa
Thế là 5 người công an đánh chết nghi can ở Tuy Hoà bị phạt theo kiểu “vỗ vai”. Mặc cho công luận bức xúc như thế nào, hình phạt vỗ vai vẫn là sự thật. Trong bối cảnh của một nền tư pháp và luật pháp còn nhiều bất cập và chính trị hoá thì có lẽ bản án trên không làm ai ngạc nhiên. Nhưng ngạc nhiên về hành động giết người của những người “bạn dân”. Đánh một người đã là hành động bất bình thường, đánh chết người bằng nhục hình thì đó là hành động vượt ngoài nhân tính. Do đó, chẳng phải ngẫu nhiên mà có người viết trên PLTP rằng “Phải gọi đúng tên đó là hành động vô nhân tính, hành động không xứng với một con người theo nghĩa giản dị nhất của từ này.” Nhưng tại sao người ta ác ôn với nhau? Xin giới thiệu các bạn một bài tôi viết cách đây không lâu bàn về câu hỏi này.

Trước một sự việc, có lẽ chúng ta cần đặt câu hỏi tại sao: tại sao những nhân viên công lực này tỏ ra tàn ác như thế? Tôi nghĩ những người cầm dùi cui, súng, hay hung khí nói chung trong tay cũng là những con người bình thường. Bình thường hiểu theo nghĩa cũng có gia đình, có cha, có mẹ, có anh chị em. Một số người chắc cũng có vợ con. Họ nghĩ gì nếu đồng nghiệp của họ ra tay đánh người thân của họ? Chắc chắn họ sẽ giận dữ và không chừng đòi trả thù. Nếu thế thì họ cũng chỉ là những con người có tình cảm, nhận thức được cái đúng, và biết căm ghét cái sai, cái ác. Vậy thì tại sao chính họ lại hành xử với người đồng hương mình như là những kẻ thù, và ra tay đánh đập một cách không nương tay, đánh để sướng tay?

Tôi nghĩ câu trả lời có lẽ nằm trong kết quả của một thí nghiệm tâm lí rất nổi tiếng vào năm 1971. Đó là thí nghiệm nhà tù Stanford (Stanford Prison Experiment). Kết quả thí nghiệm này có thể giải thích tại sao các quản giáo Mĩ hành xử một cách độc ác với các tù nhân ở trại giam Abu Ghraib. Và, theo tôi, kết quả cũng có thể giải thích tại sao những người công an tham gia cưởng chế đất đai ở Văn Giang hành xử tàn bạo với người dân.

Phương pháp và diễn tiến của thí nghiệm nhà tù Stanford có thể đọc ở đây (prisonexp.org). Một cách ngắn gọn, Giáo sư Philip Zimbardo (lúc đó là một giáo sư trẻ) tuyển chọn 24 sinh viên, và chia thành 2 nhóm một cách ngẫu nhiên: nhóm 1 gồm 12 người được giao nhiệm vụ quản giáo, và nhóm còn lại đóng vai tù nhân. Một nhà tù giả được thiết kế phía ở tầng trệt của khoa tâm lí thuộc Đại học Stanford. Quản giáo được trao toàn quyền, muốn làm gì thì làm, nhưng không được huấn luyện cách hành xử. Còn tù nhân, khi vào nhà tù, bị quản giáo khám xét, “bắt rận”, thậm chí bắt cởi truồng.

Nhưng thí nghiệm phải ngưng trước thời hạn vì những hành xử tàn bạo của quản giáo và rối loạn tâm thần của tù nhân. Thời gian thí nghiệm dự kiến là 2 tuần, nhưng đến ngày thứ 6 thì phải ngưng. Thật ra, chỉ sau một ngày rưỡi, một tù nhân có triệu chứng rối loạn cảm tính, như la khóc, tỏ ra mất bình tĩnh, và suy nghĩ bất bình thường. Tất cả tù nhân đều tỏ ra ngoan ngoãn tuân theo lệnh của quản giáo. Trong khi đó, các quản giáo càng ngày càng tỏ ra hung dữ, tàn ác, và có hành động sadistic (tức tỏ ra thích thú với những đòn tra tấn tàn ác). Đến ngày thứ năm thì gia đình của các tình nguyện viên đặt vấn đề với Gs Zimbardo, và luật sư cũng doạ sẽ kiện ra toà, thì công trình nghiên cứu phải ngưng. Phần lớn những đối tượng tham gia nghiên cứu, quản giáo cũng như tù nhân, đều tỏ ra có vấn đề về tâm lí và tâm thần sau khi tham gia thí nghiệm.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy người thường có thể trở nên ác ôn vì môi trường chứ không phải vì bẩm sinh. Con người có xu hướng tuân thủ, ngay cả sẵn sàng tuân thủ làm những việc ác ôn. Các nhà nghiên cứu diễn giải kết quả nghiên cứu rằng người bình thường có thể trở nên những kẻ ác ôn nếu được trang bị bằng một ý thức hệ hay giáo điều nào đó. Họ kết luận rằng tình huống và môi trường là nguyên nhân làm cho người tốt trở nên người ác. Kết quả nghiên cứu này không bao giờ được công bố trên một tập san khoa học nào cả, vì nhiều người chỉ ra rằng nghiên cứu có vấn đề về y đức. Không tập san nào dám công bố kết quả nếu nghiên cứu không đáp ứng những tiêu chuẩn về y đức.

Sau công trình nghiên cứu lịch sử (và có thể nói là khá “tai tiếng”) trên, Gs Zimbardo nổi tiếng trong giới tâm lí học như là người tiên phong trong việc giải thích những biến chuyển trong hành động của con người. Có người gọi ông là “evil scientist”, vì đã tạo ra một thí nghiệm để “chứng minh” rằng con người bình thường có thể trở nên ác ôn, và cái ác có thể thắng cái thiện nếu được trang bị bằng một ý thức hệ. Sau này, ông còn được Quốc hội Mĩ mời để điều trần về những bạo loạn trong nhà tù. Những hành động tàn ác với tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib cũng có thể giải thích qua kết quả thí nghiệm của Zimbardo.

Quay lại sự việc các cán bộ công an Tuy Hoà hành xử tàn ác với người dân, tôi nghĩ cũng có thể giải thích qua kết quả thí nghiệm tâm lí của Gs Zimbardo. Những người công an này cũng như bất cứ ai trong chúng ta (tức cũng biết phải trái, nhận thức được cái đúng cái sai), nhưng theo Zimbardo, vì ở trong môi trường giáo điều và được trang bị bằng ý thức hệ địch – ta, nên họ nhìn người dân mất đất như là những kẻ thù, và tự họ biến thành những người ác ôn mà có lẽ chính họ cũng không nhận ra ngay lúc vung tay hành hung người khác. Nói cách khác, những người công an này bị “phơi nhiễm” (exposed) bởi những giáo điều độc hại nào đó, nên cái ác thắng thế cái thiện và dẫn đến những hành động mà chúng ta thấy trong các clip video mang tính lịch sử.

Trong những năm cuối đời, Zimbardo cố gắng làm một thí nghiệm khác có ý nghĩa tích cực hơn. Ông muốn biến người bình thường thành những anh hùng. Ông lập ra dự án có tên là Heoric Imagination Project (HIP), với khung khái niệm rằng anh hùng không phải là những người phi thường; họ chỉ là những người bình thường nhưng làm việc phi thường, họ bước ra khỏi cái bình thường để làm điều có ích cho xã hội. Ông lập một lớp học để dạy những đức tính anh hùng (hay chủ nghĩa anh hùng – heroism) cho học sinh. Trong lớp học này, ông muốn dạy học sinh tách ra khỏi những đám đông hành xử ác ôn. Có lẽ một dự án HIP cũng cần thiết cho giới công an và các quản giáo của các trại giam trên toàn quốc.
Nguyễn Văn Tuấn
Theo FB Nguyễn Văn Tuấn

Bộc bạch tâm tư cùng mạng bô-xít…

 Boxitvn

Tô Hải

Kính gửi các bạn thương yêu, cảm phục của tôi!
Trước hết tôi xin phép bày tỏ lòng xúc động, niềm phấn khởi chân thành của tôi khi:
- Lần thứ hai, được một trang web mà tôi tín nhiệm hàng đầu (không phải là “trong những… hàng đầu” đâu) đã có bình luận đầy ưu ái về một entry tôi đã viết và “xin thưa” lại về những điểm tôi viết chưa được nhiều người ưng ý.
- Được nghe những khi ý kiến “không đồng thuận” để tôi tự nhìn lại mình nghiêm khắc hơn, khi còn kịp.
Tôi hoàn toàn mong được mọi người góp ý, phản biện một cách thân tình, không ném đá, chụp mũ, bôi xấu, vu cáo, thành kiến những ai đã có những nhận thức, những phương pháp, tác phong đấu tranh khác mình với kiểu tư duy lỗi thời “nói ngược, làm ngược với mình, thậm chí đối lập với mình là…” cho người đó về “phía bên kia” ngay tút xuỵt!
Bởi vậy, tôi thật hạnh phúc khi, lần đầu tiên được “tự do tư tưởng”với những người tôi rất cảm mến cũng như thấy được ai đang phê phán mình rất yêu mến mình, còn ai lại chỉ nhằm hạ bệ mình không thương tiếc!…
Tôi đã đọc đi đọc lại bài “thưa lại” đó rồi tự thấy cần phải “nói lại cho rõ” thêm về những điểm mà tôi, dù đã “che chắn dài dòng” cũng không sao nói hết lòng mình cho được:
1- Tôi hoàn toàn không bao giờ dám coi thường các cây bút mà, qua các bài viết của họ như Phạm Toàn, Huệ Chi, Tô Văn Trường, Hoàng Xuân Phú, … luôn là niềm hứng khởi để tôi “phát triển chủ đề”, nói thêm những điều mà tôi trộm nghĩ, vì nhiều lý do, họ chưa … nói toẹt ra. Còn tôi, ở cái tuổi chỉ chẳng còn mấy thời gian để được khiêng đến … “lò thiêu xác”, tôi cứ nói thẳng thừng, chẳng sợ vào tù, đi cải tạo gì nữa! Tôi mạnh bạo, vượt lên sự sợ hãi chính nhờ họ!
2- Tôi chỉ nổi khùng khi “đọc phải” những bài viết mâu thuẫn chẳng thua gì “kinh tế thị trường” nhưng phải “định hướng xã hội chủ nghĩa”! Đó là những tuyên bố, phát biểu cứ như sắp có một Góoc-ba, một Djilas … đến nơi nhưng, cuối cùng lại là: “Nói gì thì nói, không thể phủ nhận công lao to lớn của Đảng ta, của Bác Hồ đã giải phóng cho dân ta…” hoặc mở đầu đã “che chắn” ngay bằng câu “Việc đầu tiên, phải khẳng định: “Nước ta có được tự do, độc lập hôm nay là do công lao của Đảng… của Bác Hồ…””. Và không ít vị đã như muốn tự khẳng định “mình là nhà cộng sản chân chính”, khi tuyên bố công khai rằng thì là “nói gì đi chăng nữa thì chẳng qua cũng chỉ để “Đảng ta” lấy lại lòng tin của nhân dân mà thôi!”… Đặc biệt, những vị bị Đài Tivi Hà Nội “bêu danh” sau 1, 2 vụ biểu tình … chống Tàu xâm lược, sau mấy lời phản đối, thậm chí kiện cáo thì… bỗng dưng không bao giờ thấy xuất hiện trong các cuộc biểu tình để làm “đầu tàu” cho các con, các cháu nữa, thì… tôi không thể không viết lên cái nỗi “thất vọng đến chán chường” đang xâm chiếm tâm hồn mình, giờ đây thân tàn ma dại (không sao bước đi được quá 10 bước mà không có người đẩy đi trên chiếc xe lăn) đã không thể đóng góp chút gì với lớp trẻ sớm “giác ngộ” “cách mạng giải cộng” mạnh dạn và hăng say hơn lớp cha anh nhiều lần. Cho phép tôi được miễn kể tên những người mà tôi đã coi như “đầu hàng” này! Còn nếu tôi “nhầm lẫn”, chưa hiểu được “đường lối”, “chiến thuật”, “phương pháp” đấu tranh của họ bằng cách tổ chức những Hội, những Đoàn, những trang mạng, những diễn đàn … nhằm “từ từ mà đánh địch” hơn là “phô trươngg hình thức” (?) chường mặt ra để chúng nó bôi xấu (!), tất cả đều là những tắc tíc [tactique “chiến thuật” – BVN], những phương pháp đấu tranh nhằm đạt được mục đích cuối cùng (La fin justifie les moyens) thì… chính tôi cũng đã tự đặt cho mình cái “tình hình có thể có” này ngay trong bài viết là: “Có thể tôi không hiểu được những mục đích sâu, xa gì đó”… Tôi không hề phát biểu ở thể khẳng định bao giờ!
3- Chỉ riêng hai vấn đề mà các bạn ở bô-xít “thưa lại” mà tôi hoàn toàn không sao xét lại mình được và xin phép được bảo lưu và tranh cãi công khai đến cùng. Đó là:
A-Tạm thời chấp nhận một sự thống trị thực chất là sắt máu, coi như cái giá để bước sang dân chủ, chẳng lẽ ta không làm??? Xin trích nguyên văn:
“[…] nếu diễn biến của lịch sử đất nước ở thời hiện đại sẽ có nhiều bước đi, và một bước đi không tránh được là bước độn, ở đó cần một bàn tay sắt kiểu Poutine để “giải cộng hóa” (décommunisation), thì dù có tạm thời chấp nhận một sự thống trị thực chất là sắt máu, coi như cái giá để bước sang dân chủ, chẳng lẽ ta lại không làm?
Đây là điều tôi sợ nhất cho tương lai đất nước khi đã báo động bằng bài “Tránh vỏ dưa, gặp quả lừa, tránh quả lừa sẽ gặp gì đây?”… sau vụ nổi dậy ở Ukraina… Chẳng lẽ những người sẽ tiếp thu cái thể chế đang thối ruỗng này không tìm được cách triệt tiêu hoặc ít nhất, hạn chế đến mức tối đa bọn “đảng viên” thay áo làm dân chủ kiểu Yanoukovich, Poutine?… Tôi đã từng trả lời cho một số các cháu và bạn bè quan tâm đến vấn đề có hay không cái gọi là “bước độn” nguy hiểm “phải trả giá” đó như sau:
1- Phải thẳng tay loại trừ tất cả những ai là cộng sản ra khỏi mọi cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp, v.v. của đất nước. Giàu có như CHLB Đức thì cho tất cả về hưu, hưởng lương hưu bằng đồng DM. Nghèo như ta thì mời họ đi làm những công việc lao động dịch vụ khác! Thế là quá nhân văn, “hữu khuynh” mất rồi!
2- Đối với bọn đại gia tỷ tỷ phú, lâu đài, biệt thự, tài khoản đến cả 6, 7 số không thì cứ thẳng tay tịch thu sung vô công quỹ, chẳng cần chứng cớ chứng cò gì sất! Việc này tránh hậu họa chúng sẽ dùng tiền “maphia hóa” những người cầm quyền mới như bên Nga, bên Ukraine và cả bên Tàu hiện giờ!
3- Tôi cũng vạch ra những trường hợp từ vô sản, từ đảng viên, từ Bộ trưởng, Tỉnh trưởng, Tổng Giám đốc, Bí, phó bí đảng ủy cộng sản an ninh (KGB) đã trở nên tỉ tỉ phú nhanh chóng chỉ qua 2, 3 năm cổ phần hóa vào tay chúng hết như thế nào. Tôi gõ vào Google để giới thiệu sơ qua 20 tên tỉ phú đã nắm trong tay tới 227 tỉ USD ra sao. Những cái tên Vladimir Lisin (27tỉ), A. Khodorkovsky, D. Rybololev, Vladimir Doronin, Berezovsky… và quen mặt nhất là Roman Abramovich, ông chủ của CLB bóng đá Chelsea không tuần nào không xuất hiện trên màn ảnh ở nước Anh, nơi ông ta đã chọn làm quê hương thứ hai, sau khi đã bỏ hết các chức vụ, kể cả tỉnh trưởng để “mang của chạy theo người” sang đất Luân Đôn hưởng thụ đến chết! Và cứ click thêm vào một cái tên tỉ phú Nga nào, cũng nhận thấy: BỌN CHÚNG ĐỀU LÀ NHỮNG TÊN CỘNG SẢN HOẶC CON CHÁU BỌN TRÙM CỘNG SẢN CÓ CỠ thời Liên bang Xô Viết hết! Còn của cải mà bọn “cướp thế kỷ” đó tích lũy được trong thờ gian “trái độn” đó của 720 tỉ phú Nga được Tạp chí Tài chính Nga công bố đều khiến bọn Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang … chỉ có thể cúi đầu bái lạy làm … “sư phụ”!
Vậy thì : Cái “trái độn”, cái “giá phải chấp nhận” mà bạn nào đó đã thay mặt bô-xít viết chẳng lẽ là “định mệnh” không thể nào tránh được sao?
Tôi hoàn toàn bác bỏ luận điểm nguy hiểm này và rất tin tưởng sau khi “décommunisation”, lớp trẻ hôm nay và ngày mai, nếu tiến hành ngay những bước loại trừ bằng hết bọn cơ hội chủ nghĩa “chống cộng hơn ai hết vào giờ thứ 26”, sẽ phải làm ngay và sẽ làm được! Bằng không thì mấy ông “ôm chặt thẻ đảng” đang phục kích nhảy ra đập nát chế độ “vua tập thể” này sẽ lại lên nắm chính quyền với bộ cân đai áo mũ mới của những tên “độc tài toàn trị phát xít hóa” (dictature totalitaire fascisant) mà thôi! Nhỡn tiền là đấy chứ đâu nữa!
Cuối cùng là cái phần mà tôi mừng khi hướng về phương Bắc (dù có cả phần lo) cũng cần phải nói lại cho rõ: Tôi mừng thiệt chứ không mừng chiến thuật gì sất! Tôi hoàn toàn không đồng ý với lập luận sau đây:
“[…] Thiết tưởng, một anh Tàu không đi theo dân chủ của Tây phương cũng không còn là cộng sản của Mao thì đằng nào Việt Nam cũng bị kẹt dưới nanh vuốt của cái loại quái vật khổng lồ “nửa người nửa ngợm nửa đười ươi” ấy. Mà như thế mình lại càng chết ngắc. Cho nên vấn đề là trước sau gì cũng phải giẫy ra khỏi anh Đại Hán cái đã. Để tìm một vị trí độc lập tương đối, cân bằng giữa các thế lực siêu cường, như Phần Lan trước đây chẳng hạn. Muốn đáp ứng được phương cách ứng xử rõ ràng là bức thiết kia thì phải chọn kịch bản, giữa một Tập và một Pou…” (?!)
Tôi cũng xin phép tuyên bố lại một lần nữa quan điểm không hề lay chuyển của tôi là:
VỚI TÌNH HÌNH THỰC TẾ VIỆT NAM HIỆN TAI, KHÔNG THỂ CÓ MỘT AI CÓ KHẢ NĂNG LÀM CÁI VIỆC “TRƯỚC CÁI ĐÔ ẤY, NGOÀI CHÍNH NHỮNG ANH TẬP, ANH BẠC, ANH CHU, KHỬ NHAU ĐỂ “THAY ÁO” Ở NƯỚC HỌ, TẠO ĐIỀU KIỆN CHO NƯỚC TA THỜI CƠ XÂY LẠI ĐẤT NƯỚC Đà GẦN NHƯ NẰM TRONG TAY HỌ MẤT RỒI!
Tôi khẳng định là như thế và xin phép được “bảo lưu” hai ý kiến bị bác bỏ!
Xin thứ lỗi cho tôi, nếu đôi chỗ, tôi có hơi chút quyết liệt kiểu “Jusqu’auboutiste”!
Tôi sẵn sàng tranh luận bằng tình thương yêu “đồng chí hướng” đến cùng bằng mọi phương tiện có thể. /.

T. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Cám ơn Chị Hồng Minh

Quechoa

Gia Gia Quốc Quốc

KSV  Hồng Minh đang trình bày bản luận tội các bị cáo
Xin nói ngay để thiên hạ khỏi hiểu lầm: tác giả không phải là người nhà hay bà con gì với 5 tên giết người đang chịu búa rìu dư luận tại Toà Án Bình Thuận. Tác giả cũng không quen biết gì Công tố viên Ngô Thị Hồng Minh, người “đang  nổi tiếng hơn sao xẹt” trong vụ án liên quan.
 Phải xưng hô bằng “chị” vì không lẽ xưng bằng “em”, có vẻ sỗ sàng quá. Mà xưng bằng “bà” hay “cô” thì e không tiện, vì bất cứ ai theo dõi vụ án này cũng đều đồng ý rằng trong tiếng Việt hiện nay không có từ vựng để xưng hô với trường hợp này. Thôi thì gọi bằng chị cho lịch sự, mặc dầu trong lòng tác giả thì  đã khinh miệt lắm thay.

Thưa chị Hồng Minh, có lẽ mấy hôm nay chị ăn ngủ không yên? Ông bà ta nói rằng tiếng chửi bới trong thiên hạ thấy vậy mà linh ứng lắm. Kẻ làm điều phi nghĩa thì ngày đêm nghe tiếng vi vu bên tai, hồn phiêu phách lạc, giấc ngủ chập chờn mộng mị linh tinh. Tôi có thể hình dung hoàn cảnh tang thương, đóng khố mang hia làm Công tố viên trong nghịch cảnh của chị.
Trong bất cứ xã hội nào, dân chủ hay độc tài, phát xít hay phi dân chủ, phàm đã là Công tố viên thì công việc là bênh vực quyền lợi của nạn nhân trước, sau là lợi ích của xã hội, theo Luật pháp hiện hành. Thiên hạ dễ hình dung một Công tố viên sắt đá, mặt lạnh như tiền, đập bàn quát tháo bị can, lớn tiếng giữa chốn công đường và bao giờ cũng “siết” bị can tới mức độ cao nhất của khung hình phạt. Dễ hiểu vì đó là chức năng của Công tố viên. Phần còn lại là kỹ năng “cãi cọ” của luật sư và “độ sáng suốt” của HĐXA mà hình phạt giành cho bị can  sẽ suy giảm nhiều hay ít.
Vụ án giết người man rợ vừa rồi thì lại khác, Công tố viên không bênh vực nạn nhân mà lại  bênh vực bị cáo. Người ta không hiểu vậy thì các bị cáo thuê mướn luật sư để làm gì. “Người ta” đây là các cháu đang học cấp 1, 2 trong trường phổ thông. Còn người lớn chúng tôi thì nhếch mép cười, “xã hội ta nó thế”. Khốn nạn đã đành rổi, bất công đã đành rồi, nhưng “chành bành giữa thanh thiên bạch nhật” thì thối nát quá, chịu không nổi, phải không chị Minh? Dư luận 9 phần 10 bênh vực nạn nhân, 1 phần 10 còn lại thì “có ý kiến khác”, và họ là ai thì  thiên hạ biết rõ quá rồi. Số này ít ỏi về dân số, nhưng mạnh bạo về quyền hành, trong số đó có chị Minh. Họ xì xầm rằng Toà Án xứ ta đã có Án Tiền lệ, như vài năm trườc đây, hễ cứ Công An  giết người thì kêu án 4 năm, chả lôi thôi gì cả, cũng chẳng cần chạy án, chạy toà làm gì cho  mệt xác và tốn tiền. Té ra là vậy, không ngờ Toà Ta đang áp dụng Tiền án kiểu Tư bản zĩay chết. Nếu Tư pháp xứ ta quyết định xài “Tiến lệ Án” thì cũng nên định hướng chút xíu cho nó hoành tráng, và đổi tên là “Án Bỏ túi định hướng Tiền lệ Tư pháp XHCN”. Văn chương ra phết nhễy? Vừa hấp thu tinh hoa thế giới vừa “nung núc” bản chất chế độ ta.
Năm năm tù nghe thì dài đăng đẳng, nhưng chỉ cần 3 cái 30 tháng Tư, 2 cái 2 tháng Chín và nửa cái Nguyên Đán, vài chục cái “hạnh kiểm tốt”  thì ba bảy hăm mốt, chưa đầy 2 năm thì “tiên sư bố nó” đã về tới nhà.Giết người như thế thì đơn giản như giết con gà. Giết con gà còn phải vất vả bắt nước sôi, vặt lông, bẻ cánh,…Giết người trong đồn công an thì chỉ đơn giản hươi cao cái dùi cui một góc 90 độ, hoặc 95 hay 100 độ cũng chẳng sai, giáng xuống nạn nhân chỗ nào mặc kệ, đầu, óc, thái dương, xương sọ, cổ, mang tai, tóc tai, mặt mũi…cứ thế mà lập đi lặp lại. Mệt thì ra ngoài nghỉ giải lao, xem ti-vi, xong thì lại tiếp tục. Hôm nay không xong thì ngày mai lại tiếp. Có mệt nữa thì cơm, cá, thịt…sẵn đấy, ăn uống xong lại tiếp tục. Tiếp tục và tiếp tục. Công việc đơn giản như thế không hiểu sao bà con phải vào Đại học Công an để học luật pháp, hiến pháp, tư tưởng này nọ vất vả để làm gì. “Bà con” đây xin hiểu là “bà con chúng nó”.
Thế nhưng phải cám ơn chị Minh.
Nếu chị kiến nghị Án tử hình cho đúng bản chất của Pháp Luật viết Hoa thì vấn đề đã khác lắm lắm. Từ bản án “mạng trả mạng” ấy bọn Tư bản sẽ rêu rao trên BBC, VOA, RFI, RFA và Novosti rằng chúng ta vi phạm nhân quyền, liên tục xử dụng án tử hình “không cần thiết”. Đế quốc Mỹ và chư hầu các loại sẽ làm khó khăn cho chúng ta trên mặt trận nhân quyền, ngăn cản “vô phép” đất nước ta tiến nhanh tiến mạnh trong dòng chảy hội nhập vào văn hoá và kinh tế thị trường thế giới. Thay vì phải vận dụng trí tuệ để lãnh đạo sức lao động, sáng tạo của quần chúng đang bị kiềm hãm trong muôn vàn khó khăn khách quan, lãnh đạo ta phải phân trí lo đấu tranh với thế lực mới nảy sinh, giảm thiểu sức chiến đấu chống tham nhũng đang ngày đêm là vấn đề sống còn của chế độ, v.v và v.v…
Phải cám ơn chị Minh.
Nếu chị kiến nghị Án tử hình cho đúng bản chất của Pháp Luật viết Hoa thì vấn đề đã khác lắm thay. Quần chúng nhân dân sẽ chẳng ai thèm quan tâm, suy nghĩ. Giết người thì mạng đền mạng, có gì mà phải quan tâm? Nhưng bản án 4 năm sẽ làm quần chúng phẫn nộ, soi xét thấu đáo hơn bản chất Toà án của chúng ta. Biết đâu đó lại lang mang “soi xét” đến bản chất chế độ ta. Chế độ ta thế nào, có tào lao, có cản trở xã hội, cản trở dân tộc hay không đó là việc của mấy ông viết sử, hoặc giả, hậu thế sẽ suy xét. Nhưng cái việc “suy xét” trên diện rộng và có chiều sâu ấy, nếu xảy ra HÔM NAY thì nguy biến lắm thay, tôi không dám tưởng tượng cái hiện thực phi XHCN này.
Cám ơn chị Minh.
Chị khiến tôi, một kẻ tù mù về văn chương, bỗng dưng nghĩ đến Truyện Kiều. Đoạn Hoạn Thư được Toà “tha bổng”. Hoạn Thư vừa bước chân ra khỏi huyện đường thì bị Trời nổi giận sai Thiên lôi giáng sấm sét lên đầu, chết không kịp ngáp. Té ra Toà án của người phàm, dù có hay dở đến đâu cũng chỉ là trò tạm bợ, mua vui chẳng đặng một vài trống canh…Chỉ có Ông Trời
mới là Chánh Án cuối cùng.
Thưa chị Minh,
Chị đóng vai Công tố viên XHCN cực kỳ xuất sắc.
Vì tất cả lý do đã nêu, thưa quý vị, tôi tuyên bố Hội Đồng xét xử và cá nhân chị Hồng Minh hoàn toàn vô tội !
Cám ơn chị Hồng Minh.
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Kẻ xấu là phải chết?

(Tệ nạn xã hội) – Vụ án xét xử 5 công an đánh chết dân ở Tuy Hòa vừa kết thúc. Bản án mà 5 bị cáo nhận được, theo nhiều người là “như trò đùa”.
Quỳnh Như
Người đánh dùi cui nhiều nhát vào đầu anh Ngô Thanh Kiều, nguyên nhân trực tiếp khiến anh này tử vong, Nguyễn Thân Thành Thảo, chỉ bị phạt 5 năm tù. Phải chăng, với kết luận này, tòa án tỉnh Phú Yên đang “cổ vũ” nhiều công an viên khác, thoải mái đánh chết nghi phạm nếu họ ngoan cố. Rằng, kẻ xấu đáng phải chết, nên không cần phải lăn tăn?.
Ông Ngô Văn Cộ (cha) và chị ngô Thị Tuyết (chị Kiều) mang theo các chứng cứ ra tòa. Ảnh: H.A
Ông Ngô Văn Cộ (cha) và chị ngô Thị Tuyết (chị Kiều) mang theo các chứng cứ ra tòa. Ảnh: H.A
Theo bản cáo trạng, rạng sáng 12/5/2012, công an phát hiện một vụ trộm cắp tại thị xã Sông Cầu. Nhà bà Nguyễn Thị Thuẫn bị kẻ trộm vào lấy 14 triệu đồng và 5 điện thoại. Dù đã ập vào rất nhanh, song họ vẫn không bắt được 3 kẻ cắp, chúng tẩu thoát được về thành phố Tuy Hòa. Tuy nhiên, sáng cùng ngày, 2 trong 3 kẻ tình nghi, là Trần Minh Cường và Sơn bị bắt. Hai người này khai thêm đồng phạm là Ngô Thanh Kiều.
Ngay lập tức, ông Lê Đức Hoàn (Phó Công an TP Tuy Hòa) chỉ đạo cấp dưới đến bắt Kiều về trụ sở công an để làm việc, mà không có bất cứ giấy tờ nào hợp pháp như giấy triệu tập. Sau khi đến trụ sở của Công an TP Tuy Hòa, Kiều bị 5 trinh sát và điều tra viên là Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Minh Quyền, Đỗ Như Huy, Nguyễn Tấn Quang thay phiên nhau đánh dùi cui vào người, trong khi anh Kiều bị còng tay vào thành ghế. Đến trưa, Nguyễn Thân Thành Thảo vẫn tiếp tục dùng dùi cui đánh liên tiếp vào đầu anh Kiều, do quá bực tức vì nghĩ anh này ngoan cố không khai nhận tội trạng.
Đến đầu giờ chiều, thấy anh Kiều mệt mỏi, ông Hoàn chỉ đạo cấp dưới dẫn anh đi bệnh xá. Trên đường đến Bệnh viện Đa khoa Phú Yên, anh Kiều đã tử vong. Theo Trung tâm Pháp y tỉnh Phú Yên, nạn nhân chết do chấn thương sọ não. Ngoài ra, còn rất nhiều vết thương ở vùng phần mềm. Giữa tháng 3, trong phiên sơ thẩm, 2 hình ảnh trái lập gây ấn tượng mạnh diễn ra tại tòa: bị cáo Thành Thảo cười rất tươi, trong khi đứa con nhỏ của Kiều hôn di ảnh của ba khiến ai nhìn thấy cũng xót xa.
Con gái nạn nhân Ngô Thanh Kiều bên di ảnh cha (Ảnh NLĐ)
Con gái nạn nhân Ngô Thanh Kiều bên di ảnh cha. Ảnh NLĐ
Bây giờ, sau khi nghe tòa kết án, người ta đã hiểu ý nghĩa nụ cười của Thảo: không có gì phải xoắn?!. Chưa hết, người nhà của bị cáo Thành Thảo vẫn muốn kháng án, vì cho rằng bản án đó là “quá nặng”!.
Người ta đau đáu trông đợi một bản án công bằng hơn, phải đạo lý hơn. Nhưng rồi niềm tin đã tan vỡ khi mà tòa án đã phán quyết một bản án mất lòng dân.
Từ phiên tòa này, chúng tôi lại nhớ đến một phiên tòa khác vừa diễn ra ở Quảng Trị cách đây chưa lâu. Nó cũng hỗn loạn giống như thế. Cuối tháng 3, phiên xử dân làng thôn Nhĩ Trung đánh chết 2 kẻ trộm chó cũng đã gây xôn xao dư luận. Do quá tức giận vì liên tục bị mất chó, Nguyễn Đăng Trường (29 tuổi) và Trần Văn Tiến (25 tuổi) đã mai phục rình nhằm bắt cho bằng được những kẻ trộm chó. Rạng sáng 29/8/2012, họ cùng dân làng bắt được Nguyễn Xuân Triều (42 tuổi) và Nguyễn Đăng Cường (32 tuổi), cùng trú huyện Lệ Thủy, Quảng Bình đang đi hành nghề; rồi hè nhau đánh chết.
Bản án của 10 bị cáo là khá nhẹ: Nguyễn Đăng Trường nặng nhất 3 năm tù, Trần Văn Tiến và 3 bị cáo khác, một người 2 năm 6 tháng tù…Tuy nhiên, với người dân làng Nhĩ Trung, vậy vẫn là quá nặng, họ bức xúc la lối khiến gia đình 2 nạn nhân không dám ra ngoài, phải ngồi lại trong tòa. Có lẽ, cả gia đình 2 nạn nhân vẫn biết là con mình sai trước. Nhưng, với hành động của dân làng Nhĩ Trung, rõ ràng họ coi trọng mạng chó hơn hẳn mạng người. Sự sống của chó hơn những đứa con của Triều và Cường. Thêm nữa, biết đâu, nhưng người lần trước bắt chó của họ không phải là Triều và Cường, mà là người khác?
Dù Kiều, Triều và Cường có làm gì xấu, thì tội của họ vẫn chưa đến mức đáng chết; vợ con của họ vẫn chưa đáng bị mất đi người chồng, người cha. Tội lỗi của họ sẽ có một thứ chế tài, được gọi là pháp luật đứng ra xét xử. Ai trong đời không từng làm việc xấu, họ có quyền được hối cải, được quay đầu.
Quỳnh Như
**********************************
Ý kiến phản hồi (24)
Sắp xếp theo
  • Vậy tôi xin lật ngược vấn đề, nếu xử tội phạm quá nhẹ, thế ai cũng đi ăn trộm ăn cắp à?!?
    TriVNM – gửi lúc 1:29 phút trước đó
    +0
  • Người nhà các ông, bà mới bị nghi là kẻ trộm đã bị công an đánh chết thì các ông bà nghĩ thế nào? Thông cảm à hay phải coi đó là hành động của bọn súc sinh. Đừng vô cảm nữa. Cái xã…
    Tuấn Anh – gửi lúc 1:32 phút trước đó
    +1
  • Theo tôi đó là tai nạn nghề nghiệp của bên Công an. Đôi khi tôi cũng như các bạn thấy bên Công an hơi máu lạnh nhưng phải như thế mới có thể trấn áp tội phạm được. Bọn trộm cướp rấ…
    ttPham – gửi lúc 1:36 phút trước đó
    +0
  • bài viết rất hay
    nhatlinh – gửi lúc 1:48 phút trước đó
    +0
  • bon do phai ngoi tu tu10 den 15 nam moi xung dang danh chet nguoi tu nhu vay ko xung dang coi mang nguoi nhu re rach a xa hoi viet nam la j chu
  • cướp giật cũng phải có lệnh bắt giữ…..Người tử tù con được ăn còn đây thì ,…..đúng thật có quyền có tiền có tất cả………….Như thế bảo sao dân ghét
    ẩn – gửi lúc 2:02 phút trước đó
    +5
  • nếu nạn nhân bị oan thì mới đáng trách còn nếu trộm cướp thật thì khổ mấy đồng chí công an quá
    nguyễn thanh Hùng – gửi lúc 2:06 phút trước đó
    +3
  • nhìn đứa trẻ hôn di ảnh ba mà ko cam dduoc nuoc mat,thât đau long qua đi
    khanhnguyen – gửi lúc 2:42 phút trước đó
    +3
  • Quỳnh như ơi, bạn đừng quá mềm lòng. Công việc của Các Anh là phải như vậy mới điều tra được. Nếu khộng như vậy xã hội nầy sẽ loạn, Bạn có thấy những tên trộm chó và bọn cướp rất m…
    nguyen tam trinh – gửi lúc 3:21 phút trước đó
    +5
    bạn nói chuyện cứ như hát hay, chính xác phải nói đúng như bạn nhưng ngược lại thì chuẩn xác hơn
    Nguyen Ngoc Khang – gửi lúc 2:47 phút trước đó
    Mạnh tay là phải đánh đập cho nghi can đến chết hả ?
    Pham Tuan – gửi lúc 2:14 phút trước đó
    bức ảnh em bé đang hôn di ảnh của cha làm cho trái tim ta quặn thắt. Bạn cổ vũ cho hành vi đó ư? Mong có một ngày bạn trở thành ông Chấn thứ 2. Không ai có quyền nhân danh luật phá…
    mo lang – gửi lúc 2:06 phút trước đó
  • Cần xử lý nghiêm những người xử án và những người bao che !

thinhlh – gửi lúc 3:30 phút trước đó
  • nguoi dan thi van thiet thoi . quan chuc thi van bao che cho quan chuc .
    gop y – gửi lúc 3:57 phút trước đó
    +10
    quá đúng
    va – gửi lúc 2:16 phút trước đó
  • dùng di ăn trôm nua
    phanthetu – gửi lúc 4:17 phút trước đó
    +1
  • Bai bao viet rat hay va cam dong. Nhung the gian nay lam gi co su cong bang. Thoi thi chi biet bang tam chan tinh cua 1 doc gia, minh xin chia buon voi gia ginh anh kieu va nhung h…
    Truong hong phuc – gửi lúc 4:19 phút trước đó
    +1
  • Giết người mà 05 năm tù, có người lại án treo nữa chứ. Xử kiểu này thì dân đen sao sống nổi hả trời
    Nguyễn Tấn Trung – gửi lúc 4:26 phút trước đó
    +4
  • Dù đã ập vào rất nhanh, song họ vẫn không bắt được 3 kẻ cắpchúng tẩu thoát được về thành phố Tuy Hòa. chúng tẩu thoát được về thành phố Tuy Hòa. – Đấy là đoạn văn của tác giả – Tôi…
    Trần Minh Thiện – gửi lúc 4:33 phút trước đó

  • Phần đầu bài viết tạm được nhưng phần sau so sánh cái chết của nghi can với bọn trộm chó thì quá non tay!
    CHÂU – gửi lúc 4:43 phút trước đó
    +1
  • Bạn chỉ viết trên cảm tính của mình, chưa đặt suy nghĩ của mình vào lòng dân. Viết hay, nhưng nên thực tế hơn một chút. Không ai muốn ai phải chết cả, xẩy ra…
    Nguyễn Thị Thủy – gửi lúc 4:46 phút trước đó
    +2
    Bạn có chắc A Kiều là ăn trộm không? Nếu bạn là ăn trộm thì bạn có ngu mà ngoan cố để người ta tra tấn dã man như vậy mà không khai không
    Thằng hèn – gửi lúc 21 phút 50 giây trước đó
  • Đúng là “như trò đùa”… biết bao hệ lụy đang nhức nhối xã hội từ những bản án kiểu này????
    Vo Dang – gửi lúc 4:48 phút trước đó
    +3
  • Xử như thế này thì còn đâu là công lý??????????????
    hoàng mạnh Hiếu – gửi lúc 4:51 phút trước đó

Cái giá trăm tỷ đô của chống tham nhũng

John Sudworth


Hàng xa xỉ hiện đang giảm doanh số bán kể từ khi có chiến dịch chống tham nhũng.
Người ta nói nhiều về chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra ở Trung Quốc, nhưng nay một trong các ngân hàng lớn nhất đã đưa ra cái giá phải trả.
Theo một báo cáo của Bank of America Merrill Lynch (BofAML) vào tuần này, chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc có thể làm nền kinh tế nước này mất hơn 100 tỉ đô la chỉ tính riêng trong năm nay.
Đó hẳn là con số không nhỏ bởi cũng xấp xỉ kích cỡ nền kinh tế của Bangladesh, quốc gia có 150 triệu dân.

Nhiều hệ lụy nhỏ của chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói tới gồm việc các nhà hàng bớt khách tới ăn uống, doanh thu hàng xa xỉ sụt giảm.
Đặc biệt có thể dễ thấy là các cửa hàng bán đồ quần áo và vật dụng sang trọng tại Thượng Hải trong vòng hơn một năm qua ít khách hơn trước.
Tuy nhiên báo cáo của BofAML cho thấy chiến dịch này cũng có hệ lụy đáng kể đối với nền kinh tế có vấn đề về vĩ mô.
Khoảng đầu năm nay, số tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng của chính phủ tăng mạnh, với khoảng 30% tính theo năm.
Báo cáo nói thậm chí các quan chức “sạch sẽ” nay cũng sợ triển khai các dự án mới vì lo bị xem là tham nhũng và giải pháp họ chọn là giữ công quĩ trong tài khoản ngân hàng quốc doanh.
Tổng phí tổn cho nền kinh tế từ việc hạn chế chi tiêu trong chính phủ và thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu hành chính được cho là làm giảm tăng trưởng khoảng 0.6% trong năm nay.
Tuy nhiên, báo cáo này nói rằng mức giảm tăng trưởng có thể lên tới 1.5%, nghĩa là theo tính toán sơ bộ của tôi là vào khoảng 135 tỉ đô la cho các hoạt động kinh tế.

‘Đi quá đà’


Chính phủ TQ đang có chiến dịch chống mại dâm
Tác giả của phúc trình này thừa nhận tính toán của họ chỉ là có tính sơ bộ.
Nhưng nếu chỉ đúng có một nửa thì cũng là số tiền rất lớn và cho thấy một trong các thách thức cho tổng tư lệnh chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc.
Kể từ khi nhậm chức cách đây hơn một năm, ông Tập đã nói về mục tiêu của mình và cảnh báo nạn tiêu sài lãng phí và tham nhũng trong giới quan chức có thể đe dọa cho chính sự tồn tại của Đảng Cộng Sản đương quyền.
Vào tuần này, tin chưa xác nhận nói chính quyền đã tịch thu số tài sản hơn 14 tỷ Mỹ kim của gia đình và nhóm thân cận với ông Chu Vĩnh Khang, cựu lãnh đạo ngành an ninh và là một trong số người từng có thế lực nhất Trung Quốc.
Tất nhiên là việc đánh sập bộ khung quyền lực như vậy không thể không gắn với các rủi ro lớn.
Vào tuần này cũng có tin nói rằng cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân gửi thông điệp tới giới lãnh đạo hiện nay rằng đừng để nỗ lực chống tham nhũng đi quá đà.
Chống tham nhũng nhẹ quá rồi thì đất nước bị hủy hoại, mà chống mạnh quá thì sẽ phá vỡ Đảng
Ông Trần Vân
Evan Osnos trên tờ New Yorker nhắc lại lời nhà lão thành cách mạng Trần Vân (1905-1995) từng nói:
“Chống tham nhũng nhẹ quá rồi thì đất nước bị hủy hoại, mà chống mạnh quá thì sẽ phá vỡ Đảng.”
Báo cáo của BofAML đề cập tới hệ lụy của nỗ lực chống tham nhũng đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Chẳng mấy khi người ta thấy ngân hàng đầu tư nước ngoài bàn luận tầm quan trọng vĩ mô của mại dâm, nhưng báo cáo này cũng chỉ ra rằng chiến dịch chống tham nhũng đã và đang nhắm vào nghề phấn hương ở hàng chục thành phố.
Chiến dịch này đã có tác dụng ngược đối với một số mảng kinh doanh trong công nghiệp dịch vụ, báo cáo này nhận định.
Nếu sống lại, ông Trần Vân có thể nói thêm về nhận định thứ ba của mình về cái khó trong việc cân đối khi chống tham nhũng, đó là dù có không phải lo lắng cho Đảng thì chống tham nhũng mạnh tay quá cũng sẽ phá cả nền kinh tế.

Liệu Trung Quốc có noi gương Nga?


Hôm nay, thứ tư, 2 tháng 4, 2014, hãng thông tấn AFP ghi một phóng sự vừa dí dỏm vừa cảm động, về 9 binh si thuỷ quân lục chiến Philippines trên chiếc tàu cũ trấn thủ bải Cỏ Mây, nơi bị Trung Quốc dành chủ quyền. Bài báo kể chuyện các binh sĩ này đã phải chuẩn bị lưới và thả lưới bắt cá ăn để chống đói, khi hai tàu dân sự của Manila tiếp tế cho họ bị Trung Quốc chặn và đuổi đi hồi khoảng ngày 21 tháng trước. May sao sau đó máy bay thả hàng tiếp tế, họ vui mừng thấy sẽ no bụng được vài tuần nữa. Rồi đến 29 tháng 3, tàu tuần duyên Trung Quốc cũng ngăn chặn, cắt đường hải hành của tàu hải quân Philippines, nhưng tàu Philippines đã lách qua khỏi tàu Trung Quốc, đem hàng tiếp vận và một tiểu đội thuỷ quân lục chiến ra thay quân.
Công luận thế giới có nơi đặt câu hỏi vì sao trước đây Trung Quốc không cản trở gì công tác tiếp vận của quân đội Philippines cho vị trí này, mà bây giờ lại cương quyết như vậy?

Câu chuyện cũng dễ hiểu, là vì Trung Quốc vẫn giành chủ quyền bãi Cỏ Mây từ nhiều năm nay, nhưng đến nay Philippines nhất quyết đưa sự việc ra Tòa án Luật biển của Liên Hiệp Quốc nên Bắc Kinh mới cương quyết giành chiếm chủ quyền nơi này. Và Philippines đã làm một việc rất hay, là đưa cả một phái đoàn đông đảo phóng viên quốc tế đi theo tàu tiếp liệu, nên sự kiện được ghi nhận và phổ biến rất rộng rãi. Rồi hôm qua Hoa Kỳ đã lên tiếng trách cứ Trung Quốc có hành động khiêu khích khi cho tàu tuần duyên ngăn cản việc tiếp liệu đó.
Nhưng tại sao đến khi sự việc được đưa ra tòa quốc tế thì Bắc Kinh mới tỏ thái độ quyết đoán như vậy?
Bãi Cỏ Mây cách Đá Vành Khăn 35km phía đông nam. Đá Vành Khăn cách Palawan của Philippines 230 km, nhưng khu vực này là nơi tranh chấp giữa Philippines, Việt Nam và Trung Quốc. Năm 1995 Trung Quốc xây cất kiến trúc kiên cố ở Vành Khăn, nhất quyết giành chủ quyền nơi này mặc dù Philippines và Việt Nam phản đối. Vì vậy Trung Quốc dựa vào Vành Khăn, cũng giành chủ quyền ở bãi Cỏ Mây. Ai cũng thấy đó là hành động cướp biển trắng trợn, không cách nào có thể chứng minh  bằng lịch sử và pháp lý quốc tế. Và ai cũng biết tất cả các đảo ở Trường Sa đều đã được Việt Nam xác lập chủ quyền từ thời nhà Nguyễn, có thể nói từ thời chúa Nguyễn ở miền Nam, và các quốc gia châu Á không nói gì đến chủ quyền đó cho đến thời kỳ quốc gia Việt Nam bị chia cắt thành hai miền nam bắc Việt Nam. Lúc ấy Đài Loan và Đông Nam Á mới thừa nước đục thả câu tranh nhau nhảy vào Trường Sa, khi mà Trung Quốc còn chưa dám léo hánh tới nơi đó vì hạm đội 7 Hoa Kỳ đang tung hoành khắp biển Đông.
Vì không thể tranh thắng về pháp lý trước tòa Luật biển Liên Hiệp Quốc theo Công ước LHQ, là văn kiện mà Trung Quốc có ký kết, nên Trung Quốc phải ỷ thế mạnh, giữ chặt chủ quyền bất hợp pháp đó và nhất quyết ngăn chống hoạt động duy trì chủ quyền của các nước khác.
Theo tin không chính thức của hãng thông tấn Inter Press Service thì đầu năm nay Trung Quốc đã xoa dịu Manila, đề nghị hai bên cùng rút khỏi Scarborough và Cỏ Mây, thì Trung Quốc sẽ mở rộng giao thương và đầu tư và hoãn áp đặt vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông. Nếu điều này đúng sự thật thì nó chứng tỏ Bắc Kinh rất ngại việc bị kiện ra tòa Luật biển.
Hành động kiện Trung Quốc ra tòa Luật biển Liên Hiệp Quốc có đem lại lợi ích gì cho chủ quyền của Philippines và các nước khác ở những vùng tranh chấp với Trung Quốc không?
Các nước thành viên Công ước Luật biển đều có quyền không tham dự phiên tòa và không chấp nhận phán quyết của Tòa án Luật biển của Liên Hiệp Quốc. Như vậy có nghĩa là mọi pháp nhân đều có quyền không chấp nhận cả tính cách bị can trước tòa quốc tế đó, cho nên không có gì ràng buộc họ được về mặt pháp lý.
Nếu vậy vì sao Trung Quốc phải làm ầm ĩ về việc Philippines đưa họ ra tòa quốc tế?
Không bị ràng buộc pháp lý không có nghĩa là không bị ảnh hưởng gì do động thái bị đưa ra tòa quốc tế. Ngay hành vi phản đối nguyên đơn khi bị đưa ra tòa Luật biển cũng đã khiến quốc tế trông thấy tính cách phi chính nghĩa của bị đơn trong trường hợp này. Trung Quốc cũng thấy rõ phán quyết của tòa sẽ hoàn toàn bất lợi cho họ; đến lúc đó họ sẽ phải phản đối, càng làm lộ rõ thế phi chính nghĩa. Vì vậy họ phải làm mọi cách để chứng tỏ chủ quyền mà họ tự coi là đương nhiên ở những vùng tranh chấp ở biển Đông. Bắc Kinh cũng đã chuẩn bị việc này từ khi thành lập huyện Tam Sa, chọn thủ phủ là Hoàng Sa, bao gồm tất cả biển đảo từ Hải Nam tới cuối Trường Sa, theo cái đường chín đoạn Lưỡi Bò mà họ tự ý vạch ra.
Philippines từng mời gọi Việt Nam tham gia vụ kiện Trung Quốc về chủ quyền ở Trường Sa, tại sao Việt Nam không đáp ứng, trong khi Manila có những hành động rất quyết liệt về vấn đề này?
Trước hết Việt Nam đã xác lập chủ quyền ở toàn thể quần đảo Trường Sa bao gồm đá Vành Khăn và bãi Cỏ Mây, nghĩa là cũng mâu thuẫn cả với Philippines, nên không thể đứng cùng Philippines kiện Trung Quốc. Thêm vào đó, Việt Nam không giành chủ quyền ở Scarborough, nên không có tư cách gì đứng đơn cùng với Philippines. Ta cũng biết Việt Nam từng nói với người dân trong nước là chính quyền ở váo thế khó lòng mà đứng thẳng lên để phản đối hay chống đối quyết liệt đối với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trong phạm vi biển Đông, lý do vì sao thì tưởng không phải nhắc lại ở đây.
Có luồng dư luận cho rằng Trung Quốc đã quan sát, theo dõi vụ Liên Bang Nga chiếm Crimea, và sẽ lượng sức để thực hiện kế sách gọi là “bảo vệ người Hoa” giống như người Nga “bảo vệ người Nga”, để thôn tính lãnh thổ quanh châu Á. Liệu điều đó có thể xảy ra không?
Hầu như sẽ không xảy ra với toàn thể Đông Nam Á. Theo báo The Straits Times của Singapore, trước hết Trung Quốc lo ngại Nga sẽ lấn đất ở Trung Á, khiến khu vực năng lượng đó sẽ mất ảnh hưởng do Bắc Kinh dày công tạo dựng, và sau đó sẽ đe dọa cả biên cương phía bắc Trung Quốc. Luận điểm thứ nhì nói rằng người Hoa ở rải rác khá đông trên thế giới, nhất là ở Đông Nam Á, và sau tấm gương chiếm đất ở Georgia và Crimea do Moscow thực hiện, Đông Nam Á đang hết sức cảnh giác với những kiều dân Trung Hoa đó. Một động thái đáng nghi ngờ nào của Bắc Kinh cũng sẽ đem lại bất lợi cho khối Hoa kiều hải ngoại.
Tuy nhiên trong vùng Đông Nam Á nơi đáng lo nhất là Việt Nam. Xứ sở này hiện đã có rất đông người Hoa sinh sống hợp pháp và bất hợp pháp, và có những khu vực gần như lãnh địa của Trung Quốc, nhân viên an ninh của chính quyền Việt Nam cũng khó lòng ra vào tự do, nhất là ở những khu vực trọng điểm chiến lược như Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, và trung du, thượng du miền Bắc. Một khi Trung Quốc thấy có đủ thời cơ để thực hiện kế sách như ở Crimea, chính quyền Việt Nam, trong xu thế hiện nay, khó lòng có thể phản ứng thích đáng và hữu hiệu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét