Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Vụ hối lộ ở Tổng công ty đường sắt: Mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích? - Chuyện con thỏ muốn hóa hổ

Tình báo mạng của Mỹ nhìn xuyên thấu đối thủ Trung Quốc?

Tiết lộ mới đây cho thấy lực lượng tình báo tín hiệu của Mỹ (mà đại diện là NSA) cao tay đến nhường nào.

Các quan chức Mỹ đã từ lâu coi hãng viễn thông khổng lồ Huawei (Hoa Vi) của Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh. Họ đã cản trở hoạt động thương mại của hãng này ở Mỹ do lo ngại hãng đó có thể tạo “cửa hậu” trong thiết bị do Huawei sản xuất cho phép quân đội Trung Quốc cũng như các tin tặc do Bắc Kinh hậu thuẫn lấy cắp các bí mật của doanh nghiệp và chính phủ Mỹ.

Chọc thẳng vào máy chủ Huawei

Nhưng ngay cả khi Mỹ công khai hóa các mối đe dọa từ việc mua các sản phẩm do Huawei chế tạo thì các tài liệu mật lại cho thấy chính Cơ quan An ninh Quốc gia NSA (tổ chức tình báo tín hiệu của quân đội Mỹ) đã tự tạo các cửa hậu và cấy thẳng vào mạng lưới của Huawei.

NSA đã chọc thẳng vào các máy chủ bên trong tổng hành dinh của Huawei ở thành phố Thâm Quyến – trung tâm công nghiệp của Trung Quốc, theo các tài liệu NSA do cựu nhân viên tình báo Edward Snowden cung cấp.

Quân nhân Trung Quốc sử dụng vi tính (ảnh: China Out)

NSA đã thu thập được thông tin về cơ chế làm việc của các router khổng lồ và các bộ switch số phức tạp mà Huawei khoe là kết nối tới 1/3 dân số thế giới, và đã giám sát liên lạc của các giám đốc chủ chốt của công ty này.

Một trong các mục tiêu của chiến dịch mang mật danh “Shotgiant” này là tìm kiếm bất cứ sự liên hệ nào tồn tại giữa Huawei và Quân Giải phóng Trung Quốc, một tài liệu năm 2010 tiết lộ. Nhưng kế hoạch tác chiến vươn xa hơn: Khai thác công nghệ của Huawei để khi nào công ty này bán thiết bị cho các nước khác – bao gồm cả các đồng minh và các quốc gia tránh mua đồ của Mỹ - NSA sẽ đi lại trong mạng lưới máy tính và điện thoại của các nước đó để thực hiện việc theo dõi, và nếu nhận được lệnh của Tổng thống, sẽ tiến hành tấn công mạng.

“Rất nhiều các mục tiêu của chúng ta liên lạc qua các sản phẩm do Huawei sản xuất,” tài liệu của NSA có đoạn. “Chúng ta muốn bảo đảm rằng chúng ta biết cách khai thác các sản phẩm đó… để tiếp cận các mạng lưới mà chúng ta quan tâm” trên khắp thế giới.

Các tài liệu trên đã được tờ New York Times của Mỹ và Der Spiegel của Đức tiết lộ. Đó cũng là một phần nội dung trong cuốn sách mang tên “The NSA Complex”.

Các tài liệu trên cũng như các cuộc phỏng vấn với giới quan chức tình báo đã cung cấp cái nhìn sâu vào bên trong “cuộc chiến tranh lạnh” kỹ thuật số đang ngày càng leo thang giữa Mỹ và Bắc Kinh ngay cả khi Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động hội đàm về việc giới hạn xung đột mạng.

Theo lời khoảng 5-6 lãnh đạo đương chức và đã nghỉ hưu của Mỹ, NSA hiện đang theo dõi hơn 20 nhóm hacker Trung Quốc (hơn một nửa trong số đó là các đơn vị của Lục quân và Hải quân Trung Quốc) khi các nhóm này đột nhập vào mạng lưới của chính phủ Mỹ, các công ty Mỹ bao gồm cả hãng Google và các hãng chế tạo linh kiện cho phi cơ không người lái và vũ khí hạt nhân.

Ăn cắp qua mạng khác với theo dõi tình báo

Chính quyền Obama phân biệt giữa việc hack và ăn cắp bí mật công ty mà người Trung Quốc thực hiện nhằm vào các công ty Mỹ để củng cố các doanh nghiệp nhà nước của họ, với các chiến dịch tình bào mà Mỹ thực hiện đối với các mục tiêu Trung Quốc và các mục tiêu khác.

Các quan chức Mỹ đã nhiều lần nói rằng NSA đột nhập vào mạng lưới ngoại quốc chỉ để phục vụ các mục đích an ninh quốc gia chính đáng.

Một phát ngôn viên của Nhà Trắng, Caitlin M. Hayden, nói: “Chúng tôi không cung cấp thông tin tình báo mà chúng tôi thu thập được cho các công ty Mỹ đặng cải thiện tính cạnh tranh quốc tế hay nâng cao lợi nhuận của các công ty đó. Nhiều nước không thể nói được như chúng tôi”.

Nhưng điều đó không có nghĩa là chính phủ Mỹ không thực hiện dạng tình báo doanh nghiệp theo kiểu riêng của họ, với một bộ mục tiêu khác. Những mục tiêu liên quan đến Huawei đã được mô tả trong tài liệu năm 2010.

Văn phòng Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc (ảnh: Bloomberg)
“Nếu chúng ta xác định được kế hoạch và ý định của công ty này,” một nhà phân tích viết, “chúng ta hy vọng điều này sẽ dẫn chúng ta tới các kế hoạch và ý đồ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

NSA phát hiện ra một cơ hội mới: Khi Huawei đầu tư vào công nghệ mới và đặt cáp ngầm dưới biển để kết nối đế chế thông tin trị giá 40 tỷ USD mỗi năm của họ, NSA đã quan tâm tới việc đột nhập vào mạng lưới các khách hàng chính của Trung Quốc, bao gồm các mục tiêu “ưu tiên cao” như Iran, Afghanistan, Pakistan, Kenya và Cuba.

Thực hư Huawei và mối quan hệ với chính phủ

Tuy nhiên các tài liệu rò rỉ đã không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi chủ chốt: Liệu Huawei có phải là một hãng độc lập, như ban lãnh đạo công ty vẫn khẳng định, hay chỉ là bình phong cho Quân Giải phóng Trung Quốc như các quan chức Mỹ vẫn hay ám chỉ?

Hai năm sau khi chiến dịch Shotgiant trở thành một chương trình hoạt động chính, Ủy ban Tình báo Hạ viện đã công bố một báo cáo giải mật về Huawei và một công ty Trung Quốc khác là ZTE, trong đó không viện dẫn bằng chứng nào xác nhận các nghi ngờ về mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc.

Cũng bản báo cáo tháng 10/2012 đó kết luận rằng phải ngăn các công ty trên “thâu tóm hoặc sáp nhập” ở Mỹ và “ không thể tin tưởng chúng không chịu ảnh hưởng của nước ngoài”.

Huawei - hiện có tất cả mọi thứ ngoại trừ việc xâm nhập thị trường Mỹ - phàn nàn rằng họ là nạn nhân của chủ nghĩa bảo hộ được khoác chiếc áo an ninh quốc gia. Các quan chức của công ty này khăng khăng phủ nhận có mối liên hệ với Quân Giải phóng Nhân dân.

William Plummer, một giám đốc cao cấp của Huawei ở Mỹ cho biết công ty ông không hề biết họ là mục tiêu của NSA.

Ông này chia sẻ thêm: “Điều nực cười là chính những gì họ làm với chúng tôi lại được họ dùng để cáo buộc chính phủ Trung Quốc đang làm những điều tương tự thông qua chúng tôi”.

Ông Plummer nói tiếp: “Nếu thực sự người ta đã làm công việc theo dõi tình báo, thì người ta sẽ biết rằng công ty này là độc lập và không có bất cứ mối quan hệ đặc biệt với bất cứ chính phủ nào, và thông tin này phải được đem ra công khai để chấm dứt kỷ nguyên thông tin sai và thông tin bóp méo”.

Các mối quan ngại về Huawei có từ gần một thập kỷ trước, kể từ khi Công ty RAND - một tổ chức chuyên về nghiên cứu - đánh giá nguy cơ tiềm ẩn đối với quân đội Mỹ từ phía Trung Quốc.

RAND kết luận rằng “các công ty tư nhân của Trung Quốc như là Huawei” là một thành tố trong “tam giác số” gồm công ty-viện nghiên cứu-chính phủ phối hợp với nhau một cách bí mật.

Huawei là một gã khổng lồ toàn cầu. Hãng này sản xuất các thiết bị tạo nên xương sống của mạng internet, đặt cáp ngầm dưới biển từ châu Á sang châu Phi và đã trở thành nhà chế tạo điện thoại thông minh lớn thứ 3 thế giới sau Samsung và Apple.

“Gia Cát Lượng” đứng đằng sau chiến lược của Huawei là Ren Zhengfei, vốn là kỹ sư của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong thập niên 1970.

Đối với người Trung Quốc, ông na ná như Steve Jobs – vị doanh nhân đã xây dựng đế chế số từ vốn liếng hơn 3.000 USD vào giữa những năm 1980, cạnh tranh với cả các công ty nhà nước và đối thủ nước ngoài. Nhưng các quan chức Mỹ chỉ xem ông như một mối liên kết với quân đội Trung Quốc./.

Trung Hiếu
VOV online

Nguồn:

Vụ hối lộ ở Tổng công ty đường sắt: Mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích?

Ông Nguyễn Hữu Bằng, Chủ tịch - Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và ông Hirotaka Nozima - đại diện liên danh nhà thầu tư vấn JKT (có JTC tham gia) tại lễ ký hợp đồng năm 2009
Vụ đưa hối lộ tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam mới được phía Nhật công bố gần đây liên quan đến vốn vay viện trợ phát triển ODA của Nhật cho Việt Nam một lần nữa cho thấy vấn đề tham nhũng tại Việt nam vẫn còn trầm trọng. Đã có ý kiến cho rằng, những mâu thuẫn giữa các phe nhóm lợi ích có liên quan đến những phát hiện tham nhũng mới cũng như việc giải quyết tham nhũng ở Việt Nam.

Nghe tường trình
Việt Hà phỏng vấn nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, người đã có nhiều bài viết phân tích liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội tại Việt Nam thời gian qua. Trước hết, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết nhận xét của ông về vụ tham nhũng tại tổng công ty đường sắt Việt Nam như sau:


Phạm Chí Dũng: tôi cảm thấy không hề xúc động vì tham nhũng ở Việt Nam đã tiến tới một mức độ trơ lỳ không thể tưởng tượng được. Nếu như cách đây 20 năm thì có thể tôi đã khóc và có thể nhiều người dân đã khóc vì gánh nặng ODA đổ lên đầu họ và bị cái đám tham nhũng vét sạch túi của họ, nhưng giờ này thì hầu như không còn xúc cảm gì cả và coi đó là điều đương nhiên, nó phải xảy ra vì nó phải xảy ra như vậy thì mới an mòn cái chỗ đứng của chế độ trong tình trạng chế độ luôn tuyên bố là ODA của Việt Nam là một trong những môi trường lành mạnh nhất. Cách đây khoảng 4 tháng thì người ta cũng đã tổng kết là khoảng 15 năm nhận viện trợ ODA và có đưa ra con số là 25 tỷ đô la từ ODA mà trong đó chủ yếu là từ Nhật Bản, và đánh giá của ngân hàng Thế giới và một số báo chí nhắc lại thì tô hồng cho Việt Nam và nói là Việt Nam là một môi trường có thể bảo đảm việc sử dụng viện trợ ODA.

Tôi không thể tưởng tượng thế nào. Vụ này quá giống vụ đại lộ đông tây năm 2008. Hai vụ đại lộ Đông Tây và đường sắt số 1 của Hà Nội rất giống nhau, đều nhận ODA từ Nhật Bản, và đều do Nhật Bản cung cấp thông tin. Trong lịch sử Việt Nam chưa từng có một sự phát hiện nào từ phía chính quyền về những tham nhũng từ ODA. Chúng ta nhớ là năm 2012 cũng xuất hiện một vụ tham nhũng từ ODA và đã phát hiện từ Thụy Điển và rất tiếc sau đó chính quyền Thụy Điển phải đóng một số dự án viện trợ ODA cho Việt Nam. Điều này đặt ra tình trạng thất thoát lãng phí ODA ở Việt Nam như thế nào.




Tôi cảm thấy không hề xúc động vì tham nhũng ở Việt Nam đã tiến tới một mức độ trơ lỳ không thể tưởng tượng được. Nếu như cách đây 20 năm thì có thể tôi đã khóc và có thể nhiều người dân đã khóc ... nhưng giờ này thì hầu như không còn xúc cảm gì cả và coi đó là điều đương nhiên

Phạm Chí Dũng
Việt Hà: đảng cộng sản Việt Nam đã tuyên bố nhiều lần về chống tham nhũng rồi cũng có ban nội chính cũng có tuyên bố là sẽ làm mạnh tay, triệt để với tham nhũng. Theo ông sau vụ này, nó có thể là một cảnh tình gì cho Đảng Cộng Sản Việt Nam về tham nhũng hay không?

Phạm Chí Dũng: tôi cho đó là một cảnh tỉnh với các nhóm lợi ích đúng hơn là với Đảng cộng sản Việt Nam. Thực chất Đảng cộng sản chỉ còn trên doanh nghĩa còn hiện nay đa số là hoạt động của các nhóm lợi ích. Nhưng vụ đường sắt số 1 này có một điểm rất thú vị, giống như một món quà từ trên trời rơi xuống sau khi xảy ra cái chết của viên Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Tôi cho là về phía Đảng và Ban nội chính trung ương của Đảng sẽ có khá nhiều việc để làm và họ cũng khá nhiệt tình để làm việc này. Chúng ta thấy là nếu so sánh với vụ đại lộ đông tây của ông Huỳnh Ngọc Sỹ hồi nằm 2008 thì báo chí lúc đó không được đưa tin rầm rộ như hiện nay.

Tân Hoa Xã chính thức cho biết cựu bộ trưởng đường sắt Liu Zhijun đã bị kết án tử hình với hai năm hoãn thi hành án bởi một tòa án ở Bắc Kinh hôm 8 tháng 7 năm 2013 về tội tham nhũng hàng trăm triệu đôla
Còn những ngày vừa qua thì chỉ một ngày sau khi tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đăng tin về vấn đề Nhật bản thì lập tức báo chí Việt Nam đăng tin ồn ào và không bị cấm cản. Có nghĩa là ban tuyên giáo Trung ương đã bật đèn xanh cho việc này. Ban tuyên giáo trung ương là một cơ quan định hướng trong tuyên truyền và được coi là một siêu tổng biên tập và ngăn cản rất nhiều trong nhiều vấn đề. Nhưng điều ngạc nhiên là trong việc này ban tuyên giáo Trung ương đã không hề cấm cản. Ở đây cũng cần so sánh với vụ Lưu Chí Quân, Bộ trưởng Bộ đường sắt Trung Quốc. Vào tháng 7 năm 2013 thì Lưu Chí Quân bị đưa ra tòa và bị xử tử hình vì tham nhũng một số tiền khủng khiếp lên đến 800 triệu nhân dân tệ, tương đương 122 triệu đô la theo tỷ giá thời điểm đó. Vấn đề là khi xảy ra vụ đường sắt ở Việt Nam thì nó có cái gì đó liên quan đến vụ đường sắt ở Trung Quốc.Theo một số dư luận thì ở Trung Quốc có cái gì thì Việt Nam cũng có cái đó.




Vào tháng 7/2014 thì Lưu Chí Quân bị đưa ra tòa và bị xử tử hình vì tham nhũng một số tiền lên đến 800 triệu nhân dân tệ, tương đương 122 triệu đô la theo tỷ giá thời điểm đó. Vấn đề là khi xảy ra vụ đường sắt ở VN thì nó có cái gì đó liên quan đến vụ đường sắt ở TQ.Theo một số dư luận thì ở TQ có cái gì thì VN cũng có cái đó

Phạm Chí Dũng
Chúng ta cũng đặt lại một số vấn đề là tại sao vụ đường sắt đô thị số 1 với vốn ODA của Nhật bản lại nổ ra vào thời điểm khi ông Trường Tấn Sang đi Nhật bản và có một buổi yết kiến với Nhật hoàng, đồng thời ông Nguyễn Tấn Dũng lại đang ở Hà Lan để dự thượng đỉnh an ninh năng lượng của châu Âu và thế giới. Điều đó nói lên cái gì thì chúng ta xem xét sau nhưng nó có những ẩn ý mà chúng ta cần phải phân tích mổ xẻ cho kỹ. Xét cho cùng, có thể vụ này được khoanh lại, trong ngoặc kép, như vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ hồi năm 2008. Trước đó ông Huỳnh Ngọc sỹ bị chung thân nhưng sau đó phúc thẩm được đưa xuống còn 20 năm mà thôi. Thì có thể vụ này cũng sẽ được khoanh lại và có lẽ công cuộc chống tham nhũng cũng không đi tới đâu một khi mà Đảng, nhà nước, chính quyền hoàn toàn bị động trong việc phát hiện tham nhũng với lĩnh vực ODA như hiện nay.

Việt Hà: Khi mà có sự cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích thì người ta cũng sẽ nghĩ đến khả năng dơ cao mà đánh khẽ. Bây giờ Việt nam đã thông báo đã có 4 quan chức bị đình chỉ, nhưng liệu vụ này có xảy ra như vậy hay không vì anh cũng nói đến các nhóm lợi ích trong đó?

Phạm Chí Dũng: khác với hồi năm 2008 khi xảy ra vụ Huỳnh Ngọc Sỹ. Lúc đó tình trạng bị động lúng túng mất một thời gian khá lâu thì mới có quyết định đình chỉ ông Huỳnh Ngọc Sỹ để điều tra. Nhưng vụ này thì ông Bộ trưởng Đinh La Thăng, Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải, ngay lập tức đình chỉ 3 đến 4 cán bộ, thậm chí Bộ nhiệt tình đến mức cử một thứ trưởng sang Nhật để tìm hiểu nghi án vụ nhận hối lộ này, trong khi phía Nhật chưa hề cung cấp một tài liệu chứng cứ nào cả.




Tôi không tin tưởng vào công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam vì họ đã hứa quá nhiều nhưng thực chất việc làm lại phụ thuộc vào những nhóm lợi ích và các cuộc đi đêm quá nhiều nên nhiều án dơ cao đánh khẽ và cuối cùng không còn lòng tin của người dân vào ngành tư pháp

Phạm Chí Dũng
Điều đó cho thấy là có thể đây không phải là vụ tham nhũng, hối lộ bình thương liên quan đến vốn ODA mà qua vụ việc này liên quan đến một số nhóm lợi ích. Tôi đặt vấn đề là ai, nhóm nào đã cung cấp tài liệu cho Shimbun để đăng ngay vào thời điểm này. Và nếu có chuyện đó thì liệu có ý đồ chính trị gì hoặc là nội bộ sau này hay không vì hiện nay tình hình rất phức tạp và đó là sự phức tạp hỗn mang, xen cài các nhóm lợi ích, các nhóm thân hữu, các nhóm chính khách cao cấp với nhau.  Và sau cái chết của Thượng tướng PHạm Quý Ngọ thì không ai dám chắc tương lai ổn thỏa nào cho mình đối với tập thể đứng sau mình.

Việt Hà: sau vụ này anh có nghĩ là chúng ta sẽ phát hiện những vụ khác nữa hoặc ví dụ như vụ tiền polymer sẽ được đem ra ánh sáng hay không vì đến giờ vụ đó gần như là im lặng?

Phạm Chí Dũng: tôi cho là những vụ như đường sắt đô thị hay tiền polymer hoặc có thể có những vụ việc khác sau này phát hiện ra liên quan đến ODA, thậm chí tham nhũng trầm trọng lên đến vài triệu đô la chứ không phải chỉ có 800 ngàn hay một triệu đô la như hiện nay, cũng chỉ dừng ở mức độ thỏa hiệp mà thôi vì tương quan lực lượng chính trị quyết định có đưa ra ánh sáng hoặc là đưa ra ánh sáng chừng nào với các vụ việc tham nhũng.

Tôi không tin tưởng vào công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam vì họ đã hứa quá nhiều nhưng thực chất việc làm lại phụ thuộc vào những nhóm lợi ích và các cuộc đi đêm quá nhiều nên nhiều án dơ cao đánh khẽ và cuối cùng không còn lòng tin của người dân vào ngành tư pháp có thể công tâm công bằng trong việc chống tham nhũng,

Việt Hà: Xin cảm ơn anh đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn

Việt Hà,
phóng viên RFA
Theo RFA
========
Nghe bài này 

Dân Mễ Trì lập bàn thờ trước ỦBND xã đòi đất


RFA 26.03.2014

Hàng trăm người dân xã Mễ Trì lập bàn thờ giữ đường trước UBND xã.  Phunutoday.vn
Sáng nay 26/03, hằng trăm người dân tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm Hà Nội tiếp tục tập trung trước Ủy ban Nhân dân xã để phản đối việc chính quyền địa phương lấy đất công của làng bán cho công ty tư nhân.
Tin cho hay từ ngày 24 tháng 3, chừng 600 người dân tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm đã kéo nhau đến trước cổng UBND xã lập bàn thờ, tổ chức cúng lễ yêu cầu UBND xã phải trả lại con đường từ miếu Bàn Thổ tại địa phương.
Dân chúng địa phương cho biết con đường là do dân chúng quyên góp làm nên, nay lại bị chính quyền bán cho Công ty Điện lực Từ Liêm, cắt đường đi của dân mà không họp bàn với dân.
Người dân địa phương đã thuê xe máy xúc và ô tô đến san gạt đoạn đường từ Miếu Bàn Thổ đến đường phía trước Ủy ban Nhân dân Xã Mễ Trì.
Tin của tờ báo mạng Pháp Luật còn nói khi dân chúng tập trung, chính quyền đã nổ súng chỉ thiên. Tuy nhiên đại diện Ủy ban Nhân dân xã bác bỏ tin này.

Chuyện con thỏ muốn hóa hổ

Phạm  đoan Trang FB

Có con thỏ bị sói đuổi, chạy cong cả đít. Nghe nói ở khu rừng ấy, Thần rừng rất thiêng, con thú nào gặp chuyện gì không may hay gặp khó khăn, nguy hiểm, cứ tụng niệm là Thần giúp, Thỏ bị Sói đuổi ráo riết quá, bèn vừa chạy vừa lầm bầm khấn: “Thần ơi, cứu con!”.
Có tiếng Thần rừng ôn tồn: “Con cứ bình tĩnh mà chạy đi, chuyện đâu có đó”.
Thỏ chạy thêm vài chục mét nữa, mệt gần đứt hơi, lại khấn: “Thần ơi, cứu con!”.

Thần rừng ôn tồn: “Đừng sợ. Con hóa hổ là Sói nó sẽ không đuổi con nữa”.
Thỏ chạy hộc tốc thêm một đoạn nữa, ngoái lại vẫn thấy Sói rượt đằng sau, thế là lại khấn: “Thần ơi, cứu con!”.
Thần rừng: “Con cứ chạy đi, rồi hóa hổ là Sói nó sẽ phải sợ con, con sẽ quật chết nó đấy”.
Thỏ chạy ra tới bờ sông, Sói đuổi sát đến nơi. Thỏ nhao mình, chân trước bắt quyết, mõm niệm “xin cho con hóa hổ”, rồi hú hét, nhảy múa đủ cách mà vẫn thấy mình là thỏ, mãi chưa thành hổ. Sói nhào tới, Thỏ sợ vãi cả đái ra, may quá đúng lúc ấy thì nhác thấy cái hàng rào. Thỏ xé rào lao vội qua, thì ra bên kia là khu rừng khác. Sói chui qua lỗ Thỏ xé, không lọt, nên không đuổi nữa.
Thỏ thoát nạn, thở hồng hộc. Nghĩ lại những lời Thần rừng khuyên lúc đang chạy Sói mà thấy tức vô cùng, Thỏ nghiến răng chửi:
-          Thần cứ bảo Thần thiêng lắm, thế mà chả làm được cái mẹ gì. Lại còn xui con hóa hổ. May mà con xé rào thoát được chứ không thì tan xác. Thần xui dại con thế là thế đéo nào? Chơi con à?
Lại có tiếng Thần rừng ôn tồn:
-          Thì đấy là ta cho cái chủ trương thôi, còn việc thực hiện thì con phải chủ động chứ. Con phải hóa hổ thì mới đương đầu với Sói được. Chủ trương sáng suốt như thế, con không vận dụng được là tại con, trách gì ta?
Thỏ định văng tục nhưng sợ bị khép vào tội ”lạm dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích nhà nước”, nên đành thôi, không nói gì nữa.
(phỏng theo một chuyện kể trong lúc cafe của dịch giả Chu Trung Can (1949-2012)đ
Có con thỏ bị sói đuổi, chạy cong cả đít. Nghe nói ở khu rừng ấy, Thần rừng rất thiêng, con thú nào gặp chuyện gì không may hay gặp khó khăn, nguy hiểm, cứ tụng niệm là Thần giúp, Thỏ bị Sói đuổi ráo riết quá, bèn vừa chạy vừa lầm bầm khấn: “Thần ơi, cứu con!”.
Có tiếng Thần rừng ôn tồn: “Con cứ bình tĩnh mà chạy đi, chuyện đâu có đó”.
Thỏ chạy thêm vài chục mét nữa, mệt gần đứt hơi, lại khấn: “Thần ơi, cứu con!”.
Thần rừng ôn tồn: “Đừng sợ. Con hóa hổ là Sói nó sẽ không đuổi con nữa”.
Thỏ chạy hộc tốc thêm một đoạn nữa, ngoái lại vẫn thấy Sói rượt đằng sau, thế là lại khấn: “Thần ơi, cứu con!”.
Thần rừng: “Con cứ chạy đi, rồi hóa hổ là Sói nó sẽ phải sợ con, con sẽ quật chết nó đấy”.
Thỏ chạy ra tới bờ sông, Sói đuổi sát đến nơi. Thỏ nhao mình, chân trước bắt quyết, mõm niệm “xin cho con hóa hổ”, rồi hú hét, nhảy múa đủ cách mà vẫn thấy mình là thỏ, mãi chưa thành hổ. Sói nhào tới, Thỏ sợ vãi cả đái ra, may quá đúng lúc ấy thì nhác thấy cái hàng rào. Thỏ xé rào lao vội qua, thì ra bên kia là khu rừng khác. Sói chui qua lỗ Thỏ xé, không lọt, nên không đuổi nữa.
Thỏ thoát nạn, thở hồng hộc. Nghĩ lại những lời Thần rừng khuyên lúc đang chạy Sói mà thấy tức vô cùng, Thỏ nghiến răng chửi:
-          Thần cứ bảo Thần thiêng lắm, thế mà chả làm được cái mẹ gì. Lại còn xui con hóa hổ. May mà con xé rào thoát được chứ không thì tan xác. Thần xui dại con thế là thế đéo nào? Chơi con à?
Lại có tiếng Thần rừng ôn tồn:
-          Thì đấy là ta cho cái chủ trương thôi, còn việc thực hiện thì con phải chủ động chứ. Con phải hóa hổ thì mới đương đầu với Sói được. Chủ trương sáng suốt như thế, con không vận dụng được là tại con, trách gì ta?
Thỏ định văng tục nhưng sợ bị khép vào tội ”lạm dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích nhà nước”, nên đành thôi, không nói gì nữa.
(phỏng theo một chuyện kể trong lúc cafe của dịch giả Chu Trung Can (1949-2012)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét