Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Sớm hay muộn, lá bài nào cũng phải lật ngửa! - Dân oan khiếu kiện đất đai biểu tình ở Sài Gòn

Dân oan khiếu kiện đất đai biểu tình ở Sài Gòn

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/doze-gath-for-an-suppr-03262014052858.html
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

Ảnh minh họa dân oan biểu tình ở Nhà thờ Đức Bà hồi tháng Giêng 2014  -RFA files
Sáng hôm nay hàng chục dân oan kéo tới hai địa điểm là dinh Thống nhất và Nhà thờ Đức Bà Sài gòn để yêu cầu giải quyết đất đai của họ bị cưỡng chế nhưng không được bồi thường thỏa đáng.
Bà con đến từ nhiều tỉnh miền Tây và yêu cầu của họ không được các nơi đặt cơ quan đại diện giải quyết khiếu nại của người dân do đó họ kéo ra khuôn viên Nhà Thờ Đức Bà là nơi du khách ngoại quốc thường đến để gây sự chú ý cho họ.
Một chị dân oan cho chúng tôi biết:
-Diễn tiến hồi sáng này thì tụi tui đi ngang chỗ nhà thờ Đức Bà, nó cho cả trăm công an nó đàn áp, nó xé nó lôi nó kéo bà già. Nó bắt dân nó đưa về tỉnh dân nào nó đưa tỉnh nấy. Dân Bình Dương như cô Oanh, Ngọc Anh và ba bà bị nhốt hồi sáng tới giờ những bà ở Tiền Giang thì bây giờ nó đang nhốt chỗ Quận I phường Bến Nghé. Còn tui tui nó hốt đưa về Anh Giang, Tiền Giang
Chị Trần Ngọc Anh cho biết thêm những việc mà lực lượng chống biều  tình đã làm đối với người dân oan:
-Sau khi nó bắt bốn mươi mấy người lên một chiếc xe thì nó mới đánh chị Phạm Thị Huệ ở tỉnh Bình Dương, nó lấy dùi cui nó đánh. Nó quất vô người chỉ bằng dùi cui rồi nó kêu là cái lũ chó tụi mày nè…
Khi được hỏi mục đích cuộc tập trung ngày hôm nay là gì chị Trần Ngọc Anh cho biết:
-Chúng tôi đòi ba yêu cầu. Yêu cầu thứ nhất chính phủ Việt Nam phài chấm dứt ngay những cuộc đàn áp đánh đập phụ nữ dân oan. Yêu cầu thứ hai nhà cầm quyền không được bao che tham nhũng để cướp đất cướp tài sản của dân phải trả đất lại cho dân. Yêu cầu thứ ba là tới lãnh sự Mỹ nhờ quốc tế Liên hiệp quốc can thiệp về nhân quyền cho người dân Việt Nam hiện nay. Chính phủ Việt Nam không thay đổi mà còn đàn áp đánh đập phụ nữ dân oan chúng tôi một cách tàn bạo hơn.
Nhiều năm quan người dân các tỉnh miền Tây đã về điểm tiếp dân của chính phủ trên đường Võ Thị Sáu nhưng không hề được ai tiếp nhận đơn thư của họ. Để giải quyết tình trạng tập trung đông người chính quyền cho xe bus chở họ về lại quê quán mà không có lời giải thích thỏa đáng.

Giấy mời, giấy triệu tập và quyền có luật sư được pháp luật quy định như thế nào?

I. Giấy mời, giấy triệu tập hiểu theo Đại từ điển tiếng Việt Nguyễn Như Ý (Chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM năm 2010:

Từ điển không có từ “giấy mời” chỉ có “mời” là: Tỏ ý mong muốn, yêu cầu ai làm việc gì với thái độ lịch sự trân trọng (tr 1059). Nên có thể hiểu “giấy mời” là “mời” được ghi ra giấy.

Từ “triệu tập” là: “Gọi, mời đến tập trung một địa điểm (thường mở hội nghị, lớp học)” (tr 1653).

II. Theo quy định của pháp luật:

1. Không có một điều khoản hay một văn bản pháp luật nào hiện hành quy định công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước, công chức là bắt buộc phải đến theo yêu cầu. Hay nói cách khác là người được mời có quyền tùy nghi, đến hoặc không đến.

2. Giấy triệu tập theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì những người sau đây phải có mặt:

2.1. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (khoản 3, Điều 49);

2.2. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án (khoản 3, Điều 50);

2.3. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (khoản 4, Điều 51);

2.4. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (khoản 3, Điều 52);

2.5. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (khoản 3, Điều 53);

2.6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (khoản 2, Điều 54);

2.7. Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải (điểm a, khoản 4, Điều 55).

Điểm 1.4, mục 1 Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12/01/2006 của Bộ Công an ban hành hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, quy định:

“Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng. Việc sử dụng giấy triệu tập phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định. Giấy triệu tập bị can tại ngoại; giấy triệu tập hoặc giấy mời người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đến Cơ quan điều tra để làm việc chỉ có giá trị làm việc trong một lần.

Nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v. làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời. Trước khi triệu tập hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian, về việc đi lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian hoặc đi lại nhiều lần của người được triệu tập hoặc được mời. Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra”.

3. Quyền công dân có luật sư:

Khoản 4, Điều 31, Hiến pháp 2013, quy định:

“Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.”
Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

Khoản 4, Điều 56, quy định: “ Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.”

Điều 58, quy định trích:

1. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

2. Người bào chữa có quyền:

a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;”

Khoản 1, Điều 59, quy định: “ Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình.”

Tôi nêu ra một số quy định pháp luật về giấy mời, giấy triệu tập và quyền có luật sư để giúp cho những người quan tâm hiểu được quyền của công dân trong vấn đề liên quan.

Hà Nội, 25/03/2014
Luật sư Hà Huy Sơn
Theo Bauxite Việt Nam

Nguyên Thứ trưởng GTVT phải giải trình về cáo buộc nhận hối lộ của JTC

(GDVN) - Ngày 26/3, Bộ GTVT yêu cầu thêm 10 cán bộ phải báo cáo về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao tại Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1).
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ thông tin liên quan đến Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1, ngày 26/3/2014, Bộ Giao thông vận tải đã có Công văn số 3222/BGTVT-TCCB yêu cầu các cán bộ, công chức sau đây thuộc diện Bộ quản lý, làm báo cáo về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong quá trình triển khai thực hiện Dự án.
Tới thời điểm hiện tại đã có 14 cán bộ liên quan phải giải trình về nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng

Danh sách 7 cán bộ, công chức đang trong thời gian công tác phải giải trình gồm:

1. Ông Nguyễn Đức Thắng, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).

2. Ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (nguyên Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).

3. Bà Nguyễn Minh Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông.

4. Ông Lê Quyết Tiến, Trưởng phòng Pháp chế - Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông.

5. Ông Phan Hữu Biên, Chuyên viên Phòng Pháp chế - Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông.

6. Ông Vũ Nam Nguyên, chuyên viên chính Vụ Kế hoạch - Đầu tư.

7. Ông Triệu Khắc Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cao tốc thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Trưởng phòng Thẩm định 1, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).

Danh sách 3 cán bộ đã nghỉ hưu: 

1. Ông Lê Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Ông Nguyễn Hữu Bằng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

3. Ông Hà Khắc Hảo, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư.

Cùng với 3 cán bộ của Tổng công ty ĐSVN và 1 cán bộ của Cục Đường sắt VN đã bị buộc tạm dừng công việc để làm báo cáo giải trình trong 10 ngày. Đanh sách 10 cán bộ nêu trên cũng phải làm báo cáo chức trách, nhiệm vụ được giao tại Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1.

Trước đó, chiều ngày 25/3, Bộ GTVT đã quyết định thành lập đoàn điều tra gồm: Thanh tra Bộ, Cục QLXD&CLCTGT, Vụ KHCN, Vụ KHĐT và Công ty CP Tư vấn công trình giao thông 2. Nhiệm vụ chính của đoàn là thanh tra đột xuất công tác tổ chức quản lý, thực hiện dự án xây dựng đường sắt nội đô Hà Nội tuyến số 1 và một số dự án của Tổng công ty Đường sắt VN làm chủ đầu tư có công ty JTC thực hiện; thanh tra công tác tổ chức quản lý thực hiện các tiểu dự án xây dựng đường sắt đoạn Hạ Long - Cái Lân, Lim - Phả Lại và Phả Lại - Hạ Long do Cục Đường sắt VN làm chủ đầu tư.

Theo đó, Tổ kiểm tra sẽ xác minh độc lập vụ nghi vấn nhận hối lộ 16 tỷ đồng của một số quan chức RPMU cũng sẽ có quyết định thành lập. Tổ này bao gồm cả lực lượng công an được biệt phái sang Bộ GTVT.
 

Sớm hay muộn, lá bài nào cũng phải lật ngửa!

Trong thời buổi CNTT phát triển như vũ bão hiện nay, trước sau gì "cặp đôi hoàn hảo" truyền thông và bạn đọc sẽ "lật ngửa" tất cả các con bài.
Dù vẫn còn tranh luận, nhưng có muốn nói gì thì cũng phải công nhận rằng chúng ta đang vận động trong nhịp sống hối hả của kinh tế thị trường. Mà đã là kinh tế thị trường thì phải chịu sự chi phối bởi những quy luật đặc thù của nó.
Cặp đôi hoàn hảo và sự tung hứng
Truyền thông cũng vậy, ngoài chức năng thông tin, họ còn nhu cầu mưu sinh, nhu cầu phát đạt và thịnh vượng. Do đặc thù, vài tờ báo vẫn còn bao cấp, nhưng đa số các đơn vị truyền thông phải cạnh tranh thật khốc liệt để mà tìm chổ đứng, vị thế, thương hiệu của chính mình.
Bạn đọc cần truyền thông và truyền thông cần bạn đọc. Người làm truyền thông giỏi là người nắm bắt được tâm lý số đông, nắm bắt được thị hiếu bạn đọc.
Cảm ơn truyền thông, câu chuyện "khó tin" của cô trò Sam Lang kia đã kết thúc có hậu...
Cảm ơn truyền thông, sự khai thác gần như triệt để sự "sa cơ" của tài tử Chánh Tín vang bóng một thời đã cho dư luận nhìn thấy được những khía cạnh khác của sự nổi danh, một con người đời thường với những sân si, toan tính rất đời thường.
Hai sự kiện thu hút kia đã được "cặp đôi hoàn hảo" truyền thông và bạn đọc tung hứng tạo nên những diễn đàn, những góc nhìn đa chiều đầy suy tư và thú vị. Kẻ vô cảm dửng dưng, kẻ động lòng thương hại, người thì cố gắng truy tìm nguyên nhân thói quen còn vấn vương của "hoàn cảnh lịch sử" thời bao cấp, của cơ chế xin- cho đầy bất cập, thậm chí có cái còn được gọi là "thuyết âm mưu". Không cần kể ra vì nó đã tràn ngập khắp các trang mạng.
Nhưng cũng từ đó cho thấy được rõ một bức tranh đầy nghịch lý trong tính cách người Việt, nghịch lý của tình và lý, nghịch lý của lòng tự trọng. Nghịch lý ấy tương đồng với hình ảnh của truyền thông hiện nay, một bên thì cố sức tôn vinh những điều tử tế tốt đẹp, một bên thì rực rỡ rầm rộ tin "lá cải" nở hoa khoe sắc, nghịch lý của kinh tế thị trường.
Cây cầu 3,5 tỷ đồng sắp được xây dựng ở Sam Lang, nghĩ cho đến cùng thì cũng là biểu hiện "con có khóc mẹ mới cho bú". Thế nhưng hơn nữa, nó còn là biểu hiện của lòng tự trọng bị mai một, tinh thần tự lực tự cường bị mai một. Ngay cả các cán bộ, quan chức tại cở sở còn có người không tin, không biết đến điều "khó tin" ấy. Những nhà chuyên môn ấy, những nhà quản lý ấy xem ra có còn hợp với cái gọi là "kinh tế thị trường" đầy cạnh tranh và đỏi hỏi năng lực cập nhật thực tiễn liên tục hiện nay nữa hay không?
qua suối bằng túi nilon, Sam Lam, cầu treo, Chánh Tín, Ván bài lật ngửa, người Việt, lòng thương hại
Qua suối bằng túi nilon và chuyện Chánh Tín là những vấn đề "nóng" trên truyền thông thời gian qua

Tốt nhất hãy tự lưc tự cường
Và hiện tại bây giờ trong nước còn bao nhiêu cây cầu cần được xây như vậy nữa, và có phải đợi đến lúc truyền thông "lật bài" rồi mới được chú ý đến? Đoán chắc rằng, nhiều cán bộ chuyên trách, nhiều vị quan ở khắp nơi trong cả nước đang cảm thấy thật "thú vị" trước sự kiện vượt suối "kỳ thú" kia. Nhưng những điều "kỳ thú" tương tự ở chính tại địa phương họ, chắc gì họ đã biết, thậm chí nếu biết cũng... chẳng biết cách khắc phục như thế nào.
Bi kịch "sa cơ" của cựu ngôi sao điện ảnh Chánh Tín lại là một hình ảnh "mưu sinh" đậm nét của kinh tế thị trường, cũng tương đồng như những "ngôi sao" đương thời trẻ trung xinh đẹp khác, ngoài "tài năng" họ còn trang bị cho mình phương pháp "cởi", cởi hình thể, cởi cả đời tư. Khi nào vẫn còn thu hút được sự hiếu kỳ của đám đông, họ sẽ vẫn còn phồn vinh và thịnh vượng. Định nghĩa lòng tự trọng của họ rất khác, nhiều khi lại là nghịch lý với quan niệm nhân sinh đời thường.
Bằng chứng rất rõ ràng là con số 600 triệu trong vài ngày "huy động", rất dễ dàng và đơn giản, có lẽ, sẽ có nhiều, nhiều "ngôi sao" trẻ, già tiếp tục cởi... trong tương lai.
Chắc cùng độ tuổi với Chánh Tín, ông Lê Doãn Hợp, chủ tịch Hội truyền thông số VN, mới vừa đưa ra một nhận định tinh tế, đầy trải nghiệm: "Xét về mặt tư duy chúng ta khác thế hệ trẻ và thế giới tiến bộ chỉ có 01 điều: Với thế hệ trẻ thành đạt của VN, cũng như các nước tiên tiến trên thế giới là ngay khi thành công họ luôn mổ xẻ xem có cách nào làm để thành công cao hơn nữa không? Còn tư duy của chúng ta thường là luôn kiếm tìm các nguyên nhân khách quan để bào chữa cho những điều chưa thành công của mình.
Chắc bây giờ ông Chánh Tín cũng đủ sức hiểu mình đã được và mất những gì.
Bản thân kinh tế thị trường là sự vận hành đúng đắn, nhưng khi con người có những quan điểm lệch lạc, thực dụng quá hay quan liêu ỷ lại quá đều đem đến sự tiêu cực thất bại. Kinh tế thị trường đúng nghĩa vốn công bằng và sòng phẳng.
Có người ví von "đời là một ván bài", có vẻ hơi "đỏ đen" quá, nhưng tất nhiên vẫn có lý. Nhưng trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì trước sau gì "cặp đôi hoàn hảo" truyền thông và bạn đọc sẽ "lật ngửa" tất cả các con bài. Tốt nhất là đừng đỏ đen, mà hãy tự lực tự cường.

Minh Phước
 (Tuần VN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét