Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Thứ Sáu, 14-02-2014 - Quyết không sợ Trung Quốc - Cán Bộ Đảng Viên Của Đảng Cộng Sản Và Nhân Dân Việt Nam Cần Phải Biết Căm Thù Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
 – Nhóm No-U tổ chức tưởng niệm ngày TQ tấn công VN 17/2 (RFA). – Kêu gọi kỷ niệm cuộc chiến biên giới Việt – Trung tháng 2-1979 (Người Việt). – Ký ức về ngày 17 tháng 2 năm 1979 (Cựu SQ QĐND).  – Nhớ ngày 17 tháng 2 năm 1979 (Đông Giang). – Thị xã tháng ba (Phương Bích).
1<- Báo VN gỡ bài về chiến tranh biên giới  (BBC). - Ban tuyên giáo ‘không tác động gỡ bài’ (BBC).
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG KỈ NIỆM 35 NĂM THẮNG LỢI “CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ” (Chép sử Việt). “…một thông báo hô hào tổ chức kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979, trên một diễn đàn mạng của Trung Cộng, … một cuộc xâm lược trắng trợn nhưng được chúng gọi là “Cuộc chiến phản kích tự vệ”.”
- VALENTINE CHO LIỆT NỮ HOÀNG THỊ HỒNG CHIÊM (Đặng Huy Văn). “Cách đây 4 năm, do sức ép của giặc Tàu, bè lũ Chiêu Thống Việt gian còn xoá tên Hoàng Thị Hồng Chiêm khỏi ngôi trường THCS tại quê hương xã Bình Ngọc và còn cố xoá mờ cả tên chị được khắc trên bệ tượng đài Hoàng Thị Hồng Chiêm dựng tại sân trường THCS xã Bình Ngọc mang tên chị từ năm 1984!” – ĐÁNH CẤM KÊU! GIẾT CẤM GIỖ! – HỌA LÀ LOÀI CẦM THÚ (Phương Bích).

Việt Nam có đưa Trung Quốc ra tòa? (BBC).
Trung – Nhật đòi nhau bồi thường vì vụ đâm tàu (TTXVN).
Mỹ cam kết giúp Philippines đối đầu Trung Quốc (NLĐ). - Mỹ ‘giúp Philippines nếu chiến tranh’ (BBC).
- Obama thăm châu Á trong tháng Tư (RFI). - Ngoại trưởng Mỹ chú trọng vào Bắc Triều Tiên, TQ trong chuyến đi châu Á (VOA).
- Con trai tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương kêu cứu cho mẹ (DLB). “Chỉ trong tháng 1/2014 mẹ đã 2 lần bị những phạm nhân cùng buồng giam là những người nghiện ma túy đánh đập. Trong lúc gặp cháu mẹ không thể nói hết được những sự kiện đã xảy ra với mình trong nhà tù, vì có tới 4 công an giám sát buổi nói chuyện. Mẹ chỉ có thể nhắn nhủ ra ngoài rằng mong mọi người hãy cầu nguyện và lên tiếng bênh vực cho mẹ cháu“.
- Cựu tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn đồng hành tuyệt thực với Ls Lê Quốc Quân (DCCT).
- JB Nguyễn Hữu Vinh: Gặp Dương Văn Mình: Tội nhân hay bệnh nhân bị từ chối cứu chữa giữa Thủ đô? Phần II (Blog RFA). “Không biết tội lỗi thế nào, nhưng công an cũng không tuyên bố. Giờ tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam phải tìm cái lỗi của tôi, tuyên bố cho dân tôi và bà người Mông và tất cả người dân trong nước Việt Nam biết Dương Văn Mình có tội gì thì nói thẳng? Để cả bà con trên thế giới nhìn xem con người tôi xem có tội như thế nào?
- Lấp Vò: người trong cuộc kể lại sự thật (RFA).
- Tư gia của ông Huỳnh Ngọc Tuấn bị tấn công (RFA).
- Vận động nhân quyền quốc tế có chống lại đất nước? (RFA).
  –   KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP CỦA LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI.   –   THÔNG BÁO SỐ 8 CỦA BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM (HHDOVN).
- Việt Nam hôm nay, ngày 13.02.2014 (DCCT).
- CPJ: Việt Nam vẫn kiểm soát truyền thông nghiêm ngặt (RFA). – RSF: Việt Nam đứng gần chót về tự do báo chí (RFA). - VN ‘gần chót bảng về tự do báo chí’ (BBC).
- “Những trang web giả mạo” và “trò chơi quyền lực” (1) (Chép sử Việt)
Ban Dân nguyện cần chủ động triển khai thi hành Hiến pháp mới, tích cực chuẩn bị và kiến nghị về mô hình cơ quan dân nguyện trong tổng thể đổi mới tổ chức và hoạt động của QH (ĐBND).
- Phạm Gia Minh: CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ VỚI KINH TẾ TRI THỨC ? (DĐXHDS).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phổ biến Luật Đấu thầu (sửa đổi) (ĐBND). - “Hết cửa” cho nhà thầu yếu kém, bỏ giá thấp (HQ). - Thủ tục hành chính vẫn là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế – xã hội (ĐBND).
1Công an VN giao dân phòng đánh người? (BBC). =>
Công chức yếu, nhất thiết phải thải? (VNN).
Xe biển xanh tấp nập đổ về Đền Trần (NLĐ).
Kháng nghị tăng hình phạt 2 bị cáo vụ Huyền Như lừa đảo (PNTP). - “Siêu lừa” Huyền Như chấp nhận án chung thân? (MTG). –  Vụ siêu lừa Huyền Như: VKS kháng nghị tăng hình phạt 2 bị cáo (NLĐ).
Xã lừa dân, dối huyện để lấy tiền làm đường (PLTP). - “Tại sao họ vẫn không biết sợ?” (PLTP). - Tham ô hơn 7,1 tỷ đồng, nguyên hai cán bộ công an bị truy tố (ND).
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng Việt Nam – Indonesia (VTV).
- Bùng phát nhiều cuộc bức hại người theo Kitô giáo trên toàn Trung Quốc (ĐKN).
- Những đứa con ngỗ nghịch trong ngôi vườn của Trung Quốc (1) (Spiegel/ Phan Ba). “Chính phủ Hà Nội rõ ràng là cũng bị bất ngờ bởi cuộc xâm lược. Viên tổng tư lệnh quân đội của họ đang ở tại Romania, thủ tướng, nhiều bộ trưởng và tổng tham mưu trưởng cũng đang ở ngoài nước“.
Trung Quốc: Phát hiện chủ chứa là tỷ phú kiêm đại biểu quốc hội (MTG).
Đài Loan cưỡng lại kế hoạch của TQ về các đại dự án để siết chặt quan hệ (VOA). - Cuộc hội đàm lịch sử giữa hai bờ eo biển Đài Loan (ĐBND).
- Ngoại trưởng Mỹ công du Hàn Quốc để bàn về hạt nhân Bắc Triều Tiên (RFI).
Mỹ không chấp nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân (Tin tức). - Mỹ-Nam Triều Tiên vẫn tiến hành cuộc tập trận chung (VOA).
- Chính sách trợ giá gạo Thái Lan : Gậy ông đập lưng ông (RFI). – Năm người bị sát hại ở miền nam Thái Lan (RFI). - Tòa án Thái Lan thả lãnh đạo biểu tình chống Chính phủ (VOV). - Thái Lan kêu gọi quốc tế giúp đỡ (PLTP).

- TS Trần Công Trục giải đáp về Luật Biển: Nội thuỷ là gì? (Infonet).
- TS Nguyễn Quang A: Các quan mới cần 2 quận Từ Liêm (DĐXHDS).

KINH TẾ
Việt Nam trên đà tăng trưởng (HQ). - Chủ động xúc tiến thương mại (ĐBND).
Hướng đến bình đẳng trong kinh doanh (PLTP).
Hoa mắt với phí ngân hàng (NLĐ).
Góc nhìn kỹ thuật phiên 14/2: VN-Index đủ sức lập đỉnh mới (ĐTCK). - Nhận định chứng khoán ngày 14/2: “Hướng tới vùng 590” (VnEco). - Thị trường tài chính 24h: tiền dư thừa mọi thị trường (ĐTCK).
Đề xuất giảm 10% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu sinh học (HQ).
Cục Quản lý Giá: Tăng giá sữa là hợp lý (NDH).
Cuộc chiến đồ ăn nhanh tại Việt Nam mới chỉ dành cho doanh nghiệp ngoại (SM).
Viettel mua Viber chỉ là lời đồn (TBKTSG).
1<- Cơ hội hay khó khăn của cá da trơn Việt Nam? (ĐBND). – Luật nông trại Mỹ: Nông dân cá tra cùng đường? (RFA).
Bà Nancy Pelosi gây thêm trở ngại cho hiệp định TPP (VOA).
- Hàng giả : Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc và Châu Âu (RFI).
- Chiến tranh tiền tệ Mỹ – Trung ? (RFI).
- Đối tác xuyên Thái Bình Dương củng cố an ninh khu vực (RFI).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Những con đường gạch và những cô gái của Làng Trinh Tiết (RFA).
1Lễ hội dân gian Việt Bắc trên cao nguyên Đắk Lắk (TTXVN). - Thề không tham nhũng ! (NLĐ). =>
Khấn vái, nhét tiền vào kiệu trước giờ khai ấn đền Trần (MTG). - Hàng vạn người chen nhau đi lễ đền Trần (TT).
Những suy nghĩ bất chợt (Kỳ cuối): Ma Văn Kháng (ĐBND).
Một Phạm Quỳnh viết du ký (ĐBND).
Cùng Một Thế Giới bay lên theo những vần thơ (MTG).
- NGUYỄN ĐÌNH TOÀN – Hoàng Hải Thủy (Du Tử Lê).
- BAC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 92) (Nhật Tuấn).
- Sân thơ Chăm: 20 NĂM HÀNH TRÌNH THƠ NGƯỜI CHĂM (Inrasara).
- NHỮNG CON ĐOM ĐÓM (Tương Tri). – AI ?
- Núi Đoạn Sông Lìa – phần 36 (Da Màu).
- NGƯỜI ĐẸP VÀ QUÁI VẬT (FB Thái Bá Tân).
- Tình yêu đến từ đâu? (Sống News). – VALENTINE (Hợp Lưu).
- Nhốt ngựa vào chuồng hay ta nhốt chính ta? (Trần Nhương).
- Đoàn Diễu Hành Tết Nguyên Đán ở Khu Dân Cư Flushing, New York—Thành Công Ngày Một Lớn Dần (Ảnh) (ĐKN).
- Khán giả Vesoul hưởng ứng phim “Sống trong sợ hãi” (RFI).
12 Years a Slave sẽ khuynh đảo Oscar 2014? (ĐBND).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Phó Thủ tướng: Đổi mới thi phải tránh “học tủ, học lệch” (VOV). - Phó TT Vũ Đức Đam: Nếu kỳ thi THPT không cần thiết thì phải bỏ (ĐS&PL).
Xét miễn thi tốt nghiệp kiểu… ngẫu hứng (NLĐ). - PTT Vũ Đức Đam: Vì sao miễn thi tốt nghiệp 20%? (Infonet).
Đồng tình thi tốt nghiệp THPT bốn môn (ND). - PTT Vũ Đức Đam:Thi tốt nghiệp 4 môn, cần tính kỹ (KP). - Thi tốt nghiệp THPT: Đề xuất ‘ngoại ngữ là môn thi tự chọn’ (MTG). - Ý kiến các Sở GD & ĐT về đổi mới thi tốt nghiệp THPT (VTV).
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Đừng để học sinh hồi hộp (TN).
1Phó Thủ tướng “cháy giáo án” (VNN).
<- Nghe hứa hão, vội phá bỏ trường học (NLĐ).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Việt Nam: một bệnh nhân chết vì cúm H1N1 (RFA). - Đề xuất cấm nhập gia cầm sống từ Trung Quốc (TTXVN). - Khẩn cấp chặn dịch cúm H7N9 xâm nhập Việt Nam (Tin tức). - Cúm A H7N9: Cứ 4 người nhiễm thì 1 người tử vong (VTV). - Bùng phát cúm gia cầm ở nhiều nơi (PLTP).
Vụ “hôi nhãn man rợ”: Xã yêu cầu cơ quan báo chí và Cty Bích Thị xin lỗi (DV).
Giải tỏa kênh thoát nước bị lấp trái phép (PLTP).
1Quốc lộ kinh hoàng (NLĐ).
Thêm một phu vàng ở Quảng Nam tử vong do ngạt khí (TT). =>
- Anh: Hội nghị chống buôn lậu động vật quý hiếm khai mạc (RFI).
- Người Dân Trung Quốc Hoảng Loạn Trước Tốc Độ Lây Lan Chóng Mặt Của Dịch Cúm Gia Cầm (ĐKN).
- Miền Nam Hoa Kỳ hứng chịu trận bão tuyết lớn thứ hai (Người Việt). – Bão tuyết lại tác hại đến thủ đô và phía Đông Hoa kỳ (RFI). - Bão tuyết lớn hoành hành miền đông nước Mỹ (VOA).

Hệ lụy (TP).

QUỐC TẾ
- Hòa đàm Syria : Khi người điếc đối thoại với nhau (RFI). - Syria gia hạn lệnh ngừng bắn tại Homs (Tin tức). - Nga đưa ra dự thảo nghị quyết mới về Xy-ri (ND). - Palestine bắt hàng chục chiến binh tham chiến ở Syria (TTXVN). - Ông Brahimi thảo luận với giới chức Mỹ, Nga về Syria (VOA).
Pa-le-xtin đặt điều kiện cho thỏa thuận hòa bình với I-xra-en (ND).
Ai Cập tăng cường hợp tác quân sự với Nga (VTV).
1<- Mỹ tức giận về việc trả tự do cho 65 tù nhân Taliban (RFI).
Afghanistan thả 65 tù nhân từ trại giam Parwan (VOA).
Mỹ ngưng tẩy chay lãnh tụ đối lập Ấn Độ Narendra Modi (VOA).
Không có trí tuệ Nga, tên lửa Trung Quốc vẫn mò mẫm trong bóng tối (ANTĐ).
- Trung Quốc chờ Thỏ ngọc thức dậy trên mặt trăng (RFI).
- NSA: Châu Âu muốn ngừng hợp tác thông tin với Mỹ (RFI).
Ông Obama đối mặt “vụ kiện lịch sử” (NLĐ). - Mỹ đưa tàu ngầm tấn công đến Guam (NLĐ).
Nhà ngoại giao chửi thề, Mỹ nói Nga chơi khăm họ (MTG).
Vũ khí Nga “tối tân nhất thế giới” (NLĐ).
EU đưa ra kế hoạch hỗ trợ Ukraine chấm dứt khủng hoảng (VOV). - Quan hệ Nga và EU đang ở vào giờ phút thử thách (TTXVN).
- Dù ở tù, bà Timochenko muốn tranh luận với Tổng thống (RFI).
Thủ tướng Nhật muốn giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Nga (VTV).
Đánh bom đẫm máu nhằm vào phái đoàn LHQ ở Somalia (TTXVN).
Xứ sở Chùa Vàng những ngày trong ‘lửa’ (TP).


* Video: + Bản tin video tối 11-02-2014; + Bản tin video sáng 12-02-2014; + Quốc hội Hoa Kỳ điều trần về tình hình tôn giáo tại VN; + Nhân quyền tại VN theo quan điểm của Bộ Ngoại Giao;

* VTV: + Chào buổi sáng – 13/02/2014; + Điểm báo – 13/02/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 13/02/2014; + Thời sự 12h – 13/02/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 13/02/2014; + Tin quốc tế 17h – 13/02/2014; + Tài chính tiêu dùng – 13/02/2014; + Thời sự 19h – 13/02/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 13/02/201.

2328. Quyết không sợ Trung Quốc

 Trần Đình Bá
Vào những ngày này cách đây 35 năm vào rạng sáng ngày 17/2/1979 Trung Quốc đã bất ngờ mang 60 vạn quân tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của chúng ta. Tuy bị bất ngờ lực lượng mỏng nhưng quân và dân ta đã chiến đấu kiên cường, chặn đứng nhiều mũi tiến công của quân xâm lược. Tại xã Hoàng Tung huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng, lực lượng dân quân đã bao vây bắt sống một đại đội quân xâm lược Trung Quốc. Trong cuộc chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979, hàng vạn cán bộ chiến sĩ và dồng bào ta đã hy sinh, nhiều ngàn người mang thương tật suốt đời để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. Bài viết này như một nén tâm nhang gửi đến linh hồn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trên các vùng biên cương của Tổ quốc cách đây 35 năm, mà hình như trong 35 năm ấy, nhiều người muốn lãng quên cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại này. Phải chăng họ sợ Trung Quốc. Còn nhân dân ta quyết không sợ Trung Quốc.

 Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc không bao giờ thay đổi
 Sau hơn 30 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã có những bước tiến thần kỳ về kinh tế, trở thành cường quốc thứ 2 thế giới sau Mỹ. Với tư tưởng Đại Hán đã có từ ngàn đời nay, Trung Quốc đang nung nấu trở thành cường quốc số 1 thế giới sau vài ba thập niên nữa. Muốn trở thành cường quốc số 1 thế giới, muốn duy trì và bảo vệ được địa vị cường quốc số 1 thế giới, Trung Quốc phải độc chiếm được biển Đông để bảo vệ đất liền để khống chế được tuyến đường hàng hải hàng không huyết mạch bậc nhất của thế giới. Những động thái đầu tư mạnh cho quốc phòng cho hải quân, những tuyên bố ngông cuồng về chủ quyền trên biển Đông lâu nay đã bộc lộ rõ tim đen của người Trung Quốc. Tham vọng và sự ngông cuồng của Trung Quốc là vậy. Nhưng liệu Trung Quốc có độc chiếm được biển Đông không? Theo tôi việc Trung Quốc độc chiếm biển Đông còn khó gấp ngàn lần họ đưa người lên sao Hỏa. Sách lược chiến lược đối với biển Đông hiện nay và sắp tới của Trung Quốc là chớp thời cơ, phô trương lực lượng để ai yếu bóng vía tranh thủ cướp được miếng nào hay miếng đó như quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đầu năm 1974, đảo chìm Gạc ma ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, Hòn Đá Nam nằm trong bãi cạn Hoàng Nham hiện do Philippine quản lý.
Trung Quốc có đủ sức thực hiện tham vọng ngông cuồng của họ?
Muốn độc chiếm biển Đông Trung Quốc chỉ có cách duy nhất là gây chiến tranh với một số nước ASEAN và Úc.
Điều này rất khó xẩy ra vì một loạt lý do sau:
- Nếu Trung Quốc gây chiến tranh để độc chiếm biển Đông thì cả thế giới sẽ lên án Trung Quốc, tẩy chay hàng Trung Quốc. Chỉ cần cả thế giới tẩy chay hàng Trung Quốc 1 tháng thì nền kinh tế Trung Quốc lao đao, 1 năm thì nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ.
- Trung Quốc muốn thực hiện cuộc chiến tranh này thì Trung Quốc phải huy động ít nhất ½ lực lượng Hải lục không quân của họ. Khi đó những nước đang tranh chấp biên giới với Trung Quốc như Ấn Độ, Pakistan liệu có tranh thủ thời cơ mang quân đánh chiếm những vùng đang tranh chấp. Hàn quốc được Mỹ hậu thuẫn liệu có chớp thời cơ đánh chiếm Miền Bắc thống nhất đất nươc. Nội bộ các dân tộc ở Tân Cương Tây Tạng lâu nay vốn bất bình mẫu thuẫn sâu sắc với triều đình Trung ương liệu có tranh thủ thời cơ lật dổ chính quyền thành lập nên những quốc gia độc lập. Những cái đầu nóng của Trung Quốc dù có nóng đến đâu, chắc chắn họ không thể không tính đến những khả năng đó khi họ muốn gây chiến tranh để độc chiếm biển Đông.
- Khi Trung Quốc gây chiến tranh để độc chiếm biển Đông, khẳng định vai trò bá chủ của siêu cường trên thế giới, liệu Mỹ, Nga những nước có tiềm lực quân sự hơn hẳn Trung Quốc có ngồi yên.
- Nếu cuộc chiến tranh của Trung Quốc độc chiếm biển Đông xẩy ra thì trước hết họ phải vượt qua Việt Nam. Cho dù Trung Quốc có quân đông, phương tiện chiến tranh nhiều, nhưng với những vũ khí hiện đại có độ chính xác cao, sức công phá lớn như hiện nay, thì quân đông phương tiện chiến tranh nhiều chỉ làm mồi cho hỏa lực. Điều đặc biệt họ phải quan tâm là trong hàng ngàn năm lịch sử dân tộc Việt Nam chưa bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù xâm lược dù chúng có hùng mạnh đến đâu?
- Nền kinh tế Trung Quốc cho dù chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ nhưng tính bình quân đầu người thì GDP của Trung Quốc phải gấp 4 lần mới bằng Mỹ hiện nay. Nền kinh tế của Trung Quốc trong những năm tới phải đương đầu với những khó khăn thách thức cực kỳ nan giải rất khó vượt qua. Đó là do chính sách 1 con của Trung Quốc đã được thực hiện từ mấy chục năm nay nên lực lượng người lao động của Trung Quốc sắp tới sẽ thiếu trầm trọng. Trong vài chục năm tới một người lao động có hộ khẩu chính thức ở thành thị của Trung Quốc sẽ phải chăm sóc nuôi dưỡng từ 3,5 đến 4 người gồm bố mẹ già yếu, bản thân họ, 0,5 đến 1 con. Ngân sách hàng năm của Trung Quốc sẽ phải chi trả cho khoảng 200 triệu người về hưu. Với tình hình đó thì khó có một nền kinh tế dù hung mạnh đến đâu cũng khó có thể chịu đựng được. Đó là chưa nói đến do phát triển quá nhanh quá ồ ạt nên môi trường ở Trung Quốc đã bị ô nhiễm nặng nề, trong những năm tới Trung Quốc có đổ ra cả 100tỷ$/1năm cúng khó có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay.
Với những phân tích trên đây tôi muốn chuyển đến bạn đọc một thông điệp: chúng ta quyết không sợ Trung Quốc. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Nếu chúng ta thấm nhuần lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ, quân và dân ta chắc chắn sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới hải đảo của Tổ Quốc.
Kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc      

Cán Bộ Đảng Viên Của Đảng Cộng Sản Và Nhân Dân Việt Nam Cần Phải Biết Căm Thù Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin

Đây là Bài chép lại của một còm trên Danquyen TẠI ĐÂY  – Thấy hay, chép về để cùng Bà con ai thích thì đọc.
Trích :  Hiện nay đảng CSVN đã hiện nguyên hình là một tập đoàn thống trị cực kỳ phản động, phản cách mạng nhất có tâm địa đen tối nhất trong lịch sử nước ta. Chúng đã cúi đầu làm thân trâu ngựa để luồn cúi bọn Hán tặc bành trướng phương Bắc để cốt giữ vững cho được ngai vàng quyền lực mãi mãi. Chúng đã bán nước cầu vinh làm nhục danh giá của tổ tiên ta mấy ngàn năm qua, đã vậy chúng ra sức đàn áp khủng bố dân lành và những công dân có lương tri dám đấu tranh vì nghĩa lớn. Chúng thật là những Lê Chiêu Thống hay Trần Ích Tắc thời hiện đại.
Nhưng đáng tiếc rằng có một số ít những nhân vật tranh đấu dân chủ dù lâu năm nhưng do ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi gia đình và bản thân mình hay do nhát sợ và háo danh nên đã dấn thân đấu tranh nửa vời kiểu cải lương. Và nguy hiểm nhất là họ vẫn còn hy vọng hão huyền, rằng chế độ độc tài toàn trị này và cả ĐCSVN có thể tự chuyển hoá tiến bộ được, rằng cuộc cách mạng dân chủ sẽ diễn ra trong nay mai sẽ chủ yếu do các đảng viên CSVN thức thời sắn tay tiến hành thay đổi …vv và vv….
Nhân kỷ niệm ngày sinh V.I Lê Nin
Nghệ An ngày 22 tháng 4 năm 2008
Cựu chiến binh CSVN – Phạm Hồng Đức

Từ tôn giáo đến các học thuyết xã hội, loài người từ cổ chí kim đã có hàng trăm ngả khác nhau. Bởi vậy học thuyêt Mác – Lê Nin ra đời cũng là lẽ thường của nhận thức nhân loại. Nhưng từ cổ chí kim chưa có một học thuyết nào như Mác là phủ nhận tôn giáo, phủ nhận tâm linh, phủ nhận tự do cá nhân và đề cao những người vô sản là tầng lớp nghèo đói ít kiến thức nhất trong xã hội. Cho rằng những người giàu có thuê những người nghèo khổ làm việc là bóc lột không công, dù họ rất khó khăn luôn tự nguyện xin làm việc cho những nhà giàu, và cái nguy hiểm nhất là Mác đã phủ nhận tình yêu thương đồng loại giữa con người với con người nên Mác đã chia xã hội ra thành giai cấp. Đã cho quan hệ loài người chỉ có quan hệ giai cấp mà thôi. Chính vì vậy mà Mác đã cho rằng những người vô sản muốn đi lên “Thiên đường” thì phải tiêu diệt hết những người “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ”, đúng như lời tuyên bố ráo hoảnh của tổng bí thư CSVN cực tả đầu tiên Trần Phú ngay trong năm đảng CS ra đời năm 1930.
Ngoài quan hệ giai cấp ra thì quan hệ tổ quốc, quê hương, gia tộc, gia đình, anh em, bè bạn, làng xóm, thầy trò đều đã bị đặt dưới quan hệ giai cấp. Nghĩa là giai cấp tính đã bao trùm lên tất cả kể cả tính dân tộc. Cho nên chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa vô thần, tam vô: “Không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình”.
Bởi chủ nghĩa tam vô nên đảng cộng sản Việt Nam khi nắm quyền đã cho phá hủy, hoặc tịch thu hầu hết tài sản của các tôn giáo, cũng như các đền, miếu, chùa chiền, nhà thờ, thánh thất… và cũng đã bắt giam vô lý rất nhiều các vị tu hành vô tội. Đồng thời đảng CS và các đảng viên của đảng đã bán hoặc cho phá rất nhiều nhà thờ họ của nhân dân mà tổ tiên họ đã xây dựng từ nhiều đời nên rồi để lại cho các thế hệ hậu sinh tưởng nhớ các bậc tiền nhân có công lao.
Chính vì mang nặng giai cấp tính cực đoan như vậy nên đảng cộng sản Việt nam ra đời năm 1930 đến năm 1954 đảng mới nắm được chính quyền. Nhưng từ khi ra đời đến năm 1954 đảng CSVN đã bí mật thủ tiêu nhiều trí thức, học giả cũng như các chí sỹ yêu nước khác không đi theo cộng sản hoặc đi theo cộng sản nhưng không phải theo phái của Stalin – Mao Trạch Đông. Như vụ giết hại các nhà chí sỹ yêu nước Phan Văn Hùm và Tạ Thu Thâu người Quảng Nam vào năm 1945.
Sau năm 1954 khi nắm được chính quyền thì cuối năm 1955 đầu năm 1956 đảng đã làm cuộc “cải cách long trời, lở đất ” đã giết oan hàng vạn người trong đó có hơn hai vạn đảng viên của chính đảng cộng sản Việt Nam nhưng là những con nhà giàu đi theo đảng CS để làm cách mạng chống thực dân Pháp và chế độ phong kiến.
Thực tế cuộc cải cách này chỉ là đảng CSVN đã phát động nhân dân rồi làm cuộc nội chiến tương tàn giữa cha con, vợ chồng, thầy trò, anh em, bè bạn, xóm làng vu oan những người giàu có để đảng CS lấy cớ buộc tội rồi giết họ mà chính những người bị giết là những người con ưu tú của dân tộc sống dưới chế độ phong kiến và thực dân mà thôi !
Cũng chính vì giai cấp tính nên sau năm 1954 nắm chính quyền ở miền Bắc, đảng cộng sản Việt Nam đã luôn chủ trương dùng bạo lực để gọi là “giải phóng miền Nam”. Vì vậy, chính đảng cộng sản Việt Nam, đứng đầu là ông Hồ Chí Minh, cũng đã gây nên cuộc nội chiến hai miền Nam – Bắc kéo dài 21 năm suốt từ 1954 đến ngày 30/4/1975, mà thực tế là cuộc chiến tranh giữa hai con đường cộng sản và tư bản tự do chứ không phải là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc để giành độc lập như thời đánh Pháp. Cũng chính vì giai cấp tính, nên sau giải phóng năm 1975 thì đảng cộng sản Việt Nam lại làm cuộc cải tạo tư sản miền Nam chả khác gì cuộc cải cách năm 1956 ở miền Bắc.
Ngoài giai cấp tính đảng cộng sản Việt Nam còn có đảng tính, chính vì đảng tính nên đảng cộng sản đã cầm quyền lãnh đạo tất cả từ kinh tế đến tư tưởng văn hoá, và đảng đã luôn giám sát theo dõi từng bước đi, suy nghĩ của mọi người dân. Nói cho đúng thì vì đảng tính nên cả xã hội nước ta đã thành một nhà tù khổng lồ của các dân tộc bị áp bức và đè nén.
Bởi đảng tính nên trên trung ương thì có Ban bí thư TW đảng, tỉnh, huyện, xã, các bộ, các ban ngành thì có đảng bộ, đội, tổ thì có chi bộ. Cũng chính vì đảng tính nên mọi tổ chức nhà nước, mọi tổ chức hộ, ban ngành đều do đảng đặt ra và cho người của đảng nắm quyền lợi, và đảng CSVN đã không cho người dân lập một hội, hoặc một tổ chức, đoàn thể nào khác của dân, do dân và vì dân cả. Bởi vậy nông dân, trí thức, công nhân thực tế chỉ là những con vật “trâu, ngựa” mà đảng muốn làm gì thì làm, còn nếu chống lại thì sẽ bị đảng giết hoặc bỏ tù ngay không thương tiếc xót xa trong các phiên xử tội mạo danh là “toà án Nhân dân xét xử theo đúng luật pháp của nhà nước XHCN”.
Thực tế những kẻ nắm quyền là những người có quyền hạn tuyệt đối hơn cả vua chúa thời phong kiến xưa kia. Cho nên trong quá khứ đảng CS đã bắt tù oan những người của đảng hoặc là những trí thức yêu nước thương dân như các vụ “Nhân văn, giai nhân” sau đó là vụ “Xét lại chống đảng” rồi gần đây là vụ T4, vụ Tổng cục II và hiện nay là bắt giam hàng loạt những người yêu nước đấu tranh vì dân chủ, tự do nhân quyền….
Thực tế đảng tính nên đảng đã cướp hết mọi quyền lợi của nhân dân của dân tộc. Bởi vậy về hình thức thì chủ nghĩa Mác – Lê nin đề cao người vô sản. Nhưng vì đảng tính nên cuối cùng những người vô sản nắm chức quyền đã cướp hết mọi quyền hạn, lợi lộc và những người vô sản không có chức quyền đã trở thành những người bị bóc lột, khinh rẻ nhất trong thời đại cộng sản. Chế độ đảng trị mang nặng giai cấp tính nên chế độ độc tài đó đã tự đẻ ra đứa con quái thai điên rồ là công an, mật vụ bảo vệ chính trị của đảng CS và kể cả quân đội nữa…v.v… chúng giết người, đàn áp, lừa đảo, ăn cướp, trấn lột, hành hung, khủng bố nhân dân trong cả xã hội và luôn gây chiến tranh, hận thù là rất đúng thực tế. Trên đây là đường lối chính trị còn về kinh tế thì sao ?
Tư tưởng cộng sản “của chung” đã có từ thời cổ xưa, nhưng chỉ có các đảng cộng sản nắm quyền mới làm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể hay còn gọi là kinh tế bao cấp. Thực chất là nền kinh tế của đảng cộng sản vì của chung nên cũng là không của ai cả. Chính vì vậy mà mọi công nông trường, xí nghiệp, mọi HTX nông nghiệp, đội sản xuất đều do đảng đặt ra cầm quyền, cắt cử, điều hành tất cả. Chủ nghĩa Mác – Lê nin lại cho thương mại thặng dư là bóc lột cho tư hữu, là nguồn gốc của bóc lột nên mọi công dân chỉ được làm theo mệnh lệnh và sự cắt cử của đảng, của các cấp lãnh đạo, các công nông trường, xí nghiệp hoặc các HTX, các đội sản xuất mà thôi và đảng đã không cho người dân làm bất cứ một cái gì ngoài sự lãnh đạo, cầm quyền của đảng. Nói cho đúng thì ý muốn cá nhân, tài năng cá nhân đã không thể có được và tồn tại hoặc phát triển nổi trong chế độ kinh tế đảng trị bao cấp đó. Nền kinh tế đảng trị cộng sản đã trở thành nền kinh tế của đảng nhưng cũng không là của ai cả cho nên cán bộ có quyền hành thì tha hồ quan liêu, tham nhũng, bóc lột hà hiếp nhân dân.
Chính vì vậy, mà nền chính trị đảng trị cộng sản là một nhà tù. Nhưng nền kinh tế cộng sản cũng trở thành một nhà tù mà thôi.
Bởi nền chính trị kinh tế bao cấp đảng trị ngu dốt phi lý luôn chống lại sự phát triển của xã hội nên buộc đảng cộng sản phải đẻ ra nhiều bộ, ban ngành cồng kềnh thì mới lừa dối đàn áp bắt nhân dân phải theo đảng được. Bởi vậy, tiền của người dân để nuôi sống bộ máy đảng nhà nước và các bộ, ban ngành là rất lớn nên buộc đảng cộng sản phải bóc lột nhân dân thậm tệ thì đảng CS mới tồn tại được.
Do nền chính trị kinh tế phi lý trái với quy luật tự nhiên, quy luật phát triển nên đầu thập niên tám mươi của thế kỷ XX công nhân thì đồng lương không đủ rau, cháo, nông dân thì ngày công hai lượng lúa. Chắc có lẽ lịch sử bốn nghìn năm của dân tộc Việt Nam chưa từng có như vậy.
Năm 1986 đảng cộng sản Việt Nam hô hào đổi mới, thừa nhận quyền tư hữu. Năm 2006 đã vào WTO như vậy là đảng đã hoàn toàn phản bội lại chủ nghĩa Mác – Lê nin và con đường của Hồ Chí Minh đã chọn. Hiện đảng đang từng bước đưa dân tộc ta đi vào chủ nghĩa tư bản văn minh, tiến bộ hợp quy luật phát triển. Bởi vậy, tính giai cấp và nền kinh tế tập trung bao cấp cộng sản nay không còn nữa, nhưng đảng trị, đảng tính thì vẫn còn vì vậy xã hội hiện tại vẫn là một xã hội nhà tù và những kẻ nắm quyền hành thật sự vẫn là những kẻ sống trên quyền lợi dân tộc, trên luật pháp, trên nhân dân, trên lẽ phải và sự công bằng xã hội.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã 78 năm – 54 năm cầm quyền với sự cai trị độc tài ngu dốt của đảng, đảng CSVN đã gây cho nhân dân ta muôn vàn tai họa, và cái nguy hiểm nhất là hiện đất nước ta là một nước nghèo nàn, lạc hậu, tham nhũng độc tài, bậc nhất thế giới. Những kẻ cầm quyền thì tàn bạo, ác độc, bất nhân, bất lương, tham lam vô độ… Người dân thì chỉ biết an phận thủ thường, không dám đấu tranh dù đã có hàng triệu gia đình chạy loạn đi tìm tự do hoặc do nền luân lý cương thường của xã hội nay không còn nữa nên vợ chồng, cha con, anh em buộc phải ly tán nhau. Còn đất nước thì bị Trung Quốc chiếm đất, biển, đảo nhưng chính quyền vẫn cam chịu cúi đầu làm nô lệ cho giặc phương Bắc và luôn hô hào là anh em là đồng chí như môi với răng.*
Trên đây là những sự thật cay đắng của đất nước là dưới thời đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền. Bởi vậy, tôi mong những người cộng sản cũng như nhân dân thực sự tỉnh ngộ và phải biết căm thù tột độ chủ nghĩa Mác – Lê nin và cả với những kẻ đã rắp tâm rước tà thuyết ngoại lai này du nhập quốc nội kể từ khi đảng CSVN ra đời ngày 3/2/1930.
Hiện nay đảng CSVN đã hiện nguyên hình là một tập đoàn thống trị cực kỳ phản động, phản cách mạng nhất có tâm địa đen tối nhất trong lịch sử nước ta. Chúng đã cúi đầu làm thân trâu ngựa để luồn cúi bọn Hán tặc bành trướng phương Bắc để cốt giữ vững cho được ngai vàng quyền lực mãi mãi. Chúng đã bán nước cầu vinh làm nhục danh giá của tổ tiên ta mấy ngàn năm qua, đã vậy chúng ra sức đàn áp khủng bố dân lành và những công dân có lương tri dám đấu tranh vì nghĩa lớn. Chúng thật là những Lê Chiêu Thống hay Trần Ích Tắc thời hiện đại.
Nhưng đáng tiếc rằng có một số ít những nhân vật tranh đấu dân chủ dù lâu năm nhưng do ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi gia đình và bản thân mình hay do nhát sợ và háo danh nên đã dấn thân đấu tranh nửa vời kiểu cải lương. Và nguy hiểm nhất là họ vẫn còn hy vọng hão huyền, rằng chế độ độc tài toàn trị này và cả ĐCSVN có thể tự chuyển hoá tiến bộ được, rằng cuộc cách mạng dân chủ sẽ diễn ra trong nay mai sẽ chủ yếu do các đảng viên CSVN thức thời sắn tay tiến hành thay đổi …vv và vv….
Biết thời thế đã thay đổi, để rồi cùng nhau dũng cảm vượt qua sợ hãi cùng vùng lên đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ đảng trị độc tài tàn ác của ĐCSVN thiết lập trên đất nước này mấy thập kỷ qua, để sau đó cả dân tộc đoàn kết hòa hợp cùng chung sức đứng trên tinh thần dân tộc anh em xây dựng một nước Việt Nam đa nguyên đa đảng có tự do, dân chủ, nhân quyền và công bằng thực sự.
Trên đây là những lời chân thành của một công dân yêu nước và rất hiểu thời thế./.
Nhân kỷ niệm ngày sinh V.I Lê Nin
Nghệ An ngày 22 tháng 4 năm 2008
Cựu chiến binh CSVN – Phạm Hồng Đức

Hoa Kỳ và nguy cơ suy trầm toàn cầu

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
Vừa tuyên thệ nhậm chức hôm Thứ Hai mùng ba vừa qua, tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, bà Janet Yellen đã phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải của kinh tế Mỹ. Nhưng thế giới bên ngoài cũng chú ý đến những quyết định của Ngân hàng Trung ương Mỹ vì sóng gió đã nổi lên tại các quốc gia đang phát triển ở mọi lục địa. Qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về sóng gió này và về hiệu ứng từ Hoa Kỳ. Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, bà Janet Yellen vừa nhậm chức Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mỹ vào tuần trước. Tuần này, bà ra điều trần trước Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày Thứ Ba 11 rồi trước Thượng viện vào ngày Thứ Năm 13 và tất nhiên được hỏi về chính sách tiền tệ sắp tới. Ngoài ra, vị lãnh đạo hệ thống ngân hàng trung ương Mỹ cũng có thể được hỏi về sự biến động lan rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới và về vai trò của Hoa Kỳ. Chương trình kỳ này của chúng ta sẽ tìm hiểu về những biến động ấy vì có nhiều nguồn dư luận cho là các nước đang phát triển có thể bị khủng hoảng nặng khi Hoa Kỳ thu hồi dần biện pháp bơm tiền đã thi hành trong hơn năm năm vừa qua. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng đây là cơ hội để chúng ta thấy được ảnh hưởng thật ra vẫn rất mạnh của nước Mỹ trong luồng giao dịch toàn cầu sau hơn năm năm khốn đốn vừa qua.
Sau vụ khủng hoảng năm 2008, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ hạ lãi suất tới số không và tiến hành ba đợt bơm tiền vào kinh tế với hơn ba ngàn tỷ đô la, lần thứ ba là Tháng Chín năm 2012, với quyết định mỗi tháng bơm thêm 85 tỷ đô la cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp trở lại mức 6,5%. Trong tháng qua, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã giảm tới mức 6,6% nhưng con số này không thật vì số việc làm được tạo thêm vẫn còn quá thấp trong hai tháng liền và nhiều người nản chí hết muốn kiếm việc nên không được kể vào số thất nghiệp.
Vừa lên nhậm chức, bà Yellen được hỏi ngay về con số thất nghiệp này vì vị tiền nhiệm là ông Ben Bernanke đã thông báo là sẽ thu hồi dần lượng tiền bơm ra và nâng lãi suất khi thất nghiệp hạ tới mức 6,5%. Nói cho dễ hiểu thì tân Thống đốc phải giải trình là sinh hoạt kinh tế đã đủ khả quan chưa để đảo ngược chính sách kích thích và nâng lãi suất? Tôi thiển nghĩ rằng bà Yellen sẽ giải thích là thận trọng tiếp tục chính sách giảm dần lượng tiền bơm ra hàng tháng cho tới khi tình hình nhân dụng sáng sủa hơn thì Ngân hàng Trung ương Mỹ mới tăng lãi suất. Đó là chuyện bên trong nước Mỹ và ta có thể thấy quyết định này vào tháng tới khi Ủy ban Tiền tệ FOMC của Ngân hành Trung ương Mỹ sẽ được bà Yellen chủ tọa trong hai ngày 18 và 19.
Vũ Hoàng: Ông vừa nói đến chính sách giảm dần lượng tiền bơm ra hàng tháng thì hai tháng qua, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã hai lần giảm, mỗi lần 10 tỷ trong số 85 tỷ bơm ra mỗi tháng. Nếu so với ba ngàn tỷ đã được bơm ra thì con số 10 này có gì là nhiều?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa quả thật là như vậy nếu mình nhìn vào bên trong nước Mỹ. Từ lần thứ nhất vào Tháng 10 năm 2008 rồi lần thứ hai vào Tháng 10 năm 2010 qua lần thứ ba từ Tháng Chín năm 2012, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã bơm ra hơn ba ngàn tỷ trong hơn năm năm cho nên có thể mất cả chục năm mới trở lại bình thường như vào năm 2007. Nhưng 10 tỷ đô la cũng là lượng tư bản mỗi tháng vẫn ra vào các thị trường tài chính của hai nước láng giềng là Canada và Mexico hay bảy nước đang phát triển như Ấn Độ, Brazil, Chile, Indonesia, Thái Lan, Turkey và Ukraine. Như vậy, qua hai đợt giảm đà bơm tiền, chứ chưa phải là hút tiền về, Hoa Kỳ đã giảm 20 tỷ, cũng bằng số tư bản hàng tháng vẫn chảy vào chín nước, và đấy mới là yếu tố làm chấn động các thị trường tài chính thế giới. Có nước phải tăng lãi suất hơn gấp đôi như Turkey, có nước thì phá giá đồng bạc như Argentina.
Vũ Hoàng: Sau hơn năm năm bơm tiền kích thích kinh tế, với đợt sau cùng là bơm ra 85 tỷ đô la một tháng kể từ Tháng Chín năm 2012 thì nước Mỹ mới chỉ giảm dần lượng tiền bơm ra có 20 tỷ, nghĩa là vẫn bơm ra 65 tỷ, thì thế giới đã bị biến động. Khi ấy ra mới trở về đề mục sẽ tìm hiểu kỳ này là hoàn cảnh của các nước gọi là đang lên. Thưa ông, tình hình rồi đây sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được nói hai chuyện về bối cảnh trước khi ta đi vào vấn đề.
Biến động đã khởi sự từ Tháng Năm năm ngoái, khi lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Mỹ thông báo trước là sẽ điều chỉnh chính sách kích thích cho tinh hơn khi kinh tế Hoa Kỳ có chỉ dấu phục hồi rõ rệt hơn. Lời thông báo ấy cho thấy Hoa Kỳ sẽ đảo ngược trào lưu tiền nhiều và rẻ áp dụng từ năm 2008. Các thị trường hưởng lợi nhờ chính sách này của Mỹ bắt đầu kết luận là lãi suất tại Mỹ sẽ tăng, Mỹ kim sẽ lên giá và tư bản nóng sẽ chảy về Mỹ. Đó là chuyện thứ nhất.
Chuyện thứ hai là không chỉ có Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ mà nhiều Ngân hàng Trung ương khác – như Âu Châu, Anh quốc hay Nhật Bản từ đầu năm ngoái – cũng áp dụng biện pháp bất thường gọi là QE, gia tăng mức lưu hoạt có định lượng, tức là ào ạt bơm tiền. Việc bơm tiền ấy khiến đô la Mỹ, đồng Euro hay đồng Yen Nhật đều xuống giá. Khi ấy, các nước đang lên đều than là các nước giàu có đã mở ra “trận chiến ngoại hối”, mặc nhiên phá giá để bán hàng cho rẻ hầu thoát khỏi suy trầm. Bây giờ, khi tình hình kinh tế của khối công nghiệp hóa có vẻ khả quan hơn nên họ giảm dần việc bơm tiền thì quyết định ẩy lại làm các nước kia bị chấn động về tài chính và ngoại hối vì làm đồng bạc của họ mất giá. Vì vậy, vấn đề cũng nằm ở các nước này.

Bức tranh toàn cầu

035_pau857926_09-250.jpg
Sinh viên Trung Quốc tại một hội chợ việc làm ở thành phố Tô Châu, phía đông tỉnh Giang Tô của Trung Quốc hôm 25/7/2013. AFP photo
Vũ Hoàng: Thưa ông, nếu có thể tóm lược cho gọn thì vấn đề ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được tạm chia thế giới thành bốn nhóm quốc gia tính theo mức lợi tức từ giàu đến nghèo để mình có bức tranh toàn cầu.
Nhóm thứ nhất có một tỷ 300 triệu dân của các nước công nghiệp hóa với lợi tức bình quân một đầu người là trên 12 ngàn đô la một năm. Nhóm thứ hai là các nền kinh tế đang lên gồm có dân số là hai tỷ tư, mỗi người có lợi tức từ bốn ngàn tới 12 ngàn, đây là nhóm quốc gia năng động và có tham vọng bắt kịp khối công nghiệp hoá ở trên. Bên dưới thì có nhóm thứ ba còn đông đảo hơn vì có đển hai tỷ rưỡi thuộc loại có lợi tức trung bình thấp và bị nguy cơ rơi vào bẫy xập của lợi tức trung bình, với mỗi người kiếm được từ một cho đến bốn ngàn đô la một năm. Việt Nam thuộc vào nhóm này và cả tỷ người Trung Quốc cũng chỉ có số lợi tức nghèo nàn như vậy. Sau cùng là nhóm cực nghèo, đa số tại Phi Châu, gồm có 850 triệu người một năm chưa kiếm ra được một ngàn đồng, mỗi ngày chưa có ba đô la để sống.
Bây giờ, trong vụ tổng suy trầm từ năm 2008, thế giới cứ nói đến cuộc khủng hoảng của tư bản chủ nghĩa và sự suy sụp tất yếu của khối công nghiệp hóa, của các nền kinh tế Âu-Mỹ-Nhật. Song song, người ta ngợi ca sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc, hay của nhóm BRIC là Brazil. Liên bang Nga, Ấn Độ và Trung Quốc theo trò quảng cáo của một tập đoàn đầu tư Mỹ. Nhìn rộng hơn vậy, người ta còn cho rằng nhóm kinh tế gọi là đang lên sẽ là đầu máy đưa kinh tế toàn cầu ra khỏi nạn trì trệ, suy trầm.
Thật ra, trong các nền kinh tế đang lên chỉ có Nam Hàn, Đài Loan và Chile mới đủ điều kiện gia nhập thành phần công nghiệp hoá giàu có. Còn lại, ngần ấy quốc gia trong nhóm BRIC hay BRICS nếu kể thêm Nam Phi, và từ Trung Nam Mỹ qua Á Châu, Âu Châu, hàng loạt quốc gia đang ở mé bờ khủng hoảng, mỗi quốc gia vì một lý do. Việc Hoa Kỳ giảm đà bơm tiền và sau này sẽ nâng lãi suất không là cái nhân của khủng hoảng mà chỉ là cái duyên thôi.
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ nói về các lý do đó thưa ông. Cái nhân của khủng hoảng là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi trộm nghĩ rằng hai nước rộng lớn nhất mà có nhiều khó khăn nhất chinh là Trung Quốc và Liên bang Nga. Trung Quốc có ưu thế đã tàn là dân số rất đông mà lại ngập trong núi nợ sẽ sụp đổ và khi đang phải chuyển hướng thì sự chuyển dịch tư bản nóng ra khỏi trị trường có thể là cái duyên của khủng hoảng khi bónh bóng đầu cơ sẽ bể. Liên bang Nga có ưu thế đã tàn là giá dầu thô và khí đốt hết tăng mà còn có thể giảm mạnh do cuộc cách mạng về công nghệ năng lượng trong các nước công nghiệp hoá, trước tiên là tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, Nga cũng có một núi nợ nguy ngập của 83 địa phương mà chính quyền trung ương không thể thanh toán nổi. Người ta ít thấy là sau cuộc vui Thế vận hội mùa Đông tại Sochi, nước Nga mới rơi vào mùa Đông thật!
Kế tiếp, ta có hàng loạt quốc gia lớn nhỏ như Ấn Độ, Brazil, Argentina, Turkey, Indonesia, Ukraine đều đang có nhiều vấn đề nội tại như nhập siêu và thiếu ngoại tệ, hay lạm phát, tham ô, đầu cơ tài chính trong một thị trường bấp bênh. Thái Lan có nền kinh tế tương đối quân bình hơn mà bị động loạn chính trị liên miên nên cũng khiến cho giới đầu tư nản chí mà rút lui. Việt Nam có sự ổn định chính trị trên bề mặt chứ nền móng kinh tế lại thua kém, bị nhập siêu và thâm hụt vãng lại còn tệ hơn nên dự trữ ngoại tệ quá mỏng không thể ứng phó được với biến động.
Trong một giai đoạn khá lâu, tiền nhiều và rẻ từ Hoa Kỳ tuôn qua mấy xứ đó đã phần nào khỏa lấp thực tế đen tối ở dưới, thậm chí còn tráng lên một lớp men của đầu cơ tài chính và phồn vinh giả tạo. Khi kinh tế Mỹ có triển vọng sáng sủa hơn và tư bản như thủy triều rút về thị trường Mỹ thì các chứng tật bên trong sẽ được phơi bày và càng gặp khó khăn thì tư bản sẽ rút càng lẹ.
Vũ Hoàng: Trong cả chục quốc gia ông vừa nhắc tới thì hoàn cảnh mỗi nước lại mỗi khác, thế thì đâu là yếu tố chung có thể dẫn tới nạn suy thoái kinh tế hay khủng hoảng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta có loại quốc gia xuất khẩu nguyên nhiên vật liệu gọi là thương phẩm thì bị suy sụp khi thương phẩm mất giá, là điều đã xảy ra. Chúng ta có loại quốc gia chuyên về xuất khẩu hàng chế biến thì có lợi khi đồng bạc mất giá so với tiền Mỹ, nhưng phải trả hóa đơn nhập khẩu đắt hơn và bề nào cũng khó xuất cảng hơn khi Hoa Kỳ giảm dần số nhập của mình. Chúng ta có loại quốc gia đã hội nhập về tài chính với các nước giàu và mở cửa cho tiền Mỹ rất rẻ chảy vào kiếm lời nhờ lãi suất cao hơn. Khi luồng tư bản nóng đó tràn vào thì có thể thổi lên bóng bóng đầu cơ, khi nó tháo chạy thì bóng bể và gây ra khủng hoảng. Nguy hại nhất là hoàn cảnh của các nước vay tiền Mỹ rất rẻ trong ngắn hạn để trút vào dự án dài hạn ở nhà, trả bằng nội tệ, khi giới đầu tư rút tiền về thì cả kiến trúc bấp bênh đó sụp đổ.
Yếu tố chung ở đây là trong khung cảnh toàn cầu hóa, các nước có thể huy động được phương tiện của xứ khác để làm giàu cho mình, thí dụ như qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Nhưng làm gì thì cũng phải có nội lực và định chế vững mạnh bên trong. Nếu không nghĩ tới đầu tư mà chỉ muốn đầu cơ thì khi thị trường đảo chiều là mình sụp đổ là điều có thể xảy ra từ năm nay. Mexico đã bị như vậy năm 1994 và các nước Đông Á cũng thế vào năm 1997. Vì vậy, nguy cơ suy trầm của các nước là điều có thật. Nếu có oán Mỹ hay giới đầu tư thì cũng vô ích. Ngân hàng Trung ương Mỹ chỉ có thể phối hợp với các nước khi chuyển hướng, chứ nhiệm vụ ưu tiên của vẫn là bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, như bà Janet Yellen trình bày trước Quốc hội vào tuần này.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.

Dân cạn tiền, lấy đâu tăng trưởng

- Nhiều cửa hàng, DN tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã mở hàng đầu năm. Dù đã có hàng loạt các chương trình khuyến mãi, tặng quà nhưng đều có chung nỗi buồn là sức mua yếu kém. Khi người dân cạn tiền, chi tiêu ít thì DN khó nghĩ đến tăng trưởng.
Hệ thống siêu thị mở cửa sớm nhất có lẽ là Co.opmart, bắt đầu từ 8h sáng đến 12h trưa từ mùng 2 Tết và từ mùng 5 Tết đã hoạt động bình thường trở lại cùng với chương trình giảm giá lên đến 49% dành cho 600 sản phẩm và tặng 180.000 bao lì xì đầu năm. Tiếp theo là hàng loạt các hệ thống siêu thị như Big C, Metro, Fivimart, Ocean Mart… mở cửa hoạt động bình thường trở lại từ sáng mùng 3 Tết cùng nhiều chương trình khuyến mại, áp dụng cho hàng nghìn mặt hàng, có mức giảm giá từ 5-35%.
Các siêu thị điện máy như Pico, Trần Anh, Nguyễn Kim… cũng đồng loạt mở cửa vào ngày 5 và 6 Tết cùng với tưng bừng khuyến mãi, giảm giá mạnh hàng trăm mặt hàng, nhiều nhất, giảm tới 50% để kéo khách.
kinh tế, sức mua, tồn kho, sản xuất, siêu thị, mua sắm, khuyến mãi, mở cửa, DN.
Đầu năm, tình hình mua sắm tại các siêu thị khá vắng vẻ
Tuy nhiên, nhận xét chung là số lượng khách đến các siêu thị mua sắm đầu xuân khá vắng vẻ, kém xa so với những năm trước. Nhiều siêu thị khách lác đác, các quầy thanh toán thưa thớt. Lãnh đạo các siêu thị đều ngậm ngùi cho biết, không chỉ những ngày đầu xuân mà ngay cả đợt sắm Tết vừa qua sức tiêu thụ cũng giảm.
Bên cạnh hệ thống siêu thị thì các chợ truyền thống đến nay tất cả đã hoạt động trở lại, tuy nhiên khác với các năm trước là không khí mua bán kém phần sôi động, dù cho giá cả thực phẩm đều không tăng giá.
Lý giải về vấn đề sức mua kém, các ý kiến đều cho rằng, do kinh tế khó khăn, thu nhập giảm nên hầu hết các gia đình phải thắt chặt chi tiêu, chính vì vậy mà Tết đến thì không khí mua bán cũng chẳng sôi động nhiều. Nhu cầu thấp thì giá cả hàng hóa không thể tăng.
kinh tế, sức mua, tồn kho, sản xuất, siêu thị, mua sắm, khuyến mãi, mở cửa, DN.
Thu nhập giảm nên hầu hết các gia đình phải thắt chặt chi tiêu
Sức mua suy giảm thì hàng hóa khó tiêu thụ mạnh là điều đáng lo ngại đối với sản xuất, cứ nhìn vào các chỉ số kinh tế vĩ mô tháng 1/2014 thì thấy rõ, Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa cho biết. Tháng 1/2014 là tháng giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu sắm Tết của người dân luôn cao nhất trong năm vậy nhưng chỉ số giá (CPI) chỉ tăng 0,69% so với tháng 12/2013, mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. CPI tăng chậm trong tháng Tết là dấu hiệu cho thấy sức mua của nền kinh tế còn thấp.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, sản xuất công nghiệp tháng 1/2014 chỉ tăng 3%, tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đầu năm 2014 tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2013 vẫn là mức khá cao, có thể thấy khó khăn vẫn còn tiếp diễn, ông Kiêm nhận xét.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, Tết năm nay lượng hàng tồn kho tại các siêu thị khá nhiều chủ yếu là các mặt hàng ký gửi. Theo thống kê, sức tiêu thụ tại siêu thị Tết 2014 chỉ bằng 85% so với Tết năm 2013. Nguyên nhân tồn kho chủ yếu do sức mua giảm.
Hàng loạt các DN sản xuất hàng tiêu dùng cung cấp cho các siêu thị tại Hà Nội cho biết, Tết 2014 vừa qua các siêu thị nợ họ rất nhiều tiền hàng, dù gắt gao đi đòi mà vẫn không được thanh toán. Các DN không khỏi lo lắng sẽ thiếu vốn để quay vòng sản xuất các tháng tới, khi tiền không đòi được và hàng tồn kho cao.
Với nhu cầu giảm mạnh sau Tết Nguyên đán, càng khẳng định sức mua còn yếu kém. Một khi sức mua tăng chậm sẽ tác động tới động lực cho sản xuất. Nói đơn giản, khi túi tiền của dân đã cạn thì DN khó có thể hy vọng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Kéo theo đó, tăng trưởng GDP trong quý I/2014 cũng chưa thể hồi phục mạnh.
Trần Thủy

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Nhìn từ đại án lừa đảo 4.000 tỷ của siêu lừa Huyền Như – Vietinbank: Năm 2014, nhiều ngân hàng sẽ khủng hoảng nặng, đối mặt với đổ vỡ

...cc : Nhiều lần tôi đã nói trong  phần Điểm tin về vụ “Siêu lừa Huyền Như”- Cái nầy là chúng cấu kết nhau Trong Ngoài ăn chia nhau để cướp tiền của Ngân hàng “bị gạt”  (Dân gởi + Vay NHNN…) một cách trắng trợn công khai, chớ lừa cái gì mà Siêu???- Huyền Như đã khai rằng : 4.000 Tỉ thì chúng ăn hết 2.600 Tỉ – mà đến khi xử thì Bà ta còn mắc nợ thêm 1.000 Tỉ nữa – Lừa là khi nào dùng thủ đọan mánh khóe… để lấy 4.000 tỉ mà không tốn một xu ăn chia kìa.- Ở đây không có chuyện lứa đâu mà Siêu. Đây là ” Ăn cướp có giấy chứng nhận” mới đúng.

Boxitvn

Phỏng vấn TS Phạm Chí Dũng
Phóng viên tự do Phạm Bảo Ân thực hiện
image Sáng ngày 27-1, Toà án nhân dân TP.HCM đã tuyên án Huỳnh Thị Huyền Như lĩnh án chung thân, Vietinbank (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam) không có trách nhiệm phải bồi thường gì cả.
Thế là vụ đại án lừa đảo lên đến 4.000 tỷ đồng của siêu lừa Huyền Như cùng đồng bọn liên quan trực tiếp tới ngân hàng Vietinbank đã chính thức khép lại. Và đã có nhiều đánh giá cho rằng bản án được tuyên đã gây thất vọng nặng nề so với những gì mà dư luận trông đợi.
Trước đại án này, nhà báo tự do-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định: “Trong khi thống đốc Nguyễn Văn Bình luôn luôn hô hào người dân gửi tiền vào ngân hàng vì đó là một kênh an toàn. Nhưng an toàn như kiểu Vietinbank thì có xứng đáng gọi là an toàn hay không? Hay là quá rủi ro?”
Từ đại án này, TS Phạm Chí Dũng bàn luận những vấn đề bất ổn sâu sắc của hệ thống ngân hàng đã và đang xảy ra. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế đất nước và đời sống người dân ra sao trong thời gian sắp tới. Liệu năm 2014, ngành Ngân hàng Việt Nam có thể “mã đáo thành công” hay phải đối mặt với nhiều đổ vỡ, thử thách sinh tử?
Phạm Bảo Ân

Phạm Bảo Ân: Xin ông cho biết từ đại án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo 4.000 tỷ đồng liên quan đến Vietinbank (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam) cho thấy những lỗ hổng gì trong hệ thống ngân hàng hiện nay?
TS Phạm Chí Dũng: Từ vấn đề Vietinbank nhìn rộng ra cho thấy những lỗ hổng và rác rất lớn trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Cách quản lý của ngân hàng như thế nào mà để xảy ra vụ đại án Huỳnh Thị Huyền Như có thể lấy trọn gói 4.000 tỷ đồng của ngân hàng một cách ngon trớn như thế? Và không chỉ Vietinbank mà nhiều ngân hàng khác cũng dính chùm trong đó.
Đã có một đặc thù trong suốt thời gian vừa rồi, ít nhất là 3 năm gần đây các ngân hàng đã gầy dựng quan hệ sở hữu chéo, sở hữu cổ phần chéo với nhau và thông qua hệ thống liên ngân hàng, thị trường liên ngân hàng và mang nợ chồng chéo lẫn nhau. Chính xác là như vậy. Số nợ đó ngay cả bản thân Ngân hàng nhà nước cũng không nắm được và ngay cả Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia cũng không nắm được.
Trước đây, năm 2011, chính ông Lê Xuân Nghĩa lúc đó là phó chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia đã nói bản thân cũng không nắm được vấn đề nợ xấu ngân hàng. Sau này chính ông Vũ Viết Ngoạn, chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, cũng đánh giá Ngân hàng nhà nước cũng không thể nắm được và không có thống kê nào chính xác từ các địa phương về vấn đề nợ xấu của các ngân hàng.
Phạm Bảo Ân: Xin ông nói rộng ra hơn về bản chất nợ xấu như thế nào hiện nay?
TS Phạm Chí Dũng: Nói rộng ra một chút về vấn đề bản chất nợ xấu thì Ngân hàng nhà nước gần đây nhất có những báo cáo nợ xấu trong bất động sản. Trước đó là 10%, rồi giảm xuống còn 8% và bây giờ là 6%. Bộ Xây dựng cũng có con số nợ xấu bất động sản khoảng 6%. Nhưng giữa năm 2012, lần đầu tiên Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia công bố con số đáng giật mình là nợ xấu từ 35-37%, tức là gấp 6 lần con số báo cáo của Ngân hàng nhà nước và Bộ xây dựng.
Trước đó cuối năm 2011 có báo cáo rất chi tiết về tình hình nợ và nợ xấu trong các ngân hàng hơn 100 trang, tôi nhớ là như vậy. Thế nhưng không hiểu vì sao báo cáo đó không được công bố và dư luận cho là báo cáo đó đã bị ỉm đi, bị ngăn chặn, thậm chí là bị ngăn chặn từ trên bàn của các lãnh đạo Chính phủ.
Trở lại vấn đề Vietinbank, lúc đó Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia đã đặt vấn đề nợ xấu của Vietinbank nhưng không ai ngó ngàng gì hết. Lúc đó Vietinbank chỉ là một trong những ngân hàng mà uỷ ban này nghi ngờ về nợ xấu mà thôi. Nếu như lúc đó – cuối năm 2011 – mà giải quyết vấn đề Vietinbank và giải quyết vấn đề nợ xấu, điều tra làm rõ, thanh tra làm rõ thì chưa chắc đã xảy ra những vụ án như Huỳnh Thị Huyền Như. Lúc đó còn kịp để ngăn chặn những bàn tay như Huỳnh Thị Huyền Như và chưa chắc đã có chuyện mất đi 4.000 tỷ đồng. Nhưng sau đó người ta không làm gì cả và thời gian cứ trôi đi, trôi đi và cho đến tháng 5-2012, tôi nhớ chính Vietinbank là một trong những ngân hàng đầu tiên phải kêu lên về nợ xấu và đánh giá thực chất vấn đề hoạt động của hệ thống ngân hàng không được ổn. Lúc đó họ chỉ nói là “không được ổn”, không nói là yếu kém.
Nhưng đến cuối năm 2013 thì chúng ta thấy vấn đề như thế nào, tình hình như thế nào? Cuối năm 2013, lần đầu tiên đã phải dùng từ “đổ vỡ” đối với ngân hàng.
Phạm Bảo Ân: Ông có thể giải thích cụ thể hơn về việc lần đầu tiên phải dùng từ “đổ vỡ” với ngân hàng?
TS Phạm Chí Dũng: Từ “đổ vỡ” đây không phải chỉ được phản ánh từ giới phản biện độc lập. Giới phản biện độc lập đã nêu ra vấn đề này từ cuối năm 2011 và đầu năm 2012. Và cuối năm 2013 thì chính chuyên gia Võ Trí Thành nhắc lại lời một số tổng giám đốc ngân hàng đã bắt đầu đề cập đến từ “đổ vỡ”. Và gần đây nhất là ai? Chính ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư. Ông chính là người đã nêu vấn đề về khả năng có thể vỡ nợ quốc gia.
Còn từ tháng 4-2012 thì trong Diễn đàn kinh tế mùa xuân, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam mà tôi cho là một trong những chuyên gia thức tỉnh, đã nói về vấn đề nợ và nợ xấu. Lúc đó ông đã đưa ra con số từ 500.000-540.000 tỷ đồng nợ xấu, khác hẳn con số từ 135.000 tới 200.000 tỷ đồng nợ xấu mà Ngân hàng nhà nước báo cáo. Vấn đề nằm ở chỗ đó.
Cho nên vấn đề Vietinbank chính là một hệ quả và một hậu quả của ngày nay mà thôi, được dẫn dắt từ quá khứ và nó sẽ trôi dạt cho tới tương lai. Trôi dạt đi về đâu, mãi tới đâu thì không ai biết được, chỉ biết rằng cứ để tình trạng như thế này thì nhiều vụ như Huyền Như sẽ tiếp tục xảy ra.
Trong khi thống đốc Nguyễn Văn Bình luôn luôn hô hào người dân gửi tiền vào ngân hàng vì đó là một kênh an toàn. Nhưng an toàn như kiểu Vietinbank thì có xứng đáng gọi là an toàn hay không? Hay là quá rủi ro?
TS Phạm Chí Dũng
Phạm Bảo Ân: Vậy cần đặt lại, nhìn lại những vấn đề gì từ những sự việc như trên thưa ông?
TS Phạm Chí Dũng: Thứ nhất là vấn đề trách nhiệm quản lý và điều hành hệ thống tín dụng của Ngân hàng nhà nước để đâu? Thứ hai tại sao Tổng thanh tra nhà nước đã có một quyết định thanh tra đối với Ngân hàng nhà nước, trong đó đặc biệt chú tâm vào vấn đề quản lý, điều hành thị trường vàng và tín dụng từ đầu năm 2013, vậy mà cho đến nay vẫn chưa hề công bố kết quả? Trong khi đó lịch thanh tra, kế hoạch thanh tra chỉ kéo dài trong khoảng 6 tháng mà thôi nhưng đến giờ vẫn không công bố kết quả là sao?
Điều đó cho thấy chẳng lẽ lại có một sự “sở hữu chéo” giữa cơ quan thanh tra với Ngân hàng nhà nước hay sao? Và chính thanh tra nhà nước cũng đã đặt vấn đề về việc cuối năm 2011 tình hình tín dụng ngân hàng đặc biệt lộn xộn. Lãi suất gần như buông trôi. Lúc đó là một cuộc đua lãi suất cho vay và đua lãi suất tín dụng. Lãi suất tín dụng, tiền gửi lúc đó là trên 20%, lãi suất cho vay ở thị trường liên ngân hàng, giữa ngân hàng và thị trường doanh nghiệp lên tới 30%.
Những việc đó không chỉ vi phạm quy định mà còn vi phạm pháp luật, đã làm cho các doanh nghiệp trở nên khốn đốn, đẩy nhanh tình trạng các doanh nghiệp phá sản và buộc phải giải thể. Vào cuối năm 2011, con số công bố doanh nghiệp buộc phải giải thể, ngừng hoạt động phá sản đã lên đến 55.000, chỉ theo con số báo cáo chính thức.
Nhưng vào đầu năm 2013 thì chính Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải công bố con số giải thể và phá sản của các doanh nghiệp lên tới chẵn 100.000 doanh nghiệp. Nhưng số thực tế có thể cao hơn nữa.
Trở lại vấn đề Vietinbank và liên quan đến vụ đại án Huỳnh Thị Huyền Như, chính do cơ cấu “sở hữu chéo” đã không được minh bạch hoá, không được kiểm tra, không được giám sát và không được xử lý tới nơi tới chốn cho nên để xảy ra những vụ án như ngày nay. Và trong đó chính xác phải nói đến trách nhiệm của Hội đồng quản trị và ban giám đốc của Vietinbank.
Phạm Bảo Ân: Ông đặt vấn đề về “trách nhiệm” của Vietinbank trong vụ đại án Huỳnh Thị Huyền Như như thế nào?
TS Phạm Chí Dũng: Tôi đặt câu hỏi: tại sao toàn bộ thành viên lãnh đạo của Vietinbank lại muốn bỏ qua vụ Huỳnh Thị Huyền Như nhanh chóng như vậy và họ không thừa nhận một trách nhiệm nào thuộc về họ? Đó là vấn đề thứ nhất.
Vấn đề thứ hai là trách nhiệm của Vietinbank đối với hoạt động tiền gửi của các doanh nghiệp và người dân như thế nào trong vụ Huỳnh Thị Huyền Như? Liệu có thu hồi được 4.000 tỷ đồng đó hay không? Phần tiền của Vietinbank là bao nhiêu? Phần liên quan tới hoạt động tiền gửi của doanh nghiệp và của người dân, đặc biệt của người dân là bao nhiêu? Nếu không làm rõ được vấn đề đó liệu có khơi mào và khôi phục niềm tin của công chúng đối với thị trường tiền gửi hay không?
Trong khi thống đốc Nguyễn Văn Bình luôn luôn hô hào người dân gửi tiền vào ngân hàng vì đó là một kênh an toàn. Nhưng an toàn như kiểu Vietinbank thì có xứng đáng gọi là an toàn hay không? Hay là quá rủi ro?
Và tôi muốn nêu lên một vấn đề nữa là thế này: không phải vô cớ mà gần đây Bộ Chính trị giao cho ban Nội chính Trung ương giám sát ngân hàng. Không phải vô cớ mà suốt từ đầu năm 2012 đến nay diễn ra hàng loạt vụ bắt giam và khởi tố một số giám đốc chi nhánh ngân hàng, trong đó ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) là quán quân vô địch Việt Nam về chuyện này.
Đây không chỉ là ngân hàng vô địch về mặt tiền gửi mà còn là ngân hàng quán quân về số lượng giám đốc, cán bộ, lãnh đạo bị bắt giữ liên quan tới các hoạt động vi phạm pháp luật trong hoạt động tín dụng. Và gần đây nhất là ngân hàng Việt Á. Điều đó cho thấy có một động thái nào đó từ Bộ chính trị hay nói cụ thể hơn là từ Ban Nội chính Trung ương đối với việc chi phối giám sát dần các ngân hàng.
Và đặt thêm một câu hỏi: liệu động thái này có liên quan gì tới sự xuất hiện của ông Nguyễn Bá Thanh ở phiên toà xử Dương Chí Dũng mà trong đó Dương Chí Dũng đã khai ra một mật báo của một người rất cao, được coi là thứ trưởng, thậm chí là thứ trưởng thường trực của Bộ Công an, để Dương Chí Dũng bỏ trốn hay không?
Thêm một yếu tố nữa là vừa qua Uỷ ban thường vụ quốc hội đã đưa ra một dự thảo về điều chỉnh và bổ sung luật phá sản. Trong đó đặc biệt quan trọng là chấp nhận cho phá sản các tổ chức tín dụng, ngân hàng nằm trong các tổ chức tín dụng. Và chỉ cần Ngân hàng nhà nước dỡ bỏ tình trạng kiểm soát đặc biệt của một tổ chức tín dụng nào đó và sau đó tổ chức tín dụng đó vẫn không có khả năng thanh toán, vẫn mất thanh khoản thì coi như hiển nhiên là tổ chức tín dụng đó phá sản.
Cùng với tình hình hoạt động rất lộn xộn, hàm chứa nhiều rủi ro là tình hình nợ xấu rất cao của ngân hàng hiện nay. Và cho thấy những bất an của hệ thống ngân hàng trong tương lai.
Và dường như các cơ quan nhà nước và bản thân quốc hội, kể cả Bộ chính trị cũng đang phải tính tới, thậm chí phải chấp nhận tình trạng phá sản của một số ngân hàng nào đó trong tương lai. Và tương lai đó có lẽ không còn xa…
TS Phạm Chí Dũng
Phạm Bảo Ân: Việc Ban thường vụ quốc hội đưa ra dự thảo này cho thấy những điều gì hiện nay thưa ông?
TS Phạm Chí Dũng: Cho thấy rằng cùng với tình hình hoạt động rất lộn xộn, hàm chứa nhiều rủi ro là tình hình nợ xấu rất cao của ngân hàng hiện nay. Và cho thấy những bất an của hệ thống ngân hàng trong tương lai.
Và dường như các cơ quan nhà nước và bản thân quốc hội, kể cả Bộ chính trị cũng đang phải tính tới, thậm chí phải chấp nhận tình trạng phá sản của một số ngân hàng nào đó trong tương lai. Và tương lai đó có lẽ không còn xa.
Cũng đầu năm 2014, Ngân hàng nhà nước đã ban hành một chỉ thị, dù là một chỉ thị thường kì đầu năm của Ngân hàng nhà nước, nhưng đặc biệt nhấn mạnh nội dung không cho các ngân hàng được tiếp tục tái cơ cấu nợ nữa trong năm 2014.
Giữa chỉ thị của Ngân hàng nhà nước với dự thảo phá sản các tổ chức tín dụng của Uỷ ban thường vụ quốc hội có một mối quan hệ liên đới móc xích với nhau. Đồng thời cho thấy tình trạng nợ xấu của các ngân hàng đã trở nên khó khăn tới mức Ngân hàng nhà nước có lẽ không còn bao sân được nữa, không còn “bảo kê” được nữa…
TS Phạm Chí Dũng
Phạm Bảo Ân: Nội dung này nói lên những điều gì quan ngại trong thời gian tới nữa đây, thưa ông?
TS Phạm Chí Dũng: Cho thấy là giữa chỉ thị của Ngân hàng nhà nước với dự thảo phá sản các tổ chức tín dụng của Uỷ ban thường vụ quốc hội có một mối quan hệ liên đới móc xích với nhau. Đồng thời cho thấy tình trạng nợ xấu của các ngân hàng đã trở nên khó khăn tới mức Ngân hàng nhà nước có lẽ không còn bao sân được nữa, không còn “bảo kê” được nữa.
Những năm trước Ngân hàng nhà nước còn có thể tái cơ cấu nợ cho các ngân hàng thương mại, bằng chứng là quyết định số 780 vào tháng 4-2012 đã cho phép các ngân hàng tái cơ cấu nợ và giải quyết khoảng 235.000 tỷ đồng. Đến giữa năm 2013, Ngân hàng nhà nước lại một lần nữa đồng ý cho các ngân hàng tái cơ cấu nợ. Nhưng bây giờ thì không còn nữa.
Vào giữa năm 2013, Ngân hàng nhà nước đã ra thông tư 02 phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với các ngân hàng. Điều đó có nghĩa là nếu áp dụng thông tư này một cách triệt để với thời hiệu khởi động vào giữa năm 2014 (tháng 6) thì các ngân hàng buộc phải sử dụng vốn lưu động và trong vốn lưu động lại là tiền gửi của người dân để trích lập dự phòng rủi ro. Và do đó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới vòng vay vốn của ngân hàng và tình hình hoạt động cho vay cũng như đầu tư của các ngân hàng.
Sau khi Ngân hàng nhà nước ban hành thông tư 02, đến cuối năm 2013 nhiều ngân hàng đã phản ứng về chuyện đó. Họ cho rằng thông tư này đã đẩy các ngân hàng vào thế rất khó khăn, thậm chí gọi là “thế chân tường”.
Phạm Bảo Ân: Các ngân hàng phản ứng dữ dội như thế phản ánh điều gì đây?
TS Phạm Chí Dũng: Điều đó phản ánh là các ngân hàng đang ở thế quá khó rồi, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ và thậm chí kể cả những ngân hàng hạng trung. Nhóm ngân hàng G5, G12 có thể chưa bị ảnh hưởng nhưng những ngân hàng nhỏ, trung sẽ bị thiếu thanh khoản đầu tiên.
Đó là vấn đề rất lớn, vấn đề thiếu thanh khoản của ngân hàng đã được nêu ra từ đầu năm 2012 rồi. Chỉ thừa thanh khoản ở một số ngân hàng lớn nhưng nhiều ngân hàng nhỏ vẫn thiếu thanh khoản. Bằng chứng là các ngân hàng này vẫn âm thầm lén lút nâng cao lãi suất huy động để thu hút tiền gửi từ người dân.
Hiện nay Ngân hàng nhà nước đã cho thấy đã không thể bao sân được các ngân hàng thương mại nữa, và một trong những điều kiện lớn nhất của dự thảo luật phá sản đối với tổ chức tín dụng là khi phá sản thì phương án ưu tiên là phải thanh toán cho nhà nước. Không thấy có đề cập đến thanh toán cho người dân mà là thanh toán cho nhà nước. Có nghĩa là những dư luận đồn đãi về việc ngân sách eo hẹp, ngân sách cạn kiệt tiền mặt đang có vẻ đúng.
Phạm Bảo Ân: Ông có thể dẫn chứng vài điều thực tế chứng minh rằng ngân sách nhà nước, Ngân hàng nhà nước đang cạn kiệt tiền mặt theo số lời đồn đãi gần như đang là sự thật?
TS Phạm Chí Dũng: Một trong những chứng minh rõ nhất về việc Ngân hàng nhà nước, ngân sách gần như cạn kiệt tiền mặt đó là năm 2012, 2013 đã không hề có bất kì một gói kích cầu nào để cứu vãn nền kinh tế. Trong khi đó năm 2009 có một gói kích cầu lên đến 143.000 tỷ đồng (tương đương 8,5 tỷ USD) và giải quyết tạm thời sự phục hồi của hai thị trường là bất động sản và chứng khoán. Nhưng đó là hai thị trường đầu cơ và nền kinh tế là ăn theo. Còn cả năm 2013 thì không có một thị trường nào được đầu cơ và một nền kinh tế nào ăn theo cả.
Từ tất cả, hãy nhìn lại vấn đề ngân hàng, cuối cùng cũng là ngân hàng. Có lẽ cần tới lúc phải xác định ngân hàng là một tác nhân đã bắt gần như toàn bộ khối doanh nghiệp sản xuất, nền kinh tế và cả người dân làm “con tin” của nó trong suốt những năm qua. Và ai trục lợi, hưởng lợi từ việc đó? Chính là nhóm lợi ích ngân hàng.
Phạm Bảo Ân: Theo ông, chúng ta phải giải quyết vấn đề “ngàn cân treo sợi tóc” mà ngân hàng đã gây ra lâu nay ra sao đây, cứu vãn thế nào đây?
TS Phạm Chí Dũng: Bây giờ muốn giải toả vấn đề này, cải thiện vấn đề này thì phải làm sao? Nhờ vào Ban nội chính Trung ương giám sát ngân hàng hay là Ban Kinh tế Trung ương? Đó là hai ban quan trọng của Đảng, đó là hai ban mà vừa qua không có một uỷ viên Trung ương Đảng nào được trở thành uỷ viên Bộ Chính trị. Hay là cần có sự giám sát của người dân, hay là đặt trách nhiệm trực tiếp với Thống đốc Ngân hàng nhà nước?… (im lặng).
Xin cảm ơn ông đã dành thời gian trả lời!
PB.A. – P.C.D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét