Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Lượm lặt - Vụ nổ súng ở Văn Giang ngày 10-2-2014 - Liệu Việt Nam có làm lễ kỷ niệm cuộc chiến biên giới 1979?

Chính trị – Xã hội

Nói lại về trận Hoàng Sa  -(BBC) -  Cựu quân nhân VNCH phản bác bài của tác giả Bill Hayton về hải chiến Hoàng Sa 1974. Liệu Việt Nam có làm lễ kỷ niệm cuộc chiến biên giới 1979?  -(RFA)   –  Nhóm No-U tổ chức tưởng niệm ngày TQ tấn công VN 17/2  -(RFA)
Tin vào giới trẻ  -(BBC) -  Nhưng nay tôi tin rằng Indonesia đang là quốc gia xứng đáng lãnh đạo Asean.  – Vì không giàu bằng Singapore, không cố ‘thuần khiết tôn giáo’ như Malaysia, không ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ như Việt Nam, nhưng Indonesia cũng không sợ tương lai và không nhìn giới trẻ đông đảo của họ với con mắt hoài nghi.
Tự do báo chí : Việt Nam vẫn trong số 10 nước cuối bảng  -(RFI)    —  RSF: Việt Nam đứng gần chót về tự do báo chí  -(RFA)   —   Việt nam tụt lùi về tự do tôn giáo  -(RFA)   —   Việt Nam được xếp hạng 174 trên 180 về tự do báo chí  -(RFA)   —    Quốc tế báo động tình hình tự do báo chí tại Việt Nam  -(VOA)
Thành lập Quỹ Yểm trợ-Kết nghĩa với Tù nhân Lương tâm Việt Nam  -(RFI)
Tư gia của ông Huỳnh Ngọc Tuấn bị tấn công  -(RFA)   —   Thư kêu cứu của gia đình Huỳnh Thục Vy  -(DLB) ________________________________________________________________________________________ Tin giờ chót: CA Đồng Tháp âm mưu bỏ tù những người đến thăm anh Nguyễn Bắc Truyển  -   CTV Danlambao – Liên quan đến vụ việc côn an Đồng Tháp đánh đập và bắt giam 21 người khi đến thăm nhà anh Nguyễn Bắc Truyển hôm 11/2/2014. Vào lúc 23 giờ khuya ngày 12/2/2014, ông Lưu Trọng Kiệt cho biết 18 người đã rời khỏi trại giam CA huyện Lấp Vò sau hơn một ngày một đêm bị giam giữ phi pháp. Tuy nhiên, 3 người còn lại vẫn tiếp tục bị cơ quan CA giam giữ gồm có: chị Bùi Thị Minh Hằng, chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh.
Khi ông Lưu Trọng Kiệt chất vấn lý do tiếp tục giam người, phía công an trả lời rằng 3 người bị giữ lại để làm các ‘thủ tục hình sự’. Một nguồn tin cho biết, hai chị Bùi Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh đã bị công an áp giải lên xe tù đưa về Sài Gòn. Nhiều khả năng công an đang âm mưu tìm một tội danh hình sự để bỏ tù cả 3 người.
Đồng Tháp: Không khí khủng bố bao trùm nhà vợ anh Nguyễn Bắc Truyển  -(DLB)
Phải chăng Nguyễn Ái Quốc muốn là rể hùm thiêng Yên Thế?  -(DLB)
Võ Tướng Quân nên cầm cái gì?  -(DLB)  -Hỏi thế mà cũng hỏi , trên 100 năm rồi đảng cho ông cầm cái gì thì cầm cái nấy để tỏ dạ trung thành với đảng , thì nay cũng vậy.
Việt Nam quê hương tôi hôm nay  -(DLB)   —   Nhân quyền và cái bánh chưng bằng đất  -(DLB)

Bộ Quốc phòng Philippines: Quân đội đã kiềm chế tối đa ở Biển Đông  -(GDVN)   >>>   TQ có thể dùng tàu ngầm hạt nhân trong xung đột quân sự ở châu Á?   >>>   Nhật có thể thua Trung Quốc trong cuộc chiến PR toàn cầu   >>>   Mỹ sẽ điều thêm tàu ngầm hạt nhân tới Guam đối phó Trung Quốc   >>>   Đô đốc Mỹ: Sẽ điều lực lượng tinh nhuệ, vũ khí tối tân nhất đến Đông Á
Biển Đông 2014: TQ gây hấn, Mỹ dè chừng?  -(TVN) – Mỹ dè chừng chớ CHXHCN VN có mắc mớ gì đâu mà dè. -Sao mà Đế quốc Mỹ cứ xen vào chuyện nội bộ của XHCN , đúng là tên sen đầm quốc tế.
Đâu là ‘Vạn lý trường thành’ mới?   -(TVN) -Tình hình đám phán TPP có thực sự tiến triển tốt hơn trong năm nay hay đang tồn tại những “vạn lý trường thành mới” dẫu cho các vòng đàm phán có thành hiện thực?
Đến ‘sếp’ cũng bị tinh giản   -(VNN) -‘Có tinh giản sếp không’ là câu hỏi độc giả đặt ra sau khi đọc bài phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Câu trả lời của Thứ trưởng là ‘không có vùng cấm nào cả’. - Cứ nhai lại mấy câu nói cũ rích mà chả thực hiện , vùng cấm không có nhưng chỗ sờ vào nhảy dựng lên thì có- Xử lý nghiêm, làm rõ ( vụ Dương chí Dũng rõ chưa) , phẻ tự phẻ, hốt hết hốt liền….trò rẻ tiền. Đến nối một tên giám đóc tông chết người mà bị án treo thì còn chuyện khác nói mẹ gì, đứa khùng nó tin.
Cháu ruột nhờ xin việc, bác làm PGĐ Sở lẽ nào từ chối?  -(GDVN)   —   Hà Nội: Người phát ngôn phải công khai điện thoại, email  -(VNN)
Đừng vội chê ngả nón xin tiền  -(TVN) – Cần phải nói rõ, không ai thích hay cổ vũ cho việc “ngả nón xin tiền”. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cũng còn nhiều điều phải nhìn nhận kỹ về hiện tượng này.
Thận trọng việc xây hầm 90 tỷ qua đê sông Hồng  – (VNN)
Trẻ em nghèo biển Cửa Việt – Quảng Trị  -(VnEx)   —   Sắp thí điểm mở cửa casino cho người Việt?  -(VnEc)   —   Yêu cầu kiểm điểm hàng loạt lãnh đạo  -(TN)   —   Coi rẻ mạng người  -(NLĐ)
Hai trận động đất liên tiếp tại Sơn La  -(GDVN)
ĐBQH nghi ngờ “8.000 tỷ để giảm 100.000 biên chế”  -(Infonet) – “Bỏ ra 8 nghìn tỷ để thực hiện tinh giản biên chế 100 nghìn người không chỉ gây lãng phí tiền ngân sách, mà còn ảnh hưởng đến lĩnh vực BHXH, vốn đang lo vỡ quỹ hiện nay”.

http://diendanxahoidansu.files.wordpress.com/2014/02/ad618-1455840_10202420874190430_1406193875_n.jpg?w=168&h=200Tin bố tiên sư  -(Nguyễn quang Vinh FB / Danquyen)  -Chia sẻ với nhiều tờ báo về việc sẽ không còn đưa tin đưa tiếc, bình luận bình liếc, kỷ niệm kỷ niếc ngày 17/2 nữa, và cũng sẽ không còn đọc thấy những bài báo đầy nước mắt, đầy lửa cháy, những kỷ niệm cả dân tộc không quên về ngày Trung Quốc đưa quân xâm lược nước ta trên toàn tuyến biên giới ( 17/2/1979). Nước Nam mình rứa thôi, dù mới đây, các báo đồng loạt đưa tin sẽ kỷ niệm nào là ngày Hoàng Sa mất vào tay Trung Quốc, nào là ngày 17/2 chống xâm lược Trung Quốc, thì bây giờ lại vắng teo, rồi cũng chẳng biết đâu, vài ngày sau lai đồng loạt đưa, cũng là cách để dân mình nổi cáu lên lại bố tiên sư thôi.  ====>>>
Chữ tín  – Nguyễn Trung – (Vietstudies / Danquyen)

Bia thảm sát tại Tổng Chúp, Hưng Đạo, Hòa An, Cao Bằng. Bà Hậu, một người dân Tổng Chúc xưa từng cắp con chạy loạn bảo rằng: Bà không thể quên những ngày tháng 2 năm ấy
Then chốt: Cải tổ bộ máy  – Nguyễn Khắc Viện  -(Boxitvn)

Thăm dân oan Văn Giang bị xã hội đen bắn thấu phổi Nguyễn Đình Ấm  – (Badamxoe)

Đinh Tấn Lực – Những Liệt Sĩ Ngậm Ngùi Chết Thêm Lần Nữa  -(DL)
Anh-Minh Do – 10 điều người Việt không hiểu về Flappy Bird -(DL)
Lễ cưới con trai Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng bộ Công An – Sự xa hoa tột cùng của giai cấp quý tộc đỏ -(DL)  -Khi xem những bức ảnh về lễ cưới con trai thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng bộ Công An mới được phổ biến trên mạng xã hội Facebook người ta không thể không đặt câu hỏi, các quan chức trong các Lực Lượng Vũ Trang Việt Nam, đặc biệt là giới quan chức lãnh đạo lực lượng Công An Nhân Dân Việt Nam hiện nay họ giàu có xa hoa đến mức độ nào?
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI   – (Nguyễn Minh Tuấn)
Việt Nam và Trung Quốc: Đụng độ nguy hiểm  -(DCVOnline)
Đông Nam Á và chiến lược triển khai tàu ngầm phi hạt nhân   – (Diplomat/ TCPT)
_____________________________________________________________________________
Ngư dân bị nạn khi đang đánh bắt ở biển Hoàng Sa  -(Infonet)   –  Trung Quốc: “Nước lớn” nhưng “tiểu nhân”? -  (Infonet)  —Tàu sân bay mới của Trung Quốc có nghĩa gì với châu Á  -(Tin tức)
Bộ Tài nguyên – Môi trường đẩy 1,7 triệu dân vào chỗ thiếu nước  -(MTG)
Một bệnh nhân ở Khánh Hòa nhiễm cúm A (H1N1)  -(MTG)    —-  Nộp phạt thẳng cho CSGT khuyến khích vi phạm  -(ĐV)
Cựu tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn đồng hành tuyệt thực với Ls Lê Quốc Quân  -(DCCT)
Con trai tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương kêu cứuThư kêu cứu của gia đình Huỳnh Thục Vy
Mọi người đã được thả, riêng bà Bùi Hằng và một người bạn vẫn ở trong công an Lấp Vò
Đàn áp các Ki-tô hữu lan rộng trắng trợnĐại diện tòa thánh Vatican tại Liên hiệp quốc phát biểu trước buổi điều trần trước Quốc hội ngày 11 tháng 2 rằng:”Cuộc đàn áp các Ki-tô hữu tạo làn sóng dữ dội,  trắng trợn trên diện rộng ở Trung đông ngay cả lúc chúng tôi chứng kiến”

Hồi kết của mối tình hữu nghị bất khả hủy diệt (I)   – Ngô Bắc dịch, Gió-O  -Nicholas Khoo, University of Otago – New Zealand -(Phiatruoc)
Đông Nam Á và chiến lược triển khai tàu ngầm phi hạt nhân  -Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước, The Diplomat
Lại đục bỏ lòng yêu nước!  – Lê Đức Dục -(Quechoa) -  NQL: Năm 2011 Nhà báo Đỗ Hùng báo Thanh Niên phát hiện “Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê” đã bị đục bỏ ( Xem tại đây!), mình đã viết:“…một khi chủ trương đục bỏ bốn chữ  ” Trung Quốc xâm lược“  trên tấm bia kỉ niệm chiến thắng tức là tự mình đục bỏ lòng yêu nước. Đỗ Hùng gọi đấy là sự khiếp nhược, quá đúng, sự khiếp nhược được che đậy bằng cái gọi là khôn khéo. Thảm hại thay!”
Bây giờ nhà báo Lê Đức Dục báo Tuổi trẻ lại kể chuyện tượng anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm bị : “quét nhiều lớp nước vôi rất dày để làm mờ đi dòng chữ ghi tên chị trên thân bệ đá.”  và gỡ bỏ luôn tên ngôi trường mang tên người anh hùng ấy.
Dặn con  – Thơ Bùi An Nguyễn -(Quechoa)  – khi con học bài văn và sử ở trường,  /  đọc to lên những điều về ” Ngụy “.  /  Ba ngước lên bàn thờ nội – ngoại  /   ( hai ông ” ngụy già” đã bước xuống mồ).  /   Nỗi đau của ba dâng lên làm nghẹn cổ.  /   Thôi thì cho qua,  /  vì đã thành nội sử.  /   Gieo cho con làm chi hận thù quá khứ.
Những bông hoa không cần chỉ thị  – Theo FB Lê Đức Dục – (Quechoa)  – Mặc ai cấm rằng không được nhắc  /   bạn vàng Trung Hoa từng thảm sát dân mình  /  Nhưng làm sao cấm hoa đào hoa mận  /  Nở rưng rưng rụng xuống những mộ phần
Bát hương mùa giỗ giữa bầu trời biên giới  – Bát hương ấy chẳng chẳng thế lực nào dám biên tập. Mâm giỗ ấy chẳng kẻ bạo quyền nào dám đục bỏ!  – Theo FB Cu Làng Cát  – (Quechoa)
Phút bi tráng ở Pò Hèn, 17.2.1979  – Ngọc Uyên  – Theo Thế Giới Mới   -(Quechoa) –  NqL: Vì ưu tiên đăng chùm phóng sự của Đào Tuấn nên mình lùi bài này cho sáng nay. Cẩn thận không bao giờ thừa, mình đã coppy và lưu bài này đề phòng Thế giới mới sẽ bị lột bỏ. Quả nhiên đúng. Sáng nay vào Thế giới mới, vị trí bài này có mấy chữ: Lỗi 404: Không tìm thấy trang. Hu hu.
TIN NGÃ NGỬA.  - (Nguyễn quang Vinh FB)    —    Tin ” Rất phản động”?  – (Quechoa)

Những đứa con ngỗ nghịch trong ngôi vườn của Trung Quốc (1)  – (Phan Ba) – Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 9 năm 1979:  http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-40350993.html   -  Trung Quốc tấn công Việt Nam, Xô viết đe dọa Trung Quốc – sau ba cuộc Chiến tranh Đông Dương, cuộc chiến thứ tư, có lẽ là cuộc chiến nguy hiểm nhất, đang hiện hình. Cường quốc mới Trung Quốc muốn chứng tỏ cho thế giới biết rằng họ dám bước ra chống lại tử thù Liên bang Xô viết của họ. Mạo hiểm có tính toán trước của những người cộng sản?
Đ. MÁ, CHO TAO CHƯỞI MẦY MỘT TIẾNG! - Trạch Gầm – (Chuyenthuongngayohuyen)  -Đ. má, cho tao chưởi mầy một tiếng  /  Đất của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu?!  /  Ngậm phải củ gì mà mầy cứng miệng?!  /  Đảng của mầy, chết mẹ… đảng tào lao!
Gặp Dương Văn Mình: Tội nhân hay bệnh nhân bị từ chối cứu chữa giữa Thủ đô? Phần II  - (J.B Nguyễn hữu Vinh – RFA)
Bộ sách về 7 vị tướng huyền thoại – (Ngô Minh)- Có 1 cuốn nói về Ông Trần Độ mà đến khi chết vẫn “không yên”.
VĂN TẾ TƯỞNG NIỆM 6 VẠN ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ TỬ TRẬN THÁNG 2 NĂM 1979  -(Tễu)
Cám ơn “Anh Nông Dân” của bác Nguyễn Thiện Nhân! - (Gocomay) – Lại chuyện cái gàu tát nước (gàu sòng)
ĐỒNG CHÍ HỒNG LỖI ĐÃ CHỈ RÕ  – (TSYG)  -China refutes U.S. criticism of its maritime claims -(Xin hua)
ĐẾN, NHÌN VÀ NGHĨ…- Ghi chép  -(Trần kỳ Trung)

Báo VN gỡ bài về chiến tranh biên giới   - (BBC) -Báo điện tử Một thế giới phải gỡ loạt bài kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc chỉ vài giờ sau khi đăng tải.   >>>   Ban tuyên giáo ‘không tác động gỡ bài’   >>>   Thay đổi khi tưởng niệm xung đột với TQ?   >>>   Cuộc chiến biên giới 1979-2009
‘Đưa lên gỡ xuống’  -(BBC) -   BBC đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Kinh tế

Trung Quốc gom vàng trên thế giới làm giá tăng trở lại  -(RFI)    —  Hoa Kỳ và nguy cơ suy trầm toàn cầu  -(RFA)
Dân cạn tiền, lấy đâu tăng trưởng  -(VEF)   -Nhiều cửa hàng, DN tại Hà Nội và TP.HCM đã mở hàng với hàng loạt chương trình khuyến mãi, tặng quà nhưng đều có chung nỗi buồn là sức mua yếu kém.
Sờ gáy Việt Kiều nhập ôtô hồi hương  -(VEF)   —   Giá vàng có cơ hội lên 1.400 USD/oz?  -(VnEc)   —  Giá vàng tiếp tục tăng  -(TN)
Sở hữu chéo và hệ lụy đối với ngân hàng  -(TN)
Thức ăn nhanh: Nước ngoài hưởng hết!  -(NLĐ) – Doanh nghiệp Việt Nam khoanh tay ngồi nhìn các thương hiệu ngoại khai thác thị trường thức ăn nhanh (fast food) ngay trên sân nhà. Muốn tham gia chuỗi cung ứng của họ cũng không dễ…
Chuyên gia kinh tế Bùi kiến Thành :   Cứ phải bôi trơn 5-10% thì kinh tế VN không ngóc đầu lên nổi  -(MTG)
Bán sai giá quy định ở sân bay sẽ bị đình chỉ kinh doanh  -(MTG) – Với tình trạng các hãng hàng không trễ và hủy chuyến bay gây bức xúc và khó khăn cho hành khách dịp tết Giáp Ngọ vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các hãng chấn chỉnh tình hình này, đồng thời rà soát lại giá cả các dịch vụ phi hàng không tại sân bay[…]…
Chính phủ Thái Lan cam kết trả nợ tiền gạo cho nông dân  -(MTG)
Ông Cao Sỹ Kiêm: Gia đình ông Trầm Bê phạm luật  -(ĐV)

Thế giới

Mỹ mở quốc yến trọng thể đãi Hollande  -(BBC)    —   Tổng thống Pháp gặp các chủ tập đoàn Internet Mỹ   -(RFI)   –   Hoa Kỳ : Hạ Viện thông qua nâng mức trần nợ công  -(RFI)   —  Hạ viện Mỹ thông qua dự luật nâng mức trần nợ  -(VOA) Ngoại trưởng Mỹ đến Châu Á trong lúc Nhật xích lại gần với Nga, Ấn Ðộ  -(VOA)
Vụ Giang Trạch Dân bị truy nã: Bắc Kinh gây sức ép đòi Madrid sửa luật  -(RFI)   —   Đài Loan và Trung Quốc ký hiệp định lịch sử  -(RFI)   –   Đài Loan muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, nhưng vẫn giữ quy chế độc lập  -(RFI)   –   Trung Quốc và Đài Loan tiếp tục đối thoại cải thiện quan hệ song phương  -(RFI)   —  Phái đoàn Đài Loan thăm Lăng Tôn Dật Tiên tại Nam Kinh  -(VOA) Trung Quốc: Dân làng đập phá một nhà máy gây ô nhiễm môi trường  -(RFA)   —  Động đất 6,8 độ Richter tại Tân Cương, Trung Quốc  -(RFA) Trung Quốc phát động chiến dịch bài trừ mại dâm ở ‘thành phố tội lỗi’  -(VOA)   –  Microsoft Bing bị tố cáo kiểm duyệt kết quả tìm kiếm bằng tiếng Hoa  -(VOA)
Nam và Bắc Triều Tiên đàm phán cấp cao về hợp tác kinh tế  -(RFI)  —   Tàu Bắc Hàn bị bắt giữ ở Panama được phép đi Cuba  -(RFA)   –  Hội nghị cấp cao Nam-Bắc Triều Tiên làm tăng hy vọng cải thiện quan hệ  -(VOA)
Đức muốn ra luật về các tác phẩm văn hóa bị Đức quốc xã cướp đoạt  -(RFI)  —   Iraq: 300,000 người phải chạy loạn trong 6 tuần qua  -(RFA)
Ca tử vong đầu tiên vì cúm gia cầm tại Campuchia  -(RFA)   –   Bão mùa đông nguy hiểm đập vào đông nam Hoa Kỳ  -(VOA)
Nhà của cảnh sát Pakistan bị ném lựu đạn, 9 người thiệt mạng  -(VOA)   —  Canada bãi bỏ chương trình di dân gây nhiều tranh cãi  -(VOA)
Thượng nghị sỹ Mỹ kiện Tổng thống Barack Obama  -(TTXVN)   —  Ông Kerry: Mỹ ra sức tăng cường an ninh, hòa bình ở Phi Châu  -(VOA)   >>>   Mỹ định ngày xét xử nghi phạm đánh bom Boston
Bị dọa đánh bom, 7.000 sinh viên sơ tán   -(TN) -  Học viện Hàng không Moscow tại thủ đô Moscow của Nga đã phải cho sơ tán khẩn cấp 7.000 sinh viên từ toàn bộ 12 tòa nhà của trường sau khi nhận một cuộc gọi đe dọa đánh bom.
Biểu tình đẫm máu ở Venezuela  -(NLĐ)   —-   Hơn 240.000 người Triều Tiên có tài sản từ 50 đến 100 ngàn USD  -(GDVN)
Sochi: nước Nga đoạn tuyệt cộng sản  -(RFA)  -Lễ khai mạc Thế vận hội Sochi 2014 đã làm nổi bật hình ảnh một nước Nga dứt bỏ quá khứ đen tối với chủ nghĩa Cộng Sản độc tài, mê muội.
CPJ: 2013 là năm đầy chết chóc và nguy hiểm cho ký giả  -(VOA)
Phát hiện một đại biểu quốc hội Trung Quốc là chủ chứa  – (MTG)
Campuchia phủ nhận việc gài quân đội gây nhiễu loạn biểu tình ở Thái Lan  -(MTG)
Mỹ tăng cường thế trận bao vây Trung Quốc  -(ĐV)
Bão tuyết bao phủ vùng Đông Bắc nước Mỹ  -(BBC)  -Một cơn bão mùa đông khổng lồ đang bao phủ khu vực đông dân ở vùng Đông Bắc nước Mỹ, sau khi gây hậu quả nặng nề ở phía Nam.

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội - Môi trường

Ra đề thi theo kiểu “Ai là triệu phú”  -(NLĐ)   —    “Bộ GD&ĐT đang làm vấn đề thi và tuyển sinh trở nên rối bời”  – (GDVN)

Vì sao đại gia Phạm Trung Cang suýt ‘thoát tội’?  -(VNN)   —   Sám hối của bầu Kiên, Huyền Như từ buồng biệt giam  -(VEF)   —   Đại gia Hà Dũng: Bán 7 biệt thự, 25 ôtô trả nợ  -(VEF) Gửi 4 kg ma túy trị giá 15 tỷ sang Úc làm quà  -(VEF) Cận cảnh vùng “nô lệ trẻ em” ở nam Trung Quốc Photo  -(VNN)
Đậu nành Mỹ tẩm hóa chất thành cà phê Việt  – (VNN) - Chỉ với 480kg đậu nành, loại đậu xuất xứ từ Mỹ hoặc đậu Miên đỏ cùng với một số phụ gia hóa chất khác như chất tạo màu, chất tạo hương vị, chất tạo bọt… là có thể cho ra 500kg cà phê hảo hạng
Bị đánh bầm dập vì nghi trộm 2,5 triệu đồng?  -(NLĐ)  – Đến sáng 12-2, anh Nguyễn Hồng Khởi (21 tuổi, quê Nghệ An; tạm trú thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) vẫn còn phải điều trị tại Bệnh viện (BV) Hòa Hảo (Bình Dương) trong tình trạng đau ở bụng, đầu; trên đùi còn vết bầm tím, môi bị dập…
Đề phòng tội phạm du lịch   -(NLĐ)  -Tội phạm trong lĩnh vực du lịch có yếu tố nước ngoài gia tăng về số vụ và đối tượng phạm tội, tính chất ngày càng nghiêm trọng   >>>   Cán bộ đoàn xã đi tù vì một con ngỗng   >>>  Suýt gây án mạng vì ly cà phê đá
Nôn ra máu sau khi làm việc với công an  -(MTG)   >>>   Nhận hối lộ cho xây chui, hai cán bộ bị bắt   >>>   Bắt tạm giam nhiều cán bộ làm giả hồ sơ đất đai   >>>   Hoa hồng dát vàng giá siêu rẻ: 5,3 triệu đồng/10 bông   >>>   Ai chấp nhận bỏ 23 triệu đồng cho 1 bó hồng Valentine?
Chất tạo mùi thơm nồng trong sữa bột Việt Nam có thể gây hại  -(MTG)    —    Võ sư taekwondo tham gia cướp tài sản  -(ĐV)

Liệu Việt Nam có làm lễ kỷ niệm cuộc chiến biên giới 1979?

Giặc xâm lăng bị bắt (26/2/1979, biên giới phía bắc VN). Nguồn: ZENTRALBILD / AFP / Getty Images
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đưa quân ồ ạt tiến đánh biên giới Việt Nam. Cuộc chiến biên giới kéo dài chỉ trong một tháng trời đã để lại những tổn thất nặng nề cho người dân Việt Nam. Từ nhiều năm nay, cuộc chiến này đã không được nói đến nhiều một cách chính thức ở Việt Nam. Tuy nhiên, một chuyên gia nước ngoài cho biết ông đã được mời đến Việt nam để trả lời phỏng vấn một kênh truyền hinh của nhà nước Việt nam về cuộc chiến này? Liệu đây có  phải là dấu hiệu của việc chính phủ Việt Nam sẽ  kỷ niệm cuộc chiến này trong tương lai? Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc, người được mời vào Việt nam nói chuyện nhân dịp này. Trước hết Giáo sư Carl Thayer nói về cuộc chiến biên giới làm thay đổi quan hệ hai nước Việt nam Trung Quốc như sau:

Nghe tường trình
GS.Carl Thayer: quan hệ Việt Nam Trung Quốc đã đi từ cái gọi là môi liền răng sang kẻ thù và Việt Nam gọi Trung Quốc lúc đó như là kẻ thù trực tiếp nguy hiểm nhất với người dân. Quan hệ ngoại giao hai nước đã bị phá vỡ từ 1979 cho đến tận năm 1991, tức là hơn một thập kỷ quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Việt Hà: Quan hệ hai nước bây giờ đã được cải thiện rất nhiều, nhưng theo ông những ảnh hưởng nào của cuộc chiến vẫn còn tồn tại đến bây giờ trong quan hệ Việt Trung?




Bạn có thể tìm đến viện bảo tàng chiến tranh và không thấy có một trưng bày nào về cuộc chiến này với Trung Quốc. Nó là một lỗ đen. Nhưng tất nhiên với hàng ngàn người dân Việt Nam đã mất người thân trong cuộc chiến thì cuộc chiến này đã tồn tại

GS. Carl Thayer
GS. Carl Thayer: thực tế về cuộc chiến tranh này đã được cắt bỏ khỏi sách lịch sử và khỏi những lễ kỷ niệm phổ biến ở Việt Nam cho đến tận năm nay. Tôi không nghĩ là bởi vì các lãnh đạo Việt Nam muốn giảm nhẹ một thời kỳ quan hệ của Việt Nam. Bạn có thể tìm đến viện bảo tàng chiến tranh và không thấy có một trưng bày nào về cuộc chiến này với Trung Quốc. Nó là một lỗ đen. Nhưng tất nhiên với hàng ngàn người dân Việt Nam đã mất người thân trong cuộc chiến thì cuộc chiến này đã tồn tại. Cả hai phía sau cuộc chiến đã học được cách phải tôn trọng nhau.

Giáo sư Carl Thayer thuộc học viện quốc phòng Úc trong một lần đến thăm đài RFA. RFA
Việt Nam hiểu là Trung Quốc có thể thực hiện lời nói của mình khi họ nói là họ sẽ dạy cho Việt Nam một bài học nhưng họ cũng đã không thành công lắm. Còn Trung Quốc hiểu được là Việt Nam đã giữ vững thế của mình và chỉ cho Trung Quốc vào lúc đó thấy là một quân đội dựa vào chiến tranh nhân dân không thể đánh trong một cuộc chiến trong điều kiện hiện đại. Đó đã là một bế tắc lớn nhưng chủ yếu là do Trung Quốc đã đưa ra một quyết định chiến lược là sau khi tấn công Việt Nam thì sẽ rút lui thay vì ở lại.

Việt Hà: theo ông thì yếu tố nào bây giờ có thể làm cho quan hệ hai nước trở nên xấu đi?

GS. Carl Thayer: vào năm ngoái ông Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc, gặp Chủ tịch Tập Cận Bình và sau đó là chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến Việt Nam vào cuối năm. Hai bên đồng ý cam kết tăng cường các hoạt động hợp tác mặc dù chúng ta phải cẩn thận vì đó là những biểu tượng và có những hạn chế nhiều hơn là mục đích chính trị. Việc mở rộng việc hợp tác phát triển tại khu vực vịnh Bắc bộ là một ví dụ và đặt nhấn mạnh trong việc giải quyết hòa bình các vấn đề ít nhậy cảm trên biển.




Lập trường của VN là không bao giờ làm Trung Quốc tức giận hoặc cho họ cơ hội lấy cớ làm gì. Trong trường hợp này là việc kỷ niệm cuộc chiến biên giới, tôi tự hỏi là trong tương lai điểm sáng có thể là các cựu chiến binh hai phía có thể gặp nhau và tưởng nhớ về những người đã ngã xuống

GS. Carl Thayer
Cả Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý, từ năm 2010 khi một đặc phái viên của Việt Nam được gửi sang Trung Quốc, là định hướng dư luận, nói theo cách nói của họ. Lãnh đạo của cả hai nước lúc này có khó khăn với chủ nghĩa dân tộc trong nước. Và chủ nghĩa dân tộc trong nước là một lực lượng khó, vì nó đòi hỏi lãnh đạo của quốc gia phải nhìn nhận chiến tranh với phía mà họ cho là kẻ thù, trong khi một quốc gia cẩn trọng thì rút lui.

Ở Việt Nam thì một mặt là những nhu cầu lớn dần trong nước đòi có tưởng nhớ những người hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa, nhưng đó là một vấn đề tế nhị vì lúc đó là thuộc Việt Nam cộng hòa. Tương tự là với cuộc chiến biên giới vì nó làm căng thêm nhìn nhận của người dân Việt Nam với Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ cũng có điểm tích cực ở đây, như với việc Việt nam và Mỹ có thể vượt qua những hậu quả của chiến tranh, dù vẫn còn những điều tồn tại, và đó cũng có thể là giữa Việt nam và Trung Quốc.

Tù binh Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. Files photos
Theo tôi yếu tố có thể khiến quan hệ hai nước xấu đi là khi Trung Quốc tìm cách lấn chiếm Việt nam với quy định về đánh bắt cá ở đảo Hải Nam hoặc áp dụng vùng nhận dạng phòng không vì hai năm trước Việt Nam đã tuyên bố là sẽ thực hiện các chuyến bay tuần tra thường xuyên và cho máy bay Sukhoi bay trên Trường Sa. Cho nên hành động này từ Trung Quốc có thể làm xấu đi quan hệ hai nước. Lập trường của Việt nam là không bao giờ làm Trung Quốc tức giận hoặc cho họ cơ hội  lấy cớ làm gì. Trong trường hợp này là việc kỷ niệm cuộc chiến biên giới, tôi tự hỏi là trong tương lai điểm sáng có thể là các cựu chiến binh hai phía có thể gặp nhau và tưởng nhớ về những người đã ngã xuống.

Việt Hà: ông được mời đến Việt Nam để trả lời truyền hình Việt Nam dịp này về cuộc chiến biên giới, theo ông tại sao họ lại làm vậy, ông trông đợi gì cho cuộc phỏng vấn này?




Tôi nghĩ nó cũng theo cách cũ là lãnh đạo cho phép người nước ngoài vào để nói về vấn đề nhạy cảm thay vì chính họ tự nói để thăm dò ý kiến. Họ để người nước ngoài nói chuyện để xem họ nghĩ gì về cuộc chiến, hay nói cách khác là chuẩn bị cơ sở cho nó

GS. Carl Thayer
GS. Carl Thayer: tôi không có nhiều thông tin ngoài việc biết là mình được mời nhưng tôi nghĩ nó cũng theo cách cũ là lãnh đạo cho phép người nước ngoài vào để nói về vấn đề nhạy cảm thay vì chính họ tự nói để thăm dò ý kiến. Họ để người nước ngoài nói chuyện để xem họ nghĩ gì về cuộc chiến, hay nói cách khác là chuẩn bị cơ sở cho nó. Nhưng mà tôi cũng nhận được giấy mời đến Việt nam vào tháng năm để kỷ niệm trận chiến Điện Biên Phủ, trong khi quan hệ Việt Pháp rất tốt và cuộc chiến thì đã lùi xa vào quá khứ. Nhưng người ta cũng có thể coi đây là một nỗ lực xây dựng tinh thần yêu nước làm hỗ trợ cho đảng cộng sản.

Tôi không nghĩ là họ sẽ khuấy động chủ nghĩa dân tộc nhưng đó là các bài báo phê phán Trung Quốc ở biển Đông, trong cuộc chiến Hoàng Sa hay cuộc chiến biên giới. Vấn đề về tính chính thống của Đảng Cộng sản là họ nói họ với tinh thần yêu nước dẫn dắt đất nước chống lại xâm lăng nước ngoài. Vậy nếu họ nói họ đã làm như vậy thì tại sao họ lại không nhìn nhận những người đã hy sinh. Họ đã bị tụt hậu bởi chủ nghĩa dân tộc, lòng yêu nước. Tôi nghĩ họ muốn kiểm soát điều này bằng cách sắp xếp lễ kỷ niệm của nhà nước. Theo tôi họ đang cố gắng tìm được một chỗ trung gian được chấp nhận bởi tất cả các bên.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này

Việt Hà,
phóng viên RFA

=========
Nghe bài này

“Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau“

“Ai cũng chỉ nói chỉ tranh chấp biên giới. Ai cũng chỉ xác định là giữ đất thôi. Tin là đồng chí với nhau, chỉ gây sự, chỉ ghen ghét thế thôi. Chứ anh em đồng chí, ai nghĩ là sẽ đánh nhau”- 35 năm sau, nguyên Bí thư tỉnh Cao Bằng vẫn còn khắc khoải câu chuyện xảy ra năm 1979.

Trận tập kích bất ngờ

Ở Bát Xát, Lào Cai, khi pháo Trung Quốc bắt đầu bắn sang từ phía bên kia biên giới, ông Nguyễn Văn Tuyến, đại đội trưởng tự vệ Đoàn địa chất 305 (Đoàn 5) đang ở Bản Vược, ngay trong tầm súng trường lính Trung Quốc.
 
“Chúng tôi vẫn pha trà uống. Chiến sự vẫn liên miên từ trước đó, đêm nào cũng có tiếng súng, cho nên không ai ngờ Trung Quốc đánh lớn”- ông nói.
 
Chỉ trước khi cuộc tấn công diễn ra 48 tiếng, cả dân lẫn lính Trung Quốc vẫn “sang bên này xem chiếu bóng bình thường".
 
Ông Tuyến từng là lính trong chiến tranh với Mỹ, sau chiến tranh làm Phó Chủ tịch HĐND huyện Bát Xát, nhớ lại: "Khi pháo Trung Quốc chuyển làn, ông mới giật mình hô anh em vì cảm giác rằng bộ binh Trung Quốc sẽ sang. Mấy người hoảng hốt chạy ra đến đến ngã ba Bản Vược thì khắp nơi đã tràn ngập màu áo lính đang vận động từ phía trong ra điểm chốt của công an vũ trang. Chúng tôi tưởng bộ đội mình đã lên ngay thành thử súng cầm trong tay mà không bắn”. 
 
Từ trong hậu phương, lính Trung Quốc tiến đánh từ phía sau đồn công an vũ trang và chốt tự vệ địa phương. Hỏa lực từ bên kia biên giới bắn sang như mưa rào. Đơn vị ông Tuyến cơ động ra đến chốt Cây 2 thì bị một khẩu đại liên chặn lại. Bấy giờ, anh em vẫn có người giơ súng, giơ cờ vẫy ra hiệu vì vẫn tưởng bộ đội mình bắn nhầm.
 
Chỉ một lát sau đó, từ khu vực bản Xèo, lính công binh Trung Quốc lao cầu phao và sau đó xe tăng Trung Quốc tiến sang. “Họ đã chuẩn bị sẵn hết rồi. Cây cầu phao thả ra trôi theo dòng nước là áp khít sang bờ bên này”, lời ông Tuyến.
 
Tự vệ bản Xèo hy sinh vô số kể. “Chúng tôi chỉ được trang bị trung liên và súng K63. Không có vũ khí chống tăng”- ông Tuyến nói.
 
Ông Nguyễn Mạnh Tường, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Bát Xát thời điểm tháng 2.1979 đang là lính sư đoàn 316, một trong hai sư đoàn chủ lực duy nhất hiện diện ở biên giới phía Bắc.
 
Sáng đó, đang ở Than Uyên, đơn vị ông có lệnh báo động. Ai cũng tưởng chỉ báo động hành quân dã ngoại, thành thử “có người chỉ mang theo một quả đạn, có người trút lại tượng gạo, và có người, chỉ mang độc một bộ quần áo trên người”.
 
Đơn vị ông Trường hành quân lên đến Sapa thì những người lính mới biết chiến tranh đã xảy ra, và sau đó chạm địch ngay tại đèo Ô Quy Hồ. 218 đồng đội của ông đã hy sinh trong trận đánh đó.
Bát Xát là “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” với những địa danh anh hùng và đau thương: A Mú Sung, Y tý.
Những người lính biên phòng A Mú Sung trong ngày 17 tháng 2 năm ấy, đã đánh đến viên đạn cuối cùng và hy sinh oanh liệt.

Một góc pháo đài Đồng Đăng
 
Cú đánh trộm của "người anh em"
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Trần Hùng nhớ lại, trưa ngày 17, khi một người dân chạy đến đơn vị báo tin xe tăng Trung Quốc đã vào đến Nước Hai, Hòa An, thủ trưởng của ông còn lệnh cho lính "trói nó lại” vì cho rằng người này phao tin đồn nhảm.
 
Vì sao quân dân ta lại bị bất ngờ trước một cuộc tấn công toàn tuyến với quy mô 32 sư đoàn?
 
Nguyên Bí thư Cao Bằng, Vương Dương Tường, nhớ lại ở Cao Bằng hôm ấy, quân khu còn đưa các chỉ huy quân sự tỉnh về họp. Không ai biết Trung Quốc đánh mình. Ngay cả khi tiếng súng đã nổ vang từ hướng Hà Quảng, Thông Nông, trưởng ty Thủy lợi băn khoăn nói tiếng súng nhiều lắm, không biết súng ta hay súng địch. Một lãnh đạo Cao Bằng khi đó nói anh em cứ yên trí. Đó là súng mình.
 
 Nguyên Bí thư Cao Bằng, Vương Dương Tường,


Ông Tường thừa nhận: "Cơ bản nhất là bấy giờ không ai tin anh em đồng chí lại đánh nhau", ông Tường nói.
Cao Bằng bấy giờ vừa tách tỉnh. Đến 1 giờ đêm, pháo Trung Quốc bắn phá dồn dập. Sáng ngày 17.2, lính Trung Quốc đã đến chân đèo Minh Tâm. 2 tiếng sau, xe tăng chúng đã vào đến Cao Bình, rồi vào đến Nà Tàu. Pháo binh Trung Quốc dồn dập nã xuống Nà Tản.

Ngày 18.2, lính Trung Quốc đã vào đến Hòa An, Cao Bình. Đến ngày 19, khắp nơi đã bị đốt phá giết chóc.
“Ai cũng nghĩ là chỉ tranh chấp biên giới. Ai cũng chỉ xác định là giữ đất thôi. Tin là đồng chí với nhau, chỉ gây sự, chỉ ghen ghét thế thôi, ai nghĩ là sẽ đánh nhau” - ông Tường nói, và theo ông, 35 năm sau vẫn chưa hiểu nguyên nhân câu chuyện đã xảy ra.

Cho đến năm 1992, khi các cơ quan của Bát Xát, Lào Cai từ Mường Vi trở lại Bản Xèo thì “vẫn chỉ có cỏ may và đất đỏ”.

Chúng tôi trở lại Đồng Đăng, Lạng Sơn vào đúng ngày lễ Đền Mẫu, lễ lớn nhất Lạng Sơn, nằm ngay dưới chân pháo đài Đồng Đăng.

Từ 35 năm nay, mỗi dịp tháng hai, đại tá Triệu Quang Điện, Trưởng phòng cảnh sát truy nã Công an tỉnh Lạng Sơn vẫn đến đây thắp hương tưởng nhớ những người đồng đội của mình.

Ông Điện được phong Anh hùng lực lượng vũ trang sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, và sau 35 năm, ông vẫn nhớ như in những cái tên Trần Văn Thái, Vi Văn Cao, những người đồng đội trong tổ tam tam và bữa cháo cơm nếp cuối cùng đêm 16.12.
Đào Tuấn
 
(Một thế giới)

2324. Cải cách thể chế kinh tế, vĩ mô hay vi mô?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLBĐ

*Phần I Những tiền đề
Cải cách thể chế kinh tế là một khái niệm kinh tế chính trị học liên quan đến sự vận hành  của nhà nước đối với mọi nền kinh tế sản xuất hàng hoá, không phải bây giờ mới xuất hiện; nhưng ở ta đặt ra ngày càng bức bách, thu hút cả nước sôi sục quan tâm, bởi nền kinh tế đang phải đối mặt với bao nguy cơ bất ổn đe doạ, kèm vô số hệ lụy lên mọi mặt đời sống, xã hội, đạo dức, văn hoá, y tế, giáo dục…vốn cũng chỉ có thể giải quyết được trên nền tảng kinh tế; đúng như Mác đã nói, một khi thực tế không thể giải quyết thì phải quay trở lại xem xét những nguyên lý đã đẻ ra nó, mà mấu chốt hiện nay được hầu hết giới học giả, chính khách thừa nhận chính là vấn đề thể chế.
1.1- Mô hình kinh tế
 Nói đến thể chế kinh tế không thể không bắt đầu từ 2 mô hình kinh tế cơ bản được khoa học kinh tế phân loại thành “kinh tế thị trường” theo đuổi mục đích lợi nhuận và đối lập với nó  là “kinh tế quản lý tập trung” hay “chỉ huy” nhằm hoàn thành kế hoạch nhà nước đặc trưng ở các nước khối xã hội chủ nghĩa. (Để tránh “kị húy” hoặc ngộ nhận tưởng có mối quan hệ một một giữa 4 khái niệm “kinh tế chỉ huy”, “chủ nghĩa xã hội”, “doanh nghiệp nhà nước”, “đảng cộng sản”, cần biết rằng, nền kinh tế chỉ huy không chỉ ở các nước xã hội chủ nghĩa mà ở không ít nước, đặc biệt như Liby dưới thời Gaddafi thậm chí chỉ ở 1 tiểu bang như Ấn Độ. Cũng không phải cứ đảng cộng sản tham chính hay chấp chính là nền kinh tế mang mô hình quản lý tập trung, bởi thế giới hiện đại hầu như nước nào cũng có đảng cộng sản, hoặc tham chính hoặc chấp chính tại nhiều quốc gia; ngay cả những nước đứng đầu như Đức, Đảng Cộng sản tham gia chính phủ 2 tiểu bang. Doanh nghiệp nhà nước cũng vậy không phải đặc trưng riêng có của chủ nghĩa xã hội mà có ở mọi quốc gia). Để đạt mục đích nói trên, nền kinh tế thị trường có dấu hiệu đặc trưng sở hữu tư nhân, tự do kinh doanh, phân phối theo lợi nhuận (thị trường chỉ là khái niệm khoa học chỉ hoạt động tự do mua bán hiểu theo nghĩa chuyển quyền sở hữu từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác); ngược lại nền kinh tế quản lý tập trung dựa trên nền tảng công hữu tư liệu sản xuất (các doanh nghiệp cũng mua bán nhưng không thay đổi chủ sở hữu vẫn là nhà nước, nên không gọi là thị trường), do nhà nước trực tiếp điều hành theo kế hoạch từ trên xuống, phân phối theo lao động. Liên xô và CHDC Đức trước thời điểm sụp đổ là 2 quốc gia đã hoàn thành qúa độ lên xã hội chủ nghĩa và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển (“điều mà ở nước ta hết thể kỷ này chưa biết đạt được hay không”), đều thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu trên. Bên cạnh đó còn mô hình kinh tế biến thể từ 2 mô hình cơ bản, cũng dựa trên công hữu tư liệu sản xuất nhưng doanh nghiệp tự chủ, áp dụng ở Nam Tư cũ (lúc đó được gọi là “chủ nghĩa xét lại”). Từ thập niên 90 xuất hiện thêm mô hình biến thể, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc hay định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Sự xuất hiện các biến thể đó là do 2 mô hình kinh tế cơ bản trên chỉ mới là điều kiện cần, con người chọn lựa  hay không, hay tìm tòi những mô hình khoa học mới là do lợi ích nó mang lại cho con người quyết định, tức điều kiện đủ. Lợi ích kinh tế trước hết nằm ở hiệu quả, được Mác khái quát, năng suất lao động là thước đo tính ưu việt của hình thái kinh tế xã hội này đối với hình thái kinh tế xã hội khác. Còn theo Đặng Tiểu Bình, mèo trắng hay mèo đen đều được, miễn bắt được chuột; có nghĩa mô hình chỉ là phương tiện phục vụ cho lợi ích con người chứ không phải ngược lại. Vậy, không lý do gì, như CHDC Đức cứ phải bảo thủ  mô hình kinh tế chỉ huy, khi cùng một điểm xuất phát sau 40 năm áp dụng tụt hậu so với CHLB Đức ước tới nửa thế kỷ, tức cứ mỗi năm ra sức xây dựng nền kinh tể chỉ huy, thì tụt hậu thêm1 năm so với nền kinh tế thị trường, hệ lụy tới mức tại thời điểm hiện nay, người ta dự báo phải 20 năm nữa mới vực được Đông Đức ngang hoàn toàn Tây Đức mặc dù nhà nước, và từng người dân phải đóng góp cho các tiểu bang Đông Đức  phí đoàn kết trích trên lương tháng, tổng cộng mỗi năm lên tới hàng mấy chục tỷ Euro (ở đây không dề cập tới yếu tố chính trị bởi Đảng Cộng sản Đức vẫn tham chính cấp liên bang và cùng chấp chính ở 2 tiểu bang). Việt Nam và Trung Quốc buộc phải chuyển dổi mô hình cũng không ngoài lý do lợi ích.
Nhưng mô hình kinh tế nào cũng gắn với chính thể quốc gia đó vốn quyết định phân phối lại thu nhập quốc dân. Chính vì thế, như ở Đức, được bao hàm trong khái niệm hiến định “chính thể Đức là một nhà nước liên bang dân chủ, xã hội”, nền kinh tế Đức đương nhiên mang nội hàm mặc định “nền kinh tế thị trường, xã hội” hiểu theo nghĩa vừa bảo đảm cho bất cứ ai cũng có cơ hội kinh doanh trở thành “tỷ phú”; nhưng vừa bảo đảm tài lực cho an sinh và phúc lợi toàn dân; bất cứ ai kể cả người nước ngoài được quyền sinh sống ở Đức sinh con đều có lương con; thai nghén, chửa đẻ, chăm con nhỏ được nghỉ việc hưởng trợ cấp; thất nghiệp; ốm đau, tai nạn nghề nghiệp, về hưu có bảo hiểm trả; bất kỳ người dân nào không có hoặc kém thu nhập đều được nhà nước bảo đảm đời sống cơ bản (nghĩa là mức bình thường) về ăn, ở, nuôi dạy con cái, học hành, đi lại, chữa bệnh.., nếu không sẽ bị họ kiện ra toà chế tài nhà nước phải thực hiện. Đó cũng chính là giá trị sử dụng của Hiến pháp họ vốn không đóng vai trò một bản tuyên ngôn, nghị quyết để phấn đấu, mà là một chế tài đối với nhà nước buộc phải thực hiện lập tức những gì đã hiến định từ thời điểm có hiệu lực. Vì vậy, ở Đức không ai không có chỗ ở, bị bỏ đói rách thiếu thốn, ốm đau, thất học, thiếu điện nước, lò sưởi, phương tiện đi lại cần thiết…, ngoại trừ chính họ dùng tiền trợ cấp đó vào mục đích khác như rượu chè, cờ bạc, đĩ điếm, xì ke, ma túy…
Còn nước ta hiện đã hiến định mô hình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa“. Cải cách thể chế kinh tế ở ta vì vậy chính là tạo lập hành lang pháp lý bảo đảm cho nền kinh tế vận hành theo đúng mô hình cơ bản của “nền kinh tế thị trường” (vốn là một khái niệm phổ quát dù tính chất gì); trên nền tảng đó bảo đảm mục đích tốt đẹp “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” cũng chính là nội hàm của khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa” đi kèm trong hiến pháp mang tính chế tài đối với nhà nước. Cải cách đó vì vậy thuộc tầm cấp vĩ mô, trách nhiệm hiến định của Đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ, trước nhân dân; quyết định sự tín nhiệm của từng người dân (tổng hợp lại chính là chủ nhân đất nước) đối với chính thể (sẽ được bàn tới ở một chuyên đề khác).
*1.2- Mô hình doanh nghiệp
Tuy nhiên, nền kinh tế như một cơ thể sống, dù thuộc mô hình nào, cũng bao gồm các tế bào doanh nghiệp tương thích hợp thành. Nên vấn đề cải cách thể chế kinh tế không thể thành công, nếu chỉ mỗi ở cấp vĩ mô, mà trước và trên hết, có bột mới gột nên hồ, phải cải cách chính tế bào xây dựng nên nó tạm gọi là cải cách vi mô, không thể bê y nguyên doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa xưa nay đặt vào mô hình kinh tế thị trường, hay chỉ cần bổ sung doanh nghiệp các thành phần khác là đủ; giải thích tại sao nước ta chưa được thế giới thừa nhận nền kinh tế thị trường, không phải do con số doanh nghiệp nhà nước mà do bản chất doanh nghiệp nhà nước không thay đổi, phải chịu chật vật trong các đàm phán hiệp định kinh tế thế giới.
Xuất phát từ mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa nhằm bảo đảm đảng và nhà nước điều hành kinh tế thông suốt theo chiều dọc từ trung ương tới điạ phương, theo chiều ngang bộ ngành, doanh nghiệp nhà nước mô hình trên được hành chính hoá trở thành một bộ phận của các cấp hành chính: cấp I (thuộc trung ương), cấp II (tỉnh thành), III (huyện), chịu sự điều khiển của chính quyền các cấp này, đóng vai trò công cụ nhà nước điều hành nền kinh tế vĩ mô. Từ đó, sự vận hành bên trong doanh nghiệp cũng phải tuân thủ nguyên tắc quản lý nhà nước (được dạy trong các giáo trình kinh tế cơ bản) như “thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế”, “tập trung dân chủ”, “kế hoạch hoá”, “phân phối theo lao động”…Các nguyên tắc vận hành đó tự động đặt vai trò, trách nhiệm quyết định kinh doanh lên đảng, nhà nước, công đoàn, đoàn thanh niên (gọi là “bộ tứ”). Thuật ngữ “nền kinh tế chỉ huy” không chỉ phản ảnh đặc trưng của mô hình mà cả tế bào doanh nghiệp tạo nên nó; kinh doanh bằng quyền lực nhà nước, chứ không phải bằng thị trường. Xét về mặt khoa học, doanh nghiệp vận hành như vậy hoàn toàn đúng với mô hình kinh tế quản lý tập trung đã được khoa học phân loại.
Tuy nhiên xét về lợi ích, doanh nghiệp vận hành như thế đã biến lãnh đạo doanh nghiệp trở thành công chức nhà nước vốn có trách nhiệm nhất nhất chấp hành chỉ thị cấp trên, nghị quyết đảng ủy;  bù lại, trách nhiệm pháp lý cá nhân đối với kết quả kinh doanh cùng các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, vốn đóng vai trò quyết định số phận tương lai sống còn của doanh nghiệp, họ được lợi  không phải gánh chịu hoàn toàn, ngoại trừ cá nhân họ vi phạm hình sự. (Một mô hình bù trừ như vậy được gọi là cân bằng, có thể tồn tại vĩnh cửu, chỉ thay đổi một khi vị trí cân bằng đó thay đổi bởi một cú hích nào đó). Vụ án Dương Chí Dũng là một điển hình, nếu không bị cáo buộc tham nhũng thì cũng chẳng mấy hề hấn dù kinh doanh ụ nổi gây thiệt hại cho Vinashin tới cả chục triệu đô la bởi nó được thông qua mọi cấp lãnh đạo liên quan; so với trường hợp tập đoàn Enron Mỹ phá sản, Jeffrey Skilling Tổng Giám đốc tại vị phải bồi thường tới 45 triệu đô la (gấp hơn 4 lần trị giá thiệt hại ụ nổi). Bộ máy nhân công doanh nghiệp cũng hưởng lương theo ngạch bậc như công chức từ cấp thấp lên cao, không tùy thuộc kết quả kinh doanh, mặc dù chính họ quyết định nó. Bù lại, hiện tượng “sáng cắp ô đi tối cắp ô về” chính là sản phẩm công chức  hoá hoạt động doanh nghiệp, chứ không hẳn họ thiếu năng lực hay đạo đức kinh doanh. Một ký túc xá đại học Đông Đức trước tái thống nhất chừng vài trăm sinh viên phải cần tới  bộ máy quản lý chừng chục nhân viên trực chia ca kíp, so với khi chuyển sang mô hình Tây Đức, chỉ còn trực đúng 1 người, hỏi lấy đâu ra hiệu qủa kinh tế? Ngược lại trong qúa trình kinh doanh hễ có cơ hội, làm nghề nào ăn nghề ấy, họ cũng không mấy ngần ngại hợp pháp hoá vụ lợi bằng các quyết định tập thể, chạy các cấp lãnh đạo ngang dọc, để bù cho đồng lương công chức nhà nước ngồi bàn giấy trả cho họ không thích ứng với công việc họ trực tiếp kinh doanh gắn liền với giá trị gia tăng. Đặc biệt khi chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường như ở ta hay Trung Quốc, cho phép lãnh đạo sở hữu tư nhân tài sản, doanh nghiệp, cổ phần, thì ngay lập tức từ khởi thủy vụ lợi phát triển nhanh chóng thành tham nhũng, doanh nghiệp sân sau, rút ruột công trình, dự án vô bổ… được thế bùng phát không thể kiểm soát, chừng nào thể chế đối với doanh nghiệp nhà nước vẫn như xưa nay. 
Trong khi đó, xuất phát từ bản chất mô hình nhằm mục đích lợi nhuận, doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường hoàn toàn khác (ngoại trừ doanh nghiệp công ích), không thể đóng vai trò công cụ nhà nước điều hành kinh tế vĩ mô; công cụ đó là hành lang pháp lý và tài lực để thực hiện nó chứ không phải doanh nghiệp; từng doanh nghiệp chịu tác động của cả nền kinh tế, chứ mỗi mình nó rủi ro nay phất mai phá sản như Vinaschin không thể nói trước, làm sao đủ sức thay đổi cục diện để đóng vai trò công cụ điều hành. Nó cũng không có chức năng xã hội vốn thuộc nhà nước, được nó cung cấp nền tảng tài lực, trực tiếp như thuế lợi tức, thu nhập, môn bài… các khoản bảo hiểm xã hội phải đóng, gián tiếp như thuế giá trị gia tăng, bắc cầu như thuế thu nhập của nhân công doanh nghiệp. Nó là một pháp nhân độc lập, như bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào. Giám đốc đại diện chịu trách nhiệm cá nhân hoàn toàn trước pháp luật hiểu theo nghĩa bị kiện và thưa kiện khi xảy ra tranh chấp, làm việc và trả thù lao theo hợp đồng ký kết với đại diện chủ doanh nghiệp (nhà nước), tuân thủ điều lệ doanh nghiệp vốn đóng vai trò chế tài như hiến pháp đối với tổng thống, thủ tướng;  không chịu bất cứ sự chỉ huy kinh doanh của bất cứ cấp hành chính nào. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa doanh nghiệp là một vương quốc, giám đốc là vua; tương tự như tổng thống thủ tướng, doanh nghiệp bị giám sát bởi các cơ quan nhà nước  liên quan, do các văn bản lập pháp thích ứng chế tài. Cũng xuất phát từ chỗ sinh ra chỉ nhằm mục đich kinh doanh, doanh nghiệp cũng không chịu tác động chính trị hay xã hội, bị cấm thành lập trong doanh nghiệp bất kỳ đảng phái nào, hội đoàn gì; ngoài công đoàn để đối thoại với giới chủ (thậm chí cử người tham gia hội đồng quản trị) bởi chính họ cùng trực tiếp làm ra giá trị gia tăng, lơị nhuận doanh nghiệp. Ngạch lương nhân công được trả theo thoả thuận trong hợp đồng ký kết cá nhân hoặc tâp thể, nghĩa là phụ thuộc lợi nhuận, không phải trả lương như cho công chức do nhà nước ấn định thang bậc. Đồng lương đó tạo sức ép lên cả người trả lương lẫn người nhận phải kinh doanh có hiệu qủa nếu không sẽ bị phá sản, cả 2 đều thiệt.
Một khi mô hình doanh nghiệp nhà nước chẳng khác gì tư nhân đối với nền kinh tế, thì bài toán phân công lao động tối ưu là nhà nước tập trung quản trị đất nước, còn người dân chuyên làm kinh tế, (đến nhà tù người ta còn thuê tư nhân quản lý). Nguyên lý đó được Hiến pháp Đức áp dụng tại Điều 66, Thủ tướng và các bộ trưởng cấm tham gia lãnh đạo doanh nghiệp, không được tham gia hội đồng quản trị nếu không được quốc hội chấp thuận (lẽ dĩ nhiên điều khoản này còn hàm nghĩa khác nữa). 
(Xem tiếp phần II, Những thực tế đặt ra)
Nguồn: Tia Sáng

2325. THÔNG BÁO SỐ 8 CỦA BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM (HHDOVN)

Việt Nam, ngày 13/02/2014
1. Sáng ngày 13/02/2014, bà Lê Hiền Đức cùng Luật sư và một số dân oan miền Bắc đã đến trụ sở Bộ Nội vụ để tìm hiểu Bộ này đã giải quyết như thế nào về đơn của bà Lê Hiền Đức và ông Nguyễn Xuân Ngữ về thành lập HHDOVN. Trước Tết Nguyên đán, ông Tạ Tấn – chuyên viên Vụ Tổ chức phi chính phủ – Bộ Nội vụ đã tiếp ông Nguyễn Xuân Ngữ, và cho biết đã nhận được những thư này, Bộ Nội vụ sẽ trả lời bằng văn bản sau Tết Nguyên đán. Nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được văn bản trả lời nào của Bộ Nội vụ . Sáng nay, Ông Tạ Tấn tiếp tục ra tiếp bà Lê Hiền Đức và các dân oan. Ông Tạ Tấn chia sẻ sự cảm kích với bà Lê Hiền Đức và bà con dân oan, mặc dù rất lạnh, nhưng bà con vẫn có mặt tại Hà Nội để đến làm việc với Bộ Nội vụ. Ông tiếp tục hứa sẽ tham mưu cho Bộ trưởng trả lời sớm nhất cho bà Lê Hiền Đức, ông Nguyễn Xuân Ngữ. Bà Lê Hiền Đức yêu cầu trả lời sớm trước 22/02/2014, để dân oan có đủ thời gian thông báo cho bà con và các tổ chức trong, ngoài nước để chuẩn bị thành lập HHDOVN vào ngày 03/03/2014.

2. Luật sư của bà con dân oan đã gửi công văn đề nghị Bộ Nội vụ trả lời bằng văn bản những vấn đề sau:
a. Việc lập Hiệp hội dân oan Việt Nam có bị pháp luật cấm hay không? Trong trường hợp bị cấm, nêu rõ điều khoản cụ thể nào của văn bản pháp luật nào quy định cấm?
b. Trong trường hợp Hiệp hội dân oan Việt Nam  không bị luật cấm thành lập, và có thể áp dụng Nghị định 45/2010/NĐ-CP để thành lập Ban vận động Hiệp hội dân oan Việt Nam, xác định cơ quan nào có thẩm quyền công nhận Ban vận động này?
c. Trong trường hợp Bộ Nội vụ chưa thể làm rõ được vấn đề thành lập của Hiệp hội dân oan Việt Nam, cần trao đổi thêm với các cơ quan, ban ngành có liên quan, đề nghị Bộ Nội vụ cũng có văn bản thông báo cho Luật sư và những công dân này.
3. Dân oan Văn Giang, Hưng Yên cho biết vào ngày 10/02/2014, tại địa bàn xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, lực lượng thi công của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng làm lễ thi công, cho máy ủi, máy xúc đến ủi khu vực đất của bà con xã Phụng Công. Bà con ra giữ đất nhưng đã bị một số côn đồ mang dao, kiếm ra đe dọa và dùng 3 khẩu súng hoa cải bắn vào người dân, khiến cho 5 người bị thương, trong đó 4 người bị thương nhẹ và đã được sơ cứu, còn 1 người đang cấp cứu trong bệnh viện Việt Đức vì viên đạn nằm ở vị trí nguy hiểm chưa thể mổ lấy ra được.
4. Ban vận động HHDOVN và dân oan Việt Nam kịch liệt phản đối những hành vi bạo lực, côn đồ đối với dân oan xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và bày tỏ tình đoàn kết, tương trợ, thăm hỏi đến những dân oan bị thương. Ban vận động HHDOVN yêu cầu Công an tỉnh Hưng Yên và Bộ Công an nhanh chóng khởi tố vụ án hình sự mang tính giết người, côn đồ này, điều tra truy tìm bằng được những thủ phạm đã đe dọa và bắn những dân oan này, làm rõ kẻ chủ mưu đứng đằng sau những tên côn đồ này để truy cứu trách nhiệm trước pháp luật, không để những hành vi bạo lực tiếp tục tiếp diễn. Ban vận động HHDOVN và toàn thể dân oan Việt Nam sẽ sát cánh với những dân oan Văn Giang, Hưng Yên trong cuộc đấu tranh giữ đất, tìm công lý.
Chúng tôi đề nghị các phương tiện thông tin báo chí Việt Nam đưa tin đầy đủ về sự kiện nghiêm trọng này, không bỏ rơi số phận của những dân oan Việt Nam, không im lặng đáng sợ, không chấp nhận cái ác và bạo lực hoành hành công khai đối với Đồng bào mình
Thay mặt Ban vận động thành lập “Hiệp hội Dân oan Việt Nam”
Nguyễn Xuân Ngữ

2326. Vụ nổ súng ở Văn Giang ngày 10-2-2014

Trong hai ngày 10,11-2 nhóm côn đồ làm thuê cho Ecopark liên tiếp nổ súng vào người dân xã Phụng Công bảo vệ ruộng đất thuộc dự án nhiều sai phạm, tai tiếng Ecopark – Văn Giang.
Chiều ngày 10-2-2014, nhóm côn đồ do ông Hậu (còn gọi là Hậu Gỗ ) trú tại xã Long Hưng – Văn Giang cầm đầu, chỉ đạo dùng dao kiếm chém đe dọa và dùng súng hoa cải bắn bị thương nhiều người dân thuộc xã Phụng Công – Văn Giang đang cố gắng bảo vệ đất ruộng nằm trong khu vực dự án Ecopark.

Sáng ngày 11-2-2014 nhóm côn đồ này lại tiếp tục mang dao kiếm và ba khẩu súng hoa cải bắn thị uy.
Ngay sau khi xảy ra sự việc nổ súng của nhóm côn đồ làm bị thương ba người thuộc xã Phụng Công – Văn Giang, người dân đã đưa người bị nạn đi cấp cứu. Những người bị thương bao gốm:
1- Ông Lê Văn Mạnh, trú tại thôn Tháp – xã Phụng Công bị bắn vào người và tay.
2- Ông Nguyễn Văn Nghiêm, trú tại thôn Tháp, bị thương nặng hiện đang cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức – Hà Nội.
3- Ông Phạm Ngọc Hạp, trú tại thôn Đại – Phụng Công bị bắn vào người và tay:

1653900_210879619120579_796810585_n
1620505_210160459192495_533736021_n
1601281_210149692526905_432028124_n
1926644_718308614856080_1243979586_n
Ngày 12-2-2014, bà con đã làm đơn trình báo gửi cơ công an điều tra huyện Văn Giang. Chiều nay 13-2, được biết có Bộ Công an về làm việc với công an huyện Văn Giang nên bà con ba xã  Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan lại tiếp tục lên công an huyện đấu tranh đòi công an huyện phải nhanh chóng điều tra, truy tố những kẻ phạm tội dùng súng bắn dân.
Trong thời gian từ cuối năm 2013 đến nay, nhiều nhóm côn đồ được Ecopark bí mật thuê về dưới hình thức là làm nhà thầu liên tục gây hấn với những người nông dân thuộc ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan. Đã xảy ra một vụ đánh hội đồng của bọn côn đồ vào một phụ nữ xã Xuân Quan đi bắt ốc xong chính quyền xã không giải quyết sự việc để đòi lại công lý cho người bị đánh.
Biên bản tiếp nhận đơn trình báo:
Đã bị lực lượng côn đồ do ông Hậu (thường gọi là Hậu Gỗ ) trú tại xã Long Hưng – Văn Giang cầm đầu thi công san lấp mặt bằng cho công ty Việt Hưng, dùng dao kiếm chém và súng hoa cải bắn thương tích.
Biên bản tiếp nhận kết thúc hồi 16 giờ cùng ngày, đã thông qua biên bản cho những người có liên quan nghe, công nhận đúng và ký tên xác nhận.
IMG_0627
Ghi chú: Cơ quan điều tra – công an huyện Văn Giang tiếp nhận đơn trình báo chữ ký phô tô của quần chúng nhân dân.
Điều tra viên: Trần Anh Tuân.

2327. KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP CỦA LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—-***—-
                Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2014

KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP CỦA LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI

(Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự có dấu hiệu giết người mang tính côn đồ tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên)
Kính gửi:        -   Ngài Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủ.
Đồng kính gửi:  
-         Ngài Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an
-         Ngài Nguyễn Bá Thanh – Trưởng Ban Nội chính Trung ương
Tôi – Trần Vũ Hải, Trưởng Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải, hiện đang trợ giúp pháp lý miễn phí cho những hộ dân tại Văn Giang – Hưng Yên do việc họ bị thu hồi đất, liên quan đến dự án Ecopark gửi tới Ngài Thủ tướng và các Quý vị lời chào trân trọng và xin trình bày, kiến nghị như sau:
Theo Đơn trình báo ngày 12/02/2014 (xin gửi kèm theo) của các hộ dân bị thu hồi đất tại Văn Giang, Hưng Yên, đầu giờ chiều ngày 10/02/2014, một số người dân xã Phụng Công đi làm đồng phát hiện đội thi công san lấp mặt bằng do ông Hậu (thường gọi là Hậu Gỗ, trú tại xã Long Hưng – Văn Giang) làm chủ đang cuốc phá ruộng đất của một số hộ dân. Các hộ dân đã yêu cầu đội thi công của ông Hậu dừng lại để báo cáo sự việc lên các cơ quan chức năng nhưng ngược lại, những người này đã vung dao kiếm đe dọa giết người.
Theo bà con, đến 15h30’ ngày 10/02/2014, ông Hậu đã chỉ đạo khoảng 40 người, với ít nhất 02 khẩu súng bắn đạn hoa cải bắn nhiều phát đạn vào nhân dân đứng xem xung quanh khiến 03 người bị thương là các ông Lê Văn Mạnh, Nguyễn Văn Nghiêm, Phạm Ngọc Hạp (xã Phụng Công – Văn Giang).
Sáng ngày 11/02/2014, ông Hậu cùng khoảng gần 100 người khác tiếp tục vác dao kiếm cùng một bao tải chứa ba khẩu súng hai nòng dài đến khu đất, đã bắn chỉ thiên nhằm uy hiếp bà con.
Bà con cho biết, công an tỉnh Hưng Yên biết rõ vụ việc này nhưng không tiến hành khám nghiệm ngay hiện trường và khám những người bị thương để thu thập vật chứng (các viên đạn được bắn từ súng hoa cải),  bà con buộc phải  tự thu thập những  vật chứng này.
Đây là một vụ việc rất nghiêm trọng, hành vi sử dụng súng hoa cải để bắn vào người dân có dấu hiệu của một vụ án giết người mang tính côn đồ. Việc công an tỉnh Hưng Yên chậm trễ trong việc khởi tố vụ án hình sự và tiến hành các biện pháp để thu thập chứng cứ, có thể dẫn tới một số chứng cứ quan trọng bị xóa dấu vết. Vì  vậy chúng tôi kiến nghị Bộ Công an khẩn trương chỉ đạo công an tỉnh Hưng Yên và cơ quan điều tra Bộ Công an nhanh chóng xác minh, khởi tố hình sự vụ án có dấu hiệu cố ý giết người mang tính côn đồ này và sớm thông báo cho công luận biết.
Tại thư gửi ông Vũ Đức Đam ngày 29/10/2013, tôi đã lưu ý tình hình tại Văn Giang ngày càng có xu hướng phức tạp, mâu thuẫn càng nghiêm trọng, có khả năng xuất hiện bạo lực, và chúng tôi đã đề nghị các cơ quan chức năng có phương thức thích hợp để tháo gỡ ngòi nổ bạo lực tại địa phương này, đáng tiếc chưa có cơ quan nào quan tâm đến việc tháo gỡ mâu thuẫn tại đây.
Với tình hình ngày càng xấu đi như hiện nay, chúng tôi tha thiết yêu cầu Ngài Thủ tướng và Ngài Bộ trưởng Bộ Công An chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng  giải quyết những vụ việc liên quan, để giúp những người dân này an tâm sống, làm việc trên mảnh đất của mình, chấm dứt những ngày tháng mệt mỏi vì tranh chấp đất đai, phục hồi niềm tin vào pháp luật cho họ, đặc biệt loại trừ mọi nguy cơ dẫn đến bạo lực tại địa phương này.
Nhân dịp đầu xuân, chúng tôi  xin chúc các vị lãnh đạo sức khỏe và thành công trong năm mới.
Trân trọng./.                  
                                                                                                 Luật sư Trần Vũ Hải
Địa chỉ liên hệ: số 81 phố chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.  Điện thoại: 04 3775 4788.
Nơi gửi:
-          Như trên
-          Đại diện những hộ dân bị thu hồi đất tại Văn Giang – Hưng Yên yêu cầu luật sư trợ giúp pháp lý.
Tài liệu kèm theo Kiến nghị:
-          Đơn trình báo ngày 12/02/2014;
-          Bản photo thư gửi ông Vũ Đức Đam ngày 29/10/2013

Có tương lai vì tin vào giới trẻ

Hi, I am Rifqah, President of Indonesian Future Leaders: ở mấy xứ “thiên đường” nói kiểu này vào tù nhanh lắm.

Nguyễn Giang

Hi, I am Rifqah, President of Indonesian Future Leaders’ – một cô gái người nhỏ, đeo kính, nét mặt tươi tắn trong chiếc khăn Hồi giáo bước tới bắt tay tôi.
Thanh thiếu niên tranh luận về chính trị giữa một khu thương mại Jakarta
Trong tiếng ồn ào của hội nghị giới trẻ ở Jakarta, tôi nghe không rõ lắm về chức danh nhưng thấy rất ấn tượng về sự tự tin của người đối thoại.
Là nhà báo, nói chung tôi không thích các hội thảo, hội nghị dù ở Mỹ, Anh, Thuỵ Điển hay các nước châu Á.
Về mặt nghề nghiệp, đi làm tin hội nghị là chuyện rất mệt đầu vì khung cảnh bị gói lại trong nhà, các hoạt động lặp đi lặp lại, diễn giả ai nói cũng trịnh trọng và ít nội dung, nền cảnh, ánh sáng cho phim ảnh cũng đơn điệu.
Nhưng lần này chúng tôi không làm tin mà tham gia ngày khai mạc Nghị viện Thanh niên (Youth Parliament) ở thủ đô Indonesia để quảng bá cho các chương trình trên sóng, trên mạng của Ban BBC Indonesia trong năm bầu cử sôi động.
Vì bản thân là diễn giả nên các biên tập viên BBC được các bạn trẻ xúm lại hỏi, được đài báo phỏng vấn nên một ngày trôi qua không tẻ nhạt.
Chưa kể chương trình họ làm khá năng động, không có màn ‘lãnh đạo diễn thuyết’ dài dòng mà tất cả như một show giao lưu từ đầu đến cuối.
Sau một ngày nghe diễn thuyết của các bạn trẻ từ hơn 30 địa phương của Indonenesia đến dự, tôi bị thuyết phục bởi sự lạc quan của họ.

Đầy sức sống

Nền dân chủ gần 250 triệu dân trên hàng nghìn hòn đảo khác nhau mới chỉ có từ năm 1998 nên còn nhiều vấn đề nhưng cũng đã khác đĩnh đạc.
Và sức trẻ, sáng tạo của thanh thiếu niên Indonesia thể hiện rõ qua hội nghị này, tất cả là ‘người thật, việc thật’.
Họ tự giới thiệu các sáng kiến về môi trường, chống tham nhũng, lắng nghe về các dự án cải tạo sinh hoạt đô thị, dọn rác, phổ biến dịch vụ y tế cho người nghèo.
Rifqah Indiri Amelia: ‘Indonesia cần vươn lên tới tương lai lý tưởng hơn.’
Bác sỹ trẻ từ Malang, Gamal Albinsaid, năm nay 25 tuổi, lập ra một dự án rất đơn giản: ai muốn khám bệnh miễn phí hãy mang rác đến điểm thu gom cạnh trạm xá tư nhân của anh.
Nhờ kết nối các công ty thu mua rác và bán bảo hiểm y tế, trạm xá có kinh phí phục vụ được hàng chục bệnh nhân nghèo một ngày mà không phải ‘bao cấp’ việc từ thiện.
Một số chính trị gia địa phương cũng đến để hô hào cho sáng kiến của họ nhưng không phải nhằm thu phiếu mà để chứng tỏ họ làm được điều gì đó và tạo cảm hứng cho thanh niên.
Thị trưởng thành phố Bogor, ông Diani Budiarto đã quảng bá cho một số kế hoạch về giao thông công chính của đô thị nằm về phía Nam Jakarta.
Một số nhà hoạt động môi sinh, doanh nghiệp, giới blogger cũng có mặt.
Dù ở châu Á, họ không coi việc gặp các bạn trẻ từ 15-24 tuổi như gặp trẻ con để ‘dạy bảo’ mà đều trao đổi, để giới trẻ chất vấn trước hàng trăm cử tọa.
Không khí nhiều khi rộ lên tiếng cười, hay các màn vỗ tay rất tự nhiên.
Các cô gái có người quàng khăn Hồi giáo, có người mặc Âu phục khá hiện đại, thoáng đãng cùng bàn thảo, cười đùa với nhau.
Và ở quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc này, chuyện chính trị đảng phái cũng được bàn công khai.
Các bạn trẻ không tham gia sinh hoạt chính trị cho vui mà có những nỗi bức xúc cụ thể.
Rifqah Indiri Amalia, 21 tuổi, nói với tôi về hoạt động của tổ chức ‘Lãnh đạo Tương lai Indonesia’ mà cô làm Chủ tịch:
Rizki Aljupri muốn ra tranh cử vào Hội đồng Nhân dân Jakarta năm nay
“Thế hệ trẻ Indonesia chúng tôi muốn đánh giá lại tình hình đất nước bây giờ, về dân chủ, về tham nhũng và sự nghèo khó…Đây là thời gian đất nước tôi cần vươn lên tới tương lai tốt hơn, lý tưởng hơn trong những năm tới.”
Năm nay Indonesia bầu cả nghị viện mới vào tháng Tư này và sau đó là bầu cử tổng thống, khép lại 10 năm cầm quyền của ông Susilo Bambang Yudhoyono.
Động lực của Indonesia có từ thời kỳ tân dân chủ sau khi Suharto sụp đổ năm 1998.
Có không ít các nước mà mỗi lãnh đạo từ ngày lập quốc cứ lên lại phạm một sai lầm nghiêm trọng để người kế nhiệm tạo thành tích bằng cách sửa sai.
So với họ, tôi nghiệm thấy Cộng hòa Indonesia từ ngày độc lập năm 1945 đã may mắn mỗi thời tổng thống có ít ra là một quốc sách đúng để lại tác động tốt về lâu dài.
Lãnh đạo lập quốc, ông Sukarno thiên về phe tả nhưng cũng đã có tầm nhìn chấp nhận để đa số dân đảo Java, gồm chính ông, không áp đặt ngôn ngữ của họ lên cả nước mà chọn tiếng Bahasa Indonesia gốc Mã Lay làm tiếng chung, kết nối và thống nhất cả quần đảo thành một quốc gia.
Nhà độc tài Suharto dù trấn áp cộng sản, ngăn chặn người Hoa nhưng đã gắn chặt Indonesia vào phe tư bản, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, tham gia lập Asean, tạo vị thế khu vực cho đất nước.
Một trong số tổng thống đầu tiên thời dân chủ, ông B J Habibie đã có quyết định lịch sử là trả lại cho các địa phương quyền bầu cử lãnh đạo tỉnh, thành phố và quyền thu thuế.
Các nhà bình luận, gồm cả ông Lý Quang Diệu, nay nhận định rằng quyết định tản quyền của tổng thống Habibie đã giúp giải phóng sức dân, mở toang cơ hội kinh tế cho ở quốc gia Hồi giáo trải dài trên nhiều hải đảo.
Tản quyền và tự trị cũng đã giúp làm giảm đi độ nóng của xu hướng ly khai như ở Aceh.
Không còn bị kiểm soát bởi Jakarta, kỳ lạ thay, các địa phương thoải mái hơn khi tham gia hành trình chung của quốc gia nhằm đạt vị trí một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới, mục tiêu đầy tham vọng mà ông Yudhoyono đề ra.

Bề bộn một tương lai

Indonesia là quốc gia có dân số trẻ cao ở Đông Nam Á
Hơn 20 năm từ khi chế độ Suharto bị lật đổ, Indonesia còn rất nhiều vấn đề.
Nổi bật nhất là tham nhũng đảng phái và mối quan hệ phức tạp giữa truyền thông và các tập đoàn tư bản.
Trong những lần trước đến tìm hiểu thị trường nhằm hoạch định chính sách cho BBC ở đây, tôi đã tiếp xúc hầu hết quan chức của các tập đoàn báo chí, truyền thanh, truyền hình lớn nhất nước.
Giới tổng biên tập phần lớn thuộc thế hệ nhà báo tranh đấu thời Suharto, không ít người từng bị cầm tù.
Tuy họ trực tiếp quản lý báo chí và hoàn toàn tự do chọn tin bài, đằng sau các đài lớn như Trans7, TVOne, Detik, Tempo, Viva, Kompas…lại là các nhóm kinh doanh, những tỷ phú hoặc nhân vật chính trị đầy ảnh hưởng.
Dù vậy, một nhà báo Anh ở Jakarta giải thích với tôi, nhờ tính đa nguyên trong các dạng thức truyền thông và cạnh tranh mạnh giữa các nhóm lợi ích, nhìn chung báo chí ở đây tự do và dân chủ hơn cả trong Asean.
Nhà nước Indonesia chỉ nắm hãng thông tấn Antara mà không kiểm duyệt báo chí theo chủ thuyết nào cả, và ngay cả chủ đề gay go nhất là Hồi giáo thì cũng để quyền lực thứ ba là ngành tư pháp vào cuộc để phán xét mỗi khi có kiện tụng trên báo.
Hôm tôi sang lần vừa rồi, Jakarta bị lụt nặng ở phía Nam và tờ Jakarta Post thẳng thắn hỏi phu nhân tổng thống, bà Ani Yudhoyono có vô cảm không khi say sưa chia sẻ ảnh cháu chắt trên mạng Instagram trong lúc dân khốn khổ lo tránh lụt.
Indonesia hiện có 30 triệu người sống dưới chuẩn nghèo và tham nhũng là vấn đề lớn
Trở lại Nghị viện Thanh niên, tôi gặp một bạn vừa du học từ Mỹ về, Rizki Aljupri.
Bắt tay tôi, anh bạn giới thiệu: “Tôi ra tranh cử vào nghị viện địa phương, rất muốn làm quen với BBC.”
Anh cho biết anh không tham gia đảng phái nào và vốn liếng ra tranh cử vào Hội đồng Nhân dân Jakarta sẽ là khẩu hiệu ‘Ứng viên trẻ nhất, 24 tuổi”.
Rizki thành công tới đâu thì chưa rõ nhưng đây là một ví dụ cho thấy nền dân chủ Indonesia đang thu hút các bạn trẻ, chứ không phải là một môi trường đầy sợ hãi hoặc mặc cảm lo ngại về sự mất mát, đổ vỡ.
Trước đây, tôi hay nghĩ Indonesia bị chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan kéo lùi hoặc bị nền ‘tân dân chủ’ làm lộn xộn, không tiến được.
Nhưng nay tôi tin rằng Indonesia đang là quốc gia xứng đáng lãnh đạo Asean.
Vì không giàu bằng Singapore, không cố ‘thuần khiết tôn giáo’ như Malaysia, không ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ như Việt Nam, nhưng Indonesia cũng không sợ tương lai và không nhìn giới trẻ đông đảo của họ với con mắt hoài nghi.

Nói lại về trận Hoàng Sa

Trần Trọng Ngà


Tác giả không đồng ý với bài viết của phóng viên Bill Hayton về trận Hoàng Sa
Mới đây trang web BBC đăng tải bài viết của tác giả Bấm Bill Hayton về trận hải chiến Hoàng Sa.
Nhận thấy đây là bài viết có nhiều chi tiết không đúng với sự thật, đồng thời nội dung lại thiếu tính cách khách quan cần thiết của một bài viết trình bày một biến cố lịch sử quan trọng, chúng tôi từ Ủy Ban Nghiên cứu trận Hải chiến Hoàng Sa (UBHS) thấy có trách nhiệm cần nêu ra những sự kiện sau.
Các chi tiết không đúng sự thật trong bài viết kể trên chính yếu là:
Đại Tá Đỗ Kiểm không phải là “người có cấp bậc cao thứ ba trong hàng ngũ hải quân VNCH“ như bài viết nhắc đi nhắc lại. Trong Quân chủng Hải quân (HQ) VNCH lúc bấy giờ, ngoài vị Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó, còn có nhiều cấp tướng lãnh khác cao cấp hơn Đại Tá Kiểm. Riêng tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân lúc xẩy ra trận Hoàng Sa, dù Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó không hiện diện, nhưng còn có Phó Đề đốc Tham Mưu Trưởng Hải Quân, cấp bậc cao hơn Đại Tá Kiểm;
Vào buổi sáng ngày diễn ra cuộc chiến, Tư Lệnh HQ, Đề đốc Trần Văn Chơn đang trên máy bay từ Sài Gòn đến Đà Nẵng với dự tính sẽ trực tiếp theo dõi trận chiến. Rất tiếc khi ông đến nơi thì cuộc chiến đã chấm dứt. Vì vậy không có cái gọi là “Ở sở chỉ huy đã có sự hoang mang “ và sự kiện “ông Chơn đã yêu cầu phải có bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo đó.”
Tương tự, cũng trong buổi sáng ngày diễn ra cuộc chiến, Phó Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư Lệnh phó HQ, cũng đang trên đường bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng theo chỉ thị của Đề đốc Chơn để theo dõi các diễn biến tại chỗ.
Vì vậy các từ ngữ “biến mất”, “mất tích” trong bài viết của ông Hayton để chỉ việc không liên lạc được với các cấp chỉ huy của HQ đã tạo ra sự ngộ nhận.
Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh HQ Vùng 1 Duyên Hải, trú đóng tại Đà Nẵng, trực tiếp liên lạc với lực lượng các chiến hạm HQ tham chiến là người đã ra lệnh nổ súng, không phải Đại Tá Đỗ Kiểm.

Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại được cho là người ra lệnh nổ súng
Trên đây chỉ là một số trong nhiều chi tiết không chính xác trong bài viết của ông Hayton. Các sai lầm này chứng tỏ tác giả đã thiếu cẩn trọng trong việc sưu khảo tài liệu. Thay vì truy tầm nhiều nguồn để tìm ra các sự kiện khách quan mà độ chính xác cao, ông Hayton đã chỉ đọc một vài tài liệu (bằng tiếng Anh) trong đó tác giả trình bày các sự kiện theo góc độ riêng tư, phiến diện, theo cảm quan và ký ức, không được đối chiếu, phối kiểm.
Cũng vì khuyết điểm quan trọng này mà tác giả bài “Thực hư hải chiến Hoàng Sa 1974” đã đi đến kết luận “trận chiến là một thảm họa”. Ông Hayton không biết rằng mặc dù HQVNCH mất một chiến hạm và 74 quân nhân đã hy sinh nhưng chính sự hy sinh sinh mạng và hao tốn chiến cụ này đã là một chứng cớ cụ thể xác quyết quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và người Việt đã đổ máu để bảo vệ.
Đây là một bằng chứng thực tế không thể hiểu sai, bên cạnh các bằng chứng về lịch sử và địa lý, để xác nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam mà Trung Cộng đã dùng vũ lực để chiếm đoạt. Trong ý nghĩa đó, trận hải chiến Hoàng Sa là một chiến tích quan trọng của dân tộc Việt.
Muốn biết thêm chi tiết về trận Hải chiến Hoàng Sa, xin đọc “Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974” do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa biên soạn và ấn hành năm 2010, sau 5 năm nghiên cứu tài liệu và thực hiện hơn 30 cuộc phỏng vấn các quân nhân Hải Quân VNCH, từ các sĩ quan chỉ huy cao cấp đến các quân nhân tham chiến trận Hoàng Sa, cùng quân nhân các quân binh chủng bạn, các chính khách VNCH đương thời và một số chuyên gia.
Bài giới thiệu tác phẩm này của tác giả Trần Bình Nam với tên “Đọc cuốn Hải Chiến Hoàng Sa” cũng đã được đăng tải trên Bấm trang mạng của BBC.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin thông báo, để tránh tình trạng vì thiếu tài liệu bằng ngoại ngữ dẫn đến những ngộ nhận tai hại như bài viết của ông Bill Hayton, Ủy Ban đang nỗ lực dịch cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974” ra Anh ngữ, với dự tính sẽ hoàn thành trong năm 2015.
Tác giả là chủ tịch Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa, do các cựu quân nhân hải quân Việt Nam Cộng Hòa thành lập.

Trung Quốc gom vàng trên thế giới làm giá tăng trở lại


Vàng bày bán tại một cửa hảng ở Zurich, Thụy Sĩ.
Vàng bày bán tại một cửa hảng ở Zurich, Thụy Sĩ. -Reuters

Trọng Nghĩa – RFI

Báo cáo thường niên của Viện Thẩm kế – Cour des comptes – tức là định chế kiểm toán tối cao tại Pháp – công bố hôm qua dĩ nhiên đã trở thành chủ đề nổi bật trên trang nhất các tờ báo xuất bản hôm nay, 12/02/2014. Sự kiện này đã đẩy lùi chuyến công du nước Mỹ của Tổng thống Pháp xuống hàng thứ hai, cho dù vẫn tiếp tục được bình luận rộng rãi. Riêng về châu Á, việc Trung Quốc mua vàng ồ ạt, đội giá lên cao có lẽ là đề tài nổi bật.
Ở trang Tài chánh và Thị trường, nhật báo kinh tế Les Echos đã chạy một tựa lớn trải rộng trên 2/3 chiều ngang trang báo : « Trung Quốc đẩy lại giá vàng, lên mức cao nhất từ 3 tháng nay ». Đồng nghiệp của Les Echos là Le Figaro thì ghi nhận ở trang kinh tế : « Khi việc Trung Quốc ‘đổ xô’ đi tìm vàng gây lo ngại ».
Theo Les Echos, sau khi bị sụp gần 30% vào năm ngoái, điều chưa từng thấy kể từ năm 1981, giá một lượng (once) vàng đã tăng 7% từ tháng Giêng đầu năm đến nay, một xu hướng được Trung Quốc nuôi dưỡng bằng hành động thu mua đều đặn.
Phân tích tình hình, tờ báo cho là vì các thị trường chứng khoán không mấy hấp dẫn, kinh tế các quốc gia đang trỗi dậy gây lo ngại, cho nên vàng khởi sắc trở lại. Một ví dụ cụ thể, hôm qua 11/02, trên thị trường Luân Đôn giá một ounce vàng đã chạm ngưỡng 1.290 đô la, mức cao nhất từ ba tháng nay.
Báo kinh tế Pháp trích dẫn chuyên gia ngân hàng Citigroup, cho là thị trường vàng gần đây đã chuyển biến, với giới giao dịch chú tâm đến sức khỏe các quốc gia đang trỗi dậy và Trung Quốc, hơn là tình trạng thị trường lao động Mỹ và chính sách tài chính Hoa Kỳ. Thị trường kim loại quý giá hiện nay đang dán mắt vào Trung Quốc, nước đã lao vào mua trở lại sau thời gian nghỉ Tết.
Theo Les Echos, trích số liệu Hiệp hội vàng Trung Quốc, vào năm ngoái, nước này đã thu mua 1.176 tấn vàng, tăng 41% so với 2012. Tờ báo còn nêu chi tiết : 717 tấn là nữ trang, 376 tấn là vàng dùng để đầu tư, 49 tấn dùng trong công nghiệp, 35 tấn cho những sử dụng khác.
Tờ báo cho là số liệu trên không bao gồm các vụ thu mua của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mà giới quan sát cho là rất năng nổ.
Theo giới phân tích, vấn đề là nếu Trung Quốc tiếp tục đi mua sắm như thế thì các quỹ đầu cơ sẽ đánh cược trên giá vàng tăng, trong lúc mà vào năm ngoái họ đã rời bỏ thị trường này để bỏ tiền vào các cổ phiếu béo bở hơn.
Quan ngại nẩy sinh từ việc Trung Quốc gom vàng
Dưới tựa đề « Khi nạn chạy đua tìm vàng của Trung Quốc gây lo ngại » ở mục ‘câu chuyện trong ngày’ trang kinh tế, Le Figaro đã thử tìm hiểu các lý do khiến Trung Quốc tung tiền mua vàng làm giá kim loại này tăng vọt.
Mở đầu bài viết tác giả nhận thấy Trung Quốc hùng mạnh luôn luôn làm cho người khác vừa thán phục, vừa nghi kỵ. Việc Trung Quốc mua vàng ồ ạt trong những tháng qua không ra khỏi nguyên tắc này. Theo số liệu chính thức của Hiệp hội vàng Trung Quốc, lượng vàng mua đã tăng 41,36% vào năm 2013, lên mức 1176 tấn.
Trung Quốc như thế đã đoạt ngôi vị nước đứng đầu thế giới trong việc mua vàng của Ấn Độ. Tuy nhiên, cũng phải công nhận là Ấn Độ năm ngoái đã giới hạn việc nhập vàng để giảm thâm thủng. Trung Quốc đã tranh thủ việc giá vàng đang giảm để lao vào mua vàng thỏi và nhất là nữ trang.
Tuy nhiên, theo Le Figaro, việc người dân Trung Quốc ưa chuộng nhẫn hay dây chuyền vàng đang rẻ hơn, như Tân Hoa Xã đã nêu, không giải thích hết việc Bắc Kinh thu mua vàng, vì chính Ngân hàng Trung ương Trung Quốc là nguồn thu mua phần lớn số vàng, và định chế này đã không thông báo về số lượng vàng cất giữ từ 5 năm nay.
Chính sự không rõ ràng này đã gây thắc mắc, ‘nghi kỵ’ đối với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc : Phải chăng Ngân hàng đang muốn tạo ra kho dự trữ vàng to lớn để thực hiện giấc mơ đưa đồng yuan và vàng lên thành những « chủ nhân » mới của hệ thống tiền tệ quốc tế.
Le Figaro trích báo South China Morning Post tại Hồng Kông, đã trấn an về mối lo ngại nói trên : Theo tính toán của tờ báo, do giá vàng tuột giảm, việc mua vàng ồ ạt chỉ cho phép Ngân hàng Trung ương Trung Quốc duy trì giá trị phần vàng của mình ở mức 3% trong trữ lượng ngoại tệ khổng lồ của nước này.
Viện Thẩm kế Pháp : Chính phủ phải cắt thêm chi phí xã hội !
Về bản phúc trình của Viện Thẩm kế, hầu như tất cả các báo đều nhấn mạnh đến khuyến cáo của định chế kiểm toán quốc gia này, yêu cầu chính phủ phải nhanh chóng giảm bớt chi tiêu công.
Báo Le Monde nhận thấy trong hàng tựa trang nhất là « Viện Thẩm kế mời ông Hollande (tức Tổng thống Pháp) giảm bớt các chi tiêu cho vấn đề xã hội ». Tờ báo Cộng sản L’Humanité cũng chú ý đến khuyến cáo đó, nhưng lại đánh giá rằng đó là những đề nghị « bất công ». Tờ báo tố cáo định chế này là tiếp đòi chính phủ cắt xén ngày càng nhiều trong các khoản chi tiêu công, mà đối tượng bị nhắm tới là Quỹ Bảo hiểm Xã hội (gọi nôm na theo tiếng Pháp là la Secu) và Ngân sách của các chính quyền địa phương.
Đối với nhật báo cánh hữu Le Figaro, bản báo cáo của Viện Thẩm kế thể hiện một mối lo ngại cho tương lại nước Pháp. Trong tựa lớn trang nhất, Le Figaro ghi nhận « Viện Thẩm kế lo ngại một sự chệch hướng mới ». Tờ báo giải thích : « Các bậc hiền triết (cách gọi thành viên trong các định chế như Viện Thẩm kế) thẩm định rằng do tăng trưởng yếu kém và việc ước tính quá cao mức thuế thu được, ngân sách Pháp năm 2014 có thể thâm thủng thêm từ 3 đến 6 tỷ euro.
Nhật báo kinh tế Les Echos cũng cùng quan điểm khi cho biết trong hàng tựa « Thiếu hụt ngân sách, tiết kiệm : Viện Thẩm kế chỉ trích chính phủ ». Les Echos nhấn mạnh rằng định chế này xét thấy là « quá lạc quan » các dự báo về thu nhập của chính phủ cũng như về các chi tiêu cắt giảm được.
Tàu sân bay ma Pháp-Anh : Một ca lãng phí điển hình
Lý thú nhất trong các bản phúc trình thường niên của Viện Thẩm kế là các vụ lãng phí có thể gọi là « tày đình », nhưng ít được biết đến. Ví dụ điển hình của nạn lãng phí được nêu bật trong báo cáo năm nay là vụ có thể gọi là « chiếc tàu sân bay ma » của quân đội Pháp, đã khiến cho công quỹ Pháp mất trắng gần 300 triệu euro.
Theo Libération, đó là kế hoạch đóng một chiếc hàng không mẫu hạm hạt nhân thứ hai cho quân đội Pháp, chính thức khởi động vào năm 2005, nhưng đã bị gác qua một bên vào năm 2008, sau khi đã lãng phí của Nhà nước khoảng 196 triệu euros tiền mua các công trình nghiên cứu hoàn toàn không dùng được.
Không chỉ thế, Viện Thẩm kế đặc biệt phê bình chính phủ Pháp là đã đặt cược trên một sự hợp tác với Anh Quốc trong việc chế tạo chiếc tàu sân bay này. Thái độ tin tưởng trên đây được biểu thị qua một hợp đồng trị giá 103 triệu euro, cho phép phía Pháp tham khảo các công trình nghiên cứu của Anh. Vấn đề là chính phủ cứ khăng khăng theo hướng đó cho dù thực tế đã sớm cho thấy là họp tác Pháp Anh trong địa hạt này tất yếu thất bại.
Nhà báo Pháp bị Nhà Trắng coi là vô kỷ luật !
Như nói ở trên, bản báo cáo của Viện Thẩm kế đã đẩy lùi chuyến công du nước Mỹ của Tổng thống Pháp François Hollande xuống vị trí thứ hai được báo Pháp hôm nay theo dõi.
Các báo vẫn tiếp tục nói nhiều về quan hệ thân hữu Pháp Mỹ được cả hai Tổng thống Obama và Hollande biểu thị dưới mọi hình thức, điều đã được báo Le Figaro tóm lược trong hàng tựa : « Hollande và Obama hiển thị một sự hòa thuận hoàn hảo ».
Các báo cũng tập trung sự chú ý đến vùng thung lũng Silicon Valley ở California, nới nằm trong chương trình công du Hoa Kỳ của Tổng thống Hollande. Và lẽ dĩ nhiên là các báo đã đặc biệt chú ý đến số người Pháp, khá đông, đang làm việc tại cái nôi của nền công nghệ học tiên tiến này. Đối với nhật báo Công giáo La Croix, không còn hồ nghi gì cả : « Thung lũng Silicon Valley là giấc mơ của Pháp ».
Lẽ dĩ nhiên, buổi đại yến để chào mừng Tổng thống Pháp vào tối qua đã được báo giới Pháp kể lại tường tận. Chắng hạn như Le Figaro đã tiết lộ là trong số các món tráng miệng, có cả loại kẹo bông (barbe à papa) bình thường mà trẻ em rất ưa thích.
Tuy nhiên, yếu tố làm cho nhật báo Libération hơi phiền là một số đặc phái viên được các phương tiện truyền thông lớn của Pháp cử đi theo Tổng thống Pháp qua Mỹ lại có một số biểu hiện không thích hợp.
Trên internet từ tối hôm qua, đã nở rộ những tấm hình « tự chụp », từ gốc tiếng Anh là selfies, chỉ loại chân dung mà tác giả tự chụp bằng điện thoại di động.
Libération ghi nhận : « Cả nữ phóng viên của đài truyền hình TF1, lẫn ký giả của báo Le Monde đều không cưỡng lại được sự cám dỗ của việc tự chụp mình trong Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, với nền ảnh là các nguyên thủ Nhà nước… Các nhân viên bảo vệ an ninh có vẻ không mấy chấp nhận các hành động này, trong lúc nhiều đồng nghiệp Mỹ cũng thấy chướng ».
Kết quả là, theo Libération, các nhà báo Pháp bị tố cáo là hành xử như là các khách du lịch quậy và đã bị Nhà Trắng nhắc nhở.

‘Hãy dừng viện trợ VN chống ma túy’

Nhiều tử tội ở Việt Nam phạm tội liên quan đến ma túy

Liên Hiệp Quốc cần đóng băng ngay lập tức các khoản hỗ trợ phòng chống ma túy cho Chính phủ Việt Nam sau khi Hà Nội tuyên án tử hình 30 người do phạm các tội liên quan đến ma túy, ba tổ chức nhân quyền khuyến cáo hôm thứ Tư ngày 12/2, theo hãng tin Mỹ AP.

Đây là các tổ chức nhân quyền có mục tiêu kêu gọi các quốc gia trên thế giới bãi bỏ án tử hình, bao gồm Giảm Thiệt hại Quốc tế, Hoãn án Tử hình và Liên minh Thế giới Chống án Tử hình.

Nhiều tử tội ma túy

Ba tổ chức này dẫn hướng dẫn nhân quyền nội bộ của Cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) yêu cầu không được viện trợ cho một quốc gia nào đó nếu có lo ngại rằng viện trợ này có thể dẫn đến việc ai đó bị tử hình.

“Trong nhiều năm, các tổ chức của chúng tôi đã nêu lên những quan ngại về việc Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho công tác thực thi pháp luật về may túy ở các quốc gia vẫn tiếp tục áp dụng án tử hình cho các tội phạm về ma túy,” lá thư chung của ba tổ chức này viết.

Lá thư này được gửi đến điều phối viên thường trú của Liên Hiệp Quốc và giám đốc quốc gia của UNODC ở Việt Nam.

Hồi tháng trước, một tòa án ở phía bắc Việt Nam đã tuyên án tử hình 30 người vì tội buôn ma túy. Đây là số án tử hình nhiều nhất trong một phiên tòa trong lịch sử tư pháp của đất nước này.

Tổng cộng có gần 2 tấn, tức 4.400 bánh heroine trong vụ án ma túy lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam và dính đến 89 bị cáo.

Hiện tại có gần 700 người đang chờ bị thực thi án tử hình ở Việt Nam, trong đó có nhiều người phạm tội về ma túy.

Các nhân viên truyền thông của UNODC không trả lời email của báo chí hỏi về phản ứng của họ hôm thứ Ba ngày 11/2.

Viện trợ của UNODC dành cho Việt Nam sẽ vượt 5 triệu đô la Mỹ để hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị, đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác trong giai đoạn từ 2012 cho đến 2017, theo lá thư của các tổ chức này.

Phòng chống ma túy là một nội dung chủ chốt của chương trình viện trợ này.

Hồi năm ngoái, hai nước châu Âu đã chấm dứt viện trợ phòng chống ma túy cho Iran thông qua Liên Hiệp Quốc sau khi nước này xử tử các tội phạm liên quan đến ma túy.
(BBC)

  • Việt Nam thay súng bộ binh? (BBC) - Báo Nga nói Việt Nam từ chối hợp đồng sản xuất súng trường AK 100 với Nga mà chuyển sang loại Galil ACE của Israel.
  • Hoàng gia Anh nói tiếng Việt (BBC) - Thái tử Charles và Hoàng tử William hôm 9/2 đã kêu gọi quốc tế nhằm bảo vệ động vật hoang dã bằng 5 thứ tiếng, gồm cả tiếng Việt.
  • Liệu Việt Nam có làm lễ kỷ niệm cuộc chiến biên giới 1979? (RFA) - Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đưa quân ồ ạt tiến đánh biên giới Việt Nam. Cuộc chiến biên giới kéo dài chỉ trong một tháng trời đã để lại những tổn thất nặng nề cho người dân Việt Nam. Từ nhiều năm nay, cuộc chiến này đã không được nói đến nhiều một cách chính thức ở Việt Nam.
  • Việt nam tụt lùi về tự do tôn giáo (RFA) - Ngày 11/2/2014 tại Quốc hội Hoa Kỳ dân biểu Christ Smith chủ trì một buổi điều trần về việc các cộng đồng Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới.
  • Không còn ai bảo vệ chúng tôi (RFA) - Sáng ngày 12 tháng 2, bà con nông dân xã Phụng Công tiếp tục kéo nhau ra đồng giữ đất mặc dù không ai trong chính quyền từ cấp xã cho tới huyện có tiếp xúc với bà con để tìm hiểu về vụ côn đồ dùng súng hoa cải bắn bị thương 5 người vào ngày 10 tháng 2 vừa qua
  • Trung Quốc gom vàng trên thế giới làm giá tăng trở lại (RFI) - Báo cáo thường niên của Viện Thẩm kế– Cour des comptes– tức là định chế kiểm toán tối cao tại Pháp– công bố hôm qua dĩ nhiên đã trở thành chủ đề nổi bật trên trang nhất các tờ báo xuất bản hôm nay, 12/02/2014. Sự kiện này đã đẩy lùi chuyến công du nước Mỹ của Tổng thống Pháp xuống hàng thứ hai, cho dù vẫn tiếp tục được bình luận rộng rãi. Riêng về châuÁ, việc Trung Quốc mua vàng ồ ạt, đội giá lên cao có lẽ là đề tài nổi bật.
  • Hoa Kỳ và nguy cơ suy trầm toàn cầu (RFA) - Vừa tuyên thệ nhậm chức hôm Thứ Hai mùng ba vừa qua, tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, bà Janet Yellen đã phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải của kinh tế Mỹ.
  • Nhật Bản kiện thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc ra tòa (BaoMoi) - Chính phủ Nhật Bản ngày 12/2 đã đệ đơn kiện ra Tòa án quận Naha đòi thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc bồi thường thiệt hại do hành vi đâm tàu cá vào tàu của Lực lượng bảo an biển Nhật Bản (JCG) trên vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2010.
  • Trung Quốc chi 5 tỉ USD xây căn cứ quân sự ở Biển Đông? (BaoMoi) - Trang mạng tiếng Trung Qianzhan.com trích dẫn các nguồn tin cho biết: Do những thay đổi của tình hình quốc tế cùng với nhu cầu giải quyết vấn đề Biển Đông, giới quân sự Trung Quốc gần đây đã phác thảo một kế hoạch xây dựng hai cấu trúc tại bãi Vành khăn (Mischief reefs) và bãi Chữ Thập (Fiery Cross reefs).
  • Mỹ sẽ đối phó TQ như với Liên Xô? (BaoMoi) - Nước Mỹ sẽ đối phó với Trung Quốc thế nào vẫn là một câu hỏi lớn. Liệu Washington có tái thực hiện chính sách ngăn chặn như đã làm với Liên Xô?
  • Tổng thống Pháp gặp các chủ tập đoàn Internet Mỹ (RFI) - Tổng thống Pháp François Hollande kết thúc chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ hôm nay, 12/04/2014, với chặng dừng chân vài tiếng đồng hồ tại khu Silicon Valley ở San Francisco để gặp các chủ tập đoàn Internet của Mỹ.
  • LHQ muốn tiếp tục sơ tán dân ở Syria (BBC) - Các tổ chức cứu trợ nhân đạo đang hy vọng có thể tiếp tục tiến hành sơ tán thường dân ra khỏi thành phố Homs, Syria, nơi đang bị quân đội chính phủ vây hãm.
  • Tư pháp Thái bác khiếu nại hủy kết quả bầu cử (RFI) - Ngày hôm nay, 12/2/2014, Tòa Bảo hiến Thái Lan đã quyết định bác bỏ yêu cầu của phe đối lập đòi hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn được tổ chức hôm 2/2 vừa qua,  trong sự chống phá quyết liệt của những người biểu tình chống chính phủ.
  • Ngoại trưởng Mỹ sẽ có chiến thuật sắc nét hơn tại Trung Quốc (BaoMoi) - Bình luận trước chuyến công du của ông John Kerry tới châu Á - trong đó có Trung Quốc - vào ngày 13/2, một quan chức cấp cao của Mỹ nhận định, Washington sẽ có thông điệp cứng rắn về vấn đề chủ quyền tại Biển Đông và Hoa Đông trước Bắc Kinh.
  • Trung - Nhật thực sự muốn gì ở biển Hoa Đông? (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Bế tắc ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang trôi theo hướng xung đột quân sự. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng 1-2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ví sự cạnh tranh Trung - Nhật hiện nay giống với những gì đã xảy ra giữa Anh và Đức trước Thế chiến I. Một cuộc xung đột sắp tới giữa Trung - Nhật tại biển Hoa Đông dường như là vấn đề hoàn toàn có thể xảy ra nếu các bên tiếp tục có các hành động khiêu khích.
  • Philippines không muốn hạ giọng (BaoMoi) - Kênh truyền hình ABS-CBN News (Philippines) đưa tin ngày 11-2, Philippines đã lên tiếng bác bỏ lời kêu gọi tránh dùng lời lẽ nặng nề công kích Trung Quốc của tư lệnh không quân Mỹ tại Thái Bình Dương Herbert J. Carlisle.
  • Dân Philippines ủng hộ chính phủ kiện Trung Quốc (BaoMoi) - TT - Kết quả điều tra của nhóm thăm dò độc lập Social Weather Stations (SWS) công bố hôm 10-2 cho thấy phần lớn dân Philippines ủng hộ mạnh mẽ quyết định của chính phủ kiện Trung Quốc ra Hội đồng trọng tài quốc tế về những yêu sách chủ quyền phi lý mà Bắc Kinh tuyên bố ở biển Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét