Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Thứ Năm, 13-02-2014 Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm & Thông báo: Về việc kỷ niệm Ngày Biên Giới Việt Nam 17/2

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Loạt bài về Cuộc chiến xâm lược biên giới năm 1979 của báo Một thế giới và Petrotimtes đã bị gỡ bỏ, nhưng được đăng lại tại đây: Hoa đào biên viễn: Biên giới, hồi ức 35 năm (1) (MTG/Chép Sử Việt).   –   Hoa đào biên viễn: “Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau“ (2).   –   Hoa đào biên viễn: Bia trấn ải – nơi tổ quốc được tô màu đỏ (3).   -   Phút bi tráng ở Pò Hèn, 17.2.1979.  –   Báo nước ngoài: 5 thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến 1979. – Biên niên sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (Kỳ 1) (PT/Chép Sử Việt).   –  Biên niên sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (Kỳ 2).   –   Nhớ những mùa hoa sim biên giới.
1- Chỉ còn duy nhất bài phỏng vấn Giáo sư sử học Vũ Minh Giang trên báo Lao động là không bị gỡ bỏ: Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm (LĐ).
- TIN BỐ TIÊN SƯ (FB Nguyễn Quang Vinh).
- Việt Nam im tiếng trước ngày đánh dấu Chiến tranh Biên giới (VOA). – Liệu Việt Nam có làm lễ kỷ niệm cuộc chiến biên giới 1979? (RFA). =>
- Trần Trọng Ngà, California: Nói lại về trận Hoàng Sa (BBC). Nói về những chỗ sai trong bài viết của Bill Hayton đăng trên BBC: Thực hư hải chiến Hoàng Sa 1974
- Ngư dân bị nạn khi đang đánh bắt ở biển Hoàng Sa (Infonet).
- Câu chuyện thú vị về ánh điện lấp lánh ở Trường Sa (ĐS&PL).
- Hải quân Việt Nam đàm phán mua UAV của Áo (Tin tức). – Việt Nam thay súng bộ binh? (BBC).
- Tàu sân bay mới của Trung Quốc có nghĩa gì với châu Á (Tin tức).
- Mỹ hâm nóng chính sách xoay trục sang châu Á (ĐBND).
- Sự sống thầy giáo Đinh Đăng Định tính từng ngày (RFA). – Thành lập Quỹ Yểm trợ-Kết nghĩa với Tù nhân Lương tâm Việt Nam (RFI).
- Trương Minh Đức: CA Đồng Tháp quyết triệt hạ gia đình anh Nguyễn Bắc Truyển (DLB). – Đã quá 24 tiếng công an Lấp Vò, Đồng Tháp vẫn chưa thả người (DCCT). – Đồng Tháp: Không khí khủng bố bao trùm nhà vợ anh Nguyễn Bắc Truyển (DLB). – Lời kêu cứu của ông Huỳnh Anh Trí tại công an Lấp Vò, Đồng Tháp (DCCT). – Công an Đồng Tháp hoá giặc cướp từ khi nào ? (Xuân VN). – Phong trào Con Đường Việt Nam: Yêu cầu công an Lấp Vò Đồng Tháp trả tự do cho dân thường! (Dân Luận).
- Công an thuê côn đồ chọi đá vào tư gia Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn (DCCT). – Nhà ông Huỳnh Ngọc Tuấn bị CA tấn công bằng gạch đá (DLB). – Ông Huỳnh Ngọc Tuấn tố cáo CA khủng bố, ném đá vào nhà
1<- Không còn ai bảo vệ chúng tôi (RFA). – Nguyễn Đình Ấm: Thăm dân oan Văn Giang bị xã hội đen bắn thấu phổi (Bà Đầm Xòe).
- Phóng Sự LaoĐộngViệt 20140212- Nông dân Quảng Ngãi ăn Tết sau mùa lụt (LĐV). – Tại sao người Việt, dân tộc Việt mãi nghèo? (DLB). Tại vì dân Việt có Cán bộ như rứa ? (Lê Khả Sỹ). – Lễ cưới con trai Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng bộ Công An – Sự xa hoa tột cùng của giai cấp quý tộc đỏ (Dân Luận). – Việt Nam quê hương tôi hôm nay (DLB). – Việt Nam hôm nay (DCCT).
- Nhân quyền và cái bánh chưng bằng đất (DLB). – Sau khi Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đưa ra Tuyên bố chính thức về Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam, báo Nhân Dân có bài lên án về vụ này: Một việc làm bất thường và lạc lõng! Nhưng dường như Đại sứ quán Việt Nam ở Washington DC cho rằng bài trên báo Nhân Dân mới là “bất thường và lạc lõng”, đã không phản ứng lại hay có hành động gì đối với tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, lại còn tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ thương mại Việt-Mỹ hôm qua tại hội trường tòa nhà Dirksen của Thượng viện Mỹ: Sau hai thập kỷ Mỹ bỏ cấm vận (Hiệu Minh). – Kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ thương mại Việt-Mỹ (Lao Động).
- Việt nam tụt lùi về tự do tôn giáo (RFA).
- Quốc tế báo động tình hình tự do báo chí tại Việt Nam (VOA). – Việt Nam được xếp hạng 174 trên 180 về tự do báo chí (RFA). – Tự do báo chí : Việt Nam vẫn trong số 10 nước cuối bảng (RFI).
- Nguyễn Trung: Chữ tín (viet-studies). “Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam nên bắt đầu từ đi tìm chữ tín, làm tất cả mọi việc có thể để thực hiện chữ tín. Thiết nghĩ đây là điều quan trọng nhất, thách thức đến mức sống hay là chết, ĐCSVN lúc này nên làm, nhất là quá trình chuẩn bị đại hội XII đã bắt đầu“.
- Trần Gia Phụng: Phải chăng Nguyễn Ái Quốc muốn là rể hùm thiêng Yên Thế? (DLB). “Theo bài báo nầy, vào đầu năm 1929, khi làm giấy tờ xin đi Việt Nam, bà Hoàng Thị Thế khai với nhân viên phụ trách rằng vào tháng 3-1928, Nguyễn Ái Quốc gởi một phái viên đến gặp bà ta và thuyết phục bà ta thành hôn với Nguyễn Ái Quốc. Bà Thế cũng cho biết rằng lúc đó Nguyễn Ái Quốc đã cưới một phụ nữ Nga và Quốc đã đến thành phố Lille trong hai năm 1927 và 1928“.
- Võ Tướng Quân nên cầm cái gì? (DLB).
- Dư Âm Năm Cũ (Blog RFA).
- GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI (Nguyễn Minh Tuấn).
- Cần bổ sung quy định về trình tự, thủ tục và trách nhiệm giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri khi sửa Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội (ĐBND).
- Tinh giản: Để phép trừ không thành phép cộng (Đào Tuấn). – 8.000 tỷ đồng thấp hơn chi phí 100.000 biên chế công chức (TTXVN). – Tinh giản 100.000 biên chế: Bộ Nội Vụ căn cứ vào đâu? (Tầm nhìn). – Tinh giản biên chế, không có vùng cấm (Tin tức).
- Tăng cường giám sát, tái giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri (ĐBND).
- Khi Viện sỹ hàn lâm quan tâm đến đường sắt !- TS Trần Đình Bá (KTB). – Đề án thu phí Đại lộ Thăng Long đang trong quá trình hoàn thiện (VTV).
- Chạy ngược xuôi vẫn chưa được hồi tiền thuế (PLTP).
- Khởi tố, bắt tạm giam cán bộ địa chính xã làm giả hồ sơ (ANTĐ).
- Sĩ diện hão! (DLB). “Unesco vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử nam bộ thì có ích gì cho các nghệ nhân?” - Ước gì? (FB Nguyễn Đình Bổn). “Bà Katherine Muller Marin thân mến! Nếu có một phép màu nào đó làm cho điều ước của bà thành sự thật thì tôi e rằng giờ này bà có thể là một trong những số phận lưu lạc quê người, hay vất vưởng nơi các quán đèn mờ tại các thành phố, nơi các cô gái chẳng bao giờ đọc báo để biết vừa có một cuộc vinh danh rầm rộ về một di sản của cha ông họ!
- Anh cả Trung Quốc đang quan sát và xuất khẩu phương pháp của họ: CHINESE BIG BROTHER IS WATCHING, AND EXPORTING ITS METHODS (RSF). – MỸ Cảnh Báo Về Mối Đe Dọa Không Gian Từ Trung Quốc (ĐKN).
- Vụ Giang Trạch Dân bị truy nã: Bắc Kinh gây sức ép đòi Madrid sửa luật (RFI).
2- Trung Quốc và Đài Loan tiếp tục đối thoại cải thiện quan hệ song phương (RFI). – Đài Loan muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, nhưng vẫn giữ quy chế độc lập (RFI). – Chương mới trong lịch sử hai bờ eo biển Đài Loan (Tin tức).
- Nam và Bắc Triều Tiên đàm phán cấp cao về hợp tác kinh tế (RFI).
- Trung Quốc thăm Triều Tiên sau vụ Jang Song Thaek (NLĐ). – Hai miền Triều Tiên đối thoại cấp cao (BCC).
- Tư pháp Thái bác khiếu nại hủy kết quả bầu cử (RFI). – Phán quyết của tòa Thái Lan không đả thông được bế tắc chính trị (VOA). – Tòa Thái bác yêu cầu của đối lập (BBC). =>
- CPC: Các nghiệp đoàn đối lập dọa đình công quy mô lớn (TTXVN).

- Cái chết về tự do thông tin đã được lập trình – Đảng đàn áp ra sao: “PROGRAMMED DEATH OF FREEDOM OF INFORMATION” – HOW THE PARTY CRACKS DOWN (RSF).
- Con người tự do là vô giá (Nguyễn Văn Thạnh). “Chúng ta sẽ không thành công trong việc kiến tạo một xã hội văn minh-nơi phẩm giá con người được tôn trọng-nếu mỗi công dân tự do không ý thức được sự vô giá của mình và tranh đấu cho điều đó“.
- VỤ 16 năm đòi bồi thường oan sai (Tuổi Trẻ 17-4-2012): Ủy ban Tư pháp Quốc hội yêu cầu xem xét giải quyết (TT).
- Vụ “Cần Thơ phát hiện kết quả xét nghiệm sao chép”: Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm ban giám đốc (TT). – Yêu cầu kỷ luật vụ “nhân bản” xét nghiệm ở Cần Thơ (TP).

- Ra Hoàng Sa cứu ngư dân bị cá cắn (Infonet). – Đi cứu ngư dân ở Hoàng Sa, tàu cứu nạn bị tàu lạ uy hiếp (DV). “Chiều 13.2, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (Đà Nẵng MRCC) cho biết, khi đang trên đường đi cứu một ngư dân bị cá cắn dẫn đến nguy kịch trên biển Hoàng Sa (Việt Nam) thì tàu SAR 412 đã bị một tàu có chữ và cờ Trung Quốc uy hiếp xua đuổi.
- Xung quanh đề án tinh giản 100.000 cán bộ, công chức: Khó tinh giản cán bộ cấp xã (DV). - Tinh giản biên chế: Liệu có “vùng cấm”? (VnM). – Vì sao tôi tự giảm biên? (KP).
KINH TẾ
- Dân cạn tiền, lấy đâu tăng trưởng (Vef).
- Lãi suất liên ngân hàng VND tăng hầu hết các kỳ hạn (TTXVN).
- Cơ hội việc làm trong lĩnh vực ngân hàng (ĐBND).
- Kiểm soát chặt các thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ (HQ).
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 13/2/2014 (Stockbiz). – Nhận định chứng khoán ngày 13/2: “Tiếp tục đi lên” (VnEco). – Góc kỹ thuật phiên 13/2: Tín hiệu suy yếu có thể xuất hiện (ĐTCK). – Nhà đầu tư đổ tiền ào ạt vào chứng khoán (PLTP).
1<- Thức ăn nhanh: Nước ngoài hưởng hết! (NLĐ).
- Giá cả dịp Tết không tăng – chưa vội mừng (ĐBND).
- Giá cà phê tăng từng ngày (NLĐ). – Cần thận trọng với tâm lý trữ cà phê chờ tăng giá (Vietstock).
- Toyota thu hồi gần 2 triệu xe Prius trên toàn cầu do lỗi kỹ thuật (RFI).
- Trung Quốc gom vàng trên thế giới làm giá tăng trở lại (RFI). – Tiếng chuông cảnh báo (RFA).
12h00′:
- Tăng trưởng tín dụng năm 2014: Có quá lạc quan? (LĐ). – Cơ hội giảm lãi vay đang xuống thấp (LĐ). – Rậm rịch vay vốn đầu năm (ĐĐK).

VĂN HÓA-THỂ THAO
2- Tưng bừng khai mạc Lễ hội đền Trần Thái Bình 2014 (TTXVN). =>
- Hòn Trống Mái có nguy cơ rơi xuống đất (DV).
- Thêm một trò lố chốn tôn nghiêm (PNTP). – Ăn xin nhiều quá! (NLĐ).
- Nhà văn NHẬT TIẾN : THUỞ MƠ LÀM VĂN SĨ – KỲ 8 (Nhật Tuấn).
- Nhà văn Mai Thảo (1927-1998) (Phan Nguyên).
- Những suy nghĩ bất chợt (Kỳ 1): Ma Văn Kháng (ĐBND).
- Các đối tác YouTube đề xuất ngăn phát tán Táo quân 2014 (PLTP).
- Nhạc Việt sẽ chất lượng hơn (NLĐ).
- Thêm một huyền thoại điện ảnh qua đời (NLĐ).
- Festival phim Vesoul, chiếc cầu đưa khán giả đến với điện ảnh châu Á (RFI).
- Đức muốn ra luật về các tác phẩm văn hóa bị Đức quốc xã cướp đoạt (RFI).

- Nguyễn Hoàng Đức: THƠ TỰA BÈO NỔI LÊN MẶT AO LỄ HỘI (Bà Đầm Xòe).
- Cố nghệ sỹ Quang Hưng (Vũ Ngọc Tiến).
- HÀ QUANG MINH – Mượn (Du Tử Lê).
- Bệnh mê giầy (Người Việt).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bộ GD&ĐT làm tốt công tác giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đến GD&ĐT (GD&TĐ).
1<- Lo tiêu cực bùng phát khi ấn định 20% số học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT (LĐ).
- Hà Nội: Tiếp tục ổn định tuyển sinh đầu cấp năm học 2014-2015 (DT).
- Học tiếng Anh qua các môn học (GD&TĐ).
- Phân luồng học sinh học nghề: Đường khó đi (ĐBND).
- Định lý cuối cùng của Fermat – những điều kỳ diệu (Nguyễn Hoa Lư).
- Gìn Giữ Và Nâng Cao Khí – Năng Lượng Nội Sinh (ĐKN).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Va chạm trên biển, tàu cá cùng 9 ngư dân mất tích (Infonet).
1- Hà Nội tăng cường kiểm soát và phòng chống dịch cúm gia cầm (VOV).
- Chưa qua một ngày, cả nước đã có 19 người chết do TNGT! (VOV).
- Vụ ‘hôi nhãn’: Giá trị lô hàng chưa đến 300 triệu đồng (Tin tức). =>
- Cục thuế Hà Nội không biết hay phớt lờ quy định của Thủ tướng? (LĐ).
- Sắp khởi công cầu vượt biển dài nhất Việt Nam tại Hải Phòng (NĐT/DV).
- ‘Hãy dừng viện trợ VN chống ma túy’ (BBC). – Án tử hình: Kêu gọi LHQ ngưng trợ giúp Việt Nam về chống ma túy (RFI). – Kêu gọi LHQ không hỗ trợ cho án tử hình ở VN (RFA).
- Malaysia xác nhận trường hợp nhiễm virus H7N9 đầu tiên (VOV). – Trung Quốc xác nhận thêm 3 trường hợp nhiễm H7N9 (VOV).
- Thanh trừng nền công nghiệp tình dục tại Trung Quốc gặp những chỉ trích đáng ngạc nhiên từ công chúng (ĐKN).
- Nghiên cứu mới: Hiện tượng “Ấm Lên Toàn Cầu” đã khiến cường độ của EI Nino gia tăng nhiều lần (ĐKN).

- Dịch sởi: “Chết” vì… chủ quan! (PT).

QUỐC TẾ
1<- Phe đối lập đưa ra kế hoạch cho Syria thời hậu chiến (TTXVN). – Đàm phán bế tắc, hai phe Syria cáo buộc lẫn nhau (TTXVN). – Đặc sứ Brahimi sẽ tham khảo ý kiến Mỹ, Nga về Syria (VOA). – LHQ muốn tiếp tục sơ tán dân ở Syria (BBC).
- Thổ Nhĩ Kỳ và I-xra-en nỗ lực bình thường hóa quan hệ (ND).
- Iran tuyên bố đã sẵn sàng cho ‘trận chiến quyết định’ với Mỹ, Israel (TN).
- Chương trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc là mối đe dọa đối với Mỹ (Tin tức).
- Nga điều 12 siêu tiêm kích Su-35S sát biên giới Trung Quốc (ANTĐ).
- Tổng Thống Obama mở quốc tiệc nghênh đón Tổng Thống Pháp (VOA). – Hạ viện Mỹ thông qua dự luật nâng mức trần nợ (VOA). – Tổng thống Pháp gặp các chủ tập đoàn Internet Mỹ (RFI).
- Hoa Kỳ : Hạ Viện thông qua nâng mức trần nợ công (RFI). – Hoa Kỳ và nguy cơ suy trầm toàn cầu (RFA).
- Tổng thống Nga chỉ trích “Thuyết răn đe” của phương Tây (VTV). – Báo Nga: Phương Tây hãy thôi trò “bới lông tìm vết” ở Sochi (Soha).
- Chống chọi với lũ, Anh dành quỹ 10 triệu USD hỗ trợ nông dân (VOV).
- Campuchia bác tin quân đội xâm nhập Thái Lan để gây bạo loạn (Tin tức).
- Canada dừng cho người giàu TQ nhập cư (BBC).
- Nguyên nhân tai nạn máy bay ở Algeria làm 77 người chết (TTXVN).


* VTV: + Chào buổi sáng – 12/02/2014; + Điểm báo – 12/02/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 12/02/2014; + Thời sự 12h – 12/02/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 12/02/2014; + Tài chính tiêu dùng – 12/02/2014; + Thời sự 19h – 12/02/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 12/02/2014; + Thế giới trong ngày – 12/02/2014.

2322. Thông báo: Về việc kỷ niệm Ngày Biên Giới Việt Nam 17/2

No-U FC
Kính thưa đồng bào!
Cách đây đúng 35 năm, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã nổ súng tấn công trên toàn tuyến biên giới phía bắc; giết hại, làm bị thương hơn 60,000 binh lính và dân thường Việt Nam.
Cuộc chiến này nằm trong một âm mưu thôn tính nước ta, từ việc xâm chiếm Hoàng Sa trước đó tới xâm chiếm đảo Gạc Ma – Trường Sa sau này, rồi tuyên bố về đường lưỡi bò phi lý trên Biển Đông hiện nay.

Mặt khác, Trung Quốc không ngừng xâm lấn về kinh tế, văn hoá, lũng đoạn xã hội, muốn chúng ta mất cảnh giác, quên đi dã tâm của họ để từng bước đưa Việt Nam vào vòng nô lệ, phụ thuộc. Kết quả là truyền thông chính thống hầu như không đăng tin, nhiều người dân Việt Nam lãng quên và những liệt sĩ, thương binh cùng gia đình của họ chưa được tưởng niệm, tôn vinh một cách xứng đáng.
Lịch sử cần phải được tôn trọng, những người con đã hi sinh vì Tổ quốc cần phải được tôn vinh và nhân dân cần phải được thức tỉnh trước âm mưu bành trướng, bá quyền của Trung Quốc!
Thưa đồng bào!
Việt Nam có nhiều ngày kỷ niệm. Chúng ta có ngày nhà giáo, ngày thầy thuốc, ngày giải phóng, ngày quân đội, ngày công an… nhưng chưa có một ngày nhắc nhở chúng ta về chủ quyền, về lãnh thổ đang bị gặm nhấm một cách từ từ nhưng đầy nguy hiểm.
Vì vậy, chúng tôi đề nghị lấy ngày 17/2 là Ngày Biên Giới Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy cùng tham gia lễ kỷ niệm Ngày Biên Giới Việt Nam để tưởng nhớ và tôn vinh những người con đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược!
Thời gian: Sáng Chủ Nhật, từ 9h00 – ngày 16/02/2014
Địa điểm: Tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội
Đề nghị UBND thành phố Hà Nội cùng các lực lượng chức năng đảm bảo an toàn cho buổi lễ, không tổ chức lễ hội, hát hò, vui chơi thể thao và THI CÔNG trong khu vực quanh Hồ Gươm; không cản trở, gây khó dễ cho những người tham gia lễ kỷ niệm này.
Anh em No-U Hà Nội
Trân trọng kính báo!

2323. Việt Nam quê hương tôi hôm nay

Việt Nam quê hương tôi, quê hương của bà con người Việt trong nước, quê hương của khoảng 4 triệu người Việt ly hương mà tuyệt đại đa số là những người tỵ nạn cộng sản, hôm nay ra sao? Đang tiếp tục tuột xuống cống?, đang gượng dậy?, hay đang bắt đầu bò ra khỏi hố sâu suy thoái? 

Một người bạn Việt đã rời quê hương nhiều năm lần này trở về thăm nhà trong dịp Tết, kết hợp  đi thăm viếng đó đây từ Huế, Đà Nẵng  Sài Gòn và đến tận Sa Đéc. Dưới đây là những gì người bạn tôi quan sát và ghi lại. Đây là những điều ghi chép trung thực rất đáng được chúng ta, người Việt trong nước và các nơi, đọc qua. Xin giới thiệu đến bà con gần xa.
Nguyễn Hùng
Ngày 12/02/2014

Một vài điều ghi lại trong chuyến đi ngắn trở lại thăm quê hương của chúng tôi , tháng Một năm 2014

Chúng tôi đã dành 3 tuần đi du lịch qua các thành phố Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn, và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Quan sát của chúng tôi là hỗn hợp, và phải với đôi mắt quan tâm, trò chuyện với người dân rành tình hình tại địa phương, để hiểu một phần tình hình của đất nước hiện nay. Sau đây là một số điều ghi nhận được:
1. Chúng tôi ở lại 1 đêm tại một khu nghỉ mát ở Phú Lộc, phía bắc đèo Hải Vân. Khu nghỉ mát này là tuyệt vời, với cơ sở hoàn hảo và dịch vụ chu đáo. Chúng tôi đã gặp một cô gái vừa trở về từ New Zealand. Cô trả lương với mức $150 US một tháng, cô làm việc từ sáng sớm đến hoàng hôn, 5 ngày một tuần. Cô ấy không thích thú, nhưng được coi là may mắn có được một công việc. Khu nghỉ mát này chỉ có được là dưới 20% số lượng khách dự trù, và hiện đang lỗ.
2. Chúng tôi ở lại 2 đêm tại khách sạn Morin ở Huế. Một lần nữa, khách sạn thì tuyệt vời. Cô bạn của chúng tôi có trình độ đại học 4 năm, làm việc tại đây với mức lương $150 US một tháng. Cô sắp sữa nghỉ hưu khi được 55 tuổi, không có lương hưu . Tuy nhiên, có một đêm tại nơi này, một bữa tiệc tổ chức cho khoảng 40 “nhà lãnh đạo kinh doanh trẻ có tiềm năng” đã được tổ chức trên tầng 3. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy rất nhiều chai Chivas Regal 15 tuổi thọ hiện diện tại 1 nơi. Hơn 1 chai cho mỗi khách mời. Nhìn vào thấy không phải sao ấy.
3. Chúng tôi đi du lịch 7 ngày qua vùng đồng bằng song Cửu Long. Càng xa Sài Gòn, người dân nghèo hơn, lùn hơn, ốm hơn. Họ là dấu hiệu làm tôi đau lòng. Chúng tôi lái xe qua Sa Đéc, một khu vực thịnh vượng hơn. Đó là ngày 26 Tết, các trang trại vẫn còn đầy ấp hoa và chờ đợi thương nhân nhưng họ vẫn chưa xuất hiện. Cảnh thì đẹp nhưng tai hại cho người nông dân. Một điều mà luôn luôn bắt mắt tại khắp mọi nơi: các tòa nhà đồ sộ dùng làm văn phòng của đảng cộng sản ở cấp huyện, cấp tỉnh, các tòa nhà của chính quyền địa phương. Các trường họ thì khá nhỏ, và các bệnh viện thì không tìm thấy ở đâu.
4. Ngày 29 Tết, chúng tôi đi dạo các đường phố và công viên ở Sài Gòn, trang trí đẹp mắt với hoa. Rất nhiều người tản bộ dọc theo để chiêm ngưỡng những bông hoa đủ loại, nhưng chúng tôi không thấy nhiều người mua hoa. Tôi ghét phải nghĩ về những gì mà những người đã đầu tư tiền bạc và nỗ lực để mang lại đây những bông hoa từ vùng đồng bằng đến Sài Gòn sẽ phải đối mặt. Điều tương tự như vậy cũng xảy ra tại Cần Thơ, chỉ có người xem hoa, không có người mua.
5. Chúng tôi đến Công viên Đại Nam, một dự án lớn tại Bình Dương. Bạn phải đến đó mới tin những gì bạn thấy tận mắt. Nơi đây tương tự như công viên Disney, kết hợp với sở thú, khu du lịch, lâu đài, đền thờ. Một địa điểm rất lớn, 450 mẫu. Tôi ghét phải tìm ra tổng số tiền chi phí xây khu công viên này. Tuy nhiên, chỉ có chúng tôi (tổng cộng 4 bàn chân) là những du khách tại thời điểm này. Tôi đã được nói rằng các ngân hàng mới thực tế sở hữu chủ của dự án, chủ đầu tư không còn khả năng ngay cả chỉ trả tiền lời ngân hàng.
6. Chúng tôi đã nói chuyện với người thân của chúng tôi những người đang kinh doanh. Miễn là doanh nghiệp của bạn không phụ thuộc vào ngân hàng, bạn sẽ được an toàn. Nếu bạn đang làm việc cho các công ty nước ngoài, như các kỹ sư được đề cập bởi người bạn của tôi, bạn cũng sống được, và cũng được nếu bạn là quan chức chính phủ. Nếu bạn kinh doanh làm ăn dựa vào các khoản tiền vay ngân hàng, như làm nông nghiệp, kinh doanh nhập khẩu, phục vụ công chúng, hoặc bất động sản, khả năng bạn đối diện với tình trạng xấu và khó khăn là có thật. Một trong những người thân của chúng tôi làm ăn được, xuất khẩu cao su nhưng không có tài khoản vay ngân hàng. Một người khác đã phải đóng cửa cơ xưởng sản xuất xe đạp, khi họ không có khả năng trả tiền lời cho khoản tiền vay ngân hàng .
7. Ở Sài Gòn, chúng tôi đi ngang qua nhiều tòa nhà cao tầng trống rỗng. Đây là những thủ phạm của vấn đề khó khăn kinh tế hiện tại. Chừng nào mà các khoản tiền vay cho dự án xây cất bất động sản không được trả lại thì các ngân hàng sẽ bị bệnh theo, và họ phải tăng mức lãi suất cho các loại vay khác đề bù vào. Vấn đề này kéo theo việc bóp chết toàn bộ nền kinh tế của cả nước. Tôi vẫn chưa nói chuyện được với một người nào trong nước tin rằng kinh tế Viêt Nam đã chạm đáy.
Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang trong hoàn cảnh thực sự rất xấu và không ai biết được giải pháp nào để cứu nó. Ai đó nghĩ rằng Việt Nam đang trên đường đi lên, tôi nghĩ rằng đó là một ảo tưởng.
Tháng Hai 2014
——————————–

A few footnotes  during the short trip back to our home land, January 2014

we spent 3 weeks travelling through Danang, Hue, Saigon, and the Mekong Delta. Our observation is mixed, and it takes keen eyes, conversation with people of local knowledge, to partially understand the situation. Following are some cases:
1.We stayed 1 night at a resort in Phu Loc, just north of Hai Van pass. The resort is fantastic, with impeccable facility and service. We ran into a girl just returned from NZ. She made $150 a month, from sunrise to sunset, 5 days a week. She was not happy, but considered lucky to have a job. The resort is less than 20% occupied, and currently losing money.
2. We stayed 2 nights at Morin hotel in Hue. Again, the hotel is fantastic. Our lady friend with 4 year College Degree, makes $150 a month. She will soon retire at 55 years old, no pension. Yet, one night, a party organized for roughly 40 “young potential business leaders” was held on the 3rd floor. I never seen so many 15 years old Chivas Regal bottles at 1 place. More than one for each guess. It did not look right.
3. We travelled for 7 days through the Delta. The further away from Sai Gon, the poorer people, the shorter, the thinner. They are painful sights. We drove through Sadec, a more prosperous area. It was 26 Tet, farms were still full of flowers and waiting for traders who have yet showed up. Beautiful sight but disastrous for the farmers. One thing that always stands out: the imposing buildings of office of communist party at District level, Provincial level, buildings of Local governments, are everywhere. The schools are quite smaller, and the hospitals are nowhere to be seen.
4. On 29 Tet, we walked through streets and parks in Sai Gon, beautifully decorated with flowers. Lots of people strolled along, admired the flowers, yet we did not see many people bought flowers. I hate to think of what will be facing those people who had invested money and efforts to bring the flowers from the delta to Sai Gon. The same thing happened in Can Tho, only flower viewers, no buyers.
5. We went to Dai Nam Park, a huge project in Binh Duong. You’ve got to see to believe. It is kind of Disney land, combined with zoo, resorts, castles, temples. It’s a huge place, 450 Ha. I hate to figure out the total cost. Yet, we (total of 4 soles) were the only visitors of the moment. I was told that the banks practically own the project, with no prospect of any interest payment.
6. We talked to our relatives who are in business. As long as your business does not rely on the bank, you will be OK. If you are working for foreign owned companies, like the engineers mentioned by my friend, you are also OK, and the same applies if you are government officials. If you rely on the bank loans, like farming, import business, serve the general public, or real estate, then the chance that you are in bad shape is real. One of our relatives is doing OK, as he is exporting rubber with no bank loan. The others have shut down the bicycle factory, as they cannot afford the loan interest.
7. In Sai Gon, we passed by many empty high rise buildings. These are the culprits of the current problems. As long as the loans on real estate are not re-paid, then the banks are sick, and have to jack up the interest on other loans. This suffocates the whole economy. I have yet talked to a person who believes that VN has hit the bottom.
I think Viet Nam is in really very bad shape and no one seems to know the solution. Thinking that Viet  Nam is already on the way up, I think it is a kind of delusion.
February 2014

Tiếng chuông cảnh báo

Việt-Long – RFA. Tổng hợp wsj.com, telegraph.co.uk

Chuyên gia tài chính quốc tế Charlene Chu, “người đánh chuông”  – Courtesy of wantchinatimes.com
Sinh trưởng ở Hoa Kỳ, tốt nghiệp đại học Yale, nhà phân tích, chuyên gia tài chính Charlene Chu của công ty Fitch làm việc ở Bắc Kinh đã cảnh báo sự sụp đổ về tài chính của Trung Quốc từ năm 2009.

Tiếng chuông cảnh báo

Năm ngoái, bà nói Trung Quốc sẽ phải đối đầu với cuộc khủng hoảng nợ sau khi tiền cho vay tăng đến gấp đôi tổng sản lượng nội địa. Nhà chiến lược toàn cầu về tài chính Albert Edwards của công ty tài chính ngân hàng đa quốc Société Général SA tại Paris gọi bà là “nữ anh hùng”, đáng được thưởng huân chương danh dự nhờ dự báo về bong bóng kinh tế tài chính Trung Quốc.
 
Cảnh báo này của bà khiến công ty Fitch hồi tháng tư, 2013, hạ thấp điểm đánh giá những món nợ dài hạn tại Trung Quốc bằng tiền địa phương. Đó là lần đầu tiên một trong ba công ty lượng giá tài chính hàng đầu thế giới hạ điểm Trung Quốc. Bị những nhân vật chóp bu về tài chính của Trung Quốc ghét bỏ, vì đã nhiều lần nói đến thực tế Trung Quốc đang lâm vào trạng huống bành trướng nợ nần đáng ngại, nhưng bà Chu vẫn ca ngợi Trung Quốc đã để bà được tự do phát biểu một quan điểm khá tiêu cực cho xứ này.
Bà mới nghỉ việc tại Fitch hôm 14 tháng 1, sau 8 năm làm việc, và được mời làm chuyên gia cho công ty Autonomous nghiên cứu về ngân hàng.  Bà cho biết không có áp lực nào từ phía Trung Quốc cũng như từ Fitch khiến bà nghỉ việc.

Hệ thống “cái bóng”

Charlene Chu đã giải thích về sự hình thành ở Trung Quốc một ngành công nghiệp ngân hàng trong bóng tối, tạm gọi là hệ thống ngân hàng “đen”, là cơ chế ngầm mà ngày nay phải chịu trách nhiệm về những số nợ khổng lồ của hệ thống ngân hàng chính thức của Nhà nước Bắc Kinh.
Đúng như bà trình bày trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 5, sang tháng 6 Trung Quốc đã lung lay vì nợ xấu khi tổng nợ từ các ngân hàng và các cơ sở tài chính lên đến 198% GDP, so với 125% hồi năm 2011.
Từ năm 2011 công ty Fitch đã bắt đầu tính toán tổng nợ của nền kinh tế bằng cách cộng các tài sản ngoài kế toán chi thu như thư tín dụng, món tài trợ ngoài ngân hàng cùng nợ của các  ngân hàng nước ngoài, để tìm ra mọi hình thức tài chính trong nền kinh tế do ngân hàng trung ương công bố.
Lên tiếng lần đầu tiên từ khi về làm việc cho Autonomous, Charlene Chu nói bà biết chắc rằng hệ thống ngân hàng Trung Quốc phải sụp đổ.
“Khu vực ngân hàng đã bành trướng ra thêm từ 14 ngàn tỉ tới 15 ngàn tỉ đô la  trong khoảng thời gian 5 năm. Trung Quốc không cách nào tránh khỏi những khó khăn khổng lồ”.
Đằng sau những khó khăn đó là một loạt những trở ngại về các quỹ tín thác, những công trình quản lý tài chánh, và nợ ngoại tệ tăng vọt dù chính phủ có nhiều nỗ lực hạn chế sự vay mượn của các ngân hàng lớn.
Những cảnh báo này của bà Chu lại chứng tỏ hiệu nghiệm trong mấy tuần nay khi Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) không có tiền trả gần 500 triệu đô la cho một quỹ tín thác đã cam kết. Sự kiện này làm nảy ra mối lo sẽ xảy ra tình trạng ngân hàng vỡ nợ như tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng tín dụng 2007.
Vụ bội tín của ICBC dường như đã được giải quyết, nhưng nhà phân tích Charlene Chu nói chắc rằng mối liên hệ giữa hệ thống ngân hàng chính thức và hệ thống “đen” sau lưng nó vẫn là một mối nguy.
Bà thường xuyên nhấn mạnh quan điểm mà giới kinh tế gia và giới học thuật Trung Quốc gạt bỏ, rằng các ngân hàng Trung Quốc thường dính líu đến những thương vụ “sau hậu trường” trong nhiều vụ làm ăn “đen” như vậy. Các viên chức và chuyên gia Trung Quốc nói ngược lại, khu vực ngân hàng “đen” với hệ thống ngân hàng chính thức hoàn toàn tách biệt, nếu hệ thống “đen” có sụp đổ cũng không thành vấn đề.
Bà bác bỏ quan niệm đó, vì vụ ICBC vừa nói là một bằng chứng rõ ràng là đã có mối liên hệ chằng chịt giữa hai hệ thống ngầm và chính thức. Nhiều người thấy yên tâm khi khối ngoại tệ dự trữ, ước đoán gần 4 ngàn tỉ đô la, sẽ được dùng để cứu nguy một khi hệ thống tài chính gặp khủng hoảng. Nhưng bà Chu cho rằng đó chỉ là ý mong cho mọi sự tốt lành, vì khối ngoại tệ dự trữ không thể được sử dụng tới mức người ta tưởng, lý do là nó phải được ngân hàng trung ương bù đắp. Khi nhìn vào bảng cân bằng tài chính của ngân hàng người ta không thể đem hết phía “sở hữu” tức là vốn liếng tài sản để yểm trợ cho quỹ dự trữ, mà không lưu ý đến phía “nợ nần” là trách nhiệm tài chánh của ngân hàng.
building
Những buiding đón chờ các nhà đầu tư Âu Mỹ- Courtesy of dreamstimes.com

Khác với phương Tây

Tuy nhiên, trong khi bà nói là không biết quyền hạn của nhà cầm quyền tới đâu trong việc ném tiền ra giải quyết vấn đề, bà cũng cho rằng có nhiều lý do khiến cuộc khủng hoảng của Trung Quốc diễn ra khác với những gì được thấy ở phương Tây. Ở phương Tây các lực thị trường được tung hết khả năng vào trận đồ “nợ nần vay trả trả vay”, nhưng ở Trung Quốc có chính quyền can thiệp, và những vụ vỡ nợ được cô lập trong một thời gian, để coi nó như một sự kiện riêng rẽ không lặp lại. Tuy nhiên câu hỏi sinh tử là liệu vào lúc nào những cái gọi là “sự kiện cá biệt” ấy kéo nhau trở thành một làn sóng vỡ nợ? Khi đó chính quyền không thể đối phó theo cách họ giải quyết một sự kiện riêng lẻ.
Tuy chuyên gia Charlene Chu ca ngợi Trung Quốc đã để bà được tự do bày tỏ ý kiến, những nhận xét của bà Chu thực ra đã không gây chút thiện cảm nào với các ngân hàng và công ty tài chính Bắc Kinh, chỉ gây khó khăn thêm cho bà và công ty Fitch. Bà khó tìm ra những thông tin về những dữ kiện bên trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc, nhưng không phải tỏ ra ”biết ơn” sự “chiếu cố ” của đảng Cộng Sản càng giúp sự phân tích của bà công bằng, vô tư hơn.
Thêm vào đó, bà cho biết vị trí “đứng bên ngoài” khiến bà ít đau lòng hơn là thấy hết những gì đang diễn tiến trên xứ sở này. Vị trí đó khiến bà đi chu du nhiều nơi để kiểm tra sớm nhất công tác xây dựng những “thành phố ma” mà công ty xây dựng khai là đã có 100% người sử dụng. Thực ra các kiến trúc ấy gần như bị bỏ hoang, chỉ có mặt những toán nhân viên bảo trì cùng một số gọi là những doanh nhân nản lòng thoái chí.
Bà nói điều quái lạ là những kiến trúc mới gần như hoàn toàn trống trải nhưng đều có người đã mua hết. Cảnh trạng chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nhưng một số lượng đáng kể những tòa bất động sản đã được kiến tạo trong mấy năm qua, trong khi nhiều dự án như vậy vẫn được tiến hành. Điều này là lý do chắc chắn gây lo ngại về bong bóng bất động sản. Trái bong bóng nổ bùng sẽ để lại một nước Trung Hoa rất khác lạ, và đó là nền kinh tế sau khi bùng phát khủng hoảng đáng lo ngại nhất.
Phương Tây có thể áp dụng một loạt biện pháp ngay lúc nghiêng nghiêng khởi sự sụp đổ, nhưng Trung Quốc khó lòng chịu nổi đà tăng trưởng chậm lại , như một nền kinh tế “đi xe đạp” thường được nói tới, hễ chậm quá, muốn dừng lại là đổ nhào.

Ảnh hưởng quốc tế

Theo bà Chu, nền kinh tế xứ này là một thị trường phát triển với một mạng lưới an sinh xã hội rất chắc chắn. Nếu lãnh vực tài chính gặp vấn đề, mức tăng trưởng sẽ phải chậm lại nhiều trong một thời gian dài, và đó là lúc khủng hoảng. Nhiều nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc nhận thức được cuộc chơi “đánh đu với tinh” như hiện nay, nhưng với nền kinh tế và chính trị lệ thuộc vào đà tăng trưởng 7%, họ vẫn chưa thể có quyết tâm giựt bỏ mâm cơm an sinh xã hội. Vấn đề chính ở chỗ đó. Cuộc khủng hoảng tệ hại, và để cho tình trạng kéo dài chỉ khiến hậu quả tệ hại hơn, nhất là đối với cả hệ thống tài chính quốc tế. Them vào đó là vấn đề giới kinh doanh nội địa Trung Quốc vay mượn ngoại tệ. Thẩm quyền tài chính Hồng Kông cho biết ngoại tệ chảy vào Trung Quốc đã tăng gấp hơn 4 lần trong ba năm qua, vượt quá ngưỡng 1 ngàn tỉ đô la.
Chính vì thế khi gánh nợ càng kéo dài, phần thua thiệt của quốc tế càng gia tăng. Trung Quốc còn ổn định ngày nào là nhờ ngày đó còn it lệ thuộc vào nguồn ngoại tệ bên ngoài. Khi trạng thái thay đổi, tình hình càng thêm bấp bênh, giới đầu tư sẽ mất đi khẩu vị về thị trường Trung Quốc như trước đây.
Các nhà đầu tư không thể lơ là trước những vấn đề ngày càng trầm trọng của hệ thống tài chính Trung Quốc. Họ đã bắt đầu rất thận trọng khi mở túi tiền bỏ vào nền kinh tế thứ nhì thế giới này. Và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa tuyên bố Hoa Kỳ đã vượt qua Trung Quốc lần đầu tiên đẻ trở thành nơi thu hút đầu tư đứng đầu thế giới.

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

 

Giáo sư sử học Vũ Minh Giang: Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm

...cc: Đến giờ này, gần đến 17/2 kỷ niệm vào năm 1979 Trung cộng xua 600 ngàn quân ồ ạt tấn công khắp biên giới phía Bắc của Việt nam ta- Gây ra thương vong  trên 50 ngàn Quân Dân Cán Chính Việt Nam , chúng giết hại Đồng Bào ta bằng những hành động man rợ và dã man nhất , rất nhiều tài liệu và lời kể của Quân nhân và Đồng bào còn sống trong cuộc chiến chống xâm lược Trung cộng này. (Không biết có bị biến nay mai hay không)
   Chỉ có duy nhất một Bài Báo trên Laodong về việc này.???- Yêu nước chống ngoại xâm là yêu nước nào??? chống ngoại xâm là ngoại xâm nào???Trung cộng tấn công ta và giết Đồng bào ta là NỘI XÂM chắc???

Laodong

http://laodong.com.vn/chinh-tri/ve-cuoc-chien-tranh-bien-gioi-viettrung-thang-21979-can-duoc-xem-nhu-chien-thang-chong-ngoai-xam-179402.bld
(LĐ) – Số 30 Tô Phương Thủy – 6:48 AM, 11/02/2014
Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không được phép lấp nó đi. “Nếu thực tình muốn hướng tới tương lai, ta cần bắc cầu đi qua hố ngăn cách đó. Đường đi vẫn thênh thang trên cây cầu đàng hoàng, nhưng ta vẫn nhìn thấy cái hố đúng như nó có, không to hơn, không hẹp hơn” – Giáo sư Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội – nhận định với Lao Động về cuộc chiến biên giới năm 1979.
Duy nhất Trung Quốc nói Việt Nam nổ súng tấn công
- Hội Khoa học lịch sử Việt Nam – mà ông là thành viên – dự kiến sẽ có một lễ tưởng niệm sự kiện chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979. Ông có thể cho biết chi tiết?
- Lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về đề tài này. Sự kiện này chúng ta chưa tổ chức bao giờ, nên đây sẽ là lần đầu tiên. Vì vậy, chúng tôi dự kiến không trọng quy mô, mà trọng chiều sâu, nêu đúng bản chất của vấn đề. Chủ trương của Hội Sử học là dứt khoát phải thể hiện quan điểm.
Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh. Chúng tôi đã tiếp cận với rất nhiều bậc lão thành cách mạng, họ rất khắc khoải về cuộc chiến biên giới 1979.
Ban Bí thư cũng đã quyết định biên soạn bộ lịch sử Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – mà chúng tôi gọi là bộ Quốc sử, tập trung những nhà sử học hàng đầu của Việt Nam. Một trong những nguyên tắc là không được bỏ qua các sự kiện lịch sử hàng đầu, trong đó có cuộc chiến biên giới 17.2.1979.
Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.
- Từ góc độ một nhà sử học, Giáo sư đánh giá như thế nào về cuộc chiến biên giới Việt-Trung?
- Sự kiện 1979 cũng có những nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhưng nằm trong chuỗi của lịch sử, vào thời kỳ Trung Quốc muốn thể hiện mình có một vị thế nào đó ở Châu Á, hay bộc lộ một chính sách quan hệ quốc tế của họ. Sự kiện 17.2.1979, khi Trung Quốc đưa tới 600.000-700.000 quân tấn công trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam, không thể diễn giải khác đi được, ngoài việc đây là cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc tấn công vào Việt Nam.
Trên thực tế, quân và dân ta đã đứng dậy, anh dũng đánh bật đạo quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Vì vậy, sự kiện 35 năm nhìn lại cuộc chiến biên giới, có lẽ cần phải được đối xử công bằng và trang trọng như một chiến thắng chống ngoại xâm trong lịch sử.
Tuy nhiên, cũng tiếp nối truyền thống cha ông, chúng ta hiểu Trung Quốc luôn có kiểu ứng xử của một nước lớn với các nước lân bang, trong đó có Việt Nam. Bài toán đặt ra là chúng ta phải thể hiện bản lĩnh của dân tộc Việt, phải để nhân dân thấy được đất nước ghi nhớ, trân trọng chiến công của những người đã ngã xuống, nhưng cũng không làm tổn hại, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử.
Không phải khi nào “sự nhịn” cũng là “sự lành”
- Như Giáo sư nói, chúng ta cần trả lại sự thật cho lịch sử. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn tuyên truyền rằng đây là cuộc chiến do Việt Nam nổ súng trước. Vậy “cây cầu” này cần phải bắc sao đây?
- Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000-700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu.
Đó, không gì khác hơn, là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Còn chính Việt Nam mới bị động. Nếu là Việt Nam gây hấn, vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khi đó lại đang đi thăm Lào? Nếu chuẩn bị cho chiến tranh, ai lại làm thế?
Về vấn đề này, chỉ có duy nhất Trung Quốc nói vậy, còn thế giới thì không. Chẳng nhẽ, tất cả thế giới sai, chỉ một mình Trung Quốc đúng? Thế giới đều nói đây là cuộc chiến tranh xâm lược, ở các mức độ khác nhau. Bởi người Việt Nam lúc đó, không có gì mong muốn hơn là một cuộc sống hòa bình, với những khó khăn sau một cuộc chiến tranh dài chồng chất, thiếu thốn lương thực và giải quyết bài toán nội bộ…
Việt Nam không có quyền lợi gì trong việc gây hấn với Trung Quốc
Chìa khóa ở đây là ta cần phải nói sự thật và chỉ sự thật mà thôi. Muốn vậy, ta phải có những nghiên cứu. Có một thời gian dài, đây là vấn đề ta cho là nhạy cảm trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cho nên hầu như không được giới nghiên cứu lịch sử dân sự tiến hành nghiên cứu.
Chúng ta cần quốc tế hóa việc nghiên cứu này. Không thể chỉ là Trung Quốc đơn phương nói thế này, Việt Nam đơn phương nói thế khác. Tôi biết nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã có những tìm hiểu, đào sâu tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới này. Chúng ta cần liên kết lại. Còn cứ nói lấy được thì không nên.
- Thưa Giáo sư, việc Việt Nam im lặng, trong lúc Trung Quốc chỉ trích Việt Nam tấn công đã gây tổn thương quan hệ giữa hai bên, khi  người dân Trung Quốc hiểu lầm về bản chất cuộc chiến, còn dư luận Việt Nam thì như đã nói ở trên. Theo ông, bài học nào cần rút ra?
- Tại diễn đàn Shangri La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp về lòng tin chiến lược. Đó là một ý tưởng lớn và hay. Nếu Trung Quốc thực tâm, cùng Việt Nam tìm hiểu bản chất sự thật thì sẽ gây dựng được lòng tin. Song nếu cứ “tôi đúng, anh sai” thì lòng tin khó gây dựng lắm.
Cần phải hiểu rằng không phải cứ im lặng là tốt. Vì Trung Quốc sẽ sử dụng điều đó như một chứng cứ rằng “Sai rồi, nên có dám nói gì đâu”. Tôi cho rằng, sự nhịn đến không dám nói gì không phải là cách xử lý hay với Trung Quốc. Không vì thế mà họ tử tế hơn.
Điều quan trọng là ta phải có cách xử lý đĩnh đạc, đàng hoàng của một quốc gia có chủ quyền.
Một lễ kỷ niệm xứng đáng cuộc chiến biên giới 1979 sẽ thể hiện sự trân trọng với những chiến sĩ đã hy sinh, trân trọng lịch sử. Đó chính là mong mỏi của dân.
Xin cảm ơn Giáo sư!
Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000 – 700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu. Đó, không gì khác hơn là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
*****************************************************
Bài liên quan:
Thúc đẩy quan hệ Việt – Trung là “điệu tango” cần cả hai bên
Việt-Trung thiết lập đường dây liên lạc ở các đồn biên phòng
Tuyến cáp quang xuyên biên giới Việt – Trung đã hoàn thành
Không để vấn đề biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác Việt – Trung

Tương lai tình hữu nghị Việt – Trung đặt lên vai thế hệ trẻ
Việt – Trung xây dựng lòng tin chiến lược quốc phòng
Việt – Trung thống nhất cùng nhau giữ gìn hòa bình và ổn định ở biển Đông.

Tạo sao tự do Internet quan trọng

BBC

Giám đốc Đài Á châu Tự do (RFA) Libby Liu đã có cuộc nói chuyện với BBC về tiềm năng của tự do Internet tại Việt Nam.
Bà Liu đã có mặt tại Geneva trong tuần diễn ra cuộc kiểm điểm nhân quyền UPR bốn năm một lần của Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc trong tư cách người đứng đầu phong trào kêu gọi tự do Internet.
Bà nói với BBC hôm 4/2, một ngày trước phiên UPR:
“Tại Việt Nam, người dân Việt Nam là những người thuộc diện sáng tạo nhất và sử dụng kỹ thuật vượt rào Internet nhiều nhất. Họ tự học những điều này. Dĩ nhiên đây là phản ứng trước việc chính quyền kiểm duyệt Internet, kiểm soát và trừng phạt những người thực hiện tự do ngôn luận trên Internet.
“Điều quan trọng đối với Việt Nam là đây là quốc gia mang tính đột phá trong việc sử dụng Internet để lập xã hội dân sự vốn có thể chuyển thành dạng thực từ dạng ảo.”
Bà Liu cũng nói chính quyền Việt Nam theo dõi sát các hoạt động trên không gian mạng của công dân và sẵn sàng can thiệp.
“Tự do ngôn luận trực tuyến đã dẫn tới nhiều vụ bắt bớ, tù đày và trừng phạt từ chính quyền Việt Nam.
“Họ theo dõi, giám sát và trả đũa những người phát biểu trên mạng. Chúng ta có thể thấy hiệu quả của cộng đồng mạng thể hiện qua những biểu tình phản kháng ngoài đời thực. Trong nhiều trường hợp chính quyền đã thành công khi theo dõi và ngăn cản những cuộc tụ họp.
“Chúng ta biết có một người đã bị chặn khi muốn rời Việt Nam tham gia hội thảo nhân quyền. Nhà cầm quyền thực sự coi trọng thế giới mạng vì nó có nguy cơ mang thông tin ra ngoài biên giới Việt Nam.”

‘Nhân quyền xấu đi’

Trong khi chính quyền Việt Nam khẳng định tình hình nhân quyền được cải thiện và một trong những minh chứng là số người dùng Internet tăng từ 20 triệu hồi năm 2008 lên tới hơn 30 triệu vào cuối năm 2012, bà Liu có quan điểm ngược lại.
“Tôi nghĩ sẽ khó tìm ra được ai nói rằng nhân quyền Việt Nam đã cải thiện. Sự đồng thuận chung là tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã xấu đi,” bà Liu nói.
Khi được hỏi các nhân viên của RFA là các phóng viên hay những nhà hoạt động, bà nói:
“Sứ mạng của Đài Á châu Tự do là cung cấp cho người dân những thông tin mà chính quyền ém nhẹm đi.
“Chúng tôi cũng có sứ mạng tạo điều kiện cho người Việt Nam tham gia vào tự do biểu đạt và chia sẻ quan điểm theo Điều 19.
“Chúng tôi lấp đi khoảng trống và cung cấp thông tin nội địa cho người sở tại mà lại không có thông tin nội địa.”
Bà nói riêng chuyện Hà Nội cố gắng ngăn chặn các thông tin của RFA cho thấy Việt Nam muốn “ngăn dòng chảy tự do của thông tin.”
Bà nói nếu bà có dịp nói chuyện với Hà Nội bà sẽ nói “nếu quý vị đưa những tin tức đó [mà RFA đưa tin] thì chúng tôi sẽ không phải đưa nữa.”
Những người ủng hộ chính quyền Bấm lại nói “phần lớn các chương trình phát thanh của RFA hoàn toàn tập trung vào mục tiêu gây bất ổn định cho Việt Nam.”
Và mặc dù bị chặn nhưng bà Liu cho biết thông tin của RFA vẫn tới được người dùng ở Việt Nam.
“Người dân Việt Nam vô cùng sáng tạo và sành sỏi trong việc vượt qua được những ngăn cản của chính quyền trên Internet.
“Theo định kỳ RFA thường tới các nơi tán gẫu trên mạng và blog ở Việt Nam để xem họ có đề cập tới thông tin mà chúng tôi đưa không và thực tế là có.
“Hơn nữa tôi thấy có nhiều phản ứng từ chính quyền với những thông tin mà chúng tôi nêu và chúng tôi biết chính quyền cũng nghe tin. Nếu họ không nghe thì họ đã không cố chặn chúng tôi.”

Quyền của động vật

Bà Liu cũng nói ngoài việc quản lý RFA bà cũng có những thú vui ngoài công việc.
Đó là vui chơi cùng cô con gái 16 tuổi, tham gia bảo vệ quyền của động vật và làm đồ trang sức tặng bạn bè.
“Tôi rất say mê với quyền của động vật.
“Tôi dành nhiều thời gian để bảo vệ động vật và tìm bạn bè để cùng bảo vệ chúng.
“Còn cách để tôi giảm căng thẳng là làm đồ trang sức.
“Tôi thường thức đến ba giờ sáng để làm và trong một tuần qua tôi đã làm 20 đôi hoa tai.
“Tôi tặng cho tất cả các bạn tôi và khi không còn ai để tặng nữa tôi bắt đầu hỏi họ xem con gái của họ thích gì, họ có em gái không hoặc mẹ của họ có thích đồ trang sức không.”

Tự do báo chí : Việt Nam vẫn trong số 10 nước cuối bảng

Bản đồ tự do báo chí năm 2013. Màu đen là những nước vi phạm nghiêm trọng, trong đó có Việt Nam.
Bản đồ tự do báo chí năm 2013. Màu đen là những nước vi phạm nghiêm trọng, trong đó có Việt Nam.  -rsf.org

Thanh Phương – RFI

Tổ chức Phóng viên không biên giới ( Reprters sans frontières ) vừa công bố hôm nay, 12/02/2014, bảng xếp hạng các nước trên thế giới về tự do báo chí năm 2013. Cũng như mọi năm, Việt Nam vẫn nằm trong số 10 nước đứng cuối bảng.
Trong bảng xếp hạng năm 2013, trên tổng số 180 nước trên thế giới, Phần Lan vẫn là quốc gia đứng đầu bảng về tự do báo chí, tiếp đến lần lượt là các nước Hà Lan, Na Uy, Luxembourg, Andore, Liechtenstein, Đan Mạch, Iceland, New-Zealand và Thụy Điển. Như vậy là danh sách 10 nước đầu bản không có gì thay đổi so với năm 2012, chỉ có New-Zealand và Iceland là hoán chuyển vị trí với nhau.
Còn danh sách 10 nước đứng cuối bảng năm 2013 cũng bao gồm những gương mặt củ của năm 2012 như Việt Nam ( 174 ), Trung Quốc (175 ), Bắc Triều Tiên ( 179 ), Sudan ( 172 ), Iran ( 173 ), Somalia ( 176 ), Syria ( 177 ), Turkmenistan ( 178 ), Eritrea ( 180 ). Riêng có nước Lào ( 171 ) năm nay nhảy vào thế chỗ Cuba.
Về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam trong năm qua, bản báo cáo của Phóng viên không biên giới nhận định rằng chính quyền Hà Nội đã gia tăng đàn áp và kiểm duyệt thông tin, gần như không thua gì đàn anh Trung Quốc. Theo phóng viên không biên giới, trong năm 2013, những người làm thông tin độc lập càng bị đàn áp nặng nề hơn với việc chính quyền tăng cường kiểm soát Internet, với nhiều vụ bắt giữ và xét xử bất công và với việc thông qua, các quy định hạn chế tự do báo chí.
Phóng viên không biên giới nhắc lại rằng Việt Nam vẫn là nhà tù đứng hàng thế hai thế giới đối với các blogger và công dân mạng, với 34 blogger đang bị giam giữ. Tổ chức này nhắc lại là vào tháng 09/2013, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc đàn áp quyền tự do thông tin, với việc ban hành nghị định 72, cấm các trang blog và trang mạng xã hội tổng hợp và chia sẽ các thông tin thời sự.
Hôm qua, Phóng viên không biên giới cũng vừa ra một thông cáo lên án các nhân viên an ninh Việt Nam hành hung và bắt giữ 8 blogger và nhà hoạt động đến thăm cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyễn, vừa về nhà sau khi cũng bị câu lưu trước đó.
Bản thông cáo của Phóng viên không biên giới cho rằng khi tiến hành các vụ bắt giữ nói trên, chính quyền Hà Nội đã xem thường Liên hiệp quốc, vào lúc mà Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và cách đây vài ngày vừa ra điều trần về nhân quyền trước Hội đồng này.

Không còn ai bảo vệ chúng tôi


Sáng ngày 12 tháng 2, bà con nông dân xã Phụng Công tiếp tục kéo nhau ra đồng giữ đất -Photo Dongchuacuuthe
Nghe bài này
Sáng ngày 12 tháng 2, bà con nông dân xã Phụng Công tiếp tục kéo nhau ra đồng giữ đất mặc dù không ai trong chính quyền từ cấp xã cho tới huyện có tiếp xúc với bà con để tìm hiểu về vụ côn đồ dùng súng hoa cải bắn bị thương 5 người vào ngày 10 tháng 2 vừa qua tại cánh đồng mà người dân phải ra sức bảo vệ không cho tập đoàn Ecopark chiếm lấy. Mặc Lâm có thêm chi tiết.
Vào lúc 6 giờ 30 sáng hôm nay, một nông dân có mặt rất sớm ngoài đồng cho chúng tôi biết người dân Phụng Công đang kéo ra đồng để tiếp tục giữ đất:
Dân chúng tôi có ít nhất từ 5 tới 7 trăm người vẫn đang giữ đất. Hiện nay thì nhân dân vẫn phục để đuổi bọn cướp đất ra khỏi chỗ đất của mình.
Một nông dân khác nói rằng tuy côn đồ vẫn còn tại đây nhưng chưa thấy bọn người này có hành động gì mà chỉ lởn vởn trước mặt bà con.
Hiện nay người nông dân tập trung giữ đất tại xã Phụng Công, bọn chúng đều mặc thường phục hết toàn lũ côn đồ bọn nó thuê. Sáng hôm nay bà con tiếp tục ra đồng. Đến bây giờ thì bọn nó không làm gì nữa.
Chính quyền làm ngơ
Côn đồ dùng súng hoa cải bắn vào người dân mất đất là hành vi cao nhất của bạo loạn và có thể gây phẫn nộ dẫn đến việc gây cho họ nổi loạn. Tuy nhiên hai ngày sau khi vụ việc xảy ra, vẫn chưa có một động thái nào từ chính quyền khiến người dân Văn Giang nghi ngờ rằng chính quyền các cấp đang cố tình làm ngơ để tạo cho họ nổi loạn và lúc ấy chính quyền sẽ có lý do để đàn áp như từng xử dụng hàng ngàn cảnh sát vào sáng ngày 24 tháng 4 năm 2012 để cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang.
Chính quyền từ ngày hôm kia đến ngày hôm nay chưa thấy một thằng nào cả. Hiện nay chúng tôi đã làm đơn báo cho tất cả công an, từ cấp nhỏ cho tới cấp lớn nhất
Một nông dân
Sự im lặng này đã làm một nông dân bức xúc nói với chúng tôi:
Chính quyền từ ngày hôm kia đến ngày hôm nay chưa thấy một thằng nào cả. Hiện nay chúng tôi đã làm đơn báo cho tất cả công an, từ cấp nhỏ cho tới cấp lớn nhất.
Một mặt làm đơn theo đúng tinh thần pháp luật, một mặt người dân Văn Giang đã có biện pháp đối phó với loại đạn hoa cải. Họ lấy rơm thắt từng sợi giây nối lại với nhau thành những tấm khiên để che cho thân thể. Hình ảnh những tấm khiên tự tạo ấy gây xúc động cho hàng ngàn người khi ở những năm của thế kỷ 21 mà người dân Việt phải tự lo cho thân mình bằng dụng cụ thô sơ chống lại bọn cướp đất như thời trung cổ. Một người dân giải thích việc tự tạo ra loại khiên chống đạn này:
Dân Văn Giang bện rơm làm khiên chắn chống đạn hoa cải của bọn xã hội đen
Dân Văn Giang bện rơm làm khiên chắn chống đạn hoa cải của bọn xã hội đen. Photo danluan.org
Vài chục mét thì nó không bị sao, làm những cây rơm như vầy nếu nó găm vào thì không sao hoặc là mặc nhiều áo len vào thì không sao. Mình làm như vầy để tránh việc sát thương và để tránh đạn hoa cà hoa cải.
Một trong 5 nạn nhân của côn đồ bị bắn vào chiều ngày 10 tháng Hai vừa qua là anh Lê Văn Mạnh cho chúng tôi biết việc anh bị bắn:
Đứng cách xa bọn họ vào khoảng 25 mét. Đây là loại súng tự chế của Tàu có hai nòng bắn đạn chì. Bị thương thì trong đó có một người nặng nhất vẫn đang cấp cứu ở Việt Đức còn ba người nhẹ như em sau khi mổ thì về rồi. Tổng cộng bọn nó có khoảng 70 người, đao kiếm rất nhiều trong đó có 4 khẩu súng tự chế.
Bà con nói với tôi rằng chúng nó đang cho xe chở đến mấy chục khẩu súng nữa không biết súng hoa cải hay hoa cà gì. Bằng một cách nhanh nhất là tôi gọi diện cho Bộ Công an. Một lúc sau có cán bộ của Bộ Công an trả lời tôi rằng không phải công an đâu mà là xã hội đen do công ty Việt Hưng nó thuê đấy
bà Lê Hiền Đức
Sức khỏe của em thì vẫn bình thường nhưng viên đạn nó nằm sát khuỷu tay trái sát vào xương rồi thời tiết đang rét cả hai đêm nay không ngủ được vì rất nhức. Một viên vào mạng sườn trái. Viên ấy chưa gắp ra được vì chưa tìm thấy nó nó chạy đi đâu đấy, đạn chì nó chạy.
Người có tên là Hậu gỗ, hiện có mặt tại cánh đồng mà bà con đang bảo vệ trả lời qua điện thoại khi bị hỏi phải chăng chính ông ta là người đã bắn đạn hoa cải vào ngày 10 tháng 2 vào nông dân, ông Hậu nói:
Đang ở Văn Giang, đúng rồi. Vâng họ vẫn làm việc của họ. Đấy là việc của người ta, kệ người ta. Người ta thích nói thế nào thì việc của người ta.
Người tên Hậu không phải là bảo vệ hay công nhân biên chế của công ty Việt Hưng nhưng lại có mặt tại nơi đang xảy ra vụ tranh chấp đã cho thấy một phần sự thật như bà Lê Hiền Đức kể lại trước đó một ngày khi biết tin nông dân Văn Giang bị bắn:
Sáng nay bà con nói với tôi rằng chúng nó đang cho xe chở đến mấy chục khẩu súng nữa không biết súng hoa cải hay hoa cà gì. Bằng một cách nhanh nhất là tôi gọi diện cho Bộ Công an. Một lúc sau có cán bộ của Bộ Công an trả lời tôi rằng không phải công an đâu mà là xã hội đen do công ty Việt Hưng nó thuê đấy. Nó không mặc sắc phục thì cứ cho nó là xã hội đen đi, nhưng xã hội đen nó dùng súng nó bắn dân thì đấy là trách nhiệm của công an phải bảo vệ tình mạng người dân.
Thí dụ như cách đây một năm cũng có vụ án côn đồ đánh dân Văn Giang nhưng người ta nói không phải do chủ đầu tư thuê. Họ chỉ là người nhìn thấy thế nọ thế kia thôi…tất nhiên không ai tin được và cơ quan điều tra cũng chưa làm hết mình việc ấy
LS Trần Vũ Hải
Yêu cầu khởi tố sự việc
Người dân Văn Giang đã nhờ luật sư tư vấn cho họ để có thể khởi kiện bọn gây án. Luật sự Trần Vũ Hải cho biết:
Nếu sự việc đúng như người dân mô tả thì họ có quyền yêu cầu công an Hưng Yên hoặc Bộ Công an phải khởi tố vụ án mà theo tôi trong trường hợp này theo nhận định tại phiên tòa Đoàn Văn Vươn tòa đã cho rằng trong trường hợp dùng súng hoa cải thì coi như một vũ khí nguy hiểm giết người và có thể bị kết tội giết người đấy. Tôi nghĩ rằng sắp tới đây bà con nông dân sẽ yêu cầu công an Hưng Yên và Bộ Công an phải xem xét khởi tố vụ án này.
Đây không phải lần đầu người dân Văn Giang bị côn đồ tấn công. Chiều ngày 12 tháng 7 năm 2012 người dân ba xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên đã rất phẫn nộ khi một nhóm côn đồ ngang nhiên mang gậy gộc xông vào khu dân cư truy đuổi và đánh trọng thương 3 người dân của họ trong đó có 1 cụ ông 73 tuổi. Theo báo VNTimes cho biết thì tuy cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh thông tin cho rằng nhóm hành hung là người thuộc đơn vị thi công san lấp mặt bằng cho dự án Ecopark nhưng khi ra tòa, chánh án không có một câu hỏi nào về người thuê côn đồ đánh dân Văn Giang cả.
Khi được hỏi doanh nghiệp thuê côn đồ có liên đới trách nhiệm trước những hành vi mang tính giết người như vậy hay không và làm cách nào khởi kiện họ? luật sư Trần Vũ Hải cho biết:
Vâng tất nhiên chúng ta đều biết là những người thuê những kẻ này đang ném đá dấu tay và nếu họ có mối quan hệ với một số nhà chức trách nữa thì họ sẽ không lấy hết lời khai khi bắt được kẻ phạm tội. Thí dụ như cách đây một năm cũng có vụ án côn đồ đánh dân Văn Giang nhưng người ta nói không phải do chủ đầu tư thuê. Họ chỉ là người nhìn thấy thế nọ thế kia thôi…tất nhiên không ai tin được và cơ quan điều tra cũng chưa làm hết mình việc ấy.
Dư luận lo ngại rằng một cá nhân hay doanh nghiệp phạm tội có thể mang ra tòa án là chuyện dễ dàng, tuy nhiên nếu cơ quan thi hành pháp luật im lặng để cho người dân cháy lên ngọn lửa căm hờn như Thái Bình, Quỳnh Lưu thì tác hại ấy không tòa án nào xử nổi khi phải mang hàng chục ngàn người dân ra trước vành móng ngựa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét