Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Ngày 13/12/2013 - Vì sao nhiều đảng viên bỏ đảng? & Luật sư Lê Quốc Quân tố cáo các sai phạm pháp lý từ trại giam

  • Putin đòi đánh thuế các công ty Nga ở hải ngoại (RFI) - Trong diễn văn thường niên về tình hình Liên bang vào hôm nay, 12/12/2013, Tổng thống Nga Valdimir Putin đã bất ngờ từ bỏ các lập luận thông thường, đổ lỗi cho các yếu tố mang tính chu kỳ ở bên ngoài, để biện minh cho tình trạng suy thoái trong nước.
  • Tổng thống Pháp thăm Brazil (RFI) - Hôm nay, 12/12/2013, Tổng thống Pháp François Hollande đã bắt đầu chuyến công du Brazil nhằm thắt chặt quan hệ kinh tế song phương và cải thiện quan hệ ...
  • Seoul muốn dùng vũ khí YouTube trong cuộc chiến biển đảo (RFI) - Hàn Quốc hôm nay 12/12/2013 đã cực lực phản đối việc Nhật Bản cho tung lên mạng Youtube những đoạn video bằng 10 ngôn ngữ, trong đó khẳng định chủ quyền của Nhật Bản trên quần đảo Dokdo/Takeshima đang tranh chấp chủ quyền giữa hai bên.
  • Ấn Độ muốn ra luật về quyền của giới đồng tính (RFI) - Hôm nay, 12/12/2013, phát ngôn viên của chính phủ Ấn Độ P. Chidambaran thông báo là New Delhi đang nghiên cứu khả năng ra luật về quyền của giới đồng tính, để đảo ngược quyết định của Tòa án Tối cao hôm qua duy trì luật xem đồng tính là một tội.
  • Ukraina có nguy cơ rơi vào nội chiến (RFI) - Cuộc khủng hỏang chính trị tại Ukraina xung quanh phong trào phản kháng chính phủ xuất phát từ quyết định quay lưng lại với Liên Hiệp Châu Âu ...
  • Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang? (BBC) - 47 dân biểu Hoa Kỳ ký thư thúc giục Ngoại trưởng John Kerry khuyến khích VN cải thiện hồ sơ nhân quyền của Hà Nội nhân chuyến thăm sắp tới.
  • Bê bối Vinalines 'sắp tới hồi kết' (BBC) - Trong phiên xử đầu tiên, cựu lãnh đạo Vinalines Dương Chí Dũng được cho là đổ tội cho cấp dưới trong vụ mua ụ nổi 83M.
  • Cảnh sát Ukraine rút lui (BBC) - Cao ủy đối ngoại của EU cho biết ông Yanukovych nói sẽ ký thỏa thuận với EU như yêu cầu của người biểu tình.
  • Nelson Mandela (BBC) - Hàng nghìn người dân Nam Phi kiên nhẫn xếp hàng trong nhiều giờ để được vào viếng thi hài Nelson Mandela tại Pretoria.
  • Ngoại trưởng Hoa Kỳ sắp thăm Việt Nam (BBC) - Bà Phạm Chi Lan cho rằng Mỹ và Việt Nam sẽ thiên về hợp tác kinh tế và an ninh hơn là chủ đề nhân quyền trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Hà Nội.
  • Hậu quả từ nhập siêu với TQ? (BBC) - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói Việt Nam đi lấy thặng dư thương mại với Mỹ, châu Âu và Nhật để bù đắp vào khoản nhập siêu với Trung Quốc.
  • Obama chủ động bắt tay chủ tịch Cuba (BBC) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chủ động bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro trong một cử chỉ chưa từng có giữa lãnh đạo hai nước đối địch.
  • Dân Nam Phi 'thích Obama hơn Zuma' (BBC) - Một tình huống éo le đã xảy ra tại lễ tưởng niệm Nelson Mandela, khi người dân Nam Phi hò reo trước tổng thống Hoa Kỳ và la ó khi tổng thống nước mình xuất hiện.
  • Dân tham và quan tham (BBC) - Tác giả cho rằng nếu người ta biết xấu hổ về vụ cướp bia, thì còn rất nhiều thứ khác 'đáng để xấu hổ'.
  • Trung Quốc mua Su-35 để kiểm soát biển Đông? (BaoMoi) - Một giám đốc điều hành cao cấp tại công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước của Nga, Rosoboronexport nói rằng tập đoàn này sẽ ký hợp đồng bán máy bay phản lực tiên tiến Su-35 cho Trung Quốc vào năm 2014. Việc Trung Quốc sở hữu Su-35 được cho là sẽ thay đổi toàn bộ môi trường chiến lược khu vực Đông Á, Đông Nam Á và cả châu Á.
  • Tàu ngầm Kilo Hà Nội đang tiến vào Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Theo thông tin mới nhất, tàu ngầm Kilo Hà Nội đã vượt qua Đại Tây Dương, đi vào Ấn Độ Dương. Chỉ còn một chặng dừng chân nữa ở Singapore là nó sẽ về đến Việt Nam.
  • Hàn Quốc, Nhật Bản diễn tập hải quân chung ở biển Hoa Đông (BaoMoi) - Ngày 12-12, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiến hành cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu nạn chung (SAREX) trên biển Hoa Đông trong bối cảnh căng thẳng ở Đông Bắc Á đang gia tăng sau khi Trung Quốc thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) hồi tháng trước. Theo một quan chức hải quân Hàn Quốc, SAREX diễn ra 2 năm/lần và đây là cuộc diễn tập SAREX lần thứ 8 giữa Hàn Quốc và Nhật Bản kể từ năm 1999. Tham gia diễn tập, mỗi nước cử hai tàu khu trục và hai máy bay trực thăng biển, thực hành giải cứu tàu đắm cũng như dập tắt các đám cháy trên tàu. SAREX lần này diễn ra gần bãi đá ngầm Socotra Rock do Hàn Quốc kiểm soát, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Bãi đá này nằm trong phần chồng lấn giữa các vùng kinh tế trên biển giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng như nằm trong các vùng ADIZ của Xơ-un, Bắc Kinh và Tô-ki-ô.
  • Hàn-Nhật tập trận trong ADIZ của Trung Quốc (BaoMoi) - (NLĐO) – Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiến hành cuộc tập trận tìm kiếm và cứu nạn (SAREX) ở biển Hoa Đông hôm 12-12 trong bối cảnh căng thẳng về vấn đề vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở khu vực Đông Bắc Á.
  • Nhật - Hàn tập trận hải quân trên biển Hoa Đông (BaoMoi) - (TNO) Ngày 12.12, Hàn Quốc và Nhật Bản tiến hành tập trận hải quân chung tìm kiếm và cứu hộ tại vùng biển Hoa Đông, giữa lúc căng thẳng khu vực leo thang do vùng nhận dạng phòng không chồng lấn Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản tại vùng biển này.
  • Đà Nẵng chọn đường ven biển đặt tên đường Võ Nguyên Giáp (BaoMoi) - (TNO) Ngày 12.12, HĐND TP.Đà Nẵng đã quyết định chọn đoạn đường ven biển giữa Hoàng Sa và Trường Sa (đoạn từ Nguyễn Huy Chương đến đường Minh Mạng) dài hơn 8km, gồm hai làn đường mỗi làn rộng 15m, vỉa hè mỗi bên rộng 9m đặt tên đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là tuyến đường huyết mạch, đẹp và rộng rãi chạy dài ven biển Đông.
  • "Vùng phòng không" của TQ chỉ là "trò hề" (BaoMoi) - Tuyên bố thành lập “Vùng phòng không”, Trung Quốc vấp phải phản ứng dữ dội từ các quốc gia liên quan. Cho tới nay, những hành xử của Bắc Kinh về khu vực này đã biến “Vùng phòng không” trở thành một “trò cười” của dư luận vì không được nước nào công nhận và tuân thủ.
  • "Hoa Đông chỉ là kế nghi binh, Biển Đông mới thực sự rắc rối" (BaoMoi) - Ông Minh Hiền nói với Thông tấn xã Đài Loan, theo quan sát của học giả này thì Biển Đông mới thực sự là "vấn đề phiền phức" và việc phái cụm tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông là nhằm thể hiện "ảnh hưởng" của mình trên trường quốc tế.
  • 3 dự đoán về thị trường Châu Á năm 2014 (BaoMoi) - 3 dự đoán về thị trường Châu Á năm 2014
    4 5 24
    3 dự đoán về thị trường Châu Á năm 2014
    TTCK Trung Quốc tăng điểm, thị trường bất động sản giảm nhiệt và bất ổn chính trị leo thang là 3 vấn đề dự đoán cho thị trường Châu Á năm 2014.
    1. Chứng khoán Trung Quốc tăng đột phá
    Các nhà đầu tư đã tiên đoán cổ phiếu tại TTCK Trung Quốc sẽ thoát ra khỏi tình trạng ảm đạm tồn tại nhiều năm qua khi kinh tế năm 2013 được cải thiện đáng kể. Nhưng thực tế đã chứng minh đó chỉ là một bình minh giả đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc.
    Tuy nhiên chứng khoán Trung Quốc hứa hẹn sẽ bứt phá vào năm 2014. Chương trình cải cách mạnh mẽ và táo bạo nhất trong suốt ba thập kỉ qua, được các nhà lãnh đạo công bố vào tháng 11, đã tiếp sức cho thị trường. Tại thời điểm hiện tại, cổ phiếu của các công ty sản xuất đồ sơ sinh đã tăng điểm mạnh sau khi có quyết định nới lỏng chính sách một con của chính phủ, một phần của chương tình cải cách. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể tin thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ được vực dậy.
    2. Thị trường bất động sản Châu Á sẽ giảm nhiệt
    Cơn sốt bất động sản giảm sẽ không phải là lý do duy nhất lý giải việc giá nhà đất ở Châu Á giảm. Nhu cầu về nhà ở của người dân các nước Singapore, Hồng Kông và Trung Quốc trong những năm gần đây đang giảm dần. Trong khi đó triển vọng lãi suất cao hơn và một loạt các khu nhà mới được đưa ra thị trường chắc chắn sẽ có giá thấp hơn. Mặc dù sự giảm nhiệt sẽ không quá mạnh mẽ, nhưng đây sẽ là thời điểm tốt cho người dân mua nhà.
    3. Bất ổn chính trị leo thang
    Xung đột chính trị trong nước cũng như khu vực Châu Á có thể sẽ diễn biến căng thẳng hơn trong năm 2014 . Các cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Biển Đông sẽ ngày càng gay gắt khi cả 2 bên từ chối đàm phán, kéo theo nhiều nước liên quan như Việt Nam, Philipine, Brunei, Malaysia và Đài Loan (tình cờ đó là các nước đồng minh của Hoa Kỳ). Trong khi đó, bất ổn xã hội ở Trung Quốc ngày càng gia tăng khi người dân lên tiếng phản đ
  • Đưa tàu sân bay xuống gần Hoàng Sa, Trung Quốc đang mưu đồ gì? (BaoMoi) - (GDVN) - Việc Hải quân Trung Quốc bắt đầu đưa tàu sân bay xuống khu vực Biển Đông là động thái hết sức đáng chú ý trong bối cảnh thực tế là khu vực này còn đang tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, thậm chí hoạt động này có thể xâm phạm đến chủ quyền của các nước khác trong khu vực.
  • Tàu sân bay Liêu Ninh sẽ huấn luyện gần quần đảo Hoàng Sa của VN (BaoMoi) - (GDVN) - Vùng biển huấn luyện tàu sân bay Liêu Ninh lần này cách bờ biển đông nam chưa đến 100 hải lý, nhưng gần quẩn đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là hoạt động trái phép, có chủ đích của Trung Quốc trong bối cảnh khu vực Biển Đông đang có những diễn biến khó lường.
  • Nhật tăng cường phòng vệ Senkaku, nhằm vào ADIZ Trung Quốc (BaoMoi) - ANTĐ - Theo dự thảo chiến lược quốc phòng mới của Nhật Bản vừa được công bố ngày 11-12, nước này sẽ thành lập một đơn vị đổ bộ và triển khai các máy bay giám sát không người lái tại khu vực phía tây nam để đối phó với Trung Quốc.
  • Nhật Bản đẩy mạnh quốc phòng đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - Theo bản thảo kế hoạch quốc phòng của Nhật Bản được tiết lộ hôm qua (11/12), nước này sẽ thành lập một đơn vị đổ bộ mới và điều động máy bay do thám không người lái xuống khu vực tây nam nơi Nhật – Trung đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Kế hoạch quốc phòng của Nhật tập trung vào Trung Quốc (BaoMoi) - (PLO) - Trong bối cảnh đang phải đối mặt cuộc tranh cãi với Trung Quốc vì quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, Nhật Bản sẽ thành lập một đơn vị quân đội đổ bộ mới và triển khai các máy bay giám sát không người lái ở phía Tây Nam nước này.
  • Học giả Trung Quốc kêu gọi triển khai tàu sân bay ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Hãng thông tấn Đài Loan (CNA) ngày 11/12 dẫn nguồn từ tờ nhật báo Wen Wei Po (Văn Hối), xuất bản tại Hongkong đưa tin, Song Zhongping – một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh cần được triển khai ở Biển Đông để củng cố cái gọi là “chủ quyền” của Bắc Kinh tại khu vực này.
  • Học giả TQ đòi đổi đánh cá lấy chủ quyền với Philippines ở Biển Đông?! (BaoMoi) - (GDVN) - Thẩm Đinh Lập mặc cả trắng trợn với nước chủ nhà về Biển Đông rằng: "Tôi (Trung Quốc) sẵn sàng cắt chủ quyền của tôi, những đảo các bạn đang giữ là của chúng tôi và chúng tôi vẫn muốn đánh cá ở đó. Các bạn đồng ý cho chúng tôi đánh cá, chúng tôi sẽ cho phép các bạn giữ những gì các bạn đang giữ". Một sự mặc cả trắng trợn, hoang đường và trịch thượng.
  • Học giả Trung Quốc kêu gọi bố trí tàu Liêu Ninh thường trực Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - "Nếu Trung Quốc có thể triển khai một tàu sân bay ở Biển Đông thì có thể mở rộng sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực", ông Bình nhận định, kết hợp với việc áp đặt (bất hợp pháp) khu nhận diện phòng không ở Biển Đông trong tương lai, Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế, kiểm soát (bất hợp pháp) bầu trời Biển Đông.
  • Cạnh tranh chiến lược ở Biển Đông (BaoMoi) - (PetroTimes) - Tương quan lực lượng hiện nay giữa các bên tranh chấp, ưu thế đang nghiêng hẳn về phía các nước lớn, cùng với những toan tính chiến lược của họ khiến Biển Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ “dậy sóng”, gây quan ngại sâu sắc trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền của các nước tranh chấp, trong đó có các nước thành viên ASEAN.
  • Hải quân Việt Nam, Indonesia tăng cường hợp tác (BaoMoi) - Sau khi rời Brunei với việc thiết lập đường dây nóng giữa hải quân hai nước, ngày 11/12, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến đã tới Indonesia - quốc gia luôn duy trì chính sách “dĩ hòa vi quý” và xông xáo đảm nhận vai trò cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN - để thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ hải quân trên Biển Đông.

Vì sao nhiều đảng viên bỏ đảng?

Công luận tại Việt Nam trong tuần đầu tháng 12 xôn xao về việc công khai từ từ bỏ đảng Cộng sản của các ông Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng và bác sĩ Nguyễn Đắc Diên tại Sài Gòn.

Hình minh họa chụp năm 2011 tại Hà Nội.
∇ Bấm vào để nghe bài tường thuật
Trước đó có một số người từng thực hiện biện pháp tương tự; tuy nhiên số này vẫn còn là thiểu số trong chừng hơn ba triệu đảng viên tại Việt Nam.

Lời nói không đi đôi với việc làm

Danh sách những đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức công khai làm đơn ra khỏi đảng, hồi tháng 7 vừa qua lại có thêm một tên mới là ông Nguyễn Thái Sơn.

Trong đơn ra khỏi đảng, ông này nêu rõ ‘Có thể nào một cán bộ, đảng viên suốt đời gương mẫu, cần cù, chịu khó làm việc, tin tưởng vào pháp luật và hệ thống chính quyền của nhà nước đấu tranh bảo vệ lẽ phải lại trở thành thảm họa’.

Ông Nguyễn Thái Sơn năm nay đã 70 tuổi cho biết lý do khiến ông phải đi đến quyết định ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam:




Lý do chính là lời nói không đi đôi với việc làm, chính sách, chủ trương, cương lĩnh, nghị quyết của Đảng không được thực hiện.

-Ô. Nguyễn Thái Sơn
“Lý do chính là lời nói không đi đôi với việc làm, chính sách, chủ trương, cương lĩnh, nghị quyết của Đảng không được thực hiện. Thứ hai nhiều vấn đề bất bình trong xã hội do chủ trương, đường lối không đi đôi với thực hành nên gây cho tôi những thảm họa. Vụ việc của tôi báo chí đã đăng rất nhiều, và nhiều cơ quan pháp luật cũng xác nhận chuyện này là chuyện vi phạm luật pháp, nhưng cuối cùng họ cũng làm tầm bậy, tầm bạ. Chính vì thế tôi cũng báo cáo lên trong chi bộ vụ việc này không làm đến nơi đến chốn thì Đảng cũng chẳng có việc gì nữa nên tôi xin nghỉ sinh hoạt đảng, vì sinh hoạt đảng như thế là hình thức, là vớ vẩn thôi.

Qua chuyện tôi đi khiếu kiện cũng gặp trong xã hội nhiều chuyện cũng rất bức xúc. Nhiều người cũng rất khổ sở. Ngay cả chúng tôi là người có học, có hành, đọc báo, đọc luật và có thể hiểu; còn nhiều người dân quá cực khổ không có điều kiện đọc nên không hiểu nhiều. Nhiều người cũng không có tài liệu bằng chứng, mất thời giờ cho chuyện ấy mà không giải quyết được. Vấn đề của chúng tôi làm rất chính đại, quang minh, đàng hoàng; đấu tranh có tổ chức mà họ còn làm bậy như thế thì những người không có điều kiện như chúng tôi họ khổ như thế nào!

Thực chất vấn đề tôi xin ra đảng là đấu tranh cho một xã hội bình đẳng, công minh. Tôi đã gửi trên 4.000 đơn đến các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan quốc hội, chính phủ mà họ không giải quyết thì trách nhiệm của họ ở đâu, làm gì?

Liên quan đơn (xin ra đảng) vừa rồi tôi cũng muốn dư luận của xã hội, kể cả dư luận quốc tế vì đây là chân lý - lẽ phải mà; trắng đen phải phân minh thì xã hội mới phát triển lành mạnh được. Nếu tình hình thế này kéo dài thì đất nước sẽ trở nên tồi tệ, con người sẽ trở nên rất xấu.”


Khó tìm người cùng chí hướng

Một đảng viên trẻ công khai từ bỏ lý tưởng cộng sản được nhiều người biết đến là anh Nguyễn Chí Đức. Sau một năm ra khỏi đảng, anh có bài viết mang tựa ‘Suy nghĩ cô đọng sau một năm từ bỏ Cộng sản’.

Các Đại biểu đang biểu quyết tại Đại hội đảng XI hôm 17-01-2011. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.
Trong bài anh có câu ‘Sự thật đã rõ nhưng những người đảng viên ĐCSVN dám dứt ra khỏi chuyện cơm áo, gạo tiền, chuyện quá khứ nặng nghĩa - nặng tình, chấp nhận dấn thân còn rất rất ít hơn tôi kỳ vọng.’

Anh Nguyễn Chí Đức cho biết:

“Khó tìm người mong muốn và người mình mong muốn. Bản thân công an địa phương họ cũng tìm cách ngăn trở chuyện những người như tôi tụ lại thành một điểm nào đấy. Vừa rồi tôi có tìm đến những người đảng viên có suy nghĩ không tin vào đảng, và tôi đánh bài ngửa với họ mời bác, mời anh có uy tín làm hội trưởng (từ rất khiêm tốn, không nói là đảng trưởng) quy tụ những người như tôi, nhưng nhiều người không dám. Thực tế như ông Lê Hiếu Đằng, ông đã dám bỏ đảng đâu. Nếu ông bỏ đảng tôi sẽ đến ngay để bàn, hoặc tôi với góc độ người thế hệ sau để ‘một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao’. Tôi đã bỏ rồi, tôi cần những người dám đoạn tuyệt và ly dị tổ chức cộng sản thì mới tin nhau được. Chỉ tin nhau qua hành động, chứ không thể qua những lời nói trên mạng. Cũng như trong chuyện tình cảm, phải ly dị mới có thể tìm người khác, đối phương mới yên tâm hơn.”

Bản thân ông Nguyễn Thái Sơn vì tố cáo tham nhũng và việc bảo kê, bao che cho hành vi phạm pháp mà theo ông là tội ác, nên bản thân ông bị trù dập, trả thù. Ông cho biết cũng khá đơn độc, khó tìm được người đồng cảm lên tiếng bênh vực ông:

“Ở Việt Nam có những người cũng biết đó là sự thật, nhưng không dám can thiệp vì họ sợ liên lụy đến vấn đề này, vấn đề khác. Ở Việt Nam mà làm được điều đó là có nghị lực phi thường rồi. Bình thường họ sợ nhiều vấn đề phức tạp nên không dám làm. Thứ hai xã hội không có trách nhiệm nên nhiều người cũng bàng quang trong vấn đề này.”


Bất hạnh của dân tộc?




Khó tìm người mong muốn và người mình mong muốn. Bản thân công an địa phương họ cũng tìm cách ngăn trở chuyện những người như tôi tụ lại thành một điểm nào đấy.

-Anh Nguyễn Chí Đức
Anh Nguyễn Chí Đức còn viết thêm rằng ‘Một nỗi buồn xâm chiếm trong tôi nhưng từ đây tôi rút ra được một điều đau đớn: ĐCSVN đã tàn phá nặng nề khả năng phản biện, đầu độc tư tưởng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong tổ chức này ngay từ khi tâm hồn họ còn rất trong sáng, động lực đầy nhiệt huyết .”

Theo anh Nguyễn Chí Đức thì đó là nỗi bất hạnh cho dân tộc Việt Nam:

“Bản thân người cộng sản đi đầu độc người khác nhưng chính họ cũng bị đầu độc. Bản thân những người mới vào đảng ai cũng đầy nhiệt huyết, thông minh, có chí khí; nhưng vào tổ chức này nó làm cho người ta phải nói dối, rồi phải luồn cúi; nhất là trong xã hội bây giờ muốn lên chức trưởng, phó phòng phải biết nịnh bợ rồi, phải biết ‘thượng đội, hạ đạp’, phải biết dùng tiền để lên chức cao hơn. Đó là cấp thấp nhất, cấp càng cao thì tha hóa càng cao. Mà đã tha hóa cao đến mức vào Quốc hội rồi mà bỏ đảng thì họ khui ra đầy ‘phốt’ ngay. Thời bây giờ nói thật những người phản tỉnh ở cấp cao cũng chả tốt đẹp gì đâu, hiếm lắm. Thời chống Pháp thì nhiều, vì đó là thời các tiền bối cộng sản phần lớn họ trong sạch, có lý tưởng; nên khi họ phản tỉnh thì họ đa số được mọi người tín nhiệm, lắng nghe ví dụ như ông Trần Độ, hay Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách. Những người đó, thời chưa có Internet, tôi nghe bố mẹ, hàng xóm bàn tán cả tuần về những người đó.”

Người cựu đảng viên Nguyễn Thái Sơn mới ra khỏi đảng từ hồi tháng 7 thì cho rằng những người bị oan ức cùng cảnh ngộ như ông không có được một chỗ dựa nào tại đất nước Việt Nam:

“Vấn đề ở Việt Nam hiện tại không có chỗ dựa nào cho những người thẳng thắn đấu tranh như thế.”

Trong bài viết sau một năm từ bỏ Cộng sản, anh Nguyễn Chí Đức trích lại lời nói của cố tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ‘Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm’. Đó là một trong ba cảnh tỉnh chân thành mà anh Nguyễn Chí Đức đưa ra.

Gia Minh,
biên tập viên RFA
Theo RFA

Luật sư Lê Quốc Quân tố cáo các sai phạm pháp lý từ trại giam

Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân tố cáo những sai phạm pháp lý trong quá trình thụ lý xét xử vụ án của ông từ trong trại giam, nơi ông đang kháng cáo bản án sơ thẩm 2 năm rưỡi tù giam về tội danh ‘trốn thuế’.

Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân tại phiên xử tại Hà Nội, ngày 2/10/2013.
∇ Bấm vào để nghe bài tường thuật
Nhà hoạt động Lê Quốc Quân bị Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tuyên án hôm 2/10 vừa qua. Hơn hai tháng nay ông vẫn chưa được gặp luật sư để được hỗ trợ pháp lý trong quá trình kháng án dù đã nộp đơn kháng cáo ngay sau phiên tòa sơ thẩm.

Em trai luật sư Quân, Lê Quốc Quyết, cho biết:

“Phía tòa trả lời do chưa chỉ định Thẩm phán nên anh Quân chưa được gặp luật sư, chưa có Thẩm phán để cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư. Tuy nhiên, theo tham khảo luật sư, Quyết được biết việc phân Thẩm phán là việc của tòa, còn anh Quân đã có đơn kháng cáo thì có quyền được gặp luật sư theo luật định. Tòa phúc thẩm phải có nghĩa vụ cấp giấy cho luật sư, không thể nói chưa phân Thẩm phán thì chưa cấp giấy, như vậy là không đúng.”

Ông Quân nói hiện ông rất cần có luật sư để tiếp tục quá trình kháng cáo của mình.

Trong lần thăm gặp mới đây nhất hôm nay 12/12, gia đình được ông Quân thông báo ông đã gửi đơn tố cáo, yêu cầu khởi tố bắt giam Thẩm phán trong phiên sơ thẩm vừa qua là bà Lê Thị Hợp.

Ông Lê Quốc Quyết:

“Anh Quân nêu ra 7 lý do để bắt bà Hợp. Cơ bản vì Thẩm phán biết không có dấu hiệu vi phạm, phạm tội mà vẫn tuyên án có tội; không triệu tập đầy đủ các nhân viên của công ty; giám định viên không có thẻ; Thẩm phán đã bỏ qua các chứng cứ luật sư đưa ra; giam giữ con dấu của công ty anh Quân, không cho công ty hoạt động. Theo luật, họ không thể ‘cầm tù’ một công ty. Anh Quân nói theo luật, Thẩm phán phải bị truy tố và chịu trách nhiệm nếu thấy không có dấu hiệu tội phạm mà vẫn tuyên có tội. Cho nên, anh đã gửi đơn tố cáo. Anh cũng hoan nghênh Giám đốc Công An TP Hà Nội đã có thư gửi vào trại trả lời anh rằng đã chuyển đơn anh qua Tòa án và Viện Kiểm sát.”  

Gia đình luật sư Quân cho hay hiện ông đã nhận thêm lệnh tạm giam 88 ngày nữa vì lệnh tạm giam 45 ngày sau phiên sơ thẩm vừa hết hạn.

Về điều kiện giam giữ, luật sư Quân tố cáo ông vẫn bị phân biệt đối xử trong trại giam, bị hạn chế quyền trao đổi giao tiếp với các tù nhân khác trong trại.

Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân.
Em trai luật sư Quân cho biết sáng 12/12 khi vào gửi đồ thăm nuôi cho anh mình, ông được trại thông báo cắt 2 kỳ thăm nuôi sắp tới vì ông Quân đã ‘vi phạm kỷ luật’ của trại:

“Yêu cầu họ có văn bản giải thích lý do, họ không cấp. Họ chỉ trả lời miệng rằng anh ‘gây mất trật tự phòng giam’. Khi vào thăm, chúng tôi có hỏi anh. Anh cho biết hôm 2/10 kỷ niệm 2 tháng bị tuyên án oan, cùng lúc được tin Quốc hội thông qua Dự thảo Hiến pháp vẫn xem doanh nghiệp nhà nước là kinh tế chủ đạo, anh Quân gọi đó là một ổ tham nhũng nên anh có làm một bài diễn văn đọc trong trại phản đối bản Hiến pháp.”

Hôm 10/12 đánh dấu Ngày Quốc tế Nhân quyền, 10 tổ chức bảo vệ nhân quyền phi chính phủ trên thế giới đồng ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi thư đến Chánh án Tòa Phúc Thẩm, Tòa án Nhân dân Tối cao của Việt Nam, đề nghị xem xét những khuất tất, phi lý trong vụ án của luật sư Lê Quốc Quân và yêu cầu trả tự do cho ông vô điều kiện. 

Các tổ chức này viện dẫn mới đây của Nhóm Hành động Chống giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc UNWGAD kết luận việc tống giam luật sư Quân là để trừng phạt ông chỉ vì ông đã thực thi quyền tự do biểu đạt của công dân vốn được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế công nhận.

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách ban Á Châu-Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, một trong những tổ chức ký tên trong thỉnh nguyện thư, nói vụ án của Lê Quốc Quân là một điển hình cho thấy quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm tại Việt Nam bị đàn áp đến mức báo động ra sao.

Ông Ismail:

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách ban Á Châu-Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.
“Tập trung vào trường hợp của Lê Quốc Quân, chúng tôi muốn đánh động sự quan tâm của thế giới về tình hình đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Vì qua vụ của ông Quân, một công dân thực hành quyền tự do ngôn luận, một người luật sư am hiểu luật pháp bênh vực nhân quyền bị chế độ khước từ quyền căn bản của công dân, bị tước bỏ quyền của người luật sư, chúng ta có thể thấy rõ ràng các thường dân khác ở Việt Nam dễ bị tổn thương, dễ bị vi phạm nhân quyền đến mức nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi và đưa ra ánh sáng công luận thế giới vụ việc của ông Quân cho đến khi nào yêu cầu của chúng tôi được đáp ứng, nghĩa là ông Quân được trả tự do.”

Các tổ chức ký tên trong thư nói họ hy vọng tòa phúc thẩm sắp tới sẽ gìn gìn nhà nước pháp quyền bằng việc ra phán quyết đối với kháng cáo của ông Quân căn cứ vào luật và các dữ kiện thực tế mà không sợ hay không chịu ảnh hưởng từ bên hành pháp.

Thư nói luật sư Quân với các hoạt động như một người bảo vệ nhân quyền phải được Việt Nam tôn trọng đúng như các nguyên tắc của Liên hiệp quốc về vai trò người luật sư. Trong đó quy định các chính phủ phải đảm bảo mọi luật sư đều có thể hành nghề không bị sách nhiễu, cản trở, đe dọa, hay can thiệp.

Thư đề nghị tòa án Việt Nam xem xét nghiêm túc vụ án luật sư Quân vì phán quyết tại phiên phúc thẩm ông Quân sẽ chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy Việt Nam có tôn trọng luật quốc tế về nhân quyền hay không, đặc biệt khi Hà Nội vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Bản án Việt Nam dành cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân đã khiến tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội lên tiếng phản đối.

Trong thông cáo đưa ra sau khi tòa tuyên án ông Quân hôm 2/10, đại sứ quán Hoa Kỳ nói: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết tội và tuyên án 30 tháng tù về tội trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại."

Trà Mi
Theo VOA
  • Soybean imports from US soar (Washington Post) - US soybean exporters are boosting sales to China's edible oil and feed market as many Chinese companies have turned to cheaper US soybeans.
  • Sinopec drills deep into Africa (Washington Post) - As Africa becomes increasingly important in the global energy structure, with growing proven reserves of oil and natural gas, Sinopec has big plans for it.
  • GDP growth could hit 7.8% next year (Washington Post) - The best scenario for the Chinese economy in 2014 would be to achieve 7.8 percent GDP growth, a major think tank said on Monday.
  • Reviving the maritime Silk Road (Washington Post) - More than 600 years ago, the legendary Ming Dynasty diplomat Admiral Zheng He made seven epic journeys to the West via a route known as the maritime Silk Road.
  • Brew-haha is justified (Washington Post) - Finding a coffee house where you can get an authentic coffee in a third- or fourth-tier city in China can be very difficult.
  • GTI launches new English website (Washington Post) - The Global TD-LTE Initiative (GTI) launched its new English website today, to provide the latest in news and social activities in telecommunication fields.
  • Horticultural extravaganza (Washington Post) - Qingdao, the coastal pearl of Shandong province, is back in the spotlight and ready to wow the world again as the host city of the 2014 International Horticultural Exposition, six years after successfully hosting the 2008 Olympic Sailing Regatta.
  • Behind mystic masks (Washington Post) - Zhang Zixuan explores the ancient rites of Nuo Opera as the cultural tradition struggles to survive.
  • Visionary touch (Washington Post) - Bill Kong's success rate is rivaled only by his holistic approach toward film as a business, an art form and an expression of social consciousness.
  • Under the microscope (Washington Post) - Advances in technology have allowed scientists to observe a hydrogen bond, a great leap forward in the study of life science.
  • Growing together (Washington Post) - The sky stretched out clear and bright above our heads as we approached the remote village nestled among willows and fields high in the mountains.
  • Fashion fur summer (Washington Post) - While it may be a chilly Beijing winter, world-famous fur and leather provider Kopenhagen Fur hosted a spring/summer fashion show in the city's trendy 751 D Park.
  • The big apple's big carats (Washington Post) - To most people, an obvious show of wealth may come in the form diamonds. But to a few, the style and rarity of jewels transcend the need for the blatant display of wealth.
  • Chinese say their goodbyes (Washington Post) - As world leaders braved rains to honor Nelson Mandela, Bheki Langa found out that the former S. African president was so loved by young Chinese.
Obama shakes hands with Castro
  • Internet can 'help curb corruption' (Washington Post) - Revelations on the Internet about the misconduct of a government official can help anti-corruption efforts, provided that those who publish the information avoid improper invasions of privacy.
  • More emission controls urged (Washington Post) - "Emissions from motor vehicles contribute a significant part to air pollution, sometimes as high as 50 percent," said an official.
  • 3rd Plenum 'a success': expert (Washington Post) - China watchers should expect "significant movement" from the government in the next six months as the country begins implementing planned reforms detailed in the Third Plenum document, an expert said.
  • Experts interpret the Chinese Dream (Washington Post) - Officials and scholars from around the world offered diverse views of how the Chinese Dream concept championed by President Xi Jinping will benefit the country and the world at a seminar in Shanghai on Saturday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét