Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Ngày 13/12/2013 - VỀ ADIZ CỦA TRUNG QUỐC

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI


2151. VỀ ADIZ CỦA TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 09/12/2013
TTXVN (Algiers 6/12)
Ngày 23/11/2013, Trung Quốc thông báo thiết lập trên vùng biển Hoa Đông Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) hình chữ nhật dài gần 1.000 km và rộng 600 km, với tâm điểm nằm cách Ninh Ba khoảng 450 km về phía Đông. Ở góc Đông Nam của vùng này có quần đảo nhỏ Senkaku với hòn đảo lớn nhất dài 3,6 km và rộng 1,7 km, cách Đài Loan 91 dặm, Okinawa 230 dặm và bờ biển Phúc Kiến 190 dặm. Điều đó giải thích tại sao quần đảo này có giá trị chiến lược lớn, cộng với các mỏ khí đốt tự nhiên mà Tokyo và Bắc Kinh trước đây định cùng nhau khai thác, một viễn cảnh mà lúc này Trung Quốc đã từ bỏ.

Tạp chí Tin Trung Hoa khẳng định quần đảo Senkaku từ nhiều năm nay là yếu tố gây căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo. Cuộc cãi vã trở nên nặng hề hơn vào tháng 9/2012 khi Thủ tướng Nhật Bản lúc đó là Yoshihiko Noda quyết định quốc hữu hóa quần đảo này đề tránh việc Thị trưởng Tokyo, Ishihara, thuộc phái chống Trung Quốc rất mạnh, không mua được và xây dựng cơ sở hạ tầng tại đó, điều có thể khiến Bắc Kinh coi là lời tuyên chiến. Lúc này, Tokyo bác bỏ đường ranh giới ADIZ của Trung Quốc vì nó bao trùm cả không phận của quần đảo này và từ đó khiến người khác hiểu là quần đảo thuộc về Trung Quốc.
Dĩ nhiên các sự kiện đó khiến người ta nghĩ đến nhiều viễn cảnh khác rộng hơn. Đó là trong bối cảnh sự hiện diện quân sự của Mỹ và liên minh giữa Tokyo và Washington đối với Trung Quốc là một trở ngại luôn ám ảnh và một yếu tố gây bức bối, Bắc Kinh tỏ rõ ý chí làm chủ mọi hướng tiếp cận lãnh thổ của mình, hơn nữa vì Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc muốn loại trừ mọi cuộc thâm nhập quân sự của Mỹ. Nhưng phản xạ hiểu chiến gây ra nhiều nguy cơ đụng độ trên vùng biển Hoa Đông. Đây là chưa nói đến việc đối với Bắc Kinh cũng như Washington, Mỹ cũng phải kiểm soát ý đồ hiếu chiến của người đồng minh Nhật Bản, những hành vi chiến tranh quá đà chứa đựng nguy cơ làm xấu đi đáng kể hình ảnh mà cả hai nước muốn đưa ra.
Theo Tân Hoa Xã, mọi máy bay dân sự hay quân sự định bay qua ADIZ của Trung Quốc phải thông báo lịch trình bay cho chính quyền nước này, giữ liên lạc vô tuyến, trả lời “ngay lập tức và chính xác” mọi yêu cầu nhận dạng, kích hoạt máy trả lời tự động trong suốt quá trình bay qua khu vực này và mang ký hiệu quốc tịch cũng như số hiệu rõ ràng. Cách làm của Trung Quốc dẫn đến một làn sóng bình luận về nguy cơ leo thang quân sự – tờ The Economist ngày 30/1 1/2013 đăng bài “Tiếp tục thực hiện giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận Bình đưa ra hành động chiến tranh – cũng như nhiều phản ứng quyết liệt, trước hết là của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Để cho thấy thái độ không đồng tình và ý định của mình không đáp ứng đòi hỏi của Trung Quốc, các nước này nhanh chóng đưa máy bay quân sự vào ADIZ của Trung Quốc mà không thông báo trước, cũng không đáp ứng yêu cầu nhận dạng của Trung Quốc. Đối với Seoul và Tokyo, đó là máy bay chiến đấu và đối với Washinhton là hai chiếc máy bay ném bom B52 không mang vũ khí được điều đến từ Guam ngày 25/11/2013. Người phát ngôn chính phủ Nhật Bản, Yoshihide Suga, ngày 28/11/2013 giải thích rằng Nhật Bản “không có ý định điều chỉnh các chuyến bay tuần tiễu ở khu vực này”. Cũng ngày hôm đó, Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, Baek Seung-joo, phàn nàn với tướng Vương Quán Trung, nhân vật số hai của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, lúc đó đang ở thăm Seoul, rằng ADIZ của Trung Quốc bao trùm cả ADIZ của Hàn Quốc và yêu cầu sửa đổi đường ranh giới của vùng này. Nhưng Trung Quốc từ chối.
Ngày 17/11/2013, trong lần phát biêu đầu tiên, tân Đại sứ Mỹ tại Tokyo, Caroline Kennedy, cáo buộc Trung Quốc định thay đổi nguyên trạng ở biển Hoa Đông và làm gia tăng căng thẳng. Bắc Kinh đáp lại thông qua một bài xã luận đăng trên tờ China Daily, cho rằng Washington nhầm địa chỉ và gọi thái độ của Tokyo và Nhà Trắng là “điên rồ” và “đầy nguy hiểm” vì theo bài xã luận, thái độ đó dựa trên “sự hiểu lầm” hay tồi tệ hơn là “cố tình bóp méo ý đồ chiến lược của Trung Quốc”. Nhân đó, Bắc Kinh nói mình có phương tiện để kiếm soát ADIZ và xác định rõ hai chiếc B52 và bay theo.
Philippines và Australia cũng lên tiếng phản kháng. Ngày 29/11/2013, Liên minh châu Âu cũng đi theo hướng này khi thông qua bà Catherine Ashton nói rõ rằng hành động của Trung Quốc “làm trầm trọng thêm nguy cơ leo thang và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”, Tại Đài Loan, vùng lãnh thổ cũng đòi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku như Trung Quốc, phe đối lập theo đường lối độc lập có phản ứng quyết liệt nhất. Đối với Đảng dân chủ tiến bộ (DPP), việc ADIZ của Trung Quốc bao trùm cả quần đảo Senkaku (Điếu Ngư theo tiếng Trung Quốc) rõ ràng là nhằm mục đích “bá quyền” và “có nguy cơ làm bất ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương (…) Không phản kháng có thể sẽ khuyến khích Bắc Kinh xâm hại các nước láng giềng”.
Trái lại, phản ứng của Tổng thống Mã Anh Cửu là có chừng mực. Một mặt ông giải thích rằng Đài Bắc sẽ bày tỏ mối quan ngại với phía Trung Quốc vì qua hành động đó, Bắc Kinh gây trở ngại đáng kể cho kế hoạch hòa bình của mình ở biển Hoa Đông. Mặt khác, ông trấn an rằng đường ranh giới của ADIZ của Trung Quốc “chỉ vừa chạm đến khu ngoại vi Vùng xác định của Đài Loan” nên sẽ không ảnh hưởng tới kế hoạch huấn luyện của lực lượng không quân Đài Loan.
Thêm vào đó là một số động thái mang tính trấn an khác. Các hãng hàng không Đài Loan và tiếp đó là của Singapore, Hong Kong và Philippines đều tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc. Các hãng của Mỹ ngày 30/11/2013 cũng làm như vậy sau khi có ý kiến của Bộ Ngoại giao nói rõ rằng “quyết định đó không có nghĩa là Mỹ chấp nhận hành động của Trung Quốc”. Trái lại, các hãng hàng không của Nhật Bản, sau khi có thái độ tương tự từ ngày 24/11/2013, đã dừng lại và có lập trường phản kháng, nhưng không giải thích tại sao. Ngày 30/11/2013, tờ Yomiuru Shimbun cho rằng cả hai hãng hàng không lớn của Nhật Bản đều không thay đổi thái độ, kể cả sau khi Mỹ nhượng bộ.
Theo tạp chí Tin Trung Hoa, từ vô số thông tin lẫn lộn kèm theo những lời bình luận với giọng điệu hoảng hốt tập trung nói về nguy cơ có thể dẫn đến sa sẩy về quân sự, cần đánh giá khách quan tình hình. Một số nhà bình luận so sánh bầu không khí căng thẳng với những gì từng diễn ra trong các năm 1995 và 1996 khi Bắc Kinh bắn tên lửa vào vùng ngoài khơi Đài Loan để phản đối chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Lý Đăng Huy và răn đe cử tri Đài Loan không bỏ phiếu cho ông này trong cuộc bầu cử tổng thống. Thời đó, Lầu Năm Góc triển khai trong khu vực hai nhóm tàu sân bay và ngày 19/12/1995, tàu sân bay USS Nimitz cùng 4 tàu hộ tống đi qua eo biển Đài Loan.
Việc hai chiếc B-52 của Mỹ ngày 25/11/2013 bay vào ADIZ của Trung Quốc quả thực khiến người khác nghĩ rằng Mỹ vẫn có phản xạ biểu dương sức mạnh, song việc so sánh chỉ dừng lại ở đó. Lần này, chính tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, trên đường đến biển Hoa Nam (Biển Đông), ngày 28/11/2013 đi vào eo biển Đài Loan cùng hai tàu khu trục phóng tên lửa và hai chiếc khinh hạm. Đây là lần đầu tiên diễn ra một việc như vậy. Không phải Hải quân Trung Quốc, với chiếc tàu sân bay duy nhất, đã đạt ngang bằng trình độ tác chiến và sức mạnh của 12 nhóm tàu sân bay của Mỹ, nhưng sức mạnh hiện nay được cân bằng đến mức Hải quân Mỹ không thể làm ngơ trước mối đe dọa của tên lửa của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và lực lượng hải-không quân của họ nữa. Và việc một trong những chiếc tàu sân bay của Mỹ hiện nay đi qua eo biển Đài Loan dường như khó có thể xảy ra.
Như vậy, những gì đang diễn ra ở xung quanh ADIZ mà Trung Quốc mới thiết lập là hù dọa và làm điệu bộ đúng hơn là chuẩn bị tinh thần chiến đấu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cuộc tranh luận không chứa đựng nguy cơ đi quá đà hay không gây ra hậu quả tiêu cực nào đối với hình ảnh của Trung Quốc, hay không gây khó khăn cho nước này. Cũng như vậy, không chắc cuộc tranh cãi sẽ không gây trở ngại cho các tác nhân khác đang tung ra các mối đe dọa trả đũa quân sự mà có thể sẽ gây ra nhiều vấn đề nếu được thực hiện.
Đặc biệt, ADIZ của Trung Quốc không phải là nhằm mục đích xâm lược, cho dù hành động này quả thực nhằm mục đích tác động vào vấn đề lãnh thổ Senkaku dai dẳng với Nhật Bản khi không bên nào chứng minh được chủ quyền của mình một cách đáng tin cậy. Vùng nhận dạng phòng không cũng không phải là một hành động bất hợp pháp, lại càng không phải một vùng đặc quyền. Sau khi mọi thứ đã được cân nhắc, người ta thấy ADIZ của Trung Quốc chỉ là thêm vào ba vùng khác hiện đang tồn tại trong khu vực: của Nhật Bản với diện tích đáng kể, lớn gấp 10 lần và hai vùng khác nhỏ hơn của Hàn Quốc và Đài Loan.
Các Vùng nhận dạng phòng không không nằm trong quy định của Công ước Chicago (CCH) ký năm 1944 và có hiệu lực năm 1946. Do đó, việc thiết lập một vùng như vậy là hoàn toàn tự do và cho đến nay có khoảng 20 nước và vùng lãnh thổ – trong đó có Mỹ, Canada, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Anh – có những vùng như vậy, nằm sát không phận của các nước này. Do tốc độ tiếp cận của máy bay nên các vùng này được thiết kế như một “không gian đệm” giúp hệ thống phòng không của một nước có thời gian phản ứng trước một máy bay thù địch đang bay vào không phận quốc gia của mình.
Tuy buộc phải tuân thu yêu cầu nhận dạng, song các vùng này được coi là không phận quốc tế, kể cả khi chúng chồng lấn nhau như trường hợp của Trung Quốc và Nhật Bản. Bắn hạ một máy bay ở trong những vùng như vậy, cho dù phương tiện đó không đáp lại yêu cầu nhận dạng, có thể là vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Cuối cùng, theo thông lệ quốc tế hiện hành, chỉ có những máy bay bay vào không phận quốc gia của một nước là chủ của ADIZ, phải nói rõ nhận dạng của mình. Những phương tiện nào chỉ bay qua ADIZ không bị buộc phải làm bất cứ điều gì.
Khi thiết lập ADIZ của mình, Trung Quốc đã bỏ qua yếu tố pháp lý này. Không những Bắc Kinh yêu cầu các máy bay phải thông báo nhận dạng và kế hoạch bay của mình mà còn đe dọa sẽ trả đũa quân sự đối với các nước có phương tiện bay đó. Nhưng làm như vậy có nghĩa là Trung Quốc đã bị hớ. Sau những động thái hung hăng vừa qua, Bắc Kinh không thể không chấp nhận giảm bớt đòi hỏi mà tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc đều cho là không thể chấp nhận được. Ngày 28/11/2013, Bộ Quốc phòng nước này làm sáng tỏ-hơn lập trường của mình khi nói rõ rằng ADIZ của Trung Quốc được xác lập sau vùng của Nhật Bản 40 năm và hoàn toàn không phải là mở rộng không phận của nước mình. Với một hành vi rõ ràng nhằm làm dịu tình hình, Bộ này còn giải thích rằng máy bay quân sự của Trung Quốc cũng chỉ “bay theo các máy bay” đi vào vùng này.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, tâm lý dân tộc chủ nghĩa bị kích động bởi các lập trường hiếu chiến có thể sẽ dẫn đến nhiều sự cố. Người ta còn nhớ ngày 1/4/2001, một chiếc máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ đang làm nhiệm vụ trên Khu đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, cách đảo Hải Nam 70 dặm, bị một máy bay tiêm kích J-8 của Trung Quốc đâm vào và buộc phải hạ cánh. Nguyên nhân gây ra tai nạn cũng là do hiểu không đúng quy định trong các hiệp ước quốc tế. Trong trường hợp đặc biệt này, vấn đề là công ước về luật biển (Montego Bay 1982) được Trung Quốc ký, song chưa bao giờ được Mỹ phê chuẩn.
Điều khoản 58 trong hiệp ước nói trên bảo đảm quyền đi lại trong và bay trên Vùng đặc quyền kinh tế, nhưng cũng quy định rằng các phương tiện đi vào và bay trên đó phải tuân thủ luật pháp và quy định của nước có bờ biển này. Bắc Kinh cho rằng trong vùng đó, điều khoản nói trên cho phép họ có quyền cấm mọi hoạt động quân sự của nước ngoài. Trong khi đó, ngược lại, Mỹ cho rằng hiệp ước (mà Quốc hội Mỹ không phê chuẩn) bảo đảm cho tất cả các tàu biển và phương tiện bay, dù là quân sự hay dân sự, đều có quyền đi lại và bay trên vùng đó.
Vùng nhận dạng phòng không được Trung Quốc xác lập chỉ chồng lấn một phần Vùng đặc quyền kinh tế, nhưng nếu trong cách hiểu các hiệp ước có thêm yếu tố vùng này và vùng của Nhật Bản chồng lấn vào nhau sẽ dẫn đến một loạt các yếu tố phụ không tốt có thể gây ra một số thảm họa trong vùng trời trên, biển Hoa Đông, hơn nữa vì sau khi đưa hai chiếc B-52 bay vào vùng này, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại với Bắc Kinh về hiệp ước phòng thủ giữa Mỹ và Nhật Bản.
Trong thời gian gần đây, các chuyến bay tuần tra gia tăng đáng kể trên bầu trời xung quanh quần đảo Senkaku. Ngày 29/1 1/2013, ông Shen Jinke, người phát ngôn không quân Trung Quốc, thông báo một máy bay cảnh giới KJ-2000 (tức loại máy bay cảnh báo và kiểm soát trên không của Trung Quốc) và nhiều máy bay chiến đấu Sukhoi 30 và J-11 đã được điều động vào ADIZ, và nhận dạng được 2 chiếc máy bay trinh sát của Mỹ và 10 chiếc máy hay chiến đấu của Nhật Bản. Dĩ nhiên, cuộc leo thang trên không này làm gia tăng đáng kể nguy cơ xảy ra sự cố.
Nếu xem xét việc hiện đại hóa quân, đội Trung Quốc từ 20 năm nay trong bối cảnh tranh cãi lãnh thổ với Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe, người trở nên quá tự tin trong hoạt động đối ngoại, căng thẳng thỉnh thoảng lại nổ ra là điều không có gì ngạc nhiên. Bầu không khí đó nảy sinh từ những lời khẳng định chủ quyền của Trung Quốc, trong đó ADIZ là một sự thể hiện mang tính biểu tượng, kể cả đối với Mỹ.
Theo trình tự vị thế mang tính tượng trưng về chủ quyền và sức mạnh được thể hiện nhằm uy hiếp, ADIZ được thiết lập 40 năm sau vùng tương tự của Nhật Bản, tàu sân bay Liêu Ninh đi vào vùng eo biển Đài Loan 18 năm sau chiếc Nimitz của Mỹ, các hành động của Trung Quốc được thực hiện vào thời điếm cốt tử trong lịch sử khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lo lắng về vấn đề cải cách và phải đối mặt với thách thức tính hợp pháp chính trị của mình ở trong nước. Thêm vào đó là Chủ tịch Tập Cận Bình đáp lại bằng lời kêu gọi phải hồi sinh để thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” không những với đường nét không rõ ràng mà còn thường tập trung vào ý kiến liên quan đến sức mạnh quân sự.
Một lần nữa, ban lãnh đạo Trung Quốc bị đặt trước thế tiến thoái lưỡng nan ở trong nước phải kiểm soát các cuộc khủng hoảng dân tộc chủ nghĩa do chính họ gây ra nhưng không được phép để bị mất mặt. Những ngày này, sau khi Nhật Bản đưa máy bay chiến đấu vào ADIZ của Trung Quốc, báo chí nước này đăng đầy những lời kêu gọi trả đũa, từ đó kích động chính phủ “đáp trả chứ không được yếu mềm”. Tờ Global Times viết thêm: “Nếu khuynh hướng này vẫn tiếp diễn, chắc chắn sẽ xảy ra đụng độ và xung đột như từng xảy ra trong Chiến tranh Lạnh giữa Washington và Moskva. Chúng ta được chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Nhật Bản”. Nhưng báo chí Trung Quốc ý thức được rằng sẽ là không khôn khéo nếu dự tính đồng thời nỗ ra xung đột với cả Nhật Bản và Mỹ, nên nhẹ giọng với Washington: “Nếu Mỹ không đi quá xa, chúng ta không coi Mỹ là mục tiêu”.
Tất cả bầu không khí sôi sục sặc mùi chiến tranh nói trên một lần nữa lại khuấy động trong giới quan sát phương Tây các vấn đề ám ảnh về sự trỗi dậy của sức mạnh Trung Quốc và tâm lý hung hãn của nước này. Như thể một đế chế cũ – vốn cảm thấy mình đang hồi sinh trong muôn vàn thách thức, phải chịu đựng những căng thẳng nội tại đối với chế độ chính trị và vai trò của mình trên thế giới – thực sự vẫn có thể sáng suốt và chế ngự được tình cảm của mình, trong khi các cách tiếp cận trực tiếp của nó luôn trở thành mục tiêu để cường quốc phương Tây hàng đầu biểu dương sức mạnh. Vừa là đối tác thương mại, vừa là hình mẫu và đối tượng bị phản bác, Mỹ chắc chắn là đối thủ chiến lược lớn nhất của Trung Quốc, là nước mà tất cả chỉ huy Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc coi là kẻ thù quân sự tiềm tàng. Hơn nữa vì ở khắp nơi, trong vùng biển Hoa Đông, ở Đài Loan cũng như ở Đông Nam Á, lực lượng hải-không quân Mỹ biểu thị sức mạnh không thể phủ nhận của mình vốn là trở ngại đối với ý đồ đế chế của người Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, với những ký ức còn rất hiện hữu về thời kỳ ô nhục của Trung Quốc dưới ách thực dân, có thể sẽ không sợ nhầm nếu đưa ra giả thiết rằng sự biểu dương sức mạnh như triển khai máy bay ném bom B-52 của Không lực Mỹ – loại máy bay có sức mạnh răn đe về ngắn hạn – là không thể nghi ngờ, nhưng về lâu dài có thể sẽ có tác dụng ngược lại vì sẽ kích thích năng lực quân sự của Trung Quốc và tính hung hãn của nước này.
Như vậy, hai đối thủ chiến lược lớn của thế kỷ 21 đang phải đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan tương đối giống nhau: chế ngự ý đồ quân sự nếu không muốn làm xấu đi hình ảnh của mình về lâu dài, đối với nước này vốn được nuôi dưỡng bằng triển vọng làm dịu tình hình bằng trao đổi thương mại và cảm giác mình thuộc về một cộng đồng văn hóa châu Á hòa dịu, hay đối với nước kia là chiến thắng trước Nhật Bản năm 1945 rồi thành công trong việc được giao phó vai trò người bảo vệ luật pháp và làm đối trọng trước tham vọng bá quyền của Bắc Kinh.
***
TTXVN (Hong Kong 5/12)
Việc Trung Quc mới đây tuyên b thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao gồm cả không phận bên trên quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku ở bin Hoa Đông đã vp phi sự phản đi của nhiều nước và làm leo thang căng thng trong khu vực. Thời báo châu Á trực tuyến vừa đăng bài viết của Tiến sĩ Namrata Goswami, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu và Phân tích Quc phòng n Độ về vấn đề này, trong đó cho rằng hành động thiết lập ADIZ thể hiện sự non nớt của Trung Quốc. Dưới đây là ni dung bài viết:
Ai đó đang tự hỏi rằng liệu một cuộc đối đầu gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh tuyên bố đơn phương của Bắc Kinh về việc thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông, bao gồm cả không phận bên trên quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku có đáng gây ra tranh cãi về mặt chiến lược hay không.
Có vẻ như là hành vi của Trung Quốc liên quan các tranh chấp lãnh thổ đang bước vào một giai đoạn có thể dự đoán được về những việc nước này có thể tự làm để thực hiện những mong muốn của bản thân. Trong nhiều năm qua, kể từ khi sự kỳ diệu về kinh tế của Trung Quốc giúp nước này đẩy mạnh việc hiện đại hóa quân sự, các chuyên gia phân tích chiến lược trên khắp thế giới đã cảnh báo chúng ta về những ý định hung hăng của Trung Quốc liên quan đến ảnh hưởng khu vực của họ.
Cái mà Trung Quốc coi là khu vực ảnh hướng này bao gồm những vùng lãnh thổ dọc theo các đường biên giới trên bộ của họ với Ấn Độ; Đài Loan và các hòn đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Indonesia cùng có các tuyên bố chủ quyền lãnh hải đối với các hòn đảo khác nhau ở Biển Đông, trong khi Trung Quốc và Nhật Bản cùng có tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
Bất kỳ sự đối đầu nào ở khu vực Đông Á cũng đều là điều nguy hiểm đối với môi trường an ninh quốc tế bởi vì nó liên quan đến một nhân tố quan trọng khác. Đó là Mỹ, quốc gia có sự ràng buộc theo hiệp ước đối với việc bảo vệ Nhật Bản và đã liên minh với Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines. Bất kỳ sự thể hiện vũ lực nào của Trung Quốc đối với các tranh chấp ở Biển Đông hay biển Hoa Đông cũng sẽ buộc Mỹ phải đến để giải cứu Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines.
Đối với Nhật Bản, Mỹ có sự ràng buộc theo hiệp ước phải bảo vệ nước này và các vùng biển của họ. Nhật Bản hiện đang quản lý về mặt hành chính đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Quần đảo này đã trở thành điểm nóng tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ qua và kéo dài dai dẳng cho đến tận ngày nay.
Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, Trung Quốc đã áp đặt ADIZ đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vào hôm 23/11, đồng thời tuyên bố rằng các máy bay bay qua khu vực này phải thông báo trước với Trung Quốc về các kế hoạch bay hoặc phải đối mặt với “các biện pháp phòng thủ khấn cấp.” Các hãng hàng không Singapore, Qantas và Australia đã đồng ý cung cấp những thông tin như vậy cho nhà chức trách Trung Quốc.
Theo một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đây là “một biện pháp cần thiết được tiến hành bởi Trung Quốc trong việc thực hiện quyền tự vệ của mình… Nó không nhằm trực tiếp vào bất kỳ quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào. Nó cũng không ảnh hưởng đến tự do hàng không trên vùng không phận liên quan”.
Những động thái chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản thực hiện từ lâu. Hồi tháng 4/2012, cựu Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara trong một bài phát biểu tại Quỹ Heritage ở Washington, đã tuyên bố rằng Tokyo đang lên kế hoạch mua quần đảo Điếu Ngư/Senkaku từ các chủ sở hữu tư nhân người Nhật Bản.
Tuyên bố này đã gây nên sự giận dữ ở Trung Quốc và Bắc Kinh đã phản ứng bằng việc đưa ra một tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng bất kỳ hành động đơn phương nào của Nhật Bản đối với quần đảo này đều sẽ là hành động bất hợp pháp. Cả Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Trung Quốc đều tái khẳng định bằng những tuyên bố riêng rẽ khác nhau của họ đối với quần đảo tranh chấp này. Vào tháng 11/2012, những tâm hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc có in kèm một tấm bản đồ cho thấy quần đảo này nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.
Những tuyên bố hung hăng và các tuyên bố trả đũa nhau như vậy đã xuất hiện trong cuộc đối đầu ngoại giao trực tiếp giữa Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu. Tuy nhiên, động thái thiết lập ADIZ của Trung Quốc gần đây ở khu vực tranh chấp này rõ ràng đã đưa Mỹ vào bức tranh chiến lược này.
Mặc dù trong những trường hợp trước đó Mỹ đã làm việc đằng sau hậu trường để khuyến khích Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ngoại giao trong khi vẫn đồng thời làm yên lòng Nhật Bản, nhưng lần này kênh ngoại giao xung quanh cuộc tranh chấp này có lẽ không hiệu quả. Mỹ đã phải ra tay trước bằng một màn thể hiện sức mạnh. Việc này đã được chứng thực bằng thực tế là hai máy bay ném bom B-52 không trang bị vũ khí của Mỹ đã bay qua quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và tiến vào cái gọi là ADIZ của Trung Quốc vào hôm 25/11 mà không cung cấp trước cho phía Trung Quốc bất kỳ thông tin gì về các kế hoạch bay của họ.
Trung Quốc đã phản ứng bằng cách tuyên bố rằng quân đội nước này đã giám sát và xác định rõ danh tính các máy bay Mỹ. Mặc dù các quan chức Mỹ tuyên bố rằng những chuyến bay này đã được lên kế hoạch từ lâu, nhưng thực tế là họ đã quyết định thẳng tiến với hành động nêu trên.
Việc Mỹ điều các “pháo đài bay” B-52 của họ bay vào vùng ADIZ của Trung Quốc xuất phát từ 3 nhân tố liên quan đến nhau. Nhân tố đầu tiên là để tái khẳng định với các đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông Á rằng Washington sẽ đến giải cứu họ nếu như Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược gia tăng sức ép và ảnh hưởng trong các cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhân tố thứ hai là để đảm bảo rằng Nhật Bản sẽ không phản ứng đơn phương đối với động thái của Trung Quốc, điều có thể sẽ khiến họ phải trả giá. Nhân tố thứ ba là để hành động được coi như là một nhân tố làm dịu bớt những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng của Bắc Kinh.
Trong khi đó, động thái tuyên bố thiết lập ADIZ của Trung Quốc cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ủng hộ một sự thể hiện vũ lực hung hăng của Trung Quốc để khẳng định các tuyên bố chủ quyền của họ đối với các tranh chấp lãnh hải. Một chiến lược như vậy cũng có thể được nhận thấy trong cuộc tranh chấp biên giới trên bộ giữa Trung Quốc và Ấn Độ với việc Trung Quốc gia tăng các cuộc xâm nhập qua biên giới.
Tình hình hiện nay đối với Trung Quốc đã gây ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cả về khía cạnh danh tính lẫn khía cạnh an ninh, về mặt danh tính, Trung Quốc có tham vọng được công nhận là một cường quốc ở trong vùng ảnh hưởng của họ. Trung Quốc muốn được coi là một cường quốc thành công trên vũ đài chính trị quốc tế với một nền văn minh lâu đời, và là một quốc gia bảo vệ hòa bình trong bối cảnh “trỗi dậy hòa bình” của nước này.
Tuy nhiên, tham vọng được coi là một cường quốc và là một cường quốc quan trọng này đã tạo ra một tình cảm phẫn nộ ở bên trong Trung Quốc bất kỳ khi nào các nước láng giềng nhỏ hơn của nước này thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh hoặc đưa ra yêu cầu được đối xử là các bên tham gia bình đẳng trong các tranh chấp lãnh thổ khác nhau giữa họ với Trung Quốc.
Điều này sau đó ảnh hưởng đến Trung Quốc trong việc thể hiện sức mạnh nói chung và sức mạnh quân sự nói riêng của họ thông qua việc làm cho tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tranh chấp khác tỉnh ngộ về các vùng lãnh thổ có lịch sử tranh chấp và tranh cãi kịch liệt. Những màn thể hiện sức mạnh này sau đó dẫn đến việc các quốc gia và các chuyên gia phân tích chiến lược tranh luận rằng tình hình chiến lược của Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy ý định hung hăng của họ.
Vấn đề tâm lý sâu sắc hơn ở đây là mặc dù những động thái này của Trung Quốc có lẽ thể hiện một sự hung hăng, nhưng sự hung hăng này không chỉ dựa trên những sức mạnh của họ, mà còn thể hiện những nguy cơ dễ bị tổn thương của Trung Quốc trước các nước láng giềng và Mỹ.
Ở cấp độ rộng lớn hơn, Trung Quốc chắc chắn biết rằng quốc gia sẵn sàng và có đủ khả năng nhất trong việc ngăn chặn các hành động hung hăng của họ ở khu vực Đông Á chính là Mỹ. Do đó, việc kiểm tra quyết tâm của Mỹ ở khu vực Đông Á được coi là một hành động không đến nỗi tồi khi chỉ xét từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khía cạnh này, Trung Quốc đã không hiểu hết hoặc không chiến lược hóa được những tác động rộng rãi của một chiến lược như vậy đối với hình ảnh riêng của nước này.
Đầu tiên, những hành động hung hăng của Trung Quốc sẽ chỉ củng cố lập trường của phái ủng hộ quan điểm về “mối đe dọa từ Trung Quốc”, những người giờ đây nói với chúng ta rằng “hãy nhìn đi, chúng tôi đã nói với anh là như vậy mà.”.
Thứ hai, những động thái này làm cho Trung Quốc có vẻ yếu kém và dễ bị tổn thương, đặc biệt là sau những phản ứng nhu mì của họ đối với các vụ việc như vụ các máy bay B-52 của Mỹ công khai thách thức ADIZ của nước này. Mặc dù trước đó Thiếu tướng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Kiều Lương, đã tuyên bố một cách ngạo mạn rằng bất kỳ máy bay nào vi phạm ADIZ sẽ bị quân đội Trung Quốc bắn hạ, nhưng khi điều đó xảy ra trên thực tế, Trung Quốc đã cân nhắc thận trọng hơn và hạ giọng trong phản ứng của họ.
Thiếu tướng Kiều Lương, người đã xuất bản cuốn sách “Chiến tranh Không giới hạn” có nhiều ảnh hưởng, một cuốn sách nêu ra những chiến lược để đánh bại một siêu cường công nghệ quân sự, cũng đã bị chất vấn về những quan điểm khiêu khích của ông trong các cuộc tranh luận trên Internet.
Thứ ba, những động thái gần đây của Trung Quốc cho thấy rằng tầm nhìn chiến lược của họ không khác mấy so với các nước láng giềng nhỏ bé hơn của họ. Giống như một số người ở Nhật Bản, những người đã tham gia các hoạt động khiêu khích năm 2012, Trung Quốc dường như đang làm điều tương tự. Điều này dẫn đến sự nghi ngờ về độ chín chắn trong tiến trình lên kế hoạch chính sách ngoại giao của Trung Quốc, rằng liệu có sự tranh luận của những người có hiểu biết về hậu quả có thể xảy ra của những hành động như vậy hay không.
Mỗi một hành động khiêu khích của Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ của họ không thể được bỏ qua như là hành động của một đơn vị, tổ chức hay cá nhân như nước này muốn giải thích trong những vụ việc trước đây. Trong những lần đó, chỉ huy trung đội PLA ở khu vực biên giới Trung Quốc-Ấn Độ đã bị quy trách nhiệm về việc tự ý hành động mà chưa được sự cho phép của cấp trên, và ai đó trong cơ quan cấp hộ chiếu đã được xác định là kẻ gây rắc rối cho hành động khiêu khích trên những tấm hộ chiếu điện tử. Do vậy, việc làm sáng tỏ các vấn đề có tác động chiến lược sâu sắc.
Trung Quốc cần xử sự như là cường quốc mà họ muốn được công nhận trong việc nâng tầm bản thân khỏi những tranh cãi tầm thường ngày nay và đảm bảo rằng họ đủ chín chắn để hiểu rằng một khu vực Đông Á hòa bình là điều quan trọng như thế nào đối với sự ổn định quốc tế./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét