Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Lượm lặt - Tương lai của Hiến pháp mới?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tàu sân bay Trung Quốc sẽ ‘ở lâu dài’ tại biển Đông (TN).
- Nguyễn Văn Thạnh: KIỆN THỦY ĐIỆN NHỚ VỀ THẦY (DĐXHDS).
- Vụ “Lấy đất rừng của dân để chia cho cán bộ”: Khai trừ Đảng, buộc thôi việc phó giám đốc BQL rừng phòng hộ (MTG).
Thực phẩm chức năng gây suy gan, chết người: Mỹ cấm, Việt Nam bán tự do  (SM)Thì đã bảo cái “tự do XHCN” nó khác với bọn tư bản bóc lột mà. Còn đây là “hy sinh vì XHCN”  chớ đời sống của Đồng bào ta  có là cái đinh gì ,nhất là Giai cấp LIỀM từng “vác liềm theo đảng” ngày xưa , xưa thì nó xưa rồi, nay “đổi mới” mà:  Lúa gạo Việt Nam bị thất thế vì lợi ích nhóm  (SM) -Việt Nam có thể nghiên cứu ra các giống lúa mới, song vẫn không thể đấu lại được với hạt giống của Trung Quốc. Hơn nữa, có những công ty là sân sau của quan chức nhập khẩu hàng Trung Quốc để cung cấp cho nông dân, và…
Còn lâu lắm người Việt mới được uống sữa bò tươi sạch  (SM)   —Không đủ bằng chứng để cho thấy Quinvaxem không gây chết người!  (SM)

Lời gan ruột của “lão thần“ Dương Trung Quốc  (ĐV)
Khẩn trương thay đổi  (TN) -Báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp QH hôm 21.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận: “Đổi mới thể chế, chính sách còn ngập ngừng, thiếu nhất quán”. Còn Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh sau đó cũng khẳng định nếu không tiếp tục đổi mới, VN sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư ngay cả trong nước, chứ chưa nói đến đầu tư nước ngoài.

VN dự Hội thảo về biển Đông tại Đại học New South Wales  (TTXVN)
“Hoa Đông chỉ là kế nghi binh, Biển Đông mới thực sự phiền phức”  (GDVN)
GDP và ‘con đường mì gói’  -(TVN)   -Lộ trình đầu tư không đúng sẽ làm lạm phát tăng. Không khéo có ngày người nghèo còn nhầm lẫn, họ nghe GDP tăng thì không phấn khởi, lại hoảng hốt kêu rằng: “Thôi rồi, giá cả lại sắp tăng!”.
Đinh Nguyên Kha được đình chỉ điều tra tội danh khủng bố  (RFI)
Tương lai của Hiến pháp mới?  (BBC /nghe)  -Một thành viên của Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan tham mưu, cố vấn cho Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, giải thích lý do vì sao Hiến pháp Việt Nam sửa đổi mới thông qua hôm 28/11/2013 có nhiều điểm không thay đổi căn bản so với Hiến pháp cũ.  ……Giáo sư Hưng cũng cho rằng Việt Nam do quyết định của Quốc hội nên sẽ vẫn thừa nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò của Đảng Cộng sản trong lãnh đạo toàn thể nhà nước và xã hội, quân đội và lực lượng vũ trang tiếp tục được xác định có nghĩa vụ trung thành với Đảng Cộng sản và có trách nhiệm bảo vệ thể chế chính trị do Đảng lãnh đạo…….
Quảng Ngãi: Sau lũ, nông dân “kêu trời” vì mất ruộng  (VOV)    —-”Đột nhập” vào “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô   (GDVN)


KINH TẾ
- Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2013 (VnEco). VĂN HÓA-THỂ THAO
- Vua vọng cổ (TN). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vụ chìm tàu ở Nghệ An: Trên tàu chỉ có 2 áo phao cứu sinh? (TN). – Hai thuyền viên mất tích đã về nhà (MTG). – Lời kể kinh hoàng của người sống sót sau vụ đắm tàu (ANTĐ).

Cô dâu Viêt bi rao như món hàng ở Trung Quốc   <<<===Cô dâu Việt bị rao như món hàng ở Trung Quốc  (TN)  -Trước và sau ngày Lễ Độc thân ở Trung Quốc (11.11), báo chí nước này lại đua nhau viết về phong trào lấy cô dâu VN, trong đó thể hiện cô dâu Việt bị rao như món hàng.
Những trụ sở cơ quan Nhà nước như “lâu đài” ở VN    (Phunutoday) – Có lẽ hiếm có quốc gia nào “chịu chơi” như Việt Nam khi trụ sở cơ quan nhà nước, ủy ban tỉnh, tòa án… nhiều địa phương xây nguy nga như cung điện, trong khi dân địa phương còn nghèo, trường học còn thiếu thốn, tồi tàn…
Thanh Hóa: Cháy đền thờ Trung túc vương Lê Lai   -TTO   —-Làm ơn chở người cấp cứu, bị bảo vệ bệnh viện đánh  (TT)    —-Tông xe gần trạm thu phí cầu Mỹ Thuận, 1 người chết  (TT)
Vụ 600 bánh heroin lọt cửa sân bay Tân Sơn Nhất:  Kẻ gửi 229 kg heroin hiểu rất rõ quy trình an ninh sân bay  (MTG)


QUỐC TẾ 
- Mỹ giúp Syria thủy phân vũ khí hóa học (NLĐ).
 
Động đất mạnh 6,9 độ Richter ngoài khơi Indonesia  (TTXVN)
“Đảo chính nhân dân”, Thủ tướng Thái Lan phải rời bỏ trụ sở  (VOV)   —  Đối lập Thái Lan đe dọa chiếm trụ sở chính phủ  (RFI)   — Chiến thuật lấy nhu thắng cương của Thủ tướng Thái Lan liệu có thành công?  (RFI)    —  ‘Kêu gọi tổng đình công ở Thái Lan’  (BBC)
Lãnh đạo biểu tình  (BBC)  -Chân dung người dẫn dắt các cuộc biểu tình ở Thái Lan.
Ông Suthep Thaugsuban tuyên bố sẵn sàng chết nếu không thành công====>>>

Tương lai của Hiến pháp mới?

Một thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng CSVN lý giải về việc chính thể chưa thay đổi cơ bản đường lối trong Hiến pháp.
Giáo sư Đỗ Quang Hưng
GS Đỗ Quang Hưng nói Hiến pháp mới thông qua phù hợp với đặc thù của hệ thống chính trị, quyền lực ở VN
Một thành viên của Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan tham mưu, cố vấn cho Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, giải thích lý do vì sao Hiến pháp Việt Nam sửa đổi mới thông qua hôm 28/11/2013 có nhiều điểm không thay đổi căn bản so với Hiến pháp cũ.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội hôm thứ Năm, Giáo sư Đỗ Quang Hưng, người đồng thời là Chủ nhiệm Bộ môn Chính trị Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng do các đặc thù của 'hệ thống chính trị' và 'cấu trúc quyền lực' với đặc thù do Đảng Cộng sản lãnh đạo hiện nay, Việt Nam chưa có những thay đổi về các mặt từ xây dựng các đạo luật về lập đảng, lập hội, thừa nhận báo chí tư nhân, vai trò chủ đạo của kinh tế tư nhân, sở hữu tư nhân về đất đai cho tới nhiều vấn đề khác về quyền của công dân.
Tuy nhiên, ông cho rằng những gì đã đang được công nhận và tồn tại là 'có sự hợp lý' riêng và đã được chứng nhận bởi sự thông qua thống nhất cao của các Đại biểu Quốc hội như trong cuộc biểu quyết hôm 28/11.
Giáo sư Hưng cũng cho rằng Việt Nam do quyết định của Quốc hội nên sẽ vẫn thừa nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò của Đảng Cộng sản trong lãnh đạo toàn thể nhà nước và xã hội, quân đội và lực lượng vũ trang tiếp tục được xác định có nghĩa vụ trung thành với Đảng Cộng sản và có trách nhiệm bảo vệ thể chế chính trị do Đảng lãnh đạo.

'Sẽ đến lúc nào đó'

"Ở Việt Nam không dùng chữ thể chế chính trị, mà quen gọi là hệ thống chính trị. Với cấu trúc quyền lực như thế này, người Việt Nam vẫn chấp nhận cấu trúc quyền lực như thế này, thì việc liên quan đến quân đội như thế cũng dễ hiểu," Giáo sư nói.
Trong phần đầu của cuộc trao đổi gồm 2 phần với BBC hôm cuối tuần này, nhà lý luận cũng hé lộ khả năng Việt Nam trong tương lai có thể cứu xét thay đổi môi trường luật pháp về thể chế từ soạn thảo luật về đảng phái, hội đoàn cho tới cho phép báo chí tư nhân và nhiều vấn đề khác được cộng đồng quan tâm.
Tuy nhiên vẫn theo ông, việc này chưa xảy ra mà phải đợi tới tương lai vào một thời điểm nào đó được cho là phù hợp, chín muồi so với tình hình, nhu cầu và trình độ phát triển của Việt Nam.
"Về lô-gic chính trị, có tính của thời đại nữa, tôi nghĩ rằng sẽ đến một lúc nào đó, tôi chưa biết là lúc nào, thì chắc chắn phải nghĩ đến điều đó, cũng như luật về hội," ông Hưng nói với BBC.

Một "Siêu lý thuyết về giáo dục"

  •   Bùi Văn Nam Sơn
"Siêu lý thuyết" (metatheory) nghe ghê gớm thật ra chỉ là lý thuyết về... lý thuyết! Nếu giáo dục là đối tượng nghiên cứu (lý thuyết), đồng thời là hành động thực hành (dạy và học) thì "siêu lý thuyết" bàn về cả hai lĩnh vực ấy. Nó sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quan về đời sống giáo dục với tất cả sự phức tạp và phong phú của nó.
SIÊU LÝ THUYẾT GIÁO DỤC
Trong mớ bòng bong của thế giới giáo dục, Wolgang Brezinka (1928-), một trong những nhà lý luận giáo dục hàng đầu hiện nay, cho ta cái nhìn khá sáng sủa, dễ hiểu khi phân biệt ba lớp lý thuyết, gồm: khoa học giáo dục, triết học giáo dục và sư phạm thực hành ("Siêu lý thuyết về giáo dục", 1978).
KHOA HỌC GIÁO DỤC
Là một "khoa học", khoa học giáo dục (hay giáo dục học) quan sát, mô tả, phân tích nhân quả, rút ra những dự đoán và thao tác theo hướng "công nghệ học":
-     trước hết, nó mô tả những hiện tượng và những gì liên quan đến giáo dục từ thực tại quan sát được, thử tìm các mối quan hệ nhân quả giữa những hiện tượng ấy, đưa ra các dự đoán, và, từ đó, phát triển một "công nghệ học", tức phương tiện và phương pháp nhằm tạo ra những kết quả được mong muốn nhưng chưa có trong thực tế. Khoa học giáo dục chỉ mang lại những thông tin về sự kiện và các mối quan hệ, nhưng không đưa ra những đánh giá có tính quy phạm.
TRIẾT HỌC GIÁO DỤC
Triết học giáo dục (hay triết lý giáo dục) thì khác! Là một bộ môn triết học, nó tra hỏi những khái niệm và những vấn đề cơ bản, có tính nguyên tắc của giáo dục, tức tra hỏi về tiến trình giáo dục lẫn về ngành giáo dục. Triết học không mô tả như khoa học giáo dục, trái lại, từ những mô tả ấy, đưa ra những đánh giá và đề ra những quy phạm cho nền giáo dục. Những đánh giá ấy thường vượt ra khỏi phạm vi khoa học đơn thuần, nhưng rất cần thiết cho việc lấy quyết định (chẳng hạn, về mục tiêu của giáo dục đối với cá nhân và xã hội v.v..). Nói cách khác, triết học giáo dục sử dụng kết quả của khoa học, có tính chặt chẽ khoa học (đón mời phản biện và phản đề nghị), nhưng lại sử dụng phương pháp đặc thù triết học.
“Chính bạn phải là sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trong thế giới này".
Mahatma Gandhi
SƯ PHẠM THỰC HÀNH
Trong trường hợp lý tưởng, sư phạm thực hành sẽ tiếp thu có chọn lọc các thành tựu của khoa học giáo dục và triết học giáo dục để đề ra lý thuyết giáo dục. Hướng đến hành động, lý thuyết giáo dục thường được soạn thảo từ một quan điểm triết học, đạo đức, thế giới quan hay tín ngưỡng nhất định nào đó. Chẳng hạn, lý thuyết giáo dục (mác xít, tự do, Phật giáo, Kitô giáo v.v..) cho ta biết những gì nên làm và không nên làm trong lĩnh vực giáo dục nơi một bối cảnh văn hóa-lịch sử cụ thể. Từ đó, có đường lối, chính sách và định chế giáo dục tương ứng.
MỘT HAY NHIỀU TRIẾT HỌC GIÁO DỤC ?
Câu chuyện giáo dụccủa chúng ta sẽ diễn ra trong khuôn khổ cuộc Trò chuyện triết học, vì thế, hướng trọng tâm vào các vấn đề thuộc triết học giáo dục. Đây hoàn toàn là do đặc tính của cuộc trao đổi chứ không phải do việc đặt nặng hoặc xem nhẹ một trong ba hướng tiếp cận đều có tầm quan trọng riêng: khoa học giáo dục, triết học giáo dục và sư phạm thực hành.
Đi vào triết học giáo dục, lập tức ta gặp phải mấy khó khăn lớn:
-     trước hết là sự đa tạp đến vô cùng của những ý kiến khác nhau. Trong nhiều ngành khoa học khác, nhất là trong khoa học chính xác và khoa học tự nhiên, tuy vẫn có ý kiến khác biệt, nhưng hầu như đều dễ đồng thuận về những vấn đề cốt lõi giữa những nhà chuyên môn có thẩm quyền và đều thừa nhận công trình nào thật sự có đóng góp vào chuyên ngành. Trong triết học nói chung, và triết học giáo dục nói riêng, tình hình khác hẳn: bên cạnh những nhà chuyên môn, ai cũng thấy mình có quyền tham gia ý kiến, và cho ý kiến mình là đúng, chưa nói đến việc sẵn sàng sử dụng quyền lực và quyền uy! Ranh giới đúng/sai thường mập mờ, và chỉ còn có thể chờ đợi ở thiện chí và tinh thần đối thoại.
-     Các chủ đề thường rất rộng, khó bao quát hết, lại đụng chạm ngay đến những xác tín, niềm tin cố hữu của mỗi cá nhân, tập thể, dễ gây chia rẽ, phân hóa hơn là đoàn kết, đồng thuận. Thử điểm qua một vài trong vô số quan điểm đối lập khó bề hòa giải: - giáo dục là truyền đạt kiến thức hay tăng cường năng lực tự trị trong nhận thức và phán đoán? - những kiến thức, năng lực ấy là gì và trong chừng mực nào chúng là linh hoạt, mềm dẻo hay có thể tác động, lèo lái, đưa vào khuôn khổ? - giành ưu tiên cho giáo dục tự do hay giáo dục "sứ mệnh", giáo dục cá nhân hay giáo dục công dân? - đâu là sự khác biệt giữa giáo dục với giáo huấn, với huấn luyện và nhồi sọ? - giữa quyền hạn của trẻ em, phụ huynh, nhóm chủng tộc và xã hội, và, trong trường hợp có xung đột, ai được hưởng quyền ưu tiên? - giữa giáo dục và cải cách xã hội: giáo dục để cung ứng nhân lực và tái sản xuất xã hội sẵn có hay là nhân tố để thay đổi xã hội? v.v..và v.v..
-     Giáo dục và tư tưởng giáo dục có lịch sử quá lâu dài với vô số triết thuyết khác nhau từ Đông sang Tây. Giáo dục đi liền với sự hình thành văn minh nhân loại, trong đó biết bao nhiêu châu ngọc bị vùi lấp và lãng quên cần phải được khai quật và mài dũa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Liệu có thể bàn về triết học giáo dục "từ hư vô" với lòng kiêu mạn ngây ngô của kẻ phát minh cái bánh xe?
Vâng, có bao nhiêu loại triết học, bao nhiêu nền triết học, bao nhiêu cách triết lý thì có bấy nhiêu loại triết học giáo dục và bấy nhiêu cách thức "làm ra" chúng. Theo nghĩa ấy, không hề có cái gì gọi là "triết học giáo dục nói chung", mà chỉ có những nền triết học giáo dục có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau mà thôi. Khó mà không đồng tình với nhận định trên đây cùa Bách Khoa Thư Giáo dục Gale!
Thế nhưng ai và quốc gia nào cũng kêu than về sự khủng hoảng, thiếu vắng triết lý giáo dục và hô hào xây dựng một nền triết lý giáo dục thật đặc sắc và vô địch cho riêng mình!
SỐNG TRONG NHIỀU VIỂN TƯỢNG!
Trong hoàn cảnh nhất định, mỗi người, mỗi quốc gia đều công khai hay mặc nhiên bị chi phối bởi một triết học giáo dục. Thụ động chấp nhận hoặc mù quáng tuyệt đối hóa nó đều trái với tinh thần... triết học! Khác với mọi sinh vật khác, con người có thể sống trong nhiều viễn tượng: nhất quán với mình, đồng thời biết rằng bên cạnh mình còn có nhiều viễn tượng khác đáng được trân trọng và khám phá. Triết học giáo dục, nếu có, khó có thể là cái "túi khôn" bao chứa và thâu thái mọi tinh hoa, trái lại, theo thiển ý, chỉ có thể là một thái độ, một tầm nhìn, một cách ứng xử văn hóa.
Chúng ta sẽ đến với kho tàng triết học giáo dục trong tinh thần ấy./.
[Bản tác giả gửi cho VHNA]

Lời gan ruột của "lão thần" Dương Trung Quốc

(Chính trị Việt Nam) - Không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi), bản hiến pháp ông cũng trực tiếp tham gia với tư cách là thành viên ban biên tập, ĐB Quốc hội Dương Trung Quốc đã thẳng thắn nêu quan điểm của mình về hành động này. Trước đó, chính ông cũng là người làm nóng nghị trường Quốc hội khi phát biểu về Biển Đông hay chỉ ra trách nhiệm của Quốc hội trong vấn đề thất thoát ngân sách...
Không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi)
 
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc là 1 trong 2 người đã không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi).
 
Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội trước phiên bế mạc, Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc cho biết, bản thân ông cũng trực tiếp tham gia vào dự thảo Hiến pháp với tư cách là một thành viên ban biên tập.
 
Ông khẳng định, công tác chuẩn bị đã tiến hành trong thời gian dài, đầu tư nhiều công sức, thảo luận dân chủ. Trong quá trình đó, hầu như tất cả ý kiến đều được ghi nhận và có hồi âm, giải trình rõ ràng. 
 
"Tuy nhiên, tôi vẫn có suy nghĩ riêng của mình. Đó là vào thời điểm này đã chín muồi cho việc chúng ta không chỉ sửa đổi Hiến pháp năm 1992, mà với tất cả trải nghiệm của hơn 20 năm vừa qua, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, chúng ta nên có những bước đi căn bản hơn.
 
Hiện nay tôi thấy có những vấn đề chưa ngã ngũ, ví dụ như vấn đề sở hữu, vấn đề liên quan đến chính quyền địa phương..., vậy mà chúng ta khép lại như vậy thì tôi cho rằng nó hơi nửa vời", ông Dương Trung Quốc nói.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
 
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cũng cho biết, ông đang rất băn khoăn trước lịch sử lập hiến. "Lần đầu tiên chúng ta ghi thẳng vào Lời nói đầu là Hiến pháp cũng chỉ thể chế hóa cương lĩnh của Đảng. Tôi tự đặt câu hỏi rằng đây có phải là một nhận thức tiến bộ hay không? Sự lãnh đạo của Đảng thì có lẽ chúng ta không phải bàn nữa, nhưng nghệ thuật lãnh đạo của Đảng là điều hết sức quan tâm.
 
Chúng ta hãy đọc lại các bản Hiến pháp trước đây, nhất là các Hiến pháp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp lãnh đạo, chúng ta thấy rằng Đảng luôn đóng vai trò quyết định, thế nhưng nghệ thuật lãnh đạo lại khác, không thể hiện trực tiếp vào Hiến pháp như vậy, mà đặt dân tộc và nhân dân lên trên hết”, ông nói.
 
Trước câu hỏi, vì sao ông không dứt khoát ấn vào nút “không tán thành”, đại biểu Dương Trung Quốc giải thích: "Tôi phải khẳng định rằng những người soạn thảo đã thể hiện một tinh thần rất cầu thị. Nhưng hình như tinh thần cầu thị ấy không vượt qua được ngưỡng của tính nguyên tắc, tức là những gì đã có trong cương lĩnh. 
 
Như chúng ta biết, cương lĩnh nói về những vấn đề cơ bản nhất cho cả một thời kỳ dài, Đảng gọi là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay thay đổi từng ngày từng giờ. Đó là chưa kể một kiến nghị của tôi chưa được đưa vào trong Hiến pháp là phải có quy định đúng tầm mức về biến đổi khí hậu mà dự báo VN là một trong những quốc gia phải hứng chịu nhiều nhất.
 
'Vinashin không ngại bằng Vina...cho"
 
Cũng trong kỳ họp Quốc hội này, đại biểu Dương Trung Quốc đã từng phát biểu, cơ chế “xin - cho” là cội rễ của nhiều tiêu cực, len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống, quốc hội phải liên đới nếu thất thoát ngân sách.
 
ĐB Dương Trung Quốc ví von: “Vinashin không ngại bằng Vina... cho!”. ĐB Dương Trung Quốc nhấn mạnh vào chức năng giám sát của Quốc hội nhưng dường như ĐBQH cứ như vô can, là người đứng ngoài cuộc.
 
“Nếu chúng ta giám sát tốt, thực thi hết quyền hạn thì góp phần để tiêu cực không còn cơ hội nảy sinh, kể cả lãng phí, tham ô” - ông Quốc thẳng thắn.
 
Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng “niềm tin của người dân chưa thể được xác lập” khi trong ký ức còn nóng hổi vụ thất thoát tín phiếu chính phủ phát hành quốc tế của Vinashin, hay số tiền khổng lồ mà một người đứng đầu của Vinalines có thể định đoạt để mua về một khối sắt vụn với giá trên trời để tham ô.
 
"Báo cáo của Chính phủ chưa thể hiện đúng tầm mức về vấn đề Biển Đông"
 
Còn nhớ, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XIII (8/2011), Đại biểu Dương Trung Quốc đã đặt vấn đề, ngay chương trình làm việc của Quốc hội ban đầu hầu như chẳng có vấn đề gì xảy ra ở Biển Đông cả, phải đến lúc dư luận và ĐBQH yêu cầu thì Quốc hội mới đưa vào chương trình một buổi báo cáo không đầy 1 tiếng và không có thảo luận.  
 
Theo đại biểu Dương Trung Quốc, không thể không thừa nhận rằng vấn đề Biển Đông trong đó có cả vấn đề bảo vệ chủ quyền cũng như vấn đề phát triển quốc gia là một vấn đề đang nổi bật. Sự tranh chấp, sự đe doạ, sự không ổn định là vấn đề không chỉ các nước có liên quan mà cả thế giới quan tâm. 
 
"Vậy mà báo cáo của Chính phủ tuy có đề cập thể hiện quan điểm mang tính nguyên tắc của Chính phủ, nhưng rõ ràng là chưa thể hiện đúng tầm mức. Chúng ta không thổi phồng, không kích động, không để hoang mang là cần thiết, nhưng không thể coi đó là chuyện bình thường được. Nó phải được thể hiện trong báo cáo của Chính phủ đúng tầm mức, phải được phản ảnh trong chương trình nghị sự của Quốc hội đúng tầm mức để nhân dân tin tưởng, thông suốt…
 
Tôi xin bày tỏ điều tôi suy nghĩ về nội dung buổi báo cáo đó, và tôi đã nói với bộ trưởng ngoại giao ý kiến của tôi rằng: Trừ một vài nội dung chi tiết , còn về căn bản nếu những nội dung báo cáo đó được trình bày cho dân chúng thì chỉ có tốt trở lên, dân sẽ tin hơn vào những gì Chính phủ đã làm, nó làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn, trăn trở của dân và quan trọng hơn là sự ủng hộ của dân được tổ chức, được huy động có hiệu quả.
 
Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân thì không cần đến sự tế nhị mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong “nội giao”, đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có giữa CP và nhân dân, cho dù sự cảnh giác là cần thiết", Đại biểu Dương Trung Quốc nói.
 
Phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước "xúc phạm đến dân"
 
Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII (11/2011), phát biểu tại Quốc hội sáng 17/11/2011 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, ĐBQH đoàn TP.HCM Hoàng Hữu Phước phát biểu: "Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật".

Là người duy nhất ủng hộ dự án luật trong sáng 17/11, ĐB Dương Trung Quốc cho rằng, phát biểu như vậy là không thỏa đáng.

Ông rất thẳng thắn khi nêu lên quan điểm của mình về Luật này: “Nếu Hiến pháp (sửa) lần này không đề cập tới quyền biểu tình thì chẳng những thụt lùi so với các bản Hiến pháp trước đó, lại càng lạc hậu so với các nước. Nhưng nếu có quyền mà không có luật thì không lẽ chúng ta lại chấp nhận cả Hiến pháp... treo à!”

Ông cũng đưa ra một số dẫn chứng để làm sáng tỏ ý niệm về “biểu tình”. Từ việc dùng chữ “mít tinh” thay cho “biểu tình” những năm 1954 hay khái niệm này chỉ xuất hiện ở những cuộc tập hợp lực lượng chống chính quyền Sài Gòn, cho tới các vụ “biểu tình của quần chúng ở Thái Bình”… đã cho thấy sự nhận thức sâu sắc về vấn đề này.

Ông Quốc giải thích, việc bày tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều hình thức khác nhau, việc tụ tập đông người mà thực chất là biểu tình là nói đúng tên của nó.

"Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật", ông Quốc nói.

Theo ông, Luật biểu tình là một công cụ để điều chỉnh, bảo đảm những yếu tố tích cực và quyền của người dân.

"Không phải tự nhiên mà Thủ tướng cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ Quốc hội hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân.
 
Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm càng tốt. Đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, phải có lộ trình thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường", ông Quốc kết luận.
 
Hà Anh

"Hoa Đông chỉ là kế nghi binh, Biển Đông mới thực sự phiền phức"

Hồng Thủy (Nguồn: CNA)
Chủ nhật 01/12/2013 07:00
(GDVN) - Ông Minh Hiền nói với Thông tấn xã Đài Loan, theo quan sát của học giả này thì Biển Đông mới thực sự là "vấn đề phiền phức" và việc phái cụm tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông là nhằm thể hiện "ảnh hưởng" của mình trên trường quốc tế.

Học giả Đài Loan Ông Minh Hiền.

Thông tấn xã Đài Loan ngày 30/11 đưa tin, sau khi tuyên bố cái gọi là khu nhận diện phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông, Trung Quốc lập tức điều cụm tàu sân bay Liêu Ninh với 4 chiến hạm hộ tống xuống Biển Đông và chiếm diễn đàn dư luận.

Giám đốc Sở nghiên cứu Chiến lược và sự vụ quốc tế thuộc đại học Đạm Giang Ông Minh Hiền nhận định, việc Bắc Kinh tuyên bố ADIZ Hoa Đông chỉ là cái cớ Trung Quốc nghi binh, Biển Đông mới thực sự là chuyện phiền phức.

Ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố áp đặt cái gọi là quy chế ADIZ Hoa Đông đã lập tức khiến Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và cộng đồng quốc tế phản đối quyết liệt, ngay lúc dư luận đang mải chú ý vào sự kiện này thì Bắc Kinh liền điều cụm chiến hạm Liêu Ninh xuống Biển Đông.

Ông Minh Hiền nói với Thông tấn xã Đài Loan, theo quan sát của học giả này thì Biển Đông mới thực sự là "vấn đề phiền phức" và việc phái cụm tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông là nhằm thể hiện "ảnh hưởng" của mình trên trường quốc tế.

Tống Yến Huy, Chánh văn phòng Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông thuộc Viện Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương của Đài Loan cho rằng cụm tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông là nhằm vào Mỹ.

Động thái này của Bắc Kinh được Tống Yến Huy lý giải là thông điệp gửi tới Washington: Mỹ muốn bay tự do ở Hoa Đông thì chiến hạm Trung Quốc cũng "tự do tung hoành" trên Biển Đông.

Cụm tàu sân bay Liêu Ninh kéo xuống Biển Đông đồng thời cũng nhằm mục đích ra sức tuyên truyền cho cái gọi là "chủ quyền", "bảo vệ chủ quyền" (vô lý, phi pháp) mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông.

Cô dâu Việt bị rao như món hàng ở Trung Quốc

Trước và sau ngày Lễ Độc thân ở Trung Quốc (11.11), báo chí nước này lại đua nhau viết về phong trào lấy cô dâu VN, trong đó thể hiện cô dâu Việt bị rao như món hàng.

Cô dâu Viêt bi rao như món hàng ở Trung Quốc
Cô dâu Viêt bi rao như món hàng ở Trung Quốc1
Hoạt động quảng bá bốc thăm trúng thưởng để sang VN coi mắt cô dâu Việt miễn phí đầy rẫy trên mạng nhân ngày Lễ Độc thân - Ảnh: SOHU.COM 
Cơn sốt lấy cô dâu Việt đã khiến phóng viên Tân Hoa xã Dương Uy sang tận Việt Nam để nắm thực tế tình hình và viết bài Điều tra thực địa: Lấy cô dâu Việt có đáng tin hay không? đăng trên Tân Hoa xã ngày 17.11. Bài báo phân tích việc lấy cô dâu Việt đang là lựa chọn của nhiều đàn ông Trung Quốc (TQ), bởi các cô dâu Việt ưa nhìn, cần cù chăm chỉ, không đòi hỏi nhà lầu, xe hơi... Chi phí lấy một cô dâu Việt khá rẻ, khiến những thanh niên nghèo, thu nhập kém, sinh sống tại nông thôn TQ vẫn có thể chi trả được, tạo nên luồng cầu cấp thiết, nảy sinh kẽ hở cho những kẻ môi giới trục lợi và từ đó sinh ra không ít biến tướng lừa đảo.
“Bảo hành trong 1 năm”
 

Chỉ cần liên hệ bất kỳ web môi giới nào, cánh đàn ông Trung Quốc ở mọi miền đất nước này cũng được bảo đảm “lấy được vợ Việt trẻ từ độ tuổi 18 - 26, đảm bảo trinh tiết; nếu trong vòng 1 năm, cô dâu bỏ chạy sẽ đền cho cô khác”



Báo Thanh Niên Bắc Kinh ngày 9.11 cũng cho hay trước ngày Lễ Độc thân (11.11), trang web của một tập đoàn môi giới cô dâu Việt đã tung ra hoạt động mời cư dân mạng sang VN ngắm cô dâu Việt “khỏa thân”, thu hút 20.000 đàn ông độc thân nước này đăng ký tham gia. Theo phóng viên Lý Triết Vỹ của Thanh Niên Bắc Kinh, tổ chức này đã quảng bá sự kiện trên ở nhiều diễn đàn xã hội. Ông Quách, người phụ trách một công ty môi giới cô dâu Việt tại Bắc Kinh, cho biết: “Các cô dâu Việt đều ở độ tuổi dưới 25, sinh sống rải rác ở mười mấy tỉnh thành tại VN. Khi có đoàn sang coi mắt, họ sẽ được thông báo tập hợp tại một TP. Lễ coi mắt sẽ diễn ra tại một tiệm ăn, hoặc quán cà phê nhằm tránh sự phát hiện của giới chức trách. Phí phiên dịch và môi giới sẽ từ khoảng 300 - 500 USD/lần, nếu môi giới thành công sẽ giao tiếp 2.000 USD. Chi phí cưới trọn gói chỉ tốn 50.000 tệ/cô dâu”.
Bài báo Ký sự lấy vợ Việt đăng trên báo mạng Tin tức Cửu Giang cuối tháng 9.2013 của PV Dương Huy, cho biết việc lấy cô dâu Việt đã thịnh hành từ sau thập niên 90 thế kỷ 20 với phần lớn cô dâu được gả vào tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, đàn ông TQ lấy vợ Việt giai đoạn này chủ yếu chỉ để có thêm nhân công lao động. Nay việc rao gả cô dâu Việt đã trở nên quá thịnh hành như một sản phẩm thông dụng trên nhiều trang web môi giới hôn nhân. Chỉ cần liên hệ bất kỳ web môi giới nào, cánh đàn ông TQ ở mọi miền đất nước này cũng được bảo đảm “lấy được vợ Việt trẻ từ độ tuổi 18 - 26, đảm bảo trinh tiết; nếu trong vòng 1 năm, cô dâu bỏ chạy sẽ đền cho cô khác”.
Truyền thông TQ nhận định việc các cô dâu Việt chịu lấy chồng đại lục chủ yếu do muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, hy vọng thông qua hôn nhân để thay đổi cuộc đời. Theo báo Buổi sáng Hải Tây ngày 25.9, tổng số cô dâu Việt “nhập khẩu” vào TP.Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến hiện đã lên tới 900. Trong đó có những thôn cô dâu Việt tập trung rất đông, tới 100 cô.
Chính quyền buông lỏng
 

Mỗi ngày hơn 100 đàn ông TQ qua VN tìm vợ
Cuối năm 2008, số người làm nghề môi giới hôn nhân với cô dâu Việt mới chỉ 3 - 4 người, sống tại TP.Nam Ninh. Số cô dâu Việt chủ yếu đến từ phía bắc Việt Nam như Hải Phòng, Hà Nội. Từ tháng 3, tháng 4.2010, số cô dâu Việt chuyển hướng tập trung nhiều ở phía nam như TP.HCM và các vùng lân cận như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp... Năm 2009, môi giới cô dâu Việt bắt đầu được quảng cáo trên mạng. Năm 2010, số đàn ông TQ sang VN tìm vợ ngày càng nhiều. Hiện tại mỗi ngày có trung bình hơn 100 đàn ông TQ tới VN tìm vợ.

Thực tế, phần lớn các cô dâu Việt lấy chồng qua hình thức môi giới hôn nhân đều vỡ mộng sau khi sang nhà chồng, bởi các chú rể hầu hết là nông dân, sinh sống tại các vùng sâu vùng xa, thiếu thốn đủ đường về điều kiện vật chất. Các cô dâu Việt phải đối mặt với nhiều khó khăn như bất đồng ngôn ngữ; không hợp thời tiết, thực phẩm, phong tục tập quán; phải lao động nặng; bị khinh rẻ, coi thường... thậm chí còn bị bạo hành gia đình hoặc bạo dâm. Nhiều cô dâu Việt do không thích ứng nổi cuộc sống xa xứ, đã tìm cách bỏ chạy lấy người.
Ngược lại, nhiều chú rể TQ cũng bị các công ty môi giới lừa, theo Tân Hoa xã ngày 23.11.2013. Trên nhiều diễn đàn và bài báo điều tra từ phía TQ, không ít chú rể bị mất cô dâu sau khi kết hôn không bao lâu và khi quay lại bắt đền người môi giới thì đều bị cự tuyệt, không hề giống như lời cam kết ban đầu. Đặc biệt, trang web môi giới www.008486.com do Phan Thị Mỹ Tiên (một cô dâu VN) điều hành tại TP.Nam Ninh từng bị tố đã lừa đảo ít nhất gần chục chú rể, mai mối cho họ các cô dâu đã có gia đình và đều có kế hoạch bỏ trốn hoàn hảo. Đã từng xảy ra việc chú rể uất ức vì mất tiền, mất vợ, không kiềm được cơn tức giận đã đâm chết kẻ môi giới và bản thân phải bỏ trốn tha hương sang Campuchia, theo một số diễn đàn ở TQ.
Điều đáng nói, từ năm 1994, Quốc vụ viện TQ đã ban hành quy định “tăng cường quản lý hôn nhân có yếu tố nước ngoài”, trong đó nghiêm cấm thành lập mọi cơ quan tổ chức môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Mọi cá nhân và cơ quan môi giới hôn nhân trong nước đều bị coi là vi phạm pháp luật khi tham gia vào việc môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài... Thế nhưng, suốt thời gian qua, chưa thấy TQ bắt giam, hoặc công khai xét xử bất kỳ tổ chức nào hành nghề môi giới hôn nhân với cô dâu Việt, đồng thời cũng chưa có những biện pháp ngăn chặn mạnh trên internet, để mặc trào lưu kinh doanh này ngày càng lan rộng.
Gõ từ khóa 4 chữ “Cô dâu Việt Nam” bằng tiếng Hoa lên google.cn giờ đây đã thu được 7,04 triệu kết quả, tăng một cách chóng mặt so với 1 tháng trước. Lần theo các trang web môi giới hôn nhân chuyên nghiệp, có thể thấy rõ địa chỉ các công ty môi giới hôn nhân này nằm rải rác nhiều nơi ở TQ như TP.Nam Ninh và TP.Đông Hưng (Quảng Tây), H.Hà Khẩu (Vân Nam), TP.Hạ Môn (Phúc Kiến), Hồng Kông... và hầu hết đều có đăng ký kinh doanh rõ ràng với ngành nghề môi giới hôn nhân.
Ngọc Bi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét