Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Ngày 02/12/2013 - Một thắt một mở - Con đường vẫn thênh thang & Sông Sài Gòn đang chết dần

  • Cuộc “cách mạng tĩnh mịch” của Giáo Hoàng Phanxicô (RFI) - Ngày 26/11/2013, Giáo Hoàng Phanxicô công bố bản Tông huấn “Niềm vui Phúc âm” (“Evangelii Gaudium”), gửi đến toàn thể tín đồ Công giáo trên thế giới. Giới quan sát ghi nhận đây là văn bản quan trọng nhất của Giáo Hoàng kể từ khi nhậm chức (tháng 3/2013).
  • Tài tử Mỹ Paul Walker thiệt mạng vì tai nạn xe cộ (RFI) - Ngôi sao màn bạc nổi tiếng của điện ảnh Hoa Kỳ Paul Walker qua đời trong một tai nạn xe cộ ngày hôm qua 30/11/2013 tại Los Angeles, California, thọ 40 tuổi. Paul Walker nổi tiếng qua loạt phim nhiều tập << Fast and Furious >>.
  • Ấn Độ có thể trở thành đối trọng với Trung Quốc ? (RFI) - Tại Nam Á, bên cạnh Trung Quốc còn có một cường quốc tiềm năng khác đang nổi lên, đó là Ấn Độ. Hiện tại, dân số Ấn Độ xếp thứ hai thế giới. Ấn Độ lại là nước sở hữu vũ khí hạt nhân. Và cũng có thể trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Thế nhưng, liệu Ấn Độ có vượt được Trung Quốc
  • Island xóa nợ mua nhà cho các gia đình (RFI) - Hôm qua 30/11/2013 chính phủ Island thông báo kế hoạch xóa nợ tối đa 24.000 euro cho mỗi hộ gia đình đã vay tiền để mua nhà. Đây là một trong những cam kết quan trọng nhất trong chương trình vận động tranh cử của đảng Tiến bộ thuộc cánh trung đang liên minh cầm quyền với đảng Độc lập thuộc cánh bảo thủ.
  • Đinh Nguyên Kha được đình chỉ điều tra tội danh khủng bố (RFI) - Theo tin tức từ phía gia đình, thì Đinh Nguyên Kha đã được đình chỉ điều tra đối với tội danh khủng bố, nên hiện chỉ thụ án vì tội danh << tuyên truyền chống Nhà nước >> theo điều 88 Luật Hình sự. Quyết định đình chỉ điều tra được ký vào ngày 14/11/2013, nhưng thân nhân Đinh Nguyên Kha chỉ mới biết tin này khi đi thăm nuôi vào ngày 29/11.
  • Một trăm ngàn người biểu tình đòi tổng thống Ukraina từ chức (RFI) - Tại Ukraina, dù bị cấm, phe thân châu Âu tiếp tục biểu tình đòi tổng thống Ianoukovitch từ chức và tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn. Vào trưa ngày 01/12/2013, một trăm ngàn người tràn ngập đường phố thủ đô Kiev với những khẩu hiệu đòi Ukraina xích lại gần với Liên Hiệp Châu Âu.
  • Iran duy trì lò phản ứng nước nặng (RFI) - Téhéran vẫn duy trì lò phản ứng nước nặng tại nhà máy Arak và thông báo ý định hợp tác với Nga để xây thêm một nhà máy điện hạt nhân tại Bushehr.
  • Chiến thuật lấy nhu thắng cương của Thủ tướng Thái Lan liệu có thành công? (RFI) - Từ nhiều ngày qua, phe đối lập chống chính phủ Thái Lan đã liên tục biểu tình ở thủ đô Bangkok, chiếm giữ trụ sở nhiều cơ quan, kể cả tổng hành dinh lục quân mà không vấp phải sự chống đối và trấn áp của lực lượng an ninh. Rõ ràng, chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra chủ trương không can thiệp mạnh tay và hy vọng là cùng với thời gian, phong trào biểu tình sẽ hụt hơi.
  • Nhật nhờ LHQ phân giải về "vùng phòng không" Trung Quốc (RFI) - Nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ rộng lớn hơn của quốc tế để chống lại việc Bắc Kinh đơn phương quy định vùng nhận dạng phòng không bao trùm lên biển Hoa Đông, Nhật Bản đã đề nghị Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) của Liên Hiệp Quốc xem xét liệu việc này có gây nguy hiểm cho các phi cơ dân sự hay không. Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm nay 01/12/2013 thông báo như trên.
  • Dự thảo Hiến pháp Ai Cập : Hơn một nửa số điều khoản được thông qua (RFI) - Hôm qua, 30/11/2013, Ủy ban sửa đổi Hiến pháp Ai Cập - được thành lập từ tháng 9 sau khi chính quyền Morsi bị lật đổ - đã thông qua hơn một nửa trong số 247 điều khoản của bản dự thảo Hiến pháp. Nhiều điều trong bản dự thảo gây tranh luận dữ dội, đặc biệt là các điều cho phép duy trì các đặc quyền của quân đội. Một khi được thông qua, dự thảo Hiến pháp sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý trong vòng một tháng.
  • Washington kêu gọi Bình Nhưỡng trả tự do cho hai công dân Mỹ (RFI) - Sau vụ một công dân Hoa Kỳ, Merrill Newman, 85 tuổi, bị cáo buộc đã có những << hành vi thù nghịch >> đối với Bắc Triều Tiên, Washington yêu cầu Bình Nhưỡng << trả tự do ngay lập tức >> cho ông Newman và cho một người Mỹ thứ nhì là ông Kenneth Bae.
  • Đối lập Thái Lan đe dọa chiếm trụ sở chính phủ (RFI) - Hôm nay, 01/12/2013, hàng nghìn người biểu tình thuộc phe đối lập đe dọa chiếm trụ sở chính phủ tại Bangkok. Trước đó, trụ sở của đài truyền hình Nhà nước PBS đã bị chiếm và tất cả các đài truyền hình khác của chính phủ đều bị người biểu tình kiểm soát. Phe đối lập cũng bao vây trụ sở Bộ Nội vụ vào lúc Thủ tướng Yingluck Shinawatra dường như đang có mặt tại đây.
  • 1 tháng 12: Ngày bệnh AIDs thế giới (VOA) - Các nhà vận động phòng chống HIV/AIDS nói Ngày Bệnh AIDS Thế giới có ý nghĩa quan trọng bởi vì dịp này nhắc nhở công chúng và các chính phủ rằng bệnh AIDS vẫn còn đó
  • 'Số đông chưa phải là chân lý' (BBC) - Một thành viên Ban Lý luận Trung ương của Đảng CSVN lý giải về việc chính thể chưa thay đổi cơ bản đường lối trong Hiến pháp.
  • Chế ngự HIV (BBC) - Một phụ nữ sống chung với HIV 14 năm vẫn khoẻ mạnh nói 'tinh thần là then chốt' trong cuộc chiến với virus.
  • Hãng hàng không Mỹ thông báo khi bay qua ADIZ (BaoMoi) - Hãng BBC ngày 1-12 đưa tin 2 hãng hàng không dân dụng lớn nhất của Mỹ là American Airlines và Delta Airlines cho biết vì sự an toàn của hành khách và theo lời khuyên của Chính phủ Mỹ, họ đã tiến hành thông báo cho giới hữu trách Trung Quốc về kế hoạch và lộ trình các chuyến bay khi bay qua vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa thiết lập ở vùng biển Hoa Đông.
  • Máy bay Hàn Quốc được lệnh bất tuân ADIZ của Trung Quốc (BaoMoi) - Một quan chức Chính phủ Hàn Quốc ngày 1/12 cho biết chính quyền nước này đã chỉ thị cho các hãng hàng không thương mại không thông báo kế hoạch bay cho giới chức Trung Quốc khi bay qua Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh vừa đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông.
  • Mỹ - Nhật hối thúc Trung Quốc bỏ ECSADIZ (BaoMoi) - Trong cuộc gặp ngày 2-12, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến cùng kêu gọi Trung Quốc hủy bỏ vùng nhận dạng phòng không vừa thiết lập trên biển Hoa Đông (ECSADIZ).
  • Hàn Quốc tìm cách đối thoại chiến lược với Trung Quốc và Mỹ về ADIZ (BaoMoi) - Theo Tân Hoa xã, các phương tiện truyền thông của Hàn Quốc ngày 1-12 cho biết, Hàn Quốc đang tìm cách tổ chức hàng loạt cuộc đối thoại chiến lược với Trung Quốc và Mỹ để thảo luận về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông.
  • 'Tuần trăng mật' Trung-Hàn đã kết thúc vì ADIZ? (BaoMoi) - Theo trang mạng "The Diplomat", trong tuần qua, Trung Quốc dường như đã hút hết sự chú ý của quốc tế bằng việc tuyên bố thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông.
  • Đòn nghi binh để Trung Quốc tiến xuống Biển Đông (BaoMoi) - Sau khi tuyên bố cái gọi là vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc đã gặp phải nhiều sự chỉ trích và giận dữ của Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan nhưng theo các nhà phân tích mục tiêu chính của Bắc Kinh là ép Tokyo từ bỏ lập trường "không có gì tranh chấp" ở nhóm đảo Senkaku.
  • Hàn Quốc tìm cách đối thoại chiến lược với Trung-Mỹ về ADIZ (BaoMoi) - Tân Hoa xã dẫn truyền thông Hàn Quốc ngày 1/12 cho biết Hàn Quốc đang tìm cách tổ chức hàng loạt cuộc đối thoại chiến lược với Trung Quốc và Mỹ để thảo luận về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông.
  • Tín hiệu phát đi từ việc tàu sân bay Liêu Ninh tới Tam Á (BaoMoi) - Sáng 29/11 vừa qua, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã tới đỗ tại một quân cảng ở thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam. Việc này không chỉ chứng thực thông tin lan truyền trước đây rằng Trung Quốc đang xây dựng căn cứ tàu sân bay thứ hai tại Tam Á, mà còn phát đi nhiều tín hiệu liên quan.
  • Sóng gió trên biển Hoa Đông (BaoMoi) - Tuyên bố về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)- cũng có nghĩa là cấm bay của Trung Quốc mới đây đã một lần nữa làm biển Hoa Đông dậy sóng. Phải chăng đó là bước leo thang mới trong việc tranh chấp vùng đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản? Tuy nhiên, sự việc không đơn giản, vì nó liên quan đến lợi ích của nhiều Quốc gia, trong đó nổi bật là Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc - Mỹ. Giới quan sát cho rằng, nếu chỉ tính riêng quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản, thì Mỹ cũng không "khoanh tay”, và khi nền kinh tế thứ nhất (Mỹ) và thứ 3 (Nhật Bản) của thế giới gộp sức, thì nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc sẽ phải dè chừng. Mỹ đã điều động pháo đài bay B52 đến khu vực này, còn Trung Quốc vẫn tuyên bố không phận cấm bay. Biển Hoa Đông lại dậy sóng!
  • Tàu sân bay Trung Quốc sẽ 'ở lâu dài' tại biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Tàu sân bay Liêu Ninh sẽ neo đậu trong một thời gian dài tại căn cứ hải quân ở thành phố Tam Á (Hải Nam, Trung Quốc), nơi được sánh là lối vào Trung Quốc của các nguồn năng lượng và khoáng sản biển, và điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các chiến dịch hải quân của Bắc Kinh trong tương lai, các chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định.
  • Trung Quốc chưa tính kỹ khi lập vùng phòng không (BaoMoi) - Trung Quốc chưa tính kỹ khi lập vùng phòng không
    4 5 24
    Trung Quốc chưa tính kỹ khi lập vùng phòng không
    Việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông được nhận định là một bước đi chưa được suy tính kỹ càng.
    Các vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc (đường nét liền màu đỏ), Nhật Bản (đường nét liền màu xanh) và Hàn Quốc (đường màu trắng). Phần tô màu sẫm trên biển là giếng khí đốt lớn Chunxiao (Xuân Hiểu), hay Sharabaki theo cách gọi của Nhật. Đồ họa: SCMP.
    Theo tờ Tín báo của đặc khu hành chính Hong Kong, với việc thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ), Trung Quốc đã ở vào thế "cưỡi hổ", đồng thời còn trợ giúp Mỹ thực hiện chiến lược "trở lại châu Á". Tờ báo đánh giá việc đưa ra vùng phòng không của Bắc Kinh chưa được xem xét cẩn thận.
    Thứ nhất là cơ sở vật chất phục vụ cho vùng này. Để thực thi nhiệm vụ của vùng nhận dạng phòng không, ngoài sự hỗ trợ của các căn cứ không quân, Nhật Bản còn xây dựng 28 căn cứ giám sát bằng radar chính xác cường độ mạnh. Riêng ở quần đảo Ryukyu, Nhật Bản thiết lập 4 trạm radar, trong đó một trạm đặt trên đảo Miyako, chỉ cách đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Bắc Kinh khoảng 200 km.
    Phần cứng hỗ trợ thực thi nhiệm vụ của vùng nhận dạng phòng không do Mỹ thiết lập thậm chí còn mạnh hơn nhiều. Chỉ riêng ở miền đông, Mỹ đã xây dựng 178 trạm radar. Ngoài ra, ADIZ của Mỹ còn được trang bị máy bay cảnh báo sớm, kết hợp với 8 căn cứ không quân và hàng loạt căn cứ tên lửa đạn đạo dọc bờ biển hỗ trợ.
    Hiện nay, người ta không rõ Trung Quốc có bao nhiêu phần cứng hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ của vùng nhận dạng phòng không. Tuy nhiên, từ những tin tức trên báo chí, kể từ khi tuyên bố thành lập vùng phòng không, Trung Quốc đã "điều hai đợt máy bay tuần tra".
    Với diện tích mặt biển rộng hàng trăm nghìn km2 mà chỉ tuần tra như vậy thì không khác nào "mò kim đáy biển". Trừ trường hợp Trung Quốc không muốn xây dựng ADIZ thành hệ thống "một giọt nước cũng không lọt qua", nếu không, việc Bắc
  • Hàn Quốc tìm cách đối thoại chiến lược với Trung, Mỹ về ADIZ (BaoMoi) - Truyền thông địa phương ngày 1/12 đưa tin Hàn Quốc đang tìm cách tổ chức hàng loạt cuộc đối thoại chiến lược với Trung Quốc và Mỹ để thảo luận về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc: Vùng phòng không mới được quốc tế ủng hộ! (BaoMoi) - (NLĐO) – Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì nói với nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba rằng việc Bắc Kinh thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông “được sự ủng hộ của đa số cộng đồng quốc tế”, Kyodo ngày 1-12 dẫn lời nguồn tin riêng chính phủ phát biểu một ngày trước đó.
  • Nhật - Philippines sắp thảo luận về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes) – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin vừa cho biết, tuyên bố thiết lập cái gọi là “vùng nhận dạng phòng không” trên biển Hoa Đông mới đây của Trung Quốc có thể được thảo luận trong cuộc hội đàm giữa ông và người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera tuần tới tại Manila.
  • Nhún trước Trung Quốc, Mỹ khiến đồng minh hoảng? (BaoMoi) - Chính phủ Mỹ đã bất ngờ khuyên các hãng hàng không dân sự của nước này thông báo trước cho giới chức Trung Quốc về lịch trình chuyến bay của họ khi bay qua vùng phòng không mà Bắc Kinh vừa tuyên bố thành lập hồi tuần trước ở biển Hoa Đông. Động thái “nhún mình” này của chính quyền Tổng thống Barack Obama khiến một số người Mỹ tức giận và nó có thể cũng sẽ khiến các đồng minh thân thiết ở Châu Á của cường quốc số 1 thế giới rơi vào trạng thái hoang mang, lo ngại.
  • Quan chức Trung Quốc: Thế giới ủng hộ vùng phòng không mới (BaoMoi) - (TNO) Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nói với một cựu ngoại trưởng Nhật rằng vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc trên biển Hoa Đông “được đa số cộng đồng thế giới công nhận”, theo hãng tin Kyodo ngày 1.12.
  • Máy bay TQ bị Nhật truy đuổi ở "vùng phòng không" mới (BaoMoi) - Trung Quốc vừa tuyên bố lập vùng nhận biết phòng không bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà cả Tokyo và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền, thì chỉ mấy tiếng sau, Nhật đã tung máy bay chiến đấu đuổi máy bay Trung Quốc ra khỏi vùng đó.
  • Lời gan ruột của "lão thần" Dương Trung Quốc (BaoMoi) - (Chính trị Việt Nam) - Không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi), bản hiến pháp ông cũng trực tiếp tham gia với tư cách là thành viên ban biên tập, ĐB Quốc hội Dương Trung Quốc đã thẳng thắn nêu quan điểm của mình về hành động này. Trước đó, chính ông cũng là người làm nóng nghị trường Quốc hội khi phát biểu về Biển Đông hay chỉ ra trách nhiệm của Quốc hội trong vấn đề thất thoát ngân sách...
  • Hàng không Mỹ được khuyến nghị bay trong vùng ADIZ trên biển Hoa Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Washington vừa khuyến nghị các hãng vận tải hàng không Mỹ thực hiện chuyến bay trên vùng biển Hoa Đông thông báo cho Bắc Kinh kế hoạch bay trong vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc mới thiết lập. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, việc tuân thủ này không có nghĩa là chính phủ Mỹ thừa nhận cái gọi là “vùng nhận dạng phòng không” của Trung Quốc.
  • Nhật - Philippines bàn cách đối phó ADIZ Trung Quốc? (BaoMoi) - Cuối tuần tới, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản sẽ có chuyến công du tới Manila để họp bàn với người đồng cấp Philippines, trong bối cảnh Trung Quốc đang đơn phương áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) lên Hoa Đông và bỏ ngỏ khả năng bao trùm cả Biển Đông.
  • Hàng không Mỹ tuân thủ ADIZ do Trung Quốc thiết lập (BaoMoi) - Vì sự an toàn của hành khách và theo lời khuyên của Nhà Trắng, hai hãng hàng không dân dụng lớn nhất của Mỹ là American Airlines và Delta Airlines ngày 30/11 cho biết họ đã tiến hành thông báo cho giới hữu trách Trung Quốc về kế hoạch và lộ trình các chuyến bay khi bay qua không phận Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa thiết lập ở biển Hoa Đông.

Một thắt một mở - Con đường vẫn thênh thang


Một thắt, hay là sự đắp chiếu

28-11-2013 là ngày mà Đảng CSVN ghi thêm một dấu chấm khá đậm nét vào lịch sử của mình, vì đã lãnh đạo Quốc Hội VN biểu quyết thông qua thành công một “ hiến pháp ” mới sửa. Cái mới lớn nhất của Hiến pháp ấy, là sự công khai xác định của TBT Nguyễn Phú Trọng: Hiến pháp là văn bản hạng hai sau Cương lĩnh của đảng CS, đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò “ thế thiên hành đạo ” của ĐCSVN đối với nhân dân VN vô thời hạn thông qua Điều 4. Hai tiền đề nầy xác định rằng Hiến pháp là của đảng, không phải là của dân, vì không do dân, nên cũng không vì dân.

Có thể nói đó là “ Hiến pháp của ý thức hệ ” của ĐCSVN, nó không phải là Hiến pháp của một quốc gia theo ý nghĩa phổ quát nhất. ĐCSVN đã cùng toàn dân đánh đổ hệ thống chính trị dựa trên giá trị thần quyền của thời phong kiến, thì nay lại xây dựng cho mình một mô hình “ thần quyền ” trá hình trong vỏ bọc của chủ nghĩa vô thần, và đảng là trên hết, thay cho khẩu hiệu “ Tổ quốc trên hết ” của một thời đã ghi dấu trên nửa đất nước Việt Nam.

Dư luận dân chúng không ngạc nhiên vì sự thông qua văn kiện gọi là Hiến pháp nầy, bởi lời dẫn trước của TBT: “ Tôi tán thành ”, và ra thông báo chấm dứt sự thảo luận. Thật dễ hiểu, có ngay sự tán thành !

Nhưng người ta ngạc nhiên về sự tán thành với tỉ lệ cao gần như tuyệt đối, mà cái tuyệt đối thì ít có thật trên thế gian: 97,59 %. Người ta nghĩ nhầm rằng nó sẽ được thông qua với đa số tương đối, vì ít nhất cũng có những ý nghĩ và tiếng nói khác, với một sự dũng cảm nào đó của những người mang sứ mạng là đại diện cho dân, và một phần trí tuệ của thời đại. Thế mà không ! Hiếm có một vùng đất nào lại chỉ có bò và cừu mà không có con người sống chung ! Vậy cái gì đã xảy ra để có sự nhất trí cao đến thế ?

Trước đó, trong dư luận xã hôi, cũng như trên nhiều diễn đàn, và cả diễn đàn Quốc hội, đã có nhiều bàn cãi gay gắt về Điều 4, về quyền sở hữu đất đai, về sự trung thành với ai của Quân đội Nhân Dân, về sự xuống cấp toàn diện của xã hội, về vai trò chủ đạo be bét của nền kinh tế, và đặc biệt, sự tham nhũng và xung đột phe phái lợi ích của tầng lớp lãnh đạo, lại trước sự đe dọa chủ quyền đất nước và một phần lãnh thổ đang bị nước ngoài chiếm đóng.

Bức tranh ấy đã minh họa sắc nét sự lãnh đạo toàn diện của ĐCSVN, mà đảng ấy đã tự khẳng định một cách hợp lý, là đang suy thoái toàn diện: “ Tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống ”.

Trong bối cảnh nhàu nát bấy nhầy như trên, không thể có một “ đột phá ” nào, thậm chí không có chỗ để bắt đầu. Thay vì dựa vào lòng yêu nước và sức mạnh trí tuệ của nhân dân, họ chọn giải pháp tăng thêm quyền lực cho mình, gồng lên mạnh nhất vào cái lúc thoái hóa nhất, để bảo vệ hệ thống quyền lợi của mình !

Biểu lộ sự thoái hóa ấy thông qua thách đố của bạo lực đang gia tăng. Đó là sự công khai xác định vai trò Hiến pháp chỉ là “ văn bản triển khai ” cương lĩnh của ĐCS, nó làm tăng lên độ phân giải càng rõ hơn dưới ánh sáng trắng về bản chất của đảng, trong đó bao gồm cả sự tán thành 97,59 % của những khuôn mặt trên các chiếc ghế trong Quốc hội.

Đó là một nỗ lực “ thắt lại ” để tránh sự bung chảy vỡ òa vô định. Vì thế, sự “ ổn định ” trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ điều gì khác. Nó đồng nhất với sự “ đắp chiếu ” để nằm đó. Đó là một cách hiểu theo cách không bình thường đề lý giải về sự “ thống nhất cao ” bất thường của bộ phận đảng trong vai Quốc hội. Đúng thế, cần nhanh chóng đắp lại hơn là dở ra…

Động cơ của nỗ lực “ đắp lại ” nầy không phải vì sứ mạng của quốc gia, mà chỉ vì sinh mệnh của mình, đã trót đầu tư theo con tàu định hướng ? Rõ ràng, ĐCSVN dưới sự lãnh đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng đang cố leo lên thêm một nấc nữa, để đến một đỉnh cao ảo, cực kỳ nguy hiểm. Chính ông TBT, người đã “ có công ” trong thế bị động để mở nút cho một trào lưu phê phán sự bất cập toàn diện trong ĐCS suốt hai năm nay để cứu đảng, và chính ông đã hốt hoảng đóng nút lại, bằng cái văn bản hạng hai, gọi là Hiến Pháp, vừa được bấm “ nút tán thành ”.

TBT rất hân hoan tuyên bố “ hí hửng ” * xem đây là một thắng lợi. Tiếc thay, chỉ là thắng lợi của riêng ông và nhóm ông. Bởi lẽ, nhiều người cho đó là sự thất bại, vì nó chì là bàn tay “ bụm lại ” để tạm chận cơn ho mãn tính. Việc thông qua phiên bản Hiến pháp 2013 chỉ có ý nghĩa là một bài toán cộng trong phạm vi nội bộ, nhưng lại là bài toán trừ trong thế co cụm đối với cộng đồng rộng lớn. Vì hai năm qua, tâm thế dân tộc đã đổi khác. Tư tưởng của một bộ phận (đảng) có thể suy thoái, nhưng tư tưởng của cái “ toàn thể ” (nhân dân) thì không thể suy thoái. Những gì ông và đồng sự đồng mưu của ông đã gieo thì sẽ tự gặt. Sư ra đời của phiên bản HP 2013 vừa là một tai họa, vừa là một sức ép đầy thách thức, thúc đẩy lòng dân hướng tới nhân quyền và dân chủ càng hối hả hơn.

Một mở, con đường thênh thang

Lịch sử VN cứ diễn ra như một cuộc chơi éo le của tạo hóa, mâu thuẫn chập chờn, thắt mở kề nhau. Không sung sướng gì về sự cọ xát của những vật thể cứng, phát lên những tiếng rít đanh mà những mảnh vỡ của nó cũng rơi hết vào lòng dân tộc.

Bên cạnh cái nút thắt tôn vinh đỉnh cao độc quyền thiêng liêng của đảng, thì đại lộ nhân quyền thênh thang khai phóng: VN đã đứng vai vào HĐNQ LHQ, cái điều như nằm mơ, với hồ sơ ứng cử có tính tự giác tự nguyện rất cao: 14 cam kết thực thi nhân quyền. Không ai nghĩ rằng đây chỉ là chuyện nói giỡn chơi. Hai đã trở thành một, là một thách thức tự thân, không thề là sự xạo xự như một trò chơi chữ, hay huyền hoặc như cuộc đấu đô vật về khái niệm. Một thắt, Hiến Pháp độc quyền cao vòi vọi ; một mở, con đường nhân quyền thênh thang hứa hẹn. Sự đối ngẫu xoắn lấy nhau đặc biệt như điển hình chưa từng có của thời đại.

Sẽ là điều kỳ diệu nếu không phải cái này nuốt cái nọ, mà cùng nhau “ win-win ” khó tưởng tượng, giả định như cả hai đều sẽ tồn tại thật.

Nếu không phải là kỳ diệu, thì điều gì sẽ xảy ra trong tình thế “ hòa mà không tan ” ? Lò lửa độc quyền sẽ đun sôi nướng chín chảo nhân quyền, hay lò lửa nhân quyền làm bốc hơi chảo độc quyền ?

Nếu không hiểu theo cách “ đắp chiếu ”, thì “ Hiến pháp ” mới tân trang, là một lớp thép bọc thêm đề củng cố vai trò của Đảng ; còn nhân quyền thì như sóng gió đại dương trong lòng dân không phút ngưng gào thét.

Với phương châm của đảng, theo một cách hiểu, thì bí mật nằm ở hai nơi, một là ở “ ý Đảng ”, hai là ở “ lòng Dân ”.

“ Ý đảng ” tuy là khó hiểu, nhưng có cái gì cao hơn để che chắn cho cái rất thấp, là cái ý thức hệ vốn làm thân phận “ tấm chăn ” bao phủ quyền lợi và vai trò của đảng mình ? (Cover every thing, but hide nothing = áo dài VN)

“ Lòng dân ” thì không cần gì bí mật: nhân quyền, dân chủ và đất nước phồn vinh (= Độc lập - Tự do - Hạnh phúc = HP 1946). Họ mãi mãi là chủ thể của đất nước, chứ không phải bất cứ đảng phái nào, hay một ý thức hệ rắc rối nào, dù đôi khi bị rơi vào tình trạng vô thức vì các thứ ấy, bởi một cơn ngủ mê, để khi thức dậy đáng tiếc với nỗi trải nghiệm đau thương của cơn ác mộng.

Họ chỉ muốn một điều đơn giản, nhưng nghiêm trang như một lời nguyền của định mệnh:

“ Hiến pháp ” mới tân trang, sẽ được thay bằng một Hiến pháp mới, bởi chính nhân dân Việt Nam, vào một lúc nào đó, không phải hôm nay thì sáng mai vậy !

Hạ Đình Nguyên
29-11-2013 
  (Diễn Đàn)

Thực phẩm chức năng gây suy gan, chết người: Mỹ cấm, Việt Nam bán tự do

Loại thực phẩm chức năng có thể gây suy gan và tử vong với người sử dụng đã bị thu hồi và cấm tại Mỹ song lại đang được bán tràn lan tại Việt Nam dưới dạng hàng xách tay. Giá của những sản phẩm này vô cùng đắt đỏ.
Thực phẩm chức năng Versa-1
Cục quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã quyết định thu hồi sản phẩm thực phẩm chức năng OxyElite Pro và Versa-1 vì có thể gây suy gan và gây tử vong. Tuy nhiên những sản phẩm vẫn được bán công khai trên thị trường. Tại các trang web mua bán, OxyElite Pro được rao bán với mức giá khá chênh lệch là khoảng 1,4-1,8 triệu đồng/hộp.
Trong khi đó Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, từ 1/1/2010 đến nay chưa cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc Giấy chứng nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho OxyElite Pro và Versa-1 tại Việt Nam.
 
Thực phẩm chức năng OxyElite Pro
 
Theo đó, OxyElite Pro là loại thực phẩm giảm cân dạng viên nang được bán khá nhiều tại Mỹ và một số quốc gia khác. Theo công bố thì loại thực phẩm chức năng này sẽ có tác dụng giúp tiêu thụ mỡ thừa, làm săn chắc cơ bắp và giảm cân. Tuy nhiên, chỉ riêng tại Mỹ đã ghi nhận hơn 50 trường hợp bị suy gan do dùng OxyElite Pro.
 
Khi khách mua hàng hỏi về thông tin đây là OxyElite Pro đã bị cấm tại Mỹ nhiều người bán vẫn đảm bảo đây là những sản phẩm an toàn và bị cấm là do tại Mỹ người ta quá “nhạy cảm”.
 
Không chỉ có OxyElite Pro và Versa-1 mà còn có vô số những loại thực phẩm chức năng khác đã bị cấm vẫn được bán tràn lan tại Việt Nam.
 
Thuốc giảm béo của Trung Quốc có chứa chất cấm sibutramin vẫn được bán trên thị trường với giá trên 300.000 đồng/hộp.
 
Đơn cử, từ tháng 4/2011, Bộ Y tế có văn bản đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ thuốc có chứa hoạt chất sibutramine. Đây là chất có tác dụng tác động lên trung khu thần kinh gây cảm giác no và làm giảm quá trình trao đổi chất, vì vậy khiến người sử dụng cảm thấy no và hạn chế cảm giác thèm ăn.  Nhưng tác dụng phụ của chất này là gây hại đến hệ tim-mạch, gây khô miệng, mất ngủ và táo bón. Hiện vẫn có một số loại thực phẩm chức năng chứa sibutramin đang được bán trên thị trường.
 
Thị trường thực phẩm chức năng của Việt Nam đang loạn cả về số lượng, và chất lượng. Chỉ cần gõ từ khóa “bán thực phẩm chức năng” trên google đã có đến 21.300.000 kết quả  sau 0,21 giây. Trên các website bán hàng như vatgia, enbac… khá nhiều thực phẩm chức năng nhập khẩu được quảng cáo với những tác dụng tăng cường sức khỏe, giảm cân…
 
Tuy nhiên, việc kiểm soát những loại thực phẩm chức năng này dường như đang chỉ dừng lại ở việc thống kê dựa trên hồ sơ, giấy tờ: loại nào đã đăng ký, loại nào được cấp phép… Những sản phẩm được bán online, hàng xách tay thì gần như bỏ ngỏ.
 
Không chỉ thường xuyên nói quá về công dụng và hàng ngàn thực phẩm chức năng còn được nhập nhèm giữa thật và giả, loại bị cấm và loại không bị cấm…. Hơn nữa, phần lớn những sản phẩm này được bán theo hệ thống kinh doanh đa cấp nên giá bị đội lên rất cao. Trong khi đó, người tiêu dùng Việt chỉ biết tin vào lời người bán mà không có cơ sở để đánh giá.
 
Vĩ Thanh
Tổng hợp 
A Tibetan monk arrives at Spain's National Court in Madrid, on Monday May 19, 2008, ready to give evidence about genocide by the Chinese Communist Party's troops in Tibet. After the court issued arrests warrants against former CCP head Jiang Zemin and four other high-ranking officials in connection with this case, the Chinese regime warned Spain the case could damage Chinese-Spanish relations. (AP Photo/Paul White)

Bắc Kinh gây sức ép lên Tây Ban Nha về vụ án diệt chủng Tây Tạng

Anastasia Gubin, Epoch Times November 30, 2013


Trong các cuộc gặp ngoại giao ở Bắc Kinh và Madrid, chế độ Trung Cộng thể hiện sự không hài lòng với quyết định ngày 18 tháng 11 của tòa án quốc gia Tây Ban Nha về việc ra lệnh bắt cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân và bốn quan chức cấp cao khác. Các lệnh bắt có liên quan đến vụ điều tra tội ác diệt chủng ở Tây Tạng của tòa án.

Trước việc quyết định chống lại Giang Trạch Dân và bốn quan chức khác được thông qua, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lập tức triệu tập một cuộc hội nghị báo chí và cảnh báo, “Chúng tôi hy vọng rằng các bên liên quan ở Tây Ban Nha nghiêm túc với mối bận tâm của Trung Quốc và không làm bất cứ điều gì có thể gây hại đến đất nước này hay quan hệ giữa Trung Quốc và Tây Ban Nha”.

Vào ngày 20 tháng 11, Bắc Kinh triệu hồi đại sứ Tây Ban Nha để thảo luận về quyết định của tòa án, cùng ngày ở Madrid, Tổng giám đốc chi nhánh Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương của Bộ ngoại giao Tây Ban Nha Ernesto Zulueta đã gặp một đại diện từ đại sứ quán Trung Quốc.

Cũng vào hôm 20 tháng 11, Bộ trưởng bộ ngoại giao Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia Margallo trong chuyến bay trở về từ California và Florida đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp “để xử lý cuộc khủng hoảng này”, trong khi nói rằng vấn đề có thể được thảo luận tại Hội đồng bộ trưởng, Báo El País của Tây Ban Nha cho biết.

Một người phát ngôn bộ ngoại giao Tây Ban Nha nói vào hôm 21 tháng 11 rằng trong cuộc gặp mặt ở Bắc Kinh, Trung Quốc nhắc lại mối bận tâm rằng quyết định của tòa án có thể làm tổn hại các mối quan hệ giữa hai quốc gia. Người phát ngôn nói rằng trong cuộc gặp mặt ở Madrid một quan chức Trung Quốc đã nói rằng quyết định của tòa án [Tây Ban Nha] là một sự can thiệp vào hệ thống tư pháp của Trung Quốc.

Trung Quốc đòi hỏi “quyền miễn truy tố không hạn định” cho cựu chủ tịch nước của mình. Nhưng trong luật pháp quốc tế, người đứng đầu một nhà nước chỉ có quyền miễn truy tố khi đang đương chức.

Trong quá khứ, chế độ Trung Quốc đã trừng phạt các quốc gia làm những việc mà họ không tán thành. Những quốc gia Châu Âu có các lãnh đạo từng gặp Đạt Lai Lạt Ma phát hiện rằng chế độ Trung Quốc từ chối các cuộc gặp cấp cao và chặn các giao dịch kinh tế.

Jose Elias Esteve, luật sư đại diện cho các nguyên đơn trong vụ án diệt chủng trước Tòa án quốc gia, nói với Đại Kỷ Nguyên rằng những sự phản đối ngoại giao của Trung Quốc là để “yêu cầu chính phủ Tây Ban Nha khép lại vụ án vì nó có thể làm tổn hại quan hệ giữa Tây Ban Nha và Trung Quốc.”.

“Tây Ban Nha là một quốc gia dân chủ và hệ thống tư pháp phải độc lập với chính quyền điều hành”, Esteve nói.

Esteve bác bỏ lập luận rằng lợi ích kinh tế của Tây Ban Nha nằm ở việc nhượng bộ Trung Quốc.

“Nhiều sản phẩm mà chúng ta mua được làm bởi các tù nhân người Tây Tạng trong các nhà tù giống như trại tập trung”, Esteve nói với báo Levante của Tây Ban Nha. “Từ góc độ kinh tế, việc bố trí có trợ cấp lại ngành dệt may và các công ty đồ chơi không chỉ lợi dụng tình trạng vi phạm nhân quyền ở đó mà còn gây thất nghiệp ở [Tây Ban Nha] này.

Quyết định của tòa án quốc gia Tây Ban Nha đến trong một giai đoạn căng thẳng dâng cao ở Tây Tạng. Kể từ tháng 2 năm 2009, 123 người Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối các chính sách của chế độ Trung Quốc, theo tổ chức International Campaign for Tibet. Vào ngày 1 tháng 10, ít nhất 60 người Tây Tạng bị thương khi các lực lượng Trung Quốc nổ súng vào những người phản đối.

Cường độ biểu tình dâng cao ở Thái Lan


Một người biểu tình chống chính phủ ném trả quả lựu đạn cay về phía cảnh sát, Bangkok, Thái Lan, 1/12/13

01.12.2013
Thủ đô Bangkok của Thái Lan đang trải qua những cuộc biểu tình bạo động và lớn nhất kể từ hơn 3 năm qua. Sau tin có 4 người thiệt mạng, hôm Chủ nhật cảnh sát đã ra tay đối phó với người biểu tình bên ngoài văn phòng thủ tướng. Thông tín viên đài VOA Steve Herman tường thuật từ Bangkok rằng phe đối lập tiếp tục tìm cách kiểm soát các văn phòng chính phủ và đài truyền hình nhằm lật đổ chính quyền của Thủ tướng Yingluck.

Cảnh sát Thái Lan sử dụng vòi rồng và hơi cay đối phó với những người tình chống chính phủ đang tìm cách tràn vào Tòa nhà Chính phủ, nơi đặt các văn phòng của Thủ tướng.

Các vụ đụng độ xảy ra sau mấy ngày nhóm biểu tình nhiều lần tìm cách chiếm cứ các văn phòng nhằm lật đổ chính quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Người lãnh đạo phe đối lập, ông Suthep Thaugsuban, trong một bài diễn văn được phát sóng trên toàn quốc, hôm Chủ nhật yêu cầu các đài truyền hình đừng loan các tin tức của chính phủ nữa.

Ông cũng nhấn mạnh lời kêu gọi toàn thể công chức trên khắp nước nên ngưng làm việc kể từ thứ Hai cho đến khi tình hình thay đổi.

Ông Suthep, từng là phó thủ tướng Thái Lan, yêu cầu một “hội đồng nhân dân” chọn một nhà lãnh đạo cho đất nước lên thay. Ông bác bỏ việc thương thảo với Thủ tướng Yingluck cũng như khả năng tổ chức các cuộc bầu cử mới.

Tuy nhiên khi được thông tín viên đài VOA hỏi ý kiến, nhiều người trong đám đông  biểu tình bao vây bên ngoài Tòa nhà Chính phủ, trong đó có một phụ nữ cho biết tên bà là Pasada, dường như sẵn sàng tuân theo tiến trình dân chủ hơn để chọn một thủ tướng. Bà Pasada nói:

“Tất cả chúng tôi đều muốn có một cuộc bầu cử mới. Chúng tôi không thể chịu đựng họ (gia tộc Shinawatra) thêm nữa. Chúng tôi phải đưa họ xuống.”

Mấy ngàn binh sĩ không trang bị võ khi đã được gọi đến tiếp tay với cảnh sát canh giữ các bộ và các văn phòng chính phủ khác.

Ngoài việc chiếm giữ các khu bên ngoài Tòa nhà Chính phủ, nơi nhiều bộ đặt văn phòng, những người biểu tình còn tìm cách xông vào bên trong các đài truyền hình chính.

Tại một địa điểm họ đã bị thất bại: đó là trụ sở của Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan được canh giữ rất nghiêm ngặt. Phía trên các cánh cổng được rào bằng dây kẻm gai trong lúc hàng trăm cảnh sát được trang bị để chống bạo loạn đứng canh.

Một số người biểu tình tiến đến chiếm một ngã tư gần đó, cạnh khu thương xá chính của thủ đô, đã đóng cửa.

Tại ngã tư, đại tá cảnh sát Chaiya Kongsab thừa nhận rằng lực lượng của ông đang bị lấn át về số người.

Ông nói chỉ có 20 cảnh sát ở đó, nhưng rất nhiều người biểu tình kéo đến, vì vậy họ phải rút lui để tránh đụng độ.

Những người lãnh đạo phe “Áo đỏ”, là phe ủng hộ chính phủ tập họp tại một sân vận động trong thủ đô Bangkok trước đó, đã cho các ủng hộ viên của họ về nhà (vào sáng Chủ nhật) sau khi nhiều đợt súng nổ bên ngoài sân vận động.

Bà Yingluck nắm giữ chức thủ tướng từ năm 2011 sau khi đảng của bà đạt thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử. Bà là em của ông Thaksin Shinawatra, một tỉ phú và là cựu thủ tướng bị lật đổ trong cuộc đảo chính của quân đội năm 2006. Ông tự ra sống lưu vong ở Dubai, và đang đối mặt với án tù 2 năm tù về tội gian lận nếu ông trở về nước.

Đảng cầm quyền đã đề xuất một dự luật ân xá, theo đó ông và những người khác bị cáo buộc bạo hành chính trị trong các vụ xuống đường chống chính phủ trước sẽ được đặc xá. Tuy nhiên dù sau khi dự luật này được rút lại, phe Dân chủ đối lập vẫn đẩy mạnh yêu sách lật đổ bà Yingluck và loại trừ ảnh hưởng của anh bà trên chính trường Thái Lan.
(VOA)
 

Lời tâm sự của ông Chấn với hương hồn của người cha


LỜI TÂM SỰ CỦA ÔNG CHẤN VỚI HƯƠNG HỒN CỦA NGƯỜI CHA
(Viết tặng ông Nguyễn Thanh Chấn bị án tù chung thân oan uổng)

Mười năm đằng đẳng trong lao
Án oan con chịu ai nào đoái thương?
Đêm đêm nhìn bốn bức tường
Thương cha xác gửi chiến trường, cha ơi!
Oan khiên kêu đã thấu trời
Vợ hiền đã đến nhiều nơi giải bày
Trời cao biển rộng đất dày
Gặp ai để tỏ oan này, thưa cha?

Đêm trường gió bấc mưa sa
Con thiu thiu chợt thấy cha bước vào
Nhìn cha nước mắt tuôn trào
Tay cha lạnh ngắt áp vào má con
Tù oan quỳ lạy cô hồn
Thân cha gầy guộc xiết con vào lòng
Mười năm lạnh lẽo đêm đông
May đôi lần được ấm lòng bên cha!

Nhớ đàn con dại ở nhà
Bố tù trọng tội kêu mà ai thương!
Dần dà chẳng dám đến trường
Anh em bỏ học tìm đường đi xa
Kiếm tiền giúp mẹ, chăm bà
Theo lời bố dặn về nhà kêu oan
Mẹ nghèo qua cổng nhà quan
Tiền trao vẫn mất tật mang suốt dời!

Phải chi cha giúp kêu trời?
Mà năm nay bỗng có người ghé chơi
Rỉ tai ông nói mấy lời
“Có bà cho biết án người khác gây!”
Nút thắt được gỡ từ đây
Tìm ra bằng chứng đủ đầy án oan
Kẻ giết người phải đầu quan
Người vô tội chịu khuất oan được về!

Tin lành Thanh Chấn, Làng Me(*)
Lượn qua bốn biển bay về trời Nam
Ai cần “đầy tớ” ăn chăm
Xin mời đến nước Việt Nam mà tìm
Bởi loài bụng rỗng không tim
Có đầu không óc còn tìm ở đâu?
Án oan nước xếp tốp đầu
Nhân quyền kiêu hãnh đứng sau Bắc Hàn!

Hà Nội, 30/11/2013

Đặng Huy Văn

Bài do tác giả gởi. TTHN biên tập và minh hoạ.

(*).Phát hiện án oan chung thân nhờ hung thủ đầu thú - Tạp chí pháp Luật

lá đơn kêu oan đẫm nước mắt của ông Nguyễn Thanh Chấn  

Sông Sài Gòn đang chết dần

Trong trận chiến về vai vế, dòng Mekong luôn giữ vị thế là một con sông lớn nhất ở Đông nam Á. Các tiểu thuyết gia từng lãng mạn hoá nó, các nhà khoa học nâng niu nó và giới du khách biến nó thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới.

Quan trọng hơn, nó còn là vựa lúa cho khoảng 70 triệu người dân đang trông cậy vào nó. Vì thế khi những chính phủ thiếu suy xét toa rập với giới doanh nghiệp để xây đập và nạo vét dòng Mekong để trục lợi, sự phản ứng cũng mạnh mẽ như bản thân dòng sông này.

Việc này đã xảy ra với hai con đập Xayaburi và Don Sahong.

Điều đáng buồn là việc tập trung chú ý vào dòng Mekong khiến mọi người bỏ quên tầm quan trọng của những con sông khác cũng như những vấn đề mà chúng đang phải đối diện. Sông Sài Gòn sẽ không bao giờ sánh bằng sông Mekong về tính hùng vĩ nhưng vị trí của nó trong lịch sử, môi trường thiên nhiên hoang dã cũng như tầm quan trọng chiến lược của nó đối với thành phố Hồ Chí Minh khiến nó trở thành tuyến sông cực kỳ quan trọng.

Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam nói rằng con sông này đang chết dần, họ tuyên bố trên truyền thông nhà nước rằng “niềm kiêu hãnh và nguồn sống của Thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm trầm trọng vì nước thải và cần phải có những biện pháp cấp bách để cứu nó.”

Các thử nghiệm đã được tiến hành giữa mùa mưa 2011 và mùa khô của năm sau đấy và Nguyễn Văn Phước, giám đốc Viện Tài nguyên Môi trường tại Đại học Quốc gia Việt Nam nói rằng dòng sông này đã không đạt được chuẩn quốc gia.

Không gì ngạc nhiên khi khu vực hạ lưu thì còn tồi tệ hơn vì ảnh hưởng nặng hơn từ nguồn nước thải công nghiệp và dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương kế cận. Những con số thật là kinh khủng.

Kết quả cho thấy nước thải dân cư là nguyên nhân ô nhiễm nghiêm trọng nhất, chiếm đến 62,2% tổng số chất thải chảy vào sông. Khoảng 50 khu công nghiệp tập trung dọc theo dòng sông đã xả hơn 100 nghìn mét khối nước thải mỗi ngày. Mặc dù đa số đã qua các hệ thống xử lý, nhiều nơi đã bơm chất thải thô trực tiếp vào sông. Các trại nuôi gia súc cũng đã xả hơn 2.600 mét khối chất thải chứa vi khuẩn độc hại vào sông.

Căn cứ theo báo chí nhà nước, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một cơ sở xử lý với công suất 140 nghìn mét khối mỗi ngày trong khi đó riêng các hộ dân đã bơm hơn 1,2 triệu mét khối chất thải chưa qua xử lý vào dòng sông mỗi ngày.

Con sông Sài Gòn dài 256 km này là một nhánh của sông Đồng Nai, cấp nước cho khoảng 20 triệu người, cung cấp đường ra biển Đông cũng như bến cảng và khu nghỉ ngơi Vũng Tàu, nơi vui chơi trước đây của những người thực dân Pháp và giới thượng lưu địa phương.

Các bộ chính phủ, các viện nghiên cứu nông nghiệp và các trường đại học đều nói rằng việc cấp bách nâng cấp các cơ sở xử lý chất thải cùng với việc tăng cường theo dõi, tăng cường cách thải nước để loại bỏ nước ô nhiễm và di dời các nhà máy thì cần được tiến hành để bảo vệ những gì còn lại trong hệ thống sinh thái của dòng sông. Nếu không thực hiện được những việc này thì sông Sài Gòn có thể trở thành một điểm chuẩn ngoài ý muốn của hàng trăm cộng đồng đang nương tựa vào những dòng sông kế cạnh vốn đang nằm trong tình trạng đe doạ tương tự. Và nhiều con sông này cũng đổ nước vào dòng Mekong.

Luke Hunt
Diên Vỹ chuyển ngữ
(Dân Luận)

Nguồn: Scientists: The Saigon River Is Dying - Luke Hunt, The Diplomat
  • General aviation 'set for takeoff' (Washington Post) - The general aviation industry in China is poised for a boom, but the money pouring into the sector may lead to a bubble, industry experts said.
  • PetroChina gets stake in Exxon Mobil field (Washington Post) - PetroChina Co Ltd has finalized an agreement with Exxon Mobil Corp to buy a 25 percent stake in Iraq's West Qurna 1 oilfield, PetroChina said on Thursday.
  • Cities issue new housing policies (Washington Post) - Local governments are issuing new property curbs as soaring housing markets put their 2013 price-rise targets ever further beyond reach.
  • Traditional TV facing challenge from the Web (Washington Post) - Within 28 minutes, 5,555 over-the-top TVs were sold out by LeTV, an online video portal in Beijing, on Nov 11. The TVs, which deliver video and audio over the Internet, cost 6,999 yuan ($1,140) each for 60-inch models and 1,999 yuan for 39-inch versions.
  • Clean energy fueling the future (Washington Post) - Natural gas and renewable energy are poised for boom times in China over the coming decades, and they'll be key factors in the development of the nation's economy, a global energy agency said on Wednesday.
  • Nation tipped to be largest oil importer (Washington Post) - China is expected to overtake US to become the world's largest oil importer in the 2020s as emerging economies will claim most of energy supplies.
  • Steel firms to relocate capacity abroad (Washington Post) - To combat overcapacity in the steel sector, China will relocate some factories and encourage more companies to invest in overseas projects.
  • The birth of hope (Washington Post) - The giant panda is one of the most critically endangered species in the world. China Daily shares an exclusive set of photos, showing the cubs’ growth during the first 100 days.
  • Chinese rethink ink (Washington Post) - Tattoos' social insinuations are changing more rapidly, morphing from stigmatizing marks of deviance to acceptable expressions of individuality. Gan Tian looks at their transforming image.
  • Creative scoops (Washington Post) - This summer, Vivi Dolce started selling its homemade gelato and almost immediately attracted a base of loyal fans who not only bought the frozen treats but also helped publicize the fledgling business.
  • Dama dames: China's secret weapon (Washington Post) - Middle-class matrons do not make big money, but to a large extent they control the nation’s spending. Now, they are even influencing global financial markets.
  • Feeding Asia's art (Washington Post) - Experts see professional biennials as a way to elevate the continent's defining contemporary artists, Xu Jingxi reports from Guangzhou.
  • Holiday plans stir up complaints (Washington Post) - China's holiday office announced three vacation options, and in each option, the number of legal holidays would remain at 11 days.
  • Tea time (Washington Post) - Tea plays an important role in many cultures, from being part of religious ceremonies in Japan, to being a daily ritual for people in England. A new documentary explores how the drink affects the lives of millions of people. Sun Li reports in Xiamen, Fujian province.
  • Turtle power propels Qinzhou (Washington Post) - An advertisement with the tagline "Raising turtles can make you a fortune" changed an orange farmer's life.
  • Premier calls for better links (Washington Post) - Premier Li Keqiang called for improved connectivity among members of the Shanghai Cooperation Organization, to promote regional integration.
  • Liaoning arrives in Hainan for mission (Washington Post) - China's sole aircraft carrier anchored for the first time in the country's southernmost province of Hainan on Friday, in a move analysts said greatly enhances the Chinese navy's combat capability in the South China Sea.
  • Pacts to boost economic cooperation (Washington Post) - A series of agreements that aim to improve regional connectivity, economic ties and security co-op among SCO members are expected to be signed Friday.
  • Air zone 'not aimed at civilian flights' (Washington Post) - China's newly announced air defense identification zone does not target "normal" flights by international airliners, as Chinese fighter jets patrolled the zone.
  • China calm in face of US overflight (Washington Post) - China stressed on Wednesday its ability to "effectively manage and control" its newly declared air defense identification zone.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét