Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Bài viết đáng chú ý

KHI TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM MẤT

Ai đã từng sống ở miền Nam trước 1975 đủ để biết đọc thì cũng biết khẩu hiệu này ở các nơi công sở: Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm, vì nó nằm ngay cả trên Quốc hiệu quân đội của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Thế nhưng, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã không đủ khả năng để thực hiện khẩu hiệu này, sau khi cố tổng thống Ngô Đình Diệm và gia quyến ông bị tận diệt bỡi nhiều lý do, mà ngày nay vẫn còn nằm trong bí mật của lịch sử, để rồi miền Nam Việt Nam là "bên thua cuộc và bỏ cuộc".
Ngày nay "bên thắng cuộc" đang giẫm lên con đường của "bên thua cuộc và bỏ cuộc", không thực hiện được khẩu hiệu tối thượng này, khi danh lợi đang làm mờ mắt các nhóm lợi ích.
Hầu như hôm nay - cái thời đại mà người ta bảo rằng vinh quang và chói lọi nhất - bất cứ cái gì cũng bị các nhóm lợi ích thâu tóm, ngay cả hạt lúa giống ngay trên quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới này cũng bị các nhóm lợi ích nhảy vào để kiếm ăn, mà quên đi Tổ quốc, Danh dự và Trách nhiệm của một công dân. Khi ông giáo sư Võ Tòng Xuân phát biểu: “Một lý do quan trọng hơn là nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc, không nên trồng giống lúa Việt Nam”.

Ngay cả làm văn hóa như việc trùng tu ngôi mộ của Thần Hầu Nguyễn Hữu Cảnh cũng chỉ vì tiền, nên tốn kém đến 19 tỷ đồng để phá nát di tích lịch sử một thời của người mở cõi. Ngay cả xe điện chạy quanh phố cổ Hà Nội mà, quận Hoàn Kiếm cũng có 71% cổ phần như lời ông chủ tịch quận này xác nhận. Quận là ai? Nhà nước là ai? Đảng là ai? Tất cả đều mơ hồ trong những ngôn từ để các nhóm quyền lợi tận hưởng, lời thì chả thấy nói năng, nhưng lỗ thì dân còng lưng trả thuế, phí bất hợp lý.
Lại nhớ câu chuyện, hôm trước có anh bạn Việt kiều chuyên nhập khẩu rác cao cấp về Việt Nam thua lỗ chổng gọng vì không bán được, đành bỏ cuộc. Số là anh làm hồ sơ mở một công ty chuyên xuất nhập khẩu, trong đó có lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu rác. Món hàng rác mà anh chọn là nhựa phế thải ở các bãi rác Hoa Kỳ mà có thể tái chế trở lại thành hạt nhựa PE - Polyethylene. Nhưng khi nhập khẩu về thì bán không ai dám mua, vì nó đã là của để dành cho các công ty khác, mà ngay cả nhà sản xuất tái chế cũng không dám tự nhập khẩu về để sản xuất, dù có được phép nhập để giảm giá thành sản phẩm.
Gần đây trong dân chúng, thông tin đại chúng, quốc hội, và cả những người lãnh đạo cao cấp trong đảng cầm quyền nói công khaiu về các nhóm lợi ích. Ai cũng phát biểu "đầy quyết tâm" xóa các nhóm lợi ích. Nhưng qua cuộc họp quốc hội thông qua "hiến pháp sửa đổi 2013" hôm 28/11/2013 cho thấy, các nhóm lợi ích đã trở thành tập thể đồng thuận lợi ích nhóm cầm quyền, ngay cả rác cũng không chừa. Cho nên, Tổ quốc, Danh dự và Trách nhiệm không còn giá trị trong hiện tại của tập thể nhóm lợi ích. 
Khi Tổ Quốc, Danh Dự và Trách nhiệm bị bỏ rơi vì lợi ích, tha hóa thì ắt sẽ vong thân hơn là dấn thân và thăng hoa ắt sẽ trở thành sự sụp đổ theo như chủ nghĩa hiện sinh đã được thế giới công nhận và trao giải Nobel văn chương cho Jean Paul Sartre năm 1964.

Sự khác biệt giữa hai văn bản hiến pháp Việt Nam 1992 và 2013

Nguyễn Duy Vinh (cựu học sinh trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn)
Vào tháng 05 năm 2013, tôi có viết và đăng một bài có tựa đề “Những biến dạng của các văn bản hiến pháp của đảng Cộng Sản Việt Nam” (xem ở đây), trong đó tôi có tiên đoán như sau:
…Và nếu chúng ta đọc kỹ bài phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (TBT NPT), đọc trước hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 02 tháng 05 năm 2013 tại Hà Nội, chúng ta có thể tiên đoán rằng những thay đổi sắp đến của Hiến pháp 1992, nếu có, như nhà nước vẫn đang kêu gọi dân chúng đóng góp vào Dự Thảo sửa đổi hiến pháp 1992, sẽ chỉ đi vào những chi tiết nhỏ thôi. Phần quan trọng nhất mà đa số các nhà trí thức trong và ngoài nước kêu gọi (tỉ dụ Kiến Nghị 72), cũng như đa số các hội đoàn tôn giáo đạo Ky Tô và đạo Phật trong và ngoài nước kêu gọi, sẽ không được nhà nước coi trọng và bàn đến. Tôi xin chép lại một phần của bài phát biểu của ông TBT NPT dưới đây để chứng minh cho điều tôi vừa viết:
“Nhà nước ta, tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm và có sự thống nhất cao. Đối với những vấn đề mới hoặc còn nhiều ý kiến khác nhau, Trung ương cần xem xét, trao đổi thật kỹ để có phương án tiếp thu, giải trình phù hợp.” (TBT NPT)
Như truyền thông trong nước đưa tin, vừa qua quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua bản hiến pháp sửa đổi vào sáng ngày 28/11. Các đại biểu quốc hội dùng màn ảnh điện tử và bấm nút bỏ phiếu. Trong số 488 đại biểu có mặt, 486 đại biểu đã bỏ phiếu thuận. Hai người còn lại, đã bấm vào nút “không biểu quyết” và dĩ nhiên là không có phiếu chống như trang mạng của quốc hội đã thông tin.
Vào ngày hôm sau, văn bản của hiến pháp 2013 đã được đưa lên mạng và được truyền đi khá nhanh chóng khắp thế giới qua thông tin điện tử. Tôi đã tò mò mở văn bản mới xem và tôi đã có một chút vui xen lẫn với một nỗi buồn lớn. Chút vui vì thấy mình tuy không có khả năng “bói toán hay tiên tri” như một số nhà “ngoại cảm” Việt Nam mà chỉ dựa trên bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng thôi cũng đủ để mình đoán đúng. Nỗi buồnlớn vì quốc hội Việt Nam đã đánhmất một cơ hội tốt để xích lại gần hơn hay hòa nhập với trào lưu tiến hóa của nhân loại.
Và đúng như tôi tiên đoán, văn bản hiến pháp 2013 không khác văn bản hiến pháp 1992 một tí nào về phương diện nền móng và những điều căn bản. Có khác chăng chỉ là những chi tiết nhỏ nhoi. Và tôi xin dẫn chứng dưới đây.
1. Lời nói đầu vẫn giữ nguyên tính cách biện minh
Trong lời nói đầu của văn bản hiến pháp 2013 (VBHP 2013), đã có một vài biến dạng nhưng nội dung vẫn không khác VBHP 1992. Người ta đã lấy đi câu “đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý” nhưng ngược lại lại thay vào đó bằng một câu mới còn nặng ký gấp mười là “thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Đọc đến đây thì nếu chúng ta chịu khó tìm tòi sẽ biết cương lĩnh đó là cương lĩnh gì (vì VBHP 2013 không nói đến). Cương lĩnh đó chính là văn kiện chính thức của ĐCSVN. Nó là hướng đi, nó là phương châm, nó là cái credo hay political platform(nếu mình dùng tiếng Anh) của ĐCSVN. Xin xem link dưới đây để hiểu rõ hơn về cương lĩnh này :
Chỉ qua vài câu trong Lời Nói Đầu, chúng ta cũng có thể thấy rõ ràng là Đảng vẫn lãnh đạo và Đảng đứng trên và đứng ngoài quốc hội (đó là chưa kể đại đa số đại biểu quốc hội là đảng viên ĐCSVN). Đọc qua lời nói đầu này, chúng ta có thể mường tượng được những gì xảy ra sau đó trong văn bản hiến pháp. Đọc Lời Nói Đầu VBHP 2013 chúng ta cũng không thấynhững chữ như “những bè bạn xã hội chủ nghĩa”, ngược lại đọc được những chữ mới thay thế như “sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới”. Những chữ “chiến thắng Điện Biên và chiến dịch Hồ Chí Minh” cũng đã được lấy đi để thay vào đó bằng những từ tương đối đơn giản hơn như “chiến thắng vĩ đại”. Tuy đơn giản hơn nhưng tính cách biện minh của Lời Nói Đầu vẫn còn được giữ nguyên. Có nghĩa là đảng cộng sản VN nhờ vào công trạng cách mạng giải phóng và cứu nước qua những chiến thắng lớn, nhờ vào thừa kế để lại qua sự ra đời của ĐCSVN từ năm 1930, nên đảng có quyền nắm giữ vận mạng quốc gia, lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Ở đây tôi xin đưa ra một băn khoăn : từ khi nước nhà thống nhất đến nay, đã đến lúc chúng ta cần phải có một thay đổi lớn về thể chế chưa và có khi nào nhà cầm quyền nghĩ đến và cho phép người dân được thực thi quyền phúc quyết văn bản hiến pháp mới chưa?
Và một câu hỏi rất lớn có thể làm lung lay vận mạng dân tộc là: đã đến lúc chúng ta nên có một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc về vấn đề có nên để đảng cộng sản VN tiếp tục nắm quyền hay không ? Không biết đảng nắm quyền hiện nay có dám thực hiện một trong hai điều ấy không (phúc quyết VBHP hoặc trưng cầu dân ý) vì từ khi ĐCSVN nắm quyền (1930), chưa có một cuộc tổng tuyển cử hay bầu cử tự do nào được tổ chức trong nước.
2. Nền móng trong văn bản hiến pháp mới vẫn không có gì thay đổi so với văn bản cũ
Chương I của VBHP 2013 cho thấy chế độ chính trị Việt Nam không có gì thay đổi so với văn bản cũ. Nhà nước VN vẫn do nhân dân làm chủ và nhà nước có bổn phận bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của người dân. Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đọc thật kỹ chương I, chúng ta có thể hiểu được cấu trúc của cơ chế chính trị VN hiện nay gồm Đảng, Nhà Nước và Nhân Dân. Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý và Nhân Dân làm chủ. Theo hiến pháp VN hiện nay “sự làm chủ của nhân dân” chỉ có thể được hiểu là được thể hiện qua những đại biểu đại diện dân, tức là Quốc hội (xin xem chương V của VBHP 2013) và các Hội Đồng Nhân Dân. Tuy nhiên, nếu suy xét thật kỹ, muốn được đại diện dân và được bầu vào quốc hội cũng như vào các hội đồng nhân dân, các ủy viên đại biểu này trên thực tế phải là đảng viên nòng cốt của ĐCSVN (mặc dù VBHP không có điều lệ này). Và đây là cái vòng kim cô rất phức tạp. Nếu anh là đại biểu dân và lại muốn bảo vệ và phát huy quyền của dân mà đồng thời anh lại là đảng viên của đảng cộng sản thì công việc của anh rất khó làm. Trong các nước dân chủ Tây Phương, tuy các đại biểu quốc hội đa số là đảng viên của đảng cầm quyền qua một cuộc bầu cử tự do, sự hiện diện của đảng đối lập rất quan trọng và cần thiết. Đảng đối lập quan trọng vì nó nói lên được sự phản biện chính trị khi quyền công dân bị xâm phạm và nhất là khi việc quản lý điều hành nhà nước của chính phủ cầm quyền có sai phạm. Nó rất cần thiết trong việc gìn giữ cán cân dân chủ. Có đảng đối lập thì tình hình sẽ khác hơn. Đảng cầm quyền sẽ không dám lộng hành. Nếu họ làm sai dân sẽ xử qua lá phiếu của họ khi thời gian nắm quyền của đảng lãnh đạo hết hạn.Đó là chưa kể trong những nước dân chủ Tây Phương, tòa án tối cao hoàn toàn độc lập với nhà nước và quốc hội.
Ở nước ta hiện nay, qua VBHP 2013, việc “dân làm chủ” mà phải thông qua một quốc hội trong đó các thành viên đại biểu hoàn toàn là người của đảng thì “dân rất khó làm chủ” - theo sự hiểu biết giới hạn của người viết bài này, vì lý do vô cùng đơn giản là quốc hội nằm trong tay Đảng. Tác giả bài này rất mong ông Chủ tịch QHVN Nguyễn Sinh Hùng chỉ giáo thêm về sự suy nghĩ này. Và dĩ nhiên quốc hội đứng trên Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Theo VBHP VN 1992 cũng như 2013, quốc hội bầu ra Chủ tịch nước cũng như bầu ra Thủ Tướng. Nhà nước theo tinh thần của Chương I là gồm quốc hội, chủ tịch nước và chính phủ cũng như các hội đoàn và công đoàn nhân dân và mặt trận tổ quốc nói chung. Quốc hội, theo Chương V, vừa là cơ quan đại diện dân cao nhất vừa là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN. Và trên quốc hội là Đảng (CSVN). Quốc hội có quyền bãi nhiệm Thủ tướng chính phủ, nhưng quyền ấy, theo tác giả bài viết này, chỉ được thực thi khi có lệnh của Đảng. Xin xem bài viết dưới đây để thấy những khôn ngoan “lách luật” của Thủ tướng chính phủ VN khi bị đại biểu quốc hội đặt câu hỏi :
Thủ Tướng NTD đã dùng Điều 4 để cho quốc hội ra rìa mặc dù theo VBHP, chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước quốc hội. Điều này cho thấy cái vòng kim cô phức tạp của chế độ độc đảng toàn trị. Quốc hội trở thành bù nhìn khi chủ tịch nước cũng như thủ tướng chính phủ đem Đảng ra làm cái khiên che chở.
3. Quyền người dân
Tất cả những quyền công dân được quy định trong chương II và gồm tất cả 36 điều quy định từ Điều 14 đến Điều 49. So với văn bản cũ, văn bản mới có nhiều điều quy định hơn và quyền công dân được định nghĩa rõ ràng hơn tuy những quyền căn bản vẫn không có gì mới. Riêng quyền sở hữu đất đai thì hai điều 53 và 54 (của Chương III) cho thấy rất rõ là không có chuyện sở hữu đất đai thuộc về tư nhân. Nhà nước quản lý hoàn toàn tất cả đất đai trên toàn quốc Việt Nam.
Những quyền căn bản của người dân tuy được nêu ra khá đầy đủ và khá tốt nhưng trong cả hai văn bản 1992 và 2013 vẫn còn có những điều kiện đi đôi với quyền công dân. Và đây chính là cái vòng kim cô số hai. Vòng này đi song song với những quyền căn bản, nghĩa là người dân có quyền này quyền nọ, nhưng việc thực hiện các quyền phải do pháp luật quy định ! Và đây là cái nấc cục của một miếng cơm nuốt không trôi. Tôi cho anh năm đồng nhưng tôi có điều kiện. Và ai làm pháp luật ở đây ? Theo VBHP thì quốc hội làm luật. Nhưng quốc hội phải theo cương lĩnh Đảng (Điều 4). Quyền công dân như vậy chỉ có khi nào anhsử dụng nó và không đi ra ngoài cương lĩnh Đảng CSVN. Quyền công dân VN là tất cả những quyền do Đảng quy định, cho phép.
4. Kinh tế vẫn do nhà nước chủ đạo:
Chương III nói về kinh tế và các vấn đề liên hệ đến giáo dục, công nghệ, khoa học và môi trường. Điểm son đáng khen ngợi ở đây là văn bản mới nói đến việc bảo vệ môi trường (Điều 63). Còn lại thì không có sự khác biệt với văn bản cũ. Kinh tế VN vẫn do nhà nước chỉ đạo. Nền kinh tế này là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Không thấy có chương nào định nghĩa rõ rệt 10 chữ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tác giả bài viết đi tìm thêm qua các sách báo trên mạng mà không tìm được bài nào giảng giải được rõ ràng thế nào là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thật là một bí ẩn lớn. Tác giả bài viết rất mong được các nhà kinh tế có tiếng trong nước chỉ giáo thêm.
Nói tóm lại, văn bản hiến pháp Việt Nam năm 2013 không có gì mới so với văn bản 1992. Nước Việt Nam vẫn là một nước đảng trị độc quyền. Quyền tự do và quyền công dân của người dân phải do pháp luật quy định (và không được đi ra ngoài thể chế cương lĩnh quá độ xã hội chủ nghĩa). Nhà nước chủ đạo hoàn toàn về kinh tế, giáo dục, công nghệ, khoa học và môi trường. Số phận và tương lai của dân tộc Việt Nam hoàn toàn tùy thuộc vào tài lãnh đạo của ĐCSVN cũng như đức độ của đảng viên. Đảng có tài và thanh liêm thì dân nhờ. Đảng bất tài và tham nhũng thì dân lãnh đủ.
Người dân không có lá phiếu tự do chỉ còn biết cầu Trời khấn Phật và lạy Chúa cho ngày càng có nhiều đảng viên lỗi lạc tài đức dìu dắt nhân dân.
N.D.V.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

“Ý đảng lòng dân” thời hiện tại

Đức Thành
Sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua hiến pháp với tỷ lệ tán thành cao ngất ngưởng, vị đứng đầu đảng và Quốc hội thỏa mãn ra mặt, mặc dù trước đó vẫn còn thừa nhận “còn những ý kiến khác nhau” trong quốc hội.
Điều này chứng tỏ hoặc là có chỉ thị ngầm nào đó chỉ thị cho các đảng viên là đại biểu Quốc hội, hoặc là có sự o ép nào đó, hoặc cũng rất có thể tỷ lệ ấn nút tán thành bị chỉnh sửa…
Tóm lại đó là con số hoài nghi, vì chính người đứng đầu Quốc hội đã thừa nhận trong quá trình họp là “còn rất nhiều ý kiến khác nhau”. Bởi khi đang còn rất nhiều ý kiến khác nhau mà lại đem biểu quyết (ấn nút) một cách vội vã như vậy, rồi lại công bố có sự đồng thuận cao thì họa là những ông bà nghị đã ấn nút tán thành đó trong đầu chẳng có tý nếp nhăn nào. Giả sử có nếp nhăn trong đầu đi nữa thì một bên là “cây gậy” và một bên là “củ cà rốt” khiến những con thỏ nghị trường phải bảo toàn cái dạ dày là điều dễ hiểu.
Việc đã rồi, cũng chẳng ai muốn bàn thêm kể cả kẻ hân hoan vui mừng lẫn người ngậm ngùi chấp nhận một cách miễn cưỡng kết quả này. Nhưng thật bẽ bàng cho việc thông qua bản hiến pháp “tiến bộ” có “tính lịch sử”, bởi đáng lẽ đảng, nhà nước phải ăn mừng thời khắc “lịch sử” chiến thắng lớn lao khi đảng đã lãnh đạo được quốc hội thông qua bản hiến pháp sau 5 tuần “lịch sử” –như vị Chủ tịch Quốc hội đã nói, với thắng lợi lớn lao như thế đáng lẽ đảng phải tuyên truyền vận động toàn dân, rồi toàn hệ thống chính trị phát huy tính “đồng thuận cao” để mà phải ca ngợi thành tích (thắng lợi) này, nhưng không giống như truyền thống đảng vẫn làm xưa nay là bắt dân phải ăn mừng những chiến thắng của đảng, mới chỉ sau một, hai ngày khi bản hiến pháp “lịch sử” đó được thông qua, tuyệt nhiên chẳng có tờ báo lớn nào của đảng và nhà nước như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân… đề cập, đưa tin đến sự “thông qua hiến pháp” lịch sử đó nữa. Điều này giúp cho dân Việt chúng ta hiểu hơn sự nhố nhăng trong công tác lập hiến và lập pháp của nhà nước do Đảng lãnh đạo. Và điều này cũng cho chúng ta thấy các cơ quan truyền thông của đảng được nhà nước nuôi đàng hoàng nhưng chẳng còn tính chủ động sáng tạo trong công tác tuyên truyền của đảng.
Thử tìm ý nghĩa thực của “ý đảng lòng dân” hiện nay
Ngay sau khi có kết quả của việc thông qua Hiến pháp, ông Nguyễn Phú Trọng đã trả lời tờ báo Người đại biểu nhân dân rằng số phiếu được thông qua với kết quả đồng thuận cao là tất yếu dân chủ, là kết quả của chân lý “ý đảng lòng dân”.
Không biết ông Trọng hiểu “ý đảng lòng dân” theo nghĩa nào, mà không thấy giải thích thấu đáo xem cái “ý” và cái “lòng” của “đảng” và của “dân” có gặp nhau để hòa quyện vào nhau thành một, thành ý chí, sức mạnh dân tộc, hay nó đã là “ý của đảng” một đằng“lòng của dân” thì đã một nẻo.
Lần trở ngược về trước trong quá trình lấy ý kiến nhân dân cả nước góp ý vào dự thảo hiến pháp thôi cũng đã thấy ý đảng và lòng dân chẳng theo như cách hiểu của ông Trọng, và vì thế ông Trọng đã tặng lại nhân dân của mình câu nói “bất hủ” đến nỗi không còn gì lú hơn là “đòi đa nguyên đa đảng là suy thoái!”.
Khi một bộ phận trí thức công bố kiến nghị sửa đổi, được đông đảo nhân dân nhất là những tầng lớp ưu tú đề cao hưởng ứng, thì đảng cũng vội vã in ấn tài liệu thông qua hệ thống chính trị của đảng, vội vã họp dân rồi vội vã công bố những con số khủng về góp ý dự thảo để đánh lừa dư luận và làm đối trọng với số lượng người đã ủng hộ bản kiến nghị 7 điểm và bản hiến pháp mẫu mà nhóm trí thức 72 đã kiến nghị đến Ban sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội
Phải chăng ý đảng là cứ làm thủy điện đại trà còn ngập lụt trong dân thì kệ, miễn là “thủy điện của đảng xả lũ đúng qui trình”, còn lòng dân oán thán thì kệ lòng dân. Đảng và nhà nước đã có chính sách cứu tế, thăm hỏi động viên rồi hỗ trợ kịp thời!???
Phải chăng ý đảng là sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước không từ một ai, nên những kẻ thù dù được tiền nhân cảnh báo là “truyền kiếp” thì họ vẫn là bạn mà lại là bạn tốt, nên chẳng cần phải đề phòng, còn lòng dân thì cứ bất an trên biển, trên biên...
Phải chăng ý đảng là kinh tế nhà nước phải là chủ đạo, thì cho dù làm ăn thua lỗ nợ nần chồng chất đời nay dân không trả được thì đời sau, còn lòng dân chỉ việc è cổ mà đóng thuế hoặc cống nạp bất kể những thứ gì mà có người thay mặt đảng cần.
Phải chăng ý đảng là trời sinh voi (hay dân sinh đảng) thì nhân dân (đất nước) phải sinh cỏ, nên tài nguyên thiên nhiên của tổ quốc Việt Nam đều bị đảng tận thu khai thác đem bán nguyên liệu thô mà bất cần biết hậu thế người Việt Nam mai sau sống chết mặc bay ra sao. Còn lòng dân dù có kêu than thì cũng chẳng thể nào thấu… cũng nghĩ ấy ý của đảng là dân càng nuôi công chức của đảng và cán bộ của đảng càng nhiều càng tốt mặc kệ biên chế phình to bao nhiêu đảng không cần biết chỉ cần biết lòng dân có ấm ức thật đấy nhưng không thể để dân kêu mà có kêu thì phải tìm cách bịt! Vì vậy đã lâu rồi dân Việt ít có ai dám phản biện lại những quyết sách của đảng và chính phủ (thực chất vẫn là của đảng), nên những sai lầm khiếm khuyết, thậm chí là tội ác, vẫn được người của đảng giải thích đó là chủ trương đúng nhưng người thực hiện làm sai. Nhân dân đã quá nhàm với hai câu ca dao rằng:
Mất mùa là bởi thiên tai
Được mùa nhờ tại thiên tài đảng ta”
Đọc hai câu ca dao này mới thấm thía hết ý nghĩa câu nói «ý đảng lòng dân» được các lãnh đạo của đảng hay dùng với cái nghĩa lấp lửng đến vậy.
Chừng nào tính lấp lửng theo kiểu «khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống» mà đảng đang dùng để trị lại những người bất đồng chính kiến và lôi kéo những phần tử a dua, tạo lên những nhóm lợi ích câu kết nhau chia sẻ quyền lực thì đất nước này còn mãi hai từ «mạt vận».
Đ.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Hiến pháp mới có hợp lòng dân?

Quốc hội Cộng Sản Việt Nam vừa “bấm nút” thông qua bản hiến pháp mới với đa số gần như là tuyệt đối, như vậy chắc hẳn là bản hiến pháp này là “hợp với lòng dân” nên mới được những đại biểu của dân tán đồng với đa số như vậy? Nói đến vấn đề này thì cũng đã có nhiều ý kiến từ khi chỉ là “bản dự thảo hiến pháp” còn được đặt trên “bàn mổ”. Chuyện không là chuyện đơn giản như vậy.

Đầu tiên, chúng ta hãy nghe chủ tịch quốc hội Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng phát biểu: “Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi được Quốc hội thông qua lần này là bản Dự thảo được chuẩn bị công phu, tâm huyết, khoa học đã thể hiện được tinh thần đổi mới; thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, ý Đảng hợp với lòng dân. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, tuyệt đại bộ phận nhân dân và Quốc hội đã đồng tình cao với Dự thảo Hiến pháp sửa đổi thông qua lần này.  Dự thảo đã thể hiện ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân, của đại đa số các đại biểu Quốc hội. Đó là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, là tinh thần làm chủ của nhân dân.Trong một số bộ phận, một số người và ngay cả một số đại biểu Quốc hội còn có những ý kiến khác về một số điều, khoản trong Dự thảo. Những ý kiến còn khác so với Dự thảo đều sẽ được Quốc hội hết sức trân trọng, tiếp thu để tiếp tục nghiên cứu trong quá trình đổi mới đất nước.


Nói vậy mà là không phải vậy. Theo như nhiều ý kiến đóng góp thì bản hiến pháp mới này là bản hiến pháp “phản động” và là bản hiến pháp “mất lòng dân” nhất từ trước đến nay. Chúng ta hãy nghe lời của giáo sư Tương Lai phát biểu: Kiến nghị 72 của chúng tôi yêu cầu quốc hội hoãn thông qua hiến pháp, trong đó chúng tôi nói rõ bản hiến pháp này kìm hãm sự phát triển của đất nước, kìm hãm sự hội nhập với thế giới. Cho nên việc Quốc Hội Việt Nam vừa thông qua bản hiến pháp sửa đổi đối với chúng tôi là việc đáng buồn. Nhưng chúng tôi không ngạc nhiên vì trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện kiến nghị 72 là không dễ, nhưng chúng tôi vẫn đưa ra kiến nghị này là để cảnh báo đối với công luận, nhằm thức tỉnh công luận, để mọi người hiểu rằng cuộc đấu tranh cho dân chủ còn nhiều gian khổ.
Hiến pháp này không theo được tinh thần bản hiến pháp khai sinh ra nước Viện Nam Dận Chủ Cộng Hòa ngày mùng 2 tháng Chín năm 1945, và từ đó từng bước từng bước, hiến pháp này xa rời mục tiêu dân chủ, tự do, và thực hiện quyền con người, tức là giải phóng quyền con người, vì mở đầu cho bản hiến pháp 1946 hay mở đầu cho bản tuyên ngôn độc lập mùng 2 tháng Chín năm 1945, thì tinh thần chung của những hiến pháp 46 và tuyên ngôn độc lập 1945 là Việt Nam tuyên bố là một thành viên dân chủ trước thế giới. Vì sao? Vì khởi đầu của bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã trích dẫn câu trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, có nội dung là tính chất tôn trọng nhân quyền và dân quyền.
Nhưng sau đó từng bước do chiến tranh, vấn đề nhân quyền và dân quyền đã không được bàn tới. Nhưng từ năm 1975 sau khi đất nước được giải phóng, độc lập đã giành lại được, mà độc lập mà không có tự do, dân chủ, quyền con người không được thực hiện thì độc lập đó cũng chẳng mang lại ý nghĩa gì. Chính vì thế mà chúng tôi muốn đấu tranh đòi hỏi phải có một bản hiến pháp kế tục được tinh thần của bản hiến pháp 1946 và kế tục được tình thần cơ bản của bản tuyên nghôn đôc lập ngày 2 tháng Chín năm 1945.
Bây giờ hiến pháp mới được thông qua không có điểm có điểm gì mới, không có tiến bộ, không đáp ứng được khát vọng dân chủ tự do, những điều về quyền con người thì đều bị bị lu mờ đi, thậm chí còn bị gạt bỏ, mà còn đề cao một thể chế toàn trị đối ngược lại với dân chủ và pháp quyền.”

Rõ ràng là trái với những gì mà tay chủ tịch quốc hội Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu, người dân Việt Nam hoàn toàn thất vọng về bản hiến pháp mới này. Nó hoàn toàn đi ngược lại nguyện vọng của người dân khi vẫn là chuyện đảng Cộng Sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo đất nước Việt Nam cũng như vấn đề đất đai thuộc quyền sử hữu của toàn dân và do nhà nước Cộng Sản Việt Nam quản lý. Chính điều luật đất đai này là cội nguồn của mọi sự bất công, ăn cướp của một đám lâu la Cộng Sản Việt Nam cướp đất đai của người dân quê thấp cổ bé miệng và đền bù cho người dân với một giá rẻ mạt. Đây là cội nguồn của biết bao nhiêu người dân oan Việt Nam đã trong suốt mấy mươi năm lê lết khắp các cơ quan công quyền của Cộng Sản Việt Nam để khiếu kiện nhưng chẳng có cánh cửa nào của những nơi này chịu mở cửa để đón tiếp người dân oan.

Cộng Sản Việt Nam thường mở miệng tự hào đây là một nhà nước của dân và vì dân nhưng thực tế thì đây là một nhà nước đàn áp và bóc lột người dân một cách tồi tệ và bất nhân nhất trong lịch sử mấy nghìn năm của đất nước và dân tộc Việt Nam. Việc đám quốc hội bù nhìn Cộng Sản Việt Nam “bấm nút” thông qua “bản hiến pháp thổ tả” này thì còn lâu lắm người dân Việt Nam mới có thể được hưởng tự do, dân chủ và nhân quyền thật sự. Con đường để đi đến tự do, dân chủ và có nhân quyền cho người dân Việt còn là một con đường đầy chông gai và nhiều trắc trở.

Phi Vũ.

Ô nhục và hiểm nghèo! (Tổ Quốc) (TQ 170)

“…Bộ máy sàng lọc của đảng đã loại hết những người có nhân cách và chỉ để lại những cấp lãnh đạo thấp bé về cả tài năng lẫn đạo đức. Như thế, hoặc các phe phái sẽ xâu xé nhau tới cùng trong một trận đấu mà nhượng bộ đồng nghĩa với mất hết hoặc, có nhiều triển vọng hơn, Bắc Kinh sẽ áp đặt một tay sai và thống trị Việt Nam qua người này…”


 
Ai không biết rằng cái quốc hội này, mà trên danh nghĩa là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, chỉ là một định chế bù nhìn, một cỗ máy giơ tay, hay bấm nút thuận? Tuy vậy sự kiện bản dự thảo sửa đổi hiến pháp được biểu quyết thông qua mà không hề bị một phiếu chống nào đã vượt mọi giới hạn của sự ô nhục. Đã chỉ có năm người vắng mặt và hai người không bỏ phiếu; những người này tuy còn chút liêm sỉ nhưng cũng vẫn chưa có đủ dũng cảm để làm người.
Bản hiến pháp vừa được thông qua là một xúc phạm thô bạo đối với nhân dân Việt Nam. Định nghĩa của một nhà nước, như cả thế giới đều hiểu và tán thành, là định nghĩa theo đó nhà nước là thực thể có độc quyền sử dụng bạo lực hợp pháp, nói cách khác các lực lượng vũ trang chỉ phục tùng nhà nước. Bản hiến pháp vừa được thông qua qui định (điều 65) "Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước..".Như vậy nhà nước hiện nay không còn là một nhà nước nữa bởi vì nó không còn là thực thể có độc quyền sử dụng lực lượng vũ trang. Không có độc quyền mà cũng không có luôn cả quyền ưu tiên, bởi vì nhà nước đi sau Đảng. Bản dự thảo ban đầu đã trắng trợn đặt ĐCSVN trước cả tổ quốc và nhân dân, nó đã được biên tập lại để giảm bớt sự khiêu khích nhưng Đảng vẫn đứng trước nhà nước. Đó chỉ là một nhượng bộ lừa mị nhằm xoa dịu dư luận. Tổ quốc và nhân dân là những khái niệm trừu tượng, chỉ có nhà nước và ĐCSVN là những thực thể cụ thể; nhà nước đại diện cho tổ quốc và nhân dân, đặt đảng trước nhà nước cũng là đặt đảng lên trên tổ quốc và nhân dân. Và khi một đảng đã tự đặt mình lên trên tổ quốc và nhân dân là đã tự coi như một lực lượng chiếm đóng chứ không còn là một chính đảng trong đất nước nữa. Từ trước đến nay những người lãnh đạo đảng cộng sản vẫn không coi dân tộc Việt Nam ra gì, họ vẫn tự đặt mình lên trên tổ quốc và nhân dân nhưng ít ra họ không quá trắng trợn. Lần này họ công khai hóa và chính thức hóa tư cách của một lực lượng chiếm đóng nước ngoài. Thái độ phải có của mọi người Việt Nam đối với đảng cộng sản là thái độ đối với một lực lương chiếm đóng nước ngoài.
Chúng ta cũng có thể bị ngoại thuộc thực sự. Bản hiến pháp này tập trung mọi quyền hành trong tay một chủ tịch nước có mọi triển vọng trong tương lai sẽ kiêm nhiệm luôn chức tổng bí thư đảng theo mô hình Trung Quốc. Nhưng ĐCSVN không còn ai đủ uy tín cho chức vụ này. Bộ máy sàng lọc của đảng đã loại hết những người có nhân cách và chỉ để lại những cấp lãnh đạo thấp bé về cả tài năng lẫn đạo đức. Như thế, hoặc các phe phái sẽ xâu xé nhau tới cùng trong một trận đấu mà nhượng bộ đồng nghĩa với mất hết hoặc, có nhiều triển vọng hơn, Bắc Kinh sẽ áp đặt một tay sai và thống trị Việt Nam qua người này.
Việc một khối 500 người tương đối có ăn học và cũng có điều kiện để quan sát thế giới trong cái gọi là "quốc hội" ngoan ngoãn cúi đầu biểu quyết thông qua bản hiến pháp này mà không một người nào dám chống lại đã là một sự ô nhục ngoài mọi tưởng tượng. Cái quốc hội này và toàn bộ các thành viên của nó có tội lớn đối với dân tôc Việt Nam và phải bị khinh bỉ một cách tuyệt đối, vĩnh viễn.
Mọi người Việt Nam, nhất là những người trí thức, cũng sẽ phải chia sẻ trách nhiệm và sự ô nhục nếu không phản ứng một cách thật quả quyết.
Ban Biên Tập Tổ Quốc

Hiến pháp mới 2013 vẫn bình mới rượu cũ

Nguyễn Thu Trâm, 8406 (Danlambao) - Vào ngày 28 tháng 11 vừa qua Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua bản Hiến Pháp mới, sau đợt lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo Hiến Pháp này kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2013.
Trước những sai lầm tiếp nối sai lầm trong tất cả các chính sách đối nội, đối ngoại cũng như trong các sách lược quốc kế dân sinh, khiến cho nền kinh tế của nước nhà kiệt quệ, nhân dân tiếp tục đời sống đói rách lầm than, và hèn nhược, tổ quốc triền miên lâm nguy bởi chính sách “tằm ăn lá dâu” của nước láng giềng Trung Quốc, trong các góp ý cho Quốc Hội về sửa đổi Hiến Pháp lần này, người dân đã đồng lòng đòi hỏi xóa bỏ điều 4 hiến pháp, xóa bỏ vai trò độc tôn cai trị đất nước của đảng cộng sản, tiến tới xây dựng một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng với một nhà nước pháp trị thực sự của dân, do dân và vì dân trên căn bản tam quyền phân lập, nhằm hạn chế sự độc tài, lạm quyền và bảo đảm tự do dân chủ và công bằng pháp luật, các lãnh đạo của đảng và nhà nước với một nổ lực hòng kéo dài quyền cai trị đất nước của đảng cộng sản, thông qua các phương tiện truyền thông lề đảng, đã không ngừng đả phá, thậm chí là cả đe dọa những cá nhân, tổ chức lên tiếng kêu gọi xóa bỏ chế độ độc đảng, độc tài và kêu gọi việc thành lập các đảng phái chính trị đối lập, tiến tới việc xây dựng một nhà nước pháp quyền, dân chủ, đa nguyên. Gần đây, để dọn đường cho việc thông qua hiến pháp mới mà không có bất cứ một thay đổi nào đáng kể so với bản Hiến Pháp năm 1992, báo Công An Thành Phố đã đăng tải bài viết của tên bồi bút Bùi Văn Học với tiêu đề Không Thể “Tam Quyền Phân Lập” và cũng với cùng nội dung đó, báo an ninh thủ đô cũng của ngành công an cộng sản lại đăng tải dưới tiêu đề “Tam Quyền Phân Lập Không Phù Hớp Với Thể Chế Chính Trị Ở Nước Ta”.
Cả hai bài báo đều khởi đầu rằng: “Thời gian gần đây, lợi dụng việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số người đã cổ súy cho việc thực hiện cái gọi là “tam quyền phân lập”, đòi tách biệt quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để “kiềm chế”, “đối trọng” giữa ba quyền này theo mô hình nhà nước tư sản... Đây là những luận điệu không mới và đã được các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền, kích động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.”
Sau những bao biện nhăn cuội theo cung cách tuyên truyền một chiều của cộng sản, bài báo đi đến kết luận rằng: “Từ sự phân tích ở trên, tôi hoàn toàn đồng tình với quy định tại Điều 2 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Thật tội nghiệp cho cái não trạng nô lệ cộng sản của Bùi Văn Học bởi cái lối ngụy biện sáo mòn trong bài viết của tác giả đã thể hiện rất rõ ràng rằng Bùi Văn Học chẳng khác gì loài động vật dạ dày có 4 túi, chỉ giỏi nhai lại những thứ đã gặm vội, nuốt thô trước đó. Bởi dù chỉ là một con người với một chút nhân cách tối thiểu cũng không ai có đủ can đảm để rêu rao rằng trước công luận rằng “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - bổ sung, phát triển năm 2011- đã khẳng định: "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân... Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Thật là xú uế cho cái luận điệu tuyên truyền bịp bợm của cộng sản và những kẻ nô lệ cộng sản!
Thứ nhất: Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa nào là của dân, do dân và vì dân khi mà cái nhà nước đó vừa ra đời thì đã bắt tay xây dựng hàng trăm trại lao cải ở khắp các vùng rừng thiêng nước độc để giam hãm hàng chục ngàn người dân vô tội cho đến chết vì kiệt sức, vì đói khát chỉ bởi họ là những trí thức, những doanh gia, những hào mục ở nông thôn hay chỉ là những người cày có ruộng, chỉ đơn giản vì “địa, hào trí phú” là kẻ thù của nhà nước, của chế độ, nên phải “đào tận gốc, trốc tận ngọn”? Cái nhà nước mà chỉ muốn nhân dân phải vô sản, phải đói rách lầm than mới là ái quốc, còn những người được ăn no, có mặc ấm thì bị xem là thành phần phản quốc là những kẻ thù của chế độ, cần phải bị đấu tố, bị đào tận gốc, bị trốc tận ngọn thì sao đó lại là nhà nước của dân, do dân và vì dân được?
Thứ hai: Ở đất nước Việt Nam XHCN Làm gì có chuyện “… tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”? Bởi nông dân chỉ là tầng lớp bị trị trong xã hội: Ruộng vườn, nhà cửa và đất đai do tổ tiên bao đời tạo dựng, cứ lần lượt bị cường hảo đỏ cướp trắng, để đến nỗi trong xã hội ngày nay vừa hình thành thêm một giai cấp mới, đó là giai cấp dân oan khiếu kiện, mà không ít trong số họ từng bị tra tấn, bị tù đày lao lý hay bị đưa vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm vì tội “tập trung khiếu kiện đông người, gây rối trật tự công cộng”. Còn công nhân Việt Nam vẫn chỉ là những “còng làm cho thẳng lưng ăn” không những bị các công ty xí nghiệp của nước nhà bóc lột tận tủy xương với đồng lương chết đói, mà hiện thời họ còn bị bóc lột, bị đàn áp và bị chà đạp nhân phẩm bởi cả các chủ cả là người từ “nước lạ” mà đảng và nhà nước cung thỉnh về để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp để bóc lột sức lao động của dân nghèo Việt Nam hoặc để khai thác tài nguyên về làm giàu cho “nước lạ” nhưng lại tàn hại môi sinh của con dân đất Việt. Vậy sao lại nói lấy được rằng: “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”? Còn đội ngũ trí thức ư? Các lãnh tụ cộng sản xem “trí thức không bằng cục phân” thì làm sao lại có chuyện quyền lực nhà nước thuộc về tầng lớp trí thức được?
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy rằng “Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của đảng, do đảng và vì đảng.” Chẳng thế mà các lãnh đạo của đảng, nhà nước và chính phủ luôn ngồi xỗm trên hiến pháp và pháp luật, họ có quyền sai phạm, có quyền làm bất cứ điều gì họ muốn, miễn là được vinh thân, phì gia, mặc cho đất nước cứ đói nghèo, dân tình cứ cơ lại. Điều này chỉ có thể tồn tại trong một thể chế độc tài đảng trị như Việt Nam hiện nay mà thôi, bởi ở đó, đảng là trên hết, trên cả Tổ Quốc, trên cả hiến pháp và luật pháp, bởi ở đó luật pháp chỉ là một công cụ của giai cấp thống trị dùng để trấn áp tầng lớp bị trị mà thôi.
Ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị tù 10 năm vì một oan án, do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của đảng, do đảng và vì đảng
Bằng chứng là gần đây, một số vụ án oan được phanh phui, nhiều người dân vô tội được trả tự do sau hàng chục năm bị tù đày, mà bản thân họ không hề can án. Điều này cùng chỉ xãy ra ở Việt Nam dưới chế độ cộng sản mà thôi, bởi ở đó “Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” có nghĩa là mọi quyền hành trong nước đều thống nhất, đều quy về một mối, do đảng thống nhất lãnh đạo, đảng phán cho ai có tội, thì kẻ đó phải là kẻ có tội, cho dù trên thực tế kẻ đó không hề phạm tội, và đảng phán cho ai vô tội, thì người đó được vô tội, cho dù trong thực tế người đó phạm vô số tội, thậm chí là phạm trọng tội bán nước hại dân!
Vậy, việc đòi hỏi xóa bỏ điều 4 hiến pháp, xóa bỏ vai trò độc tôn cai trị đất nước của đảng cộng sản, tiến tới xây dựng một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng với một nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân trên căn bản tam quyền phân lập, nhằm hạn chế sự độc tài, lạm quyền và bảo đảm tự do dân chủ và công bằng pháp luật là một đòi hỏi chính đáng cho cả dân tộc Việt Nam chứ không riêng cho một tầng lớp nào trong xã hội, để mọi người, từ một thứ dân cho đến một ông thủ tướng đều được bình đẳng trước pháp luật, đều cùng sống và cùng thượng tôn pháp luật, chứ không ai được quyền ngồi xỗm trên pháp luật, mà cũng không ai bị áp đặt cho một án tù đày một cách oan khiên khi họ hoàn toàn không hề phạm tội. Trong số những người được hưởng lợi từ nền tự do dân chủ và công bằng pháp luật trong thể chế chính trị đa nguyên với một chính phủ tam quyền phân lập đó, chắc chắn có cả ông bà cha mẹ, họ hàng quyến thuộc của Bùi Văn Học, của các nhân viên cảnh sát điều tra, và tất nhiên là có cả ông bà cha mẹ, họ hàng quyến thuốc của Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng cũng như của tất cả các ủy viên Bộ chính trị nữa, chứ không riêng gì của tầng lớp thảo dân thấp cổ bé họng. Vậy cớ sao các lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt nam lại chối từ đòi hỏi chính đáng đó của người dân? Cớ sao các cơ quan truyền thông của đảng và nhà nước lại gay gắt chỉ trích những người vì quyền sống của cả dân tộc mà đại diện cho cả dân tộc gởi đến lãnh đạo đảng, nhà nước và Quốc Hội đòi hỏi chính đáng này? Vì nền tự do, dân chủ đích thực, vì hạnh phúc của toàn dân tộc, và vì sự tiến cường của đất nước, vì sự tồn vong của Tổ Quốc Việt Nam hà cớ gì lại “KHÔNG THỂ TAM QUYỀN PHÂN LẬP”? Hà cớ gì chủ trương sửa đổi hiến pháp, mà vẫn chỉ "Bình mới, rượu cũ" thế này?
Có thể nói rằng toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước vô cùng thất vọng, bất bình và phẫn nộ với Bản Hiến Pháp "Bình Mới Rượu Cũ" này. Ấy vậy mà mà trong bài diễn văn thông qua bản hiến pháp sáng ngày 28 tháng 11 vừa qua, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã dám sủa ra rả rằng: “Có thể nói, với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, với trí tuệ và cách làm khoa học, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị nước ta đã tham gia xây dựng Dự thảo Hiến pháp này. Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội thông qua lần này đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp tình hình thực tiễn và yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới”. Thật là ô nhục cho cái quốc hội nước Việt Nam thời nhà sản, bởi mang tiếng là đại biểu cho nhân dân, mà thực chất chỉ là những tôi mọi của đảng cộng sản, để lừa bịp nhân dân và công luận quốc tế. 
Việt Nam ơi, nỗi ô nhục này còn kéo dài đến bao giờ?

Chịu!

TT - Lũ lụt hoành hành, hủy diệt tài sản lẫn sinh mạng người dân. Nhiều đứa trẻ đột tử sau tiêm ngừa. Thực phẩm nhiễm độc tràn lan tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân. Những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư đang nhiều đến mức lo ngại...
Nhưng... “Chẳng sao cả. An toàn. Tất cả đều được thực hiện đúng quy định”...
Mới chiều qua, một người bạn của tôi từ Củ Chi gọi điện hớt hải hỏi: “Văcxin Quinvaxem chắc chắn an toàn không anh? Nhà báo các anh có thông tin gì chính xác chưa? Tôi định cho con đi chích ngừa mà lo”.
Nghe tiếng thở dài, lo lắng qua điện thoại mà tôi cũng chỉ biết thở dài trả lời chịu. Có lẽ chẳng riêng gì tôi mà nhiều người khác cũng đành vậy, không thể trả lời trước câu hỏi đẫm nặng thời sự này. Từ đầu năm đến giờ, 15 trẻ đã chết sau tiêm ngừa. Năm 2012 cũng 15 trẻ ra đi sau khi đến cơ quan y tế tiêm ngừa phòng bệnh tật. Mới đây nhất là trường hợp thương tâm của bé Trần Mỹ Ngọc mới 5 tháng tuổi ở Bạc Liêu. Chiều 24-11, bé đã mất chỉ vài giờ sau khi tiêm ngừa văcxin Quinvaxem lúc sáng. Và có lẽ đây là trường hợp ngành y tế đã “điều tra” nhanh kỷ lục với nguyên nhân: suy hô hấp, sốc phản vệ. 40 triệu đồng, khoản tiền đề nghị hỗ trợ gia đình bé cũng nhanh chóng được thỏa thuận với điều kiện thân nhân không được kiện thưa.
Nếu suy luận một cách logic thì có gì đó thật bất ổn trong sự vụ này. Nguyên nhân tử vong của bé được cho là không phải do văcxin. Khoản tiền trao tay gia đình bé cũng chỉ được gọi là hỗ trợ, chứ không phải đền bù. Tuy nhiên, điều kiện đặt ra là gia đình không được kiện tụng. Tại sao vậy?
Cùng thời điểm lùm xùm chuyện văcxin xảy ra lắm vụ tử vong này, câu chuyện lũ lụt tàn phá miền Trung cũng làm người dân chỉ biết thở dài ngao ngán. Gia súc chết, hoa màu mất trắng, nhà cửa tan hoang, thậm chí trả giá bằng cả sinh mạng con người.
Người dân hoảng hốt điểm mặt thủ phạm: thủy điện. Nhiều nhà khoa học độc lập, thậm chí một số đại biểu Quốc hội cũng điểm mặt thủ phạm: thủy điện.
Nhưng... Tất cả đều được thực hiện đúng quy định!? “Chẳng phải lỗi của chúng tôi. Thậm chí chúng tôi còn có công, chứ không có tội gì trong chuyện này”... Các nhà thủy điện lên tiếng thanh minh. Cơ quan quản lý cấp bộ cũng khẳng định rõ ràng thủy điện vô can.
Lặng nghe nỗi niềm của người dân, người viết bài này cũng chỉ còn biết thở dài. Còn nhớ từ hồi mới vào nghề cách đây 20 năm, tôi đã may mắn được gặp giáo sư Lâm Công Định, người tiên phong trồng rừng chống sa mạc hóa ở quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Và chính từ đây đã khởi phát các chương trình trồng rừng chống cát bay, sa mạc hóa trên dải duyên hải miền Trung. Khi được hỏi nguyên nhân lũ lụt miền Trung ngày càng nghiêm trọng, giáo sư chỉ trả lời một câu ngắn gọn: “Những kẻ phá rừng!”. Duyên hải miền Trung là cái máng xối. Còn rừng núi phía trên Trường Sơn là mái nhà. Rừng giữ nước không còn, thì nước trên mái nhà đổ ào tất cả xuống máng xối miền Trung là điều dễ hiểu.
Chuyện rừng và lũ mà tôi được nghe, nhiều nhà khoa học, đại biểu Quốc hội, kể cả người dân cả đời đổ mồ hôi sinh tồn trên mảnh đất của mình cũng chẳng lạ lẫm gì.
Nhưng... “Tất cả vẫn an toàn. Chúng tôi đã thực hiện đúng quy định”.
Người dân chịu!

CƠ CẤU...CẨU...


Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu trong khoa học nông nghiệp buộc phải thốt lên với phóng viên Đất Việt:“Một lý do quan trọng hơn là nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc, không nên trồng giống lúa Việt Nam”.
Nói theo dân gian là nhóm lợi ích đã "cơ cấu" là phải dùng giống lúa A, giống lúa B do công ty A, công ty B nhập, được quan chức A, quan chức B nhọn miệng hót và " áp" nên một đất nước nông nghiệp như mình cũng bó tay không làm chủ được giống lúa là phải thôi, ha? (http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/hat-lua-giong-cung-co-nhom-loi-ich-160680.bld)

Thì minh chứng đây này, ai đời chủ tịch xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị ra ruộng phá mạ của dân vì cho rằng, giống mạ này xã đã vận động không gieo nữa mà dân vẫn gieo, trong khi dân lại nói giống này tốt, đắt giá và năng suất cao. Đắt giá kệ mẹ chúng mày, gạo ngon kệ mẹ chúng mày, năng suất cao kệ mẹ chúng mày, nhé, cái quan trọng là chúng mày phải gieo cái giống lúa chúng tao ( tức xã) bán dù giá đắt đỏ, nhé. Và dân đã trả lời hệ thống chính trị xã này bằng ngôn ngữ bùn, tức vây lấy đoàn phá mạ, ném bùn vào mặt lãnh đạo. Và cuối cùng, theo kết luận của cấp trên, cái việc huy động cả hệ thống chính trị địa phương đi phá mạ của dân là sai bét. Tất nhiên là sai, nhưng họ phải ra oai để bán cho được giống họ mang về, không phải vì dân mà vì lai rai...vì đã nhí nhoáy cơ cấu...nhai tiền dân. Đúng không? ( Nguồn: http://m.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/151307/chu-tich-xa-chi-dao-pha-ruong-dan-vi--giong-khong-co-cau-.html)

Bây giờ mới biết, hóa ra ở Hà Nội, quận cũng tham gia cổ phần trong công ty kinh doanh nhỉ, mà tới 71% cơ, như cái việc Quận Hoàn Kiếm chiếm 71% vốn của Công ty Đồng Xuân, hèn chi bây giờ thấy đàn đàn lũ lũ ô tô điện đi loạn xạ mà không ai mần chi, trước nói phục vụ khách du lịch đi dạo phố cổ Hà Nội, hay, giờ mần hết, mần đám tang, mần đám hỏi,mần đám cưới, cái chi có tiền là mần, bất cần, tắc đường cũng không ai hỏi, vì hỏi chi, quận kinh doanh chứ ai mà hỏi, hả? Rứa là chắc chắn trái luật nhỉ? Trái luật thì mần chi được nhau, nhỉ? Lời lãi cơ cấu cả rồi, mần chi ai. Ha?(http://www.tienphong.vn/xa-hoi/660099/O-to-dien-rong-ran-pho-co-Lanh-dao-quan-thua-nhan-co-71-co-phan-tpp.html)

Bây giờ nhiều thứ cơ cấu lắm, cơ cấu chức, cơ cấu nhân sự, cơ cấu tỉ lệ ăn chia, cơ cấu bôi trơn, cơ cấu thi đua, cơ cấu thành tích....và sau mỗi màn cơ cấu này đều hội tụ ở cẩu, tức chó, nhỉ? Nói không phải mê tín, trời se se lạnh này mà các bác cơ cấu xong một việc lại kéo nhau chó phát nhỉ, vừa chó vừa dúi tiền trả công cơ cấu nhỉ, mâm nào cũng chó cả, hình như 7 món, ha?

---------------------------
Xin hãy hành động vì những nhân dân nhỏ bé.

Nền Tư pháp tàn bạo?

Vũ Lịch Nguyên
Đúng là bản chất
Dù từ sau thập kỷ 30 (thế kỷ trước) ở Liên Xô không còn Đại Thanh Trừng nữa; sau 1955 ở Việt Nam không còn Cải cách ruộng đất và sau 1970 ở Trung Quốc không còn thảm cảnh do "cách mạng Văn Hoá" nữa..., nhưng do vẫn áp dụng chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp, nên án oan còn đầy rẫy.
Đọc bài KINH HÃI NỀN TƯ PHÁP TÀN BẠO tôi nhận ra vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn có sự liên kết chặt chẽ và phối hợp rất "thống nhất" cả 3 khâu: điều tra, lập toà, kiểm sát. Nghiệp vụ điều tra quả là cao ngất ngưởng.
Dẫu là uỷ viên Bộ Chính trị ở Liên Xô, Trung Quốc, và ở VN... kể cả bác đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng CA (giả sử thế) nếu mà sa vào tay mấy vị điều tra viên, đều sẽ nhận tội ráo. Cưỡng sao nổi "nghiệp vụ" điều tra của công an, dù chỉ là công an cấp tỉnh (theo ông dân biểu Trần Văn Hằng, là giỏi nhất thế giới)???
Trước đó, được đọc bài Án bỏ túi của nhà báo Như Phong, thấy rằng cả 3 thiết chế trên đều được đặt dưới sự điều khiển của cấp uỷ đảng. Cả ba đã thống nhất mức án, bất cần biết có tình tiết gì mới được bị cáo trình bày trước toà, bất cần biết luật sư sẽ "cãi" ra sao; bất cần tranh luận giữa luật sư và công tố... Chánh toà cứ "tuyên" mức án đã được định sẵn, do cấp uỷ đã duyệt. Nạn nhân chỉ trông cậy (hão) vào phiên phúc thẩm. Đúng là tàn bạo.
Mọc lên từ một cái gốc
Như vậy, cái gốc để nền tư pháp trở nên tàn bạo là BA QUYỀN (lập pháp, hành pháp, tư pháp) không phân lập ngay từ cấp cao nhất.
Dưới đó, là ngành Tư pháp, thì trong nội bộ cũng không phân lập nốt. Ba 3 thiết chế (Công an, Toà và Kiểm sát) của nó không độc lập, mà phải phối hợp chặt chẽ dưới sự lãnh đạo. Tra Google cụm từ "dưới sự lãnh đạo" (eo ơi!) được trên chục triệu kết quả. Đủ biết, đảng ngồi trên tất cả, chứ đâu chỉ ngồi trên Tư pháp.
Tái thẩm hay giám đốc thẩm: Không phải do trình độ
Tôi không tin do trình độ, mà là do bản chất tư pháp nước ta, khiến ông Chánh toà tối cao đã quyết định vụ Nguyễn Thanh Chấn cần được tái thẩm.
Ơ hay! Rành rành, vụ ông Chấn đã xử xong từ 10 năm trước, đã có bản án đóng dấu đỏ, nó đã được thực thi, ông Chấn đã thụ án được 10 năm... Nay phát hiện oan sai, việc phải làm (để thể hiện sự lương thiện nhận lỗi) là rất đơn giản:
Việc 1- Tuyên bố ông Chấn vô tội, trả tự do cho ông, xin lỗi, phục hồi danh dự và đền bù cho ông.
Việc 2- Sờ gáy và xử lý ai làm sai.
Việc 3- Đề xuất và ra Luật: 3 quyền phân lập; 3 thiết chế (công an, toà, kiểm sát) độc lập.
Ấy thế mà Tư pháp nước Cộng hoà XHCNVN lại chơi cái bài "tái thẩm" tức là đem một vụ "đã xử xong", "đã kết thúc" ra để... xử lại (tái thẩm = xử lại). Nếu tái thẩm, ông Chấn vẫn phải ra toà, vẫn chưa biết toà sẽ tuyên án ra sao...
Thôi, xin tạm ngừng và xin đề đạt một ước muốn nhỏ
Vị nào bỏ công tìm được những vụ án oan, xin tập hợp vào một chỗ riêng, để toàn đảng, toàn dân có tư liệu tham khảo đầy đủ. Ví dụ:
....
V.L.N.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Còn Thiếu 45 (Nguyễn Đình Thắng)

“…Trong mấy tuần tới đây, chúng tôi sẽ vận động để sao có 45 vị dân biểu cùng viết thư cho TT Obama, tuyên bố lập trường chống “đường tắt”. Được vậy thì TT Obama sẽ biết trước rằng cố gắng giúp Việt Nam trót lọt qua “đường tắt” sẽ chỉ là điều vô vọng, chằng nên mất thì giờ vào đó nữa…”
 
 
Đó là số dân biểu còn thiếu để đạt đa số cần thiết nhằm đẩy lùi triển vọng Việt Nam vào TPP.
Tại buổi tiếp xúc với Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào tháng 7 vừa qua, TT Barack Obama hứa hẹn sớm hoàn tất việc thương thảo bản Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để rồi đưa TPP vào Quốc Hội phê chuẩn vào cuối năm nay.
Để chuẩn bị cho việc này, TT Obama đang vận động Quốc Hội chấp nhận phê chuẩn theo thể thức “đường tắt” (fast track), nghĩa là các dân biểu và thượng nghị sĩ chỉ có quyền bỏ phiếu chống hay thuận “trọn gói” chứ không được mổ xẻ, thêm bớt. Có vậy thì Việt Nam mới trót lọt qua được.
Trong 12 quốc gia thương thảo TPP, Việt Nam là ngoại lệ vì chưa đủ trinh độ để tham gia. Nền kinh tế của Việt Nam yếu kém, không phải là kinh tế thị trường, thiếu sự minh bạch, không tôn trọng quyền của người lao động, vi phạm tác quyền trầm trọng, và thiếu hệ thống pháp trị. Tuy nhiên TT Obama muốn kéo Việt Nam vào ké với những quốc gia khác, vì muốn có Việt Nam trong chính sách “chuyển trục” của Hoa Kỳ.
Nếu Quốc Hội đem ra mổ xẻ thì thế nào những điểm bất cập kể trên cũng sẽ bị phanh phui. Như vậy, Việt Nam sẽ khó trót lọt, và sẽ hoặc bị gạt hẳn ra hoặc bị gác lại cho đợt cứu xét sau.
Từ năm ngoái chúng tôi đã bắt đầu vận động gác lại sự tham gia của Việt Nam, để Quốc Hội Hoa Kỳ có thời gian mổ xẻ, cài điều kiện nhân quyền, theo dõi những tiến triển cụ thể ở Việt Nam… rồi mới quyết định cho Việt Nam tham gia TPP hay không.
Tháng 7 năm nay, chúng tôi ước lượng sẽ có 160 vị dân biểu Dân Chủ quan tâm đến quyền lao động và được vận động mạnh mẽ bởi các tổ chức công đoàn Hoa Kỳ. Họ sẽ không chấp nhận “đường tắt”. Chúng tôi cũng ước lượng là, qua Ngày Vận Động Cho Việt Nam 4 tháng 6 vừa qua, chúng ta có được khoảng 30 vị dân biểu chống “đường tắt” vì lý do nhân quyền. Như vậy sẽ cần thêm 28 vị dân biểu nữa để đạt đa số 218 vì Hạ Viện có tổng cộng 435 vị dân biểu.
Để đạt đa số, kế hoạch của chúng tôi là liên kết các vị dân biểu có những quan tâm khác nhau. Có người quan tâm đến quyền lợi của kỹ nghệ may dệt và da giầy trong vùng cử tri của họ. Có người quan tâm đến ảnh hưởng của thâm thủng mậu dịch lên mức thất nghiệp của cử tri. Có người quan tâm đến tài sản của công dân Hoa Kỳ, trong đó có cử tri của họ, bị tước đoạt vô tội vạ bởi chính quyền Việt Nam.
Đến nay đã có 151 vị dân biểu Dân Chủ và 22 vị dân biểu Cộng Hoà công khai tuyên bố không ủng hộ  “đường tắt” mà TT Obama đề nghị. Chúng tôi ước lượng khoảng 30 vị dân biểu thuộc hai đảng cũng có lập trường như vậy mặc dù chưa lên tiếng. Như vậy là còn thiếu 15 vị dân biểu để có đa số.
Trong mấy tuần tới đây, chúng tôi sẽ vận động để sao có 45 vị dân biểu cùng viết thư cho TT Obama, tuyên bố lập trường chống “đường tắt”. Được vậy thì TT Obama sẽ biết trước rằng cố gắng giúp Việt Nam trót lọt qua “đường tắt” sẽ chỉ là điều vô vọng, chằng nên mất thì giờ vào đó nữa.
Được vậy thì qua năm 2014 chúng ta có ngày rộng tháng dài để cài điều kiện nhân quyền rồi phối kiểm thiện chí của Việt Nam từng bước một, nếu như Việt Nam vẫn còn muốn tham gia TPP. Mà Việt Nam thì rất muốn TPP để cứu sống nền kinh tế đang kiệt quệ đến thảm hại.
Tuần tới chúng tôi sẽ có cuộc vận động để lấy cho đủ túc số 45 vị dân biểu lên tiếng, và sẽ có những hướng dẫn để mọi người Việt ở Hoa Kỳ cùng hành động.
Nguyễn Đình Thắng
Nguồn: machsong.org

ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC THỜI KỲ HẬU STALIN - Kỳ 3

 ·        TRỊNH ÁNH HỒNG
Lê Quỳnh dịch 
(tiếp theo - Kỳ 3)
 … Nhận thức đầy đủ về sự hấp dẫn của các chính sách của mình và căng thẳng giữa Đông Âu và Liên Xô, Trung Quốc rất quan tâm đến những khó khăn của lãnh đạo Liên Xô ở Đông Âu và trong một số trường hợp còn giữ liên lạc với những nhân vật cải tổ mới nổi. Ví dụ, theo Janos Radvanyi, một viên chức cao cấp ở Bộ Ngoại giao Hungary phụ trách châu Á và có quan hệ thân cận với đại sứ Trung Quốc ở Budapest, sứ quán Trung Quốc đã thiết lập một mạng lưới thông tin hiệu quả bên trong chính phủ và Đảng Cộng sản Hungary. Sứ quán thậm chí có tiếng là “địa điểm ngoại giao hiểu biết nhất” ở thủ đô.
Thông qua mạng lưới này, vị đại sứ Trung Quốc, Hác Đức Thanh, biết Nagy đang viết bài, và khi bài này được gửi cho Ban Chấp hành Trung ương, thì ông Hao có được một bản nhờ một người bạn Hungary làm trong ban thư ký tại trụ sở Đảng. Trong khi sứ quán Liên Xô hay mời những công dân gương mẫu, thì ông Hao thích tiếp đãi các nhà văn, nghệ sĩ, kinh tế gia và phóng viên Hungary – một số trong đó không được chính quyền tin tưởng. Vị đại sứ cũng đi lại khắp nơi trong nước và có thông tin từ cán bộ địa phương về không khí thay đổi sau cái chết của Stalin. Tuỳ viên văn hoá của Trung Quốc, nói giỏi tiếng Hungary, cũng duy trì liên hệ thân mật với các trí thức Hungary, trong khi các phóng viên của Tân Hoa xã và du học sinh Trung Quốc báo cáo cho sứ quán về hoạt động của Câu lạc bộ Petofi, một trung tâm tập hợp những người phản kháng.
Sau Đại hội 20 của Liên Xô, việc phê phán chính sách của Stalin được hé lộ, và Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn ở Đông Âu, và các hoạt động truyền bá ảnh hưởng của Trung Quốc tại đó trở nên mạnh bạo hơn. Với việc công bố diễn văn của Lục Định Nhất, Trưởng ban Tuyên huấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mang tên “Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh”, vào tháng Năm 1956 và đăng trên Nhân dân Nhật báo ngày 13-6, Trung Quốc mở đầu sự giải phóng cho trí thức với mục đích giải toả sức ép trong nước về ngắn hạn, và với mục tiêu dài hạn là cho phép một chút cởi mở và phê phán bên trong chính quyền để giành ủng hộ và phát hiện sai lầm. Chính sách Trăm hoa nhanh chóng trở thành trọng tâm thu hút tại Đông Âu. Vào tháng Chín, Đại hội Tám ở Trung Quốc khai mạc, và toàn bộ các đảng cộng sản ở Đông Âu gửi đại biểu tới Bắc Kinh. Sự kiện này được Bắc Kinh sử dụng vào đúng khoảnh khắc quan trọng ấy để giới thiệu con đường riêng tiến lên chủ nghĩa xã hội và xây dựng quan hệ với thế hệ hậu Stalin trong các lãnh đạo Đông Âu. Ví dụ, Janos Kadar, trưởng phái đoàn Hungary, người từng bị Stalin hạ bệ nhưng được phục hồi năm 1954, rất được ưa thích trong Đảng ở Hungary vì quan điểm chống Stalin. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất quan tâm tới vị lãnh đạo mới nổi này, và Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai, tất cả đều có cuộc trò chuyện dài với ông. Vào ngày 1-10, Kadar một lần nữa đại diện cho Hungary tại lễ ăn mừng Quốc khánh Trung Quốc tại Bắc Kinh [14] . 
Một điểm về Chính sách Trăm hoa chưa được chú ý đầy đủ là sự thể hiện ngôn từ (trực tiếp của Mao và rất tiêu biểu cho phong cách của ông) đã tạo nên ấn tượng sai lầm rằng có sự dung dưỡng cho nhiều, tuy chưa phải tất cả, ý kiến khác biệt; ấn tượng này đặc biệt có ở những ai không hiểu về quá khứ đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, như cuộc chỉnh huấn Diên An thập niên 1940 và chiến dịch cải tạo tư tưởng đầu thập niên 1950. Ấn tượng này đã xảy ra khi Chính sách Trăm hoa khơi dậy cảm tình với Trung Quốc ở Đông Âu, nơi con người phấn khích trước khẩu hiệu nhưng không biết nhiều về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc và không có dịp xem kỹ nội dung của những tư liệu giới thiệu chính sách mới của Trung Quốc. Tại Hungary, đại sứ Trung Quốc chộp cơ hội củng cố tình cảm ủng hộ Trung Quốc bằng việc cung cấp thêm thông tin cho trí thức và sinh viên Hungary, và thậm chí ông còn quảng bá về Đại hội Tám thông qua cung cấp thông tin cho báo chí và đài phát thanh Hungary. Kết quả là truyền thông Hungary dành nhiều chỗ cho Đại hội Tám, lại càng củng cố thêm cảm tình dành cho Trung Quốc. Nhiều trí thức cấp tiến Hungary tin rằng chính sách này đích thực phản ánh ý định của những người cộng sản Trung Quốc. Trong lúc đó, với việc phục hồi và đưa Nagy lên làm Thủ tướng, “Năm nguyên tắc” của Trung Quốc được dùng để chống lại “chủ nghĩa nước lớn” của Liên Xô – một cụm từ cũng do Trung Quốc nặn ra. Ảo tưởng của Hungary về Trung Quốc kéo dài đến phút cuối cùng, khi tờ báo của các nhà văn cách mạng, Irodalmi Ujsag, tuyên bố ngày 2-11 (hai ngày sau khi Trung Quốc thúc giục Khrushchev đè bẹp cuộc nổi dậy Hungary) rằng “Phương Tây và phương Đông sát cánh với chúng ta. Mỹ đã tuyên bố niềm tin vào chính nghĩa của chúng ta cũng rõ ràng như các quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc và Ấn Độ.” [15] 
Đáng chú ý là sau khi cuộc nổi dậy Hungary bị dập tắt, vai trò giảm kiểm soát và dung thứ cho phản kháng của Trung Quốc lại càng trở nên nổi bật trong những nhà cải cách Đông Âu. Trái với không khí chung ở Liên Xô và Đông Âu sau sự biến Hungary, Trung Quốc vẫn tiếp tục đường hướng khai phóng mà họ khởi sự từ tháng Năm 1956. Chính sách Trăm hoa không bị ngưng, và vào tháng Hai 1957, Mao còn bổ sung thêm với bài diển văn nổi tiếng “Bàn về mâu thuẫn”, thừa nhận sự tồn tại của mâu thuẫn trong các nước xã hội chủ nghĩa và như vậy tức là đã chấp nhận một mức độ bất bình nhất định, hay thậm chí một sự đối lập ôn hoà trước các chính sách của chính phủ. Vào tháng Tư, Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực thu hút sự phê phán thông qua chiến dịch “chỉnh huấn”, kéo dài cho đến đầu mùa hè, khi Trung Quốc mở cuộc phản kích chống lại các trí thức phê phán thông qua chiến dịch chống hữu khuynh. Hiện vẫn chưa rõ khi nào thì Mao quyết định dùng chiến dịch Trăm hoa và Chỉnh huấn để “dụ rắn ra khỏi hang”, tuy một số người cho rằng đó có thể là ngay sau cuộc khủng hoảng Hungary [16] . Dù ý định thực của Mao là gì, thì đối với các trí thức Đông Âu đã chịu cảnh lạnh giá sau khi cuộc nổi dậy Hungary bị đàn áp, việc Trung Quốc duy trì giai đoạn mở rộng tự do cũng là ngọn đèn trong đêm đen và là hy vọng duy nhất để níu giữ sự tự do họ có được sau Đại hội 20 của Liên Xô. Họ vui mừng với quan niệm của Mao về Trăm hoa Đua nở và mâu thuẫn ôn hoà, bởi vì các quan niệm này hàm ý phê phán việc gán cho mọi sự phê phán cái mác “tư sản”, “tư bản”, hay “đế quốc” và vì thế, chúng không chỉ đặt nghi ngờ về việc chặn họng các tiếng nói chống đối mà còn hàm ý là những khủng hoảng trong nước có thể là do các chính sách của chính quyền và sự can thiệp của ngoại quốc. Người Đông Âu không phải là hoàn toàn hiểu nhầm thông điệp của Trung Quốc. Trung Quốc xem khủng hoảng Ba Lan – Hungary chính là ví dụ điển hình của các vấn đề mà sự đàn áp các tiếng nói đối kháng đã tạo ra, đặc biệt trong nửa đầu năm 1957, khi Trung Quốc hoàn toàn tin vào sự ủng hộ mà dân chúng dành cho chính thể [17] . 
Chính trong bối cảnh này, nhiều nhân vật chống Stalin ở Đông Âu “muốn nhìn thấy ở Bắc Kinh một thánh địa của chủ nghĩa xét lại” (nghĩa là chống lại Stalin) [18] . Tại Đông Đức, những người cộng sản cải cách, được dẫn dắt bởi những người như Karl Schirdewan, Paul Wandel, và Jürgen Kuczynski, đã ca ngợi Trung Quốc vì đã phân biệt mâu thuẫn “thù địch” và mâu thuẫn “ôn hoà”, nghĩa là khuyến khích sự phê bình. Schirdewan nói, Trung Quốc biết dùng Đại hội 20 theo cách “sáng tạo”. Kuczynski công khai cổ võ cho Chính sách Trăm hoa: “Hãy để hoa nở: mỗi loại hoa lại có kiểu riêng biệt – mọi loại hoa đều tô điểm cho thế giới bằng muôn ngàn sắc màu, hương thơm, hình dáng. Đó chính là thái độ tiến bộ đích thực đối với khoa học gia, nhà văn và nghệ sĩ.” [19] Các hoạt động và diễn văn của họ buộc phe bảo thủ của Ulbricht (tuy ông này từng có lúc tỏ ra quan tâm đến việc quốc hữu hoá ôn hoà của Trung Quốc) phải tham gia tranh luận nhiều tháng trong năm 1957. Một trả lời của Ulbricht là “vấn đề chính của chúng ta không phải là ‘kêu gọi mọi loại hoa cùng nở rộ’ mà là phải tìm cho ra đúng loại hoa phù hợp, chỉ trồng những gì mới và hữu ích, chứ không được dung dưỡng hạt giống độc hại chỉ vì chúng cũng là hoa.” [20] 
Tại Ba Lan, W. Gomulka, bí thư thứ nhất của Đảng, người tìm cách duy trì quan điểm trung dung giữa phe thân Stalin và phe cải cách, nói rằng Đảng của ông quan sát Trung Quốc “với sự cảm thông sâu sắc.” [21]Ông ca ngợi Trung Quốc vì “sự táo bạo” đóng góp vào “việc dạy sáng tạo chủ nghĩa Marx – Lenin” nhờ việc giới thiệu “các phương pháp mới để giải quyết mâu thuẫn ôn hoà” và xu hướng “Trăm hoa Đua nở” mà “trước đây chưa từng biết tới trong công cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội ở các nước khác.” Bình luận thân Trung Quốc của Gomulka là vào ngày 15-5, khi ông phát biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ chín của Đảng. Một tuần trước đó, một tạp chí Ba Lan đăng một bài báo, viết rằng “Mâu thuẫn trong con người – bất chấp khác biệt giữa các quốc gia – cũng xuất hiện ở nước ta. Vượt qua mâu thuẫn thông qua thuyết phục và thảo luận thì đòi hỏi một cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, cải thiện bộ máy nhà nước và một chính sách mềm dẻo với các đồng minh chính trị và giai cấp.” Bài báo cũng kêu gọi đem trồng “những bông hoa Trung Quốc.” [22] …
(còn tiếp)
--------------
** Chú thích:
[14]Janos Radvanyi, "The Hundred Flowers Movement and the Hungarian Revolution", trang 23–24
[15]Griffith, chủ biên, Communism in Europe, 1: 242
[16]Li Shenzi, “Chủ tịch Mao quyết định dụ rắn ra khỏi hang lúc nào?”,Yenhuang chunqiu, tháng Giêng 1999, trang 5-14. Li là cố vấn về quan hệ quốc tế cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thập niên 1950 và 1960, và cuối thập niên 1990 trở thành nhân vật hàng đầu trong giới trí thức cởi mở của Trung Quốc. Quan điểm của ông về quyết định của Mao trong chiến dịch chống phái hữu rất có ảnh hưởng.
[17]Ví dụ, trong một cuộc họp với các bí thư tỉnh ủy ngày 27-1, Mao nói các chính sách đàn áp của Rákosi (như không cho biểu tình, không nộp đơn thỉnh nguyện, không chỉ trích…) đã gây ra khủng hoảng ở Hungary. Mao Trạch Đông, Tuyển tập (Beijing: People's Publisher, 1980), 5: 354. Hai tháng sau, trong hội thảo của cục tuyên huấn, cục trưởng Lục Định Nhất, nhắc tên của Gero, Tổng Bí thư đảng của Hungary năm 1956, như ví dụ của tình hình đất nước nguy ngập vì đàn áp ý kiến khác biệt. Lục Định Nhất, Tuyển tập Lục Định Nhất (Beijing: People's Publisher, 1992), trang 556.
[18]Griffith, Communism in Europe, 1: 103
[19]Như trên, 1: 104
[20]Như trên
[21]Quyển The Warsaw Heresy của S. L. Shneiderman (New York: Horizon Press, 1959) là một mô tả minh hoạ về chính sách thận trọng của Gomulka sau cuộc khủng hoảng tháng 10 ở Ba Lan – Hungary.
[22]G. F. Hudson, "China and the Communist 'Thaw'", trang 30.

Diệt quỷ, trừ tà – giữ nhà, cứu nước

writer
Cộng sản là một tôn giáo của Quỷ. Khác với Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo lấy đức từ bi, lòng bác ái dạy dỗ con người hướng thiện; còn cái đạo cộng sản lấy căm thù, giết chóc làm kim chỉ nam. Chúng kích động sự phẫn uất của người bị áp bức bằng lời kêu gọi hết sức hấp dẫn: “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn. Sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi. Quyết phen này sống chết mà thôi. Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành. Toàn nô lệ vùng đứng lên đi. Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa, bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình.”. Lời ca lôi cuốn thần kỳ đến độ những khối óc uyên bác như triết gia Jean Paul Sartre, Bertrand Russell… trở nên mụ mị, mất cả lý trí, cùng đồng loạt lớn tiếng ủng hộ phong trào bịp bợm của Quỷ. Mặc dầu nhà văn George Orwell cảnh báo xã hội cộng sản là một trại súc vật (Animal Farm); bản tường trình của André Gide sau 3 năm ở Nga trở về với tác phẩm “Retour de l’U.R.S.S.”, nói lên sự bất nhân cộng sản cũng không đủ sức thuyết phục người nhẹ dạ cả tin. Có thể nói phong trào của Quỷ cộng sản lên như diều gặp gió là do những đầu óc trí thức hoang tưởng góp phần cổ súy không nhỏ.
Tổ phụ của đạo cộng sản là Marx – Engels. Giáo chủ là Lenine, Staline, Mao Trạch Đông. Đại tông đồ là Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Polpot. Từ giáo chủ đến đại tông đồ đều có thành tích giết người không gớm tay, tổng cộng hơn 100 triệu nhân mạng. Thế giới đã liệt đạo cộng sản vào cái tội chống nhân loại. nhưng bốn nước gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba và Việt Nam vẫn còn duy trì đạo thờ Quỷ. Vì không tin vào luật nhân quả, nên chúng gieo rắc tội ác một cách ngang nhiên và không bao giờ biết sám hối hay ăn năn để dừng tay. Hồ chí Minh vừa giả vờ xin lỗi nhân dân bằng vài giọt nước mắt chưa kịp ráo thì liên tiếp đàn áp không nương tay các vụ Nhân văn Giai Phẩm, Chỉnh phong, xét lại chống đảng. Vì vậy đừng bao giờ nuôi hy vọng nước nhà, dân tộc sẽ có tương lai sáng sủa khi con Quỷ cộng sản còn ngự trị!
Như tôi đã viết từ trước rằng số phận dân Việt Nam mình quả là ăn mày. Nếu bị Thực dân Anh đô hộ thì nước ta không bị loài Quỷ Đỏ thống trị. Nếu Hồ Chí Minh đích thực là nhà ái quốc, hắn chỉ cần tuân theo lời dạy của tiền nhân “dân giàu, nước mạnh”, tức là tạo cơ hội làm giàu cho dân một cách lương thiện thì sẽ mang lại hùng cường cho xứ sở, chẳng cần ngửa tay xin ngoại bang bố thí. Dù nước ta có “rừng vàng, biển bạc” dồi dào đến mấy đi nữa, mà cứ khai thác miết rồi cũng phải cạn. Cái vốn “trí tuệ” là nguồn tài nguyên bất tận thì hắn thực hiện chủ trương “trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ”. Ngoài ra, khí phách giúp cho người dân có tính tự trọng, liêm sỉ thì hắn cũng hủy hoại nốt. Với chủ trương “bần cùng hóa nhân dân” và dùng cái thí nghiệm dạy chó của nhà khoa học Nga, Ivan Pavlov, Hồ chí Minh thi hành chính sách kiểm soát bao tử để khống chế tư tưởng từng người. Tổ tiên ta từng dạy rằng “bần cùng, sinh đạo tặc”; “đói thì đầu gối phải bò”. Tất nhiên khi bị bỏ đói thì vì bản năng sống, người ta trở nên hèn! Có thời nào trong lịch sử nước ta đã sản xuất ra câu kinh nhật tụng ghê gớm khủng khiếp như thế này: “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ, Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng, Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”? Với cái quyết tâm thờ giáo chủ, lại cướp được quyền cai trị độc tôn, toàn dân ắt phải sống trong hỏa ngục Đỏ! Vì mục đích “Cho Đảng bền lâu”, chúng phải: Giết! Giết! Giết!
Đạo Phật, đạo Chúa khuyên con người hãy sống thánh thiện để khi từ giã cõi trần thì được lên Niết Bàn, Thiên Đàng. Đạo Quỷ cộng sản cưỡng bức “chúng sinh” phải thờ Mao Chủ tịch, Staline. Nếu bất tuân thì … “Giết! Giết! Giết!” Vậy mỗi người sống dưới ách cộng sản hãy tự hỏi liệu bản thân mình có thể tồn tại, nếu mình muốn sống xứng với danh vị con người? Đừng tưởng vô cảm trước cái chết của người khác mà mình được bình an. Vì là loài yêu tinh, nên miệng lưỡi của Quỷ vô cùng xảo quyệt. Chúng rêu rao những điều cao quý bằng các khẩu hiệu vô cùng hấp dẫn, nhưng hành động trong thực tế thì tàn ác, đê tiện, bịp bợm, dối trá. Chúng là lũ bán nước, nhưng hễ ai có quan điểm khác chúng là bị quy vào tội phản động, Việt gian. Chúng là đầy tớ, tay sai Nga Tàu, nhưng chúng gọi chính quyền Miền Nam là ngụy quân, ngụy quyền.
Khẩu hiệu “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc” đã có tác dụng khơi lên lòng yêu nước, khiến cho hàng triệu con người hãnh diện chết mà bản thân không hề hay biết mình đang xây ngai vàng cho Quỷ. Một mặt hô hào “Đoàn kết! Đoàn Kết! Đại Đoàn Kết – Thành Công! Thành Công! Đại Thành Công”; một mặt khác ngấm ngầm thủ tiêu lãnh tụ các đảng phái quốc gia và bách hại tôn giáo. Không những xuống tay giết đối thủ, Quỷ còn giết, đày đọa những tín đồ cũng thờ “Mao Chủ tịch, Staline”. Tài liệu lịch sử đã chứng minh rằng trong nội bộ của chúng đã diễn ra nhiều vụ thanh trừng đẫm máu mà chính nạn nhân không hề biết mình mắc tội gì? Và người thi hành án lệnh cũng không hề biết lệnh do ai đưa xuống. Kẻ nào có đôi chút lương tâm, không nỡ giết hại đồng đạo, thì sẽ bị loại ra khỏi vòng quyền lực. Đó là trường hợp Trung tướng Võ Viết Thanh trong vụ Sáu Sứ – Năm Châu. Thế thì làm tín đồ cộng sản cũng chưa chắc bản thân được an toàn!
Nhờ sự bùng nổ thông tin, phần lớn nhân dân ta đã thấy rõ tình trạng thê thảm trên đất nước ngày nay như thế nào, tôi chẳng cần phải viết ra. Hai thành phần mà tôi hy vọng có thể làm xoay chuyển sự thống khổ của đồng bào mình, đó là trí thức và “lão thành cách mạng” đã có một thời sống với lý tưởng “quyết tử để dân tộc quyết sinh”. Bởi vì trí thức là lương tâm, là trí tuệ của giống nòi. Họ có sứ mạng rất cao cả: Dẫn đường cho dân tộc hướng đến mục tiêu chân – thiện – mỹ. Bởi vì “Lão thành cách mạng” cũng được kể là ái quốc với quá khứ chiến đấu dũng cảm, coi cái chết tựa lông hồng.
Nhưng tiếc thay giới trí thức sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị Hồ Chí Minh thuần hóa bằng cái thí nghiệm của Ivan Pavlov, nên quen với phản ứng có điều kiện. Nhà khoa học Hà Sĩ Phu vắt óc, vắt tim để viết những bài tham luận vừa có lý vừa có tình, chẳng được tầng lớp trí thức công khai ủng hộ. Cô Phạm Thanh Nghiên bày tỏ lập trường bằng hình thức tọa kháng tại gia chẳng có gì gọi là bạo lực để phản đối bọn cầm quyền mà rồi cũng không được trí thức hưởng ứng. Lê Duẩn từng than: “Ta đánh Pháp, đánh Mỹ đây là đánh cho Nga Sô, cho Trung Quốc” mà các “lão thành cách mạng” cứ hãnh diện về thành tích đánh Pháp, đánh Mỹ, chẳng hề biết xấu hổ cho cái thân phận lính đánh thuê. Nếu tất cả những “lão thành cách mạng”, những trí thức từng là trợ lý, cố vấn cho Quỷ Đỏ có cái dũng khí như nhạc sĩ Tô Hải dám thú nhận mình là hèn và mạnh mẽ lên án Hồ Chí Minh thì Việt Nam ta đã thoát khỏi sự đàn áp của giống yêu tinh từ lâu rồi.
Trí thức đảng viên cộng sản thay vì ngồi viết kiến nghị, hãy xếp hàng xin xách dép hầu hạ thanh niên Nguyễn Đức Kiên. Bị Nguyễn Phú Trọng mắng cho cái tội suy thoái đạo đức, lối sống vì đòi đa nguyên, dân chủ mà không ông “trí thức” nào dám hé răng. “Lãnh đạo lão thành” sùng bái Hồ Chí Minh như Thánh, nhưng không dám tố cáo Hồ Tuấn Hùng viết sách Sinh Bình Khảo “bôi nhọ” Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương gốc người Hẹ trước công luận và cũng không dám yêu cầu bọn cầm quyền phải sử dụng khám nghiệm ADN (hoặc DNA) tử thi Hồ Chí Minh để chứng minh Hồ Tuấn Hùng viết láo!
Trí thức là như thế! Cách mạng lão thành là như thế! Chỉ biết ngồi nhà viết và ký kiến nghị; chứ không dám kết hợp với nhau để viết một bài Hịch kêu gọi quốc dân đứng lên. Càng tội nghiệp hơn khi tất cả những kiến nghị lễ phép dâng lên “lãnh đạo” đều bị chúng ném vào thùng rác, mà cho tới nay “trí thức” vẫn còn dâng kiến nghị. Kiên nhẫn là một đức tính. Nhưng sự nhẫn nhục thái quá với lời lẽ cung kính khép nép bằng kiến nghị như kẻ ăn xin, kéo dài năm này qua năm khác thì không còn được coi là đức tính, mà là hèn!
Công An có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho dân. Quân đội có nghĩa vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Hai bộ phận đó đã bị bọn Quỷ biến thành công cụ phục vụ sự tồn tại muôn năm của chúng. Toàn dân đều bị khóa chặt trong gọng kềm “Xã Hội Chủ Nghĩa” đang ráo riết cấu kết với đế quốc Quỷ Đỏ phương bắc, hãy tự hỏi thờ ơ, bình chân như vại để an thân thì nòi giống Việt liệu có thể thoát khỏi bị bọn Đại Hán đồng hóa? Dưới ách Quỷ Đỏ Hán Cộng còn khủng khiếp vạn lần dưới ách Quỷ Đỏ Việt Cộng. Hãy mở mắt ra bà con ơi!
Quỷ sứ nghênh ngang hoành hành, bất chấp dư luận thế giới. Vừa được thu nạp vào Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, hôm sau chúng phái một bầy khuyển mã đập phá nhà của đồng bào thiểu số H’mong; chúng ngăn luật sư Nguyễn văn Đài không được giao tiếp với nhân viên ngoại giao Pháp; chúng đuổi những khách đến thăm Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và bắt Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Lê Quốc Quyết (em trai luật sư Lê Quốc Quân) về đồn công an làm việc trong nhiều tiếng đồng hồ. Thế mà Quỷ Việt Cộng tuân lệnh Quỷ Trung Cộng dựng đền thờ Khổng Tử, chẳng có trí thức nào dám phản đối!
Kiến nghị xin xỏ của trí thức, Quỷ không coi ra gì, đều ném vào sọt rác một cách ngạo mạn. Thỏa ước quốc tế vừa đặt bút ký chưa ráo mực, Quỷ sứ liền vi phạm. Những phần tử đã cộng tác với Quỷ, giúp Quỷ giật sập chế độ dân chủ đang phôi thai của Việt Nam Cộng Hòa như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận, Trí Quang … chưa hề mở một lời sám hối, ăn năn. Đồng bào có biết tại sao không? Xin thưa, Đạo Quỷ không bao giờ dạy tín đồ ăn năn, sám hối! Cho nên, càng van xin, càng kiến nghị thì càng làm cho Quỷ thêm kiêu căng, ngạo mạn.
Vậy trong cuộc chiến giành lại QUYỀN CON NGƯỜI, lực lượng nào có thế tiêu diệt được Quỷ?
Xin thưa: Đó là ĐẠO, tức là TÔN GIÁO! Nước ta có đạo Tổ Tiên chiếm đa số, kế đến là đạo Phật (gồm nhiều tông phái, kể cả Hòa Hảo), đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài. Trong khi ấy, Đạo Quỷ chỉ là thiểu số, nhưng chúng dùng sự khủng bố để gieo rắc sự sợ hãi, tù đày, chết chóc nhằm làm tê liệt toàn bộ dân tộc. Lâu nay, người ta nói khi nào vượt qua được sự sợ hãi thì bạo quyền sẽ lùi bước. Vậy sức mạnh nào giúp con người vượt qua được sự sợ hãi? Xin thưa, đó là ĐỨC TIN. Vũ khí của danh môn, chính phái là ĐỨC TIN!
Người có đức tin mạnh mẽ vào Trời, vào Phật thì không bao giờ sợ chết. Bởi vì đối với người có tín ngưỡng thì tin rằng chết là sự bắt đầu của cuộc sống bằng linh hồn bất tử. Dám tự thiêu, dám khước từ bước lên Thánh giá là do ĐỨC TIN. Bằng cớ là vừa rồi hơn hai mươi giáo xứ Công Giáo diễn hành để hiệp thông cùng Cộng đồng Công Giáo Mỹ Yên bị Quỷ Đỏ bách hại mà Quỷ không dám đụng tới. Tôi là một Phật tử truyền thống cảm thấy rất buồn phiền khi chẳng thấy một vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức nào đi vào đoàn tuần hành để hiệp thông cùng người anh em Công Giáo đang đấu tranh cho QUYỀN CON NGƯỜI.
Hòa thượng Quảng Độ trước đây đã công khai kêu gọi tín đồ của mình đồng loạt thi hành chủ trương “bất tuân dân sự” mà chẳng ai hưởng ứng. Bây giờ chỉ còn có cách yêu cầu đạo hữu Trần Quang Thuận chở Hòa thượng Quảng Độ ra giữa thành phố Sài Gòn châm lửa tự thiêu, giống như năm 1963 Trần Quang Thuận đã chở Hòa thượng Quảng Đức ra góc đường Lê văn Duyệt – Phan Đình Phùng tự thiêu để giật sập chế độ Ngô Đình Diệm “độc tài” thì may ra mới thức tỉnh các tăng ni, tín đồ xuống đường đòi tự do tôn giáo!
Tôi nghe được trên đài Á Châu Tự Do, một giọng nói của người đàn bà dân oan đi khiếu kiện hàng chục năm (có vẻ đã trọng tuổi) lớn tiếng mắng thẳng vào mặt mấy thằng Công An: “Chúng mày có giỏi thì bắn tao chết đi! Rồi chúng mày sẽ trả lời ra sao với quốc tế”. Đó là tiếng nói dõng dạc của một người “dám thí mạng cùi” vì chẳng còn có gì để mất! Rút cục thằng công an không dám bắn, vì nó sợ cái uy của bà cụ già. Sở dĩ Quỷ đỏ càng ngày càng lấn lướt, hống hách là vì chúng thấy người dân sợ chúng. Nếu toàn dân chỉ cần có cái uy của bà Cụ dân oan, chưa cần đến bạo lực thì đã đánh gục loài Quỷ Đỏ từ lâu rồi.
Đúng thế! Tất cả đầu nậu cộng sản từ Hồ Chí Minh trở xuống tới những thằng Quỷ sứ đầu nậu hôm nay đều hèn nhát. Ngại bài viết quá dài làm mệt mắt độc giả, tôi không điểm danh từng thằng Quỷ hèn. Hồ Chí Minh đã hèn với giặc, ác với dân từ khi sai Phạm văn Đồng ký công hàm xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Tầu Cộng; chứ không phải chỉ có bọn đầu nậu bây giờ mới hèn với giặc ác với dân. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh khen cộng sản trước 1975 tốt là sự bào chữa láo lếu, gian lận lịch sử. Vấn đề là Nguyễn Trọng Vĩnh cũng không có sợi dây thần kinh biết xấu hổ như bọn đương quyền!
Trời Phật đã phái xuống mảnh đất Việt Nam những vị Bồ Tát, Thiên Thần bằng những thông điệp hết sức rõ ràng. Trước hết là Bồ Tát Trương văn Sương, một người có cha là Tàu và mẹ là Khmer. Nghĩa là trong máu Bồ Tát Trương văn Sương chẳng dính dáng gì người Việt, nhưng Ngài đã khai thị cho người Việt bằng bản Tuyên Ngôn và bản Cáo Trạng của Ngài khi được ra tù để chữa bệnh, trong bài viết trước đây của tôi:
1/ Bản Tuyên Ngôn: “Tổng cộng từ 1975 tới giờ, tôi đã ở tù 33 năm 4 tháng rưỡi. Những nỗi khó khăn, cực khổ đó thì không thể nào tả nổi, không thể nào lường được. Nhưng đối với tôi bây giờ thì tôi cho đó là chuyện quá khứ. Thôi, ai cũng có cái sai và ai cũng có sơ suất. Chuyện đó mình cũng nên thông cảm. Và theo ý của tôi thì bây giờ tôi muốn hướng về tương lai, nghĩa là muốn con người đối xử với nhau cho có lòng nhân đạo. Ở đây không phải là phóng thích, mà họ tạm đình chỉ thi hành án 12 tháng. Lý do là vì tôi bị chứng suy tim và áp huyết cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Dân tộc Việt Nam phải biết thương dân tộc Việt Nam. Và chúng ta là người Việt Nam thì phải có bổn phận và trách nhiệm đoàn kết với nhau, góp công, góp sức vào công cuộc xây dựng tổ quốc Việt Nam cho giàu mạnh. Theo ý của tôi là như thế. Còn quá khứ cứ để cho nó về quá khứ.”
2/ Bản Cáo trạng: Trước đây thì tôi cũng là người chống đối cực kỳ tại trại giam Nam Hà. Tất cả anh em đó đều gọi tôi là người hùng. Cứ 6 tháng đầu năm là tôi bị đi cùm, biệt giam, kỷ luật. Mỗi năm thì tôi bị đi 2 lần như vậy. Không có gì khác hơn là họ bảo tôi viết một bản kiểm điểm. Tôi viết bản kiểm điểm với nội dung như sau: “Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi vô tội. Chúng tôi là những người có công với đất nước. Mặc dù chúng tôi không đắp được một con đường hay xây được cái nhà, nhưng chúng tôi là những người đã đem mồ hôi, nước mắt, xương máu để đấu tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ cho Việt Nam.”
Còn nói những người có tội, thì chính đảng Cộng Sản Việt Nam là những người có tội. Họ đã hai lần gây thêm thù và bớt bạn. Bằng chứng là năm 1954, họ đã cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, giết chết hàng triệu người Miền Bắc vô tội. Và lần thứ hai là vào năm 1975, khi chiếm được Miền Nam, họ bày ra tập đoàn, tập thể, thu gom, làm cho người dân Việt Nam bất mãn, kể cả giới xe lôi, xe kéo, nông dân và những trung nông giàu có… đều bị đánh tư sản.
Dân Việt Nam không thể sống nổi nên họ mới bế bồng nhau đi vượt biên, tức xuống thuyền ra ngoài biển để làm mồi cho cá – cũng gần cả triệu người. Chính quyền hiện tại là một chính quyền thối nát, tham nhũng. Những đảng viên, những người chức quyền, họ mới có cái quyền tham nhũng. Còn những người bán rau, dân xe lôi, xe kéo… thì làm gì có chuyện đó. Cho nên chúng tôi mới khẳng định rằng chính quyền nầy, chúng tôi không ủng hộ, không tán thành. Hơn nữa, họ còn bán đảo Hoàng Sa, bán Trường Sa, rồi bán một phần đất liền dọc theo biên giới Việt-Trung gần 70 km2 – gần bằng diện tích của tỉnh Bắc Ninh. Điều đó chứng tỏ họ bán đất, bán đảo, họ hiến dâng như vậy để củng cố địa vị của họ trong Bộ Chính trị.
Với những điều vừa nêu, chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi là người vô tội, còn đảng Cộng Sản Việt Nam mới là người có tội. Vì thế chúng tôi mới yêu cầu họ phải thả chúng tôi vô điều kiện. Chẳng những thế, mà họ còn phải có lời xin lỗi trước quốc dân đồng bào Việt Nam về sai trái của họ để dư luận quốc nội và hải ngọai minh oan cho chúng tôi là những người tù chính trị Việt Nam phải chịu hàm oan suốt hơn 30 năm nay.”
Bản Tuyên Ngôn chỉ cô đọng bằng một câu mà bao gồm tất cả: “Dân tộc Việt Nam phải biết thương dân tộc Việt Nam” và Bản Cáo Trạng cũng chỉ bằng một câu: “Còn nói những người có tội, thì chính đảng Cộng Sản Việt Nam là những người có tội”. Bản Cáo Trạng đó được cất lên từ một người tù chỉ được tạm tha để chữa bệnh trong một năm và sau đó sẽ phải trở lại nhà giam để thi hành cho xong bản án chung thân. Giữa lòng chế độ bất khoan dung, anh Sương vẫn an nhiên tự tại giống như vị quan tòa đọc phán quyết. Tôi xin nghiêng mình bày tỏ sự ngưỡng mộ, kính phục anh.
Bồ Tát Trương văn Sương đã viên tịch, tôi nghĩ, ngài đã làm xong nhiệm vụ gửi thông điệp qua câu: “Dân tộc Việt Nam phải biết thương dân tộc Việt Nam”. (Hết trích)
Nhưng người Việt Nam vẫn chưa biết thương yêu nhau để đồng tâm diệt trừ Quỷ Đỏ. Vì thế, Trời Phật lại phái xuống một sứ giả khác. Đó là Đoàn văn Vươn. Nghĩa là dân tộc muốn “Vươn” lên để thoát khỏi họa Quỷ Đỏ đẩy Con Người xuống số phận cầm thú thì phải “Đoàn Kết”. Đoàn văn Vươn đã dùng súng hoa cải làm pháo lệnh cảnh tỉnh lương tri dân tộc. Các tôn giáo phải quyết tâm “Đoàn Kết! Đoàn Kết! Đoàn Kết!” mới hòng diệt Quỷ Đỏ được! Đạo binh của Trời Phật đã được phái xuống Việt Nam rồi đó! Ấy là những dân oan mất đất mất nhà từ Nam chí Bắc được lãnh đạo bởi những anh hùng tuổi trẻ mà trí nhớ của tôi không thể kể ra hết. Vì kể mà sót một Bồ Tất, một Thiên Sứ thì tôi sẽ phạm tội với Trời, với Phật, với Tổ Tiên.
Kính thưa quý Ngài lãnh đạo các tôn giáo,
Xin quý Ngài hãy dùng quyền uy đạo cao đức trọng của quý Ngài để công khai tuyên bố khởi động cuộc Thánh Chiến “DIỆT QUỶ, TRỪ MA” để “GIỮ NHÀ, CỨU NƯỚC” thì mới mong thoát khỏi nạn Hán hóa. Con là Đặng văn Âu, bút hiệu Bằng Phong, chỉ là một Thằng Mõ đi rao sắc chỉ của Trời, của Phật, của Tổ Tiên đến tai thiên hạ. Con không có đức, không có tài, nên chẳng ai thèm nghe lời con. Con chỉ biết trông cậy quý Ngài. Sách lược, đường lối ra sao để tiến hành Thánh Chiến là do quý Ngài trong các tôn giáo định đoạt, con không dám lạm bàn. Bản thân con là làm nhiệm vụ Thằng Mõ rao Thánh Lệnh diệt Quỷ rất có nguy cơ bị Quỷ ám hại, nhưng con không sợ, vì con cũng có ĐỨC TIN ở Trời, ở Phật, ở Tổ Tiên.
Duy chỉ có một điều con xin nhắc quý Ngài: Trước hết hãy diệt những con Quỷ đội lốt trà trộn trong đạo binh của quý Ngài. Miền Nam mất là do những con Quỷ đội lốt tôn giáo đó, thưa quý Ngài. Chúng giả danh đệ tử Đức Phật, tông đồ Đức Chúa tài tình vô cùng.
Mời quý Ngài mở đường link dưới đây để chứng kiến tín đồ Đạo Quỷ Hồ Chí Minh đang hành lễ:
Quý Ngài đã nguyện hiến trọn đời mình cho đấng Chí Tôn, cho Đức Chúa Trời, con xin quý Ngài có đầy đủ Từ bi, Bác Ái, Trí Tuệ, Dũng Cảm để ra tay hy sinh cứu vớt dân tộc Việt Nam.
Kính thưa tất cả quý chủ đài phát thanh, báo chí, trang mạng, trang bloggers, trang face books,
Tôi đã lấy mạng sống của tôi ra để làm Thằng Mõ rao lệnh Thánh Chiến diệt Quỷ, chỉ xin quý vị vui lòng tiếp tay giúp tôi để tiếng mõ này van dậy khắp toàn cầu: Thánh Chiến! Thánh Chiến! Thánh Chiến! thì loài Quỷ Đỏ ắt phải khiếp sợ mà bỏ chạy. Hiện nay hơn 100 triệu người Trung Hoa Tự Do đang tập hợp nhau xuống đường khắp thế giới để tố giác tội ác Quỷ Đỏ Trung Cộng rồi đó!
Tôi thách thức những tuyên giáo của Quỷ như Nguyễn Khoa Điềm, Tô Huy Rứa, Nguyễn Phú Trọng hay bất cứ ai còn tin tưởng vào kinh thánh “Xã Hội Chủ Nghĩa” dám công khai bác bỏ luận cứ của tôi lên án Cộng sản là tà giáo, là đạo của Quỷ. Đối với bọn bồi bút phục vụ Quỷ vì miếng cơm manh áo thì tôi tha thứ.
HÃY CÙNG NHAU: “DIỆT QUỶ, TRỪ TÀ – GIỮ NHÀ, CỨU NƯỚC”!
Thằng Mõ: Bằng Phong Đặng văn Âu, ngày lễ TẠ ƠN năm 2013.

Những Cái Dao Pha

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

“Cán bộ Đảng nó cứ như là một con dao pha ấy. Vứt đâu cũng được, cái gì rồi cũng làm. Loay hoay ngày đầu , nhưng có ý thức trách nhiệm, rồi cũng tìm ra, vừa làm vừa học…”
 
Thỉnh thoảng, Nguyễn Tuân cũng nịnh. Trăm hay không bằng quen tay. So với nhiều nhân vật tăm tiếng (và tai tiếng) đồng thời, ông nịnh không khéo lắm:
 
“Cán bộ Đảng nó cứ như là một con dao pha ấy. Vứt đâu cũng được, cái gì rồi cũng làm. Loay hoay ngày đầu , nhưng có ý thức trách nhiệm, rồi cũng tìm ra, vừa làm vừa học…”
 
Tôi chưa thấy “con dao pha” bao giờ, và cũng không hình dung ra trông nó dài/ngắn hay dầy/mỏng ra sao nhưng vẫn có cảm nghĩ rằng sự so sánh của Nguyễn Tuân có phần không được ổn. “Cán bộ Đảng” quả là “cái gì rồi cũng làm” nhưng với “ý thức trách nhiệm” rất thấp nên làm chuyện gì cũng hỏng, trừ chuyện sát nhân. Nếu rảnh,  thử xem qua vài vụ:
 
Báo Dân Việt, số ra hôm 30 tháng 4 năm 2011, có bài viết (“Tôi Ám Sát Người Sắp Làm Thủ Tướng Sài Gòn”) của ông Vũ Quang Hùng:
 
Trưa 10.11.1971. Một tiếng nổ long trời tại ngã tư Cao Thắng - Phan Thanh Giản khiến ông Nguyễn Văn Bông - Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính, người chuẩn bị nắm chức thủ tướng (ngụy) chết tại chỗ...
Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam - Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”.
GS Nguyễn Văn Bông năm 1967. Ảnh AP. Nguồn Flickr
 
Giáo sư Nguyễn Văn Bông không phải là người “trí thức có uy tín” đầu tiên, hay duy nhất, bị cách mạng ... trừ khử bằng chất nổ. Hai năm trước, ông Bộ Trưởng Lê Minh Trí cũng bị giết chết theo cùng một cách.
 
Một nạn nhân khác nữa là nhà báo Từ Chung. Cái chết của ông được cậu con trai 12 tuổi kể lại như sau, theo bản tin của nhật báo Chính Luận, số ra ngày 1 tháng 1 năm 1966:
 
Cháu nghe thấy tiếng còi ô tô của bố cháu. Cháu chạy ra đứng phía trong cửa để chờ bố, cháu thấy bố cháu xuống xe rồi mở thùng xe đằng sau để lấy cái gì đó. Thế rồi có hai người đi gắn máy dừng lại, cháu nhìn rõ xe hiệu Goebel sơn màu xanh. Một người xuống xe tay cắp cặp da, mặc quần mầu xanh màu da trời, áo xanh lạt có sọc, trạc độ 26 tuổi. Người ấy mở cặp da lấy ra một khẩu súng và tiến lại gần bố nhắm bắn luôn mấy phát liền. Bố cháu gục xuống.
 
Vẫn theo bản tin thượng dẫn:
 
Từ Chung đỗ tú tài tại Hà Nội, vào Nam, ông được học bổng du học tại Thụy Sĩ năm năm và đậu bằng Tiến Sĩ Kinh Tế tại Fribourg năm 1961. Về nước, ông được Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Ðại Học Huế mời giảng dạy tại trường Luật, và sau đó được mời làm ủy viên trong Hội Ðồng Cố Vấn Kinh Tế nhưng ông từ chối vì yêu nghề viết báo.
Từ Chung viết rất nhiều thể loại, từ điểm sách, văn chướng, văn hóa đến chính trị, kinh tế v.v... nhưng nổi tiếng nhất là các bài xã luận về kinh tế... Những bài viết xã luận về kinh tế của ông thường được một số trí thức gọi đùa là "mục kinh tế chợ" đã có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp giai cấp và thế hệ độc giả khác nhau. Về dịch thuật, Từ Chung có dịch cuốn "Bí Danh" (Secret Name) của Lâm Ngữ Ðường.
 
Dù không phải là thầy bói, tôi vẫn đoán chắc (như bắp) là cả ba nhân vật thượng dẫn đều có chung tội danh: thuộc thành phần phản động. Với tội danh này thì không chỉ vài ba mà (có lẽ) phải đến năm bẩy triệu người Việt đã bỏ mạng vì bom đạn, mã tấu, hay cuốc xẻng. Cái giá để tạo dựng nên cái Chính Quyền Cách Mạng mạng hiện hành – rõ ràng – không rẻ nhưng thành quả thì rất đáng ngờ, và đáng ngại!
 
Tôi tìm mãi trên mạng nhưng không thấy được một thông tin nào đáng kể về ông cựu Bộ Trưởng Y Tế Lê Minh Trí của miền Nam, ngoài một tấm ảnh mờ với hai dòng chữ chú thích khác nhau: 
 
Bộ Trưởng Y Tế (*) Lê Minh Trí bị Cộng Sản ám sát, 1969.
Ảnh và chú thích của Minh Đức
 
Cũng bức ảnh này như trên, ở trang web Lê Ngọc Túy Hương với chú thích hơi khác: Bác sĩ Lê Minh Trí, Bộ Trưởng Giáo Dục VNCH đẫm máu vì bị thương nặng (và sau đó chết) đang nằm trên mặt đường và vệ sĩ của ông cũng bị thương đang ngồi trên lề đường trước sự canh gác của một quân cảnh Mỹ. Tài xế của ông chết trong chiếc xe đang bốc cháy sau khi khủng bố VC tung lựu đạn vào xe trên đường phố Sài Gòn ngày 6 tháng 1, 1969.
Thân thế, sự nghiệp của cố  bác sĩ Lê Minh Trí ra sao? Thực sự, ông đã “phạm tội” gì để phải nhận lãnh một cái chết tàn bạo và thảm khốc đến như vậy? Khi gõ bốn chữ “bộ trưởng y tế” trên mạng google, tôi chỉ thấy hiện ra hình ảnh và thông tin của một người duy nhất: Nguyễn Thị Kim Tiến. 
 
Theo Wikipedia:
Bà (sinh năm 1959) là một chính khách Việt Nam, hiện nay là Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XI, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối cơ quan trung ương, đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII, Bộ trưởngBộ Y tế Việt Nam từ năm 2011.[ Bà cũng là một Tiến sĩ Y khoa, học hàm Giáo sư, được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Tổng Biên tập Tạp chí Y học thực hành Bộ Y tế...
 
Theo bài viết "Truyền thống gia đình trong Đảng" đăng trên BBC Việt ngữ thì bà Tiến là cháu ngoại của Hà Huy Tập (1906-1941) Tổng bí thư thứ 3 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Tuổi Trẻ viết rằng Nguyễn Thị Kim Tiến là "một người cháu gái" của Hà Huy Tập. 
 
Không chỉ xuất thân trong một gia đình “danh gia,” bà Nguyễn Thị Kim Tiến còn để lại nhiều câu “danh ngôn” bất hủ:
     - Chưa thấy một quốc gia Đông Nam Á nào, kể cả ở châu Phi mà tình trạng các bệnh viện quá tải như tại Việt Nam - Thanh Niên Online 29/11/2011.
 
     - Ăn chỉ toàn là đồ bẩnLao Động Online 18/12/2011.
 
Báo Kiến Thức (25/07/2013) còn đưa nhận xét rằng bà Bộ Trưởng Y Tế có những phát ngôn làm ... dậy sóng dư luận:
     - Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin... do kỹ thuật xử lý kỹ thuật.
     - Tăng viện phí là thành tựu y tế  hàng đầu.
     - Thiếu giường bệnh thì phải hỏi… Nhà nước!
 
Tôi không có ý, và cũng chả có lý do gì để bênh vực bà Nguyễn Thị Kim Tiến nhưng công tâm (và khách quan) mà nói thì bà hoàn toàn có lý khi lập luận rằng “Bộ Y tế không thể xây nhà được và cũng không có tiền làm nhà, xây bệnh viện hay mua trang thiết bị... Thiếu giường bệnh thì phải hỏi… Nhà nước!”
 
Và người đứng đầu Nhà Nước hiện nay, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng – tất nhiên – cũng đành phải bó tay thôi vì làm gì còn tiền để xây nhà trường hay nhà thương nữa. Phần lớn ngân qũi quốc gia đã bị thâm thủng hay thất thoát vì tham nhũng. Phần còn lại đã mất đứt vào những chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước, như đầu tư vào việc khai thác Bauxit hay mua những con tầu về làm thép vụn.
 
Cả nước bị đẩy đến mức cùng quẫn chớ có riêng chi cái ngành y tế của bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Chứ giáo dục, môi trường, luật pháp, thông tin ... bộ không đang tan hoang, vỡ trận sao?
 
So với những vị cán bộ khác thì cái lỗi duy nhất của bà Nguyễn Thị Kim Tiến là không ... khéo nói. Nếu bà vẫn cứ liếng thoắng (“Tôi bị ‘chửi’ suốt...  Tôi quen rồi) hay xuê xoa theo kiểu hứa hẹn sẽ “tự soi, tự sửa... để nâng cao tinh thần trách nhiệm” như ông bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng  thì làm gì đến nỗi khiến cho “dư luận dậy sóng” (nghe) ghê vậy.
 
Ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Đinh La Thăng, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, và các ông các bà gì gì ... đó – nói cho chính xác – chỉ là sản phẩm của tất yếu của chế độ hiện hành. Họ là những con người mới của Xã Hội Chủ Nghĩa. Loại người này đã được ông Hà Sĩ Phu nhận diện từ hồi cuối thế kỷ trước lận:
 
Suốt từ những năm 60-70, khi ấy tôi dạy học nên được chứng kiến một chiến dịch dai dẳng và vất vả để cố xây dựng cho được hình mẫu "Con người mới Xã hội Chủ nghĩa". (vì bác Hồ nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa Xã hội phải có những Con người Xã hội chủ nghĩa.)
 
Sách giáo khoa, tài liệu tuyên giáo, truyện ngắn, truyện dài, sân khấu, điện ảnh, báo chí, phong trào Đoàn Thanh niên Cộng sản, Đội Thiếu nhi Bác Hồ...xây mãi mà không mẫu nào có thể đứng được. Nếu không bám víu vào những phẩm chất của “con người cũ truyền thống” như lòng yêu nước, lao động cần cù, chịu đựng gian khổ hy sinh, thương người hoạn nạn...thì "Con người mới" không còn có xương có thịt gì cả.
 
Cái chất "mới""xã hội chủ nghĩa", chất "giai cấp", chất "Đảng", chất "thời đại" tô vẽ mãi vẫn cứ mờ nhạt, khô cứng, thậm chí (nhiều nhà văn, nhà báo kể cho tôi nghe) khối lời nói anh hùng, nhân vật anh hùng là do ta bịa ra. Nhưng ngần ấy thứ con người mới giả vẫn không địch nổi cái đội ngũ hùng hậu của những “con người mới thật”, tệ hại, bằng xương bằng thịt cứ tuôn ra từ cuộc đời thật, ngày càng đông về số lượng và chủng loại, càng điển hình và độc đáo về phẩm chất...
 
Có thể nói 90 phần trăm tác phẩm văn học được giải trong những năm gần đây là tác phẩm "phản diện"mang tính phê phán, và những "điển hình" xây dựng thành công là những điển hình về mặt trái của Con người và xã hội. Người ta bảo: hãy quên chuyện "Con người mới" đi! hãy tìm lại những "Con người cũ" tử tế.
 
Những “con người cũ tử tế” còn đâu nữa mà tìm. Cách mạng đã (lỡ) thay một vị thủ tướng có bằng tiến sĩ luật và thạc sĩ công pháp bằng đồng chí X mất rồi. Giáo sư Nguyễn Văn Bông, bác sĩ Lê Minh Trí, nhà báo Từ Nguyên ... đều đã bị giết chết. Chúng ta đành phải chịu tiếp tục sống (theo thời) với ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến, và các ông (công an) viết báo như ông Như Phong hay Hữu Ước thôi. 
 
Chịu được thêm bao lâu nữa (mới bung) thì lại là chuyện khác.
  tuongnangtien's blog

Nợ của tập đoàn, tổng công ty nhà nước chiếm 50% GDP – nhưng ông Vũ Viết Ngoạn nói “không đáng lo ngại”

Sài Gòn tiếp thị

Tập đoàn, tổng công ty nhà nước: nợ chiếm 50% GDP

Ngày 02.12.2013, 05:21 (GMT+7)
SGTT.VN – Chỉ riêng 127 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang gánh khoản nợ phải trả lên gần 1,35 triệu tỉ đồng, tương đương 50% GDP, trong đó nợ ngân hàng của riêng những “ông lớn” này chiếm 1/3 tổng dư nợ của cả nền kinh tế. “Chúa chổm” nhất là tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

1
Theo số liệu của ngân hàng Nhà nước, dư nợ của các tổ chức tín dụng đối với EVN tính đến cuối tháng 7.2013 là 118.840 tỉ đồng.
Chiếm 1/3 tổng dư nợ tín dụng
Theo số liệu của ngân hàng Nhà nước (NHNN), dư nợ của các tổ chức tín dụng đối với EVN tính đến cuối tháng 7.2013 là 118.840 tỉ đồng – mức dư nợ lớn nhất của hệ thống ngân hàng dành cho một tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Còn theo báo cáo mới nhất của bộ Tài chính, nợ vay cả ngắn hạn, dài hạn từ các ngân hàng thương mại của EVN là hơn 103.000 tỉ đồng, chưa kể, khoản nợ nước ngoài 112.625 tỉ đồng.
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có nợ nần chồng chất, theo báo cáo mới đây của bộ Tài chính trình ra Quốc hội. Theo đó, năm 2012, 127 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ – con có tổng số nợ phải trả là 1.348.752 tỉ đồng, tương đương 62 – 63 tỉ USD, xấp xỉ 50% GDP của Việt Nam năm 2012 là 136 tỉ USD. Khoản nợ này bằng 78,9% doanh thu cả năm 2012 của các tập đoàn, tổng công ty này (doanh thu năm 2012 là 1.709.171 tỉ đồng); vượt 132% vốn chủ sở hữu (1.019.578 tỉ đồng) và chiếm già nửa so với tổng tài sản 2.569.433 tỉ đồng. Trong đó, khoản nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng của các tập đoàn, tổng công ty là 402.955 tỉ đồng, tăng 2% so với năm 2011, tương ứng 1/3 tổng dư nợ của cả nền kinh tế; vay nợ nước ngoài là 315.851 tỉ đồng (vay ngắn hạn 70.659 tỉ đồng, dài hạn 245.192 tỉ đồng), trong đó 2/3 là vay ODA và được Chính phủ bảo lãnh. Một số đơn vị khác có nợ ngân hàng lớn như tập đoàn Dầu khí nợ 125.000 tỉ đồng; tổng công ty Hàng hải nợ 31.690 tỉ đồng; tổng công ty Sông Đà nợ 17.644 tỉ đồng; tổng công ty Lương thực miền Nam nợ 7.600 tỉ đồng…
2So với năm 2011, nợ phải trả của các đơn vị nói trên tăng 6%; nợ phải thu, đáng chú ý, tới 275.975 tỉ đồng. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 13.490 tỉ đồng, tăng 24,5% so với năm 2011 và chiếm 4,89% số nợ phải thu. Một số doanh nghiệp có nợ phải thu trên tổng tài sản ở mức rất cao, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, như tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 có nợ phải thu hơn 1.000 tỉ đồng, tương ứng 66% tổng tài sản; tổng công ty Xây dựng Thăng Long nợ phải thu gần 800 tỉ đồng (60% tổng tài sản); tổng công ty Thành An 840 tỉ đồng (56%), tổng công ty Xây dựng Trường Sơn 800 tỉ đồng (55%)…
Cũng theo báo cáo của bộ Tài chính, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 của các tập đoàn, tổng công ty là 1,46 lần, song có 48 đơn vị có tỷ lệ này gấp ba lần trở lên, như tổng công ty Lắp máy Việt Nam hơn 53 lần; tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng là 20,97 lần; tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 là 18,41 lần…
Trong khi Chính phủ chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty phải nhanh chóng thoái vốn đầu tư ngoài ngành, thì khoản đầu tư tài chính của các doanh nghiệp này vẫn tăng, trong đó đầu tư ngắn hạn 153.575 tỉ đồng, tăng 28,25% và đầu tư dài hạn 171.373 tỉ đồng, tăng 5,07% so với năm 2011. Hàng tồn kho giảm 4% so với năm 2011, song vẫn chiếm 9,3% tổng tài sản, tương ứng 222.264 tỉ đồng, trong đó, đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng tăng 3% (13.152 tỉ đồng); đầu tư vào bất động sản tăng 20% (6.089 tỉ đồng)…
Mịt mờ khả năng trả nợ
Báo cáo của bộ Tài chính chưa phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ nần; hiệu quả sử dụng vốn vay và đặc biệt là phương án, khả năng trả nợ của các tập đoàn, doanh nghiệp này. Song, nhìn vào một vài doanh nghiệp có nợ lớn nhất, có thể thấy khó mà lạc quan!
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030, dự kiến đến năm 2020, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện lên tới 929.700 tỉ đồng (tương đương 48,8 tỉ USD), mỗi năm cần khoảng 4,9 tỉ USD. Tuy nhiên, theo tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh, vốn tự có của tập đoàn và các đơn vị thành viên chỉ có thể thu xếp được khoảng từ 20 – 30% tổng mức đầu tư cho các dự án điện. Như vậy, quy hoạch của ngành điện sẽ phụ thuộc phần lớn vào vốn vay. Điều đó có nghĩa, EVN không giảm mà còn tiếp tục tăng tình trạng nợ nần. Và người tiêu dùng không thể không lo lắng, liệu đồng vốn vay có tiếp tục bị tập đoàn này tiêu xài lãng phí, thất thoát để rồi người tiêu dùng tiếp tục phải gánh thông qua giá điện?
Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) đang gánh khoản nợ 6.681 tỉ đồng thì cũng là một trong số những doanh nghiệp đang lỗ nặng tới 4.562 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm tới 2.177 tỉ đồng. Chung tình trạng âm vốn chủ sở hữu với Vinalines còn có tổng công ty Cơ khí xây dựng âm 316 tỉ đồng; tổng công ty Xăng dầu Quân đội âm 205 tỉ đồng…
Tính chung lại, 25 tập đoàn, tổng công ty có số luỹ kế đến cuối năm 2012 là 17.033 tỉ đồng và 16 công ty mẹ lỗ 11.820 tỉ đồng. Trong đó EVN lỗ 3.146 tỉ đồng; tổng công ty Xây dựng đường thuỷ lỗ 710 tỉ đồng; tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC lỗ 246 tỉ đồng; tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 lỗ 44 tỉ đồng…
Đánh giá hiệu quả sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với quy mô vốn, tài sản của doanh nghiệp, bộ Tài chính cho rằng “việc tồn tại tình trạng độc quyền trong một số lĩnh vực làm cho doanh nghiệp nhà nước không chịu sức ép cạnh tranh, dẫn đến sức ỳ lớn”. Thêm vào đó, bộ Tài chính cũng nhận xét: năng lực, quản trị ban điều hành của một số tập đoàn, tổng công ty còn yếu kém, làm thất thoát vốn, tài sản, để xảy ra nợ xấu, thua lỗ liên tục nhưng chưa hoặc không được xử lý trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Mặc dù vậy, bản thân báo cáo của bộ Tài chính cũng chỉ dừng ở việc đưa ra thông tin đơn thuần mà không đề xuất hướng xử lý nào.
THẢO NGUYỄN

Chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn:

Số nợ hơn 1,3 triệu tỉ đồng không đáng lo ngại

SGTT.VN – Trong khi dư luận đang “xôn xao” về số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty năm1 2012 lên đến gần 1,35 triệu tỉ đồng, trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ông Vũ Viết Ngoạn, chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng “con số đó không có ý nghĩa gì cả”.
Ông đánh giá thế nào về số nợ này?
Nó bình thường chứ có gì mà đáng lo ngại, nợ 1 triệu hay 2 triệu tỉ nó không quan trọng. Vấn đề là có vay quá khả năng tài chính của họ không, họ vay thế thì hoạt động có hiệu quả hay không, cái đó mới quan trọng. Còn theo báo cáo (Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, góp vốn của nhà nước mà Chính phủ gửi đại biểu quốc hội), hệ số vốn đòn bẩy tài chính chưa đến 2, mới có 1,74 thì không có gì đáng lo ngại. Chỉ có một số công ty, tổng công ty có hệ số đòn bẩy hơi lớn, lên đến 3, trên 3 thì phải giảm xuống.
So với cách đây 5 – 6 năm, khi Quốc hội thực hiện giám sát tối cao về tập đoàn, tổng công ty thì tình hình tài chính, hệ số đòn bẩy tài chính của các tổng công ty, tập đoàn giảm đi đáng kể rồi, nhất là các tập đoàn trước đây có hệ số đòn bẩy tài chính lớn thì đã giảm đi. Như vậy là nhìn lại xu hướng tốt hơn, tức là giảm bớt khó khăn đi.
Khả năng trả nợ thì sao, thưa ông?
Một là phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính, thanh khoản thế nào, có quá xấu hay không, chứ không phải con số vay nợ nhiều hay không. Thứ hai là hoạt động có hiệu quả hay không, nếu có thì vẫn có thể trả nợ được bình thường.
Theo ông, để xem các tập đoàn hoạt động hiệu quả thì dựa vào tiêu chí nào?
Điều này không nói sơ sơ được, nhiều yếu tố lắm, người ta đi học thì phải cả một chương cơ mà.
Có một số tập đoàn nợ nước ngoài lớn. Các con số này nói lên điều gì?
Nó không nói lên điều gì cả. Nếu bạn có vốn 1 tỉ mà đi vay 1 tỉ thì chẳng có vấn đề gì. Hoạt động kinh doanh thì phải đi vay thôi, còn nhà nghèo thu nhập một tháng 10 triệu mà đi vay 100 triệu đã là kinh khủng rồi. Vốn có nhiều, đi vay nhiều, hoạt động nhiều, hoạt động đến đâu trả nợ đến đó. Liệu họ có khả năng trả nợ không thì nhìn con số khác, chứ không nhìn con số đó. Cái này thì (trao đổi qua điện thoại – pv) không có nhiều thời gian và bạn chưa đi sâu thì tôi khuyến nghị không nên đặt khía cạnh như vậy.
Các tập đoàn, tổng công ty từng gây mất lòng tin người dân, chẳng hạn như EVN khi thua lỗ thì tăng giá điện. Vậy họ lấy tiền từ đâu ra để trả nợ?
Lấy tiền từ dự án của họ hoạt động kinh doanh. Dự án sản xuất kinh doanh mà không thu được tiền trả nợ thì mới đáng lo ngại. Họ có thu được tiền trả nợ hay không thì đó là câu chuyện khác.
Cảm ơn ông!
VIỆT ANH (THỰC HIỆN)
 

Những chuyện giật mình ở "dân tộc thông minh"

"Có một lời nguyền của Chúa Jesus đối với Judas, tông đồ người Do Thái đã phản ông ấy, rằng nếu dân tộc Do Thái tụ tập lại ở một nơi, thì thế giới sẽ diệt vong. Người Israel có thể không tin ở lời nguyền đó, nhưng rất ý thức xử sự với thế giới theo cách đó"LTS: Người ta thường nói "ngoại giao chính trị thúc đẩy ngoại giao kinh tế". Nhưng trong một số ít trường hợp, từ mối quan hệ kinh tế là nảy sinh nhu cầu về chính trị. Mối quan hệ của Việt Nam với Israel, được thiết lập cách đây đúng 20 năm, cũng bắt nguồn từ chuyến đi trước đó 2 năm của một chuyên gia kinh tế, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, Phạm Chi Lan.
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Israel và sứ quán Israel được mở ở Việt Nam, Tuần Việt Nam xin giới thiệu cuộc phỏng vấn với bà Phạm Chi Lan.
Nước nhỏ mà dám đánh nhau với mấy nước lớn
Isael, Phạm Chi Lan, kinh tế, khoa học kỹ thuật
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (Ảnh Hoàng Ngọc)
Chuyến đi tại sao lại được tổ chức, thưa bà?
Tháng 8.1991, chúng tôi trình được đề án tổ chức chuyến đi khảo sát Israel. Đề án của chúng tôi được ông Vũ Khoan, Thứ trưởng Ngoại giao, ủng hộ. Văn phòng Chính phủ, với toàn những người đầu óc mở và cải cách, cũng rất ủng hộ, để thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bắt tay với các công ty Israel.
Sở dĩ có đề xuất như vậy, bởi vì trước đó, VCCI có tiếp xúc với một số công ty Israel trong khu vực, từ Singapore và Hồng Kông. Họ đã vào Việt Nam từ năm 1988 để xem xét xem Việt Nam đổi mới thế nào, có cơ hội gì làm ăn hay không.
Hồi đó, họ vào Việt Nam với sự cho phép của chính phủ (đối với thị trường nhạy cảm), nhưng rất may trong không khí vừa đổi mới, lại vừa chịu sự cấm vận của Mỹ, chính phủ lại rất thoáng, cho phép mở những kênh mới là Hàn Quốc, Đài Loan và Israel - 3 kênh Việt Nam không có quan hệ ngoại giao chính thức - qua kênh VCCI là tổ chức phi chính phủ.
Sau những lần làm việc với các doanh nghiệp Israel từ khu vực, chúng tôi tiến bước nữa là mời Phòng Thương mại Israel từ Tel Aviv sang Việt Nam, vào năm 1989. Vào Việt Nam, thấy cũng có triển vọng, họ mới mời lại VCCI sang đó.
Tôi được làm trưởng đoàn. Đoàn có thêm một người của Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Quang Khai (sau này là đại sứ Việt Nam tại Israel), để tham dò khả năng mở quan hệ, cũng như phản ứng của các nước Ả rập ở Trung Đông, và một người của Bộ Thương mại, ông Ngô Luân, phụ trách về thi trường Trung Đông và Bắc Phi, về khả năng mở quan hệ thương mại.
Sang bên đó, cơ quan nào đã đón mình?
Bộ Ngoại giao là chủ yếu. Người tiếp chúng tôi là Tổng Vụ trưởng Bộ Ngoại giao J. Hadass, người sau đó một năm rưỡi đã sang thăm Việt Nam.
Chúng tôi cũng thăm nơi làm việc của David Matnai, người 2 năm sau trở thành đại sứ đầu tiên của Israel tại Việt Nam. Ông này phụ trách về Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, và ông này rất thích Việt Nam. Vào phòng ông này thấy có tượng Hồ Chí Minh. Và trong các bức tranh thì có bức chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp (kiểu như áp phích của mình), và một số cờ Việt Nam nho nhỏ.
Chúng tôi hỏi tại sao ông có những thứ đấy, ông ấy nói rằng đoàn Phòng Thương mại Israel sang Việt Nam về đã cho ông, vì biết ông thích Việt Nam. Khi Phòng Thương mại Israel sang Việt Nam, ông đã lo thủ tục cho họ. Ông dặn phải mang về những kỷ niệm về hai nhân vật mà ông rất yêu quí là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.
Họ tìm thấy sự tương tự...
Đúng thế. Chúng tôi có tiếp xúc với một số công ty, họ thấy Việt Nam là gần gũi với họ nhất. Bởi vì Việt Nam là nước nhỏ mà dám đánh nhau với mấy nước lớn và chiến thắng, trong khi đó Israel là một nước nhỏ, bị bao vây bởi thế giới Ả rập hơn 300 triệu dân, và họ cũng chiến thắng.
Tức là Israel không bị ám ảnh bởi mặc cảm rằng Mỹ là đồng minh của Israel, và Việt Nam đã thắng Mỹ?
Đúng thế. Thậm chí, họ còn không biểu hiện cái mặc cảm là Việt Nam thân với Liên Xô, vốn là nước ủng hộ Ả rập trong cuộc chiến với Israel. Họ cũng không hề đả động tới những tuyên bố trước nay của Việt Nam về họ trong cuộc chiến với thế giới Ả rập. Họ cứ nhắc đi nhắc là điểm tương đồng giữa hai nước trong thế giới hiện đại là cùng là nước nhỏ mà không sợ nước lớn.
Chính ông Tổng Vụ trưởng đã nhắc đi nhắc lại cái ý rằng Israel muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, bởi 2 nước như thế này phải gắn bó với nhau, để cùng phát triển.
Và kết quả của chuyến đi là mở ra mối quan hệ về ngoại giao năm 1993?
Trên đường về, tôi nói với ông Khai là nhiệm vụ của chúng tôi là phải báo cáo cấp trên để triển khai mối quan hệ chính thức, bởi có quan hệ chính thức thì mới làm ăn thuận lợi được. Tôi thấy có rất nhiều thứ Israel có thể trao đổi, làm ăn với Việt Nam.
Isael, Phạm Chi Lan, kinh tế, khoa học kỹ thuật
Xe tăng chiến đấu chủ lực nâng cấp T-55M3 -gói nâng cấp mạnh nhất của T-55 tại Việt Nam được thực hiện với sự hợp tác giúp đỡ của Israel. Ảnh Internet
Điều làm tôi giật mình
Trong khi đó, thái độ của Việt Nam với Israel thế nào?
Trước khi chúng tôi đi, thông tin ở Việt Nam về Israel nói chung ít, và có thì nói chung là xấu. Lý do tại sao thì anh biết rồi đấy.
Dù rằng tôi không đi Israel với trang bị ban đầu bằng thông tin trên báo chí, bởi làm ở VCCI ở những năm Việt Nam còn rất khép về thông tin, chúng tôi có thuận lợi lớn là có những kênh để tìm kiếm những thông tin khác với thông tin được cung cấp một chiều, qua Israel tôi vẫn thấy ngỡ ngàng, nếu không nói là giật mình.
Một trong những điều đầu tiên làm tôi giật mình là thông tin về lịch sử của Israel, khi trong nước chỉ có khoảng 5 triệu người, trong khi khoảng 7 triệu người sống ở các nước khác trên thế giới. Tôi được biết rằng có một lời nguyền của Chúa Jesus đối với Judas, tông đồ người Do Thái đã phản ông ấy, rằng nếu dân tộc Do Thái tụ tập lại ở một nơi, thì thế giới sẽ diệt vong.
Người Israel có thể không tin ở lời nguyền đó, nhưng rất ý thức xử sự với thế giới theo cách đó, tức là không tụ tập dân tộc ở một nơi. Bằng cách đó, người Israel đã giúp cho dân tộc mình biến khó khăn, thách thức, thành thuận lợi, tức là khả năng toàn cầu hóa rất cao.
Điều giật mình thứ hai là chúng tôi tiếp xúc với một Tướng Israel đã nghỉ hưu, Tổng Tư lệnh của quân đội Israel đã chiến thắng người Ả rập ở Cao nguyên Golan năm 1967. Ông này nghe tin có đoàn Việt Nam sang đã khẩn khoản xin được gặp chúng tôi.
Trong cuộc gặp đấy, ở một quán cà phê, ông nói rằng động lực tinh thần cho thắng lợi của Israel chính là hình ảnh của Việt Nam ở Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khi chỉ huy quân sĩ chiến đấu trong vòng vây của kẻ địch, ông chỉ nghĩ rằng người Việt Nam đã đạt được thắng lợi như vậy trong cuộc chiến với người Pháp, và Israel cũng phải cố gắng đạt được điều tương tự.
Chúng tôi rất ấn tượng khi nghe câu chuyện đó, và rất thiết tha mời ông có dịp sang Việt Nam. Ông ấy nói rằng đó cũng là mong muốn của ông, và ông muốn gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Rất tiếc sau đó ít lâu, các bạn Israel báo cho tôi rằng ông đã bị mất vì đau tim.
Trong chuyến đi đó, bà đi những nơi nào, tiếp xúc những ai, và mở ra những cơ hội gì?
Trong khoảng 5 ngày ở đó, chúng tôi tiếp xúc với Bộ Ngoại giao, Phòng Thương mại, và mấy tập đoàn công ty lớn.
Họ giới thiệu với chúng tôi những thế mạnh của họ gồm công nghệ cao, công nghệ thông tin, y tế, và nông nghiệp, ở trình độ phát triển rất cao.
Người Israel giải thích với tôi rằng dân tộc Israel mãi về sau này mới được ở cùng với nhau (1948), đặc biệt sau sự thảm sát của Phát xít Đức, nên muốn tồn tại được phải rất mạnh khoẻ, đặc biệt ở vùng đất sa mạc, chính vì vậy người Israel có một trình độ y tế cao.
Thế còn công nghệ cao thì ý chí họ rất đơn giản là ở vùng đất hoang tàn như Israel cần phải tìm một thế mạnh riêng cho mình trên cơ sở một thế mạnh là trí tuệ.
Nông nghiệp Israel phát triển được là nhờ công nghệ cao. Những người Israel đã đi Việt Nam kể rằng Việt Nam được thừa hưởng mảnh đất có ưu thế thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nhưng không hiểu tại sao chất lượng quá thấp, và Israel muốn giới thiệu mô hình và các kỹ thuật cao của Israel để Việt Nam học tập.
Tôi đã đến thăm chỗ họ trồng cà chua, năng suất rất cao (50 tấn trên một héc ta, so với Việt Nam là vài tấn một héc ta). Tôi nhìn cây cà chua của họ trĩu trịt quả, loại cà chua không hột, thịt rất đặc, vỏ mỏng, nhưng rất vững chắc. "Như vậy chúng tôi mới bán sang châu Âu được với giá 2 USD một ki lô", họ nói.
Loại cà chua này đã được nhập vào trồng ở Việt Nam, nên ở Hà Nội nhiều người cứ tưởng là cà chua Trung Quốc, vì mùa hè cũng có.
Hay họ dẫn đi thăm vườn cam, trồng bạt ngàn, trong khi đất trồng cam rất cằn cỗi. Và, lần đầu tiên, tôi đã được tham quan hệ thống tưới nhỏ giọt của họ. Sau này, cách đây ba năm, Đặng Lê Nguyên Vũ mới đưa về, và thử nghiệm cho người nông dân trồng cà phê. Vừa tiết kiệm nước, tiết kiệm phân, tiết kiệm sức lao động, vừa điều tiết được những chất cần thiết cho cây trong từng thời kỳ một.
(Còn nữa)
Huỳnh Phan(Thực hiện)

Đặc Sản Việt Nam

Đặc Sản Việt Nam
Alan Phan
1/12/2013

Cách đây 2 năm, trong một chuyến thăm Hà Nội, một nhóm BCA trẻ nhất định lái xe chở tôi xuống Gia Lâm để giới thiệu một đặc sản của Hà Thành mà họ bảo đảm là không có “chim quay” nào trên thế giới sánh bằng. Đói bụng, tôi cũng làm hết nửa con chim.
Tình cờ, hôm qua đọc bài báo mạng đăng dưới đây. Bây giờ thì tôi tin là trong 30 năm tới, cơ thể tôi không cần một viên vitamin iron nào.
Bài báo chỉ nói về một món ăn tại Hà Nội. Các bạn muốn giảm cân, chỉ cần đi du lịch vài tuần ở Việt Nam, chắc chắn là bạn sẽ không dám ăn thứ gì. Trước đó, vào google tìm từ khoá, “kinh hoàng thực phẩm độc hại Việt Nam”, bạn sẽ có 6,490,000 kết quả về những món đặc sản khác (đăng trên các báo tạp chí lề phải, không phải của thế lực thù địch muốn diễn biến hoà bình).
Tôi còn nhớ 1 bạn trong nhóm này yêu cầu tôi về Mỹ mở một cửa hàng lẻ chuyên bán “đặc sản Việt Nam” để giới thiệu cho người Mỹ biết về “ẩm thực” Việt mà ngay cả ông Michael Porter khi qua Việt Nam cũng lên tiếng cổ võ. Anh bạn sẽ hổ trợ về nguồn cung cấp. Anh tin là sau 10 năm, chúng ta sẽ có một chuỗi cửa hàng như vậy khắp nước Mỹ. Tôi tin rằng sau 10 năm, số dân Mỹ bị thương vong vì chuỗi cửa hàng này sẽ nhiều hơn con số mà Bin Laden và đồng bọn đã giết hại.
Một bạn khác đề nghị là sau mỗi cửa hàng, chúng ta có một lớp học miễn phí dậy cho dân Mỹ thế nào là tư tưởng và đạo đức HCM để họ tiến bộ hơn trong hành xử. Giống như cái viện Khổng Tử mà đàn anh Trung Quốc đang lên dự án. Không những chúng ta chăm sóc sức khoẻ cho cựu thù, chúng ta còn giúp đỡ tinh thần họ cho hoàn hảo.
Cũng sau khi lướt qua các thông tin trên mạng, tôi tìm ra các đặc sản Việt Nam có nhiều tiềm năng nhất trên thị trường thế giới là:
-          Lợn cắp nách Lai Châu (nuôi bằng gia phụ phẩm cung cấp bởi đồng chí Trung Quốc)
-          Chả mực Hạ Long (không thiếu một hoá chất nào từ chất thải trong vịnh)
-          Sầu riêng Cai Lậy (đầy đủ thuốc ép chin và trừ sâu, made in Vietnam)
-          Cá bống Sông Trà (vừa tận thu trong bùn lũ thuỷ điện có lẫn xác trâu bò)
-          Nem Sa Đéc (80% làm bằng thịt chuột và 20% bằng thịt thối)
-          Bưởi Đồng Nai (trồng cạnh bờ sông Thị Vải, nhãn hiệu Vedan)
-          Trà Lâm Đồng (đợt đầu tiên thu hoạch sử dụng bùn đỏ bô xít)
Và Đặc Biệt Nhất Sẽ Ra Mắt Trong Vài Năm Tới : Nước Mắm Phan Thiết có chức năng xạ trị cho mọi loại ung thư.
Người Việt sẽ khoẻ mạnh nhất thế giới vì trong cơ thể chúng ta có đầy đủ mọi loại hoá chất và phóng xạ để giết chết những con vi rút nào dám lảng vảng ghé thăm. Con nào sống sót thì sẽ bị tiêu diệt bằng rượu bia và thuốc lá.
Khoẻ mạnh và hạnh phúc vì chúng ta và Cuba còn phải canh giữ giấc ngủ của nhân loại. Ngoài nghĩa vụ quốc tế, chúng ta còn phải bận rộn suốt ngày xây dựng một thiên đuòng XHCN; nơi chúng ta có thể tự hào là  dân chủ gấp vạn lần bọn giẫy chết Âu Mỹ.
Alan Phan

Tẩm chất gì khiến chim quay Ninh Hiệp có màu gạch non bắt mắt?
Trí Thức 30/11/2013

Trước đây người ta dùng bột điều để tạo màu, nhưng nay bột điều đắt, các hàng quán dùng bột sắt, loại phẩm màu công nghiệp được bán với giá rẻ để tẩm ướp trước khi quay.


-Trước đây dùng bột điều để cho vào tạo màu cho chim cút, giờ không ai làm nữa, vì bột điều đắt, các hàng quán đã dùng bột sắt, một loại phẩm màu công nghiệp được bán với giá rẻ, để tạo màu.

- Theo các chuyên gia y tế, loại màu này được dùng chủ yếu trong công nghiệp nhuộm như: thuốc nhuộm tóc, sản xuất cao su (chất chống ôxy hóa cao su) mực in… và tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm. 

- Chim cút quay ở đây chỉ bán được cho người ngoài, người làng không bao giờ dám ăn.


Chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm-Hà Nội) không chỉ nổi tiếng với việc đổ buôn vải vóc, quần áo mà còn nổi tiếng với những “mâm chim quay” đỏ quạnh, bắt mắt.
Cách trung tâm Hà Nội chừng 15km, chợ vải Ninh Hiệp ngày nắng cũng như ngày mưa luôn tấp nập khách, kể cả khách mua lẻ lẩn khách ngoại tỉnh về “đánh hàng”. Do xa trung tâm thành phố, mặt bằng chợ rất rộng nên nhu cầu ăn uống cũng rất cao. Ngoài bún, phở, ngô luộc, chè…, còn có một đặc sản là chim quay.
Đi từ đầu chợ, mùi chim quay đã nồng nặc. Đặc biệt, trong những ngày hè nóng bức, không khí luôn đặc quánh mùi chim quay khen khét đầy dầu, mỡ. Do nhu cầu lớn nên quán bán chim mọc lên như nấm. Có đến gần hai chục quán chim quay xen kẽ trong các khu chợ.
Chim rán sẵn được bày trên các mâm nhôm, chia làm hai loại to và nhỏ, tùy vào số lượng, yêu cầu của khách mà chủ hàng lấy chim cho vào chảo mỡ sôi trên bếp để chiên lại cho nóng, giòn. Sau đó chim sẽ được vớt ra để ráo mỡ trên khay rồi cắt làm đôi, bỏ lá móc mật bên trong, bày lên đĩa cho khách. Chim to ở đây có giá 16.000 đồng/con; chim nhỏ có giá 8.000 đồng/con. Thông thường, khách vào quán, ít nhất chủ sẽ ép phải mua từ 5 con trở lên.
Theo nhiều chủ hàng, đây là chim sẻ được bắt tự nhiên. Tuy nhiên, không ai có thể tin, chim sẻ ngoài tự nhiên lại có “thể hình” to và béo ngậy toàn thịt đến thế
Thực tế, theo tiết lộ của một số người bán, loại chim quay giả danh chim sẻ này là chim cút. Bí quyết để chim có màu gạch non rực rỡ là chim sau khi vặt lông được lấy hết nội tạng rồi tẩm gia vị, nhét lá móc mật vào bụng.
Trước đây gia vị dùng để tẩm chim cút bao gồm bột điều, hoa hồi, hoa quế, đường, ớt, tiêu… Tuy nhiên, việc dùng bột điều để cho vào tạo màu hiện nay không ai làm nữa, vì bột điều đắt, các hàng quán đã dùng bột sắt, một loại phẩm màu công nghiệp được bán với giá rẻ, để tạo màu. Vì chim cút đã được tẩm ướp sẵn nên người ăn rất khó phát hiện.
Theo quan sát, chim được làm chín sẵn bày lên mâm chỉ có màu tai tái, khi khách ăn, chủ hàng thường ráng lại với chảo dầu đun đi đun lại đen kịt, ở đáy có những lá móc mật cháy khét, nhưng chỉ vài phút trước mặt khách là những chú chim nóng giòn với màu đỏ tươi bắt mắt.
Một người bán quần áo tại chợ Ninh Hiệp cho biết: Chim cút quay ở đây chỉ bán được cho người ngoài, người làng không bao giờ dám ăn.
Bột sắt (2,4 – diaminoazobenzene hydrochloride có xuất xứ từ Trung Quốc) là phẩm màu công nghiệp được bán khá phổ biến ở các hàng khô, bột có màu đen, tuy nhiên, chỉ cần tiếp xúc với nước, bột sẽ chuyển sang màu vàng ruộm. 

Theo các chuyên gia y tế, loại màu này được dùng chủ yếu trong công nghiệp nhuộm như: thuốc nhuộm tóc, sản xuất cao su (chất chống ôxy hóa cao su) mực in… và tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm. 

Chất bột màu này là dạng độc tố, khi tích lũy trong cơ thể con người có khả năng gây tổn hại cho gan và thận, gây ung thư da, ung thư bàng quang. Tiếp xúc thường xuyên sẽ gây viêm da nặng, kích ứng mắt và chảy nước mắt, hen suyễn, viêm dạ dày, suy thận, chóng mặt, run, co giật, và hôn mê.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét