Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Ban Tuyên Giáo Trung Ương báo động về Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự & SỢ ‘TIỀN LỆ’ HAY LẤP LIẾM, BAO CHE ?

Vi phạm các quy định pháp luật về lập hội sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật

An ninh Thủ đô
Chủ nhật 01/12/2013 06:00
ANTĐ - Khoảng hai tháng nay, một nhóm người bỗng nổi cơn hứng nhảm nhí, thành lập cái gọi là tổ chức “Diễn đàn dân sự”. Họ lu loa thành lập diễn đàn để “góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. Dĩ nhiên là chẳng ai là không biết cái động cơ chống chế độ, chống Nhà nước của họ. 

Mới đây, trên trang blog của một ông tiến sĩ đã từng gây lộn xộn ngay tại một cơ quan Nhà nước đã đăng tải một thông báo về việc lập một Nhóm trị sự và một Nhóm cố vấn để điều hành “Diễn đàn”. Thông báo cũng công bố những nguyên tắc hoạt động của “Diễn đàn” này. Những nguyên tắc vừa tỏ ra kém hiểu biết về pháp luật vừa ngạo mạn một cách quá đáng. Hãy nghe họ nói: Diễn đàn và các thành viên của nó hoạt động một cách hợp pháp, tôn trọng pháp luật, không chống Nhà nước, không nhằm chống bất cứ ai hay bất cứ tổ chức nào. Tính hợp pháp nêu ở đây được hiểu là sự phù hợp với các công ước quốc tế, với các quyền con người, với Hiến pháp, các Luật và các văn bản dưới luật nếu chúng không mâu thuẫn với các văn bản có hiệu lực cao hơn. Trời ơi, các ông sống trên đất nước Việt Nam mà các ông lại còn đòi tuân theo những văn bản cao hơn Hiến pháp? Lại nữa: Nói cách khác diễn đàn hoạt động theo nguyên tắc: mọi người dân có quyền bất tuân những quy định vi hiến, vi phạm luật quốc tế, vi phạm các văn bản pháp luật cao hơn trong việc thực hiện các quyền (con người và công dân) của mình. Các ông đòi quyền không tuân thủ pháp luật Việt Nam để tuân theo những những cái gọi là luật quốc tế. Nhưng các ông không hiểu rằng những văn bản luật quốc tế, đặc biệt là luật về quyền con người chỉ là các văn bản định khung, còn chi tiết để thi hành luật sẽ được định ra tùy theo điều kiện, tùy theo văn hóa của mỗi dân tộc. Những đòi hỏi vô lý thiếu khoa học đến mức như vậy dễ khiến người ta dễ dàng nghi ngờ những học vị của các ông.
Nội dung của thông báo này đã chỉ rõ động cơ của nhóm người này là chống lại thể chế chính trị, chống lại Nhà nước của nhân dân. Sự chống đối thể hiện ngay trong việc thành lập “Diễn đàn” này. Mặc dù các ông tuyên bố tuân thủ pháp luật, nhưng các ông thành lập “Diễn đàn” này có đúng các quy định pháp luật không. Để thành lập một hội, một đoàn thể, thậm chí là một câu lạc bộ, quy định pháp luật của nước Việt Nam thể hiện trong Nghị định 45/2010/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, các thông tư hướng dẫn thực hiện. 
Vậy xin lỗi các tổ chức kiểu diễn đàn này đã làm đủ thủ tục hành chính để xin phép hoạt động chưa? Đã được cấp phép chưa? Chưa nói tới động cơ và những tuyên truyền ì sèo về mục tiêu hoạt động, trong đó có mục tiêu được tuyên bố rầm rĩ nhất là không công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với cách mạng Việt Nam, phủ nhận những thành tựu của cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước… Ngay chính sự không tuân thủ các quy định pháp luật về Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã cho thấy ý thức của họ đối với pháp luật Việt Nam như thế nào. Chưa nói đến hành vi kêu gọi bất tuân các quy định pháp luật có hiệu lực nếu theo đánh giá của họ là vi hiến hoặc không đúng với cái gọi là luật quốc tế. Nhưng các quý vị đã quá ngạo mạn. Việc chưa có quyết định cho phép lập và hoạt động của cái gọi là “Diễn đàn” này mà ngang nhiên thành lập Nhóm điều hành, Nhóm cố vấn, kêu gọi thành lập các nhóm hoạt động, theo từng đối tượng xã hội, theo mục tiêu chính trị… đã vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật và phải bị nghiêm trị. Mức độ xử lý đã được quy định ở điều 45 NĐ 45/2010/NĐ-CP: “Người nào vi phạm quyền lập hội, lợi dụng danh nghĩa hội để hoạt động trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định”. 
Và nếu bị xử lý các ông đừng kêu váng cả lên là bị đàn áp nhé.
Ngô Trần

Ban Tuyên Giáo Trung Ương báo động về Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Diễn đàn CTM
Theo tin tổng hợp từ nhiều nguồn, Ban Tuyên giáo Trung ương đảng CSVN đang chỉ thị cho các cấp ủy gấp rút tổ chức học tập nội bộ về sự ra đời của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự
.
.
Một dẫn chứng về sự báo động này là phần trích từ tài liệu sinh hoạt chi bộ cho tháng 11/2013 sau đây.
.
CẢNH GIÁC, ĐẤU TRANH, KHÔNG THAM GIA DIỄN ĐÀN CÓ QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH
.
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch và các đối tượng cơ hội chính trị đã khởi xướng cái gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự”, với việc cho công bố trên Internet “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị”, qua đó kêu gọi mọi người hưởng ứng, ký tên ủng hộ “Tuyên bố” để gửi lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước đòi “chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta”. Đây là một phần nằm trong âm mưu lâu dài của thế lực thù địch, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ ta, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt nam.
1
.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương về chủ động đấu tranh ngăn chặn những hành động chống phá của các thế lực thù địch, đồng thời làm tốt công tác chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy chi bộ cần đề cao trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, nhắc nhở để cán bộ, đảng viên và nhân dân thuộc phạm vi lãnh đạo của mình thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của các thể lực thù địch, đối tượng cơ hội chính trị thông qua sử dụng Internet, mạng xã hội, blog cá nhân để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời kiểm tra, kiểm soát, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân không ký tên ủng hộ, và tham gia cái gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự”. Đối với những nơi phát hiện có người ký tên ủng hộ, tham gia “Diễn đàn xã hội dân sự” cần có biện pháp phù hợp, kịp thời để vận động, thuyết phục, hoặc tác động đến gia đình, người thân làm cho họ thấy việc làm sai trái của mình, từ đó tẩy chay, không tham gia vào “Diễn đàn xã hội dân sự”.

ĐẤM ...KHÔNG RA THÉP.


Cuối cùng thì tin cháy nhất vào dịp tổng kết cuối năm là 127 tập đoàn, tổng công ty nhà nước- những quả đấm mạnh mẽ của chúng ta đã đấm một năm liền, đấm liên tục, đấm có quy trình, đấm ra đấm, đấm ầm ào, đấm triền miên, đấm ngày đêm nhưng chỉ có cái là không ra thép mà ra con số nợ xinh xắn: gần 1,35 triệu tỉ. Bố khỉ. Nhỉ? Chứ sao!

Cuối cùng thì hé ra 4 nghi phạm đã bị đình chỉ là an ninh soi chiếu hàng hóa ở sân bay Tân Sơn Nhất đã để lọt 600 bánh heroin do máy chiếu hỏng chính xác đến từng phút, hỏng đúng cái lúc hàng soi đi qua và phải thay máy khác soi mù để lọt lô hàng chết người. Nếu trót lọt, và nếu những nghi phạm này có chứng cứ là tội phạm thì chắc mỗi chú cũng nhận được cả quả đấm đô la, nhỉ? Chứ sao!

Cuối cùng thì không biết vì lý do gì, báo chí cứ phải soi, cứ phải chiếu, cứ phải đưa ra cho bằng được 2 vị đại biểu quốc hội đã buông ngón tay khỏi nút bấm thông qua Hiến pháp, đó là quyền người ta nhỉ, người ta dí ngón vào hay buông ngón ra là quyền người ta nhỉ, cớ làm sao lại phải ồn ào cái quyền hiển nhiên như thế, nhỉ, hay hai cái ngón tay có vẻ yếu ớt của hai vị đại biểu này bỗng trong phút giây lịch sử thành hai quả đấm thép thực sự nhỉ, nhưng vẫn không làm nên lịch sử được nhỉ, nhưng chắc chắn tương lai, hai ngón tay của hai vị đại biểu quốc hội này sẽ được ghi vào sử sách mà có khi hơn 400 ngón kia sẽ không ai nhớ, nhỉ? Chứ sao!

Cuối cùng thì người ta khẳng định rằng, vào mạng nhiều có khi sẽ giảm sinh lý cũng như người ta khẳng định rằng, thủ dâm nhiều dễ hói đầu, ô hô, yếu sinh lý thì chưa có chứng cứ nhưng hói đầu thì thấy rồi, tin rồi, thủ dâm là tự sướng nhỉ, tự sướng dễ hói nhỉ? Hói mới ra trí thức lớn nhỉ? Trí thức lớn mới gọi là trí tuệ đỉnh chứ gì nữa, ô hô, nhỉ? Chứ sao!
-----------------
Bà là chủ, bà muốn ngủ đâu là quyền bà, muốn cho ai rờ là quyền bà, nhỉ? Chứ sao!

Chúa Chổm chào thua

Trương Tuần
Chủ nhật ngày 1 tháng 12 năm 2013 5:40 AM



“Chúa Chổm” tân thời!...                                                                          
Dưa Lê

.
Ngày xưa Chúa Chổm nợ đìa
Lưu danh muôn thuở làm bia cho đời…
Bây giờ “Chúa Chổm” tân thời
Toàn là “Nhà nước tuyệt vời”…nợ công!?...
Hiện tại, một hai bẩy “ông” *
1,35 triệu tỷ “nợ công” dài dài…
Mang danh “Chúa Chổm” tân thời…
“Xã hội Chủ nghĩa” đẹp tươi…nợ đìa!?...
( Ấy là chưa kể râu ria
Nếu thống kê đủ số kia…còn dài)…
Bây giờ biết đổ đầu ai ?
Thôi thì cứ để dài dài…dân lo…!!!?...
……………….
29-11-2013  

Tham nhũng vặt không vặt như ta nghĩ

>> Tái cơ cấu và … “tứ khoái”
>> Người chơi cá độ giỏi nhất thế giới
>> Vụ án Nguyễn Thanh Chấn “giết người”, hay vụ án Nguyễn Thị Hoan chết bất thường?
>> Chính quyền CHDCND Triều Tiên công bố việc bắt giữ một công dân Hoa Kỳ
>> Hạt lúa giống cũng có… “nhóm lợi ích”!


LÊ THANH PHONG

- Chủ tịch UBND huyện Tân Trụ (tỉnh Long An) ra quyết định kỷ luật 3 cán bộ vì đi ăn nhậu bắt doanh nghiệp trả tiền. Ba ông gồm một cán bộ thuế, một công an huyện, một cán bộ phòng kinh tế hạ tầng.
Các vị này đi kiểm tra một cơ sở sản xuất, phát hiện có hai công nhân chưa có hợp đồng lao động nhưng không xử phạt. Sau đó, họ ra quán ăn nhậu rồi gọi chủ cơ sở đến trả 1,3 triệu đồng, bắt trả thêm 400.000 đồng cho một cán bộ thuế mắc nợ chủ quán trước đó.

Câu chuyện nho nhỏ ở một huyện xa xôi của một tỉnh ĐBSCL, nhưng đó là đại diện cho tình trạng cán bộ “bắt nạt” doanh nghiệp khắp cả nước. Mối quan hệ của doanh nghiệp và cán bộ, quan chức hiện nay rất không bình đẳng. Cán bộ cậy quyền hoạnh họe, doanh nghiệp vì sợ bị thù hằn, muốn yên thân làm ăn phải nhịn nhục, phải vâng dạ và cung phụng những người mà họ rất khinh ghét.
Tiêu tốn thời gian, tiền bạc vì loại cán bộ tham lam và thiếu văn hóa là một thực tế mà gần như tất cả các doanh nghiệp đang phải gánh chịu. Cán bộ ăn nhậu gọi doanh nghiệp đến thanh toán vài triệu bạc là chuyện quá vặt. Những điều mà doanh nghiệp bị quấy rầy, bị làm phiền, bị đòi hỏi không chỉ chuyện bữa nhậu. Doanh nghiệp lớn khổ theo kiểu lớn, cơ sở sản xuất nhỏ cực theo kiểu nhỏ. Chẳng mấy ai được yên thân vì các ông cán bộ thuộc loại “bầy sâu” này.
Một ngày “đẹp trời”, doanh nghiệp có thể bất ngờ đón những vị khách không mời nhưng rất trịch thượng. Cảnh sát phòng cháy-chữa cháy, cán bộ thuế, cán bộ tài nguyên-môi trường, cán bộ quản lý thị trường… Sau những kiểm tra, lên giọng quan lại là những đòi hỏi mà doanh nghiệp phải hiểu ý. Phong bì cho những cuộc kiểm tra bất ngờ này cũng đủ làm kiệt quệ một doanh nghiệp, chưa kể  mất thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Trên nghị trường, các đại biểu từng đưa ra khái niệm “tham nhũng vặt”. Cảnh sát giao thông chặn xe, nhận vài trăm ngàn đồng là tham nhũng vặt; quan chức vòi vĩnh doanh nghiệp ăn nhậu, phong bì là tham nhũng vặt; công chức xử lý việc công nhưng bắt dân đút lót là tham nhũng vặt. Loại tham nhũng này không có số tiền to tỉ đồng như các vụ tham nhũng lớn, nhưng nó đục khoét đất nước này rất kinh khủng, nguy hiểm nhất là đục khoét lòng tin của nhân dân vào bộ máy công quyền.
Có thể làm rõ được cán bộ ăn cắp bao nhiêu tiền trong một vụ án tham nhũng, nhiều vụ án tham nhũng, nhưng không thể thống kê được mỗi ngày - trên đất nước này - người dân, doanh nghiệp mất bao nhiêu tiền vì bọn tham nhũng vặt. Tuy vặt nhưng nhặt hằng ngày, họ làm giàu trên nỗi khổ của dân chúng.
Tham nhũng vặt như sâu bọ, diệt cho hết sâu bọ quả là vô cùng khó. Ba ông cán bộ bị kỷ luật ở Long An chỉ là chuyện vặt.

SỢ ‘TIỀN LỆ’ HAY LẤP LIẾM, BAO CHE ?

Vụ án Nguyễn Thanh Chấn “giết người”,
hay vụ án Nguyễn Thị Hoan chết “bất thường” ?
 
      * VÕ VĂN TẠO
Ngót một tháng sau sự kiện động trời oan án Nguyễn Thanh Chấn đồng loạt rộ trên truyền thông, rúng động trong và ngoài nước, câu hỏi vẫn ám ảnh công luận: Phải xử lý vụ này theo thủ tục pháp lý “tái thẩm” hay “giám đốc thẩm” mới đúng?
Ngày 5-11-2013, tại cuộc họp báo công bố vụ oan sai, lãnh đạo VKSND Tối cao cho biết, do xuất hiện tình tiết mới là hung thủ thật sự của vụ án là Lý Nguyễn Chung ra đầu thú và khai nhận đã sát hại nạn nhân Nguyễn Thị Hoan (thực tế, Cục điều tra của VKSND Tối cao vừa xác minh tình tiết này),  VKSND Tối cao đã ký kháng nghị xem xét lại bản án theo thủ tục tái thẩm. Trước cuộc họp báo một ngày, ông Chấn được trả tự do sau hơn 10 năm ngồi tù oan, theo quyết định tạm đình chỉ thi hành án của VKSND Tối cao.
Ngày 6-11, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao chấp nhận kháng nghị tái thẩm của VKSND Tối cao, tuyên hủy các bản án sơ thẩm và phúc thẩm, chuyển hồ sơ cho VKSND Tối cao để điều tra lại.
Cùng ngày 6-11, báo Lao động (onlines) đăng ý kiến TS Vũ Đức Khiển – nguyên Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội: “Tôi khẳng định chắc chắn rằng đây không phải tình tiết mới, vì tình tiết mới chỉ được xác định là do khách quan mang lại và việc xử tái thẩm là sự tiếp diễn của việc xét xử vụ án… Ở đây, rõ ràng vụ án đối với ông Chấn đã kết thúc, ông Chấn đã đi tù, cơ quan tiến hành tố tụng đã làm oan người ta nên không thể là tình tiết mới. Việc kẻ ra đầu thú hoàn toàn là một vụ án độc lập, chứ không thể nhập hai việc này vào một để cho rằng đó là tình tiết mới để tái thẩm. Vì vậy, đúng ra VKSND Tối cao phải kháng nghị giám đốc thẩm và TAND Tối cao phải xử giám đốc thẩm để minh oan và bồi thường cho ông Chấn… Tái thẩm là sai, cố tình lấp liếm cái sai của mình trước đó, dễ bề phủi trách nhiệm đã gây oan sai cho ông Chấn”.
Tuyên bố của TS Khiển lập tức thu hút chú ý của công luận, được nhiều chuyên gia pháp lý đồng tình. Liền đó, tại Quốc hội, lãnh đạo VKSND và TAND Tối cao “phản pháo”, bảo vệ quan điểm tái thẩm và tuyên bố các cá nhân, tổ chức gây oan sai nhất định sẽ phải chịu trách nhiệm, không có chuyện lấp liếm, bao che. Nếu có chuyện bức cung, dùng nhục hình, sẽ bị xử lý. Tái thẩm hay giám đốc thẩm thì cũng không thể né tránh trách nhiệm trong việc gây oan sai.
Tuy nhiên, nhiều tờ báo tiếp tục đăng tải ý kiến nhiều chuyên gia pháp lý cùng quan điểm với TS Khiển. Một số đại biểu Quốc hội cũng chất vấn lãnh đạo hai cơ quan trên về nội dung này. Dường như cũng nhận thấy có gì đó không ổn, lãnh đạo VKSND Tối cao biện bạch: kháng nghị tái thẩm của Viện đã được Hội đồng thẩm phán của TAND Tối cao chấp nhận (có thể hiểu rằng: nếu kháng nghị sai thì đã bị Tòa bác bỏ. Nếu thật sự tái thẩm là sai thì “bóng” đã sang “chân” tòa, tòa phải chịu trách nhiệm). Còn lãnh đạo TAND Tối cao thì thanh minh đó là quyết định của Hội đồng thẩm phán (có thể hiểu rằng: đó là quyết định của tập thể, chứ không phải cá nhân Chánh án. Tập thể thường sáng suốt hơn cá nhân. Và nếu sai, thì sai tập thể).
Chiều 21-11, chất vấn lãnh đạo các cơ quan hữu trách, Ths Lê Thị Nga – Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội lưu ý các cơ quan chức năng “phải hoàn toàn dựa trên những bằng chứng, sự thật khách quan. Nếu không đủ căn cứ kết luận ông Chấn phạm tội thì phải đình chỉ điều tra ngay cho ông Chấn, không phụ thuộc vào kết quả điều tra Lý Nguyễn Chung (hung thủ đầu thú). Tuyệt đối không được dùng nguyên tắc suy đoán có tội theo hướng nếu không chứng minh được Chung phạm tội thì chính là ông Chấn phạm tội”.
Trên báo Một thế giới, Ths – luật sư Trinh Minh Tân cũng khẳng định phải giám đốc thẩm trong trường hợp này mới đúng. Nếu chấp nhận tái thẩm, sẽ là “án lệ cực kỳ nguy hiểm”. Ông Tân cũng vừa gửi thư đến bà Nga, kiến nghị Quốc hội xem xét lại bản án tái thẩm vụ ông Chấn, cảnh báo: “ Nếu vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn không được xử lý đúng thì lòng tin của dân vào Quốc hội và hệ thống tư pháp sẽ giảm sút”. Thư ông Tân có đoạn: “Là một công dân, tôi cũng như mọi công dân khác rất thất vọng về nội dung trả lời chất vấn của các vị đứng đầu các cơ quan tư pháp…
Kính mong bà, với cương vị là Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình hãy chuyển những ý kiến của cử tri đển Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, yêu cầu Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có giải pháp tích cực nhằm chấn chỉnh, lành mạnh hóa các hoạt động tư pháp, trước mắt là vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn”.
*
Những quan điểm trái chiều trên đây làm không ít người “lùng bùng”. Một bên là lãnh đạo VKS và Tòa án Tối cao, một bên là các chuyên gia pháp lý, trong đó có cả người từng đứng đầu UB Pháp luật của Quốc hội và có người hiện đương chức Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội. Bên tám lạng, người nửa cân – bên nào đúng?
Theo thiển ý của người viết bài này, việc ông Chấn bị oan là điều không còn phải bàn cãi. Lẽ ra, TAND Tối cao phải lập tức tuyên bố chính thức ông Chấn bị oan sai, đình chỉ vụ án và điều tra đối với ông. Và do bản án phúc thẩm là Tòa Tối cao xét xử, nên Tòa Tối cao phải lập tức xin lỗi và khẩn trương bồi thường đầy đủ theo quy định của pháp luật (rồi sau đó phân định trách nhiệm liên đới của các cá nhân, tổ chức khác, sẽ yêu cầu chia sẻ trách nhiệm).
Vì trong vụ này, thực chất không có cái gọi là vụ án bà “Nguyễn Thị Hoan chết bất thường” (vì chết bình thường như già yếu, bệnh tật thì đương nhiên không đặt vấn đề hình sự. Nếu bà Hoan chết do trúng gió, hay tự tử vì buồn đời, không phải bị ai gây sức ép để phải đến mức tự tử, thì cũng không có yếu tố hình sự), mà từng có vụ án ông “Nguyễn Thanh Chấn giết người”. Đã xác định được ông Chấn không giết bà Hoan, cũng chưa thể kết luận ông Chấn vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp khác, thì tại sao không đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra đối với ông Chấn? Không cần phải “nhập” tình tiết Lý Nguyễn Chung tự thú và khai nhận, cùng các chứng cứ Cục Điều tra VKSND Tối cao vừa thu thập được vào vụ án “Nguyễn Thanh Chấn giết người” (mặc dù điều đó cho mọi người niềm tin nội tâm và trên thực tế cũng là chứng cứ khách quan). Chỉ cần căn cứ theo quy định hiện hành của pháp luật, rà soát lại quá trình điều tra, truy tố và xét xử ông Chấn, nhận thấy không đủ căn cứ (chứng cứ yếu, không khách quan, phản khoa học hình sự, bỏ sót nhiều dấu vết chứng cứ và tình tiết quan trọng, phớt lờ bằng chứng ngoại phạm của ông Chấn…), theo nguyên tắc suy đoán vô tội, phải lập tức tuyên bố ông Chấn vô tội, đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra đối với ông Chấn. Và theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, điều đó chỉ có thể thực hiện nếu bản án được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nếu xem xét lại vụ án ông Chấn theo thủ tục tái thẩm, thì chỉ sau khi có kết quả điều tra lại (thường rất lâu), mới có thể chính thức tuyên bố ông Chấn vô tội, xin lỗi và bồi thường.
Việc chưa đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra đối với ông Chấn, cho thấy dường như cơ quan chức năng xác định đây là vụ án bà “Nguyễn Thị Hoan chết bất thường” (chứ không phải vụ án “Nguyễn Thanh Chấn giết người” như đã truy tố), vì chưa chính thức xác định hung thủ, vụ án chưa thể khép lại (trừ trường hợp hung thủ đã chết, hay hết thời hiệu), ông Chấn vẫn là  nghi can (một số chuyên gia pháp lý cho rằng, căn cứ quy định hiện hành của luật pháp, một người chỉ có thể bị coi là có tội, khi đã bị bản án có hiệu lực pháp luật kết tội. Kết luận tái thẩm của TAND Tối cao vừa tuyên hủy 2 bản án sơ và phúc thẩm đối với ông Chấn, cũng có nghĩa là ông Chấn không bị coi là có tội).
*
Nhân đây cũng bàn đến chuyện điều tra chuyện bức cung, dùng nhục hình đối với ông Chấn. Trước tuyên bố của Chánh án TAND Tối cao rằng phải chứng minh, và việc chứng minh rất khó, công luận quan ngại vụ việc rồi sẽ chìm xuồng. Mối quan ngại ấy không phải “vu vơ”, nếu liên hệ với sự kiện mới đây về vụ án Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Hàng hải, cũng là bị can chủ chốt trong vụ án tham ô ở Vinalines) trốn đi nước ngoài. Một vụ án rúng động, công luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm, thế mà Kết luận điều tra mới đây của Bộ Công an về vụ án trốn đi nước ngoài này, dù liệt kê tràng giang mọi chi tiết, diễn biến ngày giờ, từng bước di chuyển, từng phương tiện sử dụng, từng cá nhân liên quan, từ các tiểu tiết như người lo xe, người tháp tùng, kẻ mua vé máy bay… nhưng lại “thiếu” mất nội dung quan trọng nhất cần phải điều tra: ai đã để lộ, ai đã báo kế hoạch bắt cho ông Dũng? Ai cũng biết, với một vụ án đặc biệt như vụ này, rất ít người trong Ban chuyên án được biết kế hoạch bắt ông Dũng. Việc “khoanh vùng” xác định thủ phạm tiết lộ kế hoạch, dù trước khi bắt được ông Dũng ở Campuchia, không khó (trong đó có thủ pháp tra cứu cuộc gọi ở bưu điện). Vả lại, khi đã bắt được ông Dũng, việc “kéo cái lưỡi” ông này khai ra người báo tin cho ông dễ hơn ăn cháo. Dư luận cả nước đang đặc biệt quan tâm theo dõi, vậy mà người ta cũng cả gan cố tình “bỏ sót”! Ai cũng hiểu, việc ông Dũng được báo kế hoạch bắt, do đó bỏ trốn gây hậu quả khôn lường: nào là tai tiếng bê bối cho cơ quan điều tra của Bộ Công an, nào là tốn kém ngân sách cho chi phí truy bắt ông Dũng tận nước ngoài, và nhất là nếu không bắt được ông Dũng thì việc điều tra, xử lý vụ án tham ô “khủng” ở Vinalines sẽ khó khăn, phức tạp vô cùng. Các đồng phạm sẽ đổ tội cho kẻ “vắng mặt” là ông Dũng, làm sao sáng tỏ sự thật khách quan và thu hồi tiền tham ô?
Trở lại chuyện bức cung ông Chấn. Hiện tượng các nghi can chối tội không hiếm trong các vụ án. Nhưng với nhiều chứng cứ khác, phù hợp với logic vụ án, cơ quan tố tụng vẫn xác minh được sự thật và kết tội một cách chính xác, nếu họ muốn và quyết tâm làm. Hai vụ án “dùng nhục hình” ở Công an TP Nha Trang vừa qua cho thấy, khi báo chí mới phanh phui, các điều tra viên  Trần Bá Tuấn, Nguyễn Đình Quyết và Lang Thành Dũng đều chối tội trước cơ quan thanh tra của công an. Nhưng khi các điều tra viên Cục Điều tra VKS Tối cao vào cuộc, họ đều cúi đầu khai nhận. Vụ ông Chấn, chỉ cần các cấp hữu trách thực bụng muốn sáng tỏ sự thật.
*
Trước “mớ bùng nhùng” việc xử lý oan án Nguyễn Thanh Chấn, gỡ rối thế nào?
Người viết bài này và nhiều chuyên gia pháp lý cùng quan điểm với Ths - luật sư Trinh Minh Tân: với trách nhiệm của họ, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Ủy ban thường vụ của Quốc hội có đủ quyền năng xem xét lại quyết định tái thẩm của TAND Tối cao. Nếu cần, nên mời thêm một số chuyên gia pháp lý ngoài hai cơ quan trên cùng dự họp. Nếu thấy sai, nên yêu cầu TAND Tối cao hủy quyết định tái thẩm và chỉ đạo các cơ quan hữu trách thực hiện lại cho đúng. Nếu vụ án được xử lý theo hướng đó, chắc chắn sẽ cho kết quả đúng đắn và kịp thời, đáp ứng lòng mong mỏi của dân oan Nguyễn Thanh Chấn và gia đình, cũng là mong mỏi của công luận, tránh được “án lệ nguy hiểm” trước thực trạng còn rất nhiều vụ án oan sai đang chờ khắc phục.

V.V.T.
(Tác giả gửi bản  thảo đến BVB)

NHỚ LẠI Ý KIẾN HÔM GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP Ở TỔ DÂN PHỐ DO PHƯỜNG TỔ CHỨC.

.
   Khi ở phường tôi tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến Pháp tôi đã có ý kiến, muốn góp ý sửa đổi Hiến pháp thì phải hiểu thế nào là XHCN, nhưng từ hàng chục năm nay tôi hỏi giảng viên chính trị của rất nhiều trường không ai trả lời được, thậm trí cả học viện chính trị quốc gia lẫn hội đồng lý luận của Đảng, tôi tin rằng cũng không ai trả lời được. Theo tôi việc đưa ra toàn dân đóng góp ý kiến sửa đổi HP trong một thời gian ngắn tưởng rằng đây là sự tiến bộ đổi mới sự lãnh đạo của nhà cầm quyền, nhưng tôi tin đây chỉ là hình thức để đạt mục đích mị dân. Song để thực hiện trách nhiệm của một người công dân, tôi xin có mấy ý kiến cụ thể như sau : UB sửa đổi HP là do nhà cầm quyền chọn ra, ND sửa đổi thì họ làm theo ý của nhà cầm quyền làm sao họ nghe góp ý của dân được. Mặc dù việc góp ý mang hình thức nhưng tôi cũng góp ý là bỏ Điều 4 của HP, sửa lại luật đất đai, sửa lại ND ” các lực lương vũ trang trung thành với Đảng ” thay bằng trung thành với lợi ich của nhân dân và đất nước. Sửa đổi tất cả những ND có liên quan đến việc cản trở, hạn chế thực thi quyền con người. Còn để ND sửa đổi Hiến pháp như UB sửa đổi của nhà cầm quyền thì nếu tôi là Bí thư Thành ủy Hà nội tôi có thể đuổi bất cứ người dân nào có nhà ở khu đất đẹp nhất, có giá trị nhất thành phố ra khỏi nhà của họ nếu tôi muốn. Vì “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý “. Anh cãi là nhà của anh được thôi chứ đất đâu của anh, nhà của anh thì anh đập anh mang đi, tôi bồi thường cho anh ít tiền di chuyển nhà là quý lắm rồi, nếu anh không chịu di dời tôi dùng lực lượng vũ trang cưỡng chế, lực lượng vũ trang hiến pháp ghi phải ” trung thành với Đảng “chứ đâu trung thành với dân. Anh không chịu im lặng, bức xúc đi khiếu kiện không cẩn thận tôi dùng lực lượng AN ghế quy anh vào điều 88, anh liên kết với những ai muốn giúp anh đòi công lý tôi quy vào điều 79, anh đứng một chỗ hô to tôi dùng CA trật tự quy bắt anh vào tội gây rối trật tự, anh nói thật cái vô đạo vô pháp luật … của tôi thì bị quy vào điều 258, anh vào tù thì ngồi đấy mà đòi công lý nhé. Với ND ủy ban sửa đổi HP đưa ra không được thay đổi, nếu tôi là nhà cầm quyền tôi xin nói thật : với Điều 4 của hiến pháp và cơ chế nhất lập tam quyền thì Đảng là tôi: Quốc hội là tôi, là ” cái vườn cây cảnh của tôi”, “là bộ máy dơ tay, ấn nút ” của tôi: CA, viện kiểm sát, tòa án là công cụ của tôi đâu phải là của dân và khi dùng luật pháp không có lợi hoặc bất lợi cho tôi và phe cánh của tôi thì luật pháp chỉ là ở trên giấy. Mặt khác, nếu sửa đổi Hiên pháp vẫn giữ ND “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” thì vẫn giữ “các doanh nghiệp quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế “, thì làm gì có môi trường kinh doanh bình đẳng. Nếu cứ tiếp tục níu giữ những nội dung chứa đựng đặc quyền đặc lợi phi lý cho Đảng mà cụ thể cho người cầm quyền và hệ thống quyền lực thì sẽ còn nhiều vụ vinashin, vinalines, nợ xấu … không những mất đất ở biên giới, mất biển đảo như đã mất mà còn mất tiếp cho đến khi đất nước này dân tộc này không còn khả năng trường tồn nữa. Dù thực tế chớ trêu là như vậy nhưng chắc chắn rằng nhà cầm quyền tổ chức lấy ý kiến sửa đổi hiên pháp tôi không tin họ có cái tâm sửa đổi theo hướng có lợi cho nhân dân và đất nước. Bởi vì quá trình “phấn đấu” của họ trong một môi trường kinh tế nửa dơi nửa chuột với một cơ chế độc tài toàn trị bao trùm lên cuộc sống xã hội mấy chục năm qua, chỉ hợp với hạng người biết vâng lời và làm lợi cho cấp trên để được “vinh thân phì da”, bất chấp cái hại cho dân cho nước. Nếu thực sự họ có cái tâm, có lòng tự trọng, có nhân cách của một con người thì không bao giờ họ muốn ngồi chứ chưa nói đến được ngồi vào cái ghế đặc quyền đặc lợi dơ dáy phi nhân ấy.
    Với suy tư như vậy nên việc thông qua Hiến pháp của những người được gọi là “Đại biểu Quốc hội” vừa qua tôi chỉ buồn chứ không hề ngạc nhiên..
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2013
 Vũ Mạnh Hùng


Hoàng Ngọc Hiến nói về 10 điều ngộ nhận về văn hóa hiện nay

Hoàng Ngọc Hiến với nỗi niềm trăn trở khôn nguôi
về 10 ngộ nhận văn hoá Việt Nam hiện nay

Trần Đình Sử

      Hoàng Ngọc Hiến là nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà triết luận văn hoá, nhà dịch thuật. Người ta đã biết nhiều về ông với tư cách nhà phê bình văn học mà ít biết về ông như nhà triết luận văn hoá. Về mặt này ông thể hiện một niềm trăn trở khôn nguôi đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại. Ông vừa từ biệt chúng ta để ra đi vĩnh viễn, nhưng những trăn trở của ông về văn hoá Việt Nam hiện tại đã đặt ra hàng loạt vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực mà những ai đang băn khoăn về văn hoá Việt Nam hiện thời không thể bỏ qua. Những trăn trở của ông sẽ còn mãi với văn hoá Việt Nam hôm nay và mai sau.
      Hoàng Ngọc Hiến đã viết hàng chục bài báo về văn hoá nói chung cũng như về văn hoá Việt Nam, đặc biệt là bài Sức mạnh văn hoá và sự phát triển của văn minh (trường hợp Việt Nam) (Trong Tác phẩm chọn lọc, nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2008), thể hiện nỗi niềm trăn trở của ông với tư cách là một nhà trí thức có trách nhiệm đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại. Tôi đã đọc hàng chục, thậm chí hàng trăm công trình lớn nhỏ về văn hoá Việt Nam mà các công trình về văn hoá của Hoàng Ngọc Hiến vẫn có nét rất khác biệt không so sánh được, bởi vì chúng vừa có tính lí thuyết vừa có giá trị thiết thực.
     Chúng ta đang bước vào thời kì xây dựng lại nền văn hoá dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và tri thức với nhiệm vụ hiện đại hoá đất nước toàn diện, tiếp nhận và cải tạo, đổi mới nhiều giá trị văn hoá phương Tây và cả của chúng ta. Sau cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài nhiều chục năm với sự đối lập gay gắt về ý thức hệ đã để lại rất nhiều ngộ nhận làm trở ngại cho công cuộc xây dựng văn hoá ấy. Niềm trăn trở thiết tha của tác giả là làm sao nâng cao nhận thức, hoá giải các ngộ nhận để phát triển văn hoá dân tộc bền vững lâu dài. Vấn đề lớn nhất thời đại ngày nay là xử lí mối quan hệ văn hóa Đông Tây. Văn hóa phương Đông cố nhiên là độc đáo, cần được bảo tồn, phát huy. Song văn hóa phương Tây là động lực của tiến bộ. Các nước Đông Á, Đông Nam Á, nước nào biết tiếp nhận văn hóa phương Tây đều tiến bộ, còn ai từ chối phương Tây đều lạc hậu thảm hại. Vấn đề lớn thứ hai là văn hóa dân tộc, văn hóa nhân văn. Ở đây Hoàng Ngọc Hiến tổng kết thành 10 ngộ nhận lớn của thời đại, rất đáng cho chúng ta suy nghĩ.
     Ngộ nhận thứ nhất là tuyệt đối hoá sự khác biệt giữa các ý thức hệ, giữa phương Đông và phương Tây, giữa các tôn giáo, khẳng định “hòa nhi bất đồng”…mà không thấy sự “đồng nguyên” của chúng ở “luồng nhân bản gốc”, bởi dù khác nhau bao nhiêu giữa chúng vẫn có niềm “quan tâm an sinh và phát triển bền vững”  của con người. Cái “luồng nhân bản gốc” ấy là cơ sở để từ xa xưa dân tộc ta đã biết đến thái độ “khoan hoà”(không đơn giản là khoan dung, bởi khoan dung là thuật ngữ của lí thuyết đa nguyên) của các “giáo” (học thuyết). Ngày nay trong bối cảnh hội nhập không chỉ có “tam giáo”, mà có thể là “lục giáo” “thập giáo” hay nhiều hơn nữa, thì khoan hoà là rất cần thiết. Bởi khoan dung là chấp nhận cái khác mình, còn khoan hòa là có sự hấp thu cái hợp lí trong những cái khác. Ngày nay một số kẻ giáo điều hiện đại mượn lời Khổng Tử nói “người quân tử hòa nhi bất đồng” để bày tỏ thái độ đối với hội nhập, thực chất là một kiểu cố thủ trịch thượng giả dối. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hôm nay trước văn hóa phương Tây mà “làm ra bộ nạn nhân của phương Tây, và phủ định phương Tây” là lỗi thời.
      Ngộ nhận thứ hai là chỉ thấy xung đột văn hoá, xâm lăng văn hoá mà không thấy cộng sinh văn hoá, cơ sở giao lưu các giá trị để các tài năng đột xuất sáng tạo nên các giá trị văn hoá mới của dân tộc như tiếng Việt hiện đại, Thơ Mới, tiểu thuyết 30 – 45…
       Ngộ nhận thứ ba là chúng ta hầu như chỉ quan tâm đến độc lập, tự do dân tộc mà chưa quan tâm đầy đủ đến tự do cá nhân, tự do cá tính, tự do phát triển nhân cách nó là cội nguồn của mọi hoạt động sáng tạo.
      Ngộ nhận thứ tư là nhiều khi đồng nhất chủ nghĩa cá nhân “đạo đức” (chủ nghĩa vị kỉ mà thời nào cũng đáng ghét) với chủ nghĩa cá nhân “văn hoá”, tức là tinh thần độc lập nội tại của cá nhân, niềm tin vào lẽ phải của mình, ý kiến của mình, giá trị của mình có tác dụng nâng đỡ con người trong mọi hoạt động sáng tạo như là một chủ thể. Sự ngộ nhận ấy là cội nguồn bi kịch trong số phận của không ít nhà văn hoá Việt Nam thời gian tước đây.
      Ngộ nhận thứ năm là thiếu một hình thức sở hữu thích đáng làm nền tảng cho tự do cá nhân, điều mà các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã khẳng định. Trong điều kiện đó chỉ có mốt thiểu số người nắm độc quyền phát triển, còn đa số bị tước đoạt quyền phát triển, vì chỉ mãi chạy lo cơm áo hằng ngày, hao phí không biết bao tài trí vào chuyện sinh hoạt vật chất.
       Ngộ nhận thứ sáu là nặng về coi trọng lập lại pháp luật kỉ cương, những việc ngắn hạn, mà nhẹ quan tâm xây dựng văn hoá lâu dài, mà nhẽ ra cần lấy ngắn nuôi dài thì mới có bền vững.
       Ngộ nhận thứ bảy là trong phát triển văn hoá chúng ta chú trọng phát triển văn hoá phong trào, văn hoá cộng đồng ở mặt vĩ mô, mà ít quan tâm văn hoá vi mô ở gia đình, cơ quan, xóm mạc, trong đó đề cao các “phẩm giá cá nhân”, sự tu thân, tạo nên sự tiếp nối bền vững của đời sống cá nhân, gia đình.
      Ngộ nhận thứ tám là thường hiểu giao lưu văn hoá Đông Tây một cách hời hợt, hoặc là Âu hoá hoặc là bảo vệ bản sắc dân tộc, mà không thấy sự bổ sung nhau, soi sáng nhau, tạo ra giá trị văn hoá mới. Tác giả nói đến khác biệt cá nhân phương Đông và phương Tây, đến “tình nghĩa” trong ý thức phương Đông, Việt Nam với “nhân quyền” phương Tây, nêu yêu cầu cần “Dân tộc hoá khái niệm nhân quyền”.
     Ngộ nhận thứ chín là đối lập hiện đại hoá với dân tộc hoá một cách không lôgích, mà không thấy sự thống nhất của hai mặt đó, trong đó hiện đại hoá chủ yếu là hợp lí hoá và chủ thể hoá, bao gồm chủ thể hoá cá nhân và dân tộc; tính dân tộc do đó chỉ là một mặt cục bộ của tính hiện đại. Có thể nói rằng bản sắc văn hoá dân tộc là do chính những người nghệ sĩ dân tộc tạo ra, Sự bảo đảm quyền tự do sáng tác cho các nghệ sĩ và trường phái nghệ thuật là điều kiện tiên quyết không thể thiéu cho sự phát huy và làm giàu bản sắc dân tộc.       
      Ngộ nhận thứ mười là trong quan niệm về chủ nghĩa nhân đạo mới ta thường chỉ chú trọng đến nội dung giải phóng con người mà chưa chú trọng tới mặt phát triển tự do cho mỗi người và mọi người. Tác giả phân biệt văn hoá với văn mình, chủ trương mọi hình thức văn minh rồi sẽ bị vượt qua, chỉ có văn hoá –các cách thức tạo ra cuộc sống có ý nghĩa và có giá trị thì mới có sức sống và sức mạnh lâu dài. Các ngộ nhận trên nằm đây đó khá phổ biến trong diễn ngôn xã hội hôm nay.
     Niềm trăn trở của Hoàng Ngọc Hiến không chỉ có mấy điểm ấy. Không phải mọi đề xuất, lí giải của tác giả đều đã thấu đáo, không có gì bàn cãi nữa, thậm chí có những chỗ bản thân tác giả cũng có ngộ nhận rõ ràng. Nhưng đây không phải lúc thảo luận. Đây là lúc ghi nhận một bầu tâm huyết, những trăn trở khôn nguôi trước nhiều vấn đề liên quan đến vận mệnh của văn hoá dân tộc. Qua những trăn trở này ta thấy Hoàng Ngọc Hiến là một con người đầy thiện chí xây dựng, một người trong cuộc phản tỉnh những gì đã từng trải và đề xuất thẳng thắn các suy nghĩ của mình để mọi người có trách nhiệm cùng suy nghĩ và hành động. Có thể coi đó là những vấn đề cuối cùng ông gửi lại cho chúng ta trước lúc đi xa về phương diện văn hoá dân tộc.
Hà Nội, 27 – 01 – 2011

ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC THỜI KỲ HẬU STALIN - Kỳ 2

Không chỉ có Moskva: Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kỳ hậu Stalin

·        TRỊNH ÁNH HỒNG
+ Lê Quỳnh dịch 
(tiếp theo - Kỳ 2)
 Những khoảnh khắc quan trọng nhất xảy ra vào ngày 29 và 30-10. Vào chiều 29-10, Khrushchev và các lãnh đạo Liên Xô khác gặp phía Trung Quốc tại nơi phái đoàn ở và cho biết cả Ba Lan và Hungary đang yêu cầu Moskva rút quân khỏi hai nước. Mặc dù vẫn đòi Moskva thay đổi thái độ “sôvanh nước lớn” đối với các nước cộng sản khác, nhưng ông Lưu Thiếu Kỳ nói trong hoàn cảnh hiện tại, tốt hơn là quân đội Liên Xô hãy ở lại và đối đầu với những phần tử phản cách mạng.
Trong lúc đang nói chuyện, phái đoàn Trung Quốc nhận được điện thoại của Mao, người có đề nghị khác với Lưu. Mao nói đã đến lúc Moskva phải rút quân ra khỏi cả hai nước và để họ được độc lập. Lưu chấp nhận ý kiến của Mao và chuyển lại thông điệp cho Khrushchev. Nhưng ngày hôm sau, phái đoán Trung Quốc nhận được báo cáo tình hình từ phía ban lãnh đạo Liên Xô. Báo cáo được viết bởi Anastas Mikoyan, phó thủ tướng thứ nhất và là người liên lạc khéo léo giữa Moskva và các nước cộng sản khác, người đã được gửi đến Hungary trước khi phái đoàn Trung Quốc đến Moskva. Báo cáo nói rằng từ hôm 29-10, sau khi quân đội Liên Xô rút khỏi Budapest và giải tán lực lượng an ninh Hungary, thủ đô và nhiều nơi khác của Hungary đã rơi vào hỗn loạn và các phần tử phản cách mạng đang tàn sát những người cộng sản. Phái đoàn Trung Quốc bị ngạc nhiên. Sau một ngày thảo luận, họ kết luận rằng tính chất của sự kiện ở Hungary khác với ở Ba Lan, vì thế quân đội Liên Xô cần quay lại thủ đô và đè bẹp bọn phản cách mạng. Sau đó vào buổi chiều, Lưu Thiếu Kỳ gọi cho Mao. Mao thay đổi quan điểm ban đầu rằng phía Nga cần rút quân, và nay đồng ý với kết luận của phái đoàn vì ngoài báo cáo của Lưu, Mao còn nhận được báo cáo hàng ngày từ Hungary của Hồ Đức Khánh, đại sứ Trung Quốc, và Hồ Quý Bang, phóng viên của Nhân dân Nhật báo ở Budapest. Nhưng Mao nói nếu phía Nga chờ lâu một chút để có thêm các phần tử phản cách mạng lộ diện thì sẽ tốt hơn – một chiến thuật đặc Mao mà sau này được dùng để phát hiện phe hữu khuynh ở Trung Quốc. Sau khi gọi cho Mao, phía Trung Quốc yêu cầu có cuộc họp khẩn với người Nga. Tại cuộc họp, Lưu Thiếu Kỳ, phó chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, mạnh mẽ đề nghị Khrushchev không “bỏ cuộc” ở Hungary mà hãy nỗ lực hơn để cứu vãn tình thế, trong khi Đặng Tiểu Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, công khai thúc giục quân đội Nga quay lại thủ đô và nắm chính quyền. Nhưng Khrushchev ngần ngừ. Ông nói với phía Trung Quốc rằng vì tình hình đã thay đổi khá nhiều ở Hungary, nên sự trở lại của quân Nga sẽ đồng nghĩa với sự chiếm đóng đất nước và người Nga sẽ bị xem là kẻ chiếm đóng. Vì thế ban lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev thông báo cho phía Trung Quốc, đã quyết định không đưa quân quay lại.
Vì phía Nga đã quyết định như vậy, Trung Quốc không dấn thêm nữa. Thay vào đó, Lưu nói đùa với phía Nga rằng hôm qua chúng tôi thuyết phục các đồng chí rút quân nhưng các đồng chí không chịu; hôm nay các đồng chí đến đây và tìm cách thuyết phục chúng tôi đồng ý với quyết định rút quân. Mọi người có mặt ở buổi họp bật cười. Lưu lại nói phái đoàn Trung Quốc sẽ trở về Bắc Kinh chiều hôm sau. Nhưng vào chiều hôm sau, 31-10, phái đoàn Trung Quốc nhận được điện từ Kremlin ngay trước lúc họ ra sân bay. Các lãnh đạo Nga yêu cầu phía Trung Quốc đến phi trường sớm hơn một tiếng để dự cuộc họp khẩn. Tại phi trường, đoàn Trung Quốc gặp Khrushchev và các lãnh đạo khác của Nga. Khrushchev nói ban lãnh đạo Nga đã thay đổi ý kiến trong đêm và quyết định đưa quân quay lại Budapest. Tỏ rõ phấn khởi, Lưu Thiếu Kỳ nói Trung Quốc vui mừng rằng ban lãnh đạo Nga đã đứng ra bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Thực tế, trước cuộc họp ở sân bay, quân đội Nga đã di chuyển quay lại thủ đô Hungary[4] . 
Sự do dự của Moskva khi giải quyết cuộc khủng hoảng Hungary, được phản ánh qua ghi chép của Trung Quốc, có thể được xác nhận bằng chính lời của Khrushchev: “Không biết đã bao nhiêu lần chúng tôi thay đổi ý kiến về việc rút khỏi Hungary hay ‘đè bẹp cuộc nổi loạn’” [5] . Khó xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Moskva trong các quyết định, nhưng như ta thấy qua ghi chép trên của Trung Quốc, phía Trung Quốc quả thực đóng một phần vai trò trong tiến trình và phía Nga quả thực xem trọng thái độ của Trung Quốc. Ngày 3-11-1956, ba ngày sau khi xe tăng Nga tiến vào Budapest, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc là một trong các tờ báo cộng sản đầu tiên ca ngợi Liên Xô đè bẹp cuộc nổi dậy ở Hungary. Trung Quốc còn ủng hộ thay đổi chính trị ở Hungary bằng việc gửi Thủ tướng Chu Ân Lai đến Budapest giữa tháng Giêng 1957 khi tình hình còn bất ổn, và xe tăng Liên Xô đã phải canh gác chỗ ở của ông Chu, mặc dù ông chỉ ở lại đây một ngày. 
Trong lịch sử ngoại giao Trung Quốc, ảnh hưởng của Trung Quốc trong khủng hoảng Ba Lan – Hungary đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc bày tỏ quyền lực của họ tại châu Âu, “một diễn biến mà Liên Xô sau này sẽ ân hận”, như lời của Joseph L. Nogee và Robert H. Donaldson [6] . Mặc dù các chi tiết về quan điểm cứng rắn của Trung Quốc trong khủng hoảng Hungary không được biết tới cho mãi đến cuối thập niên 1990, nhưng sự ủng hộ công khai trước việc đè bẹp cuộc nổi dậy ở Hungary – thể hiện qua sự có mặt của phái đoàn Trung Quốc ở Moskva vào thời điểm xảy ra, các tuyên bố chính thức nhanh chóng, và chuyến thăm của Chu Ân Lai đến Budapest – thường được xem là chỉ dấu về thái độ của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng trong bốn thập niên kế tiếp. 
Nhưng thái độ của Trung Quốc đối với khủng hoảng Hungary, dù có cứng rắn và ấn tượng đến đâu, thì cũng chỉ là một khía cạnh trong chính sách và ảnh hưởng của Trung Quốc trong giai đoạn hạ bệ Stalin hay còn gọi là giải phóng. Sự chỉ trích “chủ nghĩa sôvanh nước lớn” của Nga, quyết định bác bỏ sự can thiệp của Nga trong khủng hoảng Ba Lan, và ý kiến của Mao rằng quân đội Nga nên rút khỏi Ba Lan và Hungary trước khi tình hình trở nên xấu đi, cho thấy một thái độ phức tạp hơn của Trung Quốc. Nếu chúng ta mở rộng cái nhìn ra toàn bộ giai đoạn phê phán Stalin và xem xét lại một số dữ kiện ít được quan tâm trước và sau khủng hoảng Ba Lan – Hungary, chúng ta chắc chắn sẽ tìm thấy một Trung Quốc khác. Một Trung Quốc mà thái độ mang tính cởi mở (nếu xét từ góc nhìn thuần tuý Stalin và bất kể mưu tính đằng sau thái độ ấy là gì) cũng xuất hiện giữa những người cải cách hoặc chống Stalin ở Đông Âu ngay từ năm 1955 và kéo dài cho đến mùa hè 1957, hơn nửa năm sau khi cuộc nổi dậy Hungary bị dập tắt
Có bằng chứng rằng Trung Quốc bắt đầu thu hút chú ý từ một số nước Đông Âu trong thời gian khi, ngay sau cái chết của Stalin, ban lãnh đạo Liên Xô bắt đầu chứng tỏ họ sẵn lòng cho phép các thay đổi chính sách, có tên “Đường lối Mới”. Đường lối này do Georgi Malenkov, người kế vị gần nhất của Stalin mà sau đó bị Khrushchev thay thế, khởi xướng (ngay từ mùa xuân 1953, cùng sự hỗ trợ của Lavrentiy Beria, theo nghiên cứu của Geoffrey và Nigel Swain.) [7] Ở trong nước, Đường lối Mới bao gồm việc bớt nhấn mạnh đến công nghiệp nặng vốn được Stalin ưa thích, và thay vào đó, chú ý hơn đến nông nghiệp và công nghiệp nhẹ thông qua việc bớt kiểm soát giá thực phẩm và quần áo, và giảm bớt đàn áp chính trị. Trên trường quốc tế, Đường lối Mới bao gồm việc phục hồi cho Tito của Nam Tư – người đã bị Stalin trục xuất khỏi thế giới cộng sản năm 1948 – sau chuyến thăm bất ngờ của Khrushchev đến Belgrade tháng Năm 1955. So với cơn bão mà Đại hội 20 sau đó tạo nên, thì Đường lối Mới này có vẻ chỉ là cơn gió thoảng, nhưng quả thực nó “làm tan băng” mảnh đất đã bị đông cứng trong chính thể Stalin cứng nhắc. Các đảng Đông Âu đã phản ứng theo Moskva – phần nào được Kremlin khuyến khích – bằng việc đưa ra những thay đổi tương tự trong lĩnh vực đảng, kinh tế, xã hội. 
Để có thêm tự chủ trước Moskva, một số nước Đông Âu quay sang Bắc Kinh tìm cảm hứng với cái cớ rằng Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi chủ nghĩa xã hội (từ “Dân chủ Mới” sang chủ nghĩa xã hội) tương tự như Đông Âu, trong khi Liên Xô đã tiến vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội cao hơn. Ví dụ, ở Đông Đức, nước đầu tiên ở Đông Âu thực thi một số chính sách Đường lối Mới ngay từ 1953, Hội nghị lần thứ 25 của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất của Đông Đức thông qua nghị quyết ngày 1-11-1955, chuẩn thuận phương pháp của Trung Quốc trong vấn đề quốc hữu hoá các doanh nghiệp lớn của tư nhân còn lại bằng cách đề nghị bồi thường 50% cho những người chủ cũ [8] . Việc mua, thay vì tịch thu, phương tiện sản xuất và cho phép chủ cũ tham gia quản lý là chính sách của Mao nhằm làm cuộc chuyển đổi diễn ra êm thắm; nó rất khác với mô hình quốc hữu hoá chủ nghĩa xã hội của Liên Xô. Đông Đức quan tâm đến phương thức quốc hữu hoá ôn hoà hơn của Trung Quốc, và mối quan tâm này tiếp tục tăng trong năm 1956 và được phản ánh trong các bài báo, phúc trình trên báo và tạp chí của Đảng. 
Neue Zeit, một báo của Đảng, ngày 13-6-1956 đã in lại một bài nhan đề “Vì sao các nhà tư bản của chúng ta hoan nghênh chủ nghĩa xã hội”, do chủ tịch Hội Nông Thương Trung Quốc viết và đăng lần đầu trênPeople’s China, một tờ báo tuyên truyền đối ngoại, để trả lời cho câu hỏi của các chủ doanh nghiệp tư nhân ở Đông Đức. Trong ấn bản tháng Chín, tờ báo lý luận Einheit có đăng bài báo Trung Quốc nhan đề “Giai đoạn mới của sự chuyển hoá công nghiệp và thương mại tư bản ở Trung Quốc.” Khi Walter Ulbricht, Tổng Bí thư của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất của Đông Đức, báo cáo cho Đảng về chuyến đi thăm Bắc Kinh dự Đại hội Tám của Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng Chín 1956, ông nhấn mạnh đến liên minh giữa người cộng sản Trung Quốc với cái gọi là “tư sản dân tộc.” [9] .
Ở Hungary, ảnh hưởng Trung Quốc được phản ánh trong ý thức hệ của những người cộng sản dân tộc mới nổi lên của Hungary, đặc biệt thể hiện qua việc Imre Nagy ngưỡng mộ “Năm nguyên tắc cùng chung sống” của Trung Quốc. Nagy, người được đưa lên làm Thủ tướng từ cuối 1953 đến 1955, đề đạt đường lối cải cách bao gồm việc giảm nhẹ nhịp độ công nghiệp hoá, cho phép nông dân rời bỏ nông trường tập thể và giảm bớt sự khắc nghiệt của công an. Vì lẽ này ông bị những người thân Stalin do Mátyás Rakosi dẫn đầu loại bỏ vào tháng Ba 1955. Nhưng sau khi bị buộc về hưu non, Nagy cảm nhận trận bão chính trị đang tới và viết một luận đề dài nhan đề “Bảo vệ Con đường Mới” vào cuối năm 1955 và đầu 1956. Bài này được in thành sách ở phương Tây với nhan đề Về chủ nghĩa cộng sản, trong đó bốn vấn đề lớn được đề cập: công nghiệp, nông nghiệp, đàn áp chính trị và chính sách ngoại giao.
Trong chương về chính sách ngoại giao, “Năm nguyên tắc cùng chung sống” của Trung Quốc trở thành nền tảng lý thuyết cho Nagy khi ông bảo vệ chủ quyền của Hungary và độc lập trước Liên Xô. “Năm nguyên tắc cùng chung sống” bao gồm tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau, không xâm lấn, không can thiệp chuyện nội bộ, bình đẳng và cùng có lợi, và chung sống hoà bình [10] . Trung Quốc lần đầu tiên nêu các nguyên tắc này trong một tuyên bố chung với Ấn Độ năm 1954. Rồi vào năm 1955, tại Hội nghị Bandung của các nước Á và Phi, Chu Ân Lai chính thức đề đạt chúng với các nước như nguyên tắc bang giao quốc tế đối lập với chủ nghĩa thực dân. Các tuyên bố chính thức của Trung Quốc liên quan năm nguyên tắc này thường thòng thêm một cụm từ hạn chế, “giữa các nước có hệ thống xã hội khác nhau”, nhằm giảm nhẹ lo ngại của các nước phi cộng sản châu Á về xuất khẩu cách mạng của Trung Quốc, nhưng không nói rõ liệu chúng có áp dụng cho “các nước có cùng chế độ xã hội” hay không.
Nhan đề của chương đối ngoại trong bài của Nagy là “Năm nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế và câu hỏi về chính sách đối ngoại của chúng ta”. Tác giả không chỉ dùng “Năm nguyên tắc” làm luận đề chính mà còn tuyên bố chúng phải “mở rộng cho quan hệ giữa các nước trong khối xã hội chủ nghĩa và dân chủ”. [11]. Bài của Nagy được phổ biến trong những người cộng sản phản kháng, và vào mùa Xuân 1956, Nagy chuyển một bản cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng và một bản cho Yuri Vladimirovich Andropov, đại sứ Nga ở Budapest [12] . Quả là một trớ trêu bi thương khi chưa đầy một năm sau đó, mộng tưởng của Nagy về việc áp dụng “Năm nguyên tắc” cho quan hệ Hung – Nga và ảo tưởng về cảm tình của Trung Quốc với Hungary đã vỡ tan, khi Bắc Kinh thúc giục Moskva can thiệp và Nhật báo Nhân dân là tờ báo đầu tiên ca ngợi cuộc đàn áp [13] . …  
(còn tiếp)
------------
·        Chú thích:

[4]Phần trên chủ yếu dựa vào bài “Sự biến Ba Lan / Hungary và chuyến đi của Lưu Thiếu Kỳ đến Liên Xô” của Shi Zhe, Bai Nian Chao 2 (1997): 11-17. Shi Zhe là thư ký và phiên dịch tiếng Nga cho Mao vào cuối thập niên 1940 và 1950. Ông làm phiên dịch cho phái đoàn Trung Quốc đến Moskva hồi tháng 10-1956. Xem thêm cuốn Mao's China and the Cold War của Jian Chen để có ghi chép chi tiết hơn về chủ đề.
[5]N. S. Khrushchev, hồi ký Khrushchev Remembers (Boston: 1970), trang 418
[6]Joseph L. Nogee và Robert H. Donaldson, Soviet Foreign Policy Since World War II (New York: Pergamon Press, 1984), trang 219
[7]Geoffrey Swain và Nigel Swain, Eastern Europe Since 1945, trang 71–72
[8]William E. Griffith, chủ biên, Communism in Europe: Continuity, Change, and the Sino-Soviet Dispute, vol. 2 (Boston: MIT Press, 1966), trang 101
[9]Như trên.

[10]Robert V. Daniels, chủ biên, A Documentary History of Communism(New York: Random House, 1960), trang 346–349
[11]Imre Nagy, On Communism (New York: Praeger, 1957), trang 23
[12]Janos Radvanyi, "The Hundred Flowers Movement and the Hungarian Revolution", trong quyển Hungary and Superpowers (Stanford, Calif.: Stanford University Press, 1972), trang 23. Bài viết này ban đầu in trong tạp chí China Quarterly 43 (tháng Bảy – Chín 1970): 121-129, dưới nhan đề "The Hungarian Revolution and the Hundred Flowers Campaign", nhưng trước khi đưa vào sách, tác giả có bổ sung và sửa chữa. Tác giả là một viên chức ngoại giao cao cấp tại Bộ Ngoại giao Hungary giữa thập niên 1950 và trưởng phân ban châu Á của bộ này trong các năm 1958-1959.
[13]Ngày 1-11-1956, bình luận trên Nhân dân Nhật báo nói quan hệ giữa các nước XHCN cần được thiết lập trên nền tảng của “Năm nguyên tắc”. Nhưng ba ngày sau, tờ báo này lại ca ngợi việc Liên Xô dập tắt cuộc nổi loạn của Hungary.

Tưởng Giới Thạch ngầm “giúp” Trung Quốc đánh Hoàng Sa?

 
(ĐSPL) - Theo báo Want Daily, Tưởng Giới Thạch đã để cho Hạm đội Đông Hải đi qua eo biển Đài Loan, khi Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Tưởng Giới Thạch ngầm “giúp” Trung Quốc đánh Hoàng Sa
Một nhóm tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Tháng 1/1974, Hạm đội Đông Hải đã được triển khai để tăng viện cho lực lượng Hải quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Phó Tư lệnh Hạm đội Đông Hải Kong Xinian cho biết hạm đội này đã quyết định đi qua eo biển Đài Loan. Đây là điều Hải quân Trung Quốc chưa tiến hành suốt 25 năm trước đó, kể từ khi Quốc Dân Đảng chạy về Đài Loan. Phó Tư lệnh Kong Xinian e ngại rằng Tưởng Giới Thạch  có thể tìm cách can thiệp. Thế nhưng, việc đi men theo  vùng biển ven bờ Đại lục hoặc đi vòng qua hòn đảo Đài Loan sẽ lãng phí thời gian.
Kong Xinian kể lại chính quyền Đài Loan chỉ theo dõi Hạm đội Đông Hải. Khi đội tàu của hạm đội này đi qua eo biển Đài Loan, hai tàu khu trục của chính quyền Quốc dân đảng chỉ làm nhiệm vụ quan sát và hai bên không hề phát tín hiệu cho nhau.
Một nhân viên làm việc cho các đơn vị tình báo của Hạm đội Nam Hải vào thời điểm đó cho biết Bắc Kinh đã triển khai Hạm đội Đông Hải để tiếp viện. Hạm đội Đông Hải đã hỏi ý kiến Chủ tịch Mao Trạch Đông về việc có nên đi qua eo biển Đài Loan do sự cấp bách của tình hình.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và chính quyền Sài Gòn đã  leo thang trên quần đảo Hoàng Sa vào cuối năm 1973, tàu chiến của chính quyền Sài Gòn bắt đầu xua đuổi hoặc bắt giữ ngư dân Trung Quốc hoạt động trong khu vực. Sau đó, Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974. Trong trận chiến này, Trung Quốc mất 18 binh sĩ, còn phía chính quyền Sài Gòn bị mất 53 binh sĩ và một tàu hộ tống bị đánh chìm.
 Minh Đức (theo WantChinaTimes)

Những kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc

Sau khi công bố kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015), Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu cho chính sách năng lượng, bao gồm nhiều kế hoạch thủy điện đầy tham vọng.Bức tường xám xuyên qua thung lũng sông Kim Sa (thượng nguồn Dương Tử). Phía hạ lưu, dòng nước vàng lao xuống đập tràn từ nhà máy thủy điện lớn thứ ba của Trung Quốc, Xiangjiaba, nằm ở vùng giáp ranh tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.
Công trình này vốn đã tiêu tốn tới 14 tỉ mét khối bê tông, dự kiến sẽ hoàn tất năm tới, với 8 tuabin khổng lồ, mỗi tuabin 800MW. Xiangjiaba không thấm vào đâu so với 32 tuabin tại Đập Tam Hiệp, với công suất lắp đặt 22.000MW. Nhưng nó thêm một lần nữa minh chứng cho khát khao và sự hăm hở làm thủy điện của Trung Quốc.
Xa hơn trên thượng nguồn Kim Sa, một con đập khác lại đang mọc lên tại Xiluodu. Với công suất 13.600MW, nhà máy thủy điện này sẽ lớn hơn hẳn Xiangjiaba.
Sau khi công bố kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015), Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu cho chính sách năng lượng, bao gồm nhiều kế hoạch thủy điện đầy tham vọng. Thách thức đẩy tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 15% lượng tiêu dùng năng lượng chủ chốt của Trung Quốc phần lớn trông chờ vào thủy điện.
Lý do dẫn tới con số này là yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các nhà máy nhiệt điện đang đầu độc bầu không khí ở nhiều thành phố. Hiện tại, than đá chiếm tỉ lệ còn lớn hơn trong sản xuất năng lượng so với mặt trời, phong điện hay năng lượng hạt nhân.
Trong khi đó, chỉ cần tăng gấp đôi thủy điện (từ 190.000MW lên 380.000MW), tổng mức năng lượng tái tạo sẽ tăng lên khoảng 10%. Về lý thuyết, để hoàn thành mục tiêu này, chỉ cần khai thác khoảng 70% tiềm năng thủy điện của Trung Quốc.
"Mỗi năm, Trung Quốc tăng công suất thủy điện lên 15GW", Yves Rannou, người đứng đầu chi nhánh Trung Quốc tại tập đoàn năng lượng điện của Pháp, cho biết. Thành tựu này thực sự ấn tượng nếu so với công suất mới sản sinh ở một số khu vực khác ngoài châu Á: 1,9GW tại Bắc Mỹ; 1,8GW ở Nam Mỹ; 0,5GW tại châu Âu và 0,3GW ở châu Phi. Cần lưu ý tại Pháp, tổng công suất thủy điện cũng chỉ lên tới 25GW.
Ở khu vực tây nam Trung Quốc hiện đã có khoảng 130 hồ chứa. Vào năm 2020, nước này đặt mục tiêu sản xuất 120.000 MW năng lượng tái tạo - phần lớn là từ thủy điện. Dĩ nhiên, chính phủ Trung Quốc luôn tuyên bố các đập nước là an toàn, tránh ô nhiễm, giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu trong tương lai, kiểm soát lũ lụt và hạn hán, cũng như nâng cao đời sống con người...
thủy điện, tam hiệp, năng lượng, Trung Quốc, Xiangjiaba
Công nhân làm việc trên tua-bin thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay của đập Xiangjiaba. Ảnh: Shanghai Daily
Thực tế khác xa tuyên bố
Tuy nhiên, trên thực tế, những lời khẳng định ấy là không đúng sự thực. Thay vào đó, các đập chứa khổng lồ của Trung Quốc đã ngăn dòng chảy sông, làm tăng rủi ro động đất, phá hủy cân bằng môi trường sinh thái và đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người. Các đập thủy điện đang thực hiện cuộc "ngã giá" với tự nhiên, hy sinh tự nhiên để tăng trưởng kinh tế.
Khoảng 100 đập thủy điện đang ở các giai đoạn xây dựng khác nhau hoặc lên kế hoạch tiến hành trên dòng Dương Tử và các chi lưu. Hơn 20 đập được xây dựng trên Lan Thương (sông Mekong) và còn nhiều công trình khác khởi công hay sắp hoàn thành trên các dòng sông chung với Myanmar, Ấn Độ hay Bangladesh.
Tất cả các sông đều bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng với đặc điểm địa lý không ổn định, độ cao trung bình 4.500m. Các sông chảy qua những hẻm núi dốc, nguy cơ động đất rất cao. Probe International - một tổ chức phi chính phủ Canada tháng 4/2012 cảnh báo, khoảng một nửa số đập thủy điện mới của Trung Quốc nằm trong khu vực có nguy cơ địa chấn từ cao tới rất cao, còn lại hầu hết cũng nằm trong khu vực nguy cơ vừa phải.
Bản thân các đập cũng có thể gây ra động đất. Khi đập Zipingpu khởi công trên sông Min năm 2001, các nhà địa chấn đã cảnh báo nguy cơ nhưng bị phớt lờ. Tháng 5/2008, trận động đất Vấn Xuyên 7,9 độ richter xảy ra chỉ cách hạ nguồn 5,5km làm 80.000 người thiệt mạng. Kể từ đó, hơn 50 nghiên cứu đã phát hiện ra bằng chứng hồ chứa gây ra những trận động đất nhỏ vì những thiếu sót hệ thống, và cực điểm sẽ là trận động đất lớn.
Năm năm sau, ngày 20/4/2013, động đất 7 độ richter ở Ya'an khiến gần 200 người chết, 5.000 người bị thương và hàng nghìn người mất nhà cửa. Có chuyên gia đã phân tích, trận động đất này là dư chấn của động đất Vấn Xuyên, vì thế cũng có liên quan tới đập thủy điện.
Năm 1975, đập Bản Kiều 118m trên chi lưu sông Hoài gặp mưa lớn. Thêm hàng loạt đập ở vùng hạ lưu liên tiếp tạo ra một hồ chứa rộng tới hơn 7.300km vuông. Sáu quận bị ngập lụt, 26.000 người chết vì lũ lụt, 145.000 sinh mạng ra đi sau đó vì bệnh dịch và nạn đói.
Mặc dù các đập thủy điện được coi là bớt khí thải hơn nhiệt điện, nhưng lời khẳng định của Trung Quốc rằng đập cung cấp năng lượng sạch là không xác thực. Quá trình xây dựng thủy điện khiến nhiều diện tích rừng bị phá. Sự mục nát của cây bị ngập nước và thảm thực vật trong hồ chứa cũng làm phát sinh khí thải nhà kính, lượng carbon dioxide và methane gia tăng từ bề mặt hồ chứa...
thủy điện, tam hiệp, năng lượng, Trung Quốc, Xiangjiaba
Cảnh sát Trung Quốc tuần tra trên đập Tam Hiệp khổng lồ. Ảnh: Xiao Yijiu/Corbis
Bảo vệ hay tổn hại cho dân?
Những con đập khổng lồ cũng không bảo vệ được người dân khỏi lũ lụt hay hạn hán. Chúng trữ nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô, làm đảo lộn dòng chảy tự nhiên của sông. Kể từ khi Đập Tam Hiệp hoàn thành, Hồ Động Đình ở Hồ Nam và Hồ Bà Dương ở Giang Tây từng là nơi chứa nước Dương Tử đã bị sụt giảm nghiêm trọng và rất nhiều hồ nhỏ hơn khác đã hoàn toàn biến mất.
Suốt nạn lụt kỷ lục mùa hè năm 2010, hồ chứa Tam Hiệp tăng tới 12m trên mức báo động. Để bảo vệ đập, các nhà vận hành đã mở cửa xả lũ tối đa, khiến 968 người chết, 507 người mất tích, tổn thất kinh tế vào khoảng 26 tỉ USD. Con đập lớn đã sống sót qua phép thử đầu tiên, nhưng vùng đồng bằng ngập lụt thì chưa chắc đủ sức chịu đựng cho các nạn lụt lớn trong tương lai.
Vùng đồng bằng vào mùa khô hạn, khi mực nước các con sông sụt giảm, các nhà vận hành thủy điện lại tích nước hồ chứa. Từ tháng 1-4/2011, mực nước ở thung lũng hạ lưu Dương Tử sụt giảm nghiêm trọng, hàng nghìn thuyền bè bị mắc cạn, tình trạng thiếu điện xảy ra ở khắp khu vực trung và đông Trung Quốc. Tại thượng nguồn sông Hoàng Hà, hàng loạt đập lớn trữ nước mùa hạn, kéo theo khí hậu toàn cầu ấm nóng, đã làm trầm trọng thêm nạn hạn hán khắp đồng bằng phía bắc Trung Quốc.
Thiệt hại mà các đập gây ra cho hệ thống sinh thái sông là rất lớn, đảo ngược dòng chảy, khiến dòng chảy tự do đổ vào một hồ chứa không sự sống, giết chết cây cối thảm thực vật, ngăn chặn luồng di cư của cá dẫn tới sự diệt chủng của nhiều giống loài và phá hủy các cấu trúc được thiết lập của đời sống con người. Loài cá heo sông Trung Quốc đã bị công bố tuyệt chủng năm 2006.
Đập cũng gây ô nhiễm, các hồ chứa hóa chất, chất thải, rác thải con người và đủ mọi loại rác. Trong nạn lụt 2010, rác thải phía sau khu vực đập Tam Hiệp bao trùm tới 50.000 mét vuông, dày tới nỗi mà theo mô tả của Nhật báo Hồ Bắc là "con người có thể đi bộ trên mặt nước". Chưa để hồ chứa thủy điện giữ lại phù sa màu mỡ của sông, mà nhẽ ra hàng năm theo dòng chảy tự nhiên bồi đắp cho vùng đồng bằng khiến đất đai bị hoang hóa, nước mặn xâm nhập, các cửa sông trở nên bị ảnh hưởng hơn khi nước biển dâng...
Đập cũng làm tổn hại tới đời sống con người. Theo Nhật báo Thanh niên Trung Quốc, trong vòng nửa thế kỷ qua, khoảng 16 triệu người Trung Quốc đã phải thay đổi chỗ ở cho các dự án thủy điện và 10 triệu người sống trong đói nghèo.
Cuộc sống cộng đồng bị gián đoạn. Người dân phải di dời đến các thị trấn mới hoặc phải tái định cư trên các vùng đất hoang hóa. Riêng đập Tam Hiệp đã nhấn chìm 13 thành phố, 140 thị trấn, 1.350 làng mạc. Vào năm 2007, để phục vụ hồ chứa của đập, 1,4 triệu người phải di dời chỗ ở.
Các dự án thủy điện của Trung Quốc cũng đe dọa sinh kế người dân nhiều quốc gia khác. Nước này tiếp tục xây dựng các công trình đập khổng lồ mà không tham vấn các quốc gia láng giềng hạ nguồn.
Trên dòng Mekong, các đập Trung Quốc đang ảnh hưởng lớn tới nông nghiệp và nghề cá. Tại Lào và Thái Lan, mùa màng thường xuyên tổn hại trước lúc thu hoạch vì đập thượng nguồn xả nước. Dòng phù sa màu mỡ cũng không còn vươn tới tiểu vùng Mekong. Ấn Độ và Bangladesh cũng chịu chung số phận.
Một số chuyên gia đánh giá, công cuộc xây dựng thủy điện chưa từng có của Trung Quốc đang nhạo báng lại chính kế hoạch 5 năm gần đây khi đặt ra trọng tâm phát triển năng lượng sạch, giảm ô nhiễm, bảo vệ môi trường.
Minh Tâm (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét