Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

'VN sẽ thay đổi nhưng chưa phải lúc này' & Vi phạm các quy định pháp luật về lập hội sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật

'VN sẽ thay đổi nhưng chưa phải lúc này'

Quốc hội Việt Nam họp thông qua Hiến pháp sửa đổi
Với đa số gần 98%, Quốc hội VN đã thông qua Hiến pháp sửa đổi 2013
Việt Nam có thể sẽ thay đổi về luật pháp đối với hệ thống, cấu trúc chính trị nhưng chưa phải vào thời điểm hiện nay theo một chuyên gia cố vấn của Đảng Cộng sản.
Giáo sư Đỗ Quang Hưng là thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan tư vấn về đường lối, sách lược chính trị cho Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị Đảng Cộng sản.
Theo ông, về lâu dài Việt Nam có thể cứu xét việc điều chỉnh, sửa đổi, soạn thảo một số luật pháp, thể chế như luật về đảng phái, cũng như hội đoàn và điều chỉnh quan hệ giữa hệ thống chính trị của nhà nước với các thực thể mà ông gọi là xã hội nhân dân, cộng đồng v.v... nhằm thừa nhận nhiều quyền và quyền lực của các thể chế này.
Về tương lai soạn thảo luật về đảng phái, mà nếu có, sẽ quy định, điều chỉnh hành vi, hoạt động, trách nhiệm của các đảng chính trị như Đảng cộng sản Việt Nam, Giáo sư Đỗ Quang Hưng, người đang là Chủ nhiệm Bộ môn Chính trị Quốc tế, Khoa Khoa học Chính trị, thuộc Đại học Xã hội & Nhân vă, Đại học Quốc gia Hà Nội, hôm cuối tuần nói với BBC:
"Về lô-gic chính trị, có tính của thời đại nữa, tôi nghĩ rằng sẽ đến một lúc nào đó, tôi chưa biết là lúc nào, thì chắc chắn phải nghĩ đến điều đó, cũng như luật về hội..."
"...Như chưa cho báo tư nhân chẳng hạn, tôi nghĩ cũng có cái hợp lý của nó. Đến một lúc nào đó người ta không phản ứng cái lô-gíc đó thì đến lúc nào đó nó sẽ có, nhưng câu chuyện có thể là của sắp tới chẳng hạn, tương tự như vậy với các vấn đề khác."
Về quy định quân đội và các lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng cộng sản cầm quyền trong Hiến pháp, Giáo sư Hưng nói:
"Ở Việt Nam không dùng chữ thể chế chính trị, mà quen gọi là hệ thống chính trị. Với cấu trúc quyền lực như thế này, người Việt Nam vẫn chấp nhận cấu trúc quyền lực như thế này, thì việc liên quan đến quân đội như thế cũng dễ hiểu."
Nhà lý luận nhấn mạnh việc quy định này là tuân theo đặc thù chế độ chính trị ở Việt Nam, tuy nhiên ông cũng đề cập tới mô hình khác biệt sẽ có thể tồn tại ở một không gian khác như một điều đương nhiên.
"Còn khi đặt vấn đề về quân đội trong vai trò tương quan đối với Đảng, thì có thể ở một thể chế chính trị khác, nó đương nhiên nó lại không phải như vậy," ông Hưng nói tiếp,

Giáo sư Đỗ Quang Hưng
Giáo sư Hưng cho rằng VN có thể sẽ thay đổi về thể chế, chính trị, nhưng chưa phải hiện nay
"Nhưng mà trong cấu trúc quyền lực cũng như đặc tính của thể chế chính trị của Việt Nam, người ta đã chấp nhận cái đó, thì cái hệ luận của nó là vẫn là như thế thôi, vẫn phải chịu như thế, vẫn phải chịu một sự lãnh đạo."

'Sự hài hòa quyền lực?'

Nhà tư vấn tư tưởng cho Đảng cho rằng điều này thể hiện "một sự hài hòa" như một hệ quả của điều mà ông gọi là "quyền lực chính trị" và "hệ thống chính trị" hiện nay ở Việt Nam.

Quan chức nghiên cứu nhận xét Hiến pháp mới thông qua chứa đựng những bước tiến mà ông gọi là 'tiến bộ' trong nhiều vấn đề, từ thể hiện đáp ứng nhu cầu, trình độ phát triển của xã hội cho tới vận dụng sáng tạo trong tình hình cụ thể đặc thù của chế độ chính trị.

Tuy nhiên, trao đổi với BBC từ Hà Nội, một nhà nghiên cứu xã hội học từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn VN cho rằng bản Hiến pháp sửa đổi vừa mới được Quốc hội thông qua thể hiện một sự hạn chế cố hữu trong nhận thức và tư duy của những người soạn thảo Hiến pháp và lãnh đạo nhà nước khi tiếp tục 'tự hạn chế mình' với hệ tư tưởng Mác - Lênin.
Tiến sỹ Đỗ Thiên Kính, Trưởng phòng Xã hội học Nông thôn, Viện Xã hội học bình luận với BBC hôm thứ Năm về kết quả và cách thức của Hiến pháp mới được thông qua và cho rằng 'số đông chưa hẳn đã là chân lý.'
"Chủ nghĩa Mác - Lênin nói số đông cũng không phải là chân lý, thì tôi nghĩ rằng cái số đông bỏ phiếu tán thành hiện nay cũng không phải là chân lý. Khi mà đã hiểu như thế rằng số đông không phải là chân lý, thì đó cũng là điều bình thường."
Trả lời câu hỏi làm thế nào giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước có thể thay đổi một chủ thuyết mà lâu nay họ vẫn sử dụng để biện minh cho đường lối, chính sách, quyền lực và vị thế của mình, Tiến sỹ Kính nói:
"Do vậy mà chính bản thân các Đại biểu Quốc hội, chính bản thân những người cầm quyền phải thay đổi về nhận thức khoa học, anh phải có đầu óc suy nghĩ khoa học, một cách khách quan để anh đánh giá nó là anh cho nó là nền tảng tư tưởng là đúng hay không đúng...,
"Ngoài chủ nghĩa Mác - Lênin còn có các loại chủ nghĩa khác cũng rất khoa học, anh không vượt, bỏ được cái nhận thức của anh, tự anh cầm tù trong lý luận, do vậy làm thế nào vượt, bỏ được nó là hơi khó, cả một cuộc đấu tranh hay tranh luận khoa học, môi trường khoa học (phải) rất là rộng mở, rất là tự do, dân chủ, thì nó cũng phải dần dần như thế, mới thay đổi được."
'Mâu thuẫn ý thức hệ'
Hôm thứ Năm, một kinh tế gia, nguyên thành viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) nói với BBC rằng bản Hiến pháp mới sửa đổi hàm chứa những mâu thuẫn đáng quan ngại mà theo ông có xuất phát điểm, nguyên nhân từ việc Hiến pháp quá bị chi phối bởi 'ý thức hệ' của đảng cầm quyền.
Tiến sỹ Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội các nhà Quản trị các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ của Việt Nam lấy ví dụ từ việc Hiến pháp tiếp tục quy định kinh tế nhà nước 'đóng vai trò chủ đạo' trong nền kinh tế quốc dân để minh chứng điều này như một 'mâu thuẫn nổi bật' về tư duy của những nhà chủ trương Hiến pháp.
Ông nói: 'Các thành phần là bình đẳng, nhưng mà bình đẳng lại có một anh chủ đạo... Vì vậy cái khái niệm bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật mà lại đặt bên cạnh chữ 'chủ đạo' thì không thể nào mà không mâu thuẫn được."
Ông Tiến giải thích nguồn gốc của mâu thuẫn trong tư duy này: "Tôi nghĩ có nhiều lý do, có thể có một lý do mà từ trước đến nay vẫn được giải thích là ý thức hệ, cái nền 'kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa' là phải được gắn liền với khái niệm 'kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.'"

Lãnh đạo Việt Nam thông qua Hiến pháp
Các lãnh đạo Việt Nam và đa số Đại biểu Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi hôm 28/11
Nhà kinh tế cho rằng yếu tố ý thức hệ này đã chi phối ngay cả những chương đầu, từ diễn ngôn mở đầu của Hiến pháp, trong đó ghi rõ Hiến pháp để "thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội," được hiểu là "cương lĩnh của Đảng cộng sản."
Và điều này chi phối toàn bộ tinh thần, nội dung Hiến pháp, không chỉ hạn chế ở tái khẳng định vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước, hay việc không thừa nhận hình thức sở hữu tư nhân về đất đai.
Hôm thứ Sáu, Đại biểu Dương Trung Quốc nói với BBC ông thấy không khí bàn thảo về sửa đổi Hiến pháp diễn ra dân chủ, Hiến pháp mới cũng có "những điều sửa đổi" và "quyền con người được nhấn mạnh hơn" và có nhiều điểm khác được điều chỉnh.
Tuy thế, vị đại biểu đã xác nhận không bấm nút biểu quyết thông qua bản Hiến pháp sửa đổi mới, cho biết: "Cuộc thảo luậ̣n đã vượt qua phạm vi cương lĩnh của Đảng nên họ đã kéo lại."

'Bảo thủ đến cực đoan'
Hôm 29/11, nhà báo tự do, Tiến sỹ kinh tế Bấm Phạm Chí Dũng bình luận với BBC về bản Hiến pháp mới.
Ông nói từ Sài Gòn: "Nhiều người hiểu biết và băn khoăn với đất nước thì họ thực sự thất vọng vì đã không có một nội dung nào được thay đổi so với Hiến pháp 1992, và đặc biệt cũng không có một nội dung nào có thể thỏa mãn được nguyện vọng của đại đa số nhân dân và trí thức đã được Kiến nghị 72 hay một số kiến nghị khác mô tả."

Theo ông Dũng bản Hiến pháp lẽ ra ít nhất phải xem xét lại 'sự chủ đạo của kinh tế nhà nước' mà theo ông trái lại, phải 'thừa nhận vai trò chủ đạo của kinh tế tư nhân chứ không phải kinh tế nhà nước' và do đó 'phải giảm độc quyền của kinh tế nhà nước và 'giảm sự lỗ lã, hoạt động kém hiệu quả lan truyền của các doanh nghiệp nhà nước.'

Vẫn theo ông Dũng, Hiến pháp mới đã không hề đề cập và cũng không có thay đổi gì đối với quy định 'thu hồi đất nói chung và thu hồi đất nói riêng đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội' mà theo ông lâu nay là nguyên nhân của một vấn đề 'rất nóng' và gây ra 'nhiều cuộc biểu tình' của người dân.
"Hiến pháp lần này đã giữ nguyên và như vậy là quá bảo thủ, bảo thủ đến mức cực đoan. Theo quy luật biện chứng lịch sử thì bất kỳ một sự bảo thủ chuyền dẫn đến cực đoan nào cũng sẽ dẫn đến sự sụp đổ và sụp đổ nhanh chóng hơn," ông Dũng dẫn ý kiến của một số người về Hiến pháp mới và bình luận.

Tuy nhiên, trong diễn văn bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Sinh Hùng đã đánh giá tích cực về kết quả thông qua bản Hiến pháp mới sửa đổi, coi đây là một thành tựu phản ánh được nguyện vọng của người dân, ý chí của Đảng.

Ông nói: "Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) lần này đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân; khẳng định vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng ta, đồng thời thể hiện niềm tin, ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân với Đảng."

Về phần mình, Giáo sư Đỗ Quang Hưng, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương cho hay ông tán thành với Bản Hiến pháp và cho rằng tỷ lệ biểu quyết thông qua cao tới xấp xỉ 98% là 'khách quan'.

"Xưa nay những ý nguyện, những vấn đề lớn ở trong toàn dân như thế này, trong tình hình như thế này, thì sự đồng thuận với tỷ lệ cao như thế, cũng là phản ánh khách quan về cách suy nghĩ ở trong Quốc hội và của các Đại biểu Quốc hội," ông nói với BBC.

Quốc Phương
BBC Việt ngữ
  (BBC)

Quốc hội Việt Nam bỏ lỡ cơ hội

quochoivietnam07
Quốc hội Việt Nam thông qua Hiến pháp và nhiều luật trong kỳ họp mới nhất

Đúng như nhiều người dự đoán - và trái với bao mong đợi - Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đổi vào sáng thứ Năm ngày 28/11 với số phiếu 486/488. Chỉ có hai người trong số những đại biểu có mặt bỏ phiếu trắng.

Khi bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (hay Hiến pháp sửa đổi) được trình Quốc hội xem xét cách đây hơn ba tuần, dù rất lẽ loi, có một vài đại biểu quốc hội đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về thực chất của việc sửa đổi Hiến pháp lần này và nhắc nhở Quốc hội về trách nhiệm đối với ‘hậu thế’.

Ngoài Quốc hội, nhóm nhân sỹ, trí thức chủ xướng Kiến nghị 72 và những người ủng hộ đã gửi tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng một bức thư và lời kêu gọi dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi.

Nhưng trong một đất nước mà Đảng Cộng sản lãnh đạo cả Nhà nước và xã hội, và ‘ý đảng’ luôn đi trước ‘lòng dân’ chuyện các đại biểu quốc hội biết nghĩ tới hậu thế, dám làm trái ‘ý đảng’ và dừng thông qua Hiến pháp sửa đổi là một chuyện không tưởng. Chính những người gửi bức thư và ra lời kêu gọi ấy cũng biết rõ điều đó.

‘Sửa’ nhưng không ‘thay’

Tuy vậy, dù biết những ý kiến của mình khó hay không được chấp nhận, trong một năm qua nhiều người - từ người dân, nhân sỹ, trí thức đến các hội đoàn, tổ chức - đã mạnh dạn, thẳng thắn, nghiêm túc và với cả tâm huyết, trực tiếp hay gián tiếp gửi những góp ý, kiến nghị của mình tới Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng như Đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam nói chung.

Và nếu họ mong ước đất nước thay đổi bao nhiêu khi góp ý, kiến nghị, thì giờ họ thất vọng bấy nhiêu khi biết tuyệt đại đa số đại biểu quốc hội bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đối ấy bấy nhiêu. Thật vọng không đơn thuần chỉ vì ý kiến của mình bị phớt lờ mà quan trọng hơn vì thất đất nước đã bỏ lỡ một cơ hội để đổi mới, để tránh tụt hậu.

Khi Đảng cộng sản quyết định cho sửa đối Hiến pháp 1992, tình hình chính trị, kinh tế Việt Nam và khu vực nói chung có nhiều biến động. Ở Việt Nam, kinh tế gặp khó khăn, xã hội bất ổn : các doanh nghiệp nhà nước như Vinashin thua lỗ, thất bại nghiêm trọng ; tham nhũng tràn lan ; dân oan đi đòi đất khắp nơi.

Ở khu vực, chế độ quân sự độc tài tại Mynmar quyết định tiến hành những cải cách chính trị ngoạn mục - như trả tù nhân chính trị, cho đối lập hoạt động, tổ chức bầu cử dân chủ, cởi trói báo chí - và chỉ trong một thời gian ngắn đưa đất nước này thoát khỏi sự cô lập, chỉ trích của thế giới.

Việc cho sửa đổi Hiến pháp 1992 trong bối cảnh đó đã làm dấy lên hy vọng Đảng cộng sản Việt Nam sẽ tiến hành cải cách, đổi mới. Hy vọng đó càng nhiều khi Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội và Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý khẳng định ‘không có gì cấm kỵ’ gì khi người dân góp ý sửa Hiến pháp.
quochoivietnam08
Nhiều người thất vọng về bản hiến pháp sửa đổi
vừa thông qua theo tác giả

Và lời tuyên bố đó cũng đã làm cho nhiều người, nhiều tổ chức mạnh dạn lên tiếng góp ý về những chủ đề được coi là ‘nhạy cảm’ hay những điều bất cập, phi lý tại Việt Nam, như vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước hoặc sở hữu toàn dân.

Chẳng hạn Hồi đồng Giám mục Việt Nam đã gửi một Bản nhận định và góp ý gửi tới Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trong đó các Giám mục Việt Nam không chỉ bày tỏ bất đồng với Điều 4 - hiến định quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng cộng sản - cũng như nêu nhiều mâu thuẫn, bất hợp lý khác trong cơ cấu, tổ chức chính trị, kinh tế tại Việt Nam.

Nhưng tất cả những góp ý ấy đều bị bác bỏ hay bị phất lờ vì ngoài một vài sửa đổi nhỏ, không quan trọng, Hiến pháp sửa đổi vừa được thông qua không có thay đổi gì đáng kể.

Ví dụ, nó vẫn giữ nguyên Điều 4 dù có bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của Đảng cộng sản trước nhân dân. Hiến pháp sửa đổi vẫn tiếp tục quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và sở hữu toàn dân. Đây là hai điểm gây nhiều tranh luận và cũng được coi là bất cập, phi lý.

Bỏ cả một năm hội họp, tốn biết bao nhiêu ngân sách nhà nước, dân thì mất thời gian, công sức góp ý pháp nhưng xem ra cuối cũng chẳng có thay đổi gì quan trọng. Đây cũng là lý do khác làm không ít người thất vọng.

‘Không có tương lai’

Nhưng điểm làm những ai quan tâm đến tình hình đất nước, vận mệnh quốc gia thất vọng nhất có lẽ là Việt Nam đã bỏ qua một cơ hội để giải quyết những bất cập, phi lý trong cơ cấu chính trị, kinh tế, xã hội của mình để qua đó tránh tụt hậu.

"Nghe thật bi hài nhưng ông Sang nói quá đúng. Hô khẩu hiệu không thể chống tham nhũng. Đã đến lúc cần có những thay đổi triệt để đất nước không bị tụt hậu vì, như chính ông quả quyết, ‘duy trì cơ chế cũ là chết"

Ai cũng biết những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ gây thất thoát ngân sách nhà nước rất lớn hay đã vào đang rơi vào tình trạng phá sản là những doanh nghiệp nhà nước. Vinashin và Vinaline là hai trường hợp điển hình.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng dân oan đi khiếu kiện tràn lan là luật đất đai bất cập - hay cụ thể hơn, do quy định về ‘sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý’. Và cảm thấy đất đai của mình bị thu hồi bất hợp pháp nhưng không làm được gì có người - như trường hợp gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng - đã dùng vũ khí để phản kháng.

Tệ hơn và đau lòng hơn, mới đây vào ngày 11/9, khi bị dồn tới đường cùng, ông Đặng Ngọc Viết đã tới Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình bắn chết Phó giám đốc - và bắn bị thương bốn cán bộ - của Quỹ đất này và sau đó dùng súng tự tử. Tất cả chỉ vì do bất bình với việc chính quyền thu hồi đất của mình.

Dù có những tiếng súng cảnh báo như vậy, xem ra giới lãnh đạo Việt Nam và các đại biểu quốc hội vẫn không muốn có những thay đổi hợp lý về sở hữu đất đai.

Không chỉ người dân, nhân sỹ, trí thức hay giới quan sát, học giả mà một số người trong Đảng cộng sản hay Quốc hội Việt Nam thừa nhận rằng việc đổi mới thể chế và luật pháp ở Việt Nam đã chậm bước so với nhu cầu phát triển của đất nước và nếu không có những giải pháp toàn diện và đột phá thì Việt Nam không thể có những chuyển biến tích cực.

Có người còn nhấn mạnh rằng trong một thế giới đã và đang thay đổi, nếu tiếp tục sống theo cách cũ và không dám đổi mới, Việt Nam sẽ không có tương lai.

Trong một lần tiếp cử tri tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng trước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phải nhìn nhận rằng : ‘Ta hô khẩu hiệu nhiều quá. Còn câu“Một bộ phận không nhỏ”là một câu hết sức đau đầu. Nghe dư luận thì rất nhiều nhưng tìm thì không thấy. Có nhiều anh nói “bộ phận không nhỏ” đó ở bên dưới. Nhưng sau một năm quay lại hỏi bên dưới là chỗ nào thì mấy ông chỉ cười khì, không chỉ ra được’.

Nghe thật bi hài nhưng ông Sang nói quá đúng. Hô khẩu hiệu không thể chống tham nhũng.

Và điểm bắt đầu - và cũng là điểm quan trọng nhất, ý nghĩa nhất - để tiến hành những thay đổi đó là soạn thảo và thông qua một bản Hiến pháp thực sự dân chủ, khoa học, nhân bản, tóm gọn được tất cả những khí phách, tinh hoa, nguyện vọng của toàn dân, chứ không đơn thuần chỉ là ‘ý đảng’.

Nhưng giới lãnh đạo Việt Nam và các đại biểu quốc hội - những người trên danh nghĩa là đại diện nhân dân - đã không làm được điều đó.

Trả lời phỏng vấn BBC sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua Hiến pháp sửa đổi,Giáo sư Tương lai- cựu thành viên nhóm tư vấn thủ tướng và cũng là một trong 72 nhân sỹ trí thức đã tham gia ký tên vào bản kiến nghị sửa đối hiến pháp - cho rằng với việc thông qua Hiến pháp dự thảo ấy ‘Quốc hội có tội với tổ quốc và nhân dân’. Công hay tội của họ lịch sử sẽ phát xét.

Có điều chắc chắn có không ít người đồng ý rằng với quyết định ngày hôm nay, các đại biểu quốc hội Việt Nam đã bỏ qua một cơ hội quý báu giúp đất nước phát triển, giàu mạnh, dân chủ.

Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ London

* Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nghiên cứu viên tại tổ chức Global Resarch Institute tại Anh Quốc.

Vi phạm các quy định pháp luật về lập hội sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật

ANTĐ - Khoảng hai tháng nay, một nhóm người bỗng nổi cơn hứng nhảm nhí, thành lập cái gọi là tổ chức “Diễn đàn dân sự”. Họ lu loa thành lập diễn đàn để “góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. Dĩ nhiên là chẳng ai là không biết cái động cơ chống chế độ, chống Nhà nước của họ.

Mới đây, trên trang blog của một ông tiến sĩ đã từng gây lộn xộn ngay tại một cơ quan Nhà nước đã đăng tải một thông báo về việc lập một Nhóm trị sự và một Nhóm cố vấn để điều hành “Diễn đàn”. Thông báo cũng công bố những nguyên tắc hoạt động của “Diễn đàn” này. Những nguyên tắc vừa tỏ ra kém hiểu biết về pháp luật vừa ngạo mạn một cách quá đáng. Hãy nghe họ nói: Diễn đàn và các thành viên của nó hoạt động một cách hợp pháp, tôn trọng pháp luật, không chống Nhà nước, không nhằm chống bất cứ ai hay bất cứ tổ chức nào. Tính hợp pháp nêu ở đây được hiểu là sự phù hợp với các công ước quốc tế, với các quyền con người, với Hiến pháp, các Luật và các văn bản dưới luật nếu chúng không mâu thuẫn với các văn bản có hiệu lực cao hơn. Trời ơi, các ông sống trên đất nước Việt Nam mà các ông lại còn đòi tuân theo những văn bản cao hơn Hiến pháp? Lại nữa: Nói cách khác diễn đàn hoạt động theo nguyên tắc: mọi người dân có quyền bất tuân những quy định vi hiến, vi phạm luật quốc tế, vi phạm các văn bản pháp luật cao hơn trong việc thực hiện các quyền (con người và công dân) của mình. Các ông đòi quyền không tuân thủ pháp luật Việt Nam để tuân theo những những cái gọi là luật quốc tế. Nhưng các ông không hiểu rằng những văn bản luật quốc tế, đặc biệt là luật về quyền con người chỉ là các văn bản định khung, còn chi tiết để thi hành luật sẽ được định ra tùy theo điều kiện, tùy theo văn hóa của mỗi dân tộc. Những đòi hỏi vô lý thiếu khoa học đến mức như vậy dễ khiến người ta dễ dàng nghi ngờ những học vị của các ông.
Nội dung của thông báo này đã chỉ rõ động cơ của nhóm người này là chống lại thể chế chính trị, chống lại Nhà nước của nhân dân. Sự chống đối thể hiện ngay trong việc thành lập “Diễn đàn” này. Mặc dù các ông tuyên bố tuân thủ pháp luật, nhưng các ông thành lập “Diễn đàn” này có đúng các quy định pháp luật không. Để thành lập một hội, một đoàn thể, thậm chí là một câu lạc bộ, quy định pháp luật của nước Việt Nam thể hiện trong Nghị định 45/2010/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, các thông tư hướng dẫn thực hiện.
Vậy xin lỗi các tổ chức kiểu diễn đàn này đã làm đủ thủ tục hành chính để xin phép hoạt động chưa? Đã được cấp phép chưa? Chưa nói tới động cơ và những tuyên truyền ì sèo về mục tiêu hoạt động, trong đó có mục tiêu được tuyên bố rầm rĩ nhất là không công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với cách mạng Việt Nam, phủ nhận những thành tựu của cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước… Ngay chính sự không tuân thủ các quy định pháp luật về Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã cho thấy ý thức của họ đối với pháp luật Việt Nam như thế nào. Chưa nói đến hành vi kêu gọi bất tuân các quy định pháp luật có hiệu lực nếu theo đánh giá của họ là vi hiến hoặc không đúng với cái gọi là luật quốc tế. Nhưng các quý vị đã quá ngạo mạn. Việc chưa có quyết định cho phép lập và hoạt động của cái gọi là “Diễn đàn” này mà ngang nhiên thành lập Nhóm điều hành, Nhóm cố vấn, kêu gọi thành lập các nhóm hoạt động, theo từng đối tượng xã hội, theo mục tiêu chính trị… đã vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật và phải bị nghiêm trị. Mức độ xử lý đã được quy định ở điều 45 NĐ 45/2010/NĐ-CP: “Người nào vi phạm quyền lập hội, lợi dụng danh nghĩa hội để hoạt động trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định”.
Và nếu bị xử lý các ông đừng kêu váng cả lên là bị đàn áp nhé.
Ngô Trần
(ANTĐ)

Hantimes - Cần xử lý nghiêm khắc

Các phần tử thù địch chống đối Đảng, Nhà nước - Chính quyền nhân dân, Chế độ Xã hội chủ nghĩa càng ngày càng nhiều, nhiều đến nỗi nhà Tù (tất nhiên là phải có những điều luật tống bỏn vào Tù) không thể chứa hết được bọn, Chính phủ buộc phải đánh thuế phản động (tức là cái Nghị định 174 sắp ban hành).

Theo Nghị định, tất cả bọn phản động, thế lực thù địch trong và ngoài nước âm mưu chống phá chính quyền nhân dân, bẻ cong lịch sử vân vân đều phải đối diện với việc bị phạt tới 100 triệu đồng. 100 triệu đồng này sẽ được nộp vào kho bạc để làm tăng ngân sách quốc gia hay chí ý là trả nợ cho các Tập đoàn Tổng công ty nhà nước để họ tiếp tục "giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN".
Điều nguy hiểm là không rõ vì lý do tại mà một số kẻ đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để tiếp tay cho các phần tử thù địch, chống phá lại Đảng, Nhà nước và chế độ ưu việt. Bọn này hình như lại càng không sợ mức thuế 100 triệu nói trên??
6h.00 ngày Chủ nhật 1/12, trên báo An Ninh Thủ đô đăng tải bài viết: Vi phạm các quy định pháp luật về lập hội sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật.  Khi đọc qua thì bài viết này chứa đầy nhiệt tâm hừng hực của tác giả Ngô Trần trong việc chống lại các phần tử thù địch, chống diễn biến hòa bình. Nhưng khi đọc kỹ thì đây là một bài báo cực kỳ nguy hiểm.
Hình chụp bài báo của Ngô Trần đăng trên An Ninh Thủ đô
Xin trích (một đoạn khi lên án về Diễn đàn Xã Hội Dân Sự (DĐXHDS), Ngô Trần tác giả bài báo cho rằng: "Các ông đòi quyền không tuân thủ pháp luật Việt Nam để tuân theo những những cái gọi là luật quốc tế. Nhưng các ông không hiểu rằng những văn bản luật quốc tế, đặc biệt là luật về quyền con người chỉ là các văn bản định khung, còn chi tiết để thi hành luật sẽ được định ra tùy theo điều kiện, tùy theo văn hóa của mỗi dân tộc".

Hình chụp đoạn Ngô Trần cho rằng các văn bản Luật quốc tế đặc biệt là luật về quyền con người chỉ là các văn bản định khung, Việt Nam không cần thiết tuân thủ nghiêm túc
Như chúng ta đã biết Việt Nam vừa đảm đương chiếc nghế trong Hội đồng Nhân Quyền LHQ, cũng đã ký kết 14 cam kết với cộng đồng quốc tế về việc bảo đảm các quyền tự do dân chủ, quyền con người trong nước. Văn bản này đã được Liên Hợp Quốc công nhận, được cả thế giới biết đến, nó giá trị như một lời hứa, một lời cam đoan của Đảng và Nhà nước ta trước cộng đồng quốc tế về việc bảo đảm các quyền con người, đồng thời thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới. 
Vậy mà tác giả Ngô Trần lại cho rằng "những văn bản luật quốc tế, đặc biệt là luật về quyền con người chỉ là các văn bản định khung, còn chi tiết để thi hành luật sẽ được định ra tùy theo điều kiện, tùy theo văn hóa của mỗi dân tộc". Ngô Trần như vậy có khác gì bảo: Chúng tôi (Việt Nam) ký thì cứ ký, còn thực hiện hay không thì là quyền chúng tôi, cam kết với quốc tế chả có giá trị gì cả bởi vì …điều kiện văn hóa dân tộc tôi nó thế.
Các phần tử chống đối sẽ nhân cơ hội này bảo Đảng và Nhà nước ta lật lọng với Liên Hợp Quốc, phản bội lại chiếc ghế Hội Đồng Nhân Quyền LHQ mà ngành ngoại giao cũng như cả hệ thống chính trị phải rất nỗ lực mới có được. Khiến Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới mất đi niềm tin vào những cam kết của Đảng và Nhà nước ta?
Có hay chăng chính Ngô Trần đang tiếp tay, tạo cái cớ, hay "nêu bóng" cho các phần tử phản động có cớ để bôi nhọ Chế độ? 
Việc thứ 2 là Ngô Trần hoàn toàn không phải là chánh án tòa án Nhân dân, không có trách nhiệm, không có năng lực, không có thẩm quyền ra án, hay kết án với bất cứ một ai. Ngô Trần cũng không phải là Luật sư hay nhà tư vấn Luật, cũng không thèm thao khảo ý kiến Luật gia nhưng lại phán quyết như đinh đóng cột rằng DĐXHDS: "đã vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật và phải bị nghiêm trị. Mức độ xử lý đã được quy định ở điều 45 NĐ 45/2010/NĐ-CP". 
Điều này gây nên một hiểu lầm tai hại rằng cứ là báo An Ninh thì có thể làm thay việc của quan tòa. Thế thì có khác gì bảo hệ thống Tư pháp của nước ta nên dẹp đi để cho mấy ông phóng viên báo An Ninh điều tra rồi kết án cũng xong?
Thực sự là rất nguy hiểm. 
Hay là Ngô Trần nghĩ rằng mình viết với ngôn từ mạnh mẽ như thế nhóm DĐXHDS sẽ tức cười quá đứt ruột ra mà chết? Nhưng chính độc giả khi đọc cũng thấy tức cười quá phải nhập viện thì sao đây?
Tôi đề nghị báo An Ninh Thủ Đô xem xét lại bài viết cũng như cá nhân tác giả Ngô Trần. Không nên tạo cớ để các thế lực thù địch lợi dụng, thóa mạ, bôi xấu thành quả ngoại giao và nhân quyền của nước ta. Không nên để thế lực thù địch lợi dụng vu vạ cho Đảng và Nhà nước ta là cam kết với LHQ cũng như lời hứa gió bay. Đặc biệt không nên khiến cho nhân dân, độc giả của báo đọc xong buồn cười quá mà phải nhập viện.

Hantimes
(Blog Hantimes)

Bố trí cán bộ như ném đá xuống hồ!

Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, bố trí cán bộ chủ chốt là người địa phương khác không cẩn thận, một chút sóng gợn lên, rồi mặt hồ lại phẳng lặng.
Lo “thọc gậy bánh xe”

Tỉnh ủy Quảng Ngãi vừa cho biết đã ban hành chủ trương thực hiện việc bố trí cán bộ chủ chốt gồm các chức danh Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND, Trưởng công an, Chánh án TAND và Viện trưởng Viện KSND các huyện, thành phố không phải là người địa phương. Ông đánh giá thế nào về cách làm này?

Nhiều nước đã làm điều này rồi. Trong thời phong kiến ở Việt Nam, dù các chức quan chủ chốt không phải là người địa phương, nhưng đâu phải là các địa phương đó không có tình trạng cục bộ. Đối với Quảng Ngãi, tôi nghĩ đây là bước thử nghiệm để tìm ra phương pháp quản lý hành chính hiệu quả.

Lãnh đạo là người địa phương thì dễ cục bộ, điều đó có dễ lý giải?

Một người sinh ra và lớn lên ở địa phương mà làm cán bộ tại địa phương mình, có mấy ưu điểm: Thứ nhất, người ta có hiểu biết sâu về địa phương; thứ hai, họ tâm huyết với địa phương; thứ ba, họ có nhiều quan hệ thân tộc, bạn bè ở địa phương. Do đó, họ có những mối quan hệ chặt chẽ từ xã đến huyện, đến tỉnh, thậm chí họ biết từng con người trong từng làng xã. Vì vậy, khi triển khai công việc rất nhanh, rất dễ ủng hộ nhau, dễ “bỏ quá” cho nhau, dễ tin nhau. Khi đã như vậy rồi, công việc rất chạy, nhiều việc khó vẫn giải quyết được. 

Thế cái đáng lo là gì thưa ông?

Cái đáng lo và là mặt trái của người địa phương là bản tính cục bộ, chỉ chăm chăm lo cho lợi ích của địa phương mình, không cân đối được lợi ích của toàn xã hội. Chỉ lo cho làng mình, xã mình, bà con mình, gia đình mình, cá nhân mình. 

Ông có thể cụ thể hơn?

Những người cục bộ địa phương, trong công việc thì chỉ tin tưởng tuyển dụng và sử dụng bạn bè địa phương thân tín, người thân trong gia đình. Nhất là khi hệ thống thể chế còn nhiều cái nhùng nhằng, khi pháp luật chưa nghiêm thì người đứng đầu luôn có rất nhiều việc phải giải quyết bằng “quan hệ”. Do đó, người không tin tưởng thì không thể giao việc được. Mà giao việc, nếu chưa “chí cốt” với nhau, chưa chắc đã làm được. Nếu cố làm được có khi cũng nảy sinh nhiều chuyện. Làm không tốt thì phải chịu trách nhiệm đã đành, làm tốt thậm chí còn bị thọc gậy bánh xe, cản trở. Nên muốn cho mọi việc êm thấm thì chọn những người thân tín. 
GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 
Nhiều nơi nhức nhối

Ông đánh giá thế nào về tình trạng cục bộ ở một số nơi hiện nay?

Tình trạng cục bộ ở các địa phương hiện nay là khá trầm trọng, nhức nhối. Nó còn liên quan đến hệ thống luật pháp về bộ máy hành chính nhà nước, hệ thống vị trí việc làm, đạo đức công vụ...

Những cái này nói mãi rồi thưa ông?

Chúng ta đều nói, đều nghĩ đến những cái đó, nhưng làm thì chưa tới. Cải cách hành chính đã hơn 10 năm mà kết quả chưa được bao nhiêu so với yêu cầu đặt ra. Mà hệ thống công chức, công vụ có nhiều vấn đề chứ không chỉ là cục bộ bản vị.

Vậy phải làm sao đây?

Phải cải cách hành chính triệt để, đặc biệt là xây dựng cho được hệ thống vị trí việc làm, khung năng lực của từng vị trí và đạo đức công vụ trong sạch, minh bạch. Còn chỉ thuần túy là thay người địa phương này bằng người địa phương khác dù là một sáng kiến, một biện pháp tốt cũng không giải quyết được gốc của vấn đề. 

Rõ ràng ý tưởng này là hay?

Có nhiều việc ta thấy “hay” là làm mà không tính đến cái “dở” của nó nên khi làm một hồi rồi lại bỏ. Tôi xin nói rằng, việc kéo bè kéo cánh, không chỉ xảy ra giữa những người cùng một địa phương, mà chủ yếu nó xảy ra giữa những người có cùng lợi ích. Ta hay nói “lợi ích nhóm”. Cho nên, khi hệ thống thể chế, pháp luật không tốt, thì dù là người địa phương khác chuyển đến, họ vẫn kéo bè kéo cánh, vẫn cục bộ được.

Hình như câu chuyện về tuyển dụng cán bộ cũng nằm trong chủ đề này. Nếu tuyển dụng tốt thì sẽ ít tham nhũng hay cục bộ?

Hệ thống của ta hiện nay nhiều cái chưa rõ. Công việc chưa rõ, cần năng lực gì chưa rõ, cần người nào chưa rõ. Nhiều khi tuyển được người đáp ứng dược khung năng lực rồi, học các trường danh tiếng nước ngoài về hẳn hoi, nhưng không biết giao việc gì, đánh giá ra sao... Cuối cùng, không phát huy được tác dụng, người ta chán, người ta bỏ đi. Không ít công chức chỉ làm đều đều, làm cho hoàn thành nhiệm vụ được “phân công” mà không có trách nhiệm hay không cố gắng phấn đấu, không có môi trường thể hiện năng lực của họ. 

Việc này có mối liên hệ gì với bố trí lãnh đạo là người ngoài địa phương?

Bố trí cán bộ địa phương khác làm lãnh đạo cũng thế, nếu không cẩn thận thì cũng sẽ lại như hòn đá ném xuống mặt hồ. Một chút sóng gợn lên, rồi mặt hồ lại phẳng lặng.

Không cục bộ thì lợi ích nhóm

Liệu tình trạng cục bộ có được triệt tiêu khi sử dụng cán bộ lãnh đạo ngoài địa phương?

Nó có thể “làm khó” hơn cho những tư tưởng cục bộ ít nhiều thôi, nếu không có những giải pháp đồng bộ khác đi kèm. Trong một hệ thống công vụ  mà công tác phòng chống tham nhũng chưa thực sự hiệu quả thì việc bố trí người địa phương khác cũng khó giải quyết lắm. Quan liêu tham nhũng là một hệ thống có mối quan hệ gắn bó với nhau. Không chỉ trong mà còn ngoài địa phương, từ cơ sở tới trung ương, nó gắn kết với nhau che chắn bảo vệ nhau. Không đơn giản là điều người huyện nay sang huyện khác, tỉnh này sang tỉnh khác là có thể phá vỡ được liên kết đó.

Ta đã có luật đầy đủ, sao lại khó ạ?

Trong phòng, chống tham nhũng ở nước ta, hiện chúng ta có khá đầy đủ luật pháp và công cụ, cũng như quyết tâm chính trị. Vấn đề là làm thế nào để thực hiện được pháp luật. Vì ngoài luật còn có lệ, có phong tục tập quán, còn văn hóa... Nhiều khi, những cái này nó vô hiệu hóa luật, bóp méo luật. Không đơn giản, cứ có luật sẽ không tham nhũng nữa hoặc hạn chế tham nhũng. 

Nói vậy thì những địa phương đang thực hiện bố trí cán bộ không phải người địa phương, cũng chưa chắc là ở đó không có cục bộ?

Tôi ví dụ Hà Nội và TPHCM cán bộ chủ chốt cấp thành phố và các cấp khác nữa chắc gì đã phải là người của địa phương. Nhưng như thế, cũng không thể khẳng định các địa phương đó là trong sạch, là không có tham nhũng, không có hiện tượng cục bộ. 

Tất nhiên thế, và hẳn là nếu không có hệ thống quản trị tốt, phù hợp thì không tiêu cực này sẽ có tiêu cực khác?

Đúng, trong bối cảnh không có hệ thống quản trị tốt, thì không có kiểu cục bộ địa phương thì có thể có kiểu cục bộ khác như cục bộ theo “nhóm lợi ích”.  

Xin cảm ơn ông!

Chủ trương đó là một biện pháp tốt nhưng phải cân nhắc, tính toán kỹ, tùy điều kiện cụ thể, tính toán hơn thiệt. Không nên coi chủ trương này tự động trở thành một giải pháp tốt, rồi cứ thế áp dụng. Nếu thế thì nó đơn giản quá. Phải tính các hệ lụy của nó. Đó là các chính sách đi theo đối với việc bố trí cán bộ chủ chốt ngoài địa phương. Từ đi lại, ổn định đời sống, gia đình… Mà những thứ này ta chưa nghĩ tới, chưa làm, chưa có. 
Tô Hội (Thực

Ấn Độ có thể trở thành đối trọng với Trung Quốc ?


(DR)

Lê Phước (RFI)

Tại Nam Á, bên cạnh Trung Quốc còn có một cường quốc tiềm năng khác đang nổi lên, đó là Ấn Độ. Hiện tại, dân số Ấn Độ xếp thứ hai thế giới. Ấn Độ lại là nước sở hữu vũ khí hạt nhân. Và cũng có thể trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Thế nhưng, liệu Ấn Độ có vượt được Trung Quốc để trở thành đệ nhất cường quốc khu vực hay không ? Báo Le Monde dành đặc san cuối năm góp phần giải đáp câu hỏi này với hình ảnh một con hổ lớn trên trang nhất, kèm theo dòng tựa : « Ấn Độ thức dậy ».

Đặc san dày 100 trang, bao gồm nhiều bài viết về Ấn Độ với ba hồ sơ chính : 1) Tiềm năng trở thành cường quốc của Ấn Độ ; 2) Một số thế mạnh kinh tế của Ấn Độ  và 3) Những căng thẳng xã hội tiềm tàng trong xã hội Ấn Độ.

Bài đáng chú ý nhất trong loạt hồ sơ này, mang tên « Trước thềm các cường quốc », ngụ ý rằng Ấn Độ đang tiến sát đến vị trí trở thành cường quốc khu vực. Tờ báo lược lại quá trình cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1991 của Ấn Độ. Trong những năm 2000, tăng trưởng Ấn Độ luôn ở mức 8%. Hiện tại, trong đà chựng lại của kinh tế thế giới, tăng trưởng của Ấn Độ chỉ còn 4,4%. Thế nhưng, Le Monde cho rằng, dù thấp nhưng sự tăng trưởng rất chắc chắn. Trên bình diện quốc tế, Ấn Độ cũng đang có thể trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc một khi định chế này mở rộng…

Dù vậy, Le Monde nhận định, con đường trỗi dậy của Ấn Độ đã và đang gặp trở ngại, mà trở ngại này lại đến từ anh bạn láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Tờ báo cho biết, Trung Quốc từ lâu đã ý thức được sự lớn mạnh của Ấn Độ nên đã tăng cường biện pháp đối phó, trong đó tập trung vào ba điểm chính : 1) Trung Quốc củng cố quan hệ với Pakistan, mà Pakistan cũng là nước láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ và là « kẻ thủ truyền kiếp » của Ấn Độ ; 2) Tăng cường hoạt động quân sự tại khu vực ranh giới tranh chấp với Ấn Độ để thăm dò phản ứng của New Delhi ; 3) Thiết lập các cơ sở quân sự dọc theo Ấn Độ Dương để bao vây Ấn Độ. Để minh chứng, tờ báo dành hai trang lớn đăng bản đồ về những cơ sở quân sự mà Bắc Kinh thiết lập trên Ấn Độ Dương.

Bàn về tiềm lực quốc phòng của Ấn Độ, Le Monde cho biết, nước này cũng tăng cường hiện đại hóa quân đội. Trong giai đoạn 2008-2012, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Thế nhưng, đầu tư quân sự của Ấn Độ đã chậm lại do sự chậm lại của nền kinh tế : Tỷ lệ chi tiêu dành cho quân sự của Ấn Độ giai đoạn 2011-2012 tăng 11,6%, giai đoạn 2012-2013 tăng 17,6%, giai đoạn 2013-2014 ước tính chỉ tăng có 5,31%.

Ngân sách dành cho quân sự giai đoạn 2013-2014 của Ấn Độ là 37,4 tỷ đô la. Tuy nhiên, để đưa Ấn Độ lên tương xứng với tham vọng trở thành cường quốc trong điều kiện hiện tại, thì tổng chi cho quân sự của nước này ước tính có thể lên đến 200 tỷ đô la. Chưa kể là những trang thiết bị quân sự mà Ấn Độ mua trong thời gian qua không phải là để tăng thêm số lượng mà chỉ để thay hoặc sửa chữa những thiết bị quân dụng cũ kĩ của nước này. Le Monde kết luận : đó là « sự hiện đại hóa quân đội không chắc chắn ».
Trung Quốc : hai nhân vật ẩn mình ?

Nhìn sang Trung Quốc, tuần san Le Nouvel Observateur có bài đề cập đến hai nhân vật quan trọng ẩn mình nhưng rất có ảnh hưởng đến công cuộc cải cách tại Trung Quốc.

Hai nhân vật này không nổi tiếng đình đám, nhưng là những nhà cố vấn nặng ký tại Trung Quốc, nhất là dưới thời Tập Cận Bình. Điểm đáng chú ý là hai nhân vật này lại có lập trường trái ngược nhau, và được ông Tập Cận Bình trọng dụng hết cả hai.

Nhân vật thứ nhất là ông Lưu Hạc (Liu He), 62 tuổi, là một chuyên gia kinh tế từng học tại Đại học Havard. Lưu Hạc là người có đầu óc đổi mới, ông cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc nên thoát ra vòng ràng buộc của doanh nghiệp nhà nước và nên dựa vào các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, đồng thời kích thích tiêu dùng.

Nhân vật thứ hai là ông Vương Hồ Ninh, 57 tuổi, là người có lập trường cứng rắn. Ông đưa ra chủ trương : « Quyền lực mạnh và chủ nghĩa dân tộc » để phát triển đất nước. Tờ báo cho biết, ông là người góp phần to lớn cho việc nhà cầm quyền Trung Quốc đưa ra các khẩu hiệu như : « Xã hội hài hòa » dưới thời Hồ Cẩm Đào, « Giấc mơ Trung Hoa » dưới thời Tập Cận Bình.

Tờ báo kết luận : Như vậy, ông Tập Cận Bình đã tìm được « bộ đôi cố vấn », và vấn đề còn lại là chờ xem liệu những công thức hay khẩu hiệu có cứu được một hệ thống đang yếu dần bởi sự chia rẽ sâu sắc.
Bão Philippines : chính quyền muốn đổ lỗi hoàn toàn cho thiên nhiên ?

Nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng 12/2013 đăng bài đáng chú ý liên quan đến siêu bão Haiyan vừa gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của tại Philippines. Bài viết chạy tựa : « Philippines, những thủ phạm quá dễ dãi ». Tờ báo cho rằng nhà cầm quyền Philippines đã quá dễ dãi khi đổ hết tội lỗi của cơn bão Haiyan cho « thiên nhiên, những người hung dữ và những người nghèo ».

Nhà cầm quyền Philippines cho rằng, việc nước này hứng chịu ngày càng nhiều cơn bão kinh hoàng như Haiyan là do hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, tức là do thiên nhiên.

Còn « Những người hung dữ » là muốn ám chỉ đến những tổ chức phá rừng trái phép, dẫn đến hậu quả là làm sạt lỡ đất và làm trầm trọng thêm các cơn lũ.

Nhà cầm quyền và các phương tiện truyền thông Philippines cũng kết tội « Những người nghèo » vì cho rằng, họ đã bất chấp cảnh báo của nhà chức trách để đến sinh sống tại những vùng có nhiều nguy cơ bão lũ và sạt lở đất, họ đến sống ở những khu vực sườn núi và chặt phá cây rừng làm rẫy dẫn đến hiện tượng đồi trọc...

Thế nhưng, Le Monde Diplomatique cho rằng, lập luận như trên là thiếu chính xác. Thứ nhất về hiện tượng nóng lên của trái đất, tờ báo cho hay, theo số liệu có được từ khi Philippines thoát khỏi chế độ thuộc địa của Tây Ban Nha đến nay, thì gió lốc, bão lũ, động đất, núi lửa phun và sóng thần trong hiện tại không hề nhiều hơn hồi giai đoạn cuối thế kỷ 19.

Về những kẻ phá rừng, tờ báo cho rằng, nạn phá rừng phi pháp tràn lan tại Philippines phải kể đến một phần trách nhiệm của chính quyền.

Còn nói về những người nghèo khổ bất chấp cảnh báo sống ở vùng nguy hiểm, thì tờ báo cho rằng, họ bất chấp là vì họ quá nghèo, cái ăn cái mặc đã thúc bách họ làm như vậy. Và sự nghèo khổ này một phần là do sự phân chia tài sản xã hội không đồng đều tại Philippines. Tờ báo dẫn ra số liệu cho biết : Hiện tại, 10% gia tộc giàu có tại nước này kiểm soát đến 33,9% tài sản xã hội, trong khi đó 10% những người nghèo nhất chỉ kiểm soát có 2,4% tài sản xã hội.

Cũng liên quan đến cơn bão Haiyan, phụ trang cuối tuần báo Le Monde dành 10 trang đăng 10 bức ảnh của một nhiếp ảnh gia gốc Việt Lâm Đức Hiền. Những bức ảnh này được thực hiện sau cơn bão khoảng hai tuần tại nơi bị thiệt hại nặng nề nhất là khu vực thành phô Tacloban. Những bức ảnh cho thấy người Philippines sống sót sau cơn bão đang cố gắng tiếp tục sống trong hoang cảnh đổ nát tan hoang.
"Bất công khí hậu"

Cũng liên quan đến thiên tai, tuần san Courrier International số ra tuần này dành trang nhất chạy tựa : « Thời đại của thiên tai ».

Tờ báo trích dịch báo chí của nhiều nước như Ấn Độ, Anh, Mỹ… với trọng tâm nhấn mạnh rằng : Hiện tượng trái đất nóng lên không phải là nguyên nhân duy nhất làm trầm trọng thêm thiên tai trên thế giới ; và rằng : đến hiện tại, các nhà khoa học cũng chưa chứng minh được rõ ràng về mối liên hệ giữa thiên tai và hiện tượng trái đất nóng lên.

Dù vậy, Courrier International cho hay, thập niên vừa qua các cơn bão kỉ lục đã ồ ạt ập đến. Tờ báo nhắc lại, từ năm 2004, khắp các vùng trên thế giới đã biết đến những cơn bão có sức gió kinh hoàng trên 200 km/h. Như hồi năm 2006, ở miền bắc nước Úc, đã xảy ra cơn bão có sức gió lên đến 290 m/h. Và cơn bão Haiyan vừa qua tại Philippines được xem là cơn bão mạnh nhất với sức gió trên 300km/h.

Courrier International nhận định, thật sự có một sự « bất công về khí hậu » giữa các nước. Tức là, các nước chịu hậu quả nặng nề nhất của thiên tai lại không phải là những nước thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất. Trong khi đó, sự bất công này là đang nằm trong sự « thờ ơ » của các nước giàu - những nước thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất.

Sắp tới, chắc chắn bão lũ trên thế giới sẽ nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh đó, Courrier International cho rằng : dù hiện tại chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục về mối liên quan giữa biến đổi khí hậu và sự trầm trọng của thiên tai, nhưng đã đến lúc các nước trên thế giới đặt nhiều sự quan tâm hơn cho vấn đề này.
Hồ sơ hạt nhân Iran : ai thắng ai thua ?

Ngày 24/11 vừa qua, 6 cường quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức đã ký với Iran một thỏa thuận về hồ sơ hạt nhân Iran theo đó, Iran phải giảm tỷ lệ làm giàu uranium xuống mức dưới 5% và chấp nhận sự giám sát quốc tế, đổi lại các cường quốc phương Tây sẽ nới lỏng các biện pháp bao vây kinh tế và chính trị. Thỏa thuận nói trên thu hút nhiều sự quan tâm của các tạp chí Pháp.

« Sự đánh cược của tổng thống Obama trên hồ sơ Iran », đó là tựa đề bài thời luận đăng trên tuần san L’Express. Bài viết cho rằng, đối với Mỹ, thỏa thuận vừa qua, dù là tạm thời, có thể làm thay đổi chiến lược của Washington tại khu vực Trung Đông. Tờ báo cho rằng, tổng thống Obama đã biết nắm lấy thời cơ để thúc đẩy thỏa thuận này. Thời cơ đó là chính vào lúc nền kinh tế Iran đang gặp khó khăn do bị bao vây với mức lạm phát lên đến 40%. Và chính trong bối cảnh này, chính quyền Iran phải xem xét đạt được thỏa thuận « một cách vội vã » với phương Tây. Trong khi đó, nếu thỏa thuận không đạt được, thì chắc chắn sẽ giúp cho tiếng nói của phe cứng rắn bài phương Tây tại Iran thêm mạnh mẽ. Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng có thể góp phần làm thay đổi chiến lược của Iran trên chiến trường Syria.

Thỏa thuận nói trên đã làm dấy lên phản đối mạnh mẽ của phía Israel. Thủ tướng Israel Banyamin Netanyahu đã gọi thỏa thuận là « một sai lầm lịch sử ». Chính quyền Obama cũng có ý thử phản ứng của một số nước khác trong khu vực, trong đó quan trọng hơn hết là của Ả Rập Xê Úc. Và còn phản ứng của những nước khác nữa mà phép thử Obama đang chờ đợi như là một « sự đánh cược » mà bà viết chạy tựa.

Đối với tuần san Courrier Intertional thì « sự đánh cược » của tổng thống Obama đã thành công. Tờ báo trích dịch bài của tờ New York Times nhận định rằng, thỏa thuận nói trên với Iran dù tạm thời (chỉ có công dụng 6 tháng), nhưng « là một thỏa thuận mang tính lịch sử ». Thời báo New York nhắc lại, Mỹ đã cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Iran hơn 30 năm nay, và thỏa thuận đã là cơ hội để hai nước xích lại gần nhau.

Chưa hết, đối với tổng thống Obama, thỏa thuận này rất có lợi : Uy tín tổng thống Obama trong nước đang xuống thấp nhất là do hồ sơ bảo hiểm xã hội Obamacare, vì thế với thỏa thuận này, tổng thống Obama muốn lái dư luận Mỹ về các hồ sơ ngoại giao. Hơn nữa, đối với Mỹ, thỏa thuận sẽ khiến cho Mỹ có những bước đi mới tại khu vực Trung Đông. Nhóm Hezbollah chiến đấu trên lãnh thổ Syria ủng hộ chính quyền Assad là do Iran hỗ trợ, vì thế với thỏa thuận nói trên và với ý muốn xoa dịu với phương Tây, chính quyền Iran có thể sẽ xem xét lại việc này. Thứ đến, Iran có thể sẽ giúp Mỹ đạt được thỏa thuận với các lực lượng Taliban tại Afghanistan.

Nguyệt san Le Monde Diplomatique cũng chia sẻ quan điểm này trong bài xã luận mang tên « Sự tan băng ». Tờ báo cho rằng, sau 30 năm đối đầu trực tiếp, thỏa thuận là cơ hội để Mỹ và Iran sưởi ấm quan hệ song phương. Le Monde Diplomatique cũng cho rằng, sự giảm căng thẳng trong quan hệ Iran-Mỹ sẽ có thể đóng góp vào tiến trình giải quyết các cuộc xung đột tại Syria và Afghanistan.

Đối với Israel, Courrier International trích dịch bài viết của nhật báo Ha’Aretz tại Tel-Aviv với dòng nhận định : « Thủ tướng Netanyahu đã thua cuộc ». Tờ báo cho rằng, thủ tướng Israel luôn muốn phương Tây có biện pháp mạnh với Iran như đối với Libya, và Israel đã không ít lần hăm dọa không kích Iran. Thế nhưng, mong muốn này đã thất bại do Iran đã ký được thỏa thuận hạt nhân với 6 cường quốc. Và dù rất giận dữ, nhưng theo tờ báo, thì Israel cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt để tiếp tục giữ mối quan hệ đồng minh với Mỹ.

Nhận định về Israel, Le Monde Diplomatique trong bài xã luận đăng trên trang nhất cũng có ý chỉ trích nước này. Bài xã luận cho rằng, 11 năm sau ngày mà cựu tổng thống Mỹ George Bush tiến hành « cuộc Thập Tự Chinh » tấn công cái gọi là « Trục Ma Quỷ », thì Trung Đông lâm cảnh bất ổn, Irak điêu tàn, một phần Châu Phi rơi vào tay của các lực lượng Hồi Giáo cực đoan…Trong bối cảnh đó, tờ báo nhấn mạnh : « Giống như một kẻ cuồng tín, chính phủ Israel cứ bám víu vào cái khung cảnh điêu tàn đó. Israel cùng với những nước đồng ý chí là Ả Rập Xê Úc và các tiểu vương quốc thuộc nhánh Hồi Giáo Sunni ở Vùng Vịnh, cứ muốn nước Iran do nhánh Hồi Giáo Chia lãnh đạo phải bị cô lập và bị loại ra khỏi thị trường dầu hỏa ».

Dinh thự Chủ tịch Bình Dương to như cung điện?

"Dinh thự" của ông Lê Thanh Cung ước tính gần 1000m2, cũng được nhiều người dân nơi đây đánh giá thuộc hàng sang trọng nhất nhì của tỉnh Bình Dương.
Mới đây, trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH bàn về thực trạng lãng phí, có ĐB đã nói: “Trụ sở một số tỉnh thì mênh mông, trụ sở của đảng ủy nhiều tỉnh thì phản cảm, xây dựng lộng lẫy, xa hoa. Đây là nơi phục vụ dân chứ không phải là cung điện”. Đấy là chuyện tài sản công, nay quay lại ở tỉnh Bình Dương mới biết, “dinh thự” của Chủ tịch UBND Bình Dương Lê Thanh Cung xem ra cũng nguy nga, lộng lẫy và sang trọng như một cung điện…

Theo thông tin bạn đọc cung cấp, nhóm PV đã đi tìm hiểu và thật sự bất ngờ trước khối tài sản của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, và những gì PV ghi nhận được ai ai ở đất Bình Dương ít nhiều cũng biết. Thật ra tài sản ấy từ đâu mà có?
 
Từ khu rừng cao su lên đến hơn 100 ha?
 
Khi vừa đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, để ăn sáng, hỏi thăm rừng cao su của ông Chín Cung, ai cũng biết và họ tận tình chỉ đường cho chúng tôi tìm đến. Họ còn “lưu ý” rằng: “Trong khu vực rừng cao su đó, khi nào các anh thấy nơi nào có tường rào kẽm gai, toàn bộ rừng cao su có đến hàng trăm hecta nhưng đều được rào bằng rường rào kẽm gai hẳn hoi, đường dẫn vào rừng cao su tráng nhựa đẹp, đó là rừng cao su của ông Chín Cung”….
 
Theo sự chỉ dẫn của người dân, khoảng 20 phút sau, chúng tôi có mặt tại Ấp 8 (nay đổi tên thành Ấp Bến Sắn), thuộc xã Long Nguyên, huyện Bến Cát. Cũng thật không khó để nhận ra rừng cao su bạt ngàn của ông Chín Cung trên con đường tráng nhựa liền lặn và đẹp nhất ở xã Long Nguyên. Nhằm làm rõ rừng cao su được bao bọc bởi hàng rào kẽm gai kiên cố, vào vai một người khách đi lỡ đường, tôi tấp xe gắn máy vào căn nhà nằm trong khuôn viên rừng cao su của ông Chín Cung.
 
 Khu rừng cao su rộng hơn 100 ha, trị giá gần 150 tỷ đồng của ông Chín Cung.
 
Một người đàn ông luống tuổi, ở trần trùng trục, trên người nhễ nhại mồ hôi, bước ra hỏi chúng tôi kiếm ai. Chúng tôi giả vờ hỏi thăm rừng cao su của ông Chín Cung ở đâu, người đàn ông nhanh nhảu nói: “Ở đây, khoảng 100 hecta này là của ông Chín Cung. Cao su này được 6-7 tuổi, các chú hỏi mua cao su phải không?”. Chúng tôi phải trả lời khéo là nghe nói ông Chín Cung có rừng cao su đẹp, nên muốn đến tham quan. Người đàn ông cho biết tiếp: “Khỏi nói rồi, rừng cao su của ông Chín ở đây ai mà không biết ngon lành nhất vùng”. Chịu khó mất khoảng một giờ đồng hồ đảo quanh khu vực rừng cao su của ông Chín Cung, chúng tôi phải thừa nhận là rừng cao su của ông Chín thuộc hàng đắt giá nhất ở địa phương. Các con đường chính dẫn vào rừng cao su ông Chín Cung đều được xây dựng liền lạc, khi qua khỏi ranh giới rừng cao su của ông Chín Cung là đường sá bầy hầy, xuống cấp…
 
Theo giá cả mà chúng tôi hỏi thăm nhiều người dân ở xã Long Nguyên, mỗi hecta rừng cao su mặt tiền đường nhựa đẹp như rừng cao su của ông Chín Cung có giá 1,2 - 1,3 tỷ đồng. Từ diện tích rừng cao su trên dưới 100 hecta kể trên, ông Chín Cung đang có trong tay số tài sản “nhỏ nhoi” lên đến hàng trăm tỷ đồng. Một số tiền khổng lồ đối với người dân ở địa phương, cả nước nói chung.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 1978 - 1982, ông Lê Thanh Cung là cán bộ thường trực Phòng Kế hoạch huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé cũ, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn huyện Bến Cát. Từ năm 1982 - 1983 đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng Ban Thống kê - Kế hoạch - Lao động huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé. Giai đoạn năm 1983 - 1987 ông Lê Thanh Cung nhận chức vụ Huyện ủy viên, Ủy viên UBND huyện Bến Cát, Trưởng ban Kế hoạch huyện. Đến năm 1987 - 1991 là Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé.
 
Đến “dinh thự” trị giá hơn 20 tỷ đồng?
 
Từ rừng cao su bạt ngàn của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, qua sự chỉ dẫn của người dân địa phương chúng tôi vào quán ăn ngay thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dùng bữa cơm trưa. Cũng chẳng mấy khó khăn, chúng tôi được chiêm ngưỡng “dinh thự” của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, tọa lạc tại đường ĐX81, phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một. 
 
Nằm gọn trong khu đất rộng lớn mênh mông, “dinh thự” của ông Lê Thanh Cung ước tính gần 1000m2, cũng được nhiều người dân nơi đây đánh giá thuộc hàng sang trọng nhất nhì của tỉnh Bình Dương. “Dinh thự” được xây dựng theo phong cách hiện đại, với nhiều căn phòng tráng lệ, hướng ra mặt tiền đường, tương tự như nhiều căn nhà nhỏ bao quanh “dinh thự”. Ngay sân nhà có hàng trăm loại cây kiểng đắt tiền, có cặp kiểng quý, hàng rào phía trước có remote điều khiển từ xa. Cửa rào vừa bật mở là ba, bốn con chó dữ nhảy ra, sủa inh ỏi… 
 
 Tòa dinh thự nguy nga và bề thế của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung.
Trong vai là người cần tìm mua cây kiểng quý, chúng tôi hỏi thăm ở đâu có kiểng bán, người giữ vườn nói: “Mấy anh tìm nhầm nhà rồi, đây là nhà của ông Chín Cung, Chủ tịch tỉnh, kiểng này của ổng có bạc tỷ, ai mà mua nổi…”.

Để góp phần làm rõ thêm khu vườn “cao su bạt ngàn” của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, PV tìm đến nhà một cán bộ lãnh đạo của địa phương theo sự hướng dẫn của người dân ở xã Long Nguyên và được ông B.T, nguyên lãnh đạo UBND xã Long Nguyên cho biết: “Phần đất mà Chín Cung đang sử dụng trước đây có nguồn gốc từ lâm trường Long Nguyên, lâm trường có tổng diện tích là 320,7 hecta. Về sau lâm trường Long Nguyên giải thể, khi ấy Chín Cung đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Ban Thống kê - Kế hoạch - Lao động huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé cũ (nay là tỉnh Bình Dương). Không hiểu vì sao lúc ấy Chín Cung được “cấp” đến 130 hecta đất rừng cao su của lâm trường Long Nguyên thuộc Ấp 8 (nay là Ấp Bến Sắn), xã Long Nguyên. Những người khác, từ cán bộ văn phòng UBND đến Trưởng Ấp cũng được “cấp” 2-3 hecta. Riêng Chín Cung thì có đến 130 hecta đất rừng cao su…”.

Theo Kinh doanh & Pháp luật
 

Muốn hiểu dân, hãy đi xe bus

Muốn gần dân hơn thì các đại biểu của dân và những đày tớ của dân có lẽ nên thường xuyên đi xe buýt.

1. Vào mỗi sáng đi làm, ta thường thấy ở trạm xe buýt là những gương mặt mệt mỏi tay ôm cặp, ôm túi, đầu đội mũ hoặc không đội mũ, có hoặc không đeo khẩu trang, nhẫn nại chờ đợi chuyến xe của mình. Đa phần họ là sinh viên và người lao động nghèo…

Rồi chiếc xe cũng tới, thường là đã chật ních, ngả nghiêng xiêu vẹo như muốn lộn nhào trên đường sau mỗi pha đánh võng. Không sao, họ đã quá quen với điều đó, cũng như quen với việc phải nhanh chóng chen lấn để lên xe. Một cảnh tượng lộn xộn vì không một ai muốn chờ chuyến sau. Ai dám chắc nó sẽ tới đúng như qui định và có chắc là sẽ bớt đông hơn?

Giờ cao điểm. Đường đông đúc. Mới sáng ngày ra đã tắc. Thật xui xẻo khi phải nhích từng mét cùng với một chiếc xe buýt “say rượu” nhả khói mịt mù. Mình phải vê ga chật vật nhích từng mét đường, còn những hành khách trên xe buýt thì…ngó xuống nhìn. Những người ở dưới biết điều đó và không nhìn lên. Từ lâu, ra đường, người Việt học cách tránh nhìn vào mắt nhau…

2. Đến cơ quan, mở Facebook ngỡ ngàng đọc status của Nguyễn Ngọc Long – một nhà truyền thông xã hội trẻ, viết rằng “Nhìn một chiếc xe buýt cũng có thể biến bạn trở thành một người vĩ đại”. Dòng cảm nghĩ viết vội lúc Long ngồi sau lưng bác xe ôm, sau khi bắt gặp ánh mắt của một bạn sinh viên bị ép vào cửa kính giữa tiết trời lạnh giá, khắc khoải nhìn dòng đời qua lại, mặc những xô đẩy bức bối ở xung quanh.

Bạn sinh viên ấy đang nghĩ gì? Mơ về một chiếc xe máy trong tương lai hay đang lo lắng cho ba mẹ ở quê nghèo rét mướt? Cũng có thể bạn ấy đang tự nhủ phải nỗ lực học tập để thoát khỏi cảnh khốn khổ hiện tại.

Những ánh mắt khắc khoải như thế có thể bắt gặp đầy rẫy trong cuộc đời này. Đó có thể là những người dân miền Trung tái nghèo, bỗng dưng trắng tay vì thuỷ điện xả lũ “đúng qui trình”, là những người nông dân “chưa mất đất” với điệp khúc “được mùa mất giá”, là những gia đình bỗng chốc khiếm khuyết bởi có thành viên sáng ra khỏi nhà, chiều không về nữa vì nhiều bất trắc trong đó có tai nạn giao thông… Nhưng có mấy ai thực sự bận tâm về những chuyện đó vì họ còn có nhiều nỗi lo cho bản thân.

Chỉ lo cho bản thân thì bạn có thể đạt được “thành công” cho riêng bạn, nhưng để “thành nhân” thì phải biết nhìn vào những đôi mắt ấy!


Đại tướng Võ Nguyên Giáp bên nhà ga xe lửa tại Thụy Sỹ

Liệu một ngày đẹp trời, có ai đó ngồi ngắm những chuyến xe buýt theo cách của Nguyễn Ngọc Long rồi đặt ra cho mình những kế hoạch “vác tù và hàng tổng” kiểu như: Làm giàu, kiếm thật nhiều tiền rồi thành lập những tuyến xe buýt văn minh, phục vụ miễn phí sinh viên và người nghèo; Lập kế hoạch vận động chính sách, hay xin tài trợ từ các tổ chức Phi chính phủ để giáo dục văn hóa giao thông công cộng; Kêu gọi các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội và lấy kinh phí để thực hiện giảm tải cho các cung đường nóng…? Long quả quyết rằng, ai đó nhìn những chiếc xe buýt, vạch ra và quyết tâm thực hiện được những kế hoạch đó chắc chắn phải trở thành vĩ nhân…

3. Mở những tờ báo giấy ra và đọc lướt các đầu tít, có thể cảm nhận thấy ta đang sống trong những ngày trọng đại với những sự kiện trọng đại có tính bước ngoặt mà sau này sẽ còn được nhắc đến. Nhưng không hiểu sao, trong đầu tôi cứ luẩn quẩn câu chuyện của Long rằng “không quá khó để trở nên vĩ đại”, rằng ở một đất nước mà nhìn đâu cũng thấy những bất cập như Việt Nam thì nhẽ ra phải có nhiều người “thành nhân”.

Nhìn lại lịch sử đất nước, những bậc anh hùng, người hiền tài của dân tộc thường xuất hiện khi cả nước, trên, dưới đồng lòng chống giặc ngoại xâm. Đó là thời của “ra ngõ gặp anh hùng”.

Còn thời nay, như một vị đại biểu quốc hội nói rằng, dân bất an vì ra ngõ là gặp tội phạm và kẻ cướp. Sao lại có sự ngược đời đến thế!

Chẳng cần phải nói về làm anh hùng hay người hiền tài, mà chỉ đơn giản là làm người ngay thẳng và tử tế bây giờ thật khó. Bạn có “trót” phát biểu thẳng thắn và đấu tranh vì lẽ phải trong một cuộc họp thì lập tức sau đó, những người thân thiết của bạn sẽ nói rằng bạn ngốc nghếch và ra sức can ngăn vì lo sợ những khó khăn mà bạn sẽ phải đương đầu.

4. Nhân chuyện xe buýt lại nhớ đến câu chuyện Bộ trưởng Giao thông Singapo Lui Tuck Yew vẫn ngày ngày đi làm bằng xe buýt chứ không phải đi “trình diễn” một lần để báo chí rầm rộ đưa tin. Ông đi một mình, giản dị như bao người dân khác. Những lúc xe đông người, ông cũng đứng như bao hành khách, không chút trịnh thượng…

Cuối năm, nhiều bạn bè tung ảnh cưới lên Facebook. Đó là những tấm hình hao hao giống nhau vì cùng là bộ đồng phục cô dâu chú rể, cùng chụp ở những bối cảnh giống nhau, nào studio, Nhà hát Lớn, trước cửa khách sạn 5 sao… nhìn xa hoa lắm cho dù sau đó họ sẽ về ở chật vật trong căn hộ đi thuê vài ba chục mét vuông.

Có lẽ vì thế mà tấm ảnh cưới của một cậu đồng nghiệp chụp ở một trạm xe buýt khiến tôi thấy thú vị vô cùng. Khiến ta tưởng tượng về một cuộc gặp gỡ ở một trạm xe buýt, rằng họ đã từng ngồi đó, gặp nhau ánh mắt, trao nhau niềm tin, rồi nên duyên…


Bức ảnh cưới chụp ở trạm chờ xe buýt của phóng viên Quang Hùng

Chẳng biết đã có ai đi đón dâu bằng xe buýt không nhỉ. Nhưng tôi dám chắc chưa có quan chức nào ở Việt Nam chọn xe buýt làm phương tiện đi lại thường xuyên. Gần đây mới thấy có kêu gọi các quan chức đi máy bay bằng vé giá rẻ để vừa tiết kiệm ngân sách lại vừa gần dân hơn. Muốn gần dân hơn thì các đại biểu của dân và những đày tớ của dân có lẽ nên thường xuyên đi xe buýt.

Hãy gần dân hơn và học cách nhìn vào ánh mắt của họ./.

Mỹ Trà
  (VOV) 

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh


Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Ảnh tư liệu
LTS: Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01-01-1914/01-01-2014), Báo Quân đội nhân dân Điện tử trân trọng gửi tới bạn đọc loạt bài tổng hợp, phản ánh thân thế, sự nghiệp; những đóng góp to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và sự lớn mạnh, trưởng thành và những chiến thắng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam; những đóng góp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trên mặt trận nông nghiệp; đồng thời khắc họa chân dung của một nhà lãnh đạo mẫu mực về đạo đức và lối sống...

Bài 1: Tiểu sử Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
QĐND Online - Đồng chí Nguyễn Chí Thanh (tên thật là Nguyễn Vịnh), sinh ngày 01 tháng 01 năm 1914 trong một gia đình nông dân ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, nay là làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị nô lệ, cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ dưới ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, thực dân, từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Vịnh đã phải đi làm thuê để đỡ đần cho gia đình. Chính cuộc sống vất vả, tủi nhục đó đã nhen nhóm trong anh tình nhân ái, lòng căm thù kẻ áp bức, bóc lột đến tột cùng. Nhiều lần, Nguyễn Vịnh đã cùng với những tá điền đứng lên đấu tranh chống lại bọn chủ đồn điền, cường hào ác bá ở địa phương.

Từ năm 1933-1934, đồng chí Nguyễn Vịnh được các đồng chí Phan Đăng Lưu và Nguyễn Chí Diểu giác ngộ, dẫn dắt tham gia phong trào cách mạng. Tháng 7-1937, đồng chí Nguyễn Vịnh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó được cử làm Bí thư chi bộ thôn Niêm Phò - tổ chức của Đảng đầu tiên ở huyện Quảng Điền.

Đầu năm 1938, đồng chí Nguyễn Vịnh được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên và đến cuối năm, đồng chí bị chính quyền thực dân bắt, cầm tù. Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động cách mạng và được cử lại làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Giữa năm 1939, đồng chí lại bị chính quyền thực dân bắt và giam ở các nhà lao Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột...

Năm 1941, đồng chí vượt ngục thành công và cùng một số đồng chí khác thành lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Thừa Thiên, ra sức xây dựng cơ sở cách mạng ở nhiều nơi trong tỉnh. Năm 1943, đồng chí bị chính quyền thực dân bắt lần thứ ba. Tháng 3-1945, khi Nhật đảo chính Pháp, đồng chí ra tù, tiếp tục hoạt động cách mạng ở Nam Trung Bộ. Trong suốt thời kỳ hoạt động bí mật trước Cách mạng tháng Tám, cũng như những ngày bị giam cầm ở các nhà tù đế quốc, đồng chí luôn tỏ rõ là một người đảng viên cộng sản kiên trung, “nguy hiểm không sờn lòng, khó khăn không lùi bước”, góp phần xây dựng các cơ sở của Đảng, đẩy mạnh phong trào cách mạng ở tỉnh Thừa Thiên.

Tháng 8-1945, đồng chí được cử đi dự Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào. Tại Hội nghị, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương Đảng chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ và được Bác Hồ đặt tên là Nguyễn Chí Thanh. Từ đây, cái tên Nguyễn Chí Thanh đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí.

Từ năm 1947-1948, đồng chí được Trung ương Đảng chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên và sau đó làm Bí thư Phân khu ủy Bình - Trị - Thiên. Thời gian này, thực dân Pháp tập trung lực lượng đánh phá ác liệt các cơ sở của Đảng và phong trào kháng chiến ở miền Trung Trung Bộ, khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Đồng chí đã cùng với Đảng bộ lãnh đạo nhân dân từng bước khôi phục và phát triển cơ sở chính trị, đẩy mạnh chiến tranh du kích, xoay chuyển lại tình thế, đặt cơ sở cho những thắng lợi rực rỡ của phong trào kháng chiến ở Bình - Trị - Thiên.

Từ cuối năm 1948-1950, đồng chí Nguyễn Chí Thanh với cương vị là Bí thư Liên khu ủy Liên khu 4 đã cùng với các cấp ủy Đảng lãnh đạo quân và dân toàn Liên khu đoàn kết chiến đấu, sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến và xây dựng hậu phương vững mạnh. Đầu năm 1950, đồng chí được Trung ương Đảng điều động ra Việt Bắc nhận nhiệm vụ phụ trách Ban Tuyên huấn Trung ương. Tháng 2-1950, tại Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Việt Nam.

Bước vào năm 1950, trước sự phát triển lớn mạnh của quân đội và yêu cầu mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 121/SL ngày 11-7-1950 về tổ chức nhiệm vụ của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam, xác định cơ quan Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và Tổng cục Cung cấp. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh được Đảng điều động vào quân đội và giao trọng trách Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Bí thư Tổng Quân ủy. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được cử vào Bộ Chính trị. Từ tháng 7-1951 đến cuối năm 1960, Tổng Quân ủy cử đồng chí làm Giám đốc Trường Chính trị trung cấp quân đội, nay là Học viện Chính trị. Năm 1959, đồng chí được Quốc hội, Chính  phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong suốt thời kỳ này, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã dốc hết tâm lực cùng với các đồng chí trong Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy trực tiếp lãnh đạo các lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương và quyết tâm chiến lược của Đảng, giành được những chiến công rực rỡ mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đến toàn thắng. Đồng chí đã có công lớn trong việc củng cố, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; bồi dưỡng và phát huy bản chất cách mạng của quân đội; xây dựng nền nếp công tác đảng, công tác chính trị, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội; chăm lo giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng ngày càng cao.

Ngay sau khi hòa bình được lập lại, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã tích cực đề xuất, cùng Tổng Quân ủy lãnh đạo xây dựng quân đội ta ngày càng hùng mạnh, bảo vệ vững chắc sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương. Từ cuối năm 1960-1964, đồng chí được Đảng giao nhiệm vụ làm Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương. Đồng chí đã góp nhiều công sức vào việc củng cố, đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa và phát triển sản xuất nông nghiệp.

Từ giữa năm 1964-1967, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã được Trung ương Đảng điều động trở lại tham gia lãnh đạo quân đội và được phân công vào chiến trường miền Nam, lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam. Đồng chí tỏ rõ phẩm chất, năng lực, phong cách của một nhà lãnh đạo xuất sắc, đem hết tài năng và nghị lực thực hiện thắng lợi đường lối chính trị và quân sự của Đảng, phát triển nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam, động viên mạnh mẽ tinh thần chiến đấu, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, góp phần đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

Đồng chí là Đại biểu Quốc hội khóa II, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Do có nhiều đóng góp xuất sắc đối với cách mạng, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác. Đồng chí mất ngày 6 tháng 7 năm 1967, tại Hà Nội.
QĐND Online
 

Cà Mau: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim bị bác sĩ chuẩn đoán nhầm là say rượu

Phát hiện chồng mình có biểu hiện bất thường, bà Lý Diệu Hường (44 tuổi, ngụ khóm 6, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) liền đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Năm Căn cấp cứu. Tại đây, ông Nguyễn Hồng Thắng (47 tuổi, chồng bà Hường) được các bác sĩ chuẩn đoán mệt, khó thở là do say rượu. Ông Thắng đã tử vong vài giờ sau đó do nhồi máu cơ tim.
Ngày 1.12, chúng tôi tìm đến căn nhà tồi tàn của bà Hường. Bà Hường kể lại cái chết đau đớn của chồng mình trong những giọt nước mắt: “Trời ơi, y đức của bác sĩ ở đâu? Chắc họ thấy vợ chồng tôi nghèo nàn, rách rưới nên mới bỏ mặc. Lúc chồng tôi mệt kêu cứu nhưng không có bác sĩ nào đến điều trị”.
Nằm trên chiếc giường cũ trước bàn thờ chồng, bà Hường nói trong nghẹn nghèo: “Nhà nghèo quá không thể quàng thi thể anh ấy được lâu. Gia đình chúng tôi đã chôn cất anh Thắng vào 4 giờ sáng nay (tức sáng 1.12 - NV). Sáng ngày 29.11, chồng tôi còn chạy đò đưa khách từ bến tàu Năm Căn xuống Đất Mũi. Vậy mà chỉ trong buổi tối hôm đó ba mẹ con tôi đã mất ảnh mãi mãi”.
Hoàn cảnh nghèo khó, cả nhà bốn miệng ăn chỉ nhờ vào nghề chạy đò dọc chở thuê của ông Thắng. Sáng ngày 29.11, bà Hường cùng chồng xuống bến tàu Năm Căn bắt khách. Gần hết buổi trưa, ông Thắng mừng ra mặt vì có người khách yêu cầu chở xuống Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Đến hơn 17 giờ chiều cùng ngày, người chồng này mang vài trăm ngàn tiền công về khoe với vợ con.
Bác sĩ Trần Minh Thiệt, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Năm Căn tuyên bố: “Tôi không thể trao đổi vì kết quả khám nghiệm pháp y đã có. Người nhà bệnh nhân muốn nói gì thì tùy”.
“Khoảng 22 giờ tối, tôi dọn cơm cho anh Thắng ăn, ăn xong anh ấy vào mùng ngủ. Hơn 23 giờ, anh Thắng kêu tôi chở đi bệnh viện vì thấy mệt trong người. Tính đâu tới bệnh viện, chồng tôi sẽ được cứu, ai dè anh Thắng chết thảm như vậy...”. Bà Hường nói.
Khi đến Khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa huyện Năm Căn, ông Thắng đi không được nên bà Hường cầu cứu các nhân viên y tế đưa ông Thắng vào trong. Bà Hường nhớ lại: “Lúc đó các bác sĩ đến bắt mạch, khám ngực…Trong số đó tôi biết một người là bác sĩ Tâm. Khám xong họ nói chồng tôi không sao nên đưa đi chụp hình. Nhưng chồng tôi không thể bước xuống xe đẩy, tôi nhờ các y bác sĩ giúp thì họ bảo chồng tôi không chịu hợp tác”.
Khi ông Thắng chụp hình xong, bà Hường có hỏi chồng bà bị bệnh gì thì các bác sĩ lại khẳng định ông Thắng không có bệnh, rồi chuyển chuyển ông Thắng về khoa cấp cứu. Bà kể: “Tại đây, bác sĩ trực ra toa kêu tôi xuống nhà thuốc bệnh viện mua thuốc gì đó (dạng thuốc ống) hơn 9.000 đồng về chích cho anh Thắng. Sau đó, họ bảo tôi mua thêm viên thuốc có giá 12.000 đồng cho anh Thắng uống. Lúc đó chồng tôi đã nôn ói, tôi hỏi bác sĩ nói chồng tôi say rượu nên ói xong sẽ khỏe lại”.
Sau khi làm vệ sinh tại nơi ông Thắng nôn ói theo yêu cầu của bác sĩ, bà Hường đưa ông Thắng vào phòng cách ly nằm vì bác sĩ bảo hết phòng. Tới nơi, bà Hường lại đưa ông Thắng trở ra giường nằm chờ trước khoa cấp cứu vì trong phòng cách ly vừa tối vừa nhiều muỗi.
Được một lúc, ông Thắng than mệt nên bà Hường chạy đến phòng bác sĩ trực hỏi: “Khi tôi hỏi chồng tôi có sao không mà anh ấy than mệt, nhân viên y tế trực quát “Bộ khi nãy bác sĩ không nói với bà là ông ấy say rượu hay sao mà hỏi hoài?”. Tôi không dám hỏi nữa và quay lại nơi chồng tôi nằm. Nghe anh ấy kêu lạnh nên tôi nói để tôi về nhà lấy mền. Nhưng khi tôi quay lại bệnh viện thì chồng tôi đã chết”. Bà Hường bức xúc.
Lúc đó chỉ có mình bà nên khi thấy ông Thắng chết bà đã quỵ xuống, không đi nổi. Bà Hường khẳng định: “Tôi chỉ biết khóc và kêu trời lúc chồng tôi chết. Các bác sĩ ở đó đưa xác chồng tôi lên xe cấp cứu của bệnh viện rồi kêu tôi lên xe để họ đưa xác chồng tôi về nhà”.
Một người dân ở khu vực 1, thị trấn Năm Căn cho biết hay tin ông Thắng chết, mọi người vội chạy đến bệnh viện, nhưng khi ra đến lộ tẻ cách nhà bà Hường chừng 200m thì thấy xe cấp cứu của bệnh viện chở xác ông Thắng về đến. Do đường nhỏ nên xe không thể chạy đến tận nhà, một vài người dân đã đưa xác ông Thắng từ đây vào nhà giúp bà Hường.
“Đến khi tôi bình tĩnh và nhận biết thì thấy mình ngồi bên xác chồng ở nhà. Tôi vừa khóc vừa điện thoại cho gia đình anh Thắng hay hung tin. Bà con bảo phải mổ tử thi để làm rõ nguyên nhân cái chết của chồng tôi”.
Theo yêu cầu của người nhà ông Thắng, khoảng 13 giờ chiều ngày 30.11, cơ quan chức năng tiến hành mổ tử thi ông Thắng và kết luận ông Thắng chết do nhồi máu cơ tim. Sau đó, gia đình đã lo mai táng cho người đàn ông xấu số này vào 4 giờ sáng ngày 1.12.
Khi được hỏi có yêu cầu cơ quan chức năng gì không, bà Hường ôm mặt khóc, nói lí nhí: “Tôi nghèo quá, không am hiểu pháp luật biết thưa kiện có thắng nổi họ không”.
Gia đình ông Thắng rất nghèo. Bản thân ông Thắng là thương binh ¾ (cụt một chân), bà Hiền cũng ốm đau liên tục.
Từ ngày ông Thắng chết, Bệnh viện đa khoa huyện Năm Căn không một lần đến thăm hỏi, động viên gia đình.
Chiều ngày 1.12, chúng tôi liên hệ với bác sĩ Trần Minh Thiệt, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Năm Căn, ông Thiệt tuyên bố: “Tôi không thể trao đổi vì kết quả khám nghiệm pháp y đã có. Người nhà bệnh nhân muốn nói gì thì tùy”.
Quang Huy
(Một thế giới) 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét