- Pháp : Khách mại dâm có thể bị phạt 1500 euro (RFI) - Các dân biểu Pháp đã hoàn tất việc xem xét văn kiện liên quan đến việc cấm mãi dâm tại Pháp. Văn kiện xem xét từ hôm qua đến rạng sáng hôm nay, 30/11/2013, đề nghị trừng phạt khách mua dâm, với tiền phạt lên đến 1.500 euro, ai tái phạm sẽ bị phạt đến 3.750 euro.
- Một giá vé xinê duy nhất cho lớp trẻ (RFI) - Trước đây, trẻ em đi xem phim ở rạp đều phải trả bằng giá như người lớn. Thế nhưng kể từ ngày 1/01/2014, nhật báo Aujourd'hui en France cho biết, những trẻ em dưới 14 tuổi chỉ phải trả 4 euro/vé ciné cho bất kỳ buổi chiếu phim nào, vào bất kỳ ngày nào. Mục tiêu mà lôi kéo thành phần này quay trở lại rạp chiếu bóng, trong tình trạng hiện nay, tần suất đi xem phim giảm 10% so với năm ngoái.
- Lập vùng phòng không tại Biển Đông đối với Trung Quốc không dễ ! (RFI) - Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của mình trên Biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng không tại Biển Đông không phải là một công việc dễ dàng.
- Hàng ngàn tài xế vận tải Pháp lập rào cản chống thuế môi sinh (RFI) - Theo công đoàn của giới tài xế vận tải OTRE, vào hôm nay, 4.500 xe tải thiết lập 26 vành đai, chặn đường giao thông để phản đối chính phủ áp dụng thuế môi sinh. Phía bộ Nội vụ thì cho biết số người tham dự không vượt quá ngưỡng 2.500.
- Haiyan: 5 năm và 2 tỷ đô la để tái thiết Philippines (RFI) - Hôm nay 30/11/2013, theo đánh giá của Hội đồng đặc trách thiên tai và rủi ro Philippines NDRRC, công cuộc tái thiết những vùng bị tàn phá sau khi cơn bão Haiyan quét qua Philippines hồi thượng tuần tháng 11/2013 sẽ rất tốn kém. Về thời gian phải mất đến 5 năm, trong lúc chi phí lên đến ít nhất 2 tỷ đô la.
- Mỹ hủy vũ khí hóa học Syria trên biển (RFI) - Giám đốc Tổ chức Chống Vũ khí Hóa học (OIAC) vừa thông báo hôm nay 30/11/2013 công việc hủy vũ khí hóa học của Syria sẽ do hải quân Mỹ tiến hành. Cụ thể hơn là những kho vũ khí hóa học nguy hiểm nhất sẽ được đưa lên một chiếc tàu của hải quân Hoa Kỳ và sẽ được phá hủy ở ngoài khơi Địa Trung Hải.
- Vùng phòng không của Trung Quốc : Một sự khiêu khích không cần thiết (RFI) - Ngày 23/11/2013, Trung Quốc đơn phương loan báo thành lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bao trùm cả bầu trời trên khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản cũng như trên vùng bãi ngầm Iodo dưới quyền kiểm soát của Hàn Quốc nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
- Châu Âu thất bại trong chủ trương hướng đông (RFI) - Hội nghị thượng đỉnh Đối tác phương Đông lần thứ 3 của Châu Âu đã kết thúc hôm qua 29/11/2013 tại Vilnius (Lítva), nhung dư âm và hệ quả chưa hết. Hậu quả đầu tiên là Ukraina đã không ký hiệp định liên kết như Châu Âu và một phần dư luận tại quốc gia này mong đợi.
- Iran không tháo dỡ cơ sở hạt nhân (RFI) - Trả lời báo Financial Times của Anh số ra ngày hôm qua 29/11/2013, tổng thống Hassan Rohani khẳng định không có chuyện Iran tháo dỡ các cơ sở hạt nhân. Nhưng đồng thời Téhéran tin tưởng quan hệ với Washington sẽ được cải thiện.
- Mao Trạch Đông: Dân Trung Quốc còn nhớ gì ? (RFI) - Ngày 26/12 tới, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 120 năm sinh nhật Mao Trạch Đông. Báo La Croix dành một hồ sơ lớn dài ba trang cho nhân vật lịch sử này. Tờ báo đặt câu hỏi: Những gì còn đọng lại trong tâm trí người Trung Quốc về nhân vật được Nhà nước tôn thờ như một đấng cứu tinh dân tộc mặc dù những chính sách mà ông đã đưa ra khi lãnh đạo đất nước đã gây chết chóc cho hàng triệu người dân Trung Hoa ?
- Obama bất ngờ đi thăm nhóm dân nhập cư trái phép (RFI) - Trong một hành động đầy ý nghĩa biểu tượng, Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm qua, 29/11/2013, đã đến gặp nhóm người nhập cư không hợp pháp đang tuyệt thực tại Washington để đòi cải tổ luật di trú, hợp thức hóa những ai không giấy tờ hợp lệ.
- Biểu tình tại Thái Lan, hai người bị trúng đạn (RFI) - Một tuần lễ quyết định đang mở ra tại Thái Lan. Cả trăm ngàn người biểu tình trên đường phố Bangkok. Lãnh đạo phong trào chống chính phủ bác bỏ kêu gọi đối thoại của thủ tướng Yingluck và hứa hẹn ngày 01/12/2013 sẽ là một ngày << đại thắng >>. Phe Áo Đỏ ủng hộ chính phủ cũng xuống đường.
- Bình Nhưỡng khởi động lại việc xây dựng tại địa điểm phóng hỏa tiễn (RFI) - Theo viện nghiên cứu Mỹ Triều Tiên, đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ), các công trình xây dụng tại căn cứ phóng hỏa tiễn Tonghae, ở miền Đông bắc Bắc Triều Tiên đã được tái khởi động sau một tháng đình chỉ. Hình ảnh vệ tinh cho thấy việc xây dựng cơ sở mới tại đây đã được tiếp tục, chứng tỏ rằng Bình Nhưỡng lại đẩy mạnh chương trình tên lửa và hạt nhân của họ.
- Mỹ-Nhật tiếp tục các phi vụ trên vùng phòng không Trung Quốc (RFI) - Cuộc đọ sức giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản với Trung Quốc trên không phận Biển Hoa Đông vẫn tiếp diễn. Lầu Năm Góc vào hôm qua 29/11/2013 khẳng định sẽ không thay đổi các hoạt động của không quân Mỹ trên bầu trời Biển Hoa Đông.
- Bình Nhưỡng xác nhận bắt giữ một công dân Mỹ (RFI) - Hôm nay 30/11/2013, Bình Nhưỡng cho công bố bản tự thú của ông Merrill Newman, 85 tuổi. Công dân người Mỹ này đã bị bắt vào hôm 26/10/2013 với lý do thâm nhập trái phép vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên và đã từng có những 'hành động' mà Bình Nhưỡng cho là 'thù nghịch', chống lại chế độ.
- Quốc hội Pháp thảo luận về dự luật chống bóc lột tình dục (RFI) - Ngày 29/11/2013, Quốc hội Pháp bắt đầu thảo luận về dự luật chống nạn bóc lột tình dục. Nhiều hiệp hội cánh tả và nữ quyền ủng hộ quyết liệt dự luật, với lập trường chống xúc phạm nhân phẩm, tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ và bảo vệ những người yếu thế. Trong khi đó, đông đảo người << lao động tình dục >> hay nhiều tổ chức bảo vệ họ thì cực lực phản đối dự luật
- Hoa Kỳ đề nghị giúp tiêu hủy vũ khí hóa học Syria (VOA) - Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học cho biết chính phủ Hoa Kỳ sẽ đóng góp công nghệ, hỗ trợ, và tài chính để vô hiệu hoá vũ khí hóa học của Syria
- Thái Lan: Biểu tình thành bạo động chết người, Thủ tướng đề nghị thương thuyết (VOA) - Bạo động bùng ra sau khi những người biểu tình chống chính phủ tấn công những người đi đến một cuộc tập họp ủng hộ Thủ tướng Yingluck
- 8 người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay trực thăng ở Scotland (VOA) - Cảnh sát Glasgow cho biết trong số những người chết có 3 người trên máy bay trực thăng của cảnh sát
- Cảnh sát bảo vệ nhân viên tiêm chủng bại liệt ở Pakistan bị bắn chết (VOA) - Những kẻ có súng đã tấn công những nhân viên cảnh sát đang bảo vệ cho một toán nhân viên tiêm chủng bệnh bại liệt ở tây bắc Pakistan, giết chết 1 cảnh sát viên
- Hội Ân xá Quốc tế hối thúc Mali thả các thiếu niên bị giam (VOA) - Một tổ chức nhân quyền hàng đầu thế giới đang thúc giục chính phủ Mali trả tự do cho 5 thiếu niên bị quân đội giam cầm trong khoảng 7 tháng nay
- Thủ tướng Pakistan cam kết ủng hộ cuộc hòa đàm với Taliban (VOA) - Thủ tướng Pakistan ủng hộ nỗ lực của Afghanistan nhằm mưu tìm hòa bình với Taliban và sẽ giúp các nhà thương thuyết Afghanistan gặp 1 cựu lãnh đạo của nhóm này
- Ứng cử viên Tổng thống ở Honduras kêu gọi biểu tình, đòi kiểm phiếu lại (VOA) - Ứng cử viên cánh tả Xiomara Castro kêu gọi những người ủng hộ bà biểu tình để phản đối kết quả cuộc bầu cử mà tòa tuyên bố phần thắng về tay ứng cử viên bảo thủ
- Cảnh sát Israel giết chết 1 người Palestine trong một vụ lục soát (VOA) - Cảnh sát Israel cho biết 1 nhân viên của họ đã giết chết 1 người Palestine tại vùng ngoại ô thành phố Tel Aviv trong 1 vụ lục soát để tìm di dân bất hợp pháp
- Các hãng máy bay Mỹ được đề nghị tuân thủ vùng phòng không mới của TQ (VOA) - Tuần trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố tất cả các phi cơ bay trong vùng đó phải thông báo lý lịch và tuân theo mệnh lệnh của Trung Quốc
- Thủ tướng Pakistan đến Kabul thúc đẩy cho nỗ lực hòa bình (VOA) - Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif công du đến Afghanistan để thảo luận về việc tăng cường các mối quan hệ song phương và thúc đẩy các nỗ lực hòa bình Afghanistan
- Triều Tiên: Du khách Mỹ xin lỗi, thú tội (VOA) - Bình Nhưỡng xác nhận đã câu lưu một du khách người Mỹ, Merrill Newman (85 tuổi), và cho biết ông đã xin lỗi vì những tội ác đã phạm trong cuộc chiến tranh Triều Tiên
- EU chỉ trích Nga ép Ukraina từ bỏ hiệp định thương mại (VOA) - Liên hiệp Âu châu đã chỉ trích Nga về việc gây áp lực để Ukraina từ bỏ một hiệp định thương mại tự do có tính chất lịch sử với liên hiệp này
- Biểu tình chống chính phủ tiếp tục làm rúng động thủ đô Thái Lan (VOA) - Cảnh sát Thái Lan đã tăng cường các biện pháp an ninh ở Bangkok, giữa lúc những người biểu tình chống chính phủ bao vây các văn phòng viễn thông do nhà nước điều hành
- Máy bay Mozambique rơi, toàn bộ người trên khoang thiệt mạng (VOA) - Cảnh sát cho biết một chiếc máy bay của hãng hàng không Mozambique bị rơi trong khu vực hẻo lánh giáp với Namibia, giết chết tất cả 33 người trên máy bay
- Phi cơ TQ bay ra 'vùng phòng không' (BBC) - Hoa Kỳ nói họ trông đợi các hãng hàng không dân dụng nước này tuân thủ những qui định của Trung Quốc tại vùng phòng không ở Biển Hoa Đông.
- VN làm gì khi vào Hội đồng Nhân quyền? (BBC) - Blogger trong nước tin rằng cộng đồng mạng sẽ không lùi bước và không quan tâm tới mức phạt 100 triệu đồng của chính quyền.
- 'Quốc hội có tội với tổ quốc và nhân dân' (BBC) - Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói Luật đất đai Sửa đổi mới được Quốc hội thông qua ngày 29/11 cho thấy nhà nước tiếp tục trốn tránh trách nhiệm chủ sở hữu đất.
- Thất nghiệp kỷ lục ở khu vực đồng Euro (BBC) - Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực đồng euro suy giảm lần đầu tiên kể từ tháng Hai năm 2011, theo thống kê chính thức mới được công bố.
- Biểu tình Bangkok 'có thể sắp giải tán' (BBC) - Thủ tướng Yingluck Sinawatra nói với BBC rằng sẽ không có bầu cử sớm để chấm dứt biểu tình chống chính phủ trong ngày biểu tình thứ sáu liên tục.
- Tổng thống Ukraine giữ nguyên lập trường (BBC) - Các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn chưa đạt được bước tiến mới trong hiệp định tự do thương mại với Ukraina tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Vilnius.
- Cựu bộ trưởng quốc phòng Nga bị truy tố (BBC) - Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov bị truy tố tội thiếu trách nhiệm sau khi mất chức một năm trước.
- TQ 'tạo kẻ thù' để ổn định nội bộ? (BBC) - Biên tập viên Đông Á Charles Scanlon bình luận về vùng phòng không mới của Trung Quốc và căng thẳng với Nhật Bản.
- Kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học Syria (BBC) - Chương trình Newsnight của BBC đưa tin vũ khí hóa học của Syria sẽ được tiêu hủy ngoài biển, sử dụng cơ sở di động của hải quân Hoa Kỳ.
- Suy thoái kinh tế: "Yếu tố quyết định" (BBC) - Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng thuật lại việc ông bị an ninh VN tạm giữ sáu tiếng đồng hồ sau khi gặp một số nhà bất đồng chính kiến.
- Người Việt mang phóng xạ vào Ukraina (BBC) - Cảnh sát Ukraina phát hiện và thẩm vấn một công dân Việt Nam bị cho là mang hành lý có chất phóng xạ từ Nga vào nước này.
- 'Việc ngăn chặn là lộ liễu và phô diễn' (BBC) - Ông Phạm Chí Dũng thuật lại việc bị an ninh tạm giữ ở Hà Nội và bình luận về việc vì sao Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền.
- Thảo luận hiến pháp ''vượt cương lĩnh Đảng' (BBC) - Đại biểu Dương Trung Quốc nói cuộc thảo luận về Hiến pháp 2013 ở Quốc hội đã 'vượt phạm vi cương lĩnh Đảng nên họ kéo lại'.
- Về Hội không đồng ý Hiến pháp mới (BBC) - Ông Nguyễn Lân Thắng nói về mục tiêu của Hội những người không đồng ý Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua' vừa được lập ra.
- Thảo luận hiến pháp ''vượt cương lĩnh Đảng' (BBC) - Đại biểu Dương Trung Quốc nói cuộc thảo luận về Hiến pháp 2013 ở Quốc hội đã 'vượt phạm vi cương lĩnh Đảng nên họ kéo lại'.
- Nhật, Nam Hàn bất chấp vùng phòng không (BBC) - Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc là 'chiêu bài tạo kẻ thù' nhằm ổn định xã hội trong nước?
- Ý kiến: Nên 'giải tán Quốc hội' (BBC) - Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng nói Quốc hội nên "giải tán" sau khi thông qua Hiến pháp sửa đổi giữ nguyên sự lãnh đạo của Đảng.
- Trung Việt dừng tin vụ nô lệ London? (BBC) - Vụ ba nô lệ ở London không còn được báo TQ và cả VN đưa tiếp sau khi biết thủ phạm 'đảng viên cộng sản'.
- Dân khổ khi thủy điện xả lũ? (BBC) - Tác giả bàn về truyền thông hướng dư luận về chuyện thủy điện và gợi ý giải pháp khắc phục lụt lội do xả lũ.
- Học viện Báo chí BBC Tiếng Việt (BBC) - BBC mở trang học làm báo cho công chúng ở Việt Nam và trên thế giới.
- Vùng trời không bình yên (BaoMoi) - An toàn hàng không trở thành vấn đề gây chú ý sau khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông.
- Obama sẽ thăm châu Á: Washington tái khẳng định “xoay trục” (BaoMoi) - (TBKTSG) - Ngày 25-11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chỉ trích mạnh mẽ hành động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên biển Hoa Đông bằng cái gọi là “vùng nhận dạng phòng không” mà Bắc Kinh đưa ra hôm 23-11. Thủ tướng Nhật cảnh báo nguy cơ xảy ra xung đột không thể lường trước. Tuyên bố cứng rắn của Nhật liệu có liên quan tới chiến lược “xoay trục” của Mỹ?
- Nguy cơ xung đột từ “đường lưỡi bò trên không” (BaoMoi) - (PetroTimes) - Việc 2 máy bay B-52 của Mỹ bay qua quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 26/11 mà không thông báo trước với Bắc Kinh sau khi Trung Quốc thiết lập Khu vực Xác định Phòng không (Vùng nhận dạng phòng không - ADIZ) trên biển Hoa Đông (có hiệu lực kể từ 10 giờ ngày 23/11/2013) được coi là thách thức trực tiếp tới quốc gia hơn 1,34 tỉ người.
- Thế giới tuần qua: Tâm điểm châu Á (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) – Thế giới dồn sự chú ý về châu Á khi Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ADIZ ở Biển Hoa Đông và chính trường Thái Lan một lần nữa dậy sóng.
- Trung Quốc lập Trung tâm cảnh báo sóng thần (BaoMoi) - Mới đây, Trung tâm cảnh báo sóng thần Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã được thành lập tại Bắc Kinh, đánh dấu nghiệp vụ cảnh báo sóng thần của Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển mới.
- Tàu Liêu Ninh cập cảng Tam Á án ngữ trên Biển Đông (BaoMoi) - Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã thả neo ngay tại căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam - nơi được coi là đồn trú để Bắc Kinh thực hiện tham vọng riêng của mình trên khu vực Biển Đông, và sẵn sàng tham gia vào các bài tập, huấn luyện quân sự vốn nằm trong một chương trình nâng cao sức mạnh cho hải quân của quốc gia này.
- Điều tàu sân bay, TQ lộ âm mưu trên biển Đông. (BaoMoi) - Qua việc điều tàu sân bay Liêu Ninh xuống biển Đông để tập huấn, các nhà phân tích nhận định TQ đang lộ ý đồ vùng biển Đông sẽ là trận địa tương lai của các tàu sân bay hoạt động, qua đó dấy lên căng thẳng với những quốc gia đang có tranh chấp trong khu vực.
- Sợ Trung Quốc làm liều, Mỹ khuyên hàng không tuân thủ ADIZ? (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Trong khi khuyên các hãng hàng không thương mại tuân theo yêu cầu của Trung Quốc khi đi qua vùng nhận diện phòng không (ADIZ) nước này vừa thiết lập trên biển Hoa Đông, Mỹ vẫn tuyên bố quân đội Washington sẽ tiếp tục hoạt động trong ADIZ.
- Trung Quốc giám sát máy bay của Mỹ và Nhật Bản trên biển Hoa Đông (BaoMoi) - Theo Roi-tơ, ngày 29-11, Trung Quốc tiếp tục điều các máy bay chiến đấu bay vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà nước này mới tuyên bố thiết lập trên biển Hoa Đông để theo dõi và giám sát các máy bay quân sự của Mỹ và Nhật Bản bay trong khu vực này. Động thái này có nguy cơ đẩy căng thẳng tại khu vực Đông - Bắc Á lên một nấc mới trong bối cảnh nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều lên tiếng phản đối AIDZ của Trung Quốc. Hãng Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn lực lượng không quân Trung Quốc cho biết, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã xác định hai máy bay do thám của Mỹ và 10 máy bay của Nhật Bản, gồm các máy bay cảnh báo sớm, máy bay trinh sát và máy bay tiêm kích F-15, bay ngang qua vùng đảo Xên-ca-cư/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Tô-ki-ô và Bắc Kinh.
- Chính sách quốc phòng Nhật Bản thay đổi giữa căng thẳng Nhật-Trung (BaoMoi) - Chính sách quốc phòng Nhật Bản thay đổi giữa căng thẳng Nhật-Trung
4 5 24
Chính sách quốc phòng Nhật Bản thay đổi giữa căng thẳng Nhật-Trung
Thủ tướng Shinzo Abe trong một cuộc duyệt quân
Thay đổi chính sách phòng thủ Nhật Bản gồm có tăng khả năng giám sát hàng hải và hàng không với khả năng phòng thủ cải thiện cho các vùng đảo xa.
Thay đổi chính sách phòng thủ dài hạn của Nhật Bản sẽ được đưa ra tháng sau, bao gồm việc tăng cường khả năng giám sát hàng hải và hàng không trung bằng cách cải thiện khả năng phòng thủ cho các vùng đảo xa. Sự thay đổi trên diễn ra trong bối cảnh những hành động quân sự đang được Trung Quốc thực hiện ngày càng quyết liệt.
Chính sách này đã được soạn thảo từ khi thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền hồi tháng 12 năm 2012. Dự kiến, chính sách sẽ được phê chuẩn khi căng thẳng leo thang giữa Nhật và Trung về chủ quyền các hòn đảo ở biển Hoa Đông được Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
“Môi trường an ninh quanh nước ta đang ngày càng đáng lo ngại”, theo dự thảo của chính sách trình trước các nhà lập pháp của đảng cầm quyền Nhật.
“Trung Quốc đang tiến hành hiện đại hóa nhanh chóng và rộng rãi sức mạnh quân sự của họ đồng thời với việc mở rộng nâng cao hoạt động trong vùng biển đảo quanh Nhật Bản,” văn bản viết.
Bản dự thảo cũng liệt kê các lo lắng về chương trình tên lửa và hạt nhân Triều Tiên và quá trình hiện đại hóa quân đội Nga.
Căng thẳng đã leo thang kể từ khi Bắc Kinh tuyên bố một vùng phòng thủ không phận hôm thứ bảy tuần trước, bao gồm có bầu trời của các đảo đang tranh chấp. Họ nói các máy bay bay qua vùng này phải thông báo chính quyền Trung Quốc. Nhật Bản và đồng minh là Hoa Kỳ đã cao giọng phê phán hành động này.
Chương trình phòng thủ mới của Nhật là cập nhật chiến lược phòng thủ từ 2010 dưới thời Đảng Dân chủ cầm quyền, nay là đảng đối lập. Nó sẽ củng cố khả năng giám sát của quân đội để đảm bảo an ninh hàng không và hàng hải cũng như tăng cường khả năng thu thập tin tình báo, theo dự thảo viết.
- 2 tiêm kích Trung Quốc “hộ tống” 12 máy bay Mỹ, Nhật (BaoMoi) - ANTĐ - Hôm 29-11, Trung Quốc tuyên bố nước này đã phái 2 máy bay chiến đấu theo dõi 12 máy bay Mỹ, Nhật trong khu vực xác định phòng không mà họ đơn phương tuyên bố trên biển Hoa Đông ngày 23-11 vừa qua.
- Trung Quốc đang chuẩn bị cho “bước nhảy vọt” trên biển (BaoMoi) - (Petrotimes) - Chuyến hải hành viễn dương huấn luyện dài ngày đầu tiên của tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc với lộ trình đi qua các vùng biển tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông đang thu hút sự chú ý quan tâm đặc biệt của giới quan sát. Mặc dù Bắc Kinh lên tiếng trấn an dư luận rằng đây là hoạt động huấn luyện bình thường, được lập kế hoạch từ trước của tàu Liêu Ninh, không liên quan đến tình hình quốc tế hiện tại, song động thái này của Trung Quốc vẫn làm dấy lên lo ngại ở một số nước láng giềng như Philippines.
- Chiến hạm Trung Quốc “phun khói” ở Nam Thái Bình Dương (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Biên đội tàu chiến Type 052C, Type 054A Trung Quốc vừa tiến hành cuộc tập trận bắn pháo ở Nam Thái Bình Dương trong bối cảnh biển Hoa Đông “như chảo lửa”.
- Trung Quốc tuyên bố đã nhận dạng được 12 máy bay nước ngoài (BaoMoi) - Không quân Trung Quốc hôm thứ Sáu (29/11) đã nhận dạng và thẩm tra các máy bay quân sự nước ngoài đi vào Vùng phòng không trên biển Hoa đông mà Bắc Kinh mới tuyên bố.
- Mỹ “hoạt động bình thường” trong vùng ADIZ của Trung Quốc (BaoMoi) - PNO - Giới chức quân đội Mỹ khẳng định họ không thay đổi hoạt động của mình, bất chấp việc Trung Quốc điều chiến đấu cơ theo dõi các máy bay của Mỹ và Nhật Bản trong vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) vừa được Bắc Kinh thiết lập trên biển Hoa Đông.
- Trung Quốc quyết bảo vệ "khu vực phòng không"? (BaoMoi) - Hôm qua (29/11), Trung Quốc đã điều hàng loạt chiến đấu cơ tới theo dõi 10 chiến đấu cơ của Nhật Bản và 2 máy bay do thám của Mỹ, trong đó có cả chiến đấu cơ F-15 tại Vùng Nhân diện Phòng không mới do nước này mới đơn phương thành lập trên biển Hoa Đông.
- Máy bay quân sự Trung Quốc cất cánh dằn mặt Mỹ - Nhật (BaoMoi) - Trung Quốc đã điều khẩn gấp các máy bay chiến đấu để bám theo "dằn mặt" các máy bay của Mỹ và Nhật Bản thâm nhập vào vùng xác nhận phòng không không quân (ADIZ) mà Trung Quốc tuyên bố mới đây trong vùng tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
- Bắc Kinh điều hàng loạt chiến đấu cơ tới ADIZ (BaoMoi) - TTO - Ngay sau khi Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu đến vùng nhận diện phòng không (ADIZ) do nước này đơn phương tuyên bố trên biển Hoa Đông, ngày 29-11 Lầu Năm Góc tuyên bố quân đội Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động bình thường trong khu vực trên.
- Bắc Bộ nắng hanh trong hai ngày cuối tuần (BaoMoi) - QĐND Online - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện nay, không khí lạnh đang tiếp tục được bổ sung xuống miền Bắc khiến cho nhiệt độ các tỉnh Bắc Bộ giảm sâu và trời rét, vùng núi có nơi có rét đậm. Trong hai ngày cuối tuần, khu vực này duy trì hình thái thời tiết: Trời rét, đêm và sáng sớm nhiệt độ giảm sâu, trưa chiều hửng nắng, không khí khô hanh.
- Trung Quốc tung Su-30, J-11 ra Hoa Đông “chữa ngượng”? (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 28-11, người phát ngôn của lực lượng không quân Trung Quốc cho biết, không quân Trung Quốc đã tổ chức cho máy bay chiến đấu tiêm kích J-11 và Su-30 tuần tra ở khu vực biển Hoa Đông.
- Truyền thông Trung Quốc: Nhật Bản là “mục tiêu chính” của ADIZ (BaoMoi) - Truyền thông chính thức của Trung Quốc hôm 29.11 khẳng định, Nhật Bản là “mục tiêu chính” của Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
- Trung Quốc điều chiến đấu cơ rượt đuổi máy bay Mỹ, Nhật (BaoMoi) - Trung Quốc cho biết đã điều các chiến đấu cơ để theo dõi 10 máy bay chiến đấu của Nhật Bản và 2 máy bay do thám của Mỹ tại Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà nước này vừa đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông.
- Căng thẳng Biển Đông và thách thức hủy bỏ vùng ADIZ (BaoMoi) - (Xã hội) - "Chúng tôi muốn đề nghị Nhật Bản phải rút lại vùng nhận dạng phòng không của nước này trên biển Hoa Đông trước, sau đó Trung Quốc sẽ cân nhắc hủy bỏ vùng nhận dạng phòng không mới trong vòng 44 năm tới".
- Trung Quốc thách đố trên biển Hoa Đông (BaoMoi) - TT - Trung Quốc không giấu tham vọng thiết lập các vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Nhìn lại các sự kiện gần đây, có thể thấy đó là những động thái có tính toán.
- TQ điều chiến đấu cơ giám sát máy bay Nhật, Mỹ (BaoMoi) - Trung Quốc tuyên bố nước này đã điều chiến đấu cơ vào ngày hôm qua (29/11) để giám sát các máy bay của Nhật Bản và Mỹ bay qua vùng nhận diện phòng không (ADIZ) do Bắc Kinh ở biển Hoa Đông.
- Khu nhận diện phòng không: Trung Quốc gậy ông đập lưng ông (BaoMoi) - (Quan hệ quốc tế) – Những diễn biến của việc Trung Quốc lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) tại biển Hoa Đông, bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ hôm 23/11 đến nay cho thấy chiêu bài này đang dần phản tác dụng.
- Vì sao Mỹ cho B-52 bay qua vùng nhận dạng bay của Trung Quốc? (BaoMoi) - (Tin Nóng) Vụ hai máy bay ném bom cũ kỹ B-52H không vũ trang của Mỹ bay ngang vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc trên biển Hoa Đông mà không thông báo cho Trung Quốc khiến dư luận cho rằng Mỹ thách thức Trung Quốc. Ngoài ra là còn gì nữa?
- Giới “diều hâu” Nhật Bản muốn tăng cường quốc phòng chống Trung Quốc (BaoMoi) - Những thông tin sửa đổi chính sách quốc phòng 10 năm của Nhật Bản sẽ được công bố trong tháng tới chú trọng tới việc tăng cường sức mạnh hải quân và không quân nhằm bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang xảy ra tranh chấp với Trung Quốc.
- Tàu sân bay Liêu Ninh lần đầu cập quân cảng mới bên bờ Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc sáng 29/11 đã thả neo và bắt đầu huấn luyện lần đầu ở quân cảng ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, mới được xây dựng bên bờ Biển Đông.
- Miền Bắc có nắng hanh (BaoMoi) - Không khí lạnh mạnh tăng cường xuống tiếp tục gây thời tiết xấu cho hầu khắp các vùng biển từ Bắc đến Nam trong ngày hôm nay. Trong khi đó, trên đất liền miền Bắc tiếp tục có nắng hanh khô, độ ẩm không khí giảm thấp dưới 50%.
'Cộng đồng không quan tâm mức phạt mới'
Mạng xã hội tại Việt Nam phát triển cùng với số người dân sử dụng Internet gia tăng
Cộng đồng mạng và giới vận động cho tự do và nhân quyền ở Việt Nam sẽ
không lùi bước và 'không quan tâm' tới mức phạt mới mà chính quyền mới
quy định áp dụng với mạng xã hội ở Việt Nam, theo nhận định của một
blogger và nhà quan sát từ Sài Gòn.
Chính phủ Việt Nam vừa ra nghị định trong đó quy định mức phạt hành chính cao nhất lên đến 100 triệu đồng cho tội 'chống phá nhà nước' trên mạng xã hội, các báo trong nước đưa tin.
Trao đổi với BBC hôm 29/11, nhà báo, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, bình luận: "Tôi có hỏi một số người, thì họ gần như không quan tâm tới mức phạt 100 triệu."
Ông nói thêm: "Nghị định 72 lúc đầu đã làm nhiều bloggers hoang mang, nhưng về sau không thấy gì cả, và thực sự không phát huy tác dụng gì cả, ít nhất là tới thời điểm này.
"Và điều đó cũng cho thấy là việc đưa ra nghị định mới như thế này với mức phạt dù là 100 triệu (VNĐ), thậm chí là trên 100 triệu, thì giới bloggers có lẽ sẽ không bị ảnh hưởng về mặt tâm lý nhiều lắm."
Mức phạt này cũng áp dụng đối với các hành vi "xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm anh hùng dân tộc ..."
Đối tượng bị áp dụng mức phạt tài chính này là những trường hợp bị cho là có những 'vi phạm' nói trên, nhưng "chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự", theo báo trong nước.
Bên cạnh đó, Nghị định 174 còn quy định các "trang thông tin điện tử và mạng xã hội không có máy chủ đặt ở Việt Nam để "cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước " sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.
Các mạng xã hội hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng, nội dung nghị định viết.
Việc "đưa hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện đúng chủ quyền quốc gia" và đăng thông tin "không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam" trên mạng xã hội cũng sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.
Quy định mới trong nghị định vừa bổ sung nhắm vào các đối tượng thuộc cộng đồng mạng
Hãng tin AFP trong tin đăng ngày 28/11 nhận định Nghị định 174 sẽ "tiếp tục thu hẹp không gian của sự biểu đạt trên mạng tại một đất nước vốn đã bị liệt vào dạng "kẻ thù của Internet" bởi tổ chức Phóng viên Không biên giới."
Trong khi đó, Reuters trong tin ngày 27/11 gọi đây là "thủ thuật mới nhất trong chiến dịch đàn áp với quy mô ngày càng lớn đối với giới bất đồng chính kiến của lãnh đạo cộng sản".
"Nghị định mới sử dụng những từ ngữ mơ hồ và không quy định rõ bình luận như thế nào thì có thể bị quy thành tội hình sự hoặc bị xử lý hành chính," Reuters bình luận.
Reuters cũng dẫn lời blogger Nguyễn Lân Thắng, một trong các thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, cho rằng nghị định mới sẽ gặp phải phản ứng giận dữ từ những người sử dụng mạng xã hội.
"Làm sao chính phủ có thể bị lật đổ bởi việc bình luận và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội?" ông Thắng nói.
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nói với BBC hôm thứ Sáu:
"Ở Việt Nam bây giờ phải xem xem như thế nào, phải xét lại những điều luật như là điều 258, điều 88..., xem thế nào là chống đối nhà nước,
"Phải xem lại bởi vì những điều luật đó nếu không cẩn thận, rất dễ bị lạm dụng, và ít nhất khi bị lạm dụng thì người ta có thể phản biện, và mức phạt không nhỏ, tới 100 triệu là không nhỏ."
Blogger này cho rằng nhà nước cần xem lại mức phạt được cho là tới 100 triệu đồng này, cũng như là nghị đinh 72 cũng như nghị định vừa được bổ sung với quy định mới cho mạng xã hội vừa mới ban hành.
Hồi tháng Bảy năm nay, chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Nghị định 72 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Nghị định này, vốn đã có hiệu lực từ ngày 1/9/201 và quy định các trang web cá nhân hoặc trang do cá nhân lập ra trên các mạng xã hội không được phép "cung cấp thông tin tổng hợp", cũng đã bị nhiều tổ chức và truyền thông quốc tế lên tiếng chỉ trích.
(BBC)
Chính phủ Việt Nam vừa ra nghị định trong đó quy định mức phạt hành chính cao nhất lên đến 100 triệu đồng cho tội 'chống phá nhà nước' trên mạng xã hội, các báo trong nước đưa tin.
Trao đổi với BBC hôm 29/11, nhà báo, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, bình luận: "Tôi có hỏi một số người, thì họ gần như không quan tâm tới mức phạt 100 triệu."
Ông nói thêm: "Nghị định 72 lúc đầu đã làm nhiều bloggers hoang mang, nhưng về sau không thấy gì cả, và thực sự không phát huy tác dụng gì cả, ít nhất là tới thời điểm này.
"Và điều đó cũng cho thấy là việc đưa ra nghị định mới như thế này với mức phạt dù là 100 triệu (VNĐ), thậm chí là trên 100 triệu, thì giới bloggers có lẽ sẽ không bị ảnh hưởng về mặt tâm lý nhiều lắm."
"Phải xét lại những điều luật như là điều 258, điều 88..., xem thế nào là chống đối nhà nước. Phải xem lại bởi vì những điều luật đó nếu không cẩn thận, rất dễ bị lạm dụng...và mức phạt không nhỏ, tới 100 triệu là không nhỏ"Nghị định 174/2013/NĐ-CP, được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký và sẽ có hiệu lực từ ngày 15/1 năm sau, quy định khoản phạt hành chính từ "70 đến 100 triệu đồng" đối với "các hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN, phá hoại khối đại đoàn kết .. tuyên truyền kích động chiến tranh, bạo lực, truyền bá tư tưởng phản động".
TS Phạm Chí Dũng
Mức phạt này cũng áp dụng đối với các hành vi "xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm anh hùng dân tộc ..."
Đối tượng bị áp dụng mức phạt tài chính này là những trường hợp bị cho là có những 'vi phạm' nói trên, nhưng "chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự", theo báo trong nước.
Bên cạnh đó, Nghị định 174 còn quy định các "trang thông tin điện tử và mạng xã hội không có máy chủ đặt ở Việt Nam để "cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước " sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.
Các mạng xã hội hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng, nội dung nghị định viết.
Việc "đưa hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện đúng chủ quyền quốc gia" và đăng thông tin "không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam" trên mạng xã hội cũng sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.
Phản ứng truyền thông
Quy định mới trong nghị định vừa bổ sung nhắm vào các đối tượng thuộc cộng đồng mạng
Hãng tin AFP trong tin đăng ngày 28/11 nhận định Nghị định 174 sẽ "tiếp tục thu hẹp không gian của sự biểu đạt trên mạng tại một đất nước vốn đã bị liệt vào dạng "kẻ thù của Internet" bởi tổ chức Phóng viên Không biên giới."
Trong khi đó, Reuters trong tin ngày 27/11 gọi đây là "thủ thuật mới nhất trong chiến dịch đàn áp với quy mô ngày càng lớn đối với giới bất đồng chính kiến của lãnh đạo cộng sản".
"Nghị định mới sử dụng những từ ngữ mơ hồ và không quy định rõ bình luận như thế nào thì có thể bị quy thành tội hình sự hoặc bị xử lý hành chính," Reuters bình luận.
Reuters cũng dẫn lời blogger Nguyễn Lân Thắng, một trong các thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, cho rằng nghị định mới sẽ gặp phải phản ứng giận dữ từ những người sử dụng mạng xã hội.
"Làm sao chính phủ có thể bị lật đổ bởi việc bình luận và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội?" ông Thắng nói.
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nói với BBC hôm thứ Sáu:
"Ở Việt Nam bây giờ phải xem xem như thế nào, phải xét lại những điều luật như là điều 258, điều 88..., xem thế nào là chống đối nhà nước,
"Phải xem lại bởi vì những điều luật đó nếu không cẩn thận, rất dễ bị lạm dụng, và ít nhất khi bị lạm dụng thì người ta có thể phản biện, và mức phạt không nhỏ, tới 100 triệu là không nhỏ."
Blogger này cho rằng nhà nước cần xem lại mức phạt được cho là tới 100 triệu đồng này, cũng như là nghị đinh 72 cũng như nghị định vừa được bổ sung với quy định mới cho mạng xã hội vừa mới ban hành.
Hồi tháng Bảy năm nay, chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Nghị định 72 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Nghị định này, vốn đã có hiệu lực từ ngày 1/9/201 và quy định các trang web cá nhân hoặc trang do cá nhân lập ra trên các mạng xã hội không được phép "cung cấp thông tin tổng hợp", cũng đã bị nhiều tổ chức và truyền thông quốc tế lên tiếng chỉ trích.
(BBC)
"Không có cơ sở nói Quốc hội họp 1 ngày tốn 1 tỷ"
(Dân trí) - “Quốc hội được mượn hội trường Bộ Quốc phòng để họp, không
tính phí, kể cả khâu phục vụ, chỉ phải chi phí ăn, ở cho đại biểu về
họp. Không có cơ sở nói Quốc hội họp 1 ngày tốn 1 tỷ đồng” - Chủ nhiệm
Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói.
- >> Một ngày họp Quốc hội, chi phí lên tới 1 tỷ đồng!?
- >> Quốc hội quyết ngân sách kiểu… chuyện đã rồi (!?)
Họp báo kết thúc kỳ họp thứ 6 chiều 29/11, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Nguyễn Hạnh Phúc nhận yêu cầu xác minh thông tin về chi phí cho Quốc
hội làm việc. Trong phiên thảo luật việc thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí tại kỳ họp này, có đại biểu Quốc hội đã phát biểu đây là lỳ
họp kéo dài kỷ lục (40 ngày) mà chương trình “lỏng”, có thể cắt giảm
5-6 ngày. Mỗi ngày QH làm việc tốn 1 tỷ đồng. Cần tiết kiệm trong chính
việc họp Quốc hội”.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc giải thích, chương trình kỳ họp được xây dựng qua
nhiều quy trình, được gửi đến tất cả các đoàn đại biểu, các đại biểu để
xin ý kiến. Văn phòng Quốc hội sau đó mới tập hợp ý kiến để hoàn chỉnh
đề cương báo cáo UB Thường vụ. Được Thường vụ chấp thuận, chương trình
cũng phải được toàn thể Quốc hội biểu quyết một lần nữa tại phiên họp
trù bị trước khi khai mạc kỳ họp, được thông qua mới tiến hành thực
hiện.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định không thể bỏ nội dung nào trong
chương trình nghị sự kỳ này. Kỳ họp thứ 6 kéo dài hơn vì có nội dung
công tác nhân sự.
“Làm nhân sự phải chặt chẽ, cẩn trọng, đúng quy trình. Ví dụ, chỉ một đề xuất xin tăng số lượng Phó Thủ tướng trong Chính phủ cũng cần một ngày cho đại biểu thảo luận, không thể làm kiểu… gộp. Vì vậy, dù đại biểu mong muốn, UB Thường vụ cũng tìm hướng giảm thời lượng họp nhưng không được” – ông Phúc nêu vấn đề.
Về thông tin phải chi phí 1 tỷ đồng/ngày Quốc hội họp, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc cho là không có cơ sở. Ông Phúc phân tích, Quốc hội họp tại Hội trường Bộ Quốc phòng là địa điểm được cho mượn, không tính chi phí, kể cả vấn đề phục vụ của đội ngũ an ninh, hậu cần… Theo đó, vấn đề cần phải lo chỉ là chi phí ăn ở, đi lại cho đại biểu về họp như tiền khách sạn, xe đưa đón…
Phủ nhận con số 1 tỷ đồng nhưng người đứng đầu Văn phòng Quốc hội cũng không nêu ra một con số khác vì theo lý giải, kỳ họp này chưa kết toán và mỗi kỳ có số chi phí khác nhau.
Ngoài nội dung này, buổi họp báo kết thúc kỳ họp ghi nhận nhiều câu hỏi về vấn đề thông qua Hiến pháp sửa đổi và luật Đất đai sửa đổi.
Về công tác chuẩn bị cho phiên biểu quyết thông qua Hiến pháp, còn đôi chút lăn tăn vì sự cấp gáp trong khâu cung cấp tài liệu bản dự thảo, báo cáo giải trình, tiếp thu sau cùng trình Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định, công việc chuẩn bị để trình thông qua Hiến pháp là cả quá trình công phu, chặt chẽ. Gần 3 năm từ khi có bản dự thảo đầu tiên đến thời điểm này, UB Thường vụ đã cho ý kiến qua cả chục phiên họp, Quốc hội cũng thảo luận qua 3 kỳ. Kỳ họp này có 3 ngày dành riêng cho Hiến pháp (1 ngày thảo luận tại tổ, 1 ngày thảo luận hội trường, 1 ngày cho đại biểu nghiên cứu, ghi ý kiến về từng điều khoản, câu chữ cụ thể và viết phiếu xin ý kiến.
“Ban Biên tập phải rất gấp rút để tập hợp phiếu xin ý kiến này, hoàn chỉnh trình Quốc hội nên không có lý do gì khác về việc tài liệu đến chậm trễ là vì thời gian dành cho công việc rất gấp gáp” – ông Lưu nói.
Kết quả biểu quyết, theo ông Lưu, đã thể hiện sự đồng thuận cao. Còn 2 đại biểu không biết quyết, Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định đó là quyền của đại biểu, UB Thường vụ cũng như UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp không áp đặt bất cứ vấn đề gì.
Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu bình luận thêm: “Đúng là nội dung Hiến pháp còn điều này khoản kia có ý kiến khác nhau nhưng khi kết quả đã thể hiện nguyện vọng của đại đa số, 100% đại biểu tán thành Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp mới chứng tỏ ý thức trách nhiệm rất cao của mỗi đại biểu”.
Về luật Đất đai, tham gia buổi họp báo, Bộ trưởng TN-MT Nguyễn Minh Quang trao đổi thêm về việc điều chỉnh lần chót Điều 62 quy định về thu hồi đất phục vụ dự án phát triển kinh tế xã hội trong bản dự thảo trình Quốc hội thông qua. Cụ thể, cơ quan soạn thảo đã sửa tên điều khoản này theo hướng đảo nội dung “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội” lên vế trước, đưa cụm từ “vì lợi ích quốc gia, công cộng” xuống vế sau như một điều kiện ràng buộc.
“Quy định như vậy, tinh thần cơ bản vẫn giữ nguyên như trước nhưng điều luật chặt chẽ hơn. Điều đó có nghĩa, dự án phát phát triển nào mà vì lợi ích quốc gia, công cộng thì mới được thu hồi đất. Quy định như vậy để loại bỏ những dự án đơn thuần vì lợi ích nhà đầu tư thì không được áp dụng thu hồi đất” – Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang chỉ rõ.
Người đại diện cơ quan soạn thảo khẳng định, vấn đề thu hồi đất sau này sẽ rất chặt chẽ, sẽ khắc phục được tình trạng tràn lan, phức tạp như vừa qua, vì yêu cầu phục vụ phát triển đã nảy sinh rất nhiều vấn đề, nảy sinh khiếu kiện lớn khi nhà nước thu hồi đất cho những dự án này.
P.Thảo
“Làm nhân sự phải chặt chẽ, cẩn trọng, đúng quy trình. Ví dụ, chỉ một đề xuất xin tăng số lượng Phó Thủ tướng trong Chính phủ cũng cần một ngày cho đại biểu thảo luận, không thể làm kiểu… gộp. Vì vậy, dù đại biểu mong muốn, UB Thường vụ cũng tìm hướng giảm thời lượng họp nhưng không được” – ông Phúc nêu vấn đề.
Về thông tin phải chi phí 1 tỷ đồng/ngày Quốc hội họp, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc cho là không có cơ sở. Ông Phúc phân tích, Quốc hội họp tại Hội trường Bộ Quốc phòng là địa điểm được cho mượn, không tính chi phí, kể cả vấn đề phục vụ của đội ngũ an ninh, hậu cần… Theo đó, vấn đề cần phải lo chỉ là chi phí ăn ở, đi lại cho đại biểu về họp như tiền khách sạn, xe đưa đón…
Phủ nhận con số 1 tỷ đồng nhưng người đứng đầu Văn phòng Quốc hội cũng không nêu ra một con số khác vì theo lý giải, kỳ họp này chưa kết toán và mỗi kỳ có số chi phí khác nhau.
Ngoài nội dung này, buổi họp báo kết thúc kỳ họp ghi nhận nhiều câu hỏi về vấn đề thông qua Hiến pháp sửa đổi và luật Đất đai sửa đổi.
Về công tác chuẩn bị cho phiên biểu quyết thông qua Hiến pháp, còn đôi chút lăn tăn vì sự cấp gáp trong khâu cung cấp tài liệu bản dự thảo, báo cáo giải trình, tiếp thu sau cùng trình Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định, công việc chuẩn bị để trình thông qua Hiến pháp là cả quá trình công phu, chặt chẽ. Gần 3 năm từ khi có bản dự thảo đầu tiên đến thời điểm này, UB Thường vụ đã cho ý kiến qua cả chục phiên họp, Quốc hội cũng thảo luận qua 3 kỳ. Kỳ họp này có 3 ngày dành riêng cho Hiến pháp (1 ngày thảo luận tại tổ, 1 ngày thảo luận hội trường, 1 ngày cho đại biểu nghiên cứu, ghi ý kiến về từng điều khoản, câu chữ cụ thể và viết phiếu xin ý kiến.
“Ban Biên tập phải rất gấp rút để tập hợp phiếu xin ý kiến này, hoàn chỉnh trình Quốc hội nên không có lý do gì khác về việc tài liệu đến chậm trễ là vì thời gian dành cho công việc rất gấp gáp” – ông Lưu nói.
Kết quả biểu quyết, theo ông Lưu, đã thể hiện sự đồng thuận cao. Còn 2 đại biểu không biết quyết, Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định đó là quyền của đại biểu, UB Thường vụ cũng như UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp không áp đặt bất cứ vấn đề gì.
Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu bình luận thêm: “Đúng là nội dung Hiến pháp còn điều này khoản kia có ý kiến khác nhau nhưng khi kết quả đã thể hiện nguyện vọng của đại đa số, 100% đại biểu tán thành Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp mới chứng tỏ ý thức trách nhiệm rất cao của mỗi đại biểu”.
Về luật Đất đai, tham gia buổi họp báo, Bộ trưởng TN-MT Nguyễn Minh Quang trao đổi thêm về việc điều chỉnh lần chót Điều 62 quy định về thu hồi đất phục vụ dự án phát triển kinh tế xã hội trong bản dự thảo trình Quốc hội thông qua. Cụ thể, cơ quan soạn thảo đã sửa tên điều khoản này theo hướng đảo nội dung “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội” lên vế trước, đưa cụm từ “vì lợi ích quốc gia, công cộng” xuống vế sau như một điều kiện ràng buộc.
“Quy định như vậy, tinh thần cơ bản vẫn giữ nguyên như trước nhưng điều luật chặt chẽ hơn. Điều đó có nghĩa, dự án phát phát triển nào mà vì lợi ích quốc gia, công cộng thì mới được thu hồi đất. Quy định như vậy để loại bỏ những dự án đơn thuần vì lợi ích nhà đầu tư thì không được áp dụng thu hồi đất” – Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang chỉ rõ.
Người đại diện cơ quan soạn thảo khẳng định, vấn đề thu hồi đất sau này sẽ rất chặt chẽ, sẽ khắc phục được tình trạng tràn lan, phức tạp như vừa qua, vì yêu cầu phục vụ phát triển đã nảy sinh rất nhiều vấn đề, nảy sinh khiếu kiện lớn khi nhà nước thu hồi đất cho những dự án này.
P.Thảo
Vì sao Thủ tướng trả lời chất vấn chỉ trong vài chục phút?
Cách thức lựa chọn Bộ trưởng đăng đàn, thời gian trả lời chất vấn của Thủ tướng nhận được sự quan tâm nhiều nhất của báo giới tại phiên họp báo bế mạc Quốc hội chiều 29/11.Quốc hội tổ chức họp báo ngay sau khi kết thúc phiên họp vào chiều 29/11. (Ảnh Nguyễn Dũng) |
Thời gian hạn hẹp
Trả lời câu hỏi của phóng viên trong việc lựa chọn các Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn, người phát ngôn, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc chọn Bộ trưởng trả lời được thực hiện đúng theo quy định.
Trước phiên chất vấn, VPQH đã phát phiếu xin ý kiến đại biểu về chất vấn. Việc lựa chọn Bộ trưởng sẽ dựa vào tỷ lệ câu hỏi nhận được từ các đại biểu, được ưu tiên thứ tự từ cao đến thấp. Ngoài ra việc lựa chọn còn dựa vào những vấn đề bức xúc trong xã hội đang được quan tâm và cũng ưu tiên Bộ trưởng chưa đăng đàn bao giờ.
Bên cạnh nhiều Bộ trưởng nhận được nhiều câu hỏi, cũng có “tư lệnh” không nhận được câu hỏi nào, đó là trường hợp của Bộ trưởng Giàng Seo Phử.
Trước thắc mắc tại sao không lựa chọn Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Phúc cho biết, Bộ trưởng Tiến chỉ nhận được 28 câu hỏi chất vấn từ đại biểu, trong khi các Bộ trưởng khác nhận được ít nhất 100 câu hỏi. Tuy nhiên, tại phiên chất vấn đoàn thư ký kỳ họp cũng sắp xếp, nếu có vấn đề liên quan đến Bộ trưởng Y tế thì sẽ mời trả lời thêm.
Tại buổi họp báo, phóng viên cũng thắc mắc vì sao thời gian trả lời chất vấn dành cho Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lại chỉ kéo dài trong vài chục phút? Trong khi ở các nước, người ta có thể kéo dài thời gian tới cả buổi tối, tại sao chúng ta không làm vậy?
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, ý tưởng kéo dài thời gian chất vấn và trả lời chất vấn như phóng viên đề cập là điều đáng phải suy nghĩ.
"Còn tại phiên chất vấn trong kỳ họp này, Thủ tướng là người thay mặt Chính phủ báo cáo với cử tri liên quan đến những hoạt động của Chính phủ, cũng để làm rõ hơn những vấn đề các Bộ trưởng trả lời chưa đầy đủ. Về thời gian thì Quốc hội đã ấn định rồi nên hết giờ thì phải nghỉ. Nhưng điều quan trọng là Thủ tướng Chính phủ đã hứa sẽ trả lời hết tất cả những câu hỏi của các ĐBQH nêu ra tại nghị trường", Phó Chủ tịch Quốc hội chia sẻ..
Ông Uông Chu Lưu cũng nói thêm, sau khi sửa đổi thông qua Hiến pháp sẽ sửa luật Quốc hội và quy chế kỳ họp để thực hiện một cách hiệu quả nhất trong thời gian tới.
Biểu quyết Hiến pháp: Không áp đặt
Một vấn đề thu hút sự chú ý của báo giời đặt ra tại phiên họp này là cách tính tỷ lệ ĐBQH thông qua các dự thảo, cũng như Hiến pháp. Giải đáp thắc mắc này, Phó Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Sĩ Dũng cho biết, cách tính tỷ lệ của ta được tính theo tổng số đại biểu. Trước đây chúng ta có 500 đại biểu, sau đó bỏ 2 trường hợp, và giờ còn tổng cộng 498 đại biểu.
Ở các nước có nhiều cách tính, có thể tính theo đại biểu có mặt, còn ở Quốc hội Việt Nam thì quy định chung số. Số biểu quyết tính trên tổng số 498 đại biểu. Cách tính tính tỷ lệ sẽ tùy theo từng nước quy định.
Liên quan đến Hiến pháp, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cho biết, công việc chuẩn bị dự án này để trình Quốc hội thông qua là cả một quá trình chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chặt chẽ trong 3 năm qua. Quốc hội đã cho ý kiến về Hiến pháp tại 3 kỳ họp Quốc hội, cùng hàng chục phiên họp tại UBTVQH, rồi tổ chức nhiều hội nghị đại biểu chuyên trách. Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng dành 3 ngày để đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, sau đó được tập hợp làm báo cáo giải trình tiếp thu, và được trình bày trong buổi sáng 28/11.
Về kết quả biểu quyết có 488/498 đại biểu tham gia trực tiếp, trong đó có 486 đại biểu biểu quyết tán thành, 2 vị không biểu quyết. Về hai trường hợp này, ông Lưu nói, đây là quyền của đại biểu, Ủy ban soạn thảo, UBTVQH không áp đặt điều gì cả.
Tuy nhiên điểm đáng chú ý hơn, theo ông Lưu khi thông qua Nghị quyết về Hiến pháp ngay sau đó thì lại có 100% số đại biểu tán thành. “Khi biểu quyết thông qua, họ không thể hiện rõ quan điểm. Nhưng khi thông qua rồi họ lại tán thành tất cả, đó là điểm đáng chú ý” – ông Lưu nhấn mạnh.
Liên quan đến Luật đất đai sửa đổi được thông qua tại kỳ họp này, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang cho biết, dự án này cũng được chuẩn bị với một thời gian dài, và có liên quan chặt chẽ đến Hiến pháp. Trong 3 năm qua, ban soạn thảo đã luôn bám rất sát với dự thảo Hiến pháp.
Riêng lĩnh vực thu hồi đất, ông Quang khẳng định sau khi Luật đất đai sửa đổi thông qua, việc này sẽ được thực hiện rất chặt chẽ, khắc phục được nhiều vấn đề còn tồn tại trong thời gian qua.
Mỗi ngày họp mất 1 tỷ đồng: chưa có cơ sở
Tại buổi họp báo, phóng viên nêu lại ý kiến của ĐBQH phản ánh tình trạng thời gian họp kéo dài, gây lãng phí, mỗi ngày họp Quốc hội mất chi phí khoảng 1 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, chương trình kỳ họp được gửi xuống cho các đoàn đại biểu tham gia ý kiến. Rồi phiên họp trù bị đã xin ý kiến một lần nữa mới biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp.
Lý do kỳ họp này dài hơn các kỳ trước vì có liên quan đến vấn đề nhân sự của Quốc hội, Chính phủ và phải làm đúng quy trình, đúng pháp luật, không thể làm dồn, làm tắt.
Đối với thông tin họp Quốc hội mỗi ngày tốn 1 tỷ đồng, theo ông Phúc là chưa có cơ sở. Ông nói thêm, Hội trường họp của Bộ Quốc phòng cho mượn, không mất kinh phí, mà chỉ mất tiền ăn, tiền ở khách sạn cho các đại biểu. Còn chi phí cho các phiên họp trước đó thì vẫn chưa có con số cụ thể.
Nguyễn Dũng
Trả lời câu hỏi của phóng viên trong việc lựa chọn các Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn, người phát ngôn, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc chọn Bộ trưởng trả lời được thực hiện đúng theo quy định.
Trước phiên chất vấn, VPQH đã phát phiếu xin ý kiến đại biểu về chất vấn. Việc lựa chọn Bộ trưởng sẽ dựa vào tỷ lệ câu hỏi nhận được từ các đại biểu, được ưu tiên thứ tự từ cao đến thấp. Ngoài ra việc lựa chọn còn dựa vào những vấn đề bức xúc trong xã hội đang được quan tâm và cũng ưu tiên Bộ trưởng chưa đăng đàn bao giờ.
Bên cạnh nhiều Bộ trưởng nhận được nhiều câu hỏi, cũng có “tư lệnh” không nhận được câu hỏi nào, đó là trường hợp của Bộ trưởng Giàng Seo Phử.
Trước thắc mắc tại sao không lựa chọn Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Phúc cho biết, Bộ trưởng Tiến chỉ nhận được 28 câu hỏi chất vấn từ đại biểu, trong khi các Bộ trưởng khác nhận được ít nhất 100 câu hỏi. Tuy nhiên, tại phiên chất vấn đoàn thư ký kỳ họp cũng sắp xếp, nếu có vấn đề liên quan đến Bộ trưởng Y tế thì sẽ mời trả lời thêm.
Tại buổi họp báo, phóng viên cũng thắc mắc vì sao thời gian trả lời chất vấn dành cho Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lại chỉ kéo dài trong vài chục phút? Trong khi ở các nước, người ta có thể kéo dài thời gian tới cả buổi tối, tại sao chúng ta không làm vậy?
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, ý tưởng kéo dài thời gian chất vấn và trả lời chất vấn như phóng viên đề cập là điều đáng phải suy nghĩ.
"Còn tại phiên chất vấn trong kỳ họp này, Thủ tướng là người thay mặt Chính phủ báo cáo với cử tri liên quan đến những hoạt động của Chính phủ, cũng để làm rõ hơn những vấn đề các Bộ trưởng trả lời chưa đầy đủ. Về thời gian thì Quốc hội đã ấn định rồi nên hết giờ thì phải nghỉ. Nhưng điều quan trọng là Thủ tướng Chính phủ đã hứa sẽ trả lời hết tất cả những câu hỏi của các ĐBQH nêu ra tại nghị trường", Phó Chủ tịch Quốc hội chia sẻ..
Ông Uông Chu Lưu cũng nói thêm, sau khi sửa đổi thông qua Hiến pháp sẽ sửa luật Quốc hội và quy chế kỳ họp để thực hiện một cách hiệu quả nhất trong thời gian tới.
Biểu quyết Hiến pháp: Không áp đặt
Một vấn đề thu hút sự chú ý của báo giời đặt ra tại phiên họp này là cách tính tỷ lệ ĐBQH thông qua các dự thảo, cũng như Hiến pháp. Giải đáp thắc mắc này, Phó Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Sĩ Dũng cho biết, cách tính tỷ lệ của ta được tính theo tổng số đại biểu. Trước đây chúng ta có 500 đại biểu, sau đó bỏ 2 trường hợp, và giờ còn tổng cộng 498 đại biểu.
Ở các nước có nhiều cách tính, có thể tính theo đại biểu có mặt, còn ở Quốc hội Việt Nam thì quy định chung số. Số biểu quyết tính trên tổng số 498 đại biểu. Cách tính tính tỷ lệ sẽ tùy theo từng nước quy định.
Liên quan đến Hiến pháp, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cho biết, công việc chuẩn bị dự án này để trình Quốc hội thông qua là cả một quá trình chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chặt chẽ trong 3 năm qua. Quốc hội đã cho ý kiến về Hiến pháp tại 3 kỳ họp Quốc hội, cùng hàng chục phiên họp tại UBTVQH, rồi tổ chức nhiều hội nghị đại biểu chuyên trách. Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng dành 3 ngày để đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, sau đó được tập hợp làm báo cáo giải trình tiếp thu, và được trình bày trong buổi sáng 28/11.
Về kết quả biểu quyết có 488/498 đại biểu tham gia trực tiếp, trong đó có 486 đại biểu biểu quyết tán thành, 2 vị không biểu quyết. Về hai trường hợp này, ông Lưu nói, đây là quyền của đại biểu, Ủy ban soạn thảo, UBTVQH không áp đặt điều gì cả.
Tuy nhiên điểm đáng chú ý hơn, theo ông Lưu khi thông qua Nghị quyết về Hiến pháp ngay sau đó thì lại có 100% số đại biểu tán thành. “Khi biểu quyết thông qua, họ không thể hiện rõ quan điểm. Nhưng khi thông qua rồi họ lại tán thành tất cả, đó là điểm đáng chú ý” – ông Lưu nhấn mạnh.
Liên quan đến Luật đất đai sửa đổi được thông qua tại kỳ họp này, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang cho biết, dự án này cũng được chuẩn bị với một thời gian dài, và có liên quan chặt chẽ đến Hiến pháp. Trong 3 năm qua, ban soạn thảo đã luôn bám rất sát với dự thảo Hiến pháp.
Riêng lĩnh vực thu hồi đất, ông Quang khẳng định sau khi Luật đất đai sửa đổi thông qua, việc này sẽ được thực hiện rất chặt chẽ, khắc phục được nhiều vấn đề còn tồn tại trong thời gian qua.
Mỗi ngày họp mất 1 tỷ đồng: chưa có cơ sở
Tại buổi họp báo, phóng viên nêu lại ý kiến của ĐBQH phản ánh tình trạng thời gian họp kéo dài, gây lãng phí, mỗi ngày họp Quốc hội mất chi phí khoảng 1 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, chương trình kỳ họp được gửi xuống cho các đoàn đại biểu tham gia ý kiến. Rồi phiên họp trù bị đã xin ý kiến một lần nữa mới biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp.
Lý do kỳ họp này dài hơn các kỳ trước vì có liên quan đến vấn đề nhân sự của Quốc hội, Chính phủ và phải làm đúng quy trình, đúng pháp luật, không thể làm dồn, làm tắt.
Đối với thông tin họp Quốc hội mỗi ngày tốn 1 tỷ đồng, theo ông Phúc là chưa có cơ sở. Ông nói thêm, Hội trường họp của Bộ Quốc phòng cho mượn, không mất kinh phí, mà chỉ mất tiền ăn, tiền ở khách sạn cho các đại biểu. Còn chi phí cho các phiên họp trước đó thì vẫn chưa có con số cụ thể.
Nguyễn Dũng
(Infonet)
Nghi án lọ penicillin: 'Phan Thị Bích Hằng có đi đâu mà biết'
Do đạo diễn đưa vào
Năm 2008, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đi tìm mộ liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm, quê tại làng Nha, xã Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình và xác định vị trí mộ liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm tại hàng thứ 5 - lô 1 - mộ thứ 2 thuộc nghĩa trang Yâunt (Gia Lai).
Tuy nhiên, gần đây, nó trở nên lùm xùm vì có thông tin rằng khi cất bốc mộ liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm, trong phần mộ có một lọ penicillin ghi họ tên liệt sỹ cùng đơn vị C2 D67 và quê quán là làng Nha, xã Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình.
Điều đáng nói là liệt sỹ Đảm hy sinh ngày 13/8/1969, lúc đó xã Thái Giang thuộc huyện Thái Ninh. Sau 3 tháng liệt sỹ hy sinh, huyện Thái Ninh mới hợp nhất với Thụy Anh thành huyện Thái Thụy.
Năm 2008, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đi tìm mộ liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm, quê tại làng Nha, xã Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình và xác định vị trí mộ liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm tại hàng thứ 5 - lô 1 - mộ thứ 2 thuộc nghĩa trang Yâunt (Gia Lai).
Tuy nhiên, gần đây, nó trở nên lùm xùm vì có thông tin rằng khi cất bốc mộ liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm, trong phần mộ có một lọ penicillin ghi họ tên liệt sỹ cùng đơn vị C2 D67 và quê quán là làng Nha, xã Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình.
Điều đáng nói là liệt sỹ Đảm hy sinh ngày 13/8/1969, lúc đó xã Thái Giang thuộc huyện Thái Ninh. Sau 3 tháng liệt sỹ hy sinh, huyện Thái Ninh mới hợp nhất với Thụy Anh thành huyện Thái Thụy.
Bà Phan Thị Bích Hằng.
Trả lời về vấn đề này, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng xác nhận có
tham gia giúp đỡ tìm kiếm phần mộ của liệt sỹ Đảm. Tuy nhiên "về vấn đề
lọ penicillin, gia đình liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm đã khẳng định, khi cất
bốc phần mộ của liệt sỹ không có lọ penicillin và cũng không có ai tới
hỏi gia đình liệt sỹ về vấn đề này. Còn về chi tiết lọ penicillin này do
đạo diễn làm phim đưa vào", bà Phan Thị Bích Hằng cho biết.
"Việc xuất hiện thông tin không chính xác như vậy đã làm không ít người hiểu sai về tôi, về vấn đề ngoại cảm mà bao năm qua tôi đã cố hiến cho sự nghiệp tri ân các liệt sỹ. Những thông tin sai sự thật này đã gây ra sự hiểu lầm trong người dân, tạo dư luận xấu trong xã hội, làm cho tôi tổn thất vô cùng nặng nề về mặt tinh thần và xáo trộn cuộc sống của tôi", bà Hằng nói thêm.
"Bà Hằng có đi đâu mà biết"
Toàn bộ hành trình tìm hài cốt liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm đã được đạo diễn Minh Chuyên quay thành phim "Linh hồn Việt cộng" và được trao giải báo chí 2008. Bộ phim này đã được trình chiếu trên VTV1 vào tối 23 và 27/7/2008.
Đạo diễn Minh Chuyên cho biết trong lần tìm hài cốt liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm, gia đình có nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng điều khiển từ xa. Thêm vào đó có nhà ngoại cảm Năm Nghĩa cùng nhận dạng và chứng cứ liên quan đến liệt sỹ từ hai cựu binh người Mỹ cung cấp.
"Việc xuất hiện thông tin không chính xác như vậy đã làm không ít người hiểu sai về tôi, về vấn đề ngoại cảm mà bao năm qua tôi đã cố hiến cho sự nghiệp tri ân các liệt sỹ. Những thông tin sai sự thật này đã gây ra sự hiểu lầm trong người dân, tạo dư luận xấu trong xã hội, làm cho tôi tổn thất vô cùng nặng nề về mặt tinh thần và xáo trộn cuộc sống của tôi", bà Hằng nói thêm.
"Bà Hằng có đi đâu mà biết"
Toàn bộ hành trình tìm hài cốt liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm đã được đạo diễn Minh Chuyên quay thành phim "Linh hồn Việt cộng" và được trao giải báo chí 2008. Bộ phim này đã được trình chiếu trên VTV1 vào tối 23 và 27/7/2008.
Đạo diễn Minh Chuyên cho biết trong lần tìm hài cốt liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm, gia đình có nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng điều khiển từ xa. Thêm vào đó có nhà ngoại cảm Năm Nghĩa cùng nhận dạng và chứng cứ liên quan đến liệt sỹ từ hai cựu binh người Mỹ cung cấp.
Đạo diễn Minh Chuyên.
Về việc bà Phan Thị Bích Hằng nói ông thả lọ penicillin kể trên vào hài
cốt, ông khẳng định: "Tôi không bỏ lọ penicillin nào vào cả. Tôi thả
vào để làm gì?! Chả có lương tâm nào mà bỏ lọ penicillin vào. Tôi là
nhà báo, là đạo diễn chứ có phải hành nghề lừa đảo đâu. Tôi là người
phản ánh sự thật. Sự thật như thế nào thì tôi quay như thế".
"Bà Hằng có đi đâu mà biết. Bà ấy chỉ đạo từ xa, không trực tiếp tham gia đào mộ. Gia đình chú Đảm đào ban đêm, không nhìn thấy rõ nên lúc về, người bảo có, người bảo không. Sự việc không rõ ràng nên tôi cắt luôn đoạn phim liên quan đến lọ penicillin này", ông nói thêm.
Đạo diễn Minh Chuyên cũng cho biết dù bị bà Phan Thị Bích Hằng nói sai nhưng ông không có ý định kiện "nhà ngoại cảm" nổi tiếng này. "Để làm gì đâu. Sự thật vẫn là sự thật thôi".
Trường Giang
"Bà Hằng có đi đâu mà biết. Bà ấy chỉ đạo từ xa, không trực tiếp tham gia đào mộ. Gia đình chú Đảm đào ban đêm, không nhìn thấy rõ nên lúc về, người bảo có, người bảo không. Sự việc không rõ ràng nên tôi cắt luôn đoạn phim liên quan đến lọ penicillin này", ông nói thêm.
Đạo diễn Minh Chuyên cũng cho biết dù bị bà Phan Thị Bích Hằng nói sai nhưng ông không có ý định kiện "nhà ngoại cảm" nổi tiếng này. "Để làm gì đâu. Sự thật vẫn là sự thật thôi".
Trường Giang
Lập vùng phòng không tại Biển Đông đối với Trung Quốc không dễ !
Creative commons / US Air Force
Trọng Nghĩa (RFI)
Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của mình
trên Biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng
thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác. Tuy nhiên,
giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng
không tại Biển Đông không phải là một công việc dễ dàng.
Dẫu sao thì tuyên bố của Bắc Kinh đã làm dấy lên quan ngại về khả năng Trung Quốc triển khai « mô hình Hoa Đông » tại Biển Đông, nơi họ đòi hởi chủ quyền trên 80% diện tích, trực tiếp tranh chấp với 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Philippines là nước đầu tiên đã công khai bày tỏ thái độ lo âu. Trả lời phỏng vấn trên một đài truyền hình hôm 28/11/2013, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng tuyên bố lập vùng phòng không của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông đã gợi lên khả năng nước này có thể làm điều tương tự ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines xác định : « Có nguy cơ là Trung Quốc sẽ kiểm soát không phận (ở Biển Đông) ». Đây là một điều đáng ngại vì theo ông Del Rosario, tại vùng Biển Hoa Đông, với vùng phòng không vừa thành lập, Trung Quốc đang « biến cả một vùng trời thành không phận nội địa của Trung Quốc. Và đó là một hành động lân chiếm, phương hại đến sự an toàn của hàng không dân sự. ».
Một số nhà phân tích tuy nhiên đã thử tìm hiểu về tính khả thi của một vùng phòng không của Trung Quốc trên Biển Đông và đã cho rằng căn cứ vào tình hình hiện nay, đây là một đề án rất khó thực hiện.
Trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Mỹ Bloomberg vào hôm qua, 29/11, chuyên gia về Biển Đông Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã nêu bật một số trở ngại ngăn không cho Bắc Kinh áp đặt một vùng phòng không trên Biển Đông như họ đã làm được đối với Biển Hoa Đông
Câu hỏi trước tiên là kích thước của vùng phòng không đó. Theo ông Thayer, Bắc Kinh có hai lựa chọn : một là thiết lập một khu vực giới hạn chung quanh đảo Hải Nam, và hai là khuếch đại vùng này để bao gồm tất cả các vùng bên trong đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để đòi hỏi chủ quyền.
Đối với giáo sư Thayer, trong giả thuyết mà Bắc Kinh chọn phương án thứ hai, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát vùng phòng không tại Biển Đông vì không có phương tiện kỹ thuật.
Nếu tại vùng Đông Bắc Á, tức là vùng Biển Hoa Đông, phi cơ Trung Quốc có thể nhanh chóng bay từ đất liền ra biển, không cần phải tiếp tế nhiên liệu, có thể đến nơi mau hơn, ở lâu hơn trên không, quay về để lấy nhiên liệu rồi bay tiếp, thì tại Biển Đông, Trung Quốc chưa có được tiềm lực không quân hùng hậu như vậy.
Họ có thể triển khai máy bay, nhưng thời gian trụ lại trên không rất ít oi, và không quân Trung Quốc lại phải hoạt động ở những vùng xa xôi. Nếu gặp khó khăn, họ phải đi lại trên một chặng đường dài chứ không như ở miền Bắc.
Mặt khác, ở Biển Đông, Trung Quốc phải tính đến sự hiện diện của không quân Việt Nam, vốn đã cho phi cơ của mình tuần tra trên vùng đảo Trường Sa. Mặt khác, vùng phòng không đó lại cản trở việc quân đội Mỹ luân phiên trung chuyển qua các căn cứ tại Philippines.
Tóm lại, chỉ riêng về mặt địa chính trị và thuần túy kỹ thuật, vùng phòng không của Trung Quốc tại Biển Đông là một điều khó thực hiện. Đó là chưa kể đến khía cạnh chính trị, khi Trung Quốc đang lại tìm cách chiêu dụ các nước Đông Nam Á.
Dẫu sao thì tuyên bố của Bắc Kinh đã làm dấy lên quan ngại về khả năng Trung Quốc triển khai « mô hình Hoa Đông » tại Biển Đông, nơi họ đòi hởi chủ quyền trên 80% diện tích, trực tiếp tranh chấp với 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Philippines là nước đầu tiên đã công khai bày tỏ thái độ lo âu. Trả lời phỏng vấn trên một đài truyền hình hôm 28/11/2013, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng tuyên bố lập vùng phòng không của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông đã gợi lên khả năng nước này có thể làm điều tương tự ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines xác định : « Có nguy cơ là Trung Quốc sẽ kiểm soát không phận (ở Biển Đông) ». Đây là một điều đáng ngại vì theo ông Del Rosario, tại vùng Biển Hoa Đông, với vùng phòng không vừa thành lập, Trung Quốc đang « biến cả một vùng trời thành không phận nội địa của Trung Quốc. Và đó là một hành động lân chiếm, phương hại đến sự an toàn của hàng không dân sự. ».
Một số nhà phân tích tuy nhiên đã thử tìm hiểu về tính khả thi của một vùng phòng không của Trung Quốc trên Biển Đông và đã cho rằng căn cứ vào tình hình hiện nay, đây là một đề án rất khó thực hiện.
Trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Mỹ Bloomberg vào hôm qua, 29/11, chuyên gia về Biển Đông Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã nêu bật một số trở ngại ngăn không cho Bắc Kinh áp đặt một vùng phòng không trên Biển Đông như họ đã làm được đối với Biển Hoa Đông
Câu hỏi trước tiên là kích thước của vùng phòng không đó. Theo ông Thayer, Bắc Kinh có hai lựa chọn : một là thiết lập một khu vực giới hạn chung quanh đảo Hải Nam, và hai là khuếch đại vùng này để bao gồm tất cả các vùng bên trong đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để đòi hỏi chủ quyền.
Đối với giáo sư Thayer, trong giả thuyết mà Bắc Kinh chọn phương án thứ hai, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát vùng phòng không tại Biển Đông vì không có phương tiện kỹ thuật.
Nếu tại vùng Đông Bắc Á, tức là vùng Biển Hoa Đông, phi cơ Trung Quốc có thể nhanh chóng bay từ đất liền ra biển, không cần phải tiếp tế nhiên liệu, có thể đến nơi mau hơn, ở lâu hơn trên không, quay về để lấy nhiên liệu rồi bay tiếp, thì tại Biển Đông, Trung Quốc chưa có được tiềm lực không quân hùng hậu như vậy.
Họ có thể triển khai máy bay, nhưng thời gian trụ lại trên không rất ít oi, và không quân Trung Quốc lại phải hoạt động ở những vùng xa xôi. Nếu gặp khó khăn, họ phải đi lại trên một chặng đường dài chứ không như ở miền Bắc.
Mặt khác, ở Biển Đông, Trung Quốc phải tính đến sự hiện diện của không quân Việt Nam, vốn đã cho phi cơ của mình tuần tra trên vùng đảo Trường Sa. Mặt khác, vùng phòng không đó lại cản trở việc quân đội Mỹ luân phiên trung chuyển qua các căn cứ tại Philippines.
Tóm lại, chỉ riêng về mặt địa chính trị và thuần túy kỹ thuật, vùng phòng không của Trung Quốc tại Biển Đông là một điều khó thực hiện. Đó là chưa kể đến khía cạnh chính trị, khi Trung Quốc đang lại tìm cách chiêu dụ các nước Đông Nam Á.
Châu Âu thất bại trong chủ trương hướng đông
Giới trẻ Ukraina tập hợp biểu tình đòi liên kết với châu Âu - REUTERS/Valentyn Ogirenko
Mai Vân (RFI)
Hội nghị thượng đỉnh Đối tác phương Đông lần thứ 3 của Châu Âu đã kết
thúc hôm qua 29/11/2013 tại Vilnius (Lítva), nhung dư âm và hệ quả chưa
hết. Hậu quả đầu tiên là Ukraina đã không ký hiệp định liên kết như
Châu Âu và một phần dư luận tại quốc gia này mong đợi.
Quyết định của chính quyền Ukraina khiến phe đối lập đòi tổng thống Victor Ianoukovitch từ chức, và biểu tình bắt đầu từ một tuần qua thêm rầm rộ và bị cảnh sát thẳng tay đàn áp.
Từ tối qua, họ đã dùng vũ lực xua đuổi người biểu tình – khoảng 10 000 người - ra khỏi quảng trường Độc lập. Sáng nay 30/11/2013, họ đã giải tán một cách thô bạo khoảng một ngàn người còn bám trụ, làm hàng chục người bị thương. Công an cũng bắt giữ hàng chục người khác.
Một nhân chứng, dân biểu Andrei Chevchenko, trên trang blog của ông cho là cảnh tượng đàn áp này chưa từng thấy từ trước đến nay tại Ukraina. Hình ảnh người biểu tình mặt đầy máu, bị công an đánh đập bằng dùi cui đã được truyền tải trên mạng.
Đại sứ Mỹ tại Kiev, ông Geoffrey Pyatt, ngay sáng hôm nay đã « lên án hành vi bạo lực đối với người biểu tình ôn hòa ».
Châu Âu thì vẫn chưa hết thắc mắc, một mặt thất vọng là đã thua Nga, như ông José Manuel Barroso đã thừa nhận, khi tố cáo vào hôm qua "sức ép của Nga", nhưng mặt khác cũng phải nói Châu Âu có phần trách nhiệm của mình trong thất bại ảnh hưởng đến uy tín của Châu Âu. Thông tín viên RFI Quentin Dickinson theo dõi hồ sơ phân tích :
« Trong một chừng mực nào đó, Châu Âu có thể bị cho là phải chịu trách nhiệm về thất bại trong hồ sơ Ukraina. Lý do là vì cuộc thương lượng rất dài với nước này được giao cho Ủy ban Châu Âu - có nghĩa là cho các chuyên gia – cùng với người chịu trách nhiệm đối ngoại chung, bà Catherine Ashton, mà thái độ "ngây thơ" ngang bằng với sự thiếu hiểu biết về các xu hướng lịch sử trong quan hệ giữa các quốc gia Trung Âu và Đông Âu.
Đối với những người chịu trách nhiệm đàm phán, thì không thể nào thất bại vì hồ sơ về mặt kỹ thuật không chê trách vào đâu. Những gì xẩy ra trong các tuần lễ qua ở Ukraina đã làm cho họ vô cùng kinh ngạc.
Sau khi từ Hội nghị Đối tác này trở về nước các lãnh đạo Châu Âu đã phải tự nhận là quả thực làm sao lại có thể nghĩ rằng mình có thể dẫm chân lên sân sau của Nga mà không bị nước này phản ứng. Nga đã bắt bí Ukraina, bắt bí trên vấn đề khí đốt lúc bước vào mùa đông, bắt bí trên mặt trợ giúp tài chính trong lúc Ukraina bị khủng hoảng kinh tế.
Một câu hỏi khác nữa là phải chăng tất cả đã được thực hiện để giải tỏa thái độ ngờ vực chính đáng của Matxcơva đối với một dự án chính trị liên quan đến sáu nước đã liên tục nằm trong Đế chế Nga rồi Liên Xô tiếp theo đó ?
Cho nên đối với Liên hiệp châu Âu, đây là lúc phải tìm ra trách nhiệm của thất bại làm giảm đi một cách đáng kể trọng lượng chính trị của khối châu Âu trên thế giới. »
Riêng tổng thống Pháp François Hollande, sau Hội nghi ở Vilnius đã đến Vacxava, Ba Lan tối qua, 29/11/2013. Chuyến đi là nhằm "nối lại nhịp cầu" với Ba Lan, thiết lập công cuộc đối tác bền vững vói người đồng minh lịch sử và là thành viên quan trọng nhất của Liên Hiệp Châu Âu ở Trung Âu.
Pháp hiện thua kém Đức tại đây trên bình diện trao đổi thương mại cũng như về chính sách phòng thủ. Lượng xuất khẩu của Đức sang Ba Lan cao gấp 4 lần so với Pháp, và ông Hollande muốn thuyết phục Ba Lan mua trang thiết bị quân sự của Pháp.
Quyết định của chính quyền Ukraina khiến phe đối lập đòi tổng thống Victor Ianoukovitch từ chức, và biểu tình bắt đầu từ một tuần qua thêm rầm rộ và bị cảnh sát thẳng tay đàn áp.
Từ tối qua, họ đã dùng vũ lực xua đuổi người biểu tình – khoảng 10 000 người - ra khỏi quảng trường Độc lập. Sáng nay 30/11/2013, họ đã giải tán một cách thô bạo khoảng một ngàn người còn bám trụ, làm hàng chục người bị thương. Công an cũng bắt giữ hàng chục người khác.
Một nhân chứng, dân biểu Andrei Chevchenko, trên trang blog của ông cho là cảnh tượng đàn áp này chưa từng thấy từ trước đến nay tại Ukraina. Hình ảnh người biểu tình mặt đầy máu, bị công an đánh đập bằng dùi cui đã được truyền tải trên mạng.
Đại sứ Mỹ tại Kiev, ông Geoffrey Pyatt, ngay sáng hôm nay đã « lên án hành vi bạo lực đối với người biểu tình ôn hòa ».
Châu Âu thì vẫn chưa hết thắc mắc, một mặt thất vọng là đã thua Nga, như ông José Manuel Barroso đã thừa nhận, khi tố cáo vào hôm qua "sức ép của Nga", nhưng mặt khác cũng phải nói Châu Âu có phần trách nhiệm của mình trong thất bại ảnh hưởng đến uy tín của Châu Âu. Thông tín viên RFI Quentin Dickinson theo dõi hồ sơ phân tích :
« Trong một chừng mực nào đó, Châu Âu có thể bị cho là phải chịu trách nhiệm về thất bại trong hồ sơ Ukraina. Lý do là vì cuộc thương lượng rất dài với nước này được giao cho Ủy ban Châu Âu - có nghĩa là cho các chuyên gia – cùng với người chịu trách nhiệm đối ngoại chung, bà Catherine Ashton, mà thái độ "ngây thơ" ngang bằng với sự thiếu hiểu biết về các xu hướng lịch sử trong quan hệ giữa các quốc gia Trung Âu và Đông Âu.
Đối với những người chịu trách nhiệm đàm phán, thì không thể nào thất bại vì hồ sơ về mặt kỹ thuật không chê trách vào đâu. Những gì xẩy ra trong các tuần lễ qua ở Ukraina đã làm cho họ vô cùng kinh ngạc.
Sau khi từ Hội nghị Đối tác này trở về nước các lãnh đạo Châu Âu đã phải tự nhận là quả thực làm sao lại có thể nghĩ rằng mình có thể dẫm chân lên sân sau của Nga mà không bị nước này phản ứng. Nga đã bắt bí Ukraina, bắt bí trên vấn đề khí đốt lúc bước vào mùa đông, bắt bí trên mặt trợ giúp tài chính trong lúc Ukraina bị khủng hoảng kinh tế.
Một câu hỏi khác nữa là phải chăng tất cả đã được thực hiện để giải tỏa thái độ ngờ vực chính đáng của Matxcơva đối với một dự án chính trị liên quan đến sáu nước đã liên tục nằm trong Đế chế Nga rồi Liên Xô tiếp theo đó ?
Cho nên đối với Liên hiệp châu Âu, đây là lúc phải tìm ra trách nhiệm của thất bại làm giảm đi một cách đáng kể trọng lượng chính trị của khối châu Âu trên thế giới. »
Riêng tổng thống Pháp François Hollande, sau Hội nghi ở Vilnius đã đến Vacxava, Ba Lan tối qua, 29/11/2013. Chuyến đi là nhằm "nối lại nhịp cầu" với Ba Lan, thiết lập công cuộc đối tác bền vững vói người đồng minh lịch sử và là thành viên quan trọng nhất của Liên Hiệp Châu Âu ở Trung Âu.
Pháp hiện thua kém Đức tại đây trên bình diện trao đổi thương mại cũng như về chính sách phòng thủ. Lượng xuất khẩu của Đức sang Ba Lan cao gấp 4 lần so với Pháp, và ông Hollande muốn thuyết phục Ba Lan mua trang thiết bị quân sự của Pháp.
- Cities issue new housing policies (Washington Post) - Local governments are issuing new property curbs as soaring housing markets put their 2013 price-rise targets ever further beyond reach.
- Traditional TV facing challenge from the Web (Washington Post) - Within 28 minutes, 5,555 over-the-top TVs were sold out by LeTV, an online video portal in Beijing, on Nov 11. The TVs, which deliver video and audio over the Internet, cost 6,999 yuan ($1,140) each for 60-inch models and 1,999 yuan for 39-inch versions.
- Industrial sector's profits increase in Oct (Washington Post) - Industrial companies saw their profits rise 15.1 percent year-on-year in October, slowing from the 18.4 percent growth seen in September.
- Pastures are now alive (Washington Post) - The slopes are boundless and the grass is flourishing.
- Clean energy fueling the future (Washington Post) - Natural gas and renewable energy are poised for boom times in China over the coming decades, and they'll be key factors in the development of the nation's economy, a global energy agency said on Wednesday.
- Nation tipped to be largest oil importer (Washington Post) - China is expected to overtake US to become the world's largest oil importer in the 2020s as emerging economies will claim most of energy supplies.
- First Web monopoly case opened (Washington Post) - The Supreme People's Court heard China's first Internet anti-monopoly case Tuesday in which Qihoo, an antivirus software developer, accused Tencent.
- Steel firms to relocate capacity abroad (Washington Post) - To combat overcapacity in the steel sector, China will relocate some factories and encourage more companies to invest in overseas projects.
- Creative scoops (Washington Post) - This summer, Vivi Dolce started selling its homemade gelato and almost immediately attracted a base of loyal fans who not only bought the frozen treats but also helped publicize the fledgling business.
- Dama dames: China's secret weapon (Washington Post) - Middle-class matrons do not make big money, but to a large extent they control the nation’s spending. Now, they are even influencing global financial markets.
- Feeding Asia's art (Washington Post) - Experts see professional biennials as a way to elevate the continent's defining contemporary artists, Xu Jingxi reports from Guangzhou.
- Holiday plans stir up complaints (Washington Post) - China's holiday office announced three vacation options, and in each option, the number of legal holidays would remain at 11 days.
- Tea time (Washington Post) - Tea plays an important role in many cultures, from being part of religious ceremonies in Japan, to being a daily ritual for people in England. A new documentary explores how the drink affects the lives of millions of people. Sun Li reports in Xiamen, Fujian province.
- Screen time leads to bigger waistlines (Washington Post) - Children and teenagers who spend lots of time in front of screens - especially TVs - tend to gain more weight as they age.
- Turtle power propels Qinzhou (Washington Post) - An advertisement with the tagline "Raising turtles can make you a fortune" changed an orange farmer's life.
- Premier calls for better links (Washington Post) - Premier Li Keqiang called for improved connectivity among members of the Shanghai Cooperation Organization, to promote regional integration.
- Liaoning arrives in Hainan for mission (Washington Post) - China's sole aircraft carrier anchored for the first time in the country's southernmost province of Hainan on Friday, in a move analysts said greatly enhances the Chinese navy's combat capability in the South China Sea.
- Pacts to boost economic cooperation (Washington Post) - A series of agreements that aim to improve regional connectivity, economic ties and security co-op among SCO members are expected to be signed Friday.
- Air zone 'not aimed at civilian flights' (Washington Post) - China's newly announced air defense identification zone does not target "normal" flights by international airliners, as Chinese fighter jets patrolled the zone.
- China calm in face of US overflight (Washington Post) - China stressed on Wednesday its ability to "effectively manage and control" its newly declared air defense identification zone.
- Premier Li carries hectic schedule in European visit (Washington Post) - The start of Premier Li Keqiang's first tour to Central and Eastern Europe has impressed the global media with its hectic schedule.
- Li looks to closer relations (Washington Post) - China and Central and Eastern European countries have vowed to double their trade in five years and will discuss plans to build a new railway link between them.
- Carrier embarks on mission to South China Sea (Washington Post) - China's sole aircraft carrier, Liaoning, left for the South China Sea on Tuesday on a mission to test its crew and technical capabilities.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét