Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Lại bàn về ĐA SỐ và DÂN CHỦ

CSVN vừa có Hiến Pháp ‘bình mới rượu cũ’

HÀ NỘI 28-11 (NV) - Quốc hội CSVN bấm nút thông qua bản hiến pháp mới, sửa đổi theo kiểu tráo lên trộn xuống các chương, các điều nhưng cái người ta mong mỏi nhất không hề thay đổi, giữ nguyên độc tài đảng trị.

Những điều chính yếu mà giới trí thức nhân sĩ, các tôn giáo thúc hối thay đổi, trả lại quyền làm chủ vận mệnh đất nước, trả quyền tư hữu đất đai và các quyền tự do căn bản cho nhân dân, thì không có gì khác với bản hiến pháp cũ có từ 21 năm trước.

 
 Các đại biểu Quốc hội CSVN nhấn nút thông qua toàn văn bản Hiến pháp sửa đổi. (Hình: VTC)

Hãng thông tấn chính thức của chế độ khoe rằng Hiến pháp 1992 được sửa đổi “tạo cơ sở pháp lý thuận lợi và bền vững cho quá trình hội nhập và phát triển của đất nước trong thời kỳ mới”. Nhưng ngoài sự thay đổi vị trí của các điều khoản, các chương, những ai đã đọc bản dự thảo được phổ biến trên Internet đều thấy như cũ.

Điều 4 của hiến pháp cũ dành độc quyền cai trị đất nước cho đảng CSVN thì vẫn là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” ở bản hiếp pháp mới thông qua. Ở điều 2, chế độ cai trị thì vẫn là “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.”

“Pháp quyền xã hội chủ nghĩa” nói trắng ra là độc tài đảng trị. Tuy nhà cầm quyền tự nhận là “đầy tớ nhân dân” nhưng ông bà chủ nào kêu gào nhân quyền, tự do ngôn luận báo chí, tự do tín ngưỡng đều bị đàn áp thẳng tay. Hàng ngàn hàng vạn người khiếu kiện đất đai quanh năm suốt tháng ở đủ mọi cấp chỉ vì “đầy tớ” cưỡng đoạt mất cơ hội kiếm sống trên mảnh vườn thửa ruộng, trở thành tay trắng.

Điều 69 của bản hiến pháp 1992 thì đổi thành điều 25 ở hiến pháp mới “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, sửa vài chữ. Thực tế thì quyền tự do này bị bóp siết thế nào, các bản án quy cho người dân tội “tuyên truyền chống nhà nước…” hay “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ …” chứng minh cụ thể rằng quyền chỉ có trên giấy.

Thay vì nói “kinh tế quốc doanh” như hiến pháp cũ, hiến pháp mới xài từ “ kinh tế nhà nước” và vẫn giữ “vai trò chủ đạo” trong “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Cái đám làm kinh tế nhà nước đã “giữ vai trò chủ đạo” nhưng trong điều 51 của hiến pháp mới lại nói “Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” thì rõ ràng mâu thuẫn như nhiều người từng phân tích trước đây.

Tuy tảng lờ kiến nghị của hàng chục ngàn người đủ mọi tầng lớp dân chúng đòi đa nguyên đa đảng, trả quyền lập hiến cho dân nhưng TTXVN thuật lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dối trá rằng “Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã làm việc hết sức mình, tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội qua 3 kỳ họp với tinh thần lắng nghe, thấu hiểu, tiếp thu, chắt lọc những tinh hoa trí tuệ của toàn dân tộc vào bản Dự thảo lần này.”

Quảng đại quần chúng Việt Nam thất vọng nhưng cũng không ngỡ ngàng gì với cái kết quả biểu quyết buổi sáng hôm Thứ Năm 28/11/2013 bản hiến pháp mới với 97% đại biểu “bấm nút thông qua.” Báo chí tây phương từng gọi Quốc hội CSVN là con dấu cao su (rubber stamp), khi cần thì quẹt tí mực đóng xuống tờ giấy là cái dấu nào cũng giống nhau.

Các cuộc thảo luận, tranh luận ở quốc hội CSVN hoàn toàn có tính hình thức. Khi bấm nút biểu quyết thì đều thông qua vì hầu hết đều là đảng viên cao cấp được “cơ cấu” vào ngồi ở cơ quan lập pháp, làm theo lệnh để được chia chác bổng lộc.

Ông Nguyễn Quang A, một trong những nhân sĩ trí thức ký tên vào bản kiến nghị đòi bỏ điều 4 hiến pháp không bày tỏ ngạc nhiên về kết quả thông qua hiến pháp mới kiểu bình mới rượu cũ.

“Cái quốc hội này là của đảng Cộng sản Việt Nam, không phải của nhân dân Việt Nam.” Ông A nói với hãng thông tấn AP. (TN)

“Lấy dân làm gốc” – Thắng lợi lớn nhất của kỳ họp Quốc hội lần này

Đôi lời: Trong những bài viết mà trang Diễn đàn XHDS này đăng tải, có một số bài được bình luận, giới thiệu thêm chút ít, vừa thể hiện quan điểm của người biên tập, vừa gợi mở cho độc giả quan tâm và tham gia ý kiến. Tuy nhiên, có 2 thể loại mà thiết nghĩ, không cần hoặc hơi khó bình luận, mặc dù có vẻ như rất cần phải bình.
Thể loại thứ nhất, là những bài trên tờ báo có tên là Quân đội nhân dân, trong mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình”. Bởi khi “thưởng thức”, có lẽ đại đa số độc giả ở đây đều có cảm giác như vừa mở hũ mắm thối. Khỏi cần bình gì nữa!
Thể loại thứ hai, theo ý chủ quan của người biên tập, như là một món mắm, có thể chưa tới mức thối, mà chỉ nặng mùi … thum thủm thôi, nhưng lại được trộn lẫn chút bơ sữa thơm ngon, phi hành mỡ lên cho dậy mùi. Thật khó nói, thôi đành để độc giả tùy nghi bình phẩm. 
BT
—-
Vũ Duy Phú (*)
Cũng như biết bao những sự kiện chính trị quan trọng khác của đất nước, nhân dân ta cũng đã kỳ vọng rất nhiều vào kỳ họp Quốc hội lần này. Quốc hội đã hoàn thành một khối lượng công việc rất to lớn đề ra ban đầu, sau khi thu thập ý kiến rộng rãi trong dân, sau khi bàn bạc trao đổi tranh luận sôi nổi và khá cởi mở, Quốc hội đã đi đến nhiều quyết định quan trọng, có nhiều nội dung phù hợp với dự kiến ban đầu khá chuẩn xác của Ban lãnh đạo kỳ họp, cũng có nhiều nội dung đã được chính các đại biểu góp phần tham gia hiệu chỉnh, sang sửa sao cho thích hợp với thực tiễn và yêu cầu mới của cách mạng mà Ban trù bị trước đó chưa nhận ra.
Đó chính là kết quả của đường lối “Lấy Dân làm gốc” của Đảng, thông qua hoạt động trí tuệ của toàn thể Quốc hội. Rất nhiều nội dung của Hiến pháp đã được nâng lên một tầm cao mới trên quan điểm tôn trọng ý dân, “Lấy dân làm gốc” hay tôn trong nguyên tắc trả lại “Tự do Dân chủ Nhân quyền” cho dân rõ hơn, sự lãnh đạo độc tôn của mọi loại cấp uỷ của Đảng đã bước đầu được hạn chế đúng mức. Đó là thắng lợi lớn nhất của kỳ họp Quốc hội lần này.
Tuy nhiên, nhiều người, đặc biệt là phần khá lớn cư dân trong khối trí thức, cách mạng lão thành, nhân sĩ yêu nước . . .chưa thật là phấn khởi, vì thấy một số nội dung kiến nghị của mình chưa được Quốc hội chấp nhận. Ví dụ trong Hiến Pháp vẫn để lại những nội dung nói lên rằng, Hiến pháp thực sự vẫn là một bản “Thể chế hoá cương lĩnh của Đảng CS VN”, mà ngay bản cương lĩnh này cũng đã bị lạc hậu so với đà tiến triển của cách mạng và thực tiễn phát triển của thế giới văn minh. Bản thân việc Đảng vẫn thuyết phục được Quốc hội chấp nhận coi Hiến pháp là văn bản “thể chế hoá” cương lĩnh của Đảng, nói lên rằng, toàn dân, thông qua hoạt động của Quốc hội, vẫn tin tưởng nghe theo ý kiến lãnh đạo của Đảng. Điều đó – lòng tin của Dân vào Đảng – về mặt nào đó, chính lại là điều đáng mừng cho đất nước ta trong thời kỳ khá khó khăn hiện nay.
Còn tranh luận phải trái để luôn luôn tiệm cận tối đa tới chân lý, thì vẫn rất cần, tuy nhiên, tùy từng thời điểm, tuỳ từng giai đoạn lịch sử, và thậm chí tuỳ từng nội dung, mọi người cần phải cân đối một cách đầy đủ và toàn diện hơn – tạm thời trên nguyên tắc lấy đa số làm chuẩn! “Phe” thiểu số, hãy bình tĩnh tạm coi rằng, có thể bản thân mình chưa tổng hợp đầy đủ hết những yếu tố cần thiết để đi đến kết luận phải trái.
Nhân đây, tôi xin nói thêm hai ý kiến riêng.
Một là, hãy vững tin rằng, rất nhiều trường hợp, chưa chắc “thiểu số” đã sai. Rõ nhất là từ xưa cho đến nay, rất nhiều tư duy và tư tưởng tiến bộ vượt lên trước đều bị là thiểu số, thậm chi thiểu số thảm hại (hãy rà lại quá trình gian khổ tiến lên của cách mạng thế giới và của cách mạng Việt Nam chúng ta sẽ rõ). Khi nào đa số dân chúng nhận thức ra thì thiểu số đúng sẽ trở nên đa số và khi đó sẽ được chấp nhận. Tôi rất ấn tượng việc Ănghen nhắc lại câu nói của Karl Marx: “Tôi chỉ biết có mỗi một điều rằng tôi không phải là một anh Marxist” (Pert Singer. Karl Marx. NXB Tri thức.Hà Nội, 2011, trang 96). Ănghen giải thích rằng, Mark đã có lúc đâm ra rất bực bội vì những lối lý giải sai lầm về học thuyết của mình đến mức phải thốt lên như vậy. Thế mà, cho đến hiện nay, người ta mới xuất bản được 500 tập trong toàn bộ tác phẩm về “Học thuyết” của Mark . Vậy đúng sai là câu chuyện dễ nhầm, dễ xẩy ra, không nên quá coi trọng làm gì.
Hai là, Vì chúng ta đang “vấn vương” vào sự đúng sai của “CN Mác – Lê” nên tôi xin nêu một trong những luận điểm quan trọng nhất (theo Ănghen) của học thuyết Mark là: “Không phải ý thức quyết định đời sống, mà chính đời sống quyết định ý thức” (Có thể tra trong Mark toàn tập, song để tiện theo dõi, vẫn xin xem trong sách đã dẫn, trang 78). Vì vậy, trong cái toàn cảnh Việt Nam và Thế giới vô cùng phức tạp hiện nay, tức “ĐỜI SỐNG” đất nước và thế giới như đang hiện hữu, thì “Ý THỨC“ của toàn dân, trong đó bao hàm cả “Ý thức” nhân dân và “Ý thức” của lãnh đạo nó đang hiện hữu tương ứng với “đời sống” như là nó đang tồn tại, là không có trái với học thuyết thiên tài của Mark, càng không có gì mâu thuẫn lớn với học thuyết Hồ Chí Minh. Nếu “ý thức” của tầng lớp ưu tú của xã hội ta đang “đi trước” một chút, thì âu cũng là do sự khác biệt một chút của “đời sống’ của tầng lớp này nó quyết định mà thôi ?!./.
V.D.P.

* TS Vũ Duy Phú, thành viên Viện những vấn đề Phát triển (VIDS), từng có nhiều bài viết liên quan các vấn đề chính trị, xã hội. Cùng tác giả: Thêm một lý do chưa thông qua Hiến pháp năm nay (Thư ngỏ).  Tựa bài viết được biên tập sửa lại cho rõ hơn, so với tựa do người viết đặt (Thắng lợi lớn nhất).

Phản ứng dư luận về bản Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua


VRNs (29.11.2013) – Sài Gòn – Sáng hôm qua, kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII chính thức thông qua Dự thảo Hiến pháp 2013 với 486/488 ĐBQH bấm nút tán thành trong 97,59% tổng số phiếu. Có hai phiếu không tán thành.
Doan Trang viết trên facebook: “Một trong các đặc điểm giúp ta dễ nhận ra độc tài nhất, đó là tỷ lệ người đi bầu và tỷ lệ bỏ phiếu tán thành chủ trương chính sách bao giờ cũng thật là cao. Độc tài đúng là rất thích các con số, thích lượng hóa, kiểu như “ba phe, bốn mâu thuẫn”, “năm dòng thác cách mạng”, “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang”, v.v. Độc tài cũng thích những con số thống kê có lợi cho họ, tức là phải rất cao, ít nhất là trên 90%, còn thì càng gần sát mức tuyệt đối càng tốt.”
Trong 488 ĐBQH có 486 phiếu tán thành, 0 phiếu không tán thành và 2 phiếu không biểu quyết.
Yeu NuocViet nói: “Nhiều người đang tìm kiếm 2 vị đại biểu quốc hội không biểu quyết kia để chiêm ngưỡng dung nhan họ thế nào. Lực lượng an ninh cũng được tung vào cuộc để điều tra.”
Mấy ngày trước, ông Cựu Đại tá quân đội Nhân dân VN Phạm Đình Trọng nói: “Từ lâu người Dân Việt Nam đã thừa biết Quốc hội này của ai nên người Dân cũng biết chắc rằng Hiến pháp năm 2013 sẽ được Quốc hội chấp nhận với số phiếu cao. Số phiếu cao đó là điều Quốc hội tự thú với Dân và là dấu ấn tủi nhục Quốc hội để lại trong lịch sử!”.
Theo An Ninh Thủ Đô cho hay vẫn giữ nguyên Điều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng cs: “Tuyệt đại đa số ý kiến đều tán thành quy định về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại điều 4 của dự thảo…”
Nhà báo Phạm Trần bình luận: “Bất biết bằng hình thức nào, nếu tiếp tục duy trì Điều 4 dành quyền lãnh đạo tuyệt đối cho đảng thì thà đừng sửa còn hơn tiếp tục phí phạm thời gian và tiền của người dân.” Ma Văn Thành nói cụt lủn: “… sửa xong vẫn giữ y nguyên thì sửa làm gì?…” Sói Điên kêu lên: “Lại một trò hề.”
Báo cho hay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi được Quốc hội thông qua lần này là bản Dự thảo được chuẩn bị công phu, tâm huyết, khoa học; là kết quả quá trình làm việc nghiêm túc, cần mẫn và tâm huyết của các đại biểu Quốc hội, của các tầng lớp nhân dân. Dự thảo đã thể hiện được tinh thần đổi mới; thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, ý Đảng hợp với lòng dân.
Trong bài viết “Hiến pháp mới chỉ kéo Việt Nam xuống hố” của nhà báo Phạm Trần, ông nhận định: “Hiến pháp có chủ tâm “diệt dân chủ để duy trì  độc tài” đã đạt mục đích bảo đảm cho đảng Cộng sản Việt Nam được tiếp tục “lãnh đạo nhà nước và xã hội” bằng mọi giá mà không cần biết có thuận lòng dân hay không.”
Blogger An Đổ Nguyễn cho rằng : “Chúng ta có cần phải xem lại tư cách của các ông ngồi trong Quốc Hội không???… Tốt nhất là nên giải tán Quốc hội… Nếu Quốc hội không thể hiện ý chí của nhân dân mà chỉ phục vụ Đảng, tôi sẽ sống theo kiểu 1 công dân tự do, chỉ tôn trọng và tuân thủ những chuẩn mực phổ quát về Quyền con người được LHQ công nhận… Hiến pháp và Luật của các ông tự đặt ra nhằm hạn chế những quyền tự do căn bản của con người thì các ông tự đi mà tuân thủ lấy…”
 HT.VRNs

'Ý thức hệ Đảng chi phối hiến pháp 2013'

Kinh tế gia từ VN cho rằng Hiến pháp sửa đổi vừa được thông qua với tỷ lệ 'đáng ngạc nhiên' vẫn bị chi phối nặng bởi ý thức hệ của Đảng CS.
Tiến sỹ Hàn Mạnh Tiến từ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho rằng bản Hiến pháp sửa đổi mới thông qua của Quốc hội Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi 'ý thức hệ của Đảng Cộng sản'.
Theo ông Tiến, người cũng là Chủ tịch Hội các nhà quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, yếu tố này đã tác động tới các diễn ngôn mở đầu Hiến pháp, quy định thực hiện cương lĩnh, kế hoạch của Đảng Cộng sản, cho đến các quy định về vai trò chủ đạo của khu vực nhà nước trong nền kinh tế và sở hữu đất đai toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.
Theo ông Tiến riêng việc vừa quy định các thành phần kinh tế bình đẳng, trong khi lại hiến định khu vực nhà nước có vai trò chủ đạo đã hàm chứa 'mâu thuẫn' đáng quan ngại.
Với bản Hiến pháp sửa đổi như vậy, riêng ở điểm này, theo chuyên gia kinh tế, nhà nước sẽ rất khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề về công bằng và hiệu quả trong quan hệ xã hội giữa các thành phần của nền kinh tế quốc dân.
Ông Tiến cũng đặt câu hỏi và cho rằng nếu bản Hiến pháp sửa đổi được đưa ra toàn dân để các cử tri, những người có quyền bỏ phiếu thông qua, việc đạt được một tỷ lệ cao tới 98% như kết quả tại Quốc hội Việt Nam cho thấy hôm 28/11/2013 là một điều sẽ khiến ông 'rất ngạc nhiên'.

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Việt Nam không có hiến pháp - Chỉ có cương lĩnh của đảng

Phạm Trần - Trần Thanh Hiệp (Danlambao) - Sáng ngày 28/11/2013, sau hai năm tiêu phí không biết bao nhiều tiền bạc của dân để thực hiện các cuộc thảo luận và lấy ý kiến giả hiệu dân chủ, 486/488 Đại biểu Quốc hội Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã thực hiện cuộc bỏ phiếu “ấn nút” để chấp thuận Hiến pháp sửa đổi, hay còn được gọi là Hiến pháp 2013, đạt tỷ số gần 100%. Có 2 Đại biểu không bỏ phiếu, nhưng danh tính không được tiết lộ.
Không có phiếu nào chống Hiến pháp mới cũng là điều dễ hiểu vì hầu hết người bỏ phiếu là đảng viên Cộng sản.
Hiến pháp mới có 11 Chương, 120 Điều, giảm 1 Chương và 27 Điều so với Hiến pháp 1992, nhưng vì Hiến pháp làm ra chỉ để thi hành Cương lĩnh của đảng Cộng sản nên quyền quyết định Hiến pháp của người dân đã không được tôn trọng.
Nội dung bài Phỏng vấn của chúng tôi (Phạm Trần) với Luật sư Trần Thanh Hiệp, một chuyên gia Pháp luật và Hiến pháp thời Việt Nam Cộng hòa là nhằm đưa ra ánh sáng những âm mưu tăm tối ghi trong Hiến pháp mới của đảng CSVN.
Cuộc phỏng vấn được phổ biến trong Chương trình “Những Vấn Đề Việt Nam” của Đài Truyền hình SBTN ngày 29/11/2013, vào lúc 8:00 PM giờ miền Tây Hoa Kỳ, hay 11:00 PM giờ Đông bộ nước Mỹ.
Phạm Trần


Nhà báo Phạm Trần (Phải) và Ls. Trần Thanh Hiệp Trái

Sau đây là toàn văn cuộc phỏng vấn:
H: Một cách tổng quát, xin ông cho biết sự khác biệt quan trọng nhất giữa Hiến pháp cũ 1992 và Hiến pháp mới 2013?
TTH: Theo tôi, cái gọi là Hiến pháp cũ 1992 với cái gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới 2013 vừa rất giống nhau lại vừa rất khác nhau. Tại sao rất giống nhau? Tại vì cả hai văn bản này đều là hai tài liệu xuất phát từ một nguồn gốc chung, đó là “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa (sửa đổi và bổ sung năm 2011)”. Và cả hai đều được dung để áp dụng cương lĩnh ấy. Thế tại sao lại còn khác nhau? Tại vì cái gọi là bản dự thảo mới, năm 2013 đã sửa lại rất nhiều tài liệu cũ, đến mức tổng cộng đã sửa trên 100 điều cũ và còn thêm vào 12 điều mới nữa. Điều rất ngộ nghĩnh là tuy sửa và thêm quá nhiều như vậy mà rút lại cũng chỉ để thực hiện đường lối cai trị cũ là bản Cương lĩnh toàn trị nói trên của đảng. Tôi rất tiếc đã phai trả lời một cách không bình thường có vẻ như chọc cười như thế, nhưng có nói như vậy mới đúng với cách nói và cách làm “vẫn như cũ” của những người cầm quyền cộng sản ở trong nước.
H: Tại sao Hiến pháp mới phải dựa vào “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa” (bổ sung và phát triển năm 2011) để viết hầu bảo vệ cho bằng được quyến lãnh đạo độc tôn cho đảng như quy định trong Điều 4 trong khi Hiến pháp mới là bộ “luật cơ bản” và “có hiệu lực pháp lý cao nhất” của nhà nước Việt Nam? 
TTH: Tại vì đối với những người cầm quyền cộng sản thì chỉ có “Cương Lĩnh” mà thôi, không có Hiến pháp. Cái mà họ gọi tên là Hiến pháp là chỉ để cho người dân trong nước cũng như dư luận quốc tế lầm tưởng rằng ở Việt Nam đã có những bản Hiến pháp theo đúng nghĩa của Luật Hiến Pháp phương Tây. Kỳ thực chưa hề bao giờ có loại Hiến pháp “đồ ngoại” này, chỉ có những văn bản mang tên Hiến pháp nhưng, như Stalin, Mao Trạch Đông đã nói, là để thể chế hóa đường lối cầm quyền của đảng cộng sản, không khác gì ngày xưa vua chúa ban hành Hiến Chương để tuyên bố cho dân biết dân được cai trị theo luật lệ nào. Chứ không phải là để cam kết tôn trọng, thực hiện và bảo vệ nguyện vọng, ý chí của dân, như tại các nước dân chủ hiện nay trên thế giới. Nói cách khác và nói một cách dễ hiểu thì chuyện ban hành, sửa đổi Hiến pháp dưới nhưng chế độ cộng sản là những màn ảo thuật để biến hóa độc tài thành dân chủ. Không phải chỉ ở trên sân khấu tuồng kịch mà ở trong xã hội. Ngày xưa thì nhờ vào bưng bít, khủng bố tập đoàn cộng sản đã lừa được dân. Nhưng này nay dân đã trưởng thành nên các chế độ độc tài đảng trị cộng sản đã lần lượt nối tiếp nhau sụp đổ như những lâu đài trên bãi cát. Chỉ còn lại dăm ba chế độ tàn dư còn hấp hối trên giường bệnh chờ đợi giây phút lìa đời. 

Những mâu thuẫn và hạn chế

H: Theo ông, có hay không có sự “mẫu thuẫn” trong Điều 53 mới, viết rằng: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”? 
TTH: Đương nhiên là có mâu thuẫn vì nếu toàn dân là chủ sở hữu thì không thể đồng thời lại còn thuộc quyền sở hữu của bất cứ người chủ nào khác nữa. Ở đây, những người cầm quyền cộng sản ở Hà Nội lập luận rằng Nhà nước do họ thiết lập và áp đặt bằng luật pháp đảng tri, tòa án, công an, nhà tù đã “đại diện” dân để “quản lý”. Nhưng thử hỏi dân đã ủy cho họ quyền “đại diện” hồi nào? Nếu bảo là do bầu cử thì chỉ có bầu cử gian lận kiểu “đảng cử dân bầu” nghĩa là tập đoàn cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đã tự phong cho mình quyền “đại diện” dân để lấy công làm tư, tự quyền hưởng dụng tài nguyên, tài sản của quốc gia thậm chí còn đem bán và cầm cố cho nước ngoài để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và phe đảng. Cho nên họ đã đặt ra điều 53 trong Hiến pháp 2013 là để hợp pháp hóa việc họ đã trắng trợn tiếm quyền, đúng ra là tước đoạt quyền sở hữu riêng và chung của dân
H: Trong Chương quy định về “Quyền con người”, tôi thấy có rất nhiều “mâu thuẫn” và “suy thoái” hơn Hiến pháp 1992 chẳng hạn như họ viết trong Điều 14 mới rằng: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Hay trong Điều 15 ghi rằng: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

Là một Nhà Luật học và đấu tranh cho quyền con người Việt Nam trong nhiều năm, ông giải thích như thế nào về những “hạn chế” này?
TTH: Như ở trên tôi đã trình bày, đối với những người cộng sản cầm quyền ở Hà Nội thì không có Hiến Pháp của dân mà chỉ có Cương Lĩnh của đảng. Vậy thì tất nhiên là đảng phải hạn chế tối đa quyền của dân để độc tài. Tôi không coi việc tôi phát biểu về một số điều khoản trong bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 là những trao đổi về Luật Hiến Pháp mà là những nhận định về đường lối cầm quyền của đảng Cộng sản ở Việt Nam. Từ góc độ nhìn này, tôi có mấy nhận xét sau đây: Một, khi họ nói “chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” họ đã lập luân một cách rất vụng về để hạn chế quyền của dân. Vì họ đã đưa ra một loạt những lý do rất mơ hồ như lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng là những lý do vu vơ, không có tiêu chuẩn, để giới hạn, hay đúng hơn, tước đoạt một cách thô bạo quyền làm người của dân. Tức là một cách để tùy tiện cấm đoán. Rồi lại còn nói đãi bôi rằng: Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Họ quên rằng khi họ tìm cách hạn chế một cách độc đoán như đã được ghi trong các điều 14, 15 kể trên là họ đã xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.


Mập mờ - Khuất tất

H: Cũng trong Chương này tôi thấy Quốc hội đã “lạm dụng” và “chủ tâm” sử dụng Pháp luật để “điều chỉnh” những Quy định trong Hiến pháp theo ý muốn của Nhà nước, bằng chứng như họ viết trong 2 Điều quan trọng:

Điều 23: “Công dân có quyền. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Ông có thấy như thế không?
TTH: Theo chỗ tôi biết, các chuyên gia của nhả cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đã phải đổi nhóm chữ “theo luật định” trước đây vẫn đọc thấy trong các bản Hiến pháp cũ của họ bằng nhóm chữ mới “do pháp luật quy định:” như nhà báo Phạm Trần vừa nêu lên qua các điều 23 và 25. Ý hẳn họ muốn người dân cũng như dư luận quốc tế hiểu lầm rằng nếu phải có hạn chế thì đó sẽ chỉ có thể là những hạn chế của “pháp luật” (tiếng pháp là droit) chứ không phải của những đạo luật (loi) do họ đặt ra. Nhưng phải hỏi rằng “pháp luật” mà họ muốn qui chiếu là “pháp luật” nào? Đương nhiên là sẽ không phải là thứ pháp luật dân chủ, văn minh, tiến bộ của nhân loại mà là thứ pháp luật riêng do những người cộng sản Việt Nam sáng chế ra, với quyền hạn phi nhân quyền mà họ gọi là “pháp quyền”. Tức là trước sau cũng vẫn chỉ là những hạn chế phi pháp, phi nhân quyền, nếu nhìn dưới ánh sáng của luật quốc tế và phổ biến về nhân quyền, dân quyền. Tức là người dân trong tương lai gần nhất, vẫn chưa có các quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Đúng là những người cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đã mượn cách nói khéo để che đậy vụng về chủ ý của họ là tước đoạt quyền làm người của dân.

H: Câu hỏi cuối cùng của tôi trong Cuộc phỏng vấn này là: Ông có bi quan về tương lai Chính trị của nhân dân Việt Nam khi Bản Hiến pháp mới mới chỉ do Quốc hội chấp thuận mà không do dân biểu quyết?
TTH: Tôi sẽ có hai câu trả lời và một câu hỏi trước câu hỏi của nhà báo Phạm Trần. Trước hết, tôi không bi quan hay lạc qua mà chỉ kinh ngạc và phẫn nộ. Kinh ngạc vì những người cầm quyền cộng sản ở Hà Nội vẫn không chịu tìm học những bài học lịch sử của Liên Xô, Đông Âu cũ và nhất là của Trung Đông, Bắc Phi hiện nay để kịp thời thay đổi đường lối cầm quyền đảng trị đã lỗi thời. Phẫn nộ vì họ vì quyền lợi riêng của mình, của đảng mà giam hãm mãi gần trăm triệu đồng bào trong áp bức nghèo đói, tụt hậu. Họ còn muốn hy sinh bao nhiêu thế hệ người dân nữa?
Ngoài ra, nói chung, bất cứ một Hiến Pháp nào cũng phải do dân biểu quyết dưới hình thức này hay hình thức khác. Lại còn có trường hợp cũng không cần đến cả Hiến Pháp nữa như tại Anh Quốc. Nhưng ở Việt Nam thì dân phải được quyền biểu quyết Hiến pháp vì nếu dân không được quyền làm Hiến Pháp thì đảng Cộng Sản sẽ chỉ đặt ra “Cương Lĩnh” thay vì Hiến Pháp để cầm quyền. Trên nguyên tắc là như vậy nhưng cũng cần phải hỏi là đến bao giờ và bằng cách nào dân mới được làm Hiến Pháp?
(11/013)

Nhận thức đúng đắn về kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước

Vừa qua, trên BBC tiếng Việt có đăng một bài viết của hai học giả thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và chính sách châu Á của Mỹ bày tỏ lo ngại về việc Việt Nam tiếp tục quan điểm coi kinh tế nhà nước (KTNN) là chủ đạo, và như vậy đi ngược lại cam kết bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) với các loại hình doanh nghiệp (DN) khác. Ngoài ra, trong sự đa dạng và nhiều chiều của các ý kiến, hội thảo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong, ngoài nước dường như cho thấy có sự ngộ nhận về các vấn đề liên quan đến KTNN và DNNN...
Trước hết có những người đã đồng nhất về tên gọi, nội hàm KTNN với DNNN. Cả trong văn nói và văn viết, nhiều ý kiến chưa phân biệt đúng tên gọi KTNN và DNNN, mà thường dùng như một khái niệm chung và đánh đồng nội hàm chúng với nhau. Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê Nhà nước, tên gọi KTNN khác DNNN và nội hàm của KTNN rộng hơn DNNN, DNNN trong nó chỉ như một bộ phận hợp thành mà thôi.
Từ năm 1986 đến nay, nội hàm KTNN trong công tác thống kê nhà nước đã được xây dựng và điều chỉnh nhiều lần tương ứng với từng giai đoạn cụ thể.
Giai đoạn từ 1986 đến 1990: KTNN bao gồm các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, các công ty kinh doanh thương nghiệp, ăn uống, xí nghiệp vận tải, xây dựng và dịch vụ phục vụ đời sống... của Nhà nước.
Giai đoạn từ 1991-2000: Theo Quyết định số 147/QÐ-PPCÐ ngày 23-12-1992 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, KTNN bao gồm các DNNN và các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động chủ yếu bằng NSNN. Trong đó, DNNN là các đơn vị kinh tế do Nhà nước hoặc các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội sở hữu 100% vốn, được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước.
Giai đoạn từ 2001 đến năm 2010, KTNN gồm: Các DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đang hoạt động theo Luật DNNN. Các công ty TNHH một thành viên mà chủ sở hữu vốn là Nhà nước hoặc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Các công ty cổ phần được cổ phần hóa từ DNNN hoặc một bộ phận của DNNN, đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần trở lên hoặc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt...
Từ năm 2010 đến nay, khi Luật DNNN bị xóa bỏ, các DNNN thực hiện chuyển đổi sang dạng DN hoạt động theo Luật DN, thì KTNN hiện bao gồm: Các DNNN 100% vốn Nhà nước đã chuyển đổi hình thức theo Luật DN và phần vốn và tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp khác đang hoạt động theo Luật DN. Các quỹ và tài sản quốc gia khác (tài chính và phi tài chính) thuộc sở hữu nhà nước và các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước.
Sáng 28-11-2013, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được thông qua tại kỳ họp 6 Quốc hội khóa 13 với 486/488 phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 97,59%. Theo Ðiều 53: "Ðất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý". Nói cách khác, Hiến pháp (sửa đổi) mới cũng tái khẳng định nội hàm KTNN như đã nêu trên.
Như vậy, có thể thấy, KTNN là khái niệm mở, nội hàm rộng, bao quát toàn bộ cơ cở vật chất - kinh tế thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện và thống nhất quản lý dưới nhiều dạng, thậm chí những cấu thành của chúng không thể tính toán hết bằng tiền; thí dụ, giá trị đất đai, tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, lòng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam...
Mặc dù KTNN và DNNN có điểm chung đều là phần tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, phục vụ lợi ích toàn dân. Tuy nhiên, việc đánh đồng tên gọi, nội hàm giữa KTNN với DNNN không chỉ là sự nhầm lẫn đáng tiếc về hình thức tên gọi, mà còn kéo theo sự ngộ nhận lớn hơn về đánh đồng vai trò của toàn thể với bộ phận, thậm chí cả sự hiểu sai về chủ truơng, chính sách vĩ mô nhà nước về quản lý kinh tế và hệ lụy khác.
Với nội hàm rộng lớn trên, vai trò chủ đạo của KTNN là đương nhiên và lâu dài; và đã được tái khẳng định trong Ðiều 51 Hiến pháp (sửa đổi):
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Tuy nhiên, cần hiểu đúng về vai trò chủ đạo của KTNN với vai trò quan trọng của DNNN. Thực tế cũng cho thấy, vai trò của khu vực KTNN được quy định bởi sự tồn tại tất yếu của KTNN trong nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Hơn nữa, cần thấy rằng, vai trò chủ đạo của KTNN cũng có sự điều chỉnh linh hoạt thích hợp với cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế sâu, rộng, đầy đủ và nghiêm túc của Việt Nam.
Còn có sự nhầm lẫn khác là, đồng nhất cơ chế quản lý DNNN giữa nhiệm vụ kinh doanh vì lợi nhuận với nhiệm vụ công ích.
Khác với các hoạt động kinh tế khác, hoạt động kinh tế của nhà nước, và do đó của DNNN, luôn có hai mục tiêu với hai tính chất khác nhau, đó là mục tiêu kinh doanh thông thường như các DN khác, và mục tiêu công ích đặc trưng riêng có của mình. Vì vậy, cần xác định rõ theo các hệ tiêu chí đồng bộ và khoa học về tính chất kinh doanh và tính chất công ích của DNNN; từ đó làm rõ cơ chế quản lý phù hợp đáp ứng mục tiêu kinh tế-xã hội, môi trường, cũng như các lợi ích quốc gia và địa phương, ngành, cụ thể và dài hạn; khắc phục sự nhập nhằng giữa nguồn vốn hoạt động vì lợi nhuận với nguồn vốn hoạt động phi lợi nhuận, cũng như giữa trách nhiệm xã hội của các tập đoàn KTNN đối với ổn định kinh tế vĩ mô với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, dễ dẫn đến đầu tư của tập đoàn vừa bị phân tán, vừa dễ bị lạm dụng, kém hiệu quả. Ðây cũng là điểm nút để giảm thiểu sự nhập nhằng, mù mờ hoặc lạm dụng trong hạch toán và đánh giá các hoạt động công ích và hoạt động kinh doanh của các DN trong thực tiễn cả quản lý nhà nước, cũng như sự hoạt động tự chủ của DNNN, khiến các DNNN không hoạt động hiệu quả như mong muốn và tiềm năng, nhất là đối với các DNNN thuộc lĩnh vực độc quyền cao. Ðồng thời, sự bình đẳng giữa các DNNN với các DN khác ngày càng được khẳng định theo Luật Doanh nghiệp đối với các hoạt động kinh doanh, hoặc theo Luật Ðấu thầu và Luật Ðầu tư công (đang được xây dựng), với yêu cầu ngày càng mở rộng sự tham gia của các DN khác vào thực hiện các hoạt động công ích được tài trợ bằng nguồn vốn NSNN theo nguyên tắc khuyến khích đấu thầu công khai và bình đẳng, giảm thiểu tình trạng khép kín, sự chi phối của lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ... như tinh thần nghị quyết Hội nghị TW3 Ðại hội XI đã chỉ rõ.
Cũng có những ý kiến đồng nhất cải cách DNNN với làm suy yếu khu vực DNNN và KTNN.
Thật ra, tuy có xu hướng ngày càng giảm, thu hẹp, như kinh nghiệm thế giới chỉ ra, tái cơ cấu và đổi mới quản lý DNNN trong bối cảnh mới không phải là làm suy yếu và dần xóa bỏ các doanh nghiệp và khu vực kinh tế này, mà là làm cho chúng ngày càng hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn và đóng góp nhiều hơn cho kinh tế quốc gia theo nguyên tắc quản lý kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tính đến tháng 8-2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu của 17 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quan trọng (TCT 91); đã phê duyệt 100/101 phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của các bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011-2015. Số lượng DNNN đã giảm mạnh, đến đầu năm 2013 cả nước còn 1.284 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Hiện có gần 50% số địa phương không còn DNNN kinh doanh thuần túy. Sự tham gia của khu vực tư nhân vào các công ty cổ phần hỗn hợp nhà nước - tư nhân tăng mạnh. Năm 2012, cả nước có hơn 1.900 công ty cổ phần có cổ phần nhà nước chiếm hơn 50% tổng số cổ phần phổ thông phát hành tại thời điểm cổ phần hóa.
Tuy nhiên, khu vực DNNN vẫn đang chiếm tới 45% tổng vốn đầu tư, 70% viện trợ phát triển chính thức và sử dụng 60% vốn vay từ các ngân hàng thương mại, chiếm khoảng 30% GDP hằng năm.
Trong triển vọng, có thể và cần giảm tỷ trọng của DNNN trong GDP từ mức khoảng 30% GDP hiện nay xuống còn khoảng 10 - 15% GDP; đẩy nhanh hơn tốc độ cổ phần hóa và không nên để quá nhiều DNNNnắm cổ phần quá cao. Theo thống kê chung trên thế giới, ở các nước, Chính phủ chỉ giữ 20% vốn tại DNNN và khu vực DNNN chỉ chiếm khoảng 5-20% GDP...

TS NGUYỄN MINH PHONG

Tái cơ cấu và … “tứ khoái”

 Kỳ Duyên
( B ản gốc của tác giả)'
Tái cơ cấu kinh tế trong rẽ ngoặt mới này, liệu sẽ hứa hẹn sự “bố tròn con vuông” hay tiếp tục… khó đẻ?
I- Kinh tế bao giờ cũng là xương sống của cơ thể xã hội một quốc gia. Nếu vậy, thì cơ thể xã hội Việt Nam chúng ta hiện đang trong tình trạng… loãng xương trầm trọng, không biết bao giờ mới có thể đi thẳng lưng, trên hành trình văn minh và hiện đại.

Nói vậy cùng không ngoa, bởi nhìn vào khu vực kinh tế nhà nước được coi là chủ đạo, những tháng năm này toàn thấy kêu lỗ là lỗ. 
Mặc dù, mới đây, Ts Nguyễn Minh Phong có hẳn một bài viết mang tính lý luận bênh vực cho khái niệm kinh tế Nhà nước với những diễn giải giảm nhẹ ảnh hưởng khuynh loát của khu vực này, thì thực tiễn, với sự yêu chiều từ vốn đầu tư tài chính, hạ tầng cơ sở vật chất và đặc biệt là cơ chế xin- cho mang nặng dấu ấn thời bao cấp vẫn nghênh ngang mũ áo, ghế trên ngồi tótsỗ sàng, DNNN vẫn cứ là ông hoàng ngự trị của một nền kinh tế.
tái cơ cấu, dát vàng, hiến pháp
Có điều tài năng kinh bang tế thế lại không được sỗ sàng như cái cách ngồi mâm trên. Công bố của Bộ Tài chính cho thấy nhiều tập đoàn, tổng công ty lấy “lỗ làm lãi”, khiến lương bình quân của người lao động giảm sút hẳn: 
Mức lỗ bình quân của DNNN cao gấp 12 lần khu vực ngoài quốc doanh (?) Tổng lỗ tính đến năm 2011 của 13 tập đoàn, tổng công ty lên tới 48.104 tỉ đồng, đứng đầu là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex), Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)…
 Trong mọi sự đứng đầu, hẳn kiểu đứng đầu này, xấu hổ nhất.
Nếu biết rằng, kinh tế VN phát triển kiểu một mình một chợ, trong khi bức tranh sắc màu kinh tế thế giới năm 2014, theo khảo sát của Hãng tin Reuters, phân tích của các chuyên gia kinh tế thế giới dự báo có nhiều gam hồng. 
Credit Suisse (Ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, trụ sở tại Thụy Sĩ) cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2014 sẽ từ 2,9% lên 3,7% (năm 2012 là 3,1%), trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước phát triển sẽ gấp đôi- 2,1%, các thị trường mới nổi có khả năng tăng từ 4,7% đến 5,3%. 
Deutsche Bank (Tập đoàn ngân hàng tư nhân lớn nhất nước Đức) dự đoán tỷ lệ này là 3,7%, đặc biệt kế hoạch cải cách của Trung Quốc sẽ tác động sâu sắc và lâu dài đến hiệu quả kinh tế.
Goldman Sachs (Ngân hàng đầu tư và hãng chứng khoán toàn cầu- Mỹ) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2014 tăng lên 3,6%, tại các nước phát triển sẽ tăng gấp đôi lên 2,2%. (Thời báo KTSG, ngày 25/11)
Nhìn vào những dự báo của kinh tế thế giới, kinh tế VN vẫn đang một màu xám xám, bên một màu hồng hồng…(xin lỗi nhạc sĩ Trần Tiến).
Cái màu xám xám ấy có sự góp sức của 03 “cây cọ” kém cỏi:
Năng lực điều hành kém của các tập đoàn, tổng công ty, gắn với tính minh bạch không sòng phẳng trong quản lý. Bên cạnh quản lý Nhà nước quá lỏng lẻo, thậm chí thả nổi.
Sự đầu tư ngoài ngành thua lỗ của nhiều DNNN, và giờ đến lúc phải thoái vốn ngoài ngành, lại đối đầu với nguy cơ giẫm chân tại chỗ.
Sự lũng đoạn của các “nhóm lợi ích”, do bản chất của cơ chế quản lý các DNNN là xin- cho rất nặng nề; cũng là nguồn cơn của tệ nạn tham nhũng.
Cái màu xám xám đặt trong bức tranh tổng thể về kinh tế, mới thấy kinh tế VN vẫn tiếp tục ca bài tôi đi về đâu hỡi tôi? Mà theo Viện trưởng Kinh tế VN Trần Đình Thiên, kỷ lục lạm phát của VN đã vượt qua tất cả các quốc gia trong khu vực, tăng lên tới hơn 18% năm2011 và 6,8% năm 2012, cao hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 3% của các nước như: Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Thái Lan
Tái cơ cấu (TCC) kinh tế, vì thế, là mệnh lệnh sinh tử của thời đại. Chủ trương đúng đắn ấy tưởng đâu sẽ được triển khai tích cực bởi lợi ích phát triển một quốc gia. Tuy nhiên, hai năm qua, TCC kinh tế vẫn như người chửa trâu không chịu sinh nở. Vì sao?
Dấu hiệu thành công đầu tiên của TCC mới là việc ban hành văn bản chính sách mang tính hành chính. Là gần 70 tập đoàn, tổng công ty DNNN được phê duyệt đề án TCC, và hơn 100 phương án sắp xếp đổi mới DN của các bộ, ngành được thông qua.
Nhưng thực tiễn, sự khó đẻ nằm ngay trong chính thứ tư duy tiểu nông khó hợp tác của người Việt, trong lợi ích của các “nhóm lợi ích”. Đó là vật cản âm thầm mà ngang ngược.
Hãy xem, nội dung đầu tiên của TCC nhằm vào thị trường tài chính, đầu tư, theo các chuyên gia kinh tế, có 04 vấn đề lớn cần giải quyết: Minh bạch, cơ chế giám sát, quản trị theo thông lệ quốc tế tốt nhất, tái cấu trúc lại ngân hàng trong đó có vấn đề nợ xấu. Nhưng Ts Lê Đăng Doanh cho biết,“đụng đâu cũng vướng lợi ích nhóm, thiếu thựclực. Có gì để đảm bảo không gây ra nợ xấu nữa, khi không xem xét về chính sách quản lý, giám sát các ngân hàng”.
Mục tiêu ưu tiên của TCC là nhằm giảm đầu tư Nhà nước, tăng đầu tư tư nhân. Vậy nhưng, phát hiện một cách tinh tế, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, việc giảm tỷ trọng đầu tư công/GDP trong 02 năm qua chủ yếu do những khó khăn của kinh tế vĩ mô, khan hiếm nguồn lực hơn là do nỗ lực TCC đầu tư.
Trong khi đó, tiến trình cổ phần hóa hết sức chậm chạp. Cả nước mới có 29 DN được cổ phần hóa. Đặc biệt, tư duy tiểu nông trở thành “bản sắc văn hóa” trong cách làm kinh tế. Dù trước yêu cầu TCC kinh tế, nhưng tỉnh nào tỉnh đó vẫn muốn có các dự án đầu tư do chính mình đề xuất và quản lý. Rút cục, 63 tỉnh, thành phố là 63 nền kinh tế chia rẽ, nơi chồng chéo, nơi phân tán, giữa cung và cầu, mạnh ai nấy ăn, thiệt dân nấy chịu.
Sự trì trệ, chậm chạp của TCC kinh tế, đặc biệt ở khối DNNN còn ở chỗ, TCC tăng tính tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm xã hội, xóa bỏ cơ chế xin- cho, thì còn đâu đất cho các loại “hoa hồng” nảy nở? Không phải không có lý khi người ta nói, trước khi TCC kinh tế, phải TCC tư duy- đó chính là cải cách thể chế, xây dựng nền quản trị quốc gia văn minh, khoa học, phù hợp quy luật thực tiễn, trong đó pháp luật thực sự thượng tôn.
Nếu không, cho dù xã hội hô hào TCC kinh tế, thì một sự bất công, bất bình đẳng giữa con người với con người, giữa các thang bậc gía trị lao động trong xã hội vẫn tiếp tục xảy ra, chứa chất bất bình, phẫn nộ và châm ngòi cho sự bất an về tinh thần, bất ổn về tâm lý và niềm tin, bởi đủ các tầng lớp “cường hào” mới…
Mà vụ việc lương khủng- cao nhất hơn 03 tỷ/ năm, thấp nhất hơn 01 tỷ/ năm của gần 20 vị sếp ở các tập đoàn, tổng công ty, DNNN tiếp tục được phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật chỉ là một trong nhiều ví dụ sinh động về thang giá trị đảo ngược. 
Khiến nhà báo Bùi Hoàng Tám phải sử dụng “nghệ thuật sắp đặt” hình tượng bất công cay đắng này như… thơ: Sếp giàu có mà để nhân viên đói nghèo là sự bất nhân/ Sếp giàu có nhờ sự bớt xén mồ hôi, công sức của người lao động là bất lương/Sếp giàu có nhờ tham nhũng, tham ô là gian tham/ Sếp giàu có bằng nỗi đau và sự trả giá của cộng đồng là độc ác.
 
Tái cơ cấu kinh tế trong rẽ ngoặt mới này, liệu sẽ hứa hẹn sự “bố tròn con vuông” hay tiếp tục… khó đẻ?

Trong khi cơm áo không đùa với nhân dân. Đau cả thể chất… 
II- Và cũng đau cả bụng.
Sao không đau bụng được, vì cái sự hài hước, buồn cười nó vẫn luôn nảy nở trong đời sống vốn nhiều bi hài này. Nó nhắc nhở người Việt nhớ ra cái tính lạc quan nhất nhì thế giới của dân tộc mình.
Đó là cách đây hơn tuần, khi Liên Hợp Quốc vừa ra tuyên bố lấy Ngày 19/11 là Ngày Toilet Thế giới đầu tiên, thì lập tức, báo chí xôn xao vụ việc Hà Nội chủ trương đầu tư 14 nhà vệ sinh công cộng với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng. Toàn bộ chi phí lấy từ tiền ngân sách của thành phố, dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào năm 2014. 
Nhấn mạnh ý tưởng nghiêm túc Ngày Toilet Thế giới, ông Mark Neo, Phó Đại diện thường trực của Singapore tại Liên Hợp Quốc khẳng định, không quan tâm báo chí và cộng đồng có cười cợt đề xuất này hay không, bởi đây là việc làm cần thiết để giúp mọi người trên thế giới nhớ đến tầm quan trọng của một hệ thống nhà vệ sinh tốt hơn cho tất cả mọi người, chứ không phải là chuyện mua vui cho thiên hạ.

Nhưng người Việt đâu có đùa. Vì việc thiết kế nhà vệ sinh tiền tỷ là chuyện nghiêm túc của Hà Nội. Con số đầu tư ước tính cho một nhà vệ sinh nhanh chóng được công khai trên các báo, tính đến cả con số lẻ. 
Hà Nội chưa phải nơi đi đầu. “Chơi sang” phải kể đến các tỉnh nghèo như Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi, khiến người dân kính cẩn gọi là nhà vệ sinh dát vàng. “Dát vàng” thật, vì mỗi nhà ngót nghét cũng nửa tỷ đồng. Có điều, miền Trung vốn nghèo khó, con đường giải quyết một trong “tứ khoái” của con người, từ lúc là quận công… giữa đồng, đến lúc chễm chệ ngồi trong nhà “dát vàng”, không phải là bước tiến chung của văn minh, mà lại là bước thụt lùi về phẩm cách của một số vị nào đó có “trách nhiệm” dát vàng những nhà vệ sinh này.
Vì thế lẽ ra phải cười, người Việt nửa cười nửa mếu. 
Hồi ức nhà vệ sinh “dát vàng” giờ sắp tái hiện tại Hà Nội, dù trước đó thành phố xây hàng chục nhà vệ sinh bằng thép giá 600 triệu đến hơn 01 tỷ đồng, được lắp đặt từ năm 2010 nhưng chưa một lần nào được đánh giá hiệu quả sử dụng. Khiến ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa nghi ngờ vừa ước ao, khi cho rằng, đó là chủ trương rất đúng nhưng về mức giá thì phải chờ thẩm tra, và nếu có nhà vệ sinh tiền tỷ đó, cũng nên thử xem. 
Không chỉ có ông Phan Đăng Long, rất nhiều bạn đọc, khi nghe số tiền tỷ cho một nhà vệ sinh “dát vàng”, cũng mơ về… một nơi gần lắm. 
Và dù chưa được chiêm ngưỡng dung nhan nhà vệ sinh “dát vàng”, bạn đọc ở báo Đất Việt, ngày 23/11, đã đua nhau bình chọn nhà vệ sinh “dát vàng” sẽ trở thành di sản văn hóa thế giới vì những tiêu chí để lại dấu ấn về kiến trúc và tầm nhìn của một nhà vệ sinh hợp thời đại.

Có điều, không phải ai cũng bị tâm phục khẩu phục bởi ý tưởng này. Chứng cớ là mới đây Công ty cổ phần phát triển công nghiệp Thăng Long cho biết, sẵn sàng tham gia đấu thầu dự án 14 nhà vệ sinh của Hà Nội, cho rằng nhà vệ sinh tiền tỷ kiểu đó, chỉ đáng giá tiền triệu, con số cụ thể, từ 300- 350 triệu đồng. 
Thật ra, chẳng cứ người trong nghề thiết kế, ngay người dân chỉ nghe giá thành đã thấy quá vô lý. Vô lý như cán bộ Phòng Kế hoạch, đầu tư của Ban quản lý Chỉnh trang đô thị (đơn vị phụ trách xây dựng dự án 14 nhà vệ sinh), đến giờ, lại quay ngoắt 180 độ, cho biết “chưa có thiết kế chi tiết nào cả”.
Nhưng vẫn còn đây, phát biểu “chuẩn không cần chỉnh”: Người ta ăn của dân không từ một thứ gì. Không biết không từ một thứ gì, có bao gồm cả nhà … vệ sinh không?
Và cũng vẫn còn đây, cảnh báo của các ĐBQH tại phiên thảo luận về Dự án Luật Đầu tư công, khi ĐBQH Trần Du Lịch phải thốt lên: Tại sao chúng ta đầu tư lôm côm lãng phí thế này?
 
Khái niệm “lôm côm” dân dã ấy được thể hiện sinh động ở 63 nền kinh tế của 63 địa phương trong cả nước, lớn nhất như các dự án xây dựng hoành tráng, từ sân bay, cảng biển, đến trụ sở công đường lộng lẫy cung điện trọc phú, đến bé nhất như cái nhà vệ sinh, mà ai đó gọi đích danh, là tư duy “nhiệm kỳ”. 
Điều đáng nói, trong lúc mục tiêu của TCC kinh tế nhằm giảm đầu tư công, thì đầu tư công được tận dụng triệt để, bởi đầu tư công là cái nguồn tiền ‘Thạch Sanh”. Thế nên, “hoa hồng” lâu nay nở trên bất cứ chất liệu nào, nở trên giấy, trên những chữ ký dự án, trên sắt thép, và nay, nở trên cả … “tứ khoái” của con người. Người Việt rất lo sợ thực phẩm ô nhiễm, nhưng cái sự “ăn bẩn” ở một số kẻ nào đó từ lâu lại trở thành món khoái khẩu thượng thặng.

Vẫn còn đây, phát biểu của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp tổ chiều 18/11, phải chấm dứt ngay cách làm như từ trước đến nay trong đầu tư, phải công khai, minh bạch, nếu không như vậy thì đất nước sẽ xuống bờ vực thẳm. Đất nước này cần sự minh bạch, đất nước này cần không có sự tham nhũng.
 
Thật ra, không quốc gia nào không cần sự minh bạch, và cần sự tham nhũng. Nhưng tham nhũng chỉ buộc phải ra đi khi minh bạch đến và ngự trị. Sự minh bạch chỉ đến bằng một cơ chế, một nền quản trị khoa học “pháp trị” đúng nghĩa. 
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được thông qua, rồi đây sẽ có trở thành “thượng phương bảo kiếm”, cho một xã hội phát triển lành mạnh, văn minh, thăng tiến hay không? 
Câu hỏi đó, xin dành hỏi gần 500 ĐBQH. Những người phải chịu trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc, trước lịch sử!
Tác giả gửi Quê Choa

Nghị định tham nhũng

mmw_corruption0603
Hình: Internet

1.
Nhà không giàu, nhưng bố mẹ tần tảo sớm hôm bày sạp dừa tươi ngoài chợ buôn bán, thu nhập đủ cho hai anh em hắn đến trường. Chỉ phải tội hắn học làm sao mà tháng nào cũng đội sổ trong lớp. Hắn bất mãn, xao lãng việc sách đèn phần vì bị liệt vào diện “con Ngụy.” Ngoài lý do ở cùng một xóm, mình với hắn chóng trở thành thân thiết có lẽ cùng chung một điểm này.
Hồi trốn đi vượt biên, trên chuyến tàu có thêm hai vị thầy dạy học và hai người bạn chung lớp. Mình rủ hắn theo, nhưng vì là đứa con trai đầu và duy nhất nên bố hắn tuy ưng, mà mẹ thì không, hắn đành phải ở lại.
Sau ngày đến Mỹ rồi, thỉnh thoảng hai thằng vẫn thư từ thăm hỏi, cho đến một lúc không còn nghe ngóng tin gì nữa, mỗi đứa theo một chuyến xe, chạy miết trên đường sinh nhai.
2.
Năm 2000, nhân chuyến từ thiện bão lụt miền Trung. Mình ghé ngang thăm ngôi nhà hắn ở trong một con hẻm nhỏ. Gia đình vẫn còn ở đó và vẫn sống bằng nghề bán dừa tươi ngoài chợ, nhưng bây giờ có vẻ khấm khá hơn trước rất nhiều.
Hôm đó hắn vắng nhà, cô em gái ngày xưa học thua mình vài lớp đưa mình đi tìm hắn tận trụ sở gì đó ở cấp phường.
Nhác vừa trông thấy hắn, ú nụ, trên người khoác bộ đồ màu xanh rêu bộ đội, đeo quân hàm hẳn hòi. Mình chưng hửng!
Hắn cười và vẫn với kiểu nói nửa chừng năm xưa:
- Thì mày thấy đó…
Ðành rằng, thấy đã thấy tận mắt rồi, nhưng làm sao từ “con Ngụy” khốn đa khốn đốn ở những ngày đi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, bây giờ có thể trở thành một anh “lính cụ Hồ” như thế. Hắn lại cười:
- Thì mày thấy đó, thời này chạy chọt là xong hết!
Bây giờ, mỗi ngày hắn ngồi tại trụ sở phường, có đám đàn em dân phòng phường đội hơn mười đứa đứng ngồi nheo nhóc, gọi bằng anh hai, anh ba ngọt sớt. Ðộng một chút, hắn cần cái gì là có người chạy việc.
Một lần mình hỏi:
- Thế công việc của mày bây giờ làm gì?
Nó nói gọn lỏn:
- “Bắt quân sự.”
Thì ra là vậy, nó sống bằng cái nghề chính là “bắt quân sự” những thanh niên cư trú trong phường. Rồi nó còn khoe:
- Mà mày thấy đó, luật vua thua lệ làng mày ơi!
Nghĩa là nó điểm ”bắt quân sự,” nhưng gia đình nào chạy tiền lo lót đúng mức, nó làm lơ! Giá cả đều có những con số hẳn hòi.
Nhưng cái thời buổi ấy người ta còn “ăn chui,” “ăn lén.” Chuyện “thi hành nghĩa vụ quân sự” chỉ là khẩu hiệu “dương oai.” Bây giờ thì bày ra phương án “đóng tiền miễn lính” chẳng qua để hợp thức hóa cái hành vi tham nhũng đã có từ lâu rồi.
4.
Năm 1996, trong một số báo do mình phụ trách, phát hành làm phương tiện thông tin và tu học cho anh chị em huynh trưởng Gia đình Phật tử, đã cho đăng lại bài tham luận của thầy Tuệ Sỹ từ trong nước gởi ra, có tựa đề “Tham Nhũng, một quốc nạn.” Ít lâu sau thầy biết đã email sang rầy: “Báo Phật học thì không nên cho đăng những bài viết có nội dung như vậy.” Mình email thưa với thầy đại khái là “nội dung tu học của anh em huynh trưởng ngoài này, ngoài Phật pháp, cũng cần học, cần biết thêm hoàn cảnh bi đát chung của đất nước.” Thầy lại email trả lời: “thôi thì ở ngoài đó anh em nghĩ vậy cũng đúng, nên cứ tùy nghi!”
Mình nghĩ “tham nhũng là một quốc nạn,” vì nó được hợp thức hóa bởi những người có quyền bính. Nhưng oan khốc ở chỗ khi kẻ hạ thủ thấy rõ tính chất tranh chấp phe đảng và tạm bợ quyền lực trong cái guồng máy chính trị mưa máu trước sau, thì mức độ tham nhũng của họ càng quyết liệt hơn nữa.
5.
Dù sao bạn mình cũng chỉ là một con ốc nhỏ trong cái cỗ máy đang nghiềng nát đất nước từng ngày, mà nom ăn cũng khá. Và mình nhớ mãi câu nói của hắn hôm hai đứa chào biệt:
- Thì mày thấy đó… tham nhũng cũng là một cái nghề!
Bây giờ đã hơn mười năm sau, người ta toan tính nhiều phương án, biến nó thành những nghị định chính phủ để mặc sức ăn mòn ăn mọp đất nước.

Bắt 80.000 lọ hóa chất Trung Quốc: Bốn ngành phó mặc cho dân

TP - “Nếu như vụ việc thông thường, chúng tôi chỉ xử lý trong 7 ngày. Nhưng nay đã gần 3 tuần, gõ rất nhiều cửa bộ ngành, nhưng 80.000 lọ hóa chất xuất xứ Trung Quốc dùng thúc giá đỗ vẫn chưa được định danh để xử lý”- Ông Lê Mạnh Hùng, Đội trưởng Đội QLTT số 11, Chi cục QLTT Hà Nội tỏ ra sốt sắng.
Ông Nguyễn Thế Sơn, Đội phó Đội QLTT số 11 kiểm tra các lọ hóa chất thúc giá đỗ
Ông Nguyễn Thế Sơn, Đội phó Đội QLTT số 11 kiểm tra các lọ hóa chất thúc giá đỗ.
Bỏ lửng trách nhiệm
Ngày 13/11/2013, Phòng Cảnh sát Môi trường- CA Hà Nội và Đội QLTT số 11 khám ô tô tải 29C-21528 và phát hiện xe vận chuyển 80.000 lọ dung dịch có nhãn mác ghi bằng tiếng Trung Quốc, không có tem phụ, không có hóa đơn chứng từ nguồn gốc xuất xứ.
Ông Phạm Ngọc Chi- chủ xe cho biết, ông gom số hàng này từ Lạng Sơn và mang về Hà Nội bán kiếm lời và không có chứng từ gì.
Ông Lê Mạnh Hùng, Đội trưởng Đội QLTT số 11 cho biết, do không biết các chất này là loại gì, nên Đội QLTT 11 đã đem 5 công văn và cử cán bộ trực tiếp đến gặp đại diện các đơn vị như: Trung tâm khảo nghiệm phân bón quốc gia; Trung tâm đo lường chất lượng khu vực I; Viện Vệ sinh an toàn thực phẩm; Trung tâm khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc; Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện Khoa học Hình sự- Bộ Công an.
Nội dung mà Chi cục QLTT Hà Nội muốn hỏi là: Loại dung dịch bị bắt giữ trên là chất bảo vệ thực vật hay là phân bón; Loại dung dịch này có được sử dụng để kích thích mầm giá đỗ không và có ảnh hưởng sức khỏe không?
Sự nhiệt tình của QLTT cuối cùng chỉ nhận được câu trả lời thật sự đáng thất vọng. Đại loại: chúng tôi không có trách nhiệm trong việc này; chúng tôi thiếu phương tiện máy móc hay việc này của cơ quan X, chi cục Y…
Vô cảm trước người dân
Trong cuộc làm việc với đại diện Đội QLTT số 11, lãnh đạo đội này cho biết, cũng may khi đến làm việc với Viện Khoa học hình sự- Bộ Công an, có một cán bộ xin được phân tích giúp, vì vị cán bộ này đang có đề tài nghiên cứu về chất tương tự.
Do có hàm lượng kiềm cao nên nếu chất lỏng trên tiếp xúc trực tiếp có thể gây bỏng da, nếu rơi vào mắt có thể làm hỏng mắt, nếu nuốt và hít phải có thể làm tổn thương bộ máy tiêu hóa
Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an
Kết quả phân tích ngày 25/11 của Viện Khoa học Hình sự cho thấy, dung dịch này chủ yếu là chất 6-BA và một lượng nhỏ pCPA được pha chế trong môi trường kiềm. Đây là các chất kích thích tăng trưởng thực vật thuộc họ Cytokinins và họ Auxins có tác dụng: kích thích sự nảy mầm và sinh trưởng của cây trồng như giá đỗ, su su…; kìm hãm sự phát triển của rễ, thúc đẩy hình thành mầm hoa và nở hoa, thúc đẩy quá trình tạo quả và sinh trưởng của quả…
Các loại hóa chất trên không nằm trong danh mục các hóa chất được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và cũng không có trong danh mục các loại thuốc bảo vệ thực phẩm được phép sử dụng tại Việt Nam. Đặc biệt, do có hàm lượng kiềm cao nên nếu chất lỏng trên tiếp xúc trực tiếp có thể gây bỏng da, nếu rơi vào mắt có thể làm hỏng mắt, nếu nuốt và hít phải có thể làm tổn thương bộ máy tiêu hóa…
Câu chuyện ở vụ việc này là tại sao 4 cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế lại đứng ngoài cuộc, im lặng? Lâu nay dư luận vẫn nghe khá nhiều về sự quyết tâm của các vị bộ trưởng của hai bộ này về “bảo vệ bữa ăn của người dân”. Thế nhưng, những gì diễn ra lại hoàn toàn khác. Điều đáng nói là trên bao bì bằng chữ Trung Quốc sau khi được dịch ra tiếng Việt có nội dung đáng giật mình:
Chỉ với một lọ dung dịch sau khi pha với 5 lít nước, rồi ngâm hạt giống trong vòng 4 giờ, sau đó cho nảy mầm theo cách thông thường hoặc khi mầm dài 1-2cm thì phun dung dịch pha loãng 1 lần, khi mầm dài 4-5 cm lại phun tiếp lần nữa. Bao bì ghi: chất này thích hợp cho loại cây trồng như lúa và đưa cảnh báo: “Nếu ăn nhầm phải lập tức đưa đến bệnh viện”.
Theo đúng công thức trên bao bì thì 80 ngàn lọ sẽ giúp nhúng 400.000 kg đỗ và cho ra thị trường khoảng 2 triệu kg giá đỗ. Món giá đỗ được tẩm ướp hóa chất sẽ trắng muốt, mỡ màng. Nhưng có bao nhiêu người tiêu dùng biết rằng thứ hóa chất này được cảnh báo “Nếu ăn nhầm phải lập tức đưa đến bệnh viện”! Đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng đối với sức khỏe của người dân, nhưng nghiêm trọng hơn chính là thái độ thờ ơ của các cơ quan chức năng.
                                Phùng Sưởng

Cô Kiều nay đã đổ đốn

Nguyên là bài viết Những lối đoạn trường
đã in TBKTSG 2008 và in lại trong Những chấn thương tâm lý hiện đại 2009

Thư viện quốc gia Hà Nội hàng tháng thường có những buổi nói chuyện về đủ loại vấn đề đang được dư luận quan tâm. Một ngày hè năm 1976, tôi có dịp được nghe một buổi nói chuyện như vậy mà diễn giả là kỹ sư Trần Đại Nghĩa.
Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, ông cũng như nhiều người nghĩ nhiều đến sự phát triển kinh tế, trong đó có việc học hỏi kinh nghiệm nước ngoài.

Bấy giờ nước Nhật còn là cái gì xa xôi lắm. Trần Đại Nghĩa kể, ở Tokyo các kỹ sư đứng ở ngã tư để nghe mọi người phát biểu về kinh tế, ai nói họ cũng ghi để tham khảo, ai nói hay họ còn trả tiền. Quay về mình, ông bảo đừng ỷ vào tài nguyên, mà phải dành nhiều quan tâm cho chuyện quản lý, không quản lý tốt thì nền kinh tế không khác gì thùng không đáy.
Đất nước được quản lý kém thì có độc lập cũng chỉ là độc lập hờ, độc lập giả.
Nước mình lạ lắm, càng những ngành then chốt càng lạc hậu, ông nói tiếp. Về hướng phát triển, ông gợi ý đủ thứ, từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn.
Chuyện nhỏ (đúng ra phải nói “có vẻ là nhỏ”)  --  đào tạo công nhân lành nghề khó lắm, thợ hàn cao áp ở Việt Nam đào tạo một trăm người chỉ đậu được bốn người.
Chuyện lớn (cái này thì lớn thật) --  phải hiện đại hóa về giao thông và thông tin. Phải tiêu chuẩn hóa mọi chuyện. Tiêu chuẩn hóa là công cụ để đạt tới hiệu lực, biến khó thành dễ.
Một điều lạ nữa với chúng tôi là ở chỗ, tuy làm khoa học kỹ thuật, nhưng Trần Đại Nghĩa lại xem trọng khoa học xã hội. Ông báo động là cả nước có 50 triệu người mà gần như không có ai nghiên cứu tâm lý. Hiểu và xử lý đúng tâm lý xã hội, tâm lý nhân dân không tốt thì quản lý kinh tế cũng không tốt.
Tổng quát hơn, ông nói đến việc mình phải minh bạch với mình, rành mạch với mình. Bấy giờ là những năm tháng đầu tiên sau chiến tranh, nên cái sự giấu giấu giếm giếm còn tạm tha thứ được. Song, Trần Đại Nghĩa đã thấy đủ những tai hại mà cái lối “gì cũng coi là bí mật” ấy gây ra. Theo Trần Đại Nghĩa, trong quản lý xã hội, phải xác định bằng được số liệu chính xác. Vì đây là bước đầu để đi tới mình hiểu rõ được mình, tự xác định được vị trí của mình trên thế giới.
Lần giở lại những trang ghi chép được hôm ấy, tôi thấy nó giống như một lời tiên tri. Bởi nó đúng quá, đúng cả với “thời gian lớn” là hơn ba chục năm nay, cả với “thời gian nhỏ” là khoảng dăm bảy năm nay. Cả cái cách nó bị quên lãng nữa chứ!
 Và tôi thầm nghĩ sao lịch sử oái oăm vậy, những suy nghĩ đúng thì không được thực hiện, những cảnh báo đúng thì không được đề phòng, khiến cho đất nước cứ ì ạch mãi, chưa bứt phá lên được.
"Đất nước được quản lý kém thì có độc lập cũng chỉ là độc lập hờ, độc lập giả".
Trần Đại Nghĩa
Lúc này báo chí đang đăng tải nhiều ý kiến liên quan tới tình hình lạm phát. Nhân đó thử nêu ra những “cách đọc” khác nhau với nền kinh tế. Không kể nhiều chuyên gia nước ngoài, ngay các nhà chuyên môn trong nước cũng nêu được nhiều sự lý giải rất xác đáng. Có người nói nhiều ngành kinh tế của ta đang trong tình trạng học việc, lại học không đến nơi đến chốn, ngân hàng thì có cái như tiệm cầm đồ cho vay. Vừa rồi có chuyện nông dân nuôi cá ba sa lao đao vì không bán được hàng, còn doanh nghiệp xuất khẩu thì không vay được tiền để mua cá.
Tôi lại nhớ cái buổi nói chuyện hơn ba chục năm trước của Trần Đại Nghĩa.
Hàng ngày có nhiều việc khiến tôi hối hận. Ai mà chẳng thế, có làm là có sai. Nhưng tôi nhớ một số trường hợp rất lạ, trước đó mình đã nghĩ đúng rồi, vậy mà khi bắt tay hành động, vẫn lầm lỡ thảm hại. Những lần như thế khiến tôi đau xót và tiếc nuối bội phần. Tại sao mình lại đổ đốn vậy? Do dốt một phần. Nhưng tôi nghĩ đến một thủ phạm nữa là những thói quen cũ không chế ngự nổi.
Để chỉ cái tình trạng lưỡng phân rất đáng tiếc này, người xưa có nhiều cách nói thú vị:
-- Hòn vàng thì mất hòn đất thì còn, 
-- Hoa thường hay héo cỏ thường tươi, 
-- Răng cắn phải lưỡi.
Nghe hơi tục thì có câu “Miệng khôn trôn dại”.
Nhưng tôi thích hơn cả là câu trong Truyện Kiều: “Ma đưa lối quỷ đưa đường, lại tìm những lối đoạn trường mà đi”. Đoạn trường có nghĩa là đứt ruột. Có những lầm lỡ làm người ta tiếc đến đứt ruột, và e sợ hình như ở đây đã có vai trò chi phối của ma quỷ.
Cá nhân mắc nạn loại này đã đau lắm rồi. Đến như cả cộng đồng cả xã hội, nếu  không tránh được, thì sự đời chẳng phải là oan nghiệt quá sao?


  Viết thêm 29-11-2013 :  Cố tình "đường quang không đi, đâm quàng đường rậm"
Bài này tôi viết từ năm năm trước. Nhìn lại thấy chỉ mới mấy năm mà tình hình đã khác hẳn. Trước vì dốt nát nóng vội nên làm liều làm ẩu. Nay đã biết trước là làm bậy rồi vẫn cứ làm, nghiến răng mà làm, ép nhau cùng làm.

Học sinh xưa bí quá mới cóp bài nhau. Nay học sinh đi thi chuẩn bị sẵn các loại phao. Và nhà trường và giám thị coi thi hùa thêm vào giúp học sinh làm chuyện man trá cho trót lọt, coi đó là thành tích của mình.Trời cao đất dày nào bỏ qua cho những tội lỗi kiểu ấy!
Trong giáo dục sao thì trong các chuyện sản xuất làm ăn phát triển kinh tế xã hội ở cấp vĩ mô cũng thế.
Nàng Kiều xưa  -- mà chúng ta hay vận  vào số mệnh của dân Việt  -- tự trách ma đưa lối quỷ đưa đường. Nàng Kiều ngày nay tự biến thành ma quỷ, lấy đủ các thứ lý lẽ ra để thuyết phục bản thân đi  theo những lối đoạn trường. Chỉ có những kẻ mất hết niềm tin và trách nhiệm trước tương lai của chính mình mới hành động như chúng ta đang hành động.

John F. Kennedy và lá bài Việt Nam (Kỳ 1)

(PetroTimes) - Trong nhiều tài liệu viết về cuộc chiến Việt Nam, đặc biệt giai đoạn đầu, quyển “Death Of A Generation - How The Assassinations Of Diem And JFK Prolonged The Vietnam War” của tác giả Howard Jones (Giáo sư sử Đại học Alabama) là một trong những tư liệu đáng tin cậy nhất. Nói đến John F. Kennedy, người ta thường nhắc vụ khủng hoảng chính trị Vịnh Con Heo giữa Mỹ và Liên Xô nhưng Howard Jones đã tiếp cận vấn đề từ góc độ quan trọng hơn gấp nhiều lần, xảy ra vào giai đoạn đầy kịch tính thập niên 60 của thế kỷ trước…
Kỳ 1: John F. Kennedy và Việt Nam
Bản báo cáo Lansdale
Trong gần hai tuần đầu tháng 1/1961, Thiếu tướng không quân Mỹ Edward Lansdale đã bí mật tiến hành nghiên cứu tình hình chính trị Nam Việt Nam theo yêu cầu của Bộ trưởng Quốc phòng. Tay cựu viên chức CIA này đệ trình báo cáo 12 trang cho Washington ngay trong tuần đầu tiên John F. Kennedy bước vào Nhà Trắng. Bản báo cáo đến chỉ huy sở CIA, Bộ trưởng Quốc phòng và cuối cùng tới cố vấn Nhà Trắng Walt Rostow. “Thưa Tổng thống, tôi nghĩ ngài nên đọc báo cáo này” - Rostow nói, khi hối hả mang báo cáo vào Phòng Oval. “Xem nào, tôi chỉ có nửa giờ nghỉ hôm nay và còn chuẩn bị bổ nhiệm nội các. Tôi phải xem ngay bây giờ sao? Ông có thể tóm tắt được không?” - Kennedy trả lời. “Không, thưa ngài. Tôi cho rằng ngài buộc phải đọc”.
Lướt vội bản báo cáo, Kennedy ngẩng lên, vẻ thảng thốt, nói: “Walt, đây có thể chưa là điều tệ nhất”. Một khoảnh khắc im lặng, Kennedy nói tiếp: “Tôi phải cho ông biết điều này. Eisenhower chưa bao giờ nhắc vụ Việt Nam với tôi”. Lại im lặng. Cuối cùng, Kennedy ra lệnh: “Giải quyết việc này ngay, Walt”… Báo cáo của Lansdale xuất hiện đúng thời điểm xảy ra nhiều sự kiện có thể ảnh hưởng thế cờ ngoại giao nước Mỹ. Chỉ hai tháng trước, tháng 11/1960, một vụ đảo chính đã thất bại vào phút cuối cùng trong kế hoạch lật đổ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) Ngô Đình Diệm. Tháng 12/1960, Hà Nội ủng hộ thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam. Rồi, tháng 1/1961, Nikita Khrushchev đưa ra bài diễn văn thách thức Washington…
Robert McNamara và John F. Kennedy
Sáng thứ Bảy ngày 28/1/1961, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara điện đến nhà Lansdale tại Virginia, yêu cầu tới Nhà Trắng trong vòng một giờ. Chuyện gì mà khẩn cấp vậy? Lansdale tự hỏi. Đến Nhà Trắng, Lansdale được dẫn tới khu vực đợi bên ngoài Phòng Nội các, nơi Tổng thống đang chủ trì cuộc họp với hơn 12 cố vấn, trong đó Ngoại trưởng Dean Rusk, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, Phó tổng thống Lyndon B. Johnson, tướng Tổng tham mưu trưởng Lyman L. Lemnitzer, Giám đốc CIA Allen Dulles, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách an ninh quốc tế Paul Nitze và trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Viễn Đông Graham Parsons. Cuối cùng, Lansdale được đưa vào, ngồi tại chiếc bàn dài, đối diện Tổng thống.
Những người có mặt trong phòng tỏ vẻ ngạc nhiên. Hầu hết chưa từng gặp Lansdale, họ tự hỏi gã trung niên vận quân phục này vào đây làm gì. Kennedy trình bày vắn tắt báo cáo của Lansdale. “Lần đầu tiên” - Kennedy nói - “Tôi nhận ra mối nguy hiểm và tính cấp bách của tình hình Việt Nam”. Và rồi, trước khi người nào kịp lên tiếng, Kennedy yêu cầu Graham Parsons chuẩn bị thực hiện thêm một báo cáo nữa. Ngày 1/2/1961, chỉ hai ngày sau phiên họp quan trọng trên, Kennedy chuẩn y chi 28,4 triệu USD giúp tăng quân số VNCH và 12,7 triệu USD cho chương trình huấn luyện…
Soạn kế hoạch đảo chính
Tháng 10/1961, cùng Maxwell Taylor, Edward Lansdale sang Nam Việt Nam. Trong cuộc gặp Lansdale tại Dinh Tổng thống, Tổng thống Diệm đã hứng đòn giáo huấn đầu tiên từ Mỹ. Khi nghe Tổng thống Diệm trình bày sự phân vân không biết nên yêu cầu Washington cung cấp quân đội Mỹ hay không, Lansdale tỏ vẻ kinh ngạc và “nạt” ngay: “Ông cần quân đội Mỹ làm gì? Mọi việc đang xấu đi? Liệu đến mức cần quân đội Mỹ thì ông mới có thể sống sao?”. “Tôi hỏi ông mà” - Tổng thống Diệm trả lời. Lansdale phản ứng: “Tôi đang chất vấn ông một vấn đề cực kỳ nghiêm túc. Ông thừa nhận rằng mình đang mất thế kiểm soát và bởi vậy “nhất thiết cần đến quân đội Mỹ?”. “Tôi hỏi vậy không được sao?” - Tổng thống Diệm lên tiếng. “Trả lời câu hỏi tôi ngay lập tức!” - Lansdale gằn giọng. Im lặng một lúc, Tổng thống Diệm thốt ra: “Chúng tôi vẫn có thể kiểm soát tình hình”.
Tuy nhiên, báo cáo từ chuyến đi thực tế của Maxwell Taylor đã ghi rằng VNCH đúng là cần được quân đội Mỹ hỗ trợ. Ngày 11/12/1961, gần hai tháng sau khi Kennedy gửi lá thư cho Tổng thống Diệm, viết rằng: “Mỹ quyết định giúp Việt Nam giành độc lập…”. Hai nhóm quân đội và thiết bị quân sự gồm 33 trực thăng bắt đầu đến Sài Gòn, cùng bốn máy bay một động cơ dùng huấn luyện và 400 viên chức - nhân viên quân đội Mỹ. Hôm sau, tờ New York Times viết: “Sự ủng hộ quân sự trực tiếp đầu tiên của Mỹ dành cho cuộc chiến Nam Việt Nam chống du kích cộng sản đã được tiến hành”. 10 ngày sau, 22/12/1961, chuyên gia quân sự James Davis đã trở thành người lính Mỹ đầu tiên bị du kích cộng sản giết. Davis bị bắn xuyên sọ, chết tức thì. Cuộc chiến “Mỹ hóa” tại Việt Nam thật sự mở màn…
Chỉ nửa năm sau, thái độ của Tổng thống Diệm đối với Mỹ (cũng như ngược lại) bắt đầu thay đổi và mỗi lúc một xấu. Tháng 6/1962, trong buổi nói chuyện với Đại sứ VNCH Trần Văn Chương, Thượng nghị sĩ Mỹ Mike Mansfield được thông báo rằng Tổng thống Diệm đang đối mặt với vô vàn khó khăn. Với Bộ Ngoại giao Mỹ, nguồn tin trên chẳng có gì mới và họ đã chỉ thị Đại sứ Mỹ tại VNCH Frederick Nolting tìm người thay Tổng thống Diệm. Kế hoạch Bộ Ngoại giao Mỹ xuất phát từ báo cáo tuyệt mật của cố vấn Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Joseph Mendenhall.
Giữa tháng 8/1962, Mendenhall giục Nhà Trắng: “Khử ông Diệm, ông Nhu, bà Nhu và phần còn lại của gia đình Ngô”. Theo Mendenhall, kế hoạch đảo chính có khả năng thành công khi ông Diệm và vợ chồng ông Nhu không có mặt trong Dinh Gia Long và Tổng giám mục Ngô Đình Thục lẫn Đại sứ VNCH tại Anh, ông Ngô Đình Luyện, cũng không hiện diện trong nước.
Ngô Đình Diệm tại buổi lễ tốt nghiệp khóa 17 Trường võ bị Đà Lạt vào tháng 3/1963 (vài tháng trước khi bị giết)
Để vẹn toàn mưu sự, nhóm đảo chính nên bắt giam Nguyễn Đình Thuần (Ngoại trưởng) và bác sĩ Trần Kim Tuyến (sếp an ninh). Việc di tản viên chức trọng yếu Mỹ trước ngày đảo chính là điều tối cần thiết, phòng trường hợp Ngô Đình Diệm phản đòn và bắt họ làm con tin. Lực lượng đặc nhiệm Mỹ phải được huy động nhằm ngăn cộng sản “thừa nước đục thả câu”.
Báo cáo Mendenhall là kế hoạch chi tiết đầu tiên phác họa cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm với sự nhúng tay của Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch Mendenhall có nhiều chi tiết bất ổn tiềm tàng. Hơn nữa, một vụ đảo chính có lẽ cũng không cần thiết: giữa tháng 8/1962, McNamara công bố kế hoạch rút lui khỏi Việt Nam thực hiện trong ba năm đồng thời chấm dứt chương trình viện trợ quân sự Mỹ. Trong khi đó, chính quyền Diệm cũng muốn bứt khỏi sự cưỡng chế Washington. Trên trang nhất tờ Washington Post số ra ngày 12/5/1963, ông Ngô Đình Nhu thẳng thắn trả lời phóng viên Warren Unna rằng mình muốn phân nửa trong 13.000 quân đội Mỹ biến khỏi Nam Việt Nam.
Ông Nhu “chơi phản”như thế nào?
Chủ nhật 25/8/1963, tướng Nguyễn Khánh hối hả đến gặp Chánh văn phòng CIA tại Sài Gòn, John Richardson, thông báo rằng, ông Nhu tính móc nối Hà Nội để thương lượng nhằm chấm dứt chiến tranh. Tất nhiên, Mỹ sẽ bị hất ra rìa sự dàn xếp nội bộ này. Liệu Ngô Đình Nhu thật sự tìm cách giải quyết cuộc chiến với Bắc Việt mà không cần thông qua Mỹ? Bán tín bán nghi, nội các Kennedy cho rằng nếu điều đó xảy ra, Ngô Đình Nhu hẳn là kẻ phản thùng, cho dù chính Washington từng bí mật ra lệnh Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Viễn Đông W. Averell Harriman đánh tiếng khả năng tương tự với đại diện Bắc Việt tại Geneva. Dù thế nào, thông tin của Nguyễn Khánh cũng gây mối quan tâm tức thời cho Bộ Ngoại giao Mỹ, nơi đánh giá Nguyễn Khánh là “một trong những tướng giỏi nhất quân đội VNCH, vừa gan dạ vừa tinh tế”.
Quan trọng hơn hết, tướng tá VNCH đều tin vụ trên. Nguyễn Khánh nói với một viên chức CIA rằng, tướng tá VNCH đều sợ mạng sống bị đe dọa và “sẵn sàng làm cách mạng” nếu Ngô Đình Nhu tìm kiếm giải pháp với Hà Nội hay với Cộng sản Trung Quốc nhằm trung lập Nam Việt Nam. Khi tiến trình trên thực hiện, chắc chắn cố vấn Nhu sẽ nộp mạng tướng tá VNCH cho cộng sản. Do khác múi giờ, bức điện tín John Richardson gửi về Nhà Trắng đến Washington vào thứ Bảy, ngày 24/8/1963, lúc 9 giờ 30 sáng. Câu chuyện của tướng Khánh thật ra không gây kinh ngạc cho Washington. Đại sứ Frederick Nolting từng báo cáo rằng cố vấn Nhu đã liên tiếp móc nối Hà Nội và vụ này Ngô Đình Diệm cũng biết.
Đại biện ngoại giao tại Sài Gòn, William Trueheart, hoàn toàn không tin và cho rằng “có quá nhiều chuyện vớ vẩn”. Tuy nhiên, nhiều năm sau, Nolting kể rằng Ngô Đình Nhu từng tiếp “các thủ lĩnh cộng sản ngay trong văn phòng mình ở Dinh Tổng thống”, rằng tôi chẳng những biết rõ mà còn có thể hình dung cố vấn Nhu nói: “Đừng để Trung Cộng dính vào…”. Trong khi đó, Nolting kể thêm, Washington không thể tin hành động phản bội của anh em ông Diệm và các bức điện tín hồi âm từ Washington đến Sài Gòn (về tiết lộ của tướng Nguyễn Khánh) không rõ ai viết nhưng đều có chữ ký của Ngoại trưởng Dean Rusk.
Người Pháp tính gì?
Đánh giá của Đại sứ Frederick Nolting về bí mật móc nối giữa ông Nhu và Hà Nội dựa trên vài chi tiết. Theo Nolting, Mieczyslaw Maneli - đại diện Ba Lan trong Phái bộ kiểm soát quốc tế (ICC) - là nhân vật trung gian giữa cố vấn Nhu và Hà Nội. Từng thoát chết ở trại tập trung Đức Quốc xã Auschwitz trong Thế chiến thứ II và thời điểm 1963 là Giáo sư luật Đại học Warsaw, đảng viên cộng sản Maneli thừa nhận gặp ông Nhu hai lần.
Lần thứ nhất, ngày 25/8/1963 (ngày mà tướng Nguyễn Khánh thông báo cho Chánh văn phòng CIA Sài Gòn John Richardson) tại buổi chiêu đãi giới ngoại giao nước ngoài; Lần thứ hai ngày 2/9/1963, tại Dinh Gia Long, trong buổi gặp riêng. Ai đứng ra tổ chức cuộc gặp giữa cố vấn Nhu và Maneli? Đại sứ Pháp tại Sài Gòn Roger Lalouette đã sắp xếp cuộc gặp đầu tiên, với giúp đỡ của Đại sứ Ấn Độ kiêm Chủ tịch ICC Ramchundur Goburdhum; Đại sứ Ý Giovanni Orlandi và đại diện Vatican Salvatore dAsta. Theo Maneli, Lalouette từng bước tiến hành kịch bản đầy tham vọng của Tổng thống Pháp Charles De Gaulle, với chủ trương kết hợp Việt Nam với hai quốc gia trung lập Lào và Campuchia nhằm một lần nữa biến Đông Dương trở thành “viên ngọc của nước Đại Pháp”.
Edward Lansdale và Ngô Đình Diệm
Khi Maneli đệ trình kế hoạch hòa bình theo “công thức Pháp” lên Hà Nội vào mùa xuân 1963, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định không muốn đàm phán với chính quyền Sài Gòn chừng nào Nam Việt Nam còn sự hiện diện quân đội Mỹ. Tháng 7/1963, Maneli lại đến Hà Nội. Liệu có khả năng Hà Nội chấp nhận một chính phủ liên hiệp với Ngô Đình Diệm? - Maneli đặt câu hỏi. Thủ tướng Đồng nhắc lại rằng, không thể thương lượng gì, nếu không đặt trên cơ sở về độc lập và chủ quyền Việt Nam, rằng Hiệp định Geneva đã lập nền tảng chính trị và pháp lý cho vấn đề chính yếu: Không có căn cứ quân sự cũng như quân đội nước ngoài nào đóng trên lãnh thổ Việt Nam và “mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi là đuổi Mỹ”.
Ngày 29/8/1963, Tổng thống De Gaulle đề xuất cuộc gặp tại Paris xung quanh vấn đề một chính phủ trung lập Việt Nam. Cố vấn An ninh quốc gia McGeorge Bundy cảnh báo Tổng thống Kennedy rằng, Pháp đã lộ rõ ý định can thiệp vào tình hình Việt Nam với dụng ý khôi phục ảnh hưởng thực dân tại khu vực. Cố vấn Nhà Trắng William Bundy cho rằng, đề nghị của Pháp “không những không thực tế mà còn ma mãnh”. Trước chiến thuật ngoại giao của Pháp về giải pháp trung lập Việt Nam, nội các Kennedy càng tiến gần đến biện pháp lật đổ ông Diệm. Nếu chần chừ, ông Nhu có thể móc nối Hà Nội, như vậy mọi việc trở nên “xôi hỏng bỏng không” và tất cả đầu tư của Mỹ đều đổ xuống sông biển.
Mưu tính hất Tổng thống Diệm của Mỹ, trong giới ngoại giao quốc tế, không phải là điều tuyệt mật. Paris cũng đánh hơi và họ có lần nói với Nhà Trắng rằng, việc lật Tổng thống Diệm không là ván cờ tối ưu và rằng Tổng thống Diệm có lẽ tốt hơn nếu còn Nhu bên cạnh. Trong một lần gặp, Lalouette nói với Đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam Henry Cabot Lodge (thay Frederick Nolting từ hạ tuần tháng 8/1963) rằng, Tổng thống Diệm là “nguyên thủ xuất sắc nhất Đông Nam Á”, rằng cuộc chiến du kích Việt Cộng có thể kết thúc trong hơn một năm nữa bởi tinh thần Bắc Việt đang xuống dốc. Một khi chiến tranh kết thúc, Nam Việt Nam có thể thiết lập quan hệ thương mại với Bắc Việt với gạo và than là sản phẩm chủ yếu và “điều này có thể dẫn đến một nước Việt Nam thống nhất mà miền Nam giữ thế thượng phong”. “Cho phép tôi nhấn mạnh hai ý” - Lalouette trình bày - “thứ nhất, hãy xoa dịu dư luận Mỹ và thứ hai, không đảo chính”.
Đêm 1/9/1963 (tức 31/8 tại Washington), Maneli nhận cú điện từ Tòa Đại sứ Pháp, mời đến gặp Lalouette để “dùng cà phê”. Hẳn là có việc quan trọng - Maneli nghĩ. Đến Tòa Đại sứ Pháp nửa giờ sau, Maneli thấy chiếc Mercedes đen của đại sứ Tây Đức đã có mặt từ lúc nào. Đưa Maneli vào thư viện, Chánh văn phòng tiếp tân Mademoiselle Sophie de Passavant nhắc: “Tất cả cuộc nói chuyện của các ngài, đặc biệt điện thoại, đều bị theo dõi từ ba phía: chính quyền Sài Gòn, người Mỹ và Việt Cộng”. Điều đó không có gì bất ngờ nhưng Maneli không hiểu tại sao Sophie de Passavant lại nói như vậy, vào lúc này. Vài phút sau, Maneli được đưa vào phòng. “Tôi biết ông gặp ông Nhu ngày mai. Liệu ông có thể gặp được không, bởi tối nay, Mỹ sẽ đảo chính ông Diệm” - Lalouette nói.
Cố giữ bình tĩnh, Maneli trả lời: “Chúng ta biết chuyện này cũng có ngày xảy ra. Từ khi Lodge đến, số phận chế độ ông Diệm chỉ còn đếm từng ngày”. “Tôi khẳng định rằng, việc lật ông Diệm bằng sức mạnh sẽ là sai lầm không thể sửa chữa và cơ hội cuối cùng, dù nhỏ, cho hòa bình sẽ bị mất. Nếu ông Diệm và ông Nhu bị lật, tất cả kế hoạch chúng ta thiết kế nhằm chấm dứt cuộc chiến và đem lại hiệp ước với Bắc Việt sẽ trở thành công cốc” - Lalouette nói tiếp. Tuy nhiên, thời điểm trên, tướng tá Sài Gòn bắt đầu hoang mang trong kế hoạch đảo chính, do vẫn chưa nhận được tín hiệu đèn xanh chính thức từ phía Mỹ. “Vụ đảo chính không thực hiện” - bức điện Văn phòng CIA Sài Gòn gửi về Washington sáng 31/8/1963 ghi. Ngay sau đó, Nhà Trắng ra lệnh hủy tất cả điện tín từ Sài Gòn về Washington mang nội dung liên quan đảo chính Tổng thống Diệm…
(Xem tiếp kỳ sau)
Cao minh

Kinh tế học “đàn bò”

Đăng Bởi -
Gia súc có thể là một khoản đầu tư tồi nhưng lại là một công cụ tiết kiệm tốt đối với nhiều người Ấn Độ. Họ thà bỏ tiền ra nuôi bò hơn là bỏ tiền vào tài khoản ngân hàng.
Có khoảng 280 triệu con bò tại Ấn Độ, giúp sản xuất những thứ giá trị như sữa, bê con và phân bón. Tuy vậy, nuôi giá súc rất tốn kém. Chi phí lớn nhất là thức ăn, trung bình mỗi con bò tiêu thụ khoảng 10.000 rupees (tương đương 160 USD) thức ăn gia súc mỗi năm. Chi phí thú y cũng nhiều. Những chi phí này quá cao khiến việc sở hữu đàn bò trở thành một khoản đầu tư tồi. 

Theo một báo cáo mới của NBER (The National Bureau of Economic Research - Cục Nghiên Cứu Kinh tế Quốc gia) về đề tài quyền sở hữu trâu bò ở vùng nông thôn Bắc Ấn, lợi nhuận trung bình trên một con bò là -64%. Điều này dẫn đến một câu hỏi rằng: lợi nhuận từ gia súc quá thấp như vậy thì tại sao mà các hộ gia đình vẫn mua chúng? 

Có thể những người dân không hiểu biết về kinh tế, có thể những người theo Ấn Độ giáo muốn thỏa mãn tín ngưỡng tâm linh khi sở hữu một con bò,  ũng có thể họ thích sản xuất sữa chất lượng cao ở nhà, dù chi phí cao hơn. 

Tuy nhiên, các tác giả từ NBER cho rằng phía sau việc sở hữu bò là những lý giải hợp lý về kinh tế. 

Hầu hết mọi người đều thấy việc chi tiêu dễ hơn nhiều so với tiết kiệm. Thú vui trước mắt thường dễ nắm bắt hơn hạnh phúc tương lai. Vì vậy nhiều người sau này hối hận về những quyết định chi tiêu trước đó của họ. Các nhà kinh tế học gọi vấn đề này là “cận thị”.

Theo ICRIER, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào các vấn đề chính sách kinh tế và chính trị, chỉ 7% ngôi làng ở Ấn Độ có chi nhánh ngân hàng, nghĩa là người dân đang thiếu một cơ chế tiết kiệm chính thức cho số tiền nhàn rỗi của họ. Hiện đang tồn tại một số cách tiết kiệm không chính thống như tham gia các nhóm tiết kiệm ở địa phương, hay đơn giản là giấu tiền dưới gối, thì việc sở hữu một con bò có vẻ là một lựa chọn tốt hơn đối với người dân nơi đây. 

Khi so sánh với tiền tiết kiệm trong các tài khoản ngân hàng thì gia súc là những tài sản có tính thanh khoản thấp. Lấy tiền từ một con bò hẳn nhiên khó khăn hơn lấy tiền từ tài khoản ngân hàng. Và như vậy, sự cám dỗ chi tiêu trở nên phức tạp hơn. Những con bò này sẽ “buộc” những con người này không được “cận thị”. 

Các chương trình hỗ trợ cố gắng giảm nghèo, nâng cao thu nhập bằng cách phân phối gia súc chăn nuôi dường như không hiệu quả, khi mà lợi nhuận từ việc sở hữu chúng quá thấp. 

Và nếu những con bò được dùng như một công cụ tiết kiệm thì sự áp dụng và lan rộng của dịch vụ ngân hàng di động ở những nơi như Ấn Độ nên cung cấp một lựa chọn khác tốt hơn. Dean Karlan, một trong những tác giả của báo cáo trên, quan tâm đến ý tưởng “tài khoản tiết kiệm cam kết” mà theo đó người dân chỉ có thể rút tiền khi họ đạt được một số tiền nhất định. 

Trí Dũng 
Theo The Economist - Ảnh từ Occupyforanimals

Lại bàn về ĐA SỐ và DÂN CHỦ

(nhân lời Tổng Bí thư về Hiến pháp mới được đa số thông qua)
Hà Sĩ Phu
Ngay sau khi Quốc hội thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi), TBT Nguyễn Phú Trọng đã trả lời phỏng vấn báo Đại biểu Nhân dân. Số phiếu tán thành là 486/488, không có phiếu chống, quả là một đa số tuyệt đối, khiến cho bài báo đưa một nhan đề chắc nịch “Hiến pháp được thông qua với đồng thuận cao là tất yếu dân chủ, là kết quả của chân lý ý Đảng lòng dân” [1].
Bài báo khiến tôi phải có đôi lời bàn thêm về ĐA SỐ và DÂN CHỦ.
Trước hết xin hỏi có phải cứ “đồng thuận cao” là “tất yếu dân chủ” hay không?
- Để trả lời, xin nhắc chính ông Nguyễn Đức Lam (NĐL – Văn phòng Quốc hội) từng nhắc lại chân lý: “Chân lý không hẳn bao giờ cũng thuộc về đa số. Làm gì trong trường hợp đa số (nhưng) thiếu thiện chí, hoặc đa số có chiều hướng nghiêng về một quyết định không hợp lý, không đúng?” [2].
Đa số trong Quốc hội với 95% đảng viên chính là một “nhóm lợi ích” khổng lồ mà quyền và lợi gắn chặt với điều 4 và với “sở hữu toàn dân” thì đa số ấy chỉ là đa số của một phe nhóm (có bài báo đã gọi Sở hữu toàn dân là Luật cướp cạn).
- Còn Albert Einstein thì nói về số đông như sau: “Chúng ta không thể thắng được lũ ngu bởi chúng quá đông” [3]. Rõ ràng những người sáng suốt luôn là số ít!
- Chẳng những đa số không phải là biểu hiện “tất yếu dân chủ” mà trái lại bản chất của dân chủ là thừa nhận và bảo vệ thiểu số. Ông NĐL nêu trên cũng nói “Điều dễ nhận thấy là thiểu số bao giờ cũng yếu thế hơn so với đa số. Bởi vậy, song song với nguyên tắc quyết định theo đa số là nguyên tắc bảo vệ thiểu số...”. Theo như vậy, nếu Quốc hội và Ban soạn thảo Hiến pháp làm việc theo tinh thần dân chủ thì đáng lẽ phải ghi nhận những ý kiến đối lập như nhóm 72 (mà Quốc hội đã đón tiếp long trọng), nhóm Công dân tự do, nhóm Công giáo, nhóm 8406... vân vân, họ đã lên tiếng ròng rã cả năm nay. Nhưng trái ngược với tinh thần dân chủ ấy, các vị không hề tôn trọng một ý kiến bất đồng nào, thì sao có thể tự phong là dân chủ được?
- Về “đa số” cũng không nên quên rằng những chỉ số “đa số tuyệt đối” luôn gắn với những nhân vật và thể chế độc tài nhất trong lịch sử như Hitler, Gaddafi, Saddam Hussein, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Jong Il... (cả khi bầu cử cũng như khi trưng cầu dân ý). Còn trong một thể chế dân chủ, một đa số quá bán đã là quý lắm rồi.
Nếu phải ngụy tạo một ưu thế đẹp thì dù được 100% nghị gật bỏ phiếu cũng nên giảm đi còn 70-80% thôi mới đáng mặt những kẻ nói dối thức thời. Con số 97,59% dù thật hay giả cũng là một con số dại dột trong tuyên truyền, vì nó gây ấn tượng một con số chua chát đáng buồn... cười!
- Vị Tổng Bí thư cứ thanh minh “Đảng không ép và dân thoải mái” và nói những lời nhún nhường thái quá, đạo đức thái quá như “người lãnh đạo là đầy tớ trung thành của nhân dân”, “Đảng phải chịu trách nhiệm... từ những cái như tương, cà, mắm, muối, cái kim, sợi chỉ. Một người dân đói là Đảng phải chịu trách nhiệm”.
Tôi hiểu: về tâm lý, người có tật thường cứ “không khảo mà xưng, lạy ông tôi ở bụi này” như vậy, thanh minh “không ép” là có mặc cảm rất “ép” đấy! Thực ra chỉ một câu “Hiến pháp là sự cụ thể hóa nghị quyết của Đảng” như vẫn tuyên bố là đủ xóa sạch mọi sự nhún nhường.
Thôi, về những “mũi kim sợi chỉ” cứ để dân chúng tôi tự lo, chỉ mong Hiến pháp là cương lĩnh cao nhất của một quốc gia thì không thể nhằm thực thi nghị quyết của một đảng được! Trong một xã hội pháp trị thì đạo đức phải trở thành “thừa” vì đạo đức đã được kết tinh một cách vĩ mô trong Hiến pháp và luật pháp. Xưng là đầy tớ mà ép ông chủ thì xin miễn cho!
- TBT cũng nhắc đến “ý Đảng lòng dân” thì xin hỏi đây là hai yếu tố ngang hàng hay không ngang hàng? Nói Đảng trước dân sau, mà Đảng viết hoa, dân viết thường là nhất bên trọng nhất bên khinh rồi. Chữ “Đảng” viết hoa là biến một danh từ chung thành một danh từ riêng, để hiểu đây là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chữ “dân” cũng nên viết hoa, không phải chỉ là tôn trọng mà cũng để biến một danh từ chung thành một danh từ riêng, để hiểu đây chỉ là “dân Việt Nam”, vì không có dân nước nào khác lại cứ đứng sau một đảng như thế.
Người Cộng sản (nhưng mà tốt) Trần Độ đã viết: “Ý Đảng phải là lòng dân, phải từ lòng dân. Lòng dân phải trở thành ý Đảng. Phải kiên quyết khắc phục tình trạng ý Đảng một đằng, lòng dân một nẻo. (Trần Độ, Văn nghệ, Hà Nội, số 11 ngày12-3-1988)
Xem như vậy thì ý Đảng phải theo lòng Dân, lòng Dân mới là gốc, có trước, ý Đảng phải từ đó mà ra. Chứ nghị quyết Đảng có trước rồi Dân phải “quán triệt” thì Đảng mới là gốc, dân chủ kiểu ấy là dân chủ lộn ngược.
Một Hiến pháp thế này được thông qua là mở đầu cho một thời kỳ tồi tệ hơn trước, cũng như mỗi lần sửa Hiến pháp là một lần thụt lùi.
Dân chẳng có quyền gì, chắc chỉ có thể có hai cách ứng xử: một là ra một văn bản của những trí thức và giới trẻ phản biện, không chấp nhận Hiến pháp ấy là đúng ý của mình, để ghi nhận trước lịch sử như ý kiến của “thiểu số” (Quốc hội cũng tuyên bố ghi nhận ý kiến thiểu số kia mà). Mặt khác đành chấp nhận Hiến pháp, nhưng đã thế thì ít nhất phải thực hành nghiêm chỉnh, vì dù chưa hoàn thiện Hiến pháp cũng còn tốt hơn nhiều những điều luật nhằm vô hiệu hóa Hiến pháp.
Việt Nam đã ngồi ghế cao trong Hội đồng Nhân quyền quốc tế, thì phải là một thành viên nghiêm chỉnh của nhân loại, dân Việt Nam xin hoan hô và quyết xứng đáng với những giá trị chung của nhân loại, không thể có một thành viên cao trong cộng đồng nhân loại nhưng cứ giữ một thứ văn minh riêng “kiểu Việt Nam” hay “kiểu Trung Quốc” như lối Trung Quốc thường nói!
Cuối cùng, xin thư giãn cùng bạn đọc bằng mấy câu vè rất chi là... “con cóc”:
Vè “CỨ NHƯ”…
Sự đời hư thực, thực hư
Mấy câu “nghị quyết” cứ như sách trời
Cứ như muôn sự đã rồi:
Lịch sử đã xếp Đảng ngồi trên Dân!
Cứ như ông thánh ông thần
Dẫu ngu dốt vẫn giữ phần ngôi cao.
*
Việt Trung hữu nghị tào lao
Biên cương giặc cứ tự vào tự ra
Cứ như nước Việt của ta
Giao Chỉ nay đã đổi là “Quảng Nam”
Cứ như quan ắt phải tham
Cứ như dân phải lầm than lẽ thường
Vua quan muôn sự nhiễu nhương
Cứ vui như thể bốn phương thái bình
*
Trí thức phản biện, phê bình
Cứ đe như đổ triều đình đến nơi
Hỏi dân chủ, bảo có rồi
Đứa nào đòi nữa, cho ngồi nhà lao…
Vừa rồi “ta” trúng phiếu cao
Cứ như xuất hiện một “sao” Nhân quyền
Hiến pháp có được chút quyền
Đến khi làm luật lại liền khóa ngay
Cứ như hai mặt bàn tay
Cứ như nhật thực giữa ngày có đêm
Dân mình biết sống sao yên
Biết đâu đen trắng giữa miền… cứ như…?
*
Thế thời ta cũng… cứ như
Cứ như dân chủ có dư sẵn rồi
Nhân quyền chung của loài người
“Đảng ta” đại diện đã ngồi ghế cao
Dân ta nay quyết tự hào
Lập hội lập đảng như bao nước ngoài
Tự do ngôn luận, viết bài
Phê cả tổng thống dài dài, sợ chi?
Nếu còn những kẻ gian phi
Cấm ta là cấm đường đi lối về
Công khai chung một nhời thề
Thực hành dân chủ,
nhất tề… CỨ NHƯ…
H.S.P (30-11-2013)
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Quốc hội bù nhìn phỏng có thể làm nên lịch sử.

Quốc hội bù nhìn bấm nút thông qua
Bản hiến pháp ngụy tề của thời Cộng Sản
Một bản hiến pháp phản dân hại nước
Hiến pháp phản động nhất của toàn cầu
Những con bù nhìn đang ngồi ngủ gật
Nghe tiếng hô “bấm” chúng choàng tỉnh giấc
A la phù a ha ta cùng nhau bấm
Thế là thông qua bản hiến pháp tà ma

Giờ đây chúng có thể ăn no ngủ kỹ
Đã làm xong bổn phận của ta rồi
Trong lúc ấy ở bên Tàu thanh niên đang múa
Cùng nhau múa mừng hữu nghị Việt Trung
Hữu nghị gì mồ tổ cha bây
Tàu Liêu Ninh đang xuống sâu vào lãnh địa
Của cha ông ta mà lũ bây vẫn múa
Một lũ bù nhìn ngu độn tối tăm
Ngày mai đây khi đất Việt của ta
Là một tỉnh của tụi Tàu phù Trung Cộng
Tội lỗi này là do đảng Cộng Sản
Cộng Sản Việt Nam đang bán nước của tìền nhân.

Phi Vũ

Chúng ta phải làm gì? (Kỳ 7) - Với cộng sản đừng nói xin cho

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Bài viết này không có ý chỉ trích những người được coi là nhân sỹ trí thức. Nó chỉ là một lời đề nghị của một người mong muốn Việt Nam được độc lập và dân chủ thực sự. Nếu chúng ta chỉ chú ý đến chụp hình để xác nhận cái tôi cá nhân, thành lập nhiều quá những hội đoàn mà trên thực tế đã quá nhiều nhưng hiệu quả chưa được bao nhiêu và cũng càng làm cho sự thống nhất phối hợp bị giảm đi. Chúng ta chưa độc lập vì còn cái đuôi Trung cộng đàng sau nên đừng hòng mơ về dân chủ với kiểu xin cho vẫn thấy đối với cộng sản hoặc đấu tranh thiên về hình thức. Nếu cộng sản có thể thay đổi và chấp nhận ý kiến của trí thức, của người dân thì đã không có thảm cảnh mấy chục năm qua. Chính vì vậy những việc chúng ta cần phải làm ngay đó chính là phải dứt khoát vứt bỏ cộng sản và tố cáo cộng sản ra dư luận quốc tế, tìm cách tạo ra sự đối đầu trực diện với đảng cộng sản. Chọn cho mình con đường đối đầu chứ không van xin cộng sản thay đổi chính là con đường hợp lý nhất mà chúng ta phải đi. Đừng nên mong chờ cộng sản thay đổi vì chưa có nhà nước cộng sản nào thay đổi nếu không có người dân đứng lên giật sập nó cả.”...

*

I. Cộng sản là thế:
Dưới chế độc cộng sản, người dân bị ép buộc một cuộc sống như một con vật. Tức là chỉ chăm chú tới miếng ăn, rồi trau chuốt cho bộ lông của mình thì được khuyến khích. Xin lấy ví dụ như người ta khuyên thanh niên phải quên đi thực tại đảng cộng sản đã bán Hoàng – Trường Sa cho Tầu cộng. Thanh niên cứ lo kiếm tiền và ăn chơi đi còn tất cả đã có đảng lo giùm. Đây là một trong những điều hết sức nguy hiểm. Ngược lại những ai muốn sống như một con người chân chính như Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thi Minh Hạnh, Nguyễn Văn Hải… thì đảng sẽ tìm cách hãm hại và bỏ tù. Lý do thật đơn giản là đảng cộng sản muốn ngu dân, muốn toàn trị để dễ dàng bán nước, tham nhũng và vơ vét của nhân dân. Nếu không sớm chấm dứt tình trạng như thế này thì Việt Nam chúng ta sẽ tiếp tục băng hoại đạo đức, suy thoái trí tuệ cũng như hèn nhục với giặc và cuối cùng là nguy cơ mất nước sẽ hiện hữu rõ nét hơn hết. Vậy đâu là nguyên nhân chính của một Việt Nam điêu tàn và mờ mịt tương lai như ngày nay? Không quá xa xôi mà chính là đảng cộng sản. Nói cách khác Nguyên nhân của tất cả mọi nguyên nhân là chính đảng cộng sản.
Nếu không có đảng cộng sản thì không có 3 triệu người Việt Nam bị giết trong chiến tranh, trên đường vượt biên sau cuộc chiến mà chính Lê Duẩn đã khẳng định là “đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”. Nếu không có đảng cộng sản thì đã không có hàng mấy chục ngàn người Việt Nam tiếp tục chết phanh thây trên đường xá, trong công xưởng, trong và ngoài bệnh viện vì tưởng đến bệnh viện là được chữa trị. Vì thực chất tất cả các bộ máy từ y tê, giao thông, công đoàn… đều là của đảng mà đảng thì không bao giờ biết lo cho người dân mà chỉ chăm chú vơ vét để vinh thân phì gia cho các lãnh đạo mà thôi.
Nếu không có đảng cộng sản thì đã không có chế độ độc tài và độc ác như hiện nay. Nếu không có đảng cộng sản thì đã không có một chế độ Công An Trị, Kiêu Binh. Chế độ công an trị đó đã giết hại không biết bao người dân vô tội, bỏ tù không biết bao nhiêu người yêu nước và đấu tranh cho dân chút tự do. Và nếu không có nó thì đã không có một xã hội vô luật pháp. Vì thực tế đảng nắm tất cả quyền bính trong tay để xây dựng nên một xã hội dùng luật rừng thay cho một rừng luật. Chính vì vậy người dân có kêu oan vì mất đất, vì bị công an vô cớ hành hung cũng chỉ được đáp lại là những sự im lặng đáng sơ. Nếu trong một xã hội Tự Do Dân Chủ, luật pháp nghiêm minh công bằng, thì những tên công an kia sẻ không dám tự do đánh người. Người dân sẻ giám mở miệng, sẽ mạnh dạn hơn trong mọi vấn đề của xã hội. Và thảm kịch thảm kịch của cả dân tộc như ngày nay đã không xảy ra. Nếu không có đảng cộng sản thì những cô gái Việt chúng ta không phải đi làm osin, hay bán mình cho khách làng chơi nơi xứ người. Nếu không có đảng cũng sẽ chẳng có những chàng trai bán sức lao động cho người đời hành hạ nơi đất khách. Thật đau xót cho dân tộc Việt Nam vì có đảng cộng sản cai trị!
Cả dân tộc Việt Nam chúng ta 80 năm qua đã bị đảng cộng sản biến thành một đoàn nô lệ, ngày đêm lầm lũi cúi đầu đi kiếm miếng ăn. Ai đồng lõa với chúng thì được hư danh với vật chất và quyền bính. Ai chống lại chúng thì đi tù mọt gông hoặc về nơi chín suối. Những yếu tố thuộc về đời sống tinh thần của một con người, nhân phẩm, nhân quyền. Tất cả những điều làm cho con người khác con vật, thì hoàn toàn vắng bóng dưới cái chế độc cộng sản Việt Nam. Một mặt đảng ký công ước nhân quyền với thế giới, một mặt đảng bịt mồm bịt miệng nhân dân. Đảng nói là vì nước vì dân những đảng không hề lo cho cụ già, em bé,… đảng chỉ thích dùng “phí” để thu tiền bòn rút của nhân dân. Đảng nói là “đỉnh cao trí tuệ” nhưng đảng lại khiến cho đời sống nhân dân vốn đã lầm than nay còn thêm bi đát bởi lạm pháp gia tăng, giá vàng cao vút, giá xăng đỉnh điểm và thất nghiệp tràn lan. Như vậy đảng cộng sản đích thực chính là nguyên nhân dẫn đến mọi khổ đau của dân tộc.
Vì sao đảng phải làm như vậy? Vì đảng không muốn cho nhân dân thức tỉnh. Đảng muốn ngu dân như cách người Pháp thực dân đã từng làm trước năm 1945. Đảng muốn tất cả vì miếng ăn mà phải hèn, phải nhục để đảng có thể sai khiến. Để cho đảng có thể ban phát một chút ân huệ. Và cuối cùng là để mặc cho đảng dâng Việt nam dần vào tay Trung cộng một cách dễ dàng cũng như lãnh đạo của đảng có thể làm cha mẹ dân, hút máu của nhân dân.
Nếu cả dân tộc Việt Nam chúng ta đều tỉnh thức, thì sẽ có hàng triệu Điếu Cày, hàng triệu Phạm Thanh Nghiên, hàng triệu Đỗ Minh Hạnh, Tạ Phong Tần… Vậy tại sao chúng ta còn chần chờ gì nữa? Hãy đứng lên thưa các bạn. Chúng ta phải cùng đúng lên để chúng ta đòi lại những gì chúng ta đã bị đảng cướp mất. Đó là nhân quyền, là tự do, là cuộc sống và cả giang sơn. Nếu chúng ta bước qua được những sợ hãi bản thân, bước qua những vật chất tầm thường được giăng ra bởi cái bẫy của đảng. Nếu chúng ta biết chấp nhận hi sinh bản thân cho dân tộc thì chúng ta sẽ hồi sinh. Và ngày đó cũng là ngày kết thúc của đảng cộng sản Việt Nam. Chúng sẽ không còn cơ hội để vơ vét, đàn áp và bắt bớ chúng ta nữa. Chúng cũng không còn cơ hội để vênh váo với dân và bán nước cho Tầu được nữa.
Chúng ta nên đi vào từng việc làm cụ thể và có ý nghĩa thực tế hơn là việc chúng ta tiếp tục sa đà vào việc ký, rồi xin cộng sản thực hiện dân chủ tự do… vì đó là việc không tưởng. Phải nói thẳng một điều là Hiến Pháp cộng sản soạn ra năm 1992 tương đối đầy đủ và đẹp trừ điều 4,79,88... Tuy nhiên cộng sản chẳng bao giờ thực hiện HP mà thực hiện luật rừng. Xin ví dụ: cộng sản nói tự do báo chí trong HP nhưng luật Báo chí lại cấm báo tư nhân. Rõ ràng cộng sản coi luật trên HP, điều này hết sức ngược đời. 
Hơn thế nữa cộng sản không bao giờ lắng nghe hay thay đổi vì nếu mà biết lắng nghe đã không phải là cộng sản. Chính vì vậy những cái gọi là kêu gọi cộng sản sửa đổi hay thực thì là điều hoàn toàn không khả thi. Thậm chí cộng sản có thể bỏ tất cả những điều vô lý như 258 vv... ra khỏi HP để được tiếng là “dân chủ”. Tuy nhiên để vu oan cho người yêu nước thì cs thiếu gì các. Chúng có thể cho Người yêu nước tội trốn thuế như Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân vv... Bởi vậy trên thực tế đòi thay đổi HP cộng sản nhiều khi cũng chưa hẳn đã giải quyết được vấn đề thực sự cho Việt Nam.
Và một hành động nhãn tiền đang nóng bỏng đã hiện ra trước mắt chúng ta, cộng sản bày trò sửa HP nhưng rồi vẫn thông qua với tỷ lệ cao tuyệt đối việc giữ nguyên HP cũ. Vậy thì chúng ta xin chúng được cái gì? Kiến nghị với chúng được cái gì? Phải chăng chỉ là đàn gẩy tai trâu hoặc nói cách khác là “Phản biện, phản đối” để mua thời gian cho đảng kịp giao Việt Nam cho Tàu?
Do đó, điều quan trọng lúc này là tập hợp lực lương dứt khoát lật đổ cộng sản chứ không phải là mong cộng sản sửa đổi vài điều luật lẻ tẻ. Có 2 lý do chính dẫn đến việc phải dứt khoát với cộng sản đó là:
1/ Chưa có một đảng cộng sản ở một quốc gia nào nhân nhượng cho nhân dân quyền con người. Cộng sản Việt Nam ngoài độc tài còn là đảng cộng sản duy nhất bán nước cho ngoại bang.
2/ Chưa bao giờ cộng sản Việt Nam nói mà làm, do đó không thể xin xỏ kẻ cướp hay tin vào lời hứa của những tên cướp. Vì khi cần được mục đích gì đó cộng sản nói rất hay rồi lại nhổ toẹt vào điều đó.
Chính vì vậy, cầu xin cộng sản thay đổi là một điều hoàn toàn không thực tế. Muốn thay đổi chỉ có cách dẹp bỏ cộng sản bằng những việc làm chống cộng và diệt cộng chứ không phải xin cộng.

II. Việc làm thiết thực:

1. Câu chuyện Hoàng Chi Phong
Theo Thông tín viên nhật báo Le Monde của Pháp tại Hồng Kông ngày 10/12/2012 trong bài viết mang tựa đề “Hoàng Chi Phong, cậu học sinh thách thức Bắc Kinh” đã nói về một sự kiện chưa từng diễn ra tại đây. Phong trào do cậu bé 15 tuổi này lãnh đạo đã khiến chính quyền Hồng Kông phải lùi bước trước ý định áp đặt chương trình “giáo dục lòng yêu nước” của Trung cộng. Tin này đã được RFI cho đăng trên website của mình.
(Links: http://www.viet.rfi.fr/node/76711 ) - Hoàng Chi Phong (Ảnh: RFI)
Trích đoạn từ RFI như sau: “Bài báo mô tả cậu học sinh với cặp kính cận có bề ngoài cũng bình thường như các thiếu niên Hồng Kông cùng độ tuổi 15 với cậu. Nhưng bài diễn văn của Hoàng Chi Phong (Joshua Wong Chifung) với giọng điệu vừa khẩn thiết, lo ngại nhưng vẫn cụ thể, nhắm thẳng vào mục đích, nhất là trước một rừng micro: cậu bé giải thích vì sao phải bằng mọi giá phản đối việc áp đặt «chương trình giáo dục đạo đức». Đây là môn học mới mà Hoàng Chi Phong khẳng định là nhằm tẩy não, mà chính quyền Hồng Kông định buộc học sinh trung và tiểu học phải theo từ nay cho đến năm 2016. Cậu bé 15 tuổi đã chiến thắng! Sau nhiều tháng do dự, một cuộc biểu tình khổng lồ với gần 100.000 người hôm 29/7, nhiều vụ tuyệt thực trong đó có cả các học sinh tham gia, 10 ngày cắm dùi trước trụ sở chính quyền hồi tháng Chín, ông Lương Chấn Anh, lãnh đạo đặc khu Hồng Kông hôm 7/10 cuối cùng đành phải thông báo cho ngưng lại chương trình này”.
Cậu bé Hoàng Chi Phong, chỉ mới 15 tuổi, nhưng hơn hẳn một số người tự cho mình là nhà đấu tranh nhưng vẫn ôm khư khư cái thẻ đảng hoặc tuyên bố bỏ đảng nhưng vẫn một mực ca ngợi “đảng cộng sản có công giành độc lập, tự do cho Việt Nam. Ở bài này không đề cập đến những lý do mà tôi cho rằng những công lao mà cộng sản tự rêu rao là hoàn toàn bịa đặt. Nó đã được trình bày ở “Những sự thật không thể chối bỏ” và “Những sự thật cần phải biết”. Rõ ràng ở đây cái việc cậu bé Phong làm cho thấy nó là một việc làm thiết thực, nó không cần xin cho mà nó là phản kháng rõ ràng với cộng sản.
Cậu bé Hoàng Chi Phong, 15 tuổi, đã sớm biết cái gọi là “giáo dục lòng yêu nước” của Trung cộng, chỉ là đòn hỏa mù cho một lối nhồi nhét tàn ác, phi nhân theo chủ nghĩa Cộng sản, biến con người trở thành những con vật, chỉ biết sống và chết vì đảng cộng sản, và hủy hoại lương tri của con người. Do đó, Hoàng Chi Phong đã lãnh đạo Phong trào này, và đã khiến chính quyền Hồng Kông phải lùi bước trước ý định áp đặt chương trình “giáo dục lòng yêu nước” của Trung cộng.
Hoàng Chi Phong 15 tuổi trở thành “lãnh đạo phong trào chống lại chương trình “giáo dục lòng yêu nước”, bằng những cách giết người theo chủ nghĩa Cộng sản. Cậu bé Hoàng Chi Phong, bây giờ là 15 tuổi, nhưng đã có ý thức từ lúc mới 12 tuổi, đã biết cái nguy hiểm, cái họa của cái gọi là “giáo dục lòng yêu nước” theo kiểu họ Mao. Đó chính là những việc làm cụ thể mà chúng ta nên làm thay vì xin và cho với cộng sản. Mà như chúng ta đã biết cộng sản không bao giờ biết lắng nghe.
2. Câu chuyện Việt Nam:
Ở Hongkong có Hoàng Chi Phong thì Việt Nam cũng không hiếm. Đầu tiên chúng ta hãy xem trường hợp của Minh Hạnh. Mặc dù bị bắt và hành hạ trong tù nhưng Hạnh nhất quyết không nhận tội. Trong thời gian gần đây, bất chấp các lời đe dọa của công an và bệnh hoạn nặng nề mà nghi có thể là ung thư vú thì từ nhà tù Xuân Lộc, nhà đấu tranh trẻ tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn cương quyết không nhận tội danh “phá rối an ninh trật tự” và “chống đối nhà nước” mà bạo quyền cộng sản Việt Nam đã gán ghép để kết án 7 năm tù đối với cô.
Trong chuyến thăm nuôi mới nhất, cô Minh Hạnh tuyên bố với người mẹ là đời người chỉ chết một lần, cô muốn cho bạo quyền thấy rằng họ không được coi thường tinh thần của dân tộc. Cô Hạnh nói với mẹ là “Con không có tội. Những việc con làm, bất cứ công dân nào cũng có bổn phận phải làm”.
Mẹ của cô, bà Trần Thị Ngọc Minh, cho biết là bọn công an nỗ lực thuyết phục bà khuyên nhủ cô Hạnh nhận tội để sớm được trả tự do, nhưng cô Hạnh tuyên bố là chớ nên tin vào lời hứa của bọn công an. Và Hanh rất tin vào con đường mình đã chọn là chính nghĩa. Đó chính là một trong những tín hiệu đáng lạc quan về tinh thần dấn thân của giới trẻ hiện nay. Nó còn là minh chứng cho tội ác của cộng sản mà chúng ta phải đấu tranh để giải thoát cho những người yêu nước như Hạnh. Đồng thời cho chúng ta thấy rằng với cộng sản dứt khoát phải khẳng khái và không có chỗ cho sự xin cho. Vì cộng sản không bao giờ biết thương dân và những người yêu nước.
Đỗ Thị Minh Hạnh
Hay một trường hợp khác là cậu bé con của chị Nga, rất đơn giản và thực tế với khẩu hiệu chống Tàu. Nó khác hẳn với kiểu “mong muốn đảng sửa sai” của một số người tự cho là nhân sĩ trí thức kiểu xin cho. Đừng nên tự bào chữa đó là một hình thức đâu tranh vì với cộng sản bao nhiêu năm nay có súng ống và quân đội, công an thì những gì xin cho kết quả chỉ là số không tròn trĩnh mà thôi. Vì vậy chúng ta nên chấm dứt tình trạng viết đơn đề nghị, rồi ký để gửi đến cộng sản vì đó chỉ là những điều vô nghĩa. Nếu có ký và có tố cáo cộng sản xin hãy gửi nó cho LHQ hay tòa án quốc tế và các quốc gia đang đấu tranh cho dân chủ tự do sẽ có tác dụng hơn nhiều so với việc ký và gửi cho một nhà cầm quyền độc tài luôn coi mình là tất cả. Chả lẽ chúng ta ký thư gửi cho bọn cướp rằng: “Cướp ơi đừng đàn áp, cướp ơi hãy thực thi nhân quyền đi?” – Đó là một điều quá vô lý. Còn nếu cho rằng vì đang công khai nên không thể mạnh mẽ đấu tranh với đảng, vậy xin hỏi tại sao không âm thầm làm việc? Trong đấu tranh với cộng sản gian manh, tại sao cứ phải dùng những thứ để được nổi trội để rồi lấy đó làm lý do để tự hạn chế chính bản thân mình, ngụy biện cho sự van xin không dứt khoát với đảng cộng sản.
Đây là một tấm gương về sự đấu tranh thẳng thắn

III. Một vài gợi ý cụ thể:

Nền dân chủ tại Nga hay Campuchia hiện nay là bài học lớn mà mọi người đã thấy đó là chế độ tân độc tài với cái đuôi tàn dư cộng sản. Nói cách khác nó là sản phẩm của dân chủ cuội mà ra. Ngoài ra, bài học Miến Điện năm 1990 còn đó. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã thắng 392 trong tổng số 485 ghế, chiếm hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC (Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang) huỷ bỏ và họ từ chối giao lại quyền lực. Bà Aung San Suu Kyi và đảng viên của bà vô tù, bị đánh đập tàn bạo, hành hạ tơi bời.
Hiện nay dù Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã trở lại chính trường nhưng với số ghế dành sẵn cho đám quân phiệt Miến, thì suốt đời bà Aung San Suu Kyi và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cũng chỉ làm cộng cụ phục vụ cho đám quân phiệt Miến đội lốt dân chủ cuội để biến thành thực dân nội địa Miến Điện mà thôi.
Nếu con đường dân chủ song hành với cộng sản, được nhà nước cộng sản cho phép hoạt động, cũng sẽ làm công cụ phục vụ cho chế độ dân chủ cuội như Nga, Campuchia, Miền Điện mà nạn nhân chính là nhân dân Việt Nam sau này. Do đó, muốn có dân chủ, tự do thật sự thì phải thật sự ly khai hoàn toàn với cộng sản, với Hồ Chí Minh. Muốn làm được điều đó chúng ta phải làm từng bước một thật chắc chắn mà theo thiển ý đó là hãy giúp bà con dân oan và những người bị tù đầy cộng sản hay tố cáo tội ác cộng sản, Hồ Chí Minh thẳng thắn ra LHQ và các tổ chức quốc tế. Cụ thể có thể một số gợi ý như sau:
1. Đề nghị các vị nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước cùng nhau làm 1 bản phản đối chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam bắt bớ blogger trái phép như Phạm Viết Đào, Nguyễn Tường Thụy hay những người yêu nước như Nguyên Kha, Tạ Phong Tần, Đỗ Minh Hạnh, Nguyễn Văn Hải vv... rồi kêu gọi tất cả những người dân Việt Nam yêu nước cùng ký vào. Sau đó gửi ngay bản phản đối này cho Hội đồng nhân quyền LHQ, đại diện EU về nhân quyền, thượng và hạ nghị viện Mỹ, EU... Đây là 1 việc làm thiết thực và sẽ có tác dụng nhãn tiền trong 1 ngày gần đây, khi Hội đồng nhân quyền đã chấp nhận đơn xin gia nhập Hội đồng nhân quyền của đảng cộng sản Việt Nam. Nó thiết thực hơn nhiều với việc xin đảng cộng sản cho làm một việc gì đó. Đó là một cách tố cáo bộ mặt thật của cộng sản Việt Nam khi cái tròng cổ đã được tròng vào cổ đảng.
2. Hãy quên đi việc ký tên xin cộng sản ban phát cho dân chủ, tự do trong đó có mong muốn cộng sản sửa đổi. Hãy làm ngay những việc cần thiết đó là :
a. Kể rõ và đầy đủ mọi sai lầm và tội ác tày đình của HCM và cộng sản đời từ trước đến nay để nhân dân thấy rõ ràng sự thật.
b. Kêu gọi toàn dân hợp cùng NSTT trong và ngoài nước đứng lên vứt bỏ Hồ Chí Minh – một tội đồ dân tộc, phải dứt khoát đoạn tuyệt với cộng sản.
3. Nhân sĩ trí thức thực chất cũng biết rõ đảng cộng sản và HCM đã bán nước, nhưng không dám nói thẳng sự thật mà chỉ dám nói bóng nói gió. Ngay cả lúc HCM và cộng sản cướp chính quyền của thủ tướng Trần Trọng Kim chỉ có rất ít thấy vị nhân sĩ trí thức báo động cho dân tộc như cụ Tô Hải, Hữu Loan.
Bây giờ giặc đã vào nhà của chúng ta, chúng sẽ bắt con ta làm nô lệ cho chúng, chúng phá nhà chúng ta, chúng đang tung hoành khắp nước ta, đất ta đã mất một phần, biển ta đã mất gần hết và đất nước sắp rơi vào tay giặc, nòi giống sắp bị tuyệt chủng thế mà các vị trí thức nhân sĩ này không ra lời hiệu triệu toàn dân xuống đường tiêu diệt bè lũ bán nước đảng cộng sản và tiêu diệt bè lũ bán nước mà chỉ kêu gọi ký “ôn hòa”, hết cái này đến cái khác đó là một việc làm không thực tế.
Nếu ký “ôn hòa” làm đảng cộng sản sụp đổ thì đã không có dân oan, không có tù nhân lương tâm hay những vụ giặc ngồi ngay tại Tây Nguyên. Cũng chỉ vì “ký” ôn hòa mà cuối cùng giặc vẫn vào Việt Nam, cộng sản vẫn bắt những người yêu nước. Đó là những sai lầm mà chúng ta cần phải tránh.
Khi đảng cộng sản đã ngồi một ghế trong Hội đồng nhân quyền LHQ thì biện pháp hữu hiệu nhất để đòi nhân quyền là xuống đường biểu tình đòi nhân quyền để dư luận thế giới thấy rõ cộng sản đàn áp nhân quyền như thế nào. Thế nhưng như chúng ta đã từng thấy các vị nhân sĩ trí thức này để khoảng chục blogger đơn độc lội hết đại sứ quán này sang đại sứ quán khác. Tại sao quí vị không dẫn đầu những đoàn blogger này đi các đại sứ quán cho con cháu học tập? Tại sao những vị trí thức không làm việc có ý nghĩa hơn là đem việc cộng sản vi phạm nhân quyền đến LHQ mà chỉ biết xin cộng sản cho thực hiện việc này nọ với những chữ ký mà cộng sản không coi vào đâu?
Trên thực tế chúng ta cũng thấy tại Văn giang, Vụ bản, Mường Nhé, Mỹ Yên... hàng ngàn vụ nhân dân đơn độc chống đảng cướp ngày cũng không thấy nhân sĩ trí thức giúp đỡ cụ thể gì hết, vậy nhân dân có thể trông chờ gì ở quí vị? Các trí thức đã ở đâu khi dân oan mất đất và bị đánh đập? Các vị ở đâu khi biểu tình chống Tàu bị đàn áp. Có những vị tuyên bố về cộng sản vi phạm sai trái trong vụ của Nguyên Kha, của Đoàn Văn Vươn nhưng chỉ có 1 số người yêu nước thực sự đến có mặt tại tòa. Đó là những sai lầm của đấu tranh với cộng sản cần phải thay đổi.
4. Nên kêu gọi các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài hãy nhìn rõ về vấn đề nhân quyền để họ thôi không hợp tác làm ăn với cộng sản. Đó là con đường ngắn để ngăn không cho cộng sản hút máu của nhân dân.
Bắng chứng là mới đây, hãng tư vấn Wealth-X ở Singapore và ngân hàng UBS Thụy Sỹ vừa công bố báo cáo cho biết, Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước Đông Nam Á có số người siêu giàu tăng mạnh trong vòng một năm qua. Việt Nam được xếp thứ hai sau Thái Lan với mức tăng 14,7. Theo báo cáo này thì số người Việt gia nhập câu lạc bộ siêu giàu hiện là 195 người, với tổng tài sản 20 tỷ USD. Trước đó một năm, Việt Nam chỉ có 170 triệu phú USD, với tổng giá trị tài sản 19 tỷ USD. 
Bên cạnh đó, theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc, tính đến năm 2010, vẫn có 8,01 triệu dân Việt Nam sống trong cảnh nghèo đói, thiếu thốn trăm bề. Tình trạng không nhà cửa và thất học xảy ra ở nhiều địa phương khắp cả nước. Thậm chí, nghèo đói đến mức nhiều người dân Việt Nam phải tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình. Điển hình là vụ việc của chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân (48 tuổi, ngụ xã An Xuyên, TP Cà Mau - Cà Mau) đã treo cổ tự tử vào đầu tháng 5/2013 để gia đình được cấp sổ hộ nghèo và các con được đi học.
Trong khi số lượng người siêu giàu tăng nhanh, còn lượng người “siêu nghèo” cũng tăng chẳng kém. Cũng theo Báo cáo của Cục thống kê nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho thấy, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và nghèo tại Việt Nam đã tăng từ 8,9 lần trong năm 2008 lên 9,2 lần trong năm 2011. Thu nhập trung bình của khu vực thành thị cao hơn gần gấp 10 lần thu nhập trung bình dao động ở mức 30 usd/tháng của nhóm thu nhập thấp.
Có lẽ có rất nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung lại chỉ có một nguyên nhân chính duy nhất đó là: Chế độ cộng sản. Tại sao lại có thể kết luận như vậy? Có lẽ cũng không quá khó để có đáp án đúng đắn cho điều này.
Trong những năm qua, cộng sản thực hiện chế độ độc tài nên mọi người dân muốn tham gia kinh doanh đều phải chịu sự áp đặt của đủ mọi quan chức từ địa phương đến trung ương, từ ngành nọ sang ngành kia. Các quan chức cộng sản do được độc tài bảo hộ nên tha hồ hà hiếp cướp đoạt của dân thông qua “hối lộ” phí và đủ các thủ tục và lễ phí. Như thế người nghèo càng nghèo hơn còn chỉ có quan chức là giàu sụ.
Đi kèm đó là việc cướp đất đai trắng trợn của người dân để thực hiện các dự án đã làm cho tiền tài đổ vào các quan chức cộng sản và tư bản đỏ đứng sau. Đơn cử như tại rất nhiều địa phương người ta có thể thu hồi đất của dân với giá chỉ vài chục nghìn đồng chưa mua nổi một bát phở trên một mét vuông để sau khi cướp được đất lại thổi phồng lên giá hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Do có sự hậu thuẫn của quan chức tư trung ương nên việc thổi giá được chấp nhận dễ dàng. Người mất đất thì ngậm đắng nuốt cay vì mất đất ở, đất sản xuất còn người mua nhà nếu không phải là quan tham, là tư bản đỏ thì cũng chẳng có nhà mà ở.
Ngoài ra việc vay vốn FDI, ODA của nước ngoài về đầu tư các dự án cũng là những miếng mồi ngon cho quan tham và tư bản đỏ chia chác lợi ích, đục khoét tài chính khiến cho có một bộ phận siêu giàu còn đại bộ phận đất nước vẫn nghèo và mắc nợ. Đồng thời, việc cộng sản tạo cơ hội cho đầu cơ và mua bán vàng kiểu “thằng giàu cứ giàu, thằng nghèo càng chết đói” khiến cho xã hội ngày càng nhiều hố sâu ngăn cách. Những Ngươi nghèo đã nghèo lại khổ hơn. Từ vơ vét tiền của dân và vay tiền nước ngoài cộng sản có thể duy trì chế độ công an trị “còn đảng còn tiền” hiện nay. Vì vậy muốn cộng sản phải sụp đổ thì cần phải bóp chết chúng về mặt kinh tế.

IV. Kết luận:

Bài viết này không có ý chỉ trích những người được coi là nhân sỹ trí thức. Nó chỉ là một lời đề nghị của một người mong muốn Việt Nam được độc lập và dân chủ thực sự. Nếu chúng ta chỉ chú ý đến chụp hình để xác nhận cái tôi cá nhân, thành lập nhiều quá những hội đoàn mà trên thực tế đã quá nhiều nhưng hiệu quả chưa được bao nhiêu và cũng càng làm cho sự thống nhất phối hợp bị giảm đi. Chúng ta chưa độc lập vì còn cái đuôi Trung cộng đàng sau nên đừng hòng mơ về dân chủ với kiểu xin cho vẫn thấy đối với cộng sản hoặc đấu tranh thiên về hình thức. Nếu cộng sản có thể thay đổi và chấp nhận ý kiến của trí thức, của người dân thì đã không có thảm cảnh mấy chục năm qua. Chính vì vậy những việc chúng ta cần phải làm ngay đó chính là phải dứt khoát vứt bỏ cộng sản và tố cáo cộng sản ra dư luận quốc tế, tìm cách tạo ra sự đối đầu trực diện với đảng cộng sản. Chọn cho mình con đường đối đầu chứ không van xin cộng sản thay đổi chính là con đường hợp lý nhất mà chúng ta phải đi. Đừng nên mong chờ cộng sản thay đổi vì chưa có nhà nước cộng sản nào thay đổi nếu không có người dân đứng lên giật sập nó cả.
29/11/2013

9 kĩ năng cần thiết với sinh viên


Đối với sinh viên, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức, sinh viên cần phải nâng cao kĩ năng sống (kĩ năng mềm) của bản thân. Đây là điều kiện cần nhưng lại đang rất thiếu đối với sinh viên hiện nay.

Kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp

Để đạt được những thành công trong cuộc sống. Con người cần phải biết đặt ra những mục tiêu phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và quyết tâm thực hiện chúng.

Mục tiêu phù hợp sẽ giúp con người sống có mục đích, biết quý trọng cuộc sống của mình và đặt mình vào cuộc sống có ý nghĩa. Ngược lại, cuộc sống sẽ trở nên vô vị và có thể dẫn đến lêch lạc.

Chính vì vậy, xác định mục tiêu là đòi hỏi quan trọng với sinh viên. Nó giúp sinh viên biết được những mong muốn cụ thể và cố gắng hoàn thành mong muốn trong thời gian mình muốn. Mục tiêu cũng giúp sinh viên biết được để đạt được ước mơ thì bản thân cần làm gì, cần nguồn hỗ trợ nào, và từ đó biết được những khó khăn và thuận lợi gặp phải.

9 kĩ năng cần thiết với sinh viên 1
Kỹ năng tự nhận thức    

Tự nhận thức là tự biết mình là ai, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mối quan hệ với những người xung quanh… Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân thể hiện sự tự tin và tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả. Tự nhận thức cũng giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế.

Tự ý thức là một kỹ năng sống quan trọng giúp mỗi sinh viên nhận thức rõ hơn về bản thân: Biết mình là ai, mình có những điểm chung và những điểm riêng nào so với những người khác. Từ đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong việc rèn luyện kỹ năng tự nhận thức và có thái độ tự tin đối với những gì đã có, thấy được những gì cần cố gắng, biết mình muốn gì và không thích gì để kiên định và ra quyết định phù hợp.

Kỹ năng giao tiếp

Theo lý luận của Tâm lý học hoạt động: Bản chất cuộc sống của con người là các dòng hoạt động nối tiếp nhau, từ khi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời. Giao tiếp xã hội là yếu tố quan trọng, góp phần tạo dựng nên thành công trong bất kỳ lĩnh vực gì.Giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.

9 kĩ năng cần thiết với sinh viên 2
Kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề

Trong cuộc sống chúng ta rất thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề khó giải quyết. Chúng ta cần phải suy nghĩ, lựa chọn và đưa ra các quyết định để giải quyết vấn đề, tình huống đó một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.

Với mỗi quyết định và giải quyết đúng đắn, chúng ta có thể mang lại thành công cho cá nhân, niềm vui cho cha mẹ, anh em, bè bạn và những người thân khác.

Ra quyết định là việc làm quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Việc ra quyết định đòi hỏi suy nghĩ linh hoạt, kịp thời, sáng tạo. Điều đó sẽ giúp sinh viên luôn có sự lựa chọn đúng đắn trong các mối quan hệ giữa tình bạn – tình yêu, việc học tập cũng như đi thực tập của bản thân.

Kỹ năng làm việc theo nhóm

Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Điều đó có nghĩa là, khi làm việc theo nhóm thì hiệu quả công việc cao hơn nhiều so với làm việc đơn lẻ.

Vì vậy, các nhà tuyển dụng đặc biệt là các công ty nước ngoài rất quan tâm đến kỹ năng làm việc theo nhóm của ứng viên khi họ muốn tuyển dụng nhân viên mới. Đây là một điểm yếu của người Việt nam, rất nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi nhưng khi phỏng vấn tìm việc làm vẫn rớt hoặc được đánh giá thấp về mặt này.

Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác

Rất khó để tiếp thu những lời phê bình từ người khác, dù đó là những lời phê mang tính xây dựng. Nhưng đây là một kĩ năng cô cùng quan trọng trong quá trình học tập cũng như nghề nghiệp của sinh viên.

Việc giữ thái độ bình tĩnh và có thái độ ứng xử phù hợp trước những lời phê bình là vô cùng cần thiết, nó phản ánh thái độ cầu thị của một sinh viên. Nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng cố tình phê bình, nếu sinh viên không tỉnh táo sẽ mắc lừa họ.

Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Vì thế để tăng chỉ số này sinh viên cần phải học cách lắng nghe và học hỏi từ những lời nói của những người đối diện.

Năng động, tự tin và biết thuyết phục người khác

Thái độ tự tin là rất quan trọng khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó. Việc bạn tỏ ra khiêm tốn khi nhận được lời tán dương của người khác là rất quan trọng nhưng việc bạn làm cho người khác nhận rõ những điểm mạnh của bạn cũng quan trọng không kém.

Kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng

Trong cuộc sống có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng. Do áp lực thi cử, do quan hệ trong gia đình, quan hệ ở trường học, quan hệ ngoài xã hội… Chính vì thế kĩ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng là vô cùng cần thiết.

Thích nghi với sự căng thẳng sẽ giúp sinh viên có suy nghĩ tích cực dù khó khăn, dần biến sự căng thẳng thành một động lực tích cực. Làm được điều đó, sự căng thẳng trong giao tiếp giữa việc học tập, tình bạn – tình yêu, đi thực tập sẽ không còn, cuộc sống của bạn sẽ luôn tươi mới.

Kỹ năng làm chủ và tự đánh giá bản thân

Tập cách tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân từ việc ngành nghề cho đến học hành. Tìm hiểu bản thân mình để xác định cho mình mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Không ai hiểu rõ mình hơn chính bản thân mình. Tìm hiểu những điểm mạnh yếu của bản thân để phát huy tối đa sở trường và hoàn thiện chính mình.

Trong thời đại thông tin ngày nay, việc tìm hiểu ngành nghề đã trở nên rất dễ dàng với hệ thống mạng. Báo chí và sách vở cũng trở nên phổ thông với hầu hết mọi tầng lớp giàu nghèo của xã hội. Chỉ bằng cách tự đào sâu tìm hiểu và quyết định sở thích và chuyên đề học vấn, sinh viên mới có thể xác định được đường lối thực sự đúng đắn và phù hợp cho bản thân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét