- Nguy cơ xung đột từ “đường lưỡi bò trên không” (PT).
- 2 tiêm kích Trung Quốc “hộ tống” 12 máy bay Mỹ, Nhật (ANTĐ). – Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan (TP). - Lo ngại tăng lên ở vùng phòng không Trung Quốc (CATP).
- Nhật Bản xoay trục (CATP).
- Nhờn dư luận (XH/CL). - Tổng cục Du lịch “thưởng” công ty lữ hành bỏ khách (ĐV).
- Triều Tiên chính thức xác nhận bắt cựu binh Mỹ (TN). - Công dân Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ đọc lời thú tội (VOV).
Điều tàu sân bay, TQ lộ âm mưu trên biển Đông. (MTG) —–Mỹ cảnh báo TQ: Quân đội Mỹ không ngại vùng phòng không TQ (MTG)
Tàu Liêu Ninh cập cảng Tam Á án ngữ trên Biển Đông (SM) —Hàng chục máy bay Mỹ-Nhật-Nga liên tục vào ra ‘lưỡi bò trên không’ (SM)
Chiến hạm Trung Quốc “phun khói” ở Nam Thái Bình Dương
-(Kienthuc.net.vn) – Biên đội tàu chiến Type 052C, Type 054A Trung Quốc
vừa tiến hành cuộc tập trận bắn pháo ở Nam Thái Bình Dương trong bối
cảnh biển Hoa Đông “như chảo lửa”.
Trẻ chết nhiều, vắc-xin vô can!(MTG) —-Không đủ bằng chứng để cho thấy Quinvaxem không gây chết người! (SM) —- 40 triệu để không kiện tụng có khiến vaccine an toàn hơn? (SM) —Một trẻ tử vong không bằng tính mạng 1,5 triệu trẻ khác? (ĐV)
Vụ ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo chủ tịch tỉnh Bình Dương: Bài 2: Tỉnh giao đất ở lâu dài trong KCN Sóng Thần 3 là… “lố”! -(MTG) >>> Bài 1: Ai cho phép Đại Nam biến khu công nghiệp thành đất ở? >>>“Chủ tịch tỉnh Bình Dương phát ngôn xâm hại danh dự, uy tín công dân” >>>Thanh tra Chính phủ cứ vào Bình Dương
Mưu sinh 27 năm giữa lòng Hà Nội chỉ với một chiếc cân (MTG) -Một
cụ bà 84 tuổi đã cố gắng bươn chải, tự nuôi sống bản thân giữa Thủ đô
đắt đỏ chỉ với một chiếc cân. 27 năm trôi qua, dù nắng hay mưa, ốm đau
hay khỏe mạnh, bà đều kiên trì mang chiếc cân ra khu Bách hóa Thanh Xuân
để kiếm 20.000 – 50.000 đồng mỗi ngày mà chưa bao giờ mảy may có ý định
đi xin ăn…
Ngư dân khiếp sợ các khu tránh trú bão tiền tỷ (SM) —-Mới chỉ đề xuất phạt hơn 200 triệu đồng vì gây lũ bùn thải Titan (SM) —-Cướp giật khiến người dân và du khách sống trong sợ hãi (SM)
Hạt lúa “lợi ích nhóm“,chuyện “ăn của dân không từ thứ gì“ (ĐV) —-Hạt lúa giống cũng có… “nhóm lợi ích”! (LĐ)—— Bộ trưởng Thăng đề xuất rút ngắn nghỉ Tết 2014(ĐV)
Tổng cục Du lịch ‘thưởng’ công ty lữ hành bỏ khách(ĐV) —-‘Tiêu diệt khủng bố’ ở sân bay Tân Sơn Nhất(ĐV)Lời khẩn cầu của người vợ liệt sĩ (DV) —UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN, ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA LÀ THẾ NÀY? -(Phương Bích)
Công trình giao thông gian dối: Hầu hết các tuyến đường không đảm bảo chất lượng! (LĐ) >>>Các công trình gian dối đây – thưa Bộ trưởng Bộ GTVT! >>>>“Các công trình gian dối đây – thưa Bộ trưởng”: Đường mới như… áo rách
- Giá vàng lấy lại đà tăng (KTĐT).
- Sai lầm thương hiệu (DĐDN).
- Lão nông xây nhà máy nước (DV).
- No ấm nhờ trồng lúa nước (DV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Tìm thấy hầm mộ của bạo chúa nhà Tùy (TTVH).
- Họa sĩ Thanh Thúy ‘lưu dấu Việt’ (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Học tiếng Việt để nhớ nguồn cội Việt (GD&TĐ).
- Nơi thử thách người thầy (GD&TĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Xóm chài An Hòa ngóng tin thuyền viên mất tích (VOV). - Đắm tàu ở Nghệ An: Chiều nay, 2 ngư dân về bờ (KP). - Nỗi đớn đau không ngăn được hi vọng (PLXH).
QUỐC TẾ
- Thái Lan: Người biểu tình chiếm giữ thêm nhiều công sở (VOV). - Phe ‘áo đỏ’ đổ về Bangkok ủng hộ chính phủ (Tin tức). - Người biểu tình Thái Lan đang vi phạm Hiến pháp (Tin tức). - Thái Lan thắt chặt an ninh trước làn sóng biểu tình (VTV). - Thái Lan thiệt hại 10 tỷ USD do bất ổn chính trị (VOV).
Hạt lúa củ khoai và "lợi ích nhóm"
(Thị trường)
- Việt Nam vẫn có thể sản xuất ra được những giống lúa chất lượng cao,
giá phải chăng nhưng lợi ích nhóm khiến gạo Trung Quốc vẫn tràn lan thị
trường. Cũng vì lợi ích nhóm, những doanh nghiệp sản xuất phân bón chân
chính, đột nhiên bị tố sai phạm. Tiền hỗ trợ mua tạm trữ lúa gạo cũng
làm nông dân khổ hơn, càng làm càng lỗ.
Ai tiếp tay cho lúa giống Trung Quốc tràn lan thị trường
Nhiều năm nay, giống lúa Trung Quốc
làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam. Giống lúa Trung Quốc được bán
với giá cao hơn một số giống lúa trong nước tự sản xuất, chất lượng gạo
không bằng, hàm lượng dinh dưỡng của gạo thấp hơn tuy nhiên lại cho sản
lượng cao hơn giống lúa của Việt Nam rất nhiều.
Nhưng việc sản lượng cao không phải là
nguyên nhân chính khiến giống lúa Trung Quốc thống lĩnh ở một số vùng
trồng lúa các tỉnh thành phía Bắc mà nguyên nhân chính, theo đánh giá và
quan sát của GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về Nông nghiệp cho biết, do
nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống
Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa
Trung Quốc, không trồng giống lúa Việt Nam.
Các chủ thể liên kết với nhau, trong
đó có cả quan chức, để kinh doanh lúa giống Trung Quốc. Họ lập công ty,
nhập sản phẩm, rồi dụ nông dân mua. Vì lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng
“giết chết” lúa giống trong nước.
Lợi ích nhóm tham gia vào các khâu cung ứng đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thậm chí đầu ra của lúa gạo. |
Không chỉ giống lúa, thị trường phân
bón cũng bị khống chế bởi nhóm lợi ích, các doanh nghiệp đã phải “tố
khổ” vấn đề này tới Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Cụ thể, không ít doanh nghiệp “đại
gia” kinh doanh lĩnh vực phân bón đã “ngớ người” khi nhận được thông tin
từ các Chi cục Quản lí thị trường, Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm
sản, Thanh tra Sở NN&PTNT các tỉnh về việc “phát hiện dấu hiệu hàng
giả, hàng kém chất lượng” tại các cơ sở, đại lý phân phối các mặt hàng
sản xuất, nhập khẩu của các công ty này.
“Nghịch lý là, bây giờ các doanh
nghiệp có tiềm lực thì lại “bó tay” và nghi ngại trước những chứng thư
kiểm nghiệm hàm lượng sản phẩm của các trung tâm nhỏ - những đơn vị cấp
Phòng trực thuộc cơ quan quản lý ngành nông nghiệp hoặc các đơn vị sự
nghiệp có thu của Sở Khoa học – công nghệ các tỉnh. Hay nói cách khác,
doanh nghiệp lớn đang sợ các trung tâm nhỏ” – Chủ tịch HĐQT của một “đại
gia” kinh doanh phân bón bình luận.
Rõ ràng, đã có một cuộc cạnh tranh
ngầm giữa các cơ quan, doanh nghiệp có chức năng kiểm định chất lượng
hàng hóa với nhau dẫn tới góp phần làm rối thêm thị trường phân bón vốn
dĩ đang hỗn loạn từ trước.
Tạm trữ lúa gạo: Doanh nghiệp được lợi, nông dân càng làm càng lỗ
Trả lời trên báo Đất Việt, PGS.TS
Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại (Bộ Công
thương) cho biết, chính sách tạm trữ gạo là một cách làm không mang lại
hiệu quả trực tiếp cho nông dân, nhưng đấy là cách làm đơn giản và dễ
thực hiện nhất.
Thực tế là nhà nước hỗ trợ tài chính
cho doanh nghiệp xuất khẩu mua gạo trên thị trường, việc làm này tác
động tăng cầu tiêu thụ gạo đẩy giá lúa trên thị trường tăng 100 - 200
đồng/kg.
Theo phân tích của PGS. TS Nguyễn Văn
Nam, việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu giúp họ giảm chi
phí cho việc thu mua gạo, tức là mua được giá rẻ, và đương nhiên doanh
nghiệp cũng sẵn sàng xuất khẩu với giá rẻ hơn mà lợi nhuận không bị suy
giảm.
Thêm nữa, nhà xuất khẩu sẵn sằng bán
giá rẻ vì họ có một chân hàng rất dồi dào trong nước, và họ sẽ tiếp tục
xuất khẩu lô thứ 2, 3… tổng hợp lại là lợi nhuận của họ cao hơn nhiều so
với việc họ dự trữ và chờ giá cao mới xuất hàng.
Vì vậy, chính sách hỗ trợ tạm trữ gạo
lại vô tình đẩy giá xuất khẩu gạo Việt Nam xuống thấp. Với giá thấp đó,
lợi ích nhà xuất khẩu không hề suy giảm, còn người nông dân chịu mọi
thua thiệt, càng làm càng lỗ.
"Bản thân nông dân cần bán thóc, còn
chương trình lại hỗ trợ mua gạo, như vậy “lợi ích cho người nông dân”
chỉ là một con bài chính trị nhằm thực hiện lợi ích thiết thực và lớn
lao cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặt khác, xưa nay chỉ có thể dự trữ
thóc lúa thì mới có thể duy trì được chất lượng hạt gạo, còn dự trữ gạo
chỉ có làm chất lượng hạt gạo giảm, dự trữ càng lâu chất lượng càng
giảm, kéo theo giá trị giảm", PGS.TS Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh.
Như vậy, lợi ích nhóm tham gia vào các khâu cung ứng đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thậm chí đầu ra của lúa gạo.
Trước đó, ngày 11/9, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khi phát
biểu tại phiên thảo luận về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 tại UB Thường
vụ Quốc hội đã từng bức xúc khi nói về vụ nhân bản xét nghiệm “vô
lương” ở Hoài Đức đến vụ biển thủ 3 tỷ đồng của học sinh dân tộc thiểu
số và nói: “Người ta ăn của dân không từ cái gì nữa".
"Ăn của dân không từ cái gì nữa" lại đúng trong trường hợp người
nông dân cơ cực, vay tiền mua lúa giống, phân bón vật tư, làm ra được
hạt thóc lại lo nơm nớp đầu ra của sản phẩm, được mùa mất giá... bị lợi
ích nhóm vét sạch mọi thành quả.
Hương My
Công trình giao thông gian dối: Hầu hết các tuyến đường không đảm bảo chất lượng!
Viện sĩ Nguyễn Trường Tiến
Đó là khẳng định của Viện sĩ Nguyễn Trường Tiến - Chủ tịch Hội cơ học
đất và Địa kỹ thuật Việt Nam - với phóng viên Báo Lao Động xung quanh
vấn đề nguyên nhân gây lún nứt tại các công trình giao thông hiện nay,
sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài “Những công trình gian dối đây -
thưa Bộ trưởng”.
- Các công trình gian dối đây - thưa Bộ trưởng Bộ GTVT!
- “Các công trình gian dối đây - thưa Bộ trưởng”: Đường mới như... áo rách
Nói về
việc nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chính của vết hằn bánh xe trên
mặt đường là do tải trọng, chất lượng nền đường, nhựa đường… Viện sĩ
Nguyễn Trường Tiến cho biết: Tôi khẳng định những điều đó đều đúng,
nhưng chưa đủ. Nguyên nhân mấu chốt của các vết hằn trên các tuyến đường
giao thông vì chúng ta áp dụng tiêu chuẩn không đúng.
Yếu
kém nhất của ngành xây dựng nói chung và của ngành xây dựng GTVT nói
riêng là chúng ta sử dụng những bộ tiêu chuẩn quá cũ, và sử dụng các thí
nghiệm quá lạc hậu. Khi chúng ta không có tiêu chuẩn thì lại sử dựng
tiêu chuẩn của Mỹ để làm đường. Sau đó chúng ta lại sử dụng tiêu chuẩn
của Liên Xô cũ để làm nền và lại sử dụng tiêu chuẩn của Nhật Bản để làm
cầu, cuối cùng là sử dụng những kinh nghiệm của VN để chắp mối lại với
nhau.
Đây sẽ là một nồi lẩu với các thực phẩm không hợp khẩu
vị của nhau. Việc chúng ta nhìn thấy cầu đường xuống cấp là chúng ta chỉ
nhìn trên bề mặt. Việc sai sót của các công trình hư hỏng tại VN, thứ
nhất là chúng ta không trung thực trong công tác khảo sát đất nền; thứ
hai là chúng ta quá coi thường công tác khảo sát đất nền và có nhiều
trường hợp không khảo sảt đất nền mà đã đưa ra kết quả.
Cách làm như vậy cũng như kiểu cho bệnh nhân uống thuốc
nhưng không khám, không làm các xét nghiệm thì làm sao mà kê toa đúng
bệnh được. Khâu thiết kế cũng không kiểm tra kết quả khảo sát đó, rồi
người thi công lại thực hiện thiếu các quy trình, người giám sát cũng lơ
là, và nhà đầu tư lại lựa chọn những “cầu thủ kém” để thi công…
Có nhiều ý kiến cho rằng chất lượng nhựa
đường cũng là nguyên nhân của việc hỏng mặt đường, làm cho bề mặt đường
hằn vệt bánh xe… theo ông, điều đó có đúng với thực tế?
- Cá nhân tôi khẳng định rằng, không thể đổ lỗi cho vật
liệu mà hãy đổ lỗi cho chính con người sử dụng vật liệu, vì vật liệu
chẳng có lỗi gì cả. Mỗi thứ vật liệu đều đi theo một tiêu chuẩn, một quy
trình như nung nóng ở nhiệt độ bao nhiêu, đổ trong thời tiết như thế
nào, chứ không thể lấy một tiêu chuẩn của nước ngoài mang vào áp dụng
tại VN.
Do vậy, tôi phản đối việc làm ăn không đúng quy trình
rồi đổ tội cho vật liệu. Phải thẳng thắn rằng trách nhiệm phải thuộc
những người sử dụng vật liệu.
Bộ GTVT đang đưa ra các thí nghiệm quan trắc các tuyến đường, vậy việc quan trắc này có đạt yêu cầu?
- Tôi cho rằng Bộ GTVT cũng như các cơ quan quản lý nhà
nước cần phải có một đơn vị quan trắc độc lập, là đơn vị không có quyền
lợi trong thi công công trình.
Theo đó, cần phải có những đơn vị thẩm tra, tư vấn độc
lập với sự chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp thì mới giải quyết được
vấn đề. Có như vậy họ mới đặt đầu đo, mới quan trắc để đánh giá kết quả
là con đường này hỏng vì sao. Chứ còn “vừa đá bóng, vừa thổi còi” thì
kết quả sẽ không chuẩn xác, không bắt được bệnh.
Hiện đang có nhiều công trình giao thông cắm
biển theo dõi chờ lún. Như vậy, có thể hiểu là chúng ta đang cưỡng bức
công trình đó lún để xử lý?
- Trên thế giới hiện nay không có khái niệm chờ lún, với
tư cách là một nhà địa kỹ thuật với 50 năm kinh nghiệm, tôi có thể
khẳng định rằng từ mà chúng ta ghi là chờ lún có thể không có trong từ
điển của ngành địa kỹ thuật chúng tôi. Không có ai được phép chờ lún cả,
mà phải khống chế, kiểm soát được độ lún và cho dừng lún trước khi công
trình vào sử dụng. Khi công trình đã đưa vào sử dụng, độ lún chỉ nằm
trong phạm vi cho phép (8cm hay 10cm).
Tôi rất buồn khi nhìn thấy tấm biển ấy, có thể tạm hiểu
như bệnh nhân này đang sống và chờ chết được. Vì chúng ta không kiểm
soát được độ lún, chúng ta thấy đường lún, nứt đây là từ không có ý
nghĩa khoa học, và bản thân tôi hoàn toàn phản đối điều này.
Thưa ông, hiện nay việc chậm tiến độ của các
công trình XDGT đã khiến nhiều công trình thi công nhiều năm không
xong. Việc đẩy nhanh tiến độ là việc làm rất cấp bách và như vậy có ảnh
hưởng đến chất lượng thi công?
- Tôi không cho rằng chậm tiến độ hay nhanh tiến độ ảnh
hưởng đến chất lượng công trình, mà tôi khẳng định rõ đây là do con
người. Chúng ta giải phóng mặt bằng chậm, thiết kế chậm, quản lý không
chuyên nghiệp kéo dài tiến độ mà lại cứ ấn định ngày này khởi công, ngày
này phải hoàn thành… đây là sự duy ý chí. Trong KHKT không có chỗ cho
những điều này.
Vậy theo ông, cần có tiêu chí gì để người dân có thể đánh giá các công trình bị xuống cấp?
- Thứ nhất, cách nhìn bằng mắt thường thấy hiện tượng
đường lún, có biển chờ lún, nứt ngang và dọc, đi sóc, nhiều ổ gà, nhiều
vết xe ôtô hằn xuống đường thành rãnh… đây là tất cả những gì mình nhìn
thấy. Còn muốn biết chính xác đường xuống cấp thế nào phải đo, quan
trắc… để đánh giá chính xác, phải có các thiết bị. Hầu hết các tuyến
đường của VN hiện nay làm không đảm bảo chất lượng vì khảo sát kém, do
vậy các con đường nằm trên đất yếu nhiều quá.
Đất yếu không được xử lý, lại bị chất lên một tải trọng
đất đá lớn (5m, 7m, nhiều chỗ vào chân cầu thì lượng đất đá đắp lên đến
10m). Những tải trọng lớn như thế được ví như những tòa nhà 5-7 tầng
nhưng lại không có móng và đương nhiên sẽ lún. Khi bị lún lại đắp thêm
đất vào để giữ được như cũ, như vậy chúng ta lại thêm tải trọng vào và
nó lại tiếp tục gây lún. Vậy câu chuyện vòng đời của các con đường rất
ngắn, và nó cứ tụt xuống, hỏng lại sửa chữa, do vậy nhiều con đường mới
đưa vào hoạt động được 1 năm hay 3 năm đã xuống cấp.
Với các kỹ thuật công nghệ thì bước đầu là phải xử lý
nền móng không để lún, nếu cốt nền yếu thì buộc phải cưỡng bức lún trước
khi thi công. Theo tôi, chúng ta phải làm lại từ đầu như xây dựng lại
bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, vì đây là hậu quả của việc thi công gây lún,
nứt. Một điều nữa là các thiết bị khảo sát thiết kế của chúng ta hiện
rất cũ và chương trình đào tạo cần phải đổi mới, cũng như cần phải có có
nguồn kinh phí để đào tạo lại nguồn nhân lực.
- Xin cảm ơn ông!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét