Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Đảng cộng sản tuyên chiến với dân tộc và nhục mạ trí thức & Nhân sĩ, trí thức Việt Nam đòi xóa hiến pháp, bầu lại Quốc hội

Nhà văn Võ Thị Hảo - 'Ngày tang khốc cho dân tộc Việt Nam'

Quốc hội Việt Nam
Hiến pháp mới sửa đổi gạt ra ngoài những quyền lợi quan trọng của dân, theo tác giả
28/11/2013, ngày mà Quốc hội khóa VI thông qua bản Hiến pháp sửa đổi (HP), với tỉ lệ tán thành gần tuyệt đối 9, 59% đã tiếp nối bữa tiệc mừng kéo dài của một nhóm quyền lợi gần như vô giới hạn, nhưng lại là một ngày tang khốc cho tự do và nhân quyền của người dân Việt Nam.

Tại điều 4 của HP này quy định đặc quyền cho đảng cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo xã hội, với chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế thì đó là một sự thụt lùi hoàn toàn về dân chủ so với HP 1946 cách đây đã gần một thế kỷ bởi chính điều này sẽ biến tất cả những quy định khác về tự do và nhân quyền của người dân VN ghi trong HP và các bộ luật khác trở thành giả hiệu.

Trong lời nói đầu của HP ghi rằng”nhân dân Việt Nam (VN) xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này”. Điều đó có đáng tin?

Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch QH đã trả lời PV báo Tuổi trẻ(ngày ( 29/11/2013): “… quá trình tham gia, quá trình chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp thì có thể nói rằng đây là một quá trình thể chế hóa cương lĩnh, cụ thể hóa những điểm lớn, những mục tiêu lớn mà Đảng đã đề ra”.

Thực tế là người dân có góp ý về dự thảo HP, nhưng đây là HP của QH, dưới chỉ thị trực tiếp của đảng, và HP đã gạt ra ngoài những điều cơ bản nhất để bảo vệ cho quyền lợi nhân dân, chẳng hạn như quyền sở hữu về đất đai, và quy định Đảng Cộng sản (Đảng CS) là lực lượng lãnh đạo xã hội VN như trên. Trong các chương quy định về quyền tự do và quyền con người, nghe có vẻ kêu, nhưng lại chốt đuôi một “thòng lọng” khiến tiếp nối tình trạng lạm dụng và vô hiệu hóa các quyền đó như đã xảy ra lâu nay : “ công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Người dân VN đã quá cay đắng khổ ải với câu “Theo quy định của pháp luật” này. Nghĩa là, sẽ tiếp tục thảm trạng muôn thuở tạo điều kiện cho nhà cầm quyền ban hành vô số luật và văn bản dưới luật trái HP để hạn chế quyền của người dân, tạo lợi ích cục bộ và kẽ hở cho tham nhũng, tiếp tục ưu tiên những tập đoàn, doanh nghiệp độc quyền thụt két nhà nước hàng tỷ USD, đẩy VN tới bên bờ vực của sự vỡ nợ khốn đốn khi nợ công đến nay đã vượt 95% GDP, có người cho rằng là 105%, (ngưỡng an toàn là dưới 60%) nếu tính cả phần nhà nước bảo lãnh cho Vinashin như thực tế đã diễn ra ngày một trầm trọng nhưng trong HP vẫn quy định “doanh nghiệp nhà nước là lực lượng chủ đạo…”.

Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH Phan Trung Lý nhận định, việc ban hành các văn bản hướng dẫn không đảm bảo nhiều yếu tố về thời hạn, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, quy trình, thủ tục ban hành văn bản cũng bị vi phạm. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, làm mất ý nghĩa thực tiễn của các văn bản pháp luật. Không chỉ ban hành chậm, trong số 1.761 văn bản của Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, đã có 223 văn bản có dấu hiệu vi phạm…, không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật…Trong một số trường hợp là do lợi ích cục bộ của bộ, ngành (theo Đầu tư và chứng khoán, 22/10/2013).

Tình trạng vi hiến của các Bộ ngành và vô số tổ chức, cá nhân nắm quyền lực khác đã diễn ra kể từ khi có mặt thể chế độc tài, ngày càng nghiêm trọng và không thể khắc phục được, dù ở các bộ ngành đều có những bộ phận phụ trách pháp chế. Vi hiến là một tội rất nặng, mang tính bất tuân luật pháp và phá hoại đất nước, nhưng những người soạn và ban hành những văn bản vi hiến, phạm luật lại không hề hấn gì, vẫn ngang nhiên tồn tại, vi hiến và thăng tiến tiếp. Biết tình trạng đó, nhưng HP này vẫn bỏ ra ngoài đề xuất về cơ chế bảo hiến, chẳng hạn như Tòa án HP, nghĩa là các tổ chức và cá nhân có quyền lực cứ tiếp tục vi phạm khi họ muốn.

'Dung dưỡng tham nhũng' 
 
Vinashin
Hiến pháp tiếp tục mở đường cho tham nhũng nhà nước lộng hành, theo tác giả

Thực tế đã chứng minh, môi trường thể chế ấy đã sinh ra và dung dưỡng vô số những kẻ lạm dụng – tham nhũng. Đó là loài “đỉa – người” đang hút kiệt xương máu của nhân dân.

Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, việc xử lý hành vi tham nhũng cẫn còn tình trạng lạm dụng để xử lý kỷ luật hành chính, không khởi tố vụ án, đình chỉ vụ án. Tham nhũng trong các cơ quan tư pháp cũng diễn ra nghiêm trọng, chiếm 10% các vụ án tham nhũng đã phát hiện trong toàn quốc (kể từ 1/10/2010 đến 30/4/2013) .

Theo một khảo sát quốc tế trong năm 2011, người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) chiếm 18,2% dân số VN (16,1 triệu người), người lao động thu nhập 5 đôla/ngày chiếm đến 70,4% dân số (63,1 triệu người). Tổng số khoảng 79,2 triệu người so với khoảng 89,2 triệu dân tại Việt Nam, theo TBKTSG Online.

Số dân nghèo ấy cho đến năm 2013 thì càng kiệt quệ thêm do khủng hoảng kinh tế, do bất ổn kinh tế với hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, ngừng kinh doanh mỗi năm và do thất nghiệp, đặc biệt do lũ lụt gây ra bởi thiên tai và thủy điện xả lũ “hủy diệt” nhiều mạng người và tài sản, môi trường sống của người dân. Trong khi đó, giá của các mặt hàng độc quyền như điện, xăng dầu, giáo dục, y tế, dịch vụ, các loại phí, lệ phí đều tăng phi mã.

Đã thế trên đầu mỗi người dân, tỉ lệ nợ công cũng tăng vụt. Tính đến ngày 24/11/2013, mỗi người dân VN, kể cả đứa trẻ mới sinh ra, cũng phải gánh trên vai mình hơn 18.000.000đ nợ cho một chính phủ hoạt động kém hiệu quả và để tham nhũng tràn lan, ở mức một trong những nước đứng đầu thế giới về chỉ số tham nhũng.

Theo TS Vũ Quang Việt- nguyên Vụ trưởng vụ Tài khoản Quốc gia của cơ quan thống kê Liên hiệp quốc, thì nợ công VN lên tới 105% GDP, vượt xa so với con số báo cáo của CP và vượt xa ngưỡng an toàn(65%) cho một nền kinh tế, vẫn theo TBKTSG Online.

Cứ 3 tháng, người dân VN, thông qua ngân sách quốc gia, lại oằn lưng trả khoảng 1 tỉ USD tiền nợ công thay cho những kẻ “hút máu” của đất nước. Trong đó, khối doanh nghiệp nhà nước, được ưu đãi mọi cơ hội từ cơ chế, sự độc quyền, vốn…đã đem lại những khoản nợ khổng lồ.

Báo cáo của nhóm chuyên gia trong Ủy ban kinh tế của QH kết luật rằng khu vực DNNN “có quy mô lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả đã góp phần kéo dài giai đoạn suy thoái kinh tế của Việt Nam hiện nay”.

Thế nhưng những con nợ kếch xù ấy vẫn được QH ưu đãi tiếp trong HP “DN nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.

'Không đáng ngạc nhiên' 
 
Hiến pháp
Tỷ lệ tán thành cao vì Quốc hội là của Đảng, theo tác giả

Tỉ lệ tán thành thông qua HP gần như tuyệt đối ấy không đáng ngạc nhiên. Nó đã được “cài đặt” từ trong thành phần của QH, khi hơn 90% Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là đảng viên cộng sản, và hầu hết đều đang nằm trong hoặc dính dáng tới hệ thống quyền lợi của bộ máy thể chế hiện tại. Họ chọn bỏ phiếu ưu tiên cho quyền lợi mình và nhóm mình.

Có thể thấy rõ, HP độc đảng là bấu víu sống còn của hệ thống tham nhũng VN. Để tha hồ tham lam, cấu kết cướp bóc và hành ác với dân bằng mọi giá để thu lợi riêng, để không phải chịu trách nhiệm về bất cứ việc gì, họ phải bằng mọi giá có được một HP hỗ trợ cho thể chế khiếm khuyết bằng mọi giá. Những tiếng nói trung chính trong QH cực kỳ hiếm hoi và bị át đi bởi dàn đồng ca rầm rộ cho quyền lợi riêng, quyền lợi nhóm mà đi ngược lại quyền lợi của nhân dân và đất nước.

Khi HP ấy được thông qua, đó là lúc tiếng kèn xung trận của lũ tham nhũng, dối trá, vô trách nhiệm, bán nước, tàn hại đất nước cũng vang lên chói tai, cố tình át tiếng khóc và tiếng kêu của hàng chục triệu dân lương thiện.

Khi đó sẽ tiếp tục là tháng năm dằng dặc của những người nông dân bị cướp đất, là những đêm đen tham nhũng, những lãnh đạo thụt két công quỹ, tiếp tục những doanh nghiệp nhà nước độc quyền bóp chết những doanh nhiệp tư nhân, tiếp tục sự tăng giá vô tội vạ nhằm vét máu mỡ của dân để chi tiêu vô độ, những dự án ma, những kẻ rút ruột hàng ngàn hàng ngàn tỉ, của nạn nhà chức trách kết hợp côn đồ ăn hiếp dân lành, là nạn suy đồi đạo đức và văn hóa, là nạn bằng giả tràn lan, vô số người hành nghề y tế đợi dân ốm đau để xâu vào moi móc tiền bạc như giống diều quạ ăn trên xác chết…

Đó sẽ là bản trường ca như nhiều người đã nhận định: cả VN chỉ có một Tổng biên tập là Ban tuyên giáo trung ương” nên sự thật lại tiếp tục bị bưng bít, tiếp tục vô số vụ oan án vì bức cung ép cung , chạy án và án bỏ túi. Và những “trái bom nước” sẽ tiếp tục nổ trên đầu người dân, mà những kẻ vận hành điềm nhiên một tay tận diệt rừng quốc gia, một tay bỏ tiền vào túi riêng, một tay “bấm nút bom nước nổ” giết hàng loạt dân và tận diệt tài sản, môi trường sống của họ mà không thèm báo trước để họ chạy tìm đường sống nhưng vẫn được nhà chức trách bảo kê bằng câu “xả lũ đúng quy trình”.

Không phải không tiên liệu trước điều này, nhưng những ai còn chưa vô cảm, còn quan tâm đến tương lai đất nước vẫn không thể không thêm một lần chít chiếc khăn tang khốc cho tự do và nhân quyền của người VN.
'Đỉa – người, thể chế'
Làm sao có thể không buồn đau khi chính HP này đã khước từ thời cơ tránh cho VN họa ngoại xâm, nguy cơ nội loạn, diệt trừ được loài đỉa – người tham nhũng đang đeo bám hút máu trên cổ người dân VN để làm lành mạnh thể chế?!

Làm sao không là tang khốc cho đất nước, trước việc kéo dài những “lỗi hệ thống, lỗi thể chế” dẫn tới hàng trăm hàng ngàn con đỉa – người kếch xù đeo bám vĩnh viễn hút máu trên cổ người dân?!
Hiến pháp Việt Nam
Hơn 90% dân số Việt Nam 'đang chưa chọn' là Đảng viên CS

Loài đỉa thật chỉ hút máu no thì tự rơi xuống, chúng chỉ kiếm máu đủ nuôi bản thân chúng mà thôi. Nguy hại hơn, những con đỉa – người đó hút máu không biết thế nào là no chán, chúng không ngơi tích trữ hàng kho máu, hồ máu, sông máu cho lũ con cháu nhiều đời sau.

Chúng hút máu no kễnh mà không rụng xuống, vì chúng đã biến thành “ma cà rồng” và được nâng đỡ bảo vệ bởi những khiếm khuyết thể chế.

Và ngay cả so sánh những kẻ đó với ma cà rồng cũng là xúc phạm cả ma cà rồng, vì ma cà rồng dù ác nhưng cũng chỉ hút máu đủ no nuôi thân chúng trong vài ngày rồi đến lúc đói lại mới lại đi hút máu tiếp.

Điều gây phẫn nộ đối với người VN là có cơ sở từ công lý đương nhiên. HP không có quyền loại trừ sự tồn tại của Đảng Cộng sản hoặc ép buộc một nhóm người nào đó từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin, nhưng tuyệt đối không được phép quy định quyền lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản hay bất kỳ đảng phái khác, vì ngoài đảng này, HP không được tước đoạt quyền bình đẳng của hơn 90% người VN khác.

Hơn 90% người VN này hiện đang chưa chọn là đảng viên Cộng sản, không lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lê nin làm nền tảng, vì thế, không có lý do gì lại chấp nhận sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản. Nhiều người trong số họ có thể không biết đến HP, nhưng họ biết thực tế nhỡn tiền rằng, ngay cả những nước vốn là cái nôi kếch xù của cộng sản như Đông Đức, Liên Xô và khối Đông Âu, sau khi theo đuổi chủ nghĩa này trong hơn nửa thế kỷ, cũng đã phải ghê sợ từ bỏ ngay từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước.

'Chờ Quốc hội thật'

Bởi vậy mới càng đau xót rằng, người VN dù đã đổ bao xương máu để dựng lên và nuôi dưỡng thể chế này, nhưng chưa bao giờ có được một thành phần QH đủ khách quan và công bằng. Muốn có một QH “sạch” như vậy, ngoài việc được ứng cử và bầu cử một cách tự do và dân chủ không giả hiệu, họ phải khước từ mọi chức vụ trong các cơ quan công quyền…. Đây là điều tối thiểu phải có đối với một QH – nghị viện đúng nghĩa, mà HP Mỹ và nhiều nước phát triển trên thế giới đã quy định và bảo vệ như con ngươi của mắt mình:

“Không một Thượng nghị sĩ nào hoặc một Hạ nghị sĩ nào trong suốt nhiệm kì của mình, có quyền được bổ nhiệm giữ một chức vụ hành chính nào thuộc thẩm quyền Hiệp Chúng Quốc sẽ được thành lập sau này, và có một số lương bổng sẽ được tăng gia trong nhiệm kì đó; và không một người nào đã giữ bất cứ một chức vụ nào trong chính phủ Hiệp Chúng Quốc có quyền được là một nhân viên của bất cứ viện nào trong hai viện, trong khi hãy còn giữ chức vụ trong chính phủ, theo Phụ bản 1: Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa kỳ ngày 4/3/1789.

Tu chính án Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng quy định: “Nghị viện sẽ không thảo một đạo luật nào để thiết lập một tôn giáo hoặc để cấm đoán tự do tôn giáo; để hạn chế tự do ngôn luận hoặc tự do báo chí; hoặc để hạn chế quyền của dân chúng được hội họp ôn hòa và đưa lên chính phủ các điều thỉnh cầu bày tỏ những nỗi bất bình của họ”.

Từ ngày lập quốc đến nay, VN đã luôn bỏ qua điều kiện tối thiểu này nên dẫn tới một QH mà theo đánh giá của nhiều chuyên gia là sau khi thông qua HP 2013 đã “có tội với người dân và đất nước VN”.

Những quy định được nhiều người bất bình cho là “cưỡng đoạt” quyền lợi của nhân dân” trong HP mới đã ngay lập tức gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên mạng truyền thông xã hội trong và ngoài nước, dù còn nằm trong đe dọa của Nghị định 72 và Nghị định 174/2013/NĐ-CP – hai Nghị định được ban hành dồn dập gần đây mà nhiều luật gia và Tổ chức nhân quyền, Hội Văn bút quốc tế …và nhiều nước cho là vi hiến, ngược lại những cam kết quốc tế về tự do ngôn luận và quyền con người.

Bên cạnh đó, một “Hội những người phản đối HP mới” đã được thành lập và ngay lập tức có tới hơn 1.000 thành viên được công bố công khai trên mạng Internet.

'Dân mạnh hơn súng' 
 
Cảnh sát cơ động
Tác giả cho rằng không thể sử dụng bạo lực để đối lại những đòi hỏi chính đáng về dân chủ, tự do của nhân dân

Nhiều nhân sĩ trí thức và những người ủng hộ cũng đã đưa ra “Bản tuyên bố phản đối HP mới”:

“… Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; hiến pháp này không thật sự là hiến pháp của nhân dân và người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình…”.

Bản tuyên bố này yêu cầu Đảng, CP và QH tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, không để cho những quy định dưới HP vô hiệu hóa những quyền này và làm mọi việc để sắp tới có một cuộc bầu cử QH trung thực, đồng thời kêu gọi những người có lương tri trong giới cầm quyền cùng nhân dân cả nước, kiều bào nước ngoài”tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước kiên cường, đoàn kết và hợp sức đấu tranh bằng các phương thức ôn hòa để thực hiện các quyền con người và quyền công dân của mình, để thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và lạc hậu, phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia”.

Người VN biết 28/11/2013 là ngày tang khốc cho tự do và nhân quyền VN, nhưng là để lương tri người người tiếp tục tỉnh thức, để không ngã lòng và tiếp tục kiên trì cho lẽ sống cùng chung tay phấn đấu cho công lý và bình đẳng cho mọi người VN.

Đương nhiên lịch sử sẽ ghi nhớ và phán xét về trách nhiệm của họ trước Tổ quốc, trước nhân dân vì đã chối bỏ mệnh lệnh của thời đại, tiếp tục tước đoạt thời cơ cho nhân dân VN có được một thể chế lành mạnh hợp tự nhiên, đã được quy định ngay trong Tuyên ngôn độc lập và HP 1946.

Bằng việc tiếp tục đặt cho mình vị trí độc tôn, qua HP và lần 'sửa mà không đổi' này, đảng cộng sản VN cũng đã tự triệt tiêu mọi cơ hội cho chính đảng này tự cắt bỏ những khối ung thư trong cơ thể mình để thoát khỏi tình trạng nguy ngập toàn diện hiện nay và để có năng lực cạnh tranh.

Nên nhớ, gươm súng là một sức mạnh, nhưng lịch sử loài người đã chứng tỏ lòng dân cuối cùng cũng mạnh hơn gươm súng.

Nhà văn Võ Thị Hảo
Gửi cho BBC từ Hà Nội
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nhà văn, nhà báo đang sinh sống tại Hà Nội.  (BBC)

Nguyễn Gia Kiểng - Đảng cộng sản tuyên chiến với dân tộc và nhục mạ trí thức


Thế là bản hiến pháp mới của chế độ cộng sản đã được thông qua, bất chấp sự phản đối đồng loạt của trí thức Việt Nam và với một đa số đặc trưng của các chế độ cộng sản: 97%. Đây là một bản hiến pháp mới chứ không phải chỉ là "hiến pháp 1992 sửa đổi" như đảng cộng sản gọi nó để che giấu mức độ nghiêm trọng.

So với bản dự thảo ban đầu bản hiến pháp vừa được biểu quyết đã có một vài thay đổi.

Thay đổi quan trọng nhất là sự rút lại một thay đổi lớn được đưa ra trong bản sơ thảo: bãi bỏ vai trò chủ đạo của quốc doanh. Điều 51 của hiến pháp mới giữ lại công thức của hiến pháp cũ: "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo"; trong khi điều 54 của bản dự thảo không có câu "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo". Như vậy thay đổi lớn nhất của bản hiến pháp được vừa biểu quyết so với dự thảo là không thay đổi chế độ kinh tế, là giữ nguyên trạng. Tại sao đảng cộng sản lại rút lại ý định bãi bỏ vai trò chủ đạo của quốc doanh và mặc nhiên từ giã cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Trong những đóng góp của trí thức Việt Nam dự định thay đổi này không những không bị phản đối mà còn được hoan nghênh. Kẻ viết bài này đã là người duy nhất báo động về sự nguy hiểm của việc hủy bỏ vai trò chủ đạo của quốc doanh trong hoàn cảnh hiện nay. Tôi hoàn toàn đồng ý rằng vai trò chủ đạo của quốc doanh là một sự nhảm nhí cần phải bãi bỏ, cũng như một căn bệnh cần phải chữa chạy. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mà tôi là một thành viên chủ trương dứt khoát chọn lựa kinh tế thị trường lấy tư doanh làm nền tảng. Bỏ quốc doanh là đúng. Tuy nhiên một lập trường đúng về nguyên tắc chưa chắc đã thực sự đúng trong mọi trường hợp. Còn tùy thuộc ở thời điểm, bối cảnh và người lấy quyết định. Lấy thí dụ một bệnh nhân, chữa bệnh là đúng nhưng không phải ai cũng có thể chữa bệnh, phải có y sĩ và thuốc phù hợp. Chúng ta đã biết kinh nghiệm Nga dưới thời Yeltsin: từ bỏ kinh tế nhà nước và tư hữu hóa các công ty quốc doanh đã là cơ hội để đám cường hào xâu xé tài sản quốc gia. Đó là tình trạng chắc chắn sẽ xảy ra trong thực trạng Việt Nam hiện nay. Từ bỏ kinh tế quốc doanh là việc phải làm nhưng chỉ có thể thực hiện một cách thận trọng dưới một chế độ dân chủ lương thiện. Lý do khiến đảng cộng sản đã tự ý rút lại dự định bỏ vai trò chủ đạo của quốc doanh rất có thể chỉ giản dị là vì các nhóm lợi ích trong đảng chưa đồng ý trên sự chia chác các tổng công ty và tập đoàn quốc doanh.

Thay đổi quan trọng thứ hai so với bản dự thảo là sự tăng cường hơn nữa quyền hạn của chủ tịch nước. So với hiến pháp cũ thì quyền hạn của chủ tịch nước đã được gia tăng rất nhiều trong dự thảo sửa đổi. Điều 93 của dự thảo qui định chủ tịch nước có mọi quyền hành đối nội cũng như đối ngoại, đặc biệt chủ tịch nước "thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam".

Điều 88 trong hiến pháp vừa được biểu quyết còn tăng cường hơn nữa những quyền này. Cụ thể là chủ tịch nước không chỉ "phong hàm" các sĩ quan cấp tướng và "bổ nhiệm" các chức vụ đứng đầu quân đội mà còn "bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức".Như vậy là theo bản hiến pháp mới chủ tịch nước có tất cả mọi quyền hành, đồng thời cũng là vị tổng tư lệnh toàn quyền của quân đội. Trái lại thủ tướng hầu như không còn thực quyền nào, kể cả quyền lãnh đạo chính phủ vì: "Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quy định. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số". Thủ tướng cũng chỉ có một phiếu trong những quyết định của chính phủ như mọi bộ trưởng. Việc gia tăng hơn nữa quyền hạn của chủ tịch nước cũng do ban lãnh đạo cộng sản tự ý chứ không đáp ứng một đề nghị nào từ ngoài cả. Kẻ duy nhất bày tỏ quan tâm đến việc tập trung quyền lực vào tay một chủ tịch nước cũng chính là tác giả bài này. Đây là một bước chuyển hóa quan trọng từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân trong những điều kiện hiểm nghèo cho chế độ.

Một số đông đảo trí thức đã ký tên vào kiến nghị yêu cầu hoãn việc thông qua dự thảo sửa đổi hiến pháp vì dự thảo này không chấp nhận được. Nó không những không phải là một bước tiến về dân chủ như mọi người chờ đợi và như bối cảnh quốc quốc gia và quốc tế đòi hỏi mà còn là một bước lùi. Nó vẫn ngoan cố khẳng định độc quyền của đảng cộng sản. Xấc xược hơn nữa nó còn buộc các lực lượng vũ trang phải trung thành trước hết với Đảng. Trên điểm này hiến pháp mới đã có một nhượng bộ nhỏ so với dự thảo: điều 65 qui định: Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước" thay vì: "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân" như trong dự thảo. Trong dự thảo ĐCSVN được đặt trước cả tổ quốc và nhân dân, quân đội chỉ trung thành với đảng chứ không chứ không cần biết tới nhà nước. Các lực lượng vũ trang như vậy được coi là hoàn toàn của Đảng. Trong hiến pháp vừa được thông qua Nhà Nước đã được thêm vào như một đối tượng trung thành của lực lượng vũ trang, dù đứng sau Đảng. Đây chỉ là một nhượng bộ trong cách hành văn nhằm xoa dịu dư luận chứ không phải là một nhượng bộ thực. Tổ quốc và nhân dân là những khái niệm trừu tượng, chỉ có nhà nước, đại diện của tổ quốc và nhân dân, là có sự hiện hữu cụ thể. Đặt Đảng trước nhà nước cũng là đặt Đảng trên tổ quốc và nhân dân. Các trí thức đã ký tên vào các kiến nghị phải thấy rằng họ đã bị nhục mạ.

Có thể nói gì về bản hiến pháp mới này?

Điểm bị phản đối nhất trong dự thảo vẫn được duy trì. Các lực lượng vũ trang vẫn phải tuyệt đối trung thành với Đảng CSVN, trước cả nhà nước, nghĩa là về nội dung trước cả tổ quốc và nhân dân như ta vừa nói. Điều này đã được bàn nhiều nhưng mức độ nghiêm trọng của nó vẫn buộc chúng ta phải nhận định lại để nhìn thật rõ. Thế nào là một nhà nước? Theo định nghĩa phổ cập nhà nước trong một quốc gia độc lập là thực thể có độc quyền sử dụng bạo lực hợp pháp. Với bản hiến pháp này nhà nước Việt Nam hiện nay không còn độc quyền này nữa, nó không còn là một nhà nước có chủ quyền. Đảng CSVN đã tự định nghĩa như một lực lượng chiếm đóng. Nó đã tuyên chiến với dân tộc Việt Nam. Vậy người Việt Nam cũng phải nhìn nó như một lực lượng chiếm đóng nước ngoài.

Nhưng tại sao Đảng CSVN lại liều lĩnh thách thức nhân dân Việt Nam như vậy? Giả thuyết hợp lý nhất là họ thấy bị đe dọa trước làn sóng bất mãn đang dâng lên và muốn chuẩn bị cơ sở pháp lý để quân đội hoặc tham gia đàn áp những cuộc biểu tình đòi dân chủ hoặc ít nhất không can thiệp khi công an đàn áp. Giả thuyết này càng nhiều triển vọng đúng vì gần đây lực lượng công an chống biểu tình đã được tăng cường đáng kể. Nếu đó là tính toán của ban lãnh đạo cộng sản thì họ lầm to. Luật chỉ cao hơn hết bởi vì nó đúng; chính vì đúng mà nó mới có tác dụng buộc kẻ mạnh, nếu không có lý, phải nhượng bộ kẻ yếu. Luật vô đạo không phải là luật như Socrates đã nói gần hai mươi lăm thế kỷ trước. Quan điểm Mác –Lênin, theo đó luật là dụng cụ đàn áp của kẻ thống trị, là sai hoàn toàn, sai một cách bi đát. Chính vì thế mà chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ sản sinh ra những chế độ quái thai rồi bị thế giới văn minh vất bỏ. Bản hiến pháp thô bỉ này không có giá trị, ngược lại nó còn đặt nhà nước cộng sản trong thế bất hợp pháp. Quân đội không còn bổn phận phải phục tùng một nhà nước như vậy nữa. Nếu một tướng lãnh đảo chính lật đổ chính quyền này ông ta không thể bị coi là phản loạn bởi vì nhà nước này không còn là một nhà nước nữa. Đảng cộng sản muốn dùng luật pháp để khống chế quân đội nhưng, một cách mù quáng, họ đã chỉ phá tan cái khuôn khổ pháp lý ràng buộc quân đội với họ.

Qua bản hiến pháp này có lẽ ban lãnh đạo cộng sản đã muốn tập trung quyền lực vào một chủ tịch nước, có mọi triển vọng sẽ kiêm luôn chức tổng bí thư đảng theo mô hình Trung Quốc, để chấm dứt một tình trạng phân tán quyền lực - giữa tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng - đang làm tê liệt chế độ. Nhưng nếu quả như vậy thì họ cũng lầm to. Sự phân tán quyền lực hiện nay không phải ngẫu nhiên mà có, nó là hậu quả của tình trạng mất lý tưởng và đạo đức trong đảng. Bộ máy sàng lọc của đảng vì thế đã loại bỏ hết những người có nhân cách và chỉ để lại những cấp lãnh đạo mờ nhạt, cơ hội và thủ đoạn, thấp bé về cả cả đạo đức lẫn trí tuệ, không ai đủ bản lãnh và uy tín để đoàn kết toàn đảng. Phân tán quyền lực là hậu quả tất nhiên. Tình trạng phân tán quyền lực này tuy gây bế tắc nhưng cũng đã giúp chế độ tồn tại, vì nó cho phép các phe phái trong đảng thỏa hiệp để chia chác quyền lực và quyền lợi. Cả Nông Đức Mạnh lẫn Nguyễn Phú Trọng đều đã được chọn làm tổng bí thư đảng như là giải pháp thỏa hiệp, không phải vì họ tài giỏi mà chính vì họ không có bản lãnh và do đó không đe dọa ai. Sự thỏa hiệp này sẽ không thể có được nữa khi tất cả quyền lực tập trung vào một người. Các phe phái bị đặt vào thế hoặc được tất cả hoặc mất hết, kể cả an ninh cá nhân. Không ai có thể nhường ai. Cuộc đấu đá sẽ rất dữ dội và có thể làm vỡ tan cả đảng lẫn chế độ.

Khó thể tưởng tượng rằng những người lãnh đạo cộng sản có thể mù quáng đến nỗi không nhìn thấy nguy cơ này. Vậy tại sao họ vẫn sửa đổi hiến pháp như vậy? Phải chăng là vì trong một lúc nào đó tất cả các phe phái đều đã chủ quan cho rằng mình sẽ giành được phần thắng rồi cùng lâm vào thế lỡ phóng lao? Khó tin. Giả thuyết có xác xuất lớn hơn nhiều là họ đã sửa đổi hiến pháp do áp lực của Trung Quốc để thiết lập mô hình Trung Quốc tại Việt Nam và người chủ tịch nước kiêm tổng bí thư sẽ là người do Trung Quốc chỉ định và hỗ trợ. Như thế vấn đề người chủ tịch nước được giải quyết nhưng chủ quyền Việt Nam không còn. Chúng ta không thể chấp nhận viễn ảnh này.

Sự kiện một bản hiến pháp vừa thách đố nhân dân vừa tạo nguy cơ ngoại thuộc được một "quốc hội" gần 500 người có ăn học và có phương tiện thông tin thông qua mà không có một phiếu chống nào sẽ phải khiến nhiều thế hệ mai sau tự hỏi trí thức Việt Nam năm 2013 là hạng người gì. Đã chỉ có bảy người không bỏ phiếu, họ tỏ ra còn có chút liêm sỉ dù vẫn chưa đủ can đảm để làm người, nghĩa là lên tiếng chống lại. Nhưng cái đa số lỗ mãng 97% này không những không chứng tỏ sự bền chắc của chế độ mà trái lại còn phơi bày sự chao đảo của nó. Trong vài năm gần đây, chính do sự phân hóa trong nội bộ đảng mà các "đại biểu quốc hội" đã phần nào được thả lỏng và ta đã thấy họ đã có những ý kiến rất khác nhau trên nhiều vấn đề, như Đường sắt Cao tốc, Bôxit Tây Nguyên v.v. Đó là hậu quả tự nhiên của tình trạng thiếu hụt tư tưởng và lý luận của Đảng. Như vậy trên một vấn đề nghiêm trọng như hiến pháp sự chia rẽ càng phải lớn hơn, nhất là bản hiến pháp này lại sai và nguy hiểm một cách quá lộ liễu. Số "đại biểu" không thuận phải rất cao. Đa số 97% chỉ có thể là kết quả của một sự ép buộc thô bạo. Đừng quên một sự kiện rất không bình thường. Kỳ họp quốc hội này được thông báo là có mục đích chính là thảo luận về sửa đổi hiến pháp nhưng chỉ vài ngày sau vấn đề sửa đổi hiến pháp không còn được thảo luận nữa, thay vào đó là những đề tài như nợ xấu, lạm phát, luật xây dựng, luật bảo vệ mội trường, bảo hiểm y tế, hôn nhân và gia đình, phòng chống tham nhũng, qui chế sĩ quan v.v. Hiến pháp mới được đem biểu quyết không tranh cãi và ngay sau đó kỳ họp quốc hội kết thúc, sớm một ngày so với dự trù. Tình trạng kỳ cục này chỉ có thể giải thích là ban lãnh đạo đảng thấy rằng nếu cho thảo luận sẽ rối loạn và nếu cho biểu quyết như thường lệ thì bản hiến pháp mới sẽ không được thông qua; họ đã bắt buộc các "đại biểu" phải im mồm và bỏ phiếu thuận nếu không muốn bị trừng phạt nặng, và các "đại biểu" đã run sợ. Cũng nên nhớ là một "đại biểu quốc hội" có thể bị đuổi khỏi quốc hội bất cứ lúc nào, và sau đó mất hết mọi bảo đảm của qui chế đại biểu, khi bị đánh giá một cách mơ hồ là "không còn xứng đáng" theo điều 7 của hiến pháp, trước cũng như sau khi sửa đổi.

Cần nhấn mạnh một lần nữa là bản hiến pháp vừa được thông qua không phải là "hiến pháp 1992 sửa đổi" mà là một hiến pháp mới. Nó thay đổi cả bản chất của chế độ lẫn chế độ chính trị. Nó khẳng định Đảng Cộng Sản Việt Nam là một lực lượng chiếm đóng. Nó là một cóp nhặt của mô hình Trung Quốc và đặt đất nước ta trước nguy cơ mất chủ quyền thực sự. Nó tuyên chiến với dân tộc Việt Nam và nhục mạ trí thức Việt Nam.

Chúng ta phải ứng xử thế nào?

Trước hết phải tự hỏi tại sao nhóm người cầm đầu đảng cộng sản lại có thể xấc xược đến như thế? Phải chăng họ xấc xược chỉ vì chúng ta quá nhu nhược? Đặt câu hỏi cũng là đã trả lời. Nhưng ai nhu nhược? Dân tộc nào cũng thế thôi, chỉ khác nhau ở tầng lớp trí thức. Trí thức Việt Nam đã không làm nhiệm vụ lãnh đạo xã hội của mình mà chỉ luẩn quẩn trong những yêu cầu và kiến nghị. Họ quên rằng tự do và phẩm giá là những điều không thể van xin để được ban phát.

Đảng Cộng Sản Việt Nam qua bản hiến pháp này đã tự khẳng định như một lực lượng chiếm đóng. Thái độ duy nhất đúng trước một lực lượng chiếm đóng là chống lại một cách quả quyết và dứt khoát. Mọi nhân nhượng và hợp tác đều không chính đáng.

Đừng vội hỏi chúng ta có thể làm gì trong hoàn cảnh hiện nay để rồi chỉ nhìn thấy khó khăn và trở ngại. Hãy có quyết tâm đã rồi chúng ta sẽ thảo luận. Một điều chắc chắn là tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam chống lại đảng cộng sản sau khi nó đã hiện nguyên hình của một lực lượng chiếm đóng và đại đa số đảng viên cộng sản cũng không muốn tham gia một lực lượng chiếm đóng. Điều cũng chắc chắn không kém là chúng ta có thể giành thắng lợi mà không cần dùng tới bạo lực. Các tập hợp của Gandhi tại Ấn Độ và Mandela tại Nam Phi đã đánh bại được những lực lượng chiếm đóng nước ngoài hung bạo hơn nhiều bằng những phương thức thuần túy bất bạo động.
  (Thông luận) 

Hiệu Minh - Lá phiếu trắng của nhà sử học Dương Trung Quốc


Bỏ qua chuyện “xào nấu” số liệu của bảng điện tử nói về số 97,59% nhất trí với Hiến pháp 1992 sửa đổi, bởi có 488 người biểu quyết, mà 486 người nhất trí, hai người không biểu quyết, mà hệ thống chuyên thu thập số liệu biểu quyết lại đưa ra con số 97,59% thì nên đuổi việc anh phụ trách IT của Quốc hội.

Hệ thống này chỉ có hai nút “Nhất trí” và “Không nhất trí”, tương đương với hai số 1 và 0. Nếu bấm nút “Nhất trí” thì hệ thống cộng thêm số 1, nếu không, thì chẳng cộng thêm gì nữa. Sau khi các đại biểu hoàn tất việc bấm nút, hệ thống cộng dồn số “Nhất trí” chia cho tổng số người bầu sẽ ra phần trăm “Nhất trí” và “Không nhất trí”, một bài toán đứa trẻ học lớp 7 cũng biết làm, tính nhẩm cũng ra khoảng 99%.

Không hiểu sao hệ thống tin học của Quốc hội mà “nát đến tận byte bít” hay là “bị can thiệp đến tận CPU – bộ xử lý trung ương” như thế. Thôi thì cứ coi là hệ IT của Quốc hội luôn “đồng tình với ý kiến của đại đa số nhân dân” nên nó được “điều chỉnh cho hợp lý như VTV” đã làm vài giờ sau đó.

Dư luận băn khoăn, hai người không bấm nút là ai, sao lại cả gan thế.

Một người đã chính thức lên tiếng: nhà sử học Dương Trung Quốc, ông từng đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức trong kỳ họp Quốc hội lần trước và từng đề nghị hoãn thảo luận sửa đổi Hiến pháp (video trên).

Như vậy, tôi tin những gì đại biểu Dương Trung Quốc nói từ trước tới nay trên hội trường Quốc hội là từ tâm của ông. Một mình lội dòng nước ngược không hề đơn giản trong bối cảnh hiện nay.

Còn nhớ, trong quá trình thảo luận về sửa đổi Hiến pháp, ông Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu: “Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII khi thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của lịch sử dân tộc” mà ông Dương Trung Quốc đã rất đồng tình.

Nếu tất cả các đại biểu Quốc hội, dù là đảng viên hay không, biết thể hiện chính kiến của mình và dũng cảm trong bỏ phiếu, thì hệ thống IT không có cách nào làm méo số liệu như kỳ bỏ phiếu vừa qua. Chắc chắn không có Vinashin, Bauxite, láng giềng khó mà bắt nạt.

Chưa biết hậu thế sẽ đánh giá thế nào về Quốc hội khóa XIII (13), bởi cần có thời gian, nhưng qua lần bỏ phiếu này, ông Dương Trung Quốc xứng đáng được gọi là đại biểu của nhân dân.

Thiểu số chưa chắc đã sai, đa số chắc gì đã đúng. Nếu đem ra trưng cầu dân ý, làm một cách thực sự khoa học và dân chủ thì số người không ấn nút cũng không phải là ít. Hai lá phiếu trắng trong gần 500 phiếu đồng ý đã đi vào lịch sử của Quốc hội Việt Nam, thể hiện thái độ rất đáng trân trọng.
 
Hiệu Minh
  (Blog Hiệu Minh) 

Nhân sĩ, trí thức Việt Nam đòi xóa hiến pháp, bầu lại Quốc hội

Thông qua bản hiến pháp mới trái ước nguyện nhân dân, giới nhân sĩ trí thức cho rằng các “đại biểu quốc hội” CSVN không đại diện thật sự của nhân dân, đòi xóa bài làm lại.
 
Đại biểu Quốc hội "nhất trí" bấm nút thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, ngồi hàng đầu là đám lãnh tụ chóp bu đảng và nhà nước CSVN. (Hình: Thanh niên)
Trong một bản tuyên bố phổ biến hôm Thứ Sáu 29/11/2013 tức một ngày sau khi bản hiến pháp mới của chế độ Hà Nội được thông qua, 72 vị nhân sĩ trí thức từng ký tên vào bản kiến nghị hồi đầu năm, đưa ra những lời kết án bản hiến pháp mới và những người gọi là “đại biểu nhân dân” đã bấm nút thay cho cái gật đầu.

“Quốc hội khóa XIII đã thông qua một bản hiến pháp thể chế hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), coi thường nguyện vọng của đông đảo nhân dân muốn xây dựng một hiến pháp làm nền tảng cho một chế độ dân chủ với nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân.” Bản tuyên bố của 72 nhân sĩ trí thức viết. “Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; hiến pháp này không thật sự là hiến pháp của nhân dân và người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình.”

Nhân dịp nhà cầm quyền Hà Nội mở chiến dịch kêu gọi người dân góp ý để sửa lại bản Hiến pháp 1992, ngày 19-1-2013, một bản kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, mang chữ ký trực tiếp của 72 người và sau đó có gần 15 nghìn người ký tên hưởng ứng. Đồng thời ngày 1/3/2013 Hội đồng Giám Mục Việt Nam công bố một bản kiến nghị kêu gọi chế độ CSVN thay đổi hiến pháp, được đông đảo giáo dân ký tên hậu thuẫn.

Cả giới nhân sĩ trí thức cũng như Giáo hội Công giáo Việt Nam đều thúc giục chế độ Hà Nội sửa lại hiến pháp theo đúng tinh thần dân chủ, đa nguyên, tôn trọng quyền tư hữu đất đai, và các quyền tự do cá nhân, trả lại quyền hiến định cho nhân dân, hủy bỏ bản hiến pháp hiện có chỉ nhằm phục vụ cho đám người cầm quyền độc tài đảng trị, các “lợi ích nhóm”.

Tảng lờ tất cả mọi khuyến cáo, ngày 28/11/2013, Quốc hội “bấm nút” “nhất trí” gồm toàn đảng viên đảng CSVN vừa là chức sắc hành pháp, vừa kiêm luôn lập pháp, thông qua bản hiến pháp mới với những điều căn bản vẫn giữ như cũ. Các điều khoản chỉ được tráo lên tráo xuống vị trí nhưng không có gì mới.

“Hiến pháp mới được thông qua trên thực tế vẫn tiếp tục giữ cho ĐCSVN đứng ngoài và đứng trên pháp luật, duy trì một thể chế tập trung mọi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm duy trì sự lãnh đạo tuyệt đối độc quyền của ĐCSVN đối với toàn xã hội, tiếp tục giữ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, lực lượng vũ trang phải trung thành với ĐCSVN. Nhiều quyền công dân và quyền con người tuy được ghi nhận, song vẫn giữ cụm từ được thực hiện “theo quy định của pháp luật,” tạo điều kiện cho việc vô hiệu hóa các quyền này bằng các văn bản pháp quy dưới luật như đã thể hiện rõ trong thực tiễn nhiều năm qua.” Bản tuyên bố viết.

Phê phán như thế, 72 nhân sĩ trí thức “đòi Quốc hội, Chính phủ và cơ quan lãnh đạo ĐCSVN tôn trọng các quyền tự nhiên của con người và quyền tự do dân chủ của công dân, trước hết là quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền bầu cử và ứng cử.”

Vì vậy, đặc biệt họ “yêu cầu ngay từ bây giờ phải làm mọi việc cần thiết cho một cuộc bầu cử trung thực Quốc hội khóa XIV để Quốc hội thực sự đại diện cho dân, có năng lực và thực quyền đáp ứng được trách nhiệm của mình.” 

Gới nhân sĩ trí thức “kêu gọi những người có lương tri trong giới cầm quyền cùng với nhân dân cả nước và đồng bào ở nước ngoài nhận rõ thực trạng hiện nay của đất nước, không nản lòng mà tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước kiên cường, đoàn kết và hợp sức đấu tranh bằng các phương thức ôn hòa để thực hiện các quyền con người và quyền công dân của mình, để thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và lạc hậu, phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.”

Những lời tuyên bố suông như vậy tuy khá mạnh mẽ nhưng không tránh khỏi tình trạng phớt lờ như bản kiến nghị đầu năm nếu không kèm hành động quyết liệt và cụ thể như người dân Thái Lan đang chứng tỏ.
(Người Việt)

Người Trung Quốc lập xóm, lập phố và sẽ lập gì nữa?

(Dân trí) - Tại phiên thảo luận về Dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 28.11, các đại biểu Quốc hội nêu lên một vấn đề rất đáng lo ngại, lao động nước ngoài, đông nhất là từ Trung Quốc, nhập cư vào Việt Nam, đang “lập xóm, lập phố ở một vài địa phương”.
clip_image001
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Theo đại biểu Trần Ngọc Vinh, có hàng ngàn lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại các công trình xây dựng, nhất là các dự án do Trung Quốc trúng thầu như Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, Xi măng Ninh Bình, Tây Ninh, bauxite Lâm Đồng...

Nói là lao động nước ngoài chung chung, nhưng ai cũng biết chủ yếu là người Trung Quốc. Họ có mặt từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào đến Cà Mau, lên tận Tây Nguyên, rải dài các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh Đông Nam Bộ. Có những nơi, họ sống theo xóm, theo phố. Dân mình cũng lập phố đưa biển hiệu như phố Tàu. Mới đây, báo chí đưa tin phố Tàu ở Bình Dương là một ví dụ.

Người Trung Quốc sang Việt Nam bằng con đường du lịch, rồi ở lại làm việc cho các công trình của nhà thầu Trung Quốc. Số lao động được cấp phép và không được cấp phép khó nắm được hết. Chỉ riêng ở khu kinh tế Vũng Áng, chỉ có 1.100 người nước ngoài được cấp phép lao động, nhưng tại đây có đến 2.600 lao động nước ngoài, trong đó lao động Trung Quốc là 1.526 người.

Các nhà thầu Trung Quốc nhận thầu tại Việt Nam, họ tìm cách đưa người của họ sang để “tranh” việc làm. Lao động phổ thông trong nước thất nghiệp ngày càng cao, nhưng kiếm một chỗ làm ở các nhà thầu Trung Quốc là rất khó.

Ở các thành phố, bác sĩ Trung Quốc (chưa biết thật giả) sang mở phòng khám chui lấy tiền dân mình, để lại nhiều hậu quả kinh hoàng, nhưng không hiểu vì sao chỉ chuyện này thôi cũng không quản được.

Ở các dự án bauxite Tây Nguyên cũng vậy, lao động Trung Quốc sang lập thành khu vực riêng biệt, làm việc và sinh sống trên cao nguyên. Ngoài giờ làm việc, đàn ông Trung Quốc cũng chẳng ngại gì mà không tìm vợ Việt Nam khi có cơ hội, thế là gia đình Hoa - Việt ngày càng nhiều, người Trung Quốc cắm rễ trên đất Việt Nam với tư cách là chàng rể. Lấy vợ, sinh con rồi cất nhà, sinh sống ở Việt Nam. Từ lao động bất hợp pháp thành công dân hợp pháp.

Với việc đưa dân sang lao động như các nhà thầu Trung Quốc đang làm, chỉ cần chục năm nữa, người Trung Quốc ở Việt Nam sẽ nhân lên gấp nhiều lần hiện nay, lúc đó sẽ không chỉ là xóm, là phố, mà cả khu người Hoa khắp đất nước này.

Các nhà quản lý không thể không nhận thấy phương cách “gặm nhấm” trên đất theo cách này của họ.

L.C.N.

Nguồn: dantri.com.vn

---------------------------

Lao động phổ thông nước ngoài lập cả xóm, phố...

Sự thiếu chặt chẽ trong phối hợp giữa các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trong nước đang dẫn đến tình trạng gia tăng lao động phổ thông nước ngoài vào Việt Nam.
clip_image002
ĐB Nguyễn Anh Sơn cho rằng, do các quy định của VN chưa chặt nên nhiều người nước ngoài dùng hộ chiếu du lịch để làm việc trong các dự án. Ảnh: TTXVN

Đây là khuyến cáo đầy quan ngại của đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) tại phiên thảo luận về Dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 28.11.

Dùng hộ chiếu du lịch để làm việc

Số liệu từ các bộ, ngành cho hay từ năm 2001 đến nay, số người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú tại Việt Nam mỗi năm tăng khoảng từ 20-30%. Chỉ riêng số khách du lịch vào Việt Nam hơn 10 năm qua đã là hơn 23 triệu người. Thậm chí, trong số này có nhiều người nước ngoài lang thang, vi phạm pháp luật như lừa đảo, tham gia các tệ nạn xã hội - đại biểu Nguyễn Anh Sơn cho biết.

“Có trường hợp dễ dãi trong cấp thị thực du lịch, thị thực D về tìm kiếm cơ hội đầu tư, để nhiều đối tượng người nước ngoài vào VN tìm kiếm việc làm. Số này có rất nhiều ở Hà Nội cũng như TP HCM và một số địa phương khác, nên rất khó quản lý” – theo ông Sơn. Đại biểu này cho rằng, do các quy định của VN chưa chặt chẽ nên nhiều người nước ngoài dùng hộ chiếu du lịch để làm việc trong các dự án. Số này chủ yếu là lao động phổ thông. “Thậm chí, những lao động này còn lập xóm, lập phố ở một vài địa phương với nếp sinh hoạt rất khác biệt. Nhiều khi xảy ra những xô xát với người địa phương, việc xử lý cũng rất khó khăn” – ông nói.

Nhà thầu Trung Quốc đưa vào hàng nghìn lao động

Theo con số do Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm công bố trước Ủy ban Thường vụ QH tại phiên họp thứ 10, có tới 39,9% số lao động nước ngoài ở VN hiện chưa được cấp phép và số lượng này lên tới trên 31.000 người. Theo đại biểu Trần Ngọc Vinh, thực tế có hàng ngàn lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại các công trình xây dựng, nhất là các dự án do Trung Quốc trúng thầu, như Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, ximăng Ninh Bình, Tây Ninh, bauxite Lâm Đồng.

Ông nêu thực trạng một số doanh nghiệp lợi dụng tư cách pháp nhân để làm dịch vụ cấp thị thực cho người nước ngoài vào làm việc, hoạt động trái mục đích nhập cảnh và vi phạm pháp luật VN. “Tôi đề nghị quy định rõ trong luật trách nhiệm của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào VN phải chịu trách nhiệm liên đới, nếu như người nước ngoài do họ mời vi phạm luật trong thời gian ở tại VN. Phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể, chứ không phải khi vụ việc xảy ra thì mới ngồi xem trách nhiệm đó thuộc về ai” – ông nói.

Theo Phương Thùy (Lao động)
Nguồn: dantri.com.vn
 

Nơi phụ nữ không dám lấy chồng

Bên những ngôi nhà xiêu vẹo, không ít đứa trẻ lớn lên thiếu tình thương của cha mẹ, những đôi mắt buồn của thiếu nữ trở nên u uất hơn khi không còn tin vào trai bản. Tang tóc vẫn bao phủ bản Poọng khi những cái chết được báo trước lần lượt về với đất Giàng.
Tận cùng nỗi đau
Ngược gần 300km, cuối cùng chúng tôi cũng tìm đến được bản Poọng (xã Tam Chung, Mường Lát, Thanh Hóa). Đã 10 năm qua, bản Poọng không còn sức sống của một vùng đất trù phú với núi rừng, sông nước, không còn những tiếng cười đùa mà chỉ còn những tiếng thở dài ai oán. Theo báo cáo mới nhất của UBND xã Tam Chung, khoảng bảy năm trở lại đây, toàn xã có gần 80 người chết vì HIV/AIDS, riêng bản Poọng có trên 40 người.
Trong căn nhà trống huơ trống hoác ven sông, anh Hoàng Thanh Tâm, cán bộ thôn nghẹn ngào kể về nỗi đau tận cùng mà người dân bản Poọng phải chịu đựng suốt hơn 10 năm qua. Nguyên nhân dẫn đến sự tang tóc ở nơi này là vào những năm 90, trai bản bắt đầu đi về các vùng Son Bá Mười (Bá Thước), Cẩm Thủy, Thường Xuân… để tìm các bãi đào đãi vàng với hy vọng đổi đời. Bẵng đi một thời gian, không những không thực hiện được giấc mơ đổi đời mà họ trở về quê còn mang theo mầm mống của căn bệnh quái ác HIV/AIDS, cùng với các tệ nạn ma túy, mại dâm.
Cả bản Poọng có 87 hộ dân với 398 khẩu thì đã có tới 64 hộ nghèo. Anh Tâm cho biết, bản giờ chỉ còn người già và trẻ nhỏ, trai tráng và phụ nữ trong bản cứ chết dần vì HIV. Có gia đình tới bốn người chết.
Trong ngôi nhà lụp xụp, cụ Hà Thị Vưn (80 tuổi) vẻ mặt lúc nào cũng sầu não. Ở tuổi gần đất xa trời mà cụ vẫn phải kiếm cái ăn cho hai đứa cháu chưa đầy 10 tuổi. Cụ bảo, đó là hậu quả của căn bệnh HIV, bố mẹ chúng nó đã chết cả rồi. Giờ còn hai đứa, không biết rồi nó có như bố mẹ chúng không nữa.
“Cứ hỏi, tại sao “con” HIV lại khủng khiếp như vậy, nó đã cướp đi biết bao nhiêu trai, gái trong bản. Có tuần có đến ba người chết thì thật không thể tưởng tượng được. Nhưng những đứa trẻ thì vẫn phải lớn lên, chúng phải ăn, phải sống. Đứa nào bị nhiễm “H” (HIV) thì đành chịu thôi. Cứ kệ đi, rồi cũng qua”, bà Vưn than thở.
Từ ngày bố mẹ nó mất, dường như Thường (cháu bà Vưn) trở nên lì lợm hơn. Trò chơi duy nhất của Thường là trườn trên đống cát, thỉnh thoảng nó nhìn về phía xa xăm. Không ai nói ra, nhưng người dân bản Poọng này đều cho rằng bố mẹ Thường chết vì “H” thì trong người nó giờ cũng đang có con “H” đi theo nên họ không cho con cái mình đến gần Thường. “Nhìn thấy cháu lủi thủi một mình mà tôi chết lặng. Chỉ mong sao trong người cháu không có con HIV như bố mẹ nó để mọi người đừng xa lánh, để nó còn chơi được với bạn bè trong bản”, bà Vưn nghẹn ngào nói.
Thấy có người lạ đến nhà, Thường chạy về đứng nép sau cánh cửa nhìn vào. Tôi bước tới chìa tay về phía Thường, như một phản xạ tự nhiên cháu co rúm người lại lẩn tránh. Từ sâu trong ánh mắt của đứa bé tám tuổi là sự tủi thân khi sống lạc lõng giữa cộng đồng.
Con gái nơi đây không dám lấy chồng vì sợ HIV
Con gái nơi đây không dám lấy chồng vì sợ HIV
Lấy chồng vừa sợ, vừa run
Sau cái nắng yếu ớt cuối chiều, trời mưa tầm tã như muốn cuốn trôi cả bản làng của người Thái xuống dòng sông Mã đỏ ngầu, chảy xiết. Mỗi ngày trôi qua với chị Hoàng Thị Kết (SN 1981) là mỗi ngày chất chứa những nỗi đau. Mỗi đêm nằm mơ thấy người chồng đã chết 5 năm trước, chị chỉ muốn buông xuôi, rồi nhìn ba đứa con đang ngủ ngon, chị lại nhủ lòng mình phải sống để nuôi các con ăn học tử tế. Chị bảo chị không dám đi bước nữa. Chồng chị chết không phải vì HIV, nhiều khi chị nghĩ cũng muốn lấy chồng để có người đàn ông lúc tắt lửa tối đèn nhưng vì căn bệnh HIV đang tiềm ẩn khắp nơi trong bản nên chị sợ lấy phải một người bị HIV thì cuộc đời chị và những đứa con cũng coi như hết. Theo thống kê của cán bộ bản, đến nay bản Poọng có khoảng 30 người phụ nữ góa chồng.
Chị Kết kể, những người có chồng không dám đi bước nữa đã đành. Cả con gái ở bản lớn lên cũng chẳng dám đánh cược với mạng sống của mình. Chúng nó bảo lấy chồng sợ “H” lắm. Vì vậy mà con gái bản Poọng đến tuổi cập kê đều thoát ly sang bản khác, xã khác lấy chồng. Nhiều đôi trai gái yêu nhau, đến với nhau mà vẫn nơm nớp lo sợ.
Em Lương Thị Hoa (15 tuổi) bảo, bố mẹ gả em cho một trai bản. “Em cũng yêu người ta, nhưng em sợ lắm vì con trai hay bị HIV. Hơn nữa nhà chàng trai này có người anh chết vì căn bệnh này cách đây vài năm. Giờ bản thân em cũng không biết phải như thế nào nữa”, Hoa tâm sự.
Chia tay bản Poọng, những đứa trẻ vẫn hồn nhiên nô đùa, các cụ già thì đầy nỗi ưu tư, không biết tương lai của những đứa trẻ này lớn lên sẽ như thế nào.
Theo Lâm Nguyên
PNO

Cảnh sát cơ động ‘đánh hội đồng’ phóng viên đến ngã quỵ

Trong khi tìm hiểu phản ánh của bạn đọc ở TPHCM, phóng viên báo Người Lao Động bị cảnh sát cơ động (CSCĐ) mời về chốt làm việc. Tại đây, phóng viên bị đánh hội đồng đến ngã quỵ.

Lãnh đạo Tiểu đoàn 1 CSCĐ khẳng định, trước mắt cho thấy các chiến sĩ CSCĐ đã có hành vi hành hung phóng viên.
Cảnh sát cơ động thổi xe và xử phạt người đi đường trên xa lộ Hà Nội đoạn gần ngã tư Thủ Đức, TP HCM Ảnh: HẢI LIÊN
Cảnh sát cơ động thổi xe và xử phạt người đi đường trên xa lộ Hà Nội đoạn gần ngã tư Thủ Đức, TP HCM Ảnh: HẢI LIÊN.

Rạng sáng 21/11, phóng viên (PV) Báo Người Lao Động tìm hiểu về những phản ánh của bạn đọc. Khi qua ngã tư Bình Thái trên xa lộ Hà Nội khoảng 20 m, PV dừng xe chờ đồng nghiệp.

Năm phút sau, trung sĩ Nguyễn Đình Giang thuộc Tiểu đoàn 1 CSCĐ đến yêu cầu PV về chốt cách đó khoảng 300 m để “kiểm tra”. Tại đây, ngoài trung sĩ Giang còn có trung sĩ Phạm Văn Chiến và 4 CSCĐ khác.

PV trình bày rõ cơ quan mình làm việc và cho biết đang đứng chờ đồng nghiệp. Trung sĩ Giang yêu cầu PV xuất trình giấy tờ với thái độ nóng nảy. Sau đó, trung sĩ Chiến lập biên bản với PV gồm các lỗi: Vượt đèn đỏ, không giấy phép lái xe. PV nhận lỗi là giấy phép lái xe vừa mất chưa làm lại kịp, còn vượt đèn đỏ thì không.

Sau một hồi đôi co, trung sĩ Chiến gằn giọng: “Giờ mày thích gì?”, rồi đấm vào mặt PV. Trung sĩ Giang cũng nhảy vào đạp PV rồi cùng trung sĩ Chiến và một CSCĐ khác tiếp tục hành hung. Vừa đánh, họ vừa quát: “Láo hả mày? Cãi hả mày?”. Đến khi PV bị trung sĩ Giang dùng mũi giày đá vào bụng ngã quỵ, các CSCĐ mới dừng tay.

Tiếp đó, tổ CSCĐ tiếp tục yêu cầu ký vào biên bản nhưng do ghi không rõ lỗi vi phạm nên PV không ký. Trung sĩ Chiến liền cùng 4 CSCĐ lên 2 xe công vụ, chiến sĩ còn lại lên xe của PV nổ máy bỏ đi.

Dù bị CSCĐ rút dùi cui đe dọa nhưng PV vẫn cố leo lên ô tô của họ đi theo. Tổ CSCĐ đi lòng vòng ra ngã tư Thủ Đức rồi ngược về chỗ cũ, sau đó qua cạnh Khu Công nghệ cao và trở lại ngã tư Bình Thái.

Cuối cùng, các CSCĐ phải gọi điện cho trung tá Nguyễn Đức Thảo, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 1, đến giải quyết. Ông Thảo yêu cầu PV và các CSCĐ về trụ sở để làm việc.

Làm việc với PV và đồng nghiệp đi cùng, thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Đỗ Mạnh Hùng cùng 2 trung tá Tiểu đoàn phó Phạm Văn Nghiệp, Nguyễn Đức Thảo yêu cầu 6 CSCĐ thuật lại vụ việc nhưng họ một mực chối bỏ việc đã hành hung PV.

Sau khi 6 CSCĐ viết trường trình, thiếu tá Hùng yêu cầu họ nhận lỗi nhưng vẫn không ai chịu, thậm chí họ còn cho rằng PV “tự làm mình bị thương”!

Sau khi truy hỏi, lãnh đạo Tiểu đoàn 1 khẳng định, trước mắt cho thấy các chiến sĩ CSCĐ đã có hành vi hành hung PV (Bệnh viện quận Bình Thạnh xác nhận bị đa chấn thương phần mềm M79). Ba vị thay mặt tiểu đoàn xin lỗi PV và hứa sẽ xử lý nghiêm vụ việc.

Tuy nhiên, khi thiếu tá Hùng hỏi lý do hành hung PV, các CSCĐ vẫn im lặng. Trung sĩ Chiến và trung sĩ Giang dù nói lời xin lỗi PV nhưng vẫn không nhận là đã cùng các CSCĐ khác hành hung...
Theo Người lao động
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét