Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Thứ Tư, 30-10-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
131029100029_than_dong_dat_viet_464x261_bbc_nocredit <- VN ra truyện tranh Hoàng Sa-Trường Sa (BBC).  - Phạt du khách Trung Quốc đem bản đồ trái phép vào Việt Nam (NLĐ).
Hải quân Việt Nam lần đầu tiên nhận thủy phi cơ (NLĐ).
Bắc Kinh phô trương đội tàu ngầm hạt nhân (RFI).
Nhật Bản: ‘TQ đe dọa hòa bình trên biển’ (BBC).- Tàu Hải quân Trung Quốc tiến sát lãnh hải Nhật Bản (TTXVN).  - Nhật cấm nước ngoài mua đất gần căn cứ quân sự (NLĐ). - Nhật–Trung đấu khẩu về “chiến tranh và hòa bình (RFI).
Chuyên gia: ‘Malaysia quyết tâm bảo vệ an ninh hàng hải’ (VOA).
“Bảo vệ” hay kích động, dung túng? (QĐND/DĐXHDS). “Nguyễn Văn Hải phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo khoản 2 Ðiều 88 Bộ luật Hình sự và đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật tuyên phạt 12 năm tù… Sự việc đã rõ như ban ngày, vậy mà CPJ vẫn cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật khi cho rằng Việt Nam “vi phạm tự do báo chí”, “bắt bớ xâm hại nhà báo”…”.
Tòa Giám mục Xã Đoài phản đối bản án bất công và thiếu minh bạch của TAND tỉnh Nghệ An đối với ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải (DLB).
VĂN BÚT QUỐC TẾ HỌP ĐẠI HỘI THẾ GIỚI Ở REYKJAVIK THỦ ĐÔ ISLANDE ĐỒNG THANH LÊN ÁN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN HÀ NỘI (DTD).
Chuyện xử án Đinh Nhật Uy, sáng 29.10.2013 (DCCT). “Tại phiên tòa, đại diện các công ty Viettel, VNTP và bà Thâm (tổ phó dân phố, một đảng viên) được Tòa án gọi là nguyên đơn dân sự. Nguyên đơn dân sự lại là lý do để tiến hành vụ án hình sự (?). Điều đáng chú ý, là tại hpiên tòa, cả ba nguyên đơn này đều xác nhận không hề làm đơn tố cáo anh Đinh Nhật Uy về bất cứ chuyện gì. Tất cả do công an đã đến thuyết phục họ tố cáo“. - FACEBOOKER ĐINH NHẬT UY TRỞ VỀ VỚI BẠN BÈ, NHỮNG BÌNH LUẬN (Huỳnh Ngọc Chênh). - NHÀ TÙ VÀ TRƯỜNG HỌC Ở XỨ “THIÊN ĐƯỜNG” (Phương Bích).
- Nguyễn Thượng Long: THÁNG 1O THAO THỨC – PHẦN 2: SAO LẠI LÀ BÀI HÁT TRUNG HOA  (Boxitvn). - Về với dân (Boxitvn).
Lễ cầu siêu bên bờ Bến Hải (RFA/DĐXHDS).
- Bùi Tín: Tuyên chiến với dân tộc (Blog VOA).
TRỜI ĐÃ SINH RA ĐẢNG CỘNG SẢN SAO CÒN SINH RA INTERNET LÀM GÌ? (FB Ngân An).
Sự ổn định(!?) (FB Paulo Thành Nguyễn). “Tôi không chắc tôi sẽ đói vì thiếu việc làm, tôi không chắc tôi sẽ mất ổn định khi phải di chuyển chỗ ở, nhưng chắc chắn một điều tôi sẽ chết nếu không sống theo tiếng lương tâm và lý trí của mình. Sự sách nhiễu, gây khó khăn của các anh càng cho tôi động lực để sống với lý tưởng của mình“.
- Minh Nguyễn: “Làm thế nào để được lòng dân?” (viet-studies). “Các nước phương Tây họ không nói nhiều như ta, nhưng họ rất coi trọng lòng dân, thể hiện qua cơ chế dân chủ trong bầu cử, trưng cầu dân ý, hay thăm dò dư luận xã hội về những vấn đề quốc kế dân sinh hệ trọng…Chế độ ta ‘dân chủ gắp triệu lần dân chủ tư sản’, nhưng tầm cở như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm mà còn lúng túng, không biết ‘làm cách gì để đo được lòng dân’?
Phải bỏ các cụm từ “mác lê”, “xã hội chủ nghĩa” ra khỏi Hiến pháp Việt Nam! (DLB). - Trị bệnh thể chế để chữa bệnh y tế (DĐXHDS/SGTT/DL). “…người ta muốn cái thể chế gian manh kia phải chấp nhận phá bỏ dần bức tường vô trách nhiệm, bắt đầu bằng việc một bộ trưởng phải biết chịu trách nhiệm thực sự, bằng từ chức, chứ không thể diễn mãi trò “xin nhận lỗi”, hòa cả làng như ông Thủ tướng được.”
- Hạ đình Nguyên: TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG & NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG (NLG). “Đối với tiên tri về CNXH của nhà “Ngoại cảm” xhcn Nguyễn Phú Trọng, có ai hoài nghi gì không ? Vì sao lại không hoài nghi về một điều trọng đại như thế ?” - GIÁO SƯ TRẦN PHƯƠNG: CNXH ĐƯA RA CHỈ ĐỂ BỊP THIÊN HẠ (TKL/ Huỳnh Ngọc Chênh). “Tôi hỏi ông CNXH bây giờ là cái gì? Tôi đố ông trả lời được đấy?!… Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng ta sẽ đi là cái CNXH gì đây?
- Trần Hồng Tâm – Bao nhiêu năm rồi mà vẫn u mê (FB Phạm Đình Trọng/ Dân Luận). “Rất nhân bản khi chúng ta khóc cho một người vừa mất. Nhưng có lẽ cũng nên giành nước mắt cho những nấm mồ không hương khói của cả hai bên. Và, nhất là giành lại chút nước mắt khóc cho chính số phận mình đang chìm đắm nơi bờ mê bến lú“.
- HỮU QUẢ: Kỳ Anh – Một yếu địa, hãy cảnh giác! (DĐXHDS). - Những vị khách được nuông chiều hay những nhà yêu nước tận tụy? Người Hoa ở Bắc VN thời kỳ 1954-1978 (NCQT).
Đại biểu Quốc hội bức xúc trước tình trạng tham nhũng (CP).  - “Còn cơ chế xin cho thì tham nhũng còn đất để sống” (HQ).  - Không kỳ vọng “triệt hạ” được tham nhũng (ĐT).  - Việt Nam toàn bắt… “ruồi” tham nhũng (LĐ). – Video: Đai biểu QH nói về phòng chống tham nhũng (VTV). - Những “bản án về hưu” (Đào Tuấn). “Có thể hiểu là vì tử hình ở Việt Nam là bắn thật, cho nên mới chưa từng có một bị án tử hình về hành vi tham nhũng?!… Có thể, các quan tham Việt Nam sẽ không cười trước vành móng ngựa, dù những bản án tham nhũng, trái với quyết tâm phòng chống tham nhũng, khó có thể gọi khác đi khi chúng chính là những ‘bản án về hưu’. Cứ bảo sao tham nhũng không giảm“.
Chống tham nhũng: phải tập trung bắt “hổ” (TT/DĐXHDS). “Không đơn giản, một khi bắt chúng vẫn phải dùng tới … “chó sói”, thậm chí cả … “hổ đói”. Phải thực sự là NGƯỜI – tức là nhân dân, mới bắt được loại này.”
- Tô Văn Trường: “Thế là xong, miễn bàn!” không có nghĩa là bó tay (Boxitvn). - Chính phủ nợ Vinashin? (Boxitvn). - Sẽ thanh tra diện rộng về vốn ngân sách Nhà nước (TTXVN).  - Nới trần bội chi để đầu tư công (NLĐ).
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Tuyết: “Việc từ chức cần có sự chỉ đạo của đảng” (MTG).  – Nguyễn Hưng Quốc: Quyền lực và trách nhiệm (Blog VOA).  - Quan chức xứ người chịu trận vì bê bối y tế (VNN). - Vụ Cát Tường: Không thể chịu trách nhiệm vào… không khí (VNN). - Hoàng Đức Minh – Muốn có đạo đức, hãy để thị trường được tự do (TH đường phố).

2Bắt khẩn cấp hai công an tham gia đánh chết người (TT). - Chánh thanh tra Sở Y tế dùng cuốc bổ đầu một phụ nữ (TT). => 

Phạt tù hai đối tượng “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” (TTXVN).
Mail phát tán gián điệp có cả email Bộ CA, Bộ Quốc phòng (TT).
Đừng nói suông về tầm nhìn (Trần Nhương). - Làm thủy điện để… phá rừng (NLĐ).
Bí thư Quảng Ngãi xin lỗi dân (BBC).
Ông Ng Văn Bình nghĩ gì 8 tỉ đồng cho “cậu Thủy”? (Dangnba). - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH Nguyễn Kim Khoa: Vụ “cậu Thủy”: Làm rõ chân tướng sự việc là góp phần chống tham nhũng (LĐ).  -  Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc tìm mộ liệt sĩ (QĐND).  - Mượn danh ngoại cảm trục lợi (NLĐ).  - Kiếm chác trên nỗi đau.
Khổ sở với bản án cưỡng dâm (NLĐ).
- Thục-QuyênVăn hoá trách nhiệm (Kỳ 1) (Boxitvn).
Luận về dân sự bất hợp tác (TCPT).
Sách mới về cộng sản Indonesia bị tiêu diệt trong những năm 60 (VOA/DĐXHDS).
Ambrose Evans-Pritchard – Mâu Thuẫn Quá Quắt của Trung Quốc (Dân Luận). - Giang hồ bồ tát (pro&contra). - Đảng Cộng sản Trung Quốc họp đầu tháng 11 để thông qua cải tổ kinh tế sâu rộng (RFI). - Internet : Trung Quốc gia tăng trấn áp (RFI).
Truy tìm hai nghi phạm Thiên An Môn (BBC).  - Trung Quốc truy lùng nghi phạm vụ xe nổ ở Thiên An Môn (Zing).  - Trung Quốc truy lùng 2 nghi can vụ cháy xe ở Thiên An Môn (VOA).  -Trung Quốc nghi cháy xe ở Thiên An Môn là vụ tấn công tự sát.  - Vụ đâm xe ở Thiên An Môn: 2 nghi phạm là người Tân Cương (TBKTSG).  - Vụ tai nạn Thiên An Môn, đặt nghi vấn về đưa tin chậm.  - Tấn công ở Thiên An Môn? (NLĐ). - Người Duy Ngô Nhĩ bị nghi là thủ phạm tông xe vào Thiên An Môn (RFI).
Trung Quốc trước loạt cải cách “chưa từng có tiền lệ” (TT).  - Dân TQ bức xúc vì vị quan ‘chân giò’ (BBC).
Đài Loan phản đối Apple vì bị iPhone cho là một tỉnh của Trung Quốc (RFI).
Bình Nhưỡng chuẩn bị gần xong việc phóng tên lửa tầm xa mới (RFI).

- TS Võ Trí Hảo: Không có kinh tế nhà nước, già yếu ai lo? (TVN/DĐXHDS).
- Ngành y: Mê lợi nhuận khủng, bỏ bê việc công (VNN). - Liên quan đến vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Trách nhiệm  (TN). - Dồn trách nhiệm, quận, phường kêu khó (TP). - Cần kỷ luật lực lượng thanh tra y tế (TP).
- CÔNG TRÌNH KÈ CỨU MŨI CÀ MAU: Cả trăm tỉ đồng có nguy cơ đổ biển (PLTP).

- Thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A bị loại khỏi quy hoạch: Tín hiệu tốt để những cái đúng dám lên tiếng (SGTT). - Làm rõ trách nhiệm ở 2 dự án thủy điện ở Đồng Nai (VOV). – Rà soát quy hoạch thủy điện: Thủ tướng đồng ý loại bỏ 577 dự án thủy điện (PT).
KINH TẾ
Deficit ceiling – Trần thâm thủng (Giang Le).
Nguy cơ không đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5% (MTG).
- Tái cơ cấu kinh tế: Chậm và chờ (QĐND).  - Cải cách thể chế nhằm huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế  (ĐBND).
Thách thức lớn nhất: Có chấp nhận hy sinh để tái cơ cấu hay không?  (ĐBND).
Việt Nam đứng thứ 99 về xếp hạng môi trường kinh doanh (VOA).  - Môi trường kinh doanh VN cần cải thiện (BBC).
Lãi suất đã trở về thời điểm 2006 (TBKTSG).  - UBGSTCQG: Rủi ro của hệ thống TCTD đã giảm bớt (CafeF).
Vì sao tính cấm cho, tặng ngoại tệ? (VnEco).
xuat khau cao su_92336Đánh golf với đại gia (MTG). - CHUYỂN ĐỔI NHÀ Ở XÃ HỘI Ở TP HCM: Thận trọng để khỏi giải quyết hậu quả (NLĐ).   - Sắp xây dựng hàng loạt dự án nhà ở xã hội (DĐDN).  - Địa ốc thêm hình thức hút khách (TBKTSG).  -  Cổ phiếu bất động sản lặng sóng (NLĐ).
<- Xuất khẩu cao su: Bán nhiều, thu tiền ít! (CT).
Người nuôi heo: “treo chuồng” vì sợ lỗ (CT).
Vụ 20 xe sang ‘bỏ quên’ ở cảng: Công ty vận chuyển từng dính ‘nghi án (TN).
VN Airlines ký hợp đồng tỷ đô với GE (BBC).
Nợ xấu của các ngân hàng châu Âu lên tới 1,7 nghìn tỷ USD (Gafin).
Ngân hàng Thế giới, Vatican hợp tác chống nạn nghèo đói (VOA).
Đầu tư Trung Quốc vào Pháp : Hy vọng và lo lắng (RFI).


- Môi trường kinh doanh Đông Á – Thái Bình Dương 2014: Việt Nam cải cách nhiều nhất nhưng vẫn xếp hạng 99 (SGTT). - Khấp khểnh môi trường kinh doanh (ĐĐK).
- Miền Trung nuôi con gì?: Bò thịt là thượng sách (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 10 năm sau ngày mất của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Thế Sang: Giấc mơ Akhat jucar (Nguyễn Hoa Lư).
Hien-vat-2-5b3deNguyễn Cảnh Bình – Le Bon, Tâm lý dân tộc và chủng tộc hạ đẳng… (Dân Luận).

- Video: Chấm chọn mẫu lễ phục nhà nước (VTV).
Cháy nhà Lang – Mong nhiều bàn tay giúp khắc phục (SK&ĐS). => 

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 94) (Nhật Tuấn).
Tỉnh Đông ngày tôi về (Trần Nhương).
Đọc “Tiếng tụng kinh trong nhà vị tướng “của Dương Đức Quảng (Trần Nhương). - Truyện dài NGŨ QUỶ (phần 24) (Trọng Bảo). Xem lại: Truyện dài NGŨ QUỶ (phần 21)   -    Truyện dài NGŨ QUỶ (phần 22)   –    Truyện dài NGŨ QUỶ (phần 23) (Trọng Bảo).
Phẫu thuật thẩm mĩ và lựa chọn cái đẹp (TVN/ Nguyễn Văn Tuấn).
Papua New Guinea – Xứ sở của những bất ngờ (1) (Hiệu Minh).
Nghẹn ngào tự truyện những ngày cuối cùng của Wanbi Tuấn Anh (NLĐ).
“Chàng Tây” Kyo York tiếp lửa miền Trung bằng âm nhạc (NLĐ).
Ba anh em của Jonas Brothers bất ngờ tuyên bố tan rã (TTXVN).


- VĂN CÔNG HÙNG: Giàng gọi ông Rơm đi rồi (TP).
TÂN NHÂN nắng tỏa chiều nay (Lê Thiếu Nhơn).
TRANH NUDE CỦA PHƯƠNG BÌNH (Nguyễn Trọng Tạo).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
11anhchottranggiaoduc_1e679
“Kịch bản” nào cho chương trình SGK năm 2015?  (PL&XH).
<- Thi cử gọn nhẹ, đơn giản (NLĐ).
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển: Hệ thống môn học mới sẽ đồng bộ tất cả các chương trình (PL&XH).
2 trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo (CP).
Cử nhân chương trình chất lượng cao được hỗ trợ tìm việc  (GD&TĐ).
Chuyện về 3 sinh viên gần 80 tuổi của Đại học Mở (NĐT).
Phải thương! (PNTP).
Mặt trăng mặt trời xung khắc (Nguyễn Tiến Dũng).

- ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO: Phương pháp dạy học là mấu chốt (PLTP).

- Về việc hàng chục học sinh một trường ở Ba Vì bỏ học: Không chỉ đủ chỗ học mà phải đảm bảo cự ly (TP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Y tế tư nhân Manh mún và chộp giật – Bài 2: Bài 2: Ngắc ngoải bệnh viện tư (TP). - “CÒ” VÂY TỨ PHÍA: Đại náo bệnh viện (NLĐ).
Đạo đức suy đồi nên cần có biện pháp cấp bách (TT).
Vụ “Thẩm mỹ viện Cát Tường”: “Một là năng lực yếu, hai là bảo kê ăn tiền và bỏ qua” (LĐ).  – Lơi lỏng quản lý thẩm mỹ viện Lỗi tại ai?- kỳ I (CT).  - GĐ Công an HN: Thấy xác mới định được tội danh (VNN).
Hơn 100 công nhân ngộ độc do thịt bò nhiễm khuẩn (TTXVN).  - Bắc Giang: 90 học sinh ngộ độc phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch tại trường mầm non (Afamily).  - Chợ cóc và an toàn thực phẩm (BBC).  - Khó quản rau sạch (TBKTSG).
Chung cư “mọt xương, ghẻ lở”, người dân mất ăn mất ngủ (KT).
Nổ khí mêtan ở lò khai thác than, 6 người bị thương (TTXVN).
DSC02697-11-750x350Hà Tĩnh tái định cư hơn 1.200 hộ giáo dân Kỳ Lợi (ND).
Nguy cơ mất an toàn từ các hồ chứa nước bị xuống cấp ở Hòa Bình (ND).
Hà Tĩnh: Thành lập tổ khảo sát vết nứt lạ trên núi Dầu (MTG). =>
Giá đất nghĩa trang tăng từng ngày (NLĐ/NĐT).
FACEBOOK VÀ… CƯỚP, HIẾP… XÉM GIẾT (Tân Châu).
Bão lớn ập vào Châu Âu (VOA).  - 13 người chết vì bão ở châu Âu (BBC).  - Miền đông Hoa Kỳ kỷ niệm 1 năm sau siêu bão Sandy (VOA).
Mốt mới tại Hồng Kông : Nói tiếng Mỹ thay vì tiếng Anh (RFI).


- Ký sự miền rừng: Cô đơn mãi mãi (NNVN).
QUỐC TẾ 
Syria: Ông Qadri Jamil bị cách chức Phó Thủ tướng (TTXVN).  - Phiến quân Libya cướp 54 triệu đôla (BBC).  - LHQ xác nhận có bệnh bại liệt tại Syria (VOA).
Iran-IAEA nhất trí thảo luận về hạt nhân vào 1/11 tới (TTXVN).
Australia loan báo chấm dứt việc tham gia cuộc chiến Afghanistan (VOA).
Thổ Nhĩ Kỳ khánh thành đường hầm qua sông Bosphore nối hai bờ Âu-Á (RFI).
10 cách Malala Yousafzai thay đổi thế giới (chúng ta đã làm được gì ở tuổi 16 của cô bé Pakistan này?) (WeGreen/ Dân Luận).
47A3DF85-AD0F-4B98-AE09-F3F3602C5772_w640_r1_s
<- Chính quyền Obama xem xét việc ngưng do thám đồng minh (VOA).  - Mỹ thừa nhận cần ‘kiềm chế’ tình báo (BBC).  - “Vết ố ngoại giao” liệu có được rửa sạch? (QĐND).  - Châu Âu phản đối vụ nghe lén nhưng vẫn hợp tác với NSA (VOA).  - Tình báo Mỹ phản pháo Nhà Trắng (NLĐ). - Nghe lén điện thoại: Mỹ cố làm dịu nỗi tức giận của châu Âu (RFI).
Mỹ, Romania cử hành lễ động thổ cơ sở phòng thủ phi đạn (VOA).
Mỹ tăng cường hỗ trợ Châu Phi truy lùng lãnh chúa Kony (VOA).
Úc cấm tập đoàn Hoa Vi của Trung Quốc khai thác internet cao tốc (RFI).
Tập đoàn Nga Gazprom tố cáo Ukraina quỵt nợ (RFI).
Putin ca ngợi Đoàn Thanh niên Cộng sản Komsomol (RFI).
Cựu thủ tướng Thái chống lại cáo buộc (NLĐ).


* RFA: Audio:  + Sáng 29-10-2013 + Tối 29-10-2013    Video: + Bản tin video tối 28-10-2013; + Bản tin video sáng 29-10-2013; + Diễn đàn chúng ta # 8; + Bản tin video tối 29-10-2013.
* RFI: 
* VTV:  + Chào buổi sáng – 29/10/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 29/10/2013;  + 360 độ Thể thao – 29/10/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 29/10/2013;  + Tài chinh kinh doanh sáng – 29/10/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 29/10/2013;  + Thời sự 12h – 29/10/2013;  + Thời sự 19h – 29/10/2013.

2081. ĐÀI LOAN VỚI GIẤC MƠ THỐNG NHẤT CỦA TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 27/10/2013
TTXVN (New York 25/10)
Trong một bài viết đăng trên số ra mới nhất, tạp chí “Chính trị thế giới” nhận định rằng vì nhiều lý do khác nhau, Trung Quốc chưa thể thực hiện được ước mơ thu Đài Loan về một mối. Dưới đây là nội dung bài bảo: Nằm cách xa hai cực kinh tế chính của thế giới là Mỹ và Liên minh châu Âu, Đài Loan nằm ở Đông Á, và vẫn được người Bồ Đào Nha ở thế kỷ 16 gọi là “Hòn đảo xinh đẹp”. Hòn đảo này, không được hưởng nguồn tài nguyên được đánh giá cao nhất vào đầu thế kỷ 21 là dầu mỏ, hiện đang ở trong một tình thế địa chính trị ngược đời. Một mặt, điều không phải bàn cãi là các thể chế chính trị của Đài Loan đã trở nên dân chủ từ đầu những năm 1990. Nhưng mặt khác, nền dân chủ này lại hầu như không được quốc tế công nhận vì chỉ có một thiểu số Nhà nước duy trì mối quan hệ ngoại giao với hòn đảo này. Số nước cử đại sứ tới Đài Bắc ngày càng ít đi từ khi nền dân chủ tại nước này thay thế một chế độ độc tài. Nói cách khác, Đài Loan bị coi là một nền dân chủ gây khó chịu, không được quốc tế mến chuộng bằng Trung Quốc với chế độ độc đảng cầm quyền. Nằm ở Đông Á ở ngoài khơi của Trung Quốc đại lục, Đài Loan cách khá xa bờ biển của Trung Quốc, khiến cho việc giao thương với đại lục không thuận lợi. Đài Loan nghèo tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt không có dầu mỏ và khoáng sản quý. Lợi ích địa chính trị của hòn đảo này rất ít. Tuy nhiên, nếu phân tích sâu sắc hơn sẽ thấy rõ tầm quan trọng chính trị, kinh tế và chiến lược của hòn đảo này trong thế kỷ 21. Đài Loan được coi là một nước gây khó chịu, ít nhất là về mặt biểu tượng, đối với chế độ đảng cầm quyền duy nhất ở Trung Quốc đại lục từ năm 1949. Đài Loan không những là một mảnh đất bị Đảng Cộng sản Trung Quốc coi là một bộ phận của Trung Quốc, mảnh đất mà Mao Trạch Đông đã không thôn tính được, mà còn là bằng chứng cho thấy rằng một nước mà đa số dân có nguồn gốc là Trung Quốc có thể kết hợp nền dân chủ với thành công về kinh tế. Bằng sự tồn tại của chính mình, Đài Loan coi thường, một cách bất đắc dĩ, một Trung Quốc đại lục vẫn là một đế quốc tập trung hóa mà quyền lực chính trị không qua bầu cử tự do, bởi vì chỉ có bầu cử tự do mới cho phép tiến hành một sự lựa chọn dân chủ các nhà lãnh đạo địa phương và quốc gia. Vì vậy, sự tồn tại của chính Đài Loan là “không chịu nổi” đối với nước láng giềng lớn vì sự tiến triển mang tính thể chế của nó chứng tỏ rằng một chế độ độc tài như chế độ của Tưởng Giới Thạch, có thể nhường chỗ cho một chế độ thiết lập quyền tự do. Là chính đảng khơi nguồn dân chủ, nên đảng Dân Tiến vẫn tổ chức đều đặn hàng năm ngày lễ tưởng niệm “vụ rắc rối 2-2-8” của năm 1947, một sự kiện đánh dấu sự mở đầu vụ “khủng bố trắng” và áp dụng lệnh thiết quân luật trên toàn hòn đảo và mãi đến những năm 1980 mới được hủy bỏ. Nền dân chủ của Đài Loan khác nền “dân chủ” của Trung Quốc về nhiều điểm, như quyền tự do tôn giáo được tôn trọng, các quyền khác cũng được công nhận rộng rãi…
Đạt được thành công về chính trị trong tiến trình dân chủ hóa, Đài Loan cũng là một thành công tuyệt vời về kinh tế khi không chấp nhận một nền kinh tế tập thể, tập trung bao cấp và toàn tâm phát triển một nền kinh tế thị trường, dựa vào những chi phí lớn về giáo dục. Nhờ được hưởng viện trợ của phương Tây, quân đội Đài Loan đã ngăn chặn cuộc chinh phục của Trung Quốc Cộng sản và đã đối đầu thành công trước những sức ép quân sự, nhất là đối với các hòn đảo Quemoy, chỉ cách đại lục 2,3 km. Đài Loan đã biết thực hiện một chính sách phát triên hiệu quả có thể so sánh với Trung Quốc Cộng sản. Do sự tồn tại của mình, hiếm khi được biết đến trên trường quốc tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo đầu người của Đài Loan thường không được tiết lộ trong các thông kê của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, theo các số liệu của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), năm 2006, GDP của Đài Loan đứng thứ 17 thế giới với số dân 122,8 triệu người, GDP tính theo đầu người ở đây đạt 27.500 USD, đứng thứ 33 trên thế giới, tức là nhiều gấp 4 lần so với Trung Quốc đại lục, với 6.800 USD/người (đứng thứ 122 trên thế giới). Các con số này chứng tỏ rằng mặc dù đã đạt được những tiến bộ về kinh tế từ khi tiến hành các cuộc cải cách từ những năm 1990, chủ nghĩa cộng sản của Trung Quốc vẫn chưa cải thiện được các điều kiện sống của người dân ở đại lục. Vì vậy, đối với Trung Quốc đại lục, Đài Loan vừa là một điều gây phiền phức, vừa là một lợi thế về kinh tế. Một mặt, nó cho thấy rằng chính sách kinh tế tập thể của Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông đã dẫn đến một tình trạng bế tắc triền miên, nhưng mặt khác các nguồn của cải kinh tế của Đài Loan lại là một lợi thế nhờ vào vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của Đài Loan ở Trung Quốc đại lục và bằng sức mua cao, và theo quan điểm kinh tế thì sự liên minh, liên kết với Đài Loan luôn mang lại phần lợi rất lớn cho Trung Quốc đại lục.
Ngoài tầm vóc về kinh tế và chính trị, Đài Loan còn có một lợi ích mang tính chiến lược, vì hai lý do. Trước hết, rõ ràng sức mạnh và tri thức quân sự của Đài Loan không phải là không đáng kể như lịch sử từ năm 1949 đã chứng minh. Đặc biệt, Đài Loan có một số trang thiết bị quân sự khiến các tướng lĩnh Trung Quốc mơ ước. Thứ hai là về địa lý, Đài Loan án ngữ eo biển Đài Loan, nối liền cực thứ ba của bộ ba Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc, cũng như Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, với Ấn Độ hay xa hơn là với khu vực Trung Đông và Châu Phi. Hòn đảo Đài Loan nằm ở trung tâm những sự trao đổi lớn theo đường biển tại biển Đông rất được các nước thèm muốn. Thế nhưng, vùng biển này hiện đang đặt ra một vấn đề chiến lược đối với Trung Quốc đại lục. Theo luật pháp quốc tế, các vùng biển độc quyền của Trung Quốc là khá hạn chế. Một mặt, đối diện với Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa nằm giữa Việt Nam và Bắc Philippines. Quyền đảo này được tạo nên nhờ khoảng 130 hòn đảo san hô nhỏ không có người ở, phân bố trên một vùng biển dài 250km và rộng 100km. Năm 1932, người Pháp chiếm hòn đảo chính và lập ra ở đó một trạm khí tượng, sau đó do chế độ Nam Việt Nam cai quản, nhưng đã bị Trung Quốc đánh bật vào năm 1974. Từ đó đến nay, dù không được quốc tế công nhận, một đội quân đồn trú của Trung Quốc vẫn chiếm đóng nơi đây và các hòn đảo này vẫn bị Việt Nam cũng như Đài Loan nhận là chủ quyền của mình. Mặt khác, về phía Nam của biển Đông, tức là quần đảo Trường Sa, nằm ở giao điểm các đường biên giới biển của Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc đại lục và tất cả các nước này dều nhận đó là thuộc chủ quyền của mình, nhất là nơi đây giàu tài nguyên cá, và dầu khí. Vì vậy, quần đảo Trường Sa hiện là trung tâm của một cuộc xung đột giành chủ quyền giữa nhiều nước với nhau. Đặc biệt, sự tồn tại của một Đài Loan đòi chủ quyền đối với các hòn đảo khác nhau không những chống lại những yêu sách biển của Trung Quốc đối với các vùng biển tương ứng mà còn hạn chế sự tiếp cận trực tiếp của hải quân Trung Quốc với các vùng đại dương và vùng biển đặc quyền của Trung Quốc. Ngoài ra, cần phải lưu ý đến những đặc tính biển của khu vực này. Độ saau trung bình của biển Đông là 1.200 mét, so với độ sâu hơn 4.000 mét của Thái Bình Dương, và điều đó khiến cho việc sử dụng trở nên khó khăn. Hiện nay, Trung Quốc không thể sử dụng tàu ngầm mang tên lửa trong một không gian biển vừa chật hẹp vừa nông như vậy, và tất nhiên, có một giải pháp là đi qua một eo biển tới Thái Bình Dương, nhưng điều này cũng dễ bị đối phương phát hiện.
Sự tiếp cận của Trung Quốc đại lục với Thái Bình Dương qua biển Đông và biển Hoa Đông đều đang bị hạn chế, do biển Hoa Đông bị án ngữ bởi Ryukyu, nơi có căn cứ lớn của Mỹ ở Okinawa, trong khi biển Đông lại bị bao quanh bởi nhiều nước và eo biển Malacca. Nơi đây còn trở nên chật hẹp hơn do các vùng biển của các nước trong khu vực. Bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy tầm quan trọng của vấn đề chiến lược này là bản đồ của Trung Quốc đơn phương thể hiện rằng tất cả các vùng biển thuộc các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cả Đài Loan đều là của họ. Về mặt chiến lược đối với Trung Quốc, bảo đảm chủ quyền đối với Đài Loan và làm cho quốc tế công nhận chủ quyền là một giải pháp để có được một sự tiếp cận trực tiếp và toàn quyền ở Thái Bình Dương, nhất là đối với các tàu ngầm phóng tên lửa. Điều này chứng tỏ lợi ích to lớn về chính trị, kinh tế và chiến lược của Đài Loan đối với Trung Quốc đại lục và giải thích tại sao hầu như tất cả số phiếu của Quốc hội Trung Quốc (2. 896 phiếu thuận so với 2 phiếu trắng) đều tán thành đạo luật chống ly khai ngày 14/3/2005. Đạo luật này, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thống nhất Trung Quốc, hạn chế tính chất đặc biệt của Đài Loan, cho phép Chính quyền Bắc Kinh sử dụng vũ lực chống Đài Loan trong một số điều kiện, trong đó có khả năng tuyên bố độc lập của Đài Loan. Thế nhưng đạo luật này được thông qua mà không hỏi ý kiến của người dân Đài Loan, vì vậy đã bị nhà cầm quyền Đài Loan bác bỏ và ngày 26/3/2005, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại Đài Loan để bác bỏ đạo luật này. Các sự kiện này đã chứng tỏ rằng vấn đề Đài Loan rất khác so với các vấn đề có vẻ bề ngoài tương tự đã được giải quyết theo các quyền của người dân vì vấn đề Đài Loan cũng nằm trong những lôgích khác về chính trị, lịch sử và dân số.
Vị trí hiện nay của Đài Loan trong nền địa chính trị thế giới tương phản với sự có mặt ít ỏi mang tính lịch sử của hòn đảo này. Đài Loan từ lâu nay chỉ có người dân bản xứ sinh sống cộng với số ít người gốc Indonesia hay Malaysia, và không mấy quan tâm đến ảnh hưởng của lục địa láng giềng. Tuy nhiên, người ta cũng tìm thấy vài dấu vết của người Trung Quốc lục địa từng sống ở đó vào giai đoạn 618-907, sau đó vào thế kỷ 16, cũng có sự chiếm đóng của người Trung Quốc tại một vài nơi ở Đài Loan. Những người Trung Quốc này lập ra những “Hakka” là nhóm sắc tộc gồm người Trung Quốc đã nhập cư trong suốt nhiều thế kỷ. Những Hakka sống ở Đài Loan vẫn tiếp tục duy trì bản sắc văn hóa đặc biệt của họ ở đó. Tầm quan trọng thương mại của hòn đảo này chỉ bắt đầu xuất hiện khi người Bồ Đào Nha phát hiện ra nó vào năm 1544, những người này đặt tên nó là Ilha Formosa, tức là “Hòn đảo xinh đẹp”. Vị trí của hòn đảo này rất thuận lợi cho việc dùng làm trạm tiếp nhiên liệu, nghỉ chân của tàu bè trên các tuyến đường biển ở Thái Bình Dương. Năm 1683, người Mãn Châu kiểm soát hòn đảo này về quân sự, khi đó được coi là nằm dưới chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những thập kỷ tiếp theo, chính người Trung Quốc thù địch với người Mãn Châu đã di cư tới Ilha Formosa, chủ yếu từ các tỉnh ven biển của Nam Trung Quốc (Phúc Kiến và Quảng Đông), trong khi vẫn giữ mối liên hệ với các tỉnh ở lục địa. Sự di cư này đã đẩy lùi những người bản xứ vào các vùng núi non và trong vài hòn đảo nhỏ. Hiện nay, con cháu của những người di cư này coi mình là “người Đài loan gốc”. Từ cuối thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19, đối với một Chính quyền Trung Quốc tự coi mình là một thế lực lục địa, hòn đảo Đài Loan bị sáp nhập với tỉnh Phúc Kiến về mặt hành chính. Mãi đến năm 1886, Trung Quốc mới đưa nó lên hàng cấp tỉnh. Trong thế kỷ 19, những ý đồ chinh phục của người châu Âu đều không thành công và năm 1895, tức là 9 năm sau khi Bắc Kinh quyết định trao cho Đài Loan quy chế cấp tỉnh, người Nhật Bản đã xâm chiếm hòn đảo này, khi đó nó gồm chưa đầy 3 triệu dân. Công cuộc thực dân hóa của Nhật Bản đã góp phần làm cho nền kinh tế của hòn đảo này cất cánh. Người Nhật Bản xuất khẩu sang Đài Loan các công nghệ và phương pháp tưới tiêu, cũng như thúc đẩy phát triển giao thông vận tải. Họ chuyển cực hoạt động chính tới phía Bắc, tức là Đài Bắc và cảng Keeling. Trong nửa thế kỷ chiếm đóng của Nhật Bản, các sinh viên Đài Loan đã được đào tạo tại các trường đại học của đất nước Mặt trời mọc. Khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc, hòn đảo này có tới 6 triệu dân, trong đó hơn 90% là người Hakka và người “Đài Loan gốc”, 10% còn lại là người tứ xứ, trong đó có người Nhật Bản, nhưng ngay sau đó những người Nhật Bản này phải trở về cố hương. Mật độ dân số Đài Loan khi đó là 166 người/km2, cao nhất thế giới. Vào cuối những năm 1990, dân số Đài Loan tiếp tục tăng mạnh do làn sóng di cư lớn thứ hai từ các nơi lân cận kéo tới hòn đảo này.
Ở Trung Quốc đại lục, sau khi Nhật Bản đầu hàng, cuộc nội chiến giữa những người Quốc dân đảng và người Cộng sản lại tiếp tục và hướng tới sự bất lợi cho Quốc dân đảng. Tiếp theo việc Mao Trạch Đông công bố sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 1/10/1949 quân đội Quốc dân đảng, gồm hàng trăm nghìn nhà quân sự, và thủ lĩnh là Tưởng Giới Thạch đã dạt đến Đài Loan. Với các nhân viên dân sự, các viên chức, giáo viên đại học và các thành viên của Quốc dân đảng từ chối chế độ cộng sản, Đài Loan tiếp nhận 1,2 triệu người, nhiều hơn số người Nhật Bản rời hòn đảo này lúc bấy giờ. Thiểu số người này, mà “người Đài Loan gốc” gọi là những người từ đại lục ra, nắm quyền một cách độc đoán mà họ coi là đại diện cho toàn bộ Trung Quốc. Đây là quan điểm của Liên hợp quốc (LHQ), mà chiếc ghế thường trực của Trung Quốc tại Hội đồng bảo an LHQ vẫn do chính quyền Đài Bắc nắm giữ cho đến năm 1971. Nhờ sự nhập cư, những năm 1950 đã ghi nhận sự tăng dân số tự nhiên mạnh mẽ nhất ở Đài Loan. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vượt quá 3% do tỷ lệ sinh tăng mạnh (hơn 6 con/phụ nữ) và tỷ lệ tử vong giảm nhờ những tiến bộ về kinh tế và y tế. Những người “lục địa” dù áp đặt bàn tay sắt song vẫn không đạt được mục tiêu chính trị của mình là giành lại Trung Hoa lục địa, nhưng họ đã thành công trong việc chống lại chiếc xe lăn đường của Trung Quốc cộng sản và mặc dù ngày càng bị cô lập về ngoại giao và duy trì một nỗ lực quân sự đáng kể trước ý muốn thôn tính của Bắc Kinh, họ vẫn đạt được những thành công to lớn về kinh tế. Do sự huy động chính trị của người Đài Loan gốc, một tiến trình thực sự dân chủ hóa được thực hiện vào giữa những năm 1980, mà bằng chứng là vào năm 1990, ông Lý Đăng Huy, một người Hakka, đã được bầu làm tổng thống.
Do sự hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp của những sự nhập cư khác nhau, Đài Loan của đầu thế kỷ 21 có thành phần dân cư rất đa dạng và đặc biệt. Dân chúng chia thành 5 loại chính. Đông nhất là “người Đài Loan gốc” đồng nhất hóa với hòn đảo hơn là với Trung Quốc và chiếm 46% dân số. Tiếp đến là “người lục địa” chiếm 35% dân số. Người Hakka chiếm 15,7% dân số và họ vẫn cảm thấy họ mang bản sắc Đài Loan còn hơn cả “người Đài Loan gốc”. Cuối cùng là người tứ xứ chiếm 1,7% dân số, sống phân tán thành khoảng một chục nhóm sắc tộc khác nhau. Cho dù là “người Hakka”, “người Đài Loan gốc” hay “người lục địa” thì hầu như tất cả đều có nguồn gốc từ lục địa. Họ đều nhận thức được những lợi ích kinh tế từ thương mại với Trung Quốc đại lục, cho dù phải tiến hành nó một cách gián tiếp vì những lý do chính trị, và họ cũng đều quan tâm đến việc đầu tư vào lục địa, và chính họ đã góp phần rất đáng kể vào sự phát triển của thành phố Thượng Hải của đại lục.
Nhưng còn một vấn đề đáng lo ngại khác là dân số Đài Loan đang không ngừng già đi. Đài Loan đã từng trải qua thời kỳ dân số cực trẻ vào những năm 1950-1960 , khi những người dưới 20 tuổi chiếm hơn 50% dân số. Bằng cách dành ưu tiên cho giáo dục lớp trẻ đông đảo này, Đài Loan đã đạt được sự phát triển kinh tế đáng nể và hiện nay vẫn có một tỷ lệ khá lớn dân số trong độ tuổi lao động, kết quả của việc rất đông trẻ em ra đời trong những năm 1950-1960. Từ đó, Đài Loan đã trải qua giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai về dân số, với đặc tính là giảm sinh và tỷ lệ tăng tự nhiên. Từ năm 1956 đến 1983, chỉ số sinh giảm 67% (từ 6,5 con/phụ nữ xuống còn 2,2 con/phụ nữ) và tỷ lệ sinh giảm 54%, giảm ít hơn chỉ số sinh đẻ (67%) do tăng số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 34 tăng từ 11,3% tổng dân số trong năm 1956 lên 13,6% năm 1983. Từ năm 1983, Đài Loan kết thúc giai đoạn chuyển tiếp dân số và bước vào thời kỳ hậu chuyển tiếp, với chỉ số sinh thấp hơn ngưỡng thay thế các thế hệ. Từ năm 1984, chỉ số sinh dao động từ 1,55 đến 1,85 con/phụ nữ và những hậu quả của việc thích sinh con vào những năm đẹp theo truyền thống, chẳng hạn như những em bé sinh vào năm Rồng (1976, 1988, 2000) được coi là sẽ gặp nhiều may mắn, dường như đã mờ nhạt đi. Vì làn sóng di cư không ảnh hưởng mấy đến những tiến triển dân số, tỷ lệ tăng dân số từ giữa những năm 1990 giảm mạnh, nhất là tỷ lệ thanh niên dưới 20 tuổi, chỉ còn dưới 30% vào năm 1999, trong khi tỷ lệ người già tăng. Những người 65 tuổi hoặc cao hơn chiếm 2,5% dân số vào năm 1956 và chỉ chiếm 3% vào năm 1971, nhưng tỷ lệ này đã tăng gấp đôi vào đầu nhũng năm 1990 và đạt 10% vào năm 2006, sau đó có thể vượt quá con số 20% trong nửa cuối những năm 2030. Dân số già đi do số người cao tuổi tăng mạnh, điều mà người ta gọi là tình trạng lão hóa dân số. Số người 65 tuổi hoặc hơn đã tăng gấp đôi từ năm 1990 đến 2007, từ 1,038 triệu người tăng lên 2,3 triệu trong khi số thanh niên dưới 15 tuổi lại giảm từ 5,5 triệu người xuống còn 4,4 triệu. Tình trạng dân số già đi này là tất yếu do chỉ số sinh giảm mạnh và do tuổi thọ của người cao tuổi tăng. Ngoài ra tình trạng dân số già còn liên quan đến dân số đang ở độ tuổi lao động mà tính năng động của lớp trẻ là một trong nhũng nguyên nhân dẫn đến những thành tựu kinh tế của Đài Loan, thế nhưng lợi thế ấy hiện đang giảm dần.
Những kịch bản
Hiện nay, người ta đang xem xét những kịch bản Đài Loan tuyên bố độc lập hay vẫn để nguyên trạng. Kịch bản thứ nhất là thống nhất một cách hòa bình Đài Loan vào Trung Quốc đại lục. Những điều kiện để tiến hành một cuộc thương lượng giữa Trung Quốc và Đài Loan và những bảo đảm của Trung Quốc rằng việc hợp nhất Đài Loan vào Trung Quốc sẽ được thực hiện trong một bối cảnh hòa bình, như đã từng đề cập tới trong một thỏa thuận giữa Bắc Kinh và một chính phủ ở Đài Bắc của Quốc dân đảng. Chính phủ này sẽ chấp nhận một sự sáp nhập dần dần vào Trung Quốc trong khi vẫn duy trì một số quyền tự chủ của Đài Loan, chẳng hạn theo nguyên tắc đã được Đặng Tiểu Bình đưa ra và áp dụng đối với Hong Kong hồi 1984: “Một nước hai chế độ”. Tuy nhiên, một kịch bản như vậy chỉ có thế thực hiện được nếu các điều kiện này được đông đảo công chúng Đài Loan chấp nhận. Nhìn chung, với đa số người Đài Loan, sự hợp nhất Đài Loan vào Trung Quốc luôn được coi là một sự thôn tính hơn là một sự hợp nhất. Vì vậy, một thỏa thuận hợp nhất rõ ràng là không thể chấp nhận được đối với một bộ phận đông đảo dân chúng Đài Loan, những người luôn coi mình là người Đài Loan chứ không phải người Trung Quốc. Và chính những sự kiện diễn ra ở Hong Kong từ khi khu vực tự trị này được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, đã khiến người “Đài Loan gốc” phải thận trọng, bởi vì việc duy trì hai chế độ trong một nước dường như là khó “xuôi chèo mát mái”. Người ta lo ngại rằng nếu hợp nhất như vậy, tại Đài Loan có thể sẽ xảy ra làn sóng biểu tình, phản đối còn lớn hơn các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Hong Kong từ năm 1997, phản đối điều mà một số người coi là một sự thôn tính vì Trung Quốc khi ấy sẽ sở hữu nguồn của cải kinh tế và những lợi ích của Đài Loan, rồi sẽ thông qua các đạo luật, hợp pháp hóa sự thôn tính ấy. Nói như thế để thấy rằng vào thời điểm hiện tại việc thực hiện một chủ quyền đầy đủ của Trung Quốc đối với Đài Loan sẽ là không thể chấp nhận được đối với đại đa số người Đài Loan. Và cho đến lúc này, việc Đài Loan giữ nguyên trạng có vẻ dễ chấp nhận hơn, trước hết là đối với dân chúng sống trên hòn đảo này./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét