Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Ngày 31/10/2013 - Dân 'bị công an đánh' khi xem xử án

  • Bom tự sát giết chết 19 người ở Iraq (VOA) - Các giới chức Iraq cho hay nhiều vụ đánh bom tự sát xảy ra tại thủ đô Baghdad và các khu vực ở miền bắc nước này giết chết ít nhất 19 người
  • Đại sứ quán Úc do thám ‘khắp châu Á’? (BBC) - Các sứ quán Úc đã được dùng để nghe lén điện thoại và lọc dữ liệu tại khắp châu Á bao gồm cả Hà Nội như một phần của hệ thống do thám Hoa Kỳ, theo Sydney Morning Herald.
  • TQ 'bắt nghi phạm vụ Thiên An Môn' (BBC) - Cảnh sát Trung Quốc bắt năm nghi phạm và nói vụ đâm xe ở quảng trường Thiên An Môn hôm 28/10 là "tấn công khủng bố".
  • Phiến quân Libya cướp 54 triệu đôla (BBC) - Truyền thông chính phủ Libya nói các tay súng đã tấn công xe chở tiền của ngân hàng trung ương nước này, cướp đi khoản nội tệ và ngoại tệ trị giá 54 triệu đôla.
  • Án tù treo cho Facebooker Đinh Nhật Uy (BBC) - Tòa án tỉnh Long An tuyên án Đinh Nhật Uy, anh trai của Đinh Nguyên Kha, 15 tháng tù treo vì tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
  • Lý do Đinh Nhật Uy nhận án treo (BBC) - Luật sư bào chữa cho Đinh Nhật Uy, ông Hà Huy Sơn, cho rằng thân chủ của ông lĩnh án treo vì "không phải là người mà chính quyền lo ngại".
  • Nghệ thuật chạm trổ trên bí ngô (BBC) - Học tiếng Anh qua video: Với một số người chạm trổ các thiết kế phức tạp trên bí ngô vào dịp Halloween là cách giải trí yêu thích.
  • Trung Quốc khoe hạm đội tàu ngầm (BBC) - Trung Quốc lần đầu tiên công khai các hình ảnh về hạm đội tàu ngầm hạt nhân của nước này trong bối cảnh căng thẳng biển gia tăng.
  • Mỹ - Phi tuyên bố: "hợp sức lập lại trật tự biển Đông" (BaoMoi) - Gần đây, Bộ trưởng quốc phòng 2 nước Mỹ và Philippines đã ra tuyên bố chung Washington, cho biết, 2 nước sẽ nỗ lực hết sức vì tự do hàng hải ở khu vực đông Nam Á, bảo đảm tuyến đường huyết mạch từ biển Đông đến eo biển Malacca “không gặp phải chướng ngại vật gì”.
  • Mỹ, Nhật "ép" Trung Quốc đàm phán tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ hối thúc Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á thảo luận về chủ đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh châu Á, bất chấp việc Bắc Kinh phớt lờ đưa chủ đề này vào các cuộc hội thảo chung.
  • "Chiến lược Biển Đông của Mỹ đầy rủi ro" (BaoMoi) - “Chính quyền Tổng thống Barack Obama dường như không thể cưỡng lại sự cám dỗ khi muốn can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác ở Biển Đông”, tác giả Ted Galen Carpenter nhận định trong một bài viết trên tờ Lợi ích Quốc gia.
  • Lực lượng bảo vệ bờ biển Việt-Mỹ sẵn sàng hợp tác (BaoMoi) - Ngày 30/10, Đối thoại chính sách quốc phòng thường niên Việt-Mỹ lần thứ 4 đã chính thức kết thúc tại Washington. Tại sự kiện này, Mỹ đã bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ lực lượng bảo vệ bờ biển của Việt Nam cũng như tái khẳng định quan điểm ủng hộ xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC).
  • Trung-Nhật đối đầu bất thường (BaoMoi) - Sau một thời gian “sóng yên biển lặng”, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản vì tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông lại được dịp “dậy sóng” trở lại. Điều đáng lo ngại là lần “dậy sóng” mới này mạnh một cách khác thường, khiến nhiều người lo ngại về viễn cảnh một cuộc xung đột vũ trang có thể được châm ngòi bất kỳ lúc nào từ một vụ việc vô tình không có chủ đích hay chỉ là một tai nạn đơn thuần.
  • Sợ bị cô lập, Trung Quốc "cuống cuồng" kết thân ĐNA (BaoMoi) - Vừa qua, trong một loạt chuyến thăm tới các quốc gia Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ thái độ hết sức mềm mỏng, khác hẳn lối hành xử “hung hăng” trước đó của nước này trên Biển Đông. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang ra sức mở rộng tầm ảnh hưởng của mình với Đông Nam Á để tránh bị cô lập.
  • Apple ‘nịnh’ Trung Quốc bằng chủ quyền trên iPhone (BaoMoi) - Sau lần “loay hoay” chú thích tên quần đảo Senkaku trên ứng dụng bản đồ của iPhone 5 vào năm 2012, ngày 29/11/2013, Apple tiếp tục có sự nhầm lẫn về chủ quyền khi ghi Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc và đã gặp phải sự phản đối gay gắt của chính quyền Đài Bắc.
  • Mỹ, Trung, Nhật đua nhau "lấy lòng" ASEAN (BaoMoi) - ASEAN gần đây thu hút sự chú ý ngoại giao đáng kể. Điều này là do sự thay đổi mối quan tâm địa chính trị của các cường quốc trên thế giới, buộc ba ông lớn - Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ - phải ra sức “tán tỉnh” nhằm có được ảnh hưởng trong khu vực.
  • Một người Trung Quốc bị phạt 30 triệu đồng (BaoMoi) - Theo báo Đà Nẵng, đại diện Cục Hải quan TP Đà Nẵng ngày 29-10 cho biết đơn vị này vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 30 triệu đồng đối với bà Li Ye (quốc tịch Trung Quốc).
  • Phạt người mang bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - (SGGP).- Ngày 29-10, Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết, vừa ra quyết định xử phạt 30 triệu đồng đối với bà Li Ye (31 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) do có hành vi nhập khẩu ấn phẩm có chứa bản đồ thể hiện sai chủ quyền quốc gia Việt Nam.
  • Nhật quyết cứng rắn với Trung Quốc (BaoMoi) - 9pp'p'p Vào cuối tuần này, 34.000 binh lính Nhật Bản sẽ tham gia vào một cuộc tập trận bắn đạn thật rầm rộ, trong đó có cả màn diễn tập tấn công đổ bộ, ở Biển Đông. Tuy nhiên, mục tiêu chính của cuộc tập trận này được cho là nhằm để phát đi một thông điệp cứng rắn đối với Trung Quốc.
  • Trung Quốc "khiêu chiến" bằng hạm đội tàu ngầm (BaoMoi) - Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông tiếp tục leo thang với những động thái và tuyên bố cứng rắn từ hai bên.
  • Bị phạt tiền vì mang bản đồ không Hoàng Sa, Trường Sa vào Việt Nam (BaoMoi) - Cục Hải quan TP.Đà Nẵng ngày 29.10 cho biết, vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 30 triệu đồng đối với bà Li Ye (quốc tịch Trung Quốc) do khi nhập cảnh vào Đà Nẵng có mang theo 257 tấm bản đồ gấp du lịch Đà Nẵng, in hình bản đồ Việt Nam nhưng không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Nhật quyết cứng rắn với Trung Quốc (BaoMoi) - 9pp'p'p Vào cuối tuần này, 34.000 binh lính Nhật Bản sẽ tham gia vào một cuộc tập trận bắn đạn thật rầm rộ, trong đó có cả màn diễn tập tấn công đổ bộ, ở Biển Đông. Tuy nhiên, mục tiêu chính của cuộc tập trận này được cho là nhằm để phát đi một thông điệp cứng rắn đối với Trung Quốc.

Dân 'bị công an đánh' khi xem xử án

Ông Lưu Trọng Kiệt sau khi bị hành hung hôm 29/10
Ông Kiệt nói ông bị đánh hội đồng trước và sau khi bị bắt

Ông Lưu Trong Kiệt, một trong những người tới chứng kiến phiên xử 'công khai' Đinh Nhật Uy ở Long An hôm 29/10, đã tố cáo công an hành hung ông dẫn tới thương tích.

Ông cũng nói ông cùng một số người khác bị công an Long An bắt giam trong hơn bốn tiếng cùng một số người khác.

Nói chuyện với BBC hôm 30/10, ông Kiệt nói ông vẫn bị "đau mình" và "mắt bầm đen đang phải uống thuốc".

Ông nói thêm:

"Tôi nghĩ chắc ngày mai tôi sẽ đi bệnh viện khám và lấy giấy chứng thương chuyển lại cho công an.

"Ngày hôm nay ê ẩm mình mẩy quá đi không nổi.

"Để qua nốt hôm nay lấy thuống uốc, nếu bớt mai tôi mới đi bệnh viện được."
Nạn nhân cũng nói bất chấp chuyện ông bị thương và máu còn đang chảy trên mặt, công an Long An đã "không nói gì tới vết thương" mà chỉ trả khảo ông tại sao tới Long An khi bắt ông về công an phường 7.

'Không có quyền công dân'

"Về tới công an phường 7 họ nói tại sao tôi chụp ảnh thì tôi nói cái này là quyền tự do, quyền công dân. Mấy ông công an trả lời là nghiêm cấm chụp ảnh, không có gì là quyền công dân trong này hết."
Lưu Trọng Kiệt
Ông Kiệt nói với BBC ông đang chụp ảnh tại khu vực diễn ra phiên xử Đinh Nhật Uy khi bị rất đông công an, cả thường phục và sắc phục, tấn công, "đè" ông xuống và tước máy ảnh.

Ông nói "tất cả dân khu vực đó đều chứng kiến" hành động của công an
Nạn nhân nói ông thấy có nhiều công an hơn người dân ở phiên xử 'công khai' Đinh Nhật Uy.

Sau khi bị trấn áp và lấy mất máy ảnh, ông Kiệt bị bắt trong vài tiếng.

Ông kể thêm: "Về tới công an phường 7 họ nói tại sao tôi chụp ảnh thì tôi nói cái này là quyền tự do, quyền công dân.

"Tôi thấy cái gì bất công thì tôi chụp ảnh.

"Mấy ông công an trả lời là nghiêm cấm chụp ảnh, không có gì là quyền công dân trong này hết.

"Tôi nói như vậy đâu phải là một đất nước thì mấy ông làm thinh."

'Co người lại đỡ'

Ông Kiệt cũng tố cáo ông bị công an đánh thêm trận nữa" khi về đồn và có nhiều người cùng bị bắt đã chứng kiến trong đó có mẹ của Đinh Nhật Uy.

"Họ đánh bằng tay chân, họ đá vô bụng, uýnh sau lưng, uýnh vô mặt," ông Kiệt nói

"Lúc đó tôi chỉ co người lại tôi lấy tay tôi đỡ."

Những người ủng hộ Đinh Nhật Uy bên ngoài tòa tại Long An hôm 29/10
Một số người tới ủng hộ Đinh Nhật Uy tố cáo bị hành hung

Ông cũng tuyên bố ông đang xem xét kiện cơ quan công an sau sự cố mới xảy ra.

Các Facebookers cũng dẫn lời ông Kiệt nói sau khi bị đánh: "Tôi có thể đau hơn nữa, miễn là em Uy tự do!"

Ông Kiệt cũng không phải là người duy nhất tố cáo công an hành hung hôm 29/10 ở ngoài phiên tòa tại Long An.

Facebooker Peter Lam Bui viết anh cũng bị công an đấm vào hai tai khi hô các khẩu hiệu trong đó có 'Tự do cho Đinh Nhật Uy' và 'Tự do cho dân tộc Việt Nam'
(BBC)

Vụ Mỹ do thám Châu Âu đe dọa đàm phán tự do mậu dịch song phương

Bà Viviane Reding, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Ảnh chụp ngày 29/09/2010
Bà Viviane Reding, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Ảnh chụp ngày 29/09/2010 (REUTERS)

Thanh Phương (RFI)

Vốn đã bị chậm trễ do khủng hoảng ngân sách Mỹ, các cuộc đàm phán giữa Liên Hiệp Châu Âu với Hoa Kỳ về hiệp định tự do mậu dịch một lần nữa lại bị đe dọa do những chấn động từ những tiết lộ về việc tình báo Mỹ nghe lén điện thoại ở Châu Âu.

Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu Vivianne Reding, đang viếng thăm Washington, đã đưa ra lời cảnh báo như trên hôm qua, 29/10/2013, vào lúc quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương lại trải qua sóng gió, sau những tiết lộ mới về việc Cơ quan an ninh Quốc gia Hoa Kỳ NSA thu thập hàng chục triệu dữ liệu điện thoại ở Pháp và Tây Ban Nha, cũng như nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Đối với bà Reding, "các nước bạn và các nước đối tác không nên do thám lẫn nhau. Các đối tác Mỹ phải cấp tốc hành động để khôi phục sự tin cậy giữa hai bên". Trong bối cảnh hiện nay, theo Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, vấn đề bảo vệ các dữ liệu cá nhân, hơn bao giờ hết, sẽ là vấn đề gây cản trở đàm phán giữa Liên Hiệp Châu Âu với Hoa Kỳ về hiệp định tự do mậu dịch.

Theo bà Reding, cần phải tách biệt vấn đề này ra, để bảo vệ tốt hơn các dữ liệu cá nhân của những công dân Châu Âu sử dụng các dịch vụ của Mỹ như công cụ tìm kiếm Google hay các mạng xã hội Facebook, Twitter.

Về phần mình, Washington cũng đã cố gắng tách các cuộc đàm phán hiệp định tự do mậu dịch khỏi các cuộc thảo luận vụ tai tiếng Mỹ do thám Châu Âu, mà hiện nay giống như một đám cháy đang bùng lên dữ dội, nhất là sau tiết lộ về vụ nghe lén điện thoại của Thủ tướng Merkel.

Đây không phải là lần đầu tiên đàm phán thương mại Châu Âu-Hoa Kỳ, nhằm tạo ra một trong những vùng tự do mậu dịch lớn nhất thế giới, gặp trắc trở do chuyện Mỹ do thám Châu Âu. Vào trước mùa hè vừa qua, Pháp đã dọa sẽ tạm ngưng đàm phán mậu dịch sau khi báo chí tiết lộ là cơ quan NSA đã do thám các văn phòng của Liên Hiệp Châu Âu ở Washington và Liên Hiệp Quốc.

Trước đó, vòng đàm phán thứ hai, trên nguyên tắc được mở ra vào tháng 10 ở Washington, đã bị đình hoãn vô thời hạn, do chính quyền Mỹ phải đóng cửa một phần, hậu quả của khủng hoảng ngân sách. Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ bảo đảm là đàm phán sẽ được mở lại trong nay mai, nhưng chưa chính thức ấn định ngày giờ.

Vòng đàm phán thứ nhất tại Washington, kết thúc vào giữa tháng Bảy, đã được cả hai bên cho là đạt kết quả tốt, tuy rằng giữa hai bờ Đại Tây Dương còn nhiều bất đồng, đặc biệt trên hồ sơ nông nghiệp.
Đối với Hoa Kỳ, nông nghiệp là lĩnh vực then chốt, vào lúc mà thị phần nông sản Mỹ ở Châu Âu đã giảm từ 15% xuống 7%. Còn Liên Hiệp Châu Âu cũng đang tìm cách tăng xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ sữa và thịt vào thị trường Hoa Kỳ, mà hiện nay còn bị lệnh cấm vận rất nghiêm ngặt của Mỹ.

Theo lịch trình dự kiến, trong thời hạn khoảng hai năm, các nhà thương thuyết Mỹ và Châu Âu sẽ đạt được một hiệp định tự do mậu dịch, cứ hai tháng sẽ họp một lần. Nhưng do những chậm trễ nói trên, chắc chắn là hai bên sẽ khó mà kết thúc đàm phán theo đúng lịch trình.

Mỹ bác bỏ các cáo buộc của Châu Âu về vụ nghe lén điện thoại

Tướng Keith Alexander (T), Giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ Viện Mỹ, Washington, 29/10/2013
Tướng Keith Alexander (T), Giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ Viện Mỹ, Washington, 29/10/2013 (REUTERS/Jason Reed)

Thanh Phương (RFI)

Hôm qua, 29/10/2013, lãnh đạo Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã bác bỏ những cáo buộc gần đây về việc các cơ quan tình báo Mỹ nghe lén điện thoại ở Châu Âu, và khẳng định là chính những cơ quan tình báo Châu Âu đã cung cấp những dữ liệu đó.

Giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ NSA, tướng Keith Alexander, đã tuyên bố như trên trong một cuộc điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ Viện Mỹ hôm qua. Tướng Alexander khẳng định, những tiết lộ của các nhật báo Pháp Le Monde, Tây Ban Nha El Muldo, Ý L’Expresso về các vụ cơ quan NSA nghe lén điện thoại các công dân Châu Âu là « hoàn toàn sai lạc ».

Giám đốc NSA còn nói là Mỹ không hề thu thập các thông tin về các công dân Châu Âu, mà chính các cơ quan tình báo Châu Âu đã cung cấp cho NSA những dữ liệu đó.

Hai tờ Le Monde và El Mundo trong những ngày qua, dựa trên các tài liệu do cựu nhân viên tư vấn của NSA Edward Snowden cung cấp, khẳng định rằng, chỉ trong vòng một tháng, tình báo Mỹ đã ghi lén 70 triệu liên lạc điện thoại ở Pháp và 60 triệu ở Tây Ban Nha. Còn tờ L’Expresso thì khẳng định, công dân Ý cũng đã bị các cơ quan tình báo Mỹ và Anh nghe lén.

Cũng trong buổi điều trần hôm qua, Giám đốc tình báo quốc gia James Clapper, đặc trách giám sát 16 cơ quan tình báo Mỹ, trong đó có NSA, cũng đã lên án điều mà ông gọi là « những tiết lộ gây phương hại » cho hoạt động của các cơ quan này.

Sau những tiết lộ gây chấn động về vụ điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel bị nghe lén, Nhà Trắng thông báo sẽ xét lại các hoạt động do thám các lãnh đạo ngoại quốc, nhưng không nói rõ là sẽ sửa đổi như thế nào.

Thứ Hai vừa qua, một phái đoàn nghị sĩ Châu Âu đã đến Hoa Kỳ để yêu cầu giải thích về việc tình báo Mỹ do thám Châu Âu. Thế nhưng, chính họ cũng nhìn nhận là không biết những dữ liệu điện thoại đó có phải là đến từ các cơ quan tình báo Châu Âu hay không.

 Bản tin tiếng Anh


  • FTZ viewed with hope, skepticism (Washington Post) - Shanghai's pilot free trade zone is intended as a showpiece for possible broader reform in China. US investors have high expectations, as well as doubts.
  • Jewelry exhibit dazzles in California (Washington Post) - Through the determined efforts of two passionate Chinese women over a decade, an exhibition from the high-end Parisian jeweler Van Cleef and Arpels opened at Bowers Museum in Santa Ana on Sunday.
  • Demand drives soybean imports (Washington Post) - Soybean imports will rise to a new high in the 2013-14 market year following a drop in domestic output and greater demand for animal feed and edible oil.
  • Trade winds put protectionism on agenda (Washington Post) - Tucked away in a corner of Malaysia is the sultanate of Brunei Darussalam, a tiny country along 161 km of coast with just 415,000 people who enjoy some of the highest standards of living in the region.
  • Trade ties improve despite tension (Washington Post) - Despite the stalemate in political ties between China and Japan, economic relations of the two Asian economies have improved this year compared with the second half of last year.
  • Deposit insurance plan moving forward (Washington Post) - The People's Bank of China, the nation's central bank, has signed a memorandum of understanding with the US Federal Deposit Insurance Corp, a move that market players have taken as a new step toward launching deposit insurance in China.
  • Into the unknown (Washington Post) - All kinds of people are jumping on the microfilm bandwagon, but few are clear what constitutes a microfilm and whether it brings expected results.
  • Path to inner peace (Washington Post) - A cultural exchange course offers young Africans a tough but rewarding experience at the famous Shaolin Temple.
  • New film finds a hip-hop-tai chi connection (Washington Post) - The odds were against him from the beginning. Adam Wong Sau-ping was a little-known Hong Kong film director; he made a dance movie, which is not a popular genre in the region; and his cast was not studded with even one star.
  • Right royal dream wedding (Washington Post) - It's everything a girl will want for the happiest day in her life - a horse-drawn carriage, a banquet in a palatial garden, and a ritzy banquet in a magnificent ballroom.
  • Right as Rhine (Washington Post) - I have to admit: Aside from riesling, which is one of my favorite varietals to drink, I think of beer when I want to enjoy a beverage from Germany. My prejudice is not uncommon. Patrick Festl, business development manager for Schmidt Vinothek, believes that it was the influx of cheap wines such as Black Tower that gave German vintages a bad name in the 1970s and '80s.
  • Delicate delights (Washington Post) - Chinese Jiangnan-style food is probably one of the most delicate and historical cuisines in the country that originated from south of the Yangtze River.
  • US embassy accused as 'spy hub' (Washington Post) - German magazine Der Spiegel reported that Washington tapped Chancellor Angela Merkel's mobile phone from the US embassy in Berlin.
  • Japanese self-defense force launches charm offensive (Washington Post) - Japan's self-defense force is launching a charm offensive to make itself appealing to young Japanese. It is inviting Japan’s Web surfers to pick the Ms and Mr of Japan's naval service.
  • Former Secretary Albright counsels 'fact' not 'myth' (Washington Post) - Former Secretary of State Madeleine Albright stressed a continuing US-China bilateral relationship that requires commitment from both nations, in addition to recognition of each country's challenges.
  • ABC apologizes for 'Kimmel' joke (Washington Post) - ABC is apologizing for a skit broadcast on its Jimmy Kimmel Live show in which a young boy joked about killing all the Chinese people rather than pay back the money the US owes that country.
  • Nuclear submarine fleet comes of age (Washington Post) - China's nuclear submarine fleet has had a remarkable safety record for more than 40 years and gained rich experience through rigorous training and drills, its fleet commanders said.
  • Forum to guide China and Japan (Washington Post) - More exchanges are expected to help China and Japan dispel doubts and see the way forward at a time of strained bilateral relations, Chinese and Japanese observers said on Friday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét