- Tàu Molniya mới của Việt Nam vượt trội so với thế hệ trước (Soha).
- Nguy cơ bùng nổ chiến tranh Trung – Nhật (TN). - Hoàn Cầu: Trung Quốc còn gì để nói, chuẩn bị cho khả năng chiến tranh (GDVN). - Nhật Bản đặt báo động “vùng xám” đối với tàu Trung Quốc (TTXVN).
- Hồ Ngọc Nhuận: “CÁI GIÁO PHÁI” NẦY LÀ GIÁO PHÁI GÌ ? (Bài 1) (DĐXHDS).
- “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng” (VOV). - Thái độ của Tướng Chung và thái độ của Bộ trưởng Tiến (Soha).
- Công bố danh tính 2 công an tham gia đánh chết người (PLTP). - UBND tỉnh yêu cầu giải trình vụ chánh thanh tra bổ cuốc vào đầu phụ nữ (TT).
- 5 năm mở rộng Hà Nội: Thủ đô “được” gì? (VnEco).
- Phải làm rõ trách nhiệm trong quy hoạch thủy điện (VOV). - “Tỷ lệ 1/3 dự án bị loại nói lên chất lượng quy hoạch thủy điện!” (DT). - Quy hoạch thủy điện: Có xử lý người ra chủ trương sai? (VNN). - Bị khoán trắng, nhiều công trình thủy điện không đảm bảo (DT). - Phải quy định rõ đầu mối chịu trách nhiệm khi thủy điện xả lũ (TN).
- Ai được phép khai quật hài cốt liệt sỹ? (VOV). - Việc cất bốc hài cốt liệt sĩ của “cậu” Thủy có nhiều bất thường (DT). - TS Đỗ Kiên Cường: Tất cả ‘ngoại cảm tìm mộ’ đều là lừa đảo (TTVH). - Ngân hàng Chính sách nói về cất bốc ‘hài cốt liệt sĩ’ (TP).
- Bí ẩn về thân thế vợ Kim Jong-un (NĐT). - Nghị sĩ Hàn “vượt biên” vào Triều Tiên (VNN).
KINH TẾ
- Vàng “có biến” qua đêm nay (ĐTCK). - Thị trường vàng chờ tín hiệu mới (KTĐT).
- Cổ phiếu dầu khí, tài nguyên giúp VN-Index tiếp tục tăng điểm (TN). - Chứng khoán chiều 30/10: Nội dửng dưng, ngoại gom nhiệt tình! (VnEco).
- “66% doanh nghiệp làm ăn không có lãi” (VnEco).
- Trồng dưa lưới “một vốn, ba lời”… (NLĐ).
- Cảnh giác với việc thu mua ốc bươu vàng (PNTP).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 100 năm ngày sinh nhà thơ Trần Huyền Trân: Những đóng góp chưa được đánh giá hết (TTVH). - Tưởng niệm “người đi đổi gió” – nhà thơ Trần Huyền Trân (VOV).
- Mỹ Tâm và giá trị thật của những giải thưởng quốc tế (DT). - “Sốc” với tin đồn Mỹ Tâm chỉ đạt 300 triệu phiếu tại MTV EMA (LĐ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đề xuất đưa cử nhân sư phạm thất nghiệp vào đổi mới giáo dục (VNN). - Đổi mới việc bố trí, sử dụng cán bộ làm công tác pháp chế ngành Giáo dục (GD&TĐ). - Phát huy tối đa năng lực cá nhân (DT).
- Lục sục sau “kẻng 3 phòng” (GD&TĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thị trường lao động ảo (DT).
- Hải Dương: 100 nóc nhà, 34 người ung thư: Sở Y tế vào cuộc điều tra (DT). - Phố “ung thư” (LĐ).
- TP.HCM: Giới trẻ tàn đời vì shisha (Infonet).
QUỐC TẾ
- Tổng thống Syria đại ân xá cho tất cả tù nhân (LĐ). - Phe nổi dậy Syria sử dụng vũ khí hóa học (SGGP).
- Trung Quốc tăng cường an ninh sau bê bối nghe trộm của Mỹ (Infonet). - Mỹ khăng khăng nghe lén là chủ trương hàng đầu (Soha). - Giới tình báo Mỹ cố bảo vệ chương trình do thám (VOV). - Nga phủ nhận do thám các lãnh đạo nước ngoài (VNN).
- Mỹ: Hút mỡ bụng hoặc là rời khỏi quân ngũ?! (PT). - Đạn GPS – vũ khí lợi hại mới của cảnh sát Mỹ (VNN).
“CÁI GIÁO PHÁI” NẦY LÀ GIÁO PHÁI GÌ ? (Bài 1)
Đôi lời: Không thể có lời nào hơn để nói thêm, rằng đây đích thị là một BẢN ÁN cho
chế độ của thứ “giáo phái quái dị”, là những nhát dao sắc lẹm phanh
thây con quái vật mà không nói ra, ai cũng biểt cái tên ghê rợn của nó.
Bản án cũng đã nói thay cho bao uất hận ngút trời của nhân dân trong bao
nhiêu năm qua!
BT
Bài 1: Những cái nhất của “cái giáo phái”
Hồ Ngọc Nhuận“Cái giáo phái” nầy viết trong ngoặc kép và với chữ “cái” đứng đầu.
Để phân biệt nó với các giáo phái thông thường.
“Cái giáo phái” nầy nó không tự nhận ra mình là một giáo phái. Mà nếu có ai nhận ra thì chắc nó phải lộn gan lên đầu.
Nó lại tự nhận là một tổ chức chánh trị. Nhưng người dân dứt khoát không ai coi nó là một tổ chức chánh trỊ đúng nghĩa. Bởi không có một tổ chức chánh trị nào xứng đáng với tên gọi nầy, trong một nền dân chủ đáng gọi là dân chủ, mà lại vỗ ngực tự phong mình là lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, vĩnh viễn một nhân dân lẽ ra phải đứng trên đầu mình. Lại bắt người dân ngày đêm phải nuốt những giáo điều do nó tụng, phải hứng những đòn phép ác liệt nó giáng xuống nếu trái mệnh.
Thứ chánh trị của “cái giáo phái” tự nhận là một tổ chức chánh trị nầy là tối kỵ hai chữ “chánh trị”. Các tổ chức chánh trị trước sau, cũ mới, cả những tổ chức một thời làm tay chân cho nó , đều bị nó diệt. Không được tự do có những hoạt động chánh trị, người dân như vậy đã bị nó tước mất ít nhất phân nửa quyền làm dân, làm người. Ngay cả khi các lãnh đạo tối cao nối tiếp của nó giựt mình thấy rằng nó “phải đổi mới hay là chết”, thì nó vẫn dứt khoát không đổi mới về chánh trị, dù biết rằng không đổi mới chánh trị thì người dân sẽ phải chết, đất nước sẽ phải mất. Nhưng dân chết, nước mất, mà nó vẫn hy vọng mãi mãi còn thì nó hý hửng gật ngay!
Người dân từ lâu đã ngán đến tận cổ cái trò hề lố lăng “treo đầu heo bán thịt chó” dưới mấy cái chiêu bài giả hiệu tự do, dân chủ, pháp quyền và nhiều chiêu bài tương tự khác của nó.
Tự nhận là một tổ chức chánh trị mà đi ngăn cấm, không cho bất cứ một tổ chức chánh trị nào hoạt động để cùng chung lo việc nước thì đích thị nó phải là một tổ chức chánh trị mạo danh.
Cướp hết các quyền con người, quyền công dân, áp đặt một chế độ ngu dân chưa từng thấy trong lịch sử thì đích thị nó phải là một tổ chức chánh trị tiếm danh.
Độc quyền nắm hết báo chí, nó kềm cặp không cho người dân có tiếng nói độc lập tự do. Nhưng khi người dân buộc phải tự tìm diễn đàn để nói, kể cả để có kiến nghị thẳng thắn với nó, thì bị nó chụp mũ là cùng phe với các thế lực thù địch, để đưa ra xử tội. Hành động đó cùng nhiều chủ trương hành động tương tự khác của nó dứt khoát không là của một tổ chức chánh trị xứng danh, mà ít nhất cũng là của một thứ “Taliban đột biến”.
Nó tự nhận là một tổ chức chánh trị, mà từ tổ chức, suy nghĩ, rao giảng, hành động, phản ứng, đối xử , sinh hoạt, kỷ luật…nhất nhất đều theo những khuôn mẫu lề luật riêng của một giáo phái thuộc loại quá khích nhất. Cho đến các tập quán hay quan hệ xã hội, như hôn lễ, tang ma, tưởng nhớ tổ tiên ông bà …nó cũng có những nghi thức ràng buộc riêng, thường là bị tổ chức của nó theo dõi kiểm tra rất gắt. Vốn bản tính độc tôn nó rất dị ứng với các tôn giáo và các vấn đề tôn giáo. Đặc biệt các phần tử ở trong các ngành nhạy cảm của bộ máy cầm quyền dưới sự lãnh đạo tuyệt đối toàn diện của nó thì đừng hòng có người yêu, cưới vợ lấy chồng là người có đạo.
Một hệ thống cầm quyền ở một nước dân chủ với nhiều tổ chức chánh trị, văn hóa, xã hội, kinh tế… đa dạng cùng vận hành, ở bất cứ đâu, đều có thể có tốt và có xấu, với nhiều mức độ khác nhau, tùy nhiều góc độ khác nhau. Nhưng cái hệ thống cầm quyền với một tổ chức chính trị duy nhất của “cái giáo phái”, do “cái giáo phái” chủ trương ngu dân đang làm chủ, là chỉ có xấu, và ngày càng xấu xa hơn. Toàn dân ai cũng chán ngán nhận thấy các thế hệ nối tiếp trong cái guồng máy cầm quyền toàn trị do “cái giáo phái” độc tôn áp đặt trong nhiều chục năm qua, là có nhiều đối tượng thiếu học nhất, mà thừa bằng cấp nhất, so với suốt quá trình lịch sử dân tộc. Chỉ riêng cái nhứt kép nầy đã là một mối nguy tiềm tàng không nhỏ đối với đất nước. Huống hồ lại có quá nhiều cái nhất khác trong quá nhiều đối tượng của “cái giáo phái”. Như thiếu lương thiện nhất, mà thừa tham lam nhất. Như “điếc” nhất mà nói láo nhiều nhất. Như thiếu trung thành với dân với nước nhất, và thừa phản bội nhất.
Danh sách những cái thiếu nhất và thừa nhất của nhiều thế hệ nối tiếp trong hệ thống cầm quyền do “cái giáo phái” áp đặt lên dân còn dài, kể hoài không hết. Như thiếu minh bạch nhất mà thừa đen tối nhất . Như thiếu khoan dung độ lương nhất, mà thừa thâm độc gian ác nhất. Hay như đớn hèn nhất mà nhiều tước vị nhất trong nhiều đối tượng nhất, so với suốt quá trình lịch sử dân tộc.
Tất cả các đối tượng nầy thường được các ông bà lãnh đạo của “cái giáo phái” luôn miệng gọi là những phần tử “thoái hóa biến chất”. Và gọi đó là một “thành phần không nhỏ”, chỉ là “không nhỏ” thôi chớ không gọi là lớn, theo đánh giá trước sau như một, trong nhiều chục năm liền, của chính các ông bà nầy. Mặc dầu các ông bà thừa biết, trong tiếng nước ta, có nhiều thứ lúc nhỏ gọi khác, lúc lớn gọi khác. Như con trâu lúc nhỏ gọi là con nghé, con bê khi lớn gọi là con bò. Còn cái “thành phần không nhỏ” nầy của các ông bà là cái thứ gì mà sau nhiều chục năm nó vẫn cứ mãi là cái lùn nhùn “không nhỏ không lớn”?
Như vậy là phải cộng thêm một cái nhất kép nữa cho “cái giáo phái”: giả nai nhất mà cũng trâng tráo nhất. Cứ gọi mãi là “một thành phần không nhỏ” khi nó đã phình to đến độ chiếm hết cả không gian, không có nơi nào cấp nào mà không bị nó chiếm. Cứ “giảng” mãi là biến chất bộ phận, khi đó chính là bản chất toàn phần. Người dân, vì phải triền miên ngạt thở với những thứ thoái hóa biến chất đã trở thành phổ biến, sau cùng cũng nhận ra cái “bản mặt” của chế độ.
Chỉ cần một lần gặp nhau giữa hai cái nhất nêu trên đây, trong một thời gian ngắn, cũng đủ gây tai họa cho đất nước. Huống hồ là nhiều lần gặp giữa nhiều cái “nhất”, triền miên trong nhiều chục năm dài, thì thảm họa diệt vong làm sao tránh khỏi ?
Lịch sử cổ kim đông tây đã từng nêu danh muôn thuở nhiều nhà chép sử ở nhiều nơi đã can đảm nói lên sự thật lịch sử hay chân lý khoa học, dù phải đón nhận cái chết vô cùng tàn nhẫn từ những tên hôn quân bạo chúa vô đạo nhất. Còn ở đây thì ngược lại. Ở đây là sự gặp nhau giữa hai cái nhất, mà một cái là đớn hèn nhất, trong cổ máy cầm quyền có nhiều tước vị nhất của “cái giáo phái” độc tôn toàn trị. Do sự gặp gỡ nầy mà lịch sử dân tộc chẳng những không được trung thực ghi chép, mà còn bị cưỡng ép, vò bóp không thương tiếc, cả với những trang ràng ràng thời đại rạng ngời nhất. Lịch sử mấy ngàn năm của đất nước hầu như đã bị thu tóm lại trong mấy mươi năm lịch sử của “cái giáo phái”, lại còn trắng trợn bỏ đi mấy ngày giỗ lớn của dân tộc tưởng nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc trong mấy cuộc chiến gần đây chống giặc bá quyền bành trướng phương Bắc. Đó chẳng những là âm mưu bịt mắt nhân dân, mà còn là nhẫn tâm đầu độc nhiều thế hệ trẻ, không trừ con cháu họ. Đó là chưa kể đến sự gặp nhau giữa hai cái nhất khác, tự mãn nhất và trơ trẽn nhất, với những bộ mặt nhơn nhơn, với những tiếng cười hềnh hệch, trên cùng một trang sử, trên nhiều trang sử bị đánh cắp.
Đó là chưa kể các loại sách sử của “cái giáo phái”, do “cái giáo phái”viết , dùng làm “sách thánh” bắt buộc cho mọi người, kể cả cho các nạn nhân nhiều đợt, nhiều đời, nhiều loại của nó, thì đành chờ… một ngày nào đó, như các ngày đã diễn ra ở …đâu đó không xa lắm, vào cuối những năm 80, vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi những tấm màn đen u ám che khuất đất nước vạn vật bị xé toạc, để sự thật lịch sử hiện nguyên hình, để các nhà chép sử chân chính trong ngoài nước được trung thực làm nhiệm vụ của họ.
Quyết định xây dựng đường xe điện ngầm (metro) ở Saigon, trong khi vẫn không ngừng ồ ạt biến miền Nam và cả nước thành một “nền văn minh xe gắn máy” lệ thuộc ngày càng chặt vào các nước sản xuất, quyết định thành lập nhà máy điện hạt nhân ở Phan Rang, trong những điều kiện khí hậu môi trường địa lý bất trắc luôn đe dọa cả khu vực với những tai họa khó lường … cũng là kết quả của sự gặp nhau giữa hai cái nhất, mà một là tham lam nhất, trong giới lãnh đạo “cái giáo phái” cầm quyền mà vật tổ là “đồng tiền nặng”. Đăc biệt dự án nhà máy điện hạt nhân ở Phan Rang, trong những năm trước mắt, sẽ là sự sống chung ép uổng giữa các phế tích trăm năm ở địa phương với các phế phẩm độc hại ngàn năm của các nhà máy điện hạt nhân lạc hậu được người của “cái giáo phái” mua mảo đem về từ đâu đó, mà không cần giám định, hay có giám định cũng đố biết. Kế đến sẽ là sự hẹn hò dành sẵn cho các thế hệ tương lai với một cuộc phiêu lưu hạt nhân vô định, lành dữ không ai biết, cũng không cần biết…
Với những cái nhất như nêu trên, cùng với quyền lực độc tôn trùm thiên hạ trong nhiều chục năm qua, “cái giáo phái” ngày càng có những đường lối, chủ trương, chiến lược, quyết sách, hành động, âm mưu, thủ đoạn, dự án… đi ngược lại các quyền lợi của đất nước, dân tộc. Trên tất cả các lãnh vực. Về giáo dục, về văn hóa, về tài chánh, về kinh tế, về y tế xã hội, về môi trường…Đặc biệt về an ninh quốc phòng. Hãy nhìn về thảm cảnh quê hương biên giới phía Bắc đã bị buông tay cho quân thù tha hồ ngoạm nuốt. Hảy nhớ đến nỗi nhục các quần đảo quê hương trên biển đã bị bọn giặc biến thành quận huyện của chúng. Hãy lặng nghe vùng đất Tây Nguyên chiến lược quê ta đang gồng lên nổi giận dưới những nhát cuốc, nhát rìu báng bổ của bọn lính Tàu đội lốt thợ mỏ và vợ con chúng…
Mặc dầu “cái giáo phái” luôn miệng khoe khoang câu thần chú “phê và tự phê” của nó là một thứ phép mầu vạn năng dùng để khống chế “cái thành phần không nhỏ” có nhiều cái nhất của nó. Nhưng kỳ thật ai cũng biết đó chính là cái thứ phù phép đặc truyền quen thuộc mà cả “cái giáo phái”, cả “cái bộ phận không nhỏ” của nó thường dùng chung để cùng hóa giải, hòa giải, dung dưỡng, nuôi dưỡng lẫn nhau.
Người dân từ lâu đã biết tỏng “cái giáo phái” nó không thể, cũng không muốn, làm cho “cái bộ phận không nhỏ” có nhiều cái nhất của nó biến mất. Tại sao ?
Trước hết là vì nó cần âm binh, nên người dân thường xuyên phải chịu cảnh loạn âm binh. Để giữ được và giữ mãi vị trí độc tôn, một mình ngồi trên tất cả, “cái giáo phái” đã không ngừng vận dụng bùa phép, “sái đậu thành binh”. Để tiện sử dụng, sai khiến, làm rào bảo vệ. Không ai là không biết cái giống âm binh chúng phá phách như thế nào.Nhất là những âm binh các pháp sư thả ra mà không thu về.Không thu về vì nhiều lý do : một là quên ; hai là vì để mất “tay ấn” do ăn chơi sa đà quá độ, bị đám âm binh đàn em chúng lờn ; ba là bị chúng nắm thóp “ăn” gấp nhiều lần hơn bọn chúng, hoặc là tiếp tay nối giáo cho một thế lực giấu mặt nào đó; bốn là vì mãi bận lo đấu phép với nhau để tranh giành ảnh hưởng bên trong “cái giáo phái”,khiến đám âm binh được thể đi phá làng phá xóm ; năm là, _ và đây có lẽ là lý do chủ yếu _, do chủ trương để mặc. Bởi nếu diệt hết âm binh thì lấy gì làm tay chân vây cánh , làm bảo vệ ?
Kế đến là vì kẻ muốn làm Trời thường hay làm quỷ…“Cái giáo phái” luôn tự vỗ ngực mình là bực thầy của phép biện chứng, nó thừa biết hễ là con người thì có tốt và có xấu. Chỉ có Trời mới hoàn toàn tốt. Nó không là trời, mà là người. Nhưng thứ người này luôn muốn làm Trời, ngồi trên trị vì thiên hạ cho đến muôn đời, mà nó gọi là lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, và bắt mọi người phải tuân phục như tuân mệnh trời. Như vậy thì nó cũng không phải là người bình thường. Vậy nó là cái thứ gì ? Được biết thế gian xưa nay có một loài thụ sinh có nhiệm vụ phù hộ con người, nhưng không chịu làm, lại muốn làm trời. Theo đức tin của những tín đồ một số tôn giáo lớn trên thế giới thì đó là loài quỷ.
Kế đến nữa, theo sách sử có ghi, thì con người cũng có thể tự biến thành quỷ đối với đồng loại, khi ỷ công cậy quyền. Từng cậy thế một thời góp công loại trừ yêu quỷ cỡi cổ dân lành, kẻ cậy công đắc thời cứ tự tung tự tác rồi tự biến mình thành yêu quỷ hồi nào không hay. Ỷ công càng lớn, cậy quyền càng nhiều thì lộng hành hơn cả quỷ sứ, và hết thuốc chữa.
Không phải là thầy bói, hay thầy pháp, nhưng ai cũng có thể đánh cược được rằng không sớm cắt đứt với đám âm binh, với đám yêu quái là con đẻ của chính mình thì ngày tàn của kẻ “sái đậu thành binh” ắt phải đến sớm .
Chính “cái giáo phái” cũng biết vậy, mà làm sao ? Khi mà tất cả bọn họ trước sau vẫn chỉ là một ? Chính “cái giáo phái” cũng biết vậy nên cơ ngơi các thứ, tương lai các đời…đã được nó lo thủ sẵn các nơi an toàn ở đâu đó, từ lâu./.
26-10-2013
Hồ ngọc Nhuận
(Kỳ sau, Bài 2 : Vườn địa đàng của “cái giáo phái”).
—-
* Tác giả từng là dân biểu đối lập thời Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam, nguyên Giám đốc chánh trị – chủ bút nhật báo Tin Sáng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Xem: Hồ Ngọc Nhuận (Wikipedia).
Một bài của ông gần đây: Phá xiềng (Bauxite Việt Nam).
Chỉ số Công lý: Người dân 'tự xử' rất nguy hiểm
TPO-Về Chỉ số Công lý lần đầu được công bố, theo Phó
Giáo sư Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ
trợ Cộng đồng (đơn vị phối hợp thực hiện chỉ số), người dân "tự xử"
rất nguy hiểm.
Phó Giáo sư Đặng Ngọc Dinh. |
Có thể hiểu Chỉ số Công lý một cách đơn giản nhất là gì, thưa ông?
Công lý ở đây có hai khía cạnh.
Thứ nhất là sự công bằng, công tâm. Khi người dân có
vướng mắc, tranh chấp gì thì có được giải quyết công bằng không, có
thượng tôn pháp luật không.
Thứ hai là hợp lý. Văn bản pháp luật, quy định đó có đúng, trúng, hợp lý không.
Phải hội tụ cả hai khía cạnh này thì mới có công lý.
Vì như, đền bù đất rất công bằng, công tâm, nhưng giá quá thấp thì cũng
không thể nói là đảm bảo công lý. Tuy nhiên, công lý chỉ xuất hiện, cảm
nhận được khi có sự tranh chấp, cần có sự phân xử.
Báo cáo về Chỉ số Công lý cho rằng, sự kém
hiệu quả trong việc xử lý các tranh chấp dân sự và khiếu kiện hành chính
khiến một số người dân tìm kiếm cách giải quyết bên ngoài hệ thống pháp
lý, ông nghĩ sao?
Nên suy nghĩ tại sao người dân lại có nhận xét
này? Bởi qua hỏi người dân thì 1/5 các khiếu kiện của công dân về chính
sách xã hội và ô nhiễm môi trường không nhận được phản hồi của các cơ
quan nhà nước. Trong thực tế, thời gian trung bình để xử lý một khiếu
kiện hành chính kéo dài từ 17 đến 27 tháng.
Thế nhưng 90% người dân được hỏi vẫn tìm đến chính quyền khi có tranh chấp, điều này nói lên điều gì, thưa ông?
Đại đa số người trả lời là, khi có tranh chấp
điều gì thì trước hết họ tìm đến UBND xã. Vì họ tin chính quyền có quyền
hơn, có thể giải quyết được. Điều này cho thấy một hệ thống vẫn theo tư
duy “cai quản”, mà chưa có một hệ thống nằm trong một thể chế pháp lý
hiện đại.
Để dễ hình dung, ta liên tưởng, trong một trận bóng khi
xảy ra tranh chấp thì không gặp trọng tài mà tại tìm đến huấn luyện
viên hoặc Liên đoàn Bóng đá!
Thực tế, UBND đâu phải cơ quan đi giải quyết những
tranh chấp, việc này là của cơ quan tư pháp, tòa án, luật sư. Nhưng
người dân lại chưa quen hoặc chưa tin vào hoạt động của Tư pháp.
TS Phạm Duy Nghĩa có nói ý là, hệ thống của chúng ta
nhiều khi vẫn coi chính quyền là phụ trách tất cả. Cách thức tổ chức xã
hội như vậy chưa hoàn toàn thể hiện tính chất pháp quyền. Đây chưa phải
kiểu điều hành của một xã hội có nền quản trị hiện đại.
Có thể hiểu việc gì người dân cũng tìm đến UBND thì chúng ta vẫn là một “nhà nước lớn, xã hội nhỏ”, thưa ông?
Đúng, từ “nhà nước lớn, xã hội nhỏ” rất hay. Ngày
nay, các nước đang hướng tới một “nhà nước rất nhỏ và xã hội lớn”. Từ
đây, có thể suy ra, các vấn đề khác người dân cũng thường tìm đến chính
quyền như học hành, từ thiện... Đó là vấn đề của một xã hội mà “vốn xã
hội” ít, thiếu một hệ thống để tự vận hành.
Đáng ra,chính quyền chỉ là một cơ quan hành pháp, với
những nhiệm vụ nhất định, còn lại xã hội phải tự vận hành và “pháp luật ở
trên cùng” (thượng tôn pháp luật), trong đó hệ thống pháp lý đóng vai
trò như trọng tài, được toàn quyền khi phán xét, nhằm đảm bảo công lý
được thực thi,đảm bảo công bằng và hợp lý.
Vậy nếu không tìm đến chính quyền khi xảy ra tranh chấp thì người dân tìm đến đâu, thưa ông?
Người dân rất thông minh và thực tiễn. Với hoàn
cảnh Việt Nam hiện nay thì tìm đến chính quyền là thích hợp. Tuy nhiên,
trong một xã hội có nền quản trị hiện đại và thượng tôn pháp luật,
người dân có thể tìm đến cơ quan tư vấn pháp luật, Ban hòa giải cơ sở,
tòa án...
Còn ở xã hội của chúng ta vẫn rơi rớt của thời bao cấp,
khi nhà nước bao trùm tất cả các lĩnh vực. Do vậy, chúng ta phải nỗ lực
để có một xã hội với nền quản trị hiện đại.
Trong đó, ngoài vai trò quản lý của nhà nước, còn có sự
tham gia, giám sát, phản biện của người dân, nhằm hoàn thiện pháp luật,
khi đó các mối quan hệ trong xã hội sẽ hài hòa hơn, giảm những xung
đột.
Trở lại vấn để giải quyết ngoài hệ thống
pháp luật, ông nghĩ sao khi người dân tự xử như cách hàng trăm người
giết một người trộm chó vừa qua?
Đây chỉ là cá biệt, nhưng thật đáng sợ. Đấy là
mầm mống giống như con virus rất hiểm nguy đối với xã hội. Người dân ỷ
vào vào “chính nghĩa” là chống trộm, nhưng họ đã bước qua ranh giới của
sự nhân đạo và pháp luật. Tại sao chỉ vì trộm một con chó mà giết một
mạng người. Những nhà quản trị xã hội, kể cả giáo dục- đào tạo cần quan
tâm đến vấn đề này.
Theo ông qua chỉ số Công lý liệu chúng ta có thể biết một chính sách thế nào là không đúng, trúng?
Một chính sách không trúng thường biểu hiện ở hai
yếu tố. Về không gian, nếu chỉ quãng 5% lượng người hoặc địa phương
khiếu kiện, còn 95% không khiếu kiện; và hiện tượng khiếu kiện không xả
ra thường xuyên thì có thể nhận xét là chính sách trúng, chuẩn.
Nhưng ngược lại, có tới 80 - 90% khiếu kiện, thì lúc đó
phải xem lại chính sách. Về thời gian, nếu hiện tượng khiếu kiện xảy ra
trong một thời gian kéo dài thì có vấn đề. Thí du như chính sách đất
đai hiện nay khiếu kiện năm này qua năm khác và xảy ra ở hầu hết 63
tỉnh, thành phố.
Thực tế cho thấy, giá đất, thời hạn giao đất có vấn
đề. Khi chính sách đúng, như một hệ thống chuẩn thì chỉ có những nhiễu
sóng nhỏ, sai số và chỉ xảy ra ở một số nơi nhất định. Nếu quản lý xã
hội mà đưa ra những chính sách không chuẩn đường quỹ đạo của hệ thống bị
lệch (ta thường gọi là “lỗi hệ thống”). Khi đó, dù xử lý công tâm vẫn
có xung đột.
Chỉ số công lý hay ở chỗ đó. Hội Luật gia hy vọng chỉ
số này sẽ đóng góp vào quá trình hoàn thiện nền tư pháp Việt Nam theo
hướng hiện đại.
Cảm ơn ông!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét