Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý - Tang lễ Võ Nguyên Giáp, một trường hợp nghiên cứu về tẩy não

Hạ đình Nguyên --TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG & NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG.


TBT  NGUYỄN PHÚ TRỌNG
& NHÀ NGOẠI CẢM  PHAN THỊ BÍCH HẰNG.
Khi đọc tin TBT Nguyễn Phú Trọng nói về tương lai CNXH trong buổi thảo luận tổ ở Quốc hội, bất giác tôi liên tưởng đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vừa được đề cập trên truyền hình VTV, vì cảm nhận một sự tương đồng, cũng vừa có những khác biệt lý thú, và đều gây khó hiểu như nhau. 
 http://xmedia.nguoiduatin.vn/2013/02/23/23122e389e344d8a03b75f36e1402c0e-phan-thi-bich-hang01.jpg
Nhà “Ngoại cảm Tâm linh” Phan thị Bích Hằng, đã từng vang danh nhiều năm về công việc “tìm mộ”, nay đang làm xôn xao trên truyền hình và  mạng với nhiều xét nét của dư luận. Đồng thời nhà Duy vật biện chứng xhcn danh tiếng, GS,TS Nguyễn Phú Trọng, đứng đầu ĐCSVN, cũng là người đứng đầu đất nước nổi tiếng nầy, cũng đang làm cho nhiều giới xôn xao, ngơ ngác. 
 http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/01/24/610x.jpg
Cái khác nhau và cái giống nhau
Một bên có đối tượng nghiên cứu là “cái vong” và “hài cốt” của những người đã chết, thuộc về quá khứ, không khẳng định thời gian. Bên kia, thì nói về CNXH ở vào thì tương lai, bao gồm toàn thể những người đang sống và những người sẽ sống – của cả cộng đồng dân tộc VN –trong vòng 100 năm tới và có thể xa hơn nữa…  
Có thể gọi ông là nhà “Ngoại cảmxhch được chăng ?. Đây là một cụm từ có thể mới mẽ, nhưng dù sao nó cũng đã chỉ một hiện thực khách quan, có tính điển hình.
Dĩ nhiên, tầm vóc của nhà ngoại cảm xhcn lớn hơn nhiều so với nhà ngoại cảm tâm linh về mọi phương diện, trong cả không gian và thời gian, đặc biệt về tư cách pháp nhân của hai nhà ngoại cảm. Nhưng cái giống nhau là cùng một phương pháp, là “ngoại cảm”, tức là tự nhiên mình nói ra, không cần phải giải thích dông dài, không cần khoa học ló mặt vào, mình nói ra như một thứ "chân lý" tự nó bộc lộ, từ trong tâm trí mình. Đó là tính chung của những nhà ngoại cảm.
Về nhà ngoại cảm Tâm linh Phan Thị Bích Hằng (PTBH) một số  người cho rằng có sự lừa đảo đâu đây, vì có trường hợp chứng minh hài cốt tìm thấy lại là xương thú vật. Nhưng có số đông khác thì tin tưởng về sự chính xác và cũng đưa ra những bằng chứng khoa học đáng tin cậy. Sự thật như thế nào chưa thể phân giải, như chuyện có ma hay không có ma trên cõi đời, cũng là vấn đề đang được thả nổi, ai muốn nghĩ thế nào là tùy. Lại có kẻ hoài nghi về ý đồ gì đây của đài VTV (9) khi tung ra “sự cố” nầy ?  Trong khi tại Kinh đô, nơi đang diễn ra sự kiện trọng đại, Quốc Hội đang bàn về Hiến Pháp, nhà “Ngoại cảm xhcn”-TBT Nguyễn Phú Trọng - lên tiếng về một tiên tri hoành tráng về CNXH, có ảnh hưởng đến cả quốc gia với tầm kích thế kỷ, không thể dễ bị chìm xuồng trong dư luận. Ông nói :
Xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ nầy không biết đã có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa
Bằng một tầm nhìn vượt thời gian, ông khẳng định rằng nó còn lâu dài lắm. Hết thế kỷ, có xác suất cở 100 năm, mà có hay không có CNXH cũng không biết được, nhất là về cái mức gọi là "hoàn thiện" của nó theo nhà tiên tri…Ông đã nắm chắc tất cả các yếu tố cấu thành để được gọi là hoàn thiện nữa đấy, nhưng còn để trong bụng, chưa nói ra ?
Ông đã nhiều lần khẳng định toàn dân VN phải đi lên CNXH, với những kiên định mà ông đã xác lập, nhưng tương lai của nó thì ông nói trước rằng, ông không dám bảo đảm nó sẽ thế nào, tức có hoàn thiện hay không… Đây cũng là một khác biệt trong hai nhà ngoại cảm. "Hoàn thiện" là một khái niệm khá mông lung, hầu như không có giới hạn, một kỹ xảo thường được sử dụng khá kỹ xảo phổ biến trong quảng cáo sản phẩm của giới kinh doanh trên TV. Trong lãnh vực giáo dục, tư tưởng con người, chỉ dám nói đến “hướng thiện” đã là gay go lắm rồi…
Sự lừa đảo - Thủ tướng chính phủ cho lệnh điều tra.
Theo VTV, người ta tố cáo bà PTBH là kẻ lừa đảo, tráo xương thú vật bảo đấy là “hài cốt”. Vì là phương pháp “ngoại cảm” nên bà không thể giải thích nhiều, bà chỉ nói rằng bà làm không vì tiền, không vì danh, không vì một chủ thuyết hay ý thức hệ nào. Đã 20 năm với hơn 10.000 hài cốt không phải là nhỏ, tốn hao không ít tâm sức của bà, tất cả chỉ vì “cái tâm” mà thôi. Công việc nầy hoàn toàn có thể khảo sát kết quả của nó bằng phương pháp khoa học. Nếu có một tỉ lệ nào đó về sự không chính xác, thì đó cũng chỉ là một xác xuất phải có, ngay trong lãnh vực khoa học thực nghiệm cũng vậy. Trong các con số thống kê về tài chánh của nhà nước, hoặc “những con số nhảy múa loạn xạ”  (NLG 26-10) về 15- 20 triệu lượt ý kiến, 28-30-40 ngàn cuộc hội thảo về góp ý sửa đổi Hiến Pháp ….., đều là vật hữu hình mà còn chênh lệch đáng sợ hãi, huống là trong lãnh vực khó khăn của "linh cảm" vô hình nầy.
Dù sao cũng vẫn có cách để kiểm chứng, nếu muốn.
Kết quả sẽ tùy theo đó mà giải oan cho bà, hoặc pháp luật sẽ kết tội bà là kẻ đảo điên lừa dối, thì bà sẽ phải mang họa vào thân. Mặt khác, bà là một cá nhân không kèm theo một quyền lực nào, và người đến xin “chỉ mộ” đều là tự nguyện đến nhờ vả, để an tâm với tình cảm của mình đối với người thân đã mất. Về mặt tinh thần, nếu có “lừa đảo” thì cái tội không nhẹ, song nói chung cái hại thì không lớn, vì dù sao tìm mộ cũng chỉ là vấn đề của quá khứ, về người đã chết, nếu so với trường hợp nói về 90 triệu người sống và cả tương lai lâu dài trăm năm của một dân tộc!
Đối với tiên tri về CNXH của nhà “Ngoại cảm” xhcn Nguyễn Phú Trọng, có ai hoài nghi gì không ? Vì sao lại không hoài nghi về một điều trọng đại như thế ? Có nhiều khác biệt về mặt nguyên nhân, về tiến trình, về hậu quả lâu dài cho cả một quốc gia, và cũng rất khó kiểm chứng ?
-  Nhà Ngoại cảm xhcn Nguyễn Phú Trọng, đã dùng quyền lực thế gian của mình – chức TBT của Đảng lãnh đạo toàn diện – bắt ép mọi người dân phải tuân theo mệnh lệnh đi lên CNXH ( ông nói càng rằng mọi người đều muốn đi lên…), chứ không tự nguyện như trường hợp người tìm mộ.
-  Cách tìm mộ, thì nhà ngoại cảm tâm linh có chỉ rõ nơi đến, chỉ rõ địa hình, các dấu hiệu để nhận biết, đào xuống bao sâu, vật thể có những gì.., kế hoạch có thể vạch ra trong một thời gian nhất đinh: một tuần, một tháng hay vài tháng là hoàn thành.
-  Trong khi nhà ngoại cảm xhcn thì không chỉ rõ nơi đến là đâu, ở đó có gì, mà thời gian đi thì rất lâu, vượt quá đời ông, đời con ông, đời cháu ông,  đến đời chắt của ông cũng chưa chắc thấy rõ, như lời ông đã đưa ra một cách “xác tín”. Cuộc hành trình của cả một dân tộc, nhiều thế hệ tiến lên một cõi mơ hồ, mà ông là một kẻ dẫn đầu ? Hậu quả sẽ không nhỏ, cao hơn cái tầm của “xương thú vật” thay cho “hài cốt”.
Có thể ông là một nhà “tiên tri được ủy thác” từ cõi nào đó, mới đủ dũng cảm, dám dẫn dắt hàng trăm triệu người đi trên con đường vô định, mà chính ông cũng hoang mang mơ hồ, không biết rõ nơi đó là đâu, và hoàn thiện là thế nào ?
Và cũng nên đặt một dấu hỏi lớn về đoàn người đông đảo được dẫn đi kia ? Họ thế nào, và họ có biết mình là ai không ?
Có thể sẽ có nhiều người liên tưởng về một sự lừa đảo thuộc loại siêu hạng.
Nhưng tôi thì không.!
Tôi vốn bị bệnh thiểu năng từ nhỏ, nên vẫn một lòng tin tưởng vào tương lai tươi sáng, gần ngay đây thôi của CNXH. Cũng có thể hiểu lời tiên tri theo một cách khác : CNXH đang có đấy thôi, dù nó xộc xệch, méo mó dị dạng, nhưng nó sẽ tồn tại cả trăm năm nữa dù nó chẳng bao giờ có thể hoàn thiện. Hãy tin đi, ráng mà duy trì cái đang hiện thực, có tên là CNXH, dù nó đang trong tình trạng rất “nghẹt thở”…!
Dù hiểu theo cách nào, tôi cũng không tin vào lời tiên tri của ông, nhưng trong giây phút, tôi không tránh khỏi trạng thái ngơ ngẩn vì những lời nói bất ngờ, nghe như là ngớ ngẩn ấy.
Nhưng nếu tôi là Thủ Tướng, tôi cũng cho “điều tra” luôn lời tiên tri của nhà “ngoại cảm” nầy, vì hậu quả của nó là khôn lường ! Xã hội xhcn của ta là luôn khẳng định “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc…”, nay bổng dưng lại phất phơ đến thế : Đến cuối thế kỷ, không biết nó có hoàn thiện hay chưa ! Tôi tự hỏi mình với sự ngẩn ngơ không kém : Sao Ông lại là Tổng Bí Thư nhỉ ?. Nếu là Giáo sư, Tiến sĩ thì ông có quyền tư duy, phát kiến, sáng tạo, thậm chí là “tiên tri” hay thầy bói rất đẳng cấp!
http://media.thanhnien.com.vn/Pictures20123/20120321T094818Z_1_LOVE82K0R8H1I_RTRMADP_BASEIMAGE960X540_CHINASANDSTORMO.jpg
trên con đường "mù" thiên lý(vạn dặm)
Thực ra, đối với cả hai người, dù không cả tin ở ai, tôi vẫn một lòng tôn kính ngang nhau, vì khía cạnh họ đều là nhà “ngoại cảm” cả, ông Nguyễn Phú Trọng và bà Phan Thị Bích Hằng. Một- chuyên về CNXH, một- chuyên về vong và hài cốt. Một- hướng về tương lai, một- quay về quá khứ, nối liền một mạch, biết đâu nó sẽ tạo nên một giòng văn hóa đậm đà “đặc sắc” hiển linh!
HĐN.
CN,  27-10

Tòa Giám mục Xã Đoài phản đối bản án bất công và thiếu minh bạch của TAND tỉnh Nghệ An đối với ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải


Ông Ngô Văn Khởi và ông Nguyễn Văn Hải tại phiên tòa sơ thẩm.


GPVO - "Cách làm được coi là “phiên tòa xét xử công khai và bản án đúng người đúng tội” đối với hai giáo dân giáo xứ Mỹ Yên ngày 23/10/2013 của TAND tỉnh Nghệ An đã không gây ngạc nhiên cho công luận Việt Nam và quốc tế về cách kết thúc vụ việc vốn quen thuộc của nhà cầm quyền, là quy kết hết trách nhiệm cho dân lành để bao che hành vi sai trái của cơ quan công quyền. Công luận mạnh mẽ phản đối bản án bất công và thiếu minh bạch này của TAND tỉnh Nghệ An đối với ông Ngô Văn Khởi và ông Nguyễn Văn Hải.
... Giáo phận Vinh không ngừng yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho hai ông Ngô Văn Khởi, Nguyễn Văn Hải và bồi thường thiệt hại cho những người liên quan, đồng thời yêu cầu hủy bỏ hết mọi lệnh khởi tố liên quan đến vụ việc tại Trại Gáo ngày 22/05/2013 và Mỹ Yên ngày 04/09/2013..."

Đâu Chí Nhân đâu cường bạo, đâu Đại Nghĩa đâu hung tàn?

Ông Lưu Trọng Kiệt: Tôi có thể đau hơn nữa, miễn là em Uy tự do! - (Ảnh: Hoàng Dũng CDVN)

Dân Làm Báo - Hốt. Hốt liền. Hốt hết!!! Cho đến trưa thứ ba, 29/10/2013 đã có khoảng hơn 30 người đã bị công an bắt về trại tạm giam. Chỉ cần đi gần đến khuôn viên tòa án hoặc mở miệng hô Tự Do, mặc áo Free Đinh Nhật Huy là hốt. Hốt liền. Hốt hết. Phiên tòa xử Đinh Nhật Uy để làm khởi điểm bóp nghẹt Tự Do, Nhân Quyền bằng Điều 258 đã được Bộ Công an biến thành một trần càn quét triệt để.

Blogger Lưu Trọng Kiệt - bị hàng chục côn an hành hung, Hư Vô - cô gái blogger trẻ tuổi bị tụt huyết áp ở trong đồn. Miu Mạnh Mẽ bị bẻ tay, lôi đi khi đang ngồi uống cà phê. Linh mục Lê Ngọc Thanh bị bắt đi khi vừa mới hỏi công an rằng dân phòng lấy quyền gì để bắt người. Những người bị bắt đến từ Sài Gòn, từ Hà Nội, có bạn đến từ Nghệ An. Tất cả, đủ mọi thành phần, tuổi tác. Tất cả có cùng chung một mong ước: Công bằng xét xử, cùng một nhận định: Đinh Nhật Uy vô tội, cùng một mục tiêu: tự do cho người yêu nước.
Cảm nhận của các blogger 
Từ Hà Nội, blogger Gió Lang Thang, chồng của Hư Vô đã chia sẻ với CTV Danlambao cảm tưởng của mình trong khi đang tìm mọi cách để tìm hiểu tình trạng của Hư Vô đang bị tụt huyết áp và điện thoại di động đã bị công an tịch thu: 
"Đây là một cuộc đàn áp thô bạo, khát máu. Nó thể hiện bộ mặt của nhà cầm quyền cộng sản khi đối diện với những người chính nghĩa. Nó phỉ báng vào cái thể chế mà họ suốt ngày ra rả về xã hội chủ nghĩa tốt đẹp. Và đây là bằng chứng cho sự "công bằng- dân chủ- văn minh " mà trên những cái băng rôn treo đầy đường phố, cơ quan màu đỏ khát máu." 
Binh Nhì từ Yên Bái, phút cuối đã không vào được Long An đã nói: "Việc bắt bớ, đàn áp những người bạn quý mến Đinh Nhật Uy trong phiên xử hôm nay thể hiện sự sợ hãi của nhà cầm quyền đối với sự phát triển xã hội dân sự tại Việt Nam. Nếu công khai tại sao lại trấn áp bắt người như thế. Chính thái độ không chính danh khi áp dụng điều 258 đối với Đinh Nhật Uy đã cho thấy tất cả chúng ta ai cũng có thể bị bắt theo điều 258."
Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Nha Trang: "Việc trấn áp và bắt giữ những người đến tham dự phiên tòa xét xử Đinh Nhật Uy theo điều 258 BLHS hôm nay cho thấy, công an tỉnh Long An đang cố gắng để bảo vệ điều luật phi lý, mơ hồ này bằng cách đàn áp thô bạo quyền con người của nhiều công dân khác. Nếu phiên tòa là công khai, và cuối cùng bản án dành cho Đinh Nhật Uy chỉ là 15 tháng tù treo thì tại sao lại sợ người ta chứng kiến phiên tòa, nếu không phải là sợ bị chứng kiến những điều khuất tất của điều luật 258 trong tiến trình tranh cãi, tố tụng?" 

Từ Hải Phòng, blogger Phạm Thanh Nghiên đã rất ngắn gọn nhưng nói lên đầy đủ bản chất vụ việc: "Đây đúng là một phiên tòa công khai bắt bớ và đàn áp. Nói ngắn gọn, đây là phiên tòa cộng sản." 
Blogger Thuy Nga Nguyen cũng chia sẻ với CTV Danlambao: "Phiên tòa công khai" xét xử Đinh Nhật Uy tại Long An hôm nay thật là 1 điển hình mỉa mai cho cái bản chất dối trá, trơ trẻn, vô lương của nhà cầm quyền khi cha mẹ, chị em ruột của ĐNU đều không được phép vào dự phiên tòa xét xử con, em mình. 
Họ bị trấn áp, bị bắt giữ trái phép khi đến tham dự phiên tòa cùng với rất nhiều anh chị em yêu quí và ủng hộ ĐNU. 

Mà ĐNU chỉ là một người dân thường yêu nước, chẳng phạm tội gì. 
Hãy trả tự do cho Đinh Nhật Uy!!! Nói không với 258!!! 
Từ Buôn Ma Thuột, thầy giáo Đăng Đăng Phước, người kí tên vào nhiều bản kiến nghị và tuyên bố, bị An phiền nhiễu khá nhiều đã nói chia sẻ: "Thứ nhất, truy tố ĐNU theo 258 là vô căn cứ vì chứng cứ không cấu thành tội phạm, lỡ truy tố rồi phải xử treo để gọi là có tội, đồng thời mỵ dân là đảng, NN khoan hồng, cấm dân dự phiên tòa để bịt thông tin, bắt bớ dân là trò chó cùn cắn dậu của chính quyền Long A khi họ không kiểm soát được ý chí của dân. Thứ hai, phiên tòa này cũng gọi là lấy lòng Trung cộng và thực chất đây vẫn là một bản án bỉ ổi." 
Ông Lưu Trọng Kiệt bị côn an đánh đổ máu vì
đến tham dự phiên tòa ủng hộ Đinh Nhật Uy

Tại Hà Nội, blogger Anh Chí, người luôn có mặt trong những cuộc tuần hành yêu nước đã nói: "Bản án 15 tháng tù treo dành cho Đinh Nhật Uy là một sự thể hiện quyền lực của nhà cầm quyền Việt Nam đối với người dân bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội, họ muốn bịt mồm dân để dễ bề cai trị. Người dân có quyền bày tỏ chính kiến của mình về các chính sách của nhà cầm quyền, về các vấn đề của xã hội. Đó là quyền của người dân. Một chính quyền muốn được người dân khen phải thể hiện qua các chính sách tốt đẹp mang lại lợi ích cho dân, vì người dân chứ không thể mang dùi cui và súng đạn ra dọa dân, bắt dân khen mình tốt đẹp được trong khi chính miệng những nhà lãnh đạo của cái chính quyền ấy thốt ra những từ ngữ như "cái gì cũng ăn", "cả bầy sâu", "nhìn đâu cũng thấy tham nhũng", "cứ ra đường là phải chi tiền" v.v... Tóm lại, nói theo cách dân dã: Không thể nào bắt người ta khen cứt thơm được."

Từ Sài Gòn, nhạc sỹ Tuấn Khanh bày tỏ cảm tưởng của anh với DLB: "Bản án treo 15 tháng mà Đinh Nhật Uy nhận được, thoạt tiên nghe có vẻ đáng vui mừng vì Uy được tự do, nhưng nếu xét lại, việc gượng gạo tạo ra một vết nhơ trong hồ sơ của cuộc đời một thanh niên tử tế bản án 15 tháng vô lý đó là một việc bất bình thường, đáng xấu hổ của tòa án.

Sự kiện của Đinh Nhật Uy, cũng cho thấy có những thứ luật đưa ra, dù hiện hành nhưng vẫn không thể bước qua được giá trị của sự thật và hiển lý của đời sống con người bình thường.

Dẫu sao, cũng mừng cho Uy đã về nhà, bình an,
Kết quả của bản án: 
15 tháng tù treo, 1 năm thử thách là một bản án sai trái của tòa án Long An dành cho Đinh Nhật Uy. Trước sau như một, Đinh Nhật Uy là một công dân yêu nước, một người anh chí tình với em Đinh Nguyên Kha và một blogger thể hiện quyền tự do ngôn luận như mọi blogger và công dân Việt Nam khác. 
Không ai có thể treo tự do, không ai có thể thử thách quyền con người, không ai có thể kết án lòng yêu nước ngoại trừ những kẻ độc tài và tập đoàn bán nước.
Nếu đây là bản án dành cho Đinh Nhật Uy thì nó cũng là bản án kết "tội" đối với hàng nghìn người Việt đã, đang và sẽ có những thể hiện không khác gì Đinh Nhật Uy. 
Vì thế chúng ta không chấp nhận bản án của phiên tòa Long An đối với Đinh Nhật Uy. 
Đâu chí nhân đâu cường bạo, đâu đại nghĩa đâu hung tàn? Phiên tòa xét xử Đinh Nhật Uy lại thêm một lần nữa là câu trả lời rõ ràng nhất. 
 

Bài bào chữa cho Đinh Nhật Uy của LS Hà Huy Sơn

Luật sư Hà Huy Sơn - “...4. Facebook là một website mạng xã hội, người dùng có thể tham gia các mạng lưới để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Như vậy, việc Đinh Nhật Uy lập trang facebook cá nhân của mình tên “Đinh Nhật Uy” là quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin của công dân được Điều 69, Hiến pháp năm 1992 và sửa đổi, bổ sung năm 2001, quy định:

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________
Long An, ngày 29 tháng 10 năm 2013
Bài bào chữa cho Đinh Nhật Uy tại phiên tòa HSST 29/10/2013
về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo khoản 1 Điều 258, BLHS
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Tôi là Luật sư Hà Huy Sơn - Công ty Luật TNHH Hà Sơn thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội xin trình bày quan điểm bào chữa cho ông Đinh Nhật Uy như sau:
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân 
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
I. Tóm tắt vụ án:
Ngày 12/06/2013, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An ra Quyết định khởi tố vụ án số 02 vụ án về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ” theo Điều 258, BLHS; cùng ngày ra Quyết định khởi tố bị can đối với Đinh Nhật Uy theo Điều 258, BLHS.
- Ngày 12/06/2013, ra Lệnh tạm giam số 01 đối với Đinh Nhật Uy.
- Ngày 27/08/2013, ra Bản kết luận điều tra số 03/ANĐT của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An.
- Ngày 06/09/2013, ra Cáo trạng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tân An, tỉnh Long An.
- Bị tạm giam từ ngày 15/06/2013.
- Tiền án, tiền sự: Không.

II. Vi phạm về thủ tục tố tụng:
1. Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An không có thẩm quyền điều tra đối với tội phạm tại Điều 258 thuộc chương XX, BLHS, hay nói cách khác Quyết định khởi tố bị can số 02 ngày 12/06/2013 đối với ông Đinh Nhật Uy của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An là không đúng thẩm quyền.
1.1. Vi phạm điểm 1.2.2 Mục I Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23/09/2004 của Bộ Công an, quy định:
“Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra tội phạm của cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh
Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh,”
1.2. Vi phạm khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự ngày 23/08/2004, quy định:
“Điều 5. Nguyên tắc hoạt động điều tra
Chỉ Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định trong Pháp lệnh này mới được tiến hành điều tra các vụ án hình sự. Mọi hoạt động điều tra phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh này.”
2. Căn điểm m khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/08/2010 thì cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự.
Kết luận: Các chứng cứ do Cơ quan ANĐT thu thập được khi tiến hành điều tra đối với ông Đinh Nhật Uy là không hợp pháp vi phạm khoản 1 Điều 66 BLTTHS, không phải là chứng cứ để cáo buộc bị cáo.
3. Nếu phiên tòa hôm nay không công bố nội dung trang Facebook của ông Đinh Nhật Uy mà VKS coi đây là chứng cáo buộc bị cáo, mặc dù các tài liệu này đã có kết luận của cơ quan giám định để những người tham gia phiên tòa nhận xét, đánh giá, thẩm tra là vi phạm nghiêm trọng Điều 214, 66 và khoản 3 Điều 222 của BL TTHS 2003.
“Điều 214. Việc trình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức
Các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên tòa.
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về những tài liệu đó và hỏi thêm những vấn đề có liên quan.”
“Điều 66. Đánh giá chứng cứ 
1. Mỗi chứng cứ phải được đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định các chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
2. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả tình tiết của vụ án.”
“Điều 222. Nghị án
3.Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà.”
4. Căn cứ Điều 145 BL TTHS 2003, quy định:
“Điều 145. Tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét
Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.” 
- 01 quyển sách “Bên thắng cuộc”, I.Giải phóng, tác giả Huy Đức;
- 01 quyển sách “chết bởi Trung Quốc”, dịch giả Trần Diệu Trân;
- 01 tờ giấy A4 có hình Nguyễn Phương Uyên và dòng chữ “Freedom for Nguyễn Phương Uyên”;
- 01 tờ giấy A4 có hình Đinh Nguyên Kha và dòng chữ “Freedom for Đinh Nguyên Kha”;
- 01 quyển vở học sinh có bài viết v/v tiếp nhận, giải quyết đơn của cán bộ Tòa án;
- 06 áo thun có ghi dòng chữ Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam;
- 02 áo thun có dòng chữ No To U line! Và No-UFC; Xóa “Đường lưỡi bò” bảo vệ biển đảo Việt Nam.
Là những vật không liên quan đến vụ án và không có văn bản cấm tàng trữ.
5 Các nguyên đơn dân sự Viettel, VNPT không có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nên không được coi là nguyên đơn dân sự như khỏan 1 Điều 52 BL TTHS 2003, quy định:
“Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Bà Thâm – người bị hại nhưng không có đơn Tố giác tội phạm.
6 Ngày 23/10/2013 Tòa ra quyết định xét xử số 79/2013/HSST-QĐ ngày 28/10/2013 luật sư mới được nhận là vi phạm thời hạn theo Điều 182 BL TTHS 2003.
III. Không có chứng cứ, chứng minh tội phạm:
1. Để xác định Đinh Nhật Uy phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo khoản 1 Điều 258, BLHS thì các hành vi của Uy phải đủ 04 yếu tố “cấu thành tội phạm”. Trong vụ án này “Mặt khách thể của tội phạm” là lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân phải bị xâm phạm. Theo cáo trạng số 120/QĐ/KSĐT ngày 06/09/2013 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tân An, tỉnh Long An, trích (trang 03):
“1. Về nội dung các bài viết của đối tượng Đinh Nhật Uy
- Bài viết tại tờ số 03 có nội dung xâm hại Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), ảnh hưởng xấu đến thương hiệu, hiệu quả kinh doanh của tổ chức này.
2. Về nội dung của các lời bình luận:
Một số ý kiến bình luận nêu tại biên bản này có nội dung xâm hại uy tín cơ quan, tổ chức như Công an nhân dân Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); xâm hại đến danh dự uy tín của một số cá nhân có liên quan.
3. Việc đối tượng Định Nhật Uy đăng tải những bài viết nêu trên, trên trang facebook cá nhân và liên kết, chia sẻ trên trang facebook của người khác có hại đến trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, các tổ chức kinh tế và cá nhân có liên quan. - (Tài liệu giám định: bút lục số 227 -228).
Trong vụ án này có một số tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại như Viettel, VNPT và bà Nguyễn Thị Thâm đã yêu cầu xử lý pháp luật đối với Đinh Nhật Uy, không yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.”
1.1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không chứng minh được các tổ chức, cá nhân – người bị hại bị thiệt hại vật chất cụ thể về hiện vật giá trị là bao nhiêu, đã đến mức chịu trách nhiệm hình sự hay chưa? Thiệt hại về thương hiệu uy tín của các tổ chức đó cũng chỉ là suy diễn, không chứng minh được. Mặt khác danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân không phải là quan hệ xã hội do Điều 258, BLHS bảo vệ nếu có chăng là đối tượng của quan hệ dân sự, hay nói cách khách nó không thuộc mặt khách thể của tội này.
1.2. Quan hệ giữa Uy và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là quan hệ giữa khách hàng với người bán hàng, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại; quyền của Uy trong trường hợp này là quyền của khách hàng nếu Uy có sử dụng vượt quyền pháp luật cho phép cũng không phải là Uy sử dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm quyền, lợi ích của VNPT và Viettel. Nếu hai bên có tranh chấp thì được giải quyết ở Tòa dân sự về giao dịch dân sự hoặc hợp đồng thương mại (nếu ký hợp đồng) nó không thuộc phạm vi điều chỉnh của quan hệ hình sự.
1.3. Thiệt hại vật chất không xác định được; và người bị hại “không yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại” (trích dẫn ở trên – cáo trạng) nếu có.
1.4. Trong thực tế hiện nay chỉ có quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại mà Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam không làm tốt được cái bổn phận bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. VNPT, Viettel là nhà cung cấp dịch vụ luôn nắm đằng chuôi, người tiêu dùng không có cơ sở để xâm phạm lợi ích ngược với họ được. Do vậy, kết luận cáo trạng của VKS là gượng ép, không khách quan.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân – bị hại được nêu ra không có quyền, lợi ích nào bị xâm hại hay nói cách khác là không có thiệt hại thực tế. Nên các hành vi của Đinh Nhật Uy không đủ yếu tố cấu thành tội phạm về “Mặt khách thể của tội phạm”.
2. Cáo trạng của Viện kiểm sát không chứng minh được “mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm” theo như quy định của khoản 1 Điều 167 (bản cáo trạng), BL TTHS.
3. Về người bị hại:
3.1. Tại phiên tòa hôm nay không có đại diện của Nhà nước hoặc có đơn xin vắng mặt với tư cách người bị hại. Đề nghị Tòa (Điều 214, BL TTHS) công bố Đơn trình báo của đại diện Nhà nước với Cơ quan điều tra về việc quyền, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm (nếu có).
3.2. Tại phiên tòa hôm nay không có đại diện của Công an nhân dân Việt Nam hoặc có đơn xin vắng mặt với tư cách người bị hại. Đề nghị Tòa (Điều 214, BL TTHS) công bố Đơn trình báo của đại diện Công an nhân dân Việt Nam với Cơ quan điều tra về việc quyền, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm (nếu có).
3.3. Tại phiên tòa hôm nay bà Nguyễn Thị Thâm không chứng minh được những quyền, lợi ích nào của bà bị ông Đinh Nhật Uy xâm phạm.
Nếu không chứng minh được hậu quả của tội phạm, tức là không có người bị hại điều này cũng đồng nghĩa không có có người phạm tội. Nếu việc kết án xảy ra là trái với pháp luật hình sự. Bản chất nhân đạo của pháp luật XHCN là khách quan, công bằng mọi hình phạt nhằm mục đích giáo dục, không ai được phép sử dụng sai pháp luật để xâm phạm quyền công dân.
4. Facebook là một website mạng xã hội, người dùng có thể tham gia các mạng lưới để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Như vậy, việc Đinh Nhật Uy lập trang facebook cá nhân của mình tên “Đinh Nhật Uy” là quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin của công dân được Điều 69, Hiến pháp năm 1992 và sửa đổi, bổ sung năm 2001, quy định:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
Khoản 2 Điều 19 Công ước Quốc tế về những quyền dân sự và chính trị 1966 (Việt Nam tham gia năm 1982), quy định:
“Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.”
Điều 19 Tuyên ngôn nhân quyền Liên hợp quốc 1948, quy định:
“Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.”
5. Việc sử dụng Facebook chưa được một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh. Nên không thể coi việc sử dụng facebook là một quyền tự lợi dụng các quyền tự do dân chủ. Nguyên tắc “công dân được làm những gì pháp luật không cấm”. Việc người khác comment trên trang facebook cá nhân của Đinh Nhật Uy thì không có cơ sở pháp lý nào để cáo buộc Uy phải chịu trách nhiệm về nội dung đó.
6. Các: Nhiều đơn vị, nhiều cá thể. (Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý (chủ biên) – NXB ĐHQG Tp.HCM trang 176). Như vậy, cáo trạng phải chỉ ra Uy sử dụng không phải một quyền tự do dân chủ. Nhưng cáo trạng đã không chỉ ra được Uy đã lợi dụng những quyền tự do dân chủ nào của công dân.
7. Các Biên bản giám định tư pháp không phải là Kết luận giám định tư pháp. Các Biên bản giám định tư pháp không được lập theo quy định của Điều 32 Luật giám định tư pháp năm 2012 nên không thể coi là chứng cứ hợp pháp.
IV. Kiến nghị:
Kính thưa HĐXX,
- Căn cứ khoản 2 Điều 107 BL TTHS 2003;
- Căn cứ khoản 1 Điều 227 BL TTHS 203,
Hành vi của ông Đinh Nhật Uy như lập luận tôi trình bày ở trên là không cấu thành tội phạm. Vì vậy, tôi xin đề nghị HĐXX hãy khách quan, công minh xem xét tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho ông Đinh Nhật Uy; trả các tài sản thu giữ của Đinh Nhật Uy.
Xin chân thành cám ơn sự lắng nghe của các quý vị,

Long An, ngày 29/10/2013
Luật sư Hà Huy Sơn
https://www.facebook.com/huyson.ha.3/posts/351429381669426

NHÀ TÙ VÀ TRƯỜNG HỌC Ở XỨ THIÊN ĐƯỜNG

Ở xứ thiên đường, nhà tù thật đẹp và hoành tráng. Cho dù đây chỉ là văn phòng làm việc của cán bộ, còn nơi ở của tù thì hẳn ở đâu cũng như nhau.

Nhà tù Long An- nơi facebooker Đinh Nhật Uy bị giam giữ trước đây.
Và trường học cũng ở xứ thiên đường - không hoành tráng lắm!

Những lớp học như thế này không còn xa lạ ở miền núi xứ thiên đường.
 

THÁNG 1O THAO THỨC - PHẦN 2:

clip_image002[6] SAO LẠI LÀ BÀI HÁT TRUNG HOA
Nguyễn Thượng Long
“Kính tặng Giáo sư - Nhà giáo
Nhân dân Nguyễn Đăng Mạnh”.
(NTL)
Những ngày này… người Việt Nam, đặc biệt là những người Việt Nam kính yêu Bác Hồ và tôn trọng sự thật đang vô cùng bâng khuâng… khi được biết dư luận xã hội đang trôi nổi câu hỏi: “Hồ Chí Minh lúc lâm chung, ông muốn được nghe câu hát nào? Câu hát Trung Hoa hay câu hát Việt Nam?”. Vào giai đoạn quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang nồng nàn “hương ngải 16C và 4T” thì ra đáp án cho câu hỏi đó nay lại tréo ngoe nhau như thế này:
clip_image004[6]
Năm xưa: Đời tuôn nước mắt…
Nhiều thế hệ người Việt Nam đã từng vô cùng xúc động khi nghe và hát bài ca “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của cố nhạc sĩ Trần Hoàn. Bài hát này với những ca từ đã đi vào tâm khảm của nhiều thế hệ:
- “Chuyện kể rằng trước lúc người ra đi / Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế!”…
- “Chuyện kể rằng Bác đòi nghe câu ví / Nhớ làng Sen từ thuở ấu thơ!”…
- “Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ / Bởi làng Sen day dứt trong tim!”…
- “Lần thứ ba Bác vẫy gọi xung quanh / Bác muốn nghe một đôi làn Quan họ!”…
Vậy mà không hiểu vì lý do gì mà báo Quân đội Nhân dân số xuân Canh Dần 25 – 01 – 2010 lại đưa ra những thông tin rất lạ:
clip_image005[6]
“Chiều hôm đó [31 – 8 – 1969] sức khoẻ của Bác có biến chuyển tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cám ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó là nụ cười cuối cùng của Người”.
(Hồi ký của Vương Tinh Minh – Y tá trưởng bệnh viện Bắc Kinh, thành viên tổ bác sĩ Trung Quốc sang Việt Nam chữa bệnh cho Bác Hồ tháng 8 – 1969. Nguyễn Hoà biên dịch)
Chẳng ai ngờ sau chưa đầy 50 năm, viết về thời khắc lâm chung của Hồ Chí Minh giờ lại có những dị bản! Vì sao lại như thế? Đằng sau sự việc này là những toan tính chính trị gì mà lại khơi mào từ báo Quân đội Nhân dân ? ĐCS Việt Nam đã từng dày công xây dựng một Hồ Chí Minh thành một bậc chí thánh,“Cả một đời vì nước vì non!”, không hề màng đến chuyện riêng tư…, hình tượng đó đã từng ăn rất sâu, bám rất chặt trong tâm thức nhiều thế hệ người Việt Nam… vậy mà nay cũng đã xuất hiện những hối thúc rất cần được minh định.
Tôi còn nhớ cách đây vài năm khoảng cuối năm 2008… người ta rỉ tai nhau về sự xuất hiện cuốn “Hồi ký” của Giáo Sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đăng Mạnh, người sở hữu giải thưởng cấp nhà nước về văn học nghệ thuật. Việc cuốn hồi ký đó ra đời lẽ ra là một hiện tượng bình thường của đời sống văn học, nhưng… chỉ vì sự hiện diện của “Chương 7” viết về cuộc tình của Hồ Chí Minh với một thiếu nữ vùng sơn cước mang tên Nông Thị Xuân và cuộc tình đó đã sớm kết thúc một cách bi thảm ngay từ 1957 mà Nguyễn Đăng Mạnh, người thầy kính yêu của nhiều thế hệ giáo viên văn học đã vấp phải những khổ nạn thật bất ngờ.
Báo chí lề đảng, đặc biệt là các tờ báo Công An, quyết tâm hạ gục tác giả bằng mọi giá và các “Sát Thủ” cầm bút tầm cỡ của tướng quân Hữu Ước như “Nguyễn Văn Lưu – Chu Giang”, “Thượng Nguyên”, “Đỗ Hoàng”, “Nguyễn Hữu Thắng”, “Thanh Trúc”, ‘Đặng Huy Giang”… được lệnh xung trận. Hàng loạt trận “so găng” (boxing) diễn ra hết sức bất công, chỉ có các ngòi bút an ninh là được ra đòn còn tác giả Nguyễn Đăng Mạnh phải ngồi im để chịu trận (xin đọc “Họ là những người vác Thánh Giá - Phần 2” của Nguyễn Thượng Long 2009).
Trong khi vấn đề Chương 7 của hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh chưa được ngã ngũ thì cũng thời gian đó đời sống mạng lại xôn xao vì sự xuất hiện của công trình “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh” (Hồ Chí Minh sinh bình khảo) của học giả Hồ Tuấn Hùng, giáo sư sử học người Đài Loan, do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hoá ấn hành ngày 01 – 11 – 2008 cho biết, người Việt Nam có hai cha già dân tộc, một là cha già Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1932) và một cha già là Hồ Chí Minh - Hồ Tập Chương gốc là người Hẹ đến từ Đài Loan (1932 – 1969). Vấn đề càng rắc rối hơn khi gần đây Đại tá Phạm Quế Dương, nguyên Tổng Biên tập báo Phòng Không – Không Quân, đã gửi thẳng lời “Đề nghị làm sáng tỏ vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay người Đài Loan?” tới các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam.
Như vậy, những thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh là không thống nhất, không như những gì mà nhiểu thế hệ người Việt Nam đã được giáo huấn. Lẽ ra vấn đề này rất cần được minh định thì ban lãnh đạo Việt Nam, giới sử gia… lại giữ thái độ im lặng, chấp nhận nợ người dân, nợ vong linh của Hồ Chí Minh một trả lời chính thức và như thế… là người ta quyết định thả nổi vấn đề để mặc ai muốn hiểu thế nào thì hiểu, tin thế nào thì tin.
Hồ Chí Minh là người đầu tiên du nhập học thuyết Mác Lê đầy ảo tưởng và chưa có tiền lệ là thành công ở bất cứ đâu vào Việt Nam… và sẽ hoàn toàn có lý khi nói: Các biến cố chính trị xã hội ở Việt Nam trong già nửa đầu thế kỷ 20 và cả hiện nay… dù là thành công hay là thất bại… đều liên quan đến những hoạt động của ông Hồ. Là một người hoạt động chính trị chuyên nghiệp, một nhân vật lớn, một gương mặt lớn của lịch sử, đương nhiên ông Hồ Chí Minh cùng các cộng sự của ông phải chịu trách nhiệm nhiều vấn đề trong quá khứ và cả hiện tại không chỉ diễn ra trên đất nước Việt Nam mà còn ở cả xứ Đông Dương thuộc Pháp ngày nào.
Lúc lâm chung ông Hồ muốn nghe một câu hát Trung Hoa, kể cả khi ông Hồ Chí Minh không một chút nào dính dáng đến cái ông Hồ Tập Chương người Đài Loan kia thì… điều đó cũng có thể lắm. Bởi người cộng sản quốc tế tầm cỡ như ông Hồ, quê hương của ông là thế giới đại đồng, biên giới lãnh thổ là không có ý nghĩa gì nữa thì việc ông muốn nghe một giai điệu Trung Hoa cũng không phải là điều gì quá đặc biệt. Nhưng nếu điều đó là một sự thật, thì những ai theo chủ nghĩa yêu nước thuần thành, truyền thống, tình cảm với Hồ Chí Minh đã bị một tổn thương quá nghiêm trọng.
Là con người trần gian, việc Hồ Chí Minh có nhiều người thân yêu và cả những người thù ghét ông… điều đó đâu có gì là lạ. Ông cũng có quyền có những chuyện… của những người đàn ông bình thường đến những thâm cung bí sử của các vĩ nhân cùng thời hay hậu thế đã từng có. Nhìn nhận về con người Hồ Chí Minh qua lăng kính bình dân, đời thường như thế thì hình ảnh Hồ Chí Minh càng thật hơn, nhân văn hơn, dễ tin, dễ chấp nhận hơn trong con mắt của người đời.
Có lẽ văn hoá phương Đông không có thói quen chấp nhận lãnh tụ tinh thần của mình phải đối diện với những nghi án của con người thế tục. Trong khi đó ở xã hội dân chủ, không một chính trị gia nào, dù người đó xuất chúng, tầm cỡ đến đâu… cũng không được phép miễn trừ.
Công bằng mà nói, vì lý do lịch sử mà một bộ phận không nhỏ người dân vẫn còn mang quá nặng căn tính của những kẻ bị trị. Vừa thoát khỏi ách cai trị của thực dân Pháp, chưa kịp biết thế nào là “TỰ DO – BÌNH ĐẲNG – BÁC ÁI”, chưa một lần được nhấm nháp “Cái Tôi!” ngọt ngào sau cả đêm trường Pháp thuộc đã phải chấp nhận “Cái Chúng Ta” hết sức bầy đàn, chưa kip hiểu thế nào là các “NHÂN QUYỀN Ở DẠNG PHỔ QUÁT”… đã lại phải sống quá lâu trong sự kìm kẹp hà khắc của một chế độ độc tài, toàn trị còn khắc nghiệt hơn cả thời thực dân, phong kiến. Tâm tưởng luôn luẩn quẩn với những ngộ nhận và một ảo vọng đến thảm thương về một xã hội công bằng, một “THIÊN ĐƯỜNG HẠ GIỚI” mà các nhà Mác xít đã tạo ra… mà quá nhiều người Việt Nam chưa rũ bỏ được tư chất thần dân, chỉ biết rập đầu, quỳ gối trước Thiên tử, chưa thích nghi, chưa hoà nhập được với một thế giới đã phẳng đi rất nhiều so với nhiều thập kỷ trước. Thật buồn… đám đông dân oan đi khiếu kiện, tố cáo quan tham lại lỉnh kỉnh là cờ đỏ cùng những bằng khen, giấy khen, huân huy chương các loại và núp dưới những ô che biểu ngữ:
“Bác ơi! Đảng ơi! Chính phủ ơi! Quốc hội ơi! Thủ tướng ơi!...
Hãy cứu chúng tôi!”.
Với một dân tộc hồn nhiên như thế… để đạt được những mục đích và lợi ích cục bộ, ở phía này, người ta sẵn sàng mô tả Hồ Chí Minh như một bậc chí thánh, một “Thiên Sứ” , một vị “Bồ Tát” mang tính siêu nhiên. Tượng ông được thờ cúng trong chùa cùng với “Đức Phật”, cùng lời sấm “Bò Đái thất thanh / Nam Đàn sinh thánh” là một dẫn chứng đắt giá. Ở phía khác, vì ân oán… lại có những người mạ lị, xúc phạm tới ông Hồ bằng những ngôn từ dung tục cùng với những phủ nhận, quy chụp hết sức bất công… khó có thể chấp nhận. Về phía quản lý nhà nước, tôi nghĩ rằng thái độ né tránh, không dám đối diện với hiện thực, chỉ đối phó lặt vặt, biện giải luẩn quẩn sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cả hai chiều ngộ nhận. Không có gì là bất ngờ cả khi cuộc vận động mọi người sống và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh đã, đang và vẫn sẽ có thể còn diễn ra nhiều lần nữa mà hiệu quả chẳng được là bao. Đạo đức xã hội vẫn tiếp tục suy vi, xuống cấp ở mức không thể chấp nhận được.
Tôi khép lại bài viết này vào những ngày hàng triệu người Việt Nam trong nước đang đau xót tiễn đưa vị tướng “HUYỀN THOẠI”, vị tướng của nhân dân, người học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh về nơi an nghỉ cuối cùng… lại cũng bằng hàng loạt các câu hỏi rất cần được giải mã:
· Là người cộng sản ở thế hệ tiền bối, điều gì đã xẩy ra mà Tướng Giáp đã từ chối nằm cùng với các đồng chí cộng sản của ông trong “Thiên Đường Mai Dịch”, để rồi ông quyết định trở về với quê hương Quảng Bình, mảnh đất đã sinh thành ra ông?
· Người ta đã ăn theo quốc tang Tướng Giáp bằng khẩu hiệu “Vô cùng thương tiếc ĐỒNG CHÍ…”, thế vì sao khi linh xa chở Tướng Giáp chưa đến được nơi cần đến thì cờ tang đã phải vội vã hạ xuống để đón “Sứ Thần” Thiên Triều Lý Khắc Cường! Sao tình cảm lại mâu thuẫn, bất nhẫn và đánh mất lòng tự trọng dân tộc nhanh đến như vậy? Dễ lún như thế, người ta dại gì mà chẳng ngày càng lấn tới! Ai là tác giả của quyết định chưa từng thấy này?
· Trong bối cảnh niềm tin của nhân dân với chế độ đã sụt giảm, hiện tượng đám đông kêu khóc trước cái chết của ông Võ Nguyên Giáp, người đã tham gia tác thành nên chế độ này, cũng đồng thời là Quan Oan cao cấp của chế độ thì ngôn ngữ nước mắt… đã nói lên những điều gì? Khi đưa tiễn các bậc Tiên Đế lúc băng hà, người dân Đại Việt xa xưa có như người Việt Nam và người Bắc Hàn hôm nay không? Hình ảnh đám đông vật vã kêu khóc như thế cho biết đám đông là một khối thuần cảm, nhưng sức mạnh tiềm ẩn xét cho cùng cũng vẫn chỉ là nước mắt!
Những dân tộc sở hữu quá nhiều nước mắt… cũng là những dân tộc phải chịu quá nhiều những bi thảm. Biểu cảm theo phương cách đó, đâu có là phương cách tối ưu làm cho nhà cầm quyền phải bối rối, mủi lòng mà nới lỏng vòng kim cô đang cuốn thít trên đầu dân tộc! Các chủng tộc văn minh liệu sẽ chia sẻ được gì với người Việt Nam cũng như người Bắc Hàn qua những hình ảnh đám đông quằn quại đẫm nước mắt đã từng tràn ngập các trang mạng?
clip_image007[6]
Một khối thuần cảm năm nay…
· Hàn Tín lúc hàn vi, chấp nhận chui qua háng thằng bán thịt giữa chợ để cuối đời trong cương vị Đại Tướng, ông đã giúp Hán Vương Lưu Bang thu phục được thiên hạ. Đại Tướng của chúng ta cũng thờ chữ NHẪN… ông đã bảo toàn được danh giá và an toàn cho mạng sống của mình trước đồng đội, còn chế độ mà ông dốc lòng tạo dựng thì ngày càng khủng hoảng, đất nước mà ông dốc công xây đắp ngày càng liêu xiêu, tụt hậu… nên tiếng khóc của người dân trong lễ tang ông ngoài sự tiếc thương dành cho ông cũng còn là khóc cho chính sự xấu số của mình, của dân tộc mình. Tôi nói như thế có gì là sai không?
Chao ôi! Đất nước tôi, đất nước của biết bao điều “HUYỀN THOẠI” mà theo Từ điển tiếng Việt 2009 của VIETLEX – Trung Tâm Từ Điển Học – Nhà xuất bản Đà Nẵng, thì “HUYỀN THOẠI” nào cũng chỉ là “Câu chuyện không có thật, mang vẻ thần bí, kì lạ do tưởng tượng…”, thế thì bài hát nào mà Hồ Chí Minh muốn nghe trong lúc lâm chung và hiện tượng “Đời tuôn nước mắt - Trời tuôn mưa” cùng những “truyền kỳ…” của thời @ đang vây bủa xung quanh cuộc đời của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp… cũng nằm trong bộn bề của biết bao tín điều cần phải giải mã hay sao?
Trong những ngày tháng cuối năm này, tôi vẫn đinh ninh rằng, kể cả khi phải nghe những trả lời có thể dẫn tới mặc cảm bất hạnh đến thế nào… thì bản lĩnh của giống nòi Lạc Việt được hun đúc suốt chiều dài lịch sử nhiều nghìn năm… vẫn còn đủ mạnh để giúp chúng ta, những người Việt Nam của thế kỷ 21 không thể gục ngã. Dân tộc, tuy mắc phải hội chứng mau nước mắt, nhưng vẫn dư thừa nội lực để bảo nhau đứng dậy và đi lên dù hành trang có thể sẽ còn tiếp tục được lấp đầy là những giải mã cay đắng và bất ngờ đến như thế nào./.
Tháng 10 - 2013
Hà Đông, những ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
N. T. L.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Ngân An FB
TRỜI ĐÃ SINH RA ĐẢNG CỘNG SẢN SAO CÒN SINH RA INTRENET LÀM GÌ?
Trước đây, việc cập nhật thông tin của mình chủ yếu là qua báo giấy và TV và qua các phương tiện truyền thông (được cho là) chính thống này thì mình luôn đặt niềm tin tuyệt đối và cho rằng tuy đảng ta còn có những hạn chế nhất định nhưng về cơ bản là luôn lo cho nước, cho dân và xã hội nào chả vậy, đều có mặt này mặt nọ, đến như nước Mỹ còn có vô gia cư nữa cơ mà! Đọc báo, nghe đài, xem TV thấy mình được sống trong đất nước có độc lập, tự do; nhà nước của dân, do dân, vì dân; ko lo khủng bố; pháp luật rõ ràng, ai làm người ấy chịu, tự do ngôn luận, ko bắt bớ người có quan điểm chính trị đối lập mà chỉ bắt người vi phạm pháp luật... làm mình cũng tự hào lắm. Thỉnh thoảng có sự kiện gì là thậm chí mình còn buộc cờ đỏ sao vàng sau xe máy rồi ra đường hô vang: Tôi yêu Việt nam...
Nhưng ở đời ai học được chữ ngờ. Sau lần tranh cãi với đứa bạn thì mình muốn tìm tài liệu để phản bác những điều nó nói và mình bắt đầu tiếp cận với Internet. Chả rõ trời xui đất khiến thế nào mà trong 1 lần trả kết quả tìm kiếm thì cậu bạn Google lại dẫn mình tới blog Ba Sàm! Một thế giới thông tin hoàn toàn khác với truyền thông đảng hiện ra. Hoang mang, mất phương hướng khi cái mà mình vẫn tin tưởng là tin tức từ truyền thông đảng lại được mổ xẻ, phân tích, phản biện... và nó ko còn là màu hồng như niềm tin của mình bấy lâu nay. Tặc lưỡi nghĩ rằng chắc là bọn phản động, thế lực thù địch bêu xấu đảng ta âm mưu thực hiện diễn biến hòa bình đây mà nhưng càng đọc và suy ngẫm thì càng thấy đúng. Truyền thông của ta chỉ tìm cái tốt để khoe còn truyền thông của "địch" thì nhìn đầy đủ các góc cạnh của vấn đề... Kết quả là sau một thời gian đọc báo ko phải của đảng thì mình rút ra nhận xét: đảng cộng sản đã học rất thuộc nguyên lý tuyên truyền của Gobbels (Bộ trưởng truyền thông Đức thời Hitler) rằng sự thật là những gì ko có thật nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần (xem thêm: Tăng Sâm giết người)
Ko những vậy, sau khi tham gia mạng xã hội của cu Mark Zuckerberg thì cách nhìn nhận và tiếp cận vấn đề của mình được cải thiện rõ rệt thông qua các còm và stt của gần như mọi thành phần trong xã hội. Từ chỗ luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của đảng, internet chỉ dùng để chơi game online và xem phim (sex) đến việc chỉ mong cái đảng cộng sản nhanh sụp đổ rồi dẹp bỏ chơi game và xem phim để có thêm thời gian đọc, tìm kiếm, chia sẻ, nhận xét, bình luận... tin tức thì có phải là mình đã tự diễn biến để gia nhập vào hàng ngũ "phản động" rồi chăng? Nhớ lần đi họp lớp, thấy quan điểm của mình thay đổi 180 độ thì một bạn ngửa mặt lên trời mà than rằng: Trời đã sinh ra đảng cộng sản sao còn sinh ra internet làm gì?

Trần Hồng Tâm - Bao nhiêu năm rồi mà vẫn u mê

Trần Hồng Tâm - Cựu trung úy QĐND
Theo FB Nguyễn Đình Trọng
 
Khi đoàn quân của tướng Giáp tiến vào Hà Nội, hàng triệu đồng bào công giáo miền Bắc bỏ xứ đạo ra đi trong khóc than uất hận. Khi những quân đoàn của Ông vây hãm Sài gòn, người Sài gòn tức tưởi trong sinh ly tử biệt. Hôm nay, Ông trở về cát bụi. Người ta khóc Ông. Tôi nhận ra những bi kịch và cả những nghịch lý trong từng giọt nước mắt của mỗi nạn nhân. Những chàng trai chân đất cần cù đã nén bỏ những khát khao thầm kín, nhân bản, để trở thành những con người thép, rực lửa căm thù, quăng mình vào lửa đạn. Chiến tranh kết thúc, vòng nguyệt quế cho người chiến thắng là chiếc khung xe đạp trên vai, chiếc đồng hồ ba cửa sổ trên tay về quê lấy vợ sinh con. Những đứa con sơ sinh được quấn trong mớ tã lót còn vương mùi thuốc súng, được nghe tiếng ru của cha là những bài ca của người chiến thắng.
Tuổi tới trường, chúng lại được nhuộm đỏ thêm lần nữa bởi nền giáo dục đã được chính trị hóa đến từng nét chữ.
Tiếng bom càng lùi xa thì tiếng loa truyền thanh càng gần. Tin tức bị thao túng. Lịch sử được nhào nặn. Văn – nghệ chỉ được sáng tạo theo định hướng. Đảng được tôn lên bậc chí thánh. Việc điều khiển quốc gia diễn ra trong bóng đêm. Phẩm hàm được ban phát cho những ai biết ngoan ngoãn vâng lệnh. Quả đấm chuyên chính tung ra cho những kẻ cứng đầu.
Tất cả gia đình, nhà trường, và xã hội như một giàn giao hưởng hùng vĩ để dệt lên những công dân “sùng bái”. Thế hệ cha anh sùng bái đến cuồng tín sẵn sàng nhẩy vào vạc dầu để được ơn của đảng. Thế hệ con em sùng bái đến cả tin. Tin vào những điều mà mình chưa hiểu.
Tôi sẽ buồn, nếu con trai tôi chọn thần tượng là một thiên tài quân sự, bởi chiến tranh là những cuộc chinh phạt tha nhân.
Điều làm tôi xót xa hơn tất cả là nạn sùng bái không thể sinh ra một thế hệ công dân tự tin, trong sáng, giỏi giang, tháo vát. Sùng bái chỉ sinh ra những bầy tôi vâng lời, khúm núm qụy lụy, và nhu nhược. Những cuộc “lên đồng” than khóc tập thể chỉ thấy ở những quốc gia độc tài, bưng bít và lạc hâu.
Có người đánh giá công của Ông bằng số người đến dự đám tang, bằng số giọt nước mắt lăn trên gò má. Nhưng người ta lại quên rằng nếu có một sân chơi công bằng, số người phản đối Ông cũng chẳng kém gì. Nỗi đớn đau của nhiều người dân nước Việt chưa hẳn đã khôn nguôi.
Có người còn sùng bái đến mức phải kiến nghị với đảng để tấn phong Nguyên soái, phong Anh hùng dân tộc, hiển thánh, lập miếu thờ để Ông được ngang tầm với Trần Hưng Đạo. Tại sao chúng ta không chấp nhận một sự thực rằng có đến hơn nửa công dân nước Việt coi đội quân của Ông là đạo quân xâm lược, và những cuộc chiến tranh mà Ông phát động là cuộc áp đặt chủ nghĩa cộng sản và giành độc quyền lãnh đạo quốc gia.
Xin bạn đừng nổi nóng, buộc tôi vào tội khi quân. Việc đánh giá di sản của tướng Giáp để lại cho dân tộc chưa bắt đầu. Những gì bạn biết đều rất phiến diện bởi nó được viết ra bởi nhóm người quá sùng bái Ông. Chỉ khi nào quê hương chúng ta có được một nền dân chủ lành mạnh, mọi nhận thức đều được lắng nghe, mọi sự kiện phải được nhìn qua nhiều lăng kính, mọi khoảnh khắc phải được tái hiện, mọi vùng tối phải được chiếu sáng, mọi bằng chứng phải được khai quật, lúc đó mới ngã ngũ.
Chiến thắng không luôn có nghĩa là “Đúng”. Chiến bại không luôn đồng nghĩa với “Sai”.
Rất nhân bản khi chúng ta khóc cho một người vừa mất. Nhưng có lẽ cũng nên giành nước mắt cho những nấm mồ không hương khói của cả hai bên. Và, nhất là giành lại chút nước mắt khóc cho chính số phận mình đang chìm đắm nơi bờ mê bến lú.
17/10/2013
Trần Hồng Tâm
Cựu trung úy QĐND

Trần Trung Đạo: Tang lễ Võ Nguyên Giáp, một trường hợp nghiên cứu về tẩy não

Việt Nam có hai ông Võ Nguyên Giáp. Một ông Võ Nguyên Giáp đã chết từ năm 1984 và một ông Võ Nguyên Giáp khác vừa mới qua đời. Hai ông Võ Nguyên Giáp về thịt xương chỉ là một ông nhưng trong quan điểm của lãnh đạo CS lại là hai. Khi Võ Nguyên Giáp còn sống đảng xem như đã chết nhưng khi Võ Nguyên Giáp tắt thở đảng lại quyết định ông ta phải sống như một “anh hùng dân tộc”.
Ngày ông Giáp qua đời, các trang mạng “lề dân”, các hãng tin quốc tế trong đó có BBC loan tin sớm nhất. Hai mươi bốn giờ đầu tiên, tờ Nhân Dân và cả Thông Tấn Xã Việt Nam, hai cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CSVN không đưa tin ông Giáp từ trần. Lý do, Bộ Chính trị cần phải họp để quyết định có nên cho phép ông Giáp chết chưa, chết như thế nào, chết ngày nào và an táng ra sao.
Hơn một ngày sau, đảng quyết định Võ Nguyên Giáp “nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam; Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII…đã từ trần hồi 18 giờ 9 phút, ngày 4-10-2013 (tức ngày 30 tháng 8 năm Quý Tỵ), tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108; hưởng thọ 103 tuổi.”
Thông cáo chỉ dài một trang nhưng cố tình viết sót. Thông thường trong cáo phó hay tiểu sử, chức vụ cuối cùng là chức vụ chính thức và các chức vụ khác trước đó được viết sau hay bỏ sót cũng không sao. Chức vụ về mặt nhà nước cuối cùng trước khi nghỉ hưu của ông Giáp không phải là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam mà là Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ Có Kế hoạch chiếu theo quyết định bổ nhiệm số 58/HĐBT do Phạm Văn Đồng ký ngày 18 tháng 4 năm 1984. Khi đó ông đã rời chức Bộ Trưởng Quốc Phòng đến bốn năm. Một chức vụ cả thế giới đều biết mà đảng còn giấu được nói chi những chuyện khác. Việc xóa đi chức vụ lo phần sinh đẻ của ông Giáp là một cách thừa nhận chức vụ đó chẳng qua là vết chàm nhục nhã do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đóng lên trán của ông Giáp.
Dù sao ông Võ Nguyên Giáp là một người may mắn. Khi còn sống ông có nằm mơ cũng không nghĩ mình được ca ngợi, vinh danh và thương tiếc nhiều đến thế. Ngoại trừ Hồ Chí Minh, những lãnh tụ CS cùng thế hệ không ai được ca ngợi như ông. Việc chọn được an táng ở một nơi vắng vẻ thay vì nghĩa trang Mai Dịch cho thấy tâm trạng của Võ Nguyên Giáp là tâm trạng của kẻ thua cuộc và từ lâu đã bị bỏ rơi. Ngoài ra, chắc ông cũng cảm thấy khó chịu khi nghĩ đến việc phải nằm cạnh Lê Duẩn, Văn Tiến Dũng, Trường Chinh. Nếu Võ Nguyên Giáp chết vào đầu thập niên 1980 khi Lê Duẩn còn sống hay khi Đỗ Mười làm tổng bí thư có lẽ cũng không hơn gì những sĩ quan cấp tướng khác như Lê Trọng Tấn (1914-1986), Hoàng Văn Thái (1915-1986). Trường Chinh so với Võ Nguyên Giáp còn cao hơn cả đảng tịch lẫn chức vụ nhưng khi chết cũng không được tổ chức đình đám hơn.
Dưới chế độ CS, khóc thương, nguyền rủa, ca ngợi hay phê bình kiểm thảo cũng đều có chủ trương, có chính sách chứ không phải là một tình cảm tự nhiên. Tận diệt kẻ thù còn sống nhưng lợi dụng mọi ảnh hưởng có lợi của kẻ thù đã chết cũng là một trong những đặc điểm trong bộ máy cai trị CS khắp thế giới. Stalin khóc Sergey Kirov, Fidel Castro khóc Ernesto “Che” Guevara, Đặng Tiểu Bình khóc Mao Trạch Đông. Tình đồng chí trong giới lãnh đạo đảng CS chỉ có trong các điếu văn.
Cùng phát xuất một nguồn nên CSVN cũng chẳng tốt hơn Liên Xô, Trung Cộng. Ca tụng kẻ chết không gây tác hại gì. Xác chết không nghe được lời ca tụng, không nếm được mỹ vị cao lương, không sống trong các biệt thự có kẻ hầu người hạ, chỉ có đám độc tài đang thống trị đất nước mới thật sự là những kẻ hưởng thụ quyền lực, sống trong chiếc bóng những người đã chết. Họ đối xử nhau còn tệ hơn giới giang hồ đâm thuê chém mướn. Danh vọng và quyền lực đã làm mờ nhân tính trong con người họ. Lê Duẩn liên minh với Lê Đức Thọ để loại Võ Nguyên Giáp, rồi Lê Đức Thọ tính hại Lê Duẩn ngay cả khi y đang nằm trên giường bịnh vì không chịu viết di chúc truyền chức tổng bí thư. Đoàn Duy Thành kể trong hồi ký Làm người là khó, khi Lê Duẩn sắp chết con cái y còn lo cánh Lê Đức Thọ sẽ giết chết hết cả gia đình.
Nhưng tại sao lãnh đạo CSVN lại muốn Võ Nguyên Giáp tiếp tục sống như một “anh hùng dân tộc” trong giai đoạn này?
Lãnh đạo CS cố dựng lại tấm bình phong chính danh lịch sử. Như người viết đã trình bày trong bài Cách mạng dân tộc dân chủ trong tình hình mới trên talawas trước đây, một câu hỏi thường được đặt ra, tại sao các nước Cộng Sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ mà Cộng Sản tại các nước Á châu như Trung Quốc, Việt Nam không sụp đổ. Mặc dầu mỗi nhà phân tích chính trị có thể giải thích nguyên nhân một cách khác nhau tùy theo góc độ họ đứng và mục đích nghiên cứu, đa số đã đồng ý rằng các nước Cộng Sản tại Á Châu có một điểm mà các nước Cộng Sản Đông Âu không có, đó là sự liên hệ lịch sử giữa dòng sống của đảng Cộng Sản và dòng sống của đất nước nơi đảng ra đời. Đảng Cộng Sản Trung Quốc được thành lập 1921 trong cuộc kháng chiến chống Nhật, đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời 1930 trong cuộc kháng chiến Pháp. Lãnh đạo Trung Cộng và CSVN đã vận dụng tối đa mối liên hệ này.
Tại Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo CS tại Trung Quốc biết rõ hơn ai hết, cây cột duy nhất có thể giữ chế độ CS khỏi sụp đổ là tính chính danh lãnh đạo của đảng CS. Giáo sư Peter Hays Gries, một chuyên gia về Trung Cộng, viết “Thiếu vắng tính hợp luật dựa theo thủ tục để bầu ra các chính phủ theo các nguyên tắc dân chủ, và đối phó với sự sụp đổ của hệ tư tưởng Cộng Sản, đảng Cộng Sản Trung Hoa gia tăng phụ thuộc vào các tiêu chuẩn dân tộc để cai trị đất nước.”
Lãnh đạo CSVN sao chép toàn bộ lý luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc kể cả việc lợi dụng mối liên hệ lịch sử ngắn ngủi giữa đảng CS và dân tộc để giải thích tính chính danh của đảng trong tương lai lâu dài của dân tộc. Đừng quên, trong thời điểm chống thực dân Pháp, không phải chỉ có đảng CS mà rất nhiều đảng, nhiều phong trào cách mạng khác ra đời từ nam đến bắc để cùng đánh đuổi thực dân. Tuy nhiên, không có một phong trào nào, một đảng phái nào trong cương lĩnh tự cho rằng vì họ đánh Pháp nên đảng của họ có đặc quyền lãnh đạo cách mạng, đặc quyền lãnh đạo đất nước, không chỉ hôm nay và mãi mãi về sau như đảng CSVN. Đó là lý luận của kẻ cướp nước.
Sau 38 năm cai trị, chưa bao giờ đảng CSVN bị phải đương đầu với nhiều khó khăn như hôm nay. Ngoài sự phân hóa nội bộ và một nền kinh tế suy sụp, những thành phần từng nhiệt tình ủng hộ đảng, chấp nhận chiến đấu dưới sự lãnh đạo của đảng đang lần lượt ra đi. Nhiều trong số đó đang công khai thách thức quyền cai trị của đảng. Hơn bao giờ hết, đảng cần sự ủng hộ của quần chúng, và muốn vậy, phải hâm nóng lại chiêu bài yêu nước. Võ Nguyên Giáp là những que củi cần thiết để đốt lên lò lửa “chống thực dân và đế quốc” đã nhiều năm nguội lạnh. Giới lãnh đạo CS dùng chiếc khăn chính danh lịch sử để bịt mắt nhân dân và đã nhiều lần chứng tỏ thành công. Giáo sư Archie Brown thuộc đại học Oxford, Anh, cho rằng sở dĩ các chế độ CS tại Việt Nam, Trung Quốc còn tồn tại vì khái niệm tình cảm dân tộc nhiều giai đoạn đã có lợi cho CS.
Lãnh đạo CSVN đánh giá đúng trình độ của các thành phần bị tẩy não. Nếu so sánh Việt Nam, Trung Cộng và Bắc Hàn, Việt Nam còn quá nhiều người bị tẩy não, mê muội và lạc hậu hơn cả Trung Cộng và Bắc Hàn. Người dân Trung Hoa ít ra đã chứng tỏ cho thế giới thấy khát vọng dân chủ của họ qua biến cố Thiên An Môn với một triệu người vùng dậy chiếm cứ khuôn mặt của thủ đô Bắc Kinh suốt gần một tháng. Chế độ Cộng Sản tại Trung Hoa đang đi trên lưỡi dao cạo, chỉ cần mất thăng bằng, mất kiểm soát sẽ bị đứt chân và rơi xuống vực sâu. Khi dựng bức tượng Nữ Thần Tự Do làm biểu tượng cho cuộc đấu tranh, các lãnh đạo của phong trào Thiên An Môn đã chọn dứt khoát một con đường, đó là con đường tự do dân chủ và không có một con đường nào khác.
Bắc Hàn chìm đắm trong tăm tối, hoàn toàn bị cô lập nhưng từ 1952 đến nay, mỗi năm vẫn có hàng ngàn người dân vượt thoát được khỏi địa ngục Bắc Hàn bằng những cách vô cùng nguy hiểm. Một người Bắc Hàn vượt biên bị bắt, nếu bị bắn ngay tại chỗ, là một may mắn. Không, phần lớn phải trải qua những trận tra tấn vô cùng dã man, bị bỏ đói dần dần cho đến khi thân thể chỉ còn máu và mủ. Hầu hết người bị bắt lại hay bị Trung Cộng trao trả về Bắc Hàn đều bị giết. Tuy nhiên, những người dân Bắc Hàn đó đã chứng tỏ khát vọng tự do là một quyền bẩm sinh trong mỗi con người từ khi mới chào đời, không ai ban cho và cũng không cần ai chỉ dạy. Harvard International Review phỏng vấn anh Ji Seong-ho, người đã vượt sáu ngàn dặm qua các nước Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Đài Loan để tìm tự do năm 2006 và được anh cho biết chế độ CS Bắc Hàn đã đánh mất niềm tin trong lòng dân, và khi tôi còn ở đó người dân đã nghĩ đến sự thay đổi. Họ sợ thảo luận nơi công cộng nhưng trong riêng tư họ đã bàn đến. Áp bức vẫn tiếp tục, nhưng sự yêu chuộng cũng như uy tín của chế độ đã giảm nhiều.
Việt Nam thì khác. Để tồn tại, từ 1981 đến nay, giới lãnh đạo CS buộc phải hé cửa và tự diễn biến hòa bình qua các chính sách đổi mới kinh tế. Ánh sáng văn minh nhân loại đã theo những kẽ hở đó lọt vào. So với Bắc Hàn, người Việt Nam có nhiều điều kiện hơn để nhìn ra thế giới. Lẽ ra, người dân, nhất là thành phần trí thức, có cơ hội học hỏi, so sánh các chế độ chính trị, sở hữu một nhận thức chính trị và chọn lựa một lập trường chính trị phù hợp với xu hướng phát triển thời đại, nếu không công khai chống lại chế độ độc tài ít ra cũng biết tự trọng làm im.
Khi còn sống, những lá thư của ông Võ Nguyên Giáp lên tiếng về chủ trương xây dựng Nhà Quốc Hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu hay ít nhất ba lần về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên cũng bị ném vào sọt rác. Ngoại trừ một số rất nhỏ, không ai binh vực ông. Thế nhưng, khi đảng cho phép tiếc thương, nhiều bồi bút tận dụng cơ hội để lập công, khẳng định sự trung thành và chứng tỏ mình luôn đi sát với lập trường, quan điểm của đảng. Trên mấy trăm tờ báo đảng, bấm vào là đọc một mẫu chuyện về “cuộc đời”, “sự nghiệp” và “chiến công” của Võ Nguyên Giáp. Đọc những bài thơ, bài văn tâng bốc Võ Nguyên Giáp mà cảm thấy tội nghiệp cho tiếng Việt. Những cây đinh tuyên truyền tẩy não lại tiếp tục đóng vào nhận thức của các thế hệ Việt Nam chẳng khác gì thời chiến tranh. Tang lễ của Võ Nguyên Giáp cho thấy nhiều người vẫn còn bị lừa gạt một cách quá dễ dàng và thành phần xu nịnh trong xã hội Việt Nam còn quá đông. Thì ra, dù nhân loại đã bắt đầu thám hiểm những vì sao xa nhiều triệu dặm, chiếc đồng hồ báo thức tại Việt Nam 60 năm vẫn chưa gõ lên một tiếng nào.
Như đã viết trong bài Bàn về tẩy não, sau 38 năm, tầng lớp có học thức, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà báo không ít người vẫn còn nghĩ rằng nói gì thì nói đảng CS trong suốt dòng lịch sử của đảng đã đồng hành với dân tộc, nói gì thì nói chỉ có đảng CS mới có khả năng đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, nói gì thì nói đảng CS là đảng nắm trong tay ngọn cờ chính nghĩa, nói gì thì nói Việt Nam vẫn cần ổn định để phát triển và mọi thay đổi đột biến sẽ dẫn đến hỗn loạn; nói gì thì nói các lãnh tụ CS vẫn là những người yêu nước, những anh hùng dân tộc và xứng đáng được kính trọng khi họ sống và tôn thờ, tiếc thương, than khóc khi họ chết. Đảng không từ chối đã phạm nhiều sai lầm trong quá khứ nhưng đó là những sai lầm khách quan. Đảng không từ chối đang có nhiều tình trạng tiêu cực xã hội nhưng đó chỉ là hiện tượng không phải bản chất của chế độ. Từ những năm đầu ăn bo bo sau 1975 cho đến gần bốn chục năm, một học sinh cho đến các “tiến sĩ” cũng đều bị tẩy não bằng những lập luận như vậy qua các lớp chính trị.
Đảng biết rất rõ thành phần “nói gì thì nói” là ai và quá khứ xuất thân của từng người trong số họ. Họ yêu nước không? Có. Họ muốn đất nước Việt Nam giàu mạnh không? Có. Họ muốn xã hội Việt Nam trong sạch không? Có. Họ muốn điều kiện chính trị tại Việt Nam được nới rộng nhưng đảng CS vẫn tiếp tục lãnh đạo đất nước không? Cũng có luôn. Nhà tâm lý học Michael Langone mô tả đó tình trạng tâm thần của những người đang trôi giữa hai bờ, bờ đúng và bờ sai, bờ thực và bờ ảo, bờ chánh và bờ tà. Họ thoạt trông như có tinh thần cách mạng nhưng trong thực tế là vật cản cho một cuộc cách mạng xã hội toàn diện và đắp đập để giữ cho cơ chế độc tài tồn tại lâu dài hơn.
Những nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ đó có bao giờ nửa khuya thức dậy pha một bình trà thật đậm, vừa uống và vừa tự hỏi những những nhận thức chính trị của mình từ đâu mà có? Những kiến thức về lịch sử của mình do ai cấy vào? Ông Võ Nguyên Giáp thực sự là nạn nhân hay cũng chỉ là kẻ sát nhân thất thế như nhiều lãnh đạo CS khác? Ông Võ Nguyên Giáp là anh hùng dân tộc hay là một trong những người đưa đất nước vào vòng nghèo nàn, độc tài, lạc hậu hôm nay? Nếu ông Võ Nguyên Giáp là anh hùng dân tộc rồi ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu đồng bào miền Nam từ 1954 đến 1975, chẳng lẽ những nạn nhân vô tội kia không phải là một bộ phận của dân tộc Việt Nam sao? Và cứ thế, hãy đặt ra những câu hỏi ngược với những khẳng định và kết luận mà đảng đã trang bị, không chỉ riêng về ông Võ Nguyên Giáp mà cả một giai đoạn lịch sử dài từ khi đảng CSVN có mặt. Phải biết hoài nghi, so sánh và đặt vấn đề một cách khách quan và độc lập để thấy những gì được gọi là “chân lý” và “sự thật” dưới chế độ CS chỉ là những bùa ngải tuyên truyền.
Giải tẩy não
Bác sĩ Robert J. Lifton là nhà nghiên cứu tiên phong về tẩy não dưới chế độ CS. Trong tác phẩm Cải tạo tư tưởng và tâm lý học về chế độ toàn trị: Một nghiên cứu về “Tẩy não” tại Trung Quốc (Thought Reform and the Psychology of Totalism: A Study of “Brainwashing” in China) ông đã đưa ra 8 đặc điểm về cải tạo tư tưởng của CS: (1) Kiểm soát môi trường (Giới hạn tối đa sự liên lạc giữa nạn nhân và thế giới bên ngoài, giữa nạn nhân và xã hội chung quanh và cả giữa nạn nhân và chính nhận thức cũ của nạn nhân); (2) Vận dụng huyền bí (Vận dụng cá nhân bằng mọi cách và không giới hạn ở một phương tiện nào); (3) Đòi hỏi sự thuần khiết tuyệt đối (Một quá trình phấn đấu liên tục để đạt đến trình độ tự giác); (4) Tự thú công khai (Con người trong xã hội CS phải phô bày mọi suy nghĩ, quan tâm và lo âu một cách công khai, không có riêng tư về thể chất cũng như tinh thần); (5) Chủ thuyết là tuyệt đối đúng (Chủ thuyết CS được đảng lý luận như đồng nghĩa với khoa học và phê bình chủ thuyết CS chẳng những sai lầm về đạo đức mà còn vi phạm các nguyên tắc “khoa học”); (6) Khẩu hiệu chuyên chở ngôn ngữ (Những vấn đề phức tạp, khó hiểu và sâu xa nhất của con người được cô đọng thành những khẩu hiệu có sức cám dỗ cao, dễ giải thích, dễ hiểu và dễ nhớ); (7) Giá trị của chủ thuyết đặt cao hơn giá trị con người (Kinh nghiệm quá khứ của một người sẽ không giá trị gì nếu kinh nghiệm đó mâu thuẫn với chủ thuyết, lịch sử của dân tộc được viết lại, sửa đổi hay cắt xén để phù hợp với chủ thuyết); (8) Thành phần cần thiết và không cần thiết tồn tại trong xã hội (Có hai hạng người trong xã hội CS, một hạng thuộc giai cấp ưu việt gồm công nhân, nông dân, buôn bán lẻ có quyền tồn tại và thành phần khác gồm tư sản, địa chủ, phản động không cần phải tồn tại).
Các điểm mà Bác sĩ Robert J. Lifton trình bày về chính sách tẩy não tại Trung Cộng, đã và đang được áp dụng tại Việt Nam, cho thấy chính sách tẩy não CS vô cùng thâm độc, tận gốc rễ và có hệ thống tinh vi.
Chính Mikhail Gorbachev cũng gián tiếp thừa nhận mình từng bị tẩy não. Lần đầu tiên được đi ra nước ngoài vào những năm 1970, xã hội Tây phương đã giúp ông ta sáng mắt. Những chuyến đi trong thập niên 1980, trong tư cách Ủy viên Bộ Chính trị, đã củng cố quyết tâm thực hiện các chính sách đổi mới sau này. Gorbachev kể lại, một lần, khi tháp tùng phái đoàn đảng CS Liên Xô tham dự tang lễ của lãnh đạo CS Ý Enrico Berlinguer, ông ta ngạc nhiên khi thấy hầu hết các chính trị gia thuộc các đảng dân chủ kể cả Tổng thống Ý Alessandro Pertini cũng đến cúi chào tiễn biệt trước quan tài của Enrico Berlinguer. Đảng CS Ý trong thập niên 1980 đóng vai trò tích cực trong đời sống chính trị Ý và có hậu thuẫn rộng lớn trong quần chúng. Gorbachev thán phục tính đa nguyên và cách cư xử văn hóa trong chính trị Tây phương. Ông nghĩ điều đó không thể nào xảy ra với chủ thuyết CS mà ông được đào tạo.
Nhiều người Việt Nam tự hào học cao, hiểu rộng, đọc nhiều sách Anh, sách Mỹ, du học tại các trường đại học nước ngoài, nghĩ rằng mình không bị tẩy não. Không phải. Quan điểm lịch sử và nhận thức chính trị của họ bị tẩy từ trong bào thai cho đến tuổi trưởng thành để chấp nhận những kết luận phản khoa học như là chân lý. Áp dụng ví dụ của Yuri Alexandrovich Bezmenov trong bài trước vào điều kiện Việt Nam, dù có mang những người này ra tận các “trại cải tạo” Suối Máu, Cổng Trời và chỉ họ những nơi CS đã bỏ tù hàng trăm ngàn sĩ quan, công chức VNCH chưa hẳn họ tin cho đến khi chính họ bị nhốt vào trong các thùng sắt, bỏ đói và chịu rét, lúc đó họ mới tin.
Tiến trình giải tẩy não vì thế là một tiến trình hết sức khó khăn và chỉ có thể thành công nếu nạn nhân can đảm đối diện với sự thật, thừa nhận tình trạng bị tẩy não giải tẩy não liên tục.
Can đảm đối diện với sự thật. Mọi hành trình bắt đầu từ chính con người. Nếu những người bị tẩy não còn đủ khôn ngoan để hiểu rằng những kiến thức mình đang có là kiến thức một chiều, là thuốc độc được nhỏ từng giọt vào nhận thức và thấm dần qua thời gian, từ thuở còn thơ cất tiếng đầu đời cho đến trường mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học, trường đoàn, trường đảng, hãy đem những kiến thức đó trả lại cho chủ nhân của chúng. Không nên tự kết án vì người bị tẩy não chỉ là nạn nhân chứ không phải là kẻ gây ra tội ác. Hàng ngàn người khóc vật vã trên đường phố trong tang lễ của ông Võ Nguyên Giáp không quan trọng vì ngày mai đảng bảo cười họ cũng sẽ cười, nhưng các nhà văn, nhà thơ, nhà báo thì khác. Họ là những tiếng nói gây ảnh hưởng và được ví như là những phát ngôn nhân của thế hệ và thời đại. Không nên tiếp tục bị nô lệ tri thức. Nô lệ vật chất chỉ thiệt hại bản thân nhưng nô lệ tri thức thiệt hại cho những người chung quanh, người đọc và nhiều thế hệ con cháu sau này. Hãy nhổ mũi tên độc ra khỏi vết thương và tiếp tục cuộc hành trình xây dựng một nhận thức mới, độc lập, khách quan và tự do.
Thừa nhận tình trạng bị tẩy não. Con người thường bất đồng với những điều nghịch lý nhưng khó chống lại những điều rất hiển nhiên và hợp lý. Người bị tẩy não thường không thừa bị tẩy não và luôn sống trong tình trạng từ chối. Tuyên truyền tẩy não CS không kê súng vô đầu một người để buộc người đó phải tin nhưng thuyết phục bằng một lý luận rất hợp với nhân tính. Những tù binh Mỹ bị bắt trong chiến tranh Triều Tiên không bị tra tấn về thể xác và không bị kết án giết người. Các cán bộ tuyên truyền Trung Cộng xác định họ là những người tốt, chỉ vì phải có mặt tại Triều Tiên trong một thời điểm sai để làm một công việc trái với đạo lý con người do chính phủ Mỹ chủ trương. Người tù binh cũng là “nạn nhân” như những người dân Triều Tiên vô tội bị bom đạn Mỹ giết chết. Người tù binh được tiếp đãi tử tế, được cấp các tiêu chuẩn ăn uống cao hơn những tù binh khác. Sau đó, anh ta được có trao cơ hội để giải phóng khỏi niềm tin cũ và xây dựng một niềm tin mới.
Tiến trình giải tẩy não là một tiến trình liên tục. Tẩy não dưới chế độ CS nhằm thay đổi tận gốc rễ, diễn ra có hệ thống và tập trung vào mục đích thuần hóa con người. “Trăm năm trồng người” là mục tiêu đầu tiên và tối hậu của đảng CS. Tuyên truyền CS diễn ra như sóng vỗ vào bờ, hết đợt này đến đợt khác. Khác với các tù bình Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên bị tẩy não trong một giai đoạn ngắn, phần lớn sau khi khi về lại nhà, thay đổi môi trường giáo dục, thông tin và tình cảm, họ nhanh chóng trở lại bình thường. Những người sống ngay giữa lòng chế độ, việc giải tẩy não khó hơn nhiều. Họ phải chiến đấu liên tục về mặt tư tưởng để chống lại các thông tin tẩy não bằng mọi hình thức và trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội. Chống lại chính sách tẩy não là một nỗ lực vô cùng khó khăn, đòi hỏi ý chí quyết tâm cao và tinh thần bền bỉ.
Sự thật sẽ thắng
Để trả lời câu hỏi tại sao Liên Xô sụp đổ, người viết tin rằng phần lớn người có kiến thức chính trị căn bản sẽ nghĩ ngay đến vai trò của cựu Tổng bí thư đảng CS Liên Xô Mikhail Gorbachev, người đã đã đưa ra hai chính sách quan trọng Perestroika (cải cách kinh tế) và Glasnost (cải cách văn hóa xã hội); một số người khác sẽ nghĩ đến vai trò của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, người đã tăng cường chạy đua vũ trang đến mức làm nền kinh tế Liên Xô kiệt quệ; một số có thể nghĩ đến vai trò của Đức Giáo Hoàng John Paul II, người với câu nói “Các con đừng sợ hãi” đã là chỗ dựa tinh thần của phong trào Công Nhân Đoàn Kết Ba Lan và phong trào dân chủ tại các nước Đông Âu; một số có thể nghĩ đến cố thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người “phụ nữ sắt” như báo chí Liên Xô mô tả và đã được tác giả John O’Sullivan xem như là một trong ba người (Roldnald Reagan và Đức Giáo Hoàng John Paul II) đã góp phần quan trọng vào việc làm sụp đổ phong trào CS châu Âu.
Tất cả những người nêu trên thật sự đã có đóng góp quan trọng vào việc làm tan rã hệ thống CS. Tuy nhiên, họ chỉ là những giọt nước tràn ly và ly nước không thể tràn bằng vài giọt nước. Lý do chính làm tan vỡ các chế độ CS châu Âu phát xuất từ chỗ nhân dân các nước Đông Âu và Liên Xô đã vượt qua được căn bịnh tẩy não. Các chính sách tuyên truyền tẩy não từ thời Lenin, Stalin đã không còn hiệu quả, không thuyết phục và cũng không làm người dân sợ hãi, không còn ai kể cả các lãnh đạo đảng tin tưởng vào chủ nghĩa Cộng Sản. Một khi chính sách tuyên truyền không tác dụng, chế độ độc tài sẽ sụp đổ.
Như một định luật của phát triển xã hội, ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Khát vọng tự do trong con người chưa bao giờ chết dù giữa mùa đông tuyết giá trong các trại tập trung Siberia hay trên đường phố Budapest ngập máu trong tuần lễ từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 11, 1956. Sau hơn 70 năm đối kháng trong âm thầm nhẫn nhục giữa lừa dối và chân thành, giữa bạo lực trấn áp và khát vọng tự do, giữa độc tài và dân chủ, giữa cổ võ chiến tranh và yêu chuộng hòa bình, giữa hận thù và tình yêu, cuối cùng, sự thật đã thắng tại châu Âu và sẽ thắng ở Việt Nam. George Orwell đã viết “trong xã hội đầy lừa dối, cất lên một tiếng nói thật là một hành động cách mạng”, hơn bao giờ hết, Việt Nam đang cần những con người làm cách mạng bằng cách sống thật và nói thật.
Trần Trung Đạo

10 cách Malala Yousafzai thay đổi thế giới (chúng ta đã làm được gì ở tuổi 16 của cô bé Pakistan này?)



Tháng 10 năm 2012, cả thế giới chứng kiến phiến quân Taliban bắn cô bé Malala Yousafzai 15 tuổi trên đường đi học của cô. Liên hợp quốc đã tuyên bố Thứ sáu, ngày 12 tháng bảy là Ngày Malala để tôn vinh cô gái trẻ truyền nhiệt huyết này, cũng để ghi nhớ ngày sinh nhật thứ 16 của cô. Malala kỷ niệm lễ sinh nhật của mình với việc xuất hiện đầu tiên trước công chúng và một bài phát biểu tới Hội đồng Thanh niên Liên hợp quốc, bài phát biểu đã nhấn mạnh những cách mà Malala thay đổi thế giới ở độ tuổi rất nhỏ của mình.
1. MALALA ĐÃ TẠO NÊN HÀNH LANG ĐỐI THOẠI VỀ GIÁO DỤC TRẺ EM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Hiện nay có 57 triệu trẻ em trên thế giới không được tiếp cận với giáo dục. Khi bàn về bài phát biểu đầy thuyết phục của Malala, Vuk Jeremic, chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc, đã nói “Ngày hôm nay chúng ta chung tay với thanh niên từ gần 100 quốc gia để tìm ra đáp án cho việc đảm bảo quyền được học hành ở trẻ em – tin tưởng rằng những yếu tố như địa lý, giới tính, khuyết tật, ngôn ngữ, của cải và chủng tộc không phải rào cản với mục tiêu này”.
2. BA TRIỆU NGƯỜI ĐÃ KÝ BẢN KÊU GỌI CỦA MALALA
Ở độ tuổi bé như vậy, Malala đã có thể kêu gọi mọi người cùng đứng về một phía với mục đích chung. Bản kêu gọi Malala (mà cô là người ký đầu tiên) thúc giục Liên hợp quốc xem xét lại mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ thứ 2, mục tiêu đề cập đến việc giáo dục tiểu học đối với trẻ em trên toàn thế giới.
3. KHẢ NĂNG KHÔNG SỢ HÃI BẤT KỲ ĐIỀU GÌ CỦA MALALA CÔ ĐÃ TRUYỀN CẢM HỨNG VÔ TẬN.
Khi Malala 11 tuổi, cô đã viết một cuốn nhật ký với bút danh Gul Makai, trong đó cô thảo luận về cuộc sống (đặc biệt là giáo dục) dưới chính quyền Taliban. Cuốn nhật ký này được phát hành bởi BBC Urdu. Nếu nhận dạng của Malala bị phát hiện, rõ ràng cô sẽ phải chịu những hậu quả khôn lường. Tuy vậy, cô vẫn tiếp tục viết và nói về những điều kiện ở Pakistan. Bằng những bài viết, bằng việc bị ám sát sau đó, và bài phát biểu đầy xúc động của mình tại Liên hợp quốc, Malala là một minh chứng cho chúng ta về việc không bao giờ được bỏ cuộc vì một mục tiêu mà ta luôn tin tưởng.
4. CÔ ĐÃ THÀNH LẬP QUỸ MALALA
Không chỉ dừng lại ở những bài phát biểu, Malala còn có những hành động thiết thực bằng cách thành lập quỹ Malala. Quỹ được lập ra với mục đích phổ cập giáo dục rộng khắp và sẽ chính thức khởi động vào mùa thu này.
5. MALALA ĐÃ DẠY CHÚNG TA BÀI HỌC VỀ SỰ THA THỨ
Một trong những phút giây gây xúc động lớn trong bài phát biểu của cô là: “Tôi không căm thù lực lượng Taliban đã bắn tôi. Thậm chí nếu có một khẩu súng trong tay tôi và hắn ta đứng trước tôi, tôi cũng sẽ không bóp cò.”
6. MALALA ĐÃ CHỈ CHO CHÚNG TA THẤY KHÔNG CÓ GIỚI HẠN TUỔI TÁC ĐỂ ĐỨNG LÊN CHỐNG LẠI SỰ BẤT CÔNG.
Malala đã chia sẻ cuốn nhật ký của cô với BBC từ khi cô 11 tuổi và kỷ niệm lễ sinh nhật của mình bằng bài nói tại Liên hợp quốc khi 16 tuổi về mục tiêu mà cô tin tưởng. Chính vì câu chuyện đáng khen của cô, tháng 2 năm 2013 cô đã trở thành cá nhân trẻ tuổi nhất từng được đề cử cho giải Nobel Hòa bình.
7. CÂU CHUYỆN CỦA MALALA ĐÃ KHIẾN TRẺ EM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI NHỚ RẰNG KHÔNG BAO GIỜ CÓ ĐIỀU GÌ LÀ DĨ NHIÊN.
Đa số trẻ em nghĩ việc đến trường là điều hiển nhiên hằng ngày. Malala và những nỗ lực phi thường của cô chỉ để được đi học nhắc chúng ta nhớ nhở chúng ta rằng phải biết trân trọng những điều bình dị nhất chúng ta đang có.
8. MALALA ĐÃ THÁCH THỨC CHÚNG TA ĐỊNH GIÁ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH
…chống mù chữ và khủng bố bằng cách lấy đi sách và cây viết của chúng ta.
… chống lại mù chữ và khủng bố bằng cách “cầm sách và bút lên”.
9. MALALA ĐÃ CHO THẤY TẦM QUAN TRỌNG ỦA VIỆC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÒA GIẢI
Lấy cảm hứng từ những nhà lãnh đạo như Mahatma Ganghi, Malala đã sử dụng những phương thức hòa bình để giải quyết vấn đề giáo dục cho trẻ em nữ và sự bình đẳng dành cho nữ giới.
10. MALALA ĐÃ KHIẾN LIÊN HỢP QUỐC KHẲNG ĐỊNH LẠI MỤC TIÊU THIÊN NIÊN KỶ SỐ 2.
Mục tiêu này đề cập rằng: “Đến 2015, trẻ em ở mọi nơi trên thế giới, dù là nam hay nữ, sẽ có thể hoàn thành một chương trình giáo dục tiểu học đầy đủ”. Sau bài diễn thuyết của Malala, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon đã hứa hẹn việc có thể cung cấp giáo dục cho tất cả trẻ em thong qua Chương trình Khởi xướng giáo dục toàn cầu.
_______________________________
Nguồn: http://www.policymic.com/articles/55333/10-ways-malala-yousafzai-has-changed-the-world
Dịch thuật: admin [IRIS]
Hình ảnh: admin [T] & [3D]
Copyright © 2013 Wegreen Vietnam. All Rights Reserved.
Copyright claimed in photo only.

#76 – Những vị khách được nuông chiều hay những nhà yêu nước tận tụy? Người Hoa ở Bắc VN thời kỳ 1954-1978


Nguồn: Xiaorong Han (2009). “Spoiled Guests or Dedicated Patriots? The Chinese in North Vietnam, 1954–1978”, International Journal of Asian Studies, Vol. 6, No. 1, pp. 1–36.
Biên dịch & Hiệu đính: Đỗ Hải Yến
Download: Nguoi Hoa o Bac Viet Nam thoi ky 1954-1978.pdf

Bài báo này đánh giá quan hệ ba bên giữa cộng đồng người Hoa ở miền Bắc Việt Nam, chính quyền Bắc Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt tập trung vào ảnh hưởng của mối quan hệ lên bản sắc quốc gia và dân tộc của Hoa kiều ở miền Bắc Việt Nam, trong thời kỳ 1954 đến 1978. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng hai vấn đề trọng tâm về tư cách công dân và hệ thống trường học của người Hoa cho thấy các lãnh đạo Bắc Việt Nam thực hiện những chính sách khoan dung đối với Hoa kiều, chủ yếu bởi họ xem mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với cộng đồng người Hoa là nhân tố cốt lõi trong mối quan hệ của Bắc Việt Nam với Trung Quốc. Các chính sách này rốt cuộc đã góp phần trì hoãn việc đồng hóa Hoa kiều và tới cuối những năm 1970, chúng vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi những đối tượng lưu trú được ưu đãi thành công dân Việt Nam. Mặc dù nhiều Hoa kiều mang địa vị người nước ngoài được hưởng đặc quyền, số khác lại sẵn sàng thay mặt Việt Nam tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau khi tái thống nhất, với mong muốn làm rõ sự trung thành, nói cách khác là “thanh lọc” quốc gia – dân tộc, chính phủ Việt Nam đã khởi xướng một quy trình đồng hóa bắt buộc mang tính quyết đoán. Chính sách này cùng với sự suy thoái trong quan hệ Việt – Trung cuối những năm 1970 đã làm dấy lên một làn sóng di cư ra nước ngoài của các Hoa kiều.
Giới thiệu
Cuối 1977 và đầu 1978, đông đảo Hoa kiều ở miền Nam Việt Nam bắt đầu trốn khỏi đất nước, trở thành “những người tị nạn” lênh đênh trên biển khơi. Cũng khoảng thời gian đó, Hoa kiều ở miền Bắc Việt Nam bắt đầu vượt biên giới Việt Trung, trở thành những người tị nạn trên đất liền giống như bộ phận đang vượt biển.[1] Tới đầu tháng 6 năm 1978, số người tị nạn tại Trung Quốc đã đạt đến con số 100.000. Vào giữa tháng 7, tổng số người đã vượt mức 160.000.[2] Thành phố Hà Khẩu thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc tiếp nhận số người tị nạn cao nhất trong một ngày là hơn 1.900 người; ở Đông Hưng, một huyện biên giới thuộc Quảng Tây, con số 4.000 người mỗi ngày được ghi nhận.[3] Tiếp giáp với Đông Hưng là thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, nơi người Hoa từng chiếm 80% dân số. Tháng 6 năm 1978, 70% Hoa kiều tại thành phố này cùng với 60% đồng hương ở tỉnh Quảng Ninh đã dời sang Trung Quốc.[4] Lượng người tị nạn đầu tiên xuất phát từ các tỉnh tiếp giáp Trung Quốc. Tiếp đến, Hoa Kiều từ những khu vực khác của miền Bắc Việt Nam đã hòa vào dòng người tị nạn.[5] Cuộc di dời bắt đầu từ những cư dân ở khu vực nông thôn, nhưng về sau, thành phần tị nạn bao gồm cả những Hoa kiều sống ở các thành thị.[6] Giữa tháng 7 năm 1978, Trung Quốc đóng cửa biên giới với Việt Nam nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn, nhưng các nhóm nhỏ vẫn tiếp tục tràn vào.[7] Tháng 2 năm 1979, khi Trung Quốc khởi động cuộc chiến kéo dài ba tuần chống lại Việt Nam, 202.000 người tị nạn đã có mặt tại Trung Quốc. Vài tháng sau cuộc chiến, số người tị nạn vẫn tăng với tỷ lệ trên 10.000 người mỗi tháng. Năm 1994, ước tính cho hay tổng số người tị nạn Đông Dương và con cái họ tại Trung Quốc là 288.000, 99% trong số đó xuất phát từ Việt Nam.[8]
Xét theo nhiều phương diện, cuộc di cư của người Hoa ở miền Bắc Việt Nam có sự khác biệt so với những người vượt biên bằng thuyền ở miền Nam Việt Nam. Trong khi phần đông người vượt biên lựa chọn các nước phương Tây và các nước châu Á ủng hộ phương Tây, hầu hết người Hoa ở miền Bắc Việt Nam dời về Trung Quốc. Nhiều người vượt biên ở miền Nam Việt Nam quyết định rời bỏ đất nước chủ yếu bởi họ nhận thấy khó lòng thích nghi được với hệ thống xã hội chủ nghĩa mà đặc thù là chính sách tịch thu tài sản, các trại cải tạo và khu kinh tế mới. Ở miền Bắc Việt Nam, nơi hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tồn tại hơn hai thập kỷ, nhân tố cốt yếu duy nhất khiến cho người Trung Quốc phải di dời là sự sụp đổ khối liên minh Trung – Việt. Sau cùng, ở miền Nam Việt Nam, cuộc di cư của những người vượt biên không làm cho cộng đồng người Hoa tan biến. Đông đảo cư dân gốc Hoa vẫn sinh sống tại đây đến ngày nay. Tuy nhiên, ở miền Bắc Việt Nam, những cộng đồng Hoa kiều rộng lớn không còn tồn tại.[9] Khác biệt về tình trạng di cư, xét theo chừng mực nào đó phản ánh sự khác biệt về kinh nghiệm giữa cộng đồng Hoa kiều ở miền Bắc Việt Nam và những người đồng hương của họ ở miền Nam. Từ năm 1954 đến 1976, chủ yếu vì nguyên do chia cắt Việt Nam, Hoa kiều ở Việt Nam bị tách thành hai cộng đồng, có sự khác biệt lớn về quy mô, quyền lực kinh tế, tính đa dạng văn hóa, ngôn ngữ và nghề nghiệp, xu hướng chính trị và mối quan hệ với chính quyền sở tại cũng như với Trung Quốc.
Những khác biệt ấy đã đem lại động lực lớn lao cho việc nghiên cứu. Thay vì nghiên cứu các vấn đề liên quan đến toàn bộ Hoa kiều ở Việt Nam, bài báo này tập trung vào cộng đồng người Hoa ở miền Bắc Việt Nam trong suốt thời kỳ đất nước chia cắt. Bài viết sẽ nghiên cứu những đặc điểm riêng biệt của cộng đồng này, mối quan hệ ba bên giữa cộng đồng người Hoa, chính quyền Bắc Việt Nam và Trung Quốc cũng như ảnh hưởng của hiện trạng lên bản sắc quốc gia và dân tộc của người Hoa ở miền Bắc Việt Nam. Luôn lưu tâm những động lực này, tôi đặc biệt chú ý đến những vấn đề xung quanh tư cách công dân của người Hoa và hệ thống trường học của người Hoa. Tôi cho rằng chính sách nhà nước của miền Bắc Việt Nam đối với người Hoa thời kỳ 1954-1978 khoan dung hơn nhiều so với những chính sách mà hầu hết các chính phủ Đông Nam Á khác vận dụng, chủ yếu bởi các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam xem mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và cộng đồng người Hoa là nhân tố cốt lõi trong mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Sự ưu đãi của chính quyền Bắc Việt Nam dành cho Hoa kiều góp phần vào nỗ lực duy trì và củng cố khối liên minh giữa Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Một phần kết quả của sự ưu đãi này là quá trình đồng hóa người Hoa thành cộng đồng người Việt đã bị trì hoãn. Cuối những năm 1970, cộng đồng người Hoa ở miền Bắc Việt Nam vẫn chưa hoàn tất việc chuyển đổi từ cộng đồng lưu trú sang nhóm dân tộc bản địa. Quá trình đồng hóa bị trì hoãn và sự suy thoái trong quan hệ Việt – Trung những năm cuối 1970 là những lý do quan trọng nhất cho sự di dời của Hoa kiều ra khỏi miền Bắc Việt Nam.
Những đợt di cư
Cuộc di dời của cư dân từ nhiều vùng miền – nay là lãnh thổ Trung Quốc – đến khu vực Đồng bằng Sông Hồng bắt đầu từ thời tiền sử. Nhiều nghiên cứu cho thấy các bộ tộc Lạc Việt cổ đại định cư ở miền nam Trung Quốc trước khi chuyển đến Đồng Bằng Sông Hồng. Người ta tin rằng vua An Dương Vương huyền thoại, vị vua đã kết thúc triều đại của các vua Hùng, xuất thân từ vùng tây nam Trung Quốc. Cuộc xâm chiếm Đồng Bằng Sông Hồng của nhà Tần và Vương quốc Nam Việt đã đưa cư dân từ vùng đất phía bắc sang lãnh địa mà sau này được biết đến như miền Bắc Việt Nam.[10]
Suốt thời kỳ đô hộ lâu dài của Trung Quốc (111 TCN đến 939 SCN), một dòng người liên tục di cư từ phương bắc đến Đồng Bằng Sông Hồng. Có thể phân chia họ thành nhiều nhóm, nhóm đầu tiên bao gồm quan lại, tướng lĩnh, lính và gia đình họ. Một số thành viên trong nhóm này ở lại Việt Nam vĩnh viễn, hòa nhập với cư dân bản địa và sau khi tướng của triều Hán là Mã Viện dẹp trừ tàn bạo cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào năm 42 SCN, họ nổi lên như những gia tộc Hán – Việt đầy quyền lực.[11] Một số nguồn khẳng định rằng phần đông quân lính của Mã Viện đã định cư ở miền Bắc Việt Nam và ngày nay vẫn có thể nhận diện hậu duệ của họ.[12] Sau khi nhà Hán sụp đổ, nhiều người Hoa có thế lực chuyển đến Đồng Bằng Sông Hồng nhằm tránh xa thời kỳ hỗn loạn ở Trung Quốc.[13] Các quan lại người Hoa tiếp tục di cư thời kỳ triều nhà Tùy và nhà Đường trị vì tiếp nối. Nhóm thứ hai bao gồm các thương nhân, thợ thủ công và thường dân, họ tự chuyển đến Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội của riêng mình. Trong đó có cả người tị nạn chạy trốn khỏi Trung Quốc để tránh những tai ương về chính trị, kinh tế và xã hội. Nhóm cuối cùng là các phạm nhân được đưa đến vùng biên giới để thi hành án.[14] Tổng dân số miền Bắc Việt Nam vào thế kỷ thứ 3 và thứ 4 SCN theo ước tính là vào khoảng 500.000, trong số đó người Hoa chiếm 10.000 đến 100.000.[15] Những người nhập cư thế hệ đầu rốt cuộc đã bị đồng hóa; một số hậu duệ của họ, theo tranh luận, là những người tham gia tích cực trong các phong trào độc lập chống Trung Quốc vào thế kỷ thứ 6 và thứ 10.[16]
Sau khi Việt Nam giành độc lập vào thế kỷ thứ 10 SCN, Trung Quốc không còn đưa quan lại, tướng lĩnh, lính và phạm nhân tới Việt Nam nhưng những người nhập cư và tị nạn vì lý do chính trị và kinh tế vẫn tiếp tục chuyển đến. Nhìn chung, nhà cầm quyền Việt Nam khuyến khích người Trung Quốc đồng hóa thông qua đối xử bình đẳng, thậm chí là có lợi cho những cư dân gắn bó lâu dài và để mắt đến những vị khách nhất thời.[17] Châu Hải chỉ ra rằng, những đợt di cư quy mô lớn của người Hoa vào Việt Nam thường diễn ra trong các thời kỳ Trung Quốc có biến động về chính trị.[18] Chẳng hạn, cuộc xâm chiếm của người Mông Cổ ở Trung Quốc đã khiến một bộ phận người Hoa trốn chạy đến miền Bắc Việt Nam.[19] Do những tương đồng về hoàn cảnh chính trị và văn hóa, người Hoa nhập cư có khả năng giành được những vị trí quan lại ở Việt Nam khá dễ dàng. Danh sách những nhà khoa bảng đỗ đạt các kỳ thi tuyển công chức triều đại Lý và Trần cho thấy họ gốc Hoa chiếm tỷ lệ cao.[20] Quan lại và lính tráng Trung Quốc một lần nữa chuyển đến Việt Nam trong thời kỳ quân Minh chiếm đóng (1407-1427). Sau khi Việt Nam giành độc lập, số người Hoa có mặt ở Việt Nam được phép lưu lại.[21] Cuộc xâm lược Trung Quốc của người Mãn Châu vào thế kỷ thứ 17 đã dấy lên một làn sóng nhập cư mới, bộ phận nhập cư người Hoa này trở thành thợ mỏ, thương nhân, nông dân cũng như quan lại và lính tráng tại Việt Nam.[22] Ở miền Bắc Việt Nam, Hoa Kiều có tầm ảnh hưởng lớn đối với nghề làm gốm và nghề khai thác mỏ.[23] Họ cũng hoạt động mạnh ở Phố Hiến, một trung tâm thương mại sầm uất tại Hưng Yên. Ước tính có khoảng 56.000 người Hoa sống ở Bắc Kỳ vào thế kỷ thứ 18.[24] Bộ phận đông đảo những người nhập cư mới cho phép họ tạo dựng những cộng đồng riêng, một trong số đó được biết đến với cái tên Minh Hương.[25] Sau khi Việt Nam chinh phục Chăm Pa và Đồng Bằng Sông Cửu Long, càng nhiều dân nhập cư Trung Quốc bắt đầu đổ về miền Trung và miền Nam Việt Nam. Trên thực tế, các thủ lĩnh đất Việt sử dụng lực lượng Hoa kiều trốn chạy sang Việt Nam sau cuộc xâm lăng của người Mãn Châu làm đội quân tiên phong để mở rộng cõi Nam.[26] Châu Hải chỉ ra rằng trước thế kỷ thứ 17, người nhập cư Trung Quốc ở Việt Nam dễ bị đồng hóa vào xã hội bản địa. Về sau, dân số Hoa kiều lớn mạnh, đủ để hình thành những cộng đồng riêng. Những cơ cấu xã hội này rốt cuộc trở thành một trở ngại cho quá trình đồng hóa.[27]
Đầu thế kỷ thứ 19, triều Nguyễn thừa nhận một cơ cấu trong đó người Hoa ở Việt Nam được phân chia thành nhiều cộng đồng dựa trên thổ ngữ. Mỗi nhóm do một người đứng đầu, có nhiệm vụ truyền đạt chỉ dụ của chính quyền, thu thuế và hòa giải tranh chấp.[28] Cai Tinglan, một vị quan kiêm học giả Trung Quốc phải ghé vào Việt Nam tránh bão vào năm 1835, nói rằng ông gặp người Hoa ở khắp nơi ông đặt chân đến, dọc miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Hầu hết những người ông tiếp xúc xuất thân từ Quảng Đông, Phúc Kiến và Quảng Tây. Họ chủ yếu là thương nhân, trong số đó có cả quan lại và ngư dân. Ông khẳng định rằng Hoa Kiều có cộng đồng, khu định cư và người lãnh đạo riêng. Cai nhận thấy chính quyền giảm thuế và trao đặc quyền thương mại cho người Hoa, việc kết hôn khác tộc giữa đàn ông Hoa và phụ nữ Việt thường xuyên diễn ra và nhìn chung người Hoa giàu có hơn người Việt bình thường.[29]
Thời kỳ Pháp đô hộ, người Hoa tiếp tục di cư đến Việt Nam và cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam phát triển nhanh hơn nhiều so với ở miền Bắc. Tại miền Bắc Việt Nam, phiến quân, cướp và những đội quân người Hoa hoạt động rất tích cực thời kỳ những năm 1860 đến những năm 1880.[30] Nhân vật nổi tiếng Lưu Vĩnh Phúc và đội quân Cờ Đen của ông đã khuấy đảo người Pháp, giết chết những tên thực dân đình đám như Francis Garnier và Henri Riviere.[31] Một số phiến quân là thành viên của nhóm người Hoa không thuộc Hán tộc đến từ Quảng Tây. Ở Việt Nam ngày nay tồn tại những thông tin xác nhận người Tày là hậu duệ của quân Cờ Đen.[32] Vài người Hoa còn dính líu đến việc bắt cóc phụ nữ và trẻ em Việt Nam bán sang Trung Quốc.[33] Hoạt động trọng yếu nhất của người Hoa ở miền Bắc Việt Nam có lẽ là khai thác mỏ.[34] Ước tính cho thấy người Hoa điều hành hầu như toàn bộ 124 hầm mỏ ở miền Bắc Việt Nam vào cuối thế kỷ 19.[35] Đầu thế kỷ 20, một bộ phận người Hoa ở Việt Nam tham gia vào cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên chống lại triều Thanh và sau khi nhà Thanh sụp đổ, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc nỗ lực bảo vệ người Hoa tại Việt Nam.[36] Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc cũng thiết lập hai tòa lãnh sự ở miền Bắc Việt Nam. Chính quyền của Tưởng Giới Thạch dàn xếp hai thỏa thuận với Pháp thời kỳ những năm 1930, trao cho người Hoa địa vị “ngoại kiều được hưởng đặc quyền”. Về lý thuyết, họ được đối đãi như người Pháp và hưởng nhiều đặc ân hơn cả bản thân người Việt.[37] Thái độ của người Pháp đối với người Hoa mang tính mâu thuẫn,[38] nhưng theo lập luận thuyết phục của Alain Marsot thì chủ nghĩa thực dân Pháp đã thúc đẩy tình trạng nhập cư của người Hoa bởi nó đem lại an ninh, cơ hội thương mại cùng nhu cầu về lao động.[39]
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Quân đội Trung Hoa Dân Quốc chiếm đóng miền Bắc Việt Nam trong thời gian ngắn. Thời kỳ này góp phần củng cố mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa kiều và nâng cao vị thế của người Hoa ở miền Bắc Việt Nam. Thông qua một thỏa thuận Trung – Pháp được ký kết vào năm 1948, các lãnh sự Trung Quốc có quyền phủ quyết đối với các ứng viên cho chức vụ lãnh đạo cộng đồng người Hoa tại địa phương. Thỏa thuận cũng tuyên bố Hoa kiều tại Việt Nam có quyền tự do đi lại và giao thương, đồng thời duy trì địa vị cá nhân và gia đình theo tập quán của người Hoa.[40]
Các đặc điểm của cộng đồng người Hoa ở miền Bắc Việt Nam
Cộng đồng người Hoa có mặt tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1978 khác biệt so với cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam về một số phương diện. Trước hết, vì người Hoa hiện diện ở miền Bắc Việt Nam từ thời cổ đại, có thể khẳng định rằng các cộng đồng Hoa kiều ở khu vực phía bắc có lịch sử lâu đời hơn nhiều so với các cộng đồng phía nam. Mặc dù sau vài thế hệ, thông thường người Hoa nhập cư bị đồng hóa, nhưng dòng nhập cư liên tục những cư dân mới trên thực tế đảm bảo cho một sự hiện diện rõ ràng của Trung Quốc (ở Việt Nam) kể từ năm 111 TCN.
Dù cộng đồng Hoa kiều ở miền Bắc Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với miền Nam, miền Nam Việt Nam lại là điểm đến mà nhiều người Hoa lựa chọn để tái định cư suốt thời kỳ Pháp thuộc. Những biến đổi chính trị và xã hội về sau cũng góp phần vào sự dao động về quy mô dân cư giữa hai cộng đồng. Khi Chiến tranh Đông Dương lần I nổ ra vào năm 1946, một bộ phận người Hoa rời miền Bắc tới miền Nam Việt Nam,[41] số khác quay trở về Trung Quốc.[42] Năm 1954 khi Việt Nam bị chia cắt, gần 60.000 người Hoa di cư từ Bắc vào Nam.[43] Đồng thời trong khoảng thời gian đó, những nhà Cộng sản Trung Quốc cũng chuyển từ Nam ra Bắc,[44] nhưng với số lượng nhỏ.
Tồn tại những ước lượng khác nhau về số người Hoa ở miền Bắc Việt Nam. Các viên chức thực dân Pháp ước tính vào năm 1886, có 7.467 người châu Á ngoại quốc ở Bắc Kỳ; Alain Marsot tin rằng tất cả đều là người Hoa. Năm 1906 và 1907, có khoảng 30.000 người Hoa ở Bắc Kỳ. Số người Hoa ở Bắc Kỳ tăng lên 32.000 vào năm 1911; 41.800 vào năm 1913; 46.000 vào năm 1926; và 52.000 vào năm 1931.[45] Chính quyền Bắc Việt Nam tuyên bố có 1,5 triệu người Hoa tại Việt Nam vào năm 1951, trong đó 1,4 triệu ở miền Nam, 53.000 ở miền Trung và 90.000 ở miền Bắc Việt Nam.[46] Một số liệu khác ước tính rằng 170.000 người Hoa có mặt tại miền Bắc Việt Nam năm 1955,[47] nhưng Alain Marsot lại tuyên bố chỉ có 50.000 người Hoa ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1957, chiếm 0,4% dân số bản địa. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với con số tổng thể ở Đông Nam Á, vào khoảng 5%. Trên thực tế, trong số tất cả các khu vực và quốc gia ở Đông Nam Á, miền Bắc Việt Nam có tỷ lệ người Hoa thấp nhất trên dân số vùng.[48] Theo Victor Purcell, tổng số Hoa kiều ở miền Bắc Việt Nam là khoảng 55.000 người vào năm 1960, nhưng một cuộc điều tra dân số chính thức của Việt Nam được tiến hành cùng năm lại báo cáo có 174.644 người Hoa tại đây, chiếm 1,1% tổng dân số.[49] Hai học giả khác đưa ra số liệu 190.000 người Hoa ở miền Bắc Việt Nam năm 1965.[50] Chính quyền Việt Nam sau thống nhất ước tính số người Hoa ở miền Bắc Việt Nam vào những năm cuối 1970 trước khi họ dời đi là trên 200.000,[51] và một học giả khác cho hay vào năm 1978, có 300.000 người Hoa ở miền Bắc Việt Nam.[52]
Những số liệu khác biệt phần nào bắt nguồn từ sự thiếu thống nhất về mặt học thuật trong định nghĩa về người Hoa. Vài số liệu rõ ràng không bao gồm người Hoa ở vùng nông thôn trong khi những số liệu khác lại bao gồm không chỉ người Hoa ở nông thôn mà cả những nhóm người Hoa không thuộc Hán tộc. Chẳng hạn, theo một nghiên cứu, người Hoa chiếm đến 78% dân số Hải Ninh thời kỳ 1946 đến 1954, bởi trong nghiên cứu này, 100.000 người Nùng ở Hải Ninh được xem là người Hoa. Vấn đề tranh cãi đó là người Nùng có xuất thân từ tầng lớp nông dân người Hoa thuộc Hán tộc, được gọi là người Nùng sau năm 1885, chủ yếu là do người Pháp không muốn thừa nhận họ là người Hoa vì những lý do chính trị.[53] Vấn đề tương tự phát sinh khi nhận diện cộng đồng Minh Hương. Triều Nguyễn phân chia họ thành một nhóm riêng biệt nhưng lại trao cho họ hầu hết quyền lợi mà công dân Việt Nam được hưởng. Thời kỳ thuộc địa, có khi họ được đối đãi như người Việt, có khi lại như người Hoa. Mọi việc rắc rối hơn ở chỗ, vào cùng một thời điểm lịch sử, có những cá nhân được đối đãi như người Việt, trong khi số khác lại được xem là người Hoa.[54]
Hai cộng đồng còn có sự khác biệt về mặt phân bổ địa lý. Hầu hết người Hoa ở miền Nam Việt Nam sống trong thành thị và Sài Gòn là một trong những điểm tập trung đông đảo nhất của người Hoa nhập cư ở Đông Nam Á.[55] Tại miền Bắc, số người Hoa sống ở các thành phố lớn là khá ít ỏi. Người Hoa không còn tập trung ở khu vực thành thị. Số người Hoa sống ở Hà Nội theo ước tính là 2.000 vào năm 1913;[56] 4.200 vào năm 1920;[57] 5.000 vào năm 1931; 15.000 vào năm 1948;[58] 10.000 vào năm 1968;[59] và 13.000 vào năm 1978.[60] Hải Phòng có 8.500 người Hoa vào năm 1913;[61] 10.250 vào năm 1920;[62] 19.000 vào năm 1931[63] và hơn 30.000 vào những năm 1970.[64] Hầu hết người Hoa sống ở khu vực nông thôn thuộc các tỉnh giáp ranh với Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh.[65]
Giữa hai cộng đồng còn tồn tại những khác biệt sâu xa hơn. Về tự nhiên, cộng đồng người Hoa ở miền Bắc Việt Nam gần Trung Quốc hơn rất nhiều so với cộng đồng ở miền Nam Việt Nam, phần đông sống dọc biên giới Việt – Trung. Tiềm lực kinh tế của người Hoa ở miền Bắc Việt Nam không đáng kể so với những đồng hương người Hoa ở miền Nam. Trong khi người làm kinh doanh chiếm một tỷ lệ lớn dân số Hoa kiều ở miền Nam, nghề nghiệp của người Hoa ở miền Bắc Việt Nam lại đa dạng hơn. Sau cùng, cư dân người Hoa ở miền Bắc Việt Nam thuộc nhiều dòng dõi khác biệt. Hầu hết người Hoa ở miền Nam đến từ Quảng Đông và Phúc Kiến. Tại miền Bắc Việt Nam, ngoài những cộng đồng đến từ Quảng Đông và Phúc Kiến còn có những cộng đồng quy mô lớn bắt nguồn từ Quảng Tây và Vân Nam.[66]
Cần lưu ý rằng người Hoa thuộc Hán tộc không phải là nhóm người duy nhất di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trong số 54 dân tộc Việt Nam được nhận diện chính thức, hơn 20 dân tộc bao gồm những người Hoa nhập cư trong vài thế kỷ gần đây. Chỉ có hai dân tộc Hoa và Ngái nằm trong danh sách người Hoa thuộc Hán tộc theo hệ thống phân loại chính thức của người Hoa. Bài báo này chỉ xét đến dân tộc Hoa và Ngái, bỏ qua nhóm người không thuộc Hán tộc.[67] Đồng thời tôi cũng không đề cập đến bộ phận chuyên gia người Hoa thuộc bộ máy quân sự và chính trị, những người có mặt tại Việt Nam từ 1954 đến 1978.
Địa vị công dân ở miền Bắc Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu chú ý đến bộ phận người Hoa ở Việt Nam ngay sau khi thành lập vào năm 1930. Chủ trương chính trị đầu tiên của Đảng xem người lao động gốc Hoa là đồng minh của những nhà cách mạng Việt Nam.[68] Sau đó, Đảng giải thích khối liên minh này bắt nguồn từ thực tế rằng cư dân gốc Hoa ở Đông Dương thuộc về một quốc gia nửa thuộc địa. Họ không được hưởng các đặc quyền của người phương Tây và bị người phương Tây bóc lột về nhiều mặt.[69] Khi Chiến tranh Đông Dương lần I nổ ra vào năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh hứa hẹn rằng sau khi đội ngũ Cộng sản đánh bại thực dân Pháp, người Việt và người Hoa sẽ cùng chung sống hạnh phúc tại Việt Nam.[70] Năm 1951, chính quyền Bắc Việt Nam tuyên bố người Hoa được hưởng các quyền lợi tương tự như công dân Việt Nam.[71] Khi hầu hết các quốc gia mới độc lập ở Đông Nam Á quyết định áp dụng chính sách đồng hóa bắt buộc đối với cộng đồng người Hoa và xóa bỏ mối liên hệ giữa cộng đồng người Hoa với Trung Quốc, thì chính quyền Bắc Việt Nam lại thông qua chính sách bình đẳng và khoan dung đối với cư dân gốc Hoa đồng thời thắt chặt mối dây ràng buộc giữa Trung Quốc và cư dân bản địa của mình. Trên thực tế, những năm cuối 1940 và 1950, những người Cộng sản Việt Nam đã chuyển giao phần lớn trách nhiệm tổ chức cộng đồng Hoa kiều cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bởi họ tin rằng “ĐCSTQ có thể tổ chức cộng đồng Hoa kiều hiệu quả hơn”. Chi nhánh nội địa của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở miền nam Quảng Đông đã gửi những cán bộ nòng cốt cả về chính trị và quân sự đến miền Bắc Việt Nam nhằm tạo lập các cơ sở của đảng cũng như đơn vị quân đội trong lòng cộng đồng Hoa kiều.[72]
Sự chia cắt và nền độc lập của Việt Nam vào năm 1954 đã khiến cho việc giải quyết địa vị công dân người Hoa sống ở hai miền đất nước trở thành vấn đề cấp bách, một hiện trạng tồn tại ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á mới giành độc lập. Vấn đề trầm trọng thêm khi người Mãn Châu và các chính quyền Trung Hoa Dân Quốc thông qua nhiều đạo luật về quốc tịch, thừa nhận lưỡng quyền công dân và quyền công dân theo huyết thống.[73] Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa áp dụng chính sách tương tự khi nắm quyền vào năm 1949. Năm 1952, Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua một chỉ thị trong đó phân biệt tất cả Hoa kiều là “những người lưu trú gốc Hoa”.[74] Tuy nhiên, trong một nỗ lực giành lấy niềm tin từ các nước Đông Nam Á, năm 1955, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã tuyên bố tại hội nghị Bandung rằng Trung Quốc đã thay đổi chính sách và không còn ủng hộ lưỡng quyền công dân. Thay đổi này có nghĩa là những Hoa kiều đã nhập quốc tịch nước ngoài thì không còn là công dân Trung Quốc nữa. Những người không nhập quốc tịch nước ngoài vẫn được xem là kiều bào Trung Quốc, nhưng họ phải tôn trọng phong tục tập quán và tuân thủ luật pháp của quốc gia nơi họ cư trú.
Không bao lâu sau khi Trung Quốc tuyên bố thay đổi chính sách, miền Nam Việt Nam bắt đầu buộc cư dân Hoa kiều nhập tịch. Từ tháng 12 năm 1955 đến tháng 9 năm 1956, chính quyền ban hành bốn sắc lệnh quy định tất cả những người Hoa sinh ra ở Việt Nam sẽ tự động trở thành công dân Việt Nam. Trẻ em là kết quả của hôn nhân lưỡng tộc giữa người Hoa và người Việt cũng được xem là công dân Việt Nam. Những người không phải là công dân bị loại trừ khỏi mười một ngành nghề và trong vòng 6 đến 12 tháng phải thanh lý hoạt động kinh doanh. Một khi nhập tịch, người Hoa sẽ phải phục vụ trong quân đội và giải thể các bang hội của mình. Chính quyền miền Nam Việt Nam cũng tiến hành các biện pháp nhằm thay đổi hệ thống trường học của người Hoa. Tiếng Việt là ngôn ngữ bắt buộc phải sử dụng trong các trường trung học của người Hoa và người Việt được bổ nhiệm làm hiệu trưởng các trường này.[75]
Trung Quốc chỉ trích gay gắt chính sách nhập tịch bắt buộc của miền Nam Việt Nam và miền Bắc Việt Nam cũng tích cực tham gia vào cuộc công kích. Điển hình, ngày 23 tháng 5 năm 1957, tờ Nhân Dân xuất bản bài báo có nhan đề “Bè lũ Ngô Đình Diệm là kẻ thù chung của người Việt và Hoa kiều”. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam – do đội ngũ Cộng sản hậu thuẫn – liên tục tuyên bố trong các văn kiện “… tất cả sắc lệnh và phương sách mà chế độ bù nhìn của Mỹ áp dụng đối với người Hoa sẽ bị xóa bỏ”, và rằng “người Hoa có quyền tự do cũng như quyền lựa chọn quốc tịch của mình”.[76] Miền Bắc Việt Nam cũng khuyến khích người Hoa ở miền Bắc tập hợp lực lượng và biểu tình nhằm phản đối các chính sách của Ngô Đình Diệm.[77]
Cách tiếp cận vấn đề quyền công dân của miền Bắc Việt Nam khác biệt so với miền Nam ở hai phương diện. Trước hết, chính sách của miền Bắc Việt Nam đối với quyền công dân khoan dung hơn so với miền Nam; thứ hai, Bắc Việt Nam đón nhận nó không phải với tư cách công việc nội bộ mà là vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời sẽ đàm phán với Trung Quốc thay vì với cộng đồng người Hoa về vấn đề quyền công dân. Năm 1955, ngay sau khi Trung Quốc thay đổi chính sách lưỡng quyền công dân, miền Bắc Việt Nam khởi động các cuộc đàm phán với Trung Quốc về người Hoa ở Việt Nam và hai chính quyền đi đến thỏa thuận miệng về chuyển đổi người Hoa thành công dân Việt Nam. Năm tiếp theo, nhân chuyến công du đến miền Bắc Việt Nam, Chu Ân Lai thúc giục cộng đồng Hoa kiều nơi đây xem Việt Nam là quê hương. Một thỏa thuận song phương được tiếp nối vào năm 1957, khẳng định người Hoa ở miền Bắc Việt Nam được hưởng các quyền lợi tương tự như công dân Bắc Việt Nam và được khuyến khích tự nguyện nhập quốc tịch Bắc Việt Nam sau khi “kiên trì và không ngừng thuyết phục cũng như giáo dục tư tưởng”.[78] Theo một nguồn tư liệu Việt Nam, thỏa thuận này đã đưa đại sứ Trung Quốc Luo Guibo đến miền Bắc Việt Nam và tuyên bố: “chúng ta phải tiến hành chuyển đổi toàn bộ người Hoa thành công dân Việt Nam trong khoảng thời gian 8 đến 10 năm, hoặc lâu hơn một chút”.[79] Nhằm thuyết phục người Hoa chấp nhận đồng hóa, chính quyền Bắc Việt Nam đã thành lập Tiểu Ban công tác người Hoa vào năm 1956 và Tổng hội Liên hiệp Hoa kiều Việt Nam vào năm 1958.[80] Hai chính quyền cùng nhau khởi động một chiến dịch tuyên truyền nhằm quảng bá các khẩu hiệu như “xây dựng Việt Nam cũng như xây dựng Trung Hoa” đồng thời chỉ trích tư duy “đại Trung Hoa” và “tư duy làm khách”.[81] Chính quyền Bắc Việt Nam cũng khởi động chiến dịch phổ cập giáo dục, khuyến khích người Hoa học đọc và viết tiếng Việt.[82]
Người Hoa và chính quyền Bắc Việt Nam rõ ràng đồng ý từ từ tiếp cận vấn đề nhập tịch và về phía nội bộ cộng đồng người Hoa, một số nhóm nhỏ sẽ được nhập tịch trước các nhóm khác. Nhìn chung, họ mong muốn người Hoa ở nông thôn mang quốc tịch Việt Nam trước bộ phận người Hoa ở thành thị. Sự phân hóa có thể liên quan đến quy mô dân số và vị trí địa lý của người Hoa ở nông thôn. Như đã đề cập, đa số người Hoa ở miền Bắc Việt Nam sống ở nông thôn. Ngoài ra, họ sống dọc vùng biên giới chiến lược Việt-Trung. Một trong những nhóm người Hoa đông đảo nhất ở nông thôn là dân tộc Ngái, nhiều thế hệ trước đây đã di cư từ miền nam Trung Quốc đến tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam. Bộ phận dân số này được cho là bao gồm những người nói tiếng Hẹ (Khách Gia) và một số khác đến từ Vân Nam.[83] Mặc dù quy mô dân số chính xác vẫn chưa rõ ràng, ước tính có 160.000 người Hoa ở Quảng Ninh vào năm 1978, chiếm 22% dân số toàn tỉnh. Những số liệu này đã biến người Hoa ở Quảng Ninh thành cộng đồng lớn thứ hai tại đất nước Việt Nam thống nhất, chỉ đứng sau cộng đồng ở Chợ Lớn.[84] Họ tập hợp thành bốn huyện trong tỉnh, chiếm từ 50% đến 60% dân số mỗi huyện. Họ tham gia vào hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp, khai thác mỏ, chế tạo gốm sứ, buôn bán và dịch vụ.[85]
Ngay từ tháng 10 năm 1945, chính quyền Bắc Việt Nam đã chủ trương tất cả dân tộc thiểu số ở Việt Nam, ngoại trừ “những người lưu trú gốc Hoa” thuộc tầng lớp tư bản thành thị, đều là công dân Việt Nam.[86] Tuy nhiên, chính sách này không được thực thi hiệu quả. Đó là nguyên nhân Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai thúc giục người Hoa ở Quảng Ninh nhập quốc tịch Việt Nam vào năm 1956, cuộc hô hào đã gặp phải sự phản đối từ cư dân Hoa kiều. Một tư liệu của Việt Nam cho hay vào năm 1957, đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và chính quyền Bắc Việt Nam nhất trí quan điểm người Ngái ở Quảng Ninh được xem là công dân Việt Nam, trong khi vấn đề quốc tịch cho người Hoa sống tại các khu vực khác thuộc miền Bắc Việt Nam bị trì hoãn.[87]
Chính sách phân hóa người Ngái khỏi cộng đồng người Hoa ở thành thị có khả năng góp phần loại trừ họ ra khỏi Tổng hội Liên hiệp Hoa kiều Việt Nam, một tổ chức chủ yếu bao gồm Hoa kiều tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định.[88] Việc phân hóa này cũng khiến cho chính quyền Việt Nam dùng đến một thuật ngữ riêng biệt đối với người Hoa ở Quảng Ninh. Trong một bài báo nhắc đến người Hoa ở Quảng Ninh năm 1965, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh dùng thuật ngữ “người Hán” (dân tộc Hán) thay cho Hoa kiều (người Hoa ở hải ngoại).[89] Bài báo viết về nông dân và ngư dân ở đảo Cô Tô cũng gọi họ là người Hán thay vì Hoa kiều,[90] trong khi nông dân người Hoa tại các tỉnh phía Bắc khác vẫn được gọi là Hoa kiều.[91] Nhìn chung, việc áp dụng chính sách phân hóa này không mấy ảnh hưởng tức thời đến người Ngái và bộ phận người Hoa ở nông thôn – họ vẫn có thể dễ dàng vượt qua biên giới mà không cần hộ chiếu. Thời kỳ khủng hoảng những năm cuối 1970, Việt Nam tuyên bố người Hoa ở miền Bắc đã tự nguyện trở thành những công dân Việt Nam thực sự, nhưng Trung Quốc biện luận rằng hầu hết những nỗ lực khuyến khích họ nhập quốc tịch Việt Nam đều thất bại.[92] Cuối những năm 1970, nhiều người Ngái trở về Trung Quốc hoặc đến các quốc gia khác cùng với người Hoa. Năm 1979, chính quyền Việt Nam thừa nhận những người ở lại là nhóm dân tộc riêng biệt, độc lập với dân tộc Hoa.[93]
Năm 1961, miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc đi đến một thỏa thuận khác, theo đó đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội sẽ ngừng phát hành hộ chiếu cho người Hoa ở Việt Nam. Người Hoa muốn đi thăm Trung Quốc phải nộp đơn xin chính phủ Việt Nam chấp thuận. Sau khi chấp thuận, đơn sẽ được trình lên đại sứ quán Trung Quốc, nơi sẽ cấp visa du lịch và giấy thông hành cho người nộp đơn. Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình nhập tịch của cư dân gốc Hoa mặc dù Việt Nam vẫn chưa có thẩm quyền cấp hộ chiếu phổ thông cho họ. Điều này về cơ bản khiến cho người Hoa ở miền Bắc Việt Nam trở thành “người không có hộ chiếu”.[94]
Thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, khởi đầu vào năm 1966, người Hoa ở miền Bắc Việt Nam gây nên nhiều xáo trộn. Họ tổ chức các cuộc biểu tình chống lại “bá quyền Liên Xô” và tiến hành các cuộc tuần hành “ủng hộ đường lối Mao-ít” tại Hà Nội.[95] Về sau, các lãnh đạo Việt Nam đã cáo buộc rằng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, “các Hoa kiều phản động đã truyền bá ‘tư tưởng Mao Trạch Đông’ và ‘Cách mạng Văn hóa’, xuyên tạc đường lối chính trị của Việt Nam và thiết lập một mạng lưới tình báo”.[96] Đây không phải những cáo buộc thiếu căn cứ. Thời kỳ này, Tân Việt Hoa Báo (Xin Yue Hua Bao), cơ quan tin tức của Tổng hội Liên hiệp Hoa kiều Việt Nam, tràn ngập các báo cáo về người Hoa ở Việt Nam hô hào khẩu hiệu cách mạng, hát bài hát cách mạng, lên án chủ nghĩa xét lại, học tập đường lối của Chủ tịch Mao Trạch Đông và thể hiện lòng trung thành với vị lãnh đạo này.[97] Bí thư Đảng ủy của một trường tiểu học người Hoa ở Hà Nội về sau nhớ lại, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, trường học trở nên hỗn loạn bởi các cuộc xung đột giữa các bè phái chính trị khác nhau.[98]
Nếu người Hoa ở miền Bắc Việt Nam sẵn sàng trở thành công dân Việt Nam trước cuộc Cách mạng Văn hóa thì Cách mạng Văn hóa đã đảo ngược, hay ít ra là trì hoãn tình hình. Mặc dù Trung Quốc đồng ý chuyển giao các vấn đề về cộng đồng Hoa kiều cho chính quyền Bắc Việt Nam vào năm 1957,[99] một tuyên bố của Tổng hội Liên hiệp Hoa kiều Việt Nam năm 1967 ghi nhận rằng người Hoa ở miền Bắc Việt Nam chịu sự chỉ đạo của “hai chính quyền và hai đảng”.[100] Các viên chức đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội một lần nữa lại can thiệp sâu vào vấn đề người Hoa ở địa phương. Trong chuyến viếng thăm vài trường học người Hoa tại Hà Nội, một bí thư đến từ đại sứ quán Trung Quốc bình luận rằng người Hoa ở miền Bắc Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đọc báo chí tiếng Hoa, nghe các chương trình phát thanh tiếng Hoa và thể hiện lòng trung thành với Chủ tịch Mao như người Hoa vốn làm ở Trung Quốc, rằng cộng đồng người Hoa và đại sứ quán Trung Quốc ràng buộc bởi tình máu mủ.[101]
Phản ứng trước những động thái và bình luận cực đoan này, chính quyền Việt Nam tiến hành những nỗ lực đặc biệt nhằm ngăn chặn người Hoa nghe các chương trình phát thanh tiếng Hoa, đọc báo cũng như tạp chí tiếng Hoa. Một số người Hoa giữ các chức vụ trong Đảng, quân đội hay chính phủ đều bị giáng chức. Chính quyền cũng tiến hành kiểm soát đối với các trường học người Hoa được Việt hóa.[102] Ngoài ra, chính quyền phát động chiến dịch Ba Chia Sẻ và Hai Tốt (chia sẻ vui buồn, sống chết, nghĩa vụ với người Việt đồng thời lao động tốt và chiến đấu tốt) nhằm hòa nhập người Hoa và người Việt.[103] Sau cùng, miền Bắc Việt Nam lại bắt đầu khuyến khích người Hoa nhập quốc tịch Việt Nam nhưng một lần nữa, họ thể hiện thái độ miễn cưỡng.[104] Báo cáo cho hay, sau tháng 3 năm 1967, chính quyền địa phương Lào Cai ngược đãi người Hoa và buộc họ phải nhập quốc tịch Việt Nam. Để phản đối, mười sinh viên người Hoa từ Lào Cai đã vượt biên trong đêm và có mặt tại Trung Quốc. Tháng 12 năm 1967, khoảng 1.000 người Hoa đã đặt chân đến Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc động viên họ trở về Việt Nam nhưng 101 người được phép ở lại Trung Quốc. Gần 400 người Hoa từ Việt Nam dời sang Trung Quốc năm 1968 vì những lý do tương tự và hầu hết được phép ở lại.[105] Nhiều người Hoa rõ ràng đã phớt lờ lời kêu gọi nhập tịch bởi vào năm 1976, Tổng hội Liên hiệp Hoa kiều Việt Nam một lần nữa phải hối thúc bộ phận người Hoa ở thành thị tự nguyện nhập quốc tịch Việt Nam.[106]
So với các nước Đông Nam Á khác, cho đến cuối những năm 1970, kế hoạch chuyển đổi quốc tịch cho cư dân người Hoa của miền Bắc Việt Nam bất thành, một thất bại đặc biệt nghiêm trọng nếu xét quy mô nhỏ bé của cộng đồng người Hoa nơi đây. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất cho thất bại là bản chất ôn hòa của chính sách Bắc Việt Nam đối với người Hoa. Ở các nước như Malaysia, miền Nam Việt Nam và Indonesia, chính quyền có khả năng buộc người Hoa thay đổi quốc tịch, nhưng ở miền Bắc Việt Nam, theo như thỏa thuận giữa hai chính quyền Bắc Việt Nam và Trung Quốc, biện pháp duy nhất được áp dụng là thuyết phục và giáo dục nhưng rốt cuộc chẳng mấy hiệu quả.
Chính sách của miền Bắc Việt Nam đối với người Hoa không chỉ ôn hòa mà còn mang tính mâu thuẫn nội tại. Một mặt, chính quyền Bắc Việt Nam hăm hở động viên người Hoa trở thành công dân Việt Nam; mặt khác, chính quyền không chỉ trao cho người Hoa tất cả các quyền công dân Việt Nam được hưởng vào thời điểm trước khi họ mang quốc tịch Việt Nam mà còn trao cho người Hoa đặc quyền nếu họ vẫn duy trì quốc tịch Trung Quốc. Giống như công dân Việt Nam, người Hoa được phép tham gia bầu cử, tham gia Đảng Lao Động và làm công chức.[107] Đặc quyền chủ yếu nhất đối với người Hoa là miễn trừ quân dịch: suốt cuộc chiến tranh kéo dài với Mỹ và miền Nam Việt Nam, người Hoa ở miền Bắc Việt Nam không có nghĩa vụ tham gia quân đội.[108] Một người Hoa tị nạn ở Việt Nam giải thích rằng vào năm 1978, nhiều người Hoa không muốn mang quốc tịch Việt Nam vì địa vị ấy sẽ gắn liền với các nghĩa vụ quân sự cũng như chế độ phục dịch khác. Vài người tị nạn thừa nhận, một trong những lý do họ dời đến Trung Quốc những năm cuối 1970 là vì họ không muốn bị gửi sang tham chiến ở Campuchia.[109]
Hoa kiều cũng được hưởng tự do thương mại nhiều hơn công dân Việt Nam. Vấn đề xã hội hóa người Hoa ở miền Bắc Việt Nam bắt đầu vào những năm cuối 1950 và bao gồm hai chính sách: một là khuyến khích các thương nhân cùng thợ thủ công người Hoa tự tổ chức thành các hợp tác xã, và hai là khuyến khích một số thương nhân người Hoa trở thành chủ thể sản xuất, theo cách nói của chủ nghĩa cộng sản, tức là công nhân nhà máy hoặc nông dân.[110] Quá trình chuyển đổi ấy chưa được hoàn tất cho đến giữa năm 1974.[111] Đối với nhiều người Việt Nam, việc người Hoa có thể qua lại Trung Quốc là một đặc quyền khác, bởi lý do những chuyến viếng thăm này tạo cơ hội để người Hoa buôn lậu hàng Trung Quốc như nước hoa, bột, rượu, và dược thảo. Người ta tin rằng người Hoa kiểm soát một mạng lưới hàng hóa chợ đen.[112] Thời kỳ 1974 và 1975, Tổng hội Liên hiệp Hoa kiều Việt Nam báo cáo tình trạng có quá nhiều thương nhân bán lẻ người Hoa và một vài trong số đó dính líu đến kinh doanh phi pháp.[113] Một người Việt tị nạn đến từ miền Bắc Việt Nam nhớ về các cư dân Hoa kiều:
Họ hưởng nhiều đặc quyền mà ngay cả người Việt chúng tôi không có được. Chừng nào quan hệ Việt – Trung còn tốt đẹp, họ khá giả về mọi mặt so với người Việt – những người buộc phải tham gia vào lực lượng lao động xã hội chủ nghĩa. Họ có những cơ hội giáo dục mà chúng tôi không được đón nhận và quyền tự do mua bán rộng rãi hơn. Chính quyền muốn người Hoa trở thành công dân để họ tham gia vào quá trình sản xuất xã hội chủ nghĩa như người Việt, nhưng họ từ chối nhằm có thêm tự do và tránh chế độ quân dịch.[114]
Một người Hoa tị nạn từ miền Bắc Việt Nam cũng đồng tình: “Vẹn cả đôi đường. Người Hoa ở miền Bắc có mọi quyền cũng như đặc quyền của công dân Việt Nam mà không chịu bất lợi nào”.[115] Một bác sĩ người Việt gốc Hoa khẳng định rằng bệnh nhân người Hoa được đối xử tốt hơn người Việt tại các bệnh viện của Bắc Việt Nam.[116] Thậm chí vào năm 1978, khi Trung – Việt khởi động cuộc khẩu chiến quyết liệt vì vấn đề người Hoa ở Việt Nam, chính quyền Trung Quốc vẫn thừa nhận rằng trước năm 1975, Hoa kiều ở miền Bắc Việt Nam được đối đãi tốt.[117] Năm 1978, chính quyền Việt Nam lý luận rằng sở dĩ người Hoa được đối xử tốt bởi họ được xem là công dân Việt Nam chứ không phải người nước ngoài và chính quyền Việt Nam trao nhiều quyền lợi cho người Hoa ở Việt Nam hơn là Trung Quốc trao cho người Việt ở Trung Quốc.[118] Nhưng khi trao đặc quyền cho người Hoa, chính quyền Việt Nam vẫn duy trì một truyền thống bắt nguồn từ chính quyền thực dân Trung Quốc mà vài triều đại Việt Nam cũng như chính quyền thực dân Pháp còn giữ lại, trái ngược với ý định công khai là đối xử với người Hoa như công dân Việt Nam.[119] Đối xử ưu đãi có thể đã tác động mạnh đến việc gia tăng sự khác biệt mà người ta nhận thấy giữa người Việt và người Hoa, thúc đẩy cảm giác ưu việt của người Hoa và một sự gắn kết mang tính ảo tưởng với Trung Quốc, tất cả những điều này khiến họ miễn cưỡng đồng hóa.
Cần lưu ý rằng mặc dù phần đông Hoa kiều vui vẻ chấp nhận những đặc ân mà chính quyền mang lại, cũng có nhiều người tự nguyện từ bỏ đặc quyền và hành xử như những công dân tận tụy của Việt Nam. Điển hình là từ năm 1964 đến 1975, khoảng 1.800 người Hoa ở Quảng Ninh gia nhập quân đội mỗi năm. Suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam, tổng cộng 22.000 người Hoa tại tỉnh này đã tham gia quân đội.[120] Nhiều người Hoa từ các tỉnh và các thành phố lớn khác như Hà Nội và Hải Phòng cũng tình nguyện tham gia quân ngũ.[121] Thời kỳ 1967 đến 1974, chính quyền Bắc Việt Nam công nhận hai mươi bảy người Hoa ở Hải Phòng là các liệt sĩ bởi họ đã hy sinh thân mình cho “cuộc cách mạng Việt Nam nhằm bảo vệ thành phố Hải Phòng anh hùng”. Từ năm 1969 đến 1972, hơn 100 người Hoa ở Hải Phòng được trao danh hiệu “Lao Động Kiểu Mẫu” và hơn 1.000 người được trao danh hiệu “Lao Động Tiên Tiến”. Cùng thời kỳ, các cá nhân người Hoa ở Hải Phòng nhận 24 Huân chương Hồ Chí Minh, 11 Huân chương Lao Động, 5 Huân chương Quân Công, 2 Huân chương Kháng Chiến từ chính phủ và 10 bằng khen do Phủ Thủ tướng trực tiếp trao tặng.[122] Nhiều lãnh đạo Bắc Việt Nam, từ Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đến Lê Duẩn, không ngừng tuyên dương các cư dân gốc Hoa vì sự đóng góp của họ đối với cách mạng Việt Nam trước năm 1978[123] và về sau, chính phủ Việt Nam tiếp tục công nhận những đóng góp này.
Bản chất khoan dung và mâu thuẫn nội tại từ chính sách của miền Bắc Việt Nam đối với người Hoa chỉ có thể giải thích bằng mong muốn mãnh liệt của các lãnh đạo Bắc Việt là duy trì quan hệ bền chặt với Trung Quốc, động thái mà họ nghĩ rằng có lợi cho nỗ lực tái thống nhất và tái thiết Việt Nam. Họ đối xử với người Hoa ở miền Bắc Việt Nam như những đại diện của Trung Quốc, tin tưởng rằng việc trao cho họ các đặc quyền sẽ thúc đẩy tình hữu nghị và đoàn kết giữa hai nước Việt – Trung.
Trường học người Hoa 
Vị trí của Trung Quốc trong quan hệ ba bên
Chính sách đồng hóa của Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á nói chung
Tài liệu tham khảo
Xem toàn bộ nội dung văn bản tại đây: Nguoi Hoa o Bac Viet Nam thoi ky 1954-1978.pdf


Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Viện Nghiên Cứu & Giáo Dục cũng như Trung Tâm Giáo Dục Toàn Cầu thuộc Đại học Butler đã tài trợ cho những chuyến đi đến Trung Quốc và Việt Nam vào năm 2007, 2008. Tôi biết ơn những hỗ trợ nhiệt tình từ các giáo viên và bạn bè tại Trung Quốc và Việt Nam: Giáo sư Fan Honggui và Huang Xingqiu ở Quảng Tây; Ngài Liu Zhiqiang ở Bắc Kinh; Giáo sư Châu Thị Hải, Nguyễn Văn Hảo và Nguyễn Văn Huy ở Hà Nội; Ngài Truong Thai Du ở thành phố Hồ Chí Minh và Giáo sư Fan Ruiping ở Hồng Kông. Tác giả xin chịu trách nhiệm cá nhân cho mọi quan điểm cũng như sai sót nếu có trong bài báo này.
[1] Theo một ước lượng vào năm 1978, người Trung Quốc chiếm 85% số người vượt biên ở miền nam Việt Nam và 95% số người tị nạn di cư từ miền Bắc Việt Nam sang Trung Quốc. Chang P.M. 1982, trang 212-13.
[2] Amer 1991, trang 46.
[3] Beijing Review 2 tháng 6 năm 1978, trang 15.
[4] Nguyễn V. 1978, trang 43, 48.
[5] Beijing Review 16 tháng 6 năm 1978, trang 15.
[6] Godley 1980, trang 36.
[7] Porter 1980, trang 57.
[8] People’s Daily, 25 tháng 8 năm 1994.
[9] Một ước lượng cho hay vào năm 1989, có trên 900.000 người Trung Quốc ở miền Nam Việt Nam nhưng chỉ có 2.000 đến 3.000 người Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam. Guowuyuan qiaoban qiaowu ganbu xuexiao, 1993, trang 74. Báo cáo điều tra dân số chính thức của Việt Nam thống kê con số 961.702 người Việt gốc Hoa ở Việt Nam vào năm 1989. Chỉ còn lại một bộ phận nhỏ trong số họ sống ở miền bắc Việt Nam, 4.015 người ở Hà Nội, 2.659 người ở Hải Phòng, 2.287 người ở Lạng Sơn và 2.276 người ở Quảng Ninh. Châu 1992, trang 44-45.
[10] Lu 1964, trang 26, 39, 47.
[11] Tham khảo Taylor 1983, trang 69-80 để có được thông tin trọn vẹn về các gia tộc Hán Việt.
[12] Zhang W. 1975, trang 5.
[13] Lu 1964, trang 109-14; Taylor 1983, trang 69-80; Zhang C. 25 tháng 5 năm 1969.
[14] Zhang C. 23 tháng 5 năm 1969.
[15] Zhang C. 25 tháng 5 năm 1969; 27 tháng 5 năm 1969.
[16] Zhang C. 25 tháng 5 năm 1969; Châu 1992, trang 98; Zhang W. 1975, trang 17.
[17] Phân tích cô đọng về chính sách của Việt Nam đối với người Hoa từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 20, tham khảo Châu 2004, trang 69-85.
[18] Châu 1992, trang 17.
[19] Zhang C. 23 tháng 5 năm 1969; Châu 1992, trang 20.
[20] Woodside 1971, trang 8.
[21] Châu 1992, trang 23.
[22] Li B. 1990, trang 4-5.
[23] Li B. 1990, trang 68-72.
[24] Zhang W. 1975, trang 36; Châu 1993, trang 52-59.
[25] Li B. 1990, trang 6. Để hiểu thêm lược sử về Minh Hương và một nghiên cứu chi tiết về cộng đồng này, tham khảo Chen C. 1964.
[26] Châu 1992, trang 25-26; Ly Singko 1978, trang 32-41.
[27] Châu 1992, trang 100.
[28] Li B. 1990, trang 7. Thực dân Pháp về sau kế thừa hệ thống này và vào năm 1885 đã giảm số lượng cộng đồng từ bảy xuống còn năm, lấy năm thổ ngữ Trung Hoa chính làm cơ sở. Marsot 1993, trang 85.
[29] Dai 1997, trang 40-50.
[30] Châu 1992, trang 28-29; Li B. 1990, trang 8-9; Zheng 1976, trang 33-34.
[31] McAleavy 1968.
[32] Fan H. 2004, trang 203; Fan H. 1999, trang 163.
[33] Marsot 1993, trang 43; McAleavy 1968, trang 183.
[34] Zheng 1976, trang 85-86; Miller 1946, trang 268-79.
[35] Châu 1992, trang 121.
[36] Tôn Dật Tiên từng sáu lần viếng thăm Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1900 đến 1907. Những người ủng hộ ông đã tiến hành năm cuộc nổi loạn chống quân Mãn Châu ở Việt Nam. Zhang W. 1975, trang 90-91. Để biết thêm thông tin thú vị về mối quan hệ của Tôn Dật Tiên với người Pháp và người Hoa ở Việt Nam suốt những năm tháng trước Cách Mạng 1911, tham khảo Barlow 1979.
[37] Marsot 1993, trang 44-51, 53, 116-17.
[38] Purcell 1952, trang 209; trang 227-29.
[39] Marsot 1993, trang 84.
[40] Purcell 1952, trang 230.
[41] Thompson và Adloff 1955, trang 56.
[42] Purcell 1952, trang 265.
[43] Elegant 1959, trang 261; Mitchison 1961, trang 58; Zhang W. 1957, trang 43. Để biết thêm chi tiết về những trải nghiệm của một gia đình người Hoa ở miền Bắc Việt Nam trước và trong thời kỳ chia cắt, tham khảo Vuong-Riddick 2007.
[44] Qi 16 tháng 2 năm 1969; Xin Yue Hua Bao 24 tháng 8 năm 1961; 28 tháng 7 năm 1964; 31 tháng 8 năm 1965.
[45] Marsot 1993, trang 92, 95-98.
[46] Li B. 1990, trang 16.
[47] Li B. 1990, trang 81.
[48] Marsot 1993, trang 5.
[49] Fu 2004, trang 295.
[50] Fitzgerald 1972, trang 196.
[51] Sở Văn Hóa và Thông Tin Thanh Hóa, 1978, trang 17.
[52] Nguyen M. 1979, trang 1041.
[53] Qing 1996. Năm 1954, khoảng 5.000 người Nùng ở Hải Ninh theo Voong A Sang chuyển đến miền Nam Việt Nam. Ở đó, họ thành lập những cộng đồng riêng và bắt đầu tự nhận là người “Hoa Nùng” hay người Nùng gốc Hoa. Tham khảo Châu 2006, trang 112; Zhang W. 1975, trang 89. Những nghiên cứu gần đây về nhận diện người Nùng, tham khảo Hutton 2000, trang 254-76. Hutton chỉ ra rằng (trang 263) người Nùng gốc Hoa khác biệt so với người Thái-Nùng vốn là nhóm dân tộc có quy mô lớn hơn nhiều.
[54] Châu 1992, trang 58-60.
[55] Ước tính vào năm 1955, có 800.000 người Hoa ở miền Nam Việt Nam và trong số đó có trên 570.000 người sống ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn. Châu 1992, trang 38.
[56] Marsot 1993, trang 95.
[57] Châu 1992.
[58] Purcell 1952, trang 210, 214.
[59] Xin Yue Hua Bao 27 tháng 11 năm 1968.
[60] Kỳ 1978, trang 18.
[61] Marsot 1993, trang 96.
[62] Châu 1992, trang 35.
[63] Purcell 1952, trang 214.
[64] Xin Yue Hua Bao, 10 tháng 8 năm 1974; Kỳ 1978, trang 18.
[65] Nguyen M. 1979, trang 1041; Unger 1987, trang 598; Li B. 1990, trang 18.
[66] Lấy ví dụ, hầu hết những người Hoa ở Quảng Ninh có đất đai tổ tiên nằm ở Quảng Tây. Tham khảo Zhao 1993, trang 11.
[67] Danh sách hoàn chỉnh 19 nhóm dân tộc khác có nguồn gốc từ Trung Quốc, tham khảo Fan H. 1999, trang 162-246.
[68] Sở Văn Hóa và Thông Tin Thanh Hóa, 1978, trang 17; Kỳ 1978, trang 22.
[69] Xin Yue Hua Bao 6 tháng 11 năm 1969.
[70] Xin Yue Hua Bao 30 tháng 10 năm 1969.
[71] Xin Yue Hua Bao 7 tháng 11 năm 1969.
[72] Guo 2007.
[73] Mitchison 1961, trang 45-46; Evans 1990, trang 48.
[74] Woodside 1979, trang 389.
[75] Fitzgerald 1972, trang 114; Godley 1980, trang 46-47; Minority Rights Group, 1992, trang 26-27; Qiaowu weiyuanhui qiaowu yanjiusuo 1966, trang 30-40.
[76] Beijing Review 2 tháng 6 năm 1978; 16 tháng 6 năm 1978.
[77] Xin Yue Hua Bao 6 tháng 7 năm 1960; 17 tháng 7 năm 1960a; 17 tháng 7 năm 1960b; 17 tháng 7 năm 1960c.
[78] Evans 1990, trang 49.
[79] Unger 1987, trang 602.
[80] Châu 2006, trang 111.
[81] Zhuang S. 6 tháng 3 năm 1960; Xin Yue Hua Bao 30 tháng 3 năm 1960.
[82] Xin Yue Hua Bao 19 tháng 4 năm 1960; 12 tháng 5 năm 1960; 22 tháng 5 năm 1960; 19 tháng 4 năm 1961.
[83] Purcell 1952, trang 218; Unger 1987, trang 612; Fan H. 1999, trang 299.
[84] Kỳ 1978, trang 18. Theo Qing 1996, tổng dân số của Quảng Ninh là 664.000 vào tháng 1 năm 1976, bao gồm 142.000 người Hoa và người Hoa chiếm 21,4% tổng dân số.
[85] Nguyễn V. 1978, trang 41-42.
[86] Woodside 1979, trang 389.
[87] Unger 1987, trang 609. Một nghiên cứu gần đây về người Ngái, tham khảo  Hutton 2000, trang 254-76.
[88] Chính quyền Việt Nam về sau lập luận rằng bộ phận người Hoa ở thành thị cũng cần được xem là công dân Việt Nam vì ba lý do: thứ nhất, họ được đối xử như công dân Việt Nam; thứ hai, tổng hội của họ nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Lao Động Việt Nam; và thứ ba, họ không có hộ chiếu do Trung Quốc cấp hay thẻ cư trú vĩnh viễn do Việt Nam cấp. Kỳ 1978, trang 23.
[89] Nguyễn T. 7 tháng 9 năm 1965.
[90] Xin Yue Hua Bao 13 tháng 5 năm 1961; Hồng 14 tháng 5 năm 1964.
[91] Xin Yue Hua Bao 27 tháng 4 năm 1963; 20 tháng 11 năm 1963.
[92] Cankao Xiaoxi, 18 tháng 6 năm 1978; Hãng thông tấn Xinhua, 15 tháng 6 năm 1978.
[93] Fan H. 1999, trang 73; trang 219-20; Fan H. 2004, trang 264.
[94] Hoàng 1978, trang 11; Bộ Ngoại Giao, Việt Nam 1978.
[95] Amer 1991, trang 17.
[96] Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 1979, trang 38.
[97] Xin Yue Hua Bao 19 tháng 10 năm 1966; 27 tháng 11 năm 1966; 11 tháng 12 năm 1966; 25 tháng 12 năm 1966; 5 tháng 7 năm 1967; 14 tháng 7 năm 1967.
[98] Xin Yue Hua Bao 7 tháng 12 năm 1973
[99] Porter 1980, trang 55.
[100] Xin Yue Hua Bao 21 tháng 9 năm 1967.
[101] Như trên.
[102] Fu 2004, trang 305.
[103] Xin Yue Hua Bao 20 tháng 8 năm 1966.
[104] Benoit 1981, trang 148.
[105] He Kou Xian Zhi, 1994, trang 608-09.
[106] Xin Yue Hua Bao 1 tháng 9 năm 1976.
[107] Xin Yue Hua Bao, 20 tháng 3 năm 1960.
[108] Mai 1978, trang 56. Ngay cả trước thời thuộc Pháp, Hoa kiều ở Việt Nam cũng thừa hưởng đặc quyền ấy; Purcell 1952, trang 224.
[109] Cankao Xiaoxi 13 tháng 5 năm 1978; 1 tháng 6 năm 1978.
[110] Xin Yue Hua Bao 16 tháng 1 năm 1960; 20 tháng 1 năm 1960; 23 tháng 1 năm 1960; 25 tháng 1 năm 1960; 27 tháng 1 năm 1960; 1 tháng 2 năm 1960; 13 tháng 6 năm 1965; 13 tháng 8 năm 1966; Zhuang Y. 1960.
[111] Stern 1986, trang 284.
[112] Benoit 1981, trang 144.
[113] Xin Yue Hua Bao 10 tháng 8 năm 1974; 29 tháng 3 năm 1975.
[114] Benoit 1981, trang 148.
[115] Benoit 1981, trang 144.
[116] Nguyễn V. 1978, trang 43.
[117] Chang P.M. 1982, trang 197.
[118] Hoàng 1978, trang 12; Sở Văn Hóa và Thông Tin Thanh Hóa, 1978, trang 17.
[119] Một tuyên bố trong Bộ Văn Hóa và Thông Tin Việt Nam, 1878, trang 6.
[120] Fu 2004, trang 296.
[121] Tham khảo Xin Yue Hua Bao 1 tháng 6 năm 1965; 30 tháng 8 năm 1966; 18 tháng 10 năm 1966.
[122] Li B. 1990, trang 143.
[123] Li B. 1990, trang 139-43.

1 nhận xét: