Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Sự không tưởng của thuyết CNXH & Góp ý trước thềm phán quyết - sửa đổi Hiến pháp 1992

Phạm Chí Dũng - Thấy gì từ án treo Đinh Nhật Uy?

Ngay sau án treo cho Đinh Nhật Uy vào ngày 29/10/2013,  giới blogger và facebooker bất đồng chính kiến ở Việt Nam lại có thêm một chỉ dấu về chiến dịch bắt bớ họ sẽ… khó xảy ra.
Không có phép màu

Tất nhiên, giới không đồng thuận với chính thể Việt Nam như nhóm phản đối điều luật 258, Tổ chức nhân quyền quốc tế, Tổ chức ân xá quốc tế, Tổ chức phóng viên không biên giới… và đương nhiên gia đình bên “bị hại” không hoàn toàn tán đồng mức án tù treo 15 tháng mà giới “tài nguyên nhân quyền” dành cho Đinh Nhật Uy.

Thế nhưng như người đời thường bình phẩm, hãy cho tất cả những thành viên của giới đấu tranh nhân quyền ở các quốc gia phát triển, chẳng hạn như phong trào “Chiếm Phố Wall” vào cuối năm 2011 ở Mỹ, đến cư ngụ tại Việt Nam chỉ trong một quý, có lẽ họ sẽ không còn quá tha thiết với câu chuyện tranh đấu “được voi đòi tiên” ở đất nước mình.

Với Việt Nam, án treo được hiểu ngầm là tự do. Với những vụ việc mang màu sắc chính trị như Uy, tự do còn có ý nghĩa hơn rất nhiều bởi khái niệm này tuyệt đối không liên đới gì với cơ chế chạy án diễn ra thanh thiên bạch nhật trong lĩnh vực kinh tế.

Cũng chẳng hề có án treo chính trị nào từ trên trời rơi xuống, ứng với trường hợp Việt Nam. Rất thực tế, đó là kết quả cộng hưởng của những tác động liên tục của giới đấu tranh nhân quyền trong nước với ảnh hưởng của cộng đồng và chính giới quốc tế.

Đơn giản là nếu không có những tác động trên, dù lương tâm Đinh Nhật Uy không một chút áy náy về hành vi “phạm tội” mà các cơ quan kiểm sát và an ninh đòi hỏi ở anh, Uy vẫn có thể được bố trí “nằm” trong trại tạm giam của công an tỉnh ít nhất một năm, nếu vụ việc không đưa ra xét xử cũng như không kết án.

Ở Việt Nam, tình trạng giam giữ không xét xử là phổ biến, rất phổ biến. Mãi về sau này, những cuộc kiểm tra của cơ quan pháp luật quốc hội mới làm rõ được vài ba vụ việc mà thời gian tạm giam kéo dài đến 7 năm, bất chấp tinh thần thượng tôn luật pháp mà đội ngũ tư pháp từng thề thốt.
Bây giờ là năm 2013

Ngay sau án treo cho Đinh Nhật Uy, giới blogger và facebooker bất đồng chính kiến ở Việt Nam lại có thêm một chỉ dấu về chiến dịch bắt bớ họ sẽ… khó xảy ra.

Một lần nữa, người ta nhìn thấy một tín hiệu mới, rất mới, tiếp sau trường hợp nữ sinh áo trắng Phương Uyên vào tháng 8/2013, cũng tại tòa án Long An.

Nếu 3 năm án treo của Phương Uyên đã làm nhiều người quá bất ngờ, thì vào lần này, sự ngạc nhiên lại càng vỡ ra, tuy hàm lượng của nó có thể đã giảm đi một nửa.

Nếu trong vụ việc Phương Uyên, giới dân chủ Việt Nam còn lấn cấn nghi vấn về một “phép màu” của tạo hóa, hoặc bởi cung mệnh của cô bé khăng khăng tuyên bố “Tôi chỉ chống đảng cộng sản chứ không chống lại đất nước” là quá may mắn, thì với chiến dịch xử án Đinh Nhật Uy, điều được xem là phép màu đã biến thành một cái gì mang tính thực thể và biện chứng hơn hẳn.

Hai án treo chỉ cách nhau qua hơn hai tháng, cùng tại Long An. Hai nhân vật chính trị đều “cứng đầu” và đều được hai cơ quan an ninh điều tra và viện kiểm sát cố thuyết phục “nhận tội” ngay trước khi bị đưa ra xét xử… Đó là vài ba sự đồng điệu mà giới phân tích chính trị đối nội lẫn đối ngoại không thể bỏ qua.
chauxuannguyen.org-250.jpg
Bạn bè, người thân Đinh Nhật Uy cầu nguyện cho anh trước phiên xử. Photo courtesy of chauxuannguyen.org
Logic giản dị là nếu chính quyền sở tại và nhà nước trung ương đã “quyết tâm” cho Đinh Nhật Uy đi tù , thậm chí là tù lâu năm, họ đã không cần phải vào tận buồng tạm giam để bắt buộc Uy ký giấy nhận tội hoặc làm một thủ tục “khoan hồng” nào đó. Chẳng phải vào năm 2012, hai nhạc sĩ Việt Khang và Phạm Vũ Anh Bình, chỉ với một ca khúc chống Trung Quốc, chẳng cần “thủ tục” gì mà vẫn bị xử án đến 4 năm và 6 năm tù giam đó sao?

Chỉ có điều, bây giờ là năm 2013 chứ không còn là năm ngoái hay những năm “gian khổ” trước đây nữa. Năm nay lại le lói dấu chỉ phớt hồng bởi sự hồi sinh mối quan hệ giữa hai cựu thù Việt - Mỹ, cùng hàng loạt ấp ủ của nhà nước Việt Nam về đối tác chiến lược toàn diện với những quốc gia không còn man rợ về dân chủ, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự; về một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhưng còn đang bị “chống đối” bởi nhiều “thế lực thù địch”; và cả về lối thoát cho nền kinh tế - chính trị có thể nảy ra từ điều được giới chuyên gia quốc doanh cho là “cơ hội chưa từng có từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương”, cho dù hiệp định này vẫn còn lâu mới được giải tỏa bởi vô số “rào cản kỹ thuật” về xuất xứ hàng hóa, kiểm dịch, nhãn mác, nghiệp đoàn lao động, nhân quyền…

Trong hoàn cảnh chính trị Việt Nam giờ đây, động cơ đối ngoại luôn hữu cơ với hành xử đối nội. Không phải ngẫu nhiên mà từ tháng 7/2013 - thời điểm diễn trình cử chỉ chủ tịch nước Việt Nam trao bản sao lá thư năm 1946 của ông Hồ Chí Minh cho tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ - cho tới nay đã không xảy thêm một vụ bắt bớ nào nữa.

Không khí “bắt giữ” thật ra chỉ xảy ra đối với một số blogger và ủng hộ viên mà chính quyền coi là “quá khích”, như nhóm 258. Và thật ra hành động trấn áp cũng chỉ chủ yếu nhằm tác động về tâm lý, cô lập cá nhân và biểu hiện ở mức độ câu lưu trong 1-2 ngày.

Trong những trường hợp chẳng đặng đừng, lực lượng “vô sản lưu manh” xuất hiện. “Vô sản lưu manh” cũng là cụm từ chuyên biệt mà Các Mác đặc tả về những kẻ có khuynh hướng biến cách mạng thành một mớ hổ lốn.

Quang cảnh vừa hoạt náo vừa sẵn lòng thượng cẳng tay, hạ cẳng chân của một lực lượng công an và dân phòng Long An, đông gấp vài chục lần số người biểu tình đòi trả tự do cho Đinh Nhật Uy mới đây, cho thấy không phải những người “bảo vệ pháp luật” không muốn tống giam vĩnh viễn loại “ngoan cố” như Uy, mà chẳng qua “điều kiện khách quan” không cho phép họ xuống tay bất chấp.

Quanh cảnh trong tòa lại khác hẳn ngoài tòa. Vào lần này, tín hiệu “cởi mở” đã được lặp lại và đang dần trở thành phản xạ có điều kiện.

Phản ứng hóa học chưa kết tủa này có thể khiến tâm trạng các cơ quan an ninh từ trung ương xuống địa phương trở nên khó tả, khó nghĩ và càng khó quyết định về chuyện cho “nhập kho” ai đó.

Trong xu hướng chưa “minh bạch” về đối ngoại và kể cả cốt kịch cần “theo ai”, cách thức khôn ngoan nhất vẫn là im lặng và chờ đợi.
Tất cả vẫn đang “treo”

Vì sao Uyên và Uy được thả, trong khi Lê Quốc Quân vẫn bị cầm tù?

Trong một góc nhìn tế nhị, cả Phương Uyên lẫn Đinh Nhật Uy đều chỉ là những nhân vật mang tính biểu tượng chứ chưa đặc trưng cho vai trò thủ lĩnh, cầm chịch trong các cuộc phản kháng đối với chính quyền. Nói cách khác, cho dù không phải nhận án treo và cũng không bị ràng buộc bởi bất kỳ “thời gian thử thách” nào, các bạn trẻ này cũng chưa thể xúc tiến một hành động nào “nguy hiểm” đối với chính thể.

Một câu hỏi khác cũng nảy nòi: vì sao mức án đối với những nhân tố mang dấu ấn chính trị như Phương Uyên và Đinh Nhật Uy chỉ là treo, còn án tù giam lại dành cho hành vi bị quy kết là “trốn thuế” đối với Lê Quốc Quân - người đã từng tự nguyện ứng cử đại biểu quốc hội và có tương lai trở thành một chính khách chuyên nghiệp?

Và câu trả lời có thể không cần quá tế nhị: trên con đường “giao lưu nhân quyền” với quốc tế, có lẽ nhà nước Việt Nam đang dần hé cánh cửa nhà giam. Nhưng chỉ là hé chứ chưa phải mở, khác hẳn hành động dũng khí thả vài trăm tù chính trị từ năm 2011 đến nay của Tổng thống Thein Sein ở Miến Điện.

Chủ thuyết “hé mở uyển chuyển” như thế, về mặt logic, hẳn nhiên sẽ được bắt đầu với những “đối tượng” không quá nguy hiểm như Phương Uyên và Đinh Nhật Uy. Ngược lại, Lê Quốc Quân lại có vẻ xứng đáng với vai trò “con hổ dân chủ” đến mức không một ai đủ can đảm để ký lệnh thả nhân vật này, cho dù Quân mới là tiêu điểm mà cộng đồng nhân quyền quốc tế chú tâm và không ngớt kêu gọi trả tự do.

Nhưng dù gì và hiểu theo cách nào đó, “hé” cũng là “mở”, cho dù động tác giằng kéo như thế lại như hình bóng với não trạng trì độn và thiếu bản lĩnh của “một bộ phận không nhỏ” trong giới chính khách đương đại Việt Nam.

Trong lộ trình mở hé như vậy, tất cả vẫn còn “treo”. Treo từ nhà giam đến viễn cảnh đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, TPP và cả vài gương mặt chính khách đang muốn “tự chuyển hóa”.

Nhưng dù sao, một chút mở mang “dân trí chính trị” như với trường hợp Đinh Nhật Uy cũng khiến cho giới blogger bất đồng chính kiến có thêm hy vọng về tương lai không đến nỗi quá tăm tối đối với hai người bị bắt cùng đợt với Uy vào giữa năm nay - Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất.

Có hy vọng những người còn trong trại tạm giam sẽ không bị kết án.

Thảng hoặc, họ còn được ung dung trở về nhà vào một buổi tối trời trong không bao lâu nữa, sau khi đã “hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình và xã hội” - như kết luận của Đinh Nhật Uy tại tòa Long An mới đây.

Phạm Chí Dũng, Việt Nam 30-10-2013

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
Phạm Chí Dũng gửi RFA từ Việt Nam
2013-10-30

Sự không tưởng của thuyết CNXH


Chủ nghĩa xã hội và những mảng lý luận khác của đảng cộng sản Việt Nam được nhiều nhà phân tích cho là đang trong cơn khủng hoảng. Có nhà lý luận còn quả quyết Chủ nghĩa xã hội đã phá sản từ lâu nhưng Việt Nam vẫn lên tiếng bảo vệ nó như bảo vệ quyền lực của giới lãnh đạo.

Trong một bài viết mới dây trên Tạp Chí Cộng sản, Nhị Lê đã nhắc lại nguyên lý không thay đổi của Đảng: “Càng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng phải xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh toàn diện và chúng ta càng phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Thế nhưng đội ngũ giai cấp công nhân ấy sau bao nhiên năm chịu sự lãnh đạo của đảng không hề có một chút gì thay đổi so với trước, khác chăng là người công nhân không bị sự kềm cặp của những tay cặp rằn của thời Pháp thuộc để thay vào đó là những quản đốc hay giám thị nước ngoài trong các khu công nghiệp  của thời kỳ đổi mới. Điều quan trọng và cần thiết nhất cho giai cấp công nhân là hệ thống công đoàn độc lập do họ lập nên lại không hề xuất hiện tại Việt Nam.

Bài viết trong Tạp chí Cộng sản này có đoạn: “Khép lại thế kỷ XX, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cách mạng nước ta đã thu được những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử trọng đại trên bình diện dân tộc và quốc tế, không ai và không gì có thể phủ nhận nổi.”

Trên bình diện dân tộc, dù là người yêu đảng nhất cũng không thấy được điều gì mà chủ nghĩa xã hội mang lại tại Việt Nam từ khi theo chân Liên Xô theo đuôi chủ nghĩa này như theo đuôi một phong trào, một lý thuyết. Trên bình diện quốc tế lại càng là một con số không tròn trĩnh vì Việt Nam luôn tự phủ định chủ nghĩa xã hội đối với quốc tế khi liên tục khẩn khoản yêu cầu họ thừa nhận Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường, khắc tinh của CNXH

Đối với Karl Marx chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế-xã hội chuyển quyền điều khiển các phương tiện sản xuất từ tay của một số ít của dân chúng sang tay tập thể qua một cuộc cách mạng để dành lấy quyền hành từ một chế độ tư bản hay quân chủ, phong kiến.

Ấn tượng về mô hình phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa do Liên Xô chủ đạo đã thúc đẩy Việt Nam thực hiện một nền kinh tế tập trung cho phép nhà nước nắm tất cả quyền sản xuất lẫn phương tiện sản xuất. Nền kinh tế tập trung tuy sau đó được cải tổ thành kinh tế thị trường nhưng phương tiện sản xuất như đất đai vẫn nằm trong tay nhà nước.

Sau nhiều năm sống chung với khẩu hiệu và kiên trì với mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mới đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu:  “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.

Đại tá Phạm Xuân Phương, người nhiều năm công tác trong Cục chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam trả lời câu hỏi tại sao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn khẳng định là Việt Nam không thay đổi mục tiêu tiến tới chủ nghĩa xã hội mặc dù nhìn nhận con đường của nó là mịt mùng không có điểm đến:

“Cơ bản ông ấy không đủ khả năng đề ông ấy hiều nhưng bên cạnh ấy nó cũng là quyền lợi. Ông ta ngu dốt lại hưởng tất cả mọi quyền lợi thì việc gì mà thay đổi trong khi ông ta lại đang làm vua ở xứ sở này. Những cái đó nó quan hệ với nhau nó tạo ra những mối rang buộc và cú như thế mà ông ta hót. Trí thức Việt Nam kể cả những người bảo hoàng nhất người ta cũng không thể nào nghe và chấp nhận việc ổng nói nữa.”
Đường đi không đến

Nhà văn Xuân Vũ có một cái tựa rất hay cho một trong những tác phẩm của ông, đó là “Đường đi không đến”. Tựa cuốn hồi ký này thật thích hợp với câu nói của ông Tổng bí thư trong thời gian hiện tại mặc dù hai sự việc xảy ra cách nhau đúng 40 năm.

Giáo sư Đặng Phong, một chuyên gia kinh tế chính trị của Đại học Kinh tế Quốc dân một lần trước khi tạ thế đã nói với chúng tôi về vấn đề này, ông giải thích tại sao lãnh đạo Việt Nam vẫn khư khư ôm cái lý thuyết tuy hay nhưng đã phá sản là chủ nghĩa xã hội:

“Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nó nữa nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giã từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mà mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu. Cái nội dung thật của nó là cái gì thì không tìm thấy đâu. Nó là một món nợ của lịch sử. Người Việt Nam chưa bao giờ xây dựng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô nhưng Việt Nam đã đi theo con đường đó mà ngày nay chưa ai dám thẳng thắn tuyên bố rằng con đường đó là sai lầm bởi vì tuyên bố như thế rất nguy hiểm về mặt tâm lý xã hội.”

Người quan tâm đến sự vận động của hệ thống chính trị tại Việt Nam vẫn kỳ vọng một thay đổi có tính cốt lõi là nhìn nhận sự vô nghĩa của chủ nghĩa xã hội để đất nước có cơ hội khẳng định và hòa nhập vào dòng chảy quốc tế. Tuy nhiên kỳ vọng này theo đại tá Phạm Xuân Phương khó được ông Tổng Bí thư chấp nhận:

“Cái gốc chính là ông ta không có khả năng để thay đổi. Không khả năng quan sát để nhận thức hiện thực trong khi thế giới nó đã khác rồi. Mọi người đã thấy khác nhưng ông ta thì không bao giờ thấy khác. Vẫn cứ nhìn xã hội Việt Nam, nhìn chung quang khu vực, nhìn thế giới như những năm 60. Vì vậy ông ta cứ tiếp tục hò hét Chủ nghĩa xã hội vẫn là mùa xuân nhân loại, vẫn là chủ nghĩa tư bản đang dãy chết, khó khăn của cách mạng Việt Nam chỉ là tạm thời…những luận điểm từ những năm trước đây bất kỳ một người nào ở trường lý luận ở trình độ sơ cấp người ta cũng biết được điều đó mà ông Trọng ổng lại mang trình độ sơ cấp ra ông ấy làm.”

Và Giáo sư Đặng Phong nhận xét:

“Thế bây giờ đang đi theo cái mô hình đó của Liên Xô mà thừa nhận mô hình đó là thất bại là sai lầm, đổ bể thì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con người toàn xã hội. Nó ảnh hưởng đến cả vị trí của bộ máy nhà nước nữa cho nên người ta vẫn phải giữ lại như một cái mục tiêu và có thể cái mục tiêu đó không biết bao giờ tới nơi nhưng không bỏ được.”

Nhiều đảng viên cao cấp và kỳ cựu không còn thiết tha chú ý tới những lý luận hay nghị quyết mà đảng đưa ra trong các kỳ đại hội nữa là điều hiện đang trở thành phổ biến. Khi niềm tin của họ bị coi thường thậm chí lạm dụng thì mọi tuyên bố dù của cấp nào cũng chỉ nhằm mục đích giữ chắc cái ghế mà họ đang ngồi. Đại tá Phạm Đình Trọng, nhà văn, nhà báo của tờ Văn Nghệ Quân Đội cho biết sự thật này:

“Những cái phát biểu, bàn luận hay lý luận của họ càng ngày càng lạc hậu thụt lại quá xa cuộc sống. Thí dụ như cái câu ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng “hiến pháp nó quan trọng sau cương lĩnh của đảng” thì nó lạc lỏng vô cùng. Điều này chỉ có thể nói được ở những năm 60 của thế kỷ trước. lúc mà chủ nghĩa cộng sản thế giới đang thắng thế thì người ta có thề bỏ qua nhưng đến bây giờ mà vẫn nói như thế thì thật là sai trái.”

Câu hỏi mà nhiều đảng viên đang đặt ra, khi lý luận và chủ thuyết đã phá sản, đảng sẽ chứng minh vai trò dẫn dắt toàn đảng toàn dân bằng phương pháp gì trong cái gọi là thực tiễn của xã hội hôm nay?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-10-30

Vụ Cát Tường và sáu thi thể khác

Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường

Vụ bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường đang gián đoạn vì chưa tìm thấy thi thể nạn nhân

Đã hơn 10 ngày trôi qua kể từ khi chị Lê Thị Thanh Huyền (Hà Nội) bị tử vong sau khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ tại Thẩm mỹ viện Cát Tường.

Theo lời khai của bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường, xác chị Huyền bị ném xuống sông Hồng với mục đích phi tang, sự việc đã gây rúng động dư luận về y đức của vị bác sĩ này.

Trong khi các cơ quan chức năng Việt Nam đang lúng túng trong việc điều tra và xác định rõ trách nhiệm thuộc về ai, đơn vị nào, thì người thân và hàng trăm người dân vẫn mòn mỏi chờ đợi hàng ngày bên bờ sông Hồng, mong tìm được thi thể của người xấu số.

Ngoại cảm

Xung quanh sự việc đau lòng này, đã xuất hiện nhiều vấn đề khiến chúng ta cũng phải nghiêm túc nhìn lại.

Đơn cử như việc xuất hiện liên tục các “nhà ngoại cảm” chẳng hạn, mỗi người một ý, họ vừa gieo hy họng vừa gieo thất vọng cho người nhà nạn nhân và dư luận quan tâm, họ vừa làm đa sắc thêm tình hình khi cách đây chưa lâu, đài truyền hình Việt Nam (VTV) lần lượt có những chương trình “bóc mẽ” cái gọi là “ngoại cảm”, một lĩnh vực đang làm mưa làm gió trong những năm gần đây.

Đáng chú ý hơn, trong suốt quá trình tìm thi thể chị Huyền, người ta đã lần lượt phát hiện ra 6 thi thể khác trôi dạt trên sông Hồng và các khu vực lân cận.

Đáng buồn thay khi 6 thi thể này ngay lập tức bị quên lãng, gần như tất thảy đều lắc đầu ngao ngán vì …đó không phải là chị Huyền.

Rõ ràng, đây là một sự thật đau lòng!

Những ngôn ngữ về đạo đức, lương tâm vẫn đang hàng ngày, hàng giờ được lan truyền khủng khiếp trên mạng internet, người ta căm phẫn trước hành động vô nhân tính của bác sĩ Tường, người ta xót xa cho sự bất hạnh của chị Huyền.

Nhưng chẳng thấy bất cứ một ai, bất cứ một tổ chức hay cơ quan nào lên tiếng về 6 thi thể bạc mệnh trôi sông kia cả. Ai dám chắc rằng, những cái chết kia là không dã man, và không bất hạnh như chị Huyền!?
 
Tự vấn
Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường
Bác sỹ Tường chỉ chỗ ném xác nạn nhân

Tôi tự hỏi rằng, phải chăng “dư luận” đang quan tâm đến vụ việc “thẩm mỹ viện Cát Tường” phần nhiều là do sự tò mò, hơn là những bản năng về đạo đức?

Sáu thi thể trôi dạt được tìm thấy trong 10 ngày (và tính cả chị Huyền nữa là 7), liệu những người có trách nhiệm đã giật mình về các vấn đề an ninh hay chưa?

Và cách ứng xử của các cơ quan nhà nước, phải chăng đang đơn thuần chỉ là “đối phó” với dư luận? nhằm sớm nhất có thể xoa dịu nỗi đau và những sự căm phẫn?

Đến lúc này, người ta mới cuống cuồng cho kiểm tra hàng loạt các cơ sở y tế, thẩm mỹ, khẩn trương quy và làm rõ trách nhiệm... Chả nhẽ họ chấp nhận “chữa cháy” theo kiểu “chạy theo dập lửa” mãi như thế được sao?

Chưa có câu trả lời, chỉ có những tiếng thở dài ngán ngẩm. Và đương nhiên, một chút nhíu mày cho 6 thi thể bạc mệnh kia, hình như vẫn đang là điều xa ngái?!!

Khánh Sơn
Gửi cho BBC từ Hà Nội

Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
(BBC)

Việt-Mỹ đối thoại chính sách quốc phòng

Toàn cảnh đối thoại

Việt Nam và Hoa Kỳ vừa có đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng lần 4 tại Washington DC trong hai ngày 28/10-29/10.

Trong khuôn khổ đối thoại, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, đã ký biên bản hợp tác về bảo vệ bờ biển với Đô đốc Lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ Robert Papp.

Theo đó, hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển, nghiên cứu dự báo và chia sẻ kinh nghiệm.

Đoàn Việt Nam đã đi thăm một số đơn vị, căn cứ hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ.

Vòng đối thoại lần này do Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chuyên trách Nam Á và Đông Nam Á Vikram Singh đồng chủ trì.

Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết lần này "hai bên đã trao đổi, đánh giá tiến trình hợp tác quân sự, quốc phòng song phương, tình hình an ninh khu vực và các vấn đề quan tâm chung, trong đó có tự do, an toàn hàng hải, an ninh biển và những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa hòa bình, ổn định tại khu vực".

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel dự định sẽ thăm Việt Nam năm 2014.

Giữ nguyên cam kết

Ông Vikram Singh được dẫn lời nói "dù gặp khó khăn về ngân sách, các cam kết của Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dương vẫn không thay đổi".

Ông nói thêm rằng Mỹ "tiếp tục tăng cường quan hệ với các đồng minh cũng như đối tác mới, trong đó có Việt Nam".

Hợp tác hai bên trong lĩnh vực hải quân được nhấn mạnh, với thống nhất tăng cường các chuyến thăm viếng lẫn nhau của tàu chiến và tàu của Mỹ sửa chữa dịch vụ hậu cần tại các cảng của Việt Nam.

Phía Hoa Kỳ hoan nghênh Việt Nam tuyên bố chính thức tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, và khẳng định sẽ giúp đỡ Việt Nam tham gia hoạt động này.

Về tranh chấp lãnh thổ trên biển, hai bên tái khẳng định chủ trương giải quyết bất đồng một cách hòa bình, thông qua thương lượng và dựa trên luật pháp quốc tế, hướng tới thiết lập Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Đây là cuộc đối thoại chính sách quốc phòng thứ hai trong năm nay, lần trước hồi tháng 1.

Đáng ra đối thoại này diễn ra mỗi năm một lần, nhưng cuộc năm 2012 không được tổ chức vì thiên tai ở Mỹ và chuyển sang năm nay.

Hàng năm Việt Nam và Hoa Kỳ có ba cơ chế đối thoại liên quan tới quốc phòng, bao gồm Đối thoại quốc phòng song phương (Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ chủ trì, bắt đầu từ 2005); Đối thoại Chính trị-An ninh-Quốc phòng (do Bộ Ngoại giao hai bên chủ trì, bắt đầu từ 2008); và Đối thoại Chính sách Quốc phòng (Bộ Quốc phòng hai bên chủ trì, bắt đầu từ 2010).
(BBC)

Đại sứ quán Úc do thám ‘khắp châu Á’?


Biểu tình phản đối chương trình nghe lén của NSA ở Washington hôm 26/10

Các đại sứ quán Úc đã được dùng để nghe lén điện thoại và lọc dữ liệu tại khắp châu Á như một phần của hệ thống do thám của Hoa Kỳ, theo tờ Sydney Morning Herald.

Tờ này dẫn nguồn của một quan chức tình báo Úc và Edward Snowden cho hay Cơ quan Tình báo Chính phủ Úc (Defence Signals Directorate) thực hiện việc do thám tại các đại sứ quán mà hầu hết giới ngoại giao Úc không hề biết.

Fairfax Media, công ty truyền thông lớn tại Úc, nói rằng việc thu thập thông tin tình báo diễn tại các đại sứ quán Úc ở Jakarta, Bangkok, Hà Nội, Bắc Kinh, Dili (Đông Timor), và Cao ủy của Úc tại Kuala Lumpur và Port Moresby...

Trong khi đó Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc từ chối bình luận về vụ việc được tiết lộ này.

Một người phát ngôn bộ này nói “Bấy lâu nay chính phủ Úc không bình luận về các chủ đề tình báo”.

Còn ông Des Ball, một chuyên gia tình báo nói rằng Cơ quan Tình báo Chính phủ Úc đã hợp tác với Hoa Kỳ từ lâu để theo dõi khu vực châu Á Thái Bình Dương.

"Biết láng giềng của mình thực sự nghĩ gì là quan trọng cho tất cả các kiểu đàm phán ngoại giao và mậu dịch," Giáo sư Ball nói với Fairfax Media.

Tài liệu mật của NSA bị ông Snowden tiết lộ và được đăng trên tạp chí Der Spiegel của Đức cho thấy một chương trình do thám tại các đại sứ quán và lãnh sự quán của Hoa Kỳ cũng như các cơ quan ngoại giao của nhóm “Năm cặp mắt” đối tác tình báo trong đó có Australia, Anh Quốc và Canada.

Được gọi dưới mật mã STATEROOM, chương trình này gồm hoạt động nghe lén điện thoại và đọc dữ liệu lưu chuyển bằng internet.

Tài liệu này nói rõ rằng Cơ quan Tình báo Chính phủ Úc thực hiện hoạt động do thám tại cá cơ sở ngoại giao của Úc.

“Hoạt động này là bí mật, và sứ mệnh thực sự của các hoạt động này không được đa phần nhân viên ngoại giao làm việc tại các cơ sở đó biết”, tài liệu này cho hay.

Trong khi đó một phái đoàn quan chức tình báo của Đức đang ở Washington để hội đàm với Tòa Bạch Ốc về tin tức liên quan tới việc điện thoại di động của Thủ tướng Đức Angela Merkel bị nghe lén.

Còn James Clapper, giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ vào tuần này phát biểu trước các nghị sỹ theo dõi để biết ý định của các nhà lãnh đạo nước ngoài là ‘chủ trương hàng đầu’ của chính sách tình báo Mỹ.
(BBC)

Blogger Nguyễn Lân Thắng bị bắt giữ tại Nội Bài

Blogger Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động cho quyền
Blogger Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động cho quyền
Facebook/fanpage
Blogger Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động cho quyền con người và tự do ngôn luận tại Việt Nam, hiện đang bị cơ quan chức năng bắt giữ ở Sân bay Nội Bài, sau khi về đến Việt Nam hồi chiều tối ngày 30 tháng 10.

Một thân hữu của anh Nguyễn Lân Thắng  trong số mấy chục người đi đón anh này, là blogger Lã Việt Dũng vào lúc 11:50 phút cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin về việc bắt giữ đó như sau:

“Hiện chúng tôi có chừng 30 người đang đứng ở đây, anh Thắng có hẹn chúng tôi đi đón. Vào lúc 8:15 phút anh Thắng gọi điện ra cho biết anh Thắng đã bị bắt.

Sau đó chúng tôi làm đúng qui trình thủ tục mời chị Vượng là vợ anh Thắng lên để làm việc với Sân Bay. Chúng tôi hỏi tất cả các phòng, tất cả các phòng đều đùn đẩy không trả lời, đùn đẩy đến Phòng Xuất Nhập Cảnh.

Lên Phòng Xuất Nhập Cảnh họ hẹn chúng tôi 10 phút; thế nhưng sau 10 phút phòng đó bỏ trống không có một ai tiếp đón chúng tôi. Bây giờ chúng tôi không biết tìm anh Nguyễn Lân Thắng ở đâu.

Chúng tôi rất muốn tôn trọng pháp luật, và chúng tôi rất lo lắng để tìm được người thân nhưng không biết cách làm thế nào. Do đó chúng tôi bằng mọi cách, bằng mọi giá phải đưa lên công luận”.

Xin phép được nhắc lại, blogger Nguyễn Lân Thắng vừa có một chuyến đi ra nước ngoài khoảng ba tháng. Trong thời gian đó anh có tiếp xúc với Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Bangkok, một số cơ quan nhân quyền quốc tế… để trình bày về tình hình thực tế tại Việt Nam.

Đài chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về việc blogger Nguyễn Lân Thắng bị giữ tại Sân bay Nội Bài sau chuyến đi nước ngoài về.
IMG_9482-622.jpg
Bạn bè và gia đình kêu gọi trả tự do cho Blogger Nguyễn Lân Thắng tại sân bay Nội Bài hôm 30 tháng 10 năm 2013. Citizen photo.

1401746_559498447460981_1030444651_622.jpg
Bạn bè và gia đình kêu gọi trả tự do cho Blogger Nguyễn Lân Thắng tại sân bay Nội Bài hôm 30 tháng 10 năm 2013. Citizen photo.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-10-30 

Gia đình ông Vươn thua kiện UBND huyện Tiên Lãng

(VTC News) - Sau thời gian nghị án, Hội đồng xét xử tuyên bác đơn yêu cầu đòi bồi thường cho gia đình ông Vươn trong vụ kiện hành chính liên quan đến quản lý đất đai.
Sáng nay (30/10), tại huyện Tiên Lãng, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Tiên Lãng mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án hành chính về việc “Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai”, giữa người khởi kiện là ông Đoàn Văn Vươn, SN 1963, trú tại thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng (Tiên Lãng, Hải Phòng).

Hiện ông Đoàn Văn Vươn đang trong thời gian thụ án nên đã ủy quyền cho ông Vũ Văn Luân, SN 1963, trú quán: Xóm 9, thôn Chữ Khê, xã Hùng Thắng (Tiên Lãng, Hải Phòng) tham gia tranh tụng tại phiên tòa;
Gia đình ông Vươn thua kiện UBND huyện Tiên Lãng
Quang cảnh phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hành chính sáng nay (30/10) tại TAND huyện Tiên Lãng - Ảnh Minh Khang 
Người bị kiện là UBND huyện Tiên Lãng. Người đại diện theo ủy quyền của người bị kiện là ông Phạm Văn Trống, SN 1958, chức vụ: Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường -  UBND huyện Tiên Lãng.

Chủ tọa phiên tòa là bà Đỗ Thị Xuyến - Thẩm phán TAND huyện Tiên Lãng.

Sau phần thực hiện các thủ tục mở phiên tòa theo quy định, ông Vũ Văn Luân, người được ông Đoàn Văn Vươn ủy quyền tranh tụng tại phiên tòa trình bày toàn bộ nôi dung yêu cầu bồi thường những thiệt hại được cho là do các quyết định giao đất, thu hồi đất và cưỡng chế đất trái pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng gây nên.
Gia đình ông Vươn thua kiện UBND huyện Tiên Lãng
Ông Vũ Văn Luân, người được ông Vươn ủy quyền trình bày yêu cầu đòi bồi thường - Ảnh Minh Khang 
Theo đơn yêu cầu của gia đình ông Vươn, thì số tiền UBND huyện Tiên Lãng phải bồi thường cho gia đình ông Vươn lên đến 30,379 tỉ đồng. Bao gồm các khoản: Thiệt hại về vật chất trực tiếp và thiết hại về vật chất gián tiếp; Thiệt hại về thu nhập thực tế; Thiệt hại về tinh thần cho ông Đoàn Văn Vươn và gia đình ông Vươn. 
Gia đình ông Vươn thua kiện UBND huyện Tiên Lãng
Ông Phạm Văn Trống, người được UBND huyện Tiên Lãng ủy quyền tham gia tranh tụng tại phiên tòa - Ảnh Minh Khang 
Người được UBND huyện Tiên Lãng ủy quyền tranh tụng tại phiên tòa là ông Phạm Văn Trống, cũng trình bày trước tòa những cơ sở pháp lý, chứng cứ, quan điểm của UBND huyện Tiên Lãng là bác toàn bộ yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của gia đình ông Vươn được ông Vũ Văn Luân trình bày trước phiên toà.

Sau thời gian xét xử và nghị án, đến gần 12h trưa, HĐXX tuyên bác đơn yêu cầu đòi bồi thường cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn trong vụ kiện hành chính liên quan đến quản lý đất đai của UBND huyện Tiên Lãng. Đồng thời, gia đình ông Vươn phải nộp mức án phí trên 23 triệu đồng.

Trao đổi với PV VTC News, ông Vũ Văn Luân, người được ông Đoàn Văn Vươn tham gia tranh tụng tại phiên tòa hôm nay cho biết: Sau khi nhận được bản án của Tòa sơ thẩm xét xử ngày hôm nay, gia đình ông Vươn sẽ tiếp tục làm đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm - TAND TP Hải Phòng.

(VTC-News) 

PGS. Đào Công Tiến - Góp ý trước thềm phán quyết - sửa đổi Hiến pháp 1992

  • Kính thưa Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và quý vị Đại biểu Quốc hội khóa 13
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.

Trên tinh thần đó, tôi xin được tiếp tục chia sẻ với những ý kiến góp ý sau đây với Đại biểu Quốc hội.

1. Việt Nam là một đất nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Các dân tộc Việt Nam là một khối thống nhất, đều bình đẳng, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, đảng phái.

Vì thế, Hiến pháp phải khẳng định mạnh mẽ lập trường chủ quyền đối với một đất nước độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và lập trường dân tộc với khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam là chủ thể của chủ quyền đó.

Điểm quy chiếu xuyên suốt của lập trường dân tộc như đã đề cập ờ trên là thực thi quyền con người, quyền Dân sự và Chính trị của công dân.

Hơn 65 năm qua, với 4 Hiến pháp và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân có được đề cập như liệt kê những quyền cơ bản, nhưng những chuẩn mực cần có chưa được làm rõ, nhất là quyền trong sự gắn kết với nghĩa vụ bị nghĩa vụ lấn lướt làm mờ nhạt, thậm chí còn bị vô hiệu hóa.

Điều 33 (sửa đổi bổ sung điều 58 của Hiến pháp hiện hành) thừa nhận quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, nhưng thiếu chế tài đề bảo vệ nguồn thu nhập hợp pháp đó tránh khỏi sự bòn rút bởi những biến động của giá, lương, thuế, phí làm cho thu nhập trên thực tế trở thành thu nhập không đủ sống (ngay cả với mức sống tối thiểu).

Những Hiến định về quyền con người, quyền Dân sự và Chính trị của công dân cần thể hiện những quy định và chuẩn mực quốc tế, nhất là với Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, công bố ngày 10/12/1948 và công ước quốc tế về những quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký tham gia ngày 24/09/1982.

2. Chế độ chính trị mà Việt Nam chọn đưa vào Hiến pháp, xin đề nghị là Cộng hòa hoặc Cộng hòa Dân chủ, chứ không phải Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (như Hiến pháp 1992 và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992) vì tinh thần của nền cộng hòa sáng rõ và đầy sức thuyết phục, còn XHCN có nhiều nội hàm không phù hợp, không đúng, gây ra nhiều bất ổn cho tiến trình phát triển và hoàn thiện xã hội. Với chế độ chính trị là Cộng hòa hoặc Cộng hòa Dân chủ đề nghị đổi tên nước từ “Cộng hòa XHCN Việt Nam” thành “Việt Nam Cộng hòa” hoặc “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (như Hiến pháp 1946).

Sứ mạng và tầm nhìn của chính thể Cộng hòa hoặc Cộng hòa Dân chủ là bảo vệ độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Sự lựa chọn và thay đổi này phù hợp với tinh thần cộng hòa theo tư duy Hồ Chí Minh, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố trước quốc dân, đồng bào, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè trên thế giới qua Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 và Hiến pháp năm 1946.

Sự thay đổi này cũng phù hợp với nhận thức mới về học thuyết Mác - Lênin và Chủ nghĩa Xã hội đã được cuộc sống kiểm định và phán xét về sự không phù hợp và không đúng của nó. Và trên thực tế nó đã không vượt qua được khủng hoảng và sụp đổ bởi nguyên nhân tự thân của nó.

3. Nhà nước của nước Việt Nam Cộng hòa hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân với khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, chứ không phải của giai cấp công nhân hoặc giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là nền tảng (như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992).

Nhà nước của nước Việt Nam Cộng hòa hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập, chứ không phải nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (như Hiến pháp 1992 và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992). Các nhánh quyền lực nhà nước – lập pháp, hành pháp, tư pháp – phải được phân định rạch ròi theo chức năng, nhiệm vụ của nó. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn tương thích với chức năng nhiệm vụ ở các nhánh phải hoạt động độc lập, không ỷ lại, dựa dẫm vào nhau và cũng không để cho tổ chức và cá nhân bất kỳ nào can thiệp, chi phối, nhất là đối với hệ thống tư pháp phải được xét xử độc lập trên cơ sở Hiến pháp và luật.

Sự phân định rạch ròi đó cũng tạo chuẩn mực để các nhánh quyền lực nói riêng và các tổ chức chính trị, xã hội khác nói chung ràng buộc, chế ước lẫn nhau nhưng không chi phối theo kiểu vượt thẩm quyền hoặc độc quyền quyền lực.

4. Ở điều 4 của Hiến pháp 1992 và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nên bỏ những phần nói cụ thể về Đảng Cộng sản Việt Nam và “Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, và thay vào đó là những hiến định về đảng cầm quyền.

Đảng cầm quyền là Đảng tôn trọng chủ quyền quốc gia, dân tộc Việt Nam, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, được nhân dân tín nhiệm, người của đảng được nhân dân bầu chọn, đưa vào bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân qua các cuộc bầu cử thật sự tự do, dân chủ có sự sàng lọc của cạnh tranh chính trị trong môi trường đa nguyên, đa đảng.

5. Với tầm của Hiến pháp, cần có quyết sách đúng và rõ ràng về chủ quyền và quyền sở hữu đất đai.

Đất với tư cách là lãnh thổ, là tài nguyên và là cảnh quan môi trường tự nhiên, thuộc chủ quyền quốc gia và quyền của chủ quyền đó là của toàn dân và Nhà nước được trao quyền đại diện chủ quyền.

Đất được đưa vào khai thác, sử dụng còn là sản phẩm của lao động (cả lao động cha truyền con nối) là tài sản hoặc bộ phận cấu thành tài sản (trong bất động sản), là tư liệu sản xuất (trong sản xuất nông nghiệp) của người dân và các chủ thể sản xuất kinh doanh nhất định, lẽ ra phải được cư xử như những tài sản, những tư liệu sản xuất như đã đề cập ở điều 33 của dự thảo. Ở đó quyền sở hữu tư nhân được thừa nhận và bảo hộ bên cạnh sở hữu nhà nước và tập thể.

Hiến pháp 1980 và 1992 không thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai, đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế và bất ổn xã hội. Thiết nghĩ, đã đến lúc phải sửa đổi. Bên cạnh sự khẳng định tài nguyên đất thuộc chủ quyền quốc gia, toàn dân tộc, Hiến pháp phải thừa nhận và bảo hộ sở hữu tư nhân về đất đai bên cạnh sở hữu nhà nước và tập thể.

Đất đai là tài sản có chủ thể sở hữu rõ ràng, trong kinh tế thị trường việc dịch chuyển quyền sở hữu được thực hiện dưới hình thức mua bán là tất yếu. Nhà nước khi có nhu cầu vì quốc kế dân sinh thường phải trưng mua theo cơ chế và giá cả thị trường. Trong những trường hợp đặc biệt vì an ninh, quốc phòng có thể trưng thu đất nhưng phải có đền bù không để thiệt đối với người dân.

6. Mô hình kinh tế tổng quát, đã và đang được thể hiện trong Hiến pháp 1992 và bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, bị chi phối bởi chế độ kinh tế nặng về công hữu là nền tảng, kinh tế nhà nước là chủ đạo, đã không còn phù hợp phải thay đổi trong tu chỉnh Hiến pháp kỳ này.

Để tạo điều kiện và khuyến khích huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân để chấn hưng kinh tế và an sinh xã hội, thì không thể không bình đẳng trong hiến định về cách ứng xử đối với các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.

Vẫn tiếp tục xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo như trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là không phù hợp với tinh thần bình đẳng và lẽ công bằng mà Hiến pháp cần có.

Tác giả của bản dự thảo còn cho rằng “Quy định (kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo) như vậy để thể hiện hạ tầng kinh tế của chế độ XHCN ở nước ta”. Vậy trong mối quan hệ giữa hạ tầng kinh tế và thượng tầng kiến trúc chế độ XHCN cái nào quyết định cái nào? Sẽ không có sự biện minh nào cho việc đi ngược lại quy luật của tác giả bản dự thảo.

Chế độ XHCN ở Việt Nam là cái gì, mà bắt hạ tầng kinh tế phải theo để thể hiện? Thiết nghĩ, ngoài những ý tưởng nhân văn vốn là khát vọng của loài người tiến bộ, đã được các nhà sáng lập ra lý thuyết XHCN kế thừa và coi là sứ mệnh của CNXH, thì không còn cái gì đúng và phù hợp với cuộc sống đương đại. Mô thức tổ chức xã hội XHCN với những nội hàm: (1) Về tổ chức xã hội theo thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp, thực thi chuyên chính vô sản, lấy nhà nước vô sản chuyên chính thay cho nhà nước pháp quyền và quyền dân sự và chính trị của công dân; (2) Công hữu hóa tư liệu sản xuất và tạo lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được coi là giải pháp cách mạng XHCN đánh vào chế độ tư hữu, làm suy yếu khu vự dân doanh – cái gốc của nền kinh tế; (3) Không còn độc đoán chuyên quyền của giới chủ nô lệ, của vua quan và chúa đất, nhưng thâu tóm quyền lực của thể chế độc đảng lãnh đạo đã gây nhiều bất ổn xã hội. Trên thực tế quyền lãnh đạo của đảng đã trở thành siêu quyền đặt lên trên dân quyền và pháp quyền. Chế độ XHCN đó đã đi vào khủng hoảng và sụp đổ, nên không thể bất chấp quy luật mà bắt hạ tầng kinh tế phải tiếp tục tùng phục thượng tầng – chế độ XHCN.

Từ những điều đã trình bày ở trên, xin có mấy đề nghị sửa đổi liên quan đến mô hình kinh tế tổng quát cần được thể hiện trong Hiến pháp như sau:

Thay kinh tế thị trường định hướng XHCN bằng “kinh tế thị trường hiện đại” – đỉnh cao của sản xuất hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước vốn đã được chọn ngay từ đầu đổi mới.

Bỏ quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.

Mô hình kinh tế tổng quát cần được thể hiện trong Hiến pháp sửa đổi với những đặc trưng khái quát là: (1) Kinh tế thị trường hiện đại; (2) Đa dạng hóa sở hữu, thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp; (3) Không coi công hữu là nền tảng, kinh tế nhà nước là chủ đạo, mà chỉ cần xác định đúng mức vai trò quản lý của nhà nước pháp quyền đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam; (4) Thực thi dân chủ trong kinh tế, mà vấn đề cốt lõi là quyền của người dân và thực quyền kinh doanh của doanh nghiệp; (5) Liên kết và hợp tác quốc tế.

Những góp ý trên đây là ý kiến từ tấm lòng và ít nhiều của sự hiểu biết của một công dân có trách nhiệm với chuyện dân, chuyện nước. Rất mong được chia sẻ cùng quý Đại biểu Quốc hội.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24/10/2013

Kính chào

PGS. Đào Công Tiến
Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

An ninh Trung Quốc bẽ mặt vì vụ nổ ở Thiên An Môn

Cuối cùng thì Trung Quốc cũng thừa nhận vụ “xe điên” lao vào đám đông rồi phát nổ ở Thiên An Môn là “tấn công khủng bố”. Các nhà phân tích cho rằng chuyện xảy ra ngay tại khu vực biểu tượng, giữa lòng thủ đô Bắc Kinh, là thất bại xấu hổ của lực lượng an ninh và tình báo nước này.
An ninh không hiệu quả
Theo AFP, Trung Quốc đã thông báo phân bổ ngân sách cho an ninh nội địa ở tất cả các cấp chính quyền tổng cộng 769 tỉ Nhân dân tệ (126 tỉ USD) trong năm 2013, tăng hơn 200 tỉ Nhân dân tệ kể từ năm 2010 và cao hơn cả ngân sách dự chi cho quân đội.
Ông Willy Lam (Đại học Hong Kong) cho rằng vụ nổ ở Thiên An Môn chứng tỏ các biện pháp an ninh mà đại lục đang áp dụng không hiệu quả, hơn nữa việc có một du khách nước ngoài thiệt mạng trong vụ tấn công càng khiến sự việc thêm phức tạp. “Sự việc phơi bày những giới hạn trong khả năng của lực lượng cảnh sát”.
“Chính quyền bị mất thể diện vô cùng” – ông Lam nói, đồng thời lưu ý rằng vụ nổ xảy ra chỉ vài ngày trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức một cuộc họp quan trọng vào tháng tới ở Bắc Kinh.
Hiện trường vụ nổ nhanh chóng được phong tỏa - Ảnh: SCMP
Hiện trường vụ nổ nhanh chóng được phong tỏa – Ảnh: SCMP

Ông David Tobin, chuyên gia về chính trị Trung Quốc (Đại học Glasgow, Scotland) nhận định: “Chắc chắn ban lãnh đạo nước này rất kinh ngạc. Đây vốn là khu vực dày đặc cảnh sát. Chẳng ai nghĩ chuyện như vậy sẽ xảy ra ở đây. Điều này khiến các quan chức vô cùng lo âu”.

“Nếu Bộ Công an không thể bảo đảm được an ninh tại Thiên An Môn thì qua đó cho thấy cả một Trung Quốc đang trong tình trạng bất ổn, từ đó sẽ đối mặt nhiều thách thức hơn” – ông Kam C.Wong, cựu quan chức cảnh sát Hong Kong và là chuyên gia tư pháp hình sự kết luận.

Nguyên nhân chính xác của vụ tấn công vẫn còn chưa được sáng tỏ. Các chuyên gia đều tỏ ra thận trọng về việc đưa ra kết luận, một phần do việc kiểm soát những thông tin được phát ra ngoài của chính quyền Trung Quốc.

Cảnh sát Bắc Kinh trấn an người dân rằng: “Khủng bố là kẻ thù chung của nhân loại và bọn chúng sẽ không có tương lai phát triển. Chúng tôi hoàn toàn tin rằng Đảng và chính phủ có đủ sức mạnh và năng lực để chống trả quyết liệt và đánh bại mọi hành động khủng bố”.

Xã hội bất an

Quảng trường Thiên An Môn luôn được bảo vệ dày đặc từ nhiều lớp cảnh sát và an ninh mặc thường phục. Sau khi xảy ra vụ nổ, khu vực này ngay lập tức được đặt dưới sự phong tỏa và canh gác nghiêm ngặt. Dẫu vậy, nỗi ám ảnh về một cuộc tấn công khủng bố ngay giữa lòng thủ đô vô cùng sâu sắc.

Một người dân viết trên Twitter rằng: “Tôi làm việc tại Bắc Kinh, tôi chẳng thể tưởng tượng nổi là một vụ tấn công khủng bố lại xảy ra rất gần với chúng ta như thế này”. Một người khác thì viết: “Bỗng nhiên tôi cảm thấy cuộc sống sẽ khó khăn hơn”. Bài ý kiến bình luận mạnh mẽ hơn: “Chúng ta phải tiêu diệt tận gốc rễ khủng bố để tránh chuyện tương tự xảy ra”.
Cột khói từ hiện trường vụ nổ ở Thiên An Môn có thể quan sát từ xa - Ảnh: Reuters
Cột khói từ hiện trường vụ nổ ở Thiên An Môn có thể quan sát từ xa – Ảnh: Reuters

Theo AP, chuyên gia về tội phạm khủng bố Lâm Chấn Lâm (Đại học Nhân dân, Bắc Kinh) nhận định việc lựa chọn địa điểm tấn công là Thiên An Môn cho thấy những kẻ chủ mưu muốn hướng về mục đích chính trị hơn là gây ra một vụ bạo lực.

“Mục tiêu của bọn chúng là tạo nên hoảng loạn trong xã hội, để gây sức ép cho chính phủ phải ban hành những chính sách thuận lợi hơn cho một nhóm dân tộc hay vì các mục đích li khai”.

Cảnh sát Trung Quốc ngày 30.10 thông báo kết quả điều tra cho thấy vụ tấn công khủng bố ở Thiên An Môn “được lên kế hoạch chu đáo, có tổ chức và tính toán trước”. Tên Usmen Hasan cùng mẹ là bà Kuwanhan Reyim và người vợ Gulkiz Gini đã lái chiếc xe jeep mang biển số đăng ký ở Tân Cương lao vào dòng người ở quảng trường Thiên An Môn, sau đó thực hiện hành vi tự thiêu.

Tân Hoa Xã cho biết với sự hợp tác của cảnh sát Bắc Kinh và cảnh sát khu tự trị Tân Cương đã bắt giữ 5 nghi phạm. Dựa trên cái tên của các nghi phạm do cảnh sát công bố cho thấy nhóm này nhiều khả năng là người Duy Ngô Nhĩ.

Theo người phát ngôn Bộ Công an, các nghi phạm đã khai nhận có quen biết Usmen Hasan vừa đồng lõa lên kế hoạch thực hiện nổ vụ xe điên. Chúng nói hoàn toàn không thể ngờ bị cảnh sát lại bắt nhanh như vậy.

Ông Philip Potter (Đại học Michigan, Mỹ) nhận định vụ tấn công tại một trung tâm đông dân “là điều mà chính quyền Trung Quốc từ lâu đã lo ngại. Một khi ngưỡng này bị xâm phạm thì rất khó để khống chế”. Ông Potter cũng dự đoán tình hình an ninh và giám sát người Duy Ngô Nhĩ tại các thành phố phía đông sẽ siết chặt hơn.
Trường Giang
(Một thế giới)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét