Trong 6 tháng đầu năm, Petrolimex đã nhập 4,1 triệu tấn xăng dầu. Như
vậy, chỉ với lợi nhuận 94 đồng/lít, Petrolimex đã thu về 388,22 tỉ đồng
tiền lãi
Mặc dù, tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội mới đây Bộ trưởng
Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, vị trí thống lĩnh của Petrolimex
là có yếu tổ lịch sử. Trong quá trình xây dựng đất nước, các tập đoàn,
tổng công ty nhà nước, trong đó có Petrolimex đã hoạt động vì quyền lợi
đất nước, nhân dân và cần ghi nhận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi
sứ mệnh lịch sử của Petrolimex đã được làm tròn thì cũng là lúc cần
chuyển giao vị thế thống lĩnh trở lại cho nền kinh tế thị trường.
Theo Luật Canh tranh năm 2005, DN được coi là có vị trí thống lĩnh
thị trường khi có trên 30% thị phần. Tuy nhiên, Petrolimex hiện vẫn đang
chiếm khoảng 55% thị phần kinh doanh xăng dầu. Với 45% thị phần còn lại
được chia cho 13 DN thì ai quyết định tiếng nói của thị trường là điều
dễ dàng có thể nhìn thấy.
Mặc dù thường xuyên than lỗ, vậy mà trong báo cáo tài chính hợp nhất 6
tháng đầu năm Petrolimex cho thấy, tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế
là 898,32 tỉ đồng. Trong đó, riêng kinh doanh xăng dầu lãi 388,22 tỉ
đồng. Ông Trần Ngọc Năm – Phó Tổng giám đốc Petrolimex cho biết, mức lợi
nhuận như trên là không lớn, vì tính ra, trung bình mỗi lít xăng dầu,
Petrolimex chỉ lãi 94 đồng/lít.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của Vụ trưởng Thị trường trong nước (Bộ Công
Thương) Võ Văn Quyền, trong 6 tháng đầu năm, Petrolimex đã nhập 4,1
triệu tấn xăng dầu. Như vậy, chỉ với lợi nhuận 94 đồng/lít, Petrolimex
đã thu về 388,22 tỉ đồng tiền lãi. Vậy, nếu tiếp tục để khoản lợi nhuận
định mức (300 đồng/lít) như hiện nay, chắc chắn tiền thu về của DN còn
lớn hơn nhiều.
Từ cách tính giá của ông lớn thì những DN ăn theo cũng được lợi. Thử
nhìn con số lợi nhuận của hai DN xăng dầu đang niêm yết trên sàn cũng có
thể thấy kết quả kinh doanh rất lạc quan. Cty CP nhiên liệu Sài Gòn
(SFC) trong quý II có lợi nhuận gộp (chủ yếu từ xăng dầu) đạt 22,2 tỉ
đồng, tăng tới 44% so với cùng kỳ. Cty CP Vật tư xăng dầu (COM) cũng có
lợi nhuận gộp tăng tới 54% trong quý II, đạt 45,7 tỉ đồng. Tính chung 6
tháng đầu năm 2013, lợi nhuận từ kinh doanh xăng dầu của SFC và COM lần
lượt tăng 11% và 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nếu nhìn ở góc độ lợi nhuận của các DN xăng dầu mà soi lại những lần
tăng giá xăng trong nửa đầu năm thì lại thấy một sự trái ngược đến vô
lý. Riêng từ ngày 14/6 đến 17/7, giá bán lẻ các mặt hàng này đã tăng 3
lần, đẩy giá xăng vượt mức 24.500 đồng/lít. Không những thế, khi giá bán
tăng thì trong báo cáo của Petrolimex là giá vốn hàng bán được ghi nhận
thấp hơn cùng kỳ.
Dù giải thích cách nào đi nữa thì đang có một sự phi lý lớn giữa số
lãi của DN và điệp khúc kêu lỗ để tăng giá xăng dầu. Trong mọi giải
thích của mình, DN thường lờ đi con số lãi ngàn tỉ mà luôn tận dụng tối
đa quy định để lấy mức giá cao nhất của bình quân 30 ngày để báo cáo lên
cơ quan quản lý để tránh phải giảm giá và tiếp tục thu lợi.
Mới đây, mặc dù lãi lớn, chiết khấu cho đại lý cao, song nhiều DN
xăng dầu vẫn đề nghị xin được nộp thuế từng phần bởi không có đủ tiền để
nộp ngay, hoặc xin được nợ thuế, không bị phạt chậm nộp thuế. Theo Cục
Hải quan Cần Thơ, nhiều DN xăng dầu đang đề nghị Chi cục Hải quan cửa
khẩu cảng Cần Thơ cho phép nộp thuế từng phần với lý do: số tiền thuế mà
DN nộp cho các lô hàng nhập khẩu là rất lớn. Trong điều kiện nền kinh
tế đang khó khăn, DN tập trung một lần nguồn lực tài chính để được thông
quan toàn bộ lô hàng cũng sẽ gặp nhiều bất lợi. Cùng với đó, Petrolimex
đã chính thức phản ánh tới Bộ Tài chính xin không bị phạt chậm nộp thuế
và được nợ thuế hoặc được tạm kê khai, tạm nộp thuế cho lô hàng trước
kỳ nghỉ Tết.
Mặc dù lợi nhuận là vậy, thống lĩnh là vậy, tuy nhiên trả lời báo chí
mới đây của ông Trần Ngọc Năm – Phó TGĐ Petrolimex lại tỏ thái độ mệt
mỏi với chuyện kinh doanh xăng dầu. Khi được hỏi về mức lãi của
Petrolimex ông Năm bày tỏ, “thực sự tôi không muốn nói về vấn đề này.
Bởi như thế nào là lãi cao, lãi thấp? DN cũng chỉ làm theo quy định vì
lợi nhuận định mức DN được hưởng là như thế. Tôi thấy rất thất vọng về
cách một số tờ báo nhìn nhận vấn đề này. Còn nếu mọi người muốn xăng dầu
không có lãi thì có thể kiến nghị với Chính phủ để nhà đầu tư họ thoái
vốn chứ đừng để Petrolimex suốt ngày rơi vào tình trạng phải đi giải
thích”.
Theo Luật Canh tranh năm 2005, DN được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có trên 30% thị phần.
Nếu đúng như bày tỏ của ông Năm cũng đồng nghĩa với việc, Petrolimex
không còn thiết tha với kinh doanh xăng dầu. Nhiều người dân nghe tin
này thấp thỏm không biết đây có phải là chuyện thật hay không? Nhiều
người đã lại nhớ đến câu chuyện của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN
(VNPT) năm nào. Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, VNPT sừng sững chiếm
một vị trí độc quyền về công nghệ viễn thông ở VN. Với hệ thống hạ tầng
hùng hậu nguồn vốn dồi dào.
VNPT thời đó cũng đã hô phong, hoán vũ với khách hàng. VNPT coi khách
hàng của mình chỉ là một số thuê bao và thích đòi tiền trước, đòi tiền
sau thì tùy thích. Nếu không VNPT cũng dọa đóng cửa thuê bao. Lúc đó
người tiêu dùng phải chiều theo VNPT. Họ đòi tiền trước trả trước, họ
thích thu cước bao nhiêu thì người dân phải trả bấy nhiêu. Không có tiền
nộp thì cắt dùng. Số phận người tiêu dùng chẳng khác nào người đi mua
xăng bây giờ.
Vậy mà khi thế độc quyền viễn thông được xóa bỏ. Biết bao nhà mạng
mới ra đời như Viettel, EVN, Sphone. Dù hai mạng EVN và Sphone đã bị
loại khỏi thị trường nhưng thế độc quyền viễn thông cũng không còn. Sự
ra đời của nhiều nhà mạng, đã khiến người tiêu dùng thực sự trở thành
khách hàng với giá cước viễn thông đã giảm hơn trước, nhiều gói dịch vụ,
nhiều ưu đãi và nhiều lựa chọn. Người tiêu dùng thoải mái sử dụng dịch
vụ của mình.
Cùng với đó, người ta bắt đầu thấy sự đi xuống của người “thống trị”
VNPT thay vào đó là sự phát triển vượt bậc của “đàn em sinh sau đẻ muộn”
Viettel. Sáu tháng đầu năm 2013, doanh thu của Viettel đạt 72.638 tỉ
đồng, trong khi đó doanh thu của VNPT chỉ đạt 54.255 tỉ đồng.
Trở lại thái độ không “mặn mà thống trị” của Petrolimex không biết có
thật hay không? Nhưng người tiêu dùng bắt đầu mơ một giấc mơ như câu
chuyện của VNPT năm nào. Phải chăng sứ mệnh lịch sử của Petrolimex đã
làm tròn thì người tiêu dùng cần ghi nhận và cảm ơn họ. Một cơ chế công
khai, minh bạch và cạnh tranh bình đẳng mới sẽ được ra đời đảm nhận
trách nhiệm của người đi sau.
Theo quy định hiện hành, trong cơ cấu tính giá xăng dầu, DN được
hưởng lợi nhuận định mức 300 đồng/lít. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long
nhận xét, về bản chất, nghị định mới không có gì thay đổi lớn so với
hiện hành khi để biên độ định giá của DN là từ 0-5%. Theo ông Long, việc
bỏ khoản lợi nhuận định mức hoặc giảm lợi nhuận định mức xuống là cần
thiết, vì nếu để như hiện nay, vô tình Nhà nước đã giúp DN xăng dầu thu
một khoản lợi nhuận quá lớn. Với định mức lợi nhuận 300 đồng/lít, rõ
ràng khoản lợi nhuận thu về sẽ rất khủng. Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm
riêng Petrolimex đã nhập về 4,1 triệu tấn xăng dầu.
Khi có định mức lợi nhuận đồng nghĩa với tâm lý ỷ lại vì kinh doanh
kiểu gì cũng có thể có lãi. Bên cạnh đó, rất nhiều chuyên gia phản đối
việc để cho DN tự định giá, bởi giá xăng dầu cho đến thời điểm này vẫn
gây nghi ngờ, thiếu minh bạch cho người tiêu dùng. Các DN xăng dầu tính
toán giá đều bị dư luận cho là mù mờ, nửa vời, không sát với diễn biến
của thị trường mà chỉ chạy theo lợi ích của DN.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, cách điều hành giá xăng dầu
của liên bộ Tài chính – Công Thương đối với DN cũng chưa tạo niềm tin
cho xã hội, vẫn theo kiểu lưỡng tính. Nếu tiếp tục để cho DN xăng dầu tự
định giá sẽ là sai lầm lớn vì trái với quy luật quản lý giá (khi còn có
DN chiếm vị trí thống lĩnh, độc quyền) trong kinh tế thị trường với một
ngành như xăng dầu. Không thể ra một nghị định mà thuận lợi chỉ thuộc
về DN và cơ quan nhà nước, còn thiệt hại (về giá) thì người dân phải
chịu.
Thời gian gần đây, một số DN kinh doanh xăng dầu đã công bố mức lãi
rất lớn trong năm. Cùng với đó, thông tin từ nhiều đại lý xăng dầu cũng
cho thấy mức chiết khấu họ được hưởng là rất cao, từ 500 – 700 đồng/lít,
thậm chí có chỗ lên đến 800 – 900 đồng/lít.
Cùng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, hiện
Nhà nước vẫn chưa đủ năng lực để kiểm soát nguyên tắc tính giá xăng dầu
của DN. Do vậy, nếu Nhà nước tiếp tục để cho DN xăng dầu tự định giá dù
biên độ hẹp cũng sẽ rất nguy hại. DN xăng dầu đang thống lĩnh thị trường
họ sẽ làm mọi cách để tính giá có lợi cho DN và đưa lại lợi nhuận mà
Nhà nước khó “cầm cương” được.
Giám đốc “công ích” lấy đâu nhiều tiền chơi golf?
Giám đốc công ích lấy đâu nhiều tiền chơi golf?. Ngoài việc đánh
nhân viên sân golf ngất xỉu, điều dư luận quan tâm nữa là tổng giám đốc
một doanh nghiệp công ích lấy đâu ra nhiều tiền để chơi golf, một môn
thể thao tốn kém…
Liên quan đến vụ ông Nguyễn Đức Sơn,
Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà
Nội, bị Ban điều hành sân Golf Tam Đảo (Vĩnh Phúc) tước quyền thành viên
vì đánh người gây thương tích, chiều 23/9, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội
Vũ Hồng Khanh đã có văn bản yêu cầu ông Sơn làm báo cáo giải trình (phải
gửi trong ngày hôm nay 24/9) để xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp
luật.
Chi hàng triệu đồng mỗi lần chơi golf nhưng ông Sơn cho rằng chơi golf không tốn kém.
Một trong những vấn đề khiến dư luận quan tâm là ông Sơn, tổng giám
đốc một doanh nghiệp nhà nước (DNNN), lấy đâu ra nhiều tiền để chơi
golf, một môn thể thao chỉ dành riêng cho giới lắm tiền nhiều của.
Theo tìm hiểu của PV, tại sân golf Tam Đảo, hội viên chính thức sẽ
phải nộp phí ghi danh tối thiểu là 38 nghìn USD (25 năm), chưa kể hằng
năm phải nộp hàng chục triệu đồng làm phí bảo dưỡng thẻ hội viên.
Đối với người chơi lẻ, tức không phải hội viên, mỗi lần chơi phải
phải tốn kém từ 82 USD, vào ngày thường, hoặc 172 USD, vào ngày cuối
tuần.
Dù là thành viên hay khách lẻ thì người chơi golf cũng phải mất
hàng triệu đồng cho một lần chơi. Thường phải là những người có thu nhập
cao mới dám chơi môn thể thao tốn kém này.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Sơn cho biết thông thường mỗi tuần
ông đi chơi golf một đến hai lần. Chi phí cho mỗi lần đi chơi thường hết
khoảng hơn 1 triệu đồng.
Ông Sơn cũng cho biết thêm, ông mới chơi golf chưa lâu, chỉ từ
khoảng sau tết Quý Tỵ vừa qua. “Ngoài chơi ở Tam Đảo, tôi còn chơi ở
nhiều sân golf khác quanh Hà Nội, thi thoảng mới đến đấy. Anh em chơi
cùng rủ đi chơi ở đâu thì đi đó”, ông Sơn nói thêm.
Ông Sơn cũng cho rằng ở Hà Nội có rất đông công chức vẫn đi chơi
golf, đông nhất vào ngày nghỉ cuối tuần. “Chơi golf bây giờ đã quá bình
thường và phổ biến rồi”, ông Sơn giãi bày.
Ông Sơn cũng cho biết thêm hiện nay mức lương của ông theo hệ số cơ
bản là hơn 6 phẩy. “Tính ra cũng chỉ được khoảng 8 triệu/tháng. Còn
doanh thu công ty tôi cũng chỉ khoảng hơn 100 tỉ đồng/năm, đều nộp ngân
sách hết. Sau đó, ngân sách trích lại trả lương cho nhân viên công ty”,
ông Sơn nói.
Trước đó, trao đổi với PV về vụ chơi golf lại gây thương tích cho
người khác, ông Nguyễn Đức Sơn cho rằng đây là một sự việc đáng tiếc.
Theo tìm hiểu của PV, cách đây khoảng nửa năm, nhóm ông Sơn chơi ở
sân Golf Tam Đảo có liên quan đến một vụ khiến một caddie (người cầm
gậy, hỗ trợ khách chơi golf – NV) bị thương nặng. Tuy nhiên, ông Sơn cho
rằng mình không phải trực tiếp gây thương tích cho caddie này, mà “chỉ
là một nhân chứng”.
“Bản chất vụ việc này không phải là gây lộn mà do người bạn trong
nhóm đánh bóng trúng vào mắt caddie. Sau đó, mọi người đã đưa caddie đi
khám, chi trả hoàn toàn tiền viện phí là 13 triệu đồng”, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội
(trực thuộc UBND TP.Hà Nội) được chuyển đổi từ Công ty Quản lý và phát
triển nhà Hà Nội (thuộc Sở Xây dựng Hà Nội) từ tháng 3/2010.
Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý và phát triển các loại nhà ở
tại Hà Nội như quản lý nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, nhà ở
đối với người có công với cách mạng, nhà ở dành cho người thu nhập
thấp, nhà ở tái định cư phục vụ các dự án trọng điểm của Nhà nước và
thành phố, nhà thuê ở phục vụ cho công nhân, người lao động tại các khu
công nghiệp, khu chế xuất, nhà thuê ở cho học sinh, sinh viên... phát triển các dự án nhà ở theo quy hoạch của thành phố đã phê duyệt.
Theo Thanh Niên
Golf và người
Nhà văn Nguyễn Công Hoan nếu còn tại
thế có thể sẽ cho ra đời một truyện ngắn chua cay kiểu như “golf và
người”. Nhân vật chính trong truyện có thể lấy hình tượng từ vị Tổng
Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội.
Dẫu vậy, chính vị này cũng đã tự viết nên một “truyện ngắn” hiện thực
phê phán đặc sắc khi cầm gậy chơi golf quất lên đầu caddie (nhân viên
phục vụ) Trương Tiến Công ở sân golf Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) hôm
15-9, đến nỗi người này phải nhập viện.
Ông Sơn trần tình: “Việc dùng gậy golf gõ lên đầu anh Công chỉ với ý
định đùa, kiểu như… dạy trẻ con, không ngờ lại nặng thế…”. Cú “gõ” này
có thể nói không chỉ lên đầu anh caddie tội nghiệp mà cũng là cú tự gõ
vào đầu mình của “đại gia” này, có khi còn “đau” hơn cái đau mà anh Công
phải chịu. Hình như ông Sơn không đọc báo nên không rút được kinh
nghiệm gì khi nổi hứng “gõ” vào đầu anh Công.
Nhắc lại để ông Sơn biết rằng cách đây hơn 1 năm, 1 “đại gia” chơi
golf cũng “lẫy lừng” không kém là ông Trần Hải Lê (chuyên viên Văn phòng
Quốc hội), sau cú đánh golf hỏng đã cay cú đạp thẳng vào người một
caddie nữ làm cô này phải nhập viện. Cú đạp ấy khiến ông Lê bị xã hội
lên án nặng nề.
Ông Sơn là một cán bộ lãnh đạo, có hiểu biết pháp luật nhưng tại sao
lại ứng xử như vậy tại nơi công cộng? Dư luận có quyền nghi ngờ đạo đức,
tư cách của ông Sơn cũng như đặt nghi vấn: Vậy với cương vị lãnh đạo,
ông muốn “gõ” vào cán bộ, nhân viên nào dưới quyền cũng được sao?
Chơi thể thao cũng phải có văn hóa. Một cú phạm lỗi trong bóng đá,
cầu thủ vi phạm cũng phải có hành động biết lỗi. Trong môn quần vợt, một
cú đánh bóng trúng người đối phương, người chơi cũng phải ra hiệu xin
lỗi. Trong golf – môn thể thao quý tộc – lại càng đòi hỏi ứng xử có văn
hóa. Ông Sơn thiếu cách ứng xử đó có lẽ vì quá thị vào đồng tiền.
Được biết mỗi năm, một người chơi golf tốn ít nhất hơn 200 triệu
đồng, đó là chưa tính phí hội viên. Do vậy, việc đền bù vài triệu bạc
phải chăng là chuyện quá nhỏ với một “đại gia” nhà đất? Tuy nhiên, có
cái ông Sơn không thể dùng tiền để khỏa lấp được, đó là ánh mắt và những
lời bình của dư luận nhắm vào ông như một kẻ trọc phú rỗng tuếch.
Đáng buồn thay!
Theo NLĐ
Vụ chôn hóa chất và bệnh “ung thư não trạng”!
Hành động chôn hóa chất đầu độc môi trường của Công ty
Nicotex Thanh Thái gây công phẫn dư luận nhiều ngày qua bỗng nảy sinh
hai sự kiện mới. Thứ nhất, Quyết định số 3253/QĐ-XPHC của UBND tỉnh
Thanh Hóa do ông Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Quyền ký xử phạt đơn vị này 421
triệu đồng. Thứ hai, lời “khẩn cầu lạ” của Ban giám đốc Công ty Thanh
Thái gửi các cơ quan liên quan.
Trước hết, xin nói về việc phạt hành chính.
Có thể nói đây là việc làm tàng ẩn nhiều nguy hiểm, bởi nó đứng trước
nguy cơ hành chính hóa một vụ án hình sự, tạo nên một “chốt chặn” ngăn
cản việc khởi tố nếu có. Bởi về nguyên tắc pháp lý, không thể xử lý hai
lần cho một hành vi vi phạm.
Còn nếu tiếp tục triển khai các bước tiếp theo, đủ điều kiện sẽ khởi
tố hình sự theo như lời của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến
trên báo Lao động, thì khi đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn và nan giải vì
vấp phải hàng loạt những rào cản cũng như các thủ tục pháp lý khác.
Trong khi đó, phát biểu tại phiên thảo luận của UBTV QH ngày 17.9,
ông Đỗ Văn Đương – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Quốc hội nói:
“Theo tôi, khởi tố bắt tạm giam ngay được, sao cứ phải nói đi, nói lại
mãi”.
Quan điểm cứng rắn của chuyên gia pháp lý Đỗ Văn Đương là hoàn toàn có cơ sở do vụ việc rất rõ ràng và nghiêm trọng.
Đã có hàng tấn hóa chất được đào lên từ các hố chôn dưới lòng đất.
Tính mạng của hàng vạn con người bị đe dọa. Cả một vùng đất rộng lớn
bị ô nhiễm. Nguồn nước ngầm bị đầu độc, tiềm ẩn nguy cơ ung thư và nhiều
bệnh nguy hiểm khác.
Trong khi đó, chỉ đạo làm việc này là những chuyên gia về lĩnh vực
hóa chất. Hơn ai hết, họ hiểu tường tận mối nguy hiểm sẽ như thế nào đối
với số phận đồng bào mình.
Thế nhưng họ vẫn đang tâm làm điều nguy hiểm đó nên không thể nói khác, đây là hành động bất lương cố ý, một tội ác cố tình.
Đã là tội thì không tha, huống chi là tội ác cố tình thì càng không thể tha thứ.
Không và không thể xử lý vụ việc này bằng biện pháp hành chính là phạt tiền.
Mạng sống của hàng vạn con người bị đe dọa không thể chỉ có giá 421 triệu đồng.
Cả một vùng đất rộng lớn bị ô nhiễm, nguồn nước bị đầu độc không thể chỉ có giá 421 triệu đồng.
Sự bất lương cố ý không thể chỉ phải trả bằng cái giá 421 triệu đồng.
Đó là tiếng nói công bằng của truyền thông, báo chí những ngày qua.
Thế nhưng thật ngạc nhiên khi trong lời “khẩn cầu” gửi Công an tỉnh
Thanh Hóa và các ngành chức năng cùng những địa phương liên quan, Ban
giám đốc Công ty CP Nicotex Thanh Thái cho rằng báo chí truyền thông đã
“tạo phản ứng” và “gây sức ép”.
Lời “khẩn cầu” viết: “Sau khi tác động từ truyền thông sẽ tác động
bằng kỹ thuật lên các sự kiện; dùng nhân dân và mấy trung tâm luật pháp
để kiện đưa ra tòa, tạo sự phản ứng bằng pháp luật; thông qua tòa để bắt
bồi thường và gây sức ép…”.
Không dừng ở đó, lãnh đạo Công ty Thanh Thái còn cáo buộc báo chí
thổi phồng sự việc gây hoang mang cho nhân dân cả nước và gây áp lực cho
chính quyền các cấp. (!?).
Thật là những ngôn từ “ngô nghê và kỳ lạ” bởi sự việc này không cần
“thổi”, nó đã “phồng”, không phải “gây”, nó đã rất “hoang mang” trong
nhân dân và cũng không cần “gây” thì sự nghiêm trọng của nó cũng đủ tạo
“áp lực” cho chính quyền các cấp phải xử lý kiên quyết.
Có một sự thật mà lời “khẩn cầu” không thấy nhắc tới, đó là nếu như
không có những phản ứng kiên quyết của nhân dân địa phương và sự đồng
hành quyết liệt của truyền thông, báo chí thì mảnh đất này tiếp tục bị
đầu độc không biết đến bao giờ.
Ngạc nhiên thay, trong khi người dân ở đây đang ngày đêm bị đe dọa,
bị ám ảnh bởi căn bệnh ung thư thỉ có những quan chức không biết từ bao
giờ đã… “ung thư não trạng”!
THEO DÂN TRÍ
Theo đóm ăn tàn
Trở lại vấn đề mà các blogger
bạn bè đã bàn khá nhiều, bức xúc cũng không ít, chuyện chôn thuốc rầy
làm tổn hại đời sống và sức khỏe của những người dân khu vực chung quanh
công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái và thái độ chạy tội, chối tội cũng
như tính vô cảm trong hành vi của họ. Ở đây, vấn đề cần nhấn mạnh là sự
vô cảm cộng với bản tính “theo đóm ăn tàn, ăn như rồng cuốn, uống như
rồng leo, làm như mèo mửa” của nhà cầm quyền địa phương và trung ương.
Câu chuyện ở xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa trở nên thời
sự, nóng hổi chỉ diễn ra trong vòng một tháng trở lại đây, khi mà người
dân ở đây quyết định lật tẩy sự việc, sẵn sàng đối mặt với những lời đe
dọa từ phía công ty, ma cô và công an huyện Cẩm Thủy. Người dân quyết
định làm lều trại ngoài trời, túc trực 24/24 để chặn chiếc xe chở các
thùng phuy thuốc độc quá hạn (vốn đã chôn dưới lòng đất nhưng vì bị lộ
nên đào đi để xóa dấu vết) tẩu tán.
Và đây cũng là lúc nhân dân vào cuộc, họ vào thẳng khu vực công ty để
quật lên những phuy thuốc độc đã chôn lâu năm dưới lòng đất và chứng
minh rằng công ty Nicotex Thanh Thái đã vi phạm pháp luật, đã làm ô
nhiễm môi trường, đã vô trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ sức khỏe người
dân, vì lợi nhuận, đã đạp lên trên sức khỏe cũng như sự sống của bà con
trong khu vực dân cư chung quanh nhà máy.
Sau một hồi công ty chối tội nhưng không được, sau một hồi công an
cũng như nhà cầm quyền bao che nhưng không được, cuối cùng, trước ánh
sáng công lý nhân dân, họ đã nhận ra là không thể lấp liếm vào đâu, bèn
giở trò mị dân khác: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quyết định xử phạt
hành chính công ty Nicotex Thanh Thái 421 triệu đồng.
Chuyện nói ra nghe đơn giản không thể tưởng tượng được! Có hai vấn đề, tiền phạt này sẽ về đâu? Và nhân dân được gì?
Đương nhiên, theo qui định hiện hành trong nhà nước Cộng sản xã hội
chủ nghĩa, số tiền phạt sẽ được sung vào công quĩ thông qua con số được
nộp vào kho bạc nhà nước. Và khi về đến kho bạc nhà nước, số tiền này
tiếp tục đi về đâu, có lẽ chỉ có mấy quan mới biết, dân hoàn toàn mù
tịt. Không chừng, may lắm thì có thêm cái toilet mới ở cơ quan nhà nước
nào đó được xây theo tiêu chuẩn quốc tế, không may thì tiền đi vào nhà
thổ. Tiền xương máu nhân dân được các quan cho vào nhà thổ không phải là
ít.
Cái quyết định xử phạt hành chính một công ty đã chôn chất độc hại
xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước, làm tổn hại sức khỏe nhân dân và không
ít người dân bị chết do nguyên nhân này nghe ra nhẹ hều, như đang chơi
đùa vậy! Ở một nước dân chủ, tiến bộ, việc đầu tiên sau khi vụ việc được
phát giác sẽ là đình chỉ, niêm phong, giữ hiện trường điều tra công ty
gây hại, tiếp tục điều tra mức tổn hại của nhân dân, có chính sách về
sức khỏe cấp thời cho nhân dân, thậm chí, nếu thấy khu vực dân cư không
đảm bảo an toàn, sẽ có kế hoạch di dân chứ không có chuyện theo đóm ăn
tàn kiểu này.
Có thể nói là không còn cách nói nào khác cho đám quan chức vừa ngu
dốt lại vừa vô trách nhiệm, ăn bẩn thỉu ở Thanh Hóa ngoài câu “một lũ
theo đóm ăn tàn”. Thay vì nghĩ đến nhân dân, chúng lại nhân cơ hội nhân
dân bị khổ nạn, tìm cách móc túi doanh nghiệp, mặc dù chúng thừa sức
biết rằng làm như thế là trái với lương tâm, đạo đức, nhưng chúng vẫn cứ
làm!
Vì đâu? Vì thứ cơ chế độc tài, độc đảng đã cho chúng quá nhiều quyền
lực và lòng vị kỷ, chúng được phép ăn trên ngồi trốc, được làm ông vua
địa phương, được phép uống máu dân một cách danh chính ngôn thuận. Chính
vì những cái ‘được’ này vô hình trung làm cho chúng nghĩ rằng mình có
quyền hưởng thụ và nhân dân sinh ra là để phục vụ cho một lũ “thông
minh, đỉnh cao trí tuệ” như chúng. Kết quả là nhân dân càng kêu khổ,
bụng của chúng càng phệ ra, da trơn, mặt láng càng thêm trơn láng.
Và kết cục, sự bức xúc của nhân dân trước cái ác, trước sự gian manh
đã thành miếng mồi ngon để đám quan lại tiếp tục kiếm ăn, tiếp tục nhận
đút lót, hối lộ và tạo ra khoản thu bất minh để tham nhũng.
Trong khi đó, nhân dân không được gì cả.
Vì nếu nhân dân được gì, thì đã có một hội đồng giám định tổng hợp từ
môi trường đến y tế, văn hóa, kinh tế của tỉnh, của trung ương cử xuống
xã Cẩm Vân để điều tra, để đưa ra kết luận về thiệt hại của nhân dân và
đưa ra mức đền bù thỏa đáng cho nhân dân, và rất có thể là kế hoạch di
dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Nhưng hoàn toàn không có đoàn nào về điều tra theo hướng này. Phần
lớn là về Cẩm Vân để nhận phong bì, từ huyện đến tỉnh, từ tỉnh đến trung
ương đều ba bả nói về nguy hiểm, ba bả tuyên bố sẽ phạt nhưng đến nơi,
cầm phong bì, họp hành rồi nhậu nhẹt… Nhân dân sống chết mặc bay!
Khi mà sự khốn nạn đã nhiễm trong từng tế bào của chế độ, e rằng,
nhân dân chỉ còn một trong hai cơ hội duy nhất: Chết thay cho những kẻ
lừa bịp, để chúng được phè phỡn trên sân khấu vô cảm của chúng, sân khấu
của một lũ theo đám ăn tàn hay là nổi dậy lật thuyền!
*Bài viết trích từ blog Viết Từ Sài Gòn. Nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA
Theo RFA
Lưới lợi ích và lưới vũ khí giăng ở Biển Đông
Đồng tiền Nhật, con thoi Mỹ
Nhật Bản là một trong những quốc gia nỗ lực nhất
trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với ASEAN. Trong chiến lược
ngoại giao của Thủ tướng Shinzo Abe, ASEAN là điểm mấu chốt để vực dậy
nền kinh tế đất nước này, hơn nữa, khu vực này đóng góp những ý nghĩa to
lớn trong công cuộc bảo vệ lãnh thổ chủ quyền.
Thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng các doanh nghiệp Nhật Bản đang
chuyển hướng mở rộng đầu tư trực tiếp và chuyển các cơ sở sản xuất công
nghiệp từ Trung Quốc sang Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Mạng tin Senkei cho biết đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trong nửa đầu
năm 2013 vào ASEAN đạt 1.020 tỷ yen trong khi Trung Quốc là 490 tỷ yen.
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc không ngừng chăm chút mối quan hệ đối tác với ASEAN
Địa chỉ đỏ mà các công ty Nhật Bản thường hướng tới có thể gọi tắt
bằng ba chữ cái ghép lại “V.I.P” đó là Việt Nam, Indonesia và
Philippines. Ngoài ra, Myanmar cũng là thị trường được nhiều doanh
nghiệp Nhật để mắt tới.
Hồi tháng 5/2013, ông Shinzo Abe chẳng những xóa nợ cho Myanmar mà
còn hứa hẹn có thêm các khoản tiền cho vay mới để phát triển. Nhật Bản
đã hủy số nợ 1,74 tỉ USD và cho vay thêm nửa tỉ USD cho các dự án cơ sở
hạ tầng và điện lực. Trước đó, Nhật Bản đã xóa hơn 3,5 tỉ USD nợ cho
Myanmar.
Mỹ cũng có những động thái vô cùng tích cực đối với ASEAN. Nếu như
trước đây, ASEAN trong mắt Washington thường không quá quan trọng thì
hiện tại, khu vực này đã khác.
Tần suất ngoại giao với ASEAN của các quan chức cấp cao Mỹ tăng đột
biến. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel
cũng đồng thời có chuyến thăm tới các nước ASEAN, nhằm khẳng định tầm
quan trọng, mối liên kết và sức mạnh của Mỹ, với vai trò trung tâm ở khu
vực.
Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Mỹ hồi tháng 7 đã đánh dấu một bước tiến đáng kể trong mối quan hệ song phương
Trong những chuyến thăm này, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel hoặc
Ngoại trưởng Mỹ thường xuyên nhấn mạnh tính quan trọng của sự hợp tác
giữa Mỹ và các nước ASEAN và ý nghĩa của Mỹ khi xuất hiện ở Biển Đông.
Sắp tới, Tổng thống Mỹ cũng sẽ có chuyến công du 4 nước Đông Nam Á để
tăng cường mối quan hệ cũng như bàn về các vấn đề kinh tế an ninh. Theo
thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đi thăm
Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines từ ngày 6-12/10.
Hồi cuối tháng 7, Mỹ và Việt Nam đã xác lập mối quan hệ đối tác toàn
diện trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau. Mỹ – Philippines ngày càng
thắt chặt mối quan hệ đồng minh, và Philippines cũng tính tới việc đưa
quân Mỹ trở lại các căn cứ quân sự trong lãnh thổ.
Trung Quốc cũng phản ứng nhanh
Trước những động thái ngoại giao thiện chí của Mỹ và Nhật Bản với
ASEAN, Trung Quốc cũng xoay chiều thay đổi thái độ với khu vực này.
Đối với vấn đề Biển Đông, hồi tháng 6, Trung Quốc bất ngờ đồng ý hội
đàm về COC thay vì tiếp tục lẩn tránh như đã làm suốt 11 năm qua.
Về ngoại giao, nước này tỏ ra thận thiện với tất cả các quốc gia
trong khu vực: rót tiền đầu tư vào Lào, Campuchia, thiết lập đường dây
nóng để bảo vệ ngư dân với Việt Nam, tăng cường hợp tác kinh tế với
Singapore, Indonesia, đẩy mạnh viện trợ không hoàn lại với Myanmar …
Trung Quốc đối xử tốt với toàn bộ khối ASEAN, ngoại trừ Philippines.
Những động thái ngoại giao song phương, đa phương và hoạt động đầu tư
của Trung Quốc nằm trong dự tính của quốc gia này.
Trung Quốc tỏ ra thận thiện với tất cả các quốc gia, nhưng cô lập
Philippines, để chứng tỏ Philippines là trường hợp cá biệt, là kẻ quấy
rối Trung Quốc.
Đồng nghĩa với việc để giải quyết vấn đề giữa hai nước chỉ có thể
thông qua phương pháp đàm phán song phương, không thể lôi cả ASEAN vào
những bế tắc riêng.
Các đại biểu tham gia cuộc họp quan chức cao cấp ASEAN – Trung Quốc về triển khai DOC lần thứ 9 tại Tô Châu (Trung Quốc).
ASEAN liệu có hạnh phúc?
Tấp nập quà tặng nhưng ASEAN có hạnh phúc và yên tâm? Song song với
những món quà mang tới ASEAN, các nước lớn cũng đem lại bầu không khí
căng thẳng khi luôn đề phòng nhau xuất phát từ những bất đồng lợi ích.
Nhật tăng cường hiện đại hóa quân đội. Hạ thủy tàu sân bay trực
thăng, sắm sửa máy bay chiến đấu, máy bay vận tải. Nhật Bản tặng
Philippines 10 chiếc tàu tuần tiễu hiện đại, thể hiện thiện chí “cùng
nhau bảo vệ những đảo xa”.
Mỹ mang tàu chiến đến Biển Đông, cùng Philippines tập trận lớn nhỏ.
Thể theo nguyện vọng của Manila, Lầu Năm Góc cho P-3C tuần tiễu Biển
Đông. Mỹ đem 14 siêu trực thăng Apache bán cho Indonesia, phá tan sự
đóng băng về quân sự giữa hai nước.
Với Singapore, Mỹ tăng cường hợp tác quốc phòng, nghiên cứu vũ khí. Mỹ cũng xem xét khả năng hợp tác quân sự với Việt Nam.
Đáp lại, Trung Quốc trình làng hàng loạt UAV thế hệ mới, không thua
kém Mỹ. Tổ chức tập trận từ biển xa đến biển gần, diễu võ dương oai về
khả năng làm chủ chuỗi đảo thứ nhất. Trung Quốc cũng là quốc gia mua sắm
vũ khí bậc nhất thế giới.
Thực chất, Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là lợi ích cốt lõi, coi Nhật
Bản là kẻ thù dân tộc, còn phía Mỹ, kìm chế và phong tỏa Trung Quốc là
mục tiêu lớn nhất của chiến lược “chuyển trục” mà ông Obama đề ra.
Những động thái này của các nước lớn cũng vô tình cuốn ASEAN vào một
cuộc chạy đua. Thái Lan, Indonesia, Malaysia và nhất là Philippines đã
bỏ ra những khoản tiền không nhỏ để trang bị sức đề kháng cho quân đội
của mình.
Trung Quốc liên tục tập trận trên Biển Đông
ASEAN thực sự muốn gì?
Các nước Đông Nam Á dù rất hoan nghênh thiện chí của những nước lớn
nhưng chắc chắn họ biết rằng, tham gia vào bất kỳ liên minh nào chống
lại nước thứ ba đồng nghĩa với việc mang lại cho quốc gia rất nhiều sóng
gió.
Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore đã từng phát biểu trong chuyến
thăm Mỹ: “Singapore giữ vững lập trường trung lập trong vấn đề tranh
chấp Biển Đông. Tất cả những gì ASEAN muốn là một môi trường an ninh,
hợp tác trên biển”.
Với Việt Nam, trong Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt-Trung lần
thứ tư ngày 5/6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
đã bày tỏ quan điểm:
“Những ai có tầm nhìn chiến lược cũng như sự tỉnh táo về mặt chính
trị đều hiểu rằng một nước nhỏ mà liên minh với một nước này để chống
một nước khác là tự hại mình.
Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam quan hệ với rất nhiều nước
trên thế giới và thực tế đã chứng minh rằng Việt Nam đã thực hiện đường
lối đối ngoại độc lập tự chủ, là đối tác tin cậy, là bạn với tất cả các
nước; các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam không gây phương hại đối với
bất cứ một quốc gia nào”
Thực sự, ASEAN mong mỏi một bầu không khí hợp tác, hòa bình, mọi vấn
đề tranh chấp được đưa vào bàn đám phán song phương. Và đặc biệt, với
Biển Đông, khối ASEAN tin tưởng Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) sẽ góp
phần đưa an ninh về vùng biển này dù họ không làm chủ cuộc chơi.
Theo Đất Việt
Goodbye, Philipp Rösler!
Bầu cử ở Đức chưa bao giờ là một sự kiện hoành tráng, trống
dong cờ mở ầm ĩ, truyền thông rầm rộ, sân khấu chói lòa, hồi hộp thót
tim đến phút chót. Tôi đã tưởng năm nay nó còn đạt đến đỉnh cao về sự
nhạt.
Không nhạt sao được. Mọi kết quả đều đã được báo trước. Uy tín của bà
Merkel trong dân chúng mạnh tới mức có tờ báo đã gọi bà là “người khổng
lồ”, vây quanh bởi một loạt các “chú lùn”. Bà đã cầm quyền hai nhiệm kì
và trong tám năm thế giới xung quanh chìm trong khủng hoảng, nước Đức
dường như chưa một ngày chỉ nhúng một ngón chân vào đó. Trái lại. Chưa
bao giờ đất nước này thịnh vượng và bình yên hơn; số người thất nghiệp,
đặc biệt trong thanh niên, ít hơn. Chưa bao giờ các trường đại học đông
sinh viên hơn, hệ thống chăm sóc y tế dư dả vốn giắt lưng hơn, bữa ăn
hàng ngày của người bình thường phong phú hơn. Chưa bao giờ trọng lượng
quốc tế của Đức nặng hơn, du khách nước ngoài đến Đức nhiều hơn. Nếu bạn
muốn tôi có thể kể thêm: chưa bao giờ bóng đá Đức đáng yêu hơn và các
tiệm ăn Đức được nhiều sao Michelin hơn. Đó là chưa kể cũng trong thời
gian này Đức đã bỏ hẳn nghĩa vụ quân sự và rút từng bước mạnh mẽ khỏi
việc sử dụng điện hạt nhân.
Dễ hiểu là người Đức hài lòng và không muốn thay đổi. Nói chung,
người Đức thích những điều vững chãi, an toàn, dài lâu. Bí quyết thành
công của họ là ở đó và gót chân Achilles của họ cũng ở đó. Họ được thán
phục về điều đó và bị chế nhạo cũng vì điều đó. Thay đổi một điều gì
trong xã hội Đức chắc phải cần thời gian gấp bốn lần ở Mỹ, gấp ba lần ở
Anh và gấp hai lần ở Pháp. Người Đức ngưỡng mộ khiếu hài hước của người
Anh, sự năng động của người Mỹ, nghệ thuật sống của người Pháp, sự thảnh
thơi vô lo của người Ý; và tự coi mình là dân tộc có khá nhiều phẩm
chất ưu tú, nhưng tẻ nhạt nhất hoàn cầu. Bà Merkel là kết tinh hoàn hảo
của những điều rất Đức đó. Người phụ nữ được coi là quyền lực nhất thế
giới này áp dụng một phong cách chính trị gây được nhiều thiện cảm trong
dân chúng: Chính trị của
understatement. Tiết chế, tiết kiệm,
giản dị, tuyệt đối không phô trương, cần mẫn, nhẫn nại và không hề vướng
bất kì một vụ tai tiếng nào, bà là được coi là lương thiện nhất trong
hàng ngũ chính khách Đức, nếu nghề này còn cho phép sự lương thiện. Dễ
hiểu là với bà, Liên minh Bảo thủ CDU-CSU chắc thắng trong cuộc bầu cử
hôm Chủ nhật vừa rồi. Và mọi chuyện diễn ra đúng như vậy. Với gần 42 %
số phiếu bầu, đó là thắng lợi vang dội nhất của Liên minh này từ 20 năm
qua. Thậm chí ở Berlin và Brandenburg, hai tiểu bang có truyền thống
thiên tả và đang do Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) nắm quyền, Liên minh Bảo
thủ của bà Merkel cũng dễ dàng vượt qua đối thủ chính trị. Không có gì
chán hơn một cuộc bầu cử mà chưa bầu đã biết trước kết quả.
Cho nên trong mấy tháng vận động tranh cử trước đó và những tuần nước
rút sát đó, nội dung chương trình tranh cử của tổng cộng 30 chính đảng
và 81 ứng viên độc lập
[i]
xem ra không khuấy động dư luận bằng chiếc vòng ba mầu đỏ-vàng-đen ở cổ
bà Thủ tướng trong cuộc “đấu khẩu” khá buồn ngủ trên truyền hình với
ứng viên Thủ tướng của Đảng SPD, ông Peer Steinbrück; hay “ngón tay
thối” của ông này trên bìa một tạp chí; hay “sự nhạy cảm châu Á” của
Philipp Rösler, chính khách gốc Việt đầu tiên lên đến chức Phó Thủ tướng
ở một quốc gia phương Tây.
Trước bầu cử không lâu, Philipp Rösler nhận lời phỏng vấn trực tiếp của tờ
taz,
một tờ báo thiên tả độc lập ở Berlin. Khi văn bản ghi cuộc phỏng vấn
hoàn thành và được chuyển lại để ông và Văn phòng Đảng Dân chủ Tự do
(FDP) đọc xác nhận, một thông lệ rất đáng hủy bỏ ở Đức, ông đã từ chối
không cho phép đăng. Tờ
taz bèn đăng bài phỏng vấn với tiêu đề “
Philipp Rösler: Những câu hỏi và không có câu trả lời“,
trong đó phần câu hỏi của tòa báo được đăng nguyên văn, phần trả lời bỏ
trống bằng những “dòng kẻ chấm”. Nhưng dư luận, thay vì phê phán hành
vi có vẻ như kiểm duyệt báo chí của Philipp Rösler, như tờ
taz
mong đợi, lại tương thẳng một cơn bão cứt lên tờ báo này. Đơn giản vì
những câu hỏi của tờ báo thuần túy tập trung vào xuất thân châu Á của
Philipp Rösler và những nỗi khổ mà ông phải chịu đựng từ đó. (Chẳng hạn:
“
Ông đã trải nghiệm việc người khác có vấn đề với ngoại hình châu Á của ông như thế nào?“, “
Ông thường nhận được email chửi rủa. Vì ông là Chủ tịch Đảng FDP? Hay vì nhìn ông là thấy gốc gác không phải người Đức?“, “
33
tuổi ông mới trở về thăm Việt Nam lần đầu tiên, do vợ ông đề nghị. Vì
sao bản thân ông không quan tâm đến đất nước của cha mẹ ông?“…).
Nếu là tôi, tôi đã đứng dậy bỏ đi, sau năm phút và chậm nhất là câu hỏi
thứ hai. Nhưng Rösler ngồi hết, trả lời hết, và cuối cùng lại từ chối
cho đăng.
Có ai ngờ trong bầu cử Quốc hội Đức năm nay, Việt Nam lại đóng một
vai trò lạ lùng như thế. Tôi thấy rất ái ngại cho Philipp Rösler. Bản
năng làm mẹ của tôi được đánh thức, khi nhìn chàng trai cao ráo, khôi
ngô, lễ phép và dễ thương ấy ngơ ngác, bất lực, không dám buông mà cũng
không thể vực dậy con tầu FDP mỗi ngày một chìm sâu. Ở chính khu vực bầu
cử của mình tại Hannover, Philipp Rösler chỉ thu được 2,6 % số phiếu.
Trong toàn liên bang, Đảng FDP của ông không vượt qua mốc 5 % để lọt vào
Quốc hội. Một đảng từng cung cấp những chính khách giỏi giang và đóng
dấu ấn Tự do của mình lên nền chính trị quốc gia trong suốt lịch sử CHLB
Đức từ ngày lập quốc, nay bị cử tri quét phăng khỏi Quốc hội như không.
Cái chết của FDP là bất ngờ đúng lúc hạ màn của cuộc bầu cử nhạt nhẽo
này.
Philipp Rösler từng ví mình như cây tre uốn mình trong gió mà không
gãy, để rồi bị một lãnh đạo cao cấp trong đảng của mình kháy lại rằng “
muốn
gây dựng niềm tin thì không thể đung đưa như cọng tre mà phải đứng sừng
sững như cây sồi. Chính vì thế mà nước Đức là quê hương của sồi chứ
không phải của tre“. Cả sồi lẫn tre, sau một ngày Chủ nhật toàn dân
đầu phiếu, đều phải dọn sạch chỗ của mình tại Quốc hội và Nội các. Sai
lầm của FDP có lẽ là dùng quá nhiều ẩn dụ
[ii]. Goodbye, Philipp Rösler!
Tuần này bà Merkel bắt đầu từ từ đi chợ, để tìm một liên danh cầm
quyền. Trong trường hợp xấu nhất – điều chưa bao giờ xảy ra với nước Đức
– khi không một “chú lùn” nào trong số 4 đảng vừa được bầu vào Quốc hội
chịu liên danh với Liên minh trung hữu CDU-CSU quá áp đảo của bà thì
“người khổng lồ” sẽ ngự trên vinh quang với tất cả cô đơn và bất lực. Và
nước Đức sẽ phải đi bầu một lần nữa. Dân chủ đương nhiên là nhiêu khê
và tốn kém.
© 2013 pro&contra
[i] Trong đó có một chính đảng mang tên “Đảng của những người chống bầu cử” (Partei der Nichtwähler)
[ii]
Những đảng cũng thua cuộc khác lại phạm những sai lầm khác. Đảng Xanh
yêu cầu mỗi tuần một ngày ăn chay cố định trong các căng-tin trên toàn
nước Đức. Dễ hiểu là một dân tộc đã hai lần trải qua chế độ độc tài thì
không thích thú gì một nền độc tài mới: “độc tài đậu tương”.
Vinashin rút vốn: “Cái tát” với nhiều doanh nghiệp?
Theo GS Đặng Hùng Võ, việc Vinashin rút vốn thương hiệu khỏi 105 công ty có thể khiến nhiều công ty gặp khó khăn.
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành quyết định phê duyệt danh
sách các doanh nghiệp mà Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam
(Vinashin) muốn rút vốn thương hiệu. Theo đó, 105 doanh nghiệp sẽ không
còn mang thương hiệu Vinashin trong quá trình tập đoàn này tái cơ cấu để
trở lại mô hình Tổng công ty. Trong số 105 doanh nghiệp có 51 công ty
có thể thực hiện rút vốn ngay bởi những đơn vị này có tình hình tài
chính không phức tạp, không vay nợ Vinashin hoặc không có tài sản lớn.
Số doanh nghiệp còn lại cần xem xét phân tích tình hình tài chính, tài
sản, lợi thế, công nợ trước khi tiến hành rút vốn.
Trong số 105 công ty mà Vinashin từng góp vốn bằng thương hiệu, có
nhiều doanh nghiệp không hoạt động trong ngành đóng tàu, trong đó có
nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơ điện, thương mại, thậm chí
là chế biến thực phẩm.
Việc rút vốn của Vinashin nằm trong kế hoạch tái cơ cấu được tiến hành
trong suốt 3 năm qua, nhằm kết thúc mô hình tập đoàn sau 7 năm tồn tại.
Các cơ quan liên quan cũng đang gấp rút xem xét các giải pháp tháo gỡ
những vướng mắc cuối cùng của quá trình tái cơ cấu này.
Trao đổi với Kiến Thức về vấn đề này, GS Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ
trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường nhận định: Thời điểm 2007-2008 là giai
đoạn phát triển nóng của thị trường bất động sản. Vào thời điểm này,
không chỉ các doanh nghiệp nhà nước mà ngay cả các doanh nghiệp ngoài
nhà nước cũng tham gia đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Không chỉ góp
vốn vào bất động sản, các tổng công ty nhà nước còn đầu tư tràn lan vào
các lĩnh vực kinh doanh khác.
Tiền được rải khắp nơi dẫn tới việc đầu tư không mang lại hiệu quả
cho nhiều doanh nghiệp. Khi nguồn tiền đi chệch hướng, đi sai lệch,
nhiều doanh nghiệp phải đương đầu với tình trạng nợ xấu. Doanh nghiệp sẽ
mất kiểm soát trong kinh doanh, nợ nần chồng chất và đứng trên bờ vực
phá sản. Tình trạng này của các doanh nghiệp là bài toán khó với các cơ
quan nhà nước.
Theo GS Đặng Hùng Võ, động thái trên của Vinashin cho thấy tập đoàn
này đang gấp rút thực hiện quá trình tái cơ cấu. Nếu việc rút vốn diễn
ra thuận lợi và nhanh chóng sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Vinashin.
Việc rút vốn này sẽ giúp Vinashin quản lý được hoạt động kinh doanh một
cách tốt nhất với việc tập trung đầu tư vào ngành nghề chủ đạo. Từ đó
tăng thêm hiệu quả cho việc đầu tư và tránh vốn khỏi nợ xấu. Nếu việc
rút vốn thành công thì quá trình tái cơ cấu tập đoàn sẽ diễn ra nhanh
chóng hơn.
GS Đặng Hùng Võ phân tích: Trong 105 doanh nghiệp mà Vinashin rút vốn
có những doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản.
Vinashin rút vốn khỏi những doanh nghiệp này sẽ khiến họ càng khó khăn
gấp nghìn lần khi mà lĩnh vực bất động sản đã đóng băng trong thời gian
quá lâu.
Còn đối với những doanh nghiệp được thành lập ra và chỉ chờ vào dòng
vốn của Vinashin để hoạt động thì việc rút vốn cũng là một trở ngại lớn.
Bản chất của những doanh nghiệp này là hứng vốn để kinh doanh, cho nên
cần xem xét lại tình hình tài chính, tài sản để quyết định xem nên giải
thể hay sáp nhập các doanh nghiệp này.
Đối với các doanh nghiệp độc lập, tức là kinh doanh ở những lĩnh vực
khác bất động sản và Vinashin chỉ góp vốn bằng thương hiệu thì việc rút
vốn của Tập đoàn này không gây bất lợi gì cho những doanh nghiệp như
vậy.
Trong thời gian qua, lãnh đạo các bộ ban ngành đã gấp rút trong việc
tái cơ cấu Vinashin. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải – Đinh La Thăng
cũng có nhiều cuộc họp nhằm giải quyết vướng mắc trong việc rút vốn
thương hiệu, sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp không nằm trong mô hình
mới của Vinashin.
Tại cuộc họp diễn ra ngày 18/7 vừa qua do Bộ trưởng Đinh La Thăng chủ
trì, Quyền Tổng Giám đốc Vinashin Vũ Anh Tuấn cho biết: theo Quyết định
số 2108/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn sẽ giữ lại Công ty mẹ
và 42 đơn vị làm nòng cốt sau tái cơ cấu.
Đối với 216 đơn vị không giữ lại trong mô hình Tập đoàn, sẽ thực hiện
tái cơ cấu theo các hình thức: Rút vốn thương hiệu; Sáp nhập; Bàn giao
chuyển về đơn vị khác; Giải thể; Chuyển nhượng phần vốn góp của Tập đoàn
tại các công ty; Chuyển chủ sở hữu, quyền đại diện vốn.
Đến nay, Tập đoàn đã thực hiện tái cơ cấu được 43/216 doanh nghiệp.
Cụ thể: Rút vốn 14 đơn vị (theo hình thức chuyển nhượng phần vốn góp
bằng giá trị thương hiệu Vinashin); Giải thể 14 đơn vị; Chuyển nhượng
phần vốn góp 12 đơn vị; Bàn giao, chuyển chủ sở hữu, quyền đại diện vốn 3
đơn vị.
Tuy nhiên, cũng theo ông Tuấn, việc rút vốn ở các doanh nghiệp đang
gặp nhiều vướng mắc. Trong trường hợp Vinashin muốn rút vốn thương hiệu
theo hình thức giảm vốn điều lệ tại các công ty cổ phần thì cần 2 điều
kiện: Đó là phải có sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông và công ty phải
cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác
sau khi giảm vốn.
Tuy nhiên, hiện việc này đã được nhiều bộ, ngành và địa phương chung
tay tháo gỡ nên Vinashin sẽ dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp
để chủ động cân đối giữa việc giải thể, phá sản và sáp nhập các đơn vị,
gỡ khó cho cả Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
THEO KIẾN THỨC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét