Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Lượm lặt

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Nhiều nghi vấn về vụ tai nạn hàng hải “bí ẩn” trên Biển Đông (GDVN). - 3 ngư dân Biển Đông mất tích, trên thuyền đầy vết máu (ĐV).

“Diều hâu” Trương Thiệu Trung: Tàu ngầm Mỹ sợ rong biển TQ!  (Soha)
Nhiều nghi vấn về vụ tai nạn hàng hải “bí ẩn” trên Biển Đông (GDVN)  —  Những vết máu trên con tàu mất tích   (VnEx)
Việt Nam đang trong bối cảnh sơ kết nhiệm kỳ, với những chuyển động chính trị, nên phải nói đây là thời kỳ rất nhạy cảm.  TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)  – (VnEc)
“Mức lương cơ bản năm 2014 sẽ hài hòa, từ 2,3 – 2,5 triệu”  (GDVN)    —Các sếp công ích lĩnh “lương khủng” phải nộp trả tiền ngay tuần này(GDVN)
“Nhiều lúc Thủ tướng cũng bức xúc vì sao đường ở miền núi làm to thế?”(GDVN)   —‘Nhiều ông chủ tịch tỉnh rất thích… hoành tráng’  (VTC)
Xử lý tham nhũng vẫn ‘đầu voi, đuôi chuột’  -(VTC News)   —Thủ tướng cho phép lấy 1.500 ha đất lúa làm dự án  (VnEc)  —“Sao lại cứ đổ tội cho tình hình khách quan?”  (VnEc)
____________________________________________________________________________________________________________________
Ai dám lạc quan tin gần 30% người dân Việt thoát nghèo?
Biết sai vẫn làm ngơ!   (NLĐ) -  Hầu hết các công trình xây dựng lấn chiếm sông rạch ở TP HCM đều có sự “tiếp tay” hoặc làm ngơ của chính quyền địa phương
Mấy chục nghìn tỷ đồng quyết phát xong ngay!  -(ĐVO) – Nguyên nhân của nợ đọng 91.000 tỷ bắt nguồn từ tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công, chủ yếu từ khâu quyết định.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Con tầu” Việt-Pháp đã cập bến Đối tác chiến lược    (Dân trí)   —- Việt – Pháp hướng tới quan hệ đối tác chiến lược ?  (RFI)
RSF kêu gọi tự do báo chí cho Việt Nam   (RFA) -Nhân chuyến thăm Paris của Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng, tổ chức Phóng viên Không Biên Giới (RSF), đã thu thập chữ ký vào một thỉnh nguyện thư đòi tự do thông tin để trực tiếp gửi Thủ tướng.
Lưu Quang Vũ
‘Chưa ai bằng được Lưu Quang Vũ’ (BBC)   -Đạo diễn Phạm Thị Thành nói sau 25 năm nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ qua đời, Việt Nam vẫn chưa có tác giả nào thay thế được ông.  ====>>>
Bí ẩn tình cảm trong đời Hồ Chí Minh (BBC)  -Một nhà nghiên cứu trong nước nói “là điều bình thường” nếu cố lãnh tụ Hồ Chí Minh từng có “người yêu, người vợ”, nhưng nói còn thiếu tư liệu.
Tố cáo hành động ức hiếp và mưu đồ tiêu diệt Phật giáo Hòa Hảo   (RFA) -Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy ra Tuyên cáo đang bị chính quyền dồn vào chân tường nên sẽ phải đấu tranh đến cùng để bảo vệ đạo pháp, đồng thời tố cáo những hoạt động vi phạm các quyền con người đối với tín đồ theo Công ước Quốc tế
Theo đóm ăn tàn  (Viettusaigon -RFA) -Cái quyết định xử phạt hành chính một công ty đã chôn chất độc hại xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước, làm tổn hại sức khỏe nhân dân và không ít người dân bị chết do nguyên nhân này nghe ra nhẹ hều, như đang chơi đùa vậy!
Từ WTO đến TPP: Nhận diện sáu năm di căn kinh tế   -(Phạm chí Dũng -VOA) -Một mẩu bánh hấp dẫn và một cô gái đẹp vẫn luôn là mơ ước của những kẻ phàm tục. Nhưng làm sao để nuốt được hai miếng thơm ngon đó thì lại là một câu chuyện khác, khác hoàn toàn.

KINH TẾ
Ông Vũ Khoan: Kinh tế đi xuống do yếu kém chủ quan? (TVN). VĂN HÓA-THỂ THAO
Tuổi già của người thầy không tay huyền thoại (VNE). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Đồng loạt tiêm lại vắcxin Quinvaxem trong tháng 10 (DV). - Vắc xin Quinvaxem được sử dụng lại trong lo lắng (TN).
- Hôn nhân đồng tính cũng như hôn nhân giữa người sống và người chết: Không thừa nhận, nhưng cũng không cấm? (LĐ).
Cho 30.000 đồng, hiếp dâm bé gái suốt 4 tháng (Soha)   —-“Yêu râu xanh” cưỡng hiếp bà bầu 7 tháng là Chí Phèo làng Ngô Xá (Soha)   —Kẻ cuồng ghen chém chết vợ, 3 người khác bị thương (Soha)
Hà Nội sẽ xử lý nghiêm vụ đại gia đánh nhân viên sân golf Tam Đảo (Soha)   —–“Hoảng” với văn hóa ứng xử của CSGT, đại gia như… giang hồ (Soha)
Vụ CSGT bị thuộc cấp bắn chết: “CSGT không cần phải có súng” (Soha)  –Đại gia đánh nhân viên phục vụ chi tiền tỷ lên Tam Đảo chơi golf?  (Soha)
Nổ lớn trong khu dân cư, nhiều người náo loạn  (DT)    —–Kề súng K54, cướp 200 ngàn đồng của cặp tình nhân  (DT)   —Giả danh công an, đánh trọng thương người để cướp của  (DV)
Treo cổ 4 ngày sau khi con và cháu uống thuốc độc tự tử  (NLĐ)    —–Việt kiều bị vợ bỏ bay về nước “vạch mặt“ “thầy bói miệt vườn“  (PLVN)
Đem thi thể người nhà đến quán karaoke đòi công lý  (TN)   —-Phát hiện 16 người Trung Quốc dùng công nghệ cao lừa đảo  (TT)   —–Hù doanh nghiệp moi tiền, nguyên cán bộ thuế mếu máo nhận án  (TT)
Chị hai đường sắt cao tốc” dắt gái cho bộ trưởng nhận tội (TT) -  Tòa án Bắc Kinh hôm 24-9 xét xử nữ thương nhân Định Thư Miêu, người chuyên dắt gái và đưa hối lộ cho cựu bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân.

QUỐC TẾ 
Vũ khí hóa học ở Syria được tiêu hủy thế nào? (VNN). - Đoàn thanh sát của LHQ sẽ trở lại Syria vào ngày 25/9 (VOV). - Syria: Thách thức từ nội chiến và nạn đói (VOV). - Nga chấp thuận đưa việc sử dụng vũ lực vào nghị quyết về Syria (TN). Thời báo Hoàn Cầu: Nhật Bản chỉ coi Quân đội Trung Quốc là “nông dân” – (GDVN)    —–Ngoại trưởng Kenya: 2 hoặc 3 người Mỹ tham gia vụ khủng bố ở Nairobi  -(GDVN)     —–Putin cảnh báo cuộc chiến Syria có thể lan khắp “Liên xô cũ”  (Soha)
Các tổ chức cứu trợ kêu gọi tăng ngân khoản cho người tị nạn Syria  (VOA)
Bài diễn văn của TT Obama tại New York  (RFA)   —-  Tổng thống Obama kêu gọi Iran hành động cụ thể về vấn đề hạt nhân (VOA)
Tổng thống Iran sẽ phát biểu ‘ôn hòa hơn’ tại LHQ  (VOA)
Tổng thống Obama thừa nhận đã cai thuốc vì sợ vợ  -(GDVN)     —–“Góa phụ trắng” chỉ huy khủng bố giết 68 người  (KP)   —-Mục đích tấn công?  (BBC)  -Dường như nhóm ‘đa quốc gia’ là thủ phạm tấn công ở Nairobi.
Trực tiếp: LHQ tập trung vào Iran và Syria  (BBC)    —-Syria : Nga chấp nhận có thể nêu việc dùng vũ lực trong nghị quyết của HĐBA(RFI)   —-Nga: hy vọng có nghị quyết về Syria trong tuần này  (RFA)   —-Syria, trọng tâm khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc(RFI)
TQ gây áp lực với Bắc Hàn về hạt nhân  (BBC)   —-Bắc Kinh cấm xuất khẩu công nghệ vũ khí cao cấp cho Bình Nhưỡng(RFI)    —-Trung Quốc phổ biến danh sách vật liệu cấm chuyển giao cho Bắc Hàn  (RFA)
Ban lãnh đạo Trung Quốc kết án Bạc Hy Lai để củng cố quyền lực  (RFI)   —-Bạc Hy Lai suy tàn và tương lai của chủ nghĩa Mao mới(RFI)
Bắc Kinh bớt kiểm duyệt internet tại Khu Thương mại Tự do Thượng Hải(RFI)    —HK kêu gọi TQ thực thi dân chủ cho Hồng Kông  (RFA)
Seoul hủy mua 7 tỷ đô la chiến đấu cơ của Boeing(RFI)   —-Nam Triều Tiên hoãn thỏa thuận mua chiến đấu cơ  (VOA)
Hồ sơ Bettencourt : Cựu Tổng thống Sarkozy vẫn bị truy tố(RFI)
Kenya chưa giải quyết xong vụ bắt con tin tại Westgate (RFI)   —- Al-Shabab: Nhiều con tin vẫn bị cầm giữ trong thương xá ở Kenya  (VOA)
Nhật chuẩn bị mua khí đốt của Canada(RFI)   —-Hun Sen vẫn là Thủ tướng(RFI)   —   Ông Hun Sen tái đắc cử bất chấp sự tẩy chay của phe đối lập  (VOA)
Ai Cập cấm tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo hoạt động (RFI)   —-ILO: Số lao động trẻ em nhiều nhất là ở Châu Á  (VOA)

“Sao lại cứ đổ tội cho tình hình khách quan?”

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: “Tôi không tin khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng khiến nền kinh tế của chúng ta khó khăn”...

“Sao lại cứ đổ tội cho tình hình khách quan?”
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội thảo "Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và những điều chỉnh chiến lược”.
“Trong gần hai năm qua, nhiều chỉ số kinh tế bước đầu ổn định nhưng dường như vẫn bị che phủ bởi nỗi lo tăng trưởng thấp, với những cảnh báo về một nền kinh tế chứa ẩn nhiều rủi ro, chưa mấy tươi sáng”, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại hội thảo của Ban Kinh tế Trung ương Đảng ngày 23/9, với chủ đề “Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và những điều chỉnh chiến lược”.

Cũng theo Phó thủ tướng, Đảng và Chính phủ đang quyết tâm thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để vực dậy nền kinh tế. “Với tinh thần quyết tâm cao độ, chung sức, đồng lòng, chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua được một trong những thời kỳ khó khăn nhất trong phát triển kinh tế đất nước từ sau đổi mới”.

Một trong những câu hỏi mà Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra tại hội thảo là, tại sao nền kinh tế Việt Nam lại ra khỏi khủng hoảng kinh tế chậm hơn các nước trong khu vực?

Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2011- 2012 tương đương với Philippines, thấp hơn Malaysia và Indonesia, nhưng cao hơn Singapore và Thái Lan. Tuy nhiên, ngoại trừ Singapore, trong giai đoạn này, tất cả các nước trên đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước (2008-2010) trong khi tăng trưởng của Việt Nam suy giảm qua hai giai đoạn trên.

Tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam bắt đầu suy giảm nhanh và liên tục từ giai đoạn cuối 2007 đến nay, trong khi đó, tăng trưởng những nước trên đều khởi sắc hơn kể từ 2009.

“Vì sao nên nỗi?”

Nhiều thông cảm với điều hành của Chính phủ, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nói rằng việc kiểm điểm này nên đặt trong cả giai đoạn 10 năm 2011- 2020, và cần nhìn lại nhiều lĩnh vực, chứ không chỉ là kinh tế, với những con số mà “tôi tuy “cóc ngồi đáy giếng” nhưng vẫn thấy nó khó tin, như con số nợ xấu, nay thế này, mai đã thế khác. Nên nhìn vào thực trạng xã hội mà đánh giá thì hơn”.

Để trả lời cho câu hỏi “vì sao nên nỗi” này, theo nguyên Phó thủ tướng, những hạn chế bất cập trong điều hành không được nhìn thẳng, khi Chính phủ luôn giải thích rằng nền kinh tế khó khăn, là bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, chứ ít khi đi vào nguyên nhân chủ quan là có sai lầm trong điều hành.

“Tôi không tin khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng khiến nền kinh tế của chúng ta khó khăn, khi mà những lĩnh vực liên quan đến thế giới như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài... đều là những điểm sáng của nền kinh tế chúng ta. Sao lại cứ đổ tội cho tình hình khách quan?”, ông Khoan nói và khẳng định nguyên nhân chủ yếu là “đã để vỡ ổn định kinh tế vĩ mô từ năm 2007 đến nay”.

Hoàn toàn tán thành ý kiến này của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, TS. Cao Sỹ Kiêm còn cho rằng, việc điều hành của Chính phủ, càng vào thời điểm khó khăn, càng không kiểm soát được tình hình, khiến nền kinh tế rơi vào khó khăn sâu hơn.

Cùng với đó, cách giải quyết vẫn theo tư duy cũ, thậm chí có lúc quay về thời kỳ bao cấp với các mệnh lệnh hành chính đưa ra.

Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, TS. Lưu Bích Hồ cũng phàn nàn, “Chính phủ nói nhiều nhưng không làm được”.

Cho rằng tình hình “vì sao nên nỗi”, cũng bởi đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, đội ngũ tham mưu chỉ “dâng” lên Chính phủ những bức tranh “đẹp” cho vừa lòng lãnh đạo, Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, GS. Nguyễn Quang Thái, nhấn mạnh “muốn thoát khỏi tình trạng trì trệ này, cần phải có nhiều hơn nữa tinh thần dân chủ”.

“Thời kỳ nhạy cảm”

“Việt Nam đang trong bối cảnh sơ kết nhiệm kỳ, với những chuyển động chính trị, nên phải nói đây là thời kỳ rất nhạy cảm”, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS. Võ Trí Thành nói.

Như muốn thay lời cho Chính phủ, ông Thành nói trong 3 năm tới, Chính phủ quan tâm nhất là ổn định, phục hồi và tái cấu trúc. Việt Nam phải kiên trì, nhất quán, không vì áp lực nào mà né tránh hay làm méo mó mục tiêu đã được xác định này. Phục hồi không nên quá vội vã, mà phải ưu tiên cho ổn định kinh tế vĩ mô.

Rõ ràng là tình hình không thể lạc quan như đánh giá của ông Thành, khi mà không chỉ số đông chuyên gia kinh tế, mà ngay cả Trưởng ban Kinh tế Trung ương, ông Vương Đình Huệ luôn phải nhắc đi nhắc lại về cảnh báo: “Nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Đại hội Đảng XI đề ra dự kiến không đạt kế hoạch, nguy cơ dẫn đến việc tụt hậu ngày càng xa của Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực”.

Ông Huệ còn nhận định rằng không ít vấn đề lớn và yếu kém của nền kinh tế tồn tại từ nhiều năm, đến nay dưới tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, đã bộc lộ ngày càng rõ.

Đại diện cho nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân, GS. Trần Thọ Đạt cho biết qua những phân tích, thì cho thấy, nửa chặng đường của kế hoạch 5 năm 2011- 2015 khả năng đạt được mục tiêu là mong manh. Phần lớn những chỉ tiêu quan trọng nhất như các chỉ tiêu liên quan đến tăng trưởng và việc làm, lạm phát và ngân sách, đều có khả năng không đạt được mục tiêu đề ra.

Với ước thực hiện GDP của năm 2013 là tăng 5,4%, ước thực hiện của cả giai đoạn 2011- 2015 chỉ là 5,8%, trong khi mục tiêu ban đầu đề ra cho giai đoạn này là tăng từ 7 đến 7,5% (sau được điều chỉnh xuống còn ở mức tăng từ 6,5 đến 7%).

Lạm phát cho cả giai đoạn ước thực hiện ở mức tăng 9,2%, cũng không đạt so với mục tiêu đề ra là tăng từ 5 đến 7%. Việt Nam phải đánh đổi rất lớn giữa tăng trưởng và lạm phát. Bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

Ai dám lạc quan tin gần 30% người dân Việt thoát nghèo?

(Đời sống) - Mỗi cuộc hội thảo được tổ chức lại có một số liệu khác nhau về tỷ lệ nghèo ở Việt Nam khiến dư luận cũng xoay tròn không biết dân ta giàu hay nghèo nữa. Chắc chỉ người nông dân mới biết mình giàu hay nghèo.

Theo thông tin trên TTXVN, chiều 20/9, tại Trung tâm học liệu thuộc Đại học Thái Nguyên, Ngân hàng Thế giới phối hợp với Đại học Thái Nguyên tổ chức hội nghị báo cáo “Đánh giá nghèo Việt Nam 2012.”
Dự hội nghị có các chuyên gia kinh tế, chuyên gia phát triển xã hội, chuyên gia phân tích… đến từ Ngân hàng Thế giới, một số trường Đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cùng hơn 100 cán bộ giảng viên, sinh viên đang công tác, học tập tại Đại học Thái Nguyên.
Theo báo cáo "Đánh giá nghèo Việt Nam 2012" của Ngân hàng Thế giới, dựa trên chuẩn nghèo mới (tương đương 653.000 đồng/người/tháng hoặc 2,25 USD/người/ngày) thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% xuống còn 20,7% trong 20 năm qua và là nước có điều kiện sống tốt.
Tình trạng nghèo chủ yếu tập trung ở vùng cao, gồm miền núi Đông Bắc và Tây Bắc và một số khu vực ở Tây Nguyên. Các hộ khá, giàu chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ cũng như các trung tâm đô thị dọc bờ biển.
Người nông dân Việt đang ngày càng nghèo đi hay giàu lên?
Đọc xong số liệu này nhiều người có thể thở phào nhẹ nhõm vì người Việt đang giàu lên chứ không phải nghèo đi. Nhưng ngẫm xa một chút thì thấy có điều gì là lạ. Mới đây thôi, tại Hội thảo công bố “Báo cáo đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam - kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh” cho biết hiện nay, mức thu nhập của hộ nông dân chỉ đạt gần 50.000 đồng/ngày; 41,5% số hộ không hài lòng về cuộc sống.
Báo cáo này có số liệu từ cuộc điều tra của Viện Nghiên cứu, Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Bản chi tiết cho thấy thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình ở nông thôn đang giảm dần và tỷ lệ hộ nghèo không giảm trong giai đoạn 2010 – 2012, tương ứng số hộ tái nghèo tăng lên. Theo đó, thu nhập trung bình của hộ thuần nông chỉ đạt 48.618 đồng/ngày, tức khoảng 1.458.000 đồng/tháng. Điều đáng chú ý là trong số các hộ tham gia điều tra, có tới 50% hộ phải vay nợ, và chủ yếu là vay ngoài với lãi suất cao (số tiền nợ từ vay tư nhân, tín dụng ngân hàng chỉ chiếm hơn 13%).
Từ những con số tại Hội thảo công bố “Báo cáo đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam - kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh” nếu tính chi tiết, mỗi hộ gia đình có 4 người (một cặp vợ chồng và hai con) thì chia bình quân mỗi người được 12.000 đồng/ngày. Thu nhập một năm mỗi người dân ở nông thôn chỉ được 4,2 triệu đồng, tương đương với 200 USD trên một năm.
Nếu đem so sánh mức thu nhập của người nông dân Việt Nam so với các nước trong khu vực thì chúng ta càng xót xa hơn về bức tranh nghèo của người nông dân. Mức thu nhập này chỉ  hơn tý chút mức thu nhập 20 năm trước của chúng ta. Năm 1991, mức thu nhập bình quân theo đầu người của người dân Việt Nam là 114 USD. Nhiều năm trở lại đây mức thu nhập này đã tăng đáng kể nhưng ở nông thông thì chỉ có ngày càng nghèo hơn. Trong khi đó, mức thu nhập trung bình theo đầu người ở nông thôn của Trung Quốc năm 2012 đạt 1.285 USD/năm. So với người nông dân Việt và người nông dân Trung Quốc họ có thu nhập cao hơn chúng ta cả chục lần.
Vậy chúng ta nên lạc quan tin theo báo cáo thế giới rằng Việt Nam đã bớt gần 30% nghèo hay nhìn vào thực tế rằng, thu nhập bình quân của nông dân Việt Nam chỉ là 50.000 đồng/hộ gia đình/ngày? Còn nhớ, phát biểu tại hội thảo “Lúa gạo, nông dân và phát triển nông thôn ở Việt Nam - Từ tăng trưởng thành công đến thịnh vượng bền vững” tổ chức hồi tháng 6/2011 ở Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng (nay đã nghỉ hưu - PV) nói: “Những thành tích mà Việt Nam có được trong xuất khẩu gạo là có thật, nhưng chúng ta không khỏi day dứt vì nông dân vẫn là những người nghèo và những vùng chuyên canh trồng lúa là những vùng kém phát triển". Đọc đây thì độc giả hẳn ai cũng sẽ tự tìm ra câu trả lời.

Chống tham nhũng giỏi nhất là gái mại dâm

(Đời sống) - Lâu nay, dư luận thầm cảm ơn rất nhiều đến công trạng của gái mại dâm trong việc phát hiện tham quan, nhưng dường như lợi thế của những cô gái này đang bị các nhà hoạch định chính sách bỏ quên.

Một trung tá hải quân Mỹ gốc Campuchia vừa bị buộc tội nhận hối lộ dưới hình thức các chuyến du lịch, gái mại dâm và vé xem Lady Gaga hát. Đổi lại, ông này phải tiết lộ thông tin mật cho một nhà thầu cung cấp các thiết bị quốc phòng có trụ sở chính ở Singapore.
Báo Tuổi trẻ dẫn nguồn tin theo Reuters cho biết  trung tá Michael Vannak Khem Misiewicz 46 tuổi bị bắt hôm 16/9 ở bang Colorado do bị các công tố viên buộc tội gửi cho Leonard Glenn Francis - tổng giám đốc Công ty quốc phòng Glenn Davis Marine Asia - thông tin mật liên quan đến việc triển khai các tàu chiến. Misiewicz còn bị cáo buộc sắp xếp cho tàu hải quân Mỹ ghé thăm các cảng nơi Francis có hợp đồng trị giá hàng trăm triệu USD cung cấp tàu kéo, nhiên liệu, dịch vụ làm vệ sinh tàu, an ninh và các dịch vụ khác.   
Đổi lại, Francis được cho là đã “trả công” cho Misiewicz bằng các chuyến du lịch, giải trí, các đêm ở khách sạn hạng sang và gái mại dâm. Ngoài ra, các công tố viên còn xác định Francis đã tặng Misiewicz năm vé vào xem một buổi trình diễn của Lady Gaga ở Thái Lan hồi tháng 5/2012.   
Vào thời điểm bị cho là nhận hối lộ, Misiewicz là sĩ quan phó tác chiến của hạm đội 7 giám sát các hoạt động trên vùng biển từ Nhật Bản đến đảo san hô Diego Garcia ở Ấn Độ Dương và từ thành phố Vladivostok của Nga đến Úc.
Tham quan ngã ngựa trước gái mại dâm không phải hiếm
Trước đó, Misiewicz là sĩ quan chỉ huy tàu khu trục tấn công có tên lửa dẫn đường USS Mustin. Theo tài liệu hải quân Mỹ, Misiewicz lớn lên ở Phnom Penh và được một phụ nữ Mỹ nhận làm con nuôi không lâu trước khi lực lượng Khmer Đỏ lên nắm quyền ở Campuchia vào năm 1975.
Francis bị bắt cùng thời điểm với Misiewicz, đồng thời còn bị cáo buộc hối lộ John Bertrand Beliveau II, một đặc vụ 44 tuổi của Sở điều tra tội phạm hải quân Mỹ (NCIS), những “món quà” giống như của Misiewicz. Beliveau II cũng đã bị bắt hôm 16/9 do bị buộc tội đã tải các báo cáo mật từ cơ sở dữ liệu của NCIS liên quan đến một cuộc điều tra của sở này đối với Glenn Davis Marine Asia Ltd để trao cho Francis.
Đây không phải là lần đầu tiên gái mại dâm có công trong việc phát hiện tham quan. Trước đó, nhiều quốc gia khác gái mại dâm cũng trở thành kênh chính để phát hiện tham nhũng, có lẽ, đã đến lúc chúng ta nên đề cập đến vấn đề này: đó là quy công cho gái mại dâm trong công việc khó khăn này. Từ ngày xưa, các cụ đã có câu "anh hùng khó qua cửa ải mỹ nhân", điều này rất đúng. 
Năm 2010, cả Hàn Quốc choáng với thông tin hàng chục công tố viên nước này sẽ bị điều tra vì hành vi nhận quà biếu từ gia đình tội phạm. Quà biếu này không ai khác chính là những cô gái mại dâm. Sự việc gây nên làn sống phẫn nộ tại nước này vì gái mại dâm đã có thể giúp cứu người. Khi các công tố viên đã tiền tiêu sẵn túi thì họ lại cần đến những món quà mang tính tinh thần nhiều hơn. Và hơn ai hết khi bị "bóc lột" quá sức thì chính các cô gái đã bật dậy để tố cáo lại họ.
Hay như câu chuyện của Cựu Bộ trưởng Đường Sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân cũng tán gia, bại sản vì bị lộ quan hệ tình dục với gái bao cao cấp. Nhiều tham quan của Trung Quốc cũng bị dính nghi án với cô gái mang tên Triệu Hồng Hà này. Với cô gái chưa đến 20 tuổi nhưng đủ khả năng hạ gục hàng chục tham quan Trung Quốc. Tại sao chúng ta không ghi danh sử sách nhân vật này mà lại đưa vào xử tội cố gái. Nói đến tham nhũng và đút lót sếp bằng gái mại dâm, chính phủ Trung Quốc cũng đang đau đầu với việc kiểm soát gái mại dâm để xử lý dứt điểm tình trạng tham nhũng ở nước này.
Hơn nữa, tình trạng cảnh sát nhận tiền của gái mại dâm để làm ngơ cũng xảy ra rất nhiều. Vậy, việc hợp thức hóa mại dâm và phong mại dâm là những "thám tử" trong chống tham nhũng thì quả là một công đôi việc. Vừa xử được mại dâm lại xử được tham nhũng. Đây là hai vấn nạn luôn tồn tại song hành với nhau. 
Chúng tôi không dám mạo muội đề xuất áp dụng biện pháp này ở Việt Nam dù đây không phải là một phép thử nguy hiểm. Đơn giản chỉ là thử trách nhiệm của cán bộ và túi tiền của họ mà thôi. Với mức lương công chức hiện nay, nếu liêm chính thì một cán bộ có hăng say làm việc cũng không đủ tiền lo cho gia đình chứ đừng hòng tơ tưởng tới phụ nữ đẹp, rượu ngon.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét