Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Tin ngày 27/8/2013 - tiếp theo

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Bầu Kiên đã khai gì tại CQĐT về hành vi trốn thuế?

Bằng thủ đoạn dùng hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính để chuyển lợi nhuận của doanh nghiệp sang cho cá nhân, Nguyễn Đức Kiên đã “giúp” cho Công ty B&B do ông làm Chủ tịch HĐQT “trốn” được hơn 25 tỷ đồng tỷ đồng tiền thuế.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Nguyễn Đức Kiên đã có hành vi trốn thuế tại Công ty B&B với số tiền lên tới 25.011.723.928 đồng tỷ đồng.
Theo Cơ quan CSĐT, Công ty B&B được thành lập theo gấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103028596 ngày 8/12/2008. “Bầu Kiên” là người đại diện theo pháp luật và cũng là Chủ tịch HĐQT của công ty này. Trong khi đó, vợ Kiên – bà Đặng Ngọc Lan làm Giám đốc. HĐQT Công ty B&B từ khi thành lập tới khi Nguyễn Đức Kiên bị bắt tạm giam, ngoài 2 vợ chồng Kiên còn có bà Nguyễn Thị Thu Hương (em gái Kiên).
Lĩnh vực kinh doanh theo giấy phép của Công ty B&B là: Xây dựng dân dụng công nghiệp, nhà ở, kinh doanh vàng bạc, đá quý và nghiên cứu thị trường… Công ty này không được Nhà nước cấp phép kinh doanh tài chính.
Về hành vi trốn thuế, sau khi vào cuộc điều tra, Cơ quan CSĐT phát hiện, vào ngày 8/12/2013, Nguyễn Đức Kiên ký giấy ủy quyền số 01/2008-GUQ cho Đặng Ngọc Lan. Căn cứ vào giấy ủy quyền này, đến ngày 25/12/2008, Lan đã đại diện cho Công ty B&B ký hợp đồng số 01-VGS/HĐUT.08 ủy thác đầu tư vàng với Ngân Hàng ACB. Hợp đồng này có nội dung: Công ty B&B ủy thác cho Ngân hàng ACB thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam theo văn bản của Công ty B&B. Kết quả thực hiện hợp đồng từ ngày 25/12/2008 đến ngày 31/12/2009, Công ty B&B và Ngân hàng ACB đã thực hiện kinh doanh giá vàng tổng cộng 284 lệnh với khối lượng giao dịch là 440.250 Ounce, Công ty B&B thu được 100.046.895.705 đồng.
“Bầu Kiên” tìm cách lách luật, “giúp” Công ty B&B trốn được 25.011.723.928 đồng tiền thuế.
Do biết Quốc hội có Nghị quyết về việc miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2009 nên ngày 25/12/2008, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Đặng Ngọc Lan ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính sô 010109/UTĐT với Nguyễn Thúy Hương, nội dung: Nguyễn Thúy Hương ủy thác cho Công ty B&B kinh doanh vàng ghi sổ với số vốn ủy thác là 600.000 lượng vàng SJC (tương đương với 720.000 Ounce).
Trong đó, giao dịch trạng thái vàng nước ngoài là 45.000 Ounce, giao dịch trạng thái vàng trong nước là 37.000 lượng. Theo đó, Công ty B&B chỉ thu phí ủy thác là 1% lợi nhuận, còn lại 99% lợi nhuận thu được sau khi trừ chi phía chuyển cho cá nhân Nguyễn Thúy Hương.
Cùng ngày 25/12/2008, Kiên chỉ đạo Lan và Hương cùng ký vào phụ lục hợp đồng số 010109/UTĐT-PL-01 với nội dung: Nguyễn Thúy Hương đồng ý để Công ty B&B được ủy thác lại cho Ngân hàng ACB thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc kinh doanh vàng; Hương Ủy quyền cho Nguyễn Đức Kiên đại diện quyết định và chỉ định cho Công ty B&B thực hiện các vấn đề liên quan đến đến hoạt động mua bán theo Hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính số 010109/UTĐT; Hương được hưởng lợi tức hoặc chịu lỗ từ kết quả hoạt động đầu tư tài chính đã ủy thác, bao gồm cả kết quả đầu tư tài chính do Công ty B&B ủy thác lại cho Ngân hàng ACB và phí ủy thác lại.
Theo chỉ đạo của Kiên, căn cứ vào hợp đồng số 010109/UTĐT, trong các ngày 27 và 30/6/2009, Công ty B&B đã chuyển cho bà Hương lần thứ nhất là 68.146.734.007 đồng vào tài khoản của Nguyễn Thúy Hương, công ty giữ lại 1% tương đương với 688.350.849 đồng. Lần thứ 2, Công ty B&B và Hương chỉ ký xác nhận khoản lợi nhuận với nhau là 31.211.810.849 đồng. Công ty B&B có ghi nhận khoản lợi nhuận trên trong báo cáo tài chính, nhưng không được hoạch toán vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009, mà hoạch toán vào năm 2010. Đến ngày 17/6/2010, Công ty B&B đã chuyển tiếp cho Hương 8.978.768.386 đồng.
Theo kết quả xác minh của Tổng cục thuế và giám định tư pháp cho thấy, hợp đồng ủy thác đầu tư kinh doanh vàng giữa Nguyễn Thúy Hương và Công ty B&B là không hợp pháp và số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ hợp đồng này trong năm 2009 là 25.011.723.928 đồng.
Nguyễn Đức Kiên đã trốn thuế với thủ đoạn mới, tinh vi, qua mắt được các cán bộ Chị cục thuế quận Đống Đa và cả thành viên Đoàn Thanh tra Chị cục thuế TP Hà Nội.
Tại Cơ quan điều tra, Nguyễn Đức Kiên khai nhận: Sau khi thành lập Công ty B&B, Kiên đã ủy Quyền cho vợ là Đặng Ngọc Lan ký các hợp đồng và giấy tờ có liên quan đến hoạt động của công ty. Kiên thừa nhận mọi việc kinh doanh vàng của Công ty B&B là do Kiên điều hành và thực hiện.
Nguyễn Thúy Hương mới tham gia vào việc kinh doanh nên không hiểu gì về việc kinh doanh vàng nên Kiên đã hướng dẫn Hương ký hợp đồng và ủy thác cho kiên thực hiện việc kinh doanh vàng với Ngân hàng ACB.
Do biết Quốc hội có Nghị quyết miến thuế thu nhập cá nhân năm 2009 nên Kiên đã chỉ đạo Nguyễn Thúy Hương ký hợp đồng ủy thác với Cong ty B&B với nội dung: Hương ủy thác cho Công ty B&B thực hiện kinh doanh vàng tài khoản với Nhân hàng ACB. Theo đó, sau khi trừ đi các chi phí (chi phí vốn, ký quỹ, phí đầu tư), nếu có lợi nhuận Công ty B&B hưởng 1% còn hương được hưởng 99%.
Bằng cách làm đó, ngày 24/6/2009, Công ty B&B và Nguyễn Thúy Hương đã ký biên bản phân chia lợi nhuận lần thứ nhất xác định lợi nhuận bà Hương được hưởng từ hợp đồng ủy thác đầu tư vàng này là 68.146.734.007 đồng, chuyển toàn bộ lợi nhuận của Công ty B&B cho cá nnhân Nguyễn Thúy Hương được hưởng.
Kiên cũng khai nhận, việc Đặng Ngọc Lan ký các giấy tờ của Công ty B&B liên quan đến việc kinh doanh vàng là theo chỉ đạo của Kiên. Trong thời gian này, Lan chuẩn bị sinh con và nuôi con nhỏ và không tham gia vào việc kinh doanh vàng với Ngân hàng ACB. Mọi việc kinh doanh vàng này do Kiên thực hiện và chịu trách nhiệm chính trước pháp luật.
Căn cứ vào lời khai của Nguyễn Đức Kiên cùng các tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT xác định: Do biết năm 2009 Quốc hội có Nghị quyết miễn thuế thu nhập cá nhân, nên sau khi việc kinh doanh vàng giữa Công ty B&B và Ngân hàng ACB thu được lãi 100.046.895.705 đồng, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty B&B không kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp mà bằng thủ đoạn dùng hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính giữa Công ty B&B với Nguyễn Thúy Hương để chuyển lợi nhuận của doanh nghiệp sang cho cá nhân nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Công ty B&B với số tiền là 25.011.723.928 đồng.
Với tư các là Chủ tịch HĐQT, là người đại diện theo pháp luật của Công ty B&B, Nguyễn Đức Kiên phải chịu trách nhiệm chính về hành vi này. Hành vi của Nguyễn Đức Kiên đã đủ yếu tố cấu thành tội trốn thuế, được quy định tại Điều 161 Bộ Luật hình sự với vai trò chủ mưu.
Trong quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT cũng đã ghi lời khai của ông Vũ Tuấn Khánh (cán bộ Chị cục thuế quận Đống Đa, là người được giao nhiệm vụ theo dõi quản lý đối với Công ty B&B), các bà Đào Thị Hà, Trịnh Thị Kim Huyền, Đinh Thị Thanh Vân và ông Tạ Xuân Bình (là các thành viên Đoàn Thanh tra Chị cục thuế TP Hà Nội được giao nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của Công ty B&B năm 2009). Kết quả, các ông bà này đều khai rằng, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, họ không phát hiện hay nghi vấn gì về việc Công ty B&B chuyển lợi nhuận cho Nguyễn Thúy Hương để trốn số thuế nêu trên.
Điều 7 Luật quản lý thuế quy định nghĩa vụ của người nộp thuế là phải “khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế”. Căn cứ vào điều luật này, Cơ quan CSĐT xác định, việc Nguyễn Đức Kiên dùng thủ đoạn chuyển lợi nhuận của Công ty B&B cho Nguyễn Thúy Hương là thủ đoạn mới, tinh vi. Hơn nữa, việc kinh doanh vàng với ngước ngoài qua tài khoản Ngân hàng ACB là hình thức kinh doanh mới, các cán bộ thuế chưa được tiếp cận kiến thức về loại hình kinh doanh này nên không phát hiện được thủ đoạn của “Bầu Kiên”. Vì vậy, Cơ quan CSĐT xét thấy không cần thiết phải xử lý hình sự đối với số cán bộ này.
Đầu tháng 8/2013, Cơ quan CSĐT đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án và ra quyết định khởi tố Nguyễn Đức Kiên về 4 tội danh, gồm: Kinh doanh trái phép; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trốn thuế và Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, Cơ quan CSĐT cũng ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh cấm đi khỏi nới cư trú đối với Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch, Lê Vũ Kỳ, nguyên Phó Chủ tịch, Trịnh Kim Quang và Phạm Trung Cang, nguyên Thành viên Thường trực Hội đồng quản trị ngân hàng ACB về tội Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trần Ngọc Thanh, Giám đốc, Nguyễn Thị Hải Yến, Kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội cũng bị Cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, ngày 23/8/2012, Cơ quan CSĐT đã khởi tố và bắt tạm giam Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc ngân hàng ACB về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
THEO GIÁO DỤC

BÀI ĐÃ BỊ XÓA: Bộ Xây dựng lập đoàn thanh tra Royal City




Ngày 20/8, Thanh tra Bộ Xây dựng đã ra Quyết định thanh tra Khu đô thị Thành phố Hoàng Gia (Royal City) do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc thành phố Hoàng Gia thuộc Tập đoàn Vingroup làm Chủ đầu tư, dựa trên nội dung đơn thư phản ánh của khách hàng mua căn hộ tại dự án đô thị này.
Ngày 21/7/2013, Bộ Xây dựng đã nhận được đơn thư của những khách hàng mua căn hộ tại dự án khu đô thị Thành phố Hoàng Gia (Royal City).
Đến ngày 20/8/2013, Thanh tra Bộ Xây dựng đã ra Quyết định số 214/QĐ-TTr do ông Phạm Gia Yên, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng ký, tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, quản lý chất lượng công trình, hoạt động kinh doanh BĐS và các lĩnh vực liên quan thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng tại khu đô thị thành phố Hoàng Gia (Royal City).
Đoàn thanh tra do ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn, và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó trưởng ban Thanh tra Xây dựng 3 làm Phó trưởng đoàn.
Trao đổi với PV báo Đất Việt, một vị đại diện phòng thông tin của Bộ Xây dựng cho biết, dự án Royal City đang có sự mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và người dân về diện tích mua nhà, nên người dân đã gửi đơn tố cáo lên Thanh tra Chính phủ và các cơ quan quản lý, trong đó có Bộ Xây dựng.
“Theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ Xây dựng là phải kiểm tra, làm rõ phản ánh của người dân. Và để kiểm tra thì Bộ Xây dựng sẽ thành lập một đoàn thanh tra, có thể phối hợp với bên Thanh tra Chính phủ để điều tra theo yêu cầu của người dân, chứ không phải vì dự án có sai phạm lớn”- vị đại diện này cho biết.
Theo Đất Việt

Lãnh đạo “ép” người lao động để hưởng lương cao ngất trời 

Lương của giám đốc Cty Thoát nước Đô thị TPHCM (TNĐT) là 2,6 tỷ đồng/năm, Giám đốc Cty chiếu sáng Công cộng (CSCC) 2,2 tỷ đồng/năm… trong khi người lao động bị tước đoạt nhiều quyền lợi trong thời gian dài.
Đó là kết luận của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà về việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động, tiền lương và kiến nghị áp dụng mức lương tối thiểu tính đơn giá tiền lương sản phẩm công ích năm 2012 của bốn công ty thuộc ngành giao thông công chính.
Theo đó, tổng tiền phải thu hồi do chi tiền lương, thưởng sai quy định cho các viên chức quản lý tại Cty TNĐT, Cty TNHH một thành viên Công trình Giao thông Sài Gòn (CTGTSG) và Cty CSCC là hơn 6,2 tỷ đồng.
Kết luận về tiền lương cao bất thường và chế độ tiền lương bất bình đẳng cho thấy tại Cty TNĐT, lương của giám đốc (năm 2012) là 2,6 tỷ đồng/năm, chủ tịch hội đồng thành viên 1,6 tỷ đồng/năm (lương bình quân của người lao động thường xuyên khoảng 25,6 triệu đồng/tháng, lao động mùa vụ 5,4 triệu đồng/tháng, trong khi của viên chức quản lý là hơn 111 triệu đồng/tháng).
Tại Cty CSCC, lương chủ tịch hội đồng thành viên là 2,4 tỷ đồng/năm, lương bình quân của người lao động thường xuyên khoảng 55,3 triệu đồng/tháng, mùa vụ 7,8 triệu đồng/tháng, trong khi của viên chức quản lý hơn 164 triệu đồng/tháng)…
Trong khi đó, các đơn vị này vi phạm nghiêm trọng chế độ chính sách về tiền lương đối với người lao động. Cụ thể, Cty TNĐT ký hợp đồng mùa vụ với thời hạn dưới 3 tháng đối với 163 người lao động thường xuyên. 355 người đủ điều kiện ký hợp đồng không xác định thời hạn lại được ký hợp đồng có thời hạn.
Tương tự, Cty CTGTSG ký hợp đồng mùa vụ dưới 3 tháng đối với 120 lao động thường xuyên và ký có thời hạn đối với 94 người lao động đủ điều kiện ký hợp đồng không xác định thời hạn
THEO TIỀN PHONG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét