Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Tin ngày 27/8/2013 - Thư ngỏ của Ông Lê Hiếu Đằng

  • Mêhicô thu mua rác của dân chúng để làm sạch thành phố (RFI) - Trong biết bao cách làm sạch thành phố, thủ đô Mêhicô đã tìm ra một phương án khá hay : đổi rác lấy một loại ‘tiền' để mua lương thực hay vật dụng cần thiết nào đó. Biện pháp có vẻ khá hữu hiệu và gợi lên được ý thức bảo vệ môi sinh nơi người dân.
  • Mỹ cung cấp trực thăng Apache cho Indonesia (RFI) - Ngày 26/08/2013 Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo cung cấp 8 trực thăng chiến đấu Apache loại AH - 64E cho Indonesia. Họp báo tại Jakarka, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố hành động này nhằm tăng cường khả năng quân sự cho Indonesia.
  • Nhật Bản : "Tác nhân chủ chốt" trong trường hợp chiến tranh ở Châu Á (RFI) - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật hôm nay 26/08/2013, lên tiếng cảnh báo Nhật có thể là 'một tác nhân chủ chốt' nếu một cuộc tranh chấp vũ trang nổ ra ở Châu Á. Phát biểu của Bộ trưởng Nhật được đưa ra trong lúc chiến đấu cơ Nhật đuổi theo một chiếc máy bay dọ thám Trung Quốc tiến gần không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu ngư.
  • Vụ xử Bạc Hy Lai không thuyết phục được công luận Trung Quốc (RFI) - Chính quyền Trung Quốc cố gắng dàn dựng vụ xử Bạc Hy Lai về tội tham nhũng và lạm quyền như là một phiên tòa công khai, công bằng, chưa từng có, thế nhưng việc không có các tài liệu được công bố và thiếu vắng đối chất với các lãnh đạo đáng nghi ngờ khác phiên tòa này đã không có sức thuyết phục đối với công luận Trung Quốc.
  • Phe Huynh Đệ Hồi Giáo quay lại hoạt động bí mật (RFI) - Tránh gọi điện thoại hay dùng internet, liên tục thay đổi chỗ ở, không xuất đầu lộ diện công khai mà lẩn mình trong đám đông : Do bị trấn áp mạnh mẽ, các thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tại Ai Cập, vốn quen hoạt động bí mật, nay áp dụng trở lại những biện pháp thủa xưa.
  • Mỹ tiến gần đến giải pháp can thiệp vào Syria (RFI) - Sau một thời gian tỏ ra dè dặt với hồ sơ Syria, cỗ máy ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ đang tăng dần tốc độ phản ứng trước những nghi vấn chính quyền Damas sử dụng vũ khí hóa học trong giao tranh với phe nổi dậy. Tổng thống Barack Obama đang nghiêng dần về khả năng can thiệp quân sự có giới hạn. Tuy nhiên sẽ còn rất khó khăn cho Washington trong việc đi tìm một khuôn khổ để can thiệp quân sự tại Syria.
  • Afghanistan kêu gọi Pakistan giúp đối thoại với Taliban (RFI) - Cả Kaboul lẫn Washington đều coi Pakistan là một đối tác quan trọng trong tiến trình xây dựng hòa bình tại Afghanistan. Trong cuộc tiếp xúc với thủ tướng Nawar Sharif ngày 26/08/2013 tại Islamabad, tổng thống Hamid Karzai mong muốn Islamabad can thiệp để giải quyết xung đột với quân Taliban.
  • Đức : Nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài (RFI) - Trong khi nạn thất nghiệp đang làm đau đầu giới cầm quyền phương Tây thì nhìn sang đất nước láng giềng của Pháp là Đức, báo Công giáo La Croix đăng bài đáng chú ý : << Đức có nhu cầu thu hút người lao động nước ngoài >>.
  • Bộ trưởng Công nghiệp Nhật thị sát nhà máy điện hạt nhân Fukushima (RFI) - Bộ trưởng Công nghiệp Toshimitu Motegi vào hôm nay, 26/08/2013, đã đến giám sát vấn đề nước nhiễm xạ bị thất thoát ra ngoài ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima, một sự cố đang gây đau đầu cho tập đoàn Tepco, cơ quan quản lý nhà máy điện. Đầu tuần qua, 300 tấn nước nhiễm xạ đã rò rỉ từ một bồn trữ nước trong nhà máy và đọng lại thành vũng ở bên ngoài. Cơ quan an toàn hạt nhân của Nhật đánh giá đây là sự cố rất nghiêm trọng và đã nâng cao mức độ rủi ro.
  • Trụ sở Liên Hiệp Quốc và AIEA trong tầm ngắm của tình báo Mỹ (RFI) - Căn cứ trên những tiết lộ của Edward Snowden, tạp chí Đức, Der Spiegel ấn bản ngày 25/08/2013 tiết lộ trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York và của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA tại Vienna từng bị Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA từng bí mật theo dõi.
  • Tổng thư ký LHQ kêu gọi Nhật Bản nhìn đúng đắn vào lịch sử (RFI) - Tại Seoul vào hôm nay, 26/ 08/2013, ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc người Hàn Quốc, đã thúc giục Nhật Bản suy ngẫm thêm về quá khứ của mình. Theo ông, tình trạng căng thẳng giữa Seoul, Bắc Kinh với Tokyo do thái độ của chính quyền Nhật đối với các hành vi của Nhật trong nửa đầu thế kỷ 20 là một điều << rất đáng tiếc >>.
  • C.Hagel : Sự chú ý của Mỹ vào Châu Á sẽ giúp khu vực phát triển (RFI) - Đang viếng thăm Malaysia trong khuôn khổ vòng công du nhiều nước Đông Nam Á, ngày hôm qua 25/08/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố rằng việc Hoa Kỳ đầu tư vào quan hệ đối tác an ninh và hợp tác sẽ hỗ trợ cho các mục tiêu kinh tế của các nước trong khu vực Châu Á. Ám chỉ đến tình hình căng thẳng tại Biển Đông do các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, các vấn đề như đối đầu trên biển, tin tặc và mất an ninh là một mối đe dọa trực tiếp đối với nền kinh tế toàn cầu.
  • Các tội danh của Bạc Hy Lai là « vô cùng nghiêm trọng » (RFI) - Kết thúc giai đoạn nghị án cựu bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, vào sáng ngày 26/08/2013, công tố viên tòa án Tế Nam- tỉnh Sơn Đông, tuyên bố cựu lãnh đạo Trung Quốc đã vi << phạm những tội danh vô cùng nghiêm trọng >>.
  • Syria : Thanh tra LHQ được đến nơi bị nghi có vũ khí hóa học (RFI) - Trước sức ép của quốc tế ngày càng tăng chính quyền Syria hôm qua 25/8/2013, đã đồng ý để các nhân viên Liên Hiệp Quốc sáng nay tới thanh tra khu vực ngoại ô Damas, địa điểm bị nghi ngờ có sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc giao tranh giữa quân nổi dậy và quân chính phủ hôm thứ Tư tuần trước. Tuy nhiên nhiệm vụ của các thanh tra Liên Hiệp Quốc chỉ giới hạn xác định có hay không việc sử dụng vũ khí hóa học.
  • Mỹ sẽ can thiệp quân sự ở Syria? (VOA) - Chuyên gia nhận định Tổng thống Obam có thể rộng tay hành động chống Syria nếu ông muốn mà không cần Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn.
  • Istanbul, giữa 2 bờ Âu - Á (VOA) - Mặc dù tôi đã đến nhiều nước, nhưng Istanbul thì tôi lại chưa bao giờ ghé qua. Mặc dù tôi cũng biết Istanbul là 1 trong những thành phố huy hoàng và tráng lệ nhất thời cổ đại
  • Mỹ, Anh cảnh báo Syria (BBC) - Mỹ và Anh cảnh báo sẽ 'đáp trả mạnh mẽ” nếu như xác nhận được Chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học.
  • Wozniak 'khen Samsung, chê Microsoft' (BBC) - Nhà đồng sáng lập hãng Apple cho rằng Microsoft đang 'say sưa với thành tích' đã cũ và Samsung có khả năng cạnh tranh cao.
  • Anh truy băng 'buôn nô lệ Việt Nam' (BBC) - Bộ trưởng Nội vụ Anh cảnh báo rằng những kẻ cầm đầu băng đảng buôn người Việt vào Anh 'sẽ bị truy bắt và phạt tù nghiêm khắc.
  • Cá đá suối Tía (BaoMoi) - Suối Tía là một con suối chảy qua hai huyện miền núi Sơn Hòa và Đồng Xuân của tỉnh Phú Yên. Dòng suối này dài chừng vài mươi km, nước trong vắt. Có nhiều đoạn đẹp như tranh, nhất là đoạn giáp ranh với huyện Đồng Xuân, nơi nước suối hòa vào sông Kỳ Lộ xuôi về sông Cái rồi về với biển Đông.
  • Chiến đấu cơ Nhật chặn máy bay Trung Quốc tiếp cận Senkaku (BaoMoi) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 26/8 thông báo Lực lượng phòng vệ Nhật đã phải điều động chiến đấu cơ để chặn một chiếc máy bay Trung Quốc có ý định xâm nhập không phận và tiếp cận quần đảo Senkaku hiện do Tokyo quản lý.
  • Tự hào và xúc động trước bằng chứng chủ quyền biển đảo Việt Nam (BaoMoi) - Sáng ngày 22/8, Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” (22/8 đến 29/8) đã được khai mạc long trọng tại Dinh Thống Nhất (135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP.HCM) và mở cửa tự do đón du khách, nhân dân vào tham quan, học tập, tìm hiểu. Những bản đồ, tư liệu quý giá được đưa ra tại triển lãm đã một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Nhật điều chiến đấu cơ chặn máy bay Trung Quốc (BaoMoi) - Các máy bay quân sự của Nhật Bản hôm nay nhận lệnh cất cánh, để ngăn chặn một phi cơ chính phủ của Trung Quốc bay vào khu vực quần đảo mà hai nước đang tranh chấp trên biển Hoa Đông.
  • Thế "chân kiềng" của Mỹ- Nhật-Phi "kẹp cứng" TQ. (BaoMoi) - Báo chí nước ngoài cho rằng chính lòng tham và thói hung hăng của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng trên biển Đông và Hoa Đông đã ngày càng làm cho Bắc Kinh bị cô lập trên tường quốc tế và hình thành nên các 'liên minh' chống lại họ.
  • TQ lo ngại 2 quả đấm thép của quân đội VN (BaoMoi) - Truyền thông Trung Quốc đã có những bài bình luận sau khi có thông tin Hải quân Việt Nam sẽ được nhận bàn giao tầu ngầm Kilo sớm hơn dự kiến và Bắc Kinh tỏ ra lo ngại trước 2 quả đấm thép của Việt Nam trên biển Đông...
  • Không quân VN sẽ phong tỏa cả biển Đông (BaoMoi) - Được biết đến là thế hệ máy bay tàng hình hiện đại của Nga, Sukhoi T-50 khiến cường quốc như Mỹ cũng phải e dè. Thế nên khi tàng hình cơ này có trong biên đội bay của không quân Việt Nam sẽ nâng cao sức mạnh lực lượng này...
  • Mỹ kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Phát biểu trong chuyến thăm Malaysia hôm 25/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tái khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với giải pháp hòa bình nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế và tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), không sử dụng các biện pháp vũ lực, đe dọa hay ép buộc.
  • Cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên biển Đông (BaoMoi) - Theo Trung tâm DBKTTV TƯ, do ảnh hưởng dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 14 – 16 độ vĩ Bắc nên khu vực Giữa biển Đông có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.
  • Thế giới hiểu sai Trung Quốc, Bắc Kinh không độc chiếm Biển Đông?! (BaoMoi) - (GDVN) - China.org.cn khẳng định: "Không có tài liệu chính thức hay tuyên bố chính thức nào của Trung Quốc yêu sách chủ quyền toàn bộ Biển Đông, họ chỉ yêu sách chủ quyền đối với một số quần đảo và đảo nhỏ ở Biển Đông và Trung Quốc chủ trương giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán, đối thoại. Trung Quốc cam kết tôn trọng Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và sẽ duy trì tự do hàng hải trên vùng biển này"?!
  • Mỹ-Nhật-Philippines ‘lập kiềng’ bao vây Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi) - Tờ Straits Times của Singapore ngày 26/8 nhận định: chính cách hành xử của Trung Quốc theo lối bắt nạt các quốc gia láng giềng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đã đẩy Mỹ và Nhật Bản ngày càng can dự và hợp tác sâu hơn với các quốc gia trong khu vực, trong đó có Philippines - nước đang quyết liệt phản bác lại các yêu sách phi lý của Bắc Kinh trên tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới này.
  • Triển lãm tư liệu về Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam (BaoMoi) - (SGGPO).- Sáng nay, 26-8, tại Trung tâm thông tin triển lãm (khu Hòa Bình, thành phố Đà Lạt), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa khai mạc triển lãm “Một số tư liệu, hình ảnh về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam”.
  • Cuốn sách ấp ủ 40 năm (BaoMoi) - Nổi tiếng với công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã từng tham gia nhiều hội thảo, nhiều buổi thuyết trình với những câu chuyện phong phú về Biển Đông. Mới đây, ông đã xuất bản cuốn sách với nhiều thông tin quý giá, chắt lọc từ 4 thập kỷ miệt mài nghiên cứu.
  • Khởi động chiến dịch nhắn tin “Kết nối biển Đông” (BaoMoi) - (SGGP). – Bộ TT-TT, VOV, VTV và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng các doanh nghiệp viễn thông di động vừa thống nhất kế hoạch triển khai chiến dịch nhắn tin qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (Cổng 1400) với chủ đề “Kết nối biển Đông”.
  • Tại sao Trung Quốc quyết mua bằng được Su-35? (BaoMoi) - TPO-Trung Quốc muốn có được một cụm không quân tác chiến chủ lực tầm xa, có khả năng đối đầu với không lực của Mỹ và Nhật trên chiến trường biển Hoa Đông, đồng thời tạo sức ép mạnh mẽ trên Biển Đông...
  • Sống còn an ninh hàng hải (BaoMoi) - ANTĐ - Khi mà những bất đồng, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông chưa có dấu hiệu dịu bớt thì việc bảo đảm tự do và an ninh hàng hải trên vùng biển chiến lược quan trọng này không còn là mối quan tâm của các quốc gia trong khu vực.
  • Mỹ đẩy mạnh bán vũ khí và chuyển giao công nghệ cho Đông Nam Á (BaoMoi) - ANTĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đang thực hiện chuyến công du kéo dài một tuần tới khu vực Đông Nam Á và tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại Brunei. Điểm khởi đầu là chuyến thăm Malaysia, sau đó sẽ là Indonesia, Philippines - một số quốc gia bên bờ biển Đông.
  • ASEAN ‘chòng chành’ giữa dòng xoáy ngoại giao trên Biển Đông (BaoMoi) - Khi Trung Quốc liên tiếp có những động thái hăm dọa trên Biển Đông thì cũng là lúc các quốc gia ngoài Đông Nam Á “nhảy vào cuộc chơi”, mà trong đó nổi bật là Mỹ và Nhật Bản. Những toan tính ngoại giao cùng những nước cờ ẩn ý của ba nước Trung-Mỹ-Nhật đang thách thức sự thống nhất của toàn khối ASEAN khi không chỉ có lợi ích trên biển bị giành giật.

Thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng


                                                                                                       TP HCM, ngày 26 tháng 8 năm 2013
Kính gửi: - Các ông Giám đốc Đài Truyền hình Trung ương, TP HCM
- Tổng biên tập các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đại đoàn kết, Công an Nhân dân, Sài Gòn Giải phóng và các báo do sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương đã và sẽ đăng bài phê phán bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi.

Thưa các ông/bà,
Sau khi trang mạng Bauxite Việt Nam và các trang mạng khác đăng bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi thì Đài Truyền hình Trung ương và TP HCM cùng nhiều tờ báo, trong đó có báo của quý ông/bà, dồn dập đưa tin hoặc đăng nhiều bài phê phán bài viết của tôi và chắc chắn trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều tờ báo nữa vào cuộc “đánh đòn hội chợ” này.

Để các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhân sĩ, trí thức, hiểu rõ bài viết của tôi và có điều kiện so sánh với những bài phê phán đăng trên báo của các ông/bà, xem đúng sai thế nào, tôi đề nghị các ông/bà cho đăng công khai trên báo các ông/bà hai bài viết sau đây của tôi: Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh (bài có sửa chữa đăng ngày 17/8/2013 trên mạng Bauxite Việt Nam) và Những điều nói rõ thêm... (đăng ngày 19/8/2013 trên mạng Bauxite Việt Nam).
Tôi thấy các ông/bà cần làm điều này vì nếu phê phán bài viết của một người mà người đọc không biết bài viết nói gì, ngược lại, các ông/bà chỉ cắt xén vài đoạn rồi hô hoán, lên án thế này thế kia, thì hoá ra các ông/bà chơi trò “bỏ bóng đá người” mà tôi đã cảnh báo trong bài viết của mình. Và nếu các ông/bà không cho đăng (tôi biết chắc như vậy), thì hoá ra các ông/bà sợ sự thật: khi so sánh bài viết của tôi với các bài phê phán, nhân dân sẽ biết các ông/bà đã dối trá, ăn nói hàm hồ, quy chụp, chỉ là những tên bồi bút. Tôi thách các ông/bà đấy, các ông/bà có dám làm không, hỡi những tổng biên tập đầy quyền uy hiện nay!
Qua các bài viết trên báo các ông/bà, tôi thấy có ba điểm bị các ông/bà xuyên tạc, đánh lận con đen.
Một là, tôi chưa bao giờ phản bội lý tưởng mà cả một thời tuổi trẻ tôi và các bạn, các đồng đội của tôi, có người đã nằm xuống trong tù, trên chiến trường cũng như bao thế hệ cha anh đã theo đuổi. Đồng bào, chiến sĩ chúng ta đã hy sinh biết bao xương máu với hy vọng họ và con cháu được sống trong một xã hội lành mạnh, công bằng, ở đó con người đối xử với nhau một cách tử tế, các quyền sống, quyền con người được tôn trọng. Nhưng nay chúng ta đang sống một xã hội như thế nào? Bài viết của tôi, nhất là bài Những điều nói rõ thêm..., đã chứng minh – bằng những kinh nghiệm của một người đã hơn 45 năm sống và hoạt động trong hệ thống chính trị hiện nay – ai phản bội ai. Tôi rất mong các ông/bà công tâm xem xét. Tôi quan niệm rằng hiện nay đã có điều kiện để nhận biết cái đúng cái sai, mà vẫn u mê, mù quáng bào chữa cho cái ác, cái xấu, cái sai, thì đó là tội ác đối với dân tộc, với đất nước. Con cháu các vị sẽ nghĩ sao về các vị?
Hai là, trong hai bài viết nói trên, tôi chưa bao giờ nói là chống Đảng Cộng sản hoặc xoá bỏ Đảng Cộng sản. Tôi chỉ đề nghị Đảng Cộng sản nên chấp nhận đối lập chính trị, để phát triển một nền chính trị lành mạnh, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của thế giới. Không nên duy trì chế độ độc tài toàn trị, bóp nghẹt các quyền tự do, dân chủ của người dân mà chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng cam kết trước nhân dân trong Tuyên ngôn độc lập và trong Hiến pháp năm 1946.
Sau bài viết của tôi, ngày 23/8/2013, luật sư Trần Vũ Hải đã chính thức gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bản “Đề nghị cho ý kiến về vấn đề thành lập và tham gia một đảng ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam dưới góc độ pháp luật Việt Nam”. Cũng như bao người khác, tôi đang chờ sự trả lời chính thức bằng văn bản của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, của Đảng và Nhà nước Việt Nam để với tư cách công dân, tôi có thể “sống và làm việc theo luật pháp” như khẩu hiệu mà báo các ông/bà thường hô hào. Tôi cũng đề nghị các ông/bà cho đăng văn bản của luật sư Trần Vũ Hải gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để nhân dân biết. Đây là văn bản gửi cho cơ quan trọng yếu của Quốc hội, một việc làm công khai, minh bạch, thì tại sao các ông/bà không dám đăng? Các ông/bà sợ cái gì? Sợ sự thật à? Chính các ông/bà là những người bưng bít, che giấu sự thật, thế mà còn cho tay sai bù lu bù loa thế này thế kia. Các ông/bà không có lòng tự trọng và liêm sỉ tối thiểu của người cầm bút sao?
Ba là, trong hai bài viết nói trên, không có chỗ nào tôi đòi lật đổ chế độ. Tôi viết rất rõ: “Chủ trương của chúng ta là ôn hòa, bất bạo động, chống lại các hành động quá khích, khủng bố, vũ trang lật đổ.” (Những điều nói rõ thêm...). Chấp nhận đa nguyên đa đảng, đấu tranh trong hoà bình, là để tạo cơ chế cho Đảng Cộng sản tự điều chỉnh, được nhân dân giám sát, ngăn chặn khuynh hướng lộng quyền và lạm quyền, là khuynh hướng vốn có của bất cứ một chính quyền nào, dù cộng sản hay không cộng sản, nếu không được các lực lượng của toàn xã hội giám sát. Nếu không giải quyết sớm, kịp thời, sẽ có nguy cơ bùng nổ những bạo loạn chính trị mà người dân sẽ là người trước tiên gánh chịu hậu quả.
Thưa các vị Giám đốc Đài Truyền hình, truyền thanh, Tổng biên tập các báo,
Các vị chịu trách nhiệm chính về nội dung những bài viết đăng trên báo của mình, nên không thể vì trên chỉ đạo “đánh ông Đằng bằng bất cứ giá nào” mà đi đăng những bài với luận cứ ngớ ngẩn, thiếu trung thực, chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
Nhưng tôi cũng thành thực cảm ơn các ông/bà: nhờ báo các ông/bà phê phán tôi mà đông đảo quần chúng biết đến hai bài viết của tôi – những bài viết đã làm cho cả hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình đồng loạt tấn công trong một cơn lên đồng tập thể. Các vị nên biết rằng Việt Nam chúng ta hiện nay được xếp là một trong những nước mà người dân, nhất là giới trẻ, sử dụng rộng rãi Internet. Qua các bài báo phê phán tôi, các vị đã “quảng cáo” giúp tôi. Người dân sẽ nhờ con cháu, người quen cung cấp hai bài viết của tôi. Tôi tin rằng họ sẽ công minh, sáng suốt để phân định đúng sai.
Trân trọng,
Lê Hiếu Đằng
(BVN)

Chỉ số giá ở Việt Nam tăng vượt mức


Chỉ số giá (CPI) của Việt Nam trong tháng 8 tăng đột biến so với các tháng trước, theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố.

Theo đó, CPI tháng 8 năm nay tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 0,83% so với tháng trước và tăng 3,53% tính từ đầu năm trở lại đây.

Mức tăng CPI trong tháng Tám cao hơn đáng kể so với dự đoán được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trước đó.

Ngày 22/8, Vụ Dự báo, Thống kê tiền tệ thuộc Ngân hàng Nhà nước đã công bố kết quả điều tra kỳ vọng lạm phát thực hiện đầu tháng Tám đối với các tổ chức tín dụng trong nước.

Theo đó, chỉ số CPI trong tháng 8 được dự đoán chỉ tăng 7,19% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 0,54% so với tháng trước.

Mức tăng này cách biệt khá xa với sự đình trệ, thậm chí tăng trưởng âm của CPI trong vài tháng trở lại đây.

Các nhóm hàng

Theo Tổng Cục Thống kê, nhóm hàng tăng mạnh nhất trong tháng này là Thuốc và dịch vụ y tế, với mức tăng 4,11%, với nguyên nhân chủ yếu là do Hà Nội áp dụng điều chỉnh giá dịch vụ y tế.

Nhóm giao thông tăng 1,11% do ảnh hưởng từ việc điều chỉnh giá xăng dầu ngày 17/7 vừa qua.

Nhóm giáo dục cũng tăng 0,9% do tháng Tám là thời gian nhập học của các trường trong nước. Thời điểm khai trường cũng góp phần nâng giá nhóm hàng may mặc và giầy dép lên 0,44%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,88%, dưới ảnh hưởng của việc tăng giá điện, giá gas.

Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất trong 11 nhóm hàng chính giảm giá 0,02%.

‘Sức mua chưa tăng’


"CPI tăng do hai nguyên nhân chính. Một là giá lương thực thực phẩm ... Thứ hai là dịch vụ y tế ở Hà Nội tăng"
Ông Đỗ Thức
Hồi đầu tháng Tư, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đã dự đoán tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2013 sẽ nằm trong khoảng 6-7%.

Mức tăng CPI khá cao so với dự đoán trong tháng Tám có thể sẽ khởi đầu cho những diễn biến tăng giá trong những tháng cuối năm.

Theo thông lệ, thời gian cuối năm là lúc chỉ số giá tăng cao hơn so với các tháng còn lại. Bên cạnh đó, hồi đầu tháng 8, thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bố sẽ tăng học phí gấp từ hai đến sáu lần cho năm học 2013 - 2014.

Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 26/8 dẫn lời Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, ông Đỗ Thức, cho rằng mức tăng CPI chưa phản ánh sự phục hồi của sức mua trong nước.

"CPI tăng do hai nguyên nhân chính. Một là giá lương thực thực phẩm ... Thứ hai là dịch vụ y tế ở Hà Nội tăng ..., ông Thức nói.

"Sức mua thì không có gì đột biến, cầu cũng ở trong trạng thái ổn thế thôi, chứ không gây tăng CPI tháng 8".

"Chưa có yếu tố cơ bản để tăng cầu, khả năng thanh toán của khu vực từ cả mấy tháng vừa rồi cũng nằm trong kỳ vọng của chúng tôi."
(BBC)

Hagel nhắc lại cam kết an ninh châu Á


Thủy quân lục chiến Mỹ trong một cuộc tập trận ở Thái Lan với Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Chuck Hagel đã hội đàm về an ninh khu vực với Tổng thống Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono ở Jakarta trong vòng công du Đông Nam Á kéo dài một tuần.

Chuyến đi bị phủ bóng bởi tình hình tại Trung Đông và ông Hagel ngay khi tới Jakarta đã phải tham gia cuộc họp qua đường video viễn liên với Tổng thống Barack Obama để bàn về Syria.

Ông lấy đó là một lý do để chuyển lời “chúc sức khoẻ” từ Tổng thống Obama tới lãnh đạo nước chủ nhà và cho ông Yudhoyono hay hôm 26/8 rằng ông Obama “sẽ đến gặp ông vào tháng 10”.

Theo dự trù, tổng thống Hoa Kỳ sẽ tới Bali khi đó để dự hội nghị APEC.

Cam kết an ninh vùng

Cùng ngày thư Hai tuần này, ông Chuck Hagel, bản thân là một cựu binh từ cuộc chiến Việt Nam, có cuộc hội đàm với người tương nhiệm Indonesia, Purnomo Yusgiantoro.

Trước đó, ông Hagel đã thăm Malaysia và sẽ đi Philippines và Brunei trong chuyến thăm nhấn mạnh lại cam kết xoay chuyển trọng tâm an ninh của Hoa Kỳ sang vùng Đông Á.

Theo AFP, ngoài mục tiêu gắn kết Hoa Kỳ với khu vực kinh tế năng động ở châu Á – Thái Bình Dương, chiến lược này của Mỹ còn nhằm để cân bằng lại sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc.

Trong bài diễn văn ở Jakarta hôm nay, ông Hagel nói rằng “Washington lo ngại về một loạt vụ va chạm” trong khu vực biển Nam Trung Hoa, theo AFP.

Cho tới gần đây, Trung Quốc bị cáo buộc đã coi thường ý tưởng đối thoại vì an ninh vùng nhưng trong năm nay đã đồng ý hội đàm với các nước ASEAN về chủ đề này.


Ông Hagel với tổng thống Indonesia: Hoa Kỳ cam kết chuyển trọng tâm an ninh sang Đông Á.

Một quan chức Hoa Kỳ cùng phái đoàn của Bộ trưởng Chuck Hagel bác bỏ “huyền thoại” rằng ngân sách Mỹ bị cắt giảm khiến chiến lược “chuyển trục” sang châu Á bị ảnh hưởng xấu.

Quan chức này phát biểu với điều kiện ẩn danh rằng:

“Chúng tôi có đủ phương tiện để hỗ trợ cho chiến lược này và sẽ làm như thế trong tương lai lâu dài.”

Hoa Kỳ cũng tiếp tục đối thoại về an ninh vùng với Trung Quốc.

Sau chuyến thăm Malaysia và Indonesia, ông Hagel sẽ tới Brunei vào ngày thứ Ba dự một diễn đàn quân sự vùng với sự tham gia của Trung Quốc.

Sang thứ Năm, ông sẽ dừng chân tại Philippines, nước là đồng minh lâu năm của Mỹ trong vùng.

Riêng với nước đông dân nhất ASEAN là Indonesia, Hoa Kỳ tăng cường quan hệ quân sự đều đặn kể từ khi nhà độc tài Suharto sụp đổ cuối thập niên 1990.
(BBC)
 
 
Bản tin tiếng Anh
  • Fast forward with film (Washington Post) - In the past year, Chinese films have galloped ahead like a dark horse, beating Hollywood imports.
  • Wuhan: Early adapter of 3D printing (Washington Post) - China, known as the world's factory, is exploiting three-dimensional printing technology to help its manufacturers make high-end products.
  • Central city with a global vision (Washington Post) - Wuhan, capital of Central China's Hubei province, is among China's fastest-growing cities and home to significant economic activity, as the government encourages urbanization in the middle reaches of the Yangtze River.
  • PetroChina eager for reform (Washington Post) - PetroChina Co Ltd said on Thursday it expects a 20-billion-yuan ($3.3 billion) annual profit boost from the government's natural gas price reform.
  • Is China really ready for Napa's higher-end wines? (Washington Post) - As the newly affluent Chinese have become consumers of vintage wines, California wine makers are not only eager to tap into the demand, they're also eager to get a foothold in the fine wine market in China.
  • Artistic frontiers (Washington Post) - Feng Yuan is a tireless explorer in the world of art, a Chinese painting master who blazed a way of his own.
  • More than skin deep (Washington Post) - A growing Chinese willingness to go under the knife for cosmetic purposes cuts to core questions about the changing national psyche.
  • Battling the bulge (Washington Post) - According to the Chinese Center for Disease Control and Prevention, the number of obese people under the age of 18 has reached 120 million in 2013,
  • Animal lovers dote on furry families at fair (Washington Post) - At the 16th Pet Fair Asia, which began on Thursday in Shanghai's World Expo Exhibition and Convention Center, thousands of pet owners from around the country crowded the 37,000-square-meter venue.
  • Sex ratio may cause marriage squeeze (Washington Post) - China still faces a tough challenge to redress a long-term skewed sex ratio of births, which now stands at about 117.7 boys for every 100 girls.
  • Trami batters southern China (Washington Post) - Typhoon Trami has slammed into southern China, bringing with it torrential rain, while the country's northeast is tackling severe flooding that has left hundreds of people dead or missing.
  • Confronting 'Chinaphobia' challenge (Washington Post) - "Quick to judge, quick to anger, slow to understand. Ignorance and prejudice and fear walk hand in hand," the Canadian rock 'n'roll band Rush sang in the mid-1980s.
  • Singapore PM aims to cement relations (Washington Post) - The prime minister of Singapore arrived in Beijing for his fifth official visit to China amid high expectations from both sides that bilateral ties will be upgraded.
  • Bo Xilai insists he did not abuse power (Washington Post) - Former Chongqing Party chief Bo Xilai denied the charge of abusing power to cover up a murder case and to sack a police chief without proper procedures.
  • Wang Lijun testifies against Bo Xilai (Washington Post) - The former vice-mayor and police chief of Chongqing convicted of defection, Wang Lijun, testified in court on Saturday that fallen senior official Bo Xilai had allegedly tried to cover up a murder case involving Bo's wife.
  • China urged to boost ties with Jamaica (Washington Post) - Thriving Sino-Jamaican relations should not be limited to economic partnerships, but extended to global issues, said the visiting Jamaican prime minister.
  • The hidden reefs in China-US relations (Washington Post) - While China and the US seek to elevate their military ties, some old stumbling blocks still stand in the way and new issues keep rising.
  • US senator's comments draw fire (Washington Post) - Beijing on Thursday denounced remarks of US Senator John McCain as "irresponsible" after he said China's Diaoyu Islands are "Japanese territory".
  • Officials investigate villa in shape of temple (Washington Post) - An investigation has been launched into a temple-shaped villa on top of an apartment building in Shenzhen, Guangdong province, a week after a massive rooftop structure in Beijing was ordered to be demolished.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét