Tại sao những người “lừng khừng” bỏ Đảng?
Đã từ lâu lắm rồi, những người làm công tác lý luận của ĐCSVN đã không
còn theo kịp thực tế. Ngay cả nhóm tinh hoa, Hội Đồng Lý Luận Trung
Ương, cũng không có khả năng đưa ra một lý luận toàn diện và nhất quán
nào về tư tưởng, chính trị, kinh tế và xã hội khả dĩ có thể đối chọi lại
được các phong trào vận động dân chủ được tiếp sức bởi những thành công
của các cuộc cách mạng màu, mùa xuân Ả Rập hay phong trào vận động hòa
hợp dân tộc của Myanmar.
Những lý thuyết gia của Đảng đã chẳng còn có thể làm được điều gì khác hơn ngoài việc nói ngược lại những điều mà chủ nghĩa tự do hiện đại đề cập. Hoặc tệ hai hơn, họ tạo ra một con ma có tên “những âm mưu của các thế lực thù địch”. Tất nhiên, về mặt chữ nghĩa, họ cũng đưa ra những hứa hẹn nhất định nhưng những hứa hẹn đó đa phần không được người dân ủng hộ. Và hầu hết đều thất bại về chính trị ngay từ đầu.
Vấn đề là, ngay cả khi công tác lý luận của ĐCSVN bế tắc trầm trọng thì những người chống đối, những nhà vận động dân chủ ở trong và cả ngoài nước cũng không đưa ra được một lý thuyết toàn diện và nhất quán nào ngoài chuyện công kích vào những vết thương vốn đã lở loét của chế độ mà ai ai cũng nhìn thấy. Khi Ông Lê Hiếu Đằng và Ông Hồ Ngọc Nhuận đưa ra những lời kêu gọi về một cuộc bỏ Đảng tập thể và thành lập một đảng mới thì có thể thấy rằng những người mong muốn được sớm nhìn thấy một cuộc “lột xác” thực sự của đất nước đã tỏ ra vui mừng đến nhường nào. Thật ra, việc ông Lê Hiếu Đằng “tính sổ sòng phẳng” với Đảng của mình sau 45 năm đứng trong hàng ngũ đấy đơn thuần mang tính biểu tượng nhiều hơn việc ông ta đứng ra thành lập một đảng mới thật sự.
Chúng ta đều biết, một trong những nguyên tắc tối thượng của Đảng: tổ chức cực kỳ chặt chẽ và tuyệt đối trung thành. Thiếu hai đặc tính này, Đảng CSVN sẽ không còn là Đảng mà chúng ta đã từng được thấy trong quá khứ. ĐCSVN tồn tại được đến ngày nay và còn đứng vững như thế bởi tổ chức chính trị này đã tạo dựng được một cơ chế để không đảng viên nào dám nghĩa đến việc rời bỏ tổ chức. Mọi đảng viên phải nằm trong tầm kiểm soát của tổ chức Đảng và Đảng sẽ giữ mãi họ trong tình trạng kiểm soát như vậy. Trong quá khứ, sao nhãng công việc của Đảng sẽ bị nghi ngờ, còn ra khỏi Đảng có nghĩa là trọng tội, bị tẩy chay hoàn toàn về mặt chính trị, xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy, những người ngoài Đảng hoàn toàn có thể sống cuộc sống kinh tế sung túc mà không chịu bó buột về mặt chính trị, xã hội đương trở thành một hình ảnh đầy hấp dẫn đối với các đảng viên cấp thấp. Đảng đương tỏ ra đuối sức trong cuộc chạy đua đường trường đòi hỏi sức bền này. Nếu không còn giữ được những đảng viên của mình trung thành với tổ chức, những người đang trong trạng thái lừng khừng, thì đấy sẽ thực sự là một nguy cơ. Cho đến lúc này, có thể còn nhiều cách để làm dịu lại, giảm nhẹ những nguy cơ vừa xuất hiện. Nhưng nếu không giữ được những đảng viên cơ sở trong vòng tay kiểm soát của mình, nguy cơ tiềm ẩn sẽ trở thành một thảm họa thật sự.
Quay trở lại quá khứ, ĐCSVN trở thành Đảng cầm quyền duy nhất như hiện nay bởi họ đã thực hiện việc kết hợp một cách nhuần nhuyễn phương pháp đấu tranh vũ trang-bạo lực cách mạng và phương pháp đấu tranh tư tưởng-trí tuệ cách mạng. Đảng đã từng thuyết phục rất thành công dân chúng tin rằng họ có đủ năng lực giữ vị trí lãnh đạo đất nước chứ không chỉ sử dụng vũ lực đơn thuần. Nhưng hiện nay, có vẻ như nhóm tinh hoa lãnh đạo đã không còn đánh giá cao phương pháp trí tuệ như trước kia. Việc lựa chọn phương pháp vũ lực, thậm chí sử dụng bạo lực một cách thô thiển đã trở nên ngày càng phổ biến hơn. Nói như Ludwig Von Mises “sử dụng bạo lực trần trụi-nghĩa là không cần biện hộ bằng những luận cứ được xã hội công nhận-chỉ làm cho những kẻ mà ta muốn đánh có thêm nhiều bạn bè mà thôi. Trong cuộc đấu tranh giữa bạo lực và tư tưởng, tư tưởng bao giờ cũng chiến thắng”.
Nếu muốn chiến thắng trong cuộc chiến cuối cùng này, Đảng phải lấy tư tưởng làm vũ khí đối địch với “các thế lực thù địch”. Nhưng biết lấy đâu ra thứ vũ khí đó bây giờ khi nhiều người trung kiên đang trở nên lừng khừng và nhiều người lừng khừng thì đang muốn rời bỏ tổ chức.
Đặng Ngữ
Những lý thuyết gia của Đảng đã chẳng còn có thể làm được điều gì khác hơn ngoài việc nói ngược lại những điều mà chủ nghĩa tự do hiện đại đề cập. Hoặc tệ hai hơn, họ tạo ra một con ma có tên “những âm mưu của các thế lực thù địch”. Tất nhiên, về mặt chữ nghĩa, họ cũng đưa ra những hứa hẹn nhất định nhưng những hứa hẹn đó đa phần không được người dân ủng hộ. Và hầu hết đều thất bại về chính trị ngay từ đầu.
Vấn đề là, ngay cả khi công tác lý luận của ĐCSVN bế tắc trầm trọng thì những người chống đối, những nhà vận động dân chủ ở trong và cả ngoài nước cũng không đưa ra được một lý thuyết toàn diện và nhất quán nào ngoài chuyện công kích vào những vết thương vốn đã lở loét của chế độ mà ai ai cũng nhìn thấy. Khi Ông Lê Hiếu Đằng và Ông Hồ Ngọc Nhuận đưa ra những lời kêu gọi về một cuộc bỏ Đảng tập thể và thành lập một đảng mới thì có thể thấy rằng những người mong muốn được sớm nhìn thấy một cuộc “lột xác” thực sự của đất nước đã tỏ ra vui mừng đến nhường nào. Thật ra, việc ông Lê Hiếu Đằng “tính sổ sòng phẳng” với Đảng của mình sau 45 năm đứng trong hàng ngũ đấy đơn thuần mang tính biểu tượng nhiều hơn việc ông ta đứng ra thành lập một đảng mới thật sự.
Chúng ta đều biết, một trong những nguyên tắc tối thượng của Đảng: tổ chức cực kỳ chặt chẽ và tuyệt đối trung thành. Thiếu hai đặc tính này, Đảng CSVN sẽ không còn là Đảng mà chúng ta đã từng được thấy trong quá khứ. ĐCSVN tồn tại được đến ngày nay và còn đứng vững như thế bởi tổ chức chính trị này đã tạo dựng được một cơ chế để không đảng viên nào dám nghĩa đến việc rời bỏ tổ chức. Mọi đảng viên phải nằm trong tầm kiểm soát của tổ chức Đảng và Đảng sẽ giữ mãi họ trong tình trạng kiểm soát như vậy. Trong quá khứ, sao nhãng công việc của Đảng sẽ bị nghi ngờ, còn ra khỏi Đảng có nghĩa là trọng tội, bị tẩy chay hoàn toàn về mặt chính trị, xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy, những người ngoài Đảng hoàn toàn có thể sống cuộc sống kinh tế sung túc mà không chịu bó buột về mặt chính trị, xã hội đương trở thành một hình ảnh đầy hấp dẫn đối với các đảng viên cấp thấp. Đảng đương tỏ ra đuối sức trong cuộc chạy đua đường trường đòi hỏi sức bền này. Nếu không còn giữ được những đảng viên của mình trung thành với tổ chức, những người đang trong trạng thái lừng khừng, thì đấy sẽ thực sự là một nguy cơ. Cho đến lúc này, có thể còn nhiều cách để làm dịu lại, giảm nhẹ những nguy cơ vừa xuất hiện. Nhưng nếu không giữ được những đảng viên cơ sở trong vòng tay kiểm soát của mình, nguy cơ tiềm ẩn sẽ trở thành một thảm họa thật sự.
Quay trở lại quá khứ, ĐCSVN trở thành Đảng cầm quyền duy nhất như hiện nay bởi họ đã thực hiện việc kết hợp một cách nhuần nhuyễn phương pháp đấu tranh vũ trang-bạo lực cách mạng và phương pháp đấu tranh tư tưởng-trí tuệ cách mạng. Đảng đã từng thuyết phục rất thành công dân chúng tin rằng họ có đủ năng lực giữ vị trí lãnh đạo đất nước chứ không chỉ sử dụng vũ lực đơn thuần. Nhưng hiện nay, có vẻ như nhóm tinh hoa lãnh đạo đã không còn đánh giá cao phương pháp trí tuệ như trước kia. Việc lựa chọn phương pháp vũ lực, thậm chí sử dụng bạo lực một cách thô thiển đã trở nên ngày càng phổ biến hơn. Nói như Ludwig Von Mises “sử dụng bạo lực trần trụi-nghĩa là không cần biện hộ bằng những luận cứ được xã hội công nhận-chỉ làm cho những kẻ mà ta muốn đánh có thêm nhiều bạn bè mà thôi. Trong cuộc đấu tranh giữa bạo lực và tư tưởng, tư tưởng bao giờ cũng chiến thắng”.
Nếu muốn chiến thắng trong cuộc chiến cuối cùng này, Đảng phải lấy tư tưởng làm vũ khí đối địch với “các thế lực thù địch”. Nhưng biết lấy đâu ra thứ vũ khí đó bây giờ khi nhiều người trung kiên đang trở nên lừng khừng và nhiều người lừng khừng thì đang muốn rời bỏ tổ chức.
Đặng Ngữ
Phạm Chí Dũng - Việt Nam: các kịch bản thời sự sắp tới
Trước đó, giai đoạn vận hành đầu tiên kéo dài từ năm 1975 đến hậu khủng hoảng giá - lương - tiền.
Nhưng cho tới giờ, ở Việt Nam hầu như chưa hình thành một lực lượng đối lập, chưa mang tính đối trọng đủ lớn đối với chính quyền để ít nhất có thể tác động nhằm điều chỉnh một số chính sách và hoạt động thực hành chính sách.
Những tiền đề đối trọng ở Việt Nam cho tới nay vẫn chỉ là phong trào phản biện xã hội đa dạng và đa tầng, thể hiện chủ yếu qua ý kiến chứ không phải bằng những hành động sâu xa hơn.
Ngoài nhóm “Kiến nghị 72” và vài nhóm blogger, đa phần còn lại là những cá nhân phân tán và hoạt động manh mún.
Tác động của hoạt động bất đồng chính kiến đối với chế độ chỉ có ý nghĩa như một xúc tác phụ.
Nếu không được tác động sâu sắc bởi hành động của lực lượng đối trọng, hoặc không có một số tác động vừa thuyết phục vừa áp lực về chính sách kinh tế, quân sự và chính trị, ngoại giao từ Mỹ và phương Tây, nền chính trị Việt Nam sẽ do chính nội bộ trong lòng nó quyết định.
Mọi chuyện ở Việt Nam đang diễn ra theo một quy luật: vô cảm quan chức tỷ lệ thuận với tham nhũng và quyền lợi của nhóm lợi ích.
Thời gian suy thoái kinh tế từ đầu năm 2011 đến nay đã cho thấy một hiện tượng xã hội rất đặc trưng: bất chấp sự phản ứng và tâm trạng phẫn uất của nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều nhóm lợi ích và chủ nghĩa thân hữu vẫn liên kết đầy se sắt, hòa quyện vào nhau với độ kết dính như thể bám víu vào sự tồn tại cuối cùng.
Song song với trào lưu lợi ích ấy, cũng có nhiều bằng chứng về hoạt động chạy chính sách vì đặc quyền đặc lợi cho “tư sản đỏ”.
Tác động ở tầm mức mạnh mẽ nhất của người dân và xã hội đối với thể chế cầm quyền ở Việt Nam nhiều khả năng sẽ được quyết định bằng việc có hay không mối cộng hưởng của một cuộc khủng hoảng kinh tế ở chính đất nước này.
Trong 2-3 năm nữa thôi, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế với hậu quả chưa có tiền lệ tính từ giai đoạn lạm phát tăng đến 600% vào những năm giá – lương – tiền 1985-1986.
Những phản ứng tự phát của dân hiện không mang tính hệ thống và hình thành các liên kết sâu rộng và thường thể hiện bằng biểu tình, thậm chí bạo động cục bộ vẫn có thể bị chính quyền phong tỏa và đàn áp.
Tiếng nói của các nhóm trí thức dân chủ và kể cả những nhóm chính trị có mục tiêu đối kháng và triển khai bằng hành động sẽ chỉ đóng vai trò xúc tác mà không thể hiện tính dẫn dắt cho một phong trào đối lập nhằm thay đổi thể chế.
Kịch bản 2: Trong trường hợp xảy ra suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới, những lô cốt cuối cùng của nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể bị tàn phá cùng nhiều hệ lụy trực tiếp.
Vốn đang nằm trong xu thế không chỉ suy thoái gần như toàn diện nội lực trong nước mà còn quá kém hiệu quả trong cơ chế xuất khẩu và chịu ảnh hưởng không nhỏ từ làn sóng thoái vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào tình thế bĩ cực không lối thoát. Một cuộc khủng hoảng toàn diện đối với nền kinh tế Việt Nam cũng từ đó mà khởi phát.
Cuộc khủng hoảng có thể như thế còn cần được tính thêm một yếu tố cộng hưởng rất “láng giềng”: Trung Quốc.
Tiếng nói của các nhóm trí thức dân chủ và kể cả những nhóm chính trị có mục tiêu đối kháng và triển khai bằng hành động sẽ chỉ đóng vai trò xúc tác
Nếu hệ lụy khủng hoảng kinh tế thế giới được bắt nguồn từ khủng hoảng của kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chịu hiệu ứng kép: một do suy thoái kinh tế giai đoạn cuối, một do động loạn từ Trung Quốc.
Trong cả hai yếu tố hiệu ứng tác động đó, xã hội Việt Nam đều có thể rơi vào vòng bế tắc. Nền kinh tế vốn đã què quặt, cộng thêm nhân tố rối loạn xã hội, sẽ khiến cho chính thể cầm quyền hết sức khó khăn trong việc duy trì quyền lực của mình để kiểm soát xã hội.
Phản ứng của nông dân về đất đai, của công nhân về nạn thất nghiệp và điều kiện làm việc, của tiểu thương về buôn bán, của công chức và giới về hưu về an sinh xã hội… sẽ liên tiếp xảy ra với quy mô ngày càng rộng.
Phản ứng của người dân đối với nhân viên công quyền cũng sẽ diễn ra dày đặc và mang tính tự phát với tính đối đầu nhiều hơn, ban đầu tản mạn và tự phát, sau đó sẽ có xu hướng liên đới để hình thành những phong trào, kể cả tổ chức phản kháng, của nông dân, công nhân, trí thức và với cả một số tôn giáo như Công giáo, Phật giáo Hòa hảo thuần túy, Tin Lành.
Kịch bản về không gian phản ứng và phản kháng sẽ có thể bắt nguồn từ nông thôn miền Bắc với nông dân, thậm chí ngay tại Hà Nội với thành phần trí thức, sau đó lan rộng ra các khu vực khác của đất nước như miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh ở miền Tây Nam Bộ.
Trong một số trường hợp phản ứng xã hội đặc biệt sâu sắc về nguyên nhân và tính chất, bạo động và có thể cả bạo loạn sẽ xảy ra.
Đó là chưa kể đến những hoạt động phản ứng riêng rẽ và có tổ chức chặt chẽ hơn nhiều của các tôn giáo có xu hướng ly khai với nhà nước, trong đó có một phần Công giáo, Tin lành, Phật giáo Việt Nam thống nhất và Phật giáo Hòa hảo thuần túy.
Gần như trái ngược với Kịch bản 1, xác suất suy thoái kép hoặc khủng hoảng của kinh tế Việt Nam trong Kịch bản 2 có thể lên đến ít nhất 70% trong những năm tới. Và dĩ nhiên, sự đổi khác chính trị cũng phải liền mạch và trực tiếp với các biến động kinh tế.
Cú hội nhập TPP có thể đem lại một lối thoát cho kinh tế và cả chính trị Việt Nam
Nếu không tự thay đổi, và hơn nữa phải cải cách một cách gấp rút theo hướng hạn chế quyền lợi của các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu, đồng thời gia tăng mối quan tâm thực tế cho các tầng lớp dân sinh, trong đó đặc biệt là nông dân và công nhân, cũng như thực thi quyền tự do dân chủ về ngôn luận, báo chí và tôn giáo một cách đúng nghĩa…, đảng cầm quyền sẽ vấp phải một thử thách mà có thể xác quyết sự tồn vong của chính nó.
Một trong rất ít lối thoát để thoát khỏi vòng xoáy kinh tế - chính trị là TPP – Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Thế nhưng, điều quá rõ ràng là trong hiện tình, TPP chỉ có thể được sinh sôi ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều kiện về dân chủ và nhân quyền.
Cơ hội để “thoát Trung” cùng vô số nguy cơ về an ninh Biển Đông có thể được giải thoát bởi người Mỹ.
Nếu tận dụng cơ hội này, với điều kiện phải thể hiện được bản lĩnh của mình trong mối giao hòa với tâm cảm của đại đa số người dân trong nước và mục tiêu chiến lược địa chính trị của phương Tây, chính đảng cầm quyền sẽ có được cơ hội tránh thoát một phần ảnh hưởng của Bắc Kinh, trong khi nhận được sự hậu thuẫn của Washington và Cộng đồng châu Âu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng ở Việt Nam cũng do đó có thể sẽ được khuôn hẹp với những hậu quả không quá lớn.
Nếu thành công trong cơ chế “xoay trục” sang phương Tây, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam dù có phải “trả giá” bằng một chế độ cởi mở hơn về dân chủ nhân quyền và chấp nhận sự tồn tại của một hình ảnh mang tính trang trí về một xã hội dân sự manh nha tại đất nước này, kể cả việc phải chấp nhận một lực lượng đối lập ôn hòa…, vẫn có thể duy trì được quyền lực một đảng chi phối và quyền lợi của giới lãnh đạo thêm một thời gian nào đó.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Chí Dũng từ TP Hồ Chí Minh.
Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Nhưng cho tới giờ, ở Việt Nam hầu như chưa hình thành một lực lượng đối lập, chưa mang tính đối trọng đủ lớn đối với chính quyền để ít nhất có thể tác động nhằm điều chỉnh một số chính sách và hoạt động thực hành chính sách.
Những tiền đề đối trọng ở Việt Nam cho tới nay vẫn chỉ là phong trào phản biện xã hội đa dạng và đa tầng, thể hiện chủ yếu qua ý kiến chứ không phải bằng những hành động sâu xa hơn.
Ngoài nhóm “Kiến nghị 72” và vài nhóm blogger, đa phần còn lại là những cá nhân phân tán và hoạt động manh mún.
Tác động của hoạt động bất đồng chính kiến đối với chế độ chỉ có ý nghĩa như một xúc tác phụ.
Nếu không được tác động sâu sắc bởi hành động của lực lượng đối trọng, hoặc không có một số tác động vừa thuyết phục vừa áp lực về chính sách kinh tế, quân sự và chính trị, ngoại giao từ Mỹ và phương Tây, nền chính trị Việt Nam sẽ do chính nội bộ trong lòng nó quyết định.
Mọi chuyện ở Việt Nam đang diễn ra theo một quy luật: vô cảm quan chức tỷ lệ thuận với tham nhũng và quyền lợi của nhóm lợi ích.
Thời gian suy thoái kinh tế từ đầu năm 2011 đến nay đã cho thấy một hiện tượng xã hội rất đặc trưng: bất chấp sự phản ứng và tâm trạng phẫn uất của nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều nhóm lợi ích và chủ nghĩa thân hữu vẫn liên kết đầy se sắt, hòa quyện vào nhau với độ kết dính như thể bám víu vào sự tồn tại cuối cùng.
"Những cú làm giá không tiền khoáng hậu của các nhóm đầu cơ bất động sản, chứng khoán và vàng là biểu hiện của các tác động vào chính sách"Người ta có thể nhìn ra rất nhiều minh chứng cho thái độ bất chấp đó từ những cú làm giá không tiền khoáng hậu của các nhóm đầu cơ bất động sản, chứng khoán và vàng, kể cả những nhóm lợi ích có quyền lợi can dự như điện lực và xăng dầu.
Song song với trào lưu lợi ích ấy, cũng có nhiều bằng chứng về hoạt động chạy chính sách vì đặc quyền đặc lợi cho “tư sản đỏ”.
Tác động ở tầm mức mạnh mẽ nhất của người dân và xã hội đối với thể chế cầm quyền ở Việt Nam nhiều khả năng sẽ được quyết định bằng việc có hay không mối cộng hưởng của một cuộc khủng hoảng kinh tế ở chính đất nước này.
Trong 2-3 năm nữa thôi, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế với hậu quả chưa có tiền lệ tính từ giai đoạn lạm phát tăng đến 600% vào những năm giá – lương – tiền 1985-1986.
Những kịch bản kinh tế - chính trị
Kịch bản 1: Trong trường hợp cuộc suy thoái kép hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới chưa nổ ra vào những năm tới, và do vậy nền kinh tế Việt Nam vẫn có thể trì kéo tấm thân băng hoại rệu rã của nó, tình thế vẫn chưa diễn ra một sự thay đổi đủ lớn.Những phản ứng tự phát của dân hiện không mang tính hệ thống và hình thành các liên kết sâu rộng và thường thể hiện bằng biểu tình, thậm chí bạo động cục bộ vẫn có thể bị chính quyền phong tỏa và đàn áp.
Tiếng nói của các nhóm trí thức dân chủ và kể cả những nhóm chính trị có mục tiêu đối kháng và triển khai bằng hành động sẽ chỉ đóng vai trò xúc tác mà không thể hiện tính dẫn dắt cho một phong trào đối lập nhằm thay đổi thể chế.
Kịch bản 2: Trong trường hợp xảy ra suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới, những lô cốt cuối cùng của nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể bị tàn phá cùng nhiều hệ lụy trực tiếp.
Vốn đang nằm trong xu thế không chỉ suy thoái gần như toàn diện nội lực trong nước mà còn quá kém hiệu quả trong cơ chế xuất khẩu và chịu ảnh hưởng không nhỏ từ làn sóng thoái vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào tình thế bĩ cực không lối thoát. Một cuộc khủng hoảng toàn diện đối với nền kinh tế Việt Nam cũng từ đó mà khởi phát.
Cuộc khủng hoảng có thể như thế còn cần được tính thêm một yếu tố cộng hưởng rất “láng giềng”: Trung Quốc.
Tiếng nói của các nhóm trí thức dân chủ và kể cả những nhóm chính trị có mục tiêu đối kháng và triển khai bằng hành động sẽ chỉ đóng vai trò xúc tác
Nếu hệ lụy khủng hoảng kinh tế thế giới được bắt nguồn từ khủng hoảng của kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chịu hiệu ứng kép: một do suy thoái kinh tế giai đoạn cuối, một do động loạn từ Trung Quốc.
Trong cả hai yếu tố hiệu ứng tác động đó, xã hội Việt Nam đều có thể rơi vào vòng bế tắc. Nền kinh tế vốn đã què quặt, cộng thêm nhân tố rối loạn xã hội, sẽ khiến cho chính thể cầm quyền hết sức khó khăn trong việc duy trì quyền lực của mình để kiểm soát xã hội.
Phản ứng của nông dân về đất đai, của công nhân về nạn thất nghiệp và điều kiện làm việc, của tiểu thương về buôn bán, của công chức và giới về hưu về an sinh xã hội… sẽ liên tiếp xảy ra với quy mô ngày càng rộng.
Phản ứng của người dân đối với nhân viên công quyền cũng sẽ diễn ra dày đặc và mang tính tự phát với tính đối đầu nhiều hơn, ban đầu tản mạn và tự phát, sau đó sẽ có xu hướng liên đới để hình thành những phong trào, kể cả tổ chức phản kháng, của nông dân, công nhân, trí thức và với cả một số tôn giáo như Công giáo, Phật giáo Hòa hảo thuần túy, Tin Lành.
Kịch bản về không gian phản ứng và phản kháng sẽ có thể bắt nguồn từ nông thôn miền Bắc với nông dân, thậm chí ngay tại Hà Nội với thành phần trí thức, sau đó lan rộng ra các khu vực khác của đất nước như miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh ở miền Tây Nam Bộ.
Trong một số trường hợp phản ứng xã hội đặc biệt sâu sắc về nguyên nhân và tính chất, bạo động và có thể cả bạo loạn sẽ xảy ra.
Đó là chưa kể đến những hoạt động phản ứng riêng rẽ và có tổ chức chặt chẽ hơn nhiều của các tôn giáo có xu hướng ly khai với nhà nước, trong đó có một phần Công giáo, Tin lành, Phật giáo Việt Nam thống nhất và Phật giáo Hòa hảo thuần túy.
Gần như trái ngược với Kịch bản 1, xác suất suy thoái kép hoặc khủng hoảng của kinh tế Việt Nam trong Kịch bản 2 có thể lên đến ít nhất 70% trong những năm tới. Và dĩ nhiên, sự đổi khác chính trị cũng phải liền mạch và trực tiếp với các biến động kinh tế.
Lối thoát từ TPP?
Cuộc suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới, nếu xảy ra với xuất phát điểm từ Trung Quốc, có thể rơi vào thời gian hai năm 2016-2017. Đó cũng là thời gian chứng nghiệm những nỗ lực cuối cùng và mang tính quyết định cho sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam.Cú hội nhập TPP có thể đem lại một lối thoát cho kinh tế và cả chính trị Việt Nam
Nếu không tự thay đổi, và hơn nữa phải cải cách một cách gấp rút theo hướng hạn chế quyền lợi của các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu, đồng thời gia tăng mối quan tâm thực tế cho các tầng lớp dân sinh, trong đó đặc biệt là nông dân và công nhân, cũng như thực thi quyền tự do dân chủ về ngôn luận, báo chí và tôn giáo một cách đúng nghĩa…, đảng cầm quyền sẽ vấp phải một thử thách mà có thể xác quyết sự tồn vong của chính nó.
Một trong rất ít lối thoát để thoát khỏi vòng xoáy kinh tế - chính trị là TPP – Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Thế nhưng, điều quá rõ ràng là trong hiện tình, TPP chỉ có thể được sinh sôi ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều kiện về dân chủ và nhân quyền.
Cơ hội để “thoát Trung” cùng vô số nguy cơ về an ninh Biển Đông có thể được giải thoát bởi người Mỹ.
Nếu tận dụng cơ hội này, với điều kiện phải thể hiện được bản lĩnh của mình trong mối giao hòa với tâm cảm của đại đa số người dân trong nước và mục tiêu chiến lược địa chính trị của phương Tây, chính đảng cầm quyền sẽ có được cơ hội tránh thoát một phần ảnh hưởng của Bắc Kinh, trong khi nhận được sự hậu thuẫn của Washington và Cộng đồng châu Âu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng ở Việt Nam cũng do đó có thể sẽ được khuôn hẹp với những hậu quả không quá lớn.
Nếu thành công trong cơ chế “xoay trục” sang phương Tây, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam dù có phải “trả giá” bằng một chế độ cởi mở hơn về dân chủ nhân quyền và chấp nhận sự tồn tại của một hình ảnh mang tính trang trí về một xã hội dân sự manh nha tại đất nước này, kể cả việc phải chấp nhận một lực lượng đối lập ôn hòa…, vẫn có thể duy trì được quyền lực một đảng chi phối và quyền lợi của giới lãnh đạo thêm một thời gian nào đó.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Chí Dũng từ TP Hồ Chí Minh.
Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Phạm Chí Dũng - Việt Nam: Những tiền đề khủng hoảng
26.08.2013
Con tin suy thoái của các nhóm lợi ích:
Chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam lại rơi vào tình trạng bấp bênh nguy hiểm như giờ đây, với quá nhiều hệ lụy từ hệ thống ngân hàng và các thị trường đầu cơ như bất động sản, vàng, chứng khoán, cùng khối nợ xấu khổng lồ có thể lên đến trên 500.000 tỷ đồng và nợ công quốc gia có thể lên đến 95 - 106% GDP nếu tính theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, trong đó có đến vài chục tập đoàn kinh tế quốc doanh có rất ít khả năng thu hồi vốn từ đầu tư trái ngành những năm trước và cũng có rất ít khả năng trả nợ cho Nhà nước từ tình trạng chúa chổm hiện nay.
Đầu năm 2013, lần đầu tiên Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thừa nhận có đến 100.000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản. Con số này chiếm khoảng 18-20% tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Kể từ năm 1990 đến nay, đây là con số ngừng hoạt động lớn nhất, cho thấy tình trạng nền kinh tế đã ở vào thế bĩ cực. Hậu quả này xuất phát từ chính sách siết tín dụng cực đoan và treo cao mặt bằng lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nước và nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần lớn, dẫn đến hệ lụy có đến ít nhất 60% doanh nghiệp không đủ vốn giá rẻ để hoạt động. Thiếu vốn lại dẫn đến đình trệ sản xuất và kéo theo thất nghiệp tràn lan.
Cho đến gần đây, bất chấp những đánh giá tô hồng của các cơ quan quản lý nhà nước về “kinh tế đã thoát đáy” hay “kinh tế có triển vọng phục hồi”, số doanh nghiệp ngừng hoạt động vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Động lực tiếp tục treo khá cao mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng đang khiến cho không chỉ doanh nghiệp mà nhiều nhà băng chìm trong nguy ngập ứ vốn.
Trong khi đó, nợ và nợ xấu vẫn chưa có tín hiệu nào khả quan hơn độ trũng chưa đến đáy của chúng. Chỉ vào tháng 7/2013, một báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia mới lần đầu tiên thừa nhận tỷ lệ nợ xấu bất động sản tại các ngân hàng thương mại cổ phần đã lên tới 33-35%. Con số này rất trái ngược so với báo cáo của Ngân hàng nhà nước vào tháng 5/2013 và của Bộ Xây dựng vào tháng 7/2013, trong đó cho biết tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản chỉ còn 5,68% và 6,5%.
Tức con số của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cao gần gấp 6 lần con số báo cáo của các cơ quan khác, tạo nên độ phân hóa dữ dội ngay trong hệ thống nội bộ về nhận thức tư tưởng và quan trọng hơn là thái độ “mở miệng”.
Hậu quả của gần ba năm suy thoái qua là gần như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình cảnh kiệt quệ, với vòng quay vốn chỉ còn 0,8 lần so với hơn 2 lần vào những năm 2007-2008. Sức mua của xã hội giảm sút đột ngột và đẩy nhanh nguồn cầu vào tình thế bán phá giá.
Nếu không giải quyết được nợ và nợ xấu, trong đó chủ yếu là nợ xấu bất động sản, một phản ứng sụp đổ dây chuyền giữa các doanh nghiệp bất động sản với nhau và doanh nghiệp bất động sản với các ngân hàng chủ nợ, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ không trường vốn, là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, những vụ vỡ nợ của ngành bất động sản rất có thể sẽ kéo theo sự sụp đổ của ngân hàng và của cả nền kinh tế trong thời gian tới.
Hiểm họa từ cuộc “hạ cánh cứng” của Trung Quốc:
Những điều kiện tốt nhất cho sự phục hồi kinh tế đang dần trôi qua. Đó là sự phục hồi chậm chạp nhưng khá ổn của nền kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu từ cuối năm 2011 cho đến nay, trong đó có cả thị trường chứng khoán và đặc biệt là thị trường nhà ở của Mỹ. Sự phục hồi này còn được các tổ chức IMF, WB và một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn trên thế giới như Fitch Ratings, S&P, Moody’s dự báo có thể kéo dài đến hết năm 2014.
Tuy nhiên, mọi hình ảnh phục hồi sẽ không thể tồn tại vĩnh viễn, nhất là trong bối cảnh mà một Nobel kinh tế như Paul Krugman hay những tác giả khác như “chuyên gia tận thế” Nouriel Roubini và doanh nhân có tiếng như Marc Faber vẫn liên tục cảnh báo về những mối họa không tránh khỏi trong những năm tới. Nguy cơ từ các nền kinh tế Hy Lạp, Síp và kể cả Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào nha vẫn còn gần như nguyên vẹn.
Nhưng một trong những mối họa không còn ẩn giấu là nền kinh tế Trung Quốc.
Nợ xấu bất động sản và những dấu hiệu đầu tiên của cơn chao đảo tài chính khiến Trung Quốc có thể đang tiến vào lộ trình của một cuộc hạ cánh không thể mềm, hay nói cách khác là có thể phát sinh một đợt hạ cánh cứng. Hình ảnh “nước giàu dân nghèo” hay “Voi cưỡi xe đạp” của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới này bắt đầu lộ diện rõ nét. Bất chấp lượng dự trữ khổng lồ về ngoại tệ lên đến 3.400 tỷ USD và được xem là lớn nhất thế giới, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với bong bóng nhà đất phình quá lớn và hàng ngàn tỷ USD nợ của chính quyền địa phương không có khả năng thanh toán. Tất cả những hậu quả đó đều có thể ảnh hưởng khá nặng nề đến khối Cộng đồng châu Âu và kể cả Mỹ - những địa chỉ liên đới với các ngân hàng và quan hệ ngoại thương của Trung Quốc.
Nếu các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới như Mỹ, Đức và đặc biệt Trung Quốc không thể cầm cự được, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ phải chịu hệ lụy trực tiếp – một hệ lụy xảy ra song ánh mà không cần chờ đợi một độ trễ nào như đối với cơn khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008. Một trong những ảnh hưởng nặng nề nhất đối với kinh tế Việt Nam có lẽ thông qua con đường buôn bán tiểu ngạch truyền thống với Trung Quốc.
Một khả năng đang đến gần là nền kinh tế Trung Quốc không thể cầm cự đến hết năm 2015, thậm chí sẽ suy thoái sớm hơn. Nếu khả năng này xảy ra, cộng hưởng với những khó khăn của kinh tế Mỹ, Tây Âu và đặc biệt là mầm mống khủng hoảng tại khu vực Nam Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng hầu như trực tiếp.
Vốn đang nằm trong chu kỳ suy thoái nghiêm trọng kéo dài cùng nội lực gần như suy kiệt, nền kinh tế Việt Nam sẽ khó có khả năng chống đỡ được các cuộc tấn công suy thoái đến từ bên ngoài. Một cuộc suy thoái kép, hoặc lớn hơn là khủng hoảng kinh tế, sẽ đến với Việt Nam, phá tan những cầm cự cuối cùng và đẩy xã hội vào tâm thế hỗn loạn.
Lộ diện những mầm mống khủng hoảng xã hội:
Trong bối cảnh suy thoái trầm kha về kinh tế, nạn tham nhũng, vô cảm quan chức và phân hóa xã hội lại đóng vai trò rất quan yếu trong việc phá nát những rường cột cuối cùng về an sinh xã hội.
Gần như trái ngược với sự thừa nhận thiếu dũng cảm của Đảng và Chính phủ từ “một bộ phận nhỏ” đến “một bộ phận không nhỏ”, tham nhũng đã trở thành một quốc nạn từ chính quyền cấp trung ương đến toàn bộ các chính quyền địa phương, tác động mạnh mẽ nhất đến tình trạng từ suy giảm đến suy kiệt niềm tin vào chế độ của công dân. Cho đến nay và sau quá nhiều lần thất vọng với cơ chế phòng chống tham nhũng của Đảng, người dân đã hầu như không còn hy vọng nào cho một tương lai được nhận ra vẻ sạch sẽ trên khuôn mặt chính thể.
Trong gần ba năm suy thoái kinh tế qua, chỉ có nhóm lợi ích ngân hàng, nhóm lợi ích vàng và những nhóm lợi ích có tên “Dân sinh” như điện và xăng dầu là còn trụ được. Với nhiều chính sách cố tình làm lợi cho các nhóm lợi ích này, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã biến các doanh nghiệp và người dân trở thành một thứ con tin không có tương lai.
Hệ lụy kinh tế lại dẫn đến hệ lụy xã hội. Trong khi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm 2012 chỉ là 1,99%, tỷ lệ thất nghiệp thực tế ở Việt Nam đang có thể vượt trên 20%, thậm chí sánh ngang với tỷ lệ thất nghiệp 26% ở Tây Ban Nha hoặc gần 30% ở Hy Lạp.
Trong thực tế, chỉ cần nhìn vào con số 100.000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản như một công bố của Ủy ban thường vụ Quốc hội vào đầu năm 2013, đã có thể thấy rằng con số này chiếm đến 18-20% tổng doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Như vậy tỷ lệ thất nghiệp cũng có thể tương đương với 18-20%, tức gấp 10 lần con số báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Vốn đã quá thờ ơ trước thực trạng xuống dốc của dân sinh trong những năm vừa qua, nhiều bộ ngành ở Việt Nam còn trở nên bàng quan hơn nữa trong không khí thực dụng đang phổ cập khắp nơi, từ thủ phủ đến từng làng xã. Người ta có thể nhìn thấy tình trạng tham nhũng quá phổ biến ở nhiều địa phương và các thành phố trung tâm, và tình trạng lộng quyền và lộng hành của không ít nhân viên công an…
Thất nghiệp và hoàn cảnh quá đỗi khó khăn lại càng làm cho người dân rơi vào tâm thế cùng quẫn. Sau một thời gian buộc phải im lặng, báo chí đã dồn dập đưa tin về những cái chết tự vẫn của người nghèo.
Chuyện chết chóc đã trở thành cơm bữa ở Việt Nam. Cùng với thái độ vô cảm của nhiều chính quyền địa phương là nạn bạo hành của công an ở nhiều tỉnh. Không ít cái chết trong trụ sở công an đã xảy ra, nhưng chưa một lần những người mặc sắc phục thừa nhận hành vi vi luật nghiêm trọng của họ.
Trong khi đó, làn sóng trưng thu đất đai và cưỡng chế dân oan khiếu kiện vẫn liên tục diễn ra ở nhiều địa phương với tính chất côn đồ hóa về sau này.
Vào năm 2012 và 2013, những dấu hiệu khủng hoảng kinh tế đã kéo theo những hiện tượng hỗn loạn xã hội. Dư luận đã chứng kiến về hành vi “chống người thi hành công vụ” của gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng vào đầu năm 2012 như một ngòi nổ, mô phỏng cho phong trào nông dân chống trưng thu ruộng đất một cách vô lối từ các nhóm lợi ích, và có một nét gì đó gần tương tự với trường hợp “rào làng” của làng Ô Khảm ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Cho đến gần đây, người ta liên tục chứng kiến việc một số nhóm lợi ích đã sử dụng côn đồ như một thủ đoạn để giải tỏa đất đai và “giải quyết” nông dân. Ở Ninh Bình hay Bắc Giang, người ta đang chứng kiến hàng trăm nông dân bất mãn đoàn kết với nhau để chống nạn côn đồ lộng hành, cùng hiện tượng dựng chiến lũy trong làng để chống những kẻ mà nông dân coi là “giặc”… Hoặc như hiện tượng “biểu tình quan tài” ở Hưng Yên…
Tất cả những hình ảnh đó cho thấy điều gì, nếu không phải là sự bất lực, vô cảm của khá nhiều chính quyền địa phương mà đã đẩy người dân vào tư thế phản ứng tự phát không đáng có. Và hiện tượng tự phát như thế lại là tiền đề rất thường cho một hiện tượng rộng lớn và quy mô hơn hẳn: làn sóng bạo động và có thể cả bạo loạn có thể xảy ra, đẩy nhanh tình hình vào thế mất kiểm soát…
Buổi giao thời sắp đến
Hầu như không thể hoài nghi, xã hội và có lẽ cả nền chính trị Việt Nam đang dợm bước vào một buổi giao thời mang tính xoay chuyển trong lịch sử đương đại của chế độ, nếu lấy mốc thời gian từ năm 1975.
Còn nếu tính từ thời mở cửa đầu thập niên 1990 và sau các cuộc chính biến mà đã thay đổi căn bản về mối quan hệ xã hội nhà nước – công dân ở Liên Xô và Đông Âu cho đến nay, chưa bao giờ Việt Nam lại rơi vào một chu kỳ suy sụp kinh tế và kéo theo hàng loạt mầm mống phản ứng và biến loạn xã hội như hiện thời.
Tất cả những dấu hiệu như thế, cộng hưởng với bầu không khí cô đặc trì trệ về não trạng chính trị, nạn tham nhũng thâm căn và di căn, cùng những rạn nứt không thể phủ nhận trong nội bộ, đang biểu tả tính xu thế cho những biến động và thay đổi lớn lao về kinh tế, xã hội và có thể cả về tính tư tưởng ý thức hệ trong một tương lai không quá xa.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phạm Chí Dũng
(VOA)
Con tin suy thoái của các nhóm lợi ích:
Chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam lại rơi vào tình trạng bấp bênh nguy hiểm như giờ đây, với quá nhiều hệ lụy từ hệ thống ngân hàng và các thị trường đầu cơ như bất động sản, vàng, chứng khoán, cùng khối nợ xấu khổng lồ có thể lên đến trên 500.000 tỷ đồng và nợ công quốc gia có thể lên đến 95 - 106% GDP nếu tính theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, trong đó có đến vài chục tập đoàn kinh tế quốc doanh có rất ít khả năng thu hồi vốn từ đầu tư trái ngành những năm trước và cũng có rất ít khả năng trả nợ cho Nhà nước từ tình trạng chúa chổm hiện nay.
Đầu năm 2013, lần đầu tiên Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thừa nhận có đến 100.000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản. Con số này chiếm khoảng 18-20% tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Kể từ năm 1990 đến nay, đây là con số ngừng hoạt động lớn nhất, cho thấy tình trạng nền kinh tế đã ở vào thế bĩ cực. Hậu quả này xuất phát từ chính sách siết tín dụng cực đoan và treo cao mặt bằng lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nước và nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần lớn, dẫn đến hệ lụy có đến ít nhất 60% doanh nghiệp không đủ vốn giá rẻ để hoạt động. Thiếu vốn lại dẫn đến đình trệ sản xuất và kéo theo thất nghiệp tràn lan.
Cho đến gần đây, bất chấp những đánh giá tô hồng của các cơ quan quản lý nhà nước về “kinh tế đã thoát đáy” hay “kinh tế có triển vọng phục hồi”, số doanh nghiệp ngừng hoạt động vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Động lực tiếp tục treo khá cao mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng đang khiến cho không chỉ doanh nghiệp mà nhiều nhà băng chìm trong nguy ngập ứ vốn.
Trong khi đó, nợ và nợ xấu vẫn chưa có tín hiệu nào khả quan hơn độ trũng chưa đến đáy của chúng. Chỉ vào tháng 7/2013, một báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia mới lần đầu tiên thừa nhận tỷ lệ nợ xấu bất động sản tại các ngân hàng thương mại cổ phần đã lên tới 33-35%. Con số này rất trái ngược so với báo cáo của Ngân hàng nhà nước vào tháng 5/2013 và của Bộ Xây dựng vào tháng 7/2013, trong đó cho biết tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản chỉ còn 5,68% và 6,5%.
Tức con số của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cao gần gấp 6 lần con số báo cáo của các cơ quan khác, tạo nên độ phân hóa dữ dội ngay trong hệ thống nội bộ về nhận thức tư tưởng và quan trọng hơn là thái độ “mở miệng”.
Hậu quả của gần ba năm suy thoái qua là gần như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình cảnh kiệt quệ, với vòng quay vốn chỉ còn 0,8 lần so với hơn 2 lần vào những năm 2007-2008. Sức mua của xã hội giảm sút đột ngột và đẩy nhanh nguồn cầu vào tình thế bán phá giá.
Nếu không giải quyết được nợ và nợ xấu, trong đó chủ yếu là nợ xấu bất động sản, một phản ứng sụp đổ dây chuyền giữa các doanh nghiệp bất động sản với nhau và doanh nghiệp bất động sản với các ngân hàng chủ nợ, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ không trường vốn, là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, những vụ vỡ nợ của ngành bất động sản rất có thể sẽ kéo theo sự sụp đổ của ngân hàng và của cả nền kinh tế trong thời gian tới.
Hiểm họa từ cuộc “hạ cánh cứng” của Trung Quốc:
Những điều kiện tốt nhất cho sự phục hồi kinh tế đang dần trôi qua. Đó là sự phục hồi chậm chạp nhưng khá ổn của nền kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu từ cuối năm 2011 cho đến nay, trong đó có cả thị trường chứng khoán và đặc biệt là thị trường nhà ở của Mỹ. Sự phục hồi này còn được các tổ chức IMF, WB và một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn trên thế giới như Fitch Ratings, S&P, Moody’s dự báo có thể kéo dài đến hết năm 2014.
Tuy nhiên, mọi hình ảnh phục hồi sẽ không thể tồn tại vĩnh viễn, nhất là trong bối cảnh mà một Nobel kinh tế như Paul Krugman hay những tác giả khác như “chuyên gia tận thế” Nouriel Roubini và doanh nhân có tiếng như Marc Faber vẫn liên tục cảnh báo về những mối họa không tránh khỏi trong những năm tới. Nguy cơ từ các nền kinh tế Hy Lạp, Síp và kể cả Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào nha vẫn còn gần như nguyên vẹn.
Nhưng một trong những mối họa không còn ẩn giấu là nền kinh tế Trung Quốc.
Nợ xấu bất động sản và những dấu hiệu đầu tiên của cơn chao đảo tài chính khiến Trung Quốc có thể đang tiến vào lộ trình của một cuộc hạ cánh không thể mềm, hay nói cách khác là có thể phát sinh một đợt hạ cánh cứng. Hình ảnh “nước giàu dân nghèo” hay “Voi cưỡi xe đạp” của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới này bắt đầu lộ diện rõ nét. Bất chấp lượng dự trữ khổng lồ về ngoại tệ lên đến 3.400 tỷ USD và được xem là lớn nhất thế giới, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với bong bóng nhà đất phình quá lớn và hàng ngàn tỷ USD nợ của chính quyền địa phương không có khả năng thanh toán. Tất cả những hậu quả đó đều có thể ảnh hưởng khá nặng nề đến khối Cộng đồng châu Âu và kể cả Mỹ - những địa chỉ liên đới với các ngân hàng và quan hệ ngoại thương của Trung Quốc.
Nếu các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới như Mỹ, Đức và đặc biệt Trung Quốc không thể cầm cự được, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ phải chịu hệ lụy trực tiếp – một hệ lụy xảy ra song ánh mà không cần chờ đợi một độ trễ nào như đối với cơn khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008. Một trong những ảnh hưởng nặng nề nhất đối với kinh tế Việt Nam có lẽ thông qua con đường buôn bán tiểu ngạch truyền thống với Trung Quốc.
Một khả năng đang đến gần là nền kinh tế Trung Quốc không thể cầm cự đến hết năm 2015, thậm chí sẽ suy thoái sớm hơn. Nếu khả năng này xảy ra, cộng hưởng với những khó khăn của kinh tế Mỹ, Tây Âu và đặc biệt là mầm mống khủng hoảng tại khu vực Nam Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng hầu như trực tiếp.
Vốn đang nằm trong chu kỳ suy thoái nghiêm trọng kéo dài cùng nội lực gần như suy kiệt, nền kinh tế Việt Nam sẽ khó có khả năng chống đỡ được các cuộc tấn công suy thoái đến từ bên ngoài. Một cuộc suy thoái kép, hoặc lớn hơn là khủng hoảng kinh tế, sẽ đến với Việt Nam, phá tan những cầm cự cuối cùng và đẩy xã hội vào tâm thế hỗn loạn.
Lộ diện những mầm mống khủng hoảng xã hội:
Trong bối cảnh suy thoái trầm kha về kinh tế, nạn tham nhũng, vô cảm quan chức và phân hóa xã hội lại đóng vai trò rất quan yếu trong việc phá nát những rường cột cuối cùng về an sinh xã hội.
Gần như trái ngược với sự thừa nhận thiếu dũng cảm của Đảng và Chính phủ từ “một bộ phận nhỏ” đến “một bộ phận không nhỏ”, tham nhũng đã trở thành một quốc nạn từ chính quyền cấp trung ương đến toàn bộ các chính quyền địa phương, tác động mạnh mẽ nhất đến tình trạng từ suy giảm đến suy kiệt niềm tin vào chế độ của công dân. Cho đến nay và sau quá nhiều lần thất vọng với cơ chế phòng chống tham nhũng của Đảng, người dân đã hầu như không còn hy vọng nào cho một tương lai được nhận ra vẻ sạch sẽ trên khuôn mặt chính thể.
Trong gần ba năm suy thoái kinh tế qua, chỉ có nhóm lợi ích ngân hàng, nhóm lợi ích vàng và những nhóm lợi ích có tên “Dân sinh” như điện và xăng dầu là còn trụ được. Với nhiều chính sách cố tình làm lợi cho các nhóm lợi ích này, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã biến các doanh nghiệp và người dân trở thành một thứ con tin không có tương lai.
Hệ lụy kinh tế lại dẫn đến hệ lụy xã hội. Trong khi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm 2012 chỉ là 1,99%, tỷ lệ thất nghiệp thực tế ở Việt Nam đang có thể vượt trên 20%, thậm chí sánh ngang với tỷ lệ thất nghiệp 26% ở Tây Ban Nha hoặc gần 30% ở Hy Lạp.
Trong thực tế, chỉ cần nhìn vào con số 100.000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản như một công bố của Ủy ban thường vụ Quốc hội vào đầu năm 2013, đã có thể thấy rằng con số này chiếm đến 18-20% tổng doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Như vậy tỷ lệ thất nghiệp cũng có thể tương đương với 18-20%, tức gấp 10 lần con số báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Vốn đã quá thờ ơ trước thực trạng xuống dốc của dân sinh trong những năm vừa qua, nhiều bộ ngành ở Việt Nam còn trở nên bàng quan hơn nữa trong không khí thực dụng đang phổ cập khắp nơi, từ thủ phủ đến từng làng xã. Người ta có thể nhìn thấy tình trạng tham nhũng quá phổ biến ở nhiều địa phương và các thành phố trung tâm, và tình trạng lộng quyền và lộng hành của không ít nhân viên công an…
Thất nghiệp và hoàn cảnh quá đỗi khó khăn lại càng làm cho người dân rơi vào tâm thế cùng quẫn. Sau một thời gian buộc phải im lặng, báo chí đã dồn dập đưa tin về những cái chết tự vẫn của người nghèo.
Chuyện chết chóc đã trở thành cơm bữa ở Việt Nam. Cùng với thái độ vô cảm của nhiều chính quyền địa phương là nạn bạo hành của công an ở nhiều tỉnh. Không ít cái chết trong trụ sở công an đã xảy ra, nhưng chưa một lần những người mặc sắc phục thừa nhận hành vi vi luật nghiêm trọng của họ.
Trong khi đó, làn sóng trưng thu đất đai và cưỡng chế dân oan khiếu kiện vẫn liên tục diễn ra ở nhiều địa phương với tính chất côn đồ hóa về sau này.
Vào năm 2012 và 2013, những dấu hiệu khủng hoảng kinh tế đã kéo theo những hiện tượng hỗn loạn xã hội. Dư luận đã chứng kiến về hành vi “chống người thi hành công vụ” của gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng vào đầu năm 2012 như một ngòi nổ, mô phỏng cho phong trào nông dân chống trưng thu ruộng đất một cách vô lối từ các nhóm lợi ích, và có một nét gì đó gần tương tự với trường hợp “rào làng” của làng Ô Khảm ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Cho đến gần đây, người ta liên tục chứng kiến việc một số nhóm lợi ích đã sử dụng côn đồ như một thủ đoạn để giải tỏa đất đai và “giải quyết” nông dân. Ở Ninh Bình hay Bắc Giang, người ta đang chứng kiến hàng trăm nông dân bất mãn đoàn kết với nhau để chống nạn côn đồ lộng hành, cùng hiện tượng dựng chiến lũy trong làng để chống những kẻ mà nông dân coi là “giặc”… Hoặc như hiện tượng “biểu tình quan tài” ở Hưng Yên…
Tất cả những hình ảnh đó cho thấy điều gì, nếu không phải là sự bất lực, vô cảm của khá nhiều chính quyền địa phương mà đã đẩy người dân vào tư thế phản ứng tự phát không đáng có. Và hiện tượng tự phát như thế lại là tiền đề rất thường cho một hiện tượng rộng lớn và quy mô hơn hẳn: làn sóng bạo động và có thể cả bạo loạn có thể xảy ra, đẩy nhanh tình hình vào thế mất kiểm soát…
Buổi giao thời sắp đến
Hầu như không thể hoài nghi, xã hội và có lẽ cả nền chính trị Việt Nam đang dợm bước vào một buổi giao thời mang tính xoay chuyển trong lịch sử đương đại của chế độ, nếu lấy mốc thời gian từ năm 1975.
Còn nếu tính từ thời mở cửa đầu thập niên 1990 và sau các cuộc chính biến mà đã thay đổi căn bản về mối quan hệ xã hội nhà nước – công dân ở Liên Xô và Đông Âu cho đến nay, chưa bao giờ Việt Nam lại rơi vào một chu kỳ suy sụp kinh tế và kéo theo hàng loạt mầm mống phản ứng và biến loạn xã hội như hiện thời.
Tất cả những dấu hiệu như thế, cộng hưởng với bầu không khí cô đặc trì trệ về não trạng chính trị, nạn tham nhũng thâm căn và di căn, cùng những rạn nứt không thể phủ nhận trong nội bộ, đang biểu tả tính xu thế cho những biến động và thay đổi lớn lao về kinh tế, xã hội và có thể cả về tính tư tưởng ý thức hệ trong một tương lai không quá xa.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phạm Chí Dũng
(VOA)
“Lợi ích nhóm" trong các văn bản, chính sách?
CSGT từng có văn bản cấm người dân quay phim, chụp hình |
Trong phiên chất vấn của Thường vụ Quốc hội mới đây, các đại biểu đã
đặt ra nhiều câu hỏi thẳng thắn, công khai cho Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng
Cường về những sơ hở và sự thiếu khoa học trong nhiều văn bản pháp luật
Việt Nam. Câu hỏi về “lợi ích nhóm” trong các văn bản chính sách bắt
đầu được dư luận đặt câu hỏi.
Chỉ trong hơn một tuần trở lại đây, người dân Việt Nam liên tục được
“đón nhận” những công văn hay những dự luật vừa thiếu cả tính pháp lý
lẫn thực tế, đó là chuyện phải “xin phép” ghi hình cảnh sát giao thông
khi đang làm nhiệm vụ, hay quy định người điều khiển xe gắn máy phải có
vòng ngực tối thiểu là bao nhiêu…
Thực ra, thì chuyện văn bản trái khoáy tại Việt Nam không có gì là mới,
nhưng khi nó trở nên ngô nghê đến mức khó hiểu, khiến cả người dân lẫn
người thi hành công vụ không biết thế nào để tuân thủ thì dư luận mới
thực sự dậy sóng.
Một bài viết mới đây có tên Những văn bản mang tên “lợi ích nhóm” được
đăng tải trên báo Dân Trí, tác giả chia các văn bản vi phạm làm ba loại:
Thứ nhất, đó những văn bản được soạn thảo bởi những công chức yếu kém
về nghiệp vụ, điển hình như các qui định ngực lép không được cấp bằng
lái xe, ghi họ tên cha mẹ trong chứng minh thư nhân dân, quy định về
tang lễ cán bộ công chức, hay cộng điểm thi đại học cho bà mẹ Việt Nam
anh hùng… Loại thứ hai là những văn bản không thực hiện được nhưng vẫn
ban hành với mục đích chiếu lệ“chúng tôi ban hành rồi đấy nhé,” đó là
những quy định phạt người hút thuốc nơi công cộng, cấm sử dụng điện
thoại khi mua xăng… Và loại thứ ba, chính là những văn bản mà người ban
hành giành cho mình những đặc quyền, đặc lợi, để thông qua các cơ chế,
chính sách đó, người ta có thể trục lợi, gây thất thoát tài sản của Nhà
nước.
Trước phản ứng về đề xuất “ngực nhỏ” không được lái xe máy, một trong
những dự thảo được đánh giá là thể hiện sự tối kiến của những người soạn
thảo - những người chỉ biết “ngồi trong phòng máy lạnh đẻ ra quy định
giấy tờ” - bà Thu Giang, người dân Hà Nội cho biết quan điểm của bà:
Tôi thấy văn bản mới ra nghe rất lạ, không hiểu tại sao những người ngực
nhỏ, rồi những người thấp bé nhẹ cân lại không được đi xe máy, đương
nhiên mọi người biết là phải đủ sức khỏe, nhưng cơ thể người Việt Nam
không phải là to tát lắm, nó cũng sàn sàn như nhau vậy thôi, tôi thấy
yêu cầu như vậy là không thực tế, và từ đó sẽ ảnh hưởng đến chuyện đi
lại của chúng tôi rất nhiều, không phải chỉ cá nhân tôi mà nhiều người
nữa, người ta cũng có ý kiến phản hồi không hiểu tại sao lại đưa ra một
văn bản như vậy, không biết có hiệu quả hay không?
Tính hiệu quả và hợp lý
Người dân sử dụng internet tại các quán cà phê vỉa hè Hà Nội. |
Để hiểu thêm về tính hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật cũng
như tính hợp lý và thực tế của những thông tư, hướng dẫn, chúng tôi trao
đổi với một giảng viên dạy luật tại một đại học ở Hà Nội, trước hết ông
phân tích về tính hiệu quả trong các văn bản quy phạm pháp luật:
Theo quan điểm của tôi, hiệu quả của các văn bản pháp luật đề cập đến
mối quan hệ giữa pháp luật và xã hội, đây là một phạm trù quan hệ rất
chặt chẽ, các văn bản pháp luật phải được xây dựng trên thực tế xã hội.
Nhưng hiện nay có một số văn bản pháp luật được xây dựng không sát với
thực tiễn.
Thực tế thì hiệu quả của một văn bản pháp luật được đánh giá qua phản
ánh của xã hội, nếu những văn bản xa rời thực tế xã hội sẽ dẫn đến những
phản ánh trái chiều của dư luận. Chính vì thế, những văn bản như vậy sẽ
không thể nào đi vào đời sống xã hội được.
Song song với tính hiệu quả là tính hợp lý trong các văn bản quy phạm pháp luật, vị giáo viên luật giải thích thêm:
Sự hợp lý của văn bản pháp luật nó phải phù hợp với lợi ích của người
dân, bởi vì sinh ra pháp luật là để điều tiết các mối quan hệ xã hội và
để phục vụ lợi ích của người dân, chính vì vậy, nếu văn bản pháp luật
không đi vào đời sống xã hội thì đương nhiên nó sẽ không phục vụ lợi ích
của người dân.
Với cách giải thích trên, có thể hiểu rằng tính hợp lý của các văn bản
quy phạm pháp luật cần phải vừa đáp ứng được yêu cầu về quản lý nhà
nước, vừa phải hợp lòng dân, thể hiện được ý chí và lợi ích chung của xã
hội. Tính hợp lý của một quy định sẽ mang lại khả năng thực thi cao vì
nó thể hiện được nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của đại đa số người
dân:
Tôi thấy một số văn bản lúc mới đầu ban hành nghe cũng gượng ép, mọi
người cũng xôn xao, nghe có vẻ không thực thi, lâu ngày đi vào thực tế,
chẳng hạn, chuyện đội mũ bảo hiểm, lúc mới đầu mọi người khó chịu, đến
giờ nhân dân thấy thấm nhuần và thực thi văn bản đó rất tốt và tôi thấy
đó là những văn bản khi đề ra, có chủ trương đúng đắn, mang lại thiết
thực cho bà con, rõ ràng người ta sẽ thực hiện tốt, như vấn đề đội mũ
bảo hiểm.
Với lời chia sẻ của bà Thu Giang có thể thấy, nếu một quy định hướng dẫn
hay một văn bản pháp luật có tính hợp lý, nó sẽ giúp cho người dân tuân
thủ pháp luật một cách nghiêm túc và tự nguyện, xóa bỏ được những xung
đột lợi ích và để xã hội hoạt động một cách hài hòa, có nguyên tắc.
Về mặt tác động xã hội là vậy, văn bản pháp luật ở tầm vĩ mô hoàn toàn
có thể trở thành dụng ý của người soạn luật, để biến những công cụ pháp
luật phục vụ cho quyền lợi cá nhân.
Văn bản phục vụ cho ai?
Đàn áp biểu tình chống TQ tại Hà Nội 9/12/2012 |
Không phải ngẫu nhiên, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ tư pháp mới
đây, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền đã đặt nghi vấn: liệu có vấn đề
“tham nhũng chính sách, pháp luật” bởi nhiều bộ ngành vẫn ban hành những
văn bản, thông tư “đá” nhau, người ta soạn ra luật để bảo vệ và làm lợi
cho bộ ngành của chính mình.
Qua câu hỏi “có hay không tình trạng ban hành văn bản pháp luật để phục
vụ lợi ích nhóm?” của đại biểu Chu Sơn Hà, Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng
Cường đã phải thừa nhận “không loại trừ khả năng có lỗ hổng trong kiểm
soát.” Tuy nhiên, ông giải thích thêm điều này ở Việt Nam là rất hãn hữu
vì chế độ chính trị, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nên pháp luật sẽ không
bị chi phối, ảnh hưởng bởi các phái chính trị khác.
Nhìn một cách khách quan, “lobby chính sách” hay “vận động chính sách”
đã ra đời từ rất lâu ở các nước phát triển, mục đích chính của việc này
là thông qua chính sách của Chính phủ để những công ty vận động được
hưởng lợi. Nhưng sự khác biệt giữa các quốc gia tiên tiến và Việt Nam là
sự minh bạch. Ở nước ngoài, những khoản tiền “vận động” được công khai
và thường thì không làm hại đến phúc lợi chung toàn xã hội, trong khi
tại Việt Nam, vì trục lợi cá nhân, vì lợi ích cho từng ban ngành, mà
“vận động chính sách” biến thành tham nhũng, móc ngoặc, gây thất thoát
tài sản quốc gia. Những thí dụ điển hình là các nghị định về hoạt động
độc quyền kinh doanh vàng, vận hành kiểm soát giá xăng dầu, điện lực và
ngân hàng.
Có thể nói, mục đích của các văn bản pháp luật là nhằm tạo thuận lợi và
là thước đo quy chiếu cho các quan hệ xã hội được vận hành một cách bình
đẳng, có quy tắc, dựa theo đó, Nhà nước ban hành những chế tài xử phạt.
Thế nhưng câu hỏi đặt ra liệu ai sẽ xử phạt những người soạn luật vì sự
yếu kém kiến thức và tư lợi cá nhân? Hẳn câu hỏi này sẽ còn bỏ ngỏ rất
dài…
Vũ Hoàng(RFA)
Giang Nam Lãng Tử - Dàn đồng ca lộn xộn: trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, sáo thổi ngang phè
1. Một người bạn công tác tại một cơ quan trung ương ở Hà Nội email cho Lãng tử nói “Nguyễn
Đình Tuấn nguyên giám đốc trung tâm tin học và XHH ở Nguyễn Ái Quốc
(nay là Học viện chính trị hành quốc gia) vốn là người học cùng lớp với
tôi ở khoa Triết ĐHTH Hà Nội. Tôi và một số anh em cùng lớp đã phản ứng
mạnh với bài trả lời của anh ta trên BBC với hai luận điểm: Đảng đang
rất mạnh và không có đối thủ. Nếu có dịp tôi sẽ nói kỹ với anh”.
À
ra thế, Lãng tử biết trường Nguyễn Ái Quốc rồi (từng nghe một chuyện vui
thời xưa: Một anh phi công Mig 17 của ta kể lại rằng đã nghe được điện
đài của phi công Mỹ dặn dò nhau khi đang bay tấn công Hà Nội: “Không
được ném bom trường NAQ, cứ để yên nó sẽ tự hủy hoại cả đất nước này”.
Chuyện như đùa nhưng bây giờ ngẫm lại như một lời tiên tri rùng rợn
Ông Tấn trả lời đài BBC rằng “các lực lượng đối lập ở trong nước
quá yếu, không có sức mạnh, so với Đảng được hậu thuẫn bởi 4-5 triệu
đảng viên, hàng chục triệu đoàn viên và thiếu niên cùng gia đình của họ”.
Ông Tấn làm nghiên cứu xã hội học đơn giản bằng cách ngồi trong văn
phòng máy lạnh đếm danh sách đảng viên mà suy ra sức mạnh niềm tin. Ông
có đo đếm được cái niềm tin thực sự bên trong của đảng viên bây giờ
không?
Xin hỏi GS Tấn:“Liên Xô sụp đổ là do “lực lượng nào đủ mạnh” hơn
Đảng cộng sản? Hay là do chân móng sụt lún, cột kèo mối mọt, mái nhà
rách nát, soát lại bản thiết kế thấy mắc đầy lỗi, khiến công trình tan
vỡ?”
Tuy nhiên, Giáo sư Tấn nói ông tin rằng trong tương lai Việt Nam sẽ thay đổi. Ông nói: “Trong
tương lai xa, rồi thì Việt Nam cũng sẽ đi vào quỹ đạo chung, quỹ đạo
bình thường của nền văn minh. Việt Nam đang đi, nhưng phải đi từ từ, dần
dần, Việt Nam là phương Đông, không thể thực hiện những cú sốc được
theo kiểu phương Tây.”
Ông Tấn lại bảo rằng Đảng đang còn mạnh (?!) vậy ông có nghe Lời
cảnh báo nguy hiểm của TBT Nguyễn Phú Trọng và NQ4 về nguy cơ tồn vong
chế độ hiện nay không ? Ông quên lời nhạc trưởng ư?
2. Nhà báo Trọng Đức viết trên báo QĐND “Trên thực tế, dân
chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào
bản chất chế độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào”. Ông Đức rất lúng
túng không viết được một câu logic đàng hoàng. Xin hỏi lại Trọng Đức
rằng, ông lấy gì để đo đếm “bản chất” của Đảng cộng sản ngoài Điều lệ và
Cương lĩnh là những dòng chữ trên tờ giấy ? Ông Đức hãy chỉ ra xem “bản
chất của chế độ cầm quyền” nào trên thế giới vốn là “bản chất”hại dân
hại nước đang tồn tại? Cứ theo ông thì ý kiến của GS Nguyễn Đình Tấn
“Trong tương lai xa rồi thì Việt Nam cũng sẽ đi vào quỹ đạo chung, quỹ
đạo bình thường của nền văn minh” là thế nào? Tức là, đến lúc “tương lai
xa” ấy, theo logic của ông, Đảng sẽ thay đổi bản chất ?
Xin hỏi lại GS Nguyễn Đình Tấn: ông có nhớ lời bà PCT Nguyễn Thị Doan tuyên bố trên báo Nhân Dân rằng “Dân chủ XHCN của ta gấp vạn lần tư sản” ?. Nghĩa là theo bà Doan hiện nay nước ta đã “gấp vạn lần tư sản” rồi, vậy thì ông Tấn còn chờ gi “tương lai xa đi vào quỹ đạo bình thường của nền văn minh”.
Nếu cứ theo ông Tấn thì lúc ấy nước ta phải giảm dân chủ xuống 1 vạn
lần cho “bình thường (như) nền văn minh ”? Buồn cười quá phải không, các
ông bà !
3. Ông cựu chủ tịch QH Nguyễn Văn An nói khẳng
định, tổng quát “Chế độ ta đang mắc lỗi hệ thống”- tức là lỗi từ trong
bản chất chế độ cầm quyền.
4. Ông cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói đơn
giản “Từ bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”, tức là nếu Đảng ta phải lâm
vào tình trạng cạnh tranh thì kể như tự sat.
5. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cựu ủy viên BCT trưởng ban tư tưởng văn hóa viết câu thơ cháy lòng:
“Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội,
có còn bay trong đêm,
sớm mai còn giữ được màu đỏ?”
có còn bay trong đêm,
sớm mai còn giữ được màu đỏ?”
Nhà thơ nhạy cảm lo lắng ban đêm có thể ngọn cờ đỏ sao vàng trên Đại Nội Huế bị chặt bỏ, sớm mai có một lá cờ màu khác mọc lên !
Và nhà thơ thất vọng lo âu: “Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta /trong không gian đầy sợ hãi…?” (Thơ: Đất nước những tháng năm thật buồn – 22/4/2013)
Buồn… cười quá phải không, các ông bà ?!
Một dàn đồng ca trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, sáo thổi ngang phè!
Chi bằng nhìn thẳng vào sự thật, như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đất nước cần một nhạc trưởng vững tay.
Giang Nam Lãng Tử
(Blog GNLT )
Sai lầm và ngộ nhận của ông Lê Hiếu Đằng
(hề hề, hôm nay có thêm báo NLĐ vào góp zui zồi)
Trong bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”, được mạng bauxite
Việt Nam và nhiều hãng thông tấn nước ngoài đưa tin, bình luận, người
đọc dễ nhận thấy những sai lầm, ngộ nhận về tư tưởng, chính trị và pháp
lý của ông Lê Hiếu Đằng
Thật ra, trong những năm qua, do tình hình khó khăn về kinh tế và những
vấn đề phức tạp trong việc bảo vệ chủ quyền biển Ðông, đặc biệt là tình
trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ
phận cán bộ, đảng viên đã tạo ra những bức xúc về tâm tư, tình cảm trong
nhân dân; nhất là những cán bộ đã từng trải qua những thời kỳ cách mạng
đầy khó khăn, gian khổ. Tuy nhiên, bài viết của ông Lê Hiếu Ðằng là một
trường hợp đáng tiếc.
Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, đất nước từng bước phát triển, ấm no.
Trong ảnh: Người dân dạo chơi tại đường hoa Nguyễn Huệ, TP HCM trong dịp Tết Nguyên đán Ảnh: Hồng Thúy
Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn còn nguyên giá trị
Về tư tưởng, lẽ ra là một cán bộ lâu năm của Ðảng, trải qua nhiều trọng trách, ông Lê Hiếu Ðằng cần và có thể chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà Ðảng và dân tộc phải đối diện. Không ít các đồng chí, cán bộ lão thành của Ðảng trong quá trình công tác của mình cũng từng là những người phải chịu hậu quả từ những sai lầm của Ðảng mà trong bài viết ngắn này tác giả không có điều kiện đề cập. Với những hiểu biết của tôi, tuổi thanh niên và những năm đi theo cách mạng cho đến ngày nay của ông Lê Hiếu Ðằng là một con đường bằng phẳng.
Người ta rất khó hiểu vì sao một giảng viên lý luận mà lại nhận định dễ dãi: "Hiện nay xu hướng chạy theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội đã lạc điệu, không còn phù hợp nữa và đã sụp đổ tại quê hương Xô viết". Ðánh giá một học thuyết có tầm vóc như chủ nghĩa Mác - Lênin mà chỉ dựa vào một vài sự kiện, một giai đoạn lịch sử nào đó để phủ nhận nó thì không thể là tư duy đúng đắn của một nhà khoa học, chính trị.
Ông Lê Hiếu Ðằng không biết rằng trong khi các nước XHCN theo mô hình cũ đã sụp đổ thì chính học thuyết này lại đang được tập trung nghiên cứu như là một giải pháp cho sự bế tắc ở các nước tư bản phát triển. Ðồng thời, những nước XHCN như Việt Nam, Trung Quốc cũng đang nghiên cứu, vận dụng và phát triển học thuyết đó để hội nhập với cộng đồng quốc tế và nền văn minh chung của nhân loại. Theo điều tra của hãng BBC với câu hỏi "Nhà tư tưởng lớn nhất trong thế kỷ XX là ai?", kết quả thu được đứng đầu là Mác, tiếp đó nhà vật lý Einstein và những thiên tài khác.
Về chính trị, trong bài viết, ông Lê Hiếu Ðằng cho rằng con đường phát triển nền dân chủ XHCN chỉ có thể là đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Ðây là luận điểm của các thế lực thù địch và hoàn toàn sai trái. Luận điểm này chưa bao giờ được thực tiễn xác nhận. Lịch sử đã chứng minh rằng mỗi một chế độ chỉ có một lực lượng chính trị cầm quyền. Mục tiêu cuối cùng của các đảng đối lập là lật đổ vai trò lãnh đạo của lực lượng cầm quyền, mà cụ thể là đảng lãnh đạo, cầm quyền của nhà nước và xã hội đó.
Những ai từng nghiên cứu về các sự kiện chính trị đều nhận thấy những luận điểm của ông Lê Hiếu Ðằng về Myanmar và Campuchia là không có tính thuyết phục. Không phủ nhận rằng để bảo đảm và thực hiện nền dân chủ của mình thì đảng chính trị cầm quyền luôn luôn tìm những thể chế để thu hút sự ủng hộ của nhân dân bằng các tổ chức xã hội. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Ðảng Dân chủ và Ðảng Xã hội chưa bao giờ là lực lượng đối lập với Ðảng Cộng sản Việt Nam. Trên thực tế, 2 đảng này cũng là tổ chức đi theo con đường lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam mà thôi.
Tóm lại, kêu gọi thành lập Ðảng Dân chủ Xã hội trên thực tế là khuyến khích những lực lượng chính trị chống đối sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Suy cho cùng, về khách quan là nhằm phá hoại chế độ XHCN, nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - thành quả của cách mạng mà bao thế hệ cha ông ta đã hy sinh xương máu hơn một nửa thế kỷ qua tạo dựng nên.
Phải thượng tôn pháp luật
Về mặt pháp lý, ông Lê Hiếu Ðằng cho rằng: "Chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Ðảng chứ chưa có một văn bản nào cấm điều này". Ðồng thời, theo ông Lê Hiếu Ðằng: "Những hành động ôn hòa, bất bạo động" là không vi phạm pháp luật. Sai lầm của ông Lê Hiếu Ðằng ở đây là vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đã được ghi trong điều 4 Hiến pháp.
Ðiều đó có nghĩa khẳng vai trò lãnh đạo, cầm quyền duy nhất của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Lẽ ra ông Lê Hiếu Ðằng nên hiểu rằng nếu muốn thành lập một đảng chính trị ở Việt Nam thì nhất thiết phải dựa trên những quy định của pháp luật. Còn hành động "ôn hòa, bất bạo động" cũng không chứng minh rằng đó là những hành vi không vi phạm pháp luật, chẳng hạn, điều 88 Bộ Luật Hình sự quy định: "Tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam".
Thực tiễn chính trị trên thế giới cho thấy khởi đầu những xung đột vũ trang, bạo loạn xã hội đều bằng những hành động "ôn hòa, bất bạo động". Tất nhiên, không phải tất cả những hành động ôn hòa, bất bạo động là vi phạm pháp luật. Chỉ những hành động ôn hòa, bất bạo động nào mà khuyến khích chống phá Ðảng, nhà nước thì mới là hành vi phạm pháp. Không phủ nhận xã hội ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng những suy nghĩ, việc làm của ông Lê Hiếu Ðằng chẳng những không phải là những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, thách thức đó mà càng làm cho đời sống chính trị, xã hội thêm phức tạp.
(Người Lao động)
Cà phê 'Cộng' thêm khách nhờ 'lề phải' tố
Sau
khi bị báo Petro Times – một tờ báo trong hệ thống tuyên truyền thuộc
nhà cầm quyền CSVN – chỉ trích, quán cà phê “Cộng” đang có thêm nhiều
khách. (LB: thế là tay TBT đã tiếp tay quảng bá .... )
Tranh quảng cáo cho cà phê “Cộng” trên facebook có tính diễu cợt các lãnh tụ Cộng Sản khét tiếng "khát máu" trên thế giới. Tờ báo 'lề phải' Petro Times cho rằng bức tranh này “khó hiểu”. (Hình: Internet) |
Tờ Petro Times vừa có một loạt phóng sự hai kỳ, kể về quán cà phê
“Cộng” tọa lạc ở tầng trệt của chung cư 4F, thuộc Khu đô thị Trung Yên,
phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Theo tờ báo này, quán cà phê nằm ở
vì trí vừa kể chỉ là một quán trong “chuỗi quán cà phê có cùng tên” của
một ca sĩ tên là Linh Dung.
Giống như nhiều quán cà phê khác, “Cộng” mở nhạc máy vào ban ngày và
có nhạc sống vào ban đêm. Tuy nhiên, lý do khiến báo Petro Times, tờ báo
hiện do một cựu đại tá công an làm tổng biên tập, tỏ ra phẫn nộ với
“Cộng” vì nó “phạm thượng”.
“Lê Nin toàn tập” là một loại kinh điển "gối đầu giường" của các đảng viên Cộng Sản phải học tập nhưng được quán cà phê đem ra làm thực đơn (Menu). (Hình: Petro Times) |
“Cộng” có những yếu tố thường thấy trong tuyên truyền của chính quyền
ở các quốc gia cộng sản nói chung và Việt Nam nói riêng: Bộ “Lê Nin
toàn tập”, tuyên bố của những lãnh tụ như Lê Nin, Hồ Chí Minh được kẻ,
vẽ thành khẩu hiệu. Song những yếu tố đó được chủ quán tầm thường hóa để
gây cười và đó là lý do người ta thích nó.
Tại cà phê “Cộng”, thực đơn được viết bằng tay trên những cuốn sách
thuộc bộ “Lê Nin toàn tập”. Những tuyên bố của Lê Nin, Hồ Chí Minh vẫn
được sử dụng làm khẩu hiệu như “Học, học nữa, học mãi”, “Tiến lên, toàn
thắng ắt về ta” được sửa lại thành “Cộng, cộng nữa, cộng mãi”, hoặc
“Ngồi im, toàn thắng ắt về ta”,…
Cũng theo Petro Times, “Cộng” được bài trí theo kiểu thời chiến, bàn
ghế là các thùng đạn, “hình ảnh về chiến tranh, hình ảnh về quân ‘Mỹ -
Ngụy’ được treo khắp tường”.
Lời của Hồ Chí Minh được sửa lại trước khi kẻ thành khẩu hiệu treo trên tường, ám chỉ như "phạm thượng". (Hình: Petro Times) |
Tờ Petro Times nhận định: “Có thể thấy, việc ngang nhiên xuyên tạc
khẩu hiệu của lãnh tụ đáng kính cho thấy sự yếu kém trong nhận thức, vô
cảm với chính trị và mù mờ về kiến thức của chủ quán”.
Cũng Petro Times tiết lộ: “Thật buồn là nhiều bạn trẻ thường lui tới
đây vì cho rằng quán có cách trang trí rất ‘độc’, rất ‘riêng’ mà không
hề quan tâm tới những điều “thiêng liêng”, “quan trọng” đã và đang bị
chủ quán làm cho méo mó.
Giống như nhiều bài báo phê phán những hành động hoặc hoạt động có
màu sắc chính trị mà chế độ độc tài đảng trị không thích, Petro Times
dẫn nhiều ý kiến của dân cư trong khu vực lên án hoạt động của cà phê
“Cộng” ồn ào, “gây ô nhiễm môi trường do âm thanh” nhưng tất cả những ý
kiến phê phán đó đều ẩn danh.
Lời của Lê Nin cũng được sửa lại trước khi kẻ thành khẩu hiệu treo trên tường của quán cà phê. (Hình: Petro Times) |
Trong cả hai bài của loạt phóng sự về “Cộng”, báo Petro Times còn phê
phán kịch liệt nhà cầm quyền địa phương: “Điều đáng nói là những lộn
xộn, hổ lốn ở "Cộng" diễn ra trong một thời gian dài, người dân phản ứng
rất mạnh, chỉ có chính quyền là lờ đi như không có chuyện gì xảy ra. Có
nhiều cách để lý giải cho vụ việc này, nhưng có một cách giải thích đơn
giản nhất mà cũng thông dụng nhất: Chính quyền địa phương ‘bảo kê’,
‘nhắm mắt’ trước những việc làm lố lăng, phạm thượng!”
Trên Internet, nhiều facebooker tỏ ra tiếc vì không sống tại Hà Nội
để đến thăm quán cà phê này sau khi xem qua loạt phóng sự về cà phê
“Cộng” của Petro Times. Một số facebooker sống tại Hà Nội cho biết, sau
loạt bài vừa đề cập, cà phê “Cộng” đông khách hơn và “ai đến cũng
thích”.
(Người Việt)
Các điều nổi bật trong chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang
Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/ 2013. (REUTERS/Yuri Gripas)
Về chuyến công du Hoa Kỳ của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang -
với đỉnh cao là cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm
25/07/2013, đã có rất nhiều nhận định. Nhưng giáo sư Carl Thayer, thuộc
Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales) đã có nhận xét về một
số điểm ít được lưu ý, liên quan đến Biển Đông, quan hệ quốc phòng
Mỹ-Việt cũng như phản ứng của Trung Quốc trước đà tăng cường quan hệ
giữa Washington và Hà Nội.
Giáo sư Carl Thayer trước tiên hết đã có đánh giá chung khá tích cực về kết quả mà Việt Nam thu hoạch được nhân chuyến công du nước Mỹ của ông Trương Tấn Sang. Trong một nhận xét ngày 28/07/2013 (Thayer Consultancy Background Brief, July 28, 2013), ông đã nhấn mạnh đến khía cạnh đối thoại ở cấp lãnh đạo cao nhất tại hai nước đã được chính thức tái lập.
Các chuyến thăm cấp cao Mỹ-Việt được nối lại sau 5 năm gián đoạn
“Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải được đánh giá là một thành công. Nó đánh dấu việc tái lập các chuyến công du cấp cao sau một thời gian gián đoạn kéo dài 5 năm. Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama đã đồng ý định nghĩa quan hệ song phương Mỹ-Việt là đối tác toàn diện. Thỏa thuận đó bao hàm một cam kết thực hiện các chuyến thăm ở cấp cao và thành lập một cơ chế chính trị-ngoại giao song phương mới ở cấp bộ trưởng. Chủ tịch Trương Tấn Sang đã có quan điểm thẳng thắn giải quyết mối quan tâm của Hoa Kỳ về nhân quyền và đã có sáng kiến dẫn theo các chức sắc tôn giáo Việt Nam để nói chuyện trực tiếp với phía Mỹ.
Mặc dù giữa Mỹ và Việt Nam còn nhiều bất đồng, cả hai bên đều đồng ý đẩy mạnh hợp tác trong chín lãnh vực, đáng chú ý nhất là chính trị-ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học công nghệ và giáo dục. Điều này sẽ tạo thêm thuận lợi cho Việt Nam vào lúc nước này đang nỗ lực hội nhập vào quốc tế.”
Đối với Giáo sư Thayer, chuyến viếng thăm Mỹ của chủ tịch nước Việt Nam quả là một bất ngờ, vì trước đó không có tín hiệu nào cho thấy là có chuyến công du như vậy, nhất là khi theo lẽ thường tình trong địa hạt ngoại giao, sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết công du Hoa Kỳ vào năm 2007, người đáp ứng phải là phía Tổng thống Mỹ Obama.
Giải thích về nguyên nhân “phá lệ này”, chuyên gia Thayer cho rằng cả hai đều đã cảm thấy cần phải nhanh chóng củng cố thêm quan hệ. Ông nhận xét như sau trong một bài viết ngày 29/07 (Thayer Consultancy Background Brief, July 29, 2013) :
“Hoa Kỳ đã đi đến một đánh giá là Việt Nam đang vươn lên thành một quốc gia quan trọng, đóng góp vào việc duy trì hòa bình và an ninh cho khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong khối ASEAN, cũng như cho quốc tế thông qua Liên Hiệp Quốc và các tổ chức đa phương khác. Chính sách tái cân bằng lực lượng của Hoa Kỳ (qua châu Á) bao gồm cả hai khía cạnh kinh tế và an ninh. Việt Nam và Mỹ cùng chia sẻ quan điểm tương tự trên cả hai vấn đề này.
Hoa Kỳ muốn tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (và Đông Nam Á nói chung), còn Việt Nam mong muốn được tiếp tục tiếp cận thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình là Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ muốn tăng cường sự hiện diện và mở rộng địa bàn hoạt động của lực lượng quân sự Mỹ ở Đông Nam Á để đảm bảo một môi trường an ninh và hòa bình. Việt Nam hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ miễn là điều này góp phần vào ‘hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và phát triển’…”
Đối với Giáo sư Thayer việc nâng cấp quan hệ song phương, trong đó có việc cả hai bên đồng ý đúc kết nhanh chóng Thỏa thuận thương mại TPP (Tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương) đã mang lại cho cả hai phía Mỹ Việt những lợi ích cụ thể :
“Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang là một thành công cho cả hai phía trên hai lãnh vực. Đầu tiên hết, Thỏa thuận TPP là một ưu tiên cao đối với chính quyền Obama vào lúc Tổng thống Mỹ muốn khôi phục nền kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Mỹ bằng cách xuất khẩu ra nước ngoài. Hoa Kỳ muốn có một hiệp định TPP vì lợi ích kinh tế, nhưng đồng thời cũng để chứng minh rằng chính sách tái cân bằng lực lượng có cả thành tố khác chứ không đơn thuần là quân sự. Việt Nam cũng cần đạt được thỏa thuận TPP để có cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.”
Thành tố quân sự quốc phòng được Tổng thống Mỹ nêu bật
Một khía cạnh khác trong chuyến thăm được giáo sư Thayer phân tích là hồ sơ quan hệ quân sự - quốc phòng Việt Mỹ nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang.
Về mặt chính thức, vấn đề này chỉ là một trong 9 đề mục được nêu lên trong bản tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện, theo đó hai bên nhất trí « tiếp tục hợp tác về quốc phòng và an ninh » và « cam kết triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ » về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011.
Theo giáo sư Thayer, những gì ghi trong bản Tuyên bố chung không có gì mới, chỉ nhắc lại những gì đã được thông qua và đang được tiến hành. Nếu có một điểm quan trọng cần ghi nhận trong bản liệt kê này chính là điểm cả hai bên sẽ làm việc chặt chẽ với nhau để « tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển ».
Tuy nhiên, chuyên gia Thayer đã ghi nhận rằng Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh đến hợp tác quốc phòng trong phần phát biểu với báo chí ngày 25/07/2013 sau cuộc họp với đồng nhiệm Việt Nam. Giáo sư Thayer nhận xét như sau (trong bài nhận định công bố hôm 28/07 (Thayer Consultancy Background Brief, July 28, 2013) :
« Tôi thấy là hợp tác về quốc phòng và an ninh trong tương lai được nhấn mạnh nhiều hơn trong các phát biểu đưa ra tại buổi họp báo sau cuộc họp, hơn là trong bản Tuyên bố chung…dường như chỉ là một sự lặp lại của các hoạt động hợp tác quốc phòng đã được phê duyệt và thực hiện. Các cuộc đối thoại cấp cao hiện đang được tiến hành dường như sẽ tiếp tục mà không có thay đổi đáng kể ».
Phải nói là khi phát biểu tại cuộc gặp gỡ báo chí hôm 25/07 vừa qua, ngay trong phần mở đầu, ông Obama đã xác định : « Quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước sẽ cho phép hợp tác hơn nữa trên một loạt các vấn đề từ thương mại đến hợp tác giữa hai quân đội, đến hoạt động đa phương trong các lãnh vực như cứu trợ thiên tai, đến trao đổi khoa học và giáo dục. »
Đây là lần hiếm hoi mà từ ngữ hợp tác giữa hai quân đội (military-to-military cooperation) được chính thức nêu lên trong chuyến thăm, cho thấy rõ mối quan tâm của hai bên trong việc phát huy khía cạnh hợp tác quốc phòng.
Riêng về một trong những mong muốn mà Việt Nam đã nhiều lần nêu lên liên quan đến việc Washington bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội, điều này không thấy nêu lên công khai nhân chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang.
Tuy nhiên, trong lãnh vực này, giáo sư Thayer cho rằng Mỹ gần đây cũng đã nới lỏng hạn chế về việc bán các công nghệ vừa quân sự, vừa dân sự cho Việt Nam, chẳng hạn như các loại radar canh chừng vùng duyên hải, hay các loại phi cơ trinh sát biển.
Vấn đề, theo chuyên gia phân tích Úc, động cơ chính của Việt Nam trong việc đòi Mỹ bãi bỏ cấm vận vũ khí chỉ mang tính chất chính trị mà thôi, tức là đòi Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ phân biệt đối xử. Theo ông Thayer, giả sử là Mỹ chấp nhận bỏ cấm vận, chưa chắc Việt Nam đã đặt mua ngay vũ khí của Mỹ, vừa rất đắt, vừa không tương thích với kho vũ khí hiện thời của Việt Nam, chủ yếu do Nga cung cấp.
Nhìn chung, giới phân tích đều nhận định rằng ông Trương Tấn Sang đã thành công trong việc “giảm nhẹ” các mối nghi ngại của Mỹ trong lãnh vực nhân quyền để cùng với đồng nhiệm Mỹ Barack Obama nâng cấp quan hệ lên hàng “đối tác toàn diện”, trong đó có một thành tố quốc phòng quan trọng được chính Tổng thống Mỹ nêu bật.
Biển Đông : Lời răn đe kín đáo của Mỹ
Biển Đông với các hành động quá đáng của Trung Quốc cũng không bị lơ là trong chương trình nghị sự nhân chuyến thăm. Nhận xét đầu tiên là về mặt chính thức hai nhà lãnh đạo Việt Mỹ không nói lên điều gì mới lạ, tất cả đều được ghi lại trong bản Tuyên bố chung, dưới đề mục hợp tác chính trị và ngoại giao
« Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả.
Tuy nhiên, giáo sư Thayer đã ghi nhận một yếu tố quan trọng liên quan đến Biển Đông nhưng nằm lẫn trong phần đề cập đến hợp tác kinh tế, thương mại song phương. Trong bài viết ngày 28/07 (Thayer Consultancy Background Brief, July 28, 2013), ông nêu bật :
« Điểm có ý nghĩa là Tuyên bố chung về Đối tác toàn diện đặc biệt đề cập đến mối quan hệ thương mại giữa Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ, Exxon Mobile, và Murphy Oil (hai tập đoàn dầu khí Mỹ) với tập đoàn Dầu khí PetroViệt Nam trong việc đầu tư ở vùng Biển Đông.
Thông tin này phải được gắn liền với tuyên bố mạnh mẽ gần đây của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và tân Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Daniel Russel (người thay thế ông Kurt Campbell), chống lại bất kỳ quốc gia nào sử dụng các biện pháp hù dọa, cưỡng ép hoặc võ lực.
Hoa Kỳ đã tung ra tín hiệu rõ ràng là họ sẽ đáp trả nếu Trung Quốc mưu toan cản trở các hoạt động thương mại hợp pháp. Điều này sẽ có thể làm môi trường trong khu vực Đông Á ổn định và tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục phát triển các nguồn năng lượng của mình ».
Đối với giáo sư Thayer, có thể xem đây là một biện pháp răn đe - ở mức độ thấp – nhắm vào Trung Quốc, chống lại bất cứ hành động quyết đoán từ phía Bắc Kinh. Đối với Việt Nam, đây là một bảo đảm từ Washington, cho biết là các tập đoàn Mỹ sẽ tiếp tục làm ăn với Việt Nam, bất chấp các hành động hù dọa của Trung Quốc.
Một chi tiết thứ hai được giáo sư Thayer ghi nhận liên quan đến Biển Đông là câu trả lời « thẳng thắn một cách bất thường » của Chủ tịch nước Việt Nam tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington (25/07) khi ông nói thẳng rằng đường lưỡi bò của Trung Quốc « không có căn cứ, về mặt pháp lý và thực tế. »
Trong bài nhận định về phát biểu của ông Trương Tấn Sang tại CSIS (Thayer Consultancy Background Brief, July 26, 2013), giáo sư Thayer cho biết :
« Chủ tịch Sang đã trả lời một câu hỏi về Trung Quốc và Biển Đông bằng cách bác bỏ tấm bản đố 9 đường gián đoạn của Trung Quốc ; cho đây là vô căn cứ, về mặt pháp lý và thực tế. Đây là một tuyên bố rất mạnh mẽ, tương phản với phát biểu dè dặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời các câu hỏi tại cuộc đối thoại Shangri-La ».
Quan hệ Mỹ-Việt được tăng cường, Trung Quốc há miệng mắc quai
Một điểm khác được giáo sư Thayer ghi nhận là bất chấp các tuyên bố trên từ cả hai phía Việt Mỹ, bất chấp sự kiện là Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược, Bắc Kinh không thấy có phản ứng công khai. Nguyên nhân chính là vì Trung Quốc không có lý do gì để phản đối.
Trong nhận định ngày 29/07 ((Thayer Consultancy Background Brief, July 28, 2013), ông phân tích :
« Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều sử dụng các thỏa thuận hợp tác chiến lược để củng cố quan hệ với nước khác. Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2008 và sau đó nâng cấp lên mức đối tác hợp tác chiến lược. Hoa Kỳ đã đàm phán hiệp định đối tác chiến lược với Singapore và Indonesia.
Do vậy, ngoài mặt, Trung Quốc khó có thể phản đối các thỏa thuận hợp tác song phương có mục tiêu thúc đẩy quan hệ kinh tế trên diện rộng và qua đó góp phần vào hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và phát triển khu vực. Vấn đề nhạy cảm nhất liên quan đến hợp tác quốc phòng và hợp tác an ninh song phương. Tuy nhiên thỏa thuận quan hệ đối tác toàn diện Việt Mỹ không bao gồm bất kỳ sự hợp tác an ninh song phương hiện tại hoặc tương lai nào đe dọa lợi ích của Trung Quốc ở Đông Nam Á…
Tóm lại, tôi cho là Trung Quốc không thể công khai chỉ trích Việt Nam phát triển quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, điều mà Trung Quốc cũng thực hiện với Việt Nam. Trung Quốc, vốn chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, do đó sẽ phải tôn trọng quyết định của Việt Nam muốn phát triển quốc phòng và an ninh với Mỹ. »
Trung Quốc có thể làm gì ? Trên vấn đề này, giáo sư Thayer xác định :
« Một cách tinh vi hơn, Trung Quốc sẽ kết luận rằng nếu gây sức ép ngoại giao quá nhiều trên Việt Nam, điều đó có thể phản tác dụng. Nói cách khác, ngày nào mà Việt Nam phát triển quan hệ an ninh và quốc phòng một cách đồng đều với các cường quốc và không liên minh với một nước này để chống nước khác, ngày đó, Trung Quốc sẽ phải quản lý một cách thận trọng quan hệ với Việt Nam ».
Giáo sư Thayer đã ghi nhận rằng trong suốt chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang, các phương tiện truyền thông Trung Quốc bằng tiếng Anh hay các ngoại ngữ khác đã tránh đề cập đến sự kiện này. Cho đến nay, không thấy có bình luận tiêu cực nào trên báo chí Trung Quốc.
Trọng Nghĩa (RFI)
Giáo sư Carl Thayer trước tiên hết đã có đánh giá chung khá tích cực về kết quả mà Việt Nam thu hoạch được nhân chuyến công du nước Mỹ của ông Trương Tấn Sang. Trong một nhận xét ngày 28/07/2013 (Thayer Consultancy Background Brief, July 28, 2013), ông đã nhấn mạnh đến khía cạnh đối thoại ở cấp lãnh đạo cao nhất tại hai nước đã được chính thức tái lập.
Các chuyến thăm cấp cao Mỹ-Việt được nối lại sau 5 năm gián đoạn
“Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải được đánh giá là một thành công. Nó đánh dấu việc tái lập các chuyến công du cấp cao sau một thời gian gián đoạn kéo dài 5 năm. Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama đã đồng ý định nghĩa quan hệ song phương Mỹ-Việt là đối tác toàn diện. Thỏa thuận đó bao hàm một cam kết thực hiện các chuyến thăm ở cấp cao và thành lập một cơ chế chính trị-ngoại giao song phương mới ở cấp bộ trưởng. Chủ tịch Trương Tấn Sang đã có quan điểm thẳng thắn giải quyết mối quan tâm của Hoa Kỳ về nhân quyền và đã có sáng kiến dẫn theo các chức sắc tôn giáo Việt Nam để nói chuyện trực tiếp với phía Mỹ.
Mặc dù giữa Mỹ và Việt Nam còn nhiều bất đồng, cả hai bên đều đồng ý đẩy mạnh hợp tác trong chín lãnh vực, đáng chú ý nhất là chính trị-ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học công nghệ và giáo dục. Điều này sẽ tạo thêm thuận lợi cho Việt Nam vào lúc nước này đang nỗ lực hội nhập vào quốc tế.”
Đối với Giáo sư Thayer, chuyến viếng thăm Mỹ của chủ tịch nước Việt Nam quả là một bất ngờ, vì trước đó không có tín hiệu nào cho thấy là có chuyến công du như vậy, nhất là khi theo lẽ thường tình trong địa hạt ngoại giao, sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết công du Hoa Kỳ vào năm 2007, người đáp ứng phải là phía Tổng thống Mỹ Obama.
Giải thích về nguyên nhân “phá lệ này”, chuyên gia Thayer cho rằng cả hai đều đã cảm thấy cần phải nhanh chóng củng cố thêm quan hệ. Ông nhận xét như sau trong một bài viết ngày 29/07 (Thayer Consultancy Background Brief, July 29, 2013) :
“Hoa Kỳ đã đi đến một đánh giá là Việt Nam đang vươn lên thành một quốc gia quan trọng, đóng góp vào việc duy trì hòa bình và an ninh cho khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong khối ASEAN, cũng như cho quốc tế thông qua Liên Hiệp Quốc và các tổ chức đa phương khác. Chính sách tái cân bằng lực lượng của Hoa Kỳ (qua châu Á) bao gồm cả hai khía cạnh kinh tế và an ninh. Việt Nam và Mỹ cùng chia sẻ quan điểm tương tự trên cả hai vấn đề này.
Hoa Kỳ muốn tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (và Đông Nam Á nói chung), còn Việt Nam mong muốn được tiếp tục tiếp cận thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình là Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ muốn tăng cường sự hiện diện và mở rộng địa bàn hoạt động của lực lượng quân sự Mỹ ở Đông Nam Á để đảm bảo một môi trường an ninh và hòa bình. Việt Nam hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ miễn là điều này góp phần vào ‘hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và phát triển’…”
Đối với Giáo sư Thayer việc nâng cấp quan hệ song phương, trong đó có việc cả hai bên đồng ý đúc kết nhanh chóng Thỏa thuận thương mại TPP (Tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương) đã mang lại cho cả hai phía Mỹ Việt những lợi ích cụ thể :
“Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang là một thành công cho cả hai phía trên hai lãnh vực. Đầu tiên hết, Thỏa thuận TPP là một ưu tiên cao đối với chính quyền Obama vào lúc Tổng thống Mỹ muốn khôi phục nền kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Mỹ bằng cách xuất khẩu ra nước ngoài. Hoa Kỳ muốn có một hiệp định TPP vì lợi ích kinh tế, nhưng đồng thời cũng để chứng minh rằng chính sách tái cân bằng lực lượng có cả thành tố khác chứ không đơn thuần là quân sự. Việt Nam cũng cần đạt được thỏa thuận TPP để có cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.”
Thành tố quân sự quốc phòng được Tổng thống Mỹ nêu bật
Một khía cạnh khác trong chuyến thăm được giáo sư Thayer phân tích là hồ sơ quan hệ quân sự - quốc phòng Việt Mỹ nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang.
Về mặt chính thức, vấn đề này chỉ là một trong 9 đề mục được nêu lên trong bản tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện, theo đó hai bên nhất trí « tiếp tục hợp tác về quốc phòng và an ninh » và « cam kết triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ » về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011.
Theo giáo sư Thayer, những gì ghi trong bản Tuyên bố chung không có gì mới, chỉ nhắc lại những gì đã được thông qua và đang được tiến hành. Nếu có một điểm quan trọng cần ghi nhận trong bản liệt kê này chính là điểm cả hai bên sẽ làm việc chặt chẽ với nhau để « tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển ».
Tuy nhiên, chuyên gia Thayer đã ghi nhận rằng Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh đến hợp tác quốc phòng trong phần phát biểu với báo chí ngày 25/07/2013 sau cuộc họp với đồng nhiệm Việt Nam. Giáo sư Thayer nhận xét như sau (trong bài nhận định công bố hôm 28/07 (Thayer Consultancy Background Brief, July 28, 2013) :
« Tôi thấy là hợp tác về quốc phòng và an ninh trong tương lai được nhấn mạnh nhiều hơn trong các phát biểu đưa ra tại buổi họp báo sau cuộc họp, hơn là trong bản Tuyên bố chung…dường như chỉ là một sự lặp lại của các hoạt động hợp tác quốc phòng đã được phê duyệt và thực hiện. Các cuộc đối thoại cấp cao hiện đang được tiến hành dường như sẽ tiếp tục mà không có thay đổi đáng kể ».
Phải nói là khi phát biểu tại cuộc gặp gỡ báo chí hôm 25/07 vừa qua, ngay trong phần mở đầu, ông Obama đã xác định : « Quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước sẽ cho phép hợp tác hơn nữa trên một loạt các vấn đề từ thương mại đến hợp tác giữa hai quân đội, đến hoạt động đa phương trong các lãnh vực như cứu trợ thiên tai, đến trao đổi khoa học và giáo dục. »
Đây là lần hiếm hoi mà từ ngữ hợp tác giữa hai quân đội (military-to-military cooperation) được chính thức nêu lên trong chuyến thăm, cho thấy rõ mối quan tâm của hai bên trong việc phát huy khía cạnh hợp tác quốc phòng.
Riêng về một trong những mong muốn mà Việt Nam đã nhiều lần nêu lên liên quan đến việc Washington bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội, điều này không thấy nêu lên công khai nhân chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang.
Tuy nhiên, trong lãnh vực này, giáo sư Thayer cho rằng Mỹ gần đây cũng đã nới lỏng hạn chế về việc bán các công nghệ vừa quân sự, vừa dân sự cho Việt Nam, chẳng hạn như các loại radar canh chừng vùng duyên hải, hay các loại phi cơ trinh sát biển.
Vấn đề, theo chuyên gia phân tích Úc, động cơ chính của Việt Nam trong việc đòi Mỹ bãi bỏ cấm vận vũ khí chỉ mang tính chất chính trị mà thôi, tức là đòi Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ phân biệt đối xử. Theo ông Thayer, giả sử là Mỹ chấp nhận bỏ cấm vận, chưa chắc Việt Nam đã đặt mua ngay vũ khí của Mỹ, vừa rất đắt, vừa không tương thích với kho vũ khí hiện thời của Việt Nam, chủ yếu do Nga cung cấp.
Nhìn chung, giới phân tích đều nhận định rằng ông Trương Tấn Sang đã thành công trong việc “giảm nhẹ” các mối nghi ngại của Mỹ trong lãnh vực nhân quyền để cùng với đồng nhiệm Mỹ Barack Obama nâng cấp quan hệ lên hàng “đối tác toàn diện”, trong đó có một thành tố quốc phòng quan trọng được chính Tổng thống Mỹ nêu bật.
Biển Đông : Lời răn đe kín đáo của Mỹ
Biển Đông với các hành động quá đáng của Trung Quốc cũng không bị lơ là trong chương trình nghị sự nhân chuyến thăm. Nhận xét đầu tiên là về mặt chính thức hai nhà lãnh đạo Việt Mỹ không nói lên điều gì mới lạ, tất cả đều được ghi lại trong bản Tuyên bố chung, dưới đề mục hợp tác chính trị và ngoại giao
« Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả.
Tuy nhiên, giáo sư Thayer đã ghi nhận một yếu tố quan trọng liên quan đến Biển Đông nhưng nằm lẫn trong phần đề cập đến hợp tác kinh tế, thương mại song phương. Trong bài viết ngày 28/07 (Thayer Consultancy Background Brief, July 28, 2013), ông nêu bật :
« Điểm có ý nghĩa là Tuyên bố chung về Đối tác toàn diện đặc biệt đề cập đến mối quan hệ thương mại giữa Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ, Exxon Mobile, và Murphy Oil (hai tập đoàn dầu khí Mỹ) với tập đoàn Dầu khí PetroViệt Nam trong việc đầu tư ở vùng Biển Đông.
Thông tin này phải được gắn liền với tuyên bố mạnh mẽ gần đây của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và tân Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Daniel Russel (người thay thế ông Kurt Campbell), chống lại bất kỳ quốc gia nào sử dụng các biện pháp hù dọa, cưỡng ép hoặc võ lực.
Hoa Kỳ đã tung ra tín hiệu rõ ràng là họ sẽ đáp trả nếu Trung Quốc mưu toan cản trở các hoạt động thương mại hợp pháp. Điều này sẽ có thể làm môi trường trong khu vực Đông Á ổn định và tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục phát triển các nguồn năng lượng của mình ».
Đối với giáo sư Thayer, có thể xem đây là một biện pháp răn đe - ở mức độ thấp – nhắm vào Trung Quốc, chống lại bất cứ hành động quyết đoán từ phía Bắc Kinh. Đối với Việt Nam, đây là một bảo đảm từ Washington, cho biết là các tập đoàn Mỹ sẽ tiếp tục làm ăn với Việt Nam, bất chấp các hành động hù dọa của Trung Quốc.
Một chi tiết thứ hai được giáo sư Thayer ghi nhận liên quan đến Biển Đông là câu trả lời « thẳng thắn một cách bất thường » của Chủ tịch nước Việt Nam tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington (25/07) khi ông nói thẳng rằng đường lưỡi bò của Trung Quốc « không có căn cứ, về mặt pháp lý và thực tế. »
Trong bài nhận định về phát biểu của ông Trương Tấn Sang tại CSIS (Thayer Consultancy Background Brief, July 26, 2013), giáo sư Thayer cho biết :
« Chủ tịch Sang đã trả lời một câu hỏi về Trung Quốc và Biển Đông bằng cách bác bỏ tấm bản đố 9 đường gián đoạn của Trung Quốc ; cho đây là vô căn cứ, về mặt pháp lý và thực tế. Đây là một tuyên bố rất mạnh mẽ, tương phản với phát biểu dè dặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời các câu hỏi tại cuộc đối thoại Shangri-La ».
Quan hệ Mỹ-Việt được tăng cường, Trung Quốc há miệng mắc quai
Một điểm khác được giáo sư Thayer ghi nhận là bất chấp các tuyên bố trên từ cả hai phía Việt Mỹ, bất chấp sự kiện là Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược, Bắc Kinh không thấy có phản ứng công khai. Nguyên nhân chính là vì Trung Quốc không có lý do gì để phản đối.
Trong nhận định ngày 29/07 ((Thayer Consultancy Background Brief, July 28, 2013), ông phân tích :
« Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều sử dụng các thỏa thuận hợp tác chiến lược để củng cố quan hệ với nước khác. Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2008 và sau đó nâng cấp lên mức đối tác hợp tác chiến lược. Hoa Kỳ đã đàm phán hiệp định đối tác chiến lược với Singapore và Indonesia.
Do vậy, ngoài mặt, Trung Quốc khó có thể phản đối các thỏa thuận hợp tác song phương có mục tiêu thúc đẩy quan hệ kinh tế trên diện rộng và qua đó góp phần vào hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và phát triển khu vực. Vấn đề nhạy cảm nhất liên quan đến hợp tác quốc phòng và hợp tác an ninh song phương. Tuy nhiên thỏa thuận quan hệ đối tác toàn diện Việt Mỹ không bao gồm bất kỳ sự hợp tác an ninh song phương hiện tại hoặc tương lai nào đe dọa lợi ích của Trung Quốc ở Đông Nam Á…
Tóm lại, tôi cho là Trung Quốc không thể công khai chỉ trích Việt Nam phát triển quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, điều mà Trung Quốc cũng thực hiện với Việt Nam. Trung Quốc, vốn chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, do đó sẽ phải tôn trọng quyết định của Việt Nam muốn phát triển quốc phòng và an ninh với Mỹ. »
Trung Quốc có thể làm gì ? Trên vấn đề này, giáo sư Thayer xác định :
« Một cách tinh vi hơn, Trung Quốc sẽ kết luận rằng nếu gây sức ép ngoại giao quá nhiều trên Việt Nam, điều đó có thể phản tác dụng. Nói cách khác, ngày nào mà Việt Nam phát triển quan hệ an ninh và quốc phòng một cách đồng đều với các cường quốc và không liên minh với một nước này để chống nước khác, ngày đó, Trung Quốc sẽ phải quản lý một cách thận trọng quan hệ với Việt Nam ».
Giáo sư Thayer đã ghi nhận rằng trong suốt chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang, các phương tiện truyền thông Trung Quốc bằng tiếng Anh hay các ngoại ngữ khác đã tránh đề cập đến sự kiện này. Cho đến nay, không thấy có bình luận tiêu cực nào trên báo chí Trung Quốc.
Trọng Nghĩa (RFI)
Việt Nam và Philippines trao đổi về tình hình Biển Đông
Bộ trưởng Quốc Phòng VN Phùng Quang
Thanh dẫn đầu một phái đoàn tới Philippines để thăm viếng 3 ngày và trao
đổi về tình hình Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc Phòng CSVN Phùng Quang
Thanh gặp Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tân Voltaire Gazmin hôm Thứ Hai
26/8/2013. (Hình của Bộ Quốc Phòng Philippines)
|
Báo Inquirer ở Manila cho hay như vậy về chuyến đi Philippines của phái
đoàn Phùng Quang Thanh từ ngày 25 đến 27/8/2013 trước khi ông này tới
Brunei (nước đang giữ chức chủ tịch ASEAN) tham dự “Hội nghị Bộ trưởng
Quốc phòng các nước ASEAN” (ADMM Retreat) và Hội Nghị Bộ trưởng Quốc
phòng ASEAN mở rộng”.
Hội nghị mở rộng có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng với sự tham dự
của 10 nước bên ngoài như Mỹ, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, New
Zealand, Nam Hàn, và Nga.
Bộ Quốc Phòng Philippines ra bản tin về cuộc họp của phái đoàn Phùng
Quang Thanh với Bộ trưởng Quốc phòng Phi Voltaire Gazmin nói rằng “Các
quan chức duyệt xét các hoạt động hợp tác quân sự giữa hai Bộ Quốc phòng
và thăm dò các dự án hợp tác khác gồm cả trợ giúp nhân đạo và cứu trợ
thiên tai vì cả hai nước đều có nhiều kinh nghiệm về thiên tai.”
Theo báo Inquire thuật lại, hai bên “trao đổi quan điểm về những vấn đề
an ninh gần đây mà hai bên cùng quan tâm, đặc biệt là về tình hình Biển
Đông cũng như chính sách Hoa Kỳ tái phối trí lực lượng nghiêng về Á châu
-Thái Bình Dương”.
Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) khi loan tin về chuyến thăm viếng
Philippines của phái đoàn Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tránh nói chuyện
nhạy cảm chọc giận Trung Quốc nên chỉ viết rằng “hai bên sẽ trao đổi các
vấn đề cùng quan tâm; đánh giá quan hệ quốc phòng Việt Nam- Philippines
trong thời gian qua và thống nhất nội dung hợp tác mà cấp làm việc đã
báo cáo theo nội dung bản thỏa thuận về Hợp tác Quốc phòng song phương.”
Cuối Tháng Bảy sang đầu Tháng Tám 2013, Bộ trưởng Ngoại Giao của Việt
Nam và Philippines cũng đã gặp nhau ở Manila mà khi kết thúc các cuộc
họp, báo chí nhà nước CSVN nói rằng hai bên “cam kết phối hợp giải quyết
tranh chấp Biển Đông”.
Việt Nam tuy hoan nghênh Philippines đưa Trung quốc ra kiện ở tòa án
quốc tế nhưng chỉ ngấm ngầm ủng hộ. Tuy cùng lập trường với Philippines
chống các hành động lấn chiếm trên biển của Trung Quốc nhưng Hà Nội
thường tránh né nói thẳng vì vướng cái “16 chữ vàng” và “4 tốt”.
Ngày 27/6/2013, Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại Giao Trung quốc, bắn tiếng
đe dọa các nước láng diềng nhắm vào Việt Nam và Philippines, tại “Diễn
Đàn Hòa Bình Thế Giới” tổ chức ở Bắc Kinh rằng “Đối đầu với Trung quốc ở
Biển Đông sẽ thất bại”.
Báo chí Trung Quốc cũng từng nhiều lần đe dọa cho Việt Nam “bài học” hay
“nghe tiếng đại bác” mỗi khi có những căng thẳng trên biển dấy lên.
“Từ khi có bản thỏa hiệp hợp tác quốc phòng giữa Philippines với Việt
Nam năm 2010 đến nay, các quan hệ quốc phòng giữa hai nước đã tiến triển
xuyên qua các cuộc thăm viếng cấp cao, trao đổi nhân sự và trao đổi
thông tin. Những trao đổi này củng cố sự liên kết giữa chính phủ và
chính phủ cũng như quan hệ giữa nhân dân với nhân dân hầu đem lại lợi
ích chung cho cả hai nước”, bản thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng
Philippines viết.
(Người Việt)
Các tội danh của Bạc Hy Lai là « vô cùng nghiêm trọng »
Ông Bạc Hy Lai trong phiên xử ngày thứ năm tại tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 26/08/2013. (REUTERS/China Central Television (CCTV) via Reuters TV)
Kết thúc giai đoạn nghị án cựu bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, vào sáng
ngày 26/08/2013, công tố viên tòa án Tế Nam- tỉnh Sơn Đông, tuyên bố cựu
lãnh đạo Trung Quốc đã vi « phạm những tội danh vô cùng nghiêm trọng ».
Sau 5 ngày nghị án, ông Bạc vẫn bác bỏ 3 tội danh bị cáo buộc. Đó là các tội nhận hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm dụng quyền lực. Tư pháp Trung Quốc chưa tuyên án về vụ Bạc Hy Lai, nhưng theo giới phân tích cựu lãnh đạo Trùng Khánh sẽ phải lãnh án nặng nề. Tường thuật trực tiếp từ Bắc Kinh của thông tín viên đài RFI, Stéphane Lagarde :
« Luận điểm cuối cùng để tự vệ hay là một đòn nhắm vào kẻ đã làm tan nát sự nghiệp của ông ta ? Cựu bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy Lai vào sáng nay trước tòa đã tuyên bố ‘Vương Lập Quân với vợ tôi Cốc Khai Lai từng như keo với sơn. Họ không rời nhau nửa bước và ông Vương Lập Quân đã thực hiện tất cả ý muốn của bà Cốc Khai Lai’. Bị cáo muốn nói vợ ông từng là người tình của cựu cảnh sát trưởng thành phố Trùng Khánh.
Luận điểm này cũng là một cách để họ Bạc làm mất uy tín của ông Vương Lập Quân, sau khi nhân vật này khai là đã từng bị ông Bạc Hy Lai đánh đập. Cả ông Vương Lập Quân, người từng là cánh tay phải của cựu bí thư Trùng Khánh, lẫn vợ ông là bà Cốc Khai Lai được coi là những nhân chứng then chốt trong phiên tòa xử ông Bạc Hy Lai.
Người điều hành phiên tòa sáng nay đã lập tức yêu cầu bị cáo trở lại với những hành vi cụ thể và ông Bạc một lần nữa nhắc lại quan điểm của mình. Theo đó ông mong muốn Tư pháp Trung Quốc phải công bằng, vì nếu chỉ nghe theo bên công tố thì sẽ có nhiều trường hợp bị mắc oan. Trước phiên tòa sáng nay, viện Công tố đã nhấn mạnh là trường hợp của ông Bạc không thể được khoan hồng. Ông Bạc Hy Lai cho đến phút chót vẫn cực lực bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến các tội danh nhận hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm dụng quyền lực. Cựu bí thư Trùng Khánh còn chờ bản án, nhưng có nhiều khả năng là số phận của ông đã được các nhà lãnh đạo cấp cao từ Bắc Kinh định đoạt ».
Thanh Hà (RFI)
Sau 5 ngày nghị án, ông Bạc vẫn bác bỏ 3 tội danh bị cáo buộc. Đó là các tội nhận hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm dụng quyền lực. Tư pháp Trung Quốc chưa tuyên án về vụ Bạc Hy Lai, nhưng theo giới phân tích cựu lãnh đạo Trùng Khánh sẽ phải lãnh án nặng nề. Tường thuật trực tiếp từ Bắc Kinh của thông tín viên đài RFI, Stéphane Lagarde :
« Luận điểm cuối cùng để tự vệ hay là một đòn nhắm vào kẻ đã làm tan nát sự nghiệp của ông ta ? Cựu bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy Lai vào sáng nay trước tòa đã tuyên bố ‘Vương Lập Quân với vợ tôi Cốc Khai Lai từng như keo với sơn. Họ không rời nhau nửa bước và ông Vương Lập Quân đã thực hiện tất cả ý muốn của bà Cốc Khai Lai’. Bị cáo muốn nói vợ ông từng là người tình của cựu cảnh sát trưởng thành phố Trùng Khánh.
Luận điểm này cũng là một cách để họ Bạc làm mất uy tín của ông Vương Lập Quân, sau khi nhân vật này khai là đã từng bị ông Bạc Hy Lai đánh đập. Cả ông Vương Lập Quân, người từng là cánh tay phải của cựu bí thư Trùng Khánh, lẫn vợ ông là bà Cốc Khai Lai được coi là những nhân chứng then chốt trong phiên tòa xử ông Bạc Hy Lai.
Người điều hành phiên tòa sáng nay đã lập tức yêu cầu bị cáo trở lại với những hành vi cụ thể và ông Bạc một lần nữa nhắc lại quan điểm của mình. Theo đó ông mong muốn Tư pháp Trung Quốc phải công bằng, vì nếu chỉ nghe theo bên công tố thì sẽ có nhiều trường hợp bị mắc oan. Trước phiên tòa sáng nay, viện Công tố đã nhấn mạnh là trường hợp của ông Bạc không thể được khoan hồng. Ông Bạc Hy Lai cho đến phút chót vẫn cực lực bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến các tội danh nhận hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm dụng quyền lực. Cựu bí thư Trùng Khánh còn chờ bản án, nhưng có nhiều khả năng là số phận của ông đã được các nhà lãnh đạo cấp cao từ Bắc Kinh định đoạt ».
Thanh Hà (RFI)
Vụ xử Bạc Hy Lai không thuyết phục được công luận Trung Quốc
Ông Bạc Hy Lai trong phiên xử ngày thứ năm tại tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 26/08/2013. (REUTERS/China Central Television (CCTV) via Reuters TV)
Chính quyền Trung Quốc cố gắng dàn dựng vụ xử Bạc Hy Lai về tội tham
nhũng và lạm quyền như là một phiên tòa công khai, công bằng, chưa từng
có, thế nhưng việc không có các tài liệu được công bố và thiếu vắng đối
chất với các lãnh đạo đáng nghi ngờ khác phiên tòa này đã không có sức
thuyết phục đối với công luận Trung Quốc.
Ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh, vốn là một trong 25 ủy viên Bộ Chính trị đầy thế lực, đã gây chia rẽ trong hàng ngũ ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, với các phát biểu tả khuynh mỵ dân. Thế rồi, một vụ bê bối giết người như là chất xúc tác, đã chấm dứt sự nghiệp chính trị của nhân vật này.
Thông thường, dưới chế độ độc đảng lãnh đạo tại Trung Quốc, các phiên tòa nhạy cảm được xét xử không công khai, nhanh chóng, đơn giản, bị cáo cúi đầu nhận hết tội. Lần này, điều hiếm thấy là tòa án Trung Quốc lại để cho bị cáo Bạc Hy Lại phát biểu, tự bảo vệ, thậm chí còn chất vấn các nhân chứng.
Mặt khác, Bắc Kinh lại cho công bố đều đặn và tỉ mỉ trên mạng xã hội Vi Bác, những diễn biến, đối đáp trong năm ngày xử ông Bạc Hy Lai tại tòa án.
Theo ông Nicholas Bequelin, chuyên gia nghiên cứu thuộc tổ chức Human Rights Watch, cần phải tạo tính chính đáng cho quyết định của tư pháp đối với ông Bạc Hy Lai và như vậy, điều này rửa được vết nhơ cho Đảng là có một vị lãnh đạo đã từng rất tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Nếu có một vụ xét xử như vậy, một cái gì đó giống với một vụ xét xử thực sự, thì điều này sẽ tạo tính chính đáng cho phán quyết của tòa và có lợi cho Đảng.
Vụ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood xẩy ra vào thời điểm Trung Quốc đang chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao quyền lực, xẩy ra 10 năm một lần, bên trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là thời kỳ đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực giữa các phe phái diễn ra rất quyết liệt.
Theo giới phân tích, việc lùi ngày xét xử và cho công bố các diễn biến và nội dung tranh luận tại tòa, cho thấy dường như có tranh cãi trong đảng Cộng sản. Thách thức đối với giới lãnh đạo, đối với đường lối của Đảng là những trường hợp tham nhũng. Một bộ phận dân chúng thường xuyên nghĩ rằng hễ có các quan chức bị cáo buộc tham nhũng, thì có nghĩa là đang có những vấn đề về chính trị và tranh chấp quyền lực.
Tệ nạn tham nhũng trầm trọng thường được gắn với tên tuổi những quan chức cao cấp như ông Bạc Hy Lai và còn nhiều hơn mức 27 triệu nhân dân tệ mà tư pháp cáo buộc cho nhân vật này.
Theo bút lục được công bố, những vấn đề rất nhạy cảm khác như tệ nạn tham nhũng tràn lan hoặc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng, không thấy được nêu ra tại phiên tòa. Không rõ là các bút lục đã bị kiểm duyệt hay chính quyền đã thương lượng trước với ông Bạc Hy Lai là không nhắc đến những vấn đề này tại tòa.
Chỉ có một lần duy nhất ông Bạc Hy Lai nói một cách không rõ ràng là ông đã hành động theo yêu cầu của một vị lãnh đạo cấp cao. Câu nói này đã bị xóa trong phần bút lục, nhưng sau đó được đăng lại.
Các phương tiện truyền thông chính thức của Nhà nước tìm mọi cách bác bỏ những lập luận của ông Bạc. Chuyên gia về luật pháp Trung Quốc, ông Nicholas Howson, đại học Michigan tại Mỹ nhận định là chính quyền tư pháp và chính trị ở cấp trung ương tìm cách chứng tỏ là có một mức độ cởi mở và minh bạch cao trong phiên tòa, nhưng đồng thời, họ vẫn giữ được khả năng kiểm soát mọi việc.
Phiên xử ông Bạc Hy Lai kết thúc hôm nay, có khoảng 600 ngàn người đã theo dõi phiên xử qua mạng xã hội Vi Bác. Có nhiều bình luận khác nhau, có người cho rằng qua vụ này, đảng Cộng sản Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, đó là một phiên tòa công khai, công bằng. Trong khi đó, không ít người nhận định rằng phiên tòa đã được quyết định từ trước. Ông Bạc Hy Lại có tự bào chữa đến đâu đi chăng nữa thì phán quyết sẽ là tù chung thân. Phiên tòa chỉ là một thủ tục cần phải làm mà thôi.
Đức Tâm (RFI)
Ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh, vốn là một trong 25 ủy viên Bộ Chính trị đầy thế lực, đã gây chia rẽ trong hàng ngũ ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, với các phát biểu tả khuynh mỵ dân. Thế rồi, một vụ bê bối giết người như là chất xúc tác, đã chấm dứt sự nghiệp chính trị của nhân vật này.
Thông thường, dưới chế độ độc đảng lãnh đạo tại Trung Quốc, các phiên tòa nhạy cảm được xét xử không công khai, nhanh chóng, đơn giản, bị cáo cúi đầu nhận hết tội. Lần này, điều hiếm thấy là tòa án Trung Quốc lại để cho bị cáo Bạc Hy Lại phát biểu, tự bảo vệ, thậm chí còn chất vấn các nhân chứng.
Mặt khác, Bắc Kinh lại cho công bố đều đặn và tỉ mỉ trên mạng xã hội Vi Bác, những diễn biến, đối đáp trong năm ngày xử ông Bạc Hy Lai tại tòa án.
Theo ông Nicholas Bequelin, chuyên gia nghiên cứu thuộc tổ chức Human Rights Watch, cần phải tạo tính chính đáng cho quyết định của tư pháp đối với ông Bạc Hy Lai và như vậy, điều này rửa được vết nhơ cho Đảng là có một vị lãnh đạo đã từng rất tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Nếu có một vụ xét xử như vậy, một cái gì đó giống với một vụ xét xử thực sự, thì điều này sẽ tạo tính chính đáng cho phán quyết của tòa và có lợi cho Đảng.
Vụ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood xẩy ra vào thời điểm Trung Quốc đang chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao quyền lực, xẩy ra 10 năm một lần, bên trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là thời kỳ đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực giữa các phe phái diễn ra rất quyết liệt.
Theo giới phân tích, việc lùi ngày xét xử và cho công bố các diễn biến và nội dung tranh luận tại tòa, cho thấy dường như có tranh cãi trong đảng Cộng sản. Thách thức đối với giới lãnh đạo, đối với đường lối của Đảng là những trường hợp tham nhũng. Một bộ phận dân chúng thường xuyên nghĩ rằng hễ có các quan chức bị cáo buộc tham nhũng, thì có nghĩa là đang có những vấn đề về chính trị và tranh chấp quyền lực.
Tệ nạn tham nhũng trầm trọng thường được gắn với tên tuổi những quan chức cao cấp như ông Bạc Hy Lai và còn nhiều hơn mức 27 triệu nhân dân tệ mà tư pháp cáo buộc cho nhân vật này.
Theo bút lục được công bố, những vấn đề rất nhạy cảm khác như tệ nạn tham nhũng tràn lan hoặc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng, không thấy được nêu ra tại phiên tòa. Không rõ là các bút lục đã bị kiểm duyệt hay chính quyền đã thương lượng trước với ông Bạc Hy Lai là không nhắc đến những vấn đề này tại tòa.
Chỉ có một lần duy nhất ông Bạc Hy Lai nói một cách không rõ ràng là ông đã hành động theo yêu cầu của một vị lãnh đạo cấp cao. Câu nói này đã bị xóa trong phần bút lục, nhưng sau đó được đăng lại.
Các phương tiện truyền thông chính thức của Nhà nước tìm mọi cách bác bỏ những lập luận của ông Bạc. Chuyên gia về luật pháp Trung Quốc, ông Nicholas Howson, đại học Michigan tại Mỹ nhận định là chính quyền tư pháp và chính trị ở cấp trung ương tìm cách chứng tỏ là có một mức độ cởi mở và minh bạch cao trong phiên tòa, nhưng đồng thời, họ vẫn giữ được khả năng kiểm soát mọi việc.
Phiên xử ông Bạc Hy Lai kết thúc hôm nay, có khoảng 600 ngàn người đã theo dõi phiên xử qua mạng xã hội Vi Bác. Có nhiều bình luận khác nhau, có người cho rằng qua vụ này, đảng Cộng sản Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, đó là một phiên tòa công khai, công bằng. Trong khi đó, không ít người nhận định rằng phiên tòa đã được quyết định từ trước. Ông Bạc Hy Lại có tự bào chữa đến đâu đi chăng nữa thì phán quyết sẽ là tù chung thân. Phiên tòa chỉ là một thủ tục cần phải làm mà thôi.
Đức Tâm (RFI)
Nhật Bản : "Tác nhân chủ chốt" trong trường hợp chiến tranh ở Châu Á
Đảo Uotsuri, một trong những hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông ngày 18/08/2013.n Japan and Diaoyu in China (REUTERS/Ruairidh Villar)
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật hôm nay
26/08/2013, lên tiếng cảnh báo Nhật có thể là "một tác nhân chủ chốt"
nếu một cuộc tranh chấp vũ trang nổ ra ở Châu Á. Phát biểu của Bộ trưởng
Nhật được đưa ra trong lúc chiến đấu cơ Nhật đuổi theo một chiếc máy
bay dọ thám Trung Quốc tiến gần không phận quần đảo tranh chấp
Senkaku/Điếu ngư.
Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Itsuno Onedera đánh giá "nước chúng ta có thể bị cuốn vào như một tác nhân chủ chốt" trong một cuộc tranh chấp vũ trang ở Châu Á. Ông còn giải thích thêm là hệ thống phòng thủ của Nhật Bản cho đến nay là nhằm để đối phó với một tình huống mà quốc gia này bị liên lụy với tính cách một "đồng minh", gợi đến hiệp định an ninh Mỹ-Nhật, hay để đối mặt với một cuộc chiến xẩy ra ngoài nước Nhật.
Nhưng bây giờ theo ông Onedera, Nhật phải có một hệ thống phòng thủ tốt để bảo vệ chính mình, vì như vậy phải có trang thiết bị thích ứng : Chiến đấu cơ mới, hệ thống phòng thủ, hệ thống bảo vệ mạng.
Ông Onedera nhắc lại cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, và cho là ‘Trung Quốc đang tiến các con chốt trên biển. Trước đây, khi khả năng quân sự không được như hiện nay, thì luôn cổ vũ đối thoại, hợp tác kinh tế, và gác qua một bên tranh chấp lãnh thổ, nhưng bây giờ thì thực hiện "chính sách sự việc đã rồi" mỗi khi có cơ hội.
Hôm nay, 26/08, một chiếc máy bay trinh sát Trung Quốc đã tiến gần quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Theo Bộ Quốc phòng Nhật chiếc phi cơ này cách không phận Senkaku khoảng 100 cây số và đã bay đi khi chiến đấu cơ Nhật đến nơi.
Hãng tin Pháp AFP, nhắc lại một chiếc máy bay tương tự như hôm nay đã vào không phận quần đảo Senkaku vào tháng 12 năm ngoái. Còn tàu Trung Quốc thường xuyên hiện diện từ tháng 9/2012.
Mai Vân (RFI)
Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Itsuno Onedera đánh giá "nước chúng ta có thể bị cuốn vào như một tác nhân chủ chốt" trong một cuộc tranh chấp vũ trang ở Châu Á. Ông còn giải thích thêm là hệ thống phòng thủ của Nhật Bản cho đến nay là nhằm để đối phó với một tình huống mà quốc gia này bị liên lụy với tính cách một "đồng minh", gợi đến hiệp định an ninh Mỹ-Nhật, hay để đối mặt với một cuộc chiến xẩy ra ngoài nước Nhật.
Nhưng bây giờ theo ông Onedera, Nhật phải có một hệ thống phòng thủ tốt để bảo vệ chính mình, vì như vậy phải có trang thiết bị thích ứng : Chiến đấu cơ mới, hệ thống phòng thủ, hệ thống bảo vệ mạng.
Ông Onedera nhắc lại cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, và cho là ‘Trung Quốc đang tiến các con chốt trên biển. Trước đây, khi khả năng quân sự không được như hiện nay, thì luôn cổ vũ đối thoại, hợp tác kinh tế, và gác qua một bên tranh chấp lãnh thổ, nhưng bây giờ thì thực hiện "chính sách sự việc đã rồi" mỗi khi có cơ hội.
Hôm nay, 26/08, một chiếc máy bay trinh sát Trung Quốc đã tiến gần quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Theo Bộ Quốc phòng Nhật chiếc phi cơ này cách không phận Senkaku khoảng 100 cây số và đã bay đi khi chiến đấu cơ Nhật đến nơi.
Hãng tin Pháp AFP, nhắc lại một chiếc máy bay tương tự như hôm nay đã vào không phận quần đảo Senkaku vào tháng 12 năm ngoái. Còn tàu Trung Quốc thường xuyên hiện diện từ tháng 9/2012.
Mai Vân (RFI)
Mỹ tiến gần đến giải pháp can thiệp vào Syria
Một nhà hoạt động đeo mặt nạ chống khí độc tại Zamalka. Ảnh chụp ngày 22/08/2013. (REUTERS/Bassam Khabieh)
Sau một thời gian tỏ ra dè dặt với hồ
sơ Syria, cỗ máy ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ đang tăng dần tốc độ
phản ứng trước những nghi vấn chính quyền Damas sử dụng vũ khí hóa học
trong giao tranh với phe nổi dậy. Tổng thống Barack Obama đang nghiêng
dần về khả năng can thiệp quân sự có giới hạn. Tuy nhiên sẽ còn rất khó
khăn cho Washington trong việc đi tìm một khuôn khổ để can thiệp quân sự
tại Syria.
Theo giới phân tích, những hình ảnh kinh hoàng của những thường dân được cho là bị chết vì khí độc trong các cuộc tấn công tại khu vực Damas hôm 21/8 vừa qua, cùng với sự hối thúc của các nước đồng minh phương Tây và Ả Rập cũng như của Quốc hội Mỹ dường như đang thuyết phục dần dần Tổng thống Barack Obama cần phải có hành động cụ thể đối với chế độ Bachar al Assad. Viễn cảnh một cuộc can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria đang hiện rõ dần. Cụm từ « can thiệp » cho dù có gắn với hai từ « giới hạn » lúc này vẫn là một quyết định khó khăn đối với Tổng thống Mỹ, nhất là trong bối cảnh chính quyền Obama đã cố gắng rút ra khỏi cuộc chiến Irak cũng như đang làm với Ahghanistan.
Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng Syria, Tổng thống Mỹ luôn tỏ ra hoài nghi về một giải pháp can thiệp quân sự vào nước này. Mặc dù đã khẳng định chính quyền Damas đã vượt qua « lằn ranh đỏ » sử dụng vũ khí hóa học, nhưng tuần trước trên kênh truyền hình CNN, Tổng thống Obama vẫn còn tỏ thái độ rất lưỡng lự không muốn để nước Mỹ bị lôi cuốn vào một cuộc phiêu lưu quân sự mới ở khu vực Trung Đông.
Tuy nhiên, sau hơn 2 năm giữ lập trường thận trọng không muốn dính vào chiến trường Syria, từ khi xảy ra vụ tấn công bị tình nghi có sử dụng vũ khí hóa học hôm 21/8 tại ngoại ô Damas, chính quyền Mỹ đã tỏ dấu hiệu thay đổi cái nhìn về cuộc xung đột Syria. Washington lúc này không còn mấy nghi ngờ về trách nhiệm của Damas trong các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vừa rồi, cho dù các thanh tra Liên Hiệp Quốc vẫn chưa có kết luận gì về vụ việc. Đang công du Châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, hôm qua, cũng đánh tiếng cho biết Hoa Kỳ không loại trừ bất kỳ khả năng nào đối với Syria.
Đánh giá những động thái mới của chính quyền Obama, ông Barry Pavel , cựu quan chức Quốc phòng và An ninh trong các chính quyền từ Bill Clinton đến Obama đã nhận định : « Ở Washington, người ta đang cảm thấy bằng cách này hay cách khác phải hành động ». Nhiều chuyên gia về Trung Đông cũng nhận thấy Hoa Kỳ « không còn có thể ngồi yên » trước những diễn biến tình hình ở Syria.
Nhưng hành động như thế nào thì lại là một vấn đề đau đầu cho người ra quyết định cuối cùng, Tổng thống Barack Obama.
Cuối tuần qua, ông Obama đã có cuộc họp tại Nhà Trắng với các quan chức cao cấp nhất trong chính quyền về ngoại giao, quân sự và tình báo. Tổng thống Mỹ cũng đã nói chuyện với đồng minh thân cận nhất của mình ở Châu Âu, Thủ tướng Anh David Cameron. Hai ông đã nhất trí với nhau là « cộng đồng quốc tế phải đáp trả nghiêm túc » đối với những biến động tình hình Syria và hai nước đã xem xét đến giải pháp can thiệp quân sự.
Nhiều động thái trong những ngày qua cho thấy Hoa Kỳ đang sẵn sàng cho một cuộc can thiệp quân sự vào Syria. Theo giới quan sát thì đó có thể sẽ là một cuộc « can thiệp có giới hạn trong những mục tiêu cụ thể », chẳng hạn như có thể tấn công bằng tên lửa vào các địa điểm có chứa vũ khí hóa học của Syria.
Nhưng khó khăn lớn nhất cho chính quyền Mỹ vẫn là hành động trong khuôn khổ như thế nào. Trong khuôn khổ một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc thì là điều không tưởng khi mà Nga và Trung Quốc vẫn giữ lá phiếu phủ quyết ở Hội Đồng Bảo An. Còn vượt ra ngoài khuôn khổ đó để mở chiến dịch quân sự với các đồng minh NATO như đã làm với trường hợp Kosovo năm 1999 thì cũng không ổn, vì Syria là một vấn đề hoàn toàn khác, bối cảnh ngoại giao bây giờ cũng khác.
Giới quan sát đều có chung nhận định là nếu một chiến dịch quân sự từ nước ngoài buộc phải xảy ra để chống lại Damas thì cuộc can thiệp đó phải có được sự ủng hộ ngoại giao vững chắc từ các nước trong khu vực. Có lẽ vì thế mà trong bốn ngày qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã liên tục các cuộc điện thoại với các đồng nhiệm Châu Âu và Ả Rập.
Cuối cùng, để đi đến « hành động» tại Syria, Tổng thống Obama phải làm sao thuyết phục dư luận Mỹ vốn đã cảm thấy quá mệt mỏi với hơn 10 năm Hoa Kỳ tham chiến ở Irak và Afghanistan.
Từng tuyên bố, Washington sẽ không để yên nếu Damas vượt qua « lằn ranh đỏ » sử dụng vũ khí hóa học, giờ đây, khi tin rằng Bachar al Assad đã sử dụng vũ khí hóa học thì ông Obama lại phải vượt qua lằn ranh khác cho chính mình để hành động.
Anh Vũ (RFI)
Theo giới phân tích, những hình ảnh kinh hoàng của những thường dân được cho là bị chết vì khí độc trong các cuộc tấn công tại khu vực Damas hôm 21/8 vừa qua, cùng với sự hối thúc của các nước đồng minh phương Tây và Ả Rập cũng như của Quốc hội Mỹ dường như đang thuyết phục dần dần Tổng thống Barack Obama cần phải có hành động cụ thể đối với chế độ Bachar al Assad. Viễn cảnh một cuộc can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria đang hiện rõ dần. Cụm từ « can thiệp » cho dù có gắn với hai từ « giới hạn » lúc này vẫn là một quyết định khó khăn đối với Tổng thống Mỹ, nhất là trong bối cảnh chính quyền Obama đã cố gắng rút ra khỏi cuộc chiến Irak cũng như đang làm với Ahghanistan.
Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng Syria, Tổng thống Mỹ luôn tỏ ra hoài nghi về một giải pháp can thiệp quân sự vào nước này. Mặc dù đã khẳng định chính quyền Damas đã vượt qua « lằn ranh đỏ » sử dụng vũ khí hóa học, nhưng tuần trước trên kênh truyền hình CNN, Tổng thống Obama vẫn còn tỏ thái độ rất lưỡng lự không muốn để nước Mỹ bị lôi cuốn vào một cuộc phiêu lưu quân sự mới ở khu vực Trung Đông.
Tuy nhiên, sau hơn 2 năm giữ lập trường thận trọng không muốn dính vào chiến trường Syria, từ khi xảy ra vụ tấn công bị tình nghi có sử dụng vũ khí hóa học hôm 21/8 tại ngoại ô Damas, chính quyền Mỹ đã tỏ dấu hiệu thay đổi cái nhìn về cuộc xung đột Syria. Washington lúc này không còn mấy nghi ngờ về trách nhiệm của Damas trong các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vừa rồi, cho dù các thanh tra Liên Hiệp Quốc vẫn chưa có kết luận gì về vụ việc. Đang công du Châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, hôm qua, cũng đánh tiếng cho biết Hoa Kỳ không loại trừ bất kỳ khả năng nào đối với Syria.
Đánh giá những động thái mới của chính quyền Obama, ông Barry Pavel , cựu quan chức Quốc phòng và An ninh trong các chính quyền từ Bill Clinton đến Obama đã nhận định : « Ở Washington, người ta đang cảm thấy bằng cách này hay cách khác phải hành động ». Nhiều chuyên gia về Trung Đông cũng nhận thấy Hoa Kỳ « không còn có thể ngồi yên » trước những diễn biến tình hình ở Syria.
Nhưng hành động như thế nào thì lại là một vấn đề đau đầu cho người ra quyết định cuối cùng, Tổng thống Barack Obama.
Cuối tuần qua, ông Obama đã có cuộc họp tại Nhà Trắng với các quan chức cao cấp nhất trong chính quyền về ngoại giao, quân sự và tình báo. Tổng thống Mỹ cũng đã nói chuyện với đồng minh thân cận nhất của mình ở Châu Âu, Thủ tướng Anh David Cameron. Hai ông đã nhất trí với nhau là « cộng đồng quốc tế phải đáp trả nghiêm túc » đối với những biến động tình hình Syria và hai nước đã xem xét đến giải pháp can thiệp quân sự.
Nhiều động thái trong những ngày qua cho thấy Hoa Kỳ đang sẵn sàng cho một cuộc can thiệp quân sự vào Syria. Theo giới quan sát thì đó có thể sẽ là một cuộc « can thiệp có giới hạn trong những mục tiêu cụ thể », chẳng hạn như có thể tấn công bằng tên lửa vào các địa điểm có chứa vũ khí hóa học của Syria.
Nhưng khó khăn lớn nhất cho chính quyền Mỹ vẫn là hành động trong khuôn khổ như thế nào. Trong khuôn khổ một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc thì là điều không tưởng khi mà Nga và Trung Quốc vẫn giữ lá phiếu phủ quyết ở Hội Đồng Bảo An. Còn vượt ra ngoài khuôn khổ đó để mở chiến dịch quân sự với các đồng minh NATO như đã làm với trường hợp Kosovo năm 1999 thì cũng không ổn, vì Syria là một vấn đề hoàn toàn khác, bối cảnh ngoại giao bây giờ cũng khác.
Giới quan sát đều có chung nhận định là nếu một chiến dịch quân sự từ nước ngoài buộc phải xảy ra để chống lại Damas thì cuộc can thiệp đó phải có được sự ủng hộ ngoại giao vững chắc từ các nước trong khu vực. Có lẽ vì thế mà trong bốn ngày qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã liên tục các cuộc điện thoại với các đồng nhiệm Châu Âu và Ả Rập.
Cuối cùng, để đi đến « hành động» tại Syria, Tổng thống Obama phải làm sao thuyết phục dư luận Mỹ vốn đã cảm thấy quá mệt mỏi với hơn 10 năm Hoa Kỳ tham chiến ở Irak và Afghanistan.
Từng tuyên bố, Washington sẽ không để yên nếu Damas vượt qua « lằn ranh đỏ » sử dụng vũ khí hóa học, giờ đây, khi tin rằng Bachar al Assad đã sử dụng vũ khí hóa học thì ông Obama lại phải vượt qua lằn ranh khác cho chính mình để hành động.
Anh Vũ (RFI)
Gia đình Nguyền Tường: Vinh quang và bi kịch
Xuân Diệu-Thế Lữ-Nhất Linh-Khái Hưng |
Duy Lam tên
thật Nguyễn Kim Tuấn ông sinh năm 1932 tại Hà Nội, là con ông Nguyễn
Kim Hòa (mất năm 1963, Sàigòn) và bà Nguyễn thị Thế. Mẹ ông là em gái
của Nhất Linh, Hoàng Ðạo và là chị Thạch Lam; mất năm 1997 tại Hoa Kỳ.
Duy Lam là thành viên trẻ tuổi nhất, gia nhập Tự Lực Văn Ðoàn năm
1958. Lúc đó ông mới 19 tuổi.
Tác phẩm của
ông gồm truyện ngắn Chồng Con Tôi, Ngày Nào Còn Ðàn Bà, Nỗi Chết Không
Rời, Em Phải Sống. Hồi ký Gia Ðình Tôi. Truyện dài Cái Lưới, Lột Xác.
Ngoài viết văn Duy Lam còn là một họa sĩ
tài năng, ông vẽ rất sớm và mới đây có cuộc triển lãm tranh tại tiểu
bang Virginia, Hoa kỳ.
Chúng tôi may mắn gặp nhà văn, họa sĩ
Duy Lam trong lần triển lãm này và ông cho phép được hỏi đôi điều có
liên quan đến Nhất Linh, cha đẻ của Tự Lực Văn Đoàn cũng là người cậu
ruột thân thiết của ông.
Binh bộ Thượng Thơ
Nói về cuốn hổi ký mà mẹ ông, bà Nguyễn Thị Thế, viết về gia đình Nguyễn Tường ông cho biết:
" Ông Nhất Linh là
bác tôi vì mẹ tôi là em ruột của ông có viết cuốn Hồi ký của gia đình
Nguyễn Tường-Nhất Linh-Hoàng Đạo -Thạch Lam. Tôi đã tái bản đến ba lần. Mẹ tôi viết sau khi ông mấtvà đó
là điều đáng tiếc. Chắc ông rất thú vị vì em gái của mình mà ông rất
quý cũng đã viết hồi ký. Cuốn hồi ký được nhắc nhiều nhất trong văn học. Nhắc đi nhắc lại, trích trong văn chương Việt Nam.
Nhà văn-Hoạ sĩ Duy Lam - connectionnewspaper.com photo
Khi quyển hồi ký ra đời vào năm 1968
ở Sài Gòn thì nó đã làm cho tất cả các sách giáo khoa phải thay đổi vì
cái gọi là gốc gác của họ Nguyễn Tường là ở Cẩm Phô, Quảng Nam. Trước
đó không ai hề hay biết. Trong sách học thì ghi là Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam sinh ở Hải Dương, không nói gì đến gốc gác của họ Nguyễn Tường, là một giòng dõi quan từ đời ông Nguyễn Tường Vân là Binh bộ Thượng thư của vua Gia Long. Chữ Tường là bởi vua
Gia Long đi đến chân núi Phước Tường, Hội An thì hỏi mọi người núi này
là núi gì, ông trả lời “Thưa Chúa đây là núi Phước Tường”. Vua
Gia Long nói với ông Nguyễn Tường Vân đi bên cạnh là hầu cận rất thân
“Phước là họ ta nhưng Tường thì ta ban cho nhà ngươi”. Từ đó trở đi thì
mới là họ Nguyễn Tường, trước thì chỉ Nguyễn không thôi.
Cụ Nguyễn Tường Vân có làm Đại sứ cho vua
Gia Long sang nước Trung hoa thời nhà Thanh. Ở nhà tôi có một bức hình
chụp cụ Nguyễn Tường Vân do nhà Thanh vẽ tôi có triển lãm trong các
ngày lễ văn hóa ở các trường trung học ở Đà Nẵng năm 1971. Bức hình đã lâu đời hết sức nhưng màu vẫn còn đẹp nguyên."
- Thưa nhà văn Duy Lam, chúng tôi rất
muốn biết điều gì đã xảy ra sau khi nhà văn Nguyễn Tường Tam vào Sài
Gòn và thu nhận thêm một vài thành viên nữa cho Tự Lực Văn Đoàn, mặc dù
lúc ấy sức thu hút của Văn đòan này không còn mạnh mẽ như trước nữa?
- Về chuyện ông
bác tôi thì tôi có giải thích một lần trong báo Người Việt tại sao ông
Nhất Linh lại làm cái gọi là Tự Lực Văn Đoàn mà thêm giễu đùa là “nối
dài”. Vào năm 1953 ông có làm “chúc thư văn nghệ” và đưa tôi và Nguyễn Thị Vinh và anh Tường Hùng ở Tự Lực Văn Đoàn lớp sau. Những người trong lớp văn học cũng có thể trả lời
tại sao ông lại làm Tự Lực Văn Đoàn lớp hai. Lớp hai chứ không phải là
thế hệ hai vì Vinh là người cùng thời với ông ấy và là đồng chí của ông nữa. Phía ở Hà Nội vào lúc hoạt động chính trị, ông Trương Bảo Sơn chồng bà là một đồng chí của ông Nhất Linh.
Văn hào Nhất Linh - ảnh tặng ông Lê Văn Kiểm
Điên? - Mưu kế chính trị!
- Còn câu hỏi về sự tự vẫn của Nhất Linh
tuy đã được bàn rất nhiều trên báo chí nhưng đâu đó vẫn còn những câu
hỏi cho rằng Nhất Linh có vấn đề tâm thần dẫn tới cái chết của ông ấy…
- Đến bây giờ mọi người vẫn
không chịu tìm hiểu gốc gác các câu chuyện tại sao, động cơ nào đã
khiến ông Nhất Linh tự vẫn. Tôi làm việc với ông Nhất Linh nhiều nhất,
khi tôi bắt đầu viết truyện theo sự huấn luyện và kèm của ông thì tập
“Chồng con tôi” ra đời và do ông chọn. Ông sửa một truyện của tôi đến 4,5 lần nhưng tôi chịu được sự kỷ luật đó. Vì thế tôi mới được coi là người có lối văn Dostoyesky đầu tiên ở trong văn chương Việt Nam, như ông Nguyễn Văn Trung có nói đến chuyện đó.
Lúc viết truyện ngắn tôi còn đương đi học ở Chu Văn An, lớp đệ tứ mới 19 tuổi. Ông Nhất Linh vô Sài Gòn trước năm 1952. Ông ấy gởi cho tôi, bà Vinh và anh Hùng mỗi người một tờ giấy viết tay cho chúng tôi vào Tự Lực Văn Đoàn làm tôi hết sức ngạc nhiên vì tôi chỉ mới là cậu bé 19 tuổi.
Tiện đây tôi cho anh biết rằng lý do
tại sao ông ấy lại làm ra vẻ điên như vậy vì ông ấy nói với tôi vào
thời tôi đến chơi ở Đà Lạt với ông: “ Đời bác lắm khi
phải giả vờ để tránh sự chú ý của Pháp. Có một lần bác phải giả điên
điên, dại dại một thời gian. Rồi sau này thì nói khỏi rồi”.
Trong cuốn sách của ông Tú Mỡ có nói đến đoạn đó. Đó chẳng qua là một mưu kế chính
trị mà một người như ông phải làm thôi. Đó là lần thứ nhất. Lần thứ
hai, lần này thì mẹ tôi có ghi trong cuốn hồi ký là năm 60, ông ở nhà
bà ngoại tôi là mẹ ông ở 58 Lý Thái Tổ (mà sau này tôi vô ở cùng) thì
cảnh sát đứng rình chung quanh nhà. Như mẹ tôi nói” anh Tam lấy giấy tờ
vất ra cửa sổ”, rồi nói năng lảm nhảm để giả vờ mình bị điên. Thế nhưng
cái đó không phải là lần đầu tiên. Ngày trước bác đã giả vờ điên rồi.
Cái đó có ghi trong sách nhưng không ai đọc sách cả. Trong
cuốn hồi ký của mẹ tôi đã in đến lần thứ ba. Mẹ tôi còn khôi hài “giá
bác vất tiền ra thì mẹ đến mẹ nhặt”. Hai lần giả vờ điên thế nhưng
người ta cứ bảo ông Nhất Linh tự tử chống Ngô Đình Diệm là vì ông điên.
Tôi sợ họ không đọc sách cho kỹ nên họ mới là người điên.
Nhà văn-Nhà thơ Thế Lữ - vanlangseatle.com photo
Đứt đôi - Gây dựng lại
- Quay trở lại Tự Lực Văn Đoàn, ông có
thề cho biết thêm tâm sự của Nhất Linh về đứa con tinh thần này như thế
nào…ông ấy có tha thiết với nó hay chỉ là một phuơng tiện để hoạt động
cách mạng? Nhất là sau khi những cây bút chính rớt lại miền Bắc?
- Cuộc chiến tranh ý thức hệ đã làm đứt đôi Tự Lực Văn Đoàn. Ông Nhất Linh than thở với tôi: “Bây giờ bác vào đây có mỗi mình bác. Xuân Diệu, Tú Mỡ, Thế Lữ... ở ngoài đó đi theo cộng sản”. Mới đây anh
Nguyễn Hưng Quốc mới đây diễn thuyết ở Người Việt cũng còn nhắc những
người đều đi theo cộng sản hết. Ông Tú Mỡ được giải thưởng của Hồ Chí
Minh về thơ trào phúng chống Pháp. Ông Thế Lữ là chủ tịch hội kịch nói.
Ông Xuân Diệu là công thần của chế độ. Ba người đó là
cộng sản bị đảng áp lực đã nhiều lần tố ông Nhất Linh là phản động và
phủ nhận Tự Lực Văn Đoàn. Họ phải làm vậy thôi nếu không thì họ không
thể nào sống nỗi với công sản.
Như thế theo nguyên tắc họ không còn
trong Tự Lực Văn Đoàn vì họ tự ý đả kích ông giám đốc của đoàn và tự ý
rút ra. Những người Quốc gia ở Việt nam thời đó và những người Việt
nam ở hải ngoại bây giờ tự hỏi mình có thể chấp nhận Tự Lực Văn Đoàn
có 3 người cộng sản không? Chỉ còn có mỗi ông Nhất Linh, ông Hoàng Đạo mất ở hải ngoại, ông Thạch Lam mất sớm. Ông Khái Hưng thì bị cộng sản giết ở Cửa Gà cùng với anh của ông Nhất Linh là ông Nguyễn Tường Cẩm, chuyện đó là lịch sử rồi. Thế thì mình có chấp nhận Tự Lực Văn Đoàn có ba người cộng sản không?
Ông Nhất Linh nhiều lần nói chuyện với tôi ở nhà Hàng Bè. Vào Sài Gòn thì ông gởi cho chúng tôi “chúc thư văn nghệ” năm 1952. Ông hay than thở với tôi là “Cái
công lớn nhất của đời bác là làm Tự Lực Văn Đoàn nhưng bây giờ vì
chính trị, anh em tan nát ra cả. Không biết họ có vào được miền Nam
không”.
Dĩ nhiên ông ấy có nhiều lần khóc,
khó lòng mà không khóc được. Những ngày tết nhất nhớ lại Tự Lực Văn
Đoàn ngày xưa của ông, nhớ lại những người đã chết, ông Tường Cẩm bị cộng sản bắt đi trước mặt tôi và bị giết
chết. Vì những nỗi buồn đó mà ông ấy có nói với tôi “vì thế mà bác mới
làm Tự Lực Văn Đoàn để đưa những tay bút mới” như một bài thơ có nói
“Tự Lực Văn Đoàn rồi phải trồi lên”. Phải phục hưng tinh thần của Tự Lực Văn Đoàn nếu không chúng ta sẽ bị những người cộng sản chiếm đa số.
Vinh quang và bi kịch
- Số phận của gia đình Nguyễn Tường hầu
như gắn liền với một giai đoạn lịch sử …Là thành viên trong gia đình
này nhà văn có cảm tưởng ra sao khi có nguời so sánh với gia đình
Kennedy của Mỹ, cũng vinh quang nhưng đầy bi kịch…
- Gia đình tôi cũng giống như gia đình Kennedy
ở bên Mỹ này, những thành viên trong gia đình đều làm chuyện công ích
và chính trị. Họ Nguyễn Tường ở trong nước Việt Nam nhỏ bé cũng liên hệ
đến chính trị cùng với các đồng chí. Ông Tường Cẩm
thì bị cộng sản giết, ông Nhất Linh sau chết cũng vì chính trị. Ông
Hoàng Đạo bị lưu vong mà phải chết sớm, cũng là vì chính trị. Cho nên có thể nói cái ảnh hưởng sâu rộng đến gia đình Nguyễn Tường và ảnh hưởng luôn đến Tự Lực Văn Đoàn. Làm đứt đôi Tự Lục Văn Đoàn luôn. Ông
Nhất Linh ở vị trí của ông-người sáng lập ra đoàn, phải cố gắng phục
hồi tinh thần của Tự Lực Văn Đoàn bằng đủ mọi cách. Đó là tinh thần của
ông Nhất Linh, lúc nào cũng tiến tới, lúc nào cũng làm một cái gì mới.
Đời không khuất phục được. Chính trị độc tài không khuất phục được.
Cộng sản không khuất phục đươc. Thế mới là ông Nhất Linh chứ mà lùi và
xóa bỏ đi Tự Lực Văn Đoàn thì chuyện đó là chuyện tư nhiên, không ai
nói gì được. Tinh thần ông ấy là như vậy, tôi biết bác tôi. Ông ấy bảo
tôi “ cháu phải cố gắng”.
- Xin cám ơn nhà văn, họa sĩ Duy Lam.
Mặc Lâm - RFA
HAGL tháo chạy khỏi BĐS Việt Nam: "Một hướng đi thiếu chuyên nghiệp"?
"Tôi cho rằng đây không phải là một hướng đi thông minh mà là một hướng
đi thiếu chuyên nghiệp", ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc
Đất Lành cho biết.
Tháng 6/2013, sau khi công bố dư nợ từ các dự án BĐS, Hoàng Anh Gia Lai
quyết định bán 6 dự án thủy điện và 2 dự án đang xây dựng bất động sản
mà công ty đã và đang đầu tư. Việc bán các dự án thủy điện này giúp giảm
nợ vay 1.876 tỷ đồng và mang lại doanh thu 2.099 tỷ đồng cho Hoàng Anh
Gia Lai.
Việc Hoàng Anh Gia Lai quyết định "đầu hàng" thị trường BĐS tại Việt Nam
được coi như một cuộc tái cấu trúc ngành BĐS. Bởi lẽ ông Đức cho rằng:
"Hoàng Anh Gia Lai tạm thời bỏ ngỏ thị trường BĐS Việt Nam vì càng làm
càng lỗ". Theo giải thích của ông Đoàn Nguyên Đức, chỉ những phân khúc
đầu tư cho nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp may còn trông chờ chút lãi.
Nếu đầu tư vào phân khúc nhà ở thương mại và nhà ở cao cấp thì không
mong thu được vốn.
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng thừa nhận thị trường BĐS trong
nước không có dấu hiệu phục hồi và họ sẽ tập trung chủ yếu vào đầu tư
BĐS ở nước ngoài. Ông Đức cho biết, riêng dự án bất động sản tại Việt
Nam, Hoàng Anh Gia Lai sẽ tách các công ty con sở hữu các dự án căn hộ
ra khỏi tập đoàn, chỉ giữ lại dự án tại Myanmar và một số dự án trực
thuộc Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh.
Trước tuyên bố sẽ rút ra khỏi thị trường BĐS Việt Nam để đầu tư ra nước
ngoài của Chủ tịch Tập đoàn HAGL, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công
ty Địa ốc Đất Lành đánh giá:
"Tôi cho rằng đây không phải là một hướng đi thông minh mà là một hướng đi thiếu chuyên nghiệp. Chúng ta đã làm một ngành nghề gì thì phải có một sự chuyên nghiệp về ngành nghề đó. Ví dụ sau 1/9, thị trường hàng không hết phép thì phải chuyển sang làm thị trường hàng không giá rẻ, các hãng hàng không phải tranh thủ nghiên cứu thị trường. Chứ không phải là bay không được thì chuyển sang đi tàu hoả, công ty sản xuất máy bay không được thì chuyển sang sản xuất tàu ngầm. Không như vậy được. Chuyên nghiệp là phải sống chết với nghề và biến khó khăn trong nghề đó thành một loại sản phẩm khác, chứ không phải bỏ chạy."
Theo ông Đực: "HAGL muốn bỏ chạy cũng không dễ. Toàn bộ BĐS nằm ở đây nhưng bán cho ai? Nên nhớ trước đây HAGL từng tuyên bố, ai muốn bán dự án, HAGL mua. Nhưng cuối cũng HAGL có mua được của ai đâu?".
"Bây giờ ngược lại, HAGL tuyên bố bán nhưng có bán được đâu? Rõ ràng hơn 1 năm trước HAGL rất kiêu ngạo, ai cần thì mua, nhưng mua với giá rẻ, chèn ép người khác nên người ta không thể bán được. Giờ đến phiên HAGL bán dự án thì ai là người mua? Và mua với giá bao nhiêu? Của anh 10 đồng, người ta mua 3 đồng được không?".
Đánh giá động thái "khua chiêng gõ trống" rút khỏi thị trường BĐS của HAGL, TS. Alan Phan nhận định: "Tôi không biết HAGL còn bao nhiêu dự án tại Việt Nam và thanh khoản của HAGL tại những dự án này như thế nào. Nhưng có một điều tôi thấy hơi lạ, là thường thường khi một doanh nghiệp tháo chạy như vậy sẽ im lặng để thị trường không xáo động, để người ta lặng lẽ mà chuồn."
"Tôi cho rằng đây không phải là một hướng đi thông minh mà là một hướng đi thiếu chuyên nghiệp. Chúng ta đã làm một ngành nghề gì thì phải có một sự chuyên nghiệp về ngành nghề đó. Ví dụ sau 1/9, thị trường hàng không hết phép thì phải chuyển sang làm thị trường hàng không giá rẻ, các hãng hàng không phải tranh thủ nghiên cứu thị trường. Chứ không phải là bay không được thì chuyển sang đi tàu hoả, công ty sản xuất máy bay không được thì chuyển sang sản xuất tàu ngầm. Không như vậy được. Chuyên nghiệp là phải sống chết với nghề và biến khó khăn trong nghề đó thành một loại sản phẩm khác, chứ không phải bỏ chạy."
Theo ông Đực: "HAGL muốn bỏ chạy cũng không dễ. Toàn bộ BĐS nằm ở đây nhưng bán cho ai? Nên nhớ trước đây HAGL từng tuyên bố, ai muốn bán dự án, HAGL mua. Nhưng cuối cũng HAGL có mua được của ai đâu?".
"Bây giờ ngược lại, HAGL tuyên bố bán nhưng có bán được đâu? Rõ ràng hơn 1 năm trước HAGL rất kiêu ngạo, ai cần thì mua, nhưng mua với giá rẻ, chèn ép người khác nên người ta không thể bán được. Giờ đến phiên HAGL bán dự án thì ai là người mua? Và mua với giá bao nhiêu? Của anh 10 đồng, người ta mua 3 đồng được không?".
Đánh giá động thái "khua chiêng gõ trống" rút khỏi thị trường BĐS của HAGL, TS. Alan Phan nhận định: "Tôi không biết HAGL còn bao nhiêu dự án tại Việt Nam và thanh khoản của HAGL tại những dự án này như thế nào. Nhưng có một điều tôi thấy hơi lạ, là thường thường khi một doanh nghiệp tháo chạy như vậy sẽ im lặng để thị trường không xáo động, để người ta lặng lẽ mà chuồn."
"Còn bây giờ, trong một cái rạp hát, ông muốn chuồn mà ông lại la làng
lên rồi ông chạy thì có thể gây ra một sự hoang mang lớn cho thị trường
và cho đám đông ở xung quanh. Đây chỉ là một nhận xét của tôi thôi, chứ
như tôi đã nói, tôi không có những thông tin chi tiết về HAGL để mà bàn
sâu về vấn đề này", TS. Alan Phan cho hay.
Trước tình trạng dự án hoàn tất nhưng bán không được dẫn đến hàng tồn kho tăng lên trong khi vẫn phải trả lãi suất, đáo hạn ngân hàng, không chỉ có HAGL mà hàng loạt doanh nghiệp BĐS lớn nhỏ khác cũng đang từng bước "rút chân" khỏi thị trường BĐS. Liệu đây có phải là xu hướng cho các doanh nghiệp BĐS từ giờ đến cuối năm nay?.
Tuệ Minh (Tổng hợp)
(Trí Thức Trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét