Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Bài viết đáng chú ý: Các trang blog làm lung lay dân tộc VN hay lung lay đảng?

Ts. Hoàng Văn Lễ- Nguyên tổng biên tập Tạp chí sổ tay xây dựng đảng giả giọng Việt kiều

Ông Việt kiều Amari TX là Ts. Hoàng Văn Lễ- Nguyên tổng biên tập Tạp chí sổ tay xây dựng đảng?!?!

Ông Hoàng Văn Lễ
 Báo Nhân Dân, trong bài thuộc chuyên mục Bình luận và Phê phán ngày 22-8-2013 cho biết tác giả của bài này là Amari TX, một người Mỹ gốc Việt. Được biết tác giả này có nhiều bài đã được đăng trên báo giấy cũng như báo điện tử ở Việt Nam, và là chủ của trang blog amaritx.wordpress.com, mà từ trang blog này, báo Nhân Dân đã đăng lại để có bài nói trên. Trên trang blog này, không khó để nhận ra giọng văn chính luận của một người chuyên làm công tác chính trị tư tưởng, từ ý tưởng, hành văn, câu cú cho đến cách sử dụng các thuật ngữ thuộc chuyên môn nghiệp vụ tuyên huấn. Điều đó làm cho mình băn khoăn : Ông Amari TX này là ai mà viết hay thế, hùng hồn thế ? Sao ông ta là công dân Mỹ mà lại có cách hành văn của một nhà lý luận ở Việt Nam, một người marxist kiên trung đến thế ?


Hôm nay mình tình cờ đọc bài trên báo Sài Gòn Giải Phóng của TS. Hoàng Văn Lễ, thì thấy có những ý, những câu giống hệt như của tác giả Amari TX.

Chẳng hạn, TS. Hoàng Văn Lễ viết :

Nếu nghiên cứu kỹ hơn, chắc “Đằng ấy” biết rằng: Một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là chế độ đa nguyên về chính trị. Trung Quốc hiện nay có 9 đảng chính trị thì 8 đảng thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là người duy nhất lãnh đạo nước Trung Hoa, lấy chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là chế độ đa đảng mà nhất nguyên về chính trị. Ở Mỹ, tuy có 2 đảng nhưng có đúng là chế độ đa nguyên về chính trị không? Bởi 2 đảng này chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản còn xét về bản chất giai cấp - xã hội, 2 đảng này là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau: củng cố và phát triển thể chế chính trị đầy bất công ở Mỹ. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai có thể đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ thể chế riêng có của họ. Ở nước Nga thời hậu Xô-viết, người ta cũng thành lập chế độ cộng hòa tổng thống theo cách thức của người Nga chứ không theo cách thức của người Anh để tái thiết lập chế độ Sa hoàng… 

Thưa anh Lê Hiếu Đằng, hẳn anh cũng biết rằng, một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên về chính trị là do một loạt nhân tố quy định, trong đó tương quan lực lượng xác lập vị trí vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Còn Amari TX thì viết :

Xin nói để ông và các ‘chiến hữu’ của ông biết : một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là một chế độ đa nguyên về chính trị. Chẳng hạn ở Mỹ hiện nay, tuy đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng nếu xem đó là chế độ đa nguyên về chính trị thì chưa hẳn đúng. Bởi lẽ, hai đảng chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản ; xét về mặt bản chất giai cấp – xã hội, hai đảng là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau là củng cố và phát triển thể chế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ... Ở các nước khác cũng tương tự như vậy, cho dù nước Mỹ khác nước Anh, nước Anh lại không giống nước Pháp, nước Ý. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai ngớ ngẩn, rỗi hơi, vô lối đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến để hiến định chế độ cộng hòa, cộng hòa tổng thống hay cộng hòa dân chủ nhân dân...

Một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên, về chính trị do một loạt nhân tố quy định, trong đó, đáng quan tâm nhất là : tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bối cảnh xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, có thể thấy ở nước ta, bối cảnh xác lập vị trí duy nhất lãnh đạo xã hội, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của ĐCS Việt Nam như sau : Đây là nhân tố hoàn toàn khách quan, độc lập với ý chí của mọi chủ thể hoạt động chính trị. Vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam là một tất yếu khách quan của tiến trình lịch sử dân tộc, không phải do ai áp đặt lên xã hội.
Và đây là bảng đối chiếu :
TS Hoàng Văn Lễ
Amari TX
Nếu nghiên cứu kỹ hơn, chắc “Đằng ấy” biết rằng: Một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là chế độ đa nguyên về chính trị. Trung Quốc hiện nay có 9 đảng chính trị thì 8 đảng thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là người duy nhất lãnh đạo nước Trung Hoa, lấy chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là chế độ đa đảng mà nhất nguyên về chính trị. Ở Mỹ, tuy có 2 đảng nhưng có đúng là chế độ đa nguyên về chính trị không? Bởi 2 đảng này chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản còn xét về bản chất giai cấp - xã hội, 2 đảng này là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau: củng cố và phát triển thể chế chính trị đầy bất công ở Mỹ.
Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai có thể đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ thể chế riêng có của họ.
Thưa anh Lê Hiếu Đằng, hẳn anh cũng biết rằng, một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên về chính trị là do một loạt nhân tố quy định, trong đó tương quan lực lượng xác lập vị trí vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó.
Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xin nói để ông và các ‘chiến hữu’ của ông biết : một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là một chế độ đa nguyên về chính trị.
Chẳng hạn ở Mỹ hiện nay, tuy đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng nếu xem đó là chế độ đa nguyên về chính trị thì chưa hẳn đúng. Bởi lẽ, hai đảng chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản ; xét về mặt bản chất giai cấp – xã hội, hai đảng là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau là củng cố và phát triển thể chế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ... Ở các nước khác cũng tương tự như vậy, cho dù nước Mỹ khác nước Anh, nước Anh lại không giống nước Pháp, nước Ý. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai ngớ ngẩn, rỗi hơi, vô lối đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến để hiến định chế độ cộng hòa, cộng hòa tổng thống hay cộng hòa dân chủ nhân dân...
Một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên, về chính trị do một loạt nhân tố quy định, trong đó, đáng quan tâm nhất là : tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bối cảnh xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, có thể thấy ở nước ta, bối cảnh xác lập vị trí duy nhất lãnh đạo xã hội, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của ĐCS Việt Nam như sau : ...


Được biết, bài của TS. Hoàng Văn Lễ (cựu Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng) được báo SGGP đăng lúc 7h20 ngày 26-8-2013, nghĩa là sau bài của Amari TX trên báo Nhân Dân 4 ngày, và cũng sau bài của Amari TX trên blog amaritx.wordpress.com 4 ngày.

Nếu TS. Hoàng Văn Lễ và Amari TX là hai người khác nhau, thì có thể kết luận mà không phải chần chừ gì nữa : TS. Hoàng Văn Lễ đã trắng trợn đạo văn của Amari TX !

Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra giữa các tác già của hai tờ báo lớn là Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng, đều là những cơ quan ngôn luận rất lớn của Đảng. Bởi nếu như thế thì chẳng còn ra cái thể thống gì nữa.

Vì vậy, có lẽ chỉ còn một khả năng duy nhất : Amari TX chính là TS Hoàng Văn Lễ, cựu Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng !

Và nếu điều này xảy ra, thì chỉ có thể gọi đây là một SỰ LỪA DỐI KINH HOÀNG!
Tâm Sự Y Giáo

(Blog TSYG)

Các trang blog làm lung lay dân tộc VN hay lung lay đảng?

Việc bắt giữ những chủ nhân trang nhật ký mạng nổi tiếng vừa qua vào khi mạng xã hội phát triển mạnh ở Việt Nam, theo nhận định của giới quan sát, là vì chính quyền Hà Nội lo sợ về nguồn thông tin từ những trang đó cung cấp.
Nhận định đó chuẩn xác đến đâu?
Sức mạnh thông tin của các trang blog
Sức mạnh thông tin của các trang blog (minh họa)
Chặn vì chống Đảng, Nhà nước
Vụ bắt giữ hai blogger được nhiều người biết đến ở Việt Nam là Trương Duy Nhất hồi ngày 26 tháng 5, sau đó là blooger Phạm Viết Đào hồi ngày 13 tháng 6, khiến cho cộng đồng những người viết nhật ký mạng tại Việt Nam bàn tán xôn xao.
Lý do vì hai trang blog đó được nhiều người vào đọc do có những bài viết về tình hình thời sự Việt Nam được đánh giá là kịp thời, với những nhận định chuẩn xác, cũng như nguồn tin xuất phát từ nội bộ của Đảng và chính phủ mà có.
Cả hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào đều là những người từng làm việc trong bộ hệ thống công quyền của Việt Nam, nay thôi không tham gia sinh hoạt ‘chính thống’ nữa.
Khi hai blogger có tiếng đó vẫn còn bị giam giữ, lại có thêm thông tin từ nhà văn Nguyễn Trọng Tạo nói rằng một thành viên trong đoàn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc từ ngày 19 đến 21 tháng 6 điện về cho biết có một danh sách 20 blogger khác nữa cũng sẽ bị bắt.
Cộng đồng cư dân mạng lại bàn tán râm ran, bình luận ai sẽ là người kế tiếp.
Sang trung tuần tháng sáu, nhiều cư dân mạng lại bị chặn Facebook. Đây là mạng xã hội hiện rất nhiều người đang sử dụng để trao đổi thông tin cá nhân với những đối tượng khác nhau mà họ thấy hợp. Tìm hiểu nguyên nhân họ phát hiện ra một công văn tối mật của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông gửi cho các công ty cung cấp dịch vụ Facebook nói rõ theo yêu cầu của cơ quan an ninh phải chặn Facebook không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng nhằm tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sau chuyến công du Trung Quốc về rồi đi tiếp xúc cử tri hai quận 1 và 3 thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng cho rằng hiện trên mạng có nhiều thông tin mà ông này cho là sai sự thật; ông nhắc nhở người dân mà ông tiếp xúc phải cảnh giác. Ông nói nếu không tỉnh táo sẽ thấy xã hội toàn màu đen, không có một ông lãnh đạo nào tốt cả.
Ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi đến kết luận là không lẽ một dân tộc anh hùng như dân tộc Việt Nam lại để cho một vài ngọn gió từ các trang mạng làm lung lay.
Blogger lên tiếng
Một số người hiện đang công khai viết blog với tên tuổi, địa chỉ rõ ràng phản ứng ra sao trước đánh giá của chủ tịch nước Trương Tấn Sang về thông tin trên các trang mạng mà ông này cho là sai sự thật và làm lung lay dân tộc anh hùng Việt Nam?
Blogger Bùi thị Minh Hằng, một người từ chỗ là dân oan đi khiếu kiện, tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, rồi bị bắt nhốt một cách tùy tiện, lên tiếng về phát biểu của ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang về những trang mạng ‘lề trái’ hiện nay:
Một vị nguyên thủ quốc gia mà phát biểu như thế cũng đủ để mọi người nhìn nhận rằng tình trạng của Việt Nam rất tồi tệ rồi. Một người ở vị trí lãnh đạo mà không có sự phát biểu một cách chín chắn, nhận thức. Bởi vì một dân tộc anh hùng, chúng tôi vẫn hay dùng những từ này, một dân tộc dân tộc từng đánh bại những thế lực xâm lược, đế quốc nhưng rồi cuối cùng họ sử dụng mọi ‘cái’ để bóp nghẹt dân tộc Việt Nam. Họ đàn áp dân oan, đàn áp những người biểu tình. Báo chí nhà nước và các phương tiện truyền thông truyền hỉnh bị một nhóm cầm quyền sử dụng vào những việc hoàn toàn sai trái, Họ xuyên tạc, bôi nhọ người dân mà các chứng cứ rõ ràng; thế cho nên chừng mực và hình thức đấu tranh ngoài việc đi khiếu kiện, họ phải sử dụng tiếng nói bằng cách viết blog. Bây giờ với việc bắt bớ, ngăn chặn… chỉ thể hiện tính độc tài và kìm hãm sự phát triển của một dân tộc; chứ không phải điều gì tốt đẹp đem đến cho người dân cả.
Nổ lực duy trì quyền lực
Giáo sư Tương Lai, nguyên viện trưởng Viện Khoa học- Xã hội Việt Nam, đưa ra nhận định của ông về việc bắt bớ những blogger công khai nêu ý kiến cá nhân về tình hình đất nước, xã hội hiện nay:
Bất cứ nhà nước nào cũng sử dụng quyền lực của họ để duy trì quyền lực mà họ đang nắm giữ. Chuyện này trở thành qui luật rồi. Cho nên việc bắt giữ những bloggers với những lý do này nọ; khi thì người ta vận dụng điều luật này của Bộ Luật Hình sự, khi khác thì người ta sử dụng điều luật khác; nhưng tất cả những ‘thứ’ đó đều nằm trong một bối cảnh chung. Bối cảnh chung đó gắn liền với, không thể tách riêng ra được, với những hoạt động khác về mặt đối nội hay về mặt đối ngoại.
Với việc các bloggers bị bắt và nghe đâu người ta còn bắt thêm nhiều người nữa ( đó là dư luận mà người ta nói trên mạng), nhưng điều này không có gì mới, nó chỉ thể hiện một cuộc đấu tranh phức tạp, giằng co giữa nhiều thế lực, và sự giằng co giữa nhiều thế lực đó có liên quan đến mặt đối nội và đối ngoại. Theo tôi nghĩ, những bloggers đó sau một thời gian bị bắt, người ta cũng thả. Mới có một trường hợp blogger mới bị bắt nhưng nghe đâu sau đó người ta cũng thả rồi…
Những động thái này xen kẻ nhau, phức tạp lắm. Mình không ở trong bộ máy làm sao có thể hiểu được cho đầy đủ. Nhưng phân tích một cách khách quan căn cứ trên những diễn biến của thời cuộc, tôi cho rằng việc đó không có gì lạ cả: bắt, giữ rồi thả. Đó là theo tình hình chung về mặt đối nội và đối ngoại, cái áp lực của quốc tế về tình hình nhân quyền, cái đấu tranh giữa những phe phái trong nội bộ những người lãnh đạo cũng đẩy đến những hiện tượng phức tạp nổi lên đó. Tuy nhiên đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi.
Thống kê cho thấy từ đầu năm đến nay tại Việt Nam đã có 46 blogger và nhà hoạt động bị kết án tù. Cả năm ngoái chỉ có 40 người mà thôi. Tác giả Brendan Brady trong bài viết tựa đề ‘Vào khi sự bất đồng gia tăng, chính quyền Việt Nam trấn áp giới viết blog’ đăng trên tạp chí Time, cho rằng trên trang blog và mạng xã hội, những người dân Việt Nam nổi giận đã vượt qua sự độc quyền về thông tin của chính quyền độc đoán, để loan tải tin tức về những thất bại của chính quyền và rồi kích thích sự bất mãn đối với chế độ cầm quyền.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-08-26

Thương binh tố VTV1 phát phóng sự lừa dối

Sáng 28/6, trên đài truyền hình VTV1, trong chương trình tin tức giao thông buổi sáng, có phát lại một trích đoạn phóng sự có tiêu đề "Ai chắp cánh cho thần chết" được cho là nhân danh lòng nhân ái, lừa thương binh đóng phim nhưng lại biến thành phóng sự.

Cụt chân, tay vẫn được lái xe, được cấp bằng

Phóng sự nói về hai người thương binh, một người bị cụt cả hai chân, một người cụt tay nhưng vẫn lái xe ô tô phăm phăm trên đường. Điều đáng ngạc nhiên là cả hai người này đều được cấp bằng lái xe ô tô bình thường như lời phóng sự nói.
Ông Nhung chỉ ở nhà phụ vợ chặt đá lạnh, không lái xe chở đá đi bán
"Ngồi trên cabin với bác tài cụt cả hai chân để tác nghiệp mà tim tôi như đánh lô tô. Xe cứ chạy như cuốn lốc, tai tôi cứ ù ù vẫn cố tiếp nhận lời ông thao thao rằng: “Sau khi ra quân ông nghĩ kế mưu sinh bằng cách gom góp tiền mua chiếc xe cũ 24 chỗ rồi tự mày mò học lái ô tô để đưa đón khách từ Quy Nhơn lên Gia Lai và ngược lại”. Tôi hỏi: “Cụt hai chân mà vẫn lái xe ô tô, ông có gặp phiền phức gì không?”, ông ta trả lời:

“Các ông gác đường thông cảm với người khuyết tật, còn mình thì may có thần đường phù trợ nên chưa bị tử thần gõ cửa”.

Phóng sự đã nhận được sự phản ứng của dư luận, cho rằng lái xe trong điều kiện như vậy là không đảm bảo an toàn, dễ gây tai nạn, gây nguy hiểm cho người khác.

Điều đáng nói, sau khi phóng sự được phát sóng, hai người thương binh là: ông Đinh Dương Hải (51 tuổi) ngụ tại số 41, Tô Ngọc Vân (P.Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, Bình Định), thương binh 1/4 (hạng đặc biệt), bị cụt cả hai chân và người còn lại là anh Nguyễn Văn Nhung (45 tuổi) cụt 1 cánh tay phải từ nhỏ do máy xát gạo cứa, hiện ngụ tại thôn Phụ Đức, thị trấn Bồng Sơn (Hoài Nhơn - Bình Định) đã vô cùng bức xúc vì nhiều bạn bè, người thân gọi điện khuyên can.

Ông Hải bức xúc: “Tui đã cáu giận với bạn bè khi họ nói trên truyền hình có chiếu hình của tôi đang lái xe dù tôi đã bị che mặt. Tôi bị sốc vì họ dặn dò, khuyên không nên lái xe khách gây nguy hiểm cho hành khách và người đi đường khi các bộ phận thân thể không trọn vẹn.

Tui bị cụt hai chân, sao lái xe khách mà xe khách nhà tui cũng bán cách đây 10 năm rồi lấy đâu mà chạy, tui ở nhà và phụ vợ con buôn bán” - ông Hải ngậm ngùi.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Nhung nói: “Trước đây, khi gia đình quá cực mới dựng xưởng đá lạnh để bán, vợ tui đi vắng tui xách xe tập tành quanh nhà và một hôm chạy ra đường thì bị công an huyện bắt ngay. Ngày đó (9/8/2011) tui đã ký vào cam kết không bao giờ lái xe sau khi được Công an huyện Hoài Nhơn giải thích kỹ sự nguy hiểm”.

Nhân danh lòng tốt, lừa thương binh

Nhưng sự thật của phóng sự "Ai chắp cánh cho thần chết?" lại được ông Hải cho rằng, ông đã bị phóng viên nhà đài lừa.

Sự thật được ông Hải kể lại: "Khoảng tháng 6/2012, một phóng viên của Đài PT-TH Bình Định tìm đến nhà nhờ tui đóng giúp vai một nhân vật lái xe để làm phim cho chương trình Thương binh tàn mà không phế để phát đúng dịp ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 năm ngoái. Tui không đồng ý, vì cho rằng mình bị cụt cả hai chân mà vẫn lái xe để làm gương cho người khác là không hợp lý.
Thương binh Hải không đồng tình với việc làm của phóng viên, gây ảnh hưởng tới gia đình và người thân.
 Nhưng phóng viên này đã năn nỉ, chỉ nhờ tôi ngồi lên xe của họ và lái một đoạn đường, không ảnh hưởng gì hết nên tui đồng ý dùng chân giả lắp vào và ngồi lên xe du lịch 7 chỗ của ông phóng viên và lái một đoạn khoảng 1 cây số rồi xuống xe về nhà.

“Tui hối hận ghê gớm, vì tin người, vô tình một người thương binh như tôi lại làm ảnh hưởng đến gia đình, con cái đang đi học, những bạn bè thời chiến và hơn hết là người dân. Bạn bè tui không hài lòng, muốn tìm đến nhà phóng viên kia hỏi cho ra nhẽ nhưng tui thấy còn pháp luật, còn có các ngành chức năng. Tui tin vào điều đó, và chờ đợi…” - ông Hải chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Nhung cũng thật thà: “Tui cũng vì lời dụ ngọt của người hàng xóm được giới thiệu là người thân của anh nhà báo nên đồng ý ngồi lên xe lái một đoạn để họ quay phim với mong muốn được sự trợ giúp của xã hội. Ai dè, điều đó lại trái ngược với mong muốn, làm ảnh hưởng tới các ngành chức năng”.

Anh Nhung kể lại, khi nghe nhà báo nói nhờ ngồi lên xe nhà lái một đoạn để quay phim, phát cho chương trình Người tàn tật vượt khó, để họ kêu gọi sự trợ giúp của các nhà hảo tâm nên mừng, tưởng thật.

“Nghĩ là mình đã khổ, chịu khó bao nhiêu năm chắc cũng có nhiều sự đồng cảm trợ sức để tiếp tục làm ăn nên trốn công an lái một đoạn giúp nhà báo. Sự việc như ngày hôm nay, một phần do chính tôi, tôi cam chịu phận nghèo để giúp vợ làm ăn chứ không trông đợi gì nữa. Lòng tham của tui quay lại hại tui rồi đó” - anh Nhung than vãn.

Đáng chú ý, phóng sự còn cho biết cả hai nhân vật trên đều được cấp giấy phép lái xe. Vì thế, sau khi phóng sự phát, Ban ATGT Bình Định vào cuộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo Giám đốc Sở GTVT kiểm tra, báo cáo để xử lý.

Ông Nguyễn Quả - Chánh Thanh tra Sở GTVT Bình Định cho biết, qua đối chiếu nội dung, chiếu hình ảnh trên phim thì đúng là ông Hải có ngồi lên chiếc xe 7 chỗ và điều khiển xe khách chạy tuyến Quy Nhơn - Gia Lai nhưng bản chất thì không như lời bình của phóng sự.

Ông Nguyễn Quả khẳng định, qua hai sự việc trên, cả hai đều không có giấy phép lái xe và đã được cơ quan chức năng địa phương nghiêm cấm, không cho hoạt động từ những năm trước đây. Nhân vật trong phóng sự khẳng định họ được nhà báo nhờ đóng vai quay phim, dựng cảnh và là người thật chứ việc làm không có thực.

Vụ việc buộc Ban ATGT tỉnh Bình Định đã phải có văn bản phản ứng về nội dung phóng sự được VTV1 lấy của Đài PT-TH Bình Định, sau đó phát trên chương trình Thời sự buổi sáng 28/6. 

Heidi Dahles - Vì sao Trung Quốc ve vãn Cambodia

Thái độ mê đắm dai dẳng của Cambodia đối với Trung Quốc được biểu lộ rõ rệt trên chính trường thế giới vào năm 2012 khi, trong chức vụ Chủ tịch ASEAN, nước này đã từ chối đề cập đến những tranh chấp lãnh hải trên biển Đông.

Sự kiện được đề cập rộng rãi này một lần nữa nhấn mạnh mối quan hệ gần gũi của hai quốc gia. Việc Cambodia ngã vào vòng tay của Trung Quốc không là một điều bất ngờ. Những lợi nhuận có được từ vị thế của một trong các quốc gia được Trung Quốc ưa chuộng nhất thật rõ rệt. Cambodia nhận được đầu tư và viện trợ kinh tế lẫn quân sự từ Trung Quốc bằng tiền tệ lẫn tài vật một cách “vô điều kiện”. Chính quyền Cambodia xem Trung Quốc như một người bạn lớn lâu đời, một tình bạn kéo dài trong lịch sử và vẫn tồn tại qua nhiều chế độ.

Quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và chính quyền hiện tại ở Phnom Penh đuợc xác nhận sau cuộc đảo chính năm 1997. Cuộc đảo chính này giúp người đứng đầu Đảng Nhân dân Cambodia Hun Sen lật đổ Thái tử Norodom Ranariddh, lúc ấy là Thủ tướng, xoá bỏ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc thiết lập hoà bình và một chính quyền hiệu quả trong nước kể từ hiệp ước hoà bình Paris năm 1991. Trong khi nhiều quốc gia trong đó có Hoa Kỳ áp đặt cấm vận đối với Cambodia vì đã vi phạm hiệp ước hoà bình vốn được điều đình thấu đáo thì Trung Quốc đã gửi đến 10 triệu Mỹ kim viện trợ. Trong ý nghĩa này, Hoa Kỳ đã áp dụng chính sách cây gậy khi Cambodia trệch hướng con đường đi đến hoà bình và dân chủ đã được thoả thuận, trong khí ấy Trung Quốc lại đưa ra củ cà rốt.

Trung Quốc luôn đưa ra những phần thưởng tức thời đối với thái độ trung thành. Khi chính quyền Cambodia trao trả 22 người tị nạn Uighur cho Trung Quốc vào năm 2009, một lần nữa Hoa Kỳ đình hoãn viện trợ cho Cambodia như một biện pháp trừng phạt. Trong khi ấy Trung Quốc đã hứa hẹn viện trợ cho nước này với tổng số lên đến 1,2 tỉ Mỹ kim chỉ hai ngày sau khi sự kiện xảy ra. Tuy nhiên, hành động rộng rãi này không nhất thiết sẽ bảo đảm Cambodia sẽ nhận được toàn bộ số tiền trên, theo nhận định của một số nhà quan sát.

Nhưng nhìn xa hơn khẩu hiệu “người bạn lớn lâu đời”, Trung Quốc tìm được gì qua mối quan hệ này? Những ràng buộc từ lòng hảo tâm của Trung Quốc rõ ràng là rất mạnh mẽ và có nhiều giới hạn.

Cũng như những quan hệ hữu nghị mà Trung Quốc đang theo đuổi trên khắp thế giới, quyền được tiếp cận thác nguồn lao động, thị trường và tài nguyên thiên nhiên giá rẻ là ưu tiên trên hết. Khi lao động Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn và người lào động của họ đấu tranh mạnh mẽ hơn cho quyền lợi của mình, lực lượng lao động rẻ tiền và bị quản lý của Cambodia đã tạo ra một lối thoát cho các công ty nhà nước Trung Quốc đang tìm cách xuất khẩu các khâu đoạn gia công của họ đến những nước có giá thành rẻ hơn. Hơn nữa, việc Trung Quốc tham gia vào lĩnh vực gia công may mặc giúp tạo điều kiện cho họ tiếp cận các thị trường mà thông thường vốn không cho phép hàng xuất khẩu trực tiếp từ Trung Quốc. Tiện hơn nữa, Cambodia hưởng lợi trong cương vị tối huệ quốc từ các thị trường Hoa Kỳ và Liên u và giúp Trung Quốc trốn tránh các qui định thương mại. Cambodia cũng là nơi có thể khai thác những tài nguyên thiên nhiên quí hiếm, nguồn năng lượng, đất canh tác cũng như nông sản. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã tận dụng những tiện ích này, đôi khi trên những thiệt hại của người dân địa phương. Con số những vụ tranh chấp đất đai ngày càng cao ở Cambodia liên quan đến các công ty Trung Quốc đang sở hữu đất trưng thu dành co các dự án phát triển, khiến cho những người dân nghèo Cambodia buộc phải di dời.

Nếu không bỏ qua tầm quan trọng về kinh tế của Cambodia đối với Trung Quốc, so với những những quốc gia đang phát triển khác - nơi việc tiếp cận nguồn lao động, đất và tài nguyên thiên nhiên vô cùng dồi dào - những nguồn lợi từ Cambodia thì giới hạn và đang nhanh chóng suy giảm. Vìì thế, những lợi ích tiên quyết của Trung Quốc từ Cambodia phải mang tính chính trị, như sự kiện ở ASEAN đã minh hoạ một cách rõ rệt.

Cambodia nằm ở sân sau của Trung Quốc và vị trí của nó có những hệ quả địa chính trị. Cambodia có tầm quan trọng chiến lược của một hòn ngọc trong chiến lược “chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc được cho là đang kiến tạo ở Đông Nam Á nhằm mục đích bảo đảm việc tiếp cận quân sự tại Vịnh Thái Lan và biển Đông. Tầm quan trọng chiến lược này phải được hiểu theo quan điểm cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để có quyền tiếp cận quân sự tại Cambodia. Hợp tác quân sự quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Cambodia, được thiết lập từ năm 2006, đang sắp hết hạn và là một vấn đề cấp bách về việc mối hợp tác này sẽ được tiếp tục hay sẽ bị từ bỏ để có được mối quan hệ quân sự gần gũi hơn với Trung Quốc. Trung Quốc, vốn không có nhiều bạn bè ở Đông Nam Á, sẽ hoan nghênh việc Cambodia cắt đứt thoả thuận với Hoa Kỳ.

Cuộc bầu cử vừa qua ở Cambodia khiến cho chính quyền Hun Sen bị suy yếu trong khi phe đối đầu lại nổi lên như một đối thủ quan trọng trong chính trường Cambodia. Trung Quốc sẽ đóng vai trò nào sau cuộc bầu cử này? Theo một số nhà phân tích, kết quả bầu cử báo trước những khó khăn của Trung Quốc rằng nó sẽ mất đi quyền ưu tiên tiếp cận Cambodia. Nếu tình hình chính trị ở Cambodia thêm căng thẳng, liệu Trung Quốc sẽ hậu thuẫn Hun Sen trong việc đàn áp phe đối lập? Nếu lịch sử lặp lại, thì chắc chắn Trung Quốc sẽ ở phía sau hậu trường để sẵn sàng thâu nhận bất kỳ nhân vật nào xuất hiện như là một lực lượng chính trị chủ yếu tại Cambodia hậu bầu cử.
Diên Vỹ chuyển ngữ
24.08.2013

Không cải cách doanh nghiệp Nhà nước sẽ không ai 'chơi' với

Mặc dù đã là thành viên của một tổ chức thương mại lớn nhất thế giới như WTO, nhưng công cuộc cải cách DNNN của VN vẫn rất chậm chạp, thậm chí mù mờ.
LTS: Yêu cầu cải cách, tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là các Tập đoàn kinh tế nhà nước đang đặt ra hết sức bức thiết với VN. Đặc biệt, theo một số chuyên gia nhận định, đây đang là "bức tường" vô hình nhưng kiên cố gây trở ngại cho VN trước các "cuộc chơi" quốc tế, chẳng hạn như TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương).

Đã nhiều lần "lỡ đò"
Trước khi VN tham gia hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) vào năm 2002, đã có nhiều hy vọng về cải cách DNNN. Bởi yêu cầu lớn bao trùm là "Cải cách, cải cách hơn nữa; mở cửa, mở cửa hơn nữa" để "DN tư nhân được tự do phát triển, thúc đẩy DNNN phải đổi mới và phải thiết lập một loạt thể chế về thị trường".

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, những yêu cầu này đều là định hướng thị trường theo tiêu chuẩn của WTO mà chúng ta chỉ cần bám vào đó xây dựng luật để tham gia vào "cuộc chơi" lớn toàn cầu.

Tuy nhiên, đáng tiếc là cơ hội và cũng là yêu cầu cần thiết đó chúng ta chưa làm được sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007. Có 3 cam kết cơ bản về cải cách DNNN lẽ ra chúng ta phải thực hiện nhưng lại đang "mắc nợ":

Thứ nhất là DNNN phải hoạt động trên cơ sở thương mại, tức là phải bình đẳng với các thành phần DN khác. Đó mới là điều quan trọng, còn các nước không quan tâm việc Việt Nam có nhiều hay ít DNNN.

Thứ hai, đầu tư của DNNN không thể xem là đầu tư của Nhà nước, tức là Nhà nước không được đổ tiền vào DNNN. DNNN muốn đầu tư phải huy động vốn từ thị trường, từ đó chịu sức ép như bao thành phần khác để hoạt động hiệu quả.

Thứ ba, Nhà nước chỉ được chi phối DN theo tỷ lệ cổ phần góp vốn, chứ không phải DN chỉ 20% vốn Nhà nước mà vẫn được xem là DNNN để được hưởng mọi ưu đãi, đặc quyền đặc lợi.

Mặc dù đã trở thành thành viên của một tổ chức thương mại lớn nhất thế giới như WTO, nhưng công cuộc cải cách DNNN của Việt Nam vẫn rất chậm chạp, thậm chí lôi thôi mù mờ.
tái cơ cấu, tập đoàn nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, VN gia nhập WTO, TPP. BTA
Đã gia nhập WTO 5 năm, cải cách DNNN của VN vẫn rất chậm chạp. Ảnh minh họa

Cuộc khủng hoảng kinh tề toàn cầu diễn ra ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO khiến cho tổ chức này phải bận tậm vào nhiều vấn đề khác, nên yêu cầu cải cách DNNN của Việt Nam ít được quốc tế quan tâm.

Lẽ ra, nếu công cuộc cải cách được thực hiện nghiêm túc thì Việt Nam đã có thể tránh được những thảm họa như Vinashin và hàng loạt hệ lụy; đã ngăn chặn được nhiểu đổ vỡ thiệt hại vô cùng nặng nề xảy ra sau đó, kéo dài cho đến nay.

Bà Phạm Chi Lan nhận xét: "Vấn đề ở đây không phải vì người ta bỏ lơ mà mình không thực hiện. Lẽ ra những cam kết đó phải được thực hiện đầy đủ, trước hết vì chúng ta, để đẩy mạnh cải cách, tạo ra sự minh bạch nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tốt cho kinh tế phát triển".

Kỳ vọng trước ngưỡng cửa TPP
Những vòng đàm phán tiếp theo Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 quốc gia hai bên bờ Thái Bình Dương đang tiếp tục diễn ra (từ năm 2010 đến nay). Trong đó, vòng đàm phán về DNNN và cơ hội để cải cách toàn diện đã được đề cập và là nội dung quan trọng được nhiều quốc gia quan tâm.

Nội dung này có một số khác biệt ở từng quốc gia. Đối với Hoa Kỳ thì nguyên tắc về minh bạch và cạnh tranh tạo ra sân chơi bình đẳng giữa DNNN và DN tư nhân được đề cao ở cấp liên bang.

Đối với Australia, DNNN vẫn có thể kinh doanh trên một hệ thống bình thường, tuy nhiên, nếu có DN nào được hưởng lợi ích từ vị thế của DNNN thì phải nộp lại cho Nhà nước lợi ích đó. Singapore đưa ra quy tắc cạnh tranh cần áp dụng cho hành vi kinh doanh, không nên áp dụng cho chủ thể...

Dù có những khác biệt nhất định trong vòng đàm phán, song nền tảng thị trường là yếu tố bất di bất dịch ở các quốc gia thành viên TPP trong tương lai. Cho nên, dù kết quả đàm phán có như thế nào, thì kiểu hoạt động như của các DNNN Việt Nam bấy lâu nay sẽ không có đất tồn tại trong "sân chơi" TPP. Kể cả các "sân chơi" khác như WTO, BTA cũng vậy.

Đã trải qua những cơ hội bị "lỡ chuyến", nên đứng trước ngưỡng cửa TPP lần này rất nhiều ý kiến quan tâm đến công cuộc cải cách, tái cơ cấu DNNN.

Trong cuộc tọa đàm cập nhật đàm phán TPP diễn ra ngày 21/8/2013 tại TP.HCM, đã có nhiều ý kiến bi quan về tiến độ cải cách DNNN thời gian qua. Thậm chí có ý kiến khá gay gắt khi cho rằng, sau khi gia nhập WTO, những quy định minh bạch hóa, bình đẳng trong hoạt động giữa các thành phần kinh tế đã bị thực hiện méo mó, biến dạng đi. Vậy liệu công cuộc cải cách, tái cơ cấu DNNN có thể thực hiện được không trước cơ hội TPP?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tỏ ra thận trọng trước câu hỏi này. Bà nói: "Tôi nghĩ chúng ta đang bị sức ép từ kinh tế nội địa rất lớn và đang bị đẩy tới tình huống "không thể không làm"!

Theo đó, tình huống hiện nay rất giống với trước khi VN gia nhập WTO: nền kinh tế đang tụt dốc mạnh, tăng trưởng chậm, kéo dài, mức tăng trưởng 5 năm dự báo cực kỳ thấp. Số DN bị "chết" đã lên tới trên 200.000. Ngân sách Nhà nước cạn kiệt. Vì vậy, các yêu cầu của cải cách trong nước và sức ép của hội nhập bắt buộc chúng ta phải vượt lên.

"Hơn nữa, Việt Nam không còn đường lùi nếu không tiến lên. Sức ép từ cộng đồng ASEAN, từ Trung Quốc còn mạnh mẽ và áp lực hơn nữa."- bà Phạm Chi Lan chỉ ra. "Đây là bài toán của đất nước và cũng là thời điểm phải có thay đổi, không thể chậm trễ thêm nữa" - nữ chuyên gia nhấn mạnh.

Cần có sự đánh đổi ?
Nếu yêu cầu phải cải cách, đổi mới đặt ra vô cùng cấp bách, thì vấn đề tiếp theo là cải cách, tái cơ cấu như thế nào còn cấp bách hơn nữa.

Bà Phạm Chi Lan thừa nhận: "Việc tái cơ cấu được đặt ra như thế nào, cải cách ra sao, gồm những gì trong các đề án thì bản thân chúng tôi thực sự không biết!". Những yêu cầu cơ bản như công khai, minh bạch hãy còn chưa ló dạng đang là nỗi lo lớn.

Nỗi lo lắng càng tăng lên khi gần đây có những dấu hiệu bất hợp lý rất rõ ràng nhưng lại chưa được quan tâm và xử lý. Chẳng hạn, chỉ cần cắt vài dự án lớn của DNNN là có thể giúp ngành dệt may, hiện là một trong "tứ trụ" xuất khẩu có kim ngạch lớn và đang rất cần đầu tư? Hoặc nền nông nghiệp đang vô cùng khó khăn cần được cứu, thì lại đặt vấn đề cứu bất động sản? Hoặc tiền của các ngân hàng đang không thiếu nhưng nhiều DN không tiếp cận được nguồn vốn, v.v...

Trước thực tế đó, bà Phạm Chi Lan nhận định: "Giờ đang là lúc phải đánh đổi. Đánh đổi lợi ích nhóm lấy lợi ích cho nền kinh tế. Theo tôi biết, lãnh đạo không phải không biết, nhưng đã đến lúc phải có cái thế rất mạnh để dám làm!".

Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng: "Chúng ta đã tham gia "cuộc chơi" WTO. "Cuộc chơi" có 150 người trong WTO sẽ dễ hơn "cuộc chơi" có 12 người như TPP. Nếu chúng ta không chuẩn bị thì sẽ không chơi với ai được!".
Duy Chiến

Mạnh Kim - Đàm cần phải phân biệt sự “nổi tiếng” và “tài năng"

Chẳng cần là quân tử giả hay quân tử thật thì cũng biết rằng giá trị tài sản và vật chất kiếm được không bao giờ thể hiện của giá trị tài năng mà mình có. Và “danh dự của những “giải thưởng” chất ngất trong căn phòng đang lưu giữ những vẻ vang của nghề nghiệp của Hưng” cũng không thể lấy đó làm bằng chứng cho tài năng thật sự, “Mr. Đàm” à.

 Đàm cần phải phân biệt sự “nổi tiếng” và “tài năng”. Lịch sử, trong nhiều lĩnh vực, đã cho thấy có vô số trường hợp tài năng nhưng không hề nổi tiếng và ngược lại.
Lấy cái thước đo giàu có vật chất và thành tích giải thưởng để vênh váo cho rằng mình có tài thì chỉ càng cho thấy một sự ngộ nhận và xuẩn ngốc một cách ấu trĩ.
 Nói bố láo như Đàm thì hóa ra ai không có giải thưởng hoặc ít giải thưởng hơn Đàm thì kém tài hơn Đàm à? 
Cây thước của Đàm chỉ cho thấy Đàm quả thật là có “độ cao” về vật chất nhưng nếu dùng nó để đo tài năng của Đàm thì e rằng không chính xác và hẳn phải dùng một cây thước khác có độ cao khiêm tốn hơn rất nhiều lần.

Sự giàu có trong “sự nghiệp đi hát” của Đàm có được là do Đàm gặp đúng thời. Nó rơi vào đúng cái thời mà thị hiếu số đông không thể được xem là chuẩn mực để đánh giá chân giá trị; cái thời mà ca sĩ trình độ nhạc chợ và nhạc kẹo kéo có thể sắm kim cương hột xoàn; cái thời mà các bảng xếp hạng và các giải thưởng chỉ là những sô diễn nhố nhăng được tổ chức để lấy tiền tài trợ hơn là để vinh danh những ai cần và đáng vinh danh; cái thời mà cảm thụ âm nhạc không thể được “định nghĩa” mà chỉ có thể “miêu tả” với những từ đại loại “bát nháo”, “rẻ tiền”; cái thời mà chất giọng và tâm hồn nghệ sĩ không được đánh giá cao bằng bộ quần áo mà “ca sĩ” mặc, cái thời mà người ta đếm số thành viên fan base để “tính” mức độ thành công sự nghiệp…
Đàm đã nổi tiếng trong cái thời như thế đó. “Quăng” Đàm vào một môi trường nghệ thuật đúng nghĩa, loại như Đàm không chỉ không có cửa làm ca sĩ hạng C mà chỉ đáng soát vé thôi, không hơn không kém!
 Mạnh Kim

Bộ ảnh "nhà tù 5 sao cho quan tham" gây chấn động Trung Quốc

Bộ ảnh
Nội thất văn phòng của nhà tù 5 sao.
 Một bộ ảnh được cư dân mạng Trung Quốc cho là của một nhà tù ''tiêu chuẩn 5 sao'' dành cho tù nhân cựu quan chức được tung lên các trang xã hội mấy ngày gần đây đã gây chấn động dư luận nước này.
Dù quản lý các trang lớn như sina weibo đã tích cực xóa hàng loạt các bài liên quan, nhưng vẫn không ngăn chặn được sự lan truyền của những bức ảnh cũng như các thông tin đi kèm.
Theo một số cư dân mạng Trung Quốc thì đây là bộ ảnh một nhà tù ở tỉnh Giang Tô - chuyên giam giữ các quan chức dính líu đến tham nhũng và các tội danh khác. Thông tin trên các trang mạng Trung Quốc còn cho rằng, ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây cũng có những nhà tù tương tự.
Hình ảnh được lan truyền cho thấy nhà tù là những ngôi nhà theo kiểu Châu Âu, có đầy đủ từ quán bar, phòng hội nghị đến sân tennis chất lượng cao, công viên và thậm chí một con sông nhân tạo.
Một số nguồn tin trên mạng xã hội cho biết, tù nhân được ở phòng riêng rộng tới 20m2, mỗi ngày được ăn 4 bữa (gồm cả ăn đêm) cùng đầy đủ càphê, sôcôla, thuốc lá. Những trường hợp đặc biệt còn được mở tiệc sinh nhật, thoải mái dùng điện thoại di động, thậm chí về thăm nhà.
Gần đây, những án tử hình “treo” mà phạm nhân thường được trả tự do sau khoảng 12 năm thụ án tù đã trở thành đề tài thảo luận nóng bỏng ở Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, hình ảnh nhà tù “5 sao” được cho là xây dựng cho quan chức “vướng lao lý” càng khiến nhiều người dân nước này phẫn nộ.
Vẫn biết trên thế giới có những nhà tù sang trọng không kém, nhưng nhiều người Trung Quốc đặt câu hỏi “đến bao giờ dân thường lương thiện mới được ở những nơi như thế”, vì những điều kiện kia vượt xa mức sống trung bình của đất nước đông dân nhất thế giới.
Một số hình ảnh được cư dân mạng Trung Quốc cho là của ''nhà tù 5 sao'' dành cho quan tham.
Theo Trí thức trẻ
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét