Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Tin thứ Hai, 26-08-2013 - cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
NẾU CÓ MỘT PHÉP MÀU: thơ Vũ Duy Chu (Trần Mỹ Giống). “Nếu có một phép mầu/ Tôi sẽ đem dải đất hình chữ S đến một nơi nào khác/ Thật xa người láng giềng phương Bắc/ Khi ấy/ Ngư dân tôi sẽ ra biển bình yên/ Không còn tàu lạ, người lạ xả súng đuổi theo cướp bóc…
Dàn đồng ca lộn xộn: trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, sáo thổi ngang phè (GNLT). “Nghe GS. Nguyễn Đình Tấn, TBT Nguyễn Phú Trọng, nhà báo Trọng Đức, PCT Nguyễn Thị Doan … cảm thấy sự lộn xộn của ý thức hệ và thực trạng tư tưởng hiện nay“.
LÝ SỰ TIỀN VÀ TIẾN ! (Bùi Văn Bồng).
 - Vô lý cũng cấm (TT). - Sưu tầm trên facebook (Phương Bích).
Trung Quốc thay xe tăng từng bành trướng biên giới Việt Nam  (ĐV)    —-Thêm 12 tỷ đồng cho đảo Sinh Tồn (ĐV)
Tướng Mỹ giúp Philippines bảo đảm tự do hàng hải Biển Đông  (ĐV)    —–Ước một lần đến với Trường Sa (VNN)
Công ty game Mỹ vi phạm chủ quyền Việt Nam  (GDVN)
Điểm pole của Bộ trưởng Thăng  (TVN)    —-Bộ trưởng Nông nghiệp khuyên dân bỏ lúa trồng ngô (ĐV)
Từ ‘cường quốc’ đến… ‘vỡ trận’  (TVN) -  “Bế tắc lớn nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ. Gần như cả nước làm nông nghiệp mà không biết khách hàng là ai, nhu cầu của họ thế nào.” – TS. Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ.
TPHCM: xây dựng chính quyền địa phương tốn bao tiền? (VNN)    —-TP.HCM sẽ giống địa phương kiểu Pháp?  (VNN)   —Chuyện “làm luật” của người lái xe đường dài  (RFA)
Ông Dương Trung Quốc: “Không cần phải ước mơ chính trị quá cao xa” (GDVN)
____________________________________________________________________________________________________________
 Bọn vịn Đảng mà đứng (Canhco -RFA)
Chuyện ông Lê Hiếu Đằng và những điều phải nói  (Lê diễn Đức -RFA)  -Ông Hà Sĩ Phu đã phải viết:  “Tội nghiệp thay cho những người Cộng sản thức tỉnh, dù ở những mức độ khác nhau, nhưng cứ lên tiếng một điều gì dũng cảm, ích nước lợi dân là lập tức bị cả “ba phía” xúm vào lăng mạ, cánh thủ cựu thì bảo đó là sự bất mãn, cơ hội, thoái hóa biến chất, cánh “chống cộng cực đoan” thì lập tức gọi họ là “dân chủ cuội” hoặc cò mồi, hỏi sao trước đây không nói bây giờ mới nói, nếu phản tỉnh thật thì thử chửi nhân vật này nhân vật kia xem nào ?! Còn các “dư luận viên CS” thì dùng cả hai chiêu thức, trà trộn vào cả hai cánh nói trên”.
 Một vài suy gẫm từ bài báo của Song Chi – Trở ngại của người Việt nằm ngay trong chính mình (FB Hoàng Ngọc Diệp).
Một vài ý trao đổi với anh Hoàng Ngọc Diệp (FB Song Chi)

Loạn thủy điện nhỏ  -Tô Văn Trường- (Boxitvn)

Chiến lược xoay trục hướng về châu Á: Tấm vé để Obama ra khỏi Trung Đông?  -Stephen P. CohenRobert Ward, The Diplomat, 21 tháng Tám 2013  -(Boxitvn)

Nhà văn Vân Thảo – Đảng viên thứ thiệt và đảng viên dởm  -(Danluan)
Đỗ Thành Công: Kinh nghiệm thành lập Đảng (ĐCV)
Jonathan London – Hỏi đáp: Trả lời nghiêm túc “phản hồi của thanh niên nghiêm túc”-(Danluan)
-(Danluan)
 Nào cùng Vịt Cồ học làm tàu ngầm! (Trần Hùng)
NÓI VỚI CON VỀ HOÀNG SA (Phương Bích)
Minh Diện: MỘT VỤ ÁN BỊ BẺ CONG (Buivanbong)

KINH TẾ 
Đã có 50 dự án thương mại đăng ký chuyển đổi sang nhà ở xã hội (KTĐT). - Đất đóng băng, Đà Nẵng bí tiền (Vietstock). - Thế chấp dự án căn hộ đã bán cho dân: Mánh lừa đảo của chủ đầu tư (TN). - VIẾT TIẾP VỤ “XÂY DỰNG BẢNG GIÁ ĐẤT: KHÓ NHƯ HÁI SAO TRÊN TRỜI”: Có cần thiết xây dựng bảng giá đất? (LĐ). - Thu nhập 10 triệu hoàn toàn có thể sở hữu nhà (SGGP). - CEO Địa ốc Đất Lành: Mua “căn hộ đế vương” không sang bằng biệt thự (GDVN). - Phát triển nhà cho thuê: Hướng mở cho người thu nhập thấp (ĐĐK). - CEO Địa ốc Đất Lành: Mua “căn hộ đế vương” không sang bằng biệt th  (GDVN). - Tp.HCM: Gia hạn nộp tiền sử dụng đất và giảm 50% tiền thuê đất (CafeLand).
Chống tăng giá, nói vậy mà không phải vậy (VNN)
Nợ xấu vẫn rất xấu và cố dấu  (VNN)
Việt Nam, ông hoàng mới trong ngành cà phê  (RFI)
TS.Alan Phan: Nguy hiểm khi BĐS vẫn cố kéo dài sự sống  (ĐV)
Tiền vào bất động sản đang tăng    (TN)  -Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Nguyễn Đồng Tiến cho biết, tính đến hết ngày 30.6, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản (BĐS) toàn hệ thống ngân hàng (NH) đạt 242.804 tỉ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2012, cao hơn mức tăng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế là 4,5%.

VĂN HÓA-THỂ THAO
ANH LÊ THÁI SƠN (Văn Công Hùng).
Quốc Trọng (Quê choa).
THĂM SUI (Văn Công Hùng). - LÀNG TÔI (Nguyễn Duy Xuân). – Võ Phiến - Tư Bề Người Dưng (DĐTK).
THUÝ ĐÃ ĐI RỒI… (Góc nhìn Alan).
Đàm Vĩnh Hưng viết tâm thư phản pháo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (TN). - Đàm Vĩnh Hưng gửi tâm thư cho nhạc sĩ Nguyễn Ánh (ANTĐ).   - Giá trị tài sản và vật chất kiếm được không bao giờ thể hiện của giá trị tài năng mà mình có (FB Mạnh Kim). “Và ‘danh dự của những ‘giải thưởng’ chất ngất trong căn phòng đang lưu giữ những vẻ vang của nghề nghiệp của Hưng’ cũng không thể lấy đó làm bằng chứng cho tài năng thật sự, ‘Mr. Đàm’ à. Đàm cần phải phân biệt sự ‘nổi tiếng’ và ‘tài năng’. Lịch sử, trong nhiều lĩnh vực, đã cho thấy có vô số trường hợp tài năng nhưng không hề nổi tiếng và ngược lại. Lấy cái thước đo giàu có vật chất và thành tích giải thưởng để vênh váo cho rằng mình có tài thì chỉ càng cho thấy một sự ngộ nhận và xuẩn ngốc một cách ấu trĩ“. - Vụ Nguyễn Ánh 9—Đàm cần phải phân biệt sự “nổi tiếng” và “tài năng”(Mạnh Kim)…Dừng lại đi thôi, nói nữa thành lá cải!!! (NLG).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Răng của chúng mình (Nguyễn Ngọc Tư).
Thế giới 24h: Cuồng sát ở Trung Quốc (VNN)    —-Chưa có đề xuất “ngực lép” không được lái xe  (VNN)    —-Showbiz Việt: Nếu không khoe của thì đâu biết làm gì khác  (VNN)    —-Con đường bị “băm” nát giữa Thủ đô Photo(VNN)    —-Thẻ tín dụng tưởng được miễn phí hóa ra mắc nợ (VNN)
Đau cột sống, bác sĩ khuyên đi khám bệnh…nhiệt đới (VNN)    —-Xưởng quan tài ướp lạnh duy nhất Việt Nam  (VEF)   —-Rau an toàn Hà Nội: Phun thuốc cực độc, thu hoạch trong ngày  (VNN)
Cán bộ Cục thuế là người tạt axit Việt kiều Úc  (ĐV)

QUỐC TẾ

LHQ thanh sát nơi tấn công bằng vũ khí hóa học ở Damascus vào thứ Hai  (VOA)    —-Các nhà lập pháp Mỹ thúc giục có hành động đối với Syria  (VOA)
Hoa Kỳ tăng sức ép ngoại giao và quân sự lên Syria  (RFI)
Ngoại trưởng Nhật thăm nhà máy nguyên tử Chernobyl  (RFI)   —Nhật « nghênh tiếp » các chiến đấu cơ Nga trên biển Nhật Bản  (RFI)
Ai giàu nhất Quốc hội Mỹ?  (VNN)

Bọn vịn Đảng mà đứng.

 

Báo Công an Nhân dân Online: ngày 24 tháng 8 có đăng bài của Linh Nghĩa với tựa: "Nhiều sai lầm, lệch lạc trong bài viết trên giường bệnh của ông Lê Hiếu Đằng".
Bài báo này hơi khác với những bài viết cùng thể loại trên Quân Đội Nhân Dân, Đại Đoàn Kết, Nhân Dân...hình như cố gắng cho xứng tầm với tên báo là Công an Nhân dân. Nó đầy vẻ hậm hực, dọa dẫm, cáo buộc và không che dấu việc kết án tác giả Lê Hiếu Đằng.
Đã có rất nhiều bài viết lẫn phản biện về bài viết của ông Lê Hiếu Đằng nhưng chưa thấy ai lên tiếng về bài viết của Linh Nghĩa. Có thể người ta dị ứng với bốn chữ Công an Nhân dân nên cái gì dính tới 4 từ này thì mọi người đều tránh xa chăng? Nếu thế thì không công bằng cho một cái tên. Báo Công an Nhân dân có quyền tham gia bài viết như mọi tờ báo khác, kể cả nếu tờ báo có tự cho phép mình vượt ra quy phạm thông thường của báo chí: trung thực và khách quan trước một cá nhân hay bất cứ nguồn tin nào mà nó đưa ra.
Đáng buốn là hai tiêu chí này hoàn toàn không có trên bài viết của Linh Nghĩa trên tờ Công an Nhân dân Online.
Mở đầu tác giả Linh Nghĩa trói buộc Lê Hiếu Đằng vào một điều mà bất cứ người đọc bình thường nào cũng thấy quá gượng ép và thô thiển, nói lấy được và phảng phất hơi hám....ép cung.
"Trong phần đặt vấn đề, ông LHĐ gọi hành động sám hối của mình là “Tính sổ” với ĐCS VN và với bản thân cuộc đời của tôi, tư cách một đảng viên, một công dân ở những điểm cơ bản sau: một cách minh bạch, sòng phẳng để từ đây thanh thản dấn thân vô cuộc chiến mới”. Mới đọc mấy câu trên, người đọc ngỡ rằng sắp có vụ thanh toán nhau của các băng nhóm tội phạm!"
Hình như Linh Nghĩa vừa bước ra khỏi phòng điều tra nên trong đầu luôn ám ảnh chuyện tội phạm. Tác giả Lê Hiếu Đằng viết rất bình thản, đàng hoàng. Ông cốt đưa ra một lời mở đầu gói gọn ý tưởng tính toán lại những gì mà ông đã đầu tư hết cả cuộc đời cho Đảng Cộng sản. Tới giờ này ông trắng tay, không phải vì thua lỗ mà ngược lại, sau khi toàn thắng, đảng mà ông theo đã thoái hóa, rục rã trên đống chiến lợi phẩm thu được để rồi trên chính những chiến lợi phẩm ấy nảy sinh không biết bao nhiêu là giòi bọ của giai cấp toàn trị. Ông Đằng có "băng nhóm tội phạm" như Linh Nghĩa nói đâu?
Báo Công an Nhân dân đã phạm lỗi quy chụp người khác một cách vô căn cứ. Tờ báo khác với phòng điều tra xét hỏi vì nó được đọc rộng rãi trên cả nước, còn trong phòng điều tra thì ông/bà Linh Nghĩa muốn làm gì thì làm, kể cả đánh chết nạn nhân rồi đổ cho hắn tự tử cũng xong.
Linh Nghĩa viết: "Nội dung đoạn này chủ yếu LHĐ kể về “lòng yêu nước của mình” nhưng thực chất là sám hối, phủ nhận mọi thành quả của cách mạng Việt Nam, đồng thời ca ngợi, chế độ cũ. LHĐ kể về chuyện khi ông đang bị bắt giam ở lao Thừa Phủ Huế, gia đình làm đơn xin cho ông ra tù để về thi “tú tài”.
Cố gắng lắm thì người ta mới thấy ông Lê Hiếu Đằng có một chút so sánh nhằm khẳng định nhận xét của ông chứ không nhằm ca ngợi chế độ cũ như Linh Nghĩa cáo buộc.
Điều khác nhau rất lớn giữa ông Đằng và ô/b Nghĩa là sự tỉnh táo. Trong khi ông Đằng tỏ ra rất bình thản thuật lại một mẩu chuyện nhỏ trong chính cuộc đời mình thì Linh Nghĩa lại mất bình tĩnh, đập bàn kết tội tác giả là theo chân chế độ cũ để đả phá chế độ mới. Linh Nghĩa không đủ tầm để hiểu được rằng tại sao trong lúc nằm giữa lao tù như vậy mà ông Đằng vẫn nhớ mẩu chuyện thi cử có vẻ lạc điệu và kỳ khôi như thế.
Đây chính là cái cốt hồn của những gì làm cho ông Đằng tỉnh giấc mộng 45 năm mặc dù câu chuyện đã lui vào quá khư thăm thẳm, chỉ những người ở cuối đường cuộc sống mới có đủ tỉnh táo để viết lên như thế: Đó là tính nhân văn rất lớn của chế độ cũ, nó tiềm ẩn rất sâu trong lòng người dân miền Nam bất kể chiến tranh và những tác động ý thức hệ. Tính nhân văn ấy ông Đằng không thấy xuất hiện sau 45 năm ông theo Đảng và vì vậy ông nhớ. Nỗi nhớ tuy bình thường như người ta nhớ một mẩu chuyện đẹp trôi qua trong cuộc đời nhưng có ý nghĩa mạnh mẽ đến nỗi thúc giục ông mang ra trong bài viết mà không chút mặc cảm nào.
Đóng dấu vào văn bản kết tội ấy cho thêm thuyết phục hơn Linh Nghĩa viết: "Lẽ ra ông phải nhớ đến ít nhất một vài vụ việc, chẳng hạn như bọn Mỹ và tay sai đã dùng thuốc độc giết chết cả trăm tù nhân tại Nhà lao Phú Lợi; bọn chúng tra tấn dã man – đóng đinh vào đầu tù nhân ở Nhà tù Côn Đảo, đó là chưa kể đến chúng đã rải hàng triệu lít chất độc da cam trên những đồng quê yên ả khiến cho đến nay vẫn còn hàng triệu nạn nhân thuộc nhiều thế hệ. Quên tội ác của kẻ thù, khái quát bản chất chế độ cũ bằng một sự kiện là một biểu hiện sa ngã về đạo đức, là có tội với đồng bào và chiến sỹ."
Luận cứ này mọi người đã quen. Câu hỏi đặt ra: Nếu muốn so sánh, thì các nhà tù khắp miền Nam làm sao so được với hàng trăm ngàn nhà tù cải tạo khắp đất nước sau ngày giải phóng? Có nhà tù nào kinh hoàng hơn Trại Giam Cổng Trời? Vụ giết người nào dã man tàn độc bằng các vụ giết người công khai trong Cải cách ruộng đất?
Nhà giam Phú Lợi có đóng đinh vào đầu tù nhân hay không thì còn chờ giải mã. Cải cách ruộng đất đem trâu ra cảy cho đứt đầu địa chủ thì hình ảnh, nhân chứng còn sống đầy dẫy ra đấy bác Linh Nghĩa ơi!
Linh Nghĩa sợ người cộng sản quên tội ác của Mỹ, của kẻ thù mà lại cố tình quên tội ác của chính đồng chí của mình đối với toàn dân Việt Nam. Ông Lê Hiếu Đằng hoàn toàn không quên những gì mà cả hai chế độ làm cho người dân của ông. Lần trước ông tham gia phong trào sinh viên, vào bưng chống Mỹ. Lần sau ông một mình đứng lên kêu gọi những ai còn lương tri hãy theo ông lập đảng như ngày xưa ông Hồ Chí Minh từng kêu gọi. Ông Hồ không sai thì ông Đằng sai ở chỗ nào?
Linh Nghĩa tỏ ra yếu lý luận khi đặt vấn đề: “Vấn đề đa nguyên, đa đảng”. Phần này đã quá quen thuộc vì đã có quá nhiều bài viết trên mạng. Vấn đề là ở chỗ, việc lựa chọn chế độ chính trị nào tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia dân tộc.
Linh Nghĩa lại nói lấy được, hình thức cả vú lấp miệng em của các bà nhà quê ham đánh tứ sắc!
Ai lựa chọn chế độ chính trị vậy? Đảng Cộng sản.
Hoàn cảnh mỗi quốc gia dân tộc nào vậy? Cũng do Đảng Cộng sản tạo ra.
Sau khi thống nhất tổ quốc, Đảng huênh hoang vỗ ngực cho rằng mình là tối thượng, là giai cấp tiên phong là nơi phát sinh ra mọi tinh hoa dân tộc. Đảng quên béng hàng triệu sinh linh bỏ mình trong hai cuộc chiến mà nếu thiếu họ thì Đảng chỉ là manh chiếu rách treo tòn teng trên cây nêu trong ba ngày tết chứ làm gì mà phất phới như ngày nay?
Ban đầu, sau giây phút nức lòng vì thoát khỏi chiến tranh người dân cả nước tự nguyện để cho Đảng cái quyền độc tôn, độc diễn. Lâu dần, sai lầm này chồng chất sai lầm khác đã khiến sân khấu ấy ngày càng ít người xem. Rồi điều tất yếu xảy ra: khán giả tẩy chay và yêu cầu gánh hát Đảng dọn đi cho đoàn hát khác dọn vào.
Đây là quy luật của bất cứ đảng phái nào trên trái đất. Đảng Cộng sản là gì mà có thể tự thoát ra khỏi quy luật ấy?
Linh Nghĩa châm biếm mà không ai cười: “Vấn đề đa nguyên, đa đảng”. Phần này đã quá quen thuộc vì đã có quá nhiều bài viết trên mạng."
Ừ, thì nó tuy quen đấy nhưng rò ràng là chưa thuộc, nhất là Đảng. Nếu Đảng biết đọc chữ hay đủ trình độ để lên mạng xem dân chúng viết gì trên ấy thì có thể câu chuyện ngày hôm nay đã khác. Ông Lê Hiếu Đằng và những đồng chí của ông không mất công kêu gào sau gần 50 năm làm trâu bò cho Đảng khai thác sức kéo.
Đảng không biết đọc thì những người như Linh Nghĩa phải đọc giúp cho Đảng chứ sao lại để đến nông nỗi này, khi nước đã tới vai mới khăn đùm áo vắt mà chạy lũ? Câu trả lời chỉ có thể là: Linh Nghĩa không dám cho Đảng thấy vì khi Đảng mở được mắt ra thì những nô tài như Linh Nghĩa phải đóng đôi mắt của họ lại. Là chết đấy!
Linh Nghĩa móc còi cảnh sát giao thông ra thổi tài xế Lê Hiếu Đằng: "Nhân đây xin nhắc LHĐ pháp luật Việt Nam quy định rằng mọi tổ chức chính trị xã hội đều phải đăng ký, xin phép Nhà nước, kể cả các tôn giáo."
Ngặt một nỗi tài xế Lê Hiếu Đằng và những công dân cứng đầu khác có thể hỏi lại công an: "Vậy Đảng Cộng sản xin phép ai mà tự ý thành lập, tự ý phong thánh cho mình và cũng tự ý bắt tất cả con dân nếu muốn lập đảng phải xin phép?"
Thấy thua hoài, bực quá, Linh Nghĩa nhảy sang một góc khác. Lần này trèo lên tới Bộ chính trị cơ!
Linh Nghĩa viết: Trong bài viết này, LHĐ còn nói: Tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Hội nghị Shangri-La (chống lại nền chính trị cường quyền và những đối xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam) là ý kiến cá nhân của Thủ tướng. LHĐ nói: “Tôi càng thấy vui hơn khi được biết đây là ý kiến của cá nhân Thủ tướng dám chịu trách nhiệm để tuyên bố như vậy chứ không có sự chỉ đạo nào của Bộ Chính trị cả”.
Rồi, vừa đập bàn, vừa quát tháo, Linh Nghĩa la lối: Xin hỏi ông LHĐ vì sao ông hồ đồ đến vậy? Phải chăng đây là cách suy nghĩ của một người nằm viện hay là của kẻ “ếch ngồi đáy giếng?”. Ai cũng biết ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng thời là quan điểm của Đảng ta, của Nhà nước ta. Có phải ông đang cố tình gây chia rẽ trong ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam?
Rõ rồi nhé, ông Nguyễn Phú Trọng gọi cái anh đồng chí Ếch là tự diễn biến đấy nhé. Ai đời Bộ chính trị đồng nhất một lòng như thế mà ông Trọng, trong tư cách Tổng Bí Thư lại mếu máo nói không ai dám kỷ luật đồng chí này, thôi thì để cho đồng chí ấy tự kiểm điểm lấy mình và sửa đổi vậy.
Cái đồng chí X không ai dám kỷ luật ấy ngại gì mà không phát biểu vượt lên nỗi sợ truyền kiếp của cái ông có Đảng hàm là Trọng Lú?
Có những người tuy còn trẻ, còn sung sức nhưng đôi chân lại yếu đến nỗi không thể tự đứng một mình mà phải vịn vào Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam từ bao lâu nay bị bọn a dua, bợ đỡ, nịnh thần dựa vào nhiều quá làm cho nó siêu vẹo đi mất rồi.
Nhà siêu vẹo thì trùng tu. Đảng khi đã siêu vẹo thì chỉ có cách đập bỏ đi mà lập ra một đảng khác.
Ông Lê Hiếu Đằng lấy 45 năm theo Đảng mà nói như thế, ai không tin thì cứ hỏi Đảng cớ sao lại hỏi ông ấy?
Cánh Cò.
Bài viết của Linh Nghĩa ở link này:
http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2013/8/207330.cand

Chuyện ông Lê Hiếu Đằng và những điều phải nói

Lê Diễn Đức

Ông Lê Hiếu Đằng, luật gia, trong bài "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh..." và hai bài khác sau đó đã khởi xướng thành lập đảng Dân chủ Xã hội.
 
Trong bối cảnh nhóm 72 nhân sĩ trí thức kiến nghị sửa đổi hiến pháp đòi bỏ điều 4, Mạng lưới các bloggers trẻ ra "Tuyên bố 258" đề nghị huỷ bỏ điều 258 về quyền tự do báo chí của Bộ Luật hình sự, và cùng với việc Nguyễn Phương Uyên nói trước toà án rằng, chống đảng không phải là chống Tổ quốc, dân tộc - khởi xướng, kêu gọi thành lập đảng Dân chủ Xã hội của ông Lê Hiếu Đằng đã gây ra một liệu pháp sốc, gây tranh cãi.
 
Ông Đằng nói:
 
"Tôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng (giấy sinh hoạt bỏ vào ngăn kéo). Vậy tại sao chúng ta, hàng trăm đảng viên, không tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ Xã hội, những Đảng đã có trên thực tế trước đây cho đến khi bị Đảng Cộng sản bức tử phải tự giải tán.
 
Tại sao tình hình đã chín mùi mà chúng ta không dám làm điều này? Chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này, mà nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm. Đó là quyền công dân chính đáng của chúng ta. Không thể rụt rè, cân nhắc gì nữa".
 
Ngay lập tức, với bài "Phá xiềng", ông Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mở màn cho sự ủng hộ này. Ông kêu gọi các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) bỏ đảng để tham gia Đảng Dân chủ Xã hội:
 
"Tôi kêu gọi các bạn đảng viên cộng sản thật sự yêu nước, từng cả đời dấn thân đấu tranh vì lý tưởng độc lập Tổ Quốc, tự do dân chủ và nhân đạo, nhưng ngày càng nhận thấy đã bị đảng mình phản bội, mà số này là rất đông, hãy mạnh dạn dứt khoát đứng vào hàng ngũ Đảng Dân chủ Xã hội mới. Đặc biệt các đảng viên trẻ và giới trẻ nói chung hãy nắm lấy cơ hội làm nên lịch sử. Vì đất nước thời nào cũng vậy, đặc biệt những lúc lâm nguy, là luôn thuộc về tuổi trẻ, là của tuổi trẻ.
 
Đứng vào hàng ngũ Đảng mới để tính toán nợ nần với quá khứ lịch sử, với dòng tộc, với chính mình; giũ sổ với đảng cầm quyền toàn trị; mở một trang mới cho tương lai dân tộc. Đứng vào hàng ngũ Đảng Dân chủ Xã hội mới ngày nay là yêu nước. Không chần chờ, đắn đo, hay e sợ bị bắt bớ, trù úm".
 
Ông Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngọc Nhuận với một quá khứ khó khăn là đã từng ủng hộ chế độ cộng sản, tranh đấu nội thành chống lại Việt Nam Cộng Hoà và tham gia chính quyền cộng sản suốt từ 30/4/1975 đến nay.
 
Cái quá khứ của họ đè nặng lên cả sự tỉnh ngộ vì thấy mình bị phản bội, lừa lọc, đã tạo ra mối nghi ngờ.
 
Ông Hà Sĩ Phu đã phải viết:
 
"Tội nghiệp thay cho những người Cộng sản thức tỉnh, dù ở những mức độ khác nhau, nhưng cứ lên tiếng một điều gì dũng cảm, ích nước lợi dân là lập tức bị cả “ba phía” xúm vào lăng mạ, cánh thủ cựu thì bảo đó là sự bất mãn, cơ hội, thoái hóa biến chất, cánh “chống cộng cực đoan” thì lập tức gọi họ là “dân chủ cuội” hoặc cò mồi, hỏi sao trước đây không nói bây giờ mới nói, nếu phản tỉnh thật thì thử chửi nhân vật này nhân vật kia xem nào ?! Còn các “dư luận viên CS” thì dùng cả hai chiêu thức, trà trộn vào cả hai cánh nói trên".
 
Ông Lê Hiếu Đằng đã dựa vào một tiền đề cơ bản để thành lập đảng Dân chủ Xã hội. Ông "nói công khai minh bạch, và hơn nữa vấn đề đa đảng đó là chủ trương của ĐCS thôi. Cho đến bây giờ tôi hỏi các luật sư và luật gia – bản thân tôi cũng là luật gia – thì tôi thấy là chưa có văn bản pháp lý nào cấm việc đa nguyên đa đảng cả. Mà theo nguyên tắc luật pháp, không cấm là người dân có quyền thực hiện".
 
"Không có điều khoản nào trong Hiến pháp và các luật của Việt Nam cấm công dân Việt Nam thành lập và tham gia một chính đảng khác ngoài ĐCSVN. Tuy nhiên, Điều 79 Bộ luật Hình sự có quy định trừng phạt người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Như vậy, việc thành lập hoặc tham gia vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật này. Nói cách khác, hoạt động thành lập và tham gia vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền sẽ không được coi là bất hợp pháp", ông Trần Vũ Hải, luật sư, đã gửi một lá thư cho lãnh đạo ĐCSVN với nội dung như vậy.
 
Tuy nhiên, trung thực nhìn nhận rằng, uy tín và ảnh hưởng của ông Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngọc Nhuận không cao đối với quần chúng, khó tạo ra được một phong trào đối kháng mới, hoặc thúc đẩy cuộc đối kháng hiện tại bùng lên mạnh hơn, nên có vẻ nhà cầm quyền không có phản ứng mạnh, trừ một số bài viết trên báo Quân đội Nhân Dân, đó là  "Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh" (18/08/13), “Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch” (20/08/13) vá "Màn tung hứng vụng về” (23/08/13) chỉ trích ông Lê Hiếu Đằng “đầy những lỗi tư duy, lập luận phiến diện, hàm hồ, ấu trĩ”.
 
Nhìn lại Ba Lan
 
Công đoàn Đoàn kết muốn ra hoạt động công khai cũng phải được sự cho phép của chính quyền cộng sản, đăng ký ở toà án theo luật hiện hành. Các khẩu hiệu tranh đấu của Công đoàn Đoàn Kết đều dựa trên hiến pháp và luật lệ của nhà cầm quyền CS.
 
Khi cao trào tranh đấu đạt mức tột đỉnh, dồn ĐCS vào chân tường, giải pháp cuối cùng vẫn là Hội nghị Bàn Tròn, cho bầu cử tự do một phần vào tháng 6/1989, bầu 100 ghế Thượng nghị viện và 1/3 số ghế quốc hội. Phe đối lập đã phải chấp nhận giải pháp dung hoà sau khi thắng cử: Thủ tướng của chúng tôi và Tổng thống của các anh. Tướng W. Jaruzielski, Tổng bí thư ĐCS kiêm Bộ trưởng quốc phòng làm Tổng thống. Phải đợi tới khi bầu cử toàn quốc, Lech Walesa đắc cử Tổng thống mới chấm dứt vai trò của ông ta và năm 1991 bầu cử tự do toàn phần với thắng lợi của Công đoàn Đoàn kết, Ba Lan mới thực sự trở thành quốc gia dân chủ, tự do.
 
Thế nhưng năm 1994, sau một nhiệm kỳ của chính phủ, nghịch lý ở chỗ, Liên minh Cánh Tả Dân chủ (SLD) chiếm đa số phiếu và lên cầm quyền. SLD bao gồm các thành viên cựu cộng sản. ĐCS Ba Lan đại hội lần cuối và giải tán năm 1991, nhưng những người cựu đảng viên CS đã liên kết thành lập một đảng theo khuynh hướng xã hội dân chủ. Chủ tịch đảng là ông A. Kwasniewski, từng là Bộ trưởng thời CS, đã ra tranh cử tổng thống, đánh bại huyển thoại Lech Walesa và giữ chức Tổng thống Ba Lan tới hai nhiệm kỳ (1995-2005).
 
Rõ ràng những đảng viên CS Ba Lan đã lột xác, thay đổi và chiến thắng trong một môi trường mà hiến pháp cấm ĐCS hoạt động. Ông Majkowski, Bộ trưởng Phủ Tổng thống nói một câu chí lý: "Con người được quyền thay đổi".
 
SLD trong vòng hơn hai thập niên qua là một trong những lực lượng chủ yếu trên chính trường Ba Lan.
 
Nhìn qua Miến Điện
 
Ngày 1 tháng Tư năm 2012 cuộc bầu cử nghị viện lần đầu tiên trong gần 22 năm, phe đối lập có cơ hội để giành 47 ghế trong quốc hội 600 ghế. Không nhiều nhặn gì, nhưng là cái tát đối với quân đội cầm quyền kể từ năm 1962. Cuộc bỏ phiếu cho thấy những thay đổi tương tự như cuộc bầu cử chuyển tiếp ở Ba Lan vào năm 1989.
 
Bà Aung San Suu Kyi được tự do đi vận dộng bầu cử và phe đối lập đã giành được gần như toàn bộ số phiếu. Nhưng đây là có sự chấp thuận của giới cầm quyền quân sự. Họ đồng ý cho phép một tiến trình như vậy. Họ đã từng phủ nhận kết quả bầu cử vào năm 1990 với thắng lợi hơn 60% số phiếu và chiếm 80% ghế quốc hội của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ và duy trì tình trạng giam giữ bà Aung San Suu Kyi mười mấy năm trời.
Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi mặc dù không thoả mãn, nhưng họ không nhìn thấy con đường nào khả dĩ hơn để tham chính.
 
"Đất nước Miến Điện với 59 triệu người là một trong 20 quốc gia nghèo nhất trên thế giới (660 USD thu nhập GDP bình quân đầu người một năm), và 1/3 dân số sống dưới mức nghèo. Để duy trì một đội quân 400 ngàn lính phải chi tới 40% GDP quốc gia. Phần còn lại bị ăn cắp phần lớn bởi các quan chức quân sự và doanh nhân bắt tay với chính phủ. Chỉ 1% GDP được dành cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe. (...) Chế độ đã chi rất nhiều tiền bạc xây dựng thủ đô mới Naypyidaw. Nhà ở của các quan chức được bao quanh bởi sân golf nối với Rangoon bằng đường cao tốc có tám lằn xe. Quân đội vẫn tiếp tục chia lợi nhuận từ các hợp đồng bán dầu và khí đốt cho Trung Quốc".
 
"Chính quyền quân sự công bố xây dựng "một nền dân chủ có kỷ luật". Họ hy vọng rằng trong bối cảnh này, bà Aung San Suu Kyi sẽ kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm trọng".
 
Rất may mắn, bước chuyển hoá tiệm tiến của Miến Điện mang lại hiệu quả. Đất nước này đang đi dần tới con đường dân chủ.
 
Thực tế Việt Nam
 
Đại đa số quần chúng thờ ơ với chính trị, chỉ chăm chú cho đời sống cơm gạo hàng ngày, chấp nhận sống chung với dịch tham nhũng và văn hoá phong bì. Một cuộc biểu tình chống quân xâm lược Trung Quốc giỏi lắm cũng khoảng vài trăm người tham gia. Nông dân bị tước đoạt đất đai hay công nhân bị bóc lột nìn chung có ý thức chính trị kém, họ đình công hay khiếu kiện chỉ vì miếng ăn. Đi ăn mày như một bà cụ ở Hà Nội mà đi khiếu nại vẫn tin tưởng ở đảng. Trong một bối cảnh như thế, chờ mong một cuộc xuống đường vĩ đại làm thay đổi chế độ là hoang tưởng.
 
Những cá nhân tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền không nhiều, mới chỉ tạo ra được sự chú ý tới một phần dư luận, báo chí quốc tế, các tổ chức nhân quyền, chính phủ các nước phương Tây, để gây áp lực lên nhà cầm quyền.
 
Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang cầm quyền và cai quản đất nước. Không bao giờ họ chấp nhận chia xẻ quyền lực và sẵn sàng đập tan mọi lực lượng phản kháng. Ra đời một chính đảng song song, với chủ trương không chống đối, nhưng cạnh tranh lành mạnh thì bằng cách nào? Chắc chắn phải chấp nhận một số luật chơi của ĐCS, phải được ĐCS đồng ý chấp nhận. Có thể xem như một thứ "dân chủ cuội". Nhưng không thể khác. Các đảng phái ra đời tự do chỉ có thể đòi hỏi trong môi trường dân chủ, điều mà trong xã hội Việt Nam chưa có.
 
Trong cái thế bị kìm kẹp này, nếu ra đời được một đảng chính trị, độc lập với ĐCSVN thì quả là bước đi tốt cho một sự chuyển hoá. Đa đảng không phải là dân chủ nhưng có một đảng rồi, hy vọng theo tiến trình sẽ nảy sinh và phát triển ra hai ba, bốn, năm... cùng với những biến chuyển khác.
 
Thế nhưng đáng tiếc, sự khởi xướng và lời kêu gọi của ông Lê Hiếu Đằng ít tính khả thi, vì chẳng ai đi bỏ một đảng có lý tưởng, giờ là lý tưởng tiền hay sổ hưu, để đi theo một cái đảng khơi khơi, không hề có cương lĩnh và chương trình hành động chính trị. Hơn nữa, nếu "tính sổ" với ĐCSVN và thấy bị phản bội, lẽ ra ông phải tuyên bố từ bỏ đảng CSVN ngay lập tức. Như thế mới có sức thuyết phục và thu hút. Vẫn ở trong ĐCSVN mà kêu gọi, thành lập đảng, đẻ ra một đảng kiểu "anh em" của ĐCSVN với cùng ý thức hệ và chủ nghĩa Mác-Lenin thì hoá ra chỉ "bình mới rượu cũ", vô nghĩa.
 
Ông nói “dù đứng trước bạo lực, cường quyền nào, anh em chúng tôi cũng không nao núng, lùi bước, vì một khi đã dấn thân là chấp nhận hy sinh”, nhưng phát động của ông quá bức xúc và nôn nóng, chưa có sự chuẩn bị. Không những thiếu vắng cương lĩnh, chương trình hành động, mà cả dàn nhân lực để sàng lọc, tuyển dụng thành viên cho đảng. Và một điều nữa cần biết: chưa có tín hiệu nào cho thấy ĐCSVN chấp nhận điều này.
 
Kết luận
 
"Nhưng dù cho đảng của những người bỏ đảng ấy không lập ra được vì lý do nào đó thì tiếng hô hào của họ cũng giúp đánh tan được phần nào nỗi sợ hãi đang bao trùm, cũng là góp tiếp những bước đi cho sự hình thành xã hội dân sự", ông Hà Sĩ Phu viết.
 
Tôi đồng ý với nhận định này và ủng hộ ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận trên nguyên tắc. Giá như đây là lời kêu gọi cho một cao trào bỏ ĐCS thì tốt hơn và sau đó mới là bước tiếp theo.
 
Nhưng dẫu sao cũng cảm phục hai ông đã dũng cảm nói lên nguyện vọng của mình và của xã hội. Rằng, loại bỏ sự độc quyền cai quản đất nước của ĐCSVN là nhu cầu bức thiết nhằm tạo tính cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả. Một mình một sân, vừa đá bóng vừa thổi còi trong suốt mấy chục năm qua, thiết nghĩ đã quá đủ để chứng minh rằng, ĐCSVN bó tay, bất lực trước tình trạng tham nhũng hoành hành, luật lệ lộn xộn, bất công phổ cập. Chế độ hai nhà nước song song tồn tại (cơ quan đảng và cơ quan của chính phủ) chỉ làm tổn hại ngân sách và vô ích.
 
© 2013 Lê Diễn Đức - RFA Blog

Ý nghĩa bản án của Phương Uyên-Nguyên Kha

Phương Uyên trong cuộc phỏng vấn do đài VOA thực hiện
Phương Uyên trong cuộc phỏng vấn do đài VOA thực hiện
Không phải một bản án nhẹ mà mình thấy đựơc sự công mình, mà qua bản án ấy càng thấy được sự nhố nhăng, vô pháp luật, thích thì bắt, thích thì thả, thích thì xử nặng, thích thì xử nhẹ, không dựa theo một chứng cứ gì cả. Tôi thấy như họ bắt con dân mình làm con tin để mặc cả, đổi chác với quốc tế chứ họ chả quan tâm gì đến luật pháp
​Trước những áp lực từ công luận và từ quốc tế, Việt Nam hôm 16/8 bất ngờ trả tự do cho sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên và giảm nửa án tù cho người bạn cùng hoạt động với Uyên là Đinh Nguyên Kha.
Trước đó 3 tháng, Uyên và Kha bị tuyên án lần lượt là 6 và 8 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì rải truyền đơn, dán biểu ngữ chống Trung Quốc và phản đối tham nhũng, độc tài.

Sau phiên phúc thẩm ở Long An, Nguyễn Phương Uyên còn 3 năm tù treo và Đinh Nguyên Kha còn 4 năm tù giam.

Chuyện hiếm thấy này đã gây xôn xao công luận và làm hao tốn giấy mực của giới truyền thông, các blogger, và giới cổ võ dân chủ trong và ngoài nước.

Bản án của Uyên nói lên điều gì? Ý nghĩa bản án lịch sử này đối với người trẻ và với nhà cầm quyền Việt Nam ra sao?

Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay ghi nhận ý kiến giới trẻ trong nước qua bản án của Phương Uyên và Nguyên Kha, với sự tham gia của Quốc Quyết từ Nghệ An, Nam Nhi ở Sài Gòn, và Duy Hải tại An Giang.

Bấm vào nghe cuộc trao đổi về bản án của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha
Loading
12:00:00 / -:--:--

Trà Mi: Từ sơ thẩm sang phúc thẩm được giảm án đáng kể là điều rất hy hữu tại Việt Nam. Bị can ‘không nhận tội’ vẫn được giảm án như trường hợp của Phương Uyên quả là điều chưa từng thấy trước nay ở các phiên tòa trong nước. Là những người quan tâm theo dõi vụ việc này, theo đánh giá và ghi nhận của các bạn, vì sao Phương Uyên không ‘nhận tội’ vẫn được giảm án?

Nam Nhi: Vụ này có liên quan đến chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang. Qua đó, vấn đề nhân quyền được Mỹ đặt cao, yêu cầu Việt Nam phải có những bước tích cực thì Mỹ mới có thể có những ưu tiên cho Việt Nam hơn, vấn đề nhân quyền Việt Nam và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Tôi nghĩ vụ Uyên có liên quan đến cái này.
 

Trà Mi: Nhi cho rằng nguyên do chủ yếu do áp lực ngoại giao. Còn anh ghi nhận của anh Hải ra sao?

Duy Hải: Tôi nghĩ 80% là do áp lực bên ngoài. 20% còn lại là do áp lực từ gia đình Uyên và trong nước. Vả lại, thái độ của Uyên rất cứng rắn.

Quốc Quyết:
Thật ra tôi hết sức sững sờ về bản án này. Tôi cũng là một ngừơi quan sát và quen biết nhiều người bị xử về tội chính trị. Hầu hết các vụ án chính trị, người ta không dựa vào chứng cứ, sự tranh luận, hay lý lẽ ở phiên tòa, mà chủ yếu dựa vào thái độ. Một người bị tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ bảo vệ quan điểm của mình mà được giảm từ 6 năm tù giam xuống còn 3 năm tù treo như trường hợp Uyên là lần đầu tiên, khiến tôi rất ngạc nhiên. Còn về lý do, rất khó nói được vì cách hành xử của chính quyền thường chả có logic gì cả. Có thể do vào thời điểm đấy, các quan điểm thân phương Tây và áp lực từ phương Tây có hiệu quả.

Trà Mi: Nếu nói do áp lực, vì sao áp lực này chỉ có hiệu quả trong riêng trường hợp của Phương Uyên?

Duy Hải: Vì thực tế Phương Uyên rải truyền đơn chống Trung cộng khi họ đang lấn lướt Việt Nam. Mình là người dân mình phải lên tiếng. Uyên làm vậy dân chúng rất ủng hộ. Hôm phúc thẩm, tôi ở ngoài tòa án chứng kiến người dân rất ủng hộ Uyên, chẳng hạn như cuộc biểu tình bên ngoài tòa án.

Trà Mi: Anh Hải cho rằng áp lực có hiệu quả với trường hợp của Uyên vì hành động của cô được nhiều người ủng hộ. Nhưng cùng chung hành động với Uyên mà Đinh Nguyên Kha dù nhận tội vẫn tiếp tục bị giam 4 năm trong khi Uyên được hưởng án treo.  Các bạn hiểu điều này thế nào?

Quốc Quyết: Chị đặt câu hỏi rất hay. Thật ra chúng ta phải thừa nhận hành vi của cả hai em Uyên, Kha không cấu thành tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì về mọi mặt lý lẽ cho thấy họ chống đảng. Chống đảng là chống cơ quan, tổ chức, chứ không phải chống nhà nước. Không có luật nào gọi chống đảng là chống phà nhà nước cả. Rõ ràng về chứng cớ, cả hai em đều phải vô tội. Uyên bị xử án treo vẫn là có tội chứ không phải vô tội. Uyên kháng cáo kêu oan, không nhận mình có tội. Kha kháng cáo xin giảm nhẹ. Trong trường hợp của Uyên, theo tôi, có một tác động mang tính tâm linh. Trước phiên xử một ngày, tôi có đi thăm Uyên. Tôi nhìn thấy nét mặt Uyên sáng ngời. Tôi nghĩ có lẽ thời khắc của Uyên đã đến mà sức cản của những người thân Tàu cũng không thể cản nổi.

Trà Mi:
Anh Quyết không thể giải thích bằng logic, khoa học với vụ án có nhiều tình tiết tréo ngoe này nên cho rằng có một quyền lực siêu nhiên. Còn anh Nhi, theo anh điều gì đã giúp sức cho chiến thắng của Phương Uyên?

Nam Nhi: Tôi cũng thấy rất bất ngờ. Trong các tù nhân chính trị, Uyên khá trẻ và là con gái. Không hiểu các yếu tố này có liên quan đến bản án treo hay không.

Trà Mi: Nếu nói tới các vụ án đựơc đặc biệt lưu ý, được thế giới quan tâm, có nhiều nhân vật có tiếng tăm được chú ý hơn Uyên, như blogger Điếu Cày chẳng hạn. Nhưng vì sao vụ án của Uyên là một điểm nhấn? Tại sao Phương Uyên được đặc biệt chiếu cố?

Các bạn trẻ mình phải dành rất nhiều thời gian quan tâm đến cuộc tranh đấu của những ngừơi tù lương tâm, những blogger, quan tâm đến đất nước để thấy được hiện trạng của đất nứơc, thấy được chế độ này như thế nào.
Quốc Quyết: Cũng có thể họ chợt nhận ra rằng họ đã xử Uyên và Kha ở sơ thẩm một cách quá đáng. Trí thức lên tiếng rất nhiều, rất nhiều những người có tên tuổi lên tiếng. Tuy nhiên, hành xử của kẻ độc tài thì cực kỳ khó đoán. Mình chỉ mong ngày càng có nhiều người trẻ dám dấn thân chống độc tài.

Trà Mi: Bản án của Phương Uyên nói lên điều gì trong mắt giới trẻ Việt Nam? Nó cho các bạn cái nhìn thế nào về pháp luật, công lý, công bằng tại Việt Nam?

Nam Nhi: Nhà nước đã có động thái khá lạ lùng, thể hiện áp lực của phương Tây, của người Việt trong và ngòai nước đã có thế để nhà nước buộc phải nghe theo. Đây là một bứơc ngoặt trong việc phản đối các hành vi của nhà nước về vấn đề nhân quyền. Đây là một dấu hiệu tích cực.
 

Duy Hải: Bản án này muốn chứng tỏ với thế giới rằng ở đây nó quan tâm đến nhân quyền, nhưng hiện tại ở Việt Nam này có biết bao nhiêu tù nhân lương tâm và tù nhân tôn giáo. Giới trẻ như tụi em không tin những gì mấy ông này nói ra. Luật pháp mấy ông này đưa ra cũng tự mấy ổng tự vạch lưng cho người ta xem thôi. Em nản chế độ này lắm, không còn lời lẽ gì để nói hết. Đụng chuyện thì cứ làm tới thôi chứ không còn gì để nói nữa hết.

Trà Mi: Một bản án đã giảm nhẹ so với mức sơ thẩm ban đầu mà anh Hải vẫn không có niềm tin vào công lý từ bản án này. Còn anh Quyết nghĩ sao về ý nghĩa của bản án lịch sử này đối với người dân?

Tôi nghĩ vấn đề đấu tranh sẽ còn khó khăn và còn dài, dài lắm. Để góp sức, giới trẻ cụ thể có thể chia sẻ thông tin, cần phát triển hơn những blogger của Việt Nam.
Quốc Quyết: Không phải một bản án nhẹ mà mình thấy đựơc sự công mình, mà qua bản án ấy càng thấy được sự nhố nhăng, vô pháp luật, thích thì bắt, thích thì thả, thích thì xử nặng, thích thì xử nhẹ, không dựa theo một chứng cứ gì cả. Tôi thấy như họ bắt con dân mình làm con tin để  mặc cả, đổi chác với quốc tế chứ họ chả quan tâm gì đến luật pháp.
 

Trà Mi: Đối với nhà cầm quyền, theo các bạn, bản án này có ý nghĩa thế nào đối với những người cầm cân nảy mực tại Việt Nam?

Duy Hải: Đối với giới hữu trách đó là một bài học. Uyên là người Việt Nam, thể hiện tinh thần yêu nước của người Việt Nam mà bị mấy ông bắt. Mấy ông cũng là người Việt Nam. Nói thật mấy ông có cảm thấy tự xấu hổ hay không khi xử một người yêu nước. Uyên đâu có tội gì đâu ngòai thể hiện lòng yêu nước, tinh thần chống Trung Quốc. Đáng lý việc này mấy ổng phải làm trứơc, chứ không phải đợi dân làm rồi bắt đem nhốt, rồi muốn kêu án mấy năm thì kêu, rồi muốn thả thì thả.

Trà Mi: Các bạn đọc được ý nghĩ gì từ nhà cầm quyền qua bản án Uyên-Kha?

Quốc Quyết: Có thể nhà cầm quyền nghĩ họ sẽ thành công trong việc dùng cách này, khi bắt một ai đó xử thật nặng, rồi nương tay tỏ ra cho quốc tế thấy đã cải thiện nhân quyền. Tôi hy vọng quốc tế phải nhìn rất tinh rằng không phải những thứ đấy là cải thiện nhân quyền. Chừng nào Việt Nam còn tù nhân lương tâm vì bày tỏ quan điểm chính kiến một cách ôn hòa mà lại bị bắt, thì chừng đó Việt Nam chưa thể gọi là cải thiện nhân quyền. Tôi nghĩ họ vẫn tiếp tục dùng bài kịch này, dùng con dân để mặc cả với phương Tây để đạt được mong muốn.

Trà Mi: Chiến thắng của Phương Uyên được nhiều người cho là chiến thắng của người yêu nước. Chiến thắng này có ý nghĩa thế nào trong mắt người trẻ trong nước?

Nam Nhi:
Với tôi, hành động thả Uyên coi như nhà nước đã nhận, đã chịu nhượng bộ, đã chấp nhận mình sai.
 

Trà Mi: Câu hỏi đặt ra liệu bản án Phương Uyên có trở thành một tiền lệ hay chỉ là một bản án có một không hai trong một thời điểm ngoại giao-chính trị nhất định mà thôi. Ý kiến các bạn thế nào?

Duy Hải:
Chiến thắng của Uyên là một thời khắc quan trọng. Mấy chục năm cộng sản cầm quyền, đây là lần đầu tiên mà họ giảm rất nhẹ cho một người yêu nước. Cách đây chừng 10 năm, bản án này phải từ 10-15 năm. Bản án này không làm giới trẻ tụi em sợ đi mà còn làm tăng lòng tin chống lại chính sách của nhà nước về nhân quyền, biên giới lãnh thổ, và tôn giáo. Không phải áp đặt lên bản án như vầy mà giới trẻ người ta sợ đâu.

Quốc Quyết: Tôi trực tiếp chứng kiến không khí bên ngoài phiên tòa đấy và là một trong những người đầu tiên biết tin Uyên được án treo, được trả tự do tại tòa. Lúc đấy, xúc cảm tôi dâng trào, không phải là như giải phóng một con người mà như giải phóng cả dân tộc. Tôi biết khí phách của Uyên trứơc tòa bảo vệ quan điểm đến cùng. Bên ngòai phiên tòa, bố mẹ Uyên tỏ rõ cương quyết đấu tranh đến cùng, bảo vệ quan điểm của con mình. Rất chi là vui nhưng mình thấy rằng cuộc chiến đấu này còn rất dài. Đây chỉ là một chiến thắng rất nhỏ trong cuộc chiến dai dẳng. Sau phiên tòa lại thấy nghị định 72 bắt đầu tấn công những người yêu nứơc khác, những người đi tham dự phiên tòa của Uyên tiếp tục bị gây khó dễ. Chúng ta lại tiếp tục cuộc chiến mới còn trường kỳ.

Trà Mi:
  Để chuyện hiếm thấy này có thể trở thành một tiền lệ, cần những yếu tố, điều kiện nào? Giới trẻ có thể góp phần ra sao?

Nam Nhi: Sau vụ này, chắc chắn người trẻ trong nước sẽ có lòng tin hơn, bớt đi áp lực, bớt đi sợ hãi, đấu tranh sẽ nhiều hơn nữa. Bây giờ nhiều người trẻ chẳng hiểu tình hình đất nứơc này đi tới đâu. Nhiều bạn học đại học với tôi khi hỏi đến họ cũng chẳng biết gì hết. Tôi nghĩ vấn đề đấu tranh sẽ còn khó khăn và còn dài, dài lắm. Để góp sức, giới trẻ cụ thể có thể chia sẻ thông tin, cần phát triển hơn những blogger của Việt Nam.

Duy Hải: Giới trẻ cần những việc làm như Phương Uyên, cần nhiều cuộc xuống đường biểu tình, phải làm mạnh tay hơn nữa đối với chế độ này.

Trà Mi: Nhiều người mừng vui trứơc kết quả phúc thẩm của Uyên vừa rồi. Đây có phải là một tín hiệu vui, một sự tiến bộ trong nền dân chủ tại Việt Nam?

Nam Nhi:
Cái đó chưa thể nói trứơc được.
 

Quốc Quyết: Thấy rằng sự vận động một phần cũng có hiệu quả trong thời điểm này. Tôi chưa nghĩ đó là tín hiệu tốt cho tòan nền dân chủ Việt Nam. Tôi nghĩ giới trẻ bây giờ cần làm những chuyện cụ thể hơn ngoài chuyện chia sẻ thông tin trên Facebook. Phải trực tiếp đến chứng kiến, trực tiếp dấn thân hơn nữa. Chúng ta phải hiểu rằng không có kẻ cầm quyền nào tự buông quyền lực của mình trong khi quyền lợi trong tay. Cần phải có càng đông người đòi hỏi một cơ chế dân chủ hơn. Khi có cơ chế dân chủ, những người độc tài muốn độc tài cũng không được nữa.

Trà Mi: Từ bản án của Uyên, một lời gửi tới giới trẻ Việt Nam, các bạn sẽ nói gì?

Nam Nhi: Tôi khuyên các bạn trẻ hãy chịu khó đọc báo nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến vấn đề của quốc gia.
 

Duy Hải: Các bạn trẻ mình phải dành rất nhiều thời gian quan tâm đến cuộc tranh đấu của những ngừơi tù lương tâm, những blogger, quan tâm đến đất nước để thấy được hiện trạng của đất nứơc, thấy được chế độ này như thế nào. Hãy làm xuất phát từ lương tâm của một người Việt Nam sống trong đất nước này, đang bị chế độ này đè đầu cỡi cổ.

Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi nói về bản án của Phương Uyên-Nguyên Kha.

Dàn đồng ca lộn xộn: trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, sáo thổi ngang phè.

(Nghe GS.Nguyễn Đình Tấn, TBT Nguyễn Phú Trọng, nhà báo Trọng Đức, PCT Nguyễn Thị Doan …cảm thấy sự lộn xộn của ý thức hệ và thực trạng tư tưởng hiện nay).
 1. Một người bạn công tác tại một cơ quan trung ương ở Hà Nội email cho Lãng tử nói “Nguyễn Đình Tuấn nguyên giám đốc trung tâm tin học và XHH ở Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện chính trị hành quốc gia) vốn là người học cùng lớp với tôi ở khoa Triết ĐHTH Hà Nội. Tôi và một số anh em cùng lớp đã phản ứng mạnh với bài trả lời của anh ta trên BBC với hai luận điểm: Đảng đang rất mạnh và không có đối thủ. Nếu có dịp tôi sẽ nói kỹ với anh”. À ra thế, Lãng tử biết trường Nguyễn Ái Quốc rồi (từng nghe một chuyện vui thời xưa: Một anh phi công Mig 17 của ta kể lại rằng đã nghe được điện đài của phi công Mỹ dặn dò nhau khi đang bay tấn công Hà Nội: “Không được ném bom trường NAQ, cứ để yên nó sẽ tự hủy hoại cả đất nước này”. Chuyện như đùa nhưng bây giờ ngẫm lại như một lời tiên tri rùng rợn
Ông Tấn trả lời đài BBC rằng “các lực lượng đối lập ở trong nước quá yếu, không có sức mạnh, so với Đảng được hậu thuẫn bởi 4-5 triệu đảng viên, hàng chục triệu đoàn viên và thiếu niên cùng gia đình của họ”.
Ông Tấn làm nghiên cứu xã hội học đơn giản bằng cách ngồi trong văn phòng máy lạnh đếm danh sách đảng viên mà suy ra sức mạnh niềm tin. Ông có đo đếm được cái niềm tin thực sự bên trong của đảng viên bây giờ không?
Xin hỏi GS Tấn:“Liên Xô sụp đổ là do “lực lượng nào đủ mạnh” hơn Đảng cộng sản? Hay là do chân móng sụt lún, cột kèo mối mọt, mái nhà rách nát, soát lại bản thiết kế thấy mắc đầy lỗi, khiến công trình tan vỡ?”
Tuy nhiên, Giáo sư Tấn nói ông tin rằng trong tương lai Việt Nam sẽ thay đổi. Ông nói: “Trong tương lai xa, rồi thì Việt Nam cũng sẽ đi vào quỹ đạo chung, quỹ đạo bình thường của nền văn minh. Việt Nam đang đi, nhưng phải đi từ từ, dần dần, Việt Nam là phương Đông, không thể thực hiện những cú sốc được theo kiểu phương Tây.”
Ông Tấn lại bảo rằng Đảng đang còn mạnh (?!) vậy ông có nghe Lời cảnh báo nguy hiểm của TBT Nguyễn Phú Trọng và NQ4 về nguy cơ tồn vong chế độ hiện nay không ? Ông quên lời nhạc trưởng ư?
2. Nhà báo Trọng Đức viết trên báo QĐND “Trên thực tế, dân chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào”. Ông Đức rất lúng túng không viết được một câu logic đàng hoàng. Xin hỏi lại Trọng Đức rằng, ông lấy gì để đo đếm “bản chất” của Đảng cộng sản ngoài Điều lệ và Cương lĩnh là những dòng chữ trên tờ giấy ? Ông Đức hãy chỉ ra xem “bản chất của chế độ cầm quyền” nào trên thế giới vốn là “bản chất”hại dân hại nước đang tồn tại? Cứ theo ông thì ý kiến của GS Nguyễn Đình Tấn “Trong tương lai xa rồi thì Việt Nam cũng sẽ đi vào quỹ đạo chung, quỹ đạo bình thường của nền văn minh” là thế nào? Tức là, đến lúc “tương lai xa” ấy, theo logic của ông, Đảng sẽ thay đổi bản chất ?
Xin hỏi lại GS Nguyễn Đình Tấn: ông có nhớ lời bà PCT Nguyễn Thị Doan tuyên bố trên báo Nhân Dân rằng “Dân chủ XHCN của ta gấp vạn lần tư sản” ?. Nghĩa là theo bà Doan hiện nay nước ta đã “gấp vạn lần tư sản” rồi, vậy thì ông Tấn còn chờ gi “tương lai xa đi vào quỹ đạo bình thường của nền văn minh”. Nếu cứ theo ông Tấn thì lúc ấy nước ta phải giảm dân chủ xuống 1 vạn lần cho “bình thường (như) nền văn minh ”? Buồn cười quá phải không, các ông bà !
3. Ông cựu chủ tịch QH Nguyễn Văn An nói khẳng định, tổng quát “Chế độ ta đang mắc lỗi hệ thống”- tức là lỗi từ trong bản chất chế độ cầm quyền.
 4. Ông cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói đơn giản “Từ bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”, tức là nếu Đảng ta phải lâm vào tình trạng cạnh tranh thì kể như tự sat.
 5. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cựu ủy viên BCT trưởng ban tư tưởng văn hóa viết câu thơ cháy lòng:
 “Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội,
có còn bay trong đêm,
sớm mai còn giữ được màu đỏ?
 Nhà thơ nhạy cảm lo lắng ban đêm có thể ngọn cờ đỏ sao vàng trên Đại Nội Huế bị chặt bỏ, sớm mai có một lá cờ màu khác mọc lên !
 Và nhà thơ thất vọng lo âu: “Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta /trong không gian đầy sợ hãi…?”
(Thơ: Đất nước những tháng năm thật buồn – 22/4/2013)
 Buồn… cười quá phải không, các ông bà ?!
Một dàn đồng ca trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, sáo thổi ngang phè!
Chi bằng nhìn thẳng vào sự thật, như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đất nước cần một nhạc trưởng vững tay.
GNLT

Thuyết Chim Lạc và người Lạc Việt : Sai lầm cơ bản của GS Đào Duy Anh

Phan Duy Kha
P1070295Việc coi con chim Lạc gắn liền với hiện tượng di cư của người Lạc Việt từ phương Bắc đến miền Bắc nước ta để giải thích nguồn gốc người Việt cổ là điểm mấu chốt trong giả thuyết của Giáo sư Đào Duy Anh (GS ĐDA). Vậy tại sao lại có con chim Lạc, chim Lạc là chim gì?
1- Tại sao lại có tên là chim Lạc?
Trong lịch sử thành văn của nước ta cũng như trong kho tàng thư tịch cổ Trung Hoa, chúng ta không hề gặp một chữ nào ghi về con chim Lạc. Năm 1902, trống đồng Ngọc Lũ là chiếc trống đồng đầu tiên được phát hiện ở miền Bắc nước ta. Trên chiếc trống đồng đó có hình khắc rất nhiều con chim ở tư thế bay và đậu. Lúc bấy giờ người ta không biết những con chim ấy thuộc giống gì. Cho đến những năm 1950, GS ĐDA trong các tác phẩm Lịch sử cổ đại Việt Nam (1956), Nguồn gốc dân tộc Việt Nam (1958) đã căn cứ vào một vài dòng trong thư tịch cổ Trung Hoa gọi dân tộc ta là dân tộc Lạc Việt rồi “sáng tác” ra huyền thoại về những người Lạc Việt có nguồn gốc ở Giang Nam (chỉ chung vùng đất ở phía nam sông Dương Tử tức Trường Giang) , hằng năm theo gió mùa , giống “hậu điểu” theo theo đường biển di cư sang miền Bắc nước ta. Con người Việt cổ cũng theo giống chim trong cuộc di cư ấy. Ông viết: “Những chim hậu điểu ấy , ta thấy khắc trên trống đồng chính là tô tem (vật tổ) của những chủ nhân của trống đồng ấy, tức là người Lạc Việt” . Và: “Cái hình thuyền với các thủy thủ kỳ hình quái trạng chạm trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là tiêu biểu cho những con thuyên chở tổ tiên họ (tức người Lạc Việt) từ bờ biển Giang Nam đến miền quê hương mới (tức miền Bắc Việt Nam) cũng như những con chim bay và chim đậu chạm ở mặt trống đồng chính là hình chim Lạc vật tổ” (Nguồn gốc dân tộc Việt Nam- 1958)
Như vậy, chim Lạc chỉ là sản phẩm tưởng tượng của GS ĐDA từ những năm 1950. Theo suy luận của ông, những con thuyền được khắc trên tang trống chính là những con thuyền đã đưa người Lạc Việt từ miền Giang Nam (Trung Quốc) đến miền Bắc nước ta. Trong quá trình di cư đó, ở trên trời có những đàn chim di cư bay cùng hướng. Chim dẫn đường cho người. Người theo chim mà tìm đến miền đất mới (tức miền Bắc nước ta). Vì vậy người biết ơn chim mà coi chim là vật tổ. Trong tộc danh Lạc Việt thì từ tố “Việt” chỉ một thành phần trong Bách Việt, còn Lạc là tên chim. Lạc Việt là những người Việt thờ con chim Lạc làm vật tổ. Tên con chim Lạc xuất hiện từ đó.
Giả thuyết của GS ĐDA là một giả thuyết mang nhiều yếu tố huyễn tưởng và lãng mạn, nhưng cũng đã thuyết phục được không ít người tin theo. Mãi cho đến gần đây, nhiều tác giả vẫn căn cứ vào giả thuyết này mỗi khi đề cập đến nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Chẳng hạn cuốn Các triều đại Việt Nam (Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng, Nxb Thanh Niên, 1999, được tái bản nhiều lần) ta thấy có ghi: “Cư dân cổ xưa của nước ta là người Lạc Viêt. Họ từ bờ biển Phúc Kiến di cư sang. Hằng năm theo gió mùa, họ vượt đến các miền duyên hải phương Nam như đảo Hải Nam, vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã (Việt Nam) . Họ thường tự sánh mình với loài chim Lạc mà hằng năm đầu mùa lạnh , chim cũng rời vùng biển Giang Nam , rồi đến mùa nắng gió nồm chim lại trở về Giang Nam. Vì thế người Việt lấy chim Lạc làm vật tổ. Cái tên của vật tổ ấy thành tên của thị tộc . Sau nhiều năm như vậy, người Lạc Việt đã ở lại miền Bắc Việt Nam  (Sdd, tr.17). Cho đến nay, những sách vở giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam theo giả thuyết của GS ĐDA thì rất nhiều, tạo ra những cách hiểu mơ hồ về nguồn gốc dân tộc ta, gây nên  biết bao hệ lụy, không biết đến bao giờ mới gột bỏ được.
2- Những sai lầm cơ bản trong giả thuyết của GS ĐDA
P1070294
Thật ra, phản bác lại giả thuyết của GS ĐDA không khó.
a. Nếu căn cứ trên mặt trống đồng để cho rằng những con chim đó là vật tổ của người Lạc Việt thì giải thích thế nào về 20 con hươu  (10 đực, 10 cái) cũng trên mặt trống đồng đó? Tại sao chim là vật tổ, còn hươu lại không phải là vật tổ? Hươu thì liên quan gì đến các chuyến bơi thuyền vượt biển ?
b. Cứ cho rằng, dân tộc Việt chúng ta từ vùng bờ biển Giang Nam, vượt biển mà vào miền Bắc nước ta, thì các địa điểm mà họ định cư đầu tiên (sau đó sẽ thành các trung tâm định cư) phải là các vùng duyên hải. Lý do gì mà sau một chặng đường dài vượt biển, họ còn bơi ngược dòng sông Hồng chảy xiết rồi mới tụ cư ở vùng Việt Trì, Phong Châu (Phú Thọ) , sau đó lại từ Phong Châu tràn xuống vùng đồng bằng như truyền thuyết và sự thật lịch sử đã được kết quả khai quật khảo cổ chứng minh?
P1070299
c. Nếu chấp nhận có một cuộc di cư như thế thì vùng bờ biển Phúc Kiến, Quảng Châu, bán đảo Lôi Châu, và đảo Hải Nam (Trung Quốc) phải dày đặc người Việt (Cụ thể là dân tộc Kinh của chúng ta). Họ phải đổ bộ lên các vùng đất ấy trước khi phát hiện ra miền Bắc Việt Nam. Vậy thì tại sao ở những địa điểm đó lại vắng bóng người Việt chúng ta (Những điểm tụ cư, những làng mạc trù phú của người Việt)?
d. Cuối cùng, sai lầm chính của GS ĐDA chính là từ việc giải mã các hình khắc trên trống đồng. Những hình người khắc trên thuyền mà ông cho là “kỳ hình quái trạng” đó chính là một lễ hội hóa trang trên thuyền để mừng chiến thắng của người Việt cổ sau một trận đánh (chú ý đến người lính cầm giáo đâm vào đầu tù binh, một nghi lễ hiến tế) chứ chẳng liên quan gì đến việc di cư cả. Từ giải mã sai mà ông đi đến một giả thuyết sai lầm nhưng đã thuyết phục được không ít người.
Đó là chúng ta chỉ xét thuần túy về mặt lý thuyết. Còn trên thực tế thì từ những năm 1960-1970, kết quả khảo cổ học đã chứng minh rằng , người Việt chúng ta là chủ nhân của một nền văn minh phát triển liên tục từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn cách đây trên 4 nghìn năm mà thời kỳ Hùng Vương chỉ là giai đoạn cuối của tiến trình phát triển lịch sử đó. (còn trước văn hóa Phùng Nguyên, con người đang ở thời kỳ đồ đá, chưa thể đóng thuyền vượt biển được!)
P1070297Vậy những con chim trên mặt trống đồng thể hiện điều gì? Người Việt chúng ta thời kỳ đó bao gồm 2 bộ phận: Một bộ phận ở đồng bằng và một ở miền núi.Trống đồng là mô hình của đất nước ta, trên đó có loài hươu tượng trưng cho người miền núi (bộ phận Âu Việt, bà Âu Cơ) và loài chim ở nước, tượng trưng cho đồng bằng (bộ phận Lạc Việt, Lạc Long Quân). Chim ở nước có nhiều loài: cò, vạc, sếu, giang, le le, cốc, bồ nông… Vì vậy trên mặt trống đồng không chỉ có một loài chim: Con đậu, con bay, con cổ dài, con cổ ngắn… ngay trong giả thuyết của GS ĐDA, ông cũng không chỉ đích danh con chim nào là chim Lạc cả. Chẳng qua, các nhà làm nghệ thuật của ta sau  này thấy con chim đang bay, có mỏ dài, cánh dài, có dáng đẹp nhất nên lấy nó làm hình ảnh tượng trưng cho chim Lạc mà thôi. Vả lại, trong các giống chim ấy , không hẳn tất cả chúng đều là chim di cư. Có giống mình to, cánh ngắn, đầu to nặng nề thì bay xa vượt biển sao được ?
3- Về từ tố “Lạc” trong Lạc Việt
Sách Giao châu ngoại vực ký được dẫn lại trong Thủy kinh chú của Lịch Đạo Nguyên (Trung Quốc, thế kỷ VI) có ghi: “Đất Giao chỉ xưa khi chưa chia thành quận huyện (tức chưa bị sự cai trị của người Tàu) đất đai có Lạc điền, theo nước thủy triều lên xuống, dân trồng trọt ở các đám ruộng ấy để hưởng hoa lợi, vì vậy dân ấy gọi là Lạc dân, đặt ra các Lạc hầu, Lạc tướng để trông coi các quận huyện. Ở huyện phần nhiều là chức Lạc tướng. Các Lạc tướng có ấn đồng thao xanh” . Ta thấy từ tố “Lạc” ở đây liên quan đến một yếu tố là nước. Bởi vì, những ruộng Lạc đó theo nước thủy triều lên xuống mà canh tác, chứng tỏ rằng chúng nằm ở những địa hình trũng thấp, ven các triền sông, ven miền duyên hải. Trong từ Việt cổ, nước được phát âm thành NÁC.  Ngày nay, ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và đồng bào Mường vẫn gọi nước là ‘nác’ : “Đẻ đất đẻ nác” (sử thi Mường), “Trăm rác lấy nác làm sạch” (phương ngôn Nghệ Tĩnh, ý nói trăm cái bẩn đều lấy nước rửa sạch)
Trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục của nhà bác học Lê Quý Đôn, chúng ta đọc được một đoạn rất quan trọng. Đó là đoạn tác giả trích một đoạn trong tập Sứ Giao của Trần Cương Trung người Trung Hoa đời Nguyên đi sứ sang ta vào thời Trần, trong đó Trần Cương Trung đã dùng chữ Hán để ghi âm từ Việt . Ví dụ từ “đất” nghĩa chữ Hán là “địa” , ông ghi âm là “đát”; từ “gió” nghĩa chữ Hán là “phong”, ông ghi âm là “giáo”; từ “mây” nghĩa chữ Hán là “vân” ông ghi âm là “mai”; từ “miệng” nghĩa chữ Hán là “khẩu” ông ghi âm là “mãnh”… Có lẽ Trần Cương Trung ghi âm một số từ cơ bản của ta để phục vụ cho các sứ giả Trung Hoa trong việc học phát âm tiếng Việt, dùng để giao tiếp khi đi sứ sang ta (không loại trừ họ học tiếng Việt để phục vụ cho công việc tìm hiểu, do thám những bí mật của ta). Trong đó điều đặc biệt cần chú ý là, từ NƯỚC của ta, họ ghi âm thành từ LƯỢC. Rõ ràng theo cách phát âm N thành L này thì từ NÁC của ta trước đây sẽ được các sử gia Trung Hoa ghi thành từ LẠC. NƯỚC= LƯỢC  –> NÁC = LẠC
small_14600Trở lại từ tố LẠC, ta thấy tất cả đều liên quan đến nước. Ruộng Lạc là ruộng thấp, ruộng nước. Còn Lạc Long Quân trong tuyền thuyết dẫn 50 con về miền ven biển để khai khẩn đất đai cũng canh tác ruộng lúa nước (sau đó ông còn về thủy phủ, tức ở hẳn dưới nước). Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa, từ tố LẠC là một từ mà người Trung Hoa dùng để ghi âm từ NÁC (= nước) của ta mà thôi. Trong truyền thuyết của ta, Lạc Long Quân là giống Rồng, thủ lĩnh miền thấp, miền nước, Âu Cơ là giống Tiên, thủ lĩnh miền cao, miền núi hoàn toàn phù hợp với ghi chép trong thư tịch về các thành phần Lạc Việt, Âu Việt, cũng phù hợp với các hình khắc trên mặt trống đồng: Loài chim ở nước và loài hươu ở núi. Đó chính là 2 bộ phận tộc người trên đất nước ta trước đây. Rõ ràng ở đây không có con chim Lạc nào cả!
Từ LẠC để ghi âm từ NƯỚC cũng tương tự như từ Hùng để ghi âm từ Cun, Khun (thủ lĩnh bộ lạc) trong ngôn ngữ Việt cổ. Chúng tôi cho rằng, một số nhà nghiên cứu đang tìm cách phân tích, chiết tự chữ Hán để tìm hiểu nghĩa của những từ Âu, Lạc, Văn Lang, Việt Thường… chỉ là một việc làm vô ích. Bởi vì, những từ đó đơn giản chỉ là những chữ Hán để ghi âm những từ Việt cổ tương tự như LẠC =NÁC mà thôi.Việc cần thiết khi nghiên cứu thời kỳ đầu dựng nước là phải khôi phục lại âm gốc những từ Việt cổ bị Hán hóa đó.
PDK
Trích từ cuốn Lịch sử và sự ngộ nhận của Phan Duy Kha (Nxb Từ điển Bách khoa và Trung tâm Văn hóa Tràng An liên kết  xuất bản,  Hà nội, 2008)
Ảnh:
1. Ảnh đầu bài: Bề mặt trống đồng Ngọc Lũ
2. Hình chim và hươu được khắc họa trên bề mặt trống đồng
3. Hình thuyền được  khắc trên tang trống mà GS Đào Duy Anh “đọc” nhầm là thuyền chở đoàn người di cư, thật ra là  một lễ hội hóa trang trên sông nước
4. Những con chim được khắc trên trống. Chú ý có những  con mình to cánh ngắn không thể là loài chim di cư
*
Xem thêm bài: Hậu quả của việc đội mũ Tàu lên đầu các vị Thủy tổ dân tộc ta:

Chiến lược xoay trục hướng về châu Á: Tấm vé để Obama ra khỏi Trung Đông?

Stephen P. CohenRobert Ward, The Diplomat, 21 tháng Tám 2013
Trần Ngọc Cư dịch
clip_image002Hiện nay, Đông Á có vẻ hấp dẫn hơn đối với Nhà Trắng. Nhưng những động cơ đích thực là gì?
Kể từ khi chiến lược “xoay trục” hướng về châu Á của Mỹ được công bố năm 2011, một cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra về nội hàm, về những hiệu ứng tiềm năng của nó đối với quan hệ Mỹ-Trung, và gần đây về nghi vấn là, liệu chiến lược này sẽ thực sự diễn ra hay không.
Động lực đưa đến chiến lược xoay trục bề ngoài có vẻ rõ ràng: “trọng tâm” toàn cầu đang chuyển dịch về khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và Hoa Kỳ cần phải đáp ứng tình thế mới. Chúng tôi [tác giả bài viết] tranh luận rằng động cơ địa chiến lược (geostrategic motivation) này không phải là lý do duy nhất đưa đến việc xoay trục: còn có một lý do quan trọng không kém, đó là tham vọng của Tổng thống Obama muốn đánh đổi một cuộc chiến lâu dài, tốn kém, và ngày càng mất lòng dân tại Afghanistan, và cả sự tập trung nỗ lực to lớn tại Trung Đông đầy bất ổn và bạo loạn, để nhận lấy sự ổn định tương đối của khu vực Đông Á.
Tham vọng muốn ra khỏi Afghanistan của Tổng thống Obama có thể thấy được trong cách tiếp cận của ông đối với cuộc chiến tại Iraq. Mười một năm về trước, khi còn là một thượng nghị sĩ cấp tiểu bang, Barack Obama đã lao vào sự nghiệp chính trị cấp quốc gia bằng một bài diễn văn, cảnh báo rằng hành động xâm lăng Iraq sắp diễn ra là “liều lĩnh”, vô trách nhiệm, và giản dị là “ngu đần”. Saddam Hussein không đặt ra một đe dọa trực tiếp nào cho Hoa Kỳ, Obama tranh luận, và cuộc chiến này sẽ đòi hỏi một sự chiếm đóng “lâu dài bất định, với tổn thất bất định, và với những hậu quả bất định”. Bài hát của nhóm nhạc rock độc lập Tô Cách Lan, Camera Obscura, diễn tả đầy đủ chiến lược nói trên: “chúng ta hãy rút khỏi nước này”.
Mặc dù Tổng thống Obama không bao giờ lên tiếng chống đối cuộc chiến tại Afghanistan, nhưng quan điểm của ông hiện nay về cuộc xung đột này là rất giống với hình ảnh mà ông đã có về nước Iraq trước khi chiến tranh diễn ra: phe Taliban, tự nó, không đặt ra một đe dọa trực tiếp nào cho an ninh nội địa Mỹ, và sau 12 năm chiếm đóng, chúng ta vẫn còn đối diện với một cuộc nội chiến tại Afghanistan với thời gian dài bất định, mức tốn kém bất định, và những hậu quả bất định. Giải pháp? Chúng ta phải rút ra càng sớm càng tốt miễn là không đưa đến một sự sụp đổ toàn bộ Chính phủ Afghanistan.
Nói cho ngay, Afghanistan không phải là nước duy nhất mà Hoa Kỳ bận tâm tại Trung Đông, nhất là nếu chúng ta vẽ một đường kéo dài từ Pakistan đến tận Morocco, như tác giả Vali Nasr đã làm [trong một bài báo của tạp chí The Diplomat]. Pakistan, quốc gia có vũ khí hạt nhân lớn thứ năm trên thế giới, nhưng có một chính phủ gần như bất lực và đang hỗ trợ phe Taliban tại Afghanistan trong khi Pakistan cũng không mấy thành công trong việc trấn áp đám Hồi giáo vũ trang tại nước mình; Iran đang từng bước tiến đến việc thủ đắc vũ khí hạt nhân và không chịu đáp ứng trước sức ép của Mỹ; và Mỹ gần như bất lực trong việc chi phối các biến cố tại Syria và Ai Cập. Trong 10 năm qua, Hoa Kỳ không mấy thành công tại khu vực Trung Đông. Vì thế, dưới một góc độ chính trị, việc chuyển trọng tâm chiến lược là hoàn toàn dễ hiểu.
Nhưng tại sao lại “tái quân bình lực lượng” hướng về châu Á, thay vì chỉ giản dị là đưa quân về nước? Có một câu trả lời mang giọng điệu địa chiến lược thường thấy: chúng ta phải duy trì đồng minh và lợi ích kinh tế của chúng ta ở vùng này và giúp đảm bảo sự trỗi dậy của Trung Quốc được hòa hoãn chừng nào hay chừng ấy. Điều này có thể đúng trong 5 năm tới, nhưng hiện nay có những lý do chính trị có lẽ còn quan trọng hơn thế.
Một là, mặc dù Chính quyền Obama dị ứng với các cuộc chiến chống nổi dậy đầy tốn kém, nhưng vị tổng thống này rõ ràng tin tưởng vào một chính sách đối ngoại có mục đích duy trì ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ, và sẵn sàng theo đuổi các cuộc can thiệp tương đối an toàn về mặt chính trị, không trực tiếp đe dọa mạng sống người Mỹ, như chiến dịch không kích của NATO tại Libya. Chiến lược xoay trục lại càng an toàn hơn nữa: mặc dù có nhiều căng thẳng quốc tế đang diễn ra tại châu Á, nhưng cái khả năng để lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ vừa được triển khai tại Australia hay các căn cứ rộng lớn của Mỹ tại Hàn Quốc hay Nhật Bản bị tấn công là gần như không có.
Hai là, sự tham gia của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho phép quân lực Mỹ vận dụng được các thế mạnh của mình: đó là các lực lượng không quân và hải quân đang hướng vào các cường quốc quan trọng. Mỹ có nhiều lợi thế rất to lớn về không lực và hải lực hơn bất cứ một quân đội nào khác, nhưng trong 12 năm tham dự các cuộc chiến phi qui ước trên bộ vừa qua, việc phân bổ các nguồn lực quốc phòng đã đi ra ngoài sự tập trung truyền thống [vào không-hải lực] nói trên, với ngân sách của Không quân và Hải quân rơi từ 54% toàn bộ ngân sách quốc phòng năm 2000 xuống chỉ còn 41% năm 2008. Hiện nay, mặc dù Bộ binh và Lính thủy đánh bộ đang đối diện việc cắt giảm ngân sách nghiêm trọng, nhưng ngân sách của Hải quân và Không quân thì đang được giữ nguyên. Và mặc dù các khả năng chống tiếp cận/từ chối địa bàn [A2/AD capabilities] của Trung Quốc ngày càng tăng trưởng, làm giảm sút sự không chế quân sự của Mỹ trong lãnh vực này, nhưng một cuộc đọ sức về hải quân và không quân vẫn hấp dẫn hơn một cuộc xung đột kéo dài trên bộ, đối với một vị tổng thống và một quần chúng Mỹ mỏi mệt vì chiến tranh. Hơn nữa, đại bộ phận quân đội Mỹ nói chung không còn muốn tiếp tục chiến đấu trong những cuộc chiến làm tiêu hao nguồn lực và làm nản chí mọi người như tại Iraq và Afghanistan, và vì thế đang hồ hởi trở lại một khu vực đầy rẫy những đồng minh đích thực như Hàn Quốc, Philippines, và Nhật Bản.
Nhưng tại sao cái động lực nằm sau chiến lược xoay trục hướng về châu Á lại có ý nghĩa quan trọng, nếu nó đã và đang được thực hiện? Ấy là vì, chiến lược xoay trục càng tùy thuộc vào các xác tín cá nhân của Tổng thống Obama, vào nhu cầu tạo một lá chắn chính trị cho việc rút quân khỏi Afghanistan và vào những nguyện vọng nhất thời của công luận Mỹ, thì chiến lược này lại càng dễ dàng biến mất vào giờ phút Tổng thống Obama rời Nhà Trắng, hoặc ngay cả trước đó. Đây là một vấn đề, vì chiến lược xoay trục có mục đích trấn an các đồng minh của Mỹ tại châu Á về sự hiện diện liên tục của Mỹ và quản lý sự trỗi dậy từng bước của Trung Quốc – như vậy, một cuộc xoay trục ngắn hạn, hay thậm chí một cuộc xoay trục mà các lãnh đạo châu Á cho là ngắn hạn, không thể đạt được những mục tiêu này. Chiến lược xoay trục thường xuyên bị mô tả là một con cọp giấy, và nếu việc xoay trục này là để rút quân ra khỏi Afghanistan hơn là để duy trì một sự hiện diện lâu dài của Mỹ tại châu Á, thì sự chỉ trích này sẽ được chứng minh là đúng.
Nếu có một cái giá mà Mỹ phải trả, việc này sẽ không diễn ra trong nhiệm kỳ của Obama. Sự bành trướng của chủ nghĩa cực đoan đến tận Pakistan, rồi lan qua Ấn Độ – một phiên bản mới của thuyết đô-mi-nô – có thể bị coi là cường điệu trong tình hình hiện nay, nhưng đó là một kịch bản hợp lý cần phải xét đến. Những cuộc khủng hoảng giữa Ấn Độ và Pakistan cũng có thể tái diễn, và chúng ta trong tư cách một chính phủ vẫn còn tin rằng Pakistan thuộc về khu vực Af-Pak và Trung Đông, chứ không thuộc về Nam Á. Thật là tự nhiên khi nghĩ rằng “Chúng ta hãy rút quân ra khỏi nước này”, nhưng đó cũng là một đường lối lãnh đạo yếu kém. Câu hỏi thật sự cần phải đặt ra là: hai cường quốc đang trỗi dậy, Trung Quốc và Ấn Độ, có thể sẽ dùng nguồn lực của mình để khai thác sự yếu kém, mong manh của Trung Đông và Pakistan như thế nào? Đây là một câu hỏi mà chính quyền này đã nhắm mắt bỏ qua, khi có ý định thực hiện một thay đổi quan trọng trong chiến lược của Mỹ. Chắc chúng ta sẽ phải chờ đợi một vị tổng thống khác mới có thể thấy câu hỏi này được nêu lên thêm một lần nữa.
S. P. C. & R. W.
Stephen P. Cohen là một nhà nghiên cứu thâm niên về Chính sách Đối ngoại tại Viện Brookings ở Washington, DC. Robert Ward là Nghiên cứu sinh nội trú về các vấn đề Nam Á tại Viện Brookings.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét