Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Tin ngày 21/8/2013 - Bàn về vấn đề Đa Đảng

  • Bắc Kinh khống chế chặt chẽ vụ xử Bạc Hy Lai (RFI) - Ngày thứ Năm 22/08/2013, vụ xét xử cựu ủy viên Bộ Chính trị, bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, sẽ diễn ra tại thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Nhật báo Le Monde quan tâm tới sự kiện này trong bài : << Vụ xử cựu lãnh đạo Trung Quốc thất sủng Bạc Hy Lai bị chế độ Bắc Kinh khống chế chặt chẽ >>.
  • Nga bán 12 chiến đấu cơ Sukhoi cho Việt nam (RFI) - Hãng tin AFP hôm nay 20/8/2013, trích dẫn nguồn tin từ hãng tin Nga Interfax cho biết nước Nga đã hoàn thành hợp đồng bán cho Việt Nam 12 chiếc chiến đấu cơ Sukhoi-30 với trị giá 600 triệu đô la Mỹ. Su-30 là loại chiến đấu cơ hiện đại, hai chỗ ngồi, có khả năng đạt tốc độ 1.350km/h.
  • Vụ Snowden : Báo Guardian hủy tài liệu do sức ép của chính phủ Anh (RFI) - Tổng biên tập nhật báo The Guardian hôm nay khẳng định một đại diện của chính quyền Luân Đôn yêu cầu ông hủy các ổ cứng chứa tài liệu vụ Snowden. Dưới sức ép của chính phủ tờ báo khẳng định đã cho hủy các tài liệu liên quan đến những tiết lộ của cựu nhân viên kỹ thuật của Cơ quan an ninh Mỹ Edward Snowden.
  • Vật thể bay lạ tại Vùng 51 chính là máy bay gián điệp Mỹ U2 (RFI) - Đối với giới hâm mộ những người ngoài hành tinh và các vật thể bay không xác định, vùng 51 (Area 51) được coi là nơi hấp dẫn đặt biệt. Nằm cách Las Vegas gần 100 km về phía bắc, với diện tích khoảng 1.000 km², nằm ở độ cao cách mặt biển hơn 1.300 m, vùng 51 là một khu vực bí ẩn. Có nhiều đồn đại cho rằng, chính tại nơi đây quân đội Mỹ có các thử nghiệm tiếp xúc với người hành tinh khác.
  • Ô.Thái Văn Cầu: Đảng Cộng sản VN nên chấp nhận cạnh tranh chính trị (RFI) - Bài viết của luật gia Lê Hiếu Đằng mang tựa đề << Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh >>, cũng như phần trả lời phỏng vấn RFI ngày 12/08/2013 với tựa đề << Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam >> đặt ra vấn đề đa đảng một cách thẳng thắn, đã được dư luận trong và ngoài nước hết sức chú ý.
  • Bình Nhưỡng cáo buộc Hàn Quốc khiêu chiến (RFI) - Hôm nay 20/08/2013, Bình Nhưỡng lên tiếng cáo buộc Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye là người khiêu chiến. Lời đả kích này được đưa ra một ngày sau khi Seoul tiến hành cuộc tập trận thường niên với Hoa Kỳ.
  • Chính trị gia kém cỏi : Mùa Xuân Ả Rập nhường chỗ cho bạo lực (RFI) - Một loạt các diễn biến mới đây như cú đảo chính và bạo lực đẫm máu tại Ai Cập, bế tắc chính trị tại Tunisia hay cuộc nội chiến dằng dai tại Syria… khiến một số chuyên gia về khu vực này cho rằng những phong trào thay đổi mạnh mẽ lật đổ các chế độ độc tài, được mệnh danh là << Mùa Xuân Ả Rập >> tại các nước Bắc Phi và Cận Đông, đang rơi vào một giai đoạn đầy bất ổn.
  • Lũ lụt lớn tại châu Á (RFI) - Những trận lụt lớn chưa từng có đang xảy ra tại nhiều khu vực châu Á từ vùng Viễn Đông của Nga sang Trung Quốc, đến Pakistan rồi qua Philippines đang đe dọa cuộc sống của hàng trăm nghìn người. Thiết hại nhân mạng do lũ lụt trong nhưng ngày qua ở khu vực này cũng đã lên đến con số vài trăm.
  • WikiLeaks : Manning bị công tố đề nghị 60 năm tù giam (RFI) - Trước khi tòa nghị án hôm nay 20/08/2013, thẩm phán quân đội Denise Lind mang cấp bậc đại tá, trong phiên xử cuối cùng hôm qua đã lắng nghe bản luận tội cũng như lời bào chữa cho Bradley Manning. Người quân nhân đã tiết lộ lượng tài liệu mật lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, đã bị tòa án quân sự đề nghị bản án tối thiểu 60 năm tù.
  • Tàu vượt biên chìm, Úc cứu được 106 người tị nạn (RFI) - Lực lượng cứu hộ Úc hôm nay 20/08/2013 đã vớt được 106 người vượt biên trên một chiếc tàu bị đắm ngoài khơi đảo Christmas nằm giữa Ấn Độ Dương, thuộc chủ quyền Úc. Năm người được ghi nhận là mất tích và khó có hy vọng sống sót.
  • Fukushima : Nước nhiễm xạ lại thoát ra ngoài (RFI) - Hãng tin AFP hôm nay 20/8/2013, dẫn nguồn tin từ Tokyo Electric Power (Tepco) cho biết, một bể chứa nước đã để tràn 300 mét khối nước nhiễm phóng xạ, đóng thành vũng trên nền nhà máy điện hạt nhân Fukushima, bị tai nạn từ trận động đất sóng thần tháng Ba năm 2011.
  • Bắc Kinh tăng hợp tác quân sự với Mỹ, nhưng cứng rắn về biển đảo (RFI) - Hôm qua, 19/08/2013, hai bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc có cuộc họp báo chung, sau cuộc hội đàm kéo dài hơn ba giờ. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố quan hệ Mỹ - Trung đang đi theo chiều hướng tích cực, nhưng khắng định Trung Quốc sẽ không nhân nhượng trong các yêu sách chủ quyền tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
  • Lãnh đạo tối cao của Huynh đệ Hồi giáo bị bắt (RFI) - Đêm hôm qua rạng sáng hôm nay 20/08/2013, Mohammed Badie lãnh tụ tối cao của phong trào Huynh đệ Hồi giáo, nơi xuất thân chính trị của tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi, đã bị cảnh sát bắt giữ. Tin trên đã được đài truyền hình quốc gia Ai Cập loan báo rộng rãi và đã được bộ Nội vụ xác nhận.
  • Cựu tổng thống Musharraf bị truy tố vì tội giết người (RFI) - Lần đầu tiên một cựu lãnh đạo quân đội, chính phủ Pakistan bị buộc tội sát nhân. Theo hãng tin AFP, hôm nay 20/08/2013, cựu thổng thống Pervez Musharraf đã chính thức bị truy tố vì tội sát hại đối thủ chính trị Benazir Bhutto hồi năm 2007.
  • Cameroon nỗ lực hợp pháp hóa hôn nhân (VOA) - Cameroon đã bắt đầu tổ chức những lễ cưới tập thể để chính thức kết hợp các cặp vợ chồng, trong đó có những người đã chung sống với nhau tới 50 năm
  • Công an ném em bé nứt sọ ở TQ (BBC) - Một công an ở Trung Quốc bị điều tra hình sự vì đã ném một bé gái 7 tháng tuổi xuống đất do ‘tưởng là búp bê’.
  • Hôn lễ đồng tính ở New Zealand (BBC) - Các hôn lễ đồng tính đầu tiên diễn ra ở New Zealand sau khi nước này trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa việc này.
  • Người Việt và định mệnh dân chủ (BBC) - Các sự kiện chính trị mới nhất tại Việt Nam đòi hỏi các bên phải tỉnh táo đánh giá cơ hội và thách thức của con đường dân chủ hóa.
  • Mang món ăn Việt đến London (BBC) - Một đầu bếp ngoại quốc nhiều năm sống và làm việc ở Việt Nam dự định sẽ mang ẩm thực Việt sang thủ đô Anh quốc.
  • Mỹ, Trung “nắn gân” nhau về vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Mặc dù nhất trí với nhau về việc sẽ cùng nỗ lực thúc đẩy, tăng cường quan hệ quân sự song phương, Mỹ và Trung Quốc vẫn tìm cách “nắn gân” nhau trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, biển Hoa Đông cũng như chiến lược hướng vào Châu Á của Washington.
  • Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc thăm chính thức Campuchia (BaoMoi) - (Soha.vn) - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm chính thức hai ngày tới Campuchia (20 - 22/8) theo lời mới của Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Campuchia Hor Nam Hong.
  • Mỹ tuyên bố trung lập, Trung Quốc sẽ lấn tới ở biển Đông (BaoMoi) - Phát biểu trước báo giới ngày 19/8 sau cuộc họp tại Lầu năm góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tái khẳng định lập trường trung lập của Washington về những vấn đề tranh chấp trong khu vực. Còn người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn thì tỏ rõ ý chí và quyết tâm của Bắc Kinh trong việc bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền và các quyền lợi hàng hải. Dư luận lo ngại rằng sắp tới Bắc Kinh sẽ có những hành động quyết liệt hơn tại các vùng biển tranh chấp.
  • Biển Đông: Philippines tin tưởng sự đoàn kết của ASEAN (BaoMoi) - (Petrotimes) – Theo tờ Inquirer (Philippines), trong một nhận định về kết quả cuộc họp kín trong hai ngày 14-15/8 vừa qua tại Thái Lan, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã tỏ ý lạc quan về khả năng ASEAN có được lập trường thống nhất để đàm phán với Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
  • Trung Quốc tìm vây cánh trên Biển Đông (BaoMoi) - Giữa lúc căng thẳng trên Biển Đông được đẩy lên cao và một Bộ quy tắc ứng xử không thể lần lữa mãi, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh “trói chặt” các nước trong và ngoài khu vực ASEAN trong những thỏa thuận bao trùm lên nhiều lĩnh vực nói chung và quân sự nói riêng, đồng thời vẫn tiếp tục tăng chi cho quốc phòng.
  • Kiện TQ - một bước đi khôn ngoan của Philippines (BaoMoi) - Bị lép vế trước Trung Quốc về sức mạnh quân sự trong tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, Philippines đã khởi kiện Trung Quốc lên Trọng tài Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS) và dư luận thế giới cho rằng Philippines có nhiều cơ sở để thắng kiện.
  • Trung Quốc ám chỉ sẽ mạnh tay với đồng minh của Mỹ (BaoMoi) - Tại buổi làm việc ngày 19/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tái khẳng định sự trung lập đối với các tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc và một số quốc gia châu Á. Trái ngược lại, người đồng cấp phía Trung Quốc lại lên giọng cứng rắn và quả quyết sẽ “không nhượng bộ nếu lợi ích cốt lõi bị xâm phạm”.
  • Thường Vạn Toàn: Đừng đánh giá thấp TQ bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ"?! (BaoMoi) - (GDVN) - Ông Toàn đã lờ đi một thực tế rằng cuối năm 2012 và đặc biệt là nửa đầu năm 2013 Trung Quốc đã triển khai hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn, điều động cả 3 hạm đội với các vũ khí trang bị hiện đại nhất của mình ở Biển Đông, thậm chí cả ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam gây căng thẳng và lo ngại trong khu vực.
  • Philippines "ngây thơ" trong tranh chấp biển Đông? (BaoMoi) - Nhật Bản và Philippines là hai nước đang có những cuộc đối đầu quyết liệt nhất và căng thẳng nhất với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Đối diện với cường quốc số 1 Châu Á, cả Manila và Tokyo đều muốn dựa vào Mỹ - cường quốc số 1 thế giới cũng là đồng minh thân thiết của họ. Hai nước, đặc biệt là Philippines, dường như rất tin tưởng vào việc Mỹ sẽ bảo vệ họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng, nếu Nhật và Philippines đặt niềm tin quá lớn vào sự hậu thuẫn của Mỹ thì hai nước này đã quá ngây thơ.
  • Ts Trần Công Trục: Ta cần khởi kiện TQ vi phạm UNCLOS ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Với tư cách là 1 thành viên Công ước, có quyền lợi trực tiếp tại Biển Đông đang bị vi phạm, chúng ta khởi kiện TQ áp dụng và giải thích sai UNCLOS xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của ta ở Biển Đông, điều này không có ảnh hưởng gì đến chủ trương, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với các nước, đặc biệt là với TQ.
  • Địa Trung Hải dậy sóng (BaoMoi) - (HNM) - Chưa có khi nào vấn đề chủ quyền biển đảo trên thế giới lại "tăng nhiệt" như thời gian một năm trở lại đây. Căng thẳng không chỉ leo thang tại khu vực Biển Đông mà càng ngày càng có dấu hiệu "dậy sóng" ở cả Hoa Đông (Trung Quốc - Nhật Bản), Viễn Đông (Nga - Nhật Bản).
  • Giới chức quân đội TQ gọi Điếu Ngư là lợi ích cốt lõi (BaoMoi) - Ngày 19/8, nguồn thạo tin cho biết trong cuộc gặp đầu tháng này, một học giả Trung Quốc có ảnh hưởng đối với quân đội đã tuyên bố với nhóm nghị sĩ Nhật Bản rằng quần đảo tranh chấp giữa hai nước (Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) là "lợi ích cốt lõi" của Bắc Kinh.

Công an VN ‘phải trung thành với Đảng


TBT Nguyễn Phú Trọng (giữa) tiếp tục thúc đẩy công tác xây dựng Đảng

Đến thăm và làm việc với Bộ Công an, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, nhấn mạnh rằng ngành an ninh phải 'thường xuyên siết chặt kỷ cương và tuyệt đối trung thành với Đảng', theo báo Việt Nam.

Trong buổi làm việc với Đảng ủy Công an Trung ương tại Hà Nội hôm 19/8 vừa qua, Tổng bí thư Đảng cũng nói nhiệm vụ của ngành này là “xây dựng lực lượng an ninh nhân dân tuyệt đối trung thành với Ðảng, Nhà nước, gắn bó mật thiết với nhân dân”.

Đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có Ðại tướng Trần Ðại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ðảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Công an và các cán bộ công an cao cấp khác, theo báo Nhân Dân, bản điện tử cùng ngày.

Tại buổi làm việc, Giáo sư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh lại rằng ngành công an Việt Nam “phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về xây dựng Ðảng”.

Chống chia rẽ nội bộ

Hồi tháng 2/2012, trong bài diễn văn nói về nhu cầu ra nghị quyết về xây dựng Đảng, ông Trọng đã cảnh báo về các nguy cơ chia rẽ nội bộ, và sự “thoái hóa”, “trở cờ” cùng các tệ nạn như quan liêu, tham nhũng.

Khi đó, ông nói về lý do cần chỉnh đốn Đảng trong bối cảnh kinh tế thị trường và đặt một số câu hỏi:

“Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hoá giàu - nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?”

“Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai ? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không?”


"Lực lượng an ninh nhân dân Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về xây dựng Ðảng"
TBT Nguyễn Phú Trọng
“Thực tế đã có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người "sám hối", "trở cờ"; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm.”

Đó là nhìn vào nội bộ, còn nhìn ra bên ngoài, Giáo sư Trọng khi đó đã nêu ra một số điều ông gọi là hoạt động chống phá nhằm vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là các hoạt động có mục tiêu “phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ định con đường xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa,”

Ngoài ra, các hoạt động đó cũng còn nhằm “hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, phê phán, đổ lỗi cho Đảng, đòi đa nguyên, đa đảng. Kích động chia rẽ nội bộ, tung ra những luận điệu trong Đảng, trong Trung ương, Bộ Chính trị có phe này, phái kia”, theo nội dung bài phát biểu.

Nay, nhân dịp kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh Việt Nam ngày 2 tháng 9 và Ngày truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam, TBT Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở ngành công an “không được lợi dụng việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Ðảng để thổi phồng khuyết điểm, yếu kém, chia rẽ nội bộ”.

Trước kỳ họp hội nghị trung ương Đảng tới, dự kiến được tổ chức vào tháng 10/2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có một loạt quyết định nhằm thúc đẩy công cuộc chỉnh đốn, xây dựng Đảng.

Theo báo Nhân Dân, ông Trọng, ở cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hôm 6/8 vừa qua đã ký Quyết định số 17-QÐ/BCÐTW "thành lập bảy đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra" cho cả nước.

Các đoàn thanh tra này có cả nhiệm vụ "khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm" trong mấy năm qua nhưng nhà chức trách chưa làm được gì.
(BBC)

VN đã sẵn sàng cho hệ thống đa đảng?

Cảnh sát đặc biệt vũ trang đứng gác trước các biểu ngữ của đảng cộng sản VN
Cảnh sát đặc biệt vũ trang đứng gác trước các biểu ngữ của đảng cộng sản VN AFP
Sự kiện một số nhân sĩ trí, thức, đảng viên cộng sản Việt Nam công bố vận động thành lập đảng Dân chủ Xã hội được dư luận rất quan tâm. Kính Hòa trò chuyện cùng ông Hoàng Duy Hùng, Nghị viên thành phố Houston, Texas, người cũng có nhiều quan tâm đến tình hình chính trị xã hội Việt Nam.
Chưa có dấu hiệu chấp nhận đối lập
Kính Hòa: Một số nhân sĩ trí thức, trong đó có một đảng viên cộng sản là ông Lê Hiếu Đằng công bố vận động thành lập một đảng mới là Dân chủ xã hội để làm đối trọng với đảng cộng sản, với tư cách một người có quan tâm nhiều đến Việt Nam, ông nghĩ về việc này thế nào?
Hòang Duy Hùng: Tôi thì rất ủng hộ cho việc thành lập đảng dân chủ xã hội, nhưng mà tôi tin là đảng cộng sản Việt Nam sẽ bắt bớ vì họ chưa chấp nhận đối lập, và nội bộ của họ cũng chia rẽ không thuần nhất như trước, nên khi có sự xuất hiện một đảng đối lập họ sẽ sợ bị bể, họ chưa có chuẩn bị. Điều thứ hai là chắc chắn không chỉ có một mình ông Lê Hiếu Đằng, cho nên đảng cộng sản sẽ tìm xem thế lực nào đằng sau đó. Trước mắt họ sẽ để yên để tìm hiểu nhưng rồi họ sẽ không để yên đâu.  Có nhiều người bảo nhóm ông Đằng là đối lập cuội, nhưng tôi cho là không phải như vậy, họ là những người có tâm với đất nước, họ muốn thay đổi. Trong đảng cộng sản có nhiều phe và phe đang cầm quyền không thích chuyện này.
Câu hỏi đặt ra là bao giờ VN có đối lập thật sự! Chuyện đối lập sẽ phải đến thôi mà vấn đề là khi nào. Cần phải có chuyện ý thức của nhà cầm quyền về chuyện đó, như kinh nghiệm Miến Điện cho thấy khi ông Theinsein chấp nhận chuyện đối lập. Việt Nam có lẽ cần có một nhà lãnh đạo ôn hòa lên cầm quyền.
Còn nếu cứ đàn áp hòai thì sẽ đưa đến sự xáo trộn. Nếu Việt Nam không có sự chuẩn bị thì có khả năng xảy ra việc trả thù đẫm máu. Những người đảng viên cộng sản về hưu hoặc không nắm quyền biết điều đó và họ muốn ngồi lại với nhau thành một khối để có thể tạo sự chuyển tiếp ôn hòa.
Kính Hòa: Thưa ông trong việc tuyên bố thành lập đảng Dân chủ xã hội này có chuyện khác với việc cụ Hòang Minh Chính tuyên bố phục họat đảng Dân chủ trước đây là có đề cập đến những đảng viên cộng sản. Phải chăng việc này có thể làm giảm cái rủi ro bị đàn áp không?
Hòang Duy Hùng: Học cái kinh nghiệm của ông Hòang Minh Chính nên họ khôn khéo hơn. Có những người dường như chỉ muốn đấu tranh lật đổ, cực đoan, thì như vậy chỉ tạo cái cớ cho đảng Cộng sản đàn áp. Hiện giờ trong nước không có lực lượng nào đủ mạnh, cho nên nếu để một cái cớ nhỏ cho người cộng sản họ đàn áp thì là một thiệt hại lớn vô cùng. Cho nên những người như ông Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận rất khôn khéo kêu gọi những người cựu cộng sản, hoặc những người đã về hưu, như vậy bớt đi cái gai nhọn tạo cớ cho cộng sản đàn áp.
Tuy nhiên như tôi đã nói là nhà cầm quyền cộng sản hiện chưa có dấu hiệu nào chấp nhận đối lập, nên nếu họ thấy cái đảng này lớn mạnh đe dọa đến đảng cầm quyền của họ thì họ sẽ đàn áp.
Kính Hòa: Trong lịch sử sụp đổ của các đảng cộng sản thì không có một đảng nào tách ra từ đảng cộng sản lúc sự cầm quyền của họ đang mạnh mà thành công phải không thưa ông?
Hòang Duy Hùng: Vâng đúng vậy.
Kính Hòa: Vậy nếu lần này mà đảng Dân chủ xã hội thành công thì đó là một trường hợp đặc biệt của Việt Nam?
Hòang Duy Hùng: Vâng, nếu một đảng cộng sản thóai thân, hay là tách ra làm hai làm ba, vì mâu thuẫn quyền lợi, vì ý thức hệ, thậm chí vì mâu thuẫn chiến thuật cũng được nữa, thì tôi tin là sự tách ra đó là có thực, vì cái ý thức hệ cộng sản không còn như xưa nữa. Nếu thành công thì đây là trường hợp đầu tiên sự tách ra thành công từ nội bộ cộng sản,
Kính Hòa: xin cám ơn ông Hòang Duy Hùng.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-08-20

Hỏi đáp về "đa đảng"

1) Việt Nam "không cần đa đảng" (?)
Đây là luận điểm thường được các quan điểm chống đa đảng đặt ra. Tuy nhiên nên xác định "Việt Nam" ở đây là ai?
Nếu "Việt Nam" được hiểu là "chính quyền VN" thì là điều dễ hiểu vì "chính quyền VN" được hiểu là ĐCSVN (do "đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội"). Điều này giống như APPLE không bao giờ muốn có Samsung tồn tại để cạnh tranh với họ vậy.
Nếu "Việt Nam" được hiểu là "nhân dân Việt Nam" thì phải thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý hoặc điều tra xã hội học có điều kiện kèm theo như: những ý kiến, quan điểm ủng hộ hoặc bác bỏ đa đảng hay độc đảng phải được tuyên truyền một cách bình đẳng, bất thiên vị trên các phương tiện truyền thông có thể tiếp cận một cách dễ dàng; có quan sát viên, tổ chức quốc tế giám sát một cuộc trưng cầu dân ý như vậy để quyết định liệu "dân VN có chấp nhận đa đảng hay độc đảng".
2) Đa đảng "sẽ đổ máu, loạn lạc, đánh nhau" (?)
Truyền thông do chính quyền VN kiểm soát thường đưa tin các vụ đảng phái tranh chấp quyền lực ở Thái Lan hoặc mới đây là Ai Cập để cho thấy "sự nguy hại, bất an bao trùm" là hậu quả của đa đảng.

Tuy nhiên thế giới đến năm 2013 chỉ còn lại 7 quốc gia theo chế độ độc đảng cầm quyền. Hơn 160 quốc gia còn lại theo thể chế đa đảng. Nếu mệnh đề "đa đảng tất loạn" là đúng, có nghĩa là đa số các quốc gia đa đảng trên thế giới phải đang rên xiết trong bao loạn chính trị. Tuy nhiên điều đó chỉ đúng với một vài quốc gia đa đảng trong bối cảnh chính trị đặc thù của nước đó.
Việc Miến Điện sau nhiều chục năm bị cai trị dưới chính quyền độc tài quân sự, nay đã chuyển tiếp sang chế độ dân chủ bằng cách cho đảng đối lập công khai hoạt động, tranh cử mà không có một tiếng súng hay giọt máu nào đổ thêm. Điều này chứng tỏ khả năng chuyển tiếp chính trị từ độc tài, độc đảng sang dân chủ mà không có giai đoạn loạn lạc là hoàn toàn có thể.
3) Đa đảng "nhưng vẫn nghèo" (?)
Điều này là có thật. Một vài ý kiến chỉ trích và không chấp nhận đa đảng cho rằng họ có thể kể ra cả chục nước tuy đa đảng nhưng vẫn tham nhũng và nghèo nàn.
Đa đảng không phài là điều kiện "đủ" để một quốc gia trở nên giàu có, nó chỉ là điều kiện "cần" mà thôi.
4) Đa đảng sẽ "phụ thuộc vào nước ngoài" (?)
Đây là điều mà quan điểm chống đa đảng thường đặt ra. Họ cho rằng nếu một chính đảng mà bị chi phối bởi nước ngoài thắng cử thì khả năng VN bị lệ thuộc nước ngoài (như TQ chẳng hạn) là rất cao.
Tuy nhiên, luật pháp của nhiều nước có kinh nghiệm đa đảng lâu đời như Hàn Quốc, Nhật Bản có thể tránh được. Luật của các nước này cấm tất cả chính trị gia nhận nguồn tiền có nguồn gốc từ nước ngoài để vận động tranh cử.
Cựu Bộ trưởng ngoại giao Seiji Maehara của Nhật đã phải từ chức vì bị phát giác nhận 600 USD từ một phụ nữ Hàn Quốc cho chương trình tranh cử của ông này, điều mà luật Nhật Bản cấm các chính trị gia không được làm.
Điều này hạn chế khả nặng "phụ thuộc nước ngoài" nếu có của đa đảng.
5) Làm sao đa đảng mà vẫn yên bình (?)
Là nhờ vào luật pháp và tam-quyền-phân-lập.
Nhờ có luật pháp, một chính đảng có thể sẽ bị giải tán nếu: hạ nhục đối lập, dùng trò bẩn trong tranh cử, gian lận bầu cử,...
Và nhờ có hệ thống tòa án độc lập với hành pháp và lập pháp, quyền xét xử không bị chi phối bởi một đảng muốn dùng tòa án làm công cụ để triệt hạ đối thủ chính trị của mình.
6) Tại sao thể chế đa đảng "giải quyết tốt" các vấn đề hơn là độc đảng?
Apple có lẽ sẽ không bao giờ cho ra các sản phẩm mới, tốt, rẻ hơn nếu họ là nhà sản xuất có quyền độc quyền bán điện thoại trên thế giới mà không bị canh tranh.
Một chính đảng được mặc nhiên cầm quyền vĩnh viễn mà không phải qua tranh cử với đảng khác sẽ không (hoặc rất chậm) cải tổ nếu không có đối lập chính trị.
Một chế độ đa đảng, nơi mà đảng nào làm tốt sẽ được tiếp tục duy trì quyền lực, hoặc không sẽ bị thay thể. Đây là động lực tốt để cải tổ, chống tham nhũng, chống quan liêu, tiêu cực.
7) Độc tài vẫn có thể giàu có (?)
Điều này là có thật nhưng hiếm thấy và phải có điều kiện đi kèm.
Hàn Quốc từng là nước nghèo nhất thế giới sau chiến tranh Triều Tiên, tuy nhiên trong vòng 20 năm sau đó, Hàn Quốc trở thành cường quốc kinh tế mà thành quả được cho là "công" của Park Chung Hee - vị tổng thống khét tiếng độc tài và đàn áp đối lập lúc bấy giờ. Singapore dưới thời Lý Quang Diệu và Lý Hiển Long cũng bị chỉ trích là độc tài nhưng vẫn cho kết quả giàu có.
Tuy nhiên, không thể so bì độc tài kiểu Park Chung Hee và Lý Quang Diệu với độc tài độc đảng kiểu XHCN như Việt Nam hay Trung Quốc. Vì so sánh cho thấy độc tài là cách mà họ duy trì chính sách đúng đắn để đưa đất nước phát triển có định hướng và nhanh chóng, thời kỳ độc tại của hai tổng thống kể trên, tham nhũng bị coi là tội cực kỳ nặng nề như phản quốc.
8) Mô hình chính trị đa đảng kiểu Mỹ có phải là "dân chủ nhất" (?)
Mỹ là nước có nền dân chủ lâu đời kể từ khi lập quốc. Tư tưởng bảo vệ quyền con người, dân chủ là giá trị cốt lõi của bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ song vẫn còn nhiều đánh giá trái ngược về nền chính trị lưỡng đảng tham chính tại Mỹ có phải là "dân chủ nhất hay không".
Bảng xếp hạng về chỉ số dân chủ (Democracy index 2012) với những tiêu chí định lượng để xếp hạng các nước trên thế giới theo thang từ "dân chủ nhất" cho tới "độc tài nhất" của Tạp chí Economist theo đó xếp Mỹ 21 trên tổng 167 nước được đánh giá.
Thứ hạng của Mỹ thua Hàn Quốc (xếp thứ 20/167 nước).
Việt Nam xếp thứ 144/167 nước về mức độ dân chủ.
9) Liệu copy mô hình đa đảng nước ngoài vào VN hiện nay sẽ phù hợp (?)
Một mô hình chính trị có thể thích hợp ở quốc gia này nhưng không thành công ở quốc gia khác.
Mô hình chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô chủ trương đấu tranh giai cấp, công hữu tư liệu sản xuất, nền kinh tế tập trung bao cấp đã thất bại khi được "nhập khẩu" nguyên xi vào VN trong lần thử nghiệm từ 1976 đến 1986 tại VN. Sau đó các nhà lý luận Marx - Lenin đã buộc phải "Mở Cửa" để cứu vãn tình thế bằng cách cho phép kinh tế nhiều thành phần, mở cửa giao thương với "các nước tư bản", đảng viên được làm kinh tế tư nhân, được thuê mướn nhân công (điều mà vốn từ trước bị coi là bóc lột giá trị thặng dư)....
Việc thử nghiệm một mô hình chính trị đa đảng tại VN cần được nghiên cứu nghiêm túc bởi những người thực tâp muốn cải cách và khước từ chế độ độc đảng vốn đã bộc lộ nhiều khuyết điểm.

(WH - NKYN)
(FB Nhật Ký Yêu Nước)

Ô.Thái Văn Cầu: Đảng Cộng sản VN nên chấp nhận cạnh tranh chính trị


REUTERS/Kham

Bài viết của luật gia Lê Hiếu Đằng mang tựa đề « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh », cũng như phần trả lời phỏng vấn RFI ngày 12/08/2013 với tựa đề « Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam » đặt ra vấn đề đa đảng một cách thẳng thắn, đã được dư luận trong và ngoài nước hết sức chú ý.

Từ Hoa Kỳ, chuyên gia khoa học không gian Thái Văn Cầu đã có nhã ý góp thêm tiếng nói của trí thức Việt Nam ở nước ngoài, trên làn sóng của đài RFI.

RFI : Kính chào ông Thái Văn Cầu, chuyên gia khoa học không gian, rất cám ơn ông đã vui lòng tham gia chương trình hôm nay. Được biết ông cũng có một số suy nghĩ về ý kiến gần đây của luật gia Lê Hiếu Đằng ?

Chuyên gia Thái Văn Cầu: Xin chào chị Thụy My. Sau khi đọc bài viết và bài phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng về cuộc chiến tranh Việt Nam, về tình hình hiện nay và về con đường đi tới cho dân tộc, tôi trân trọng ý kiến ông đưa ra và xin chia sẻ vài suy nghĩ cá nhân.

Cuộc chiến tranh vừa qua là đề tài nghiên cứu thảo luận sôi nổi trong hơn ba mươi năm nay. Tìm hiểu sự thật, học hỏi lịch sử là một quá trình không ngừng nghỉ, để mỗi thế hệ tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ, không để chỉ trích lên án. Nhất là khi sự chỉ trích dẫn đến mất đoàn kết – một điều rất cần phải có để giải quyết các vấn đề cực kỳ khó khăn của đất nước.

Tôi trích dẫn một câu nói trong bài viết của luật gia Lê Hiếu Đằng từ một bí thư đảng ủy. Ông nói rằng: « Chúng ta chiến đấu, xét đến cùng là vì con người ». Câu nói này cho thấy cuộc chiến đấu của luật gia Lê Hiếu Đằng, của những người cùng lý tưởng, cùng thế hệ với ông sẽ được tiếp tục một cách kiên quyết và mãnh liệt.

RFI : Nhưng thưa ông, những nhà hoạt động dân chủ hiện nay xuất thân có khác nhau, và tuy ông Lê Hiếu Đằng kêu gọi đoàn kết, nhưng vẫn còn những ý kiến săm soi những người đến từ “bên này” hay “bên kia”...

Về vấn đề yếu tố lịch sử, thì trong bao nhiêu năm nay đã có nhiều bài viết, nhiều thảo luận về công, tội của Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Hồ Chí Minh…Khi được bạn bè hỏi ý kiến, tôi cho biết tôi tin tưởng là thế hệ 2075, tức là đúng 100 năm sau khi đất nước thống nhất, sẽ có đánh giá đúng đắn hơn về vai trò của những người lãnh đạo đất nước trong hai cuộc chiến vừa qua.

Trong giai đoạn hiện nay, vì tương lai của con cháu, chúng ta phải tập trung giải quyết các nan đề của đất nước. Bằng không, tôi nghĩ là sẽ không có một ngày 30 tháng Tư năm 2075 trên quê hương Việt Nam cho con cháu chúng ta để mà nhìn lại.

Một đề tài nữa tôi muốn nói hôm nay là về quan hệ Việt-Trung. Có ý kiến cho rằng Việt Nam là nước nhỏ, ở sát bên Trung Quốc hùng mạnh, to lớn, lại đầy tham vọng bá quyền bành trướng. Do không di chuyển đi nơi khác được, Việt Nam cần khéo léo, nhún nhường, tránh mất lòng Trung Quốc để Việt Nam có được hòa bình, thúc đẩy phát triển.

Các điểm sau đây cho thấy ý kiến trên thiếu tính khách quan hoặc không phản ánh thực tế. Trước hết, trong 14 nước láng giềng với Trung Quốc, về dân số Việt Nam đứng hàng thứ tư, và về thu nhập bình quân đầu người thì Việt Nam đứng thứ sáu, dựa vào ước tính năm 2011.

Kế đến, với bờ biển dài hơn 3.000 km, với hơn 10 triệu hecta rừng, Việt Nam có lợi thế thiên nhiên hơn nhiều nước láng giềng của Trung Quốc. Nói một cách khác, Việt Nam không là nước nhỏ!

Lấy một trường hợp điển hình thôi là nước Mông Cổ. So sánh về dân số, về tài nguyên thiên nhiên, Mông Cổ thua Việt Nam rất xa, nhưng vẫn có lối đi độc lập. Gần đây có Miến Điện, cũng phụ thuộc, cũng có mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc. Thế nhưng một khi lãnh đạo Miến Điện thấy rằng đã đến lúc cần phải đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết, thì họ vẫn sẵn sàng có những hành động độc lập với ý muốn của Trung Quốc.

Do đó lập luận trên chỉ là ngụy biện, che chở cho sự thiếu hiểu biết, hèn yếu của một số người.

RFI: Về Mông Cổ và Miến Điện thì đã rõ rồi, nhưng có lẽ còn một yếu tố nữa là chẳng may Việt Nam nằm ở vị trí chặn mất đường ra đại dương của Trung Quốc?

Việt Nam nằm ở vị thế chiến lược, Trung Quốc nhiều năm qua tìm cách khuynh đảo Việt Nam là vì vậy. Nhưng không vì thế mà chúng ta sẵn sàng chịu bó tay khi đối đầu với Trung Quốc.

Việt Nam phải ở trong tình trạng hiện nay vì lãnh đạo đa số không có tâm, không có tầm. Họ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của họ mà thôi, không đặt quyền lợi đất nước lên trên hết. Nếu họ có tài năng, có bản lĩnh thì cũng sẽ làm được như một số nước khác mà thôi.

Như luật gia Lê Hiếu Đằng nói, đã đến lúc cần đa nguyên đa đảng, cần phải có một xã hội dân sự, để đảng Cộng sản Việt Nam không còn là tổ chức duy nhất quyết định tất cả mọi điều, mà không được kiểm soát bởi các tổ chức khác.

Trong hàng ngàn năm, quá trình dựng nước và giữ nước của Việt Nam sáng ngời với tấm gương của Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…chống kẻ thù phương Bắc. Ngày nay đối chiếu với bài học Bạch Đằng Giang, ải Chi Lăng, gò Đống Đa…mà tiền nhân đã dạy cho phong kiến Trung Quốc, là câu nói quen thuộc của một blogger : « Tàu thì lạ, sự hèn hạ thì quen ».

Thật ra tranh chấp Biển Đông chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, phản ánh mối đe dọa mới của phương Bắc. Có nhiều bài viết, bài phỏng vấn phân tích mối đe dọa của Trung Quốc, mà buổi nói chuyện hôm nay không cho phép chúng ta đi vào chi tiết. Lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng cho thấy sự yếu kém của lãnh đạo và sự thoái hóa trong xã hội của một nước, là yếu tố mời gọi ngoại bang xâm phạm chủ quyền, thôn tính lãnh thổ.

Hơn bao giờ hêt, lãnh đạo Việt Nam cần thể hiện mọi quyết tâm để đối phó với hiểm họa ngoại bang. Cần đánh giá, chấn chỉnh lại toàn bộ quan hệ Việt-Trung. Quan hệ này phải được xây dựng dựa trên quyền lợi của đất nước, không trên quyền lợi của bất cứ đảng chính trị nào.

RFI : Có những lãnh tụ bản lãnh, khôn khéo thì có thể người láng giềng Trung Quốc không dễ làm mưa làm gió như hiện nay…

Tôi nghĩ rằng Việt Nam không thiếu người tài. Ngay trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam, tôi nghĩ cũng có người có tâm, có tầm trong đấy.

Trước ý kiến cho rằng các đại biểu tốt không nên ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam mà phải ở lại để làm cho đảng chuyển hóa, tôi đồng ý với luật gia Lê Hiếu Đằng là khả năng đấy không còn. Nếu còn, thì Việt Nam không rơi vào tình trạng phí phạm hay xuống cấp nghiêm trọng trong quản lý kinh tế, đạo đức xã hội, giáo dục học đường, y tế an sinh, kiến trúc xây dựng v.v… như mọi người chứng kiến.

Một đảng chính trị phải dùng trấn áp, dùng bắt bớ, giam cầm để đối phó với người khác chính kiến là một đảng chính trị không có tương lai, không dựa vào nhân dân để tồn tại.

Cạnh tranh là điều tốt, nó thúc đẩy phát triển theo chiều hướng tích cực trên mọi lãnh vực. Những người có bản lĩnh, có tài năng, biết đặt quyền lợi Tổ quốc, quyền lợi nhân dân lên trên hết trong hàng ngũ lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam không nên lo sợ cạnh tranh chính trị.

Vì vậy mà tôi ủng hộ lời kêu gọi của luật gia Lê Hiếu Đằng. Những người yêu nước trong đảng Cộng sản Việt Nam, một khi thấy đảng không còn là môi trường tốt để cho họ đóng góp, nên công khai tuyên bố rời đảng, để tham gia thành lập đảng chính trị mới – đảng Dân chủ Xã hội.

RFI : Thưa ông, cũng có ý kiến cho rằng không có cơ sở pháp lý để thành lập các đảng chính trị mới ở Việt Nam, ông nghĩ thế nào?

Dưới Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có đảng Dân chủ và đảng Xã hội hoạt động công khai bên cạnh đảng Cộng sản Việt Nam trong một thời gian dài. Hai đảng này tuyên bố tự giải tán năm 1988.

Một khi Việt Nam là Nhà nước pháp quyền thì không có một cá nhân, một phe nhóm, một đảng chính trị nào được đứng trên luật hay đứng ngoài luật. Sự hiện hữu song song của đảng Cộng sản Việt Nam, đảng Dân chủ và đảng Xã hội trong hơn 40 năm đã chứng minh được rằng Hiến pháp Việt Nam không ngăn cấm thành lập đảng chính trị.

Trong tuyên bố chung Việt-Mỹ vào tháng trước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cũng long trọng cam kết trước nhân dân hai nước và trước quốc tế, là lãnh đạo hai nước tuân thủ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, tôn trọng các quyền tự do phát biểu, tự do biểu tình, tự do thành lập hội đoàn v.v…như được quy định trong Tuyên ngôn.

RFI : Ông hình dung một đảng Dân chủ Xã hội sẽ như thế nào?

Khác với đảng Dân chủ và đảng Xã hội trước đây không dựa vào nhân dân, tôi nghĩ là đảng Dân chủ Xã hội sẽ có điểm tựa là nhân dân. Độc lập, nhưng không nhất thiết là đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam, một khi cả hai đảng cùng đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi đảng phái, quyền lợi phe nhóm.

Đảng Dân chủ Xã hội sẽ công khai cạnh tranh với đảng Cộng sản Việt Nam trong các cuộc bầu cử công bằng và tự do, hai đảng cử đại diện có tâm và có tầm ra tranh cử để được nhân dân cả nước chọn lựa vào chức vụ lãnh đạo.

Người Việt ở trong nước và ngoài nước nên chúc mừng người thắng cử, bất kể người thắng thuộc đảng phái nào. Thành phần lãnh đạo mới sẽ kết hợp tín nhiệm của nhân dân cùng với bản lĩnh và tài năng của họ để thúc đẩy sự hình thành một xã hội dân sự, một Nhà nước tam quyền phân lập, nhằm sớm đưa Việt Nam ra khỏi bế tắc hiện nay.

Tôi không thể không đề cập đến vai trò của tuổi trẻ Việt Nam, người lãnh đạo tương lai của đất nước. So với thế hệ của luật gia Lê Hiếu Đằng, tuổi trẻ ngày nay gặp không ít khó khăn, nhưng cũng có nhiều quyền lợi. Khó khăn lớn nhất của tuổi trẻ là niềm tin vào lãnh đạo đã bị đánh mất, họ không còn tin cậy những người đó. Tuổi trẻ chứng kiến sự thống trị của lừa dối trong mọi góc cạnh của xã hội, khiến họ cảm thấy lạc lõng và nghi ngờ tất cả.

Nhưng bên cạnh khó khăn là thuận lợi. Trong một nước có hơn 90 triệu người, với khoảng 60% dân số ở lứa tuổi 30 trở xuống, thì Việt Nam là một nước trẻ, có nhiều năng lực, nhiều ước mơ. Với hơn 35% dân số Việt Nam sử dụng internet, tỉ lệ này cao hơn cả Phi Luật Tân hay Thái Lan. Do đó việc tuổi trẻ tiếp cận thông tin, tìm hiểu sự thật không còn là một vấn đề như các thế hệ trước đã gặp phải.

RFI : Theo ông thì tuổi trẻ Việt Nam nên chọn con đường nào?

Có hai con đường trước mắt cho tuổi trẻ Việt Nam. Con đường thứ nhất là tiếp tục giữ thái độ tiêu cực, thụ động, theo chủ nghĩa « mặc kệ nó », không có phản ứng trước các chính sách, các quyết định sai lầm nghiêm trọng của lãnh đạo gây thiệt hại lâu dài, to lớn cho đất nước như đã xảy ra trong 30 năm qua. Con đường này dứt khoát sẽ dẫn tuổi trẻ Việt Nam đến một tương lai ảm đạm, u tối, không sánh được với tương lai của các nước láng giềng hay trên thế giới.

Con đường thứ hai là kiên quyết khẳng định vị thế của tuổi trẻ Việt Nam, tiếp nối lịch sử đấu tranh bất khuất, hào hùng của tiền nhân, vì Tổ quốc, vì dân tộc, như lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam – ông Võ Văn Kiệt tuyên bố ngày nào, tôi xin được trích dẫn ở đây : “Tổ quốc là của mình, dân tộc, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng người cộng sản, hay của bất cứ tôn giáo, phe phái nào cả”.

Việc chọn lựa con đường nào cho tuổi trẻ Việt Nam trở nên rõ ràng hơn, trở nên thôi thúc hơn qua suy nghĩ từ giường bịnh của một người yêu nước.

Một số người trong hàng ngũ lãnh đạo có thể bất tài, hèn yếu, nhưng tuổi trẻ Việt Nam không bất tài, không hèn yếu. Đã đến lúc tuổi trẻ Việt Nam kết hợp lòng can đảm, tính sáng tạo cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chứng minh điều này bằng hành động cụ thể, khi đối diện với đe dọa, đối diện với thách thức ở trong nước hay từ ngoại bang phương Bắc.

RFI : RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn chuyên gia khoa học không gian Thái Văn Cầu ở Hoa Kỳ.

Xin cám ơn Thụy My đã cho tôi có cơ hội chia sẻ.
Thụy My (RFI)

Lê Phú Khải - Suy Nghĩ của một người ngoài đảng về đa nguyên đa đảng ở Việt Nam

Tôi sinh năm Nhâm ngọ 1942, tức là,  cho đến lúc này (2013) đã hơn 70 năm sống trong chế độ toàn trị của một đảng độc quyền lãnh đạo đất nước. Ông nội tôi là thư ký (bưu chính) riêng cho Toàn quyền Đông Dương. Vậy mà năm 1946, nội tôi đã đem cả đại gia đình theo cụ Hồ, đi tản cư lên Phú Thọ kháng chiến chống Pháp. Sau hòa bình 1954, Pháp tuyên bố, ai xuống Hải Phòng, dù là đi kháng chiến, chính phủ Pháp vẫn trả đủ lương hưu 8 năm  gián đoạn. Nhiều người khuyên ông nội tôi nên đi, vì đó là tiền nợ của Pháp đối với công chức đã phục vụ chính quyền Pháp…Nhưng ông nội tôi nói: nước nhà độc lập rồi, dù ăn cháo cũng sướng, không cần đi!
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lúc đó, rõ ràng đồng nghĩa với dân tộc độc lập. Rõ ràng, Đảng Cộng sản (lúc đó mang tên Đảng Lao động) đồng nghĩa với chính nghĩa: Đảng có chính danh để cai trị đất nước. Sẽ có người đặt câu hỏi, có lẽ trường hợp của ông nội tôi là cá biệt? Xin hỏi lại: vậy những nhà trí thức lỗi lạc Việt Nam lúc đó như Nguyễn Hữu Thọ, Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Khắc Viện…và hàng triệu nông dân, công nhân, nhà buôn khác đã theo tiếng gọi của cụ Hồ đi kháng chiến thì có là cá biệt không?
 Sau hòa bình 1954, mỗi khi lễ, tết, gia đình họ Lê Phú nhà tôi đoàn tụ thì nhìn trước nhìn sau đâu cũng thấy đảng viên. Có lẽ, chỉ có mấy cái cột nhà và tôi là ngoài đảng! Tôi thừa biết, sống trong một xã hội đảng trị, đảng cầm quyền tuyệt đối, ai đứng ngoài đảng thì không có quyền gì cả. Và đương nhiên đã không có quyền thì không có gì cả!
 Khi Liên Xô tiến hành cải tổ, có một nhà tư bản Mỹ sang nghiên cứu đất nước của Cách mạng tháng 10, ông ta nói: ở nước Mỹ, có tiền là có tất cả còn ở Liên Xô thì có quyền là có tất cả!
Vì thế, ở xã hội miền Bắc Việt Nam trước năm 1975 và sau này cũng thế, hầu như ai cũng muốn vào đảng để “có tất cả!” Ở cơ quan tôi làm việc, có vị lãnh đạo khuyên tôi nên tham gia sinh hoạt cảm tình đảng để rồi vào đảng. Tôi thành thật nói với vị lãnh đạo đáng kính đó thế này: anh thấy đấy, đến cậu lái xe ở cơ quan cũng phấn đấu vào đảng để được làm tổ trưởng tổ lái xe. Vậy không lẽ tôi không muốn làm trưởng phòng, trưởng ban biên tập, làm giám đốc…để tết đến cả phòng, cả ban, cả cơ quan ai ai cũng có quà tết cho lãnh đạo…mà vợ con tôi cũng giống như vợ con người khác. Tết đều muốn có quà, muốn chồng có lương cao, đi làm có xe đưa, xe đón!!! Nghe xong vị lãnh đạo đó …yên lặng không nói gì nữa!
Đấy là tôi trả lời cho qua chuyện. Mà nguyên nhân sâu xa khiến tôi không vào đảng vì tôi đã sớm nhận ra, xã hội đảng trị là một xã hội độc thoại, không có chân lý. Nhìn lại lịch sử, xã hội phong kiến Trung Quốc và Việt Nam trong mấy nghìn năm bị cái vòng kim cô của Khổng Giáo nhốt chặt vào tư tưởng “phò chính thống” (Nguyễn Kiến Giang). Bàn dân thiên hạ cũng như tầng lớp nho sỹ trí thức chỉ biết vâng lời người trên. Người ta đi học là để làm quan, để được quỳ lậy trước ngai vàng. Chỉ có bề trên đúng. Không được cãi lại bề trên. Xã hội phong kiến đó lại được tiếp nối bằng chế độ đảng trị với khẩu hiệu “tập trung dân chủ”, thì cái vòng kim cô độc thoại ấy càng siết chặt hơn bao giờ hết. Tập trung dân chủ là một trò bịp, là dân chủ với một số người lãnh đạo chóp bu, áp đặt cho kẻ dưới. Đại hội đảng nhiệm kỳ nào cũng nêu khẩu hiệu “dân chủ”. Nhưng nhân sự của ban chấp hành mới lại do một nhóm người ở ban chấp hành cũ “giới thiệu”. Mà đã được “giới thiệu” thì coi như  đã trúng cử. Vì thế đến đại hội 10, ông Võ Văn Kiệt đã nêu ý kiến: đại hội quyết định số phận của đảng, chứ không phải ban chấp hành cũ quyết định số phận của đại hội.
Ý kiến của ông Kiệt như “nước đổ lá khoai”. Ở Trung Quốc, tướng Lưu Á Châu nổi tiếng, có kể câu chuyện đại ý như sau: khi ông ta theo học một lớp chính trị, thấy thầy nói không đúng. Trò Lưu Á Châu phát biểu phản bác lại ý của thầy. Nghe xong ông thầy nói lớn: ai cho phép anh cãi lại tôi? Thế là đã rõ. Ông tướng họ Lưu chỉ muốn nêu lên cái câu nói của ông thầy là “tại sao anh dám cãi lại tôi?” chứ ông thầy không hỏi “vì sao anh lại nói như thế?” Trong tư duy cố hữu của ông thầy, bất cứ anh nói gì (không kể đúng , sai) tôi không cần biết. Chỉ có một nguyên tắc là không được “cãi lại tôi”. Thế thôi. Không được cãi lại thầy, cãi lại bề trên, đó là cái lô-gích từ nghìn xưa của tư duy phong kiến Khổng-Mạnh được nhân lên gấp ngàn lần trong xã hội đảng trị. Trong khi đó, ở phương Tây, hàng trăm năm trước Công nguyên nhà triết học lừng danh Aristote đã tuyên bố: Platon là thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn thầy!
Tư duy “chân lý quý hơn thầy” đã đưa xã hội phương Tây đến văn minh. Còn tư duy “không được cãi lại tôi” đã dìm xã hội phương Đông trong mê muội mấy nghìn năm. Từ lúc còn mài đũng quần trên ghế nhà trường phổ thông, nhờ đọc sách triết học, tôi đã ngưỡng mộ Aristote nên đi theo con đường đối thoại, xa lánh những người độc thoại. Vì thế, tôi đã nhiều lần từ chối vào đảng độc thoại này.
Tôi nhớ vào cuối năm 1978, tại nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra hội nghị khoa học kỹ thuật toàn quốc. Với nhiệm vụ là phóng viên Đài Truyền hình trung ương ( nay là Đài THVN), tôi đến dự để đưa tin. Khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến, cả đại hội đã đứng dậy vỗ tay theo kiểu đại hội (tức là vỗ tay vang dậy, theo nhịp). Ông Thủ tướng đã chỉ đạo, Việt Nam làm khoa học theo cách của Việt Nam, là đi tắt đón đầu như Cù Chính Lan (cắt rừng mà đón đầu xe tăng để đánh)…Ông tuyên bố thật hùng hồn: Việt Nam sẽ đi tắt, đón đầu, đuổi kịp và vượt phương Tây trong vòng mươi, mười lăm, hai mươi năm…
Cả hội trường lại vỗ tay rào rào….duy chỉ có một đại biểu nữ lên diễn đàn nói trái ý Thủ tướng. Chị ở Tổng cục khai hoang. Khi thấy trái ý mình, là người ngồi chủ trì hội nghị, Thủ tướng liền rung chuông …chị vẫn nói…lại rung chuông, chị quay hẳn về phía chủ tịch đoàn dõng dạc: chính phủ giao kế hoạch khai hoang rộng đến 50 vạn ha thì phải nói dài….lại rung chuông…Nhưng chị vẫn nói cho hết ý của mình mới chịu xuống.
Đến giờ giải lao, mọi người vây quanh chị. Có người nói: chị gan quá, Thủ tướng rung chuông nhiều lần mà không chịu xuống. Chị nói: các anh là đàn ông nên nhiều tham vọng. Tôi là phụ nữ không có tham vọng gì nên tôi phải nói thẳng nói thật! Chị đã chửi thẳng vào mặt đám trí thức “phò chính thống” để kiếm danh vị, kiếm cái ghế, kiếm miếng ăn.
Năm 1996, tôi lại gặp ông Phạm Văn Đồng ở tỉnh ủy Hậu Giang , tức là 18 năm sau ngày ông phát biểu chỉ đạo Hội nghị khoa học toàn quốc ở Hà Nội ( chỉ còn 2 năm nữa là hết hạn Việt Nam đi tắt đón đầu, đuổi kịp và vượt phương Tây). Lúc ấy ông đang ngồi cạnh ông Nguyễn Hà Phan, trên mặt là chiếc kính đen khá to, tôi định vào gặp và nhắc ông câu chuyện “ đuổi kịp và vượt phương Tây” năm nào, xem ông trả lời ra sao? Nhưng thấy ông ngồi bất động như một pho tượng…nên tôi lặng lẽ đi giật lùi.
Đất nước được lãnh đạo bởi những con người mắc bệnh kiêu ngạo cộng sản, chủ quan hết sức vô lối và hoang đường như thế…nhưng không hề có đối thoại, đối lập trong tranh biện để tìm ra chân lý, tìm ra hướng đi nên ngày càng lạc lõng, càng lụi bại. Lạc hậu còn mong có ngày tiến bộ chứ lạc lõng thì vô phương!
Đến bây giờ thì nền độc lập dân tộc mà chúng ta có ngày hôm nay, nhân dân ta đã phải giành lấy bằng núi sông xương máu, cũng đang bị anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt đe dọa hàng ngày hàng giờ. Nanh vuốt của anh bạn 4 tốt đang ngày càng cắm sâu vào cơ thể Việt Nam. Nọc độc của nó đang phân hủy từng tế bào Việt Nam bằng hàng giả, hàng độc. Nguy cơ Bắc thuộc đã rõ như ban ngày.
Bây giờ thì đất nước của chúng ta rừng đã phá hết. Rừng đầu nguồn thì cho Trung Quốc thuê dài hạn 50 năm. Tài nguyên dưới lòng đất đã khai thác cạn kiệt. Biển thì thỏa thuận để Trung Quốc cùng khai thác và đánh cá chung. Mái nhà của đất nước là Tây Nguyên thì Trung Quốc đã ngồi chễm trệ trên đó. Kinh tế quốc doanh là chủ đạo thì đã sụp đổ tan tành với các tập đoàn Vinashine, Vinalines, Than và Khoáng sản…Kinh tế tư nhân cũng đang phá sản. Sự suy thoái đạo đức, tham nhũng, hối lộ “sờ đâu cũng thấy, nhìn đâu cũng có” như ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận. Cả xã hội lấy dối trá làm lẽ sống. Lãnh đạo thì “nói dối lem lẻm, nói dối lỳ lợm, nói dối không biết xấu hổ, nói dối không biết khiếp sợ” (Nguyễn Khải- Đi tìm cái tôi đã mất).
Bây giờ đã là 35 năm so với cái hạn định 20 năm của người đứng đầu chính phủ “đuổi kịp và vượt phương Tây” chẳng thấy đâu mà thực tế thì còn tụt hậu xa so với các nước trong khu vực. Chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước đứng bên bờ vực thẳm. Vụ nhân bản xét nghiệm ở bệnh viện Hoài Đức Hà Nội vừa qua là một báo hiệu sự suy thoái đạo đức, lương tâm của con người trong chế độ XHCN đã đến điểm đỉnh, vượt ra ngoài sức tưởng tượng của nhân loại lương thiện. Nguyên nhân của tất cả nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên của đất nước hôm nay là chế độ độc thoại, là sự cai trị độc tài của một đảng, một mình một chợ, vừa đá banh vừa thổi còi. Những thiết chế dân chủ mà loài người đã đi hàng ngàn năm để tìm thấy và có được như quốc hội dân bầu, pháp luật  độc lập, báo chí tự do…thì ở xã hội toàn trị như Trung Quốc và Việt Nam chỉ là những trò hề, là sự lừa gạt trắng trợn.
Từ chỗ đang là chính danh, nay đảng cầm quyền đã mất hết tính chính danh, chỉ còn có thể cai trị bằng dùi cui, roi điện, nhà tù để “đá câu giờ” và tồn tại. Chính quyền của đảng đã phải dùng đến lũ côn đồ đội lốt “thương binh”, “quần chúng tự phát” để hỗ trợ công an đàn áp dân chủ, khủng bố quần chúng đòi dân sinh….
Trong bối cảnh ấy, sự ra đời của một đảng đối lập, lại do chính những người đảng viên trung kiên tách ra thành lập, chủ trương đối thoại ôn hòa là một phúc lớn cho đảng đương cầm quyền. Từ nay, đảng độc thoại có một lực lượng kiềm chế, uốn nắn những sai lầm. Từ nay trong ngôi nhà độc thoại, xưa nay không ai rửa mặt, thì nay có một cái gương to để người ta nhìn thấy vết nhọ trên mặt mình mà lau rửa. Cuộc tập dượt dân chủ này không dễ dàng nhưng hòa bình để cạnh tranh. Nếu thắng, đảng cầm quyền có chính danh để tiếp tục cầm quyền sau một cuộc bầu bán dân chủ trong cả nước. Nếu không thắng thì chí ít cũng là rút lui trong danh dự đẻ tiếp tục thi đua hòa bình trong một nhiệm kỳ khác.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Tụ ( Hà Sỹ Phu) có nói một câu đầy ấn tượng: con đỉa là một con vật đơn bào. Nó tồn tại từ thời hồng hoang của lịch sử đến nay. Nhưng chỉ tồn tại trong cống rãnh. Muốn nên người, nó phải là một con vật đa bào.
Là một người ngoài đảng, một công dân, tôi mừng cho đất nước, mừng cho đảng cầm quyền có lối ra khỏi cảnh lạc lõng mà lối ra ấy chính là sự ra đời của một tổ chức ôn hòa, một đảng có cùng “lý lịch” với đảng cầm quyền…Cầu mong cho tương lai tươi sáng của đất nước !
 Sài Gòn 8/2013
Lê Phú Khải
(ABS)

Đỗ Thúy Hường - Đảng mới phải xuất hiện cái đã. Nhưng thời cơ đến chưa?

Một đảng mới nếu xuất hiện công khai sẽ bị đảng Cộng sản dìm chết sớm nhất.
Đảng CS còn muốn dìm chết cả ý đồ lập đảng mới.
Không thể mơ hồ, ngây thơ chuyện này.
Từ xưa tới nay là thế.
Đảng của cụ Hoàng Minh Chính là như vậy. Một nguyên nhân là ra đời quá sớm, tình thế chưa cho phép. Thời cơ chưa chín.
Nhưng từ nay về sau lại chưa hẳn thế.
Vâng, NẾU (phải có “nếu”).
Nếu khủng hoảng phát triển ngày càng toàn diện (như hiện nay)… Nếu nông dân, công nhân ngày càng bất mãn (như hiện nay)… Nếu vụ tham nhũng nào cũng lòi mặt những đảng viên CS… Nếu một số đảng viên CS già, có quá trình sinh hoạt lâu năm, có công trạng với đảng, với số lượng vài trăm, cùng lúc ra Tuyên bố lập đảng mới… thì câu chuyện có thể rất khác.
Đây chính là thời cơ.
Sau đó ít tháng, nếu số lượng lên 500 hoặc 1000, đảng mới sẽ không thể chết nữa.
Do vậy, chúng ta đã có trong tay con số trên chưa? Phải là con số thật, chớ tính trên giấy. Cũng chớ tung toàn lực lượng ra quá sớm trong bước khởi đầu.
Người khởi xướng thích hợp nhất?
Hẳn đó là những người đã từng sống với Việt Nam Cộng hòa và thấy chế độ đó chưa đủ dân chủ (đúng vậy đấy), hy vọng chế độ miền Bắc sẽ khá hơn (theo sự tuyên truyền chính thức trước 1975), nhưng nay - sau 40 năm trải nghiệm - đã hoàn toàn thất vọng. Mọi góp ý với thái độ xây dựng, lễ phép, tôn trọng… đều bị vứt bỏ. Đơn giản như khái niệm nhân quyền mà Đảng Đỉnh Cao vẫn cố tình bóp méo. Thử hỏi, con trông mong gì sự phục thiện?
Nếu lợi dụng được Hiến pháp để lập đảng, tính chính danh sẽ càng cao. Đồng thời vạch rõ: Đảng CS cũng chưa thật chính danh. Nếu nó muốn được ghi vào Hiến pháp (như điều 4) trước hết dân ý phải cho kết quả “tán thành” nó lãnh đạo.
Kèm với “tuyên bố lập đảng” phải là một bản Cương lĩnh dễ hiểu, có những mục tiêu thiết thực, khả thi, đúng tâm nguyện nhiều người. Chớ quên nông dân, công nhân, tiểu thương, dân nghèo. Quả là cuộc sống dưới đáy, dân trí thấp, đồng bào chưa quan tâm những quyền lợi tinh thần (như trí thức quan tâm). Trí thức dễ xa dân là do vậy.
Hướng đồng bào vào mục tiêu xây dựng (tạo diễn biến hòa bình) hơn là hướng cái khối đồ sộ này vào mục tiêu căm thù bọn phản bội lời hứa thời xưa.
Được vậy, sẽ đỡ lo hỗn loạn xã hội.
Nội dung Cương lĩnh phải có một ý: Không chống đảng CS, mà thi đua lành mạnh với đảng CS trong thực hiện các mục tiêu mà “chính đảng CS - trên lời nói - cũng đang phấn đấu cho dân”.
Phải xuất hiện đảng mới, mới có thể ra báo và đưa người ứng cử Quốc hội. Đây mới thật là môi trường thi đua và cạnh tranh giữa các đảng chính trị. Một tờ báo, một đại biểu trong QH đủ làm cán cân nghiêng ngả. Tương lai, dân càng tín nhiệm, cán cân còn thay đổi lớn.
Vẫn hoan nghênh các đảng viên CS tiếp tục bỏ đảng, nhưng sinh lực của đảng mới phải trông vào lớp trẻ… Chỉ có đông đảo lớp trẻ mới hoàn thành mục tiêu khai dân trí, chấn dân khí… đặng thực hiện Cương lĩnh, xây dựng xã hội mới.
Mười năm nữa sẽ có lớp lãnh tụ trẻ.
Đây là chuyện dài, điều cần là phải có đột phá.
Nhưng vấn đề là cần có sự xuất hiện một đảng mới trong hệ thống toàn trị độc đảng. Đó là đột phá khẩu. Cửa đột phá chỉ cần duy trì một năm, đủ để nó tự mở toang, không thể ai bịt lại nữa.
Phải nhắc lại: Hãy thực tâm không chống lại đảng CS.
Chỉ cần đảng CS thay đổi căn bản. Nếu nó không thay đổi, đó là nó muốn tự sát. Thế thì, mặc… mẹ nó chết đi. Ai mà cứu nổi nó, một khi tự nó muốn chết?
Nó chết không vì ai giết, mà vì sẽ tới lúc không đảng viên CS nào muốn cùng chìm theo con thuyền chuyên chở Giáo, Mác, Lê.
Đỗ Thúy Hường
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Quyền lực và chuyển đổi kinh tế


Việt Nam đối diện thách thức trong lúc cải tổ kinh tế dường như chậm lại

Các công ty quốc doanh chiếm tới 60% các khoản vay ngân hàng và giữ hơn một nửa các khoản nợ xấu của cả nước.

Sau chừng ba thập niên, nước này vẫn đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", với quyền lực vẫn nằm trong tay Đảng Cộng sản.

Không phải là Trung Quốc, mà là Việt Nam.

Đất nước từng được coi như "Trung Quốc tiếp theo" do sự chuyển tiếp ổn định, nay bắt đầu tạo ra những quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ đang dần hiện ra.

Với Việt Nam, sự thống trị của các doanh nghiệp quốc doanh vẫn là vấn đề, tuy đã gần ba thập niên kể từ sau công cuộc "đổi mới" theo định hướng thị trường.

Việt Nam có cùng vấn đề như Trung Quốc, đó là các doanh nghiệp quốc doanh lại chính là nguồn cơn của các khoản nợ xấu có thể nhấn chìm hệ thống ngân hàng.

Việt Nam đã thành lập các công ty quản lý tài sản nhằm nhận các khoản nợ xấu từ các ngân hàng quốc doanh chuyển sang hồi đầu năm nay.

Mô hình Trung Quốc

Đây là điều tương tự như những gì Trung Quốc làm hồi 1999, khi nước này thành lập bốn công ty như vậy nhằm dọn dẹp sổ sách của bốn ngân hàng quốc doanh lớn trước khi mở cửa ngành ngân hàng nhằm tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001.

Thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ nợ xấu không chỉ là khoản ghi sổ, mà là dòng lưu thông.

Nói cách khác thì các khoản nợ lũy kế cứ kéo dài trong các doanh nghiệp quốc doanh chính là vấn đề.
"Trung Quốc hồi giữa thập niên 1990 đã có bước đi lớn nhắm cắt bỏ nhiều công ty nhà nước. Một lượng lớn các công ty nhà nước đã bị dẹp, đưa con số từ khoảng 10 triệu xuống còn chưa tới 300.000 công ty vào cuối thập niên này."
Trung Quốc hồi giữa thập niên 1990 đã có bước đi lớn nhắm cắt bỏ nhiều công ty nhà nước. Một lượng lớn các công ty nhà nước đã bị dẹp, đưa con số từ khoảng 10 triệu xuống còn chưa tới 300.000 công ty vào cuối thập niên này.

Trung Quốc vẫn có mảng quốc doanh lớn, nhưng đã có nỗ lực đáng kể nhằm cắt giảm các khoản nợ xấu bằng cách tăng tính hiệu quả của các công ty được nhà nước hỗ trợ còn lại.

Điều này được thực hiện bằng cách tư hữu hóa từng phần hoặc cổ phần hóa các hãng quốc doanh lớn, kể cả ngân hàng.

Tất nhiên, Trung Quốc đã tạo ra những vấn đề khác cho chính mình khi dùng hệ thống ngân hàng để tài trợ phần lớn cho chính sách thúc đẩy tài chính lớn, qua đó thúc đẩy kinh tế trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi 2008.

Việt Nam đã cam kết cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh, nhưng tiến độ nhanh tới mức nào thì lại là chuyện khác. Chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới nói rằng bất chấp mục tiêu bán cổ phần của 93 công ty nhà nước hồi năm ngoái, việc bán thực sự chỉ được thực hiện tại 12 công ty.

Tiến trình chậm trễ

Câu hỏi đặt ra tại sao việc cải tổ lại diễn ra chậm đến vậy.

Như tôi đã đề cập ở trên, Việt Nam được coi là một Trung Quốc tiếp theo, do sự chậm chạp tương tự trong việc xử lý nền kinh tế.

Đây cũng là một quốc gia tương đối lớn, không đông như Trung Quốc 1,3 tỷ người, nhưng cũng có gần 90 triệu dân, đứng thứ 13 trên toàn thế giới.

Và cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam đã quyết định không đi theo hướng "liệu pháp sốc". Đó là điều mà Liên bang Xô viết trước đây làm khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung hồi giữa thập niên 1990.

Thay vào đó, các quốc gia ở Á châu đã từ từ giới thiệu sức mạnh thị trường, như cho phép các công ty không thuộc sở hữu nhà nước hoạt động, để các chính phủ cộng sản có thể từ từ cải tổ mảng quốc doanh.

Nhìn vào thời gian suy thoái kéo dài cả thập niên mà Nga và các nước Đông Âu phải trải qua sau thời kỳ chuyển đối gấp gáp, có lẽ người ta không mấy ngạc nhiên khi Trung Quốc và Việt Nam có vẻ như đang áp dụng những điều khôn khéo.

Tuy nhiên, có một trở ngại quan trọng cho công cuộc cải tổ ở cả hai nước này.
Người ta có thể lập luận rằng để tiến hành quá trình chuyển đổi gấp gáp sang nền kinh tế thị trường thì một quốc gia cần phải loại bỏ bàn tay kém hiệu quả của nhà nước.


Hệ thống ngân hàng VN đang phải gánh nhiều nợ xấu của các công ty quốc doanh

Quyền lợi được đảm bảo

Nó cũng bao gồm việc ngăn chặn các nhóm lợi ích và các căn cứ quyền lực của những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ việc cải tổ. Họ có thể đón trước được những cải tổ tiếp theo.

Tất nhiên, có những vấn đề trong quá trình chuyển đổi ở Nga và các nước khác, trong đó có cả sự trông chờ không thực tế rằng một nền kinh tế tư nhân sẽ nắm thế chủ đạo một khi nền kinh tế quốc doanh bị gỡ bỏ.

Trung Quốc đã thực hiện điều được gọi là cải tổ "từ dễ đến khó". Tức là thực hiện các bước cải tổ đơn giản về mặt chính trị trước, chẳng hạn như ưu đãi cho các mặt hàng nông sản trước, và để các vấn đề khó hơn lại, làm sau.

Và những quyền lực mới đã bắt đầu khiến cho các bước cải tổ tiếp theo càng thêm khó khăn.

Với Việt Nam thì việc cải tổ có vẻ như sa lầy do sự bất tài của những người điều hành các công ty nhà nước trong việc tư hữu hóa công ty ít nhất là từng phần, nếu không phải là toàn phần.

Nói cách khác, những người vốn được hưởng lợi từ việc thị trường hóa nền kinh tế nay đang kẹt trong các công ty làm ăn kém hiệu quả của mình, tạo gánh nặng cho hệ thống ngân hàng.

Nợ chính phủ của Việt Nam hiện chiếm khoảng 50% GDP, và đáng nói là có khoảng 37% là nợ nước ngoài.

Rồi khi các khoản nợ của các công ty nhà nước được cộng vào thì tổng nợ tăng gấp đôi, lên mức 100%. Đó là những con số thống kê làm gióng lên những hồi chuông báo động về nguy cơ khủng hoảng.

Để tránh khủng hoảng, Việt Nam cần phải cắt bỏ gánh nặng từ các công ty nhà nước, đồng thời cần đẩy nhanh việc tư hữu hóa.

Mà để làm được những điều đó, người ta cần đối phó với những nhóm lợi ích thủ cựu.

Với những nước áp dụng cải tổ, bài học là cải tổ chỉ thành công khi người ta đụng đến không chỉ vấn đề năng suất mà cả quyền lực. Với Việt Nam, đó có lẽ là một bài học khó nhằn.

Phóng viên Linda Yueh vừa thăm Việt Nam và thực hiện Bấm loạt phóng sự về kinh tế Việt Nam trong tháng Tám.


Linda Yueh
Phóng viên Kinh doanh của BBC

Hội nhập và rào cản thương mại

Qua hội nhập thị trường thế giới, thủy sản của Việt Nam là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trị giá hơn 6 tỷ USD năm 2012 và trải nghiệm nhiều kiện tụng nhất về chống bán phá giá, chống trợ giá và nhiều rào cản kỹ thuật khác.
Nam Nguyên nêu vấn đề này với ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) trụ sở ở Hà Nội và được ông trả lời:
Tôi nghĩ rằng khi đã hội nhập với thế giới thì chúng tôi phải sẵn sàng đối với những rào cản lập ra của thị trường nhập khẩu. Bởi vì những vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp thực chất là những rào cản, thứ nhất từ những ngành công nghiệp nội địa họ muốn bảo trợ cho những hoạt động của họ. Thứ hai nữa có thể là một quá trình cạnh tranh không lành mạnh đối với ngành công nghiệp của mình.
Tàu hàng lớn chuyển chở đường dài cặp cảng Hải Phòng tháng 5, 2013
Tàu hàng lớn chuyển chở đường dài cặp cảng Hải Phòng tháng 5, 2013
AFP
Các doanh nghiệp thủy sản chúng tôi nghĩ là khi vào với sân chơi lớn của thị trường thế giới thì phải sẵn sàng chuẩn bị để vượt qua những rào cản đó. Cho nên chúng tôi đánh giá việc theo đuổi những vụ kiện chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp gần đây nhất, mình cũng đã sẵn sàng trên cơ sở có chủ động trên quá trình theo đuổi, có thể nói kết quả trong nhiều đợt xem xét hành chính gần đây thì thấy được những nỗ lực ấy.
Nam Nguyên: Thưa ông, các chuyên gia trong ngoài nước nói rằng, VN chưa được công nhận nền kinh tế thị trường đầy đủ nên bị thua thiệt? Đây có phải là nguyên nhân chủ yếu ?
Ông Trương Đình Hòe: Tôi nghĩ cái đó là một phần, trong luật pháp về các vụ kiện chống bán phá giá thì họ đều có qui tắc riêng cho từng loại hình của nền kinh tế. Thí dụ đối với kinh tế thị trường thì có một qui trình xem xét nó khác với các nước có nền kinh tế phi thị trường.
Việt Nam hiện nay đã vận hành một nền kinh tế có nhiều yếu tố về kinh tế thị trường, hầu như mang tính thị trường nhưng vẫn chưa được công nhận vì đôi lúc có những cái bất cập. Khi mà xem xét các vấn đề thì đôi lúc nó cũng có những điểm phiến diện.
Tuy nhiên chúng tôi nghĩ đây cũng không phải là nguyên nhân chính, khiến cho chúng tôi phải đối diện với nhiều vụ kiện như vậy. Bởi vì các nước khác họ cũng bị kiện, ví dụ như trong vụ kiện chống trợ cấp (mặt hàng tôm), có 7 quốc gia thì 5 nước có nền kinh tế thị trường, 2 nước có nền kinh tế phi thị trường. Khi xem xét mức thuế chống trợ cấp thì cuối cùng Việt Nam tuy nền kinh tế phi thị trường, nhưng kết quả lại thấp hơn so với các nước có nền kinh tế thị trường.
Chúng tôi nghĩ rằng, vấn đề này có lúc mang tính cách bất lợi cho hoạt động của mình. Việt Nam đang nỗ lực để chứng minh và để được các nước công nhận là nền kinh tế thị trường. Rõ ràng như vậy nó sẽ có những điều kiện tốt hơn trong quá trình tham gia những vụ kiện tương tự như thế.
Rào cản về kỹ thuật
Nam Nguyên: Doanh nghiệp ngoài chuyện chống bán phá giá hay chống trợ giá thì còn chịu những rào cản kỹ thuật gây thiệt hại cũng không kém. VASEP chủ động tái cơ cấu nuôi trồng, sản xuất tiêu thụ thủy sản nói chung như thế nào trong tình hình hiện nay và nhất là trong tương lai có thể tham gia TPP nữa.
Ông Trương Đình Hòe: Ngành thủy sản của Việt Nam có cơ hội hội nhập với thế giới rất sớm, ngay từ những năm sau khi dỡ bỏ cấm vận thì lập tức thủy sản Việt nam đã xuất khẩu sang Mỹ.
Trong tình hình hiện nay thì với sự gia tăng của thị trường thế giới với các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu chúng tôi muốn đi sâu hơn nữa thì rõ ràng là việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phải được gắn lên hàng đầu. Tôi nghĩ việc này phải được làm thường xuyên và mang tính chất chiến lược và trên cơ sở đó mới phát triển hoạt động xuất khẩu của mình.
Hay nói cách khác là sự gắn kết từ khâu nuôi cho đến khâu chế biến, khâu xuất khẩu và khâu phân phối thì đều hết sức cần thiết. Việt Nam cũng đang tiếp cận theo hướng như vậy thông qua việc tham gia các chứng nhận quốc tế, cũng như các liên kết chặt chẽ, trong hoạt động sản xuất chuỗi để đảm bảo được vấn đề truy xuất nguồn gốc cũng như có được sản phẩm phù hợp vệ sinh an toàn thực phẩm của thế giới, đáp ứng yêu cầu của các cơ quan kiểm tra chất lượng ở các thị trường nhập khẩu. Đó là yếu tố để giúp cho thủy sản Việt Nam tăng trưởng tốt hơn, ổn định hơn đáp ứng về mặt bền vững trong tương lai lâu dài.
Nam Nguyên: Thưa ông có nghĩ là bây giờ chính những hộ nuôi nhỏ lẻ phải tự thay đổi, phải hợp tác với doanh nghiệp, nuôi gia công hay hình thức nào đó. Nhưng người nông dân không thể tự làm việc này mà cần VASEP rồi Hiệp hội cá tra, cả chính phủ và địa phương nữa phải giúp họ?
Ông Trương Đình Hòe: Khi đã tham gia vào hoạt động thương mại thì rõ rang mỗi chủ thể đều có một trách nhiệm nhất định trong hoạt động của mình. Với xu thế phát triển cạnh tranh trên thị trường thế giới thì với vấn đề giá thành, có thể có những qui mô sản xuất nhỏ không còn phù hợp nữa thì buộc lòng phải thay thế. Không có cách nào khác, doanh nghiệp, chính phủ và các cơ quan phải tìm cách hỗ trợ cho người nuôi bằng cách liên kết họ lại với nhau để có sản lượng hàng hóa đủ sức cạnh tranh.
Đồng thời liên kết họ với doanh nghiệp chế biến để đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình tiêu thụ nông sản. Tôi nghĩ những hoạt động đó được sự ủng hộ của Nhà nước về mặt chính sách cũng như chủ trương, cũng như tăng cường khả năng các cơ quan quản lý ở địa phương, để có thể giúp người nuôi có hướng hợp tác tốt hơn và cân bằng hơn giữa các bên trên cơ sở đảm bảo lợi ích lâu dài cho họ.
Nam Nguyên: Cảm ơn ông Trương Đình Hòe đã trả lời đài RFA.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-08-20

Mạng chính phủ ở VN 'bảo mật tốt'

Người dùng Internet ở Việt Nam
Nhiều trang web ở Việt Nam đã bị các hacker thâm nhập

Một chuyên gia về an ninh mạng ở Việt Nam nhận xét rằng trang web của các tổ chức nhà nước và các cơ quan chính phủ của nước này hiện nay đã ‘an toàn hơn rất nhiều’ trước các vụ tấn công mạng.

Trong khi đó thì các doanh nghiệp nhỏ lại là đối tượng dễ bị các hacker cả trong nước và quốc tế gây tổn thương nhất.

Theo thống kê mới nhất của Bkav, công ty chuyên về an ninh mạng của Việt Nam, thì số lượng các trang mạng bị xâm nhập ở Việt Nam trong vòng một tháng qua là 437.

Trong đó, đại đa số các vụ tấn công này là có nguồn gốc từ nước ngoài với tỷ lệ gần 97%.

Điều đáng lưu ý là cũng trong vòng tháng qua, trang chủ của nhiều tờ báo lớn ở Việt Nam như Tuổi Trẻ, Dân Trí, VietnamNet đều xảy ra tình trạng không truy cập được trong thời gian khá lâu.

‘Chuyện bình thường’

Tuy nhiên, trao đổi với BBC, ông Nguyễn Tử Quảng, giám đốc của Bkav, cho biết con số thống kê trên là ‘bình thường’ như vẫn xảy ra lâu nay chứ không có gì đột biến.

“Đáng mừng là website của các cơ quan chính phủ và cơ quan nhà nước có tỷ lệ lỗ hổng có thể thâm nhập đối với hacker giảm xuống rất nhiều,” ông nói.

“Còn lại là các doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ đôi khi nguồn lực không có nên chưa quan tâm nhiều,” ông nói thêm, “Đây là miếng mồi ngon của các hacker.”

Về nguồn gốc của các vụ xâm nhập này, ông Quảng cho biết là ‘từ khắp nơi trên thế giới’ vì các cuộc tấn công này đa phần là ‘không có chủ đích’ mà ‘chỉ nhằm ghi điểm’.
"Ở Việt Nam vấn đề an ninh mạng đã được cảnh báo rất rộng rãi nên nhận thức của cơ quan và doanh nghiệp đã được nâng cao."
Nguyễn Tử Quảng, giám đốc Bkav
“Đôi khi các nhóm hacker không cần biết đích nhắm như thế nào mà chỉ rà soát các website trên thế giới thấy lỗ hổng ở đâu thì xâm nhập chỉ để ghi điểm thôi,” ông giải thích.

Các cuộc tấn công chủ đích, theo quan sát của Bkav, ‘chỉ trên dưới 10%’, ông cho biết và nói thêm rằng trong tháng vừa qua không có cuộc tấn công lớn nào có chủ đích.

“Do xích mích giữa các doanh nghiệp, do cạnh tranh làm ăn hay có người được nhờ tấn công website của người khác.”

Ông Quảng cũng cho biết rằng trên thực tế các nước khác trên thế giới, ngay cả các nước phát triển, cũng không an toàn hơn Việt Nam trước các cuộc tấn công mạng.

“Khi khảo sát ở các nước phát triển thì chúng tôi nhận thấy tỷ lệ website mà các hacker có thể thâm nhập vào khoảng 20%,” ông cho biết, “Tỷ lệ ở Việt Nam cũng trên dưới 20%”.

“Lúc đầu chúng tôi cũng thấy hơi ngạc nhiên nhưng suy nghĩ lại cũng thấy có lý vì ở Việt Nam vấn đề an ninh mạng đã được cảnh báo rất rộng rãi nên nhận thức của cơ quan và doanh nghiệp đã được nâng cao,” ông nói.

Chuyên gia về an ninh mạng này cũng lưu ý các doanh nghiệp có trang chủ ‘nên có sự chăm lo đúng mức chứ không nên lập ra website theo phong trào rồi để đấy’.
(BBC)
 

Tranh cãi quanh việc cấm ghi hình CSGT

CSGT Việt Nam
Sự phát triển của mạng xã hội tại Việt Nam đang giúp việc tố giác sai phạm của CSGT trở nên dễ dàng

Văn bản được nói là của Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt, trong đó có điều khoản quy định 'về cách xử lý việc giả danh nhà báo ghi hình CSGT' đang gây nhiều phản ứng trái chiều.

Các báo trong nước dẫn văn bản được nói do Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt thuộc Bộ Công an ký, gửi đến CSGT các tỉnh, thành phố trung ương hồi tháng Tư, trong đó có đoạn:

"Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng ... quay phim chụp ảnh hoạt động thanh tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ."

"Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.

Những chi tiết này đã bị chỉ trích trên các diễn đàn mạng vì bị cho là ngăn cản việc ghi hình các trường hợp sai phạm của CSGT, đồng thời bắt buộc phóng viên, nhà báo phải có sự đồng ý của CSGT mới được ghi hình.

Tuy nhiên, trong cùng ngày, đại diện của Cục CSGT đường bộ, đường sắt, Thiếu tá Phạm Quang Huy, cũng đã được trang infonet.vn dẫn lời nói cách hiểu trên là "sai nội dung của văn bản".

"Văn bản 1042 nhằm mục đích xử lý hành vi giả danh nhà báo, chứ không quy định cấm phóng viên, báo chí tác nghiệp," ông Huy nói.

"Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đối với CSGT phải đề cao tinh thần cảnh giác với các đối tượng xấu cố tình lăng mạ, chửi bới CSGT hoặc đe dọa, hành hung rồi cán bộ, chiến sỹ nào không giữ, kìm nén được là quay phim chụp ảnh để đe dọa, tống tiến chứ không có ý gì khác."

'Cần tách biệt'

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 20/8, luật sư Phạm Vĩnh Thái từ Hội Luật gia TP HCM, cho rằng việc ghi hình CSGT mà không có sự đồng ý là xâm phạm quyền cá nhân.

"Luật pháp bảo vệ quyền bí mật, riêng tư của cá nhân, trong đó có việc là khi chưa có sự thỏa thuận, đồng ý của cá nhân thì người ta không được quay phim hoặc ghi hình," ông Thái nói.

Tuy nhiên ông Thái cũng cho biết "để tố giác một trường hợp sai trái, thì không thấy ai cấm."

Trái với ý kiến của luật sư Thái, luật sư Huỳnh Kim Ngân từ Đoàn Luật sư TP HCM thì cho rằng việc ghi hình CSGT làm nhiệm vụ là không trái pháp luật.

"Quay xong anh dùng nó vào mục đích gì thì nó mới phát sinh hậu quả pháp lý sau đó."

"Khi ghi hình CSGT đang vi phạm luật thì đó là chứng cứ. Còn chứng cứ có được cơ quan nhà nước chấp nhận hay không thì đó là chuyện khác."

Luật sư Ngân cũng cho là cần tách biệt giữa "giả danh nhà báo" và "ghi hình CSGT":

"Những quy định đó cần cụ thể hơn nữa."

"Giả danh nhà báo là vi phạm pháp luật, không có nghĩa là tất cả những người ghi hình công an giao thông là giả danh nhà báo."

"Hai vế đó hoàn toàn khác nhau."

Tố giác vi phạm

"Giả danh nhà báo là vi phạm pháp luật, không có nghĩa là tất cả những người ghi hình công an giao thông là giả danh nhà báo" - Luật sư Huỳnh Kim Ngân
Trong những năm gần đây, sự phát triển của mạng xã hội đã khiến việc tố giác sai phạm của CSGT trở nên dễ dàng hơn.

Nhiều đoạn video ngắn quay lại sai phạm của CSGT của người dân, sử dụng điện thoại cầm tay, đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng xã hội như Facebook hoặc Youtube.

Chỉ cần gõ cụm từ 'CSGT đánh người' hoặc 'CSGT vi phạm' lên Google sẽ đem lại khoảng nửa triệu video trong kết quả tìm kiếm, trong đó hầu hết là video tự quay được đăng tải trên YouTube.

Những ứng dụng giúp đăng tải và chia sẻ những video này một cách dễ dàng khiến chúng có sức lan tỏa nhanh chóng và trên diện rất rộng. Có những video thu hút từ một triệu đến hơn hai triệu lượt xem.
(BBC)

Bị bắt, nếu không phải ký giả, chụp ảnh cảnh sát giao thông

Dư luận Việt Nam đang ồn ào phản đối một qui định mới được ban hành, cấm “chụp ảnh công an giao thông đang thi hành nhiệm vụ.”

Qui định này do ông Trần Sơn Hà, phó cục trưởng Cục Công An Giao Thông thuộc Bộ Công An Việt Nam ký ban hành hôm 20 tháng 8 vừa qua.

Từ nay trở đi, cấm chụp ảnh công an giao thông thổi còi, chận xe phạt vạ người dân. (Hình: VTC News)

Báo Dân Trí cho hay, theo qui định này cấm mọi “đối tượng quay phim, chụp ảnh hoạt động của cán bộ công an giao thông đang tuần tiễu, hoặc xử lý vi phạm, khi chưa được sự đồng ý của họ.” Quy định này nói thêm rằng, nếu người quay phim, chụp ảnh “đúng là nhà báo thì thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu không phải nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo qui định của pháp luật.”
Theo dư luận, ông Nguyễn Sơn Hà đã “đánh đồng” việc chụp ảnh công an giao thông tác nghiệp - một hành vi tác nghiệp của người làm báo, với những người chửi bới, lăng mạ, chống lại công an giao thông đang thi hành công vụ.
Ở đoạn đầu, qui định này hô hào ngành công an giao thông cảnh giác về việc “giả danh nhà báo ghi hình công an giao thông.”
Trong khi đó, theo dư luận, công an giao thông “tác nghiệp” là hành vi công khai trước mắt mọi người, không thuộc bí mật nhà nước thì không có lý do gì trở thành vùng cấm, “không được chụp ảnh.”
Báo mạng VTC News dẫn lời Luật Sư Phạm Ngọc Minh của công ty Luật YouMe cho rằng qui định trên là trái pháp luật. Ông Phạm Ngọc Minh nói rằng không thể buộc nhà báo “chỉ được quay phim, chụp ảnh khi ngành công an giao thông cho phép và đồng ý.”
Lần đầu tiên, nhân vật số hai của Hội Nhà báo Việt Nam phản ứng trước một qui định của nhà cầm quyền Việt Nam. Ông Hà Minh Huệ, phó chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam khẳng định rằng, không ai có quyền ngăn cản nhà báo tác nghiệp theo Luật Báo Chí.
Hôm 20 tháng 8, ông Hà Minh Huệ cho hay sẽ tung ra một văn bản “phản hồi” qui định nói trên của Cục Cảnh Sát Giao Thông Việt Nam.
(Người Việt)

Bác sỹ nhi - Bàn qua về mạng lưới khám chữa bệnh và y tế địa phương

Chúng ta có thực sự thiếu giường bệnh để phục vụ bệnh nhân không!?
Mọi người dân có ngày càng phải tốn nhiều tiền để chăm sóc sức khỏe của mình hay không!?
Ngân sách quốc gia có phải ngày càng phải chi ra rất nhiều tiền mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh của người dân không !?
Theo thiển ý của tôi thì không. Mặc dù đã có một số những thành tích nhất định trong những năm qua, nhưng ngành y tế cũng đã ngày càng bộc lộ những nhược điểm lớn, không thể khắc phục được. Cũng ngày càng không thể đáp ứng tốt được các nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Sở dĩ có tình trạng như vậy là do năng lực đội ngũ lãnh đạo yếu kém, thiếu thực tế; cộng với các căn bệnh về thành tích và phong trào. Nhà nước đã lập nên và duy trì một mạng lưới y tế đồ sộ, tốn kém (huyện nào cũng có bệnh viện, xã nào cũng có trạm xá) nhưng lại hoạt động rất kém hiệu quả. Và cho đến tận bây giờ các cơ sở y tế địa phương ở tỉnh, huyện vẫn tiếp tục được “cơi nới” thêm buồng, giường bệnh. Các trung tâm y tế xã phường vẫn tiếp tục được xây mới. Nhiều trang thiết bị đắt tiền vẫn đang được mua sắm và tiếp tục bị “bỏ xó” do không có người sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng… Gây lãng phí rất lớn cho toàn xã hội.
Người ta đã quên mất một điều “cốt tử” là ngành y là một ngành rất đặc thù, nó chỉ cần chất lượng mà không cần số lượng. Ngoài những đòi hỏi về trang thiết bị, thuốc men phải tốt; thì cái tối quan trọng là con người sử dụng và vận hành các thiết bị trên. Đó chính là các thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao (ngoài y đức tốt). Nghĩa là có các con người ưu tú được đào tạo cơ bản và phải có một quá trình tích lũy kinh nghiệm nhất định trong quá trình hành nghề, ít nhất phải là 4 – 5 năm sau khi ra trường tại các cơ sở điều trị lớn.

http://anh.24h.com.vn/upload/1-2012/images/2012-01-16/1326671249-ky-luc-1.JPG
Hình minh họa
Vậy mà đội ngũ y tế địa phương nhất là ở xã, huyện thì sao!? Đa phần là có trình độ chuyên môn không cao do khi mới ra trường đã được phân công thẳng về các tuyến cơ sở. Đấy là chưa kể hiện nay do chất lượng đào tạo chung xuống cấp, và có một phần lớn các thầy thuốc được đào tạo mà không qua thi tuyển (do được cử tuyển) có đầu vào bằng 0 và một số khác có đầu vào gần bằng 0 (bác sỹ chuyên tu).
Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa đó là sự phân cấp, phân tuyến thiếu khoa học, làm cho đội ngũ bác sỹ, y tá tuyến dưới tuyến trung ương không có điều kiện được hành nghề, dẫn đến các kiến thức học ở trường cứ mai một dần.
Vấn đề hành lang pháp lý đối với ngành y tế cũng rất quan trọng. Hiện nay hầu như không có một chế tài pháp luật nào để bảo vệ các thầy thuốc trước sự lộng hành thái quá của bệnh nhân và người nhà họ. Nó tạo ra tâm lý hoang mang, chán nản dẫn tới thái độ vô cảm của thầy thuốc đối với bệnh nhân, làm xói mòn tính tích cực của các thầy thuốc.
Ngày nay, có khá nhiều bác sỹ, y tá nhất là ngành ngoại sản đã phải tự bỏ tiền túi ra đền cho gia đình bệnh nhân chỉ vì những cái chết bất khả kháng do tai biến nghề nghiệp để tránh bị kiện cáo và bị gia đình bệnh nhân làm phiền. Cách đây khoảng 10 năm, Bộ y tế đã có một thông tư chính thức cho phép không phải thử phản ứng đối với các thuốc kháng sinh trừ hai loại Penixilin và Streptomixin. Thế mà tại cùng một bệnh viện vẫn có nhiều khoa phòng vẫn thử phản ứng bình thường do quá sợ tai nạn rủi ro dẫn tới đền bù, kiện cáo lôi thôi.
Có một vấn đề rất nghiêm trọng nữa trong việc khám chữa bệnh mà không thấy một cấp lãnh đạo nào lưu tâm xem xét, đó là việc phân bổ chỉ tiêu về số lượng bệnh nhân, số tiền trên một giường bệnh hàng quý, hàng năm. Thoạt nhìn, đây là một việc có vẻ khoa học, nhưng thực chất thì “dã man” vô cùng. Đây chính là đầu mối quan trọng phát sinh rất nhiều tiêu cực, lãng phí cho xã hội; không những về tiền bạc, thời gian mà cả sức khỏe của con người. Tại sao lại phải có chỉ tiêu về số lượng bệnh nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh !? Về tình, về lý thì càng ít hoặc không có bệnh nhân thì xã hội càng được hưởng lợi chứ tại sao lại phải bày đặt chỉ tiêu !? Thật sự rất phản khoa học. Chính vì đảm bảo số lượng bệnh nhân để đảm bảo có tiền chi tiêu và duy trì biên chế (hiện nay ngân sách chi tiền theo chỉ tiêu giường bệnh) mà các cơ sở y tế từ tỉnh trở xuống tìm mọi cách thu nạp bệnh nhân bừa bãi, yêu cầu bệnh nhân nhập viện rất vô lối như kiểu bắt cóc hoặc cố tình kéo dài thời gian nằm điều trị của bệnh nhân một cách không cần thiết.
Ví dụ như rất nhiều người bệnh đến khám chỉ mắc những bệnh thông thường như cảm cúm, viêm long đường hô hấp hay rối loạn tiêu hóa … trên thực tế không cần phải điều trị hoặc chỉ cần kê đơn về điều trị tại nhà nhưng cũng bị chẩn đoán “phóng” lên thành viêm phế quản, viêm phổi và được giải thích theo chiều hướng nghiêm trọng hóa và “khuyến khích” nên nằm viện điều trị. Từ đó dẫn tới rất nhiều tốn kém cho ngân sách và xã hội, vì một người nhập viện là kéo theo các chi phí về thuốc men, xét nghiệm, thời gian ở viện của bệnh nhân và người nhà. Chỉ đơn cử tại khoa chẩn đoán hình ảnh tại một bệnh viện nhỏ tuyến tỉnh mà người viết được biết, hàng ngày phải tiến hành chụp hơn 100 lượt phim X-quang mà thực tế trong đó chỉ khoảng 20 lượt là có chỉ chỉ định chụp hợp lý. Lãng phí gần 100 lượt phim, tính sơ sơ cũng mất khoảng 2, 3 triệu đồng của xã hội. Đấy là chưa kể việc chụp phim còn ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.
Các tình trạng trên cũng làm xói mòn đạo đức và nhân cách của các thầy thuốc. Gây tăng số lượng bệnh nhân nội trú một cách phi lý. Gây thiếu giường bệnh một cách giả hiệu. Ngoài ra còn vô vàn nguyên nhân làm cho trình độ khám chữa bệnh của các tuyến địa phương ngày càng sa sút, mà trong khuôn khổ một bài viết ngắn không thể đề cập hết, làm cho trình độ chuyên môn của các tuyến dưới tuyến trung ương cứ kém dần và bệnh nhân cũng thiếu tin tưởng dần dẫn đến tình trạng các tuyến dưới hầu như không có “việc làm” hoặc không đảm đương được nhiệm vụ được giao, dẫn đến việc đùn đẩy bệnh nhân lên tuyến trên hoặc bệnh nhân tự khác vượt tuyến gây nên tình trạng quá tải ở một số bệnh viện trung ương mà xã hội rất bức xúc.
Một điều đặc biệt nữa ít được mọi người quan tâm đến từ trước tới nay là chúng ta mặc nhiên cho phép có sự chênh lệch về trình độ tay nghề giữa các thầy thuốc ở các vùng miền khác nhau. Như thế thì thật là bất công đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa, và các địa phương khác. Đối với các ngành nghề khác như kinh tế, nông nghiệp thì trình độ một kỹ sư ở địa phương có thể kém hơn so với các đồng nghiệp ở Hà Nội hoặc Sài Gòn thì còn có thể chấp nhận được. Nhưng đối với thầy thuốc thì không, nó có thể gần tương đương hoặc kém một chút chứ không thể một trời một vực như hiện nay được. Vì tính mạng con người ở đâu cũng là như nhau.
Theo tôi, để khắc phục các tình trạng trên một cách lâu dài, triệt để, trên cơ sở lấy chất lượng là chính. Thì:
1. Ngoài việc duy trì và hiện đại hóa các bệnh viện, viện đầu ngành ở trung ương như hiện nay để làm nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên sâu và giải quyết các dịch vụ y tế cao cấp như ghép tạng, mổ sọ não … thì phải xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh theo vùng lãnh thổ (đối với năm huyện miền xuôi hoặc bốn huyện miền núi) với quy mô từ 200 đến 250 giường được trang bị các máy móc, thiết bị đủ để đảm bảo hầu hết các nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, kể cả các phẫu thuật lớn và dịch vụ y tế cao cấp. Ngân sách và chuyên môn do Bộ y tế trực tiếp quản lý chứ không do cơ quan hành chính địa phương quản lý như hiện nay.
2. Song song với đó, giải tán dần các bệnh viện chuyên khoa ở các tỉnh, chỉ giữ lại các bệnh viện tâm thần và viện lao. Vì không phải ngẫu nhiên mà các nước phương tây người ta đã thiết lập các bệnh viện đa khoa ngay từ khởi thủy. Vì chỉ ở đó, các bệnh nhân mới được chăm sóc một cách tốt nhất và đỡ tốn kém nhất.
3. Tiến tới quy hoạch các bệnh viện tỉnh cũng trong mạng lưới quy hoạch vùng, giải tán các bệnh viện huyện và các trạm xá xã, phường (chỉ giữ lại các trạm xá ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo). Chuyển các trung tâm y tế huyện thành các đội y tế dự phòng như trước đây với biên chế 1 xã / người nhưng biên chế tập trung để đảm bảo chất lượng. Đồng thời xây dựng mạng lưới bác sỹ gia đình. Chúng ta sẽ không phải lo là ở cơ sở sẽ không có người làm, vì ngoài các bác sỹ gia đình, còn có hệ thống y tế tư nhân hoạt động rất có hiệu quả. Chỉ cần quy hoạch mạng lưới y tế tư nhân này phù hợp và điều chỉnh họ hoạt động theo pháp luật là đủ.
Nếu tiến hành các bước trên một cách khoa học thì chắc chắn sẽ không thể tốn kém nhiều vì khi tiến hành bán đấu giá các cơ sở y tế, các thiết bị y tế không cần thiết thì sẽ được một số tiền rất lớn. Đủ để xây dựng các cơ sở vật chất cần thiết của mạng lưới y tế. Chỉ phải bỏ ra một số ít tiền để thêm mua một số máy móc thiết bị mới.
4. Các công tác tuyên truyền sẽ do hệ thống đài báo quốc gia và mạng lưới y tế học đường đảm nhiệm.
5. Song song tiến hành xây dựng cơ sở vật chất, chúng ta sẽ tiến hành đào tạo lại chuyên môn cho các thầy thuốc ở địa phương, đồng thời kiên quyết nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường y bằng cách chỉ tuyển chọn các thí sinh có điểm đầu vào tuyệt đối. Không đào tạo các bác sỹ cử tuyển và bác sỹ chuyên tu.
Tôi nghĩ chỉ sau 6 năm là chúng ta sẽ có một bộ mặt y tế mới, đảm bảo phục vụ nhân dân một cách tốt nhất, tiết kiệm nhất. Nếu hệ thống khám chữa bệnh trên hoạt động thì chắc chắn sẽ không còn cảnh bệnh nhân vượt tuyến, không còn cảnh quá tải ở các bệnh viện. Người dân ở mọi vùng miền đều có thể được chăm sóc y tế một cách tốt nhất như nhau. Tiết kiệm được rất nhiều kinh phí và nhân lực như hiện nay.
Mọi cuộc cách mạng đều phải trá giá. Vấn đề là chúng ta có dám làm hay không!?
Bác sỹ nhi
* Bài viết được đăng cách đây không lâu trên trang mạng Bauxite. Nay tôi đăng lại nhân hai vụ việc đáng tiếc xảy ra tại Bệnh viện huyện Na Hang (Tuyên Quang) đặt dụng cụ tránh thai trong bụng (do chuyên môn kém) và vụ đánh các nhân viên y tế tỉnh Hà Tĩnh (tai nạn rủi ro do sốc phản vệ). Mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và những độc giả quan tâm.
(Dân luận)
 

Đằng sau việc 5 hiệu trưởng xin từ chức là gì?

"Việc một số hiệu trưởng nhường lại chức vụ cho người khác chắc hẳn phải có lý do chứ không dễ ai từ bỏ "ghế" của mình đâu", TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục chia sẻ.
Tự dưng từ bỏ quyền lợi thì khó lắm
Mới đây, ngành GD&ĐT Hà Nội tổ chức tổng kết năm học 2012 - 2013. Theo đó, lãnh đạo phòng GD&ĐT Hà Đông cho biết, địa phương này đã tham mưu miễn nhiệm 5 hiệu trưởng theo "văn hoá từ chức" xuống làm phó hiệu trưởng và luân chuyển đi nơi khác. Câu chuyện này khiến dư luận quan tâm, có đôi phần sửng sốt. Ông thì thế nào?
 
Thường thì tôi biết có một số trường hợp xin không nhận chức hiệu trưởng khi được đề bạt, chứ hiếm có người nào từ bỏ chức vụ đó khi đã làm rồi. Còn làm được như thế, tự đánh giá mình để nhường vị trí cho người khác thì tốt quá, đáng hoan nghênh. Thế nhưng phải xem đằng sau đó là gì.
 
Việc từ chối chức vụ trong ngành ông có hiếm không?
 
Lẻ tẻ thì cũng có người này người kia xin được từ chức hoặc từ chối chức vụ này kia. Người ta thích làm giáo viên hơn chứ không phải ai cũng ham hố chức vụ đâu, riêng trong ngành giáo dục có đặc thù như thế.
 
Cụ thể, trong trường hợp này, 5 người xin từ chức đưa ra lý do yếu kém về năng lực quản lý, không quy tụ được quần chúng, để tình trạng mất đoàn kết kéo dài?
 
Đó đúng là điều quá tốt, cần biểu dương và nhân rộng. Biểu dương cái ý thức cá nhân của từng người đó.
 
Liệu những người đó có cân nhắc lợi ích mất đi cùng với việc họ xin từ chức không?
 
Đương nhiên là có chứ. Bây giờ lãnh đạo khác ngày xưa nhiều lắm. Rất nhiều thứ quyền lợi gắn với lãnh đạo chứ không đơn giản đâu. Nhưng theo quan điểm của tôi từ góc độ tâm lý học thì những người này bị áp lực công việc chứ không chỉ đơn giản là việc người ta giác ngộ. Áp lực dẫn đến mỏi mệt, hoặc đang bị sự cạnh tranh giữa các phe phái thế lực khác nhau. Tình hình thế nào đó người ta không chèo chống được nên mới thế. Áp lực, có thể trường đó mất đoàn kết, nát quá rồi, không khắc phục được. Còn bảo một người nào đó tự dưng giác ngộ được khả năng của mình, từ bỏ chức vụ mình đang có thì rất khó. Nhất là thời buổi này.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục. 
 
"Cơm chúa múa tối ngày"
 
Ông vừa nói đến việc "giác ngộ" của lãnh đạo thời buổi này nghĩa là sao ạ?
 
Hiện chúng ta quản lý giáo dục có mấy trạng thái. Một loại là nhà giáo dục thật, muốn đem những cái sáng tạo của mình để làm nhà trường có chất lượng. Người làm quản lý giáo dục phải tạo ra nhân cách của ông thầy và nhân cách của học trò. Còn giáo viên thì chỉ có nhiệm vụ tạo ra nhân cách và tri thức cho học trò thôi. Sản phẩm của cán bộ giáo dục là cái đó, chứ không phải là lợi nhuận. Nhưng bây giờ thì nó lại thành một thứ quan chức giáo dục.
 
Ông có thể cụ thể hơn? 
 
Một suất vào biên chế nhà nước của giáo viên là bao nhiêu tiền cô có biết không? Rồi chuyện chạy từ trường nọ vào trường kia. Biết bao nhiêu thứ có thể tạo ra lợi nhuận cho người quản lý. Giáo dục nó cũng có tiêu cực, cũng có cò mồi trong đó, có người chạy và người được chạy. Có người nói với tôi rằng xin vào một trường cấp 3 ở quận Tây Hồ không được, phải bỏ ra 50 triệu đồng để nhận lời hứa là cứ học ở trường khác đi, rồi người ta sẽ đảm bảo chuyển trường về đó. Một ví dụ như thế để thấy từ những cái rất nhỏ cũng có thể đem lại lợi nhuận.
 
Trở lại câu chuyện vị trí lãnh đạo, rõ ràng cái vị trí hiệu trưởng cũng sẽ kèm theo những lợi nhuận?
 
Nhiều ít thế nào thì tôi không biết, nhưng chắc chắn tiêu cực trong các trường là có. Vì thế nên tôi mới đặt vấn đề về việc người dám từ bỏ chức vụ đó rằng chắc hẳn vì tiêu cực nhũng nhiễu quá nên người ta mới không chèo chống được, buộc phải từ bỏ, chứ không dễ gì người ta từ bỏ miếng mồi béo bở đâu. Hoặc có người trọng danh dự hơn thì họ từ bỏ. Chứ đa phần là họ mặc kệ ấy mà, họ chẳng quan tâm đâu, họ chỉ quan tâm đến lợi ích của họ thôi. "Cơm chúa múa tối ngày" thì lo gì. Vì thế, tôi mới thiên về nhận định họ chịu các áp lực khác.
 
Còn lâu họ mới tự giác
Theo ông thì vai trò của người thầy đóng góp bao nhiêu phần trăm vào chất lượng giáo dục?
 
Quyết định tất cả. Chỉ có nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo thì chất lượng giáo dục mới có biến chuyển. Chứ giờ thay đổi nâng cấp trường lớp, thay đổi rất nhiều thứ mà không thay đổi ông thầy thì coi như bằng không, tôi đảm bảo như vậy. Cô mà có con thì cô cũng sẽ hiểu. Nếu nó gặp ông thầy giỏi luôn khích lệ, quan tâm thì nó sẽ tự phát triển rất ghê. Còn gặp một ông thầy hay bắt nạt quát tháo thì nó sẽ sợ co rúm lại. Tôi đảm bảo là sẽ hỏng một con người chứ không phải đùa đâu.
 
Vậy là trong chính giáo viên cũng có nhiều "loại" thầy?
 
Giáo viên có nhiều loại. Loại một là những người rất yêu nghề, làm việc vì lý tưởng nghề nghiệp, khích lệ học trò, là tấm gương của học trò. Số này hiếm. Thứ nữa là những người có tài năng nhưng người ta làm việc đối phó, làm việc có điều kiện, nhưng chỉ làm với một chừng mực nhất định chứ không đổ công đổ sức. Còn lại phần lớn bây giờ là những người ta chăm chỉ cố gắng nhưng năng lực hạn chế dẫn đến kết quả cũng hạn chế. Đó lại là số đông, chiếm đến 60 - 70%. Thứ nữa là loại năng lực không có, ý thức kém. Loại đó thì không kể. Bởi thế mà phải đào tạo lại giáo viên.
 
Đào tạo lại bằng cách nâng cao năng lực và tự giác. Bất cứ ai thấy năng lực yếu kém cũng sẽ tự động xin nghỉ. Đổi mới giáo dục của ta đến khi nào thì làm nổi điều đó?
 
Còn lâu! Nghề sư phạm cũng có năng khiếu của nó. Nhưng chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ thì phải được đào tạo bài bản. Nhược điểm của giáo viên bây giờ là không chịu tự mày mò sáng tạo, không đam mê. Mắc cái bệnh nghề nghiệp, coi mình lúc nào cũng nhất. Nhiều giáo viên dốt nhưng không coi ai ra gì cả, gặp phụ huynh thì cứ mắng người ta xơi xơi, không coi học sinh và phụ huynh là khách hàng của mình. 
 
Vậy rõ ràng câu chuyện từ chức của 5 hiệu trưởng là điểm sáng rõ nhất trong bức tranh chưa sáng lắm?
 
Theo quan điểm của tôi, nhiều nhà giáo vẫn trọng danh dự, có lương tâm, có phẩm chất nghề nghiệp để từ bỏ vị trí khi thấy không còn phù hợp. Nhưng để hiểu rõ hơn những tâm tư nguyện vọng thì tôi nghĩ nên hỏi trực tiếp một trong số những người đó xem tâm tư của họ thế nào. Bản thân tôi cũng thấy rất tò mò về động lực để họ từ chức. Nếu đó là một gương sáng thực sự thì cũng nói cho đến nơi đến chốn.
 
Ông cũng là một hiệu trưởng, ông thấy việc bổ nhiệm và sử dụng cán bộ trong giáo dục hiện thế nào?
Cách sử dụng cán bộ của ta hiện nay nhiều khi không bằng tài năng mà bằng quan hệ, bằng tiền tệ, bằng hậu duệ hay gì gì đó.
 
Ông nói thế mà không sợ ạ?
 
Không, nhiều người nói thế chứ đâu phải mình tôi nói. Báo chí cũng nói mãi rồi. 
 
Xin cảm ơn ông!
Tô Hội (Thực hiện)
  (Kiến thức)
 
Bản tin tiếng Anh

  • Bank's position to stay 'prudent' in H2 (Washington Post) - No major falls will be allowed in China's economic growth rate, and no major changes will have to be made in its monetary policy either.
  • Go online to reap the harvest (Washington Post) - With revenues of $210B last year and a steadily growing customer base of more than 500 million, the e-commerce industry in China is fast catching the fancy of big names.
  • Private sector to care for the elderly (Washington Post) - The Chinese government will make major policy adjustments to enable the private sector to play a leading role in providing services for aging population.
  • CMB given green light for HK funding (Washington Post) - China Merchants Bank Co Ltd has won regulatory approval for an H-share rights issuance, lifting the barrier for a 35 billion yuan ($5.72 billion) fundraising plan to replenish much-needed core capital.
  • Farmers toiling in careers (Washington Post) - Become a farmer to make more than a banker? US investment guru Jim Rogers once predicted that farming could be the best job this century.
  • Pieces of the past (Washington Post) - Her father was a young American fighter pilot who crash-landed in a remote village in China. Now the daughter has revived the connection with villagers who saved her parent.
  • Poetry with power (Washington Post) - In the information age, when poetry has been crowded out of the public sphere by the Internet, television, films and novels, Syrian-born poet Adonis is still enthusiastically greeted by Chinese fans.
  • PLA aerobatic team's overseas debut (Washington Post) - The team will join its Russian counterpart at the 11th Moscow Airshow at the Ramenskoye Airport between Aug 27 and Sept 1.
  • A cocktail that's a treat for the eyes (Washington Post) - The 32-year-old Swede wants to build a niche for Dienastie, his new sunglasses brand, by offering it at open-air bars, beach events and pool parties.
  • Golf has green future in China (Washington Post) - Golf may be the next big thing in China thanks to the fact that it will be an official medal sport in the next Olympics in Brazil.
  • Taking the corner (Washington Post) - Italian driver Federico Sceriffo won the Red Bull Heavens Road Drifting Challenge in Zhangjiajie, Hunan province on Saturday.
  • When phone lines become lifelines (Washington Post) - The loss of his smartphone was a big blow for Xia Nan. The 31-year-old high-tech company worker from Beijing said he left his iPhone device in a taxi, turning his world upside down.
  • PLA aerobatic team to perform in Russia (Washington Post) - China's first and best-known aerobatic flight display team will stage its first overseas show in Moscow with J-10 jet fighters, which will fly outside China for the first time.
  • Beijing, Moscow cooperate on floods (Washington Post) - China and Russia are working well together to fight flooding that is affecting both countries, the central government said on Sunday.
  • Xi vows medical support to Africa (Washington Post) - China will continue its longstanding medical assistance to Africa, President Xi Jinping said at a meeting with African representatives on Friday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét