Kami - Làm thế nào để phá xiềng?
Thời gian qua có một tin đang được chú ý và được nhiều người quan tâm, đó là việc luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM kêu gọi các đảng viên CSVN cùng tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một đảng Dân chủ Xã hội. Điều mà theo ông Hồ Ngọc Nhuận, Nguyên Giám đốc chính trị chủ bút nhật báo Tin Sáng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gọi là "Phá xiềng". Liệu việc làm này của các vị nêu trên có thể "Phá xiềng" được hay không hay phải dùng cách nào khác?
Cần phải khẳng định lại rằng, để có sự chuyển biến trong thể chế chính
trị ở
Việt nam thì phải dựa trên vấn đề có áp lực trong nước cũng
như của quốc tế. Chỉ khi nào hai nguồn áp lực này đủ mạnh để tạo sức ép
cho
chính quyền Việt nam thì lúc đó họ sẽ nới lỏng hoặc thay đổi chính sách
và ngược lại nếu không có hoặc không có đủ thì đừng bao giờ hy vọng. Do
vậy vấn đề thành lập một đảng Dân chủ Xã hội được dư luận chú ý và bàn
thảo khá sôi nổi, chưa chắc vì ý tưởng hay hay hợp lý, mà nó được chú ý
vì có lẽ nó đánh trúng vào tâm lý khao khát mong mỏi đối với những người
quan tâm về vấn đề chính trị ở Việt nam. Nhưng thực ra nó cũng chỉ là
một quả mơ chua dành cho người khát nước, điều đó có lẽ sẽ không giải
quyết được vấn đề. Trong bối cảnh mà chính trị đối lập hầu như còn bị bỏ
trống để mặc đảng CSVN mặc sức tung hoành, thì cái tổ chức mà chúng ta
cần là cái tổ chức có thể tạo nên sức mạnh đồng thuận của mọt tổ chức
khác mà nó có khả năng tạo ra áp lực. Đảng chính trị của người Việt hiện
nay quá thừa về số lượng, nhưng vì họ chưa biết cách phát huy được hiệu
quả của nó.
1. Thành lập đảng Dân chủ Xã hội sẽ được kết quả gì?
Được biết ý tưởng thành lập một đảng Dân chủ Xã hội được ông Lê Hiếu Đằng
đưa ra trong một bài viết có tựa đề "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…",
mà theo ông Đằng vệc này với mục đích để thúc đẩy dân chủ, xã hội
công dân mạnh lên. Đây là một ý tưởng được coi là táo bạo của luật
gia Lê Hiếu Đằng và các cộng sự trong hoàn cảnh chính trị Việt nam
được coi là một thể chế chính trị độc đảng. Cho dù theo lời các cộng sự
thì chính đảng mới này sẽ không nhằm chống đối Đảng CSVN, mà
cùng hợp
tác để thúc đẩy "xây dựng dân chủ cho nước Việt Nam. Có thể nói
cái được ở đây sẽ là một hy vọng lách luật để tạo một chỗ đứng công
khai cho một đảng chính trị, để tạo tiền đề cho vấn đề đa đảng ở Việt
nam. Nhưng cái chính là nhằm để gây tiếng vang, cảnh báo đảng CSVN là đã
và đang có một lực lượng người cao tuổi sẽ từ bỏ đảng CSVN để thành lập
một đảng mới. Suy nghĩ của luật gia Lê Hiếu Đằng và các cộng sự có
lẽ là như vậy.
Được biết đảng Dân chủ Xã hội đã khẳng định sẽ không chống đối Đảng
CSVN, mà cùng hợp
tác để thúc đẩy xây dựng dân chủ cho đất nước. Và theo như ông
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP HCM Hồ Ngọc Nhuận có
nói rằng đảng mới để đối trọng với Đảng CSVN. Từ đó có thể thấy
Đảng Dân chủ Xã hội sẽ là một chính đảng với mục đích làm đối trọng
nhưng không chống đối. Có lẽ như vậy Đảng Dân chủ Xã hội sẽ chủ trương
theo tinh thần phản biện để phát triển và đối lập chứ không đối kháng.
Nếu như vậy tôi nghĩ đó là một chủ trương mang tính cải lương và nó
(Đảng Dân chủ Xã hội) khó có thể hoàn thành vai trò đối trọng mà ông Lê
Hiếu Đằng và các cộng sự mong muốn. Và kết cục của việc làm lần này
của Lê Hiếu Đằng và các cộng sự chắc sẽ cũng không khác gì việc ông
Hoàng Minh Chính trước đây đã phục hoạt đảng Dân chủ Việt nam, mà ai
cũng đã rõ. Trong tương lai gần đảng Dân chủ Xã hội cũng khó có thể
tránh khỏi vết xe đổ của đảng Dân chủ Việt nam trước đây mà đỉnh cao là
sự đấu trang của các ông Trần Anh Kim, Nguyễn Tiến Trung... Trong chính
trị một điều tối kỵ là lặp lại các sai lầm của người đi trước.
2. Đảng Dân chủ Xã hội chỉ phát huy tác dụng khi có tiếng nói trong Quốc hội
Điều đó đồng nghĩa với việc đảng Dân chủ Xã hội phải được thừa nhận để
hoạt động một cách công khai và hợp pháp, đây là một việc hết sức khó
nếu không muốn nói là không thể trong bối cảnh chính trị Việt nam hiện
nay. Bởi vì trong thể chế chính trị nghị trường trên thực tế nói chung
cho thấy, một chính đảng không có chỗ đứng trong Quốc hội thì sự tồn tại
của những đảng đó sẽ trở nên vô nghĩa. Việc một đảng chính trị hoạt
động bất hợp pháp cũng có số phận tương tự nếu như không có các bước đi
đúng. Ai cũng biết, trong một xã hội dân chủ đa nguyên thì việc thành
lập các chính đảng hay các tổ chức dân sự được nhà nước khuyến khích và
còn được ngân sách tai trợ chi phí hoạt động. Ở đó có vô số các tổ chức
xã hội, các đảng chính trị hiện diện, nhưng một số chính đảng ít ai biết
có sự hiện diện của nó, vì họ không có điều kiện cất lên tiếng nói một
cách chính thức. Trường hợp Đảng Dân chủ Xã hội nếu không được công nhận
thì có nghĩa vẫn là bất hợp pháp và đương nhiên sẽ không có ghế trong
quốc hội thì khả năng làm đối trọng với đảng CSVN sẽ là điều bất khả
thi. Khi ấy cho dù họ hoạt động bí mật đi chăng nữa thì nó cũng không
phát huy dược tác dụng và khả năng làm đối trọng là hoàn toàn không có.
Có thể coi đây là phép thử đầu tiên trong vấn đề đa nguyên đa đảng đối với đảng
CSVN của ông Lê Hiếu Đằng và các cộng sự. Song nó sẽ là bất khả thi, bởi vì việc làm này đã vi phạm một luật
bất thành văn vẫn đang tồn tại ở Việt nam, đó là đảng CSVN là một chính
đảng duy nhất được coi là hợp pháp và được quyền hoạt động công khai.
Cho dù quan điểm của ông Lê Hiếu Đằng lập luận rằng "chủ trương không đa nguyên
đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng CSVN chứ chưa có một văn bản pháp
lý nào cấm điều này" và "Nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp
không cấm chúng ta đều có quyền làm. Đó là quyền công dân chính đáng của
chúng ta". Đây có thể coi là một việc dùng lý lẽ trên cơ sơ khoa
học pháp lý để tranh luận với luật rừng (luật bất thành văn) và kết quả
sẽ nghiêng về kẻ mạnh. Đừng quên vấn đề đa nguyên đa đảng đối với đảng
CSVN là một vấn đề sinh tử của đảng CSVN, không phải ngẫu nhiên mà ông
Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước đã từng khẳng định "Bỏ điều 4 là
tự sát!". Phải hiểu, đảng CSVN chấp nhận đa nguyên, đa đảng cũng có nghĩa là chấp nhận cải
cách chính trị, chính vì vậy việc thành lập đảng Dân chủ Xã hội sẽ không
đơn giản như chúng ta nghĩ. Nhưng cũng không có nghĩa là chúng ta ngồi
chờ để họ (đảng CSVN) ban ơn.
Thực ra lời giải cho vấn đề mà ông Lê Hiếu Đằng và các cộng sự không phải
là việc quá khó. Nó phải bắt đầu từ việc tạo áp lực buộc đảng CSVN phải
thay đổi thể chế chính trị và chấp nhận đa nguyên đa đảng. Nên nhớ quyền
lực còn giá trị lớn hơn tiền bạc và vật chất khác, quyền lực là việc
phải tranh giành chứ không phải là vấn đề có thể xin - cho. Quyền lực
thì không ai được phép đi xin và xin thì chắc chắn cũng chả ai cho bao
giờ. Tư duy của các ông Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận và các cộng sự sai
lầm là ở chỗ đó. Kết cục và hậu quả của việc làm này chắc hẳn ai cũng
rõ phần thắng thuộc về ai, vậy mà có không ít các nhà lý sự "cùn" cứ
khẳng định là pháp luật không cấm thì có quyền làm. Nhưng họ không tự
đặt câu hỏi: "Đã biết không có kết quả thì làm để làm gì?" Nó cũng giống
như để đi đến đích mà cứ theo cố bám theo lối mòn (tư duy), cho dù biết
sẽ rơi xuốn vực nhưng cứ cố. Sao họ không chọn một con đường khác, cho
dù dài hơn mà chắc chắn sẽ đến đích.
3. Giải pháp nào để phá xiềng?
Câu trả lời cho câu hỏi trên là khi nào hiệu ứng "Đồng thanh tương ứng. Đồng khí tương cầu"
được phát huy và có hiệu quả, đây là vấn đề then chốt trong việc tạo áp
lực chính trị đối với
đảng CSVN. Điều này không chỉ liên quan đến vấn đề đoàn kết là sức
mạnh như chúng ta đã biết, mà còn là làm thế nào đề mọi sức mạnh tìm về
một mối. Trên thực tế hiện nay, lợi thế của vấn đề đa nguyên đã và đang
trở thành
trở lực đối với phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam, cũng bởi đa
nguyên không được tôn trọng và áp dụng đúng thì nó sẽ phủ định sự thống
nhất. Đó chính là lý do vì sao các tổ chức mang màu sắc chính trị của
người Việt cả trong và ngoài nước tuy nhiều về số lượng nhưng hầu như
tất cả đều
không có tiếng nói chung. Nghĩa là không có một ngọn cờ hay một tổ chức
mang tính tập hợp với màu sắc một mặt trận đoàn kết dân tộc. Cái mà hiện
nay chúng ta thiếu là một tổ chức mang tính chất liên minh, liên kết
hay nói các khác là đoàn kết và tập hợp lực lượng. Nên nhớ đây cũng
chính là sở trường của ông Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận và các cộng
sự, họ có thừa kinh nghiệm để làm việc này. Nhưng quan trọng là họ có
dám làm hay không? Hơn nữa uy tín của họ có được mọi người và mọi tổ
chức khác trong và ngoài nước chấp nhận hay không? Chắc là rất khó!
Vì kinh nghiệm ở các quốc gia dân chủ cho thấy, các đảng chính trị có
kinh nghiệm muốn hoạt động có hiệu quả và giành thế chủ động thường dùng
chiến thuật vận động bằng hai chân. Có nghĩa là việc vận động trong
nghị trường là việc của đảng chính trị đảm trách, còn việc vận động
ngoài nghị trường hay gọi là chính trị "hè phố" thì do một Mặt trận dưới
hình thức một tổ chức quần chúng ủng hộ của đảng đó chịu trách nhiệm.
Tất cả được đặt dưới sự chỉ huy của một bộ chỉ huy chung, với các cá
nhân nòng cốt để tiến hành các hoạt động chính trị vì một mục tiêu
chung. Ví dụ ở Thái lan hai chính đảng lớn là đảng Vì nước Thái - cầm
quyền với lực lượng Áo đỏ và đảng Dân chủ - đối lập với hậu thuẫn là lực
lượng Áo vàng. Muốn gây áp lực lên chính phủ, thì đảng đối lập không đủ
sức là được do số phiếu vote thấp hơn, nên biện pháp duy nhất là dùng
các tổ chức quần chúng của họ gây áp lực dưới nhiều hình thức khác nhau
có thể là biểu tình, tẩy chay v.v.... Có nghĩa là một đảng chính trị hợp
pháp hay bất hợp pháp vẫn có khả năng thể hiện diện thông qua các tổ
chức xã hội làm bình phong cho mình. Việc làm đơn lẻ của các tổ chức
khác nhau như ở Việt nam sẽ khó về nhiều mặt. Vậy tại sao các tổ chức
chính trị, xã hội, tôn giáo không nằm trong vòng cương tỏa của đảng CSVN
ở cả trong và ngoài nước (nghĩa là không phải là những tổ chức cánh tay
nối dài) lại không liên kết mang tính chiến thuật để xây dựng cho mình
một lực lượng hậu thuẫn chung cho mình?
Điều đó cho thấy, thực ra đối trọng với đảng CSVN không nhất thiết chỉ
là một đảng chính trị mới làm được, hơn nữa chỉ là một đảng chính trị
như hiện nay ở Việt nam thì chưa có đủ tầm để làm đối thủ của đảng CSVN.
Mà chỉ cần là một tổ chức tập hợp quần chúng dưới hình thức mặt trận
đòan kết dân tộc kiểu như Măt trận Việt Minh, Mặt trận Dân tộc giải
phóng Miền Nam Việt nam ... trước đây. Đây là yếu tố quyết định là điều
kiện cần và đủ cho giải pháp chính trị của Việt nam. Tổ chức này sẽ là
một Liên minh các tổ chức (đấu tranh) vì tự do và dân chủ của Việt nam,
nó là một tổ chức thống nhất tất cả các lực lượng đảng chính trị, các tổ
chức xã hội, tôn giáo .v.v... với bao gồm mọi thành phần dân chúng
trong và ngoài nước. Với cơ quan lãnh đạo là một Ủy ban Trung ương được
một Hội nghị đại biểu của tất cả các lực lượng bầu ra. Khi đó các tổ
chức chính trị, xã hội... bên cạnh việc hoạt động theo các chủ trương
của mình thì đồng thời phải có trách nhiệm trong việc thực hiện các
chính sách của Ủy ban Trung ương đã hoạch định sẵn. Như thế mới có thể
có được một tổ chức có tầm cỡ đủ khả năng tạo sức ép và làm đối trọng
đối với đảng CSVN. Việc làm này sẽ giảm bớt rủi ro bị khủng bố đối với
các đối tượng là thành viên hay ủng hộ viên của Mặt trận này, nó khác
với việc là đảng viên của một đảng phái chính trị.
Hiên nay các đảng chính trị của người Việt không thiếu, nếu không gọi là
quá nhiều như Việt Tân, Vì dân, Thăng tiến, Dân chủ.... , bên cạnh đó
các tổ chức xã hội như Khối 8406, Phong Trào Con đường Việt nam, Mang
lưới Nhân quyền, Mang lưới bloggers, Hội dân oan.... cũng không ít (bạn
có thể search để tìm hiểu). Nhưng hiệu quả của các tổ chức này hầu như
chưa đúng tầm cần phải có cuả nó và đặc biệt chưa có những hành động
thống nhất cho một mục tiêu chung. Đó là lý do vì sao chưa có những áp
lực cần thiết đối với đảng CSVN và chính quyền. Dẫu biết điều này là
hoàn toàn khó, trước hết bởi tính đố kỵ và thiếu cầu thị của các chính
trị
gia người Việt. Với họ thì ý mình luôn luôn đúng, còn ý người khác thì
luôn luôn
sai; kể cả khi họ không nắm bắt được thực tế tình hình chính trị xã
hội... Đây là trở ngại lớn nhất, nó là nguyên nhân vì sao hàng chục năm
phong trào đấu tranh cho tự do và dân chủ ở Việt nam vẫn dẫm chân tại
chỗ, cũng chẳng qua không thể so được đũa để chọn cột cờ cần phải có cho
phong trào.
Hãy bắt đầu từ việc xóa bỏ mọi mặc cảm vốn có để chụm đầu, chung tay
khởi đầu sự nghiệp bằng một bản Dự thảo Hiệp định chính trị của một vài
nhân vật tạm có uy tín để làm cơ sở cho các bên tham gia hiệp thương.
Chán rồi cái cảnh người nọ trông người kia, tổ chức nọ trông tổ chức kia
thì chả bao giờ hy vọng có sự thay đổi chính trị ở Việt nam cả. Có
người nói rằng "Đừng có ảo tưởng rằng những kẻ độc tài sẽ tự giác
trao cho nhân dân quyền dân chủ, tự giác cụ thể hóa để thực hiện sự
nghiệp đổi mới. Vấn đề tùy thuộc rất nhiều vào sự đấu tranh của nhân
dân." Thực tế ở Việt nam nhiều chục năm nay đã chứng minh điều đó.
Có nghĩa là không bao giờ được phép hy vọng vào một ngày đẹp trời đảng
CSVN sẽ tự thay đổi. Vì tôi được biết đảng CSVN khẳng định sẽ còn tiếp
tục duy trì quyền lực thêm 200 năm nữa, sau đó sẽ đi theo mô hình quân
chủ lập hiến ở các nước quân chủ hiện nay. Nếu phong trào dân chủ không
có các chuyển biến sâu sắc mang tính cách mạng trong nội bộ của mình.
Ngày 20 tháng 08 năm 2013© Kami - RFA Blog's
Quan hệ Việt Mỹ: Nhìn lại quá khứ, kỳ vọng gì ở tương lai?
“…Và từ 1990 đến nay VN “hợp tác toàn diện” với TQ và bị đàn anh chèn
ép nặng nề, nay ông Trương Tấn Sang phải bày tỏ mong muốn hợp tác với
Mỹ…”
Tại Diễn đàn Đối thoại Sangri-La ở Singapore thảo luận về vấn đề An ninh khu vực ChâuÁ –Thái Bình Dương hồi cuối tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được mời làm diễn giả chính của hội nghị. Ông đã nhận định:“Trong thế kỷ 20, Đông Nam Á nói riêng và châu Á-Thái Bình Dương nói chung vốn là chiến trường ác liệt, bị chia rẽ sâu sắc trong nhiều thập kỷ. Có thể nói cả khu vực này luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình. Muốn có hòa bình, phát triển và thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Nói cách khác, chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược, vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á – Thái Bình Dương”.
Đối với Việt Nam -một quốc gia “đã chịu nhiều đau thương, mất mác do chiến tranh gây ra”. Vì thế, theo ông Dũng thì“Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới” và “kỳ vọng nhiều vào vai trò của các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực”. Ông Dũngcho biết lập trườngcủa VN là“kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác. Việt Nam khẳng định tuân thủ nhất quán Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về biển Đông; nổ lực làm hết mình cùng ASEAN và Trung Quốc nghiêm túc thực hiện DOC và sớm đạt được COC. Là quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982”.
Để thực hiện mục tiêu trên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến Bắc Kinh gặp lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình trong hai ngày 19 và 20 tháng 6, 2013. Hai bên đã ký 10 văn kiện hợp tác và bản Tuyên bố chung. Blooger Bùi Tín nhận xét: “Đọc thật kỹ bản Tuyên bố chung, có thể dễ dàng nhận ra nó được phía Trung Quốc khởi thảo và phía Việt Nam hoàn toàn không được đóng góp hay thay đổi gì hết. Bản Tuyên bố chung hoàn toàn phản ánh tham vọng bành trướng và xâm lược của Đế quốc Cộng sản Đại Hán Trung Hoa đối với đất nước Việt Nam, phục vụ dã tâm biến nhà nước Việt Nam Cộng sản thành một chư hầu của Trung Quốc, biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc”.
Báo Tổ Quốc nhận xét: “Ai cũng biết quan hệ hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam là một quan hệ lệ thuộc nhưng sự lệ thuộc đó đã trở thành toàn diện và triệt để sau những gì mà ông Sang vừa ký, bởi vì nó còn được “thúc đẩy”, “mở rộng”, “tăng cường” và “làm sâu sắc thêm”. Đặc biệt nghiêm trọng là VN đã cam kết “điều phối” và “phối hợp” với TQ, nói cách khác, nhận mệnh lệnh của TQ trong các quan hệ đối với thế giới, kể cả với Liên Hiệp Quốc. Chúng ta mất chủ quyền. Và chúng ta cũng có nguy cơ mất cả lãnh thổ bởi vì chính quyền CSVN đã chấp nhận để bảy tỉnh biên giới VN “hợp tác” và “cùng phát triển” với các khu tự trị của TQ ở biên giới...”. (Thanh Quang, Phóng viên RFA, 2013-07-08)
Sau khi đến Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình, Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Washington gặp TT Obama để thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ. Sau cuộc thảo luận riêng với ông Sang ngày 25-7-2013, TT Obama cho báo chí biết Chủ tịch nước VN đã tặng ông một món quà. Đó là bản sao lá thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi cho TT Harry Truman hồi năm 1946. Và “Chúng tôi đã thảo luận về một thực tế rằng Hồ Chí Minh đã thực sự lấy cảm hứng từ bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Mỹ và những lời của Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Mỹ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu trễ đến 67 năm thì việc quan hệ chúng ta đang tiến triển cũng là điều tốt đẹp”. (And we discussed the fact that Ho Chi Minh was actually inspired by the U.S . Declaration of Independence and Constitution, and the words of Thomas Jefferson. Ho Chi Minh talks about his interest in cooperation with the United Stated. And President Sang indicated that even if it’s 67 years, it’s good that we’re still making progress”)
Nhà báo kỳ cựu Đinh Từ Thức có trong tay cuốn “Letters To the Oval Office From the files of the National Archieves: Dear Mr. President” do Dwight Young soạn, National Geographic Society xuất bản năm 2005. Theo tài liệu này, năm 1946, ông Hồ cầu cứu sự giúp đỡ của TT Truman, nhưng không được đáp ứng. Nơi trang 116 cuốn sách nói trên, có chụp văn kiện ông Hồ Chí Minh gửi TT Truman. Thật ra đây không phải là “bức thư” mà chỉ là một “bức điện tín” (telegram) đề ngày 28 tháng 02 năm 1946. Mãi đến ngày 11 tháng 03, Bạch Ốc mới nhận được và cho vào hồ sơ, không có phúc đáp cho ông Hồ.
Ông Đinh Từ Thức đã dịch sang Việt ngữ nội dung điện tín này, nguyên văn như sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gởi Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ Washington DC. Thay mặt Chính phủ và Nhân dân VN tôi xin báo Ngài rằng trong cuộc đối thoại giữa Chính phủ Việt Nam và các đại diện Pháp, phía Pháp đã đòi tách rời Nam Việt và quân Pháp trở lại Hà Nội. Stop. Trong khi ấy dân và quân Pháp đang tích cực sửa soạn cho một cuộc tấn công bất ngờ tại Hà Nội và để quân lính xâm lấn. Stop. Vì thế tôi khẩn thiết đích thân kêu gọi Ngài và nhân dân Hoa Kỳ cấp bách can thiệp ủng hộ nền độc lập của chúng tôi và giúp làm cho việc thương thảo phù hợp hơn với những nguyên tắc của các Hiến chương Đại Tây Dương và San Francisco. Trân trọng Hồ Chí Minh.
Đề cập về món quà đặc biệt này, cả ông Sang và TT Obama đều thừa nhận sự việc HCM cầu cứu sự giúp đỡ của TT Truman, xuất phát từ sự ngưỡng phục HK. Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, ông HCM đã trích nguyên văn những lời lẽ của Thomas Jefferson -tác giả chính của Tuyên ngôn Độc lập HK năm 1776. Nay, mang tặng TT Obama lá thư của HCM 67 năm về trước, cho thấy ông Trương Tấn Sang vẫn muốn theo gương ông HCM: hợp tác với HK, dù có trể một thời gian dài, song cũng là điều tốt đẹp. Vấn đề cần tìm hiểu là bản văn của ông HCM gởi tổng thống Mỹ hồi năm 1946 diễn ra trong bối cảnh nào? Tại sao HK không đáp ứng? Mối quan hệ giữa HK và CSVN diễn tiến ra sao? Và hậu quả là thảm trạng đất nước có nguy cơ bị Hán hóa hiện nay. Giải đáp các câu hỏi trên, mới có thể kỳ vọng giới lãnh đạo CSVN sẽ có những quyết định sáng suốt, thích hợp trong những ngày sắp tới để mang lại lợi ích cho dân tộc.
Nhìn lại quá khứ: Trong thế chiến 2, trong khi tiến hành cuộc chiến chống Đức Ý Nhật, lãnh tụ các nước Đồng minh (Mỹ, Anh, Pháp, Trung Hoa Dân Quốc) đã thoả thuận: sau khi chiến tranh chấm dứt, họ sẽ trở lại các thuộc địa, thương thảo với người bản xứ và trao trả độc lập cho các thuộc địa để duy trì ảnh hưởng của mình, nay đều là Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo An LHQ.
Giữa tháng 8/1945, Nhật đầu hàng. Theo sự thỏa thuận của lãnh tụ các nước Đồng minh ở hội nghị Potsdam mấy tháng trước đó, Quân đội Anh vào Đông Dương, giải giới Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16. Anh Quốc đã giúp Pháp trở lại Nam kỳ thuộc địa. Phía Bắc vĩ tuyến 16, giao cho quân đội Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) giải giới Nhật. Lúc bấy giờ ông HCM đã tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (2-9-1945). Tướng Lư Hán của TH đã yêu cầu ông HCM thành lập chính phủ Liên hiệp có sự tham dự của các đảng phái quốc gia được TH ủng hộ (Việt Quốc và Việt Cách).
Cuối năm 1945, tại trụ sở LHQ, hai phái đoàn Pháp và Trung Hoa thảo luận việc trao trả các nhượng địa mà Triều đình nhà Thanh đã giao cho Pháp hồi thế kỷ trước. Hai bên đã thỏa thuận một sự trao đổi, đưa đến Hiệp ước Pháp Hoa ký ngày 28-02-1946 tại Trùng Khánh. Theo hiệp ước này, Pháp trả lại cho Trung Hoa các tô giới Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Đông, Hán Khẩu... Để đổi lại, quân Pháp sẽ thay quân Trung Hoa ở bắc vĩ tuyến 16, Pháp trở lại vùng đất bảo hộ cũ của mình. Ngày Hiệp ước Pháp Hoa được ký kết, ông HCM đã gởi điện tín đến TT Truman nhờ HK can thiệp. Khi điện tín đến Tòa Bạch Ốc, thì trước đó hai ngày ông HCM đã cùng đại diện Pháp là Sainteny ký Hiệp ước (sơ bộ) Mùng 6 tháng 3. Pháp công nhận nước VNDCCH là một nước tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chánh riêng và là một thành phần của Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp. Riêng Nam Kỳ tạm thời do Pháp quản lý để chờ cuộc trưng cầu dân ý ở đây. Pháp hứa sẽ thừa nhận những quyết định của cuộc trưng cầu dân ý này.
Như vậy, HK không còn và có lý do gì để can thiệp, đó là việc nội bộ của VN và Pháp. Hai bên đã thực hiện đúng thủ tục do các nước Đồng minh quy định và đã thỏa thuận sơ khởi vấn đề độc lập của VN. Sở dĩ ông Hồ vội vã ký Hiệp ước sơ bộ với Pháp, đó là thủ đoạn của ông: muốn Pháp sớm đưa quân đến Hà Nội thay quân Tưởng Giới Thach. Đây là chỗ dựa của hai lực lượng thù địch của HCM là Việt Quốc và Việt Cách. Đồng thời muợn tay Pháp tiêu diệt các thành phần quốc gia có tinh thần yêu nước và chống Pháp. Thực hiện xong thủ đoạn, tiêu diệt các đảng phái đối lập, ông HCM phát động kháng chiến chống Pháp, giành độc quyền lãnh đạo dân tộc. Đây là nổi bất hạnh của đất nước. Đáng lẽ VN đã độc lập cùng lúc với Ấn Độ, Miến Điện và Nam Dương trong những năm 1947-1948, nếu ông HCM kiên trì thương thảo với Pháp... Nhưng ông HCM là Ủy viên Quốc tế CS, nên theo đúng con đường do Stalin vạch ra: tiến hành chiến tranh chống thực dân đế quốc để giành độc lập cho dân tộc. Vì thế việc thương thảo với Pháp chỉ kéo dài vài tháng, đến cuối năm 1946 ông phát động toàn quốc kháng chiến.
Thất bại với ông HCM, Pháp thương thảo với cựu hoàng Bảo Đại, đưa đến Hiệp ước Elysée ký ngày 8-3-1949. Pháp chính thức nhìn nhận VN là một quốc gia đôc lập và thống nhất thuộc khối LHP. Quốc gia VN độc lập vừa ra đời, Mao Trạch Đông chiến thắng Hoa Lục (10-1949). Ngay sau đó ông HCM cầu viện Mao yểm trợ Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Đây là cơ hội giúp Mao thu hồi lại phần đất An Nam mà ông ta cho là vốn thuộc TQ, nhưng bị thực dân Pháp cưỡng chiếm hồi thế kỷ trước. Mao còn có tham vọng, dùng VN làm bàn đạp xâm chiếm các nước Đông Nam Á (ĐNÁ). Lúc bấy giờ, chiến tranh lạnh đã xãy ra, HK phải giúp Pháp bảo vệ các nước Đông Dương, đồng thời thành lập khối Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO) khi cuộc chiến Đông Dương sắp chấm dứt hồi tháng 4/1954. Dù giúp Việt Minh chiến thắng ở Điện Biên Phủ, nhưng TT Chu Ân Lai đã ép CSVN phải chấp nhận chia cắt VN ở vĩ tuyến 17, còn hai nước Miên và Lào trung lập. Giới lãnh đạo CSVN tố cáo Chu Ân Lai đã theo Mỹ phản bội họ.
Tháng 12/1960 CSVN triệu tập Đại hội Đảng lần thứ III, đề ra Nghị quyết giải phóng MN, thống nhất đất nước, để tăng cường phe XHCN. Bốn năm sau, (1965) HK dùng hai gọng kềm: dội bom miền Bắc và đưa quân vào miền Nam để áp lực CSVN ngồi vào hội nghị. Chiến tranh VN được kết thúc bằng HĐ Paris 1973 dựa trên cơ sở tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN. Đây là quyền “thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng”. “Nhân dân MNVN tự quyết định tương lai chính trị của MNVN thông qua tuyển cử thực sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế” (điều 9)
-Điều 1: HK cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn của nước VN như HĐ Genève 1954 đã công nhận.
-Điều 11: Bảo đảm các quyền tự do của nhân dân (MNVN): tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.
-Điều 15: Việc thống nhất nước VN sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và Nam VN, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào.
Điều 21: HK mong rằng Hiệp định này sẽ mang lại một thời kỳ hòa giải với VNDCCH cũng như với tất cả các dân tộc ở Đông Dương. Theo chính sách truyền thống của mình, HK sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở VNDCCH và toàn Đông Dương.
Điều 22: Việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN và việc thực hiện triệt để hiệp định nầy sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ mới bình đẳng và cùng có lợi giữa VNDCCH và HK. Đồng thời, những việc đó sẽ bảo đảm hòa bình vững chắc ở VN và góp phần giữ gìn hòa bình lâu dài ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Trước khi HĐ Paris 1973 ra đời, 5 nước khối ASEAN nguyên thủy là Singapore, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan và Phi Luật Tân, dù có truyền thống thân Mỹ, song các nước này vẫn quyết định biến ĐNÁ thành khu vực hòa bình, tự do và trung lập (1971). Điều nầy phù hợp với chủ trương của TT Nixon: chấm dứt chiến tranh VN và trung lập hóa toàn vùng ĐNÁ.
Tháng 6/1973, TT Chu Ân Lai sang Hà Nội thuyết phục ông Lê Duẩn nên “thư giản”, để Miền Nam VN, Cam Bốt và Lào được trung lập trong một thời gian dài. Ông Duẩn lên án TQ phản bội, thỏa hiệp với đế quốc Mỹ chia cắt VN lâu dài. Ông xé bỏ HĐ Paris 1973, cưỡng chiếm MNVN, đưa cả nước vào quỹ đạo Xã hội chủ nghĩa, đổi tên nước thành Cộng hòa XHCN Việt Nam, ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô (3/11/1978).
Đặng Tiểu Bình coi hành động nầy là sự phản bội của CSVN đối với TQ. Cuối năm 1978, Hà Nội đưa quân sang Cam Bốt, lật đổ chế độ Pol Pot, xóa bỏ Nhà nước Campuchia Dân chủ, dựng lên nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia do số cán bộ Khmer Đỏ thân Hà Nội lãnh đạo. Bắc Kinh không ngớt lên án “tiểu bá” VN liên kết với “đại bá” LX thực hiện mưu đồ bá quyền ở ĐNÁ. Đầu năm 1979, TQ bình thường hóa bang giao với HK, ngay sau đó Đặng Tiểu Bình đến thăm Mỹ và hô hào “Trung Quốc, Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ cần phải thống nhất trong một liên minh chống bá quyền”. Đặng tuyên bố: “Bắc Kinh sẽ dạy cho VN một bài học”. Ngày 17/2/1979 TQ huy động 20 vạn quân mở cuộc tấn công quy mô vào VN trên tuyến biên giới dài 1000 cây số.
Năm năm sau khi HK chấm dứt cuộc chiến VN, các nước CS đánh nhau, bắt đầu giai đoạn thoái trào của chủ nghĩa Cộng sản. LX, TQ và CSVN đều chủ trương đổi mới để sống còn. Đặng Tiểu Bình mở cửa TQ, giao thiệp với thế giới, kêu gọi Mỹ, Nhật và Tây Âu giúp ông thực hiện “bốn hiện đại hóa TQ”. Với chính sách mở ngỏ, TQ đã phát triển mạnh và mau lẹ việc giao thương với bên ngoài, đứng đầu là Nhật lên đến 10 tỷ Đôla vào năm 1985, kế đó là Tây Âu 6,8 tỷ. HK đứng thứ ba chiếm 11% trong tổng số ngoại thương của TQ với 4,4 tỷ đôla. Có lẽ nhờ thành tựu này mà Nhật báo Bắc Kinh ngày 7-12-1984 đã phê phán giáo điều Mác Lê không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội của TQ ngày nay. Bài báo viết “Marx chết cách đây 101 năm, tác phẩm của ông được viết ra hơn một thế kỷ trước. Có nhiều điều mà Marx, Engels và ngay cả Lenin cũng chưa từng kinh nghiệm. Chúng ta không thể trông cậy vào tác phẩm của Marx và Lenin của thời trước để giải quyết các vấn đề của thời nay”. (Trung Cộng có từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê hay không? Bài của ký giả Arnold Beichman/Báo Los Angeles Times, Việt Luận Úc châu 1/3/1985)
Về phần LX, lãnh tụ Gorbachev chấp nhận sự tan rã của khối Cộng sản Đông Âu, đồng ý việc thống nhất nước Đức, đồng thời đề ra các biện pháp cải cách chính trị một cách sâu rộng như chế độ tổng thống được thành lập, vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng CS bị hủy bỏ, hệ thống đa đảng được chấp nhận ở Liên Xô. Nhờ đó, Gorbachev trở thành người bạn chân thành của TT Ronald Reagan. Gorbachev cũng bày tỏ ý muốn tái lập mối bang giao thân hữu với TQ. Đặng Tiểu Bình đưa ra ba điều kiện tiên quyết: LX phải rút quân khỏi Aghanistan, giảm quân số ở biên giới Nga Hoa và áp lực Hà Nội phải rút quân khỏi Campuchia. Gorbachev đáp ứng trọn vẹn ba đòi hỏi của Đặng Tiểu Bình, ông đến Bắc Kinh được sinh viên TQ đón chào như là một anh hùng cải cách của thế giới CS.
Đối với CSVN, Gorbachev khuyến cáo Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nối lại bang giao với TQ, hợp tác với Bắc Kinh giải quyết cuộc chiến ở Campuchia. Tháng 9/1990, Nguyễn Văn Linh cùng Thủ tướng Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Lê Đức Anh và Cố vấn Bộ Chính trị Phạm Văn Đồng đến Thành Đô gặp Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. CSVN tôn TQ làm minh chủ lãnh đạo các nước XHCN, và đưa ra giải pháp Đỏ: hai nhóm Khmer Đỏ Pol Pot và Hun Sen sẽ hợp tác lãnh đạo Cam Bốt để xây dựng XHCN. Đề nghị trên bị Bắc Kinh bác bỏ, nhưng bang giao giữa CSVN với TQ đã được tái lập. Nguyễn Văn Linh tuyên bố: “dù bành trướng, nhưng TQ vẫn là nước xã hội chủ nghĩa”. Đối với CSVN, xã hội chủ nghĩa quý hơn đất nước, thà mất nước chớ không để mất Đảng, mất XHCN. Thấy được điều đó, Giang Trạch Dân đề ra phương châm cho mối bang giao mới giữa hai nước và hai đảng: “hợp tác toàn diện” với tinh thần “đồng chí tốt”.
Nay ông Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh thảo luận mối quan hệ đối tác chiến lược với TQ, Tập Cận Bình đưa ra bản Tuyên bố chung do TQ khởi thảo, cho thấy TQ muốn công khai hóa sự “hợp tác toàn diện” của VN đối với TQ. Và những văn kiện mà ông Sang vừa ký chỉ nhằm “thúc đẩy, mở rộng, tăng cường, làm sâu sắc thêm” sự “hợp tác toàn diện”, mà thực chất là sự “lệ thuộc toàn diện” vào TQ. Blogger Bùi Tín còn nêu thắc mắc là trong bản Tuyên bố chung VN-TQ “không hề có một chữ nào về Hoàng Sa và Trường Sa”. Đây cũng là điều dễ hiểu, lâu nay TQ luôn khẳng định hai quần đảo nầy thuộc TQ, không có gì cần phải tranh cãi. Vì lẽ HCM và Phạm Văn Đồng đã “nhất trí” với Mao Trạnh Đông và Chu Ân Lai từ năm 1958. Là “đồng chí tốt”, CSVN không nêu vấn đề TS và HS với TQ nữa.
Trước thảm họa đất nước đang bị Hán hóa, ông Trương Tấn Sang đến Mỹ, gặp TT Obama với món quà tuy tầm thường nhưng mang nhiều ý nghĩa. TT Obama tiếp đón ông cũng tầm thường và đầy ý nghĩa. Nước Mỹ không trải thảm đỏ, không có đội quân danh dự quốc gia dàn chào, không bắn đại bác chào mừng, không một viên chức cao cấp nào từ phía Mỹ ra nghinh đón, cũng không có quốc yến khoản đãi nguyên thủ một quốc gia. Có lẽ TT Obama không thừa nhận ông Sang là Chủ tịch nước Cộng hòa (XHCN) Việt Nam mà chỉ là Chủ tịch Cộng hòa XHCN/VN -một phần đất tự trị thống thuộc TQ. Vì thế ông triệu tập Đại sứ Mỹ ở Hà Nội trở về Washington ra sân bay đón Trương Tấn Sang.
Danh dự cá nhân không quan trọng bằng lợi ích tối thượng của đất nước. Dù bị chính giới Mỹ coi thường, song ông Sang vẫn bày tỏ ý muốn được hợp tác với Mỹ như ông HCM đã có ý nghĩ này từ năm 1946, nhưng nay trong hoàn cảnh khác xưa. Ngày trước ông Hồ nêu vấn đề độc lập, yêu cầu Mỹ ủng hộ VN chống lại những chèn ép của Pháp. Đây là vấn đề thương thảo giữa VN với Pháp, và ngay bước đầu Pháp đã công nhận VNDCCH là một nước cộng hòa tự do, nên HK đứng trung lập, không ủng hộ ai cả. Nhưng từ sau 1948 khi Quốc gia VN độc lập ra đời, ông HCM cầu viện khối CS ủng hộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Sau đó Đảng CSVN tái hoạt động với danh xưng mới Đảng Lao động VN (1951) và tư tưởng Mao được ghi vào điều lệ của Đảng. CSVN công khai tuyên bố VNDCCH là tiền đồn phe XHCN ở ĐNÁ. Đầu năm 1965, HK đã trực tiếp can thiệp để kết thúc chiến tranh VN, giúp người dân được hưởng tự do, đất nước VN độc lập không lệ thuộc bất cứ cường quốc nào. Nay, Chủ tịch nhà nước VN đến Mỹ và bày tỏ ý muốn hợp tác với Mỹ trong hoàn cảnh VN đang bị TQ khống chế nặng nề. Đó là hậu quả tất nhiên do việc ông HCM đã chọn chủ nghĩa CS và những người kế nghiệp ông tiếp tục con đường sai lầm này, gây biết bao tang thương cho dân tộc trong hơn nửa thế kỷ qua. Tôi kỳ vọng ngày nay Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ giải tỏa mọi thảm họa, giúp đất nước hồi sinh, dân tộc độc lập, tự do, phú cường.
Có điều may mắn cho dân tộc và cũng là điểm thuận lợi của ông Sang là HK đã từng can dự vào VN (1965-1975). Họ đã thảo luận với CSVN ròng rã 4 năm tại Paris, cuối cùng được sự tán đồng của LX và đặc biệt là TQ, HK kết thúc cuộc chiến VN bằng HĐ Paris 1973. Điều 1 của HĐ đã ghi rõ: “HK và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn của nước VN”. Về phần VN, người dân MN được hưởng đầy đủ mọi quyền tự do và được quyết định tương lai chính trị MN thông qua cuộc tuyển cử dân chủ tự do có quốc tế giám sát. Hai miền Nam Bắc sẽ thảo luận việc thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào. HK kỳ vọng “HĐ được thi hành triệt để sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ mới bình đẳng và cùng có lợi giữa VNDCCH và HK. Đồng thời, những việc đó sẽ bảo đảm hòa bình vững chắc ở VN và góp phần giữ gìn hòa bình lâu dài ở Đông Dương và Đông Nam Á”. Năm 1975 HK rút khỏi MNVN, các nước ASEAN ra tuyên bố ĐNÁ là Khu vực hòa bình, tự do và trung lập (Zone Of Peace, Freedom And Neutrality – ZOPFAN). ASEAN chủ trương đứng ngoài hai khối đối nghịch, nhưng công nhận LX, TC và HK đều có cơ hội đồng đều để hợp tác làm ăn buôn bán, tạo dựng cơ sở kỹ thuật tại đây. Nhờ đó, ĐNÁ sẽ trở thành khu vực ổn định và phồn vinh.
Sau khi thống nhất đất nước, đáng lẽ VN đã gia nhập khối ASEAN, thiết lập bang giao với Mỹ, duy trì mối thân hữu với hai đàn anh LX và TC, thực hiện việc hòa giải dân tộc để xây dựng đất nước thời hậu chiến. Rất tiếc Tổng bí thư Lê Duẩn không thực hiện tiến trình đó, hậu quả là chiến tranh với Cam Bốt, và bị TQ trừng phạt, khiến ĐNÁ lâm vào tình trạng mất ổn định trong suốt thập niên 1980. Và từ 1990 đến nay VN “hợp tác toàn diện” với TQ và bị đàn anh chèn ép nặng nề, nay ông Trương Tấn Sang phải bày tỏ mong muốn hợp tác với Mỹ.
Trong Tuyên bố chung ngày 25/7/2013, hai nhà lãnh đạo Việt Mỹ thừa nhận “quan hệ đối tác toàn diện HK và VN nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên thế giới”. HK quyết định thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với VN và thúc đẩy VN tham gia tích cực vào việc hoàn thành hiệp ước TPP vào cuối năm nay. Gia nhập khối Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) là nhu cầu của VN hiện nay để thúc đẩy nền kinh tế đang bị suy thoái trầm trọng vì đã đi theo “định hướng XHCN”. Gia nhập TPP, hàng xuất cảng của VN sẽ tăng vọt vì được miễn hàng rào quan thuế. Về phần HK, gia nhập TPP, không những thể hiện việc hợp tác, phát triển với các nước Á châu –Thái Bình Dương về thương mãi, mậu dịch; TPP còn là vũ khí chiến lược để cầm chân TC. Trước đây, năm 1999, tại Wellington (Tân Tây Lan) TT Bill Clinton đã cam kết với TT Phan Văn Khải giúp VN gia nhập khối APEC, nhưng hai ông Cố vấn tối cao Đỗ Mười và Lê Đức Anh không chấp nhận vì VN đã “hợp tác toàn diện” với TQ. Năm sau TQ gia nhập WTO, giúp kinh tế TQ phát triển mạnh nhờ sản phẩm ồ ạt xuất cảng sang Mỹ được giảm hoặc miễn thuế quan. Trong khi VN trở thành thị trường của TQ, tiêu thụ những sản phẩm kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn để bán ở Mỹ và các nước phương Tây. Mãi đến năm 2006, VN mới được gia nhập tổ chức này.
Giờ đây, TT Obama thúc đẩy VN tham gia tích cực vào việc hoàn thành hiệp ước TPP chính là thúc đẩy chính quyền CSVN tranh thủ Cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Sau cuộc họp với Chủ tịch Trương Tấn Sang, TT Obama tuyên bố với báo chí “Cuối cùng chúng tôi đồng ý với nhau rằng một trong những sức mạnh giữa hai quốc gia chúng ta là Cộng đồng người Mỹ gốc Việt, họ sống ở đây nhưng vẫn tiếp tục có mối liên hệ mật thiết với VN. Và kết quả là mối giao hảo giữa người với người là chất keo làm tăng cường mối giao hảo giữa hai nước” (“Finally, we agreed that one of the great sources of strength between our two countries is the Vietnamese American population that is here but obviously has continued strong ties to Vietnam. And ultimately, it’s those people-people relations that are the glue that can strengthen the relationship between any two countries”.)
Sau đó, Đài Tiếng nói VN đã tường thuật những phát biểu của ông Sang tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Center for Strategíc and International Studies-CSIS) chiều ngày 25/7/2013: “Đối với Cộng đồng người Việt tại HK, chủ tịch nưóc bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, bà con Việt kiều sẽ là chiếc cầu vững chắc để thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, nhất là trong khuôn khổ đối tác toàn diện. Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người Mỹ gốc Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đưa quan hệ hai nước lên một bước phát triển mới”.
Để hoàn thành Hiệp ước TPP, từ nay VN cần phải cải tổ hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội...một cách sâu rộng như: tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do công dân; chấp nhận chế độ đa đảng với các cuộc tuyển cử dân chủ tự do; dẹp bỏ các xí nghiệp quốc doanh; các nghiệp đoàn được thành lập v.v. Thực hiện triệt để những cải tổ trên, chính quyền trong nước sẽ tranh thủ được Cộng đồng người Việt ở hải ngoại, tạo sự đoàn kết toàn dân. Chỉ có Nội lực dân tộc mới bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, VN sẽ có tiếng nói mạnh để thảo luận về mối quan hệ đối tác toàn diện với các nước để hình thành một Châu Á –Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng.
Úc Châu, 12/8/2013
Lê Quế Lâm
(Thông luận)
Tại Diễn đàn Đối thoại Sangri-La ở Singapore thảo luận về vấn đề An ninh khu vực ChâuÁ –Thái Bình Dương hồi cuối tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được mời làm diễn giả chính của hội nghị. Ông đã nhận định:“Trong thế kỷ 20, Đông Nam Á nói riêng và châu Á-Thái Bình Dương nói chung vốn là chiến trường ác liệt, bị chia rẽ sâu sắc trong nhiều thập kỷ. Có thể nói cả khu vực này luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình. Muốn có hòa bình, phát triển và thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Nói cách khác, chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược, vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á – Thái Bình Dương”.
Đối với Việt Nam -một quốc gia “đã chịu nhiều đau thương, mất mác do chiến tranh gây ra”. Vì thế, theo ông Dũng thì“Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới” và “kỳ vọng nhiều vào vai trò của các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực”. Ông Dũngcho biết lập trườngcủa VN là“kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác. Việt Nam khẳng định tuân thủ nhất quán Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về biển Đông; nổ lực làm hết mình cùng ASEAN và Trung Quốc nghiêm túc thực hiện DOC và sớm đạt được COC. Là quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982”.
Để thực hiện mục tiêu trên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến Bắc Kinh gặp lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình trong hai ngày 19 và 20 tháng 6, 2013. Hai bên đã ký 10 văn kiện hợp tác và bản Tuyên bố chung. Blooger Bùi Tín nhận xét: “Đọc thật kỹ bản Tuyên bố chung, có thể dễ dàng nhận ra nó được phía Trung Quốc khởi thảo và phía Việt Nam hoàn toàn không được đóng góp hay thay đổi gì hết. Bản Tuyên bố chung hoàn toàn phản ánh tham vọng bành trướng và xâm lược của Đế quốc Cộng sản Đại Hán Trung Hoa đối với đất nước Việt Nam, phục vụ dã tâm biến nhà nước Việt Nam Cộng sản thành một chư hầu của Trung Quốc, biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc”.
Báo Tổ Quốc nhận xét: “Ai cũng biết quan hệ hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam là một quan hệ lệ thuộc nhưng sự lệ thuộc đó đã trở thành toàn diện và triệt để sau những gì mà ông Sang vừa ký, bởi vì nó còn được “thúc đẩy”, “mở rộng”, “tăng cường” và “làm sâu sắc thêm”. Đặc biệt nghiêm trọng là VN đã cam kết “điều phối” và “phối hợp” với TQ, nói cách khác, nhận mệnh lệnh của TQ trong các quan hệ đối với thế giới, kể cả với Liên Hiệp Quốc. Chúng ta mất chủ quyền. Và chúng ta cũng có nguy cơ mất cả lãnh thổ bởi vì chính quyền CSVN đã chấp nhận để bảy tỉnh biên giới VN “hợp tác” và “cùng phát triển” với các khu tự trị của TQ ở biên giới...”. (Thanh Quang, Phóng viên RFA, 2013-07-08)
Sau khi đến Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình, Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Washington gặp TT Obama để thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ. Sau cuộc thảo luận riêng với ông Sang ngày 25-7-2013, TT Obama cho báo chí biết Chủ tịch nước VN đã tặng ông một món quà. Đó là bản sao lá thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi cho TT Harry Truman hồi năm 1946. Và “Chúng tôi đã thảo luận về một thực tế rằng Hồ Chí Minh đã thực sự lấy cảm hứng từ bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Mỹ và những lời của Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Mỹ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu trễ đến 67 năm thì việc quan hệ chúng ta đang tiến triển cũng là điều tốt đẹp”. (And we discussed the fact that Ho Chi Minh was actually inspired by the U.S . Declaration of Independence and Constitution, and the words of Thomas Jefferson. Ho Chi Minh talks about his interest in cooperation with the United Stated. And President Sang indicated that even if it’s 67 years, it’s good that we’re still making progress”)
Nhà báo kỳ cựu Đinh Từ Thức có trong tay cuốn “Letters To the Oval Office From the files of the National Archieves: Dear Mr. President” do Dwight Young soạn, National Geographic Society xuất bản năm 2005. Theo tài liệu này, năm 1946, ông Hồ cầu cứu sự giúp đỡ của TT Truman, nhưng không được đáp ứng. Nơi trang 116 cuốn sách nói trên, có chụp văn kiện ông Hồ Chí Minh gửi TT Truman. Thật ra đây không phải là “bức thư” mà chỉ là một “bức điện tín” (telegram) đề ngày 28 tháng 02 năm 1946. Mãi đến ngày 11 tháng 03, Bạch Ốc mới nhận được và cho vào hồ sơ, không có phúc đáp cho ông Hồ.
Ông Đinh Từ Thức đã dịch sang Việt ngữ nội dung điện tín này, nguyên văn như sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gởi Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ Washington DC. Thay mặt Chính phủ và Nhân dân VN tôi xin báo Ngài rằng trong cuộc đối thoại giữa Chính phủ Việt Nam và các đại diện Pháp, phía Pháp đã đòi tách rời Nam Việt và quân Pháp trở lại Hà Nội. Stop. Trong khi ấy dân và quân Pháp đang tích cực sửa soạn cho một cuộc tấn công bất ngờ tại Hà Nội và để quân lính xâm lấn. Stop. Vì thế tôi khẩn thiết đích thân kêu gọi Ngài và nhân dân Hoa Kỳ cấp bách can thiệp ủng hộ nền độc lập của chúng tôi và giúp làm cho việc thương thảo phù hợp hơn với những nguyên tắc của các Hiến chương Đại Tây Dương và San Francisco. Trân trọng Hồ Chí Minh.
Đề cập về món quà đặc biệt này, cả ông Sang và TT Obama đều thừa nhận sự việc HCM cầu cứu sự giúp đỡ của TT Truman, xuất phát từ sự ngưỡng phục HK. Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, ông HCM đã trích nguyên văn những lời lẽ của Thomas Jefferson -tác giả chính của Tuyên ngôn Độc lập HK năm 1776. Nay, mang tặng TT Obama lá thư của HCM 67 năm về trước, cho thấy ông Trương Tấn Sang vẫn muốn theo gương ông HCM: hợp tác với HK, dù có trể một thời gian dài, song cũng là điều tốt đẹp. Vấn đề cần tìm hiểu là bản văn của ông HCM gởi tổng thống Mỹ hồi năm 1946 diễn ra trong bối cảnh nào? Tại sao HK không đáp ứng? Mối quan hệ giữa HK và CSVN diễn tiến ra sao? Và hậu quả là thảm trạng đất nước có nguy cơ bị Hán hóa hiện nay. Giải đáp các câu hỏi trên, mới có thể kỳ vọng giới lãnh đạo CSVN sẽ có những quyết định sáng suốt, thích hợp trong những ngày sắp tới để mang lại lợi ích cho dân tộc.
Nhìn lại quá khứ: Trong thế chiến 2, trong khi tiến hành cuộc chiến chống Đức Ý Nhật, lãnh tụ các nước Đồng minh (Mỹ, Anh, Pháp, Trung Hoa Dân Quốc) đã thoả thuận: sau khi chiến tranh chấm dứt, họ sẽ trở lại các thuộc địa, thương thảo với người bản xứ và trao trả độc lập cho các thuộc địa để duy trì ảnh hưởng của mình, nay đều là Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo An LHQ.
Giữa tháng 8/1945, Nhật đầu hàng. Theo sự thỏa thuận của lãnh tụ các nước Đồng minh ở hội nghị Potsdam mấy tháng trước đó, Quân đội Anh vào Đông Dương, giải giới Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16. Anh Quốc đã giúp Pháp trở lại Nam kỳ thuộc địa. Phía Bắc vĩ tuyến 16, giao cho quân đội Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) giải giới Nhật. Lúc bấy giờ ông HCM đã tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (2-9-1945). Tướng Lư Hán của TH đã yêu cầu ông HCM thành lập chính phủ Liên hiệp có sự tham dự của các đảng phái quốc gia được TH ủng hộ (Việt Quốc và Việt Cách).
Cuối năm 1945, tại trụ sở LHQ, hai phái đoàn Pháp và Trung Hoa thảo luận việc trao trả các nhượng địa mà Triều đình nhà Thanh đã giao cho Pháp hồi thế kỷ trước. Hai bên đã thỏa thuận một sự trao đổi, đưa đến Hiệp ước Pháp Hoa ký ngày 28-02-1946 tại Trùng Khánh. Theo hiệp ước này, Pháp trả lại cho Trung Hoa các tô giới Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Đông, Hán Khẩu... Để đổi lại, quân Pháp sẽ thay quân Trung Hoa ở bắc vĩ tuyến 16, Pháp trở lại vùng đất bảo hộ cũ của mình. Ngày Hiệp ước Pháp Hoa được ký kết, ông HCM đã gởi điện tín đến TT Truman nhờ HK can thiệp. Khi điện tín đến Tòa Bạch Ốc, thì trước đó hai ngày ông HCM đã cùng đại diện Pháp là Sainteny ký Hiệp ước (sơ bộ) Mùng 6 tháng 3. Pháp công nhận nước VNDCCH là một nước tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chánh riêng và là một thành phần của Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp. Riêng Nam Kỳ tạm thời do Pháp quản lý để chờ cuộc trưng cầu dân ý ở đây. Pháp hứa sẽ thừa nhận những quyết định của cuộc trưng cầu dân ý này.
Như vậy, HK không còn và có lý do gì để can thiệp, đó là việc nội bộ của VN và Pháp. Hai bên đã thực hiện đúng thủ tục do các nước Đồng minh quy định và đã thỏa thuận sơ khởi vấn đề độc lập của VN. Sở dĩ ông Hồ vội vã ký Hiệp ước sơ bộ với Pháp, đó là thủ đoạn của ông: muốn Pháp sớm đưa quân đến Hà Nội thay quân Tưởng Giới Thach. Đây là chỗ dựa của hai lực lượng thù địch của HCM là Việt Quốc và Việt Cách. Đồng thời muợn tay Pháp tiêu diệt các thành phần quốc gia có tinh thần yêu nước và chống Pháp. Thực hiện xong thủ đoạn, tiêu diệt các đảng phái đối lập, ông HCM phát động kháng chiến chống Pháp, giành độc quyền lãnh đạo dân tộc. Đây là nổi bất hạnh của đất nước. Đáng lẽ VN đã độc lập cùng lúc với Ấn Độ, Miến Điện và Nam Dương trong những năm 1947-1948, nếu ông HCM kiên trì thương thảo với Pháp... Nhưng ông HCM là Ủy viên Quốc tế CS, nên theo đúng con đường do Stalin vạch ra: tiến hành chiến tranh chống thực dân đế quốc để giành độc lập cho dân tộc. Vì thế việc thương thảo với Pháp chỉ kéo dài vài tháng, đến cuối năm 1946 ông phát động toàn quốc kháng chiến.
Thất bại với ông HCM, Pháp thương thảo với cựu hoàng Bảo Đại, đưa đến Hiệp ước Elysée ký ngày 8-3-1949. Pháp chính thức nhìn nhận VN là một quốc gia đôc lập và thống nhất thuộc khối LHP. Quốc gia VN độc lập vừa ra đời, Mao Trạch Đông chiến thắng Hoa Lục (10-1949). Ngay sau đó ông HCM cầu viện Mao yểm trợ Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Đây là cơ hội giúp Mao thu hồi lại phần đất An Nam mà ông ta cho là vốn thuộc TQ, nhưng bị thực dân Pháp cưỡng chiếm hồi thế kỷ trước. Mao còn có tham vọng, dùng VN làm bàn đạp xâm chiếm các nước Đông Nam Á (ĐNÁ). Lúc bấy giờ, chiến tranh lạnh đã xãy ra, HK phải giúp Pháp bảo vệ các nước Đông Dương, đồng thời thành lập khối Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO) khi cuộc chiến Đông Dương sắp chấm dứt hồi tháng 4/1954. Dù giúp Việt Minh chiến thắng ở Điện Biên Phủ, nhưng TT Chu Ân Lai đã ép CSVN phải chấp nhận chia cắt VN ở vĩ tuyến 17, còn hai nước Miên và Lào trung lập. Giới lãnh đạo CSVN tố cáo Chu Ân Lai đã theo Mỹ phản bội họ.
Tháng 12/1960 CSVN triệu tập Đại hội Đảng lần thứ III, đề ra Nghị quyết giải phóng MN, thống nhất đất nước, để tăng cường phe XHCN. Bốn năm sau, (1965) HK dùng hai gọng kềm: dội bom miền Bắc và đưa quân vào miền Nam để áp lực CSVN ngồi vào hội nghị. Chiến tranh VN được kết thúc bằng HĐ Paris 1973 dựa trên cơ sở tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN. Đây là quyền “thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng”. “Nhân dân MNVN tự quyết định tương lai chính trị của MNVN thông qua tuyển cử thực sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế” (điều 9)
-Điều 1: HK cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn của nước VN như HĐ Genève 1954 đã công nhận.
-Điều 11: Bảo đảm các quyền tự do của nhân dân (MNVN): tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.
-Điều 15: Việc thống nhất nước VN sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và Nam VN, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào.
Điều 21: HK mong rằng Hiệp định này sẽ mang lại một thời kỳ hòa giải với VNDCCH cũng như với tất cả các dân tộc ở Đông Dương. Theo chính sách truyền thống của mình, HK sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở VNDCCH và toàn Đông Dương.
Điều 22: Việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN và việc thực hiện triệt để hiệp định nầy sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ mới bình đẳng và cùng có lợi giữa VNDCCH và HK. Đồng thời, những việc đó sẽ bảo đảm hòa bình vững chắc ở VN và góp phần giữ gìn hòa bình lâu dài ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Trước khi HĐ Paris 1973 ra đời, 5 nước khối ASEAN nguyên thủy là Singapore, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan và Phi Luật Tân, dù có truyền thống thân Mỹ, song các nước này vẫn quyết định biến ĐNÁ thành khu vực hòa bình, tự do và trung lập (1971). Điều nầy phù hợp với chủ trương của TT Nixon: chấm dứt chiến tranh VN và trung lập hóa toàn vùng ĐNÁ.
Tháng 6/1973, TT Chu Ân Lai sang Hà Nội thuyết phục ông Lê Duẩn nên “thư giản”, để Miền Nam VN, Cam Bốt và Lào được trung lập trong một thời gian dài. Ông Duẩn lên án TQ phản bội, thỏa hiệp với đế quốc Mỹ chia cắt VN lâu dài. Ông xé bỏ HĐ Paris 1973, cưỡng chiếm MNVN, đưa cả nước vào quỹ đạo Xã hội chủ nghĩa, đổi tên nước thành Cộng hòa XHCN Việt Nam, ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô (3/11/1978).
Đặng Tiểu Bình coi hành động nầy là sự phản bội của CSVN đối với TQ. Cuối năm 1978, Hà Nội đưa quân sang Cam Bốt, lật đổ chế độ Pol Pot, xóa bỏ Nhà nước Campuchia Dân chủ, dựng lên nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia do số cán bộ Khmer Đỏ thân Hà Nội lãnh đạo. Bắc Kinh không ngớt lên án “tiểu bá” VN liên kết với “đại bá” LX thực hiện mưu đồ bá quyền ở ĐNÁ. Đầu năm 1979, TQ bình thường hóa bang giao với HK, ngay sau đó Đặng Tiểu Bình đến thăm Mỹ và hô hào “Trung Quốc, Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ cần phải thống nhất trong một liên minh chống bá quyền”. Đặng tuyên bố: “Bắc Kinh sẽ dạy cho VN một bài học”. Ngày 17/2/1979 TQ huy động 20 vạn quân mở cuộc tấn công quy mô vào VN trên tuyến biên giới dài 1000 cây số.
Năm năm sau khi HK chấm dứt cuộc chiến VN, các nước CS đánh nhau, bắt đầu giai đoạn thoái trào của chủ nghĩa Cộng sản. LX, TQ và CSVN đều chủ trương đổi mới để sống còn. Đặng Tiểu Bình mở cửa TQ, giao thiệp với thế giới, kêu gọi Mỹ, Nhật và Tây Âu giúp ông thực hiện “bốn hiện đại hóa TQ”. Với chính sách mở ngỏ, TQ đã phát triển mạnh và mau lẹ việc giao thương với bên ngoài, đứng đầu là Nhật lên đến 10 tỷ Đôla vào năm 1985, kế đó là Tây Âu 6,8 tỷ. HK đứng thứ ba chiếm 11% trong tổng số ngoại thương của TQ với 4,4 tỷ đôla. Có lẽ nhờ thành tựu này mà Nhật báo Bắc Kinh ngày 7-12-1984 đã phê phán giáo điều Mác Lê không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội của TQ ngày nay. Bài báo viết “Marx chết cách đây 101 năm, tác phẩm của ông được viết ra hơn một thế kỷ trước. Có nhiều điều mà Marx, Engels và ngay cả Lenin cũng chưa từng kinh nghiệm. Chúng ta không thể trông cậy vào tác phẩm của Marx và Lenin của thời trước để giải quyết các vấn đề của thời nay”. (Trung Cộng có từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê hay không? Bài của ký giả Arnold Beichman/Báo Los Angeles Times, Việt Luận Úc châu 1/3/1985)
Về phần LX, lãnh tụ Gorbachev chấp nhận sự tan rã của khối Cộng sản Đông Âu, đồng ý việc thống nhất nước Đức, đồng thời đề ra các biện pháp cải cách chính trị một cách sâu rộng như chế độ tổng thống được thành lập, vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng CS bị hủy bỏ, hệ thống đa đảng được chấp nhận ở Liên Xô. Nhờ đó, Gorbachev trở thành người bạn chân thành của TT Ronald Reagan. Gorbachev cũng bày tỏ ý muốn tái lập mối bang giao thân hữu với TQ. Đặng Tiểu Bình đưa ra ba điều kiện tiên quyết: LX phải rút quân khỏi Aghanistan, giảm quân số ở biên giới Nga Hoa và áp lực Hà Nội phải rút quân khỏi Campuchia. Gorbachev đáp ứng trọn vẹn ba đòi hỏi của Đặng Tiểu Bình, ông đến Bắc Kinh được sinh viên TQ đón chào như là một anh hùng cải cách của thế giới CS.
Đối với CSVN, Gorbachev khuyến cáo Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nối lại bang giao với TQ, hợp tác với Bắc Kinh giải quyết cuộc chiến ở Campuchia. Tháng 9/1990, Nguyễn Văn Linh cùng Thủ tướng Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Lê Đức Anh và Cố vấn Bộ Chính trị Phạm Văn Đồng đến Thành Đô gặp Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. CSVN tôn TQ làm minh chủ lãnh đạo các nước XHCN, và đưa ra giải pháp Đỏ: hai nhóm Khmer Đỏ Pol Pot và Hun Sen sẽ hợp tác lãnh đạo Cam Bốt để xây dựng XHCN. Đề nghị trên bị Bắc Kinh bác bỏ, nhưng bang giao giữa CSVN với TQ đã được tái lập. Nguyễn Văn Linh tuyên bố: “dù bành trướng, nhưng TQ vẫn là nước xã hội chủ nghĩa”. Đối với CSVN, xã hội chủ nghĩa quý hơn đất nước, thà mất nước chớ không để mất Đảng, mất XHCN. Thấy được điều đó, Giang Trạch Dân đề ra phương châm cho mối bang giao mới giữa hai nước và hai đảng: “hợp tác toàn diện” với tinh thần “đồng chí tốt”.
Nay ông Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh thảo luận mối quan hệ đối tác chiến lược với TQ, Tập Cận Bình đưa ra bản Tuyên bố chung do TQ khởi thảo, cho thấy TQ muốn công khai hóa sự “hợp tác toàn diện” của VN đối với TQ. Và những văn kiện mà ông Sang vừa ký chỉ nhằm “thúc đẩy, mở rộng, tăng cường, làm sâu sắc thêm” sự “hợp tác toàn diện”, mà thực chất là sự “lệ thuộc toàn diện” vào TQ. Blogger Bùi Tín còn nêu thắc mắc là trong bản Tuyên bố chung VN-TQ “không hề có một chữ nào về Hoàng Sa và Trường Sa”. Đây cũng là điều dễ hiểu, lâu nay TQ luôn khẳng định hai quần đảo nầy thuộc TQ, không có gì cần phải tranh cãi. Vì lẽ HCM và Phạm Văn Đồng đã “nhất trí” với Mao Trạnh Đông và Chu Ân Lai từ năm 1958. Là “đồng chí tốt”, CSVN không nêu vấn đề TS và HS với TQ nữa.
Trước thảm họa đất nước đang bị Hán hóa, ông Trương Tấn Sang đến Mỹ, gặp TT Obama với món quà tuy tầm thường nhưng mang nhiều ý nghĩa. TT Obama tiếp đón ông cũng tầm thường và đầy ý nghĩa. Nước Mỹ không trải thảm đỏ, không có đội quân danh dự quốc gia dàn chào, không bắn đại bác chào mừng, không một viên chức cao cấp nào từ phía Mỹ ra nghinh đón, cũng không có quốc yến khoản đãi nguyên thủ một quốc gia. Có lẽ TT Obama không thừa nhận ông Sang là Chủ tịch nước Cộng hòa (XHCN) Việt Nam mà chỉ là Chủ tịch Cộng hòa XHCN/VN -một phần đất tự trị thống thuộc TQ. Vì thế ông triệu tập Đại sứ Mỹ ở Hà Nội trở về Washington ra sân bay đón Trương Tấn Sang.
Danh dự cá nhân không quan trọng bằng lợi ích tối thượng của đất nước. Dù bị chính giới Mỹ coi thường, song ông Sang vẫn bày tỏ ý muốn được hợp tác với Mỹ như ông HCM đã có ý nghĩ này từ năm 1946, nhưng nay trong hoàn cảnh khác xưa. Ngày trước ông Hồ nêu vấn đề độc lập, yêu cầu Mỹ ủng hộ VN chống lại những chèn ép của Pháp. Đây là vấn đề thương thảo giữa VN với Pháp, và ngay bước đầu Pháp đã công nhận VNDCCH là một nước cộng hòa tự do, nên HK đứng trung lập, không ủng hộ ai cả. Nhưng từ sau 1948 khi Quốc gia VN độc lập ra đời, ông HCM cầu viện khối CS ủng hộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Sau đó Đảng CSVN tái hoạt động với danh xưng mới Đảng Lao động VN (1951) và tư tưởng Mao được ghi vào điều lệ của Đảng. CSVN công khai tuyên bố VNDCCH là tiền đồn phe XHCN ở ĐNÁ. Đầu năm 1965, HK đã trực tiếp can thiệp để kết thúc chiến tranh VN, giúp người dân được hưởng tự do, đất nước VN độc lập không lệ thuộc bất cứ cường quốc nào. Nay, Chủ tịch nhà nước VN đến Mỹ và bày tỏ ý muốn hợp tác với Mỹ trong hoàn cảnh VN đang bị TQ khống chế nặng nề. Đó là hậu quả tất nhiên do việc ông HCM đã chọn chủ nghĩa CS và những người kế nghiệp ông tiếp tục con đường sai lầm này, gây biết bao tang thương cho dân tộc trong hơn nửa thế kỷ qua. Tôi kỳ vọng ngày nay Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ giải tỏa mọi thảm họa, giúp đất nước hồi sinh, dân tộc độc lập, tự do, phú cường.
Có điều may mắn cho dân tộc và cũng là điểm thuận lợi của ông Sang là HK đã từng can dự vào VN (1965-1975). Họ đã thảo luận với CSVN ròng rã 4 năm tại Paris, cuối cùng được sự tán đồng của LX và đặc biệt là TQ, HK kết thúc cuộc chiến VN bằng HĐ Paris 1973. Điều 1 của HĐ đã ghi rõ: “HK và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn của nước VN”. Về phần VN, người dân MN được hưởng đầy đủ mọi quyền tự do và được quyết định tương lai chính trị MN thông qua cuộc tuyển cử dân chủ tự do có quốc tế giám sát. Hai miền Nam Bắc sẽ thảo luận việc thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào. HK kỳ vọng “HĐ được thi hành triệt để sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ mới bình đẳng và cùng có lợi giữa VNDCCH và HK. Đồng thời, những việc đó sẽ bảo đảm hòa bình vững chắc ở VN và góp phần giữ gìn hòa bình lâu dài ở Đông Dương và Đông Nam Á”. Năm 1975 HK rút khỏi MNVN, các nước ASEAN ra tuyên bố ĐNÁ là Khu vực hòa bình, tự do và trung lập (Zone Of Peace, Freedom And Neutrality – ZOPFAN). ASEAN chủ trương đứng ngoài hai khối đối nghịch, nhưng công nhận LX, TC và HK đều có cơ hội đồng đều để hợp tác làm ăn buôn bán, tạo dựng cơ sở kỹ thuật tại đây. Nhờ đó, ĐNÁ sẽ trở thành khu vực ổn định và phồn vinh.
Sau khi thống nhất đất nước, đáng lẽ VN đã gia nhập khối ASEAN, thiết lập bang giao với Mỹ, duy trì mối thân hữu với hai đàn anh LX và TC, thực hiện việc hòa giải dân tộc để xây dựng đất nước thời hậu chiến. Rất tiếc Tổng bí thư Lê Duẩn không thực hiện tiến trình đó, hậu quả là chiến tranh với Cam Bốt, và bị TQ trừng phạt, khiến ĐNÁ lâm vào tình trạng mất ổn định trong suốt thập niên 1980. Và từ 1990 đến nay VN “hợp tác toàn diện” với TQ và bị đàn anh chèn ép nặng nề, nay ông Trương Tấn Sang phải bày tỏ mong muốn hợp tác với Mỹ.
Trong Tuyên bố chung ngày 25/7/2013, hai nhà lãnh đạo Việt Mỹ thừa nhận “quan hệ đối tác toàn diện HK và VN nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên thế giới”. HK quyết định thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với VN và thúc đẩy VN tham gia tích cực vào việc hoàn thành hiệp ước TPP vào cuối năm nay. Gia nhập khối Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) là nhu cầu của VN hiện nay để thúc đẩy nền kinh tế đang bị suy thoái trầm trọng vì đã đi theo “định hướng XHCN”. Gia nhập TPP, hàng xuất cảng của VN sẽ tăng vọt vì được miễn hàng rào quan thuế. Về phần HK, gia nhập TPP, không những thể hiện việc hợp tác, phát triển với các nước Á châu –Thái Bình Dương về thương mãi, mậu dịch; TPP còn là vũ khí chiến lược để cầm chân TC. Trước đây, năm 1999, tại Wellington (Tân Tây Lan) TT Bill Clinton đã cam kết với TT Phan Văn Khải giúp VN gia nhập khối APEC, nhưng hai ông Cố vấn tối cao Đỗ Mười và Lê Đức Anh không chấp nhận vì VN đã “hợp tác toàn diện” với TQ. Năm sau TQ gia nhập WTO, giúp kinh tế TQ phát triển mạnh nhờ sản phẩm ồ ạt xuất cảng sang Mỹ được giảm hoặc miễn thuế quan. Trong khi VN trở thành thị trường của TQ, tiêu thụ những sản phẩm kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn để bán ở Mỹ và các nước phương Tây. Mãi đến năm 2006, VN mới được gia nhập tổ chức này.
Giờ đây, TT Obama thúc đẩy VN tham gia tích cực vào việc hoàn thành hiệp ước TPP chính là thúc đẩy chính quyền CSVN tranh thủ Cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Sau cuộc họp với Chủ tịch Trương Tấn Sang, TT Obama tuyên bố với báo chí “Cuối cùng chúng tôi đồng ý với nhau rằng một trong những sức mạnh giữa hai quốc gia chúng ta là Cộng đồng người Mỹ gốc Việt, họ sống ở đây nhưng vẫn tiếp tục có mối liên hệ mật thiết với VN. Và kết quả là mối giao hảo giữa người với người là chất keo làm tăng cường mối giao hảo giữa hai nước” (“Finally, we agreed that one of the great sources of strength between our two countries is the Vietnamese American population that is here but obviously has continued strong ties to Vietnam. And ultimately, it’s those people-people relations that are the glue that can strengthen the relationship between any two countries”.)
Sau đó, Đài Tiếng nói VN đã tường thuật những phát biểu của ông Sang tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Center for Strategíc and International Studies-CSIS) chiều ngày 25/7/2013: “Đối với Cộng đồng người Việt tại HK, chủ tịch nưóc bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, bà con Việt kiều sẽ là chiếc cầu vững chắc để thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, nhất là trong khuôn khổ đối tác toàn diện. Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người Mỹ gốc Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đưa quan hệ hai nước lên một bước phát triển mới”.
Để hoàn thành Hiệp ước TPP, từ nay VN cần phải cải tổ hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội...một cách sâu rộng như: tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do công dân; chấp nhận chế độ đa đảng với các cuộc tuyển cử dân chủ tự do; dẹp bỏ các xí nghiệp quốc doanh; các nghiệp đoàn được thành lập v.v. Thực hiện triệt để những cải tổ trên, chính quyền trong nước sẽ tranh thủ được Cộng đồng người Việt ở hải ngoại, tạo sự đoàn kết toàn dân. Chỉ có Nội lực dân tộc mới bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, VN sẽ có tiếng nói mạnh để thảo luận về mối quan hệ đối tác toàn diện với các nước để hình thành một Châu Á –Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng.
Úc Châu, 12/8/2013
Lê Quế Lâm
(Thông luận)
Dương Đình Giao - Trước tiên phải cải cách con người
Mấy hôm nay Ủy ban thường vụ Quốc hội đang bàn về giáo dục. Nghe ý kiến
của các vị đại biểu của dân mà khiếp. Các vị bảo chương trình giáo dục
hiện nay “chưa mang hồn thời đại”.
Bà con nào có biết cái “hồn thời đại” mặt mũi ngang dọc thế nào làm ơn chỉ cho thẳng dân ngu này biết với!
Hay các vị muốn trở lại cái thời ông Tố Hữu:
Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng,
Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau,
Trông bắc trông nam, trông cả địa cầu?
Và chương trình thế nào là mang hồn thời đại nhỉ?
Hóa ra “chém gió” bây giờ đã không phải là độc quyền của mấy cậu “choai choai”!
Mình thì chỉ thấy, các vị đừng nghĩ tới chuyện cải cách chương trình, sách giáo khoa, … gì vội. Cái quan trọng nhất hiện nay cần cải cách trong giáo dục là chuyện con người. Nếu con người vẫn như hiện nay thì có cải cách kiểu gì cũng lại “mèo lại hoàn mèo” thôi. Đã có bao nhiêu cuộc cải cách chương trình và sách giáo khoa từ năm 1981 đến nay rồi, tốn kém biết bao tiền của, công sức, … mà thất bại vẫn hoàn thất bại.
Sau 1945, chương trình giáo dục còn khá thô sơ (chủ yếu theo chương trình Hoàng Xuân Hãn ra đời một cách vội vàng sau khi Nhật đảo chính Pháp), sách giáo khoa hầu như chưa có, điều kiện cơ sở vật chất cho giáo dục cực kỳ thiếu thốn, nhưng con người lúc đó, dù học hàm, học vị chưa cao, nhưng do có phẩm chất đạo đức, có học vấn đầy đủ, cộng với tấm lòng yêu nước thiết tha đã mang lại thành tựu nhất định cho nền giáo dục. Trong khoảng 15 năm (1945 – 1960), chất lượng của giáo dục Việt Nam có sút kém so với giáo dục trước 1945 nhưng còn chấp nhận được. Vì những người tham gia vận hành nền giáo dục lúc này còn là sản phẩm của nền giáo dục cũ, mặc dù không ai kêu gọi, nhưng phải công nhận, họ đều là những người vừa có đức, vừa có tài.
Nhưng từ sau 1960, chúng ta luôn luôn nói tới “vừa hồng vừa chuyên” nhưng sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam lại hoàn toàn không được như thế. Và những con người do chính nền giáo dục đào tạo ra quay lại gây tai họa cho chính nó. Cái vòng lẩn quẩn này cứ quay hết chu kỳ này tới chu kỳ khác, và kết quả của nó là nền giáo dục hiện nay. Nếu không có những cải cách cấp bách về con người, giáo dục Việt Nam chỉ có thể càng tồi tệ hơn hiện nay. Chúng ta sẽ chỉ luôn luôn cố gắng để “năm sau bằng được năm nay” đã là sự may mắn.
Con người tác động đến giáo dục hiện nay có thể chia làm nhóm. Mỗi nhóm này ảnh hưởng khác nhau đến giáo dục.
1. Trước hết là nhóm các vị ở tầng vĩ mô. Tức là những con người quyết định tầm chiến lược, hay cái mà các vị nói là những người xác định triết lý của giáo dục, đường lối giáo dục.
Cứ mỗi khi đến dịp 70, 80 hay 100 năm ngày sinh, ngày mất hay ngày gì đó của các vị, lại thấy không ít các bài tung hô, coi các vị như thánh sống, cứu tinh cho giáo dục Việt Nam. Mình chẳng dám phủ nhận, nhưng xin phép được nghi ngờ. Vì các vị ấy, suốt trong bao nhiêu năm chèo lái con thuyền giáo dục Việt Nam, hết người này tới người khác, nhưng chưa bao giờ mình thấy giáo dục Việt Nam có chiều hướng đi lên. Từ sau 1945, tức là khi mình bắt đầu biết hưởng thụ nền giáo dục cho đến khi mang cả đời góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp trồng người, chỉ toàn thấy nó đi xuống, và đến nay thì nó “đang tan hoang” như từ dùng của một nhà giáo đáng kính.
Suy nghĩ mãi mà vẫn chưa tìm được lời giải đáp. Sau nghĩ rằng, có lẽ các vị không phải không có tài năng, chỉ có điều cái tài năng ấy chưa được sử dụng. Hay nói đúng hơn, những đường lối giáo dục người ta vẫn cho rằng các vị là tác giả thật ra không phải. Nhưng các vị ở cái thế “chẳng đặng đừng”. Lẽ ra, khi đã ở trong cái tình thế như vậy, các vị nên có thái độ phản đối. Những người cầm quyền sẽ phải có thái độ thận trọng hơn. Hay ít ra, những người được hưởng thụ cũng thấy thận trọng niềm tin khi không thấy các vị đứng tên tác giả. Đằng này, các vị cứ im lặng, coi “im lặng là vàng. Thế là dân chúng “ăn quả lỡm”. Cuối cùng chỉ có dân là thiệt. Tốn kém bao nhiêu tiền của công sức cho con ăn học mà chẳng đâu vào đâu. Thậm chí có người cả tin vào cái nền giáo dục của các vị chủ trương mà đứa con dứt ruột đẻ ra, lại nuôi nấng với bao hy vọng trở thành một con người “bán thân bất toại” về trí tuệ. Vì sự im lặng của các vị mà giáo dục ngày càng đi xuống.
Tóm lại, nhóm người cần cải cách đầu tiên là những người có quyền quyết định đến những vấn đề vĩ mô của cải cách giáo dục. Cải cách giáo dục phải vì tự thân yêu cầu của giáo dục, vì sự nghiệp nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp xây đựng đất nước chứ không phải vì phục vụ cho mục đích chính trị của một nhóm lợi ích nào đấy.
Không thay đổi nhóm người này, chỉ rồi lại lãng phí nhiều nghìn tỷ đồng tiền thuế của nhân dân, lãng phí biết bao thế hệ con người Việt Nam sinh ra, lớn lên mà chẳng giúp ích gì, thậm chí còn làm hại tới tương lai của đất nước.
2. Nhóm người thứ hai cần cải cách là nhóm những người làm công việc chỉ đạo, nghiên cứu, theo dõi, đôn đốc hiện đang làm việc ở Bộ, ở các Sở, Phòng Giáo dục.
Trước hết, vì các lợi ích riêng mà chính các nhóm người này đã đi ngược lại những gì các nhà cải cách ở tầm vĩ mô đã đề ra. Còn nhớ trong cải cách giáo dục năm 1981, các nhà cải cách đã chủ trương thêm một lớp ở cấp trung học cơ sở để học sinh sau khi tốt nghiệp cấp học này được thêm một tuổi, được trang bị thêm một số kiến thức để có thể ra trường, theo học các lớp dạy nghề, chỉ khoảng 30% học sinh tốt nghiệp tiếp tục theo học lên cấp trung học phổ thông rồi được chọn lọc tiếp để vào đại học. Lẽ ra với chủ trương này, sự phát triển các trường phổ thông trung học cần được hạn chế về số lượng. Thay vào đó, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục phải được đầu tư vào việc nâng cao chất lượng các trường phổ thông trung học sẵn có và mở thêm nhiều trường dạy nghề.
Nhưng những người làm công việc quản lý ngành giáo dục từ cấp trung ương đến các tỉnh, thành phố đã làm điều ngược lại. Ở các địa phương, các trường phổ thông trung học cả công lập lẫn dân lập tiếp tục được phát triển hết mức. Số lượng trường phổ thông trung học nay đã thỏa mãn gần 100% nhu cầu học tập của học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở, thậm chí, nhiều trường phổ thông trung học còn không có học sinh vì chẳng ai có nhu cầu học mà không có trường.
Một mặt họ vẫn kêu gào chương trình quá nặng, học sinh bị quá tải, cần phải giảm tải…(dĩ nhiên cần phải có tiền), nhưng một mặt, họ vẫn để cho học sinh tha hồ ngồi nhầm lớp, đó chính là nguyên nhân gây nên chuyện học thêm dạy thêm tràn lan trong các nhà trường hiện nay.
Cấp đại học cũng đua nhau phát triển mặc dù từ cách nay khoảng gần hai chục năm, người ta đã cảnh báo nạn “thừa thầy thiếu thợ”. Nhiều nơi, dù không có trường sở, không có giảng viên, thậm chí không có cả sinh viên, người ta vẫn đua nhau mở trường đại học để tới nay, trường không có người học (mặc dù nhiều trường đã phải lấy tới những thí sinh chỉ được 7 điểm thi 3 môn). Luôn kêu chất lượng đại học xuống cấp, nhưng ngân sách không được sử dụng để nâng cao chất lượng các trường đã có mà được sử dụng để mở trường tràn lan dù cho tỷ lệ sinh viên ra trường không tìm được việc làm ngày càng cao.
Lối “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” này đã khiến cho tình trạng giáo dục nước ta ngày càng lộn xộn. Việc mở trường (cả trung học và đại học) chỉ nhằm phục vụ lợi ích của những người có quyền ra quyết định thành lập trường, các “ông chủ” trường, và người dạy (mặc dù chất lượng rất thấp, nhiều khi chỉ trong tình trạng “cơm chấm cơm”, cử nhân đào tạo cử nhân) và một số ít người cần cái bằng đại học làm đồ trang sức, để hợp thức hóa việc chui vào các cơ quan nhà nước của những “con ông cháu cha” chứ hoàn toàn không phục vụ nhu cầu chính đáng của người học và của toàn xã hội. Ngân sách dành cho giáo dục vốn đã chưa dồi dào, lại được sử dụng không đúng chỗ khiến sự lãng phí không thể nào chấp nhận được. Làm sao nền giáo dục có thể phát triển lành mạnh khi những người có trách nhiệm quản lý chỉ chăm chăm vào nhóm lợi ích của mình?
Một tình trạng cần cải cách ở nhóm những người này là thói quan liêu. Cán bộ ở các Viện nghiên cứu có nhiệm vụ giúp các cấp quản lý tiếp cận với các nghiên cứu khoa học tiên tiến để vận dụng vào thực tế nhưng họ ngoài sự hạn chế về trình độ (do được đào tạo hời hợt, chỉ chạy theo bằng cấp nhằm thực hiện vượt mức chỉ tiêu) lại ít hiểu biết về nghiệp vụ quản lý còn rất hạn chế trong việc hiểu biết một cách đầy đủ hiện trạng của các trường, những biểu hiện tích cực và tiêu cực của những người đang “đứng mũi chịu sào” trên mặt trận giáo dục.
Những lần về cơ sở của họ phần lớn đều trong tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa”. Vì thế, những chủ trương, biện pháp do các cơ quan này ban hành thường thiếu sức thuyết phục. Những cái được gọi là công trình nghiên cứu của các Viện này chỉ làm được việc gần như duy nhất là tiêu hết tiền của các dự án, còn khi đem vận dụng luôn gặp tình trạng xa rời thực tế vì chỉ giải quyết những chuyện hết sức hình thức, kiểu như giáo án điện tử, sử dụng những công cụ hỗ trợ của công nghệ thông tin cho một số môn học, …Phần lớn những kết quả này đều khó tổng kết, đánh giá vì phần lớn đều trong tình trạng “đứt gánh giữa đường”. Những giải pháp mang tính chất hình thức này chỉ khiến cho cái ao tù giáo dục gợn lên vài làn sóng ở bề mặt, không những chẳng hề làm cho làn nước trong sạch thêm mà còn tạo nên sự ngộ nhận và gây không ít tốn kém tiền bạc cho nhà nước và cha mẹ học sinh.
Loại thứ ba trong nhóm người này là những người chịu trách nhiệm giúp cấp trên theo dõi và chỉ đạo trực tiếp các trường. Đây chính là những người thuộc thành phần trung gian mà người ta đã quen gọi “vừa chung chung vừa gian gian” do cách làm việc và tính cách của họ.
Thay vì làm cầu nối, họ chỉ làm việc “dối trên lừa dưới”. Họ sẵn sàng che giấu những sai lầm của các trường miễn là được hiệu trưởng các trường thỏa mãn một số điều kiện vật chất, thậm chí còn “tham mưu” cho các trường tìm cách để “lách luật”, sau đó tiếp tục lừa dối cấp trên rằng “mọi việc vẫn tốt đẹp” thậm chí còn không tiếc lời để tán dương cho những người mắc sai phạm. Thế là giữa cấp trên và các trường phía dưới mất mối liên hệ tự nhiên. Sự chỉ đạo của cấp trên vốn ít ỏi, qua những cán bộ kiểu này hầu như chẳng còn gì. Thế là trường nào cũng trong tình cảnh “mạnh ai nấy làm”. Nhiều trường, nhất là các trường dân lập, có rất nhiều vi phạm nhưng vẫn được làm ngơ.
Không thay đổi, không cải cách những con người này, sự chỉ đạo, quản lý của các cấp hoàn toàn không có tác dụng.
3. Nhóm người có vai trò rất lớn trong cải cách giáo dục là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường mà người đứng đầu là Hiệu trưởng. Những người này chiếm tỷ lệ áp đảo trong ngành giáo dục ở bất cứ đâu.
Không thể phủ nhận vai trò của người Hiệu trưởng. Ông ta là người nhận mọi đường lối, chủ trương, chính sách, … từ cấp trên và trực tiếp thực hiện trong ngôi trường mà mình đứng đầu. Mọi thứ từ cấp trên có hay đến mấy, nhưng ông ta không thực hiện, hoặc thực hiện một cách tắc trách thì kết quả ra sao ai cũng biết. Ngược lại, có những chủ trương chưa hoàn chỉnh, những khiếm khuyết ấy sẽ được người Hiệu trưởng điều chỉnh, khắc phục, hạn chế tác hại nếu ông ta là người hiểu biết và có tấm lòng với sự nghiệp vun trồng con người. Hiệu trưởng cũng là người trực tiếp quản lý giáo viên, người có thể hiểu giáo viên đầy đủ nhất về mọi mặt từ phẩm chất đạo đức đến năng lực chuyên môn, từ sở trường đến sở đoản,.. Biết “dụng nhân như dụng mộc”, người Hiệu trưởng sẽ phát huy tốt nhất khả năng và hạn chế thấp nhất những khiếm khuyết của giáo viên.
Nhưng đáng tiếc là hiện nay, số những người là Hiệu trưởng có tâm có đức và có tài không nhiều. Do đã phải bỏ ra một số “vốn” không nhỏ để ngồi vào cái ghế ấy, rồi lại phải không ngừng bảo trì bảo dưỡng, “gia cố” cho cái ghế ấy thêm chắc chắn, rồi còn vì tham vọng giàu sang không có điểm dừng, rồi phải lo cho tương lai khi chỗ đứng không còn, … nên phần lớn các ngài Hiệu trưởng (thường chỉ ngồi cái ghế đó được chừng vài chục năm) bây giờ chỉ còn coi nhà trường là cỗ máy in tiền mặc dù cổng trường nào cũng treo một cái khẩu hiệu to tướng “Tất cả vì học sinh thân yêu!” Những chủ trương từ trên đưa xuống, cái gì đẻ ra tiền thì được ra sức thực hiện. Còn cái gì “không sinh lợi” hay đúng hơn là chỉ sinh lợi cho việc giáo dục thì thường được xếp xó. Thậm chí, nhiều chủ trương đúng đắn cũng bị bóp méo nhằm thu lợi riêng.
Một việc nhỏ là có quy định Hiệu trưởng phải trực tiếp giảng dạy 2 tiết một tuần để thường xuyên theo sát hoạt động giảng dạy và học tập của học sinh nhưng cũng chẳng ai thực hiện. Cấp trên “biết thừa”, nhưng vì những lý do vô cùng tế nhị nên cũng làm ngơ. Việc nhỏ như thế còn không làm, hy vọng gì làm việc lớn hơn?
Cái việc quan trọng vào loại bậc nhất, nhà nước và nhân dân hàng năm tốn kém nhiều nghìn tỉ đồng và biết bao công sức để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, nhưng không ít Hiệu trưởng, nhờ có “bác” dẫn đường, có khả năng xâm nhập vào tới nơi thâm nghiêm nhất để lũng đoạn. Cái cơ quan “Khảo thí và kiểm định chất lượng” nghe rất “oai” nhưng nhiều khi đều chịu sự điều hành của mấy ông này trong việc sắp xếp bố trí người coi thi, chấm thi và những công việc vốn cần sự nghiêm cẩn. Đến những việc như thế họ còn dám làm, và còn làm được thì hy vọng gì ở việc họ lãnh đạo nhà trường và giáo viên trong trường thực hiện cải cách giáo dục?
Giáo viên là những người trực tiếp giảng dạy và đánh giá học sinh. Nếu giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, chương trình, sách giáo khoa có thể còn những khiếm khuyết (và chắc chắn không ai có thể viết được một cuốn sách giáo khoa hoàn toàn không có thiếu sót), họ vẫn khắc phục được. Thậm chí có thời kỳ, các nhà trường của chúng ta còn chưa có sách giáo khoa mà học sinh vẫn học tốt (dĩ nhiên có khó khăn hơn là có sách). Có những giáo viên biết “đính chính” những điều còn thiếu sót và biết cần thêm thời gian cho những phần mà chương trình, sách giáo khoa còn sơ lược.
Nhưng giáo viên hiện nay hầu như không có động lực để làm việc, để tự nâng cao trình độ. Lẽ ra, qua thi cử nghiêm túc, năng lực chuyên môn của giáo viên sẽ được khẳng định, phẩm chất của người thầy được tôn vinh. Nhưng nay thi cử gian dối, hóa ra mọi người thầy thành “bình đẳng” cả. Những danh hiệu như giáo viên dạy giỏi, nhà giáo ưu tú, nhà\ giáo nhân dân dù chỉ là “hão” hình như cũng không phải dành cho những người thầy toàn tâm vì sự nghiệp. Còn đồng lương thì ai cũng rõ. Các ngành, các nghề, … cơ quan nào cũng còn có khoản nọ khoản kia, chứ thầy cô giáo, ngoài một số người có thể no đủ nhờ dạy thêm, phần lớn đều phải kiếm sống bằng những nghề nhiều khi chẳng liên quan gì đến việc dạỵ học. Một số người còn có cuộc sống dưới mức trung bình. Từ đó sinh ra đủ những chuyện đau lòng. Không quan tâm đầy đủ đến đời sống của những người vẫn được coi là đang làm một nghề cao quý, làm sao họ tha thiết với cải cách giáo dục?
Cho nên, một lần nữa, tôi xin đề nghị, đừng vội nghĩ đến việc thay đổi chương trình, viết lại sách giáo khoa. Trước hết phải nghĩ tới việc cải cách con người. Chỉ khi con người thuộc cả ba nhóm ấy có chuyển biến, những con người toàn tâm toàn ý cho giáo dục, những con người không vì lợi ích của những phe nhóm được trân trọng, mọi việc mới có thể cải cách. Việc làm lại chương trình và viết lại sách giáo khoa mới không đi vào vết xe đổ của những lần trước, làm lãng phí tiền bạc công sức của nhân dân.
Với khoản tiền không nhỏ đã chuẩn bị dành cho việc cải cách này, tôi đề nghị chọn một trong hai cách:
Một là, sử dụng số tiền này cho tất cả các thí sinh đỗ thủ khoa kỳ thi đại học vừa qua đi học ở nước ngoài. Đó là một cách đầu tư cho tương lai có hiệu quả, mà không phải lựa chọn phiền phức, tránh được bao tiêu cực.
Hai là, nhường cho các khoản chi khác cần thiết hơn, thí dụ như xây dựng mới nhiều bệnh viện góp phần giảm tải cho các bệnh viện hiện nay.
Còn nếu có ai đó nói rằng “Không thể chậm trễ việc cải cách vì chúng tôi ...sắp hết nhiệm kỳ rồi!” thì tôi xin chịu!
Xin cứ cải cách, chắc chắn chỉ hoàn thành (mà còn hoàn thành vượt mức) việc tiêu tiền, còn mọi thứ lại phải có một cuộc cải cách tiếp theo!
Bà con nào có biết cái “hồn thời đại” mặt mũi ngang dọc thế nào làm ơn chỉ cho thẳng dân ngu này biết với!
Hay các vị muốn trở lại cái thời ông Tố Hữu:
Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng,
Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau,
Trông bắc trông nam, trông cả địa cầu?
Và chương trình thế nào là mang hồn thời đại nhỉ?
Hóa ra “chém gió” bây giờ đã không phải là độc quyền của mấy cậu “choai choai”!
Mình thì chỉ thấy, các vị đừng nghĩ tới chuyện cải cách chương trình, sách giáo khoa, … gì vội. Cái quan trọng nhất hiện nay cần cải cách trong giáo dục là chuyện con người. Nếu con người vẫn như hiện nay thì có cải cách kiểu gì cũng lại “mèo lại hoàn mèo” thôi. Đã có bao nhiêu cuộc cải cách chương trình và sách giáo khoa từ năm 1981 đến nay rồi, tốn kém biết bao tiền của, công sức, … mà thất bại vẫn hoàn thất bại.
Sau 1945, chương trình giáo dục còn khá thô sơ (chủ yếu theo chương trình Hoàng Xuân Hãn ra đời một cách vội vàng sau khi Nhật đảo chính Pháp), sách giáo khoa hầu như chưa có, điều kiện cơ sở vật chất cho giáo dục cực kỳ thiếu thốn, nhưng con người lúc đó, dù học hàm, học vị chưa cao, nhưng do có phẩm chất đạo đức, có học vấn đầy đủ, cộng với tấm lòng yêu nước thiết tha đã mang lại thành tựu nhất định cho nền giáo dục. Trong khoảng 15 năm (1945 – 1960), chất lượng của giáo dục Việt Nam có sút kém so với giáo dục trước 1945 nhưng còn chấp nhận được. Vì những người tham gia vận hành nền giáo dục lúc này còn là sản phẩm của nền giáo dục cũ, mặc dù không ai kêu gọi, nhưng phải công nhận, họ đều là những người vừa có đức, vừa có tài.
Nhưng từ sau 1960, chúng ta luôn luôn nói tới “vừa hồng vừa chuyên” nhưng sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam lại hoàn toàn không được như thế. Và những con người do chính nền giáo dục đào tạo ra quay lại gây tai họa cho chính nó. Cái vòng lẩn quẩn này cứ quay hết chu kỳ này tới chu kỳ khác, và kết quả của nó là nền giáo dục hiện nay. Nếu không có những cải cách cấp bách về con người, giáo dục Việt Nam chỉ có thể càng tồi tệ hơn hiện nay. Chúng ta sẽ chỉ luôn luôn cố gắng để “năm sau bằng được năm nay” đã là sự may mắn.
Con người tác động đến giáo dục hiện nay có thể chia làm nhóm. Mỗi nhóm này ảnh hưởng khác nhau đến giáo dục.
1. Trước hết là nhóm các vị ở tầng vĩ mô. Tức là những con người quyết định tầm chiến lược, hay cái mà các vị nói là những người xác định triết lý của giáo dục, đường lối giáo dục.
Cứ mỗi khi đến dịp 70, 80 hay 100 năm ngày sinh, ngày mất hay ngày gì đó của các vị, lại thấy không ít các bài tung hô, coi các vị như thánh sống, cứu tinh cho giáo dục Việt Nam. Mình chẳng dám phủ nhận, nhưng xin phép được nghi ngờ. Vì các vị ấy, suốt trong bao nhiêu năm chèo lái con thuyền giáo dục Việt Nam, hết người này tới người khác, nhưng chưa bao giờ mình thấy giáo dục Việt Nam có chiều hướng đi lên. Từ sau 1945, tức là khi mình bắt đầu biết hưởng thụ nền giáo dục cho đến khi mang cả đời góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp trồng người, chỉ toàn thấy nó đi xuống, và đến nay thì nó “đang tan hoang” như từ dùng của một nhà giáo đáng kính.
Suy nghĩ mãi mà vẫn chưa tìm được lời giải đáp. Sau nghĩ rằng, có lẽ các vị không phải không có tài năng, chỉ có điều cái tài năng ấy chưa được sử dụng. Hay nói đúng hơn, những đường lối giáo dục người ta vẫn cho rằng các vị là tác giả thật ra không phải. Nhưng các vị ở cái thế “chẳng đặng đừng”. Lẽ ra, khi đã ở trong cái tình thế như vậy, các vị nên có thái độ phản đối. Những người cầm quyền sẽ phải có thái độ thận trọng hơn. Hay ít ra, những người được hưởng thụ cũng thấy thận trọng niềm tin khi không thấy các vị đứng tên tác giả. Đằng này, các vị cứ im lặng, coi “im lặng là vàng. Thế là dân chúng “ăn quả lỡm”. Cuối cùng chỉ có dân là thiệt. Tốn kém bao nhiêu tiền của công sức cho con ăn học mà chẳng đâu vào đâu. Thậm chí có người cả tin vào cái nền giáo dục của các vị chủ trương mà đứa con dứt ruột đẻ ra, lại nuôi nấng với bao hy vọng trở thành một con người “bán thân bất toại” về trí tuệ. Vì sự im lặng của các vị mà giáo dục ngày càng đi xuống.
Tóm lại, nhóm người cần cải cách đầu tiên là những người có quyền quyết định đến những vấn đề vĩ mô của cải cách giáo dục. Cải cách giáo dục phải vì tự thân yêu cầu của giáo dục, vì sự nghiệp nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp xây đựng đất nước chứ không phải vì phục vụ cho mục đích chính trị của một nhóm lợi ích nào đấy.
Không thay đổi nhóm người này, chỉ rồi lại lãng phí nhiều nghìn tỷ đồng tiền thuế của nhân dân, lãng phí biết bao thế hệ con người Việt Nam sinh ra, lớn lên mà chẳng giúp ích gì, thậm chí còn làm hại tới tương lai của đất nước.
2. Nhóm người thứ hai cần cải cách là nhóm những người làm công việc chỉ đạo, nghiên cứu, theo dõi, đôn đốc hiện đang làm việc ở Bộ, ở các Sở, Phòng Giáo dục.
Trước hết, vì các lợi ích riêng mà chính các nhóm người này đã đi ngược lại những gì các nhà cải cách ở tầm vĩ mô đã đề ra. Còn nhớ trong cải cách giáo dục năm 1981, các nhà cải cách đã chủ trương thêm một lớp ở cấp trung học cơ sở để học sinh sau khi tốt nghiệp cấp học này được thêm một tuổi, được trang bị thêm một số kiến thức để có thể ra trường, theo học các lớp dạy nghề, chỉ khoảng 30% học sinh tốt nghiệp tiếp tục theo học lên cấp trung học phổ thông rồi được chọn lọc tiếp để vào đại học. Lẽ ra với chủ trương này, sự phát triển các trường phổ thông trung học cần được hạn chế về số lượng. Thay vào đó, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục phải được đầu tư vào việc nâng cao chất lượng các trường phổ thông trung học sẵn có và mở thêm nhiều trường dạy nghề.
Nhưng những người làm công việc quản lý ngành giáo dục từ cấp trung ương đến các tỉnh, thành phố đã làm điều ngược lại. Ở các địa phương, các trường phổ thông trung học cả công lập lẫn dân lập tiếp tục được phát triển hết mức. Số lượng trường phổ thông trung học nay đã thỏa mãn gần 100% nhu cầu học tập của học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở, thậm chí, nhiều trường phổ thông trung học còn không có học sinh vì chẳng ai có nhu cầu học mà không có trường.
Một mặt họ vẫn kêu gào chương trình quá nặng, học sinh bị quá tải, cần phải giảm tải…(dĩ nhiên cần phải có tiền), nhưng một mặt, họ vẫn để cho học sinh tha hồ ngồi nhầm lớp, đó chính là nguyên nhân gây nên chuyện học thêm dạy thêm tràn lan trong các nhà trường hiện nay.
Cấp đại học cũng đua nhau phát triển mặc dù từ cách nay khoảng gần hai chục năm, người ta đã cảnh báo nạn “thừa thầy thiếu thợ”. Nhiều nơi, dù không có trường sở, không có giảng viên, thậm chí không có cả sinh viên, người ta vẫn đua nhau mở trường đại học để tới nay, trường không có người học (mặc dù nhiều trường đã phải lấy tới những thí sinh chỉ được 7 điểm thi 3 môn). Luôn kêu chất lượng đại học xuống cấp, nhưng ngân sách không được sử dụng để nâng cao chất lượng các trường đã có mà được sử dụng để mở trường tràn lan dù cho tỷ lệ sinh viên ra trường không tìm được việc làm ngày càng cao.
Lối “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” này đã khiến cho tình trạng giáo dục nước ta ngày càng lộn xộn. Việc mở trường (cả trung học và đại học) chỉ nhằm phục vụ lợi ích của những người có quyền ra quyết định thành lập trường, các “ông chủ” trường, và người dạy (mặc dù chất lượng rất thấp, nhiều khi chỉ trong tình trạng “cơm chấm cơm”, cử nhân đào tạo cử nhân) và một số ít người cần cái bằng đại học làm đồ trang sức, để hợp thức hóa việc chui vào các cơ quan nhà nước của những “con ông cháu cha” chứ hoàn toàn không phục vụ nhu cầu chính đáng của người học và của toàn xã hội. Ngân sách dành cho giáo dục vốn đã chưa dồi dào, lại được sử dụng không đúng chỗ khiến sự lãng phí không thể nào chấp nhận được. Làm sao nền giáo dục có thể phát triển lành mạnh khi những người có trách nhiệm quản lý chỉ chăm chăm vào nhóm lợi ích của mình?
Một tình trạng cần cải cách ở nhóm những người này là thói quan liêu. Cán bộ ở các Viện nghiên cứu có nhiệm vụ giúp các cấp quản lý tiếp cận với các nghiên cứu khoa học tiên tiến để vận dụng vào thực tế nhưng họ ngoài sự hạn chế về trình độ (do được đào tạo hời hợt, chỉ chạy theo bằng cấp nhằm thực hiện vượt mức chỉ tiêu) lại ít hiểu biết về nghiệp vụ quản lý còn rất hạn chế trong việc hiểu biết một cách đầy đủ hiện trạng của các trường, những biểu hiện tích cực và tiêu cực của những người đang “đứng mũi chịu sào” trên mặt trận giáo dục.
Những lần về cơ sở của họ phần lớn đều trong tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa”. Vì thế, những chủ trương, biện pháp do các cơ quan này ban hành thường thiếu sức thuyết phục. Những cái được gọi là công trình nghiên cứu của các Viện này chỉ làm được việc gần như duy nhất là tiêu hết tiền của các dự án, còn khi đem vận dụng luôn gặp tình trạng xa rời thực tế vì chỉ giải quyết những chuyện hết sức hình thức, kiểu như giáo án điện tử, sử dụng những công cụ hỗ trợ của công nghệ thông tin cho một số môn học, …Phần lớn những kết quả này đều khó tổng kết, đánh giá vì phần lớn đều trong tình trạng “đứt gánh giữa đường”. Những giải pháp mang tính chất hình thức này chỉ khiến cho cái ao tù giáo dục gợn lên vài làn sóng ở bề mặt, không những chẳng hề làm cho làn nước trong sạch thêm mà còn tạo nên sự ngộ nhận và gây không ít tốn kém tiền bạc cho nhà nước và cha mẹ học sinh.
Loại thứ ba trong nhóm người này là những người chịu trách nhiệm giúp cấp trên theo dõi và chỉ đạo trực tiếp các trường. Đây chính là những người thuộc thành phần trung gian mà người ta đã quen gọi “vừa chung chung vừa gian gian” do cách làm việc và tính cách của họ.
Thay vì làm cầu nối, họ chỉ làm việc “dối trên lừa dưới”. Họ sẵn sàng che giấu những sai lầm của các trường miễn là được hiệu trưởng các trường thỏa mãn một số điều kiện vật chất, thậm chí còn “tham mưu” cho các trường tìm cách để “lách luật”, sau đó tiếp tục lừa dối cấp trên rằng “mọi việc vẫn tốt đẹp” thậm chí còn không tiếc lời để tán dương cho những người mắc sai phạm. Thế là giữa cấp trên và các trường phía dưới mất mối liên hệ tự nhiên. Sự chỉ đạo của cấp trên vốn ít ỏi, qua những cán bộ kiểu này hầu như chẳng còn gì. Thế là trường nào cũng trong tình cảnh “mạnh ai nấy làm”. Nhiều trường, nhất là các trường dân lập, có rất nhiều vi phạm nhưng vẫn được làm ngơ.
Không thay đổi, không cải cách những con người này, sự chỉ đạo, quản lý của các cấp hoàn toàn không có tác dụng.
3. Nhóm người có vai trò rất lớn trong cải cách giáo dục là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường mà người đứng đầu là Hiệu trưởng. Những người này chiếm tỷ lệ áp đảo trong ngành giáo dục ở bất cứ đâu.
Không thể phủ nhận vai trò của người Hiệu trưởng. Ông ta là người nhận mọi đường lối, chủ trương, chính sách, … từ cấp trên và trực tiếp thực hiện trong ngôi trường mà mình đứng đầu. Mọi thứ từ cấp trên có hay đến mấy, nhưng ông ta không thực hiện, hoặc thực hiện một cách tắc trách thì kết quả ra sao ai cũng biết. Ngược lại, có những chủ trương chưa hoàn chỉnh, những khiếm khuyết ấy sẽ được người Hiệu trưởng điều chỉnh, khắc phục, hạn chế tác hại nếu ông ta là người hiểu biết và có tấm lòng với sự nghiệp vun trồng con người. Hiệu trưởng cũng là người trực tiếp quản lý giáo viên, người có thể hiểu giáo viên đầy đủ nhất về mọi mặt từ phẩm chất đạo đức đến năng lực chuyên môn, từ sở trường đến sở đoản,.. Biết “dụng nhân như dụng mộc”, người Hiệu trưởng sẽ phát huy tốt nhất khả năng và hạn chế thấp nhất những khiếm khuyết của giáo viên.
Nhưng đáng tiếc là hiện nay, số những người là Hiệu trưởng có tâm có đức và có tài không nhiều. Do đã phải bỏ ra một số “vốn” không nhỏ để ngồi vào cái ghế ấy, rồi lại phải không ngừng bảo trì bảo dưỡng, “gia cố” cho cái ghế ấy thêm chắc chắn, rồi còn vì tham vọng giàu sang không có điểm dừng, rồi phải lo cho tương lai khi chỗ đứng không còn, … nên phần lớn các ngài Hiệu trưởng (thường chỉ ngồi cái ghế đó được chừng vài chục năm) bây giờ chỉ còn coi nhà trường là cỗ máy in tiền mặc dù cổng trường nào cũng treo một cái khẩu hiệu to tướng “Tất cả vì học sinh thân yêu!” Những chủ trương từ trên đưa xuống, cái gì đẻ ra tiền thì được ra sức thực hiện. Còn cái gì “không sinh lợi” hay đúng hơn là chỉ sinh lợi cho việc giáo dục thì thường được xếp xó. Thậm chí, nhiều chủ trương đúng đắn cũng bị bóp méo nhằm thu lợi riêng.
Một việc nhỏ là có quy định Hiệu trưởng phải trực tiếp giảng dạy 2 tiết một tuần để thường xuyên theo sát hoạt động giảng dạy và học tập của học sinh nhưng cũng chẳng ai thực hiện. Cấp trên “biết thừa”, nhưng vì những lý do vô cùng tế nhị nên cũng làm ngơ. Việc nhỏ như thế còn không làm, hy vọng gì làm việc lớn hơn?
Cái việc quan trọng vào loại bậc nhất, nhà nước và nhân dân hàng năm tốn kém nhiều nghìn tỉ đồng và biết bao công sức để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, nhưng không ít Hiệu trưởng, nhờ có “bác” dẫn đường, có khả năng xâm nhập vào tới nơi thâm nghiêm nhất để lũng đoạn. Cái cơ quan “Khảo thí và kiểm định chất lượng” nghe rất “oai” nhưng nhiều khi đều chịu sự điều hành của mấy ông này trong việc sắp xếp bố trí người coi thi, chấm thi và những công việc vốn cần sự nghiêm cẩn. Đến những việc như thế họ còn dám làm, và còn làm được thì hy vọng gì ở việc họ lãnh đạo nhà trường và giáo viên trong trường thực hiện cải cách giáo dục?
Giáo viên là những người trực tiếp giảng dạy và đánh giá học sinh. Nếu giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, chương trình, sách giáo khoa có thể còn những khiếm khuyết (và chắc chắn không ai có thể viết được một cuốn sách giáo khoa hoàn toàn không có thiếu sót), họ vẫn khắc phục được. Thậm chí có thời kỳ, các nhà trường của chúng ta còn chưa có sách giáo khoa mà học sinh vẫn học tốt (dĩ nhiên có khó khăn hơn là có sách). Có những giáo viên biết “đính chính” những điều còn thiếu sót và biết cần thêm thời gian cho những phần mà chương trình, sách giáo khoa còn sơ lược.
Nhưng giáo viên hiện nay hầu như không có động lực để làm việc, để tự nâng cao trình độ. Lẽ ra, qua thi cử nghiêm túc, năng lực chuyên môn của giáo viên sẽ được khẳng định, phẩm chất của người thầy được tôn vinh. Nhưng nay thi cử gian dối, hóa ra mọi người thầy thành “bình đẳng” cả. Những danh hiệu như giáo viên dạy giỏi, nhà giáo ưu tú, nhà\ giáo nhân dân dù chỉ là “hão” hình như cũng không phải dành cho những người thầy toàn tâm vì sự nghiệp. Còn đồng lương thì ai cũng rõ. Các ngành, các nghề, … cơ quan nào cũng còn có khoản nọ khoản kia, chứ thầy cô giáo, ngoài một số người có thể no đủ nhờ dạy thêm, phần lớn đều phải kiếm sống bằng những nghề nhiều khi chẳng liên quan gì đến việc dạỵ học. Một số người còn có cuộc sống dưới mức trung bình. Từ đó sinh ra đủ những chuyện đau lòng. Không quan tâm đầy đủ đến đời sống của những người vẫn được coi là đang làm một nghề cao quý, làm sao họ tha thiết với cải cách giáo dục?
Cho nên, một lần nữa, tôi xin đề nghị, đừng vội nghĩ đến việc thay đổi chương trình, viết lại sách giáo khoa. Trước hết phải nghĩ tới việc cải cách con người. Chỉ khi con người thuộc cả ba nhóm ấy có chuyển biến, những con người toàn tâm toàn ý cho giáo dục, những con người không vì lợi ích của những phe nhóm được trân trọng, mọi việc mới có thể cải cách. Việc làm lại chương trình và viết lại sách giáo khoa mới không đi vào vết xe đổ của những lần trước, làm lãng phí tiền bạc công sức của nhân dân.
Với khoản tiền không nhỏ đã chuẩn bị dành cho việc cải cách này, tôi đề nghị chọn một trong hai cách:
Một là, sử dụng số tiền này cho tất cả các thí sinh đỗ thủ khoa kỳ thi đại học vừa qua đi học ở nước ngoài. Đó là một cách đầu tư cho tương lai có hiệu quả, mà không phải lựa chọn phiền phức, tránh được bao tiêu cực.
Hai là, nhường cho các khoản chi khác cần thiết hơn, thí dụ như xây dựng mới nhiều bệnh viện góp phần giảm tải cho các bệnh viện hiện nay.
Còn nếu có ai đó nói rằng “Không thể chậm trễ việc cải cách vì chúng tôi ...sắp hết nhiệm kỳ rồi!” thì tôi xin chịu!
Xin cứ cải cách, chắc chắn chỉ hoàn thành (mà còn hoàn thành vượt mức) việc tiêu tiền, còn mọi thứ lại phải có một cuộc cải cách tiếp theo!
Dương Đình Giao
(FB. Dương Đình Giao)
Kiến nghị dân bầu trực tiếp chủ tịch huyện, xã
Kết quả khảo sát ý kiến của người dân về chính quyền địa phương cho
thấy, đa số đề nghị chủ tịch UBND cấp xã và cấp huyện nên do người dân
bầu trực tiếp.
Vấn đề này được nêu tại hội thảo giới thiệu kết quả nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hôm nay (19/8).
Khảo sát do Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học thuộc Văn phòng Quốc hội thực hiện với 800 người, bao gồm đại biểu HĐND, thành viên UBND và cán bộ, công chức (CBCC) đang làm việc tại HĐND và UBND các cấp, người dân 5 địa phương.
Nội dung khảo sát đề cập đến sự tham gia của người dân trong quá trình quyết định việc thay đổi về đơn vị hành chính, qua tham vấn ý kiến hoặc trưng cầu ý dân; chính quyền địa phương gồm HĐND và cơ quan hành chính địa phương, quy định ngay trong Hiến pháp hoặc do luật định; người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp do nhân dân trực tiếp bầu....
Các ý kiến trả lời khảo sát cho rằng, quy định hiện hành về các đơn vị hành chính không còn phù hợp với thực tiễn đã có nhiều thay đổi của xã hội và đặc tính dân số.
Vấn đề này được nêu tại hội thảo giới thiệu kết quả nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hôm nay (19/8).
Khảo sát do Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học thuộc Văn phòng Quốc hội thực hiện với 800 người, bao gồm đại biểu HĐND, thành viên UBND và cán bộ, công chức (CBCC) đang làm việc tại HĐND và UBND các cấp, người dân 5 địa phương.
Nội dung khảo sát đề cập đến sự tham gia của người dân trong quá trình quyết định việc thay đổi về đơn vị hành chính, qua tham vấn ý kiến hoặc trưng cầu ý dân; chính quyền địa phương gồm HĐND và cơ quan hành chính địa phương, quy định ngay trong Hiến pháp hoặc do luật định; người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp do nhân dân trực tiếp bầu....
Các ý kiến trả lời khảo sát cho rằng, quy định hiện hành về các đơn vị hành chính không còn phù hợp với thực tiễn đã có nhiều thay đổi của xã hội và đặc tính dân số.
TPHCM - nơi đang muốn hướng tới một mô hình chính quyền đô thị mới. Ảnh: Đoàn Qúy |
Trong khi đó, Hiến pháp hiện hành cũng không quy định chặt chẽ về thẩm
quyền, tiêu chí, điều kiện, thủ tục thành lập mới, sáp nhập, điều chỉnh
địa giới đơn vị hành chính - lãnh thổ, dẫn đến sự dễ dãi, thậm chí vượt
quá thẩm quyền hiến định trong việc chia, tách, thành lập mới các đơn vị
hành chính như thực tế ở nước ta những năm vừa qua.
Theo đó, các ý kiến đề xuất 3 mô hình chính quyền địa phương, bao gồm: mô hình chính quyền địa phương chỉ có cấp tỉnh; mô hình hai có 3 cấp hành chính, trong đó chỉ có 2 cấp có cả hội đồng dân cử và cơ quan hành chính; và mô hình có cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã, mỗi cấp có HĐND và cơ quan hành chính.
Kết quả điều tra khảo sát của nghiên cứu cho rằng vẫn cần có mô hình chính quyền địa phương được tổ chức theo cả 3 cấp gồm tỉnh, huyện và xã đối với các đơn vị hành chính lãnh thổ có đặc tính nông thôn.
Theo đó, có khoảng 60% ý kiến đồng tình với kiến nghị cần có cách thức quy định phân biệt giữa chính quyền địa phương ở đô thị và ở nông thôn do có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị về chức năng, nhiệm vụ, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, mức sống, phong tục tập quán, ngành nghề của cư dân… Riêng đối với cấp huyện, chỉ có 9,7% số CBCC được hỏi cho rằng nên tổ chức HĐND ở cấp này.
Đối với việc hình thành chức danh Chủ tịch UBND ở cả 3 cấp, kết quả khảo sát ý kiến của người dân cho rằng, Chủ tịch UBND cấp xã và cấp huyện nên do người dân bầu trực tiếp. Ý kiến cho rằng nên bổ nhiệm Chủ tịch UBND cả 3 cấp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với ý kiến cho rằng nên bầu chức danh này.
"Matryoshka" hay kiểu mới?
Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đề xuất 2 phương án về mô hình chính quyền địa phương. Theo đó, phương án 1, để phân biệt chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn, ở các tỉnh, chính quyền địa phương có 3 cấp, trong đó mỗi cấp có HĐND và cơ quan hành chính.
Theo đó, các ý kiến đề xuất 3 mô hình chính quyền địa phương, bao gồm: mô hình chính quyền địa phương chỉ có cấp tỉnh; mô hình hai có 3 cấp hành chính, trong đó chỉ có 2 cấp có cả hội đồng dân cử và cơ quan hành chính; và mô hình có cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã, mỗi cấp có HĐND và cơ quan hành chính.
Kết quả điều tra khảo sát của nghiên cứu cho rằng vẫn cần có mô hình chính quyền địa phương được tổ chức theo cả 3 cấp gồm tỉnh, huyện và xã đối với các đơn vị hành chính lãnh thổ có đặc tính nông thôn.
Theo đó, có khoảng 60% ý kiến đồng tình với kiến nghị cần có cách thức quy định phân biệt giữa chính quyền địa phương ở đô thị và ở nông thôn do có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị về chức năng, nhiệm vụ, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, mức sống, phong tục tập quán, ngành nghề của cư dân… Riêng đối với cấp huyện, chỉ có 9,7% số CBCC được hỏi cho rằng nên tổ chức HĐND ở cấp này.
Đối với việc hình thành chức danh Chủ tịch UBND ở cả 3 cấp, kết quả khảo sát ý kiến của người dân cho rằng, Chủ tịch UBND cấp xã và cấp huyện nên do người dân bầu trực tiếp. Ý kiến cho rằng nên bổ nhiệm Chủ tịch UBND cả 3 cấp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với ý kiến cho rằng nên bầu chức danh này.
"Matryoshka" hay kiểu mới?
Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đề xuất 2 phương án về mô hình chính quyền địa phương. Theo đó, phương án 1, để phân biệt chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn, ở các tỉnh, chính quyền địa phương có 3 cấp, trong đó mỗi cấp có HĐND và cơ quan hành chính.
TS Nguyễn Sĩ Dũng. Ảnh: Chung Hoàng |
Ở thành phố lớn trực thuộc trung ương có cả quận và huyện, không thiết
lập HĐND ở quận, nhưng vẫn cần thiết lập HĐND huyện và xã, phường. Người
đứng đầu cơ quan hành chính cấp xã, thị trưởng thành phố/thị xã do
người dân bầu trực tiếp.
Phương án 2 là việc thành lập chính quyền địa phương các cấp do luật định.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH, TS Nguyễn Sĩ Dũng cho hay, hiện chính quyền địa phương của Việt Nam đang thiết kế theo mô hình Xô Viết. Theo đó, có sự lặp lại chức năng của chính quyền cấp trên và cấp dưới, từ trung ương đến tận xã, "như con búp bê Matryoshka" đặc trưng của Nga.
"Trong một mô hình như vậy, nếu cấp trên làm thật, cấp dưới chả có gì mà làm. Cấp trên không làm thì lại chồng chéo, không rõ trách nhiệm", ông Dũng nói đồng thời khẳng định mô hình này thực chất không còn tồn tại bao nhiêu trên thế giới nữa.
Theo ông, có lẽ đây là thời điểm để Việt Nam chọn một mô hình hợp lý hơn. Lựa chọn mô hình nào phải dựa trên căn cứ lịch sử của Việt Nam.
Chung Hoàng
(VNN)
Phương án 2 là việc thành lập chính quyền địa phương các cấp do luật định.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH, TS Nguyễn Sĩ Dũng cho hay, hiện chính quyền địa phương của Việt Nam đang thiết kế theo mô hình Xô Viết. Theo đó, có sự lặp lại chức năng của chính quyền cấp trên và cấp dưới, từ trung ương đến tận xã, "như con búp bê Matryoshka" đặc trưng của Nga.
"Trong một mô hình như vậy, nếu cấp trên làm thật, cấp dưới chả có gì mà làm. Cấp trên không làm thì lại chồng chéo, không rõ trách nhiệm", ông Dũng nói đồng thời khẳng định mô hình này thực chất không còn tồn tại bao nhiêu trên thế giới nữa.
Theo ông, có lẽ đây là thời điểm để Việt Nam chọn một mô hình hợp lý hơn. Lựa chọn mô hình nào phải dựa trên căn cứ lịch sử của Việt Nam.
Chung Hoàng
(VNN)
Phạm Chí Dũng - Nỗi hổ thẹn của báo chí nhà nước
Hôn mê
Gần hết trong hơn 700 tờ báo nhà nước ở Việt Nam vẫn như đang hôn mê trong nỗi hổ thẹn từ tiềm thức đến vô thức, trong bối cảnh chưa bao giờ xã hội lại cần đến tiếng nói phản biện của báo chí như hiện tình.
Với gần hết đội ngũ tổng biên tập và cả phó tổng biên tập đã được “cơ bản tái cơ cấu”, không có mấy phóng viên nhiệt thành nào lèn được bài viết phản ánh thực tồn xã hội ngổn ngang lên mặt báo.
Gần hết trong hơn 700 tờ báo nhà nước ở Việt Nam vẫn như đang hôn mê trong nỗi hổ thẹn từ tiềm thức đến vô thức, trong bối cảnh chưa bao giờ xã hội lại cần đến tiếng nói phản biện của báo chí như hiện tình.
Với gần hết đội ngũ tổng biên tập và cả phó tổng biên tập đã được “cơ bản tái cơ cấu”, không có mấy phóng viên nhiệt thành nào lèn được bài viết phản ánh thực tồn xã hội ngổn ngang lên mặt báo.
Cách đây không lâu, báo Thanh Niên suýt bị khởi tố vì mạo phạm Ngân hàng
nhà nước qua bài “Rửa vàng”. Còn trước đó, việc bắt và xử tù phóng viên
Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ đã gần như đặt dấu chấm hết cho lớp nhà
báo muốn phanh phui câu chuyện “núp lùm” của cánh cảnh sát giao thông.
Hơn một năm đã trôi qua kể từ quý 2 năm 2012 – được xem là cơn thủy
triều thình lình của báo chí chính thống với hơn 2.000 bài viết khắc họa
về chân dung “Người nông dân nổi dậy” Đoàn Văn Vươn, một phần rất lớn
các tờ báo nhà nước lại trở về thế nằm cam chịu dưới vô số “chỉ đạo định
hướng” của Ban tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Những định hướng của các cơ quan tuyên giáo và quản lý báo chí lại ngày
càng bốc đồng tính xu thời cùng với thời vận quốc gia lâm nguy trong cơn
hoạn nạn về tham nhũng, nhóm lợi ích, suy thoái kinh tế, sa sút đạo
đức, tệ nạn xã hội…
Bất chấp một số bài viết lên án sự vô cảm của đồng loại, báo chí vẫn
hiển hiện như một mặt trận vô cảm không thua sút. Những nội dung phổ
biến mà độc giả trong nước được thưởng ngoạn trên báo chí chính thống
vẫn rất thường là các tin tức giật gân, câu khách, hay nói như dân gian
là logic “cướp giết hiếp”… hẳn có mấy tờ báo còn đủ tự trọng để đánh
động dư luận về những chuyện bất công xã hội vốn đang đầy rẫy ở xứ sở
được Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tự tin “dân chủ gấp vạn lần tư
sản”.
Đã từ hai năm qua, Vietnamnet – một trong những tờ báo điện tử có uy tín
và thu hút được lượng truy cập lớn nhất Việt Nam – đã gần như đánh mất
bản sắc phản biện của mình. Người ta không còn nhận ra sắc diện cống
hiến trên mục Tuần Việt Nam và ở cả những chuyên mục xã hội, kinh tế của
tờ báo này. Sau khi báo điện tử Tầm Nhìn bị đóng cửa vào tháng 7/2012,
loại bài như “Mùa xuân Myanmar” trên Vietnamnet đã khiến những tác giả
của nó không chốn dung thân.
Tương tự, những tờ báo đã từng tỏa hơi ấm nhân bản đồng loại trong vụ
Tiên Lãng vào đầu năm 2012 như Giáo Dục Việt Nam, Dân Việt, Người Lao
Động, Pháp Luật TP.HCM, Sài Gòn Tiếp Thị… cũng như lắng tiếng trong một
tâm trạng mỏng manh chân đứng.
Quá nhiều chuyện cần được nói và cần phải tiết lộ, nhưng lại quá ít can
đảm để thoát khỏi vòng kim cô. Những bài báo hiếm hoi về thực trạng quá
sức bất công trong thu hồi đất đai ở một số địa phương thi thoảng mới
được phản ánh trên báo Nông Nghiệp Việt Nam, cùng vài ba tờ khác với hàm
lượng khiêm tốn hơn nhiều. Song qua cái số hiếm hoi ấy, độc giả vẫn
chưa thể nhận ra một sự thật chính đáng nhất: nguồn cơn gây ra bất công
và thái độ thích đáng đối với trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo cùng các
cơ quan điều hành quản lý liên quan.
“Đừng nấp trong gấu áo của nhân dân”
Suốt nhiều năm qua, không một quan chức cao cấp nào từng công khai vi
hành ở các chợ búa và các vùng sâu, vùng xa, nơi những đứa trẻ phải bắt
chuột thay cơm và ở những nơi mà sức chịu đựng của người dân đang tiệm
cận giới hạn cuối cùng của sự kiệt lực.
Thế nhưng, trước tất cả những cảnh trạng ngang ngược chưa từng thấy của
các nhóm lợi ích độc quyền, giới công luận ở Việt Nam vẫn chỉ dám hô hấp
một cách hổn hển. Khi thời gian giữa năm 2013 buộc phải chứng nhận ba
cú tăng giá xăng dầu và một lần phóng giá điện lực làm náo loạn xã hội,
đa phần các bài báo vẫn chỉ chạm khẽ vào hiện trạng giá cả tăng làm ảnh
hưởng đến đời sống dân sinh và lạm phát. Họa hoằn mới có một tờ báo
phỏng vấn những chuyên gia độc lập như Ngô Trí Long, Nguyễn Minh Phong
để hé ra đôi chút tính phản biện đối với chính sách tăng giá vô tội vạ.
Nhưng những bài báo đó lại quá ít ỏi so với phong trào phản biện chống
tăng giá điện và xăng dầu trên báo chí lề phải vào cuối năm 2011, và
càng không thể so sánh với gánh ì của trên 17.000 người viết báo có thẻ ở
Việt Nam.
Thật hiếm hoi, một tờ báo nhỏ như Văn Hóa Nghệ An vào tháng 8/2013 đã
khơi dậy tinh thần phản kháng còn sót lại trong tâm khảm những người
viết báo đối với nhóm lợi ích: “Nếu cần gì hãy cứ nói thẳng với Nhân
Dân. Nhân Dân chưa bao giờ tiếc một cái gì, kể cả mạng sống vì Đất nước.
Hãy minh bạch đối diện với Nhân Dân, đừng nấp trong gấu áo của Nhân Dân
để phục kích, làm hại Nhân Dân”.
Cũng còn những cuộc “phục kích” khác…Những năm qua, nghe nói còn có cả
những chỉ thị của Ban tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin Truyền thông
đối với báo chí về một “vùng cấm” nào đó trong việc đưa tin viết bài về
chuyện độc quyền tăng giá, cả về chuyện “tránh để các thế lực thù địch
lợi dụng”.
Một nhà báo giấu tên còn cho biết những hành xử ẩn lộ trong mấy năm gần
đây của các cơ quan quản lý báo chí đã khiến cho giới phóng viên sinh ra
không ít nghi vấn về một mối quan hệ “đi đêm” nào đó giữa các nhóm lợi
ích và các cơ quan chỉ đạo báo chí – như hiện tượng đã từng bị dư luận
dị nghị không ít lần trong quá khứ. Nhiều người cũng còn nhớ việc một
nhà báo đã tố cáo một quan chức tuyên giáo nhận “lại quả” lên đến vài
chục ngàn USD xảy ra những năm về trước…
Tiền bạc có thể tạo ra truyền thông nhưng cũng dễ làm cho báo chí phải
ngậm miệng. Chưa bao giờ tính nghi ngờ của giới phóng viên lại cao độ
như vào lúc này, khi họ liên tục nhận được các chỉ thị bất bình thường
từ hệ thống tuyên giáo liên quan đến những “vùng kín” đắt đỏ.
“Định hướng”, “nhắc nhở”, “phê bình”, “kiểm điểm”, “kỷ luật”, “phạt hành
chính”… có lẽ mới là ngôn luận chính thống của một nền báo chí được xem
là chính thống. Hàng tuần và hàng tháng, cơ quan tuyên giáo và quản lý
truyền thông ở cấp trung ương và ít nhất hai thành phố lớn Hà Nội và
TP.HCM vẫn miệt mài vận động với não trạng lê mòn không đổi khác.
Không có lấy một lối thoát khả dĩ cho báo chí trong việc lên tiếng đánh
thức lương tâm và chế ngự tính vô cảm tràn lan trong xã hội. Những phóng
viên có nghề và có tâm huyết dần dần bỏ viết, rời khỏi báo, trong khi
những nhà báo trẻ kế cận lại chưa thể kế thừa kinh nghiệm và phong cách
của lớp đi trước. Còn lại, đại đa số hàng ngũ tổng biên tập mới chính là
một dấu ấn đặc trưng cho “nhà báo quan chức” hoặc “trí thức cận thần”
khép miệng trùm mền.
Cơ hội và “dũng khí”
Không hoặc chưa thể vượt qua nỗi sợ hãi đang chế ngự chính mình, phần
lớn nhà báo quốc doanh đang để vuột khỏi tay họ điều được gọi là lương
tâm nghề nghiệp.
Báo chí nhà nước cũng đang dần mất đi cơ hội ngang bằng phải lứa, ít
nhất trên phương diện tin tức, so với giới truyền thông xã hội.
Vài cuộc hội thảo, tọa đàm gần đây đã gián tiếp xác nhận trong số hơn 30
triệu người dùng Internet ở Việt Nam, lượng người truy cập vào truyền
thông xã hội đã tăng vọt theo cấp số nhân, chuyên chú vào nhiều sự kiện
thời sự mà báo chí “lề phải” đã không tự nguyện dấn thân.
Dù vẫn bị những báo cáo nội bộ nào đấy đánh giá là “phản động”, không ít
trang mạng xã hội như Basam, Bauxite Vietnam, Quechoa, Chuacuuthe… đang
có xu hướng chuyên nghiệp hóa báo chí, với đội ngũ cộng tác viên được
tăng trưởng về số lượng và nâng tầm về nghiệp vụ. Nhưng điều rõ ràng
nhất có lẽ là các trang này đã không ít lần dám công khai những chủ đề
và vấn đề chính trị – xã hội mà giới báo chí nhà nước hầu như không dám
đụng đến. Có lẽ, đó cũng là một đặc tính riêng cần khắc họa khi bàn về
cái được gọi là “dũng khí báo chí”.
Điều đáng tiếc không kém cho giới báo chí quốc doanh là họ đã không nắm
bắt được cơ hội ngay cả khi có dịp may. Bởi từ đầu năm 2013, những điều
kiện về đối ngoại chính trị và phản ứng lẫn phản kháng đối nội đã tỏ ra
khởi sắc hơn hẳn bối cảnh năm ngoái, đặc biệt là tiếng nói phản biện của
giới nhân sĩ, trí thức độc lập ngày càng mạnh mẽ.
Chưa bao giờ truyền thông xã hội lại quyết đoán như hiện nay.
Tuy thế, nghe nói tại nhiều tòa soạn báo quốc doanh vẫn luôn tồn đọng
một danh sách những tác giả bị cấm cản. Bài viết của những trí thức từng
có tên tuổi trên truyền thông quốc tế như Tương Lai ở Sài Gòn hay
Nguyễn Quang A ở Hà Nội lại luôn là “đối tượng” bị ngăn chặn như vậy.
Dù phía trước là cơ hội đang mở ra cho báo chí nhà nước, cơ hội về thông
tin và quan trọng hơn là cơ may để bình luận về các sự kiện thời sự,
đặc biệt là mối quan hệ Việt - Mỹ đang bớt lạnh giá, nhưng điều rõ ràng
là hiện chỉ có quá ít cây bút bình luận mang tính khách quan và độc lập,
nếu không tính tới đội ngũ “ngoại giao đoàn” ở các báo đảng quen thuộc
như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân.
Cũng chưa cần xét đến nội trị, mối quan hệ đối ngoại giữa nhà nước Việt
Nam với Hoa Kỳ và Cộng đồng châu Âu sẽ có thể không được mặn mà theo
đúng nghĩa của nó, một khi chính giới quốc tế vẫn chán nản về chuyện
giới truyền thông nhà nước Việt Nam còn lâu mới đủ dũng khí để phản biện
những vấn đề bất công và bất bình đẳng gay gắt của xã hội, cũng như vẫn
chưa “hòa hợp” với giới nhân sĩ trí thức trung lập ôn hòa.
Một nhà báo ở Sài Gòn cảm thán: “Việt Nam đang ‘tự do báo chí’ theo kiểu
cách không giống ai. Một nền báo chí chỉ đạo tập trung hóa như vậy mà
đòi thâm nhập vào cả Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc sao?”.
Phạm Chí Dũng
(VOA)
3 nhà báo bị kỷ luật tại Báo Đại Đoàn Kết tiếp tục khiếu nại
LTS: Tạp chí Người làm báo (thuộc Hội Nhà báo Việt Nam) trên trang 21
số 63 tháng 8/2013 vừa đăng bài viết lên tiếng bảo vệ ba nhà báo chống
tiêu cực tại báo Đại Đoàn Kết bị chính người tố cáo (ông Đinh Đức Lập –
Tổng biên tập) trả thù buộc thôi việc.
Bài viết chỉ rõ, theo Điều 12 khoản 1 luật Tố cáo quy định về thẩm
quyền giải quyết những nội dung tố cáo của ba nhà báo thuộc Ban Thường
trực Ủy Ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Thế nhưng, Ban Thường
trực Ủy Ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã không giải quyết.
Thay vào đó là việc “sút bóng” cho Đảng đoàn Ủy Ban Trung ương Mặt trận
tổ quốc Việt Nam giải quyết. Đảng đoàn chỉ là lãnh đạo đường lối của
toàn ngành chứ không quản lý trực tiếp chi bộ và báo Đại Đoàn Kết. Cái
sai lại tiếp cái sai khi Đảng đoàn MTTQ không trả Kết luận cho người tố
cáo theo điều 26 luật tố cáo quy định. Điều này nếu không phải nhằm bao
che, cố tình giải quyết sai nội dung tố cáo ông Lập của Đảng đoàn MTTQ,
mặt khác để người tố cáo không có căn cứ để khiếu nại thì là gì?.
Bài báo “Bị buộc thôi việc sau khi tố cáo” – liên quan đến vụ
việc kỷ luật 3 nhà báo tại Báo Đại Đoàn Kết đăng trên báo Tuổi trẻ TP.
Hồ Chí Minh ngày 4.8.2013 đã gây sự chú ý trong dư luận. Vụ việc tiếp
tục “nóng” lên khi Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết bày tỏ quan điểm kỷ
luật thôi việc 3 nhà báo này ở mục “Cùng bạn đọc” (trang 3 số báo ngày 5.8.2013; daidoanket.vn ngày 9.8.2013) là do “Quá
trình cơ cấu lại tổ chức, quy trình sản xuất của tờ nhật báo, một số cá
nhân không theo kịp sự phát triển, vì lợi ích cá nhân đã tỏ ra bất mãn,
dần xa rời tập thể. Họ liên tục có hành vi vi phạm quy chế hoạt động
của Báo, vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ viên chức và những việc viên
chức không được làm quy định tại Luật Viên chức, vi phạm các nghĩa vụ
cam kết trong hợp đồng làm việc...”.
Vụ
việc bắt đầu từ ngày 7.5.2012 khi 3 nhà báo của Báo Đại Đoàn Kết là
Đặng Thị Kim Ngân – Phó Trưởng Ban Khoa giáo, Nguyễn Mạnh Thắng – Phó
Trưởng ban văn hóa Nghệ thuật; Bùi Hữu Phước (tức Hữu Nguyên) – Phó
Trưởng ban Đại diện Báo tại TP. Hồ Chí Minh làm đơn tố cáo sai phạm của
Tổng biên tập Đinh Đức Lập.
Sau hơn một năm, Ban Thường trực Ủy Ban Trung ương MTTQVN vẫn chưa có
kết luận giải quyết đơn tố cáo mà chỉ có kết luận giải quyết tố cáo của
Đảng đoàn Ủy Ban Trung ương MTTQVN. Tuy nhiên, khi công bố kết luận này,
3 nhà báo chỉ được mời lên nghe thông báo kết luận với lý do “Thực hiện
nguyên tắc Đảng” nên không trả lời kết luận giải quyết đơn tố cáo bằng
văn bản theo như điều 26 luật Khiếu nại – Tố cáo quy định, khiến vụ việc
càng căng thẳng hơn.
Nhà báo Kim Ngân, cho biết cả 3 anh chị đều phản ứng mạnh mẽ trước cách
xử lý trên vì Điều 12 khoản 1 luật Khiếu nại - Tố cáo quy định rõ thẩm
quyền giải quyết tố cáo: “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực
tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết”. Như vậy, thẩm quyền giải quyết
những nội dung tố cáo đối với 3 nhà báo kể trên thuộc về ban Thường
trực Ủy Ban Trung ương MTTQVN. Tuy nhiên tại Báo Đại Đoàn Kết, trực
thuộc Ủy Ban MTTQVN – Tổng biên tập Đinh Đức Lập đã giải quyết tố cáo và
xử lý kỷ luật buộc thôi việc những người đã tố cáo mình.
Hiện nay, cả 3 nhà báo bị kỷ luật thôi việc vẫn tiếp tục gửi đơn đến các
cơ quan chức năng có thẩm quyền can thiệp, đề nghị Hội Nhà báo Việt
Nam, lên tiếng bảo vệ Hội viên, đồng thời nhờ luật sư hỗ trợ pháp lý và
nộp đơn kiện ra tòa án Quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội). Vụ việc không những
vượt ra ngoài phạm vi điều chỉnh của những “Quy chế hoạt động” nội bộ cơ
quan báo chí, mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác như
Luật Báo chí, Luật Lao động, Luật Viên chức, Luật Khiếu nại – Tố cáo.
3 nhà báo vẫn chưa hề nhận được bất kỳ văn bản kết luận giải quyết đơn
tố cáo nào của cơ quan có thẩm quyền. Đã đến lúc cơ quan chủ quản cần
giải quyết dứt điểm vụ việc tại Báo Đại Đoàn Kết một cách công khai,
minh bạch các kết luận thanh tra.
(Người làm báo)
Bộ Y tế “xin tội” cho các bị can như thế nào?
Trước thời điểm Công an quận Đống Đa (Hà Nội) ra quyết định khởi tố
bị can đối với 3 cán bộ Bệnh viện Nội tiết TW trong vụ án “xà xẻo” tiền
ngân sách thì Bộ Y tế lại có công văn gửi cơ quan CSĐT “xin tội” cho các
bị can này.
Câu hỏi đặt ra, đã 2 lần Thanh tra Bộ Y tế có dấu hiệu bao che cho sai
phạm của các đối tượng nêu trên, giờ Bộ Y tế lại có công văn “xin” giao
vụ án trên về Bộ xử lý “nội bộ”?! Tuy nhiên, CA, VKSND quận Đống Đa vẫn
tiến hành các bước tố tụng trong vụ án này theo đúng quy định của pháp
luật.
Bộ Y tế đề nghị “đặc quyền” cho tội phạm?
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, người phạm tội phải được xử
lý nghiêm minh theo pháp luật. Thế nhưng, trong lúc Công an quận Đống Đa
đang phối hợp cùng VKSND quận Đống Đa điều tra vụ án tham ô tài sản xảy
ra tại Bệnh viện Nội tiết TW thì ngày 14/06/2013, thứ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Thị Xuyên ký công văn 3486/BYT-TTrB gửi Công an quận Đống Đa với
nội dung: “…Bộ Y tế đã kiểm tra, nhận thấy các cán bộ vi phạm đều là cán
bộ y tế, trong đó có những đồng chí đã có đóng góp nhất định cho ngành Y
tế trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Bệnh viện nội tiết Trung ương |
Sai phạm của một số cán bộ thuôc Bệnh viện Nội tiết TW là lần đầu, có
phần do chủ quan, không nhận thức được các quy định của pháp luật nên đã
làm ảnh hưởng đến uy tín của Bệnh viện cũng như của ngành Y tế…Bộ Y tế
đề nghị cơ quan CSĐT- Công an quận Đống Đa giao lại vụ việc trên để Bộ Y
tế kiểm tra, xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm, thu hồi lại vật chất do
các cá nhân gây ra…”.
Tuy nhiên, quyết tâm không để bỏ lọt tội phạm, ngày 12/07/2013 Công an quận Đống Đa ra quyết định khởi tố bị can đối với 3 đối tượng là bác sỹ, cán bộ Bệnh viện Nội tiết TW gồm: Mai Anh Tuấn, Vũ Minh Phúc, Nguyễn Thị Ngọc Anh. Trước đó, Công an quận Dương Kinh (Hải Phòng) đã khởi tố vụ án và chuyển lên Công an quận Đống Đa điều tra theo thẩm quyền.
Sau khi gửi công văn “xin tội” cho cán bộ mà không nhận được “hồi âm” từ cơ quan Công an, ngày 12/07/2013 Thanh tra Bộ Y tế tổ chức “cuộc họp” phối hợp giải quyết vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Nội tiết TW. Thành phần quan trọng mà Bộ Y tế mời là đại diện Công an quận Đống Đa đã không đến dự. Buộc, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên (chủ trì cuộc họp) phải chỉ đạo dừng “cuộc họp”. Cũng trong ngày hôm đó, cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can các đối tượng nêu trên.
Tội danh tham ô tài sản nhà nước của một số cán bộ Bệnh viện Nội tiết TW đã rõ ràng như trong quyết định khởi tố vụ án ký ngày 2 tháng 7 năm 2012 của công an Quận Dương Kinh thành phố Hải Phòng; Thủ trưởng cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội sau khi nghiên cứu tài liệu đã có ý kiến tại công văn 25/CV-PC44-Đ2 ngày 21 tháng 11 năm 2012 đề nghị Cơ quan CSĐT (PC44) Công an thành phố Hải Phòng: “…khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn với Vũ Minh Phúc trước khi chuyển vụ án cho cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa, TP. Hà Nội…” vì: “…đã có đủ căn cứ xác định Vũ Minh Phúc đã thực hiện hành vi tham ô tài sản” ấy vậy mà Đảng ủy Bệnh viện Nội tiết TW lại chỉ xác định: “các cá nhân sai phạm với số tiền chi không đúng chế độ làm thất thoát tiền của nhà nước không lớn” và Đảng ủy Bệnh viện đã cùng Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện ký văn bản “tập thể” số 338/BVNTTW ngày 10/06/2013 gửi Bộ Y tế để “cầu cứu” Bộ Y tế “can thiệp” với những lý do lãng xẹt: “…., bản thân các cán bộ vi phạm đều là cán bộ y tế, …., hơn nữa hầu hết các cán bộ vi phạm đều đã có gia đình, vợ con,…
Do vậy, nếu để cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can thì ngoài việc sự nghiệp, gia đình, vợ con của người đó bị ảnh hưởng thì uy tín Bệnh viện cũng bị mất…Với những lý do trên, Đảng ủy- Ban GĐ Bệnh viện Nội tiết TW thiết tha đề nghị Bộ Y tế có ý kiến với cơ quan CSĐT…”. Văn bản “cầu cứu” này có đóng dấu, chữ ký của ông Nguyễn Vinh Quang – Phó Bí thư phụ trách Đảng bộ Bệnh viện. Ông Quang cũng chính là lãnh đạo bị tố cáo có nhiều liên quan trong các sai phạm nêu trên.
Rõ ràng, Bộ Y tế không có chuyên môn điều tra, xử lý tội phạm nhưng lại có công văn “xin” chuyển các bị can về cơ quan này “xử lý”? Còn Bệnh viện Nội tiết TW sau khi để xảy ra sai phạm thì lại “xin” cho cán bộ sai phạm với nhiều lý do không xác đáng. Người đại diện cho Đảng “đi xin” lại chính là người đang bị tố cáo chịu trách nhiệm về các sai phạm trên. Các hành vi nêu trên không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà vi phạm Pháp lệnh chống tham nhũng; Nghị quyết trung ương Đảng số IV và V; và nguyên tắc xử lý tội phạm của Luật Hình sự; Cụ thể Điều 3. Nguyên tắc xử lý (bộ luật Hình sự)
1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.
2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng…
Có thể thấy, ngoài việc các đối tượng sai phạm phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật thì cần xem xét đến trách nhiệm, năng lực của Thanh tra Bộ Y tế. Đã 2 lần cơ quan Thanh tra vào cuộc nhưng không hiểu sao kết luận thanh tra trước khi vụ việc bị khởi tố vẫn kết luận: “Các lớp học là có thật, đúng đối tượng, đúng thời gian, chất lượng tốt… Như vậy nội dung tố cáo các cán bộ dùng thủ đoạn lập “danh sách ma” học viên dự lớp tập huấn để chiếm đoạt tiền Nhà nước là không có cơ sở”.
Điều đáng nói là những kết luận của Thanh tra nêu trên đã có nhiều dư luận báo chí tiến hành điều tra vụ việc và phản ánh cụ thể từng sai, vậy nhưng lãnh đạo cơ quan Thanh tra Bộ Y tế vẫn cố tình ra văn bản che đậy những việc làm sai trái của những cán bộ Bệnh viện Nội tiết. Vấn đề này tại Website của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung Ương ngày 9/8/2012 đã có ý kiến: “Kết luận Thanh tra Bộ Y tế là thiếu khách quan, chưa chính xác. Tới đây, sau khi cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ việc trên, cần phải xem xét làm rõ trách nhiệm của đoàn Thanh tra – Bộ Y tế…”.
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc diễn biến tiếp theo của vụ việc này.
Nội dung vụ án Theo hồ sơ vụ án, thực hiện kế hoạch “Xây dựng mạng lưới tuyên truyền phòng bệnh từ những cán bộ không hưởng lương thuộc tuyến xã, phường” của Bộ Y tế, ông Nguyễn Vinh Quang – Phó Giám đốc BV Nội tiết TW, kiêm Giám đốc Trung tâm Ðào tạo và Chỉ đạo tuyến (Trung tâm Chỉ đạo tuyến) của BV Nội tiết TW đã triển khai nhiều lớp tập huấn cho cán bộ không hưởng lương trên phạm vi toàn quốc trong các năm 2010 và 2011. Thực hiện sự chỉ đạo của ông Quang, ông Mai Anh Tuấn – Phó Trưởng phòng Truyền thông Trung tâm Chỉ đạo tuyến cùng hai cán bộ hợp đồng là bác sĩ Vũ Minh Phúc và cán bộ Nguyễn Thị Ngọc Anh mang công văn chỉ đạo của ông Quang xuống Trung tâm Y tế dự phòng TP Hải Phòng, Trung tâm Y tế quận Dương Kinh (TP Hải Phòng) để tổ chức lớp tập huấn “Bệnh lý tuyến giáp”. Trong hai ngày 26 và 27/11/2010, lớp tập huấn đã tổ chức tập huấn cho 60 học viên là các cán bộ Hội Phụ nữ, Ðoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân của 10 xã thuộc huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng. Theo sổ sách chứng từ, số tiền Nhà nước chi cho lớp tập huấn này là hơn 70 triệu đồng. Qua xác minh của Cơ quan CSĐT – CAQ Dương Kinh về danh sách các học viên lớp tập huấn ký nhận tiền ở huyện Tiên Lãng, Trưởng Công an của 10 xã có tên cán bộ tham gia tập huấn đều khẳng định không có ai trong danh sách những người đi học và nhận tiền của BV Nội tiết TW có đăng ký thường trú tại các xã của huyện Tiên Lãng. Như vậy, toàn bộ danh sách học viên đã nhận tiền là “danh sách ma” do nhóm cán bộ tổ chức lớp tập huấn lập ra. Cũng với “kịch bản rút tiền nhà nước” tương tự như ở Hải Phòng, nhóm “ê-kíp” bác sỹ tại BV Nội tiết TW tiếp tục có hành vi lập khống chứng từ để “rút ruột” gần 80 triệu đồng tiền ngân sách nhà nước dành cho việc chăm sóc sức khỏe của người dân thành phố Hồ Chí Minh. |
Hoà Bình: Kỳ lạ cháu bé Quyết Tiến được đầu thai luân hồi
Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly
kỳ. Một cháu bé cư nằng nằng nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn
mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng
chứng” chứng tỏ mình là cháu bé đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi
như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị
kết hôn năm 1987 đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là
Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tiến khoẻ mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui
mừng khôn tả. Tai họa ấp đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may
chết đuối, khi ấy cháu 5 tuổi. Lúc này chị Thuận cũng không thể sinh
thêm con vì lý do sức khoẻ.
Luân hồi ?
Con mất, vợ chồng anh Tân suy sụp. anh Tân cũng nghỉ việc, ra làm tự do.
Vợ chồng anh Tân chị Thuận tưởng như sẽ phải sống với nhau trong sự côi
cút không con thì một ngày đầu năm 2006, bỗng có một cháu bé tự khẳng
định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997 !
Nhấp chén nước, thả những vòng khói thuốc lá chậm rãi anh Tân đã kể lại
cho tôi nghe câu chuyện ly kỳ này. Khi Tiến mất cháu đang là học sinh
trường mầm non Hoa Hồng ở thị trấn Vụ Bản. Cô giáo dạy cháu Tiến là cô
Đông và chính cô Đông là người đã phát hiện ra cháu Tiến đã “lộn về
nguyên bản” ở cháu Bình con anh Hoan, chị Dự, người trong bản.
Cháu Bình sinh ngày 06/10/ 2002. Lần đầu tiên cô Đông thấy cháu Bình có
những biểu hiện rất lạ, cô hỏi chuyện cháu bảo cháu không muốn học ở
đây, cháu muốn được học ở trường của cháu. Cô Đông hỏi lại, thế trường
cháu ở đâu ? Trường Hoa Hồng ở ngoài thị trấn, cháu Bình trả lời. Sao
lại là trường Hoa Hồng, làm sao cháu biết trường đó, cô Đông thắc mắc. “Nhà cháu ở ngoài đó, nhà cháu gần nhà ông Lai”. Nghe Bình nói đến đây cô Đông sởn hết cả tóc gáy.
Cạnh
nhà ông Lai là nhà anh Tân và lẽ nào…Thời gian tiếp theo cô Đông âm
thầm tìm hiểu và biết thêm. Một lần chị Dự mẹ cháu Bình đánh cháu vì
cháu nghịch bẩn hết áo quần. Rơm rớm nước mắt thằng bé bảo : “Mẹ đừng đánh con, bẩn áo quần thì mẹ đưa con về nhà con để con lấy”. Chỉ nghĩ trẻ con nói nên chị Dự không để ý gì. Những lần khác chị Dự có đánh Bình lại bảo “con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng là cháu lại đòi được về nhà.
Một lần cháu Bình đòi chị đưa về nhà, điên tiết chị Dự bảo thích thì
ngồi lên xe tao chở đi. Bình ngồi sau xe bảo mẹ chở ra thị trấn, từ chợ
thị trấn Bình bảo mẹ chở đến cuối sân vận động và rẽ vào phố Hữu Nghị.
Đến số nhà 25, chính là nhà anh Tân, Bình xuống xe nói với mẹ “nhà con đây”. Tuy
nhiên nhà đóng cửa, chị Dự lại chở Bình về. Một lần nữa, chị Dự đi chợ
thi trấn và cho Bình đi cùng và đến chợ Bình lại nằng nặc đòi mẹ “đưa về nhà con”, hai mẹ con lại đến trước nhà anh Tân sau khi thấy cửa đóng then cài mẹ con lại ra về.
Mặc dù Bình nói vậy nhưng chưa bao giờ bao giờ chị Dự để ý gì vì nghĩ
Bình chỉ là một đứa trẻ mới 4 tuổi. Câu chuyện thực sự “nóng” từ ngày cô
Đông phát hiện ra những biểu hiện lạ ở Bình cùng với lời chị Dự kể cô
Đông mới hoài nghi thực sự. Cô Đông đem chuyện kể lại với những giáo
viên trong trường, trong đó có cô Phương. Là người quen biết với chị
Thuận nên cô Phương đã lập tức kể lại câu chuyện ly kỳ này cho chị Thuận
nghe : “cô vào trong xóm Cọi xem sao nghe nói thằng Tiến nó “lộn” về vào cháu Bình đang học ở trường trong đó”.
Cũng
chẳng dám tin và đem chuyện kể lại với chồng, anh Tân lập tức giục vợ
phải vào xem sao. Trước đây, khi cháu Tiến mới mất có một bà xem bói
người Mường nói với anh rằng : “Anh đừng buồn, cháu Tiến linh thiêng lắm rồi sẽ quay về với anh thôi”.
Lần khác anh đi xem bói tận Hoà Bình ông thầy cũng nói điều tương tự.
Là người không mê tín nên lúc đó anh chỉ nghĩ rằng người ta động viên
mình. Thế nhưng lúc nghe vợ kể lại câu chuyện Tiến lộn về trong xóm Cọi
anh Tân cũng bán tín bán nghi và phân vân liệu lời thầy bói năm xưa có
chăng lại là sự thật. Anh đã quyết định phải một lần đi tìm hiểu xem
sao.
Hành trình tìm lại con
Một ngày sau anh Tân đã cùng với chị Thuận tìm đến xóm Cọi, tìm đến nhà
vợ chồng Hoan Dự. Vốn chưa biết nhau nhưng khi đến nhà anh Tân cứ làm
như đã quen biết gia đình từ lâu lắm. Không nhận ra ai nhưng chị Dự, anh
Hoan cũng không dám hỏi vì nhỡ đâu người quen lâu rồi mình không nhận
ra nếu hỏi lại… vô duyên. Sau mấy câu hỏi thăm anh Tân bắt đầu hỏi đến
cháu bé: Thằng bé Bình đâu nhỉ bác ngắm tý xem lớn đến đâu rồi. Chị Dự
cho biết cháu đang đi chơi cùng chúng bạn, một lát sau chị Dự cũng gọi
cháu về để anh Tân gặp mặt. Về đến nhà thằng bé cứ lấm lét nấp sau cảnh
cửa. Anh Tân buông lời : Có nhớ bác không, bác mua nhiều bi cho cháu đây
này. “Biết rồi, lúc nãy thấy hai người đi đầu làng biết rồi”. Nghe thằng bé nói vậy anh Tân phát hoảng. Sao nó lại biết mình vào đây cơ chứ.
Sau vài câu chuyện hai bên trở nên thân tình anh Tân ngỏ ý muốn đưa cháu
Bình về nhà chơi, anh Hoan chị Dự đồng ý. Riêng thằng bé nghe nói được
đi là leo tót lên xe và chiều ngay hôm đó anh Tân đưa cháu Bình về nhà
mình. Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà
cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không
phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân
không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ
chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi.
Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới
đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh giá
con mình thiếu giáo dục nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình
tìm kiếm. Anh Tân hỏi thế cháu đang tìm gì. “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe
Bình nói anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho
cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi. “Bác cất đi rồi để lúc nào bác tìm lại cho cháu”,
anh nói với cháu Bình. Sau bữa cơm anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ
con về nhưng thằng bé bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy
vào nhà leo lên giường :
- Đây là giường con, chỗ con nằm ở đây.
- Thế cháu hay nằm thế nào?
- Con nằm thế này này.
Nói rồi Bình nằm sấp xuống giường.
Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa vợ chồng anh Tân lặng người,
chị Thuận chỉ còn biết úp mặt vào lưng chồng khóc sụt sùi bởi thằng bé
có những cử chỉ giống con mình năm xưa quá. Trước sự tha thiết của thằng
bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở lại với gia đình anh Tân.
Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm láng giếng kéo đến chật kín
nhà. Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để xem nó kể lại chuyện ngày
xưa có chính xác không.
Về ở hẳn với anh Tân
Đêm
đầu tiên Bình ở với anh Tân chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều
chuyện. Hỏi chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong xóm Cọi. Bình
bảo, con cũng đã quay về nhà nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to
lớn cứ chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà. Một hôm đang ở
dưới chân cầu Vụ Bản, nơi Tiến chết đuối gặp vợ chồng anh Hoan đi chợ về
và… Tiến theo về Xóm Cọi, “lộn” vào Bình.
Cũng đêm đó, anh Tân giả vờ gọi lớn Tiến ơi, lập tức ở trong nhà Bình dạ
và còn hỏi lại bố gọi gì con. Chỉ vào chị Thuận hỏi đây có phải là mẹ
con không, cháu cũng trả lời phải. Những lời nói, những hành động rất
giống Tiến đã làm cho anh Tân chị Thuận nghĩ rằng Bình chính là do Tiến
“lộn” về. “Việc cháu gọi chúng tôi cũng hoàn toàn tự nhiên chẳng ai bảo với cháu cả”, anh Tân nhớ lại.
Đưa cháu Bình trả về với bố mẹ đẻ của cháu anh Tân vẫn canh canh trong
lòng. Nghĩ đến chuyện thằng bè khóc lóc khi phải bắt về anh lại thương
nó vô cùng, từ ngày nó đến với gia đình anh cứ nghĩ nó chính là Tiến.
Thế nhưng, nó là con nhà người ta, mình nói ra không chỉ vợ chồng Hoan
Dự mà cả thị trấn này sẽ nói là muốn cướp con người ta nên dựng chuyện.
Bao nhiêu suy nghĩ cứ giằng xé trong con người anh Tân.
Về phần nhà chị Dự, mặc dù con cứ nằng nặc đòi ở với anh Tân chị Thuận
nhưng đó là điều không thể. Anh chị lấy nhau cũng sáu năm mới có được
cháu Bình, chị cũng không thể sinh được con nữa. Nhà anh Tân lại giàu
có, nếu cho cháu về ở dư luận lại cho rằng mình bịa chuyện chỉ vì hám
tiền. Ba ngày hôm sau, vì nhớ thằng bé anh Tân lại vào xóm Cọi thăm
cháu. Vừa thấy anh Tân, Bình đã nhảy tót vào lòng anh như người thân
thiết từ lâu lắm. Mặc cho bố mẹ, bà nội vẫn đang ngồi bên cạnh. Điều
ngạc nhiên là chính Bà Thỉn bà nội cháu bé nói với anh Tân : “Từ ngày
thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường
mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé
người Mường nào giống thế”. Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”. Bà Thỉn đưa Bình đi học cháu khóc và nói: “cháu không học trường này đâu, cháu học trường gần nhà cháu cơ, trường ở ngoài thị trấn”.
Một thời gian sau đó Bình liên tục đòi bố mẹ “đưa về nhà con” và doạ “không đưa về con sẽ chết”. Một
lần bình ốm nặng, anh Hoan chị Dự đã rất lo lắng, sợ điều thằng bé nói
sẽ linh, nó sẽ chết thật. Dù được mỗi mình cháu nhưng không còn cách nào
khác, cuối năm 2006 anh chị đã đồng ý cho Bình về ở hẳn với nhà anh
Tân, chị Thuận. Từ ngày về với “nhà của con” Bình chơi vui vẻ và không còn bệnh tình gì nữa.
Ở Lạc Sơn chuyện “con lộn” xưa nay không phải là hiếm, không có gì là
quá lạ lẫm. Thế nhưng, “con lộn” về ở hẳn với bố mẹ người đã chết như
Bình thì chưa từng xảy ra. Sau khi Bình về ở với anh Tân chị Thuận, cả
hai gia đình đã làm thủ tục cho nhận con nuôi. Bình được chuyển về
trường mầm non Hoa Hồng nơi Tiến ngay xưa học và tiếp tục đi học. Kể từ
ngày về ở với bố Tân, mẹ Thuận, Bình cũng được đổi thành tên Tiến và
mang họ Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tên họ trùng với cháu Tiến con anh Tân đã
chết đuối cách đây hơn 10 năm.
Chị Thuận bảo, thời gian cháu Bình về ở với vợ chồng chị, câu chuyện này
đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao. Không chỉ ở thị trấn Vụ Bản, cả
tỉnh Hoà Bình đi đâu cũng nghe nói về chuyện “lộn con” có một không hai
này.
Xuân Mai post
Nguồn: Xuân Giao/ Thienviet
Biển Đông: 'Vì sao Trung Quốc bất ngờ xuống nước'
Mặc dù ít được chú ý bởi giới phân tích nước ngoài nhưng Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình gần đây rõ ràng đã phát đi tín hiệu thể hiện mong muốn
làm dịu nhẹ các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Hồi cuối tháng 7, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức một
phiên họp đặc biệt bàn về sức mạnh hàng hải ngày càng tăng của nước này.
Sức mạnh hàng hải là một phần nguyên nhân gây ra các cuộc tranh chấp
lãnh thổ, lãnh hải giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng. Giới
truyền thông chính thức của Trung Quốc đã đưa tin về cuộc họp trên, nhấn
mạnh đến bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong bài phát biểu
đó, ông Tập Cận Bình đã nhắc lại nội dung chủ đạo trong chính sách của
Trung Quốc được đưa ra từ Đại hội Đảng lần thứ 18 về mục tiêu phát triển
nước này trở thành một cường quốc biển thông qua việc phát triển các
nguồn lực hàng hải cũng như bảo vệ môi trường đại dương.
Cuộc hội đàm giữa ông Obama và ông Tập Cận Bình - Ảnh: AFP |
Tuy nhiên, những nhận xét thú vị nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình lần này
lại ít nhận được sự chú ý của giới chuyên gia, phân tích nước ngoài.
Dưới hệ thống lãnh đạo tập thể của Trung Quốc, những bài phát biểu tại
các cuộc họp của Bộ Chính trị luôn phản ánh sự đồng thuận, nhất trí của
những quan chức tham gia – trong trường hợp này là 25 chính khách hàng
đầu của Trung Quốc. Gần cuối bài phát biểu ở phiên họp gần đây nhất, Chủ
tịch Tập Cận Bình đã đề cập đến các cuộc tranh chấp biển đảo đang diễn
ra giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Tất nhiên, Nhà lãnh đạo
Trung Quốc vẫn nhắc lại những thông điệp cũ như “không bao giờ từ bỏ chủ
quyền và các lợi ích hợp pháp”, đặc biệt là “lợi ích cốt lõi” của nước
này. Tuy nhiên, có hai cụm từ mới mà ông Tập Cận Bình đã sử dụng lần này
để nói về cách mà Bắc Kinh sẽ xử lý các cuộc tranh chấp. Vì thế, hai
cụm từ đó xứng đáng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Những phát biểu của
ông Tập Cận Bình cho thấy, Bắc Kinh có thể đang cân nhắc lại giá trị
thực sự của những hành động hiếu chiến nhất mà nước này đã “tung ra” ở
Biển Đông và biển Hoa Đông trong thời gian qua. Đó là những động thái
đang gây ra hàng loạt vấn đề ngoại giao nghiêm trọng giữa nước này với
các nước như Nhật Bản và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.
Hai "cụm từ" đáng chú ý
Đầu tiên, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhắc lại chỉ đạo 12 chữ của cố Lãnh
đạo Đặng Tiểu Bình về việc xử lý các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở
Biển Đông và biển Hoa Đông. Trong một loạt các tuyên bố được đưa ra từ
năm 1979 đến 1984, ông Đặng Tiểu Bình đã phác thảo một cách tiếp cận ôn
hòa hơn mà sau này được đúc kết trong câu “chủ quyền vẫn là của ta, gác
tranh chấp, cùng khai thác”. Trong những năm gần đây, giới học giả và
các nhà phân tích Trung Quốc đã tranh cãi gay gắt với nhau về giá trị
của phương pháp tiếp cận mà ông Đặng Tiểu Bình đưa ra trước đây đồng
thời cũng đưa ra vài lời chỉ trích về việc nước này đã không ngăn được
một số hành động mà họ coi là “sự xâm phạm chủ quyền Trung Quốc”. Ví dụ,
hồi năm ngoái, một nhà phân tích nổi tiếng thuộc Viện Nghiên cứu Quốc
tế Đương đại Trung Quốc – ông Chen Xiangyang, đã kêu gọi thực hiện một
chính sách quyết liệt hơn trong các cuộc tranh chấp. Cụ thể, ông này cho
rằng, chính sách của ông Đặng Tiểu Bình nên được thay thế bằng một
phương pháp tiếp cận mạnh tay hơn: “chủ quyền tất nhiên vẫn là của chúng
ta; duy trì các cuộc tranh chấp, nắm bắt cơ hội để phát triển, củng cố
năng lực quản lý và kiểm soát khủng hoảng”.
Tuy nhiên, bằng cách nhắc lại chỉ đạo 12 chữ của cố Lãnh đạo Đặng Tiểu
Bình, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cho thấy, ông này thay mặt Bộ Chính trị
thể hiện sự nhất trí và khẳng định sự đúng đắn của lập trường trước đây
của ông Đặng Tiểu Bình. Trong Bộ Chính trị Trung Quốc có 2 vị tướng hàng
đầu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa là ông Fan Changlong và
ông Xu Qiliang. Bằng cách nói lên lập trường mà Đảng Cộng sản Trung Quốc
theo đuổi, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gián tiếp dàn xếp những tranh cãi
trong nội bộ về chỉ đạo trước đây của ông Đặng Tiểu Bình. Tất nhiên, cố
Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình không đưa ra một kế hoạch giải quyết các cuộc
tranh chấp biển đảo nhưng sự khẳng định của Bộ Chính trị Trung Quốc về
phương pháp tiếp cận của ông này đã ra dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh sẽ
kiên nhẫn, sẽ theo đuổi các biện pháp tạm thời để làm dịu căng thẳng.
Điều đó cũng giúp tránh các ý nghĩ của các nước bên ngoài về việc Trung
Quốc đang ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn trên biển.
Một vài ngày sau cuộc họp nói trên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
cũng đã ám chỉ rằng, những phát biểu của ông Tập Cận Bình có thể biến
thành sự thực. Trong chuyến công du đến các nước Đông Nam Á, ông Vương
Nghị đã liên tục nhắc lại lập trường, giải pháp cuối cùng cho các cuộc
tranh chấp biển đảo chỉ có thể đạt được thông qua các cuộc đàm phán song
phương và tiến trình này sẽ “mất nhiều thời gian”. Trong khi đó, muốn
đạt được tiến bộ trong Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông nhằm giúp giảm
thiểu các vấn đề trên biển thì nhất thiết không được có sự can thiệp từ
bên ngoài. Vì thế, ông Vương Nghị nhấn mạnh đến việc “tích cực” tham gia
các dự án phát triển, khai thác chung ở những vùng tranh chấp dù ông
này không đưa ra được bất kỳ kế hoạch chi tiết nào.
Thứ hai, trong bài phát biểu tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Chủ tịch Tập
Cận Bình đã nói rằng, Trung Quốc phải “lên kế hoạch vừa đảm bảo được
tình hình ổn định chung vừa bảo vệ được các quyền của mình”. Đây là lần
đầu tiên một lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc dùng đến cụm từ này. Có vẻ
như, Trung Quốc đang đặt sự quan trọng của việc duy trì ổn định khu vực
và bảo vệ “các quyền, lợi ích hàng hải” của Trung Quốc ngang nhau.
Ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh đến sự mâu thuẫn giữa nỗ lực bảo vệ chủ
quyền và lợi ích hàng hải với mong muốn duy trì sự ổn định khu vực của
nước này. Sự đề cập này cho thấy, Bắc Kinh đã nhận ra rằng, sự quyết
liệt, hung hăng của họ trong các cuộc tranh chấp đang làm hại những lợi
ích khác của họ, đặc biệt là vai trò của các nước khác trong vấn đề an
ninh khu vực. Ví dụ như, kể từ năm 2010, Mỹ đã tuyên bố chính sách ở
Biển Đông của cường quốc này đồng thời tăng cường quan hệ liên minh gắn
bó với Nhật Bản. Trong khi đó, Tokyo theo đuổi chính sách củng cố hợp
tác với Philippines.
Tóm lại, bài phát biểu mà Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra trong cuộc họp
của Bộ Chính trị Trung Quốc gần đây xứng đáng được chú ý đặc biệt. Nó
cho thấy, Trung Quốc có thể sẽ không mất kiên nhẫn trong việc giải quyết
các cuộc tranh chấp ở Biển Đông như một số nhà phân tích dự đoán. Và nó
cũng cho thấy, cách tiếp cận của Trung Quốc trong những cuộc tranh chấp
đó có thể sẽ mang nhiều sắc thái hơn là sự cứng rắn chủ nghĩa dân tộc
mà nhiều người phán đoán.
Nguồn: Kiệt Linh(The Diplomat)
(VnMedia)
“Anh có thể bịt miệng tất cả các tờ báo không?”
Đó là câu hỏi thường trực mà những người làm trong lĩnh vực quản lý khủng hoảng truyền thông thường nhận được từ khách hàng...
Loạt bài nằm trong chương "Quản lý khủng
hoảng truyền thông" của cuốn sách "Tự sự của một người làm PR" (sắp xuất
bản) thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Thanh Sơn được đăng trên
trang "Góc Nhìn Tằng Phát". Tiêu đề mới do Infonet đặt lại.
Đối với một diễn giả, không có gì bực mình hơn khi anh đang phát biểu
trong một hội nghị thì chiếc điện thoại di động của anh lại rung lên bần
bật trong túi quần.- Quý đôc giả có thể theo dõi bản gốc tại đây.
Tôi đã rơi vào tình huống đó vào một ngày tháng 7/2004 trong lúc đang nói chuyện tại một cuộc họp khu vực của tập đoàn ở Singapore. Ngay cả khi tôi kết thúc phần của mình, chiếc điện thoại vẫn còn rung lên một cách bướng bỉnh.
Tôi xin lỗi mọi người rồi bước nhanh ra hành lang. Ở đầu dây bên kia là giọng của Khun P., giám đốc dịch vụ của chúng tôi ở văn phòng Thái Lan. “Sơn này, có việc khẩn cấp, chúng tôi cần anh quay về Việt Nam ngay bây giờ”. “Khun P., chị biết tôi đang họp ở Singapore mà. Tôi sẽ cố gắng về ngay sau khi kết thúc cuộc họp”. “Không, chúng tôi đã đặt vé máy bay cho anh, anh sẽ bay sau 3 tiếng nữa. Chúng tôi đã thanh toán tiền phòng và đồ đạc của anh đã được để ngoài cửa phòng họp. Chúng tôi cần gặp anh muộn nhất là sau 6 tiếng đồng hồ nữa. Khách hàng của chúng ta, công ty M. đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng truyền thông lớn”.
Nhiều người nhầm tưởng vai trò của người quản lý khủng hoảng truyền thông là người "sửa chữa" khủng hoảng đó! |
Đó là lần đầu tiên tôi đối mặt với một
cuộc khủng hoảng truyền thông lớn, nhưng những cú điện thoại như vậy sẽ
còn theo đuổi tôi suốt mười mấy năm sau. Chào mừng bạn đến với đặc tính
đầu tiên của khủng hoảng truyền thông- xuất hiện vào những lúc bạn
không ngờ nhất, ít chuẩn bị nhất và không đúng lúc nhất.
Chiếc điện thoại của tôi sẽ còn rung lên vào nửa đêm, giữa kỳ nghỉ của tôi ở nước ngoài, vào những ngày cuối tuần hay thậm chí trong các bữa ăn, đến mức sẽ có lúc bạn cảm thấy căm thù cái phương tiện kết nối bạn với thể giới bên ngoài, vì đi cùng với những “cuộc gọi lúc nửa đêm’ sẽ luôn là cảm giác tim thắt lại và câu cảm thán não nuột “trời ơi, đừng” xuất hiện trong đầu, với một áp lực nặng nề về thời gian và trách nhiệm.
Chiếc điện thoại của tôi sẽ còn rung lên vào nửa đêm, giữa kỳ nghỉ của tôi ở nước ngoài, vào những ngày cuối tuần hay thậm chí trong các bữa ăn, đến mức sẽ có lúc bạn cảm thấy căm thù cái phương tiện kết nối bạn với thể giới bên ngoài, vì đi cùng với những “cuộc gọi lúc nửa đêm’ sẽ luôn là cảm giác tim thắt lại và câu cảm thán não nuột “trời ơi, đừng” xuất hiện trong đầu, với một áp lực nặng nề về thời gian và trách nhiệm.
Những ngày sau đó đối với tôi thật là
khủng khiếp. Chúng tôi “trực chiến” gần như 24/24 ở “phòng chiến tranh”
(the war room- theo cái cách chúng tôi gọi đùa trung tâm xử lý khủng
hoảng). Chỉ sau có một tuần, tôi sụt mất 4 kí-lô vì không ăn uống được
trước những thông tin căng thẳng hàng ngày hàng giờ.
Cho đến khi Khun P., người đồng nghiệp giàu kinh nghiệm của tôi gọi tôi ra một góc nói chuyện. “Sơn, anh căng thẳng quá, và như vậy không tốt cho công việc. Hãy để tôi nói một cách thẳng thắn: chúng ta không có trách nhiệm gì về khủng hoảng của khách hàng. Đây là cuộc khủng hoảng của họ! Chúng ta không được thuê để giải quyết cuộc khủng hoảng này, cho nên đừng có cảm thấy mình có trách nhiệm phải giải quyết nó. Chúng ta được thuê để đưa ra cho khách hàng những lời khuyên nhằm giúp họ truyền thông một cách tốt nhất trong khủng hoảng, và trách nhiệm của chúng ta chỉ dừng lại ở đó. Tôi nhắc lại, nếu như khách hàng thuê chúng ta để giải quyết cuộc khủng hoảng này, mức phí họ phải trả cho chúng ta phải lớn gấp hàng chục, thậm chí vài chục lần mức phí hiện nay chúng ta đang tính. Cho nên, hãy hiểu rõ trách nhiệm của mình, bình tĩnh suy xét như một người ở bên ngoài. Khách hàng của chúng ta đã có quá nhiều những người mất bình tĩnh, chúng ta không nên thêm vào cho họ một gánh nặng”.
Cho đến khi Khun P., người đồng nghiệp giàu kinh nghiệm của tôi gọi tôi ra một góc nói chuyện. “Sơn, anh căng thẳng quá, và như vậy không tốt cho công việc. Hãy để tôi nói một cách thẳng thắn: chúng ta không có trách nhiệm gì về khủng hoảng của khách hàng. Đây là cuộc khủng hoảng của họ! Chúng ta không được thuê để giải quyết cuộc khủng hoảng này, cho nên đừng có cảm thấy mình có trách nhiệm phải giải quyết nó. Chúng ta được thuê để đưa ra cho khách hàng những lời khuyên nhằm giúp họ truyền thông một cách tốt nhất trong khủng hoảng, và trách nhiệm của chúng ta chỉ dừng lại ở đó. Tôi nhắc lại, nếu như khách hàng thuê chúng ta để giải quyết cuộc khủng hoảng này, mức phí họ phải trả cho chúng ta phải lớn gấp hàng chục, thậm chí vài chục lần mức phí hiện nay chúng ta đang tính. Cho nên, hãy hiểu rõ trách nhiệm của mình, bình tĩnh suy xét như một người ở bên ngoài. Khách hàng của chúng ta đã có quá nhiều những người mất bình tĩnh, chúng ta không nên thêm vào cho họ một gánh nặng”.
Có lẽ, đó là một trong những lời
khuyên chân thành và đáng giá nhất đối với tôi trong “sự nghiệp” quản lý
truyền thông trong khủng hoảng (chứ không phải “giải quyết hay quản lý
khủng hoảng” như người ta thường nhầm tưởng).
Sau này, khi làm việc với những chuyên gia thực sự về quản lý khủng hoảng truyền thông, tôi càng hiểu lý do tại sao họ có thể làm việc được với áp lực của công việc này. “Tôi phụ trách quản lý khủng hoảng truyền thông cho khoảng 130 nhãn hiệu trên gần một trăm nước. Trung bình một ngày tôi có ba cuộc khủng hoảng nhỏ và mỗi tuần có hai-ba cuộc khủng hoảng truyền thông lớn”-ông H., đối tác của tôi, người phụ trách quản lý khủng hoảng truyền thông toàn cầu cho tập đoàn N., nói “nhưng tôi vẫn muốn về nhà ăn tối với vợ vào lúc 7h, xem chương trình truyền hình ưa thích, uống một ly rượu vang và ngủ ngon mỗi tối. Để làm được điều đó, bắt buộc tôi phải đặt mình ra ngoài cuộc khủng hoảng. Không phải với tôi nó không quan trọng, vấn đề là chỉ ở vai trò cố vấn bên ngoài, không bị ràng buộc bởi cảm xúc, tôi mới có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn nhất”
Sau này, khi làm việc với những chuyên gia thực sự về quản lý khủng hoảng truyền thông, tôi càng hiểu lý do tại sao họ có thể làm việc được với áp lực của công việc này. “Tôi phụ trách quản lý khủng hoảng truyền thông cho khoảng 130 nhãn hiệu trên gần một trăm nước. Trung bình một ngày tôi có ba cuộc khủng hoảng nhỏ và mỗi tuần có hai-ba cuộc khủng hoảng truyền thông lớn”-ông H., đối tác của tôi, người phụ trách quản lý khủng hoảng truyền thông toàn cầu cho tập đoàn N., nói “nhưng tôi vẫn muốn về nhà ăn tối với vợ vào lúc 7h, xem chương trình truyền hình ưa thích, uống một ly rượu vang và ngủ ngon mỗi tối. Để làm được điều đó, bắt buộc tôi phải đặt mình ra ngoài cuộc khủng hoảng. Không phải với tôi nó không quan trọng, vấn đề là chỉ ở vai trò cố vấn bên ngoài, không bị ràng buộc bởi cảm xúc, tôi mới có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn nhất”
Rất nhiều công ty và các thương hiệu ở
Việt Nam không hiểu được điều đó. Đối với họ, khi thuê một chuyên gia
truyền thông giải quyết khủng hoảng có nghĩa anh đi thuê một “người sửa
chữa” (Mr.Fix), và chính vì như vậy, họ có những trông đợi khá hão
huyền.
“Anh có thể bịt miệng tất cả các tờ báo không?” là câu hỏi thường trực. Khi tôi đã rất lễ phép giải thích cho họ rằng, làm sao họ có thể trông đợi một công ty với vài chục người, không có quyền lực gì ngoài những mối quan hệ sẽ lung lay ở thời điểm xảy ra khủng hoảng, lại có thể “bịt miệng” được báo chí, thì họ nhìn chúng tôi với vẻ rất coi thường “vậy các anh có thể làm được gì cho chúng tôi?”. “Khá nhiều, nhưng chắc chắn không có việc giải quyết được cuộc khủng hoảng này cho các anh. Việc đó các anh phải tự làm lấy”- đó là câu trả lời thường trực của tôi, câu trả lời thường lấy mất đi của tôi hai phần ba số khách hàng, nhưng đảm bảo cho tôi một đêm ngủ bình an.
“Anh có thể bịt miệng tất cả các tờ báo không?” là câu hỏi thường trực. Khi tôi đã rất lễ phép giải thích cho họ rằng, làm sao họ có thể trông đợi một công ty với vài chục người, không có quyền lực gì ngoài những mối quan hệ sẽ lung lay ở thời điểm xảy ra khủng hoảng, lại có thể “bịt miệng” được báo chí, thì họ nhìn chúng tôi với vẻ rất coi thường “vậy các anh có thể làm được gì cho chúng tôi?”. “Khá nhiều, nhưng chắc chắn không có việc giải quyết được cuộc khủng hoảng này cho các anh. Việc đó các anh phải tự làm lấy”- đó là câu trả lời thường trực của tôi, câu trả lời thường lấy mất đi của tôi hai phần ba số khách hàng, nhưng đảm bảo cho tôi một đêm ngủ bình an.
Tổng giám đốc T&A Ogilvy.
(Infonet)
Tương lai bất định của cầu Long Biên
Có thể tìm thấy những nhắc nhở về quá khứ gắn với nước Pháp trên mọi đường phố Hà Nội. Nhưng có một một cấu trúc được xây thời thuộc địa được cư dân thủ đô đặc biệt yêu quý. |
Chẳng có mấy ai đi bộ trên cầu Long Biên.
Một người đàn ông đội chiếc mũ panama bước vội, như thể ông sắp có một cuộc họp quan trọng.
Ông mặc một chiếc quần sooc bằng cotton, in hàng tiêu đề từ tờ London Times.
Một cụ bà đội chiếc nón lá, chiếc nón đặc trưngcủa người Việt, đi một phần ba cầu rồi quay trở lại.
Tôi là người duy nhất đi bộ, và những người đi xe máy vượt qua đã nhìn tôi với vẻ kỳ quái.
Việc xây cầu Long Biên bắt đầu vào cuối của thế kỷ 19.
Chính quyền thực dân xây dựng cây cầu này để thể hiện cho người dân Việt Nam biết rằng họ sẽ ở lại đây.
Cầu Long Biên là nơi nhiều thanh niên tới để chụp ảnh cho nhau lúc hoàng hôn hay cuối tuần |
Mở đầu cuộc tản bộ đi từ bờ sông này sang bờ sông kia, tôi vượt qua bãi
đất màu mỡ được vài chục người làm vườn trồng rau để bán ngoài chợ.
Một trong những nhà nông này đã dựng một khu dã ngoại ngẫu hứng cho mình
và bạn bè ông, với một chiếc ô in quảng cáo cho coca-cola đã bạc màu và
vài chiếc ghế mây.
Khách bộ hành phải lựa bước trên một lối đi hẹp làm bằng những tấm bê tông mỏng đặt trên khung thép.
Ở những nơi khung thép đã rỉ, hoặc bê tông bị sứt mẻ, có thể nhìn thấy
rõ - với cảm giác chóng mặt - những gì đang diễn ra bên dưới.
Chẳng bao lâu tôi đã ở phía trên dòng sông chảy xiết với những chiếc xà lan chở đầy cát bên dưới.
Những chiếc xà lan nặng trĩu mấp mé mép nước khi chạy xuôi dòng.
Bên dưới khoảng giữa cầu là một bãi bồi, đã trở thành nơi nơi trú ẩn cho một số công dân nghèo của thành phố.
Tôi vừa đi qua nơi có các bậc thang dẫn xuống bãi bồi thì nghe có tiếng sầm sập lạ tai.
Cầu bắt đầu hơi rung lên, và sau đó rung mạnh.
Ngày nay chỉ có xe lửa, người đi xe máy và người đi bộ được đi qua cầu Long Biên |
Hàng hóa được chở qua cầu trên những chiếc xe máy và xe đạp |
Có thể thấy cả những quả dứa, trang thiết bị điện và những chiếc thùng không biết đựng gì.
Một người đi xe máy tuột rơi hàng đang chở trên xe của mình và cả chục
chai lo nhựa trống rỗng để làm mát nước rơi ra đường. Còi xe vang lên
khi những người đi xe máy khác lượn tránh các chai lọ nhựa rơi lỏng
chỏng.
Một số người phóng xe máy đi dạo chơi, một cặp thanh niên trẻ ăn mặt khá
diện, người phụ nữ ngồi nghiêng một bên phía sau, một người đàn ông
đứng tuổi đi ngược chiều, một tay ôm chiếc bánh mỳ mới ra lò.
Tôi đến vào thời điểm khá yên tĩnh. Vào cuối tuần và lúc hoàng hôn,
người Hà Nội đổ tới cầu, chụp ảnh cho nhau trong khung cảnh thành phố ở
phia sau.
Thành cầu đầy những dòng chữ bày tỏ tình yêu, viết bằng bút sơn trắng.
"Anh sẽ chờ đợi em," một người viết. "Hãy cho em biết vì sao," một người khác hỏi lại.
Tương lai của cây cầu đang là đề tài tranh luận. |
Ngày nay có tới dăm bảy cây cầu bắc qua sông, và người ta còn nói chuyện
làm cả đường hầm qua sông nữa. Cuộc sống càng trở nên giàu có cũng có
nghĩa là phương tiện giao thông đường bộ của thành phố càng đông đúc bận
rộn hơn.
Một kiến trúc sư đang được ủng hộ với ý tưởng biến cây cầu này thành một
bảo tàng, được bọc kính, với bãi bồi giữa sông trở thành một khu vườn
giải trí.
Hồi cuối năm ngoái, quan chức Việt Nam thậm chí còn hỏi người Pháp liệu họ có thể giúp tài trợ cho việc khôi phục cây cầu.
Đi bộ quay lại thành phố, tôi thử đếm các tòa nhà cao tầng qua lớp sương khói dày đặc.
15, 20 tòa nhà, và có thể hơn một chút. Nhưng không giống Sài Gòn và
Bangkok, Hà Nội vẫn là một thành phố tương đối ít nhà cao tầng, và dường
như định hình đường chân trời của thành phố vẫn là các tòa nhà thời
Pháp thuộc.
Nhiều trong số những tòa nhà cũ này đã được khôi phục, mái được sửa lại,
những bức tường màu vàng được sơn lại, các cánh cửa chớp màu xanh lá
cây được phục hồi.
Nằm trên dòng nước sông Hồng chảy xiết, cầu Long Biên vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi ngày mình được làm đẹp trở lại.
Petroc Trelawny
(BBC)
Đoan Trang - “Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi”
Ngày đầu thu. Nắng vàng vọt. Lòng trống rỗng.
Hai năm trước, vào những ngày này, cũng vậy. Nắng chói chang, mây trời xanh ngăn ngắt, mà tôi chỉ thấy mệt mỏi và trống rỗng tận cùng. Lúc ấy, tôi mới thực hiểu tâm trạng của người viết câu thơ: “Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”.
Chưa bao giờ tôi cảm nhận điều ấy rõ như thế: Thành phố quê hương tôi, bây giờ không còn là của tôi nữa.
Thành phố quê hương tôi, nơi mà tôi thuộc từng mảnh tường cũ gạch tróc vữa bong, từng góc phố lộn xộn hàng quán, từng khung cửa sổ thời Pháp, từng mảng bóng cây xà cừ xanh sẫm mỗi mùa đông để rồi sang xuân bừng sáng trở lại… Thành phố mà tôi và những bạn bè “Tây An Nam” của tôi gắn bó và nâng niu đến mức không muốn tàn hại dù chỉ một chiếc lá, một viên gạch lát đường, vì chúng tôi luôn cảm nhận Hà Nội và Việt Nam giống như một cơ thể đã quá mong manh lại còn đang bị băm nát thêm.
Tình cảm ấy có lẽ khó được gọi là niềm ái quốc, mà chúng tôi chỉ dám coi đó là sự gắn bó thôi. Chúng tôi đã quen thuộc với vẻ đẹp, sự đáng yêu, trong trẻo, và cả những cái chật chội, nhếch nhác của quê hương. Càng nhìn, càng chứng kiến, càng trải nghiệm, chỉ càng thấy thương hơn…
* * *
Thành phố ấy, bây giờ không còn là của tôi nữa. Nó giống như là cõi riêng của những kẻ vô học tay đeo băng đỏ, miệng chỉ chực phồng lên thổi còi “quen quét”; của những nhân viên an ninh, công an, đồng phục và thường phục, ngút ngàn tự tin; của những nhân vật mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy, mặt trơ trán bóng, bụng tích dần lớp mỡ dày …
Trong cái cõi ấy, họ có toàn quyền làm điều gì họ thích. Họ có thể bỏ vài chục tấm biển “cấm tụ tập đông người” vào trong thùng xe, lượn phố, rồi thích thì thả biển xuống vườn hoa, công viên, hồ nước, chân tượng đài Lý Thái Tổ. Họ có thể thộp ngực, xốc nách, xách tay những thanh niên không tấc sắt lên xe buýt, “hốt về bóp”, mà miệng vẫn leo lẻo: “Đây là chúng tôi mời, không phải bắt”. Trời đất ạ, trong chúng ta, có ai mời người khác đi đâu bằng cách ấy bao giờ chưa?
Với chiếc mũ bảo hiểm to rộng mang tên “an ninh quốc gia”, họ có thể nghe điện thoại, bẫy email, bẫy chat… của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào họ quan tâm. Những việc ấy, ở nước khác, để được làm còn cần phải có tòa án, viện kiểm sát v.v. cho phép, nhưng ở cõi riêng của họ, nhiều khi chỉ cần cái thẻ ngành là đủ.
Còn nhiều, họ có thể làm rất nhiều việc, nếu họ thích. Thời điểm này, dường như chỉ có mỗi việc chống lạm phát, nâng cao mức sống người dân, là họ không thèm làm hoặc không làm được thôi.
Thành phố ấy, bây giờ không còn là của chúng tôi nữa.
* * *
Cái cảm giác xa lạ này đã nhiều lần đến với tôi. Lần đầu tiên, là ngày tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi. Tôi thường được bố mẹ cho lên nhà ông bà chơi – một căn nhà áp mái ở phố cổ, nhỏ xíu, nóng như điên như dại, có khung cửa sổ tròn màu xanh cổ kính, rất đẹp, và rất không ăn nhập với bức tường lở loét, gian buồng chật đến không thể chật hơn. Đó là một khung cửa sổ thời Pháp thuộc.
Lúc ấy tôi không biết rằng lẽ ra, khung cửa sổ ấy là của một ngôi nhà kiểu Pháp rất bề thế. Hòa bình lập lại, ngôi nhà bị xé nhỏ, ông bà tôi được ở phòng xếp mái. Toàn bộ khuôn viên còn lại dành cho các cán bộ mới về tiếp quản.
Tôi nhớ tôi đã hăng hái đi lấy nước hộ ông bà. Xuống máy nước, hứng đầy xô, rồi lũn cũn xách lên gác, tới khoảnh sân chung chừng ba mét vuông trước cửa một căn buồng đóng kín, tôi đặt phịch cái xô xuống. Nước sóng sánh tràn ra ngoài. Cửa xịch mở và một ông lao ra. Nhìn vũng nước trên sàn, bộ mặt ông ta nhăn nhúm lại, kèm tiếng rít lên: “Á, con này, con này…”.
Đứa bé 5 tuổi kinh hãi đứng chết sững, mặt tái dại (có lẽ thế). May mắn thay, ông nó xuất hiện kịp thời, xin lỗi hàng xóm và xách xô nước, dắt nó lên nhà. Sau đó nó được người lớn bảo cho biết, ông láng giềng vốn là một cán bộ công an tên M., nghiêm lắm, tại nó làm sánh nước ra sân chung trước cửa nhà ông ấy nên ông ấy mắng cho là đúng rồi. Nhưng từ ngày ấy, đứa bé cứ sợ sợ, nó tự hỏi làm sao người hiền từ như ông bà nó lại ở gần cái ông công an ác như con ma thế. Trẻ con mà, chúng thường nghĩ ai xung quanh cũng phải hiền và yêu chiều chúng nó như ông bà, bố mẹ chúng nó; người tốt dứt khoát là phải ở với người tốt.
Đứa bé đâu có biết, ngôi nhà ấy không còn là của ông bà nó nữa từ ngày giải phóng thủ đô.
* * *
Bây giờ tôi đã lớn, và ông bà tôi đều đã mất từ lâu. Ngôi nhà xưa nay càng xa lạ hơn. Thỉnh thoảng nghĩ đến ông (như lúc này đây), tôi vẫn nhớ hình ảnh tôi ngồi trong lòng ông – cụ giáo dạy sử, dạy toán trường Hàng Kèn – và nghe ông thủ thỉ: “Ông đố cháu ông này, triều Hậu Lê có bao nhiêu vua?”. Và tôi reo lên: “Cháu biết rồi, “Đời vua Thái Tổ Thái Tông; con bế, con bồng, con dắt, con mang”, mở đầu phải là Thái Tổ nhé…”. “Đúng rồi, cháu ông giỏi. Thế triều Nguyễn có bao nhiêu vua?”. “Ưm… Gia Long này, Minh Mạng này, Thiệu Trị này…”.
Ông ơi, sinh thời, có bao giờ ông nghĩ, lớn lên cháu sẽ thành một trong những phần tử “bất mãn”, “chống phá”, từng bị quy kết là “xâm hại an ninh quốc gia” không, ông của cháu? Có bao giờ ông tưởng tượng được, bạn của nó, một thanh niên rất yêu và rất giỏi môn lịch sử, bây giờ đang bị giam đâu đó “trong kia” vì tội tham gia biểu tình… chống Trung Quốc gây hấn không, ông của cháu?
Anh tôi làm thơ:
… Bao giờ cho đến ngày xưa,
Cháu thành thằng bé ngồi vừa lòng ông?
Nhưng tôi không biết làm thơ. Tôi chỉ ao ước, giá ông bà tôi còn sống… tôi sẽ hỏi ông bà thật nhiều về lịch sử, về quá khứ của Việt Nam thế kỷ 20: thời Pháp thuộc, những ngày tháng căng thẳng tiền khởi nghĩa, cách mạng mùa thu 1945, tạm chiếm, cuộc đấu tranh thầm lặng của người dân trong lòng thành phố, bộ đội về thủ đô, ký hiệp định hai miền chia cắt, dòng người tản cư, tiếng mẹ gào gọi con, những đêm Khâm Thiên lửa đỏ trời, chiến thắng rộn rã, rồi bo bo, cơm độn, gạo tấm, những mảnh tem phiếu…
Rồi tôi sẽ hỏi ông: Người ta có nên yêu nước, nên gắn bó với đất nước không ông?
Hà Nội, buổi chiều trống rỗng 21/8/2011
Hai năm trước, vào những ngày này, cũng vậy. Nắng chói chang, mây trời xanh ngăn ngắt, mà tôi chỉ thấy mệt mỏi và trống rỗng tận cùng. Lúc ấy, tôi mới thực hiểu tâm trạng của người viết câu thơ: “Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”.
Chưa bao giờ tôi cảm nhận điều ấy rõ như thế: Thành phố quê hương tôi, bây giờ không còn là của tôi nữa.
Thành phố quê hương tôi, nơi mà tôi thuộc từng mảnh tường cũ gạch tróc vữa bong, từng góc phố lộn xộn hàng quán, từng khung cửa sổ thời Pháp, từng mảng bóng cây xà cừ xanh sẫm mỗi mùa đông để rồi sang xuân bừng sáng trở lại… Thành phố mà tôi và những bạn bè “Tây An Nam” của tôi gắn bó và nâng niu đến mức không muốn tàn hại dù chỉ một chiếc lá, một viên gạch lát đường, vì chúng tôi luôn cảm nhận Hà Nội và Việt Nam giống như một cơ thể đã quá mong manh lại còn đang bị băm nát thêm.
Tình cảm ấy có lẽ khó được gọi là niềm ái quốc, mà chúng tôi chỉ dám coi đó là sự gắn bó thôi. Chúng tôi đã quen thuộc với vẻ đẹp, sự đáng yêu, trong trẻo, và cả những cái chật chội, nhếch nhác của quê hương. Càng nhìn, càng chứng kiến, càng trải nghiệm, chỉ càng thấy thương hơn…
* * *
Thành phố ấy, bây giờ không còn là của tôi nữa. Nó giống như là cõi riêng của những kẻ vô học tay đeo băng đỏ, miệng chỉ chực phồng lên thổi còi “quen quét”; của những nhân viên an ninh, công an, đồng phục và thường phục, ngút ngàn tự tin; của những nhân vật mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy, mặt trơ trán bóng, bụng tích dần lớp mỡ dày …
Trong cái cõi ấy, họ có toàn quyền làm điều gì họ thích. Họ có thể bỏ vài chục tấm biển “cấm tụ tập đông người” vào trong thùng xe, lượn phố, rồi thích thì thả biển xuống vườn hoa, công viên, hồ nước, chân tượng đài Lý Thái Tổ. Họ có thể thộp ngực, xốc nách, xách tay những thanh niên không tấc sắt lên xe buýt, “hốt về bóp”, mà miệng vẫn leo lẻo: “Đây là chúng tôi mời, không phải bắt”. Trời đất ạ, trong chúng ta, có ai mời người khác đi đâu bằng cách ấy bao giờ chưa?
Với chiếc mũ bảo hiểm to rộng mang tên “an ninh quốc gia”, họ có thể nghe điện thoại, bẫy email, bẫy chat… của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào họ quan tâm. Những việc ấy, ở nước khác, để được làm còn cần phải có tòa án, viện kiểm sát v.v. cho phép, nhưng ở cõi riêng của họ, nhiều khi chỉ cần cái thẻ ngành là đủ.
Còn nhiều, họ có thể làm rất nhiều việc, nếu họ thích. Thời điểm này, dường như chỉ có mỗi việc chống lạm phát, nâng cao mức sống người dân, là họ không thèm làm hoặc không làm được thôi.
Thành phố ấy, bây giờ không còn là của chúng tôi nữa.
* * *
Cái cảm giác xa lạ này đã nhiều lần đến với tôi. Lần đầu tiên, là ngày tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi. Tôi thường được bố mẹ cho lên nhà ông bà chơi – một căn nhà áp mái ở phố cổ, nhỏ xíu, nóng như điên như dại, có khung cửa sổ tròn màu xanh cổ kính, rất đẹp, và rất không ăn nhập với bức tường lở loét, gian buồng chật đến không thể chật hơn. Đó là một khung cửa sổ thời Pháp thuộc.
Lúc ấy tôi không biết rằng lẽ ra, khung cửa sổ ấy là của một ngôi nhà kiểu Pháp rất bề thế. Hòa bình lập lại, ngôi nhà bị xé nhỏ, ông bà tôi được ở phòng xếp mái. Toàn bộ khuôn viên còn lại dành cho các cán bộ mới về tiếp quản.
Tôi nhớ tôi đã hăng hái đi lấy nước hộ ông bà. Xuống máy nước, hứng đầy xô, rồi lũn cũn xách lên gác, tới khoảnh sân chung chừng ba mét vuông trước cửa một căn buồng đóng kín, tôi đặt phịch cái xô xuống. Nước sóng sánh tràn ra ngoài. Cửa xịch mở và một ông lao ra. Nhìn vũng nước trên sàn, bộ mặt ông ta nhăn nhúm lại, kèm tiếng rít lên: “Á, con này, con này…”.
Đứa bé 5 tuổi kinh hãi đứng chết sững, mặt tái dại (có lẽ thế). May mắn thay, ông nó xuất hiện kịp thời, xin lỗi hàng xóm và xách xô nước, dắt nó lên nhà. Sau đó nó được người lớn bảo cho biết, ông láng giềng vốn là một cán bộ công an tên M., nghiêm lắm, tại nó làm sánh nước ra sân chung trước cửa nhà ông ấy nên ông ấy mắng cho là đúng rồi. Nhưng từ ngày ấy, đứa bé cứ sợ sợ, nó tự hỏi làm sao người hiền từ như ông bà nó lại ở gần cái ông công an ác như con ma thế. Trẻ con mà, chúng thường nghĩ ai xung quanh cũng phải hiền và yêu chiều chúng nó như ông bà, bố mẹ chúng nó; người tốt dứt khoát là phải ở với người tốt.
Đứa bé đâu có biết, ngôi nhà ấy không còn là của ông bà nó nữa từ ngày giải phóng thủ đô.
* * *
Bây giờ tôi đã lớn, và ông bà tôi đều đã mất từ lâu. Ngôi nhà xưa nay càng xa lạ hơn. Thỉnh thoảng nghĩ đến ông (như lúc này đây), tôi vẫn nhớ hình ảnh tôi ngồi trong lòng ông – cụ giáo dạy sử, dạy toán trường Hàng Kèn – và nghe ông thủ thỉ: “Ông đố cháu ông này, triều Hậu Lê có bao nhiêu vua?”. Và tôi reo lên: “Cháu biết rồi, “Đời vua Thái Tổ Thái Tông; con bế, con bồng, con dắt, con mang”, mở đầu phải là Thái Tổ nhé…”. “Đúng rồi, cháu ông giỏi. Thế triều Nguyễn có bao nhiêu vua?”. “Ưm… Gia Long này, Minh Mạng này, Thiệu Trị này…”.
Ông ơi, sinh thời, có bao giờ ông nghĩ, lớn lên cháu sẽ thành một trong những phần tử “bất mãn”, “chống phá”, từng bị quy kết là “xâm hại an ninh quốc gia” không, ông của cháu? Có bao giờ ông tưởng tượng được, bạn của nó, một thanh niên rất yêu và rất giỏi môn lịch sử, bây giờ đang bị giam đâu đó “trong kia” vì tội tham gia biểu tình… chống Trung Quốc gây hấn không, ông của cháu?
Anh tôi làm thơ:
… Bao giờ cho đến ngày xưa,
Cháu thành thằng bé ngồi vừa lòng ông?
Nhưng tôi không biết làm thơ. Tôi chỉ ao ước, giá ông bà tôi còn sống… tôi sẽ hỏi ông bà thật nhiều về lịch sử, về quá khứ của Việt Nam thế kỷ 20: thời Pháp thuộc, những ngày tháng căng thẳng tiền khởi nghĩa, cách mạng mùa thu 1945, tạm chiếm, cuộc đấu tranh thầm lặng của người dân trong lòng thành phố, bộ đội về thủ đô, ký hiệp định hai miền chia cắt, dòng người tản cư, tiếng mẹ gào gọi con, những đêm Khâm Thiên lửa đỏ trời, chiến thắng rộn rã, rồi bo bo, cơm độn, gạo tấm, những mảnh tem phiếu…
Rồi tôi sẽ hỏi ông: Người ta có nên yêu nước, nên gắn bó với đất nước không ông?
Hà Nội, buổi chiều trống rỗng 21/8/2011
Đoan Trang
(Blog Đoan Trang)
Có hay không “tham nhũng” về chính sách?
Trước thực trạng nhiều văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ĐBQH đã
chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc có hay không vấn đề "lợi ích
nhóm" và "tham nhũng" về chính sách.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp sáng 20/8,
Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang Trần Văn Tấn đưa ra vấn đề công
tác kiểm tra văn bản còn tồn tại hạn chế, ông muốn biết nguyên nhân do
đâu và Bộ Tư pháp có những giải pháp khắc phục nào trong thời gian tới.
ĐB Trương Văn Vở (đoàn Đồng Nai) phản
ánh thực trạng luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư. Cụ thể, ông
đưa ra số liệu theo đánh giá tại phiên họp thường kỳ Chính phủ, giữa năm
2013 vẫn còn nợ 100 văn bản, luật chờ nghị định, nghị định chờ thông
tư. Điển hình, Luật giá dù đã có hiệu lực từ 1//1/2013 nhưng vẫn chưa
quy định giá bán lẻ bình quân.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường |
Tương tự, ĐB Huỳnh Văn Thiếc (đoàn Cần Thơ) chất vấn: Là cơ quan tham
mưu xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có đề
xuất gì về việc dự thảo luật đưa ra kém chất lượng, chậm đi vào cuộc
sống? Hiện còn nhiều khoảng trống kinh tế dẫn đến nhiều người làm giàu
bất chính, Bộ đề xuất gì để lấp đầy khoảng trống này?
ĐB Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) thì tỏ ra quan ngại và chất vấn Bộ
trưởng Bộ Tư pháp: Liệu có lợi ích nhóm, tham nhũng về chính sách trong
việc ra văn bản quy phạm pháp luật không?
Trả lời chất vấn các ĐB, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thừa nhận
thực trạng có một số dự án trình chưa đúng tiến độ, tiến độ một số dự án
còn hạn chế. Điều này có nguyên nhân chủ quan, do những dự án luật đi
vào chuyên sâu nên rất khó. Bên cạnh đó nhiều đề nghị sửa đổi bổ sung
còn phải chờ tổng kết, ví dụ như Luật HTX. Cũng có dự án luật đề nghị
phải xây dựng sửa đổi bổ sung một số điều, ban soạn thảo đồng ý phải xây
dựng luật sửa đổi nên đòi hỏi có thời gian, ví dụ Luật KHCN.
Nguyên nhân khách quan do kinh tế xã hội thời gian qua còn nhiều khó
khăn. Chúng ta phải tập trung cao cho việc đạt mục tiêu tổng quát. Nhiều
bộ ngành phải tập trung cao hàng ngày nên thời gian tập trung cho thể
chế có hạn chế nhất định.
Cuối năm 2012 Chính phủ tổng kết việc ban hành chậm thông tư, thấy có
chuyển biến rõ nét khi chỉ còn nợ đọng 29 văn bản. Nhưng sang 2013 nợ
đọng lại tăng đột biến, với 107 văn bản. Nguyên nhân do năm nay có luật
xử lý vi phạm hành chính với 56 nghị định được ban hành.
Kiểm tra văn bản, theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường thì sau 3 ngày ban hành
văn bản, Bộ liên quan phải gửi cho Bộ Tư pháp để kiểm tra nhưng việc đó
còn chậm, có cái chưa gửi đầy đủ. Từ 2010 Bộ Tư pháp đã ban hành kế
hoạch để hàng năm các sở, phòng tư pháp cũng phải tập trung kiểm tra sâu
vào một số lĩnh vực người dân quan tâm. “Nếu nói chỉ kiểm tra sau khi
báo chí nêu thì cũng không hoàn toàn như vậy” - Bộ trưởng Hà Hùng Cường
nói.
Đối với Luật giá, cũng nằm trong tình trạng trên. Đặc biệt thông tư liên
tịch hướng dẫn thi hành nghị định luật giao còn đang bỏ ngỏ sự kiểm
soát.
Đối với khoảng trống về pháp luật, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết:
“Chúng tôi rất thấm thía vấn đề này”. Mới đây Chính phủ đã xây dựng thêm
một Vụ mới và sẽ chịu trách nhiệm về khoảng trống về pháp luật.
Về vấn đề lợi ích nhóm, tạo tham nhũng về chính sách mà ĐB nêu, Bộ
trưởng Bộ Tư pháp khẳng định quy trình xây dựng văn bản pháp luật rất
chặt chẽ, qua nhiều tầng lớp. Tuy nhiên cũng có thể có những vấn đề
không phát hiện được. Ví dụ Nghị định về kinh doanh vàng, xăng dầu, hay
giá than, điện… chủ trương thì rất rõ để tiến tới thị trường nhưng gần
đây chúng ta đang thực hiện kiềm chế lạm phát nên bước đi phải chặt chẽ.
Vì thế không có chuyện tham nhũng như ĐB nêu nhưng cũng có thể có những
nghị định thiếu kiểm soát.
Thành Nam
(Infonet)
Chuyện bầu Đức và HAGL
Vào cuối tháng 4-2013 tôi có nói chuyện khá lâu với ông Đoàn Nguyên Đức
và sau đó có viết bài “Bầu Đức có xoay chuyển nổi HAGL?” đăng trên TBKTSG
(số 18-2013, ra ngày 2-5-2013). Phần cuối bài này tôi có nhấn mạnh hai
điểm: 1/Thông tin Global Witness có khả năng sẽ cho ra mắt báo cáo, cáo
buộc HAGL sang Lào và Campuchia để trồng cao su nhưng còn lấy đất của
người dân và phá rừng; 2/Việc cân đối dòng tiền vô ra là một bài toán
lớn cho HAGL cho nên nếu họ thu xếp được với các nhà đầu tư và các ngân
hàng thì triển vọng là có; còn nếu không họ phải bán các dự án để thu
tiền mặt.
Hai tuần sau đó nổ ra chuyện Global Witness như mọi người đã biết và đầu
tuần này bầu Đức phải tuyên bố bán nhiều dự án. Chuyện bán các dự án
thủy điện hay ngành gỗ thì còn dễ hiểu nhưng với các dự án bất động sản,
nghe trình bày cách tách các công ty con ra khỏi tập đoàn bằng cách lập
công ty An Phú ôm dự án xấu để có tiền trả bớt nợ cho công ty mẹ thiệt
là lùng bùng, khó hiểu. Có lẽ mục tiêu của HAGL cũng là bán tống các dự
án bất động sản không sinh lời nhưng bán cách nào đó để khỏi ghi nhận
lỗ, ít nhất trong vài ba năm tới cho xong cái dự án Myanmar rồi mới tính
tiếp. Có lẽ phải đọc kỹ mới hiểu được cách tính toán trong vụ này. Tạm
thời giờ đọc lại bài cũ, trước đây chưa đưa lên mạng.
Tái cơ cấu nhìn từ một doanh nghiệp
Bầu Đức có xoay chuyển nổi HAGL?
Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là một ví dụ không điển hình khi một tập
đoàn tư nhân trước đây chủ yếu chuyên về bất động sản nay muốn thoát ra,
đổ tiền đầu tư vào cao su, mía đường, thủy điện… Nhưng liệu việc xoay
chuyển này có thành công không khi dòng tiền bất động sản vẫn còn mắc
nghẽn, dòng tiền của các ngành nghề mới chưa chảy về?
Câu chuyện giữa chúng tôi với Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAGL bắt đầu
xoay quanh những con số liên quan đến sức khỏe tài chính của tập đoàn tư
nhân này. Nhưng xin để dành phần này đến giữa bài viết để kể ngay về
quyết định “thoát” bất động sản của ông Đức.
Đoàn Nguyên Đức kể, thời điểm 2007, 2008 tiền đổ về ào ạt, “liên tục có
mấy máy đếm tiền bị cháy” vì hoạt động hết công suất. “Tôi thấy thị
trường phi lý quá, cứ bỏ ra 1 đồng là thu về 3 đồng. Mọi người vác tiền,
chen nhau mua nhà, xếp hàng từ khuya. Cứ phát hành cổ phiếu là có thặng
dư vốn, cứ có dự án là thu được tiền,” ông nói. “Tôi nghĩ - đã phi lý
thì không thể tồn tại lâu dài. Vậy là năm 2007 tôi qua thăm dò cơ hội
làm ăn bên Lào và đến năm 2008 đã bắt đầu trồng cao su ở đây”.
“Lúc đó nếu tôi không chuyển hướng mà vẫn bỏ tiền vào bất động sản, vào
ngân hàng hay các dạng đầu tư tài chính khác thì nay đã bế tắc rồi,” ông
nói. Chính lúc đó là lúc HAGL đưa ra các đợt bán phá giá làm rúng động
giới bất động sản. “Đợt đầu tiên, tôi giảm đến 40%, vừa bán được mà vừa
có lãi, những đợt tiếp theo tôi giảm giá để thoát khỏi các dự án này. Dĩ
nhiên các đợt sau thì chỉ nhằm rút vốn chứ không còn lãi nữa,” bầu Đức
nhớ lại. Tiền thu được bắt đầu được rót vào các dự án thủy điện, trồng
cao su và trồng mía.
Riêng ở Myanmar, Đoàn Nguyên Đức thừa nhận ông gặp may. Ông kể: “Tôi
từng qua Myanmar nhập gỗ từ năm 1997. Năm 2009 tôi trở lại thị trường
này thì thấy trước sau gì họ cũng phải mở cửa bởi họ từng có một quá khứ
huy hoàng, một nền tảng tốt. Lúc đó Myanmar còn nghèo lắm, phòng khách
sạn chừng 35 đô-la. Còn nhớ Sài Gòn lúc mới mở cửa, các mảnh đất ngon
đều lần lượt rơi vào tay người nước ngoài hết với giá rất rẻ. Tôi bèn
quyết định mua đất ở ngay trung tâm Yangon”. Mảnh đất 74.000 mét vuông
mà bầu Đức mua được một cách âm thầm là mảnh đất đầu tiên Myanmar bán
theo dạng chỉ định, giá chỉ có 740 đô-la/m2. Mua từ đó nhưng đến năm
2012 ông Đức mới thông báo cho cổ đông biết. Nay cũng miếng đất đó, nghe
nói giá đã lên 7.000 đô-la/m2.
“May ở chỗ nhờ tôi vào sớm, lại được Chính phủ hỗ trợ. Tôi cứ tưởng đến
2015, 2016 Myanamar mới chuyển mình, mình mua để đó chờ thời. Ai dè tình
hình biến chuyển nhanh chóng, giờ giá phòng đã lên 250-300 đô-la/đêm,”
bầu Đức đưa ra ví dụ. Mảnh đất đó hiện đang được triển khai thành bốn
dự án trung tâm thương mại, khách sạn và căn hộ…
Thế nhưng câu hỏi về sức khỏe tài chính HAGL vẫn cứ ám ảnh suốt câu chuyện của chúng tôi.
TBKTSG: Khoan nói chuyện nợ, chỉ riêng chuyện anh thường khoe HAGL
luôn có trên 2.500 tỷ đồng tiền mặt chứng tỏ việc quản lý dòng tiền là
có vấn đề chứ đâu phải điều hay?
Bầu Đức: Điều đó đúng. Nhưng chỉ đúng cho các thị trường bình thường.
Ở một thị trường trong thời kỳ khủng hoảng, thiếu thanh khoản như Việt
Nam, tôi phải thủ thế chứ. Duy trì 2.500 tỷ đồng tiền mặt là tốn kém
(mất khoản 2% tiền lãi) nhưng đó là cái giá phải trả để có sự yên tâm.
TBKTSG: Thế nợ của HAGL là bao nhiêu, 20.500 tỷ đồng hay 16.500 tỷ
đồng? (Bởi trong báo cáo tài chính đã kiểm toán, nợ đến cuối năm 2012 là
20.500 tỷ nhưng ở đâu, trên diễn đàn đại hội đồng cổ đông, bầu Đức đều
dùng con số 16.500 tỷ đồng).
Bầu Đức: 16.500 tỷ đồng là nợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
phần còn lại không hẳn là nợ, chẳng hạn là tiền người mua (nhà) trả
trước.
Sau đó ông còn lý giải nhiều con số khác để cho thấy nợ sẽ giảm trong
thời gian tới như chuyển trái phiếu của Temasek chuyển đổi thành cổ
phần… nhưng chúng tôi nhấn mạnh, đúng là vấn đề không nằm ở con số, vấn
đề là chi phí nuôi nợ như thế nào, dòng tiền tương lai ra sao?
Thật ra, tốc độ tăng nợ của HAGL là lớn, năm 2012, nợ tăng đến 32% và
cho dù nợ cũ có giảm nhưng gánh nặng chi phí nuôi nợ hàng năm của HAGL
vẫn còn rất cao. Bởi theo chính dự báo của HAGL, chi phí lãi vay năm
2012 là 495 tỷ đồng thì sang năm 2013 sẽ tăng lên 628 tỷ đồng và đến năm
2015 vọt lên 1.309 tỷ đồng. Trong khi đó, dòng tiền từ kinh doanh cuối
năm 2012 chỉ khoảng 940 tỷ đồng nên việc cân đối dòng tiền vô ra là một
bài toán lớn cho HAGL.
TBKTSG: Ngồi trên đống nợ như thế, anh có lo không?
Bầu Đức: Không, tôi hoàn toàn yên tâm bởi tôi biết mình vẫn đang kiểm soát tốt dòng tiền.
TBKTSG: Các nhà phát triển địa ốc khác, xây xong là bán, vì sao ông không làm như thế cho giảm bớt nặng nợ?
Bầu Đức: Tôi không bán vì vẫn còn tự tin sẽ xoay chuyển được. Còn nếu
gặp khó khăn về tài chính, tôi vẫn sẵn sàng bán dự án đấy chứ. Ví dụ
cái dự án ở Myanmar nay đã có thể bán với giá gấp 10 lần giá mua nhưng
tôi không bán.
Vậy bức tranh tổng thể ở đây là gì? Sự chuyển biến, rút dần khỏi bất
động sản sang các ngành nghề khác của HAGL là một quyết định đúng nhưng
đi kèm đó là chi phí đầu tư rất lớn, kéo dài trong nhiều năm chưa tạo ra
doanh thu.
Năm 2012 đã thể hiện rõ sự khó khăn đó. Lợi nhuận trước thuế của HAGL
năm 2012 chỉ còn 525 tỷ đồng, thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Doanh thu
năm 2013 cũng dự báo sẽ giảm 17,6% do doanh thu từ bất động sản giảm
mạnh từ 2.829 tỷ đồng còn 518 tỷ đồng. Cơ cấu doanh thu nhìn chung đang
đi theo hướng giảm mạnh bất động sản, tăng dần các ngành nghề khác (năm
2012 bất động sản chiếm đến 64% thì sang năm 2013 chỉ còn 14%). Nhưng
vấn đề là các ngành nghề khác đã tạo ra được doanh thu chưa?
Mặc dù trồng cao su phải mất 5, 6 năm mới thu hoạch mủ nhưng nhờ HAGL
trồng từ năm 2008 nên nay đã có chừng 7.000 hecta đang cho mủ trong
khoảng 43.500 hecta đã trồng. Còn mía thì HAGL năm rồi trồng được trên
5.500 hecta, cũng ở Lào. Ông Đức tiết lộ một chiêu thức mà ông nghĩ đang
đem lại cho ông lợi thế cạnh tranh. “Đường xuất từ Lào sang châu Âu
không bị vướng quota, thuế lại bằng 0 vì châu Âu đang ưu đãi cho Lào và
Campuchia trong khi đường xuất từ Việt Nam chịu thuế đến 40%. Hiện giá
đường ở Việt Nam chừng 14.000 đồng/kg trong khi tôi đang bán đường với
giá 14.500 đồng/kg cho Trung Quốc ở ngay tại nhà máy”. Về thủy điện thì
cho đến nay chỉ có 4 dự án đã hoàn thành, công suất 141 MW trong tổng
công suất của các dự án được cấp phép là 700 MW nên cũng không thể kỳ
vọng gì nhiều từ chúng.
“Tiền đổ ra nhiều và liên tục trong những năm qua như thế tôi sốt ruột
lắm chứ nhưng tôi tin chắc dòng tiền sẽ quay lại,” ông nói. Doanh thu từ
cao su năm 2012 chỉ có 1% thì năm 2013 dự báo sẽ lên 14%, năm 2014 lên
23% và năm 2015 lên 30%; Mía đường năm 2012 chưa có doanh thu thì năm
2013 sẽ chiếm 18%, tăng lên 25% vào năm sau nữa.
Nói tóm lại, dòng tiền từ các ngành nghề khác đang tăng dần nhưng dòng
tiền này cũng chưa đủ bù vào chi phí đầu tư (HAGL dự kiến trồng tiếp
7.000 hecta cao su và gần 4.500 hecta mía trong năm 2013).
Nếu HAGL thu xếp được với các nhà đầu tư và các ngân hàng như họ từng
thu xếp trong những năm qua, triển vọng của HAGL là có, chẳng hạn, dự án
tại Myanmar đến giữa năm 2014 là bắt đầu có doanh thu khối nhà văn
phòng cho thuê. Nếu gặp khó khăn nữa thì HAGL có thể bán các dự án tốt
để thu tiền mặt.
Chưa biết kết quả những năm tới như thế nào bởi mọi chuyện phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố, chẳng hạn giá cao su hay giá đường cũng như tình hình
ở Myanmar nhưng HAGL là một doanh nghiệp đáng quan sát và Đoàn Nguyên
Đức đúng là một doanh nhân dám nghĩ, dám làm, biết quyết đoán khi cần để
có những xoay chuyển ít ai dám nghĩ đến.
Năm 2011 người viết bài này được mời làm giám khảo cuộc bình chọn “Bản
lĩnh doanh nhân lập nghiệp” do Enrst & Young tổ chức, năm đó Đoàn
Nguyên Đức được giải nhất. Nhưng riêng người viết đã không dành phiếu
thứ hạng cao nhất cho ông vì vẫn còn băn khoăn các yếu tố môi trường do
làm thủy điện hay chuyện phá rừng ngày xưa. Ngay cả trồng cây cao su
cũng là một dạng tàn phá rừng.
Chúng tôi biết Đoàn Nguyên Đức sẽ tranh cãi lại, sẽ đưa ra những lý lẽ
cho thấy ông không làm những chuyện đó (chẳng hạn, ông nói một công ty
Nhật đã mua chứng chỉ phát thải CO2 từ một dự án thủy điện
của ông để chứng tỏ dự án được kiểm soát nghiêm nhặt về yếu tố môi
trường, rằng Lào chỉ giao rừng nghèo cho HAGL để trồng cao su…) nhưng
câu hỏi vẫn được đặt ra cho ông, để thấy rằng công luận không quan tâm
nhiều đến các con số tài chính. Cái còn đọng lại trong tâm trí mọi người
là doanh nghiệp lấy gì từ xã hội và làm được gì cho xã hội. Đó mới
chính là cái được mất lớn nhất của doanh nhân.
Khi bài báo này lên khuôn, chúng tôi nhận được thông tin Global
Witness, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Anh, có khả năng sẽ cho
ra mắt một báo cáo trong đó cáo buộc rằng HAGL sang Lào và Campuchia để
trồng cao su nhưng còn lấy đất của người dân và phá rừng, một việc được
tổ chức này cho là có tác động xã hội tiêu cực. Trong khi chưa xác minh
được nguồn tin này, chúng tôi vẫn thấy đây chính là loại rủi ro mà HAGL
phải tính đến khi hoạt động trong những lãnh vực liên quan đến môi
trường.
Nguyễn Vạn Phú
(Blog Nguyễn Vạn Phú)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét