Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Tin ngày 21/8/2013 - “Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Bà nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thao túng ngành Dược

Ngày 20/6/2013, Báo Người cao tuổi nhận được đơn kiến nghị của một số cựu chiến binh về việc bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu của tội phạm tham nhũng: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, nhưng vẫn được giới thiệu ra ứng cử và trúng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XIII. Sau khi xác minh cẩn trọng, tìm tư liệu và bằng chứng, Báo Người cao tuổi thấy nội dung đơn tố cáo là có cơ sở và nhằm thực hiện tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI, chúng tôi xin giới thiệu loạt bài điều tra về bà Phạm Khánh Phong Lan đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật và thoái hóa, vi phạm đạo đức, lối sống như thế nào?…

Phó Giám đốc Sở Y tế huy động tiền tổ chức đi du lịch

Để chấn chỉnh tình trạng buông lỏng quản lí thị trường thuốc trị bệnh, ngày 24/1/2007 Bộ Y tế ra quyết định số 11/2007/QĐ-BYT và 12/2007/QĐ-BYT về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP). Sau đó, Cục Quản lí dược Việt Nam ban hành Danh mục kiểm tra thực hành tốt nhà thuốc (GPP) và thực hành tốt phân phối thuốc (GDP). Bà Phạm Khánh Phong Lan đã lợi dụng hai quyết định của Bộ và công văn của Cục rồi để biến thành “thương vụ buôn bán giấy chứng nhận GPP” cho các công ty dược.
Để triển khai các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc và danh mục kiểm tra thực hành tốt nhà thuốc và phân phối thuốc, cuối năm 2007, bà Phạm Khánh Phong Lan giả vờ chỉ đạo hai phòng Quản lí Dược và Quản lí Dịch vụ Y tế phối hợp với Hội Dược học tổ chức tập huấn cho những người hành nghề dược. Tuy nhiên bà chỉ trao đổi miệng với 2 phòng nói trên, chứ không có kế hoạch tổ chức và nội dung chương trình tập huấn bằng văn bản, không báo cáo Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Châu.
Nắm được thông tin nội bộ về tập huấn, các hãng dược “đại gia” xung phong đề nghị bà Phong Lan được ưu tiên tập huấn cho nhân viên và trình dược viên của mình, các hãng dược tình nguyện tài trợ toàn bộ chi phí, thiết bị và nơi tập huấn, trả tiền giảng viên, in giấy chứng nhận. Bà Lan quên rằng tiền tài trợ của các doanh nghiệp dược phải được hạch toán vào sổ sách kế toán của Sở Y tế như tiền của ngân sách Nhà nước cấp, bà coi đây là tiền “chùa” nên mới bày trò đi “du lịch tập huấn” bên ngoài Sở Y tế, trừ một lần tổ chức tại Sở Y tế vào ngày 6/5/2010 cho 100 học viên của Công ty Altrazeneca. Lí do, trước đó vào đầu tháng 4/2010, có nhiều bài báo phản ảnh bà Phong Lan kí khống giấy chứng nhận khóa tập huấn GPP.

Dấu hiệu tham nhũng

Ngày 17/4/2010 Thanh tra Bộ Y tế chỉ đạo Thanh tra Sở làm rõ nội dung các bài báo. Ngày 18/5/2010 Giám đốc Sở Nguyễn Văn Châu mới kí quyết định thành lập tổ kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận tập huấn GPP. Trước đó, ngày 26/10/2010, bà Phong Lan cảnh cáo DS Lê Tuấn Anh, cán bộ Thanh tra Sở Y tế trước mặt mọi người: “Lúc này, chị nghe nói em hăng đi kiểm tra nhà thuốc GPP lắm hả? Chị cảnh cáo tụi em nếu chị biết được đứa nào chống lại đường lối chủ trương (ý nói việc cấp giấy chứng nhận GPP của bà), bây giờ chị bận việc sau này chị sẽ xử từng đứa”. Nhận được quyết định của Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Y tế Nguyễn Minh Hùng mới dám ra tay vào cuộc.
Kết quả xác minh của Thanh tra Sở đúng như kết quả sau này của Thanh tra TP Hồ Chí Minh và của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an. Cụ thể: Trong năm 2008, bà Phong Lan không lập kế hoạch và chương trình tập huấn kiến thức về GPP, không báo cáo và không được phê duyệt của Giám đốc Sở Y tế, tự ý thu của 8 công ty dược nước ngoài và trong nước 5.080.481.765 đồng, 411.482 Baht Thái Lan, 10 máy tính xách tay và 2 máy in xách tay để làm kinh phí và phương tiện tập huấn kiến thức GPP. 8 công ty dược đã xuất hàng chục phiếu chi cho Sở Y tế với tổng số tiền và thiết bị đó, nhưng bà Phong Lan không đem tiền và thiết bị nộp vào quỹ và danh mục tài sản của Sở Y tế. Mãi đến ngày 5/2/2009, khi dư luận lên tiếng, bà Phong Lan mới làm dự toán kinh phí cho mỗi lớp tập huấn trình Giám đốc Sở và nộp vào Quỹ Phúc lợi của Văn phòng Sở Y tế số tiền 373.348.800 đồng.
10 máy tính xách tay và 2 máy in xách tay bà Phong Lan lấy làm của riêng. Số tiền còn lại của 8 doanh nghiệp tài trợ là 4.707.132.965 đồng và 411.482 Baht bà Phong Lan dùng để đi du lịch cùng đoàn cán bộ Sở Y tế và các công ty dược ở Hồng Kông, Xinh-ga-po, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin, Nha Trang, Phú Quốc, Hà Nội, Cà Mau… dưới danh nghĩa là đi tập huấn kiến thức GPP (vì không có chương trình và không có danh sách học viên). Sau đó, bà Phong Lan kí cấp 79 giấy chứng nhận giả tốt nghiệp khóa đào tạo chuyên viên tư vấn về GPP và kí khống 271 giấy chứng nhận đã qua lớp tập huấn GPP cho nhân viên của 8 hãng dược nước ngoài và các đại lí phân phối thuốc của họ.
Bà Phong Lan không nộp vào quỹ 4.707.132.965 đồng và 411.482 Baht Thái Lan, 10 máy tính xách tay và 2 máy in xách tay vào Quỹ của Sở Y tế theo quy định tại quyết định 19/2006/QĐ-BTC, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã có báo cáo xác minh và kiến nghị: “Bà Phong Lan còn có dấu hiệu của tội phạm tham nhũng: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 281 Bộ luật Hình sự”. Riêng số tiền đã nộp vào Sở, bà Phong Lan duyệt chi hết 267 triệu đồng cho thư kí của bà là ông Bùi Thanh Phong kí nhận, kèm danh sách người nhận tiền kí không đầy đủ.

Giả mạo giấy tờ

Việc cấp 79 giấy chứng nhận giả và kí khống 271 giấy chứng nhận mà chưa điền tên người hành nghề dược dẫn đến hệ quả có 133 giấy chứng nhận không rõ đã được điền tên và cấp cho ai? Trong khi Sở Y tế TP Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính Nhà nước, không phải là đơn vị đào tạo và quyết định số 11/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành tốt nhà thuốc” không hề có quy định về “đào tạo chuyên viên tư vấn về thực hành tốt nhà thuốc (GPP), thì bà Phong Lan lại cấp 79 giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo chuyên viên tư vấn về GPP là lộng quyền, cố ý làm trái các quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; coi Bộ và Giám đốc Sở chả ra gì.
Thanh tra Sở Y tế kết luận: “Như vậy việc một số nhà thuốc tại TP Hồ Chí Minh mặc dù được cấp giấy chứng nhận GPP, nhưng vẫn vi phạm các quy định về dược như bán thuốc quá đát, thuốc không rõ nguồn gốc, không có số đăng kí như các cơ quan chức năng phát hiện vừa qua là có nguyên nhân ngay từ khâu triển khai của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh (tức bà Phong Lan) đối với quyết định 11/2007/QĐ-BYT”. Giám đốc Sở Nguyễn Văn Châu có công văn đề nghị Cơ quan Cảnh sát Điều tra làm rõ việc bà Phong Lan kí giả và kí khống giấy chứng nhận, sau đó ông bị mất chức, còn bà Phong Lan phạm tội vẫn ngang nhiên tại vị?
THEO NGƯỜI CAO TUỔI

Số liệu nợ xấu bị các ngân hàng che giấu vô cùng nhiều


Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình đã phát biểu như vậy khi đề cập đến hiệu quả công tác thanh tra, giám sát, tại hội thảo “Giải pháp tăng cường nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng” tổ chức hôm qua (19.8), tại Hà Nội. Ông Bình đặt câu hỏi: “Cơ quan giám sát có thể hoạt động hiệu quả không khi mà số liệu không nắm chắc được?”
Cũng theo ông Bình, thời gian qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển mạnh về quy mô, loại hình, số lượng…, đòi hỏi đi kèm điều kiện về tăng cường quản lý, thanh tra giám sát. Công tác thanh tra giám sát tuy đã được cải thiện, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, chưa theo kịp tốc độ phát triển của khu vực ngân hàng; hoạt động thanh tra giám sát chưa đúng trọng tâm, trọng điểm và chất lượng chưa cao. Các thông lệ quốc tế về chuẩn mực giám sát ngân hàng chưa được nghiên cứu, áp dụng đầy đủ, dẫn đến nhìn nhận chưa đầy đủ tình hình, thực trạng. Thanh tra tại chỗ, thanh tra tuân thủ vẫn là chủ yếu, khả năng giám sát toàn bộ thị trường để phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro cho hệ thống NH còn yếu, thanh tra hoạt động còn thụ động, xử lý các vụ việc phát sinh là chủ yếu.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát, phó Thống đốc NHNN cho rằng, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện chính khung chính sách phù hợp với sự phát triển mới. Đồng thời, phải có cơ sở hạ tầng công cộng và công cụ thị trường đủ mạnh. Đi kèm đó phải nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực thực hiện công việc này.
THEO SGTT

“Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức


Tài liệu này phân tích các cuộc tranh luận nội bộ trong ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam DCCH) vốn lên đến đỉnh điểm trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương lần thứ 9 gây nhiều tranh cãi của Đảng Lao Động. Chiến dịch sau đó chống lại “chủ nghĩa xét lại” được xem là một bước đi quyết định của phe Lê Duẩn nhằm loại bỏ những thành phần bị coi là chống Đảng và chuẩn bị kế hoạch tăng cường đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Tài liệu cũng đưa ra những thảo luận về ảnh hưởng mà chiến dịch chống chủ nghĩa xét lại gây ra cho mối quan hệ (của Bắc Việt Nam) với Cộng hòa Dân chủ Đức (CHDC Đức). Tài liệu được hoàn thành dựa vào các nguồn chưa được khai thác như các bản báo cáo của đại sứ quán Đông Đức trước đây tại Hà Nội, của các nhà báo Đức ở miền Bắc, hay các hồ sơ từ kho lưu trữ của Bộ An ninh Nhà nước (Stasi).

Giới thiệu
Cuối năm 1961, Klaus Pommerening, phóng viên của Thông tấn xã Đông Đức ở Việt Nam DCCH đã gửi một bản báo cáo về Berlin, phân tích quan điểm của các nhà lãnh đạo Việt Nam đối với mâu thuẫn Xô – Trung.[1] Ông cho rằng Đảng Lao Động vẫn giữ vị trí trung lập giữa Liên Xô và Trung Quốc và không muốn phê phán cả chủ nghĩa sùng bái cá nhân lẫn chủ nghĩa giáo điều. Theo Pommerening, có điều này là bởi bản thân Đảng Lao động cũng đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chủ nghĩa giáo điều và việc sùng bái cá nhân. Dương Bạch Mai, một trong những người cung cấp tin tức chính cho ông, đã xác nhận luận điểm này.[2] Trong một cuộc nói chuyện với vị nhà báo người Đông Đức, ông Mai, một Ủy viên Trung ương Đảng và là thành viên của Chủ tịch đoàn Mặt trận Tổ quốc cũng như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiêm Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt- Xô, đã phàn nàn về tình trạng thiếu dân chủ trong Đảng Lao động Việt Nam. Ông nói với Pommerening rằng nếu các nhà lãnh đạo đảng quyết định đi theo đường lối “chống Liên Xô” thì chính ông sẽ là người bảo vệ các nguyên tắc của chủ nghĩa Lênin đến cùng.[3]
Những khẳng định năm 1961 của Dương Bạch Mai càng trở nên đáng lo ngại khi chúng ta theo dõi diễn biến của các sự kiện vào năm 1963, 1964. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9 của Đảng Lao động vào tháng 12 năm 1963, ông đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ chống lại quan điểm ngày càng “thân Trung Quốc”, và trở nên bất đồng với Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và một số người khác vốn cùng có ý định khởi xướng một chiến dịch chống “chủ nghĩa xét lại hiện đại” ở Việt Nam DCCH. Một vài tháng sau đó, Dương Bạch Mai qua đời. Ông trở thành thành viên của một liên minh chặt chẽ cùng với các đảng viên khác như Hoàng Minh Chính và Bùi Công Trừng -  những nhân vật sau này bị vướng vào một vụ án với tên gọi “vụ án xét lại chống Đảng”. Sứ quán Đông Đức nắm rõ những tình tiết trong việc Dương Bạch Mai và một số cán bộ cấp trung khác giữ những quan điểm đối nghịch (với Đảng).
Khi xem xét các tài liệu cũ của CHDC Đức được giữ trong các kho lưu trữ Đức,[4] một điều rất đáng chú ý chính là việc các nhà ngoại giao và các thông tín viên Đông Đức ở Hà Nội và Bộ Ngoại giao ở Berlin đã theo rất sát những diễn tiến chính trị trong nội bộ Việt Nam DCCH. Với vị trí là đồng minh thân thiết của Liên Xô, một trong những nhiệm vụ quan trọng của sứ quán Đông Đức tại Hà Nội trong những năm đó chính là quan sát phản ứng của Đảng Lao động trước mâu thuẫn Trung Quốc – Liên Xô, đồng thời hỗ trợ lực lượng thiên về khuynh hướng “thân Kremlin” ở miền Bắc Việt Nam. Một số nhà chính trị như Dương Bạch Mai đã gặp gỡ thường xuyên với các nhà ngoại giao CHDC Đức và Pommerening, một thông tín viên Đông Đức tại Hà Nội, thông báo với họ về những bất đồng tư tưởng cũng như những tranh chấp bè phái ngay trong nội bộ Đảng Lao động.
Mâu thuẫn giữa nhóm do Lê Duẩn đứng đầu và nhóm đối nghịch lên đến đỉnh điểm tại Hội nghị Trung ương 9 và sau đó dẫn tới một cuộc thanh trừng trong nội bộ Đảng, thường được biết đến như là “vụ án xét lại – chống Đảng”. Các nghiên cứu trước đây về vụ án này chủ yếu dựa vào các tự truyện của các nhân vật có liên quan.[5] Do đó, bằng chứng mới từ kho lưu trữ Đông Đức có thể đóng góp vào việc hiểu rõ hơn toàn bộ vụ án cũng như khơi dậy các tranh luận về chủ nghĩa xét lại cũng như bất đồng chính kiến ở Việt Nam.
Tài liệu này tập trung vào những diễn biến ở Việt Nam những năm 1963 và 1964. Những biến động đó phải được đặt trong bối cảnh trong nước của Việt Nam DCCH vào đầu những năm 1960 khi mà các nhà lãnh đạo của Đảng Lao động đang tăng cường công tác chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh ở miền Nam, từ đó dẫn tới việc nhìn nhận chủ trương “chung sống hòa bình” theo tư tưởng của Khrushchev trở nên ngày càng kém hấp dẫn hơn.[6]
Sau Hội nghị lần thứ 15 của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động vào tháng 1 năm 1959 và sự thành lập của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam vào tháng 12 năm 1960, cuộc chiến ở miền Nam ngày càng quyết liệt. Quyết định của Đảng Lao động quay lại chính sách chiến tranh cách mạng nhằm tái thống nhất đất nước đã dẫn đến mối bất hòa lên cao giữa Hà Nội và Matxcơva. Dựa trên học thuyết “chung sống hòa bình”, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã không ủng hộ việc tăng cường đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam đồng thời thúc giục Hà Nội phải kiềm chế hơn.[7] Đặc biệt, sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, Liên Xô nỗ lực tránh mọi tình huống có thể dẫn đến đối đầu trực tiếp với Mỹ. Trong bối cảnh đó, Liên Xô đi theo chính sách dần giảm can dự vào Việt Nam trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc lại tăng theo một cách tương ứng.
Bài nghiên cứu cũng chỉ ra những phương cách mà tập thể lãnh đạo Đảng Lao động, trong đó có Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, đã từng bước một tiến gần hơn đến lập trường “thân Trung Quốc” và cuối cùng đã triển khai một chiến dịch chống “chủ nghĩa xét lại hiện đại” cũng như ảnh hưởng của chủ nghĩa này trong nội bộ Đảng. Nghiên cứu sẽ chứng minh rằng tâm lý chống “chủ nghĩa xét lại” mạnh mẽ của ban lãnh đạo Đảng Lao động không chỉ sản sinh ra những hệ quả tiêu cực về nhân sự trong hàng ngũ của Đảng mà còn ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ với Cộng hòa Dân chủ Đức. Minh chứng điển hình cho những hệ quả này chính là sự gia tăng giám sát đối với sứ quán Đức tại Hà Nội và số phận của những sinh viên Việt Nam học tập tại Đông Đức.
Những diễn tiến nội bộ ở Việt Nam DCCH năm 1963: Bất đồng ý thức hệ tại Hội nghị Trung ương 9 của Đảng Lao Động
Tháng 1 năm 1963, Chủ tịch Tiệp Khắc Novotny sang thăm chính thức Việt Nam DCCH. Tuyên bố chung cuối cùng được đưa ra trong chuyến thăm nhìn chung đã thể hiện quan điểm của Liên Xô, ca ngợi chung sống hòa bình là “chính sách đúng đắn nhất” tại thời điểm đó.[8] Tuy nhiên, ông Herold, đại sứ Tiệp Khắc tại Hà Nội lại cảnh báo vị đại biện của CHDC Đức tại Việt Nam không nên đặt nhiều hy vọng vào kết quả của chuyến thăm.[9] Pommerening, phóng viên thông tấn xã Đức ADN tại Việt Nam đã cho rằng bản tuyên bố chính là một dấu hiệu cho việc Đảng Lao Động đã chấp thuận học thuyết chung sống hòa bình một cách rộng rãi. Tuy nhiên, cũng trong bản báo cáo đó, Pommerening đã nhấn mạnh đến tình trạng căng thẳng trong nội bộ các đảng viên, họ không được phép thảo luận “các vấn đề trong phong trào công nhân quốc tế”, vốn là những vấn đề đằng sau mâu thuẫn Xô – Trung. Theo những người Việt Nam cung cấp tin tức cho ông, Tố Hữu, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, giữ quan điểm rằng nếu Đảng Lao Động muốn bảo vệ sự “trong sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin”  thì cần phải tấn công trực diện vào các khuynh hướng “xét lại”.[10]
Sau chuyến thăm của Novotny, mâu thuẫn giữa các thành phần “thân Trung Quốc” và “thân Liên Xô” trong nội bộ Đảng Lao Động ngày càng dâng lên mạnh mẽ:[11] Ung Văn Khiêm bị quy trách nhiệm về bản tuyên bố chung “thân Liên Xô” trong chuyến thăm của Novotny và bị thay thế bởi Xuân Thủy.[12] Pommerening cũng báo cáo rằng nhiều cán bộ có lập trường “thân Liên Xô”, đặc biệt là những cán bộ công tác trong ngành báo chí và có viết về các vấn đề về chính sách đối ngoại, cũng đều bị thay thế.[13] Đại sứ quán Đông Đức cũng thu thập được nhiều thông tin khẳng định rằng tất cả các vị trí chủ chốt phụ trách báo chí của Ủy ban Trung ương Đảng và Bộ Ngoại giao, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam vv… đều nằm trong tay các cán bộ “theo sát đường lối của Trung Quốc”.[14]
Rõ ràng Việt Nam đã có một bước chuẩn bị có tính toán cho chuyến thăm của Chủ tịch nước Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ diễn ra vào tháng 5 năm 1963.[15] Chuyến thăm này đã góp phần đưa Việt Nam đến gần hơn với Trung Quốc. Điểm mấu chốt chung gắn kết Hà Nội với Bắc Kinh chính là sự đồng phản đối tư tưởng chung sống hòa bình. Bản tuyên bố chung lên án “chủ nghĩa xét lại” và “chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh” là những nhân tố chính đe dọa sự phát triển của phong trào cộng sản quốc tế, đồng thời nhấn mạnh rằng Việt Nam DCCH nên dựa vào sức mạnh của mình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành cách mạng ở miền Nam.[16]
Đảng Lao Động ngày càng tuyên truyền rộng rãi mô hình kinh tế tự cung tự cấp ở miền Bắc, đồng thời hạ thấp vai trò của viện trợ nước ngoài mà chủ yếu đến từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Đây chính là vấn đề nóng gây tranh cãi giữa một bên là Lê Duẩn cùng các nhân vật có xu hướng thân Trung Quốc và bên còn lại là những cán bộ cấp trung, những người sau này bị gán cho là “bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa xét lại hiện đại”. Một minh chứng cụ thể là vào tháng 5 năm 1963, trong bài phát biểu trước Quốc hội của mình, Dương Bạch Mai đã đề xuất Việt Nam DCCH nên tham gia vào Hội đồng Tương trợ Kinh tế (COMECON). Trong khi không ít đại biểu ủng hộ ý kiến đó thì Trường Chinh và chủ tịch Hồ Chí Minh lại chỉ trích ông một cách gay gắt.[17]
Mùa hè năm 1963, không khí chính trị ở miền Bắc Việt Nam ngày càng trở nên căng thẳng. Ngay sau chuyến thăm của Lưu Thiếu Kỳ, Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị và là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng đầy quyền lực đã lên án Nam Tư chính là một “điển hình tập trung và xấu xa nhất nhưng không phải là duy nhất của chủ nghĩa xét lại hiện đại”, điều này tạo nên một sự công kích tương đối trực tiếp vào Liên Xô.[18]
Áp lực phải hoàn toàn chấp nhận lập trường “thân Trung Quốc” ngày càng đè nặng lên vai của các đảng viên Đảng Lao Động. Tháng 6 năm 1963, một phóng viên Việt Nam đã thông báo với sứ quán Đông Đức rằng đặc biệt là các cán bộ, đảng viên cấp trung không còn dám bày tỏ chính kiến của bản thân nữa.[19] Điều này hoàn toàn trùng khớp với những thông tin được cung cấp bởi vị đại biện Đông Đức cùng các vị đại sứ của Liên Xô, Hungari và Tiệp Khắc tại Việt Nam. Ông Tovmasyan, đại sứ Liên Xô, đề cập rằng báo chí Việt Nam ngày càng phản ánh tư tưởng “thân Trung Quốc”, và rằng các tài liệu tuyên truyền bằng tiếng Việt từ Trung Quốc còn được bày bán ở Hà Nội. Các “phần tử thân Trung Quốc” trong đội ngũ Đảng Lao Động cũng gây áp lực rất lớn lên “những đồng chí bác bỏ lập trường của Trung Quốc”.[20] Tovmasyan cũng bổ sung rằng một lượng lớn các cán bộ bị ảnh hưởng bởi các dư luận “chống Liên Xô” và “chủ nghĩa dân tộc”, và do đó hành động theo hướng “chống châu Âu”.[21]
Cùng thời điểm đó, Pommergening cũng báo cáo rằng “một nhóm các nhà văn đã viết thư cho Ủy ban Trung ương Đảng lên tiếng phản đối những phát ngôn ngày càng mang tính chất chống Liên Xô”.[22]
Tháng 7 năm 1963, Việt Nam DCCH đã có thêm một bước đi tách xa khỏi Liên Xô. Đồng quan điểm với Bắc Kinh, báo chí Hà Nội đua nhau lên án Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân được kí bởi Liên Xô, Anh, Mỹ, cho rằng đó chỉ là một “trò xảo quyệt nhằm chia rẽ thế giới cộng sản”.[23] Không những chỉ trích hiệp ước này, báo chí miền Bắc còn tăng cường tấn công vào “chủ nghĩa xét lại Nam Tư”.[24] Một bài báo trên tờ Học Tập số ra tháng 7 đã kêu gọi mỗi người cộng sản phải mạnh mẽ đấu tranh chống lại “chủ nghĩa xét lại hiện đại”. Bài báo cũng thẳng thắn phản đối các tư tưởng từ bỏ sử dụng bạo lực và giành độc lập dân tộc bằng con đường hòa bình.[25]
Tháng 8 năm 1963, “các phần tử thân Trung Quốc” trong nội bộ Đảng Lao Động ngày càng tỏ rõ thế công kích. Trong một bản báo cáo dài, sứ quán Đông Đức kết luận “các phần tử thân Liên Xô” trong Đảng Lao Động đã bị cô lập một cách có hệ thống.[26] Điều này được đặc biệt áp dụng với Võ Nguyên Giáp, thậm chí theo một vài nguồn tin, ông còn phải chịu quản thúc tại gia từ khoảng giữa năm 1963.[27] Sứ quán Đông Đức cùng phóng viên Pommerening của ADN cũng đề cập đến một tin đồn lan truyền trong nội bộ Đảng Lao Động rằng thư ký riêng của Phạm Văn Đồng bị bắt giữ vì đã chuyển các thông tin mật cho sứ quán Liên Xô và việc cựu Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm sẽ sớm mất ghế trong Ủy ban Trung ương Đảng. Những nguồn tin tương tự cũng đề cập đến việc Lê Duẩn buộc Hồ Chí Minh phải lựa chọn “hoặc theo Bộ Chính trị hoặc đứng ngoài”.[28] Theo ông Bibow, đại biện của đại sứ quán Đông Đức, cái gọi là “thuyết hai sai lầm” đã được lan truyền mạnh mẽ trong nội bộ đảng viên Đảng Lao Động. Theo thuyết này, Hồ Chí Minh đã phạm phải hai sai lầm chết người. Năm 1945, ông đã thỏa hiệp với Pháp, để người Pháp trở lại Đông Dương. Năm 1954, tại hội nghị Giơ-ne-vơ, ông lại một lần nữa thỏa hiệp, buộc đất nước lâm vào cảnh chia cắt, chuyển giao miền Nam Việt Nam cho Mỹ.[29] Trong khi thuyết này một phần nào đó có vẻ khó tin và cường điệu thì Lê Duẩn và “các thành phần đi theo đường lối cứng rắn” lại sử dụng nó làm công cụ truyền bá tiện dụng nhằm lên án tất cả các chiến lược mang tính chất phòng thủ với phương Tây như là một sự từ bỏ cách mạng, đồng thời loại bỏ bất cứ nỗ lực nào nhằm giành độc lập bằng con đường đàm phán hoặc bằng cách vượt qua miền Nam về kinh tế. Bên cạnh làm suy yếu uy tín của Hồ Chí Minh, thuyết này còn nhắm vào những “cộng sự thân cận nhất” của ông trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, những người giờ đây đa phần đều phản đối việc xích lại gần Trung Quốc.
Những đảng viên lão thành như Dương Bạch Mai, Bùi Công Trừng hay Vũ Đình Huỳnh, vốn giữ quan điểm rằng vẫn còn nhiều con đường khác để giành độc lập dân tộc chứ không chỉ có bạo lực cách mạng, giờ ngày càng phải lui vào thế phòng thủ và đứng trước nguy cơ bị tố cáo là những kẻ theo tư tưởng chủ bại.[30]
Ngày 2 tháng 9 năm 1963, một bài báo có chủ đích của Lê Đức Thọ được đăng trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng.[31] Trong đó, ông lập luận rằng toàn bộ đảng viên phải đồng lòng nhất trí đi theo đường lối của Đảng. Ông cho rằng, nhìn chung, các cán bộ, đảng viên đều giữ một lập trường vững chắc về mặt ý thức hệ. Tuy nhiên, đã có một số đảng viên bị ảnh hưởng bởi “tư tưởng hữu khuynh” và “chủ nghĩa xét lại”, từ đó có những hoài nghi về chiến lược của Đảng trong công cuộc tái thống nhất đất nước. Những đối tượng “lầm đường lạc lối” này cũng phản đối tiến độ chiến dịch tập thể hóa trong nông nghiệp, đồng thời truyền bá mô hình hợp tác kinh tế quốc tế thay vì nền kinh tế tự cung tự cấp mà ban lãnh đạo Đảng ưu ái ở miền Bắc. Theo Lê Đức Thọ, trong nội bộ Đảng đang tồn tại một số đảng viên thiếu tính kỷ luật, tuyên truyền những quan điểm không phù hợp với các nghị quyết của Đảng làm hủy hoại sức mạnh và tính thống nhất của Đảng. Ông cũng nhấn mạnh rằng Đảng Lao Động phải kiên quyết chống lại ảnh hưởng của các khuynh hướng phi vô sản, tư tưởng hữu khuynh, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xét lại hiện đại trong nội bộ đảng viên và đề xuất rằng những đảng viên không theo đúng đường lối của Đảng cần phải chịu sự phê bình, giáo dục, hoặc chịu thi hành kỷ luật thích đáng tùy thuộc vào mức độ phá hoại đối với những công tác của Đảng và sự nghiệp cách mạng.[32] Những lời lẽ của người giám sát về tư tưởng của Đảng và cũng là cộng sự thân thiết của Lê Duẩn này dường như đã dấy lên một điềm báo không mấy tốt đẹp.
Đó cũng là cách nhìn nhận của sứ quán Đông Đức, Bộ Ngoại giao ở Berlin và nhà báo Thông tấn xã Đức Pommerening. Họ cùng kết luận rằng bài báo của Lê Đức Thọ đã tạo nên một “cuộc công kích mở vào những đồng chí chia sẻ lập trường thân Liên Xô”.[33] Nó một lần nữa phản ánh tình trạng căng thẳng leo thang giữa những bè phái khác nhau trong nội bộ Đảng Lao Động, đồng thời cũng là một bước cơ bản chuẩn bị về tư tưởng cho hội nghị tiếp theo của Ủy ban Trung ương và cho cả một chiến dịch chỉnh huấn chống “chủ nghĩa xét lại hiện đại và những thành phần xét lại” vốn đã tồn tại trong một thời gian dài.
Cùng thời điểm đó, “các thế lực giáo điều thân Trung Quốc” đã mở ra một mặt trận thứ hai trên lĩnh vực văn chương và khởi động cuộc công kích trực diện của họ vào “những ảnh hưởng tư sản” lên giới văn – nghệ sĩ ở Việt Nam DCCH.[34] Trên số ra tháng 8 của tờ Học Tập – diễn đàn tư tưởng của Đảng – Hồng Chương đã chĩa ngòi bút vào tiểu thuyết “Vào Đời” của nhà văn Hà Minh Tuấn. Ông kết tội tác giả là đi theo chủ nghĩa “bi quan”, chỉ tập trung miêu tả mảng ảm đạm, đen tối của xã hội miền Bắc Việt Nam, chế nhạo nguyên tắc của nền chuyên chính vô sản và cổ vũ lối sống hưởng lạc. Hồng Chương cũng cho rằng Hà Minh Tuấn đã không theo đúng khuôn mẫu bắt buộc của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mà thay vào đó lại chịu ảnh hưởng nặng nề từ tư tưởng của giai cấp địa chủ và tư sản phản động.[35]
Trái ngược với những bài viết khác được đăng trên tờ Học Tập sau đó vào năm 1964, bài báo này của Hồng Chương lại không liên hệ những khuyết điểm của Hà Minh Tuấn với chủ nghĩa xét lại. Mặc dù vậy, kết luận mạnh mẽ của ông đã phản ánh được tình hình căng thẳng dâng cao trong nội bộ VNDCCH: không chỉ các thành phần của tầng lớp sở hữu ruộng đất cũ chưa được cải tạo, mà nhân dân thuộc tầng lớp lao động, thậm chí nhiều đảng viên cũng bị “đầu độc” bởi “lối suy nghĩ tư sản”.[36]
Trong một cuộc gặp gỡ với tùy viên văn hóa CHDC Đức Klaus Matzke vào tháng 8 năm 1963, các cán bộ cấp cao của Bộ Văn hóa Việt Nam đã trình bày tỉ mỉ về nguồn gốc của “những ảnh hưởng tư sản” lên giới văn nghệ sĩ miền Bắc Việt Nam. Khi được hỏi bởi Matzke là liệu rằng Thái Lan hay Miền Nam Việt Nam là nơi bắt nguồn của “lối suy nghĩ tư sản nguy hiểm này”, họ đã lắc đầu và nói với vị khách Đông Đức đang kinh ngạc rằng Liên Xô mới là chính là thủ phạm chính và rằng trong tương lai việc nhập khẩu phim ảnh hay văn chương Xô Viết sẽ bị hạn chế.[37]
Tháng 9 năm 1963, thông tín viên Đông Đức Pommerening đã tường thuật về bầu không khí sợ hãi mới ở thủ đô Hà Nội: một cán bộ làm việc trong một nhà xuất bản nhà nước mà ông gặp đã trích lời của một thành viên trong bộ máy an ninh nhà nước của Việt Nam DCCH, người đã nói về vấn đề đề cao cảnh giác rằng: với sự giúp sức của nhân dân, chúng ta sẽ tìm ra những nhân vật cuối cùng “làm việc” cho Liên Xô. [38] Một minh chứng cụ thể hơn nữa là khi Pommerening trích lại một cuộc trò chuyện kỳ lạ với Dương Bạch Mai và Tôn Thất Tùng, giám đốc Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nội: khi đề cập đến chủ đề bia, ông Tùng đột nhiên lên giọng: “Vâng, bia của Đức rất ngon, nhưng chính sách của các bạn lại rất tồi”.[39] Rõ ràng, ngay đến một người như Tôn Thất Tùng vốn nổi tiếng là “một người bạn thân thiết của Đông Đức”, cũng buộc phải thể hiện “thái độ đúng đắn” của mình nơi công cộng. Sự giao tiếp, liên lạc giữa người Việt Nam với người nước ngoài cũng bị hạn chế. Nếu không có sự cho phép của chính quyền, phần lớn người dân Việt Nam không được đến thăm các cơ quan, đại sứ quán nước ngoài vv…[40]
Trong khi hoàn toàn công nhận rằng tình hình chính trị ở miền Bắc Việt Nam đang trở nên căng thẳng hơn, và rằng các thành phần “thân Trung Quốc” đang chiếm thế thượng phong, thì các nhà ngoại giao Đông Đức vẫn tin rằng những lực lượng ủng hộ “chủ nghĩa Mác- Lênin chân chính” vẫn chiếm giữ những vị trí quan trọng trong Đảng Lao Động. Sứ quán Đông Đức vẫn biết rõ sức mạnh của các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng nhờ vào nguồn thông tin mật từ Dương Bạch Mai về những người vốn cùng ông cự tuyệt đường lối “thân Trung Quốc” mới.[41]
Danh sách bao gồm 19 người. Một số nhân vật trong đó sau này trở thành những người trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan tới “vụ án xét lại – chống Đảng”: Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao; Vũ Đình Huỳnh, nguyên là thư ký riêng của chủ tịch Hồ Chí Minh và là Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao; Bùi Công Trừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, Giám đốc Viện Kinh tế học; Lê Liêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, nguyên Chính ủy trong trận Điện Biên Phủ, và Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.[42] Điều đáng lưu ý ở đây là danh sách lại vắng mặt Hoàng Minh Chính, người đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ vụ án.
Trong thời gian chuẩn bị cho hội nghị trung ương sắp tới, Đảng Lao Động đã không ngừng đẩy mạnh chiến dịch tư tưởng. Trên số ra tháng 10 của tờ Học Tập, ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Chí Thanh đã xuất bản một bài báo tố cáo trực tiếp những ảnh hưởng của “chủ nghĩa xét lại hiện đại” trong nội bộ Đảng Lao Động. Ông nhấn mạnh rằng hầu hết các đảng viên đã theo sát đường lối của Đảng, nhưng vẫn còn một số ít thành phần ủng hộ tư tưởng “hữu khuynh”. Những lời tố cáo của ông nhằm cụ thể vào những đảng viên phản đối mô hình kinh tế tự cung tự cấp ở miền Bắc và thay vào đó mong muốn hợp tác gần gũi hơn với các nước xã hội chủ nghĩa khác.[43] Ông cũng đặc biệt phê phán những đảng viên theo “chủ nghĩa cá nhân”, “bi quan yếm thế”, có “lối sống hưởng thụ” mà thiếu đi những hiểu biết sâu sắc về sự cần thiết của đấu tranh giai cấp ở Việt Nam DCCH, những người sợ những hy sinh, gian khổ mà một cuộc đấu tranh vũ trang nhằm tái thống nhất đất nước đòi hỏi. Cũng theo ông Thanh, những tư tưởng tư sản như trên đều chịu ảnh hưởng của “chủ nghĩa xét lại”, chúng không chỉ có những tác động xấu tới xã hội miền Bắc Việt Nam nói chung, mà còn hủy hoại tinh thần chiến đấu của nhân dân. Ông kết luận rằng Đảng Lao Động phải kiên quyết đấu tranh chống “chủ nghĩa xét lại” và “tư tưởng hữu khuynh” trong nội bộ. Để đánh bại những “quan điểm sai trái”, đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng cần phải được tăng cường, toàn bộ đảng viên nên thực hiện “phê và tự phê”.[44]
Chẳng bao lâu sau, cơ hội cho việc tự phê bình và phơi bày các khuynh hướng “xét lại” trong nội bộ đảng viên đã xuất hiện. Cuối năm 1963, Ủy ban Trung ương Đảng Lao Động tổ chức hội nghị lần thứ 9, một sự kiện có tầm quan trọng quyết định. Ban đầu, hội nghị dự kiến tổ chức trước đó 2 tháng. Nhưng sau cùng, hội nghị đã bắt đầu vào ngày 22 tháng 11 và kết thúc vào đầu tháng 1 năm 1964 sau nhiều lần gián đoạn.[45] Hội nghị đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình tiến gần hơn với Bắc Kinh và đưa đến một cuộc tranh luận nảy lửa giữa hai nhóm “thân Trung Quốc” và “thân Liên Xô”. Cuối cùng, nhóm do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đứng đầu đã chiếm ưu thế và triển khai ngay một chiến dịch chỉnh đốn trong nội bộ Đảng nhằm đấu tranh chống lại những ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại.[46]
Thông tín viên Thông tấn xã Đức Pommerening cho rằng hội nghị chính là một “minh chứng rõ ràng nhất cho sự bất đồng trong nội bộ Đảng ”.[47] Khoảng 50 cán bộ đảng viên cấp trung đã gửi thư lên Ủy ban Trung ương Đảng, yêu cầu Đảng nên giữ vị trí trung lập giữa Trung Quốc và Liên Xô, không nên ngả về phía Trung Quốc. Theo thông tin mà sứ quán Đông Đức và Pommerening thu nhận được, những yêu cầu trên bắt nguồn từ các cán bộ như Đặng Thai Mai, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Tạ Quang Bửu và Bùi Công Trừng, hai Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ Nhà nước, Hoàng Minh Chính, Viện trưởng Viện Triết học Mác- Lênin, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm và một trợ lý chưa rõ tên của Phạm Văn Đồng.[48]
Trong bài diễn văn của mình tại hội nghị, chuyên gia kinh tế Bùi Công Trừng đã giải thích rằng tình hình kinh tế Việt Nam DCCH là cực kỳ căng thẳng. Ông đề xuất một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với Liên Xô và bác bỏ quan điểm phi thực tế nhằm tạo lập mô hình kinh tế tự cung tự cấp ở miền Bắc Việt Nam. Tạ Quang Bửu cũng cảnh báo rằng ông sẽ từ bỏ mọi chức vụ của mình và làm việc như một giảng viên đại học bình thường nếu lãnh đạo Đảng quyết định nghiêng hẳn về phía Trung Quốc và cắt đứt quan hệ với Liên Xô. Lê Liêm và Ung Văn Khiêm dường như là những người phản đối thẳng thắn và gay gắt nhất đường lối “thân Trung Quốc” mới trong Ủy ban Trung ương. Ung Văn Khiêm đã phát biểu trong ba giờ liền và Lê Liêm đã nói suốt bốn giờ tại hội nghị.[49]
Hồ Chí Minh, người vẫn luôn ủng hộ việc cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô, cũng từng khuyến khích Lê Liêm phát biểu chống lại chiều hướng “thân Trung Quốc”, thế nhưng khi hội nghị biến thành một cuộc tranh cãi nảy lửa thì ông lại không lên tiếng ủng hộ Lê Liêm. Liệu rằng “chủ tịch Hồ Chí Minh có phải đã chịu sự đe dọa từ ban lãnh đạo mới hay không” [50] vẫn chỉ là một sự phỏng đoán. Theo một nguồn tin khác, Hồ Chí Minh đã nhiều lần cố gắng can thiệp vào cuộc tranh luận nhưng đều gặp phải sự cản trở từ Lê Đức Thọ.[51] Tóm lại, rõ ràng trong thời kỳ này một nhóm xoay quanh lãnh đạo Đảng Lê Duẩn và người trợ thủ thân cận nhất của ông là Lê Đức Thọ là những người đã lèo lái đường lối của Đảng.
Thật đáng tiếc là không có bất cứ một văn bản ghi chép nào ghi lại những tranh luận tại hội nghị. Tuy nhiên, hai tài liệu quan trọng vẫn còn tồn tại, một trong số đó là nghị quyết của Hội nghị bàn về bối cảnh quốc tế.[52] Tài liệu này chỉ ra một cách rõ ràng rằng vào thời điểm đó, về mặt tư tưởng Đảng Lao Động đã chủ yếu đi theo đường lối “thân Trung Quốc”. Nghị quyết cho rằng tư tưởng “xét lại” đã phản bội chủ nghĩa Mác – Lênin, truyền bá chủ trương chung sống hòa bình thay vì ủng hộ đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc của người dân các xứ thuộc địa và quốc gia lệ thuộc.[53] Tài liệu cũng quả quyết rằng “đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc không  thể tách rời khỏi đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh”.[54]
Hội nghị Trung ương lần thứ 9 đã chính thức xác nhận đấu tranh vũ trang đóng vai trò cốt yếu trong quá trình cách mạng. Ủy ban Trung ương Đảng đã cố gắng hạn chế việc gửi quân chiến đấu từ Bắc vào Nam nhưng vẫn quyết định tăng trợ giúp về vũ trang từ miền Bắc và ủng hộ phong trào cách mạng ở miền Nam.
Nghị quyết được thông qua tại hội nghị cũng phản ánh những tranh cãi chưa dừng lại trong nội bộ Đảng Lao Động. Ủy ban Trung ương Đảng chỉ trích những đảng viên đi theo đường lối của “chủ nghĩa xét lại”.[55] “Ủy ban nhận thấy rằng chính những quan điểm đó đã khiến các cán bộ đảng viên không ủng hộ các phương pháp nhằm xã hội hóa ở Miền Bắc cũng như các nỗ lực cần thiết để tái thống nhất hai miền”[56] và khuyến nghị cần “theo đuổi việc giáo dục một cách có hệ thống về chủ nghĩa Mác – Lênin cho các cán bộ đảng viên để họ có thể hiểu một cách đầy đủ lập trường của Đảng”.[57]
Chiến dịch chống “chủ nghĩa xét lại hiện đại” và “các phần tử xét lại” trong nội bộ Đảng Lao Động năm 1964
Vào tháng 1 năm 1964, Bergold, đại sứ CHDC Đức tại Bắc Việt Nam đã viết một bản báo cáo tương đối tích cực về kết qủa của Hội nghị Trung ương lần thứ 9. Theo phân tích của ông, các phần tử “thân Trung Quốc” đã đánh giá quá cao ảnh hưởng của họ và vẫn chưa tìm cách để loại bỏ các đối thủ của mình.[58] Thông tín viên Đông Đức Pommerening cũng đồng tình, chia sẻ quan điểm này: ban đầu, nhóm của Lê Duẩn đã lên một kế hoạch thanh trừng và thực hiện việc chuyển hướng hoàn toàn sang lập trường “thân Trung Quốc”, nhưng đã không làm được như vậy.[59] Bộ Ngoại giao tại Berlin đã ca ngợi sự “kháng cự dũng cảm của các lực lượng tích cực” trong suốt hội nghị, điều buộc nhóm Lê Duẩn phải nhượng bộ.[60] Đồng thời, Bộ cũng thừa nhận rằng nghị quyết được thông qua tại Hội nghị cũng là một bệ phóng để triển khai một chiến dịch chống chủ nghĩa xét lại và cô lập “các lực lượng Mácxít – Lêninnít” trong nội bộ Đảng. Bản báo cáo kết luận rằng CHDC Đức nên tiếp tục phát triển mối quan hệ hai chiều nhằm “hỗ trợ các lực lượng tiến bộ trong Đảng Lao Động và hạn chế những tác động không tốt từ bộ máy lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tới Đảng Lao Động Việt Nam”.[61]
Tuy nhiên, mục tiêu đó ngày càng trở nên khó khăn. Ngay sau Hội nghị Trung ương 9, lãnh đạo Đảng Lao Động đã khởi động một “cuộc công kích về tư tưởng nhằm đe dọa lực lượng Mácxít – Lêninnít và đàn áp sự kháng cự của họ”.[62] Lại chính là Lê Đức Thọ, người đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương Đảng, đã gia tăng sức ép tư tưởng lên những thành phần đối lập trong nội bộ Đảng. Trong một loạt bài trên báo Nhân Dân, ông đã tuyên bố một chiến dịch chỉnh huấn Đảng.[63] Ông cho rằng trong khi Việt Nam DCCH đang phải đối mặt với những nhiệm vụ khó khăn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội lẫn đấu tranh tái thống nhất đất nước thì tinh thần tự giác tuân theo kỷ luật Đảng là thực sự cần thiết ở tất cả các đảng viên. Lê Đức Thọ đã tấn công những đảng viên bị ảnh hưởng bởi “chủ nghĩa xét lại” và “lối suy nghĩ tư sản”. Ông chỉ trích họ có tư tưởng “bi quan”, thiếu cảnh giác cách mạng và không hiểu đúng nguyên tắc của chuyên chính vô sản, có xu hướng quá phụ thuộc vào các nguồn viện trợ nước ngoài thay vì ủng hộ quan điểm mô hình kinh tế tự cung tự cấp, và giữ thái độ thờ ơ, không ý thức được trách nhiệm của bản thân trong cuộc đấu tranh tái thống nhất đất nước. Đó là những lí lẽ mà Lê Đức Thọ và những nhân vật khác như Nguyễn Chí Thanh đã từng sử dụng trước đó, thế nhưng giọng điệu của bài báo này thậm chí còn mạnh mẽ hơn nhiều, cho thấy sẽ có những biện pháp cụ thể nhằm chống lại “chủ nghĩa xét lại” và “khuynh hướng hữu khuynh” trong nội bộ Đảng. Tuy nhiên, quan trọng nhất, Lê Đức Thọ đã trực tiếp khẳng định sự tồn tại của một nhóm nhỏ trong Đảng Lao Động đã không theo đúng đường lối của Đảng. Tuy không đề cập đến tên tuổi cụ thể nhưng rõ ràng ông đã nhắm tới những đảng viên như: Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai, Hoàng Minh Chính, Lê Liêm, Ung Văn Khiêm và những nhân vật khác vốn đã lên tiếng phản đối Lê Duẩn và bè phái của mình trong Hội nghị Trung ương 9.
Theo Lê Đức Thọ, “một số cán bộ, đảng viên đã tự tách rời tổ chức Đảng. Liên quan tới các chính sách và đường lối của Đảng, họ đã không trực tiếp bày tỏ ý kiến tại các hội nghị, nhưng sau khi các hội nghị kết thúc, họ lại tụ tập thành các nhóm nhỏ và phát biểu theo hướng phản đối nghị quyết đã được thông qua”.[64] Ông cũng bổ sung rằng “những hành động bè phái, chia rẽ phải được ngăn chặn càng sớm càng tốt”.[65]
Lê Đức Thọ đã ra một thông báo yêu cầu toàn thể cán bộ, đảng viên phải tham gia lớp học để học tập và chỉnh huấn theo các nghị quyết đã được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9 và triển khai công tác tự phê bình.[66] Cả sứ quán Đông Đức và thông tín viên Thông tấn xã Đức Pommerening đều được thông báo về nội dung của các khóa học chỉnh huấn này. Sứ quán Đức thậm chí còn tìm cách để giữ được một bản sao đề cương khóa học mặc dù Đảng Lao Động đã phân loại tài liệu này vào mục tuyệt mật, đồng thời nghiêm cấm tất cả các cán bộ đảng viên tiết lộ với người khác về nội dung khóa học.[67] Theo đề cương khóa học này, tất cả đảng viên phải “thấm nhuần” các nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 9 để hiểu một cách toàn diện điểm khác nhau giữa đường lối chính trị theo “chủ nghĩa Mác- Lênin chân chính” và “chủ nghĩa xét lại hiện đại” liên quan đến bối cảnh quốc tế và chiến lược cách mạng trong nước. Cuối khóa học, tất cả đảng viên đều phải nộp một bản thu hoạch cá nhân viết tay và giải thích tất cả những gì đã học được.
Sứ quán Đông Đức cho rằng chiến dịch học tập, chỉnh huấn đã gạt ra lề những phần tử “chống đối” trong nội bộ Đảng Lao Động. Tháng 5 năm 1964, Bibow, bí thư thứ 2 (sứ quán Đông Đức) đã  tuyên bố rằng một số “đồng chí đã phát biểu thẳng thắn tại Hội nghị Trung ương 9 đã đột nhiên biến mất”.[68] Ông báo cáo rằng các nhà chính trị hàng đầu như Ung Văn Khiêm hay Tạ Quang Bửu vốn đã lên tiếng phê phán tư tưởng chống Liên Xô của phe Lê Duẩn rất hiếm khi được xuất hiện công khai.
…….
Du học sinh Việt Nam tại CHDC Đức và chiến dịch chống “chủ nghĩa xét lại hiện đại
Xem toàn bộ nội dung văn bản tại đây: 
Chu nghia xet lai o Viet Nam DCCH.pdf


[1] Tài liệu này là một phần nằm trong một một dự án nghiên cứu lớn hơn về  “những diễn biến trong nước của Việt Nam DCCH liên quan tới quan hệ với CHDC Đức: Bất đồng chính kiến ở miền Bắc Việt Nam”. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới người cộng sự của mình, Heinz Schutte, ở Paris, vì đã chia sẻ với tôi một số nguồn tài liệu lưu trữ.
[2] SAMPO, BArch, DC 900/54, AND- Auslandsstelle Hanoi, Betrifft: Information über die vietnamesische Haltung zu Albanien, Hà Nội, tháng 12 năm 1961.
[3] Như trên, 2.
[4] Các tài liệu liên quan được giữ tại Cục lưu trữ Liên bang (Bundesarchiv: http://www.bundesarchiv.de/index.html?lang ¼ en) và kho lưu trữ của Bộ Ngoại giao (Politisches Archiv: http://www.auswaertiges-amt.de/www/en/infoservice/politik/ index_html), cả hai đều nằm tại Berlin, Đức.
[5] Nghiên cứu tốt nhất hiện có là Stowe, ‘Revisionnisme au Vietnam’. Heng, ‘Of the State, for the State, Yet Against the State’ cũng mang đến những cái nhìn toàn diện về vụ án và những tác động của nó lên Việt Nam DCCH. Tôi muốn cảm ơn tác giả đã cung cấp bản luận văn chưa được xuất bản. Hai trong số những tự truyện được trích dẫn nhiều nhất là Tử tù tự xử lý nội bộ của Trần Thư và Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên. Cũng xem thêm Bùi Tín với Theo chân Hồ Chí Minh và Duiker, Hồ Chí Minh: A Life, 534-539, Brocheux Hồ Chí Minh, 245-246 và Boudarel và Nguyễn Văn Ký Hà Nội 1936-1996, 144-148.
[6] Về bối cảnh tư tưởng trong nước xem Heng ‘Of the State, for the State, Yet Against the State’ , 117-120.
[7] Về những diễn biến trong mối quan hệ Việt Nam- Liên Xô đầu những năm 1960 đọc Gaiduk, Confronting Vietnam  181-204
[8] Smyser, The Independent Vietnamese, 61.
[9] MfAA/A 8705, 179–180, 1. AEA, 23 tháng 2 1963, Schneidewind, Information u¨ber die Haltung der PWV anla¨ßlich der Besuche einer Delegation des Obersten Sowjets der UdSSR und des Pra¨sidenten der CSSR, Genossen A. Novotny in der DRV.
[10] SAPMO, BArch, DC 900/54, 2, ADN Hanoi, Zum VI. Parteitag der SED, 21 tháng 2 năm 1963, Pommerening.
[11] SAPMO, BArch, DC 900/54, Situation nach Politbu¨roerkla¨rung, tháng 3 năm 1963, Pommerening. Cũng tham khảo thêm Smyser, The Independent Vietnamese, 61–63.
[12] Đề xuất của Dương Bạch Mai tại Quốc hội nhằm hoãn việc thay thế Ung Văn Khiêm cho tới tháng 9 năm 1963 đã bị bác bỏ. Xem SAPMO, BArch, DC 900/54, 1, AND Hanoi, Zum Besuch von Liou Chao chi, Pommerening, 28 tháng 5 năm 1963.
[13] SAPMO, BArch, DC 900/54, 1, Informationsbericht des ADN-Korrespondenten in Hanoi, 24 Tháng 4 năm 1963.
[14] MfAA/A 8705, 68, 1. AEA, 3 May 1963, Information u¨ber die Auswertung des VI. Parteitages der SED in der DRV, Schneidewind.
[15] MfAA/G-A 324, 2, Botschaft der DDR Hanoi, 28 May 1963, Bibow, Einscha¨tzung des Besuches der chinesischen Partei- und Regierungsdelegation unter der Leitung des Pra¨sidenten der VR China Liu Schao Tschi und des stellv. Ministerpra¨sidenten Tschen-Yu, vom 10. bis 15.05.1963 in der DRV.
[16]Xem Như trên., 8–9, SAPMO, BArch, DY 30/IVA2/20/441, ADN Hanoi, Gemeinsame Erkla¨rung des Pra¨sidenten HCM und des Pra¨sidenten Liou Chao Chi, 16 May 1963, MfAA/A 8749, 8–9, 1. AEA, Entwurf, Einflußnahme der KP Chinas auf die Partei der Wertkta¨tigen Vietnams, Berlin, 4 June 1963. Về bản phân tích chuyến thăm của Lưu Thiếu Kỳ xem Smyser, The Independent Vietnamese, 63–65, và Qiang Zhai, China and the Vietnam Wars 1950–1975, 124.
[17] Xem SAPMO, BArch, DC 900/54, 1, ADN Hanoi, Zum Besuch von Liou Chao chi, Pommerening, 28 tháng 5 năm 1963, 4.
[18]Tiền Phong, 19 tháng 6 năm 1963, trích trong Smyser,The Independent Vietnamese, 65.
[19] MfAA/A 8749, 10.
[20] MfAA/G-A 324, 20, Botschaft der DDR Hanoi, Mehlig, 17 June 1963, Aktenvermerk u¨ber ein Gespra¨ch mit den Botschaftern der Sowjetunion, der CSSR und Ungarn anla¨ßlich eines Filmabends der Botschaft am 14.6.1963 von 21.30 – 02.00 Uhr.
[21] Như trên, 20.
[22] SAPMO, BArch, DC 900/296, 3, ADN Auslandsstelle Hanoi/Vietnam, Pommerening, 24 June 1963.
[23] Smyser, The Independent Vietnamese, 66. về bản phân tích về lập trường của Việt Nam xem: SAPMO,BArch, DC 900/54, 1, Zur politischen Situation in der DRV, 31 August 1963, Pommerening, Và SAPMO, BArch, DY 30/IV A2/20/441, 1. AEA, Sektion Vietnam, 21 tháng 8 năm 1963, Strauss, Die Haltung der DRV zum Abkommen u¨ber teilweisen Kernteststopp.
[24] Xem MfAA/A 8705, 198–206, Botschaft der DDR, Guhl, Bericht u¨ber die Berichterstattung der Presse der DRV zu den Meinungsverschiedenheiten zwischen der internationalen kommunistischen Arbeiterbewegung und der KP Chinas sowie den damit zusammenha¨ngenden Problemen, 7 tháng 8 năm 1963.
[25] Tên phản bội Ti-Tô lại phun ra nọc độc của chủ nghĩa xét lại’ (The Traitor Tito again Spreads the Poison of Revisionism), Hoc Tap, no. 7 (July 1963): 9–17. Về bản phân tích xem tại  MfAA/G-A 324, 31, Botschaft der DDR Hanoi, Bibow, 19 tháng 8 năm 1963. Einscha¨tzung der derzeitigen Haltung der Partei werktatigen Vietnams in den ideologish- politischen Meinungs-verschiedenheiten.
[26] Như trên, MfAA/G-A 324, 28–44.
[27] Việc ông Giáp bị quản thúc tại gia được đề cập lần đầu tiên bởi đại sứ Liên Xô vào tháng 6 năm 1963. MfAA/G-A 324, 19. Để có nhiều nguồn thông tin hơn xem MfAA/G-A 324, 32, SAPMO, BArch, DC 900/54, 2, Zur politischen Situation in der DRV, 31 August 1963, Pommerening.
[28] Xem MfAA/G-A 324, 32-33, and SAPMO, BArch, DC 900/54, 2, Zur politischen Situation in der DRV, 31 tháng 8 năm 1963, Pommerening.
[29] MfAA/G-A 324, 37–38, and MfAA/A G-A 331, 61–62, 1. AEA, Information u¨ber die derzeitige Haltung der Partei der Werkta¨tigen Vietnams (PWV) zu den ideologischpolitischen Meinungsverschiedenheiten, 11 October 1963, Lo¨bel, Sektionsleiter.
[30]Xem MfAA/A G-A 331, 61. Về cuộc tranh luận giữa những đảng viên lão thành “thân Liên Xô” như đã được đề cập ở trên và “thế hệ mới” của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, xem Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, 225–226.
[31] Lê Đức Thọ, ‘Phát huy truyền thống cách mạng’, trang 2, 4.
[32] Như trên, 2.
[33] SAPMO, BArch, DC 900/54, 1–2, ADN Außenstelle Hanoi/Vietnam, Zur politischen Situation in der DRV, Pommerening, 18 September 1963. Cũng xem từ: MfAA/A G-A 331, 56–57, and MfAA/G-A 326, 45, 71–72, Botschaft der DDR Hanoi, Einscha¨tzung der Haltung der Fu¨hrung der PWV und der Regierung der DRV zu den ideologischen Meinungsverschiedenheiten in der internationalen kommunistischen Arbeiterbewegung sowie zu innen- und außenpolitischen Problemen, 14 November 1963, Bibow, 2. Sekr.
[34] Xem Heng, ‘Of the State, for the State, Yet Against the State’, 126–135.
[35] Hồng Chương, ‘Đó là vấn đề tư tưởng hoặc là vấn đề nghệ thuật?’, trang 50. Để có nhiều chi tiết cụ thể hơn về vụ Hà Minh Tuấn, đọc Trần Thư, Tử tù tự xử lý nội bộ (hồi ký), trang 120–124, và Heng, ‘Of the State, for the State, Yet Against the State’, trang 131–132. Để biết một nghiên cứu có nhiều thông  tin mới về chiến dịch chống lại Hà Minh Tuấn và những nhà văn khác mang tư tưởng “xét lại” được xuất bản trong thời gian đầu “thời kỳ đổi mới”, xem Mai Ngữ, ‘Về một thời kỳ đã qua’, trang 106–107. Cũng xem thêm bản báo cáo của tùy viên văn hóa Đông Đức trong  MfAA/A 8701, Botschaft DDR Hanoi, 3 tháng 8 năm 1963, Mehlig, 115–123. Bericht u¨ber den 3. Schriftstellerkongreß der DRV (10.–12.1.1963) und einige Fragen der Entwicklung der vietnamesischen Literatur.
[36] Hồng Chương, ‘Đó là vấn đề tư tưởng hoặc là vấn đề nghệ thuậtt?’, trang 50.
[37] SAPMO, BArch, DY 30/ IV 2/907/100, 1, Botschaft der DDR, 7 September 1963, Matzke Aktenvermerk Nr. 117/63, Vermerk u¨ber eine gegenseitige Information im Min. fu¨r Kulturder DRV, 23 tháng 8 năm 1963.
[38] SAPMO, BArch, DC 900/54, 2, ADN Außenstelle Hanoi/Vietnam, Zur politischen Situation in der DRV, Pommerening, 18 tháng 9 năm 1963.
[39] Xem Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, trang 260–261, trước Hội nghị lần thứ 9, Tôn Thất Tùng đã viết một lá thư cho Ủy ban Trung ương và cảnh báo Đảng về việc qúa theo sát đường lối “thân Trung Quốc”. Tôn Thất Tùng là một nhân vật nòng cốt, có vị trí quan trọng trong lĩnh vực hợp tác y học với Đông Đức.
[40] SAPMO, BArch, DC 900/54, 2, ADN Außenstelle Hanoi/Vietnam, Zur politischen Situation in der DRV, Pommerening, 18 September 1963. Để có những ví dụ cụ thể hơn, đọc bản báo cáo của HansIsrael, giảng viên người Đức tại Hà Nội năm 1963, 1964: SAPMO, BArch, DR 3, 1. Schicht, 2843,Berichte u¨ber die Lektorenta¨tigkeit in der VR China und in der DRV, Hans Israel, Hanoi/Vietnam an das Staatssekretariat fu¨r das Hoch- und Fachschulwesen, Sektor Sozialistisches Ausland, Hanoi, 15 October 1963, 3; and Hans Israel, Leipzig, an das Staatssekretariat fu¨r das Hoch- und Fachschulwesen, Bericht u¨ber meine Ta¨tigkeit in Vietnam im Studienjahr 1962/63, 6.
[41] MfAA/G-A 326, 15.
[42] Về những thông tin lý lịch của các nhân vật này , xem phụ lục tiểu sử trong Ho Chi Minh của Quinn-Judge, trang 308–345. Thú vị hơn, cuốn Từ điển các nhân vật lịch sử Việt Nam được xuất bản tại Việt Nam cũng bao gồm lí lịch ngắn gọn của Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai và Ung Văn Khiêm nhưng gần như không có một chi tiết nào về giai đoạn “nhạy cảm” sau năm 1954 này được đề cập. Xem  Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, 95–96, 1101–1102,và 1358–1359.
[43] Nguyễn Chí Thanh, ‘Nâng cao lập trường, tư tưởng vô sản’, 6-7.
[44] Như trên, 12.
[45] MfAA/G-A 324, 060, Botschaft der DDR Hanoi, Bergold, Information Nr. 2 u¨ber das Novemberplenum der PWV und die Entwicklung innerhalb der Partei (Nach Informationen
aus Gespra¨chen mit Botschaftern und vietnamesischen Genossen), 15 tháng 1 năm 1964.
[46] Về bản phân tích của Hội nghị lần 9, xem Smyser, The Independent Vietnamese, trang67-70, Duiker, Ho Chi Minh: A Life, trang 534–538, Boudarel & Nguyễn Văn Ký, Hanoi 1936–1996, 144–146, Boudarel, Cent Fleurs Ecloses dans la Nui du Vietnam, 256–259. Để xem dạng hồi ký, đọc Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, trang 273–275.
[47] MfAA/A 8749, 065, Informationsbericht des ADN-Korrespondenten in Hanoi, Information u¨ber das 9. Plenum des ZK der PWV, Eingang 1. AEA, tháng 1 (?)năm 1964.
[48] Đọc MfAA/A 8749, 065, MfAA/G-A 324, 060-61, MfAA/G-A 324, 0126, Botschaft der DDR Hanoi, 10 December 1963, Vermerk vom 10.12.1963 u¨ber das Novemberplenum der PWV und die Entwicklung innerhalb der Partei. Duong Bach Mai là người cung cấp tin tức chính.
[49] MfAA/G-A 324, 126.
[50] Xem Duiker, Ho Chi Minh. A Life, trang  537, và những nhân vật xuất hiện trong ‘Đêm giữa ban ngày’ của Vũ Thư Hiên, trang 359–360.
[51] Xem ‘ Viết cho mẹ và quốc hội’, Nguyen Van Tran, trang 326-328, và Brocheux, Ho Chi Minh, trang 246.
[52]Tài liệu thu được bởi quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam năm 1967. Đọc The Central Committee 9th Plenum Resolution Discussing the International Situation, tháng12 năm 1963, VVA, Record 104141 (Item Number: 2320109006).
[53] Như trên, 36. Về bản phân tích nghị quyết đọc  Smyser, The Independent Vietnamese, trang 68–69.
[54] Xem nghị quyết, trang 39.
[55] Xem nghị quyết , 47- 49.
[56]Smyser, The Independent Vietnamese, 69.
[57] Xem nghị quyết, trang 59.
[58] MfAA/G-A 324, 061–064. Trong một hội nghị tại đại sứ quán Liên Xô vào tháng 1 năm 1964, đại sứ Liên Xô đã tán thành bản phân tích của người đồng nghiệp  Đông Đức, đọc MfAA/G-A 324, 070, Botschaft der DDR Hanoi, Bergold, 15 tháng 1 năm  1964, Aktenvermerk u¨ber Aussprachen des Genossen Bergold mit dem sowjetischen Botschafter in der DRV, Gen. Tovmassian [Tovmasyan], am 11 January 1964 in der sowjetischen Botschaft.
[59] MfAA/A 8749, 065.
[60] SAPMO, BArch, DY 30/IV A2/20/439, 1–2, 1. AEA, Sektion Vietnam, 13 February 1964, Schneidewind, Jahresplan fu¨r die Entwicklung der Beziehungen zwischen der DDR und der DRV im Jahre 1964
[61] SAPMO, BArch, DY 30/IV A2/20/439, 2.
[62] MfAA/G-A 324, 073, Botschaft der DDR Hanoi, Bibow, Einscha¨tzung der Entwicklung der politischen Situation in der DRV nach dem 9. Plenum des ZK der PWV im Dez. 1963/Januar 1964, 27 May 1964.
[63] Lê Đức Thọ, ‘Tăng Cường mặt trận tư tưởng để củng cố Đảng’, 2. Bibow, bí thư thứ 2 của đại sứ quán Đông Đức tại Hà Nội đã nhấn mạnh ý nghĩa quyết định của loạt bài này. Đọc bài phân tích của ông tại  MfAA/G-A 324, 073–074. Đọc thêm Latimer, Hanoi’s Leaders and the Policies of War, 20, VVA, ghi chép 69694 (tin mục số: 0720118002), và Smyser, The Independent Vietnamese, trang 72, có trích dẫn từ một bài báo tương tự của Lê Đức Thọ được xuất bản trên số báo tháng 3 tạp chí Tuyên Huấn.
[64] Lê Đức Thọ, ‘ Tăng cường’, 5/ 2/1964, trang 2.
[65] Như trên, 2.
[66] Chi tiêt về lớp học chỉnh huấn, xem MfAA/G-A 324, 073, và đặc biệt MfAA/A8749, 089–090, Abschrift, Informationsbericht des ADN-Korrespondenten. in HN u¨ber eine ideologische Kampagne der Partei der Werkta¨tigen Vietnams, Pommerening, Eingang Abt. Information, 23 tháng 4 năm 1964.
[67] MfAA/A 8725, 074–076, Botschaft Hanoi, Studium der Resolution des IX. Plenums des Zentralkomitees der Partei der Werkta¨tigen Vietnams u¨ber die internationalen Probleme, 27 April 1964, Bibow. Cũng xem từ MfAA/A 8749, 089–090, Abschrift, Informationsbericht des ADN-K. in HN u¨ber eine ideologische Kampagne der Partei der Werkta¨tigen Vietnams, Eingang Abt. Information, 23 April 1964, and MfAA/G-A 324, 073–075. Về sơ yếu lí lịch của những thành phần tham gia khóa học chỉnh huấn và không khí căng thẳng tại Hà Nội, đọc Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, trang 129–132, và Lê Xuân Tạ, Hồi ức về cuộc khủng bố chống chủ nghĩa xét lại ở Việt Nam’, 288.
[68] MfAA/G-A 324, 074
Nguồn: Martin Grossheim (2005). “Revisionism’ in the Democratic Republic of Vietnam: New Evidence from the East German Archives”, Cold War History, 5:4, 451-477.
THEO NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ

Báo cáo mật của N.S. Khrushop tại Đại hội ĐCS Liên Xô lần thứ 20 lên án Stalin như thế nào?

Tháng 2 năm 1956 đã xảy ra 1 sự kiện lịch sử quốc tế vô cùng quan trọng trong phong trào cộng sản thế giới. Đó là “Bản báo cáo Mật“ của N.S Khrushop, bí thư thứ nhất BCHTU Đảng CS Liên Xô đọc trong Đại hội lần thứ 20 của Đảng cộng sản Liên Xô.
Gọi là báo cáo mật vì chỉ những đại biểu Liên Xô mới được dự phiên họp kín này. Không ai, kể cả các đại biểu của các Đoàn đại biểu ĐCS “anh em“ được mời dự Đại hội cũng không được dự. Sau đó, mỗi trưởng đoàn đại biểu ĐCS dự Đại hội được phát riêng một bản báo cáo, trong đó có Chu Đức là trưởng đoàn của Đảng cộng sản Trung quốc, Trường Chinh là trưởng đoàn của Đảng lao động Việt Nam.
Sợ dứt dây sẽ động rừng, khi về nước, không trưởng đoàn nào dám báo cáo lại nội dung bản báo cáo mật này của Khrushop với các đảng viên. Riêng một thành viên trong đoàn BaLan là Đambrốpski đã cho phát hành bản báo cáo mật của Khrushop trong nội bộ Đảng. Một trong những bản này đã được đăng trên tờ New York Time tại Hoa Kỳ số ra ngày 16/3/1956. Tiếp theo là đăng trên tờ Le Monde của Pháp. Sau đó, chỉ trong 2 tháng, hầu hết các báo trên thế giới đã đăng lại. Bản báo cáo mật của Khrushop đã được Đỗ Tịnh dịch nguyên văn từ bản tiếng Pháp sang tiếng Việt và phát hành ở Paris, thuộc Tủ sách nghiên cứu Boite Postale 246. 75224 Paris cedex 11 France.
Đây là bản cáo trạng, xoá bỏ mọi huyền thuyết tốt đẹp mà bộ máy tuyên truyền của ĐCS Liên Xô và của ĐCS các nước đã tô vẽ cho Stalin và để lộ nguyên hình của Stalin là 1 nhà độc tài toàn trị khét tiếng tàn bạo, đã đàn áp dã man các phong trào của nhân dân Liên Xô đòi quyền dân chủ xã hội và thanh trừng nội bộ khốc liệt tất cả những ai bất đồng chính kiến với ông ta.
Mao Trạch Đông kịch liệt chống lại bản báo cáo này của Khrutsov vì ông ta chính là Stalin của ĐCSTQ.
Theo báo cáo mật của Khrushop, để thực hiện những tội ác đó, một mặt Stalin tạo ra quan niệm “kẻ thù của nhân dân“ để loại trừ tất cả những người bất đồng chính kiến với ông ta, không cần đến việc vận dụng các chuẩn mực đạo lý và các chuẩn mực pháp luật, cũng không cần phải đấu tranh tư tưởng. Mặt khác, Stalin dựa vào các cơ quan hình sự trung thành với riêng ông ta, dùng các phương pháp bạo lực hành chính, đàn áp và khủng bố, dùng nhục hình cưỡng bức các bị cáo phải “thú tội“ với những tội mà họ không hề có. Nhiều vụ bắt bớ đồng loạt hàng ngàn người. Nhiều vụ hành quyết không cần đưa ra xét xử tại Toà án, đã tạo ra không khí lo sợ khủng bố trong xã hội Liên Xô một thời gian dài. Ở thời kỳ đó, nhiều “ Bệnh viện tâm thần “ đã được thành lập ở Liên Xô để giam giữ những người có ý kiến bất đồng với các chính sách của Stalin, kể cả những ý kiến thuộc về những vấn đề thực tiễn, không liên quan gì đến lý luận. Stalin viện cớ “càng tiến lên chủ nghĩa xã hội càng có nhiều kẻ thù và cuộc đấu tranh giai cấp càng trở nên quyết liệt nên càng phải tăng cường các biện pháp trấn áp và thanh trừng những người bất đồng chính kiến trong nội bộ“. Trong rất nhiều trường hợp, các vụ án được nguỵ tạo để đàn áp những người có ý kiến bất đồng với Stalin, với những lời buộc tội xảo trá, làm cho nhiều người vô tội bị giết hại. Nhiều người bị vu khống và do không chịu nổi tra tấn dã man, đã phải tự gán cho mình những tội tày đình và cực kỳ vô lý.
Chỉ riêng trong 2 năm 1937 và 1938, Stalin đã duyệt 385 danh sách do Êdốp đứng đầu Toà án quân sự đệ trình lên, trong đó buộc tội hàng ngàn người với tội “kẻ thù của nhân dân“.
Trong số 1,7 triệu hồ sơ đã được giải mật, có đến 700.000 người (bảy trăm ngàn) đã bị giết oan vào những năm 1937 và 1938 với tội bị gán cho là “Phản cách mạng“. Chỉ riêng trong nhà tù của Uỷ ban an ninh quốc gia (KGB), từ tháng 8/1937 đến tháng 10/1938, Stalin đã cho bắn bỏ 20.760 người (hai mươi ngàn bảy trăm sáu mươi). 98 (chín mươi tám) trong số 139 uỷ viên BCHTU ĐCSLX được bầu trong Đại hội lần thứ 17 (chiếm 70%) phần lớn xuất thân từ công nhân, đã bị bắt và bị kết tội là “kẻ thù của nhân dân“. 1108 (một ngàn một trăm lẻ tám) người trong số 1956 đại biểu đã dự Đại hội ĐCSLX lần thứ 17 (chiếm 57%) đã bị bắt và bị kết tội “Phản cách mạng“ do bất đồng với đường lối chính sách của Stalin.
Tháng 6 năm 1937, Thứ trưởng quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Hồng quân, Nguyên soái Tukhachepsky và 7 đại tướng đã bị gán tội làm gián điệp cho nước ngoài và tất cả đều đã bị xử bắn (về sau đã được minh oan).
Các vụ án đã được thẩm tra lại. 3 (ba) trong số những vụ án đó đã được đọc trong báo cáo mật của Khrushop là 3 vụ án của Ây-khê, Rútduxtắc và Rođenblum.
Ây-khê là uỷ viên dự khuyết Bộ chính trị, bị bắt ngày 29/4/1938 mà không có lệnh bắt của công tố viên. Ây-khê bị tra tấn và bị buộc ký vào biên bản làm sẵn, thú tội “đã hoạt động chống lại chính quyền Xô Viết“. Ngày 01/12/1939 Ây-khê viết thư cho Stalin. Trong thư Ây-khê viết: ”Tôi không phạm tội gì trong tất cả những tội người ta đã gán cho tôi. Sự thật là tôi không chịu nổi sự hành hạ của Ushakốp và Nhicôlaép (người của Bộ Nội vụ). Ushakốp biết tôi bị gãy xương sườn chưa lành hẳn nên hắn gây cho tôi đau đớn khủng khiếp khi hắn thẩm cung và bức tôi phải thú tội những tội do Ushakốp đọc cho tôi viết“. Phiên toà xử Ây-khê vào ngày 02/2/1940. Trước Toà, Ây-khê không nhận bất kỳ tội nào và tuyên bố: ”Tất cả cái gọi là lời thú tội của tôi không có 1 từ nào là sự thật. Tôi tuyên bố trước Toà là tôi vô tội“. Nhưng Ây-khê vẫn bị hành quyết vào ngày 04/2/1940.
Rútduxtắc là uỷ viên dự khuyết Bộ chính trị, chủ tịch uỷ ban kiểm tra trung ương. Rúduxtắc có ý kiến bất đồng với Stalin. Stalin thành kiến đến mức không muốn nói chuyện với Rútduxtắc và Rutduxtắc đã trở thành nạn nhân của sự độc đoán của Stalin. Rutduxtac bị bắt. Trước Toà án quân sự, Rútduxtắc tuyên bố: ”Trong Bộ nội vụ có một trung tâm chuyên bịa đặt ra các vụ án buộc những người vô tội phải nhận những tội mà họ không bao giờ vi phạm. Những phương pháp điều tra của trung tâm này đã cưỡng ép người ta phải dối trá vu khống cho những người hoàn toàn vô tội, chưa kể đến chuyện vu khống cho những người đã bị buộc tội“. Phiên Toà chỉ xử Rutduxtắc trong 20 phút. Rútduxtắc bị kết án tử hình và đã bị xử bắn.
Theo Khrushop, vụ án Ây-khê và Rútduxtắc đã được thẩm tra lại và 2 ông đã được phục hồi danh dự.
Vụ án Rodenblum còn bỉ ổi hơn nhiều. Rodenblum bị bắt và bị gọi vào Văn phòng của Dukốpski (người của Bộ nội vụ). Dukốpski hứa sẽ trả tự do cho Rodenblum với điều kiện khi ra trước Toà, Rodenblum thú nhận có tội “hoạt động phá hoại, gián điệp và gây rối do 1 trung tâm khủng bố ở Leningrad tổ chức vào năm 1937”. Dukốpski nói Bộ nội vụ sẽ biên soạn sẵn cho Rodenblum một sơ đồ các chi nhánh của trung tâm khủng bố đó. Rodenblum phải thuộc để trả lời các câu hỏi của Toà án sẽ đưa ra. Nếu Rodenblum khai báo với Toà đúng như Bộ nội vụ đã biên soạn sẵn thì họ sẽ chu cấp cho Rogenblum suốt đời. Ngược lại thì Rodenblum sẽ mất mạng.
Cũng theo báo cáo mật của Khrushop, Stalin không chỉ đàn áp, tước bỏ quyền dân chủ xã hội của người dân nước cộng hoà liên bang xô viết. Stalin còn đày đoạ nhiều dân tộc trong liên bang xô viết. Năm 1943, Stalin đã ra quyết định buộc toàn bộ dân tộc Karachai và dân nước cộng hoà tự trị Kan-mức phải bị đuổi đi khỏi lãnh thổ họ đang sinh sống vì họ bất đồng với chính sách của Stalin. Năm 1944, toàn dân nước cộng hoà tự trị Banca cũng chịu chung số phận như dân tộc Karachai và dân tộc Kan-mức.
Bản báo cáo mật này của Khrushop có tên là “Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó“.
Vì Khrushop quan niệm “không được giặt quần áo bẩn trước mắt kẻ thù“, nên khi đó nguyên nhân đích thực của vấn đề này vẫn chưa được giải thích rõ. Sau khi Đại hội ĐCS Liên Xô lần thứ 20 kết thúc, một câu hỏi được tiếp tục tranh luận trong nhiều Đảng cộng sản ở Phương Tây là: ”Tại sao cách mạng vô sản đã được thực hiện ở Liên Xô. Ở đó giai cấp tư sản đã bị xoá bỏ. Giai cấp vô sản đã trở thành giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa mà ở đó lại tồn tại chế độ độc tài toàn trị tàn bạo như vậy?”.
Để tìm câu trả lời đích thực, các nhà sử học đã tìm ở thực trạng xã hội Liên Xô vào thời điểm đó, khi Lênin mất vào năm 1924 và Stalin trở thành người kế tục. Như Lênin đã viết trong bài “Thà ít mà tốt“ (Lênin toàn tập, tập 45) rằng: ”Chúng ta chưa đủ văn minh để có thể trực tiếp chuyển lên chủ nghĩa xã hội“ (theo lý tưởng nhân đạo nguyên thuỷ của Marx) thì Stalin chính là 1 trong những con người chưa đủ văn minh như vậy.
Mặt khác, chế độ chính trị toàn trị độc tài dựa trên chuyên chính vô sản đã đem lại rất nhiều đặc quyền đặc lợi cho 1 giai tầng mới hình thành ở Liên Xô là giai tầng của những quan chức quan liêu xuất thân từ các đảng viên cộng sản trong bộ máy Đảng và Nhà nước Liên Xô, đang độc quyền lãnh đạo và cầm quyền, mà theo Lênin viết trong phần 3, bài: ”Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết“, khi ông đã thức tỉnh thì đó là những kẻ bịp bợm, những kẻ bất tài, những kẻ lười biếng ăn bám, những kẻ vô lương tâm trong số các Thủ trưởng đang bám vào Chính quyền xô viết để mong trở thành các “ngôi sao“ trong nghề ăn cắp của công.
Để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của họ, họ phải ra sức bảo vệ chế độ chính trị đó. Họ phải vun đắp uy danh cho người đứng đầu là Stalin. Họ đã dùng mọi cách tô vẽ để biến Stalin thành con người nhân hậu, thông hiểu mọi thứ trên đời như một vị thánh sống, đủ trí tuệ suy nghĩ thay cho mọi người, có thể làm bất kỳ việc gì mà không bao giờ mắc sai lầm trong thực tiễn, rồi núp bóng của Stalin để duy trì các đặc quyền, chống lại những đòi hỏi của nhân dân về dân chủ xã hội và chủ nghĩa Mác nguyên thuỷ đã bị biến dạng.
Trong xã hội Liên Xô thời điểm đó, ai phê bình Stalin là chống lại Lãnh tụ, chống lại Lãnh tụ là chống Đảng mà chống Đảng tức là chống chủ nghĩa xã hội, phải chuyên chính vô sản, phải bị tiêu diệt. Quyền lực của Stalin không bị kiểm soát dẫn đến ngày càng lạm quyền. Khi uy thế và quyền lực của Stalin đã vượt quá giới hạn mà những kẻ xu nịnh và tâng bốc mong muốn thì chính họ cũng bị trở thành nạn nhân của những trò hề do chính họ tạo ra, rồi bất kỳ ai bất đồng ý kiến với Stalin đều bị kết tội là “kẻ thù của nhân dân“ và bị Stalin trừng phạt.
Theo Thủ tướng Nga Putin thì “những người bị thảm sát là những người con ưu tú nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó“. Vì thế, như Khrushop đã đọc trong báo cáo mật: sự phát triển của mọi ngành hoạt động, từ kinh tế – xã hội đến hoạt động văn hoá trong xã hội Liên xô khi đó đều bị tê liệt. Hệ thống lãnh đạo được áp dụng ở Liên Xô trong những năm cuối đời của Stalin đã trở thành vật chướng ngại đối với con đường phát triển của xã hội Liên Xô.
Trong ngày kỷ niệm 65 năm chiến thắng chống phát xít, Tổng thống Nga Metvedep nói “Stalin đã phạm nhiều tội ác chống lại nhân dân và không thể tha thứ. Dù từng cá nhân có quyền đánh giá khác nhau về Stalin thì quan điểm của Nhà nước Nga hiện nay là Chủ nghĩa Stalin không thể quay lại trên nước Nga nữa“.
Bản báo cáo mật của Khrushop đã mở đầu cho trào lưu đấu tranh chống lại chế độ toàn trị độc tài trong các quốc gia thuộc phe xã hội chủ nghĩa và cuối cùng đã làm thay đổi bộ mặt chính trị trên hành tinh như ngày nay chúng ta đang sống.
Trong suốt 30 năm ở thời kỳ chiến tranh lạnh, nhiều Lãnh tụ cộng sản đã sùng bái Stalin và tỏ ra trung thành với chủ nghĩa Stalinít. Ở Việt Nam, Tố Hữu, uỷ viên Bộ chính trị ĐLĐVN đã làm thơ tâng bốc Stalin: ”Yêu biết mấy nghe con tập nói. Tiếng đầu lòng con gọi Stalin. Thương cha, thương mẹ, thương chồng. Thương mình thương một, thương ông Stalin thương mười”. Đến năm 1958, khi bản báo cáo mật của Khrushop được tiết lộ rộng rãi, dân chúng các nước Balan, Hungarie, Tiệp khắc đã đập phá các tượng đài của Stalin. Nhiều Đảng Cộng sản Châu Âu như Pháp, Italia, Tây Ban Nha một thời tôn sùng chủ nghĩa Stalinít, nhưng từ sau Đại hội ĐCS Liên Xô lần thứ 20, không còn ai muốn nhắc đến cụm từ “Stalinít“ nữa. Từ tháng 2 năm 2013, Đảng cộng sản Pháp đã bỏ biểu tượng búa liềm trên thẻ Đảng tượng trưng cho nền chuyên chính vô sản. Đến nay hầu hết các Đảng Cộng sản Châu Âu và Đảng cộng sản Nhật đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản Mácxít-Leninít, chuyển sang Chủ nghĩa cộng sản Châu Âu, có tên gọi là Eurocommunism, gần gụi với Chủ nghĩa Xã hội dân chủ.
Nguồn tư liệu: Lược trích báo cáo mật của N.S. Khrushop đọc tại Đại hội Đảng cộng sản Liên Xô lần thứ 20, tiêu đề “Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó“, bản tiếng Việt của Việt Nam thư quán (http://vnthuquan.net).
THEO Phan Vĩnh Hựu

Đảng và nhà nước Việt Nam lại làm chuyện tréo ngoe: Vay tiền xây Viện Kỹ thuật Hạt nhân trị giá 10 ngàn tỷ

Trong thời gian qua và nhất là chỉ mới cách đây vài tuần lễ, vào đầu tháng 08, trên khắp các tờ báo giấy và báo mạng của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam trong lúc tường trình về kế hoạch “trình báo cáo khả thi dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận cuối năm nay” cho biết rằng Nga sẽ tài trợ Việt Nam để tập đoàn Rosatom xây cất một Viện Kỹ Thuật Hạt nhân tân tiến đầu tiên với trị giá khoảng 500 triệu USD, tương đương khoảng 10 ngàn tỷ đồng Việt Nam. Đại diện Rosatom còn cho hay viện này là một viện Hạt nhân đầu tiên do Rosatom Nga xây dựng tại nước ngoài.
Người đọc tin này cứ ngở rằng Nga và Rosatom đứng ra tài trợ toàn bộ dự án xây cất viện hạt nhân này, và phía Việt Nam không phải tốn tiền, theo đúng nghĩa của hai chữ “tài trợ = cho không”. Thôi, dù cho nước mình nghèo, các em nhỏ ở những vùng quê phải lội sông vượt suối đến trường đề tìm ba cái chữ – chòi thì đúng hơn mái trường – được một tập đoàn Nga nó hảo ý chung chi đến cả vạn tỷ đồng xây “chùa/free” viện này viện nọ mình cứ nhận đi trước cái đã, dầu sao đó cũng là tiền mồ hôi nước mắt của 90 triệu dân mình nằm trong món tiền hơn chục tỷ USD chung chi cho dự án nhà máy điện hạt nhân, coi như tiền “khuyến mải” hay “lại quả”, sau này có gì còn tháo bán sắt vụn  gở gạt. Nếu mình làm anh hùng rơm, thanh liêm không thèm tham nhũng, không nhận số tiền “lại quả” tính trong số tiền phải trả Rosatom cho một món hàng hời trên dưới 20 tỷ USD (400 ngàn tỷ đồng) thì chỉ toi bị thiệt thòi.

Đùng một cái, ngày 17/08/2013 trên trang báo Tuổi Trẻ, phiên bản tiếng Anh, đăng tin: “Vietnam to build 500 mln nuclear centre in late 2015” -   Việt Nam xây trung tâm hạt nhân trị giá 500 triệu USD vào cuối năm 2015. Điểm đặc biệt của bản tin này là nó lại trái ngoe với những tin tức mà báo chí và các cơ quan truyền thông của đảng và nhà nước đã đăng từ trước đến nay, chí phí cho dự án xây cất trung tâm nghiên cứu hạt nhân này thực ra là tiền vay 500 triệu USD với lãi suất cắt cổ 5%/năm từ chính phủ Nga chứ không phải là do tập đoàn Rosatom bảo trợ.
Thật hởi ôi! Việt Nam đã từng bị bọn tập đoàn bán máy điện hạt nhân dõm Rosatom lừa một vố vĩ đại giá hơn chục tỷ USD cho một nhà máy điện “địa ngục” hạt nhân với nguy cơ sẽ đẩy toàn dân Việt vào hố đen của nạn diệt chủng một khi có thảm họa hạt nhân tương tự như Chernobyl hay Fukushima, nay lại còn bị bồi thêm một đòn lừa 500 triệu USD xây Viện hạt nhân “hiện đại” để nghiên cứu (?).

Đất nước Việt Nam nghèo muốn rớt mồng tơi, cái học của các cháu, cái ăn cái mặc căn bản của dân lo chưa xong, trường học các nơi thôn quê xa thành phố là những cái chòi tranh vách phên vách nứa bốn phía trống trơn, các em phải đu dây, lội sông vượt suối đánh đổi mạng sống để  tìm 3 cái chữ, cơ xưởng công kỹ nghệ thì thấp kém đến nổi bồ lon ốc vít chưa làm được nên thân nên  hình mà lại đua đòi làm viện nghiên cứu nguyên tử hạt nhân trị giá hằng vạn tỷ đồng tiền đi vay rồi tốn nhiều tỷ mỗi năm để bảo quản. Đây là một việc làm theo phong cách nghèo chơi sang, dốt chơi chữ, nhà tranh vách đất mà trong nhà chưng một dàn tủ chứa đầy đủ bộ sách tự điển bách khoa toàn thư mạ vàng.
Có lẽ đây là phong cách của đảng cộng sản, chơi nổ để chứng minh sư “ưu việt” của chế độ cộng sản Việt Nam so với chế độ tư bản đang dãy chết, như trường hợp bay một lèo lên vũ trụ của “phi hành gia” Phạm Tuân năm 1960, xây Trung tâm vũ trụ hiện đại hàng đầu ĐNA ngốn khoảng 700 triệu USD (15 ngàn tỳ đồng), v.v.
Đây là việc làm rất sai trái và cần phải bị quyết liệt phê phán và lên án trước công luận. Đảng cộng sản và nhà nước cần thiết phải ngưng ngay việc làm thật sự quá phung phí này, không được phép đem tương lai của đất nước và sinh mạng của dân chúng ra làm trò đùa để bôi son trét phấn, để thỏa mãn tham vọng của đảng và các nhóm lợi ích.
Để có thể chận đứng kịp thời được việc này thật qúa lố lăng này, đất nước Việt Nam cần thiết phải có các tổ chức đối lập với nhà nước cộng sản Việt Nam làm đối trọng  để người dân có quyền kiểm tra, kiểm soát những việc làm của chính quyền mà dưới một chế độ độc đảng toàn trì mọi tần lớp người dân không thể nào có được.
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
===
A researcher is seen standing in the laboratory at a nuclear research center in the Central Highlands city of Da Lat in this April 12, 2013 photo illustration.
Tuoi Tre
Vietnam will start the construction of a nuclear technology center, possibly in the Central Highlands, which will cost half a billion dollars in two years, an atomic energy official told Tuoi Tre on Thursday. 
The Ministry of Science and Technology has been assigned to steer a project to build the Nuclear Science and Technology Center with consultation from Russian experts, Tran Chi Thanh, director of the Vietnam Atomic Energy Institute, said at a conference on nuclear technology in the southern province of Ba Ria-Vung Tau.
Funding will come from loans worth US$500 million provided by the Russian government, Thanh said, adding that feasibility studies and site selection are under way.
“Work on the project will probably begin in late 2015, under favorable conditions, and we have proposed building it in the Central Highlands city of Da Lat,” Thanh said.
Thanh lamented that Vietnam has not paid proper attention to the training of skilled workers for the nuclear power sector even though it aims to develop nuclear power plants in the central region.
There are no nuclear power experts, nor is there a specific strategy for training personnel for this industry at the moment, he pointed out, suggesting that the government should invest more in science and technology in order for the vision of nuclear power to be realized.
The Vietnamese government has approved a plan to put five nuclear power plants into operation in the central region between 2020 and 2030, given forecasts that the country will face a serious shortage of power by 2020.
Construction of the first two plants is expected to begin late next year and be completed by 2022, with power starting to be generated in late 2020.
Vietnam has decided to use Russian technology for the first facility and Japanese expertise for the other.

Báo cáo đại tá Trần Sơn Hà!

Đại tá Phó Cục trưởng cục CSGT (C67) Bộ công an Trần Sơn Hà ký văn bản 1042 nói về nội dung cấm giả danh nhà báo quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, trong đó đoạn:
“Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát (TTKS), xử lý vi phạm (XLVP) khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.”
Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”, làm dậy sóng dư luận, tựu trung là được hiểu như cấm nhà báo, và công dân quay phim chụp ảnh các hoạt động của CSGT trên đường.
Sau khi các báo chất vấn, đại tá Hà, sau đó là đại tá Tuấn ( cũng cục phó C67) đều trả lời không cấm nhà báo quay phim chụp ảnh, và không cấm người dân quay phim chụp ảnh: “Theo tinh thần văn bản này có thể hiểu, người dân hoàn toàn được tự do ghi âm ghi hình CSGT ở những địa điểm không có biển cấm quay phim chụp ảnh. CSGT đang thực thi công vụ chứ không phải riêng tư nên người dân không cần phải xin phép”..
Tóm lại là nhà cháu đầu óc sáng suốt lắm nhưng không hiểu nội dung văn bản cấm rồi trả lời thì không cấm là như thế nào.
Báo cáo các đại tá:
1. Việc mạo danh nhà báo thì đã có pháp luật trừng trị. Còn việc công dân quay phim chụp ảnh để vì động cơ tiêu cực, động cơ bôi nhọ, động cơ bóp méo sự thật, động cơ xuyên tạc sự thật thì khi có chứng cứ, chẳng cần văn bản này thì pháp luật cũng sẽ trừng trị. Cho nên nói phát hành văn bản này để cấm mạo danh nhà báo hay cấm những hành vi công dân cố tình bôi nhọ, làm xấu hình ảnh cảnh sát giao thông là thừa.
2.Nếu nói, chỉ được quay phim chụp ảnh ở những địa điểm không có biển cấm quay phim chụp ảnh thì quá đúng, pháp luật đã quy định rất rõ tại Quyết định 160 từ năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định, khu vực cấm quay phim chụp ảnh phải đảm bảo 2 điều kiện. Đó phải là khu vực cụ thể bị cấm theo quy định và phải có biển cấm.
Các khu vực cụ thể bị cấm như là: các khu quân sự, khu công an, doanh trại quân đội nhân dân, doanh trại công an nhân dân, kho vũ khí của quân đội nhân dân, công an nhân dân; Các kho dự trữ chiến lược quốc gia;…
Khi có tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và trong trường hợp có thảm họa do thiên nhiên, con người, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô lớn, đe dọa nghiêm trọng, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của nhân dân, Nhà nước, mà Nhà nước chưa ban bố tình trạng khẩn cấp thì Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW được quyền xác định khu vực cấm, địa điểm cấm tạm thời đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài”.
Cho nên tất cả những chốt, những vị trí làm việc suốt tuyến đường của cảnh sát giao thông chắc chắn không nằm trong quy định cấm quay phim chụp ảnh, nói rõ ra thế để tránh trường hợp, chốt cảnh sát giao thông ở đâu thì tùy tiện đặt biển cấm quay phim chụp ảnh là không có được đâu thưa đại tá.
3.Đại tá ở một cơ quan thực thi pháp luật, điều tối thiêu đại tá cần biết là bất cứ một văn bản nào phát hành cũng không và không thể “qua mặt” các bộ luật đã quy định. Đại tá có thể ra văn bản trong khuôn khổ cán bộ chiến sĩ do Cục của Đại tá quản lý, khi đụng đến công dân, nhà báo là nhảy vọt quá xa quyền được phép đấy đại tá ạ.
4.Và nói hết ra thế, để nói câu cuối, văn bản này không có ý nghĩa gì nữa. Vì như thế thì nhà báo hay công dân có quyền( như vốn là thế) giám sát mọi hoạt động của cảnh sát giao thông cả việc quan sát, quay phim, chụp ảnh, ghi âm.
Và việc cần làm lúc này là gì? Thu hồi văn bản. Thế thôi.
Đúng không ạ?
Báo cáo đại tá, hết.
Theo Nguyễn Quang Vinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét