Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Tin ngày 20/8/2013 - ĐỘC ĐẢNG VẪN TỐT@!

‘Độc đảng vẫn tốt’

Quyền quyết định các vấn đề tối cao ở Việt Nam nằm trong tay Quốc hội hay Bộ Chính trị?
Một trong những cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ đòi hỏi đa đảng – đáp lại cuộc vận động mới nhất để thành lập một đảng đối lập ở Việt Nam trong những ngày vừa qua.
Tuy nhiên, chưa thẩy báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận số một của Đảng, lên tiếng gì về chuyện này.
Trước đó, ông Lê Hiếu Đằng, một cựu cán bộ của Đảng từng làm lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc ở thành phố Hồ Chí Minh, đã kêu gọi thành lập một đảng mới ở Việt Nam với tên gọi Đảng Dân chủ-Xã hội.
Ông Đằng đưa ra đề xuất này sau những ngày suy nghĩ trên giường bệnh – khi ông đang tịnh dưỡng sau cơn trọng bệnh.
Bộ tứ quyền lực tối cao ở Việt Nam
Bộ tứ quyền lực tối cao ở Việt Nam
Quốc hội ở trên Đảng?
Chỉ hai ngày sau, báo Quân đội nhân dân đã có phản hồi với bài xã luận ‘Đôi điều với tác giả ‘Viết trên giường bệnh’’ của tác giả ký tên là Trọng Đức.
Bài xã luận được đăng trong chuyên mục ‘Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình’ hôm Chủ nhật ngày 18/8.
Lâu nay Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chủ trương ‘một mình một chợ’ để nắm trọn quyền lực ở đất nước này, do đó việc các cơ quan ngôn luận của Đảng lên án việc đa nguyên đa đảng không phải là điều gì mới mẻ.
Tác giả giãi bày cả thảy 4 điều muốn nói với ông Đằng, trong đó điều quan trọng nhất là điều thứ hai: bác bỏ đòi hỏi đa nguyên đa đảng của ông Đằng.
Lập luận chủ yếu của tác giả Trọng Đức để bảo quyền thống trị tuyệt đối của Đảng là quyền lực cao nhất ở Việt Nam là không phải của Đảng mà ‘thuộc về nhân dân thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội’.
“Quốc hội Việt Nam do toàn thể nhân dân Việt Nam bầu ra để thay mình thực hiện quyền lực Nhà nước,” bài xã luận viết, “Do vậy, quyết định của Quốc hội thể hiện tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân.”
Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng lâu nay Quốc hội Việt Nam chỉ thực hiện theo mệnh lệnh của Đảng và mặc dù Quốc hội trên danh nghĩa là do dân bầu nhưng những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Quốc hội đều do Bộ Chính trị của Đảng quyết định.
Mặt khác, mặc dù Dự thảo Hiến pháp sửa đổi vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến người dân và vẫn chưa được Quốc hội thông qua nhưng tác giả bài xã luận đã khẳng định rằng ‘việc duy trì Điều 4 Hiến pháp năm 1992 theo quyết định của Quốc hội, do vậy, cũng thể hiện đúng nguyện vọng của nhân dân’.
Mặc dù chính quyền nói 'phục vụ nhân dân' nhưng nông dân Việt Nam thường xuyên biểu tình đòi quyền lợi
Không rõ có phải tác giả dự đoán trước rằng Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam chắc chắn sẽ được thông qua hay không.
‘Dân chủ độc đảng’
Một lập luận nữa mà bài xã luận đưa ra là ‘độc đảng vẫn dân chủ’ miễn là bản chất đảng cầm quyền phục vụ giai cấp nào.
Từ đó tác giả khẳng định bản chất chế độ độc đảng ở Việt Nam là ‘phục vụ nhân dân’.
“Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đem lại những quyền lợi cơ bản cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động,” bài xã luận viết.
Tuy nhiên, những người bất đồng với chế độ cũng đã chỉ ra rằng chế độ độc đảng hiện nay ở Việt Nam, do nhân dân không có quyền kiểm soát thật sự, chỉ phục vụ cho lợi ích có tầng lớp thống trị nắm quyền hành trong tay.
Mặc khác, trong xã hội Việt Nam hiện nay đang có sự chia rẽ giữa đa số người dân lao động có đời sống khó khăn với những cán bộ giàu có và nhiều đặc quyền đặc lợi.
“Đâu có phải cứ đa nguyên, đa đảng là tự nó đã có dân chủ? Đa đảng đối lập ở Việt Nam lúc này, có đúng như các "nhà dân chủ" đã vẽ ra, là sẽ làm cho đất nước dân chủ hơn, phát triển hơn, đời sống nhân dân tốt đẹp hơn?,” bài xã luận phản bác.
Ngoài ra tác giả Trọng Đức cũng nêu ra một số luận điểm rằng ‘Đảng Cộng sản Việt Nam không hề có hành động gì gọi là ‘bức tử’ những đảng khác’ và ‘nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất của mình’ mà không hề đưa ra dẫn chứng chứng minh.
Bài xã luận chỉ đề cập đến ông Đằng là ‘tác giả Lê Hiếu Đằng’ mà không cho biết ông Đằng là ai. Bài báo cũng không hề một lần nhắc đến ông Đằng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có 45 năm tuổi Đảng.
(BBC)

  • Liên Hiệp Quốc đến Syria điều tra vũ khí hóa học (RFI) - Đến Damas vào hôm qua, các chuyên viên điều tra của Liên Hiệp Quốc đã bắt tay vào việc ngay hôm nay, 19/08/2013. Mục tiêu là tìm hiểu xem vũ khí hóa học đã được dùng đến hay không, lúc nào và ở đâu. Họ sẽ đến 3 thành phố, trong khi các nước phương Tây nêu đến 13 địa điểm bị tình nghi là nơi đã sử dụng đến loại vũ khí này.
  • Nga và Nhật chuẩn bị đàm phán về tranh chấp lãnh thổ (RFI) - Đại diện ngoại giao hai nước Nga và Nhật Bản đã gặp nhau hôm nay 19/08/2013 tại Matxcơva để khởi động lại cuộc đàm phán về tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Kuril. Hồ sơ này đã khiến cho hai bên không ký được hiệp ước hòa bình từ sau thế chiến thứ hai đến nay.
  • Năm 2050: Sài Gòn trong nhóm thành phố ven biển thiệt hại vì lụt (RFI) - Đến năm 2050, 136 thành phố ven biển lớn trên thế giới có thể sẽ bị thiệt hại tới một nghìn tỷ đô la Mỹ bởi lũ lụt nếu không có các biện pháp đối phó quyết liệt. Thành phố Hồ Chí Minh cũng được xếp trong nhóm đầu rủi ro cao. Đây là một số liệu cảnh báo đáng ngại trong một nghiên cứu do các chuyên gia thuộc Ngân Hàng Thế Giới tiến hành vừa được công bố ngày hôm qua 18/08/2013.
  • Câu lưu bạn đời nhà báo, Luân Đôn bị chỉ trích dữ dội (RFI) - Chính quyền Anh Quốc vào hôm nay, 19/08/2013 đã gồng mình chịu đựng những lời chỉ trích sau vụ câu lưu người bạn đời của nhà báo đã tiết lộ các tài liệu mật mà cựu kỹ thuật viên tình báo Mỹ Edward Snowden nắm trong tay. Ông David Miranda, người Brazil, bạn đời của nhà báo Glenn Greenwald viết cho nhật báo Anh The Guardian, đã bị câu lưu để thẩm vấn trong 9 tiếng đồng hồ tại phi trường quốc tế Luân Đôn.
  • Vụ 'Bạc Hy Lai': Thêm một nhân vật liên quan từ chức (RFI) - Hãng tin AFP hôm nay 19/8/2013, dẫn nguồn tin từ báo chí Trung Quốc cho hay, vị bác sĩ pháp y, người tham gia vụ án vợ ông bạc Hy Lai bà Cốc Khai Lai vì tội giết người, đã xin từ chức. Việc bất ngờ từ chức của vị bác sĩ pháp y, nhân vật quan trọng trong vụ án Cốc Khai Lai được thông báo trong lúc phiên tòa xử Bạc Hy Lai đang chuẩn bị mở vào ngày 22/8 tới đã gây không ít suy luận trong dư luận.
  • Ukraina bị Nga gây khó dễ vì xích gần Châu Âu (RFI) - Phải chăng Nga và Ukraina đang bước vào một cuộc chiến tranh kinh tế ? Doanh nhân Ukraina hiện đang than phiền họ gặp rất nhiều khó khăn để đưa hàng hóa vào Nga. Về phần mình, Matxcơva cũng không phủ nhận là đã tăng cường kiểm soát hải quan. Giới phân tích xem đây không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một lời cảnh cáo của Nga nhắm vào nước láng giềng vừa loan báo tăng cường quan hệ với Tây Âu.
  • Mỹ - Hàn tập trận chung (RFI) - Hàn Quốc và Hoa Kỳ hôm nay 19/08/2013 đã khởi động cuộc tập trận chung thường niên, Ulchi Freedom Guardian, với chủ đề chống lại một cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên. Mở ra vào lúc quan hệ liên Triều bớt căng thẳng, cuộc diễn tập lần này chưa thấy bị Bình Nhưỡng đả kích dữ dội như các cuộc tập trận khác trong thời gian gần đây.
  • Biển Đông: Philippines tin tưởng sự đoàn kết của ASEAN (RFI) - Theo báo chí Philippines hôm nay, 19/08/2013, trong một nhận định về kết quả cuộc họp kín trong hai ngày 14-15/08 vừa qua tại Thái Lan, Ngoại trưởng Philippines, đã tỏ ý lạc quan về khả năng ASEAN có được lập trường thống nhất để đàm phán với Trung Quốc về bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông. Thái độ tin tưởng của Ngoại trưởng Philippines được biểu lộ vào lúc nước này đang bị Trung Quốc tập trung công kích và cô lập trên vấn đề Biển Đông.
  • Quân đội Ai Cập: "không lùi bước" trước bạo lực (RFI) - Sau những vụ bạo lực trong năm ngày qua làm gần 800 người thiệt mạng, chỉ huy quân đội Ai Cập, tướng Abdel Fattah al Sissi tuyên bố là Ai Cập << sẽ không nhượng bộ >> trước các hành động bạo lực của những phần tử khủng bố. Hôm qua, 18/08/2013, tại Cairo, phát biểu trước hàng trăm sĩ quan quân đội và cảnh sát, người hùng mới của Ai Cập, chỉ huy quân đội đầy thế lực, tướng al Sissi đã khẳng định là sẽ có những đáp trả mạnh mẽ hơn trước việc các phần tử Hồi giáo đã lựa chọn bạo lực.
  • Cảnh sát Ai Cập thiệt mạng (BBC) - 24 cảnh sát Ai Cập bị giết tại bán đảo Sinai, nơi đã thường xuyên xảy ra các vụ tấn công lực lượng an ninh.
  • Công an ném em bé nứt sọ ở TQ (BBC) - Một công an ở Trung Quốc bị điều tra hình sự vì đã ném một bé gái 7 tháng tuổi xuống đất do ‘tưởng là búp bê’.
  • Người tị nạn Syria tràn vào Iraq (BBC) - Hàng ngàn người tị nạn Syria đã đổ vào vùng Kurdistan của Iraq, một trong những làn sóng di dân lớn nhất từ khi có khủng hoảng.
  • Hôn lễ đồng tính ở New Zealand (BBC) - Các hôn lễ đồng tính đầu tiên diễn ra ở New Zealand sau khi nước này trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa việc này.
  • Người Việt và định mệnh dân chủ (BBC) - Các sự kiện chính trị mới nhất tại Việt Nam đòi hỏi các bên phải tỉnh táo đánh giá cơ hội và thách thức của con đường dân chủ hóa.
  • Mang món ăn Việt đến London (BBC) - Một đầu bếp ngoại quốc nhiều năm sống và làm việc ở Việt Nam dự định sẽ mang ẩm thực Việt sang thủ đô Anh quốc.
  • Động vật biển Scotland (BBC) - Đang có đề xuất thành lập các khu vực bảo vệ động vật biển ngoài khơi Scotland.

Tổng thư ký đảng Vì dân bị mưu sát ở Cambodia

Vào sáng ngày 18/08/2013 ông Nguyễn Công Bằng đã bị một người lạ tấn công và đâm nhiều nhát dao vào vùng ngực trái khi ông đang đi vào một khu chợ bình dân. Nhờ sự chống trả mãnh liệt, ngực của ông chỉ bị đâm thủng 3 lỗ. Ngay sau đó, ông đã được đưa đi bệnh viện cấp cứu, được biết tình trạng sức khoẻ ổn định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét