Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Tin ngày 22/7/2013 - Vận mệnh dân tộc nằm trong tay ai?

Vận mệnh dân tộc nằm trong tay ai?

Người Việt chúng ta trong xã hội đương đại, liệu có thể nào gieo những… hạt khó phát triển, để gặt hái một mùa vàng nước Việt trong tương lai?
Chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày kỷ niệm những người lính đã dấn thân cho độc lập, tự do của Tổ quốc- Ngày Thương binh- Liệt sĩ 27/7.
Thì trong tuần, có hai sự kiện, dư âm của nó để lại cho xã hội không ít suy ngẫm, dù cái kết có vẻ có hậu.

Cao, thấp và…kỷ luật
Sự kiện thứ nhất, đó là sau cuộc lấy phiếu tín nhiệm 47 nhân sự cấp cao của Quốc hội (khóa XIII), đến lượt các địa phương lần lượt hoàn thành cuộc lấy phiếu tín nhiệm của tỉnh mình.
Có vẻ có hậu, bởi kết quả cho thấy, không quan chức nào bị tín nhiệm thấp đến mức rơi vào vòng nguy hiểm, phải xem xét các bước xử lý tiếp theo.
“Có hậu” nhất, là đội ngũ cán bộ các HĐND, mức tín nhiệm khá cao, phổ biến đứng đầu bảng, so với nhóm cán bộ chính quyền (UBND), cán bộ lãnh đạo các ngành, các sở, nhóm mà sự “đụng chạm” về an sinh xã hội với người dân, diễn ra ở tất cả lĩnh vực.
Sự kiện thứ hai không hẹn mà gặp, là việc hàng chục quan chức cấp tỉnh, cấp ngành, cấp sở bị kỷ luật.
Mức kỷ luật cao nhất là cách chức Tỉnh ủy viên đối với một vị nguyên là Tỉnh ủy viên, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội một tỉnh. Người có chức vụ cao nhất là một vị Bộ trưởng một bộ phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Còn lại các quan chức từ Chủ tịch UBND trở xuống đến các cán bộ các ngành, các cấp, các sở đều ở mức kiểm điểm, khiển trách, phê bình rút kinh nghiệm.
Hai sự kiện- lấy phiếu tín nhiệm, và kỷ luật các quan chức- khác nhau về bản chất, nhưng đều có phần “giao thoa” ở mục đích. Đó là có tính chất “cảnh tỉnh, răn đe”, nhắc nhở các quan chức- những “công bộc” của dân ý thức về bổn phận người lãnh đạo
Nhưng cũng giống như ở sự “nhờn” (hay cam chịu) của người dân với vấn nạn tham nhũng, kết quả có hậu của các cuộc lấy phiếu tín nhiệm ở địa phương hay kết quả kỷ luật các quan chức mới đây, dường như đã không gây được nhiều…ấn tượng trong tuần với người dân. 
Phải công nhận, các cuộc lấy phiếu tín nhiệm các cấp đã là tín hiệu bật…“đèn xanh” cho sinh hoạt dân chủ, từ nghị trường bước ra đời sống. Kết quả đầu tiên tại nghị trường cho thấy sự độc lập về tư duy, nhận thức của các đại biểu. Đó là điều đáng mừng nhất.
Nhưng ở cả hai cuộc lấy phiếu, rút cục, cho thấy không một quan chức nào “rơi vào vòng nguy hiểm”, thì điều đó, có phản ánh trung thực không? Câu hỏi này, không thuộc về người dân, mà thuộc về những quan chức được bỏ phiếu, về chính những người trong cuộc bỏ lá phiếu.
Có điều, nếu những năm sau, kết quả tín nhiệm vẫn tiếp tục là những tỷ lệ đẹp… như lá phiếu, thì nói theo cách của ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, sẽ trở nên hình thức và nhàm chán (TP, ngày 15/7). Đáng sợ hơn cả sự nhàm chán, người dân sẽ không tin vào một chủ trương nghiêm túc. Vì sao?
Vì ngay từ đầu, bản thân sự trung dung của “ba tiêu chí” Tín nhiệm, tín nhiệm cao, và tín nhiệm thấp đã góp phần không nhỏ vào… thái độ trung dung, vào nền tảng ứng xử vốn “dĩ hòa vi quý” của người Việt xưa nay. Vô tình, làm loãng thái độ cần sòng phẳng, cần thẳng thắn của người bỏ phiếu.
Mặt khác, ba tiêu chí này có phần “đi” không giống với quy định hiện hành của Hiến pháp về việc bỏ phiếu tín nhiệm, mà theo ông Vũ Mão, thực chất phải là bỏ phiếu bất tín nhiệm với những người không làm tròn nhiệm vụ.
Những cái được và chưa được của các cuộc lấy phiếu tín nhiệm hẳn sẽ là những kinh nghiệm cần thiết, khi chủ trương này xuống cơ sở, trước đội ngũ cán bộ sau lũy tre làng, mà mối quan hệ làng xóm, dòng họ, chằng chéo phức tạp, chi phối đến nỗi, chân lý là…số đông chứ không phải ở thực tiễn.
Và đáng chú ý, thông báo kỷ luật hàng loạt các quan chức mới đây cũng không gây nên xúc cảm nào với người dân, ngoại trừ “xúc cảm” của những quan chức bị kỷ luật và gia đình họ.
Mà theo ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức TW, Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ TW: Xử lý kỷ luật đông thì có đông nhưng mức xử lý là những mức độ nhẹ nhàng…
Hay đó là cách giơ cao đánh khẽ, một cách xử thế truyền thống, nhân ái của người Việt?
Nhưng “nhân ái” giơ cao đánh khẽ với những cái dở, cái xấu, để “tình trạng vi phạm Luật Đất đai không được khắc phục; vi phạm trong công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính, buông lỏng công tác quản lý đầu tư xây dựng… Rồi vi phạm phẩm chất, đạo đức, lối sống của người cán bộ lãnh đạo…, gây dư luận không tốt tại địa phương…”, lại là không nhân ái với người dân, với đòi hỏi phát triển nước Việt hiện đại, văn minh và lành mạnh.
Liệu điều đó có “vênh” với đánh giá của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI): Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…
Hay bộ phận không nhỏ đó, nằm ở số lớn đảng viên, cán bộ… không chức quyền?
Xin đừng quên, một cuộc lấy phiếu tín nhiệm, một vụ việc kỷ luật thật sự nghiêm minh hay chưa, cũng sẽ trở thành “đối tượng” để người dân sẽ bỏ phiếu tín nhiệmlại chính những chủ trương đó.
Vận mệnh dân tộc nằm trong tay ai?
Ai thiết kế- ai thi công
Để nói về vận mệnh một dân tộc, có câu nói: Nhân dân làm nên lịch sử.
Câu nói đó hoàn toàn đúng. Nhất là trong những giai đoạn, lịch sử, chủ quyền, độc lập tự do dân tộc bị đe dọa, bị dòm ngó, cần đến sức mạnh số đông. Nhưng câu nói đó mới chỉ đúng một nửa.
Bởi nhân dân, dù số đông, nói theo cách nói của GS Hồ Ngọc Đại trong nguyên lý của Công nghệ giáo dục, vẫn chỉ là người thi công những chủ trương, những quyết sách táo bạo, được thiết kế bởi một tổ chức chính trị- xã hội, hoặc bởi Nhà nước cầm quyền.
Mọi thành bại của dân tộc, của quốc gia, đều có vai trò của cả thiết kế, lẫn thi công
Trước thời khắc vận mệnh dân tộc đang phải đối mặt với câu hỏi phát triển hay tụt hậu, bỗng nhớ đến những năm 80. Khi đất nước đang chao đảo, thăng trầm, dân tộc Việt đã ý thức rất rõ về sự phải thoát khỏi cách tư duy nô lệ của phong kiến Bắc thuộc ngàn năm, với nền tảng triết học Khổng giáo, Nho giáo đã đè nén cá nhân con người Việt đau đớn.
Con người bị đè nén, thì cả dân tộc bị đè nén.
Ý thức đó, cộng với sự đổi mới, chuyển mình của cả cơ chế quản lý chính trị- kinh tế- xã hội, và hoàn cảnh thực tiễn mới, đã khiến người Việt thay đổi rất nhiều.
Ngày nay, liệu còn có nhiều người đàn bà Việt phải sống theo “tam tòng tứ đức” không: Tại gia tòng phụ (người con gái khi còn ở nhà, phải theo cha), xuất giá tòng phu (lúc lấy chồng phải theo chồng), phu tử tòng tử (chồng chết phải theo con trai)?
Có còn nhiều gia đình Việt chấp nhận sống “tứ đại đồng đường” không, khi mà bản ngã cá nhân được giải phóng, và luôn tồn tại sự khác biệt giữa các thế hệ về tư duy nhận thức, cách sống? Cho dù những thay đổi tư duy đó chưa có giá trị phổ quát.
Thế nên, sự thay đổi mang giá trị phổ quát, nói đúng hơn, sự điều chỉnh để dẫn đến những đổi thay thiết kế quản lý, thực sự phù hợp với tiến trình phát triển một dân tộc, gắn với quy luật thực tiễn, với văn minh văn hóa nhân loại, lúc này là vô cùng quan trọng, cho dù cực kỳ gian khó. Đây chính là nền tảng mang tính chất quyết định kích thích sự phát triển của cả quốc gia, của các lĩnh vực, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc.
Vận mệnh dân tộc nằm trong tay ai? Chợt nhớ câu trả lời của tướng Lê Văn Cương: Việt Nam không  phải nước đang phát triển, đã phát triển hay chậm phát triển; mà là khó phát triển.
Nước Việt sẽ rất khó phát triển, nếu như không chữa trị nổi bạo bệnh tham nhũng, đã “di căn’ đến tận ngóc ngách của bộ máy công quyền cơ sở, của đời sống người Việt.
TS Đặng Ngọc Dinh (Liên hiệp các Hội KHKTVN) đã phải đặt câu hỏi về cái sự "bôi trơn" của người dân với bộ máy công quyền bị "khô dầu": Vậy cái máy khô dầu là tại ai? Tại người thiết kế máy, tại người vận hành hay tại người tu sửa không làm cho nó trơn?
Còn ông Lê Như Tiến, (Phó Chủ nhiệm UBVHGD Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH) khi trả lời báo VietNamNet mới đây, thì đặt câu hỏi:
Tại sao số lượng thanh tra (tham nhũng) nhiều đến mức như thế, trên 62.000 vụ mà chỉ đưa ra ánh sáng hoặc chuyển cơ quan điều tra có 464 vụ, chỉ chiếm 0,6%. Rõ ràng là có xu hướng hành chính hóa các vụ án tham nhũng.
Vì sao, đang “hình sự” lại chuyển sang “hành chính”?
Còn ở t/p HCM, nổi lên một vấn đề, từ năm 2010 đến nay, trong gần 50% số vụ án tham nhũng Viện Kiểm sát đề nghị mức án cao đối với các bị can, bị cáo, nhưng khi xét xử Toà án tuyên phạt tù bị cáo thấp hơn nhiều so với mức án mà Viện Kiểm sát cùng cấp đề nghị. Viện Kiểm sát cùng cấp lại không có kháng nghị đối với bản án đó để được xét xử lại. Dư luận nhân dân đặt ra liệu có gì uẩn khúc hay không?
Những câu hỏi, tự nó, đã như một câu trả lời!
Nước Việt sẽ rất khó phát triển, nếu cứ tiếp tục… phát triển kinh tế theo cái cách mà Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra mới đây.
Đó là theo một loạt các báo mạng VietNamNet, TP, SGTT…, Việt Nam đang ở trong đợt tăng trưởng chậm kéo dài nhất kể từ khi tiến hành cải cách kinh tế từ cuối những năm 1980, chậm hơn cả Indonesia và Philippines, GDP chỉ tăng ở mức 5,25% trong năm 2012 - mức thấp nhất kể từ năm 1998.
Tăng trưởng chậm kéo theo tỷ lệ đầu tư giảm toàn diện. Trong khi đó, Thái Lan, Indonesia, và kể cả Myanmar cũng đang trở thành địa điểm đầu tư ngày càng hấp dẫn, kể từ khi chính phủ nước này tiến hành những cải cách sâu rộng cả về mặt chính trị lẫn kinh tế.
Nhưng lo ngại hơn nữa, tiến trình tái cơ cấu kinh tế, trong đó cải cách và cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước «hết sức chậm chạp». Việc cải cách DNNN khó có thể thành công « nếu không có một cơ chế điều phối liên ngành hữu hiệu và không tăng cường tính minh bạch”. Ở đây, liệu có sự đóng góp… tích cực của các nhóm thân hữu, nhóm lợi ích, nhóm lợi ích cục bộ không?
Nước Việt sẽ rất khó phát triển, nếu như trong kinh tế, vấn đề “tam nông”: Nông nghiệp- nông thôn- nông dân bị… lãng quên, do quá chú tâm vào chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà thơ tình nổi tiếng của VN- Nguyễn Bính- hẳn không ngờ câu trách yêu của ông với người con gái thôn dã, trong bài thơ “Chân quê” nổi tiếng, 75 năm sau lại “ám” vào vận mệnh nước Việt.
Còn nói như một bài báo trên Tuần Việt Nam (3/7): Mới ra tỉnh đã quên mình chân quê.
Cái giá phải trả cho sự quên mình vốn “chân quê” khá đắt, nên giờ đây, đã đến lúc “cuộc cách mạng nông nghiệp ở VN” bắt đầu. Đó là quá muộn, nhưng còn hơn không. Bởi theo tác giả bài viết trên: Những lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế đều khẳng định mỗi quốc gia nên tập trung vào những ngành sản xuất mà quốc gia đó có lợi thế so sánh. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có nguồn lực sản xuất dồi dào.
Nhưng cách mạng nông nghiệp ở VN cần bắt đầu như thế nào? Phải chăng cứ mãi cảnh con trâu đi trước cái cày đi sau?
Cách đây gần 70 năm, (năm 1945) người Mỹ đã có một định nghĩa về ngành nông nghiệp của nước Mỹ rất đắc sách: Nông nghiệp là ngành công nghiệp hóa.
Định nghĩa ngắn gọn đó liệu có giúp gì cho các nhà chiến lược về nông nghiệp VN không?
Có câu gieo gì, gặt nấy. Người Việt chúng ta trong xã hội đương đại, liệu có thể nào gieo những… hạt khó phát triển, để gặt hái một mùa vàng nước Việt trong tương lai?
Chợt, cất lên trong chiếc loa phường đầu ngõ, bất ngờ và ám ảnh: Vết chân tròn vẫn đi về/ Trên con đường mòn cát trắng quê tôi / Anh thương binh vẫn đến trường làng/ Vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương…(Vết chân tròn trên cát- Trần Tiến)
Họ- những người lính đó bình thản chấp nhận những vết chân tròn- những bàn chân “khuyết tật” của chiến tranh. Nhưng đâu phải để cho nước Việt, dân tộc Việt hôm nay, cũng phải đi bằng “vết chân tròn”- bàn chân khuyết tật- của tham nhũng, của khó phát triển, của nhóm lợi ích…, trên hành trình hội nhập thế giới văn minh và hiện đại?
Kỳ Duyên
(Quê Choa)
 
  • 17 thuyền nhân Việt Nam thoát luật tỵ nạn mới của Úc trong gang tấc (RFI) - Ngay sau khi Thủ tướng Úc loan báo luật tỵ nạn mới rất khắc nghiệt vào hôm 19/07/2013, báo chí Úc loan tin có ba chiếc tàu chở thuyền nhân cặp bến lãnh thổ Úc. Trong số này có một chiếc chở theo 17 người Việt Nam, vì đến trước lúc luật mới có hiệu lực, nên sẽ được tạm giữ chờ thanh lọc trên đảo Christmas của Úc, thay vì bị đày ngay qua Papua New Guinea.
  • Pháp : An ninh được duy trì tại Trappes sau đêm biến động (RFI) - Sau các náo động tại Trappes, tỉnh Yvelines, thuộc vùng Ile-de-France, đêm thứ Sáu 19/07 qua ngày thứ Bảy 20/07/2013, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Manuel Valls kêu gọi bình tĩnh và cho biết các biện pháp bảo đảm an ninh vẫn tiếp tục được duy trì tại khu vực này cho đến khi tình hình trở lại yên ổn hẳn.
  • Tân vương Bỉ đăng quang (RFI) - Philippe de Belgique, 53 tuổi, chính thức tuyên thệ nhậm chức và trở thành vua thứ bảy của nước Bỉ, sau khi vua cha Alber II thoái vị.
  • Ấn Độ : 6 người bị tù chung thân sau vụ hãm hiếp du khách Thụy Sĩ (RFI) - Tòa án bang Madhya Pradesh, vào hôm qua 20/07/2013 đã kết án tù chung thân 6 người bị bắt trong vụ cưỡng hiếp tập thể một nữ du khách người Thụy Sĩ vào tháng 3 vừa qua. Điều gây ngạc nhiên là vụ xét xử đã diễn ra rất nhanh chóng - đối với một hệ thống tư pháp thường cồng kềnh, quá tải của Ân Độ - với một bản án rất nghiêm khắc.
  • Hồng Kông kỷ niệm 40 năm ngày Lý Tiểu Long qua đời (RFI) - Cách nay 40 năm, vào ngày 20/07/1973, Lý Tiểu Long qua đời tại Hồng Kông. Bốn thập niên sau, người đã đưa võ thuật vào điện ảnh và tạo cầu nối giữa hai nền văn hóa Đông - Tây, vẫn là thần tượng, thu hút sự hâm mộ của công chúng.
  • Ai Cập bắt đầu viết lại Hiến pháp (VOA) - Các chuyên viên trong ủy ban soạn Hiến pháp mới của Ai Cập họp phiên đầu tiên vào Chủ nhật, sau khi quân đội lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi
  • Quốc vương Bỉ nhường ngôi cho con trai (VOA) - Quốc vương Albert đệ Nhị của Bỉ đã thoái vị sau 20 năm trị vì, nhường ngôi cho con trai. Hồi đầu tháng này, nhà vua đã loan báo nhường ngôi vì tuổi già sức yếu
  • Cử tri Nhật Bản bầu Thượng Viện (VOA) - Cử tri Nhật Bản hôm Chủ nhật chọn người vào Thượng Viện trong một cuộc bầu cử mà nhiều người tin rằng kết quả sẽ tạo thêm sức mạnh cho Thủ tướng Shinzo Abe
  • Brazil chuẩn bị đón Đức Giáo Hoàng (VOA) - Brazil hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng để tiếp đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đến Brazil vào thứ Hai để khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới.
  • Động đất ở New Zealand (BBC) - Động đất 6,5 độ Richter diễn ra trong khoảng 1 phút ở New Zealand hôm 21/7, gây hư hại cho tòa nhà Quốc hội tại Wellington.
  • Australia ngừng tiếp nhận thuyền nhân (BBC) - Thủ tướng Kevin Rudd tuyên bố người vượt biên bằng thuyền sang Úc để tỵ nạn sẽ không được chấp nhận, mà phải chuyển đến Papua New Guinea.
  • 'Mùa Việt Nam' trên BBC (BBC) - BBC có loạt chương trình đặc biệt về Việt Nam trong tháng Tám, tìm hiểu bước đường chuyển đổi của Việt Nam từ sau 1975.
  • Lý do blogger Điếu Cày tuyệt thực (BBC) - Con trai blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải, nói ông tuyệt thực để đòi chính quyền giải quyết đơn khiếu nại về quyết định biệt giam.
  • 'Triều đại Hun Sen' còn kéo dài? (BBC) - Ít ai nghi ngờ viễn cảnh ông Hun Sen vẫn tiếp tục làm Thủ tướng Campuchia, tuy vậy phe đối lập cũng hy vọng có thêm ghế.
  • Hình ảnh gây phẫn nộ: Trung Quốc cấp giấy cư trú phi pháp ở Hoàng Sa (BaoMoi) - (Soha.vn) - Ngày 17/7 vừa qua, nhà chức trách Trung Quốc đã ngang nhiên tổ chức lễ cấp chứng minh nhân dân và giấy cư trú cho một số cá nhân ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” nằm trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
  • Trung Quốc là kẻ thù của Philippines trên biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - 2/5 người Philippines coi Trung Quốc là kẻ thù, Thủ tướng Nhật lại chọc tức Trung Quốc, học giả Trung Quốc nghi ngờ tiềm lực quốc phòng Nhật, Mỹ sẽ bán hàng trăm tên lửa tiên tiến cho Hàn Quốc...là tin tức thời sự chính ngày 21/7.
  • Philippines sẽ không cản trở biểu tình chống Trung Quốc trên toàn cầu (BaoMoi) - (Petrotimes) – Phát biểu tại cuộc họp báo mới đây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, chính phủ Philippines không liên quan nhưng cũng không cản trở kế hoạch biểu tình chống Trung Quốc trên toàn cầu của Liên minh Biển Tây Philippines (tên Philippines gọi Biển Đông – PV).
  • Mỹ đe Trung Quốc không gây hấn Biển Đông (BaoMoi) - Một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama trực tiếp cảnh báo Trung Quốc không được dùng vũ lực trong các cuộc tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng thì mới đây, hôm 18/7, “phó tướng” của ông cũng lên tiếng răn đe các nước có tranh chấp cần phải giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình mà “không được dùng đển sự dọa dẫm, ép buộc và gây hấn”. Đây được xem là thông điệp cảnh báo mới nhất của giới quan chức Mỹ nhằm vào Trung Quốc.
  • Học giả Trung Quốc nghi ngờ tiềm lực quốc phòng Nhật (BaoMoi) - Một nhóm học giả có quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc đã công bố một báo cáo về tiềm lực quốc phòng của Nhật, trong đó nói rằng Tokyo đang tăng cường các biện pháp để 'trở thành một cường quốc quân sự lớn' và chuẩn bị cho 'các cuộc xung độ trong tương lai' tại các quần đảo ở biển Hoa Đông.
  • Quảng bá chính sách “tái cân bằng với châu Á” (BaoMoi) - Ngày 21/7, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã rời Washington để tới New Delhi, bắt đầu chuyến công du tới quốc gia đông dân thứ nhì thế giới - Ấn Độ. Tiếp sau đó, ông Joe Biden cũng sẽ ghé thăm quốc đảo Singapore để khẳng định chính sách “tái cân bằng với châu Á” của Nhà Trắng. Đặc biệt, trong chuyến thăm lần này, ông Joe Biden cũng sẽ đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ra để thảo luận và cùng các quốc gia khác tìm kiếm hướng giải quyết thích hợp, có lợi cho các bên.
  • Đừng để “qua phà”! (BaoMoi) - 1. Hai đứa cháu ở Mỹ về chơi, đứa 10 tuổi, đứa 8 tuổi. Hôm trước, người mẹ dắt hai con nhỏ đi Vũng Tàu. Khi về, chúng thích quá, đòi đi biển tiếp. Tôi góp ý “Đi Cần Giờ cho gần”. Cần Giờ là một huyện duyên hải TPHCM, cách quận 1 khoảng 50 cây số. Ngoài mé phía Nam giáp biển Đông, Cần Giờ giáp với Long An và Tiền Giang tại sông Soài Rạp, giáp với Đồng Nai tại sông Lòng Tàu, giáp với Bà Rịa - Vũng Tàu tại sông Thị Vải. Bốn bề là nước, gọi Cần Giờ là một hòn đảo cũng không có gì là cường điệu.
  • Nhật 'mài gươm' bảo vệ Senkaku (BaoMoi) - TPO- Nhật có thể tái vũ trang và chế tạo vũ khí hạt nhân, điều đó có thể quân bình sức mạnh với Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng dẫn tới chạy đua vũ trang tiềm ẩn nguy hiểm trong khu vực.
  • Phó Tổng thống Mỹ đến châu Á bàn về Biển Đông (BaoMoi) - Một quan chức chính quyền Mỹ cho biết đầu tuần tới, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ bắt đầu chuyến công du châu Á và nhà lãnh đạo này sẽ tìm cách làm dịu những căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
  • Tranh chấp Biển Đông - chủ đề chính trong chuyến công du châu Á của ông Biden (BaoMoi) - Trước chuyến công du Ấn Độ và Singapore của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, ngày 19/7, Washington đã ra thông cáo khẳng định Quy tắc COC là chìa khóa trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc. Chính sách lấn lướt của Bắc Kinh cùng chiến lược chuyển trục châu Á của Mỹ khiến Biển Đông vẫn là chủ đề nóng trong chương trình nghị sự của ông Biden.
  • Nguy cơ Trung Quốc - Philippines đối đầu vũ trang (BaoMoi) - Cuộc đối đầu mới nhất giữa một đội tàu hiện đại của Trung Quốc và một tàu cũ kỹ của Philippines tại một bãi cạn ở Biển Đông đang gây phương hại đến tiến trình tiến tới một bộ quy tắc ứng xử. Với việc quân đội Trung Quốc tiếp tục lấn tới bằng cách củng cố vị thế của họ ở Biển Đông và Manila quyết không để mất cửa ngõ vào khu vực chứa đựng nguồn nhiên liệu dồi dào chưa được khai phá, cả Trung Quốc và Philippines đều quyết không lùi bước.
  • Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Phải đàm phán đa phương (BaoMoi) - (PetroTimes) - Việc Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tiếp tục bảo vệ lập trường cứng rắn của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Trung Quốc không nên sử dụng vũ lực hoặc đe dọa trong tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng và kêu gọi một giải pháp hòa bình cho vấn đề này khiến dư luận cho rằng, Bắc Kinh và Washington sẽ tiếp tục khẩu chiến xung quanh tranh chấp biển đảo tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Bởi Trung Quốc chỉ muốn đàm phán song phương với các nước hữu quan, trong khi Mỹ đã nhiều lần thẳng thắn bày tỏ quan điểm về tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông và biển Hoa Đông (kể từ năm 2010) vì Washington có lợi ích tại đây.
  • Dân Philippines biểu tình toàn cầu chống Trung Quốc (BaoMoi) - Làn sóng người Philippines sẽ biểu tình toàn cầu chống Trung Quốc “tước đoạt bãi ngầm” của Philippines, chống lại cái mà họ gọi là sự bắt nạt, ức hiếp của Trung Quốc ở Biển Đông.
  • Biển Đông: Trung Quốc sẽ mềm mỏng hơn với ASEAN? (BaoMoi) - Dường như Trung Quốc đã ngộ ra rằng càng cứng rắn với các nước "láng giềng" biển Đông lại càng đẩy các nước này rời xa họ và ngả sang phía Mỹ-Nhật, nên gần đây các phát ngôn chính thức của họ đã có phần "dịu giọng". Phải chăng đó là đối sách mới của TQ trong quan hệ với các nước ASEAN?
  • Trung Quốc củng cố trái phép vị thế pháp lý trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (BaoMoi) - ANTĐ - Ngoài biển Đông, chỉ trong một tuần, một cơn bão và một áp thấp nhiệt đới đang khuấy sóng, gây bao phiền muộn cho cư dân ven bờ và các tàu cá trên biển. Nhưng những cơn bão cũng không làm bức bối nhân dân các nước Đông Nam Á bằng những hành động gây hấn ngạo ngược của Trung Quốc trên vùng biển chung này.
  • Bài học pháp lý cho Việt Nam từ vụ Philippines kiện Trung Quốc (BaoMoi) - (GDVN) - "Vì vậy, bài học lớn nhất trong vụ kiện này đối với Việt Nam là chúng ta phải nhận thức rõ về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, các cơ chế chứng minh chủ quyền, xử lý tranh chấp thông qua kênh pháp lý được quy định trong UNCLOS". TS Trần Công Trục nhấn mạnh.
  • Mỹ đưa ’át chủ bài’ tới Nhật dằn mặt Trung Quốc (BaoMoi) - (Phunutoday) - Tân Hoa Xã cho biết Mỹ đang chuyển 12 máy bay Máy bay vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey đến căn cứ quân sự của nước này tại Nhật Bản khi tình hình ở biển Hoa Đông không có chiều hướng lắng dịu.

Thư gửi Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nhân chuyến công du Hoa kỳ sắp tới

  • Kính gửi Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang
Chúng tôi, những người Việt Nam trĩu nặng ưu tư về vận nước, đang băn khoăn theo dõi những diễn biến mới về thời cuộc trong nước và trên thế giới, bày tỏ với Chủ tịch Nước nhân chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới một số suy nghĩ sau đây:
1. Cuộc công du của Chủ tịch Nước lần này diễn ra trong bối cảnh của những hoạt động quốc tế dồn dập ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới, đặc biệt là cuộc hội đàm riêng giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Obama, rồi chuyến công du của Chủ tịch Nước đến Trung Quốc và k‎ý‎ kết Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc.
Những cam kết đưa ra trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc chưa ráo mực thì ngay lập tức trên Biển Đông, các tàu hải giám của Trung Quốc đã rượt đuổi và hành hung tàu cá của ngư dân ta đang hành nghề trên vùng lãnh hải của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. Hành động ngang ngược này diễn ra đồng thời với việc họ tổ chức cấp phát giấy chứng minh nhân dân và giấy cư trú đợt đầu cho người Trung Quốc ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”, mà ngay khi họ thành lập, Việt Nam đã tuyên bố rõ ràng rằng việc làm này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hoàn toàn vô giá trị.
Đây là một hành động có tính toán thể hiện rõ âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của giới cầm quyền Bắc Kinh, cho nên không thể trông mong vào điều mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ta tuyên bố “khi đường dây nóng đi vào hoạt động, hai bên sẽ có thể nhanh chóng, kịp thời trao đổi thông tin và biện pháp xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất liên quan đến nghề cá”. Làm sao có thể tin vào giới cầm quyền Trung Quốc khi họ nói một đằng, làm một nẻo? Vì vậy, tuyệt đối không thể để cho những “cam kết”, những “tuyên bố” với Trung Quốc trong thời gian vừa qua phủ bóng và ảnh hưởng xấu tới cuộc công du của Chủ tịch Nước đến Hoa Kỳ lần này.
Chừng nào các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn lướng vướng trong vòng kiềm tỏa của “mười sáu chữ”, “bốn tốt” nhằm che đậy thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ đạo Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm luân. Nếu lại chỉ dựa vào những giải pháp như kiểu “đường dây nóng” thì e chỉ có thể dẫn tới việc trói tay trói chân người yêu nước đang quyết liệt đấu tranh vạch mặt mưu đồ đen tối của kẻ xâm lược, khác nào những thỏa thuận ngầm nhằm làm suy giảm ý chí quật cường bất khuất của toàn dân Việt Nam, đang phẫn nộ vạch trần những thủ đoạn xấu xa, lừa mị.
2. Chuyến công du của Chủ tịch nước diễn ra trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Thực trạng kinh tế rất đáng lo ngại. Nhiều hoạt động kinh tế bị đình đốn, nhiều doanh nghiệp phá sản, người lao động thiếu việc làm, nông dân và ngư dân gặp vô vàn trở ngại, đời sống các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo, người sống ở vùng sâu vùng xa hết sức khó khăn. Nhiều giải pháp tháo gỡ đang được đặt ra và xúc tiến mạnh mẽ, trong đó việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cần được xem như một hướng ra, một giải pháp quan trọng. Đây là vấn đề được đưa ra trong chương trình nghị sự của Chủ tịch Nước với người đồng cấp Hoa Kỳ.
Tuy nhiên những điều kiện tham gia TPP không đơn thuần chỉ là những cam kết về kinh tế mà bao gồm cả những vấn đề dân chủ và nhân quyền. Báo chí và truyền thông Mỹ những ngày gần đây liên tục đưa tin về chủ đề này. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear đã không ngần ngại nói rõ: “Sẽ có rất nhiều người ở Quốc hội Mỹ đặt câu hỏi về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chúng tôi trình hiệp ước đó (TPP) lên, chúng tôi không thể tránh được thực tế chính trị đó”. Tuy thế, dân biểu Frank Wolf của Đảng Cộng hòa vẫn quyết liệt: “Người dân Việt Nam và hàng triệu người Mỹ gốc Việt xứng đáng được hưởng điều kiện tốt hơn những gì mà Đại sứ Shear và chính quyền này mang lại. Chính quyền Obama đã làm thất vọng mọi công dân Việt Nam và mọi công dân Mỹ gốc Việt vốn quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo”.
Phải chăng đó cũng là lý do tại sao gần đây hai văn bản về nhân quyền đối với Việt Nam lại gấp rút được soạn thảo và trình lên Hạ nghị viện và Thượng nghị viện Mỹ. Trong đó, có nội dung ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ cứng rắn hơn trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo, thêm vào đó có điều khoản về đóng băng và cấm chỉ giao dịch liên quan đến tất cả tài sản và lợi ích của những đối tượng vi phạm luật này. Tổ chức Phóng viên Không biên giới mới vừa đưa ra một danh sách 35 blogger bị giam cầm ở Việt Nam là một cảnh báo về sự vi phạm một cách trắng trợn điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, khi Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”. Không phải ngẫu nhiên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên bố: “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động”.
Ấy vậy mà, trong khi đời sống kinh tế bị đình đốn thì giới cầm quyền nước ta lại tăng cường bắt bớ, trấn áp người yêu nước; những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược vẫn bị khủng bố, đe dọa theo điều 258 của Bộ luật Hình sự, điều đó đã tạo một áp lực đè nặng lên tâm trạng xã hội. Chừng nào mà cái gọi là “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” đang được vận dụng hết sức tùy tiện và tràn lan chưa bị xóa bỏ, thì gương mặt Việt Nam về dân chủ và nhân quyền chưa thể được cải thiện trong ánh mắt của công luận trong khu vực và trên thế giới. Không thể nhập nhằng khái niệm “nhân đạo” như cách mà báo chí nhà nước đưa tin với việc khẳng định thực thi quyền con người, thực thi dân chủ. Tình trạng ấy làm cho việc tham gia vào TPP không thể thuận buồm xuôi gió được.
3. Đó là hai trở ngại to lớn mà Chủ tịch Nước đang đối diện. Tuy vậy, đây lại là thời cơ để thể hiện bản lĩnh của người gánh vác trọng trách trước Tổ quốc và nhân dân. Và đây cũng là thời cơ thuận lợi để đẩy tới công cuộc “giải Hán hóa” mà dân tộc ta bao đời nung nấu, quyết thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc hội nhập vào thế giới dân chủ, văn minh. Ông cha ta từng răn dạy, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ tệ hại nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao lường hết. Chính vì vậy mà cách đây hơn năm trăm năm, Nguyễn Trãi đã cảnh báo: “Thời! Thời! Thực không nên lỡ”. Chúng tôi hy vọng rằng Chủ tịch sẽ không phụ lòng mong mỏi của ông cha để xứng đáng với đòi hỏi của nhân dân đang chăm chú dõi theo chuyến công du quan trọng này.
Xin gửi Chủ tịch Nước lời chào trân trọng.
Ngày 19.7.2013
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI GỬI THƯ ĐẾN CHỦ TỊCH NƯỚC
        
    Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
    Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM
    Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu phê bình văn học, Hà Nội
    Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
    Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
    Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tại chức TP Hải Phòng, Hải Phòng
        
    7. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
    8. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM
    9. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
    10. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM
    11. Nguyễn Xuân Diện, TS, nhà nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội
    12. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
    13. Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM
    14. Hà Dương Dực, Hoa Kỳ
    15. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
    16. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
    17. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp
    18. Nguyễn Ngọc Giao, GS, nhà báo, Paris, Pháp
    19. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí Thư thường trực Thành Đoàn TNCS TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Du lịch TP HCM
    20. Chu Hảo, PGS TS, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
    21. Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó ban Văn học Cổ Cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
    22. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
    23. Phạm Duy Hiển, GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
    24. Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM
    25. Võ Văn Hiếu, nguyên cán bộ Đài phát thanh giải phóng thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam
    26. Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế
    27. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
    28. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
    29. Hà Thúc Huy, PGS TS, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP HCM
    30. Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
    31. Phạm Khiêm Ích, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
        
    Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975
        
    33. Trần Hữu Khánh, cán bộ hưu trí, TP HCM
    34. Lê Xuân Khoa, GS, nguyên Phó Viện trưởng Ðại học Sài Gòn, Hoa Kỳ
    35. Nguyễn Khuê, cán bộ hưu trí, TP HCM
    36. Viễn Kính, nhà báo, TP HCM
    37. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
    38. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
    39. Lương Văn Liệt, nguyên cán bộ Thanh niên Xung phong, nguyên cán bộ Chi cục thuế, TP HCM
    40. Trần Văn Long, nguyên Tổng thư ký Ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, TP HCM
    41. Nguyễn Văn Ly, nguyên Phó phòng PA 25 CA thành phố HCM, nguyên thư ký của Bí thư thành ủy TP HCM Mai Chí Thọ
    42. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
    43. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
    44. André Menras - Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị trước năm 1975, Pháp
    45. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
    46. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
    47. Trần Tố Nga, cựu tù chính trị trước 1975, Pháp
    48. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
    49. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
        
    Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975
        
    51. Nguyễn Xuân Ngữ, cựu chiến binh, TP HCM
    52. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
    53. Trần Đức Nguyên, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
    54. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM
    55. Nguyễn Hữu Phước, nhà báo, TP HCM
        
    Nguyễn Kiến Phước, nhà báo, TP HCM
        
    57. Đoàn Chí Phương, nguyên cán bộ Ban Giao bưu Trung ương cục Miền Nam
        
    Ngô Văn Phương, Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM khóa 5, Ủy viên MTTQ TP HCM khóa 6
    Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
        
    60. Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
    61. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
    62. Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Phó Tổng Biên tập tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Phó Tổng Biên tập tạp chí Thế giới trong ta, Hà Nội
    63. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII, Nhật Bản
    64. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
    65. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
    66. Trần Thị Băng Thanh
    67. Jos Lê Quốc Thăng, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
    68. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
        
    Trần Văn Thọ, GS, Đại học Waseda, Nhật Bản
    
70. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM
71. Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM
72. Phan Văn Thuận, Giám đốc công ty TNHH Phú An Định, TP HCM
73. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
74. Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS, bác sĩ, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
75. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
76. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, TP HCM
77. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
78. Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
79. Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
80. Hà Dương Tường, nguyên GS Đại học Compiègne, Pháp
81. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
82. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
(BVN)

Cà Mau có thể không còn trên bản đồ trong vài thập kỷ tới?


Hàng ngàn người dân sống ven biển Cà Mau sẽ bị ảnh hưởng trước tiên bởi nước biển dâng, mặt đất lún (ảnh chụp tại cửa biển Hố Gùi, Cà Mau) Photo Huynh Lam/thanh nien


Cà Mau, vùng đất cực nam của tổ quốc, lâu nay đã đi vào tâm thức của người Việt Nam qua hình ảnh đất nước kéo dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Người ta cũng từng được cho biết hằng năm lượng phù sa từ trên đổ về giúp cho vùng đất mũi này mở rộng thêm ra.

Tuy nhiên vừa qua, giới khoa học đưa ra một kịch bản đáng báo động là có thể trong vài thập niên tới, nếu những tác động bất lợi hiện nay như sụt lún… không được giải quyết, có thể vùng đất này sẽ biến mất.

Nguyên nhân của tình trạng dẫn đến cảnh báo đáng sợ đó là gì? Các biện pháp cần phải tiến hành ngay ra sao để tránh được tình trạng được tiên đoán trước như thế?

Đánh giá thực tế

Hội thảo trình bày kết quả dự án nghiên cứu giai đoạn 1 về sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau diễn ra hồi ngày 17 tháng 6 vừa qua ở thành phố Cần Thơ.
Dự án vừa nói do Viện Địa Kỹ thuật Hoàng gia Na Uy triển khai thực hiện kể từ tháng 5 năm ngoái.

Thông tin từ hội thảo do các cơ quan truyền thông trong nước loan tải nói rằng thông qua nghiên cứu từ những dữ liệu thu thập được từ Bộ Nông Nghiệp-Phát triển Nông thôn Việt Nam kết hợp với những chuyến đi thực tế, Viện Địa Kỹ Thuật Hoàng gia Na Uy có kết luận rằng khu vực miền nam có thể bị sụt lún nghiêm trọng trên bề mặt do việc bơm nước ngầm liên tục. Trong số những tỉnh ở miền nam, Cà Mau là nơi có bề mặt chỉ cao hơn mực nước biển 1 mét thôi, do vậy sự sụt lún sẽ dẫn đến mất đất liên tục, hư hại rừng ngập mặn ven biển, cũng như khiến nước biển xâm thực mạnh vào hệ thống sông ngòi.

Viện Địa Kỹ thuật Hoàng gia Na Uy chỉ ra rằng từ những dữ liệu thu được từ vệ tinh, trong 20 năm qua bờ biển tỉnh Cà Mau bị thụt vào từ 100 mét đến 1,4 kilomet. Tại nhiều nơi ở Cà Mau, mức sụt lún qua đánh giá sơ bộ là từ 30 đến 70 centimet.
Trong số những tỉnh ở miền nam, Cà Mau là nơi có bề mặt chỉ cao hơn mực nước biển 1 mét thôi, do vậy sự sụt lún sẽ dẫn đến mất đất liên tục, hư hại rừng ngập mặn ven biển, cũng như khiến nước biển xâm thực mạnh vào hệ thống sông ngòi.
Truyền thông trong nước trích dẫn phát biểu của tiến sĩ Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tại Hà Nội cho rằng nguyên nhân của tình trạng sụt lún như thế là do khai thác quá mức nước ngầm.
Con số thống kê được nêu ra là tại Cà Mau hiện có hơn 100 ngàn giếng khoan. Nếu tính trung bình diện tích của tỉnh thì trong bán kính 1 cây số vuông có 20 giếng khoan. Mỗi giếng hằng ngày hút lên khoảng 370 ngàn mét khối nước.

Khoan giếng khai thác nước ngầm (minh họa)
Khoan giếng khai thác nước ngầm (minh họa) Source hanoimoi.vn

Một cư dân tại Cà Mau thừa nhận việc phải sử dụng nước giếng bơm khi mà chưa có nước máy dẫn vào nhà:

Nước uống- sinh hoạt giờ có ‘cây nước’ của Nhà Nước để xài; nếu không thì bơm nước cá nhân riêng.

Viện Địa Kỹ Thuật Hoàng gia Na uy cho biết thêm rằng tình trạng sụt lún xảy ra nghiêm trong nhất tại những nơi có đất sét mềm, dễ bị nén liên kết với tầng đất sâu hơn hoặc tầng sỏi…

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Viện phó Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu- Đại học Cần Thơ, cũng thừa nhận về hiện tượng được nêu ra và một số nhận định về nguyên nhân:

Tình trạng lún sụt ở bán đảo Cà Mau chúng tôi có ghi nhận hiện tượng mặt đất lún hơn so với những năm trước. Nhưng đó mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu thôi. Chúng tôi chưa dám khẳng định mức độ lúc còn đang tiếp diễn ở mức độ nào, và thay đổi ra sao trong thời gian tới. Điều đó chúng tôi cũng đang tiếp tục theo dõi. Tuy nhiên hiện tượng lún đang xảy ra ở khá nhiều nơi ví dụ tại những nơi mà chúng tôi đi điều tra tại huyện Ngọc Hiển và Năm Căn ở Cà Mau, hầu hết các công trình đều có dấu hiệu lún xuống và nước ngập nhiều hơn so với trước đó.

Chúng tôi nghĩ có nhiều nguyên nhân, nhưng chưa biết nguyên nhân nào là chính và nguyên nhân nào là phụ. Vấn đề khai thác nước ngầm tại bán đảo Cà Mau trong những năm sau này có gia tăng lên. Khi lượng nước ngầm được hút từ dưới đất lên trên mặt làm cho lượng nước ngầm bị giảm xuống dẫn đến khả năng mặt đất bị lún xuống là điều chắc chắn. Thứ hai nữa khi những công trình xây dựng ngày càng được làm nhiều thêm cũng làm cho mặt đất bị lún xuống. Một yếu tố nữa mà người ta cũng nói đến là tình trạng nước biển dâng lên làm cho nhiều vùng bị ngập hơn so với trước. Nước biển dâng lên và mặt đất lún xuống làm cho diện tích ngập và độ sâu gia tăng.
Tình trạng lún sụt ở bán đảo Cà Mau chúng tôi có ghi nhận hiện tượng mặt đất lún hơn so với những năm trước. Nhưng đó mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu thôi. Chúng tôi chưa dám khẳng định mức độ lúc còn đang tiếp diễn ở mức độ nào, và thay đổi ra sao trong thời gian tới
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn
Nhưng bây giờ chưa biết cái nào lớn hơn và cái nào diễn ra nhanh hơn.

Vùng Khai Long, tỉnh Cà Mau trong khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn (với diện tích khoảng 230ha, thuộc ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) đang bị sóng biển tàn phá từng ngày. Source Đai Học An Giang (e-news)
Vùng Khai Long, tỉnh Cà Mau trong khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn (với diện tích khoảng 230ha, thuộc ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) đang bị sóng biển tàn phá từng ngày. Source Đai Học An Giang (e-news)


Nghi vấn khoa học

Tuy nhiên trước những kết luận được nêu ra như thế, ông Nguyễn Xuân Hiền, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy Lợi Miền Nam thì cho rằng viện của ông chưa hoàn toàn đồng ý với những kết quả được nêu ra:

Na Uy họ kết luận tình hình này không phải cho riêng Cà Mau mà cho cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Điều đó quan điểm của chúng tôi chưa nhất quán.

Ông Nguyễn Xuân Hiền giải thích;

Thực tế sụt giảm nguồn nước ngầm và lún là chắc chắn đang diễn ra. Nhưng mức độ từng vùng một thì khác; không thể lấy tỉnh Cà Mau để nói rằng sự ảnh hưởng cũng tại những vùng ven biển ở Đồng bằng Sông Cửu Long được.

Chỉ có Cà Mau là nơi sử dụng nước ngầm nhiều nhất thôi vì không có nguồn nước mặt từ Sông Hậu, Sông Mê Kong; chứ các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng có nguồn nước từ sông Mê kong nên việc khai thác nước ngầm rất ít. Ví dụ như Bến Tre hầu như không khai thác nước ngầm mà sử dụng nước ngọt từ dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre chuyển nước xuống dưới để nuôi trồng thủy sản cũng như cho dân sinh.

Riêng tiến sĩ Lê Anh Tuấn, dù có thừa nhận một số hiện tượng sụt lún, nhưng ông cho rằng khả năng biến mất của một vùng đất như thế không thể diễn ra sớm trong vài thập niên tới:
Thực tế sụt giảm nguồn nước ngầm và lún là chắc chắn đang diễn ra. Nhưng mức độ từng vùng một thì khác; không thể lấy tỉnh Cà Mau để nói rằng sự ảnh hưởng cũng tại những vùng ven biển ở Đồng bằng Sông Cửu Long được. Chỉ có Cà Mau là nơi sử dụng nước ngầm nhiều nhất thôi

Ông Nguyễn Xuân Hiền

Tôi không nghĩ sẽ biến mất mà chỉ làm giảm diện tích cư trú và canh tác của người dân. Còn chuyện biến mất nếu có cũng còn khá lâu. Theo tôi nghĩ, một khi mặt đất bị biến dạng như thế sẽ ảnh hưởng đến các công trình phía trên làm cho diện tích ngập gia tăng lên. Lúc đó người dân sống ở đó sẽ gặp khó khăn trong vấn đề cư trú và sản xuất nhiều hơn.


Giải pháp đề xuất


Dù đồng ý hay chưa nhất trí với những kết quả được trình bày tại hội thảo hồi ngày 17 tháng 6 vừa qua ở Cần Thơ, giới khoa học đều đưa ra những biện pháp cần phải tiến hành ngay để có thể hạn chế tác động bất lợi.


Viện Địa Kỹ thuật Hoàng gia Na Uy đưa ra khuyến cáo là chính phủ Việt Nam cần nhận thức đầy đủ vấn đề được nêu ra để có những kế hoạch thích ứng và kịp thời.


Trước mắt do sụt lún được cho là vì hoạt động bơm nước ngầm quá mức nên phải cho dừng ngay việc làm này. Tuy nhiên để có thể cung cấp nước sử dụng cho người dân cần phải đầu tư xây dựng những nhà máy lọc nước và hệ thống đường ống dẫn nước mới.


Tiến sĩ Lê Anh Tuấn đưa ra một số giải pháp:


Chúng tôi có đưa ra một số đề xuất: thứ nhất phải giảm việc sử dụng nước ngầm; khuyến cáo người dân ven biển không nên khai thác nước ngầm quá mức, rồi hạn chế khoan thêm nước ngầm.

Chúng tôi cũng có đề xuất việc mà những nước tiên tiến trên thế giới đã làm là ‘bổ cập lại nước ngầm’. Tức dùng nước mặt trong mùa lũ hoặc mùa mưa bơm ngược lại xuống nước ngầm để khôi phục làm tầng nước ngầm đó. Ví dụ bên Đức, Hà Lan, Úc người ta cũng làm như thế khá nhiều. Thế nhưng việc làm đó rất tốn kém và thứ nữa nước đưa xuống nước ngầm phải là nước sạch, không bị ô nhiễm để tránh tình trạng làm nước ngầm ô nhiễm đi.

Trước mắt do sụt lún được cho là vì hoạt động bơm nước ngầm quá mức nên phải cho dừng ngay việc làm này. Tuy nhiên để có thể cung cấp nước sử dụng cho người dân cần phải đầu tư xây dựng những nhà máy lọc nước và hệ thống đường ống dẫn nước mới
Chúng tôi đang tiếp tục giúp cho chính quyền địa phương và người dân thấy vấn đề để tăng nhận thức cho họ. Chúng tôi cũng vận động các tổ chức phi chính phủ, chính quyền và người dân cần lưu tâm đến vấn đề Mê kong nhiều hơn. Phải cảnh báo đến nguy cơ đập thủy điện trên thượng nguồn vì những đập đó sẽ làm thay đổi đặc điểm dòng chảy, thay đổi phù sa vì giữ phù sa khiến cho lượng về đồng bằng giảm đi.

Ông Nguyễn Xuân Hiền cũng có ý kiến về các biện pháp đối với tình hình được cho là sụt lún cũng như sạt lở bờ biển, nhất là ở Cà Mau như sau:

Chúng tôi đang tiến hành làm sao kiểm soát được xâm nhập mặn. Ví dụ Vùng Tứ Giác Long Xuyên chúng tôi đã xây dựng hệ thống cống và đê kiểm soát mặn vùng ven biển Tây. Như vậy mùa khô đóng lại giúp vừa ngăn được xâm nhập mặn, vừa chống được thất thoát nguồn nước ngọt chảy ra biển Tây. Như vậy có nguồn nước ngoạt để cấp cho vùng ven biển. Nhưng giải pháp công trình như thế kinh phí tương đối lớn. Hiện nay chúng tôi kết hợp giải pháp công trình và giải pháp phi công trình, để làm sao tối ưu hai giải pháp này mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững cao hơn.

Biện pháp phi công trình thì tùy từng vùng mà áp dụng cho phù hợp. Ví dụ đối với những vùng ven biển ảnh hưởng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng hơn, có thể thay đổi mùa vụ, thay đổi giống cây trồng phù hợp; ngay cả đưa ra những loại cây chịu ngập sâu hơn, chịu mặn cao hơn…Giải pháp mang tính tổng hợp; tùy từng vùng mà có những áp dụng cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đó.

Thông tin cho biết sau giai đoạn một mà kết quả vừa được công bố tại hội thảo hôm ngày 17 tháng 6 vừa qua ở Cần Thơ, giai đoạn 2 của dự án do Viện Địa Kỹ thuật Na Uy thực hiện sẽ bao gồm tiến hành lập bản đồ địa chất của tỉnh Cà Mau, thực hiện chương trình giám sát sụt lún, phân tích chi tiết hơn về sụt lún dựa theo dữ liệu mới; thu thập và phân tích dữ liệu mực nước biển và hiện trạng biển; lập mô hình các trường hợp sóng dâng khi có bão do thay đổi gây nên.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới.


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-07-21
 

Vì sao tham nhũng của ngành Công an luôn đứng đầu?

Ngày 09.7.2013, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam đã công bố Kết quả khảo sát về quan điểm và trải nghiệm của người dân đối với tham nhũng. Báo cáo cho biết “Tham nhũng tăng lên trong hai năm qua, trong đó cảnh sát vẫn là lĩnh vực có mức độ tham nhũng nhiều nhất”.

Kết quả của khảo sát vừa nêu hoàn toàn phù hợp với kết quả cuộc điều tra xã hội do Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20.11.2012, thì CSGT là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất.

Lạm dụng quyền lực một cách có hệ thống

Vấn đề tham nhũng thì ở quốc gia nào cũng có, chỉ khác nhau ở mức độ; thế nhưng điểm đáng chú ý là ở Việt nam chuyện tham nhũng dường như đã trở thành một chuyện đương nhiên. Đó là vấn đề “đầu tiên” - tiền đâu? Nói về nguyên nhân khiến cho tham nhũng tràn lan, TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho biết

“Tôi nghĩ rằng cái đó là cảm nhận của người dân trong cuộc sống hàng ngày. Việc cảnh sát hạch sách người dân có những chuyện người ta làm đúng chứ không phải là sai, phạt các vi phạm này khác là chuyện cần thiết thôi. Nhưng mà gắn vào cái việc phạt nào đấy thường là chuyện vòi tiền chẳng hạn, hay là người dân nghĩ trả cho họ ít tiền cho đỡ rách việc để đi làm việc khác”
Không được chụp hình quay phim...

Nói đến tham nhũng của cảnh sát thì thường người ta nghĩ tới CSGT vòi vĩnh nhũng nhiễu để nhận tiền hối lộ từ người tham gia giao thông, hay cảnh sát điều tra tham nhũng bằng cách làm sai lệch hồ sơ trong vấn đề chạy án. Nhưng trên thực tế, những việc đó chỉ là những hành vi tham nhũng rất nhỏ trong ngành công an. Thực tế, tham nhũng trong ngành công an chủ yếu là việc lạm dụng quyền lực để trục lợi một cách có hệ thống.
Thông qua danh nghĩa bảo vệ an ninh chính trị, bí mật quốc gia, trật tự an toàn xã hội nên hiện nay ở Việt nam đã có quá nhiều công an để theo dõi, quản lý trong hoạt động của đời sống xã hội ở mọi cấp, mọi ngành. Về vấn đề này TS. Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho biết
“Tôi nghĩ đây là cảm nhận của người dân, thì rõ ràng người dân phải tiếp xúc với rất nhiều cảnh sát. Có thể nói rất đáng tiếc trong thời gian vừa qua nhà nước Việt nam đã bị cảnh sát hóa một cách vô cùng mạnh mẽ. Có thể nói cảnh sát hiện diện ở khắp mọi nơi, tôi đi nhiều nơi trên thế giới chưa thấy ở nơi nào nhiều cảnh sát đến như vậy, như ở Việt nam này. Nhưng người dân có khi người ta không cảm nhận trực tiếp được sự tham nhũng khủng khiếp hơn như thế rất là nhiều. Thì những cảm nhận đó có thể không được thể hiện trong báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế”
Do đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hay các tranh chấp Hình sự, Dân sự đang được tiến hành theo trình tự mà pháp luật quy định sẵn sàng bị công an can thiệp. Bằng cách vô hiệu hóa nguyên đơn, hoặc bao che cho bị đơn với lý do cho rằng họ là đối tượng đang bị theo dõi về chính trị hoặc là đang liên quan đến bí mật quốc gia. Với mục đích cuối cùng là để tạo điều kiện cho công an có thể tham nhũng dưới mọi hình thức, bằng tiền bạc, vật chất… thậm chí cả việc nắm giữ các cổ phần trong các doanh nghiệp mà không phải bỏ vốn. Đáng tiếc là việc lạm dụng quyền lực của ngành công an lại thành hệ thống, có tổ chức và được bảo kê từ lãnh đạo cấp cao trong bộ máy của đảng.
Công an có quá nhiều quyền hành
Nhà báo chống tham nhũng Trần Quang Thành, người đã từng bị tạt acid trả thù do chống tham nhũng cho chúng tôi biết:
“CSGT nhũng nhiễu tôi cho rằng chỉ là một vài % của ngành công an thôi. Ngành công an là một cái vòi bạch tuộc, nó khống chế mọi ngành ở Việt nam. Từ cấp cao đến cấp thấp đều dính tới việc lạm dụng, lợi dụng quyền lực, dùng quyền lực để giành quyền lợi cho họ được. Họ bóp tất cả các ngành dưới bàn tay của họ, bất cứ việc gì họ đều có thể. Cho nên muốn bịt mồm ai họ bảo phải đình chỉ công tác, vì vụ này liên quan đến bí mật quốc gia, một thế lực nước ngoài đang lợi dụng ông ấy để lật đổ chế độ thì… ”
Được biết theo báo cáo của TI, số người dân cho rằng nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ không hiệu quả đã tăng lên trong năm 2013 và họ không muốn tố cáo tham nhũng. Mức độ này hoàn toàn trái ngược so với con số tự nguyện tố cáo tham nhũng và không muốn tố cáo của năm 2010.
Bình luận về sự thờ ơ của người dân trong tố cáo tham nhũng và khi so với các nước trong khu vực, Việt Nam cũng là nước ít tố cáo tham nhũng nhất và ít có khả năng từ chối đưa hối lộ nhất. Nhà báo Trần Quang Thành, cho biết “Khó lắm, vì thế lực tham nhũng nó có quyền, có tiền, đụng chạm đến sẽ bị cô lập. Không có ai bảo vệ mình, (trong khi) nó có cả một thế lực lớn bảo vệ. Cho nên nói thật Việt nam thành một mafia có những bố già tiêu diệt ai cũng được. Bộ Công an thuộc vào các ngành có vị trí như vậy, nó lại vẽ cho tội này tội khác. Những cái tội gọi là tưởng tượng, như móc nối với bọn phản động nước ngoài thì bố ai đi điều tra được bây giờ?”
Một nghịch lý ở Việt nam, công khai và minh bạch là một trong những vũ khí có hiệu quả trong vấn đề phòng chống tham nhũng, song luôn bị coi là những vấn đề nhạy cảm. Thậm chí người ta sẽ truy tố, nếu ai muốn bạch hóa những vấn đề nhạy cảm đó, mà bản án 4 năm tù đối với nhà báo Hoàng Khương của báo Tuổi trẻ vừa qua là một minh chứng. Hay chuyện thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công an đã có biểu hiện dung túng khi cho rằng "Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”.
Điều đó có lẽ chính là nguyên nhân vì sao đã từ lâu, dư luận xã hội cho rằng dường như tham nhũng đã trở thành quốc sách, khi mà tham nhũng và bao che cho tham nhũng đã trở thành hành vi có tổ chức trong hệ thống lãnh đạo, từ trung ương đến địa phương. Điều này đã khiến nhiều người nghi ngờ khi cho rằng tham nhũng là chủ trương và là độc quyền của đảng CSVN.
Tham nhũng của công an luôn dẫn đầu, vì họ có quyền lực quá lớn nhưng không bị ai kiểm soát, thậm chí là còn được dung túng, điều đó đã biến họ trở thành một lực lượng kiêu binh trong bộ máy nhà nước. Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, kể cả không tuân thủ hay vi phạm hiến pháp và pháp luật
Tham nhũng và độc tài đi liền với nhau và không thể tồn tại trong nhà nước pháp quyền. Vì tham nhũng là sản phẩm của chế độ độc tài, mà ở đó hình thức cai trị độc đoán do một đảng cầm quyền không bị luật pháp hay các nhân tố chính trị và xã hội đó ràng buộc. Ở nhưng nơi đó, như ở Việt nam hiện nay thì tham nhũng không bao giờ có thể giảm bớt.

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-07-21 

Metaphor - Ôn cố: Cái hoang tưởng của chúng ta

Mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn, chúng ta thường mang cái quá khứ oanh liệt ra để tự ru ngủ, mong cái men chiến thắng của cha ông thành liều thuốc an thần trấn áp đi cái bất định, cái nan giải hiện tại. Chúng ta từ khước một đặc điểm sinh tồn cốt yếu: học từ thất bại quá khứ để xác định bước đi hiện tại sao cho dẫn đến thành công tương lai. Chúng ta nhắc đến cái chiến thắng giặc Hán, Pháp Mỹ mỗi ngày nhưng chúng ta tuyệt nhiên không hề nhắc đến cái nạn đói 1975-1990 do sai lầm của chúng ta, một nạn đói có thể tránh được nếu chúng ta đừng quá say mê với chiến thắng và vì say mê với chiến thắng, chúng ta coi thường cái nguy cơ tụt hậu, nghèo đói, bị cô lập.

Năm 1978 trước khi xua đại quân tiến chiếm Nam Vang, bộ ngoại giao nước ta tung ra một chiến dịch ngoại giao để lôi kéo các quốc gia lân cận để cùng nhau liên minh chống hiểm họa bành trướng Bắc Kinh, mặc dầu suốt cuộc chiến chống Mỹ, chúng ta không tiếc lời mạt sát khối liên Minh Đông Nam Á là sản phẩm của chính sách gây hấn và can thiệp của đế quốc Mỹ. Tháng 6 năm 1978, khi Việt Nam bắt đầu oanh tạc Cambodia, Phan Hiền sang Mã Lai tuyên bố ủng hộ một Đông Nam Á hòa bình và trung lập. Sau đó vào tháng 9 năm đó Thủ Tướng Phạm Văn Đồng sang Mã Lai đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ Mã đã hy sinh vì chống …Mã Cộng. Thêm vào đó, ông còn xin lỗi các lãnh đạo Mã Lai vì trót lỡ viện trợ vũ khí cho phiến quân Mã Cộng vì “hiểu sai tình hình” (flawed understanding of the situation). Sang Băng Cốc, Thái Lan, thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết không yểm trợ bọn Thái Cộng CPT (Communist Party of Thailand) vốn bị hiến pháp Thái Lan đặt ngoài vòng pháp luật. Lãnh đạo Việt Nam chỉ muốn ký kết một hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á để chuẩn bị cho một hàng cừ hay bờ đê ngăn chận cơn lũ bành trướng Bắc Kinh.

Đồng thời cách nửa vòng Trái đất, ở Nữu Ước, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng thúc đẩy nỗ lực bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Lần này, chúng ta không đặt điều kiện bồi thường 3 tỉ mà Nixon đã hứa ở hiệp định Paris 1972. (Nguồn Brother Enemy của Nayan Chanda.)

Như chúng ta đã biết, tất cả đều vô ích. Liên Minh Đông Nam Á từ lâu bị ám ảnh một Việt Nam hung hãn, quyết làm một mũi nhọn xung kích của thế lực Cộng Sản đều lịch sự từ chối “lòng tốt” của chúng ta và Mỹ sau khi tiếp Đặng Tiểu Bình, cũng lịch sự gác lại chuyện bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam và không hứa ngày đàm phán lại vấn đề đó.

Kết quả là chúng ta sa lầy ở Cambodia suốt 10 năm và đói nghèo suốt 15 năm. Quan trọng hơn, chúng ta chựng lại trong khi các quốc gia láng giềng tiến bộ vượt bực về khoa học, kỹ thuật, giáo dục, xã hội, kinh tế…Chúng ta quay về thời xe hơi chạy than, xe bò, ăn bo bo, mặc quần áo vá, dùng phân xanh như thời trung cổ.

Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác. Chúng ta hoang tưởng rằng cả thế giới đều ngưỡng mộ chúng ta và cả thế giới cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ. Với Mỹ, họ là kẻ thua họ phải “bồi thường” mới hòng được chúng ta chìa tay cho mà bắt. Với Đông Nam Á, một Việt Nam với hơn 8 quân đoàn sát bên nách đáng gờm hơn là cái hiểm họa bành trướng từ Bắc Kinh xa vời vợi. Nếu chúng ta hồi tưởng lại, việc tiếp tế cho phiến quân Mã cộng, Thái cộng không thể khôi phục được lòng tin của các quốc gia Đông Nam Á bằng một vài cử chỉ ngoại giao thân thiện. Xét cho cùng, ta vẫn có thể chiến thắng Mỹ mà không cần phải thù nghịch với các quốc gia Đông Nam Á vì họ thủy chung không tiếp tay với Mỹ trong cuộc chiến ngoại trừ Thái Lan (cho mướn căn cứ Utapao) và Hàn Quốc (Hàn Quốc gửi quân tham chiến nhưng Hàn Quốc không thuộc Đông Nam Á).

Ta học được điều gì nếu chúng ta thực sự muốn học? Không nên có nhiều kẻ thù không cần thiết và tuyệt đối không hoang tưởng ta quan trọng tới mức họ cần ta hơn ta cần họ.
Tri tân: Lại hoang tưởng Mỹ cần Biển Đông hơn ta cần Biển Đông.

Đệ nhị thế chiến có một nguyên nhân kinh tế và sâu xa hơn, một nhu cầu thời đại. Đó là có vài cường quốc muốn xóa mọi trật tự thế giới để mong có phần của mình trong bối cảnh mới. Cách mạng khoa học kỹ thuật trên nền tảng Newton đã phát sinh động cơ nổ kéo các toa xe lửa, xe hơi, tàu bè và máy bay. Từ đấy các quốc gia tiên tiến tìm kiếm, bòn rút các thuộc địa nhằm đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu cho kỹ thuật. Đức, Ý, Nhật là những cường quốc chậm chân không có thuộc địa để phát triển và tận dụng khoa học kỹ thuật mới. Lấy đâu ra cao su làm vỏ xe hơi? Xăng dầu? Sắt thép? So với các cường quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… thì Đức, Ý, Nhật mạnh hơn nhưng không có tương lai vì không có nguyên liệu lấy từ các thuộc địa. Họ muốn xóa bỏ mọi trật tự cũ hòng mong thế giới chia cho mình cái phần mình đáng được hưởng. Đức tiến chiếm Âu Châu. Không chịu kém, Nhật tiến chiếm Á châu và thế chiến bùng nổ để khởi đầu cho một trật tự mới mà trong đó, các cường quốc nào cảm thấy mình chịu thiệt, phải chiến đấu giành bằng được cái phần mà họ cho rằng mình đáng được hưởng.

Trung Quốc chẳng học được điều gì cả. Họ cần con đường chuyên chở nhiên liệu từ Trung Đông mà họ cho rằng với vị thế của họ hiện nay, họ đáng được hưởng. Tham vọng của họ xuyên suốt từ Bắc Kinh vòng qua eo Malacca, băng qua Ấn Độ vào Trung Đông chứ không chỉ ngừng lại sau khi chiếm trọn biển Việt Nam. Không may cho ta, Việt Nam là mục đích đầu tiên trong cuồng vọng chiếm lĩnh cái hải trình năng lượng đó. Trung Quốc sai ở chỗ nó không tự lượng sức. Thời đệ nhị thế chiến, hải quân hoàng gia Nhật có 20 hàng không mẫu hạm (http://en.wikipedia.org) và vẫn thảm bại trước hạm đội 7 Mỹ. Ngày nay Trung Quốc mua được một tàu phế thải, vá víu sửa chữa cho giống một mẫu hạm rồi tập tành chinh phục thế giới. Không cần là một chuyên gia quân sự, ai cũng có thể nhận thấy Trung Quốc phải cần ít nhất 20 mẩu hạm để có thể uy hiếp Nhật, 20 nữa để có thể uy hiếp Ấn và không biết bao nhiêu nữa mới có thể uy hiếp Nga hay Mỹ. Năm xưa Sô Viết sa lầy ở Afghanistan và Cambodia (tiếng rằng Việt Nam sa lầy nhưng chỉ tổn thất nhân mạng, thục ra Sô Viết sa lầy vì phải chi viện đạn, xăng, khí cụ cho Việt Nam) 10 năm sa lầy khiến Sô Viết không dẫy mà chết. Để làm chủ hành lang năng lượng, với bao nhiêu mẫu hạm và nguy cơ đối đầu với một siêu cường có thể sản suất ra một số lượng mẫu hạm không thể ước tính nổi là Mỹ, bao lâu thì Trung Quốc không dãy mà chết? Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Ở vị thế siêu cường số 2, Trung Quốc không muốn thi gan một mất một còn với ai, mà chỉ muốn áp đảo những kẻ không thể tự bảo vệ. Vâng. Nếu Meta là thằng nhà giàu số 2 còn hơn làm thằng nghèo sặc máu hạng bét nếu thua trận. Tốt nhất chỉ nên bắt nạt thằng không thể tự vệ.

Không may Việt Nam ta là thằng không thể tự vệ. Đúng hơn chúng ta là thằng tự xua đuổi đồng minh nên không thể tự vệ. Mới đây một đại tá Việt Nam ông Trần Đăng Thanh, Phó giáo sư tiến sĩ Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng đã nói: “Nước Mỹ chẳng bao giờ tốt với chúng ta, chỉ có Trung Quốc tốt với chúng ta.” Câu này thật là tai hại. Các tay yêu nước kiểu loa phường thường đòi “bằng chứng đâu?”, “sai chỗ nào?” mỗi khi chúng ta vấp phải những sai lầm chí tử. Thậm chí có bác còn chống chế: “Ứng khẩu nói không thể chính xác như đã soạn trước rồi đọc” khi thấy ông đại tá nói sai be bét. Như chúng ta biết, một giáo viên cấp cơ sở cũng ứng khẩu chứ có ai giảng bài mà đọc từ giấy đâu mà chẳng bao giờ sai. Cái này rõ ràng trình độ ông đại tá có vấn đề. Thì tiện đây, Meta xin phân tích cái tai hại của ông đại tá.

Vẫn là hoang tưởng rằng Mỹ là bọn thèm Biển Đông hơn chúng ta thèm Biển Đông. Từ lâu chúng ta yên chí rằng chỉ cần búng tay một cái, Mỹ sẵn sàng lao vào lửa đạn bảo vệ chúng ta trong khi đó chúng ta vẫn sa sả chửi rủa Mỹ. Chúng ta yên chí rằng Mỹ là cỗ máy chiến tranh luôn sẵn sàng chờ lịnh ta để khai hỏa. Làm như cái “lịnh ta” là một ơn huệ hay một vinh dự chúng ta ban cho Mỹ vậy. Tệ hơn nữa, chúng ta chẳng bao giờ thèm tìm hiểu xem tại sao ta có được mỗi năm 100 tỉ tiền đầu tư FDI để phát triển kinh tế. Ta cũng không mảy may lo ngại từ nay cái FDI đó sẽ chuyển hướng sang Miến Điện, nơi thỉnh thoảng không có những trò bẽ mặt như công an quăng nhà ngoại giao Mỹ lên xe cây, làm ngơ khi tổng thống Mỹ xin ân xá cho một vài người phạm tội rất nhẹ và mới đây, qua miệng một đại tá thuộc bộ Quốc Phòng nói thẳng Mỹ luôn luôn có tâm địa xấu với Việt Nam. Vâng điều này vẫn có thể là chủ trương của chính phủ vì nỗi sợ canh cánh những cuộc cách mạng hoa hồng khắp nơi nhưng nói toạc ra điều này nó chặn đứng ngay tức khắc bao nhiệu nguồn trợ giúp đang xúc tiến và sẽ thục hiện giữa 2 nước. Hãy giả thử một mai Trung Quốc nuốt gọn Biển Đông, Mỹ phải làm sao khi “người ta” đã nói thẳng “mày không bao giờ tử tế”? Một kẻ có chút liêm sỉ sẽ không xăn tay áo giúp đỡ ta một khi ta từng mắng mỏ và từ chối mọi hảo tâm của nó.

Hãy đặt mình vào não trạng một người bị cự tuyệt để suy luận phản ứng của họ trong tình huống khẩn thiết nhất. Năm 1975 Mỹ bỏ Nam Việt Nam được thì Mỹ bỏ Biển Đông năm 2012 được. Đối với Mỹ, 1 nước Cộng Sản kéo dài từ Yên Kinh tới Côn Minh hay kéo dài tới Cà Mau (trường hợp Trung Quốc nuốt gọn Việt Nam) cũng vẫn là 1 nước cộng sản, chẳng qua là 1 nước Cộng sản dài hơn 1 chút xíu. Nói khác đi, một Việt Nam do Tập Cận Bình lãnh đạo cũng chẳng khác gì một Việt Nam do Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo. Mỹ chỉ quan tâm nếu Việt Nam lột xác thay đổi như kiểu Miến điện thôi. Ngoài ra Cộng Sản nào cũng rứa. Điều đáng lẽ chỉ nên giấu kín trong bụng nay đã lỡ nói toạc ra rồi thì Mỹ không còn lý do gì lưu luyến nữa cả. Từ nay khỏi phải nói về nhân quyền nữa để khỏi bị cái sượng sùng của tình cảnh nước đổ đầu vịt, về tham nhũng để khỏi phải kinh doanh ở một nơi vô luật lệ, về dân chủ để khỏi bị lên án là phá hoại, ác ý.

Việt Nam và Phi Luật Tân cách nhau một chuỗi đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Có 2 con đường hàng hải đi qua Biển Đông là Tây Trường Sa và Đông Trường Sa. Nếu Việt Nam tỏ ý không cần Biển Đông bằng Mỹ cần Biển Đông thì từ nay Mỹ sẽ bỏ Biển Đông như đã bỏ Nam Việt Nam năm 1975. Lịch sử cho thấy mất Sài Gòn không kéo theo mất Mã Lai, Thái Lan, Singapore như chủ thuyết Domino tiên đoán thì mất tây Biển Đông cũng không có nghĩa mất con đường hàng hải phía bên kia Trường Sa phía Phi Luật Tân. Mỹ chỉ cần bảo vệ Mã Lai, Phi Luật Tân, Nhật và các đồng minh khác, những đồng minh chưa bao giờ phát biểu: “Mỹ luôn là kẻ có tâm địa xấu”, dù trong thâm tâm cũng có các quốc gia Đông Nam Á nghĩ như vậy.

Trong lịch sử cận đại và hiện đại, dân tộc chúng ta hứng chịu nhiều cái sai lầm của lãnh đạo nhưng mặc cảm tự ti hóa trang thành tự tôn làm chúng ta không lãnh hội được gì cả. Một chủng loài sẽ đi về đâu khi không thể sửa sai? Một thửa ruộng sẽ cho nhiều lúa hơn nếu chúng ta biết và muốn triệt cỏ năn. Củ năn cũng ngon ra phết. Phải ăn năn đã thì không sợ thiếu lúa.

Metamorph
Hà Nội.
(FB. Hong Thanh

Tâm thức nào, thể chế nấy!

Muốn chống độc tài và muốn xây dựng dân chủ, cần hiểu rõ độc tài và dân chủ phát sinh thế nào. Nếu không, tuy mang danh chống độc tài nhưng ta lại có thể hành động y hệt những kẻ độc tài; tuy tự hào tranh đấu cho dân chủ nhưng thực tế ta có thể có tiềm năng trở thành nhà độc tài. Mầm mống độc tài có thể đang tiềm ẩn trong cái vỏ bọc dân chủ bên ngoài; một cách sâu xa hơn, nó có thể nằm sẵn trong tâm lý, khuynh hướng hay tính tình của ta.

Mầm mống độc tài là gì?

Nhìn vào chế độ độc tài cộng sản, ta thấy: những người có tư tưởng hay lập trường chính trị xã hội khác với lập trường chính trị xã hội của đảng cầm quyền đều bị liệt vào thành phần chống đối cần phải loại trừ hay tiêu diệt. Vì thế, trong các chế độ độc tài cộng sản, chỉ có một đảng duy nhất được phép tồn tại và hoạt động; những đảng phái khác nếu được tồn tại thì chỉ là những đảng mang tên khác nhưng cùng lập trường với đảng cầm quyền.

Các thể chế độc tài trên thế giới không phải từ trời rớt xuống hay tự nhiên phát sinh ra. Mầm mống phát sinh ra nó được hình thành rất tự nhiên từ trong tâm thức của hầu hết mọi người, thứ tâm thức lúc nào cũng cho suy nghĩ của mình là đúng, thậm chí đúng nhất, để rồi ép buộc mọi người phải theo ý kiến hay ý muốn của mình. Đó chính là tâm thức độc tài.

Tâm thức ấy ta có thể nhận ra nơi hầu hết mọi đứa trẻ. Chúng muốn cái gì thì cũng đòi cho bằng được, không được thì khóc. Khóc dai dẳng chính là một hình thức áp lực cha mẹ chúng. Nếu cha mẹ chúng yêu thương con mình một cách thiếu sáng suốt, cứ quen chiều ý chúng, chúng sẽ trở thành những «nhà độc tài» trước hết đối với chính cha mẹ chúng, và sau này với những người mà chúng chi phối được.

Tâm thức độc tài là một tâm thức rất tự nhiên, phát sinh nơi mỗi người từ thuở nhỏ. Có thể nói nó nằm sẵn trong bản năng mỗi người. Thật vậy, khi sinh ra, ai cũng có khuynh hướng ích kỷ (egoistic, selfish) và tự quy (egocentric), tự coi mình như trung tâm vũ trụ. Tâm thức ấy chỉ giảm đi nhờ sự giáo dục từ cha mẹ, từ nhà trường, từ tôn giáo, và nhất là từ chính bản thân khi mình quyết chí tu tâm sửa tánh. Việc tu tâm sửa tánh để giảm bớt khuynh hướng ích kỷ và tự quy ấy thường khởi sự từ những giác ngộ.

Khi sống chung với người khác, con người có thể nhận ra tâm thức ích kỷ và tự quy ấy nơi người khác cũng như nơi chính mình. Tâm thức ấy gây nên nhiều bất lợi cho đời sống chung, tạo nên nhiều đau khổ, bực bội cho chính mình và cho người khác. Từ những khổ đau bực bội ấy, con người mới nhận ra rằng mỗi người đều có những quan niệm, suy nghĩ và ước muốn khác nhau… Nếu ai cũng cứ ép người khác phải từ bỏ quan niệm, suy nghĩ và ước muốn của họ để theo quan niệm, suy nghĩ và ước muốn của mình thì xã hội con người cũng sẽ giống như của loài vật, trong đó «lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng», và kẻ yếu bao giờ cũng chịu thiệt thòi; còn kẻ mạnh thì sẽ tranh nhau, đánh nhau, giết nhau, vì ai cũng muốn ép buộc người khác phải theo quan niệm hay ý muốn của mình. Đó là mầm mống sinh chiến tranh, gây tang tóc cho xã hội.
Nồi nào vung nấy, rau nào sâu nấy, tâm thức nào thể chế nấy. Mọi thứ phải phù hợp?
Mọi thứ phải phù hợp?
Từ những kinh nghiệm và giác ngộ ấy, người tinh tế nhận ra rằng: muốn cuộc sống chung trở nên hài hòa, hạnh phúc thì con người phải nhận ra định luật đa dạng trong vũ trụ cùng với những khác biệt tự nhiên giữa các dạng với nhau, đồng thời phải tôn trọng định luật ấy. Nghĩa là trong thực tế xã hội, phải tôn trọng sự khác biệt trong tư tưởng, ước muốn, quan điểm của nhau đồng thời nhận ra cái đúng, sự hợp lý của nhau. Muốn thế, con người phải chống lại khuynh hướng độc tài vốn rất tự nhiên nằm sẵn trong bản năng của mình. Từ nhận thức hay giác ngộ đó mới phát sinh hay hình thành tâm thức tôn trọng tha nhân, tôn trọng nhận thức, quan điểm, ý kiến, ước muốn của họ, bất chấp chúng khác với cách nhìn của mình. Về mặt xã hội, tâm thức đó chính là tâm thức dân chủ. Tâm thức độc tài phát sinh trong nội tâm con người cách rất tự nhiên và dễ dàng. Còn tâm thức dân chủ phải tập luyện mới có. Và muốn nó phát triển lớn mạnh điều tiên quyết là phải từ bỏ tâm thức độc tài.
Cá nhân con người tiến hóa, thì xã hội con người cũng tiến hóa. Khởi đầu khi hình thành xã hội, con người phải sống trong những thể chế độc tài. Kẻ có quyền luôn luôn dùng quyền lực hay sức mạnh của mình để ép buộc kẻ dưới quyền phải theo quan điểm, ý kiến và ý muốn của mình, bất chấp đúng sai, lợi hay bất lợi. Mãi tới thế kỷ 18, 19, con người mới nhận ra thể chế dân chủ mà các triết gia Hy lạp đã manh nha nhất tới từ những thế kỷ trước công nguyên là thể chế ít gây đau khổ cho con người hơn tất cả những chế độ bộ lạc, phong kiến, độc tài, quân phiệt, v.v… để áp dụng nó vào việc cai trị đất nước. Nhưng chắc chắn nó chưa phải là thể chế ưu việt nhất. Nó còn rất nhiều khiếm khuyết mà con người hiện tại và tương lai phải khắc phục. Theo đà tiến hóa, con người sẽ khám phá hoặc phát minh ra những phương cách cai trị khác tốt hơn, và sẽ từ bỏ thể chế dân chủ cũng như hiện nay đang từ bỏ những thể chế độc tài, phong kiến. Cố Thủ tướng Anh quốc Winston Churchill cho rằng dân chủ là hình thức ít xấu nhất mà con người kinh nghiệm được [1].
[1] Trong bài diễn văn ngày 11-11-1947 tại Hạ Viện Anh, Winston Churchill phát biểu một câu để đời: «Democracy is the worst form of government except for all those others that have been tried» (tạm dịch là «Không kể những hình thức cai trị đã được thử nghiệm thì dân chủ là hình thức tồi tệ nhất»).
Cách nói ấy cũng tương tự như cách nói: «Không kể những lớp tôi đã học thì lớp tôi đang học là lớp thấp nhất trong trường». Điều đó có nghĩa là: lớp tôi đang học thì cao hơn những lớp tôi đã học, nhưng thấp hơn những lớp tôi sẽ học.
Cách nói trên của Churchill là một hình thức chơi chữ. Ông dùng hình thức có vẻ như chê mà thật sự là khen: khen dân chủ là hình thức tốt hơn tất cả những hình thức cai trị mà nhân loại đã trải qua trong quá khứ. Nó chỉ kém những hình thức cai trị mà nhân loại sẽ khám phá hay phát minh ra trong tương lai mà thôi.
Dùng cách chơi chữ này, Churchill muốn nói rằng thể chế dân chủ vẫn còn nhiều khuyết điểm, nên nó rất cần được cải thiện; tuy nhiên nó vẫn tốt hơn tất cả những thể chế đã có. Và một cách gián tiếp mà người nghe hay người đọc phải hiểu ngầm là: trong tương lai, với sự tiến hóa cố hữu, nhân loại sẽ khắc phục được những khiếm khuyết của thể chế dân chủ để phát minh ra những thể chế chính trị tốt đẹp hơn.
Cá nhân mỗi người có sự tiến hóa về tâm thức, con người tiến từ tâm thức ích kỷ, tự quy sang tâm thức quên mình (selfless), vị tha (altruistic). Về mặt chính trị xã hội, con người tiến từ tâm thức độc tài sang tâm thức dân chủ. Sự tiến hóa đó đòi hỏi thời gian và cố gắng luyện tập. Xã hội gồm nhiều cá nhân tập hợp lại cũng có sự tiến hóa tương tự như cá nhân. Cách đây nhiều thế kỷ, cả thế giới đều được cai trị bằng những thể chế độc tài. Nhưng đến thế kỷ 19, 20, thế giới, dần dần từng nước một, đã thoát ra khỏi các thể chế độc tài. Đến nay, thế kỷ 21, trào lưu dân chủ đã phát triển hầu như khắp thế giới, chỉ còn một số quốc gia vẫn phải rên xiết dưới những thể chế độc tài cộng sản hoặc phi cộng sản. Thật không may cho dân tộc Việt Nam ta lại nằm trong số những quốc gia xấu số ấy suốt 5, 6 thập kỷ qua.
Tất cả các quốc gia thoát khỏi thể chế độc tài đều do sự tranh đấu can đảm bằng xương máu của người dân trong nước. Đúng là «Freedom is not free» (tạm dịch: «Tự do không phải là thứ cho không biếu không», muốn có tự do thì phải trả giá). Nhưng khá nhiều quốc gia vừa thoát khỏi ách độc tài này lại rơi vào một ách độc tài khác. Lý do sâu xa là vì dân tộc ấy, nhất là những nhà đấu tranh cho tự do dân chủ của quốc gia ấy chưa từ bỏ được tâm thức độc tài của mình, và chưa có được tâm thức dân chủ. Khi chưa nắm quyền hành thì tâm thức độc tài ấy còn nằm sâu kín trong vỏ bọc dân chủ bên ngoài, chưa có điều kiện phát tác. Nhưng khi có quyền hành trong tay, tâm thức độc tài ấy mới có điều kiện phát tác biến họ thành những nhà độc tài.
Người Việt có câu: «rau nào sâu nấy», «nồi nào vung nấy». Còn người Mỹ có câu: «such people, such government» (dân nào chính phủ nấy). Nếu dân Việt của chúng ta còn nặng tâm thức độc tài, ai cũng cứ thích bắt mọi người phải làm theo ý mình, suy nghĩ theo cách của mình, bắt mọi người nhận là đúng những gì mình cho là đúng, ai không chịu thì tìm cách triệt hạ họ, thì thể chế độc tài sẽ còn bám lấy dân tộc ta cho tới khi chúng ta từ bỏ được tâm thức ấy.
Tóm lại, để cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ của chúng ta có kết quả lâu dài và đi đến một thể chế thật sự dân chủ sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, thì mỗi người – nhất là những người đang tranh đấu cho tự do dân chủ – cần từ bỏ tâm thức độc tài và phát triển tâm thức dân chủ. Bằng không thì… chúng ta sẽ lại lập nên những thể chế độc tài khác. Vì tâm thức độc tài sẽ tạo nên những thể chế độc tài, còn tâm thức dân chủ mới tạo nên những thể chế dân chủ.
Tuy nhiên, đó là việc phải làm bề lâu bề dài, còn việc trước mắt phải thực hiện là làm sao để chế độ độc tài hiện hành biến mất!!!

Nguyễn Phương
(Đàn Chim Việt) 

Vì sao quan chức hành pháp có tín nhiệm thấp?

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm cho thấy, các quan chức hành pháp có số phiếu "tín nhiệm thấp" nhiều hơn các quan chức lập pháp.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội và Hội đồng nhân dân các địa phương tổ chức thời gian qua cho thấy, các quan chức ngồi "ghế nóng" thuộc lĩnh vực hành pháp (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp) có số phiếu tín nhiệm thấp hơn các chức danh thuộc cơ quan lập pháp (Quốc hội, HĐND). Lý giải về vấn đề này, ông Bùi Khánh Thụy, nguyên chuyên viên cao cấp Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng cho rằng, đây là điều... dễ hiểu.
 - 1
Các quan chức hành pháp có số phiếu "tín nhiệm thấp" nhiều hơn phía lập pháp.
Gần dân nên bị “soi” kỹ

Theo ông Thụy, các quan chức ở Chính phủ cũng như UBND thực hiện những công việc liên quan đến đời sống nhân dân nên ít nhiều có “va chạm”. Bên cạnh đó, họ thường đối mặt trực tiếp, chịu trách nhiệm về các vấn đề nóng của xã hội. Ngoài ra, những việc làm của bộ trưởng, giám đốc sở... tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân nên cũng bị “soi” kỹ hơn.

Trong khi đó, các quan chức Quốc hội, HĐND làm những việc như giám sát, lập pháp... thì không “gần dân” như chức danh phía hành pháp. Hơn nữa, quan chức khối lập pháp làm việc tập thể, quyết định theo đa số nên trách nhiệm cá nhân không rõ ràng.

Ông Thụy đưa ra ví dụ: Những vụ việc “nóng” thời gian qua như vụ Văn Giang, vụ Tiên Lãng... nếu cơ quan của Quốc hội, HĐND có ý kiến, nhân dân hoan nghênh. Nếu không có ý kiến, cũng không sao. Nhưng phía UBND không xử thì không được hoặc xử không hay sẽ bị người dân phản ứng.

Tuy nhiên, theo ông Thụy, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ giúp những người được lấy phiếu hiểu rõ những ưu, khuyết điểm của mình hơn, đồng thời nhắc nhở những người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình để làm việc tốt hơn.

“Người có nhiếu tín nhiệm cao yên tâm làm việc, nhưng người bị nhiều phiếu tín nhiệm thấp sẽ giật mình. Sự “giật mình” ấy là thức tỉnh để quan chức suy nghĩ mà sửa chữa", ông Thụy nói.

Nên có tiêu chí cho từng chức danh

Ông Bùi Khánh Thụy cho rằng, qua thực tế lấy phiếu tín nhiệm, có thể thấy kết quả lấy phiếu còn nhiều điều phải bàn, trong đó có việc các chức danh thuộc khối lập pháp có phiếu tín nhiệm cao.

Trước ý kiến không cần lấy phiếu tín nhiệm các quan chức khối lập pháp, ông Thụy cho rằng, cần phải cân nhắc và nghiên cứu thêm vấn đề này.

“Theo tôi, lấy phiếu tín nhiệm nên tập trung, hướng vào quan chức phía cơ quan hành pháp hơn là quan chức khối lập pháp. Cần lấy phiếu tất cả các trưởng ngành ở trung ương, địa phương...”, ông Thụy nói.

Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lại cho rằng, chỉ nên bỏ phiếu tín nhiệm với những người “có vấn đề” chứ không nên lấy phiếu tín nhiệm đồng loạt.

Trong khi đó, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng cho rằng, ai có trách nhiệm với dân đều phải lấy phiếu tín nhiệm.

“Các chức danh bên Quốc hội làm nhiệm vụ giám sát, lập pháp... cũng cần phải có thước đo xem ai làm tốt, có trách nhiệm, ai làm không tốt”, ông Hùng nói.

Ông Hùng cũng cho rằng, kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội, HĐND như vừa qua đúng là còn phải bàn thêm. Có người làm nhiều nhưng kết quả tín nhiệm thấp, người làm ít thì tín nhiệm lại cao.

“Do vậy, vấn đề lấy thế nào cho chính xác? Nên xây dựng tiêu chí riêng cho từng chức danh, bên phía lập pháp tiêu chí phải khác với phía hành pháp. Hơn nữa, có tiêu chí riêng, cụ thể để người đi bỏ phiếu không đánh giá một cách cảm tính”, ông Hùng nói.

Dương Tùng
(Khám phá)

 Nguyễn Mạnh Tường - Vụ xử án một giáo viên dạy văn

Trong đoạn trích sau đây, luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) thuật lại lời đối đáp giữa chánh án và bị cáo ở một vụ xử án mà ông cho là “quái lạ duy nhất được biết trong lịch sử ngành tư pháp văn minh ngày nay“. Theo lời kể của ông, “sau khi tiếp quản Hà Nội, các lãnh đạo cao cấp đã ra lệnh để tòa kết án một giáo sư dạy văn đã đầu độc tâm hồn sinh viên vì đã giảng dạy tác phẩm có tên là ‘Nỗi cô đơn’ (L’Isolement) của nhà văn người Pháp Lamartine“. Vị quan tòa này đồng thời là Tổng Thư kí Đảng Xã hội, phân bộ Hà Nội, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bị cáo là một giảng viên đại học tại Hà Nội, không đi theo kháng chiến. Ông bị tuyên án 4 năm tù. Đó là năm 1954.

Sáu mươi năm sau, không ai ở Việt Nam có thể bị tống giam vì giảng dạy Lamartine nữa. Đuổi một luận văn thạc sĩ về một nhóm thơ ngoài luồng khỏi môi trường hàn lâm chính thống là thành tích oanh liệt nhất mà các vị chánh án văn chương thời nay có thể đạt được. Dù sự ngu xuẩn và giáo điều thời nay vẫn giống hệt sự ngu xuẩn và giáo điều thời xưa, tôi tin rằng chính các vị này cũng không muốn bánh xe lịch sử quay lùi.

Phạm Thị Hoài
Chánh án: Bị cáo! Ông có nhận thấy là ông có tội là đã dạy cho thanh niên của chúng ta một loại triết lý đầy thê lương, mất niềm tin, bi quan, trong khi Đảng Cộng sản của chúng ta được giao phó trách nhiệm tuyên truyền cho sự lạc quan, hy vọng và vui sống?
Bị cáo: Thưa ngài chánh án, làm sao tôi biết được là Đảng Cộng sản đang dạy về một cuộc sống đầy niềm vui, hy vọng và lạc quan? Theo chỗ tôi biết, những người làm việc cho chế độ cũ được chính phủ kháng chiến giữ lại làm việc chưa bao giờ học hay đọc bất kỳ ở đâu là Đảng Cộng sản đã dạy những điều như thế. Ngay cả nếu điều đó có thật, tôi cũng ngại rằng một nền giáo dục như thế khó mà đạt được kết quả. Thực vậy, lãnh vực cảm xúc không phải là đối tượng nằm trong phạm vi quyền hạn của thế quyền. Những gì xảy ra trong nội tâm của con người nó không biết về những qui luật về logic và lý lẽ, những ràng buộc về luật lệ, công lý và ngay cả về đạo đức. Một cảm xúc được hình thành, lớn lên, tàn phai rồi biến mất hay tự mình biến thể tùy theo những thôi thúc, kích động hay những tác động bởi thế giới bên ngoài và tùy theo cá tính chủ quan của con người trong một nền luân lý, nếu tôi có thể nói thêm về nó, là có liên quan đến con người khi mỗi người thu nhận hay gạt bỏ những gì đến từ môi trường chung quanh theo cách riêng của họ. Đây là lãnh vực mà quyền lực muốn áp dụng những điều răn dạy để chứng minh niềm kiêu hãnh của mình thì cũng sẽ buông tay chịu thua. Nhà chính trị có thể mong muốn mang lại cho nhân dân hy vọng, niềm lạc quan và vui sống. Nhưng việc làm không đi đôi với lời nói, nếu những thực tiễn không đi theo những lý thuyết trừu tượng thì chẳng có chuyện gì xảy ra ngoại trừ chuyện làm phù thuỷ bắt ma! Hy vọng không thể có nếu không có lý do nào để hy vọng và cũng chẳng có gì để mà hy vọng. Lạc quan và vui sống sẽ thấm vào lòng người khi mà ở đâu cũng có trật tự xã hội và phồn vinh, có tối thiểu tự do và có những quyền mà một xã hội loài người văn minh đòi hỏi phải có. Người ta có thể thành điên khùng như lão Don Quichotte khi bị tay Dulchinée mặt mày nhăn nheo, miệng mồm không một chiếc răng lừa phỉnh. Một người trí thức, nhỏ nhoi như tôi, không thể chấp nhận theo đường lối của Đảng Cộng sản, một đường lối tạo dựng bằng hy vọng, lạc quan và vui sống. Nó chỉ là một điều mong muốn mà sự thành công là tùy thuộc Đảng Cộng sản. Lời buộc tội duy nhất đưa tôi tới trước vòng móng ngựa ô nhục này không có một cơ sở nào đứng vững. Tôi cho rằng tôi không có tội là đã làm hại đến một đường lối chính trị mà nói một cách bình thường và đúng đắn là không hiện diện. Ngoài ra, tôi sẽ rất vui nếu được biết là dựa trên điều khoản nào của luật pháp, những điều mà chưa bao giờ có, để các ông kết án tôi trước toà?
Chánh án: Chúng ta đừng chơi nhau trên chữ nghĩa, ném vào nhau những điều này nọ của bộ Luật Hình sự. Sự việc đã hiển nhiên. Có hay không có việc ông giảng dạy cho sinh viên tác phẩm Cô đơn (L’Isolement) của tác giả Lamartine và ca tụng nhà thơ này? Có hay không có việc ông tán tụng những vần thơ chán chường, mất hy vọng và bi quan yếm thế và hậu quả là đầu độc tâm hồn của giới trẻ đã nghe theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản của chúng ta mà đứng lên muôn người như một để xây dựng lại nền Tự do, Độc lập và Tự hào Dân tộc?
Bị cáo: Thưa ngài, tôi không học luật, nhưng bất cứ người trí thức nào cũng đều hiểu là muốn kết án ai đều phải dựa vào một hay nhiều điều Luật Hình sự định rõ tính chất và những điều kiện để cấu thành tội. Hơn nữa họ cũng biết là chính trị và luật là hai lãnh vực không giống nhau, giống như ước mơ và sự thật. Mơ ước là điều cho phép nhà chính trị làm khi mà những việc làm của họ là nhắm tới tương lai, nhưng luật là được xây dựng vững chắc trên những cơ bản vững chắc, của hiện tại và cụ thể vì nó hoạt động trong hiện tại để mà duy trì và xây dựng nên một xã hội phù hợp với ước vọng của mọi người. Mọi lẫn lộn giữa mơ và thực, giống như trường hợp giữa chính trị và luật, là một bước nhảy lùi về quá khứ hàng thế kỷ.
Lời buộc tội giờ đây có chút thay đổi. Tôi không phê phán đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản, nhưng tôi ca tụng một nhà thơ mơ mộng, biện hộ cho tư tưởng chán chường, thất vọng và bi quan, tôi tự nhắc với tôi là người trí thức có tiếng tăm không làm chuyện ca tụng bất cứ ai, biện hộ cho bất cứ người nào. Hai từ ngữ đó phải được lấy ra khỏi trong mọi lời lẽ buộc tội: đó là một sự lạc đề không đúng với ý nghĩa chính thức của hai từ đó. Có thể nói một cách chính đáng, đây là một hành động hạ nhục và xúc phạm đến lòng tự trọng của người trí thức. Ngay khi đang lúc tán dương, người trí thức tự kềm chế mình để không bị bất ngờ vì tán dương rởm và luôn luôn giữ một sự dè dặt nào đó. Nụ cười và thái độ quỳ lạy không nằm trong nghề của họ, mà làm vũ khí của những người đã bán rẻ lòng tự trọng để chắt mót được những lợi lộc tồi tàn. Tôi xin nhắc lại: tôi không tán dương một ai, ngay cả đó là người được mọi người ca tụng. Tôi không đứng ra bào chữa cho một chủ thuyết nào, ngay cả khi có hàng triệu người theo nó và ca tụng nó. Không, tôi chỉ phân tích, giải thích, cố gắng làm cho sinh viên hiểu cái trạng thái tình cảm mà không một kẻ độc tài nào, không một chế độ độc tài nào có thể xoá bỏ, khi mà tác phẩm ấy đã có mặt hơn một thế kỷ nay. Chính trị có thể thực hiện quyền lực của mình ở hiện tại, đôi khi trong tương lai, nhưng cũng phải chấp nhận là đối với quá khứ thì không thể làm được gì.
Vì vậy tình cảm mơ mộng, một trạng thái của tâm hồn, là chuyện đã có từ lâu, nếu ngài cho phép tôi có ý kiến, là mọi người đều có thể chứng minh đó là một điều chân thành, con người ai cũng liên tục mơ mộng cho đến một tuổi nào đó và trong một hoàn cảnh sống nào đó. Chỉ có những người cộng sản lão đời, những người khắc khổ không còn nước mắt mới cho rằng không thể có những giọt nước mắt khốn cùng của loài người, để tự nâng mình thành một loại siêu nhân.
Thưa ngài, tôi không tự biện hộ cho tôi, tôi chỉ làm công việc trả lời sự kết án của ngài. Tôi đã biết trước số phận của tôi: không có người nào bị Toà án Nhân dân xử mà bước ra khỏi đó để về nhà. Tôi có thể nghe buổi xét xử. Tôi có thể đơn giản nhận tội và nhờ sự khoan hồng của Đảng Cộng sản, và với những cố gắng cá nhân, tôi hứa rằng tôi sẽ không từ bỏ một nỗ lực nào nhằm cải thiện và làm trong sạch những suy nghĩ của tôi để đi đúng đường lối của Đảng Cộng sản. Nhưng tôi mong mỏi rằng, ít nhất một lần, tiếng nói trung chính của người trí thức được nghe đến, để cho những thế hệ ngày nay và mai sau hiểu chính xác thế nào là một nền công lý cách mạng.
Nguyễn Mạnh Tường
Nguồn: Trích phần II (“Mỏm đá Tarpéienne”), chương 2 (“Ông quan tòa Việt Nam”) trong cuốn hồi kí Kẻ bị mất phép thông công của luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997), nguyên bản tiếng Pháp Un Excommunié. Hanoi: 1954-1991: Procès d’un intellectuel, do Nguyễn Quốc Vỹ dịch và đăng trên Thông luận năm 2009.
(Pro&contra)

Tường Thuật Diễn Biến Liên Quan Đến Gia Đình Anh Trần Huỳnh Duy Thức ngày 20/7/2013

Xin chào, tôi là một thành viên trong gia đình đã có mặt trong sự việc ngày hôm qua. Xin tường thuật lại sự việc, từ thời gian 7h00 sáng lúc tôi đến nhà Bác Huỳnh đã có những diễn biến như sau:
7h khi vào nhà: tôi thấy công an mặc thường phục ngồi quán cafe đầu đường khoảng gần 10 người. Số người này có thay phiên, khi tôi đi ra và quay trở lại thì số người này không phải là những người ban đầu.
Sau đó cả nhà rất dao động việc sẽ tiến hành đi hay không. Nhưng tất cả đã đi đến quyết định sẽ đi nếu chị Thoa có mặt. Lúc này khi liên lạc với Thoa thì được biết ngay từ sáng sớm, cổng nhà Thoa đã bị ai đó dùng dây kẽm buộc lại từ phía ngoài, nên không thể mở cửa được. Sau đó có khoảng 2~3 CA phường vào làm biên bản và không cho gia đình đi đâu hoặc làm việc gì.

img_3495_0.jpg

Diễn biến này hoàn toàn bất ngờ nhưng có thể hiểu được. Gia đình chúng tôi quyết định sẽ đưa hình ảnh biểu lộ ý chí của gia đình lên truyền thông. Mặc dù không được đi ra ngoài nhưng chúng tôi cũng chụp một số hình để chuẩn bị đưa ra các báo/đài tuỳ nghi sử dụng. Và trong lòng định bụng chờ nếu mẹ con chị Thoa có mặt sẽ chụp tiếp và tiến hành ra khỏi nhà để đến nhà ông Trương Tấn Sang.
Lúc chụp hình sao tôi không thể ngăn được nước mắt! Đó là kết tinh của tất cả ước muốn duy nhất và cuối cùng dành cho người cha, người chồng, người con, người em của các thành viên trong gia đình bé nhỏ này suốt 4 năm qua. Bấy giờ chỉ có một khát vọng duy nhất tồn tại và hiện diện giữa chúng tôi: LẼ CÔNG BẰNG PHẢI ĐƯỢC THỰC THI – TRẦN HUỲNH DUY THỨC PHẢI ĐƯỢC TỰ DO!
Trong thời gian từ 8h đến 10h, gia đình đã đứng sau Ba của Thức để tiếp nhận thông tin của tất cả mọi nơi gọi đến. Gia đình được sự ủng hộ và tiếp thêm sức mạnh rất nhiều trước những biến cố dồn dập xảy ra. Vì vậy, cho phép gia đình gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả các nơi này. Và cũng xin lỗi những nơi đã gọi điện đến mà Ba của Thức không thể tiếp được cùng lúc.
Sau khi nhận được thông tin từ nhà mẹ con Thoa, tôi đã gọi điện trấn an tinh thần họ. Lúc này có thêm 3~4 CA hình sự quận đến làm việc với 3 mẹ con. Lý do làm việc là vì tình trạng cửa nhà dân bị khóa đã xảy ra trên diện rộng ở nhiều quận huyện nên phải làm “theo như thủ tục, luật pháp” để phòng chống trộm cắp. Tuy nhiên, điều khó hiểu ở đây là sự việc này, theo như các cán bộ công an kể, cũng xảy ra với những nhà khác nhưng lại chỉ tập trung làm việc với riêng nhà Thoa. Hơn nữa, một việc về bản chất là khá đơn giản nhưng lại mất cả buổi sáng để điều tra. Trước khi ra về, các cán bộ công an này dặn dò thêm mẹ con Thoa rằng thời gian tới họ sẽ còn tiếp tục làm việc.
Trong khi đó, một nguồn tin tin cậy cho gia đình biết tại thời điểm này có rất nhiều nhân viên an ninh mặc thường phục có mặt tại hiện trường (nhà ông Trương Tấn Sang) để sẵn sàng xử lý tình huống nếu có.
Ban đầu tôi bán tín bán nghi vì sự huy động quá lớn này. Nhưng dường như sự thật đã được kiểm chứng ngay sau đó khi tôi rời khỏi nhà và được một số người lạ theo dõi, chăm sóc "đến từng cm".
Mọi người trong nhà đã thống nhất sau khi đưa được các thông tin đến truyền thông thì gia đình sẽ giải tán. Khi tôi rời khỏi nhà, trong lòng một nỗi tiếc nuối và thất vọng dâng trào. Sẽ không còn cơ hội nào tốt hơn cho việc vận động trả tự do cho Thức. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng tôi sẽ thôi mọi cố gắng của mình. Chúng tôi chỉ ngừng cố gắng chừng nào THỨC ĐƯỢC TỰ DO.
Lúc khoảng 12h khi liên lạc qua nhà mẹ con Thoa tôi được biết CA cũng vừa kết thúc làm việc. Còn những thông tin khác tôi sẽ bổ sung thêm sau.
Qua sự việc ngày hôm qua, gia đình cảm thấy thật buồn vì chúng tôi không được bày tỏ nguyện vọng chính đáng của mình, dù trong ôn hoà. Các cán bộ công an, an ninh đã theo dõi chúng tôi, vì sao họ lại làm như vậy? Đó là câu hỏi nghiêm túc mà một công dân có quyền đặt ra. Những ai đã có mặt xung quanh nhà chúng tôi, xin hãy đặt mình vào vị trí của chúng tôi, một gia đình đã bị lấy mất đi người con, người em, người chồng, người cha vì một bản án oan sai. Bất cứ ai có cho mình một gia đình, hẳn cũng sẽ hiểu nỗi đau khi mất đi người thân yêu. Xin hãy đặt mình vào niềm đau đó để hiểu nỗi lòng của những gia đình có người thân chịu án oan sai. Trái tim đập là cho yêu thương và tình người, xin hãy lắng nghe tiếng nói từ lương tâm của mình.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và quan tâm của mọi người.
Một thành viên gia đình.

ASEAN: Đứng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

ASEAN đang đi về đâu vào lúc này? Campuchia đã trải qua một năm đầy khó khăn với vai trò Chủ tịch ASEAN trong 2012, vất vả với những căng thẳng liên quan đến vấn đề Biển Đông và lần đầu tiên gây mất đoàn kết trong khối ASEAN trong lịch sử 45 năm của nhóm này.
Brunei US Kerry

Tuy hiên, Brunei, nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2013, đã bằng cách nào đó tạo ra được các cuộc đối thoại giữa tất cả các bên tại Cuộc họp Cấp Bộ trưởng ASEAN (AMM) vào ngày 30 tháng Sáu vừa qua mà không phải chịu nhiều sức ép từ các thành viên. Điều này đã gạt bỏ ra những vấn đề nổi cộm hiện nay mà ASEAN phải đối mặt như tranh chấp trên Biển Đông, mâu thuẫn về Sabah tại phía Bắc Malaysia, bạo lực dân tộc thiểu số và tôn giáo tại Miến Điện, và ô nhiễm sương mù xuyên biên giới gây ảnh hưởng nặng nề tới Singapore, Malaysia và Indonesia. Có vẻ như ASEAN có tiêu chuẩn kép giữa các thành viên của họ. Lý do tại sao ASEAN lại chọn giữ im lặng cho tới nay trong năm 2013 đó là họ đã học được một bài học đắt giá từ những thất bại trong các cuộc hội nghị chung AMM lần thứ 45 hồi năm trước. Sự tái cân bằng chiến lược của Trung Quốc và Hoa Kỳ mang đến những thử thách cho cả khối, và việc này có thể đáp lại bằng bốn cách khác nhau.
Đầu tiên, ASEAN có thể thực hiện cân bằng quyền lực và có thể trở thành một đối thủ nặng ký về quyền lực lớn. Trong năm 2011, Hoa Kỳ tuyên bố chuyển hướng tập trung của họ sang khu vực châu Á–Thái Bình Dương và bắt đầu thực hiện chuyển các lực lượng hải quân quay về vùng này. Điều này đã gây ra sự đối đầu leo lang với Trung Quốc.
Một vài quốc gia trong ASEAN, đặc biệt là Miến Điện và Việt Nam, đã chủ động thực hiện cân bằng các mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Những quốc gia này đang tìm kiếm các mối quan hệ kinh tế và chiến lược sâu rộng hơn với Hoa Kỳ như một phương án để ngăn chặn sự đe dọa của Trung Quốc. Nhưng làm bạn với các cường quốc có thể dẫn đến sự nguy hại đối với sự đoàn kết và tập trung của khối ASEAN. Trò chơi cần bằng quyền lực có thể phản tác dụng, ví dụ như tan rã khối đoàn kết ASEAN nếu như họ không được cần bằng một cách khéo léo. ASEAN từ lâu đã được xem như một khối trung lập và không bị ảnh hưởng bởi những nước lớn. Kể từ khi thành lập từ năm 1967, sự trung lập của ASEAN đã mang tới cho họ những thành công chiến lược.
Thứ hai, những người hoài nghi về chủ nghĩa khu vực Đông Á lo sợ rằng cuối cùng thì Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh Đông Á thông qua “Cộng đồng Đông Á” do Trung Quốc lãnh đạo, dù cho Nhật Bản ban đầu đưa ra đề xuất này. ASEAN nhận ra rằng ASEAN+3 (thêm Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc) là cơ chế chính cho việc xây dựng một cộng đồng Đông Á.
Trong bối cảnh này, các quốc gia ASEAN có thể sẽ tiến tới gần với Trung Quốc hơn với các dự án hợp nhất kinh tế khu vực và xây dựng cơ sở hạ tầng xuyên khu vực, ví dụ như đường ray tàu nối Singapore với Kunming, những gói hỗ trợ song phương, cơ chế Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP). Một FTA giữa ASEAN và Trung Quốc có thể cung cấp những lợi ích kinh tế lớn cho ASEAN bởi vì sự tăng trưởng kinh tế mạnh của Trung Quốc và thị trường tiêu thụ trung lưu khổng lồ tại nước này. Nhưng các nước ASEAN đã không màng tới những lợi ích đó vì sự đe dọa quân sự của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Vì Hoa Kỳ sẽ không tham gia vào bất cứ một trong các cơ quan này, phần đông các nhà phân tích tin rằng ASEAN sẽ rơi vào đế chế Trung Quốc ở Đông Á.
Đối lập lại, bối cảnh thứ ba là Hoa Kỳ có thể mở rộng chiếc ô an ninh của họ và lãnh đạo khu vực trên phương diện kinh tế thông qua các cuộc hội thảo đa phương. Trong bối cảnh này, các quốc gia ASEAN có thể sẽ ký vào những Hiệp định đa phương do Hoa Kỳ dẫn đầu, ví dụ như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) và những khởi xướng Hợp tác Kinh tế Mở rộng (Expanded Economic Engagement – E3), nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tăng dòng chảy FDI của Hoa Kỳ vào khu vực này.
Hiện tại, bốn thành viên của ASEAN (Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam) đang tham gia vào các cuộc đàm phán TPP. Vì Hoa Kỳ cần cân bằng chiến lược với Trung Quốc nên ASEAN có thể sẽ hưởng lợi rất nhiều từ những khởi xướng này. Các quốc gia ASEAN cũng cần các mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn với Hoa Kỳ nhằm đối trọng lại ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt là mẫu thuẫn lãnh thổ trên Biển Đông. Một vài quốc gia đã chọn phương án này. Việt Nam và Philippines đang hợp tác cả về chính trị lẫn quân sự với Hoa Kỳ và Nhật Bản, bằng những chuyến viếng thăm cấp cao và các cuộc tập trận quân sự chung. ASEAN có thể sư dụng chiến lược đồng minh với Hoa Kỳ như một tấm khiên kinh tế và quân sự chống lại những đe dọa tới từ Trung Quốc. Trong trường hợp đối đầu vũ trang tại Biển Đông, Hoa Kỳ được kỳ vọng là sẽ giúp ASEAN trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Thứ tư, những người ủng hộ ASEAN thích bảo vệ “tính tập trung của ASEAN” nhằm cân bằng bản thân họ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. ASEAN biết rằng càng gần với Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ thì càng nguy hiểm đối với sự đoàn kết của cả khối. Họ có thể duy trì tính tập trung bằng cách sử dụng “cách ASEAN” qua tư vấn và đồng lòng chấp nhận mọi tiếng nói và yêu cầu của các thành viên trong khối. Lo sợ bị thống trị bởi các sức mạnh lớn có thể giúp ASEAN củng cố bản thân và duy trì sự đoàn kết, bảo vệ tư tưởng đồng thuận, và hợp tác cẩn trọng hơn với các sức mạnh trong khu vực. Sự quan trọng của ASEAN đối với chủ nghĩa khu vực Đông Á chủ yếu là do tính trung lập của họ – Trung Quốc và Nhật Bản có thể không tin tưởng nhau, nhưng ASEAN thì đa số cho rằng không thể tách rời. Với tài sản vô giá này và “cách ASEAN”, ASEAN có thể xem xét mọi quan tâm và mong muốn của mọi bên.
ASEAN nên chọn phương án cuối cùng. Bảo vệ tính tập trung ASEAN là sự lựa chọn chiến lược đáng được chấp nhận nhất. Làm điều này đồng nghĩa với việc đưa vị trí chiến lược của cả khối về phía trước và giúp duy trì hòa bình, sự ổn định và thịnh vượng của cả khu vực. Bước đầu để đạt được chiến lược này là tập trung vào xây dựng cộng đồng ASEAN và xây dựng những phương án hòa giải mẫu thuẫn trong khu vực. ASEAN phải củng cố bản thân và tìm ra khoảng cách đúng nhất giữa hai thế lực – Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Heng Sarith, EAF

Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
©  2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC  
 
Bản tin tiếng Anh
  • Eco-forum pushes green focus (Washington Post) - The first national-level forum on ecological construction was held on Saturday in Guiyang, capital of Guizhou province.
  • Carbon emissions trading gains momentum in China (Washington Post) - Chinese government officials, environment and energy experts, and entrepreneurs have vowed to join hands in accelerating the process of building a nationwide carbon emissions trading market.
  • Chinapushes environment forward (Washington Post) - Vice-Premier Zhang Gaoli on Friday met four foreign leaders who will attend the opening ceremony of the Eco-Forum Global Annual Conference in Guiyang, capital of Guizhou province.
  • Giant steel firm grapples with toughest times in five years (Washington Post) - China's largest iron and steel group is determined to cut output and upgrade production as it copes with the toughest market conditions since 2008, said Kong Ping, the vice-president of Hebei Iron & Steel Group Co Ltd.
  • Huawei 'fully backs UK security review' (Washington Post) - China's telecoms and computer network giant Huawei Technologies Co Ltd supports the British government review of its security center in England.
  • Overall home price rise softens (Washington Post) - Property market statistics on the nation's 70 major cities show that fewer urban centers recorded month-on-month gains in the prices of housing projects and pre-owned homes in June.
  • 'Downside risk can be managed' (Washington Post) - China still has the ability to deal with economic downside risks in the coming months and achieve the growth target of this year.
  • Eco-Forum another boost for nature (Washington Post) - The annual Global Eco-Forum opening on July 19 in Guiyang, capital of Guizhou province, will provide great opportunities to boost the city's sustainability and overall development, say local officials.
  • Focus on 'green' transformation (Washington Post) - The government of Guizhou will maintain its current ecological approach to development because "sustainability plays a vital role in industrialization and urbanization while keeping the environment clean for future generations," said Zhao Kezhi, provincial Party chief and director of the Standing Committee of the Guizhou Provincial People's Congress.
  • Chinese liquor producers feel hangover (Washington Post) - Chill winds are sweeping the Chinese liquor (baijiu) industry, and competition in the low and middle ranks of the market will persist as the government continues a crackdown on luxury official banquets, analysts said.
  • A voice for elephants (Washington Post) - Joyce Poole has been a lifelong campaigner against the ivory trade and the killing of elephants that goes with it. Her fascination with the animal began at age 6, when her father moved the family from the United States to Kenya, and quickly grew when as a teenager she began to study their behavior.
  • Pugilist healer (Washington Post) - The elevator glides noiselessly to the top floor of a 10-story residential building in Beijing's Sanyuanqiao area, and I step toward apartment number 1009 with the same anticipation I came with last week. I am hoping Master Liu Qing will beat me with a stick. Two sticks, in fact.
  • Giving the right twist to a TV juggernaut (Washington Post) - The most-watched television gala in China and the world has become pompous and stale, but a filmmaker known for his quick wit and common sense may be able to reinvent it.
  • Tao of dance (Washington Post) - His works have been performed at major venues from the Sydney Opera House to the Lincoln Center, but it is coming home that makes Tao Ye most nervous.
  • Elixir of life (Washington Post) - For Kevin Lin, a renowned ultramarathon runner from Taiwan, running for thousands of kilometers in extreme harsh climates to raise public awareness of water scarcity on this planet.
  • Man helps uproot poverty in Guizhou (Washington Post) - When agrotechnician Li Bingbing found success growing traditional Chinese ginseng in Northwest China in the 2005, he never imagined he'd be able to repeat that prosperity in his impoverished hometown in Guizhou province.
  • Exploring Chairman Mao's youth (Washington Post) - The former residence of Chairman Mao at Shaoshanchong village, Xiangtan county in Central China’s Hunan province.
  • China shows commitment to environmental protection (Washington Post) - China will commit to its international obligations and work with countries around the world to build an eco-civilization for a better Earth, President Xi Jinping said in a congratulatory letter to an environmental forum on Saturday.
  • Venezuela to maintain policies toward China (Washington Post) - The new government of Venezuela will continue to prioritize its relations with China and expects to learn from China's development, Venezuelan Vice-President Jorge Arreaza said.
  • Crackdown on drug industry launched (Washington Post) - China's top food and drug authority has launched a major crackdown on the illegal sale and production of pharmaceutical drugs on the mainland.
  • Abe: No dealing on Diaoyu Islands (Washington Post) - Japanese Prime Minister Shinzo Abe pledged to make no concessions on the territorial dispute with China during a rare visit to two remote southwestern islands.
  • Leadership evaluation weighed (Washington Post) - Experts have called for lawmakers to get more involved in nominating, evaluating and supervising officials, as the Communist Party of China considers reforming how capable leaders are selected.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét