Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý

1908. Nhân quyền Việt Nam và vòng tròn sáu năm

RFA tiếng Việt
Phạm Chí Dũng gửi RFA từ VN
19-7-2013
Phải chăng vì những mục tiêu chiến lược mà nước Mỹ đã cam chịu lắng giọng trước vòng tròn sáu năm? Còn nếu không phải như thế, liệu còn ẩn ý nào khác trong những tính toán cận cảnh và viễn cảnh của Hoa Kỳ đối với chính giới có dấu hiệu rạn nứt ở Việt Nam?

Vòng tròn sáu năm

1
Bất chấp cuộc gặp Trương Tấn Sang – Barack Obama vào ngày 25/7/2013 nối tiếp buổi gặp gỡ còn dang dở sáu năm trước, hình ảnh một nguyên thủ nhà nước Việt Nam được tiếp đón trên thềm Nhà trắng vẫn thật tương phản với điểm trũng sâu nhất đang hiện hình tại quốc gia hình chữ S – trong mối liên đới quá thân hữu với một chữ S khác: Suy thoái kinh tế.
Khác hẳn với không khí bắt tay có vẻ bằng vai phải lứa của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết với Tổng thống George Bush vào năm 2007 và cũng là thời điểm Việt Nam trở thành khách thể thứ 150 được phương Tây mời tham dự bàn tiệc WTO, vào lần này, điều được xem là triển vọng của Tổ chức thương mại thế giới đã lùi xa 6 năm về dĩ vãng, còn tòa Bạch ốc thì không giấu diếm mục đích “muốn nghe về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam”.
Vòng tròn sáu năm đã lộ diện. Một lần nữa, dường như người Việt Nam quay trở về điểm xuất phát của chính mình.
Xếp trước cả chủ đề mang tính sống còn được giới lãnh đạo Việt Nam “kiến nghị” là lộ trình hoàn tất thủ tục thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhân quyền lại có vẻ là ưu tiên không tách rời trên bàn đàm phán, nếu có một cuộc đàm phán như vậy với vai “khách thể” thuộc về Việt Nam.
Quay ngược về tháng 5/2013, cùng bối cảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên diễn cảm về “lòng tin chiến lược” tại Diễn đàn đối thoại an ninh quốc phòng Shangri-La ở Singapore, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là David Shear cũng ẩn dụ về một “đức tin TPP”: “Sẽ có rất nhiều người ở Quốc hội Mỹ đặt câu hỏi về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chúng tôi trình hiệp ước đó lên, chúng tôi không thể tránh được thực tế chính trị đó”.
Có lẽ từ thời điểm 2001 khi Việt Nam xác quyết “hòa nhập không hòa tan” vào mối quan hệ song phương Việt – Mỹ cho đến nay, chưa bao giờ dân chủ và nhân quyền trở thành một điều kiện mang tính thực chứng với một định chế kinh tế như TPP như lúc này.
Lẽ đương nhiên, mọi chuyện đều có nguồn cơn của nó. Thời điểm hai tháng 5 và 6 của năm nay đã dấy lên một không khí bất an tệ hại đối với giới blogger lề dân ở Việt Nam: ít nhất 3 người bị bắt khẩn cấp bởi điều 258 về “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, chưa kể một blogger khác bị “bắt hụt”.
Chỉ trước đó không quá lâu, cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ đã được nối lại vào trung tuần tháng 4/2013, sau khi bị Washington thể hiện tình cảm thất vọng vào cuối năm ngoái.
Không hiểu phái đoàn đàm phán nhân quyền của Hoa Kỳ của Dan Baer đã nhận được lời hứa hẹn nào từ tập thể và cá nhân trong chính giới cao cấp Việt Nam, chỉ biết rằng mới đây Tổ chức phóng viên không biên giới phải một lần nữa phóng ra bản danh sách 35 blogger và cây bút tự do đang được tôn vinh là “tù nhân lương tâm” trong các trại giam chế độ.
Một trong số tù nhân được coi là khả kính ấy – blogger Điếu Cày mà chính Tổng thống Obama đã nhắc tới vào tháng 5/2012 nhân ngày báo chí quốc tế – đang đành đoạn quyền tự do duy nhất của ông tại một trại giam ở quê hương của Xô viết nghệ tĩnh: tuyệt thực.

Những câu hỏi trầm mặc2

Dan Baer – trung niên và điển trai, người dẫn đầu đoàn đàm phán nhân quyền Việt – Mỹ, là một trong những gương mặt có vẻ nhiệt thành nhất đối với phong trào dân chủ và bảo vệ quyền con người còn manh nha tại đất nước của nạn suy thoái kinh tế và cả “suy thoái tư tưởng”.
Cùng với nghị sĩ Christ Smith, viên phó trợ lý của ngoại trưởng Hoa Kỳ thường chiếm lĩnh diễn đàn để kêu gọi ủng hộ Đạo luật nhân quyền Việt Nam và Dự luật chế tài nhân quyền. Tại Hà Nội, ông đã thực thi nguyên tắc biến lời nói thành hành động bằng vào chuyến thăm bất thành hai nhân vật bất đồng chính kiến nổi bật là luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn.
Tuy thế, như một tiết lộ hành lang, đã tồn đọng một khác biệt đáng quan ngại giữa các cơ quan nhân quyền và tôn giáo của Quốc hội Hoa Kỳ với chính Bộ ngoại giao của quốc gia này.
Sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ vào giữa tháng 4/2013, Dan Baer đã đột ngột chuyển từ thái độ hăng hái sang tâm trạng trầm lắng một cách khác thường. Lặng lẽ hơn rất nhiều so với khẩu khí quyết tâm tại cuộc điều trần tại Hạ nghị viện Hoa Kỳ một ngày trước khi diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ, ông Baer thậm chí còn không xuất hiện trước báo chí quốc tế để thông tin về kết quả cuộc họp này.
Thay vào đó chỉ là sự hiện diện của Quyền phó phát ngôn thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ – Ventrell.
Hoa Kỳ và Việt Nam đã có đối thoại nhân quyền thẳng thắn và xây dựng hôm 12/4” – ông Ventrell cho các phóng viên biết trong một cuộc họp báo sau cuộc đối thoại trên – “Đối thoại hôm 12/4 với Việt Nam đề cập tới một số vấn đề, trong đó có tự do tôn giáo, pháp quyền, tù nhân lương tâm, quyền của người lao động và tự do biểu đạt”.
Tất cả chỉ có thế.
Hiển nhiên, chính trị luôn có những điều tế nhị và không phải luôn cần được tiết lộ. Sau cuộc đối thoại nhân quyền, tâm thế im lặng như miễn cưỡng của người Mỹ và của cả Hà Nội đã trở nên một đối trọng sâu thẫm, đối mặt với kiểu cách lớn tiếng không cần che giấu của Bắc Kinh.
Không khí trầm mặc như thế giữa hai cựu thù đã khiến nảy sinh không ít dư luận ngày càng sôi trào về một thái độ lắng tiếng nào đó của chính quyền Obama, về câu hỏi phải chăng tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã lãng quên chính cái nền tảng khai sinh ra lịch sử quốc gia này “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”, và tại sao Hoa Kỳ lại chịu lắng giọng trước một nhà nước Việt Nam không còn  thế “cân bằng quyền lực” như mười năm trước, được minh chứng bởi cán cân hiện thời quá mỏng manh về ngoại thương, làn sóng thoái vốn đầu tư nước ngoài đang phổ cập và cả hiện tượng rạn nứt chưa từng thấy trong nội tình bởi một nhân tố X nào đó…

Người Mỹ chỉ nói suông?

Hai tuần lễ trước cuộc gặp giữa hai người tương nhiệm Mỹ – Việt, một dân biểu của  Đảng Cộng hoà – bang Virginia, đồng thời là một nhà vận động lâu năm cho nhân quyền và tự do tôn giáo toàn cầu – Frank Wolf – đã đưa ra bài phát biểu cáo buộc chính quyền Obama đã lơ là trong việc giải quyết tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam.
Giữa làn sóng đàn áp chính trị, đối mặt  với tình trạng bất đồng chính kiến ngày càng tăng, thì thay vì nhận được sự hỗ trợ bằng những tuyên bố mạnh mẽ và nhất quán từ Washington và đại sứ quán Mỹ, lại gặp phải sự im lặng… Đây chỉ là một cái nhìn sơ lược về tình hình nhân quyền đang ngày càng tồi tệ ở Việt Nam, vốn đòi hỏi sự lãnh đạo dũng cảm của  Mỹ chứ không chỉ là lời nói suông” – Frank Wolf diễn từ tràn ngập tính tranh đấu – “Người dân Việt Nam và hàng triệu người Mỹ gốc Việt xứng đáng được hưởng điều kiện tốt hơn những gì mà đại sứ Shear và chính quyền này mang lại. Chính quyền Obama đã làm thất vọng mọi công dân Việt Nam và mọi công dân Mỹ gốc Việt vốn quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo”.
Một bài học khác, và cả kinh nghiệm xương máu nữa, của giới nhân quyền Mỹ trong “đối tác toàn diện” với Hà Nội đã được đúc kết bởi một nhận định có tính hệ thống của Ủy ban tự do Tôn giáo Quốc tế.
Từ sau Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ, mặc dù nhiều lần được thúc giục bởi các tổ chức nhân quyền quốc tế, người Mỹ chỉ thực sự đưa Việt Nam vào danh sách CPC (quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo) từ năm 2004 đến năm 2006. Như có “phép màu”, sau khi bị xếp vào CPC, tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam lại có những cải thiện mà trước đó quá đỗi hiếm hoi, như trả tự do cho một số tù nhân, mở rộng phạm vi bảo vệ của pháp luật đối với một số các cộng đồng tôn giáo được nhà nước thừa nhận… Ủy ban tự do Tôn giáo Quốc tế cũng ghi nhận phần lớn các lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam cho rằng những thay đổi tích cực này đến từ sức ép của CPC với Việt Nam.
Nhưng vào năm 2013, điều khó hiểu đối với các định chế phương Tây như Quốc hội Mỹ, Tổ chức nhân quyền quốc tế, Tổ chức ân xá quốc tế, Tổ chức phóng viên không biên giới, Ủy ban tự do Tôn giáo Quốc tế … là Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và Tổng thống Obama lại không đưa ra quyết định nào về “xếp hạng tín nhiệm” đối với Nhà nước Việt Nam trên bản danh sách vi phạm và tái phạm CPC.
Một vớt vát còn lại cho thể diện Hoa Kỳ chỉ là lời “bào chữa” của đại sứ David Shea ở Hà Nội: “Không lên danh sách CPC không có nghĩa là tự do tôn giáo không phải là vấn đề cực kỳ quan trọng”.
Với đa số nhà hoạt động nhân  quyền luôn sốt ruột trước hiện tình, trong lúc họ không biết Nhà nước Việt Nam muốn gì thì cũng không thể chắc chắn về ý đồ thực chất của Hoa Kỳ.
Nhưng với một số nhà quan sát độc lập, mọi sự khó hiểu có thể chỉ là suy diễn, và mọi suy diễn đều có thể trở nên sai lầm nếu không tương xứng với những chủ đích chiến lược.
Phải chăng vì những mục tiêu chiến lược mà nước Mỹ đã cam chịu lắng giọng trước một đối thủ mà phương Tây luôn xem là chưa có một sự nhân nhượng đáng kể nào về cởi mở quyền con người?
Còn nếu không phải như thế, liệu còn ẩn ý nào khác trong những tính toán cận cảnh và viễn cảnh của Hoa Kỳ đối với chính giới có dấu hiệu rạn nứt ở Việt Nam?

Tam quyền phân lập

Phân chia quyền lực là nền tảng của một bản Hiến Pháp tiến bộ với mục đính kiểm soát quyền lực của chính phủ và đảm bảo quyền lợi của công dân.
Về cơ bản, việc tâp trung nhiều hoặc toàn bộ quyền lực vào một người hoặc cơ quan sẽ dẫn đến độc tài. Quyền lực phải được chia đều giữa nhiều cơ quan, nhiều người. Mỗi cơ quan có một giới hạn quyền lực nhất định và bị kiểm soát qua lại bởi những cơ quan khác.
Hệ quả tất yếu của việc phân chia quyền lực là tốn thời gian và đòi hỏi sự đồng thuận cao để thông qua một quyết định, đạo luật. Tuy nhiên, điều này giúp quyền lợi của người dân được đảm bảo. Những chế độ độc tài thường thiết lập các thể chế chính trị rất đơn giản và ngược lại, đặc điểm của một nền dân chủ là tạo ra những hệ thống phức tạp. [3]


Có 2 dạng phân chia quyền lực:
• Theo chiều dọc: quyền lực được phân chia theo cấp độ, từ cao đến thấp. Ví dụ: những cấp bậc ở Đức gồm có Liên minh châu Âu, Chính quyền liên bang, chính quyền địa phương, chính quyền thành phố.
• Theo chiều ngang: quyền lực được phân chia đều giữa các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp (Tam quyền phân lập)
----------------------------------
PHẦN 1: Tam quyền phân lập – phân chia quyền lực theo chiều ngang (Horizontal separation)
Ý tưởng về tam quyền phân lập được hình thành từ thời Hy Lạp cổ đại và phát triển trong thời kỳ Khai Sáng tại châu Âu. Vào thế kỷ 17, nước Anh đã hình thành được một thể chế gồm ba nhánh [1]
• Quốc hội (Parliament) giữ quyền lập pháp, gồm 2 viện là House of Commons (Hạ viện, chức năng gần tương đương với quốc hội của Việt Nam) và House of Lords (Thượng viện). Thành viên của Hạ viện được bầu trực tiếp từ nhân dân trong khi đa số ghế của Thượng viện là được kế thừa
• Quốc vương (vua hoặc nữ hoàng) thừa kế quyền lực, giữ quyền hành pháp. Một chuỗi những thoả thuận giữa quốc hội và quốc vương đã được thông qua giúp quốc hội có thể kiểm soát quyền lực của quốc vương.
• Toà án nắm quyền tư pháp. Cho đến thế kỷ 17, quan toà tại Anh vẫn phục vụ quốc vương và quốc vương có quyền sa thải thẩm phán. Vào năm 1710, quốc vương đã đống ý yêu cầu của quốc hội về việc bảo đảm tính độc lập của toà án. Quan toà sẽ được giữ chức vụ suốt đời nếu làm tốt việc xét xử. Tiền lương cho nhánh lập pháp sẽ luôn được đảm bảo và một thẩm phán chỉ có thể bị sa thải khi cả hai Viện đều đồng ý.
MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC MỸ
Tại Mỹ, phân chia quyền lực được đề cập trong Hiến Pháp như một trong những điều cơ bản để xây dựng chính quyền. Ba nhánh được phân chia quyền lực đồng đều là quốc hội, tổng thống và toà án. [1]
--- Quốc hội ---
Hiến pháp Mỹ quy định chỉ duy nhất quốc hội có quyền lập pháp (tại Đức quyền lập pháp được chia ra cho 4 cơ quan khác nhau). Quốc hội Mỹ theo chế độ lưỡng viện bao gồm Hạ viện (the House of Representatives) và thượng viện (the Senate). Một dự thảo luật được thông qua chỉ khi có sự đồng ý của cả hai viện.
• Quốc hội -> Tổng thống: Quốc hội kiểm soát ngân sách chi tiêu của nội các, có quyền thông qua một đạo luật mà không cần thông qua tổng thống (yêu cầu 2/3 số phiếu). Có quyền tố cáo và bãi nhiệm tổng thống. Danh sách các ứng cử viên cho việc bầu cử tổng thống phải có sự đồng ý của quốc hội.
• Quốc hội -> Toà án: Việc đề cử các chứ danh cho toà án phải được thông qua bởi thượng viện. Quốc hội có quyền tố cáo và cách chức thẩm phán.
Trong lịch sử Mỹ, quốc hội đã tố cáo 17 thẩm phán, nghị sỹ và 2 tổng thống. Gần đây nhất là vụ buộc tội thẩm phán Thomas Porteous vào năm 2010 vì nhận hối lộ. Kết quả ông bị cách chức và không được nhận khoản lương hưu $174000.
--- Tổng thống và nội các ---
Quyền điều hành đất nước được trao cho tổng thống. Nhiệm vụ là phải đảm bảo luật pháp được thực thi một cách minh bạch và chính xác. Tổng thống có quyền bổ nhiệm các vị trí trong chính phủ. Tổng thống đồng thời cũng là tổng tư lệnh của quân đội quốc gia.
• Tổng thống -> Quốc hội: Tổng thống có quyền phủ quyết những dự thảo luật do quốc hội thông qua nếu nếu cho rằng luật này vi phạm hiến pháp. Franklin Roosevelt là tổng thống sử dụng quyền phủ quyết nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ, 635 lần (Bill Clinton 37 lần, George W.Bush 12 lần). Nguyên nhân là do ông tại vị suốt 4 nhiệm kỳ (1933-1945), và trong khoảng thời gian này, quốc hội có rất nhiều cải cách sau cuộc Đại suy thoái và Chiến tranh thế giới thứ 2. [4]
• Tổng thống -> Toà án: Tổng thống có quyền đề cử các vị trí trong toà án.
--- Toà án ---
Toà án Tối cao là cấp cao nhất trong nhánh tư pháp, đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra Hiến pháp và các bộ luật liên bang. Hiến pháp bảo vệ sự độc lập của Toà án bằng việc đảm bảo chức vụ trọn đời của thẩm phán và không thể bị cách chức nếu không phạm sai lầm.
• Toà án -> Quốc hội: Toà án có quyền phán quyết một đạo luật là vi hiến và bị bãi bỏ. Trong năm 2013, Toà án tối cao Mỹ đã tuyên bố đạo luật về bảo vệ hôn nhân (Defense of Marriage Act) là vi hiến. Đạo luật được thông qua vào năm 1996, nội dung về việc không công nhận hôn nhân đồng giới. [5]
• Toà án -> Tổng thống: Toà án có quyền phán quyết những việc làm của tổng thống là vi hiến.
Hạn chế của ngành tư pháp Mỹ là ngân sách được quyết định bởi quốc hội. Tại Đức và Ý, Toà án Hiến pháp được quyền tự quyết ngân sách của mình một cách hợp lý [2]. Quốc hội Mỹ còn có quyền phủ nhận phán quyết vi hiến của toà án, mặc dù việc này rất khó khăn, đòi hỏi 2/3 số phiếu của quốc hội và 3/4 số phiếu từ các chính quyền địa phương.
KẾT
Có thể thấy việc phân chia quyền lực theo chiều ngang tạo nên một cơ chế kiểm soát qua lại rất chặt chẽ giữa các nhánh trong nhà nước. Dù điều này sẽ tạo nên sự phức tạp trong việc điều hành quốc gia nhưng giúp hạn chế tối đa việc lạm quyền, độc tài, đảm bảo tính độc lập và minh bạch trong từng nhánh của chính phủ.
Nhà nước Việt Nam hiện nay không theo cơ chế tam quyền phân lập, quyền lực nhà nước là thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Theo lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại Vĩnh Phúc ngày 25/2/2013, việc ủng hộ tam quyền phân lập tại Việt Nam được xem là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức. [6]
----------------------------------
Tài liệu tham khảo
1/ Separation of Powers: The role of an Independent – Judiciarry in Sustaining our Democracy
2/ Judicial Independence in Europe, The Swedish, Italian and German Perspective – John Adenitire
3/ Teaching the German Way of Separating Powers – Joachim Detjen
4/ The American Presidency Project – Presidential Vetoes
5/ DOMA: US Supreme Court Declares Law Defending Traditional Marrige Unconstitutional – Watching America – Matteo Winkler
6/ Chương trình Thời sự VTV1, 19h ngày 25/2/2013
(Dân luận)

Dân chủ là niềm tin chiến lược giúp thoát ra khỏi vòng Hán hóa

André Menras – Hồ Cương Quyết bên đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bài viết mới của André Menras – Hồ Cương Quyết do Phạm Toàn dịch. Tên nguyên văn của bài dịch: "Dân chủ là niềm tin chiến lược hợp lý duy nhất giúp thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn Hán hóa đã được lập trình!" được đăng trên Bauxite Việt nam.


«Chẳng có cách gì giúp cho con nhím được nhẵn nhụi cả» (Aristophane)
Trải nghiệm sống hàng ngày thường xuyên xác nhận một chân lý có giá trị lịch sử bất biến: nước Việt Nam đang dấn sâu vào một tình trạng lệ thuộc bi thảm vào Trung Hoa. Rất nhiều người cho rằng đó là mối nguy hiểm nặng nề nhất hạng đang đè lên nước Việt Nam hôm nay. Đến độ có thể làm cho đất nước này ngạt thở. Họ đã phác họa thấy rất rõ và vô cùng chi tiết cảnh lệ thuộc này. Chẳng cần phải nói lại những điều đó ở đây. Tình trạng cúi đầu cam chịu này ngày càng gia tăng và sâu sắc thêm. Tình trạng lệ thuộc đó được chính thức hóa sau mỗi cuộc gặp cấp cao ở các thứ bậc của hai đảng Cộng sản, và sau mỗi lần họ đặt bút ký kết công khai hay bí mật.
(Ảnh minh họa do André Menras – Hồ Cương Quyết chọn)


Thất vọng thật đấy…, nhưng liệu cứ hy vọng thì có ngây thơ chăng?
Một công dân Việt Nam đã biểu đạt lại một cách sáng sủa tình hình khi chất vấn Chủ tịch Trương Tấn Sang sau chuyến ông này mới đi Bắc Kinh về: “… Chúng ta hợp tác với người Tàu. Người Tàu đã cai trị chúng ta hàng trăm năm, hàng ngàn năm và luôn luôn tìm cách chèn ép chúng ta. Ngày hôm nay người Tàu có mặt khắp nơi, từ rừng núi, đồng bằng, cao nguyên, bờ biển… » (Nguyên văn trích dẫn bằng tiếng Việt của A.M. Hồ Cương Quyết – ND).

Lẽ ra người chất vấn nên nói thêm: «Người Tàu không chỉ có mặt mà trong nhiều trường hợp họ còn xua đuổi chúng ta, còn ngược đãi chúng ta và ngăn cấm chúng ta kiếm miếng ăn ngay trên mảnh đất quê hương mình». Đó chính là hoàn cảnh đặc biệt của hàng ngàn bà con ngư dân miền Trung Việt Nam.
Nhưng ông Chủ tịch là con người của «Chân lý». Người công dân ở trong Trương Tấn Sang biết khá rõ cái «thực tế khách quan» này (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Người cộng sản ở trong Trương Tấn Sang có quá đủ thời gian để nhìn thấy cái thực tế khách quan đó nảy nở phát triển suốt dọc hành trình ông ngoi lên trong bộ máy của Đảng. Và điều đó vẫn chẳng ngăn cản ông Trương Tấn Sang vị Chủ tịch đại diện cho nhân dân Việt Nam cất công đi cúi đầu trước đám cận vệ Tàu mặt vênh lên, vênh cao lên như những dùi cui bọn lính rằn ri Tàu lại đã một lần nữa giơ cao và đập xuống đầu những ngư dân Lý Sơn và Bình Châu của Việt

Ta nghĩ gì đây về hàng trăm ngư dân Thanh Hóa đã đi làm thuê cho chủ tàu đánh cá Trung Hoa để có đồng lương tốt hơn? Liệu họ có là những phần tử duy nhất đáng bị buộc tội? Ai là kẻ phải chịu trách nhiệm về nỗi ô nhục thực sự của tình trạng này? Đâu là những hứa hẹn phát triển kinh tế vùng ven biển được Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tuyên bố rùm beng ở Lý Sơn hơn hai năm trước? Đâu là những công trình điện khí hóa cho Lý Sơn được cũng cái ông lãnh đạo cấp cao đó hứa hẹn?

André Menras – Hồ Cương Quyết
Nam đang đánh cá ở Hoàng Sa. Ngài Chủ tịch hiểu rõ những vết thương này vì bà con ngư dân đã nói với Ngài về những vết thương ấy, nói tại chỗ, nói ở ngay Lý Sơn, nói trực tiếp, nói đúng lúc Ngài sắp du hành sang Tàu. Khi ấy, Ngài Chủ tịch đã công khai nói cho họ yên lòng(1). Ngài biết rõ rằng trong lòng những nạn nhân những vết thương ấy còn sâu xa đau đớn hơn nhiều so với những vết thương nằm trên thân thể bên ngoài, những vết thương không chỉ của ngư dân Việt Nam mà là những vết thương của toàn thể nhân dân Việt Nam. Ngài Chủ tịch biết rằng những vết thương ấy rồi còn kéo dài và toang hoác thêm trong khuôn khổ những mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) giữa hai Đảng và được đảng của bên Trung Hoa rất mong đợi. Ấy vậy nhưng rồi ông Chủ tịch vẫn cúi đầu chấp nhận… Lúc ông bay đi Bắc Kinh, dù muốn dù không thì ông cũng thủ sẵn trong bọc cái mà đồng chí Chủ tịch Tàu của ông hẳn sẽ đánh giá cao hơn là một dấu hiệu tỏ lòng tôn kính, mà hơn cả thế, đó thực sự là một món quà tỏ lòng quy thuận: có những công dân Việt Nam hãnh diện và xứng danh Công Dân Việt đã bị trói chân và trói tay, đã lại mới bị mất tự do vì đã «nói không hay về Trung Quốc» (tiếng Việt trong nguyên văn - ND). Có những công dân rất trẻ trong số đó đã bị người ta cướp mất những năm tháng đẹp đẽ nhất, và có những công dân khác bớt trẻ hơn trong số đó đã bị người ta cướp mất sức khỏe đang tàn tạ trong cuộc tuyệt thực kéo dài hoặc trong cảnh bệnh tật mà không được chăm sóc tử tế…

Và rồi sau chuyến du hành hữu nghị, ông Chủ tịch đã đem về những gì cho nhân dân Việt Nam? Những cam kết để cho phép những cuộc xâm nhập mới của nền văn hóa Đại Hán, cho một sự «hợp tác» ở những chốn biên thùy, chắc chắn không phải là hợp tác ở Biển Đông như ta đã thấy đối với những chiến sĩ Biên Phòng tội nghiệp ở Thanh Hóa, Huế, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Ngãi… đang không ngừng xua đẩy cả bầy đàn tàu đánh cá Trung Quốc cứ mỗi ngày lại tiến sát hơn vào bờ biển Việt Nam. Ông Chủ tịch cũng mang về trong bọc của mình một chiếc «điện thoại nóng» «made in China» (tiếng Anh trong nguyên văn – ND) để nói chuyện với bọn cá mập và gọi chúng tới cấp cứu. Ông Chủ tịch cũng mang về một «đặc quyền đẹp đẽ» nữa để được ngập sâu hơn nữa và dài lâu hơn nữa vào cảnh nợ nần. Ông chủ tịch cũng mang về một dự án đẹp như trong mơ đôi bên cùng thăm dò trong Vịnh Bắc Bộ, tay trong tay cùng với những chuyên gia trong nghệ thuật cắt cáp … Đó là những món quà đẹp ơi là đẹp ông Chủ tịch đã mang về. Không thấy một dòng nào, không hề có một từ nào về những điều cơ bản cốt tử: những đòi hỏi về chủ quyền của nhân dân Việt Nam trên biển và trên các đảo. Tất cả đều biến hết sau những rùm beng «dũng cảm và sáng suốt» tại Shangri-La! Chúng ta hãy giữ lại đem dùng nội bộ cái bài diễn văn làm cho ta tức điên người đó. Hãy để bài diễn văn đó cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao chẳng hạn. Tại cuộc họp báo ngày 11 tháng 7 ở Hà Nội, viên Đại sứ Trung Quốc chỉ còn có thể vỗ tay hoan hộ: «chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) Một «động lực» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) chết người cho Việt Nam. Một sự thất vọng cay đắng. Một nỗi buồn to lớn… Thực sự chân thành đấy. Thưa Ngài Chủ tịch nước, nếu ngay bây giờ Ngài không nói «Sự thật» ra, cái sự thật Ngài mong muốn nói ra đến vô cùng, vâng, nếu ông không nói ra thì ai sẽ nói?

Tìm đâu ra ánh sáng?

Kể từ bây giờ, biết tin vào ai nữa? Chắc chắn là không còn tin vào những lời lẽ tốt đẹp của các nhà lãnh đạo nữa! Đó là những lời lẽ hình như được nói ra ở những cuộc đấu giá tranh nhau nói hay cho chính quyền, phần nhiều là nói có tính cách trình diễn chính trị hơn là phát biểu một lập trường chính trị nghiêm túc có giá trị cam kết đáng tin cậy trước toàn thể nhân dân. Những cam kết không được thực hiện đó, những lời nói gió bay đó, những quay ngoắt 180 độ đó, chúng đem lại một hình ảnh gì về các nhà lãnh đạo Việt Nam trước con mắt nhà quan sát nước ngoài? Như Giáo sư Carl Thayer đã nói về một nhà lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam: «…  lời hứa duy nhất ông ta thực hiện, đó là việc đàn áp các chủ trang blog». Ấy thế nhưng những tuyên bố của nhà lãnh đạo cấp cao ấy đã được rõ ràng và trịnh trọng xác nhận … Đó là những lời tuyên bố có tầm cỡ «chiến lược»!
Và thế là, với người công dân Việt Nam bình thường, biết tin cậy vào ai bây giờ, biết trông đợi ánh sáng từ đâu bây giờ? Từ nước Tàu ư? Từ Đảng Cộng sản Việt Nam ư? Từ Hoa Kỳ ư?

Niềm tin chiến lược hợp lý cho nước Việt Nam hôm nay là niềm tin của một nhân dân đã trưởng thành và kiêu hãnh, trong từng cá nhân và trong toàn thể mọi người, sẵn sàng chiến đấu kháng cự, một cuộc chiến đấu mang tính công dân, hòa bình và giải phóng. Những thành tựu sẽ tới khi dân tộc này cùng tiến bước, và cùng đi với họ là vô số người bạn cũ và mới.

André Menras – Hồ Cương Quyết
Đối với Bắc Kinh, đặt ra câu hỏi đã là hàm ý câu trả lời rồi. Rành rành là những con diều hâu đang nắm quyền hành ở đó sẽ không bao giờ ký vào một bản quy tắc hành xử COC hoặc một văn kiện bất kỳ nào khác khả dĩ ép buộc họ phải tôn trọng luật pháp quốc tế và từ bỏ cái «đường lưỡi bò» xâm lấn của họ. Nghĩ như thế là điên rồ hoặc là lòe bịp. Cuộc xâm lăng Hán tộc đã bắt đầu và sẽ tiếp tục trừ phi có sự kháng cự mạnh mẽ lại. Rõ ràng là nhà cầm quyền Trung Hoa đã đặt niềm tin chiến lược của họ vào Đảng Cộng sản Việt Nam, chứ không đặt vào nhân dân Việt Nam. Họ e sợ như sợ nạn dịch nếu xuất hiện nền dân chủ ở xứ «Yuè Nán» (phiên âm tiếng Tàu trong nguyên văn – ND) vì họ biết rằng nền dân chủ đó mang trong nó sự kháng cự, thậm chí là sự độc lập thực sự – mà Bắc Kinh coi như một tội ác cao nhất.
Còn với Đảng Cộng sản Việt Nam thì sao? Họ đối xử với khát vọng dân chủ đó như thế nào?
Việc gia tăng giam cầm những người có vấn đề về chính trị, việc giở trò thô bạo trong vụ lấy ý kiến toàn dân nhằm dân chủ hóa Hiến pháp và tiến tới một xã hội dân sự, sự im lặng đáng khinh khi không trả lời đòi hỏi trưng cầu dân ý minh bạch về vấn đề sở hữu đất đai, tất cả những điều đó cho thấy rõ Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không chịu giải quyết thách thức dân chủ hóa đất nước. Nhất hạng là không chịu giải quyết xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp. Ngược lại là khác. Và chuyện biển Đông, vấn đề lá phổi chiến lược cốt tử đối với Việt Nạm: nói chi những chuyện đó nữa! Ngư dân liệu có được thực sự trợ giúp hay không? Hẳn nhiên là có sự trợ giúp để tuyên truyền rộng khắp, nhưng đó là sự trợ giúp lố bịch nếu đem so với những nhu cầu có tầm quan trọng chiến lược của chuyện này. Chuyện trợ giúp chủ yếu được đem đặt lên đôi vai cấp tỉnh và sự trợ giúp của vài doanh nhân. Liệu những người ngư dân có được che chở như được tuyên bố nghiêm chỉnh bởi ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh?(2). Thực vậy không? Ngay cả lá quốc kỳ Việt đang tung bay trên những thuyền đánh cá cũng bị các «đối tác chiến lược» mặc đồ nhà binh rằn ri xé rách và vứt xuống biển! Tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giời, nếu những hành động xâm lấn cố ý như vậy mà lặp đi lặp lại với mức độ cực kỳ trầm trọng, và khi có những chứng cớ không chối cãi được như những chứng cứ thu được trong những ngày vừa qua, thì như thế là đủ để đổ xuống đường hàng trăm nghìn người biểu tình phẫn nộ. Ở Việt Nam thì ngược lại, những ai có gan đi biểu tình liền bị bỏ vào nhà tù. «Đi thôi, đi đi thôi, có chuyện vì mà xem! Ổn định chính trị!» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND).
Mức sống của đại đa số người lao động trên biển liệu có khuyến khích họ «bám lấy ngư trường truyền thống»? Ta nghĩ gì đây về hàng trăm ngư dân Thanh Hóa đã đi làm thuê cho chủ tàu đánh cá Trung Hoa để có đồng lương tốt hơn?(3) Liệu họ có là những phần tử duy nhất đáng bị buộc tội? Ai là kẻ phải chịu trách nhiệm về nỗi ô nhục thực sự của tình trạng này? Đâu là những hứa hẹn phát triển kinh tế vùng ven biển được Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tuyên bố rùm beng ở Lý Sơn hơn hai năm trước? Đâu là những công trình điện khí hóa cho Lý Sơn được cũng cái ông lãnh đạo cấp cao đó hứa hẹn? Có tin tức gì không về lời hứa hẹn xây dựng đội tàu đánh cá có động cơ mạnh có vỏ sắt đủ sức chống lại những cú thúc bằng gót sắt của bọn giả danh ngư dân Tàu và chống lại được những trận bão kinh hồn? Tất cả những thông tin về các chủ đề nêu trên đều là thông tin ma. Chắc chắn đó là những thông tin không đủ chất «chính trị» theo thị hiểu của ông Nguyễn Thế Kỷ và các đồng chí của ông này tại Ban Tuyên giáo TW để có thể loan báo cho đông đảo nhân dân.
Cần nhận rõ điều này: không phải cái Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay sẽ đưa đất nước ra khỏi cái hố lệ thuộc vào nước Tàu!
Vậy thì, hay là bám vào ông Obama chăng? Sẽ là không công bằng nếu cứ nằm lỳ ở nơi đau lòng của Lịch sử và chẳng chịu giở cho nó sang trang. Ta cần thừa nhận rằng Hoa Kỳ luôn luôn nói vô cùng hay về quyền Con Người. Hoa Kỳ tiếp tục công việc đó một cách kiên quyết và có kiềm chế. Tuy nhiên, tính kiên quyết đó đã được đổi thay tùy theo hoàn cảnh và tùy theo tầm quan trọng của những hiệp nghị được ký kết hoặc dự phòng ký kết với những chính quyền đang thiếu những quyền đó. Ta hãy nói thẳng đi, xa hơn ngôn từ, trong những hành động trước sau như một, cái chú Sam tử tế kia luôn luôn biết nương nhẹ tay với những kẻ vi phạm Nhân quyền – nương tay với con dê vào vườn ăn trộm bắp cải. Đó là chuyện bình thường: chú Sam tôn sùng sữa dê. Đó là quy tắc bất khả biến của «quyền lợi quốc gia»: đối với các doanh nghiệp và các nhà băng Hoa Kỳ, thì đô-la đã rồi mới đến quyền con người … Hoặc là không có gì hết. «Chúng tôi đang kinh doanh: yêu cầu không quấy rầy!». Ta chớ nên mơ mộng: Chúa cũng chẳng dùng business để cứu chúng ta một cách tự nhiên và vô tư đâu.
Niềm tin chiến lược duy nhất hợp lý
Không, nhân dân Việt Nam không hề thay đổi gì ở gốc rễ để đến nỗi trông đợi vào những cuộc du hành «tái cấu tạo thăng bằng» của anh này anh nọ tới thăm chốn nọ chốn kia. Mấy anh ấy sẽ chẳng giải quyết được vấn đề cốt lõi, sống còn của đất nước: vì đất nước đang cần có một sự dân chủ minh bạch và chính danh. Chỉ duy nhất dân chủ mới có thể giải phóng những trái núi năng lượng và trí khôn đang bị vùi lấp ở trong vùng sâu xa nhất của một dân tộc có một Lịch sử phi thường đang được thừa kế bởi thế hệ trẻ Việt Nam bên trong bên ngoài đất nước. Chỉ duy nhất dân chủ mới đủ sức làm lay động các phòng tuyến và đem lại cái mới. Duy nhất cái ánh sáng dân chủ đó là có thể bảo vệ được di sản quốc gia và giải thoát một cách tích cực những kho báu tự nhiên chứa đựng trong lòng đất và ngoài biển nhằm hiện đại hóa lành mạnh và bền vững đất nước với những chọn lựa cho đất nước.
Niềm tin chiến lược hợp lý cho nước Việt Nam hôm nay là niềm tin của một nhân dân đã trưởng thành và kiêu hãnh, trong từng cá nhân và trong toàn thể mọi người, sẵn sàng chiến đấu kháng cự, một cuộc chiến đấu mang tính công dân, hòa bình và giải phóng. Những thành tựu sẽ tới khi dân tộc này cùng tiến bước, và cùng đi với họ là vô số người bạn cũ và mới.

André Menras – Hồ Cương Quyết

------------------
Ghi chú:
(1) «Chủ tịch nước khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn theo sát những hoạt động của bà con, làm tất cả để bà con yên tâm hoạt động trên biển. (VOV)» (Tiếng Việt trích dẫn trong nguyên văn – ND).
(2) Vietnamnet 29-5-2013 «Nguyên tắc của ta là bảo vệ ngư dân »… « Còn trên ngư trường, nếu có những vi phạm vào vùng biển của ta thì các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ» (Tiếng Việt trích dẫn trong nguyên văn kể cả chữ in to và in đậm – ND).
(3) Người lao động 21 05 2013
(BVN)

Thanh tra chính phủ Việt Nam chịu thua tham nhũng

Làm đúng thì không được đề cao và bảo vệ. Sai sót thì không bị phê phán hay xử lý nghiêm minh. Chỉ có báo chí, dân chúng phát giác tham nhũng. Hệ thống thanh tra không làm được gì.


Một người đi xe gắn máy đang móc tiền chung chi cho ông CSGT thay vì nhận tờ giấy phạt. Cảnh Sát Công An CSVN tham nhũng nhất Việt Nam, theo khảo sát của Ngân Hàng Thế Giới công bố hồi Tháng 11-2012. (Hình: Người Lao Động)
Đó là đúc kết của ông Huỳnh Phong Tranh, nhân vật đang là Tổng Thanh tra Chính phủ CSVN về hoạt động chống tham nhũng trong thời gian vừa qua.

Thanh tra Chính phủ Việt Nam là một tổ chức có mặt ở tất cả các cấp, các ngành và đang đảm nhận vai trò giám sát, phát hiện tham nhũng nhưng người đứng đầu tổ chức đó tỏ ra rất thản nhiên khi tự đánh giá rằng tổ chức của ông ta bất lực trong việc giám sát, phát hiện tham nhũng, trước Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam. 

Ông Tranh cho biết, mỗi năm, ngành thanh tra của Việt Nam thực hiện khoảng 10,000 cuộc thanh tra. Kết quả những cuộc thanh tra đó cho thấy, ở lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, tham nhũng biểu hiện ở việc ép buộc khách hàng phải chi một phần số tiền được vay. Viên chức tín dụng, ngân hàng nhận hối lộ để hợp thức hóa hồ sơ xin vay không có tài sản thế chấp, thông đồng với phía đi vay lập hợp đồng khống, nâng giá tài sản để rút tiền của ngân hàng.

Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, tham nhũng diễn ra phần lớn trong việc lập kế hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi và giao đất, cấp phép khai thác khoáng sản.

Nhìn ra được cách thức tham nhũng trong những “lĩnh vực nóng” nhưng hệ thống thanh tra của Việt Nam không chuyển được vụ nào cho các cơ quan bảo vệ pháp luật để khởi tố, truy tố, đưa ra xử.
 
Bị chất vấn, ông Tranh phản bác rằng, hệ thống của ông không làm được gì vì thể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội vẫn còn sơ hở, bất cập, chưa minh bạch, chưa giảm được các thủ tục có thể làm nảy sinh tham nhũng.

Nhiều quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng vẫn “hạn chế, vướng mắc” trong xử lý trách nhiệm người đứng đầu, chuyện công khai minh bạch vẫn còn hình thức. Chuyện chỉ đạo chống tham nhũng chưa quyết liệt, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm. Hệ thống của ông ta “chỉ có quyền phát hiện, làm rõ, kiến nghị chứ không được xử lý, khởi tố”.

Tuy những viên chức lãnh đạo Đảng CSVN và chế độ Hà Nội nhiều lần khẳng định, tham nhũng là quốc nạn, diễn ra khắp các cấp, các ngành nhưng khi báo cáo về kết quả công việc chống tham nhũng, Bộ Nội vụ và Bộ tài nguyên – Môi trường cho biết vẫn “chưa phát hiện vụ tham nhũng nào”. Những ngành nổi tiếng về tham nhũng như thuế thì chỉ phát giác được 10 vụ, hải quan thì chỉ phát giác được 8 vụ.

Cho đến giờ này, các viên chức lãnh đạo Đảng và nhà nước CSVN vẫn ra rả cả quyết tham nhũng, lãng phí đang diễn ra ở tất cả các cấp, các ngành với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm dân chúng mất lòng tin vào chính quyền nhưng có rất ít viên chức tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuần trước, trong một hội thảo về thực trạng và các giải pháp chống tham nhũng, do Thanh tra Chính phủ Việt Nam tổ chức. Ông Huỳnh Phong Tranh, thừa nhận, số vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý còn thấp, chưa tương xứng với tình hình.

Việc xét xử các viên chức bị cáo buộc tham nhũng chưa nghiêm, hình phạt nhẹ, số bị cáo được hưởng án treo chiếm đến 45%. Chưa kể, số trường hợp bị can phạm các tội tham nhũng được đình chỉ điều tra hoặc miễn trách nhiệm hình sự lên tới gần 30%.

Tại cuộc hội thảo vừa kể, một viên phó chủ nhiệm của Ủy ban Tư pháp thuộc Quốc hội CSVN minh họa thêm về thực trạng chống tham nhũng: Năm 2012, số lượng bị can trong các vụ án tham nhũng được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ra quyết định đình chỉ điều tra cao gấp ba lần so với các địa phương. Đáng nói là trong nhiều năm qua, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội CSVN đã nhiều lần yêu cầu phải xem lại, phải giải thích rõ ràng về thực trạng kỳ lạ này nhưng “mèo vẫn hoàn mèo”.

Đây là những bằng chứng rõ ràng về việc, Việt Nam vẫn chỉ chống tham nhũng bằng tuyên bố và qua các hội thảo, hội nghị.

Hồi đầu tháng này, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) công bố kết quả cuộc khảo sát mới nhất về quan điểm và trải nghiệm của dân chúng đối với tình trạng tham nhũng, mà họ vừa thực hiện tại Việt Nam.

Theo đó, 55% dân chúng tin rằng, tham nhũng tại Việt Nam chỉ tăng chứ không giảm. Cũng theo kết quả từ cuộc khảo sát này, sự bi quan của dân chúng Việt Nam về thực trạng tham nhũng, đang đứng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á.
(Người Việt)

Chỉ biết nói mà không biết nhục

David Thiên Ngọc (Danlambao) -Xét về lịch sử loài người tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, bất cứ ở tầng lớp nào trong xã hội thấp hèn hay cao sang cũng đều biết xét nét những hành động cùng lời nói của mình cho dù là trong một góc khuất nào đó. Chưa có một tên trộm, cướp hay lừa đảo nổi tiếng nào mà cao giọng dạy bảo con cháu hoặc khuyên nhủ bạn bè, người quen rằng: “Hãy tôn trọng tài sản của người khác, đừng bao giờ lấy của người ta mà làm của riêng cho mình!”, trong lúc đó mọi người đều rõ hắn là tên trộm nổi danh mà ai cũng phải đề phòng khi tiếp xúc với hắn.
Ở đây nói về tên Ba Ếch nơi Nghĩa Trang Xã Nghĩa. Loài Ếch thì ai cũng rõ tâm địa và tầm vóc của hắn đến đâu nhưng về mồm mép thì ồm ộp ôm đồm chẳng kém cạnh một ai. Nhớ ba năm về trước nơi Ba Đình nhà Ếch có tổ chức đám giỗ lớn, qui tụ quần hùng cấp cao của các lãnh địa, hoặc chưởng môn của các môn phái lân bang. Ngồi bên một lãnh tụ quân phiệt đang cai quản một xứ sở độc tài mấy mươi năm, Ếch nâng ly mời và cao giọng “Hồ âm” ồm ộp rằng: “Sắp tới nơi xứ sở nhà Huynh tổ chức bầu bán tôi khuyên Huynh nên tôn trọng dân chủ, tự do... với sự góp mặt của tất cả các môn phái cho dù là khắc kỵ với Huynh để đưa xứ sở của Huynh lên tầm cao, theo kịp thế giới.”. Vì cái tầm của mình quá kém và không biết vị trí của mình đang đứng ở đâu, hành vi của mình đang thực hiện là gì? nên khi ồm ộp khuyên lơn kẻ khác Ếch không thấy được xung quanh có rất nhiều Giáo Chủ cười nửa miệng mà rằng “Úi giời! lươn mà đi khuyên lịch?”.
Trước đó không lâu Ba Ếch có lần sang viếng xứ sở này cũng đã lên giọng xin ủng hộ lộ trình “dân chủ hóa” ở nơi đây. Trong lúc tại quê nhà Ếch, cả dòng họ nhà Ếch cùng đảng phái bè nhóm của Ếch đang cầm đầu một bầy sâu độc quyền đục khoét, cắn phá tan tành cả ruộng đồng, núi rừng Xã Nghĩa mà cương quyết không cho một ai can dự vào dù với lời khuyên can tích cực.
Miệng mồm thì ồm ộp như thế còn da mặt của dòng Ếch thì trơn lùi và không biết nhục. Khi những lời khuyên của Ếch đối với lân bang chưa tan vào gió thì ngay sau đó tổ chức nhân quyền của Á Châu khẳng định rằng những lời khuyên trên đi nược lại với những gì xứ sở nhà Ếch đang có và hiện thời đất nước Xã Nghĩa đang vinh dự đứng đầu được tính từ dưới lên trên trong bảng phong thần về nhân quyền, tự do, dân chủ trong toàn khu vực bao la Châu-Á. Đồng thời cái đất nước mà Ba Ếch buông lời khuyên thuở nào đang đứng trên đầu Ếch mà phất cờ dân chủ tự do. Bao nhiêu chất thải ô uế của độc tài quân phiệt rơi vãi trên đầu mà Ếch cứ vô tư mỉm miệng cười như kẻ “Trưởng giả học làm sang”, một phần tương tợ như ánh mắt, nụ cười ngơ ngáo của thằng “Bờm” tự hào có cái quạt mo.
Ếch không biết nhục khi vị lãnh tụ của xứ độc tài một thuở kia đang công cán trời Tây, nơi thành phố xứ sương mù ông ta đã hùng hồn tuyên bố, cam đoan với thế giới rằng đến cuối năm nay, 2013 tại đất nước ông ta sẽ không còn một ai là tù nhân lương tâm. Ngược lại về phần mình đã bao lần khuyên nhủ xứ bạn mà nay mỗi ngày danh sách người yêu nước bị bắt bớ, vu oan, chụp mũ với những điều luật tự đặt rất ư là mơ hồ... mỗi ngày một cao, năm này nhiều hơn năm trước mà còn cực kỳ ác độc, cay nghiệt, oan ức, vô đạo... hơn xưa.
Như vậy thì rõ ràng cái nghĩa trang Xã Nghĩa mà dòng họ nhà Ếch cùng bè đảng đang cai quản là một trong những cái nghĩa trang hiếm hoi, tồi tệ nhất hành tinh còn sót lại sau khi những luồng gió dân chủ văn minh đã quét sạch, cuốn đi. Với một mớ giấy lộn, bẩn thỉu mang hơi hám Mác-Lê đem ra gói cá, gói thịt mà người ta còn sợ ô nhiễm... Đàng này băng đảng, huynh đệ nhà Ếch lại áp dụng cho xứ sở của mình thì tránh sao cho khỏi diệt vong? sự diệt vong ở đây nó còn có ý nghĩa một phần là tự diệt vong, tự triệt tiêu trong hàng ngũ băng phái của tập đoàn Xã Nghĩa.
Không có một hệ thống lãnh đạo nào với bản chất ô hợp, tuy cùng trên một lối đi nhưng luôn giành giựt miếng ăm, tấm áo, chỗ đứng, chỗ nằm và vùng ảnh hưởng... mà tập đoàn đó tồn tại được trên bước đường dài? Tự triệt tiêu lẫn nhau là điều tất yếu. Con đường tiến hóa của nhân loại đang hướng thiên, còn tập đoàn Xã Nghĩa và một số huynh đệ đang trên chiều ngược lại thì hai nẻo “Thiên Đường-Địa Ngục” quá rõ ràng. Diện kiến với Diêm Vương Ba Ếch sẽ trần tình nỗi gì? Chắc cũng không hề hối hận và biết nhục. Giờ phút sau cùng có hối cũng bằng thừa.
Ngày 20/7/2013

Việt Nam trước ngã ba đường

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
Chuyến đi thăm Hoa Kỳ sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, được loan báo vội vã, đã khiến truyền thông quốc tế chú ý tới hướng đi tương lai cũng như chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Tin của Vietnamnet hôm nay xác nhận ông Trương Tấn Sang đi thăm Hoa Kỳ từ ngày 24 tới ngày 26 tháng 7 thể theo lời mời của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama. Mục đích của chuyến đi là để thảo luận về hướng đi tương lai của các quan hệ song phương.

Vietnamnet trích lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm qua nói rằng chuyến đi Mỹ khẳng định “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, tích cực hội nhập quốc tế” của Việt Nam.

Trong khi đó, trên trang mạng của Đại học Yale, YaleGlobal, một nhà cựu ngoại giao Mỹ và giờ là một nhà báo, tải lên một bài viết với hàng tít “Vietnam Between Rock and a Hard Place”, nói lên vị thế rất tế nhị của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tác giả David Brown nêu nghi vấn: “Liệu có phải nỗi thất vọng với Trung Quốc là nguyên do khiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vội vã lên đường sang Washington?”

Ông David Brown là một nhà ngoại giao đã phục vụ tại Việt Nam trong nhiều năm. Ông nhận định rằng các chuyến đi thăm của các nguyên thủ quốc gia thông thường cần nhiều tháng để chuẩn bị, nhưng chuyến đi của Chủ tịch nước Việt Nam lần này được loan báo vội vã, và sau một cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Trung Quốc “rõ rệt đã gây sốc” cho giới lãnh đạo tại Hà nội.

Bài báo đặt câu hỏi phải chăng ông Trương Tấn Sang và giới lãnh đạo hàng đầu khác của Việt Nam đã quyết định “trả cái giá mà Hoa Kỳ đã đòi để thiết lập quan hệ chiến lược?”

Trong một cuộc điều trần trước một tiểu ban quốc hội Hoa Kỳ hồi đầu tháng 6, các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói việc siết chặt các quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là việc bán vũ khí cho Việt Nam, sẽ được hoãn cho tới khi nào có những “cải thiện lâu dài, có thể chứng minh được trong tình hình nhân quyền tại Việt Nam.”

Tác giả nhận định rằng làm như thế, các giới chức chính phủ Mỹ đã công khai ghi lại những vấn đề họ đã đặt ra trong các cuộc tiếp xúc riêng tư, không ồn ào, với các giới chức Việt Nam trong vài năm qua.

Thông điệp đưa ra trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ dường như không được Hà nội lắng nghe. Theo hãng tin AP, nội trong năm nay, 43 nhân vật bất đồng chính kiến đã bị bắt giữ, gấp đôi số người bị bắt giữ trong năm 2012.

Ngoài ra, còn có chứng cớ cho thấy cánh an ninh mạng của cảnh sát Việt Nam đã tung ra công nghệ theo dõi mạng FinFisher, để cài đặt phần mềm theo dõi hoạt động của dân mạng khi họ truy cập các trang blog của các nhân vật bất đồng.

Hà nội vẫn tỏ thái độ bực dọc trước lời kêu gọi của Hoa Kỳ, hối thúc Việt Nam cải thiện nhân quyền. Tác giả cho rằng một số thành phần trong Đảng Cộng Sản Việt Nam đã cản trở việc nới rộng các quyền dân chủ vì lo sợ mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là lật đổ chế độ đương quyền.

Chiến dịch đàn áp và bắt bớ giới blogger, không ngừng gia tăng trong thời gian qua, theo ông Brown, dường như biểu hiện xu hướng ngả về Trung Quốc, trong khi giới bất đồng trong mấy năm gần đây ngày càng lớn tiếng đả kích điều mà họ cho là sự thất bại của nhà cầm quyền tại Hà nội trong việc bảo vệ các lợi ích của quốc gia trước thái độ gây hấn của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Nhà cựu ngoại giao Mỹ nói rằng mặc dù các lực lượng không quân và hải quân của Việt Nam không phải là không đáng kể, nhưng còn lâu mới có thể được coi là đối thủ của các lực lượng hải, không quân Trung Quốc. Do đó, thay vì tăng nguy cơ xảy ra xung đột trong cuộc tranh giành lãnh thổ lãnh hải với Trung Quốc, nhà cầm quyền tại Hà nội đã tìm cách kiềm hãm thái độ khiêu khích của Trung Quốc bằng cách dựa vào các đối tác khu vực trong khối ASEAN, và thiết lập “các quan hệ chiến lược” với Hoa Kỳ và các cường quốc ngoài khu vực khác.

Tác giả nhận định kết quả của các nỗ lực ngoại giao đó của Việt Nam cho tới nay, tương đối khiêm nhường. 10 nước hội viên ASEAN vẫn chưa thành lập được một mặt trận thống nhất để đương đầu với những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Trước tình hình đó, Washington và đa số các nước ASEAN khác tuyên bố “không ngả về phe nào”, và tìm cách lảng tránh, không trực tiếp thách thức tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong các vùng biển giữa Hong Kong tới Singapore.

Trước tình hình ngày càng cấp bách, một số nhân vật ngoài Đảng và một phe phái đáng kể trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hối thúc Hà nội hãy thiết lập quan hệ kinh tế và quân sự –trên thực tế- với Hoa Kỳ.

Mặc dù nhiều giới chức cao cấp trong Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tỏ thái độ hoài nghi trước “những động cơ ”của Washington, nhưng trong 4 năm trở lại đây, các cuộc tham khảo giữa Hà nội với các lực lượng quân sự Mỹ đã gia tăng một cách có thể nói là ngoạn mục. Chẳng hạn, hồi tháng 6, các giới chức quân sự cấp cao Việt Nam đã đi tham quan các căn cứ quân sự Mỹ.

Ông David Brown nhận định rằng sau chuyến đi thăm Trung Quốc, ông Trương Tấn Sang đã không mang về thành quả nào, ngoại trừ lời hứa Trung Quốc sẽ đề ra những bước hành động “hiệu quả và triệt để để giải quyết sự bất quân bình trong cán cân thương mại song phương” tới 16 tỉ đôla, nghiêng về hướng có lợi cho Trung Quốc.

Tác giả gợi ý rằng quyết định của Bộ Chính Trị, gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Hoa Kỳ là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Việt Nam đã bị chấn động vì những gì Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với ông Trương Tấn Sang trong vòng riêng tư, và đó là lý do đã khiến Hà nội tỏ ra sẵn sàng hơn trong cố gắng xích lại gần Hoa Kỳ, với mục đích “thiết lập các  quan hệ quốc phòng mật thiết hơn với Washington”.

Tuy nhiên tác giả cảnh báo rằng Tổng Thống Obama sẽ không hài lòng với những cử chỉ thiện chí có tính cách hời hợt, như hoãn lại vụ án xét xử một nhân vật bất đồng nổi tiếng, luật sư Lê Quốc Quân, vì như chính phủ Mỹ đã thừa nhận trước diễn đàn quốc hội hồi tháng trước, “nhân dân Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ việc nâng cấp các quan hệ song phương với Việt Nam, trừ phi có những tiến bộ có thể chứng minh được trong lĩnh vực nhân quyền.”

Nguồn: Yale Global, Vietnamnet, Asia Sentinel, Time 

Chủ tịch Sang thăm Mỹ - báo chí nói gì?

Chủ tịch Sang thăm Ấn Độ: Hà Nội tích cực thúc đẩy quan hệ với cả Dehli
...Dù Hoa Kỳ đã trở lại với kế hoạch liên kết khu vực từ khi ông Obama lên cầm quyền, Việt Nam không chỉ dựa vào Mỹ và ASEAN để giúp mình cân bằng lại quan hệ với Trung Quốc.
Một ví dụ là Việt Nam đã tích cực lôi kéo Ấn Độ vào dự án khai thác năng lượng ở Biển Nam Trung Hoa. Chỉ tuần này, Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh đã đến Dehli, gặp người tương nhiệm Salman Khurshid.
Trong cuộc gặp, ông Minh nhấn mạnh Ấn Độ có quyền tham gia khai thác năng lượng ở vùng biển có tranh chấp vì đó là điểm nằm bên trong Khu vực Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Hà Nội cũng tăng cường quan hệ với Tokyo vốn cũng đang là bên có tranh chấp lãnh hải ở vùng biển Hoa Đông [với Trung Quốc]... Hôm thứ Tư (10/7), Nhật Bản và Việt Nam vừa nêu lại cam kết tăng cường quan hệ quân sự, theo sau chuyến thăm Tokyo của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam trong tháng 4.
Mới tháng trước, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Toshimitsu Motegi đến thăm Việt Nam và hứa sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế. Hai nước cũng tuyên bố năm 2013 là năm Hữu nghị Việt – Nhật.
Cuối cùng, Việt Nam đang tiếp tục thúc đẩy quan hệ quốc phòng đã lâu năm với Nga.
Năm 2009, Moscow và Hà Nội ký hợp đồng bán cho Việt Nam sáu chiếc tàu ngầm, trị giá cả thẩy 3,2 tỷ USD... Hai chiếc tàu ngầm sẽ được trao cho Việt Nam vào tháng 9 này...
Bình luận được đăng trên trang Bấm The Diplomat.com
(BBC)

Han Times - Luận về trại Lừa (the donkey farm)

Trong một xã hội, một quốc gia không thể chỉ có một tư tưởng của cộng sản, đó là bình thường, chân chính mà bất cứ kẻ có đầu lâu nào cũng có quyền nghĩ và thực hành điều đó. 
Văn minh lúa nước với đặc trưng văn hóa làng xã đéo có nhu cầu hít hả dân chủ. Lừa tộc luôn chênh vênh giữa hai trạng thái nhẫn nhịn đến mức cực đoan, hoặc bùng phát thành phá hoại.
Hiển nhiên khi còn miếng cơm, còn manh áo thì Lừa sẵn sàng nhẫn nhịn, chín bỏ làm mười, dĩ hòa vi quý, trăm lý tý tình... mọi thứ. Khi bị giật đi miếng cơm, manh áo đói rã họng, lòi zom thì sẵn lòng phá hoại tất thảy, đéo còn gì, sạch trơn. Tâm lý bán máu ẩn chứa, nung nấu trong mỗi con dân tộc Lừa.

the donkey farm

Tâm tính dân chủ bằng không
Những chủ trương cải cách canh tân của Phan Chu Trinh gần như muối bỏ bề trong trạng thái tiềm thức ưa bắn đùm máu me đầy đầu hơn là ưa cải cách canh tân học hành tiến bộ. Thói gia trưởng, bảo thủ kiểu làng xã triền thống hông đủ để tích hợp thêm cái mới cái tiến bộ. 
Hiển nhiên Phan Chu Trinh thất bại, nót có cửa cho việc Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, hậu Dân Sinh tại Lừa quốc. Tất nhiên câu hỏi đặt ra là tại sao Đảng Cộng Sản lại có thể dành được thắng lợi? Bên cạnh yếu tố khéo tận dụng thời cơ thì còn có khôn khéo khi đem những món hàng nhớn ra trao đổi, mua tâm lý và khả năng bán máu của tộc Lừa. 
Vài trăm thằng đi bán máu đã khiếp, huống chi cả dân tộc vài chục trẹo con người cuồng nộ, hò hét, xung phong? Cuộc bán máu vô tiền khoáng hậu bắt đầu và kéo dài trong khoảng trên 40 chục niên. Lừa hoàn toàn đéo hề tiếc. Vì nền độc lập, vì sự thống nhất, người ta hăng máu đến nỗi quên mẹ mất lời hứa dân chủ, dân quyền của chính Bê từ những ngài đầu sơ khởi. 
Ngay cả những nỗ lực của người Pháp khi đem dân chủ về nông thôn (qua việc người dân tự bầu hương lý, chánh tổng) cũng bị Bê cho xóa sổ rốt ráo. Mãi đến niên 200x, việc dân bầu trực tiếp Trưởng thôn mới được mần trở lại, sau đó là cơ hội cho việc mần dân chủ tại xã.
Đèo mẹ tuyền dững ban ơn nhỏ giọt đương nhiên lại cứ nhân danh tấn bộ, ưu việt.
Những giai tầng, tầng lớp, nhân vật được coi là dân chủ nhất, cơ bản được Bê xóa sổ vào những niên 195x. Thành thị và kết cấu cư dân thành thị cũng được Bê xóa sạch sẽ tưng bừng và rực gỡ, tiêu biểu dư Rồng Lộn ba trăm ngàn ưu tú Lừa tộc chấm hết đéo còn gì. Những Đảng viên cách mệnh ưu tú dân chủ cũng bị Bê cho hưu, cho nghỉ nốt, thậm chí cấm cố huyền tuyền cửa bột phát tài năng hai tạo hiệu ứng xã hội.
Hầu như tất cả các việc không có cái gì là Bê không chỉ đường dẫn lối (đến cả việc gái zai yêu nhau, tý tởn làm tình, Bê cũng). Không cái gì là Bê không sáng soi, cách mệnh. Dân tộc đã nhu nhược, thiểu năng về trí tuệ càng lúc càng thêm nhu nhược, tâm lý ỷ lại càng thêm dày dạn. Đã đéo có tư duy càng thêm mất tư duy.
Cái gì cũng (chỉ có cửa) trông cả vào Bê tài gì chả bại liệt đầu lâu? Cái nhu nhược khiếp hãi nhất chính là tư duy, là não bộ của mình.
Trại Lừa trong tiến bộ Hoàn cầu
Hồi những niên 194x, ông Cụ cướp được chính quyền gồi, đem ga các lời hứa về dân chủ, dân quyền, mần ga cái Hiến Pháp 46... Dưng gồi thấy nhân dân hăng hái đi bán máu quá nên he he Bê ỉm mẹ nó đi. Lâu lâu lại đem ga hí húi sửa chữa y như là trong Trại Súc Vật.
Dững con Lừa với cà vạt màu đỏ, thẻ cho những công dân tấn bộ
Hiển nhiên là đéo ai quan tâm đến điều đó. Cho tới khi máu đã bán kiệt quệ, hoặc không còn cơ hội để bán máu, một số con Lừa bỗng dưng chợt nhớ ga cái gì đó. Bỏn bảo với nhau: ngài xưa Bê có hứa như vậy? Nói chung thì kết cấu câu chuyện cũng chả khác gì trại Súc Vật cả.
Dững bất bình đẳng chính trị, sự suy thoái kinh tế tiếng gọi dân chủ bắt đầu cất lên. Hiển nhiên thế gất là diễn biến, gất là phản động. Tài gì mà dám tranh quyền với Bê? Đấng Anh Hùng đã bán máu vì dân tộc nài - đéo đâu tuyền bần nông lõ đít bán thui.
Nhưng cùng với việc kinh tế qua dững năm Đổi mới (kỳ thực là đổi cũ) đời sống người dân đã khá hơn, thai vì ăn cỏ để sống thì giờ đã có thêm muối, mắm, mì chính hay cám tăng trọng (đại khái thế), không gian Internet rộng mở và he he cùng với việc Lừa quốc là một thực thể đéo thể tách rời khỏi hoàn cầu tiến bộ.
Nên nót thể nào bắt phản động mãi được (mà cũng không thể bắt hết được). Bê chỉ cần chọn lọc thế là xong! Tiếng gọi Dân chủ thời mới sơ khai có được dững nhân vật lẫy lừng dư Lê Công Định, Trần Duy Thức, Lê Thăng Long,... thẳng thắn về con đường dân chủ, thẳng thắn đòi Bê nhượng quyền trị quốc về cho Dân. 
Hiển nhiên thế là bị bắt chứ còn cái đéo gì nữa! 
Còn cô đơn?
Hãi đặt ga trong đầu mình một câu hỏi vì sao những người bị ông Cam ưu ái cho cái cồng kèm thêm khoản khuyến mãi 88, hai 258 hầu hết đều là những người mạnh mẽ về tư duy. Và tại sao những kẻ thóa mạ chửi Bê điên cuồng, hai dung dưỡng cho việc chửi Bê diên cuồng, thậm chí cả đặt điều, vu khống, thông tin kích động thì lại đéo việc gì?
Bất quá trừ lương 7.5 trẹo? 
Hỏi đi gồi sẽ có câu trả nhời. Mười năm niên qua đi, tiếng gọi dân chủ không có những bước biến chuyển về chất, tức là không có người kế tục xứng đáng, không có kẻ đủ năng lực mở rộng giá trị thặng dư hai tố chất nội lực dân chủ. Đi sau thì phải tấn bộ, ưu việt hơn đi trước thế mà càng lúc càng thoái hóa đi, hầy cái đó là điều chua xót nhất của Dân chủ hóa Lừa quốc ngài nai.
Nhưng chẳng ai quan ngại điều nài he he!! 
Thứ vũ khí lợi hại nhất chính là ở tư duy, chính là ở khát khao dân chủ và sự công bình. Trong cơn khốn bách của kinh tế và sự suy thoái về đạo đức xã hội những kẻ có cái đầu như vậy đủ tiềm lực để tạo nên những hiệu ứng cần thiết. 
Đặc biệt hơn những kẻ đó đặt nền móng cho sự xung khắc tư tưởng đối với chính thể. Khi nền tảng tư tưởng của chính thể bị tổn thương, suy sụp do những công phá này, tất yếu chính thể sẽ đổ, hoặc phải tự biến đi kèm theo đó là sự mất mát dững đặc quyền đặc lợi.
Hơn ai hết, chính Bê đã là người dùng võ khí tư tưởng để mần nên chính thể vinh quang bất hủ. Làm nên, đưa Bê có và giữ chính quyền đến ngài hôm nai là tư tưởng chứ đéo phải là súng đạn, hai ông Cam, ông Luật vươn vươn. 
Nói như Mác râu: Những cái đó (nhà nước, pháp luật, hai ông Cam) chỉ là công cụ của giai cấp thống trị, tiền kiếp của tình trạng không nhà nước, không dân tộc...
Trong một xã hội, một quốc gia không thể chỉ có một tư tưởng của cộng sản, đó là quyền bình thường, chân chính mà bất cứ kẻ có đầu lâu nào cũng có quyền nghĩ và thực hành điều đó. Nhưng chính thể Độc tài (hay chuyên chế) thì hiển nhiên sợ hiệu ứng xã hội của tư duy, bởi nó làm lung lay tận gốc rễ, nền móng của nhà nước chuyên chế. Nó làm mất vị thế độc tôn và tính chính danh của bỏn. 
Bắt bọn có tư duy nghĩa là loại trừ đi kẻ thù lớn nhất của chế độ. Phần còn lại sẽ tự tha hóa đi. Đương đầu với thực trạng đó thì he he tâm tính và nền tảng xã hội đã không (chưa) cho phép Lừa phát lộ những nhân vật có đầu lâu vượt hơn người đi trước hai đủ sức thực hành hoài bão dân chủ đúng đắn. 
Sự thực là ngai giữa bối cảnh nài dân chủ chân chính còn cô đơn. Đường tới dân chủ còn gất gian nan, rất nhiều thách thức phải vượt lên - mà trở ngại lớn nhất vẫn là chính mình (chứ không hẳn đã là Bê ác bá hung tàn thổi tắt diêm tao).
Vài từ chú thích
1. Lừa tộc: Chỉ dân tộc chỉ xứng đáng làm Lừa, hoặc đang hài lòng với phận làm Lừa. Nhìn chung cần mẫn, chịu khổ dưng mà đéo chịu khó cầu học, cầu tiến bộ.
2. Cướp chính quyền: Từ dùng của văn Bựa, chỉ cuộc cách mệnh hoa thài lài bất hủ ở Lừa hồi tháng 8 niên 194x.
3. Bán máu: Từ dùng của văn Bựa, tương đương với mua máu, hy sinh, anh dũng, thiệt thà, can đảm, vinh quang cách mệnh dân tộc. Nói chung từ không nhất thiết phải khác với sự thực.
4. Độc tài: Từ dùng của Bựa văn, tương đương với chuyên chính, chuyên chế, cách mệnh. Nói chung không khác với sự thật, không nhất thiết liên hệ với Bê quang vinh, sáng soi.
5. Mác râu: Một cha căng chú kiết ở bên Khoai Tây, không rõ năm sinh ngài mất, chưa từng là bạn với lãnh tụ mến yêu. Cha đẻ của luận thuyết chuyên chế vô sản và hoàn toàn đéo hiểu gì về xã hội hai Nhà nước của Phương Đông. Không nhất thiết ám chỉ Các Mác đấng soi đường của Bê nhân danh cách mạng.
6. Ngài nai (ngày nai) = ngày nay.
7. Hai = 2 hoặc hay.
8. Đéo: từ dùng trang trọng trong văn Bựa, thay thế với không, bất, chẳng, vô một cách gất xứng đáng.
9. Đèo mẹ: Từ dùng trang trọng trong văn Bựa, câu chửi thề mến yêu của chi bộ.
10. Bần nông lõ đít: Tức nhân dân oai hùng, những con số 0 dài vô tận, muôn đời đóng vai trò kẻ bán máu nhiệt thành, con tốt thí vinh quang.

Han Times

Điểm mặt những 'phố Tàu’ trên cả nước

Ở nhiều địa phương, từ lâu đã hình thành các khu trưng toàn biển tiếng Trung Quốc, giao dịch buôn bán chủ yếu với người Trung Quốc được người dân thường gọi là “Phố Tàu”. Không chỉ ở Bắc Ninh, “phố Tàu” xuất hiện ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Bình Dương…
Đi qua các con phố này, người ta có cảm giác như đang ở đâu đó bên Trung Quốc bởi các biển hiệu quảng cáo, thực đơn dày đặc tiếng Trung... Các giao dịch nơi đây còn sử dụng tiếng Trung nhiều hơn tiếng Việt.
Có rất nhiều lý do để lý giải cho tình trạng phố ta hóa phố Tàu như: để thu hút khách du lịch thuận tiện việc buôn bán, do yếu tố lịch sử, hay do sự thiếu hiểu biết của người dân... Tình trạng này đã tồn tại khá lâu nhưng như có biện pháp giải quyết triệt để.


"Phố Tàu" ở Bắc Ninh
Làng nghề mộc truyền thống từ hàng trăm năm của Bắc Ninh đang dần bị biến thành... "khu phố tiếng Tàu". Đi dọc con đường làng vào thôn Đông và Phù Khê Thượng (Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh), nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp hàng loạt biển hiệu "lạ". Những tấm biển hiệu tràn ngập tiếng Trung xen giữa tiếng Việt ở những xưởng sản xuất gỗ, công ty vận tải, cửa hàng ăn, nhà nghỉ...
Không chỉ cửa hàng đồ gỗ mà các nhà nghỉ, công ty vận chuyển, cửa hàng ăn uống đều treo biển hiệu tiếng Trung xen lẫn tiếng Việt. Theo một số người dân ở đây, nhiều người Trung Quốc thuê lại nhà nghỉ, cửa hàng để kinh doanh dịch vụ cho người Trung Quốc.
Phố Tàu" ở Hạ Long
Tuyến đường du lịch chạy dọc bãi biển Bãi Cháy - TP. Hạ Long đầy rẫy biển hiệu in chữ Trung Quốc. Chưa đầy một km trên tuyến đường mang tên Hạ Long ở đây đã có hàng chục biển hiệu khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm... in đầy chữ Trung Quốc. Ngay biển hiệu của hai khu mua sắm lớn nhất dành cho du khách đến Hạ Long là Chợ đêm Hạ Long và Siêu thị Thanh Niên cũng "chú thích" dòng chữ Trung Quốc nổi bật hơn cả dòng chữ Việt.
Đại diện Sở VH-TT và DL tỉnh Quảng Ninh thừa nhận, hiện tượng này đang diễn ra phổ biến ở một số điểm du lịch tỉnh Quảng Ninh như Móng Cái, Hạ Long..., nguyên nhân là do tại những địa điểm này, khách du lịch đến từ Trung Quốc và Đài Loan rất nhiều nên người kinh doanh thường in biển quảng cáo bằng chữ Trung Quốc để thu hút lượng khách này. Cùng với tâm lý ganh đua, thấy nhà này làm biển quảng cáo chữ Trung Quốc, nhà bên cạnh cũng làm, người sau cố làm to hơn người trước...

"Phố Tàu" ở Hải Phòng
Khi các công ty Trung Quốc trúng thầu xây nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên. hàng ngàn công nhân Trung Quốc ồ ạt kéo sang để xây nhà máy. Con đường chạy qua hai xã mọc lên hàng trăm quán bán bia, quán tạp hóa, quán nhậu, quán karaoke, mát-xa, cà phê, nhà trọ... với các bảng hiệu đều viết bằng chữ Tàu.
Số lượng công nhân Trung Quốc làm việc tại nhà máy này là bao nhiêu người, có giấy phép hay không thì gần như không cơ quan nào nắm được. Một số công nhân Trung Quốc đã cưới vợ Việt. Phần lớn những công nhân này đều thuộc diện nhà nghèo, trình độ học vấn thấp, lại là người dân tộc thiểu số hay ở tận các vùng sâu vùng xa... nên qua Việt Nam lao động vừa có lương cao, lại lấy được vợ. Thậm chí nhiều công nhân Trung Quốc đã rủ rê thêm bạn bè chưa vợ ở Trung Quốc sang Việt Nam làm việc.
"Phố Tàu" ở Hà Tĩnh
Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn biển hiệu Trung Quốc, Đài Loan.
Theo thống kê, hiện Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có trên 1.400 lao động, trong đó lao động Trung Quốc theo đăng ký là 412 người, Đài Loan 300 người. Tuy nhiên, trên thực tế con số này còn có thể lớn hơn.
Nhiều lao động Trung Quốc còn thuê người Việt đứng tên mua đất kinh doanh. Một số khác lấy vợ người Việt sau đó về đây mở quán kinh doanh...". Một người dân Kỳ Liên, cho biết: "Lao động Trung Quốc thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ họ và từ chối vào quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt".

"Phố Tàu" ở Bình Dương
Vài năm nay, phía sau những khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương bỗng dưng mọc lên hàng loạt cửa hàng, quán ăn... của người Trung Quốc, người dân Bình Dương quen gọi là phố Tàu. Tại đây mọc lên ngày càng nhiều các nhà hàng, quán ăn, điểm massage... do người Trung Quốc làm chủ.
Người Trung Quốc sinh sống tại Bình Dương chủ yếu làm công nhân tại những nhà máy do chủ người Trung Quốc đầu tư. Ngoài công việc tại những nhà máy, khu công nghiệp họ còn mở nhà hàng, khách sạn, quán ăn, trường học...
Tại những nhà hàng, quán ăn do người Hoa mở, nhân viên, chủ quán đều dùng tiếng Hoa để giao tiếp. Bảng giá đồ ăn, thức uống được niêm yết bằng hai đơn vị là Nhân dân tệ và Việt Nam đồng. Rất nhiều trung tâm dạy tiếng Hoa do người Trung Quốc mở nhằm dạy người Việt Nam .
Mặt hàng được bán trong các cửa hàng của người Trung Quốc làm chủ đều được nhập từ Trung Quốc. Dù bán tại khu dân cư có đa phần người Việt Nam sinh sống nhưng giá bán được niêm yết lại là Nhân dân tệ.
Theo Khoản 2, Điều 18 của Luật Quảng cáo quy định: Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt; Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.
Nhị Anh (tổng hợp)
(VEF)

Tản mạn về sự nghiệp

Lưu ý quan trọng:
- Cấm trẻ em dưới 18 tuổi đọc bài này.
- Không dành cho các quý ông đạo mạo – tao nhã.
- Không dành cho các quý bà thanh lịch – ngoan hiền.
Cover. Cover.
Cover. Cover.
Cover. Cover.

———————————————————————-
Start. Start.
Start. Start.
 
Trước hết, tôi phải xin lỗi những ai đã phải nhăn mặt, cau mày khi thấy những chữ nhạy cảm như Buồi, Lồn, hay Địt nằm ngổn ngang bừa bãi ở đây, dù rằng tôi đã có những lời cảnh báo từ trước. Và cho dù có đúng là quý vị chưa từng một lần nói những chữ này hay không, hoặc có đúng là chưa từng nghe thấy ông bà, cha mẹ hoặc các bậc trưởng thượng của mình nói hay không, thì mọi người vẫn hoàn toàn có quyền kết tội tôi là một kẻ thất phu, vô học, thô tục, lỗ mãng v.v… Tôi xin lỗi và xin nhận hoàn toàn trách nhiệm về chuyện này (còn nhận xong rồi để làm gì nữa thì kệ tôi).
Và nếu quý vị không cảm thấy phiền thì xin tiếp tục câu chuyện.
Đó là chuyện: người ta sống ở trên đời này để làm gì?
Tất nhiên là để hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng CNXH, hay sự nghiệp bảo vệ chế độ XHCN, v.v… nói chung là vì những sự nghiệp, toàn là những sự nghiệp cao cả của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới.
Còn với những người dân sống ở các nước TB giãy chết, nơi ánh sáng của CN Mác – Lê chưa rọi tới, không biết đến các sự nghiệp cao cả trên thì họ sống để làm gì? Tất nhiên là họ sống một cách rất bản năng, hoang dã, giống như các cụ ta ngày xưa đã từng hồn nhiên tổng kết rằng cuộc đời chỉ gồm có tứ khoái, cụ thể chỉ gồm có ăn, ngủ, đụ, ỉa mà thôi.
Khoan nói tới chuyện ăn, ngủ vì đó là những đề tài rất rộng, hay chuyện ỉa không mấy hấp dẫn, trước tiên hãy tạm nói về đụ.
Đụ là một từ không được dùng nhiều ở miền Bắc mà trung tâm là Hà nội, nơi có giọng nói được chọn làm tiếng Việt chuẩn. Thay vào đó, ngày xưa các cụ dùng từ địt và ngày nay, cũng như những từ buồi hay lồn, nó bị liệt vào hàng những từ ngữ thô tục và được gọi tránh đi bằng vô vàn những chữ khác cho ra vẻ có học và sang trọng hơn, từ cách nói dân dã như chơi, tỉn, múc v.v… đến cách nói bác học như giao hợp, làm tình v.v… Tuy nhiên, trong khi để tránh nói ra tiếng “địt” bị cho là tục tĩu (mà với dân miền Trung từ Nghệ an trở vào thì từ “địt” đơn giản chỉ có nghĩa là đánh rắm), đôi khi người ta đã gây ra đôi chút hiểu lầm, ví dụ như từ “giao hợp” dễ làm cho người khác hiểu lầm từ “địt” thành ra “giao-lưu hợp-tác” hay “giao-hưởng hợp-xướng” bởi cách nói tắt vẫn thường dùng lâu nay, như kiểu nói “tuyên giáo” là tuyên-truyền giáo-dục, hay “ngoan cố” là ngoan ngoãn và cố gắng, ví dụ thế.
Một bất công cho địt, cũng giống như bất công cho buồi và lồn, là tuy rất cần thiết và quan trọng đối với tất cả mọi người (như đã từng nói trong 2 bài Tản mạn trước đây) và tuy cùng với ăn, ngủ được xếp trong tứ khoái, mang lại những cảm xúc thăng hoa cho con người, nhưng trong khi người ta nâng chuyện ăn lên thành “văn hóa ẩm thực” thì địt lại bị gắn chết với cái gọi là “bản năng thấp hèn” mà không thèm giải thích gì thêm cho thấu đáo. Dường như người ta không để ý rằng bản thân chuyện địt không xấu, mà chính những mưu mô để được địt hay những toan tính thu lợi nhờ vào địt mới là xấu xa, đáng lên án.
Có một điều có vẻ nghịch lý là trong khi coi từ địt là tục tĩu, đáng cấm kỵ, còn hành vi địt là một chuyện xấu xa, hay ít nhất là đáng xấu hổ (dù ít nhất, nếu không có nó thì không thể có chuyện duy trì giống nòi), thì người ta lại rất thường xuyên và hào hứng nói về nó vào mọi lúc, mọi nơi có thể, mà bằng chứng là vô số chuyện cười, vô số từ ngữ để ám chỉ chuyện địt được lưu truyền từ xưa tới nay.
Một điều nữa cũng có thể coi là nghịch lý, đó là việc người ta ai cũng dễ dàng đồng ý với nhau rằng địt là một chuyện gì đó có vẻ xấu xa, thấp hèn, nhưng lại rất khó nhận ra rằng chính là Địt chứ không phải là việc làm theo những thứ giáo lý đạo đức cao siêu, mới là hành vi cơ bản nhất để phân biệt người với các loài động vật khác (tất nhiên đây là nói chung, và không thể nói rằng vì Kim Đồng, Lê văn Tám hay vô vàn các liệt sĩ trẻ khác hy sinh khi chưa hề địt nên họ không phải là người). Đơn giản là vì chỉ duy nhất có con người mới tìm ra và biết hưởng thụ khoái cảm trong chuyện địt, còn các loài động vật khác không hề biết địt, chúng chỉ kết hợp đực cái với nhau theo bản năng sinh sản, và khác với con người, chúng làm việc đó không phải để tận hưởng những cảm giác thăng hoa trong khi địt mà chỉ để phục vụ cho việc sinh sản, duy trì nòi giống mà thôi.
Tất nhiên, dù địt quan trọng như vậy thì nó cũng không thể so sánh được với các sự nghiệp. So sánh như vậy là rất khập khiễng, là bì phấn với vôi, bì lồn con đĩ với môi ông thợ kèn. Biểu hiện rõ nhất cho thấy sự thua kém của địt so với các sự nghiệp, đó chính là sự bát nháo, biến thái ngay trong chuyện địt ở các nước giãy chết, nơi người dân không biết rằng sống là để làm các sự nghiệp mà chỉ sống để địt (và ăn, ngủ v.v…) và lờ tịt chuyện sống là phải làm theo hiến pháp và pháp luật.
Sự bát nháo đầu tiên phải kể đến là chuyện hiếp dâm, là khi người này dùng sức mạnh để địt người khác, thỏa mãn khoái cảm của riêng mình mà không được người kia đồng ý, thậm chí còn gây đau đớn cho họ. Đây là chuyện rất thường thấy ở bên TB giãy chết, như chuyện ở xã ven biển Steinheim, huyện Ludwigsburg bên Đức nhợn, rất đông người đã xông vào hiếp dâm cả một gia đình làm nghề nuôi tôm và sau đó còn ca ngợi chuyện đó như một chiến công, coi đó là một trận đánh đẹp. Hay một vụ khác cũng ở Đức nhợn, có vài người muốn sáp nhập tỉnh Brandenburg vào thủ đô Berlin và để bắt mọi người phải nghe theo ý mình, họ đã hiếp dâm hàng trăm người khác, v.v…
Tiếp theo hiếp dâm là chuyện thông dâm, khi có những người lẽ ra theo luân lý thì không được địt nhau, thế nhưng bằng cách này hay cách khác họ vẫn cố tình địt nhau bằng được cho sướng thì thôi. Ví như ở bên Pháp nhợn, nơi mang danh một nước Cộng hòa, lẽ ra Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp phải tách riêng nhau ra thì họ lại ăn ở chung với nhau, thông dâm với nhau theo kiểu quần hôn khi thì giả vờ kín đáo, khi thì lộ liễu không coi ai ra gì. Còn trong làm ăn kinh tế, các quan chức, các ngân hàng, các công ty quả đấm thép cũng tha hồ thông dâm với nhau, thả sức làm mưa làm gió vơ vét tiền bạc để bỏ túi riêng, mặc cho nền kinh tế muốn đi tới đâu thì tới.
Có thể kể đến thói xấu tiếp theo ở bển là chuyện thủ dâm, tức là khi không tìm được ai để địt (có thể vì xấu thói quá không ai thèm chơi cùng, hoặc là đã quá yếu không địt nổi ai) thì có nhiều người chỉ còn mỗi cách là tự sướng, hay nói một cách dân dã là xóc lọ hoặc quay tay. Đây cũng là một chứng bệnh rất hay gặp của bọn TB giãy chết, ví dụ như Mỹ nhợn rất thích tự phê rằng dân tộc họ thương nhau nhất, thông minh nhất, người Tây ban nha rất thích xóc lọ rằng biển Địa trung hải của họ đã được nhân loại tiến bộ trên thế giới bầu chọn là kỳ quan thế giới mới, còn người No uy lại rất hay quay tay rằng thủ đô Oslon của họ là thủ đô nghìn năm văn hiến, chẳng hạn thế.
Bọn sống để địt còn có nhiều kiểu địt biến thái khác nữa, ví dụ như diện dâm, tức là địt vào mặt người khác. Chẳng hạn như ông Bob Browning, chủ tịch đảng Green đã hồn nhiên địt vào mặt mọi người khi dù không cần hỏi ý kiến ai, ông vẫn có quyền nói rất hùng hồn rằng toàn thể dân Úc nhợn một lòng đi theo con đường của Công tước Diana, còn bà phó tổng thống Anh nhợn Ann Done thì thản nhiên chịn lồn vào mặt mọi người khi tuyên bố rằng nước Anh nhợn của bà dân chủ hơn quê ta hàng vạn lần. Hay trong cuộc trưng câu dân ý mới đây ở Nhật, Ủy ban thăm dò vẫn kết luận rằng toàn dân đã nhất trí chọn lực lượng Kamikaze là lực lượng lãnh đạo Nhật bẩn, địt vào mặt những ai có ý kiến khác hay những ai tỏ ra nghi ngờ sự minh bạch của cuộc trưng cầu.
Và còn nhiều, rất nhiều các kiểu địt phi nhân tính khác, cùng vô vàn các dẫn chứng khác đi kèm theo mà mọi người đều có thể thấy chúng vẫn đang xảy ra hàng ngày bên xứ sở của bọn TB giãy chết.
Thế nên trong khi quê ta đã liên tục giành được biết bao nhiêu là những thành tựu to lớn rực rỡ trong các sự nghiệp vẻ vang vĩ đại vừa qua thì bọn TB giãy chết lại chẳng làm được cái gì cho ra hồn. Đặt bên cạnh những thành tựu ở quê ta thì những tòa tháp thế kỷ, nhà hát con sò, hầm xuyên núi, cầu vượt biển v.v.. chỉ là những thứ lăng nhăng, còn những giải Nobel, cành cọ, ốtca v.v… chỉ là những trò trẻ con không hơn không kém.
So với thiên đường quê ta đang sống thì cái bọn TB giãy chết chỉ biết mỗi chuyện địt ấy có cái gì? Và cuộc sống của người dân ở bển thế nào? Câu trả lời là:
Chẳng có cái địt gì cả. Và:
Chẳng ra cái địt gì cả.
Vậy nên ta nhất định thắng. Địch nhất định thua.
 

Phạm Đình Trọng - Đất nước ơi, có bao giờ tủi nhục thế này chăng?

Đất nước nghèo như cọng cỏ, cọng rơm
Đi ô sin khắp năm châu bốn biển
Nhưng ra đường là gặp tướng
Ra đường là gặp Dân oan
Đây là khổ thơ hay nhất trong bài thơ thời sự Caca lên tướng của nhà báo Lê Phú Khải, nhà báo một thời dọc ngang khắp đất nước, tay cầm bút viết báo mà hồn vương vấn văn chương.
Hay vì chỉ bốn dòng thơ ngắn, hai mươi tám từ bình dị đã khái quát được khá chính xác hiện tình đất nước, khái quát được khá chính xác hai thực tế nhức nhối nhất của đất nước hôm nay: Đất nước nghèo xơ xác và con người thì bị phân hóa đến tận cùng hai thái cực. Quan lại vô tư phong tặng nhau đủ thứ quyền cao chức trọng, tạo cho nhau vị trí, điều kiện vơ vét của công, áp bức, bòn rút của Dân. Quan ban phát cho nhau chức tước, bổng lộc, dung túng cho nhau áp bức, bòn rút Dân nên người Dân về đời sống tinh thần chỉ có chồng chất nỗi oan khiên còn về đời sống vật chất chỉ có sự đói khổ, cơ cực, phải lang bạt khắp cùng trời cuối đất lần hồi kiếm sống.
2013713162641_atl76111114.jpg
Ông Đỗ Hữu Ca, GĐ Công an Hải Phòng, đứng thứ hai từ bên phải, được phong hàm cấp tướng ngày 13/7/2013.
Hiện thực đau buồn của đất nước ở cái nhìn thấy, ở chiều rộng không gian:
Đất nước nghèo như cọng cỏ, cọng rơm
Đi ô sin khắp năm châu bốn biển!
Hiện thực đau buồn của đất nước ở ngay bản chất của Nhà nước, ở tận chiều sâu văn hóa, tinh thần:
Nhưng ra đường là gặp tướng
Ra đường là gặp Dân oan!
Những người còn chút lòng với Nước với Dân, đọc những câu thơ này, ai cũng phải nước mắt ứa và mặt phải cúi gục xuống vì đau, vì tủi.
Đất nước gấm vóc “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Đất nước của những con người gắn bó máu thịt với làng xóm quê hương đã sáng tạo ra những câu ca dao lấp lánh như kim cương, óng ả như dải lụa đào vắt trong thời gian để gửi gắm lòng tự hào và tình yêu đất nước. Đất nước của những khí phách “mang gươm đi mở cõi” đã dựng nên một giang sơn mơ ước rừng vàng biển bạc, đã viết nên những trang sử oai hùng Bạch Đẳng, Đống Đa... Mà bây giờ đến nông nỗi này sao?
Để người Dân quên đi thực tế đau buồn đất nước tan hoang, Nhân Dân lầm than do quan tham tàn phá, do quan dốt nhắm mắt làm liều, nhà cầm quyền đã bày ra đủ các trò mua vui dễ dãi suốt tháng này qua năm khác. Trong đời sống hàng ngày là lạm phát các lễ hội, các festival. Trên truyền hình là đủ các trò chơi có thưởng. Các cuộc thi giọng hát vàng, giọng hát xanh. Thi người đẹp đủ các cấp độ: Người đẹp du lịch. Nữ hoàng biển. Người đẹp các dân tộc. Người đẹp học đường. Người đẹp quí bà... Các trò thi quay cuồng của những Bước nhảy. Các trò thi uốn éo của những Cặp đôi... Rồi những chương trình truyền hình trực tiếp mang nhũng anh hùng, những nhân chứng của một thời lịch sử ra cho Dân chiêm ngưỡng, mang vàng son của một thời chiến trận ra cho Dân nhấm nháp. Dân liên tục bị uống thuốc an thần và thuốc ngủ liều cao như vậy thì những câu thơ Đất nước nghèo như cọng cỏ, cọng rơm / Đi ô sin khắp năm châu bốn biển đã đánh thức người Dân, đưa người Dân trở về thực tế cay đắng để người Dân biết phải làm gì.
LÊ PHÚ KHẢI - CACA LÊN TƯỚNG
Thêm một đại Ca lên tướng
Thêm một cô gái đứng đường
Thêm một bà già mất đất
Thêm một em vé số lang thang

Thêm một ông lên tướng
Thêm một thằng ăn cướp đeo lon
Thêm một phiên tòa ô nhục
Thêm một lời tuyên chiến với nhân dân!

Đất nước nghèo như cọng cỏ, cọng rơm
Đi ô-sin khắp năm châu bốn biển
Nhưng… ra đường là gặp tướng
Ra đường là gặp dân oan!
Ôi! Đất nước của vua Hùng, đất nước bốn ngàn năm
Đến bao giờ “Tổ quốc ăn năn” ?*
TP HCM 7/2013
Phạm Đình Trọng
(Blog Phạm Đình Trọng)

'Luật rừng' đang bùng phát ở Việt Nam

Coi luật pháp như trò đùa, người dân nhiều địa phương ở Việt Nam đã tự tay đánh đập, hành hạ kẻ trộm một cách tàn nhẫn. Tình trạng này ngày càng lan rộng, mỗi lúc một nhiều.

Ðáng nói là đông đảo người hiếu kỳ ra mặt ủng hộ, tán dương hành vi bất nhân diễn ra nơi đông người, trên đường phố.

Hôm 5 tháng 7 vừa qua, công luận có dịp mục kích cảnh đám đông vây bắt, trói chặt chân tay thanh niên trộm xe gắn máy. Kẻ trộm bị đâm mù mắt, trở thành nạn nhân của trò vây đánh “hội đồng” một cách tàn nhẫn đến nỗi tơi tả áo quần, mặt mày, thân thể bê bết máu.. Mặc cho nạn nhân khóc lóc, van xin thảm thiết, nhiều người đứng chỉ trỏ, cười đùa...

Thanh niên trộm xe gắn máy bị bắt, bị đâm mù mắt. (Hình: báo Pháp Luật & Xã Hội)

Ðầu năm nay xảy ra vụ một cô gái lẻn vào sân trường đại học nọ định trộm xe gắn máy, bị bắt cột vào gốc cây. Cô bị người đi đường đánh đập tàn nhẫn, bất chấp lời lạy lục, van xin. Hồi tháng 4 qua, người ta còn vây đánh một cô gái bằng ống nứa, ném cát vào mặt... ngay trước mặt công an, tại huyện Cư Jut, tỉnh Ðắk Nông. Cô gái này bị nghi là đồng phạm trong một vụ trộm tiêu hạt của người dân ở địa phương.

Một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam lâu nay là nạn vây đánh “hội đồng,” rồi bỏ mặc kẻ trộm chó cho tới chết, bất chấp sự can thiệp của chính quyền địa phương. Theo báo Pháp Luật & Xã Hội, hai vùng nổi tiếng xảy ra nhiều vụ đánh chết người trộm chó một cách dã man là Nghệ An và Thanh Hóa.

Có vụ, người ta tìm lại được con chó bình yên, trong khi hai “cẩu tặc” đã bị đánh gục: một người chết, còn một người trong tình trạng nguy kịch. Vụ này xảy ra ngày 10 tháng 6 vừa qua tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Trong vụ này, xe công an địa phương đến can thiệp, bị người dân ném đá buộc phải rút lui, bỏ mặc nạn nhân nằm lại hiện trường chờ chết.

Một số nhà xã hội học ở Việt Nam khuyến cáo chính quyền không thể để kéo dài tệ nạn dùng luật “rừng” để trừng trị tội phạm tại các địa phương. Theo dư luận, tình trạng hành xử theo kiểu luật “rừng” cho thấy chính quyền địa phương không đủ sức bảo vệ pháp luật và mục tiêu của nền giáo dục nhân bản ở Việt Nam hầu như sụp đổ hoàn toàn. 
(Người Việt)
 

Ngô Tiên Sinh - Trao đổi với Trần Mạnh Hảo

Quen thói cũ, Trần Mạnh Hảo lại lên tiếng, thực chất là la lối, về đề văn Tuyển sinh Cao Đẳng năm nay, rằng:  câu "Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi" đã bị thừa một chữ "thì" và thiếu ba chữ "cho người khác".

Sự thực là thế nào ?

Thứ nhất, câu nêu trong đề thuộc dạng phát ngôn nào ?

Cần phải thấy ý kiến được dùng trong đề này thuộc dạng một câu châm ngôn (khuyết danh). Câu nói thường thì nghiêng về lối đằng tải, đủ đầy, có đầu có cuối, "con tằm nhả ra tơ", còn châm ngôn bao giờ cũng dùng những cách nói và cấu trúc độc đáo để đạt đến cái súc tích, thâm thúy và gây ấn tượng riêng của nó. Sai lầm của Trần Mạnh Hảo là đã đọc châm ngôn như một câu nói thường. Mà nếu đọc nó như một câu nói thường, tức như Trần Mạnh Hảo đã đọc thì vẫn chưa ra, vì vẫn chưa đầy đủ. Bởi theo cách ấy, câu trong đề không phải chỉ thiếu có thế, mà còn thiếu nhiều nữa. Ít nhất là thiếu các chữ "về mình", "còn", "thì", "cho người khác" và "cho hoàn cảnh", đồng thời vị trí của chữ "thì" phải đặt lên ngay sau dấu phẩy của vế một. Cụ thể :"Khi có lỗi, thì người tử tế sẵn sàng nhận lỗi về mình, còn kẻ ti tiện thì chỉ tìm cách đổ lỗi cho người khác hoặc cho hoàn cảnh". Nhưng, đọc như thế, tức như Trần Mạnh Hảo, là đã giết chết một câu châm ngôn rồi.
Ông Trần Mạnh Hảo
Thứ hai, câu châm ngôn ấy có cấu trúc thế nào ?
Để tạo sự súc tích và gây ấn tượng mạnh, câu châm ngôn này đã dùng cấu trúc đăng đối và tỉnh lược. Do không hiểu điều đó, nên Trần Mạnh Hảo cứ chém gió bừa bãi. Có thể nêu những khía cạnh cụ thể như sau:
1. Bảo rằng đề thiếu ba chữ "cho người khác" là phạm vào hai điều:
a) Không hiểu cái súc tích của cấu trúc đăng đối để tạo độ nén trong văn phạm châm ngôn (Người tử tế - kẻ ti tiện; thì sẵn sàng - chỉ tìm cách; nhận lỗi - đổ lỗi). Trong quan hệ đăng đối ấy, những yếu tố phụ/thứ yếu kèm theo mỗi vế ("về mình", "còn", "cho người khác"...) có thể tỉnh lược mà nghĩa của câu vẫn sáng rõ.
b) Làm hẹp phạm vi nghĩa : kẻ ti tiện đâu chỉ đổ lỗi "cho người khác" mà còn đổ lỗi "cho hoàn cảnh" nữa thì sao ?
2. Bảo rằng thừa chữ "thì" (hoặc thiếu chữ "thì") là không hiểu tính uyển chuyển đến vi diệu của chữ "thì" :
a) "Thì" không chỉ là một liên từ (hư từ) có chức năng cú pháp trong cấu trúc "khi ... thì", mà "thì" còn là động/tính từ (thực từ). Ví dụ một câu ca từ rất nổi tiếng của Phó Đức Phương trong bài Về quê : theo em anh thì về...  chữ "thì" này đâu chỉ thực hiện chức năng cú pháp. Mà nó còn là động/tính từ, nói về tấm lòng của người con trai, cụ thể nói về sự nhất thiết chiều theo (nguyện vọng của người mình yêu) /sự nhất thiết tuân theo (ý chỉ của người mình yêu) nữa. Cái hay của chữ "thì" trong câu châm ngôn ở đề văn là bởi nó có cả hai vai trò đó. Tức "thì" vừa là liên từ liên kết các vế, vừa là động/tính từ nói về phẩm chất có tính nhất thiết/đã thành nguyên tắc của người tử tế.
b) Chữ "thì" trong câu này được dùng theo lối tỉnh lược vừa cho súc tích vừa tránh sự lặp lại không cần thiết trong một câu châm ngôn ngắn. Bởi câu này có sự lồng ghép về cấu trúc cú pháp. Cấu trúc vế lớn (câu) với hai nửa là "khi... thì" (chỉ quan hệ tương thuộc). Cấu trúc vế nhỏ (mệnh đề) ở nửa thứ 2 là "thì...thì" (chỉ quan hệ song hành/đẳng lập). Do cả hai vế nhỏ đều nằm trong vế lớn, nên có thể tỉnh lược một chữ "thì" sau. Chỉ cần dùng chữ "thì" trước là đủ quán xuyến về chức năng cú pháp cho toàn bộ vế sau rồi.
Nói chung, xưa nay, Trần Mạnh Hảo vẫn "biết một mà không biết hai", đã thế, lại có thói "dìm hàng" người để "nổi hàng" mình. Cho nên những chiêu vặn vẹo dựa trên cái "hay chữ lỏng" của Trần Mạnh Hảo chỉ trộ được người không có điều kiện nắm kĩ thôi.
(Quê Choa) 

Kami - Người Việt đừng tự hạ thấp mình

http://sphotos-b.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/537339_10151694341237516_1277457029_n.jpg
Trong sách Đắc nhân tâm đã tổng kết đại ý rằng, phàm làm người (bình thường) thì ai cũng thích được khen và không thích bị kẻ khác chê, từ đứa trẻ mới sinh đến người già sắp chết ai cũng đều như thế. Điều đó có thể coi là chân lý. Như trường hợp bạn, một người Việt nam mà nghe một người nước ngoài chê người Việt nam một cách vô lý thì bạn có cảm giác gì?
Vậy mà trên các mạng xã hội lại có một số những người hình như họ chỉ biết chê, những cái gì liên quan đến Việt nam đều thấy họ chê, họ chê ngày này qua năm khác. Cái đó khiến tôi nghĩ không có lẽ một dân tộc con Rồng cháu Tiên với vài nghìn năm lịch sử như dân tộc Việt nam mình, mà đến hôm nay cái gì cũng xấu hết và không có một cái gì đáng để tự hào cả? Và bản thân tôi từng sống ở nước ngoài không ít năm, nhưng ít khi thấy ngưởi bản xứ chê bản thân mình nói riêng hay người Việt nói chung. Vậy mà trên mạng internet chỉ thấy người Việt chê người Việt. Nói chính xác thì ở Việt nam còn rất nhiều khiếm khuyết trên con đường hội nhập với thế giới văn minh, nguyên nhân thì có nhiều, khách quan hay chủ quan. Nên nhớ, một bàn tay có ngón dài ngón ngắn, cũng như mỗi đất nước, mỗi dân tộc thì chuyện có người tốt, người xấu là điều không tránh khỏi. Chuyện người Việt ra nước ngoài rồi vào siêu thị ăn cắp đồ bị người bản xứ treo biển cảnh cáo cũng chỉ là hiện tượng chứ không thể là bản chất. Chắc chắn một điều người Việt nam mình bây giờ có nhiều người tốt hơn người xấu.
Có một chuyện thấy thường xuyên trên măt báo trong chủ đề người Việt xấu xí, tôi cảm thấy cũng cần phải nói lại cho rõ. Vì hình như vấn đề này đã bị lạm dụng và được sử dụng không đúng chủ đề. Đó là cái chuyện ở các nhà hàng ăn kiểu buffet ở Thái lan có một tấm biển đề dòng chữ bằng tiếng Việt "Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ bị phạt từ 200-500baht". Chỉ có thế thôi,  song đã có đủ các loại ý kiến bình luận khác nhau, chê có, bênh có; nhưng tóm lại là người Việt nam sao nhục quá (!?)
Vậy chuyện đó nó đúng như người ta nghĩ và suy diễn như thế không?

Những du khách Việt “xấu xí”
Một thông báo của nhà hàng ở Viêng chăn - Lào bằng
               hai thứ tiếng Lào - Việt.
Trước đây và hiện nay, việc các khách sạn, nhà hàng hay các cơ sở dịch vụ du lịch phục vụ theo phong cách buffet nghĩa là thực khách tự phục vụ đã trở nên phổ biến. Ví dụ, khoảng gần hai chục năm trở lại đây, ở Thái lan xuất hiện các nhà hàng thịt nướng kiểu Nam Hàn, phục vụ theo lối buffet rất đắt khách. Sự đắt khách ở đây không chỉ đơn thuần là nhà hàng phục vụ món ăn ngon, với các món thịt lợn, thịt bò,  thị gà, các loại hải sản cá mực, tôm... được ướp tẩm và sẽ được thực khách nướng trên lò than hồng. Rồi được chấm với nước (sốt) chấm chua chua, ngọt ngọt, cay cay cùng với các loại rau, miến, mỳ có thể nhúng trong cùng một nồi. Ngoài ra trong bữa ẩm thực ấy thực khách còn được thưởng thức vô số các loại thức ăn tráng miệng như chè Thái lan, cream các loại v.v...
Điều đặc biệt là thực khách có thể ăn, uống bao nhiêu cũng được, tùy thích. Nhưng với một mực giá cố định khoảng trên dưới 3$/đầu thực khách (trẻ em được giảm 50%), phong cách này người ta gọi là ăn kiểu buffet. Đã là ăn thỏa sức, không hạn chế số lượng thì không thể tránh khỏi các trường hợp có các vị khách "no lòng, đói con mắt". Nghĩa là họ sẽ mang về bàn mình quá nhiều thức ăn và không dùng hết, gây ra tình trạng lãng phí và thiệt hại cho nhà hàng. Do vậy, tất cả các nhà hàng phục vụ theo phong cách buffe và bán loại thức ăn này ở Thái lan tất cả đều có tấm biển nói trên bằng tiếng Thái, với mức phạt tương đương 8-10 $. Với mục đích để nhắc nhở khách hàng người Thái biết để lưu ý lấy đủ ăn để tránh lãng phí. Cá biệt có những nhà hàng ở Thái lan ghi rõ "Ăn không hết, để thừa một miếng phạt 20 baht (70 cent)". Điều đó cho thấy không có lẽ các nhà hàng ở Thái lan cũng khinh thường khách hàng vốn là thượng đế của họ? Do vậy không thể nói cái thông báo trên trong các nhà hàng là khinh thực khách nói chung và thực khách người Việt nói riêng, đó là một sự hiểu lầm. Còn chuyện tấm bảng kia viết bằng tiếng Thái, đôi khi cả tiếng Việt cũng chỉ là ngẫu nhiên. Điều đó sẽ thường thấy ở những nhà hàng mà chủ yếu thực khách là khách nước ngoài nói chung và khách du lịch Việt nói riêng?
Điều này bạn cũng dễ dàng gặp ở Lào hay Campuchia, ở những nhà hàng phục vụ theo phong cách buffet họ cũng làm bảng thông báo y như vậy. Còn nếu ai đã từng sống ở Lào hay Campuchia thì sẽ hiểu hơn rằng, dưới con mắt của người dân bản xứ thì chúng ta luôn là một dân tộc lớn và được người dân ở các quốc gia ấy họ tôn trọng và ngưỡng mộ. Không có lẽ hình ảnh bảng thông báo trong cửa hàng ăn bufet bằng hai thứ tiếng Việt - Lào (trong ảnh) là người Lào khinh người Việt?
Nói như thế để thấy, việc lưu ý thực khách trong dịch vụ ăn uống kiểu buffet là một quy tắc chung ở mọi nơi, cho mọi đối tượng sử dụng dịch vụ kiểu buffet này. Nó là chuyện hoàn toàn bình thường và bắt buộc đối với người kinh doanh nhằm đảm để bảo hiệu quả kinh doanh của họ. Bảng thông báo trên hoàn toàn không ác ý, có chủ tâm coi thường thực khách là người Việt, chỉ cần đọc nội dung bảng thông báo đó cũng thấy nhà hàng hết sức tôn trọng thực khách kể cả người Việt nam mình. Xin đừng ngộ nhận để rồi xem đó là một nỗi quốc nhục của người Việt, thì đó là điều đáng tiếc.
Nói cho đúng, người Việt mình còn nhiều thói xấu cần phải sửa đổi việc phê phán hay chê trách là cần thiết. Để biết sai và sửa chữa cho mỗi ngày một hoàn thiện cho tốt hơn. Tuy nhiên, cái gì cũng nên có giới hạn của nó, nếu thái quá thì cũng không tốt. Nhất là chuyện chê, nếu chê thì phải chê cho đúng, đừng có dùng sự cảm tính của cá nhân mình để suy diễn cho sai lệch là điều không nên. Bởi vì nếu như thế thì chính là tự hạ thấp mình, khi đó việc chê sẽ phản tác dụng.
Bạn cứ thử nghĩ xem, khi bản thân mỗi người chúng ta còn không tự tôn và có lòng tự trọng dân tộc của mình thì mong gì người dân tộc khác họ coi trọng dân tộc Việt nam?
Ngày 20 tháng 7 năm 2013
© Kami - RFA Blog's
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét