<- Trên chuyến tàu đặc biệt ra Trường Sa: Sóng “yêu” – Sóng “ghét” (CAND). – Người sưu tập bản đồ khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam: Sống ở Mỹ nhưng trái tim ở Việt Nam (VOV).
- Đẩy, đuổi 480 lượt tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép (ĐV).
- Biển Đông: Những hình ảnh tố cáo Trung Quốc “ngụy quân tử” (Soha). – Ngang ngược (Phi Vũ).
- Trung Quốc – Philippines hiển hiện nguy cơ chạm trán (VnM).
- Bắc Kinh đang làm khó Tokyo (ĐBND). – 93% dân Nhật không ưa Trung Quốc (KP).
- Phó Tổng thống Mỹ sẽ nói về Biển Đông (BBC). – Biden sẽ bàn về Biển Đông nhân chuyến đi châu Á (RFI). “Ngoài các vấn đề hợp tác kinh tế, ông Joe Biden sẽ thảo luận với lãnh đạo các nước Ấn Độ và Singapore về cách thức xử lý những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông”.
- Blogger bị giam cầm tuyệt thực gần 4 tuần (Civil Rights Defenders/ DTD).- Blogger Điếu Cày tuyệt thực đến ngày 28 (RFA). “Bản thân ông Hải không thể tự ngồi hay tự đứng lên đựơc mà gần như là người ta kéo ông ấy đi cho ra để gia đính nhìn thấy…Ông ấy ngồi hai tay phải đỡ lấy cái đầu của ổng. Có hai người tù kè và chỉ nói thều thào đựơc mấy câu thì họ lôi bố đi một nơi con đi một nơi”. – Vì sao Blogger Điếu Cày tuyệt thực? (RFA). Mời bà con nghe âm thanh nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn chị Dương Thị Tân và anh Nguyễn Trí Dũng, con anh Điếu Cày. Anh Dũng: “Con không nhận ra bố mình!”
- Cuộc tuyệt thực bước sang ngày thứ 28: Điếu Cày khẳng định sẽ đấu tranh đến cùng, dù có phải chết! (DLB). – Bà Dương Thị Tân : Điếu Cày sẽ tuyệt thực đến chết để đòi công lý (RFI). “Bố tuyệt thực vì một cái quyết định biệt giam ba tháng. Lý do là không ký vào bản nhận tội mà họ đưa cho… bố sẽ vẫn thực hiện việc tuyệt thực này cho đến khi có phản hồi chính thức từ Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An. Nếu họ không đáp ứng, bố sẵn sàng chết chứ không thay đổi quyết định”.
- Thân nhân Trần Huỳnh Duy Thức biểu tình hụt (Người Việt). “Có thể công an đã nghe lén điện thoại về dự định của gia đình sẽ trực tiếp đến nhà riêng của ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang để đưa đơn kêu oan cho Trần Huỳnh Duy Thức“. - CA bao vây nhà riêng của gia đình anh Trần Huỳnh Duy Thức (DLB). – Thông báo khẩn về việc gia đình ông Trần Văn Huỳnh bị công an bao vây (Dân Luận). “Do bị ngăn cản không ra được khỏi nhà, gia đình ông Trần Văn Huỳnh buộc phải chụp hình trước bàn thờ mẹ của anh Trần Huỳnh Duy Thức vừa mất với một khẩu hiệu yêu cầu trả tự do cho anh Trần Huỳnh Duy Thức“. =>
- VIỆT NAM LÀM GÌ CÓ NHÀ TÙ? (Phương Bích). “Ba bốn chục năm sau, nhờ internet, thêm nhiều người biết những câu chuyện bi thảm về đời tù ở Việt Nam, do những người còn sống sót và mãn hạn kể lại. Nhiều lắm! Đọc không xuể! Mỗi một lần đọc là thêm một lần sốc, là niềm tin bị vỡ vụn. Chẳng thể ngờ ngày nay vẫn có địa ngục trần gian trên đất nước mình“.
- Luật sư Nguyễn Văn Đài lại bị công an bắt giữ (RFA). – LS Nguyễn Văn Đài trả lời RFA ngay sau khi được trả tự do (RFA). “Hai vợ chồng vào cửa hàng trong gần một tiếng đến khi trở ra thì thấy một tốp an ninh của A67 họ chờ ngoài cổng và hai người đến xốc nách tôi bỏ lên xe họ đưa tôi về công an phường Hàng Bài để làm việc. Tại đó họ không hỏi han bất kỳ điều gì cả họ chỉ yêu cầu tôi viết một tường trình ngắn đi đâu và làm gì”.
- Người Việt hải ngoại nghĩ gì về chuyến đi Mỹ của CT Trương Tấn Sang? (RFA). “Nói về vấn đề Chủ tịch nước của Cộng Sản VN đi Hoa Kỳ thì theo Jimmy nghĩ là chẳng có kỳ vọng nào ở nơi những người Việt Cộng. Bởi vì là người ta không có tấm lòng với Tổ quốc và dân tộc. Người ta chỉ đi ‘dây’ để bảo vệ quyền lợi cá nhân của họ thôi chứ không phải là quyền lợi của dân tộc VN”. – Lên Án Nội Dung Bán Nước Trong Bản Tuyên Bố Chung Hoa-Việt (Tân Đại Việt) (Thông Luận). “Đảng Tân Đại Việt kêu gọi người Việt Nam ở Hoa Kỳ tích cực gởi hay ký thỉnh nguyện thư qua mạng đến Tổng Thống Obama để yêu cầu ông thực sự quan tâm đến vấn đề nhân quyền khi hội đàm với ông Trương Tấn Sang cũng như sau đó“.
- Thư của Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ gửi TT Obama về chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam (Defend the Defenders). “Thưa ngài Tổng thống, chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Washington là một cơ hội hiếm hoi để khích lệ những người Việt Nam vẫn đang khao khát tự do. Tôi mạo muội đề nghị ngài tận dụng tối đa cơ hội này bằng cách lên tiếng ủng hộ một nghị trình nhân quyền“. - Nguyễn Gia Kiểng: Việt Nam không còn gì để nói với Hoa Kỳ (Chuacuuthe). - Những điểm giống và khác nhau giữa cuộc thăm Thái Lan của Nguyễn Phú Trọng và cuộc thăm Mỹ của Trương Tấn Sang sắp tới (Tấn Hà).
- Quyền con người trong chính sách đối ngoại của Việt Nam (QĐND). “Việt Nam đang phải đối diện với những thế lực thù địch và những người mang quan điểm cực đoan, cường quyền, mưu toan lợi dụng vấn đề dân chủ và nhân quyền nhằm lật đổ chế độ xã hội và Nhà nước hiện hữu, chuyển sang mô hình dân chủ, nhân quyền ‘ngoại nhập’. Chẳng hạn như người ta xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận báo chí, bắt bớ bỏ tù những người được gọi là “bất đồng chính kiến” trong đó có các blogger…”. Nhân quyền là các quyền cơ bản của con người, là những cái quyền mà người dân VN hay người dân trên thế giới đều phải có như nhau, làm gì có chuyện nhân quyền “ngoại nhập” để phân biệt với nhân quyền “nội địa”?
Báo QĐND: “Pháp luật của bất cứ quốc gia nào cũng phải đồng thời bảo vệ nhân quyền và chế độ xã hội“. Ngụy biện! Pháp luật để bảo vệ con người, không phải được lập ra để bảo vệ chế độ. Chỉ có pháp luật ở những nước độc tài mới bảo vệ chế độ, thay vì bảo vệ người dân sống trong chế độ đó. Mời xem thêm: Bắt bớ bí mật ở Trung Quốc – Bảo vệ chế độ, không phải bảo vệ người dân. Trong khi đó, hiến pháp ở các nước văn minh trên thế giới như Mỹ, được lập ra để bảo vệ người dân và đã được ghi rõ trong hiến pháp, với mấy chữ đầu tiên là: “We the People…“.
- Bản song ngữ Việt – Anh: Lạm dụng luật pháp – Abusing Laws (Đoan Trang). ““Không có cơ chế bảo hiến, không có tòa án độc lập, không có quốc hội đại diện thực sự, người dân Việt Nam còn biết làm gì để bảo vệ tự do của họ trước Nhà nước? Đây là lý do đưa đến câu cửa miệng của nhiều người: ‘Thì làm thế nào được, luật pháp trong tay chúng nó, luật là của chúng nó mà’... Luật pháp, theo đúng nghĩa, là để bảo vệ tự do của người dân chứ không phải để bảo vệ quyền lợi của chính quyền”. – Chuyện Chu Lệ Vương và bịt miệng (Đông A).
- Luận về trại Lừa (the donkey farm) (Han Times). “Trong một xã hội, một quốc gia không thể chỉ có một tư tưởng của cộng sản, đó là bình thường, chân chính mà bất cứ kẻ có đầu lâu nào cũng có quyền nghĩ và thực hành điều đó“.
- Nguyễn Phương – Tâm thức nào, thể chế nấy! (Dân Luận). – Nguyễn Gia Kiểng – Đi Xa Hơn Dân Chủ (Dân Luận). “Chúng ta chưa có dân chủ mà đã nghĩ đến dân chủ đa nguyên có phải là quá sớm và quá không tưởng không? Đúng, nếu ta nghĩ rằng một học sinh trung học chỉ nên nghĩ tới bằng tú tài chứ không cần nghĩ tới đại học. Có nhiều triển vọng cô hay cậu học sinh thực tiễn này sẽ không đi xa trên đường học vấn“. Nghĩ về tương lai, có tương lai gần và tương lai xa, miễn sao vẫn tập trung thực hiện tương lai trước mắt, trong khi vẫn nhắm tới tương lai xa hơn. Một đứa trẻ vẫn thường được người lớn hỏi: lớn lên con sẽ làm gì? Có thể đứa trẻ này sẽ vào đại học, cũng có thể nó sẽ bỏ học khi chưa xong trung học, nhưng nó luôn nghĩ tới một tương lai tốt đẹp.
- Hôm nay là đúng 59 năm, kỷ niệm ngày chia đôi đất nước 20-7-1954 (Trần Hoàng). – 59 năm Hiệp định chia đôi đất nước và cuộc di cư từ Bắc vào Nam (ĐCV). – Trận Điện Biên Phủ [kết]
- Tường thuật buổi làm việc của các Tu sĩ DCCT Hà Nội và Thanh tra TP. Hà Nội (1) (Chuacuuthe).
- LS Ngô Ngọc Trai: TÒA TRẢ HỒ SƠ LÀ CỐ TÌNH KÉO DÀI VỤ ÁN !? (Bùi Văn Bồng).
- GS Nguyễn Lang: ĐÂU LÀ GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN? (Bùi Văn Bồng). “… nếu xét theo tiêu chí ‘người lao động bộ phận tham gia vào quá trình phân công chuyên môn hóa và hiếp tác hóa để tạo ra sản phẩm’ thì sẽ phải coi những cán bộ, viên chức trong bộ máy hành chính, những trí thức, … là người thuộc giai cấp công nhân. Do dó, xóa bỏ nghịch lý coi bộ máy chính quyền không nằm trong tay giai cấp công nhân“.
- Một số độc giả trang BS có phản hồi trao đổi: + Thương Quá Miền Tây: Góp ý với bà con hải ngoại; + Ha Le: Từ Diễn đàn xã hội, các blog, Facebook nghĩ tới đóng góp của độc giả; + TungDao: Độc giả trong nước và ngoài nước với mục tiêu Phá vòng nô lệ.
- Không cung cấp thông tin cho báo chí sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (CAND). – Bộ Tài chính sẽ nhờ công an “xử” trang tin điện tử dự họp báo (VietQ). – Đã không vào được báo Tuổi Trẻ. Phóng viên báo Tuổi Trẻ, Facebooker Đặng Đại cho biết: “Tuổi Trẻ lại hứng chịu đợt tấn công mới. Xin đồng đạo gần xa và bạn đọc thông cảm, chúng tôi đang nỗ lực khắc phục, hầu được phục vụ giang hồ sớm nhứt. Kính cáo!” Không rõ “hacker quen” hay là “hacker lạ”?
- Y tế, giao thông, giáo dục đều ham ’của lạ’ (ĐV).
- UB Kiểm tra Trung ương làm việc với ông Hồ Xuân Mãn và nhiều người tố cáo (DT).Nhiều cựu chiến binh khác đã lần đầu được đoàn làm việc trung ương gặp mặt =>
- CHUYỆN THAM NHŨNG (Sơn Thi Thư). “Hàng nghìn dân khiếu kiện/ Về đồng ruộng, đất đai/Vẫn không có tham nhũng/ Đúng là trò đùa dai !/ Nạn bán quyền mua chức/ Vẫn diễn ra hàng ngày/Nội vụ không tham nhũng/ ‘Thật là hay hay hay ‘!”
- VĂN CHINH bị sốc khi đọc Luận văn Thạc sĩ về Nhóm MỞ MIỆNG (Lê Thiếu Nhơn). – Nhóm “Mở Miệng”: lịch sử văn học đẫm máu sắp lập lại? (RFA/ BS). Nhà báo Phạm Thành: “Nhóm Mở Miệng họ làm việc đó thật là tuyệt vời nhưng văn hóa Việt Nam mình không chấp nhận vì đầy một lũ tiều nông, đầy một lũ du hủ du thực làm văn chương nghhệ thuật cho nên nó cứ phân khu ra chuyện này chuyện kia. Nó phân khu ra cái này là văn minh, cái kia là không văn minh. Nó cũng theo gót bọn hủ nho cậy mình có chữ ba lăng nhăng coi thường cái nghề chân tay, coi thường người nông chỉ coi chữ nghĩa trên hết mà thôi”.
- Vụ nhà máy ô nhiễm nhưng lại di dời dân: Chủ tịch tỉnh nhận lỗi (DV).
- Từ 21/7, Hà Nội thu phí đường bộ xe máy: Sao cho kín kẽ? (VOV).
- Gia đình thầy giáo bị bắn xin lỗi cảnh sát (VNE). – Người quay clip vụ CSGT nổ súng lên tiếng (KT).
- Các thuyền viên Vinashinlines đặt hy vọng vào Bộ trưởng Thăng (DT).
- Australia ngừng tiếp nhận thuyền nhân (BBC).
- Chết dưới tay Trung Quốc (Kỳ 8) (BVN).
- Vụ nổ ở lãnh sự Mỹ ‘do bất cẩn’ (BBC).
- Bom nổ ở phi trường Bắc Kinh (VOA). – ‘Gây nổ để phản đối’ ở sân bay Bắc Kinh (BBC). “Người này phàn nàn về việc bị các nhân viên bảo vệ đánh đập trong một vụ việc trước đó ở miền nam Trung Quốc mà không được nhà chức trách xem xét, xử lý“. – Một người đi xe lăn cho nổ bom tại sân bay Bắc Kinh (RFI). - Người đi xe lăn đánh bom tự sát ở sân bay Bắc Kinh (TTXVN). Mới ngó cái tựa đã thấy mừng là báo quốc doanh VN dám đưa tin, nhưng đọc vô bài mới vỡ lẽ: do hãng tin của quan thầy Tàu đưa rồi, nên mới dám đưa lại. VTV-Thời sự sáng nay cũng hăm hở đưa, nhưng lỡ mai mốt làm rõ nguyên nhân nổ bom là để phản đối chế độ CS bạo tàn thì chắc phải im re thôi? – Video: Đánh bom tự sát, sân bay Bắc Kinh rung chuyển (VTC). – Hình ảnh vụ nổ tại nhà ga sân bay quốc tế Bắc Kinh (VOV). – Thế giới 24h: Đánh bom tự sát ở Trung Quốc (VNN).
- Đánh chết người bán rong: 6 nhân viên trật tự bị bắt (RFI).
- Cuộc chiến gián điệp Mỹ – Trung (QĐND).
<- Bình Nhưỡng truy tặng thêm huy chương cho Kim Jong Il (RFI). – Panama : Tàu Bắc Triều Tiên có thể chở cả chất nổ (RFI). – Hàn Quốc rút gần 3.800 tấn hàng hóa khỏi Kaesong (TTXVN).
- Sam Rainsy cảnh báo bầu cử ở Campuchia (BBC). – Đối lập Cam Bốt tố cáo bị “hăm dọa” sát ngày bầu cử (RFI). – Lãnh tụ đối lập Campuchia bắt đầu vận động tranh cử (VOA). – TÔI RẤT PHỤC ÔNG HUN SEN – Bình luận (Trần Kỳ Trung). “Với tôi, một công dân Việt Nam, tôi rất phục ông Hun Sen và ao ước nước tôi có một lãnh tụ như ông“. Mơ có được lãnh đạo như Mỹ, như Tây thì còn lâu, thôi thì đành mơ tới lãnh tụ… Campuchia.
- Ra mắt bộ hồi ký của Chủ tịch Fidel Castro Ruz (NLĐ). Ông Lê Quốc Phong (bìa phải), Bí thư Thành Đoàn TP HCM, thay mặt thanh thiếu niên TP tặng Chủ tịch Fidel Castro bộ ấn phẩm độc bản thông qua ông Fredesmán Turró González (giữa).
- Nhà đối lập Navalny tiếp tục tranh cử thị trưởng Matxcơva (RFI). – Lãnh tụ đối lập Navalny quyết tranh cử thi trưởng Moscow (VOA). – Obama duy trì quan hệ với Putin ở mức tối thiểu (RFI). – Phương Tây có thể gây áp lực lên Putin (RFI).
- TS Trần Công Trục: Bài học pháp lý cho Việt Nam từ vụ Philippines kiện Trung Quốc (GDVN).
- Trung Quốc đánh giá lực lượng tàu ngầm các nước láng giềng (KT). – Nhìn vào chiến thuật thay đổi chính sách hàng hải TQ (VNN).
- Dân Philippines sắp “biểu tình toàn cầu” chống Trung Quốc (TN). – Biển Đông lại dậy sóng (ANTĐ). – Nguy cơ Trung Quốc – Philippines đối đầu vũ trang (VnM).
- Mỹ-Trung “tranh hùng” trên biển, ai sẽ thắng? (KT). – Mỹ đưa át chủ bài tới Nhật dằn mặt Trung Quốc (PN Today).
- “Tướng” giỏi không sợ người tài (TVN).
- Sao chưa ai bị phạt? (ANTĐ).
- Kỳ lạ vụ án… thi hành án (TN).
- Phiếm: Tự hào là số đông (LĐ).
- Hơn 122.000 tàu thuyền đang vươn khơi, bám biển (VOV). – Sẽ bảo hiểm cho ngư dân khai thác ở Trường Sa-Hoàng Sa (VOV).
- Nhật ‘mài gươm’ bảo vệ Senkaku (TP).
- Lượm lặt trên facebook (FB Ngân An/ Phương Bích). “Nói
là nhờ có đảng, có bác nên đân ta mới có độc lập tự do thì mình xin hỏi
thế gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới không có đảng, có
bác lãnh đạo thì họ chắc đang làm nô lệ?“
- Việt Nam và Úc hướng tới mối quan hệ đối tác chiến lược? (Asia Sentinel/ DTD).
- Hà Sĩ Phu – “Sâu” giữa đời, “sâu” trên mạng! (Dân Luận).
- Dạ Phương Thảo – Một lần đến đại sứ quán Việt Nam (Dân Luận).
- TÍN NHIỆM (Văn Công Hùng).
- AI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC ĐÁNH NHÂN VĂN GIAI PHẨM? (FB Hồ Hải).
- Về hoạt động xe tải không phép tại Hải Phòng: Sau thanh tra, đâu vẫn hoàn đấy? (CAND).
- Theo chân Bộ Giáo dục, Bộ Công an hủy quy định ’chì chiết’, ’thả rông’… (ĐV).
- Hoa Vi – không chỉ là vấn đề an ninh của riêng nước Mỹ (FB Manh Kim/ĐCV). Dịch từ bải Interview with former CIA, NSA chief Michael Hayden (Financial Review).
KINH TẾ- HSBC: Nửa cuối năm sẽ quyết định kinh tế Việt Nam (Thanh tra).
- Phỏng vấn TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương: Siết đầu tư công: Có khả thi? (NLĐ). =>
- Tuần tới, giá vàng sẽ tăng cao? (VnM). – 1 tuần, người nắm giữ vàng lãi 350.000 đồng/lượng (PLTP). – Những “đại gia” vàng lớn nhất thế giới (DT).
- Doanh nghiệp ngại quy định mới (NLĐ).
- Gần 40.000 doanh nghiệp mới ra đời (TBKTSG).
- Có thể bổ sung nội dung thanh tra tại VCCI (QĐND).
- Sau 10 ngày, giá xăng lại có thể bị điều chỉnh? (VTC). – Giá thực phẩm bắt đầu tăng theo xăng (VNE). – Vận tải rập rình tăng giá cước (ANTĐ).
- Vì đâu người nông dân bị móc túi (ĐT). – 3kg thóc rẻ hơn 1kg ốc bươu: Nông dân nên kiện trời! (ĐV).
- Cà phê: Lực bán yếu dù giá tăng mạnh (TBKTSG).
- Ông gà, bà vịt! (NLĐ).
- Báo cáo thị trường vàng như mại dâm Đồ Sơn, Quất Lâm (PN Today).
- TT-Huế: Nhiều khu “đất vàng”… bất động (DT).
- Đà Nẵng đau đầu đi đòi nợ đại gia (VEF).
- Mít rớt giá thê thảm (TN).
- Trung Quốc bắt đầu thả nổi lãi suất (VOV). – Những “tòa nhà ma” đang phủ bóng lên kinh tế Trung Quốc (SM).
- Ngày mai, Ngân hàng Nhà nước bán vàng giá thấp (VnM). – Giá vàng có thể chấm dứt đợt sụt giảm kỷ lục (DT).
- Đất ế ẩm, mất giá: Đà Nẵng bí tiền (Tầm nhìn).
- 5 năm cho một thị trường 5 tỷ đô (VOV).
- Lại nói chuyện dân nông (TP). – Khuyến khích liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản (TP). – Tạm trữ gạo ai hưởng lợi? (ĐV).
- Campuchia giới thiệu xe hơi chạy điện tự sản xuất 100% trong nước (Tinh tế). “Chiếc xe có tên gọi Angkor EV 2013,
được thiết kế bởi kĩ sư Nhean Phaloek và sản xuất 100% trong nước
Campuchia, tại nhà máy của HDC đặt ở Takhmao, tỉnh Kandal, và đặc biệt
hơn nữa khi đây là xe hơi chạy bằng điện, chứ không phải bằng xăng dầu“. Đến thằng láng giềng Campuchia cũng qua mặt ta.
VĂN HÓA-THỂ THAO- Nhà văn NHẬT TIẾN: NHẤT LINH năm tháng cuối đời (kỳ 2) (Nhật Tuấn).
- Tính Diễu Nhại và Tinh Thần Hậu Hiện Đại trong những tác phẩm chưa xuất bản của Hoàng Đạo (Da màu).
- Trần Doãn Nho: Tự Lực Văn Đoàn và chuyện văn phong (DĐTK).
- Học giả Phan Khôi được đặt tên phố ở Đà Nẵng: Chuyện chưa biết về một ‘nhà duy tân’ (TTVH).
- ÔI “LÀNG QUAN HỌ QUÊ TÔI”! (Đặng Huy Văn).
- Chung Lê: BỐ CHỒNG TÔI (FB Chung Lê/ Tễu).
- Phụ nữ Việt với áo tứ thân, mớ ba, mớ bảy… (DV).
- Trịnh Cung: Sự phát triển của Văn Học và Mỹ Thuật có phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hai lãnh vực? (DĐTK).
<- Phát hiện độc đáo ở tháp cổ Po Dam (Gulpataom).
- Phạm Thảo Nguyên: Giới thiệu Kịch mới những năm 1930-40 (DĐTK).
- Sức lan tỏa của cuộc thi thơ lần đầu tiên trên Facebook (Văn chương +). – Trần Mạnh Hảo: VÀI CẢM NGHĨ VỀ CUỘC THI THƠ TRÊN FACEBOOK (Bà Đầm Xòe).
- Bí ẩn bên trong những ngôi mộ ướp xác ở Việt Nam (KT).
- Bảo tồn bền vững di tích văn hóa: Phải bắt nguồn từ bảo đảm cuộc sống người dân (ĐBND). – Gắn lợi ích của người dân với việc bảo tồn di sản văn hóa (ĐBND). - Video: Câu chuyện văn hóa: Bảo tồn và phát triển-câu chuyện về Di sản và cộng đồng (VTV). – Hà Nội tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể (DV).
- Thanh Tuấn “vua vọng cổ” bên con sông Trà (RFA).
- Đưa chuẩn âm nhạc quốc tế vào Việt Nam (SGTT).
- ‘Người làm sân khấu không biết khán giả cần gì’ (TQ).
- Văn học du ký: Hồi sinh và đắt khách (SK&ĐS).
- Nhà thơ Hữu Thỉnh bị lợi dụng tên tuổi trên Facebook (TTVH).
- Việt Hương khóc sau màn nhung (NLĐ).
- Thật hay thẳng cũng… thua (SK&ĐS).
- Bước chạy “người hùng” … (NLĐ).
- Thơ của Duy Thảo: “Thương cho ai những đôi lứa cách vời!” (DT).
- Nghệ sĩ và nghệ nhân (PLTP).
- Một nhân cách hội họa (TN).
- “Thương hiệu” Lê Bình (TN).
- Mặc tục (TTVH).
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: Nghĩ từ sân vận động Mỹ Đình (PLTP).
- Cô Thi (Quê Choa).
- Kết quả từ lớp bồi dưỡng kỹ năng sáng tác Thịnhh Long (Bà Đầm Xòe).
- Phê bình văn học chuyên nghiệp – một cái nhìn lịch sử (Trần Đình Sử).
- GIẢ MẠO NHÀ THƠ HỮU THỈNH? (Nguyễn Trọng Tạo).
- Quả hạnh phúc – 101 truyện cực ngắn (TTVH).
- Điểm phim: Hoàng Nhất Phương – White House Down – Nhà Trắng Vẫn Yên Tĩnh (Dân Luận).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Ngô Tiên Sinh: Trao đổi với Trần Mạnh Hảo (Quê Choa).
- Giáo dục nhân cách chưa đồng bộ với giáo dục tri thức (ND).
- Tiếp tục đổi mới thi cử (NLĐ).
- Không được nhận trái tuyến, có được nhập học đúng tuyến? (PNTP).
- Hạt muối và giấc mơ đại học của con trẻ (GD&TĐ). Đồng muối của thôn Tân Hải, xã Hải Bình bị bỏ hoang cho cỏ dại mọc =>
- ‘Cây hài’ chuyên Toán trở thành thủ khoa ĐH Dược (Zing).
- “Chạy” đại học và nỗi khổ giảng viên (QĐND).
- Mỹ: Cách cha mẹ giúp teen thành công ở trường (Kênh 14).
- Cần đưa chất lượng giáo dục về đúng thực tế (PLTP). – Nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo (GD&TĐ).
- “Bệnh” buôn chuyện nguy hại thế nào? (HNM).
- Thủ khoa 29,5 điểm: ‘Học tập trung, chơi hết mình’ (PT). – Thi thử sức, bất ngờ đỗ thủ khoa (VNN).
- Đứng lên khi vấp ngã (GD&TĐ).
- Hãy để em đi đến cuối giấc mơ (VOV).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Quảng Trị: 3 bé sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B (Tin mới). – Ba trẻ tử vong sau tiêm vaccine: “Có thể bị sốc phản vệ” (LĐ). – Thông tin thêm về vụ 3 trẻ tử vong sau khi tiêm văcxin viêm gan B (PNTP). – Chưa xác định được nguyên nhân tử vong của 3 cháu bé sơ sinh sau khi tiêm vắc xin (PL&XH). – 3 trẻ tử vong ở Quảng Trị: Ngừng tiêm vaccine để rà soát (VOV). – Vụ ba trẻ tử vong sau tiêm vắc xin: Niêm phong toàn bộ lô vắc xin (TN).
- Vụ điều dưỡng làm ngã 5 trẻ sơ sinh: GĐ BV Phụ sản Hà Nội: Rất buồn vì những thông tin sai lệch (VOV). – Quảng Ngãi: Lo ngại vì thuốc giá rẻ (VOV). – Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân u não hiếm (VNN).
- Máy móc xét nghiệm đạt chuẩn: Chờ sự… tự giác của cơ sở y tế (PNTP). – Bệnh viện 108: Hứa thật nhiều, thất hứa cũng thật nhiều! (VietQ). – Xử lý 770.000 thẻ bảo hiểm cấp trùng ra sao? (Tin tức).
- Máy bay Vietnam Airlines phải hạ cánh khẩn cấp giữa đường (DV). – Một tuần liên tục những tai nạn giao thông (VnM). – Quảng Ngãi: Mối lo những hung thần xe khách trên QL1A (CAND). – Nữ tài xế taxi và… yêu râu xanh (NLĐ).
- Cầu vượt Hà Nội, xây và phá theo… phong trào? (PLVN).
- Thầy pháp chuyên “tạo linh hồn” cho vong nhân miệt biển (LĐ).
- Bi hài chuyện cả thôn cùng “phát điên” vì… thèm điện (LĐ).
<- Trốn chạy khỏi cực nam (LĐ).
- Video: Việt Nam – Đất nước – Con người: Miền ngõ đá xứ Tiên (VTV).
- ‘Mùa Việt Nam’ trên BBC (BBC).
- Minh Mẫn: TẬN CÙNG KHỔ ĐAU (Ba Sàm).
- “Gặp” con dâu trên “phây”, mẹ chồng khóc dở, mếu dở (ANTĐ).
- Nghệ An: Cụ ông 92 tuổi nhảy xuống sông tìm trẻ đuối nước (TN).
- Video: Sự kiện và Bình luận: Du lịch – Đẹp và xấu (VTV).
- Xót xa cảnh hơn 25 ha rừng phòng hộ bị đốn trụi (TN).
- Xe đạp trở lại (DT).
- 3 trẻ sơ sinh tử vong ngay sau khi tiêm vắc-xin Viêm gan B (GDVN). – Vụ 3 trẻ tử vong: Niêm phong toàn bộ lô vắc xin (DT).
- Tiêu hủy 700 kg chân trâu bò không rõ nguồn gốc (TN). – Giám sát thường xuyên độc tố trong ống hút nhựa (SGGP).
- Sừng tê giác: Alô là có! (LĐ).
- “Con cái bất hiếu” có thể bị phạt tù (PLTP).
- Vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong: Đau xé lòng nước mắt người thân (DT). – Vụ 3 trẻ chết sau tiêm: Do sốc phản vệ? (VNN).
- Điều dưỡng viên đánh rơi 5 bé sơ sinh lên tiếng (VTC/VNN).
QUỐC TẾ- Israel thả tù nhân Palestine (BBC). – Israel thả một số tù nhân Palestine để đổi lại đàm phán (VOA). – Israel-Palestine sắp nối lại hòa đàm nhờ Hoa Kỳ (RFI). – Bức tranh buồn về cuộc sống người tị nạn Syria (Tin tức). – Quân nổi dậy Syria lộ pháo cối “cực độc” (KT). – Ai Cập sẽ xem xét lại quan hệ ngoại giao với Syria (TTXVN). – Ai Cập xem xét lại các quan hệ với Syria (VOA).
- Nguyên thủ đầu tiên tới thăm Ai Cập sau đảo chính (TTXVN). – Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ ông Mohamed Morsi (TTXVN). – Tiềm năng cách mạng Ả rập: Sẽ còn bao nhiêu cuộc bể dâu nữa? (Economist/ Phạm Vũ Lửa Hạ).
- Pháp: Bạo động sau vụ bắt giữ 1 phụ nữ Hồi giáo mang mạng che mặt (VOA). – Đụng độ căng thẳng giữa cảnh sát Pháp và người theo đạo Hồi (RFI).
- Các tay súng bắt cóc các viên chức bầu cử tại bắc Mali (VOA).
- Bolivia rút đại sứ khỏi 3 nước châu Âu (NLĐ).
- Mỹ “không hài lòng” với Nga về vấn đề Snowden và Syria (VOV).
- Tòa án bí mật Hoa Kỳ cho tiếp tục chương trình theo dõi điện thoại (VOA).
- Venezuela chấm dứt tái lập quan hệ với Hoa Kỳ (PNTP).
- Dấu ấn John Kerry (NLĐ).
- Biểu tình lớn tại Mỹ đòi công lý cho vụ bắn chết thiếu niên da đen (RFI). =>
- Cảnh sát Mỹ phát hiện 4 người bị giam giữ nhiều năm (RFI).
- Tòa án Mỹ: Sự phá sản của Detroit là bất hợp pháp (TTXVN).
- G20 nhất quyết chống các tập đoàn trốn thuế (RFI).
- Bầu cử Thượng viện Nhật : Dự báo thắng lợi cho liên minh cầm quyền (RFI).
- Ấn Độ kết án chung thân sáu kẻ hiếp dâm du khách (TTXVN). – Ấn Độ xử nặng băng hiếp dâm tập thể (BBC).
- Quân chính phủ Syria đẩy mạnh tấn công trên toàn mặt trận (GDVN). – Các chiến binh khủng bố Mỹ và châu Âu đang lũ lượt đổ tới Syria (GDVN).
- Cuối cùng John Kerry đã thành công! (PLTP).
- Phe đối lập Syria kẹt giữa hai làn đạn (Tin tức). – Mỹ sắp đổ bộ đường không vào Syria? (ANTĐ). – Hình ảnh gây sốc ở trại tị nạn lớn nhất của người Syria (NĐT). – Tình báo Mỹ: Chế độ của Tổng thống Assad còn kéo dài (Tin tức).
- Nghĩ gì về những cuộc biểu tình phản đối World Cup 2014 và Olympic 2016 ở Brazil? (Sống Magazine).
- Thủ tướng Nhật kêu gọi cử tri ủng hộ trong cuộc bầu cử ngày Chủ Nhật (VOA). – Bầu cử Thượng viện: “Phép thử” dành cho nước Nhật (TTXVN).- Bầu cử Thượng viện Nhật: LDP sẽ chiến thắng áp đảo? (TN). – Nhật giành quyền khai thác kim loại hiếm ở Thái Bình Dương (TTXVN/SGTT).
- Thủ tướng Ai Cập kêu gọi thực hiện hòa giải dân tộc (TTXVN). – An ninh Ai Cập lục soát kênh truyền hình Iran tại Cairo (VOV).
* RFA: + Sáng 20-07-2013; + Tối 20-07-2013* RFI: 20-07-2013
* VTV1: + Chào buổi sáng – 20/07/2013; + Tạp chí kinh tế cuối tuần – 20/07/2013; + Tài chính tiêu dùng – 20/07/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 20/07/2013: + Thể thao 24/7 – 20/07/2013; + Trang địa phương – 20/07/2013; + Xây dựng nông thôn mới – 20/07/2013; + Chiếc nón kỳ diệu – 20/07/2013; + Cuộc sống thường ngày – 20/07/2013; + Khoảnh khắc cuối tuần – 20/07/2013; + Thời tiết du lịch – 20/07/2013; + Thời sự 12h – 20/07/2013; + Thời sự 19h – 20/07/2013.
1907. BÀI THƠ CỰ NGAO ĐỚI SƠN – MỘT DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC THIÊN TÀI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
NKM: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi được Chúa Nguyễn Hoàng hỏi kế đã nói: “Hoành Sơn nhất đoái, vạn đại dung thân”, theo đó Nhà Nguyễn đã âm thầm và quyết liệt mở mang đất nước để có một Việt Nam trọn vẹn hình chữ S ngày hôm nay. Với Biển Đông, Cụ Trạng cũng có lời tiên tri, dạy rằng: “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ / Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Trong Bạch Vân Am Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài thơ Cự Ngao Đới Sơn:
Chữ Hán: 巨 鰲 戴 山
碧 浸 仙 山 徹 底 清
巨 鰲 戴 得 玉 壺 生
到 頭 石 有 補 天 力
著 腳 潮 無 卷 地 聲
萬 里 東 溟 歸 把 握
億 年 南 極 奠 隆 平
我 今 欲 展 扶 危 力
挽 卻 關 河 舊 帝 城
Phiên âm: Cự ngao đới sơn
Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh,
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.
Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.
Dịch nghĩa: Con rùa lớn đội núi
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời,
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.
Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,
Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua.
Xin mạn dịch thơ như sau: Con rùa lớn đội núi
Núi tiên biển biếc nước trong xanh,
Rùa lớn đội lên non nước thành.
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá,
Dầm chân đất sóng vỗ an lành.
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình.
Chí những phù nguy xin gắng sức,
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.
Bài thơ có tuổi đã khoảng 500 năm mà
bây giờ càng đọc càng thấy rất “kim nhật kim thì”, rất thời sự. Ta
những tưởng như cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay. Bài
thơ nguyên là đễ nói cái chí của cụ ”Chí những phù nguy xin gắng sức” ( Ngã kim dục triển phù nguy lực). Nhưng lại đọng trong đó một tư tưởng chiến lược một dự báo thiên tài:
“BiểnĐông vạn dặm dang tay giữ, /Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
(Vạn lý Đông minh quy bả ác / Ức niên Nam cực điện long bình.”)
Vào những ngày này Biên Đông đang trở thành một trường tranh chấp, quyết liệt đầy tính bá đạo, đai Hán, đầy mưu mô và hành
động vừa gian ác, vừa xảo quyệt của nước lớn Trung Hoa, đang trong cơn
hưng phát, thèm khát không gian sinh tồn, muốn bá chiếm biển Đông. Nào
vạch đường lưỡi bò, nào xây dựng thành phố Tam Sa được tính toán xây
dựng trên vùng chủ quyền của người khác, nào gọi thầu những lô thăm dò
ngay trên vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nào ngang ngược, tàn bạo
cắt cáp, rượt bắt tàu thuyền của ngư dân ta đang làm ăn trên vùng biển
của nước mình…Hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn cái tâm thức biển đảo của người Việt. Tự ngàn xưa dân Việt đã là cư dân của văn hóa biển-đảo. Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy – làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao!.
“Biển Đông vạn dặm dang tay giữ / Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Đó là lời dự báo thiên tài, là lời truyền dạy của tổ tiên. Nó phải được cảm nhận để hành động trên quy mô của Dân tộc.Nói quay về giữ trong bàn tay có nghĩa là nói sự làm chủ của mình. Chúng ta sẽ và phải làm chủ biển Đông. Tất nhiên không thể và không phải với một thứ phản văn hóa, nghĩa là cũng muốn làm chủ với tư tưởng bá quyền, độc chiếm. Tinh thần làm chủ của chúng ta là vừa biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, kiên quyết chống lại sự xâm lăng nước lớn. Mà cũng biết tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các nước lân bang Đông Nam Á.
Làm chủ Biển Đông, mà tổ tiên đã truyền dặn, ngày nay phải thể hiện cả ba mặt. Thứ nhất là làm chủ những vấn đề về lịch sử, pháp lý, cả những gì liên quan đến sức mạnh vật chất, tinh thần, để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thứ hai là phải xây dựng một nền kinh tế biển hoàn chỉnh hữu hiệu. Thứ ba là phát triển khoa học và văn hóa biển. Cả ba lĩnh vực trên là ba khâu liên hoàn, làm tiền đề, nhân quả lẫn nhau. Bảo vệ chủ quyền để phát triển kinh tế biển. Muốn phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền hữu hiệu lại phải coi trọng xây dựng các ngành khoa học biển và văn hóa biển. Đó chính là một năng lực mới của Dân tộc để xây dựng và bảo vệ Đất nước.
Điều đáng mừng là Nhà nước ta cũng đã có phác thảo trên những nét chính về một chiến lược biển Đông với 9 giải pháp lớn như sau:
1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Xây dựng lực lượng mạnh nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh biển đảo,
3. Đẩy mạnh điếu tra cơ bản và phát triểnkhoa học-công nghệ biển.
4. Triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh.
5. Quản lý nhà nước có hiệu quả hiệu lực đối với các vấn đề liên quan đến biển.
6. Xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển.
7. Phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng biển đảo và ven biển.
8. Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển.
9.
Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh (đi đôi với tạo điều kiện đễ nhân
dân than gia giữ chủ quyền, làm kinh tế và xây dựng khoa học, văn hóa
biển.)
Đọc lại bài thơ Cự ngao đới sơn
với hai câu dự báo chiến lược thiên tài, chúng ta càng khâm phục cụ
Trạng Trinh Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bao đời, nhân dân gọi Cụ như vậy vì Cụ
sống vào thời Lê-Mạc (1491-1585). Cụ đỗ Trạng nguyên, được phong tước
Trình Tuyền hầu. Cụ đã đễ lại một di sản văn hóa đồ sộ, với cả ngàn bài
thơ văn với những giá trị nhân văn, đầy chất triết lý, đầy tình yêu
nước, thương dân, là một kho Minh triết của muôn đời. Cụ còn là nhà dự
báo, tiên tri. Câu “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” là lời
dự báo không chỉ cho Nguyễn Hoàng, cho Đàng trong mà là cả cho Việt Nam.
Về hai chữ Việt Nam, chính Cụ là người đầu tiên dùng để chỉ tên Đất
nước, rồi được vua Gia Long dùng làm tên nước chính thức cho đến tận hôm
nay.Câu thơ cuối bài của cụ “Ta nay cũng muốn đem sức phò nguy” chính là nói về chúng ta trong những nhiệm vụ làm chủ biển Đông hôm nay vậy./.
—-
* Mời xem thêm: ‘Sấm Trạng Trình’ về chủ quyền Biển Đông (Tiền phong, 7/6/2013).
Ngày 1/8 tới, Trung tâm Minh triết sẽ có buổi họp mặt các tác giả có bài về biển đảo Việt Nam. Mời xem nội dung chương trình:
CHƯƠNG TRÌNH
8h30: Chào mừng giới thiệu đại biểu
Diễn từ khai mạc: Ông Nguyễn Khắc Mai
Báo cáo tổng hợp tình hình nghiên cứu chủ quyền Biển Đảo. TS Nguyễn Đình Lộc
Lễ tôn vinh các tác giả có công trình về chủ quyền Biển Đảo và các phong trào…
Giải lao
Tham luận và phát biểu của các đại biểu
Kết luận cuộc Họp mặt
Kết luận các Họp mặt
12h00: Dự tiệc than mật
Địa điểm:
Tại: 65 Văn Miếu (Hội trường tầng I. Cơ sở 2 Bộ Kế hoạch – Đầu tư)
Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2013
TRUNG TÂM MINH TRIẾT
Giám đốc
Nguyễn Khắc Mai
Tân Hoa Xã: Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974
Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức.
Trong thời điểm Biển Đông liên tục căng thẳng do những động thái leo thang lấn lướt trên thực địa Bắc Kinh đã và đang gây ra, phía Trung Quốc còn tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch truyền thông bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông. Thực chất bài báo này của Tân Hoa Xã là một sự thừa nhận công khai, Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Nhằm rộng đường dư luận và cung cấp đến độc giả thông tin về các hoạt động tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông của truyền thông nhà nước Trung Quốc, xin trân trọng đăng tải một số nội dung chính trong bài báo này của Tân Hoa Xã.
Ảnh chụp màn hình bài báo "Quyết định
đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa" Tân
Hoa Xã xuất bản ngày 6/8 vừa qua dẫn nguồn Nhật báo Tế Nam. Hình ảnh
phía dưới là Đặng Tiểu Bình (bên phải) chỉ huy tác chiến đánh chiếm quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 |
Trong thời điểm Biển Đông liên tục căng thẳng do những động thái leo thang lấn lướt trên thực địa Bắc Kinh đã và đang gây ra, phía Trung Quốc còn tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch truyền thông bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông. Thực chất bài báo này của Tân Hoa Xã là một sự thừa nhận công khai, Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Nhằm rộng đường dư luận và cung cấp đến độc giả thông tin về các hoạt động tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông của truyền thông nhà nước Trung Quốc, xin trân trọng đăng tải một số nội dung chính trong bài báo này của Tân Hoa Xã.
Theo Tân Hoa Xã, năm 1974 Mao Trạch
Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp bàn mưu đánh
chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà hiện nay giới truyền thông nhà
nước Trung Quốc vẫn đang bóp méo sự thật lịch sử với tên gọi “cuộc chiến
phản kích tự vệ trên biển”?!
Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 |
Lúc này Mao Trạch Đông đã 81 tuổi, ông
ta cũng tự thấy sức khỏe yếu hơn trước nhưng theo Tân Hoa Xã, đầu óc
vẫn còn tỉnh táo và chính Mao Trạch Đông là người ra quyết định đánh
chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Tân Hoa Xã tuyên truyền, ngày
11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra cảnh cáo (phi lý, phi pháp –
PV) đối với chính quyền miền nam Việt Nam là thực thể đang quản lý, thực
thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo đó, phía Trung Quốc nhận vơ Hoàng Sa, Trường Sa là của mình. Chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý, vô hiệu của Bắc Kinh.
Theo đó, phía Trung Quốc nhận vơ Hoàng Sa, Trường Sa là của mình. Chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý, vô hiệu của Bắc Kinh.
Trước âm mưu của Bắc Kinh xâm chiếm
quần đảo Hoàng Sa ngày càng lộ rõ, theo tài liệu tuyên truyền của Tân
Hoa Xã, ngày 15/1/1974 chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã phái 3 tàu
khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm (gồm Trăng Khuyết và
Nguyệt Thiềm) mà phía Trung Quốc gọi là Vĩnh Lạc thuộc quần đảo Hoàng Sa
để tăng cường phòng thủ và dội pháo vào đảo Hữu Nhật (phía Trung Quốc
gọi là Cam Tuyền), nơi phía Trung Quốc vừa cắm trộm cờ.
Tàu chiến Trung Quốc kéo ra đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (ảnh tư liệu được giới truyền thông Trung Quốc sử dụng tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông) |
Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của miền
nam Việt Nam đã giành lại quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh
(phía Trung Quốc gọi là Kim Ngân). Ngay trong đêm 17/1/1974, Chu Ân Lai
nhận báo cáo tình hình từ Trường Lý Lực, Cục phó Cục tác chiến Bộ Tổng
tham mưu quân Trung Quốc, sau đó cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi
Mao Trạch Đông đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa.
Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của
Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: “Đồng ý!”, đồng thời nói thêm, “trận này
không thể không đánh”. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng
Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng
Sa.
Thời điểm này Đặng Tiểu Bình mới được
phục chức sau 7 năm đi "cải tạo" đã lập tức bắt tay vào chỉ huy đánh
chiếm Hoàng Sa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1 quân Trung Quốc nổ súng đánh
chiếm quần đảo Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, quân Trung Quốc tăng
viện và bắn chìm chiến hạm hải quân miền nam Việt Nam.
Tàu chiến Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (ảnh tư liệu truyền thông Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền bóp méo sự thật lịch sử Biển Đông) |
Theo tuyên truyền của Tân Hoa Xã,
trong trận hải chiến này 4 chiến hạm Trung Quốc bị bắn trúng, 18 lính
Trung Quốc bị bắn chết, 67 lính bị thương. Đặng Tiểu Bình được Tân Hoa
Xã miêu tả, lúc đó đang “ngồi hút thuốc thơm” tại sở chỉ huy Bắc Kinh,
sau khi nghe báo cáo tình hình đã chỉ thị cho đại quân khu Quảng Châu
tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh.
Cũng trong bài báo này, Tân Hoa Xã cho
biết, sáng sớm ngày 14/3/1988 quân Trung Quốc đã bất ngờ tấn công Đá
Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và chiếm đoạt
bãi đá này. Từ năm 1988 đến nay, quân Trung Quốc đặt lực lượng chốt giữ
tại đây để phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông thành ao nhà.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
6 bài học chống tham nhũng từ Singapore
Khi đảng Nhân dân hành động (PAP) của ông Lý Quang Diệu lên nắm quyền,
họ nhận thức rằng phải chống tham nhũng thì mới đạt được mục tiêu phát
triển.
Trong ba yếu tố tạo nên tham nhũng, ban đầu Singapore chưa thể làm gì
với yếu tố lương bổng vì năm 1960, đây vẫn là nước nghèo với GNP trên
đầu người chỉ là 443 USD. Vì vậy, chính phủ tập trung vào hai yếu tố tạo
tham nhũng còn lại: giảm thiểu cơ hội tham nhũng và tăng cường hình
phạt.
Một luật chống tham nhũng mới ra đời, với 32 phần (thay vì 12 như hồi
năm 1937). Có một số sửa đổi quan trọng như án phạt tăng lên năm năm tù,
người nhận hối lộ phải trả lại hết tiền đã nhận. Văn phòng điều tra
tham nhũng (CPIB) được tăng quyền hạn, với khả năng điều tra “mọi tài
khoản ngân hàng” của những ai bị nghi có hành vi phi pháp.
Một người có thể bị khép tội tham nhũng ngay cả khi người đó chưa nhận
tiền hối lộ, vì ý định phạm pháp đã đủ để khép tội người này. Công dân
Singapore phạm tội nhận hối lộ ở nước ngoài cũng bị xử như phạm pháp
trong nước. Cả khi bị cáo qua đời, tòa áncũng có quyền ra lệnhtrưng thu
tài sản có được từ tham nhũng.
Cho mãi tới thập niên 1980, khi đã phát triển kinh tế, Singapore mới đủ
khả năng làm nốt phần còn lại trong chiến lược chống tham nhũng là tăng
lương cho nhân viên. Tháng 3-1985, thủ tướng Lý Quang Diệu tuyên bố các
lãnh đạo chính trị cần được trả lương thật cao để bảo đảm chính quyền
trong sạch. Ông nói cách hay nhất chống tham nhũng là “đi cùng thị
trường”, thay vì thói đạo đức giả đã tạo nên tham nhũng.
Theo giáo sư Jon S.T. Quah, khoa chính trị học ở Đại học Quốc gia
Singapore, kinh nghiệm của Singapore không dễ lặp lại ở các nước vì hoàn
cảnh đặc thù và vì những chi phí chính trị và kinh tế của việc trả
lương cao. Tuy nhiên, có sáu bài học có thể tham khảo.
Thứ nhất, bộ máy lãnh đạo phải thực tâm chống tham nhũng và trừng phạt bất cứ ai có hành vi tai tiếng.
Thứ hai, phải có các biện pháp chống tham nhũng đầy đủ, không có lỗ hổng
và thường xuyên được xem lại để thay đổi, nếu cần thiết.
Thứ ba, cơ quan chống tham nhũng phải trong sạch. Không nhất thiết phải
có quá nhiều nhân viên, và bất kỳ thanh tra nào tham nhũng cũng phải bị
trừng phạt và đuổi ra khỏi ngành.
Thứ tư, cơ quan chống tham nhũng phải tách khỏi bộ máy cảnh sát.
Thứ năm, để giảm cơ hội tham nhũng tại các ngành dễ sa ngã như hải quan,
thuế vụ, công an giao thông, các cơ quan này phải thường xuyên kiểm tra
và thay đổi qui định làm việc.
Thứ sáu, động cơ tham nhũng trong khối nhân viên nhà nước và quan chức
có thể giảm bớt nếu lương và phụ cấp cho họ có tính cạnh tranh với khu
vực tư nhân.
Và dĩ nhiên, mọi chiến lược đều trở thành công cốc nếu lãnh đạo chỉ nói suông và thiếu ý chí chính trị.
Trong một nghiên cứu ở Hong Kong, Ấn Độ và Indonesia, giáo sư Leslie Palmier (ĐHBath, Anh)xác định ba yếu tố chính tạo nên tham nhũng.
-Cơ hội (đặc biệt liên quan đến việc viên chức nắm giữ các vị trí “ngon ăn” hay kiểm soát các hoạt động hái ra tiền).
- Lương bổng. Khi lương của nhân viên quá thấp, họ dễ dàng dùng vị trí của mình để nhận hối lộ.
- Khả năng phát hiện và trừng phạt. Tham nhũng lan tràn ở Singapore trong thời thực dân là vì con người xem đây là hoạt động có rủi ro thấp, ít khả năng bị tù tội.
(Redvn)
1909. CHIẾN LƯỢC LỚN CỦA THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN
Thứ Bảy, ngày 20/7/2013
TTXVN (London 18/7)
Theo Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe và Đảng Dân chủ Tự do (LDP) trở lại nắm quyền vào tháng 12/2012, phần lớn sự chú ý đều hướng tới chương trình kích thích tiền tệ – tài chính và cải cách cơ cấu của chính phủ mới”, được biết đến như là chính sách kinh tế của Abe (Abenomics), nhằm chấm dứt tình trạng kinh tế trì trệ kéo dài. Tuy nhiên, ông Abe cũng có một chương trình nghị sự không kém phần quan trọng trong chính sách ngoại giao và an ninh nhằm tái khẳng định vai trò của Nhật Bản là một cường quốc trong khu vực và trên thế giới.
Ông Abe, người từng giữ chức thủ tướng năm 2006 – 2007, trở lại nắm quyền sau chiến thắng của LDP trước Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ). Liên minh với Đảng Công Minh Mới, LDP đã giành được 2/3 số ghế trong Hạ viện. Là một người theo chủ nghĩa dân tộc, ông Abe tuyên bố rằng ưu tiên cao nhất của ông là kích thích tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, chấm dứt hai thập kỷ chìm trong giảm phát và nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng. Chính phủ đang nỗ lực thúc đẩy chi tiêu công và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng đã công bố chương trình cung cấp tiền mặt mở rộng với mục đích tăng tỷ lệ lạm phát, một động thái được coi là khác thường đối với một ngân hàng trung ương. Hiện vẫn chưa biết hết kết quả của những chính sách quyết liệt này, vốn cũng mang nhiều rủi ro trong bổi cảnh nợ của chính phủ tăng cao, nhưng các thị trường tài chính ban đầu đã phản ứng tích cực trước khi trở nên bất ổn hơn.
Chiến lược lớn của ông Abe
Vượt trên cả yêu cầu phục hồi kinh tế là mong muốn của ông Abe đưa Nhật Bản trở lại vị trí một cường quốc thế giới và quan điểm này được nhóm người theo chủ nghĩa xét lại trong LDP ủng hộ. Để làm được điều này, họ cho rằng Nhật Bản phải thoát ra khỏi những hạn chế lỗi thời và di sản của thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Theo ông Abe, Nhật Bản có thể trở thành một “đất nước tươi đẹp” với việc phá bỏ những cải cách được áp đặt lên đất nước này trong suốt thời kỳ bị lực lượng nước ngoài do Mỹ đứng đầu chiếm đóng.
Ưu tiên cao nhất trong chương trình nghị sự của ông Abe là việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản, được duy trì từ năm 1947, và đặc biệt là Điều 9 vốn hạn chế việc sử dụng sức mạnh quân sự VF mục đích đảm bảo an ninh quốc gia. Trong thời gian giữ ghế thủ tướng lần trước, ông Abe đã đưa việc này vào chương trình xây dựng luật, theo đó một cuộc trưng cầu dân ý về việc sửa Hiến pháp có thể được tổ chức nếu, giành được đa số phiếu ủng hộ ở cả Hạ viện và Thượng viện. Ông Abe cũng đã thành lập một ủy ban nghiên cứu những kịch bản mà theo đó Nhật Bản có thể tham gia các hành động tự vệ nhằm hỗ trợ Mỹ. Từ khi trở thành thủ tướng lần thứ hai, ông Abe vẫn chưa đề cập đến bất cứ sáng kiến cải cách hiến pháp nào, nhưng ông có hàm ý rằng đó vẫn là một mục tiêu chính của chính phủ trong nhiệm kỳ này.
Ngoài ra, ông Abe và những người ủng hộ ông từ lâu vẫn phản đối quan điểm về lịch sử trước và trong thời kỳ xảy ra chiến tranh thuộc địa. Theo quan điểm này, Nhật Bản là nước duy nhất chịu trách nhiệm gây ra xung đột ở Đông Á và do đó làm hủy hoại ý thức về bản sắc dân tộc của Nhật Bản. Trước đây, ông Abe từng đến thăm ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni, nơi tưởng niệm những người Nhật Bản chết trong chiến tranh. Một số thành viên trong Nội các của ông, trong đó có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso, cũng đã đến thăm ngôi đền này hồi tháng Tư vừa qua. Ông Abe cũng từng chất vấn những tuyên bố chính thức của Chính phủ Nhật Bản nhiệm kỳ trước về mức độ của hệ thống “phụ nữ mua vui” mà theo đó hàng trăm nghìn phụ nữ ở Đông Á đã bị cưỡng ép phục vụ quân Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Chính phủ nhiệm kỳ trước của ông Abe cũng đã thông qua luật nhằm khuyến khích “giáo dục yêu nước” trong các trường học ở nước này.
Không thể thiếu trong kế hoạch tái khẳng định vị trí cường quốc thế giới của Nhật Bản là việc tăng cường Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (JSDF). Chính phủ nhiệm kỳ mới của LDP đã công bố các hợp đồng mua thêm máy bay trực thăng mới và đang nỗ lực tăng ngân sách chi tiêu dành cho quân sự thêm 1% trong năm tài khóa 2013-2014. Mặc dù mức tăng thêm này khá khiêm tốn so với các nước láng giềng như Trung Quốc nhưng đây là lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản được tăng thêm và điều này mang tính tượng trưng cho ý định của LDP. Chính phủ cũng đang có kế hoạch khởi xướng một tiến trình trong năm 2013 nhằm điều chỉnh lại Hướng dẫn chương trình quốc phòng. Được coi là cẩm nang để phác thảo học thuyết quân sự cơ bản của Nhật Bản, Hướng dẫn chương trình quốc phòng được điều chỉnh lần gần đây -nhất là năm 2010. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng có ý định khởi động lại các nỗ lực thành lập Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) nhằm, nâng cao khả năng đối phó với các cuộc khủng hoảng an ninh.
Ông Abe cho rằng trong khi những hạn chế ở trong nước đang dần dần được dỡ bỏ, Nhật Bản cần phải áp dụng chính sách ngoại giao và an ninh quyết đoán hơn. Ưu tiên hàng đầu của ông Abe là tăng cường mối quan hệ đồng minh với Mỹ và coi đây là nền tảng của chính sách an ninh của Nhật Bản. Kết quả là hồi tháng 1/2013, Tokyo và Washington đã khởi động việc rà soát lại Hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật. Được điều chỉnh lần cuối cùng vào năm 1997, Hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ- Nhật trình bày chi tiết về quy mô của hỗ trợ hậu cần mà Nhật Bản sẽ cung cấp cho Mỹ trong trường hợp xảy ra các chiến dịch quân sự trong khu vực. Việc rà soát lại được dự báo là sẽ tập trung vào việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tình báo, giám sát và do thám nhằm đảm bảo an ninh hàng hải xung quanh Nhật Bản và ở vùng Biển Hoa Đông, cũng như trong lĩnh vực phòng thủ mạng và hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Theo tầm nhìn của ông Abe, Nhật Bản cũng sẽ tăng cường quan hệ an ninh với các đồng minh và đối tác khác của Mỹ. Ông Abe đã cố gắng xây dựng lại mối quan hệ với Hàn Quốc, vốn bị xấu đi dưới thời chính phủ tiền nhiệm của DPJ do tranh chấp chủ quyền về quần đảo Takeshima/Dokdo. Hồi tháng 1/2013, ông Abe đã cử chính trị gia của LDP, ông Fukushiro Nukuga, sang Hàn Quốc để gặp gỡ Tổng thống mới đắc cử Park Geun-hye và nói với nhà lãnh đạo này rằng Hàn Quốc là “nước quan trọng nhất đối với Nhật Bản”. Từ lâu, ông Abe đã mong muốn mở rộng quan hệ an ninh với Ôxtrâylia và Ấn Độ. Năm 2007, ông Abe từng sang thăm Ấn Độ với mục đích thúc đẩy mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn cầu” Nhật – Ấn thành mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Tháng Năm vừa qua, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Aso cũng sang thăm Ấn Độ nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ chiến lược giữa hai nước, và đẩy mạnh hợp tác song phương trong lĩnh vực an ninh hàng hải và chống khủng bố.
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Abe sau khi trở lại ghế thủ tướng là đến Việt Nam và Inđônêxia, hai nước mà ông đã cam kết sẽ tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Các đối tác an ninh mà ông Abe quan tâm thậm chí còn mở rộng tới Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông Abe là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên đến thăm trụ sở NATO vào năm 2007 và ông có hàm ý rằng Nhật Bản muốn gia nhập tổ chức này. Tháng 12/2012, ông Abe đã gửi thư đến Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nhằm nhắc ông Rasmussen lưu ý đến tình hình an ninh trong khu vực cũng như những quan ngại của Nhật Bản về Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Tháng Tư vừa qua, ông Rasmussen đã đến thăm Tokyo và trong chuyến thăm này, Nhật Bản và NATO đã ký tuyên bố chung thúc đẩy quan hệ trong các lĩnh vực như không phổ biến vũ khí hạt nhân, cứu trợ thiên tai và an ninh hàng hải.
Những hoạt động của ông Abe là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm tạo ra cái gì đó giống như “bản hợp ca dân chủ” – các quốc gia cùng chia sẻ những giá trị quốc tế tương tự nhau – nhằm hạn chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Ông Abe tin rằng Nhật Bản cần lôi kéo Mỹ, Ôxtrâylia và Ấn Độ vào một “hình thoi dân chủ” để đảm bảo an ninh hàng hải và quan trọng hơn là ủng hộ dân chủ tự do, kinh tế thị trường và nhân quyền. Như một phần của ý tưởng này, ông Abe cũng đã đề cập đến việc Nhật Bản gia nhập Hiệp ước phòng thủ FPAD hiện nay, bao gồm 5 nước Ôxtrâylia, Niu Dilân, Malaixia, Xinhgapo và Anh.
Nỗ lực xây dựng các mối quan hệ an ninh mạnh mẽ hơn làm hồi sinh mối quan tâm của Chính phủ Nhật Bản trong nhiệm kỳ đầu của ông Abe về “ngoại giao hướng tới giá trị” thông qua khái niệm “Vòng cung Tự do và Thịnh vượng”. Ý tưởng là kết nối các quốc gia có cùng các giá trị, kéo dài từ Đông Á sang Trung Đông, Trung Á và Đông Âu. Mặc dù khái niệm này không nhận được sự ủng hộ dưới thời các chính phủ sau đó của Nhật Bản, ông Abe đâ bắt đầu phục hồi quan điểm này trong chính sách ngoại giao với các nước láng giềng trong khu vực Đông Á. Ông Abe đã phác thảo khái niệm này trong chuyến thăm tới Mông cổ hồi tháng Ba nhằm lôi kéo nước này cùng hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông Abe sang thăm Trung Đông và Nga hồi tháng Tư vừa qua và cũng sang thăm Anh để dự Hội nghị Thượng đỉnh G8 trong tháng Sáu nhằm tìm kiếm các đối tác để tăng cường sự hiện diện của Nhật Bản trên trường quốc tế.
Trung Quốc và Bán đảo Triều Tiên
Thách thức quốc tế chính của ông Abe và động cơ đằng sau những nỗ lực tiến hành một chiến lược lớn, quyết đoán hơn chính là tình trạng xấu đi trong quan hệ Trung – Nhật và yêu cầu cấp thiết phải ngăn chặn mối đe dọa từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử, LDP đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có quan điểm cứng rắn hơn đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về quần đảo tranh chấp Senkaku ở Biển Hoa Đông mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Kể từ khi bước chân vào văn phòng thủ tướng, ông Abe đã có một quan điểm mang tính hòa giải hơn, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Trung Quốc với tư cách là một đối tác kinh tế lớn, cũng như sự cần thiết phải phục hồi mối quan hệ “Đối tác chiến lược cùng có lợi” Nhật-Trung mà ông đã thiết lập năm 2007 nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ song phương hiện nay.
Tuy nhiên, ông Abe cũng thể hiện quan điểm rõ ràng là thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc với thế mạnh của Nhật Bản, vì ông cho rằng Trung Quốc là một cường quốc đang lên, không có dân chủ và về cơ bản nước này sẽ thách thức hiện trạng quốc tế cũng như an ninh quốc gia của Nhật Bản. Ông cũng bảo vệ quan điểm của DPI là quần đảo Senkaku thuộc chủ quyền của Nhật Bản và do đó, không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Ông Abe nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của các nước khác trong khu vực trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và ngược lại, ông cũng đề cập đến sự cần thiết phải ngăn chặn Biển Đông trở thành “cái ao nhà của Trung Quốc”.
Một mối lo ngại khác của ông Abe là Bắc Triều Tiên, nước trở thành chủ đề “nóng” trên các trang báo ở Nhật Bản hồi đầu năm nay với lời đe dọa thử tên lửa. Ông Abe đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ ở trong nước khi ông lên tiếng sẵn sàng đàm phán với Bình Nhưỡng để giải quyết vấn đề các công dân Nhật Bản bị Bắc Triều Tiên bắt cóc trước đây và thể hiện quan điểm cứng rắn đối với chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này. Ông Abe có vẻ sẽ quan tâm đến vấn đề bắt cóc công dân Nhật Bản này và sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt tài chính và giao thông đối với Bắc Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba vào tháng 2/2013.
Những trở ngại lớn của ông Abe
Sự thành công của chiến lược lớn của ông Abe phụ thuộc vào các yếu tố cả trong và ngoài nước. Việc đầu tiên là yêu cầu tăng cường liên minh Mỹ-Nhật thông qua việc thúc đẩy hai vấn đề có tấm quan trọng đối với Washington: Căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa và việc Nhật Bản tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông Abe được “thừa hưởng” vấn đề di dời sân bay trong căn cứ quân sự Futenma của Mỹ tới Henoko ở thành phố Nago thuộc tỉnh Okinawa từ chính phủ tiền nhiệm. Chính phủ của ông Abe đã nhất trí với kế hoạch di dời này và cũng xin phép chính quyền tỉnh Okinawa bắt đầu công tác chuẩn bị cho việc xây dựng một đường băng thay thế và cam kết đưa ra lịch trình đầy đủ của việc chuyển giao các cơ sở khác của Mỹ cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên, kế hoạch này hiện đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân tỉnh Okinawa và chính phủ có thể sẽ phải đối mặt với sự bế tắc trong vấn đề này. Nếu không giải quyết được, vấn đề này chắc chắn sẽ làm nản lòng đồng minh Mỹ.
Tương tự, ông Abe cũng đang đối mặt với một lựa chọn khó khăn là có nên gia nhập TPP hay không. Việc Nhật Bản tham gia hiệp định thương mại tự do đa phương do Mỹ đứng đầu này sẽ củng cố thêm quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Nhật cũng như vị thế của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tham gia hiệp định này có nghĩa là Chính phủ Nhật Bản sẽ phải thực hiện một số biện pháp tự do hóa, trong đó có tự do hóa thị trường nông sản vốn không được người dân nước này ủng hộ. Hồi tháng Ba vừa qua, ông Abe đã cam kết Nhật Bản sẽ đàm phán để gia nhập TPP nhưng nước này cũng sẽ tìm cách bảo vệ những người sản xuất hàng nông sản. Kế hoạch của ông hiện vẫn đang vấp phải sự phản đối từ một số nghị sĩ trong chính LDP cũng như các hội nông dân.
Một yếu tố nữa có thể cản trở chiến lược của ông Abe đó là tình trạng xấu đi trong quan hệ giữa Nhật Bản với các nước láng giềng trong khu vực Đông Á. Ông Abe đã cố gắng làm dịu những vấn đề liên quan đến lịch sử khi tuyên bố rằng ông không có ý định chất vấn những lời xin lỗi của Nhật Bản về lịch sử thời thuộc địa. Hồi tháng Năm, ông Abe đã chất vấn rằng liệu quá khứ thực dân của Nhật Bản có thể xem xét một cách nghiêm túc là “xâm lược” hay không, tuy nhiên ông lại bỏ qua những chuyến viếng thăm của các thành viên nội các tới ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni. Các nước Đông Á khác hiện vẫn nghi ngờ những tuyên bố của ông về quá khứ thực dân. Bất cứ động thái nào của ông Abe gợi lại những vấn đề như vậy sẽ đều ảnh hưởng đến quan hệ với những quốc gia này. Cho đến nay, Đối thoại ba bên Nhật-Trung-Hàn đã bị ảnh hưởng: Trung Quốc và Hàn Quốc từ chối tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Nhật Bản nhằm phản đối các vấn đề lãnh thổ và lịch sử.
Ngoài ra, ông Abe cũng phải thận trọng với các vấn đề lịch sử có liên quan đến Mỹ. Các cựu tù binh chiến tranh của Mỹ từng lên tiếng chỉ trích Chính phủ Nhật Bản về quan điểm xét lại đối với vấn đề chiến tranh. Ông Abe cũng đang tìm cách tăng cường sức mạnh của Nhật Bản bằng cách gia tăng sự độc lập của nước này đối với Mỹ, nước đã áp đặt lên Nhật Bản những hạn chế và các giá trị thời kỳ hậu chiến vốn không được ưa thích.
Thêm nữa, quan hệ với Nga cũng khó có thể tiến triển thuận lợi mặc dù mối quan hệ này có thể là đối trọng với Trung Quốc. Thủ tướng Abe và Tổng thống Vladimir Putin đã nhất trí khởi động lại các cuộc đám phán về hiệp ước hòa bình giữa hai nước trong chuyến thăm tới Mátxcơva hồi tháng Tư. Tuy nhiên, trong bất cứ cuộc đàm phán nào, Nga cũng sẽ tìm cách để chỉ phải trả lại cho Nhật Bản hai trong số bốn đảo tranh chấp thuộc quần đảo Kuril mà phía Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phương Bắc. Trong khi đó, ông Abe từng tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ không nhượng bộ trong vấn đề này và sẽ yêu cầu Nga trao trả cả bốn hòn đảo nói trên. Do vậy, quan hệ Nhật – Nga có thể vẫn sẽ căng thẳng trong thời gian tới.
Yếu tố cuối cùng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược lớn của ông Abe đó là tình hình chính trị ở trong nước. LDP, cùng với đối tác Đảng Công Minh Mới, chiếm được 2/3 số ghế ở Hạ viện, cho phép đảng này vượt qua các cản trở đối với các dự thảo luật được trình ra Thượng viện. Tuy nhiên, đường lối ôn hòa của Đảng Công Minh Mới về những vấn đề trong chính sách ngoại giao sẽ hạn chế quyền tự do hành động của LDP. Do đó. LDP vẫn cần phải chờ đến khi diễn ra cuộc bầu cử Thượng viện để xem đằng này có thể giành được quyền kiểm soát hoàn toàn quốc hội hay không. Nếu điều này không xảy ra, ông Abe sẽ không thể thúc đẩy được nhiều vấn đề trong chương trình nghị sự đối nội cũng như tầm nhìn chiến lược lớn trong chính sách ngoại giao của mình.
***
(Tạp chí The Economist, số ngày 18/5/2013) Shinzo Abe có tầm nhìn về một Nhật Bản thịnh vượng và ái quốc. Kinh tế học có vẻ tốt hơn là chủ nghĩa dân tộc.Khi Shinzo Abe từ chức chỉ sau một năm làm thủ tướng, vào tháng 9/2007, ông bị các cử tri chế nhạo, bị suy nhược do căn bệnh mãn tính, và bị cái “dớp” thiếu năng lực, vốn là nguyên nhân suy sụp của rất nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản gần đây, bám riết. Giờ đây, chưa đầy 5 tháng nhậm chức trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông Abe dường như là một người hoàn toàn khác. Ông đã đưa Nhật Bản vào chế độ “Abenomics” (chính sách kinh tế của Abe), một sự kết hợp giữa phục hồi hệ thống tiền tệ, chi tiêu chính phủ và một chiến lược tăng trưởng được nhằm để thức tỉnh nền kinh tế khỏi tình trạng chết giả đã kìm kẹp nó trong suốt hơn hai thập kỷ qua. Ông đã tăng sức ép lên bộ máy hành chính quan liêu rụt rè một thời của Nhật Bản nhằm khiến chính phủ trở nên mạnh mẽ trở lại. Và, với việc sức khỏe của bản thân hồi phục, ông đã phác thảo ra một chương trình tái xây dựng thương hiệu địa chính trị và thay đổi hiến pháp nhằm đưa Nhật Bản quay trở lại với điều mà ông Abe cho là vị trí chính đáng của Nhật Bản với tư cách là một cường quốc thế giới.
Ông Abe đang kích thích một quốc gia đã mất niềm tin vào tầng lớp chính trị của nước này. Kể từ khi ông được bầu, thị trường chứng khoán đã tăng 55%. Chi tiêu tiêu dùng đã thúc đẩy tăng trưởng trong quý đầu tiên đạt mức 3,5% trên cơ sở cả năm. Ông Abe có tỷ lệ ủng hộ hơn 70% (so với khoảng 30% vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của ông). Đảng Dân chủ Tự do của ông tự tin giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới. Với đa số ghế trong cả hai viện, ông chắc hẳn có thể dễ dàng thông qua các điều luật.
Việc kéo Nhật Bản ra khỏi tình trạng suy thoái của nước này là một nhiệm vụ lớn lao. Sau hai thập kỷ mất mát, GDP danh nghĩa của nước này bằng với mức GDP danh nghĩa của năm 1991, trong khi chỉ số Nekkei, ngay cả sau đợt tăng điểm gần đây, chỉ vừa vặn ở mức bằng 1/3 đỉnh điểm của nó. Lực lượng ỉao động thu hẹp lại chịu gánh nặng bởi chi phí cho số lượng người già ngày một tăng. Xã hội Nhật Bản trở nên hướng nội và các công ty Nhật Bản đã đánh mất lợi thế đổi mới của mình.
Ông Abe không phải là chính trị gia đầu tiên hứa sẽ tái sinh đất nước của mình – mảnh đất Mặt Trời mọc đã chứng kiến quá nhiều hiện tượng “bình minh giả” của nước mình – và ông Abe “mới” vẫn có tất cả mọi thứ để chứng tỏ. Tuy nhiên, kể cả nếu các kế hoạch của ông có thành công một nửa thì Shinzo Abe chắc chắn vẫn sẽ được kể đến như là một thủ tướng vĩ đại.
Người đàn ông với một kế hoạch ở Nhật Bản
Trung Quốc là lý do để cho rằng lần này có lẽ sẽ khác. Suy thoái kinh tế chấp nhận một thực tế mới ở Nhật Bản khi Trung Quốc “đẩy” Nhật Bản sang một bên để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2010. Khi Trung Quốc giành được sự tự tin, nước này bắt đầu cư xử một cách kiêu căng hùng hổ tại vùng lãnh hải của nước này và trực tiếp với Nhật Bản về quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Vào đầu tháng 5/2013, tờ báo chính thức của Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo, thậm chí còn đặt vấn đề về chủ quyền của Nhật Bản đối với đảo Okinawa.
Ông Abe tin rằng việc đương đầu với thách thức của Trung Quốc có nghĩa là giũ bỏ sự lãnh đạm và thụ động đã giam giữ Nhật Bản trong sự lệ thuộc một thời gian quá dài. Để giải thích cho kế hoạch đầy tham vọng của ông Abe, những người ủng hộ ông viện dẫn khẩu hiệu fukoku kyohei của Thiên hoàng Minh Trị: “làm giàu quốc gia, tăng cường quân đội”. Chỉ một Nhật Bản giàu có mới có đủ khả năng để tự bảo vệ mình. Chỉ khi có thể tự phòng thủ thì Nhật Bản mới có thể chống cự lại Trung Quốc – và, tương tự, tránh trở thành một nước lệ thuộc vào Mỹ, đồng minh chính của mình. Chính sách Abenomics, với việc kích thích tài chính và nới lỏng tiền tệ, nghe có vẻ như là một học thuyết kinh tế; trên thực tế điều đó ít nhiều cũng liên quan tới an ninh quốc gia.
Có lẽ đó là lý do tại sao ông Abe lại cai trị đất nước với sự cấp bách đến vậy. Trong những tuần đầu tiên, ông đã thông báo một khoản chi tiêu chính phủ bổ sung trị giá 10.300 tỷ yên (khoảng 100 tỷ USD). Ông đã bổ nhiệm một thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mới, người đã cam kết sẽ bơm nhiều tiền hơn bao giờ hết vào hệ thống tài chính. Tới một chừng mực mà điều này dẫn tới một đồng yên suy yếu, điều đó sẽ đấy mạnh xuất khẩu. Nếu chính sách đó xua đi được bóng ma giảm phát thì nó cùng có thể thúc đẩy tiêu dùng. Nhưng việc in tiền có thể chỉ đạt được nhiều tới mức đó, và, với tổng số nợ là 240% GDP, có một hạn chế là chi tiêu chính phủ ở mức baonhiêu thì Nhật Bản có thể chi trả được. Vì vậy, để thay đổi tiềm năng lâu dài của nền kinh tế, ông Abe phải hoàn thành phần thứ ba, mang tính cơ cấu, trong kế hoạch của mình. Cho đến nay, ông đã thành lập năm ủy ban chịu trách nhiệm thúc đẩy các cải cách sâu sắc về mặt cung. Vào tháng Hai, ông đã khiến ngay cả những người ủng hộ mình phải ngạc nhiên khi ký kết đưa Nhật Bản gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại khu vực cam kết mở cửa các ngành công nghiệp được bảo hộ như nông nghiệp.
Mối hận thù
Không ai có thể phản đối một Nhật Bản thịnh vượng hơn, một nước sẽ trở thành nguồn cầu toàn cầu. Một Nhật Bản yêu nước đã biến đổi “các lực lượng phòng vệ” của mình thành một quân đội thường trực giống như bất kỳ quân đội của nước nào khác sẽ góp phần vào an ninh của Đông Bắc Á. Tuy nhiên, những ai còn nhớ nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên đầy tai ương của ông Abe thì vẫn còn hai nỗi lo lắng.
Mối nguy hiểm đối với nền kinh tế là ông Abe trở nên mềm yếu, như ông đã làm trước đây. Đã có những lời xì xào rằng nếu mức tăng trưởng trong quý hai là tồi tệ thì ông Abe sẽ hoãn đợt tăng thuế đầu tiên trong hai khoản tăng thuế tiêu dùng giai đoạn 2014-2015 do lo sợ kìm hãm sự phục hồi. Tuy nhiên, việc trì hoãn sẽ khiến Nhật Bản không có một kế hoạch trung hạn để hạn chế nợ của nước này và cho thấy ông Abe không sẵn sàng đối mặt với những lựa chọn khắc nghiệt. Đó là nỗi lo sợ rằng ông Abe sẽ nhượng bộ trước những người vận động hành lang chống lại cải cách. Nông nghiệp, dược và điện chỉ là vài ngành công nghiệp cần phải được đưa vào cạnh tranh. Ông Abe không được lưỡng lự khi đương đầu với các ngành công nghiệp này, cho dù điều đó có nghĩa là chống đối lại các bộ phận trong chính đảng của ông.
Mối đe dọa ở nước ngoài là ông quá cứng rắn, nhầm lẫn giữa lòng tự hào dân tộc với một chủ nghĩa dân tộc tiêu cực và hoài niệm quá khứ. Ông thuộc số ít người coi việc Nhật Bản bị Mỹ giám hộ sau chiến tranh là một điều sỉ nhục. Những người ủng hộ khẳng định ông đã học được rằng việc giảm thiểu tội lỗi trong thời chiến của Nhật Bản là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ông đã gây ra sự khó chịu với Trung Quốc và Hàn Quốc bằng cách đặt câu hỏi liệu Nhật Bản thời đế quốc (thời mà ông nội của ông Abe đã giúp cai trị vùng Mãn Châu bị chiếm đóng) có thực sự là một kẻ xâm lược, và bằng cách cho phép Phó thủ tướng của mình đến thăm ngôi đền Yasukuni, nơi thờ các tội phạm chiến tranh cấp cao cùng với nạn nhân chiến tranh của Nhật Bản. Hơn nữa, ông Abe dường như cần điều gì đó nhiều hơn là quân đội thường trực mà giờ đây Nhật Bản cần và xứng đáng có được. Sự bàn luận là về việc xem xét lại toàn bộ các phần tự do của hiến pháp, không thay đổi kể từ khi được Mỹ chuyển giao vào năm 1947, ông Abe có nguy cơ nuôi dưỡng các đối thủ khu vực, những đối thù có thể làm suy yếu tăng trưởng kinh tế bằng cách đe dọa thương mại.
Ông Abe đã đúng khi muốn làm Nhật Bản thức tỉnh. Sau các cuộc bầu cử Thượng viện, ông sẽ có một cơ hội thực sự để làm được điều này. Cách thức để khôi phục lại Nhật Bản là tập trung vào tăng cường sinh lực cho nền kinh tế, chứ không phải là cuối cùng đi đến một cuộc chiến tranh vô ích với Trung Quốc./.
1910. Bà Dương Thị Tân : Điếu Cày sẽ tuyệt thực đến chết để đòi công lý
Thụy My
20-07-2013
Hôm nay 20/07/2013 sau khi lặn lội đến trại giam ở Nghệ An và chờ đợi suốt một ngày từ sáng sớm đến cuối buổi chiều, bà Dương Thị Tân vẫn không được cho tiếp xúc với chồng là ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, đã tuyệt thực đến hôm nay là ngày thứ 28.
Chỉ có con trai bà Dương Thị Tân là Nguyễn Trí Dũng được gặp cha trong vòng 5 phút. Điếu Cày sức khỏe rất suy kiệt, cho biết ông tuyệt thực để phản đối lệnh biệt giam ba tháng vì ông không chịu ký vào bản nhận tội, và sẽ tiếp tục tuyệt thực để đòi công lý cho dù có phải chết.
Vừa từ trại giam số 6, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An về được hai phút, bà Dương Thị Tân cho RFI Việt ngữ biết như sau:
Tôi lặn lội gần hai ngàn cây số để đến được đất Thanh Chương, Nghệ An, mà ngày 16 họ cũng đành đoạn để mẹ con tôi chờ hơn bốn tiếng đồng hồ ở ngoài cổng, sau đó họ đuổi về. Đến ngày hôm nay tôi chờ từ 9 giờ sáng cho đến tận 4 giờ chiều. Họ cũng giả vờ cho tôi qua cái cổng đấy. Mọi hôm thì họ để tôi đứng ở ngoài, nhưng hôm nay trời mưa rất là to. Tôi nghĩ là họ cho hai mẹ con tôi vào, nhưng tôi đâu biết là vào trong có một cái phòng làm việc, họ giam lỏng tôi ở đấy. Họ giải thích vòng vo việc này việc nọ, xong họ đi ra ngoài.
Chỉ có một mình cháu Dũng, tức con trai tôi được vào thăm bố, mà thời gian thì cũng không lâu. Tôi nghĩ là tối đa được 5 phút, vì tôi ngồi đấy với hai người kia được khoảng 15 phút thì tôi đã thấy con tôi ra rồi, mà từ cái chỗ cháu vào gặp bố cháu là đi khoảng một cây số.
Từ hôm 16 đến giờ thì họ giở ra rất nhiều trò để bưng bít những thông tin về việc ông Hải tuyệt thực. Cho nên khi vào gặp thì bố cháu nói ngay là, cuộc gặp này sẽ rất ngắn, nên con lắng nghe bố đây – mặc dù sức khỏe rất yếu, ông nói với giọng nói thều thào thôi. Chắc cô biết là khi một người tuyệt thực tới gần ba chục ngày thì đâu còn sức lực nữa.
Anh nói là, bố tuyệt thực vì một cái quyết định biệt giam ba tháng. Lý do là không ký vào bản nhận tội mà họ đưa cho. Tôi xin nhắc lại là việc nhận tội hay không nhận tội thì tòa án đã kết tội ông Hải, và tất cả những việc đó là của tòa án chứ không phải của công an trại giam. Bây giờ ông Hải là người đi thi hành án thì không có nghĩa là bắt ông một lần nữa lại nhận tội, khi vụ việc đã được xét xử công khai – theo như người ta nói. Thế nhưng đến giờ này họ vẫn ép buộc ông Hải ký vào cái bản nhận tội, mục đích là như thế nào thì tôi nghĩ công luận thừa sức để phán xét.
Ông Hải không ký thì họ ra một quyết định biệt giam ba tháng. Trong khi quy định của Bộ Công an thì không có biệt giam nào tới ba tháng. Mỗi một lần bị kỷ luật phải biệt giam thì không quá mười ngày, và những trường hợp bị biệt giam hoặc là có bệnh truyền nhiễm, hoặc là vi phạm kỷ luật nhiều lần, lặp đi lặp lại, và một lý do gì đó nữa mà tôi không thể nhớ để viện dẫn ra đây.
Nhưng ông Hải mới về trại giam này có hơn hai tháng, từ 26/4 cho đến hôm nay – gần ba tháng – thì làm sao có thể vi phạm tái đi tái lại nhiều lần ? Mà ông cũng không có bệnh truyền nhiễm để người ta có thể biệt giam ông. Lệnh biệt giam ba tháng cũng hoàn toàn trái với luật pháp, trái với quy định, mà luật pháp và những quy định do họ đề ra là của họ chứ chúng tôi cũng không tự vẽ ra được.
Khi ông Hải nói đến đấy thì họ cắt, họ ồn ào nói là « Ông Hải không tuyệt thực, Ông Hải không tuyệt thực ! ». Nhưng ông Hải vẫn kiên quyết nói là « Bố tuyệt thực » – mặc dù giọng nói yếu ớt nhưng cực kỳ kiên quyết. Ông nói là đơn ông đã gởi lên Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An ngày 24/6, tức là cách nay đã gần một tháng rồi, nhưng không thấy phản hồi. Ông chỉ còn cách phản kháng duy nhất là tuyệt thực.
Và trước khi đứng lên ông nói rõ với con ông là bố sẽ vẫn thực hiện việc tuyệt thực này cho đến khi có phản hồi chính thức từ Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An. Nếu họ không đáp ứng, bố sẵn sàng chết chứ không thay đổi quyết định.
Mặc dù cháu rất là đau xót khi thấy cái tình cảnh của bố cháu như thế, cháu nói là bố phải nghĩ đến sức khỏe của mình. Nhưng ông Hải thì tôi nghĩ là chắc tất cả bạn bè cũng như người Việt gần xa đều biết tính cách của con người đó. Ông vô cùng cương trực và sẵn sàng thực hiện ý định của mình, khi biết việc này là đúng đắn.
Câu nói cuối cùng của ông Hải là, con nói với mọi người, với mẹ con, bố sẽ vẫn tiếp tục việc tuyệt thực nếu không có phản hồi của Viện Kiểm sát Nghệ An. Có thể là bố sẽ phải chết, nhưng bố sẽ không từ bỏ quyết định này. Đấy là toàn bộ những gì cháu thuật lại, và trong vòng năm phút ấy thì chỉ có bố cháu nói thôi.
Cháu cố gắng lắng nghe, nhưng khi ông Hải nói, tiếng nói thì rất yếu ớt nhưng xung quanh ông bốn người công an liên tục la hét, thậm chí nói lớn để át đi cho cháu khỏi nghe, cháu phải áp tai vào. Và bên cạnh ông Hải có hai tù nhân khác luôn luôn trừng mắt để hăm dọa con trai tôi.
Tôi không hiểu quy định nào cho phép tù nhân canh giữ tù nhân. Việc canh giữ, giám sát thăm gặp là của cán bộ quản giáo chứ không phải của tù nhân. Lại một lần nữa họ vi phạm quy định của chính ngành công an của họ.
Xin nói một điều nữa là sức khỏe của ông Hải đang gần cạn kiệt. Ông ngồi không thể thẳng người lên được, hai tay ông phải chống để đỡ lấy cái đầu. Con trai tôi khi đi ra, câu đầu tiên nói với tôi là : « Con không nhận ra bố con, mẹ ơi ! ». Hai hàng nước mắt cháu rưng rưng. Ông hoàn toàn khác hẳn sau 28 ngày tuyệt thực – ngày hôm nay là đúng 28 ngày.
Tính mạng ông Hải đã nguy hiểm. Nguy hiểm đến mức con tôi lúc bấy giờ ra cũng không thể nói được. Tôi vừa dừng chân khoảng hai phút thôi thì cô gọi đó.
Tôi mong mỏi mọi người hãy cùng gia đình tôi lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ mạng sống của ông Hải. Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải luôn luôn bị phân biệt đối xử, hành hạ rất dã man về thể chất cũng như tinh thần. Đây là trại giam thứ mười mà ông Hải phải đi đến, và ở trại giam nào cũng luôn luôn có bộ phận riêng biệt đàn áp ông Hải.
Nguồn: RFI – Việt ngữ
VIỆT NAM LÀM GÌ CÓ NHÀ TÙ?
Cứ
mỗi lần thêm một người bất đồng chính kiến, hay dân oan bị bắt, tôi lại hình
dung ra cuộc sống của họ ở trong tù. Trừ trường hợp đặc biệt là tù nhân Cù Huy
Hà Vũ (không rõ nguyên nhân đặc biệt ấy là gì), còn lại tất cả đang bị đày ải
trong điều kiện giam giữ rất khắc nghiệt. Có lẽ phần lớn các quy định ở nhà tù
là do ngành công an tự đặt ra, không bị bất cứ một cơ quan nào kiểm soát. Cho
nên nếu những quy định đó có vượt thẩm quyền của ngành công an, có vi phạm nhân
quyền thì cũng chẳng biết kêu đến ai. Dường như đó là một lãnh địa bất khả xâm
phạm. Cả xã hội không ai lên tiếng đòi xem xét những điều kiện ăn ở, đối xử vô
nhân đạo đối với người tù.
Tôi
cứ nghĩ, suốt bao nhiêu năm chúng ta vẫn hô hào đấu tranh chống lại cái ác, tố
cáo sự dã man, tàn bạo của các nhà tù thời đế quốc, thực dân. Nhưng những hồi
ký của tù nhân trong nhà tù của XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, lại là bằng chứng cho thấy,
chúng ta nào cũng lương thiện gì cho cam. Cũng tàn ác chẳng thua kém gì ai. Tôi không rõ ai nghĩ
ra những hình thức trừng phạt tù nhân cả về thể xác và tinh thần man rợ như thế.
Nó có nằm trong khuôn khổ quyền hạn của họ không? Có cơ quan nào giám sát việc
này không? Có đúng với tinh thần nhân đạo của chủ nghĩa xã hội không? Có phù
hợp với thời đại khi thế giới ngày một văn
minh hơn không?
Mới
đây nghe BBC đưa tin về tuyên bố của tổng thống Miến Điện Thein Sien, sẽ thả
toàn bộ tù chính trị trong năm nay, phải chăng đó chỉ là giấc mơ của Việt Nam?
***
Chế
độ xã hội chủ nghĩa ưu việt nên không có nhà tù như chế độ thực dân, đế quốc. Chỉ
cần trại giam là đủ!
Những
nhà tù đế quốc thực dân như Sơn La, Lao Bảo, Côn Lôn, Phú Quốc, Côn Đảo, Chín
hầm, Khám Chí Hòa v.v.... mới đích thực là
địa ngục trần gian. Còn trại giam của chủ nghĩa xã hội thì nhân đạo và mang tính giáo dục cao, có
thể giúp những con người lầm đường lạc lối trở thành người tốt.
Sai
toét! Không chỉ các bạn, mà ngay cả tôi cũng tự nguyền rủa sự ngu ngốc của
không chỉ của mình tôi, mà của cả rất nhiều người cùng thế hệ tôi nữa. Nhưng
quả thật, với những gì tôi có thể đọc được thì nó chỉ là như vậy. Cả một hệ
thống truyền thông khổng lồ, có lẽ từ khi thành lập đến giờ, không có một lời
nào nói đúng sự thật về những hình phạt, nhà kỷ luật, chuyện ăn ngủ...bên trong
trại giam XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
Nói
gì thì nói, cho dù nó được gọi dưới cái tên mỹ miều nào thì người ta vẫn nghĩ,
nơi đó đơn giản và chính xác gọi là nhà tù. Người ta gọi là tù nhân chứ chả ai gọi là trại viên? Trại thì chỉ nên
dùng cho trại tâm thần, trại cải tạo, trại cai nghiện, trại dưỡng lão...Trại
tập trung thì càng không nên vì nó khiến ta liên tưởng đến chủ nghĩa phát xít.
***
Thực
sự không có thông tin. Không ai biết chuyện gì xảy ra ở bên trong nhà tù ở Việt
Nam
sau chiến tranh. Khi chiến tranh kết thúc, có lẽ không chỉ mình tôi, nhiều lần
tự hỏi: không có tắm máu (vì chế độ ta rất nhân đạo), vậy không biết “người
mình” làm gì với những người “phía bên kia”?
Thói
vô tâm cộng với mù thông tin, rất nhiều người chả biết những gì ở trong
các
trại giam tù ấy. Nhưng thâm tâm ai cũng lờ mờ hiểu, đời tù thường phạm
đã khổ, tù chính trị, tù “ngụy quân, ngụy quyền” thì kinh khủng đến thế
nào. Nghĩ thế
nhưng chẳng ai hình dung ra.
Ba
bốn chục năm sau, nhờ internet, thêm nhiều người biết những câu chuyện bi thảm
về đời tù ở Việt Nam, do những
người còn sống sót và mãn hạn kể lại. Nhiều lắm! Đọc không xuể! Mỗi một lần đọc
là thêm một lần sốc, là niềm tin bị vỡ vụn. Chẳng thể ngờ ngày nay vẫn có địa
ngục trần gian trên đất nước mình.
Tôi
cứ nghĩ, suốt bao nhiêu năm chúng ta vẫn hô hào đấu tranh chống lại cái ác, tố
cáo sự dã man, tàn bạo của các nhà tù thời đế quốc, thực dân. Nhưng những hồi
ký của tù nhân trong nhà tù của XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, lại là bằng chứng cho thấy,
chúng ta nào cũng lương thiện gì cho cam. Cũng tàn ác chẳng thua kém gì ai. Tôi không rõ ai nghĩ
ra những hình thức trừng phạt tù nhân cả về thể xác và tinh thần man rợ như thế.
Nó có nằm trong khuôn khổ quyền hạn của họ không? Có cơ quan nào giám sát việc
này không? Có đúng với tinh thần nhân đạo của chủ nghĩa xã hội không? Có phù
hợp với thời đại khi thế giới ngày một văn
minh hơn không?
Cái
gì cũng nên nghe hai tai. Đọc mãi một bên viết rồi, giờ đọc bên kia viết xem
sao. Hôm trước đọc bài viết về những người tù thường phạm rồi, giờ đọc xem những
người lính phía bên kia sống đời tù cải tạo sống như thế nào. Tin hay không là
quyền của bạn. Còn tôi, mặc dù không thể tin mà vẫn cứ tin mới đau lòng. Tôi sẽ
chia sẻ với các bạn đọc trên blog của tôi những bài viết về đời tù của các cựu tù nhân . Đó không phải
là khơi dậy lòng hận thù, nhưng không được quyền quên lãng cả tội ác lẫn nỗi
đau của con người. Lịch sử luôn là bài học để ta không đi vào vết xe đổ của quá
khứ.
Bài thứ nhất
Chân dung những chúa ngục của Nguyễn Thanh Khiết
Vũ
Mạnh Dũng chết rồi. Nó chết khi ra
khỏi trại Trừng Giới A 20 và còn rất trẻ. Nó bị đè gãy đôi cột sống, khi đang
làm đội trưởng một đội xây dựng. Trong một buổi lao động phá sập một căn nhà,
nó đã vấp ngã vì cố gắng chạy vào khu nguy hiểm để thét gọi anh em thoát thân
khi căn nhà đang ập xuống. Nó bị nằm liệt vào lúc các đàn anh và bè bạn nó tan
hàng tại trại A 20, từng đợt, từng đợt cho tới khi trại như trống trơn, danh
sách những người tù chính trị với cái án tập trung vô thời hạn chỉ nằm đâu đó
trên bàn mặc cả xóa trại tập trung mà người ta đang thực hiện ráo riết
1987,
cái mốc của cảnh tan hàng. Nhưng những hình ảnh bi tráng vẫn còn và không bao
giờ phai trong lòng những con người vẫn từng ngày vươn dậy dù trong nghiệt ngã,
dưới cái đau buốt của cùm chữ U . Dưới cái dã man vô tiền khoáng hậu của những
tên cai tù được liệt vào hàng hung tợn nhất trong lịch sử loài người. Cho đến
bây giờ chân dung những con người một lòng chung thủy dưới màu cờ mà họ từng
chiến đấu vẫn còn đó.
Mùa
thu ở A 20 Xuân Phước không có gió lay động hàng cây rừng xa xa. Không có trăng
sáng treo tòn ten trên sườn đồi vĩnh biệt, nơi mà hàng ngàn bạn bè nằm xuống
không đủ gỗ đóng áo quan. Mùa thu 1983 tang thương từng lượt đi vào biệt giam.
Hậu quả biết trước, sau những ngày hát hò, chống đối và hợp đoàn. Một thái độ
mà cai tù của một trại trung ương được mệnh danh Trại Trừng Giới không thể chấp
nhận. Nhưng nó đã có, đã nổi dậy như gáo nước lạnh tạt vào mặt trùm công an
cùng những tên cai ngục được đặc biệt tuyển chọn là gốc liên khu 5, cái xứ luôn
đi theo phục dịch bác và đảng từ thời ông nội, ông ngoại còn tắm mưa.
Cùm,
một chân, hai chân, đó chỉ là chuyện nhỏ. Cái tầm cỡ của nó là thời gian “được”
cùm. Sự hủy hoại trên hình dáng sẽ nói lên ngày tháng chịu đựng của một cá nhân
trước đòn thù tinh vi nhất, “3 muỗng nước, ba muỗng cơm”và phải nhấn mạnh ba
muỗng cơm đó được trộn chung 3 muỗng nước muối gần như bảo hòa, con số tuột
xuống đơn vị là “hai” khi khả năng tồn tại của một chiến binh chứng tỏ
đòn thù kia chưa thuyết phục được.
Thống
kê về đòn thù mà trại Trừng Giới đã thi thố bởi những cai ngục Liên Khu 5 có lẽ
đứng đầu trước danh sách các trại. Nó chất chứa ở đó cả một căm thù với những
người tay không khi cuộc chiến đã tàn mà họ lôi cổ đồng chủng của mình
vào các trại tập trung như để trả hận, như để chứng tỏ mình thuộc lòng bài học
mà đảng từng dạy. Toàn đảng, sống hay chết cũng đang họp khẩn tìm biện pháp để
hạ gục những chiến binh lỡ lọt vào tay họ, và họ vô phương nhồi nhét những thứ
rẻ tiền học được từ cái đảng ác ôn, mà họ trót tôn thờ. Lũ cai ngục bắt đầu sợ
hãi trước tính kiên cường, của những người đã buông súng nhưng dứt khoát không
hàng.
Dũng
ra biệt giam trước, nó bước về khu giam tập thể trên bước chân xiêu vẹo. Phải
lần tay vịn vào vách tường và hàng rào kẽm gai chia khu vực từ nhà nầy sang nhà
khác, cho tới khi anh em trong khu tập thể nhìn thấy và chạy ra dìu nó vào nhà.
Mới có 3 tháng nằm trong cái biệt giam thổ tả đó mà thằng nhỏ như cái mềm rách,
tay chân phù thủng nước lỏng bỏng dưới da, anh em gom cho nó một số vitamin B1
. Và khi nuốt những viên thuốc thần kỳ đó, hai thằng phải dìu nó đứng trước
máng tiểu bằng thùng đạn cho nó tè ra, dĩ nhiên phải đợi vì nó đang tống cho
hết sạch lượng nước trong người ra ngoài, đó là do những muỗng cơm trộn nước
muối bảo hòa suốt những ngày biệt giam.
Nó
được nhận ít quà thăm nuôi mà má nó tảo tần, chắt chiu mang lên trại thăm nó.
Dĩ nhiên nó ở biệt giam cai tù đã đuổi má nó về, chỉ cho gởi lại một ít thuốc
men cần thiết. Thứ mà cai tù cũng cần để mang vào cho nó kéo dài đời sống ra và
có thể áp dụng đòn thù trên chính thân thể nó như một vật thí nghiệm những gì
họ học được và cần trả bài.
Mùa
thu nghiệt ngả này là giai đoạn tù đày để lại trong lòng những cựu binh A 20
như một dấu ấn. Không có thứ tẩy rửa nào làm cho phai nhạt, không có khoảng
thời gian nào có thể làm mờ đi trong tiềm thức, mùa thu 1983
Nó
phải dùng số thuốc mà nó vừa nhận để cứu khẩn cấp Phạm Đức Nhì vừa từ
biệt giam về tập thể. Nhì te tua hơn nó mà, anh ta đóng chốt trong biệt giam
lâu hơn nó. Nhì trắng phau như con chuột bạch cũng mập ú vì nước, phù
thủng và cạn kiệt. Phải để Nhì nằm tầng dưới và gần khu cầu tiêu cho anh đi tè
chứ, cứ uống B1 cái đã, từ từ mọi chuyện sẽ qua. Ôi những ngày biệt giam, kẻ
rời khỏi nó tay nào cũng thế, nằm liệt cả vài tháng. Phong độ sẽ phục hồi dưới
bàn tay tuyệt vời của đám y tá chuyên nghiệp trong tù, chính là những thằng
đồng đội luôn hy sinh và sẳn sàng gánh vác. Nhất là những đàn anh, lớn tuổi hơn
một chút, lì hơn một chút và chống cộng sôi nổi một chút.
Cái
danh sách dài hai trang của thằng cán bộ an ninh trại chưa gạch chéo hồ sơ biệt
giam, thì còn dài dài những nghênh đón long trọng cho những người hùng từ cánh
cổng địa ngục trong địa ngục. Và không có gì xúc động làm nổi da gà hơn khi
thấy cả đám nhào tới ôm, dìu, xoa nắn chân tay cho thằng “chuột bạch” mới trở
về. Ai cũng tâng tiu nó như là cầm nắm lại cái thân yêu tưởng như mất khỏi tầm
tay.
Bùi
Đạt Trung, cũng không thoát khỏi cái
tàn tạ vào ngày về với anh em. Như cọng bún ẻo lả dưới đôi mắt gần lạc thần
“tao dễ gì tiêu, tụi bây yên chí, xong chuyến nầy, kinh nghiệm cho chuyến
sau hơn”.
Trung
nhớ mình là Biệt động quân, thứ lính tác chiến trên sình lầy là nghề. Ở cái
biệt giam chó chết đó không có sình lầy, giọt nước uống cũng không, vậy mà phải
tác chiến đơn độc nhiều tháng, chẳng có bài học nào dạy trước đó “tác chiến với
cùm”. Vậy mà cũng thắng. Cái chiến thắng kỳ cục không có địch quân và phi pháo,
chỉ có muỗi, khát, đói và gìn giữ hào khí của mình cho xứng đáng. Ôi hai chữ
xứng đáng đó ngầm chứa đựng một thử thách gần như vượt giới hạn chịu đựng của
một con người. Trung chợt nhớ những giọt nước tiểu của Nguyễn Tú Cường
khi nó giả đò khai sự thật để ra ngoài căng bụng uống nước cho đầy rồi trở vào
biệt giam đái ra cho mình uống chống khát “thằng chó chết, tao cám ơn mầy” .
Trung
buồn đi tiểu, mấy viên B1 làm hắn mệt, phải cắm đầu vào vách, trụ chân cho vững
để tống hết nước trong người ra. Sau mỗi trận tè như vậy, hắn thấy mình xọp hẳn
xuống . Da thịt nhăn nhúm lại, nước tích tụ trong cơ thể, thứ nước âm ỉ làm cạn
kiệt hơi sức . Phải chi uống được nó chống khát lúc còn đeo cùm thì đã biết
mấy. Nước đâu mà nhiều thế không biết, càng tè người càng xọp xuống như cái
bong bóng bị xì. Và cuối cùng hắn chỉ còn lớp da bọc xương.
Trung
lắc lắc cái đầu thầm hỏi. Không biết Vũ Hùng Cương , thằng Cương còm bây
giờ mầy thế nào rồi, chắc khát lắm. Nó thở dài “Tù mà mầy ơi tao chịu chết
không giải vây được”.
Cùng
vào những ngày đó Phạm Chí Thành, thê thảm hơn. Con sử gia quân đội Phạm
văn Sơn ôm cùm lâu lắm rồi. Nếu tính theo Cái Bang, Thành chắc phải mang 6 hay
8 túi. Ốm yếu, nhỏ con nhưng thuộc loại nòi nên khoen cùm lún sâu vào thịt
nhiều hơn, mủ máu nhiều hơn và kiệt sức hơn. Thành trở lại khu tập thể gần như
chỉ còn là cái xác, anh em chỉ còn nhận ra vầng trán cao đầy ý chí treo trên bộ
xương cách trí, còn một nụ cười trấn an.
Hơn
ai hết Thành biết anh và Vũ Văn Ánh như một cây đinh dưới cái nhìn của
lũ cai ngục tại trại nầy. Anh không thể chết khi cuộc chiến thầm lặng vẫn còn
cần anh, những người trẻ hơn còn nhìn anh để bước theo. Anh thở dài khi nhắc
đến Ánh, lần cuối anh thấy Ánh khi đi lấy cung từ xa xa, bạn anh vẫn hào khí
tỏa sáng trong dáng người tả tơi vì bao năm chỉ ở xà lim . Thành cười nhe hàm
răng vàng khè, tám tháng chưa biết bàn chải và kem đánh răng là gì. “Không sao,
mấy đứa đừng lo anh tỉnh rụi mà, chết sao được“ . Cái áo lính bạc màu rộng
thùng thình làm anh loay hoay trên bục nằm đẫm hơi xi măng. Bên ngoài đêm
xuống, một bóng đêm luôn rình rập. Ở đó có nhiều con mắt cú vọ thường nhìn vào
quan sát cái sinh hoạt đặc thù khi có một gã tù biệt giam vừa được tháo cùm.
Anh nằm vắt tay lên trán, thở nhẹ nhàng chờ giấc ngủ đến. Trong cái ấm cúng
như một chuyến đi xa mới trở về nhà, với những vui buồn cùng những người
bạn đang uống chung chén đắng với mình. Anh biết anh đang phải làm gì trước
những bè bạn đó. Và trước họng súng kẻ thù, với con mắt đỏ ngầu bao lần muốn ăn
tươi nuốt sống anh. Thành quay lại chỗ nằm của Nguyễn Chí Thiệp, người
bạn anh đang vật vã với cái tim trở chứng. Bên cạnh Thiệp, Khổng Hữu Diệu
gã bao tử kinh niên đang săn sóc cho thằng lên cơn tim với một tay đang lần
trong áo xoa cái bao tử nổi khùng khi trời trở lạnh. Thành thở dài …tội nghiệp
tụi mình.
Nhà
3 trại Xuân–Phước gom lại cho vừa đủ 125 con người mà trong đó có đến hơn hai
mươi chỗ nằm được đánh dấu đỏ, những tay biệt giam. Không giống phân trại
E, ở đây là B . Sau khi gạn lọc kỹ bọn an ninh trại lùa vào một nhà, được mô tả
là căn nhà của những chúa ngục.
Hôm
Vũ Văn Ánh về vào buổi sáng các đội đã đi làm, mấy tay trực sinh dìu anh
vào. Chỗ Ánh nằm là tầng trên dãy nằm xây xi măng kiên cố trong căn nhà ngói
đỏ, cũng kiên cố nhưng nó không như cái biệt giam đã nhốt anh với cái khoen cùm
bó sát vào cổ chân. Máu mũ ứa ra từ đó, anh chiến đấu với nó như một thứ quá
quen trong cuộc đi tù nầy. Anh là một trong những thằng chúa ngục của trại
trừng giới, bên cạnh anh có quá nhiều để nhớ. Linh mục Vàng nằm với anh
cho đến cuối đời, những người em nhỏ hơn anh nhưng cam đảm trước đòn thù của
giặc làm anh phải nhớ tới xót xa, như phần thân thể mình bị tùng xẻo.
Tờ
Hợp Đoàn là một thách thức đối với với lũ cai tù, anh biết nó ra đời là một nổ
lực ghê gớm dưới họng súng trong trại giam và dưới những đòn mà chúng sẽ tung
ra dập tắt bằng mọi giá. Anh nghĩ đến Hải bầu, Nhì, Thành và nhiều rất
nhiều anh em, đã sống chết với tờ báo. Một tiếng kêu giữa rừng gươm đao, một
cái nắm tay dưới bao con mắt căm thù luôn thích xé vụn những hành động xích lại
gần nhau.
Ánh
nhìn anh em của mình đi làm về, khuôn mặt mệt mỏi sau bao năm tháng bị đày ải
chỉ sống trong rừng sâu núi thẫm và đói khát triền miên. Ánh đứt ruột khi thấy
những khuôn mặt trẻ măng tuổi người mà già dặn tuổi tù đã đi với anh, cùng anh
sống chết, cùng oằn vai một thứ gánh nặng trời cho.
Những
tiếng lao xao gọi tên anh của bè bạn của anh em, cho anh có cái cảm giác như
mình sống lại. Sống trong tình nghĩa, như trong mái gia đình, có những tình
thương mà không chỗ nào có được trừ… trại tù, và là Trại Trừng Giới, trại A 20.
Anh
bước xuống phía khu vực vệ sinh, anh bước ra hành lang, anh chuẩn bị nhận phần
ăn của tù. Anh làm bất cứ cái gì cũng có một vài anh em bên trái, bên phải làm
và giúp anh, tất cả như sợ anh ngả xuống. Nhưng anh biết rất rõ cái thân thể
bạc nhược sau mấy năm biệt giam không thể đánh gục ý chí đứng dậy trong anh. Sự
săn sóc của đồng đội, của bè bạn, của những thằng em nhỏ tuổi hơn anh đó là tất
cả phép màu đã giúp anh chịu đựng. Cái cùm nghiến trên da, hai chân tê cứng
không nhúc nhích được. Cái nóng gió Lào thổi lùa qua trại như thiêu cháy buồng
biệt giam mùa khô . Và những đêm mưa rừng rả rít, anh vẫn thấy lập lòe phía
trước, con đường phải đi, cái mốc phải tới “Hợp đoàn”. Phải nắm tay thật chặt,
một sự buông lỏng lúc nầy là cầm chắc bị xé tan nát trước những khó khăn, trước
cái án dây thung mà anh và đồng đội đang mang. Phải nắm tay thật chắc, Ánh nghĩ
điều đó như cả trong giấc ngủ cầm chừng .
Ánh
đưa mắt nhìn Chí Thành, cả hai chỉ gật đầu nhè nhẹ. Một thông điệp đã
trao đổi, tất cả anh muốn một mình anh gánh vác. Cuộc chiến vẫn tiếp tục… trong
cái nhìn nhau của hai thằng chúa ngục có tuổi xà lim dài đăng đẳng luôn tính
bằng năm và chia làm nhiều hiệp như một trận đấu quyền anh.
Nguyễn
Đại Thuật chỉ cười khi mấy thằng nhỏ
bu quanh anh, hỏi anh thông tin về những anh em còn trong biệt giam khi anh
được ra tập thể. Anh muốn nói hết những cái chịu đựng của mình cho tụi nhỏ
nghe, và nói như nhắc một kỷ niệm mới vừa qua. Thuật biết mình đã trải
qua một cuộc chiến đơn độc như một phép màu. Với hình vóc ốm nhom, nhiều khi
anh nghĩ mình sẽ gục trước trận biệt giam nhừ tử vô thời hạn nầy. Vậy mà anh
vẫn qua, qua tuốt luốt. Khi đối diện cái cùm, cái mà giặc nghĩ là biện pháp
trấn áp thành công nhất. Anh thấy nó tầm thường như món trang sức cho vui dù
rằng có khi nó làm cho anh khó chịu. Bực mình vì không thoải mái gác chân lên
rung đùi, chán chút xíu khi không thể xếp bằng ngồi vận khí, thì thôi nằm cũng
xong. Anh nhìn Ngọc đen đang lo cho anh, nó châm chút từng món ăn cho
anh, dù đó chỉ là thứ món ăn mạt hạng của tù. Anh thương nó, cái thằng đen thui
mà tâm hồn trong sáng, rất biết quí anh em, bè bạn. Nó san sẻ bất cần những gì của
nó cho đồng đội và rất phải quấy với kẻ thù, tính nó ngang ngược coi trời bằng
vung. Thuật đã nhiều lần khuyên nó đừng nổi nóng, nhưng chứng nào tật đó. Anh
biết thằng Ngọc đen rất nghĩa khí và anh an tâm khi từ biệt giam trở ra tập thể
mà nó còn nguyên chưa bị tụi an ninh trại vịn vai.
Nửa
đêm Thuật ngồi dậy nhìn bóng mình mờ mờ dưới ngọn đèn dầu nhỏ xíu đặt ở cửa ra
vào. Cả nhà giam im lặng, thỉnh thoảng một tay nào đó trở dậy bước tới ngọn đèn
kéo một bi thuốc lào. Âm thanh rít lên trong đêm vắng, một thứ âm thanh địa
ngục. Và bạn bè anh trên, dưới hai dãy chen vai nhau ngủ trong chật chội và mòn
mỏi. Anh sẽ còn ở trại mà không đi lao động nhiều ngày nữa. Cũng có thể là anh
sẽ quay lại biệt giam, nếu có một dấu hiệu nào bọn chèo phát giác ra, anh có ít
nhiều dính dáng vào cuộc đứng dậy của anh em nhất là tờ Hợp Đoàn vì anh biết lũ
cai tù luôn đánh giá bọn anh: Ánh, Khải, Thành, Nhì và một số trẻ hơn
cùng một nhóm. Dĩ nhiên biệt giam là biện pháp đầu tiên để cách ly và điều tra.
“Mặc xác chúng mầy” Thuật nằm xuống trước khi chìm vào giấc ngủ bình yên anh
còn thấy Đoàn Bá Phụ. Tay anh em khắng khít, một thằng cha đại úy Nhảy
Dù nhỏ con, lì chưa từng thấy đang mở mắt nhìn anh mỉm cười. Nụ cười cho anh
cái an yên tình bè bạn, nó như đang nói ‘’có tao kề bên tụi nó chưa nuốt nỗi
mầy đâu”
Mùa
thu với cái biếc xanh của rừng núi, cái ngột ngạt của trại giam thời đồ đá và
cái đau của những người lỡ lầm buông tay súng. Mùa thu 1983, trại trừng giới A
20 vừa đổ cơn mưa. Có lẽ mưa để báo một mùa thu phải nhớ và một cuộc chiến nữa
sắp xảy ra giữa hai dãy Trường Sơn đông và tây, nơi đang có hàng ngàn chiến
binh trừng mắt đợi. Cái đợi kéo dài từ cái ngày tang tóc, mưa đầu mùa đã qua
lâu lắm. Ừ nó qua lâu lắm có lẽ gần đã mười năm.
nguyễn
thanh-khiết
(viết
theo cái nhớ rời rạc từ A 20
chiều
thứ năm 1/7/2010)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét