Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Tin Chủ nhật, 30-06-2013

NÓNG! – Tin từ Facebook của Nguyễn Lân Thắng:  “Có thông tin gấp: Phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, nơi đang giam giữ anh Trần Huỳnh Duy Thức vừa xảy ra bạo loạn toàn phân trại từ lúc 7-8h sáng nay 30/6/2013.
Nguyên nhân: anh em tù nhân bị đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, v.v…
Hiện anh em tù nhân đang giữ làm con tin ông Hồ Phi Thắng là giám thị trại Xuân Lộc phía bên trong. …”
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1
Tình hình Biển Đông đã có gì mới chưa, thưa bác Cả Trọng? (Gocomay). “Bởi thế, dù tình hình Biển Đông đã (hay không) có gì mới thì cái mục tiêu xây dựng hòa bình và hữu nghị, chống âm mưu phá hoại từ bên ngoàivẫn là những ưu tiên hàng đầu trong chính sách cả đối nội và đối của bác Cả Trọng cho tới hết nhiệm kỳ này”.
<- Hát cùng Trường Sa – Song Tử Tây thân yêu (QĐND).  - Cầu truyền hình đặc biệt nối Trường Sa và TP HCM (TTXVN).  - Buổi chào cờ đặc biệt trên đảo Song Tử Tây (TT).  - Chợt lớn lên và thấy mình nhỏ bé (TP).
Thủy lôi và trận Bạch Đằng ở Biển Đông (TP).
DS các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở QĐ Trường Sa;   - Trung Quốc chiếm, XD căn cứ phi pháp trên Đá Xu Bi như thế nào (TTVN).

ASEAN khai mạc Hội nghị các Ngoại trưởng và các hội nghị liên quan (RFI). - ASEAN, ARF bàn chuyện biển Đông (NLĐ).  - AMM 46 củng cố vai trò trung tâm của Asean (VTV).  - Vượt thử thách, ASEAN hiện thực hoá cộng đồng ASEAN 2015 (VOV).  - Ấn Độ tăng cường quan hệ toàn diện với ASEAN (TTXVN).
Trung Quốc, động cơ thúc đẩy trục liên kết Mỹ-Nhật-Philippines ? (RFI). “Kể từ thời tổng thống Bill Clinton, các chính quyền Mỹ đều bác bỏ chiến lược chống Trung Quốc vì cho rằng rất khó thuyết phục các nước tham gia liên minh chống Trung Quốc trừ phi Trung Quốc sử dụng chiến thuật đe nẹt, giống như Liên Xô đã từng làm sau đại chiến thế giới thứ hai. Chỉ có Trung Quốc, qua cách hành xử của họ, mới có thể giúp các nước tổ chức chống Trung Quốc”. - Truyền thông Trung Quốc hăm dọa “phản công” ở Biển Đông (PNTP).  - Trung Quốc dọa ra tay trên biển Đông (PN Today). - Biển Đông: Trung Quốc dọa “phản công”, Philippines bình thản (VnM).
Báo chí Trung Quốc đe dọa “trả đũa” Philippines (RFI). “Cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh : trong trường hợp Manila tiếp tục ‘khiêu khích Bắc Kinh’ thì ‘hành động trả đũa là điều không tránh khỏi’.”
LÁT CẮT GIỮA “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ “ (Bùi Văn Bồng).
Thảo luận về Nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Australia: Phát biểu của Philip Ruddock, Dennis Jensen và Graham Perrett(Defend the Defenders).
BÁO CÁO VỀ NẠN BUÔN NGƯỜI NĂM 2013 (Defend the Defenders).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: VN phải xem lại mình về nhân quyền (BBC). “Ông không cho rằng việc bắt bớ, câu lưu, sách nhiễu các bloggers và các nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền ở trong nước có thể làm suy giảm hoặc tắt đi tiếng nói của người dân và các giới này trong quá trình đấu tranh đòi cải thiện dân chủ”.
- Lê Diễn Đức: Đe dọa chỉ là vũ khí của người bị đe dọa (RFA).
2Những bài thơ yêu nước được sáng tác trong tù (RFA). Luật sư Lê Quốc Quân tham gia biểu tình chống Trung Quốc hôm 8 tháng 7 năm 2012 tại Hà Nội =>
- Thái Văn Cầu: Ý kiến về Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới (Boxitvn).
Thời “Mạt Trí” (David Thiên Ngọc).
TP HCM lấy phiếu tín nhiệm 16 chức danh (NLĐ).  - Không “hòa cả làng” (NLĐ).
- Ths. Đinh Thế Hưng:  Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đẳng trước pháp luật (NCLP).
Luật Đất đai mới: Ai lợi, ai thiệt? (DĐDN).
9 Luật bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7 (TT).
“Nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ chế” (KT). “Một giáo viên ở vùng cao muốn chuyển về đồng bằng gần gia đình phải có vài trăm triệu, một người lính hết nghĩa vụ muốn ở lại làm chuyên nghiệp cũng phải có hàng trăm triệu. Sinh viên tốt nghiệp đại học muốn vào cơ quan nhà nước cũng hàng trăm triệu…”.
’Có lợi ích nhóm’ trong phá rừng làm thủy điện (PN Today).
- Thu hồi đất trái pháp luật: Tòa tối cao hủy quyết định của Chủ tịch UBND quận Long Biên (PLVN).
“Làm ơn mắc oán“, tân sinh viên bị giam như tội phạm nguy hiểm? (PLVN).
Yêu cầu 3 công an tường trình việc đánh dân trọng thương (TT).  - Thượng sỹ công an dâm ô bị ‘rối loạn tình dục’ (VTC).
- Milovan Djilas:  Giai cấp mới (Boxitvn).  - Jerry Z. Mulle: Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng CÁNH HỮU VÀ CÁNH TẢ SAI LẦM Ở NHỮNG ĐIỂM NÀO? 
3<- Đại sứ Mỹ kết thúc chuyến viếng thăm Tây Tạng (VOA).  - TQ ‘di dời 2 triệu người Tây Tạng’ (BBC). “Khoảng 300 nghìn người du mục đã bị di dời và bắt định cư từ đầu thập niên 2000. Cũng có tin nói nhà cầm quyền công bố ý định muốn bắt thêm 113 nghìn người nữa định cư vào cuối năm 2013”.
Hàng trăm người lại nổi dậy ở Tân Cương (RFI). - Trung Quốc quy tội 100 người gây bạo động ở Tân Cương (VNE). - Bắc Kinh tổ chức tập trận hùng hậu tại Tân Cương (RFI).  - Trung Quốc tiến hành tập trận quy mô tại Tân Cương (TTXVN).
TT Nam Triều Tiên: Có thể xây dựng một loại quan hệ mới với Bắc Triều Tiên (VOA). - Triều Tiên thảo luận đàm phán 6 bên ở Nga (VOV).
Campuchia cấm phát sóng Đài RFA & VOA dịp bầu cử (RFA). - Mỹ lên án Campuchia cấm chương trình phát thanh nước ngoài (VOA). - Cam Bốt cấm truyền thông nước ngoài hoạt động ? (RFI).


- Cầu truyền hình: “Hát cùng Trường Sa – Song Tử Tây thân yêu”: Đảo xa thật gần (TT). – Những hình ảnh lộng lẫy ở Trường Sa (VNN). – Nhạc sĩ Nguyễn Cường viết về Trường Sa (TTVH).
Tôi chưa bao giờ cảm thấy hứng khởi với Mùa xuân Ả Rập (FB Phuong Mai Nguyen). Tác giả đúng khi cho rằng dân chủ là một quá trình dài lâu và một cuộc cách mạng hay một cuộc bầu cử tự do chưa chắc đã đảm bảo có dân chủ, càng chưa chắc đảm bảo ngay lập tức cho sự đầy đủ của cái dạ dày. Song, nếu tác giả không cảm thấy hứng khởi với Mùa xuân Ả rập và không tin rằng cuộc bầu cử tự do có bất kỳ ý nghĩa nào với quá trình dân chủ hóa (democratization), thì không lẽ chế độ độc tài trước đó với ‘lãnh tụ vĩ đại’ Hosni Mubarak sẽ đem đến thịnh vượng cho Ai Cập? Cuộc cách mạng năm 2011 có thể không ngay lập tức mang lại một nền dân chủ và thịnh vượng như mong đợi, nhưng nếu không phải nó thì cái gì là điểm bắt đầu cho cái ‘quá trình dài lâu’ mà tác giả nói đến? Xem ra các dư luận viên của Đảng sẽ rất thích bài viết này của tác giả Phuong Mai Nguyen, bởi nó hỗ trợ phần nào cho kiểu lý luận của họ: mọi thứ phải từ từ, dân tộc này chưa xứng đáng với dân chủ, cần chờ đợi, cần lo miếng ăn cái đã, chứ cách mạng chỉ mang đến đổ máu và hỗn loạn thôi.
- Vượt biên chính thức (Phan Văn Song / Sơn Trung).
KINH TẾ
Kinh tế VN tăng trưởng 4,9% nửa năm 2013 (BBC). - Kinh tế 6 tháng đang ở đáy chữ U (ĐT).
“Điều hành cần ưu tiên hơn nữa cho tăng trưởng” (VnEco).  - Đề nghị nới rộng tài khóa kích cầu (TBKTSG).  - Táo bạo khơi thông nguồn vốn (TT).  - Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: Kiến nghị Chính phủ giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp(Thanh tra).
Thị trường vàng trong nước sẽ ra sao sau ngày 30/6? (TTXVN). - Người mua vàng lãi đậm nhưng vẫn hồi hộp (NLĐ).  - Vàng miếng chưa qua, vàng trang sức đã tới (DĐDN).  - Giá vàng tuần tới: Quý mới, kỳ vọng mới? (VnEco). - Thị trường vàng miếng và giải pháp cần có (ND).
4Bộ Xây dựng hướng dẫn việc vay gói 30.000 tỷ (VnM).  - Gói tín dụng 30.000 tỷ: Thị trường đi về đâu ? (DĐDN). - Lúng túng “giải ngân” nhà ở xã hội (GD&TĐ). =>
Quỹ bình ổn bị “lạm dụng? (NLĐ).   - Giá xăng thế giới giảm mạnh trong quý 2 (VnEco).
Chi 21.700 tỉ đồng để tăng lương từ 1-7 (NLĐ).
Doanh nghiệp khổ vì vi phạm sở hữu trí tuệ (TBKTSG).
Gỡ nút thắt cho lúa gạo tạm trữ (TBKTSG).  - Gần một nửa nông dân không hài lòng với cuộc sống (ĐBND).
Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo ? (DĐDN).
Fitch duy trì điểm tín nhiệm cao nhất với Mỹ (RFI).
- NICARAGUA VÀ KÊNH ĐÀO 40 TỈ USD: Bí ẩn luật gia Wang Jing (NLĐ).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Tàu cổ 700 năm: Bảo tồn hay tự lãng quên? (NLĐ).
Sẽ còn những khó khăn trong quản lý xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử (ĐBND).
Gánh hát Phụng Hảo lưu diễn ở Nam Vang (RFA).
Tuồng cổ ở Thổ Hà (DNSG).
Lạ lùng làng điêu khắc “độc nhất vô nhị” ở Hà Thành (LĐ).
- Thế Văn: Nghiệm và suy qua 1200 trang “mã nghệ thuật” của GS Nguyễn Huệ Chi (Boxitvn). – Phan Tấn Hải: Hội thảo Tự Lực Văn Đoàn và màu nắng quê nhà….
5<- Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận giải thưởng văn học tại Thái Lan (VOV).
Bậc thầy tranh bút bi (NLĐ).
Chuyện đời nghệ sĩ tài hoa nhất Tây Nguyên khiến nữ sinh bỏ học xin… làm vợ (LĐ).
Lê Khanh tự nhận là… chúa chổm (NLĐ).
Rock band – Hợp rồi tan trên đường hẹp (PNTP).
Câu chuyện cà phê (DNSG).
“Cái chết” đáng tiếc của những địa danh lịch sử (DT).
Daft Punk, cánh chim đầu đàn dòng nhạc French Touch (RFI).
Mây đen doping vẫn che phủ bầu trời Tour de France 2013 (RFI).
Andy Murray thắp sáng hy vọng (BBC).

- Tuần di sản (TTVH).
- Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: “Bảo tôi viết hiện thực, có lẽ tôi chịu” (TP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Chiến lược tầm vóc của nền giáo dục (GD&TĐ).
- PGS. TS Nguyễn Đức Minh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đánh giá kết quả giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam):“Học thật, thi thật tạo động lực trong học tập” (GD&TĐ).
- Vẫn chưa chán trò ngồi mơ mộng hão: Phấn đấu năm 2020 có một trường đại học được xếp hạng trong số 200 trường đại học hàng đầu thế giới (ND).
Trường chất lượng cao phải cam kết chất lượng giáo dục (CAND).
Cảnh báo việc mạo danh cán bộ Bộ GD-ĐT để bán sách (VOV).
Chuyển trường cao đẳng thuộc Vinashin sang Trường ĐH Hàng Hải VN (TTXVN/TT).  - Quảng Ngãi: Lập trường CĐ Y tế Đặng Thùy Trâm (PNTP).
Vì sao các trường mầm non ở Đắk Lắk nhốn nháo? (Bài 2) (Tầm nhìn).
Dùng kết quả nghiên cứu khoa học trái phép, phạt đến 40 triệu đồng (CP).


- Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2013: Bí quyết ôn thi và làm bài tốt môn Lịch Sử (DT).
- Tôi Đi Học (Vietbao.com).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Phỏng vấn ông Bùi Minh Tăng – Giám đốc Trung tâm khí tượng Thủy văn Trung ương: ’Chúng tôi không phải thánh mà dự báo bão chính xác được’ (PN Today). “Ngày xưa dự báo bão chỉ xảy ra trong 24h nên độ chính xác cao hơn. Bây giờ dự báo 72 tiếng, càng xa càng sai, sai số có thể là 500km. Nếu dự báo về Hải Phòng nhưng bão về Huế vẫn nằm trong sai số cho phép”.
Độc hại thảo dược Trung Quốc (PNTP).
Thành lập Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (TN).
-  Khánh Hòa: Công nhân chết thảm, lãnh đạo doanh nghiệp “mất hút” (LĐ).  - Hàng trăm công nhân hỗn chiến, náo loạn công trường(TT).
Từ 1/7 bắt đầu xử lý các xe không lắp hộp đen (CP).
Sống trong rừng (NLĐ).
- Truy sát kinh hoàng trên phố ở Sài Gòn (VNN). Chuyện về “Biệt động Sài Gòn”? Không phải, mà là … lưu manh (TP) HCM! Hề hề!  - Hàng chục đối tượng vây đánh nhân viên xe buýt (NLĐ). - Mẹ giết 2 con rồi tự vẫn vì mâu thuẫn tiền bạc với chồng (TT).
Đột kích tụ điểm ăn chơi lớn nhất đất Cảng (VNN). - Đồ Sơn: Ai mua nhan sắc, ai bán phấn hương? (LĐ). - Video: Sự kiện và bình luận: Mại dâm – thực tế phải đối mặt (VTV).
6<- “Hố tử thần” xuất hiện giữa trung tâm TP HCM (NLĐ).  - Sài Gòn thành ‘sông’ sau cơn mưa dài 30 phút (VNE).
Chờ “ông cấp nước” (NLĐ).
TIẾNG MÕ KHUYA (Bùi Văn Bồng).
Hộp sọ kỳ quái ở Thanh Hóa là của động vật (VNE).
Việt Nam có nên duy trì án tử hình? (RFA).
- Video: Việt Nam – Đất nước – Con người: Phú Tân – tình đất tình người (VTV).
- Video: Talk VietNam: Gặp gỡ ảo thuật gia hàng đầu châu Âu Erix Logan (VTV).
Hàng chục ngàn người tham gia Gay Pide tại Paris (RFI).
Du khách Trung Quốc : Bò sữa hay ác mộng ?  (RFI). “Phải nói là họ đặc biệt ồn ào và lộ liễu ở những nơi công cộng, như ở khách sạn, sân bay, bến xe ca, thậm chí ngay cả trong các đền chùa”.
Thuốc lậu Trung Quốc bị Tây Ban Nha tịch thu (RFI).
Lệnh cảnh báo nắng nóng cho vùng tây nam nước Mỹ (VOA). - TT Obama kêu gọi dân Mỹ chiến đấu chống nạn biến đổi khí hậu (VOA).


- Hạnh phúc giản đơn (Mai Thanh Hải).
QUỐC TẾ
Bất đồng ở Syria, cơ hội cho chủ nghĩa khủng bố lên ngôi? (TQ).
Phe chống đối và phe ủng hộ TT Ai Cập đụng độ nhau (VOA). - TT Obama thúc đẩy đối thoại tại Ai Cập để chấm dứt xáo trộn (VOA). - Phong trào chống chính quyền Ai Cập vẫn gia tăng (RFI). - Ai Cập “rung chuyển” vì các cuộc biểu tình trên khắp đất nước (QĐND).  - Ai Cập đối mặt các cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 30/6 (VOV).  - Ai Câp: Nổ lựu đạn, 16 người biểu tình thương vong (TTXVN).  - Mỹ khuyến cáo công dân không đến Ai Cập (VNN).
Tổng thống Iran mong muốn hạ nhiệt với phương Tây (TTXVN).
Ngoại trưởng Mỹ tìm cách hồi sinh tiến trình hòa bình Trung Đông (VOA).
Anh khẳng định không rút hết quân khỏi Afghanistan vào 2014 (VOV). - Thủ tướng Anh đi thăm Afghanistan và Pakistan (VOA).
TT Obama thăm gia đình ông Mandela (VOA). - Tổng thống Mỹ vinh danh Nelson Mandela (BBC). - TT Obama: Ông Mandela là nguồn cảm hứng của thế giới (VOA). - TT Zuma: Bệnh tình ông Mandela vẫn nguy kịch nhưng ổn định (VOA). - Obama không thăm Mandela nhưng gặp riêng gia đình(RFI). - Tổng thống Mỹ có chuyến thăm lịch sử tới Nam Phi (TTXVN).
7TT Obama muốn gia tăng thương mại với Phi châu (VOA). - Tổng thống Obama hứa đi thăm Kenya, nhưng không phải lúc này (VOA).
Tranh cử tổng thống: Cuộc chơi sớm của Hillary (VNN). =>
Bom vệ đường làm 8 lính Thái chết (BBC). - Mìn nổ ở miền nam Thái Lan, 8 binh sĩ thiệt mạng (VOA). - Bom nổ ở miền nam Thái Lan, 8 lính tử thương (RFI).
Thái Lan lại rung chuyển vì bom, 8 binh sĩ thiệt mạng (VNN).
Trung-Ấn nhất trí tìm giải pháp tranh chấp biên giới (TTXVN).
Trung Quốc tiến vào Bắc Cực… theo đường vòng (KT).


* RFA: + Sáng 29-6-2013; + Tối 29-6-2013.
* RFI29-6-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 29/06/2013; + Tạp chí kinh tế cuối tuần – 29/06/2013; + Tài chính tiêu dùng – 29/06/2013; + Câu chuyện văn hóa: Ấn tượng Festival di sản Quảng Nam Asean 2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 29/06/2013; + 360 độ Thể thao – 29/06/2013; + Thể thao 24/7 – 29/06/2013; + Trang địa phương – 29/06/2013; + Xây dựng nông thôn mới – 29/06/2013; +Khoảnh khắc cuối tuần – 29/06/2013; + Thời tiết du lịch – 29/06/2013; + Thời sự 12h – 29/06/2013; + Thời sự 19h – 29/06/2013.

Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng CÁNH HỮU VÀ CÁNH TẢ SAI LẦM Ở NHỮNG ĐIỂM NÀO?

Tháng 6 27, 2013
Jerry Z. Mulle
Trần Ngọc Cư dịch
Xem kì 1 , kì 2 hoặc toàn bài trong bản PDF
Gia đình và vốn con người
Trong môi trường toàn cầu hóa, tài chính hóa, hậu công nghiệp ngày nay, vốn con người là quan trọng hơn bao giờ hết trong việc quyết định những cơ may trong đời. Điều này khiến vai trò của gia đình trở nên quan trọng hơn cũng bởi vì, các nguồn lực do gia đình truyền lại cho con cái có xu thế định đoạt rất nhiều cho sự thành công ở nhà trường và nơi làm việc, như phát hiện luôn lặp lại của mọi thế hệ các nhà nghiên cứu xã hội và khiến họ tiu nghỉu. Như chuyên gia kinh tế Friedrich Hayek đã vạch ra nửa thế kỷ trước trong cuốn The Constitution of Liberty (Hiến pháp của Tự do), trở ngại chính cho sự bình đẳng về cơ hội là ta không thể tìm được một cơ chế tốt hơn để thay thế những vị phụ huynh thông minh hay những gia đình biết bồi dưỡng tình cảm và văn hóa cho con cái. Theo một nghiên cứu gần đây của hai nhà kinh tế Pedro Carneiro và James Heckman, “Những khác biệt về trình độ kỹ năng nhận thức (cognitive skills) và các kỹ năng không thuộc phạm vi nhận thức (noncognitve skills) xuất hiện sớm trong đời người và tồn tại mãi. Có chăng là, học vấn chỉ đào sâu thêm những khác biệt đầu đời này mà thôi”.
Vốn di truyền nằm dưới nhiều dạng thức khác nhau: cơ cấu gien (genetics), sự nuôi dưỡng trước và sau khi đứa trẻ sinh ra, và các định hướng văn hóa được truyền đạt trong gia đình. Hẳn nhiên, tiền bạc cũng quan trọng, nhưng thường không quan trọng bằng những yếu tố gần như không liên quan đến tiền bạc này. (Sự hiện hữu nổi bật của sách báo trong một hộ gia đình là dấu hiệu con cái đạt điểm cao ở học đường, chứ không phải là lợi tức của gia đình đó). Qua thời gian, nếu xã hội được tổ chức dựa vào chế độ nhân tài, vốn di truyền gia đình và phần thưởng thị trường sẽ có có xu thế gắn bó với nhau. Những cha mẹ có học vấn thường có khuynh hướng đầu tư thêm thì giờ và năng lực cho việc chăm sóc con cái, thậm chí khi cả cha lẫn mẹ đều bận việc ở sở làm. Và những gia đình có vốn con người phong phú có khả năng sử dụng hiệu quả hơn những phương tiện giáo dục cải tiến mà chủ nghĩa tư bản đương đại cống hiến (chẳng hạn tiềm năng bồi dưỡng tri thức qua Internet) đồng thời chống lại những cạm bẫy tiềm ẩn (như xem TV và chơi các trò chơi vi tính).
Điều này ảnh hưởng đến khả năng của trẻ em trong việc vận dụng nền giáo dục chính thức ở nhà trường, một nền giáo dục ít ra cũng có tiềm năng ngày càng mở rộng để đón tiếp mọi người, bất chấp địa vị kinh tế hay sắc tộc. Vào đầu thế kỷ 20, chỉ có 6,4 % trẻ em Mỹ hoàn tất bậc trung học, và chỉ một trong 400 người tiếp tục lên đại học. Như vậy, thời bấy giờ một bộ phận dân chúng rất đông đảo có khả năng trí óc, nhưng không có cơ hội, để theo đuổi các bằng cấp cao. Ngày nay, tỷ lệ học sinh Mỹ hoàn tất bậc trung học là khoảng 75% (xuống từ đỉnh cao 80% năm 1960), và khoảng 40% thanh niên đăng ký theo học đại học.
Tờ The Economist gần đây đã nhai lại một quan niệm lỗi thời: “Trong một xã hội có cơ hội đồng đều rộng rãi, địa vị của cha mẹ trên thang lợi tức sẽ không mấy ảnh hưởng đến nấc thang lợi tức của con cái họ về sau”. Nhưng sự thật là, càng có cơ hội đồng đều do cơ chế tạo ra bao nhiêu, thì các di sản thuộc vốn con người của gia đình lại càng quan trọng bấy nhiêu. Như nhà khoa học chính trị Edward Banfield nhận xét một thế hệ trước đây trong cuốnThe Unheavenly City Revisited [một tác phẩm xét lại các vấn đề đô thị Mỹ, ND], “Toàn bộ nền giáo dục luôn ưu đãi trẻ em thuộc giai cấp trung lưu hoặc thượng lưu, vì thuộc về giai cấp trung lưu hay thượng lưu có nghĩa là hưởng được những phẩm chất tốt đẹp giúp cho việc học tập đặc biệt dễ dàng”. Những cải tiến về phẩm chất trường học có thể cải thiện thành quả giáo dục nói chung, nhưng chúng có xu thế làm gia tăng, chứ không giảm bớt, khoảng cách thành đạt giữa con em xuất thân từ những gia đình có vốn con người chênh lệch nhau. Những nghiên cứu gần đây với mục đích chứng minh rằng tại Hoa Kỳ ngày nay sự thăng tiến xã hội giữa các thế hệ (intergenerational mobility) ít diễn ra hơn so với trong quá khứ (hay so với tại một số quốc gia châu Âu), đã không thấy được rằng sự kiện này thật ra có thể là sản phẩm trớ trêu của nỗ lực gia tăng bình đẳng về cơ hội qua nhiều thế hệ. Và trong khía cạnh này, có thể Hoa Kỳ chỉ là nước dẫn đầu trong các xu thế cũng hiện diện tại các nước tư bản tiên tiến khác.
Thành đạt khác nhau giữa các nhóm xã hội
Gia đình không phải là cơ chế xã hội duy nhất có một ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển vốn con người (human capital) và đối với sự thành công nhiên hậu trong thị trường; các nhóm cộng đồng, như các cộng đồng tôn giáo, chủng tộc và dân tộc cũng có một ảnh hưởng tương tự. Trong cuốn sách xuất bản năm 1905, The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism (Luân lý Tin lành và Tinh thần Tư bản chủ nghĩa), nhà xã hội học Max Weber nhận xét rằng trong các khu vực tôn giáo khác nhau, người Tin lành làm kinh tế giỏi hơn người Công giáo, và người theo Giáo phái Calvin (Calvinists) thành công hơn người theo Giáo phái Luther (Lutherans). Weber đưa ra một một lý giải mang tính văn hóa cho sự khác biệt này, một sự khác biệt có gốc rễ trong những khuynh hướng tâm lý do các đức tin khác nhau này tạo ra. Vài năm sau, trong cuốn The Jews and Modern Capitalism (Người Do Thái và Chủ nghĩa Tư bản Hiện đại), Werner Sombart, người đồng thời với Weber, đưa ra một lý giải khác hơn cho sự thành công của các nhóm khác nhau, bằng cách một phần dựa vào các khuynh hướng văn hóa và một phần dựa vào các khuynh hướng chủng tộc. Và đến năm 1927, Schumpeter, một đồng nghiệp trẻ hơn của họ đã đặt tựa đề cho một bài tiểu luận quan trọng là “Giai cấp xã hội trong một môi trường thuần chủng (ethnically homogeneous)”, vì ông đinh ninh rằng trong một bối cảnh hợp chủng, các mức độ thành đạt thay đổi theo từng sắc dân, chứ không chỉ theo giai cấp xã hội mà thôi.
Những lý giải được đưa ra cho những mô hình nói trên là không quan trọng bằng thực tế là, mức thành đạt khác nhau giữa các nhóm vẫn là một đặc điểm bất diệt trong lịch sử của chế độ tư bản, và những chênh lệch này vẫn tiếp tục tồn tại ngày nay. Tại Hoa Kỳ đương đại, chẳng hạn, người châu Á (đặc biệt khi không kể đến các sắc dân hải đảo Thái Bình Dương) có xu thế thành đạt hơn người da trắng bản xứ (non-Hispanic whites), người da trắng bản xứ lại thành đạt hơn người da trắng gốc châu Mỹ La tinh (Hispanic whites), người châu Mỹ La tinh lại thành đạt hơn người Mỹ gốc châu Phi [người da đen]. Đây là sự thật dù ta nhìn vào sự thành đạt về học vấn, vào lợi tức, hay nhìn vào các loại hình gia đình, như các trường hợp sinh con ngoại hôn chẳng hạn.
Những quốc gia Tây Âu (và nhất là những quốc gia Bắc Âu), với những trình độ bình đẳng kinh tế còn cao hơn Mỹ nhiều, thông thường là những nước có những khối dân thuần chủng hơn Mỹ. Khi những đợt dân nhập cư gần đây làm cho nhiều nước tiên tiến hậu công nghiệp giảm bớt tính thuần chủng so với trước, chúng cũng có vẻ phân hoá giai cấp theo các đường ranh cộng đồng, với một số nhóm dân nhập cư biểu hiện những mô hình thành công hơn khối dân cư hiện hữu từ trước và một số nhóm khác lại ít thành công hơn. Tại Vương quốc Anh chẳng hạn, con cái những người Trung Hoa và người Ấn Độ nhập cư thường thành công hơn dân bản xứ, trong khi con cái của người da đen từ vùng Ca-ri-bê (Caribbean blacks) và người Pakistan thường thua kém hơn. Tại Pháp, con cái của người Việt Nam nhập cư thường thành công hơn con cái người bản xứ, và con cái của các sắc dân Bắc Phi lại thua kém hơn. Tại Israel, con cái của người Nga nhập cư thường thành công hơn người bản xứ, trong khi con cái của những người nhập cư từ Ethiopia lại thua kém hơn. Tại Canada, con cái người Trung Hoa và người Ấn Độ thường thành công hơn con cái dân bản xứ, trong khi con cái của dân nhập cư từ vùng Ca-ri-bê và châu Mỹ La tinh lại thua kém hơn. Phần lớn sự chênh lệnh trong mức độ thành công này có thể được giải thích bằng thành phần giai cấp và quá trình đào tạo khác nhau của các nhóm nhập cư ngay tại cố quốc của họ. Nhưng vì bản thân những cộng đồng nhập cư này đã đóng vai trò là nơi cưu mang vốn con người, những mô hình về sự thành đạt này có khả năng và vẫn còn tồn tại qua thời gian và không gian.
Trong trường hợp Hoa Kỳ, chính sách di trú của nước này đã đóng một một vai trò thậm chí còn lớn hơn trong việc làm nghiêm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, vì tính năng động kinh tế, sự cởi mở văn hóa, và địa thế của nước Mỹ có xu thế thu hút một số người tài giỏi và thông minh nhất thế giới lẫn một số người ít học nhất thế giới. Sự thể này đã nâng chóp bu của thang kinh tế lên cao và hạ phần dưới cùng xuống thấp hơn nữa.
Tại sao giáo dục không phải là một phương thuốc chữa trị mọi thứ bệnh
Sự nhìn nhận ngày càng rộng lớn về tình trạng bất bình đẳng và phân hóa giai cấp xã hội đang gia tăng tại các nước hậu công nghiệp đương nhiên đã đưa đến các cuộc thảo luận về những điều có thể thực hiện để đối phó vấn đề này. Trong bối cảnh của Hoa Kỳ, câu trả lời đến từ hầu hết mọi thành phần xã hội thật là đơn giản: giáo dục.
Một chủ đề của lập luận này tập trung vào giáo dục đại học. Theo đó, hiện nay có một khoảng cách đang gia tăng về những cơ may trong đời giữa những người tốt nghiệp đại học và những người không tốt nghiệp, và vì thế cần phải có càng nhiều người vào đại học càng tốt. Đáng tiếc là, mặc dù một tỷ lệ người Mỹ cao hơn trước đang theo đuổi bậc đại học, nhưng họ không nhất thiết học hỏi nhiều hơn. Một con số ngày càng đông đảo không đủ khả năng học tập ở bậc đại học, nhiều người phải rời ghế nhà trường trước khi hoàn tất học vị, và nhiều người khác nhận những bằng cấp chỉ phản ánh những tiêu chuẩn thấp hơn trình độ mà người ta thường cho là một bằng đại học phải có.
Trong khi đó, mức chênh lệch đáng kể nhất trong sự thành tựu ở học đường diễn ra sớm hơn bậc đại học, được biểu hiện trong tỷ lệ hoàn tất bậc trung học, và những chênh lệnh quan trọng trong thành tích học tập (giữa các giai cấp xã hội khác nhau và giữa các sắc tộc khác nhau) còn xuất hiện sớm hơn, ngay từ cấp tiểu học. Do đó, một chủ đề thứ hai của cuộc tranh luận giáo dục tập trung vào bậc tiểu học và trung học. Những phương thức chữa trị được đề xuất ở đây gồm có: cung cấp thêm tiền cho các trường học, cho phụ huynh nhiều lựa chọn hơn, kiểm tra bài vở của học sinh thường xuyên hơn, và cải thiện hiệu năng của giáo viên. Thậm chí nếu một số hoặc toàn bộ các biện pháp này là đáng mong muốn vì những lý do khác đi nữa, không một biện pháp nào chứng tỏ đã giảm bớt khoảng cách giữa các học sinh và giữa các nhóm xã hội – vì bản thân nền giáo dục chính thức ở nhà trường (official schooling) đóng một vai trò tương đối nhỏ bé trong việc tạo ra hoặc duy trì các khoảng cách thành đạt (achievement gaps).
Thật ra những khoảng cách này có nguồn gốc trong những mức vốn con người khác nhau (different levels of human capital) mà trẻ em thừa hưởng khi chúng bắt đầu đi học – điều này đã dẫn đến một chủ đề thứ ba của cuộc tranh luận giáo dục, tập trung vào việc chăm sóc tuổi thơ ấu của trẻ em sớm hơn và tích cực hơn. Những đề xuất ở đây thường dẫn đến việc đưa trẻ em ra khỏi môi trường gia đình và đặt chúng vào những bối cảnh mang tính cơ chế (institutional settings) càng dài thời gian càng tốt (như chương trình Head Start, Early Head Start /cho trẻ em đi học sớm) hay thậm chí cố gắng tái xã hội hoá toàn bộ những khu dân sinh (như trong dự án Khu vực của Trẻ em Harlem/the Harlem Children’s Zone project). Có một số trường hợp thành công riêng lẻ với những chương trình này, nhưng không ai biết chắc là chúng có thể được nhân rộng trên một qui mô lớn hơn không. Nhiều chương trình cho thấy kết quả ngắn hạn về khả năng nhận thức, nhưng hầu hết những thành quả này có xu thế mai một qua thời gian, và những thành quả còn sót lại thường là không đáng kể. Có một điều khả tín hơn là, những chương trình này giúp trẻ em trau dồi các kỹ năng không thuộc lãnh vực nhận thức (noncognitive skills [như các đức tính]) và những đặc điểm nhân cách có thể dẫn đến thành công kinh tế tương lai – nhưng với một cái giá và nỗ lực đầu tư đáng kể, vì phải sử dụng các nguồn lực được rút tỉa từ những bộ phận thành công hơn trong xã hội (và như thế làm suy yếu các nguồn lực mà họ có thể sử dụng để đầu tư) hay các nguồn lực được chuyển từ các dự án tiềm năng khác.
Vì tất cả những lý do trên, tình trạng bất bình đẳng trong các xã hội tư bản tiên tiến dường như vừa gia tăng vừa không tránh khỏi, chí ít trong giai đoạn hiện nay. Thật vậy, một trong những khám phá chắc chắn nhất của ngành nghiên cứu khoa học xã hội đương đại là, một khi sự cách biệt giữa các gia đình có lợi tức cao và những gia đình có lợi tức thấp gia tăng, thì những cách biệt trong sự thành đạt về học vấn và công ăn việc làm giữa con cái họ lại càng gia tăng hơn nữa.
Phải làm gì?
Chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn tiếp tục tạo ra những lợi ích ngoạn mục và những cơ hội ngày càng to lớn hơn cho việc tự trau dồi và phát triển bản thân. Nhưng hơn bao giờ hết, những mặt tốt của nó đang đi cùng với những mặt xấu, đặc biệt là việc gia tăng tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế. Như Marx và Engels đã nhận xét chính xác, điều làm cho chủ nghĩa tư bản khác với các hệ thống xã hội và kinh tế khác là nó “thường xuyên cách mạng hóa việc sản xuất, gây xáo trộn liên tục cho mọi tình huống xã hội, [và] mang lại tình trạng bấp bênh và dao động triền miên”.
Vào cuối thế kỷ 18, nhà nghiên cứu và thực hành môn kinh tế chính trị vĩ đại nhất nước Mỹ, Alexander Hamilton, đã có một số nhận xét sâu sắc về tính hàm hồ tất yếu (inevitable ambiguity) của chính sách công trong một thế giới đầy lực hủy diệt sáng tạo (a world of creative destruction):
Cái thân phận mà Thượng đế đã quan phòng vĩnh viễn cho con người là, mỗi điều tốt lành mà con người được thụ hưởng đều bị pha trộn với nhiều điều xấu xa, mọi suối nguồn hoan lạc là ngọn nguồn của thương đau – ngoại trừ một điều là Đức hạnh, điều tốt lành duy nhất không bị pha chế được phép tồn tại trong Thân phận hữu hạn của con người… Người làm chính trị đích thực… sẽ hỗ trợ những cơ chế và kế hoạch nàocó xu thế tạo hạnh phúc cho đồng loại, phù hợp với khuynh hướng tự nhiên của họ là gia tăng gấp bội nguồn hạnh phúc cá nhân và gia tăng các nguồn tài nguyên và sức mạnh quốc gia – cố gắng đưa vào mỗi trường hợp tất cả những thành tố có thể được sử dụng để vạch ra các biện pháp ngăn ngừa và chỉnh sửa cái ác vốn luôn luôn đi đôi với những ân sủng thế gian.
Bây giờ cũng như vào thời đó, vấn đề trước mắt chỉ là làm thế nào để duy trì những ân sủng thế gian của chủ nghĩa tư bản đồng thời vạch ra các biện pháp ngăn ngừa và chỉnh sửa đối với những điều ác vốn luôn luôn đi đôi với những ân sủng ấy.
Một liều thuốc tiềm năng để chữa trị các vấn đề bất bình đẳng và bất an kinh tế giản dị là tái phân phối lợi tức từ chóp bu xuống tận đáy của nền kinh tế. Tuy nhiên, phương thức này có hai khuyết điểm. Khuyết điểm thứ nhất là, qua thời gian, chính các thế lực đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng sẽ xác lập lại thế lực của mình; việc này đòi hỏi tái phân phối lợi tức thêm nữa, hay tái phân phối mạnh mẽ hơn. Khuyết điểm thứ hai là vào một thời điểm nào đó, việc tái phân phối lợi tức sẽ tạo ra bất mãn sâu sắc và cản trở các động cơ tăng trưởng kinh tế. Một mức độ nào đó của việc tái phân phối lợi tức thông qua đánh thuế, sau các kết toán thị trường, là điều có thể thực hiện và cần thiết, nhưng mức độ lý tưởng là bao nhiêu thì đây là vấn đề chắc chắn sẽ bị tranh cãi gay gắt, và dù con số có nhiều bao nhiêu đi nữa, việc tái phân phối lợi tức sẽ không bao giờ giải quyết được những vấn đề cơ bản.
Phương thuốc thứ hai, sử dụng chính sách chính phủ để thu hẹp khoảng cách giữa các cá nhân và giữa các nhóm xã hội bằng cách đưa chính sách ưu đãi cho những thành phần làm ăn thất bát, có lẽ còn tồi tệ hại hơn cả chính cơn bệnh. Dù bất cứ ích lợi được viện dẫn là gì đi nữa, những phần thưởng được ủy thác cho một số loại công dân nhất định chắc chắn tạo ra một cảm thức bất công trong phần còn lại của xã hội. Nghiêm trọng hơn nữa là cái giá phải trả cho những phần thưởng này nếu xét về hiệu năng kinh tế, vì theo định nghĩa, chúng sẽ đưa những cá nhân thiếu khả năng lên những địa vị mà họ sẽ không thể vươn tới nếu chỉ dựa vào tài năng của mình. Tương tự như thế, những chính sách cấm đoán việc sử dụng tiêu chuẩn tài năng (meritocratic criteria) trong giáo dục, trong việc thu dụng nhân viên, và cung cấp tín dụng – chỉ vì những tiêu chuẩn này có “tác động chênh lệch” lên số phận của nhiều cộng đồng khác nhau hoặc vì chúng làm gia tăng hậu quả bất bất bình đẳng xã hội – chắc chắn sẽ làm suy giảm phẩm chất của hệ thống giáo dục, lực lượng lao động, và cả nền kinh tế.
Một phương án chữa trị thứ ba, khuyến khích đổi mới kinh tế liên tục để làm lợi cho mọi người, có nhiều hứa hẹn hơn hai phương án trên. Sự kết hợp giữa Internet và các cách mạng điện toán hiện nay có thể được ví với việc khám phá ra điện, một khám phá đã tạo điều kiện cho gần như vô số hoạt động khác, đã chuyển hóa xã hội nói chung trong nhiều cung cách không ai tiên đoán được. Trong số những thành quả khác, Internet đã cực kỳ nhanh chóng gia tăng tốc độ của kiến thức, một yếu tố chủ yếu trong việc tăng trưởng kinh tế tư bản chủ nghĩa chí ít kể từ thế kỷ 18. Thêm vào đó, các viễn ảnh của các ngành khác dù còn nằm trong thời kỳ ấu trĩ, như công nghệ sinh học (biotechnology), sinh tin học (bioinformatics), và công nghệ nanô (nanotechnology), cũng như các viễn ảnh về tăng trưởng kinh tế tương lai và sự cải thiện đang diễn ra của đời sống con người, đều có vẻ sáng sủa một cách hợp lý. Tuy nhiên, thậm chí cả sự đổi mới liên tục lẫn sự phục hồi tăng trưởng kinh tế cũng sẽ không loại bỏ hay thậm chí giảm bớt một cách đáng kể tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế, vì sự khác biệt giữa các cá nhân, giữa các gia đình, và giữa các tập thể sẽ vẫn cứ ảnh hưởng đến sự phát triển vốn con người (human capital) và sự thành đạt nghề nghiệp.
Do đó, muốn cho chủ nghĩa tư bản tiếp tục giữ được tính chính đáng và đáp ứng được nguyện vọng của các bộ phận dân chúng nói chung – kể cả những thành phần hạ lưu và trung lưu trên nấc thang kinh tế xã hội, cũng như những thành phần thượng lưu gần chóp bu, kẻ thua cũng như người thắng – các mạng lưới an toàn do chính phủ lập ra nhằm giúp giảm bớt tình trạng bất an kinh tế, xoa dịu những nhức nhối do thất bại trong thị trường và giúp duy trì cơ hội đồng đều cho mọi người, cần phải được duy trì và được hồi sinh. Những chương trình này đã hiện hữu tại hầu hết các nước trong thế giới tư bản tiên tiến, kể cả Hoa Kỳ, và vì thế cánh Hữu cần phải chấp nhận rằng chúng đang đáp ứng một mục đích không thể thiếu và phải được duy trì chứ không nên cắt bỏ – rằng những chi phí của chính phủ về phúc lợi xã hội là một cách đối phó thích hợp với một số đặc điểm có vấn đề nội tại trong chủ nghĩa tư bản, chứ không phải là một “con quái vật” cần phải “bỏ đói”.
Tại Hoa Kỳ chẳng hạn, những biện pháp như an sinh xã hội (Social Security), bảo hiểm thất nghiệp (unemployment insurance), phiếu mua thực phẩm dành cho người nghèo (food stamps), tín chỉ giảm thuế lợi tức (the Earned Income Tax Credit), chế độ y tế cho người nghỉ hưu (Medicare), chế độ y tế cho người già hay người tàn tật (Medicaid), và việc nới rộng bảo hiểm do Đạo luật Cải tổ Y tế (the Affordable Care Act [hay Obamacare]) đã giúp đỡ và xoa dịu trước hết những người kém thành công hay không thể tham dự vào nền kinh tế hiện nay. Cắt giảm phạm vi trợ cấp của những chương trình này là một hành vi thiếu nhân ái trong khi tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế đang gia tăng. Và nếu không vì gì khác chăng nữa, thì chính tinh thần vị kỷ sáng suốt (the enlightened self-interest) của những ai đã hưởng lợi nhiều nhất trong một xã hội mang tính năng động tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ giúp họ nhận ra rằng, nếu không chịu từ bỏ một số thành quả thị trường của mình để đạt được sự ổn định xã hội và kinh tế liên tục, thì đó là một thái độ dại dột. Các chương trình phúc lợi của chính phủ cần phải cải tổ cấu trúc, nhưng cánh Hữu phải chấp nhận rằng một nhà nước phúc lợi rộng lượng hợp lý sẽ còn tồn tại mãi, và tồn tại vì những lý do hết sức hợp lý.
Về phần mình, cánh Tả cần phải tỉnh táo đối diện với thực tế là, những toan tính táo bạo nhằm xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng có thể vừa là quá tốn kém vừa là vô ích. Chính sự thành công của những nỗ lực trong quá khứ nhằm gia tăng sự bình đẳng về cơ hội – như mở rộng cánh cửa giáo dục và cấm hẳn mọi hình thức phân biệt đối xử – mang ý nghĩa là, trong các xã hội tư bản tiên tiến ngày nay, những vựa tiềm năng to lớn và riêng rẽ chưa được khai thác càng ngày càng trở nên hiếm hoi. Vì vậy, việc đưa thêm nhiều biện pháp hơn nữa để cải thiện sự bình đẳng có thể khó đạt được thành quả như các biện pháp đã sử dụng trước đây, trong khi sự tốn kém lại to lớn hơn nhiều. Và nếu những biện pháp này dẫn đến việc lấy mất nguồn lực của những thành phần xã hội có vốn con người phong phú hơn để đưa sang những thành phần thiếu loại vốn này, hoặc không đếm xỉa đến các tiêu chuẩn thành đạt và tài năng, thì chúng sẽ cản trở tính năng động và đà tăng trưởng kinh tế, vốn là nền tảng cho nhà nước phúc lợi hiện nay đứng vững.
Như vậy, thách thức đối với chính sách của chính phủ trong thế giới tư bản tiên tiến là làm thế nào để duy trì một mức độ năng động kinh tế nhằm cung ứng các lợi ích ngày càng to lớn cho tất cả mọi người, đồng thời có thể chi trả những chương trình phúc lợi xã hội cần thiết nhằm làm cho đời sống của người dân dễ thở hơn trong tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế ngày càng gia tăng. Các quốc gia khác nhau sẽ đối phó thách thức này bằng những đường lối khác nhau, vì mỗi quốc gia có những ưu tiên, những truyền thống, có diện tích, và những đặc tính dân số và kinh tế khác nhau. (Một trong những ảo tưởng của thời đại là nghĩ rằng trong vấn đề chính sách của chính phủ, các quốc gia có thể tùy tiện vay mượn mô hình của nhau.) Nhưng một khởi điểm hữu ích có lẽ là, phải từ bỏ cả loại chính trị đặc quyền đặc lợi (the politics of priviledge) lẫn loại chính trị sách động hận thù (the politics of resentment), để chấp nhận một quan điểm rõ ràng về những gì chủ nghĩa tư bản thực sự có liên quan, chứ không mang thái độ lý tưởng hóa của những người sùng bái chủ nghĩa này và thái độ phỉ báng của những người đả kích nó.
J.Z.M.
_________
Jerry Z. Muller là Giáo sư Sử học tại Catholic University of America và là tác giả cuốn The Mind and the Market: Capitalism in Western Thought (Trí tuệ và Thị trường: Chủ nghĩa Tư bản trong Tư tưởng phương Tây).
Nguồn: Jerry Z. Muller, “Capitalism and Inequality. What the Right and the Left Get Wrong”. Foreign Affairs, tháng Ba/tháng Tư 2013
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Chính trị – Xã hội

Biển Đông: Trung Quốc ‘cay đắng’ nhìn Mỹ – Nhật – Phi hợp sức (Infonet)  —Philippines phản pháo đe dọa từ TQ (VNN)   —Philippines: Nước văn minh thì không có những phát ngôn khiêu khích (GDVN)  —La Viện: Nếu các bên còn “khiêu khích” ở Biển Đông, TQ sẽ hành động?! (GDVN)
ASEAN và Trung Quốc sẽ đạt tiến bộ về Biển Đông (TTXVN)   –Việt Nam có nên duy trì án tử hình? (RFA)
‘VN phải xem lại về nhân quyền’ (BBC/nghe) – Tiến sỹ Nguyễn Quang A bình luận về tình hình nhân quyền ở Việt Nam nhân việc Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Bấm Dự luật về nhân quyền đối với Việt Nam.
Những hình ảnh lộng lẫy ở Trường Sa (VNN)  —Trung Quốc từ chối tiếp Phó tổng thống Philippines (TN)   —ASEAN tìm cách phản ứng thống nhất với Trung Quốc về Biển Đông (GDVN)   –Lính Philippines đồn trú tại Bãi Cỏ Mây, Trường Sa bị suy dinh dưỡng(GDVN)
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN có thể căng thẳng về Biển Đông   —-Philippines phân biệt nước văn minh và Trung Quốc    —Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn làm việc tại LHQ

Vụ việc tại Trịnh Nguyễn: VTV1 có biết mình đang nói gì? (Danluan)

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị 29/6/2013(Danluan)

Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng (3)(Danluan)

Hoàng Nhất Phương – Man Of Steel – Người Đàn Ông Thép (Danluan)

Bạo loạn xảy ra tại trại giam Xuân Lộc, nơi giam giữ tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức  (Danluan)

Nguyễn Văn Huy – Một sự im lặng khó hiểu   (Danluan)

Đinh Thế Hưng – Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đẳng trước pháp luật   (Danluan)


Kinh tế

Nông dân loay hoay chống đỡ những ‘cú sốc’ (VEF)   —Những nữ doanh nhân Việt lên Forbes(VEF)
Cho vay mua nhà: Vẫn chờ xác định ‘chuẩn nghèo’(VEF)   —-Nhập khẩu con dấu giả Chi cục Thuế quận Sơn Trà   -TTO
TS.Nguyễn Đức Thành: Bình ổn giá vàng thì gay lắm…(ĐV)   —Xăng thế giới giảm sâu,Việt Nam tăng để chống buôn lậu(ĐV)

Thế giới

Campuchia cấm phát sóng Đài RFA & VOA dịp bầu cử (RFA)  —-Mỹ lên án Campuchia cấm chương trình phát thanh nước ngoài-(VOA)  –RFI tăng cường phát thanh bằng tiếng Khmer tại Cam Bốt (RFI)  —Cam Bốt cấm truyền thông nước ngoài hoạt động ? (RFI)
Mỹ không e ngại Trung Quốc đầu tư tại Châu Phi(RFA)  —TT Obama và Phu nhân gặp gỡ gia đình ông Nelson Mandela(RFA)  —Mỹ cảnh báo công dân du lịch Ai Cập(RFA)  –TT Obama bị chống đối cũng như được ca ngợi tại Nam Phi-(VOA)  –Tổng thống Mỹ vinh danh Nelson Mandela (BBC)
Ngoại trưởng John Kerry kéo dài chuyến công du Trung Đông(RFA)  –Ngoại trưởng Mỹ tìm cách hồi sinh tiến trình hòa bình Trung Đông-(VOA)
Tân Cương: Hơn 100 người tấn công đồn cảnh sát ở Hotan(RFA)   —Bắc Kinh tổ chức tập trận hùng hậu tại Tân Cương (RFI)
Căng thẳng lên cao trước cuộc biểu tình tại Ai Cập-(VOA)   —Thủ tướng Anh đi thăm Afghanistan và Pakistan-(VOA)
TT Nam Triều Tiên: Có thể xây dựng một loại quan hệ mới với Bắc Triều Tiên-(VOA)
Hoa Kỳ yêu cầu Ecuador bác đơn xin tị nạn chính trị của Snowden-(VOA)   –Snowden: Mỹ nghe trộm, do thám mạng máy tính nội bộ của ngay cả EU (GDVN)
Somalia: Chiến binh al-Shabab giết 2 người sáng lập tổ chức này-(VOA)   —Quân chính phủ Syria suy yếu và tan rã? (VnM)
Kissinger: Mỹ không còn hy vọng gì trong việc lật đổ Tổng thống Syria (GDVN)   —-Nga – Trung Quốc – Iran đang “chống lưng” cho chính quyền Assad(GDVN)
Triều Tiên kéo rocket đa nòng cỡ lớn ra biên giới, Seoul vào tầm ngắm(GDVN)

Văn hóa – XH-MT-Giáo dục – Khoa học

Công nghệ giữ tươi đến 10 năm (VEF)   —-Chân dung nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2013 (VNN)
Uống cà phê để sống hay chết? (ANTĐ)   —‘Bà Tưng’ lướt sóng truyền thông (TVN)
Ranh giới giữa trơ trẽn và khát vọng sống thật  (VNN)  -Mẹ tôi, khi xem clip của “bà Tưng” đã phải thốt lên rằng “Nếu là con tao thì tao cạo đầu bôi vôi!”.
Nữ quái dùng chiêu độc, cuỗm 6 dây chuyền vàng(VNN)   —Gã trai lừa tình, trộm két bạc tiền tỷ của nhà bạn gái(VNN)  —Nỗi đau của những quý bà“sa bẫy tình’ xuyên biên giới(VNN)   —Lạ kì hóa đơn viện phí vừa xuất lại thu luôn (VNN)
Lại nhảy cầu tự tử vì giận người yêu (TN)   —Hàng trăm công nhân hỗn chiến kinh hoàng (TN)   —Liên tiếp xảy ra các vụ cháy mía (TN)
Vụ kiện ăn cắp ca khúc, Đàm Vĩnh Hưng phạm nhiều tội? (LĐ)   —Con đánh mẹ vì làm ăn thất bát(ĐV)   —-66 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới có thịt chó(ĐV)    —-Bắt nhóm dụ học sinh qua Campuchia đánh bạc(ĐV)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét