Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Bài đáng chú ý

TQ 'di dời 2 triệu người Tây Tạng'


HRW nói nhiều quan chức của Đảng Cộng sản đang trú ngụ tại các làng người Tây Tạng

Hơn hai triệu người Tây Tạng đã bị chính phủ Trung Quốc ép di dời trong bảy năm qua, báo cáo mới của Human Rights Watch cho biết.

Nhiều người, trong đó có hàng trăm nghìn người du mục, đã bị ép phải vào sống trong những "làng xã hội chủ nghĩa", tổ chức này nói.

Động thái này là bước đi mới nhất của chính phủ Trung Quốc nhằm thắt chặt sự kiểm soát chính trị đối với nguời Tây Tạng, HRW bình luận.

Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc cưỡng chế, trong bối cảnh có tin nói lệnh cấm tôn thờ Đức Dalai Lama ở một số nơi đã được nới lỏng.

Tuy nhiên BBC chưa thể xác nhận tin nói rằng các Phật tử ở vùng người Tây Tạng tại Trung Quốc được phép công khai tôn thờ vị lãnh đạo tinh thần của mình cũng như tin nói rằng họ được phép treo chân dung của ông.

Kiểm soát chặt chẽ

Hình ảnh từ Google Earth được HRW công bố dường như cho thấy sự phá hủy hàng loạt nhà cửa và thay vào đó bởi từng hàng nhà mới.

"Chính phủ đã bắt đầu cử những đoàn quan chức trong Đảng Cộng sản đến từng ngôi làng thuộc Khu Tự trị Tây Tạng," ông Nicholas Bequelin, nhà nghiên cứu về Châu Á của HRW giải thích.

"Những người được cử đến các ngôi làng này đã được chỉ đạo để sống chung với dân làng và theo dõi quan điểm chính trị của họ nhằm xác định ra những người nào bị nghi không trung thành với Đảng hoặc chính phủ."

Chính phủ Trung Quốc đã liên tục nhấn mạnh rằng việc đổ hàng tỷ đôla vào Tây Tạng là để thúc đẩy kinh tế và cải thiện đời sống nơi này.

Tuy nhiên, xung đột vẫn ở mức độ rất cao. Trong vòng bốn năm qua, ít nhất 117 người Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối sự cai trị của chính quyền Trung Quốc, trong đó có 90 trường hợp tử vong.

Nhiều người Tây Tạng phẫn nộ trước việc di dân của người Hán vào đất Tây Tạng và sự hạn chế tự do tôn giáo của Đảng Cộng sản.

Đáp lại điều này, chính phủ Trung Quốc đã tăng cường giám sát toàn bộ cao nguyên Tây Tạng. Tại các thành phố, nhà cầm quyền có dấu hiệu đang theo dõi chặt chẽ những người có khả năng gây phiền toái bằng cách chia nhỏ các khu dân cư dọc theo hệ thống mạng lưới.

Hệ thống an ninh mới này được thiết lập để theo dõi chặt chẽ diễn biến trên đường phố nhằm ngăn chặn sự lặp lại những cuộc biểu tình quy mô lớn ở thủ phủ Lhasa hồi tháng Ba năm 2008.

Thêm vào đó, theo báo cáo, khoảng 300 nghìn người du mục đã bị di dời và bắt định cư từ đầu thập niên 2000. Cũng có tin nói nhà cầm quyền công bố ý định muốn bắt thêm 113 nghìn người nữa định cư vào cuối năm 2013.


Các khu làng Tây Tạng trước và sau khi tái xây dựng

Tự do thờ phụng?

Trong một diễn biến khác, một số Phật tử ở Tây Tạng nói giờ đây họ được công khai thờ phụng vị lãnh đạo tinh thần đang sống lưu vong, Đức Dalai Lama, theo đài RFA.

Trong một động thái nhằm thử nghiệm sự thay đổi trong chính sách, một số ngôi đền đã được phép treo chân dung của Đức Dalai Lama và không ai được phép chỉ trích ông.

Phật tử Tây Tạng được phép tôn thờ vị lãnh đạo tinh thần của mình chỉ với ý nghĩa tôn giáo, không phải chính trị, các nguồn tin nói với RFA.

Nếu sự thay đổi trong chính sách này có thật, điều này có thể cho thấy sự nới lỏng đáng kể trong thái độ của Đảng Cộng sản đối với Dalai Lama.

Nhiều năm nay, nhiều quan chức cao cấp Trung Quốc đã làm các Phật tử Tây Tạng phẫn nộ vì lăng mạ Đức Dalai Lama.

Người từng là Bí thư Tây Tạng cho đến năm 2011, Trương Khánh Lê, từng gọi vị tu sĩ là "con chó sói trong áo nhà sư".

Tuy nhiên, không rõ có thực sự đang diễn ra thay đổi chính sách hay không.

Một số nhà phân tích cho rằng nếu đây là sự thật thì cũng chỉ vì nhà cầm quyền đã thất bại trong việc cấm thờ phụng Đức Dalai Lama cũng như việc sử dụng hình ảnh của ngài tại các đền thờ.

BBC đã liên lạc với Cục Tôn giáo Nhà nước Trung Quốc để lấy lời bình luận về sự thay đổi chính sách tuy nhiên bị từ chối.

Người phát ngôn của Chính quyền Trung ương Tây tạng, tức chính phủ Tây Tạng đang lưu vong ở Dharamshala, Ấn Độ, nói ông có nghe về việc thử nghiệm chính sách mới, nhưng không thể kiểm chứng.

"Những nguồn tin như vậy, dù có thật, cũng là tin với quy mô địa phương," ông Tashi Phuntsok, thư ký ủy ban thông tin và đối ngoại của chính phủ lưu vong Tây Tạng nói.

"Có thể một số khu vực đã tiến hành chính sách mềm mỏng hơn để ngăn những cuộc tự thiêu."

"Tôi đã đọc thấy những tin tương tự trên mạng," một nhà sư tại khu tự trị Ganzi thuộc tỉnh Tứ Xuyên nói với BBC qua điện thoại.

"Tôi không biết tin này có thật hay không. Nhưng chắc chắn điều này không xảy ra ở đây."

Một nhà sư khác ở khu Tự trị Aba, Tứ Xuyên, nơi đã diễn ra nhiều vụ tự thiêu, cho biết: "Tôi không được biết tin này. Tuy nhiên chúng tôi không thể treo hình Đức Dalai Lama trong đền thờ cũng như tôn thờ ông một cách công khai."

"Chúng tôi chỉ có thể làm điều này trong bí mật," người này nói.
(BBC)

Người Buôn Gió - Đại Vệ Chí Dị 29/6/2013

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 68.
Bấy giờ bên ngoài bể khơi, quân Tề hàng ngày ra sức cũng cố chiến lũy, xây hào, dựng thành ở những đảo chúng chiếm được của nước Vệ.
Nhà Sản họp bàn về việc luyện quân. Có ý nói phải tăng cường huấn luyện thủy chiến, mua sắm tàu lớn để đối phó với kẻ địch bên ngoài, nâng cao sức chiến đấu của binh sĩ trong trường hợp phải đối phó với ngoại xâm. Những điều này phải đưa vào giáo trình giảng dạy gấp rút phổ biến thực hành trong toàn quân.
Ý kiến ấy đưa ra, nhiều quan lại băn khoăn, có người nói.
- Chúng ta theo đạo Lý Ninh, Người ấy nói rằng muốn giữ đạo thì phải đề phòng kẻ địch trong nước chứ không phải là ngoài nước. Người đã dạy rằng "bất cứ cuộc nội chiến nào cũng tàn khốc hơn ngoại chiến". Làm sáng tỏ điểm này, trường lý luận cao cấp của nhà Sản ta đã công phu nghiên cứu chỉ ra rằng. Nội chiến bắt nguồn từ nhân dân. Bởi vậy lúc này nên chăng quân ta tập huấn đối phó với những tình huống phức tạp đông người lợi dụng danh nghĩa đòi đất để ý đồ gây nội chiến, đó là đường lối quân sự đúng đắn và phù hợp với thực tiễn hơn cả.
Quan khác nói.
- Tề dẫu sao cũng là anh em với triều đình ta, có thế nào cũng muốn nhà Sản ta trường tồn cai trị nước Vệ. Giờ huấn luyện quân lính tập trận đối ngoại há là khiến họ hoài nghi lòng trung thành của ta, như thế chúng ta đánh mất "niềm tin chiến lược" với thiên triều. Nay mai dân chúng can qua, nhà Sản biết chạy sang đâu cậy nhờ binh mã dẹp loạn.
Vệ Kính Vương phán.
- Chuyện chủ quyền phải gắn với chuyện tồn vong của nhà Sản. Nếu vì chủ quyền mà nhà Sản ta suy vong thì điều ấy có nên không?. Các quan lại có ngồi trong biệt thự, đi xe tứ mã, hưởng của ngon vật lạ trong thiên hạ. Vợ con đề huề nhung lụa được nữa không?
Các quan không ai nói gì, người nào người ấy quay sang nhìn nhau dò hỏi ý kiến. Thấy ai cũng béo tốt, mỡ màng do tẩm bổ nhiều chất quý báu trong thiên hạ, da dẻ đỏ au, trơn láng. Tất cả vì thế im lặng.
Vương lại hỏi.
- Thế giờ mất đảo, liệu những thứ các ngươi đang có trong nhà, có mất theo ngay không?
Các quan lại đồng thanh đáp.
- Dạ thưa không.
Vương nói.
- Người quân tử bỏ cái mối lợi trước mắt, đang hưởng để lo đến những cái xa vời, không thiết thực đến bản thân,. Loại như thế liệu có đáng làm quan cai trị thiên hạ không? Liệu có gọi là giữ vững lập trường không?
Các quan nhất loạt đáp.
- Dạ thưa không.
Vương dạy.
- Thế nên nói chuyện biển đảo, không chỉ là biển đảo mà thôi,trong chuyện biển đảo còn có những thứ khác, nói chuyện về chủ quyền biển đảo thì cũng phải cân nhắc đến chủ quyền nhà cửa, biệt thự, trang trại, tài sản... con cái, thậm chí xa hơn còn là cháu chắt nhà các ngươi nữa. Lúc này bàn chuyện huấn luyện quân lính về giáo trình đối phó với ngoại xâm liệu có đẻ ra cho các người thêm nhà cửa,thêm tài sản không mà bàn. Nếu không có nhà cửa, tài sản, tiền bạc thì liệu ai trong các quan lại ở đây còn mong muốn phụng sự triều đình?
Các quan nín thinh.
Vương tiếp.
- Nay nhà Tề, đối với chúng ta trước kia có xung đột nhỏ, có thể sau này có xung đột nhỏ hơn. Nhưng phải khẳng định một điều là chúng ta mang ơn của Tề rất lớn, trước kia Tề giúp ta giữ nước, nay vẫn giúp ta giữ vững cơ đồ nhà Sản. Không nên có những quan điểm gây nghi ngờ, chia rẽ lòng trung thành, biết ơn của chúng ta với Tề quốc vào lúc này, để kẻ thù bên trong lợi dụng làm loạn.
Vương ra lệnh cho triều đình tiếp tục sách lược cho quân lính tập huấn với chủ trương phòng ngừa đám đông nhân dân lợi dụng oan khuất để tụ tập đông người gây biến loạn.
Lại nói chuyện khi ấy, tể tướng Bạo đi hội các sứ bên Thượng La ngoài biên giới Vệ. Bạo hô hào kêu gọi các nước mạnh mẽ quan tâm tới tình trạng phức tạp ngoài biển Vệ, hàm ý nói cho thiên hạ biết mọi chuyện ấy đều do Tề chủ tâm gây ra cả. Bạo nói nhu, nói cương, nói đế quốc này, cường quốc nọ phải tham gia vào giữ an ninh chung ngoài biển Vệ. Lời nói có nhiều ý khiến sứ Tề ở đó không bằng lòng.
Lúc trở về nước, Bạo nhận được một số lời khen. Chưa kịp phổng mũi thì bật ngã ngửa người nghe tin Vệ Kính Vương đã phái Thừa tướng Năm Trừ đi sứ sang Tề. Bạo thất kinh, đóng cửa phòng ngừa, nghe ngóng tin tức, toan tính đối phó. Từ lúc đi sứ Thượng La về Bạo chột dạ không xuất hiện xử lý việc lớn trong nước.
Thiên hạ đồn Thừa Tường Năm Trừ bấy lâu thấy Tể tướng Bạo khuynh loát thiên hạ, mọi nguồn tài vật đều nắm trong tay, thế lực nghiêng nước, nghiêng thành. Thừa tướng muốn trừ cái họa ngày càng lớn ấy, ngặt vì chức Thừa tướng nhà Sản hữu danh, vô thực. Nên Năm Trừ cậy nhờ vào Vệ Kinh Vương cũng mưu trừ bớt thế lực của Bạo, năm lần bày lượt công kích, thế của Bạo cũng giảm bớt đôi phần. Nhưng cũng chẳng ăn thua. Vệ Kính Vương gọi Thừa tướng vào bàn chuyện, Vương tính.
- Nay trong nước không đủ lực trừ được hắn, chi bằng ngươi đi sứ sang Tề. Nhân lúc hắn mất lòng Tề ở Thượng La này, người có cơ hội mà mượn lực bên ngoài mà trừ hắn.
Thừa tướng Năm Trừ tỏ vẻ băn khoăn.
- Tề như con sói đói mồi, sang cầu cạnh, dâng bao nhiêu quà cho đủ, khéo lại mang tội bán nước.
Vệ Kính Vương cười khà khà.
- Ngươi chớ lo, cái chuyện biển đảo là mối bận tâm lớn của ta với Tề còn có một chuyện khác ở trong rất quan trọng. Đó là Tề muốn tiến xuống phía Nam xưng bá, phải có đường đi để áp lực. Đường ấy tất phải qua bể Đông. Cho nên Tề muốn chiếm biển Đông có hai ý chiến lược của họ, chiếm hữu lâu dài khai thác tài nguyên và lấy đường đi bành trướng phía Nam.
Thừa Tướng Năm Trừ à một tiếng kinh ngạc, thán phục Vương.
- Vương thật anh minh, biết rõ thâm ý của họ.
Vương điềm đạm nói.
- Chả phải, chuyện này có từ mấy đời trước rồi, bí mật này chỉ có ai ngồi ngai vàng nhà Sản mới được biết. Từ khi nhà Sản đánh xong nhà Hòa ở phương Nam nhất thống nước Vệ về một mối. Tề đã có ý muốn nước Vệ ta như một con dốc mà đỉnh dốc hướng về Tề. Khi Tề tiến quân thì thuận lợi, nhưng khi kẻ khác muốn tiến về Tề từ nước Vệ thì lại rất khó khăn. Đại ý nhà Tề muốn Vệ là bức tường, phên dậu che chắc cho Tề khi Tề thủ, làm bàn đạp cho Tề khi Tề công. Nhưng Vương nhà Sản lúc đó là Xuẩn không chấp nhận. Hai nước mới xảy ra binh đao. Sau này đặt lại quan hệ quần thần, Vương khác nên ngôi thuận lòng trời, theo ý đó, cho nên mọi chuyện diễn ra lớp lang lần lượt từ từ đến giờ Tề đã khá vững chãi ngoài biển là vậy. Cũng nhờ vậy mà chính sự nước ta ổn định suốt vài chục năm qua. Mọi âm mưu biến loạn trong nước Vệ đều nhờ kỹ thuật, sách lược của người Tề mà chúng ta phá được cả.
Năm Trừ hỏi.
- Vậy thần đi chuyến này sẽ thế nào?
Vương cười khà khà, mái đầu bạc rung rinh, đôi mắt nheo lại rất nhân từ và độ lượng, ngài ần cần nói như chia sẻ nỗi lòng với bạn bè.
- Người chỉ cần làm sao để Tề hiểu, nước Vệ sẵn sàng giúp Tề có đường tiến xuống phía Nam, còn chuyện sở hữu biển cứ nói giờ lòng dân Vệ còn chưa dẹp yên, dù Vệ đã ra sức bắt nhiều đứa nho sĩ ghét Tề, nhưng dư âm còn sục sôi lắm. Xin cứ gác lại bàn sau.
Thừa tướng Năm Trừ đi sứ, ký với Tề hai nước hợp tác tuần tra trên biển Vệ. Chuyện chủ quyền biển đảo trong tay Tề đang nắm y rằng không được nhắc tới. Tề Vương Tạp Cặn cũng tạm thấy hài lòng hứa hẹn sẽ nâng đỡ nhiều sau này. Năm Trừ về nước vài hôm, ra thông báo đe dọa sẽ còn bắt nhiều những "luồng gió độc" về thông tin, ý nói những nho sĩ, kẻ sĩ dám bàn truyện không đúng với đường lối chủ trương triều đình.
Người diễn kịch ở chợ có ba con rối. Ông ta lấy một cái bánh để trước mặt ba con rối, còn mình đóng vai quan tòa sói. Ba con rối tranh giành cái bánh, quan tòa sói chia bánh làm ba, rồi thủ thỉ với con rối này là phần con kia to hơn thì phải, nói xong ông ta đớp một miếng của con rối nọ, rồi lại kẻ cả phán con này to, ba con rối cứ nhìn phần bánh mà so đo, chành chọe. Cứ thế ông ta xơi gần hết, đến nỗi miếng bánh chỉ đủ chia làm hai phần. Ông ta bảo với ba con rối.
- Thế này khó chia, thôi cứ để đó bao giờ có thêm chút nữa thì chia cho dễ.
Người xem nói.
- Không đúng như trong chuyện kể, quan tòa sói ăn hết bánh cơ mà.
Người diễn kịch nói.
- Chuyện thì thế, diễn thì khác, ăn hết bánh thì lấy gì ra mai diễn tiếp vở này. Và phải còn một ít cho bọn chúng hy vọng để làm rối tiếp cho quý vị xem.
Khách qua đường chứng kiến than.
- Nước Vệ loạn rồi, vợ thông dâm em chồng để giết chồng xong ân ái ngay trên giường, kẻ buồn đời thấy trẻ con ba tuổi ngoài đường rút dao đâm giải sầu, quan lại nhận hối lộ do rối loạn cảm xúc, công sai hiếp dâm cũng do rối loạn cảm xúc... giờ bọn diễn kịch dạo cũng diễn những vở quái gở. Hay cũng là rối loạn cảm xúc mà diễn vậy chăng?
Nói xong nhìn lại mấy con rối, giật mình thấy có con tóc bạc, con mắt lươn, con cười nửa miệng. Vội rụng rời chân tay, rảo bước như chạy trốn khỏi chợ.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam chả giống ai!

 Tổng Bí thư: “Chia ba mức tín nhiệm không phải là thủ thuật”
(Dân trí) - Trước những băn khoăn của cử tri vì sao lấy phiếu tín nhiệm lại chia làm ba loại tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, đây không phải là thủ thuật hay tính toán không trong sáng để cuối cùng hòa cả làng…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Ba Đình
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Ba Đình
Ngày 28/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số một, thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Ba Đình báo cáo kết quả kỳ họp thứ V Quốc hội khóa XIII. Nội dung trao đổi ý kiến của 12 cử tri phần lớn tập trung đánh giá kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Vì sao không sử dụng hai loại phiếu cho ngắn gọn?
Mở đầu phần trao đổi ý kiến, cử tri Võ Trọng Hốt (phường Trúc Bạch) cho rằng, kỳ họp Quốc hội vừa qua thể hiện tính dân chủ cao. Điều đó được minh chứng rất rõ qua việc Quốc hội đã lấy phiếu tính nhiệm 47 chức danh do mình bầu hoặc phê chuẩn. Điều quan trọng hơn nữa là kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố công khai. “Điều này chắc chắn sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm toàn diện hơn đối với các vị đã được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn vào vị trí lãnh đạo đất nước”, cử tri Hốt đánh giá.
Cử tri Trần Toại (phường Cống Vị) nhận thấy, trong đợt lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, số thành viên Chính phủ có phiếu tín nhiệm thấp đều ở những bộ, ngành rất quan trọng như ngân hàng, giáo dục, y tế, xây dựng… Ông Toại thẳng thắn đề nghị Tổng Bí thư và Quốc hội đánh giá chất lượng bộ máy Hành pháp hiện nay và vì sao tất cả những bộ, ngành lớn lại có phiếu tín nhiệm thấp? Đến nay Quốc hội đã phân tích nguyên nhân những vị trí có phiếu tín nhiệm thấp hay chưa, liệu có phải do năng lực, đạo đức hay do các nguyên nhân khác? Vì theo ông Toại có làm như vậy mới đưa ra được biện pháp giúp họ nâng cao mức tín nhiệm trong đợt lấy phiếu tiếp theo.
Kỳ họp Quốc hội vừa qua có sự tiến bộ rất nhiều là cảm nhận của cử tri Lương Quân Ngọc (phường Trung Trực). Tuy nhiên, điều ông Ngọc còn băn khoăn là tại sao lấy phiếu tín nhiệm lại phân ra làm ba loại tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. “Tôi cho rằng lần sau lấy phiếu tín nhiệm chỉ cần đánh giá được hay không được chứ không nên phân làm ba loại nữa!”, ông Ngọc nêu.
Theo cử tri Nguyễn Hữu Thứ, nhân dân rất mừng vì Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh do mình bầu hoặc phê chuẩn. Vì theo ông Thứ có làm như vậy lãnh đạo ở các vị trí chủ chốt mới biết được tín nhiệm của cử tri, đại biểu dành cho mình. Nhưng cũng như ông Ngọc, ông Thứ cũng băn khoăn việc lấy phiếu tín nhiệm chia làm ba loại. “Nay Quốc hội sử dụng hai công đoạn (hai loại phiếu) cho ngắn gọn được không”, ông Thứ đề nghị.
Theo cử tri Trương Đức Ngãi (phường Cống Vị), các chức danh có phiếu tín nhiệm thấp là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với hệ thống lãnh đạo cấp trên. Ngoài ra, ông Ngãi đề nghị thời gian tới cho cử tri thể hiện sự tín nhiệm đối với đại biểu Quốc hội do mình bầu ra. Lý do cử tri Ngãi đưa ra là vì ông biết không ít đại biểu Quốc hội khi ứng cử thì rất hăng hái, hứa thật nhiều nhưng khi trúng cử thì thờ ơ với công việc.
Cái chính là cảnh tỉnh, răn đe
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích rõ từng ý kiến về lấy phiếu tín nhiệm mà cử tri quận Ba Đình quan tâm. Đầu tiên, về lấy phiếu tín nhiệm được chia làm ba loại phiếu tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, Tổng bí thư cho rằng: “Đây là sáng kiến của Việt Nam, ở các nước người ta là bỏ phiếu tín nhiệm, nói chính xác hơn là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Theo Nghị quyết Trung ương 4 chúng ta là lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm. Lấy phiếu tín nhiệm là thăm dò tín nhiệm, cũng là một cách để xem anh làm việc đã được lòng dân chưa, được lòng cử tri chưa, được lòng đại biểu Quốc hội hay chưa. Ở đây không phải chỉ có Quốc hội mà các cơ quan Đảng cũng phải lấy phiếu tín nhiệm để anh kịp thời chấn chính lại mình nếu phiếu tín nhiệm chưa được cao hoặc thấp. Đó cũng là sự cảnh tỉnh, cảnh cáo, răn đen nhắc nhở”.
Tổng Bí thư cho biết, ngay cả trong quá trình thảo luận ở Quốc hội cũng vẫn có ý kiến nên chia làm hai loại một là tín nhiệm hai là không tín nhiệm. Nhưng khi bỏ phiếu các đại biểu đã chọn ba loại. “Đây không phải là thủ thuật hay tính toán không trong sáng để cuối cùng hòa cả làng. Thực ra, đây là thăm dò tín nhiệm và là một kênh để góp phần đánh giá cán bộ chứ không phải hoàn toàn có tính chất quyết định nhưng nó rất quan trọng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Tổng Bí thư cho biết cái chính của việc lấy phiếu tín nhiệm là để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe và ngăn ngừa. Từ đó, để những vị trí có phiếu tín nhiệm thấp phải hết sức cố gắng.
Trước những băn khoăn của cử tri về những bộ ngành chủ chốt nhận được nhiều phiếu tín nhiệm thấp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, bản thân câu hỏi của cử tri đã là câu trả lời. Trong kết của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nói rõ kết quả đó là cơ bản sát với tình hình kinh tế - xã hội, tình hình đất nước hiện nay. “Điều đó cũng phản ánh đúng ngành bị dân than phiền nhiều nhất thì phiếu thấp như ngân hàng, giáo dục, y tế… Nhưng cũng có ý kiến cho rằng mấy lĩnh vực đó khó quá, quay kiểu nào, cựa kiểu nào cũng vướng thế này thế khác”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Trước các cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, thời điểm lần đầu tiên Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm nhiều người hết sức hồi hộp. Hơn nữa, việc lấy phiếu tín nhiệm tất cả các chức danh được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn từ Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng đến các Bộ trưởng, trưởng ngành là điều hiếm có nước nào làm được cùng lúc. Sắp tới đến Trung ương Đảng cũng phải lấy phiếu tín nhiệm từ Tổng Bí thư trở xuống; các cấp ủy và HĐND cũng vậy.
Quang Phong
(Dân trí)

Nông dân Việt 'ngày càng nghèo,' 50% phải vay nợ

Ít nhất, phân nửa nông dân ở các vùng nông thôn Việt Nam phải đi vay nợ “để trang trải cuộc sống và sản xuất”.
Một số tờ báo tường thuật cuộc hội thảo ngày 27 tháng 6, 2013 về “Bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình” nêu ra thực trạng của cuộc sống nông dân Việt Nam.
Theo những gì được nêu ra, 50% các gia đình nông dân phải vay trung bình 50 triệu đồng một năm, phần lớn từ anh em, chòm xóm còn chỉ có 13% là tiếp cận được nguồn tín dụng của hệ thống ngân hàng, báo Tuổi Trẻ kể lại.
Những ngôi nhà sàn ọp ẹp không cửa của các gia đình nông dân ở Đất Mũi, nơi tận cùng của nước Việt Nam ở mũi Cà Mau. Hàng chục ngàn người dân chốn này và các vùng quê nghèo đói khác đã bỏ nhà, giắt nhau lên các khu công nghệ kiếm việc làm sống lây lất. (Hình: Lao Động)
Về diện tích đất thì “bình quân mỗi hộ dân chỉ còn (trung bình) 7,000m² đất sản xuất và rất manh mún, khi bình quân mỗi hộ có đến gần năm mảnh ruộng...”. Trong khi đó “Tính trung bình, hiện nay người dân nông thôn đạt mức thu nhập khoảng 22 triệu đồng/người/năm (2012).”
Những con số vừa nêu trên có bao nhiêu phần sát với sự thật từ một cuộc nghiên cứu của nhà cầm quyền?
Nếu dựa vào lời than thở của nhiều nông dân và các chuyên viên nông nghiệp thường được viện dẫn trên các mặt báo trong nước thì thấy không ăn khớp.
Theo ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính Sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn, 61% hộ nông dân chỉ có dưới 0.5 ha đất. Khoảng 32% họ nông dân có từ 0.5ha đến 3 ha đất, báo SGTT ngày 26 tháng 6, 2013. Thật ra, đa số nông dân có diện tích đất canh tác “chỉ khoảng 3 tới 5 sào”. Các tỉnh đông dân miền bắc thì diện tích đất chia cho đầu người có thể còn nhỏ hơn nữa.
Theo thống kê của Tổng Cục Thống Kê CSVN được báo Đất Việt nêu ra ngày 15 tháng 3, 2013, trong số những người nghèo nhất nước thì “có tới 83% lao động làm nông”.
Chính vì làm ruộng không đủ ăn, chưa kể thiên tai dịch bệnh làm cho thiếu đói triền miên, hàng triệu nông dân đã phải lên các khu công nghệ ở thành phố, làm mướn kiếm cơm qua ngày.
Những ngày đầu Tháng 6, báo Lao Động có một loạt ký sự kể về người nông dân vùng “Đất Mũi”, vùng địa đầu tận cùng của nước Việt Nam. Vì quá đói khổ, hàng chục ngàn người dân nơi đây đã bỏ nhà trống, giắt nhau tới Bình Dương hoặc những khu kỹ nghệ, sản xuât ở các thành phố khác kiếm sống. Tờ báo mô tả các cay cực của những gia đình nông dân này từ vùng Đất Mũi, hoặc cả nông dân của các miền quê khác, đến khu công nghệ ở Bình Dương, Đồng Nai, Sài Gòn.
Ngày 24 tháng 6, 2013 tờ Tiền Phong có một ký sự tường thuật lời than thở của nông dân Huỳnh Kim Hải ở thị trấn Sa Rài, thuộc huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.
Ông Hải có tới 8 ha ruộng, chắc chắn không thể nào coi là “hộ nghèo” trong cách xếp hạng xã hội của nhà cầm quyền CSVN. Cái may mắn của ông là có thể vay được nợ ngân hàng nhưng ông cho biết ông phải vay nợ triền miên. Giá lúa bán ra cứ năm sau rẻ hơn năm trước trong khi chi phí “đầu vào” từ phân bón, thuốc trừ sâu mỗi ngày một tăng cao. Không thấy bài báo nêu ra nhiều loại “phí với thuế” mà nông dân phải nộp, không thể thiếu.
Ông nông dân loại “giàu” Huỳnh Kim hải than rằng như hai vụ lúa vừa qua, gia đình ông gồm 5 lao động, đổ đồng “một tháng mỗi người thu nhập chỉ có 733,000 đồng”. Như vậy, thấp hơn cái mức lương chết đói 1.5 triệu đồng/tháng của các công nhân tại các khu công nghệ.
“Hiện tôi vay ngân hàng làm lúa vụ này 100 triệu đồng, lãi suất 1% một tháng. Nông dân ai cũng phải vay ngân hàng cả, nên bán lúa xong trả nợ tiền vay là sạch trơn lại phải vay tiếp, số tiền mỗi năm mỗi tăng.”
Vì vậy, ông cho hay ông có thể phải bán bớt ruộng, lấy tiền cho các con học lấy một nghề mà sống chứ không muốn chúng tiếp tục kiếp trâu cày như cha mẹ chúng.
Một nông dân “giàu” từng là một kỹ sư cơ khí về làm nông dân như ông Huỳnh Kim Hải phải than thở như thế, dù có 8 ha đất, làm sao trung bình nông dân Việt Nam 'đạt mức thu nhập khoảng 22 triệu đồng/năm/người” như cái báo cáo đọc ở hội thảo “Bức tranh nông thôn, nông dân VN nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình”?
Cũng trên bài báo của tờ Tiền Phong, ông Huỳnh Kim Hải chỉ trích chính sách thu mua của đám quốc doanh CSVN độc quyền lúa gạo là “kinh doanh kiểu chụp dựt, buôn chuyến” chỉ ép nông dân bán rẻ khi có hợp đồng mà kiếm lời, bất chấp quyền lợi của những kẻ đã sản xuất ra lúa gạo.
Hồi đầu năm, ông Võ Tòng Xuân, một chuyên gia lúa gạo hàng đầu của Việt Nam từng phải than trên tờ Tuần Việt Nam là “Người ta hay lấy các lý do này lý do kia để giữ lợi ích cục bộ. Chứ nếu xác định lợi ích tối thượng là lợi ích quốc gia và lợi ích của nông dân, lực lượng chiếm gần 70% dân số của nước ta” thì không để nông dân “càng làm càng lỗ”.
Khoảng 70% dân số Việt Nam vẫn còn sống ở các khu vực nông thôn. Nhà cầm quyền Hà Nội từ nhiều năm trước từng đưa ra chính sách “tam nông” (nông nghiệp – nông thôn – nông dân) nhằm hậu thuẫn cho giới nông dân. Nông dân không hề được hưởng gì từ cái chính sách này, ngoài sự bóc lột tái diễn sau mỗi mùa lúa
(Người Việt)

Đồ Sơn: Ai mua nhan sắc, ai bán phấn hương?

Cặp mắt trắng đục như miếng thịt đông của gã nhìn lên một dãy phòng nghỉ ở phía đối diện. Tại đó, trên những chiếc giường quá hẹp cho sự hoang dại có đống chăn đệm lộn xộn và những nút buộc thắt bằng da thịt.
Người có vẻ như thủ lĩnh của nhóm hất đầu nói với chủ quán: “Có hàng tuyển không?”. Chủ quán liếc cái máy ảnh bên cạnh anh ta (mấy ngày nay báo chí nói về Đồ Sơn hơi bị nhiều) rồi trả lời bằng cái giọng ngọt ngào giả tạo và đầy ngờ vực, như vẻ mặt con mèo già đang gầm gừ ở góc bếp: “Dạ, chỉ có con này thôi ạ!”. Thấy cô tiếp viên hơi thở vẫn còn mùi hành, anh chàng bé nhỏ kêu lên: “Đại ca! Mình vào khu 3. Đồ Sơn có thiếu gì em!”.
Ai đi bán dâm?
Mặt trời vừa lặn, khép mí mắt của đêm tối, hàng chục cô gái với những bộ ngực khiêu khích, cặp mông to tròn, phục sức cám dỗ lộ liễu - bố cục hoàn chỉnh của bức tranh cô gái điếm hạng hai - lại đổ ra con phố dài hơn 200 mét nằm trong khu tập thể Bộ Xây dựng tại phường Vạn Hương của quận Đồ Sơn. Có thể nhận ngay ra họ, bởi những cặp môi tô son đỏ chót như một vết thương đẫm máu nằm ngay giữa mặt và nhờ vào bộ mặt được trát phấn quá dày. Họ mời chào khách qua đường bằng cách thích thú nghiêng nửa thân trên để phô hai miếng mồi nhử cái nhìn hâm mộ đầy sống sượng của đàn ông, hay họ chấp chới hàng mi, mỉm cười ngây thơ như một nữ sinh trung học.
Nụ cười của họ không phân biệt giữa người cao và người thấp, người béo và người gầy, chúng chỉ khác nhau giữa người giàu với người nghèo. Thế nhưng khi bạn đi khuất, họ cũng sẽ không thương tiếc quất vào nhau những từ ngữ được sinh ra từ các xóm liều. Đôi khi họ cất tiếng hát bằng cái giọng buồn và rè vì thức đêm nhiều. Không biết họ moi đâu ra những bài hát nghe lạ lắm (chắc lời bài hát bị “chế”). Trong các bài hát của họ có sự ham muốn nóng bỏng của người đàn bà và những vết cắn điên rồ của người đàn ông, có lời than thở ai cũng đến lúc phải biến mất khỏi cõi đời, đừng để tội lỗi đáng chết nhất là nỗi buồn làm mình héo hon, mòn mỏi. Nó nhắc nhở rằng trên đại dương, có bãi biển nào hạnh phúc hơn là Đồ Sơn (?!).
Thấy họ hát “Anh đã yêu một nàng thiếu nữ” chứ không phải “Anh đã yêu một làng thiếu nữ”, tôi biết họ không phải người Hải Phòng, vì họ không bị lẫn lộn giữa l và n. Nhờ người quản lý - một gã hình thức đen thui - kể toang toác về các cô, tự hào như chính gã đã ấp cho họ nở ra vậy, tôi biết cô Lan là người Thái Nguyên, cô Tuyết - Bắc Cạn, cô Huệ - Lạng Sơn… Thế nhưng bạn chớ vội tin. Đó là nickname của họ ở Đồ Sơn thôi. Tên thực của họ hiền lành hơn nhiều: 90% là Mơ, Đào, Mận! Họ mang từ trên rừng về cái bẫy đàn ông là bộ ngực lớn và cái eo như vừa nắm được trong hai bàn tay. Họ thường kể những câu chuyện bi thảm về gia đình, cuộc đời họ.
Thật khó phân biệt đâu là that-giả, vì chúng giống nhau như những hạt lạc trong một củ lạc. Vẫn cái môtíp cổ điển: Bố mẹ ốm nặng, chồng bỏ (hoặc chết), để lại con thơ. Đôi khi các câu chuyện có vị mặn của giọt nước mắt về nỗi cực nhục trong nghề buôn phấn bán hương khi gặp phải những ông chủ nghiệt ngã, tham lam hay thói bạo dâm của các khách hàng, những kẻ khinh bỉ các biện pháp để quan hệ tình dục an toàn. “Họ có tiền mà!” - các cô nói trong nghẹn ngào. Thế nhưng, hỏi rằng đã có cô nào dũng cảm bỏ chốn thanh lâu, trở về quê cũ, mỗi sáng chủ nhật mang gà lên chợ huyện bán, lấy anh hàng xóm cục mịch như bức tường đất làm chồng, và đẻ ra một lũ con hay chưa (?), thì các cô đều lảng tránh.
Cuộc sống nhàn hạ, ăn trắng mặc trơn, mưa không đến mặt nắng không đến đầu, kiếm tiền lại nhanh như đi tàu điện, có sức hấp dẫn nhiều cô gái trẻ nông nổi. Họ bỏ việc ở công ty may mặc, công ty da giày, tự nguyện chuyển nghề làm gái. Vĩnh biệt đồng lương một tháng 2 triệu! Để rồi mỗi lần về quê cưỡi xe tay ga, mặt hoa da phấn, cổ đeo dây chuyền 5 chỉ do một người tình mua tặng để chứng tỏ cái trọng lượng tình yêu của gã, thỉnh thoảng dúi cho bố mẹ 5 - 10 triệu đồng, chắc hãnh diện hơn đứa bạn cùng xóm người gầy tong teo như quả đậu đũa vì thiếu ăn và tháng ngày triền miên làm việc thêm giờ ở các công ty da giày, về quê đi xe đạp tàng, đeo một chiếc túi nhẹ tênh đựng mấy gói bánh rẻ tiền làm quà cho lũ em đang đi học. Còn nỗi đau đớn, xấu hổ thân xác thì được phòng the và bóng tối che lấp hộ, bố mẹ họ hàng làm sao biết được!
Thực lòng tôi cũng không hiểu họ có cảm nhận nỗi xấu hổ thân xác hay không, vì thấy họ cứ nói cười thoải mái, vô tư, có cô còn ngây thơ trong vắt nữa, bởi cô nhổ lông mày một bên nhiều quá, nên trông một bên lúc nào cô cũng như đang ngạc nhiên, chứ không phải cô cố đóng giả nai.
Ở giữa đám đông, họ giống như con cá vàng thả trong bể nước, cứ thản nhiên lạnh lùng bơi, không thèm để ý đến sự tò mò của đống đàn ông đang trố mắt nhìn. Họ rất nhanh chóng thích nghi với lối sống họ tự chọn. Đồ Sơn ngày nay, những cô gái bị cưỡng bức bằng vũ lực để bán dâm chỉ còn có trong tờ báo lá cải. Tú ông bây giờ đã có kiến thức pháp luật để biết kinh doanh những cô này rất nguy hiểm, vào tù như chơi. Họ thích các cô coi bán dâm là một nghề.
Thời đại acòng cũng làm thay đổi rất nhiều hình ảnh cô gái bán dâm. Có thừa thời gian không để làm gì, trong tay lại sẵn có iPhone 4, iPhone 5, họ rất chịu khó nhắn tin, lướt web và xem tivi. Họ thích nhất phim “Người đàn bà đẹp” vì ở đó có cô điếm lấy được anh chồng tỉ phú. Họ vẫn có người yêu họ, nhiều người hai buổi đưa đón các cô đi làm. Tôi nói chuyện với một người, anh ta hạnh phúc như bao kẻ tình nhân khác. Nhờ chịu vào mạng, họ bắt đầu biết những chuyện mà các đàn chị của họ không hề quan tâm: Chăm sóc sức khỏe, tình dục an toàn, kiến thức pháp luật và cả đời sống xã hội. Để cứu “sự nghiệp” đừng bị chấm dứt trước khi có đủ tiền mua nhà, lấy chồng, đẻ con, họ biết rắc ít kiến thức lên cái nhan sắc làm bẫy đàn ông của họ.
Có cô đã biết học cách trang điểm giống con nhà lành để đôi cánh của nữ tính không bay đi mất. Có cô biết hỏi: “Nợ công là gì anh?”. Chắc cô này là sinh viên đi bán dâm đóng tiền học? Họ cũng vào phây (Facebook) kết bạn. Không biết ở đâu hình ảnh của họ là thật: Trên phây hay là trên giường?
Những bức ảnh về gái Đồ Sơn lan truyền trên Internet.
Ai đi mua dâm?
Bác sĩ K xoa xoa tay nói với bệnh nhân: “Tuyến tiền liệt của bác đang bắt đầu phì đại!”. Bệnh nhân là nhà thiên văn, ông hỏi bác sĩ với giọng lo lắng: “Uống thuốc gì, thưa bác sĩ?” - “Chả cần thuốc gì! Anh cứ ''quan hệ'' đều đặn là tự nó teo!”. Trời ơi! Ba mươi năm nay ông chỉ ngước lên bầu trời ngắm các vì sao, không có thời gian nhìn xuống để ngắm các cô gái đẹp. Ba mươi năm ấy, ông sống trong cái giang sơn trong trắng của đời độc thân. Bây giờ ''quan hệ'' với ai, chẳng lẽ với các vì sao? “Chẳng cần đi xa thế đâu! Ra Đồ Sơn là có ngay!” - bác sĩ nửa đùa nửa thật. Rồi một buổi tối mùa đông, Đồ Sơn biển động, gió thổi căng các đám mây sũng nước, những đàn chim biển nháo nhác ầm ỹ, người ta thấy nhà thiên văn lén lút chui tọt vào một căn nhà có những cửa sổ đóng kín nằm ngay mép biển. Ông đi chữa bệnh!
Ông C là công chức của sở T. Vợ ông là người đàn bà thông minh nên bà quá say mê bản thân mình. Thú vui của bà chưa bao giờ xuống đến bếp. Là người của công chúng, bà đi suốt ngày. Ông thường than phiền gặp vợ trên các trang bìa tạp chí nhiều hơn gặp bà ở nhà. Những lúc cô đơn, ông lại ngồi trước tủ lạnh cả đêm và chén tì tì. Ông “mất” vợ, nhưng được thêm 10 cân. Bác sĩ nói thần kinh ông có vấn đề. Nỗi buồn xua chân ông lang thang đến Đồ Sơn.
Ở ngoài bãi biển, ông gặp một người đàn ông đi du lịch cùng với vợ. Bà này đã già, da thịt nhăn nheo không khác gì tấm bản đồ địa hình mặt trăng, chẳng còn ham muốn mà vẫn nghiệt ngã, chỉ nhìn biển có một mắt, mắt kia phải thường trực theo dõi chồng, mặc dù hằng bao năm nay ông chưa bao giờ nói với gái điếm quá một từ “không!” Ông C đã giúp bạn mình thoát khỏi bà vợ luôn miệng cằn nhằn bằng cách kéo nhau lên chiếc taxi. Giống như taxi nào ở New York cũng biết đường đến quán rượu, taxi nào ở Hải Phòng cũng biết đường tới một động Đồ Sơn. Hai ông đi tìm những người đàn bà sẵn sàng cho họ những mối quan hệ không có ngày mai, không có hậu quả, chỉ để giảm stress mà thôi.
Anh T là một thầy giáo, nhờ dạy thêm mà có nhiều tiền hơn kiến thức. Anh có nhà lầu, ôtô, vợ đẹp. Anh giữ được cuộc hôn nhân nguyên vẹn không chỉ nhờ tiền mà còn bằng sự đắng cay chịu, chịu nỗi sỉ nhục mà chẳng biết nói với ai. Mỗi lần vợ anh “vừa đặt chân vào cánh đồng ham muốn thì đã nghe thấy tiếng hát thắng trận của anh ở phía bên kia cánh đồng” (G.García Márquez). Vợ anh không nói không rằng. Nhưng chẳng có sự lạnh lùng nào bằng sự lạnh lùng của người đàn bà đẹp. Từ đó, anh ra Đồ Sơn để tìm kiếm sự an ủi của những cô điếm, mà cái sự cố “chưa đi chợ đã hết tiền” của anh được họ đón nhận như là ưu điểm. Lần đầu được hôn vào môi, anh đã nhăn nhó như hôn phải con rắn chuông. Nhưng rồi thấy không chết người, mà còn làm cho tim mình ấm áp, anh trở thành khách quen của họ.
Không ai dám nhìn đểu A dù cậu mới 17 tuổi, nhưng cao 1m80 và vẫn còn tiếp tục lớn. Từ hai năm nay, A khổ sở vì những cơn mộng mị. Cậu vừa thích vừa xấu hổ. Người rủ rê A đi giải phóng những năng lượng dư thừa là D - hàng xóm của cậu. D thuộc loại người ngẫu hứng, có thể tán tỉnh bất cứ người đẹp nào anh tình cờ bắt gặp trên một bến chờ xe buýt. Anh đào hoa từ lúc mới sinh ra, như người Congo sinh ra đã đen. Một nửa cuộc đời anh lên rừng để tìm mỏ, nửa đời còn lại anh đi xuống biển để tìm đàn bà. Anh nhìn họ như nhìn thấy cái kẹo, sẵn sàng cho vào miệng để nuốt chửng.
Anh có đám bạn giống anh. Họ thường hát trong khi nhậu: “Con bò có một cái u, đàn ông một vợ còn ngu hơn bò!”. Sau đó, họ kéo nhau ra Đồ Sơn để chứng tỏ rằng họ không ngu hơn con bò. Có điều rất lạ, chị vợ anh D lại thản nhiên coi chuyện đó như khi đi qua vũng bùn thì phải nhấc chân. Chị bô bô nói: “Cho lão đổi món một tí! Lão đi với bồ mới sợ, chứ đi với điếm đến sáng lại về. Cứ vô tư đi!”. Những người giống như anh D có đủ lý do để đi Đồ Sơn: Tăng lương, mất việc, gặp xui, lấy may… Thậm chí chẳng lý do gì, anh đi theo bản năng thúc đẩy. Người chưa có vợ lại không đông bằng người đã có vợ.
Từ ngày kinh tế thị trường, Đồ Sơn còn là nơi chiêu đãi khách. Buổi tối một ngày mùa đông, có hai người đi với nhau vào động. Một người trẻ tuổi mà đầu chỉ còn vài ba cọng tóc bướng bỉnh như cây cỏ dại lon ton chạy trước. Người sau dù đi chơi gái, song vẫn giữ được dáng vẻ bệ vệ như một thống chế của Hoàng đế Pháp Napoleon. Gã quản lý ngồi sau bàn đang ủ rũ như một con ếch béo nhợt nhạt đứng bật ngay dậy. Một cái đảo mắt lén lút để nhận ra tờ 500 ngàn đồng trong tay của người trẻ tuổi. Không được phép bất lịch sự với người đã bo cho mình nhiều tiền đến thế.
Gã thầm thì nói, sẽ chọn cho sếp một em “chỗ nào đáng to thì to, chỗ nào đáng nhỏ thì nhỏ”. Ngay lập tức, một cô gái có nước da màu ánh trăng, cặp môi mòng mọng như đang hờn giận xuất hiện. Cô gái đưa sếp lên gác, còn người trẻ tuổi và gã quản lý lại ra quầy ngồi cùng với vài vị khách chờ đến lượt, chẳng ai nói chuyện với ai, trông như một đống đồ đạc cố định. Khoảng một giờ sau sếp xuống, mặt mũi phởn phơ, toàn thân vui vẻ. Người trẻ tuổi đã thanh toán mọi thứ, sếp ung dung mở cửa xe, chiếc Camry mang biển kiểm soát Hà Nội lăn bánh chạy vào Hải Phòng.
Sếp chỉ là một trong rất nhiều người Hà Nội khi xuống Hải Phòng hội họp, làm việc được dân bản địa chiêu đãi ''đặc sản'' Đồ Sơn. Vào ngày có hội chọi trâu, các động mở cửa tưng bừng, chỉ còn thiếu tấm băngrôn “Welcome to Do Son” để đón từng đoàn khách những tỉnh, thành lân cận đổ về Đồ Sơn xem chọi trâu và vẫn còn bị ám ảnh bởi cái không khí chiến đấu hừng hực của lũ trâu dại.
Đồ Sơn nổi tiếng bởi mại dâm đã đi vào trong câu thơ gần như trở thành ca dao “Không đi không biết Đồ Sơn”. Thật trơ trẽn thay cho người nào bảo Đồ Sơn không có mại dâm. A.Lincoln - cựu Tổng thống Mỹ - nói: “Dù có gọi đuôi con ngựa là chân thì con ngựa vẫn chỉ có 4 chân”. Mọi sự ngụy biện không thay đổi được bản chất, sự thật. Từ thời thượng cổ, người ta đã tìm cách để sống chung với nó, vì nó giống con quỷ trong thần thoại: Chặt một đầu sẽ mọc ra hai đầu. Rất nhiều quốc gia từ nền văn minh phương Tây (Mỹ, Anh, Pháp, Đức) đến nền văn minh phương Đông (Nhật Bản, Hàn Quốc) từ lâu coi mại dâm là một nghề. Nếu bảo họ không giữ gìn thuần phong mỹ tục, chà đạp nhân phẩm phụ nữ bằng cách công khai mại dâm, thì đấy là sự thiển cận. Ai lại không biết câu “Đàn bà, trẻ con, chó và đàn ông” được phổ biến ở phương Tây nhỉ?
Sự tràn lan của mại dâm ra khắp hang cùng ngõ hẻm Việt Nam chứng tỏ cuộc chiến đấu chống nạn mại dâm theo kiểu cũ đã thất bại. Đa số gái bán dâm ở Đồ Sơn là người tình nguyện. Họ coi mại dâm là nghề. Họ đang thay đổi rất nhiều nhờ vào… công nghệ IT. Vậy thì, đã đến lúc phải thay đổi cách quản lý họ. Nhà nước chưa cần tiền thuế đánh vào cô gái bán dâm, cũng không sợ họ là môi trường gây bệnh tật, bởi vì ngày nay ai cũng học cách tự bảo vệ mình.
Quản lý để ngăn chặn sự lây lan của nghề mại dâm mới là mục tiêu căn bản. Ngày xưa, Hà Nội có phố Khâm Thiên, Hải Phòng có quán Bà Mau - những xóm cô đầu được cấp giấy phép hành nghề công khai. Ai dám coi thường dư luận xã hội thì mới bước chân vào đó. Thế nên ngày xưa không có cái chuyện từ già đến trẻ đều đi Đồ Sơn như ngày nay. Nếu cứ mập mờ sẽ có những người đến Đồ Sơn đánh rơi quần, sau đó lại về lên bục rao giảng. Đồ Sơn lại mắc thêm tội nuôi dưỡng thói đạo đức giả!
Đêm xuống Đồ Sơn, sương mù lãng đãng tựa như hơi thở lạnh lẽo của một mảnh trăng bị mây che khuất. Tiếng biển ầm ỳ không át được tiếng huyên náo từ các quán ăn đầy những khuôn mặt đờ đẫn, đỏ ửng màu máu bốc hỏa. Một nhóm đàn ông phê phê ngồi ăn ghẹ luộc. Giữa những nụ cười nhăn nhở vì được nghe kể câu chuyện tiếu lâm tục tĩu và tiếng hát ngợi ca thành phố hoa phượng đỏ từ các cái miệng đã nhão ra vì bia rượu, có giọng ai đó: “Biển động thế này làm sao tắm được!”. Một anh chàng rất bé nhỏ ngồi sau bàn ăn chỉ nhìn thấy mỗi chỏm tóc, bật cười ha hả: “Thằng này điên à? Ai đi Đồ Sơn để mà tắm biển!”.
(Lao động)

Còn lâu mới dẹp nổi quan chức '5C'

Nhiều độc giả của báo điện tử VietnamNet cho là không thể dẹp bỏ đám quan chức ăn bám trong guồng máy công quyền CSVN chỉ vì họ đều là con ông cháu cha.
“Các bác cứ ở đó mà mơ ngủ giữa... ban ngày! Không thể tinh giản biên chế được khi mà những thành phần công chức chất lượng kém (thực sự) lại là đối tượng 5C (Con Cháu Các Cụ Cả).”
Độc giả có tên là Trần Vinh phát biểu như vậy trong phần ý kiến độc giá trên bài viết của báo điện tử VietnamNet ngày Thứ Bảy 29 Tháng Sáu có tựa đề “Còn lâu mới gạt nổi công chức cắp ô”.
Thí sinh dự kỳ thi tuyển vào làm công chức cho Bộ Nội Vụ, hồi Tháng Giêng vừa qua.(Hình: VNExpress)
Một trong những trở ngại chính yếu được độc già này nêu ra là “khó có thể lấy lý do gì mà sa thải công chức 5C khi mà năm nào cũng được nhận xét "hoàn thành công việc", "hoàn thành công việc xuất sắc",... với một loạt danh hiệu kèm theo: Lao động tiên tiến hoặc Chiến sĩ thi đua,...”
Từ đó, ông Trần Vinh nói “Các bác có thể chỉ ra được cơ quan bộ, ban, ngành nào mà biên chế "tinh giản" không, hay 100% càng ngày càng phình to ra về nhân lực!”
Các độc giả Nguyễn Anh Hoàng, Lê Quỳnh Anh, Đinh Hoàng  và nhiều người khác chỉ ra trên bài viết của VietnamNet các mánh lới mà những kẻ cầm đầu các cơ quan hay bộ ngành, xuống cho tới các tỉnh thị, của chế độ Hà Nội dùng để giữ ghế cho nhóm cán bộ “5C”.
Sa thải người giỏi, có kinh nghiệm “vì họ đủ công tác 25 năm” còn giữ lại những kẻ “yếu về chuyên môn, kém phẩm chất đạo đức, quan hệ xã hội thì không dám...”
Trước áp lực của các định chế tài trợ quốc tế muốn giúp Việt Nam xóa đói giảm nghèo, chế độ Hà Nội đã buộc phải loan báo kế hoạch “tinh giản biến chế” để tăng hiệu năng cho guồng máy hành chánh. Nhưng trên thực tế, cái cỗ máy bè đảng độc diễn ngày càng phình lớn ra.
Khi loan báo kế hoạch hơn 10 năm trước thì guồng máy hành chánh của Việt Nam có khoảng 1.5 triệu người. Nhưng hồi đầu năm nay, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra con số khoảng 2.8 triệu người, tăng gần gấp đôi.
Khi họp “Ban chỉ đạo đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” ngày 25 Tháng Giêng, ông Phúc thú nhận: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”.
Nhiều lời tố cáo thấy nêu ra trên các báo cho biết tình trạng đó xảy ra chỉ vì hai nguyên nhân chính: thu nhận bừa bãi con cháu họ hàng của những người có chức có quyền, hoặc là những người hối lộ, để vào guồng máy, để rồi có một cơ hội móc ngoặc, ăn hối lộ và tham nhũng hầu thu hồi lại cái “vốn đầu tư”.
Vụ tố cáo “chạy công chức” ở Sở Nội Vụ Hà Nội hồi cuối năm ngoái tốn 100 triệu đồng, sau nhiều điều tra lấy lệ, được thông báo là không có căn cứ, một điều chẳng mấy ai tin.
Mới ngày 25 Tháng Sáu, Vietnamnet cho biết đề án “tinh giản biên chế” và "cơ cấu lại đội ngũ cán bộ” của Việt Nam vẫn được tiến hành.
Trong bản tin này, nguồn tin dựa vào các con số của Bộ Nội Vụ nói rằng “biên chế” từ cấp trung ương xuống tới huyện của năm 2012 tăng thêm 42,101 người kể từ năm 2007 đến thời điểm vừa kể. Nhưng trong thời gian đó lại có tới 67,398 người “nghỉ hưu, chuyển về cơ sở, thôi việc hoặc đi học”.
Các con số vừa kể hoàn toàn mâu thuẫn với thực tế như ông phó thủ tướng tiết lộ hồi đầu năm.
Chẳng vậy, ông Trần Văn Tuấn, nguyên bộ trưởng Bộ Nội Vụ, trong phiên họp ngày Thứ Hai, 24 Tháng Sáu, về đề án “tinh giản biên chế và xây dựng đội ngũ cán bộ,” đã phải nhìn nhận: “Tôi đã làm nhiều nhiệm kỳ rồi nhưng cứ nói giảm thì nó lại tăng”.
Còn độc giả tên Phạm Thị Xuân Khải viết trên VietnamNet hôm Thứ Bảy 29 Tháng Sáu lâu rồi, tình trạng phổ biến nhất hiện nay là "đã có qui hoạch sẵn" con cháu của các vị lãnh đạo cả rồi: tốt nghiệp chính qui loại khá giỏi chưa chắc đã vào được cơ quan nhà nước vì "qui hoạch", xếp chỗ cả rồi. "CCCCC" đặt chỗ trước, không đạt trình độ theo yêu cầu cũng cứ cho vào rồi cơ quan cử đi học. Vậy nên những người giỏi thật sự nhưng biết mình không có "cửa" để vào thì tìm đường du học rồi ở lại làm việc ở nước ngoài hoặc vào các Cty nước ngoài ở VN cho yên phận. Đó là lý do vì sao những người giỏi không muốn vào làm việc cơ quan nhà nước, nên còn lâu mới giải quyết được công chức sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về.”
(Người Việt)

Tổng Lú tham gia cuộc chiến Ba-Tư

Truyện phiếm hay tiếu lâm chính trị luôn là đề tài vui của mọi thời cuộc và chính trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Một số "thế lực phản động và diễn biến hòa bình" luôn thổi phòng một số chính kiến khác nhau của lãnh đạo Việt gây mâu thuẫn đoàn kết nội bộ của Đảng ta.

Thế sự tại hậu trường Việt Nam hiện nay đã dần đến hồi kết, cuộc chiến Ba-Tư đã đến kỳ đỉnh điểm hai nhóm không còn "khẩu chiến" nữa, mà đã dẫn đến những cú "nốc ao" thực sự, chúng ta hãy nhìn kỹ những gì đang diễn gần đây.

Đầu tiên Ba ếch cùng đàn em bãi nhiệm đại biểu QH bà Hoàng Yến phe Tư Sâu. Còn Tư Sâu cho đàn em bắt bầu Kiên ngay sau đó, ngay trong tháng này cứ nhìn Sài Gòn, Hà Nội và Hải Phòng là biết bởi những thành phố trên là đơn vị bầu cử của Ba, Tư và Trọng Lú.

Khai chiến lần này chính là liên minh Tổng Lú và Tư S. Mùa hè năm trước sau hội nghị TW 6 khóa XI ngày 12/7/2012 không kỷ luật được đồng chí X. Sự tức tối ra mặt của Lú và Tư Sâu trong phiên bế mạc và tiếng cười của ếch đã được các trang mạng ghi lại khỏi phải bình luận cũng đủ thấy họ tức đến cỡ nào?

Thua keo này bày keo khác; liên minh Lú lùn và Tư sâu quyết xử cho được đồng chí Ếch, đích thân anh Lú thân chinh ra Đà Nẵng gọi Bá Thanh về trung ương, giao cho chức Thanh tra chính phủ để nhằm diệt Ếch, nhưng nếu như Bá Thanh không nằm trong ban chấp hành bộ chính trị trung ương đảng thì không thể xử được ai. Nên vào hội nghị TW 7 vào 11/04/2013 vừa qua bầu ban chấp hàng trung ương bầu 2 vị trí vào BCH TW đảng cộng sản, Ếch đã cho Bá Thanh đo ván đồng thời ban thanh tra chính phủ còn đóng dấu kết luận sai phạm nghiêm trọng làm thất thoát hàng ngàn tỷ về đất đai ở Đà Nẵng (1) mà Bá Thanh cũng khó mà thoát khỏi tội?

Ngày 14/05/2013 diễn ra bỏ phiếu tín nhiệm nhưng đồng chí X vẫn cứ bình yên vô sự, nên đầu tháng 6/2013 liên minh Trọng Sang tức tối đem quân đánh vào đơn vị bầu cử của tư Ếch, là thành phố Hải Phòng để nhằm hạ uy tín của đối thủ, liên tục trong tháng này báo đảng đăng những cảnh ăn chơi chát tán, phố mại dâm ở Hải Phòng (2) để nhằm bôi nhọ và răn đe ba Ếch. Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn, Ba Ếch tức tốc cho quân đánh mạnh vào hai thành phố lớn khác là, Hà Nội (3) đơn vị bầu cử của Tổng Lú và Sài Gòn (4) là thánh địa bầu cử của Tư Sâu.

Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết; các đàn em củaTổng Lú, Tư Sâu, Ba Ếch lần lượt bị liên luỵ. Tay nào mà chẳng dính chàm, sợ rằng cuộc đấm đá sẽ làm tan tành nên phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, (5) chủ trì phối hợp bộ công an và các địa phương liên quan kiểm tra vấn đề báo chí nêu trên, cung cấp đầy đủ thông tin để trình thủ tướng vào ngày 5/7/2013, ngay ngày hôm nay với vụ xử hoa hậu Mỹ Xuân đi tù 2 năm 6 tháng, báo đảng nói (6)nên thừa nhận đây là một cái nghề công khai trong xã hội, như bao nghề khác để có sự quản lý của nhà nước còn hơn là tiếp tục giả dối nhau.

Tư sâu vừa đi Tàu ký nhiều văn bản đồng thuận về biển đông, ếch cho thứ trưởng quốc phòng thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đi Mỹ (7) (để khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ, trong đó có quan hệ về quốc phòng). Với thế cân bằng giữa cuộc chiến Ba Tư như hiện nay, kẻ chủ chiến là liên minh Tư Sâu, Tổng Lú nếu không tiêu diệt được ba Ếch thì chắc chắn Ếch sẽ quay đầu đập nát liên minh Lú - Sâu và phá tan CS là điều sẽ xảy ra.

Trong quá khứ vào ngày 1/7/1971 ngoại trưởng Mỹ Kissinger đã bí mật từ Pakistan đi gặp Chu Ân Lai (8) để ván cờ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kết thúc bằng việc Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và đổi lại. Mỹ có một thị trường rộng lớn là cả Trung Hoa đại lục. Còn ngày nay khi tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố quay trở lại châu Á. (ai cũng biết để nhằm kìm hãm Trung Quốc, về kinh tế và quân sự) và việc tập trận hải quân chung với các nước Nhật Hàn, Philippin... và tăng cường các chuyến thăm của tàu hải quân đến Việt Nam, là nhắm vào Trung Quốc.

Nếu đích thân anh Ếch cậy nhờ Mỹ thì trên bàn cờ Mỹ sẽ giữ lấy Việt Nam để đổi lại, là Mỹ sẽ cho phép Trung Quốc được bán hàng vào thị trường Mỹ, và cái được của Mỹ là cửa ngõ tiếp cận Trung Quốc một cách nhanh nhất, về đường biển đường bộ để khống chế sự bành trướng hung hăng của Trung Quốc, với tất cả đồng minh thì ai mà biết được. Hiện tại phe thân tàu trong đang thắng thế, nếu Ếch mà không chết thì chuông gọi hồn ai Tư Sâu hay Tổng Lú?
(Vietinfo.eu)
 

Thanh Trần - Vụ việc tại Trịnh Nguyễn: VTV1 có biết mình đang nói gì?



Các anh chị của VTV1 chải chuốt quá nhưng phát biểu lẫn lộn mà chẳng biết mình đang nói gì.

Tại sao lại đưa văn bản số 1161/TTg-KTN chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án vào đây? Anh chị định phản ánh các vấn đề xã hội hay muốn bàn luận về luật pháp?
Dân Trịnh Nguyễn không hề biết đến văn bản của Thủ tướng và cũng không chống lại chủ trương của Thủ tướng, Thủ tướng cũng không bắt dân Trịnh Nguyễn phải hy sinh đất đai để xây nhà máy nước thải cho thị xã Từ Sơn, không có mâu thuẫn nào giữa cá nhân Thủ tướng và người dân Trịnh Nguyễn.
Đồng Lỗ Vó bây giờ người ta đã gieo lúa xong, không phải là gặt lúa như hình ảnh anh chị đưa tin, chứng tỏ 2 tuần bạo loạn vừa qua VTV1 không hề về địa phương để tìm hiểu.
Anh chị nhắc đến qui hoạch chung đã qui định vị trí nhà máy xử lí nước thải, có thiệt không? Nếu có anh chị xem ở đâu? Người dân Trịnh Nguyễn lại soi vào qui hoạch đấy. Qui hoạch chỉ là điều kiện cần, bản thân dự án thực tế có thực hiện đúng qui trình không mới là điều kiện đủ, vị trí chính xác của dự án là do điều kiện thực tế, những nhân tố tham gia dự án đó quyết định, miễn vị trí đó phù hợp vơi qui hoạch chung, không phải là ngược lại đâu anh chị nhé.
Anh chị dẫn lời bác Dương Văn Lượng là muốn có dự án nước thải, việc đó Thủ tướng đã có chủ trương rồi và người dân Trịnh Nguyễn không phản đối, nhưng để có một dự án nước thải hoạt động có hiệu quả thì cần phải được quản lí, khi phát hiện sự không nghiêm túc của Tỉnh Bắc Ninh thì người dân đấu tranh, người dân không thực hiện các chỉ đạo mà không có tính pháp lí,… đó là chuyện bình thường. Sao anh chị lại dẫn lời một người dân có tâm lí sợ hãi mơ hồ về chữ ký của ông Hoàng Trung Hải như bác Lượng để làm gương cho người khác? Pháp luật qui định đây là một dự án do cấp tỉnh phê duyệt, các lãnh đạo khác cũng chỉ được tham gia vào dự án dưới góc độ pháp luật.

Anh chị có dẫn lời chuyên gia môi trường phát biểu về một nhà máy cách nhà dân chỉ có 3m mà không sao thì đây là một phát biểu không đáng quan tâm, chúng tôi cũng không quan tâm đến con người này tiếp tục thao thao bất tuyệt về công nghệ tuyệt vời của dự án, công nghệ tuyệt vời (nếu nghiêm túc thực hiện) chỉ giảm tác động của nhà máy chứ không làm mất tác động. Ông này không hề nhắc đên yếu tố con người, đến sự loạn lạc tại Trịnh Nguyễn do sự bất ổn trong môi trường sống. không tiên liệu gì được gì về các sự cố của nhà máy xử lí chất thài,… ông ta không phải chuyên gia về môi trường chuyên nghiệp. Chức vụ của ông ta không đảm bảo được điều đó.
Những dẫn chứng của anh chị đưa ra trong phóng sự không liên quan gì đến sự kiện thời sự nóng bỏng tại Trịnh Nguyễn, Từ Sơn, Bắc Ninh trong những ngày qua, bởi vì anh chị đã lẫn tránh sự thật, sự thật về câu chuyện người dân Trịnh Nguyễn ủy quyền cho ông Đỗ Văn Hào viết đơn tố cáo các sai phạm của Tỉnh Bắc Ninh khi thực hiện chủ trương của thủ tướng về xây dựng nhà máy nước thải Từ Sơn trong mấy năm qua.
Đến bây giờ người dân Trịnh Nguyễn vẫn chưa nhận được bất kỳ trả lời về kết quả điều tra các sai phạm của Tỉnh Bắc Ninh từ cấp Trung ương theo qui định của pháp luật.
Nhưng công an thì kéo về đầy làng, người dân Trịnh Nguyễn phải đứng lên, phần vì bản năng bảo vệ quyền làm người, phần vì trách nhiệm phải chiến đấu, là nhiệm vụ chung trong xã hội. Ngày 17/8/2013 Tỉnh Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn đồng loạt ra những quyết định quan trọng nhằm huy động lực lượng công an để trấn áp nhân dân thì ngay lập tức ngày 18/6/2013 đã có 1000 người dân sẵn sang đón tiếp trực diện. Thông tin của anh chị đưa ra chỉ có 23 hộ dân chống đối để nhằm giảm sự chú ý của dư luận thực tế đã trở nên lạc lõng.
Anh chị đừng ngoảnh mặt đi, về thực địa tại chiến trường và nhìn thẳng vào sự kiện sẽ tự hiểu được mình đang nói gì, thực dụng hơn thì cũng là để tự đánh giá được nói như thế thì có đạt hiệu quả như anh chị mong muốn hay không?
Thanh Trần
(Dân luận) 

Ngô Nhân Dụng - Người Việt ở Mỹ nghèo hơn và học thấp hơn

Chắc nhiều người Việt ngạc nhiên khi nghe một cuộc nghiên cứu tìm trong các số thống kê thấy rằng người Mỹ gốc Việt thua kém các sắc dân gốc Châu Á khác, về hai mặt, lợi tức và trình độ học vấn. Dù ngạc nhiên hay không, chúng ta cũng nên chú ý đến kết luận này, và thử tìm hiểu nguyên do. Nhất là khi, mới đầu tuần này, chúng ta đặt cho nhau câu hỏi: Có hãnh diện làm người Việt Nam hay không?
Ðã nhiều người nghiên cứu về di dân Châu Á ở nước Mỹ. Mới nhất, là hai giáo sư phân khoa Xã hội học thuộc Ðại Học Brown (Brown University). John R. Logan và Weiwei Zhang đã đặt tựa cho công trình khảo cứu của họ là “Tách biệt nhưng Bình đẳng” (Separate but Equal). Hai tác giả được lợi hơn những nhà nghiên cứu đi trước; vì họ có thể sử dụng và so sánh các dữ liệu mới, thu thập được sau ba cuộc kiểm kê dân số ở Mỹ, 1990, 2000 và 2010.
Trong các tài liệu mới, người ta không gom tất cả các di dân từ Châu Á vào một nhóm, mà phân tách ra các nguồn gốc quốc gia khác nhau. Nhờ thế, người nghiên cứu không những có thể phân biệt và so sánh người di dân gốc Á với các thành phần khác trong xã hội Mỹ mà còn phân biệt kỹ hơn, thí dụ sẽ thấy người Việt Nam khác với người Trung Hoa hoặc Hàn Quốc.
Chính vì vậy, đọc trong bài khảo cứu của Logan và Zhang, chúng ta sẽ biết nhiều điểm riêng biệt trong lối sống người Việt ở Mỹ, mà khi nhà quan sát coi tất cả các di dân từ Châu Á giống nhau thì không thấy được. Khi biết người Việt có những điểm tương đồng hoặc khác biệt với các di dân Châu Á khác, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cộng đồng người Việt ở nước Mỹ. Nhân đó, chúng ta sẽ tìm hiểu xem nguyên do nào đã gây ra những khác biệt giữa người Việt và các cộng đồng di dân Châu Á khác.
Hai tác giả chọn sáu sắc dân Châu Á đông nhất ở Mỹ, là Trung Hoa, Ấn Ðộ, Phi Luật Tân, Hàn Quốc, Việt Nam, và Nhật Bản. Di dân Châu Á tại Mỹ là nhóm “thiểu số” gia tăng nhanh nhất ở Mỹ, tăng 250% giữa hai cuộc kiểm tra 1990 và 2010; tổng cộng hiện nay lên tới 18 triệu người; vào năm 1990 số người nói tiếng Tây Ban Nha (Hispanics) cũng chỉ chừng đó. Trong số người gốc Á Châu, tăng nhanh nhất là người Ấn Ðộ, lên gấp bốn lần trong 20 năm đó. Nhưng tổng số người Ấn Ðộ hiện chỉ có 3.2 triệu người, còn thua người gốc Trung Hoa (4 triệu) và Phi Luật Tân (3.4 triệu).

Có nhiều điểm tương đồng giữa người gốc Việt và các sắc dân Châu Á khác. Di dân Á Châu tương đối khá giả hơn các dân Mỹ khác không da trắng; thí dụ chỉ có 6% sống dưới “mức nghèo khó” trong khi tỷ lệ lên tới 15% khi tính chung tất cả những người gốc di dân. Người Á Châu nói chung tương đối có lợi tức ngang bằng hoặc cao hơn người Mỹ da trắng. Nhưng dù là người Việt hay người Trung Hoa, họ cũng giống người Mỹ gốc Phi Châu hoặc gốc nói tiếng Tây Ban Nha, là thường sống gom lại gần nhau hơn là hòa nhập vào xã hội người Mỹ da trắng. Các khu Little Sài Gòn cũng như các phố Tàu, là trung tâm thu hút những người cùng tổ tiên. Khi nói đến tình trạng quy tụ, tập trung sống với nhau, của người Mỹ da đen (gốc Phi Châu) hoặc nói tiếng Tây Ban Nha, thì lý do chính thường vì họ đều sống trong những khu nghèo. Nhưng người gốc Châu Á quy tụ lại không phải vì lợi tức thấp, mà vì lý do văn hóa.
Phần lớn họ sinh ra ở quê cũ, nên vẫn giữ các phong tục cũ. Chỉ trong đám người gốc Nhật là số người sinh ra tại Nhật Bản có tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm khoảng 35% vào năm 1990 và tăng lên thành 40% vào năm 2010. Tỷ số thấp của người gốc Nhật trong hiện tượng này có lý do dễ hiểu. Họ là lớp di dân Á Châu đến nước Mỹ sớm nhất, đặc biệt đến nước Mỹ làm công nhân từ thế kỷ 19. Ngoài ra, có một thời gian chính phủ Mỹ kỳ thị, không chấp nhận di dân gốc Nhật. Còn người gốc Việt và gốc Hàn Quốc thì có tới 80% sinh ở chính quán; chỉ có 20% sinh ra ở Mỹ.
Nếp sống của họ khác người Mỹ cho nên tự nhiên họ cũng muốn sống gần gũi hơn với những người cùng chia sẻ các tập quán, thức ăn, và nhất là tiếng nói. Nhiều người không sinh ở Mỹ gặp khó khăn suốt đời khi muốn nói đúng tiếng Anh. Dù sao, yếu tố chính thu hút người di dân gốc Á quy tụ lại chính là văn hóa chứ không phải kinh tế. Các cuộc nghiên cứu trước đây tại New York và Los Angeles đã thấy những di dân khá giả gốc Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Ðộ, và Phi Luật Tân đều thích sống trong các khu đông người cùng gốc.
Người Mỹ gốc di dân Ấn Ðộ có trình độ học vấn cao nhất, trong bình có 15.5 năm học, tức là tốt nghiệp đại học.
Vì thế, lợi tức những người này cũng cao hơn người Mỹ trắng trung bình, chừng 35,000 đô la một năm. Ðứng hàng thứ nhì là người Phi Luật Tân.
Tất cả các di dân gốc Á Châu có số năm học chính thức trung bình cao hơn người Mỹ gốc da trắng, trừ người gốc Việt. Người gốc Việt Nam có lợi tức thấp hơn cả và số năm học chính thức ngắn hơn so với các sắc dân Châu Á khác, cũng như người gốc Hàn Quốc. Lợi tức bình quân những di dân Nhật Bản và Trung Hoa nằm vào khoảng giữa hai nhóm trên.
Nhiều chỉ số xã hội kinh tế khác cho thấy người Việt Nam lép vế. Ðó là sắc dân có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn cả, tỷ lệ số người sống dưới mức nghèo cao hơn, và tỷ số người nhận trợ cấp xã hội cũng cao hơn các sắc dân Châu Á khác. Tuy lợi tức thấp nhất trong nhóm này nhưng người Việt trung bình cũng xấp xỉ bằng người Mỹ gốc da trắng mà không gốc nói tiếng Tây Ban Nha. Hai tác giả bài nghiên cứu giải thích tình trạng kinh tế xã hội thấp của người Việt Nam là vì đại đa số họ là những người tị nạn chính trị chứ không phải di dân bình thường.
Người Việt Nam có lẽ hiểu rõ tình trạng này hơn. Hàng triệu người Việt sang nước Mỹ và các nước Tây phương với hai bàn tay trắng. Không riêng gì những thuyền nhân chạy trốn cộng sản từ 1975 cho đến 1990, ngay cả các người sang Mỹ đoàn tụ hoặc định cư với lý do nhân đạo (HO) cũng tới Mỹ để bắt đầu cuộc đời mới. Những di dân tị nạn này tới nước Mỹ khi đã lớn tuổi, từ 50 tuổi trở lên, và nhiều người không nói một tiếng Anh; nếu may mắn lắm thì họ cũng chỉ kiếm được những việc làm lương thấp.
Ðiều khiến nhiều người Việt kinh ngạc là tại sao số năm học của di dân gốc Việt lại thấp hơn các sắc dân Châu Á khác? Bởi vì muốn so sánh trình độ học vấn cho đúng nhất thì phải so sánh giữa các người gốc Châu Á thuộc thế hệ thứ hai trở đi. Số người Việt và người Hàn Quốc sinh ở nước tổ cao hơn cho thấy đa số là các di dân đời thứ nhất.
Nói chung, người gốc Châu Á có lợi tức và số năm học cao hơn người Mỹ da trắng trung bình. Hai sắc dân có trình độ học vấn cao nhất là Ấn Ðộ và Phi Luật Tân. Chúng ta biết rằng đại đa số người gốc Ấn Ðộ sang Mỹ sau khi đã tốt nghiệp đại học bên xứ họ, vì nước Ấn Ðộ sản xuất nhiều kỹ sư hơn khả năng tiếp nhận của công nghiệp nước họ; những người Ấn Ðộ học thấp hơn bậc đại học có thể là vợ con, cha mẹ của các di dân này. Ða số người Phi Luật Tân được di cư sang Mỹ vì họ làm những nghề mà dân Mỹ đang thiếu. Họ là các y tá, chuyên môn săn sóc người già và người bệnh. Những nghề đó đều đòi hỏi bằng cấp bậc đại học. Vì số người đó chiếm đa số cho nên họ cũng nâng số lợi tức trung bình của tất cả các di dân gốc Phi Luật Tân. Mặt khác, số người gốc Phi Luật Tân ở Mỹ tụ tập ở quần đảo Hawaii rất đông; và họ đã tới nơi này từ nhiều đời. Do đó, nếu tài sản và lợi tức bình quân của họ cao hơn các sắc dân khác cũng dễ hiểu. Các sắc dân như Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản thì đa số cũng đến vùng đất mới này sớm hơn cộng đồng người gốc Việt và họ ra đi với họ được chuẩn bị về cả nghề nghiệp và vốn liếng trước khi ra đi; khác với những người liều chết ra biển đi tìm tự do.
Cuối cùng, bài nghiên cứu của John R. Logan và Weiwei Zhang kết luận rằng người di dân gốc Châu Á ở Mỹ có thể coi là ngang hàng, hoặc có trình độ cao những người Mỹ tới khai phá đất này sớm nhất, là những người gốc da trắng. Người gốc Việt Nam có thể coi là ngang hàng, vì lợi tức bình quân chỉ kém người Mỹ da trắng khoảng 300 đô la một năm, và số người tốt nghiệp đại học cũng chỉ thấp hơn 2% mà thôi. Với tất cả những thiệt thòi của những người chạy khỏi quê hương đi tị nạn, tình trạng đó cũng đáng coi là một điều đáng hãnh diện.
Ngô Nhân Dụng
 

Quân đội Trung Quốc ‘lên gân’ nhằm mục đích gì?

TPO - Châu Á đang đứng trước nguy cơ bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang mới. Việc Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh quân sự đang đặt ra nhiều dấu hỏi.
Mỹ trở lại, Nhật mài kiếm 
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang dần dần trở thành trung tâm thu hút các dòng đầu tư chủ yếu về kinh tế, tài chính của thế giới. Ở khu vực này cũng tập trung sức mạnh quân sự đáng kể. Vai trò của khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ góc độ phát triển kinh tế thế giới và cạnh tranh chiến lược của các cường quốc không ngừng tăng lên.
Hoa Kỳ 3 năm trước đã tuyên bố công khai về chiến lược “Sự trở lại châu Á”, và đang ráo riết điều chỉnh chiến lược an ninh của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2012, Lầu Năm Góc công bố kế hoạch tái bố trí binh lực, quyết định di dời ở quy mô lớn lực lượng hải quân của mình từ Châu Âu - Đại Tây Dương sang khu vực châu Á-Thái Dình Dương.
Mỹ đang ráo riết tái bố trí binh lực theo chiến lược xoay trục sang châu Á với mục tiêu rất rõ ràng
Mỹ đang ráo riết tái bố trí binh lực theo chiến lược xoay trục sang châu Á với mục tiêu rất rõ ràng.
 
Nhật Bản vẫn là đồng minh đặc biệt quan trọng của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái bình dương, và trong tương lai vai trò của nước này chắc chắn sẽ tăng lên. Trong bối cảnh vai trò địa chính trị của Hoa Kỳ đang suy giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu thì địa vị của nước Nhật đang chuyển từ một quốc gia được Mỹ bảo trợ về quân sự trước đây thành một đồng minh sáng giá của các cường quốc phương Tây. 
 
Chính giới Tokyo đã quyết định tăng cường, nâng cao sức mạnh quốc phòng nhằm đối phó với các thách thức an ninh nghiêm trọng mới phát sinh. Chính phủ của ông Shinzo Abe đã công khai ý định tiến hành cải cách hiến pháp, mà cụ thể là xem xét lại quy chế phát triển đầy đủ năng lực quân sự. Nước Nhật muốn có một quân đội riêng đúng nghĩa, đồng thời có khả năng kiềm chế hạt nhân nhằm đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc.
Cả ở Nhật, cả ở Mỹ người ta kháng cáo các điều khoản của Hiệp định đơn phương San Francisco năm 1952 ngày càng thường xuyên hơn, nhằm xin tái thẩm những điều kiện hòa bình hậu Yalta.
Hiện nay tình hình thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng nhìn chung khá ổn định, mâu thuẫn giữa các nước tuy tồn tại nhưng vẫn có thể kiểm soát được. Bên cạnh đó, những diễn biến xung đột ngày càng quyết liệt, quả thật tình hình lúc này đang nóng lên một cách giả tạo, nhưng các nguy cơ của những cuộc xung đột khu vực đã trở nên nghiêm trọng. Dưới ảnh hưởng của “các mối đe dọa” âm ỉ và nóng lên, châu Á đang đứng trước nguy cơ bị lôi kéo vào một cuộc “chạy đua vũ trang” mới.
Đồng thời “tiền đặt cửa” trong trò chơi này rất cao: Châu Á không giống như bất kỳ châu lục nào khác trên thế giới, bị o ép hơn các lục địa kia bởi vũ khí hạt nhân. Và đã có những tiền đề để cho rằng sẽ diễn ra cuộc “chạy đua vũ trang” chính trong lĩnh vực hạt nhân. Cụ thể, việc sở hữu “vũ khí hạt nhân” của Bắc Triều Tiên sẽ “cởi trói” cho Hàn Quốc và Nhật Bản lâu nay đã tỏ ý sẵn sàng cho Mỹ bố trí các căn cứ hạt nhân trên lãnh thổ của mình.
Nhật đang xem xét lại chính sách quốc phòng, sửa lại hiến pháp để mở rộng quyền của quân đội. Mới đây nước này đã lần đầu tiên tuyên bố bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo nhằm 'chống xâm lược' quần đảo Senkaku
Nhật đang xem xét lại chính sách quốc phòng, sửa lại hiến pháp để mở rộng quyền của quân đội. Mới đây nước này đã lần đầu tiên tuyên bố bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo nhằm 'chống xâm lược' quần đảo Senkaku.

 
Trung Quốc tất nhiên không thể không để ý đến nguy cơ đối với an ninh thế giới đang tăng lên. Mạnh lên và gây được ảnh hưởng lớn đồng nghĩa với việc giữ vững được vị trí của mình trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt. Các thách thức mới đòi hỏi phải có những cách tiếp cận mới về mặt quan niệm. Vào đầu tháng 4/2013 Hội đồng nhà nước CHND Trung Hoa đã công bố Sách Trắng “Hoạt động toàn diện của Các lực lượng vũ trang Trung Quốc”, mà trong đó có rất nhiều điểm mới về lĩnh vực xây dựng nền quốc phòng tương lai của CHND Trung Hoa. 
Trước hết, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, kế hoạch quốc phòng của CHND Trung Hoa đã nêu rõ các nguyên tắc cơ bản đa dạng hóa việc sử dụng các lực lượng vũ trang. Chẳng hạn, quân đội Trung Quốc phải sẵn sàng không chỉ thực hiện sứ mệnh của mình trong chiến đấu bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, mà còn phải có khả năng giải quyết các yêu cầu nhiệm vụ của thời bình (ví dụ như nhằm phát triển kinh tế hoặc khắc phục hậu quả của những tình huống khẩn cấp). Việc đóng quân của các lực lượng vũ trang và cảnh sát được dự kiến sao cho có thể hỗ trợ sự phát triển của địa phương và của toàn thể quốc gia.
6 động thái mới của PLA
Ngoài ra Bắc Kinh còn công bố chiến lược quốc phòng tích cực, trong đó nêu ra định đề: “Nếu nước khác không tiến đánh chúng ta, có nghĩa là chúng ta cũng sẽ không tiến công họ. Nhưng tuy nhiên nếu họ thực hành tiến công chúng ta, thì chúng ta cũng sẽ phản kích”. Chiến lược quốc phòng nhấn mạnh chủ yếu vào việc sẵn sàng đối phó với những cuộc xung đột quân sự khu vực. Bắc Kinh cũng hy vọng vào sự phối hợp hoạt động quân sự với các cường quốc khác và thực hiện các cam kết thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình quốc tế, Ngoài ra, Hội đồng nhà nước CHND Trung Hoa cũng thông qua quan niệm an ninh tổng thể.
Thứ hai, lần đầu tiên trong một mục riêng của Sách Trắng, hoạt động củng cố khả năng sẵn sàng chiến đấu đã được mô tả một cách chi tiết. Cụ thể, Bắc Kinh hy vọng vào việc xây dựng lực lượng vũ trang “kiểu mới”, việc điều chỉnh và tối ưu hóa quân số của các quân, binh chủng.
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) xây dựng hệ thống huấn luyện chiến đấu thường trực, củng cố khả năng sẵn sàng chiến đấu cơ bản trong trường hợp xảy ra chiến tranh, tiến hành các cuộc tập trận phù hợp với mục tiêu này. Bộ đội căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ được giao, chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở cấp độ tương ứng-từ cấp độ 3 (thấp nhất) đến cấp độ 1 (cao nhất).
PLA coi việc tiến hành các cuộc diễn tập và cơ động, sát với điều kiện thực tế chiến đấu là phương thức hoạt động chủ yếu để hoán cải mô hình tập trận. Ngoài ra, các cuộc tập trận liên khu vực cũng sẽ được tiến hành. Chiến lược chuyển từ bảo vệ khu vực sang chiến thuật cơ động toàn diện đã được công bố. Vai trò ưu tiên được dành cho các cuộc tập trận ở hình thức nhiều bên đối đầu. Trong đó có sử dụng mô hình hóa trên máy tính, tiến hành rộng rãi các cuộc tập trận ở các vùng biển xa.
Hải quân PLA gần đây liên tục tập trận diễu võ giương oai ở biển xa
Hải quân PLA gần đây liên tục tập trận diễu võ giương oai ở biển xa.
Hải quân PLA tập trận đổ bộ chiếm đảo
Hải quân PLA tập trận đổ bộ chiếm đảo.
Thứ ba, lần đầu tiên trong lịch sử, chính giới Trung Quốc đã công khai cơ cấu tổ chức và quân số các quân, binh chủng trong lực lượng vũ trang của mình.
Lục quân gồm các đơn vị chiến đấu cơ động, Cục kiểm soát biên phòng và bảo vệ bờ biển, các phân đội bảo vệ những khu vực đóng quân… Các đơn vị chiến đấu cơ động được chia làm 18 cụm quân và các sư đoàn , lữ đoàn độc lập linh hoạt. Tổng quân số của lục quân PLA vào khoảng 850.000 quân nhân.
Hải quân gồm các lực lượng tàu ngầm, hạm nổi, không quân của Hải quân, các binh đội lính thủy đánh bộ và bộ đội phòng thủ bờ biển. Trong biên chế của Hải quân có Hạm đội Bắc Hải, hạm đội Đông Hải và hạm đội Nam hải. Tổng quân số của Hải quân là 235.000 quân nhân.
Lực lượng không quân gồm không quân, bộ đội phòng không mặt đất, bộ đội ra đa, bộ đội đổ bộ đường không…Tổng quân số của lực lượng không quân là 398.000 quân nhân.
Ngoài các phân đội quân sự, thì quân cảnh và các đội dân quân cũng thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng. Cụ thể là, cảnh sát vũ trang thường thực hiện những nhiệm vụ trực chiến và tuần tra, giải quyết những tình huống khẩn cấp, tiến hành đấu tranh chống khủng bố, tham gia phát triển kinh tế đất nước. Nhưng trong thời chiến cảnh sát mặc nhiên có nhiệm vụ giúp đỡ PLA trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ và phòng thủ đất nước.
Thứ tư, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đã giải mật các đơn vị quân đội bảo đảm an ninh hạt nhân của mình. Đó là nói về quân đoàn pháo binh số 2, bao gồm các lực lượng tên lửa-hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo thông thường và hạt nhân, các binh đội bảo đảm chiến đấu…Hiện nay trong trang bị của quân đoàn pháo binh số 2 có các tên lửa đạn đạo thuộc seri “Đông Phong” và các tên lửa hành trình “Trường Giang”.
Một lữ đoàn tên lửa chiến lược của quân đội Trung Quốc
Một lữ đoàn tên lửa chiến lược của quân đội Trung Quốc.
Thứ năm, lần đầu tiên trong chiến lược của mình, Trung Quốc đã nhấn mạnh việc bảo đảm an ninh hàng hải. Và trước hết là bảo vệ những con đường hàng hải và eo biển chiến lược, đồng thời tính tới vai trò quan trọng của giao thương hàng hải đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Chẳng hạn như, việc cung cấp dầu mỏ và khí đốt cho Trung Quốc từ Trung Đông chủ yếu thông qua eo biển Malacca. Ngoài ra, trong bối cảnh của các cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay với các quốc gia láng giềng, sự nguy hiểm của việc đi qua các hành lang ở Đông Bắc Á cũng như qua biển Biển Đông đã gia tăng.
Những tranh chấp lớn nhất về mặt nguyên tắc của Trung Quốc với các nước láng giềng chính là tranh chấp trên biển: Với Nhật Bản là thềm lục địa ở Hoa Đông, với một số quốc gia ASEAN là thềm lục địa ở Biển Đông. Bên cạnh đó, việc tranh chấp ở đây diễn ra không phải chỉ với động cơ bảo vệ các tuyến vận tải, mà cả với nhu cầu đòi chủ quyền đối với thềm lục địa có trữ lượng dầu, khí lớn và nguồn hải sản dồi dào.
Cũng từ đây xuất phát mối quan tâm lớn của Bắc Kinh tới những dự án trên bộ của “Con đường tơ lụa” (cụ thể là qua Pakistan tới vùng eo biển Hormuz), điều này sẽ giảm thiểu sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các eo biển. Hay ít nhất cũng đa dạng hóa ngoại thương của nước này. Đồng thời cũng theo những tính toán như thế Bắc Kinh quan tâm tới các dự án Con đường phương Bắc và những hành lang qua Bắc Cực (con đường vận tải ngắn nhất sang châu Mỹ).
Tiêm kích J-15 nhái Su-33 của Nga tập cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh
Tiêm kích J-15 nhái Su-33 của Nga tập cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Rốt cuộc, việc bảo đảm an ninh hàng hải quan trọng đối với Trung Quốc còn vì một lẽ khác. Trung Quốc có đường bờ biển trải dài nhất thế giới tới 18.000 km. Ngoài ra, nước này tự nhận có quyền tài phán với 6.5000 hòn đảo, mà tổng chiều dài đường bờ biển của chúng tới 14.000 km. Cũng cần phải nhớ là, tiềm năng công nghiệp chủ yếu của đất nước, tạo ra động lực phát triển toàn bộ nền kinh tế về tổng thể là: châu thổ sông Dương Tử và Trân Châu, và cả vịnh Bột Hải đều nằm ở các vùng ven biển.
Thứ sáu, ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc tăng lên đòi hỏi không chỉ sẵn sàng bảo vệ những lợi ích riêng của mình ở nước ngoài, mà còn phải nâng cao trách nhiệm bảo đảm an ninh trên toàn thế giới. Bắc Kinh, vẫn như trước đây kiên định theo đuổi chính sách không tham gia vào bất kỳ một khối hoặc liên minh quân sự nào.
Trỗi dậy hòa bình hay bắt nạt?
Mặt khác, tính tới thực tiễn của quá trình toàn cầu hóa, Trung Quốc hiểu rằng, đơn độc, thiếu những nỗ lực chung thì rất khó đương đầu với các nguy cơ ngày càng tăng. Nghĩa là từ đây phát sinh nhiệm vụ-cần phải phối hợp hành động trong lĩnh vực quân sự với bạn bè, đồng minh và đối tác nhiều hơn. Chẳng hạn, thường xuyên tiến hành những cuộc tập trận, cơ động và luyện tập chung. Vì thế, từ năm 2002 PLA, dựa trên những thỏa thuận cùng với 31 quốc gia trên thế giới đã tiến hành 28 cuộc tập trận và 34 lần luyện tập chung. Cụ thể là, chỉ riêng trong khuôn khổ Tổ chức hợp tác Thượng Hải đã tiến hành 9 cuộc tập trận chống khủng bố chung. Ngoài ra, chương trình luyện tập chung trên biển (với Nga, Pakistan, Thailand, và một số quốc gia Phương Tây) cũng được mở rộng.
Trung Quốc cũng cố gắng thực hiện nghĩa vụ gìn giữ hòa bình của mình trong khuôn khổ các cam kết trước Liên Hợp Quốc (LHQ). Trong thời điểm hiện nay, nếu so sánh giữa 5 ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, Trung Quốc đang dẫn đầu về quân số tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, được phái tới “các điểm nóng”. Theo tình hình tổng hợp đến tháng 12/2012, tham gia thực hiện nhiệm vụ tại 9 vùng trách nhiệm của LHQ có 1.842 sỹ quan và binh sỹ của PLA. Trong đó chỉ có 78 người là quan sát viên quân sự và sỹ quan trong biên chế; những người còn lại đều là thành viên của các phân đội công binh và quân y. Ví dụ, trong phái bộ tại Congo có 218 người Trung Quốc phục vụ, tại Liberia- 558 người, tại Libanon-335 người, tại phái bộ Liên minh châu Phi của LHQ UNAUMID-315 người và ở Nam Sudan-338 người.
Bộ binh PLA diễn tập thực binh
Bộ binh PLA diễn tập thực binh.
Lính đặc nhiệm Trung Quốc
Lính đặc nhiệm Trung Quốc.
Lính đặc nhiệm Trung Quốc diễn tập
Lính đặc nhiệm Trung Quốc diễn tập.
Về tổng thể Trung Quốc đã tham gia 23 chiến dịch gìn giữ hòa bình của LHQ, đã cử đi thực hiện sứ mệnh này 22.000 nhân viên gìn giữ hòa bình. Để so sánh xin dẫn ra một vài con số: thực hiện sứ mệnh đầu tiên năm 1990 PLA đã phái đến Trung Đông cả thảy có 5 người làm quan sát viên quân sự. Và vào năm 1992 đã phái tới Cambodia 400 sĩ quan và lính công binh. 
Tóm lại: Trong những điều kiện hình thành trật tự thế giới mới, và vai trò quốc tế của Trung Quốc tăng lên, nhiều nhiệm vụ mới được đặt ra trước các lực lượng vũ trang Trung Quốc, trách nhiệm và sứ mệnh mới của họ càng nặng nề. Để có thể sẵn sàng thực hiện sứ mệnh mới, Bắc Kinh đang điều chỉnh chiến lược quốc phòng của mình, cải cách lĩnh vực quân sự, tiến hành hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Cần phải tính tới một điều rằng Trung Quốc trong quá trình phát triển của mình phải dựa trên chính sự trỗi dậy hòa bình, chứ không phải vào chủ nghĩa phục thù quân sự; dựa vào sự ổn định chứ không phải bất ổn; dựa vào sự hợp tác bình đẳng và cùng tồn tại của tất cả các quốc gia trong một trật tự thế giới đa cực, chứ không phải sự chèn ép một chiều của “kẻ mạnh” đối với “kẻ yếu”.
                                       
Đỗ Ngọc Inh (theo “Bình luận chính trị, Ukraina)
(GDVN) 

Bạo loại tại Trại giam Xuân lộc

http://static.xaluan.com/images/news/Image/2012/02/22/1329903978.img.jpg
Hình minh họa
Theo tin từ trại giam Xuân lộc cho biết:
Phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, nơi đang giam giữ anh Trần Huỳnh Duy Thức vừa bạo loạn toàn phân trại từ sáng nay lúc 7-8h.
Nguyên nhân: anh em tù nhân bị đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, v.v...
Hiện đang anh em tù nhân đang giữ làm con tin ông Hồ Phi Thắng là giám thị trại Xuân Lộc phía bên trong.
Các anh em tù vừa dùng số điện thoại: 0962467908 (tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Cường) để liên lạc ra ngoài.
Hiện anh em tù nhân đang làm chủ tình hình bên trong, công an ko xâm nhập vào được. Cần sự lên tiếng gấp từ truyền thông hải ngoại để hỗ trợ và tránh bị đàn áp.
 

Tin thêm về tù nhân trại giam Xuân Lộc nổi loạn, bắt giám thị làm 'con tin'

Tù nhân trại tù Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nổi loạn sáng Chủ Nhật 30/6/2013. Tin tức sơ khởi được tù nhân gọi ra ngoài cho cựu tù nhân trại này, ông Lê Thăng Long, và ông kể lại với báo Người Việt.
Ông Lê Thăng Long, 46 tuổi, bị kết án hơn ba năm tù vì bị vu cho tội “âm mưu lật đổ chính quyền” cùng với các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định. Ông ra tù ngày 4/6/2013 và hiện đang bị quản chế ở Sài Gòn. Dưới đây là các chi tiết tin tức về cuộc nổi loạn được ông thuật lại với báo Người Việt.
Trại giam Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai. (Hình minh họa – Zing)
Người Việt: Thưa anh, anh có nghe nói gì về vụ tù nhân nổi loạn ở nhà tù Xuân Lộc sáng ngày Chủ Nhật 30/6/2013 không?
Lê Thăng Long: Khoảng 11 giờ rưỡi hơn, tôi được thông tin từ trại giam Xuân Lộc, Phân Trại 1 Đồng Nai của anh em tù nhân gọi điện ra thông báo về tình hình là anh em tù nhân Phân Trại 1  đã nổi giận. Họ bắt giam ông giám thị tên là Hồ Phi Thắng và đang làm chủ tình hình trại giam. Tới thời điểm đó thì Công An chưa vào được để giải thoát ông giám thị.
Nguyên nhân là đối xử với anh em tù nhân không tốt, trong đó liên quan tới đánh đập tù nhân, cắt xén các khẩu phần ăn của tù nhân, cũng như là không đáp ứng các nhu cầu chính đáng của tù nhân. Đặc biệt, trong trại giam này có một khu giam giữ tù nhân lương tâm trong đó có các anh Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và một số tù nhân lương tâm khác.
NV: Ngoài những người anh vừa kể, dường như còn có một số tù nhân lương tâm là các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng bị giam ở đây?
LTL: Có một số tù nhân Phật Giáo Hòa Hảo bị giam giữ ở đây. Một số hết hạn tù đã được thả về.
NV: Vụ việc nổi loạn của tù nhân ở Xuân Lộc diễn ra bao giờ, thưa anh?
LTL: Bắt đầu từ 7-8 giờ sáng nay. Đến 11 giờ rưỡi thì anh em trong đó gọi điện ra báo tôi mới được biết.
NV: Theo anh, Phân trại 1 đó có khoảng bao nhiêu người?
LTL:  Tôi đã ở trong Phân Trại 1 đó trước khi ra, có khoảng một ngàn tù nhân. Toàn bộ trại giam Xuân Lộc có 5 phân trại. Một phân trại dành cho nữ, còn 4 phân trại dành cho nam. Mỗi phân trại có khoảng một ngàn tù nhân.
NV: Theo nhân xét của anh từ khi anh còn ở đó, cách đối xử của ban giám thị nhà tù có tệ hại không?
LTL: Như những gì anh em tù vừa phản ứng, thứ nhất là liên quan tới việc đánh đập tù nhân. Việc này vẫn xảy ra. Khi tôi ở trong đó, có những trường hợp tôi biết và cũng có lên tiếng. Hồi đó có giảm bớt nhưng vẫn còn. Riêng sự đối xử với tù nhân lương tâm vẫn còn rất là khắt khe.
Chẳng hạn như vừa rồi anh Cù Huy Hà Vũ phản ứng vì không được gặp vợ 24 giờ. Những tù nhân khác thì được gặp và đối với tù nhân lương tâm thì không được gặp chỉ vì không nhận tội. Vấn đề quy định như vậy rất là vô lý. Việc bảo vệ chính kiến của người ta thì không thể đem vào xem xét việc đánh giá người tù ở trong tù có chấp hành nội quy hay không mà không cho người ta gặp gỡ gia đình. Tức là có sự khắc nghiệt đối với tù nhân lương tâm.
Còn đối với các tù nhân hình sự nói chung thì những sự đối xử như đánh đập hay kỷ luật một cách nặng nề, thiếu sự tôn trọng các luật lệ mà nhà nước ban hành, hiện tượng đó vẫn còn phổ biến.
NV: Anh muốn nói luật thì có mà họ áp dụng tùy tiện?
LTL: Tình hình cách đây so với 20 năm thì có đỡ hơn nhưng nó vẫn diễn ra và có phần tinh vi hơn, kể cả chuyện phân biệt các tù nhân có tiền hay không có tiền trong việc xem xét giảm án, đặc xá, nghĩa là vẫn diễn ra rất nhiều.
NV: Xin cảm ơn anh đã dành cho cuộc phỏng vấn.
(Người Việt)

Cuộc "so găng" lịch sử

I- Trận chiến của ông CẢ, ông BA

Trên sàn đấu chính trường Việt Nam vừa diễn ra trận so găng có thể xem là “Vô tiền khoáng hậu” giữa hai Võ Sĩ – ông Cả và ông Ba – gọi tắt là Võ Sĩ Y (VSY) và Võ Sĩ X (VSX).

Trận đấu mới diễn ra được 3 hiệp :

Hiệp 1 :

VSY đã dùng quyền lực “Tối thượng” của mình, liên minh với người có quyền lực “đứng thứ 2’’ (họp Hội nghi cấp cao (…) nhằm kết tội, kỷ luật VSX do nắm quyền điều hành, để kinh tế đất nước lụn bại, tham nhũng phát triển, thiệt hại công qũy hơn chục tỉ, làm thất thoát hàng chục tỉ USD khác…

Do chủ quan, không đánh gia đúng thực lực của VSX, cộng với hành động nửa vời…kết quả liên minh của VSY đã thất bại: Không làm gì được đối thủ. VSX an toàn rời sàn đấu !…

Hiệp 2 :

Lại vẫn do chủ quan, cứ tưởng mình đưa ra ý kiến, tất cả sẽ phải răm rắp làm theo (Truyền thống thì đúng như vậy), thế nhưng kì này thì khác: Trước khi có các cuộc bỏ phiếu, VSY quyết định chọn 2 người của phe mình, đảm nhiệm 2 chức vụ đứng đầu 2 cơ quan mới “tái cấu trúc” nhằm tăng cường uy thế để kiềm chế , tiếp tục tấn công đối thủ trên bình diện chống tham nhũng. Muốn thực hiện mục đích này cần phải đưa 2 nhân vật của mình vào cơ quan quyền lực tối cao. Ý đồ, kế hoạch quá lộ liễu khiến đối thủ đề phòng, có thời gian, điều kiện ứng chiến…VSY lại tiến hành triệu tập các hội nghi bầu bổ xung 2 đại biểu mà ông đã lựa chon. Kết qủa lần này lại thất bại: 2 người kia –”trượt vỏ chuối”, ngược lại, 2 người của phe VSX trúng cử ! Sự thất bại của VSY đã kéo theo những hệ lụy: Người đứng đầu tổ chức có- “quyền tối thượng” – lại không kiểm soát được tổ chức và cán bộ dưới quyền mình khiến chủ trương ông đưa ra đều bị đa số trong tổ chức thẳng tay bác bỏ, phủ nhận. Chống tham nhũng – việc làm sẽ mang lại cho VSY uy tín để thực hiên những chủ trương, kế hoạch chiến lược tiếp theo nhằm củng cố địa vị – sẽ không thực hiện được!…

Hiệp 3

Sau khi thoát hiểm, VSX tiến hành “phản kích chiến thuật”:

Đầu tiên là vô hiệu hóa quyền lực, làm mất uy tín con bài “chủ đạo, trực tiếp chống tham nhũng” của VSY bằng chiêu đánh phủ đầu: Moi ra, quy trách nhiệm – (để cho thuộc cấp) “làm thất thoát hơn 3000 tỉ VNĐ – (hơn 150 triệu USD) khi Tân TBNCTW còn là Bí thư Thành ủy thành phố lớn, đứng hàng thứ 3 của đất nước. Việc làm này của VSX như thanh gươm treo trên đầu “tướng chống tham nhũng’’, ẩn chứa lời răn đe đanh thép: Hãy coi chừng, số phận anh đang nằm trong tay tôi!

Đòn đánh khá hiệu qủa: Trưởng Ban “xếp vũ khí’’. Những tuyên bố hùng hồn, ồn ào đại loại – ’’Bắt, hốt… không nói nhiều…’’ tan nhanh như gió thoảng và sau gần 1 năm nhậm chức, BNCTWvẫn nằm im trong khi các móc xích của các nhóm lợi ích vẫn gắn kết với nhau, bền chặt như keo sơn, các hậu qủa của tham nhũng vẫn tồn tại, không được giải quyết… Các BNC địa phương với đầy đủ ban bệ, nhân viên, cấp tốc được thành lập. Trong tình thế này chắc cũng chỉ để làm cảnh !

Đòn thứ hai đánh trực diện vào VSY: Ngày 10.4.2013, trên trang blog CẦU NHẬT TÂN đưa một bài có tựa đề khá ấn tượng: “Tham nhũng nghìn tỉ thời ông Trọng (BT Thành Uỷ Hà Nội) được lôi ra phục vụ Hội nghị Trung ương 7?’’ (toàn văn đi ở đường Link dưới đây). Bài viết đề cập đến trách nhiệm của nguyên Bí Thư thành ủy TP Hà Nội cùng ê kíp “toa rập nhau giúp doanh nghiệp trốn thuế làm thất thoát hơn 3000 tỉ VNĐ để ăn hối lộ các biệt thự Triệu Đô’’… Đây là lời khai chiến :

“Anh chơi tôi thì tôi cũng sẽ chơi lại anh’’ – như lời câu ca dao trong dân gian :

“Chân mình thì cứt rê rê 

Lại đi đốt đuốc soi lê chân người’’

Cú đánh (…) vừa đe dọa trực tiếp, vừa hạ uy thế làm mất uy tín, đi đến vô hiệu hóa vai trò’’quyền lực tối thượng’’ của đối thủ…

Cùng lúc đó, trên hai trang mạng Tư sang nham hiểm (…) và TIN TỨC HÀNG NGÀY của Hai Hoang Van, đăng tải hàng chục bài viết có nội dung “moi móc… bới xấu, lên án…’’ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng gia đình. “Nhân vật quyền lực thứ hai” -  liên minh của VSY bị’’đánh tới tấp’’, không kịp chống trả, chỉ còn biết im lặng…

Kết qủa, trên sàn đấu: Võ Sĩ X đã ghi điểm – Thắng liên tục, còn Võ Sĩ Y thất bại thảm hại.
Cháu đang bừa ruộng này là dân Nghệ Tĩnh

Đất nước đang trong cơn’’sơn hà nguy biến’’: Biển đảo của tổ quốc vẫn đang bị đe dọa trắng trợn, nghiêm trọng. Ngư dân bị bức ép, xua đuổi, bị hành hung ngay trên vùng biển của tổ quốc mình mà chẳng được bảo vệ. Nền kinh tế của đất nước lụn bại, hơn trăm tỉ USD (Hơn 200 triệu tỉ VNĐ) có cơ bị mất do nợ xấu, khó đòi…Hậu quả trực tiếp là: Mức sống của toàn xã hội đi xuống nhanh, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn, khổ cực, đơn khiếu kiện nạn cướp đất của nông dân chất cao “như núi” mà không được giải quyết. Sự bất bình của nhân dân cứ ngày một tăng, các cuộc phản kháng cứ âm ỉ, đã bùng phát ở nơi này nơi kia…

Sàn đấu chính trị vẫn diễn ra các trận so găng ở các cấp độ, bởi: Hai Võ Sĩ – X và Y tuy sức chênh lệch đã rõ, nhung thắng thua vẫn chưa ngã ngũ. “Trắng bụng – Lấm lưng” của một trong hai (hay cả hai) – vẫn chua xẩy ra. Vẫn chưa thể biết “Miu nao cắn Mỉu nào” !

Nhưng điều này thì đã rõ: Người thất hai thực sự là Đất nước – Dân tộc Việt Nam!   (Còn tiếp vào thứ sáu tuần sau).
 10.6.13
Nhiếp Vĩnh Trang
(Blog Bà Đầm Xòe)
 

Ba kịch bản có thể xảy ra tại Biển Đông

Tranh chấp trên Biển Đông; triển vọng của một cuộc đối đầu quân sự lớn hoặc một giải pháp hòa bình, đã trở thành một chủ đề quan trọng trong năm 2012. Giờ là thời điểm thích hợp để tìm kiếm những kịch bản tương lai có thể xảy ra đối với tình thế trong khu vực.

Tương lai của Biển Đông dựa trên 6 yếu tố: (i) Sự tồn tại của một nước bá quyền có khả năng và động cơ để tạo ra một trật tự ổn định. (ii) Sự phân bổ sức mạnh quân sự đồng đều và tránh các hành vi hiếu chiến thái quá. (iii) Việc tôn trọng thông lệ quốc tế trong giải quyết tranh chấp hòa bình các xung đột. (iv) Sự ưu tiên duy trì quan hệ kinh tế quốc tế và phát triển. (v) Sự hiện diện của các thể chế để quy chuẩn hóa đối thoại và hợp tác. (vi) Các thực thể nội địa thống nhất, ưu tiên các giải pháp cùng thắng và hòa bình.

Tương lai của Biển Đông sẽ ra sao? 6 yếu tố trên có phù hợp với tình hình hiện nay? Có 3 kịch bản có thể xảy ra: kịch bản tận diệt, kịch bản mơ ước và kịch bản nguyên trạng.

Kịch bản xung đột (The apocalypse scenario) là viễn cảnh xấu nhất có thể xảy ra; trong kịch bản này, sẽ nổ ra một cuộc xung đột giữa các bên tranh chấp, có cả sự tham dự của Mỹ. Đối đầu quân sự lớn sẽ bắt nguồn từ sự bất lực của Mỹ trong việc duy trì thế trung lập trong cuộc tranh chấp hoặc rút hết quân khỏi khu vực, sự sụp đổ hoàn toàn của các cuộc thảo luận khu vực, việc gạt bỏ các thông lệ quốc tế và các tính toán tỉ mỉ của các bên tranh chấp.

Kịch bản mơ ước (The dream scenario) đề cập đến tình huống trong đó các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ được giải quyết hoàn toàn và bằng biện pháp hòa bình, và một giải pháp cùng thắng được đưa ra. Muốn đạt được điều này, các bên tuyên bố chủ quyền phải có quan điểm thực tế và 6 yếu tố nêu trên phải được đặt đúng chỗ.
Kịch bản nguyên trạng (The status-quo scenario), là kịch bản có khả năng xảy ra nhất trong 10 năm tới, các bên tuyên bố chủ quyền có thái độ nửa vời trong việc giải quyết các tuyên bố về lãnh thổ và duy trì ổn định.
Các thông tin hiện nay cho thấy rằng một cuộc xung đột lớn sẽ không diễn ra. Các nhà phân tích quân sự của tổ chức IHS Jane’s nhận định rằng các quốc gia ĐNÁ, bao gồm các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong năm 2011 đã tăng 13,5% chi tiêu cho quốc phòng, lên mức 24,5 tỷ USD. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 40 tỷ USD vào năm 2016. Điều này sẽ ngăn chặn Trung Quốc gây sức ép mạnh với các bên tuyên bố chủ quyền hoặc chiếm đóng vùng lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Một yếu tố làm ổn định khác đó là Mỹ. Chính sách hướng về Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ từ năm 2009 bao gồm cả cam kết kiềm giữ các bên tuyên bố chủ quyền vì khu vực này có giá trị chiến lược và kinh tế cao. Gần 1/3 lượng tàu thuyền hàng hải của thế giới đều đi qua khu vực này.
Mong muốn của các bên tuyên bố chủ quyền nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực có thể chưa đủ để đảm bảo sự ổn định trong tương lai. Khả năng của các chính phủ trong việc thuyết phục các thể chế nội địa và công dân của mình chấp nhận một giải pháp cùng thắng, toàn diện và hòa bình cũng là hết sức quan trọng.
* Tác giả Anggrutari C. Sari, giảng viên tại khoa quan hệ quốc tế, Đại học Công giáo. Bài viết đăng lần đầu tiên trên The Jakarta Post (ngày 31/12).
Vũ Hiền (gt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét