Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Tin thứ Năm, 9-5-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT  
1<- ĐÁ LỚN YÊU THƯƠNG (Mai Thanh Hải). - Sức sống mới Trường Sa: Chỉ cần… alô một cái là xong! (VH).  - Những ngôi chùa trên Quần đảo Trường Sa (ND).  - Cận cảnh trường học đầu tiên ở Trường Sa (Infonet/Zing).
Kế hoạch vết dầu loang trên biển Đông (RFA). “Nhà nước chỉ hỗ trợ về tinh thần tuy vẫn có vài phương án để hỗ trợ cho ngư dân trên biển. Theo em được biết là vừa rồi có nhiều cuộc họp thì tổng liên đoàn Lao động cho biết có thể khi ngư dân đi làm thì họ có phương án hỗ trợ ngư dân trên biển nhưng cụ thể thực hiện như thế nào thì họ chưa cho biết”.

- Đối thoại giữa 2 ông MHT (Múa Huyên Thiên) và NCV (Nói Cho Vui): Ghi vội từ ký ức về “Cuộc đối thoại về quốc phòng Trung-Việt …trong mơ” (Quê Choa).
Các học giả Mỹ kêu gọi Trung Quốc bỏ đường 9 đoạn (RFA). Chuyên gia John Moore: “Đường đứt khúc 9 đoạn mà TQ đưa ra tại biển Đông hoàn toàn không có lợi cho TQ về lâu dài. Ông đưa ra dẫn chứng về câu chuyện của Liên Xô trước kia vốn cũng không muốn ủng hộ UNCLOS nhưng sau đó đã thay đổi quan điểm vì lợi ích của tự do hàng hải của một cường quốc trên thế giới”. - BIỂN ĐÔNG TRONG NHỮNG NỖ LỰC MỚI CỦA MỸ (Bùi Văn Bồng).
Manila : Ngư Dân Trung Quốc đứng đầu bảng những kẻ đánh cá trộm (RFI). “Philippines cho biết là từ tháng 03/1995 cho đến tháng 04/2013, 56% người ngoại quốc bị bắt vì đánh cá trái phép trong vùng biển Philippines thuộc Biển Đông là công dân Trung Quốc”.
TQ cấm đánh bắt cá, Nhật ’cấp tàu tuần tra cho VN’ (PN Today).  - Trung Quốc ám chỉ điều tàu chiến bảo vệ đội tàu cá “đổ” xuống Trường Sa (DT).
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (QĐND).  - Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung gặp song phương (TTXVN). Lảm nhảm không hơn gì Người phát ngôn Lương Thanh Nghị -“Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh giữa Việt Nam và Trung Quốc còn một số vấn đề tồn tại trên biển do lịch sử để lại. Hai bên cần nghiêm chỉnh …”.
Nga sẽ xây dựng tàu ngầm trên cạn cho Việt Nam (GDVN).
Trung Quốc tăng áp lực trên Nhật Bản với âm mưu “đòi lại” Okinawa (RFI). “Họ cho rằng Ryuku là một ‘nước chư hầu’ của Trung Quốc trước khi bị Nhật sát nhập vào cuối những năm 1800”. - Trung Quốc lờ COC, muốn giành cả đảo Okinawa của Nhật (PN Today).  - Báo Trung Quốc cả gan đòi chủ quyền đảo Okinawa của Nhật (DT).
Năng lượng và tham vọng hải quân TQ (VNN).
ASEAN: “Cùng nhau bảo vệ người dân và tương lai của chúng ta” (NLĐ).
2CẢNH SÁT SỬ DỤNG VŨ LỰC CHỐNG LẠI CÁC BLOGGER DÃ NGOẠI NHÂN QUYỀN (Defend the Defenders). - RSF lên án vụ hành hung các blogger tham gia Dã ngoại Nhân quyền (VOA). “RSF kêu gọi chính phủ Việt Nam phải có biện pháp kỷ luật mạnh tay đối với các công an chịu trách nhiệm gây ra tình trạng bạo lực này”. - Châu Âu chỉ trích thái độ bất nhất của Việt Nam về tự do tôn giáo (VOA). - Họp báo công bố đưa Dự luật Nhân quyền Việt Nam vào Hạ viện Mỹ (VOA). =>
CHÚT “KINH NGHIỆM” SAU SỰ VIỆC GIA ĐÌNH HOÀNG VY BỊ TẤN CÔNG (Bùi Hằng).  - FB Nguyễn Hoài Liêm: Cảm nhận về dã ngoại nhân quyền sáng ngày 5/5/2013 tại công viên Nghĩa Đô (Bùi Hằng).  - Hãy dẹp giùm mấy trò khỉ đi (Phi Vũ). - Phiếm: Tại sao các cháu chửi người ta? (ĐCV).
Mỹ Khê – Picnic về Quyền Con Người: Làm sao lôi kéo được nhiều người tham gia hơn? (Dân Luận). - Từ Dã Ngoại Nhân Quyền đến “Chọn đường” của nhà văn Phạm Thị Hoài và “Khi đảng cộng sản tự giải thể” của nhà bình luận Ngô Nhân Dụng (Bình Minh) (Thông Luận).
Thông báo: Mời tham dự phiên tòa xét xử sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha (Dân Luận). “Phiên tòa diễn ra vào lúc: 7h30 sáng ngày 16 tháng 05 năm 2013 -  Địa Điểm: Tòa Án Tỉnh Long An. 116, Trương Định, Phường 1 , TP. Tân An, Tỉnh Long An. - Phiên Tòa XÉT XỬ CÔNG KHAI“.
- Khẩu chiến và bút chiến giữa VTV vs J.B. Nguyễn Hữu Vinh: Một sự vu khống, xuyên tạc trắng trợn ? – Truyền hình VTV ngày 7/5/2013.  – Mời xem lại: Sự cùng quẫn nhìn từ báo Nhân Dân (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). -Nhiều điều chưa sáng trong một bản góp ý (Nhân Dân). Đó là dư luận viên công khai, còn đây: KẺ GIẤU MẶT – DƯ LUẬN VIÊN (Thùy Linh). “Mới đây, trong hội nghị ‘Tổng kết công tác tuyên truyền miệng năm 2012′, người ta đã đưa ra con số là trong hệ thống tuyên truyền “nói tốt cho chế độ” lên tới 80,000 người – những dư luận viên. Nghe nói họ được trả lương để làm việc theo đơn đặt hàng của chính quyền… “
Ngày Nhân quyền Việt Nam 2013 tại Hoa Kỳ (VOA). - Trình Quốc hội Mỹ dự thảo “Đạo luật Nhân quyền cho VN” (RFA). - Dự luật về Việt Nam có vượt qua được Thượng viện Mỹ? (VOA). Dân biểu Chris Smith: “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức tại Thượng viện vì chúng tôi nghĩ rằng năm nay vấn đề nhân quyền ở Việt Nam còn tệ hơn năm ngoái và một năm trước nữa. Tình hình đã xấu đi một cách có hệ thống. Tôi đã làm việc về nhiều dự luật có liên quan tới nhân quyền. Nếu lần đầu tiên không được thông qua thì cứ phải tiếp tục thúc đẩy dự luật đó cho tới khi nào được thông qua thì thôi”.
- Nguyễn Hưng Quốc: Tôi không chống Cộng (VOA’s blog). “Chúng ta chống lại chế độ độc tài tại Việt Nam vì nó ĐANG chà đạp lên quần chúng, ĐANG làm cho đất nước bị phá sản trên mọi phương diện, từ kinh tế đến giáo dục, từ ý thức đạo đức đến cả lòng tự hào dân tộc, từ các giá trị truyền thống đến tinh thần hiện đại với những giá trị về dân chủ và nhân quyền…”
Hãy xem họ bảo vệ chế độ như thế nào (Phương Bích). “Khi bị chặn ở cầu thang, tôi tức quá bảo: không biết bao giờ thì cái chế độ này mới sập đây? Lúc đó các vị này chả trở cờ đầu tiên ấy chứ chắc gì đã trung thành? Bằng chứng là quân của Saddam Hussein đấy, cứ hô hào tử thủ với chả thánh chiến, oánh nhau một phát là lộ mặt ra cả đám“.
VIẾT CHO CON TRAI VỀ NGÀY NÀY MỘT NĂM TRƯỚC (Bùi Hằng).
Nghệ sỹ kể chuyện bị cấm nhập cảnh (BBC). - Nghệ sỹ khiếu nại lên Bộ Công an VN (BBC). “Tôi muốn dùng thứ vật liệu mang tính không bền vững để nói đến môt xã hội xây dựng theo cái nền tảng thiếu tính bền vững. Như chúng ta đã áp dụng chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam từ nhiều thập niên và chúng ta đã tự nhìn thấy những mặt hạn chế không có khả năng khắc phục”.
Đề nghị xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội của hai ông Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Phú Trọng (BS). “Thư của hai ông Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Văn Khải, đại diện cho các công dân đã gửi bức thư ngày 8/3/2013 đề nghị hai ông Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Phú Trọng, Đại biểu Quốc hội tiếp công dân liên quan tới việc Sửa đổi Hiến pháp.”
Cái gọi là “Kiến nghị 72”: Kẻ giấu mặt là ai? (Báo Lâm Đồng).
- LS Ngô Ngọc Trai: Canh tân hệ thống (BBC). “Đồng nhất lãnh đạo với chấp hành sẽ dẫn đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo hoặc lãnh đạo chỉ còn là hình thức”.
Ngày 9/5 sẽ diễn ra giao lưu trực tuyến “Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” (ĐCSVN).
- Sau khi LS Trần Vũ Hải công bố KIẾN NGHỊ: BỎ QUY ĐỊNH NHÀ NƯỚC ĐỘC QUYỀN SẢN XUẤT VÀNG MIẾNG & XUẤT NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU VÀNG (BS), lập tức chiều qua Ngân hàng Nhà nước “trần tình” về nguồn vàng đấu thầu (LĐ),  - Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về việc can thiệp thị trường vàng (TT);  - NHNN lên tiếng về can thiệp thị trường vàng (Gafin), - Ngân hàng Nhà nước: Can thiệp thị trường vàng là đúng luật (VNEco). - NHNN phản hồi về việc dùng vàng dự trữ ngoại hối, bình ổn thị trường vàng (NLĐ). - Ngân hàng Nhà nước sử dụng ngoại tệ dự trữ để mua vàng (SM).    - “Nhập vàng không ảnh hưởng đến dự trữ ngoại tệ” (TTXVN).
3<- Thống đốc Nguyễn Văn Bình (BBC). Bài của Nhà báo-TS Kinh tế Phạm Chí Dũng.  - Sự thật đằng sau việc NHNN liên tục bán vàng (Nguyễn Vạn Phú). – Phiếm: Màu lạ (SGTT). “Chết cha, sao trên mặt nước mình lại có… nốt ruồi đen? Tính theo tỷ lệ thì cái cục này phải lớn bằng hòn núi chứ không ít!  Một nhà khoa học già nhíu mày suy nghĩ rồi phán: To như thế mà màu đen thì đích thị là hòn… nợ xấu!” Blogger Cola Coca bình luận trên FB: “Sợ dân nghèo nổi loạn, thay vì nhẹ tay bòn rút, B lại bóp cổ dân nhè tiền ra đắp chỗ khác để lấy lòng dân!  Móc túi dân cho lại dân, của người, công ta! Điếm đàng kiểu này chỉ có B! Đcm B!“. - Trần Mạnh Hảo – Đất nước đến hoa còn xấu hổ (Dân Luận). “Một nhà nước như không còn ai biết ngượng/ Lại mọc đầy hoa xấu hổ nơi nơi…”
NHỮNG THƯƠNG VỤ LÃI NGHÌN TỈ THỜI KHÓ KHĂN (Bùi Văn Bồng).
Ông Bá Thanh đã làm tôi ‘tỉnh’ (DV/ Bùi Văn Bồng).
Ngọc Đại phóng tinh, Ba Đình thất thủ (Đào Tuấn). “Rất lạ cho sự giãy đành đạch khi những điều bình thường thì coi là tục tĩu, còn những thứ đáng phải bình thường thì lại được thần thánh hóa“.
Nhớ Cụ Phan Chu Trinh với 10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam (Trần Kinh Nghị).
- Nhà văn Nhật Tiến: NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác (KỲ 32) (Nhật Tuấn). - Nhà giáo Trương Quang Đệ: Tản mạn thời tôi sống* (Quê Choa). – Võ Trung Hiếu: Duy tâm (Quê Choa). “Đừng hỏi vì sao lương ì ạch, giá cả lại tăng/ Đừng hỏi vì sao lũ trẻ vùng cao vẫn bữa rau bữa cháo/ Đừng hỏi vì sao những người tài năng không được làm lãnh đạo/ Đừng hỏi vì sao mỗi ngày trôi qua toàn chuyện đáng buồn trên báo...”
- Phỏng vấn Vũ Quốc Hùng, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Nhiệm kỳ 2016-2021: Cán bộ cao cấp cần tiêu chuẩn gì? (GTVT).
Nhà khoa học bàn luận:“Đàn Xã Tắc có đáng bảo tồn?” (VnM).  - Giới nghiên cứu bất đồng về Đàn Xã Tắc (VNN).  - Tọa đàm Đàn Xã Tắc: Nóng mặt và… bỏ về (KP).  - “Xây cầu vượt là “giết” Đàn Xã Tắc một cách nhanh nhất”(DT).   – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội: ‘Các nhà khoa học đừng dọa dân về Đàn Xã Tắc’ (VNE).  - Bảo tồn Đàn Xã Tắc như thế nào? (ND).
Hungary hỗ trợ Việt Nam xây hệ thống quản lý dân cư (TTXVN).
Mũ bảo hiểm giả vẫn “sống”, không thể đè dân ra phạt! (VOV). - Tranh cãi việc xử phạt mũ bảo hiểm (TN). - Sao đòi phạt dân!? (NLĐ).
Muốn phạt dân, trước hết phải phạt từ ông thủ tướng, tới ông bộ trưởng GTVT. Bởi vì hiếm có xứ sở nào mụ mị tới mức này. Vội vàng ra quy định (Nghị định) về bắt đội mũ bảo hiểm, nhưng không chuẩn bị trước, để doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu loạn xị mũ. Tới khi sanh chuyện mũ kém chất lượng, lại quay ra thu giữ, tiêu hủy mũ (nhưng chưa nghĩ ra cách tiêu hủy. Coi chừng lại bị đám “tài nguyên môi trường” nó phạt vì ô nhiễm đó nha!), rồi phạt người tiêu dùng. Tất cả dẫn tới hệ quả gây tốn kém, thiệt hại cho doanh nghiệp, cho người dân, còn các quan vẽ ra chính sách thì vô can. Thế mới sinh ra trò hề chưa từng có, là đang có kế hoạch cán bộ quản lý thị trường quyết … xuống đường vồ người đi xe máy. Sẽ có những “anh hùng Núp” mới. Đây cũng sẽ là đề tài đắt cho “Gặp nhau cuối năm”. Lại béo mấy ông VTV!
Biết đâu sắp tới sẽ lại có Bộ/ Sở Y tế chặn bắt người dân mua, nấu nướng, ăn … “gà nhập lậu”, và Bộ/ Sở Giáo dục chặn bắt học trò học thêm lớp học chưa có giấy phép, v.v..
Trở lại những chuyện ngu xuẩn của lũ óc heo đang lãnh đạo dân, trong đó điển hình là cái bộ của “Đinh La Heo”. Đó là mấy bữa nay, một số hãng du lịch đang kêu trời vì quy định giới hạn thời gian sử dụng cho các xe du lịch chở khách là … 10 năm, bất chấp đó là một “con Mẹc” nhập từ Âu-Mỹ hay một chiếc “chuồng gà di động” đóng trong nước, bất chấp thực tế có những xe sử dụng rất ít, có xe chạy cả ngàn cây số mỗi ngày. Lũ heo này nó không thèm nghĩ tới một biện pháp sơ đẳng thay vì làm vậy, là quản lý an toàn bằng kiểm định định kỳ chặt chẽ. 
Nhân đây lại nhắc luôn ông “Đinh La Heo”. Là ông không có chuyên môn, nhờ “cổ cánh” mà nắm giữ cái ngành này, thì phải chịu khó mà học hỏi, bớt trò tranh thủ phơi mặt ra ống kính truyền hình đi. Nói vậy vì thấy cuộc khánh thành cầu cống nào, khắp trong Nam ngoài Bắc cũng thấy ông. Thì giờ đâu mà lo việc, mà suy nghĩ cho sâu được hả ông?
Sẽ hết nhiễu nhương? (TP). “Đất đai luôn là lĩnh vực phức tạp và cũng tế nhị bậc nhất hiện nay. Vì lẽ đó mà việc “chứng nhận” cho những khối tài sản này cũng gập ghềnh khôn tả”.
Lợi nhuận và trách nhiệm xã hội (GTVT).
Tranh chấp nước tại thủy điện Đăk Mi 4: Địa phương nắm đằng lưỡi! (TT).  - Quảng Nam: Thủy điện Đắk Mi 4 “xé” cam kết (KP).
- DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: Phạt nặng nhưng dễ tiêu cực (NLĐ).
Hội chứng vung tiền cho đường cao tốc, cầu vượt nội đô (PNT).
Bất ổn trạm thu phí (NLĐ).  - Nhà đầu tư trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài sẽ kiện Bộ GTVT (TN).
4Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ nữ dược sĩ bị đánh vỡ sọ (LĐ).
- VỤ THAM NHŨNG ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN HÓC MÔN – TPHCM: Ông Nguyễn Văn Khỏe lại hầu tòa (NLĐ). Bị cáo Nguyễn Văn Khỏe tại phiên tòa phúc thẩm tháng 6-2011  =>
Hải Phòng khởi tố 4 đối tượng vụ xô xát ở Tiên Lãng (TTXVN).
Miễn nhiệm chủ tịch xã “tòm tem” với cấp dưới (NLĐ).
- Đào Tuấn: Tiểu Psy và sự kỳ thị (LĐ).
Đi về đâu hỡi…Nhân dân Nhật báo (Le Monde/ Thụy My). - Chống tham nhũng “hại kinh tế Trung Quốc” (NLĐ).
Đài Bắc lại kêu gọi Trung Quốc triệt thoái các tên lửa hướng về Đài Loan (RFI). - Nghị sĩ Mỹ đề xuất xử mạnh tay với gián điệp mạng Trung Quốc (TT).
TRUNG QUỐC ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC TẠI MIANMA (TTXVN/ BS). - TQ mời phe dân chủ Miến Điện ‘dưới 60’ (BBC). - Đảng Cộng sản Trung Quốc phê phán các địa phương giam cầm người khiếu kiện (RFI).
Cách mạng Văn hóa – tội lỗi của ai? (Trao đổi với giáo sư Mao Vu Thức) (VHNA).
Tổng thống Hàn Quốc chuẩn bị đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ (VOA). - Mỹ – Hàn cứng rắn với Triều Tiên (NLĐ).  - Triều Tiên tiếp tục triển khai tên lửa Scud và Rodong (TTXVN).  - Trung Quốc tìm cách giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên (VOV). - Kim Jong Un : Hiếu chiến và tham vọng hơn người cha (RFI). “Mục tiêu của anh ta là được mặc nhiên nhìn nhận như một cường quốc nguyên tử, giống như Pakistan, và chỉ thương thảo về ‘giải trừ’ cục bộ”.

Ngư dân Hà Tĩnh bám biển rất khó khăn (PLTP).
San hô Hoàng Sa đến giảng đường đại học (TN). - Tấm lòng sinh viên gửi biển đảo (TT).
Báo Trung Quốc: Trên Biển Đông, Việt Nam là “đối thủ đáng ngại” nhất (GDVN). - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc gặp song phương (SGGP).
Tàu đổ bộ ‘Bò rừng’ Trung Quốc nguy hiểm thế nào? (TP).
Philippines giám sát đội tàu cá Trung Quốc ở biển Đông (PLTP). - Philippines sẽ sát sao theo dõi tàu cá Trung Quốc (PT). - Philippines đối phó tàu cá Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (KT). - Manila: Ngư dân Trung Quốc đánh bắt trộm nhiều nhất ở Biển Đông (DT).
Học giả Trung Quốc đòi xem xét lại chủ quyền đảo Okinawa (PLTP).
Hải quân Ấn Độ ‘tiếp cận không gián đoạn’ vào Biển Đông (TP).
Đề xuất sửa Điều 7 Luật Báo chí: Không phù hợp (TP).
Họp kín vụ Thủy điện Đăk Mi 4 xả nước (TP). - EVN mua điện tối đa từ Trung Quốc (TP).
Lại tranh cãi về xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc (PLTP). - Đàn Xã Tắc Thăng Long: Có quan trọng như người ta tưởng? (LĐ). – TS Nguyễn Hồng Kiên – Viện Khảo cổ học: “Tôi sẽ kiện tới cùng nếu Hà Nội xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc” (GDVN).
Doanh nghiệp dùng côn đồ trấn áp dân (DV). - 50 côn đồ đánh dân Tiên Lãng: Khởi tố bị can bốn đối tượng thôi (TP).
Lại đến thuyền viên tàu NEWHORIZON kêu cứu (LĐ).
“Bác sĩ” Trung Quốc vẫn tung hoành (TP). - Đột kích một phòng khám Trung Quốc trái phép (TN).
“Sờ gáy” các dự án bỏ hoang đất (PLTP). - Thu hồi dự án “treo” làm nhà xã hội (TN). - Vội vàng lên với chứ…! (LĐ).
Còn những xã khác có thiết bị bỏ hoang như ở Háng Đồng? (SM).
Mất hai con được hỗ trợ 10 triệu! (PLTP).
Nhậu kém, có ứng cử cũng trượt thôi! (VNN). - Quảng Bình: Ghi hình công chức la cà quán xá (SGGP). - Miễn nhiệm chủ tịch xã đưa nhân viên vào nhà nghỉ (PLTP).
Rodong Sinmun kêu gọi dân Triều Tiên thi đua trồng lúa (GDVN).
Hàn Quốc đề xuất xây công viên quốc tế tại biên giới (TTXVN). - Ngân hàng Trung Quốc chặn giao dịch của Triều Tiên (TN). - Mỹ hoan nghênh Trung Quốc “ra tay” với Triều Tiên (TTXVN). - Hàn-Mỹ không nhượng bộ Bình Nhưỡng (PLTP).
- Thư cầu cứu khẩn cấp của Lê Anh Hùng (BS). Mời xem thêm blog của Lê Anh Hùng để hiểu thêm về hoàn cảnh và câu chuyện đặc biệt của anh.

32 tàu cá TQ trạm trán tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa phải vòng tránh (GDVN).
Nhân rộng sức mạnh đoàn kết (LĐ).
Nhiều sự kiện quan trọng trong tuần lễ Biển và Hải Đảo (VnM).
’Tàu cá Trung Quốc đánh bắt trộm nhiều nhất ở Biển Đông’ (PN today). Báo Trung Quốc: Việt Nam ‘đáng ngại’ nhất trên Biển Đông (ĐV).
Nhật Bản tăng cường sức mạnh tấn công bao vây Trung Quốc (PN today). - Nhật đáp trả Trung Quốc vụ đòi chủ quyền Okinawa (DT). - Trung Quốc muốn ‘xem lại chủ quyền đảo Okinawa’ (NV).
Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN: “Bảo vệ dân, tương lai chúng ta” (TT). - Chủ động ứng phó trước mọi diễn biến (ĐĐK).
Tiếp tục trả thù dã ngoại nhân quyền: Anh Châu Văn Thi bị CA vây bắt (DLB). Anh Thi bị bắt là vì mặc áo có dòng chữ: Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam. Không rõ liệu anh mặc áo có dòng chữ: “Hoàng Sa – Trường Sa – Trung Quốc” thì sao? Chắc là không bị bắt?
THƯ CẦU CỨU KHẨN CẤP (Lê Anh Hùng). “Đây là một trong nhiều lần bọn họ bắt cóc rồi cưỡng đoạt tài sản cá nhân của vợ tôi. Lần bị bắt cóc ngày 18/4 vừa rồi, vợ tôi bị bọn chúng cướp luôn 7,6 triệu VNĐ mà cô ấy mới đòi được từ khách hàng để trả nợ ngân hàng. Trong khi đó, tình cảnh gia đình tôi hết sức khó khăn, đứa con trai thứ hai đã 5 tuổi rồi mà hiện vẫn chưa được đi học mẫu giáo“.
BS Nguyễn Đan Quế nhận định về nhân quyền VN hiện nay (RFA). “Hiện giờ, chúng ta đang ở trong một giai đoạn mà nhân quyền đang bị vi phạm nặng nhất, đặc biệt là đối với những người viết blog, với những dân oan và các tôn giáo nữa”.
Trình Quốc hội Mỹ dự thảo “Đạo luật Nhân quyền cho VN” (RFA). Dân biểu Ed Royce: “Thật sự là điều không thể tin nổi khi VN đang cố gắng trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ mà càng ngày lại càng tiếp tục có nhiều hành động chống lại nhân quyền. Tự do ngôn luận – tự do lập hội – tự do tôn giáo, VN đều không có”.
Cải cách ở Việt Nam trong tình hình mới (Jonathon London). “Một cách chính thức, đến bây giờ, xét trên những gì thể hiện, Việt Nam thay đổi với nhịp độ rất chậm, thậm chí có thể nói là chưa có thay đổi đáng kể nào… Nhưng, cũng như những gì thường thấy lâu nay, những biểu hiện thay đổi chính thức ở Việt Nam luôn luôn đi chậm hơn thức tế…” - Tính Độc Lập.
Nhật ký mở lại (lần thứ 46): TỪ ĐẠI LOẠN ĐẾN VÔ CHÍNH PHỦ NÊN VUI HAY NÊN BUỒN? (Nhát sỹ Tô Hải). “Tại sao mình lại không vui khi thấy một cái cây sinh ra toàn hoa thối, quả chua nay đang thối đần từ gốc đến ngọn cơ chứ?  Phải vui lên vì chính đó cũng là kết quả nhỏ mọn của chính mình đã không ngừng vượt qua nỗi sợ để dám cầm dao, cầm kéo cắt dần đi những rễ con, rễ cái của cái cây đáng nguyền rủa này!
CÁI ĐÁNG SỢ CỦA MỤC TIÊU DÂN VẬN (Hồ Hải).
CON GÀ HAY QUẢ TRỨNG? (Alan Phan). “Chính người dân chọn lựa mấy người Cộng Sản này, nên bây giờ có nghèo đói hay mất nhân quyền thì cũng là do sự chọn lựa của họ thôi. Có gì đâu mà than phiền? Như lấy chồng, ngu chọn thằng chồng vũ phu, vô trách nhiệm, lỡ rồi thì cắn răng chịu đựng thôi“.
Hội nghị lần thứ 7 khóa XI Ban chấp hành Trung ương Đảng: Bàn 6 vấn đề lớn (Tin tức). - Phối hợp xuất bản sách, tài liệu về công tác dân vận (TTXVN).
Quy chế mới để lấp “khoảng trống thông tin” (TT). - Quy chế mới và cái khó của người phát ngôn (Infonet). - Tính thời sự của báo chí – thách thức mới cho người phát ngôn (PT). - Sử dụng báo chí của Đảng như vũ khi sắc bén (TP).
Độc quyền sản xuất vàng miếng: Bộ Tư pháp xét tính pháp lý (VnEco).
Kinh hoàng chuyện “ăn bớt” vắc xin tại TT Y tế dự phòng Hà Nội (DT).
Thu hồi dự án, trả lại hơn 1.700ha đất cho dân (LĐ).
“Tôi sẽ kiện tới cùng nếu xây cầu vượt ở Đàn Xã Tắc” (VnM). - “Nếu Hà Nội làm cầu vượt qua Đàn Xã Tắc, tôi sẽ kiện đến cùng” (DT). Hoan hô bác Nguyễn Hồng Kiên! Hãy noi gương TS Cù Huy Hà Vũ vụ Đồi Vọng Cảnh.
Xét xử nguyên giám đốc Vinaconex 10 (TP). - Vụ tham nhũng tại Hóc Môn: giữ nguyên kết luận trước đây (TT). - Một chủ tịch UBND xã bị miễn nhiệm vì không còn uy tín (TT). - Chủ tịch xã ‘làm việc’ với nữ thủ quỹ trong nhà nghỉ (NĐT).
Lại phát hiện “bác sĩ” Trung Quốc hành nghề “chui” (TT).
Đắk Mi 4 tạm ngừng xả nước phát điện (Thiennhien).
Phạt vi phạm xây dựng: nộp tiền “chuộc” sai phạm (TT). - Giải tán thanh tra xây dựng quận, huyện (NLĐ/TP).
Nữ cán bộ ngoại giao và “phương châm vừa đủ” (TG&VN).
Thủ tướng Việt Nam – LB Nga hội đàm ngày 14/5 (TP). - Việt – Nga: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (TG&VN).
Quả Táo Trung Quốc và Lương Bác Sĩ Mỹ (Alan Phan).
Tranh tuyên truyền cổ động của Liên Xô và Đức quốc xã (Quê Choa).
Lần đầu tiên Trung Quốc trừng phạt Triều Tiên (PT). - Trung Quốc không cắt giao dịch với ngân hàng của Triều Tiên (DT). - Giấc mộng Trung Hoa và “bóng đè” Triều Tiên (DT).
Tên lửa Scud và Rodong của Triều Tiên vẫn “sẵn sàng chiến đấu” (ANTĐ). - Hàn Quốc đề nghị xây công viên hòa bình với Triều Tiên (KT). - Hàn Quốc hứa giúp Bắc Á thành vùng hòa bình (CATP). - TT Nam Triều Tiên: Bất kỳ khiêu khích nào của miền Bắc cũng thất bại (VOA).
KINH TẾ  
Việt Nam tiếp tục được vay vốn ưu đãi cao (TT).  - Doanh nghiệp nội tìm phao cứu sinh từ vốn ngoại (ĐT).
Luật Lao động gây quan ngại cho doanh nghiệp (TBKTSG).
Lãi suất huy động sắp giảm cực mạnh (VTC).  - Sóng giảm lãi suất lan sang nhiều ngân hàng (LĐ).  - Hệ thống ngân hàng đang hưởng lãi ra sao? (TBKTSG).
Việt Nam phải nhập khẩu than từ Úc để đáp ứng nhu cầu năng lượng (RFI).
- Video: Ngân hàng khó khăn siết nợ doanh nghiệp (VTV).
- Video: Bãi vàng trái phép hoạt động giữa vòng kiểm soát của cơ quan chức năng (VTV).
Ngày 9/5, đấu thầu tiếp 1 tấn vàng (VnEco). - Ngày 9/5, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 26.000 lượng vàng (ĐCSVN).
Giá trị hạt gạo: Bao giờ được nâng cao? (ĐĐK). Khi nào không còn … “Điều 4″! Nghe tức cười, nhưng quả tình suy cho cùng đúng là vậy. Thử coi mấy bữa nay, VTV ra rả quảng cáo cho cái Đại hội nông dân tập thể sắp diễn ra. Sẽ có một lũ “ăn hại đái khai”, những hơn một ngàn mạng, từ khắp cả nước tụ tập về Thủ đô, tiêu tốn hàng tỉ đồng của dân … Còn Điều 4 thì người ta còn muốn duy trì đám rối ăn lương nhà nước này để ca ngợi “đảng đem lại cơm no áo ấm”, còn lũ cướp đất chắc thuộc đảng … cướp? Mời ngó đây luôn: Đẩy mạnh tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI (ĐCSVN).
5<- Nhập “hầm bà lằng” thực phẩm Trung Quốc (NLĐ).  - Tưởng ăn đặc sản cá tầm Sapa, ngờ đâu từ Trung Quốc (VTC). - Thu giữ hàng nghìn “đồ hiệu nhái” dọc tuyến phố cổc (TTXVN).
Điểm đến an toàn nơm nớp lo mất cắp của du khách (VNN).
Sự thật sau ‘làn sóng’ kỳ thị lao động xứ Nghệ (VNN).
Doanh nghiệp đầu mối lời gần 500 đồng/lít xăng (TBKTSG).  - Doanh nghiệp xăng dầu đang lãi 435 đồng/lít (Gafin).
Tăng vọt thuế ô tô cũ: DN ngừng nhập xe (Infonet).
Hiện tượng “lạ”: Siêu thị… hết hàng (TN).
Số liệu xuất khẩu Trung Quốc tháng 4 vẫn được thổi phồng? (Gafin).
Tổ chức Thương mại Thế giới cần một động lực mới (RFI). - Lần đầu tiên đại diện một nước phương Nam lên lãnh đạo WTO (RFI). “Roberto Azevedo rất am tường cách vận hành của tổ chức mà ông đã tiếp cận từ năm 1995. Năm nay 55 tuổi, ông muốn tạo sức bật cho một tổ chức đang tìm kiếm một sinh khí mới”.
Thị trường chứng khoán Á Châu có dấu hiệu khởi sắc (VOA).
Năm 2013, thế giới sẽ có 73 triệu lao động trẻ thất nghiệp (RFI).

WB: Việt Nam dẫn đầu thế giới về giảm nghèo (SGGP). - Nợ công tiềm ẩn rủi ro từ doanh nghiệp nhà nước (PLTP). - Việt Nam có “hồ sơ không tỳ vết” về trả nợ ODA (LĐ). - “Việt Nam có một hồ sơ vay và trả nợ rất tốt” (PT).
Ngân hàng và DN muốn lùi thời hạn Thông tư 02 (TP). - ‘Ép’ Ngân hành Nhà nước hoãn nợ xấu (VNN). - Hoãn xử lý nợ xấu có cứu được doanh nghiệp? (DT).
Giảm lãi cho vay: Ngân hàng tự cứu! (PLTP). - Làn sóng hạ lãi suất, hút khách vay (TP). - Trái phiếu đã đọc trước tin hạ lãi suất (ĐTCK).
Ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất (TP). - Thêm 2 ngân hàng lớn giảm lãi suất (SGGP). - Lãi suất không tác động nhiều đến tín dụng (ĐT).
Đấu thầu vàng: DN khó “đấu” (DĐDN). - Ngân hàng Nhà nước VN: Nhập khẩu vàng tiêu tốn ít ngoại tệ dự trữ (TN). - Giá vàng nội-ngoại chênh lệch 4,5 triệu đồng/lượng (PLTP). - Vàng miếng lưu thông trong nước phải được quản lý như ngoại tệ (SGGP). - Ngân hàng Nhà nước: “Quản” vàng giúp tăng ngoại hối, chống vàng hoá (PT). - Ngân hàng Nhà nước lại nói về can thiệp thị trường vàng (PN Today). - NHNN: Bán vàng theo giá thị trường, không bao cấp, bù lỗ (DT). - Chênh lệch giá vàng kỷ lục: “Không có lý gì nói dân hưởng lợi!” (Infonet).
Siêu dự án lọc hóa dầu 27 tỉ USD (TN).
Không giảm giá xăng dầu (DV).
Hàng trăm tỉ đồng nợ thuế khó đòi do DN gia công bỏ trốn (HQ).
Doanh nghiệp sợ tăng lương tối thiểu (DV).
Người trẻ làng biển thiếu vốn (TN).
Nạn tồn dư khiến nông thủy sản Việt Nam liên tục bị cấm cửa ở nhiều nước (SM).
Triển khai tiêu thụ lúa hè thu ở ĐBSCL càng chậm, càng bất lợi! (SGGP).
Thu mua lá xoài ở Khánh Hòa: Lệnh cấm nhiều tranh cãi (DV). - Ôm nợ vì giống bí Trung Quốc (DV). - Thâm nhập hang ổ gà lậu Trung Quốc: Nhận diện các “trùm” gà lậu (DV). – Giao thương với Trung Quốc: Đừng để “cơ đồ đắm biển sâu”! (DT).

Ngân sách trước nguy cơ hụt thu (VnEco).
Vay tín chấp- Lối thoát cho tăng trưởng tín dụng? (HQ).
Lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm “sốc” (DT). - Hàng loạt NH giảm lãi suất: Cứu DN yếu kém hay bảo vệ người gửi tiền? (GDVN).
Giá vàng đấu thầu thấp hơn thị trường (TT). - Vàng tăng giá, dân ồ ạt chốt lời (LĐ).
Sáng 9/5: Hai sàn tăng điểm (ĐTCK).
Nhà đầu tư “chê” hạ tầng Thủ Thiêm kém, giá đất cao (DT).
Giá bán lẻ xăng giảm 1.190 đồng/lít trong tháng 4 (VOV).
Người dùng chưa hài lòng về tốc độ đường truyền 3G tại Việt Nam (DT).
Sẽ ra mắt Hội đồng tiền lương quốc gia trong tháng 7 tới (VnEco).
Nửa số người thất nghiệp ở VN là thanh niên (TT).
Ký kết hiệp định vay vốn ODA từ Hungary (HQ).
Số liệu xuất khẩu Trung Quốc bị thổi phồng? (VTV).
Chứng khoán Châu Á tăng điểm nhờ thông tin giảm lãi suất từ Hàn Quốc (NDHMoney).
Hy vọng gì từ đột phá trong WTO? (PT).
Người Brazil nắm vị trí lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới (VOA).
Mỹ: Trường nghề mở lớp học mới đáp ứng nhu cầu kinh tế (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAO
-  THƯ INRASARA GỬI CÁC BẠN TRẺ CHAM (Inrasara). “Tôi nghĩ rằng người Việt và chính quyền VN hôm nay cần nhận ra và nói ra sự thật lịch sử đó, không nên giấu, không phải để khơi dậy hiềm khích dân tộc mà để hiểu lẫn nhau. Phải có chính sách đặc biệt cho cộng đồng này và văn hóa của cộng đồng này. Chỉ khi làm được điều đó chúng ta mới có thể hóa giải lịch sử, đi đến hòa giải dân tộc.”.
NÊN ỨNG XỬ VỚI PHẾ TÍCH ĐÀN XÃ TẮC, Ô CHỢ DỪA- HÀ NỘI NHƯ THẾ NÀO ? (Phạm Viết Đào).
Dân Đường Lâm xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia (VTC). - Người dân làng cổ Đường Lâm…xin trả bằng công nhận Di tích Quốc gia! (QĐND).  - Trả lại danh hiệu Di tích quốc gia: Không phải thích là được! (VNN).
- Không thấy tranh cãi về mức độ … “nâng cấp” của Lăng HCM, “Bảo tàng HCM”, chỉ thấy Tranh cãi về mức độ xuống cấp của chùa Một Cột (VNE).   - Tận thu nhưng quên trùng tu! (NLĐ).  - Di tích lịch sử bị lãng quên (QĐND).
Dịch thuật Việt: bản địa hóa hay hướng ngoại? (VNN).  - Bắt bệnh “thảm họa dịch thuật” (NLĐ).
- Về anh Quảng… nổ: Anh Nguyễn Tử Quảng BKAV từ làng Thư Điền (Hiệu Minh).
Sự nghèo nàn của văn hóa sách ở VN (Vương Trí Nhàn).
5- Vũ Duy Chu: HÀ NỘI TIẾU LÂM TRUYỀN KỲ (Kì 114) (Trần Mỹ Giống).
Sửa phim: Chỉ ở Việt Nam mới có! (QĐND). Người đẹp Huỳnh Bích Phương trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”. => 
Biên kịch sân khấu: Đâu rồi tính dự báo, phát hiện? (VH).  - Giải pháp nào cho kịch bản và biên kịch? (SK&ĐS).
Sở VH-TT-DL Hà Nội sẽ làm việc với nhạc sĩ Ngọc Đại vụ “Thằng Mõ” (TN).  - Chưa thể xử phạt nhạc sĩ Ngọc Đại về album “Thằng Mõ” (VOV).  - Dân mạng sôi sục với album “Thằng mõ” của Ngọc Đại (KT).  - Album nhạy cảm không phép của Ngọc Đại: “Phản văn hóa nhất”! (VH).
- Chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật: Đến giám khảo mà cũng… phản cảm! (QĐND).  - Bớt nạn hát nhép, mặc hở (NLĐ). - Thiệp mời phản cảm, xu hướng “PR hiệu quả mà rẻ tiền” (TT).
Đã ‘chốt’ được đất xây Nhà hát Giao hưởng TP HCM (Infonet).
Thế giới bóng đá sốc khi Sir Alex tuyên bố nghỉ hưu (TN).  - Lộ diện người thay thế Sir Alex Ferguson (VNN). - HLV Alex Ferguson sẽ nghỉ hưu (BBC). - Nhìn lại sự nghiệp Sir Alex Ferguson (BBC).
- Video: Lễ kỷ niệm Cinco de Mayo tại Mexico (VTV).

Loay hoay đứng nhìn ‘tượng Phật đội nón tránh mưa’ (PT). - Sốt ruột việc tu bổ chùa Một Cột (TN). - “Chùa Một Cột “rung chuông” kêu cứu”: Cần đẩy nhanh tiến độ tu bổ (DV).
Tác phẩm phái sinh: Còn nhiều cách hiểu (PLTP). - Muôn trùng lỗi dịch (TN). - Các dịch giả trẻ thừa nhận điểm yếu trong dịch thuật (DV). - Dịch sai đôi khi lại… được thích? (LĐ).
Nhà văn Nguyễn Đình Tú: ”Tôi đã có mặt!” (VOV).
Phú Quang – Kẻ bán Hà Nội! (GDVN).
Quyết liệt xử lý những nghệ sĩ cố tình gây phản cảm (TN).
- Chọn “Quốc hoa”: HOA XẤU HỔ (Nguyễn Duy Xuân).
Nước Anh “đánh mất” bức họa danh tiếng của Picasso vì 1600 tỉ (DT).

Dân làng cổ Đường Lâm đồng loạt xin trả danh hiệu (ĐV). - Giãn dân để cứu dân, cứu di sản (TT).
Tìm cách trùng tu chùa Một Cột (CP). - Tu bổ chùa Một Cột – Diên Hựu, còn phải chờ… hội thảo (SGGP).
Nóng chuyện dịch và phê bình dịch thuật (TT). - Dịch thuật trong thực tế xuất bản: Sai sót, thảm họa, và ‘ném đá’ (TTVH).
HUYỀN BÍ VÂN KIỀU (Nguyễn Trọng Tạo).
- Trần Đình Sử: THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM THẾ KỶ XX (Nguyễn Trọng Tạo).
Chiến tranh và phép thống kê (LĐ).
Ca sĩ Ánh Tuyết: Có chương trình chỉ mình tôi “hát thật”! (TTVH).
Táo quân được ví là “vùng cấm” của cơ quan kiểm duyệt (DT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- GS. NGND Phan Huy Lê: Sử phải được coi là môn học cơ bản (DT).
‘Món nợ’ với giáo sư Trần Đức Thảo (VNN).  - Triết gia duy nhất của Việt Nam trên trường quốc tế  (GD&TĐ).
- Chất lượng và chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bài 1: Có thể một chương trình mở, nhiều sách giáo khoa.  Bài 2: Chuẩn mà không chuẩn.
Thưởng “nóng” 30 triệu đồng cho thí sinh đạt 30 điểm (TN).  - Nộp hồ sơ thi ĐH, CĐ 2013: Nhiều tín hiệu mừng! (PT).  - CĐ giảm mạnh, trường địa phương lên ngôi (GD&TĐ).
Kiến nghị hợp nhất quản lý nhà nước về TCCN và dạy nghề (GD&TĐ).
6Kiến bò đi đâu – Nhặt từ blog cũ (Thích Học Toán).
<- Bán hàng đa cấp: “Vòng xoáy” đeo bám sinh viên (GD&TĐ).
Mẹ đốt vì con bỏ học chơi game (Ấp Bắc/TP).
- Video: Lưu ý giữa sinh thường và sinh mổ (VTV).
- Video: Nguy cơ mắc bệnh tan máu bẩn sinh khi VN có hơn 5 triệu người mang gen + (VTV).
- Video: Robocon 2013: Chung kết Robocon 2013 – Lễ khai mạc + Các trận đấu Bảng AB – Phần 1 (VTV). – Video: Robocon 2013: Chung kết Robocon 2013 – Lễ khai mạc + Các trận đấu Bảng AB – Phần 2 (VTV).
Sẽ có thuốc chữa HIV trong vài tháng tới? (TN).

Có bậc trí giả không nếu mãi luẩn quẩn kiểu học trò? (NĐT).
Trường CĐ gặp khó vì liên thông (TN).
- Xây dựng giáo trình trong các trường đại học, cao đẳng: Cách nào hiệu quả và khả thi ? (HNM).
Nhà văn Nguyên Ngọc lần thứ 2 bàng hoàng vì… Bộ Giáo dục (GDVN).
Từ cách làm của Trường THPT Cao Thắng (TP Huế): Đánh giá giáo viên thế nào cho hợp lý? (SGGP).
PGS. TS Phạm Mai Hùng: “Đâu phải các em không thích học Sử” (PT).
Những giờ văn trò sắm vai, cô đạo diễn (TP).
Đang tồn tại “thế giới ngầm” trong việc “chạy” trường (VOV).
Chàng SV ráp thành công xe ô tô điện từ… đồ phế thải (DT).
Phát hiện loài khủng long có kích thước “mi nhon” (DV).

Thông tin ĐH Quang Trung không tuân thủ quy định tuyển sinh là không chính xác (Tin tức).
4 trường bị dừng tuyển sinh đào tạo liên thông, liên kết (HQ).
Ngôi trường thừa đến 1/3 giáo viên (TT).
Kỳ I: Xin đừng tiết kiệm lời khen (GD&TĐ). - Lời phê thay đổi con người (GD&TĐ).
‘Để các em tiểu học chơi mà không ảnh hưởng đến học’ (GDVN).
Hiệu trưởng ĐH Thể dục Thể thao ‘gian lận’ hồ sơ giáo sư (NĐT). - Xét lại chức danh giáo sư một hiệu trưởng ĐH (KP).
Việt Nam tiếp tục đặt mua vệ tinh viễn thám (DT).
TÌM THẤY QUÁI VẬT LẠ TRÊN BIỂN NEW ZEALAND (Phạm Viết Đào).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 
Chống cúm, nhưng… xin đừng lãng phí (TT).  - Ngành y chống cúm H7N9 tốn tiền gấp 20 lần Bộ Nông nghiệp (VNE).
Phát hiện nhiều người Trung Quốc nghi hành nghề chui tại một phòng khám (TN).
Chuyện chiếc máy gặt với người nông dân miền Trung (RFA).
- Vườn Quốc gia Yok Đôn: Nỗ lực cứu hộ voi rừng bị thương do sập bẫy săn thú (QĐND).  - Nhọc nhằn “giải cứu” chú voi hoang dã 6 tuổi bị dính bẫy thú (DT).  - Đắk Lắk: Đề nghị hỗ 
7trợ cứu voi rừng bị dính bẫy săn (VNN). =>
Bặt tăm “kho báu” núi Tàu (NLĐ).  - Truy quét “vàng tặc” như… phim (NLĐ).
Bị đánh vì không chịu kéo cày, bò húc chủ bất tỉnh (TT).
TPHCM: Mưa lốc, nhiều cây đổ, nhà dân tốc mái (KP).  - Đắk Lắk: mưa đá, lốc xoáy, hàng chục nhà tốc mái (TT).  - Hình ảnh mưa đá ‘khủng’ ở Đà Lạt (VNN).
- Tiền Giang: Mất ăn mất ngủ vì khu mộ hoành tráng “mọc” sát nhà (DT).
- TRUNG QUỐC TRIỆT THỰC PHẨM BẨN: Tràn lan sữa nhiễm độc (NLĐ).
Mỹ giảm mất 30% tổ ong mật trong mùa đông qua (VOA).
Trung Quốc, Châu Phi cùng nhau giải quyết những vấn đề y tế (VOA).
“Sách đen về bạo lực tình dục” và cuộc chiến chống nạn hãm hiếp (RFI).

Nhiều sai phạm tại Bệnh viện Đa khoa T.Ư Cần Thơ (DV). - Kiến nghị kiểm điểm giám đốc BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ (PLTP).
Lo lắng khi hàng xóm tử vong do cúm A/H1N1 (TT). - Cúm H7N9 có thể kháng thuốc Tamiflu (TP).
Thoát nghèo vẫn… đói (DV). - Những bóng nhỏ mưu sinh bên rìa con nước (PT).
Bắt đền chủ tịch xã vì… ế vợ (DV).
Tiên trách kỷ (TN). - Chưa thống nhất xử lý công trình trái phép ở Sóc Sơn (TN). - Vì sao ca sĩ Mỹ Linh có thể xây dinh cơ ‘khủng’ mà không cần xin phép? (PT). - Cận cảnh Việt Phủ Thành Chương (GDVN).
Phong Nha – Kẻ Bàng rúng động tin trúng trầm 100 tỷ (TP). Lại phá nát rừng mất thôi!

Nâng cao sinh kế cộng đồng dân cư ven biển (VOV).
Quảng Ngãi: bệnh “lạ” tiếp tục tái xuất hiện (TT).
Sự an toàn của người dân là điều quan trọng nhất (VEN).
Lừa đảo thanh toán qua ngân hàng: Cháo múc, tiền không trao (TT)
Giải cứu voi rừng dính bẫy (TP).
Tự hào và trách nhiệm (ĐĐK).
Bưu điện văn hóa bị thiêu rụi lúc sáng sớm (DT). - “Bà hỏa” ghé thăm bưu điện văn hóa Đền Cuông (ANTĐ).
TP.HCM tổ chức lại thanh tra xây dựng (TT).
Cả nước có 59.500 hộ dân thiếu đói (LĐ).
TP.Hồ Chí Minh: Hàng chục cây xanh bị đổ, nhà dân tốc mái vì mưa dông (HNM). - Ôm nợ sau trận mưa đá (TT).
Mưa lốc ‘biến’ đường thành sông, quật đổ nhà (DV).
Cháy xưởng may ở Bangladesh, 8 người chết (TN).
Ấn Độ: xe buýt lao xuống sông, ít nhất 33 người chết (TT).
Miền Trung của Mexico bị bao phủ bởi tro bụi núi lửa (TTXVN).
Tàu đâm sập tháp điều khiển của cảng (Tin tức).
QUỐC TẾ  
Hoa Kỳ, Nga sẽ tổ chức hội nghị quốc tế về Syria (VOA). - Mỹ – Nga đồng kêu gọi chấm dứt xung đột vũ trang ở Syria (RFI). “Chúng tôi đã nhất trí để hai bên Nga và Mỹ cổ vũ chính quyền Syria và các nhóm đối lập tìm ra một giải pháp hòa bình”. - Ngoại trưởng Mỹ sẽ trở lại Trung Ðông trong sứ mạng hòa bình (VOA).
Đánh bom xe ở Iraq, 5 người thiệt mạng (VOV).
Ðiện Kremlin dành cho Ngoại trưởng Mỹ sự chào đón nồng nhiệt (VOA). Ông John Kerry: “Từ hiệp ước START Hai cho tới Tổ chức Thương mại Thế giới; từ Iran, cho tới Bắc Triều Tiên và Afghanistan, chúng ta có những cơ hội vô cùng to lớn để hợp tác về những vấn đề trọng đại của thế giới”. - Ngoại trưởng Mỹ gặp các đại diện của xã hội dân sự Nga (RFI).  - Putin đối xử lạnh nhạt với Ngoại trưởng Mỹ (VNN).
Phó thủ tướng nhiều ảnh hưởng của Nga từ chức (DT).
Mỹ sắp truy tố 3 nghi phạm vụ bắt cóc 3 phụ nữ suốt 1 thập kỷ (VOA).  - Bắt giữ nghi phạm vụ bắt cóc Ohio (BBC). - Tại sao 3 phụ nữ Mỹ bị bắt cóc 1 thập kỷ mà không ai phát hiện? (VOA).
8<- Số tử vong trong vụ sập tòa nhà ở Bangladesh lên tới gần 800 người (VOA).
Các nước cấp viện cam kết 300 triệu đôla giúp tái thiết Somalia (VOA).
Ông Mark Sanford lấy lại ghế trong Quốc hội Mỹ sau vụ tai tiếng tình dục (VOA).
3 công dân UAE bị bắt sau vụ đánh bom ở Tanzania (VOA).
Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ trích phật tử Miến Điện đã tấn công người đạo Hồi (RFI).
Trung Quốc bất ngờ “nhún mình” trước Ấn Độ (VnM).
Vị thế đảng Quốc Đại Ấn Độ gia tăng (VOA).
22 người thiệt mạng trong vụ nổ xe bồn chở xăng ở Mexico (VOA).
Đối lập Malaysia tập hợp phản đối kết quả bầu cử dù bị cấm (RFI). - Cảnh sát Malaysia: Biểu tình của phe đối lập là ‘bất hợp pháp’ (VOA).
Campuchia và Thái Lan hợp tác an ninh vùng biên giới (RFA).

Nga, Mỹ đạt thỏa thuận về Syria (TN). - Phe đối lập Syria vẫn đòi ông Assad từ bỏ quyền lực (TTXVN).
Nữ ứng cử viên tổng thống đầu tiên ở Iran đã lộ diện (TTXVN).
Mỹ đuổi việc 17 nhân viên điều khiển tên lửa tại căn cứ Minot (GDVN).
Thượng nghị sĩ “đáng gờm” nhất của Đảng Cộng hòa Mỹ (VNN).
Hoàn Cầu: Putin để Ngoại trưởng Mỹ chờ không 3 tiếng đồng hồ (GDVN).
Phó Thủ tướng Nga bất ngờ từ chức (VnMedia).
Chuyện chưa biết về các cựu binh Do Thái trong Hồng quân (VOV).
Một năm cầm quyền của Tổng thống Pháp: Đơn độc trong giông bão (CAND).
Bỉ: Truy quét phần tử Hồi giáo quá khích (CAND).
Cảnh sát Indonesia đấu súng với kẻ tình nghi đánh bom (ANTĐ).

Quân đội Syria chiếm lại một thị trấn chiến lược ở miền Nam (VOV). - Quân đội Syria lấy lại quyền kiểm soát thành phố chiến lược (GDVN). - Điên tiết, Putin trang bị S-300 và Iskander cho Assad (NĐT). - Đối lập Syria: Giải pháp cho cuộc chiến chỉ bắt đầu khi ông Assad ra đi (VOA).
Quan hệ Ai Cập với Israel đang căng thẳng (VOV). - Ai Cập bác yêu cầu xử lại vụ sát hại người biểu tình (TTXVN).
Thiên tài Stephen Hawking tẩy chay hội nghị Israel (TTXVN).
Libya chuẩn bị “thanh lọc” nội các (VOV).
Hoa Kỳ muốn ngăn Iran sử dụng kho dự trữ ngoại tệ (VOA).
Tòa Bạch Ốc: Phe Cộng hòa định chính trị hóa vụ Benghazi (VOA). - Tòa Bạch Ốc: Phe Cộng hòa định chính trị hóa vụ Benghazi (VOA). - Lầu Năm Góc cắt giảm cả trăm nghìn nhân viên dân sự (ANTĐ). - Hải quân Mỹ lần đầu thử nghiệm tàu ngầm USS Minnesota (LĐ). - Mỹ đột ngột sa thải hàng loạt sĩ quan tên lửa hạt nhân (VnM).
Mỹ: Cựu CEO của Enron có thể được giảm cả chục năm tù (VOA).
Vụ ba phụ nữ Mỹ bị bắt cóc: Một người bị khởi tố (VOA).
Châu Âu và Bắc Mỹ: Chính sách kinh tế khắc khổ ảnh hưởng tới sức khỏe (VOA).
Nga duyệt binh hoành tráng mừng Chiến thắng Phát xít (DT). - Tổng thống Putin chấp nhận đơn từ chức của phó thủ tướng (NĐT). - Nga: Nhân vật quyền lực lớn thứ 3 buộc phải từ chức (Infonet).
Tổng thống Ecuador cải tổ nội các trước nhiệm kỳ 2 (TTXVN).
Y án 4 năm tù đối với cựu Thủ tướng Ý Berlusconi (TN).
Indonesia hạ nghi phạm suýt đánh bom sứ quán Myanmar (VNE). - Indonesia mua 164 xe tăng chủ lực của Đức (ANTĐ).
Chính phủ Malaysia chỉ trích phe đối lập gây bất ổn (TTXVN). - Malaysia: Biểu tình phản đối gian lận bầu cử (TBKTSG).
Nhật xuống giọng về quá khứ, xoa dịu Hàn Quốc (Infonet).
Đảng Quốc đại trở lại nắm quyền ở bang Karnataka (TTXVN).
Trung Quốc-Mông Cổ thúc đẩy quan hệ láng giềng (TTXVN).
Tin tặc ”bôi nhọ” nữ thủ tướng Thái Lan (TT).
*RFA: + Sáng 08-05-2013; + Tối 08-05-2013
*RFI: 08-05-2013
 VTV: + Chào buổi sáng – 08/05/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 08/05/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 08/05/2013; + Tài chính tiêu dùng – 08/05/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 08/05/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 08/05/2013; + 360 độ Thể thao – 08/05/2013; + Thể thao 24/7 – 08/05/2013; + 7 ngày công nghệ – 08/05/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 08/05/2013; + Cuộc sống thường ngày – 08/05/2013; + Danh ngôn và cuộc sống – 08/052013; + Thời tiết du lịch – 08/05/2013; + Thời sự 12h – 08/05/2013; + Thời sự 19h – 08/05/2013.

Kinh hoàng chuyện “ăn bớt” vắc xin tại TT Y tế dự phòng Hà Nội

(Dân trí) - Thấy nhân viên rút thuốc vào xi lanh xong không vứt lọ vắc-xin Pentaxim vào thùng rác, anh Dương Thái Lam (ở 198 đường Riêng Thông, Tích Sơn, Vĩnh Phúc) đã nhanh tay kiểm tra và phát hiện con mình chỉ được tiêm có 2/3 so với liều quy định.
 >>  Nhiều sai sót trong quy trình tiêm chủng tại 70 Nguyễn Chí Thanh
 >>  Bé 3 tháng tuổi nổi mẩn đỏ khắp người sau khi tiêm vắc xin

 Lượng thuốc được đại diện TT Y tế dự phòng rút ra từ vỏ lọ thuốc đã tiêm cho bé Phong
Lượng thuốc được đại diện TT Y tế dự phòng rút ra từ vỏ lọ thuốc mới
 
và lượng thuốc thừa được rút ra từ lọ vắc xin đã tiêm cho bé Phong
và lượng thuốc thừa được rút ra từ lọ vắc xin đã tiêm cho bé Phong
 
Anh Lam, bố của cháu Dương Kiều Phong (sinh 4/12/2012), cho biết: Vào hồi 9h ngày 19/4/2013 tôi cho con đến địa chỉ 70 Nguyễn Chí Thanh để tiêm vắc xin Pentaxim (vắc xin 5 trong 1 loại vô bào - PV) mũi 3 và uống Rotateq (phòng bệnh tiêu chảy do Rota vi rút) với giá 1.185.000đồng.

Do đã nghe thông tin phòng tiêm chủng 70 Nguyên Chí Thanh có gian lận vắc xin nên sau khi mua phiếu tiêm, trong khi vợ bế con vào tiêm, anh Lam đã đứng ngoài quan sát.

Anh Lam phát hiện thấy nhân viên y tế bóc vắc xin ra, bơm nước cất vào rồi rút thuốc ra. Lọ thuốc sau khi được rút ra không bị vứt vào xô có túi nilon màu đen đựng vỏ lọ để gần đó mà cho vào hộp catton đựng phiếu tiêm.

Sau khi chờ cho con uống xong Rotateq, anh Lam đã hỏi thẳng nhân viên y tế đã tiêm cho con anh, tên là Bùi Thị Phương Hoa: “Sao lọ đựng vắc xin của con tôi lại để vào hộp catton mà không vứt xuống túi nilon đen” thì nhân viên này quanh co. Nhanh tay, anh đã thu giữ được lọ vắc xin nhân viên y tế vừa rút thuốc để tiêm cho con anh và phát hiện có 2 lọ khác cũng có lượng dung dịch thuốc vơi khoảng 2/3 như lọ dùng để tiêm cho con anh. Như vậy là con anh chỉ được tiêm có 2/3 so với liều chuẩn.

Có bằng chứng là 3 lọ vắc xin có lượng thuốc vơi tương tự nhau lấy từ hộp catton ra, anh Lam đã lập tức gọi điện cho các cơ quan chức năng đến và lập biên bản sự việc.
 Biên bản sự việc
Biên bản sự việc
Biên bản sự việc
Theo biên bản được lập với sự có mặt của ông Nguyễn Việt Cường - Chánh thanh tra Sở Y tế, ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc TTYTDP Hà Nội; bà Bùi Thị Phương Hoa (cán bộ trực tiếp tiêm cho con anh Lam) và 03 người nữa, bà Hoa thừa nhận đã thực hiện không đúng quy trình tiêm chủng, không bỏ lọ vắc xin vào xô mà bỏ vào hộp giấy để phiếu.

Thực nghiệm do chính Giám đốc TTYTDP thực hiện tại chỗ cũng cho thấy: liều tiêm đủ pentaxim là 0,5ml và khi rút 0,5ml dung dịch trong lọ thuốc thì trong lọ không còn thuốc dư nào. Trong khi rút lượng thuốc thừa trong lọ vắc xin tiêm cho cháu Phong thì còn lại xấp xỉ 0,2ml.

Như vậy, mặc dù không thừa nhận cố ý ăn bớt vắc xin nhưng rõ ràng, ngay cả khi là vô tình thì việc bớt lại 1/3 lượng thuốc của bà Hoa là không thể chấp nhận.  

Hiện TT Y tế dự phòng có cử bác sĩ theo dõi sức khoẻ về mặt tiêm chủng và sẽ kiểm tra xem con anh Lam có được vắc xin bảo vệ hay không. Tuy nhiên, cho đến nay, anh Lam vẫn rất lo lắng cho sức khoẻ của con và cho rằng cần phải có hình thức xử lý nghiêm minh đối với trường hợp này và đề nghị các các phụ huynh khác cảnh giác, theo dõi kỹ quy trình tiêm chủng của con em mình.

Trước đó, cách đây khoảng 1 năm cũng đã rộ lên thông tin ăn gian vắc xin tại phòng tiêm chủng trực thuộc TT Y tế dự phòng Hà Nội (70 Nguyễn Chí Thanh) này và thực tế cho thấy dù không phát hiện tình trạng ăn gian vắc xin nhưng trung tâm này cứ mặc nhiên bơm sẵn thuốc và không đưa vỏ hộp, vỏ lọ thuốc cho khách hàng sau tiêm. Mặc dù báo chí đã phản ánh nhưng phía TT không đưa ra bất kỳ lời giải thích hay có lời cam kết khắc phục nào.

Câu hỏi đặt ra là liệu việc “ăn gian” vắc xin này có mang tính hệ thống khi trước lúc con anh Lam tiêm còn tới 2 lọ nữa cũng còn 0,2ml được để trong hộp đựng phiếu và nhân viên thường vứt lọ thuốc hết vào xô thay vì đưa vỏ hộp cùng vỏ lọ thuốc cho khách hàng?
 Trần Phương

Thư cầu cứu khẩn cấp của Lê Anh Hùng

Kính thưa quý vị!
Sáng hôm nay, 9/5/2013, vợ tôi đi ô tô từ thị trấn Mỹ Chánh (Huế) ra Đông Hà (Quảng Trị) trên xe ô tô của con rể ông chủ nhà hàng nơi vợ tôi mới được nhận vào làm việc trở lại. Lúc 9h33, khi xe đi tới thị xã Quảng Trị thì bị một nhóm người mặc sắc phục cảnh sát giao thông chặn lại tại một quãng vắng. Đây chính là những kẻ đã nhiều lần chặn và bắt cóc vợ tôi. Họ lấy cớ là xe đi quá tốc độ nhưng mục đính chính của họ là giữ vợ tôi để lục soát. Và họ đã giữ lại chiếc máy tính xách tay mà vợ tôi mang theo. Chiếc máy tính này là của một nhân viên trong quán đang cần tiền muốn bán với giá rẻ nên vợ tôi đem ra Đông Hà cho tôi xem nếu mua lại được giúp ai đó thì mua. Đến 10h20, họ thả vợ tôi ra nhưng vẫn không chịu trả máy tính cho cô ấy sau khi đã lục soát chán chê mà không thấy gì.
Đây là một trong nhiều lần bọn họ bắt cóc rồi cưỡng đoạt tài sản cá nhân của vợ tôi. Lần bị bắt cóc ngày 18/4 vừa rồi, vợ tôi bị bọn chúng cướp luôn 7,6 triệu VNĐ mà cô ấy mới đòi được từ khách hàng để trả nợ ngân hàng. Trong khi đó, tình cảnh gia đình tôi hết sức khó khăn, đứa con trai thứ hai đã 5 tuổi rồi mà hiện vẫn chưa được đi học mẫu giáo.
Suốt mấy năm nay, vợ chồng tôi lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, vì dính vào vụ tố cáo những tội ác tày trời, man rợ của bè lũ Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải – Nông Đức Mạnh.
Ngoài 71 lần gửi thư tố cáo qua mạng Internet đến đầy đủ các cơ quan chức năng trong nước, tôi cũng đã trực tiếp gửi đơn thư bằng văn bản tới Công an Quảng Trị và Công an Hà Nội và đã làm việc với họ một số lần. Phía Công an Hà Nội cho biết là họ đã chuyển văn bản lên cấp trên đề nghị giải quyết nhưng gần một năm nay cấp trên của họ vẫn chưa trả lời.
Đặc biệt, ngày 6/6/2012, tôi đã trực tiếp trao đơn thư cho ĐBQH Dương Trung Quốc và ngày 19/6/2012, ĐBQH Dương Trung Quốc đã trao đơn thư của tôi tới tận tay Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng (kèm theo ý kiến của ĐBQH). Tuy nhiên, gần một năm nay, đã nhiều lần tôi gặp trực tiếp và trao đổi qua điện thoại với ĐBQH Dương Trung Quốc nhưng ông cho biết là những người có trách nhiệm vẫn chưa trả lời gì cho ông cả, mặc dù ông đã gặp ông Chủ tịch Quốc hội một vài lần cũng như đã “lưu ý” ông Bộ trưởng Bộ Công an về vụ việc.
Vợ chồng tôi luôn phải đối mặt với sự đe doạ, khủng bố thường trực từ tay chân của những kẻ bị chúng tôi tố cáo. Xin đơn cử, ngày 27/2/2013, vợ tôi bị 9 tên côn đồ bắt cóc ở thị trấn Khe Sanh lúc 5h chiều và đưa ra Hà Nội thả xuống bến xe Giáp Bát vào 5h sáng hôm sau. Vụ việc này, một số blog trong và ngoài nước (trong đó có blog Nguyễn Tường Thuỵ) đã loan báo. Tôi cũng đã trực tiếp trao thư khẩn cho ĐBQH Dương Trung Quốc. Mới đây, vợ tôi lại bị bọn chúng bắt cóc từ rạng sáng 18 (khi cô ấy vào thăm một ngôi chùa ở Huế rồi ngủ lại đó) cho đến sáng 21/4 chúng mới thả.
Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi dư luận trong mà ngoài nước lên tiếng để bảo vệ gia đình chúng tôi!
Quảng Trị, ngày 9/5/2013
Lê Anh Hùng
 TB. Đây là Thư Cầu Cứu mà tôi mới gửi cách đây hơn 10 ngày.

Quả Táo Trung Quốc và Lương Bác Sĩ Mỹ

Death by China là cuốn sách của Nhà xuất bản Pearson Prentice Hall do hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry – đều là giảng viên tại Đại học California-Irvine (Mỹ) phân tích về Trung Quốc ngày nay.
Chúng tôi lược dịch và cho đăng phần này, phần liên quan đến những sản phẩm kinh hoàng được xuất khẩu từ Trung Quốc, chúng được sản xuất với một ‘công nghệ giết người’ và hủy hoại môi trường và qua đó, chúng ta sẽ thấy nhân loại ‘chết dưới tay Trung Quốc’ như tên của cuốn sách như thế nào.
Tại sao hơn 30 năm qua, các nhà xuất khẩu nước táo cô đặc Trung Quốc đã tăng từ 10.000 thùng lên đến gần nửa tỷ thùng mỗi năm và ngày nay nước táo Trung Quốc chiếm lĩnh hơn một nửa thị trường Mỹ?
Hãy xem một ví dụ. Hộp nước ép ngon và đẹp mắt bạn đặt vào bữa trưa của con bạn. Thế là đã có một cơ hội để bạn, thay vì đưa một lon nước có gas, đã cho con bạn uống một thứ có vẻ là ‘tốt cho sức khỏe’ chứa đầy thạch tín, một thứ kim loại nặng có thể gây ung thư.
Đây là lý do tại sao hơn 30 năm qua, các nhà xuất khẩu nước táo cô đặc Trung Quốc đã tăng từ 10.000 thùng lên đến gần nửa tỷ thùng mỗi năm; và ngày nay Trung Quốc chiếm lĩnh hơn một nửa thị trường Mỹ.

Táo Trung Quốc có tươi nửa năm trời. Ảnh: Thanh Niên
Điều chắc chắn là, giá của họ rẻ hơn giá của các nhà nông Mỹ. Nhưng có một lý do làm cho nó rẻ là vi các vườn cây Trung quốc dùng rất nhiều các loại thuốc trừ sâu bất hợp pháp có chứa thạch tín để rồi thấm vào cây và đọng vào trong quả.
Bạn muốn tách trà của bạn bình thường, không có chì chứ?
Có một câu nói: “mọi thứ trà đều là trà Tàu cả”. Đúng thế, dù rằng khó tin! Một vị nguyên là phó giám đốc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã mô tả trên Đài Tiếng nói quốc gia phương pháp mà người Trung Quốc đã sử dụng để làm khô lá trà như sau: Người sản xuất rải lá trà trên một cái sân kho rất rộng rồi dùng xe tải cán lên cho chóng khô. Vì xe Trung Quốc dùng xăng pha chì nên không có cách nào hiệu quả hơn thế để làm cho lá trà thơm ngon trở thành một thứ vũ khí giết người.
Chẳng có tí sự thật nào trong các nhãn hiệu thực phẩm Trung Quốc cả!
Ngoài ra, một trong những thói quen lừa đảo của những tên dã tâm Trung Quốc là thường xuyên ghi sai nhãn cho các thực phẩm ‘hữu cơ’. Không ngạc nhiên là các nhà nông Trung Quốc luôn nóng lòng muốn nhảy vào thị trường thực phẩm hữu cơ Mỹ, nhưng sự thú nhận của một chủ cửa hàng Trung Quốc đã nói lên tất cả: ‘Có khoảng chừng 30% các nông trại sản xuất thực phẩm hữu cơ thật và họ ghi nhãn hữu cơ trên đó. Tôi nghĩ chính quyền cần cải tiến công tác kiểm nghiệm. Nhưng giờ họ quá bận với an toàn thực phẩm nên chả còn sức đâu mà lo cho thực phẩm hữu cơ nữa’.
Với sự thú nhận này thì không có gì đáng ngạc nhiên khi Walmart, Whole Foods, và các nhà bán lẻ khác phát hiện các sản phẩm tưởng là ‘hữu cơ’ của Trung Quốc chứa đầy thuốc trừ sâu.
Bệnh cứng miệng vì đỗ xanh tại Nhật
Không phải chỉ có Hoa kỳ nói rằng Trung Quốc đang thành nơi có độc. Hãy xem điều gì xảy ra với một nhà phân phối thực phẩm Nhật Bản nhập khẩu trên 50.000 kiện đỗ xanh Trung Quốc được cho là “tươi ngon” từ Công ty thực phẩm Yên Đài Bắc hải của tỉnh Sơn Đông? Sau khi những người tiêu dùng bị nôn mửa rồi bị cứng miệng, các viên chức của Bộ Y tế Nhật Bản đã tìm thấy nồng độ thuốc trừ sâu độc hại có trong đỗ xanh cao gấp gần 35.000 lần nồng độ cho phép!
Dĩ nhiên, chúng ta có thể ghi lại hết chuyện này sang chuyện khác về “cái chết bởi thuốc độc Trung Quốc”. Chẳng hạn như vụ ở Châu Âu liên quan đến Vitamin A nhiễm vi trùng ở trong sữa dành cho trẻ sơ sinh. Người ta đã tìm thấy các viên vitamin tổng hợp nằm lẫn lộn với chì, mật ong, tôm và thuốc kháng sinh. Cũng phát hiện ra loại xi – rô ho rẻ tiền được quảng cáo ầm ĩ chung với chất kháng đông đã giết hại hàng ngàn người trên thế giới.
Những thí dụ như thế này giúp ta hiểu rõ vấn đề hơn.

Giá đỗ được ủ từ hóa chất Trung Quốc (Ảnh minh họa).
Điểm cuối cùng chúng tôi muốn làm rõ bằng ví dụ sau đây về ngành nuôi cá ở Trung Quốc: Trong bối cảnh các vấn đề môi trường liên quan đến thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc vẫn đang hiện diện cùng với hành vi thiếu đạo đức của các doanh nhân Trung Quốc hoành hành ở khắp nơi, thì việc Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, Cục quản lý An toàn và Thực phẩm Châu Âu cũng như Ủy ban An toàn Thực phẩm Nhật Bản kiểm soát được các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc hầu như là bất khả thi.
Trong thực tế, câu chuyện làm thế nào mà các nhà nuôi trồng thủy sản Trung Quốc đã đè bẹp các đối thủ cũng như các nhà chức trách về an toàn thực phẩm chỉ đại diện cho một thế giới thu nhỏ các sai lầm của việc phụ thuộc vào thực phẩm và thủy sản Trung Quốc!
Không phải chỉ có người Trung Quốc sống trong điều kiện đông đúc chật chội.
Các dòng nước của chúng tôi ở đây quá bẩn. Đơn giản là vì có quá nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vùng này. Tất cả họ đều xả nước bẩn ra đây, làm ô nhiễm các trang trại khác — Triệu Diệp (Ye Chao) –  nông dân nuôi lươn và tôm ở Phúc Thanh, Trung Quốc nói.
‘Câu chuyện về thủy sản’ Trung Quốc không may lại hoàn toàn là sự thật này bắt đầu ở miền đông nam Hoa Kỳ, nơi mà trong những năm 90, việc nuôi cá da trơn miền Nam là một trong những câu chuyện thành công lớn của ngành thủy sản Mỹ. Thế rồi, con rồng Châu Á bước vào.
Các doanh nghiệp Trung quốc kiếm lợi nhuận bằng mọi trò lừa đảo trong kinh doanh, và các cơ sở nuôi thủy sản của Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Thật vậy, bắt đầu vào những năm đầu của thế kỷ 21, dưới sự tấn công dữ dội của ngành xuất khẩu được trợ cấp của Trung Quốc, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản Hoa Kỳ ở các tiểu bang như Louisiana, Mississippi, và Alabama đã thực sự hoàn toàn biến mất.
Ngày nay, Trung Quốc là nhà cung cấp thủy sản nuôi trồng số một thế giới và chiếm lĩnh các thị trường cá da trơn, cá tilapia, tôm, và lươn. Tuy nhiên, các cơ sở nuôi trồng thủy sản Trung Quốc cho chúng ta một hình ảnh thôn quê xa lạ với hòa bình và thiếu hòa hợp với thiên nhiên, Hơn thế nữa, họ còn dự định tạo ra một cơn ác mộng của sự bẩn thỉu kinh người do quỉ satan dẫn dắt.
Sự bẩn thỉu của các cơ sở thủy sản bắt đầu bằng sự kiện chỉ có dưới một nửa nước Trung Quốc là có cơ sở xử lý chất thải. Vậy thì cái cách thức mà những thứ do người thải ra này – cùng với không biết bao nhiêu thuốc trừ sâu, phân bón, bùn than, thuốc kháng sinh, thuốc nhuộm, và các chất gây ô nhiễm khác- tìm được đường đến bữa cơm tối thứ sáu ở nhà bạn thật đáng để chúng ta được biết.
Con đường dẫn đến chứng đau bụng này bắt đầu từ thượng nguồn sông Dương Tử, chạy hơn 3.000 dặm đường sông đến đồng bằng phía đông Trung Quốc. Và chính tại đây, phần lớn thủy sản nhiễm bẩn được nuôi để xuất sang Mỹ, Châu Âu, Nhật bản và các nước khác.
Nằm dọc theo dòng Dương Tử, những thành phố lớn đang phát triển như Thành đô và Trùng Khánh đổ thẳng ra sông hàng tỷ tấn chất thải chưa qua xử lý từ người, động vật và cả chất thải công nghiệp. Đống độc hại này sau đấy lại có thêm thời gian để lên men và nhũn ra khi dồn về hồ chứa đằng sau đập Tam Hiệp, phía bên dưới tỉnh Trùng Khánh.
Chuyến đi 3 ngày bằng du thuyền “hạng sang” xuôi dòng Dương Tử từ Trùng Khánh đến Đập Tam Hiệp – như nhiều du khách Mỹ vẫn thường đi – thực ra là để nếm trải cơn ác mộng về môi trường đang bị đe dọa.
Nước hồ ánh lên một màu xanh kỳ quái và thỉnh thoảng bốc mùi hôi hám dưới một đám khói thường trực từ những nhà máy chạy bằng than đá. Giống như “ con chó không sủa” của Sherlock Holmes, sự thiếu vắng hầu như hoàn toàn của các giống chim le le, rùa, và loài vật lưỡng cư-chưa kể đến những con cá heo sông màu hồng một thời trước đây thường vui đùa và là biểu tượng của dòng sông nay đã tuyệt chủng – cho thấy mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của một trong những con sông -và là nguồn cung cấp nước ngọt – lớn nhất Trung Quốc. (Còn tiếp).
Thông tin cơ bản về cuốn Death by China: Death by China là cuốn sách của NXB Pearson Prentice Hall. Hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đều là giảng viên tại Đại học California-Irvine (Mỹ). Cuốn sách có các phần như:
Phần 1: “Buyer Beware on Steroids” (Người tiêu dùng, hãy cẩn thận với Steroids): Đề cập đến những sản phẩm độc hại như sữa có chất melamine, đồ chơi trẻ em chứa độc tố…
Phần 2: “Weapons of Job Destruction” (Vũ khí hủy diệt việc làm): Chính sách kìm giữ giá trị nhân dân tệ, tăng cường xuất khẩu, gây thâm hụt thương mại cho thị trường nước khác và đưa đến tình trạng thu hẹp sản xuất, nhân công mất việc làm, thất nghiệp ở các nước khác.
Phần 3: “We Will Bury you, Chinese Style” (Ta sẽ chôn các ngươi theo kiểu Trung Hoa): Bàn về chiến lược hướng ra biển, củng cố hải quân của Trung Quốc, đồng thời tiến hành chiến tranh thông tin, đánh phá trên mạng…
 Diệp Thanh

Chính trị – Xã hội

Philippines tăng cường hoạt động theo dõi tại Trường Sa -(VOA)   —Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc gặp song phương (SGGP)   —Tàu cá Trung Quốc ra Biển Đông, Philippines lên tiếng (VTC)

Ấn Độ đứng đâu trên Biển Đông trước Trung Quốc? (TVN)

Hải quân Ấn Độ ‘tiếp cận không gián đoạn’ vào Biển Đông (TP)  –Năng lượng và tham vọng hải quân TQ (VNN)

Trình Quốc hội Mỹ dự thảo “Đạo luật Nhân quyền cho VN” -(RFA)  —Dự luật về Việt Nam có vượt qua được Thượng viện Mỹ? (VOA)
BS Nguyễn Đan Quế nhận định về nhân quyền VN hiện nay-(RFA)   —Ngày Nhân quyền Việt Nam 2013 tại Hoa Kỳ -(VOA)
RSF lên án vụ hành hung các blogger tham gia Dã ngoại Nhân quyền -(VOA)
‘Món nợ’ với giáo sư Trần Đức Thảo (VNN)
“Chỉ có Ngọc Trinh mới vực dậy ngành du lịch Việt”!(Song Chi -RFA) – ….Và lời cuối cùng muốn dành cho một số người cũng mang danh nhà báo ở VN, rằng xã hội VN về mọi mặt đã quá nhiều rác rưởi, ung nhọt rồi, nếu không thể góp tay làm trong sạch hơn mặt này mặt khác, thì cũng đừng xả thêm rác bằng những bài báo “lá cải” tràn ngập như hiện nay!
Tôi không chống Cộng   -(Nguyễn hưng Quốc -VOA) -Khi phê phán chính quyền trong nước, tôi không nghĩ là tôi chống Cộng. Tôi chỉ chống lại độc tài ……Thứ hai, quan trọng hơn, ở thời điểm bây giờ, theo tôi, nói chống Cộng là nói chống cái không có, hay đúng hơn, cái không còn hiện hữu nữa……

Putin làm ngơ trước cử chỉ thiện chí của Obama  -Yulia Latynina* -Nhất Phương dịch- (Boxitvn)

Giành quyền làm người  -Thiện Tùng-(Boxitvn)

Khái niệm về thẩm quyền lập hiến của toàn dân  -Đỗ Kim Thêm-(Boxitvn)

Thư đề nghị xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội của hai ông Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Phú Trọng -(Danluan)

Đặng Phương Bích – Hãy xem họ bảo vệ chế độ như thế nào-(Danluan)

Nguyễn Ngọc Già – Con Đường Việt Nam lại gặp hắc ám!-(Danluan)

-(Danluan)

Báo cáo của SEAPA: Hạn chế không gian mạng ở Việt Nam-(Danluan)

Quản lý thị trường xin “đứng đường” cùng CSGT (LĐ) - Đúng là ngoài đường XHCN có cái gì ,nên quan chức ham đứng đường??? Mấy Quốc gia khác bảo đứng đường họ sợ muốn chết!
Quản lý thị trường “ép” CSGT phạt mũ bảo hiểm “dỏm”  (NLĐO) – “Quản lý thị trường yêu cầu dừng xe và xử phạt trường hợp nào thì CSGT có nhiệm vụ dừng xe trường hợp đó” – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương Trần Hùng yêu cầu song CSGT cho rằng hiện chưa có quy định phạt MBH không đạt chuẩn.
‘Nhậu kém, có ứng cử cũng trượt thôi!’ (VNN)   —-Tọa đàm Đàn Xã Tắc: Nóng mặt và… bỏ về -Khampha.vn   —-Bảo tồn đàn Xã tắc: Tranh luận nảy lửa, không giải pháp cụ thể (TP)

Ba lần bị cưỡng chế dỡ nhà oan, đã thấy công lý (TP)   —-Thất thoát, lãng phí đất khu công nghiệp (TP)
Điểm đến an toàn nơm nớp lo mất cắp  (VNN) -Lợi dụng sơ hở của du khách nước ngoài và rào cản ngôn ngữ, đối tượng xấu đã móc túi, lấy đi tài sản lớn, giấy tờ tùy thân khiến không ít du khách khổ sở.  —Nhức nhối về nạn“chặt chém” (VNN)
Tăng ca kiếm thêm thu nhập (NLĐ)  -Tự đút đầu cho nó “bóc lột”? hay là “tự bóc lột”?  —-Chuộc sổ chính sách cho người nghèo (NLĐ)

Bắc Kinh: Mỹ đang “chia rẽ” quan hệ Trung Quốc với các nước láng giềng (GDVN) -  Đúng là giọng điệu của quân tử Tàu!! Vừa ăn cướp vừa la làng. Đá cá lăn dưa.
32 tàu cá TQ trạm trán tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa phải vòng tránh – (GDVN) – Một tàu cá Việt Nam nằm chắn ngang đường cơ động của 32 tàu cá Trung Quốc ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa, buộc đội tàu cá Trung Quốc phải tìm đường vòng tránh.( CHẠM trán chớ cái gì mà TRẠM trán?)
“Tôi sẽ kiện tới cùng nếu Hà Nội xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc”  (GDVN) – TS Nguyễn Hồng Kiên – người trực tiếp khai quật đàn Xã Tắc cho biết, đã có sự đánh tráo khái niệm về di tích khi trình phương…

Kinh tế

IMF dự báo VN tăng trưởng 5.2% trong năm 2013-(RFA)   —-Việt Nam lo ế hàng triệu tấn gạo-(RFA)

Thế giới

Campuchia và Thái Lan hợp tác an ninh vùng biên giới-(RFA)   —-Tin tặc tấn công website văn phòng thủ tướng Thái Lan-(RFA)
Anh vận động EU bỏ cấm vận vũ khí với lực lượng nổi dậy Syria-(RFA)    —-Đối lập Syria: Giải pháp cho cuộc chiến chỉ bắt đầu khi ông Assad ra đi -(VOA)
Ngoại trưởng John Kerry gặp các nhóm nhân quyền ở Nga-(RFA)  —Phó Thủ tướng Nga bất ngờ từ chức (VnM)

Tòa Bạch Ốc: Phe Cộng hòa định chính trị hóa vụ Benghazi (VOA)  —-TT Nam Triều Tiên: Bất kỳ khiêu khích nào của miền Bắc cũng thất bại -(VOA)
Vụ ba phụ nữ Mỹ bị bắt cóc: Một người bị khởi tố -(VOA)   —-Mỹ: Trường nghề mở lớp học mới đáp ứng nhu cầu kinh tế -(VOA)
Indonesia tiêu diệt 3 kẻ âm mưu đặt bom tòa đại sứ Miến Điện-(RFA)
LHQ lập ủy ban điều tra về nhân quyền ở Bắc Hàn-(RFA)   —Kim Jong Un : Hiếu chiến và tham vọng hơn người cha (RFI)
Người Brazil nắm vị trí lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới -(VOA)  —Mỹ: Cựu CEO của Enron có thể được giảm cả chục năm tù -(VOA)

Trung Quốc “ngưỡng mộ” siêu tàu vận tải đổ bộ khổng lồ 90 ngàn tấn của Mỹ (ANTĐ)   —-Giấc mộng Trung Hoa và ‘bóng đè’ Triều Tiên (TP)   —Con gái Tập Cận Bình hẹn hò với “cậu ấm” tập đoàn Sany? (KT)

Cặp trai tài gái sắc Đệ nhất tiểu thư Tập Minh Trạch (phải) và người thừa kế tập đoàn Sany, Liang Wengen.  ====>>>

Người Dân các Quốc gia Cọng sản thì khó khăn khổ sở, trong khi có những thứ “cậu ấm ,cô chiêu” và Tập đoàn … là những thứ sản phẩm “rơi rớt” của Xã hội Tư bản “bóc lột”… thành phần cai trị thì xài toàn đồ của “bọn tư bản”, con cái thì du học ở “tư bản giãy chết” ,nhà cữa thì cũng mua ở xứ “tư bản xấu xa” đặng qua ở chung với nó cho xấu luôn…rước các Hảng xưởng công ty…của Tư bản vào bóc lột Thành phần Công Nông ưu tú của đảng CS , mà lúc nào đảng CS cũng cho leo cây tha mỡ bò dày cộm,…Lạ thế- Cho nên gọi là có những Quốc gia xây dựng chế độ Cọng sản chóng bóc lột,áp bức, bất công… chỉ là chuyện…trong giấc mộng kinh hoàng.
Mức chênh lệch giàu nghèo khủng ,tỉ lệ cách biệt đời sống xã hội của bọn nhà giàu và Giai cấp vô sản…cách ăn chơi rửng mỡ đàng điếm của những tay “phục vụ vì Nhân Dân” lắm tiền nhiều của kiểu “ngồi nhà mát ăn bát vàng”…thì nên gọi như thế nào đây???

Hoàn Cầu: Putin để Ngoại trưởng Mỹ chờ không 3 tiếng đồng hồ (GDVN)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

‘Thợ dạy’ có thực sự dở? (TVN)
Cơ hội học bổng Mỹ cho học sinh ngoại thành  (TN) -Trung tâm tư vấn giáo dục Mỹ (Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM) đang tìm kiếm ứng viên cho chương trình học bổng “Opportunity” năm học 2014-2015.(Học sinh lớp 11)
Ứng viên gửi hồ sơ qua đường bưu điện (không nhận trực tiếp) về địa chỉ: Chương trình “Opportunity”, Trung tâm tư vấn giáo dục Mỹ EducationUSA, Phòng Văn hóa thông tin, Tổng lãnh sự quán Mỹ, số 4 Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM. Hạn chót nhận hồ sơ: ngày 31.5. Hồ sơ đính kèm: thông báo, đơn và mẫu thư giới thiệu của giáo viên.

Phong Nha – Kẻ Bàng rúng động tin trúng trầm 100 tỷ (TP)   —Ế vợ, bắt đền Chủ tịch xã (TP)   —Miễn nhiệm chủ tịch xã ‘tòm tem’ cấp dưới (TP)  —Mất chức chủ tịch vì đưa nữ thủ quỹ vào nhà nghỉ (VNN)

Thời sự trong ngày: Vụ cướp chấn động TP Huế (VNN)  —Viagra xịn được bán chính thức trên mạng (VEF)
Bắt hai tên trộm xe của phó chủ tịch tỉnh – (TN)  —-Tàu vận tải bị đâm chìm, 4 người thoát chết – (TN)   —-Đột kích một phòng khám Trung Quốc trái phép – (TN)

2 chủ nhà nghỉ bị côn đồ tấn công  (TN)  —Thêm 3 người nhiễm cúm A/H1N1 ở Lào Cai (TN)

Nhập “hầm bà lằng” thực phẩm Trung Quốc  (NLĐ) -Cơ quan chức năng không thể đòi hỏi người dân phải là người tiêu dùng thông thái để phân biệt được hàng Việt Nam với hàng Trung Quốc kém chất lượng

Anh em song sinh giết cậu ruột (NLĐ)

Báo Trung Quốc: Việt Nam ’đáng ngại’ nhất trên Biển Đông

Chinese Today nhận định, trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất của Bắc Kinh và Việt Nam là nước "có gan" nhất đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.

Tờ Chinese Today tự xem như là phiên bản của tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc và Văn Hối - Hồng Kông ở hải ngoại ngày 7/5 đăng bài phân tích cho rằng, đối với giới chức Bắc Kinh, trong số các bên tranh chấp ở Biển Đông  thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại nhất".

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa kết thúc tại Brunei đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lập trường chung của khối về giải quyết tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông. Lo ngại xung đột có thể xảy ra trong khu vực, các nước thành viên ASEAN đã kêu gọi Trung Quốc "hội đàm khẩn cấp" về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), tuy nhiên Bắc Kinh vẫn né tránh.

Chinese Today cho rằng, với những mâu thuẫn tích tụ lâu năm và những căng thẳng trên Biển Đông, vùng biển này hiện nay đã đứng trước ngã rẽ, một bên là xung đột và một bên là hòa bình. Tờ báo này cho rằng những nỗ lực vừa rồi của ASEAN chỉ mang tính ngoại giao, ít giá trị thực tế (một khi Trung Quốc cố tình né tránh COC).
Tàu chiến hạm đội Nam Hải tập trận
Tàu chiến hạm đội Nam Hải tập trận "chiếm đảo D" trái phép trên Biển Đông gây căng thẳng trong khu vực khiến các nước láng giềng quan ngại
Bài báo trên Chinese Today cho rằng, trong số các bên tranh chấp trên Biển Đông, mặc dù Philippines luôn tỏ ra "cứng đầu" trước Trung Quốc khi công khai khởi kiện đường lưỡi bò phi pháp và những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng Manila sẽ không dám chủ động gây chiến với Bắc Kinh.

Sở dĩ Philippines "không dám tiến hành chiến tranh với Trung Quốc" ở Biển Đông, theo tờ báo là vì trong lịch sử Manila chưa từng phát động chiến tranh, sự chuẩn bị về mặt thực lực quốc phòng hiện nay lại quá yếu, người dân hoàn toàn lạ lẫm với chiến tranh nên dù có Mỹ chống lưng, Philippines cũng "không dám".

Nhưng Việt Nam thì hoàn toàn khác. Chinese Today cho rằng, trải qua chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh biên giới mấy chục năm liên miên, Việt Nam trở thành quốc gia "thành thục nhất Đông Nam Á" đối với chiến tranh (chống xâm lược), lực lượng quân sự hùng hậu, chuẩn bị đầy đủ, đặc biệt trong lịch sử Việt Nam từng nhiều lần bị Trung Quốc xâm lược nên ý thức cảnh giác rất cao, Chinese Today nhận định.

Không chỉ như vậy, trong những năm gần đây, theo tờ báo này Việt Nam đã không ngừng phát triển quan hệ với các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Chứng minh cho nhận định này, Chinese Today trích dẫn một số thông tin từ báo chí các nước.

Ngày 6/3 năm nay tờ Độc lập của Nga đưa tin Nga sẽ giúp Việt nam xây dựng lực lượng bộ đội tàu ngầm và quay trở lại cảng Cam Ranh. Ngày 9/4 tờ U.S News & World Report cho biết Mỹ sẽ hợp tác với lực lượng Cảnh sát biển Việt nam để tăng cường bảo vệ ngư dân trên Biển Đông.

Tạp chí Quốc phòng và an ninh Janes Anh ngày 11/4 đưa tin Mỹ đồng ý bán cho Việt Nam máy bay tuần tra trên biển P-3 để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc và bảo đảm an ninh trong vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Và ngày 14/4 hãng Kyodo cho hay Nhật Bản và Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị về an ninh biển, tìm kiếm giải pháp đảm bảo an ninh trên Biển Đông.

Tuy nhiên Chinese Today cũng nhận định, mặc dù Việt Nam có truyền thống lịch sử (chống ngoại xâm), đã chuẩn bị tốt thực lực, nhưng việc "chống lại Trung Quốc (trên Biển Đông) bằng vũ lực" chưa phải điều cấp bách. Cái mà tờ báo này gọi là "điều cấp bách", chính là những hành động leo thang gây căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông khiến người dân Việt Nam phẫn nộ.

Chinese Today nhắc lại 2 sự kiện, ngày 11/3 và ngày 20/3, tàu quân sự Trung Quốc xua đuổi tàu cá Việt Nam đang đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, trong đó ngày 20/3 một tàu cá Việt Nam đã bị tàu quân sự Trung Quốc bắn cháy cabin khiến dư luận Việt Nam và quốc tế hết sức bất bình, phẫn nộ.

Kết luận bài báo, Chinese Today nhận định, trong số 5  nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất của Bắc Kinh và Việt Nam là nước "có gan" nhất đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.
Trong một diễn biến khác có liên quan đến tranh chấp trên giữa Trung Quốc với các nước trên Biển Đông, ngày 8/5 người phát ngôn lực lượng hải quân Philippines cho biết nước này đang tăng cường các hoạt động giám sát sau khi có tin Trung Quốc điều đội tàu cá lớn nhất đến quần đảo Trường Sa.

“Hải quân Philippines đang theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến liên quan đến các tàu cá Trung Quốc. Tuy nhiên, vào thời điểm này vẫn còn sớm để bình luận về những biện pháp nếu các tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Philippines” - báo Inquirer dẫn lời người phát ngôn Edgardo Arevalo.
Nhật tạo thế bao vây buộc TQ hung hăng cùng lúc đối phó nhiều đối thủ

Để bảo đảm an ninh cho Nhật Bản, ông Shinzo Abe muốn dùng luật lệ và quy tắc, đồng thời liên kết với các nước tạo vòng vây nhằm vào TQ.

Ngày 8/5, tờ Sankei Shimbun Nhật Bản đăng bài viết tiến hành phân tích về tình hình quan hệ Trung-Nhật hiện nay. Bài viết cho biết, để tăng cường bảo đảm an ninh của Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tính thúc đẩy thực hiện “ngoại giao kiên quyết/dẻo dai”, tìm cách liên kết với Nga và Ấn Độ, muốn tạo ra thế bao vây đối với Trung Quốc.

Từ tháng 1/2012 đến nay, ông Shinzo Abe đã lần lượt tiến hành thăm các nước Đông Nam Á. Đối với các hành động của Trung Quốc trên biển Đông, ông Shinzo Abe quyết định muốn thông qua “luật pháp và quy tắc” để chống lại Trung Quốc.

Cuối năm 2012, ông Shinzo Abe từng viết một bài “luận văn” tiếng Anh mang tên “Bảo đảm an ninh dân chủ châu Á” trên trang mạng của tổ chức phi lợi nhuận quốc tế (NGO). Bài viết cho rằng: “Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hawaii (Mỹ) đã hình thành thế vững chắc để bảo vệ an ninh châu Á”.

Bài viết cho rằng, điều đặc biệt quan trọng đối với Nhật Bản hiện nay là hợp tác với Nga ở phía bắc và Ấn Độ ở phía nam. Trung Quốc sở dĩ trước đây không coi trọng tăng cường sức mạnh hải quân, là do mối đe dọa từ các nước ở hướng bắc và nam đang trở nên yếu đi.

Theo bài viết, lý do ông Shinzo Abe đến thăm Nga lần này có một phần rất lớn đến từ Nga. Vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Viễn Đông đang mở rộng. Căn cứ vào “Điều lệ quân sự Nga” tháng 2/2010, khả năng Nga và các nước châu Âu xảy ra tranh chấp tương đối nhỏ, trong khi đó ở khu vực Viễn Đông, một loạt mối đe dọa “chính diện” đang tăng lên.

Đó chính là Trung Quốc, nước có chung đường biên giới dài 4.300 km với Nga. Trong lệnh Tổng thống được Putin ban hành sau khi nhậm chức, Nga cũng thay đổi chiến lược ngoại giao và quân sự thành “coi trọng châu Á” và “coi trọng hải quân”.

Tờ Sankei Shimbun còn cho rằng, nói chuyến thăm Nga lần này của ông Shinzo Abe là để thương lượng vấn đề chủ quyền quần đảo tranh chấp Nhật-Nga, không bằng nói muốn thông qua thiết lập cơ chế “Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng” (2+2) với Nga để kiềm chế Trung Quốc.
Bùi Kiên (Tổng hợp GDVN/ Chinese Today, TTO)

Kiến bò đi đâu – Nhặt từ blog cũ

picture-23
Bác Vũ Hà Văn có ra câu đố này, treo bên trang Khoa học máy đếm. Chép lại để các bạn thử cho vui.
Có 10 con kiến trên một que 1 mét. Từng con kiến bắt đầu bò sang trái hoặc phải tùy hỉ, dọc theo que, với tốc độ 1 mét/giờ. Khi hai con kiến đụng đầu nhau chúng sẽ đổi hướng. Khi một con bò đến đầu que thì nó rới xuống đất. Hỏi: khi nào thì tất cả kiến rơi xuống đất?
Tranh minh họa của Escher vẽ kiến không ăn nhập lắm với nội dung bài toán. Trong bài toán, phạm vi hoạt động của các con kiến là một đa tạp một chiều rất tầm thường. Trong hình vẽ, chúng sinh sống trên lá của Mobius. Đây là ví dụ đơn giản nhất của một đa tạp hai chiều không định hướng đươc. Vì không định hướng được, nên các chú kiến của chúng ta cứ bò lổm ngổm mà không biết đâu là trước là sau, đâu là phải là trái. Thôi thì cứ lổm ngổm như vậy còn hơn là rơi tòm vào lỗ đen.
Còn đây là lời giải cho câu đố của bác Văn.
Bác Văn cấp cho mỗi con kiến một cái mũ đánh số từ 1 đến mười. Khi hai con kiến đụng độ nhau, thay vì đổi hướng, hai con kiến sẽ đổi mũ cho nhau. Trong bài toán mới này, hiển nhiên sau một giờ, cả mười con Kiến đều rơi vào mồm bác Văn đã há sẵn. Nếu có đo đạc trước, bác Văn còn có thể há mồm đúng lúc chúng rụng, khỏi bị bệnh há miệng mắc quai. Bài toán này dễ hơn bài cũ vì kiến chỉ đổi mũ, không đổi hướng. Để tìm lại bài cũ, ta chỉ cần xác định hoán vị đổi mũ. Hoán vị này còn được phân tích thành tích của các chuyển vị (transposition) tương ứng với các vụ đụng độ. Độ dài tối đa của một hoán vị là n(n-1)/2 trong trường hợp có n con kiến. Nhưng trong bài toán này, vì có một số kiến đi sang phải, một số đi sang trái, trong mỗi nhóm không chuyển vị với nhau, nên số lần đụng độ tối đa sẽ là n^2/4 nếu số kiến n là chẵn, và (n^2-1)/4 nếu n lẻ. Bác Văn thì không quan tâm lắm đến hoán vị, miễn là cả đàn kiến chui vào mồm là được.

NHỮNG THƯƠNG VỤ LÃI NGHÌN TỈ THỜI KHÓ KHĂN

* MẠNH HÀ
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, chứng khoán và BĐS lao dốc, đa số các nhà đầu tư chứng khoán chứng kiến cảnh thua lỗ. Tuy nhiên, với nhiều người, việc kiếm cả trăm tới ngàn tỷ từ lĩnh vực này cũng không phải bất khả thi.
Sáng 7/5, cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) bất ngờ tăng trần với dư mua khá lớn. Cổ phiếu này cũng đã tăng mạnh trong hai tuần qua, từ mức trên 18.000 đồng/cp lên trên 23.000 đồng/cp.
Không chỉ PPC nóng mà cổ phiếu REE của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh của bà chủ tịch Nguyễn Thị Mai Thanh cũng sốt không kém. Hiện tượng cổ phiếu REE tăng giá được cho là "ăn theo" PPC khi có tin DN này nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu nhiệt điện này.
Hồi cuối tháng 4, bà Mai Thanh đã được bầu làm thành viên HĐQT, đại diện cho REE vốn là cổ đông lớn thứ hai sở hữu hơn 22% cổ phần tại PPC, tương đương với hơn 70 triệu cổ phiếu.
Với giá vốn của khoản đầu tư nói trên ở mức khoảng 10.000 đồng/cp, thương vụ này được giới đầu tư xem là thành công. Nếu chốt lãi với mức giá gần 24.000 đồng/cp như hiện nay, lợi nhuận có thể lên tới cả nghìn tỷ đồng, cao hơn lợi nhuận của doanh nghiệp này trong cả năm 2012.
Trước đó, REE cũng đã khá nổi tiếng với thương vụ đầu tư vào cổ phiếu Sacombank với khoản lãi lên tới cả trăm tỷ đồng, sau khi thoái vốn bán cho nhóm thâu tóm đơn vị này.
CTCP Đầu tư và Thương mại PFV gần đây cho biết, trong năm 2012, doanh nghiệp này đạt lợi nhuận sau thuế lên tới 327 tỷ đồng (tăng 325 tỷ so 2011) do tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính hoán đổi cổ phiếu VPL lấy cổ phiếu VIC.
Đầu tư vốn
Cũng trong năm vừa qua, một trường hợp đầu tư tài chính thành công khác là SouthernBank. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của ngân hàng này đạt được kết quả cực kỳ ấn, với mức lãi 1.195 tỷ đồng, gấp hơn 120 lần so với mức lãi 9,8 tỷ đồng của năm 2011. Hoạt động đầu tư này đã giúp SouthernBank bù đắp được khoản lỗ hơn 285 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh chính.
             Thua lỗ vẫn là chính
 Những trường hợp thành công trong đầu tư chứng khoán trong vài năm gần đây cũng không phải quá hiếm. Nhiều doanh nghiệp vẫn làm ăn tốt, cổ phiếu vẫn tăng trưởng đều đặn, thậm chí tăng gấp nhiều lần. Đó là các DN thường tập trung vào các ngành cốt lõi, không hoạt động đa ngành như HSG, CMS, VNM, DRC, MSN, PPC, SSI, DXP, BMP, DPM, HGM, TCT...
Mặc dù vậy, nhìn chung đại đa số các nhà đầu tư chứng khoán từ tổ chức cho tới cá nhân đã thua lỗ trong thời gian qua. Nhiều nhà đầu tư cá nhân thua lỗ 80-90%, thậm chí cụt vốn là chuyện thường thấy.
Chuyên nghiệp như các CTCK và các quỹ đầu tư, trong năm vừa qua, không ít đơn vị đã tiếp tục chứng kiến cảnh thua lỗ như: Chứng khoán Chợ Lớn (lỗ 3 năm liên tiếp); Chứng khoán Navibank (lỗ 5 năm liên tiếp); Chứng khoán Sacombank (trên bờ vực phá sản); Chứng khoán Phú Hưng (năm 2012 lỗ sau kiểm toán vượt 100 tỷ đồng)...Với các đơn vị không chuyên như các doanh nghiệp niêm yết, tình trạng lỗ do đầu tư chứng khoán cũng phổ biến hơn bao giờ hết.
Báo cáo tài chính của Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam (VNE) cho thấy, tới cuối quý I/2013, doanh nghiệp này vẫn giữ rất nhiều cổ phiếu khác như: 134 nghìn cổ phiếu LAF giá vốn hơn 19.600 đồng/cp, 105.000 cổ phiếu PVX giá vốn hơn 17.000 đồng/cp, 309.000 cổ phiếu LCG giá vốn hơn 17.000 đồng/cp... Những khoản đầu tư trên hầu hết đã giảm trên một nửa giá trị đầu tư ban đầu, công ty cũng đã tiến hành trích lập dự phòng.
Chứng khoán
Hay như, NTL vẫn nắm giữ hơn 820.000 cổ phiếu SJS giá vốn gần 54.000 đồng/cp (hiện còn khoảng 15.500 đồng/cp); nắm 550.000 cổ phiếu SVS với giá vốn 10.000 đồng/cp (SVS sẽ phải hủy niêm yết trên HNX từ 10/5 tới đây, giá còn 3.500 đồng/cp)...
Trước đó, năm 2008, chính REE cũng đã ngã đau với khoản lỗ 153 tỷ đồng sau thuế do trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán và bán lỗ chứng khoán. Khi đó, vấn đề lớn của REE chính là đã sa lầy vào hoạt động đầu tư tài chính, trong đó có những khoản đầu tư ở mức giá rất cao như đầu tư vào cổ phiếu ACB, ASM...
Nhìn lại hoạt động của REE có thể thấy, doanh nghiệp này đã phải mất 3-4 năm, khi mà sóng M&A nổi lên với những vụ thâu tóm rùm beng, đơn vị này mới giải quyết được một loạt mớ cổ phiếu đầu tư kém hiệu quả.
Hiện tượng một số doanh nghiệp thắng lợi trong hoạt động đầu tư tài chính cho thấy TTCK vẫn có những điểm sáng. Mặc dù vậy, thực tế mà nói là không nhiều. Đa số các cổ phiếu vẫn có giá thấp, trong đó số lượng cổ phiếu dưới 1.000 đồng vẫn đầy sàn. Hoạt động đầu tư chứng khoán là một lựa chọn nhưng có lẽ không phù hợp với các đơn vị không chuyên. Với các doanh nghiệp, tập trung phát triển ngành kinh doanh chính có lẽ cần được ưu tiên hơn nữa.
M.H


Putin làm ngơ trước cử chỉ thiện chí của Obama

Nhất Phương dịch
clip_image002
Yulia Latynina
 
Danh sách Magnitsky mà chính quyền Tổng thống Obama đưa ra hôm thứ Sáu không có tác dụng. Vì chính quyền TT Obama đã bỏ bớt những quan chức Nga cần bị trừng phạt ra khỏi danh sách này, những người mà họ nghĩ có thể làm Kremlin khó chịu. Hy vọng ghi điểm với Putin bằng danh sách đen đã lược bớt này, Obama đã phái cố vấn an ninh của mình là Thomas Donilon, đến Moscow gặp Putin và những quan chức khác hôm thứ Hai.
Thay vì biết ơn hành động đó, Putin chỉ dừng lại một lúc cầm lá thư của Obama do Donilon trao cho ông ta rồi để mặc Donilon làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao hầu hết phần thời gian còn lại.
Không có gì khó chịu hơn trong cuộc sống là lịch sự nhân nhượng với những kẻ lưu manh, kẻ mà sau đó sẽ đối lại bằng thái độ thô bỉ. Washington chắc sẽ phản ứng bình thường trước hành động thô bỉ này bằng việc mở rộng bản danh sách Magnitsky như cũ bao gồm cả tên những quan chức Nga cao cấp khác.
Nhưng Kremlin có vẻ không sợ. Toàn bộ chính sách của Obama đối với Nga không khác gì cách hành xử của người tử tế đàng hoàng xin lỗi tên nát rượu trên xe bus ở Nga chỉ để ‘tránh trâu không xấu mặt nào’, để rồi chính hắn sẽ giẫm lên chân mình để khẳng định giá trị của bản thân hắn khi hắn biết rằng người tử tế sẽ không dám dùng vũ lực với hắn.
Chính quyền Obama thường xuyên hành xử một cách đàng hoàng như vậy, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ, ngay sau khi các đại sứ quán Hoa Kỳ tại Cairo và Benghazi bị các nhóm bạo lực lục đốt phá mùa Thu vừa qua, Obama vẫn lên tiếng phê phán cuốn băng video làm tại Mỹ đã xúc phạm đến tình cảm của người Hồi giáo.
Đối lập với hình ảnh đó, hành vi nhún nhường của chính quyền Obama với Kremlin có vẻ là chỉ là chuyện nhỏ. Những người tử tế không hiểu được rằng một tay du côn tầm thường không bao giờ muốn thỏa hiệp và vì thế mọi nhượng bộ của người tử tế chỉ làm tên du côn thêm hung hãn. Điều này càng đúng nếu hiểu được rằng Nga không phải là tay chơi lớn trên vũ đài quốc tế và không phải là mối bận tâm lớn nhất của Washington.
Nhưng điều này không phải là duy nhất đặc biệt với Obama. Đó là đặc điểm chung của lãnh tụ của các chế độ dân chủ khi muốn làm việc với những tay độc tài. Cựu Thủ tướng Anh Neville Chamberlain và Thủ tướng Pháp Edouard Daladier cũng sử dụng cách tiếp cận tương tự với Adolf Hitler.
Trong thực tế, những lãnh tụ độc tài luôn có nhiều lựa chọn hơn lãnh tụ ở các xã hội cởi mở vì họ không bị pháp luật hay đạo đức ràng buộc.
Cái giá phải trả cho hành vi điên khùng của kẻ độc đoán là gì? Hoàn toàn không, trong hầu hết các trường hợp.
Trong cuộc chiến ngoại giao Mỹ - Nga, Putin sẽ luôn chiến thắng cuộc chiến tâm lý trước Obama, đúng như kẻ nát rượu hung hãn cố tình giẫm lên chân người tử tế trên xe bus.
Vấn đề là ở chỗ, sau khi giẫm lên chân người tử tế, tay côn đồ nát rượu sẽ ngồi xuống tu một chai và khoác lác ba hoa với bạn bợm rượu của hắn về chiến công, còn người tử tế thì quay về văn phòng và làm việc thậm chí còn chăm chỉ hơn.
Khí từ đá phiến (shale) sản xuất ở Mỹ đã bắt đầu làm giảm giá gas thế giới. Chỉ trong một vài năm tới, Mỹ sẽ sản xuất đủ dầu từ đá phiến và hoàn toàn không phụ thuộc dầu nhập khẩu. Nhưng từ nay tới đó, Kremlin vẫn tiếp tục nói xấu Mỹ và tiếp tục lạnh nhạt với các cố vấn an ninh của Obama.
17 /4/ 2013
Y.L.
* Yulia Latynina phụ trách mục Trao đổi của đài Tiếng vọng Moscow (Ekho Moskvy)
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
****

CẤM QUAN CHỨC NGA “VI PHẠM NHÂN QUYỀN”

7/12/2012 16:47 GMT
clip_image003
Thượng viện Mỹ thông qua luật mang tên luật sư nhân quyền Nga để trừng phạt quan chức Nga bị coi là vi phạm nhân quyền.
Luật mang tên ông Sergei Magnitsky, người bị chết trong đồn công an Nga hồi 2009, đã được thông qua hôm 6/12/2012 và sẽ buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama có biện pháp với quan chức Nga.
Nếu ai trong số họ bị coi là vi phạm quyền con người thì sẽ bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và tài sản riêng của họ nếu có tại Hoa Kỳ cũng bị phong tỏa.
Theo BBC Tiếng Nga tại London, sự kiện này đang gây ra cuộc tranh luận trên mạng tại Nga và người ta cũng hỏi đây có phải là cách giới lập pháp Mỹ muốn dùng để nhắm vào quan chức những nước khác nữa trong tương lai.
Vụ án Magnitsky
Sau khi phát hiện ra một vụ lừa đảo cấp nhà nước trị giá chừng 200 triệu USD liên quan đến các quan chức thuế Nga, bản thân ông Magnitsky bị bắt “vì trốn thuế”.
Giới vận động tại Nga và ở nước ngoài, chẳng hạn như ông Bill Bowder, người cùng làm việc với ông Sergei Magnitsky trong công ty Hermitage Capital Management (HCM) nói vị luật sư trẻ “đã bị công an tra tấn”.
Nhà chức trách Nga thì nói ông Magnitsky “chết vì trụy tim và hậu quả của viêm tụy”.
Giới y tế đến nhà tù để khám nghiệm xác ông Magnitsky cho hay ông chết “ít nhất là một giờ trước thời gian quan chức trại giam thông báo”.
Chỉ hai giờ trước khi ông qua đời, nhân chứng trong tù còn nói rằng thấy ông Magnitsky “đi lại bình thường”.
Hồi tháng 7/2011, cuộc điều tra theo yêu cầu của Hội đồng Nhân quyền do Tổng thống khi đó, ông Dmitry Medvedev ra lệnh thực hiện, đã quy tội cho hai quan chức an ninh và cảnh sát Nga, Oleg Silchenko và Ivan Prokopenko về “lờ là trách nhiệm” dẫn tới cái chết của nạn nhân.
Vụ án Magnitsky, luật sư chống tham nhũng qua đời hồi tháng 11/2009 khi mới 37 tuổi, trở thành biểu tượng của cuộc chiến chống tham nhũng và lạm quyền ở Nga.
Jackson - Vanik và tự do đi lại
Luật Magnitsky nhắc lại quy định trong tu chính án Jackson – Vanik từ 1974 để buộc chính quyền Mỹ phải có biện pháp trừng phạt quan chức Nga “vi phạm nhân quyền”.
Tu chính án Jackson–Vanik hồi đó được thông qua, mang tên hai dân biểu Mỹ, buộc bên hành pháp ràng buộc tự do thương mại với Liên Xô và nhiều nước Đông Âu cộng sản với yêu cầu tôn trọng nhân quyền, gồm quyền tự do xuất nhập cảnh.
Cụ thể, luật này chống lại thói cưỡng ép lấy tiền của công dân Liên Xô gốc Do Thái, điều mà Moscow thường làm, để đổi lại quyền cho họ di dân sang các nước phương Tây.
Nhưng luật Jackson – Vanik không nêu cụ thể sắc dân nào được hưởng sự bảo trợ này của Hoa Kỳ nên trở thành luật chung áp dụng với mọi công dân Liên Xô, yêu cầu chính quyền tôn trọng tự do đi lại của dân.
Trước khi chủ nghĩa cộng sản tan rã, điều từng được gọi là “thuế di dân” khá phổ biến thời cộng sản ở Đông Âu, điều tương tự như các vụ ‘thu vàng bán bãi’ ở Việt Nam để cho đi vượt biên sau 1975.
Việt Nam và Trung Quốc từng bị ràng buộc bởi luật Jackson - Vanik vì không cho công dân của họ tự do xuất nhập cảnh.
Lần đầu tiên, Tổng thống Clinton đã đưa ra điều khoản miễn áp dụng (waiver) với quy định của luật Jackson – Vanik liên quan tới Việt Nam năm 1989.
Sau đó, ông làm tiếp vào các năm 1999 và 2000. Còn Tổng thống George W Bush ký văn bản tương tự năm 2001.
Chỉ đến khi Washington và Hà Nội ký hiệp định mậu dịch song phương 2001 thì vấn đề này mới không được nói đến.
Nguồn: bbc.co.uk
****

MOSCOW MỞ VỤ XỬ LUẬT SƯ QUÁ CỐ

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013
clip_image004
Các nhà hoạt động nhân quyền đã lớn tiếng chỉ trích vụ gây ra cái chết của Sergei Magnitsky
Luật sư Nga, ông Sergei Magnitsky dù đã qua đời mấy năm rồi vẫn sẽ ‘bị đưa ra tòa’ trong vụ xử gây ra nhiều điều tiếng liên quan đến cuộc chiến chống tham nhũng ở nước này.
Ông Magnitsky, làm kiểm toán cho một công ty luật, đã bị bắt năm 2008 và chết trong khi bị công an giam giữ năm 2009 ở tuổi 37.
Cái chết của ông gây ra bất đồng ngoại giao giữa Nga và Hoa Kỳ về các vụ bạo hành trong nhà tù và cách thức nước Nga chống tham nhũng.
Bản thân ông Magnitsky là người truy tìm những vụ tham nhũng, trốn thuế trong các quan chức Nga nhưng lại sẽ bị buộc tội ‘tham nhũng, trốn thuế’.
Hồi năm ngoái, Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky, theo đó đưa các quan chức Nga bị cáo buộc vi phạm nhân quyền vào danh sách đen.
Để đáp trả, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh cấm người Mỹ nhận con nuôi là trẻ mồ côi Nga.
Người ta tin rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử Xô viết cũng như lịch sử nước Nga, một bị cáo bị đem ra xét xử sau khi chết.
Tham nhũng và chống tham nhũng
Ông Magnitsky đại diện cho Quỹ Quản lý Hermitage Capital Management (HCM) có trụ sở chính tại London. Ông đã phát hiện ra điều mà ông mô tả là một mạng lưới tham nhũng liên quan tới các quan chức thuế của Nga, trong đó có cả vụ được cho là đánh cắp hơn 200 triệu đô la.
Sau khi báo cáo cho giới chức, ông đã bị bắt giữ với lý do bị nghi hỗ trợ lách luật để trốn thuế.
clip_image005
Vụ án Magnitsky đã gây ra mâu thuẫn giữa Nga và Hoa Kỳ
Quan chức quản lý quỹ, Bill Browder, người sinh ra tại Mỹ và hiện đang điều hành Hermitage Capital, đã có các nỗ lực tại Hoa Kỳ nhằm gây áp lực lên Nga trong vụ Magnitsky.
Ông Browder là một nhà đầu tư lớn tại Nga, trước khi ông Magnitsky bị bắt.
Hồi tháng 12, tòa án Nga đã tha bổng một bác sỹ của nhà tù, người bị cáo buộc là đã phạm lỗi cẩu thả trong cái chết của ông Magnitsky.
Ông Magnitsky bị viêm tụy, nhưng cuộc điều tra do Hội đồng nhân quyền, vốn hoạt động dưới quyền của tổng thống trước, Dmitry Medvedev, đã kết luận rằng ông đã bị đánh đập nghiêm trọng và không được điều trị y tế.
Hiện đã có một số bình luận trên báo tiếng Anh và Nga cho rằng vụ 'xử người đã chết' là chuyện 'bi hài' của nền tư pháp Nga thời đại Putin.
Nguồn: bbc.co.uk
****

MỸ CÔNG BỐ “DANH SÁCH ĐEN” CÁC QUAN CHỨC NGA

13/04/2013 - 13:21
(Dân trí) - Trong động thái khiến Nga bất bình, Mỹ hôm qua đã công bố danh sách gồm chủ yếu các quan chức Nga bị cấm vào Mỹ với lý do họ đã lạm dụng nhân quyền.
Nga trước đó đã phản đối Mỹ công khai danh tính của 18 người Nga bị cấm vào nước Mỹ và cảnh báo động thái sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đối mối quan hệ giữa hai nước.
Mỹ đáp áp đặt lệnh cấm sau khi luật sư Nga Sergei Magnitsky chết trong thời gian bị giam giữ vào năm 2009. Ban đầu khoảng 350 cái tên đã được các chính trị gia Mỹ đưa ra. Danh sách cuối cùng gồm những người ở Nga, Ukraine, Azerbaijan và Uzbekistan. Trong số đó có 16 người có liên quan đến vụ Magnitsky.
Danh sách của Mỹ gồm các quan chức thuế, các sỹ quan cảnh sát đã giam giữ Magnitsky sau khi vị luật sư này cáo buộc họ tham nhũng.
Magnitsky đã bị bắt vào năm 2008 vì bị cáo buộc trốn thuế, sau khi luật sư này cáo buộc giới chức cảnh sát Nga ăn cắp 230 triệu USD của nhà nước bằng cách ăn bớt thuế. Gia đình Magnitsky cho rằng ông đã bị đánh đập và không được chữa trị khi bị giam giữ.
Năm 2012, Washington đã thông qua luật Magnitsky, cấm các quan chức Nga nhập cảnh vào Mỹ vì cáo buộc họ liên quan đến cái chết của Magnitsky. Song khi đó, danh tính của những người bị cấm được giữ bí mật.
Trong động thái đáp trả, Tổng thống Nga Putin cũng đã ký luật cấm người Mỹ nhận trẻ mồ côi Nga làm con nuôi.
Và gần đây, Bộ Ngoại giao Nga cũng đưa ra một danh sách đen những quan chức Mỹ bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Các nguồn tin cho hay, biện pháp trả đũa sẽ “cân xứng” và sẽ được đưa ra vào ngày hôm nay.
“Sự xuất hiện của bất kỳ danh sách nào cũng chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất tiêu cực tới mối quan hệ Mỹ-Nga”, người phát ngôn của Tổng thống Putin cho biết với báo giới.
Những người bị nằm trong “danh sách đen” của Mỹ đã bị phong tỏa tài khoản ở Mỹ và đã bị cho vào danh sách những người bị từ chối cấp visa. Một số quốc gia châu Âu cũng thực hiện biện pháp tương tự.
Người phát ngôn của Tổng thống Putin cho rằng, mặc dù Nga không hài lòng trước động thái của Mỹ, nhưng hợp tác giữa hai nước vẫn tiếp tục, bởi “vẫn có rất nhiều mặt có thể phát triển hơn nữa”.
Theo BBC, “nhức nhối” này giữa Nga và Mỹ sẽ phủ bóng xuống chuyến công du Nga của cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama, ông Tom Donilon, người dự kiến sẽ có các cuộc họp cấp cao tại Nga vào ngày thứ Hai tới.
Song giới phân tích cũng cho rằng, việc một số quan chức cấp cao trong chính quyền của ông Putin được loại khỏi danh sách của Mỹ, như quan chức cảnh sát hàng đầu Alexander Bastrykin, cho thấy chính quyền Obama đã quyết định không làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chính trị với Nga.
Phan Anh
Theo BBC
Nguồn: dantri.com.vn

Thống đốc Nguyễn Văn Bình

BBC tiếng Việt
Phạm Chí Dũng, gửi cho BBC từ Sài Gòn
Cập nhật: 04:50 GMT – thứ tư, 8 tháng 5, 2013
1

Chỉ trong chưa đầy hai năm từ khi trở thành lãnh đạo đầu bảng của Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình đã dính líu trực tiếp về trách nhiệm đối với ít nhất hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản cùng tình trạng thất nghiệp lan tràn không thể thống kê ở Việt Nam.
Tháng 4/2013, lần đầu tiên từ khi chấp nhiệm chức vụ thống đốc, ông Nguyễn Văn Bình và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành một văn bản chưa có tiền lệ: đề nghị Tổng cục An ninh II thuộc Bộ Công an phối hợp xử lý theo pháp luật vụ việc báo Thanh Niên đăng bài “Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội vàng thế giới: “Rửa” vàng bằng cơ chế?”.
Công văn trên, không đóng dấu mật theo nguyên tắc bảo vệ nội bộ, được Ngân hàng Nhà nước tung ra trong một cuộc họp báo cùng ngày với bài đăng tải trên báo Thanh Niên, cho rằng bài báo đã “cố tình suy diễn, bóp méo hàng loạt chủ trương chính sách của Nhà nước về quản lý thị trường vàng, chuyển tải tới người đọc thông tin sai về cơ chế, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, tạo sự hoài nghi đối với các chủ trương, chính sách quản lý thị trường vàng… của các cơ quan nhà nước”.
Đúng bảy năm sau vụ PMU18, một lần nữa tờ báo của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nguy cơ phải đối mặt với vành móng ngựa.
Chỉ nhẹ nhàng đề cập đến cơ chế tạm xuất – tái nhập vàng, cùng việc tham khảo những số liệu của Hiệp hội vàng thế giới, báo Thanh niên đặt ra câu hỏi phải chăng đã có một cuộc rửa vàng mang lại lời lãi khủng khiếp cho nhóm lợi ích.
Dù bài báo chỉ có vậy, song dường như cơ quan được xem là cánh tay phải của Chính phủ lại vẫn muốn “cánh tay phải của Đảng” không bị nhiễm những thói hư tật xấu của “lề trái”.
Bởi điều luôn bị xem là cố tật khó bỏ của Ngân hàng nhà nước và bản thân Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại là thói quen mập mờ trong diễn giải thực trạng cùng những số liệu khá bất nhất.
Là một trong những quan chức cao cấp nêu ra nhiều hứa hẹn nhất, vào năm 2012 ông Bình đã thản nhiên khẳng định ông đã “làm những gì đã hứa”.
Một trong “Làm những gì đã hứa” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong 20 tháng qua là thành tích “bình ổn thị trường vàng”.

Vàng: Lấy dân nuôi nó?

Suốt từ tháng 10/2011 – thời điểm Ngân hàng Nhà nước chính thức phác ra đề xuất về đề án huy động vàng trong dân mà đã gây tranh cãi sôi động, cho tới nay ngay cả hoạt động nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp 2cũng chưa từng được Ngân hàng Nhà nước công bố theo cách “minh bạch hóa”, từ mà ngân hàng này dùng để trấn an dư luận.
Ngay từ cuối năm 2011, giới chuyên gia phản biện đã rộ lên nhiều ý kiến phản ứng đối với sính ngữ “minh bạch hóa” của Ngân hàng nhà nước.
Nguồn cơn của việc thiếu minh bạch cơ chế nhập khẩu vàng, hiểu một cách đơn giản, là một khi người dân nắm được tình hình cung tương đương hoặc lớn hơn cầu, giá vàng trong nước sẽ bắt buộc phải “bám sát giá thế giới”.
Nhưng trong suốt thời gian gần hai năm qua, giá vàng trong nước đã không một lần “bám sát giá thế giới”. Hoàn toàn đảo lộn, bị nạn đầu cơ “bóp méo” và liên đới trực tiếp đến trách nhiệm báo cáo và phát ngôn của ông Nguyễn Văn Bình, giá vàng trong nước luôn duy trì một khoảng cách biệt rất lớn so với giá vàng quốc tế.
Khoảng cách đó lại chính là lợi nhuận của SJC – một công ty chủ lực về nhập khẩu và kinh doanh vàng mà vào cuối năm 2011, một số tờ báo trong nước đã “tiết lộ” về một mối quan hệ nào đó giữa Thống đốc Nguyễn Văn Bình với công ty đầy tiềm năng này.
Cũng vào cuối tháng 11/2011, trong buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội, thống đốc Nguyễn Văn Bình lần đầu tiên tiết lộ ý định sẽ đưa SJC trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng nhà nước và tập trung thế độc quyền sản xuất, kinh doanh vàng miếng vào công ty này.
Những nghi ngờ của dư luận về mối quan hệ thân thiết giữa ông Nguyễn Văn Bình và “tập đoàn độc quyền”’ SJC càng trở nên rõ rệt hơn theo thời gian. Không ít lần báo chí Việt Nam đã đề cập đến việc SJC có được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ “cơ chế ưu ái” mà Ngân hàng nhà nước đã dành cho công ty này.
“Nhóm lợi ích vàng” cũng là thuật ngữ lần đầu tiên được phát lộ vào thời gian cuối năm 2011.
Người ta còn ngờ rằng giải pháp “lấy nó nuôi nó” – được thể hiện trong đề án huy động vàng của Ngân hàng nhà nước vào cuối năm 2011 – thực ra chỉ là một bức bình phong giúp cho các doanh nghiệp vàng có thêm thời gian để tiếp tục bán vàng giá cao, bao gồm vàng tự có và lượng vàng đã nhập khẩu, theo phương châm riêng của họ: lấy vàng nuôi vàng.
Tức giá vàng trong nước được các “ông lớn” trong giới kim loại quý điều chỉnh cuộc chơi theo trình tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang đi xuất khẩu trong trường hợp giá thế giới cao hơn; giữ giá trong nước cao, nhập khẩu vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn!
Nếu mọi chuyện đúng như quy trình khép kín trên, và trong thực tế lại có không ít biểu lộ cho thấy nghi ngờ trên là không thể khép kín, đã không hề có một quy trình khả thi nào về việc lấy vàng nuôi vàng, mà chỉ có thể là “lấy dân nuôi nó”.
“Nó” ở đây, không phải ai khác, chính là nhóm lợi ích vàng.

Vàng: chính sách thất bại hoàn toàn!

Ngày 15/12/2011, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã được báo điện tử Vnexpress bình chọn là “Nhân vật của năm 2011”.
Cũng cùng thời điểm trên, nạn đầu cơ vàng lại tái diễn.
Ở một khía cạnh khác, ý nghĩa sâu sắc đã thể hiện một cách lộ liễu và thách thức. So với “tiêu chí” mà ông Nguyễn Văn Bình nêu ra khi mới nhậm chức thống đốc “chỉ cần giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 400.000 đồng/lượng là có dấu hiệu đầu cơ”, điều có thể được gọi là “dấu hiệu đầu cơ” đã thường vượt gấp 10 lần chiều cao của chính nó.
Chiều cao đó lại là là chiều sâu lợi nhuận của kẻ đã tạo ra nó.
Trong khi đó, một trong những bản báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đã nêu ra một đánh giá rất đáng lưu tâm: “Việc triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ổn định giá vàng và thị trường vàng trong nước đã góp phần đưa giá vàng trong nước bám sát với giá vàng thế giới; giới đầu cơ đã không còn khả năng thao túng thị trường”.
Nhưng cho đến tháng 4/2013, chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới đã vọt lên đến mức kỷ lục: 7 triệu đồng/lượng.
Sự cải thiện hình ảnh theo chiều hướng tuột dốc của Ngân hàng Nhà nước cũng vì thế đã đi xuống từ tháng 10/2011 cho đến nay.
Bất kể Nguyễn Văn Bình đã trở thành “Nhân vật của năm 2011” hay tuyên bố “Làm những gì đã hứa”, cho tới nay người ta hoàn toàn dễ dàng nhận ra rằng với cách thức điều hành trên cương vị trọng trách về quản lý thị trường vàng của ông, nạn đầu cơ vàng vẫn còn nguyên những hàm ý sâu sắc của nó – liên quan đến những biến tướng về hình thể và không hề thay đổi về bản chất.
Chuyên gia phản biện kinh tế Lê Đăng Doanh đã phải thốt lên: “Có thể nói tất cả chính sách điều hành về thị trường vàng của Ngân hàng nhà nước áp dụng đến nay đã thất bại hoàn toàn!”

Con đường ngắn nhất để tự sát

3“Thất bại hoàn toàn” cũng hiện ra ở đoạn cuối con đường tín dụng.
Qua gần hai năm kể từ lúc ông Nguyễn Văn Bình nhậm chức thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá vàng và nạn đầu cơ vàng vẫn không ngớt nhảy múa theo một điệp khúc như đã được dàn xếp kịch bản, dòng chảy tín dụng vào khối doanh nghiệp và dân sinh lại chìm lắng không sủi tăm.
Những cái Tết chính là tiêu điểm để đo đếm sâu xa nhất về hố phân cách người cười kẻ khóc.
Những ngày sát Tết 2012, hơi thở cuộc sống toát ra một hương vị lạnh lẽo và xa lạ. Phản ánh của báo chí đã mô tả về hàng trăm ngàn công nhân không có đủ tiền chỉ để mua vé tàu về quê. Nhiều thân phận làm thuê trở nên lạc lõng trong không khí phố phường đô thị.
Nguồn cơn của hơi thở ảm đạm cũng đến từ hàng chục ngàn doanh nghiệp, vốn đã vật vã trong suốt năm 2011 vì suy thoái kinh tế, không biết tìm đâu ra tiền để thanh toán đủ lương tháng cho người lao động.
Nhưng đó lại là những ngày mà nhân viên ngân hàng rạo rực tiền thưởng Tết – lên đến năm bảy chục triệu đồng cho mỗi đầu người.
Phần lớn các ngân hàng cũng đua nhau khoe sắc lợi nhuận nhiều ngàn tỷ đồng đã kiếm được “trên nỗi đau của người khác”.
Nỗi đau đó lại được khắc tượng ghi hình: việc lao đầu vào vay với mức lãi suất 21-23%/năm là con đường ngắn nhất dẫn các doanh nghiệp sản xuất đến chỗ tự sát.
Trong một năm trời từ giữa 2011 đến giữa 2012, thị trường tín dụng đóng băng và hầu hết các cánh cửa đối với doanh nghiệp cũng đều đóng chặt.
Bất chấp lời kêu cứu của đại bộ phận doanh nghiệp và ít nhất 55.000 doanh nghiệp không còn khả năng lên tiếng, mặt bằng lãi suất cho vay vẫn treo cao ở mức “không giống ai” – như nhận định của những chuyên gia luôn đau đáu về hiện tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam một mình một chợ trên thế giới.
Vào quý 2 năm 2012, trừ BIDV, Vietcombank và một ít ngân hàng thương mại khác, số còn lại vẫn gần như đóng cửa với doanh nghiệp. Lý do? Họ chờ đợi những động thái mới của Ngân hàng Nhà nước.
Nhưng sự chờ đợi như vậy lại kéo dài quá lâu, cũng không hề diễn ra một hình ảnh “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nào. Càng chẳng có một hy vọng nào cho sự hy sinh tự nguyện của các ngân hàng.
Những ngày gần Tết 2013, sức tiêu thụ hàng hóa giảm đến 30-40% so với thời gian gần Tết năm 2012 là một minh chứng điển hình. Cùng với sự sụt giảm về nhu cầu mua sắm là tỷ lệ hàng tồn kho tăng mạnh đến 20-30%.
Ngay cả những doanh nghiệp còn tiềm năng sản xuất vẫn nhìn rõ một nguy cơ nào đó có thể “chết trên đống tài sản của mình”.
Tết 2013 cũng là thời điểm mà số doanh nghiệp phải giải thể và phá sản đã được Ủy ban thường vụ quốc hội chính thức công bố: 100.000.

Độ trơ lì lợm

Trong hơn một năm trời, các ngân hàng đã biến doanh nghiệp và người dân thành con tin của họ, nhưng chẳng bao lâu sau, ngân hàng lại trở thành nạn nhân của chính mình.
Từ trạng thái “khó khăn thanh khoản” vào năm 2011 như trần thuật không ngớt của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, cho đến sự chuyển trạng thái đột ngột vào đầu năm 2012 khi “thanh khoản được cải thiện”, và tới giữa năm 2012 thì thanh khoản bỗng trở nên “dồi dào”, cùng với dấu hiệu phát lộ từ một số ngân hàng về trạng huống vốn tồn ứ ở mức cao.
Trong một cuộc họp của giới ngân hàng vào cuối tháng 3/2012, lãnh đạo của ACB – một ngân hàng tư nhân thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam, đã tiết lộ một thông tin chưa có tiền lệ: ngân hàng này dư thừa đến 3 tỷ USD mà không cho vay được.
Sau đó, hàng loạt ngân hàng khác như Vietinbank, Eximbank, BIDV… đã thừa nhận về sự thật khó tưởng tượng như thế. Ước tính của chuyên gia cho thấy con số dư thừa vốn có thể lên đến khoảng 200.000 tỷ đồng.
Dư thừa vốn đã trở thành nỗi đau của những nhà giàu và của cả kẻ nghèo hèn không đồng xu dính túi.
Quá già hóa non – như một câu tục ngữ của người Việt. Vốn ngân hàng bị găm vào thế không thể tiêu thụ được, không chỉ do mặt bằng lãi suất cho vay vẫn treo rất cao, mà bởi điểm bùng vỡ đã bị giới ngân hàng đẩy vượt qua giới hạn của nó: nền kinh tế mất hẳn sức sống, vòng quay vốn trong hai năm 2011 và 2012 chỉ còn 0,8 lần so với 2 lần của những năm trước đó.
Nhiều doanh nghiệp phải thốt lên “không biết vay vốn để làm gì!”.
Đình đốn sản xuất cũng là thực trạng mà nền kinh tế cùng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang lâm vào, một thực trạng không thể phủ nhận được với tỷ lệ hàng tồn kho một số ngành lên tới 60-70%, sức sản xuất4 giảm đi 30-40%, bất chấp những con số vẫn thường cho thấy “những chuyển biến tích cực” về GDP hay chỉ số tăng trưởng ở một số khu vực, như báo cáo thường thấy của những ngành tham mưu đắc lực cho chính phủ như Ngân hàng nhà nước, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ công thương, Bộ tài chính…
Hàng ngày, người dân đọc thấy nhan nhản trên báo chí các thông tin về ngành thủy sản, mía đường, da giày, cà phê, thép, xi măng, cá tra, tôm… đang trong tình trạng nguy cấp, với tỷ lệ bình quân đang lâm vào nguy cơ phải phá sản và ngừng hoạt động lên đến 30-40%, thậm chí có ngành đến 2/3.
Gậy ông đập lưng ông – lợi nhuận ngành ngân hàng toàn quốc vào đầu năm 2013 cũng đã bị sụt giảm đến hơn phân nửa so với một năm trước đó. Tại TP.HCM, tình hình lợi nhuận còn thê thảm hơn khi chỉ bằng 4% so với đầu năm 2012.
Độ trơ của thị trường đã trở nên lì lợm – hệt như những khuôn mặt quan chức vẫn nhắc đi nhắc lại điệp khúc “đề phòng lạm phát”, nhưng lại không thiếu ý chí “vươn lên một tầm cao mới” ứng với giá xăng dầu và giá điện tăng vọt.

Con tin

Phải chăng để hạn chế lạm phát mà Ngân hàng Nhà nước đã thắt quá chặt dòng chảy tín dụng?
Một con số mà chỉ sau Tết Âm lịch 2012 mới lộ ra là vào trước tết, Ngân hàng nhà nước đã bơm khoảng 76.000 tỷ đồng cho các ngân hàng – một động thái được đánh giá là nhằm cứu thanh khoản của ngân hàng.
Một con số khác mà vào đầu tháng 4/2012 mới được tiết lộ là lượng tiền mà Ngân hàng Nhà nước bơm vào thị trường liên ngân hàng trước tết lên đến hơn 170.000 tỷ đồng.
Cùng với những tuyên bố về “thanh khoản dồi dào” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, con số bơm tiền của Ngân hàng Nhà nước cho một số ngân hàng thương mại là bằng chứng rõ rệt cho thấy ngân hàng không thiếu tiền. Chỉ có điều, nghịch lý ghê gớm lại xảy ra khi đa số thành phần khác của nền kinh tế không thể tiếp cận được nguồn tiền ấy.
Đó cũng chính là nguyên do vì sao nền kinh tế rơi vào suy thoái nhanh chóng cùng sức cầu xã hội gần như biến mất.
Một lần nữa, báo chí và dư luận phẫn nộ: phải chăng lãi suất và các nhóm lợi ích nào đó đứng đằng sau nó đang biến các doanh nghiệp sản xuất, người lao động và một phần không nhỏ nền kinh tế quốc dân thành con tin?
Và tại sao duy trì được trần lãi suất huy động nhưng không giảm được lãi suất cho vay?
Hơn ai hết, khoảng 2/3 số doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu vốn trầm trọng – một trong những tiền đề có thể dẫn tới phá sản và gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.
Nhưng khác nhiều với các báo cáo của ngành ngân hàng về “giảm đáng kể”, lãi suất cho vay hiện thời vẫn được các ngân hàng duy trì ở mức 15-17%/năm. Song Ngân hàng Nhà nước lại không thể nào “điều tiết linh hoạt” được các ngân hàng thương mại để giảm lãi suất cho vay, với một trong những lý do then chốt mà báo chí tiết lộ là ngân hàng thương mại vẫn cần có thời gian để tiêu thụ lượng tín dụng đã huy động với “giá cao” trước đó.
Tình hình quay quắt như thế vẫn còn kéo dài cho đến nay, khi báo chí trong nước một lần nữa gào thét về chuyện “doanh nghiệp chết như ngả rạ”, còn thống đốc Ngân hàng Nhà nước đang khuấy động chiến dịch “bình ổn thị trường vàng” với một thông điệp chưa từng có “Chênh lệch giá vàng là thuộc về đất nước, thuộc về nhân dân”, và Chính phủ lại đang tìm cách hướng ngoại để có thể tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
(Còn tiếp)
Bài viết phản ánh quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo tự do ở TP HCM.

Làm ăn ở Trung Quốc

(TBKTSG) – Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập ở mọi ngành hàng của nền kinh tế, đi vào mọi ngóc ngách của đời sống người dân Việt Nam. Thế nhưng, gạt qua một bên nỗi ám ảnh đó, một số doanh nghiệp Việt Nam, ngược lại, đã lặng lẽ thâm nhập, bén rễ và đứng vững được ở thị trường đông dân nhất thế giới này.
Những bước chân âm thầm
Làm ăn ở Trung QuốcCon đường thâm nhập thị trường Trung Quốc của một doanh nghiệp chế tạo thiết bị đo lường ở TP, được doanh nghiệp này tự đánh giá là “những bước chân âm thầm, lặng lẽ”. Gần mười năm qua, họ vừa đi vừa mò mẫm tìm hiểu thị trường với những bước chân thận trọng pha chút liều lĩnh, bởi thành công cũng có thể lớn nhưng rủi ro cũng không thể lường. Đến nay, một nhà máy của doanh nghiệp này ở Trung Quốc đã đi vào sản xuất, và năm tháng đầu năm nay đã bắt đầu có lãi.
Phó tổng giám đốc doanh nghiệp cho biết đó là một hành trình gian khổ. Tất cả phải tự mày mò, tìm hiểu, với chiến lược “chậm mà chắc, chống trơn trợt và té ngã”. Đầu tiên, doanh nghiệp tham gia hội chợ, giới thiệu hàng hóa. Sau đó gửi sản phẩm bán thử để thâm nhập thị trường. Đích thân ông phải đem sản phẩm đến các chợ lẻ để tặng cho một số tiểu thương dùng thử, hoặc đến các đại lý bán sản phẩm cùng loại của Trung Quốc tặng và ký gửi sản phẩm. Từ những cái xua tay ban đầu với những cái nhìn ngờ vực cho đến sự niềm nở, chủ động đón tiếp là một chặng đường dài, cần sự kiên trì. Cuối cùng, người tiêu dùng bản xứ cũng như những đại lý, tiểu thương người Việt Nam buôn bán ở vùng biên giới đã chấp nhận, hàng hóa từ đó thâm nhập và bén rễ tại thị trường này.
Tưởng đã êm, nào ngờ các đại lý bán hàng than rằng vì sản phẩm chưa đăng ký kiểm định nên họ cứ thấp thỏm, lo sợ bị tịch thu. Vị phó tổng giám đốc công ty lại tất tả mang sản phẩm đến Bắc Kinh để đăng ký tiêu chuẩn, kiểm định, chứng nhận phù hợp, để được phép tiêu thụ ở Trung Quốc. Nhưng mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu lên tới 35%, cộng thêm 10 nhân dân tệ trên mỗi sản phẩm để có được chứng nhận hợp quy, lợi nhuận thu được vẫn còn khá khiêm tốn dẫu mặt hàng này đã đứng vững ở các vùng biên giới, đã len lỏi đến khắp hang cùng ngõ hẻm, thậm chí theo bước chân của những người buôn chuyến lên cả vùng cao nước này. Ý định về việc đầu tư một nhà máy ở ngay Trung Quốc đã hình thành, để dễ dàng thâm nhập thị trường. Một hành trình chạy các thủ tục bắt đầu.
Dù có chứng nhận phù hợp của chính quyền trung ương, nhưng một chuẩn mực của cơ quan kiểm định địa phương nơi đặt nhà máy là không thể thiếu, chưa kể hàng loạt giấy phép và điều kiện khác. Những thủ tục rồi cũng qua. Dự án nhà máy sản xuất có vốn đầu tư 4,2 triệu đô la Mỹ, dự kiến mỗi năm sản xuất 200.000 sản phẩm, cũng được chấp thuận ở Quảng Tây.
Nhưng khi tung ra mặt hàng “made in China” thì bán chẳng ai mua, vì bị nghi ngờ đó là hàng nhái. Người ta lại tìm mua hàng sản xuất ở Việt Nam. Cực chẳng đã, doanh nghiệp phải phát đi những thông báo giải thích và đề nghị dùng thử sản phẩm, lại phải tặng bạn hàng, đại lý một số nữa. Bằng cách đó, chừng một tháng sau, mọi chuyện êm xuôi, các đại lý đã chịu bán sản phẩm. Tuy nhiên, câu chuyện chưa chấm dứt khi hàng nhái xuất hiện tràn lan. Thậm chí cửa hàng bán hàng nhái mở ngay kế bên đại lý chính thức. Lại phải vác đơn đi kiện, nhưng không xuể, và nay thì đành chấp nhận “sống chung với lũ”.
Những cơ hội
Thị trường Trung Quốc đã từ lâu được các chuyên gia thúc giục giới doanh nghiệp nên khai thác, và cơ hội vẫn mở ra tại thị trường này, trong đó các mặt hàng như nông sản, thủy sản cùng một số mặt hàng tiêu dùng Việt Nam đã đứng vững từ lâu.
Cơ hội đang đến khi giới doanh nghiệp nhận thấy thời của hàng giá rẻ sẽ nhanh chóng qua đi, người tiêu dùng nước này đang thay đổi thói quen tiêu dùng khi đời sống ngày càng được nâng cao khiến họ có xu hướng tìm đến các sản phẩm có chất lượng.
Không phải mọi thứ người Trung Quốc đều có thể làm được và có sức cạnh tranh với hàng Việt Nam. Cũng không phải tất cả hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc đều là hàng giá rẻ, kém chất lượng. Trên thực tế, những mặt hàng do Trung Quốc sản xuất có chất lượng đều có mức giá “rất cao”. “Một sản phẩm cùng loại, chất lượng chỉ khoảng 80% so với hàng Việt Nam, nhưng giá thì gấp rưỡi hoặc gấp đôi”, một thương nhân cho biết.
Một doanh nghiệp kinh doanh nông sản có đến 60% hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc cho biết thời điểm hiện nay đang là cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam khi “Chính phủ Trung Quốc còn nới lỏng về chính sách để tập trung vào công nghệ, chế tạo, sản xuất và thương mại”.
Còn ở ngành thủy sản, chứng kiến cảnh các thương nhân Trung Quốc đến Việt Nam tranh mua nguyên liệu, chủ một doanh nghiệp ở Bình Tân, TP, đã quyết định sang thị trường Trung Quốc tìm khách hàng nhằm mua tận gốc, bán tận ngọn, để có nhiều lợi nhuận hơn. Chiều đi ông xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, nông sản, và từng bước thiết lập bạn hàng, mở rộng thị trường. Chiều về, ông tìm các mối làm ăn để nhập các mặt hàng điện tử, viễn thông.
Dẫu vậy, thận trọng và cảnh giác là điều giới doanh nghiệp rút ra khi đầu tư vào thị trường này. Chủ một doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ cho biết mới đây một doanh nhân Trung Quốc đã đến công ty ông đặt một đơn hàng trị giá 300.000 đô la Mỹ, nhưng ông vẫn chưa nhận bởi lẽ thị trường mà ông nhắm tới là Bắc Kinh và Thượng Hải, trong khi vị doanh nhân này ở một tỉnh khác. Ông cũng chưa bán là vì “mình phải tìm cách bán sao cho có lợi nhất mà lại lâu dài”.
Đầu tư vào thị trường này vẫn tiềm ẩn những rủi ro, bởi “cơ chế của họ thay đổi xoành xoạch, nay nói này mai đổi khác”. Những cam kết về ưu đãi đầu tư có thể không được thực hiện. Đại diện một doanh nghiệp cho biết khi được cấp phép đầu tư đã nhận được cam kết miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong ba năm đầu, nhưng sau đó đọc kỹ mới tá hỏa là thời điểm cam kết cũng chính là lúc kết thúc chính sách đó. Hiện nay mức thuế này đã được giảm từ 37% xuống còn 25%, cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại các khu công nghiệp ở Trung Quốc, giấy phép đầu tư được cấp theo tiến độ giải ngân chứ không cấp giấy phép một lần ngay từ khi đăng ký vốn pháp định.
Hoàng Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét