Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Bài viết đáng chú ý

Việt Nam - Thời kỳ suy thoái và khủng hoảng trầm trọng

Khủng hoảng chính trị, suy thoái kinh tế, tranh giành quyền lực, lợi ích nhóm làm cho đảng cầm quyền lúng túng về đường lối và chính sách, ngày càng khoét sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ đảng và ngày càng ngăn cách giữa đảng với đại bộ phận tầng lớp nhân dân bị áp bức đang ngày càng bị bần cùng hóa...

http://thuyennhan.info/image/cache/data/Tin%20t%E1%BB%A9c%201/imageRFA-500x500.jpeg

Suy thoái về kinh tế

Nạn thất nghiệp tràn lan và rất lớn, không có con số chính thức vì con số do chính quyền đưa ra chỉ là con số ảo, không đúng với thực tế. Doanh nghiệp phá sản hàng loạt, chết thật có, chết lâm sàng có, một số lớn đang tiếp tục chờ chết, một số khác tuy còn sống mà như đã chết.

Thu nhập của người dân rất thấp, sức mua yếu đi nhiều làm kéo theo sự trì trệ đầu ra của sản xuất, giá cả của một số hàng hóa vì thế bắt buộc phải giảm do không có người đủ tiền tiêu thụ và đây cũng chính là hiện tượng giảm phát giả tạo trong thời gian vừa qua.

Thực chất thì đồng tiền VN vẫn đang bị lạm phát rất nặng, chủ yếu phải căn cứ trên các mặt hàng tiêu dùng thiết thực hàng ngày như: cơm ăn, áo mặc, xăng, dầu, điện, nước, thuốc chữa bệnh, sữa cho người già và trẻ em, và các mặt hàng sinh hoạt cấp thiết khác... tất cả đều tăng giá rõ rệt hàng ngày.

Ngành thuế năm nay bị thất thu rất lớn, nhìn từ góc độ suy thoái của sản xuất và thu nhập của người dân thì chúng ta có thể suy ra được, tuy được dấu nhẹm rất kỹ về thông tin nhưng thực chất ngành thuế không đạt được chỉ tiêu như mong muốn, thậm chí là thu được quá ít. Nếu thu thuế không đủ chi ngân sách thì điều gì sẽ xảy ra? Chính quyền chịu bó tay sao? Không đâu, họ cứ việc cung tiền đã in sẵn ra để chi tiêu và lạm phát cứ thế mà phát triển. Lạm phát trong trường hợp này là “một hình thức thu thuế tinh vi nhất của nhà nước” (có sẵn một số tiền lớn trong kho bạc để chi mà không cần phải “lăn tăn” đi thu từng đồng bạc cắc từ người dân).

Đời sống của đại bộ phận nhân dân vì thế mà ngày càng bị bần cùng hóa. Người giàu cũng phải khóc theo vì đồng tiền của mình gởi trong ngân hàng ngày càng teo đi do lạm phát lớn hơn lãi suất tiền gởi. Điều này cũng lý giải tại sao vàng ở VN cao hơn nhiều so với giá thế giới mà cung vẫn không đủ cầu, nhu cầu về vàng của VN là một cái túi không đáy. Vàng cũng tạm thời được xem là kênh trú ẩn an toàn trong thời buổi ”kinh tế loạn lạc” này.

Khủng hoảng chính trị

Ai cũng biết VN chỉ có một đảng cầm quyền, lấy chủ nghĩa Mác-Lê lỗi thời, không phù hợp, làm nền tảng lý luận, lấy tiêu chí xã hội chủ nghĩa để bịp dân. Cái vỏ đóng mác đỏ nhưng cái ruột thì xanh màu đô-la nên được mệnh danh là “tư bản đỏ”. Những ngài có máu mặt của đảng đa số đều có tài khoản ở ngân hàng Thụy Sỹ, phòng khi thuyền bị lật thì có phao mà bám víu.

Lúc chiến đấu khó khăn để giành chính quyền thì tình đồng chí thật sâu đậm, “hạt muối” cũng xẻ làm đôi. Nhưng khi hòa bình hưởng lạc thì tình đồng chí không còn nữa, lúc này “cục đường” chỉ muốn “lủm” hết. Tuy nhiên, vì để duy trì được sự thống trị của đảng mà họ tạm thời bắt tay nhau để phân chia quyền lợi theo nhóm. Còn Chủ nghĩa Mác-Lê, Chủ nghĩa Xã hội chỉ là trá hình, lừa bịp nhân dân.

Học tập gương đạo đức Hồ Chí Minh, một trò “cáo mượn oai hùm” để lừa dân, đây là chiêu cuối cùng của đảng khi phải đem bộ xương còn lại của Bác để “nấu cao” trị bệnh. Nhưng khổ nỗi, đây là bệnh ung thư không có thuốc chữa, càng cố cứu thì bệnh càng nặng thêm mà thôi, các con bệnh ở Đông Âu và Liên Xô đã chết đồng loạt, riêng VN thì cũng biết ngày đó ắt rồi phải đến, sớm hay muộn mà thôi.

Vấn đề đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực trong đảng ngày càng trầm trọng, họ không vì chủ nghĩa nào cả và cũng không vì nhân dân, mà đấu đá chỉ vì lợi ích nhóm của họ. Họ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nghiêm trọng hơn là họ xem đại bộ phận nhân dân cũng là kẻ thù, các tư tưởng dân chủ tiến bộ là thế lực thù địch.

Nền kinh tế định hướng Xã hội Chủ nghĩa xem như phá sản với các tập đoàn quốc doanh giải thể hoặc sống cầm hơi với nợ nần chồng chất, kinh doanh thua lỗ.

Trò bịp góp ý Hiến pháp, cũng như đổi tên nước là một trò hề chính trị, một khi bản chất của chế độ không được thay đổi thật sự.

Khủng hoảng xã hội - suy thoái đạo đức


Là một đất nước trên danh nghĩa là pháp trị, có sẵn cả một rừng luật rất bài bản, thế nhưng khi đưa ra tòa để xử thì thấy tòa chỉ dùng luật rừng mà thôi.

Hệ thống tam quyền của đất nước đều nằm dưới bàn tay quyền lực của đảng, do đảng đạo diễn và điều hành, múa theo kiểu gì để phục vụ cho quyền lợi của đảng. Bản án cho người dân trước khi đưa ra tòa xử đã được đảng định hướng có tội hay không tội, không tuân thủ minh bạch theo pháp luật.

Ngành Tư pháp không có quyền độc lập, tam quyền không được phân lập như các nước tiên tiến và dân chủ khác mà tất cả đều do đảng chỉ đạo, đảng giành giật đứng trên cả dân tộc, Tổ quốc, trên tất cả.

Đạo đức xã hội ngày càng suy đồi, đảng viên càng làm lớn, càng có quyền lực trong tay thì đạo đức càng suy đồi nghiêm trọng. Tham nhũng, hối lộ, nhũng nhiễu nhân dân từ thủ tục hành chính cho đến các thực thi pháp luật đều theo kiểu xã hội đen ngày càng phổ biến tràn lan. Dùng lực lượng công an và an ninh theo kiểu xã hội đen để trấn áp người dân khi họ biểu tình ôn hòa hay khiếu kiện về đất đai bị cưỡng chế trái pháp luật. Đàn áp các tổ chức tôn giáo khi các tổ chức này không chịu sự chỉ đạo của đảng.

Ngoài ra, với chính sách và lối giáo dục khập khểnh từ trước đến nay đã, đang và sẽ tạo ra cho xã hội những tầng lớp con người thiếu đạo đức. Các trường học không giáo dục cho học sinh một nền tảng đạo đức cơ bản từ lương tâm con người, cách ứng xử giao tiếp có tình cảm giữa người với người mà chỉ chú trọng đến loại đạo đức cách mạng lai căn, nặng về đấu tố, chỉ trích, xem đâu cũng là kẻ thù một cách mơ hồ. “Hồng hơn chuyên” theo kiểu này đã tạo ra cho xã hội một lớp cán bộ yếu về chuyên môn nhưng mạnh về vô đạo đức, sẵn sàng ăn cướp, ăn chặn của dân một cách vô tội vạ khi có cơ hội.

Quan hệ tình cảm giữa người với người được đong đếm bằng tiền, luật pháp cũng phụ thuộc vào tiền, quan chức cũng được mua bằng tiền từ lớn đến nhỏ, làm gì còn lý tưởng cộng sản và Chủ nghĩa xã hội ở đây. Xã hội đang trở nên vô cảm ngày càng trầm trọng.

Hệ quả

Khủng hoảng chính trị, suy thoái kinh tế, tranh giành quyền lực, lợi ích nhóm làm cho đảng cầm quyền lúng túng về đường lối và chính sách, ngày càng khoét sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ đảng và ngày càng ngăn cách giữa đảng với đại bộ phận tầng lớp nhân dân bị áp bức đang ngày càng bị bần cùng hóa.

“Chó cùng dứt giậu”, đây là hiện tượng phổ biến ở giai đoạn hiện nay khi đảng đang đi vào bước đường cùng, chính quyền điên cuồng ra tay đàn áp tất cả mọi hoạt động của người dân khi họ biểu tình yêu nước, khiếu kiện nỗi oan mất đất, các nhà hoạt động dân chủ ôn hòa.... Chính quyền dùng ngay lực lượng công an và an ninh làm công cụ đàn áp dân lành một cách dã man, đây là lực lượng được nuôi bằng đồng tiền đóng thuế của dân, ngay cả đảng và chính quyền cũng thế, nhưng lại quay lại phản bội nhân dân.

Dầu đang được châm thêm vào lửa, ngọn lửa ngày càng lớn và VN ngày càng tiệm cận với các cuộc cách mạng ở Đông Âu thập niên 80 và Cách mạng Hoa lài của Châu Phi gần đây.
Minh Hoàng
(DLB)

Dân chán đảng, lãnh đạo tuột dốc


Hội nghị Trung ương 7 của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), từ 02 đến 11 tháng 05 (2013), đã lộ ra những bất ổn trong nội bộ ngày một nghiêm trọng và uy tín lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xuống thấp trước giữa nhiệm kỳ 5 năm.

Bằng chứng đã tập trung vào 4 lĩnh vực trong Bài diễn văn khai mạc Hội nghị của ông Trọng:

-Thứ nhất, hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở lỏng lẻo, chồng chéo, rườm rà, tự duy cán bộ, đảng viên chậm đổi mới, tiếp tục đùn đầy trách nhiệm và vô trách nhiệm. 

-Thứ hai, Đảng không nắm được dân, dân ngày một xa đảng, thù ghét cán bộ.

-Thứ ba, Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng đã thất bại, các tệ nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền tiếp tục lan rộng. Suy thoái tư tưởng và mất phẩm chất chưa có dấu hiệu suy giảm.

-Thứ 4, Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược gặp khó khăn, các phe nhóm lợi ích trong đảng, quân đội và công an tiếp tục lũng đọan, phá nhau để bảo vệ quyền lực, chống “đổi mới chính trị”.

Vế điểm một, ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận sau hai khoá đảng IX và X, tổng cộng 10 năm, hệ thống lãnh đạo đảng và nhà nước vẫn: “ Chưa được phát huy đầy đủ; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chậm được nâng cao; việc đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa mạnh, tình trạng "hành chính hóa " chậm được khắc phục ? Vì sao cải cách hành chính chưa đạt được kết quả mong muốn; bộ máy tổ chức và tổng biên chế vẫn tiếp tục phình to, nhất là ở cấp tổng cục, các đơn vị trực thuộc bộ và chính quyền cơ sở. Tình trạng "tách ra, nhập vào", "nhập vào, tách ra" vẫn lặp đi lặp lại.”

Nhưng tại sao lại có tình trạng này sau 12 năm Việt Nam bắt đầu thực hiện cuộc Cải cách Hành chính (CCHC) từ 2001 ?

Lý do chính và quan trọng nhất là “không ai muốn thay đổi vì thay đổi là thất thu cho bản thân và phe nhóm” nên người dân ở Việt Nam đã quen gọi “hành là chính” trong muôn vàn lọai giấy tờ và quyết định, nghị định dù Chính phủ biết không đem lại kết quả cũng cứ ban hành để vừa làm vừa sửa rồi không sửa gì cả, để mặc cho dân chịu những hậu quả!

Vì vậy, sau 10 năm “cải cách hành chính” từ 2001 đến 2010 (nhiệm kỳ đảng IX và X thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh), chính phủ thừa nhận: “Tuy vậy, 10 năm thực hiện CCHC vẫn còn có những hạn chế, yếu kém như tốc độ chậm, kết quả chưa được như mục tiêu đặt ra: Hệ thống thể chế còn thiếu đồng bộ, thống nhất, vẫn chồng chéo, nhiều về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng; các đầu mối trực thuộc CP giảm nhưng bộ máy bên trong các bộ chưa giảm; cơ chế quy định trách nhiệm người đứng đầu chưa rõ ràng; cải cách tài chính công mới chỉ là bước đầu, kết quả còn hạn chế...

Đặc biệt, cải cách tiền lương vẫn còn chậm, lương chưa chưa trở thành động lực cho cán bộ, công chức phấn đấu và cống hiến.” (Báo Vietnamnet, 02/04/2011)
Báo cáo tổng kết CCHC 10 năm cũng nhìn nhận một bộ phận cán bộ, công chức còn "thiếu trách nhiệm, chưa thạo việc, hạn chế về năng lực” nhưng số nhân viên vẫn mỗi ngày một nhiều thêm, thay vì bớt đi như kế họach đã đề ra.

Trong một bài nghiên cứu Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Thâm của Học Viện Hành chính Quốc gia viết: “Những tồn tại qua hơn 10 năm cải cách nền hành chính nhà nước vẫn còn nhiều. Có thể kể ra những tồn tại chính như sau:

Bộ máy hành chính vẫn mang nặng nhiều dấu ấn cũ trong quá trình điều hành (quan liêu , bao cấp), không theo kịp yêu cầu của giai đoạn mới, Cụ thể:

- Chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp chưa rõ ràng, chưa phù hợp với cơ chếthị trường;

- Hệ thống thể chếkhông đồng bộ, không thống nhất. Thủ tục hành chính vẫn còn nhiều điều rườm rà, nặng nề. Kỷ cương quản lý không nghiêm. Nạn lãng phí, tham nhũng không bị đẩy lùi, thậm chí có xu hướng trầm trọng;

- Bộ máy vẫn còn cồng kềnh. Phương thức quản lý vừa quan liêu vừa phân tán. Không nắm hết được yêu cầu của dân.

- Cơ chếtài chính không thích hợp.

Công chức còn nhiều người yếu kém vềnăng lực chuyên môn, tinh thần trách

nhiệm, phẩm chất chưa tương xứng với yêu cầu của thời kỳ mới, xử lý tình huống phức tạp còn lúng túng.”

Ông Trọng thay ông Nông Đức Mạnh lãnh đạo đảng kể từ ngày 19/1/2011 nhưng những điều Giáo sư Nguyễn Văn Thâm nêu ra vẫn còn nguyên nên ông Trọng mới nói thêm trong Diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 7 rằng: “ Hoạt động của nhiều ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy khối vẫn lúng túng. Giữa các bộ, ngành vẫn còn một số nội dung quản lý nhà nước trùng lắp hoặc chưa được phân công cụ thể, rõ ràng. Việc phân cấp của Trung ương cho chính quyền địa phương, của cấp trên đối với cấp dưới nhìn chung chưa thật hợp lý; có lĩnh vực quá rộng, thiếu sự kiểm tra, giám sát, ảnh hưởng đến sự quản lý thống nhất cả nước; có lĩnh vực lại quá hẹp, không phát huy được quyền chủ động, tính năng động, sáng tạo của địa phương. Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện sau khi sắp xếp lại tuy có giảm đầu mối trực thuộc ủy ban nhân dân nhưng lại tăng các đơn vị bên trong các sở, ngành. Vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vị trí, vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Vấn đề biên chế, phụ cấp cho cán bộ cơ sở vẫn chưa có lời giải thấu đáo. Số các hội quần chúng được lập mới vẫn tăng nhanh, một số hội đề nghị có biên chế cán bộ, công chức và hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước...”

Như thế rõ ràng là cả hệ thống cầm quyền từ Trung ương xuống cơ sở đã chưa làm theo quyết định của Bộ Nội vụ khi tổng kết 10 thi hành CCHC và đề ra nhiệm vụ cho 5 năm (2011-2016).



Báo cáo do Tiến sĩ  Vũ Văn Thái, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Biên chế, Bộ Nội vụ đề ra các nhiệm vụ này gồm :

- Nghiên cứu sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đáp ứng tinh thần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XI và tạo cơ sở pháp lý để cải cách cơ bản hơn hệ thống các cơ quan hành chính các cấp.

- Xây dựng đề án cơ cấu tổ chức Chính phủ khoá XIII theo yêu cầu, nâng cao hàm lượng cải cách để tổ chức được tinh gọn, hợp lý hơn. Theo đó, điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thống nhất với cơ cấu tổ chức Chính phủ sau khi được điều chỉnh, sắp xếp lại.

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế tổ chức bộ máy, đặc biệt là ban hành Nghị định quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; các Nghị định riêng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ, nhất là đối với những bộ được sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức.

-Tiếp tục rà soát, điều chỉnh việc phân cấp quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực giữa Trung ương và địa phương theo yêu cầu giảm mạnh quan hệ “xin - cho” trong việc thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

-Nghiên cứu hình thành một cơ quan ngang tầm để thực hiện chức năng chủ sở hữu, và giám sát hoạt động đối với các doanh nghiệp nhà nước, để thực hiện việc tách căn bản giữa chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng quản lý của doanh nghiệp.

-Hoàn thiện cơ chế quản lý đối với khu vực sự nghiệp công, tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động cung ứng dịch vụ công.

-   Đẩy mạnh phân cấp quản lý gắn với giảm quan hệ “xin – cho” và kiểm soát thủ tục hành chính, trong việc thực hiện thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước.

Như vậy, liệu thời gian còn lại chỉ còn hơn 2 năm sẽ đến Đại hội đảng XII (nhiệm kỳ 2016-2021), đảng có đủ thời giờ để làm sạch mình và canh tân guồng máy cai trị không?

Và nếu không (phần nhiều là không) thì hậu quả của “hệ thống chính trị” sa lầy này sẽ đưa dân đi về đâu ?

Ngay trong trường hợp Hội nghị Trung ương 7 có “sáng kiến” cho đảng và luôn để giúp bản thân 200 Ủy viên thì cũng để nằm trên giấy, khó mà biến thành hiện thực như đã chứng minh từ bấy lâu nay.

Dân vận hay làm cho dân giận?

Về công tác “Dân vận”  ông Trọng thắc mắc: “Vấn đề đặt ra là vì sao lúc này chúng ta lại phải bàn về đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận?”

Không có gì khó hiểu cả. Nếu ông Trọng trả lời được tại sao cái gì đảng cũng nói là “của dân, do dân và vì dân” mà đảng và cán bộ, đảng viên nắm tất cả và có tất cả còn dân thì trắng tay?

Đảng nói “nhân dân làm chủ” nhưng lại để cho Nhà nước “quản lý cái dân làm chủ” như không cho dân được quyền tự do ứng cử, bầu cử, tự do lập hội, tự do biều tình, tự do ra báo và tự do thờ phượng và hành đạo, không cho dân có quyền làm chủ ruộng vườn do cha ông đã dầy công khai phá để lại thì làm sao mà đảng nói dân nghe lọt lỗ tai?

Đảng và ngay cả Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã nhiều lần kêu gọi dân giúp đảng vạch mặt, chỉ tên những kẻ có chức, có quyền đã đục khoét công qũy, rút của mồ hôi nước mắt của dân để thanh toán “quốc nạn” tham nhũng, và truy tố những kẻ áp bức, đe dọa dân nhưng lại không dám bảo vệ dân để không bị kẻ ác trù dập thì có ai dám “đưa đầu ra cho chúng báng” ?

Lại nữa, khi người dân bị lấy đất, bị cưỡng chế bằng bạo lực thì nhà nước lại bênh vực kẻ có tiền, chủ đầu tư để mặc cho dân bị mất công bằng và bị bóc lột đến trắng tay bại sản thì nhân dân tin ai?

Đấy cũng là nguyên do của các vụ người dân đã không ngại đường xa, nằm đường xó chợ về tận Trung ương, ăn vạ trước nhà các lãnh đạo để  khiếu kiện đông người, hoặc phải tấn công vào các trụ sở Ủy ban Nhân dân để đòi công bằng đã diễn ra khắp nước chỉ vì các cấp chính quyền đã đùn đẩy cho nhau đến vô cảm trước đau khổ, đói nghèo của dân.

Ngay đến việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân chống mọi mưu toan chiếm đất, chiếm biển Việt Nam của Trung Cộng mà nhà nước cũng ra tay đàn áp, bắt dân bỏ tù để làm hài lòng “các đồng chí anh em” Bắc Kinh thì làm sao mà dân không nghi ngờ trong đảng đã có những kẻ “nối giáo cho giặc” hoặc “cõng rắn cắn gà nhà” như lời cảnh báo của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang?

Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã “bắt trúng mạch” bất mãn của dân khi ông nhìn nhận : “Phải chăng là do bối cảnh, tình hình đã và đang có nhiều thay đổi. Bên cạnh mặt thuận lợi cơ bản, cũng xuất hiện không ít khó khăn, thách thức mới, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới và bản thân công tác dân vận hiện còn những hạn chế, yếu kém? ….Tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân cực, phân tầng xã hội; những biến đổi về quan hệ lợi ích, hệ giá trị xã hội; sự cách biệt về kinh tế, xã hội… làm nảy sinh tiền đề của sự phân hóa về nhận thức, tư tưởng…. Những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... đang làm tổn thương đến uy tín của Đảng và Nhà nước, làm giảm sút niềm tin của nhân dân.”

Ông Trọng nói đúng và trúng. Nhưng khi ông “chạy quanh” đổ vạ chuyện rối ren nội bộ, ruỗng rữa trong hàng ngũ là do “các thế lực thù đich” đã lợi dụng cơ hội để “nói xấu chế độ” và “bôi nhọ đội ngũ lãnh đạo” là ông không thành thật chịu trách nhiệm của một người lãnh đạo.

Ông nói: “Lợi dụng những khó khăn của nước ta trên con đường phát triển, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh các hoạt động "diễn biến hòa bình", xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nói xấu chế độ, bôi nhọ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tìm mọi thủ đoạn phân hóa nội bộ Đảng, kích động chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước.”

Ông Trọng và các lãnh đạo Nhà nước hãy nghiêm chỉnh soi gương xem trên mặt mình có vết nhám nào không rồi hãy lên án những người chỉ trích mình thì có lẽ phải đạo hơn là cứ nhắm mắt che giấu những khuyết điểm của mình và của đồng chí để tạo nghi ngờ trong dân, trong khi không lo sửa mình như Nghị quyết Trung ương 4 đã đòi hỏi.

Cán bộ chiến lược và lá phiếu tín nhiệm

Điểm thứ ba, tuy ông Trọng nói dài về kết quả 1 năm sau ngày thi hành Nghị quyết 4 về  "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" nhưng ông không “vớt vát” được những mất mát nghiêm trọng do chính ông gây ra tại Hội nghị Trung ương 6.

Tại Hội nghị 6, ông Trọng đã để cho các phe phái thao túng Ủy ban Trung ương đảng để  đưa đến việc không kỷ luật Bộ Chính trị và cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dù ông Dũng và một số người khác đã có “có biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi đôi với làm, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bản thân các đồng chí đó, đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng.”

Mặc dù tại Hội nghị 7 ông Trọng nhìn nhận “trong hơn một năm qua, dù thời gian còn ngắn, nhiều việc mới triển khai hoặc chưa đạt kết quả như mong muốn, chưa đáp ứng được kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân…”, nhưng ông không lấy lại được niềm tin trong dân mà ông và Ban Chấp hành Trung ương đã đánh mất  tại Hội nghị 6.

Ông Trọng đã thất bại và uy tín của ông cũng đã xuống dốc như chiếc xe mất thắng sau hơn 2 năm lãnh đạo. Những điều ông “phân bua” trong Diễn văn khai mạc Hội nghị 7 về Nghị quyết 4 chỉ làm cho đảng viên và người dân đứng xa ông hơn.

Do đó, những gì ông nói về công tác được gọi là “xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược” cho niên khóa đảng XII (20016-2021) cũng không gây được ấn tượng gì trong nhân dân, nếu lấy kinh nghiệm “mánh mung, phe cánh, chạy chọt, đùn đầy, chia chác” đã diễn ra tại Đại hội đảng XI để soi gương.

Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi thấy ông Trọng đã rào đón rằng : “Đây là lần đầu tiên Trung ương tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, chắc là không tránh khỏi những mặt còn hạn chế, chúng ta sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm.”

Nhưng Đảng đã có quá nhiều kế họach, dự án kinh tế được gọi là “vừa làm vừa rút kinh nghiệm” để sau đó đổ vỡ, lãng phí không biết bao nhiêu triệu tỷ đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân như  “phong trào mía đường”, “nhà máy xi-măng”, “bến cảng” đến “đánh bắt xa bờ”.

Ngay cả “dự án khai thác Bauxite” trên Tây Nguyên cũng đang lâm vào ngõ bí thì có hy vọng gì trong dự án “quy họach cán bộ cấp chiến lược” cho tương lai đảng sẽ bảo đảm không xảy ra nạn bè phái, bênh che, nể nang, chạy chọt của các “nhóm lợi ích” đang lũng đọan trong Quân đội, Công an và bộ máy kinh tế-tài chính ở Việt Nam ?

Ấy là chưa kể đến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khai mạc ngày 20/5/2013 sẽ có việc thảo luận việc “lấy phiếu tín nhiệm” 49 Chức danh do Quốc hội phê chuẩn.

Nhiều lời cảnh giác trong dân về dự phòng sẽ có tình rạng “chạy chức chạy quyền”, “bỏ phiếu cho có lệ”,  “chín bỏ làm mười”, “nay anh mai tôi”, “cùng đồng chí với nhau” ai nỡ làm khó nhau, “chạy cửa hậu”  v.v… đã đến ngưỡng cửa Quốc hội.

Các chức danh sẽ “bị” lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội gồm:  Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.

Nhưng từ khi “lấy phiếu” đến giai đoạn “bỏ phiếu tín nhiệm”  còn dài.

Theo dự kiến thì người có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Người có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” hoặc hai năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội “bỏ phiếu tín nhiệm”.

Đây sẽ là cuộc trắc nghiệm mới mà 500 Đại biểu Quốc hội phải chứng minh với nhân dân xem họ có thật lòng muốn “đổi mới bộ mặt chính trị” của Việt Nam hay sẽ lại  tiếp tục đi theo đường cũ “đảng bảo sao tôi làm vậy” như từng xảy ra trước đây.

Vì vậy mọi con mắt ở Việt Nam đang tập trung vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội có ảnh hưởng đến địa vị chính trị của ông hay ông sẽ thoát khỏi thêm lần nữa như đã xảy ra tại Hội nghị Trung ương 6?
Phạm Trần
05/013
(Thông luận)

Xâm lược không tiếng súng

Trung Quốc lại một lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN qua chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị nhưng xem ra không thành công. Con bài tiếp theo nhằm khống chế các nước đang tranh chấp trong khu vực có phải là cuộc chiến lấn biển bằng tàu dân sự, bằng giàn khoan khổng lồ và các khảo sát mang tên khoa học trong vùng biển hoàn toàn  không phải của họ?
Trung Quốc đưa hơn 30 tàu cá lớn cùng nhiều tàu hải giám xuống quần đảo Trường Sa (tháng 5, 2013)
Trung Quốc đưa hơn 30 tàu cá lớn cùng nhiều tàu hải giám xuống quần đảo Trường Sa (tháng 5, 2013) RFA
Vừa đánh trống vừa ăn cướp
Chuyến công du đầu tiên của ông Vương Nghị sau khi nhậm chức Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đã làm các nước hiếm hoi còn nằm trong khối cộng sản bỡ ngỡ khi ông này không ghé Việt Nam như thường lệ mà lại dừng chân tại Thái Lan nhằm đưa một thông điệp cho nước này rằng mối quan hệ Trung - Thái là kho báu và cần được nuôi dưỡng bởi hai quốc gia.
Điều mà Ngoại trưởng Vương Nghị gọi là kho báu ấy có khác với 16 chữ vàng và bốn tốt như từng đưa ra với Việt Nam hay không thì khối ASEAN đã biết rất rõ và vì vậy mặc dù ông Vương Nghị thăm thêm ba nước nữa là Indonesia, Singapore và Brunei nhưng khi hội nghị ASEAN kết thúc Trung Quốc vẫn không nhận được lợi lộc nào như từng nhận tại Campuchia trong phiên họp ASEAN trước đây.
Trước cách hành xử này TS Luật sư Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ nhận xét:
    Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình.
Trong chuyến thăm vừa rồi của ông Ngoại trưởng mới Vương Nghị của Trung Quốc thăm một số nước Đông Nam Á nói rằng ông ta sẵn sàng thúc đẩy xúc tiến đàm phán COC nhưng ông ta cũng nói rằng cho đến hôm nay sở dĩ vấn đề đàm phán COC chưa thể đàm phán được là vì các nước trong khu vực thiếu sự tôn trọng về tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC. Thế nhưng rõ ràng trong thực tế họ vừa nói xong thì họ tiếp tục có những hành động tiếp tục một loạt các hành động trắng trợn và mạnh mẽ. Tôi nghĩ đấy là một sự thật rõ ràng họ nói một đàng nhưng làm một nẻo.
Việt Nam hơn ai hết biết chủ tâm của Trung Quốc khi không ghé Hà Nội. Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình.
Trong khi công du với những lời lẽ mềm mỏng hiền hòa như vậy thì trên Biển Đông, Trung Quốc lại công khai phát động những việc làm hoàn toàn khác. Đem dân ra Hoàng Sa du lịch, cơ cấu lãnh đạo cấp ủy tại Tam Sa, dùng súng bắn nước tấn công tàu cá ngư dân và cuối cùng xua hơn 30 tàu công suất lớn vào vùng biển Trường Sa, nơi Việt Nam đang có chủ quyền hợp pháp từ hàng trăm năm qua. TS Luật sư Trần Công Trục cho biết nhận xét của ông về những mục tiêu này của Bắc Kinh:
Tháng trước các phương tiện thông tin đã thông báo là họ có công bố ban hành việc phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12 do Cục Hải dương Quốc gia là cơ quan quản lý cấp bộ của Trung Quốc ban hành. Trong nội dung đó nhằm mục tiêu tiến hành xúc tiến việc khai thác tài nguyên như dầu khí, đánh cá, khai thác năng lượng nước biển…thì bây giờ trên thực tế họ đang làm. Rõ ràng đây là một sự tính toán trong khi muốn kéo dài thời gian bằng vận động ngoại giao.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ( Wang Yi) (trái) và Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia (phải) trong một cuộc họp báo chung sau cuộc gặp song phương tại Jakarta vào ngày 02 tháng Năm 2013.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ( Wang Yi) (trái) và Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia (phải) trong một cuộc họp báo chung sau cuộc gặp song phương tại Jakarta vào ngày 02 tháng Năm 2013. AFP
    Trong khi công du với những lời lẽ mềm mỏng hiền hòa như vậy thì trên Biển Đông, Trung Quốc lại công khai phát động những việc làm hoàn toàn khác. Đem dân ra Hoàng Sa du lịch, cơ cấu lãnh đạo cấp ủy tại Tam Sa, dùng súng bắn nước tấn công tàu cá ngư dân và cuối cùng xua hơn 30 tàu công suất lớn vào vùng biển Trường Sa
Chiến lược và âm mưu
Trung Quốc bất chấp công pháp quốc tế vì Bắc Kinh biết rõ lổ hỗng trong hệ thống này giúp cho những hành vi của họ không bị chế tài khi một nước bị kiện ra tòa án có quyền không tham gia tố tụng. Đây là yếu tố lợi hại khiến Bắc Kinh luôn dùng kèm theo sức mạnh đang lên của họ.
Ông Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu có thâm niên kinh nghiệm đối với Trung Quốc cho biết nhận xét của ông:
Cái thủ đoạn ở biển Đông của Trung Quốc vừa rồi nhìn chung là vừa đấm vừa xoa. Mặc dù báo chí Việt Nam gần đây nói xấu Trung Quốc rất nhiều nhưng họ lại không nói xấu không công kích Việt Nam như trước đây. Điều này chứng tỏ cái gì? Trung Quốc muốn xoa dịu Việt Nam: “ tôi vẫn tử tế với chú đấy nhé!” Nhưng qua canh bạc này thì thấy rõ cái chuyện vừa đấm vừa xoa vì họ đang lấn biển Đông. Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá Việt Nam tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ. Từ chỗ chiếm bằng lời nói, tới chiếm bằng bản đồ rồi tiến tới chiếm bằng hành động thực tế.
Tàu cung cấp mang tên Quỳnh Tam Á F8138 và lực lượng chức năng của Cục Ngư chính Nam Hải cũng tham gia hỗ trợ cho đoàn 30 tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa. (China News)
Tàu cung cấp mang tên Quỳnh Tam Á F8138 và lực lượng chức năng của Cục Ngư chính Nam Hải cũng tham gia hỗ trợ cho đoàn 30 tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa. (China News)
Trong lần họp này, ASEAN tỏ ra cương quyết hơn khi yêu cầu Trung Quốc có thiện chí trong vấn đề Biển Đông qua việc đàm phán DOC và điều này cho thấy âm mưu chia rẽ ASEAN bằng kinh tế của Trung Quốc không thành công ít nhất là vào thời điểm này.
    Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá VN tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ.
    Ông Dương Danh Dy
Sự cương quyết trở lại Châu Á thái Bình Dương của Mỹ và phản ứng quyết liệt của Nhật trong hồ sơ Senkaku cho Việt Nam thấy Trung Quốc chưa thể sử dụng vũ lực đối với Việt Nam cũng như các nước đang có tranh chấp. Bắc Kinh đang thử nghiệm thủ thuật lấn biển một cách tiệm tiến, không tiếng súng nổ nhưng các nước như Việt Nam và Philippines không dễ dàng đối phó. Khi các hoạt động lấn biển chín muồi Bắc Kinh sẽ khẳng định chủ quyền một cách trơ tráo để đòi hỏi thế thượng phong khi ngồi vào bàn đàm phán.
Con bài tẩy đã được Bắc Kinh tự ý lật ra nhưng toàn bộ các cây bài của đối phương lại quá yếu do đó Bắc Kinh sẽ bất chấp mọi lý lẽ kể cả sĩ diện của một nước lớn nhằm bá chiếm Biển Đông để rồi sau đó xâm lăng toàn phần nước nào không đủ nội lực để gìn giữ biên giới trên bộ, đặc biệt là Việt Nam. Ông Dương Danh Dy thẳng thắn đưa ra cách mà chính phủ cần phải giải quyết:
Cứ như thế này thế nay mai tôi giả dụ họ cho lính giả làm dân tới làm một giàn khoan, xây dựng một nhà giàn tại một hòn đảo không người ở như họ đã từng làm tại những hòn đảo ở Trường Sa thì Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào? Hay thậm chí họ chiếm một hai đảo, bãi ở Trường Sa mà hiện nay Việt Nam đang chiếm giữ thì chúng ta sẽ làm gì?
    chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi bò thì chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ
    Ông Dương Danh Dy
Cho nên tôi nghĩ đây là những bước lấn tới, lấn tới và chưa phải là cuối cùng, chưa phải là những hành động xấu nhất của Trung Quốc. Cho nên cách duy nhất để mà ngăn chặn mưu đồ này thì tôi xin nói thật: chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi bò thì chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ.
Việt Nam có chọn lựa nào trong ván bài thua trước này? Tuy không nhiều phương án vượt ra khỏi sự bao vây kín kẽ của Trung Quốc nhưng lòng dân là lợi thế gần như duy nhất có khả năng chuyển bị động thành thế chủ động qua sự khuấy động dư luận quốc tế. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh nói quan điểm của ông:
Tôi cho rằng mỗi lần nó xâm phạm hoành hành như thế thì chính phủ ta phải có phản ứng mạnh mẽ không vì hữu nghị mà không phản ứng. Phải phản ứng mạnh mẽ hơn chứ không phải thỉnh thoảng mới có như người phát ngôn ta trả lời phỏng vấn thì nó nhẹ lắm. Một là phải có công hàm phản đối, hai nữa là một người nào đó có vị trí tương đối khá để lên tiếng phản đối. Mặt khác thì phải để cho dân chúng người ta tham gia biểu tình phản đối thì sức mạnh quần chúng nó cũng có tác dụng. Phải quan hệ chặt chẽ hơn nữa với các nước lớn. Tuy rằng không phá vỡ hữu nghị với Trung Quốc nhưng đồng thời phải thắt chặt hữu nghị với các nước như Nga, Nhật, Ấn Độ và cả Mỹ nữa. Tôi từng phát biểu như vậy nhưng tiếc rằng lãnh đạo chúng tôi lại làm theo kiểu của họ, tôi không hiểu được.
Xâm lược bằng những hoạt động dân sự trên biển là phương pháp mà Trung Quốc đang áp dụng. Vấn đề lớn nhất đối với Việt Nam phải chăng cần lấy lòng yêu nước của dân mình để đối phó với khối dân đại Hán tuy đông nhưng kinh tế mới là điểm nhắm?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-05-09

Việt Nam bị tố giác trước tòa án xử Khmer Ðỏ ở Phnom Penh

Nhà sử học Philip Short

Một nhà sử học người Anh hôm thứ Ba đã ra khai trước tòa án ở Phnom Penh đang xét xử các cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ về quan hệ giữa Việt Nam với Khmer Đỏ, tổ chức chịu trách nhiệm về cái chết của gần hai triệu người Campuchia.

Nhà sử học Philip Short đã nói trước tòa án có sự hậu thuẫn của Liên Hiệp Quốc như sau:

“Đảng Cộng sản Việt Nam có một vai trò không thể chối cãi là đã xen vào công việc của Khmer Đỏ. Đảng Cộng sản Việt Nam có một vai trò không thể chối cãi là đã chịu trách nhiệm chính trong việc trang bị và huấn luyện cho Khmer Đỏ.”

Nhà sử học Philip Short năm nay 68 tuổi đã từng viết quyển sách có tựa đề “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng.” Ông nói tiếp:

“Một mặt, Khmer Đỏ vui mừng khi thấy Cộng sản Việt Nam giúp họ giải phóng Campuchia. Mặt khác, và điều này mới quan trọng, Khmer Đỏ lại muốn đóng vai trò chính trong cuộc giải phóng. Do đó, bất cứ những gì mà người Cộng sản Việt Nam làm để tạo cho người khác cái cảm tưởng là người Việt Nam đang lãnh đạo cuộc giải phóng này đều không được Khmer Đỏ chấp nhận.”

Tòa án có sự hậu thuẫn của Liên Hiệp Quốc đang xử tội ác của hai cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ là Nuon Chea và Khieu Samphan.

(VOA)

Đền bù không công bằng, thiếu dân chủ

Tình trạng cưỡng chế thu hồi đất cho những dự án kinh tế khi chưa có dàn xếp thỏa đáng với người dân vẫn tiếp tục xảy ra tại Việt Nam. Điều này dẫn đến phản ứng gay gắt của người lãnh phần thiệt hại.


Tình trạng cưỡng chế thu hồi đất cho những dự án kinh tế khi vẫn chưa có dàn xếp thỏa đáng với người dân
Tình trạng cưỡng chế thu hồi đất cho những dự án kinh tế khi vẫn chưa có dàn xếp thỏa đáng với người dân taichinh.vn
Lấy đất sai luật

Đa số những khiếu kiện lâu nay dù là cá nhân hay tập thể, đơn kiện mới hay kéo dài năm này qua năm nọ, đều là khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai.

Phía những người đi kiện đều dựa vào căn cứ luật pháp chính thức của chính quyền Hà Nội để nêu ra những điểm sai trái mà cơ quan chức năng địa phương khi tiến hành thu hồi đất và cưỡng chế vi phạm.

Một trường hợp gần nhất đang rơi vào tình cảnh như bao nhiêu người lâu nay là của gia đình ông Nguyễn Phúc Hậu, ngụ tại thôn Phú Thọ 1, phường Ninh Diêm, TX Ninh Hòa. Ngày 7 tháng 5 vừa qua, gia đình nhận được thông báo cưỡng chế nhưng sau đó được thông báo hoãn cho đến ngày 21 tháng 5 này. Ông Nguyễn Phúc Hậu nêu ra những sai trái về luật pháp mà chính quyền tỉnh Khánh Hòa vi phạm khi tiến hành cưỡng chế phần đất hơn 6000 mét vuông mà gia đình ông này đang trồng cây ăn quả lâu nay:

    Vấn đề cưỡng chế đất này theo tôi là trái hoàn toàn. Theo HP, điều 23 của HPVN không cho phép thu hồi trong trường hợp này vì không phải dự án quốc phòng hay an ninh gì. Điểm thứ hai nữa, theo Luật Đất Đai và những luật khác qui định về vấn đề phát triển kinh tế xã hội, điều 38 và 40 của Luật Đất đai không cho phép thu hồi

    Ông Nguyễn Phúc Hậu

“Vấn đề cưỡng chế đất này theo tôi là trái hoàn toàn. Theo Hiến Pháp, điều 23 của Hiến Pháp Việt Nam không cho phép thu hồi trong trường hợp này vì không phải dự án quốc phòng hay an ninh gì. Điểm thứ hai nữa, theo Luật Đất Đai và những luật khác qui định về vấn đề phát triển kinh tế xã hội, điều 38 và 40 của Luật Đất đai không cho phép thu hồi.

Tôi không giữ đất làm gì, miễn sao Nhà Nước thu hồi mà đền bù thỏa đáng là được rồi; nhưng ở đầy đền bù 18 ngàn đồng một mét vuông là không thỏa đáng và không theo đúng tiêu chí của luật định. Theo điều 11, Nghị định 69 của chính phủ, thì ủy ban nhân dân tỉnh có quyền điều chỉnh giá đất sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Nhưng điều này ủy ban nhân dân tỉnh  chưa làm vì hiện nay không có nơi nào ở Việt Nam có giá 18 ngàn đồng một mét vuông cả.

Cầm theo giấy công nhận liệt sĩ cách mạng, những người trong gia đình này nói họ bị cướp đất và không được đền bù thỏa đáng.
Cầm theo giấy công nhận liệt sĩ cách mạng, những người trong gia đình này nói họ bị cướp đất và không được đền bù thỏa đáng.

Theo tôi việc làm này là vi hiến, phi pháp và Nhà Nước lấy đất của tôi là ‘rất oan’. Nhà Nước hiện nay ỷ mạnh để ức hiếp tôi. Đầu tiên tôi khiếu nại ở huyện, huyện đã bác đơn tôi, sau đó lên tỉnh, tỉnh cũng bác đơn tôi. Tôi có thời hiệu 1 năm từ khi nhận được đơn của tỉnh, tôi được quyền khởi kiện ra tòa án hành chính. Vừa rồi tôi khởi kiện, họ trả lại đơn cho tôi, tôi cũng không biết làm sao đây nữa.”

Dân kiện ‘củ khoai’

Mới hồi ngày 29 tháng tư, thêm một thư tố cáo đích danh ông Lê Hoàng Quân, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên trung ương Đảng về việc thu hồi đất đai, tài sản một cách sai pháp luật mà không giải quyết.

    Tôi không giữ đất làm gì, miễn sao Nhà Nước thu hồi mà đền bù thỏa đáng là được rồi; nhưng ở đầy đền bù 18 ngàn đồng một mét vuông là không thỏa đáng và không theo đúng tiêu chí của luật định. Theo điều 11, NĐ 69 của CP, thì UBND tỉnh có quyền điều chỉnh giá đất sát với giá thị trường... vì hiện nay không có nơi nào ở Việt Nam có giá 18 ngàn đồng một mét vuông cả

Người tố cáo là ông Nguyễn Xuân Ngữ một cựu chiến binh từng là giải phóng quân hồi năm 1975. Khi về sống tại khu vực quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, ông và gia đình tạo lập được cơ ngơi ổn định. Nhưng rồi chuyện thu hồi đất không đúng luật cũng buộc ông phải đi khiếu kiện hơn chục năm qua; nhưng không cơ quan nào giải quyết.

Ông này cho biết:

“Hiện họ lấy hết đất của tôi. Tôi kiện ra tòa họ trả đơn, kiện ra công an cũng trả đơn để kiện hành chính… Tôi bức xúc quá nên phải làm đơn tố cáo như thế. Họ nói miệng là lấy đất của tôi cho khu công nghệ cao nhưng nay cho công ty thương mại tư nhân thuê làm kho chứa hàng… Có nhiều mâu thuẩn lắm. Thành phố đứng ra thu theo quyết định 266, mà không tống đạt cho nhà tôi. Quyết định 266 chỉ là quyết định điều hành của các cơ quan Nhà nước với nhau thôi; thế mà Quận 9 ra quyết định cưỡng chế không đúng với điều 39 của Luật Đất Đai năm 2003.

Bây giờ tôi phải kiên trì kiện và đến mức nào thì tôi phải ‘tự xử’ tôi trên miếng đất đó. Năm nay tôi 71 tuổi rồi, nếu không làm được ‘luật pháp cho sáng tỏ’ thì tôi chết cho rồi.”

Không chỉ những người trong cuộc như ông Nguyễn Xuân Ngữ ở quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Phúc Hậu ở tổ Phú Thọ 1, phương Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, hay rất nhiều người từ các tỉnh- thành phố khác phải làm đơn mà họ cho biết nếu cân lên thì không biết bao nhiêu kilogram; mà các luật sư tham gia các vụ việc cũng phải lên tiếng vì tình trạng bất chấp luật pháp trong thu hồi, cưỡng chế đất đai.

Một trường hợp diễn ra lâu nay là những công ty tư nhân được chính quyền giao đất khi bị người dân phản đối do chưa có thỏa thuận hợp lý giữa đôi bên về giá cả bồi thường từng thuê những nhóm côn đồ đến hành hung người dân như trường hợp tại Văn Giang Hưng Yên, hay vụ việc mới xảy ra hồi ngày 21 tháng 4 vừa qua tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.

    Hiện họ lấy hết đất của tôi. Tôi kiện ra tòa họ trả đơn, kiện ra công an cũng trả đơn để kiện hành chính… Tôi bức xúc quá nên phải làm đơn tố cáo như thế. Họ nói miệng là lấy đất của tôi cho khu công nghệ cao nhưng nay cho công ty thương mại tư nhân thuê làm kho chứa hàng…

    ông Nguyễn Xuân Ngữ

Luật sư Nguyễn Duy Bình, văn phòng Luật sư Vương Trần, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh, phải viết thư ngỏ công khai trên mạng về trường hợp của 124 hộ dân tại tiểu khu 1536, xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong, trong thư ngỏ nêu rõ trường hợp doanh nghiệp Phạm Quốc ‘ kể từ khi doanh nghiệp Phạm Quốc có hành vi vi phạm pháp luật, người dân đã tố cáo và chúng tôi đã lập tức yêu cầu các cơ quan chức năng từ xã đến tỉnh ra tay ngăn chặn, xử lý nhưng vụ việc vẫn không được điều tra, kiểm tra, xử lý theo qui định của pháp luật’.

Hiện nay tại khu vực văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và chính phủ tại cả hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn hằng ngày vẫn có những người dân đến để khiếu kiện về trường hợp đất đai, tài sản của họ bị trưng thu một cách sai luật.

Trong số họ có người phải ăn dầm nằm dề suốt nhiều năm qua vì cho rằng họ phải chịu bất công mà công lý vẫn chưa được sáng tỏ.

    Bây giờ tôi phải kiên trì kiện và đến mức nào thì tôi phải ‘tự xử’ tôi trên miếng đất đó. Năm nay tôi 71 tuổi rồi, nếu không làm được ‘luật pháp cho sáng tỏ’ thì tôi chết cho rồi.”

    ông Nguyễn Xuân Ngữ, cựu chiến binh

Nhiều trường hợp dù được các cơ quan trung ương cho ý kiến là sai trái và chuyển về địa phương yêu cầu giải quyết; thế nhưng địa phương vẫn lờ đi.

Trong thế bức bách vì đã mất sạch tài sản dành công sức tạo dựng bao nhiêu năm, một số bà con kiên trì khiếu nại tại các cơ quan chức năng của trung ương.

Tuy nhiên, trong cuộc họp hồi trung tuần tháng tư vừa qua, chánh thanh tra chính phủ là ông Huỳnh Phong Tranh lên tiếng cho rằng có những đoàn khiếu kiện đông người tại các văn phòng tiếp dân của trung ương Đảng và chính phủ mặc áo đỏ, mang theo biểu ngữ và lớn tiếng kêu la là có ‘màu sắc chính trị’.

Tuy nhiên, những người dân trong cuộc cho rằng họ không hề bị thúc đẩy bởi một động cơ chính trị nào cả mà chỉ đi đòi hỏi quyền lợi hợp pháp của họ.

Những người dân trong cuộc tự dưng bị dồn vào thế phản đối vì chính giới công quyền đã làm trái luật. Nếu người trong cuộc im lặng thì phải chịu muôn vàn thiệt thòi, còn nếu mạnh mẽ lên tiếng đòi hỏi quyền được qui định trong luật bị dồn đến ‘bước đường cùng’. Và đội ngũ những người bị đưa vào cảnh cùng khốn như thế ngày một đông thêm ở Việt Nam.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-05-09

Cấm nhập cảnh kiể̀u Việt Nam 'là sai luật'


Một luật sư nói Bộ Công an cấm công dân Việt Nam vào chính nước mình như trong thời gian vừa qua là 'trái luật'.

Hai ông Phạm Văn Điệp, hiện đang sinh sống ở Nga và Trần Trọng Linh, đang sinh sống tại Pháp, đã đều có đơn khiếu nại gửi tới Bộ Công an trong hai tuần gần đây về chuyện họ không được phép vào Việt Nam cho dù dùng hộ chiếu Việt Nam để nhập cảnh.

Ông Linh cũng có hộ chiếu Pháp nhưng ông Điệp chỉ có duy nhất hộ chiếu Việt Nam.

Ông Linh, một nghệ sỹ tạo hình, cho rằng ông bị cấm vào vì một triển lãm trong đó các ẩn phẩm của Đảng Cộng sản nằm trong số rác rưởi lộ ra khi nước đá lấy từ sông Tô Lịch để triển lãm tan chảy.

Còn ông Điệp nói ông từng tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam khi còn ở trong nước và cũng có nhiều bài viết về tình hình Việt Nam khi ở nước ngoài.

Cả hai ông đều đã từng ra vào Việt Nam nhiều lần nhưng chỉ tới lần mới nhất, hồi tháng Hai với ông Linh và tháng Tư đối với ông Điệp, họ mới bị cấm nhập cảnh.

Luật sư Lê Trần Luật nói chỉ có Chủ tịch nước mới có quyền tước quốc tịch của công dân và khi còn quốc tịch thì họ được quyền nhập cảnh và sinh sống ở Việt Nam.

Cấm vào

Ông Phạm Văn Điệp (trái) và Trần Trọng Linh đều bị cấm vào Việt Nam
Luật sư Luật nói việc cấm hai ông Điệp (trái) và Linh vào chính đất nước mình là trái luật

Bình về việc cấm đoán nhập cảnh của Bộ Công an, ông Luật nói:

"Trường hợp này tôi thấy nó hơi vô lý bởi vì họ là công dân Việt Nam thì mặc nhiên họ được vào Việt Nam.

"Họ có thể bị cấm xuất cảnh chứ còn cấm nhập cảnh chỉ dành cho người nước ngoài thôi."

"...Tôi cũng đọc hết các trường hợp và chưa thấy trường hợp nào nói rằng người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam mà không được vào Việt Nam.

"Tôi cho rằng kể cả có lý do an ninh đi nữa thì người đó là người Việt Nam thì họ chắc chắn phải được nhập cảnh vào Việt Nam tại vì không có quy định nào cấm nhập cảnh vào Việt Nam [đối với công dân Việt Nam]."

Luật sư Luật nói nếu người Việt Nam có quốc tịch khác và dùng quốc tịch đó để vào Việt Nam thì họ có thể bị từ chối nhập cảnh như một người nước ngoài.
"Bây giờ giải thích lý do an ninh quốc gia là thế nào thì thực sự tôi cũng không biết giải thích và điều này dẫn tới cái gọi là cảm tính của cơ quan an ninh."
Luật sư Lê Trần Luật

Theo ông, các công dân nước ngoài sẽ bị cấm nhập cảnh khi họ bị trục xuất khỏi Việt Nam, liên quan tới các dịch bệnh hay vì lý do an ninh.

Ông cũng nói thêm về 'lý do an ninh' vốn hay được đưa ra để cấm xuất nhập cảnh đối với cả công dân Việt Nam và người nước ngoài:

"Bây giờ giải thích lý do an ninh quốc gia là thế nào thì thực sự tôi cũng không biết giải thích và điều này dẫn tới cái gọi là cảm tính của cơ quan an ninh."

"Thế nào là an ninh quốc gia, người bị cấm liên quan như thế nào và mức độ nào thì bị cấm [xuất nhập cảnh]."

'Cấm ra'

Ông Luật, người cũng bị chính quyền từ chối cấp hộ chiếu, nói về mặt chính thức có một số lý do để công dân Việt Nam bị cấm xuất cảnh.

"Chỉ có Chủ tịch nước mới có quyền tước quốc tịch của công dân"
LS Lê Trần Luật nói về quyền của Chủ tịch nước

"Theo quy định của pháp luật Việt Nam, họ có bảy lý do để không cho một công dân xuất cảnh.

"Thứ nhất là chịu trách nhiệm về hình sự hoặc là liên quan tới công việc điều tra.

"Thứ hai là đang chấp hành một bản án hình sự.

"Thứ ba là chấp hành mọt bản án dân sự kinh tế.

"Thứ tư là đang chấp hành một xử phạt hành chính về nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính liên quan tới tài sản hoặc các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ tài chính.

"Thứ năm là họ muốn ngăn chặn một dịch bệnh lây lan nguy hiểm nào.

"Thứ sáu là an ninh quốc gia.

"Thứ bảy là đã có một lần nào đó vi phạm [luật] xuất nhập cảnh của Việt Nam."

Nhưng ông Luật nói lý do an ninh thường được dùng để cấm những người "tham gia biểu tình, có những bài viết có tính phản biện cao hay chỉ trích chính quyền trực diện".

Theo ông những người Việt Nam bị cấm xuất cảnh và nhập cảnh vì lý do an ninh có thể thắng nếu kiện Bộ Công an ra Tòa Hành chính.

Bộ Công an Việt Nam thường chỉ nói nhà chức trách chỉ cấm nhập cảnh "những người vi phạm pháp luật", kể cả khi họ mang hộ chiếu Việt Nam.

Người mang hộ chiếu Việt Nam có quyền nhập cảnh vào các nước ASEAN và một số quốc gia trên thế giới, căn cứ vào hiệp định miễn thị thực giữa các nước này.
(BBC)

Tư tưởng Quyền Con Người trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Bác Hồ

Nhân sự kiện buổi dã ngoại tìm hiểu về Quyền Con Người của các Công Dân Tự Do ngày Chủ nhật 5/5 vừa kết thúc, Dân Luận xin giới thiệu tới độc giả một bài viết đánh giá quan điểm của Hồ Chí Minh về Quyền Con Người để thấy rằng chính quyền và Đảng CSVN hiện nay có phải thực sự học theo tư tưởng Hồ Chí Minh hay không.
Trong tư tưởng cách mạng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, vấn đề quyền con người đã chiếm vị trí quan trọng đặc biệt. Trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng Việt Nam về quyền con người, Bác Hồ là người đã tiếp cận một cách khoa học nhất, đầy đủ nhất và nhân văn nhất. Nó bắt đầu bằng Bản yêu sách của nhân dân An Nam năm 1919 và phát triển đến đỉnh cao xán lạn là Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945.
Trong Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Versailles vào đầu năm 1919, sau cuộc thế chiến lần thứ nhất, do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, gồm 8 điểm mà điểm thứ hai là yêu cầu “cải cách nền công lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu”, bảo đảm “tự do báo chí và tự do ngôn luận; tự do lập hội và hội họp; tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ”. Nội dung đấu tranh đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là đòi hỏi thực dân Pháp cải cách nền công lý nhằm bảo đảm các quyền con người.

1289866586.nv_.gif

Trong Bản yêu sách của nhân dân An Nam, Bác Hồ đã gắn liền vấn đề “độc lập dân tộc” với vấn đề “các quyền tự do dân chủ của nhân dân”. Bác Hồ vừa biết chiếm lĩnh đỉnh cao về “quyền dân tộc” và “quyền tự do dân chủ”, vừa biết kết hợp tài tình hai mặt tất yếu không thể tách rời đó: quyền sống, tự do của dân tộc và quyền sống, tự do của con người.
Ngày 2.9.1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 là kết quả tuyệt vời của trí tuệ, điểm hội tụ tư tưởng thời đại, tư tưởng nhân văn cách mạng tư sản cận đại Âu - Mỹ, tư tưởng nhân văn truyền thống phương Đông và tư tưởng nhân văn Mác-Lênin hiện đại.
Mở đầu Bản Tuyên ngôn Độc lập là hai câu được trích dẫn từ “Tuyên ngôn Độc lập” của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1776) và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp (1791) đều nói đến quyền con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy trong hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng này những giá trị vững bền, đó là “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một sự thật hiển nhiên, đó là “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do”. Người đã mở rộng quyền của con người thành quyền của dân tộc. Quyền lợi của mỗi cá nhân được coi là cơ sở cho quyền lợi của dân tộc. Tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình. Đó là sự thống nhất giữa quyền sống của mỗi con người và quyền độc lập của dân tộc.
Một trong những tư tưởng nổi tiếng, mang tầm vóc thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập là đã nêu lên một luận điểm hoàn toàn mới về quyền con người: Quyền con người không chỉ là quyền của cá nhân mà còn là quyền tự quyết của mỗi dân tộc, thể hiện rõ tính thống nhất biện chứng không thể tách rời giữa quyền con người, quyền công dân và quyền dân tộc thiêng liêng.
Luận điểm nhân quyền nói trên là kết quả kiểm nghiệm và nghiên cứu lý luận, lịch sử trong hơn 30 năm của Người, kể từ ngày ra đi tìm đường cứu nước (1911).
Trước toàn thế giới, Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945 là hòn đá tảng pháp lý đầu tiên khẳng định cả trên nguyên tắc, cả trên thực tế, quyền sống trong độc lập, tự do và hạnh phúc của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng vấn đề quyền tự nhiên của con người lên một tầm cao mới về chất, dưới ánh sáng của thế giới quan khoa học, phản ánh đúng thực trạng đặc thù của dân tộc Việt Nam. Người đã nhận thức hết sức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa tự do cá nhân và tự do của cộng đồng, giữa giải phóng cá nhân và giải phóng toàn xã hội. Người khẳng định rằng, muốn giải phóng toàn bộ những lực lượng xã hội, muốn xã hội phát triển, thì trước hết phải giải phóng toàn diện cá nhân - con người, tạo ra những tiền đề cho sự phát huy cao độ những khả năng tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Và chỉ khi đó, quyền con người mới được hiện thực hóa.
Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng lâu dài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: Ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ bảo vệ quyền con người chân chính. Và cũng chính vì vậy mà bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 có thể được coi như là bản Tuyên ngôn về quyền con người của các dân tộc thuộc địa.
Sau bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào ngày 10.2.1948, Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua “Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền”. Nhưng rất tiếc là, văn kiện này đã không tránh khỏi khiếm khuyết cơ bản, đó là, khái niệm nhân quyền chỉ là quyền của cá nhân, không tính đến các điều kiện chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa... của mỗi dân tộc, trong đó có quyền dân tộc tự quyết.
Năm 1966, Liên hiệp quốc lại thông qua 2 công ước quốc tế được coi là “Bộ luật nhân quyền quốc tế”. Đó là Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966). Năm 1993, Liên hiệp quốc lại ra Tuyên bố Viên và Chương trình hành động. Những văn kiện này đã xác định: Quyền dân tộc tự quyết là một quyền con người. Điều 1 của hai công ước trên đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc đều có quyền dân tộc tự quyết...”. Tuyên bố Viên và Chương trình hành động đã nhấn mạnh: “Việc khước từ quyền dân tộc tự quyết là sự vi phạm nhân quyền”. Như vậy, rõ ràng, tư tưởng về quyền dân tộc tự quyết trong Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi trước nhận thức chung của Liên hiệp quốc hơn 20 năm. Đó là đóng góp lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc phát triển sáng tạo tư tưởng quyền con người của nhân loại trong thế kỷ 20.
Tư tưởng quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ ở trong Tuyên ngôn Độc lập mà còn được thể hiện phong phú trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng lâu dài của Người, cả trên lĩnh vực lý luận và thực tiễn, là tài sản vô giá của Đảng và nhân dân ta.
NGUYỄN XUYẾN
__________________________
Nguyễn Ái Quốc - Yêu sách của Nhân dân An Nam (1919)
Từ ngày Đồng minh thắng trận, tất cả các dân tộc bị lệ thuộc đều chứa chan hy vọng rằng theo những lời cam kết chính thức và trịnh trọng mà các cường quốc Đồng minh đã tuyên bố với toàn thế giới, trong cuộc đấu tranh của Văn minh chống Dã man, thì tiền đồ một thời đại công lý và chính nghĩa nhất định là phải đến với họ.
Trong khi chờ cho nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển vào lĩnh vực hiện thực do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận thật sự, nhân dân nước An Nam trước kia, nay là xứ Đông – Pháp, xin trình với các quý Chính phủ trong Đồng minh nói chung và với Chính phủ Pháp đáng kính nói riêng, những yêu sách khiêm tốn sau đây:
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.
Đưa ra những yêu sách trên đây, nhân dân An Nam trông cậy vào chính nghĩa thế giới của tất cả các cường quốc và đặc biệt tin vào lòng rộng lượng của nhân dân Pháp cao cả, tức là của những người đang nắm vận mệnh của nhân dân An Nam, của những người, do chỗ nước Pháp là một nước Cộng hoà, nên được coi là những người bảo hộ cho nhân dân An Nam. Khi nhân dân An Nam nhắc đến sự “bảo hộ” của nhân dân Pháp, thì không lấy thế làm hổ nhục chút nào mà trái lại còn lấy làm vinh dự: vì nhân dân An Nam biết rằng nhân dân Pháp đại biểu cho tự do và công lý, và không bao giờ từ bỏ lý tưởng cao cả của mình là tình bác ái toàn thế giới. Vì thế, nghe theo tiếng nói của những người bị áp bức, là nhân dân Pháp sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình đối với nước Pháp và đối với Nhân loại.
Thay mặt nhóm những người yêu nước An Nam
NGUYỄN ÁI QUỐC
__________________________
Diễn Ca "Mười chính sách của Việt Minh" của Hồ Chí Minh
Việt Nam độc lập đồng minh
Có bản chương trình đánh Nhật, đánh Tây.
Quyết làm cho nước non này,
Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền:
Làm cho con cháu Rồng, Tiên,
Dân ta giữ lấy lợi quyền của ta.
Có mười chính sách bày ra,
Một là ích nước, hai là lợi dân.
Bao nhiêu thuế ruộng, thuế thân,
Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền.
Hội hè, tín ngưỡng, báo chương,
Họp hành, đi lại, có quyền tự do.
Nông dân có ruộng, có bò
Đủ ăn, đủ mặc, khỏi lo cơ hàn.
Công nhân làm lụng gian nan,
Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ.
Gặp khi tai nạn bất ngờ,
Thuốc thang chính phủ bấy giờ giúp cho.
Thương nhân buôn nhỏ, bán to
Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền.
Nào là những kẻ chức viên,
Cải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng.
Binh lính giữ nước có công,
Được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu.
Thanh niên có trường học nhiều,
Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho.
Đàn bà cũng được tự do,
Bất phân nam nữ, đều cho bình quyền.
Người tàn tật, kẻ lão niên,
Đều do chính phủ cất tiền ăn cho.
Trẻ em, bố mẹ khỏi lo,
Dạy nuôi, chính phủ giúp cho đủ đầy.
Muốn làm đạt mục đích này,
Chúng ta trước phải ra tay kết đoàn.
Sao cho từ Bắc chí Nam,
Việt Minh có hội muôn vàn hội viên.
Người có sức, đem sức quyên,
Ta có tiền của, quyên tiền của ta.
Trên vì nước, dưới vì nhà,
Ấy, là sự nghiệp, ấy là công danh.
Chúng ta có hội Việt Minh
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh
Rồi ra sự nghiệp hoàn thành
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng
Khuyên ai nên nhớ chữ đồng,
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh ».
Nguyễn Xuyến

Alan Phan - Con gà hay quả trứng?

"Tôi thích lợn. Chó coi chúng ta như thánh. Mèo khinh khi chúng ta. Chỉ có lợn là đối xử với chúng ta trên tinh thần bình đẳng” (Winston Churchill)


Anh Việt Kiều Bất Đắc Dĩ
Ngày 30/4/1975, Thomas Nguyễn Filmore mới lên 8. Mẹ làm một quầy bún riêu cạnh bến cảng Tân Thuận. Cậu phụ mẹ bán hàng, rửa chén, thu tiền. Ngày lich sử đó, giòng người tấp nập bu về các cảng, tìm đường di tản. Ham vui, cậu bé tuôn theo đám đông, hiếu kỳ lăng xăng khắp nơi, nghe và nhìn. Đang đứng cạnh một con tầu, đạn pháo bay vào, Thomas cùng với mọi người chạy lên tàu lo tìm chỗ ẩn nấp. Không ngờ con tàu khởi hành thật nhanh và khi nhìn lại bến cảng, cậu bé 8 tuổi ngồi khóc sướt mướt trong lo sợ.
Sau 9 tháng quanh vài trại tỵ nạn, một gia đình Công giáo Mỹ bảo lãnh cậu đem về Indiana nuôi. Cậu tốt nghiệp đại học năm 1991, làm thủ tục xin đoàn tụ với gia đình cha mẹ ruột ở Việt Nam và tìm được việc khá tốt với Sears ở Chicago. Lấy cô vợ y tá người Mỹ gốc Hàn Quốc vài năm sau dó, sinh được hai đứa con gái, đứa đầu đang chuẩn bị vào đại học. Nói tóm lại, một đứa trẻ nghèo gần như bụi đời ở Việt Nam, vì sự đẩy đưa của định mệnh, giờ được sống “giấc mộng Mỹ” như bao người Mỹ khác trong tầng cấp trung lưu.
Tuần rồi, Thomas cùng gia đình đi nghỉ chơi ở Á Châu. Sau Trung Quốc, vợ cậu và 2 con ghé Hàn Quốc thăm bà con ngoại; còn cậu một mình một ngựa về Việt Nam lần đầu sau 38 năm xa cách. Sau 3 ngày ở Hà Nội và 2 ngày ở Đà Nẵng, cậu vào Saigon, thăm lại con hẽm xưa nơi cậu sinh ra và loanh quoanh ở các điểm đến quen thuộc của du khách. Cậu tìm đến nhà gặp tôi vì là “cháu họ xa bên ngoại” và cũng tò mò xem ông chú Alan sống đói khổ thế nào bên này.

Góc nhìn của Thomas Nguyễn…

Ấn tượng lớn nhứt của con là sao dân mình nghèo quá vậy? Ngay cả khi so với dân nghèo ở Trung Quốc hay Hàn Quốc. Hẽm nơi con sống trước 75 dường như không thay đổi chút nào.

Gia đình con biết ơn mấy người Cộng Sản này lắm. Không có họ làm sao có 30/4 để gia đình con được đổi đời, được Mỹ cho vào tỵ nạn, được học hành đến nơi đến chốn. Không có họ, giờ này chắc con vẫn còn bán bún riêu qua ngày.

Con đọc lịch sử Việt Nam, thấy hồi 75, Cộng Sản được dân miền Bắc ủng hộ 100%, còn miền Nam chắc cũng đươc hơn 50%, nên họ thắng là đúng rồi. Chính người dân chọn lựa mấy người Cộng Sản này, nên bây giờ có nghèo đói hay mất nhân quyền thì cũng là do sự chọn lựa của họ thôi. Có gì đâu mà than phiền? Như lấy chồng, ngu chọn thằng chồng vũ phu, vô trách nhiệm, lỡ rồi thì cắn răng chịu đựng thôi.

Chuyện chánh trị Mỹ con còn không có thì giờ theo dõi, nói gì chuyện xa xôi tận Việt Nam. Hết giờ làm việc thì thư giãn với thể thao, làm vườn, mua sắm, lo cho con đi họp phụ huynh hay đưa bọn nó đi đá bóng, bowling…rồi mỗi năm cả nhà đi vacation 4 tuần…Chuyện đi bầu bỏ phiếu cũng quên luôn 3 năm rồi.

Con cũng muốn quê hương Việt Nam mình tốt đẹp giàu có…nhưng đó là chuyện của dân ở đây. Hai đứa con của con là dân Mỹ 100%. Đến quê mẹ Hàn Quốc chúng nó còn chê bai đủ điều, nói gì đến Việt Nam. Nội vụ dân Hàn ăn thịt chó mà chúng coi là tội ác ngang hàng với giết người, khủng bố…đòi đem ra Tòa Án Quốc Tế… thì Việt Nam làm gì có cửa.

Mẹ con đưa con danh sách gần 20 gia đình bà con cần đi thăm giúp đỡ. Mới tới có 6 gia đình đã bị lột sạch tiền mặt, cả chiếc Iphone của con…Ai cũng xin xỏ, sợ quá… thôi còn 2 ngày đi chơi rồi bay về Seoul đón vợ con…

Tuần rồi thăm cũng nhiều địa danh ở đây chứ. Hạ Long, Lăng Cô, Sơn Trà, Hội An, Củ Chi…Không có gì đặc biệt. Lần tới qua Á Châu, chắc tụi con chỉ đi chơi Thái Lan, Mã Lai…

Đồng Chí Trung Kiên Của Cách Mạng

Ngày 30/4/1975, DK chưa chào đời. Năm nay, DK vừa mới 28 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của đời người. Không quá ngây thơ, và vẫn còn sức khỏe, tham vọng, nhiệt huyết…để nhìn tương lai qua cặp kính mầu hồng. DK lại sinh ra dưới một vì sao may mắn. Bố Mẹ đều là đảng viên cao cấp tại trung ương, gia đình sung túc, quyền thế, danh vọng…Năm 18, Bố Mẹ gởi DK qua du học bên Anh. Sáu năm sau, anh đỗ bằng Thạc Sĩ Tài Chánh, về nước và Bố Mẹ đưa con vào làm ở một ngân hàng quốc doanh. Sau 2 năm, DK đầu quân cho một ngân hàng ngoại và được cử sang Hong Kong làm việc.

Sếp của DK là người Canada gốc Hong Kong, bạn hơn 20 năm của tôi. Dù hiện tại, tôi không có làm ăn gì với ngân hàng của ông ta, nhưng biết DK thích gặp Việt Kiều, ông đem DK theo trong nhiều bữa ăn xã giao của bọn tôi. DK thuộc loại ít nói, không biết “khôi hài đen” kiểu mấy ông già. Lần sau cùng, ông sếp và cả nhóm bị chuyện đột xuất, không đến được, nên chỉ có tôi và DK trong bàn ăn. Tôi hơi ngạc nhiên khi DK “xả bầu tâm sự”…

Góc nhìn của DK…

“Cháu vừa xem trên YouTube bài phỏng vấn chú về tiền của ông Lại Văn Sâm. Cháu không đồng ý chút nào. Tiền là một vũ khí nguy hiểm hơn cả bom hạt nhân mà các nhà cầm quyền tư bản đang sử dụng để tàn phá mọi gốc rễ của xã hội và văn hóa trên toàn cầu.

Lương cháu ở ngân hàng cũng tốt, nhưng Bố Mẹ cháu lại gởi thêm 5 nghìn USD mỗi tháng để tiêu xài thêm.Ông bà không biết những đồng tiền này có thể làm cháu sa đà vào ma túy, rượu chè, đàng điếm…Họ cứ nghĩ là có tiền là có hạnh phúc…

Ngày xưa, khi cháu vừa lớn, đất nước còn nghèo đói, người người yêu thương đùm bọc nhau. Cả các cán bộ cao cấp như bố mẹ cháu vẫn suy tư hàng đêm tìm cách xóa đói giảm nghèo, mang hạnh phúc cho người dân. Bây giờ, đồng tiền thay đổi cả xã hội. Đi đâu cũng phong bì đi trước. Giá trị con người được định sẵn bằng số tiền mặt cất giấu, bằng vàng, bằng BDS, bằng hàng hiệu… Cả bố mẹ cháu cũng thế. Sống với mẹ cháu hơn 40 năm, đùng 1 cái, ông bố dọn ra ở riêng với con hầu bàn, trẻ hơn cháu. Mẹ cháu thì cờ bạc suốt ngày. Tiền và tiền…là điều duy nhất họ chia sẻ với nhau.

Cháu ghét bọn Anh, bọn Mỹ, bọn Đức, bọn Pháp, bọn Nga, bọn Úc…Bọn da trắng này rất xảo quyệt, đạo đức giả, ích kỷ và ngu xuẩn. Đi học, sống và làm việc với bọn này là một cực hình. Bọn chúng là đám thực dân mới, nham hiểm vô cùng…mà toàn dân, ai cũng coi chúng như cha…Nếu cháu có quyền, cháu đuổi hết bọn nước ngoài ra khỏi xứ. Mình hy sinh vài ba triệu người để dành độc lập, tại sao bây giờ lại để cho bọn nó vào làm “sếp lớn”? Đuổi cả bọn tay sai chó săn cho tụi da trắng là những thằng Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…Cả những thằng Việt Kiều nữa…(xin lỗi chú..)

Mình phải rút khỏi WTO, sống theo đúng tư tưởng HCM và chủ nghĩa Mác Lê. Không xét lại như bọn Tàu. Cháu rất ngưỡng mộ dòng họ Kim của Bắc Triều Tiên. Dân xứ họ nghèo nhưng cả thế giới phải thán phục vì sự cá biệt độc lập của họ. Dù Việt Nam có phải ăn cơm trộn bo bo…nhưng mình sẽ rất hãnh diện khi ngẩng cao đầu với thế giới.

Quốc hữu hóa tất cả tài sản để chia đều cho mọi người dân theo nhu cầu. Tịch thâu cả trăm ngàn BDS đem phân phát miễn phí cho mọi hộ dân nghèo sẽ là phát súng đầu tiên đập tan tư sản. Đổi tiền để không ai có hơn 1 trăm nghìn. Tịch thâu hết vàng, đô la…Cấm tất cả doanh nghiệp tư nhân. Xã hội sẽ bình đẳng toàn diện và không còn cảnh người bóc lột người…. Đây sẽ là giấc mơ và lý tưởng của Bác Hồ, Bác Mao… khi họ làm cách mạng. Các đảng viên bây giờ tha hóa hết rồi.
Góc nhìn của Alan…

Mỗi ngày tôi ghi nhận nhiều chia sẻ của đủ mọi sắc dân và giới tính, kể cả những “con lợn” hai chân. Thomas và DK hơi đặc biệt, có lẽ vì hoàn cảnh môi trường sống tạo nên những tư duy khác người. Tuy nhiên, không thể nói góc nhìn của 2 bạn này không phổ thông trong xã hội. Thực ra, mọi góc nhìn đều phức tạp và có những nguồn gốc đa dạng. Chỉ cần 2 người Việt, ở 2 bối cảnh khác nhau, là chúng ta đã có bao nhiêu là câu hỏi và trả lời để suy ngẫm.

Đó là lý do tại sao ở những quốc gia dân chủ, họ đành chọn “quyết định của đa số” làm công thức sau cùng để đưa ra chính sách và luật lệ. Dĩ nhiên các quyết định này có thể sai và ngu xuẩn, có thể bị ảnh hưởng bởi đồng tiền hay lợi thế, nhưng đây là góc nhìn thực sự của dân, dù không là toàn dân. Khi chấp nhận luật chơi này, mọi chuyện đều có thể giải thích và tiến hành, dù phức tạp đến đâu.

Cái nguy hiểm lớn nhứt trong trò chơi chánh trị này là sự hấp dẫn của những chủ nghĩa “một chiều” vì chúng rất đơn giản. Như Thomas, khi quá bận rộn với cơm áo gạo tiền, ít người muốn động não thêm vào những chuyện nhiêu khê như chánh trị hay xã hội. Còn những nhân vật rảnh rang, dư thì giờ và tiền bạc như DK, lại quá hăng hái tìm giải pháp “chống ngoại chống nội cứu nước” (có thể ông già Alan cũng là một trường hợp?).

Tuy nhiên, cái khác biệt lớn của Alan và DK (hay các bác Mao, Kim) là Alan không hoang tưởng mình là cái rốn của vũ trụ hay đỉnh cao của nhân loại…để cho rằng tư duy của mình thích hợp cho mọi người trong xã hội từ cô chân dài cho đến bác xe ôm, từ ngài trọc phú đến bà mẹ quê. Và nếu người nào không nghe hay làm theo ta là phải đi tù rục xương.

Dân chủ thực sự là tôn trọng cái khác biệt của tha nhân. Miễn họ không làm hại đến xã hội hay cá nhân nào, miễn là họ hành xử theo luật pháp, chúng ta phải đứng lên bảo vệ quyền lợi của họ, dù rất ghét điều họ cổ võ. Sự đa dạng trong một cộng đồng dù chỉ có vài chục người là điều tự nhiên. Không chấp nhận định luật căn bản này thì chắc chắn không có sống chung hòa bình, đừng nói đến hòa giải hòa hợp.

Winston Churchill nói rằng “Lòng can đảm thể hiện khi chúng ta đứng dậy và tuyên cáo sự thật. Nhưng chúng ta cũng cần phải có can đảm để ngồi xuống và lắng nghe.”
Alan Phan
(Blog Góc nhìn Alan)

Hoàng Dũng - Biểu tình hay dã ngoại?

Trôi qua bốn ngày rồi, hôm nay tôi mới ngồi lại được để nhớ lại ngày 5/5 vừa qua tại Hà Nội. Tôi sẽ chủ yếu viết về Hà Nội, là nơi tôi trực tiếp tham gia.

Có thể nói đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, người dân hẹn nhau đến một địa điểm công cộng để nói về chủ đề quyền con người - nhân quyền. Thế nên, với số lượng người tham dự như vậy (kể cả bên nhân dân và bên thắng cuộc) cả ở ba nơi, tôi cho đó là một thành công. Tôi sẽ không tranh luận với các anh hùng bàn phím, khi ngồi sau bàn phím mà phán như đúng rồi rằng thất bại hay này kia, bởi các bạn đâu có ở trong cuộc, mà biết?

Trước kia, Việt Nam có rất nhiều lần biểu tình. Biểu tình biển đảo, biểu tình đất đai, biểu tình chung cư hay biểu tình giá xăng...Và, theo tôi hiểu: Biểu tình là hoạt động công khai trưng ra những ý kiến chung của một nhóm người. Tôi chưa tham gia lần nào, mặc dù lần nào cũng đi xem, bởi tôi thấy tôi không có nhu cầu phải đưa ra ý kiến của mình cùng với mọi người về vấn đề biển đảo, đất đai hay giá xăng...Tôi cho rằng hoạt động biểu tình là hoạt động đưa ra ý kiến của nhóm người biểu tình cho công chúng và chủ yếu là nhà cầm quyền. Việc phản hồi ý kiến đó thường đến vì áp lực số lượng của đoàn biểu tình, và thường đến sau cuộc biểu tình. Đôi khi là chẳng có phản hồi nào cả. Biểu tình biển đảo là một ví dụ.

Còn dã ngoại, là một hoạt động mà nhiều người cùng tập trung tại một điểm để gặp gỡ, nói chuyện, trao đổi với nhau. Thường thì hoạt động này có tính tương tác cao giữa các thành viên tham gia dã ngoại, chứ không cung cấp thông tin một chiều tới nhà cầm quyền một cách trực diện.

Đây là lý do mà tôi tham gia vào đoàn dã ngoại. Và đây là lý do mà tôi cho ngày 5/5 vừa rồi là một thành công. Thành công bởi đã có trao đổi giữa các thành viên. Thành công bởi tôi cảm nhận được sự chuyển hướng từ biểu tình phản đối kẻ thứ ba (tôi nói về biểu tình chống Trung Cộng) sang tranh luận, thảo luận, nói chuyện, trao đổi giữa một nhóm người với nhau, không quan tâm đến những kẻ thứ ba (nhà cầm quyền, an ninh, công an, côn đồ hay bác Tập...). Chúng ta nên nói về những gì gắn chặt với mình trước, tốt rồi, thì mới nghĩ đến chuyện xa hơn, tôi nghĩ vậy.

Chúng ta đang sống trong một xã hội dầy đặc nghị quyết, nghị định, hướng dẫn hay định hướng. Nó giống như con lừa bị che 2 miếng vải vào mắt, chỉ biết nghe một hướng và nhìn một lối. Chúng ta cần thảo luận, cần tranh luận. Bởi xã hội phát triển phụ thuộc vào mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, chứ không phải từ định hướng hay nghị định. Tôi cho rằng chúng ta, những người dân thường, rất hiếm khi ngồi tranh luận một vấn đề gì, dù nhỏ, thật sự nghiêm túc. Bởi chúng ta đang sống trong một xã hội thấm đẫm định hướng mất rồi. Phải thảo luận, phải tranh luận, may mới khá.

Tất nhiên, đôi khi trong tranh luận, chúng ta cãi nhau và giận nhau, quay mông quảy đi. Bởi chúng ta có cái Tôi quá lớn và chúng ta đưa quá nhiều tình cảm cá nhân vào trong tranh luận, mà không nghĩ rằng mục tiêu tranh luận ở đây, là để đi đến đồng thuận thứ mà ta đang tranh luận. Chúng ta rất ngại nhận thua hay chúng ta rất ngại thay đổi quan niệm, dù bị đối phương chứng minh rằng ta sai. Xin đừng như vậy.

Biểu tình là hoạt động liên tục ném cục thông tin vào đối phương một cách mạnh mẽ. Đối phương thường im lặng bằng cách dựng lên một bức tường cao, mặc xác kẻ kia ném. Thảo luận là hoạt động trao đổi thông tin giữa hai, ba bên với nhau. Trong khi ta đưa cục thông tin của ta ra cho nhóm, sẽ có kẻ nhận, sẽ có người dựng bức tường hoặc có người ném trả lại. Nếu bạn coi đó là một cục bùn đất, bạn sẽ đưa cảm xúc, đưa cái tôi của mình vào trộn với thông tin mà ném trả lại, và thế là cãi cọ xảy ra, quảy mông bỏ đi. Xin đừng trộn. Xin đừng nhục mạ cá nhân nhau. Hãy tranh luận để đi đến giải tỏa những khúc mắc, ấy mới là mục tiêu, dù rằng sau buổi thảo luận, có thể chúng ta chẳng rút ra được điều gì. Nhưng tôi tin lần 2, lần 3 chúng ta sẽ có những sự đả thông tư tưởng tốt hơn.

Hà Nội, bạn có thể cho nó là một cuôc biểu tình. Tôi phần nào đồng ý. Bởi vì bạn không ở trong buổi đó và khi nhìn từ ngoài, thì đúng nó là như vậy. Nhưng ở trong, đâu đó, vẫn có những thảo luận. Khi chúng ta chưa làm lần nào, mà đã làm được như 5/5, đó là một thành công rồi. Còn đòi hỏi nào cao hơn? Khi chúng ta chưa sống trong một xã hội dân chủ, làm sao chúng ta có những con người dân chủ? Vậy thì chúng ta phải học cách sống dân chủ dần thôi, chẳng có gì xấu hổ cả. Ta nên tôn trọng tất cả mọi quan điểm. Nếu bạn không ở trong hoàn cảnh của họ, trải qua hàng chục năm mất mát, trải qua những giây phút sống không bằng chết, thì bạn không thể hiểu được họ - những người kém may mắn hơn chúng ta rất nhiều đó. Vậy mà, giờ họ còn làm được nhiều điều hơn chúng ta rất nhiều.

Nếu có một buổi dã ngoại lần 2 sắp tới, vẫn là chủ đề về quyền con người, tôi cho rằng sẽ tốt hơn lần một rất nhiều. Vạn sự khởi đầu nan. Nếu có lần 2, chúng ta hãy đến để chứng kiến, để tranh luận, trao đổi với nhau, chắc chắn là vậy, chứ không cần quá quan tâm đến công an, an ninh. Công an, an ninh có mặt bởi trách nhiệm của họ phải có mặt. Họ có trách nhiệm kiểm soát. Nơi nào cũng vậy, trừ Sài Gòn.

Sài Gòn, theo tôi hiểu, họ quá sợ. Và thường trong nỗi sợ hãi, người ta sẽ có những quyết định sai lầm. Sài Gòn đã sai lầm nặng nề khi đàn áp mạnh mẽ như vậy. Thế nhưng, thành quả sẽ rực rỡ hơn, nếu nó thành công từ sự đàn áp nặng nề đó.
(Blog Hoàng Dũng CDVN)

Ngân hàng Nhà nước đang tự sát

Đến nay, thay vì nhìn nhận sai lầm, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN vẫn biện bạch chênh lệch giữa giá vàng nội địa với giá vàng thế giới là lợi cho cả nhà nước lẫn dân. (Hình: Lao Động)
Cung cách quản lý và điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước CSVN (NHNN CSVN) giống như hành động của một người muốn tự sát, đã thắt xong thòng lọng và đã tự tròng thòng lọng vào cổ.
Sự hỗn loạn của thị trường vàng và những tác động bất lợi của nó đến cục diện kinh tế, tiếp tục trở thành đề tài bàn luận cả trong dân chúng, báo giới lẫn chuyên gia kinh tế tại Việt Nam.
Người ta vẫn tiếp tục bất bình và thắc mắc không hiểu tại sao chính quyền CSVN lại cho phép NHNN CSVN độc quyền sản xuất – kinh doanh vàng (xuất – nhập cảng, chế tác vàng miếng, dùng nhiều biện pháp để loại trừ các thương hiệu đang hiện hữu, để trong tương lai, thị trường vàng trên toàn Việt Nam chỉ còn một thương hiệu là SJC).   
Mới đây, ông Nguyễn Vạn Phú, một cây bút chuyên bình luận về các vấn đề kinh tế, nhận định, NHNN CSVN làm những điều khó hiểu như thế nhằm sửa chữa một sai lầm từ chính sách được thực hiện hồi năm 2011.
Theo ông Phú, vào thời điểm đó, tuy đã cấm các ngân hàng huy động vàng, cho vay bằng vàng, song NHNN CSVN vẫn quyết định cho năm ngân hàng thương mại (ACB, Đông Á, Eximbank, Sacombank, Techcombank) và công ty SJC tham gia kế hoạch “bình ổn giá vàng”.
Năm ngân hàng này được bán 40% số vàng mà dân chúng gửi cho họ để thu tiền mặt. Vì khi ấy, giá vàng tại Việt Nam cao hơn giá vàng thế giới từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng/lượng nên cả năm ngân hàng trở thành những đối tượng được hưởng “đặc ân” (có quyền bán ra 40% số vàng hiện có với giá cao,  mua vào với số lượng tương ứng từ thị trường vàng trên thế giới vốn có giá thấp hơn để bù đắp 40% lượng vàng đã bán ra, hưởng toàn bộ khoản chênh lệch về giá).
Ông Phú tin rằng, khi có thể kiếm lợi dễ dàng và nhanh chóng như vậy, năm ngân hàng “may mắn” này, không chỉ bán 40% số vàng họ hiện có, mà còn nhận vàng từ các ngân hàng “kém may mắn” khác để tung vàng ra thị trường. Thành ra lãi suất huy động vàng của các ngân hàng đột ngột tăng đến 2% tới 3%.
Tổng số vàng đã bán ra trong đợt “bình ổn giá vàng” hồi năm 2011, được nhiều nguồn ước đoán chừng 25 tấn.Tuy nhiên 25 tấn vàng đó không khiến giá vàng giảm xuống vì chính sách của NHNN của chế độ Hà Nội tiếp tục thay đổi. Thay vì cho các ngân hàng thương mại từng được hưởng “đặc ân” tham gia kế hoạch “bình ổn giá vàng”, tự mua vàng từ thị trường vàng thế giới, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN lại giành quyền làm điều này (mua 60 tấn với giá rất cao).
Bởi Ngân Hàng Nhà Nước CSVN không nhập vàng ngay, giá vàng trên thị trường thế giới đột ngột tăng. Cuối cùng, các ngân hàng thương mại từng được hưởng “đặc ân” tham gia kế hoạch “bình ổn giá vàng”, không những không được hưởng đồng nào mà còn lỗ nặng. Để có đủ vàng trả lại cho dân, các ngân hàng thương mại này phải mua từ Ngân Hàng Nhà Nước CSVN lượng vàng tương ứng số đã bán ra, với giá cao hơn gấp nhiều lần. ACB lỗ 1,800 tỷ. Đông Á lỗ 137 tỉ. Eximbank không cho biết con số cụ thể, chỉ loan báo lỗ vài trăm tỉ… 
Ông Phú giải thích, sở dĩ giá vàng tại Việt Nam vẫn không giảm dù Ngân Hàng Nhà Nước CSVN đã bán ra 15 tấn vàng vì các ngân hàng thương mại giành mua hết để có vàng trả lại cho dân.
 
Mới đây, khi dự một cuộc hội thảo với Đoàn Đại biểu Quốc hội của Sài Gòn, ông Phạm Đỗ Chí, từng là chuyên gia cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, có nhiều nhận định tương tự ý kiến của ông Nguyễn Vạn Phú.
Ông Chí cho rằng, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN đã “tự đưa mình vào thế kẹt”.
Theo ông Chí, chỉ có ba giải pháp để Ngân Hàng Nhà Nước CSVN lựa chọn, song giải pháp nào cũng là hạ sách: (1) Ngưng đấu giá vàng. Nếu ngưng thì thị trường sẽ hỗn loạn và giá vàng nội địa tiếp tục tăng mạnh. (2) Tiếp tục đem nguồn vàng dự trữ thay cho ngoại hối ra bán thì nguồn dự trữ này sẽ cạn, chưa kể nếu giá vàng trên thị trường thế giới xuống dưới mức 1.400 USD/ounce thì Ngân Hàng Nhà Nước CSVN sẽ lỗ nặng do trước đây đã mua với giá cao. (3) Nếu quyết định nhập thêm vàng để bán thì lượng ngoại hối dự trữ sẽ suy giảm.
Ông Chí nói thêm rằng, ở cương vị chuyên gia cao cấp cho Qũy Tiền tệ Thế giới, ông đã từng làm việc tại 30 quớc gia và làm cố vấn cho 20 ngân hàng quốc gia nhưng “chưa bao giờ tôi thấy ngân hàng quốc gia nào dám tự nhận vai trò quản lý vàng và đầu cơ vàng nguy hiểm như vậy!”.
Những sai lầm trong quản lý và điều hành thị trường vàng của NHNN CSVN không chỉ khiến thị trường vàng tại Việt Nam hỗn loạn. Ông Nguyễn Vạn Phú khẳng định rằng, theo sau những sai lầm đó, đồng Việt Nam đã thiếu càng thiếu hơn, rủi ro gia tăng vì xuất siêu chưa vững mà dự trữ ngoại hối lại giảm và thay vì tìm cách huy động vàng trong dân thì cách làm,  lại khiến dân gom vàng về cất.
(Người Việt)

Đại gia Đặng Thành Tâm có thực sự giàu?

Liệu tiềm lực tài chính của đại gia Đặng Thành Tâm có thực sự "khủng" và đáng để người ta sửng sốt như những con số đầu tư mà ông công bố hay như phát ngôn đầy vẻ kiêu hãnh: “Nếu chúng tôi chết thì chả ai sống được"?.
"Riêng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài thì chả doanh nghiệp nào bằng chúng tôi. Nếu chúng tôi chết thì chẳng ai sống được", ấy là câu trả lời đầy vẻ kiêu kỳ của đại gia Đặng Thành Tâm với báo chí.

Thời gian qua, sự tái xuất bất ngờ của đại gia này tại phiên họp Quốc hội càng khiến cái tên Đặng Thành Tâm có mức "phủ sóng" thường xuyên trên các mặt báo. Được biết đến là một doanh nhân thành đạt, "thu hoạch" kha khá danh hiệu do các tổ chức trao tặng, mà nổi bật hơn cả phải kể đến "người giàu nhất Việt Nam" năm 2007, ông Tâm giữ vị trí "cầm cương" trong những công ty đã niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán: Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn - SGI, Chủ tịch Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc, Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo...


Nhưng phải chăng, những dự án đình đám với số vốn đầu tư lên tới cả tỷ, thậm chí chục tỉ USD chỉ là thế nào? Hay phát ngôn gây sốc: "Nếu chúng tôi chết thì chẳng ai sống được" cũng chỉ là "nói cho oai"?.

KBC lỗ thảm

Công ty cổ phần KBC của ông Đặng Thành Tâm vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 và 9 tháng đầu năm 2012. Những con số đưa ra khiến dư luận không khỏi "giật mình". Theo đó, doanh thu thuần của công ty này trong quý III đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, mức doanh thu thuần của KBC là 188,4 tỷ đồng, giảm 53% cùng kỳ 2011. Năm ngoái, KBC có 275,7 triệu đồng khoản giảm trừ.


Thậm chí, giá vốn hàng bán quý III cũng chỉ còn 6,98 tỷ đồng, giảm tới 53% so với 14,87 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong mảng hoạt động kinh doanh, KBC lỗ thuần 107,33 tỷ đồng, gấp 6,3 lần quý III/2011. Những chi phí khác lại tăng gần ba lần, khiến phần lợi nhuận khác bị âm một tỷ đồng so với mức ,1 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, trừ các khoản chi và thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tính riêng quý III năm nay, KBC đã lỗ 138,46 tỷ đồng, thiệt hại gấp 8 lần cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, công ty này có mức lỗ khá "khủng", 262,9 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái, KBC lãi tới 21,59 tỷ đồng. EPS 9 tháng âm 805 đồng/cp.


Gây sốc hơn nữa, trong nội dung Báo cáo tài chính hợp nhất quý III, KBC đã thoái 26,55 triệu cổ phần của Ngân hàng Phương Tây (Western Bank), trị giá 265,5 tỷ đồng. Tới ngày 30/9/2012, cổ phần của Tập đoàn này tại Western Bank đã không còn.


Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: KBC/Dân trí).
Báo cáo tài chính này cũng cho thấy, tại ngày 30/9/2012, KBC đang vay Western Bank 320 tỷ đồng với lãi suất 18%/năm. Công ty này cũng là "con nợ" của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) với số tiền lên tới 400,8 tỷ đồng với lãi suất dao động 15-18%/năm và vay NHTMCP Nam Việt (Navibank) 116,35 tỷ đồng, lãi suất từ 21,1-22,7%/năm. Như vậy, công ty của ông Tâm đang vay dài hạn các ngân hàng con số khá lớn 837,15 tỷ đồng.

Vốn đầu tư từ đâu?

 
Tính đến nay, Tập đoàn đầu tư Sài Gòn - SGI của ông Đặng Thành Tâm có tổng số vốn đầu tư tại các dự án đã công bố lên tới 16 tỷ USD. Mới nghe qua, nhiều người sẽ trầm trồ thán phục, bởi đó quả là con số kỷ lục. Nhưng theo nhận định của giới đầu tư, 16 tỷ USD thực chất chỉ là con số ảo. Duy nhất ông Đặng Thành Tâm là người công bố mức đầu tư "khủng" này, trên thực tế, chưa có gì được kiểm tra chứng thực.



Dự án của ông Đặng Thành Tâm ở Quảng Ngãi trong tình trạng "án binh bất động". Ảnh: Nguoicaotuoi,org.vn.
Trước nay, phần lớn các dự án SGI đã khởi công xây dựng đều rất "hẻo" vốn đầu tư. Thông qua các mối quan hệ, vị đại gia này chạy dự án, tổ chức khởi công, nhưng sau đó, dự án lại "trùm mền" im ắng vì ít sản xuất - kinh doanh, nhằm tìm kiếm chủ đầu tư khác cuyển nhượng, bán lại và hưởng chênh lệch

Lùm xùm chuyện thu hồi dự án

Từ năm 2008, ba dự án đầu tư lớn tại tỉnh Quảng Ngãi được Tập đoàn Tân Tạo, lúc này do đại gia Tâm chủ trì xúc tiến với số vốn đăng ký lên tới 50 triệu USD và 1.485 tỷ đồng. Nhưng lạ lùng thay, dự án đã cấp phép nhiều năm, mà vẫn "án binh bất động".


Rình rang nhất phải kể đến dự án xây dựng khu thương mại - dịch vụ - phim trường Vina Universal Paradise ở huyện Sơn Tịnh, diện tích 60 ha, nằm sát chân núi Long Phụng với tổng vốn đầu tư 949,6 tỉ đồng. Vào ngày 11/12/2008, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế đồng ý cho Công ty cổ phần Đầu tư khu du lịch - phim trường Vina thuộc Tập đoàn Tân Tạo đầu tư xây dựng khu này và dự kiến sẽ thực hiện trong vòng bốn năm, từ 2008 - 2011. Nhưng con số khủng chỉ là trên giấy tờ và dự kiến vẫn chỉ là dự kiến. Khu thương mại - dịch vụ - phim trường Vina Universal Paradise được khởi công vào đầu năm 2009, nhưng sau đó đã bị bỏ hoang "trường kỳ", có khả năng không tiếp tục triển khai được theo cam kết của ông Đặng Thành Tâm

Hai dự án khác cũng chịu chung "phận thảm", đó là khu du lịch phim trường Vina Universal, vốn đầu tư 50 triệu USD, thực hiện trên diện tích gần 2.600 ha tại huyện Đức Phổ và dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong (huyện Đức Phổ) trên 157 ha, vốn đầu tư hơn 285 tỉ đồng. Đáng buồn là sau buổi đầu khấp khởi kỳ vọng về một tương lai tươi sáng, sau ba năm, người dân thuộc ba xã trong vùng dự án khu du lịch phim trường Vina Universal gồm Phổ Khánh, Phổ Thạnh và Phổ Châu đã thất vọng tràn trề. Nhiều diện tích đất bỏ hoang làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân. Tháng 6-2011, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định thu hồi dự án này.

Riêng dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong, chủ đầu tư không triển khai hạng mục nào, chỉ mới lập xong khảo sát đền bù. Vì vậy, vào ngày 13/4/2012 UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn phê bình lãnh đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi về việc chậm quyết định thu hồi dự án dù tỉnh đã chỉ đạo rút giấy phép.

Trong khi chủ đầu tư trình bày "hoàn cảnh" là do ưu đãi về cơ chế của tỉnh chưa cao, khiến dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong chậm xây dựng; thì theo ông Lê Hồng Hà, Phó Trưởng ban Quản lí KCN tỉnh Quảng Ngãi, tất cả các đề nghị này đều không hợp lí và không được UBND tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận. "Nguyên nhân chính là do năng lực tài chính của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (thuộc Tập đoàn Tân Tạo) không đáp ứng được" - ông Hà khẳng định.

Hết Tân Tạo lại đến Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc cũng ôm đồm kha khá dự án dở dang. Vào năm 2004, đại gia Đặng Thành Tâm được UBND tỉnh Bắc Giang cấp cho 426 ha đất ở thành phố Bắc Giang, sát Quốc lộ 1A (mới). Ròng rã hơn 8 năm trời, chỉ có khoảng 10% diện tích dự án được lấp đầy, đồng nghĩa với việc, có tới gần 400 ha đất đang bị bỏ hoang. Khổ nỗi, người dân địa phương muốn canh tác cũng không được vì đã san lấp cát. Hàng rào dự án đang bị phá dỡ. Liệu rằng, dự án ở Bắc Giang có chịu chung số phận bị thu hồi như hai dự án ở Quảng Ngãi?
(Kienthuc)

Cần tạm dừng dự án alumin Nhân Cơ

Nhiều ý kiến nhận định với quãng đường trên dưới 200 km mà không có giải pháp căn cơ để giảm chi phí vận tải nhằm hạ giá thành thì dự án Nhân Cơ sẽ mắc kẹt ít nhất 15 năm
Ngày 9-5, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức hội thảo “Bauxite Tây Nguyên: Thực trạng, định hướng và kiến nghị”. Tại hội thảo, một số nhà khoa học, chuyên gia cho rằng cần tạm dừng dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) và khẩn trương đánh giá hiệu quả của dự án nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng) để có quyết định tiếp tục thực hiện hay không, đồng thời là cơ sở để điều chỉnh quy hoạch.
Nhà máy Alumin Tân Rai - Lâm Đồng.
Lỗ 5 năm vẫn có hiệu quả lâu dài?
Tại hội thảo, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) công bố dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng (gọi tắt là dự án Tân Rai) tính đến ngày 31-3, do hàng loạt chi phí tăng cao, tổng mức đầu tư điều chỉnh (trước thuế) tăng thêm 3.645,5 tỉ đồng, thành 14.642,2 tỉ đồng, tăng 33,15% so với mức được phê duyệt là 11.350 tỉ đồng (tỉ giá quy đổi là 16.935 VNĐ/USD); xấp xỉ 670,4 triệu USD. Tiến độ nhà máy tuyển quặng chậm hơn 1 năm rưỡi và Nhà máy alumin chậm 2 năm rưỡi.
Theo Vinacomin, tính đến tháng 4, Nhà máy Tân Rai đã sản xuất được 28.600 tấn alumin, dự kiến trong tháng 5 sẽ chạy xác định chỉ tiêu cam kết để bàn giao đưa nhà máy vào sản xuất. Về hiệu quả kinh tế, đại diện Vinacomin cho biết trung bình từ năm 2008 -2020, nhu cầu tiêu thụ nhôm trên thế giới sẽ tăng 2,82 triệu tấn/năm (tương đương 7,5%/năm). Với thực tế giá mỗi tấn ở năm 2013 khoảng 316 USD, đến năm 2020 khoảng 343 USD, giá alumin tăng trung bình 5,4%/năm thì trừ lạm phát cũng tăng khoảng 2,71%/năm nếu tính giá trong nước khoảng 1,21%.
Cụ thể, đối với Nhà máy Tân Rai, tính đến tháng 3, giá thành sản xuất alumin bình quân 6,5 triệu đồng/tấn (mức này cao hơn 1,7 triệu đồng so với thời điểm năm 2009); giá bán bình quân 7,9 triệu đồng/tấn, doanh thu 5 triệu đồng/tấn. Tính ra, lợi nhuận sau thuế đến nay khoảng 896.000 đồng/tấn, hụt hơn 314.000 đồng/tấn so với năm 2009. Vinacomin dự tính lỗ kế hoạch khoảng 5 năm so với 3 năm khi phê duyệt, thu hồi vốn mất 11,8 năm so với 9 năm trước đó. Theo đó, dự án Tân Rai đạt hiệu quả kinh tế, tỉ suất chiết khấu là 6,86%.
Về dự án alumin Nhân Cơ đã thực hiện 72/73 hạng mục, khối lượng hoàn thành đạt 51%, dự kiến hoàn thành và có sản phẩm giữa năm 2014. Tổng giá trị thực hiện của toàn bộ dự án và một số dự án khác tính đến ngày 31-3 đạt khoảng 6.836 tỉ đồng. Dự án được phê duyệt có tổng giá trị đầu tư trước thuế đã duyệt năm 2010 là 11.365 tỉ đồng (tỉ giá quy đổi 17.800 VNĐ/USD), được điều chỉnh ở tháng 3 là 14.889 tỉ đồng, chênh 3.523 tỉ đồng, tăng 31%. Tính toán chi phí vận chuyển tăng thêm hơn 250.000 đồng/tấn, lợi nhuận trước thuế đến tháng 3 là khoảng 1 triệu đồng/tấn so với 644.000 đồng/tấn năm 2010. Thu hồi vốn khoảng gần 13 năm, lâu hơn 2 năm so với phê duyệt. Dự kiến dự án chậm 1 năm rưỡi. Vinacomin khẳng định dự án Nhân Cơ đạt hiệu quả kinh tế.
Lo ngại về hiệu quả kinh tế là chính đáng
Về dự án bauxite Tây Nguyên, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), thừa nhận dư luận xã hội và nhà khoa học hết sức lo ngại về hiệu quả kinh tế của 2 dự án bauxite là chính đáng. Tuy nhiên, vị vụ trưởng này chỉ xin nhận khuyết điểm là vừa qua “Vinacomin cung cấp các số liệu khác nhau dẫn đến nhìn nhận chưa đúng”. Ông Quân quả quyết: “Dự kiến thời gian thu hồi vốn của Tân Rai là 12 năm, Nhân Cơ  là 13 năm là có hiệu quả kinh tế. Như vậy, đề xuất dừng dự án là không thực tế. Chưa kể ý nghĩa là dự án thí điểm để phát triển ngành công nghiệp nhôm sau này. Không vội vàng nhưng cũng không nên trầm trọng hóa  vấn đề”.
Theo ông Quân, Chính phủ đã chỉ đạo từ nay đến năm 2015 chỉ có 2 dự án này thử nghiệm, nghiên cứu và hoàn thiện. Đến năm 2020, trên kết quả thử nghiệm, nếu có hiệu quả và điều kiện vận tải, cơ sở hạ tầng cho phép thì sẽ nhân đôi công suất 2 dự án này lên. Sau năm 2020, nếu có đường sắt, kết quả thử nghiệm tốt thì sẽ đầu tư các dự án có quy mô lớn 2-3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, về tuyến đường sắt vận chuyển alumin do kinh tế hết sức khó khăn nên có thể chọn hướng mời nhà đầu tư nước ngoài vào và dự kiến sau năm 2020 mới hiện thực.
Quá rủi ro và nguy hiểm
Ngược với sự tự tin của Vinacomin và Bộ Công Thương, TS Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng Ban Nhôm Titan - Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam (sau này sáp nhập Vinacomin), nói thẳng: “Tôi thấy sốc và lo lắng về giá bán alumin. Giá bán alumin thấp hơn giá thành thì rõ ràng là thua lỗ mà bộ trưởng Công Thương nói là nằm trong kế hoạch và mong có lãi là điều không tưởng”.
Theo TS Ban, giá bán alumin có lãi mà Vinacomin áp dụng theo mức giá 362 USD/tấn ở thời hoàng kim (2005-2008) là phi lý vì khủng hoảng kinh tế, giá khoáng sản đi xuống đã hơn 4 năm qua và vẫn ở mức trầm trọng, chưa biết đến khi nào chấm dứt, cho nên tính hiệu quả kinh tế rất mơ hồ. “Với quãng đường trên dưới 200 km mà không có giải pháp căn cơ để giảm chi phí vận tải nhằm hạ giá thành thì dự án Nhân Cơ sẽ mắc kẹt ít nhất 15 năm nếu trong trường hợp có tiền ở đâu đó để làm dự án đường sắt, dự kiến hơn 3 tỉ USD” - TS Ban nói.
Cùng nghi ngại này, GS Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, cho rằng với giá bán 340 USD/tấn alumin là cầm chắc lỗ vài chục triệu USD/năm, chưa kể công suất khoảng 600.000 tấn/năm, quãng đường vận chuyển trên 200 km là phi kinh tế học. Chưa kể đồng USD mất giá mỗi năm 2%. Hay việc Vinacomin muốn giảm thuế, phí môi trường là đặt Nhà nước vào thế “hy sinh” cho tập đoàn. TS Nguyễn Đức Quý, Chủ tịch Hội Tuyển khoáng Việt Nam, cảnh báo giá sản phẩm của ngành bauxite – nhôm ít thay đổi trong vòng 30 năm qua; chỉ tăng 1,2-1,3 lần trong khi các khoáng sản khác tăng 3-5 lần.
Đặc biệt, TS Ban cho rằng con số tổng mức đầu tư của Tân Rai và Nhân Cơ là chưa bao giờ rõ ràng, mỗi lúc một số, khi là 628 triệu USD, lúc là 740; hay 800 triệu USD do chính Ban Quản lý dự án Tân Rai cung cấp cho đoàn của VUSTA. Trượt giá trên 30% nếu tính 628 thì là trên 800 triệu USD, còn nếu lấy con số 800 triệu USD thì trên 1 tỉ USD. “Vì thế, nếu dự án phát sinh dẫn đến tỉ suất chiết khấu 9,41% thì chắc chắn các dự án không khả thi” - ông Ban nhìn nhận.
Chia nhóm khảo sát đánh giá Tân Rai
ThS Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển (CODE), đề nghị để quyết định “số phận” của dự án bauxite Tây Nguyên thì phải đánh giá một cách đầy đủ tính hiệu quả của dự án Tân Rai ngay trong những tháng tới đây mà không nên đợi đến lúc dự án Nhân Cơ đi vào hoạt động dẫn đến cái giá phải trả sẽ rất lớn. Ông Tú kiến nghị trong 3 đến 6 tháng tới, VUSTA cùng các nhà khoa học, chuyên gia, Bộ Công thương, Vinacomin chia thành nhiều nhóm đi khảo sát thực địa và sau đó tổ chức hội thảo để đưa ra đề xuất.  Bộ Công thương, Vinacomin phải minh bạch thông tin về dự án nếu không thì việc khảo sát là vô nghĩa.

(Người Lao động)

Tổng thống Nga Putin cách chức chiến lược gia của chế độ

Vladislav Sourkov, l'éminence grise du Kremlin, et Vladimir Poutine
Vladislav Sourkov, l'éminence grise du Kremlin, et Vladimir Poutine (Dmitry Astakhov/AFP)

Theo thông báo ngắn gọn của Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh cách chức phó thủ tướng Vladislav Sourkov sau khi nhân vật này xin từ chức. Nhân vật này được xem là « chiến lược gia » của mô hình « dân chủ có chỉ đạo » trong bàn thay thép của ông Vladimir Putin ra đi, thể hiện xung khắc trong nội bộ chính quyền.

Theo phát ngôn viên của Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev thì phó thủ tướng Vladislav Sourkov đã đệ đơn từ chức từ ngày 26/04/2013. Đến hôm qua 08/05/2013 thì điện Kremlin đưa tin tổng thống Nga ký sắc lệnh ngưng chức nhân vật được xem là « bộ óc » của chính quyền Putin.

Năm nay 48 tuổi, Vladislav Sourkov nắm vai trò trọng yếu tại điện Kremlin từ năm 1999 đến 2011. Trong 12 năm này, ông được xem là lý thuyết gia của chế độ, tác giả của « mô hình dân chủ có chỉ đạo » độc đoán của Putin.

Năm 2011, ông tuyên bố « Putin là nhà lãnh đạo do Thượng đế gửi xuống » để đưa nước Nga ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Cuối năm 2012, ông Sourkov bị mất chức Trợ lý chánh văn phòng tổng thống nhưng sau đó được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng trong bối cảnh dân chúng biểu tình rầm rộ chống bầu cử gian lận và quan chức tham ô.

Theo các nhà quan sát, sự kiện phó thủ tướng Sourkov ra đi xảy ra trong bối cảnh đấu đá quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo vào thời điểm Vladimir Putin trở lại điện Kremlin với nhiệm kỳ thứ ba dài 6 năm.

Mặt khác, Phó thủ tướng Sourkov bị mất chức trong bối cảnh tai tiếng biển thủ công quỹ. Dự án xây dựng khu công nghiệp điện tử Skolkovo, do ông Sourkov đề xướng, bắt chước theo mô hình thung lũng điện tử Silicon Valley của Hoa Kỳ, đang bị điều tra về vụ thất thoát nhiều triệu đôla.

Đài truyền hình nhà nước Pervyi Kanal cho biết thêm Tổng thống Putin rất tức giận về cánh tay mặt của mình sau khi bản thân ông Sourkov nhìn nhận có khoảng 50 sắc lệnh tổng thống không được thi hành nghiêm túc.

Nhà phân tích Evgueni Mintchenko cho rằng từ nay tổng thống Putin sẽ « toàn quyền » điều hành chính phủ. Trong bối cảnh đó, vai trò của thủ tướng Medvedev sẽ mờ nhạt thêm.
Tú Anh (RFI)
 

Tin buồn: Đồng chí Hồ Đức Việt đột quỵ

Ngày 9/5/2013: Trong lúc Hội nghị trung ương 7 (Khóa XI) đang diễn ra căng thẳng, theo thông tin anh Hồ Việt Phương, con trai đồng chí Hồ Đức Việt cho biết, hiện ông đã đột quỵ, đang hấp hối tại nhà riêng, chắc khó qua được trong vài ngày tới.
Nguyên nhân được anh Phương cho biết, đồng chí Hồ Đức Việt bị stress nặng, suy sụp hoàn toàn sau khi bị ông Phạm Quang Nghị tố cáo tại Bộ Chính trị trước thềm Đại hội XI làm sự nghiệp chính trị của ông chấm dứt, tiếp đó căn bệnh gan quái ác và ung thư phổi cùng nhau xuất hiện. Ông đã đột quỵ gần 2 tuần nay và chắc chắn sẽ khó qua được trong vài ngày tới. Gia đình nhắn nhủ các đồng chí, đồng đội cũ có thể ghé gặp mặt ông lần cuối tại nhà riêng (địa chỉ: 129, Phố Vĩnh Hồ, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: (04) 38 53 11 57. Di động: 0984 79 79 79). Anh Phương cũng nói rõ, mẹ anh (bà Nguyễn Thị Đào) có báo trước là sẽ đuổi thẳng cổ nếu các ông Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa, Nguyễn ĐứcNhanh, Nguyễn Quốc Hùng bén mảng đến để ra vẻ "mèo khóc chuột".
Ông Hồ Đức Việt
TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ HỒ ĐỨC VIỆT

Ông Hồ Đức Việt (1947-2013) là một chính khách Việt Nam. Ông từng là Tiến sĩ Toán lý, nguyên giảng viên - Phó Trưởng khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó tham gia công tác Đoàn Thanh niên, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn THCS HCM, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Ông sinh ngày 13/8/1947, quê tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai út của nhà cách mạng, liệt sĩ Hồ Mỹ Xuyên (nguyên Phó bí thư tỉnh ủy Nghệ An), cháu nội của nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu.

Suốt thời phổ thông, học tại trường huyện, ông có tiếng là một học sinh giỏi và thường giữ vị trí số một trong cả 2 môn Văn và Toán của lớp, của trường. Thành tích học tập nổi trội so với các bạn cùng trang lứa của ông đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An bấy giờ phát động phong trào "Học tập, đuổi kịp và vượt Hồ Đức Việt".

- Năm 1965, ông được cử đi du học đại học chuyên ngành Toán - Lý tại Trường Đại học Tổng hợp Karlova ở Praha (Univerzita Karlova v Praze), Tiệp Khắc. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19/10/1967, và trở thành đảng viên chính thức từ ngày 19/10/1968 tại Tiệp Khắc. Năm 1974, ông bảo vệ thành công xuất sắc luận án Phó tiến sĩ chuyên ngành Toán - Lý.
- Năm 1975, ông về nước và trở thành giảng viên Khoa Toán - Cơ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1976, ông được cử làm Phó bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa Toán - Cơ. Đầu năm 1980, ông được cử làm Phó bí thư Thành Đoàn Hà Nội. Cuối năm đó, ông được cử làm thực tập sinh cao cấp tại Paris (Pháp), làm Trưởng đoàn lưu học sinh vùng Paris.

- Năm 1983, ông về nước, được cử làm phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội.
- Năm 1984, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa IV. Năm 1992, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII.

- Năm 1996, ông được tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được phân công giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

- Năm 1998, ông được giao giữ chức vụ Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

- Năm 1999, ông được bổ nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.

- Từ ngày 8/8/2001 đến ngày 15/1/2003, ông kiêm nhiệm chức Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

- Năm 2002, ông là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
- Tháng 4/2006, ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 5/2006, theo quyết định số 02- QĐNS/TW của Bộ Chính trị, do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ký, ông được phân công giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng (thay ông Trần Đình Hoan). Từ tháng 8/2006, ông được cử làm Bí thư Trung ương Đảng thay ông Phạm Quang Nghị.
.
- Cuối năm 2010, trước tết nguyên đán, ông bị Nguyễn Đức Nhanh (GĐ CA Hà Nội) và Nguyễn Quốc Hùng (Giám đốc Sở GTVT) theo chỉ thị của UV.BCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị lập biên bản khi đang cúng tế tại Đàn Xã Tắc. Vụ việc này sau đó ông Phạm Quang Nghị đã báo cáo trong buổi họp kín của Bộ Chính trị ngay trước Đại hội XI cùng với hàng loạt các sai phạm khác cũng liên quan đến vấn đề tâm linh. Kết quả là ông bị đình chỉ mọi chức vụ và sự nghiệp chính trị của ông buộc phải kết thúc. Ông Tô Huy Rứa (nguyên Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương) được người đồng hương Thanh Hóa Phạm Quang Nghị giới thiệu đã thành công trong việc chiếm ghế Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương của đồng chí Hồ Đức Việt tại Đại hội XI.
(TSNH) 

Chuyện ông Hồ Chí Minh và cụ Huỳnh Thúc Kháng hối lộ 20 Kg vàng cho Lưu Hán


Câu chuyện chưa được kiểm chứng- Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ là một sự xác nhận, tôn vinh đường lối “Trường kỳ kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi…” do ông Trường Chinh là tác giả được thể hiện trong loạt bài "KHÁNG CHIẾN NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI".

“Loạt bài viết này tập hợp những bài viết của Trường Chinh đăng trên báo "Sự thật" từ số 70 (4.3.1947) đến số 81 (1.8.1947), do Nhà xuất bản Sự thật xuất bản lần đầu tiên nhân dịp kỉ niệm lần thứ hai ngày Nam Bộ kháng chiến (23.9.1947). "KCNĐTL" vạch rõ: mục đích của cuộc kháng chiến là hoàn thành giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới, vì tự do dân chủ, vì hoà bình thế giới; kháng chiến là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do; nhiệm vụ của cuộc kháng chiến là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược để giành độc lập và thống nhất thật sự, từng bước thực hiện chính sách cải cách dân chủ, đem lại ruộng đất cho nông dân; tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện (quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá); thực hiện phương châm kháng chiến lâu dài trải qua ba giai đoạn và dựa vào sức mình là chính; phương châm tác chiến là tích cực tiến công, giải quyết mau từng trận; sử dụng du kích chiến và vận động chiến; kết hợp tác chiến và địch vận; phát động phong trào dân quân, động viên toàn dân đánh giặc. Tác phẩm đã giải thích và phát triển đường lối kháng chiến của Đảng góp phần chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân Việt Nam kiên quyết kháng chiến theo một đường lối thống nhất nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn…( 1 )

Khi viết loạt bài này Trường Chinh với danh nghĩa Hội trưởng Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Việt Nam lúc này đã rút vào hoạt động bí mật…Đến năm 1951, khi cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển qua giai đoạn tổng phản công, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức hoạt động công khai và lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, ông Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch, ông Trường Chinh được bầu là Tổng Bí thư...

Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, vai trò và ảnh hưởng của ông Trường Chinh rất lớn bởi ngoài việc ông đã đề xuất ra một đường lối đúng và điều quan trọng hơn: những đảng viên trung kiên đã tổ chức nên cuộc khởi nghĩa dành chính quyền năm 1945, giữ các cương vị quan trọng lãnh đạo cuộc khánh chiến toàn dân, toàn diện đều là những đảng viên trong tổ chức Đảng do Trường Chinh đứng đầu; nói theo ngôn ngữ bình dân đều là quân và lính, chịu ảnh hưởng và uy tín của ông Trường Chinh…

Trên danh nghĩa ông Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước nhưng những vị trí then chốt trong bộ máy đều là người của ông Trường Chinh; Do vậy, trên danh nghĩa ông Hồ Chí Minh là lãnh tụ tối cao nhưng thực chất quyền bính, quyền lực theo nguyên tắc đảng thì ông Trường Chinh mới là ngươi nắm quyền chi phối tổ chức Đảng…Không phải ngẫu nhiên mà năm 1946, khi lên máy bay bay sang Pháp để thương lượng, ký hiệp định sơ bộ để tìm cách đuổi quân Tưởng Giới Thạch ra khỏi miền bắc, ông Hồ Chí Minh bước lên cầu thang và gạt nước mắt tuyên bố: Đồng bào hãy tin tưởng, Hồ Chí Minh không phải là kẻ bán nước…Sở dĩ Hồ Chí Minh phải tuyên bố công khai trước báo giới là do Trường Chinh đã viết một bài trên báo Sự thật ám chỉ Hồ Chí Minh có những hành động mờ ám trong quan hệ với Pháp…

Khi tham gia đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa do Phạm Văn Đồng dẫn đầu để thương lượng với Chính phủ Pháp để thiết lập cơ chế: Việt Nam độc lập trong khối Liên hiệp Pháp; ông Hồ Chí Minh tham gia với tư cách là khách mời đặc biệt của Tổng thống Pháp; Cuộc hòa đàm giữa Chính phủ Pháp và Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã bất thành, không đạt được những thỏa thuận như ý; Pháp không chịu công nhận Việt Nam độc lập mà chỉu thừa nhận Việt Nam tự do; 2 bên chỉ thống nhất ký với nhau được Tạm ước 14/9/1946…Với tạm ước này, phía Chính phủ Hồ Chí Minh đồng ý để quân Pháp ra miền bắc thay quân đội Tưởng Giới Thạch giải giáp quân Nhật…

Nhiều ý kiến cho rằng đây là công và tài mưu lược của Hồ Chí Minh vạch ra sách lược hòa để tiến; Thực ra đây là một hiệp ước có một phần sức ép, tình thế, móc ngoặc của phía đồng minh với Pháp và Trung Hoa dân quốc của Tưởng Giới Thạch…Để đổi cái việc nhường cho quân Pháp ra miền bắc, phía Pháp đã nhường cho Tưởng Giới Thạch quyền khai thác tuyến đường sắt Hà Nội-Côn Minh do Chính phủ Pháp ký với triều Mãn Thanh, Pháp được đầu tư xây tuyến đường sắt tốn kém này theo dạng BOT ngày nay…Đây là tuyến đường sắt Pháp bỏ tiền ra xây dựng để chuyên chở khoáng sản khai thác từ vùng Vân Nam ra cảng Hải Phòng và theo thỏa thuận nước Pháp sẽ sử dụng, khai thác tuyến đường sắt trong vòng 100 năm..

Tới năm 1946, Pháp khai thác chưa được một nửa thời gian nhưng để đổi cái việc quân Tưởng nhường cho quân Pháp vào miến bắc, Pháp bàn giao tuyến đường sắt này trước thời hạn hơn 50 năm cho Trung Hoa dân quốc của Tưởng khai thác…Sau này Tưởng bị đánh đuổi ra khỏi Hoa lục và quyền lợi này đã rơi vào Trung Quốc của ông Mao…Hiện nay nhiều người cho rằng Việt Nam nợ Trung Quốc nhưng thực ra nếu tính đủ khoản lợi tức khai thác tuyến đường sắt này từ 1946 tới năm 2010 thì chưa chắc khoản Trung Quốc giúp Việt Nam đã hơn khoản lợi do tuyến đường này mang lại.

Theo WikiPedia thì:”Tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam là tuyến đường sắt kết nối giữa Hải Phòng và thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Là tuyến đường sắt khổ hẹp (1,1 m) được xây dựng trong thời kì Pháp thuộc, hoàn thành năm 1910. Tuyến đường sắt dài 855 km, gồm 390 km trên lãnh thổ Việt Nam nối Hải Phòng với Lào Cai, và 465 km trên lãnh thổ Trung Quốc, nối Côn Minh với Hà Khẩu. Thời gian xây dựng tuyến đường sắt này được xây dựng trong vòng 10 năm, từ 1901 đến 1910, qua những vùng núi cao vực sâu hết sức hiểm trở…”

Sau này rất tiếc trong các cuộc mặc cả ngoại giao về nợ nần giữa Việt Nam và Trung Quốc, ít ai nhớ tới xương máu của người Việt Nam đã giúp cho Trung Quốc của ông Mao lấy lại tuyến đường sắt này sớm hơn 60 năm để mà tính sổ với Trung Quốc…

Để đuổi được quân Tưởng ra khỏi Việt Nam, ngoài việc Pháp nhường cho Tưởng tuyến đường sắt Côn Minh-Hà Khẩu; đích thân ông Hồ Chí Minh và cụ Huỳnh Thúc Kháng còn phải mang 20 kg vàng đi hối lộ cho Lư Hán…Một nhân chứng kể rằng: người đứng ra cân số vàng này là ông Phạm Văn Đồng, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính; Khi ông Phạm Văn Đồng mang vàng đến, đích thân ông Hồ và Cụ Huỳnh phải kiểm đếm, cân lại cả đêm…Số vàng này là số quyên góp được trong tuần lễ vàng…Ông Hồ phải cùng Huỳnh đi là để khỏi mang tiếng vì Cụ Huỳnh lúc đó là người có uy tín cao...Khi ông Hồ và Cụ Huỳnh mang vàng đến, Lư Hán lấy lý do bận không tiếp và để cho 2 vị đứng đầu nhà nước Việt Nam phải ngồi đợi tại dịnh thự của Lư Hán ở Cửa Nam gần 2 tiếng đồng hồ…

Cụ Huỳnh ức lắm, dậm chân đến vỡ cả gạch lát nền nói với ông Hồ: Về thôi cụ ạ; Tôi thấy nhục lắm Cụ ạ; Ông Hồ đã phải vỗ về Cụ Huỳnh: Xin cụ hãy thương dân…

Khi mang vàng vào cho Lư Hán, Cụ Hồ quắc mắt với y: Các ngài yêu cầu cúng tôi cấp gạo gạo nhưng gạo chúng tôi không có, dân chúng tôi đang chết đói, bản thân tôi là Chủ tịch mà mỗi tuần còn phải nhịn ăn một bữa…Nghe thấy vậy, Lư Hán tối sầm mặt vì không ngờ 2 ông già đợi y tới 2 giờ chỉ để nói ra câu đó…Đợi cho thái độ của Lư Hán thay đổi, ông Hồ mới dịu dọng: Gạo chúng tôi không có nhưng chúng tôi có cái này dành cho các ngài: Vàng!

Nghe thấy vàng, Lư Hán sáng mắt ra và sau đó y hảo hảo nhận số vàng 20 kg do ông Hồ Chí Minh và Cụ Huỳnh Thúc Kháng đích thân mang tới hối lộ cho y…Sở dĩ ông Hồ hối lộ cho y vàng mà không cấp gạo là để quân Tưởng rút về nước cho nhanh; nếu cấp gạo chúng nó lại chây ra không chịu về…

Sau vụ hối lộ vàng cho Lư Hán, ông Hồ đã bị ông Trường Chinh cự nự: Tại sao Chủ tịch và Phó Chủ tịch mang vàng của nhân dân đi hối lộ quân Tàu ô mà không cho Đảng biết ? Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã quát lại: Các anh chỉ biết một mà không biết hai; Nếu để cho Đảng các anh biết thì thằng chó nào nó dám nhận vàng hối lộ…Lư Hán mà còn ở lại thì không những số vàng kia không còn mà có khi cả tính mạng của tôi và anh cũng mất nốt…

Sau vụ này, nghe nói ông Trường Chinh ghét Cụ Huỳnh lắm và một nguồn tin cho biết Cụ Huỳnh  về quê chết là do bị Việt Minh đầu độc ?

Sau vụ này, vụ hối lộ vàng cho Lư Hán năm 1946, cả ông Hồ Chí Minh cũng đã bắt đầu gờm ông Trường Chinh với cái tổ chức đảng…

Phạm Viết Đào
(Blog Phạm Viết Đào)
 

"Thuỷ điện Đăk Mi 4 chuyên nói dối"?

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng Huỳnh Vạn Thắng: "Thuỷ điện Đăk Mi 4 chuyên nói dối"? (Ảnh: HC)
Đó là phát biểu của Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng Huỳnh Vạn Thắng với Infonet ngày 9/5 trước việc thuỷ điện Đăk Mi 4 không thực hiện đúng cam kết tích nước phục vụ đổ ải vụ hè thu 2013 cho Đà Nẵng và Quảng Nam mà vẫn liên tục xả nước để phát điện
Thuỷ điện Đăk Mi 4 đưa ra số liệu không thật?
Ông Huỳnh Vạn Thắng nhắc lại, tại cuộc họp ngày 31/3 do ông Nguyễn Văn Tĩnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN-PTNT) chủ trì nhằm thống nhất lịch xả hồ chứa thuỷ điện phục vụ sản xuất vụ hè thu lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, ông đã chỉ rõ, hiện mực nước của hồ chứa thuỷ điện Đăk Mi 4 vẫn cao, đặc biệt là dòng cơ bản (dòng đến bình thường tự nhiên) rất lớn, từ 25 - 40m3/s, đảm bảo cấp phủ toàn bộ nhu cầu nước cho Đà Nẵng.
Nhưng trong thời gian dài vừa qua, thuỷ điện này không chấp hành chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc trả lại nước cho sông Vu Gia với lưu lượng 25m3/s và viện lý do chưa có quy trình điều tiết trong mùa kiệt, họ không biết phải xả bao nhiêu nên không xả, không có nhiệm vụ trả lại nước cho sông Vu Gia. "Đăk Mi 4 không nên nói năng thiếu trách nhiệm đối với hạ du. Nếu Đăk Mi 4 trả lời như vậy thì việc xây dựng cống xả nước về lại cho hạ du sông Vu Gia để làm gì? Xây để đối phó với dư luận thôi à?" - ông Huỳnh Vạn Thắng từng phát biểu gay gắt như vậy tại cuộc họp ngày 31/3.
Thế nhưng tại cuộc họp đó, ông Đào Minh Tiến, Phó Tổng Giám đốc Công ty Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO, chủ đầu tư nhà máy thuỷ điện Đăk Mi 4) vẫn khăng khăng cho rằng lưu lượng nước về hồ trong những tháng đầu năm 2013 chỉ đạt trung bình 15m3/s và dung tích hữu ích của hồ (ở thời điểm diễn ra cuộc họp) khoảng 85/158 triệu m3, tương ứng với cao trình mực nước +250,4m/+258m.
Đáng nói là trong khi chưa có sự kiểm chứng cụ thể thì đoàn công tác của Tổng cục Thuỷ lợi đã chấp nhận con số do thuỷ điện Đăk Mi 4 đưa ra, từ đó không yêu cầu thuỷ điện này phải trả nước cho sông Vu Gia mà chỉ kết luận các nhà máy thuỷ điện trong lưu vực ngừng hoàn toàn hoạt động xả nước phát điện về hạ du trong vòng một tháng (từ 12/4 đến 14/5) để tích nước chuẩn bị cho vụ hè thu. Từ ngày 15 - 30/5, tất cả các hồ thủy điện không được giữ mà phải xả để nông dân có nước sản xuất.
Vẫn không tin Đăk Mi 4, ông Huỳnh Vạn Thắng tiếp tục cảnh báo thuỷ điện này sẽ "không giữ nước mà tranh thủ xả nước trước để kiếm tiền, vì mỗi lần xả nước về sông Thu Bồn là mỗi lần họ được phát điện nhưng Đà Nẵng đang hạn nặng nhất trong 40 năm qua không được giọt nước nào, còn xả qua cống xả đáy để trả lại nước cho sông Vu Gia cứu hạn cho Đà Nẵng thì họ lại không phát được điện".
Và tiếp tục che đậy việc cố tình vi phạm cam kết?
Tuy nhiên nguy cơ này không được đoàn công tác của Tổng cục Thuỷ lợi lưu tâm đúng mức. Hậu quả là nay Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam Nguyễn Thanh Quang phải lên tiếng về việc thủy điện Đăk Mi 4 không thực hiện đúng cam kết tích nước để chống hạn. Khi thấy mực nước có thay đổi, ngày 26/4, ông đã cử đoàn kiểm tra tình hình xả nước của thủy điện này và lập biên bản. Ban quản lý thủy điện Đăk Mi 4 đã ký biên bản nhưng từ đó đến ngày 4/5 vẫn cứ tiếp tục xả nước phát điện.
Theo báo Tuổi trẻ, chiều 8/5, tỉnh Quảng Nam đã làm việc với đại diện thủy điện Đắk Mi 4, Cục Điều tiết điện lực để tìm giải pháp tích trữ nước mùa khô cho vùng hạ du nhưng báo chí không được dự. Bên lề cuộc họp, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Quảng Nam Nguyễn Minh Tuấn cho biết, theo thủy điện Đăk Mi 4, đến chiều 8/5, cao trình mực nước tại hồ chứa đạt 245m, cao hơn mực nước chết 14m. Do có mưa nên từ 12/4 đến 6/5, hồ chứa Đăk Mi 4 đã được bổ sung hơn 55,6 triệu m3. Ông Tuấn cho biết theo lượng mưa đo được như trên, nếu không xả thì lượng nước trong hồ Đắk Mi 4 cũng sẽ đến ngưỡng tràn.
Bình luận về việc này, ông Huỳnh Vạn Thắng tuyên bố: "Đăk Mi 4 chuyên nói dối". Bởi, như ông đã cảnh báo, dòng cơ bản về hồ chứa của thuỷ điện này vốn từ trước đã rất lớn nhưng họ đưa ra những con số không thật để tránh né việc phải trả nước về sông Vu Gia cứu hạn cho Đà Nẵng. Ông Thắng xác nhận trong những ngày qua trên địa bàn có mưa, nhưng lượng mưa không lớn đến mức có thể bổ sung hàng chục triệu m3 nước cho thuỷ điện Đăk Mi 4.
"Căn bản là dòng cơ bản về thuỷ điện này rất lớn nhưng họ cố tình giấu đi. Vì vậy chỉ cần một thời gian ngắn không xả nước phát điện là hồ chứa này đầy. Nay họ lấy lý do trời mưa, hồ đầy để xả nước thực chất là để phát điện kiếm tiền nhưng che đậy việc không thực hiện đúng cam kết tích nước để chống hạn, phục vụ đổ ải vụ hè thu" - ông Huỳnh Vạn Thắng nói.
Được biết, ngày mai 10/5, tại Quảng Nam sẽ lại có thêm một cuộc họp mới giữa đoàn công tác của Tổng cục Thuỷ lợi với Sở NN-PTNT Đà Nẵng, Quảng Nam và các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn để kiểm tra tình hình chuẩn bị nguồn nước cho việc đổ ải vụ hè thu. Liệu tại cuộc họp này, việc có hay không chuyện "chuyên nói dối" của thuỷ điện Đăk Mi 4 có được làm sáng tỏ?
HẢI CHÂU
(Infonet)
 

Vụ tiêm thiếu vacxin trẻ nhỏ: Y tá tiêm thuốc nói gì?

Y tá Bùi Thị Phương Hoa
Y tá Hoa cho biết, việc bất cẩn tiêm thiếu vacxin cho trẻ nhỏ do có chuyện bất ổn trong gia đình, làm ảnh hưởng đến công việc. Trong khi đó, giám đốc trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết, số thuốc thừa không thể tiêm cho trẻ khác vì vacxin đóng theo liều.
Liên quan đến sự việc tiêm thiếu vacxin cho trẻ nhỏ, trao đổi với PV, y tá Bùi Thị Phương Hoa, người trực tiếp tiêm thuốc cho cháu Dương Kiều Phong, con trai của anh Dương Thái Lam nhận mình đã có sai sót về chuyên môn. Lý do y tá này đưa ra là đang có chuyện bất ổn từ phía gia đình làm ảnh hưởng đến việc tiêm thuốc.
Về việc sau khi tiêm xong không vứt lọ thuốc vào thùng rác mà quăng vào hộp đựng phiếu tiêm, y tá này giải thích vì mình mới sắp xếp lại vị trí của thùng rác quăng nhầm.
Y tá Bùi Thị Phương Hoa là người tiêm vacxin cho cháu Dương Kiều Phong
Về phía Trung tâm y tế dự phòng, ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, hợp tác với báo chí khi cung cấp toàn bộ thông tin vụ việc một cách minh bạch. Ngoài việc nhận trách nhiệm, ngay khi sự việc xảy ra, ông Cảm đã tạm đình chỉ công tác đối với y tá Hoa, đồng thời cử bác sĩ theo dõi sức khỏe của cháu bé Dương Kiều Phong và hoàn trả toàn bộ chi phí tiêm cho anh Dương Thái Lam.
Cũng theo ông này, trước đây, ông từng nhận được phản ánh trên các trang mạng về tình trạng bất cẩn, tiêm thiếu thuốc nhưng chưa bao giờ phát hiện quả tang. Chính vì thế, ông Cảm đã cho in số của mình treo tại phòng tiêm để khách phát hiện sai phạm trong quá trình tiêm vacxin có thể phản ánh ngay.
Liên quan đến luồng thông tin cho rằng y tá ăn bớt thuốc để tiêm cho trẻ nhỏ khác, ông Cảm cho biết, mỗi lo vaxin đều đóng theo liều, trong trường hợp thuốc trong lọ còn thừa cũng không thể sử dụng được nữa mà chỉ có thể đem tiêu hủy. Vì vậy, việc sử dụng thuốc thừa để tiêm cho người khác là không có.
Cùng liên quan đến sự việc, ông Nguyễn Việt Cường – Chánh thanh tra Sở Y tế cho biết đã giao cho Giám đốc trung tâm y tế dự phòng Hà Nội giải quyết và thực hiện đúng như cam kết với gia đình cháu Phong, đồng thời đề nghị kiểm tra, giám sát đối với phòng khám tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh, đảm bảo đúng theo quy định.
Trước đó, theo phản ánh của anh Dương Thái Lam (SN 1984, trú tại Tích Sơn, Vĩnh Phúc, lúc 9h ngày 19/4, anh Lam đưa con trai là cháu Dương Kiều Phong (SN 2012) đến địa chỉ 70 Nguyễn Chí Thanh để tiêm vacxin Pentaxim và uống Rotateq (phòng bệnh tiêu chảy do Rota vi rút) với giá 1.185.000 đồng một lần tiêm.
Trong quá trình y tá tiêm, anh Lam phát hiện thấy nhân viên y tế bóc vacxin, bơm nước cất vào rồi rút thuốc ra. Lọ thuốc sau khi được rút ra không bị vứt vào xô có túi nilon màu đen đựng vỏ lọ để gần đó mà cho vào hộp carton đựng phiếu tiêm.
Sau khi chờ cho con uống xong Rotateq, anh Lam đã thắc mắc với y tá thì người này không trả lời. Anh Lam đã thu giữ được lọ vacxin nhân viên y tế vừa rút thuốc để tiêm cho con anh và phát hiện có 2 lọ khác cũng có lượng dung dịch thuốc vơi khoảng 2/3 như lọ dùng để tiêm cho con anh. Như vậy là con anh chỉ được tiêm 2/3 so với liều chuẩn.
Có bằng chứng là 3 lọ vacxin có lượng thuốc vơi tương tự nhau lấy từ hộp catton ra, anh Lam đã lập tức gọi điện cho các cơ quan chức năng đến và lập biên bản sự việc.
Lê Tú
(Infonet)

Vài dòng nhật kí viết ở Khon Kaen

http://www.kku.ac.th/eng/imgs/KKU1.jpg
Mấy ngày qua bận đi đây đó liên tục nên không có thì giờ cập nhật trang web. Hôm nay tương đối ổn định (chờ chuyến bay đi Bangkok) nên tôi muốn ghi lại vài dòng để gọi là nhật kí mở.  Lần này, tôi ghé thăm Đại học Khon Kaen (KKU), và tuy chưa đầy một tuần nhưng cũng có thể ghi lại vài cảm nhận riêng …

Ở đại học phương Tây họ có một truyền thống có thể nói là hay hay, đó là sabbatical leave.  Chẳng biết dịch sang tiếng Việt ra sao, nhưng đó là một dịp nghỉ cho những giảng viên và giáo sư đại học.  Một giáo sư hay giảng viên sau 10 năm phục vụ, người ta [gần như bắt buộc] phải lấy sabbatical leave, tức phải nghỉ trong vòng 3 tháng, và thường phải rời đại học đến một nơi nào đó.  Nhưng đây không phải là nghỉ hè hay giống nghỉ thường niên bình thường, mà thực chất là nghỉ theo kiểu học thuật, khoa bảng.  Thời gian nghỉ đó phải có “sản phẩm”. Sản phẩm có thể là sách, hay bài báo khoa học, hay công trình hợp tác, v.v. Thông thường, các giáo sư chọn đi nước ngoài làm visiting professor (giáo sư thỉnh giảng) một thời gian để tịnh dưỡng và gột rửa đầu óc, và nạp năng lượng cho 10 năm tới.  Tôi cũng không phải là ngoại lệ, nên tôi cũng lấy sabbatical leave.  Tôi may mắn được KKU bổ nhiệm làm visiting professor nên tôi đến đây để tịnh dưỡng.

Tôi đến KKU trong một ngày nóng bức và cũng là một thay đổi đáng kể.  Đi từ Sydney, nơi mà nhiệt độ hiện nay là khoảng 12-20 độ C, đến một nơi mà nhiệt độ lên đến 35 độ C, thì quả là một thay đổi đáng kể.  Thay đổi môi trường chung quanh nữa.  Tôi cứ tưởng rằng Khon Kaen là một tỉnh như Cần Thơ ta, nhưng đâu ngờ rằng nó có vẻ lớn hơn, và chắc chắn là giàu có hơn Cần Thơ nhiều.  Phi trường tương đối lớn (Boeing 747 có thể đáp), và phía trong phi trường thì lịch sự chẳng khác gì một phi trường trung bình ở Mĩ.  Ra ngoài đường thì thấy toàn xe hơi, rất rất ít xe gắn máy chạy trên đường.  Đường xá thẳng tấp và rộng, chưa phải là freeway nhưng cũng xấp xỉ xa lộ trung bình bên Mĩ (2-5 lằn xe mỗi bên).  Tôi hỏi anh bạn những con lộ liên tỉnh này xây từ bao giờ, thì được biết là từ những năm trong thập niên 1970s. Tức là trong lúc VN đánh nhau với Mĩ thì Thái Lan xây dựng hạ tầng cơ sở.  Chả thế mà ngày nay nông thôn của họ phát triển hơn (và có thể nói là văn minh hơn – hiểu theo nghĩa cơ khí hoá hơn) nông thôn VN.

Trước khi về nhận phòng, anh bạn tôi chở đi dạo một vòng đại học KKU.  Tôi chỉ có thể nói ngắn gọn rằng: impressive (ấn tượng).  KKU có một khuôn viên rất rộng, gần 3.3 triệu mét vuông.  Nếu tính diện tích thì KKU là đại học lớn nhất Thái Lan.  Điều quan trọng là cây cối xanh mát trong toàn bộ khuôn viên đại học.  KKU chẳng khác gì một đại học lớn vùng Trung Tây nước Mĩ.  Cách thiết kế tổng quan rõ ràng là chịu ảnh hưởng của Mĩ.  Mĩ cũng từng là “người” thiết kế Đại học Cần Thơ và Đại học Nông Lâm (ngày nay) với khuôn viên xanh và rộng.  Do đó, tôi đoán rằng đây là một “tác phẩm” của Mĩ, nhưng tôi phải hỏi lại cho chắc chắn hơn.

Cả khuôn viên đại học như là một thị xã nhỏ.  Đi từ khoa này sang khoa khác phải bằng xe hơi hay bus.  Đường lộ có lane đàng hoàng với đèn giao thông điều phối giao thông.  Buổi sáng còn có cả cảnh sát trường (bảo vệ) điều hành giao thông, vì quá nhiều xe hơi.  Ngay cả sinh viên cũng lái xe hơi đi học!  Tất cả các sinh hoạt thường ngày như mua sắm siêu thị, nhà hàng, dịch vụ ngân hàng, v.v. đều có ngay trong campus.  Do đó, nhân viên và sinh viên chẳng cần đi đâu xa, và họ xem đây như là một thành phố đại học.  Thành phố này nó dễ thương hơn thành phố đại học bên Mĩ, bởi vì nó vẫn còn dáng dấp Á châu, nhưng là loại Á châu văn minh và có văn hoá cao.  Mấy ngày qua, tôi chưa bao giờ nghe tiếng kèn xe chửi bới nhau hay cảnh báo nhau như bên Việt Nam.  Ai cũng rất nhỏ nhẹ, và sẵn sàng nhường đường.  Xe cộ đậu trước cửa hàng hay khách sạn không cần khoá.

Khuôn viên đại học có rất nhiều toà nhà (building).  Riêng cái thư viện của đại học đã bằng một đại học trung bình của Việt Nam! Hiệu trưởng và hiệu phó “chiếm” một building hoàng tráng riêng!  KKU còn có những cơ sở vật chất để giải trí (như tập thể thao, hồ bơi, chiếu phim, hội trường) và đều được đặt ở những vị trí rất đẹp.  Thích nhất là đi đâu cũng thấy cây xanh.  Riêng hai khoa nông nghiệp và y có lẽ là lớn nhất của đại học, vì tôi thấy hai khoa này chiếm một khoảnh đất rất rộng so với các khoa khác.  Trước khi sang đây, tôi tưởng tượng trường này như ĐH Cần Thơ hay Huế của ta, và khoa y thì chắc "same same" trường y Hà Nội. Nhưng khi đi một vòng bằng xe hơi thì tôi thấy mình tưởng tượng sai be bét. Đại học KK giống y như những đại học lớn của Mĩ mà tôi từng biết, với những cơ sở vật chất không chê được.  Hệ thống internet phải nói là tuyệt vời, có khi còn nhanh hơn cả hệ thống internet của UNSW bên Úc!

Ấy thế mà KKU chưa đầy 50 tuổi.  Được thành lập từ năm 1964, và đến nay thì KKU đã có 35 ngàn sinh viên.  Về nghiên cứu khoa học, KKU đứng hàng top 5 của Thái Lan và top 50 của Á châu.  Riêng khoa y mới có 41 tuổi thôi (mới thành lập năm 1972). Trong thời gian 41 năm, họ đã đào tạo được 3000 bác sĩ. Hiện nay, mỗi năm số sinh viên nhận vào là khoảng 300, cộng với 300 là nghiên cứu sinh. Anh khoa trưởng cho tôi biết khoa y có gần 4700 nhân viên, kể cả y tá, bác sĩ và giảng viên.  Trong số này, có  26 giáo sư, 153 phó giáo sư, 122 assistant professor, và 114 giảng viên. Khoa y có 89 chương trình học, trong đó 4 là quốc tế, tức các tổ chức quốc tế ủy nhiệm để đào tạo, như chương trình bệnh nhiệt đới chẳng hạn.
Một góc của khoa y, KKU (chụp từ tầng 16). Toàn cảnh có đến gần 20 buildings!

Tôi hoàn toàn cảm thấy “at home” khi đến đây.  Không phải sự chào đón nồng nhiệt của đồng nghiệp, mà là những thủ tục hành chính hết sức tinh giản.  Phong cách làm việc rất tây (westernized), nên làm việc với họ rất thoải mái.  Ai cũng cầu thị và muốn trao đổi học thuật.  Làm seminar hay mời giảng, họ chẳng cần xin phép ai (dĩ nhiên), mà còn kêu gọi nhiều khoa khác đến dự.  Một phong cách làm việc hoàn toàn tây. Hầu hết các bác sĩ và tất cả giáo sư ai cũng nói tiếng Anh thông thạo (vì họ đều đi học nước ngoài, chủ yếu là Mĩ), nên rất dễ trao đổi. 
Hiện nay, Thái Lan có tham vọng (và đang thực hiện tham vọng) để trở thành một trung tâm giáo dục của Á châu và Đông Nam Á.  Do đó, họ tích cực thu hút sinh viên và nghiên cứu sinh từ nước ngoài đến đây học.  Trong số 20 nước gửi sinh viên đến đây, có Việt Nam ta.  Theo một vài em ở đây thì số nghiên cứu sinh Việt Nam ở KKU hiện nay là khoảng 40-50 người.  Họ theo học trong các khoa y, nha, y tế công cộng, điều dưỡng, khoa học máy tính, nông nghiệp, v.v. Tiêu chuẩn tốt nghiệp ở đây cũng chẳng khác gì các đại học phương Tây, tức phải có 2-3 bài báo khoa học trên các tập san ISI mới được bảo vệ luận án. Ngay cả masters, họ cùng đòi phải có bài báo khoa học.
Tôi đoán rằng những tiêu chuẩn này là một cách để họ nâng cao tầm của KKU.  Như nói trên, hiện nay KKU đứng hạng 4 ở Thái Lan, hạng top 50 trong Á châu, và hạng 508 trên thế giới.  KKU có tham vọng trở thành top 200 trên thế giới, nên họ rất quan tâm đến nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế.  Trường có sẵn một máy làm gene sequencing mới toanh, và dành một ngân sách lớn cho nghiên cứu khoa học.  Tôi đoán rằng việc họ mời tôi đến đây có thể nằm trong chiến lược tổng thể đó.  Trong thời gian ở đây, tôi sẽ làm 3 nhiệm vụ chính là giảng trong các seminar của các bộ môn, hợp tác, và tư vấn cho các đồng nghiệp và nghiên cứu sinh.  Office tôi ở lầu 16, lúc nào cũng rộng mở chào khách!  Thật ra, còn một “việc” nữa, đó là nghỉ dưỡng :-).  Tôi sẽ giảng 10 bài trong tháng này cho họ.  Một trong những bài giảng seminar mà họ mời tôi phải nói là tại sao bài báo khoa học bị từ chối.  Mới bàn ngày hôm qua, mà hôm nay họ đã quảng cáo ầm ĩ trong khoa y và các khoa lân cận.


Tôi sẽ có 2 bài giảng khoáng đại, và đây là bài số 1. Hi vọng sẽ gặp các bạn nghiên cứu Việt Nam trong ngày 21/5 tới đây. Bài số 2 tôi sẽ nói về những định hướng mới trong loãng xương, nhưng chưa biết ngày nào.
Thật vậy, mới có mấy ngày ở đây mà tôi đã yêu cái khung cảnh này rồi.  Tôi được sắp xếp ở một nhà trọ, trong một con đường khá yên tỉnh.  Đường nhỏ thôi, người nhà bên này nhìn sang thấy sinh hoạt nhà bên kia.  Nhưng cái hay là nó vẫn duy trì được cái khung cảnh quê. Bên cạnh nhà có khu vườn xanh tươi và một cây rất lớn nơi mà trưa hè mình có thể ngồi đó hóng gió.  Sáng ra, trong cái môi trường nhiệt đới ấm ấm, tôi lấy ghế ra ngoài nhâm nhi li cà phê và đọc báo … mạng, thỉnh thoảng có mấy chiếc xe đạp và xe gắn máy chạy ngang, nhìn đời thú vị biết bao.  Ở đây, người địa phương bắt đầu biết tôi là khách nước ngoài, nên sáng nào ai cũng đi ngang chào bằng tiếng Anh (chắc là để học tiếng Anh luôn!)  Ai cũng chấp tay chào nhau, và tôi cũng phải học cái protocol rất hay này.
Hẹn dịp khác sẽ có thêm thông tin để chia sẻ, còn bây giờ tôi phải lên máy bay …
GS. Nguyễn Văn Tuấn
(Blog GS. Nguyễn Văn Tuấn)
 

Phong trào Con Đường Việt Nam là bạn hay là thù?


Bài viết của tác giả Bình Minh với tựa đề "Từ Dã Ngoại Nhân Quyền đến "Chọn đường" của Phạm Thị Hoài và "Khi đảng cộng sản tự giải thể" của Ngô Nhân Dụng" đã lật lại cuộc tranh luận nổ ra cách đây gần một năm, tháng 6 năm 2012 quanh sự kiện phong trào Con Đường Việt Nam được ông Lê Thăng Long công bố chỉ 01 tuần sau được chính quyền trả tự do trước thời hạn. Rất nhiều nhân vật nhân sĩ trí thức có tên tuổi, như Anh Ba Sàm, , Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Thị Hoài, Lê Diễn Đức v.v... đã bày tỏ sự nghi ngờ của mình trước sự kiện này và có xu hướng đánh giá đây là một "cạm bẫy" hoặc "lối thoát" cho Đảng CSVN trước sức ép mỗi ngày một dâng cao của quần chúng đòi hỏi dân chủ hóa, giống như trường hợp ở Bulgaria. Khi đăng bài viết này trên Dân Luận, tôi đã đặt cho độc giả Dân Luận hai câu hỏi: 
1/ Giả sử tất cả những giả thuyết của tác giả Bình Minh là đúng, thì chúng ta thấy có sự khác biệt nào giữa câu chuyện của Bulgaria và phong trào đòi Quyền Con Người ở Việt Nam hiện nay?
2/ Chúng ta có nên tẩy chay những phong trào đòi Quyền Con Người ở Việt Nam, nếu phía sau nó là tay chân của Đảng CSVN không?
Để trả lời hai câu hỏi này không khó, nhưng trước hết mời mọi người hãy cùng nghe một câu chuyện vui như thế này: Có một con khủng long chúa rất hung ác, dưới nó là một đám tay chân cũng hung ác không kém. Nó dùng lũ tay chân này để trấn áp thần dân của mình. Nhưng khổ nỗi đám tay chân lại hơi bị đần độn, nên công việc được giao phó thường bị hỏng hơn là thành công. Một hôm con khủng long chúa quyết định cho lũ tay chân vào cỗ máy thời gian, tua nhanh về phía trước để chúng có được bộ não tiến hóa và hoàn thiện hơn. Kế hoạch thành công rực rỡ, đám tay chân ra khỏi máy thời gian với đầu óc minh mẫn cực kỳ. Nhưng câu hỏi đầu tiên mà chúng đặt ra cho con khủng long chúa lại là: "Tại sao chúng tôi lại phải nghe mệnh lệnh của ông?".

Câu chuyện vui này thực ra là một đoạn trong bộ phim Mario Brothers (1993) mà các bạn có thể xem ngay trên YouTube. Nó ám chỉ một thực tế là khi người dân dưới chế độ độc tài bắt đầu có tư duy độc lập và hiểu được các quyền của mình thì đó là lúc chế độ độc tài sụp đổ. Lúc đó sẽ không sức mạnh nào, không sự sợ hãi nào, không sự tuyên truyền hay dối trá nào có thể duy trì được quyền lực của chế độ độc tài nữa. 
Quay lại câu hỏi thứ nhất của chúng ta: "Có sự khác biệt nào giữa câu chuyện của Bulgaria và phong trào đòi Quyền Con Người ở Việt Nam?". Tôi xin khẳng định là CÓ, và sự khác biệt này chính là điểm mấu chốt để trả lời câu hỏi thứ hai.

Bulgaria: Thay đổi từ trên xuống 

Hãy cùng đọc lại hai trích đoạn trong bài viết "Khi đảng Cộng Sản tự giải thể" của tác giả Ngô Nhân Dụng
Hành động này cốt để cho thấy họ cũng làm một công việc giống như các đảng Cộng Sản ở Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc. Nhưng các “Hội nghị Bàn tròn” ở hai nước kia khác hẳn. Vì tại hai nước đó đã có một hình thức xã hội công dân sinh hoạt mạnh từ trước. Ở Ba Lan là nhờ giới công nhân và các nhà trí thức trong Giáo Hội Công Giáo; mà nông dân Ba Lan cũng chưa bao giờ bị nạn tập thể hóa, đã quen sống tự lập, tự chủ. Tại Hungary kinh tế đã thay đổi dần dần trong ba chục năm, nông dân và giới tiểu thương được tự do làm ăn. Ở Tiệp Khắc, phong trào Hiến Chương 77 đã khơi động những cuộc thảo luận về thể chế và xây dựng xã hội công dân. Còn tại Bulgaria, chế độ Cộng Sản theo đúng khuôn mẫu Stalin, không chấp nhận một ý kiến hay hành động nào độc lập ở bên ngoài đảng. Những người được gọi là “đối lập” chỉ dám lên tiếng về việc bảo vệ môi trường sống, nhưng cũng không thể hoạt động liên tục. Một số người, vào năm 1990 lại được “mời gia nhập đảng để giúp đảng cải tổ;” rồi họ cũng được mời vô tham dự “Hội nghị Bàn tròn!”...
Tại sao những người “không Cộng Sản” ở Bulgaria lại thất bại lâu như vậy? Một lý do khiến họ không tập hợp được lại thành những đảng phái mạnh là vì suốt 40 năm trong chế độ Cộng Sản họ chưa bao giờ được phép tham dự vào các hoạt động chính trị. Chế độ Cộng Sản ở đâu cũng làm cho người dân “phát chán chuyện chính trị”. Những người đối lập với Cộng Sản thường là những con người “có lý tưởng,” quen giữ thái độ phi chính trị, vì coi chính trị là nhơ bẩn. Trong một chế độ dân chủ tự do, các đảng chính trị luôn luôn do những cuộc thỏa hiệp giữa nhiều nhóm quyền lợi khác nhau. Ngay các ông Walesa ở Ba Lan và Havel ở Tiệp cũng đều khinh thường những thỏa hiệp chính trị, kể cả khi họ lên làm tổng thống! Thái độ này khiến cho việc thành lập các đảng chính trị không tiến hành được, hoặc không thể tụ họp lại được thành những đảng lớn. Luật bầu cử vụng về khiến có quá nhiều đảng trong Quốc Hội làm việc tập họp các nhóm quyền lợi khó hơn...
Thất bại của tiến trình dân chủ hóa ở Bulgaria nằm ở chỗ Bulgaria "không có xã hội công dân sinh hoạt mạnh từ trước", và người dân "phát chán chuyện chính trị" nên mặc kệ Đảng CS và quân xanh quân đỏ èo uột của họ lèo lái đất nước. Tiến trình dân chủ hóa đã được thực hiện từ trên xuống, thông qua sự thỏa hiệp giữa một số ít lãnh đạo các đảng phái ở Bulgaria. Và như thế, dù Đảng CS biến thể thành Đảng Xã Hội gì đi nữa, thì cũng không có nhiều sự thay đổi trong xã hội, người dân tiếp tục phải gánh chịu những hậu quả của độc tài và tham nhũng.
thaydoi_nch.png

Con Đường Việt Nam: Thay đổi từ dưới lên 

Phong trào Con Đường Việt Nam nêu rõ trong Bản Tuyên Ngôn của mình rằng:
"Phong trào Con Đường Việt Nam hiểu rằng một xã hội tôn trọng con người phải được xây dựng trên cơ sở mỗi công dân trong xã hội có đầy đủ hiểu biết về quyền của mình và của những người xung quanh mình. Vì thế, phong trào hướng tới giúp cho người dân hiểu về những quyền sẵn có mà mình phải được hưởng một cách tự do, bình đẳng theo đúng tinh thần của Tuyên bố Nhân quyền Quốc tế của Liên Hiệp Quốc để người dân tự tin, chủ động sử dụng tối đa các quyền này trong cuộc sống. Giúp người dân ý thức rõ về vai trò của các quyền này trong đời sống xã hội, kinh tế, chính trị để xây dựng một đất nước văn minh và thịnh vượng."
Các hoạt động của Con Đường Việt Nam từ khi ra đời cho tới nay vẫn chú trọng vào "khai dân trí - chấn dân khí - hậu dân sinh", bao gồm việc phát hành video và cuốn sách Câu Chuyện về Quyền Con Người, tiến hành rộng rãi cuộc thi viết "Quyền Con Người và Tôi". Đây là một tiến trình lâu dài, nhất là khi chính quyền luôn tìm cách ngăn chặn và đe dọa các thành viên của Con Đường Việt Nam ở trong nước, nhưng theo chúng tôi đó là cách duy nhất để đảm bảo một nền dân chủ thực sự và bền vững ở Việt Nam.
So sánh một cách thô thiển, phong trào Con Đường Việt Nam giống như bộ máy thời gian trông chuyện vui ở trên, mà mục đích của nó là thúc đẩy hiểu biết của người dân về tự do, dân chủ và quyền con người. Khi đa số người dân đã có những hiểu biết này, họ sẽ đặt câu hỏi "tại sao tôi phải nghe mệnh lệnh của ông" với bất kỳ ai tìm cách độc chiếm quyền lực về mình, bất kể đó là Đảng CS hay Đảng Xã Hội hay Đảng Dân Chủ. Cách làm này khắc phục được những nhược điểm rút từ bài học dân chủ hóa của Bulgaria. Và trong lịch sử chúng ta đã từng thấy người Nhật vươn lên được là nhờ có những người trí thức như Fukuzawa Yukuchi theo đuổi con đường "đứng ngoài hệ thống chính trị" để nâng cao dân trí và bắt bệnh cho hệ thống chính trị. Mục tiêu của Con Đường Việt Nam cũng tương tự như thế.

Ủng hộ ai trong thời buổi nhiễu nhương này?

Câu trả lời của tôi cho câu hỏi thứ hai là "CÒN TÙY". Hãy biết đặt câu hỏi: Hoạt động của phong trào này có lợi cho ai? Cho đa số quần chúng, cho tiến trình dân chủ hóa hay cho nhà cầm quyền, cho thể chế độc tài? 
Ngay cả khi phong trào Con Đường Việt Nam là quân xanh quân đỏ của Đảng CSVN, thì chừng nào nó còn nâng cao dân trí, chừng nào nó còn thúc đẩy xã hội dân sự mạnh lên, chừng nào nó còn công khai chất vấn chính quyền về những vi phạm nhân quyền của họ, thì hãy ủng hộ nó. Đừng sợ bị lừa! Nếu chế độ độc tài sử dụng kế sách này làm "cạm bẫy" hay "lối thoát" cho mình thì họ đang tự bắn vào chân mình, giống như con khủng long chúa kia.
Trong thời buổi nhiễu nhương không biết thật giả này, người dân cần tiếp tục tự trau dồi kiến thức của mình, đặc biệt là về các quyền công dân. Để từ đó nới rộng không gian tự do của mình. Để đoàn kết với nhau xây dựng một xã hội dân sự thực sự độc lập với chính quyền và có tiếng nói mạnh mẽ. Để chuẩn bị cho những thay đổi tương lai.
Đảng phái / phong trào / cá nhân nào giúp được chúng ta theo hướng này chính là bạn. Ngược lại chính là thù. Đơn giản và rõ ràng vậy thôi!
Nguyễn Công Huân 
____________________
[*] Tác giả là thành viên của phong trào Con Đường Việt Nam, và là biên tập viên trang Dân Luận.
(Dân Luận) 

'Phải vĩnh viễn đuổi khỏi ngành những thầy giáo biến chất'

PGS Trần Xuân Nhĩ.
Gần đây, môi trường sư phạm đang bị vẩn đục bởi hàng loạt những vụ việc phi đạo đức mà "yêu râu xanh" chính là những người đang đứng trên bục giảng. Xoay quanh vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên thứ trưởng Bộ GD&ĐT.
"Vết nhơ" của ngành giáo dục
Chắc hẳn ông cũng nghe rất nhiều những sự việc như vậy xảy ra trong thời gian qua. Từng là người nhiều năm làm công tác quản lý trong ngành giáo dục ông nhìn nhận gì về thực tế này?
Liên tục nghe những thông tin như vậy tôi rất buồn. Thực sự tôi không thể nghĩ những chuyện vô liêm sỉ đó lại xảy ra ngay trong ngành giáo dục, ngành cao quý nhất trong những ngành cao quý. Bản thân đạo đức con người với nhau để xảy ra chuyện đó đã không chấp nhận được huống chi là người đang làm trong môi trường sư phạm. Nhà giáo đảm nhận thiên chức "đưa đò qua sông", truyền đạo làm người cho các thế hệ học trò mà lại gây ra những việc như vậy thật không thể tưởng tượng được. Họ không xứng đáng được gọi bằng hai tiếng "thầy giáo" cao quý. Theo tôi, đây là hiện tượng đáng báo động với toàn xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục vốn được coi là thành trì vững chắc của các giá trị đạo đức. Nói một cách thẳng thắn, đó là "vết nhơ" của ngành giáo dục.
Theo quan điểm của ông, nguyên nhân do đâu dẫn đến hiện tượng suy thoái đạo đức trong ngành giáo dục?
Theo tôi, nguyên nhân bắt nguồn từ lối sống buông thả, đam mê nhục dục cá nhân, không chiến thắng được trước những cám dỗ đã dẫn đến sa ngã. Một bộ phận người thầy không thường xuyên rèn luyện bản thân, không có lập trường vững vàng, dễ dàng quên đi ý thức nghề nghiệp dẫn tới vi phạm đạo đức. Trong một số trường hợp, có những đối tượng lợi dụng chức quyền sẵn có để mưu cầu ý đồ cá nhân thấp hèn, ép buộc cấp dưới cùng thực hiện hành vi đồi bại. Các em học sinh thường mang tâm lý... sợ người thầy. Một số thậm chí bị thầy giáo dọa dẫm khiến bị mất tinh thần, hoảng sợ, việc học tập ngày càng sa sút. Điều này xuất phát từ thực tế quan hệ giữa thầy - trò. Thầy dùng "quyền lực" để áp chế học trò, khiến các em phải răm rắp nghe mình. Như vậy là vô cùng nguy hiểm cho ngành giáo dục.
Vậy hệ quả dai dẳng sau những sự việc đau lòng trên là gì, thưa ông?
Theo tôi, hậu quả cay đắng nhất là học sinh sẽ mất đi niềm tin vào người thầy, vào nhà trường. Rộng hơn, các em sẽ thiếu tin tưởng vào đạo đức, chuẩn mực xã hội. Đó là cái mất lớn nhất mà không thể nào bù đắp lại được. Đối với các học sinh từng trở thành nạn nhân của "yêu râu xanh" là thầy giáo các em sẽ mang những nỗi đau tâm lý dai dẳng, không dễ dàng đối diện với cuộc sống thực tại...
Cách chức những lãnh đạo bao che
Với những người thầy thoái hóa, biến chất, hình thức kiểm điểm hiện nay dường như quá nhẹ nhàng và có tính "nể nang", thưa ông?
Môi trường nào cũng vậy, luôn có những người tốt kẻ xấu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục, phải luôn luôn gạn đục khơi trong, giữ cho ngành những hạt giống thực sự tốt đẹp về mặt tâm hồn. Vẫn biết rằng, những sự việc xảy ra trong thời gian qua chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh" thế nhưng, đã đến lúc xã hội cần nhìn nhận nghiêm túc và có những động thái thiết thực để ngăn chặn.
Với những người thầy như vậy cần bị truy tố hình sự, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, thậm chí phải xử nặng hơn những người bình thường. Khi phát hiện sai phạm, không chỉ kiểm điểm, khiển trách, cắt thi đua mà phải vĩnh viễn đuổi khỏi ngành những giáo viên đó. Nghiêm cấm dùng "quyền năng" của người thầy để trấn áp tâm lý học sinh vì điều đó đi ngược lại bản chất của giáo dục.
Ông nghĩ sao khi một số ý kiến cho rằng, không riêng bản thân những "tội đồ" mà các cơ quan quản lý cũng phải chịu trách nhiệm cho những hành động này?
Đúng vậy. Bản thân các nhà quản lý giáo dục cũng cần thấy trách nhiệm của mình ngay từ khi thấy những biểu hiện bất thường của cấp dưới. Nếu kỷ cương được tăng cường và mọi người quan tâm đến nhau thì ngay từ thay đổi nhỏ nhất cũng bị phát hiện, đồng thời có thể ngăn chặn kịp thời. Cũng như một số ngành khác, trong ngành giáo dục đang tồn tại hiện tượng bao che sai phạm. Cấp trên bao che cấp dưới, đồng nghiệp "bênh" nhau đã dẫn đến hệ quả là cái xấu bùng nổ ở mọi lĩnh vực. Từ gian dối đến lừa đảo kiếm tiền phụ huynh học sinh, côn đồ hóa, lưu manh hóa đội ngũ giáo giới, gạ tình, "đổi tình lấy điểm"...
Những hành vi này đang biến môi trường giáo dục thành phản giáo dục, biến giảng đường thành "địa ngục trần gian"... Phải cách chức ngay những lãnh đạo có dấu hiệu bao che sai phạm, kiểm điểm những đồng nghiệp biết mà không tố giác sai phạm...
Ông có lời khuyên gì cho các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh, thế hệ tương lai của đất nước?
Các bậc phụ huynh phải quan tâm đến con em mình nhiều hơn. Thường xuyên tâm tình với con để hiểu những việc đang xảy ra ở trường. Kịp thời ngăn chặn khi sự việc còn trong trứng nước. Đối với các em học sinh, quan trọng nhất là các em phải giữ được mình, tin tưởng vào khả năng học tập của mình không để một số thầy giáo lợi dụng chuyện điểm chác để... có ý đồ xấu. Bên cạnh đó, cần không ngừng đấu tranh với cái xấu, kịp thời tố giác nếu phát hiện sai phạm trong trường...
Xin cảm ơn ông!            
Anh Đức (thực hiện)
(Người Đưa tin)
 

Bị xúc phạm, tổ trưởng dân phố tát chết người

Bị xúc phạm, ông Nguyễn Mạnh Hào đã tát và làm một thanh niên tử vong
Bị xúc phạm khi đang làm nhiệm vụ giải tỏa ách tắc giao thông, không kiềm chế được tức giận, ông tổ trưởng dân phố tát 3 cái vào mặt người thanh niên. Anh này ngã xuống đường, tử vong ngay sau đó.
Ngày 9-5, Công an TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã bắt tạm giam ông Nguyễn Mạnh Hào (SN 1959, tổ trưởng tổ 9, khu phố 5, phường 7, TP Vũng Tàu) về hành vi “Cố ý gây thương tích” dẫn đến chết người.
Trước đó, tối 3-5, thấy các phụ huynh đi đón con tại Trung tâm Văn hóa Lan Anh (đường Lê Hồng Phong, phường 7, TP Vũng Tàu) đứng tràn ra đường gây ùn tắc giao thông, ông Hào nhắc nhở, liền bị anh Nguyễn Hữu Sang (SN 1991, ngụ phường 6, TP Vũng Tàu) có những lời lẽ xúc phạm.
Ông Hào nổi nóng tát 3 cái vào mặt làm anh Sang ngã xuống đường.
Mặc dù được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng anh Sang đã tử vong sau đó.
(Người Lao Động) 

Nhà báo Lê Phương Dung - Quan chức Trung Quốc ngày càng sa đọa

(xứ Vịt có vụ việc ở Trà Vinh không biết thế nào rồi nhỉ ;))


Mới đây một đoạn clip quan chức Trung Quốc đập phá tưng bừng tại sân bay Côn Minh Trung Quốc, giận dữ vì bị trễ chuyến bay, " sếp" một tập đoàn quốc doanh Trung Quốc đã đập phá tan tành khu làm thủ tục tại sân bay Côn Minh. Toàn bộ hình ảnh đã được ghi lại và đăng tải trên mạng khiến cư dân mạng nước này bức xúc.
Rất nhanh sau khi đoạn clip được đăng tải, danh tính vị quan chức được xác định là Yan Linkun, Phó chủ tịch tập đoàn khai khoáng phương Vân Nam, một doanh nghiệp Nhà nước của Trung Quốc.
Ngoài ra, ông Yan cũng là thành viên của Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCCP) khu vực Shizong, thành phố Vân Nam.
Vụ việc xảy ra hôm 20/2 và đoạn clip bắt đầu được đăng tải trên mạng hôm thứ 6 vừa qua. Khi đó ông Yan và vợ cùng hai con trai đến sân bay làm thủ tục từ sớm. Tuy nhiên, sau đó cả gia đình đi ăn sáng và khi họ quay lại thì quá muộn để lên máy bay.
Khi được nhân viên sân bay thông báo mình đã lỡ chuyến bay, ông Yan và vợ bắt đầu tranh cãi, quát tháo các nhân viên làm thủ tục. Chưa hả giận, Yan tóm lấy bàn phím máy tính của nhân viên ném xuống đất và sau đó đến lượt màn hình máy tính chịu chung số phận. Cuối cùng, cả hai máy tính trên bàn của nhân viên sân bay đều bị đập tan tành.
Chưa dừng lại ở đây, vị Phó chủ tịch hội đồng quản trị còn tóm lấy một tấm bảng thông báo đập phá cửa kính sân bay. Có điều lạ lùng là dù rất nhiều nhân viên bảo vệ, an ninh sân bay đứng gần nhưng không ai dám lao vào ngăn chặn vị quan chức.
Theo thông tin mới nhất của tờ Thượng Hải nhật báo, hiện ông Yan Linkun đã bị tạm đình chỉ chức vụ tại Tập đoàn khai khoáng Vân Nam để tiếp tục điều tra. Ngoài ra CPPCCP thành phố Vân Nam cho biết Yan sẽ phải đối diện với hình phạt nghiêm khắc.
Về phần mình, Yan đã công khai xin lỗi và biện minh rằng khi đó mình đang vội để đưa con đến trường. " Tôi đã không cư sử đúng mực với tư cách một nhà tư vấn chính trị cũng như một người cha tốt.
Trong lời xin lỗi gửi tới lãnh đạo sân bay, Yan khẳng định: " Hành động giận dữ và thô lỗ của tôi đã gây thiệt hại cho sân bay cũng như ảnh hưởng xấu tới công chúng.Tôi chân thành xin lỗi tới sây bay và công chúng. Tôi sẵn sàng bồi thường.
Cảnh sát sân bay trên cũng cho biết họ vẫn đang điều tra xem vị quan chức có phải đối mặt với án phạt hình sự hay không.
Một cố vấn chính sách cấp cao trong Đảng của Trung Quốc mới đây cũng đã bị cách chức sau khi người tình của ông này công khai chi tiết mối tình của họ và những lần vào khách sạn.
Đó là ông Y Tuấn Khanh, 54 tuổi, cục trưởng Cục Biên dịch Trung ương Đảng CS Trung Quốc, một trong những cơ quan chính sách quan trọng, bị cách chức vì có" tác phong sinh hoạt không phù hợp ", Xinhua cho hay.
Từ tháng 12 năm ngoái, Thường Yến, một nữ nghiên cứu viên sau tiến sĩ của Cục Biên dịch, 31 tuổi, dùng tên thật đăng lên mạng, công khai kể chuyện tình cảm " ngoài luồng " của mình. Cô này tự nhận là có quan hệ ngoài hôn nhân " trên mức thân mật " với Y Tuấn Khanh, bắt đầu từ tháng 10 năm 2011, trong đó công khai thời gian và địa điểm cụ thể của 17 lần vào khách sạn " tâm sự " của cặp đôi này.
Trong nhật ký của Thường Yến, cô ghi tỉ mỉ những " tâm sự sâu kín " của người tình, ông Y tỏ ra là người có rất nhiều tham vọng và ham muốn quyền lực cho tương lai: " Anh rất có năng lực. Ông Tập Cận Bình ( Tổng bí thư ) và Lý Nguyên Triều ( cựu Bộ trưởng Bộ Tổ chúc Trung ương ) có ấn tượng rất tốt với anh ",ông Y được cho là nói với cô Thường trong lần gặp gỡ cô tại khách sạn Hữu Nghị Xixi, tháng 2/2012. Ông Y còn nhắc nhiều đến các quan chức cao cấp khác trong cuộc" tâm tình trên dưới " với cô những lần đi khách sạn.
Sau khi dấy lên tin đồn, ông Y vội vã sai cấp dưới đến doạ nạt, đuổi cổ cô Thường.Tờ Shanghai Daily thì cho biết do không có được hộ khẩu Bắc Kinh, cô Thường đòi nhân tình bồi thường, ông Y hứa trả cô 1 triệu tệ, tương đương 170 ngàn USD.
Y Tuấn Khanh, với chức vụ tương đương hàm Thứ trưởng, là quan chức mới nhất mất chức vì các vụ bê bối tình cảm và tham nhũng tại Trung Quốc trong thời gian qua.
Nhà báo Lê Phương Dung
03.05.2013
(VOA)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét