Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Lượm tin tức

Bị công an làm khó do mặc áo “nhạy cảm”


Với kinh phí 25 tỉ đồng  làm cái này đây : nhưng hôm nay tìm nát cũng không thấy trên Dienbientv ,chắc rút bài mất rồi, chỉ còn trên mạng tùm lum.

-Bàn giao đưa vào sử dụng Nghĩa trang người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay

Công trình Nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay  (Mà có chữ liệt sĩ!!!?)
Còn đây ,mả mồ, nghĩa trang của Chiến sĩ ta hy sinh chống Trung cộng xâm lược 1979 ,và những ghi dấu tội ác của Trung cộng  thì như thế này đây-
*********************************************************************************************************************
RFA 09.05.2013

000_Hkg8376710-305.jpg
Những người biểu tình mặc áo có hàng chữ Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam trước bức tượng vua Lý Công Uẩn tại Hà Nội hôm 14/3/2013
AFP photo

Một blogger tại thành phố Hồ Chí Minh hôm qua bị an ninh chặn đường và mời về đồn công an làm việc vì mặc áo T-Shirt có in chữ Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam và Tất cả vì toàn vẹn non sông đất nước Việt Nam.

Người bị mời đi làm việc là blogger Châu Văn Thi. Anh này trình bày lại sự việc như sau:

Sáng nay khoảng 8 giờ, tôi xuất phát từ bên quận 7 đi về hướng quận 10 để cắt chỉ vết thương ở chân, lúc đó tôi đang ngồi sau một xe ôm chứ không trực tiếp lái xe và xe đang lưu thông trên đường Lê Hồng Phong. Khi đến ngã bảy, tôi thấy một an ninh chạy xe SH vượt lên trên và báo cho một cảnh sát giao thông đứng gần đó. Linh tính báo có chuyện không lành. Khi đến giao lộ 3 tháng 2 và Lê Hồng Phong thì cảnh sát giao thông vượt lên đòi kiểm tra giấy tờ xe.

Tôi xuống xe bỏ đi vì cho rằng không dính dáng gì đến phương tiện giao thông vì chỉ đi xe ôm; nếu có bắt thì bắt xe chứ không liên quan gì đến tôi. Viên cảnh sát giao thông nói ‘không đồng ý, và đang hỗ trợ cho bên an ninh, tình nghi anh có vấn đề gì đó và an ninh yêu cầu dừng xe lại để giữ ở đây. Anh phải ở đây, chút nữa có an ninh, dân phòng… đến làm việc với anh’. Tôi phản đối nói không có vấn đề gì phải làm việc hay tình nghi gì hết. Một hồi thì có một an ninh mặc thường phục xuất hiện. Họ nói chiếc áo tôi mặc trên người là chiếc áo nhạy cảm.

Tôi xin nói sơ về chiếc áo: đây là chiếc áo với mẫu thứ hai được No China Shop phát hành cách đây một vài tháng, tôi mua 2 cái và đã mặc nhiều lần. Tôi vạch áo ra và lớn tiếng nói cho những người dân quanh đó nghe ‘Các anh có thấy gì không? Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam, chứ có chữ nào nói Hoàng Sa- Trường Sa của Trung Quốc không mà các anh nói là nhạy cảm. Một lúc thì có công an, dân quân, dân phòng xuất hiện. Ông công an tên Lưu Văn Tường nói rằng ở đây lôi thôi, nhiều chuyện xảy ra nên yêu cầu về đồn làm việc về chiếc áo này. Tôi nói chiếc áo phía trước ghi Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam; phía sau Vì toàn vẹn non sông đất nước Việt Nam; như thế không có gì là nhạy cảm hết. Tôi phản đối việc chặn người giữa chừng và giữ người trái pháp luật, xâm phạm quyền tự do đi lại của người dân. Sau đó họ yêu cầu về đồn.

Tôi có báo cho anh em trên mạng để họ báo cho mọi người biết đến để hỗ trợ cho tôi. Công an dẫn giải về đồn và làm việc về chiếc áo. Có bốn người mặc thường phục và giải thích đây là thời điểm nhạy cảm đang có tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam.

Blogger Paulo Thành Nguyễn, người bán ra chiếc áo mà anh Châu Văn Thi mặc, cũng cho biết việc đến đấu tranh tại đồng công an quận 10 về chiếc áo và việc bắt giữa blogger Châu Văn Thi:

Sáng nay Thi đi tháo băng ở chân, có an ninh đi theo và áp giải về phường ở đường Lê Hồng Phong, Quận 10. Theo Thi nói họ nói Thi mặc áo nhạy cảm. Đó là áo mua ở No China Shop do tôi làm. Khi nghe tin thì tôi và vợ tôi cùng lên đồn và mặc chiếc áo tương tự như thế. Chúng tôi chất vấn tại sao mặc áo như thế mà bắt. Tôi tóm gọn nếu chiếc áo vi phạm điều gì hãy cho tôi biết, tôi sẵn sàng đóng phạt, chịu tội. Nếu không cấm thì tôi tiếp tục mặc. Đấu tranh như thế sau chừng 20 phút họ thả Thi ra.

Bản thân blogger Châu Văn Thi là người cùng gia đình blogger Nguyễn Hoàng Vi hồi ngày 6 tháng 5 vừa qua đến tại công an phường Phú Thạnh để đòi lại những vật dụng cá nhân của cô này bị tịch thu khi tham gia Dã ngoại Nhân quyền hồi ngày 5 tháng 5. Ngoài những người thân trong gia đình blogger Nguyễn Hoàng Vi bị đánh, blogger Châu Văn Thi cũng bị hành hung đến thương tích và ngày 9 tháng 5 vừa qua, anh này phải đi bệnh viện để cắt chỉ vết thương ở chân và tái khám.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT  
Bảo vệ chủ quyền biển đảo là kế thừa những giá trị mang tính liên tục của lịch sử (TTVH).
Những ngôi chùa tại Trường Sa (ND/TP). - Hát giữa Trường Sa (TP). - Ảnh thú vị ‘có 1-0-2′ của Xuân Bắc ở Trường Sa (GDVN). -Xem trực thăng, tiêm kích SU- 30 bay tuần tra Song Tử Tây, Trường Sa (Infonet).
Sáng tỏ đích đến của giàn khoan – lọc dầu khí “khủng” của Trung Quốc (PT).
Việt Nam theo dõi sát thông tin tàu cá Trung Quốc ra Trường Sa (TT). - Việt Nam khẳng định chủ quyền tại Trường Sa (VOV). - Tàu cá Việt Nam ’chạm trán’ tàu cá TQ ở Hoàng Sa (PN Today). - Việt Nam lên tiếng vụ 32 tàu TQ xâm phạm Trường Sa (TP). - Việt Nam theo dõi sát diễn biến đội tàu cá của Trung Quốc (DV).
Tàu cá Trung Quốc ra Trường Sa ‘loạn đội hình’ (VTC). - Ngư dân Trung Quốc: Những tên trộm khét tiếng ở Biển Đông (KT). - Tàu cá Trung Quốc đánh bắt trộm nhiều nhất ở Biển Đông’ (PN Today).
Biển Đông: Việt Nam cần giữ ‘cái đầu lạnh’ với TQ (TP).
HQ Philippines giám sát chặt 32 tàu cá Trung Quốc, sẽ bắt nếu có lệnh (GDVN). - Philippines sẽ ‘đuổi thẳng cổ’ đoàn tàu cá Trung Quốc (Infonet).
Nhật phản đối báo Trung Quốc đòi chủ quyền đảo Okinawa (TT). - Nhật phản đối “yêu sách” của Trung Quốc với đảo Okinawa(TN). -  Nhân Dân nhật báo TQ “thiếu suy nghĩ” khi đòi “chủ quyền” Okinawa (GDVN). - “Okinawa là của Nhật Bản” (SM).
Ấn Độ đang nhịp nhàng rẽ sóng Biển Đông (SM). - “Bận” ngoài khơi, Trung Quốc “lùi” trên đất liền? (VnMedia).
Lầu Năm Góc: Trung Quốc âm mưu bá chủ bằng quân đội ‘cơ bắp’ (Infonet).
EVN yêu cầu mua điện tối đa từ Trung Quốc (TT). - “Thuỷ điện Đăk Mi 4 chuyên nói dối”? (Infonet).
Tỉnh ủy Phú Yên kết luận về vụ “Bóng anh hùng” (DV). - Truyện ngắn Bóng anh hùng không sai phạm (TT).
Tố cáo tham nhũng – Người dân còn dè dặt (SGGP).
Cấp xã có nên quy hoạch sử dụng đất? (VOV). - Hà Nội: Phương án bồi thường đã duyệt, nhưng tiền không có (Infonet).
Bài 1: Ai phá Đàn Xã Tắc? (TTVH). - Việc bảo tồn Đàn Xã Tắc tiếp tục gây tranh cãi (SGGP). - Bảo tồn đàn Xã tắc: Tranh luận nảy lửa, không giải pháp cụ thể (TP).
Cận cảnh vụ ‘ăn bớt’ vacxin ở Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội (Infonet). - Phẫn nộ thay cho những tâm hồn non trẻ (DT).
Diễn biến mới nhất về vụ “nữ phó phòng lộng hành khắp tỉnh” (GDVN).
Tân Hoa xã: “Mỹ lo Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân” (GDVN).
Rộ tin đồn nhà lãnh đạo Kim Jong-Un vừa thoát chết (TTXVN). - Đồn đoán về việc ông Kim Jong-un thoát chết (TN).
Tổng thống Hàn kêu gọi Triều Tiên chấm dứt ‘vòng luẩn quẩn’ (NĐT).
Việt Nam theo dõi sát diễn biến đội tàu cá của Trung quốc” – Dân Việt – Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân Việt về việc Trung Quốc đã điều một đội tàu cá đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Lương Thanh Nghị khẳng định, mọi hoạt động tại quần đảo này nếu không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.  –VN theo dõi sát thông tin đội tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa (Dantri) -
Biết nó xuống xâm phạm chủ quyền mà không ra ngăn chận, theo dõi cái gì? để xem nó có đánh cá thời gian dài ở đấy không, ngồi theo dõi mấy tháng nhé.Đây nè :  Quân đội Philippines sẵn sàng đối phó đội tàu cá Trung Quốc (DV)
Bắc Kinh: Mỹ đang “chia rẽ” quan hệ Trung Quốc với các nước láng giềng (GDVN) -  Đúng là giọng điệu của quân tử Tàu!! Vừa ăn cướp vừa la làng. Đá cá lăn dưa.
32 tàu cá TQ trạm trán tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa phải vòng tránh – (GDVN) – Một tàu cá Việt Nam nằm chắn ngang đường cơ động của 32 tàu cá Trung Quốc ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa, buộc đội tàu cá Trung Quốc phải tìm đường vòng tránh.( CHẠM trán chớ cái gì mà TRẠM trán?)
“Tôi sẽ kiện tới cùng nếu Hà Nội xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc”  (GDVN) – TS Nguyễn Hồng Kiên – người trực tiếp khai quật đàn Xã Tắc cho biết, đã có sự đánh tráo khái niệm về di tích khi trình phương…
Phẫn nộ thay cho những tâm hồn non trẻ (Dân trí) – Rất nhiều từ ngữ nặng nề trong hàng ngàn phản hồi của bạn đọc liên tiếp gửi tới Dân trí, sau khi những tin đồn trước đây được một phụ huynh cho con đi tiêm chủng xác thực khi kiểm tra và phát hiện bé chỉ được tiêm có 2/3 so với liều quy định.   —Kinh hoàng chuyện “ăn bớt” vắc xin tại TT Y tế dự phòng Hà Nội (DT) — Cận cảnh vụ ‘ăn bớt’ vacxin ở Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội (Zing)  —Cầu vượt là hậu quả của quy hoạch thiếu tầm nhìn (ĐV)
Chỉ có “đồ thải” là chúng không ăn thôi,có gì lạ đâu ,tin hàng ngày mà ,phẫn nộ làm gì nó được???
Suy thoái đạo đức   (ĐVO) – Liên tiếp những vụ kiểm điểm, miễn nhiệm các quan chức cấp xã, huyện vì dính líu đến việc ngoại tình, bồ bịch hay rượu chè bê tha  —Ai xấu hổ trước bé 6 tuổi liêm khiết? (ĐV)
 Viết kiểu này nên đưa Tổng Trọng duyệt rồi mới đăng ,chớ không dụ KN 72 cũng suy thoái đạo đức ,hổng lẽ thành phần “ưu tú” cũng STDĐ , Bậy ,hổng được, số người ký KN72 họ “dành rồi”, họ không cho vào “hàng ngũ suy thoái Đạo đức” đâu- Vì ở Xã hội CNXH nên hiểu đúng những gì mấy ông lãnh đạo chóp bu nói nhé. Bao giờ cũng nói ngược đấy. Thí dụ : Tự do gấp triệu lần bọn Tư bổn giãy chết, nhưng bên Mỹ chưởi TT Mỹ ngay trước tòa Bạch ốc ,miến đừng ra đường nhảy choi choi làm trở ngại giáo thông là được ,hôm chủ Nhật rồi chỉ là nói chuyện và phổ biến cái “quyền làm người” (khác súc vật ,không phải con heo đâu mà Tự Do Trong Cái Chuồng )  mà lãnh đạo CHXHCNVN đã thọt tay vô ký -(Bà con nào chưa đọc ,thanh ngang trên đầu trang có đấy) -là hình ảnh sinh động chứng minh cho cách “hiểu ngược” của Chế độ XHCN, còn nhiều lắm mà ai cũng thấy.-
Cái đám “đầy tớ” ăn no mập thây ngồi không , cho nên nó sung, mà sung thì phải nhảy nọc bậy là điều tất yếu- Chớ nếu bụng đói meo thì nứng nỗi gì?- Cứ lấy thực tiễn mà biện chứng – Cái câu hay nhất là “tư tưởng nào thì chỉ đạo cho hành động ấy “” Giáo dục thế nào thì kết quả y như vậy” … ” cha nào con nấy,nồi nào úp vung nấy”…. Quanh năm ,suốt ngày học “đạo đức” mệt nghỉ mà tại sao như thế ? Bà con nào lý giải xe, càng học Đạo Đức nhiều thì lại càng làm bậy!!! gì kỳ dzậy???

Tuyên dương 42 điển hình học tập Bác Hồ (NLĐ)  —-Hình ảnh chùa Một cột kêu cứu trong vô vọng   (Dân trí)
Giải tán thanh tra xây dựng quận, huyện (NLĐ) -TPHCM lập 24 đội thanh tra địa bàn do Sở Xây dựng quản lý
Một lao động Việt Nam tử vong tại Angola   (NLĐO) – Anh Nguyễn Văn Hùng (35 tuổi) đã tử vong tại Angola do tai nạn lao động trong lúc làm thuê.
Việt Nam bàn việc miễn visa nhập cảnh cho 7 nước (NV) -Hiệp Hội Du Lịch Sài Gòn (viết tắt là HTA) cho hay vừa chính thức đề nghị Bộ Ngoại Giao và Bộ Văn Hóa-Du Lịch CSVN miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân các nước: Nhật, Hàn, Nga, Na Uy, Thụy Ðiển, Phần Lan và Ðan Mạch.
Đức Đệ Ngũ Tăng Thống: Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy tôn trọng tinh thần từ bi, trí tuệ và bình đẳng(Chuacuuthe)
Hạn chế không gian mạng ở Việt Nam (Huỳnh thục Vi dịch) -VRNs (09.05.2013) – Defend the Defenders - Ngày 2/5/2013 – Tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc kéo dài sang  năm 2013, với vụ việc mới nhất xảy ra vào ngày 26 tháng 3 năm 2013 sau khi tàu tuần tra Trung Quốc nổ súng vào thuyền đánh cá Việt Nam. Việc Trung Quốc sử dụng vũ khí có thể báo hiệu một giai đoạn mới trong tranh chấp Hoàng Sa, vì siêu cường khu vực này nhất quyết kiểm soát toàn vùng biển mà họ khẳng định chủ quyền trên Biển Đông (nguyên văn: biển Nam Hải).
Sự thật là cái chúng ta tiếp tục chạy trốn  -VRNs (09.05.2013) – Sài Gòn – Ở đây không nêu ra một nghi vấn, mà chính là khẳng định một thực tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam trước tình hình bi đát của đất nước hôm nay.
Ngẩng mặt, không cúi đầu  (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) -Những người làm thơ nhiều khi không nói thẳng ý kiến của mình, mà nói ngược lại. Thí dụ, blog của Nguyễn Trọng Tạo mới đăng một bài của nhà thơ Gia Hiền, mở đầu như thế này:
Giấc mộng của Trung Quốc (Nguoiviet) -Từ đầu năm nay, truyền thông Anh ngữ của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc đã trăm lần nói đến “Trung Quốc Mộng,” một mục tiêu do lãnh tụ mới lên là Tập Cận Bình đề ra.

Về quốc ca (Quỳnh Giao -Nguoiviet) -  Trong một chương trình truyền hình tháng trước của Người Việt Online, tâm cảnh Tháng Tư u uẩn có thể khiến đề tài nghệ thuật do Nam Phương gợi lên cho người viết đã dẫn về quốc ca. Nào ngờ là nhiều khán giả lại yêu thích đề tài khô khan này!

Dân nghèo thiếu ăn trong khi hàng viện trợ bị vất bỏ -Lạc Việt -(Thongluan) -  Điều đáng buồn là Việt Nam là một nước nghèo, ngửa tay xin viện trợ từ các nước giàu để giúp các người nghèo nhất nước, để rồi vứt bỏ hàng đống những thiết bị đắt tiền trong khi dân nghèo còn không đủ cơm ăn, áo mặc. Phải chăng những người có trách nhiệm không “ăn” được gì từ đống thiết bị đó, nên đã bỏ mặc ?
Có người lái và không người lái (Hiệu Minh) – (Thongluan) – “…Kinh tế thị trường đã chứng minh “không người lái” đã tỏ ra tác dụng. Từ một nước nghèo tới 80% dân số, nay còn khoảng 15%. Đây là một kỳ tích trong mấy chục năm “không người lái” hoặc “người lái” can thiệp không xuể…”
Tố giác tội phạm và phản kháng về vụ công an đánh người (LM Đinh Hữu Thoại) -(Thongluan) – Ngày 07/05/2013, linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại đã ký văn thư số : 03-05/2013/VP-CLHB gởi đến Lãnh đạo Công An TP. HCM và Lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM, để tố cáo tội phạm và phản kháng hành vi của công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP. HCM xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản công dân.

Nhớ Cụ Phan Chu Trinh với 10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam (Trần Kinh Nghị) – (Thongluan) -  Cụ Phan Chu Trinh là người Việt Nam đầu tiên (và duy nhất cho đến nay) nhìn thấy trước cảnh “dịch chủ tái nô” (đổi chủ nhưng dân vẫn là nô lệ)… Để tránh điều này, Cụ đã chỉ ra con đường giành độc lập – tự do cho dân tộc là phải bắt đầu từ “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Hiến kế cho Đảng (Anh Đồ Quèn N.V.)- (Thongluan) -  “…Hiện nay thằng Nga đang thèm cái Vịnh Cam-ranh của ta, muốn thuê, cứ cho nó thuê. Nhờ cái hạm đội Thái bình Dương của Nga canh gác hộ cho cái ven biển có khu khai thác dầu của ta ở đó. Có cho ăn kẹo, bố thằng Tàu cũng không dám đến quậy phá cắt cáp Tàu thăm dò của ta…”
Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 7 (Huỳnh Tâm) -(Thongluan) – “…Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989.  Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. Đảng CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam…”
Chìa khóa mở cửa tương lai châu Á -Nguyễn Quang dịch -Véronique Salze-Lozac’h, Nina Merchant-Vega, Katherine Loh, and Sarah Alexander - The Diplomat - (Phiatruoc)
Bùng nổ các nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam -Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước -Lê Hồng Hiệp, VNU and UNSW@ADFA – EAF
Tính đến cuối năm 2009, các công ty kỹ thuật của Trung Quốc đã tham gia vào nhiều dự án của Việt Nam với trị giá lên đến 15.4 tỉ đô la, biến Việt Nam trở thành thị trường lớn nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á….
….Tuy nhiên, sự phụ thuộc này cũng có cái giá của nó. Việc các nhà thầu Trung Quốc áp đảo tại Việt Nam đã tạo ra tâm lý thù địch trong quần chúng người Việt và tiếp tục khoan sâu thêm mối ngờ vực của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc.
Cuộc chiến tâm lý ở Biển Đông -Lê Duy chuyển ngữ, CTV Phía Trước -Roberto Tofani, Asia Times Online - (Phiatruoc)
Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đề hiện đại -TT. Thích Nhật Từ -Tổng Biên tập, Tủ sách và Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay -(Phiatruoc)
Cải cách chậm chạp bao phủ viễn cảnh tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam -Thanh Ngân chuyển ngữ, CTV Phía Trước -Jason Folkmanis, Bloomberg News - (Phiatruoc) -Những thay đổi chậm chạp tại các ngân hàng của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần dẫn đến quyết định cắt giảm dự báo tăng trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) hồi tuần trước.
HNTW 7 phá bỏ nguyên tắc ‘Dân chủ – Tập trung’ là hồi chuông cáo chung của Đảng CSVN (QLB) – Hội nghị Trung Ương sắp kết thúc, cho dù cuộc bầu bán bổ sung vào ‘nhà đỏ’ đã diễn ra, song truyền thông Lề đảng vẫn chưa được phép công bố kết quả ‘Quả đắng’ mà Tổng Bí Thư và hầu hết Ủy viên BCT đang phải ‘nuốt’ trong khi Thủ Tướng Dũng ‘đường hoàng’ công du đi Nga hội họp!
Miễn thuễ XNK vàng để ăn cướp hợp pháp tiền thuế của Bình ruồi! (QLB) -thất bại bởi việc tổ chức bán khống vàng dẫn đến việc bố già Nguyễn Đức Kiên bị bắt, kế hoạch kiếm 1 tỷ USD của thống đốc mật vụ Nguyễn Văn Bình thất bại, song bản chất của kẻ cướp không bao giờ ngừng trộm cướp, hết độc quyền vàng rồi đến danh hiệu vàng Quốc gia, rồi đấu thầu vàng… tất cả để phục vụ cho mục đích cướp ngày của Bình ruồi cùng nhóm lợi ích thao túng vàng. 
Chưa kịp đếm xong tiền cướp ngày từ đấu thầu vàng thì ông Thống đốc mật vụ  lại tiếp tục đưa ra chính sách buộc Bộ Tài chính phải miễn thuế xuất – nhập khẩu vàng nguyên liệu cho NHNN! Đây có khác gì một hành động ăn cướp tiền thuế biến thành lợi nhuận của chính mình để bù đắp lại những thiệt hại mà Bình đã lén lút rót tiền cho Ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng Bắc Á, ngân hàng Techcombank… sắp tới chuẩn bị rót cho PVFC-WB, SHB của bố già Hiển…

Báo New York times: Lê- Nin chết vì bệnh giang mai!? (QLB)

Lê-nin năm 1923. Nguồn ảnh: wikipedia ====>>>
A Retrospective Diagnosis Says Lenin Had Syphilis (NYT) -By C. J. CHIVERS
Hồ sơ dân oan tuần 4 (từ 29/4 đến 4/5/2013) (QLB) –  Từ ngày 29/4/2013 đến ngày 4/5/2013, Văn phòng Công lý & Hòa bình – DCCT Sài Gòn đã nhận được 10 bộ hồ sơ ở các tỉnh thành Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Bình Thuận, An Giang và Sài Gòn.


Philippines không dám chủ động gây chiến với Trung quốc (PNTD)   -=—TQ làm loạn biển Đông, Đông Nam Á sắm loạt vũ khí (PNTD)

Xâm lược không tiếng súng (RFA) -Trung Quốc lại một lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN qua chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị nhưng xem ra không thành công.
Đàm phán soạn thảo COC: Trung Quốc đang thực sự muốn gì? (NĐT)   —-Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa (VN+)
Cuộc gặp bên lề ASEAN của Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc (RFA)
Dã ngoại vì nhân quyền : RSF lên án việc hành hung blogger Việt Nam (RFI)=>
BS Nguyễn Đan Quế nhận định về nhân quyền VN hiện nay (RFA)
Phó thủ tướng Việt Nam sang thăm Trung Quốc (RFA) – Phó thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Thiện Nhân sẽ cùng ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc chủ trì cuộc họp lần thứ sáu Ủy ban Hợp tác Song Phương Việt Nam- Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh bắt đầu từ ngày mai cho đến ngày 12 tháng 5 này.
“Mù” các phòng khám Trung Quốc, có yếu tố nước ngoài(TNO)
Vụ nhân viên y tế ăn bớt vắc xin: Giám đốc trung tâm nhận trách nhiệm (TNO)
Ngưng nối HN và TPHCM bằng tàu Nhật (BBC) – Việt Nam ngưng dự án đưa công nghệ tàu cao tốc của Nhật vào dự án đường sắt nối liền Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để giảm phí.
Cấm công dân ‘đi ra đi vào nước mình’ (BBC/ nghe) – Luật sư Lê Trần Luật nói việc cấm công dân Việt Nam nhập cảnh chính nước mình là trái luật.  -Ông Luật bình luận như vậy với BBC sau khi hai công dân Việt Nam khiếu nại chính quyền vì cấm họ nhập cảnh trong thời gian vừa qua.
Bắt chẹt chặt chém du khách ở Việt Nam chỉ là hiện tượng cá biệt ? (RFI)

KINH TẾ  
Tạm hoãn “đại phẫu” nợ xấu để cứu thêm doanh nghiệp? (VnEco).
Tâm lý dè dặt trong phiên đấu thầu vàng thứ 15 (VnEco). - Phiên đấu thầu vàng 15 bất ngờ “ế” hàng (DT). - Giá chào bán quá cao, NHNN ế 6.400 lượng vàng (SM). - Vàng giảm giá, dân rục rịch đi mua (Infonet).
Lãi tiết kiệm rớt mạnh, doanh nghiệp vẫn kêu vốn đắt (eBank).
Lãi suất giảm, cổ phiếu bất động sản “bùng nổ” (TT). - Cổ phiếu thép khó khăn kép (SGĐT). - Cổ phiếu Eximbank “làm mưa làm gió” giao dịch thỏa thuận (PT). - Nhìn thẳng vào khó khăn của doanh nghiệp (ĐTCK).
Tồn kho bất động sản tăng vọt (TN). - “Bão” giảm giá bất động sản vẫn chưa ngừng (VnEco). - Giá đất cản trở “tâm điểm tài chính Đông Nam Á” (Infonet).
Lối thoát cho ngành chế biến dăm gỗ XK? (NNVN).
Thủy sản: Chật vật hồi phục (ĐĐK).
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cacao: Chưa đăng quang đã thất sủng (SGTT). - Nông dân tự ý thay đổi giống cây trồng: Tiềm ẩn nhiều rủi ro (VOV).
Khấm khá nhờ trồng đảng sâm (SGTT).
Từ chuyện lãnh đạo Trung Quốc vào siêu thị Việt… (Infonet).
Gà siêu rẻ là loại dùng làm phân bón của Trung Quốc (SM). - Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập: chẳng ngành nào muốn giữ trách nhiệm (NLĐ/SM).
Trung Quốc: CPI tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2012 (TTXVN). - Trung Quốc tự lập ‘đế chế’ xếp hạng tín dụng riêng (SM).
TPP không dễ về đích đúng hẹn (SGTT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Đời làm quan thăng giáng của Phúc thần Nguyễn Hiệu (KT).
Chùa Một Cột xuống cấp: Nghiêm trọng hay chưa? (Infonet). - Tận mắt thấy di tích chùa Một Cột xuống cấp (Infonet). - Hình ảnh chùa Một cột kêu cứu trong vô vọng (DT). - Tu bổ chùa Một Cột – Diên Hựu, còn phải chờ… hội thảo (SGGP).
“Bản địa hóa” sách dịch, cuộc tranh cãi chưa hồi kết (TTXVN/SGTT). - Thảm họa dịch thuật vẫn chưa có hồi kết (SGGP). - Văn học dịch chấp nhận sai sót? (TP). - Bị nhốt ở ‘địa ngục’ để dịch Dan Brown (TTVH).
Đạo diễn Trần Anh Hùng: Ai ở VN bỏ tiền cho tôi làm phim, tôi làm ngay! (TN).
Chuyện bản quyền nhạc sĩ quá cố – Kỳ 1: Nhạc Trịnh vẫn luôn “đắt sô” (TN).
Lao động là tu tâm, âm nhạc là đạo (SGTT).
Ngọc Đại: “Tôi không cho phép ai kiểm duyệt tôi” (KP/LĐ). - Ngọc Đại trả được hết nợ nhờ ‘Cái nường 8X’ (TP).
Khi người đẹp chọn nude để… “nổi” (PT). - ‘Nude để thiền’: Người mẫu xin Google xóa ảnh (TP).
Lê Hoàng: ‘Tôi với Dũng khùng chỉ có scandal… lộ hàng’ (GDVN).
Mức phạt vi phạm trong biểu diễn nghệ thuật còn quá thấp (SGGP).
Gói gọn lịch sử qua các biểu tượng giản đơn (SM).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên – Huế: Cho giáo viên làm đề thi của học sinh: Không thỏa đáng (DT).
- Đổi mới kiểm tra đánh giá giáo dục: Kiểm tra, đánh giá góp phần đổi mới phương pháp dạy học (GD&TĐ).
Di dời trường ĐH, CĐ để giảm mật độ sinh viên trong nội thành (DT).
Những cử nhân hàng ngày chăm chỉ đọc báo “mua và bán”! (PL&XH).
- Đổi mới kiểm tra đánh giá giáo dục: Kỳ 2: Đánh giá phải vì sự tiến bộ của học sinh (GD&TĐ).
Thủ khoa môn Sử trường Báo chia sẻ bí quyết ôn thi (NĐT).
Oải với đề ôn thi lớp 3 (ĐĐK).
Không chỉ là điểm số (GD&TĐ).
Một đám tang đặc biệt (NNVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 
Nghịch lý ở BV Bạch Mai: Bệnh nhân không ăn cơm vẫn phải đóng tiền (?!) (PT).
Bộ Tài chính “sửa sai” (NLĐ).
“Ăn thịt heo chết còn ngon hơn thịt heo sống” (!) (TT). - Công nghệ làm tăm: Phủ kín hóa chất độc hại (Infonet).
Công khai mua bán trẻ sơ sinh (TT).
Tàu chở cát bị đâm chìm, 4 người thoát nạn giữa biển (DT).
Lai Châu: Nghịch súng kíp, một trẻ ba tuổi tử vong (TTXVN).
Việc giải cứu gặp khó khăn, voi rừng có nguy cơ mất mạng (DT).
Vụ “trúng” trầm tiền tỉ: Dân bị lừa mua trầm “đểu” (TN).
Đà Nẵng: Lắp camera phạt “nguội” vi phạm giao thông (DT).
Dân ngã ngửa với chiêu ‘vay vốn… không cần thế chấp’ (NĐT).
- Thịt thối, dầu ăn nước cống của Trung Quốc: Sống chung với tử thần (NNVN).
Bangladesh: Lại cháy xưởng may, ít nhất 8 người chết (DT). - Bangladesh: Xác chết ôm nhau trong đổ nát (KP).
QUỐC TẾ  
Tấn công Syria, Israel nhằm mục đích gì? (GD&TĐ).  - “Giải pháp cho cuộc chiến chỉ bắt đầu khi ông Assad ra đi” (LĐ).
Taliban phát động tấn công phá hoại bầu cử Pakistan (TTXVN).
Tạp chí “Quan liêu Ngày nay”: Vũ khí mới cho cuộc chiến chống tham nhũng của Ấn Độ (SM).
Nga khoe vũ khí khủng ở diễu binh Ngày Chiến thắng (TTXVN). - ‘Nước Nga sẽ làm tất cả để không bao giờ có chiến tranh’ (PT).
Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng, thế giới gặp nguy (Infonet).
Thi thể nghi phạm Boston có thể không được phép đưa về Nga (VOV).
Những điều ít biết về nghi phạm bắt cóc 3 phụ nữ suốt 10 năm (DT).
Italia: Tình tiết mới về vụ án chấn động 3 thập niên trước (CAND).

Hoàn Cầu: Putin để Ngoại trưởng Mỹ chờ không 3 tiếng đồng hồ (GDVN)
Nhật đáp trả Trung Quốc vụ đòi chủ quyền Okinawa  (Dân trí) – Nhật Bản hôm nay đã đưa ra sự phản đối ngoại giao với Trung Quốc xung quanh một bài viết đăng tải trên tờ báo chính thống nước này thách thức quyền sở hữu đảo Okinawa của Nhật Bản.
Kim Jong Un vừa thoát chết?  -Dân Việt – Triều Tiên bất ngờ trao Huân chương Anh hùng cho một nữ cảnh sát giao thông vì “đã quên mình cứu nguy cho lãnh đạo cách mạng”, khiến nhiều người nghi ngờ, ông Kim Jong Un vừa thoát chết sau một vụ tai nạn.
Video: Toàn cảnh lễ diễu binh hoành tráng ngày 9/5 ở Quảng Trường Đỏ  (GDVN)

Bangladesh: Cháy xưởng may, 8 người thiệt mạng (NLĐ) — Lại thêm một vụ cháy xưởng may ở Bangladesh, 8 người thiệt mạng (VOA)

Giải nhiệm 17 sĩ quan chỉ huy các giàn phóng hỏa tiễn nguyên tử (NV)  -Không Quân Mỹ vừa có biện pháp trừng phạt chưa từng thấy là giải nhiệm một loạt 17 sĩ quan chịu trách nhiệm việc kiểm sóat và phóng hỏa tiễn nguyên tử liên lục địa, sau khi các cuộc thanh tra cho thấy họ không đủ khả năng và thiếu kỷ luật.

Phải chăng Kim Jong Un bị ám sát hụt ? (RFI)

Rộ tin đồn nhà lãnh đạo Kim Jong-Un vừa thoát chết (VN+)   —-Bắc Hàn rút tên lửa khỏi bờ Đông (BBC)  —-‘Bình Nhưỡng bình tĩnh’ (BBC) – Hoa Kỳ nhắc Bắc Hàn bỏ kiểu ‘khiêu khích có thưởng’
Hàn Quốc chiêu dụ Bắc Triều Tiên xây dựng hòa bình (RFI)   —Tổng thống Hàn Quốc khẳng định thái độ kiên quyết với Bình Nhưỡng – (RFI)
Mỹ có thể trừng phạt Trung Quốc vì tấn công mạng (Genk)  —Trung Quốc bắt giữ các nhà hoạt động đòi cấp lãnh đạo công khai tài sản (RFI)

Anh của luật sư mù Trần Quang Thành bị đánh ở Trung Quốc (VOA)

Ngoại trưởng Ấn Độ đến Trung Quốc sau vụ đối đầu ở biên giới (VOA)

Nhật phản đối “yêu sách” của Trung Quốc với đảo Okinawa (TN)   —Chứng khoán Nhật cao nhất kể từ 2008 (BBC)  —Nhật phản đối báo Đảng Trung Quốc (BBC)   — Nhật Bản phản đối việc Trung Quốc đòi xét lại chủ quyền Okinawa (RFI)
Di sản thuộc địa Anh qua vụ đụng độ biên giới Afghanistan-Pakistan (VOA)  —Tù nhân người Pakistan ở Ấn Độ qua đời (VOA)  —Pakistan chuẩn bị cho cuộc bầu cử lịch sử (VOA)
‘Chính phủ chuyển tiếp Syria không bao gồm ông Assad’ (VOA)

TRUNG QUỐC ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC TẠI MIANMA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 8/5/2013
TTXVN (Niu Yoóc 7/5)
Phản ánh những động thái điều chỉnh chiến lược để củng cố vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mianma kể từ khi nước này mở cửa năm 2011 đến nay, viện nghiên cứu Trung Quốc Jamestown Foundation” của Mỹ cho biết khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với người đồng cấp Mianma U. Thein Sein tại Tam Á của Trung Quốc ngày 5/4, không khí thân mật thông thường nhằm thúc đẩy mối quan hệ “hợp tác toàn diện” giữa hai bên trở nên tẻ nhạt khi ông Tập Cận Bình nhắc đến mối đe dọa từ việc phương Tây xâm nhập Mianma và các công ty Trung Quốc hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc kinh doanh ở nước này.

Việc Trung Quốc tỏ ra khó chịu với một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất không có gì ngạc nhiên. Kể từ khi Chính phủ Mianma bắt đầu thực hiện tiến trình cải cách và mở cửa năm 2011, Bắc Kinh nhận thấy sự thống trị truyền thống ở nước này đang có nguy cơ biến mất. Đồng thời Bắc Kinh cũng cảm thấy các lợi ích của Trung Quốc sẽ bị đe dọa khi các nước phương Tây nhảy vào cạnh tranh và dân chúng Mianma ngày càng lên tiếng phản đối Trung Quốc. Hiện nay, một số quan chức Trung Quốc công khai thừa nhận rằng Bắc Kinh đánh giá thấp tiến trình thay đổi dân chủ ở Mianma và đánh giá quá cao ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước này. Trước tình hình đó, mấy tháng qua Bắc Kinh bắt đầu triển khai chiến dịch điều chỉnh chiến lược tại Mianma. Bằng cách thay đổi cách tiếp cận ngoại giao, tăng cường can dự vào các cuộc xung đột sắc tộc và điều chỉnh hoạt động phù hợp môi trường kinh doanh đang thay đổi, Bắc Kinh đang tìm cách sử dụng các nguồn lực và ảnh hưởng để đáp ứng các nhu cầu của một đất nước Mianma cải cách nhanh nhằm bảo vệ các lợi ích quan trọng của Trung Quốc ở đó trong những năm tới. Từ trước đến nay, Trung Quốc và Mianma vẫn thường coi mối quan hệ của họ là anh em. Mianma là nước không theo chủ nghĩa xã hội đầu tiên thiết lập quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, sau đó Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và người đồng cấp Mianma U Nu có mối quan hệ thân thiện. Trong thập kỷ 1960, quan hệ hai nước trở nên căng thẳng do Bắc Kinh ủng hộ những người Cộng sản ở Mianma, nhưng quan hệ giữa hai nước được cải thiện nhanh chóng sau khi quân đội Minama nắm quyền lãnh đạo đất nước năm 1988. Đối mặt với các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây, đất nước Mianma nghèo khổ ngày càng hướng tới Trung Quốc để tìm kiếm sự ủng hộ và Bắc Kinh không ngần ngại giúp đỡ khi thương mại biên giới giữa hai nước chính thức khai thông năm 1988 và Trung Quốc bắt đầu viện trợ quân sự cho Mianma năm 1989. Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài và đối tác thương mại lớn nhất ở Mianma và năm 2011 hai bên ký thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian diễn ra cuộc hội đàm đầu tiên giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Thein Sein. Hiện nay Trung Quốc có một số lợi ích quan trọng ở Mianma.
Trước hết, Trung Quốc mong muốn tình hình ổn định trên tuyến biên giới dài 2.200 km với Mianma – nơi hai nước thường xuyên gặp rắc rối do các cuộc xung đột sắc tộc, buôn bán ma túy và HIV/AIDS, nhưng trao đổi thương mại qua biên giới đạt nhiều tỷ USD hàng năm và điều đó rất quan trọng cho tỉnh Vân Nam cũng như hơn 2 triệu Hoa kiều sinh sống tại Mianma.
Thứ hai, Bắc Kinh muốn bảo vệ các khoản đầu tư sinh lợi khổng lồ của họ ở Mianma. Trung Quốc đóng góp gần 1/2 trong tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn 1/4 thương mại của Mianma, trong đó các công ty Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng và thủy điện vì các lĩnh vực này quan trọng cho phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc nhận thấy Mianma có vị trí địa chính trị rất quan trọng, bởi vì nước này là cửa ngõ vào Ấn Độ Dương, do đó giúp Bắc Kinh giảm bớt sự lệ thuộc vào eo biển Malacca. Chính vì vậy, Trung Quốc đã bỏ 2,5 tỷ USD để đầu tư xây dựng một đường ống dẫn dầu dài 800 km từ bờ biển phía Tây của Mianma đến Trung Quốc và dự kiến ngày 31/5 sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng. Đường ống dẫn dầu này sẽ giúp Trung Quốc giảm 1/3 sự phụ thuộc eo biển Malacca và giảm bớt 1.200 km đường biển đi qua các eo biển, Biển Đông và đến các bến cảng Trung Quốc; cuối cùng Mianma cũng là một đối tác quan trọng của Trung Quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Bắc Kinh nhận thấy điều đó khi tìm kiếm sự ủng hộ về các vấn đề khu vực như tranh chấp lãnh hải Biển Đông và tuần tra chung dọc sông Mê Công. Nhưng bốn lợi ích quan trọng đó của Trung Quốc đã và đang trực tiếp bị đe dọa sau khi Mianma bắt đầu công cuộc cải cách năm 2011.
Các dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD của Bắc Kinh tại Mianma như đập thủy điện Myitsone và mỏ đồng Letpadaung buộc phải đình chỉ do tình cảm chống Trung Quốc ngày càng tăng trong các đảng đối lập và trong công chúng, từ đó làm cho một số công ty Trung Quốc hoảng sợ và các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Mianma giảm gần 90% trong năm 2012. Trong khi đó các mối quan hệ Mỹ-Mianma lại mạnh lên, chẳng hạn Mỹ đang dần xóa bỏ các biện pháp cấm vận và Mianma đã tham gia các cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Hổ Mang Vàng 2013” của Mỹ và Thái Lan, từ đó làm tăng nỗi lo ngại ở Bắc Kinh về ý đồ của Oasinhtơn bao vây ngăn chặn Trung Quốc. Bên cạnh đó, các cuộc xung đột bùng phát ở Kachin, miền Bắc Mianma đầu năm nay khiến Bắc Kinh càng lo ngại tình hình an ninh mất ổn định trên biên giới, đặc biệt sau khi một số đạn pháo rơi vào sâu trong lãnh thổ Trung Quốc và Bộ Ngoại giao đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Do các sự kiện đang tác động đến lợi ích chiến lược, mấy tháng qua Bắc kinh đã và đang điều chỉnh chiến lược tại Mianma như sau.
Thứ nhất, Bắc Kinh mới đây ra một số tuyên bố mang tính chất cá nhân mập mờ nhưng quan trọng về Mianma và điều đó cho thấy Bắc Kinh đang thay đổi cách tiếp cận ngoại giao đối với Mianma. Ngày 11/3, Bắc Kinh bổ nhiệm cựu Thứ trưởng Ngoại giao Vương Anh Phàm, 71 tuổi, làm đặc phái viên đầu tiên phụ trách các vấn đề châu Á, có nhiệm vụ hết sức chú trọng và ưu tiên cao quan hệ với Mianma bởi vì “có quá nhiều vấn đề xảy ra gần đây” ở nước này. Sau đó ông Vương Anh Phàm đã gặp gỡ các nhà hoạt động chính trị đối lập và các nhóm xã hội dân sự cũng như phát biểu thẳng thắn về việc Bắc Kinh cần cải thiện hình ảnh tại Mianma như một phần nỗ lực lớn hơn để đa dạng hóa các mối quan hệ của Trung Quốc tại Mianma. Bắc Kinh cũng quyết định thay Đại sứ tại Mianma Lý Quân Hoa bằng tân Đại sứ Dương Hậu Lan, một quan chức ngoại giao dày dạn kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc tình hình Đông Nam Á. Ông Dương đã trình quốc thư lên Tổng thống Thein Sein ngày 29/3 tại thủ đô Nâypiđô. Các nhà phân tích cho rằng việc Bắc Kinh chỉ định Đại sứ Dương tại Minama nhằm phát ra tín hiệu Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược mới nhằm can dự vào các cải cách tại Mianma sau nhiều năm thất bại của Đại sứ tiền nhiệm Lý.
Thứ hai, Trung Quốc sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận mạnh mẽ hơn nhằm đối phó với các nhóm sắc tộc gây bạo loạn chống Chính quyền Nâypiđô để nâng cao vị thế của Trung Quốc hơn nữa so với các nước khác tại Mianma. Một mặt, sau khi tránh né vai trò như vậy trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đang đóng vai trò chưa từng thấy trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nâypiđô và Tổ chức Độc lập Kachin (KIO) vào tháng 2/2013, một phần để ngăn chặn các nỗ lực can dự của Mỹ và phương Tây. Vì vậy Trung Quốc đứng ra tổ chức 2 vòng đàm phán và cử các quan chức cấp cao tham dự đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hai vòng đàm phán đó. Nhưng một số tin tức cho biết vòng đàm phán thứ ba đã bị hoãn hồi đầu tháng 4/2013, do Trung Quốc dựa vào các phiến quân Kachin để không tổ chức cuộc gặp, vì lo sợ Liên hợp quốc, Anh và Mỹ sẽ can dự và Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò lớn hơn trong các cuộc đàm phán tay ba để dễ dàng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Minama. Song song với chính sách “cây gậy và củ cà rốt kinh tế” để lôi kéo Chính phủ Mianma, Bắc Kinh cũng ủng hộ một số nhóm phiến quân sắc tộc thiểu số để thúc đẩy hơn nữa các lợi ích an ninh. Ví dụ, mặc dù Bắc Kinh thường lớn tiếng phủ nhận, nhưng các nhà quan sát khẳng định Trung Quốc đã bí mật tăng cường viện trợ quân sự cho Quân đội bang Wa thống nhất (UWSA) – một nhóm phiến quân lớn nhất tại Mianma. Trong khi các nhà phân tích lâu nay vẫn nghi ngờ Trung Quốc đã và đang bí mật cung cấp vũ khí cho UWSA, “Tạp chí Tình báo Jane” tháng 12/2012 cho biết Trung Quốc đã hoàn thành nhiều đợt chuyển giao vũ khí, trang thiết bị quân sự cho các phiến quân, kể cả tên lửa đất đối không và lần đầu tiên 12 xe bọc thép, nhằm ngăn chặn Chính quyền Nâypiđô phát động một cuộc tấn công quân sự toàn diện chống nhóm phiến quân UWSA.
Thứ ba, bất chấp những thất bại gần đây, các công ty Trung Quốc đang thể hiện khả năng thích ứng với bầu không khí chính trị thay đổi ở Mianma. Các công ty lớn của Trung Quốc như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, chịu trách nhiệm xây dựng các tuyến đường ống dẫn khí đốt và dầu lửa của Bắc Kinh, đang nỗ lực đầu tư nhiều hơn nữa để giúp đỡ các cộng đồng địa phương xây dựng nhiều bệnh viện, trường học và các cơ sở khác. Các công ty cũng đang tiến hành chiến dịch mở rộng quan hệ với dân chúng Mianma để cải thiện hình ảnh của họ. Sau vụ tranh cãi về mỏ đồng Letpadaung gần khu vực Monywa thuộc miền Trung Mianma, công ty trách nhiệm hữu hạn Wanbao Mining Ltd của Trung Quốc bắt đầu triển khai kế hoạch vận động hành lang mạnh mẽ ở Mianma để giành được các dự án béo bở. Chiến lược đấu thầu của các công ty cũng được thay đổi như một hãng điện thoại di động của Trung Quốc đã tăng cường hợp tác với hãng điện thoại di động Vodafone để giành được giấy phép thực hiện các dự án viễn thông của Mianma. Rõ ràng Bắc Kinh đang khích lệ các công ty Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động ở Mianma. Tân đặc phái viên phụ trách các vấn đề châu Á Vương Anh Phàm đang cố gắng giúp ngăn chặn tình trạng bất mãn ở các địa phương của Mianma bằng cách thường xuyên thừa nhận các công ty Trung Quốc cần cải thiện các mối quan hệ công chúng yếu kém của họ và nỗi lo ngại của Chính quyền Nâypiđô về các dự án cơ sở hạ tầng là có cơ sở. Cùng lúc đó, ngày 1/3 Bộ Thương mại và Bộ Bảo vệ Môi trường của Chính phủ Trung Quốc đã ban hành các tài liệu hướng dẫn mới để giúp các công ty Trung Quốc nêu cao trách nhiệm xã hội ở các thị trường nước ngoài, đặc biệt tại Mianma – nơi Bắc Kinh ngày càng bị chỉ trích về vấn đề phá hủy môi trường.
Bắc Kinh hy vọng sự điều chỉnh chiến lược tại Mianma sẽ tạo nên sức mạnh bảo vệ các lợi ích sống còn của Trung Quốc và chuẩn bị tham gia cạnh tranh hơn nữa ở đó. Nhưng nỗ lực cũng có giới hạn. Can dự ngoại giao và cải thiện hơn nữa trách nhiệm xã hội không thể đảo ngược tình cảm chống Trung Quốc mạnh mẽ của dân chúng Mianma do các dự án cơ sở hạ tầng và vai trò của Bắc Kinh gây nên. Trung Quốc cũng hết sức lo ngại phương Tây tăng cường can dự vào Mianma và việc xem xét chính sách của Bắc Kinh cũng có thể dẫn đến những căng thẳng nghiêm trọng trong quan hệ song phương, từ đó đấy Mianma gần gũi hơn với các nước khác, kể cả Mỹ. Hơn nữa vai trò tích cực hơn của Bắc Kinh đối với các vấn đề nhạy cảm ở Mianma có thể khiến Bắc Kinh đánh mất nhiều ảnh hưởng hơn ở Nâypiđô, bởi vì Trung Quốc đang bị coi là một đối tác ngày càng không đáng tin cậy và can thiệp các công việc nội bộ của Mianma. Do đó vẫn còn quá sớm để đánh giá triển vọng điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc tại Mianma, nhưng rõ ràng sau một số sai lầm ban đầu, Bắc Kinh đã và đang nỗ lực giành lại vị thế và duy trì ảnh hưởng ở Mianma./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét