CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Khẳng định chủ quyền biển đảo dưới góc nhìn lịch sử (QĐND). - “Mắt thần” trên Quần đảo Trường Sa (ND). - Lý Sơn nguyên vẹn thủa ban đầu (DNSG). - Bình Ba, đảo nhỏ thân thương (QĐND). =>
- HẢI TẶC MỚI KIỂU TÀU TRÊN BIỂN ĐÔNG (Bùi Văn Bồng). - Xâm lược không tiếng súng (RFA). “Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá Việt Nam tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa… Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ. Từ chỗ chiếm bằng lời nói, tới chiếm bằng bản đồ rồi tiến tới chiếm bằng hành động thực tế”.
- Có giải pháp chống hải tặc kiểu Tàu đây rồi, cử anh Nhân qua đó năn nỉ, van xin nó: – Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến TQ (VNN). - Phó TT Nguyễn Thiện Nhân đi Trung Quốc giữa lúc hội nghị TW7 chưa kết thúc (DLB).
- Phỏng vấn ông Trần Công Trục: “Trung Quốc ngày càng mạnh bạo” (BBC). - Trung Quốc ngày càng mạnh ở Biển Đông (BBC). “Các hoạt động này diễn ra trong bối cảnh là Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã ban hành Quy hoạch phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12. Đây là quy hoạch đã được cân nhắc rất kỹ lưỡng, đặc biệt tập trung vào khía cạnh khai thác tài nguyên”.
- Thái Văn Cầu: Hai Việt Nam và chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa (Boxitvn).
- Thấy gì qua chiến lược “phát triển biển” của Trung Quốc? (KT).
- Nhật phản đối báo Đảng Trung Quốc (BBC). - Nhật Bản phản đối bài báo của Trung Quốc về chủ quyền Okinawa (VOA). - Nhật Bản phản đối việc Trung Quốc đòi xét lại chủ quyền Okinawa (RFI). - Nhật Bản phản đối Trung Quốc về tuyên bố đối với đảo Okinawa (VOV). - Nhật-Trung đối thoại cơ chế tránh đụng độ trên biển (TTXVN). - Nghị sĩ cấp cao Nhật mất chức sau chuyến đi Trung Quốc (TT). - Phái viên Mỹ thăm Nhật Bản, Trung Quốc vào tuần tới (TTXVN).
- Quân đội Philippines bắn chết 1 ngư dân Đài Loan (TTXVN).
<- Nguyễn Khắc Mai: Đôi điều về Minh triết Các Mác hay những nghịch lý “cộng sản” (Quê Choa). - Con tắc kè và con thú dữ (Phi Vũ).
- Việt Nam – Thời kỳ suy thoái và khủng hoảng trầm trọng (DLB).
- Lựa chọn nào cho chính trường Việt Nam? (Trần Kinh Nghị). Chú Tễu bình trên FB: “Chẳng có lựa chọn nào hết! Đập đi, san phẳng, xây lại“.
- Đỗ Kim Thêm – Khái niệm về thẩm quyền lập hiến của toàn dân (Dân Luận).
- Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 – cơ hội để cải cách thể chế một cách căn bản và có tính hệ thống (ĐBND).
- Vấn đề kỹ thuật văn bản trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (NCLP).
- Về quốc ca (Người Việt). “Khi nào người dân có quyền tự do và chọn được lời tâm nguyện thanh bình và nhân đạo làm quốc ca, may ra vận nước có thể tươi sáng hơn chăng?”
- Dã ngoại vì nhân quyền : RSF lên án việc hành hung blogger Việt Nam (RFI). - Thông báo của Chúng Ta- Công dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Phạm Thanh Nghiên).
- Đào Tiến Thi: Kể chuyện công an thăm nhà tối 4/5/2013 (Tễu). “Hiểu biết về nhân quyền cũng như dân quyền là việc Đảng và Nhà nước còn phải tuyên truyền giác ngộ cho nhân dân. Đã không làm thì để cho dân tự tìm hiểu lấy, lại còn cấm. Dân trí cao là yếu tố quyết định để nước mạnh. Dân ngu thì nước yếu. Sao Đảng và Nhà nước lại cố tìm cách cho dân mình ngu? Có nước nào trên thế giới này như vậy không?... “. Mời xem lại: Hãy xem họ bảo vệ chế độ như thế nào (Phương Bích).
- Bị công an làm khó do mặc áo “nhạy cảm” (RFA). Anh Châu Văn Thi: “Các anh có thấy gì không? Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam, chứ có chữ nào nói Hoàng Sa- Trường Sa của Trung Quốc không mà các anh nói là nhạy cảm”. – Trần Chấn Uy: HÃY LỚN LÊN ĐI HỠI CHÀNG TRAI VIỆT (Nguyễn Trọng Tạo).
- Kỷ niệm Ngày Nhân quyền Việt Nam tại Trụ sở Quốc hội Mỹ (VOA). “Năm nay với tình trạng đàn áp nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề thúc đẩy Việt Nam thả tù nhân lương tâm, nhất là những người bị bắt vì sử dụng internet để bày tỏ ý kiến ôn hòa như blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần hay nhạc sĩ yêu nước Việt Khang”. Đại sứ David Shear và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập và là chủ tịch của Phong trào Nhân quyền phi bạo lực ở Việt Nam và là ứng viên giải Nobel Hoà bình 2012 tại nhà Bác sĩ Quế ngay sau cuộc gặp gỡ ngày 17/8. =>
- Những anh em hoạt động cho dân chủ cần biết và chia sẻ: Cơ hội để trực tiếp lên tiếng một cách chính thức với Liên Hiệp Quốc (VOA/ DĐCN). - Giành quyền làm người (Boxitvn).
- Khốn khổ khốn nạn cho tờ báo đảng, không móc cống được ra thêm một khuôn mặt nào mới hơn, lại phải tiếp tục xài kền kền Trần Chung Ngọc: Ðể thực hành dân chủ, phải ý thức rõ trách nhiệm xã hội của công dân (ND).
- GS Lê Xuân Khoa: Hoà Hợp Và Hoà Giải (Diễn Đàn).
- 40 năm sau, người Việt lại bỏ chạy bằng đường biển: 40 years on, fleeing Vietnamese take to seas again (AP/ Yahoo!News). “Gần 40 năm sau khi hàng trăm ngàn người Việt bỏ chạy khỏi đất nước Cộng sản bằng đường biển, số người ra đi bằng đường biển lại gia tăng. Chỉ riêng năm nay, đã có 460 người gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã đến Úc, nhiều hơn tổng số người [đã bỏ nước ra đi bằng đường biển] 5 năm qua cộng lại“. Mời xem lại: Cộng sản Việt Nam – Chuyên gia buôn người ngoại hạng (American Thinker/ Defend of the Defenders).
- Chúng ta rồi sẽ đi về đâu… (FB Kelly Vo/ LTDA).
- CẦN MỘT CÁI CHUNG ĐỂ LÀ MỘT DÂN TỘC (Sao Hồng). “‘Bên thua cuộc’, với nổi đau vong quốc, phải rời bỏ quê hương đất nước; không quên được những mất mát tài sản, gia đình chia lìa lý tán; bỏ xác người thân ngoài biển sâu; không chấp nhận sự tồn tại của một thực thể chính trị dựa trên ý thức hệ đang bị thế giới xét lại và từ bỏ,…“. - Đất Lành chim đậu (Sống Magazine).
- NÓI VỀ TẦNG LỚP SĨ PHU NHO SĨ Ở THỜI XƯA VÀ GIỚI TRÍ THỨC HIỆN ĐẠI CỦA ĐẤT NƯỚC TA NGÀY NAY (DĐCN).
- Phỏng vấn LS Lê Trần Luật: Về các vụ cấm công dân xuất nhập cảnh VN (BBC). - Cấm nhập cảnh kiể̀u Việt Nam ‘là sai luật’ (BBC).
<- Cần tạm dừng dự án alumin Nhân Cơ (NLĐ). - Dừng bôxit Tây Nguyên là ‘không thực tế’ (VNN). - Bauxite: TKV đã mắc bẫy giá rẻ và tự trói mình (Đào Tuấn).
- Để Quốc hội bãi miễn: Chức mất, danh dự cũng chẳng còn (ĐV).
- BỘ MÁY – ĐIỆP KHÚC CỒNG KỀNH (Bùi Văn Bồng). - Nguyễn Bá Thanh – ‘phép thử độc’ của TBT Nguyễn Phú Trọng? (DLB). - ỦNG HỘ DÂN VẬN CỦA ANH LÚ (DĐCN). - Mjttomo – Ông Tổng (Dân Luận).
- Nhà giáo Trương Quang Đệ: 7 nguyên tắc điều hành sự sống (Quê Choa). “Một chủ trương chính trị nào đó gây ra việc giết hại dù chỉ là một thường dân vô tội đều phải bị lên án. Ai đề ra chủ trương đó phải chịu trách nhiệm, phải bị cách chức, xử lí trước pháp luật và nhà nước phải bồi thường cho những nạn nhân…”. Chỉ cần làm theo nguyên tắc đầu tiên này sẽ không còn người lãnh đạo đất nước, từ trên xuống dưới sẽ bị cách chức, bị xử lí hết… Theo ông Tổng Trọng, người đề ra nguyên tắc này là “suy thoái”, là “thế lực thù địch”, là “phản động”, là…
- Video: Phải cân bằng vị thế người dân mất đất và người thu hồi (VTV). – Video: Đối thoại chính sách: Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi – Tiếng nói từ cơ sở (VTV). - WEGREEN: Quan niệm Giàu – Nghèo & bộ mặt xấu xí của xã hội (FB WeGreen/ Dân Luận).
- Đền bù không công bằng, thiếu dân chủ (RFA). “Tôi không giữ đất làm gì, miễn sao Nhà Nước thu hồi mà đền bù thỏa đáng là được rồi; nhưng ở đầy đền bù 18 ngàn đồng một mét vuông là không thỏa đáng và không theo đúng tiêu chí của luật định”.
- Dân nghèo thiếu ăn trong khi hàng viện trợ bị vất bỏ (Thông Luận).
- Viết cho bạn, viết cho tôi (Hai Lúa).
- Tối hậu thư của Ban Thanh tra Nhân dân Đại học Quy Nhơn (Chu Mộng Long).
- Làm thủ tục “3 trong 1”, dân khỏe! (PLTP).
- “Mù” các phòng khám Trung Quốc, có yếu tố nước ngoài (TN).
- Sở Y tế Hà Nội thừa nhận tiêm thiếu vaccine cho trẻ (VOV). - Phòng Tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội: Có xảy ra việc bớt xén vaccine một cách hệ thống? (LĐ). - Vụ tiêm thiếu vacxin trẻ nhỏ: Y tá tiêm thuốc nói gì?(Infonet/Zing). - Vì sao nhân viên tiêm chủng lại tiêm thiếu vắcxin? (TTXVN). - Nhân viên TT YTDP Hà Nội bớt lại vắc xin vì… mệt? (DT). - Bị tiêm vắc xin thừa, con bạn sẽ tử vong? (VTC).
- Buôn lậu, tham nhũng 1.320 ôtô du lịch (TT). - Chống lãng phí từ đâu? (NLĐ).
- Chống mũ bảo hiểm giả: “Các anh cứ bảo kê thì không bao giờ thành công” (DT).
- UBND huyện Sa Pa phớt lờ chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh, dung túng cho sai phạm (DT).
- Long An: Đình chỉ công tác 2 sĩ quan công an (NLĐ).
- Dân chặn đường, Nhà máy vàng Phước Sơn tạm đóng cửa (TT).
- Video: Tập đoàn NAM CƯỜNG lừa khách hàng mua nhà tại Dương Nội (FB Trương Văn Dũng). - Chưa đầy 30 ngày, khách hàng 2 lần ‘vây’ Nam Cường (NĐT). =>
- Từ cuộc đời McAfee có đôi lời với Bkav (Hiệu Minh). “Ở Mỹ mà sản xuất ra phần mềm chống virus lại biến thành công cụ ăn cắp dữ liệu cá nhân, cho dù có phục vụ chính phủ, thì cả công ty đó tù mọt gông“.
- Tú Xương & Nỗi Buồn Miến Điện (Sống Magazine).
- Chìa khóa mở cửa tương lai châu Á (Diplomat/ TCPT).
- Việt Nam bị tố giác trước tòa án xử Khmer Ðỏ ở Phnom Penh (VOA).
- Anh của luật sư mù Trần Quang Thành bị đánh ở Trung Quốc (VOA). - Trung Quốc bắt giữ các nhà hoạt động đòi lãnh đạo công khai tài sản (RFI). “Nhà hoạt động Lưu Bình, 48 tuổi đã bị bắt vì tội ‘kích động lật đổ chính quyền Nhà nước’ sau khi bà tiến hành một chiến dịch vận động trên internet đòi các lãnh đạo đảng phải công khai thu nhập của mình”. - Chuyện ở nông trại: Thực tế Orwell ở Trung Quốc (Nhị Linh).
- Bắc Kinh ngăn biểu tình sau vụ ‘tự tử’ (BBC). “Thực sự, cô ấy chết do tự ngã! Câu hỏi là tại sao một cô gái bình thường lại nhảy từ trên cao xuống. Thay vì ai đã khiến cô ấy chết. Ai đã làm chuyện đó?” Các nước “thiên đường” giống hệt nhau! Toàn là tự… chết!
- Ngoại trưởng Ấn Độ đến Trung Quốc sau vụ đối đầu ở biên giới (VOA). - QĐ Đài Loan: “Nghỉ hưu không được du lịch TQ” (KT).
- Phải chăng Kim Jong Un bị ám sát hụt ? (RFI). - Hàn Quốc chiêu dụ Bắc Triều Tiên xây dựng hòa bình (RFI). - Tổng thống Hàn Quốc khẳng định thái độ kiên quyết với Bình Nhưỡng (RFI). - Liên minh Mỹ-Hàn và những kỳ vọng trên bán đảo Triều Tiên (VOV). - Nữ cảnh sát Triều Tiên xả thân cứu ông Kim Jong-un? (VTC). - Triều Tiên trao “Huân chương anh hùng” cho nữ cảnh sát “xả thân” (TT).
- Diễu binh ngày 9 tháng Năm (27 Photos) (Nevsedoma/ Kichbu). - Gửi các bậc cha mẹ của Liên bang Xô Viết (Vremia-vpered/ Kichbu).
- Tạo hình nhân thế mạng: không được mấy ai! (SGTT). - Khúc tráng ca Lý Sơn: “Nhà mình thì mình phải giữ” (ANTĐ).
- Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa (TP). - “Xua” tàu cá ra biển Đông, Trung Quốc từng gần như không thu hoạch được gì (VNN/Infonet). - Việt Nam theo dõi sát sao tàu cá Trung Quốc tại Trường Sa(LĐ).
- Trung Quốc đe dọa nguồn thủy sản và ngư dân trên biển Đông (TN).
- Trung Quốc tuần tra trên không phận biển Hoa Đông và biển Đông (TT). - Hải giám Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi tuần tra máy bay (TP). - Bắc Kinh chuẩn bị dư luận để động thủ tại Biển Đông? (PT).
- Đi tìm ưu thế thương lượng COC của ASEAN (TVN).
- Philippines: 2 tàu hải quân Trung Quốc tiến sát Bãi Cỏ Mây, Trường Sa (GDVN). - Tổng thống Philippines cảnh báo Trung Quốc (PT).
- Philippines cảnh báo Trung Quốc (PLTP). - Quân đội Philippines bắn chết 1 ngư dân Đài Loan (TTXVN/VOV). - Bắc Kinh: “Tàu hải quân” Philippines bắn chết ngư dân Đài Loan (GDVN).
- Nhật – Trung đấu khẩu vì bài báo đòi chủ quyền đảo (PLTP).
- Dự án bauxite Tây Nguyên phải đánh giá lại một cách toàn diện (SGGP). - “Dừng dự án bôxit là không thực tế” (DT). - “Dự án bauxite đã thật sự lỗ” (PLTP).
- Chú trọng cơ chế giám sát trong lĩnh vực hành chính về đất đai (SGGP).
- Công tác quy hoạch cán bộ: Phải dân chủ và có tranh cử (TP). - Dân “chấm điểm” cán bộ công chức (TN). - “Dụng nhân như dụng mộc” (GD&TĐ). - Công an đang xử lý đơn đề nghị khởi tố bị can vụ phó VP Tỉnh ủy (GDVN).
- Thất nghiệp trong thanh niên: Mới chỉ là phần nổi tảng băng (TT). - Thanh niên Việt Nam rất khó tìm việc (PLTP).
- Phòng khám Trung Quốc “núp bóng” phòng khám Việt (PT). - Không đáng tin lang băm Trung Quốc (DV).
- Lại đề nghị xóa hộ khẩu người xuất cảnh, đi tù (PLTP).
- Bao giờ mới xong “đường băng” cho Thủ Thiêm? (SGTT).
- Nghèo vẫn phải dùng vắc-xin ‘nhà giàu’ (TP). - Hốt bạc từ vắc-xin dịch vụ (TP). - Nhân viên y tế ăn gian vắc xin (TN). - Vụ ăn bớt vắc xin – sẽ công bố hình thức kỷ luật trong sáng nay (SM). - Đình chỉ nhân viên ăn bớt vaccin tiêm chủng (DV). - Đình chỉ công tác, xử lý nghiêm y tá bị tố “ăn bớt” vắc xin (GDVN).
- Lúng túng với mũ dỏm (TN). Rồi đâu lại vào đấy thôi!
- Đức tin và kim tiền (PT).
- Việt Nam bị tố giác trước tòa án xử Khmer Ðỏ ở Phnom Penh (VOA).
KINH TẾ
- Bán DNNN để cứu DNNN, tại sao không? (TBKTSG).
- Chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam: Sắp hết “quả cành thấp” (QĐND).
- Chậm triển khai chính sách và trần tình của Bộ (VnEco).
- Lãi suất cho vay sắp đón đợt giảm mới? (VnEco). - Chờ làn sóng hạ lãi suất (NLĐ).
- Không thể chờ nguồn cung vàng từ NHNN (ĐT).
< - Chuyên gia muốn “cứu” bất động sản bằng giải pháp dài hạn (VnEco). - Bất động sản “rơi tự do” gây nhiều hệ lụy (ĐT). - Chuyên gia: Không nên để thị trường BĐS “rơi tự do” (TBKTSG). - Thị trường BĐS: Phải chấp nhận luật chơi! (DĐDN). - ‘Đáy bất động sản có thể rơi vào cuối năm nay’ (VNE). - Bất cập nếu chỉ ưu tiên nhà cho người thu nhập thấp (TTXVN). - Sắp ban hành Thông tư về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng (ĐT).
- Sẽ dừng nhập rau quả Trung Quốc nếu không an toàn (TBKTSG). - Cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc: Hiển hiện mối lo (TTXVN). - Kiểm soát cá tầm nhập lậu, bảo vệ người tiêu dùng (Tin tức). - Tiêu hủy cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc (ND).
- Ngưng nối HN và TPHCM bằng tàu Nhật (BBC). “Việt Nam đang lên kế hoạch hạ tốc độ từ 300 km/giờ xuống còn 160-200 km/giờ – ít nhất là trong giai đoạn đầu – để giảm bớt 20% của khối chi phí hơn 50 tỷ đôla”.
- Cải cách DNNN là ưu tiên hàng đầu (PLTP).
- Xử lý ngay nợ xấu: Doanh nghiệp “chết” nhanh hơn (Công thương).
- Ngân hàng khoe siêu lãi suất vay: ‘Mồi câu’? (VTC).
- ‘Tiền mất, tật mang’ với tài sản thế chấp (TP).
- Người gửi tiền xót xa nhìn lãi suất hạ (VNE). - Vẫn nên gửi tiền ở ngân hàng (PLTP).
- Ngân hàng lo chốt trạng thái vàng (TN). - Giá vàng lại quay đầu giảm mạnh (VnMedia).
- Lợi nhuận ngành chứng khoán ngày một giảm (VNE).
- GS Đặng Hùng Võ: Thị trường BĐS như “đang trong cơn đau sinh nở” (GDVN). - Cần đẩy nhanh giải pháp hỗ trợ bất động sản (TN). - Cảnh báo “bẫy tín dụng” khi vay gói hỗ trợ BĐS 30.000 tỷ đồng (DT).- Cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội: Cho dân góp vốn xây nhà (TP).
- Lại điệp khúc đòi tăng giá điện (DV).
- Chơi với đại gia ngoại: Thua đau hối không kịp (VNN).
- Điều gì chờ đại gia Kinh Đô muốn “ôm” mì gói? (KT).
- Nước mắt rượu vang ở thung lũng Hải Vân (TP).
- Nhiều nước cấm nhập khẩu tôm Việt Nam: Có lo ngại? (Công thương).
- Cá nhập lậu – còn quá nhiều lỗ hổng kiểm soát (VOV). - Thủy, hải sản nhập lậu từ Trung Quốc: Mối nguy cho sức khỏe (DV).
- Rộ phong trào khai thác rễ cây trưng bán cho thương lái (DV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Chùa Một Cột: Chục lần kêu cứu, một lần ‘tối hậu thư’ (VTC). - Quan tâm tu bổ chùa Một Cột (ND). - Bảo tồn bằng tinh thần (LĐ).
- Người dân Đường Lâm muốn trả danh hiệu, cũng không được (LĐ). - Chưa nhận được đơn trả danh hiệu làng cổ Đường Lâm? (TTXVN). - Khổ như ở nhà cổ Đường Lâm: Dân khóc ròng (VTC). - Làng cổ Đường Lâm phải được hưởng “lợi nhuận” từ du lịch (QĐND).
- Nguy cơ địa đạo Nam Hồng trở thành phế tích (ND).
- Đặng Thị Hảo: Nguyễn Huệ Chi và những dấu ấn khoa học sau hơn nửa thế kỷ nghiên cứu văn học cổ cận đại Việt Nam (PBVH)
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 36) (Nhật Tuấn).
- Vân Thuyết: CẢM XÚC HAY TRÍ TUỆ – SUY TƯ TÔI TỰ HỎI !? (Nguyễn Tường Thụy). – Nguyễn Hoàng Đức: ĐỐI THOẠI CÙNG NHÀ THƠ VÂN THUYẾT.
- Nguyễn Viện: Đĩ thúi (4) (pro&contra). Mời xem lại: Đĩ thúi (1) - Đĩ thúi (2) - Đĩ thúi (3).
- 30 năm, ở một nơi đã quen (Sống Magazine). - 30 năm, ở một nơi đã quen (tiếp theo).
- “Phê bình dịch thuật yếu” (PBVH).
- Cà phê văn học: “Về nhà văn viết bằng Pháp ngữ Cung Giũ Nguyên” (PBVH). - Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đến văn học nghệ thuật trên thế giới và Việt Nam (PBVH)
- Chuyện tào lao: VỢ MÌNH MÁC XÍT HƠN MÌNH (Faxuca).
- Giới thiệu THƠ ĐAN TÂM (Diễn Đàn).
- Video: Việt Nam – Đất Nước – Con Người: Những ngôi đình cổ trên đất Sài thành (VTV).
- Nhạc sĩ Ngọc Đại và những lần đảo điên thiên hạ (Samaki/KT). - “Thằng Mõ 1″: Cơ quan quản lý “còn thẩm định”? (NLĐ).
- Hà Nội: Phòng trà ca nhạc ế ẩm (NLĐ). =>
- Trang phục “sao”: Cuộc chiến thương hiệu (NLĐ).
- Video: Lễ hội hoa đào tại Trung Quốc (VTV).
- Video: Buenos Aires trở thành thủ đô lớn của nghệ thuật đường phố (VTV).
- Lịch sử 100 năm điện ảnh Ấn Độ (BBC).
Phương Ngọc – Phương Thủy: Xã hội học văn học ở Pháp (PBVH).
- Thách thức của David Moyes nếu về MU? (BBC). - David Moyes sẽ thay HLV Ferguson (BBC). - Bóng đá : Manchester United đội bóng có thương hiệu hàng đầu thế giới (RFI). - Man Utd đón về ông bầu David Moyes (BBC). -Man U dưới thời Sir Alex: Thắng và thua (BBC).
- Tượng phật đội nón lá là đặc điểm văn hóa Việt? (PN Today). - Tối hậu thư, tâm thư và sự thư thư của những viên thư lại (GDVN).
- Nhiều người dân làng Đường Lâm xin trả lại danh hiệu làng cổ – Chuyện cực chẳng đã (SGGP).
- Triển lãm Thư pháp thơ chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh (PT).
- ‘Hàng độc’ ở trường Sơn (TP).
- Nghề chơi cũng lắm công phu – Kỳ 14: Người săn rồng (TN).
- Giới thiệu THƠ ĐAN TÂM (Diễn Đàn).
- Muôn trùng lỗi dịch – Kỳ 2: Loằng ngoằng và… cắt xén (TN). - Phê bình dịch thuật và song đề tù nhân (VNN).
- Đạo diễn Trần Văn Thủy: Tình người thuở trước khác xa bây giờ (TT).
- Vĩnh biệt nhạc sĩ Lương Ngọc Trác: Còn mãi “Trường chinh ca” (LĐ).
- Cục Nghệ thuật biểu diễn: CD “Thằng Mõ” của nhạc sĩ Ngọc Đại là “không thể chấp nhận được” (LĐ).
- Đề cử Lý Nhã Kỳ làm đại sứ Xin lỗi liên ngành (PN Today).
- Phát hiện thêm hàng nghìn tài liệu của nhà văn Hemingway (DT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chính sử và huyền sử (TBKTSG).
- Gian truân việc mở trường tư (PNTP).
- Tránh trường điểm để tăng chất lượng dạy và học (ND).
- HS giỏi cấp tỉnh được tuyển thẳng vào lớp 10 chuyên (TT).
<- Dạy tiếng Anh lớp 1: Khó trăm bề (NLĐ).
- Video: Chương trình giáo dục phổ thông nên là 10, 11 hay 12 (VTV).
- Quận Cam, Sử Vàng – Quán quân tại kỳ thi nghiên cứu CSU 2004 (Sống Magazine).
- Mất ngủ học kém (BBC).
- Thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não (RFA).
- Video: Robocon 2013: Chung kết Robocon 2013 – Bảng CD – Phần 1 (VTV). – Video: Robocon 2013: Chung kết Robocon 2013 – Bảng CD – Phần 2 (VTV).
- Vài dòng nhật kí viết ở Khon Kaen (Nguyễn Văn Tuấn).
- Hai thứ ‘giết chết’ động cơ làm việc của giảng viên (VNN).
- ‘Phải vĩnh viễn đuổi khỏi ngành những thầy giáo biến chất’ (NĐT). - Để ‘thầy ra thầy’? (TVN).
- Thước đo của “3 chung” là sự ủng hộ cao của toàn xã hội (GD&TĐ).
- Thí sinh, các em ở đâu? (TP).
- “Chạy đua” vào lớp 10 (TN). - Ôn thi lớp 10 quá sức sẽ rối kiến thức (PLTP).
- Độc đáo cậu học trò giỏi Toán, mê thơ (DT).
- Nghịch lý từ học phí như nhau nhưng chất lượng khác nhau (VOV).
- Giáo dục giới tính: Lỗ hổng kiến thức trong giới trẻ (PT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Giám đốc lũng đoạn bệnh viện (NLĐ).
- Thu hồi nhiều giấy chứng nhận hợp quy hộp đen (TBKTSG).
- Thầy lang núi và phương thuốc lạ (TT).
- Người khâm liệm hàng vạn hài nhi (TP).
- Phỏng vấn ông Đinh Mạnh Ninh: Bắt chẹt chặt chém du khách ở Việt Nam chỉ là hiện tượng cá biệt ? (RFI).
- BKAV nhiều lượt vào vì tự động truy vấn? (BBC).
- Video: Thiếu minh bạch trong hoạt động đấu thầu xây dựng (VTV).
- Thừa Thiên Huế: Xuất hiện kiến ba khoang tấn công chung cư (VOV).
- Triệu tập kẻ tung tin nữ sinh bị rạch đùi trước Nhà hát Lớn (PT).
- Nhà Mỹ Linh, Thành Chương khó xử lý (VNE). Ở Sóc Sơn, trên các diện tích rừng hàng trăm ngôi biệt thự mọc lên từ nhiều năm nay =>
- Bệnh nhân đầu tiên ở Pháp nhiễm virus mới gần giống với SARS (RFI).
- Lo ngại thực phẩm TQ không an toàn (BBC).
- Tứ Xuyên vẫn chấn thương sau 5 năm (BBC).
- Video: Khám phá thế giới: Những người thợ đốn gỗ – P3: Nguy cơ khi thời tiết xấu (VTV).
- Cứu một trẻ sơ sinh suýt bị đưa về nhà chờ chết (PLTP).
- Cách nhận biết rau quả ‘sạch’ (PT).
- Săn châu chấu (VNE).
- Chưa xác định được thực hư tin trúng trầm trăm tỷ (DV).
- Giám đốc thuê người giết cấp phó bị truy tố thêm tội danh (TN).
- Lại thêm một vụ cháy xưởng may ở Bangladesh (PT). - Cháy xưởng may làm 8 người chết tại Bangladesh (VOV).
QUỐC TẾ
- ‘Chính phủ chuyển tiếp Syria không bao gồm ông Assad’ (VOA).
- LHQ tái bố trí binh sĩ tại Cao nguyên Golan (VOV). - Mỹ cấp thêm viện trợ cho người tỵ nạn Syria (VOV). - Mỹ vẫn ‘dè chừng’ hệ thống phòng không Syria (Tin tức). - Phiến quân Syria đang được phương Tây huấn luyện ở Jordan? (ND).
- Binh sỹ Israel bắt giữ 13 người Palestine ở Bờ Tây (TTXVN). - Israel xây dựng 296 nhà định cư tại Bờ Tây (Tin tức).
- Afghanistan sẵn sàng để Mỹ kiểm soát 9 căn cứ sau năm 2014 (VOA). - Afghanistan cho Mỹ sử dụng 9 căn cứ quân sự sau 2014 (Người Việt). - Di sản thuộc địa Anh qua vụ đụng độ biên giới Afghanistan-Pakistan (VOA).
- Pakistan chuẩn bị cho cuộc bầu cử lịch sử (VOA). - Tù nhân người Pakistan ở Ấn Độ qua đời (VOA). - Con trai cựu Thủ tướng Pakistan bị bắt cóc (VOA). - Con trai cựu Thủ tướng Pakistan bị bắt cóc trước cuộc bầu cử (VOA).
- Putin làm ngơ trước cử chỉ thiện chí của Obama (Boxitvn/Yulia Latynina). - Tổng thống Nga Putin cách chức chiến lược gia của chế độ (RFI).
- Các tay súng cuồng tín sát hại 23 cảnh sát Nigeria (TTXVN).
- 23 cảnh sát Nigeria chết trong vụ phục kích của phe ‘tà giáo’ (VOA).
- 3 nhà hoạt động Mỹ bị buộc tội vi phạm an ninh nhà máy hạt nhân (VOA). - Mỹ truy tố nghi phạm vụ giam hãm 3 phụ nữ hơn chục năm (RFI). - Nghi phạm Ohio bị buộc tội (BBC). - 8 triệu đôla tiền thế chân cho nghi can vụ bắt cóc 3 phụ nữ (VOA).
- Chính quyền Obama bị chỉ trích về vụ Benghazi (VOA). - Từ vụ nổ ở Boston (Người Việt). - Xác của nghi can vụ đánh bom ở Boston được an táng (VOA). - Hạ viện Mỹ mở cuộc điều trần đầu tiên về vụ đánh bom ở Boston (VOA). - Thượng Viện Hoa Kỳ bắt đầu tranh luận về dự luật di dân (VOA). - Bóng ma khủng bố trở lại (Sống Magazine).
- 912 người chết trong vụ sập nhà xưởng may ở Bangladesh (RFI). - Lại thêm một vụ cháy xưởng may ở Bangladesh, 8 người thiệt mạng (VOA).
<- Phe đối lập Malaysia biểu tình phản đối kết quả bầu cử (VOA). - Biểu tình chống kết quả bầu cử Malaysia (BBC). “Đây sẽ là khởi đầu của một phong trào đấu tranh mạnh mẽ nhằm tẩy sạch đất nước này khỏi các gian lận trong bầu cử vì không có bầu cử trung thực và công bằng thì không thể có cơ hội để đổi mới được”. - Malaysia: Chia rẽ sắc tộc vẫn còn nhức nhối (RFI). - Malaysia : Hơn năm chục ngàn người biểu tình phản đối bầu cử gian lận (RFI).
- Indonesia mua hơn 100 chiến xa của Đức (RFI). - 7 nghi can hiếu chiến bị tiêu diệt ở Indonesia (VOA).
- Tổng thống Pháp hứa hẹn thành quả cho năm sau (RFI).
- Phe nổi dậy Syria làm khó về đàm phán (TN). - Syria sẽ cung cấp vũ khí chất lượng cao cho Hezbollah (VOV). - Hezbollah tuyên bố sẽ được Syria “cấp vũ khí tối tân” (TTXVN). - Mỹ ‘sốt vó’ khi Nga bán tên lửa cho Syria (VNE). - “Nga giao tên lửa cho Syria là đe dọa an ninh Israel” (TTXVN). - Nga có thể bán hệ thống tên lửa S-300 cho Syria (VnMedia). - Mỹ cảnh báo sẽ phản ứng nếu Nga bán S-300 cho Syria (GDVN). - Nga sẽ không bỏ rơi Syria trước ‘nanh vuốt’ của Mỹ (Infonet). - Mỹ tìm cách thành lập Chính phủ chuyển tiếp tại Syria (VTV).
- Israel bắt giữ 13 người Palestine ở Bờ Tây (VOV).
- Cựu Thủ tướng Pakistan phản đối vụ bắt cóc con trai (VOV). - Con trai cựu Thủ tướng Pakistan bị bắt cóc trước cuộc bầu cử (VOA).
- Hạ viện Mỹ mở cuộc điều trần đầu tiên về vụ đánh bom ở Boston (VOA). - Thượng Viện Hoa Kỳ bắt đầu tranh luận về dự luật di dân (VOA).
- Nghi phạm đánh bom Boston đã được chôn (VNE). - Xác của nghi can vụ đánh bom ở Boston được an táng (VOA). - Nghi phạm đánh bom Boston được chôn bí mật (KP).
- Kẻ bắt cóc 3 phụ nữ có thể lĩnh án tử hình (DT).
- Nga lập hải đoàn đặc nhiệm tuần tra ở Địa Trung Hải (TTXVN). - Vì sao Phó Thủ tướng chủ chốt của Nga ra đi? (KP).
*RFA: Sáng 09-05-2013; + Tối 09-05-2013
*RFI: 09-05-2013
VTV: + Chào buổi sáng – 09/05/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 09/05/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 09/05/2013; Tài chính tiêu dùng – 09/05/2013; + + Điểm hẹn văn hóa – 09/05/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 09/05/2013; + 360 độ Thể thao – 09/05/2013; + Thể thao 24/7 – 09/05/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 09/05/2013; + Thời tiết du lịch – 09/05/2013; + Thời sự 12h – 09/05/2013. + Cuộc sống thường ngày – 09/05/2013.
Cộng sản Việt Nam – Chuyên gia buôn người ngoại hạng
Tác giả: Michael Benge
4.5.2013
4.5.2013
Theo cuộc điều trần mới đây trước Uỷ ban
Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Việt Nam hiện là chủ nhân đáng tự hào của danh
hiệu nức tiếng “Chính thể vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á”.
Các công ty xuất khẩu lao động của nhà nước là những “đại gia” cung cấp
đàn ông, phụ nữ và trẻ em cho các thị trường chuyên về lao động cưỡng
bức và buôn bán tình dục, trong khi các quan chức chính phủ thì được lại
quả.
Những con số thống kê về tình trạng buôn
người ở Việt Nam khác biệt nhau rất nhiều, trong khi thông tin chuẩn
xác về quốc gia cộng sản này thì thật khó mà tìm. Bộ Công an Việt Nam
đưa ra con số chính thức 2.935 người Việt Nam là nạn nhân của nạn buôn
người từ năm 2004 đến 2009. Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế lại báo cáo
một con số lớn hơn thế rất nhiều: hơn 400.000 nạn nhân kể từ năm 1990.
Thậm chí con số này cũng chỉ là tập hợp của những người được báo là nạn
nhân mà bỏ qua hàng chục ngàn vụ lạm dụng khác chưa được nhắc tới, vốn
diễn ra thầm lặng, đặc biệt là trong lực lượng lao động.
Xuất khẩu lao động không phải là điều gì
đó mới mẻ với Việt Nam. Sau khi những người cộng sản tiếp quản Miền Nam
năm 1975, hàng trăm ngàn lao động đã được gửi tới Liên Xô và các quốc
gia khối Đông Âu như một hình thức thanh toán món nợ chiến tranh. Nhiều
người lâm vào cảnh thất nghiệp, nợ nần và bị bỏ rơi. Việt Nam nhanh
chóng tiến từ chỗ cung cấp lao động cưỡng bức sang buôn bán phụ nữ và
trẻ em làm nô lệ tình dục.
Nô lệ tình dục với sự bảo trợ của nhà nước
Việt Nam là một nhà cung cấp hàng đầu
cho hoạt động bóc lột tình dục thương mại, cũng như lao động cưỡng bức –
một số người khởi đầu là lao động cuối cùng cũng lâm vào cảnh nô lệ
tình dục. Các cuộc hôn nhân gian dối hay bơm thổi là một phương pháp mà
qua đó phụ nữ Việt Nam bị bóc lột. Sự mê hoặc của cuộc hôn phối với một
người đàn ông ở một đất nước khá giả, cộng với khoản thanh toán hứa hẹn
lên tới 5.000USD (gấp mười lần mức lương bình quân hàng năm ở Việt Nam),
thường là một sự cám dỗ quá lớn đối với những người phụ nữ nông thôn
cùng gia đình nghèo đói của họ. Phụ nữ và trẻ em được chuyển tới
Campuchia, Trung Quốc, Lào, Thailand, Malaysia, Đài Loan, Ma Cao, Trung
Đông và Châu Âu. Đến lượt, trẻ em Campuchia lại được buôn bán sang các
trung tâm đô thị ở Việt Nam. Việt Nam ngày càng trở thành một điểm đến
của du lịch tình dục trẻ em, với những kẻ vi phạm đến từ Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Australia, Châu Âu và Mỹ. Phụ nữ cũng
được chuyên chở bằng tàu sang các quốc gia khác để sắm vai đẻ mướn. Một
số bị ép buộc sinh con cho những gia đình không thể sinh, trong khi số
khác lại bị bán con cho người nước ngoài làm con nuôi, chủ yếu ở các
quốc gia phương Tây.
Nước Nga: một dẫn chứng thích đáng
Mới đây, cô Danh Hui
đã đứng ra làm chứng về một băng nhóm chuyên buôn bán tình dục và cưỡng
đoạt đã dụ dỗ những phụ nữ trẻ của Việt Nam sang Nga với lời hứa hẹn về
công việc thu nhập cao (theo chuẩn mực Việt Nam) là làm phục vụ. Thay
vì thế, họ bị bán vào các nhà thổ ở Moscow. Hoạt động này được vận hành
bởi các công ty môi giới lao động do nhà nước bảo trợ, những tổ chức vẫn
lại quả cho các quan chức Việt Nam. Hộ chiếu của những phụ nữ trẻ này
bị tịch thu; họ chỉ nhận được một khoản thù lao ít ỏi, không được chăm
sóc y tế và không có cách nào để quay về nhà. Một số phụ nữ bị giam ở
Nga hơn bốn năm, và bị đánh đập dã man nếu họ tìm cách trốn khỏi nhà
thổ. Mặc dù bị giam giữ trái với nguyện vọng song họ vẫn phải trả tiền
thuê nhà và bị tính tiền thức ăn và quần áo.
Em gái của Danh, Bé Hương, là một trong
những nô lệ tình dục. Sau vài tháng, gia đình đói khổ của cô nhận được
một cuộc gọi yêu cầu trả tiền chi phí y tế. Họ cóp nhặt được 300USD và
gửi cho cô. Vài tuần sau cô gọi lại và nói rằng công ty môi giới việc
làm ở Việt Nam đã đồng ý cho cô quay về nhà song cô cần 2.000USD để mua
vé máy bay. Khoản tiền nhanh chóng được nâng lên 4.000USD rồi 6.000USD;
rõ ràng đây là một vụ cưỡng đoạt.
Tháng Hai năm nay, 13 tháng sau khi bị
bắt làm nô lệ, Bé Hương trốn thoát khỏi nhà thổ cùng với ba nạn nhân
khác. Cô vẫn kịp gọi điện cho ông Nguyễn Đông Triều, Tham tán Công sứ
của ĐSQ Việt Nam tại Moscow và cầu xin sự giúp đỡ. Ông ta nói với cô mại
dâm là bất hợp pháp ở Nga và bảo, “Ai đưa cô đến đây thì hãy yêu cầu họ
đưa cô về nhà.” Hai ngày sau, Bé Hương cùng ba nạn nhân khác bị bảo vệ
nhà thổ bắt trở lại, cả bốn cô bị đánh đập dã man. Về sau Bé Hương được
biết bà chủ nhà thổ ở Moscow kia là bạn tốt của ngài Tham tán Công sứ,
người đã phản bội các cô gái.
Khi cô Danh Hui biết được tình cảnh của
em gái, cô liên hệ với hai tổ chức phi chính phủ ở Mỹ, Boat People SOS
(Cứu trợ Thuyền nhân) và Coalition to Abolish Modern-Day Slavery in Asia
(Liên minh nhằm Xoá bỏ Nô lệ Hiện đại tại Châu Á), tổ chức đã giúp cô
liên lạc với Hạ nghị sỹ Al Green và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Nhờ nỗ lực của
họ và với sự hỗ trợ từ giới truyền thông, Bé Hương được đưa về Việt
Nam, nhưng không phải là không mất chi phí. Đầu tiên, cô bị bà chủ nhà
thổ – Thuý An – bắt gọi điện cho bố mẹ và đề nghị họ rút đơn khiếu nại
công ty môi giới việc làm mà họ gửi cho công an Việt Nam. Cô Danh Hui
còn phải gửi một lá thư xin lỗi cho bà chủ chứa vì đã vu khống bà ta
buôn bán nô lệ tình dục. Cuối cùng, cô cũng bị ép buộc phải viết một lá
thư gửi các quan chức Việt Nam ở Moscow để cám ơn họ vì đã giúp đỡ Bé
Hương hồi hương. Chỉ khi đó Bé Hương mới được rời khỏi nhà thổ.
Cuối cùng, Bé Hương được phép đến Đại sứ
quán Việt Nam; ở đây cô được một nhân viên tên là Kiên cho biết việc cô
được thả là có điều kiện. Cô phải viết một bức thư khẳng định những gì
cô từng nói với người thân về bà Thuý An là không chính xác, và một bức
thư khác cám ơn các quan chức ĐSQ cùng bà Thuý An vì đã giúp cô hồi
hương.
Dĩ nhiên, ĐSQ Việt Nam chẳng làm gì cả,
bà Thuý An cũng vậy, vì chỉ nhờ áp lực ngoại giao và truyền thông mà Bé
Hương mới được về nhà. Bằng cách gây áp lực liên tục, sáu nạn nhân khác
cuối cùng cũng được phóng thích và trở về Việt Nam. Tám người khác vẫn
bị bà Thuý An bắt làm nô lệ, với sự trợ giúp của ĐSQ Việt Nam tại
Moscow.
Buôn bán lao động
Việt Nam khởi sự hoạt động buôn bán lao
động bằng cách học hỏi sách lược của viên thống chế cộng sản Tito, người
coi việc tiến hành xuất khẩu lực lượng lao động dư thừa như một cái van
an toàn để giảm bớt sự chống đối trong giới trẻ Nam Tư. Tito là một nhà
độc tài cực đoan và tàn nhẫn (mặc dù khá nổi tiếng ở phương Tây), người
làm “tổng thống suốt đời” cho đến khi qua đời năm 1980.
Cộng sản Việt Nam hiện xuất khẩu một
phần lớn lực lượng lao động hòng dập tắt tình trạng bất ổn đang âm ỉ
trong nước cũng như để tăng thêm thu nhập; năm 2007, người Việt làm việc
ở nước ngoài gửi về nước khoảng 2 tỷ USD. Việt Nam có một lực lượng lao động trên 51,4 triệu công nhân, và 70% dân số
ở độ tuổi dưới 30. Bất chấp nạn buôn người, 12% – 10 triệu – trong số
lao động còn lại của Việt Nam vẫn thất nghiệp, theo số liệu của Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF).
Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu gửi
500.000 công nhân ra nước ngoài trong năm 2005, và con số này vẫn tăng
lên qua từng năm kể từ đó. Năm 2008, Việt Nam đạt được thoả thuận với
Qatar trong việc nâng số lượng công nhân gửi đến Trung Đông từ 10.000
người lên gấp mười lần con số ấy vào cuối năm 2010.
Nghệ thuật buôn bán
Nhiều công ty xuất khẩu lao động ở Việt
Nam nằm trong những tập đoàn buôn bán phức tạp và các băng nhóm bảo kê;
các quan chức chính phủ và các ngân hàng thường xuyên dính líu vào.
Những người nộp đơn bị đánh lừa thông qua hợp đồng, “hợp đồng nội”, vốn
mô tả loại công việc, điều kiện làm việc tốt, thu nhập cao; tuy nhiên,
họ có thể phải trả đến 10.000USD chỉ để được nộp đơn.
Những người nộp đơn thường được khuyến khích vay tiền, chẳng hạn như từ
Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, để trả phí, và sử dụng tài sản của
cha mẹ làm thế chấp. Nếu khoản vay vẫn chưa đủ, bố mẹ họ phải cầm cố
hoặc bán các tài sản còn lại của mình.
Sau khi nộp phí đăng ký phi bồi hoàn,
các công nhân thường được trao hợp đồng thực sự để ký chỉ một vài ngày
trước khi đi. Hợp đồng này thường quy định những điều khoản khác với bản
hợp đồng gốc, sử dụng những thuật ngữ pháp lý mà họ không thể hiểu. Một
khi đặt chân đến điểm đến cuối cùng (vốn có thể khác với đất nước mà họ
đăng ký ban đầu), hộ chiếu và giấy tờ của công nhân bị tịch thu và họ
bị ép phải ký một hợp đồng khác, “hợp đồng ngoại”, bằng một thứ ngoại
ngữ mà họ không hề hiểu chút gì. Thế rồi họ nhận ra mình phải làm việc
nhiều giờ hơn, điều kiện làm việc không đáp ứng tiêu chuẩn, mức lương
thì ít hơn nhiều so với hứa hẹn, sự chăm sóc y tế hầu như không có.
Nhiều khi người công nhân không được thanh toán đầy đủ và bị giữ trong
tình trạng lệ thuộc vì nợ, trong khi bị ép buộc hàng tháng phải thanh
toán một khoản bắt buộc cho công ty xuất khẩu lao động. Kết quả là người
công nhân không thể trả hết khoản vay, không có tiền để về nhà, còn gia
đình họ thì mất đất đai hoặc các tài sản khác.
Các ĐSQ Việt Nam ở nước ngoài hầu như
không giúp đỡ gì cho những người bị bóc lột này. Trên thực tế, chính phủ
Việt Nam đã ban hành luật chống buôn bán người và thỉnh thoảng cũng
truy tố một vài vụ, song đó chỉ là màn trình diễn. Đó là chiêu bài hòng
đánh lừa Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ và các quốc gia tài trợ cả tin khác để họ
tin rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang giải quyết vấn đề. Trong
khi đó, hoạt động buôn bán lao động và tình dục vẫn tiếp diễn với sự
nhấm nháy của các quan chức nhận hối lộ. Tiện thể, quý vị có biết rằng ở
Việt Nam đưa tin về tham nhũng là trái pháp luật?
Và cuộc chơi vẫn cứ tiếp diễn…
* Source: American Thinker
Trăm năm trong cõi người ta
Sinh ra là để thụt ra thụt vào
Nhỏ bé như ở nước Lào
Sinh ra rồi cũng thụt vào thụt ra
Hoành tráng như ở nước Nga
Sinh ra rồi cũng thụt ra thụt vào
Thế mà xứ Vịt tự hào
Sinh ra lại cấm đi vào đi ra ?
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/05/130509_le_tran_luat_noi_ve_xuat_nhap_canh.shtml
Lần đầu tiên tại các nước Cộng sản: Ủy viên Bộ chính trị được đào tạo tại Mỹ
http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://caunhattan.wordpress.com/2013/05/05/lan-dau-tien-tai-cac-nuoc-cong-san-uy-vien-bo-chinh-tri-duoc-dao-tao-tai-my/#more-5558
- Có giải pháp chống hải tặc kiểu Tàu đây rồi, cử anh Nhân qua đó năn nỉ, van xin nó: – Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến TQ (VNN). – Phó TT Nguyễn Thiện Nhân đi Trung Quốc giữa lúc hội nghị TW7 chưa kết thúc (DLB). ………
NHẬN THIÊN
Hoan hô phó thủ Thiện Nhân
Trước học Havard nay dần thành vua
Học thằng “giãy chết” sắp thua
Về thiên đường lại làm vua xứ mình
Muốn lên vua phải đi trình
Khiết Trì quát hỏi: mày rình lâu chưa?
Thưa rằng Nhân ở xứ lừa
Sang Havard để tìm bùa đã lâu
Có bằng cấp loại hàng đầu
Muốn lên vua phải sang Tầu trình thưa
Tiểu nhân chẳng quản sớm trưa
Sang thiên triều để trình vua Cận Bình
Thiện Nhân cũng phải nhận thiên
Mong vua Tàu để cho miền “Quảng Nam”
Ngư dân yên ổn lam làm
Đỡ bọn thù địch ba sàm chống thiên
7 nguyên tắc điều hành sự sống
Nhà giáo Trương Quang Đệ
Tôi
thấy đã đến lúc cần thiết phải chốt lại một số nguyên tắc điều hành sự
sống, trong đó có cả vấn đề lãnh đạo chính trị và văn hoá, kinh tế. Các
đây ít lâu, nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng
sản, coi đó là thể chế chính trị cần tránh bằng bất kì giá nào. Các
nước Đông Âu nhất trí bỏ phiếu thuận còn các nước Tây Âu thì do dự. Điều
đó thật dễ hiểu: Đông Âu đã từng bị Liên xô áp đặt một chế độ mà họ
kinh hãi, không muốn chế độ ấy tái diễn dưới danh nghĩa nào đi nữa, còn
Tây Âu vẫn còn lưu luyến không khí cánh tả thời xưa. Chúng ta đã từng
sống dưới chế độ do Staline và Mao chỉ đường, đã từng làm những chuyện
phiền hà cho dân tộc. Sau này, bất kì ai lãnh đạo đất nước, chúng ta
mong muốn họ rút kinh nghiệm lịch sử để tuân thủ những nguyên tắc quan
trọng như sau:
1. Một chủ trương chính trị nào
đó gây ra việc giết hại dù chỉ là một thường dân vô tội đều phải bị lên
án. Ai đề ra chủ trương đó phải chịu trách nhiệm, phải bị cách chức, xử
lí trước pháp luật và nhà nước phải bồi thường cho những nạn nhân.
2. Không được phép tước đoạt, dầu
với danh nghĩa nào, tài sản của nhân dân như ruộng đất, nhà cửa, phương
tiện đi lại, trâu bò v.v…Chỉ được quyền tịch thu của cải vì thi hành
án.
3. Bất kì ai lãnh đạo cũng phải
lấy sự tiến bộ làm chuẩn, không dưới danh nghĩa nào để hạn chế sự tiến
bộ. Trong những nhân tố tạo nên sự tiến bộ có tự do cá nhân, quyền con
người, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và nam nữ bình đẳng. Nhà nước
phải thế tục (không có màu sắc tôn giáo), của toàn dân không phân biệt
tôn giáo, chủng tộc. Nhà nước không để một tôn giáo nào lên trên các tôn
giáo khác. Bộ văn hoá qui định những lễ nghi phú hợp với nguyên tắc
trung tính của chính phủ. Hiện nay, các vị lãnh đạo có thói quen thắp
hương vái lạy ở các tượng đài liệt sĩ hay các nơi thờ cúng. Họ không
nhận ra rằng làm như vậy là lấy việc thờ cúng tổ tiên – trên cơ sở Nho
và Lão – làm tôn giáo chủ đạo trong đời sống. Đáng ra họ chỉ đứng nghiêm
thực hiện một phút mặc niệm là đủ, vì đó là điều mà mọi tôn giáo đều
chấp nhận.
4. Xây dựng nhà nước pháp quyền
lành mạnh như đồng thời lấy sự khoan dung làm phương châm xử thế. Hiện
nay tuy đã muộn nhưng việc hoà hợp dân tộc vẫn còn là nghĩa vụ hàng đầu
của các nhà lãnh đạo, là thước đo lòng yêu nước của họ. Sau 1975, nhầm
tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ thắng lợi hoàn toàn trên trái đất, các
nhà lãnh đạo Việt Nam không cần hoà giải dân tộc nữa, muốn thực thi đấu
tranh giai cấp toàn diện ngay. Nước ta đã bỏ lỡ cơ hội quí giá mà phải
ba mươi năm sau mới thấy ra.
5. Từ bỏ mọi giáo điều, mọi lí
thuyết không phù hợp với lòng dân. Chỉ thực hiện điều gì mà con tim cảm
nhận là có ích cho dân, cho nước.
6. Vững tin vào sự mở cửa thông
thoáng trong quan hệ quốc tế. Việc hội nhập quốc tế, việc từ bỏ tham
vọng đấu tranh giải phóng loài người theo kiểu Lê Nin phải dứt khoát và
thành thực. Hội nhập và làm bạn với toàn thế giới chỉ có lợi chứ không
có hại gì hết. Sự bế quan tỏa cảng, sự cảnh giác chống người nước ngoài,
việc kì thị chủng tộc đều là biểu hiện của chế độ lạc hậu, lỗi thời.
7. Tìm cách xoá bỏ tất cả những
hình thức bạo lực trong đời sống chính trị xã hội. Thay những cuộc hội
nghị vô bổ bằng những điều tra xã hội học, những trao đổi ý kiến thẳng
thắn trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các quan chức
phải đàm thoại thường xuyên trên mạng với cánh trẻ.
Rút từ bút kí Thời hội nhập
Tác giả gửi Quê ChoaBài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Từ cuộc đời McAfee có đôi lời với Bkav
Khi viết entry này tôi kiểm tra thăm dò trên Cua Times (8-5-2013 vào 10 giờ sáng HN), có tới 92% bạn đọc không dùng Bkav trong số hơn 600 người tham gia. Một tỷ lệ đáng để CEO Nguyễn Tử Quảng phải suy nghĩ.Cuộc đời của John McAfee
Dân IT ai chả biết đến McAfee, phần mềm chống virus nổi tiếng nhất thế giới. Đứng sau là các đại gia về chống virus như Avira, BitDefender, BullGuard, F-Secure, Frisk, Kaspersky, Symantec, and Trend Micro. Danh sách các công ty nổi tiếng trên thế giới có thể tìm ở đây. Tìm mỏi mắt không thấy Bkav đâu cả.
Cha đẻ McAfee chính là John McAfee, sinh năm 1946 tại Anh quốc và trưởng thành bên tiểu bang Virginia (Hoa Kỳ).
Là người lập trình kiếm cơm ở Lockheed, nơi toàn sản xuất ra động cơ khủng cho máy bay, tên lửa…của Mỹ, McAfee từng được giao trách nhiệm tìm hiểu virus gọi là Pakistani Brain (Bộ óc Pakistan).
Đây là virus đầu tiên có từ thời DOS và do hai anh em nhà Basit Farooq Alvi and Amjad Farooq Alvi sống ở Lahore, Pakistan.
Lứa tuổi của tôi U60 ai chả nhớ. Virus này chiếm phần khởi động trên đĩa mềm nên ai mang đĩa sang máy khác là nó tự copy vào bộ nhớ, nằm đợi đó. Cho đĩa mềm khác vào nó lập tức ghi lên và cứ thế lây lan chóng mặt.
John McAfee được giao trách nhiệm phá con virus này. Đó là khởi đầu cho công ty McAfee được thành lập năm 1987, hiện có tài sản hàng chục tỷ đô la.
Ông cũng là người đầu tiên chia sẻ phần mềm chống virus (shareware) miễn phí khi dùng thử hoặc với cấu hình hạn chế. Chỉ khi người dùng thấy thoải mái mới bỏ tiền mua, lúc đó sẽ cung cấp bản đầy đủ.
Năm 1989, John bỏ Lockheed và bắt đầu toàn tâm toàn ý cho công ty mang tên mình có trụ sở tại nhà riêng ở Santa Clara, California.
Nhưng sau đó anh bỏ đi năm 1994 và hai năm sau McAfee Associate ra thương trường chính thức, John bán hết tài sản của mình cho công ty. Hiện công ty McAfee được bảo trợ bởi Intel.
John McAfee chuyển sang kinh doanh lĩnh vực như nhắn tin, tường lửa… nhưng có vẻ thất bại. Thời kinh tế toàn cầu thảm hại 2007-2010, tài sản hàng trăm triệu đô la của John chỉ còn lại khoảng 4 triệu.
Cho dù McAfee bỏ công ty, nhưng tên anh vẫn được giữ lại. Nếu góc phải phía dưới màn hình có biểu tượng chữ M mầu trắng trong cái khiên mầu đỏ thì hiểu đó là McAfee ®. Hình như Bkav cũng có một logo khá giống.
McAfee sinh thời rất nổi tiếng và anh được coi là biểu tượng bất khả xâm phạm trong tin học.
Đương nhiên, đó là mục tiêu tấn công của hacker. Tay hacker nào mà phá được McAfee thì coi như được cấp chứng chỉ quốc tế về … phá hoại.
Cũng bởi vậy McAfee mua máy tính qua bạn bè vì phải giấu tên, mỗi ngày đổi IP mấy lần. Hở ra là bị hacker hỏi thăm.
Mới năm ngoái thôi (4-2012) McAfee dính vòng lao lý. Đầu tiên là tư gia tại Belize ( một nước ở Trung Mỹ) bị khám xét vì nghi ngờ sản xuất ma túy và sở hữu súng không giấy phép. Tuy nhiên, sau đó anh được thả, không bị buộc tội hay phạt mà chỉ bị nghi ngờ
Tháng 11-2012, báo chí Mỹ ầm ỹ vụ McAfee liên quan đến cái chết của Gregory Viant Faull, người Mỹ, là hàng xóm. Cảnh sát nước này đã nghi McAfee nên đã gọi lên thẩm vấn.
John McAfee trốn sang Guatemala và xin cư trú chính trị. Tuy nhiên anh bị bắt vì đã vào nước này trái phép. Việc xin cư trú không thành, anh bị đưa vào trại, đợi ngày đưa về Belize. Tay chống virus cự phách này lách luật bằng cách giả vờ bị nhồi máu cơ tim để vào bệnh viện và chờ luật sư cứu giúp.
Mọi trò lạng lách của anh cuối cùng đã thất bại. Trước Noel 2012, John McAfee bị trục xuất và đưa về Mỹ, đợi ngày xét xử, kết thúc sự nghiệp của một người nổi tiếng nhất thế giới trong lĩnh vực chống virus cho máy tính.
Và đôi lời với Bkav
Nếu không biết chọn cho mình con đường đi đúng hướng thì sẽ kết thúc như John McAfee dù anh chẳng liên quan đến tội chống phá nhà nước. Huyễn hoặc mình quá nhiều làm cho tương lai biến thành gam mầu xám.
Năm 2012, khi trả lời phỏng vấn báo chí hỏi có dùng sản phẩm của McAfee, người sáng lập trả lời đùa “I take it off – tôi bỏ nó ra,” and that “It’s too annoying – bởi khó chịu quá”. Anh quá hiểu sản phẩm mình làm ra.
Dẫu vậy, phần mềm McAfee không vì thế mà giảm giá trên thị trường bởi độ tin cậy, chuyên nghiệp và không liên quan đến CIA hay FBI. Ở Mỹ mà sản xuất ra phần mềm chống virus lại biến thành công cụ ăn cắp dữ liệu cá nhân, cho dù có phục vụ chính phủ, thì cả công ty đó tù mọt gông.
Nhìn vào đội ngũ Bkav với hàng ngàn nhân viên IT thông minh, mặt mũi sáng sủa, coi chuyện hack hay chống hack như uống ly café Trung Nguyên, nếu được đi đúng hướng sẽ tạo nên những McAfee, Norton hay Symantec khác trên thế giới.
Với sức người, sức của, tòa nhà cao ngất trên đường Trần Thái Tông, Bkav hoàn toàn có thể trở thành một đối thủ đáng gờm ở tầm toàn cầu.
Nếu sản phẩm của họ không liên quan đến an ninh, đến mục đích chính trị, thì người mua khắp thế giới sẽ tin như tin McAfee, dù người khởi xướng bị bắt vì nghi tội giết người.
Mong các bạn trẻ hãy đọc lịch sử của John McAfee trước khi viết phiên bản BKAV mới sạch và chuyên nghiệp. Khách hàng năm châu không cần công ty xứ Việt phải vượt mặt Google hay Facebook về số lượng truy vấn.
Cái mà họ cần đó là sự tin cậy vào bộ chương trình có diệt hết virus, liệu rằng có hoạt động lạ hay có đáng tin hay không.
Cuộc đời của dân IT thường nhiều mộng mơ. Có lúc mơ mình thành người lập trình nổi tiếng, rồi thích làm hacker, có khi muốn như John McAfee chống lại hacker.
Nhưng chắc chắn chẳng tay IT nào thích làm người của công chúng để “nổ” là chính.
Và cũng nhiều tài năng IT không muốn phí hoài sức sáng tạo cho một công ty để rồi có tới 93% không dùng như trong Cua Times bởi những nghi ngờ không đáng có.
Hãy để giấc mơ phần mềm xứ Việt bay cao hơn lũy tre làng.
Hiệu Minh, 8-5-2013
Để Quốc hội bãi miễn: Chức mất, danh dự cũng chẳng còn
(ĐVO) – ‘Không có tín nhiệm
thì phải thôi chức vụ của mình. Cách ít bị tổn hại danh dự hơn khi không
còn tín nhiệm là xin từ chức. Để Quốc hội bãi miễn thì không chỉ mất
chức, mà danh dự cũng chẳng còn’.
TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH đã nói như vậy. Ông cũng cho rằng, để đánh giá chính xác khi lấy phiếu tín nhiệm thì cần có điều trần, chất vấn. Thông tin trong công luận là nguồn tham khảo bổ ích.
Trong kỳ họp thứ 5 khai mạc ngày 20/5
tới, lần đầu tiên QH sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với 49 chức danh
thuộc bốn nhóm: Chủ tịch nước, phó chủ tịch nước; Chủ tịch QH, phó chủ
tịch QH, chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của QH và các
ủy viên Thường vụ QH khác; Thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng và các
thành viên khác của Chính phủ (CP); chánh án TAND Tối cao, viện trưởng
VKSND Tối cao, tổng Kiểm toán Nhà nước.
Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, việc lấy phiếu
tín nhiệm đối với 49 vị trí chủ chốt của Nhà nước là sự kiện chưa có
tiền lệ - chưa có tiền lệ ở nước ta và cũng chưa có tiền lệ ở trên thế
giới. Đánh giá một sự kiện như vậy không những không dễ, mà còn rất rủi
ro.
Theo TS Dũng, không có tín nhiệm thì phải thôi chức vụ của mình. Cách ít bị tổn hại danh dự hơn khi không còn tín nhiệm là xin từ chức. Để Quốc hội bãi miễn thì không chỉ mất chức, mà danh dự cũng chẳng còn’. |
TS Dũng cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm, quyền lực của các đại biểu Quốc hội sẽ được nâng lên.
‘Tôi nghĩ tín nhiệm là cơ sở để nắm giữ
các chức vụ chính trị. Không có tín nhiệm thì phải thôi chức vụ của
mình. Cách ít bị tổn hại danh dự hơn khi không còn tín nhiệm là xin từ
chức. Để Quốc hội bãi miễn thì không chỉ mất chức, mà danh dự cũng chẳng
còn’, ông Dũng nói.
Để chuẩn bị cho việc bỏ phiếu tín nhiệm,
gần 40 vị thuộc các chức danh trên đã có bản báo cáo công tác gửi tới
QH và được sao gửi các đại biểu (ĐB) QH. Thông qua bản báo cáo cho thấy
nhiều vị không khỏi lúng túng, bỡ ngỡ. Điều này biểu hiện rất rõ ở bản
báo cáo công tác của từng người.
Có những báo cáo sơ sài, có báo cáo
không biết nội dung gửi cho ai và cũng có báo cáo phần mở đầu không nêu
rõ tên người báo cáo (chỉ nêu chức danh bộ trưởng bộ A) và cũng không hề
nêu địa chỉ gửi tới.
Theo TS Nguyễn Sỹ Dũng, để việc đánh giá được khách quan, cần phải soi chiếu trên nhiều tiêu chuẩn.
Ví dụ quan chức chính trị phải có tầm
nhìn, phải biết xác lập ưu tiên, biết hoạch định chính sách và biện hộ
cho chính sách của mình. Quan chức công vụ phải có trình độ chuyên môn,
có khả năng triển khai chính sách trong cuộc sống, phải thạo việc.
Quốc hội là thiết chế chính trị nên Quốc
hội chỉ đánh giá các quan chức chính trị. Mà các phẩm chất chính trị
thì lại bộc lộ rõ nhất tại diễn đàn của Quốc hội, đặc biệt là thông qua
các phiên chất vấn, giải trình, các phiên tranh luận về chính sách, vì
vậy đây không phải là việc làm quá khó.
Tất nhiên, cần đánh giá cả các phẩm chất
của các quan chức chính trị như tính trung thực, thấu hiểu, liêm
chính, linh hoạt... Đây là những phẩm chất rất khó định lượng. Tuy
nhiên, chúng lại thể hiện ra bên ngoài khá rõ thông qua cách hành xử tại
các diễn đàn của Quốc hội.
‘Như vậy, để đánh giá chính xác thì cần
có tranh luận, điều trần, chất vấn. Ngoài ra, các thông tin trên báo
chí, trong công luận cũng là nguồn tham khảo bổ ích’, ông Dũng nói.
Bích Ngọc (Tổng hợp VNN)
CẦN MỘT CÁI CHUNG ĐỂ LÀ MỘT DÂN TỘC
Ngày
30 tháng 4 đã trôi qua 10 ngày. Dư âm của các diễn đàn về vấn đề hòa
hợp dân tộc sau 38 năm thống nhất đất nước vẫn còn âm ỉ. Vẫn “có hàng
triệu người vui và hàng triệu người buồn” (Võ Văn Kiệt) mỗi dịp này.
38
năm đã trôi qua “non sông Việt Nam liền một dải”. Thống nhất về địa lý
hành chánh chứ chưa thống nhất lòng người. Trong tâm trí con cháu Lạc
Hồng trên khắp thế gian vẫn chưa có một điểm chung để “hòa hợp dân tộc” và cùng nhìn về một hướng cho nước Việt Nam mạnh lên.
Trên Phây-búc (Facebook) ngày hôm qua, 09/5, “hòa mình” vào không khí ngày “chiến thắng” (tên gọi thời Liên Xô) của nước Nga, anh Trần Đăng Tuấn (“Tuấn-Cơm-Có-Thịt”) đã treo trạng thái:
Đó là tâm trạng “nhìn người mà ngẫm đến ta” của anh Trần Đăng Tuấn. Cũng là tâm trạng chung của rất nhiều người Việt.
Đúng rồi. CẦN MỘT CÁI CHUNG ĐỂ LÀ MỘT DÂN TỘC.
Vì sao người Việt chúng ta chưa có MỘT CÁI CHUNG đó ?
Mấy ngày qua, các diễn đàn nói nhiều rồi. Tóm tắt lại từ các diễn đàn, nguyên do là trong tâm thức và cách nhìn nhận vê ngày 30/4, của nhiều người Việt vẫn như hai phía đối địch.
Như,
-
“Bên thắng cuộc”, với lợi thế đang quản lý đất nước; vẫn cảnh giác với
“các thế lực thù địch bên ngoài”; vẫn kiên định nguyên lý “đấu tranh
giai cấp một mất một còn”,… và vẫn truyền thông trên các phương tiện là
ngày “chiến thắng”.
- “Bên thua cuộc”, với nổi đau vong quốc, phải rời bỏ quê hương đất
nước; không quên được những mất mát tài sản, gia đình chia lìa lý tán;
bỏ xác người thân ngoài biển sâu; không chấp nhận sự tồn tại của một
thực thể chính trị dựa trên ý thức hệ đang bị thế giới xét lại và từ
bỏ,… nên vẫn coi là ngày “quốc hận”.
Nhưng
“bên thắng” và “bên thua” thậm chí cùng chung trong một gia đình. Sau
hơn ba chục năm số người “thua cuộc” không còn ranh giới nữa mà ngày
càng tăng,…
Mang tâm trạng băn khoăn tìm “cái chung” cho lòng người hòa hợp, như anh Trần Đăng Tuấn. Mình bổng nhớ đến câu chuyện “quốc ca” nặng tình… dân tộc như sau:
Một lần ra Hà Nội, hỏi bạn về sếp mới, một người quen cũ của mình. Bạn kể rằng, khi anh về làm Viện trưởng (Viện đầu ngành) nhiều người rất bất ngờ. Dù Viện đó và anh chẳng lạ gì nhau. Sếp cũ mấy đời của Viện cũng là thầy và đồng nghiệp của anh. Viện và Khoa, nơi anh quản lý vẫn hợp tác với nhau trong nhiều chương trình nghiên cứu và đào tạo.
Cái bất ngờ với nhiều người của Viện là anh được Bộ chủ quản “bắt cóc” về Viện mà không “đôn” một trong các phó Viện trưởng thuộc “đội ngũ kế cận” lên thay ông Viện trưởng về hưu.
Lòng người không thuận. Sếp mới và những người cũ chưa thể đồng lòng nhìn về một hướng. Trong một buổi lễ long trọng của cơ quan mà anh, lần đầu tiên ở vị thế “chủ trì”. Phút nghiêm trang, thay vì ca từ bài Tiến quân ca, một làn điệu dân ca Bắc bộ quen thuộc cất lên: “Tình bằng có cái trống cơm. Khen ai khéo vỗ ấy mấy bồng lên bồng…”. Sau mấy chục giây bàng hoàng trong im lặng, mọi người, kể cả anh đều ồ lên và… cười vui vẽ.
Liên tưởng đến chuyện này. Mình nghĩ để hòa hợp dân tộc, cần tìm một điểm chung nhất cho tất cả người Việt. CẦN MỘT CÁI CHUNG ĐỂ LÀ MỘT DÂN TỘC.
Vậy thì nhà nước Việt Nam hãy chọn một ngày làm
“NGÀY HÒA HỢP”. Dù Việt Nam có hàng trăm ngày kỷ niệm rồi nhưng “Ngày
Hòa Hợp” là cực kỳ quan trọng trong thời điểm hiện nay.
NGÀY HÒA HỢP đó là ngày nào?
Đó là ngày mà tổng hợp của ba sự kiện của dân tộc. Ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 AL). Ngày “tái thống nhất”, 30/4 (DL). Ngày Cộng hòa dân quốc đầu tiên ra đời, quốc khánh 02/9.
Chọn ngày cụ thể, ta lấy ngày của ba sự kiện theo công thức cộng/chia đơn thuần. 10/3+30/4+02/9 = 22/7. Nghĩa là tổng tử số và tổng mẫu số đều chia cho 3 ta có được ngày 22/7. Một ngày hè, nhất định sẽ… đẹp trời! He he…
NGÀY
HÒA HỢP nhất định phải có QUỐC CA NGÀY HÒA HỢP. Để làm gì? Để cử hành
và hát hò khi làm lễ khai hội NGÀY HÒA HỢP. Hãy chọn một làn điệu dân ca mà ai cũng biết và hiến định là “quốc ca” riêng cho ngày hòa hợp! Bài dân can nên chọn là… “BÈO DẠT MÂY TRÔI”!
NGÀY HÒA HỢP: 22/7. QUỐC CA NGÀY HÒA HỢP: BÈO DẠT MÂY TRÔI !
Sao lại không nhỉ? Nghiêm túc đấy! Why not ?
He he …
10/5/2013
Sao Hồng
Hoà Hợp Và Hoà Giải
Trong bài,
"Chúng
ta cần hoà hợp, không cần
hoà giải" của ông Bát Thạch
Kiều (Diễn Đàn, 3.5.2013), tác giả
nêu lên hai điểm then chốt:
-
Đại đa số người Việt hiện
nay dù ở đâu cũng không còn
chịu trách nhiệm gì về cuộc
chiến đã qua, thế thì còn cần
gì nói đến hoà giải.
-
Đất
nước đang cần hoà hợp hơn bao
giờ hết để mọi người đồng
lòng phát triển kinh tế và giữ
gìn lãnh thổ, (nhưng) không thể
có hoà hợp nếu không có dân
chủ.
Tôi chia sẻ ưu tư của
tác giả nhưng có ý kiến khác
như sau:
1.
Đúng là đại đa
số người Việt hiện nay không chịu
trách nhiệm gì về cuộc chiến đã
qua nhưng họ đang phải chịu nhiều
hậu quả tai hại, trực tiếp hay gián
tiếp, do phe chiến thắng gây ra cho đất
nước và dân tộc. Phe thắng trận,
cụ thể là giới lãnh đạo và
hậu duệ của họ, qua bộ máy cai
trị độc tài và tham nhũng, đang
áp dụng chính sách nô lệ hoá
toàn dân và kết tội những người
yêu nước là kẻ thù.
Thế hệ người Việt sau 1975, dù không có trách nhiệm về cuộc chiến, vẫn có trách nhiệm bảo vệ nền độc lập của tổ quốc và quyền tự do, hạnh phúc của người dân. Thế hệ trẻ ở hải ngoại lại không thể quên những đau khổ, nhục nhằn mà gia đình họ phải chịu sau ngày thống nhất, hay những thảm họa trên đường vượt thoát tìm tự do mà ít nhiều gì họ cũng là nạn nhân. Nhớ đến quá khứ đau thương ấy không phải để nuôi dưỡng thù hận mà chính vì cần có "sự công chính của lịch sử" để đem lại sự hoà hợp dân tộc, nhờ vậy Việt Nam mới có thể trở thành một quốc gia giàu, mạnh và dân chủ.
Thế hệ người Việt sau 1975, dù không có trách nhiệm về cuộc chiến, vẫn có trách nhiệm bảo vệ nền độc lập của tổ quốc và quyền tự do, hạnh phúc của người dân. Thế hệ trẻ ở hải ngoại lại không thể quên những đau khổ, nhục nhằn mà gia đình họ phải chịu sau ngày thống nhất, hay những thảm họa trên đường vượt thoát tìm tự do mà ít nhiều gì họ cũng là nạn nhân. Nhớ đến quá khứ đau thương ấy không phải để nuôi dưỡng thù hận mà chính vì cần có "sự công chính của lịch sử" để đem lại sự hoà hợp dân tộc, nhờ vậy Việt Nam mới có thể trở thành một quốc gia giàu, mạnh và dân chủ.
Tuy nhiên,
mục đích ấy chỉ có thể đạt
được khi chính quyền thật tâm
nhìn nhận những sai lầm đã qua
và hoà giải với những người
yêu nước bất đồng chính kiến
và những nạn nhân của chính
sách bất công, tham nhũng. Đối với
người Việt Nam ở nước ngoài,
chính quyền cũng phải "hoá giải
hận thù" bằng lới nói và
hành động hoà giải cụ thể,
thay vì chỉ kêu gọi "hoà hợp
một chiều" có tính cách chiêu
hồi và khai thác "khúc ruột
ngàn dặm." Chỉ riêng chuyện "hoà
giải với những người đã nằm
xuống" qua việc cho phép hội Vietnamese
American Foundation (VAF) tu sửa Nghĩa trang quân
đội miền nam ở Biên Hoà và
cải táng hài cốt những người
đã chết trong các trại tù cải
tạo, đã phải mất 38 năm sau thống
nhất mới thấy có kết quả sơ
khởi (ở đây phải ghi nhận công
lao của cố thủ tướng Võ Văn
Kiệt đã mạnh mẽ can thiệp với
chính quyền trung ương và địa
phương mấy năm trước.)
Bởi vậy,
không thể đặt vấn đề hoà
hợp mà không đề cập đến
vấn đề hoà giải: hoà giải
giữa chính quyền với trí thức
và nhân dân trong nước, giữa
chính quyền và cộng đồng hải
ngoại. Chính quyền phải đi bước
trước, và kết quả của hoà
giải là "win-win" chứ không phải
"zero sum". Nói cách khác, hoà
giải phải có trước hoà hợp
vì hoà hợp là kết quả đương
nhiên của hoà giải.
2.
Vấn đề
hoà hợp dân tộc không nhất thiết
phải đặt ra vì người Việt
Nam trong và ngoài nước không chống
nhau. Chỉ có chính quyền là gây
chia rẽ, mâu thuẫn trong các thành
phần dân tộc. Các thành phần
dân tộc phải ý thức rõ được
điều ấy và tìm cách liên
kết với nhau thì mới tạo được
sức mạnh đối thoại hay đối
kháng với chính quyền. Chỉ khi đó,
chính quyền độc tài mới có
thể thật lòng nói chuyện hoà
giải và thực hiện tiến trình
dân chủ hoá. Mẫu hình Myanmar sẽ
có thể được dùng làm cơ
sở thảo luận và áp dụng thích
hợp ở Việt Nam.
Nếu chẳng
may, chính quyền chọn quyết định
dùng bạo lực để đàn áp
nhân dân thì đó chính là
hành động tự sát.
Lê Xuân Khoa
Đất Lành chim đậu
(05/07/2013 09:03 AM) (Xem: 268)
Mùa Xuân là thời gian thích nhất của Huệ trong một năm, nó không đẹp như
mùa Thu, không ấm áp như mùa Hạ và không lạnh lẽo như mùa Đông. Nhưng những cơn
gió nhẹ nhẹ của mùa Thu như làm dịu lòng người, cây cối đâm chồi, sắc hoa đua
nở đang đem đến cho con người một sức sống mới. Lang thang trên xe, đi dạo một
vòng quanh Huntington Beach, Huệ dừng xe tại một bãi đất có tên gọi “Bolsa
Chica Wetlands”, một không gian và khung cảnh thật “SỐNG” trước mắt: nước, mây,
trời,gió, đất, cây, cỏ, chim... quanh ta. Cách Little Saigon 15 phút nhưng nơi
đây Huệ tận hưởng được một khoảng thiên nhiên thật tuyệt vời. Đứng trên cây cầu
gỗ, nhìn từng đàn chim xà xuống như đang đùa giỡn trên mặt nước, một ý nghĩ
trong đầu Huệ; có phải Đất lành chim đậu! Huệ mỉm cười nhớ
lại...
Sau 30/4/1975 khi Ba bị đi tù, Mẹ dắt díu đàn con đi tìm đất lành để
sinh sống làm ăn. Nghe đồn ở đâu dể thở, dể sống là gia đình lại dọn đến, hình
như mẹ Huệ đã đem con đi từ Đà Nẵng vào Nha Trang, từ Nha Trang vào Sài Gòn,
rồi từ Sài Gòn vòng ra “vùng giữa”,
cuối cùng trở lại Sài Gòn. Nhưng rồi, gia đình vẫn chưa “đậu” được một chỗ “lành”.
Mẹ Huệ tìm cách cho con đi vượt biên từng đứa, từng đứa một. Cho đến ngày ba
về, thì cả gia đình cùng đi HO đến bờ Tự
Do. Ở đây, tất cả đều mới lạ, ở đây mọi người đều tất bật và ở đây, Huệ như
chim sổ lồng, những khắt khe để kiếm việc như chế độ xã hội chủ nghĩa đã không
còn. Đêm đêm tỉnh giấc cứ ngỡ mình đang mơ. Huệ nhớ lại những bất công phải
chịu đựng ngày đó là bản sơ yếu lý lịch của bản thân, nó bao giờ cũng bắt đầu
như thế này:Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lâp Tự Do Hạnh Phúc
Tôi tên...
Cư ngụ...
Nguyên quán...
Trú Quán...
Con ông.... Nghề nghiệp...
Và bà ... Nghề nghiệp...
V.v...
(cuối cùng là sự chứng nhận)
Chứng nhận ủy ban nhân dân phường A: Cô D.V.Huệ, gia đình Thiên Chúa Giáo. cha là ngụy quân đang được cải tạo. Mẹ là thành phần tư bản. Anh trai tội phản quốc: Tổ chức vượt biên, đang bị truy nã. Em trai chạy theo Đế Quốc, v.v... Bản thân đã nhiều lần bỏ nước ra đi, bị bắt lại...
Trời ơi, cầm một cái lý lịch như vậy thì Huệ không bao giờ kiếm được việc làm, và giấc mơ vào “sư phạm” cũng bị gạt ngang vì lý lịch.
Eo ơi, mỗi lần nghĩ lại Huệ vẫn thấy rùng mình.
Bây giờ khi nghe câu hát : Quê hương là chùm khế ngọt... Huệ lại thấy đăng đắng nơi đầu lưỡi, cay cay khoé mắt vì những năm tháng “lao đao” ở ngay quê nhà.
Lại nhớ đến những ngày đầu ở Mỹ. Với ý chí bắt đầu cho ngày mai, Huệ đã không ngần ngại đi nhiều các tiểu bang, lăn lộn với cuộc sống mới, tìm cho mình một con đường sao cho nhẹ nhàng, thoải mái, bình yên. Thật là sung sướng, Huệ bước đi với bước chân nhẹ hẫng, bay bổng... Những năm mới qua Mỹ 1991, 1992 tình hình kinh tế cũng không mấy tốt đẹp, nhưng Huệ không thấy sợ. Con đường thênh thang để đi, công việc và tương lai không bị phụ thuộc vào lý lịch con ngụy quân ngụy quyền. Thế là tha hồ mà bay!
***
Một đàn chim thật đông đúc xà xuống, tiếng lao xao rộn rã của chim làm Huệ trợ lại với thực tế. Nhìn ngắm bầu trời California, hít thở mùi tanh tanh của rong biển, sờ vào da thịt mát rượi của gió mùa Xuân... Chao ôi, sao mà sung sướng quá. Đi một vòng mới thấy nắng Cali ấm nhất, đồ ăn Việt Nam ở Cali ngon nhất... Huệ cảm nhận được cái may mắn của mình: công việc bận rộn, bạn bè yêu thương quanh mình, thích đâu đi đó, muốn gì ăn nấy. Không gian như thúc dục tha hồ mà viết lách, tâm hồn thư thả đang vẽ vợi thành tranh, nhớ nhạc thì đi nghe hát...
Đôi lúc Huệ nhớ Việt nam kinh khủng, nhất là những ngày mưa. Nhớ ôi là nhớ cà phê vỉa hè, nhớ bún bò mụ Rớt trong con hẻm Trần Quang Diệu, nhớ tiếng chuông nhà thờ Vườn Xoài mỗi sáng sớm, nhớ cả mùi hôi hôi khi qua cầu Trương Minh Giảng, nhớ đến ông Điên Bùi Giáng đứng nơi góc đường Trương Minh Giảng và trần Huy Liệu, v.v...
Tất cả là kỷ niệm, cũng chỉ là nỗi nhớ, là quá khứ. Hãy giữ lấy mà mơ.
Hiện tại và tương lai, Huệ đang hạnh phúc nơi xứ người. Xứ người đã ôm Huệ như người thân, đã bồng bế ta như người thương, thôi thì: Đất lành, chim đậu
Quê hương ơi, ta đã nhận nơi đây là nhà, xin lỗi nha! Khi nào nhớ quá sẽ về thăm.
Đoàn Vi Hương
Sài gòn nỗi nhớ
Đoàn Vi Hương
Sài Gòn trong giấc đêm thâu
Đi đâu cũng thấy đèn xanh Sài Gòn
Đang mơ kỉ niệm vẫn còn
Nhớ mòn con phố, nhớ từng hàng cây
Sài Gòn tên gọi hay hay
Ngàn đời còn đó, ai đừng đổi thay
Sài Gòn nắng chói gay go
Lo mưa ngập nước, kẹt đường chen chân
Sài Gòn giờ bé hay to
Tôi xin làm gió, để ôm Sài Gòn
Sài Gòn khi thiếu mây bay
Anh đây là nắng, để lay Sài Gòn
Sài gòn còn đó không xa
Một ngày ta sẽ về như là nhà.
Đôi điều về Minh triết Các Mác hay những nghịch lý“cộng sản”
Nguyễn Khắc Mai
NQL: Mất gần nửa buổi chiều
để sửa lỗi đánh máy cho cụ Mai nhưng không tiếc thời gian vì đọc được
bài cực sướng, giá như một số ông lú đọc được bài này thì hay quá.
Hegel nói : Những gì tồn tại đều
có tính hợp lý, hay trong tồn tại đều có tính hợp lý của chúng. Cái gọi
là chủ nghĩa “cọng sản”có gì là rationnel ? Chúng tôi cho rằng những tư
tưởng của Mác và Ăng ghen mà tiệm cận được với chân thiên mỹ đều là
những giá trị văn hóa, trong đó có một số giá trị mà chúng tôi gọi là
“giá trị minh triết”. Trong một bài viết về giá trị minh triết của Đông
Kinh Nghĩa Thục chúng tôi thử đưa ra cách hiểu Minh triết như sau : “Minh
triết là những tư tưởng và rộng hơn là những gíá trị văn hóa có tính
khái quát và phổ quát, ý nghĩa rộng,trường tồn,có thể đem ứng dụng cho
nhiều hệ thống. Chúng đạt tới tính chất của những gíá trị xã hội và nhân
sinh phổ quát. Minh triết tham gia vào đời sống xã hội giống như chất
tủy của một sinh vật, ta gọi đó là cốt tủy, là tinh túy của một hệ thống
xã hội.” Khi nghiên cứu những giá trị minh triết C. Mác, ta sẽ đễ
dàng nhận ra những nghịch lý của nhận thức và hành động của quá trình
vận dụng những tư tưởng của Mác.
Trước khi đi vào một số vấn đề cụ thể, tôi xin kể hai chuyện có liên quan ít nhiều tới vấn đề này.
Chuyện thứ nhất. Vào năm 1948 lũ
chúng tôi 5 tên Việt minh nhí, tôi, thằng Thanh nay đang ở Sài gòn,
thằng Quế nay đang vừa là người Việt vừa là người Mỹ, thằng Nghị đã hi
sinh ở chiến khu Dương hòa, Thằng Điền sau này từng là chủ tịch Hội Sinh
viên giải phóng đã hi sinh ở Củ chi. Vào một chiều đã chạng vạng, chúng
tôi gặp nhau ở ngã tư Am Hồn Huế, sau khi bàn những hành động của nhóm,
tự nhiên thằng Điền nêu ra một câu hỏi: Bây giờ chúng mình theo Việt
minh hay theo ‘cọng sản”. Cải nhau một hồi, tôi đưa ra ý kiến: Cọng sản
là gì chúng mình không biết. Nhưng Việt Minh đánh Tây giành độc lập ta
theo. Cho đến bây giờ những người uyên bác nhất nước ta cũng không thể
nói cho rành rọt thế nào là chủ nghĩa cọng sản, huống chi là công nông.
Có lần vào năm 1988 tôi được mời tới gặp một vị lãnh đạo của Ban tổ chức
TƯ, tôi đã thưa giá trị lớn nhất của đảng là giành độc lập dân tộc ,
phải cố gắng giữ lấy giá trị này. Còn cái goi là giá trị XHCN thì đang
bị tranh chấp. Mà trong tay chủ nghĩa tư bản là cây kiếm thật, còn trong
tay ta là cây kiếm ảo, ta tưởng tượng là có kiếm. Thế thì ai thua là
cái chắc .Bây giờ thì cả giá trị dân tộc yêu nước cũng đang bị thách đố,
cũng đang đánh mất.
Vào năm Bính ngọ, tôi có viết một
bài đăng trên Tuổi trẻ Tp HCM nhan đề: Tâm hồn gặp gỡ kể chuyện Mã khắc
Tư (C.Mác) cởi con ngựa hồng rũ Ân cách Tư(Ăng ghen) cùng đi, đến thăm
khu những linh hồn Việt, gặp Phan huy Chú. Hai ông càng đi càng thấy
bóng đỗ dài trước mặt. Vì càng đi về phương đông mặt trời càng chếch về
tây. Trần Hữu Pháp, một nhà nghiên cứu Hán Nôm bảo với tôi, phương đông,
kinh Dịch gọi là u phương nơi tăm tối vì mặt trời đã đi khỏi. Nhiều năm
tôi vẫn tự nhủ tại sao chủ nghĩa Mác không thể thực hiện được ở phương
tây, nó chỉ vào được Nga, rồi Trung hoa, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cu
Ba…Có cái gì gọi là rationnel ở đây. Anh Nguyễn Khắc Viện có lần bảo tôi
là do Khổng giáo. Còn Hồ chí Minh cũng có lần nói xã hội Phương Đông
rất thuận cho chủ nghĩa Mác.! Lý giải vấn đề này cũng thú vị đấy. Thật
ra những nước phương đông này không thực hành tư tưởng minh triết của
Mác mà là một thứ chủ nghĩa cọng sản đã chệch hướng theo lăng kính
mugich Nga, Tàu, Việt lạc hậu. Đến một lúc nào đó, lúc trà dư tửu hậu sẽ
trở lại vấn đề này.
.Người ta nghiệm ra rằng một thực
thể chứa trong bản thân nó quá nhiều nghịch lý nó không thể tồn tại như
là chính nó. Hoặc nó biến thành quái dị, dị dạng, đầy khuyết tật…, hoặc
tan rã hũy hoại. Thử tìm hiểu xem có những nghich lý nào đã tồn tại
trong thực tế với chủ nghĩa “cọng sản”. Thường khi một thực thể ra đời
mà tiên thiên bất túc, nghĩa là cái cơ địa của nó không hoàn chỉnh,
nghịch lý chứa đầy trong bản thân nó. Rồi cái hậu thiên của nó càng đầy
rẫy những nghịch lý. Những nghịch lý thường được phát hiện bỡi nhận
thức, có khi là do một trực cảm minh triết. Như trường hợp cụ Nguyễn Hữu
Cầu, một yếu nhân của ĐKNT. Ngay sau khi Việt Minh cướp được chính
quyền, cụ đã nói, nền độc lập này vừa giành lại được, ta phải biết bảo
vệ bằng những hoạt động tinh thần. Nhưng cụ cũng nhận xét, ngày nay,
chúng ta quá Tây, quá Tàu, là những kẻ giáo điều ba rọi, lại còn là đám
XHCN cậy quyền! Phần lớn các trường hợp phải qua thực tiễn, đối chiếu,
so sánh lý thuyết, thực tế, đặc biệt là chiêm nghiệm từ những thất bại.
Vừa rồi tôi đọc được một câu , nói là của Khổng tử : Có ba cách học được
“minh triết”. Thứ nhất từ thần hứng ( trực cảm, tâm linh) cách này linh
diệu. Thứ hai, hoc nhờ thầy( bắt chước) cách dễ nhất.Thứ ba qua trải
nghiệm, cách đau đớn nhất. (By three methods, we may learn
wisdom.First,by reflection,wich is noblest.Second by imitation,wich is
easiest.And third,by experience,wich is bilterest.)
1-Nghịch lý thứ nhất:
Cái gọi là giá trị minh triết đầu tiên của C,Mác là sự thừa nhận không
có chủ nghĩa cọng sản. Hai ông nhiều lần khẳng định điều này. (xem Ăng
ghen trả lời phỏng vấn của K.Heinzen, cũng như bài tựa tác phẩm Cuộc đấu
tranh giai cấp ở Pháp) Trong bài tựa này Ăng ghen viết: “Phương pháp
đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt, chẳng có mục tiêu lớn chủ
nghĩa cọng sản gì cả. Đó chỉ là một mệnh đề được người khai sáng chủ nghĩa Mác đề xuất lúc trẻ nhưng vứt bỏ nó trong cuối đời.”
Trong bài trả lời phỏng vấn K Heinzen Ăng ghen nói, chúng tôi không coi
CNCS là lý tưởng, bởi lý tưởng là từ ý chí chủ quan, nó chỉ là phong
trào hành động thực tiễn, những người CS phải lấy thực tế văn minh của
những dân tộc hiện đại làm tiền đề cho chính sách của mình. (nôm na là
hãy học những bài học văn minh của thế giới mà hành động!) Ông còn cẩn
thận chỉ ra rằng thực tế văn minh chứ không phải thực tế lạc hậu,mà phải
là của những dân tộc hiện đại chứ không phải của những dân tộc trung
bình. Với quan niệm như thế hai ông cũng đã khẳng định không có cách mạng, mà chỉ có tiến hóa mà thôi. Tiến Hóa đó mới thật là giá trị minh triết của hai ông.
Thế mà ngay cả tên gọi, chúng ta cũng dịch không chính xác.Trong thuật ngữ Kommunismus không có cái gì là “sản” cả.
Nó chỉ có hai từ tố, cộng đồng và chủ nghĩa (commune và ismus) Người
Nhật đã dịch là cọng sản rồi Trung hoa bắt chước và truyền sang Việt
Nam. Năm 1988 tôi đã thưa với một vị lãnh đao BTCTW rằng tên đảng đả
dịch sai nên đính chính. Từ ấy phải được hiểu là chủ nghìa cọng đồng.
Anh Việt Phương còn kể, trước đó vào những năm 60, 70, các anh ấy đã nói
với ông Nguyễn Duy Trinh rằng tên đảng dịch sai, trong Tuyên ngôn 1848,
có hai phạm trù là cá nhân và cọng đồng. Bọn mình nói vui là nên đặt
tên là chủ nghĩa cá cộng.
Tiện thể cũng xin nói qua về cái
gọi là chính danh. Khổng tử nói, danh bất chính, ngôn bất thuận, sự bất
thành, lễ nhạc bất hưng, hình phạt bất trúng, dân vô sở thố thủ túc. Câu
ấy đã khẳng định tầm quan trọng của chính danh, đến nỗi nếu danh không
chính nó sẽ dẫn theo sự rối loạn hệ thống, khiến cho “lời nói không
thuận, việc chẳng thành, lễ nhạc (văn hóa đạo đức) không chấn hưng được,
luật pháp không còn đúng phép, rốt cuộc dân chúng không biết chỗ nào mà
đặt chân tay (sống còn và hành động) (Luận ngữ, thiên Tử Lộ). Sách Lã
Thị Xuân Thu, còn bình luận gay gắt hơn: “Danh chính thì trị, danh
mất thì loạn. Kẻ làm cho mất danh, là kẻ nói, chủ trương quá mức. Nói,
chủ trương quá mức, tức là biến cái có thể, cái cho phép thành cái không
có thể, không cho phép. Cho nên cái phải biến thành cái không phải,
biến cái đúng thành cái không đúng, nên cái sai thành cái không sai…Phàm
mọi sự loạn là do hình danh, chế danh không đúng vậy.”(xem Chính
Danh, Từ Điển Triết học Trung quốc NXB CTQG 2009 ) Cái tâm thức nào
khiến cho cả Trung và Việt đều say mê cái “sản”. Nghiên cứu điều này
cũng thú vị và có ích. Thư thả rồi cũng phải làm. Thực ra danh và thực
phải đi liền với nhau. Xác định sai cái danh cũng tức là đã làm chệch đi
cái thực, khiến cho đúng sai lẫn lộn! Như trên đã nói, thật ra CNCS
không thể có đất sống như một “doctrine” ở Nhật và Nam Hàn. Vì hai nơi
này họ đã siêu vào văn minh hậu tư bản chủ nghĩa.
Cũng nên liên hệ một chút cái
quan niệm của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo.
Danh khả Danh phi thường Danh.” Có thể hiểu như sau: Cái Đạo đúng như nó
thì không phải là cái Đạo như thường thấy. Cái Danh (sự vật) đúng như
nó thì không như cái ta vẫn thường thấy. Cái gọi là CNCS ta thường thấy
thì không phải là chính nó. Cái gọi là CNCS là sự hình dung của Mác và
Ăng ghen, mà ta thì không phải là hai ông ấy. Hơn nữa cái mà hai ông gọi
bằng cái tên như thế thì chính hai ông đã “vứt bỏ “rồi. Huống nữa ta
lại chấp nhận cái đã bị dịch sai. Bây giờ thì không còn là một ly, một
dặm nữa.
2.Nghịch lý thứ hai: Phát triển Tự do cá nhân.
Nhiều người cho rằng giải phóng cá nhân là một hòn đá tảng của lý
thuyết Các Mác, với câu nói nỗi tiếng trong Tuyên ngôn CĐCN: Thay cho
những cọng đồng kiểu cũ là cọng đồng kiểu mới, trong đó phát triển tự do
cá nhân là tiền đề của phát triển tự do toàn xã hội. Liệu có thể suy
luận rằng tâm thức nông dân lạc hậu của những xã hôi Nga, Tàu, Việt…đã
dị ứng với sự phát triển cá nhân? Chỉ tính từ 1917 đến nay không có bất
kỳ một đảng CĐ cầm quyền nào dù là Nga,Tàu hay Việt đã làm theo chủ
thuyết của Mác. Mọi quyền tự do cá nhân của con người, cũng như của công
dân đều bị cắt xén gọt rũa cho vừa với chiếc giày chật hẹp của chế độ
toàn trị.
Đi đôi với tự do cá nhân là vấn
đề Dân Chủ (dân trị hay dân quyền). Mác khẳng định Dân chủ là câu đố đã
được giải đáp của mọi thể chế nhà nước. Nghĩa là mọi hình thức nhà nươc xứng danh là nhà nước thì phải dân chủ.
Ở nước ta Hồ Chí Minh cũng nói được rằng, nước ta là nước dân chủ, vì
dân là chủ. Vào năm 1967 trước lúc mất hơn một năm tại Hà tây, HCM từng
nói, phải làm cho dân dùng được quyền dân chủ, hưởng được quyền dân chủ.
Dân chủ thật ra là một sáng tạo của nhân loại trong thời hiện đại với
nhiều hình thức đã tồn tại hợp lý tại nhiều nước văn minh và hiện đại.
Nhưng các đồ đệ của Mác dù ở Nga, Tàu hay Việt đều dị ứng và tránh né
nó. Nói gì đến việc thực hành tư tưởng của Mác! Dân chủ, dân quyền là
những thách đố của những hệ thống cực quyền, toàn trị, dù là nhà nước
hay là trong xã hội dân sự. Xã hội ta luôn trăn trở một câu hỏi, tại sao
những hình thức dân chủ mà nhân loại đã sáng tạo ra trong hàng trăm năm
qua dân ta cũng không dùng được, hưởng được? Tại sao những hệ thống cầm
quyền VN không trở thành lực lượng mở đường cho dân chủ tiến lên, như
trong câu hát đầy hứng khởi vào những ngày Tháng Tám năm xưa, tiến lên
nền dân chủ cọng hòa! Cũng có một nghịch lý là tại Miền Nam VN trong thể
chế VNCH nhiều quyền dân chủ đã được tồn tại dù còn chút ít chật hẹp.
Bàn về dân chủ, không thể không
nói về dân chủ trong đảng. Lênin đã tạo ra một chế độ chuyên quyền trong
đảng khi thủ tiêu phái gọi là mensevich. Chế độ xô viết toàn trị được
Xtalin hoàn chỉnh ngày càng chặt chẽ, được áp dụng ráo riết ở Nga, Tàu,
Việt, những người đối lập bị đàn áp, thủ tiêu. VN cũng đã thực hiện rất
nghiêm chỉnh. Trong đảng quyền dân chủ của đảng viên bị thu hẹp lại
thành cái mà HCM gọi là quyền phục tùng chân lý, mà chân lý bị hiểu là ý kiến của lãnh đạo!
Trong cái chính đề mà HCM đưa ra Quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự
do phục tùng chân lý, còn có cái phản đề. Thế nhưng người ta lại cố tình
quên đi ý nghĩa của phản đề. Có quyền tự do phục tùng chân lý cũng có
nghĩa là người ta có quyền không phục tùng ngụy lý! Nghịch lý này càng
nỗi bật lên khi ta nhớ lại một câu nói ngậm ngùi , mà là như một dự báo
rất sớm của Ăng ghen rằng : “Cuối cùng cũng phải làm sao đễ mọi
người chấm dứt kiểu cư xử với các quan chức của đảng-những người đầy tớ
của mình – luôn luôn bằng sự tế nhị đặc biệt, và thay cho sự phê bình,
lại ngoan ngoản vâng lời họ, như những kẻ quan liêu không bao giờ mắc sai lầm.” (Ăng ghen : Những ngày hội các dân tộc ở Luân đôn, Chúng tôi đã vạch trần)
Vì sao trong những hệ thống tự xưng tiên phong mở đường cho xã hội mới
lại ứng xử theo những thể chế đã thoái hóa, lạc hậu cần thay đổi, bác
bỏ. Lênin từng nói phải có 70 ông Mác may ra mới giải quyết được những
lý thuyết và thực tiễn đễ xây dựng xã hội mới. Nhưng một Mác mà còn
không nhận thức nỗi, nói gì đến 70 ông.
Nói dân chủ của đảng cđ, phải đề
cập đến vấn đề tư tưởng đa nguyên chính trị, (đa đảng).Trong tuyên ngôn
“CS”, Mac và Ăng ghen khẳng định : Những người “cs” phải biết đoàn kết và hợp tác với các đảng dân tộc, dân chủ. Giờ đây khi người ta phê phán đa nguyên chính trị, đa đảng là người ta không hiểu gì tư tưởng của Mác, người ta đã xuyên tạc Mác vì những lợi ích không còn là cđcn nữa.
Tại sao các đảng đệ tamqt, theo cái gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin đã thủ
tiêu tư tưởng của Mác mà vẫn cứ leo lẻo kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin.
Chính những đảng dân chủ xã hội đã biết tiếp thu tư tưởng của Mác nên họ
đã có vai trò nhân văn và tiến hóa trong thời đại hiện nay.
Còn một vấn đề rất tế nhị và
không kém phần quan trọng, là một chính đảng trong thời hiện đại phải
thể hiện văn hóa và dân chủ như thế nào. Một chính đảng có quyền giữ lấy
cái tư tưởng mà mình tôn thờ, phải tìm cách ngày càng hiểu nó một cách
sâu sắc, khoa học, tìm tòi mọi phương thức văn minh, nhân văn khoa học
đễ thực hiện, làm cho mọi thành viên của mình có nhân cách văn minh dân
chủ. Rồi trên cơ sở đó mà thuyết phục nhân dân, dân tộc mình mới là “văn
minh, là đạo đức”(chữ của HCM).Còn như dùng bạo lực xây dựng chế độ
toàn trị, ép dân tộc cũng độc nguyên như mình là trái đạo lý, trái tinh
thần dân chủ, nhân văn của ngay cả chính Các Mác. Lịch sử khẳng định
rằng nhân loại không hình thành với độc nguyên văn hóa. Mà dân tộc Việt
Nam cũng như thế. Thời nào nhấn mạnh cái độc nguyên văn hóa thì biến
dạng, trì trệ, vọng ngoại, suy đồi. Không đưa dân tộc phát triển lên
được. Buộc dân tộc đeo mãi cái ốp che mắt, có người còn gọi là cái vòng
kim cô. Mọi ứng xử của dân tộc buộc phải theo cái lăng kính mác lênin.
Đưa vào luật, vào hiến pháp, và chế định cái giá trị văn hóa không đến
đầu đến đũa như thế đã tạo nên sự méo mó của xã hội, làm lệch chuẩn,
giam hãm cầm tù mọi sáng tạo của nhân dân của xã hội.
Nói tự do, dân chủ mà không đi đôi với pháp quyền thì cũng chỉ là nói đạo lý suông mà thôi. Cái
nghịch lý là giữa quan niệm pháp quyền của Mác và cái quan niệm pháp
quyền hiện nay do những người cầm quyền ở nước ta dựng lên trong cái
công thức “pháp quyền xhcn”thì vênh hẵn nhau. Mặc dầu về lôgich
cả trong lý lẽ cũng như thực tế thì, quan niệm của Mác chính xác hơn.
Mác nói: Khi chưa có con người phát triển toàn diện, chưa có nền kinh tế
sản xuất hàng hóa, vật phẩm dồi dào, thì pháp quyền tư sản
dù hạn hẹp, cũng không thể vượt qua. Những người lãnh đạo của đảng hiện
nay đang cho thi hành một quan niệm pháp quyền chỉ nhằm phục vụ cho một
đường lối chính trị cực quyền đễ dễ biện hộ cho những hành vi chà đạp
những quyền tự do dân chủ đích thực của nhân dân. Theo Mác, cả hai điều
kiện cần và đủ đễ có thể vượt khỏi pháp quyền tư sản hiện nay, cả ở
những nước tiên tiến hiện đại nhất,cũng chưa đủ, nói gì đến VN.
3.Nghịch lý thứ 3.
Nói về pháp quyền tư sản thì đụng đến phạm trù thời đại. Những nhà lãnh
đạo của đảng áp đặt một quan niệm đễ cho những nhà lý luận của đảng đi
rao giảng về cái quan niệm thời đại này là thời đại quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Thật ra cái gọi là thời đại quá độ chỉ là ý niệm của Mác về sự
quá độ lên chủ nghĩa cọng đồng, như thế cái gọi là thời kỳ quá độ chính là cái xã hội đã là xã hội xhcn đã chín muồi, nó mới tạo ra sự quá độ. Những quan niệm hiện nay nếu không là tạp nham thì cũng là hồ đồ, dân gian gọi là nói lấy được!
Nói về cái cnxh thì trên thế giới
hiện đang có hai phạm trù rất phân biệt không thể lẫn lộn. Đó là phạm
trù tư tưởng xã hội và cái gọi là chế đô xã hội xhcn. Tư tưởng Xã hội đã
từng hình thành trước Mác, nó tràn đầy trong văn hóa dân gian, trong
những hệ thống triết học và đặc biệt là trong tôn giáo. Từ thế kỹ 18 nó
được định hình trong những nhà xhcn cổ điển và không tưởng. Nhiều tư
tưởng của Mác và Ăng ghen cũng dặt cơ sở cho sự hình thành hệ thống các
đảng xã hội dân chủ. Khuynh hướng này đã bị Lênin và phong trào đệ tam
QT công kich dữ dội cho đó là khuynh hướng tư sản, xét lại. Trong thực
tế phong trào này cùng các đảng xã hôi dân chủ nhất là ở châu Âu từng có
vai trò có ý nghĩa góp vào sự phục hưng của tây phương sau thế chiến
thứ hai. Khuynh hướng này hiện nay đang là chủ thể ở một số nước Mỹ La
tinh. Chính ông Phú Trọng đã nhầm lẫn hai phạm trù này, nên đã gây nên cái xi căng đan khi vào Braxin.
Cái gọi là xã hội xhcn, thì đã có hai sắc thái. Thứ nhất là cái phạm trù lý thuyết trong Tuyên ngôn các đảng cọng đồng, với cái gọi là chủ nghĩa xã hôi khoa học, mà về sau cả Mác và Ăng ghen đều đã phủ định.
Cho đến nay lý thuyết ấy chưa được chứng minh. Còn cái gọi là chủ nghĩa
xã hội đã hình thành như là một chế độ xã hội thì hình thù của nó chính
là chế độ Xô viết đã phá sản ngay trên quê hương của nó. Những bản sao
chép của nó ở Việt Nam Trung hoa, Bắc Triều tiên, Cu ba…thì mỗi anh một
phách, và đều đi vào ngõ cụt. Trung hoa đã vứt bỏ và đang làm một thứ chủ nghĩa tư bản tiến đến chủ nghĩa đế quốc mới!
VN thì đổi mới nhỏ giọt và đang khiến cho đất nước và xã hội lâm vào
khủng hoảng liên tục, trên tất cả mọi phương diện xã hội. Như thế giá
trị minh triết của Mác ở đây là gì. Như trên đã nói là Mác đã dám thừa nhận cái sai và đã dũng cảm vứt bỏ vào cuối đời. Biết sai mới là thực biết. (Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết. Ấy chính là biết vậy.) Tuy nhiên giá
trị minh triết ở đây là ở ý niệm về cái lẽ tiến hóa, khi hai ông cho
rằng không có cái gọi là cncđ mà chỉ có sự tiến hóa của xã hội,
và những xã hội chậm tiến chỉ có thể học theo những thực tế văn minh của
những dân tộc văn minh hiện đại mà thôi. Mấy nước chung quanh ta có lẽ
họ đi nhanh hơn ta trong mấy chục năm lại đây có thể họ “minh triết “
rằng không có cái gọi là “cncs”mà họ thực hành ngay lẽ tiến hóa, học lấy
những bài học đã được chứng nghiệm. Còn
Việt Nam đã vứt bỏ minh triết và cứ tưởng rằng mình thông thái hơn người
và đã khư khư ôm lấy cái cặn bã đã bị chính ông thầy vứt bỏ mà lại đi
nghe theo những ông đồng bà cốt rỡm.
4.Nghịch lý 4. Về
Giai cấp vô sản ( công nhân). Trong tuyên ngôn cđcn, Mác và Ăng ghen đã
đề cao g/c công nhân và cho đó là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Tuy
nhiên vào cuối đời, khi hai ông đã phủ định cái gọi là chủ nghĩa
cđ(cs), thì có nghĩa là cái gọi bằng vai trò của g/c công nhân cũng bị
phủ định theo. Cho đến nay những nhà tuyên huấn của những đảng
cncđ cầm quyền vẫn khẳng định g/c công nhân là g/c lãnh đạo xă hội. Tuy
nhiên, từ gần hai trăm năm nay, chưa có một đảng”cs” cầm quyền nào đã
thành công trong chính sách g/c công nhân. Nghĩa là biến g/c này thật sự
là g/c lãnh đạo. Về lý thuyết và trong thực tế, một giai cấp lãnh đạo
phải thỏa mãn 4 điều kiện cơ bản sau đây, và đó là nguyên tắc mà Mác vẫn
dùng thuật ngữ la tinh đễ nói: condition sine qua non (điều kiện không
thể thiếu.) Thứ nhất, họ (cn) phải
là g/c có cuộc sống vật chất và tinh thần trên trung bình của xã hội.
Ngay Lênin cũng biết được rằng khi không đủ sống người ta không thể làm
chính trị được. Ở Nga, Tàu, cả Việt Nam nữa, g/c cn vẫn là g/c nghèo khổ
lương không đủ sống. Thứ hai, họ
phải là g/c vănhóa, học vấn cao, nghĩa là bảy tám mươi phần trăm có
trình độ đại học, có lối sống văn hóa, có nhân cách của những con người
tiến tiến của thời đại, mà Mác mơ tưởng là con người phát triển toàn
diện. Thứ ba, họ phải có năng lực
chi phối, điều tiết được cơ chế vận hành của nền kinh tế.Hiện nay họ
chưa vượt khỏi chủ nghĩa nghiệp đoàn, nghĩa là tác động vào kinh tế chủ
yếu bằng hành động đình công. Ở nước ta cũng như ở những nước do đảng
“CS” cầm quyền, họ không có cái gọi là nghiệp đoàn thật, chỉ là tổ chức
công đoàn mà đảng nắm hết mọi quyền hành, chỉ là công cụ của bộ máy nhà
nước toàn trị. Cho nên những quyền lợi kinh tế (lao động, tiền lương…)
họ cũng không thể bảo vệ được. Thân phận
của họ cũng chỉ là kẻ làm thuê lệ thuộc, nghĩa là không làm chủ được
thân phận mình, nói chi đến “làm chủ xí nghiệp” như những nhà tuyên huấn
của đảng nói. Còn nói tác động vào cơ chế vận hành của nền kinh tế chỉ là nói tào lao cho vui, hoặc đễ lừa mị mà thôi. Thứ tư,
họ phải là g/c có quyền lực chính trị thật sự. Về điều này Mác đã có
một phán đoán sắc sảo. Trong một cuộc tranh luận với Bakounine, Mác nói:
“Chính quyền của g/c công nhân sẽ được
thực hiện bởi chế độ ủy quyền. Người ta sẽ phó thác cho một nhóm người
bầu cữ bởi chính mình, đễ đại diện cho họ (cn), đễ cai trị họ, điều ấy
sẽ làm cho họ (cn) chắc chắn là rơi tỏm vào tất cả mọi trò dối trá, và
trong tất tật sự lệ thuộc của chế độ đại diện và tư sản. Sau một hồi
được tự do, say sưa cách mạng, là công dân của một chế độ mới, họ sẽ
tỉnh ngộ ra thấy mình là nô lệ, con rối hay con mồi của những tham vọng
mới.” Nếu phân tích cho rõ những nghịch lý như thế, ta sẽ dễ dàng
giải quyết vấn đề. Chỉ cần trả lại cho công nhân cái quyền mặc nhiên
của họ, quyền nghiệp đoàn,họ sẽ biết cách làm chủ được thân phận mình,và
trong lẽ tiến hóa, họ sẽ làm tròn cái thiên chức của họ trong quốc gia
dân tộc.
5.Nghịch lý 5.Tại
sao tắc tỵ.? Có một lần tôi đến làm việc ở một Bộ, một nhóm cán bộ cấp
vụ tiếp tôi. Làm việc xong, ngồi nói chuyện, tôi than phiền rằng ở tuổi
của tôi, sao tôi thấy Đất Nước ta nhiều trì trệ quá. Họ bảo, không
không, chúng em không nghĩ thế. Tôi cứ tưởng họ sẽ phê phán rằng sao tôi
lại nhận định tiêu cực như vậy. Nhưng họ nói, chúng em cho rằng chúng
ta đang tắc tị. Giữa hai sắc thái thì tắc tị quyết liệt, mạnh mẽ hơn.
Tôi đã từng thưa lại ở một hội thảo do HĐLLTƯ tổ chức, tôi nghiệm ra cái
nghịch lý lớn nhất, cơ bản nhất là:
Khi giao Đất Nước vào tay đảng
“CS” ở thời điểm 1960, rồi 1975 , thì chúng ta cùng với các nước trong
khu vực là cùng một trình độ ( tất cả đều có GDP trong vòng 1000 đô la)
Nay sau nửa thế kỹ càng ngày ta càng lạc hậu xa so với họ, cả về tăng
trưởng kinh tế, cả về văn hóa, xã hội đặc biệt là về khoa học và giáo
dục. Xét ở bình diện nào ta cũng cầm đèn đỏ chạy sau. Vào 1960 nhà tương
lai học nỗi tiếng cuả Mỹ là Herman Kahn còn xếp hạng ta trên cả Trung
quốc. Nếu phân tích kỹ thì trong thời hiện đại, một Quốc gia dân tộc
phát triển lên là dựa vào bốn yếu tố cơ bản. Một là tài nguyên.
Tài nguyên của ta có mặt không bằng thiên hạ, nhưng không phải là không
có những thế mạnh. Mặc dầu có thế mạnh nhưng phương thức khai thác của
ta lại rất lạc hậu. Thứ hai là truyền thống văn hóa.
truyền thống văn hóa của ta dù còn những mặt hạn chế thậm chí lạc hậu.
Nhưng là một yếu tố mà thiên hạ cũng thèm thuồng, nhiều giá trị rất nhân
văn dư thừa đễ làm nội lực cho phát triển.Thứ ba, tố chất con ngưới Việt.
Con người Việt dẫu có những tiêu cực, nhưng những tố chất ưu trội lại
rất lớn. Vào thời hiên đại người sáng tạo ra chiếc máy tính điện tử đầu
tiên là một người Viêt sống ở Pháp. Người chơi đàn đẳng cấp hành tinh là
Việt. Người tạo ra phương pháp mỗ gan trình độ quốc tế là Việt, những
nhà toán học đẳng cấp quốc tế là việt, những công chức cao cấp ở một số
nước lớn là việt. Những bàn tay vàng của người thợ việt đã được nhiều
công ty đa quốc gia thừa nhận. Chúng ta đã có trong tay nhưng yếu tố văn
hóa tinh thần và cả vốn con người, đễ cho phát triển. Nhưng tại sao
chúng ta thua chị kém em quá thể như vậy? Chỉ còn yếu tố thứ tư-những quan hệ xã hội hiện hữu.
Những quan hệ xã hội hiện hữu của chúng ta cả về thiết chế chính trị,
vả về thiết chế xã hội thể hiện trong mọi mặt bằng của cái gọi là kiến
trúc thượng tầng đều khấp khểnh, lạc hậu. Mấy mươi năm vẫn chưa tạo ra
cái mặt bằng của pháp luật và chuẩn mực giá trị của xã hội, đễ có một
sân chơi trên đó có được sự phát triển tự do cá nhân làm bừng nở mọi giá
trị sáng tạo. Đảng “CSVN” trong hơn nửa thế kỹ vẫn không tạo ra được
một mặt bằng tử tế cho sự tăng trưởng kinh tế. Mọi sự so sánh với khu
vực đều lạc hậu. Không tạo ra được một hệ thống nhà nước tiến bộ, nhân
văn thật sự là của dân, do dân, vì dân. Không hình thành nỗi một lực
lượng công chức có chất lượng điều hành hữu hiệu,trong sạch, mẫn cán,có
lương tâm nghề nghiệp, tinh gọn, có năng lực và đạo đức của một lực
lượng cầm trịch, định hướng xã hội. Có thể kết luận một cách đau đớn
rằng mọi quan hệ xã hội hiện hữu của VN hiện nay đều không tương thích
cho sự phục hưng dân tộc trong thế kỹ 21. Điều gì khiến VN đổi mới cầm
chừng tiến được một bước lại lùi hai bước? Nếu
thật sự vì Dân vì Nước nhất định phải đổi mới vòng hai, quyết tâm từ bỏ
mô hình xô viết, đã là một vòng kim cô kìm hãm sự phát triển tự nhiên
của Dân tộc trong thời gian qua. Có một số anh
từng giữ cương vị lãnh đạo cao cấp nói, cậu có đeo kính dâm đễ nhìn sự
vật không? Tại sao không thấy những đổi mới, biết bao cơ sở cả hạ tầng,
cả thượng tầng đã được xây dựng. Có thế thật. Nhưng cái hiện thực mà chúng ta đang có lại có quá nhiều bôi bác.
Cũng là C.Mác từng mượn thành ngữ latinh đễ nói hộ chúng ta một cái
nhìn điềm tĩnh hơn khi ông bảo : Cacatum non es pictum! (cái bôi bác
không phải là bức tranh.)
6. Những mong ước thiết tha.
a. Chúng
ta dang đặt ra vấn đề tái cấu trúc một số lĩnh vực kinh tế, như thế
cũng chỉ là vá víu một cái áo cũ đã chật chội, lại lỗi thời không còn
thích hợp cho bước phát triển mới của Dân tộc. Phải thay đổi mô hình
phát triển đất nước. Quyết tâm từ bỏ mô hình xô viết. Tái cấu trúc thể
chế chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục…
b.Thành tâm đoàn kết dân tộc, vượt qua tâm thức quốc cọng lỗi thời, lấy đại đồng là Chấn hưng và phát triển Đất nước,
xây dựng một nước VN Độc lập, Thống nhất, Dân chủ, Thịnh vượng, Hạnh
phúc, phát triển trong Hòa bình. Tôn trọng tiểu dị, hóa giải mọi ân oán
tiêu cực của quá khứ, làm lành những vết thương do quá khứ lầm lỗi đễ
lại.
c.Kiến tạo một thập niên :Hòa hợp, hòa giải, chỉnh đốn, tạo đà cho bước phát triển,xây dựng nhân cách mới của Dân tộc.
-Hình thành Đại Diển Đàn Diên
Hồng, với thành phần 30% đảng “CS”, 30% thành phần lập trường VNCH, 30%
phái trung tính, bàn thảo và quy định những vấn đề quan trọng của Đất
Nước như thể chế chính trị xã hội, chương trình tái cấu trúc kinh tế,
văn hóa, giáo dục, khoa học, an sinh xã hội , đối ngoại v.v…
-Thành lập một ủy ban Giám quốc,
một chính phủ lâm thời, ban hành và thi hành chương trình tái cấu trúc
chính trị kinh tế xã hội…Thực hành tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do
hoạt động chính trị…thúc đẩy dân chủ phát triển. Hàn gắn vết thương
chính trị, xã hội do hậu quả của cuộc chiến tranh ý thức hệ đễ lại. Tổ
chức Hội đồng lập hiến, dự thảo Hiến Pháp mới phù hợp với tiến trình
chấn hưng và phát triển Đất Nước, trưng cầu ý kiến nhân dân.Đễ nhân dân
phúc quyết.
-Xây dựng xã hội dân sự văn hiến,
có trách nhiệm xã hội, công tâm cùng chính phủ đoàn kết dân tộc vượt
lên mọi khó khăn của thời kỳ biến đổi xã hội. Trong đó ưu tiên vận động
hình thành một đọi ngũ lối ngót vạn người là những specialists (xin
không dùng chữ chuyên viên vì nó không còn nghĩa đúng và tốt) đễ làm
nòng cốt (cũng không dùng chữ cốt cán vì cũng đã hỏng) cho hầu hết các
lĩnh vực xã hội cần chuyển đổi.
–Tổ chức lại bộ máy hành chính, đào tạo lại đội ngũ công chức…
7. Đôi lời kết:
Mừơi năm cho chuyển dịch hòa bình, êm thấm, nhân văn đầy tình thương
yêu, đoàn kết dân tộc, đừng đễ diễn ra cảnh, khi cái bình Pandora được
mở nắp thì ma quỹ nhảy ra chứ không phải là những con người lương thiện,
tử tế, có trí có tâm. Và phải có ý chí mạnh mẽ nhưng cao thượng, có
công tâm chứ không phải là một bè lũ cơ hội mới, một lũ lợi ích mới.
Cũng nên dè chừng tâm lý trả thù hạ đẳng. Tôi tin và mong ước sẽ có
những con người Việt, có trí, có dũng,có nhân cách mới, cao thượng có đủ
năng lực làm thành ”Nhóm xã hội định hướng mới của Đất Nước.”(groupe
social orientee)
Mười năm đễ sửa soạn cho dân tộc
một nhân cách mới, đễ chỉnh đốn những hư hỏng cũ kỹ, tạo dựng một bệ
phóng mới cho sự phát triển bền vững của dân tộc, là một nghĩa vụ lớn
lao, khó khăn và phức tạp. Đó sẽ là trạng thái “văn hóa phục hưng”cần
thiết đễ cho Việt nghĩa là siêu việt lên vượt qua chính mình,vượt qua
mọi thử thách tiến vào một thời kỳ mới tự do, hạnh phúc.
Gate gate Pẩragate
Parasamgate.Bodhi satsva. Vượt lên vượt lên Hãy vượt lên Hãy tự vượt lên
Hỡi người giác ngộ. ( thần chú của kinh Prajna Paramita)
Tôi viết những dòng này dâng cho
ngày 30-tháng Tư như một khấn nguyện để cho ngày này trở thành ngày của
thương yêu hòa giải đoàn kết dân tộc, để mỗi người Việt là một nhân vị
cao quý,hạnh phúc và tự do, đễ xây dựng một nền Thống nhất xứng đáng của
Dân tộc.
Ô Đồng LầmKinh thành Thăng long
29-4-2013
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
……………………………
Những Trích Dẫn Cần Thiết:
1.Ang ghen: Lời nói đầu tác phẩm
Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp của C,Mác.”Lịch sử chứng tỏ chúng ta đã
mắc sai lầm.Quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là ảo tưởng.Lịch sử còn
làm được nhiều hơn, không những đã xóa bỏ mê muội của chúng ta hồi đó mà
còn thay đổi điều kiện đấu tranh của G/C vô sản. Phương pháp đấu tranh
năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt, chẵng có mục tiêu lớn chủ nghĩa
cọng sản gì cả. Đó chỉ là một mệnh đề được người khai sáng cn Mác đề
xuất lúc trẻ. Nhưng đã vứt bỏ nó trong cuối đời.”
2.C.Mác: Đối với chúng ta, chủ
nghĩa “cọng đồng” không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra,
không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo .Chúng ta gọi
phong trào cđ là một phong trào hiện thực ,nó xóa bỏ trạng thái hiện
nay.(Hệ tư tưởng Đức)
3.Ăng ghen : “CNCĐ “ không phải
là một học thuyết, mà là một phong trào. Nó xuất phát không phải từ
những nguyên tắc mà từ những sự thực. Người “CĐ” không lấy thứ triết học
này nọ mà lấy toàn bộ quá trình lịch sử trước đây và đặc biệt là những
kết quả thực tế của quá trình trước mắt tại các nước văn minh làm tiền
đề của họ. Bài những người “CĐ” và K.Heinzen.
4.C.Mác :Chế độ dân chủ là câu đố
đã được giải đáp của mọi hình thức nhà nước. Ở đây chế độ nhà nước ngày
càng hướng tới con người hiện thực, nhân dân hiện thực và được xác định
là sự nghiệp của bản thân nhân dân. Góp phần phê phán Tư tưởng pháp
quyền của Hegel.NXBCTQG 1995 TI tr349.
Dưới chế độ dân chủ,không phải
con người tồn tại vi pháp luật,mà luật pháp tồn tại vì con người.Dấu
hiệu đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ là như vậy.sđd tr354.
5.C.Mác: Tự do chính là biến nhà
nước,cơ quan đặt trên xã hội,thành cơ quan hoàn toàn phụ thuộc vào xã
hội. C.Mác Ăng ghen Toàn tập (bộ cũ)XBST 1980 tr22.
6. Ăng ghen:” Mác cho rằng nói
chung, không phải nhà nước quy định và điều chỉnh xã hội dân sự, ,mà xã
hội dân sự quy định và điều chỉnh nhà nước.( Góp vào lịch sử của Đồng
minh những người “CS”.)
7 .C.Mác : Tự do là biến nhà
nước, cơ quan cao nhất của xã hội thành một cơ quan hoàn toàn phụ thuộc
vào xã hội,và ngay cả ngày nay nữa, các hình thức nhà nước được gọi là
tự do hay không, tùy thuộc ở chỗ trong những nhà nước ấy, hình thức ấy,
sự tự do của nhà nước bị hạn chế nhiều hay ít. ( Phê phán cương lĩnh
Gôtha.)
8.C.Mác : Luật kiểm duỵệt không
phả là luật,mà là biện pháp cảnh sát,và thậm chí còn là biện pháp cảnh
sát tồi,bởi vì nó không đạt được điều nó muốn và nó không muốn điều nó
đạt được. Mác-Ăng ghen Toàn tập.NXBCTQG 1995 tr98.
9.Đạo Đức Kinh (chương 14): Thái
thượng bất tri hữu chi.Kỳ thứ thân nhi dự chi.Kỳ thứ úy chi.Kỳ thứ,vu
chi.Minh Chi dịch :Nhà nước tốt nhất ( quản lý giỏi tới mức ngưới dân
không biết nhà nước tồn tại.) Dưới một bực là nhà nước mà nhân dân gần
gũi và ngợi khen. Dưới nữa là dân sợ. Dưới cùng là dân khinh.
10.Hồ Chí Minh: Cần một cuộc chiến(tranh) đấu đễ chống lại những hư hỏng cũ kỹ. Di chúc, NXBST.(phần viết bằng bút bi màu lục)
11.Ngô Thì Sĩ: Đem đạo thánh hiền
đễ quở trách thói đời, không bằng đem đạo đời thường đễ cảm hóa lòng
người. Dẫn theo Phan Huy Chú. Lịch triếu Hiến Chương loại Chí,NXBSH 1961
t2 tr71.
12. HCM: Quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý.Toàn tập ST1987t7 tr482.
13. Thơ văn ĐKNT : Nước muốn mạnh thời Dân phải mạnh.
Dân có khôn thì nước mới khôn.
Xin sửa lại:
Nhà nước muốn mạnh, thời dân phải mạnh,
Dân có khôn thì nhà nước mới khôn.
Hai Việt Nam và chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa
Thái Văn Cầu
Tại Hội thảo quốc
tế về tranh chấp Biển Đông ở New York với sự tham gia của các học giả,
quan chức từ Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Mỹ, giữa tháng Ba vừa qua,
quan chức Trung Quốc trích dẫn Công hàm Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung hoa
(CHNDTH) Chu Ân Lai năm 1958 như bằng chứng Việt Nam công nhận chủ quyền
Hoàng Sa – Trường Sa thuộc Trung Quốc [1].
Trong hơn một thập niên nay, học giả người gốc Hoa và quan chức Trung Quốc nhiều lần đề cập đến Công hàm 1958 với cùng nhận định [2].
Qua nghiên cứu phổ biến năm 1996, chuyên gia luật quốc tế người Pháp phủ nhận giá trị pháp lý của Công hàm 1958 trên cơ sở hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, kể từ Hội nghị Geneva mùa Hè năm 1954 cho đến cuối tháng tư năm 1975, hoàn toàn thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17. Một số chuyên gia luật quốc tế khác đưa ý kiến bác bỏ nguyên tắc ngăn chặn (estoppel) có thể được viện dẫn từ Công hàm 1958 [3].
Mục đích của bài viết này là để trả lời câu hỏi, có chăng hai Nhà nước (States) Việt Nam hiện hữu trong 20 năm trước khi khai sinh Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), và để xét đến một số vấn đề nóng bỏng liên hệ đến chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.
Tháng Một năm 1957, Liên Xô đề nghị Liên Hiệp Quốc thu nhận VNDCCH và VNCH làm thành viên.
Liên Xô lập luận, “ở Việt Nam hai Nhà nước riêng biệt hiện hữu, khác biệt trong cấu trúc chính trị và kinh tế. Do đó, thống nhất qua bầu cử trở thành xa vời đối với Việt Nam như trong trường hợp nước Triều Tiên hay nước Đức” [5].
Không muốn công nhận VNCH, VNDCCH phản đối đề nghị của Liên Xô [6].
Khi Liên Hiệp Quốc tuyên bố VNCH hội đủ điều kiện gia nhập và đa số thành viên trong Đại hội đồng biểu quyết thu nhận VNCH vào LHQ, Liên Xô dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an LHQ để ngăn chặn [7].
Tháng 9 năm 1958, Mỹ đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thu nhận VNCH làm thành viên; một lần nữa, Liên Xô dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn [8].
Tháng 8 năm 1975, sau khi VNCH ngừng hiện hữu, Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (CHMNVN), chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17, và VNDCCH nộp đơn gia nhập LHQ. Mặc dù ở Đại hội đồng LHQ, có 123 nước ủng hộ, không có nước chống đơn gia nhập của CHMNVN và VNDCCH, Mỹ dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an LHQ để ngăn chặn [9].
Từ cuối năm 1975 cho đến tháng 7 năm 1976, chính phủ CHMNVN và VNDCCH tổ chức Hội nghị Hiệp thương chính trị, tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cho cả nước, khai sinh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Tháng 9 năm 1977, CHXHCNVN chính thức gia nhập LHQ [10].
Trước sự kiện Mỹ dùng quyền phủ quyết năm 1975, Trung Quốc tuyên bố hành động ngăn chặn hai Nhà nước CHMNVN và VNDCCH gia nhập LHQ là “sự vi phạm toàn diện các quy định rõ rệt của Hiến chương LHQ và các nghị quyết liên quan của Đại hội đồng” [11].
Phản ứng của Trung Quốc cho thấy chính Trung Quốc cũng công nhận, từ Hội nghị Geneva 1954 cho đến muà Hè năm 1976, Việt Nam có hai Nhà nước riêng biệt: VNCH/CHMNVN và VNDCCH. CHMNVN khai sinh năm 1969.
Để phản ánh quan điểm trên, Trung Quốc đề nghị lập quan hệ ngoại giao với VNCH sau Hội nghị Geneva năm 1954 và sau Hội nghị Paris năm 1973. VNCH không đáp ứng đề nghị của Trung Quốc [12].
Phản ứng không thuận lợi của Liên Xô hay Mỹ, ở mỗi giai đoạn khác nhau, ngăn chặn nỗ lực gia nhập LHQ của VNCH/CHMNVN và VNDCCH trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, hành động ngăn chặn hay không công nhận của một vài nước không thể phủ nhận sự hiện hữu của hai Nhà nước trên đất nước Việt Nam trong hơn hai thập niên, như tổ chức LHQ và Điều 3 của Công ước Montevideo 1933 khẳng định [13].
Những dữ kiện lịch sử vừa nêu chứng minh rõ ràng hai điểm sau:
1. Trong giai đoạn 1954-1976, có hai Nhà nước riêng biệt, cùng hiện hữu trên đất nước Việt Nam, ngăn cách bởi vĩ tuyến 17.
2. Cộng đồng thế giới nói chung, Trung Quốc, Liên Xô, và Mỹ nói riêng, công nhận thực tế này.
* * *
2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM “CÔNG NHẬN” VIỆT NAM CÔNG HÒA?
Có tác giả so sánh Công hàm 1958 của VNDCCH với Công hàm 1953 của Johor trong vụ kiện tranh chấp cụm đảo Pedra Branca trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) giữa Malaysia và Singapore và đề nghị CHXHCHVN “công nhận” VNCH nhằm làm tăng “tính thuyết phục của việc viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa” [14].
Chứng cứ lịch sử và pháp lý cho thấy:
Vốn là thuộc địa của Anh, Malaysia và Singapore lần lượt giành độc lập năm 1957 và 1965; Johor là một trong 13 bang thuộc Malaysia.
Trong phán quyết về Pedra Branca năm 2008, ICJ cho rằng Johor có chủ quyền đối với Pedra Branca cho đến giữa thế kỷ XIX.
Khi Singapore nêu câu hỏi về Pedra Branca năm 1953, quan chức Johor trả lời Pedra Branca không thuộc quyền sở hữu của chính quyền Johor.
ICJ cho rằng Johor đưa quan điểm rõ ràng về chủ quyền Pedra Branca qua Công hàm 1953.
Dựa trên phương cách hành xử chủ quyền của Singapore trong giai đoạn 1953-1980 và dựa trên sự thiếu vắng hoạt động hành xử chủ quyền của Johor và của Malaysia, đối với Pedra Branca trong hơn 100 năm, kể từ giữa thế kỷ XIX, ICJ kết luận ở thời điểm năm 1980, khi Malaysia và Singapore chính thức khởi kiện, chủ quyền Pedra Branca thuộc về Singapore [15].
Khác biệt giữa Công hàm 1953 của Johor và Công hàm 1958 của VNDCCH:
1. Về Công hàm 1953 của Johor:
- ICJ kết luận, dựa trên chứng cứ lịch sử, Pedra Branca thuộc chủ quyền của Johor cho đến giữa thế kỷ XIX.
- Johor không hành xử chủ quyền đối với Pedra Branca trong hơn 100 năm sau đấy.
- Công hàm 1953 của quan chức Johor phủ nhận chủ quyền Pedra Branca thuộc Johor.
- Trong gần 30 năm sau khi có Công hàm 1953, Singapore hành xử chủ quyền một cách hoà bình đối với Pedra Branca trong khi Malaysia không có hành xử nào đáng ghi nhận.
2. Về Công hàm 1958 của VNDCCH:
- Quốc gia Việt Nam (QGVN) và Nhà nước kế thừa, VNCH, luôn luôn khẳng định và hành xử chủ quyền một cách hoà bình đối với Hoàng Sa – Trường Sa [16].
- Từ khi khai sinh cho đến cuối năm 1975, VNDCCH không đòi chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa. Công hàm 1958 và tuyên bố của quan chức VNDCCH ra đời trong bối cảnh này.
- Vì cộng đồng thế giới công nhận sự hiện hữu của hai Việt Nam, VNCH và VNDCCH, và vì Hoàng Sa – Trường Sa thuộc quyền quản lý của VNCH, mọi tuyên bố hay cam kết, nếu có, của VNDCCH, trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa không có giá trị pháp lý.
- CHMNVN, khai sinh năm 1969 và ngừng hiện hữu năm 1976, trực tiếp hay gián tiếp, khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, trước và sau khi VNCH ngừng hiện hữu [17].
Sự hiện hữu của hai Nhà nước Việt Nam và sự khác biệt trong bản chất giữa Công hàm 1953 và Công hàm 1958 cho thấy việc CHXHCNVN “công nhận” VNCH vì Hoàng Sa – Trường Sa là không cần thiết.
* * *
3. PHÁP “XAO LÃNG” HÀNH XỬ CHỦ QUYỀN ĐẢO PHÚ LÂM THUỘC HOÀNG SA?
Có tác giả cho rằng Pháp “chỉ chiếm nhóm đảo Trăng Khuyết trong quần đảo Hoàng Sa, ở đó họ đã xây dựng một căn cứ quân sự, trạm khí tượng, và đài phát thanh vào năm 1937”; Pháp“xao lãng” hành xử chủ quyền đảo Phú Lâm trong giai đoạn gần giữa thế kỷ XX [18].
Chứng cứ lịch sử và pháp lý cho thấy:
Hai nhóm An Vĩnh (trong đó có đảo Phú Lâm) và nhóm Trăng Khuyết, thuộc Hoàng Sa, có hơn 30 đảo, đá.
Nhà địa dư người Hà Lan, trong bộ đại từ điển gần 200 năm trước, nói như sau, “Hoàng Sa là một nhóm đảo trong Biển Nam Hải, thuộc An Nam, bao gồm các đảo đá, và đầy rừng. Biển vùng này nhiều cá đến nỗi người An Nam ra đây bắt cá hàng năm. Những đảo chính là đảo Cây, Woody, Rocky, Amphitrite, Lincoln, Pattles, Roberts, Money, Duncan, Passookeah, Drummonds và Triton.” Woody là tên quốc tế của đảo Phú Lâm [19].
Khoản những năm đầu thập niên 1920, Pháp thường xuyên cho tàu tuần hành khu vực Hoàng Sa, từng khám xét tàu Nhật chuyên chở phốt phát từ đảo Phú Lâm, như ghi nhận của tác giả người Pháp:
“Khi được thẩm vấn, người Nhật Bản cầm đầu doanh nghiệp này nói rằng đại diện của công ti Mitsui Bussan Kaisha của họ đâu dám tự tiện tiến hành việc khai thác vào cuối năm 1920 mà không thông báo trước cho Tư lệnh Hải quân Sài Gòn, và vị tư lệnh này, đứng về quan điểm quân sự, đã không thấy cần thiết ra lệnh cấm đoán… chính quyền Pháp đã thấy không cần thiết phải hủy bỏ sự cho phép hầu như chính thức mà tư lệnh Hải quân đã cung cấp một cách hơi dễ dãi, (vì) người Nhật đã hành xử đúng phép tắc đối với nhà chức trách Pháp và họ không hề phủ nhận quyền của Pháp đối với các đảo Hoàng Sa” [20].
Tháng 3 năm 1925, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Pháp [21].
Từ giữa đến cuối thập niên 1920, nhiều đoàn khảo sát khoa học của chính quyền Đông Dương thực hiện nghiên cứu ở Hoàng Sa (và Trường Sa), bao gồm chuyến đi đến đảo Phú Lâm [22].
Tháng 6 năm 1938, Pháp cho xây trên đảo Phú Lâm “một đài khí tượng phòng mưa bão và một hoả đăng thường trực nhằm bảo đảm an toàn hàng hải” [23].
Trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Đông Dương tiếp tục quản lý đảo Phú Lâm nói riêng và Hoàng Sa – Trường Sa nói chung [24].
Cuối năm 1946 sang đầu năm 1947, quân đội Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên Hoàng Sa – Trường Sa, dưới danh nghĩa giải giới quân Nhật. Khi quân Tưởng đến đảo Phú Lâm, Pháp phản đối. Chính quyền Tưởng bác bỏ đề nghị để quốc tế giải quyết của Pháp. Đầu năm 1950, quân Tưởng rút khỏi đảo Phú Lâm.
Tháng 10 năm 1950, sau khi ký kết Hiệp ước Elysée, Pháp chính thức trao quyền kiểm soát Hoàng Sa – Trường Sa cho QGVN.
Tháng 9 năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao QGVN tuyên bố Hoàng Sa – Trường Sa thuộc Việt Nam. Các thành viên Hội nghị không phản đối tuyên bố của Việt Nam [25].
Trong cả ba hội nghị quốc tế ở Cairo, Potsdam, và San Francisco, tuyệt đại đa số những nước tham dự không xem Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Hoa. Hội nghị quy định Nhật phải trao trả các vùng đất đã chiếm đoạt trong chiến tranh cho nước sở hữu. Đại diện chính quyền Tưởng có mặt ở Cairo và Potsdam nhưng không phản đối quyết định của hội nghị [26].
Đầu năm 1956, nhân cơ hội Pháp chuẩn bị rời khỏi Đông Dương như quy định ở Hội nghị Geneva, quân đội CHNDTH chiếm đóng nhóm An Vĩnh; quân đội VNCH chiếm đóng nhóm Trăng Khuyết. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VNCH tái khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa [27].
Những chứng cứ trên chứng minh Pháp hành xử chủ quyền Hoàng Sa (và Trường Sa), bao gồm đảo Phú Lâm, ít nhất là từ đầu thập niên 1920 cho đến khi họ rời Đông Dương. Người Nhật và người Tàu đến đảo Phú Lâm để khai thác phốt phát khi đảo Phú Lâm không là “terra nullius” (đất vô chủ).
* * *
4. ĐỔI TÊN NƯỚC THÀNH “VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA”?
Trong phong trào chỉnh sửa Hiến pháp 2013 hiện nay, có không ít ý kiến đề nghị đổi tên nước thành VNDCCH.
Vì Trung Quốc tích cực sử dụng Công hàm 1958 và tuyên bố của quan chức VNDCCH về Hoàng Sa – Trường Sa trong giai đoạn 1954-1975 để đánh lừa dư luận quốc tế và nhân dân Trung Quốc, một tên nước VNDCCH hay tương tự như CHDCVN, do không khác biệt đáng kể khi dịch sang tiếng nước ngoài, sẽ gây trở ngại rất lớn cho quá trình đấu tranh vì chủ quyền trên Biển Đông [28].
Một tên nước “Cộng hoà Việt Nam” (CHVN), như trong CHMNVN, chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1969-1976, từng trực tiếp hay gián tiếp khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, tạo nhiều thuận lợi hơn, so với tên nước VNDCCH hay CHDCVN, cho nỗ lực bảo vệ quyền lợi đất nước.
* * *
5. HƯỚNG ĐI TỚI CHO VIỆT NAM TRƯỚC ĐE DỌA CỦA NGOẠI BANG
Bài viết này góp phần giải đáp câu hỏi: Có chăng hai Nhà nước Việt Nam hiện hữu trong 20 năm trước khi khai sinh Nhà nước CHXHCNVN, và từ đấy, giải đáp các vướng mắc liên quan đến Công hàm 1958 cũng như mọi tuyên bố hay cam kết, nếu có, của VNDCCH trong giai đoạn trước năm 1975 về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.
Bài viết đồng thời phản biện một số quan điểm về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.
Trong giải quyết tranh chấp giữa hai nước, ICJ vẫn sử dụng nguyên tắc “quieta non movere” hay “không làm xáo trộn sự ổn định”. Theo nguyên tắc này, ICJ có thể đưa phán xét thuận lợi cho nước đang chiếm giữ một vùng đất, vùng biển, dù chủ quyền ban đầu không thiết lập rõ ràng, nhưng có hành xử thích hợp trong một thời gian lâu dài [29].
Việt Nam nên nhận thức rằng:
(1) Việc Trung Quốc khẩn trương thành lập thành phố hành chính Tam Sa để quản lý Hoàng Sa – Trường Sa, tổ chức du lịch ở Hoàng Sa, v.v. là đi sát với nguyên tắc “quieta non movere”, nhằm chứng minh với thế giới Trung Quốc đang hành xử chủ quyền “một cách hoà bình” đối với các đảo, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam cho đến khi bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1956, và chiếm đoạt bằng vũ lực năm 1974 và năm 1988.
(2) Sự leo thang xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc qua hành động cắt dây cáp, sách nhiễu, hành hung ngư dân, hay bắn vào tàu ngư dân hành nghề ở vùng biển cổ truyền của Việt Nam cho thấy phản ứng của Việt Nam, qua tiếp tục họp báo lên án, tiếp tục trao công hàm phản đối, v.v., trong nhiều năm nay, không khiến cho Trung Quốc lùi bước [30].
(3) Phương cách hành xử trong giai đoạn 1953-1980 đối với Pedra Branca của Singapore và Malaysia (nước ban đầu có chủ quyền đối với Pedra Branca), và quyết định của ICJ trao chủ quyền Pedra Branca cho Singapore năm 2008 là bài học có giá trị cho Việt Nam.
So với Trung Quốc, Việt Nam có chứng cứ lịch sử rõ ràng, có cơ sở pháp lý vững chắc đối với chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.
Dựa trên quyết định của ICJ trong các trường hợp khác nhau, bài viết cho thấy việc kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp Hoàng Sa – Trường Sa gây nhiều bất lợi cho Việt Nam và tạo nhiều thuận lợi cho Trung Quốc.
Hơn bao giờ hết, lãnh đạo Việt Nam nên mạnh dạn chứng tỏ:
– Bản lĩnh và quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
– Khả năng phát huy đại đoàn kết dân tộc để đối phó với đe dọa nghiêm trọng của ngoại bang, và để hình thành một xã hội dân sự, cần thiết cho sự phát triển bền vững của Việt Nam và sự tín nhiệm rộng rãi của cộng đồng thế giới.
– Chính sách đối ngoại minh bạch, rõ ràng, để xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình và ổn định.
Lịch sử đang trông chờ.
Chú thích:
1. ”Trung Quốc muốn duy trì hiện trạng trên biển Đông?”, Việt Hà, 2013.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cn-wants-maintain-status-quo-scs-vh-03152013160853.html
“Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, Nhóm PV Biển Đông, 2011
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=34740&Style=1
2. “China’s War With Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications”, King Chen, 1987, p. 46.
“Toward a New Framework for Peaceful Settlement of China’s Territorial and Boundary Disputes”, Junwu Pan, 2009, p. 172
“Nansha indisputable territory”, Li Jinming, 2011
http://www.china.org.cn/opinion/2011-06/15/content_22789091.htm
“Experts reject Vietnamese author’s sovereignty claim over islands”, Ling Yuhuan, 2012
http://www.globaltimes.cn/content/726580.shtml
3. ”La souverainete sur les archipels Paracels et Spratleys”, Monique Chemillier-Gendreau, 1996, p. 122.
“Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Từ Đặng Minh Thu, 2007
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm
“Giải pháp cho vấn đề Biển Đông”, Tạ Văn Tài, 2010
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai20/201020_TaVanTai.htm
“Vietnam’s Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys: Its Maritime Claim”, Nguyễn Hồng Thao, 2012
http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2123861
“Nhìn lại Công hàm Phạm Văn Đồng 1958″, Duy Tân Joële Nguyễn, 2012
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/09/120914_phamvandong_note.shtml
4. “The major international treaties of the twentieth century”, (II), John Ashley Soames Grenville, Bernard Wasserstein, 2001, p. 619.
“Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương”, Đinh Phương, 2010
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30684&cn_id=425786
5. “The Pentagon Papers: The Defense Department History of United States Decisionmaking on Vietnam”, (I), Senator Gravel Edition, 1971, p. 247
“The Vietnam Wars 1945-1990”, Marilyn Young, 1991, p. 53
“Article 4”, United Nations, 1959
http://untreaty.un.org/cod/repertory/art4/english/rep_supp2_vol1-art4_e.pdf
6. “Vietnam and the Soviet Union: Anatomy of an Alliance”, Douglas Pike, 1987, p. 42.
7. “Ho Chi Minh: A Life”, William Duiker, 2000, p. 500.
8.”Foreign Relations of the United States, 1958–1960”,
Volume II, United Nations and General International Matters, Document #27
http://history.state.gov/historicaldocuments/frus1958-60v02/d27
9.”Admission of new Members and related matters”, United Nations, 1976
http://unyearbook.un.org/1975YUN/1975_P1_SEC1_CH12.pdf
10.”Chính phủ Nhiệm kỳ Quốc hội Khoá VI (1976-1981)”, Cổng Thông tin Điện tử
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthanhtuu?categoryId=798&articleId=2892
11.”Admission of new Members and related matters”, United Nations, 1976
http://unyearbook.un.org/1975YUN/1975_P1_SEC1_CH12.pdf
12.”La Chine et le reglement du premier conflit d’Indochine (Geneve 1954)”, Francois Joyaux, 1979, p. 297
“The China-Cambodia-Vietnam Triangle”, Wilfred Burchett, 1981, pp. 36-37
“More Evidence of Beijing’s Betrayal”, Vietnam Courier, #7, 1981, p. 5
13.”Montevideo Convention on the Rights and Duties of States”, Đại học Oslo, Na Uy,
http://www.jus.uio.no/english/services/library/treaties/01/1-02/rights-duties-states.xml
14.”Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?”, Dương Danh Huy và cộng sự, 2013
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/04/130411_hoangsa_truongsa_vn_vnch.shtml
15.”Case concerning sovereignty over Pedra Branca, Middle Rocks and South Ledge”, International Court of Justice, 2008
http://www.icj-cij.org/docket/files/130/14492.pdf
16.”White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands”, Bộ Ngoại giao VNCH, 1975, p. 52
17.”White Book: The Hoang Sa and Truong Sa Archipelagos-Vietnamese Territories”, Bộ Ngoại giao CHXHCNVN, 1982, p. 14
18.”Viet Nam, China, and the conflict in the Southeast Asean Sea”, Jonathan London và Vũ Quang Việt, 2013
http://xinloiong.jonathanlondon.net/wp-content/uploads/2013/04/143_-_WP_-_Dr_London__Dr_Vu-1.pdf
Bản dịch tiếng Việt: “Việt Nam, Trung Quốc và Xung đột ở Biển Đông Nam Á”, Jonathan London and Vũ Quang Việt, 2013
http://anhbasam04.wordpress.com/2013/05/02/viet-nam-trung-quoc-va-xung-dot-o-bien-dong-nam-a/
19.“Algemeen aardrijkskundig woordenboek”, Jacobus Van Wijk Roelandszoon, 1821, M-P, p. 862
20.“A propos de iles Paracels”, P.A. Lapicque, Extreme-Asie – Revue Indochinoise illustrée #38, 1929, pp. 605-616
“White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands”, Bộ Ngoại giao VNCH, 1975, pp. 36-37
”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, p. 104
21.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, p. 37
22.“Oiseaux des Iles Paracels”, J. Delacour & P. Jabouille, 1930, pp. 4-5
“Contribution a l’etude des iles Paracels. Les phosphates”, P. Maurice Clerget, 1932, pp. 12-15
23.“La question de Hainan et des Paracels”, Claudius Madrolle, Revue Politique Etrangère, Juin 1939, pp. 302-312
24.“Vietnam’s Sovereignty over the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes”, 1979,
Document #12, quyết định bổ nhiệm nhân viên trên đảo Phú Lâm vào tháng 8 năm 1941
25.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, pp. 39-41
26.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, pp. 119-120
“Vietnam’s Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys: Its Maritime Claim”, Nguyễn Hồng Thao, 2012
27.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, pp. 42-43
28.“Thêm phương án về tên nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Nghĩa Nhân, 2013
http://phapluattp.vn/20130413120727176p0c1013/them-phuong-an-ve-ten-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa.htm
“Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ”, Nguyễn Hưng, 2013
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/doi-lai-ten-nuoc-la-tro-ve-dung-ban-chat-che-do/
29. “Estoppel, Acquiescence and Recognition in Territorial and Boundary Dispute Settlement”, Nuno Sergio Marques Antunes, 2000
30. “Phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa”, 2007
http://tuoitre.vn/The-gioi/232458/phan-doi-trung-quoc-thanh-lap-thanh-pho-tam-sa.html
“Việt Nam phản đối Trung Quốc làm đứt cáp tàu Bình Minh 02”, 2012
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/12/viet-nam-phan-doi-trung-quoc-lam-dut-cap-tau-binh-minh-02/
“Trao công hàm phản đối Trung Quốc bắn tàu cá của ngư dân Việt Nam”, 2013
http://dantri.com.vn/xa-hoi/trao-cong-ham-phan-doi-trung-quoc-ban-tau-ca-cua-ngu-dan-viet-nam-711289.htm
“Phản đối Trung Quốc đưa khách du lịch ra Hoàng Sa”, 2013
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/04/phan-doi-trung-quoc-dua-khach-du-lich-ra-hoang-sa/
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Trong hơn một thập niên nay, học giả người gốc Hoa và quan chức Trung Quốc nhiều lần đề cập đến Công hàm 1958 với cùng nhận định [2].
Qua nghiên cứu phổ biến năm 1996, chuyên gia luật quốc tế người Pháp phủ nhận giá trị pháp lý của Công hàm 1958 trên cơ sở hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, kể từ Hội nghị Geneva mùa Hè năm 1954 cho đến cuối tháng tư năm 1975, hoàn toàn thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17. Một số chuyên gia luật quốc tế khác đưa ý kiến bác bỏ nguyên tắc ngăn chặn (estoppel) có thể được viện dẫn từ Công hàm 1958 [3].
Mục đích của bài viết này là để trả lời câu hỏi, có chăng hai Nhà nước (States) Việt Nam hiện hữu trong 20 năm trước khi khai sinh Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), và để xét đến một số vấn đề nóng bỏng liên hệ đến chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.
1. HAI VIỆT NAM?
Hội nghị Geneva 1954, với sự tham dự của Trung Quốc, Liên Xô, Pháp, Anh, Mỹ, và ba nước Đông Dương, đưa đến việc ký kết Hiệp định phục hồi hoà bình trên bán đảo Đông Dương. Điều 7 trong Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị nói, hai miền Bắc và Nam Việt Nam tổ chức bầu cử tự do, dưới sự giám sát của quốc tế, vào tháng 7 năm 1956, để thống nhất đất nước. Cuộc bầu cử năm 1956 không xảy ra như quy định [4].Tháng Một năm 1957, Liên Xô đề nghị Liên Hiệp Quốc thu nhận VNDCCH và VNCH làm thành viên.
Liên Xô lập luận, “ở Việt Nam hai Nhà nước riêng biệt hiện hữu, khác biệt trong cấu trúc chính trị và kinh tế. Do đó, thống nhất qua bầu cử trở thành xa vời đối với Việt Nam như trong trường hợp nước Triều Tiên hay nước Đức” [5].
Không muốn công nhận VNCH, VNDCCH phản đối đề nghị của Liên Xô [6].
Khi Liên Hiệp Quốc tuyên bố VNCH hội đủ điều kiện gia nhập và đa số thành viên trong Đại hội đồng biểu quyết thu nhận VNCH vào LHQ, Liên Xô dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an LHQ để ngăn chặn [7].
Tháng 9 năm 1958, Mỹ đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thu nhận VNCH làm thành viên; một lần nữa, Liên Xô dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn [8].
Tháng 8 năm 1975, sau khi VNCH ngừng hiện hữu, Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (CHMNVN), chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17, và VNDCCH nộp đơn gia nhập LHQ. Mặc dù ở Đại hội đồng LHQ, có 123 nước ủng hộ, không có nước chống đơn gia nhập của CHMNVN và VNDCCH, Mỹ dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an LHQ để ngăn chặn [9].
Từ cuối năm 1975 cho đến tháng 7 năm 1976, chính phủ CHMNVN và VNDCCH tổ chức Hội nghị Hiệp thương chính trị, tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cho cả nước, khai sinh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Tháng 9 năm 1977, CHXHCNVN chính thức gia nhập LHQ [10].
Trước sự kiện Mỹ dùng quyền phủ quyết năm 1975, Trung Quốc tuyên bố hành động ngăn chặn hai Nhà nước CHMNVN và VNDCCH gia nhập LHQ là “sự vi phạm toàn diện các quy định rõ rệt của Hiến chương LHQ và các nghị quyết liên quan của Đại hội đồng” [11].
Phản ứng của Trung Quốc cho thấy chính Trung Quốc cũng công nhận, từ Hội nghị Geneva 1954 cho đến muà Hè năm 1976, Việt Nam có hai Nhà nước riêng biệt: VNCH/CHMNVN và VNDCCH. CHMNVN khai sinh năm 1969.
Để phản ánh quan điểm trên, Trung Quốc đề nghị lập quan hệ ngoại giao với VNCH sau Hội nghị Geneva năm 1954 và sau Hội nghị Paris năm 1973. VNCH không đáp ứng đề nghị của Trung Quốc [12].
Phản ứng không thuận lợi của Liên Xô hay Mỹ, ở mỗi giai đoạn khác nhau, ngăn chặn nỗ lực gia nhập LHQ của VNCH/CHMNVN và VNDCCH trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, hành động ngăn chặn hay không công nhận của một vài nước không thể phủ nhận sự hiện hữu của hai Nhà nước trên đất nước Việt Nam trong hơn hai thập niên, như tổ chức LHQ và Điều 3 của Công ước Montevideo 1933 khẳng định [13].
Những dữ kiện lịch sử vừa nêu chứng minh rõ ràng hai điểm sau:
1. Trong giai đoạn 1954-1976, có hai Nhà nước riêng biệt, cùng hiện hữu trên đất nước Việt Nam, ngăn cách bởi vĩ tuyến 17.
2. Cộng đồng thế giới nói chung, Trung Quốc, Liên Xô, và Mỹ nói riêng, công nhận thực tế này.
* * *
2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM “CÔNG NHẬN” VIỆT NAM CÔNG HÒA?
Có tác giả so sánh Công hàm 1958 của VNDCCH với Công hàm 1953 của Johor trong vụ kiện tranh chấp cụm đảo Pedra Branca trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) giữa Malaysia và Singapore và đề nghị CHXHCHVN “công nhận” VNCH nhằm làm tăng “tính thuyết phục của việc viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa” [14].
Chứng cứ lịch sử và pháp lý cho thấy:
Vốn là thuộc địa của Anh, Malaysia và Singapore lần lượt giành độc lập năm 1957 và 1965; Johor là một trong 13 bang thuộc Malaysia.
Trong phán quyết về Pedra Branca năm 2008, ICJ cho rằng Johor có chủ quyền đối với Pedra Branca cho đến giữa thế kỷ XIX.
Khi Singapore nêu câu hỏi về Pedra Branca năm 1953, quan chức Johor trả lời Pedra Branca không thuộc quyền sở hữu của chính quyền Johor.
ICJ cho rằng Johor đưa quan điểm rõ ràng về chủ quyền Pedra Branca qua Công hàm 1953.
Dựa trên phương cách hành xử chủ quyền của Singapore trong giai đoạn 1953-1980 và dựa trên sự thiếu vắng hoạt động hành xử chủ quyền của Johor và của Malaysia, đối với Pedra Branca trong hơn 100 năm, kể từ giữa thế kỷ XIX, ICJ kết luận ở thời điểm năm 1980, khi Malaysia và Singapore chính thức khởi kiện, chủ quyền Pedra Branca thuộc về Singapore [15].
Khác biệt giữa Công hàm 1953 của Johor và Công hàm 1958 của VNDCCH:
1. Về Công hàm 1953 của Johor:
- ICJ kết luận, dựa trên chứng cứ lịch sử, Pedra Branca thuộc chủ quyền của Johor cho đến giữa thế kỷ XIX.
- Johor không hành xử chủ quyền đối với Pedra Branca trong hơn 100 năm sau đấy.
- Công hàm 1953 của quan chức Johor phủ nhận chủ quyền Pedra Branca thuộc Johor.
- Trong gần 30 năm sau khi có Công hàm 1953, Singapore hành xử chủ quyền một cách hoà bình đối với Pedra Branca trong khi Malaysia không có hành xử nào đáng ghi nhận.
2. Về Công hàm 1958 của VNDCCH:
- Quốc gia Việt Nam (QGVN) và Nhà nước kế thừa, VNCH, luôn luôn khẳng định và hành xử chủ quyền một cách hoà bình đối với Hoàng Sa – Trường Sa [16].
- Từ khi khai sinh cho đến cuối năm 1975, VNDCCH không đòi chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa. Công hàm 1958 và tuyên bố của quan chức VNDCCH ra đời trong bối cảnh này.
- Vì cộng đồng thế giới công nhận sự hiện hữu của hai Việt Nam, VNCH và VNDCCH, và vì Hoàng Sa – Trường Sa thuộc quyền quản lý của VNCH, mọi tuyên bố hay cam kết, nếu có, của VNDCCH, trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa không có giá trị pháp lý.
- CHMNVN, khai sinh năm 1969 và ngừng hiện hữu năm 1976, trực tiếp hay gián tiếp, khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, trước và sau khi VNCH ngừng hiện hữu [17].
Sự hiện hữu của hai Nhà nước Việt Nam và sự khác biệt trong bản chất giữa Công hàm 1953 và Công hàm 1958 cho thấy việc CHXHCNVN “công nhận” VNCH vì Hoàng Sa – Trường Sa là không cần thiết.
* * *
3. PHÁP “XAO LÃNG” HÀNH XỬ CHỦ QUYỀN ĐẢO PHÚ LÂM THUỘC HOÀNG SA?
Có tác giả cho rằng Pháp “chỉ chiếm nhóm đảo Trăng Khuyết trong quần đảo Hoàng Sa, ở đó họ đã xây dựng một căn cứ quân sự, trạm khí tượng, và đài phát thanh vào năm 1937”; Pháp“xao lãng” hành xử chủ quyền đảo Phú Lâm trong giai đoạn gần giữa thế kỷ XX [18].
Chứng cứ lịch sử và pháp lý cho thấy:
Hai nhóm An Vĩnh (trong đó có đảo Phú Lâm) và nhóm Trăng Khuyết, thuộc Hoàng Sa, có hơn 30 đảo, đá.
Nhà địa dư người Hà Lan, trong bộ đại từ điển gần 200 năm trước, nói như sau, “Hoàng Sa là một nhóm đảo trong Biển Nam Hải, thuộc An Nam, bao gồm các đảo đá, và đầy rừng. Biển vùng này nhiều cá đến nỗi người An Nam ra đây bắt cá hàng năm. Những đảo chính là đảo Cây, Woody, Rocky, Amphitrite, Lincoln, Pattles, Roberts, Money, Duncan, Passookeah, Drummonds và Triton.” Woody là tên quốc tế của đảo Phú Lâm [19].
Khoản những năm đầu thập niên 1920, Pháp thường xuyên cho tàu tuần hành khu vực Hoàng Sa, từng khám xét tàu Nhật chuyên chở phốt phát từ đảo Phú Lâm, như ghi nhận của tác giả người Pháp:
“Khi được thẩm vấn, người Nhật Bản cầm đầu doanh nghiệp này nói rằng đại diện của công ti Mitsui Bussan Kaisha của họ đâu dám tự tiện tiến hành việc khai thác vào cuối năm 1920 mà không thông báo trước cho Tư lệnh Hải quân Sài Gòn, và vị tư lệnh này, đứng về quan điểm quân sự, đã không thấy cần thiết ra lệnh cấm đoán… chính quyền Pháp đã thấy không cần thiết phải hủy bỏ sự cho phép hầu như chính thức mà tư lệnh Hải quân đã cung cấp một cách hơi dễ dãi, (vì) người Nhật đã hành xử đúng phép tắc đối với nhà chức trách Pháp và họ không hề phủ nhận quyền của Pháp đối với các đảo Hoàng Sa” [20].
Tháng 3 năm 1925, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Pháp [21].
Từ giữa đến cuối thập niên 1920, nhiều đoàn khảo sát khoa học của chính quyền Đông Dương thực hiện nghiên cứu ở Hoàng Sa (và Trường Sa), bao gồm chuyến đi đến đảo Phú Lâm [22].
Tháng 6 năm 1938, Pháp cho xây trên đảo Phú Lâm “một đài khí tượng phòng mưa bão và một hoả đăng thường trực nhằm bảo đảm an toàn hàng hải” [23].
Trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Đông Dương tiếp tục quản lý đảo Phú Lâm nói riêng và Hoàng Sa – Trường Sa nói chung [24].
Cuối năm 1946 sang đầu năm 1947, quân đội Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên Hoàng Sa – Trường Sa, dưới danh nghĩa giải giới quân Nhật. Khi quân Tưởng đến đảo Phú Lâm, Pháp phản đối. Chính quyền Tưởng bác bỏ đề nghị để quốc tế giải quyết của Pháp. Đầu năm 1950, quân Tưởng rút khỏi đảo Phú Lâm.
Tháng 10 năm 1950, sau khi ký kết Hiệp ước Elysée, Pháp chính thức trao quyền kiểm soát Hoàng Sa – Trường Sa cho QGVN.
Tháng 9 năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao QGVN tuyên bố Hoàng Sa – Trường Sa thuộc Việt Nam. Các thành viên Hội nghị không phản đối tuyên bố của Việt Nam [25].
Trong cả ba hội nghị quốc tế ở Cairo, Potsdam, và San Francisco, tuyệt đại đa số những nước tham dự không xem Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Hoa. Hội nghị quy định Nhật phải trao trả các vùng đất đã chiếm đoạt trong chiến tranh cho nước sở hữu. Đại diện chính quyền Tưởng có mặt ở Cairo và Potsdam nhưng không phản đối quyết định của hội nghị [26].
Đầu năm 1956, nhân cơ hội Pháp chuẩn bị rời khỏi Đông Dương như quy định ở Hội nghị Geneva, quân đội CHNDTH chiếm đóng nhóm An Vĩnh; quân đội VNCH chiếm đóng nhóm Trăng Khuyết. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VNCH tái khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa [27].
Những chứng cứ trên chứng minh Pháp hành xử chủ quyền Hoàng Sa (và Trường Sa), bao gồm đảo Phú Lâm, ít nhất là từ đầu thập niên 1920 cho đến khi họ rời Đông Dương. Người Nhật và người Tàu đến đảo Phú Lâm để khai thác phốt phát khi đảo Phú Lâm không là “terra nullius” (đất vô chủ).
* * *
4. ĐỔI TÊN NƯỚC THÀNH “VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA”?
Trong phong trào chỉnh sửa Hiến pháp 2013 hiện nay, có không ít ý kiến đề nghị đổi tên nước thành VNDCCH.
Vì Trung Quốc tích cực sử dụng Công hàm 1958 và tuyên bố của quan chức VNDCCH về Hoàng Sa – Trường Sa trong giai đoạn 1954-1975 để đánh lừa dư luận quốc tế và nhân dân Trung Quốc, một tên nước VNDCCH hay tương tự như CHDCVN, do không khác biệt đáng kể khi dịch sang tiếng nước ngoài, sẽ gây trở ngại rất lớn cho quá trình đấu tranh vì chủ quyền trên Biển Đông [28].
Một tên nước “Cộng hoà Việt Nam” (CHVN), như trong CHMNVN, chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1969-1976, từng trực tiếp hay gián tiếp khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, tạo nhiều thuận lợi hơn, so với tên nước VNDCCH hay CHDCVN, cho nỗ lực bảo vệ quyền lợi đất nước.
* * *
5. HƯỚNG ĐI TỚI CHO VIỆT NAM TRƯỚC ĐE DỌA CỦA NGOẠI BANG
Bài viết này góp phần giải đáp câu hỏi: Có chăng hai Nhà nước Việt Nam hiện hữu trong 20 năm trước khi khai sinh Nhà nước CHXHCNVN, và từ đấy, giải đáp các vướng mắc liên quan đến Công hàm 1958 cũng như mọi tuyên bố hay cam kết, nếu có, của VNDCCH trong giai đoạn trước năm 1975 về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.
Bài viết đồng thời phản biện một số quan điểm về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.
Trong giải quyết tranh chấp giữa hai nước, ICJ vẫn sử dụng nguyên tắc “quieta non movere” hay “không làm xáo trộn sự ổn định”. Theo nguyên tắc này, ICJ có thể đưa phán xét thuận lợi cho nước đang chiếm giữ một vùng đất, vùng biển, dù chủ quyền ban đầu không thiết lập rõ ràng, nhưng có hành xử thích hợp trong một thời gian lâu dài [29].
Việt Nam nên nhận thức rằng:
(1) Việc Trung Quốc khẩn trương thành lập thành phố hành chính Tam Sa để quản lý Hoàng Sa – Trường Sa, tổ chức du lịch ở Hoàng Sa, v.v. là đi sát với nguyên tắc “quieta non movere”, nhằm chứng minh với thế giới Trung Quốc đang hành xử chủ quyền “một cách hoà bình” đối với các đảo, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam cho đến khi bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1956, và chiếm đoạt bằng vũ lực năm 1974 và năm 1988.
(2) Sự leo thang xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc qua hành động cắt dây cáp, sách nhiễu, hành hung ngư dân, hay bắn vào tàu ngư dân hành nghề ở vùng biển cổ truyền của Việt Nam cho thấy phản ứng của Việt Nam, qua tiếp tục họp báo lên án, tiếp tục trao công hàm phản đối, v.v., trong nhiều năm nay, không khiến cho Trung Quốc lùi bước [30].
(3) Phương cách hành xử trong giai đoạn 1953-1980 đối với Pedra Branca của Singapore và Malaysia (nước ban đầu có chủ quyền đối với Pedra Branca), và quyết định của ICJ trao chủ quyền Pedra Branca cho Singapore năm 2008 là bài học có giá trị cho Việt Nam.
So với Trung Quốc, Việt Nam có chứng cứ lịch sử rõ ràng, có cơ sở pháp lý vững chắc đối với chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.
Dựa trên quyết định của ICJ trong các trường hợp khác nhau, bài viết cho thấy việc kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp Hoàng Sa – Trường Sa gây nhiều bất lợi cho Việt Nam và tạo nhiều thuận lợi cho Trung Quốc.
Hơn bao giờ hết, lãnh đạo Việt Nam nên mạnh dạn chứng tỏ:
– Bản lĩnh và quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
– Khả năng phát huy đại đoàn kết dân tộc để đối phó với đe dọa nghiêm trọng của ngoại bang, và để hình thành một xã hội dân sự, cần thiết cho sự phát triển bền vững của Việt Nam và sự tín nhiệm rộng rãi của cộng đồng thế giới.
– Chính sách đối ngoại minh bạch, rõ ràng, để xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình và ổn định.
Lịch sử đang trông chờ.
T.V.C.
Chú thích:
1. ”Trung Quốc muốn duy trì hiện trạng trên biển Đông?”, Việt Hà, 2013.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cn-wants-maintain-status-quo-scs-vh-03152013160853.html
“Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, Nhóm PV Biển Đông, 2011
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=34740&Style=1
2. “China’s War With Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications”, King Chen, 1987, p. 46.
“Toward a New Framework for Peaceful Settlement of China’s Territorial and Boundary Disputes”, Junwu Pan, 2009, p. 172
“Nansha indisputable territory”, Li Jinming, 2011
http://www.china.org.cn/opinion/2011-06/15/content_22789091.htm
“Experts reject Vietnamese author’s sovereignty claim over islands”, Ling Yuhuan, 2012
http://www.globaltimes.cn/content/726580.shtml
3. ”La souverainete sur les archipels Paracels et Spratleys”, Monique Chemillier-Gendreau, 1996, p. 122.
“Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Từ Đặng Minh Thu, 2007
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm
“Giải pháp cho vấn đề Biển Đông”, Tạ Văn Tài, 2010
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai20/201020_TaVanTai.htm
“Vietnam’s Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys: Its Maritime Claim”, Nguyễn Hồng Thao, 2012
http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2123861
“Nhìn lại Công hàm Phạm Văn Đồng 1958″, Duy Tân Joële Nguyễn, 2012
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/09/120914_phamvandong_note.shtml
4. “The major international treaties of the twentieth century”, (II), John Ashley Soames Grenville, Bernard Wasserstein, 2001, p. 619.
“Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương”, Đinh Phương, 2010
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30684&cn_id=425786
5. “The Pentagon Papers: The Defense Department History of United States Decisionmaking on Vietnam”, (I), Senator Gravel Edition, 1971, p. 247
“The Vietnam Wars 1945-1990”, Marilyn Young, 1991, p. 53
“Article 4”, United Nations, 1959
http://untreaty.un.org/cod/repertory/art4/english/rep_supp2_vol1-art4_e.pdf
6. “Vietnam and the Soviet Union: Anatomy of an Alliance”, Douglas Pike, 1987, p. 42.
7. “Ho Chi Minh: A Life”, William Duiker, 2000, p. 500.
8.”Foreign Relations of the United States, 1958–1960”,
Volume II, United Nations and General International Matters, Document #27
http://history.state.gov/historicaldocuments/frus1958-60v02/d27
9.”Admission of new Members and related matters”, United Nations, 1976
http://unyearbook.un.org/1975YUN/1975_P1_SEC1_CH12.pdf
10.”Chính phủ Nhiệm kỳ Quốc hội Khoá VI (1976-1981)”, Cổng Thông tin Điện tử
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthanhtuu?categoryId=798&articleId=2892
11.”Admission of new Members and related matters”, United Nations, 1976
http://unyearbook.un.org/1975YUN/1975_P1_SEC1_CH12.pdf
12.”La Chine et le reglement du premier conflit d’Indochine (Geneve 1954)”, Francois Joyaux, 1979, p. 297
“The China-Cambodia-Vietnam Triangle”, Wilfred Burchett, 1981, pp. 36-37
“More Evidence of Beijing’s Betrayal”, Vietnam Courier, #7, 1981, p. 5
13.”Montevideo Convention on the Rights and Duties of States”, Đại học Oslo, Na Uy,
http://www.jus.uio.no/english/services/library/treaties/01/1-02/rights-duties-states.xml
14.”Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?”, Dương Danh Huy và cộng sự, 2013
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/04/130411_hoangsa_truongsa_vn_vnch.shtml
15.”Case concerning sovereignty over Pedra Branca, Middle Rocks and South Ledge”, International Court of Justice, 2008
http://www.icj-cij.org/docket/files/130/14492.pdf
16.”White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands”, Bộ Ngoại giao VNCH, 1975, p. 52
17.”White Book: The Hoang Sa and Truong Sa Archipelagos-Vietnamese Territories”, Bộ Ngoại giao CHXHCNVN, 1982, p. 14
18.”Viet Nam, China, and the conflict in the Southeast Asean Sea”, Jonathan London và Vũ Quang Việt, 2013
http://xinloiong.jonathanlondon.net/wp-content/uploads/2013/04/143_-_WP_-_Dr_London__Dr_Vu-1.pdf
Bản dịch tiếng Việt: “Việt Nam, Trung Quốc và Xung đột ở Biển Đông Nam Á”, Jonathan London and Vũ Quang Việt, 2013
http://anhbasam04.wordpress.com/2013/05/02/viet-nam-trung-quoc-va-xung-dot-o-bien-dong-nam-a/
19.“Algemeen aardrijkskundig woordenboek”, Jacobus Van Wijk Roelandszoon, 1821, M-P, p. 862
20.“A propos de iles Paracels”, P.A. Lapicque, Extreme-Asie – Revue Indochinoise illustrée #38, 1929, pp. 605-616
“White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands”, Bộ Ngoại giao VNCH, 1975, pp. 36-37
”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, p. 104
21.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, p. 37
22.“Oiseaux des Iles Paracels”, J. Delacour & P. Jabouille, 1930, pp. 4-5
“Contribution a l’etude des iles Paracels. Les phosphates”, P. Maurice Clerget, 1932, pp. 12-15
23.“La question de Hainan et des Paracels”, Claudius Madrolle, Revue Politique Etrangère, Juin 1939, pp. 302-312
24.“Vietnam’s Sovereignty over the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes”, 1979,
Document #12, quyết định bổ nhiệm nhân viên trên đảo Phú Lâm vào tháng 8 năm 1941
25.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, pp. 39-41
26.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, pp. 119-120
“Vietnam’s Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys: Its Maritime Claim”, Nguyễn Hồng Thao, 2012
27.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, pp. 42-43
28.“Thêm phương án về tên nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Nghĩa Nhân, 2013
http://phapluattp.vn/20130413120727176p0c1013/them-phuong-an-ve-ten-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa.htm
“Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ”, Nguyễn Hưng, 2013
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/doi-lai-ten-nuoc-la-tro-ve-dung-ban-chat-che-do/
29. “Estoppel, Acquiescence and Recognition in Territorial and Boundary Dispute Settlement”, Nuno Sergio Marques Antunes, 2000
30. “Phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa”, 2007
http://tuoitre.vn/The-gioi/232458/phan-doi-trung-quoc-thanh-lap-thanh-pho-tam-sa.html
“Việt Nam phản đối Trung Quốc làm đứt cáp tàu Bình Minh 02”, 2012
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/12/viet-nam-phan-doi-trung-quoc-lam-dut-cap-tau-binh-minh-02/
“Trao công hàm phản đối Trung Quốc bắn tàu cá của ngư dân Việt Nam”, 2013
http://dantri.com.vn/xa-hoi/trao-cong-ham-phan-doi-trung-quoc-ban-tau-ca-cua-ngu-dan-viet-nam-711289.htm
“Phản đối Trung Quốc đưa khách du lịch ra Hoàng Sa”, 2013
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/04/phan-doi-trung-quoc-dua-khach-du-lich-ra-hoang-sa/
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
HẢI TẶC MỚI KIỂU TÀU TRÊN BIÊN ĐÔNG
* CHU MÃ GIANG
Đầu tháng 8 năm ngaoí (2012),
Trung Quốc mở chiến dịch xuất bến trên 23.000 tàu đánh cá đi cướp hải sản ở
Biển Đông, nhiều nhất là khu vực Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chiến dịch
“hải tặc” này được nhà cầm quyền Trung Quốc đặt cho cái tên thật là ầm vàng:
“Lễ hội đánh bắt hải sản”.
Riêng cơ quan ngư nghiệp tỉnh Hải Nam ngang nhiên phát
động 18 ngày đánh bắt tại quần đảo Trường Sa trong chiến dịch chuyển hướng hoạt
động của các tàu cá Trung Quốc từ đánh bắt gần bờ đến đánh bắt xa bờ. Các ngư
dân ở Hải Nam
còn được khuyên là nên chuyển sang đóng tàu lớn và đi thăm dò các vùng biển
sâu.
Thời điểm này, đầu tháng 5-2013, Bắc Kinh lại tung một
đoàn tàu cá hùng hậu xuống vùng biển Trường Sa, một số quan chức Philippines đã
tiết lộ rằng ngư dân Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người
thường đến đánh cá trộm tại Philippines và bị bắt giữ. Theo hãng tin Nhật Kyodo
vào hôm qua, 07/05/2013, Philippines cho biết là từ tháng 03/1995 cho đến tháng
04/2013, 56% người ngoại quốc bị bắt vì đánh cá trái phép trong vùng biển
Philippines thuộc Biển Đông là công dân Trung Quốc.
Theo thống kê của Hội đồng đặc trách phát triển bền
vững khu vực đảo Palawan sát cạnh Biển Đông, thì ngư dân Trung Quốc dính líu đến
45% các vụ đánh bắt trộm được ghi nhận xung quanh vùng Palawan,
nổi tiếng về tính đa dạng sinh học. Hội đồng này là một cơ quan chính phủ được
giao nhiệm vụ bảo vệ động vật hoang dã và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác
trong khu vực bờ biển phía tây Philippines.
Bà Adelina Villena của cơ quan này xác định với hãng
tin Kyodo rằng văn phòng của bà đã thống kế được tổng cộng là 91 vụ đánh bắt
trái phép, bắt giữ 1.129 công dân nước ngoài. 41 sự cố loại này liên quan đến
629 công dân Trung Quốc.
Số liệu trên đây bao gồm cả sự cố hồi tháng Tư vừa
qua, khi một tàu Trung Quốc với 12 ngư dân đã bị mắc cạn trên rạn san hô
Tubbataha, khu vực bảo tồn biển lớn nhất của Philippines. Trên tàu, người ta
phát hiện xác chết của khoảng 2.000 con tê tê, một loài vật được bảo vệ vì có
nguy cơ tiệt chủng.
Theo Villena, ngư dân Việt Nam ở vị trí thứ hai trong
danh sách của những kẻ đánh bắt cá trái phép trong khu vực, chiếm khoảng 27%
tổng số người ngoại quốc bị bắt giữ. Cụ thể là đã có 305 người Việt bị bắt giữ
trong 26 sự cố. Xếp thứ ba là người Malaysia,
theo sau là Indonesia,
và Đài Loan.
Trung Quốc, Việt Nam,
Malaysia, Đài Loan và Philippines đều
có yêu sách chồng lấn trên khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, đa số các vụ đánh bắt
trộm được phát hiện trong vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Philippines.
Chỉ có chín vụ ở vùng Trường Sa có tranh chấp – tại nhóm đảo mà Manila gọi là Kalayaan.
Ngày
6/5, 32 tàu cá Trung Quốc, trong đó có một tàu cỡ lớn 4.000 tấn và một tàu 1.500
tấn, rời cảng Bạch Mã Tỉnh ở thành phố Đam Châu, tỉnh Hải Nam. Các tàu dự kiến
đánh bắt cá trong vòng 40 ngày tại khu vực quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đã
tuyên bố chủ quyền.
Những đoàn hải tặc Trung Quốc xâm phạm Biển Đông có tàu ngư chính, tàu hải giám yểm trợ |
Trước diễn biến này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm nay đã thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam:
"Chúng tôi rất quan tâm tới thông tin trên và sẽ theo dõi giám sát các
diễn biến liên quan tới vấn đề này. Chúng tôi cho rằng mọi hoạt động của các
bên liên quan tại Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công
ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán của các nước liên quan", ông Nghị nói trong cuộc
họp báo thường kỳ.
"Việt Nam
khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và mọi hoạt động của
các bên ở khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam", phát ngôn viên ngoại giao Việt Nam
nhấn mạnh.
Chiều 9-5, tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn
Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết Việt Nam rất quan tâm tới thông tin về
32 tàu cá Trung Quốc đổ ra quần đảo Trường Sa để đánh bắt cá và sẽ theo dõi sát
các diễn biến liên quan đến vấn đề này.
Đây là biểu hiện rõ nét Trung Quốc cố tình thực hiện
con bài “xâm lược mềm”, xâm lược không cần tuyên bố, không tiếng súng. Suy cho
cùng đây là những đoàn tàu hải tặc kiểu mới hoàn toàn mang ‘ màu sắc’ và lối
ngang ngược, trắng trợn của Tàu. Với quan điểm mọi hoạt động của các bên liên
quan ở Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế nhất là Công ước của LHQ
về Luật Biển 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các
nước liên quan, ông Nghị nói mọi hoạt động của các bên ở khu vực này không được
sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ông Lương Thanh Nghị cho biết hai bên sẽ kiểm điểm
tình hình hợp tác từ phiên họp lần thứ 5 (tháng 9-2011) và trao đổi phương
hướng, biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác chính trị và
hợp tác hai Đảng, hai nước, thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và hợp tác giữa các
bộ, ban ngành của hai nước, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương
mại, đầu tư, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao, khoa học kỹ thuật, giao lưu
nhân dân, trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn
đề duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
CMG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét