Tin Chủ Nhật, 27-01-2013
- Trường Sa là của chúng ta (Nguyễn Vĩnh). Coi chừng, không bao lâu nữa lại phải nói: “Việt Nam là của chúng ta”! – Đào Thắng: Thần Đồng Thi Ca 3 lần đến Trường Sa (Lê Thiếu Nhơn). - Tặng quà tết cho quân dân các đảo (PLTP). - Treo bản đồ khẳng định chủ quyền biển đảo (TN). Bản đồ khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam tại phòng chờ ga Huế =>
- Người Việt dùng nhiều hình thức để bày tỏ sự chống đối Trung Quốc (DLB/ Marianne Brown – VOA).
- QUA SỬ CHÍ TRUNG QUỐC, THỬ TÌM HIỂU VÙNG BIỂN GIÁP GIỚI HAI NƯỚC VIỆT TRUNG (VC+).
- Biển Đông: Philippines tìm đồng thuận tối đa cho vụ kiện Trung Quốc ra trước LHQ (RFI). Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định: “ Kiện ra tòa án trọng tài là một hành động hữu nghị và hòa bình, … Tất cả chúng tôi đều muốn cải thiện quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhưng không vì thế mà từ bỏ chủ quyền quốc gia”. Khác với Philippines, các quan chức VN đặt yếu tố “hòa bình” lên trên yếu tố “bảo vệ chủ quyền quốc gia”. Đại tá Trần Đăng Thanh đã từng nói: “… xin thưa với các đồng chí không được mất chủ quyền và quyền chủ quyền nhưng phải ưu tiên tối thượng là giữ được môi trường hòa bình. Trong tình hình hiện nay phải giữ được môi trường hòa bình”.
Nhưng… những ngôn từ hoa mỹ này cũng vẫn chỉ là cái vỏ bọc dối trá, mị dân, để che đậy cho một ý đồ sâu xa không bao giờ họ dám nói ra, đó là bất luận bị lấn chiếm, mất chủ quyền tới đâu, miễn là còn chỗ dựa chính trị cho chủ thuyết cộng sản. Cho nên, để may ra có một thái độ kiên quyết như Nhật và Philippines, thì dứt khoát phải có một trong hai điều kiện: hoặc TQ tuyên bố từ bỏ tư tưởng cộng sản, hoặc ít nhất đảng CSVN phải đoạn tuyệt với mối quan hệ “16 chữ vàng”, “4 tốt” nguy hiểm.
- Có hai bài đã điểm chiều qua nhưng xin đem ra để so sánh. Một bài phỏng vấn ông Thạc sĩ Hoàng Việt: ‘Hà Nội học được nhiều từ Manila’, một nhân vật ít nhiều có tiếng về nghiên cứu chủ quyền biển đảo, lại tiếng là được đăng trên trang mạng của đài nước ngoài BBC được tự do ăn nói kha khá, vậy mà thua xa bài: ‘Philippines rất khôn ngoan khi kiện Trung Quốc’ trên VNExpress ở trong nước, của ông Thạc sĩ Nguyễn Hùng Cường. Ông Hoàng Việt khi bị BBC “quay” liên tục về thái độ của VN quanh việc Philippines kiện TQ thì ông cứ lúng búng hoài.
Còn ông Nguyễn Hùng Cường thì thẳng thắn “Còn đối với Việt Nam, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng về vụ việc. Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta phải thể hiện quan điểm rõ ràng, mạnh mẽ trong vụ việc này vì những vấn đề mà Philippines phản đối cũng là việc chúng ta đang phản đối, lợi ích mà nước này đang bảo vệ cũng chính là lợi ích của chúng ta.” Bài viết còn phân tích chi tiết vụ kiện này.Mời xem lại một bài cũng có nhiều nội dung giá trị: Phi kiện Trung Quốc: Lợi ích và kinh nghiệm nào cho phía Việt Nam ? (Trương Nhân Tuấn).
- Ba góc nhìn từ vụ Philippines kiện Trung Quốc (PLTP). Tốt! “Góc nhìn 1: Nước nhỏ nên dùng luật” Bổ sung: Góc nhìn 4: Đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết (chứ không phải quyền lợi của một thứ đảng phái, phe nhóm nào). – Thiếu tướng Lê Văn Cương: Philippin kiện Trung Quốc: “Bên không có lý sẽ lảng tránh phiên toà” (GDVN).
- Biển Đông : Trung Quốc bị tố cáo đã sách nhiễu tàu cá Philippines (RFI). – Trung Quốc “xua đuổi” tàu cá Philippines khỏi Scarborough (GDVN). – Trung Quốc bị tố xua đuổi tàu cá Philippines (VNE). – Tổng thống Philippines cáo buộc Trung Quốc quấy rối (TTXVN). – Tổng thống Philippines cáo buộc TQ quấy rối (VNN). - Tổng thống Aquino tố cáo tàu Trung Quốc quấy rối (PLTP). - Philippines tố Trung Quốc quấy rối tàu cá (TN). - Philippines tố Trung Quốc quấy rối tàu đánh cá (VOV).
- Vẽ thử kịch bản vụ kiện “đường lưỡi bò” (DT). – Mời xem lại bài của TS Vũ Quang Việt: Phân tích Công ước Luật biển Phần XV (Diễn Đàn).
- TRUNG QUỐC “DÈ CHỪNG” MỸ ĐỂ ỨNG PHÓ BIỂN ĐÔNG (Bùi Văn Bồng).
- Nhật Bản không thỏa hiệp với Trung Quốc về Senkaku/Điếu Ngư (VOV).
- Ấn Độ lần đầu tiên phô trương tên lửa tầm xa đủ sức tấn công Trung Quốc (RFI). - Ấn Độ lần đầu tiên phô trương tên lửa hạt nhân vươn tới Trung Quốc (DT).
- Lào bị hút vào quỹ đạo của Trung Quốc như thế nào ? (RFI). - Trung Quốc tuần tra chung với 3 nước Đông nam Á. Góp ý với báo An ninh Thủ đô: không nên bê nguyên xi bài của TQ để đăng lên kiểu này. Cuối bài, cũng không rõ tác giả Đức Thắng là nhà báo TQ hay người dịch VN.
<- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung đoàn Không quân 923 (Chính phủ). – Thủ tướng thăm Trung đoàn tiêm kích Su-30 hiện đại bảo vệ chủ quyền biển, đảo (Infonet). – Thủ tướng thị sát máy bay Su-30MK2 (VNN). - Nâng cao chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu (TN).
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm, làm việc với tỉnh Hà Giang và Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (CAND).
- DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 6) (BoxitVN). Đã có 1.206 người ký tên.- Ðoàn đại biểu Báo Sự thật (LB Nga) thăm và làm việc tại nước ta (ND).
- Trần Mạnh Hảo: ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP 1992 PHÁ HỦY NỀN TẢNG CỦA CHÍNH BẢN HIẾN PHÁP (Ba Sàm).
- Hồ Anh Hải: Lạm bàn vấn đề Đảng với Điều 4 Hiến pháp (Quê Choa). – Mời các Facebookers vào blog Sửa Đổi Hiến Pháp để thảo luận thêm.
- CHỈ CÓ BẠN MỚI XÁC QUYẾT ĐƯỢC NIỀM TIN VÀ GIÁ TRỊ CỦA CHÍNH BẠN ! (William Truong).
- Minh Diện: NGHĨ VỀ NHỮNG LỜI “MINH TRIẾT” (Bùi Văn Bồng). “Chiều qua họp tổ dân phố, nghe phổ biến về việc lấy ý kiến đóng gióp sửa đổi Hiến pháp. Một người phát biểu là cần phải sửa điều…; nhưng chưa nói xong, thì một cán bộ đứng phắt dậy quát: ‘Sửa, là thế nào? Không nghe nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói sửa Điều 4 Hiến pháp là tự sát à?’”
- ĐCSVN muốn gì qua việc sửa đổi Hiến pháp 1992? (DLB). - Đảng sửa… vì mục tiêu công bằng…?
- Hiến pháp nên nói về nhất thể hóa (VNN). “Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư”.
- DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 22) (BoxxitVN). Đã có 3.536 chữ ký.
- Lạm bàn về thông tin chủ lưu (PT). Một khẩn nài thống thiết: ”Hãy trao quyền cho Tổng biên tập tự chịu trách nhiệm khi xử lý thông tin, kể cả thông tin ‘nhạy cảm’.” - Báo chí luôn sát cánh cùng lực lượng công an (PT). Cái tựa thì vậy, nhưng hình ảnh thì chỉ thấy mấy ông công an sát cánh bên nhau. Nhà báo nhìn vô … hết hồn luôn!
- Tố cáo tham nhũng bị đưa vào trại tâm thần (RFA). “qui trình thủ tục như thế không hợp lý bởi vì một người đang lao động bình thường bị bắt đưa vào trại tâm thần theo yêu cầu của bà mẹ 70 tuổi. Vậy ai là người ‘minh mẫn’ và ‘không minh mẫn’ trong trường hợp này”.
- Bỗng dưng tâm thần? (Phương Bích). – Tất cả chúng ta đều là những bệnh nhân tâm thần dự khuyết (Nguyễn Văn Thiện). “Đó chính là những ngón nghề bẩn thỉu mà một số kẻ vẫn thích thực hiện để trả thù những người tố cáo. Chúng không từ một thủ đoạn nào dù là đê hèn nhất để dập tắt tiếng nói phản kháng từ trong nhân dân … ”. – Video: Gặp mẹ Lê Anh Hùng ngày 25/01/2013 (ditimdongdoi)..
- Ma Ám (DĐCN). “Thế nào là ‘tuyên truyền chống chế độ’? Nếu chống Trung Cộng xâm lăng là chống chế độ, thì hóa ra chế độ này là của Trung Cộng sao? Khi họ đẻ ra, họ vẫn mang tên Việt Nam mà?”. – Điều “88″ thi hành chính sách “Cấm sách vở, Giam học trò” (ĐCV).
- Chung quanh chuyện ông Nguyễn Phú Trọng thăm Đức Giáo Hoàng (NVCL).
- “Sau gần một năm triển khai, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình” chẳng tìm ra “con sâu” nào, ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chủ yếu là để cảnh tỉnh, răn đe (PLTP).
- Nguyễn Bá Thanh, người tạo thời thế? (RFA). “Năm ngoái là một năm ‘kinh hoàng’ cho tiếng tăm của hệ thống xí nghiệp quốc doanh, và cả danh tiếng của đảng Cộng sản Việt Nam…” =>
- Hà Đình Sơn: Chống tham nhũng là đồng minh của dân chủ (BoxitVN). – Thơ: BÁN TƯƠNG LAI (Nguyễn Duy Xuân).
- Con cháu ông bình vôi, bị lôi ra Hà Nội (DLB). “Tất cả đều mộng mơ hão huyền, tự cổ chí kim chưa có thằng nào tham nhũng vì nước, vì dân, một NBT hay mười ngàn NBT chỉ là con zerô. NBT ra Hà Nội dấu chỉ mờ nhạt rằng ‘đảng quyết tâm chống tham nhũng’ chỉ là khẩu hiệu hơi mới, nhưng đã mau chóng cũ khi đọc bài: Chưa duyệt nhân sự Ban Nội Chính! Khắc biết. Đập đổ một chế độ bạo tàn, cướp của, bán nước không thể trông chờ loại CS như NBT, như thế ta trông chờ, chính kẻ thù giúp ta hay sao?” . - Nguyễn Bá Thanh: Đối ngoại và đối nội (Phước Béo).
- Nguyễn Đình Hà – Đến với dân oan (Dân Luận). – Chính quyền xã “thách thức” UBND huyện Yên Phong (DT). – Tham nhũng ngân hàng, đất đai chiếm tỷ lệ cao ở Hà Nội (Sống mới). - Đình chỉ điều tra một nguyên phó chánh thanh tra sở (PLTP). - Khởi tố điều tra vụ hàng loạt cán bộ xã gian lận (TN).
- KHÔNG VÔ CHÍNH PHỦ thì gọi là gì?! (Bùi Văn Bồng). “Nhưng nay lỗ khủng, mà ngang nhiên hưởng lương chót vót! Tại sao Chính phủ vẫn để cho họ yên vị? Đại biểu Quốc hội cũng không dám nêu mạnh thực trang trớ trêu này? Các chuyên gia kinh tế đỏ mặt tía tai lên tiếng, chém gió phần phật rồi cũng như dế kêu? Dư luận, báo chí nêu lâu nay cứ bị chìm nghỉm, lờ tịt, khinh suất. Nêu ra bàn thảo, chất vấn trên nghị trường cứ như đóng kịch”. – Làm giàu và phát triển (TVN). – “Nền kinh tế Việt Nam phát triển chưa bền vững” (TTXVN). – Ashley Kinderan – Việt Nam & Ấn Độ: Vàng không lấp lánh (Dân Luận).
- Trịnh Hữu Long: Ngôn ngữ nghị trường – chuyện nhỏ mà không nhỏ (Đoan Trang).
- Tổng tập lời ra, tiếng vào vụ “chạy công chức 100 triệu” (KT).
- Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế bị điều chuyển làm chuyên viên (Kiến thức). - Điều chuyển công tác nguyên Thứ trưởng Cao Minh Quang (PLTP). - Loay hoay cơ chế công chức (Sống mới). - Giám sát lời hứa của chính quyền bằng nhật ký (TN).
- Mỗi năm, 400,000 người Việt ra ngoại quốc chữa bệnh (Người Việt). - Bệnh nhân người Việt chi 1 tỷ USD đi nước ngoài chữa bệnh (Sống mới). Hết “chảy máu chất xám” tới “chảy máu đô la”! - Gần 2 tỉ USD mỗi năm chữa bệnh ở nước ngoài (TN). – Chuyên đề: ‘Mốt’ xuất ngoại chữa bệnh: Chiêu hút khách của các bệnh viện nước ngoài (PT).
- Góa phụ mặc đồ tang khiếu nại ngành y tế (BBC).
- “Quà” cho nữ Bộ trưởng (Đào Tuấn). “Hôm qua cũng là ngày nữ Bộ trưởng xinh như búp bê, chắc là cay đắng thừa nhận ‘tình trạng cá hộp’, ngôn ngữ ngành y là ‘quá tải’ ở hầu hết những cái ‘chợ lớn’… Chuyện những ‘cái chợ’ không đơn giản là việc vẽ trên giấy là được. Huống chi, ngân sách đang hụt thu. Huống chi, tiền còn phải để xây dựng bảo tàng 11 ngàn tỷ, để lập kế hoạch nhà hát nửa triệu đô, để xây ‘sân vận động massage’.”
- Bảo tàng nghìn tỷ “vắng như chùa bà Đanh” (DT). – Khánh thành Khu di tích lịch sử Bộ Quốc gia Giáo dục (1951-1954) (GD&TĐ). Ráng lên các “đồng chí”, để được ghi vào sách kỷ lục guinness thế giới, là nước có nhiều khu di tích, tượng đài nhất!
- Thủy điện An Khê – Ka Nak: Lời hứa và trách nhiệm nửa vời (VOV).
- Thủ tục cuối cho cuộc ‘hôn lễ’ Nghi Sơn (TP).
- Có căn cứ để xem xét hoãn, nhưng Tòa vẫn … làm ngơ (GDVN).
- Bảy bộ cho ý kiến đề xuất nhập khẩu lại nội tạng (TP).
- Cấm nuôi lợn, gà ở nội thị: Nhiều hộ dân mất việc, thất thu (DV).
- Thương lái Trung Quốc mua cả cây… không tên (DV).
- Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bình: Ký ức Pa-ri không bao giờ phai (ND). – Mời xem lại: 40 NĂM SAU BÀ NGUYỄN THỊ BÌNH VẪN CHƯA NÓI THẬT (TNM). – Đoàn Văn Toại: THỔN THỨC CHO VIỆT NAM (TNM). “Bây giờ nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, tôi chỉ cảm thấy buồn rầu cho sự ngây thơ của mình khi tin rằng cộng sản là những người cách mạng và xứng đáng được ủng hộ. Trên thực tế, họ đã phản bội nhân dân Việt Nam và làm thất vọng các phong trào tiến bộ trên toàn thế giới”. – Chuyện Kể Về Anh Tôi (DĐCN).<- 118 HÌNH ẢNH QUÝ HIẾM CỦA CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM CÙNG CÁC TƯỚNG LÃNH VÀ NHÂN SỸ CỦA ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA (Quỳnh Trâm).
- “Hiệp định Paris – Đỉnh cao thắng lợi ngoại giao Việt Nam” (VnMedia). – Bà Nguyễn Thị Bình: “Hiệp định Paris 1973 là bài học về độc lập tự chủ” (DT). Sau Hiệp định Paris, độc lập, tự chủ như bà Bình nói ở đâu không thấy, chỉ thấy VN ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ rút, TQ nhảy vào chiếm Hoàng Sa năm 1974, kéo quân qua biên giới đánh VN 1 trận năm 1979, sau đó là Hội nghị Thành Đô năm 1990, mà Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã nói: “một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!”
Từ đó đến nay, lãnh đạo VN ngày càng lệ thuộc TQ. Việt Nam bị TQ xâm chiếm biển, đảo cũng không dám lên tiếng, chỉ cho người phát ngôn BNG phản đối chiếu lệ. Không dám vạch mặt, chỉ tên những kẻ lấn chiếm lãnh hải, lãnh thổ, lại còn nhận chúng làm “bạn vàng”, “bạn tốt”, dân xuống đường biểu tình chống TQ xâm chiếm biển, đảo của VN thì bị bắt bớ, bị tuyên những bản án rất nặng. Độc lập, tự chủ là như thế sao, thưa bà Bình?
- Ai là tác giả hiệp định Paris (Người Việt). “Bao nhiêu chiến sĩ đã bỏ mình trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Bao nhiêu đồng bào tử nạn trên đường vượt biển. Nhắc lại 40 năm hiệp định Paris, chúng ta hãy thắp nhang tưởng nhớ họ, đó là cách kỷ niệm có ý nghĩa nhất”.
- Phạm Xuân Nguyên: Hòa hợp và hòa giải dân tộc (PLTP). Có lẽ cái tựa mơ hồ này được biên tập viên đặt, hoặc sửa lại tựa ban đầu của tác giả? “Nhiều cựu chiến binh Mỹ thời gian qua đã trở lại chiến trường xưa, những người từng là kẻ thù hai bên chiến tuyến đã ngồi lại được cùng nhau, cùng nhau bàn tới tương lai theo tinh thần gác lại quá khứ. Nhưng người Việt với nhau khác nhau trận tuyến năm xưa vẫn chưa dễ đồng thuận và đồng tình khi nhìn lại một thời chia cắt và hố sâu ngăn cách vẫn còn bị khơi lại lúc này lúc khác, do thiên kiến, do hẹp hòi và cả do một cái gì đó như là bản tính giống nòi”.
- CÁI BÁNH VẼ: Thiên đường XHCN (FB Ba Sàm). “Kết quả là, có rất nhiều bạn bè và người thân theo 2 phe đã bỏ mạng trong cuộc chiến của hai anh em nhà này, gia đình họ tan nát, hai anh em tới bây giờ vẫn không nhìn mặt nhau, lại còn mất cả cái sân sau, có nguy cơ mất luôn cái nhà thằng anh đang ở… tất cả chỉ vì CÁI BÁNH VẼ“.
- Cặp loa rè Dương Trung Quốc và Trần Đăng Thanh (DLB).
- Ghi chú bên lề Bên thắng cuộc (3) (Đông A). – “Bên thắng cuộc” thắng lớn nhờ…loa phường (Hiệu Minh). – Bên Thắng Cuộc: TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN VÀ TRUNG QUỐC (Phần 1) (Phạm Viết Đào).
- CSGT “tha” người vi phạm sau khi xem ví (Kiến thức).
- Cay RadeMacher: Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 5) (Phan Ba).
- Trung Quốc phơi bày tệ nạn tham nhũng (RFI).
- ‘Ba năm trong nhà xác vì khiếu kiện’ (BBC).
- Trung Quốc: tuyên truyền của đảng cộng sản được đưa vào trò chơi điện tử (NTDTV/ Kichbu).
- Bắc Triều Tiên nhắc lại ý định thử nghiệm hạt nhân (RFI). – Bắc Triều Tiên chuẩn bị thử nghiệm hạt nhân (VOA). – Bắc Hàn lại cảnh báo Hàn Quốc (BBC). “Các biện pháp trừng phạt có nghĩa là một cuộc chiến tranh và tuyên bố chiến tranh chống lại chúng ta…”. - Nhật – Mỹ hợp tác để đối phó với Triều Tiên (VnMedia). – Mỹ – Trung: Cùng doạ cắt viện trợ cho Triều Tiên (VnMedia). - Bình Nhưỡng có dấu hiệu sắp thử hạt nhân (PLTP). - Triều Tiên nhấn mạnh việc thử hạt nhân (TN). - Phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên đến Nhật Bản (VOV). - Mỹ khuyên Triều Tiên không nên thử hạt nhân (PT).
- Tên anh còn mãi với Hoàng Sa (TT). “… cái
cúi đầu của ông Ngữ là cái cúi đầu trước những vong linh đã ngã xuống
vì Hoàng Sa của 39 năm về trước… Một hành động đúng mực để tưởng nhớ về
những người từng ‘Lao thẳng vào tàu giặc cướp/Tên anh còn mãi với Hoàng
Sa’ (thơ Trần Mạnh Hảo)”.
- Thừa Thiên – Huế: Đặt bản đồ chủ quyền biển đảo tại 4 di tích (DV). – Huyện đảo Cồn Cỏ – Sức sống mãnh liệt nơi đảo xanh (TTXVN).
- Bài báo tiếng Ý viết về CLB bóng đá No-U: NO U FC: 4 SCARPONI SPAVENTANO IL DRAGONE (Tifosi Bianconeri). “FC sta per Fuck China”, FC viết tắt của Fuck China!
- Tổng thống Philippines nêu nguyên nhân kiện “đường lưỡi bò” (DT). – Philippines: Không kiện Trung Quốc, sau Scarborough sẽ đến Bãi Cỏ Rong (GDVN).
- Tên lửa chống hạm YJ-12 của Trung Quốc “to xác” nhưng hiệu quả thấp (GDVN). – Ấn Độ lần đầu khoe tên lửa bao trùm Trung Quốc (NLĐ).
- Nếu Lê Anh Hùng tâm thần thì Nguyễn Tường Thụy tâm thần nặng hơn (Nguyễn Tường Thụy). “Hôm
nay hỏi ra mới biết, họ bắt anh ấy trong lúc làm việc đưa vào trại giam
trước một ngày, hôm sau họ đánh một chuyến xe toàn an ninh đưa bà ấy
vào thăm, rồi ép bà làm đơn xác nhận”.
- ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP VÀ CÁCH HIỂU VỀ ĐOÀN KẾT (TNM). “Nay
khi CS thất bại trong xây dựng đất nước mới thấy những người không CS
bị giết là có đường lối đúng và ông HCM làm suy thoái nguyên khí quốc
gia chống lại sự tiến bộ của dân tộc. Các nhà văn từng than: ‘Người ta
nhân danh tự do để làm điều tội ác !’ CSVN từng sai lầm thế đó !”
- Những người bạn quốc tế từng ngồi tù vì ủng hộ Việt Nam (VNE). – Khách mời (FB Nguyễn Hồng Kiên). “VẬY
MÀ CẢ BÀI DÀI 1.649 CHỮ CỦA VNE ĐÃ KHÔNG CÓ 1/2 CHỮ VỀ BÁC ẤY !? LIỆU
CÓ PHẢI VÌ BÁC HỒ CƯƠNG QUYẾT- ANDRÉ MENRAS ĐÃ PHẢN ĐỐI TQ GIẾT/ĐÁNH/
BẮT/ CƯỚP CỦA NGƯ DÂN VIỆT NAM, ĐÃ LÀM BỘ PHIM ‘HOÀNG SA- NỖI ĐAU MẤT
MÁT’ (TỪNG BỊ CẤM CHIẾU Ở TP.HCM) ??? LIỆU CÓ PHẢI VÌ BÁC HỒ CƯƠNG
QUYẾT- ANDRÉ MENRAS ĐÃ NHIỀU LẦN GÓP Ý VỀ ỨNG XỬ CỦA VN VỚI TQ HIỆN NAY
???”
- Kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris – Những hồi ức về mốc son trong lịch sử ngoại giao: Bài 2: Trưởng đoàn Xuân Thủy (HNM). – Phát thanh đặc biệt: Đỉnh cao thắng lợi ngoại giao Việt Nam (VOV). – Cựu binh chiến trường miền Nam nói về Hiệp định Paris (VOV). – NẾU – VIỆT NAM KHÔNG CÓ HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 ??? (TNM).
- Giới trẻ VN và tình trạng sa sút về mặt đạo đức, lý tưởng sống (RFA’s blog).
- Thông
báo về việc phê duyệt danh mục đề tài NCCB trong KHXH&NV được Quỹ
phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ thực hiện từ năm 2013 (NAFOSTED). Độc giả L.N.L. méc tin này, kèm theo lời bình: “Một
chương trình lâu nay được tin tưởng và đánh giá cao về độ khách quan và
công bằng, ngay cả giáo sư Hoàng Tuỵ cũng từng có ý kiến đánh giá nó
khá cao trên tờ Tia Sáng. Thế mà xem cái danh sách các đề tài được xét
duyệt năm nay thì hài vãi. Đề tài theo kiểu cúng cụ, mị dân không thiếu.
Ví dụ: ‘Lý luận mác xít về hình thái kinh tế – xã hội được vận dụng trong thế kỷ XX và con đường phát triển lên CNXH ở Việt Nam hiện nay’, ‘Lý luận triết học về nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay’…”
- Chính phủ: 30% công chức vô dụng (BBC).
- Một “căn bệnh số” của giới báo chí (Nguyễn Văn Tuấn).
- Bố nhí tụ tập đấu tố tham quan (TP).
KINH TẾ- Hài! Ra điều chê mà hóa là khen: “Nền kinh tế Việt Nam phát triển chưa bền vững” (TTXVN). Tệ hại tới độ này rồi mà còn nói giọng đó được.
- Quan chức nghỉ hưu làm hiệp hội, DN “thơm lây”? (Vef).
- Nợ công Việt Nam tiệm cận ngưỡng 1,4 triệu tỷ đồng (SGTT). - Tuyệt vọng rồi mà vẫn không chừa thói sính chữ: Kỳ vọng chính sách (DĐDN). - Chiến dịch “xử” nợ xấu (NLĐ). - Nợ xấu bất động sản: Ngân hàng nào sai? (GDVN).
- Thị trường vàng kỳ vọng vào ‘nhạc trưởng’ (PT/ VNE). Vậy mà nghe đồn ông “nhạc trưởng” này có thể được vô điều khiển giàn nhạc Ninh Thuận, còn ông nhạc trưởng trong đó thì ra thế chân ông Vương Đình Huệ ở Bộ Tài Chính.
- Chứng khoán 2013 sẽ bớt tang thương (Sống mới).
- Hỗ trợ nông dân kiểu gì bây giờ? (NLĐ).
- Ngành cá tra rệu rã: Nan giải bài toán về vốn (NLĐ).
- EVN thôi làm chủ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất điện gió (VnMedia).
- Ấn, Thái, Việt đua giành siêu cường gạo, nước thứ ba “đắc lợi” (PLTP).
- Đi vay cũng phải sắm Tết cho ra hồn (TP). - Chợ tết èo uột, giá tăng hàng ế (VNN). Ngồi nhà “sáng tác” hay sao mà chẳng có cái hình nào?
- Băn khoăn thời gian chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội (VTV). Ngôn ngữ báo chí lâu nay phổ biến từ “băn khoăn”, khi muốn thể hiện không tán đồng, nghi vấn. =>
- Khó khăn chuyển đổi nghề trong quá trình đô thị hóa (VTV). Góp ý trang web này của VTV: nên tận dụng lợi thế nhà đài, cần gắn phần video (nếu có) đi liền bài viết.
- Đắk Lắk: Nguy cơ lũng đoạn thị trường cà phê vì “mua cao, bán thấp” (CAND). - Đắk Lắk: Lập doanh nghiệp “ma”, chiếm đoạt tiền thuế (NLĐ).
- Quảng Ninh “tuyên chiến” với than lậu (ND).
- Đi trước một bước để tạo ra những sản phẩm đón đầu! (SGTT).
- Những doanh nhân Việt ghi danh trên “bảng vàng” thế giới (KT).
- 5 lý do Trung Quốc khó bá chủ kinh tế thế giới (VNE).
- Apple mất ngôi giàu nhất thế giới về tay Exxon Mobil (TT). - Apple mất danh hiệu tập đoàn giá trị nhất thế giới (RFI). – Exxon giành lại vị trí công ty giá trị nhất từ tay Apple (VOA).
- Âu châu: Tỷ phú Soros nói có ‘bong bóng tín dụng’ (BBC).
- Giang Le – Hiến pháp và Kinh tế thị trường (Dân Luận).
- Nợ xấu, nếu không bán sẽ bị thanh tra (TBKTSG/VOV).
- Làm ăn thua lỗ, nghỉ ngay! (KTĐT).
- Cơ sở cho sự khởi sắc (DĐDN). – TTCK sẽ khởi đầu cho chu kỳ mới từ năm 2013 (Vietstock). – Mở room có kiểm soát (TBKTSG). – Thị trường vốn Việt Nam (TQ). – Khuyến khích DN yếu kém rút niêm yết (Infonet).
- Nhà 500 triệu: Giấc mơ có thật (DT). – “Dự án BĐS dang dở mà NH không cho vay mới biến thành nợ xấu” (GDVN). – Bỏ trần phí chung cư, DN thu vô tội vạ? (PT).
- Khi Trung Nguyên đối đầu với Starbucks (TVN). – Tập đoàn càphê Starbucks dọa dừng đầu tư vào Anh (TTXVN). – Trung Quốc: Cà phê Starbucks chùa Linh Ẩn gây tranh cãi (CafeBiz).
- Đi tìm sự thăng bằng (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Nhà thơ Inrasara: Chăm có mênh mông câu chuyện để kể với thế giới (Inrasara).
- Hình tượng mãng xà trên Cửu đỉnh (PT).
- Theo dấu người xưa: Kỳ 34: Vị thống soái đất Phú Yên (TN).
- Hội ngộ các di sản văn hóa phi vật thể (TN).
- Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Đặng Thị Bích Liên: Ngăn chặn xâm hại di tích (SGGP).
- BỊ TỐ “BAN GIÁM KHẢO KHÔNG ĐỦ TÂM ĐỦ TẦM ĐỦ TÀI” NHÀ VĂN VŨ HỒNG THÀNH VIÊN BGK – CHỦ TRANG WEB SỜ CỜ LỜ HỘI NHÀ VĂN VN” HẰN HỌC TUNG TIN BẬY “NHÀ VĂN Y BAN ĐẠO Ý TƯỞNG THƯ ONLINE CỦA DANIEL GLATTAUER” (VC+). - “NỮ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VĂN CHƯƠNG” – NHÀ VĂN Y BAN: MỘT DÒNG THƯ RA TRUYỀN VANG BỐN CÕI .- DANH SÁCH HỘI ĐỒNG SƠ KHẢO VÀ HỘI ĐỒNG CHUNG KHẢO GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC HỘI NHÀ VĂN VN NĂM 2012.
- Phùng Quán: THẰNG KHÙNG (Bagan).
- Nhật Tiến: NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác (KỲ 7) (Nhật Tuấn).
- Truyện ngắn mini: Tin thì tin không tin thì thôi (Phạm Ngọc Tiến).
- NGUYỄN DUY ru con (Lê Thiếu Nhơn).
- “TA GIÀ, ĐỊCH CÙNG GIÀ RỒI” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Hình ảnh ấn tượng tại “buổi chầu” cuối năm của các Táo (DT). – Blogger Cu Làng Cát có cái tựa khác: Táo 2013: Tắc đường- trở thành di sản văn hóa.
- NGUYỄN THỊ THU HUỆ ăn dè ngày Tết (Lê Thiếu Nhơn).
- Lãng du cùng bài vọng cổ “Cô bán đèn hoa giấy” (RFI). “Cái hay của bài ca là nó có vẻ rất liêu trai, nửa hư nửa thật, chợt đến chợt đi, nói chung là rất khó giải thích cũng giống như tình yêu vậy”.
<- Chợ Sà Phìn của Việt Nam lọt top 20 ảnh được xem nhiều nhất 2012 (DV). – Đình Chèm – kiệt tác ngàn năm bên sông Hồng (DV).
- Một vé về tuổi yêu hồn nhiên (TN).
- Clip xúc động kể chuyện tiếng Việt bằng âm nhạc và tranh vẽ (GDVN).
- TS. Lê Đăng Doanh: Nên ăn tết ta theo dương lịch (VTC). - Táo quân 2013: Cả năm nén lại 3 giờ! (TT).
- Hà Nội tìm khu phố… thông minh để phủ wifi miễn phí (DV). Không có lãnh đạo thông minh thì làm sao có khu phố thông minh mà tìm?
- Còn lo âu, phiền muộn thì chưa phải là hạnh phúc (Kiến thức).
- Những bức chân dung “kinh dị” bị chủ nhân chối bỏ (DT).
- Hoàng Nhất Phương – Silver Linings Playbook – Quyển Sách Hy Vọng (Dân Luận).
- CÂU CHUYỆN VỀ KHẢO CỔ HỌC: HOÀNG ĐẾ ASHOKA ĐÃ SỐNG LẠI NHƯ THẾ NÀO? (VC+).
- Chelsea lại gặp rắc rối vì vụ ‘cậu bé luợm bóng’ (VOA).
- Lê Xuân Quang: VĂN CAO: Uống rượu say rồi hát Quốc ca (Nguyễn Tường Thụy).
- Võ Phiến – Gà Gáy Trong Thơ (DĐTK).
- Trần Đức Thảo: Lý thuyết Hiện tại sinh động như lý thuyết của cá tính (TCPT).
- Đoàn Thanh Liêm: Tôi đã gặp lại Chị Lài tại Ba lan (ĐCV).
- Đường sách, đường hoa ngày Tết cổ truyền – Toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết dân tộc (SGGP). – Hơn 1.000 cuốn sách về biển đảo tham gia Lễ hội Đường sách 2013 (Infonet).
- Sắc xuân phiên chợ Sà Phìn (VEN).
- Tiếng chim trong phố (SGTT).
- Phản văn hóa (TN).
- Dương Thụ: Sống khác tuổi mình (TTVH). – Nhạc sĩ Bảo Chấn: Hãy hôn sự thất bại (ĐẸP/TTVH).
- Tùng Dương sẽ thu âm “Chiếc khăn piêu” tại Paris (ANTĐ/TTVH).
- Phim Mậu Thân 1968: Lật lại hồ sơ tuyệt mật (TP/TTVH).
- Thắng ván 5, Quang Liêm duy trì ngôi đầu (PLTP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Tuyển sinh 2013: thí sinh chuộng kinh tế không thích kỹ thuật (GDVN). - Đã tập hợp thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013 (GDVN). - Cần nhân lực chất lượng cao cho ngành kinh tế (TN). - Đại học Pháp có học phí thấp (NLĐ). - Hỗ trợ tối đa các trường không vì lợi nhuận (TP).
- Những kiểu bạn cần phải “né” (NLĐ). “Mai Trang, du học tại Hà Lan, đã bị trượt một môn học ở lần chấm bài đầu tiên vì 2 người bạn trong nhóm không nộp bài đúng hạn”. Thỉnh thoảng sinh viên sẽ gặp trường hợp này khi làm group project (các đề án cần nhiều hơn 1 sinh viên để làm). Nên đuổi (fire) những người như vậy trong nhóm ra khỏi nhóm ngay từ khi phát hiện họ không làm phần việc của họ, vì nếu chờ đến khi gần tới hạn nộp bài sẽ không còn đủ thời gian để làm. BTV đã từng “fire” vài người trong các nhóm khác nhau khi làm group project.
– Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2013: Những ngành học được chào mời (TT). - Giải tỏa nỗi lo khó tìm việc (NLĐ). Các chuyên gia trả lời thí sinh tại buổi giao lưu trực tuyến ngày 26-1 =>
- Thuốc đắng mới dã tật (GD&TĐ).
- Cứ để con tự lập (DT).
- Mẹo hay: Học Sử theo kiểu tiếng Anh (GDVN).
- Cảnh giác với những chiếc bút lạ (HNM). - Túi phát nổ bán tràn lan trước cổng trường (GDVN).
- Pá Hu ước vọng ngày mai (GD&TĐ).
- Sử dụng tiềm năng con người – viễn tưởng hay hiện thực? (TP).
- Thiếu “bột”, khó gột nên “Hồ” (HNM).
- Sinh viên làm giàu nhờ Tết (Infonet).
- Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc học sinh vùng cao thiếu cơm (TT). – Hỗ trợ tiền ăn, nhà ở cho học sinh THPT dân tộc thiểu số, hộ nghèo (GD&TĐ).
- Nghèo đói là trường đại học tốt nhất (Nguyễn Tường Thụy).
- ‘Tôi là cô giáo sida’ (KT/Infonet).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Người Arem khó trăm bề (PT). - Trẻ em vùng cao oằn mình kiếm manh áo ngày giáp Tết (DT).
- 40 trẻ mồ côi và 20 cụ già neo đơn có thêm niềm vui (PT). - Xót lòng người mẹ mê muội dùng “bùa chú” chữa bệnh cho con (DV). - Cái chết bí ẩn của nữ sinh 13 tuổi trong vườn mía (ANTĐ/ Tin mới). - Hoảng hốt vì cây xanh bỗng nhiên bốc cháy (VnMedia).
- Ngư dân Việt Nam cứu bốn người nước ngoài trôi trên biển (PLTP).
- 2012: TP. HCM xảy ra 890 vụ TNGT, làm chết 764 người (Infonet).
- Tết khó ở vùng tâm chấn động đất (DV).
- Sự thật sinh vật lạ ‘tấn công’ người Việt (TP).
<- Cô bé mồ côi học giỏi dù phải nhặt rác mưu sinh (VNE/ DV).
- Con trai Công tử Bạc Liêu kêu oan (NLĐ/ TP). - Điều chưa biết về tỷ phú đồ cổ “quái” nhất Hải Phòng (Kiến thức).
- Càng gần Tết, dịch vụ giúp việc càng “nóng” (TTXVN/DV). - Làng quất vào vụ Tết (PT). - Người dân ngơ ngác vì giá vé xe khách bắt đầu tăng chóng mặt (GDVN). - Bán siêu xe, tàu vũ trụ cho… người âm (Infonet).
- Khu đô thị trở thành bãi phế thải xây dựng giữa Thủ đô (DT).
- Bắt hai vụ tàng trữ động vật hoang dã quy mô lớn (PLTP).
- Chợ Vòm- một góc cuộc sống của người Việt ở Nga (phần 3). Mời xem lại: phần I và Phần II (ĐCV).
- Mỹ: Cô bé 4 tuổi có khuôn mặt biến dị (Tin mới).
- Người Việt ‘sính’ bệnh viện ngoại (TP). - 2 tỉ USD chảy đi từ… “ngành Y: những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (DT). – Nâng cao chất lượng khám, điều trị, phục vụ người bệnh (SGGP). – Đà Nẵng: Khám miễn phí và tặng quà cho công nhân nghèo (VOV).
- Nhập khẩu nội tạng trắng: Chính phủ yêu cầu lấy thêm ý kiến 7 bộ (DV). – Cận cảnh miến bẩn “ghê răng” thu lãi hàng trăm triệu/tháng (Infonet). – Tiêu hủy hơn 2,5 tấn chân trâu bò hôi thối (DT). – Chất ‘độc’ trong thú nhún được sử dụng phổ biến (TP).
- Nghề hướng dẫn ‘phụ’ ở Sa Pa (NĐT).
- Về Hà Nam săn “gà sách đỏ” đón Tết (NĐT).
- Tết chậm (TP).
QUỐC TẾ- Phiến quân Mali mất cứ điểm miền bắc (BBC). – Lính Pháp và Mali chiếm cứ địa của phe hồi giáo cực đoan (RFI). – Lực lượng Mali do Pháp hậu thuẫn tiến vào thành phố Gao (VOA). - Liên quân Pháp và Mali chiếm ưu thế, phe Hồi giáo ly khai (VOV). - Pháp sa lầy ở Mali? (SGGP). - Mỹ nhất trí hỗ trợ chiến đấu cơ Pháp tại Mali (DT).
- Bạo động lại bùng lên tại Ai Cập : Hàng chục người thiệt mạng (RFI). – Ai Cập: 22 người chết sau khi tòa phán quyết vụ án bạo động bóng đá (VOA). – Ai Cập điều động binh sĩ tới Suez (VOA). – Ai Cập: Bánh mì, tự do và công bằng (NLĐ). - Ai Cập chìm trong bạo lực 9 người chết, 456 người bị thương (VOV). - Hai năm “Cách mạng sông Nil”: Ai Cập tràn ngập lựu đạn cay (PLTP). - Hooligan Ai Cập khuấy động những cuộc biểu tình chết người (GDVN). =>
- Iran kêu gọi lập nên tổ chức quân sự Hồi giáo chung (TTXVN).
- Venezuela: tù nhân nổi loạn, 50 người chết (BBC). – Bạo động bùng ra tại nhà tù ở Venezuela (VOA).
- Hạ viện Nga thông qua luật chống người đồng tính (RFI). – Mỹ rời bỏ nhóm công tác hỗn hợp về nhân quyền với Nga (VOA).
- Malaysia : Hồi giáo cực đoan ở Đông Nam Á kể như đã bị bài trừ (RFI).
- Miến Điện bác bỏ bình luận của Mỹ về tình hình bang Kachin (RFI). – Miến Điện phản đối chỉ trích của Ðại sứ quán Mỹ (VOA).
- Tòa án Mỹ cho rằng những vụ bổ nhiệm của TT Obama vi hiến (VOA). – TT Obama: Những người ông đề cử sẽ tranh đấu cho người dân (VOA). - Tổng thống Obama thay đổi lớn trong nội các (TTVH).
- LHQ tìm kiếm nhiệm quyền mạnh hơn cho lực lượng ở Congo (VOA).
- 50.000 vụ án tham nhũng ở Nga (NLĐ).
- Trẻ em Syria thiệt mạng khi tên lửa Patriot đưa vào hoạt động (GD&TĐ). – NATO vận hành tên lửa gần Syria (PLTP). – Phi đạn NATO sẵn sàng hoạt động tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria (VOA).
- Bạo loạn ở Ai Cập: Hàng chục người chết (BBC). – Ai Cập: 30 người thiệt mạng sau phán quyết về vụ án bạo động bóng đá (VOA).
- Bạo động tại nhà tù Venezuela, ít nhất 61 người chết (DT). – Ông Chavez đã vượt qua nhiễm trùng đường hô hấp (TTXVN).
- Nga đã sẵn sàng cho một cuộc chiến lớn (VnMedia).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 26/01/2013; + Câu chuyện văn hóa – 26/01/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 26/01/2013; + Thần tượng âm nhạc Việt Nam – 25/01/2013; + Trang địa phương – 26/01/2013; + Sự kiện và bình luận – 26/01/2013; + Nét mới ở vườn đào Nhật Tân, Hà Nội – 26/01/2013; + Nông thôn mới – 26/01/2013 1575. ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP 1992 PHÁ HỦY NỀN TẢNG CỦA CHÍNH BẢN HIẾN PHÁP
ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP 1992 PHÁ HỦY NỀN TẢNG CỦA CHÍNH BẢN HIẾN PHÁP
Trần Mạnh Hảo *Điều 4 trong bản “Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2005 – Bản sửa đổi), có đoạn viết như sau: “Đảng Cộng Sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Điều 4 này mâu thuẫn và chống lại Điều 2, Điều 3, Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều 21, Điều 83… của chính bản Hiến pháp. Chúng tôi sẽ lần lượt chứng minh.
Điều 2 của bản Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Theo Điều 2 này khẳng định nước CHXHCNVN là một nước dân chủ. Bởi, Điều 2 nhắc lại định nghĩa của Ngài Abraham Lincoln (1809-1865) – vị anh hùng giải phóng nô lệ, vị tổng thống thứ 16 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, thần tượng của Karl Marx, được Marx tôn làm biểu tượng của Tự Do – định nghĩa về một quốc gia dân chủ như sau: “Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân, do dân, vì dân!”.
Như vậy, khi Điều 4 khẳng định: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, tức là nước CHXHCNVN theo một chế độ Đảng trị = Đảng chủ, hoàn toàn chống lại Điều 2: khẳng định nước CHXHCNVN là một nhà nước Dân trị = Dân chủ! Như vậy, nếu căn cứ vào Điều 2, thì Điều 4 là vi hiến và ngược lại; nhưng Điều 2 có trước Điều 4, nên ta có thể coi Điều 4 là điều vi hiến được chăng?
Điều 83 của Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp…”. Như vậy, Điều 2 và Điều 83 cùng khẳng định quyền tối thượng của nước CHXHCNVN thuộc về nhân dân chứ không thuộc về Đảng CSVN như Điều 4 đã quy định Đảng CSVN nắm quyền tuyệt đối: “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” . Xã hội là toàn bộ đời sống văn hoá, chính trị, kinh tế, pháp luật, thể chế, lịch sử, tôn giáo…của con người trong một quốc gia. Tức là Điều 4 quy định Đảng CSVN là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc Việt Nam, là ông vua của các vua, chúa của các chúa. Nhưng oái oăm thay, ở Điều 2 và Điều 83, bản Hiến pháp năm 1992 lại khẳng định Nhân Dân là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc, nắm quyền tối thượng quốc gia, y hệt các nhà nước dân chủ khác trên thế giới vậy (Thế giới ngày nay có chừng 95% số quốc gia theo chế độ dân chủ đại nghị). Do đó, cứ theo Điều 4, Điều 2, Điều 83, thì nước Việt Nam ta có hai “vua”: “Vua Đảng CSVN” và “Vua Nhân Dân” ư ? Nếu lấy hai chọi một, thì Điều 4 là thiểu số phải bị coi là vi hiến trước Điều 2 và Điều 83 đa số?
Chưa hết, ngay cả ở Điều 3 trong bản Hiến pháp 1992 cũng hàm chứa yếu tố chống lại Điều 4.
Điều 3 có đoạn viết như sau: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”. “Quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân” nghĩa là nhân dân làm chủ tất tần tật mọi sinh hoạt xã hội từ chính trị, văn hoá xã hội, thể chế, luật pháp, lịch sử… của nước Việt Nam. Mệnh đề này của Điều 3 trong Hiến pháp phủ nhận Điều 4. Như vậy, Điều 3 đã về hùa với các Điều 2 và Điều 83 cùng xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp.
Mệnh đề thứ 2 của Điều 3 viết như sau: “… Thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc…”. Chính Điều 3 trong Hiến pháp đã xác định xã hội Việt Nam là một xã hội công bằng, tự do. Tự do và Công bằng xã hội là mọi công dân đều bình đẳng, không ai nhảy ra sai khiến (lãnh đạo) ai mà không được sự đồng ý của người bị sai khiến (bị lãnh đạo). Đảng CSVN chỉ là một nhóm người rất thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam (ngót ba triệu đảng viên CS trong khi đó có hơn 90 triệu người dân ngoài đảng). Vậy thiểu số kia muốn cai trị (lãnh đạo) đa số này phải hỏi ý kiến xem 80 triệu dân có đồng ý (cho phép) Đảng CSVN cai trị đại đa số nhân dân Việt Nam hay không?
Nghe câu hỏi này, Đảng CSVN bèn bảo: – Quốc hội nước CHXHCNVN đã bỏ phiếu xác định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng CS thì không phải là toàn dân đồng thuận là gì? Vâng, đấy chỉ là sự đồng thuận hình thức, đồng thuận ảo, đồng thuận giả tạo! Vì trong Quốc hội có đến hơn 95% đại biểu là đảng viên CS, thì Quốc Hội thực chất chỉ là Quốc hội của Đảng CS mà thôi! Với phương châm bầu cử: “Đảng cử, Dân bầu” của Đảng CS, thì người dân (hơn 80 triệu) đã bị tước quyền ứng cử và bầu cử. Khi Nhân Dân mất quyền “cử” thì chữ “ bầu” cũng thành vô nghĩa, thành trò hề! Do đó, mọi cuộc bầu bán do Đảng CS tổ chức để hình thành Quốc hội đều chỉ là hình thức, là trò ảo thuật kiểu Đảng CS vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa lĩnh thưởng mà thôi! Bầu cử Quốc Hội mà Đảng CS toàn cử người của mình ra ứng cử, rồi bắt dân chỉ được quyền “Bầu”, không được quyền “Cử”, Dân không được quyền kiểm phiếu… thì cái Quốc Hội kia chỉ là Quốc Hội của Đảng chứ nào đâu còn là Quốc hội của Dân? Do đó, chính Đảng CSVN đã vi phạm Điều 3 của Hiến pháp là không tôn trọng hai chữ: Tự do – Bình đẳng (Công bằng)!
Như vậy, Điều 3 trong Hiến pháp đã phủ nhận chính Điều 4 vậy!
Điều 8 trong bản Hiến pháp 1992 có đoạn viết như sau: “… Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. Điều 8 không cho phép ai (kể cả Đảng CS) được phép quan liêu, cửa quyền. Nhưng ở Điều 4, Đảng CSVN đã chứng tỏ sự quan liêu, cửa quyền của mình bằng cách tự cho mình quyền lãnh đạo tối thượng nhân dân Việt Nam trái với quy định ở Điều 2, Điều 3 và Điều 83. Do đó, Điều 8 cũng đã phủ nhận chính Điều 4.
Điều 15 trong bản Hiến pháp, có đoạn viết: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng…”. Chính sự khẳng định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường (khái niệm “định hướng XHCN” hoàn toàn vô nghĩa), chấp nhận nền kinh tế tư nhân tại Việt Nam nơi Điều 15 này đã phủ nhận Điều 4; vì Điều 4 ghi: “Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vì sao vậy? Vì ai đã đọc Mác-Lênin, dù chỉ ở trình độ sơ cấp, cũng biết chủ nghĩa Mác-Lê phủ nhận kinh tế thị trường = tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân. Có chủ nghĩa Mác- Lê thì không có kinh tế tư bản = kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân và ngược lại! Như vậy, Điều 15 đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại!?
Điều 17 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục phủ nhận Điều 4 bằng cách nói rõ hơn sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam như sau: “Phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…”. Chính sự khẳng định Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Điều 17 này đã giết chết chủ nghĩa Mác-Lênin là tôn giáo và cương lĩnh của Đảng như Điều 4 đã quy định. Vậy, Điều 17 này đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại?
Điều 21 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản chủ nghĩa, như có đoạn viết sau: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động…”. Mục đích của chủ nghĩa Mác-Lê Nin là chôn chủ nghĩa tư bản. Sao Đảng CSVN ghi trong Điều 4 Hiến pháp “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội… theo chủ nghĩa Mác-Lênin” lại phát triển kinh tế tư bản? Hóa ra, bằng cách đề ra bốn Điều: 15, 16,17, 21 trong Hiến pháp 1992 là xây dựng nền kinh tế tư bản trên đất nước Việt Nam, Đảng CSVN đã làm ngược lại 180 độ chủ nghĩa Mác–Lênin; cũng có nghĩa là chính Đảng CSVN không chôn tư bản như nguyên lý Mác-Lênin đã dạy, mà ngược lại còn đi xây dựng tư bản chủ nghĩa. Như vậy, có phải chính là Đảng CSVN đã ngầm xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp?
Tựu trung, Điều 4 trong Hiến pháp 1992 (bản sửa đổi) đã xóa bỏ các Điều 2, 3, 8,15, 16, 21, 83… của chính bản Hiến pháp, cũng là xóa bỏ nền tảng của bản Hiến pháp vậy! Muốn bản Hiến pháp không bị vô hiệu hoá vì sự thậm vô lý (ngược đời), cần phải xóa bỏ Điều 4 . Vả lại, nếu Điều 4 Hiến pháp không bị xóa bỏ, hiển nhiên là các cuộc bầu cử của nhà nước Việt Nam chung quy chỉ là hình thức, là trò đùa mà thôi; vì Hiến pháp đã khẳng định đảng cộng sản Việt Nam với số đảng viên thiểu số ( ba triệu) là lực lượng vĩnh viễn lãnh đạo đất nước, lãnh đạo khối nhân dân đa số ( 90 triệu ) thì còn bầu cử làm gì cho mất công, vô ích. Chính Điều 4 Hiến pháp này đã thông báo một điều hiển nhiên : NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LÀ NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI, ĐỘC ĐẢNG , TUYỆT ĐỐI KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ như Hiến pháp đã lừa dối tuyên bố .,.
Sài Gòn 2006-2013
Trần Mạnh Hảo
–
* Đọc thêm: - Trần Mạnh Hảo (Wikipedia). - Trần Mạnh Hảo trả lời phỏng vấn RFA (YouTube). - Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Sự thật và giải phóng (YouTube). - Trần Mạnh Hảo – Good Bye đại hội bịt mồm (talawas).
Danlambao 27/1/2013
Cặp loa rè Dương Trung Quốc và Trần Đăng Thanh
Đi Tới (Danlambao)
– Trong vòng mấy tháng gần đây, ông Dương Trung Quốc đã liên tục lãnh
“búa rìu dư luận” vì những phát biểu có tính cách bợ đỡ các quan chức CS
cũng như chạy tội cho đảng CS bằng những luận điệu bẻ cong sự thật.
Những người phản đối ông đã gọi ông là “con dê Tầu” (Dương = dê, Trung
Quốc = Tầu), người khác lại đọc chữ “DTQ” là “Dê Tê Cu” (cách phát âm
chữ cái DTQ ở miền Nam trước 1975) để ngầm mỉa mai: “Tê cu” thì còn làm
nên “cơm cháo” gì được! Khi nối các sự kiện với nhau, “Dê Tê Cu” đã hợp
với Trần Đăng Thanh thành cặp “loa rè” tuyên truyền “biết ơn Trung Quốc
và tội ác Mỹ trời không dung đất không tha” theo chủ trương “đầu hàng
giặc Tầu” của đảng CS dưới chiêu bài “hợp tác toàn diện”.
Hiệp định Paris: “mặt trái cái huy chương” (Nếu Việt Nam không có Hiệp định Paris 1973?)
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – Như một tấm huy chương, tự thiết kế ban thưởng cho chính mình, trong suốt gần 40 năm, Hiệp Định Paris được nhóm “chóp bu” CSVN rất siêng năng thay phiên nhau “đánh bóng” bề mặt, nhưng rất ít khi họ dám lật lên bề trái của nó. Vì sao vậy? Vì mặt trái của nó xù xì, hôi hám, bẩn thỉu ít ai dám nhìn hay sờ vào! Chúng ta thử lật mặt trái Hiệp Định này xem nó ra sao…Đảng sửa… vì mục tiêu công bằng…?
Le Nguyen (Danlambao)
- Chuyện thời sự “nóng” tại Việt Nam hiện nay có lẽ là các câu chuyện
xoay quanh dự thảo hiến pháp do ba chục cái đầu “ưu tú” được đảng chỉ
định sửa đổi, bổ sung, biên soạn và được “trình làng” trong những ngày
qua. Song
song với việc công bố dự thảo… là những chỉ thị, huấn thị mang tính răn
đe, cảnh báo của các vị lãnh đạo tối cao, lệnh xuống cho hệ thống đảng
nhà nước không được lơ là mất cảnh giác, phải quyết tâm ngăn chận, đẩy
lùi các thế lực thù địch, thành phần xấu lợi dụng dân chủ chống phá sự
kiện chính trị “sửa đổi…” được đảng đánh giá rất quan trọng này.
Hãy lên tiếng đòi trả tự do ngay lập tức cho Lê Anh Hùng!
Lê Diễn Đức (RFA Blog)
– Bộ máy đàn áp của nhà cầm quyền CSVN bị côn đồ và lưu manh hoá, đã và
đang gây nên nhiều tai ương, nghịch chướng, huỷ hoại mọi chuẩn mực đạo
đức và tính nhân bản của xã hội, làm nhức nhối dư luận quần chúng.
Nhận định trên đây không hề thái quá. Tôi đã chứng minh bằng những dữ liệu thực tế trong bài viết “Đảng Cộng sản Việt Nam: Không khác băng đảng tội phạm có tổ chức“.
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lên tiếng về trường hợp Blogger Lê Anh Hùng
Vietnamese Blogger Le Anh Hung arrested and interned in a mental institution in HanoiPARIS, 26 January 2013 (VIETNAM COMMITTEE) – The Vietnam Committee on Human Rights strongly denounces the virtual kidnapping of Vietnamese blogger Lê Anh Hung and his internment in a mental institution in Hanoi.
Biếm họa Babui (Danlambao)
Con cháu ông bình vôi, bị lôi ra Hà Nội
Ông Bút (Danlambao) - Dưới triều đại Cộng Sản, có hai người Quảng Nam ra Hà Nội, được đồng bào chú ý, được báo chí, sách vở viết khá nhiều.Người Việt dùng nhiều hình thức để bày tỏ sự chống đối Trung Quốc
Trong lúc đối mặt với sự hạn chế ngày càng tăng của nhà cầm
quyền Việt Nam đối với tự do ngôn luận, những người biểu tình chống
Trung Quốc đang tìm kiếm nhiều phương thức khác nhau để bày tỏ quan điểm
của mình.
In Vietnam, Anti-China Protests Get Creative
Marianne Brown (VOA)
– HANOI – In the face of growing constraints on freedom of speech by
Vietnamese authorities, protesters who oppose Chinese policies and trade
practices are finding inventive ways to express themselves.
With stories of carcinogenic bras and toxic apples from China
prevalent in the Vietnamese media, many people try to avoid buying
Chinese goods. However, a few have taken it one step further and are
using consumer choice as a way to express their political views.Những nguyện ước bước sang Xuân Quý Tỵ
Đặng Huy Văn (Danlambao) – Xuân Quý Tỵ đang về khiến lòng tôi bâng khuâng với biết bao điều nguyện ước. Tôi ước nguyện một nước Việt Nam sớm thoát khỏi sự khống chế của giặc Tàu về mặt chính trị, nhân dân ta được sống trong tự do và dân chủ thật sự bằng sự chuyển đổi ôn hòa như Miến Điện, nhằm giữ vững được Biển Đông và đòi lại được Hoàng Sa từ bọn Trung Quốc xâm lược. Tôi kính mong mọi người Việt Nam bước sang Xuân Mới đều có chung ước nguyện cho một nước Việt Nam Đổi Mới được hòa bình, ổn định, tự do, no ấm và dân chủ thật sự để đưa dân tộc ta tiến lên cùng nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới!Đối ngoại, đối nội của một anh quan tỉnh lẻ
MP (Blog Phuocbeo) -
Cũng những sự việc đời thường trên mạng, đôi khi nó có thể truyền tải
được những ý tưởng mang tầm vóc thời đại, thổi vào đó những tiên đoán,
dự báo về tương lai.., nhưng có thể chỉ gợi lại hình ảnh của một thời đã
qua, mang dáng dấp của chiếc loa phường, bản tin câu khách đậm chất nông thôn kỳ cục án, câu chuyện sau lũy tre làng… được canh tân, làm dáng bằng công nghệ kỹ thuật cao, internet.
Ngôn ngữ nghị trường: Chuyện nhỏ mà không nhỏ
Trịnh Hữu Long
– Chuyện xưng hô trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội
cũng như ngôn ngữ tại nghị trường chứa đựng nhiều sự nhầm lẫn về tư cách
và địa vị của những người tham gia.
Chủ tịch, bí thư xã bỏ túi tiền chế độ cho người có công
Trí tín Vnexpress
– Lập danh sách khống để làm hồ sơ hưởng chế độ chính sách dành cho
người có công, 20 cán bộ xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) gây thiệt
hại lớn cho ngân sách.
Chiều ngày 26/1, thượng tá Võ Văn Đãi, Trưởng công an huyện Sơn Hà
(Quảng Ngãi) cho biết, cơ quan chức năng vừa phát hiện nhiều cán bộ ở xã
Sơn Kỳ lập hồ sơ khống hoặc không đúng họ tên thương binh, bệnh binh
được hưởng chế độ chính sách, gây thiệt hại ngân sách 1,7 tỷ đồng.
Mặc áo tang khiếu nại trước Sở Y tế TPHCM
(NLĐO)
– Ngày 25-1, bà Đặng Thị Liên (51 tuổi, ngụ quận 4 – TPHCM) cùng người
thân đã mặc áo tang, mang băng rôn tiếp tục đến cổng Sở Y tế TPHCM yêu
cầu làm rõ cái chết của chồng là ông Đinh Văn Thường (49 tuổi).
Có hiến pháp đâu mà góp ý?
Nhật Tuấn – Mấy hôm nay sáng lành lạnh, trưa nóng, chiều lại mát, Sài Gòn chẳng hiếu sao gắn chặt với thay đổi thời tiết Hà Nội. Không lẽ đảng lãnh đạo cả… thời tiết. Sáng nay cả quán đang nghe “Dạ cổ hoài lang”, chợt chị tổ trưởng bước vào uốn éo:Đá đấu
Kỳ này Ba Ếch với Tư Sang
Tư Sang dập dập
Ếch ngang tàng
Hai con gà chọi thi nhau đá
Xem con nào giữ được ngai vàng.
KHÔNG VÔ CHÍNH PHỦ thì gọi là gì?!
Bùi văn Bồng
BVB – Sản xuất,
kinh doanh lỗ lớn (lỗ khủng), nhưng lương lãnh đạo Tập đoàn tới 60 -70
triệu đồng /tháng, gấp 6 – 7 lần lương Đại tá Quân đội đương chức lăn
lộn trên bãi tập với lính, gấp hơn 20 lần lương công nhân, gấp 30 lần
thu nhập của nông dân và nhân viên văn phòng… Công khai ăn lạm vào tiền
Nhà nước, hưởng thụ không tương xứng với lao động, làm ăn thua lỗ mà
lương cao chót vót, vậy rõ ràng là tham nhũng.
Những “khoản” tham nhũng khác còn giấu nhẹm, chưa ai biết, nhưng sổ
lương và thực chất là những ký nhận tiền lương hàng tháng cứ bày ra
chềnh ềnh, tại sao đến Thủ tướng cũng trả lời chung chung? Nhà nước ưu
tiên vốn, lấy tiền Nhà nước đưa vào sản xuất – kinh doanh, nhưng lại
thua lỗ, phải kỷ luật, cần cách chức, sao lại nghênh ngang cắp cặp, lên
xe, giữ yên ghế ngồi. Đã thế, lương tháng còn cao chót vót rất công
khai?
Kinh doanh lãi nhiều, nộp ngân sách số tiền lớn, nếu lương có cao,
không ai bàn. Đó là sự đương nhiên, đem được lợi nhuận nhiều cho Nhà
nước, lương cao cũng là chuyện ít ai bàn tán làm gì. Nhưng nay lỗ khủng,
mà ngang nhiên hưởng lương chót vót! Tại sao Chính phủ vẫn để cho họ
yên vị? Đại biểu Quốc hội cũng không dám nêu mạnh thực trang trớ trêu
này? Các chuyên gia kinh tế đỏ mặt tía tai lên tiếng, chém gió phần phật
rồi cũng như dế kêu? Dư luận, báo chí nêu lâu nay cứ bị chìm nghỉm, lờ
tịt, khinh suất. Nêu ra bàn thảo, chất vấn trên nghị trường cứ như đóng
kịch.
Quốc hội bàn nát nước nát cái, ngồi đến mòn ghế, Nhà nước ra các bộ
luật, trong đó có Luật doanh nghiệp, Luật lao động, các chế độ tiền
lương, tiền thưởng, nhiều quy định khác…, nay ném hết đi đâu? Lấy tiền ở
đâu ưu tiên đầu tư rót vốn cho Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước? Tiền
trả lương đó là tiền của ai?
Nội dung trả lời như thế này là làm rõ nguyên nhân, hay cãi giúp, biện hộ, tiếp tục bao che? > Thủ tướng: “Vẫn có một số doanh nghiệp xác định tiền lương được hưởng chưa theo đúng quy định, như trích một phần từ quỹ tiền lương của người lao động để bổ sung vào quỹ lương của viên chức quản lý, hoặc gộp quỹ tiền lương của viên chức quản lý vào quỹ tiền lương của người lao động để phân phối, dẫn đến tiền lương thực tế của một số viên chức quản lý quá cao … việc kiểm tra, kiểm soát của chủ sở hữu không thường xuyên, không phát hiện kịp thời các sai phạm của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp hiệu quả thấp, lỗ chủ yếu do nhà nước can thiệp giá, nhưng không tính toán, loại trừ được tác động này khi xác định được tiền lương của viên chức quản lý, dẫn đến bức xúc trong dư luận”. Hai bài sau đây, về giải thích của Thủ tướng, các nhà chuyên gia và đưa ra những “giải mã” trên VnEconomy chỉ là lấy que tăm khều nhẹ vào ung nhọ mưng mủ lớn. Sự vô lý, bất công, trắng trợn đến mức mọi người dân đều tỏ thái độ bất bình. Thế thì Chính phủ và cả bộ máy chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, kiểm tra đôn đốc ở đâu mà họ được quyền tự tung tự tác như vậy? Dân thấy xót tiền quá! Rõ ràng là VÔ CHÍNH PHỦ rồi còn gì? (BVB).
Nội dung trả lời như thế này là làm rõ nguyên nhân, hay cãi giúp, biện hộ, tiếp tục bao che? > Thủ tướng: “Vẫn có một số doanh nghiệp xác định tiền lương được hưởng chưa theo đúng quy định, như trích một phần từ quỹ tiền lương của người lao động để bổ sung vào quỹ lương của viên chức quản lý, hoặc gộp quỹ tiền lương của viên chức quản lý vào quỹ tiền lương của người lao động để phân phối, dẫn đến tiền lương thực tế của một số viên chức quản lý quá cao … việc kiểm tra, kiểm soát của chủ sở hữu không thường xuyên, không phát hiện kịp thời các sai phạm của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp hiệu quả thấp, lỗ chủ yếu do nhà nước can thiệp giá, nhưng không tính toán, loại trừ được tác động này khi xác định được tiền lương của viên chức quản lý, dẫn đến bức xúc trong dư luận”. Hai bài sau đây, về giải thích của Thủ tướng, các nhà chuyên gia và đưa ra những “giải mã” trên VnEconomy chỉ là lấy que tăm khều nhẹ vào ung nhọ mưng mủ lớn. Sự vô lý, bất công, trắng trợn đến mức mọi người dân đều tỏ thái độ bất bình. Thế thì Chính phủ và cả bộ máy chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, kiểm tra đôn đốc ở đâu mà họ được quyền tự tung tự tác như vậy? Dân thấy xót tiền quá! Rõ ràng là VÔ CHÍNH PHỦ rồi còn gì? (BVB).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói gì về “lỗ cao, lương khủng”?
Chính phủ dự kiến sẽ khắc phục tình trạng doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nhưng lương cán bộ lãnh đạo vẫn rất cao…
Hàng loạt tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã được điểm tên tại văn
bản trả lời chất vấn của Thủ tướng về doanh nghiệp báo lỗ nhưng lương
lãnh đạo vẫn rất cao của đại biểu Quốc hội.
Đặt vấn đề dư luận đang rất quan tâm đến một số doanh nghiệp tuy lỗ
nhiều năm nhưng lương lãnh đạo vẫn rất cao, nếu làm việc không hiệu qủa
mà vẫn được hưởng lương cao trở thành “chuẩn giá trị” ở Việt Nam thì xã
hội Việt Nam sẽ thế nào, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về
các vấn đề xã hội đã đề nghị Thủ tướng cho biết ý kiến về vấn đề này.
Tại văn bản trả lời, Thủ tướng nêu rõ, nếu doanh nghiệp bảo đảm các
điều kiện về lợi nhuận, năng suất lao động thì tiền lương của viên chức
quản lý tối đa bằng 2,7 lần mức lương tối thiểu chung.
Doanh nghiệp có hiệu quả cao thì viên chức quản lý được tăng thêm
tiền lương tối đa không quá 2 lần mức lương tính theo hệ số lương và mưc
lương tối thiểu tính đơn giá tiền lương của người lao động. Theo đó,
năm 2011 mức lương của chủ tịch tập đoàn kinh tế tối đa không quá 61
triệu đồng/tháng.
Từ trái sang phải: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh tại buổi làm việc với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hôm 16/1 vừa qua |
Với doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc lỗ (trừ các nguyên nhân
khách quan) thì viên chức quản lý chỉ được hưởng mức lương chế độ là hệ
số lương nhân với mức lương tối thiểu chung, tương ứng với mức tiền
lương của chủ tịch tập đoàn năm 2011 là 7,5 triệu đồng/tháng.
Những quy định này, theo Thủ tướng thì hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện đúng.
Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp xác định tiền lương được
hưởng chưa theo đúng quy định, như trích một phần từ quỹ tiền lương của
người lao động để bổ sung vào quỹ lương của viên chức quản lý, hoặc gộp
quỹ tiền lương của viên chức quản lý vào quỹ tiền lương của người lao
động để phân phối, dẫn đến tiền lương thực tế của một số viên chức quản
lý quá cao. Như trường hợp của các tập đoàn Công nghiệp Cao su, Dầu khí,
các tổng công ty Hàng không, Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước….
Văn bản trả lời chất vấn cũng nêu rõ, việc kiểm tra, kiểm soát của
chủ sở hữu không thường xuyên, không phát hiện kịp thời các sai phạm của
doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp hiệu quả thấp, lỗ chủ yếu do nhà nước
can thiệp giá, nhưng không tính toán, loại trừ được tác động này khi
xác định được tiền lương của viên chức quản lý, dẫn đến bức xúc trong dư
luận. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, (Petrolimex), Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (EVN) được nhắc tên trong trường hợp này.
Trước chất vấn của đại biểu Hùng, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm
2012, vấn đề lương lãnh đạo của Petrolimex cũng đã từng làm nóng nghị
trường sau khi Tổng kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng công khai trước
Quốc hội số lỗ của doanh nghiệp này là 1.423 tỷ đồng, nhưng năm 2010
lương lãnh đạo cấp cao là 70 triệu và năm 2011 là 58 triệu. Tuy nhiên,
một câu trả lời thỏa đáng về việc tại sao lỗ lớn lương vẫn cao đã không
xuất hiện tại diễn đàn này.
Để khắc phục tình trạng đại biểu Hùng nêu tại văn bản chất vấn, Thủ
tướng cho hay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ
nghị định quy định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với
viên chức quản lý công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu
để áp dụng trong năm 2014, theo hướng gắn chặt hơn tiền lương của viên
chức quản lý với hiệu quả sản xuất kinh doanh, có khống chế mức tối đa,
bảo đảm không có sự chênh lệch quá lớn tiền lương giữa viên chức quản lý
với người lao động trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp nhà
nước.
Nguyên Hà/VnEconomy
——————-
Giải mã vì sao EVN, Petrolimex “lỗ cao lương khủng”
Thứ bảy 26/01/2013 11:22
Thực trạng hàng loạt tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
nhiều năm liền báo lỗ hàng nghìn tỉ đồng nhưng lãnh đạo những đơn vị này
vẫn hưởng mức lương “ngất trời”, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh:
Đây chính là sơ hở trong công tác quản lý của Nhà nước.
Mới đây, thông tin hàng loạt tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nhiều
năm báo lỗ cả nghìn tỉ đồng nhưng lương, thưởng lãnh đạo vẫn cao đặt ra
dấu hỏi lớn về “chuẩn giá trị” trong quản lý doanh nghiêp nhà nước. Đây
cũng là nội dung chính được đại biểu Đỗ Mạnh Hùng – Phó chủ nhiệm Ủy
ban các vấn đề xã hội gửi đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng
Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
(Central Institute for Economic Management – CIEM). (Ảnh nguồn Internet).
|
Tại văn bản trả lời, Thủ tướng đã nêu ra quy định việc trả lương,
thưởng cho viên chức quản lý và cho rằng hầu hết các doanh nghiệp đã
thực hiện đúng những quy định này.
Tuy nhiên tại văn bản trả lời, Thủ tướng cũng khẳng định: Còn một
số doanh nghiệp xác định tiền lương thưởng chưa theo đúng quy định. Như
trường hợp của các tập đoàn Công nghiệp Cao su, Dầu khí, các tổng công
ty Hàng không, Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước… Theo Thủ tướng việc
kiểm tra, kiểm soát của chủ sở hữu không thường xuyên, vì vậy đã không
phát hiện kịp thời sai phạm của doanh nghiệp để sớm ngăn chặn xử lý.
Còn với trường hợp một số doanh nghiệp hiệu quả thấp, lỗ chủ yếu do
nhà nước can thiệp giá như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)… Thủ tướng cho rằng chủ quan vẫn là do bản
thân doanh nghiệp không tính toán, loại trừ được tác động này khi xác
định được tiền lương của viên chức quản lý.
Trên góc nhìn chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh – nguyên Viện
trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (Central Institute for Economic
Management – CIEM) cho rằng: Nếu xét ở khung pháp lý, hiện nay chưa có
khung nào về mức lương nào của giám đốc hay chủ tịch HĐQT cũng như không
quy định nào về việc làm ăn thua lỗ phải giảm lương.
Theo TS Lê Đăng Doanh, nếu so sánh với cách bổ nhiệm, quản lý ở các
nước chúng ta sẽ thấy sự khác nhau rõ rệt. Ở các nước khi cơ quan chủ
quản bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong các Tập đoàn, Tổng công ty
thường trên các hợp đồng trách nhiệm có giới hạn thời gian.
“Tôi chỉ ví dụ: Khi tuyển anh vào vị trí giám đốc trong khoảng thời
gian 3 đến 5 năm, giữa anh và cơ quan chủ quản sẽ phải có một cam kết
trong khoảng thời gian đó anh làm được những việc này, lương của anh
từng này, thưởng của anh từng này, xe cộ của anh là như thế này… Trên cở
sở đó thì mới có căn cứ nếu anh không làm được thì anh phải bị trừ
lương” – TS Lê Đăng Doanh diễn giải.
Cũng theo TS Lê Đăng Doanh, đối chiếu với các làm của các nước, hiện nay các quyết định bổ nhiệm của chúng ta chưa có các quy định nào nêu rõ hiệu quả công việc của người được bổ nhiệm. “Đây chính là sơ hở của chúng ta trong công tác quản lý” – TS Lê Đăng Doanh nhận định.
Cũng theo TS Lê Đăng Doanh, đối chiếu với các làm của các nước, hiện nay các quyết định bổ nhiệm của chúng ta chưa có các quy định nào nêu rõ hiệu quả công việc của người được bổ nhiệm. “Đây chính là sơ hở của chúng ta trong công tác quản lý” – TS Lê Đăng Doanh nhận định.
Còn đánh giá thực trạng trên, theo TS Nguyễn Minh Phong – Viện
nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội đây là vấn đề đã được dư luận báo chí
nói đến rất nhiều nhiều. Chỉ cần đặt bên cạnh nhau con số lương thưởng
của lãnh đạo với hiệu quả công việc thấp, số tiền thua lỗ của doanh
nghiệp chúng ta sẽ thấy rõ hơn vấn đề.
“Đây thể hiện sự bất cập trong quản lý doanh nghiệp nhà nước, đặc
biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn nó chưa cho thấy sự gắn kết giữa
lợi ích và trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả hoạt động doanh
nghiệp mà họ quản lý” – TS Nguyễn Minh Phong cho biết.
Theo TS Nguyễn Minh Phong, nếu xét về nguyên tắc của kinh tế thị
trường kể cả kinh tế xã hội chủ nghĩa thì lương, thưởng của một người
phải theo kết quả lao động. Nếu doanh nghiệp lỗ mà lỗ đó do doanh nghiệp
chứ không phải sự chỉ đạo của nhà nước thì rõ ràng chất lượng lao động,
quản lý của anh kém mà anh vẫn hưởng lương cao là không đúng điều này
nó thể hiện bất cập về mặt pháp lý.
Bên cạnh đó theo TS Nguyễn Minh Phong, nếu xét về trách nhiệm xã
hội, là lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước nhưng để thua lỗ “anh được hưởng
lương cao trong bối cảnh không hoàn thành nhiệm vụ thể hiện bất cập về
mặt nhận thức và trách nhiệm xã hội” – TS Nguyễn Minh Phong nhận định.
Vì vậy, theo TS Phong cơ quan quản lý nhà nước cần phải xiết chặt
lại quy định về việc bổ nhiệm người lãnh đạo các đơn vị kinh tế nhà nước
đặc biệt các tập đoàn, tổng công ty lớn. Cần gắn mức tiền lương tiền
thưởng với mức lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc kết quả hoạt động quản lý
của cá nhân ấy.
“Anh đã kinh doanh thì anh phải ăn lương theo hiệu quả kinh doanh,
nếu lỗ thì anh phải bị trừ lương thậm chí không lương như cách quản lý
của doanh nghiệp tư nhân” – TS Nguyễn Minh Phong cho biết thêm.
Về việc nhiều doanh nghiệp xác định tiền lương được hưởng chưa theo
đúng quy định, như trích một phần từ quỹ tiền lương của người lao động
để bổ sung vào quỹ lương của viên chức quản lý, hoặc gộp quỹ tiền lương
của viên chức quản lý vào quỹ tiền lương của người lao động để phân
phối, dẫn đến tiền lương thực tế của một số viên chức quản lý quá cao.
TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, sự khác biệt giữ lương người lao
động và cán bộ quản lý kể cả ở các doanh nghiệp tư nhân là điều dễ hiểu.
“Mặc định khách quan mức lương giữa lao động chất lượng, trình độ (cán
bộ quản lý) và lao động bình thường sẽ có sự chênh lệch nhưng nếu chênh
lệch quá lớn sẽ tạo sự vô lý nhất là khi doanh nghiệp đó làm ăn lại thua
lỗ.
“Tất nhiên nếu xem xét trong từng trường hợp cụ thể cần biết cam
kết trả lương thưởng cho lãnh đạo của doanh nghiệp làm ăn thua lỗ là do
thỏa thuận hay do quy định của Bộ LĐTB&XH phê chuẩn” – TS Nguyễn
Minh Phong tiếp lời.
Được biết vừa qua, Bộ LĐTB&XH đã trình Chính phủ nghị định quy
định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với viên chức quản
lý công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu để áp dụng
trong năm 2014, theo hướng gắn chặt hơn tiền lương của viên chức quản lý
với hiệu quả sản xuất kinh doanh, có khống chế mức tối đa, bảo đảm
không có sự chênh lệch quá lớn tiền lương giữa viên chức quản lý với
người lao động trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp nhà nước.
Tại văn bản trả lời đại biểu Đỗ
Mạnh Hùng – Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội, Thủ tướng nêu rõ:
Nếu doanh nghiệp bảo đảm các điều kiện về lợi nhuận, năng suất lao động
thì tiền lương của viên chức quản lý tối đa bằng 2,7 lần mức lương tối
thiểu chung.
Doanh nghiệp có hiệu quả cao thì
viên chức quản lý được tăng thêm tiền lương tối đa không quá 2 lần mức
lương tính theo hệ số lương và mưc lương tối thiểu tính đơn giá tiền
lương của người lao động. Theo đó, năm 2011 mức lương của chủ tịch tập
đoàn kinh tế tối đa không quá 61 triệu đồng/tháng.
Với doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc lỗ (trừ các nguyên nhân khách quan) thì viên chức quản lý chỉ được hưởng mức lương chế độ là hệ số lương nhân với mức lương tối thiểu chung, tương ứng với mức tiền lương của chủ tịch tập đoàn năm 2011 là 7,5 triệu đồng/tháng.
Với doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc lỗ (trừ các nguyên nhân khách quan) thì viên chức quản lý chỉ được hưởng mức lương chế độ là hệ số lương nhân với mức lương tối thiểu chung, tương ứng với mức tiền lương của chủ tịch tập đoàn năm 2011 là 7,5 triệu đồng/tháng.
(Theo VnEconomy)
Được đăng bởi Bùi Văn Bồng
Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 5)
Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 1) —–Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 2) —–Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 3) —-Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 4)
Cay RadeMacherPhan Ba dịch
Chủ Nhật, 21 tháng 5, 4 giờ 00. Vài người đẩy vài cái thùng rác và xe buýt sang bên để tạo đường đi. Người dân dùng xe cút kít để cung cấp cho sinh viên nước uống, cà chua và dưa leo.Mùi hôi thối và mùi nước tiểu bay qua trên quảng trường, nhà vệ sinh ở gần khu lều trại chảy tràn ra. Những người biểu tình kiệt sức ngồi trong những vũng nước ngọt, giữa những ổ bánh mì, mảnh kính vỡ, giấy báo. Một vài sinh viên mắc bệnh lỵ hay bệnh mắt hột, nhiều người tự bảo vệ mình bằng khẩu trang.
Các lãnh tụ hội họp trong quán “Kentucky Fried Chicken” ở góc Tây Nam của Thiên An Môn. Thảo luận nảy lửa, một vài thành viên bây giờ ủng hộ các hành động bạo lực.
Khoảng 180.000 người lính cũng như xe tăng và trực thăng được chính phủ điều về Bắc Kinh để xua đuổi những người biểu tình. Quân đội đi trên đường phụ để vòng qua những rào cản. Ảnh: GEO Epoche
Buổi chiều. Các lãnh tụ sinh viên hội họp. 32 thành viên ủng hộ việc tuyên bố phong trào của họ đã chiến thắng và rồi chấm dứt tất cả các cuộc biểu tình trên Thiên An Môn; chỉ 14 người đồng ý tiếp tục.
Nhưng áp lực của đông đảo những người mới đến là quá lớn: hàng ngàn người hiện bây giờ lại tràn ngập quảng trường, nhiều người đến từ các tỉnh, lần đầu tiên ở đây, cho đến chiều lại là 300.000 người. Số đông khổng lồ của họ bắt buộc những người dẫn đầu phải tiếp tục.
Tối. Đặng và một vài đảng viên cao niên gặp nhau trong tư gia của ông ấy. Họ quyết định sa thải Triệu Tử Dương, nhưng chẳng ai thấy cần thiết phải thông báo cho người sếp Đảng đã bị lật đổ biết tin.
Ai cần phải là người kế nhiệm?
Lý Bằng không có cơ hội. Hoặc là Đặng và những người khác cũng không đồng ý với Lý, nhưng đấy thuần túy chỉ là phỏng đoán. Hoặc là họ đã nhận ra rằng bổ nhiệm ông ấy là một sự khiêu khích quá lớn. Nhóm đấy còn chưa thống nhất được người kế nhiệm vào tối hôm đó, thế nhưng đã có dấu hiệu rằng Giang Trạch Dân là người được ưa chuộng, bí thư của Thượng Hải – một người có đường lối cứng rắn như Lý Bằng. (Vài ngày sau đó, lần bầu quả thật là đã quyết định chọn Giang.)
Thứ hai, 22 tháng 5, 3 giờ 00. Hai giờ liền, nhiều thông báo mâu thuẫn với nhau được phát đi ầm ỉ qua loa phóng thanh trên khu lều trại. Đầu tiên, có ai đó thông báo rằng những người biểu tình hãy nên đi về nhà. Rồi một giọng nói khác: không, vừa rồi đấy hoàn toàn không phải là sinh viên! Hãy đến họp! Rồi: cho tới chừng nào mà những người biểu tình giữ trật tự, thì quân đội hứa là sẽ không đến quảng trường. Thế rồi: chúng ta đi về, chúng ta đã chiến thắng!
Rõ ràng là các cuộc đấu tranh giành phương hướng đã trở nên gay gắt hơn giữa những người muốn nhượng bộ và những người không thỏa hiệp. Hay những người đến quá muộn. Vào ngày đấy, có khoảng 50.000 sinh viên tụ tập trên quảng trường, phần lớn họ là từ xa đến.
Người dân liên tục chận các đoàn xe lại. Có người khóc, có người thì van xin những người lính phần nhiều trẻ tuổi. Nhưng chính họ cũng cảm thấy căng thẳng và bị đe dọa bởi đám đông. Ảnh: GEO Epoche.
Thứ ba, 23 tháng 5. Một sỹ quan báo cáo với giới lãnh đạo nhà nước, hơn 2500 người lính đã chiếm đóng “mười vị trí quan trọng được giao phó”, trong đó có cảng hàng không, nhà ga chính, sở điện tín. Thành viên quân đội một phần xâm nhập vào thành phố bằng thường phục, có người đi bộ, những người khác đi xe đạp, lại những người khác được dấu trong xe đông lạnh: những phân đội tiền phong có nhiệm vụ âm thầm kiểm soát các vị trí quan trọng.
Thứ năm, 25 tháng 5. Dân biểu Quốc Hội thu thập chữ ký trong số các nghị sĩ để hội họp khẩn cấp nhằm bãi nhiệm cương vị thủ tướng của Lý Bằng. 57 nghị sĩ ký tên. Mật vụ báo cáo lại cho Lý. Quan chức “điều tra” những người ký tên, nhưng bằng cách nào thì không được đề cập đến.
Chủ Nhật, 28 tháng 5. Thư ký và cũng là người thân cận của Triệu Tử Dương bị bắt theo chỉ thị của Lý Bằng vì đã “làm lộ bí mật quốc gia”, sau này bị kết án bảy năm tù giam. Bản thân Triệu bây giờ bị quản thúc tại gia.
THỨ HAI, 29 THÁNG 5. Nhiều sinh viên đã kiệt sức. Trong những thành phố khác, các cuộc biểu tình cũng đã giảm xuống.
Giống như là phong trào đã đạt đến một điểm chết: nhiều sinh viên hoặc là tin rằng ít nhiều họ đã đạt được mục tiêu của họ qua các tuyên ngôn. Hoặc là họ không biết họ phải làm gì.
22 giờ 30. Sinh viên của Học viện Nghệ thuật Trung ương đẩy “Nữ thần Dân chủ” ra Thiên An Môn: một bức tượng cao mười mét bằng thạch cao được tạo tác theo bức tượng Nữ thần Tự do ở New York. Nó sẽ được khai mạc vào ngày hôm sau bên cạnh đài kỷ niệm của những người anh hùng. Bầu không khí cho tới nay đa phần là buồn thảm trong giới sinh viên tươi sáng lên.
Nửa đêm. Chỉ còn khoảng 300 sinh viên còn lại trên quảng trường và thảo luận về những bước đi kế tiếp của họ. Quyết định: chúng ta ở lại cho đến 20 tháng 6, kỳ họp kế tiếp của Quốc Hội trong Đại hội đường Nhân dân.
Thứ sáu, ngày 2 tháng 6, buổi sáng. Các đảng viên cao niên họp lại với Lý Bằng. Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi đề nghị để cho các lực lượng của tình trạng khẩn cấp bắt đầu thực hiện kế hoạch giải tỏa quảng trường vào tối nay và kết thúc trong vòng hai ngày.”
Buổi tối. Ca sĩ nhạc Pop sinh ở Đài Loan Hầu Đức Kiện trình diễn trước hàng chục ngàn thính giả một buổi ca nhạc đoàn kết trên Thiên An Môn.
Trong đêm rạng sáng ngày 4 tháng 6 lực lượng an ninh cuối cùng cũng bao vây Quảng trường Thiên An Môn. Trên những con đường cãnh đó, họ bắn vào đám đông. Đạn bắn trúng người biểu tình cũng như người hiếu kỳ và cả trẻ con nữa. Ảnh: GEO Epoche.
22 giờ 55. Ở Cạnh cầu Mộc Tê Địa, nối dài của Đại lộ Trường An, khoảng năm kilômét về phía Tây của Thiên An Môn, một chiếc xe Jeep của lực lượng Cảnh sát Vũ trang chạy với vận tốc cao đã cán lên nhiều người đi bộ trên vỉa hè. Cảnh sát phong tỏa nơi xảy ra tai nạn, chở một người bị thương và ba người sắp chết vào một bệnh viện và dẫn tài xế đi. Hoàn cảnh của chuyến đi chết người đó không được làm rõ – người ta nói rằng cảnh sát đã cho một nhóm phóng viên truyền hình mượn chiếc xe Jeep đấy.
Chỉ sau một thời gian ngắn, 500 đến 600 người biểu tình giận dữ đã tụ họp lại ở nơi đó. Những người đó nghi ngờ, vì chiếc xe Jeep, vẫn còn ở nơi xảy ra tai nạn, không mang bảng số. Một người gọi to: “Lính mặc thường phục lẻn vào đấy!”
Đám đông xông qua rào cản của cảnh sát, khám xét chiếc xe và lôi quân phục, bản đồ thành phố, điện thoại di động ra. Tin đồn nhanh chóng lan đi qua thành phố: quân đội vào!
THỨ BẢY, 3 THÁNG 6, 0 GIỜ 00. Một mệnh lệnh được ban ra cho quân đội, vẫn còn đang đóng ở các vùng ngoại ô, chuẩn bị tiến vào các vị trí trung tâm.
Nhiệm vụ giải tỏa Thiên An Môn được giao trước hết là cho sư đoàn 112 và 113 cũng như sư đoàn xe tăng số 6 của quân đoàn 38, tổng cộng 10.800 người lính cũng như 45 chiếc xe tăng.
Vào khoảng 1 giờ 00, các sinh viên nhận được tin đồn, rằng quân đội đang tiến vào. Qua loa phóng thanh, họ loan báo thông tin đấy trên quảng trường và tại nhiều trường đại học. Nhiều nhóm người nhanh chóng tụ tập lại tại các ngã tư.
Ngay trong đêm đó, một vài xe buýt quân đội bị bao kín. Những người biểu tình vây quanh họ, cho tới khi họ dừng lại; một vài người nhổ nước bọt vào xe, những người khác đâm thủng lốp xe. Có lúc người đi đường lôi vũ khí ra khỏi xe; quân nhân, những người bị tách ra khỏi đơn vị của họ, bị đánh đập.
5 giờ 00. Loa phát thanh loan tin trên Thiên An Môn: “Chúng ta đã chiến thắng!” Ngay sau đó, nón sắt được chuyền tay nhau, những cái mà người ta đã giật được từ những người lính.
Vào khoảng 15 giờ. Quan chức cao cấp họp với Lý Bằng. Một người thân tín của Đặng chuyển giao thông điệp của ông ấy: “Hãy giải quyết vấn đề cho tới ngày mai trước khi trời sáng.” Nhưng ông ấy nhấn mạnh: “Không được đổ máu trên Thiên An Môn! Không ai được phép chết trên quảng trường.”
17 giờ 00. Các lãnh đạo sinh viên cho phân phát “vũ khí tự vệ” trên quảng trường: rìu, gậy gộc, dây xích, tre được chặt nhọn đầu. Hơn 1000 người biểu tình tràn vào một công trường xây dựng ở gần đó và tự trang bị cho mình bằng gạch ngói và sắt thép.
18 giờ 00. Một đám đông người tụ tập dọc theo đại lộ Trường An, cả nhiều người hiếu kỳ, thường cùng với trẻ em – vì đã lan truyền đi rằng quân đội tiến vào.
Người biểu tình làm hỏng bình xăng của những chiếc xe tải đang tiến vào rồi đốt cháy chúng. Chăn đang cháy được quẳng lên xe tăng. Nhưng hiếm khi các đoàn xe bị ngăn chận lại bằng những cách đấy. Ảnh: GEO Epoche
18 giờ 30. Chính quyền thành phố Bắc Kinh tuyên bố trong một “Thông cáo đặc biệt” qua truyền hình, phát thanh và loa phóng thanh: “Đừng ra đường phố và đến Thiên An Môn. Tất cả các công nhân phải ở lại nơi làm việc và tất cả các công dân phải ở trong nhà để bảo vệ cho tính mạng của mình.”
19 giờ 30. Tàu điện ngầm vẫn còn chạy và trong đám đông đó, không có ai chú ý đến những người đàn ông trẻ, luôn đi hai hay ba người với nhau, mặc áo trắng và quần xanh lá cây và với những cái ba lô giống hệ nhau, bước xuống trạm Tiền Môn và đi về hướng quảng trường: đó là những người lính mặc thường phục, rõ ràng là đang thâm nhập vào các tòa nhà ở quanh đó và tăng cường cho những đội canh gác ở đấy.
21 giờ 00. Nhiều sinh viên và người dân đã trở về nhà sau những lời cảnh báo của hành chính thành phố, hay họ kéo đến các khu phố ở ngoài, để chặn quân lính lại ở đấy. Đại lộ Trường An vắng vẻ, chỉ còn khoảng 1000 người biểu tình đứng ở đó. Nhưng vẫn còn vài chục ngàn người chiếm Thiên An Môn.
22 giờ 30: gần cầu Mộc Tê Địa, nơi vụ gây chết người xảy ra vào đêm hôm trước, khoảng 10000 người chận một đoàn xe tải quân đội lại. Những chiếc xe tải dừng lại cách đám đông 20 hay 30 mét. “Phát xít! Quân giết người!” tiếng hô vang đến những người lính. Rồi có gạch đá và chai lọ bay đến.
Một vài người lính, bị trúng gạch đá, không còn kìm chế được nữa – và bất thình lình bắn vào đám đông.
Sau những phát súng đầu tiên, đồ vật từ những căn nhà ở quanh đó được ném qua cửa sổ xuống nhóm quân nhân. Tiếp đó, những người lính bắn vào các cửa sổ và gọi to một câu nói xuất hiện trong thời của cuộc Cách mạng Văn hóa: “Nếu không ai tấn công tôi, tôi không tấn công ai; nhưng khi người ta tấn công tôi, tôi phải tấn công họ.”
Hoảng sợ, tiếng la hét, bỏ chạy, tiếng súng nổ. “Có ít nhất là một trăm người dân và sinh viên đã ngã xuống đất và nằm đấy trong những vũng máu”, một chỉ điểm của an ninh báo cáo sau đấy. Ba người dân sống trong các căn hộ bị trúng đạn chết.
Vào khoảng 23 giờ, các chiếc xe tải tiếp tục chạy đi, để lại những người chết và sắp chết, nhiều người bị làm biến dạng một cách đáng sợ. Ở phía sau họ, người dân giận dữ đẩy những chiếc xe buýt đang cháy lên cầu Mộc Tê Địa làm vật chướng ngại, để ngăn chận các lực lượng tăng cường tiếp theo. Xác chết không toàn thây được mang vào bệnh viện trên các cánh cửa đã được tháo ra hay trên những chiếc cáng tạm bợ khác.
(Còn tiếp)
Cay Rademacher
Phan Ba dịch
Tất cả chúng ta đều là những bệnh nhân tâm thần dự khuyết
Nguyễn văn Thiện blog
Thông tin về việc blogger Lê Anh Hùng bị bắt đưa vào trại Tâm thần
một cách mờ ám đang được nhiều bạn đọc quan tâm. Lê Anh Hùng là người mà
mấy năm nay theo đuổi vụ việc tố cáo Hoàng Trung Hải, Nông Đức Mạnh và
Nguyễn Tấn Dũng đồng thời là tác giả của nhiều bài viết sắc sảo về tình
hình chính trị – xã hội. Địa chỉ blog ở đây: http://leanhhungblog.blogspot.com/
Việc ai có quyền đưa người vào trại tầm thần và dựa vào đâu mà có
thể quy kết người khác bị tâm thần cần phải được làm sáng tỏ. Đằng sau
vụ việc này, có nhiều mờ ám khiến người ta nghĩ ngay đến những ngón đòn
vẫn thường gặp lâu nay đối với những người đi kiện tụng nhiều: ném phân
vào nhà, cho quần chúng tự phát đến đập phá, quy kết bị tâm thần, thần
kinh…
Đó chính là những ngón nghề bẩn thỉu mà một số kẻ vẫn thích thực
hiện để trả thù những người tố cáo. Chúng không từ một thủ đoạn nào dù
là đê hèn nhất để dập tắt tiếng nói phản kháng từ trong nhân dân. Đặc
biệt, những người viết blog hàng ngày đang cập nhật/chỉ ra/làm sáng tỏ
nhiều vấn đề mà báo chí chính thống không được nói. Việc này chắc chắn
làm cho các nhà quản lý đau đầu và tìm cách triệt phá. Sau khi dựng
tường lửa ngăn chặn bất thành, họ lại tổ chức lập ra các trang “blog
mồi”, “blog đỏ” để cạnh tranh nhằm định hướng dư luận, mới đây lại thêm
cái trò “dư luận viên” tung lên mạng để đánh loãng dư luận và vẫn không
ăn thua.
Vậy nên, việc quy kết cho người khác là tâm thần xem ra nhanh hơn
cả và đỡ tốn kém. Vì vậy, trong tình hình hiện nay mỗi blogger hãy sãn
sàng cho mình hành trang cần thiết để nhập trại bất cứ lúc nào.
Mỗi chúng ta là một bệnh nhân tâm thần dự khuyết, vấn đề còn lại là khi nào vào trại mà thôi!
Chính trị – Xã hội
Philippines: Không kiện Trung Quốc, sau Scarborough sẽ đến Bãi Cỏ Rong - (GDVN) —-Tổng thống Philippines nêu nguyên nhân kiện “đường lưỡi bò” - Dân Trí —Biển Đông: Philippines “không thể kiên nhẫn” với Trung Quốc - VnMedia —-TQ thử tàu ngầm, máy bay; Nhật, Nga tăng cường quân sự - Báo Đất ViệtHiến pháp nên nói về nhất thể hóa (VNN) – Góp ý cho dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, nhiều độc giả đề xuất nên bổ sung quy định về nhất thể hóa “Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư”.
Tố cáo tham nhũng bị đưa vào trại tâm thần (RFA)
Nguyễn Bá Thanh, người tạo thời thế? (RFA) -“…Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn bám giữ cheo leo vào chức vụ Thủ tướng. Ông Nguyễn Bá Thanh được điều về Hà Nội có vẻ như để “cắt cánh” ông Thủ tướng thêm nữa. Tuy nhiên ông Dũng đang phản công.”
Chính phủ: 30% công chức vô dụng (BBC) —Lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam -VnExpress —-Phim Mậu Thân 1968: Lật lại hồ sơ tuyệt mật (TP) —-Người quay phim tại Hội nghị Paris (TP)
Hiệp định Paris để lại nhiều bài học sâu sắc trong tình hình hiện nay SGTT.VN – “Hội nghị Paris, Hiệp định Paris để lại nhiều bài học sâu sắc, có ý nghĩa lớn trong tình hình hiện nay, bài học về kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia dân tộc”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh trong buổi lễ kỷ niệm 40 năm ngày ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam sáng 25.1 tại Hà Nội.
Độc lập nào?-Độc lập “Dân tộc Việt nam” hay “độc lập hệ XHCN”,phải phân biệt cho rõ vì Dân tộc VN là VN,còn XHCN nó “tùm lum”,đâu phải là một.Ai mà chống Trung cộng đang cướp của ta mọi mặt thì là “không mất nhân phẩm ,tâm thần” thì cũng vào tù,thì đập dập thì có chứ Độc lập chỗ nào???
Ai là tác giả hiệp định Paris (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) -Khi hiệp định Paris được ký kết, trước đây 40 năm, nhiều người vui mừng, vì ít nhất dân Việt Nam sẽ không chết vì chiến tranh nữa. Nhiều người còn hy vọng đó là một bước rẽ, mở con đường mới cho miền Nam Việt Nam.
Câu chuyện Bắc Hàn (Lê Phan -Nguoiviet)
Sản phẩm của lòng hận thù mù quáng ! (Vũ Ánh -Nguoiviet) - Tôi quay trở lại nghề nghiệp cũ kể từ ngày định cư ở Hoa Kỳ đã 19 năm ở một địa phương mà người ta gọi là cái nôi của người tị nạn. Cái tên ai khéo chọn và thật là hay.
Tố cáo lãnh đạo chóp bu, blogger bị nhốt vào trại tâm thần (NV) —-Tiểu thương tố phường ép góp tiền “từ thiện” (NV)
Chống tham nhũng là đồng minh của dân chủ -Hà Đình Sơn – Boxitvn
Lai rai Câu đối Tết (Bài 2) – Boxitvn
Chính trường Việt Nam đằng sau buổi tiếp kiến Vatican của Tổng bí thư! (QLB)
Trung Quốc đề nghị ông Bá Thanh “Sao ông không vào Bộ Ngoại giao?”! -Quanlambao
TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN VÀ TRUNG QUỐC ( Phần 1) ( * ) -Quanlambao ( Trích trong cuốn Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức… )
Đảng CSVN cần phải bình đẳng trước pháp luật với mọi Đảng phái khác! -Quanlambao
Sao chỉ bắt mãi mấy anh công an xã thế?! -Quanlambao - Kể
từ ngày Dương Chí Dũng bị khởi tố đã gần một năm và kể từ ngày bị bắt
lại đến nay đã hơn 5 tháng trôi qua, nhưng có đến 3 tháng ‘lùng nhùng’
bị Phạm Quý Ngọ thông cung rồi lập hồ sơ tố cáo ngược lại cơ quan an
ninh điều tra của chính Bộ Công An với giới lãnh đạo chóp bu.Viết về chính trị (nguyễn hưng Quốc -VOA) -Chính trị, nơi thường có những tranh chấp quyết liệt, thậm chí, đẫm máu nhất, lại thường là nơi người ta dễ đồng cảm với nhau nhất
Triệu con tim (TRịnh Hội -VOA) -Mấy hôm nay hình như ngày nào tôi cũng nghe bài hát này. Bài hát mới nhất của nhạc sĩ Trúc Hồ
“Loạn” giá thuốc chữa bệnh, kể mãi không hết (VEF) —-Người Việt tốn 2 tỉ USD/năm để ra nước ngoài chữa bệnh(TNO Mỗi năm có khoảng 40.000 người Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh, tốn chi phí lên đến hơn 2 tỉ USD, mặc dù nhiều bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị ở trong nước.
Thời sự trong ngày: Hàng chục con gà bị đập chết (VNN) —-Ký hợp đồng lọc hóa dầu gần 9 tỉ USD ở Thanh Hóa (NLĐ)
Kinh tế
5 lý do Trung Quốc khó bá chủ kinh tế thế giới - VnExpressGiá trứng gà tại Hà Nội vẫn cao ngất - Pháp luật & Xã hội —BĐS tuần 4 tháng 1: Hàng loạt chính sách mới - CafeF Land —-Quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho bất động sản (BĐS)
Chợ tết èo uột, giá tăng hàng ế (VEF.VN)
– Khác hẳn với các siêu thị, hàng Tết đã lên kệ cả tháng nay thì tại
các chợ truyền thống vào vụ tết chậm. Chỉ còn hai tuần nữa là Tết nhưng
lượng đổ về vẫn còn hạn chế.
Khi Trung Nguyên đối đầu với Starbucks (TVN) —-Sóc Trăng: nông dân bán lúa rẻ, bị mất tiền tỉ (SGTT)
Lập doanh nghiệp “ma”, chiếm đoạt tiền thuế (NLĐ) -Nửa cuối năm 2012, ở tỉnh Đắk Lắk xuất hiện nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập, hoạt động thu mua cà phê vài ba tháng rồi “biến mất” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền thuế GTGT
Ngành cá tra rệu rã: Nan giải bài toán về vốn (NLĐ)
Khi Trung Nguyên đối đầu với Starbucks (TVN) —-Sóc Trăng: nông dân bán lúa rẻ, bị mất tiền tỉ (SGTT)
Lập doanh nghiệp “ma”, chiếm đoạt tiền thuế (NLĐ) -Nửa cuối năm 2012, ở tỉnh Đắk Lắk xuất hiện nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập, hoạt động thu mua cà phê vài ba tháng rồi “biến mất” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền thuế GTGT
Ngành cá tra rệu rã: Nan giải bài toán về vốn (NLĐ)
Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh Davos kết thúc với cảnh báo mới về kinh tế toàn cầu (VOA)Lực lượng Mali được Pháp yểm trợ chiếm lại thành phố Gao(VOA)
Tin tặc chiếm trang mạng chính phủ Mỹ sau khi một nhà hoạt động tự tử(VOA) —Mỹ rút khỏi nhóm công tác xã hội dân sự Mỹ – Nga (RFA)
Cựu Thủ tướng đắc cử Tổng thống Cộng hòa Czech (VOA) —Thi hài con tin Nhật Bản bị sát hại ở Algeria được đưa về nước(VOA)
Phi đạn NATO sẵn sàng hoạt động tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria (VOA) —NATO đưa hỏa tiễn Patriot tới bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ (RFA)
Trung Quốc hiện đại hóa đất nước trước khi gia tăng vai trò quốc tế (RFA) —Trung Quốc phơi bày tệ nạn tham nhũng (RFI) —-Thế giới mafia Trung Quốc tại ‘lục địa già’ - Zing
Ấn Độ phô diễn hỏa tiễn nguyên tử tầm xa (RFA)—Ấn Độ lần đầu tiên phô trương tên lửa tầm xa đủ sức tấn công Trung Quốc (RFI) —-Phunutoday.vn -Tên lửa Ấn có thể hạ mọi mục tiêu trên đất TQ
Quân đội Miến chiếm được một căn cứ chiến lược quan trọng (RFA) —Miến Điện bác bỏ bình luận của Mỹ về tình hình bang Kachin (RFI)
Malaysia : Hồi giáo cực đoan ở Đông Nam Á kể như đã bị bài trừ (RFI) —-Bắc Triều Tiên nhắc lại ý định thử nghiệm hạt nhân (RFI)
Thế giới 24h: Triều Tiên ‘phớt’ cả Trung Quốc (VNN)
Hạ viện Nga thông qua luật chống người đồng tính (RFI) —Hãng hàng không Nhật ANA hủy bỏ thêm 379 chuyến bay (RFA)
Bố nhí tụ tập đấu tố tham quan TP – Mới đây, trước cửa ga tàu điện ngầm Thư Thành (Thâm Quyến, Trung Quốc) xuất hiện đám đông bồ nhí, thân hình bốc lửa ăn mặc mát mẻ, tay cầm còng số 8 và roi da, đấu tố tham quan. Trong khi đó, ngày 25-1, thêm một quan Trung Quốc ngã ngựa vì bồ nhí.
Quang cảnh “Bồ nhí đấu tố quan tham”.====>>>
Một nửa sự thật đã là sự thật (SGTT) – ….Mất đi một siêu nhân để giữ được giá trị cao quý của sự thật, là cái giá xứng đáng.Văn hóa – Giáo dục – Khoa học
Lãng du cùng bài vọng cổ “Cô bán đèn hoa giấy” (RFI) - Nếu “Tình anh bán chiếu” được mệnh danh là bài “vọng cổ vua” ở miền nam, thì “Cô bán đèn hoa giấy” có thể được xem là “bài vọng cổ hoàng hậu”. Như một định mệnh, bài “Tình anh bán chiếu” gắn liền với tên tuổi của “Đệ nhất nam danh ca vọng cổ” Út Trà Ôn, còn “Cô bán đèn hoa giấy” thì lại là bài để đời của nữ nghệ sĩ Thanh Hương, người giữ danh hiệu “Đệ nhất nữ danh ca vọng cổ ”.====>>>
Uống thuốc diệt cỏ tự tử vì không đạt học sinh giỏi - Dân Trí —Dân Việt -Đau lòng chuyện trẻ quyên sinh
Thiếu nữ 22 tuổi bị 8 “yêu râu xanh” xâm hại - ANTĐ —TP.HCM: Phát hiện xác chết đang phân hủy trong căn nhà hai tầng - Sohanews
Nguoiduatin.vn -Chết thảm tại công ty COSEVCO, làng xóm khóc thương —-Xử lí nghiêm người đốt vàng mã nơi công cộng (VNN) —-Khởi tố điều tra vụ hàng loạt cán bộ xã gian lận (TN) —-Dùng súng hoa cải và mã tấu “xử” nhau(TN)
Băng nhóm cướp tiền của người nước ngoài(TN) —-Xe Toyota phát hỏa tại trạm thu phí (NLĐ)
Giang hồ Đồng Nai dùng súng, mã tấu “xử” nhau (NLĐ)
QUA SỬ CHÍ TRUNG QUỐC, THỬ TÌM HIỂU VÙNG BIỂN GIÁP GIỚI HAI NƯỚC VIỆT TRUNG
Dưới
thời Nguyên, Trung Quốc mang binh thuyền tấn công Nhật Bản bị thất bại; thời
Vĩnh Lạc triều Minh, hạm đội của Trịnh Hòa dương oai tại vùng Ðông Nam Á, việc
làm chỉ được tiếng, nhưng tốn kém quá nhiều, có lần bị giết 170 người tại Trảo
Oa [Java] (1), nên cuối cùng đến đời Tuyên Ðức chương trình này đành phải dẹp
bỏ. Suốt hai triều đại Minh, Thanh; quân Nhật [Nụy] thao túng cướp phá vùng
biển, Trung Quốc chỉ phòng thủ trên bờ và ven biển cũng không xong, nên không
màng đến biển cả. Bằng cớ ngay cảc đảo lớn giàu tài nguyên như Ðài Loan, Bành
Hồ, được liệt vào ngoại quốc trong Minh Sử (2)! Biển lúc bấy giờ là mối
hệ lụy, nên Trung Quốc chủ trương phòng thủ thụ động trên bờ, bỏ mặc đại dương
không chiếu cố đến. Sách lược này được phản ảnh một cách cụ thể trong trường
hợp viên Tổng đốc Lưỡng Quảng Ngô Hùng Quang xin chế tạo nhiều thuyền để ra
biển bắt cướp; bị vua Gia Khánh bác và khẳng định quốc sách là phòng thủ tại
cảng và truy lùng những người trên bờ ngầm mua bán hợp tác với bọn cướp:
Ngày
2 Kỷ Tỵ tháng 12 năm Gia Khánh thứ 12 [30/12/1807]
…..
Còn trong tấu triệp Ngô Hùng Quang trình bày rằng ‘ Thuyền cướp qua lại đợi chờ
mới liên lạc được với bọn gian trên bờ, nếu thuyền binh khẩn trương theo tung
tích truy nã, thì bọn chúng không thi thố được thủ đoạn. Vậy muốn ngăn tiếp tế,
nên tu tạo nhiều thuyền, xuất dương truy bắt.’
“Ðiều
này không đúng, về bọn cướp biển, gạo, nước, thuốc súng đều nhờ vào trên bộ.
Bọn giặc trên bờ và dưới nước vốn quen nhau, ngầm giao dịch, cũng không phải
chờ bọn cướp biển lên bờ tìm kiếm mới được tiếp tế. Tổng chi, đáng ra lệnh các
quan văn võ tại cửa biển mật cho tuần tra, nghiêm bắt, trừng trị nặng; bọn phỉ
trên bờ co rút lại, thì mới đoạn tuyệt việc tiếp tế.
Nếu
làm theo lời tâu, chế tạo nhiều thuyền bè, xuất dương đánh bắt, theo sát gót
tung tích thuyền cướp, không để cho chúng nhàn rỗi hoành hành. Nhưng không biết
rằng trên đại dương có bao nhiêu thuyền cướp để theo bén gót, vả lại trên biển
dòng nước bất đồng, gió bão không định, khó mà ra lệnh thuyền nào của ta theo
dõi thuyền nào của giặc cướp. Hãy suy nghĩ nếu bọn giặc biển không biết bọn phỉ
trên cạn, đột nhiên đến mua nước, gạo, thuốc súng, thì ai mà bán cho. Ðiều đó
khẳng định rằng việc cấm bọn phỉ tiếp tế tất phải nghiêm tra trên bờ, làm vững
rào dậu là biện pháp chính. Phúc Kiến nghiêm cấm tiếp tế tại cửa biển, thực
hiện hữu hiệu, tỉnh Quảng Ðông cần nhất luật thực hiện…...” ( Nhân Tông Thực Lục
quyển 189, trang 7)
Cùng
đề cao sách lược phòng thủ thụ động nơi ven biển, tại quyển 9, Hải Phòng,
trong Quảng Ðông Thông Chí, Tổng đốc Hác Ngọc Lân tóm tắt:
“
Phàm thuyền đến không cho đậu, đi không tiếp tế; thì dân chúng duyên hải đều
được yên gối mà ngủ.”
Với
chính sách về biển như vậy, nên từ triều Thanh trở về trước, tại biển nam,
Trung Quốc giới hạn vùng lãnh hải gần bờ; nhường phần còn lại cho An Nam, để
nước này cáng đáng việc đánh bắt cướp biển ngoài khơi. Cũng trong quyển 9, Quảng
Ðông Thông Chí, có đoạn chép về giới hạn biển giữa Trung Quốc và Việt Nam,
nguyên văn như sau:
Xung
yếu:
Từ
huyện Lạc Hội, phủ Quỳnh Châu, khởi đầu tiếp giáp với biên giới [biển] An Nam:
-Vũng
Hải Ðiều: giới hạn huyện Văn Xương
-Cảng
Phố Tiền: giới hạn huyện Hội Ðồng
-Cảng
Thần Ứng: giới hạn phủ Quỳnh Châu
-Phố
Phong Doanh: giới hạn phủ Quỳnh Châu
-Phố
Ma Ðầu: giới hạn huyện Lâm Cao
-Phố
Cung Loan: giới hạn huyện Lâm Cao
-Loan
Ðiền Hòa: Giới hạn châu Ðam
-Núi
Nga Trá: giới hạn huyện Xương Hóa
-Doanh
Bạch Sa: giới hạn huyện Cảm Ân
-Ðại
Ðộng Thiên: giới hạn châu Nhai
-Tiểu
Ðộng Thiên: giới hạn châu Nhai
-Vũng
Nha Lang: giới hạn huyện Lăng thủy
-Cửa
Song Châu: giới hạn huyện Lăng Thủy
-Thất
Thập Nhị kính: giới hạn châu Khâm
-Nha
Sơn: giới hạn châu Khâm
-Ðạm
Thủy Loan: giới hạn châu Khâm
-Doanh
Cách Mộc: giới hạn huyện Linh Sơn
-Núi
Ô Lôi: giới hạn huyện Linh Sơn
-Ao
Thanh Anh: giới hạn phủ Liêm Châu
-Ao
Dương Mai: giới hạn phủ Liêm Châu
-Ao
Bình Giang: giới hạn phủ Liêm Châu
-Thiệu
Châu: giới hạn sở Vĩnh An
-Mão
Châu: giới hạn sở Hải An
-Vi
Châu: giới hạn sở Cẩm Nang
Sau
đây xin tìm hiểu từng địa danh, trình bày theo trình tự từ gần đến xa, tức từ
hướng tây sang đông:
1.Thất
thập nhị kính: giới hạn châu Khâm.
Ðại
Thanh Nhất Thống Chí
(3) xác nhận Thất Thập Nhị Kính là 72 đường thủy chạy quanh co tại Long Môn:
Ngoài
Long Môn quần sơn nhấp nhô, chia biển ra thành 72 đường thủy đạo, theo núi
quanh co, đường nọ với đường kia có thể thông nhau, người đời thường gọi “ Long
Môn thất thập nhị kính” là tại đây.
Bản
đồ Google phóng lớn ghi vị trí Long Môn Cảng Trấn, tại tọa độ
21.726334,108.57170 ( Quí vị chưa quen, xin copy số bên cạnh, mở Google map
paste vào ô chữ nhật, rồi gõ vào hình mặt kính ô màu bên phải, thì sẽ thấy vị trí
trên bản đồ ). Qua lời tâu dưới đây của Tổng đốc Lưỡng Quảng Trần Ðại Thụ thời
Càn Long, cũng xác nhận vùng Long Môn, châu Khâm, giáp với biển Bạch Long Vĩ
nước ta:
Ngày
30 Tân Mùi tháng 5 năm Càn Long thứ 15 [3/7/1750]
Tổng
đốc Lưỡng Quảng Trần Ðại Thụ tâu:
“
Vùng Long Môn, Khâm Châu Quảng Ðông giáp giới với biển Bạch Long Vĩ, thuộc An
Nam. Thuyền buôn nội địa [Trung Quốc] qua lại gặp những sự cố, hoặc những lính
tráng đào ngũ trốn tránh tại nơi đây, ta cho là biển của nước Di, nên từ chối
không phòng ngự………. Nhận được chiếu chỉ:
“Ðiều
thấy đúng, đã hiểu rõ.” ( Cao Tông Thực Lục quyển 365, trang 34)
Cũng
cần lưu ý rằng địa danh Bạch Long Vĩ là một doi đất nhô ra biển, giống như đuôi
rồng, tại tọa độ 21.49588,108.230438, chứ không phải là đảo Bạch Long vĩ.
Vùng đất ven biển này và cả khu Giang Bình, Hoàng Trúc; do người Pháp nhường
cho nhà Thanh sau hòa ước Thiên Tân năm 1885; vua Quang Tự xác nhận việc nhường
đất qua văn bản dưới đây:
Ngày
26 Ðinh Vị tháng 4 năm Quang Tự thứ 14 [5/6/1888]
Dụ
các Quân cơ đại thần:
….Ðịa
phương châu Khâm rộng rãi, lần này định biên giới, Ðại thần họ Vương (4) thuộc Tổng lý các
quốc sự vụ nha môn cùng Sứ thần Pháp qua lại biện luận , mới đem các xứ Bạch
Long Vĩ, Hoàng Trúc, Giang Bình nhất luật đưa về Trung Quốc; từ nay về sau chốn
hiểm yếu, đặt việc phòng thủ rất quan trọng.. (Ðức Tông Thực Lục
quyển 254, trang 14-15)
2.
Nha Sơn: giới hạn châu Khâm
Khâm
Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí (4) cho biết Nha sơn cách Long Môn 34 km về
phía đông:
Núi
Nha Sơn [牙山島]: núi ở ngoài biển, phía
đông cách Long Môn 60 lý [34 km]; giữa biển nhô lên 3 ngọn núi, chiều ngang
hàng chục lý, hình như 3 chiếc răng. Gần Nha Sơn 20 lý [11.6 km] có mũi Kim Cổ,
phía đông có vũng Ô Lôi, phía tây có núi Mã Yên, đều là cảng, có thể đậu thuyền
ngoài biển.
Qua
bản đồ Google thấy hình dáng Nha Sơn như 3 chiếc răng chìa ra biển, tại tọa độ
21.701934,108.622856
3.
Ðạm Thủy Loan:giới hạn châu Khâm
Bản
đồ Google xác nhận Ðạm Thủy Loan hình giống đường vạch chìa ra biển, tại
tọa độ 21.719477,108.651695
4.
Doanh Cách Mộc: giới hạn huyện Linh Sơn
Vị
trí doanh Cách Mộc, không rõ; tuy nhiên huyện Linh Sơn tại phía đông châu Khâm.
5.Núi
Ô Lôi: giới hạn huyện Linh Sơn
Ðại
Thanh Nhất Thống Chí
(5) chép về Ô Lôi lãnh như sau:
Ô
Lôi lãnh:
phía đông nam châu Khâm 160 lý [92 km], còn có tên là Ô Lôi môn, nhô lên từ
biển; vì vị trí hiểm trở nên được đặt binh phòng giữ. Theo Châu Chí mạch
núi từ núi Na Mộ chạy quanh co tạo thành Thập Nhị lãnh rồi ra biển, qua trước
miếu Phục Ba, thủy trình vào phủ Liêm Châu qua đây.
Trên
bản đồ Google hiện có Ô Lôi thôn, là một bán đảo tại tọa độ
21.613707,108.735981
6.Ao
Thanh Anh: giới hạn phủ Liêm Châu
Dưới
thời Minh, tác phẩm Trù Hải Ðồ Biên của Tổng đốc Hồ Tôn Hiến, còn
lưu lại một số bản đồ duyên hài, trong đó có bản đồ vùng biển châu Khâm.
Tại bản đồ này, cũng ghi lại các địa danh được đề cập ở trên như: Thất Thập Nhị
Kính,[-3-], Nha Sơn [-4-], Ô Lôi Sơn [-5-] . Ngoài ra còn ghi vị trí Thanh
Anh trì tại [6], đây là ao nuôi ngọc trai ngoài biển. Cần lưu ý, phương
pháp thể hiện bản đồ Hồ Tôn Hiến trái ngược với bản đồ ngày nay; ở chỗ phía
trên chỉ hướng nam, phía trái chỉ hướng đông và tỷ lệ xích cũng không hoàn toàn
chính xác; tuy nhiên đây là tác phẩm cổ trên 500 năm về trước, cũng cần được
tham khảo. Bản đồ Google không ghi ao Thanh Anh, xin suy ra từ bản đồ Hồ Tôn
Hiến để tạm chấm tọa độ: 21.601258,108.802414
Bản
đồ vùng biển châu Khâm của Hồ Tôn Hiến:
Phiên
âm tên các đảo và địa danh cần lưu ý:
-1-
Ðại Lộc Ðôn.
-2-
Tiểu Lộc Ðôn
-3-
Thất Thập Nhất Kính
-4-
Nha Sơn
-5-
Ô Lôi Sơn
-6-
Thanh Anh Trì
-7-
Vùng biên giới nước An Nam
-8-
Thành châu Khâm
7.
Ao Dương Mai: giới hạn phủ Liêm Châu
Trên
bản đồ vùng biển châu Liêm của Tổng đốc Hồ Tôn Hiến có ghi nhận hồ ngọc trai
Dương Mai trì tại [-1-] (còn gọi là Dương Hải trì). Riêng bản đồ Google không
chép, suy ra từ bản đồ Hồ Tôn Hiến tạm chấm tọa độ: 21.611472,108.850479
8.
Ao Bình Giang: giới hạn phủ Liêm Châu
Bản
đồ Hồ Tôn Hiến ghi Bình Giang Trì tại [-4-], riêng Google không ghi, căn
cứ Hồ Tôn Hiến tạm chấm tọa độ 21.610196,108.904724
9.Thiệu
châu: giới hạn sở Vĩnh An
Bản
đồ Hồ Tôn Hiến ghi Thiệu Châu tại [-6-], riêng Google không ghi, nên căn cứ Hồ
Tôn Hiến tạm chấm tọa độ 21.582104,108.980255
10.Mão
châu: giới hạn sở Hải An
Bản
đồ Hồ Tôn Hiến ghi Mão châu tại [-7-], riêng Google không ghi, nên căn cứ Hồ
Tôn Hiến tạm chấm tọa độ 21.59232,109.049606
Bản
đồ vùng biển phủ Liêm Châu của Hồ Tôn Hiến:
Phiên
âm tên các đảo và địa danh cần lưu ý:
-1-Dương
Mai Trì
-2-Xà
Sơn
-3-Xà
Dương Châu
-4-Bình
Hà Trì
-5-Châu
Mẫu Hải
-6-Thiệu
Châu
-7-Mão
Châu
-8-Liêm
Châu Phủ
11.
Vi Châu: giới hạn sở Cẩm Nang
Quảng
Ðông Thông Chí
xác nhận đảo Vi Châu, tại sở Cẩm Nang, giáp giới với biển Việt Nam. Ðảo này vị
trí tại phía nam huyện thành Hợp Phố khoảng 200 lý, chu vi 70 lý; xưa là sào
huyệt giặc cướp, đời Minh Vạn Lịch di dân đến canh tác (6).
Thanh
Thực Lục
cũng xác nhận thêm Vi Châu là cửa ngõ của 3 phủ Cao Châu, Lôi Châu, Quỳnh Châu;
mặt phía tây thuộc biển Việt Nam:
Ngày
18 tháng 3 năm Ðạo Quang thứ 13 [9/3/1833]
……..Lại
căn cứ theo Cao Nghi Dõng khám xét biển phía đông nam Long Dương, thuộc 3 phủ
Cao, Lôi, Quỳnh, trong đó có đảo Vi Châu làm cửa ngõ, mặt phía tây thuộc Việt
Nam, thuyền cướp thường trốn tại núi Cẩu Ðầu; cần phải chặn việc tiếp tế lương
thực, thuốc súng; ngăn con đường vượt biên giới ăn cướp. Lại dò biết thuyền
cướp có hơn 1 chục chiếc, trốn tránh xa tại châu Giáp, núi Cẩu Ðầu thuộc đất Di
[Việt
Nam], quân ta không quen đường cát, khó có thể đi xa. Ðáng phải thông báo
cho Việt Nam, xua đuổi ra đánh. Duy cương vực Hoa, Di có phân biệt, phải biết
rõ tình hình, thì mới có thể đánh bắt không để sót….. (Tuyên Tông Thực
Lục, quyển 230, trang 6-8)
Riêng
bản đồ Google ghi nhận Vi Châu đảo tại tọa độ 21.046695,109.117584
12
Vũng Hải Ðiều: giới hạn huyện Văn Xương
Bản
đồ Google không ghi vũng Hải Ðiều, riêng Văn Xương thị thuộc tỉnh Hải Nam, tọa
độ 19.538437,110.807419
13.Cảng
Phố Tiền: giới hạn huyện Hội Ðồng
Ðại
Thanh Nhất Thống Chí (7)
xác nhận cảng Phố Tiền tại phía bắc huyện Văn Xương 150 lý:
Cảng
Phố Tiền: tại phía tây bắc huyện Văn Xương 150 lý [87 km], sông từ huyện Quỳnh
Sơn chảy đến hợp với sông Tam giang để ra biển. thương thuyền tập trung nơi đây
tạo thành nơi yết hầu của huyện.
Riêng
bản đồ Google ghi nhận Phố Tiền cảng tại tọa độ 20.042386,110.510101
14.Cảng
Thần Ứng:giới hạn phủ Quỳnh Châu
Khâm
Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí (8) xác định vị trí cảng cách huyện Quỳnh
Châu 10 lý về phía bắc:
Cảng
Thần Ứng:
tại phía bắc huyện Quỳnh Châu 10 lý [5.8 km], còn có tên là cửa khẩu Bạch Sa. Dư
Ðịa Kỷ Thắng chép bến Bạch Sa tại huyện Quỳnh Châu thuyền các nước Phiên tụ
tập; bờ biển khuất khúc thuyền lớn không thông. Vào thời Kiến Viêm soái xứ
Quỳnh Châu là Nghiêm Quang Tổ cho khai cảng để tiện việc buôn bán, cảng tuy mở
nhưng cát lại lấp; vào năm Thuần Hy Mậu Thân, một trận cuồng phong xẩy ra, tạo
thành cảng lớn hơn trước, nên có tên là cảng Thần Ứng.
Google
không ghi vị trí cảng Thần Ứng, nhưng có ghi Quỳnh Sơn khu tại tọa độ
19.991417,110.348053
15.
Phố Phong Doanh: giới hạn phủ Quỳnh Châu
Không
rõ vị trí.
16.
Phố Ma Ðầu: giới hạn huyện Lâm Cao
Không
rõ phố Ma Ðầu, tuy nhiên Google ghi nhận vị trí Lâm Cao huyện tại tọa độ
19.915257,109.706726
17.Phố
Cung Loan: giới hạn huyện Lâm Cao
Không
rõ vị trí.
18.
Ðiền Hòa loan: giới hạn châu Ðam
Khâm
Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí (9) chép là cảng Hòa Ðiền, tại phía bắc châu
Ðam 45 lý:
Cảng
Hòa Ðiền:
tại phía bắc châu Ðam 45 lý [26 km]; lại có cảng Nga Man tại phía bắc châu 40
lý [23 km], tại đó có 36 khe, khi thủy triều lên thì nước tràn ngập, khi thủy
triều xuống thì nước khe chảy ra trong vắt. Lại có cảng Hoàng Sa tại phía tây
bắc châu 40 lý [23 km], gần với cảng Nam Khê. Châu Chí chép trong châu
có hàng chục cảng, nhưng tại Hòa Ðiền bị giặc cướp quấy nhiễu nhiều, vì từ Lâm
Cao xuống chỉ có cảng này có thể lấy được nước nhưng không có thành đá để ngăn,
lại còn cách xa châu lỵ.
Riêng
bản đồ Google không ghi cảng Ðiền Hòa, nhưng xác nhận Ðam Châu cảng tại tọa độ
19.726635,109.285126
19.
Núi Nga Trá: giới hạn huyện Xương Hóa
Bản
đồ Google không ghi núi Nga Trá, nhưng xác nhận cảng Xương Hóa tại tọa độ
19.326695,108.646545
20.
Doanh Bạch Sa: giới hạn huyện Cảm Ân
Bản
đồ Google không ghi doanh Bạch Sa, nhưng xác nhận Cảm Thành trấn tại tọa độ
18.848787,108.631439
21.
Ðại Ðộng Thiên, Tiểu Ðộng Thiên: giới hạn châu Nhai
Tại
vùng châu Nhai, gần Tam Á, Google ghi nhận địa danh Ðại Tiểu Ðộng Thiên tại tọa
độ 18.293906,109.150887. Ngoài ra một đạo dụ của vua Ðạo Quang trong Thanh
Thực Lục, xác nhận rằng bãi Ðồi Mồi [Ðại Mạo châu] thuộc vùng
Tam Á, châu Nhai, gần Ðại Ðộng Thiên, tiếp giáp với biển Việt Nam:
Ngày
30 Nhâm Dần tháng 11 năm Ðạo Quang thứ 12 [20/1/1833]
Lại
dụ:
…...
Lại cứ Lý Tăng Giới xưng rằng bọn Phó tướng Lý Hiền tuần tiễu đến bãi Ðại Mạo
[đồi mồi] vùng biển ngoài Nhai Châu, Tam Á, chỗ này tiếp giáp với biển Di Việt
Nam, thấy 3 thuyền phỉ, mỗi thuyền 1, 2 ngàn người, bèn cho đuổi bắt….. (Tuyên Tông Thực Lục
quyển 226, trang 28-30)
22.Vũng
Nha Lang, cửa Song Châu: giới hạn huyện Lăng Thủy
Bản
đồ Google không ghi vũng Nha Lang, cửa Song Châu; nhưng ghi nhận huyện tự trị
Lăng Thủy Lê tộc tại tọa độ 18.49654,110.069275
Không
kể vùng biển gần các phủ Liêm Châu và Quỳnh Châu được đề cập ở trên, những biển
xa như quần đảo Hoàng Sa của ta, mà người Trung Quốc xưa thường gọi là Thiên Lý
Trường Sa Vạn Lý Thạch Ðường, thì sử chí của họ chỉ đề cập một cách mơ hồ theo
lời truyền ngôn. Các nhà khảo cứu nước này thường thuật lại qua lời kể của những
người đi biển bị nạn, nên câu chuyện được thêm thắt vào đầy vẻ ma quái hoang
đường. Chẳng hạn, sách Hải Ngữ [海語]
của Hoàng Trung đời Minh, chép về Vạn Lý Thạch Ðường như sau:
Vạn
Lý Thạch Ðường tại phía đông biển Ô Trư và Thạch Trư. Tại đó tuy trời nắng
nhưng vẫn âm u, không giống như trong cõi trần; thổ sản nhiều xà cừ. Chim có
nhiều loại quỉ xa, có thứ 9 đầu, có thứ 3,4 đầu, rãi rác khắp biển; tiếng kêu
gào ầm ỹ đến mấy dặm; tuy kẻ ngu và loại hung hãn cũng xúc động buồn thảm, mồ
hôi toát ra. Châu sư hàng hải trên thuyền lỡ tay lái thất thế, đâm vào đá tảng,
thì hàng trăm mạng biến thành quỉ!
Tuy
nhiên mới đây, để phụ họa cho việc tranh dành biển đảo, những nhà nghiên cứu
viết theo đơn đặt hàng tại Trung Quốc cố tình gán ghép Trường Sa Thạch Ðường
vào phủ Quỳnh Châu tức đảo Hải Nam, hoặc châu Vạn của phủ này. Nhắm vạch trần
luận điệu sai trái đó, xin dịch nguyên văn cương vực phủ Quỳnh Châu và Châu
Vạn, được chép trong Quảng Ðông Thông Chí để thấy một cách hiển nhiên
rằng Thiên Lý Trường Sa Vạn Lý Thạch Ðường hay quần đảo Hoàng Sa, không thể nằm
trong đó được:
Phủ
Quỳnh Châu: Phía nam là Chiêm Thành, tây là Chân Lạp, Giao Chỉ; đông là
Thiên Lý Trường Sa Vạn Lý Thạch Ðường, phía bắc là huyện Tư Văn, phủ Lôi
Châu.
Châu
Vạn: Bề ngang rộng 205 lý, dọc 120 lý; đông đến bờ biển 25 lý, tây đến
núi Giá Cô Ðề 180 lý bên ngoài dân Sinh Lê sống, nam đến bờ biển 25 lý, bắc đến
biên giới huyện Lạc Hội 95 lý.
*
Sự
việc xẩy ra mỗi thời mỗi khác; từ đầu thế kỷ 20 đến này, sau khi phát hiện tiềm
năng khoáng sản nơi đại dương, người Trung Quốc tìm mọi cách tranh dành biển
đảo. Cố tình quên đi sự thật lịch sử việc triều đình Trung Quốc công nhận vùng
biển của Việt Nam, đã biết bao lần gửi chỉ dụ sang kêu gọi đánh dẹp giặc biển
ngoài khơi; nay họ vẽ bản đồ lưỡi bò đòi dành 80% vùng biển đông, to tiếng rằng
đó là bằng chứng không thể tranh cải được! Ðến đây, nhân vấn đề thời sự biển
đảo, chợt nhớ đến Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, vốn mang dấu ấn từ hai
dân tộc; người viết bèn bắt chước “tập Kiều”, với câu thơ Thúy Kiều trách vấn
Tú Bà như sau:
“Giờ
ra thay bực đổi ngôi,
Dám
xin gửi lại một lời cho minh.”
HỒ BẠCH THẢO
______________________
Chú
thích:
1.Minh
Thực Lục, Hồ Bạch Thảo dịch, Hà Nội: NXB Hà Nội, tập 1, văn bản 226.
2.Minh
sử, quyển 323, mục Ngoại quốc.
3.Khâm
Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí, quyển 384, phủ Liêm Châu.
4.Viên
Ðại thần tên là Vương Chi Xuân.
5.Khâm
Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí, sđd, quyển 384.
6.Quảng
Ðông Thông Chí, sđd, quyển 9.
7.
Khâm Ðịnh Ðại
Thanh Nhất Thống Chí, sđd, quyển 350.
8.Khâm
Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí, sđd, quyển 350.
9.Khâm
Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí, sđd, quyển 350.TRUNG QUỐC “DÈ CHỪNG” MỸ ĐỂ ỨNG PHÓ BIỂN ĐÔNG
* BÙI VĂN BỒNG
Diễn
biến nhiều nỗ lực chính sách đối ngoại và động thái mấy năm gần đây cho
thấy: Chính
quyền Tổng thống Barack Obama đã ưu tiên tăng cường hiện diện tại Châu
Á, trọng
điểm là khu vực Biển Đông trong bối cảnh nhiều nước lo ngại về sự trỗi
dậy quân
sự muốn bao sân độc chiếm của Trung Quốc trên gần toàn bộ Biển Đông bằng
sự phi lý của "đường Lưỡi Bò". Phát biểu tại phiên điều trần của Ủy
ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 25/1/2013, ông Kerry, ngoại trưởng mới
của Hoa Kỳ, kêu gọi thể hiện “tư duy mới
mẻ” khi vạch ra chính sách ngoại giao và kế hoạch quan hệ với Trung
Quốc…
Với bản chất và mưu đồ bành trướng,
bá quyền nung nấu lâu đời, Trung Quốc không bao giờ rời mắt khỏi Biển Đông. Cụm
danh từ “biển Nam Trung Hoa” trên bản đồ Trung Quốc đã thể hiện ý đồ tràn ra thế
giới của đế quốc Đại Hán từ xa xưa.Những năm gần đây, Trung Quốc đang âm mưu lấn chiếm hải đảo của hầu khắp các nước trên Biển Đông. Rõ nhất là họ giành bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) với Phillipines, quần đảo Senkaku (Điếu Ngư Đài) với Nhật Bản; Hoàng Sa và Trường Sa với Việt Nam, đặt chủ trương mở rộng “hợp tác kinh tế biển với Cam-pu-chia, Thái Lan…. Trên vùng lãnh hải, Trung Quốc vẽ ra “Đường lưỡi bò” (còn gọi là đường chữ U hay đường Chín đoạn, Cửu đoạn tuyến), lấn gần hết vùng biển chung của các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia.
Từ khi phát hiện và tiến hành khai
thác những mỏ dầu khí trên Biển Đông, nhất là nơi có trữ lượng lớn như biển
Việt Nam, nhà cầm quyền Bắc Kinh càng ráo riết thực hiện nhiều mưu đò, thủ đoạn, hoạt động lấn chiếm Biển Đông, mà
Việt Nam láng giềng trực tiếp gánh chịu nặng nề nhất.
Ý đồ của Trung Quốc muốn độc quyền
toàn chiếm Biển Đông trước hết là vì lợi ích kinh tế và tài nguyên vùng
biển-đảo,đặc biệt là mỏ dầu và quản lý hàng hải. Hơn nữa, Biển Đông còn là cửa
ngõ quan trọng của tuyến đường hàng hải quốc tế Đông-Tây. Vì thế, chiếm được
độc quyền Biển Đông là giữ được thế thượng phong về nhiều
mặt cả về kinh tế ngoại thương, quân sự, đối ngoại chính trị với nhiều nước
trên thế giới.
Biển Đông là địa bàn chiến lược
quan trọng trong chính sách phát triển mọi mặt nhằm theo những tiêu chí trong
mưu đồ vốn có từ nghìn xưa của người Trung nguyên khi đặt tên TRUNG HOA - tự
cho nước mình là “nước trung tâm, tinh hoa của hoàn cầu” trên
bản đồ thế giới !
Hiện nay, Biển Đông đang là tâm
điểm đặc biệt quan tâm của các siêu cường: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, cả Ấn
Độ và một số nước liên quan khác. Nhưng trong số đó, Trung Quốc vẫn
“kiềng” nhất vẫn là Mỹ và Nga.
Cảng Cam Ranh của Việt Nam là nơi lý
tưởng về quân cảng. Một thời gian khá dài Trung Quốc vô cùng tức tối vì sự xuất
hiện của hải quân Nga và các tàu chiến lẫn máy bay chiến đấu hiện
đại của Nga tại quân cảng Cam Ranh. Bởi lẽ vị trí
này mang tầm chiến lược quan trọng, có nhiều khả năng về chiến thuật,
chiến dịch chi phối toàn bộ Biển Đông. Hầu như cả vùng Đông Nam
Á chưa nước nào có được vịnh biển làm quân cảng được thiên nhiên ưu đãi hội tụ
nhiều thuận lợi và thế mạnh như ở Cam Ranh. Vì thế, không lạ gì
khi thấy Trung Quốc coi Cam Ranh là dấu chấm đỏ đậm” trên bản đồ quân
sự khu vực. Với Mỹ, Biển Đông liền với vùng biển phía Tây
nước này, một địa bàn chiến lược quan trọng của Mỹ ở Đông Bắc Á mà
Hawai và Okinawa là những nơi Hoa Kỳ có căn cứ quân sự tiên tiêu.
Gần đây, Hoa Kỳ đã nhiều lần tỏ
thái độ và nêu rõ quan điểm của mình về các vấn đề trên Biển Đông trong
đó, đặc biệt quan tâm đến các vụ tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các
nước Đông Nam Á, nhất là với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản. Lập
trường rõ ràng và nhất quán của Hoa Kỳ là không đứng về bên nào trong vụ tranh
chấp chủ quyền đối với những hòn đảo ở Biển Đông, nhưng với tư cách là một
cường quốc Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do
hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế và những
hoạt động thương mại không bị cản trở trên khắp các thủy lộ.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
cho biết Washington ủng hộ “một tiến trình ngoại giao có tính chất hợp tác của
tất cả các bên liên hệ để giải quyết những vụ tranh chấp ”và“ phản đối việc sử
dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào”, cam
kết duy trì mối liên lạc chặt chẽ với đồng minh Philippines trong vấn
đề này.
Mặc dù phản ứng gay gắt cuộc tập
trận của Mỹ, mở đầu với Philippines
và nhiều nước khác. Động thái này khiến người ta nghĩ rằng Trung Quốc đáng cắn
răng “xuống nước” để mong Mỹ không can thiệp gay gắt bãi đá ngầm Scarborough
của Philippines, Senkaku của Nhật và các nước trong khu vực Đông Nam Á, qua đó
cũng muốn thăm dò dư luận quốc tế, đồng thời mong “hạ” bớt thái độ cứng rắn của
Philippines trong vụ kiện mới đây.
Tuy nhiên,
Trung Quốc nay đang bị rơi vào trạng thái chưng hửng khi các tàu hải quân Mỹ và
Nhật Bản đến Philippines
từ tháng 6 năm ngoái và đầu tháng 1-2013. Đây là báo hiệu việc Mỹ càng dồn sức
cho việc chuẩn bị các chiến dịch Đối tác Thái Bình Dương do Washington phát động. Báo The
Philippine Star dẫn lời đại tá Arnulfo Marcelo Burgos, phát ngôn viên lực
lượng vũ trang Philippines, cho hay thành phố cảng Calbayog thuộc nước này
sẽ đón tàu bệnh viện USNS Mercy của Mỹ. Quan hệ đối tác Thái Bình Dương 2012 là
chương trình hoạt động nhân đạo thường niên lớn nhất của hải quân Mỹ tại khu
vực châu Á - Thái Bình Dương. Các chiến dịch trên còn có sự tham gia của đại
diện từ các nước khác như Thái Lan, Úc, Canada, Pháp, New Zealand, Singapore,
Hàn Quốc, Chile, Peru và Hà Lan. Mục tiêu của các chiến dịch là tăng cường khả
năng ứng phó với các cuộc khủng hoảng đa quốc gia và hỗ trợ những hoạt
động nhân đạo. Rằng, chuyên gia từ các nước đối tác sẽ cùng nhau tiến hành
nhiều chương trình hoạt động trong những lĩnh vực như y tế, kỹ thuật dân sự, hỗ
trợ cộng đồng địa phương. Các hoạt động trong chiến dịch lần này sẽ được tiến
hành tại nhiều vùng biển Đông Nam Á.
Theo nhận định của giới quan sát,
các hoạt động hợp tác nhân đạo và dân sự là một phần quan trọng trong chính
sách tăng cường hiện diện của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Tổng tham mưu
trưởng quân đội Mỹ Martin Dempsey đã đưa ra đề nghị Thái Lan cho phép hải quân
Mỹ lập trung tâm điều phối đối phó thiên tai và cứu trợ nhân đạo tại sân bay
U-Tapao ở nước này. Trong một diễn biến khác, tàu khu trục USS Benfold
(Mỹ) được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis đang trong chuyến hải hành
8 tháng tới vịnh Persian và Tây Thái Bình Dương, theo kênh Fox5. Giới chức quân
đội Mỹ cho hay tàu USS Benfold được điều động tới khu vực để tham gia hệ thống
phòng thủ tên lửa, tuần tra biển và chống hải tặc. Sự kiện ngoài ý muốn và diễn
biến mới này cùng với sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Cam Ranh vào đâu
ftháng 6 -2012 đã làm cho Trung Quốc phải tính toán kỹ thêm về cách nhìn nhận
và đối sách quan hệ Trung-Mỹ.
Hố giữa
năm ngoái, Trung Quốc tưởng như chuyến thăm Mỹ của ông Lưu Quang Liệt sẽ cải
thiện được tình hình theo như ước muốn của Trung Quốc, nhưng đâu ngờ lại nhanh
chóng xảy ra chuyến “vi hành” tới địa bàn chiến lược của ông Leon Panetta, Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ, lần đầu tiên có mặt ở vịnh Cam Ranh kể từ khi kết thúc
chiến tranh. Bực bội nhất đối với Trung Quốc là trên con tàu USNS Richard E.
Byrd của Bộ Tư lệnh Hải vận quân sự Mỹ đang được sửa chữa, bảo trì tại xưởng
đóng tàu Cam Ranh, ông Panetta đã đề cập đến chiến lược quốc phòng mới của
Mỹ với việc chuyển hướng trọng tâm vào khu vực Thái Bình Dương. Mỹ đang
tái cân bằng lực lượng tại châu Á-Thái Bình Dương, trong tương lai
khoảng 60% lực lượng quân đội Mỹ sẽ được chuyển đến khu vực Biển Đông.
Dù sao thì Trung Quốc rất e
ngại Việt Nam gắn chặt quan hệ về kinh tế lẫn quân sự
với Mỹ. Bởi vì nếu như Mỹ lại “nhảy” vào VN thì Trung Quốc buộc phải ứng phó từ
gián tiếp sang trực tiếp. Nửa cuối thế kỷ trước, trong khi Việt Nam
kháng chiến chống Mỹ cũng vậy, Trung Quốc ủng hộ VN đánh Mỹ còn nhằm
mục đích thiết thân là không để Mỹ áp sát biên giới phía bắc Việt Nam, trực
tiếp đe dọa biên giới Trung Quốc.
Cho nên, nay dù tình
thế chưa phải là thời điểm thuận chiều, lợi thế cho Trung Quốc tiến
hành cuộc tấn công xâm chiếm lãnh thổ VN, nhưng việc nóng lòng ráo
riết hoạt động, đe nẹt và uy hiếp hòng chiếm ưu thế trên Biển
Đông thì Trung Quốc vẫn đẩy mạnh một cách tích cực nhất.
Theo các nhà phân tích, có ba lý do chính để
ít khả năng xảy ra chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam như hồi
tháng 2-1979. Thứ nhất: Trong khi chưa trở thành siêu cường quốc số một trên
thế giới, Trung Quốc không dại gì tự biến mình thành đối tượng bị đả kích, và
từ đó, cô lập trên trường quốc tế. Thứ hai: Tham vọng chính của Trung Quốc
hiện nay vẫn xoi mói Biển Đông với tuyến đường hàng hải quốc tế huyết mạch và
những nguồn lợi tài nguyên vùng biển này. TQ hy vọng đạt được những tham vọng
ấy mà không cần phải tổ chức chiến tranh, mà có thể dùng con bài “bất chiến tự
nhiên thành” (!?). Thứ ba: Trung Quốc thừa khôn ngoan để biết họ không nên
đánh bại chính phủ Việt Nam
hiện nay: Không dễ gì họ có được một kẻ láng giềng vốn nhiều thù hận lại hiền
lành, nhẫn nhục, nhún nhường và ngoan ngoãn, sẵn sàng nhượng bộ đến như
vậy. Cho nên, sẽ không quá lời khi nói rằng Trung Quốc có thể là kẻ
thù của dân tộc Việt Nam
nhưng lại không phải là kẻ thù của chế độ Việt Nam hiện nay. Lời lẽ du ngon dỗ
ngọt và khép dần vào vòng kiểm soát, quản chế bằng cách thủ đoạn “xâm lược mềm”
vẫn đang được Trung Quốc áp dụng. Những động thái sau Đại hội 18 càng thể hiện
rõ mưu đồ và nhiều phương cách rất giảo hoạt, nhưng bài bản.
Cần thấy rằng Trung Quốc đã tự
biến mình thành kẻ thù của chính họ khi có nhiều bộc lộ Trung Quốc
đã phản bội lại những lý tưởng mà họ theo đuổi từ trước: Độc lập dân
tộc và bình đẳng trong xã hội. Chí ít là họ cũng làm cho nhiều người tin là họ
cũng là một “ngọn cờ theo Chủ nghĩa Mác-Lê-nin”. Ngay trong nội
tình của giới cầm quyền ở Bắc Kinh hiện nay cũng đang rối tinh vì nạn
tham nhũng tràn lan từ TƯ đến địa phương, phân hóa, câu
kết bè cánh phức tạp.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã
phải lúng túng tìm đối sách và thử nghiệm giải pháp, đồng thời
cố tạo dựng các động thái ngoại giao thăm dò và bào chữa (chủ trương tăng
cường ngân sách quốc phòng của TQ) trước việc Bộ Quốc phòng Mỹ phát
ra tuyên bố rằng: “Nước Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương về mọi mặt - địa
chính trị, quân sự, ngoại giao, và kinh tế. Châu Á và Thái Bình Dương đóng một
vai trò không thể thiếu trong việc giải quyết những thách thức và nắm bắt các
cơ hội của thế kỷ 21. Các Liên minh của chúng ta với Nhật Bản, Hàn
Quốc, Australia, Thái Lan, và Philippines vẫn là nền tảng cho sự
hiện diện và can dự của chúng ta ở châu Á - Thái Bình Dương. An ninh và ổn định
được tạo ra thông qua các mối quan hệ này là mang tính quyết định đối với sự
thành công và phát triển của khu vực này. Những giá trị chung và những lợi ích
chiến lược của chúng ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thế hệ phát triển và
thịnh vượng trong một khu vực phần lớn ở trong thời bình, và chúng tiếp tục là
chìa khóa để duy trì ổn định và an ninh. Chính quyền Obama cam kết tăng cường
các liên minh này nhằm giải quyết những thách thức đang tồn tại cũng như đang
nổi lên”.
Với Mỹ và Nga, nhà cầm quyền Trung
Quốc đã rất dè chừng, nhưng biểu hiện rõ nhất là sợ Mỹ và ngán ngại với Nga. Cả
một dải bờ biển hơn 3.200 km của Việt Nam, nhưng đâu phải ngẫu nhiên mà Trung
Quốc không chọn nơi nào khác, gần hơn như vùng biển Bắc bộ, Bắc Trung bộ, lại
vào tận Cam Ranh để làm bè nuôi cá? Dư luận cho rằng Trung Quốc tìm cách cho
người nuôi cá trên vịnh Cam Ranh là coi như đặt một đài quan sát, theo dõi các
động thái của VN trong việc phối hợp quân sự (nếu có) với hai siêu
cường này ở quân cảng Cam Ranh.
Tuyến đường vận chuyển phía nam, đi
qua “Eo biển chiến lược” Malacca, là tối quan trọng đối với Trung
Quốc. Nếu tuyến đường này bị đóng lại, nền công nghiệpTrung Quốc khó có
khả năng đứng vững, dù chỉ một tháng vì thiếu hụt dầu mỏ trầm trọng.
Đó cũng chính là lý do Mỹ đang lập một đội hình tàu
chiến có mặt thường trực, sẽ được đặt tại Singapore.
Cùng với các lực lượng Mỹ hiện đang
có mặt tại Australia và
Philippines, Washington có thể dễ
dàng phong tỏa Eo biển Malacca. Biển Đông còn trở thành “nguyên cớ mặc cả” về
kinh tế thương mại và tiền tệ gắn liền lợi ích của Trung Quốc với các nước siêu
cường. Trong vài tháng gần đây, Mỹ đã
thực hiện các cuộc thương thuyết với Nga nhằm giành được sự ủng hộ của Nga
trong vấn đề kiềm chế Trung Quốc, nhưng vẫn chưa thành công. Để giành được sự
hỗ trợ của Nga, Mỹ đang muốn đưa ra một số nhượng bộ, trong đó có các vấn đề lá
chắn tên lửa tại Châu Âu, các biện pháp tài chính và kinh
tế nhằm cứu vãn sự suy sụp của đồng Euro.
Các nhà lãnh đạo Mỹ nhận thức được
rằng sự hỗ trợ của Nga có thể là yếu tố quyết định trong việc kiềm chế Trung
Quốc. Đồng thời, Mỹ tiếp tục tổ chức một cuộc đối thoại với Ấn Độ về cách
thức chống bao vây sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực Nam Á.
Trong những năm gần đây, các quan hệ Trung-Ấn không quá xấu, nhưng những bất
đồng lớn đã từng nổi lên giữa Bắc Kinh và New Delhi. Đó là lý do thúc
đẩy Ấn Độ có thể tham gia việc kiềm chế Trung Quốc.
Bình luận của Tạp
chí Globalresearch cho rằng: Việc thành lập một liên minh chống Trung
Quốc, bao gồm Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Đông
Nam Á sẽ đẩy Trung Quốc vào một tình thế tuyệt vọng. Chính phủ Trung Quốc
cũng nhận thức được nguy cơ này và đang tìm cách thiết lập một hạm đội hùng
mạnh, có khả năng hoạt động tầm xa trong thời gian dài, có thể trực tiếp đe dọa
Mỹ, cũng như củng cố mối quan hệ với Nga - quốc gia chưa thấy
tỏ ra “quyết liệt” trong việc kiềm chế Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong cách thức và lời
lẽ mang tính ngoại giao, có phần tế nhị có ý hăm dò nhau.
Trong một cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương
Quang Liệt và quyền Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ James N. Miller, phía TQ bày
tỏ hy vọng duy trì mối quan hệ quân sự song phương phát triển ổn định và vững
mạnh.
Báo chí TQ cho biết Bộ trưởng
Lương Quang Liệt nhấn mạnh trong những năm gần đây, quan hệ Mỹ-Trung đã có
những bước tiến vững chắc. Việc hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao
đã góp phần xây dựng quan hệ đối tác hợp tác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và
vì lợi ích của cả hai bên. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, quan hệ
quân sự giữa hai nước đang có nhiều cơ hội để mở rộng. Vì vậy ông kêu gọi hai
bên phát triển mối quan hệ này theo chiều hướng đúng đắn phù hợp với các nguyên
tắc tôn trọng, tin tưởng và vì lợi ích của nhau. Ông cũng đề xuất hai bên
cùng mở rộng những mối quan tâm chung và giải quyết những bất đồng nhằm bảo đảm
phát triển mối quan hệ quân sự vững mạnh và ổn định.
Về phần mình, quyền Thứ trưởng Quốc
phòng Mỹ James N. Miller cũng đánh giá cao những bước phát triển trong quan hệ giữa
hai nước trong những năm gần đây, đồng thời cho rằng quan hệ quân sự là cầu nối
quan trọng trong quan hệ song phương. Ông Miller cho biết Mỹ luôn luôn sẵn
sàng hợp tác với Trung Quốc trong việc duy trì quan hệ quân sự song phương ổn
định và vững mạnh, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và bảo đảm lợi ích an ninh
của mỗi quốc gia. Nhưng đó cũng chỉ là những lời lẽ thường tình và không thể
khác được của ngoại giao, còn trong thực tế, Mỹ sẽ không dễ dàng để cho Trung
Quốc đạt được ý định đưa cái “lưỡi bò” tham lam để có thể liếm ngon lành nhằm
toàn quyền độc chiếm khu vực Biển Đông.
Diễn biến mới nhất trong quan điểm đối ngoại “vừa
đấm vừa xoa” của Mỹ với Trung Quốc, hãng AFP trích lời ông Kerry: "... Đó là điều tôi muốn suy xét cẩn thận ... Chúng ta có
nhiều căn cứ tại đó hơn bất kỳ quốc gia nào khác, kể cả Trung Quốc, trong lúc
này. Các ngài biết đấy, người Trung Quốc nhìn vào đó và nói: Nước Mỹ đang làm
gì? Họ đang cố gắng bao vây chúng ta? Điều gì đang diễn ra?” - ông Kerry nói
tiếp - điều quan trọng là tăng cường quan hệ
với Trung Quốc, điều mà chính quyền Mỹ theo đuổi. Khi được hỏi làm cách nào Mỹ
có thể tăng cường hiện diện quân sự mà không bị kéo vào các tranh chấp
lãnh thổ giữa Trung Quốc và các
nước láng giềng, ông Kerry đã tỏ ra không mặn mà với chính sách của ông Obama.
Ông Kerry nói nước đôi: “Tôi không tin rằng tăng cường quân sự là
điều quan trọng lúc này”… Vì thế mà dư luận lại thêm cứ liệu bàn tán rằng: Trong
vấn đề Biển Đông, hai cường quốc Mỹ - Trung vẫn niềm nở trong trạng thái thủ thế khi bắt tay nhau, nhưng
trong đầu luôn luôn nghĩ khác.
BVB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét