Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

tin ngày 26/1/2013

  • Ấn Độ : Phát dao cho dân để tự vệ (RFI) - Một chính đảng tại Bombay Ấn Độ đã phát hàng chục nghìn con dao và ớt bột cho người dân của thành phố này để tự vệ, đề phòng bị ...
  • 40 năm Hiệp định Paris (RFI) - Bài báo mang tựa đề « Cách nay 40 năm : Hiệp định Paris về Việt Nam » của L'Humanité bất ngờ xuất hiện bên cạnh các đề tài thời ...
  • Anh: Kinh tế sẽ lại suy thoái (RFI) - Theo thẩm định chính thức được công bố hôm nay, 25/01/2013, tổng sản phẩm nội địa GDP của Anh quốc trong quý 4 năm 2012 đã giảm 0,3%, cho thấy kinh tế nước ...
  • Việt Nam kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris (RFI) - Hôm nay, 25/01/2013, tại Hà Nội, các lãnh đạo Việt Nam đã dự lễ kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris 27/01/1973, chấm dứt sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ ở ...
  • Trung Quốc đưa đội tàu ngầm ra Biển Đông (VOA) - Báo điện tử của quân đội Trung Quốc đăng hình ảnh các tàu ngầm tham gia cuộc diễn tập và cho biết đội tàu ngầm đã diễn tập thả ngư lôi với độ sâu 200 mét
  • VN ủng hộ Philippines kiện TQ? (BBC) - Việt Nam có phản ứng đầu tiên về việc Philippines phát đơn kiện Trung Quốc ‘xâm phạm chủ quyền’ trên Biển Đông.
  • Di sản Hồi giáo ở Ukraine (BBC) - Người Hồi giáo từng bị đàn áp ở Ukraine dưới thời Stalin và đối diện thách thức sau khi Liên Xô sụp đổ.
  • Di sản tồi tệ của Nixon (BBC) - Các băng ghi âm bí mật cho thấy Tổng thống Nixon và cố vấn Kissinger biết miền Nam sẽ sụp đổ sau Hiệp định Paris 1973.
  • VN 'mong hòa bình' ở Biển Đông (BBC) - Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng Việt Nam 'mong muốn duy trì hòa bình, ổn định' trên Biển Đông.
  • Ai bảo vệ Hiến pháp? (BBC) - Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng Hội đồng Hiến pháp cần có quyền bảo vệ Hiến pháp thay vì vai trò "kiến nghị" và "yêu cầu".
  • Nhật lại bắt tàu cá Trung Quốc (BaoMoi) - Giới chức Nhật chặn bắt tàu cá Trung Quốc với cáo buộc đánh bắt trái phép giữa lúc 2 nước đang căng thẳng về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Trung-Nhật sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương (BaoMoi) - Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 25/1 đã bày tỏ sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương với Nhật Bản, vốn trở nên căng thẳng do vấn đề tranh chấp một quần đảo ở biển Hoa Đông, mà Nhật Bản đang quản lý và gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
  • Trung Quốc tự mâu thuẫn trong tranh chấp biển (BaoMoi) - Báo chí quốc tế hôm nay (25/1) đưa tin, Liên Hợp Quốc dự định cuối năm nay sẽ xem xét vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản theo yêu cầu của Bắc Kinh. Từ thông tin này, nhiều người đã liên hệ đến diễn biến gần đây ở Biển Đông. Cụ thể là việc Philippines tuyên bố sẽ đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông ra giải quyết ở tòa án quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhanh chóng bác bỏ khả năng này.
  • Kiện Trung Quốc là quyền hợp pháp của Philippines (BaoMoi) - (Petrotimes) – Philippines có quyền hợp pháp kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế để phân xử về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông – Đó là quan điểm của các quan chức ngoại giao Singapore và Thái Lan.
  • Liên Hiệp Quốc bắt đầu can thiệp vào biển Đông, Hoa Đông (BaoMoi) - (Quốc Phòng) - Liên Hiệp Quốc đang có kế hoạch xem xét liệu tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku có xác thực về mặt khoa học hay không, trong khi đó những phát biểu hiếm hoi về tranh chấp biển Đông cũng được tổ chức này đưa ra.
  • Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lên tiếng về Biển Đông (BaoMoi) - PN - Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), ông Ban Ki-moon (ảnh), đã đưa ra một tuyên bố hiếm thấy về Biển Đông, một ngày sau khi Philippines loan báo chính thức đệ đơn lên Ủy ban Trọng tài quốc tế biển của LHQ yêu cầu xem xét tính hợp pháp của đường chín đoạn do Trung Quốc công bố chiếm gần hết khu vực biển này.
  • Sách ảnh đầu tiên về Trường Sa, Hoàng Sa (BaoMoi) - TPO – Cuốn sách ảnh "Tổ quốc nơi đầu sóng" do NXB Kim Đồng xuất bản, gồm hơn 200 bức ảnh và các tư liệu về lịch sử, địa lý, văn hóa, thiên nhiên, cảnh vật, con người Trường Sa, Hoàng Sa.
  • TQ nhận chủ quyền Điếu Ngư: LHQ vào cuộc (BaoMoi) - Liên hợp quốc (LHQ) sẽ xem xét tính xác thực khoa học trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo tranh chấp trên Hoa Đông, cho dù Nhật Bản nói rằng tổ chức này không nên tham gia.
  • Philippines và Trung Quốc: con kiến kiện củ khoai? (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) – Theo giới chuyên gia, việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc lên LHQ về Biển Đông là chưa có tiền lệ và phải mất 3-4 năm để "đi qua" tòa án quốc tế.
  • 160 lượt phi cơ Nhật xuất kích chặn máy bay TQ (BaoMoi) - TPO – Nhật Bản đã điều động khoảng 160 lượt máy bay xuất kích trong năm tài chính 2012 trước động thái khiêu khích từ Trung Quốc đối với chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Vì sao Trung Quốc “không dám” hầu tòa? (BaoMoi) - Philipine vừa triệu Đại sứ Trung Quốc để thông báo chính thức đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra Tòa án quốc tế. Trung Quốc lại một mực phản đối. Vì sao lại như vậy?
  • Philippinnes kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế: Thắng lợi sẽ thuộc về chính nghĩa (BaoMoi) - Câu chuyện Philippines quyết định kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về Luật Biển đang hút sự quan tâm của dư luận. Nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy trong cuộc trò truyện với Đại Đoàn Kết khẳng định: Chưa biết kết quả của vụ kiện này ra sao nhưng việc Philippines quyết định kiện Trung Quốc là hành động dũng cảm đáng hoan nghênh. Các nước trong khu vực, đặc biệt các nước có liên quan trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc cần ủng hộ việc làm này của Philippines để chống lại những hành vi ngang ngược muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Bản tin tiếng Anh


  • Nation to maintain cap on energy consumption (Washington Post) - China will continue to cap its energy consumption, increase the use of non-fossil fuels and keep oil imports within 61 percent of total demand during the 12th Five-Year Plan (2011-15), said the State Council on Wednesday.
  • Luxury brands snake their way into China (Washington Post) - The growing importance of the Chinese market is prompting international luxury brands to incorporate Chinese elements into their designs.
  • 7-star nursing home opens in Haikou (Washington Post) - Offering tailored services for seniors, Gongheyuan is the most expensive nursing home in the province, charging 7,980 ($1,283 dollars) to 15,200 ($2,444 dollars) yuan per month.
  • Tibet calling as 232m go mobile (Washington Post) - A man makes a mobile phone call in Lhasa, Tibet autonomous region on Jan 23, 2013. As the development of communication speeds up in Tibet, the number of mobile phones has increased, accounting for 85 percent of telephone use according to the data from local communication administration bureau. Statistic shows the number of mobile phone users reached 232.5 million in November 2012.
  • Island issue sinks China-Japan tourism (Washington Post) - As the annual travel peak approaches, Chinese-Japanese tourism remains near rock bottom, and industry insiders say they expect no speedy recovery because of the Diaoyu Islands dispute.
  • Internet users spur 3C sales (Washington Post) - Online channels continued to power sales of computers, consumer electronics and communications devices in China.
  • Davos divided on tackling the scourge of obesity (Washington Post) - Obesity, a major factor in diabetes and heart disease, imposes costs on both public and private sectors and is a drag on economic growth, but business leaders meeting in Davos can't agree on what they can or should do to address it.
  • Warming up to winter (Washington Post) - The Chinese believes in striking a balance between yin and yang. In winter, you need to take care of the yang aspect of your body.
  • Sanitation workers winpay raiseafter protest (Washington Post) - Sanitation workers' salaries will be increased by 10 percent this year in Guangzhou, the capital of South China's Guangdong province, following recent protests demanding higher pay.
  • Homecoming migrants struggle for tickets (Washington Post) - Wang Yougong was exhausted after getting up at dawn for five days having to wait in long queues only to be told that all train tickets to his hometown had been sold out.
  • A limitless musical language (Washington Post) - As the concert drew to an end, Chen Xiaoyong sighed with relief. An acclaimed composer based in Germany, his expectations of Beijing audiences were not high.
  • China's Xi meets Japanese ruling party leader (Washington Post) - Xi Jinping, general secretary of the Communist Party of China Central Committee, met with Natsuo Yamaguchi, leader of the New Komeito party Friday morning in Beijing.
  • Taiwan, Japan ships confront near Diaoyu Islands (Washington Post) - The fishing vessel of a group of activists from Taiwan was obstructed on Thursday by Japanese coast guard ships in the waters surrounding the Diaoyu Islands, but failed to make a landing.
  • Teacher says 'left-behind' children need respect (Washington Post) - Children of migrant workers who have been left at home in rural areas need more respect and encouragement, said a village school teacher at a charity summit in Shenzhen on Wednesday.
  • Restraint on power key in curbing corruption (Washington Post) - Xi Jinping, general secretary of the Communist Party of China Central Committee, used very powerful and vivid language at a high-profile meeting Tuesday to show his resolve to fight corruption.
  • Pollution, traffic hot topicsfor advisers (Washington Post) - Air pollution and traffic congestion are likely to top the agenda when Beijing's lawmakers and political advisers gather for their annual meetings this week.
  • Political sessions try to cure 'Beijing cough' (Washington Post) - For lawmakers and political advisors at the ongoing annual sessions in Beijign, the city's new association with the "Beijing cough" is far less welcome than its fame for roast duck and opera.
  • US sends wrong signal over islands issue (Washington Post) - US Secretary of State Hillary Clinton on Friday claimed that the Diaoyu Islands were under the administrative authority of Japan, and therefore the US-Japan Security Treaty applies to it.

Ông Bá Thanh sẽ chỉ 'gọt giũa' chút ít?


Tuần báo Bấm The Economist của Anh vừa đặt câu hỏi liệu tân Trưởng Ban nội chính có phải là cứu tinh mà Việt Nam chờ đợi.

Bài viết đăng ngày 25/1 với tựa đề "Ông Thanh có phải là cứu tinh", mở đầu với lời nhận xét về tình hình hiện tại của Việt Nam - đất nước điều hành bởi "một đảng đầy những vụ tai tiếng đang tìm cách loại bỏ giới bất đồng chính kiến và giải quyết nạn tham nhũng."

Mới nhất trong số những vụ đàn áp giới bất đồng chính kiến này được dẫn ví dụ, đó là việc "tòa án Việt Nam tuyên án các bản tù dài hạn lên 14 nhà hoạt động dân chủ và blooger, dựa trên những bằng chứng mơ hồ về tội lật đổ chính quyền."

'Khủng long trái chiều'

Việc sử dụng phiên tòa nhằm thể hiện sức mạnh chính trị và đàn áp bất kỳ sự chống đối nào, theo The Economist, cho thấy "một hành động tuyệt vọng của Đảng, bởi chứng bệnh hoang tưởng ngày càng nặng."

"Bất chấp những phát triển về kinh tế, thông qua một số cải cách và mở cửa trong một phần tư thế kỷ qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ mất đi tiêu chuẩn đạo đức cần thiết để lãnh đạo," tạp chí này viết.

Theo số liệu mà tờ báo của Anh dẫn ra, vào một thời điểm nhất định, Việt Nam có ít nhất hai triệu blog, phần lớn để tán gẫu xung quanh chủ đề "phong cách sống".

Tuy nhiên cũng theo tạp chí này, "một số lượng lớn (các blog) lại nói về những vấn đề 'nhạy cảm' của xã hội, kinh tế và chính trị mà đảng không thích", điều khiến "những cuộc đàn áp giới bất đồng chính kiến chủ yếu nhằm vào Internet."

"Cuộc đàn áp ngày càng trở nên gia tăng về mức độ tàn bạo trong hai năm qua," bài viết nhận xét.

"Về tự do Internet, Việt Nam hiện xếp gần cuối bảng xếp hạng toàn cầu, chỉ trên mỗi Trung Quốc và Iran."

Điều này được The Economist cho là điều khiến Việt Nam đang ngày càng đi ngược lại xu hướng phát triển của khu vực:

"Trong một khu vực đang chứng kiến những cải cách nhanh chóng, cụ thể là Miến Điện, Việt Nam, hơn bao giờ hết, đang nhìn giống như một con khủng long chính trị đang đi ngược chiều."

Sai phạm trong quản lý

"Trong một khu vực đang chứng kiến những cải cách nhanh chóng, cụ thể là Miến Điện, Việt Nam, hơn bao giờ hết, đang nhìn giống như một con khủng long chính trị đang đi ngược chiều"

Lý do gì dẫn đến sự lo ngại quá mức của đảng cầm quyền?

Bài viết cho rằng đó là do các sai phạm trong quản lý kinh tế:

"Chỉ 5 năm trước, đất nước này được ca ngợi là con hổ Châu Á, với mức tăng trưởng cao kỷ lục"

"Vậy mà lúc này, những các vấn đề bắt nguồn từ cấu trúc cũ kỹ của một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, vốn phần lớn vẫn chưa được cải cách, đã làm mất đi điều đó."

Các vấn đề này đã dẫn đến một nền kinh tế hiện tại, với "lạm phát tăng, tiền mất giá, các ngân hàng ngập nợ và tăng trưởng kinh tế suy giảm xuống mức khiêm tốn 5% trong năm ngoái."

Thủ phạm chính, theo The Economist, là các doanh nghiệp Nhà nước, thành phần chịu trách nhiệm cho khoảng 40% sản lượng kinh tế của đất nước nhưng lại "được quản lý lỏng lẻo, phí phạm và không có khả năng cạnh tranh" mà cao trào là sự sụp đổ của tập đoàn đóng tàu Vinashin năm 2011.

"Điều gây thiệt hại nặng hơn cả, đó là việc các hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước bị tham nhũng làm cho nhơ nhuốc," bài viết nhận xét.

"Những quản lý cấp cao đều là những người được bổ nhiệm từ bộ máy chính trị. Doanh nghiệp Nhà nước thường xuyên hoạt động vì quyền lợi của các Đảng viên, nhiều người trong số họ giờ đây rất giàu có."

Tờ tạp chí cho rằng tham nhũng ở Việt Nam đã "mang tính hệ thống", dẫn chứng lấy số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam rằng hơn 50% doanh nghiệp thừa nhận phải đưa hối lộ để giành hợp đồng và số liệu năm nay có thể sẽ còn cao hơn.

Cứu tinh Nguyễn Bá Thanh?


Tạp chí của Anh nói ông Thanh đang bước vào cuộc tranh chấp quyền lực giữa các lãnh đạo cấp cao của Đảng

Trong bối cảnh chính quyền đang ngày càng đánh mất lòng tin từ người dân bởi sự đổ vỡ của nền kinh tế, chính phủ Việt Nam đang cố gắng tìm một lối ra.

Tuy nhiên, thay vì việc ép từ chức hay bãi nhiệm, điều mà The Economist cho rằng "có thể có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đoàn kết", đảng cầm quyền lại chọn một người trong số họ để giải quyết vấn đề.

"Người xuất hiện để giải cứu đó là ông Nguyễn Bá Thanh, lãnh đạo 59 tuổi của Đà Nẵng, thành phố lớn thứ Ba nước này."

Ngày 28/12 năm ngoái, Bộ Chính trị đã bổ nhiệm ông vào vị trí Trưởng Ban nội chính, cơ quan quyền lực được tái thiết lập qua Hội nghị Trung ương 5.

Dưới góc nhìn của tờ tạp chí của Anh, ông Thanh là một người "có uy tín, nói năng thẳng thừng, làm việc hiệu quả," điều mà những người lãnh đạo hy vọng ông có thể "làm lan ra trên tầm quốc gia."

Tuy nhiên hành trình trước mắt ông Thanh không phải là đơn giản.

Bài viết cho rằng ông này đang "bước thẳng vào giữa cuộc tranh đấu quyền lực gay gắt, với một bên là thủ tướng đương nhiệm, ông Nguyễn Tấn Dũng, một bên là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng."
"Tất cả những thay đổi lớn hơn thì còn phải chờ đợi thêm, nếu không muốn đi ngược lại ý muốn của Đảng."

Cũng theo bài viết, ông Dũng "đã chịu nhiều tai tiếng vì bê bối Vinashin và quan hệ với các nhóm ngân hàng, trong đó có ông Nguyễn Đức Kiên, người bị bắt hồi tháng Tám năm ngoái với cáo buộc "sai phạm trong quản lý kinh tế."

Những điều trên khiến ông này 'giữ được việc của mình trong gang tấc'.

Và cũng là điều khiến ông 'ra sức phản công'.

Một trong những đòn tấn công mới nhất nhằm vào ông Thanh, theo The Economist, đó là vụ Thanh tra chính phủ "bất ngờ công bố bản báo cáo trong đó cáo buộc quản lý yếu kém tại Đà Nẵng, thành phố vốn hiện tại vẫn nằm dưới quyền chỉ đạo của ông Thanh."

"Khi những cuộc đấu tranh nội bộ ở cấp cao như vậy diễn ra trước mắt công luận, thì đó rõ ràng là dấu hiệu khủng hoảng của hệ thống chính trị Việt Nam," The Economist nhận xét.

"Trong lúc đó, sự giận dữ và thất vọng của người dân đối với đảng cầm quyền đang ngày càng gia tăng, mặc dù chưa đủ cao đến mức dẫn đến một cuộc cách mạng."

"Tuy nhiên, các cuộc đối đầu khác với phía chính quyền, ví dụ như cưỡng đoạt đất đai, có thể sẽ trở thành những cuộc xung đột bạo lực."

Trong bối cảnh hiện tại, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ chỉ chỉnh sửa được vài lỗi hệ thống mà không thể có tác động lớn hơn:

"Ông Thanh có thể chỉ là là người gọi giũa chút ít với hệ thống chính trị hiện nay. Những thay đổi sâu sắc hơn sẽ phải chờ đợi, hoặc nếu có xảy ra thì cũng là trái ý của Đảng," tạp chí kết luận.

(BBC)

Từ chối giải văn học: Ai nói sự thật?

Tiếp sau hiện tượng nghệ sỹ Kim Chi từ chối lời khen của Thủ tướng, lá thư ngỏ của một nhà văn về chi tiết nội bộ Hội Nhà văn Việt Nam lại khiến dư luận xôn xao.

Nhà văn Y Ban, từ Hà Nội, nói với BBC, bà hy vọng lá thư ngỏ của mình “sẽ thức tỉnh” các văn nghệ sỹ còn chưa nhận ra, hoặc vì một lý do nào đó không dám nói ra những chuyện mà ai cũng đã biết từ lâu.

Nhà văn Y Ban cho biết bà từ chối khen thưởng vì không thừa nhận ban giám khảo này, và thấy mình “ngồi hai năm trong ủy ban văn xuôi mà không làm gì giúp ích được cho những người cầm bút” nên xin rút khỏi ủy ban.

Ai nói sự thật?

Lá thư ngỏ của nhà văn Y Ban đề gửi Hội Nhà văn và Chủ tịch Hội nêu chi tiết về cách xét giải thưởng hội đồng giám khảo như chưa đọc tác phẩm vẫn bỏ phiếu, bỏ phiếu hai lần để trao giải, hay những tác phẩm hay nhưng không được chọn.

“Họ [ban giám khảo] chỉ đủ tầm để đọc loại văn học ở tầm thấp thôi, chứ còn văn học đỉnh cao thì nó còn ở nhiều trường phái khác nhau thì họ không đủ tầm để đọc,” nhà văn Y Ban nhận xét.

“Và vì không có tầm, không có tài năng nên họ cũng không đủ cái tâm.”

Trong khi đó phát ngôn viên cho Hội Nhà văn, ông Đình Kính, nói với BBC rằng những lời nhận xét của nhà văn Y Ban trong lá thư ngỏ là không chính xác.

Nhà văn Bùi Đình Kính xác nhận câu trả lời của ông trên Thể thao Văn hóa là giải thưởng được tiến hành đúng quy chế, không có chuyện bỏ phiếu hai lần và “tuyệt nhiên không có chuyện” không đọc tác phẩm mà vẫn bình chọn.

Trả lời về nhận xét trên của ông Đình Kính, nhà văn Y Ban nói “hoàn toàn không ngạc nhiên”.

“Bởi vì nếu họ thừa nhận những vấn đề tôi làm ra là đúng thì có vẻ là họ sẽ sổ toẹt toàn bộ cái giá trị của họ trước đó, và cả một hội nghề nghiệp như thế, sẽ dẫn đến đâu?”

Nhà văn Y Ban tin rằng, sự thật, bằng cách này hay cách khác sẽ được phơi bày, “nhất là trong thời dân chủ như thế này nó sẽ nhanh đến được với mọi người thôi”.

Trao giải có phù hợp?

"Quy chế trao giải này năm nào cũng được cải tiến, và cho đến thời điểm này theo ý kiến cá nhân tôi, nó chuẩn rồi"
Nhà văn Đình Kính, đại diện Hội Nhà văn Việt Nam

Ngay tiếp sau lá thư của nhà văn Y Ban là thư từ chối khen thưởng của tác giả với tiểu thuyết đầu tay Thế kỷ bị mất, ông Nguyễn Ngọc Cảnh Nam với lý do “đơn giản, mà ai cũng thấy là giải thưởng đã không được xét đúng theo tiêu chí văn chương.

“Và, cũng là để cho sự trung thực còn có chỗ trú ngụ trong ngôi đền thiêng liêng của nó là Văn Học”.

BBC hỏi đại diện Hội Nhà văn có thấy cần thay đổi gì trong cách trao và xét giải thưởng để nhà văn thấy mình được tôn vinh hơn, hay cách trao giải này đã phù hợp rồi.

Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, ông Đình Kính trả lời, “quy chế trao giải này năm nào cũng được cải tiến, và cho đến thời điểm này theo ý kiến cá nhân tôi, nó chuẩn rồi”.

“Nhưng, đương nhiên, do có những dư luận này nọ, nên có thể là năm sau Ban Chấp hành sẽ họp lại và có thể có những cái thay đổi,” nhà văn Đình Kính nói thêm, chỉ là thay đổi về tiểu tiết.

Về việc nhiều nghệ sỹ, nhà văn gần đây từ chối giải thưởng, bằng khen, không chỉ riêng ở Hội Nhà văn, ông Đình Kính nói, “ví dụ như vừa rồi người ta có ồn lên về cái sự việc của chị Kim Chi, nhưng người ta đã trao đâu, người ta mới định trao thôi đấy chứ.”

Với nhà văn Y Ban, đây là những người mà bà “rất tôn trọng và ngưỡng mộ”, song việc bà từ chối nhận khen thưởng là hoàn toàn độc lập và vì “mong tới những điều tốt đẹp, trung thực với bản thân, với ngòi bút”.

Eo xèo

Nhà văn Y Ban cho rằng xã hội không phát triển được vì vẫn còn lợi ích nhóm, còn tham nhũng, “suy thoái trong tất cả mọi vấn đề”.

“Các loại hình nghệ thuật eo xèo hàng 10 năm nay rồi, chứ không phải đến bây giờ,” vì mọi người nể nang nhau, không muốn vạch áo cho người xem lưng.

“Nhà văn chúng tôi thi thoảng cười với nhau cũng nói bao giờ cho đến ngày xưa. Bởi vì ngày xưa hình như các nhà văn, sự tài năng đối với tài năng nó đẹp hơn bây giờ, chứ nó không bị dìm đến như bây giờ,

“...Người ta cố tình người ta đánh tráo cái việc đấy,” theo nữ nhà văn.

Đối với tác giả của I am Đàn bà, hành động này được coi là “tội ác” vì “vì kéo tụt đất nước”, làm đất nước không phát triển được.

Bình luận về sự sáng tạo và những ý kiến khác số đông cần có trong xã hội phát triển, bà nói, “một nhà văn luôn luôn phải sáng tạo, chính lúc chúng ta ngừng sáng tạo là chúng ta đã thụt lùi”.

(BBC)

Người Việt dùng nhiều hình thức để bày tỏ sự chống đối Trung Quốc

HÀ NỘI — Trong lúc đối mặt với sự hạn chế ngày càng tăng của nhà cầm quyền Việt Nam đối với tự do ngôn luận, những người biểu tình chống Trung Quốc đang tìm kiếm nhiều phương thức khác nhau để bày tỏ quan điểm của mình.

Trong lúc các tin tức về áo ngực độc và táo độc của Trung Quốc tràn ngập trên các cơ quan truyền thông ở Việt Nam, nhiều người đã tránh không mua các mặt hàng do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, một số người đã nâng việc này lên một mức cao hơn và đang dùng sự lựa chọn của người tiêu thụ như một cách để bày tỏ quan điểm chính trị.

Ông Paulo Nguyễn Thành quản lý trang mạng 'No China Shop' để các nhà sản xuất có uy tín ở địa phương rao bán nhiều loại sản phẩm làm trong nước, từ bóp xách tay cho tới rau trái hữu cơ. Ông Thành cho biết ông có hai loại khách hàng: những người quan tâm tới ảnh hưởng của các mặt hàng kém chất lượng và những người muốn bày tỏ lòng yêu nước.

Ông Thành nói rằng trang mạng độc đáo này được nhiều người ưa chuộng và chỉ trong hai ngày trang này đã bán được khoảng 4.000 sản phẩm.

Tại chợ ở Hà Nội, nhiều khách hàng quan tâm đến phẩm chất hàng hơn là chính trị
Ông Thành cho biết: ".. Hiện tại hàng Trung Quốc chiếm hết 90..95% thị trường ở Việt Nam, mà trong đó lẫn lộn rất nhiều hàng độc hại, và ảnh hưởng đến sức khỏe của rất nhiều người thì xu hướng càng ngày người ta càng tẩy chay hàng Trung Quốc, nhưng mà cuối cùng người ta không có một giải pháp thay thế hàng Trung Quốc vì đi đâu mua cũng đụng hàng Trung Quốc"

Một trong những mặt hàng mới nhất được bán trên trang mạng của ông Thanh là phong bao lì xì.

Bên cạnh những lời chúc truyền thống, phong bao này còn in bản đồ Việt Nam với hàng chữ 'Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam'.

Ông Thành là một trong những người đã tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng 6.

"Tại vì nó xuất phát từ cái việc mà em đi siêu thị và em đi những nơi khác em đi vòng vòng mua hàng thì em thấy phong bao lì xì hình như là 99% là nhập từ Trung Quốc mà chưa nói vấn đề là sản phẩm của Trung Quốc, mà mình nói tới vấn đề là cái Tết dù sao là Tết ở Việt Nam thì những thông điệp ghi trên bao lì xì tối thiểu thì phải ghi bằng tiếng Việt chứ không phải ghi bằng tiếng Tàu, không phải ghi bằng tiếng Trung Quốc, em thấy một cái cách nào đó hình như một phong bao lì xì mà mình cũng phải lệ thuộc vào Trung Quốc, phải nhập từ Trung Quốc mà còn phải bị luôn vấn đề là bị ghi chữ Trung Quốc trên đó nữa, thì  nó mất hết hoàn toàn ý nghĩa của Tết Việt Nam."

Ông Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam của Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết sự than phiền về việc Trung Quốc phá hoại kinh tế Việt Nam đã có từ cả nghìn năm rồi, nhưng phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc hồi gần đây một phần là phát xuất từ chính sách ngoại giao hung hãn của Bắc Kinh.

Trong vài tháng qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ những người biểu tình tại một cuộc mít tinh chống Trung Quốc, bỏ tù 13 nhà hoạt động Thiên chúa giáo và bắt giam luật sư Lê Quốc Quân – một nhà tranh đấu nhân quyền nổi tiếng. Những hành động vừa kể được một số người xem là nằm trong chiến dịch đàn áp tự do ngôn luận.

Giáo sư London nói rằng trong hoàn cảnh bị nhiều hạn chế như vậy, tiêu thụ là một cách để người dân Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình.

"Trên cơ bản thì nhà nước không thể quản lý sự tiêu thụ của dân chúng một cách chặt chẽ như họ có thể quản lý sự công khai bày tỏ ý kiến của dân chúng. Người dân Việt Nam đã bị dồn tới một chỗ mà phong trào dựa trên tiêu thụ là một trong những lựa chọn hiếm hoi mà họ có được."

Hầu hết những người tiêu thụ quan tâm nhiều hơn về vấn đề chất lượng so với vấn đề chính sách đối ngoại.

Tại một ngôi chợ lộ thiên đông người ở Hà Nội, một người bán hàng tên Ngọc nói rằng nhiều người Việt Nam không thích mua hàng Trung Quốc, đặc biệt là gà vịt, trái cây và các loại rau. Nhưng người phụ nữ này nói thêm rằng bà và bạn bè của bà không có ý kiến về các vấn đề chính trị.

"Người Việt Nam bây giờ cũng sợ hàng Trung Quốc, nghĩa là trước đây là không biết thì mới ăn nhiều, bây giờ người ta biết rồi người ta không ăn nữa sợ không tốt cho sức khỏe mà vì ăn những cái đây là .. trực tiếp người ta có chất bảo quản nhiều nên người dân sợ."

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với lượng mậu dịch song phương lên tới 41 tỉ đô la trong năm 2012, tăng đáng kể từ mức gần 36 tỉ của năm trước đó. Sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam đối với Trung Quốc khiến cho nước này ở vào một vị thế khó khăn về mặt chính trị.

Một phong trào tẩy chay hàng hóa Nhật ở Trung Quốc sau khi quan hệ Trung-Nhật bị căng thẳng vì một vụ tranh chấp chủ quyền đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho lợi nhuận của các công ty Nhật Bản.

Tuy nhiên, giáo sư London nói rằng có phần chắc là một phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc ở Việt Nam sẽ không có ảnh hưởng lớn.

"Nếu cuộc tẩy chay này có được đà tiến và được chú ý một cách rộng rãi ở Trung Quốc thì tôi nghĩ rằng nó có thể có ảnh hưởng lớn, nhưng tôi cảm thấy là vào lúc này nó chỉ là một sự bày tỏ ý kiến bất đồng và sự bất mãn đối với chính sách về Trung Quốc bên trong Việt Nam."

Giáo sư London cho rằng từ xưa cho tới nay và trong tương lai, sự thích ứng với Trung Quốc lúc nào cũng là điều kiện sống còn của Việt Nam. Bất chấp các áp lực từ nhà cầm quyền, nhiều người ở Việt Nam có phần chắc sẽ tiếp tục tìm kiếm những phương thức có tính chất sáng tạo để bày tỏ quan điểm của mình.

 Marianne Brown
VOA

Việt Nam kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang bắt tay bà Nguyễn Thị Bình, tại lễ kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris, được tổ chức tại Hà Nội, 25/01/2013
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang bắt tay bà Nguyễn Thị Bình, tại lễ kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris, được tổ chức tại Hà Nội, 25/01/2013 (REUTERS/Kham)

Hôm nay, 25/01/2013, tại Hà Nội, các lãnh đạo Việt Nam đã dự lễ kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris 27/01/1973, chấm dứt sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ ở Việt Nam và tạm dừng chiến sự giữa hai miền Nam - Bắc.

Phát biểu tại buổi lễ, chủ tịch nước Truơng Tấn Sang mô tả các cuộc đàm phán về Hiệp định Paris là « đấu tranh ngoại giao khó khắn nhất, lâu dài nhất đối với Việt Nam ». Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ca ngợi Hiệp định Paris là « thắng lợi có ý nghĩa chiến lược dẫn đến chiến thắng năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ».

Các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã được mở ra tại Paris ngày 10/05/1968, nhưng đàm phán đã kéo dài đến 5 năm và trong khoảng thời gian đó, chiến tranh đã leo thang, vì bên nào cũng chủ trương « vừa đánh vừa đàm », với hy vọng biến chiến thắng quân sự thành lợi thế ngoại giao.

Chiếu theo Hiệp định Paris, các bên đồng ý ngừng bắn và Hoa Kỳ cam kết rút quân khỏi Việt Nam trong vòng 60 ngày và trong cùng thời gian các tù binh sẽ được phóng thích. Hai miền Nam Bắc cũng cam kết sẽ đi đến thống nhất đất nước trong hòa bình.

Theo nhận định của AFP, do không có giải pháp chính trị nào, chiến sự lại bùng nổ, Hà Nội phá vỡ Hiệp định Paris, tung lực lượng chính quy dùng vũ lực để chiếm trọn miền Nam.

Tuy gọi là « Hiệp định Hòa bình Paris », nhưng hiệp định này đã không mang lại ngay hòa bình cho Việt Nam và chiến tranh chỉ chấm dứt vào tháng 4/1975, với kết quả hoàn toàn không giống như dự trù của Hiệp định Paris.

Thanh Phương (RFI)

Quan hệ Trung Việt trước trận Hoàng Sa


Từ 1968, Mao Trạch Đông và Lâm Bưu nói đến 'mối đe dọa' từ Liên Xô

Tiếp tục loạt chuyên đề về Hoà đàm Paris 1973, BBC xin giới thiệu bài của Giáo sư Lý Hiểu Binh từ Đại học Central Oklahoma trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt và Tiếng Trung từ London về bối cảnh quan hệ Bắc Kinh với Moscow và Hà Nội từ 1968.

Giáo sư Lý Hiểu Binh, tác giả các cuốn sách và bài viết về quân đội Trung Quốc, cũng trình bày lại cách nhìn từ Bắc Kinh về trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Quan hệ Trung Xô đổi hướng

Vào ngày 31/3/1968, Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố tạm ngưng ném bom miền Bắc Việt Nam để bày tỏ một thiện chí hòa bình, và đã nhận được phản hồi tích cực từ Hà Nội qua tuyên bố ngày 4 tháng 4 rằng họ sẵn sàng thảo luận với người Mỹ.

Trung Quốc chỉ biết về chuyện Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam (DRV) đàm phán với nhau mãi về sau này. Vào khoảng tháng 4 và 5, Bắc Kinh bắt đầu phê phán Hà Nội đi theo Moscow. Sau khi đàm phán tại Paris bắt đầu ngày 13/5/1968, Trung Quốc vẫn tiếp tục chỉ trích Bắc Việt nói chuyện với Hoa Kỳ. Ngày 31/10, Tổng thống Johnson ngưng oach tạc Bắc Việt cả trên đất liền và vùng ven biển. Trong lúc Bắc Kinh kiềm chế không tham gia hội đàm Paris thì Moscow, trái lại, luôn hào hứng ủng hộ đàm phán. Bắc Việt Nam bắt đầu dịch chuyển lại gần Liên Xô.

Cùng thời gian ban lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu cảm thấy có bằng chứng rằng Hoa Kỳ đã là cường quốc mất dần ảnh hưởng vì thất bại của họ tại Việt Nam, trong khi Liên Xô lại chiếm ngay ‘khoảng trống quyền lực’ đó và bắt đầu thay chân Mỹ để thành ‘đế quốc xâm lăng’. Trung Quốc và các nước châu Á khác dễ trở thành mục tiêu của ‘chủ nghĩa đế quốc Xô Viết’. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Nguyên soái Lâm Bưu và cộng sự coi Liên Xô là mối đe dọa trực tiếp hơn Hoa Kỳ.

Quan niệm của Lâm Bưu được các cấp chỉ huy và binh sỹ Quân Giải phóng tán đồng vì họ trực tiếp chứng kiến sự thù địch gia tăng của Liên Xô với Trung Quốc. Trong cuộc xâm lăng Tiệp Khắc năm 1968, quân Liên Xô đã tràn vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Praha, tập phá và đánh tàn bạo các nhà ngoại giao Trung Quốc. Khi căng thẳng hai bên lên cao, Liên Xô triển khai một số lượng lớn quân đội dọc biên giới Trung – Xô, từ 17 tăng lên tới 27 sư đoàn vào cuối 1968.

Chu Ân Lai cũng từng nói thẳng với Phạm Văn Đồng vào ngày 29/4 rằng: “Nay Liên Xô đang bao vây Trung Quốc và vòng vây đó đã gần trọn, chỉ còn phía Việt Nam là chưa.” Lâm Bưu ra lệnh cho Quân Giải phóng sẵn sàng chiến đấu chống trả Liên Xô một khi có xâm nhập.

"Hai ông Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai ở Hà Nội năm 1960. Ông Hồ đã mời Trung Quốc cử quân đội sang Bắc Việt Nam hỗ trợ nỗ lực chiến tranh"

Các nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng có một sự thay đổi chiến lược trong tư duy của Trung Quốc năm 1968. Vì coi Liên Xô là mối đe dọa hàng đầu, Trung Quốc cho rút quân khỏi Việt Nam mà trước đó họ sang theo lời mời của ông Hồ Chí Minh để đề phòng bị tấn công từ phía Bắc. [Trên thực tế] liên minh cộng sản ở Đông Nam Á coi như tan rã.

Ngày 17/11/1968, Mao nói với Thủ tướng Bắc Việt, Phạm Văn Đồng rằng một số đơn vị Trung Quốc sẽ rút về nước và Trung Quốc “sẽ gửi quân trở lại nếu người Mỹ quay lại”.

Vào tháng 3/1969, theo thỏa thuận giữa hai quân đội, Quân Giải phóng bắt đầu rút về, giảm dần từ 16 sư đoàn, gồm 150 nghìn quân, xuống không còn đơn vị phòng không nào ở Bắc Việt Nam vào tháng 7/1970.

Trong thời gian ở Việt Nam, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tham gia 2153 trận, bắn rơi 1707 máy bay Mỹ và làm hư hại 1608 chiếc trong trận Sấm Rền (Rolling Thunder) hay ‘Chiến tranh phá hoại miền Bắc’ theo cách gọi của Hà Nội.

Liên Xô thay dần Trung Quốc

Từ đầu tháng 3/1969 bắt đầu có va chạm dọc biên giới Trung – Xô. Các vụ bắn nhau xảy thường xuyên trong cả năm, và hai nước ở vào thế sắp lâm chiến. Sang đầu năm 1970, Liên Xô triển khai tới 48 sư đoàn, bằng gần một triệu quân dọc đường biên. Có tin rằng lãnh đạo Liên Xô tính cả đến cách dùng vũ khí nguyên tử để ‘đánh phủ đầu’ Trung Quốc. Hậu quả của tình hình đó là Quân Giải phóng tăng cường lực lượng lên tới tổng số sáu triệu quân, cao nhất trong lịch sử của họ.

Một tài liệu của CIA 12/8/1969 dự báo rằng:

“Gần như căng thẳng Trung – Xô sẽ không thể nào giảm trong vòng hai ba năm tới. Vì quyền lợi quốc gia xung đột nhau, vì sự cạnh tranh nhằm lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế, và sự lo sợ có thực về ý định của nhau sẽ khiến việc tiếp cận gần gũi không thể xảy ra. Vấn đề biên giới cũng sẽ không dễ giải quyết.”

Sau khi Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam và giảm viện trợ cho Hà Nội, Liên Xô ngay lập tức bù vào chỗ trống và còn tiếp tục hỗ trợ kinh tế, quân sự cho Bắc Việt Nam. Từ 1969 đến 1971, Moscow ký bảy hiệp định viện trợ cho Hà Nội. Năm 1972, Liên Xô tiếp tục tăng cường hệ thống phòng thủ bằng tên lửa ở Bắc Việt Nam.

Điều thú vị là các lãnh đạo Trung Quốc cũng khuyến khích phía Việt Nam yêu cầu thêm viện trợ từ Liên Xô. Chẳng hạn như Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đã nói với Thứ trưởng Ngoại thương Bắc Việt Nam, ông Lý Ban, vào năm 1971, rằng “Các đồng chí cần yêu cầu Liên Xô chuyển nhiều, càng nhiều càng tốt vũ khí, đạn dược, lương thực”.

Khi Chủ tịch Ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh thăm Bắc Kinh năm 1972, Thủ tướng Chu Ân Lai nói với ông rằng Bắc Việt Nam cần đòi hỏi nhiều hơn vũ khí, quân trang quân dụng từ Liên Xô.

"Từ những năm 1968-69, Liên Xô tăng cường nhiều sư đoàn quân đội đến biên giới với Trung Quốc"

Với Bắc Kinh, cam kết hỗ trợ liên tục cho cuộc chiến tranh tại Đông Dương đã và đang làm hao hụt nguồn lực của Liên Xô. Ngoài ra, mối đe dọa từ Liên Xô đã thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ. Nhu cầu chiến lược này cuối cùng đã đưa tới chỗ bình thường hóa quan hệ Mỹ – Trung vào nửa đầu thập niên 1970.

Về tác động của nó đến cuộc chiến tại Đông Á và Chiến tranh Lạnh, giao ước Mỹ – Trung đã tạo ra thay đổi bước ngoặt trong thế chiến lược giữa hai cường quốc thời Chiến tranh Lạnh. Nếu như các nhà hoạch định chính sách ở Washington thấy nhờ đó mà việc tập trung nguồn lực và quan tâm chiến lược của Mỹ vào đối phó với Liên Xô dễ dàng hơn, Liên Xô lại coi việc phải đương đầu cùng lúc với Phương Tây và Trung Quốc là chuyện khiến sức mạnh của họ bị phân tán nghiêm trọng.

Không nổ súng trước

Quần đảo Hoàng Sa hay Paracels mà Trung Quốc gọi là Tây Sa nằm cách Đà Nẵng chừng 170 hải lý, giữa vĩ tuyến 15'45" và 17'05" và kinh tuyến đông 111'00" và 113'00". Quần đảo này gồm khoảng từ 15-30 hòn đảo, tùy cách tính...Sau hai thập niên quân đội Việt Nam Cộng Hòa đóng giữ, năm 1974, Hoàng Sa đã bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa chiếm bằng vũ lực.

Nằm cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 330 hải lý về phía Đông Nam, quần đảo Hoàng Sa gồm các nhóm đảo Tuyên Đức (tên Việt Nam: nhóm An Vĩnh - BBC) và Vĩnh Lạc (nhóm Lưỡi Liềm) và chừng 30 đảo nhỏ khác nằm trải rộng trên khoảng 15 nghìn km2. Đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm) là đảo lớn hơn cả, có diện tích 1,6 km2 và hiện nay chính quyền Hải Nam và Quân Giải phóng có trụ sở chính…

Vào tháng 9/1973, VNCH ra tuyên bố sáp nhật đảo Nam Yết và Thái Bình ở Trường Sa cùng 10 đảo khác thuộc vào lãnh thổ trên đất liền (tỉnh Phước Tuy- BBC) nhằm giữ quyền khai thác nguồn lợi thiên nhiên như dầu. Ngày 11/1/1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra công bố chính thức “xác nhận chủ quyền của nước này Nam Sa, Tây Sa, Trung Sa và Đông Sa và toàn bộ các nguồn lợi tự nhiên xung quanh là thuộc về CHND Trung Hoa”.
"Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa đã báo cáo lên Mao Trạch Đông và đề nghị Trung Quốc chiếm nốt các đảo do Nam Việt Nam kiểm soát và Mao đã đồng ý."

Ngày 15/1/1974, Hải quân VNCH gửi một khu trục hạm ra vùng biển quanh đảo Vĩnh Lạc. Sang ngày 16, phía Nam Việt Nam bắn vào đảo Cam Tuyền (Việt Nam: đảo Hữu Nhật) buộc các tàu đánh cá của Trung Quốc phải rời vùng này. Sang ngày 17, phía Việt Nam cử một khu trục hạm nữa chở quân lính đến chiếm Cam Tuyền và Kim Ngân (đảo Quang Ảnh) và nhổ cờ Trung Quốc. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (1897-1986), Bộ trưởng Quốc phòng và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đã hạ lệnh cho Hải quân Quân Giải phóng trực chiến và sẵn sàng mở chiến dịch bảo vệ Tây Sa.

Nhằm bảo vệ chủ quyền và quyền đánh bắt cá, chính phủ Trung Quốc đã quyết định có biện pháp trước tình hình này. Các tàu cá tiếp tục hành nghề nhưng luôn chú ý đến các hoạt động của Hải quân VNCH. Cùng lúc, Hải quân Trung Quốc triển khai hai chiến hạm săn tàu ngầm số 271 và 274 đến đảo Vĩnh Lạc để bảo vệ ngư dân và dân quân Trung Quốc; hai tàu quét mìn cũng được cử đến, cùng các nguồn cung ứng nước ngọt và tiếp liệu. Chiến lược của Trung Quốc là không nổ súng trước nhưng nếu Nam Việt Nam khai hỏa trước thì Trung Quốc sẽ đánh trả tàn bạo. Nguỵ Minh Sâm, chỉ huy trưởng của căn cứ hải quân Ngọc Lâm được phong làm ‘tư lệnh chiến dịch bảo vệ Tây Sa’.

Ngày 17/1, hai chiến hạm săn ngầm của Trung Quốc chở một số dân quân ra Tấn Khánh (tên Việt Nam: Duy Mộng), và Sâm Hàng (Quang Hòa). Khi đến khu vực này họ chứng kiến hai tuần dương hạm số 4 và 16 của VNCH đã bắn vào thuyền cá Trung Quốc. Phía Trung Quốc cảnh báo phía Việt Nam ngay lập tức và yêu cầu ra khỏi khu vực. Ngày 18/1 hai khu trục hạm Việt Nam quay lại và bắn vào các tàu cá Trung Quốc tám lần, phá hỏng một thuyền phía Bắc bãi Linh Dương (đá Hải Sâm).

Đến tối, phía Nam Việt Nam cử thêm tuần dương hạm số 5 (Trần Bình Trọng) và hộ tống hạm số 10 (Nhật Tảo) vào vùng nước cạnh Vĩnh Lạc. Như thế có bốn chiến hạm Nam Việt Nam trong khu vực và sau đó, Hải quân Trung Quốc cử thêm hai tuần ngầm số 281 và 282 tới đảo Vĩnh Hưng.

Mao đồng ý chiếm trọn

Ngày 18/1, theo yêu cầu của Thủ tướng Quốc vụ viện kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chu Ân Lai (1898-1976), Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc họp phiên đặc biệt cùng nhằm lập ra ban chuyên trách năm người để ứng phó với tình hình. Các vị Diệp Kiếm Anh, chủ nhiệm ban chuyên trách, cùng Vương Hồng Văn (1935-1992), Trương Xuân Kiều (1917-2005), Đặng Tiểu Bình (1904-1997) và Trần Tích Liên (1915-1999) đã nghe Tô Chấn Hoa (1912-1979), Phó Tư lệnh Hải quân báo cáo tình hình và đề nghị phản công.

"Sau khi chiến đấu được 1 giờ 37 phút, chiến hạm số 10 (Nhật Tảo) của Hải quân VNCH bị hư hỏng nặng"

Ban chuyên trách đã ngay lập tức công bố bản hướng dẫn nhằm đánh lại các tuần dương hạm của VNCH tại đảo Vĩnh Lạc. Căn cứ vào bản hướng dẫn này, phía Trung Quốc đã chuẩn bị cho chiến dịch.

Vào 4:10 chiều ngày 18/1, ba tàu tuần dương của Việt Nam đã lập thành một đội hình nhằm tiến vào chỗ hai tàu săn ngầm số 271 và 274 của Trung Quốc. Hai tàu này nhổ neo và lao tới tăng hết tốc lực chặn đội tàu Việt Nam. Các tàu VNCH vì thế đã quay lại. Vào lúc 7:00 sáng ngày 19/1, hai tàu số 4 và số 5 của VNCH đem hơn 40 binh sỹ đổ bộ vào hai đảo Sâm Hàng (Quang Hòa) và Quang Kim (Quang Hòa Tây). Sau cuộc đổ bộ, hai bên bắt đầu đọ súng.

Một binh sỹ VNCH bị bắn chết, ba người khác bị thương. Chừng 10:22 sáng, bốn tàu Việt Nam bắn vào tàu Trung Quốc, phía Trung Quốc bắn trả. Trong loạt đạn đầu tiên, phía Trung Quốc bắn hỏng ăng-ten cho radar trên tàu số 4 của VNCH. Tàu VNCH số 16 cũng bị tàu chống ngư lôi của Trung Quốc bắn trúng và phải rời khu vực. Các tàu Trung Quốc sau đó tập trung hỏa lực và tàu số 10 của Việt Nam.

Sau khi chiến đấu được 1 giờ 37 phút, các tàu Việt Nam để lại chiến hạm số 10 bị hư hỏng nặng. Tàu này tìm cách bơi đến bãi Linh Dương như không được. Hai tàu số 281 và 282 của Trung Quốc đã bắn chìm nó. Cùng thời gian, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa đã báo cáo lên Mao Trạch Đông và đề nghị Trung Quốc chiếm nốt các đảo do Nam Việt Nam kiểm soát và Mao đã đồng ý. Sau trận hải chiến thành công ngoài biển, quân đội Trung Quốc đã đổ bộ xuống Cam Tuyền, San Hô (đảo Hoàng Sa), Kim Ngân (Quang Ảnh) và chiếm đóng các đảo này.

Trong trận chiến ‘Bảo vệ Tây Sa’ của Trung Quốc, có 18 binh sỹ Trung Quốc bị giết, 67 bị thương và phía Việt Nam có hơn 100 sỹ quan và binh sỹ bị giết hoặc bị thương, 49 người bị bắt làm tù binh.

Giáo sư Lý Hiểu Binh giảng dạy tại Đại học Central Oklahoma và là tác giả cuốn 'A History of the Modern Chinese Army'.

Lý Hiểu Binh
Gửi tới (BBC) từ Hoa Kỳ

Đặc sứ Nhật chuyển thư của thủ tướng Abe cho lãnh đạo Trung Quốc

Đặc phái viên Nhật Bản Natsuo Yamaguchi (T) trao thư của thủ tướng Shinzo Abe cho TBT Tập Cận Bình, Bắc Kinh, 25/01/2013
Đặc phái viên Nhật Bản Natsuo Yamaguchi (T) trao thư của thủ tướng Shinzo Abe cho TBT Tập Cận Bình, Bắc Kinh, 25/01/2013 (REUTERS/Ng Han Guan/Pool)

Đến Bắc Kinh từ hôm thứ Ba, ông Natsuo Yamaguchi lãnh đạo đảng Công minh Komeito trong liên minh cầm quyền tại Nhật Bản, đã được chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp kiến vào hôm nay 22/01/2013. Nhân dịp này, ông Yamaguchi đã chuyển đến nhân vật số một tại Trung Quốc một bức thư của Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Cuộc tiếp xúc giữa hai ông Tập Cận Bình và Yamaguchi rất được chú ý vì đây là cuộc gặp cao cấp nhất giữa hai nước từ khi căng thẳng nổ ra hồi tháng Chín năm 2012 do tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ngoài biển Hoa Đông.

Theo báo chí Trung Quốc, trong lá thư của mình, thủ tướng Nhật nhấn mạnh rằng quan hệ Tokyo-Bắc Kinh là một trong những quan hệ song phương quan trọng nhất, và cả hai nước đều có trách nhiệm chung đối với hoà bình và phát triển trong vùng châu Á-Thái Bình Dương và thế giới.

Về phần Trung Quốc, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Tập Cận Bình lại nhắc nhở Nhật Bản là nếu muốn quan hệ Trung-Nhật phát triển ổn định, thì cần phải “nhìn vào đại cục, nắm bắt định hướng, giải quyết kịp thời và thoả đáng những vấn đề nhạy cảm tồn tại giữa hai nước”.

Theo Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Tập Cận Bình còn cho rằng “Phía Nhật Bản cần phải nhìn thẳng vào lịch sử và thực tế, phải có hành động thực tế và nỗ lực cùng Trung Quốc, để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết thoả đáng các vấn đề thông qua đối thoại và thương lượng.

Theo hãng Reuters, sau buổi gặp gỡ với nhân vật số một Trung Quốc, ông Yamaguchi tỏ ý tin tưởng là Nhật Bản có thể giải quyết ổn thỏa các tranh chấp với Trung Quốc. Hai bên đều đồng ý tiếp tục đối thoại để tiến tới một cuộc họp thượng đỉnh song phương.

Trọng Nghĩa (RFI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét