Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

HOT - CÁC BÀI VIẾT NÊN ĐỌC

Đừng để khi quá muộn, như trường hợp ông Lê Đức Thọ

Ông Ung Văn Khiêm là cháu nội cụ Ung Văn Tre, quê huyện Chợ Mới, An Giang. Cụ Ung Văn Tre là người đầu tiên đến Chợ Mới khai khẩn đất hoang, lập trang ấp, người xưa gọi cụ là ông Chủ Tre.
Ông Ung Văn Khiêm

Trong cuộc khởi nghĩa Trương Định 1862-1864, Chủ Tre và con là Ung Văn Quản (cha của Ung Văn Khiêm) đã đóng góp nhiều của cải và trực tiếp tham gia nghĩa quân chống thực dân Pháp. Từ nhỏ, Ung Văn Khiêm đã có ý thức và được giáo huấn về lòng yêu nước.
         
Với truyền thống yêu nước, Ung Văn Khiêm đã tham gia chống Pháp khi còn đang học ở trường College de Cantho. Dù là một công tử con nhà giàu, một trong hai học sinh giỏi nhất, được cấp học bổng toàn phần, nhưng Ung Văn Khiêm đã tổ chức bãi khóa và tham gia biểu tình biểu tình liên tục.
           
Năm 17 tuổi, ông theo thầy Châu Văn Liêm dấn thân hoạt động cách mạng. Ông đến với chủ nghĩa cộng sản, trở thành đảng viên  Đảng cộng sản Việt Nam, làm tới chức Uỷ viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao.
           
Ông từng bị Trưởng ban tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và phe phái trù dập thẳng cánh, vu cho tư tưởng xét lại và những chuyện oan trái, gây bao nhiêu cay cực.  Với tính khí nghĩa hiệp được truyền lai của “người mở đất” ông về làm dân không chịu cúi đầu.
           
Không biết có phải do lương tâm bị day dứt không, mà Lê Đức Thọ đã tìm gặp Ung Văn Khiêm vào lúc cuối đời.
           
Đầu năm 1991, tôi đến thăm cụ Ung Văn Khiêm, cụ kể cho nghe câu chuyện sau đây:
           
Một buổi sáng năm 1978, tôi đang chăm đàn heo thì bà vợ báo có ông Sáu Thọ tới thăm. Trời đất ơi, sao tự nhiên thằng cha mắc dịch tới thăm vào giờ này? Thôi kệ , tắm cho heo đã!
          
Tắm heo xong, lên  thấy ông Sáu Thọ đang thơ thẩn ngoài sân.  Ông cười bắt tay tôi, nói:
           
- Hôm nay tôi tới mời cụ ra giúp việc cho dân cho nước !
         
Trời đất ơi, lại chơi trò gì nữa đây! Tôi nghĩ vậy và nói thật lòng:
          
- Ông không sợ thằng cha xét lại  làm hỏng việc của Đảng sao?
          
Ông Lê Đức Thọ vỗ vai tôi:
             
-Thời bình cần có người liêm chính như cụ!
          
Tôi nhìn ông Sáu Thọ vẫn như xưa, da mặt tai tái, miệng cười nhếch nửa mép, mắt nhọn như kim, một khuôn mặt sắc lạnh không có tình người. Tôi nói:
                
- Nếu đất nước còn chiến tranh, ông giao việc gì tôi cũng làm. Bây giờ hòa bình rồi, tôi đã có tuổi, được ông cho nghỉ việc đã lâu,  nhảy ra làm người ta nói tôi tham quyền cố vị. Vậy xin ông miễn cho!
           
Ông Lê Đức Thọ cười, nắm tay tôi, nói:
               
- Tôi có gì không phải mong cụ bỏ qua cho!
            
Tôi nói:
                
- Tôi mừng vì ông nói được câu ấy! Với ông là chuyện nhỏ! Nhưng còn với đất nước?
            
Ông Lê Đức Thọ nói nhỏ nhẹ:
                 
- Thôi thì để cho lịch sử phán xét!
            
Trần Bạch Đằng, một nhà báo có tài, và là một chính khách, từng làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Gia Định, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam. Ông là một trong những người bị Lê Đức Thọ ghét, “đì” tới số. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Trần Bạch Đằng bị Lê Đức Tho đẩy sang Cu Ba, không cho tham dự, đồng nghĩa với việc loại khỏi danh sách nhân sự.
                
Ông Trần Bạch Đằng có lần kể lại câu chuyện sau đây với tôi và nhà thơ Văn Lê:
                
Một buổi sáng tao đang ngồi viết trên lầu thì con cháu vào nói: “Chú Tư có bác Sáu Thọ tới thăm!”. Tao nghĩ chắc con nhỏ nhầm. Xưa nay người ta tìm tới Sáu Thọ qụy lụy chớ cha ấy thèm tới ai ?
          
Nhưng khi xuống thỉ thấy đúng là Sáu Thọ. Cha đứng ngoài cửa, không vô nhà. Tao giựt mình vì mặt Sáu Thọ nhợt nhạt không còn thần sắc. Kiểu này chắc không được bao lâu nữa!?
          
Sáu Thọ nhích mép cười, nói:
               
- Tôi biết cậu là người có tài. Ngày đó nếu cậu đến tôi, nói với anh Sáu vài lời, thì cậu chắc chắn là Ủy viên Trung ương khóa IV, là Ủy viên Bộ chính trị. Nhưng cậu là con ngựa bất kham, không điều khiển được.
          
Dừng một khá lâu, ông Lê Đức Thọ mới nói tiếp, không suồng sã thân mật như trước mà giọng trầm xuống, khách sáo và như nhắc nhở:
               
- Tôi được biết anh đang viết một quyển sách nói nhiều chuyện về tôi. Hôm nay tôi tới xin anh một điều, khi tôi còn sống anh đừng xuất bản quyển sách đó. Sau khi tôi chết, con người tôi lịch sử sẽ phán xét.
Ông Lê Đức Thọ
          
Nghe Sáu Thọ nói vậy, tao trả lời ông:
              
- Quyển sách đã in rồi, nhưng anh nói vậy, tôi sẽ hủy!
           
Có lẽ ít người biết những câu chuyện như thế về “trái tim thép” Lê Đức Thọ, người từng thừa nhận mình là “Trần Thủ Độ” của Đảng cộng sản Việt Nam. Bao năm uy quyền tập trung trong tay ông, những kẻ khéo nịnh bợ được vinh thân phì gia, những người không chịu cúi luồn  bị bạc đãi, bao nhiêu người từng bị đày đọa không ngóc đầu lên được.
           
Những tưởng con người ấy kiêu hãnh suốt đời?
           
Nhưng khi quyền lực đã rời bỏ mình thì hiện hữu lại là một tấm thân mềm yếu, “trái tim thép” hình như bị nhũn ra như bùn. Không hiểu vì lương tâm thức tỉnh hay vì nguyên nhân gì, chỉ biết 6 tháng sau buổi gặp ấy,  ông Lê Đức Thọ qua đời.  Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, nơi dành cho những cán bộ cao cấp nhất của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, nhưng nghe  nói sau đó gia đình phải chuyển về quê!?
          
M.Gaddafi, “Vua của các vị vua” từng tàn sát 200.000 người, và những ngày tháng cuối cùng của chế độ độc tài, đã giết hại 23.000 người, bắt bỏ tù 50.000 người không ghê tay, mà mềm yếu đến đê hèn khi quỳ lạy người lính: “ Xin đừng bắn tôi!”.         

Lật lại những câu chuyện lịch sử “nhạy cảm” trong chiến dịch Mậu Thân 1968

Đã có nhiều nguồn tin trái chiều về những cuộc thảm sát trả thù đẫm máu bên trong thành Huế sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được cố đô. Chính sự đẫm máu thảm khốc, trong một thời gian dài, người ta né tránh nhắc đến chiến dịch Mậu Thân năm 1968.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc chiến với Mỹ. Vào thời điểm ấy, quân đội Mỹ đã hoàn toàn sa lầy trong cuộc chiến tranh với Việt Nam. Quân đội Mỹ không thể bình định được miền Nam Việt Nam, cũng không thể rút quân về nước. Trong tình hình đó, dư luận thế giới, dư luận của chính nội bộ nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh tại Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt. Nắm lấy thời cơ này, Bộ Chính trị đã quyết định đánh một trận gây tiếng vang lớn, “Một cú đập lớn để tung tóe ra các khả năng chính trị” (Lê Duẩn). Chiến dịch Mậu Thân năm 1968 đã bất thần được quyết định như thế để tạo bước ngoặt lớn trong chiến tranh, buộc Mỹ phải xuống thang, đi tới đàm phán.
Sáng sớm ngày 31/1/1968, trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Thân, quân ta đã đồng loạt tấn công bất ngờ vào nhiều thành phố, trong đó có những thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế… Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 được đánh giá là một thắng lợi có tầm vóc lớn về chiến thuật của quân ta, tạo tiền đề quan trọng để Mỹ xuống thang chiến tranh, đi đến đàm phán tại Hội nghị Paris năm 1973.
Quân ta trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968


Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, nhiều nguồn thông tin nhiễu loạn đã khiến chiến dịch Mậu Thân năm 1968 trở thành câu chuyện lịch sử nhạy cảm, ít được nhắc đến. Những thông tin về các ngôi mộ tập thể được tìm thấy ở Huế, thông tin về những cuộc thảm sát đẫm máu mang tính trả thù cá nhân sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được thành Huế… được lan truyền một cách ẩn ức trong dư luận suốt một thời gian.
Khi câu chuyện về chiến dịch Mậu Thân năm 1968 vẫn tồn tại như một câu chuyện lịch sử nhiều bí ẩn, một nữ đạo diễn Việt Nam đã âm thầm chuẩn bị tài liệu trong suốt 10 năm để lật lại, để truy tìm sự thật, để nói đến tận cùng về những câu chuyện “nhạy cảm” năm 1968.
Lính Mỹ trong thành cổ Huế năm 1968. Cuộc giao tranh 26 ngày đêm ở Huế diễn ra khốc liệt.



Lý do của 10 năm đổ công sức, tiền bạc đi tìm tài liệu, đi tìm nhân chứng về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của nữ đạo diễn Lê Phong Lan khiến người viết thực sự cảm động. Chị nói, “Có một động lực vô hình nào đó thôi thúc tôi đi tìm hiểu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Trong quá trình đi tìm tài liệu, đi tìm những nhân vật là chứng nhân lịch sử của cả hai chiến tuyến, tôi đã nhìn thấy những tấm ảnh tư liệu ghi lại hình ảnh chiến sỹ giải phóng của ta hy sinh như thế nào, đổ xương đổ máu ra sao… Tôi không tin những người lính ấy lại có thể tạo ra những cuộc thảm sát”.
 
Theo đạo diễn Lê Phong Lan, “Lịch sử đã trải qua 45 năm, thời gian đã có đủ độ lùi để chúng ta nhìn nhận lại về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Thời thế đã đổi thay. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nói chuyện với nhau thật thẳng thắn về tất cả những câu chuyện xảy ra từ 45 năm trước. Trong 10 năm ròng, tôi đã đi, đã tìm kiếm, đã gặp gỡ, phỏng vấn, để xây cất nên 12 tập phim tài liệu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Tôi gặp gỡ cả những người lính ở hai chiến tuyến, tôi gặp gỡ hỏi chuyện cả những người chỉ huy ở cả hai chiến tuyến. Ở cấp chỉ huy, ở cấp lính, mỗi người đều có cái nhìn khác nhau về cuộc chiến. Suốt 10 năm tôi đi và đi, phỏng vấn và phỏng vấn… Và tôi nghĩ, 12 tập phim tài liệu xây cất trong 10 năm ròng của tôi sẽ giúp khán giả giải mã được sự thật còn gây tranh cãi của chiến dịch Mậu Thân năm 1968”.


Nữ đạo diễn Lê Phong Lan và nhà báo, nhà sử học Mỹ Stanley Karnow trong quá trình thực hiện bộ phim tài liệu 12 tập "Mậu Thân- 1968"

12 tập phim tài liệu với tựa đề “Mậu Thân- 1968” là sự nhìn nhận, đánh giá của chính những người trong cuộc sau độ lùi 45 năm thời gian. Tính đến thời điểm hiện tại, 2/3 số nhân vật được phỏng vấn trong 12 tập phim tài liệu của đạo diễn Lê Phong Lan đã ra đi. 10 năm không mệt mỏi để một nữ đạo diễn bươn chải, tìm cho bằng được những sự thật về “Mậu Thân-1968”.
Và với những gì tìm được, nữ đạo diễn trả lời, “Tôi đã gặp những nhà báo Mỹ, những người lính bên kia chiến tuyến, họ đã nói, tất cả những thông tin về vụ thảm sát năm 1968 tại Huế chỉ là sự vu cáo của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa đổ lên đầu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Để khỏa lấp cho sự thất bại nặng nề, phía Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã phát động những tin đồn nhảm gây nhiễu loạn như một cuộc chiến tranh tâm lý, và nó đã kéo dài trong một thời gian. Nhưng sự thật là sự thật. Chiến dịch Mậu Thân trải qua thời gian càng khẳng định là bản anh hùng ca vĩ đại của quân dân Việt Nam”.

Nước Mỹ đã "khủng hoảng niềm tin" sau Chiến dịch Mậu Thân 1968
“Tôi chỉ có một câu hỏi, “Tại sao cha ông chúng ta, thế hệ những người trẻ như tôi, như bạn thời ấy lại có thể sẵn sàng hy sinh mạng sống, hy sinh gia đình của mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc? Vậy, độc lập, tự do là gì? Tại sao người ta có thể hy sinh ghê gớm đến thế vì độc lập, tự do. Nếu các bạn cũng như tôi, đã đọc, đã tìm hiểu, đã nhìn tận mắt những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam, các bạn sẽ thấy đó là một huyền thoại. Lịch sử Việt Nam đã được viết bằng những huyền thoại”- Đạo diễn Lê Phong Lan chia sẻ sự xúc động.
Nữ đạo diễn tin rằng, thế hệ trẻ bây giờ thờ ơ với lịch sử là vì họ không hiểu lịch sử, họ gần như không biết gì về lịch sử với những bài học giản đơn ở trường lớp. Nếu đã hiểu, họ cũng sẽ yêu vô cùng những huyền thoại đã được viết bằng máu của đất nước mình.
Máu đã viết nên huyền thoại về đất nước, nếu ai đã lắng nghe, đã thấu hiểu, cũng sẽ cúi đầu trước những huyền thoại ấy.
Trích dẫn lời của một trong những nhân vật của 12 tập phim tài liệu- “Mậu Thân- 1968”:
Ông Larry Berman- GS. Sử học Mỹ “Tết Mậu Thân là một bước chuyển mang tính quyết định, chấm dứt leo thang chiến tranh Việt Nam. Người Mỹ sử dụng cụm từ “khủng hoảng lòng tin”. Cuộc tấn công bộc lộ cho người Mỹ thấy rằng, toàn bộ cuộc chiến này dựa trên cơ sở của một lời dối trá”.
Cũng trong nhiều tài liệu nghiên cứu sử học của Mỹ đã phải thừa nhận, những thông tin về vụ thảm sát tại Huế sau khi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được cố đô là hoàn toàn vu cáo./.
Hiền Hương

(Dân trí)
S. Husen, ria mép giống hệt ria Stalin, nổi tiếng độc tài khát máu, phút cuối cùng còng lưng rụt đầu vào cổ chiếc áo sơ mi trắng, ôm quyển kinh Koran, miệng lảm nhảm xin tha chết.
          
Nicolae Ceausecu, Chủ tịch đảng cộng sản Rumnia, từng mệnh danh “Conducator” - Lãnh tụ tối cao “Geniul din carpati” – Thiên tài, đã quỳ khóc sướt mướt khi bị bắt trên đường  trốn sang Nga, và sau đó cả hai vợ chồng đều bị xử bắn sau một phiên tòa kéo dài hai tiếng đồng hồ.
         
Hơn 2.500 năm trước Đức Phật Thích Ca đã cho ra đời triết lý  Vô Thường, và hình như thuyết Tương đối của Albert Einstein cũng dựa trên ý tưởng ấy. Đừng ảo tường chế độ tồn tại vĩnh viễn, quyền lực trong tay mình là tuyệt đối, kẻo hối không kịp.
               
Ông Lê Đức Thọ là một con người đầy bản lĩnh, nhiều tham vọng, đa nghi và rất thủ đoạn.
               
Ông sinh năm 1911 tại Nam Trực, Nam Định, từng tham gia bãi khóa , dự lễ tang nhả chí sỹ Phan Chu Trinh và hoạt động trong phong trào học sinh yêu nước nên bị  Pháp bắt giam hai lần (1936, 1944).
                  
Ông từng làm Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Kỳ (1948-1954). Nhưng chức vụ mà ông giữ lâu nhất là Trưởng ban tổ chức Trung ương. Ngay cả khi làm Bí thư Thường trực ông vẫn kiêm Trưởng ban tổ chức.
                  
Người ta nói Lê Đức Thọ là người tạo ra bộ máy lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam suốt bốn thập kỷ (1954-1994) và cho tới bây giờ vẫn còn gốc gác ấy. Người ta còn nói ông thường vận dụng “Nhân tướng học” để chọn cán bộ, và bất kỳ ai trái ý ông đều trở thành nạn nhân, tiêu biểu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông chuyên trách công tác Tổ chức Đảng, nhưng khoái cầm quân, ham chiến đấu, xông vào chiến dịch Mậu Thân 1968, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 và tấn công đánh đuổi Polpot trên đất Campuchia 1-1979.
                 
Ông Lê Đức Thọ nổi tiếng trong vai trò Cố vấn tối cao cho phái đoàn đàm phán của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Pari, ông đã từ chối nhận một nửa Giải Nobel hòa bình với tiến sỹ Kissinger.
                
Ông  mất ngày 13-10-1990 để lại nhiều tiếng tốt, không ít điều xấu, nhưng, như ông nói, hãy để cho lịch sử phán xét.
               
Tôi chỉ kể lại hai mẩu chuyện có thật tôi được nghe,  như một chi tiết nhỏ trong cuốn lịch sử chưa viết về ông Lê Đức Thọ.
              
Khi con người nắm quyền lực trong tay, phần vì hãnh tiến, phần sợ bị kẻ khác tước đoạt hoặc lợi dụng, trở nên đa nghi, tàn nhẫn, đôi khi mê muội, mất cả lương tâm, hại cả bạn bè người thân.
           
Những con người đó đều sẽ rơi vào trạng thái bi kịch, hụt hẫng khi quyền lực tuột khỏi tay, mà không ai tránh khỏi.
              
Con chim sắp chết hót hay, con người sắp chết nói thật, hình như rất đúng với trường hợp ông Lê Đức Thọ. Tôi được biết trước khi mất ông gặp nhiều người chứ không riêng ông Ung Văn Khiêm và Trần Bạch Đằng.

Minh Diện

(Blog Bùi Văn Bồng)

Đường sắt cao tốc ở Lào và tham vọng của Trung Quốc

http://img.dantin.vn/images/archive/images/content/2012/10/08/shares/204227_1.jpg
Bán đảo Đông Dương gần đây đã trở thành điểm nóng đầu tư mới, trong đó Lào đã trở thành nơi đọ sức của các nguồn vốn Âu-Á, đồng thời cũng dẫn đến những thị phi chính trị.
Trong khi công trình đường sắt cao tốc nối Lào với Việt Nam đang hừng hực khí thế thì kế hoạch đường sắt cao tốc nối Côn Minh (Trung Quốc) với Lào lại bị trở ngại do những chỉ trích của phương Tây. Theo dự kiến, đến trước năm 2015, các nước Đông Nam Á sẽ tạo thành cộng đồng kinh tế chung, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với khối này lúc đó có thể sẽ tăng từ mức 370 tỷ USD hiện nay lên tới trên 500 tỷ USD. Rõ ràng, kế hoạch của Trung Quốc trong việc hội nhập với khu vực này khả quan hơn những kế hoạch đầu tư của các nước khác, điều này tất nhiên khiến các nước phương Tây không thể hài lòng.
Ý nghĩa chiến lược của đường sắt Trung – Lào
Năm 2006, gần 20 quốc gia châu Á ký kết một thỏa thuận đường sắt xuyên châu Á, dự án đường sắt cao tốc ở Lào là một phần trong đó. Giới phân tích cho rằng nếu như Trung Quốc có thể lấy đường sắt cao tốc “đả thông” Đông Nam Á, đưa các nước như Lào và Mianma vào mạng lưới đường sắt cao tốc của mình, Trung Quốc sẽ có thể trực tiếp vươn tới Ấn Độ Dương bằng đất liền, có thể vận chuyển các mặt hàng, nguyên vật liệu cũng như dầu lửa từ Trung Đông và châu Phi về nước… không phải qua eo biển Malacca do Mỹ kiểm soát, điều này có ý nghĩa chiến lược rất lớn. Ngoài ra, hệ thống đường sắt cao tốc cũng giúp Trung Quốc tăng cường hợp tác với các nước ASEAN, trở thành một chiêu bài chống lại chiến lược “quay trở lại châu Á” của Mỹ. Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Feng Orchids chỉ ra rằng ngoài việc xuất khẩu các mặt hàng sang các nước Đông Nam Á, ngành xuất khẩu của Trung Quốc cũng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và các mặt hàng bán thành phẩm từ Đông Nam Á. Có thể thấy rằng Trung Quốc có lợi ích rất lớn trong việc gắn kết với Đông Nam Á.
Sự nghi ngại của phương Tây
Báo giới phương Tây mấy năm gần đây thường hình dung những kỹ thuật, tiền vốn mà Trung Quốc đổ vào các nước xung quanh cũng như các nước châu Phi và Mỹ Latinh là “ngoại giao đường sắt”. Năm 2010, Trung Quốc ký kết với Lào và Thái Lan thỏa thuận hợp tác xây dụng tuyến đường sắt cao tốc dài 420 km nối liền Côn Minh với Lào và Thái Lan. Tuy nhiên, kế hoạch đoạn nối Côn Minh với Lào (trị giá 7 tỷ USD) lại khiến dư luận phương Tây phản đối kịch liệt với những nghi ngại về phá hoại môi trường và khoản vay quá lớn. Theo thỏa thuận, Ngân hàng Đầu tư Trung Quốc sẽ cung cấp toàn bộ vốn cho dự án đường sắt cao tốc Trung-Lào với lãi suất thấp trong vòng 30 năm, điều kiện đổi lại là đến trước năm 2020, mồi năm
Lào sẽ cung cấp cho Trung Quốc tài nguyên khoáng sản trị giá 5 triệu USD, chủ yếu là Kali, gỗ và hàng nông sản…
Mặc dù sau khi tuyến đường sắt xây dựng hoàn thành sẽ do phía Lào toàn quyền sử dụng, song dư luận phương Tây nghi ngại rằng Lào sẽ “lỗ to”. Tờ “Thời báo Niu Yoóc” dẫn lời một vị cố vấn giấu tên phụ trách công tác sắp xếp kế hoạch phát triển của Liên hợp quốc cho rằng các điều kiện cho vay mà phía ngân hàng Trung Quốc đưa ra quá “khắc nghiệt”, chúng sẽ khiến sự ổn định của kinh tế vĩ mô Lào đối mặt với nguy cơ, Lào sẽ phải cung cấp cho Trung Quốc khoáng sản để trả nợ, trong khi công trình đường sắt xuyên qua miền Bắc của Lào sẽ biến các bản làng nơi đây thành “đống rác”. Bài báo còn dẫn lời một quan chức ngoại giao châu Á giấu tên cho biết các đối tác hợp tác khác như ADB hay Ngân hàng Thế giới (WB) đều bày tỏ “quan ngại”, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo Lào “cần phải thận trọng”.
Tuy nhiên, những chỉ trích bình luận trên đều không đề cập đến tầm quan trọng của tuyến đường sắt này đối với Lào, quốc gia không có bờ biển. Phía Lào dự tính thu nhập từ vận tải đường sắt năm đầu tiên sẽ đạt 95 triệu USD, đen năm thứ 50, lãi ròng từ vận tải đường sắt sẽ đạt 16,39 tỷ USD. Ngoài ra, thu nhập từ các ngành nghề liên quan sẽ chiếm tới 50% tổng thu nhập. Cơ quan xếp hạng quốc tế Moody’s cũng đánh giá rằng dự án vay tín dụng xây dựng đường sắt cao tốc Trung-Lào sẽ giúp ích cho kinh tế Lào phát triển, giúp tăng lượng xuất khẩu tài nguyên của Lào sang Trung Quốc.
Đọ sức Trung-Mỹ tại Lào
Lãnh đạo cấp cao chính phủ Lào hiện nay đa số là bộ đội Pa Thét từng tác chiến với miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam , họ vẫn chủ trương giữ một khoảng cách với Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ gần đây đang có ý đồ lôi kéo Lào, hồi tháng 7 năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới Lào, trở thành quan chức ngoại giao cấp cao nhất thăm Lào kể từ năm 1950, động thái này đã báo hiệu Lào sẽ trở thành một chiến trường đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc tại Đông Nam Á.
Trên thực tế, kế hoạch đường sắt cao tốc Trung-Lào đang đối mặt với trở ngại, trong thời gian tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu tại Lào hồi tháng 11/2012, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã không thể dự lễ khởi công tuyến đường này theo kế hoạch. Ngược lại, cũng trong thời gian này lại diễn ra lễ ký kết thỏa thuận xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Lào – Việt Nam trị giá 5 tỷ USD do Công ty Giant Consolidated của Malaixia làm chủ đầu tư. Tuyến đường sắt Lào-Việt dài 220 km, dự kiến được xây dựng trong 5 năm, là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên nối liền Lào với Việt Nam. Điều khá ngạc nhiên, phương Tây không tranh cãi nhiều và dường như đang ưu tiên thúc đẩy tuyến đường sắt Lào-Việt.
Sự mở rộng ảnh hưởng của người Trung Quốc
Trung Quốc mấy năm gần đây thúc đẩy kế hoạch đường sắt cao tốc trên bán đảo Trung Nam , một mục tiêu lớn trong đó là thúc đẩy thương mại của Khu thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN, và Lào được coi là một khâu quan trọng để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Tại thành phố du lịch nổi tiếng Luang Prabang của Lào, Trung Quốc đã xây dựng và tu bổ các bệnh viện của địa phương, nâng cấp sân bay… Dọc hai bên bờ sông Mê Công chảy qua thủ đô Viêngchăn, du khách có thế dễ dàng nhận thấy rất nhiều biệt thự cao cấp, chúng cũng đều do người Trung Quốc đầu tư xây dựng.
Không ít thương gia Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội phát triển của đường sắt cao tốc ở Lào và đang đầu tư dọc theo tuyến đường này. Tại Udom Xay, một vùng nông nghiệp ở miền núi phía Bắc Lào, các thương nhân Trung Quốc đã xây dựng một trường học tiếng Hoa với hơn 400 học sinh và 28 giáo viên, một phần lương của các giáo viên ở đây do chính phủ Trung Quốc chi trả. Vương Quyền, ông chủ người Trung Quốc của một khách sạn tại địa phương, cho biết đang mong đợi việc hơn 20.000 công nhân đường sắt Trung Quốc sẽ sớm tới đây để ông có thể kiếm tiền từ đồng bào của mình. Ông chủ này đến đây được 3 năm và đã mua một xưởng gia công đồ gồ, ông cho biết dân di cư từ Trung Quốc đã thuê tới một nửa đất nông nghiệp của Udom Xay, “chỉ cần có tiền, thuê đất bao nhiêu năm cũng được, người ở đây chỉ biết tiền, không cần biết người”.
Sự đầu tư của Trung Quốc đã thúc đẩy kinh tế Lào, song cũng có không ít người bất mãn với sự đầu tư này của Trung Quốc. Anne Sophie Gindroz – người phụ trách Tố chức Phát triển Helvetas của Thụy Sỹ – đã nghi ngờ việc Chính phủ Lào cưỡng bức nông dân bán đất. Sự nghi ngờ đó đã khiến cho Gindboz bị trục xuất ra khỏi Lào vì “không thiện chí” với chính phủ nước này. Tại Viêngchăn, Sombath Somphone – một người quốc tịch Lào phụ trách một trung tâm đào tạo phát triển – đã bị mất tích hồi tháng trước. Trước khi mất tích, ông ta đã tham dự hoạt động hội thảo chuyên đề cập tới vấn đề đất đai hiện nay. Một quan chức ngoại giao cho biết ông ta đã bị cảnh sát bắt đi.

Tài liệu tham khảo đặc biệt - TTXVN
(Redvn) 

Người lãnh đạo, họ vì điều gì, nhân dân hay lợi ích cá nhân?

Dân chúng biết hết, biết rất rõ hành động và việc làm của ai đó có vì dân vì nước hay không, cho dù hành động đó nhân danh điều gì, che giấu dưới thức nào. Nhân dân xem thường những ai chỉ vì quyền lợi cá nhân, đặt quyền lợi đó lên trên việc chung.
Có quá nhiều sự kiện xảy ra dồn dập liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, đời sống của người dân, cùng với nó là những trăn trở, suy tư về trách nhiệm công dân và lòng yêu nước trong mỗi cá nhân và cộng đồng.
Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm với đất nước, công dân đó có vị trí cao trong xã hội, có vai trò quản lý, lãnh đạo thì trách nhiệm đó càng cao hơn. Mỗi hành vi, lời nói, quyết định từ các cá nhân đó đều có sự ảnh hưởng đến cộng đồng, trong phạm vi một địa phương hoặc cả nước.
Vì thế, trong mỗi hành vi, quyết định của cá nhân hay một nhóm người, đặc biệt là người có trách nhiệm, quyền lực, cần phải đặt Tổ quốc lên trên hết. Khi các hành động và quyết định có bóng dáng Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân thì sẽ có sức thuyết phục dân chúng. Ngược lại, không vì Tổ quốc, vắng bóng nhân dân, trống rỗng lòng yêu nước mà chỉ vì lợi ích cá nhân, quyền lực của một nhóm người thì dân chúng quay lưng.
Có thể nói, dân chúng biết hết, biết rất rõ hành động và việc làm của ai đó có vì dân vì nước hay không, cho dù hành động đó nhân danh điều gì, che giấu dưới thức nào. Nhân dân xem thường những ai chỉ vì quyền lợi cá nhân, đặt quyền lợi đó lên trên việc chung.
Tưởng cũng cần nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, thì dân mới yêu ta, kính ta”.
Lúc này đây, khi đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, hàng ngàn doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc phá sản, hàng vạn công nhân mất việc hoặc bán mồ hôi trong các nhà máy để nhận đồng lương rẻ mạt, chưa kể nhiều người lao động kiếm sống lay lắt nơi xứ người. Tất cả đều mong chờ một cuộc sống no ấm hơn, hạnh phúc hơn.
Lúc này đây, khi biển Đông đang bị rình rập, bị xâm lăng, cho nên giữ vững chủ quyền biển đảo, bảo vệ vững chắc thước núi tấc sông của Tổ quốc là việc cấp bách, phải đặt lên hàng đầu.
Lúc này đây, xây dựng và phát triển Việt Nam thành một quốc gia cường thịnh, ngang hàng với các nước phát triển trên thế giới là một mục tiêu không thể đặt ở hàng thứ yếu.
Muốn làm được hai việc lớn đó, chỉ khi tất cả mọi hành động, quyết định, quyết sách mang hình bóng của Tổ quốc, có hình ảnh của nhân dân và chan chứa lòng yêu nước.

Lê Chân Nhân
(Dân trí) 

VN ủng hộ Philippines kiện TQ?

Bản đồ Trung Quốc có in hình đường lưỡi bò 

Trung Quốc đã đưa đường lưỡi bò lên tất cả các bản đồ của họ

Lần đầu tiên Việt Nam đã có phản ứng chính thức về việc Manila đưa Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế để phân xử về yêu sách đường chín đoạn của nước này trên Biển Đông.

Tuy nhiên, phản ứng chính thức của Việt Nam không phải do người phát ngôn Bộ Ngoại giao đưa ra như thông lệ mà là phát biểu của một vị cấp phó của Ủy ban biên giới quốc gia vốn cũng là một cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao.
‘Quyền của Philippines’

Thông cáo được Bộ Ngoại giao phát đi hôm thứ Năm ngày 24/1 cho biết khi bị phóng viên chất vấn về phản ứng của Việt Nam trước việc Manila chính thức khởi kiện Bắc Kinh về chủ quyền trên Biển Đông, ông Nguyễn Duy Chiến đã nói rằng ‘các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp’.

Phát ngôn này cho thấy lập trường của Việt Nam đã ủng hộ ‘giải pháp hòa bình’ ở tòa án của Chính quyền Philippines.

Ông Chiến cũng nhắc lại ‘lập trường nhất quán’ của Việt Nam là tranh chấp Biển Đông ‘phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982’.

Ngoài ra, thông cáo của Bộ Ngoại giao cũng cho biết phóng viên đã hỏi phản ứng của ông Chiến về việc Cục đo vẽ bản đồ quốc gia Trung Quốc sắp phát hành ‘Bản đồ toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa’ và ‘Bản đồ địa hình Trung Quốc’ vào cuối tháng Giêng năm nay có vẽ yêu sách ‘đường lưỡi bò’ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc, theo như báo chí nước này đưa tin.

Ông Chiến trả lời rằng hai bản đồ trên là ‘phi pháp và vô giá trị’.

“Mọi bản đồ thể hiện thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông là phi pháp và vô giá trị,” ông phát biểu.

Ông Chiến khẳng định ‘Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982’.

Bắc Kinh phê phán
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario 
 Ngoại trưởng Rosario nói nước ông đã 'hết giải pháp' nên mới đưa tranh chấp ra tòa

Quan điểm của Việt Nam muốn ‘giải quyết tranh chấp trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế’ cũng được Ngoại trưởng Phạm Bình Minh xác nhận với BBC trong chuyến thăm đến London tuần này.

Điều này cũng được lặp lại trong Tuyên bố chung Anh-Việt sau chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trước đó hai ngày vào hôm thứ Ba ngày 22/1, Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario đã thông báo nước ông quyết định đưa tranh chấp quanh Bãi cạn Scarborough và Đường lưỡi bò của Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế.

Theo đó, Manila đệ đơn lên Tòa trọng tài trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) để khiếu nại về các vi phạm của Trung Quốc đối với vùng biển chủ quyền của Philippines, cùng các cấu thành như thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế đã được UNCLOS quy định.

Philippines cũng yêu cầu Tòa trọng tài phán quyết rằng yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông là bất hợp pháp.

Sau đó chỉ một ngày, Bắc Kinh đã có phản ứng qua lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi rằng các tranh chấp trên Biển Đông chỉ nên được các quốc gia có liên quan trực tiếp giải quyết với nhau.

Ông Hồng yêu cầu Manila ‘không làm phức tạp tình hình’.

Cho đến nay Trung Quốc vẫn kiên quyết chỉ đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp và phê phán động thái vừa qua của Philippines.
(BBC)

'Không tuyệt đối hóa Bên Thắng Cuộc'

Sử gia Dương Trung Quốc đánh giá cao cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của tác giả Huy Đức, nhưng nói ‘không nên tuyệt đối hóa sự thật’ trong sách và cho rằng thông tin trong tác phẩm có thể ‘mới với số đông’ nhưng không hẳn ‘mới’ với giới sử học trong nước.
Trao đổi với BBC Việt ngữ hạ tuần tháng 01/2013, Tổng thư Ký hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho hay ông “không ngạc nhiên” về hiệu ứng của cuốn sách.
Ông nói: “Trước hết, tôi không lấy làm ngạc nhiên về hiệu ứng của cuốn sách trước đông đảo công chúng, không chỉ vì anh sử dụng công cụ hết sức lợi hại là xuất bản trên mạng, khiến cho rất nhiều người có thể tiếp cận rất nhanh.”
Ông Quốc cho rằng cuốn sách ‘hấp dẫn’ khi khắc phục được một nhược điểm của sử học chính thống ở trong nước vốn “vô nhân xưng,” khi để xuất hiện trong tác phẩm điều sử gia gọi là “bóng dáng con người:”
Ông nói: “Cách viết của anh đã khắc phục được một trong những nhược điểm của các công trình sử học, nhất là ở trong nước Việt Nam, là nó có bóng dáng con người.
“Sử học chính thống Việt Nam thường tiếp cận nguyên lý nhiều hơn, đề cập những nguyên lý lớn, những quy luật, nhiều hơn là nói tới số phận, thân phận và ‘cái con người’ mà chúng tôi hay thường gọi là vô nhân xưng.”
Tuy vậy, sử gia nhận xét rằng cách làm này, về mặt thủ pháp, chưa hẳn là mới. Ông nói:
“Đấy là một cái gây hấp dẫn về phương pháp, cách làm này, tôi nghĩ không phải thật mới với thiên hạ.
“Ở Việt Nam, tôi nhớ đến Đặng Phong cũng là người khai thác phương pháp này, trên cơ sở sử dụng rất nhiều nguồn tư liệu khác nhau, trong đó có nguồn tư liệu sống. Nhưng anh chủ yếu đề cập lịch sử kinh tế, như thế nó ít va chạm vấn đề tế nhị hay nhạy cảm như ở Việt Nam hay nói.”

Sử gia Dương Trung Quốc
Sử gia Dương Trung Quốc nói 'Bên Thắng Cuộc' khắc phục được điểm yếu của sử học chính thống trong nước
‘Sử hay báo chí?’

Ông Quốc, người cũng là Chủ biên của Tạp chí lịch sử “Xưa và nay,” cho rằng ‘Bên Thắng Cuộc’ tuy có nhiều ‘tư liệu,’ vẫn thiên về ‘báo chí’ nhiều hơn là ‘sử học,’ và dẫn ra một quan niệm để phân biệt.
Ông nói: “Rõ ràng đối với anh Huy Đức, anh ấy đã biết khai thác (thế mạnh) của một cây bút nhà báo. Chúng tôi cũng biết, có một quan điểm cho rằng lịch sử đương đại, lịch sử vẫn còn tác động vào những người, nhân chứng còn sống, hoặc là hậu duệ của họ, hoặc là những hệ lụy xã hội còn tồn tại, thì thường thuộc về báo chí chứ không phải là các nhà sử học kinh điển. Vì thế tôi nghĩ đây là thế mạnh của anh Huy Đức thể hiện trong cuốn sách của mình.”
Sử gia cho rằng cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’ không chỉ khắc phục hạn chế “ngại,” “né tránh” các chủ đề “phức tạp,” động chạm “nhạy cảm” của sử học trong nước, hay động chạm tới một diện rộng đối tượng và nhiều lĩnh vực, chủ đề, mà còn “đáp ứng được một nhu cầu” khi đề cập tới những vấn đề của lịch sử “chưa xa lắm.”
Ông nói: “Những vấn đề mà anh nêu lên thực ra động chạm tới rất nhiều con người, thậm chí hàng triệu con người, nhưng dòng sử học chính thống Việt Nam thường né tránh, ít đề cập, hoặc vì nhạy cảm, hoặc không muốn, hoặc phức tạp v.v...
“Cho nên, đó cũng là một hạn chế của dòng sử học chính thống, vì thế nên khi anh đáp ứng được một nhu cầu, đề cập tới những vấn đề lịch sử chưa xa lắm, tác động tới rất nhiều con người, nhiều gia đình... thì phải nói đây là cái mảng không phải là tò mò nữa mà người ta cảm thấy hết sức thiết thực, vì họ có thể nhìn thấy bóng dáng của mình ở trong tất cả những biến cố, những sự kiện ấy.”
‘Hiệu ứng quan trọng’
Cuốn 'Bên Thắng Cuộc' đề cập 30 năm Việt Nam thử nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội
Ông Quốc nhận xét ‘Bên Thắng Cuộc’ đã “phần nào giữ được khách quan” với tác giả cố gắng “gửi gắm thiện chí” vào cuốn sách, song quan sát các phản ứng đa chiều, ông cho rằng việc cuốn sách “chia sẻ sự thông cảm được tất cả” là rất khó.
Đặc biệt, sử gia nhận xét “hiệu ứng quan trọng nhất” của cuốn sách nằm ở chỗ đã “đánh thức” mọi người, trong đó có giới sử gia chuyên nghiệp và các nhà lãnh đạo về “sự thật” và cung cách ứng xử với nó.
Ông nói: “Hiệu ứng quan trọng nhất đối với chúng tôi khi đọc cái này, nhất là những người làm nghề như chúng tôi là lịch sử là một hiện thực không thể che đậy được.”
Nhân dịp này, ông nêu quan điểm về lịch sử và nói: “Nó (lịch sử) có thể bị quên lãng lúc này, hoặc bị ít quan tâm đến, nhưng chắc chắn nó vẫn tồn tại trong ký ức, trong trải nghiệm của rất nhiều con người. Và nếu chúng ta không có một ý thức dám nhìn thẳng vào sự thật, để nhìn nhận nó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó, phân tích để rút ra những bài học, bài học tốt, bài học không tốt, bài học xấu, thì chúng ta luôn luôn có nợ với lịch sử.”
Trở lại với ‘Bên Thắng Cuộc’, sử gia nói: “Nó cũng đánh thức những người có trách nhiệm nên nhìn vào những vấn đề rất phức tạp, rất phong phú của lịch sử Việt Nam hiện đại, trải qua thời gian không dài, nhưng còn bề bộn những công việc mà chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo.”
“Cuốn sách của anh Huy Đức là một điều nhắc nhở là làm sao cho chúng ta dám giữ được một quan điểm dũng cảm là nhìn thẳng vào sự thật và nếu mục tiêu chúng ta mong muốn là những điều tốt đẹp thì chỉ bao giờ giải quyết được, hóa giải quá khứ, thì chúng ta mới có thể hướng tới một mục tiêu tốt đẹp như chúng ta mong muốn được mà thôi.”
‘Sự thực lịch sử?’
Khi được hỏi liệu các “sự thực lịch sử” được cuốn sách cung cấp, đề cập có ‘mới’ hay là không đối với giới sử học về Việt Nam, đặc biệt là giới sử học trong nước, ông Dương Trung Quốc nói:
“Tôi muốn nói là với số đông (đại chúng), chứ với giới sử học thì chắc anh em làm lịch sử, trên những lĩnh vực chuyên môn khác nhau, họ đều có tiếp cận cả, nhất là cái số đông. Bởi vì sử học ngoài việc nghiên cứu còn vấn đề truyền bá, in ấn, xuất bản nữa.
“Cho nên mới thì không hẳn là mới, cái phương pháp có thể mới một chút nhưng tư liệu tôi thấy là không có gì mới cả, ít nhất là cá nhân tôi. Nhưng (với) nhiều số đông thì nó là mới bởi vì các bạn trẻ, các bạn chưa bao giờ có cơ hội để tiếp cận những vấn đề đó.”
Bình luận về những gì có thể được xem xét là “sự thực lịch sử” hay không trong cuốn sách, sử gia cho rằng ở đây cần nhắc tới một nguyên tắc là “cố gắng tiếp cận”, ông nói:
“Những vấn đề mà anh Huy Đức nêu lên là anh đang tiếp cận với cái đó, cố gắng đưa ra những bằng chứng, đưa ra cách phân tích để có thể chia sẻ với mọi người, chứ tôi không nghĩ rằng cuốn sách của anh là nói sự thật.
“Mục tiêu muốn tìm ra sự thật thì điều đó tôi cho là có thể có, có thể thấy được, thế nhưng bảo đấy là sự thật thì chưa hẳn. Nó có thể là một cuốn sách thôi, cuốn sách của một người viết thôi, về những vấn đề nhiều người quan tâm.”
Ông Quốc cho rằng cuốn sách có vai trò như “một cú hích,” nhưng ông nhấn mạnh đây mới là “một sự khởi đầu,” sử gia nói:
“Tôi cũng rất muốn là nhân cơ hội này, như cú hích, để mọi người cùng quan tâm nghiên cứu với sự nghiêm túc, với thiện chí đối với tương lai, thì tôi nghĩ lịch sử sẽ sáng tỏ hơn. Thế còn cuốn sách này, tôi nghĩ, nó chỉ là một sự khởi đầu, tôi cũng đánh giá là cao.”
‘Về độ tin cậy’
Nhà báo Huy Đức đã 'đánh thức' những người có trách nhiệm về lịch sử VN đương đại?
Khi được hỏi có chi tiết nào, “sử liệu nào” trong cuốn sách, đối với riêng sử gia, cần phải được đặc biệt lưu ý để bàn lại về độ chính xác, chân xác và tin cậy, ông Dương Trung Quốc nói:
“Những vấn đề anh đề cập tới rất nhạy cảm, cho nên việc tiếp cận tương đối toàn diện các nguồn tư liệu chắc không đơn giản, còn khó khăn đằng khác.”
Sử gia cho rằng những điều mà ‘Bên Thắng Cuộc’ trình bày và cung cấp “không dựa trên một nghiên cứu toàn diện,” nhưng theo ông việc tác giả đã “khơi ra, nêu ra” được các vấn đề “đã là quý.”
Đề cập một trong những khía cạnh gây tranh cãi của cuốn sách là các cuộc phỏng vấn mà cuốn sách cho hay do tác giả thực hiện, ông Quốc nhận xét:
“Nếu đi vào cụ thể, một trong những mảng mà anh Huy Đức sử dụng nhiều nhất, mà cũng gây ấn tượng, có hiệu ứng nhiều nhất là những hồi ức và những phỏng vấn. Chúng ta biết rằng việc sử dụng những lời phỏng vấn là rất phức tạp.
“Và đầu tiên người ta sẽ đặt một câu hỏi rất đơn giản thôi là có cuộc phỏng vấn ấy thật không? Cái thứ hai, cuộc phỏng vấn ấy người ta có đồng ý cho công bố không?
“Hoặc thậm chí công bố như thế có đúng không? Và không những như thế, những người còn sống và những người hậu duệ của những người đã mất họ mới có bản quyền đối với cái đó.
Sử gia cho rằng việc vận dụng thủ pháp dựa trên trích dẫn các lời phỏng vấn này cần phải được “hết sức thận trọng” vì theo ông một mặt nó có thể “gây hiệu ứng” rất cao với độc giả, nhưng mặt khác cũng đòi hỏi “một sự thẩm định.”
Ông Dương Trung Quốc nói: “Tôi rất tin cậy anh Huy Đức với tư cách anh ấy là một nhà báo mà tôi quen biết, nhưng mà khi đã đưa vào một cuốn sách mang tính chất lịch sử như cuốn sách này, thì sự thận trọng về việc sử dụng tư liệu, tôi cho là hết sức quan trọng, nhất là bản quyền đối với những lời trả lời phỏng vấn.”
Cuối cùng, trong một đánh giá có tính tổng quan ông Quốc nói: “Cho nên tôi nghĩ rằng ở đây, chúng ta ghi nhận những nỗ lực của anh Huy Đức thôi, nhưng đừng tuyệt đối hóa đó là sự thật. Mà quan trọng là làm cho mọi người đều quan tâm đến nó và tiếp cận nó một cách hết sức nghiêm túc.
“Và cùng với thời gian, chúng ta sẽ tiếp cận gần nhất sự thật mà chúng ta mong muốn, không phải với ý thức là phê phán quá khứ mà quan trọng nhất là tìm ra những bài học tốt cho hiện tại và tương lai,” sử gia nói với BBC.

Quốc Phương - BBC Việt ngữ
(BBC)  
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét