Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Tin ngày 27/1/2013

  • Trung Quốc phơi bày tệ nạn tham nhũng (RFI) - Tuy không chiếm lĩnh trang nhất, nhưng cuộc chiến chống tham nhũng tại Trung Quốc vừa được tân lãnh đạo Trung Quốc hô hào đã thu hút sự chú ý của nhật báo Pháp Libération số ra ngày hôm nay, 26/01/2013. Trên trang thế giới, thông tín viên Philippe Grangereau của Libération tại Bắc Kinh đã ghi nhận sự kiện được tác giả nêu bật thành tựa : « Trung Quốc đang phơi bày nạn tham nhũng ».
  • Hạ viện Nga thông qua luật chống người đồng tính (RFI) - Ngày hôm qua 25/01/2013, với 388 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 1 người không bỏ phiếu Hạ viện Nga gần như nhất trí thông qua luật chống giới đồng tính. Luật này cho phép trừng phạt mọi sinh hoạt, ủng hộ các cặp cùng giới tính. Hoa Kỳ lên án đạo luật vừa được thông qua. Washington đình chỉ mọi hợp tác dân sự với Nga.
  • Bạo động lại bùng lên tại Ai Cập : Hàng chục người thiệt mạng (RFI) - Ít nhất 22 người chết vào hôm nay, 26/01/2013 tại Port Said, khoảng 9 người khác tại Suez vào hôm qua, các cuộc biểu tình biến thành bạo động chết người đã diễn ra tại nhiều nơi tại Ai Cập từ hai ngày nay, vào lúc quốc gia này đánh dấu 2 năm ngày lật đổ chế độ của nhà độc tài Mubarak.
  • Apple mất danh hiệu tập đoàn giá trị nhất thế giới (RFI) - Hôm qua 25/01/2012, cổ phiếu của tập đoàn điện tử Apple trượt giá. Nhãn hiệu « quả táo » bị hãng dầu hỏa Exxon Mobil tước đoạt danh hiệu tập đoàn có trị giá vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới. Sau khi đã mất giá 12% trong phiên giao dịch ngày 24/01, đến hôm qua, cổ phiếu của Apple lại tiếp tục giảm thêm 2,4 %, chỉ còn chưa đầy 440 đô la.
  • Bắc Triều Tiên nhắc lại ý định thử nghiệm hạt nhân (RFI) - Tờ Quang Minh Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Bắc Triều Tiên, số ra ngày hôm nay, 26/01/2013, đã đăng bài xã luận viết rằng “ Thử nghiệm hạt nhân là yêu cầu của nhân dân. Chúng ta không có phương án nào khác”. 
  • Ấn Độ lần đầu tiên phô trương tên lửa tầm xa đủ sức tấn công Trung Quốc (RFI) - Nhân lễ diễn binh chào mừng ngày quốc khánh hôm nay, 26/01/2013, Ấn Độ đã cho phô trương lần đầu tiên tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đời mới của mình. Loại hỏa tiễn Agni V có tầm bắn 5000 cây số, và như vậy có thể vươn tới mọi mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc cũng như các nước ngoài châu Á.
  • Biển Đông : Trung Quốc bị tố cáo đã sách nhiễu tàu cá Philippines (RFI) - Tuyên bố bên lề Diễn đàn Davos, Thụy Sĩ hôm nay, 26/01/2013, tổng thống Benigno Aquino tố cáo Trung Quốc sách nhiễu hai tàu đánh cá của Philippines trên Biển Đông. Theo lời ông Aquino, chính hai vụ này đã khiến Manila kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài Liên hiệp quốc để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa hai nước.
  • Malaysia : Hồi giáo cực đoan ở Đông Nam Á kể như đã bị bài trừ (RFI) - Phát biểu vào hôm qua, 25/01/2013 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Malaysia đã xác định rằng hiểm họa đến từ các phần tử Hồi giáo cực đoan tại Đông Nam Á hầu như đã bị bài trừ. Kết quả này đạt được nhờ vào nỗ lực của các quốc gia trong vùng. Lời tuyên bố đầy sức trấn an này không ngoài mục đích thu hút thêm giới đầu tư vào trong khu vực.
  • Bài 48 : Đến ngân hàng (RFI) - Lưu Quang cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng khi anh ký gửi 20 ngàn euros tiền mặt vào ngân hàng
  • Biển Đông : Philippines tìm đồng thuận tối đa cho vụ kiện Trung Quốc ra trước LHQ (RFI) - Trong vụ kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên hiệp quốc để giải quyết tranh chấp chủ quyền giữa hai nước trên Biển Đông, chính phủ Manila đang tìm kiếm một sự đồng thuận tối đa cho giải pháp này. Ngày 22/01 vừa qua, Ngoại trưởng Albert del Rosario thông báo là Philippines vừa đệ đơn kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng Tài chiếu theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 ( UNCLOS ), nhằm “đạt đến một giải pháp hoà bình và bền vững cho tranh chấp chủ quyền ở Biển Tây Philippines ( Biển Đông )”.
  • Lào bị hút vào quỹ đạo của Trung Quốc như thế nào ? (RFI) - Lào, một trong những nước nghèo nhất Đông Nam Á, luôn luôn định hình đường lối của mình theo chiến lược của các láng giềng như Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Quốc gia chỉ 5,7 triệu dân này - một trong 5 chế độ cộng sản cuối cùng trên thế giới - thường cố gắng cân bằng ảnh hưởng của các nước kể trên để không ai chiếm quá ưu thế trên đất Lào.
  • Miến Điện bác bỏ bình luận của Mỹ về tình hình bang Kachin (RFI) - Thông cáo của bộ Ngoại giao Miến Điện đề ngày hôm nay 26/01/2013 chỉ trích Tòa đại sứ Hoa Kỳ căn cứ trên những thông tin một chiều khi bày tỏ lập trường về xung đột giữa quân đội với sắc tộc thiểu số người Kachin. Washington quan ngại trước các cuộc xung đột giữa quân đội Miến Điện với phe nổi dậy KIA.
  • Phi đạn NATO sẵn sàng hoạt động tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria (VOA) - NATO cho biết 6 đơn vị phi đạn phòng thủ được gởi đến Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn những rốckết có thể được bắn từ Syria đã sẵn sàng hoạt động.

    Liên minh này nói những đơn vị phi đạn Patriot đã được “chỉ huy và kiểm soát” tại thành phố Adana, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày thứ Bảy. Đơn vị đầu tiên là của Hà Lan.

    Hà Lan và Hoa Kỳ mỗi nước cung cấp hai đơn vị phi đạn Patriot do Hoa Kỳ chế tạo. NATO hy vọng ...
  • Bắc Hàn lại cảnh báo Hàn Quốc (BBC) - Bắc Hàn cảnh báo Hàn Quốc không tham gia các biện pháp trừng phạt của LHQ nhắm vào việc thử vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
  • Di sản Hồi giáo ở Ukraine (BBC) - Người Hồi giáo từng bị đàn áp ở Ukraine dưới thời Stalin và đối diện thách thức sau khi Liên Xô sụp đổ.
  • VN ủng hộ Philippines kiện TQ? (BBC) - Việt Nam có phản ứng đầu tiên về việc Philippines phát đơn kiện Trung Quốc ‘xâm phạm chủ quyền’ trên Biển Đông.
  • Không khí lạnh tăng cường tiếp tục gây rét ở các tỉnh miền Bắc (BaoMoi) - QĐND - Chiều ngày 26-1, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, ngày hôm qua, không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh phía Bắc, nhất là các tỉnh miền núi. Ngày 27-1, không khí lạnh sẽ tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Vịnh Bắc Bộ, gió Đông Bắc lại mạnh lên cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động. Khu vực phía Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Các tỉnh miền Bắc trời tiếp tục rét, vùng núi sẽ có rét đậm.
  • Trung Quốc bị tố xua đuổi tàu cá Philippines (BaoMoi) - (TNO) Tổng thống Philippines Benigno Aquino III ngày 26.1 đã buộc tội các tàu Trung Quốc đã ngăn cản các tàu cá Philippines tìm chỗ trú ẩn tại một bãi cạn tranh chấp trên biển Đông, trong những vụ việc mới mà ông nói rằng đã khiến Manila đưa cuộc tranh chấp ra tòa án quốc tế.
  • Tổng thống Philippines cáo buộc Trung Quốc quấy rối (BaoMoi) - Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 26/1 đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc quấy rối hai tàu cá của Philippines ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông, buộc một chiếc tàu phải rời khỏi nơi neo đậu.
  • Thái Lan: Philippines kiện Trung Quốc chứ không phải ASEAN kiện (BaoMoi) - (Petrotimes) – Một quan chức Ngoại giao Thái Lan cho biết, với vai trò là nước điều phối viên quan hệ ASEAN – Trung Quốc, Thái Lan sẽ cố gắng thúc đẩy đàm phán giữa Philippines và Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
  • Mồi lửa châm ngòi chiến tranh Trung-Nhật (BaoMoi) - Những đòn đáp trả, “ăn miếng trả miếng” quyết liệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản cùng với sự can thiệp của Mỹ xung quanh cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gần đây đang đẩy cho căng thẳng ở biển Hoa Đông leo sát đến đỉnh điểm. Nhiều người lo ngại, đó có thể là những mồi lửa châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thảm khốc giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á. Cuộc chiến này sẽ còn khủng khiếp hơn nữa với sự can dự của cường quốc hàng đầu thế giới – Mỹ.
  • Chuyến công du nhiều thành công (BaoMoi) - Trả lời báo chí ngay sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm EU và ba nước Tây Âu, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân đã đánh giá: "Đây là chuyến thăm có tính lịch sử, lần đầu tiên tới một số nước Tây Âu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Chuyến thăm nhằm tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; khẳng định chủ trương coi trọng thúc đẩy, phát triển quan hệ giữa Việt Nam với EU và với các nước có vai trò quan trọng ở châu Âu.”
  • Kể chuyện biển đảo với Tổ quốc nơi đầu sóng (BaoMoi) - Cuốn sách ảnh dành cho bạn đọc nhỏ tuổi "Tổ quốc nơi đầu sóng” đã được NXB Kim Đồng tổ chức lễ ra mắt sáng 25-1 tại Hà Nội. Điều đặc biệt, đây chính là cuốn sách đầu tiên bằng hình ảnh về Trường Sa và Hoàng Sa.
  • Đằng sau việc Philippines kiện Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes) - Tuyên bố của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon xung quanh vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc tại Biển Đông cho thấy, mọi vấn đề tranh chấp phải được giải quyết giữa các bên hữu quan và thông qua đối thoại hòa bình.
    Tuy nhiên, quan điểm của những quốc gia có tranh chấp lại khác nhau - trong khi Trung Quốc muốn đàm phán song phương, thì các bên còn lại muốn đa phương và quốc tế hóa. Bởi thực tế cho thấy, Bắc Kinh luôn “nói một đằng, làm một nẻo”.
  • Trung Quốc sắp đóng tàu hải giám siêu trọng (BaoMoi) - TPO – Trang tin Sankei của Nhật Bản mới đây đưa tin Trung Quốc đang lên kế hoạch đóng tàu hải giám cỡ 10.000 tấn và sẽ trú tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản, tức quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
  • Trung Quốc sẵn sàng dự hội nghị thượng đỉnh về Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (TNO) Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm 25.1 kêu gọi tiến hành đối thoại để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nhật và cho hay ông sẽ xem xét khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước nếu có “hoàn cảnh thích hợp”.
  • Thế giới 24h: TQ đóng tàu siêu trọng (BaoMoi) - Trung Quốc đóng tàu hải giám siêu tải trọng để thường trú gần Senkaku/ Điếu Ngư; Ngoại trưởng tương lai của Mỹ đưa ra chính sách ôn hòa... là những tin đáng chú ý trong ngày.
  • Trung Quốc đóng tàu hải giám siêu trọng (BaoMoi) - Trung Quốc sẽ đóng tàu hải giám cỡ 10.000 tấn để thường trú tại vùng biển gần quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc tìm mọi cách chiếm biển tranh chấp (BaoMoi) - Báo chí quốc tế hôm nay (25/1) đưa tin, Liên Hợp Quốc dự định cuối năm nay sẽ xem xét vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản theo yêu cầu của Bắc Kinh. Từ thông tin này, nhiều người đã liên hệ đến diễn biến gần đây ở Biển Đông. Cụ thể là việc Philippines tuyên bố sẽ đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông ra giải quyết ở tòa án quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhanh chóng bác bỏ khả năng này.
  • Trung Quốc và Nhật Bản muốn cải thiện quan hệ song phương (BaoMoi) - Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 25/1 đã bày tỏ sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương với Nhật Bản, vốn trở nên căng thẳng do vấn đề tranh chấp một quần đảo ở biển Hoa Đông, mà Nhật Bản đang quản lý và gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
  • Nhật hoan nghênh phát biểu của ông Tập Cận Bình (BaoMoi) - Chính phủ Nhật Bản đã bày tỏ hoan nghênh những phát biểu của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 25/1, theo đó Bắc Kinh sẵn sàng tổ chức cuộc gặp cấp cao song phương trong bối cảnh quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua do tranh cãi chủ quyền đối với quần đảo trên biển Hoa Đông.
  • Báo Nhật: Trung Quốc đóng tàu hải giám siêu tải trọng (BaoMoi) - Mạng tin “Sankei” (Nhật Bản) dẫn trang điện tử của “Thời báo Hoàn cầu” ngày 25/1 cho biết Trung Quốc sẽ đóng tàu hải giám cỡ 10.000 tấn để thường trú tại vùng biển gần quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Bản tin tiếng Anh


  • Chemical residue in NZ milk raises concerns (Washington Post) - Tests are being urged on dairy products imported from New Zealand to see whether they have traces of a toxic chemical, despite reassurances from the country that such products are safe.
  • Nation to maintain cap on energy consumption (Washington Post) - China will continue to cap its energy consumption, increase the use of non-fossil fuels and keep oil imports within 61 percent of total demand during the 12th Five-Year Plan (2011-15), said the State Council on Wednesday.
  • Luxury brands snake their way into China (Washington Post) - The growing importance of the Chinese market is prompting international luxury brands to incorporate Chinese elements into their designs.
  • 7-star nursing home opens in Haikou (Washington Post) - Offering tailored services for seniors, Gongheyuan is the most expensive nursing home in the province, charging 7,980 ($1,283 dollars) to 15,200 ($2,444 dollars) yuan per month.
  • Tibet calling as 232m go mobile (Washington Post) - A man makes a mobile phone call in Lhasa, Tibet autonomous region on Jan 23, 2013. As the development of communication speeds up in Tibet, the number of mobile phones has increased, accounting for 85 percent of telephone use according to the data from local communication administration bureau. Statistic shows the number of mobile phone users reached 232.5 million in November 2012.
  • Island issue sinks China-Japan tourism (Washington Post) - As the annual travel peak approaches, Chinese-Japanese tourism remains near rock bottom, and industry insiders say they expect no speedy recovery because of the Diaoyu Islands dispute.
  • Davos divided on tackling the scourge of obesity (Washington Post) - Obesity, a major factor in diabetes and heart disease, imposes costs on both public and private sectors and is a drag on economic growth, but business leaders meeting in Davos can't agree on what they can or should do to address it.
  • Warming up to winter (Washington Post) - The Chinese believes in striking a balance between yin and yang. In winter, you need to take care of the yang aspect of your body.
  • Sanitation workers win pay raise after protest (Washington Post) - Sanitation workers' salaries will be increased by 10 percent this year in Guangzhou, the capital of South China's Guangdong province, following recent protests demanding higher pay.
  • Homecoming migrants struggle for tickets (Washington Post) - Wang Yougong was exhausted after getting up at dawn for five days having to wait in long queues only to be told that all train tickets to his hometown had been sold out.
  • China's Xi meets Japanese ruling party leader (Washington Post) - Xi Jinping, general secretary of the Communist Party of China Central Committee, met with Natsuo Yamaguchi, leader of the New Komeito party Friday morning in Beijing.
  • Taiwan, Japan ships confront near Diaoyu Islands (Washington Post) - The fishing vessel of a group of activists from Taiwan was obstructed on Thursday by Japanese coast guard ships in the waters surrounding the Diaoyu Islands, but failed to make a landing.
  • Teacher says 'left-behind' children need respect (Washington Post) - Children of migrant workers who have been left at home in rural areas need more respect and encouragement, said a village school teacher at a charity summit in Shenzhen on Wednesday.
  • Restraint on power key in curbing corruption (Washington Post) - Xi Jinping, general secretary of the Communist Party of China Central Committee, used very powerful and vivid language at a high-profile meeting Tuesday to show his resolve to fight corruption.
  • Pollution, traffic hot topics for advisers (Washington Post) - Air pollution and traffic congestion are likely to top the agenda when Beijing's lawmakers and political advisers gather for their annual meetings this week.
  • Political sessions try to cure 'Beijing cough' (Washington Post) - For lawmakers and political advisors at the ongoing annual sessions in Beijign, the city's new association with the "Beijing cough" is far less welcome than its fame for roast duck and opera.

Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư?

Góp ý cho dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, nhiều độc giả đề xuất nên bổ sung quy định về nhất thể hóa “Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư”.
Các ý kiến được đăng tải công khai trên trang web lấy ý kiến nhân dân của Văn phòng Quốc hội.
Theo độc giả Phạm Gia Minh, việc sửa đổi Hiến pháp lần này phải quy định rõ Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, là người đứng đầu Nhà nước. Phải làm nổi bật vai trò của người đứng đầu tham gia các hoạt động đối nội và đối ngoại. Thủ tướng là người điều hành Chính phủ do Chủ tịch nước giới thiệu để Quốc hội bầu.
Cụ thể, theo độc giả Gia Minh, khi Chủ tịch nước giới thiệu Thủ tướng để Quốc hội bầu thì phải giới thiệu 3 người chứ không giới thiệu 1 người như hiện nay.
Ngoài ra, cần sớm hợp nhất hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước để tăng thêm quyền và vị trí đứng đầu Đảng và Nhà nước.
Một số độc giả cũng tán thành đề xuất trên về nhất thể hóa.
Chẳng hạn, theo độc giả Lê Khắc Thành, Hiến pháp nên ghi rõ: "Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại".
Còn theo bạn Đại Dũng, Hiến pháp nên quy định Chủ tịch nước có quyền đề cử và với sự phê chuẩn của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ tướng, Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
“Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là thành viên của Chính phủ và có tác động trực tiếp đến bộ máy Hành pháp. Chủ tịch nước sẽ chủ trì việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Chính phủ và phải là trung tâm quyết sách của Chính phủ. Nếu quy định như vậy thì vai trò, vị trí và quyền lực của Chủ tịch nước sẽ tương tự như quyền lực của Chủ tịch nước được quy định trong Hiến pháp năm 1946 hoặc tương tự như quyền lực của Tổng thống trong các nước có chính thể Cộng hoà hỗn hợp hiện nay”, bạn Dũng góp ý.
Theo bạn Dũng, muốn quyền lực của Chủ tịch nước được tăng cường theo hướng nói trên thì quy trình bầu cử phải thay đổi theo hướng Chủ tịch nước cũng phải để nhân dân bầu trực tiếp.
“Như thế, quyền lực của Chủ tịch nước nhận được từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền nên có thể độc lập với Quốc hội ở một mức độ nhất định”, bạn Dũng phân tích.
Ngoài ra, với điều kiện Đảng lãnh đạo như hiện nay, nên chăng có thể quay lại thực tế lịch sử của đất nước trước đây, đó là nguyên thủ quốc gia sẽ đồng thời là Tổng bí thư hoặc Chủ tịch Đảng. Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa là Chủ tịch nước, vừa là Chủ tịch Đảng.
Cũng theo bạn đọc Đại Dũng, trong xu thế hiện nay và nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền, sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan Nhà nước cần rạch ròi hơn, sự giám sát và kiểm soát quyền lực Nhà nước cũng cần được tăng cường. Hiến pháp nên quy định cho Chủ tịch nước quyền yêu cầu Quốc hội thảo luận lại hoặc xem xét lại một dự luật mà Quốc hội đã thông qua trong một thời gian nhất định và quyền này không thể bị từ chối. Nếu ở lần thảo luận lại này mà Quốc hội vẫn thông qua với ít nhất là 2/3 số phiếu tán thành thì Chủ tịch nước phải công bố.
“Quy định như vậy sẽ vừa làm tăng trách nhiệm, sự cẩn trọng của Quốc hội trong việc làm luật, vừa làm cho quy trình làm luật cẩn thận, kỹ càng và chắc chắn hơn, qua đó vừa nâng cao sự ổn định của luật, vừa tăng cường được ảnh hưởng, sự quan tâm và trách nhiệm của Chủ tịch nước với việc làm luật của Quốc hội và đảm bảo sự giám sát lẫn nhau trong hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước”, bạn Đại Dũng lý giải.
Dự thảo Hiến pháp sửa đổi hiện đang được lấy ý kiến mọi tầng lớp nhân dân. Theo thuyết minh của ban soạn thảo, bản dự thảo tiếp tục giữ các quy định cũ về vị trí, vai trò của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Quy định như vậy phù hợp với bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước của nước ta.
Dự thảo cũng đã có điều chỉnh bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Dự thảo quy định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong việc thống lĩnh các lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân. Bổ sung và làm rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc quyết định đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế hoặc quyết định phê chuẩn, gia nhập điều ước quốc tế theo thẩm quyền do Quốc hội quy định.
Dự thảo Hiến pháp chưa đề cập đến chủ trương “nhất thể hóa” như đề xuất mà nhiều độc giả nêu ở trên.

(VNN)

Nguyễn Bá Thanh, người tạo thời thế?

"...Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn bám giữ cheo leo vào chức vụ Thủ tướng. Ông Nguyễn Bá Thanh được điều về Hà Nội có vẻ như để “cắt cánh” ông Thủ tướng thêm nữa. Tuy nhiên ông Dũng đang phản công."
Tuyên phạt nặng để trấn áp đối lập
Hôm 9 tháng 1 tòa án Việt Nam tuyên án nặng nể đối với 14 người trẻ tuổi, gồm những bloggers và người hoạt động cho dân chủ. Họ bị kết tội “lật đổ chính quyền” với những bẳng chứng hời hợt nhất. Dù với tiêu chuẩn “đáng hối tiếc” của những người Cộng Sản lãnh đạo Việt Nam, thì việc này cũng đánh dấu một tầm thấp kém mới của hành vi đàn áp tàn nhẫn, quá đáng. Sự vi phạm chính của 14 người trẻ tuổi này chỉ là tham dự một buổi huấn luyện do môt đảng chính trị tổ chức tại Bangkok, không mang tính cách thù nghịch gì hơn thế.
Đảng Cộng sảnViệt Nam có thể chỉ muốn có phiên tòa “trình diễn” này để biểu tỏ dấu hiệu của sức mạnh chính trị, hầu hăm dọa mọi phía đối lập. Nhưng hầu hết người Việt Nam xem xét sự kiện đó với nhãn quan mang nhiều tính phê phán hơn. Họ coi đó là một hành động tuyệt vọng của một đảng chính trị càng ngày càng rối loạn tâm thần. Tuy nền kinh tế có tiến bộ nhờ một phần tư thế kỷ đổi mới và tương đối cởi mở, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ đánh mất lòng tín nhiệm của toàn dân về đức độ và tài năng lãnh đạo để cai trị người dân.
Do báo chí Việt Nam bị Nhà nước kiềm soát hoàn toàn, hành động đàn áp người bất đồng chính kiến hầu hết nhắm vào internet. Có lúc Việt Nam ước tính trong nước có ít nhất 2 triệu blog, hay trang nhật ký cá nhân- hầu hết tán gẫu những chuyện vô thưởng vô phạt về cách sống, cuộc sống… Tuy nhiên một số không ít lại bàn cãi về những đề tài xã hội, kinh tế và chính trị gọi là “nhạy cảm”, gây khó chịu theo cách mà đảng Cộng sản không ưa thích.

Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh
Kinh tế thất bại, gia tăng đàn áp
Cuộc đàn áp gia tăng mức độ tàn bạo trong hai năm qua, hiển nhiên tỉ lệ thuận với những chuỗi vấn đề ngày càng dài lê thê của xứ sở này. Về tự do internet, Việt Nam xếp hạng gần dưới đáy trong danh sách toàn cầu những nước có internet, chỉ hơn được Trung Quốc và Iran. Trong một khu vực đổi mới nhanh chóng, đáng chú ý nhất là Miến Điện, Việt Nam hơn bao giờ hết trông cứ như con khủng long quái dị về chính trị - mà còn là một con khủng long lạc hướng.
Lý do chính của hành động tự vệ của đảng Cộng sản Việt Nam là những sai lầm trong sự điều hành kinh tế. Chỉ mới 5 năm trứơc Việt Nam được hoan hô như con hổ châu Á mới, đạt những kỷ lục tăng trưởng. Vậy mà ngày nay những vấn đề liên quan đến cấu trúc cũ kỹ của một hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa, mà phần cực lớn không chịu đổi mới, đã đuổi bắt kịp (để níu lại) đà phát triển kinh tế - nhanh chóng và liên tục sinh ra lạm phát cao, tiền tệ mất giá, hệ thống ngân hàng ngập nợ và đà tăng trưởng đổ nhào, xuống mức 5% quá khiêm tốn vào năm 2012. Tất cả mọi người, kể cả các nhà lãnh đạo Cộng sản, đều đồng ý rằng thủ phạm chính yếu là các doanh nghiệp Nhà nước, mà qua đó đảng Cộng sản cố điều hành nền kinh tế theo cung cách xã hội chủ nghĩa cổ điển.  (LND: Diễn đàn Kinh tế của đài Á Châu Tự do đã cảnh báo liên tục về việc này suốt bốn năm nay, nhưng vô hiệu!) . Hệ thống quốc doanh được ghi nhận sản xuất 40% sản phẩm của nền kinh tế của quốc gia, nhưng bị điều hành tồi tệ, phí phạm và không có sức cạnh tranh. Năm 2011 một trong những công ty quốc doanh lớn nhất, Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ VINASHIN, gần như sụp đổ hoàn toàn.
Tai hại hơn nữa, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước bị hoen ố vì tham nhũng, và điều đó huỷ hoại cả uy tín quyền năng của một đảng được lập ra do ông Hồ Chí Minh khắc khổ.  Thành phần quản trị cấp cao (của các doanh nghiệp Nhà nước) đều được bổ nhiệm theo (đẳng cấp và quá trình) chính trị. Thông thường các doanh nghiệp này xem ra chỉ hoạt động vì quyền lợi của các đảng viên Cộng sản, mà đông đảo những người đó nay rất giàu có. Năm ngoái là một năm “kinh hoàng” cho tiếng tăm của hệ thống xí nghiệp quốc doanh, và cả danh tiếng của đảng Cộng sản Việt Nam cũng vậy, với nhiều vụ những giám đốc tổng giám đốc bỏ chạy ra nước ngoài hay bước vào cổng nhà tù. Tham nhũng đã trở  thành hệ thống từ lâu. Một bản báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hồi năm ngoái cho thấy 50% các doanh nhân nhìn nhận đã từng hối lộ các viên chức để chiếm được hợp đồng. Tỉ lệ thực sự có thể còn cao hơn.
Có rất nhiều cuộc bàn luận về việc cải tổ hệ thống quốc doanh cùng vô số những cuộc thảo luận về vấn đề chống tham nhũng, nhưng nói càng nhiều làm càng ít. Tuy nhiên sau cùng Đảng cũng ra tay, mả chỉ là hành động tượng trưng. Thay vì bắt buộc nhiều người (đảng viên) phải từ chức hay bị sa thải, là điều có thể huỷ hoại cái tăm tiếng tự nhận là “không thể sai lầm” của đảng (Cộng sản Việt Nam), thì đảng đưa một nhân vật của chính họ ra để sắp xếp lại mọi thứ hỗn loạn.

Người tạo thời thế?
Người xông ra để cấp cứu là (ông) Nguyễn Bá Thanh, 59 tuổi, bí thư đàng bộ Đà Nẵng, thành phố lớn thứ ba của Việt Nam. Ông vửa được bổ nhiệm vào chức vụ đứng đầu một cơ quan mới (?) đầy uy quyền của đảng Cộng sản: Ban Nội chính Trung ương Đảng (LND: cơ chế này trực thuộc Đảng Cộng sản, từng được hợp nhất về Văn phòng Trung ương Đảng vào tháng 5 năm 2007; nay được tái lập theo quyết định số 158-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 28 tháng 12 năm 2012)
Ông Thanh được giao nhiệm vụ hạ giảm tham nhũng. Ông về Hà Nội với danh tiếng là có uy tín và ăn ngay nói thẳng theo cách có hiệu quả. Ông đem theo niềm hy vọng của những nhà đổi mới là có thể “nói được là làm được", như ông từng tuyên bố, ở cấp lãnh đạo quốc gia.
Ông sẽ được giao vịêc cụ thể, sẽ bước thẳng vào giữa cuộc đấu tranh gay go giành quyền lực giữa một bên là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bên kia là chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Ông Dũng bị tai tiếng vì sự thất bại ở tập đoàn VINASHIN cùng nhiều vụ tai tiếng khác; ông bị cho là gần gũi với dăm ba cấp lãnh đạo của VINASHIN cũng như với “đại gia” ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, người bị tống giam hồi tháng 8 vì cáo buộc “vi phạm luật lệ kinh tế".
Ông Dũng chỉ còn bám giữ cheo leo vào chức vụ Thủ tướng. Ông Thanh về Hà Nội có vẻ như để “cắt cánh” ông Thủ tướng thêm nữa. Tuy nhiên ông Dũng đã phản công.  Một cơ quan chính phủ (Thanh tra Chính phủ) vừa công bố một báo cáo khác thường trong tháng giêng, đả kích nạn điều hành sai trái và tham nhũng ở Đà Nẵng, trong thời gian ông Thanh coi sóc nơi đó.
Sụ kiện những đấu đá ồn ào ở thượng từng trở nên công khai là một hiện tượng căng thẳng thêm nữa bên trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Giữa lúc ấy, sự phẫn nộ và thất vọng của công chúng đối với đảng Cộng sản ngày càng tăng, dù chưa tăng tới mức độ (bùng nổ) cách mạng. Dù sao chăng nữa sự đương đầu với nhà cầm quyền, chẳng hạn như với những vụ chính quyền cưỡng chế/thu hồi đất đai, rất dễ biến thành bạo động.
Rất có thể nhiệm vụ của ông Thanh sẽ chỉ cho phép ông chắp vá cái hệ thống hiện tại. Những đổi thay thêm nữa còn phải chờ thời, nếu không sẽ đi ngược với lòng mong muốn của đảng Cộng sản.
Việt-Long, RFA – theo The Economist, Jan 26, 2013
2013-01-25

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Đối ngoại, đối nội của quan tỉnh lẻ Nguyễn Bá Thanh

 
Cũng những sự việc đời thường trên mạng, đôi khi nó có thể truyền tải được những ý tưởng mang tầm vóc thời đại, thổi vào đó những tiên đoán, dự báo về tương lai.., nhưng có thể chỉ gợi lại hình ảnh của một thời đã qua, mang dáng dấp của chiếc loa phường, bản tin câu khách đậm chất nông thôn kỳ cục án, câu chuyện sau lũy tre làng... được canh tân, làm dáng bằng công nghệ kỹ thuật cao, internet.
Câu chuyện đối ngoại mà facebook Trần Thanh Hùng muốn bạn đọc "sập bẫy" bằng cách phơi bày sự tinh tế trong quan hệ ngoại giao của 'lãnh chúa miền Trung'.
"Bên lề Hội nghị, ông Nguyễn Bá Thanh không quên tận dụng thời cơ hiếm hoi này để nói về chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với vị lãnh đạo cơ quan đối ngoại TW của ĐCS Trung Quốc đầy quyền thế này, rồi thẳng thắn đề nghị:
Tôi (ông Thanh-PV) với anh (ông Thụy) bỏ hai chức vụ ra đề nói chuyện với tư cách bạn bè quen biết và nói chuyện theo văn hóa Á Đông, ông chịu không?
- Vương Gia Thụy hỏi lại: “Thế văn hóa Á Đông là gì?”
- Nguyễn Bá Thanh trả lời và ví von: Ông còn hỏi câu đó làm gì. Văn hóa Á Đông là trong gia đình hai anh em mâu thuẫn, thì người anh sẽ luôn nhường cho người em hết, chứ không hề hơn thua..."
Cũng câu chuyện đối ngoại ấy, ngày 28-2-2002, ông Giang Trạch Dân đến thăm TP Đà Nẵng, có một cây cầu được đề cập trong cuộc gặp gỡ này và ông cựu Tổng bí thư, cựu Chủ tịch nước Trung Hoa gật đầu ghi nhận... để rồi địa phương ấy ngóng chờ đón Tết Công-gô.
Nói vậy để hiểu, chuyện ngoại giao với Trung Quốc không đơn giản bằng sự cân đo đong đếm từ những câu chuyện ngây ngô như thế và cái văn hóa Trạng đó nhìn trong suốt quá trình lịch sử cũng như thực tế hiện tại... mà người dân Sài Gòn, Hà Nội phải khốn khổ như thế nào khi muốn choàng quốc kỳ ra đường phản đối việc thành lập trái phép Tam Sa. Và tại Đà Nẵng, nơi có vị Trạng khét tiếng đương thời kia, đố người dân nào mang được hơi thở, tinh thần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ ấy "ra đường"... để hòa chung lòng yêu nước với hai đầu Tổ quốc.
Cũng câu chuyện "văn hóa Á Đông", câu chuyện "anh em trong gia đình" của cụ Bá, mà việc đối nội được blog Beo tinh tế dẫn ra như một kiểu lột tả tính cách con người có nghề, đầy thâm thúy.
"Và với mình, có 1 kỷ niệm với ông Bá Thanh, khi ông còn làm chủ tịch ĐN, mình có đi cùng 1 số doanh nghiệp, vào ĐN gặp ông Thanh xin đầu tư... Văn phòng bố trí cho 1 trận tennis, định là oánh xong thì ăn nhậu rồi bàn việc. Nhưng hôm đó mình đã bị đói gần chết, cả đám doanh nghiệp kia vì đã đánh thắng ông Thanh, ông ý bắt đánh cho đến khi ông ấy thắng, hội kia thì ko hiểu ý. Chiều hôm đó còn mưa chứ, mưa cũng đánh, tối cũng đánh, đánh đến 11 h đêm... Nghe đâu dự án cũng ko được thông qua :))"
Sẽ hiểu "cái văn hóa Á Đông, cái tình anh em một nhà" đầy học thức ấy như thế nào trên phương diện người đứng đầu một địa phương mà quyền hành được nắm trọn vẹn trong tay.., có khác gì vai trò "người anh" trong vấn đề đối ngoại được đề cập ở trên. Câu chuyện trên mạng... cũng là câu chuyện người tù Phạm Minh Thông với tình huynh đệ, câu chuyện tướng Trần Văn Thanh với tình đồng chí, câu chuyện Cồn Dầu với nghĩa đồng bào.., và bao câu chuyện cưỡng chế đau lòng khác được hái từ chùm khế ngọt qua cụm mỹ từ "sở hữu toàn dân".
Dân gian viết nhiều về Trạng .., và dân gian cũng đúc kết nhiều về thói hư tật xấu: "Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng".
Giá như, câu chuyện đối ngoại kia được truyền đi khi cụ Bá đang ung dung oai vệ bên nước "lạ" thì sẽ lấp lánh, lung linh... và đẹp trang sử sách biết bao.
Minh Phước
P/s: Kẻ thù ở sau lưng nhà ngươi đó... (kinh nghiệm của người xưa!)
(Blog Phước béo).

"Nền kinh tế Việt Nam phát triển chưa bền vững"

Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đang ẩn chứa nhiều nguy cơ và phát triển chưa bền vững.
Nhận định trên được giáo sư Nam đưa ra tại Hội thảo khoa học về "Kinh tế Việt Nam 2012-2013: Tái cơ cấu doanh nghiệp và cân đối kinh tế vĩ mô’’diễn ra ngày 26/1, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp Hội đồng Lý luận Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức.
Tham dự hội thảo có nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan; tiến sỹ Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương; tiến sỹ Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; phó giáo sư, tiến sỹ Lê Xuân Bá, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Hội thảo đã nghe 35 báo cáo khoa học của các chuyên gia kinh tế đến từ các trường đại học, các cơ quan quản lý kinh tế trong cả nước. Các tham luận tại hội thảo đều khẳng định kinh tế Việt Nam năm 2012 đã đạt được những thành tựu mà nhiều năm qua chúng ta luôn mong uớc. Đó là lạm phát thấp ở mức 6,81%; lần đầu tiên xuất siêu kể từ năm 1993, lãi suất giảm, tỷ giá ổn định.

Nền kinh tế Việt Nam còn chứa ẩn nhiều nguy cơ. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Nam cho rằng “những điểm sáng ấy dường như bị lu mờ bởi nỗi lo lắng về một triển vọng khá ảm đạm: doanh nghiệp phá sản, tốc độ tăng trưởng thấp ở mức 5,03%, thâm hụt ngân sách và nợ xấu cao và đang ở mức báo động, Điều ấy phản ánh một nền kinh tế chứa ẩn nhiều nguy cơ và phát triển chưa bền vững.”
Trên cơ sở tổng kết lại kinh tế năm 2012, chỉ ra những ưu-khuyết điểm, các tham luận đã đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện chỉ tiêu phát triển năm 2013, tạo đà tăng trưởng bền vững ở những năm tiếp theo thông qua việc thiết lập các cân đối kinh tế vĩ mô. Nhiều chuyên gia đã phân tích mối liên kết chặt chẽ giữa tái cơ cấu của các doanh nhiệp với các cân đối kinh tế vĩ mô.
Các doanh nghiệp chỉ có thể tái cơ cấu trong một môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định và họ có đủ khả năng tiếp cận được với những nguồn lực quan trọng như vốn, nhân lực, công nghệ và thị trường. Mặt khác, một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định chỉ có thể xây dựng được trên cơ sở những cân đối vĩ mô của nền kinh tế như cán cân thanh tóan, cân đối thu chi ngân sách, quan hệ tiết kiệm-đầu tư… Những cân đối này chỉ có được một cách bền vững trên nền tảng của các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trong nước và quốc tế. Tái cơ cấu thành công của các doanh nghiệp là điều kiện để cân đối kinh tế vĩ mô lâu dài.
Các tham luận cũng chỉ ra rằng trong quá trình tái cơ cấu, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn mà không tự giải quyết được. Đó là đòi hỏi hệ thống ngân hàng cũng phải tái cơ cấu để cung cấp nguồn tài chính lành mạnh cho nền kinh tế. Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, Chính phủ cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khơi thông nguồn vốn, qua đó tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước cần phải nhanh chóng tiến hành tái cơ cấu.
Để tạo đà tăng trưởng bền vững, nhiều chuyên gia cho rằng bên cạnh các chính sách can thiệp tới tổng cầu cần chú trọng hơn đến các chính sách tác động vào tổng cung để tạo được đà tăng trưởng bền vững từ năng lực sản xuất của nền kinh tế.
Cùng với Hội thảo khoa học này, sắp tới, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc cho biết sẽ có một hội thảo mang tên “Diễn đàn mùa Xuân” tại Khánh Hòa với mục đích tập hợp rộng rãi, chắt lọc các ý kiến để gửi tới các Quốc hội, cơ quan nhà nước xem xét và cụ thể hóa thành các chính sách thực tiễn, đưa nền kinh tế của đất nước vượt qua gian khó, phát triển khởi sắc./.

Huy Bình
(TTXVN)

Ngôn ngữ nghị trường - chuyện nhỏ mà không nhỏ

Chuyện xưng hô trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội cũng như ngôn ngữ tại nghị trường chứa đựng nhiều sự nhầm lẫn về tư cách và địa vị của những người tham gia.
Từ cách gọi “đồng chí”
“Đồng chí” là một danh từ phổ biến trong sinh hoạt nghị trường ở Việt Nam và gần như trở thành từ xưng hộ cửa miệng trong các giao tiếp công việc.
Đơn cử, ngày 12-11-2012, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng phát biểu trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII: “Về sửa Nghị định 84 như chúng tôi đã báo cáo, Thủ tướng Chính phủ mà trực tiếp là hai đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Vũ Văn Ninh vào cuộc họp tháng 7 vừa qua đã nghe Bộ Tài chính và Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo việc thực hiện Nghị định 84. Qua nghe tình hình báo cáo hai đồng chí Phó Thủ tướng đã có kết luận”.
Hoặc phát biểu ngày 15-11 của đại biểu Bế Xuân Trường (tỉnh Bắc Kạn): “... Đảng lãnh đạo quân đội trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt, đồng chí Tổng bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương, điều này đã được ghi trong Điều lệ Đảng. Còn đồng chí Chủ tịch nước trên cơ sở lãnh đạo tập thể, phát huy vai trò của cá nhân, chịu trách nhiệm trước tập thể về nhiệm vụ này, như vậy nội hàm của Chủ tịch nước với lực lượng vũ trang là gì?”.
Theo bản gỡ băng thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 12-11 được Văn phòng Quốc hội công bố, có 41 lần từ “đồng chí” được các đại biểu cũng như quan chức Chính phủ sử dụng. Thậm chí tại phiên làm việc của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội sáng 24-4, từ này cũng được sử dụng đến 154 lần.
Vậy từ “đồng chí” có từ bao giờ và ý nghĩa của nó ra sao? Trong tiếng Anh, “đồng chí” là  comrade, về ngữ nghĩa có thể hiểu là người bạn, đồng nghiệp hoặc đồng minh. Theo từ điển Wikipedia, những từ có ý nghĩa tương tự được những người theo phong trào xã hội chủ nghĩa ở châu Âu sử dụng từ giữa thế kỷ XIX nhằm thay thế cho các từ truyền thống thời đó như Mister (quý ông), Miss (quý cô), Missus (quý bà) trong cách xưng hô. Lần đầu tiên từ comrade xuất hiện trong tiếng Anh với nghĩa tương tự là trên tạp chí Justice (Công lý), xuất bản năm 1884.
Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 2006 của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “đồng chí” là “người cùng chí hướng chính trị, trong quan hệ với nhau”, “từ dùng trong Đảng Cộng sản để gọi đảng viên”, “từ dùng trong xưng hô để gọi một người với tư cách là đảng viên cộng sản, đoàn viên một đoàn thể cách mạng hoặc công dân một nước xã hội chủ nghĩa”. Đây cũng là cách hiểu và cách sử dụng phổ biến của từ này trên thế giới.
Với ý nghĩa như vậy, việc sử dụng từ “đồng chí” ở diễn đàn Quốc hội là không hợp lý. Chỉ cần nhìn vào tỉ lệ biểu quyết các dự án luật ở Quốc hội là biết họ không “cùng chí hướng” với nhau, khi luôn có một tỉ lệ từ vài phần trăm đến vài chục phần trăm số đại biểu có ý kiến khác với phần còn lại. Có những vấn đề gây tranh cãi tại Quốc hội như dự án bauxite Tây Nguyên, dự án điện hạt nhân, dự án đường sắt cao tốc. Có dự án được thông qua hoặc bị bác bỏ. Bên cạnh đó, Quốc hội có một tỉ lệ đáng kể đại biểu là người ngoài Đảng, chiếm khoảng 10% vào thời điểm công bố kết quả bầu cử. Vì vậy, dùng ngôn ngữ chính trị của Đảng với họ là không hợp lý. Mặc dù tìm kiếm sự đồng thuận là bản chất của hoạt động chính trị, nhưng diễn đàn Quốc hội là nơi thảo luận, tranh luận giữa những người được dân bầu để tìm ra các quyết sách đúng cho đất nước. Đã là thảo luận, tranh luận thì bao giờ cũng có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Đại biểu Quốc hội hay đảng viên?
Sự nhầm lẫn giữa diễn đàn Quốc hội với các diễn đàn khác cũng xảy ra trong nhiều trường hợp khác, đặc biệt là các cuộc tiếp xúc cử tri. Nó cũng không chỉ xảy ra với các đại biểu Quốc hội, mà còn xảy ra với các cử tri.
Tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, các tấm pa-nô, áp-phích đều “nhiệt liệt chào mừng đồng chí bí thư”, “nhiệt liệt chào mừng đồng chí chủ tịch”. Trong các phát biểu, các chức danh này cũng được sử dụng, thay vì gọi đúng tư cách của họ là đại biểu Quốc hội.
Ngày 1-12-2012, cử tri Nguyễn Khắc Thịnh (phường Giảng Võ - Hà Nội) đã chất vấn đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tại cuộc tiếp xúc cử tri: “Nghị quyết Trung ương 4 nói một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái. Xin đề nghị Tổng bí thư làm rõ một bộ phận không nhỏ ấy nằm ở đâu?”.
Tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri khác, những cụm từ như “kính thưa đồng chí Chủ tịch nước”, “đề nghị Thủ tướng Chính phủ”, “xin đồng chí Bí thư”,... được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Điều này phản ánh một sự nhầm lẫn cơ bản về tư cách của người tiến hành tiếp xúc cử tri. Đứng trước các cử tri khi đó, không có ai là Tổng Bí thư, không có ai là Chủ tịch nước, không có ai là Thủ tướng, và không có ai là Bí thư. Họ chỉ có một tư cách duy nhất là đại biểu Quốc hội, đi gặp cử tri để báo cáo kết quả làm việc, trả lời các chất vấn và lắng nghe ý kiến của cử tri. Ít khi thấy có ai đó gọi họ cho đúng danh phận là đại biểu Quốc hội Nguyễn Tấn Dũng, đại biểu Quốc hội Trương Tấn Sang, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hải,...
Thể hiện bản chất của hệ thống chính trị
Thói quen xưng hô nói trên không đơn thuần là vấn đề giao tiếp. Nhìn vào lịch sử và bản chất hệ thống chính trị Việt Nam, chúng ta thấy rằng cách xưng hô này phản ánh những vấn đề đáng lưu ý hơn nhiều.
Sự nhầm lẫn về tư cách đại biểu Quốc hội và tư cách quan chức của Đảng có căn nguyên chính trị và căn nguyên lịch sử. Hệ thống chính trị ở miền Bắc Việt Nam kể từ năm 1954 và trên cả nước từ 1975 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Điều này diễn ra trên thực tế và được thể chế hóa tại các bản Hiến pháp 1980 và 1992. Điều này dẫn đến hai hiện tượng: Đảng làm thay Nhà nước và các quan chức bên phía Nhà nước cũng đồng thời là quan chức bên Đảng.
Trong thời kỳ 1954-1975, các quyết sách lớn đều trực tiếp từ Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, chứ không phải đến từ Chủ tịch nước hay Hội đồng Quốc phòng hay Bộ Quốc phòng. Lịch sử ghi nhận Nghị quyết 15 tháng 1-1959 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã vạch ra phương pháp đấu tranh thống nhất đất nước, chứ không phải một đạo luật hay sắc lệnh nào do Quốc hội hay Chủ tịch nước ban hành. Cho đến 1975, các quyết định liên quan đến chiến trường cũng được quyết định bằng các nghị quyết của Bộ Chính trị. Các nghị quyết này được trực tiếp phổ biến đến các chiến trường.
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, tình trạng Đảng làm thay Nhà nước tiếp tục diễn ra. Hai quyết định quan trọng về kinh tế thời kỳ đó là Khoán 100 và Khoán 10, thực chất là Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13-1-1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị tháng 4-1988 về khoán trong nông nghiệp.
Cho đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hoạt động lập pháp của Quốc hội mới bắt đầu thể hiện rõ hơn vai trò của mình trong đời sống chính trị, với việc thông qua nhiều đạo luật quan trọng như Bộ Luật Hình sự (1985), Luật Hôn nhân và Gia đình (1986), Luật Đất đai (1987), Luật Đầu tư Nước ngoài (1987),... và dần dần thể chế hóa các quyết định chính trị của Đảng.
Cho đến nay, nhiều quan chức Chính phủ khi bị chất vấn tại Quốc hội đã trả lời rằng “vấn đề này đã báo cáo với tổ chức Đảng” để né tránh vấn đề và né tránh trách nhiệm. Bên cạnh đó, có đến 90% số đại biểu Quốc hội đồng thời là đảng viên. Tất cả những đặc điểm này của hệ thống chính trị khiến cho ranh giới giữa diễn đàn của Đảng và diễn đàn Quốc hội trở nên mờ nhạt, dễ phát sinh sự nhầm lẫn, tâm lý “phiên phiến”.
Mặt khác, việc cử tri gọi các đại biểu của mình là Chủ tịch nước, Thủ tướng, là Bộ trưởng, là Chủ tịch cũng thể hiện một hiện tượng khác, đó là một người vừa là đại biểu Quốc hội, vừa là quan chức hành pháp. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: Các vị ngồi ở diễn đàn Quốc hội với tư cách gì?
Cần rạch ròi tư duy
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự rạch ròi cần thiết phải có trong quan hệ giữa Đảng và chính quyền, cũng như sự rạch ròi cần thiết giữa các nhánh quyền lực trong nội bộ chính quyền. Đó là Đảng không bao biện, làm thay Nhà nước vì vi phạm nguyên tắc pháp quyền, đó là đại biểu Quốc hội không được kiêm nhiệm chức danh hành pháp vì lý do xung đột lợi ích.
Nguyên tắc pháp quyền chỉ cho phép ý chí chính trị của các cá nhân, đảng phái được thực thi trên thực tế thông qua các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và không được can thiệp vào các quyết định của chính quyền. Điều này được các lãnh đạo Đảng nhắc đến nhiều lần, tuy nhiên hiệu quả thực thi còn là điều phải đánh giá thận trọng.
Mặt khác, sự phân công, phân nhiệm giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong thiết kế bộ máy nhà nước chúng ta hiện nay còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Khi là một đại biểu của dân, có nghĩa là người đó phải dùng quyền lực được dân trao cho để tác động và giám sát việc thực thi pháp luật của các quan chức hành pháp và tư pháp. Vậy thì hóa ra vị Bộ trưởng kiêm đại biểu Quốc hội sẽ phải tự giám sát chính mình, đồng thời, khi ngồi ở diễn đàn Quốc hội, có lúc ông ta là đại biểu Quốc hội, có lúc lại là Bộ trưởng. Ông ta sẽ đứng về phía ai, Chính phủ hay Quốc hội trong phiên chất vấn của mình?
Rõ ràng sự nhầm lẫn về cách xưng hô không chỉ là vấn đề giao tiếp, mà còn phản ánh sự thiếu rạch ròi trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, và giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam sẽ khó có thể thực hiện được, nếu không giải quyết triệt để vấn đề này.

Trịnh Hữu Long
(Blog Đoan Trang)  

“Bên thắng cuộc” thắng lớn nhờ…loa phường

Mình chẳng biết “Bên thắng cuộc” viết gì vì vẫn đợi sách in đọc thích hơn. Chỉ nhớ bìa có ảnh minh họa là hai loa phường mắc trên cột điện, biểu tượng của miền Bắc những năm chiến tranh.
Chả hiểu Osin có ý gì. Có thể loa tuyên truyền là một trong những yếu tố làm nên “Bên thắng cuộc”.
Nghe thiên hạ đồn thổi ghê quá, đâm ra mình càng tò mò, do truyền thông cả trái lẫn phải nhét vào tai mình.
Mới ra được hơn tháng mà có hàng trăm entries trên blog, facebook, báo Việt Nam, bên Mỹ, cả xứ sương mù London cũng bàn tới bàn lui, mong người đọc sáng mắt thêm. Web hải ngoại tràn ngập, khen có, chê có, chả nói gì cũng nhiều.
Phe mê Osin còn phải nói. Họ chuyền tay nhau đọc, rỉ tai về nhậy cảm chính trị, bí mật cung đình của xứ Việt mà xưa nay luôn là thứ cấm kỵ. Hiện Facebook của Osin có tới gần 15.000 followers (theo đọc).
Tờ Pháp luật Tp HCM làm hai bài,  (thêm bài tại đây nữa) nghiêng về chê cuốn sách có “cái nhìn thiên kiến về lịch sử”. Báo CAND cũng làm một loạt bài khá công phu, gọi đó là “chém gió”. Mấy ngày nay, báo chí bắt đầu giàn đồng ca.
Phía California có cả biểu tình lên án cuốn sách dù người tham dự nói chẳng thèm đọc sách, cứ phản đối cái đã.
Tự nhiên biểu tình và báo chí lên án lại quảng cáo không công cho cuốn sách chưa được phép phát hành tại Việt Nam.
Chê bai trên báo chính thống, trong lúc người đọc xứ Việt chả biết mặt mũi BTC ra sao, ngang bằng nói oang oang “Có cuốn sách bí mật về chính quyền VN đó đó, bà con nên đọc đi”.
Nếu định dìm cuốn sách bằng cách này thì họ đang mắc thêm phao cho nổi hơn. Bởi ý kiến cuối cùng thuộc về độc giả, đâu cần ai định hướng. Bạn đọc thời nay tinh lắm, đủ trình độ cross check and balance (kiểm chứng).
Càng phê bình nặng nề độc giả càng tò mò. Họ sẽ lẩm bẩm, để xem tay Osin viết “bậy bạ” như thế nào.
Tập một “Giải phóng” có ảnh bìa minh họa là hai cái loa chĩa ra hai hướng. Hình như sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh, người Việt ở hai bờ đại dương vẫn đang làm việc đó.
Nếu cho rằng “Bên thắng cuộc” lại đang thắng nhờ “loa phường” với hiệu ứng tuyên truyền ngược như hiện nay cũng chẳng sai.
17-01-2013
Hiệu Minh
Loa phường: Ai muốn mua sách xin xem thông tin trong Entry “Bên thắng cuộc đến DC”
(Blog Hiệu Minh)

Minh Diện - Nghĩ về những lời "minh triết"

Đã muốn quên những lời nói trên diễn đàn và đó đây, không đáng nhớ, nhưng nó cứ như cái gai đâm vào chân thỉnh thoảng làm nhói đau. Trường hợp nhà chính khách Nguyễn Minh Triết là như vậy. Ông đã để lại nhiều câu nói, những lý giải rất “minh triết”!
Chiều qua họp tổ dân phố, nghe phổ biến về việc lấy ý kiến đóng gióp sửa đổi Hiến pháp. Một người phát biểu là cần phải sửa điều 4; nhưng chưa nói xong, thì một cán bộ đứng phắt dậy quát: “Sửa, là thế nào? Không nghe nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói sửa Điều 4 Hiến pháp là tự sát à?”.
Mọi người ngơ ngác, quay qua hỏi tôi: “Này nhà báo, có chuyện đó à?”. Tôi Trả lời: “Vâng!”. Một người dân bèn châm rãi nói: “Thế hóa ra đảng muốn dân mình tự sát à? Mười người thì chín yêu cầu sửa Điều 4 Hiến pháp?”.
Câu nói ấy khiến suốt đêm tôi không ngủ, cứ suy nghĩ về ông Nguyễn Minh Triết.
Chính ông đã nói: “Xóa bỏ điều 4 Hiến pháp là đồng nghĩa với tự sát!”. Câu nói của nguyên Chủ tịch nước đang là một vật cản lộ trình dân chủ. Bởi thế tôi muốn thử liệt kê lại những phát biểu của ông Nguyễn Minh Triết xem nó có “minh triết” không?
Trước hết về Điều 4 Hiến Pháp, mà ông Nguyễn Minh Triết nói “Xóa đi là đồng nghĩa với tự sát”.
Điều 4 trong Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2005, bản sửa đổi, có đoạn viết: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Như vậy quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam bao trùm tất cả. Nhà nước do đảng lập ra, là của đảng, vì đảng, một đội ngũ chỉ chiếm 4% dân số. Điều này hoàn toàn trái với Điều 2 của Hiến pháp, khẳng định: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam, là Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân!”.
Định tính của Điều 2, nhắc lại gẩn như nguyên văn định nghĩa về nhà nước pháp quyền của Abraham Lincoln (1809-1965), vị anh hùng giải phóng nô lệ, thần tượng của Karl Marx: “Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân, do dân, vì dân!”. Karl Marx là bậc thầy của Chủ nghĩa cộng sản, tất nhiên Đảng cộng sản Việt Nam không thể phủ định Marx.
Điều 83 của Hiến Pháp tương đồng với Điều 2, khẳng định Nhà nước của dân, vì dân và dân có quyền quyết định tối thượng.
Điều 4 đứng sau Điều 2, sửa đổi lại nội dung trái với Điều 2 và Điều 83 trong một bản Hiến Pháp, là vi hiến, nói cách khác, Đảng cộng sản Việt Nam đã chiếm quyền làm chủ đất nước của nhân dân.
Vậy bỏ Điều 4, là đúng pháp luật, hợp đạo lý, tôn trọng lịch sử.
Nhân dân Việt Nam trải qua gần ngàn năm Bắc thuộc, gần một trăm năm thuộc địa, hết thế hệ này thế hệ khác đứng lên, không tiếc máu xương, chiến đấu, với nguyện vọng thiêng liêng là độc lập tự do, dành chính quyền cho mình, vì quyền lợi của mình. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, máu xương nhân dân Việt Nam liên tục đổ xuống, cũng với khát vọng ấy. Bởi thế, nhân dân Việt Nam rất vui mừng khi Điều 4 của Hiến pháp được xóa bỏ, dân được quyền làm chủ đất nước, toại nguyện khát vọng ngàn đời.
Đảng cộng sản Việt Nam đã ngắt đoạn lịch sử, dành hết công lao về mình, tiếm quyền làm chủ đất nước của dân.
Những người cộng sản thế hệ trước có đóng góp xương máu với dân, trải nhiều gian khổ, làm như vậy đã không chính nhân quân tử!
Những người cộng sản hiện nay, chẳng những không có công lao, mà “một bộ phân không nhỏ đã suy thoái về chính trị, tư tưởng, biến chất về đạo đức ”, có kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” đã là “một bầy sâu” mà vẫn “ăn mày dĩ vãng” mà còn giữ ghế độc quyền lãnh đạo càng tham lam.
Phải chăng, theo suy nghĩ của Nguyễn Minh Triết, nếu Đảng cộng sản Việt Nam xóa bỏ điều 4, là buông cái ghế ấy ra, đảng sẽ tiêu vong, là tự sát?
Ông Nguyễn Minh Triết không dám nói thẳng ra, mà dùng cách nói lập lờ, muốn gộp cà nhân dân vào khái cái khái niệm tự sát của mính là không ồn. Đó không phải lần đầu mà là thói quen của vị nguyên chủ tịch nước được coi là có tài hùng biện này.
Các cụ ngày xưa có câu: “Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nam truy”, nghĩa là, một lời nói lọt qua chín cái răng như chín đỉnh đồng, bốn ngựa đuổi không kịp, nên mỗi lời nói cần phải hết sức thân trọng. Cũng lại có câu “Phú quý xứng kỳ đức!”, nghĩa là sự giàu sang phải xứng với cái đức, suy rộng ra, người làm vương làm tướng phải có tài có đức xứng với cái chức cái quyền, mà tài đức bộ lộ ra lời ăn tiếng nói hàng ngày, muốn dấu cũng không được. Ông Nguyễn Minh Triết là người phát minh câu: “cái tâm và cái tầm” thay cho câu “đức tài”. Không biết ông tự cân đong tâm, tầm mình đến đâu, nhưng quả thực, nghe khẩu khí của ông qua những lần ông đăng đàn diễn thuyết thấy không xứng đáng với chức vụ của ông.
Năm 2009, trong chuyến thăm Cu Ba, Nguyễn Minh Triết nói thế này: “Có người ví von Việt Nam, Cu Ba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ cho hòa bình thế giới. Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cu Ba nghỉ!”.
Khi Nguyễn Minh Tiết huênh hoang như vậy, Lybi đang bạo loạn, Syri dấy binh lửa nội chiến, Triều Tiên, Iran tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân, và trùm khùng bố quốc tế Osama bin Laden chưa bị giết. Ông và người anh em sinh đôi Cu Ba canh giữ hòa bình kiểu gì vậy?
Bốn mươi tư năm trước, Việt Nam và Cu Ba được Liên xô khoác cho cái danh: “Tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa”, Hồ Chí Minh đã ví Việt Nam, Cu Ba là hai anh em thay nhau canh giữ tiền đồn ấy. Bây giờ phe xã hội chủ nghĩa đã tiêu vong rồi, ông Nguyễn Minh Triết còn hoài niêm, bắt chước một câu nói sáo rỗng, thật vô duyên!
Có lẽ người ta sẽ cho là bịa đặt, thậm chí ghép tội phỉ báng lãnh tụ, nếu như không có những đoạn băng Video ghi lại cuộc tiếp xúc Kiều bào Mỹ của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Giữa một đám đông cử tọa đủ mọi trình độ, rất nhiểu khác biệt về quan điểm chính trị, mà Nguyễn Minh Triết như múa gậy vườn hoang. Ông kể lại cuộc nói chuyện vối Tổng thống Mỹ một cách ngây ngô thế này: “Tôi hoan nghênh ông Obama. Ông ấy tuyên bồ đóng cửa nhà tù Guantanamo mà. Nhưng mà tôi nói rằng, vấn đề này là khó lắm đó. Tôi chúc ông phải nỗ lực để thực hiện cho bằng được cái này. Tôi nói mà tôi nhìn Obama, mà tôi thấy ông ấy cũng chăm lắm đó, lắng nghe lắm. Như thế là mình vừa động viên ông Obama nhưng mình vừa phân hóa cái nội bộ của ông ấy.”
Mình từng lên án nước ngoài can thiệp vào nội bộ Việt Nam, giờ nhân danh một Chủ tịch nước, công khai khoe “phân hóa nội bộ” người ta, khác gì tự vả vào miệng mình?
Ông Triết tưởng câu nói ngô nghê của ông phân hóa được nội bộ của Obama chăng? Ông nghĩ Tổng thống Mỹ là đứa con nít hay sao mà nở mũi nghe ông động viên? Hình như ông đã quen cách động viên phong trào của một cán bộ dân vận? Thật mắc cỡ khi phải làm thần dân của một đấng “minh quân” như thế.
Lẽ ra Nguyễn Minh Triết nên nhờ một ai đó viết cho một bài phát biều học thuộc lòng, hoặc đừng dấu dốt, cứ cầm giấy mà đọc có khi đỡ làm xấu hổ người Việt Nam. Đằng này ông ra vẻ hùng biện, vung chân múa tay, phùng mang trợn mắt hùng hồn, làm đệ tử theo ông ngượng chín mặt. Một nhà báo tháp tùng chủ tịch Nguyễn Minh Triết đi Mỹ nói với tôi như vậy.
Nguyễn Minh Triết tỏ ra kiêu hãnh, tự phụ khi được tham gia nhóm thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trong khi 10 nguyên thủ quốc gia khác họ rất khiêm nhường. Ông ta nói: “Tôi muốn nói với các đồng chí và quý vị rằng cái vai trò, cái vị thế cùa mình bây giờ cũng ngang hàng với người ta, cũng nói năng, cũng đúng mực đàng hoàng lắm đó!”.
Khi bốc đồng như vậy, Nguyễn Minh Triết không nhớ rằng, chì cần nhấp chuột người ta biết ngay Việt Nam ở vị thế nào? Là thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đâu phải là thứ bậc để đánh giá một nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh, trên thế giới thì đó mới là tiêu chí bắt buôc. Việt Nam đang ở vị trí có vị 194 trên 197 nước về tự do báo chí, là nước thu nhập thấp nhất khu vực, thua Lào, Campuchia và là nước xếp thứ 4 về tham nhũng.
Để lấy lòng Tổng thống Nga Putin, Nguyễn Minh Triết nói: “Mỗi chiến thắng của Nga đều như là chiến thắng cùa chúng tôi. Chúng tôi ủng hộ Nga trong xung đột với Gruzia!”.
Nước Nga bây giờ đâu phải Liên bang Xô Viết, mà dẫu còn như thế, thì hay ho gì việc cổ vũ xung đột, hơn nữa Việt Nam từng nhờ vả Gruzia, giờ vẫn quan hệ bình thường với Gruzia?
Trong khi hung hăng với Gruzia như vậy, Nguyễn Minh Triết lại cong lưng, uốn lưỡi trước Trung Quốc. Phải nói từ trước đến nay chưa vị lãnh đạo nào đề cao “tình hữu nghị Việt Nam, Trung Quốc” như Nguyễn Minh Triết. Hãy nghe ông ta phát biểu: “Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa là số một. Phải làm sao giữ mãi trân trọng mãi. Dù có khó khăn, có gặp những vấn đề gì trở ngại, thì hãy đoàn kết thân ái với nhau, trao đổi để tìm cách khắc phục!”.
Thử hỏi 5 năm 28 ngày làm Chủ tịch nước, Nguyễn Minh Triết đã khắc phục được gì trong quan hệ với Trung Quốc? Phải chăng là gọi tàu Trung Quốc đâm tàu cá, bắt ngư dân, cắt cáp tàu thăm địa chấn của Việt Nam là Tàu lạ, là ra tay đàn áp dân biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa?
Không biết Nguyễn Minh Triết khi lên Hà Giang có viếng thăm Nghĩa trang Liệt sỹ, nơi hàng ngàn chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc?
Năm ngoái, trong bài viết về Huỳnh Phi Dũng, tôi đã kể lại chuyện khi tôi gặp Huỳnh Phi Dũng để xác minh việc ông ta lấy tiền của nhà nước về quê làm đường với danh nghĩa cá nhân, và những vấn đề liên quan đến tham nhũng, thì Bí thư tỉnh ủy Bình Dương lúc đó là Nguyễn Minh Triết tới ngăn lại.
Hình như sự bao che như vậy không phải một lần, mà luôn nhất quán với quán điểm của Nguyễn Minh Triết. Ông khái niệm về tham những rất lạ: “Chúng ta là một nước trong chiến tranh chưa có kinh nghiệm quản lý. Là ở một số nước người ta đó, thì muốn tiêu cực tham nhũng cũng khó vì cái hệ thống pháp luật nó chặt chẽ, còn ở Việt Nam của mình thì có khi người không muốn tham nhũng cũng động lòng tham, cái người thủ quỹ cứ giữ tiền khư khư, ở quỹ lúc nào cũng có số dư cho nên lúc bí quá thì em mượn một chút. Mượn thì hổng thấy ai đòi hết, thấy hông? Thì em mượn tiếp, chứ không phải người Việt Nam tham nhũng nhất thế giới đâu. Nói một hồi thì thấy người Việt Nam tham nhũng nhất thế giới không phải vậy, cho nên tôi đề nghị ở nước ngoài khi nghe những thông tin này rồi nhìn về nước cũng đừng có hốt hoảng, nghĩ rằng sao trong nước mình tiêu cực quá? Mà hồi xưa mấy ông quánh giặc sao giỏi thế mà bây mấy ông tiêu cực thế. Đây là quy luật muôn đời! Con người ta trong mỗi người ai cũng có hỉ nộ ái ố hết trơn, chúng ta là con một nhà là con lạc cháu hồng cùng một bọc trứng sinh ra, trên thế giới này ít có nơi nào có cái đó lắm.”
Ôi, cái triết lý tham nhũng và cái quy luật phát triển từ đánh giặc giỏi đến tiêu cực mới rối rắm làm sao? Hơn dây cà dây muống! Một khi đánh giá tham những chỉ như là cô em thủ quỹ mượn tiền, không thấy đòi, nên không trả, mà hô hào quyết tâm quyết liệt chống tham nhũng thì thật trớ trêu.
Cũng như khi nói về Điều 4 Hiến Pháp, nói về tham nhũng Nguyễn Minh Triết lại gộp hết người Việt Nam vào một rọ, để thanh minh rằng người Việt Nam không tham nhũng, nên một một tờ báo ở Califonia đã viết: “Đừng vơ đũa cả nắm, người ta nói chính quyền cộng sản Việt Nam tham nhũng nhất thế giới chứ không nói chung người Việt Nam tham nhũng”.
Vâng, đúng thế, có chức quyền mới tham nhũng, chứ người dân Việt Nam bị “cả bầy sâu” ăn hết phần rổi còn tham nhũng của ai?
Ông Nguyễn Minh Triết cảnh tỉnh nhân dân: “Đừng có nghe những lời xuyên tạc, những cái bịa đặt, nó gây mất đoàn kết trong nội bộ chúng ta, nó gây giảm niềm tin với đảng và nhà nước, thậm chí chống lại chủ trương của đảng và nhà nước!” (Phát biểu trong khi thăm Hà Giang).
Trước khi về hưu không lâu, ông Nguyễn Minh Triết có một câu nói để đời: “Thánh Gióng là phi thường điều đó có vẻ là huyền thoại nhưng mà thưa quý vị tôi nghĩ không phải là huyền thoại đâu, đây là sức mạnh của hồn thiêng sông núi, đây là sức mạnh của toàn dân tộc Việt Nam, đây là sức mạnh của ý chí quật cường, của sức mạnh không có gì quý hôn độc lập tự do nó hội tụ vào Thánh Gióng. Thánh Gióng công lao là như thế, tài năng là như thế, nhưng mà không màng chức vụ danh lợi không đòi hỏi ai cám ơn không đòi hỏi phong tước phong chức gì cả đánh giặc xong là thanh thản về trời để sống một cuộc đời vui thú điền viên”. Sao ông biết điều đó? Biết cả trên Trời có điền viên?
Bất chấp lịch sử, bất chấp quy luật, coi khinh cả những khái niệm cơ bản nhất về lịch sử, dã sử và huyền thoại, Nguyễn Minh Triết cho rằng Thánh Gióng là có thật, được đúc kết bằng sức mạnh “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Hồ Chủ Tịch! Ôi, một bậc kỳ tài về “minh triết”. Ông ta nói trên trời có ruộng vườn (điền, viên) để cho Thánh Gióng vui thú thì thêm một thiên tài về sự tưởng tượng.
Nguyễn Minh Triết biết trước số phận khi Điều 4 Hiến Pháp bị xóa bỏ nên, ông ta quyết chống lại đồng thời tìm nơi cư trú mới chăng?

Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng

Hồ Anh Hải - Lạm bàn vấn đề Đảng với Điều 4 Hiến pháp

Điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 viết (tóm tắt):
1. Đảng Cộng sản Việt Nam …. là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Hiện nay có mấy quan niệm khác nhau về Điều 4 Hiến pháp.
1) Quan niệm hạ thấp ý nghĩa, tác dụng của Điều 4. Thí dụ ông Trần Trọng Tân nguyên Trưởng ban tư tưởng văn hóa Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) nói: "Hiến pháp chỉ thừa nhận Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, không phải Hiến pháp cho phép Đảng được lãnh đạo Nhà nước và xã hội ; hiểu Điều 4 của Hiến pháp như là “giấy phép” cho Đảng là không đúng." [1]. Chẳng rõ cách giải thích này có phải là nhằm mục đích hạ nhiệt phản ứng của những người phản đối sự áp đặt Điều 4 hay không.
Thực ra Hiến pháp là văn bản pháp luật cơ bản, lâu dài, có hiệu lực pháp lý cao nhất của một nước. Vì pháp luật là "những quy phạm hành vi do nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo" [2], do đó tất cả các điều văn được đánh số thứ tự trong Hiến pháp đều có tính ép buộc, cưỡng chế; ai vi phạm Hiến pháp sẽ bị xử lý (Điều 123), nghĩa là có thể bị bỏ tù. Thí dụ Điều 14 nói Hà Nội là thủ đô nước ta đâu phải chỉ là sự thừa nhận, mà là một quy định pháp lý, ai không tuân theo là vi hiến, tức phạm pháp.
Như vậy Điều 4 không chỉ thừa nhận Đảng là lực lượng lãnh đạo và cho phép ĐCSVN thực thi quyền lãnh đạo ấy mà còn buộc Nhà nước và xã hội, trong đó có nhân dân, phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, không phục tùng là vi hiến. Ý nghĩa, tác dụng của Điều 4 là thế. Dĩ nhiên ai cũng biết rằng phục tùng một cách tự nguyện thì tốt hơn khi bị ép buộc.
2) Quan niệm phổ biến trong dư luận là đánh giá quá cao ý nghĩa tác dụng của Điều 4, cho rằng nhất thiết phải có Điều 4 thì mới giữ được sự lãnh đạo của ĐCSVN, bỏ Điều 4 là xóa bỏ sự lãnh đạo ấy; từ đó bất kỳ ý kiến nào đòi bỏ Điều 4 đều bị coi là chống Đảng. Mặt khác, cũng vì đánh giá như vậy mà những người phản đối sự lãnh đạo của ĐCSVN cũng nghĩ rằng chỉ cần bỏ Điều 4 thì sẽ xóa bỏ được sự lãnh đạo của Đảng. 
Thực ra vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền và Hiến pháp là hai vấn đề khác nhau. Hiến pháp không quy định về vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền không có nghĩa là đảng đó mất quyền lãnh đạo. Vai trò ấy quyết định bởi lòng dân chứ không bởi Hiến pháp. Lịch sử đã chứng minh đây là một chân lý không ai có thể bác bỏ.
Như ở Liên Xô, trước năm 1977, Hiến pháp không nói về vai trò lãnh đạo nhà nước của ĐCS Liên Xô, nhưng Đảng vẫn lãnh đạo xây dựng nước này trở thành siêu cường. Từ 1977 Hiến pháp có Điều 6 quy định ĐCS Liên Xô giữ quyền lãnh đạo đất nước, nhưng từ đó Đảng lại suy thoái nhanh và chỉ sau 14 năm thì Đảng tan rã, bị mất quyền lãnh đạo. Hậu quả làm nhà nước sụp đổ, xã hội rối loạn, tài sản công do nhân dân làm ra trong hơn 70 năm bị tầng lớp tư bản mới chiếm đoạt. Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói "Liên Xô sụp đổ cũng là lúc cái điều trong Hiến pháp về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được khẳng định rất mạnh"; sự sụp đổ ấy "có phải là diễn biến hòa bình đâu""là nhân dân vùng dậy lật đổ" [3]. Rõ ràng, khi đã mất lòng dân thì đặc quyền lãnh đạo của ĐCS Liên Xô, dù có Điều 6 bảo đảm, cũng vẫn bị mất. 
Trung Quốc từ năm 1982 đến nay các điều văn Hiến pháp hoàn toàn không có từ Đảng cộng sản, tức không có quy định về vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ, nhưng Đảng vẫn lãnh đạo như cũ.
Tóm lại, trừ các nước độc tài chuyên chế ra, vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền trong các nước dân chủ không liên quan gì đến Hiến pháp mà hoàn toàn quyết định bởi lòng dân, tức sự tín nhiệm của Đảng.
Sau Cách mạng tháng Tám, ĐCSVN tuy chỉ có vài nghìn đảng viên nhưng đã được nhân dân suy tôn làm đảng lãnh đạo. Dù chẳng viết điều đó vào Hiến pháp 1946 và 1959, thậm chí có lúc còn tuyên bố giải thể, song Đảng vẫn giữ vững vai trò ấy và đã lãnh đạo cực kỳ xuất sắc. Tất cả là do ĐCSVN có đường lối đúng, đảng viên dẫn đầu hy sinh vì dân vì nước, biết bao đảng viên đã ngã xuống. Đảng không coi lãnh đạo đất nước là đặc quyền đặc lợi mà coi là sứ mạng lịch sử trao cho, là nhiệm vụ nặng nề phải gánh lấy, dù biết phải hy sinh lợi ích riêng, kể cả tính mạng. Vì thế tất nhiên ĐCSVN giành được tín nhiệm tuyệt đối của nhân dân. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và mấy cuộc kháng chiến chống xâm lược là những sự thực lịch sử không thể phủ nhận, đem lại uy tín cao cho Đảng.
Về sau, do học theo Điều 6 Hiến pháp Liên Xô mà Hiến pháp 1980 và 1992 của ta có thêm Điều 4; nhưng ĐCSVN không vì thế mà mạnh lên, ngược lại càng suy thoái biến chất tới mức như Nghị quyết 4 nhận định, khiến lòng tin của dân ngày một giảm sút và tiềm ẩn nguy cơ tự tan vỡ từ bên trong [4]. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lo nghĩ: "Bây giờ trong Đảng [ĐCSVN] cũng có sự phân hoá giàu-nghèo… Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không?" [5]. Nỗi lo ấy rất có lý, vì khi ĐCSVN do quan liêu, tham nhũng, đặc quyền đặc lợi mà đánh mất bản chất cách mạng thì nước ta tất sẽ đi theo vết xe đổ của Liên Xô.
Trên thế giới ngày nay hầu hết các nước đều do một hoặc vài chính đảng lãnh đạo. Lịch sử Việt Nam trao cho ĐCSVN sứ mạng lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng nước ta trở thành một nước dân chủ tự do, giàu mạnh văn minh. ĐCSVN đã hoàn thành sứ mạng giành độc lập, thống nhất tổ quốc và hiện đang lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước. Tuy rằng thời gian qua trong Đảng xuất hiện tình trạng suy thoái biến chất nguy hiểm ở một bộ phận không nhỏ đảng viên cán bộ khiến cho uy tìn của Đảng bị giảm sút, nhưng đa số nhân dân ta vẫn ủng hộ Đảng.
Hơn nữa, sau gần 70 năm cầm quyền, ĐCSVN đã xây dựng được một hệ thống chính trị, tư tưởng, văn hóa, tổ chức vững mạnh ở tất cả mọi cơ sở dân cư, tổ chức xã hội, kinh tế, chính trị, quân đội …, nắm chặt cương vị lãnh đạo từ cấp thấp nhất tới cao nhất trong cả nước. Các thế lực ngoài Đảng dù mạnh đến đâu cũng không xóa bỏ nổi vai trò lãnh đạo của ĐCSVN. Nguy cơ làm Đảng mất quyền lãnh đạo chỉ có thể đến từ trong Đảng, Hiến pháp chẳng thể cứu được, như bài học Liên Xô đã cho thấy.
Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng Nguyễn Bá Thanh mới đây nói: "Tình hình của Đảng đang lâm nguy. Nếu như không mở được ‘cuộc chiến’ giành lại lòng tin của chính đảng viên và của dân thì gay đến nơi rồi." [6]
Đúng vậy, chỉ có giành lại lòng tin tuyệt đối của nhân dân thì ĐCSVN mới giữ được vai trò lãnh đạo. Lòng tin mạnh hơn luật pháp và không thể áp đặt, Điều 4 không làm dân thêm tin Đảng mà còn bị một bộ phận không nhỏ đảng viên coi là vũ khí đem lại đặc quyền đặc lợi cho họ; chớ nên tin nó là bảo bối có thể giữ được vai trò lãnh đạo của Đảng. Khi Đảng đã suy thoái mà còn trông chờ vào Điều 4 thì khác gì người sắp chết đuối trông chờ vào cọng rơm.
Cách duy nhất đúng là thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 4, sao cho toàn thể đảng viên giữ được phẩm chất tiên phong, liêm khiết, Đảng thực sự trong sạch vững mạnh. Đây là một cuộc chiến cực kỳ gian nan, đau khổ, vì phải chiến đấu với chính mình, với đồng chí, người thân của mình. Nhưng cách làm này có lợi cho dân tộc và cả cho ĐCSVN, vì thế là thượng sách. 
Hồ Anh Hải
…………………………
Tài liệu tham khảo:
[2] Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Hà Nội 1994
(Quêchoa) 

 Việt Nam A và Việt Nam B


Ông cho rằng sau biến cố Thiên An Môn, tại Trung Quốc hình thành thế giới: Trung Quốc A của những thành phố lớn, nơi ở của những doanh nhân và nơi các quan chức ngoại giao nước ngoài đến thăm.

Ở Trung Quốc A chỉ hiện hữu những vấn đề thường thấy ở bất kỳ một thành phố phát triển nào, như kẹt xe, tội phạm gia tăng.

Còn Trung Quốc B, vốn chiếm phần lớn dân số cũng như diện tích lãnh thổ, là những vùng kém phát triển, nghèo nàn, chất lượng giáo dục kém với những thiếu thốn về điều kiện sống cơ bản như nước, đất, tài nguyên kinh tế, cơ sở hạ tầng.

Việt Nam, với mô hình Đổi Mới gần giống với Khai Phóng của Trung Quốc, với mục đích xây dựng "nền kinh tế theo định hướng xã hội" với doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo nhưng cũng cho tư doanh được sản xuất, đã và đang đối diện những vấn đề tương tự.

Hai thập niên xây dựng quan hệ với phương Tây và Đông Á giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng đáng khen và đưa hơn 28 triệu người thoát nghèo, giảm tỷ lệ đói nghèo từ 58% năm 1993 xuống 12% trong năm 2011.
Việt Nam B
Tranh chấp lao động là biểu hiện của khác biệt cơ hội tại Việt Nam
Tuy nhiên, điều rõ ràng là trong khi chuyển sang kinh tế thị trường, khoảng cách thu nhập ngày càng tăng đang biến Việt Nam thành một đất nước với hai thế giới tách biệt.
Khoảng cách ngày càng lớn

Chỉ số Gini-coefficient của Việt Nam, mặc dù thấp hơn một số nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan nhưng có dấu hiệu tăng đều qua các năm qua kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế của Đại học Liên Hiệp Quốc (UNU-WIDER).

Chỉ số này được sử dụng để do khoảng cách giàu nghèo ở mỗi nước, với phạm vi từ 0 đến 1.

Con số Gini-coefficient gần đây nhất của Việt Nam được công bố là vào năm 2010, ở mức 0,43.

Tổng Cục Thống kê Việt Nam (GSO) cho biết, chỉ số Gini-coefficient trên 0,4 được xem là báo động ở mức nguy hiểm đối với khoảng cách thu nhập tại một quốc gia.
Gini
Chỉ số Gini-Coefficient của Việt Nam
Chỉ số Gini-coefficient gần nhất của Trung Quốc là ở mức 0,412 từ năm 2000. Đã hơn 11 năm nay, Chính phủ Trung Quốc từ chối công bố chỉ số về khoảng cách giàu nghèo của mình.
Theo báo cáo của Cục thống kê Quốc gia Việt Nam cho thấy, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và nghèo tại Việt Nam đã tăng từ 8,9 lần trong năm 2008 lên 9,2 lần trong năm 2011.
Thu nhập trung bình của khu vực thành thị như thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2012 là 300 đôla/tháng, cao hơn gần gấp 10 lần thu nhập trung bình dao động ở mức 30 đôla/tháng của nhóm thu nhập thấp.
Khảo sát của GSO cũng cho thấy chi tiêu giáo dục của tầng lớp giàu có tại Việt Nam cao hơn 6 lần, khoản chi tiêu cho y tế cao hơn 3,8 lần và các khoản chi tiêu vào giải trí, thể thao, văn hóa cao hơn đến 131 lần so với tầng lớp thu nhập thấp.
'Việt Nam B'
Sản xuất lúa gạo vẫn đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Việt Nam, với số lượng lao động chiếm gần 30% tổng số lao động cả nước.
Cho đến đầu năm 2012, Việt Nam xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, đưa nước này thành nước xuất khẩu gạo thứ nhì trên thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam lên hơn 3,5 tỷ đôla, theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới nhận xét: "Nông dân Việt Nam được giao nhiệm vụ nuôi cả dân tộc. Họ đã làm được và vượt mục tiêu này".
Tuy nhiên hiện tại đến 90% những người nghèo tại Việt Nam (3/4 dân số) sống ở khu vực nông thôn, cơ quan này đánh giá.
Ngân hàng Thế giới cũng ghi nhận đa số hộ trồng lúa ở Việt Nam có quy mô rất nhỏ.
Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nếu tính trên cơ sở 30% lợi nhuận từ làm lúa giữ lại, thu nhập của mỗi người nông dân trồng lúa chỉ ở mức 316.000 đồng/tháng, thấp hơn cả mức thấp nhất của ngưỡng nghèo hiện nay (400.000 đồng/tháng).
Giống với Trung Quốc, Việt Nam không có hệ thống kiểm soát sự cân bằng đầu tư giữa thành thị và nông thôn.
Khu vực nông thôn luôn phải chịu những bất cập về nguồn nước sạch, giáo dục, cơ sở hạ tầng và diện tích đất canh tác cũng như việc làm ngày càng bị thu hẹp trong quá trình công nghiệp hóa.
Thống kê của Bộ Lao Động Thương binh Xã hội nói Việt Nam những năm qua đã mất khoảng 200.000 ha đất cho các dự án công nghiệp, sân golf, căn hộ, biệt thự.
Điều này có nghĩa là gần 2,5 triệu lao động mất việc làm và người nông dân có tới 3-4 tháng nông nhàn mỗi năm.
Nông dân sau khi mất đất cũng không được giải quyết việc làm triệt để.
Một ví dụ ở Vinh cho thấy trong tổng số hơn 3000 lao động nông nghiệp được giải quyết việc làm, chỉ có khoảng 1/10 được vào làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp với mức thu nhập từ 1,8 triệu đến 2,5 triệu đồng.
Lao động nông thôn ra thành thị làm bị trả công rẻ mạt và thường xuyên phải làm việc trong điều kiện rất kém.
Đây là hệ quả của điểm giống nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc, hệ thống “hộ khẩu” (hukou trong tiếng Trung).
Nicholas Bequelin, làm việc cho Human Righst Watch, đã lên án sự cố ý phân biệt đối xử với lao động nông thôn bằng cách không cho phép người nông dân đăng ký hộ khẩu tại thành phố qua hệ thống này: “Đây là một sự phân biệt lớn trong hệ thống đăng ký thường trú."
“Điều này giải thích tại sao Trung Quốc có thể tập trung nhiều tiền của và phát triển tại các thành phố, những tòa nhà hào nhoáng mà chúng ta thấy ở khắp nơi, tất cả sự thịnh vượng, trật tự và sạch sẽ này; bởi vì họ đã bỏ mặc tất cả những người góp phần xây dựng chúng."
Khát vọng công bằng

Khoảng cách giàu nghèo
Khoảng cách giàu nghèo có thể dễ dàng nhìn thấy tại các thành phố lớn
Những tấm hình chụp những người tàn tật, già cả hay những em bé hành khất trên những con đường sầm uất, cạnh những tòa cao ốc hiện đại của các thành phố lớn ở Việt Nam có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trên mạng.
Và cũng không phải là khó để tìm thấy hình ảnh con cái hoặc những người có quan hệ thân cận với những quan chức cấp cao trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản trong những bộ cánh sang trọng, dù là ở những bữa tiệc, họp báo hay khảo sát một công trình của công ty mà họ được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo ở độ tuổi còn rất trẻ.
Giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về Việt Nam bình luận:"Có một sự phẫn uất ngày càng tăng cao từ những người nghèo đối với tầng lớp giàu có."
Nhận xét hệ thống Trung Quốc A, Trung Quốc B, Nicholas Bequelin nói:
"Chính phủ Trung Quốc nghĩ rằng có thể hy sinh một phần dân số. Họ hiểu rằng phép màu của nền kinh tế Trung Quốc đến từ đội ngũ lao động trẻ, đông đảo và rẻ mạt với khả năng đáp ứng lại nhu cầu của các tập đoàn sản xuất cũng như các loại công việc cần được đáp ứng ở các thành phố và khu vực phát triển."
"Việc không chấn chỉnh hệ thống hộ khẩu phục vụ một mục đích: xây dựng một đội ngũ hạ lưu dễ nhân nhượng khi không có quyền thường trú ... Họ sẽ đến, sẽ làm việc và hưởng những khoản lương bèo bọt."
Giới phân tích nhận xét suốt những năm qua, tăng trưởng Việt Nam cũng đã dựa vào lực lượng lao động trẻ dồi dào với giá rẻ mạt.
Và cho đến nay, trước hệ thống hộ khẩu hiện tại và hoạt động thu hẹp đất nông nghiệp liên tục những năm qua, dường như nguồn cung cấp lực lượng này không hề thiếu.
Sự thao túng của Nhà nước trong chính sách kinh tế, xã hội, chính trị đang gần như không cho người dân một sự lựa chọn.
Phó thủ tướng Đức, ông Philipp Roesler trong chuyến thăm Việt Nam đã phát biểu tại trường Đại học kinh tế Quốc dân ngày 18/9 rằng “Với những người không được tự do để chọn cho mình cách suy nghĩ và hành động độc lập, thì sẽ không có kinh doanh, và thiếu tự do kinh tế cũng sẽ không có tự do xã hội,”
“Một đứa trẻ mồ côi thời chiến tại Việt Nam được nhận làm con nuôi (nói về ông) mà có cơ hội vươn lên trong một xã hội dân chủ như vậy, và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chứng nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh như thế nào.”, ông Roesler nói thêm.
Nhà báo Thomas Fuller có lẽ cùng đồng ý với những ý kiến trên khi kết bài viết về khoảng cách giàu nghèo trên tờ New York Times trong tháng Chín bằng câu ca dao Việt Nam:
“Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa lại quét lá đa,
Khi nào dân nổi can qua,
Con Vua thất thế lại ra quét chùa."

Nhật Bình

Gửi cho BBCVietnamese.com từ London

Như hai bờ sông Bến Hải

Thứ Bảy 19-1 vừa qua tôi thong dong ở Little Saigon. Ăn sáng xong, ghé khu Phước Lộc Thọ mua báo xuân và ít sách muốn đọc.
Vào đường Moran, đến toà soạn Việt Báo chọn mấy quyển “Viết Về Nước Mỹ”. Hỏi báo xuân thì chưa có, cô thư ký văn phòng nói anh Trần Dạ Từ bận quá nên Việt Báo Xuân Quý Tỵ chưa làm xong. Đang có triển lãm đồ trang sức trong phòng sinh hoạt nên ghé xem. Gặp Y Sa của hội nghệ thuật VAALA là tổ chức bảo trợ, cô hỏi tôi xuống đây để làm phóng sự về cuộc biểu tình sắp diễn ra trước toà soạn Người Việt. Tôi trả lời sẽ ra đó quan sát.
Có những lúc tôi muốn làm phóng viên, vào những nơi cần có mặt, tìm hiểu, phỏng vấn nhân vật để viết tường thuật. Tôi thích làm nhân chứng lịch sử và thường nói với bạn bè rằng khi đóng vai một nhà báo nếu có biến cố mình phải chạy đến, dù nguy hiểm, chứ không chạy đi. Vì khi sự kiện quan trọng xảy ra, chỉ có ba thành phần chạy đến là cảnh sát, cứu thương cứu hoả và phóng viên. Hôm nay tôi chỉ muốn làm người quan sát hơn là phóng viên báo.
Rời phòng triển lãm lúc gần 1 giờ trưa thì nghe tiếng quốc ca Việt Nam Cộng hoà đang vang vang và ngã ba đường trước toà soạn Người Việt đã đông người, đứng nghiêm chỉnh chắn ngang hết cả đường xe chạy. Rồi đến quốc ca Hoa Kỳ và phút mặc niệm. Nghi thức không thể thiếu trong nhiều sinh hoạt của người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ, từ tiệc tùng họp mặt đồng hương, gây quỹ, đến biểu tình đấu tranh.
úc khai mạc biểu tình
Lúc khai mạc biểu tình
Ngạc nhiên là cuộc biểu tình được khai mạc sớm hơn giờ ghi trong thông báo đã phổ biến. Nhìn quanh, lúc này tôi chỉ thấy ông Ngô Kỷ đứng sau một biểu ngữ, còn những vị khác như Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Phan Kỳ Nhơn là những người trong ban tổ chức mà tôi biết mặt vì thường xuất hiện trên ti-vi, trên báo, nhưng tôi chưa nhìn thấy hai vị này.
Ông Ngô Kỷ đến rất sớm. Lúc tôi vào toà soạn Việt Báo thấy ông đang đi gần chiếc xe rất đặc trưng với cờ vàng chói lọi sơn từ đầu đến nóc và đuôi xe. Tôi đã chụp ông một tấm ảnh ở đó.
Xong nghi thức khai mạc, nhiều khẩu hiệu được một người cầm loa hô to và đoàn biểu tình hô theo: “Đả đảo”, “Tẩy chay”. Lúc đó một xe cảnh sát của thành phố hú còi chạy tới. Đoàn người dạt ra hai bên cho xe tiến vào khoảng trống trước toà soạn. Cảnh sát yêu cầu mọi người đứng vào lề, không làm cản trở lưu thông ra vào khu vực. Lúc này ước chừng có hai trăm người tham dự. Sau đó cảnh sát đem những cột nhựa mầu cam, đem giây màu vàng giăng ra làm hàng rào không cho người biểu tình tràn xuống lòng đường.
Kêu gọi tẩy chay báo Người Việt
Kêu gọi tẩy chay báo Người Việt
Trời thật trong xanh và nắng đẹp. Phóng viên, chuyên viên thu hình của nhiều cơ sở truyền thông đang tác nghiệp, phỏng vấn nhiều người, ghi nhận sinh hoạt biểu tình.
Tôi đọc được những hàng chữ sau trên các biểu ngữ, bảng chữ giữa đoàn người:
- Biểu tình chống báo Người Việt để bày tỏ lập trường quốc gia dân tộc.
- Đả đảo bọn tay sai đội lốp [nguyên văn] truyền thông phá hoại cộng đồng.
- Báo Người Việt là bàn tay nối dài của Việt Cộng đánh phá cộng đồng.
- Đả đảo bọn tay sai phản bội căn cước tỵ nạn cộng sản.
- Shame on Người Việt for betraying the Viet Community.
- Shame on Người Việt for publishing communist propaganda.
- Shame on Người Việt for glorifying communist leaders.
- Tẩy chay báo Người Việt, không mua, không đọc, không đăng quảng cáo, không tiếp xúc.
- Đỗ Ngọc Yến tên Việt gian đã họp với V.C. [bên cạnh là hình chụp ông Yến lúc sinh thời đang họp với Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Lãnh sự Nguyễn Xuân Phong. Trong hình còn có ông Nguyễn Văn Luỹ là Việt kiều yêu nước ở Mỹ từ thập niên 50 và ông Võ Tá Chước]
- Lên án nhật báo Người Việt đã nhục mạ quốc kỳ V.N.C.H. [bên cạnh có hình chậu rửa chân với cờ vàng ba sọc đỏ trong đó đã được đăng trên báo xuân Người Việt trước đây]
- Cương quyết tận diệt cộng nô, đuổi Tầu cộng
- Tôi không thể ngồi yên khi nhóm Phan Huy Đạt nhục mạ Quân dân V.N.C.H.
Các biểu ngữ, bảng chữ được người biểu tình giơ cao không nhắc gì đến cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức mới được cơ sở Người Việt phát hành bản in tuần trước. Có tin cho rằng cuộc biểu tình hôm nay là để phản đối sách này, nhưng mục đích chắc không phải như thế. Cuốn sách chỉ được nhắc đến một vài lần trong khi có người hô to khẩu hiệu:
- Đả đảo báo Người Việt tiếp tay cho Huy Đức quảng bá và phát hành cuốn Bên Thắng Cuộc bóp méo lịch sử và mạ lỵ quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà.
Người hô khẩu hiệu như muốn hụt hơi với những lời hô dài thật dài, như câu trên và câu:
- Tẩy chay không mua, không bán, không đọc, không quảng cáo, không phân ưu, không cáo phó trên báo Người Việt.
Từng có mặt tại nhiều cuộc biểu tình của người Việt ở hải ngoại, chưa bao giờ tôi nghe những câu khẩu hiệu dài lê thê như hôm nay.
Trong khi ngoài đường đoàn biểu tình đả đảo, bên trong toà soạn báo Người Việt nhiều nhân viên đứng ngó ra. Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, là phụ tá chủ nhiệm thì ngồi ngay trước cửa, trầm ngâm quan sát.
Một lúc sau, hai loa phát thanh trên nóc toà soạn vang lên. Nghe rất lớn. Tôi rất ngạc nhiên với hiện tượng này. Có lẽ đây là tờ báo duy nhất có loa phát thanh ra đường. Cứ như loa phường ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tiếng loa lấn át cả những khẩu hiệu và tiếng “Đả đảo”, “Tẩy chay” của đoàn biểu tình. Từ loa phát ra chương trình phát thanh VNCR với Hoàng Trọng Thụy. Trong lời giới thiệu có nhắc là chương trình buổi trưa đã phỏng vấn ông Ngô Kỷ và ông Phan Kỳ Nhơn là Chủ tịch của “Liên Ủy ban chống Cộng sản và tay sai, chống Tuyên vận Cộng sản” liên quan đến cuộc biểu tình. Hôm nay là thảo luận về sách “Bên Thắng Cuộc” với nhà báo Đinh Quang Anh Thái và Tiến sĩ Đinh Xuân Quân.
Tôi đã đọc sách này, quyển I, và cho đó là một tác phẩm mà những ai muốn biết về lịch sử cận đại Việt Nam cần đọc.

<br /><p class=
Tuần hành qua phố Bolsa và trên đường Moran trước cửa toà báo
Đứng giữa Little Saigon, nhìn đoàn người hăng say, nghe những câu đả đảo liên hồi được xướng lên, tuy có những điều tôi không đồng ý, nhưng tôi không phản đối người biểu tình, không cho đó là cực đoan, vì ở một xã hội tự do dân chủ, biểu tình là một cách nói lên quan điểm của mình. Như biết bao cuộc biểu tình khác diễn ra gần như hàng ngày trên đất nước này với những đòi hỏi, yêu cầu mà tôi có thể tán đồng hay không đồng ý. Tôi chỉ cực lực phản đối những hành vi gây bạo động.
Giữa những tiếng loa đả đảo, giữa sóng phát thanh oang oang trên nóc toà soạn, giữa những lá cờ và biểu ngữ, cuộc chiến âm thanh đang diễn ra tại thủ đô của người Việt ở Hoa Kỳ. Tôi liên tưởng đến những cái loa ở hai bên cầu Hiền Lương bắc ngang sông Bến Hải ngày đất nước còn chia đôi.
Mua một tờ báo xuân Người Việt với nhiều bài vở của tác giả trong và ngoài nước. Các bài viết giá trị về Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam của Trịnh Cung, Nguyễn Đồng và Nguyên Khai cho tôi hồi tưởng lại sinh hoạt nghệ thuật ở Sài Gòn trước năm 1975 vì tôi rất mê hội họa, hay ghé trụ sở hội đối diện toà nhà Quốc Hội hay Hội Việt Mỹ, Trung tâm Văn hoá Pháp để xem tranh của Đỗ Quang Em, Đinh Cường, Nguyễn Trung, điêu khắc của Mai Chửng. Tôi cũng thích các bài viết “Một chuyện quen quen” của Bùi Ngọc Tấn, “Người lính ấy, của tôi” của Huỳnh Thanh Sơn, “Nhớ Tết đầu tiên ở trong tù” của Trần Đức Thạch, “Góc kỷ niệm về một thời bình minh dân chủ” của Phan Chánh.
Dày 272 trang, nhưng Người Việt Xuân Quý Tỵ không có sớ táo quân như truyền thống, thiếu bài viết về thời sự Hoa Kỳ sôi nổi với bầu cử tổng thống, trong khi đó có bài về thời sự Việt Nam 2012.
Quan trọng hơn là không có bài tổng kết sinh hoạt cộng đồng người Việt trong năm qua, là một năm có nhiều biến cố liên quan đến cơ sở truyền thông lớn nhất của người Việt hải ngoại.
Tôi tự hỏi vì sao.
(ảnh trong bài của tác giả)

(Blog Bùi Văn Phú)

Tố cáo tham nhũng bị đưa vào trại tâm thần

Gia Minh, biên tập viên RFA -2013-01-26
Anh Lê Anh Hùng, một người từng có 70 đơn tố cáo các trường hợp tham nhũng cấp cỡ tại Việt Nam, vừa bị bắt đưa vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội Hà Nội, nơi giam giữ những bệnh nhân tâm thần thể nhẹ.
Photo courtesy of Nguyễn Lân Thắng’s facebook Anh Lê Anh Hùng (áo trắng, đi giữa) trong một lần biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội.

Khỏe mạnh, minh mẫn

Bà Trần Thị Niệm, hiện nay đã 70 tuổi, mẹ của anh Lê Anh Hùng là người viết đơn nhờ công an đưa con trai bà đi khám bệnh dù rằng bà thừa nhận con bà là người từ nhỏ có tư chất thông minh, và hiện tại về mặt thể lý hoàn toàn bình thường, mạnh khỏe.
le-anh-hung-200.jpg
Anh Lê Anh Hùng. Photo courtesy of Lê Anh Hùng’s blog.
Vào trưa ngày 26 tháng giêng, qua cuộc nói chuyện với chúng tôi bà Trần Thị Niệm nhắc lại điều đó:
“Thằng Hùng nhà tôi thông minh từ nhỏ, ba tuổi đã biết xếp hình mọi thứ. Nó đang khỏe mạnh, sức khỏe bình thường, tốt, thông minh làm được mọi thứ chứ không phải mất sức lao động.”
Anh Từ Anh Tú, hiện làm việc tại công ty sơn tư nhân ở Hưng Yên với anh Lê Anh Hùng cũng nói về tình trạng sức khỏe và tinh thần của anh này:
“Tại công ty làm việc, thấy anh cũng bình thường, không có vấn đề gì.”
Một người quen với ông Lê Anh Hùng là anh Lã Việt Dũng cho biết trường hợp quen với ông Hùng, và nhận xét về tình hình sức khỏe thể xác, cũng như tinh thần của ông này như sau:
“Trước đây anh Hùng có đơn tố cáo chống tham nhũng, sau này anh Hùng tham gia biểu tình phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc, và có sinh hoạt câu lạc bộ bóng đá của chúng tôi. Khi sinh hoạt chung với chúng tôi anh hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh; thậm chí đá bóng còn hay nữa…”
Khi sinh hoạt chung với chúng tôi anh hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh; thậm chí đá bóng còn hay nữa…
Anh Lã Việt Dũng
Mẹ của ông Lê Anh Hùng, bà Trần Thị Niệm, cho biết lý do vì sao phải làm đơn nhờ cơ quan chức năng đưa con bà đi khám bệnh:
“Đúng là tôi làm đơn, vì không biết con làm việc gì. Trước đây là trong cơ quan Nhà nước mà bỏ. Nó lên mạng nói những điều gì, đúng sai tôi không biết; nhưng nhà cửa bán hết. Vợ con đi vào trong kia cũng ‘lằng nhằng’. Nó như có ‘hoang tưởng’ gì đó làm tôi rất buồn. Tôi không biết làm thế nào, và nghĩ hay là con mình bị tâm thần. Tôi viết đơn đề nghị thế này: không biết việc làm thế nào, nhờ đưa vào bệnh viện để khám bệnh. Nếu bị bệnh thì điều trị, còn nếu không thì xử theo pháp luật. Tôi không biết vì con đã lớn, 40 tuổi, ngoài vòng tay của mẹ rồi. Tôi viết đơn xin khám điều trị, chứ nay họ lại đưa vào nơi bảo trợ xã hội.

Tôi thương nó vì nó hiền lành, khỏe mạnh, hiếu thảo với mẹ từ hồi nào đến giờ; không hề nói ‘này, nọ’ với mẹ. Không biết nó đi nghe ở ngoài thế nào, nói ‘linh tinh, lung tung’, công an đến suốt nên tôi phải nói như vậy thôi.”

Gặp gỡ

tam-than-250.jpg
Bệnh nhân tâm thần tại Trung Tâm Bảo trợ Xã Hội. Photo courtesy of Nguyễn Lân Thắng’s facebook.
Vào ngày 25 tháng giêng vừa qua, bà Trần Thị Niệm vào thăm con trai tại Trung Tâm Bảo trợ Xã Hội. Bà cho biết lại cuộc gặp:
“Hôm qua tôi vào, họ rất chặt chẽ. Vào được một hồi họ đuổi ra như phạm nhân. Nó buồn và khóc nói sao mẹ đem con vào những nơi như thế này. Tôi nói mẹ không đem. Mẹ viết giấy như vậy vì con không lo làm việc, mà cứ lên mạng nói lung tung. Đúng sai mẹ không biết, nhưng công an cứ đến ‘làm tội’ mẹ suốt ngày, làm sao mẹ chịu được.”
Và ý kiến của bà sau khi chứng kiến thực tế tại trại đó:
“Sáng nay tôi gọi điện cho ông xuống điều tra và bắt nó là trước đây tôi viết đơn vì tôi già rồi, không có điều kiện nên đề nghị nếu nghi cháu tâm thần thì đưa đi khám tại bệnh viện tâm thần. Chứ đưa vào trại bảo trợ toàn những người không thể lao động, sa sút như vậy thì làm sao cháu khỏi được bệnh mà về; trong khi nó đang làm việc bình thường, có thể chỉ có hoang tưởng nhẹ. Nếu điều trị như thế sẽ thành người bệnh luôn.

Nó buồn và khóc nói sao mẹ đem con vào những nơi như thế này. Đúng sai mẹ không biết, nhưng công an cứ đến ‘làm tội’ mẹ suốt ngày, làm sao mẹ chịu được.
Bà Trần Thị Niệm
Vào thăm không cho thoải mái và đối xử như phạm nhân thế là không được. Nếu không giải quyết thì tôi xin con về. Tôi sẽ vay mượn anh em, họ hàng để đưa đi khám, điều trị cho con. Nếu đúng bệnh hay không thì tôi chịu.

Nó làm ở ngoài tôi đâu có biết, mà ‘pháp luật’ cứ đến điều tra nên tôi phải làm thế.”
Nhóm bạn bè trong đội bóng NoU FC cũng đến Trung tâm Bảo trợ Xã hội Hà Nội và có cuộc trao đổi với giám đốc và phó giám đốc trung tâm này. Nội dung được anh Lã Việt Dũng thuật lại như sau:
“Khi chúng tôi đặt vấn đề thì họ nói làm theo yêu cầu của gia đình, bà mẹ 70 tuổi, và của Phòng Lao động – Thương binh – Xã hội Quận Thanh Xuân.

Tôi đặt vấn đề, khi đưa anh Hùng vào anh có biểu hiện gì về tâm thần không, có biểu hiện gì gây nguy hại cho xã hội không. Họ bảo không, anh Hùng tương đối bình thường, chỉ có một chút biểu hiện bất ổn về tinh thần. Tôi nói bị bắt vào đây thì ai cũng có biểu hiện đó cả; nhưng có bệnh gì không, họ nói không có bệnh gì. Tôi hỏi họ có cho thuốc uống hay thuốc tiêm gì không; họ nói không. Tôi cũng lập luận vấn đề : qui trình thủ tục như thế không hợp lý bởi vì một người đang lao động bình thường bị bắt đưa vào trại tâm thần theo yêu cầu của bà mẹ 70 tuổi. Vậy ai là người ‘minh mẫn’ và ‘không minh mẫn’ trong trường hợp này. Tại sao không giám định bà mẹ, mà lại nghe bà để đưa một người bình thường vào trại tâm thần. Họ nói không biết chỉ làm theo yêu cầu của Phòng Lao động thôi.”
le-anh-hung-250.jpg
Chị Bùi Thị Minh Hằng và anh Lê Anh Hùng trên sân bóng. Photo courtesy of Nguyễn Tường Thụy’s blog.
Các đồng nghiệp tại công ty sơn ở Hưng Yên cũng mang áo quần đến trung tâm cho anh Lê Anh Hùng, nhưng nơi này không cho nhận. Anh Từ Anh Tú kể lại chuyến đi thăm vào ngày 25 tháng giêng như sau:
“Lúc anh Hùng bị đưa đi chỉ mặc bộ đồ bảo hộ thôi, không có quần áo ấm gì. Chúng tôi gửi những đồ dùng cá nhân của anh vào để họ đưa cho anh nhưng họ không nhận. Khi đến trong giờ hành chính thì họ bảo ngồi chờ để làm việc với giám đốc, khi đến 5 giờ thì họ nói hết giờ. Có một số công an khu vực cũng đến hỏi thăm.”

Tố cáo

Từ năm 2007 đến nay, trên mạng Internet và sau đó trên trang blog cá nhân, anh Lê Anh Hùng có những thư tố cáo trực tiếp những quan chức hàng đầu của Việt Nam. Anh này đã nhờ đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc chuyển đơn tố cáo đến chủ tịch quốc hội.

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lên tiếng về trường hợp Blogger Lê Anh Hùng

Vietnamese Blogger Le Anh Hung arrested and interned in a mental institution in Hanoi
PARIS, 26 January 2013 (VIETNAM COMMITTEE) – The Vietnam Committee on Human Rights strongly denounces the virtual kidnapping of Vietnamese blogger Lê Anh Hung and his internment in a mental institution in Hanoi.
At 10.15am on Thursday 24 January, six secret security agents came to the company in Hung Yen where Hung was working and told his boss they needed to see him about “matters concerning temporary residence papers”. They then forced him into their car and took him away without any explanation. He was later found to be interned in the “Social Support Centre No 2” in Ung Hoa, Hanoi, a centre for mentally ill. When friends tried to visit him on Friday, the head of the centre confirmed that he was there, but refused to let them meet him. He said that Hung’s mother had demanded his internment, and specifically told them that no one should be allowed to see him other than herself. Le Anh Hung’s mother denies ever making such a demand.
Le Van Hung (centre, white shirt) at an anti-China 
demonstration in Hanoi (Photo: Facebook Nguyen Lan Thang)
Le Anh Hung, born in 1973, is known for his translations and blogs on political issues, especially for denouncing corruption and power abuse amongst top-level Communist Party and government officials. He has filed 70 complaints against leading figures such as Prime Minister Nguyen Tan Dung and former Communist Party Secretary-general Nong Duc Manh, accusing them of corruption, drug dealing, arms trafficking and other serious crimes. In one Complaint filed on 6 June 2012, he accused Nong Duc Manh of conniving to secure the post of Deputy Prime Minister for Hoang Trung Hai, who he described as “a number one drug dealer, Mafia chieftain, murderer and traitor”. Le Anh Hung also participated in anti-China demonstrations in Hanoi. As a result, he has been subjected to repeated interrogations, threats and harassments by the Police.
“Detaining critics and dissidents in mental hospitals is a despicable tactic reminiscent of the Soviet Union era” said Vo Van Ai, President of the Vietnam Committee on Human Rights. “Vietnam will clearly stop at nothing to stifle the voices of this young generation. The international community should condemn his kidnapping and detention and call on Vietnam to immediately set him free”. 
Le Anh Hung may be detained under Ordinance 44 on “Handling of Administrative Violations” which empowers local Security Police and People’s Committee officials from the commune level upwards to arrest and detain citizens under “administrative detention” from 6 months to two years without any due process of law. Under Ordinance 44 (2002), people who “commit acts of violating legislation on security, public order and safety, but not to the extent of penal liability” (Article 1.3) may be detained without trial under house arrest (“probationary detention”), in “reformatories”, educational institutions, rehabilitation centres or “medical treatment establishments” (i.e. psychiatric hospitals).
The United Nations has repeatedly called on Vietnam to abrogate Ordinance 44 on the grounds that it is inconsistent with the provisions of the UN International Covenant on Civil and Political Rights to which Vietnam is a state party. However, Vietnam has ignored these recommendations, and continues to implement it to detain peaceful activists. Blogger Bui Thi Minh Hang was detained for five months in an “education centre” in Thanh Hoa last year under extremely harsh conditions. Pro-democracy activist Nguyen Trung Linh is interned in the Central Psychiatric Hospital in Hanoi.

The Vietnam Committee on Human Rights 



Thông cáo báo chí làm tại Paris ngày 26/1/2013
Lên tiếng về vụ Blogger Lê Anh Hùng bị Công an bắt cóc đưa vào Trại Tâm thần vì lên tiếng chống tham nhũng và biểu tình chống xâm lược Trung quốc
PARIS, 26.1.2013 (UBBVQLNVN) – Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lên tiếng tố cáo mạnh mẽ việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt cóc Blogger Lê Anh Hùng đưa vào Trại Tâm thần có tên Trung tâm Bảo trợ Xã hội II tại xã Viên An, Ứng Hòa.
Vào lúc 10 giờ 15 sáng thứ năm ngày 24.1.2013, sáu nhân viên mật vụ đến Công ty của ông Hùng ở Hưng Yên yêu cầu được gặp ông Lê Anh Hùng liên quan đến “Giấy tạm trú, tạm vắng”, rồi đưa lên xe chở đi mất không cho biết lý do. Một ngày sau mới biết anh Hùng bị đưa về Trung tâm Bảo trợ Xã hội số 2 ở Ứng Hòa gần Hà Nội, nơi tập trung những người mắc bệnh tâm thần.
Một ngày sau, 26.1.2013, một số bạn đến đây xin thăm anh. Nhưng ông Vượng, Giám đốc Trung tâm, từ chối ông bảo mẹ anh Hùng làm đơn yêu cầu đưa anh vào đây và yêu cầu không ai được tiếp cận con bà ngoài bà. Bạn bè thân thuộc cho biết mẹ anh Hùng không bao giờ viết đơn đưa con bà vào trại tâm thần hay yêu cầu như thế.
Ông Lê Anh Hùng, sinh năm 1973, được tiếng là người dịch thuật và đưa lên Blog những vấn đề liên quan tới chính trị, đặc biệt những bài viết tố cáo nạn tham nhũng và sự lạm quyền của cán bộ đảng cao cấp hay trong chính quyền. Ông đã viết 70 đơn tố cáo chống những bộ mặt nổi danh như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tham nhũng, buôn bán ma túy cùng những tội phạm nghiêm trọng khác. Đơn tố cáo viết hôm 6.6.2012, ông Hùng chỉ đích danh cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh “đưa ông Hoàng Trung Hải, trùm ma túy, trùm mafia, trùm sát nhân, trùm phản quốc lên làm Phó Thủ tướng”.
Ông Lê Anh Hùng cũng tham gia các cuộc biểu tình chống xâm lược Trung quốc ở Hà Nội. Vì vậy ông thường trực bị công an thẩm vấn, sách nhiễu và hăm dọa.
Được tin, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, đã lên tiếng tại Paris rằng: “Việc bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến đưa vào Trại tâm thần hay Nhà thương điên, là thủ thuật đáng khinh nhắc chúng nhớ lại thời đại Liên Xô cũ. Nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng không ngừng bất cứ thủ đoạn nào để bịt miệng tiếng nói của thế hệ trẻ. Cộng đồng thế giới cần lên tiếng tố cáo sự bắt cóc Lê Anh Hùng và yêu sách trả tự do tức khắc cho nhà Blogger Lê Anh Hùng”.
Rất có thể ông Lê Anh Hùng sẽ bị xử theo Pháp lệnh 44 xử lý những vi phạm hành chính. Pháp lệnh này cho phép công an địa phương hay Ủy ban Nhân dân ở các cấp làng xã có thể bắt và “giam giữ hành chính” mọi công dân từ 6 tháng đến 2 năm không cần thông qua cơ quan pháp lý hay tòa án. Theo Pháp lệnh 44 ban hành năm 2002, tại điều 1 khoản 3 “cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” sẽ bị giam giữ không thông qua tòa án bằng việc “quản chế hành chính”, hoặc đưa “vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh” (tức Trại tâm thần).
LHQ không ngừng kêu gọi Việt Nam bãi bỏ Pháp lệnh 44 vì Pháp lệnh này trái chống với các điều được bảo đảm trong Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết từ năm 1982. Dù vậy, Việt Nam chẳng thèm chấp hành các khuyến nghị của LHQ, tiếp tục áp dụng Pháp lệnh 44 với các nhà hoạt động ôn hòa cho nhân quyền. Năm ngoái, Blogger Bùi Thị Minh Hằng từng bị giam giữ 5 tháng trong một “cơ sở giáo dục” hay “trường giáo dưỡng” ở Thanh Hóa trong những điều kiện vô cùng khắt nghiệt. Nhà hoạt động cho dân chủ Nguyễn Trung Lĩnh hiện bị giam giữ tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương ở Hà Nội.
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã thiết lập hồ sơ ông Lê Anh Hùng gửi Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam

Gửi Dân Làm Báo

Lào bị hút vào quỹ đạo của Trung Quốc như thế nào ?

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Lào Thongsing Thammavong tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN Expo (REUTERS)
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Lào Thongsing Thammavong tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN Expo (REUTERS)

Lào, một trong những nước nghèo nhất Đông Nam Á, luôn luôn định hình đường lối của mình theo chiến lược của các láng giềng như Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Quốc gia chỉ 5,7 triệu dân này - một trong 5 chế độ cộng sản cuối cùng trên thế giới - thường cố gắng cân bằng ảnh hưởng của các nước kể trên để không ai chiếm quá ưu thế trên đất Lào.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ảnh hưởng của Trung Quốc trên Lào đã tăng lên đáng kể, không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị. Arnaud Dubus, thông tín viên RFI tại Bangkok đặc trách khu vực Đông Nam Á mới đây đã viếng thăm Lào, và đã tìm hiểu mục tiêu thúc đẩy Trung Quốc lôi kéo nước Lào vào trong quỹ đạo của mình :

Arnaud Dubus : Ai cũng biết là Trung Quốc muốn thiết lập mạng lưới giao thông đường bộ xuyên qua lãnh thổ Lào để bán sản phẩm Trung Quốc qua thị trường Thái Lan.

Bắc Kinh do đó đã theo dõi chặt chẽ việc xây dựng các tuyến đường nối liền Lào với Thái Lan, và cũng sẽ tài trợ cho dự án đường sắt dài hơn 400 km nối liền Côn Minh, miền Tây nam Trung Quốc tới Vientiane. Dự án 7 tỷ đô la này cho phép mở cửa vùng tây nam Trung Quốc, thậm chí còn cho phép Trung Quốc vươn đến tận Ấn Độ Dương, nhờ một cây cầu nối liền Lào và Miến Điện vừa được xây dựng, hoặc thông qua lãnh thổ Thái Lan.

Một mục tiêu khác của Trung Quốc là khai thác nguồn nguyên liệu từ Lào, nhất là chất potassium rất dồi dào ở Lào, và các tài nguyên khác như gỗ, đồng và các sản phẩm nông nghiệp. Một ví dụ cụ thể là trong khuôn khổ hợp đồng tài trợ cho tuyến đường sắt tại Lào, quốc gia Đông Nam Á này phải bán mỗi năm 5 triệu tấn potassium cho Trung Quốc.

Nhưng tham vọng của Bắc Kinh ở Lào không chỉ về kinh tế. Trong bối cảnh một bàn cờ khu vực phức tạp trước sự can dự của Hoa Kỳ, Trung Quốc muốn làm lu mờ ảnh hưởng các nước khác như Thái Lan và Việt Nam tại Lào.

Trong thực tế, Miến Điện đang có dấu hiệu rời khỏi quỹ đạo của Trung Quốc để xích lại gần phương Tây hơn. Bắc Kinh do vậy đã phản ứng vì sợ bị các quốc gia thân thiện với Hoa Kỳ bao vây.

RFI : Trung Quốc đã làm như thế nào để tăng cường ảnh hưởng của họ tại Lào ?

Arnaud Dubus : Bắc Kinh hành động một cách rất khéo léo. Họ trước hết đã lợi dụng cơ hội của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á vào năm 1997. Lào có đồng tiền quốc gia gắn chặt – dù một cách phi chính thức - với đồng baht của Thái Lan cho nên đã phải chịu tác hại dữ dội của khủng hoảng tại Thái Lan vào khi ấy. Đồng Kip của Lào bị mất giá trị rất nhanh chóng, buộc các lãnh đạo Lào phải cầu viện Trung Quốc, lúc đó ít bị khủng hoảng ảnh hưởng.

Bắc Kinh đã đáp ứng tích cực, ký kết một loạt các thỏa thuận song phương với Vientiane trong lĩnh vực đầu tư và hợp tác kinh tế, tài chính. Trung Quốc đã cung cấp cho Lào nhiều khoản vay với lãi suất hạ. Chính sự hỗ trợ của Trung Quốc tại thời điểm hệ trọng đó đã đặt nền tảng của mối quan hệ mới giữa Bắc Kinh và Vientiane.

Từ đó, Trung Quốc tiếp tục tăng cường quan hệ với giới lãnh đạo Lào một cách có hệ thống. Họ chú trọng xây dựng quan hệ với thế hệ mới của đảng Nhân dân Cách mạng Lào và với tầng lớp sĩ quan trẻ trong quân đội. Ngày càng có thêm các thanh niên Lào nhiều triển vọng được cử đi đào tạo tại các trường đại học và các học viện quân sự ở Trung Quốc.

RFI : Ảnh hưởng ngày càng tăng đó của Trung Quốc phải chăng đã làm suy yếu vị thế của hai nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam ?

Arnaud Dubus : Vâng. Đó là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù hai bên có sự gần gũi về văn hóa và ngôn ngữ, Thái Lan không có ảnh hưởng chính trị ở Lào, đặc biệt là do thái độ của người Thái thường bị người Lào coi là “kẻ cả”. Chủ nghĩa dân tộc Lào phần lớn được xây dựng trên một tâm lý chống đối hoặc ít ra là phản kháng lại ảnh hưởng của Thái Lan.

Còn đối với Việt Nam, vấn đề lại rất khác. Hà Nội vẫn giữ được ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ tại Lào nhờ mối quan hệ lâu dài giữa các lãnh đạo quan trọng trong Đảng Cách mạng Lào với các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Lào cũng rất năng động.

Tuy nhiên, càng ít người thuộc thế hệ cũ trong giàn lãnh đạo nước Lào, thì ảnh hưởng chính trị của Hà Nội đối với Vientiane càng suy yếu đi. Đối với thế hệ lãnh đạo trẻ tại Lào - vốn không biết đến tình đoàn kết chặt chẽ với Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - chính Trung Quốc mới là tương lai, chứ không phải là Việt Nam.

RFI : Các lãnh đạo Lào nhìn nhận ra sao về sự nổi lên của Trung Quốc trên đất nước họ ?

Arnaud Dubus : Họ rất thực tế. Họ thấy rằng một số nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan và Cam Bốt, cũng đều dựa vào kinh tế Trung Quốc. Do đó họ tự nhủ là tại sao Lào lại không làm như vậy ?

Và như tôi vừa nói ở trên, nhiều người trong thế hệ các nhà lãnh đạo trẻ của Lào thường xuyên qua lại Trung Quốc, tham gia các khóa đào tạo do Bắc Kinh tổ chức và nhận hỗ trợ của Trung Quốc dưới nhiều hình thức. Họ ở trong tư thế người xin giúp đỡ, và Trung Quốc đã đáp ứng yêu cầu của họ.

RFI: Việc ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng tại Lào có làm nẩy sinh điều gì phức tạp hay không ?

Arnaud Dubus : Đã xuất hiện một số căng thẳng. Ví dụ như trong các dự án xây dựng lớn của Trung Quốc, toàn bộ lao động sử dụng đều là người Trung Quốc. Điều đó tất nhiên làm cho người dân Lào bất bình.

Cũng trong khuôn khổ các đề án kinh tế đó của Trung Quốc, từ việc xây đập thủy điện, xây dựng các tòa nhà lớn hoặc các tuyến đường giao thông, rất nhiều nông dân Lào bị buộc phải bán đất của họ với giá thấp. Các nạn nhân đó ngày càng ít chấp nhận tình trạng bị bức hiếp và họ được các tổ chức phi chính phủ quốc tế hỗ trợ.

Ngoài ra, Bắc Kinh đôi khi cũng có dấu hiệu lạm dụng tư thế kẻ mạnh. Chẳng hạn như là các điều kiện không mấy thuận lợi mà Trung Quốc buộc Lào phải chấp nhận trong việc tài trợ cho tuyến đường sắt Côn Minh - Vientiane, cho dù các chi tiết không được tiết lộ. Thoạt đầu, công ty xây dựng tuyến đường phải là một liên doanh giữa Trung Quốc và Lào. Thế nhưng hiện nay, đó là một công ty hoàn toàn của Lào. Việc khởi công xây dựng cũng đã bị trì hoãn vì những vấn đề tài trợ.

RFI

Tỷ phú Soros nói có 'bong bóng tín dụng'

Tỷ phú George Soros
Tỷ phú George Soros nói người ta vẫn chưa hiểu được hoạt động của thị trường tài chính thế giới

Thế giới vẫn chưa hiểu đầy đủ về việc các thị trường tài chính vận hành như thế nào, theo nhà đầu tư, tỷ phú George Soros.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, ông Soros, người đặt cược hàng tỷ đô-la vào các thị trường chứng khoán, nói lý thuyết hiện nay đã "sụp đổ."

Ông cũng cảnh báo rằng nước Đức "đang lạc điệu với phần còn lại của thế giới" trong lúc nước này dự định xử lý cuộc khủng hoảng đồng euro.

Ông nói "một thứ bong bóng tín dụng" đã hình thành nguy cơ và rằng đây là "vấn đề lớn chưa được giải quyết".

"Lẽ ra có thể rút các khoản tín dụng bổ sung (được các chính phủ bơm vào) khi nền kinh tế vận hành, nhưng việc này đã không được thực hiện.

“Và do đó, đã có một nỗi sợ hãi rằng việc này có thể dẫn đến lạm phát."

Ông nói thêm rằng nỗi sợ hãi này đang đặc biệt mạnh mẽ ở Đức.

'Ưu tiên tăng trưởng'
"Lý thuyết đã sụp đổ, nhưng chúng ta vẫn không thực sự có một sự hiểu biết đúng đắn về cung cách hoạt động thực sự của thị trường tài chính"
Tỷ phú George Soros

Trong một cuộc thảo luận trên phạm vi rộng, ông Soros nói:

"Lý thuyết đã sụp đổ, nhưng chúng ta vẫn không thực sự có một sự hiểu biết đúng đắn về cung cách hoạt động thực sự của thị trường tài chính.”

Ông cho rằng thế giới đã sử dụng nhiều công cụ tổng hợp, sáng tạo ra nhiều biện pháp nhưng chưa hiểu đầy đủ về hệ quả mà các yếu tố này có thể tạo ra.

Ông cũng nói rằng phản ứng của các chính phủ bơm tiền vào nền kinh tế đã ổn định các thị trường, nhưng ưu tiên hiện nay phải là định hướng cho các nền kinh tế trở lại tăng trưởng.

"Giai đoạn đầu của việc điều chỉnh là khá hoàn thiện, nhưng giai đoạn thứ hai thì chúng ta vẫn chưa bắt đầu", tỷ phú nói.

Và ông Soros cũng nhận xét thế giới đang đối mặt với một giai đoạn "vừa tiến vừa dừng," mà theo ông đây là một giai đoạn tiến triển xa hơn nhiều so với việc “không nhúc nhích được gì cả."

(BBC)
 

Tiền mặt đang ở nơi đâu?

20130124084044_tienmat
Ngân hàng tiếp tục tăng cường huy động, DN vẫn khát vốn, tiểu thương khó tiền mặt, công nhân thiếu lương thưởng… tiền mặt đang chạy đi đâu?
Vốn để làm gì?
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 8,91%, trong khi đó tổng nguồn vốn huy động tăng 24%.
Theo tính toán, với tăng trưởng huy động 24% thì số dư tổng nguồn vốn tăng thêm của NH trong năm 2012 so với 31/12/2011 vào khoảng 700.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng dư nợ cho vay tăng 8,91% đạt khoảng 270.000 tỷ đồng, huy động trái phiếu Chính phủ đạt 156.544 tỉ đồng, cộng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các khoản khác… thì mới chỉ đạt khoảng 500.000 tỷ đồng, số tiền chênh lệch còn khoảng 200.000 tỷ đồng.
Đây là nguồn vốn khá lớn và câu hỏi đặt ra là vốn đang ở đâu và được sử dụng vào mục đích gì?
Thừa vốn nhưng hiện tượng huy động vượt trần lãi suất vẫn không hề giảm. Từ thời điểm cuối năm 2012 đến nay, tại Hà Nội khách hàng có thể gửi tiền vào một số ngân hàng thương mại cổ phần với lãi suất 11,5% cho kỳ hạn 3 tháng và 12% cho kỳ hạn 12 tháng.
Thậm chí, có ngân hàng còn “lách luật” khi phát hành thẻ tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng để có thể tự do ghi lãi suất cao nhưng trong thỏa thuận với khách hàng thì được tính lãi theo kỳ hạn hàng tháng để tránh phạm luật, dễ dàng hoạch toán chi phí mà vẫn hấp dẫn dành cho khách hàng.
Các NH cho biết, tín dụng cuối năm 2012 không tăng đột biến như những năm trước và thanh khoản hiện rất dồi dào, mặc dù vậy họ vẫn phải tăng cường huy động vốn. Đây là điều bất thường?
Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho rằng, nhiều NH thanh khoản vẫn rất yếu. Các NH này không đủ hệ số tín nhiệm để được vay trên thị trường liên ngân hàng nên chỉ còn cách trông vào thị trường tiền gửi dân cư. Chính những nhà băng này đang huy động vượt trần lãi suất.
Tại một diễn đàn mới đây, chuyên gia ngân hàng Lê Xuân Nghĩa cho biết, thời gian qua, có nhiều NH mất vốn, nợ xấu lớn. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ tín dụng đạt khoảng 2,8 triệu tỷ đồng, trong đó, 73% số dư nợ này có tài sản đảm bảo và hơn 66% được đảm bảo bằng bất động sản.
Tuy nhiên, hiện nay thị trường BĐS đang “đóng băng” khiến cho nhiều khoản nợ của nhà đầu tư đến hạn thanh toán khó có thể thanh toán, là nguyên nhân quan trọng khiến cho nợ xấu tăng lên. Đặc biệt trong số này có nhiều khoản vay được định giá cao hơn giá trị thực nay sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
Ông Nguyễn Bá Thanh, Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, cho ví dụ, trước kia, với một khu đất có giá trị khoảng 200 tỷ đồng, chỉ bằng một hợp đồng mua bán, chủ khu đất có thể nâng khống giá trị lên 800 – 1.000 tỷ đồng và đem thế chấp NH để được vay 600 tỷ đồng. Đến thời điểm này, giá trị khu đất chỉ còn chưa tới 100 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng hụt mất hơn 500 tỷ đồng với khoản cho vay khu đất, thậm chí bán cũng không có ai mua. Hậu quả là có những khoản nợ xấu không bao giờ có thể đòi được.
Ngoài BĐS, việc các NH thành lập những DN “sân sau” rồi phát hành trái phiếu và bỏ tiền NH ra mua, chuyển tiền sang DN “sân sau”, mua cổ phần, cổ phiếu của NH khác nhằm mục đích chi phối ngân hàng đó, rồi lại mang cổ phiếu đó thế chấp vay vốn… được coi là một chu trình không sinh lời. Nay đến hạn DN “sân sau” phải thanh toán trái phiếu, không có tiền trả sẽ phát sinh ra nợ xấu cho ngân hàng.
Tiếp đến đó là đầu cơ vào vàng. Theo nhiều chuyên gia, một lượng khá lớn vàng huy động của khách hàng đã bị các ngân hàng thương mại bán ra trước đây với giá thấp, nay đến hạn thanh toán phải mua vào với giá cao và bán khống vàng trên tài khoản, thời gian qua gây thua lỗ cũng được coi là nguyên nhân gây ra nợ xấu cho các NH.
Tiền chảy vào đâu?
Thông thường khi cho vay đến kỳ hạn phải thu về, nhưng do khách hàng không thể trả nợ đúng hạn, tiền không thu hồi được, trong khi đó NH vẫn phải trả lãi vay, trả gốc cho người gửi tiền và không còn cách nào khác là phải lấy tiền khoản vay mới trả cho khoản vay cũ.
Vì thế, các chuyên gia nghi ngờ các NH đang sử dụng tiền huy động của dân để bù đắp thiếu hụt thanh khoản, đảm bảo sự an toàn của chính họ, bất chấp DN giải thể, phá sản.
Trong lúc NH thừa vốn thì sản xuất lại gặp nhiều khó khăn. Các ngân hàng thương mại cổ phần hiện có lãi suất cho vay DN phổ biến ở mức 16%/năm, các ngân hàng thương mại quốc doanh, mức từ 13% -15%/ năm.
Lãi vay còn cao khiến DN vẫn không dám vay vốn. Các DN cho rằng lãi vay phải khoảng 10% thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả. Tuy nhiên để được vay mức 11% – 12% hiện nay cũng là điều không thể. Không những thế, nhiều ngân hàng nghi ngờ DN vay vốn để trả nợ ngân hàng khác nên không cho vay.
Với các NH, hiện nay đầu tư vào trái phiếu Chính phủ an toàn hơn cho DN vay. Ngoài ra là cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Các NH hụt thanh khoản, do không tiếp cận được vốn từ Ngân hàng Nhà nước một cách công bằng đành phải chạy lên thị trường liên ngân hàng cầu cứu các ngân hàng có tiền và chấp nhận lãi suất cao.
Các ngân hàng có tiền, chẳng dại gì từ chối “miếng ngon” này.
Chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim cho rằng, đây là một dấu hiệu của sự bất ổn của nền kinh tế. Trong khi DN đang sống dở chết dở thì tiền vẫn chạy lòng vòng không đưa vào sản xuất. Kết cục là DN không có vốn, không thể tiếp tục hoạt động, phải đóng cửa, nợ hiện tại lại trở thành nợ xấu, ngân hàng lại tiếp tục không cho vay, như vậy nền kinh tế không thể phát triển.
Trần Thủy
(VietNamNet)

Hiệp định Paris: “mặt trái cái huy chương” (Nếu Việt Nam không có Hiệp định Paris 1973?)

 

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – Như một tấm huy chương, tự thiết kế ban thưởng cho chính mình, trong suốt gần 40 năm, Hiệp Định Paris được nhóm “chóp bu” CSVN rất siêng năng thay phiên nhau “đánh bóng” bề mặt, nhưng rất ít khi họ dám lật lên bề trái của nó. Vì sao vậy? Vì mặt trái của nó xù xì, hôi hám, bẩn thỉu ít ai dám nhìn hay sờ vào! Chúng ta thử lật mặt trái Hiệp Định này xem nó ra sao…
Hiệp định là gì? Hiệp định thường hình thành giữa 2 quốc gia (song phương) hay nhiều quốc gia (đa phương), là sự kết hợp các bên lại để thỏa thuận một sự việc mà các bên tham gia cùng nhất trí đồng thuận, công nhận, coi đó là quy định, nguyên tắc chung, không ai được phép vi phạm.
Nếu có một bên cố ý vi phạm? Thì đó là sự “bội tín”, một hành vi trái với thông lệ phổ quát quốc tế và nguyên tắc của hiến chương Liên Hiệp Quốc và cần lên án.
Nếu việc vi phạm bất chấp nhiều nước có liên quan? Thì đó là “hành vi tương đồng với tội phạm “lưu manh, lường gạt Quốc Tế ”.
Ngày 25-1- 2013, tại thủ đô Hà Nội, “nhà nước, đảng” tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm tôn vinh một hành vi không nằm trong phạm trù “đạo đức” của con người, phỉ báng phẩm giá của quốc gia, đó là: Vinh danh 40 năm: “Hiệp Định Paris, CSVN lưu manh, lường gạt Quốc Tế ”.
Đây! Đồng bào nhân dân ta nhìn cho kỹ những gương mặt bầy đàn ủng hộ viên của tội phạm “lưu manh, lường gạt quốc tế Hiệp Định Paris”. Họ luôn đặt quyền lợi cá nhân, đảng phái, bầy đàn, lên trên quyền lợi quốc gia dân tộc. Khi cộng sản độc tài và chủ nghĩa xã hội  đã lạc hậu, tự đào thải chỉ còn là thiểu số lẻ loi, nhỏ nhoi, chưa tới 3% của 200 các quốc gia tự do dân chủ trên thế giới thì họ vẫn “hài lòng” tự tại, củng cố cái ghế, để có điều kiện được “ăn” nhiều mồ hôi nước mắt nhân dân . Họ không biết “đau lòng” khi Việt Nam là quốc gia có nhiều người nghèo gần đứng đầu Asean (sau Campuchia – 2011) Họ chính là vật cản vô dụng là gánh nặng trên đôi vai còm cỏi của đa số nhân dân Việt Nam suốt 67 năm qua. Họ ngồi những cái ghế là “lãnh đạo” là “Quốc Hội” nhưng da mặt thì “dày” lên và “chai” lại, không biết hổ thẹn khi nhìn sang Singapore, Đài Loan chỉ nhỏ như cái “móng chân” của Việt Nam, nhưng dân ta thì phải đi xin “ở đợ cầu thực” nơi 2 nước này…
Như chúng ta và cộng đồng nhân loại, truyền thông quốc tế đều biết, Hiệp Định Paris là Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN đã được ký kết tại Paris ngày 27-1-1973 giữa bốn bên: Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa - CS Bắc Việt MTGPMN. Nội dung chính:
9 điều khoản của Hiệp định Paris:
1. Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi Hiệp Định Geneva..
 
2. Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973: với tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi ủy ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Chính Phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam Cộng hòa
 
3. Tất cả tù binh chiến tranh của các bên sẽ được trao trả không điều kiện trong vòng 60 ngày. Các tù nhân chính trị sẽ được trả tự do sau đó theo thỏa thuận chi tiết của các phía Việt Nam.
 
4. Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng. Nhân dân Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua “tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế”.
 
5. Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình.
 
6. Để giám sát việc thực hiện hiệp định, một ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế và phái đoàn quân sự liên hợp bốn bên (gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa) sẽ được thành lập.
 
7. Lào và Campuchia giữ vị trí trung lập và tự chủ, không cho nước ngoài được phép giữ các căn cứ quân sự trong lãnh thổ của hai nước này.
 
8. Hoa Kỳ có nghĩa vụ sẽ giúp đỡ việc tái thiết sau chiến tranh, đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh.
 
9. Tất cả các bên đồng ý thi hành hiệp định. Và hiệp định được sự bảo trợ của quốc tế thông qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt nam.
 
4 thành viên viên trong Hiệp Định và ngoại trưởng 8 quốc gia bảo trợ quốc tế đều ký xác nhận vào Hiệp Định này tại Paris. 
 
1/Ngoại-trưởng Hoa Kỳ: William P. Rogers 
2/ Ngoại-trưởng Pháp: Maurice Schumann 
3/ Bà Nguyễn Thị Bình: đại diện MT/GP/MN 
4/ Ngoại-trưởng Hung-ga-ri: Janos Peter 
5/ Ngoại-trưởng Indonesia: Adam Malik 
6/ Ngoại-trưởng Ba Lan: Stefan Olszowki 
7/ Ngoại-trưởng CS Bắc Việt: – Nguyễn Duy Trinh 
8/ Ngoại-trưởng Anh: Alec Douglas-Home 
9/ Ngoại-trưởng VNCH: Trần Văn Lắm 
10/ Ngoại-trưởng Liên Xô: Andrei A. Gromyko 
11/ Ngoại-trưởng Canada: Mitchell Sharp ký nhân danh Canada – 
12/ Ngoại-trưởng Trung Quốc: Chi Peng-fei (Cơ Bằng-phi) 
Chữ ký của CS Bắc Việt và MTGPMN trong HĐ Paris 
Nội dung Hiệp định Paris 1973 tương đối rõ ràng (dù VNCH chịu nhiều bất lợi) để từng bước vãn hồi trật tự lập lại hòa bình trước khi nói đến chuyện thống nhất đất nước. Tuy nhiên cũng giống như hành vi trắng trợn vi phạm Hiệp định Geneve 1954 trước đó, với cùng bản chất vị kỷ, cuồng tín, đặt quyền lợi đảng phái lên trên quyền lợi quốc gia dân tộc, các “chóp bu” CSVN và  MTGPMN đến tham dự hội đàm Paris không với mục đích tốt đẹp là: “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình” mà là với thủ đoạn và dã tâm bằng mọi cách duy trì sự vi phạm Hiệp định Geneve (binh lính và vũ khí đưa vào miền Nam trước đó) và cố “đẩy” quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam.
Không còn là “ẩn dụ” mà đúng như lời nói “chữ ký chưa ráo mực”: trong năm 1973 Hoa Kỳ hoàn tất việc rút hết quân về nước, thì đầu năm 1974 trên đất liền CS Bắc Việt tăng cường tối đa quân đội và vũ khí hạng nặng mở nhiều mặt trận tấn công tổng lực vào miền Nam. Lợi dụng không còn quân Mỹ hỗ trợ, ngoài Biển Đông CS Trung Quốc cũng xua quân tấn công xâm lược toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong tay QLVNCH – 74 chiến sĩ hải quân miền Nam VN hy sinh đền nợ nước. Tất cả diễn ra khi Hiệp định Paris chưa tròn 1 tuổi!
Không còn được hỗ trợ tiếp liệu quân sự QLVNCH không thể duy trì tối đa khả năng chiến đấu.  Ngày 30/4/1975, CS Bắc Việt với sự hỗ trợ về mọi mặt của Liên sô và Trung cộng đã thôn tính toàn miền Nam.
Trong lịch sử thế giới cận đại thì CS Bắc Việt là “nhà nước” thứ 2, sau Hitler phát xít Đức ngang nhiên đơn phương chà đạp một Hiệp định mà mình vừa ký trước quốc tế. Trong công pháp và tập quán đối ngoại quốc tế thì đây là hành vi “hạ đẳng” tồi tệ, xấu xa nhất của một chính quyền. Cùng với CS Bắc Việt là CS Trung Quốc đã vi phạm điều khoản 1 Hiệp định Paris mà chính TQ đã thò tay ký: “các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam” khi TQ xâm lược Hoàng Sa trong tay QLVNCH. Tồi tệ hơn cả là dù chính phủ VNCH đề nghị với CS Bắc Việt cùng lên án trước LHQ và cộng đồng thế giới nhưng CS Bắc Việt đã từ chối.
Chúng ta nghiệm xem, có bi hài không, nếu CSVN bây giờ đòi TQ trả lại Hoàng Sa, Trung Quốc lập luận: “Sao gần 40 năm trước, 1974 khi chúng tôi đánh chiếm, quý vị không phản đối? Nếu Hoàng Sa là của quý vị thì hồi đó quý vị đã lên tiếng phản đối. Hơn nữa còn cái công hàm 1958 mà Thủ tướng quý vị cũng xác nhận với chúng tôi rồi” thì chắc CSVN phải cúi gầm mặt xấu hổ vì “khôn nhà mà dại chợ”.
Ngoài sự vi phạm thô bạo 2 điều khoản 4 và 5 tấn công VNCH, CS Bắc Việt còn dã man vi phạm công khai điều khoản 3: “Tất cả tù binh chiến tranh của các bên sẽ được trao trả không điều kiện trong vòng 60 ngày. Các tù nhân chính trị sẽ được trả tự do sau đó theo thỏa thuận chi tiết của các phía Việt Nam.” Sau 30/4 CS Bắc Việt thi hành ngay sự tàn bạo:
Tập trung tù đày giết hại 1/3 trong gần nữa triệu các sĩ quan công chức miền Nam, những người chưa hề đặt chân ra miền Bắc gây nợ máu xương với đồng bào mình. Bắt bỏ tù tất cả mà không đưa ra tòa án xét xử như qui định của “công ước tù binh” quốc tế, bởi nếu đưa ra xét xử thì CS Bắc Việt sẽ khó chối cãi việc “vi phạm Hiệp Định Paris” tấn công miền Nam.
(Hình như các chế độ CSVN “giết người” không phải do tư thù mà đó là sách lược và thi hành có hệ thống rập khuôn đầy bạo lực của CS quốc tế từ cái gọi là Bộ Chính Trị – một bộ phận mà bản chất là “không dị ứng với máu người” mà đấu tố tàn sát trong CCRĐ (1953-1956) là một điển hình)
Tóm lại, gần như CS Bắc Việt và MTGPMN chà đạp vi phạm toàn bộ các điều khoản họ đã ký trong Hiệp định Paris, khi tấn công miền Nam bằng vũ lực. Đó là lý do mà hơn 30 năm CSVN dấu nhẹm, không phổ biến nội dung các điều khoản này ra toàn dân cho đến ngày nay khi truyền thông đa phương tiện nối mạng toàn cầu, mọi việc không còn có thể che đậy.
Và khi mà họ, CSVN, năm 1979 đã xua đại quân qua Campuchia trong gần 10 năm, thương vong gần 50.000 quân với mưu toan “cộng sản hóa” xứ chùa tháp, nhưng 1989 phải rút quân về nước vì thất bại thì chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi, nếu tại miền Nam Việt Nam CS Bắc Việt cũng thất bại thì chuyện gì xảy ra:
NẾU VIỆT NAM KHÔNG CÓ HIỆP ĐỊNH PARIS 1973?
Nhiều lắm, vô vàn những “viễn cảnh” dự đoán suy ra từ các quốc gia láng giềng hay đồng minh của Mỹ quanh khu vực. Tuy nhiên “cận cảnh” chắc chắn toàn dân Việt Nam phải thấy được, vì chiến lược toàn cầu, căn cứ hải quân tiền phương của hạm đội 7 hải quân Mỹ vẩn bám trụ tại quân cảng “tốt nhất thế giới” Cam Ranh, để bảo vệ hải trình cho Mỹ và đồng minh trên biển Đông kéo dài xuống eo biển “yết hầu” trọng yếu Malacca . Điều này là cực kỳ quan trọng cho Việt Nam, nó có ý nghĩa: Hoàng Sa, Trường Sa và toàn khu vực biển Đông vẫn yên bình dưới sự tuần tra giám sát của hải và không quân Việt Mỹ mà Trung Quốc chỉ có thể đứng nhìn từ đảo Hải Nam. Và đến bây giờ thì 40 triệu đồng bào miền Nam không thể quên được, thập niên 1970 Việt Nam Cộng Hòa là quốc gia “mở – tự do” 100%, du lịch và du học quốc tế “vô điều kiện”, người dân ai có khả năng tài chính thì cứ mua vé bước lên máy bay xuất cảnh du học hay du lịch tự do mà không có bất cứ một rào cản nào, đội ngũ máy bay phản lực “hàng không Việt Nam” tốt ngang tầm châu Á mà Trung Quốc lúc bấy giờ còn không sánh bằng nói chi tới CS Bắc Việt chưa biết tới hàng không dân dụng là gì và toàn dân miền Bắc như trong bức màn sắt bế quan tỏa cảng khổng lồ hàng ngày chỉ có thấy búa liềm và mơ có cái gì cho vào bụng thôi.
Tóm lại, thay vì bảo vệ vững chắc biển đảo trong một miền Nam Sài Gòn phú cường như Đài Loan hay Singapore với nền kinh tế, tài chính, quốc phòng hùng mạnh thì chính cái Hiệp định Paris từ 40 năm trước do CSVN chủ trương đã đẩy cả dân tộc vào một nghịch cảnh mà “đất trời, ải Nam Quan Bắc biên giới, Hoàng Sa, Gạc Ma biển đảo quê nhà” nằm trong tay kẻ thù truyền kiếp của dân tộc thì biết đến bao giờ mới lấy lại được? Hỡi 14 con người đang “ăn” hại bằng mồ hôi nước mắt nhân dân, đang ngồi rung đùi trong Bắc bộ phủ kia – hãy trả lời đi: Hiệp Định Paris Vinh hay nhục? Có nhớ không lời tiền nhân: Vua Trần từng chiếu chỉ: “kẻ nào dâng một tấc đất cho giặc ắt phải bị tru di tam tộc”?

Ai là tác giả hiệp định Paris ?

 
Khi hiệp định Paris được ký kết, trước đây 40 năm, nhiều người vui mừng, vì ít nhất dân Việt Nam sẽ không chết vì chiến tranh nữa. Nhiều người còn hy vọng đó là một bước rẽ, mở con đường mới cho miền Nam Việt Nam.
Sau cùng, ai cũng biết, đó chỉ là một thủ thuật, dùng trong một giai đoạn, của đảng Cộng Sản Việt Nam trong chương trình chiếm quyền cai trị trên cả nước Việt Nam, với mục đích “đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
Nhưng ngay cả nỗi vui mừng vì cảnh chết chóc chấm dứt cũng biến mất. Người Việt Nam trong vài năm tiếp theo không chết vì chiến tranh thường xuyên nữa, nhưng nhiều người vẫn chết vì sau đó cuộc chiến lại tiếp tục. Số quân nhân hai bên bị tử thương trong cuộc tổng tấn công của Cộng Sản năm 1975 cũng lớn gấp nhiều lần so với khi chiến tranh còn tiếp diễn. Số người chết trên đường vượt biển còn lớn hơn số thường dân chết trong một năm chiến tranh. Chưa kể nỗi đau thương của bao nhiêu gia đình bị đẩy đi vùng kinh tế mới hoặc có người bị đi tù cải tạo. Và chiến tranh lại tiếp diễn ở Campuchia với 50 ngàn thanh niên Việt Nam bỏ xác, và ở biên giới Hoa-Việt, mà con số thương vong không bao giờ được công bố.
Số phận của những người dân miền Nam Việt Nam đã được quyết định trước đó nhiều năm. Năm 1968, trong khi đang tranh cử tổng thống Mỹ, ông Richard Nixon đã cho cố vấn là Henri Kissinger đến gặp đại sứ Nga ở Washington đề nghị giới lãnh đạo Nga Xô đừng làm trò gì ảnh hưởng đến cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Kissinger trình bày trước lập trường của ông chủ mình về bang giao Nga-Mỹ; trong đó ông ta đặc biệt nhấn mạnh: Nếu đắc cử, ông Nixon sẽ rút quân khỏi Việt Nam; sau đó chế độ chính trị ở miền Nam ra sao không quan trọng, dù có một chính quyền Cộng Sản. Ðiều này, ông Kissinger còn lập lại khi đến thăm Ðại Sứ Anatoly Dobrynin sau khi ông Nixon thắng và chưa tuyên thệ nhậm chức.
Hiệp định Paris cũng chỉ là một văn kiện để giúp Tổng Thống Richard Nixon rút quân ra khỏi Việt Nam một cách chính thức, nghĩa là vẫn giữ được thể diện. Năm 1972 nước Mỹ bầu tổng thống, và ông Richard Nixon cần tái đắc cử, nhờ thành tích chấm dứt cuộc chiến tranh quá dài mà dân Mỹ bắt đầu thấy chán. Nixon sai Kissinger thu xếp để tiến tới hiệp định Paris trước khi dân Mỹ bỏ phiếu.
Trong cuộc thu xếp này, Nixon được Mao Trạch Ðông hỗ trợ. Trước năm 1970, Mao rất căm hận Nixon vì ông tổng thống Mỹ chỉ chú ý nói chuyện với Moskva mà không quan tâm đến Bắc Kinh; coi Mao chỉ là một lãnh tụ Cộng Sản hạng nhì. Trong một cuộc chuyện trò với Phạm Văn Ðồng, Mao hỏi: “Tại sao bọn Mỹ không làm rùm beng lên về chuyện có 100,000 quân đội Trung Quốc đang xây dựng đường xe lửa, đường bộ, và phi trường ở Việt Nam, mặc dù chúng biết sự kiện này?” Phạm Văn Ðồng nói vuốt đuôi: “Vì chúng nó sợ!” Nhưng chúng ta cũng biết rằng ngay từ khi chiến tranh bắt đầu, các chính quyền Mỹ đã cam kết với Trung Quốc là họ sẽ không bao giờ gửi quân đội Mỹ và cũng không để cho quân đội miền Nam tiến ra Bắc Việt. Chính quyền Mỹ lờ đi như không biết có quân đội Trung Cộng ở ngoài Bắc, vì nói ra sẽ làm cho bài toán rắc rối hơn, ngay trong khung cảnh chính trị nội bộ của Mỹ. Mao Trạch Ðông còn tỏ ý bất bình, nói với Phạm Văn Ðồng rằng “Tại sao bọn Mỹ chúng nó lại ước tính số binh sĩ Trung Quốc ở Việt Nam ít hơn sự thật như vậy?”
Tháng 11 năm 1970 Chu Ân Lai được lệnh bắn tin qua các nhà ngoại giao Rumania là nếu Nixon muốn thăm Trung Quốc thì sẽ được mời. Nixon bảo Kissinger đừng tỏ ý muốn đi vội vàng quá, cuối tháng 2 Kissinger mới bắn tiếng lại, tỏ ý thân thiện nhưng không nói gì đến việc Nixon có thể sang Tàu. Tháng 3 năm 1971, các cầu thủ bóng bàn Trung Quốc gặp các cầu thủ Mỹ ở Nhật Bản, và khi đi chung một chuyến xe buýt, tay vợt Mỹ Glenn Cowan đã bắt tay nhà vô địch Trung Quốc Trang Tắc Ðống (Zhuang Zédòng), nói muốn sang thăm Trung Quốc. Mao Trạch Ðông đã bắt lấy ý đó, ra lệnh mời các cầu thủ Mỹ qua Tàu! Sau đó, Kissinger đi đêm để chuẩn bị chuyến Nixon sang Tàu năm đầu 1972.
Trong chuyến thăm bí mật năm 1971, Kissinger đã hứa hẹn với Chu Ân Lai rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Trung Quốc các tin tức tình báo về hoạt động của quân Nga ở vùng biên giới Nga-Hoa. Ông cũng cam kết Mỹ sẽ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, mà ông phác họa một thời biểu là trong vòng 12 tháng. Lúc đó là tháng 7 năm 1971, sáu tháng trước khi Mỹ ký hiệp định Paris, mà chính Kissinger cũng không biết chắc là sẽ có một hiệp định hay không. Vì vậy, Kissinger đã nói thẳng với Chu Ân Lai là dù không có thỏa hiệp nào thì chính phủ Nixon cũng đơn phương rút quân, và không bao giờ trở lại Việt Nam nữa, bỏ rơi luôn chính quyền miền Nam Việt Nam. Kissinger nói rõ ràng: “Sau khi hòa bình rồi, người Mỹ chúng tôi sẽ ở xa Việt Nam cả vạn dặm, còn Hà Nội thì vẫn ở đó.” Những chi tiết này được kể lại trong một sách của William Burr, năm 2002 (The Bejing - Washington Back Channel); kể chuyện các chuyến đi bí mật của Kissinger năm 1970, 71; sách này nằm trong tài liệu điện tử của cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA; được thuật lại trong sách MAO, của Jung Chang và Jon Halliday, 2005.
Nixon đã toại nguyện, vì Mao sẵn sàng giúp ông tái đắc cử. Dưới sức ép của Mao, Bắc Việt chịu ký tên vào bản hiệp định Paris. Quân Mỹ rút về “trong danh dự”. Nhưng số phận Nixon lại bị quyết định do một xì căng đan chính ông ta gây ra; khiến ông phải từ chức khi Quốc Hội Mỹ chuẩn bị đàn hạch và truất phế, vào năm 1974. Người thương tiếc Nixon nhất lại là Mao Trạch Ðông. Mao nhắn tin qua bà Imelda Marcos mời Nixon qua chơi. Năm 1975, Mao sai mời con gái Nixon là Julie và chồng qua Tàu, Mao lại nói với cô con bảo nói với bố rằng “Tôi nhớ ông ấy lắm.” Tháng 2 năm 1976, Mao đưa một chiếc máy bay Boeing 707 sang tận Los Angeles đón Nixon qua uống trà; bảy tháng sau thì Mao chết.
Bản hiệp định Paris cuối cùng là kết quả của cuộc gặp gỡ giữa Nixon và Mao. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không thể làm gì được, khi nước đồng minh lớn nhất đã bỏ rơi. Cộng Sản miền Bắc đã được Moskva và Bắc Kinh báo cho biết trước Mỹ sẽ rút quân, trong khi vũ khí của Nga vẫn đổ sang ngày càng nhiều, họ nắm chắc phần thắng. Nhưng họ vẫn phải đặt bút ký vì Mao Trạch Ðông muốn tặng Nixon một món quà. Cộng Sản miền Bắc cũng cần một thời gian chuẩn bị để đánh một trận chót, cho nên hiệp định Paris cũng là một bước nghỉ chân.
Những người lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa chắc không ai biết gì về những lời Kissinger đã hứa với Dobrynin hay với Chu Ân Lai. Người dân miền Nam lại càng không biết gì cả. Bao nhiêu chiến sĩ đã bỏ mình trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Bao nhiêu đồng bào tử nạn trên đường vượt biển. Nhắc lại 40 năm hiệp định Paris, chúng ta hãy thắp nhang tưởng nhớ họ, đó là cách kỷ niệm có ý nghĩa nhất. Bài học của một dân tộc nhược tiểu là đừng bao giờ vì các lý thuyết, tư tưởng trừu tượng, ngoại lai mà để đồng bào tàn sát lẫn nhau. Trong cuộc chiến tranh nào, người dân cũng đau khổ.
 Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)

"Lộ" bí quyết sinh con theo ý muốn của người xưa

Người xưa dựa trên các quẻ âm và quẻ dương để tính một đứa trẻ sắp sinh ra là con trai hay con gái.
Trong quan niệm về đường con cái, người Việt cho “có nếp có tẻ” mới là đẹp. Bởi thế, từ xưa dân ta đã quan tâm và tìm nhiều cách để điều chỉnh kết quả sinh con mà ngày nay ta gọi là thuật sinh con theo ý muốn.

Dựa theo các quẻ Bát Quái

Bát Quái có 8 quẻ chính là Càn, Khôn, Đoài, Tốn, Khảm, Chấn, Ly, Cấn. Các quẻ này lại chia ra thành các quẻ dương và quẻ âm. Các quẻ dương là Càn, Khảm, Cấn, Chấn. Còn lại các quẻ âm là: Khôn, Đoài, Tốn, Ly. Người xưa dựa trên các quẻ âm và quẻ dương vừa nêu để tính một đứa trẻ sắp sinh ra là con trai hay con gái.

 Các quẻ trong Bát quái.

Phương pháp tính là lấy tuổi theo âm lịch của cha và mẹ và tháng thụ thai để tính. Nếu khi có bầu mà người mẹ ở tuổi chẵn: 20, 22, 24, 26… thì vẽ 2 vạch ngắn liền nhau (--). Nếu ở tuổi lẻ như 21, 23, 25… thì vẽ 1 vạch dài ( _ ). Đối với người bố cũng thế. Tiếp theo là tháng thụ thai. Nếu tháng thụ thai là tháng lẻ thì 1 vạch dài, tháng chẵn thì 2 vạch ngắn. Lưu ý là tháng thụ thai cũng tính theo âm lịch và tuổi âm lịch thì phải cộng thêm cả tuổi Mụ, ví dụ sinh năm 1986 thì sang năm 2013 là 27 theo dương lịch nhưng là 28 theo âm lịch.

Tính được các vạch ngắn dài rồi thì ta sắp xếp lại. Xếp vạch ứng với tuổi bố ở trên, mẹ ở dưới và chèn vào giữa là vạch ứng với tháng thụ thai của đứa trẻ. Nếu tạo thành các quẻ dương thì sẽ sinh con trai, ngược lại thì sinh con gái. Để dễ nhớ thì ta tóm lược, nếu tuổi của bố, mẹ và tháng thụ thai tạo thành: 2 chẵn 1 lẻ là con trai, 2 lẻ 1 chẵn là con gái, 3 chẵn là con gái, 3 lẻ là con trai.

Đây là phương pháp để người ta đoán một người mang bầu sẽ sinh ra con trai hay con gái trong thời đại chưa có máy siêu âm. Lâu dần, dựa vào cách toán quẻ này, người ta ứng dụng thành phương pháp để sinh con theo ý muốn. Tuổi bố và tuổi mẹ là đã biết trước, vậy chỉ cần chọn tháng thụ thai làm sao để tạo ra quẻ dương.

Phương pháp tính theo tuổi

Lấy tổng tuổi của vợ chồng theo Âm lịch trừ đi 40. Nếu số dư trên 40 tiếp tục trừ đi 40. Đem số dư còn lại đầu tiên trừ 9, tiếp tục trừ 8, lại trừ 9, trừ 8… cho đến khi số dư nhỏ hơn hoặc bằng 9 thì thôi. Nếu hiệu số cuối cùng là số chẵn thì thụ thai trong năm, sinh trong năm là con trai còn thụ thai ngoài năm, sinh trong năm thì sẽ là con gái. Nếu hiệu số cuối cùng là số lẻ thì thụ thai trong năm, sinh trong năm là con gái. Ngược lại thụ thai ngoài năm, sinh trong năm là con trai.

Ví dụ tuổi bố theo âm lịch là 30, mẹ là 25 ta có tổng là 55. Đem trừ đi 40 còn 15. Trừ tiếp cho 9 thì còn 6. Đây là số chẵn. Vậy thụ thai trong năm và sinh trong năm thì sẽ là con trai còn thụ thai từ năm trước và đến năm nay sinh thì sẽ là con gái.

 Bảng tính giờ và tháng thụ thai.

Bên cạnh đó, cũng có một phương pháp nữa dựa theo phép cộng trừ tính toán tuổi mẹ với tháng sinh con dựa theo một bài ca quyết chưa rõ xuất xứ:

49 từ xưa đã định rồi.
Cộng vào tháng đẻ để mà chơi.
Trừ đi tuổi mẹ bao nhiêu đấy!
Thêm vào 19 để chia đôi.
Tính tuổi trăng tròn cho thật chuẩn.
Chẵn trai, lẻ gái đúng mười mười.

Theo cách mà bài ca quyết này chỉ dẫn thì ta lấy 49 cộng với tháng sinh lại cộng với 19 rồi trừ đi tuổi người mẹ (theo âm lịch). Được bao nhiêu đem chia đôi, nếu chia hết thì ta gọi là số chẵn, chia không hết thì là số lẻ. Kết quả chẵn sẽ sinh con trai, lẻ sinh con gái. Ví dụ, người mẹ 27 tuổi, sẽ sinh vào tháng 10. Ta lấy 49 + 10 + 19 = 78. 78 – 27 = 51. 51/2 = 25,5. Kết quả này là số lẻ. Vậy người mẹ 27 tuổi mà sinh con vào tháng 10 sẽ là con gái theo cách tính trên.

Ngoài ra, trong lịch vạn sự có bảng tổng kết về “Tháng thụ thai sinh con trai hay con gái”. Người ta truyền tụng rằng bảng tổng kết này là do các thái giám trong cung đình xưa tổng kết mà thành.

Các phương pháp này lưu truyền trong dân gian, sự đúng sai ra sao chưa ai dám khẳng định. Nay tác giả sưu tầm và dẫn lại để bạn đọc trước hết biết thêm cách làm đời xưa. Nếu có ai may mắn áp dụng thành công thì âu cũng là một điều vui mừng, đỡ được nạn nạo phá thai vừa hại người vừa ảnh hưởng đến phúc đức. 
 
(Kiến thức)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét