- Tường thuật buổi gặp gỡ nhân kỷ niệm sinh nhật NO-U FC tròn một tuổi (Thành).
- Xây dựng kho tư liệu Hoàng Sa và Trường Sa: Khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam (SGGP). – Chưa khai thác hết các nguồn tài liệu về biển đảo(PN).
- Bài toán tranh chấp biển đảo nguy hiểm của Trung Quốc (WSJ/ TCPT). – Những sai lầm chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông (NCBĐ). - Trung Quốc và chiến lược “lãnh địa hóa” Biển Đông (TTXVN). - Tổng Thư ký ASEAN lạc quan về COC (PLTP). - Họp về COC: chỉ một bên không muốn thành sự (SGTT).
- Philippines mua tàu để tuần tra Biển Đông (VNE). - Cảnh sát biển Philippines sắm tàu cỡ lớn tuần tra Biển Đông (GDVN). – Philippines mua 5 tàu của Pháp để tuần tra Biển Đông (RFI).
- Tàu hải quân Australia tới Việt Nam (VOA).
- Nhật giả lập cuộc chiến Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc “nóng mặt” (TN). – Trung Quốc hối thúc Nhật Bản thừa nhận tranh chấp (TTXVN). – Mỹ – Nhật – Ấn bàn đối sách ứng phó với Trung Quốc(Petrotimes). - Trung Quốc “đánh du kích trên biển” với Nhật? (LĐ). - Quần đảo Senkaku/Điếu ngư: Tàu Trung Quốc đối đầu tàu Nhật (PLTP). - Nhật và Mỹ “úp mở” về tập trận để né Trung Quốc (TTXVN). - Tàu chiến Trung Quốc xua đuổi tàu Nhật ra khỏi vùng tranh chấp (VnM). - Hồng Lỗi: Nhật Bản đừng ảo tưởng thêm nữa về Senkaku (GDVN).
- Không quân hạm vượt trội so với Liêu Ninh và INS Vikramaditya ( kỳ 2) (GDVN).
- Bản án cho những người yêu nước Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang (Chuacuuthe). Tội của 2 nhạc sĩ này là: “Sáng tác nhạc: Trần Vũ Anh Bình bị xem là sáng tác 11 bài phản động, còn Việt Khang thì 2 bài. Nhưng tòa không công bố bằng chứng trước tòa, tức là bài nào, chữ nào, câu nào của bài là phản động, chỉ đọc qua tựa các bài hát rồi kết luận”. Mời bà con nghe lại 2 bài hát mà Việt Khang đã sáng tác để biết được chàng ca sĩ này đã “phản động” như thế nào: Anh là ai (TTYN). Ca sĩ Đan Nguyên trình bày: VIỆT NAM TÔI ĐÂU (Asia Channel). Nếu Việt Khang không bị bắt và bị đưa ra xét xử hôm qua, có lẽ sẽ không có nhiều người biết đến hai bản nhạc này. Câu nói của Ngô Giáo sư vẫn còn đúng: “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ“.- Trí thức gửi thư về vụ Phương Uyên (BBC). “Lá thư yêu cầu Chủ tịch Trương Tấn Sang ‘có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của một cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và lòng căm thù quân xâm lược cho dù hành động đó bị Công an quy kết vào bất cứ tội trạng nào’.” – Tại sao Nguyễn Phương Uyên bị ‘lôi’ về Long An? (QLB).
.
- Blogger Osin bình luận trên FB: “Sau khi toà xử nhạc sỹ Việt Khang 4 năm tù và đồng nghiệp của anh, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình, 6 năm tù vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’, tôi đã nghe lại hai bài hát của anh: ‘Việt Nam tôi đâu’ và ‘Anh là ai’. Ở thời điểm khi hai bài hát này ra đời tôi tin đó là ‘nỗi lòng’ của Việt Khang trước việc ‘Trung Quốc đang hoành hành trên Biển Đông’… Các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán phải nhớ, nay anh có thể nấp sau một tổ chức để bất chấp luật pháp nhưng ngày mai thì lịch sử sẽ buộc các anh phải chịu trách nhiệm cá nhân về những phán quyết của ngày hôm nay”.
- Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ”tuyên tuyền chống Nhà nước” (RFI). – Việt Nam bỏ tù hai nhạc sĩ trẻ viết các bài hát chống Trung Quốc (VOA). – Việt Nam kết án nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vì ‘chống đối nhà nước’ (VOA). – Nhạc sĩ Việt Khang bị tuyên án 4 năm tù giam (RFA).- Phiên tòa xét xử nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang (DLB). - Phỏng vấn LS Trần Vũ Hải: ‘Chúng tôi muốn thân chủ được tự do’ (BBC). – Video phỏng vấn nhà báo Phạm Trần: Tìm Hiểu Về Phiên Tòa Xét Xử Hai Nhạc Sĩ VIỆT KHANG Và TRẦN VŨ ANH BÌNH (SBTN).
- Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng (RFI). – Mỹ quan ngại việc hai nhạc sỹ bị xử tù (BBC). “Thay vì cố gắng bịt miệng giới trẻ Việt Nam, chính phủ nước này nên cho phép họ bày tỏ ý kiến và có tiếng nói trong quá trình phát triển của đất nước“.
- Việt Nam bỏ tù nhạc sĩ vì “tuyên truyền chống nhà nước”: Vietnam jails songwriters for ‘anti-state propaganda’ (AFP). – Vietnamese Musicians Jailed Amid Crackdown on Dissent (Bloomberg). – Viet Khang and Tran Vu Anh Binh, musicians, jailed in Vietnam for anti-government songs (VIDEO) (Global Post). “Where is your nationalism?/ Why consciously take orders from China?/ You will leave a mark to last a thousand years/ Your hands will be stained with the blood of our people.” – Vietnam Sentences Songwriters to Prison (WSJ). – Vietnam Sentences 2 Musicians to Prison Terms on Propaganda Charges (NYT). – Vietnam jails musicians over songs (IOL News).
- “Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ (Trần Trung Đạo). “Câu hỏi có vẻ ngô nghê nhưng không phải dễ trả lời. Nếu ai hỏi, thật khó cho tôi gỉải thích đủ và đúng trong một câu ngắn gọn. Việt Nam của tôi không phải là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và dĩ nhiên không phải là chế độ cai trị con người bằng nhà tù và sân bắn như hiện nay”.
- Còn đây là những tiếng nói lạc điệu từ những tờ báo lãnh lương của dân, nhưng phải nói theo chỉ thị của đảng và nhà nước: Xét xử những kẻ đội lốt “nhạc sỹ” tuyên truyền chống phá Nhà nước (Petro Times). Nghĩa là 2 người này không phải là nhạc sĩ, nhưng đã “đội lốt” nhạc sĩ? Phải “đội lốt nhạc sĩ” mới “tuyên truyền chống nhà nước” được à? - Sáng tác nhạc chống phá nhà nước (TP). – Lãnh án vì chống phá nhà nước (PNTP). – Xét xử nhóm tội phạm chống Nhà nước (VNN). – Tuyên truyền chống Nhà nước, hai bị cáo lĩnh 10 năm tù (DT). - Viết bài hát chống Nhà nước, nhận án 6 năm tù (VNN). – Lĩnh án tù vì sáng tác bài hát ‘chống phá nhà nước’ (VNE). – Xử nhóm tội phạm chống Nhà nước tại TP.HCM (PLTP). Tiếp tục dẫn lời của Ngô Giáo sư: “Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do”.
- Bùi Quang Minh – Phiên toà lịch sử xét xử Phan Bội Châu (Dân Luận). “Từ sáng sớm dân chúng đã lũ lượt kéo đến tòa án để theo dõi vụ xử công khai. Tòa án đầy người từ ngoài sân đến trong phòng xử. Sau khi viên biện lý đứng lên buộc tội cụ Phan và yêu cầu kết án tử hình, thì nhà nho Nguyễn Khắc Doanh – một người thân hình nhỏ bé, mặt gân guốc len ra khỏi đám đông, xông thẳng ra trước vành móng ngựa, ngay trước mặt quan tòa, đòi chịu tù thay nhà chí sĩ, làm náo động phiên tòa và nói một câu: ‘Xin được chết thay cho ông’.” Có thật không vậy? Hổng lẽ thời Pháp thuộc, dân ta được tự do hơn bây giờ? Trong phiên xử hôm qua, mẹ và vợ của Việt Khang không được trực tiếp tham dự phiên tòa, mà chỉ tham dự qua truyền hình trực tiếp thôi, nói chi tới người thân hay người dân có thể tham dự phiên tòa “công khai” này.
- Nguyễn Hoàng Vi: “Xem Chúa mày có cứu được mày không” !!! (DLB). “Một nữ cán bộ thấy vậy, đã búng tai, bóp mũi và vả vào mặt Huyền Trang. Huyền Trang vẫn chỉ phản ứng lại họ bằng cách tiếp tục cầu nguyện. An ninh tức giận, xông vào giựt đứt chuỗi hạt Mân Côi của Trang và nói: Để xem Chúa mày có cứu mày được không?” Các ông/ bà công an: cho dù mấy ông, bà không tin Chúa, Phật, nhưng cũng không nên xúc phạm tới đức tin tôn giáo của người khác như vậy.
- Đừng để HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT CHỈ ‘NẰM TRÊN GIẤY’ (Bùi Văn Bồng). “Bàn dân thiên hạ thấy lạ, chống Trung Quốc đưa hàng gian, hàng giả, thực phẩm độc hại sang thị trường Việt Nam, chống Trung Quốc xâm lấn biển-đảo đều có tội… phản động. Sao lạ quá, kỳ cục quá? Chống Trung Quốc mà Việt Nam xử tội ‘chống nhà nước’. Vậy nhà nước Tàu hay Nhà nước ta?”
- Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Công cụ và cái cớ để can thiệp (QĐND).
- Sửa lặt vặt (Đông A). “Người dân chỉ nên quan tâm ở bản Hiến pháp sửa đổi hai vấn đề cốt lõi trong tình thế hiện nay: tòa án Hiến pháp và quyền phúc quyết. Tất cả những sửa đổi khác chỉ là sửa lặt vặt, chẳng có giá trị cốt lõi gì và chẳng đáng quan tâm, bởi vì chúng không đem lại quyền lợi căn bản cho người dân“. – Mong gì ở tương lai của đảng? (DLB). – Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện dân chủ (CP).- Chuyện về công an đối xử với dân oan – Bài 2 (Lê Hiền Đức).
- Xin bàn tiếp sau những bình luận bữa qua về bài của Nhà báo Bùi Tín:
1- Về sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp 1946 gần đây được nhiều bài viết khen ngợi, dù cho nó không được chính thức hóa để thực thi bằng lệnh của chủ tịch nước, nhưng cũng là hình mẫu để giờ đây, sau hơn 60 năm, phải lần mò trở lại. Nhiều người quá sốt ruột với Điều 4, đến độ như thể cứ mong qua một đêm trở dậy nó phải được biến mất ngay, mà không nghĩ là cần phải có những bước tiến dần tới việc giảm ảnh hưởng xấu của nó, rồi mới tới việc sửa đổi thực sự. Tăng quyền lực của CTN chính là vừa giảm dần quyền lực vô hình, vô biên, vô … luật pháp của đảng CSVN, đồng thời lại làm đối trọng, khắc chế quyền lực của thủ tướng mà mấy năm nay buông lỏng.Tuy được tăng quyền, nhưng ông CTN cũng đâu dễ làm càn. Vì có người đã lo là biết đâu cú sửa đổi này lại dọn đường cho “đồng chí X” qua nắm ghế CTN. Có thể mối lo này xuất phát từ tấm gương nước Nga nhiều năm nay. Với sửa đổi mới, ông CTN sẽ phải cùng ông TT trình diễn màn kịch quyền lực của mình dưới sự giám sát, trọng tài của quốc hội. Còn từ trước tới nay, chỉ có một mình ông TT trình diễn; thời bao cấp nghèo đói thì đơn giản rồi, nhưng thời “cơ chế thị trường định hướng XHCN”, quốc hội và bộ máy chính quyền rất dễ bị lóa mắt vì tiền, quyền, không có ông CTN vung roi bằng những sắc lệnh tối thượng, mà để cho mấy ông bộ chính trị, trung ương đảng đóng cửa gật gù với nhau, rồi bỏ phiếu dấm dúi, kết luận khơi khơi “không kỷ luật” như trò con nít, thì dân chết là chắc rồi. Kể cả nếu như việc tăng quyền cho CTN như tạo “bãi đáp an toàn”, vừa là miếng mồi dụ khị để “đồng chí X” dễ chấp nhận rút lui trong trật tự, vừa đe nẹt để bớt ham hố ôm ghế tiếp, thì cũng vẫn không ngoài mục tiêu dài lâu cho một thiết chế nhà nước pháp quyền.Thiếu thông tin, không minh bạch, dân ta khó thấy được có hay không cuộc đấu tranh âm thầm, khéo léo, kiên định của những con người có trách nhiệm, mang tư tưởng tiến bộ trong ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp. Vậy cần có những bàn thảo, gợi mở, phân tích kỹ lưỡng, cả động viên khích lệ, không thể cứ nóng nảy sổ toẹt tất cả, như kẻ bị trói chặt cứ nghiến răng nhắm mắt quẫy đạp hoài.2- Những diễn biến quanh cuộc chỉnh đốn sau Hội nghị TW6, xin được bàn tiếp vào sáng mai.- “ĐŨA THẦN” Ở ĐÂU? (Bùi Văn Bồng).<= Photo: Kycuc. – Nguyễn Hoàng Đức: Việt Nam: Quốc gia của bầy chuột nhắt? (viet-studies). “Việt Nam làm sao có pháp luật khi điều bốn của hiến pháp, Đảng tuyên bố ‘lãnh đạo tất cả’, cả quốc hội là cơ quan lập hiến, cả chính phủ là cơ quan hành pháp. Người ta nói ‘Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao’, nhưng mở màn kỳ họp quốc hội, người ta lại đem nghị quyết của trung ương đảng vào đọc như một định hướng bất khả biện, thì làm sao quốc hội còn là cơ quan tối cao được”.
- Có đôi đảng viên như những con lợn (Đào Tuấn). – BIỆT THỰ CÒ MỒI (Bùi Văn Bồng). “Không lôi được các cá nhân và nhóm lợi ích ra trước pháp luật bắt phải trả lại tiền đã làm thất thoát cho Nhà nước, thì đến bà già bán rau muống kiếm sống cũng thấy rõ là ngân khố ‘Quốc Ra’ bị cào cho rỗng nát thêm, dân đã nghèo lại càng thêm nghèo hơn. Giá cả tăng vọt, nếu in tiền giải quyết nợ xấu thì lạm phát càng nặng nề hơn nhiều lần”. – Kẻ thù không mang gươm, mang súng (LĐ).
- Chuyện nhỏ…không như con Thỏ: LŨ CÁ MẬP THỜI ERNEST HEMINGWAY CÒN BIẾT ĐIỀU CHÁN ! (Trần Nhương). “Dẫu sao, lão ngư Santiago thuở ấy còn may mắn kéo được bộ xương cá kiếm vào bờ, chí ít ra cũng có thể nấu được vài nồi súp loãng. Chứ ở nước mình bây giờ lũ cá mập ‘Lợi ích nhóm’ không những không chừa cho ông lão dù chỉ một dóng xương; chúng còn tìm mọi cách lật ụp thuyền và… ăn thịt luôn cả ông ngư phủ!”
- Chặn đứng lợi ích nhóm (TT). - ‘Lãnh đạo nhiều ngành chỉ lo che chắn khuyết điểm’ (VNE). – Đề nghị lấy phiếu tín nhiệm giám đốc các sở trên toàn quốc (VnMedia).
- Tại sao Doanh Nhân Việt Nam mơ ước về cái ‘máng lợn’? – (QLB). – ĐBQH Đặng Thành Tâm: Chúng tôi chết thì chẳng ai sống được! (NLĐ). - Ông Đặng Thành Tâm: “Tôi muốn trở về thời xưa” (TT).
- Những khuất tất trong việc tìm lý do bắt anh Lê Đình Quản (FB Lê Quốc Quyết/ Lề Trái). “Mẹ mình đã nói với công an sáng nay khi mang em mình đi một câu rất hay. ‘Con tao đẻ ra tao biết, nó không làm gì sai cả. Ai là người đứng đầu vụ bắt bớ này? Đi mà bắt bao nhiêu quan tham, trộm cắp đầy đường đi đã kìa’. Sau đó Mẹ còn gọi điện động viên anh chị em mình, đặc biệt động viên nhiều cho hai cô con dâu đã chứng cảnh khám nhà nhiều lần”. Chắc chưa tìm ra được người chủ trang Quan Làm Báo nên bắt tiếp gia đình anh em LS Lê Quốc Quân?
- Rõ bệnh để bốc thuốc (HNM). – Thí điểm tập đoàn: ‘Kẻ ăn rươi, người chịu bão’ (VNN).
- VN trả lương 7 triệu công chức, 8,8 triệu người có công với cách mạng…so với dân số 87 triệu dân! (Trần Hoàng). – Tô Văn Trường: Múa “vụng” nên bị “lộ” hàng! (Người Lót Gạch).
- KIẾN NGHỊ DỪNG hai Dự án Thủy điện Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A và KHẨN TRƯƠNG có cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý và phát triển bền vững phức hợp Cát Tiên (boxitvn).
- Vụ gởi tâm thư: Chủ tịch nước yêu cầu làm rõ (NLĐ). - Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn dừng thi công vì nhà thầu bỏ trốn (PN). – Chờ lời nói thật về Sông Tranh 2 (LĐ). - Phải đặt an toàn lên trên hết (HNM). – Lấy thúng úp… thủy điện (DV).
- Vụ đê biển Hòn La bị vỡ: Do công trình chưa hoàn thiện ? (TP).
- TS Nguyễn Sĩ Dũng: Nếu tăng được lương thì rất tốt (PN Today).
- Đầu tư dàn trải: Trung ương khắc phục, địa phương vẫn còn (CP). - “Nếu tăng lương, mức đầu tư phát triển có thể giảm” (DT).
- Mỗi km đường sắt đô thị ‘ngốn’ 100 triệu USD(VNN). - Vì Vinashin, mất 214.000 phòng học (DV). - Quản lý giá xăng dầu gây nhiều bất bình (Khampha).
- Lại cấm vì… không quản được (ANTĐ). - Cái ác lên ngôi khi chính quyền bất lực! (PLTP).
- Cách chức trong Đảng nguyên phó chủ tịch huyện Mang Yang (TT).
- Nhập khẩu độc dược bị… vướng Luật! (Võ Nhật Thủ).
- Tham vọng của thứ quyền lực thứ tư (Chu Mộng Long). “‘Việc coi báo chí là cơ quan thực thi công vụ cũng cần được đưa vào luật. Việc này sẽ bảo vệ cho báo chí, phóng viên. Ví dụ trong quá trình phóng viên tác nghiệp, nếu người nào cản trở thì sẽ phạm tội danh chống người thi hành công vụ, có thể chuyển qua xử lý theo luật hình sự’. Một đề xuất bề ngoài tưởng chính đáng nhưng bên trong chứa đầy tham vọng: tham vọng nắm lấy quyền lực vô biên!”
- Gia tài nhiều tỉ đô la trong bóng tối của gia đình Ôn Gia Bảo (1) (NYT/ CI/ Thụy My). - The New York Times hứng “cuồng phong” (TN). – Báo chí nhà nước Trung Quốc đả kích tờ New York Times (VOA). – Trung Quốc : Đấu đá nội bộ bùng nổ thành các vụ tai tiếng (RFI).
- Trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc 18: Những điều chỉnh nhân sự cấp cao trong quân đội (TQ).
- Đại sứ Mỹ lên tiếng về chính sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng (VOA). – Đại sứ Mỹ kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chính sách về Tây Tạng (RFI).
- Vợ ông Kim Jong-un lại xuất hiện (BBC).
- Một cách nhìn về Cựu hoàng Nordom Sihanouk (Trần Kinh Nghị).
- Nga tưởng niệm nạn nhân Cộng sản (RFI). – Huỳnh Văn Úc: Zyuganov và Đảng Cộng sản Liên bang Nga (Nguyễn Tường Thụy).
- Hủy án tử hình vì nhân đạo (PLTP).
- Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nhận giải thưởng Hòa bình Seoul (VOA).
KINH TẾ
- Nợ xấu và lợi nhuận: Khi đồng xu rơi… (NĐH). - Phá “vòng kim cô” nợ xấu (TP).
- Không để nợ xấu dây dưa (NLĐ). – Ngân hàng Nhà nước không thể hứa gì về xử lý nợ xấu (TN). – Thống đốc: Đến 2015 nợ xấu sẽ theo thông lệ quốc tế (VOV). – “Kim cô” nợ xấu ngày một siết chặt(TQ). - Cổ phiếu chìm nổi theo phận đại gia (VNN).
- Tái cơ cấu tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước: Sẽ rõ “địa chỉ” trách nhiệm (TT). - Thách thức cải tổ, giám sát doanh nghiệp nhà nước (SGGP).
- Chuyên gia & chính sách Không nên chạy theo CPI khi điều hành lãi suất (TT).
- Xem xét lại các biện pháp quản lý thị trường vàng cho phù hợp(CAND). - Được – chưa được trong điều hành (PLTP). - Giải pháp thì dễ, vấn đề là niềm tin! (PLTP).
- Bất động sản: “Tảng băng” 1 triệu tỉ đồng (NLĐ). – Chủ dự án Đại Thanh làm trái luật, đón đầu chính sách?(PN Today). - Chung cư 10 triệu đồng/m2: Thế nào là phá giá? (VnM).
- Nhập siêu quay trở lại (TBKTSG).
- Gần một nửa công ty chứng khoán lỗ quí 3 (TBKTSG).
- Giá vàng tăng nhẹ trở lại (VOV).
- Nước mắm Phú Quốc gặp khó vì cá cơm (LĐ). - Bác tin đồn cam sành Vĩnh Long là cam Trung Quốc (TT).
- Chiến lược châu Á của Australia không thể thiếu Trung Quốc (VOV).
<- Thanh toán mua hàng bằng ngón tay, không cần thẻ ngân hàng (RFI).
- Xanh mặt với làn sóng thất nghiệp (VNN).
- Hợp tác kinh doanh ẩm thực Việt – Pháp (TN).
- Rượu vang Pháp trong tầm ngắm của Trung Quốc (RFI).
- Apple chia tay hai chuyên viên cấp cao (BBC).
- Baidu của TQ báo doanh thu tăng 60% (BBC).
- Singapore mua 10% cổ phần hãng Virgin (BBC).
- Pháp và Đức tăng cường biện pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc (RFI).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 189. NGƯỜI PHỤ NỮ BA LẦN LÀ HOÀNG HẬU VÀ VỤ ÁN LỊCH SỬ: AI GIẾT VUA ĐINH? (Việt Sử ký).
- YÊU THỜI…ĐỒ ĐỂU (KỲ 6) (Nhật Tuấn).
- Tuy Hòa: Bao giờ có ngành học về VŨ TRỌNG PHỤNG? (Lê Thiếu Nhơn). - Vũ Trọng Phụng, nếu ông sống lại… (TVN).
- TRUNG TRUNG ĐỈNH TRONG MẮT MỘT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Nguyễn Trọng Tạo).
- HOÀNG ĐỨC CHÍNH đi cùng phù sa (Lê Thiếu Nhơn).
- Phạm Khải: TẾ HANH lạt mềm buộc chặt (Lê Thiếu Nhơn).
- HẬN THƠ ! (Trần Nhương).
- Nhạc sĩ Dương Thụ tự kể chuyện mình (TN). – Hiếm hoi tài năng Guitar ở Việt Nam (DT). - Nhiều lỗ hổng trong hoạt động âm nhạc (TT). - Thời của nhạc công (TN).
- Nhà văn gốc Việt Linda Lê vào chung kết giải Goncourt 2012 (RFI).
- Thăm những làng Việt cổ: LÀNG CỔ ĐÔNG NGẠC (Tễu). =>
- Đình Thổ Quan, ngậm ngùi di sản (HNM).
- Khánh thành tượng đài khởi nghĩa Ba Tơ (TP).
- Cổ vật dưới biển miền Trung: Nơi chôn xác 4 con tàu (NLĐ).
- Xẩm tàu điện, nhạc đường phố độc nhất vô nhị (NĐT).
- Phát hiện ngôi mộ cổ xưa nhất của người Maya (VNN).
- Nguyễn Quang Thiều: Được mùa Tử Tế, hay mất mùa Nhân Nghĩa? (Lê Thiếu Nhơn).
- Viết Thật Là Sống Thật (Sống Magazine).
- Họ đã từng rất trẻ (RFA).
- Rời The Voice, Bảo Anh đóng phim với Hoài Linh (DV). – Bi hài hoa hậu… đóng phim (NĐT).
- Ca khúc Viết ẩu cũng được ưa thích! (NLĐ).
- Brugge thơ mộng: hòn ngọc của vùng Flanders (Phan Ba).
- Giới trẻ ngó lơ Halloween (TT).
- Tuyển Việt Nam tập luyện cho trận gặp Malaysia (VOV). - Arsenal ngược dòng kinh điển, trong trận đấu 12 bàn thắng (VnE).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Việt Nam không tự thiết kế được hệ thống giáo dục hoàn chỉnh? (kỳ 2) (GDVN).
- ‘Giáo dục phải dạy trẻ em tư duy’ (Hiện đại/ TCPT).
- Đầu vào dưới điểm sàn như sản phẩm giáo dục bị “đẻ non”(NĐT).
- Phải phân luồng học sinh phổ thông (TN).
- Quảng Ninh tạo điều kiện phát triển các trường ngoài công lập (GD&TĐ).
- Nhân tài Olympic quốc tế: Tự thân vận động là chính (ANTĐ).
- Dạy thêm – học thêm: Càng quản càng biến tướng (SGGP).
- Viết lại sách giáo khoa ra sao? (NLĐ).
- ĐH Bách khoa đưa thầy già vào thế khó (VNN).
<= Sổ ghi thu phạt các học sinh vi phạm do học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong cung cấp. – HS đi muộn nộp 10.000 đồng, trốn học nộp gấp 10 lần (Tin tức/ Zing).
- Điều tra khẩn vụ giáo viên bị tố dùng kim “tra tấn” học sinh (NĐT).
- Ôm giấc mộng ngôi sao, cha mẹ “lùa” trẻ đi học MC (NĐT).
- Cậu bé nghèo từ cõi chết trở về, thi đỗ hai trường đại học (GDVN).
- An toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia (SGTT).
- Máy sấy lúa tự động (TN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thiệt hại do bão số 8 ở Bắc và Trung VN (BBC). - Bão Sơn Tinh làm 32 người thiệt mạng tại Việt Nam (VOA). – Rút lại tên bão Sơn Tinh (ĐV). – Liên tiếp xuất hiện 3 cơn bão có đường đi quá dị thường (DV). – Nhiều bao biện, thanh minh về dự báo bão Sơn Tinh(SGTT). - 7 người chết, 5 người mất tích vì bão số 8 (TN). - Nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất sau bão (ND). - Tháp truyền hình đổ do không đúng chuẩn (TT). – Ta hơn Mỹ là cái chắc (Nguyễn Thông).
- Tổng thống Mỹ ban bố “thảm họa nghiêm trọng” ở New York (TQ). - Bão Sandy đổ bộ vào nước Mỹ (BBC). – “Người đẹp” Sandy đến DC (Hiệu Minh). – Hình ảnh về bão Sandy ở Mỹ (BBC). – Siêu bão Sandy “nhấn chìm” New York trong bóng tối (VOV). – Bão gây hỏa hoạn, “nuốt trọn” 50 căn nhà ở New York (DT). - Thảm họa bão Sandy: New York chìm, Nữ thần Tự do tắt đuốc (TT&VH). – Hoa Kỳ: Thiệt hại kinh tế do bão Sandy gây ra (VOA). – 6 triệu người mất điện vì bão Sandy (VOA).- Bão Sandy vào miền đông nước Mỹ : 15 người chết (RFI). – Thiệt hại kinh tế của bão Sandy với nước Mỹ (RFI). – Trụ sở LHQ ngập nước, ‘công việc vẫn tiếp tục’(VOA). - Mỹ: Ít nhất 40 người thiệt mạng do bão Sandy (VOV).
- Tàu Saigon Queen mất tích, 22 thuyền viên trôi dạt (VNE). – Cập nhật: Tàu Việt Nam mất tích trên biển quốc tế (PN Today). =>
- Chất lạ trong áo ngực: Không phải silicone (NLĐ). – Thu giữ hàng ngàn áo ngực Trung Quốc nhập lậu (TBKTSG). – Tận mắt xem đủ loại áo ngực chứa chất lạ (VTC). - Kiểm nghiệm thuốc lạ trong áo ngực Trung Quốc (TP).
- Xét nghiệm mẫu mì tôm nghi chứa chất gây ung thư (TP). - Mì chứa chất ung thư: Nơi thu, nơi bán thoải mái (DV).
- Gà thải Trung Quốc đẻ 4 quả trứng mỗi ngày (DV).
- Cháy nổ lớn ở xưởng gỗ, nhiều người nguy kịch (NLĐ). – Cháy xưởng gỗ, 21 công nhân phỏng nặng (TT).
- Dân phải chịu khổ vì giá dịch vụ y tế thấp (VOV).
- Vụ cắt nhầm bàng quang: Phải xem xét kỹ (VNN). - Vụ mổ thoát vị bẹn, cắt nhầm bàng quang: Chỉ đạo kiểm thảo, xử lý trách nhiệm (TT).
- Từ bàn nhậu đến thẳng… bệnh viện (NLĐ).
- 15% dân số VN có vấn đề về tâm thần (TT).
- Cơm Có Thịt – những bữa cơm của tình người (VOA).
- Cám cảnh hai nữ sinh côi cút bươn chải mưu sinh (VTC).
- Người phụ nữ 11 lần tự đỡ đẻ cho mình (NĐT).
- Bạo lực không chống được trộm chó nhưng lại cho thấy chính quyền đã bất lực với bạo lực còn người dân thì bất mãn với chính quyền (TT).
- Lênh đênh “bò gù” nước Việt (DV).
- Nuôi cú mèo làm cảnh để không đụng hàng (NĐT).
- Không có sọ người trong con tàu chìm hàng chục năm dưới biển (DT).
- Bắt 6 đối tượng lừa bán sinh viên sang Trung Quốc(TN). - Nhiều cây thuốc quý bị xuất lậu sang Trung Quốc (TN).
- Mỹ, Campuchia mở lại việc cho nhận con nuôi (VOA).
QUỐC TẾ
- Thỏa hiệp ngưng bắn ở Syria tan vỡ (VOA). – Qatar tố cáo chính quyền Damas gây « chiến tranh hủy diệt » tại Syria (RFI). – Một tướng không quân Syria bị ám sát ở Damascus(TTXVN). - Syria: Máy bay chiến đấu lần đầu oanh kích thủ đô (TTXVN). - Phe đối lập Syria mua vũ khí từ quân đội, dân quân (TTXVN). - FSA nhận sát hại tướng không quân Syria al-Khalidi (TTXVN). - Những bế tắc được dự báo (HNM).
- Bão Sandy làm đình trệ cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ (VOA). – Mỹ: Bão Sandy sẽ góp phiếu cho ứng viên nào? (SGTT). – TT Obama tuyên bố bão Sandy là “thiên tai lớn” (BBC). - Obama được ca ngợi ứng phó tốt với bão Sandy (VnE).
- ASEAN: Bạo động tôn giáo ở Miến Điện đe dọa tới an ninh khu vực (VOA). – Miến Điện bác bỏ đề nghị của ASEAN giải quyết bạo động qua đàm phán (RFI). – Tình hình bất ổn lan rộng tại bang Rakhine của Miến Điện (VOA).
- Tư lệnh lực lượng đặc biệt của Mỹ tại Hàn Quốc bàn giao quyền chỉ huy (VOA).
- Mỹ, EU: Bosnia phải cải cách để gia nhập NATO, EU (VOA).
- Quân đội chính quy Iran đã bắt đầu cuộc tập trận mới(TTXVN). - Israel: Iran đã rút lại mục tiêu chế tạo bom hạt nhân (TTXVN). - Tàu chiến Iran đến Sudan (TN). - Iran yêu cầu Iraq không khám xét các máy bay tới Syria (VOV).
<= Ảnh vệ tinh cho thấy một cuộc không kích đã làm cho nhà máy sản xuất vũ khí tại Sudan phát nổ. – Ảnh vệ tinh cho thấy nhà máy vũ khí Sudan bị không kích (VOA).
- Máy bay ném bom Su-24 của Nga rơi tại Chelyabin (VOV). - Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Trung Á để làm gì? (Petrotimes).
- Ấn Độ sẽ tăng cường quan hệ với Pakistan, Trung Quốc (VOA).
- Cảnh sát Nam Phi bắn đạn cao su giải tán công nhân đình công (VOA).
- Ngoại Trưởng Mỹ: Cuộc bầu cử tại Ukraina là một thoái bộ(VOA).
- Thủ tướng Libya đề xuất nội các mới (VOV).
- Thái Lan: Đảng Vì nước Thái cầm quyền có Chủ tịch mới (VOV). - Mỹ đại hạ giá tàu chiến, trực thăng cho Thái Lan (PN Today).
- Afghanistan ấn định ngày bầu cử tổng thống(VOA). - Sự thật ở thủ phủ “ám sát” của Afghanistan (VNN).
- Vỏ vẫn xanh, lòng sắp đỏ (TN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 30/10/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 30/10/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 30/10/2012; + Cuộc sống thường ngày – 30/10/2012; + Thời sự 19h – 30/10/2012.
Mua gái 30 triệu, bóc lột 3 tỷ đồng trên thân xác
Khi
mua một cô gái chỉ mất khoảng 30 triệu đồng nhưng có thể bóc lột được 3
tỉ đồng từ thân xác cô, thì việc buôn bán phụ nữ đã trở thành ngành
“công nghiệp đen tối” tàn bạo và siêu lợi nhuận như mafia buôn ma túy.
Mây đen của cơn bão số 4 vần vũ kéo về, nhưng chợ vùng biên vẫn tấp nập người. Trên một đại lộ ở thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, khu Xám Cáo (theo phiên âm của người dẫn đường) như một thế giới biệt lập với dãy nhà tồi tàn lọt thỏm giữa các tòa cao tầng. Tuy nhiên, đây lại là nơi có nhiều người tới lui.
Thấy chúng tôi vừa dừng xe, người đàn bà đang ngồi giũa móng tay cười lả lơi...
Phận người trong “hang chuột”
Cô gái có vẻ đã kiệt sức vì tiếp quá nhiều lượt khách mà bằng chứng rõ ràng là chiếc sọt rác đầy ắp, nằm vật ra giường. Thấy khách chỉ ngồi hỏi chuyện, cô gái nhắc nhớ thanh toán nếu không sẽ bị “bà chị” đánh vì mở buồng rồi.
Hình như sợ ả tú bà nên hỏi gì cô gái cũng chỉ ừ hử qua chuyện. Mãi khi chúng tôi nói chẳng biết có dịp nào gặp lại đồng hương nên bao luôn ba suất, tức 600.000 đồng tiền Việt, cô mới tươi tỉnh trở lại.
Buồng cách xa chỗ “bà chị”, nhưng cô vẫn dè dặt thì thầm giới thiệu tên mình là Nga ở Trực Ninh, Nam Định. Nghe hỏi tự nguyện qua Trung Quốc hay bị lừa bán, Nga thở dài: “Hai năm trước, em bị một thằng cô hồn đểu ở Hà Nội lừa bán chứ ai thèm qua đây”. Cô kể sau hơn một năm bị ép bán dâm ở khách sạn, mình đã thành hàng dạt nên mới lay lắt ở Xám Cáo mạt hạng này.
“Bà chị” của Nga cũng quê Nam Định, từng bị lừa bán, rồi đưa đẩy thế nào lại cặp với một thằng ma cô Trung Quốc để thành tú bà chăn dắt gái khác. Xám Cáo trước là đất nông nghiệp, làm lò gạch ven thị trấn Đông Hưng. Nó là chốn chơi bời rẻ tiền cho giới lao động bản xứ và dân qua lại buôn bán khu mậu biên. Sau đô thị hóa đến, nhiều điểm mại dâm chuyển chỗ khác, kẻ còn lại cố bám trụ trên bãi đất đang ngày càng thu hẹp.
Các cô ở đây đều là người đã bị dạt sau thời gian làm việc. Nhiều cô tìm đường về nước. Một số cô bị nhiễm bệnh chán đời hoặc có hoàn cảnh gia đình, lay lắt ở ổ chuột này với giá bán mình chưa bằng nửa nơi khác!
Những ngày ở Đông Hưng, chúng tôi tiếp tục được thổ địa biên giới dẫn đi tìm hiểu thân phận các cô trôi dạt xứ người. Cũng như vùng biên mậu Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam hay Pò Chài, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, những khu “đèn đỏ” ở thị trấn Đông Hưng có đủ đẳng cấp ăn chơi cho kẻ lắm tiền lẫn dân bần cùng.
Hầu hết khách sạn đều có gái, nếu không cũng gọi đến được. Ngay khách sạn kế quán chúng tôi ăn trưa cũng có mười cô gái Việt đang ở trên lầu. “Các bạn uống rượu xong cứ vào khách sạn này cho em nó hầu, đi đâu làm chi” - gã chủ quán cười đểu. Nhưng nhiều nhất chính là các shop cắt tóc, massage. Lúc chúng tôi đến khu phố cũ (còn gọi phố cổ), một dãy “shop người” kín kín hở hở lả lơi mời chào.
Người dẫn đường dừng lại ở địa chỉ quen, bà chủ người Trung Quốc nắm tay kéo tuột chúng tôi vào. Ngay sau phòng khách bé xíu chỉ vừa đặt đủ chiếc bàn và vài ghế con là dãy buồng cho khách hành sự. Chúng cũng nhỏ xíu như hang chuột, nhưng sạch sẽ hơn và đều buông rèm chứng tỏ đang kẹt khách.
Tràn ngập chợ người
Ở vùng biên mậu Đông Hưng, phụ nữ cầm lái xe điện cũng sẵn sàng vui vẻ chở khách tìm đến điểm mại dâm trong vòng không quá 10 phút. Nhưng càng đi sâu vào nội địa, chúng tôi càng chóng mặt với các chợ tình dục đầy ắp kẻ mua người bán và hầu như công khai tất cả.
Chính đám tú bà, tú ông cũng cho rằng chế độ một con ở Trung Quốc dẫn đến thiếu hụt nữ giới nghiêm trọng, nên đàn ông “ăn bánh trả tiền” để giải quyết ức chế sinh lý. Và đó chính là nguyên nhân khiến nhiều cô gái Việt sa chân vào con đường địa ngục xứ người.
Ngán ngẩm rời các khu “đèn đỏ” đầy phận người tủi nhục ở Đông Hưng, chúng tôi đón xe buýt ngược lên thị trấn Giang Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
12h trưa, mặt đường nhựa nóng như đổ lửa, nhưng trong xe buýt cũ kỹ càng ngột ngạt hơn khi nó vừa rời bãi đã dừng lại đón tốp khách khác thường. Ba cô gái không quá tuổi 18, gương mặt xinh đẹp nhưng buồn uất lọt thỏm giữa sáu gã lực lưỡng. Một gã phải cao hơn 1,8m, mập nần nẫn cỡ heo tạ có vẻ đại ca, đẩy cô xinh xắn và nở nang nhất ngồi ghế xe kế mình.
Mồ hôi, nước mắt ở Lình Coóng
Ở thị trấn Lình Coóng, tỉnh Quảng Đông, nhiều quán “đèn đỏ” còn tập trung lại với nhau thành từng khu để khách dễ tìm và cạnh tranh với các khu khác. Dân chơi bời không đủ tiền vào khách sạn, có thể đến các phố đầy tiệm cắt tóc, massage mà mới từ 7h sáng đã có các cô trẻ đẹp ăn mặc hở hang ngồi vẫy khách. Hầu hết các cô gái Việt ở Lình Coóng đều bị lừa bán qua.
Sau khi bị bóc lột tàn tạ, các cô trở thành hàng dạt, không bị quản lý chặt nữa nên có thể tự tìm đường về nước. Một số cô đưa đẩy thành nhân tình hay vợ hờ của đám ma cô người địa phương để rồi lại làm tú bà chăn dắt, hành hạ các cô gái khác.
Mới nhìn cô thôn nữ Nghiêm Thị Thư có nước da trắng mịn, cao dong dỏng hơn 1,6m và ánh mắt trong veo ở tuổi 17, chúng tôi khó tin cô đã bị vùi dập gần một năm ở địa ngục xứ người. Cùng với ba bạn gái trẻ khác đồng cảnh bị lừa bán, Thư là “món hàng” cao giá, đắt khách nhất ở tiệm massage của “mẹ” Bạch ở Lình Coóng. Tú bà này 50 tuổi, quê ở Bắc Giang, cũng từng bị lừa bán sang lấy chồng Trung Quốc, rồi trở lại lừa những cô gái khác.
Tiệm bà Bạch nằm giữa con đường “đèn đỏ” có tên tiếng Trung dịch ra nghĩa Việt là Phố Cụt. Tuy là chủ Việt, nhưng mụ Bạch mua bán thân xác các cô gái cũng ồn ào không kém gì đám chủ chứa địa phương. 7g, Thư và các bạn Ly, Phương, Ba đã phải mặc quần ngắn, áo hở ngực ngồi vẫy khách ở tiệm massage mà bên trong là dãy “buồng” để hành sự.
Chiều khách xong, các cô được nhận tiền, nhưng ngay sau đó phải nộp không sứt mẻ một đồng cho bà chủ. Những cô trẻ đẹp như Thư nhiều ngày phải tiếp 40 lượt khách. Trung bình mỗi khách nửa giờ, các cô không có thời gian ngủ, thậm chí đánh lại lớp son phấn nhòe nhoẹt trong mồ hôi và nước mắt! Còn đám tú bà ngồi vắt chân, thu được hàng chục triệu đồng từ nỗi cay đắng, ê chề của mỗi cô gái.
Mây đen của cơn bão số 4 vần vũ kéo về, nhưng chợ vùng biên vẫn tấp nập người. Trên một đại lộ ở thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, khu Xám Cáo (theo phiên âm của người dẫn đường) như một thế giới biệt lập với dãy nhà tồi tàn lọt thỏm giữa các tòa cao tầng. Tuy nhiên, đây lại là nơi có nhiều người tới lui.
Thấy chúng tôi vừa dừng xe, người đàn bà đang ngồi giũa móng tay cười lả lơi...
Phận người trong “hang chuột”
Cô gái có vẻ đã kiệt sức vì tiếp quá nhiều lượt khách mà bằng chứng rõ ràng là chiếc sọt rác đầy ắp, nằm vật ra giường. Thấy khách chỉ ngồi hỏi chuyện, cô gái nhắc nhớ thanh toán nếu không sẽ bị “bà chị” đánh vì mở buồng rồi.
Hình như sợ ả tú bà nên hỏi gì cô gái cũng chỉ ừ hử qua chuyện. Mãi khi chúng tôi nói chẳng biết có dịp nào gặp lại đồng hương nên bao luôn ba suất, tức 600.000 đồng tiền Việt, cô mới tươi tỉnh trở lại.
Những cô gái Việt buộc phải “hành nghề” trong những khu nhà tồi tàn như thế này ở Xám Cáo |
Buồng cách xa chỗ “bà chị”, nhưng cô vẫn dè dặt thì thầm giới thiệu tên mình là Nga ở Trực Ninh, Nam Định. Nghe hỏi tự nguyện qua Trung Quốc hay bị lừa bán, Nga thở dài: “Hai năm trước, em bị một thằng cô hồn đểu ở Hà Nội lừa bán chứ ai thèm qua đây”. Cô kể sau hơn một năm bị ép bán dâm ở khách sạn, mình đã thành hàng dạt nên mới lay lắt ở Xám Cáo mạt hạng này.
“Bà chị” của Nga cũng quê Nam Định, từng bị lừa bán, rồi đưa đẩy thế nào lại cặp với một thằng ma cô Trung Quốc để thành tú bà chăn dắt gái khác. Xám Cáo trước là đất nông nghiệp, làm lò gạch ven thị trấn Đông Hưng. Nó là chốn chơi bời rẻ tiền cho giới lao động bản xứ và dân qua lại buôn bán khu mậu biên. Sau đô thị hóa đến, nhiều điểm mại dâm chuyển chỗ khác, kẻ còn lại cố bám trụ trên bãi đất đang ngày càng thu hẹp.
Các cô ở đây đều là người đã bị dạt sau thời gian làm việc. Nhiều cô tìm đường về nước. Một số cô bị nhiễm bệnh chán đời hoặc có hoàn cảnh gia đình, lay lắt ở ổ chuột này với giá bán mình chưa bằng nửa nơi khác!
Những ngày ở Đông Hưng, chúng tôi tiếp tục được thổ địa biên giới dẫn đi tìm hiểu thân phận các cô trôi dạt xứ người. Cũng như vùng biên mậu Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam hay Pò Chài, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, những khu “đèn đỏ” ở thị trấn Đông Hưng có đủ đẳng cấp ăn chơi cho kẻ lắm tiền lẫn dân bần cùng.
Hầu hết khách sạn đều có gái, nếu không cũng gọi đến được. Ngay khách sạn kế quán chúng tôi ăn trưa cũng có mười cô gái Việt đang ở trên lầu. “Các bạn uống rượu xong cứ vào khách sạn này cho em nó hầu, đi đâu làm chi” - gã chủ quán cười đểu. Nhưng nhiều nhất chính là các shop cắt tóc, massage. Lúc chúng tôi đến khu phố cũ (còn gọi phố cổ), một dãy “shop người” kín kín hở hở lả lơi mời chào.
Người dẫn đường dừng lại ở địa chỉ quen, bà chủ người Trung Quốc nắm tay kéo tuột chúng tôi vào. Ngay sau phòng khách bé xíu chỉ vừa đặt đủ chiếc bàn và vài ghế con là dãy buồng cho khách hành sự. Chúng cũng nhỏ xíu như hang chuột, nhưng sạch sẽ hơn và đều buông rèm chứng tỏ đang kẹt khách.
Tràn ngập chợ người
Ở vùng biên mậu Đông Hưng, phụ nữ cầm lái xe điện cũng sẵn sàng vui vẻ chở khách tìm đến điểm mại dâm trong vòng không quá 10 phút. Nhưng càng đi sâu vào nội địa, chúng tôi càng chóng mặt với các chợ tình dục đầy ắp kẻ mua người bán và hầu như công khai tất cả.
Chính đám tú bà, tú ông cũng cho rằng chế độ một con ở Trung Quốc dẫn đến thiếu hụt nữ giới nghiêm trọng, nên đàn ông “ăn bánh trả tiền” để giải quyết ức chế sinh lý. Và đó chính là nguyên nhân khiến nhiều cô gái Việt sa chân vào con đường địa ngục xứ người.
Nhiều cô gái Việt bị quản thúc trong những ngôi nhà “đèn đỏ” |
Ngán ngẩm rời các khu “đèn đỏ” đầy phận người tủi nhục ở Đông Hưng, chúng tôi đón xe buýt ngược lên thị trấn Giang Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
12h trưa, mặt đường nhựa nóng như đổ lửa, nhưng trong xe buýt cũ kỹ càng ngột ngạt hơn khi nó vừa rời bãi đã dừng lại đón tốp khách khác thường. Ba cô gái không quá tuổi 18, gương mặt xinh đẹp nhưng buồn uất lọt thỏm giữa sáu gã lực lưỡng. Một gã phải cao hơn 1,8m, mập nần nẫn cỡ heo tạ có vẻ đại ca, đẩy cô xinh xắn và nở nang nhất ngồi ghế xe kế mình.
Mồ hôi, nước mắt ở Lình Coóng
Ở thị trấn Lình Coóng, tỉnh Quảng Đông, nhiều quán “đèn đỏ” còn tập trung lại với nhau thành từng khu để khách dễ tìm và cạnh tranh với các khu khác. Dân chơi bời không đủ tiền vào khách sạn, có thể đến các phố đầy tiệm cắt tóc, massage mà mới từ 7h sáng đã có các cô trẻ đẹp ăn mặc hở hang ngồi vẫy khách. Hầu hết các cô gái Việt ở Lình Coóng đều bị lừa bán qua.
Sau khi bị bóc lột tàn tạ, các cô trở thành hàng dạt, không bị quản lý chặt nữa nên có thể tự tìm đường về nước. Một số cô đưa đẩy thành nhân tình hay vợ hờ của đám ma cô người địa phương để rồi lại làm tú bà chăn dắt, hành hạ các cô gái khác.
Mới nhìn cô thôn nữ Nghiêm Thị Thư có nước da trắng mịn, cao dong dỏng hơn 1,6m và ánh mắt trong veo ở tuổi 17, chúng tôi khó tin cô đã bị vùi dập gần một năm ở địa ngục xứ người. Cùng với ba bạn gái trẻ khác đồng cảnh bị lừa bán, Thư là “món hàng” cao giá, đắt khách nhất ở tiệm massage của “mẹ” Bạch ở Lình Coóng. Tú bà này 50 tuổi, quê ở Bắc Giang, cũng từng bị lừa bán sang lấy chồng Trung Quốc, rồi trở lại lừa những cô gái khác.
Tiệm bà Bạch nằm giữa con đường “đèn đỏ” có tên tiếng Trung dịch ra nghĩa Việt là Phố Cụt. Tuy là chủ Việt, nhưng mụ Bạch mua bán thân xác các cô gái cũng ồn ào không kém gì đám chủ chứa địa phương. 7g, Thư và các bạn Ly, Phương, Ba đã phải mặc quần ngắn, áo hở ngực ngồi vẫy khách ở tiệm massage mà bên trong là dãy “buồng” để hành sự.
Chiều khách xong, các cô được nhận tiền, nhưng ngay sau đó phải nộp không sứt mẻ một đồng cho bà chủ. Những cô trẻ đẹp như Thư nhiều ngày phải tiếp 40 lượt khách. Trung bình mỗi khách nửa giờ, các cô không có thời gian ngủ, thậm chí đánh lại lớp son phấn nhòe nhoẹt trong mồ hôi và nước mắt! Còn đám tú bà ngồi vắt chân, thu được hàng chục triệu đồng từ nỗi cay đắng, ê chề của mỗi cô gái.
1332. BẦU CỬ MỸ: NHIỀU THÁCH THỨC NHƯNG DỄ DỰ ĐOÁN
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 30/10/2012
TTXVN (Niu Yoóc 27/10)
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, một sự kiện luôn được cho là có tác động tới mọi bức tranh chính trị, kinh tế và xã hội của thế giới, đang cận kề, khiến báo giới đưa ra rất nhiều những nhận xét, đánh giá và dự đoán khá khác nhau. Dưới đây là phần tổng hợp dư luận báo chí Mỹ kèm theo những dự đoán về cuộc bầu cử này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần này khác hẳn cuộc bầu cử hồi năm 2008 vì nhiều lý do. Trước hết rõ ràng là trái với năm 2008, lần này có một tổng thống sẽ hết khả năng tái ứng cử, đó là ông Barack Obama, và vì vậy ông và các cộng sự đang phải cố làm một bản tổng kết thật khả dĩ về những thành quả trong nhiệm kỳ vừa qua để bảo đảm khả năng tái đắc cử của mình. Tuy nhiên, mọi việc không dễ dàng như thế vì những người thuộc đảng Cộng hòa đối lập của ông Mitt Romney cũng đã tìm đủ mọi chứng cứ đế chỉ trích bản tổng kết của Obama. Theo một cách nào đó thì cuộc bầu cử lần này là một cuộc trưng cầu ý dân về Barack Obama, còn cuộc bầu cử năm 2008 không phải là một cuộc trưng cầu ý dân về George W. Bush vì ứng cử viên Cộng hòa John McCain lúc ấy hoàn toàn không phải là “bản sao” của ông Bush.
Lý do thứ hai để nói rằng hai cuộc bầu cử khác nhau, liên quan đến những thách thức. Năm 2008, Mỹ đang ở thời điểm bắt đầu một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, lần này Mỹ đang gặp phải những khó khăn là hậu quả từ đó mặc dù các biện pháp đã được thông qua để cứu vãn nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng dường như hiệu quả chưa thật rõ ràng. Còn hơn cả năm 2008, cuộc khủng hoảng là trọng tâm của chiến dịch vận động bầu cử lần này. Bối cảnh quốc tế cũng đã tiến triển. Mỹ từ bỏ cam kết ở Irắc và sẽ rút quân hoàn toàn khỏi Ápganixtan vào năm 2014. Mặc dù chính sách đối ngoại chỉ chiếm một vị trí thứ yếu, các nước như Trung Quốc và Ixraen vẫn được nhắc đến trong các cuộc tranh luận lần này. Và cũng khác với lần trước, lân này sự quan tâm của cử tri đến những cuộc tranh luận về văn hóa và xã hội như hôn nhân đồng giới cũng chiếm một vị trí rất quan trọng.
Về chiến dịch vận động bầu cử của ông Mitt Romney, người ta gọi ông là “diều hâu Mỹ” vì ông tỏ thái độ rất kiên quyết đối với Trung Quốc và ông coi việc tăng cường những khả năng quân sự của Mỹ để ngăn chặn sự hùng mạnh của Trung Quốc là cần thiết. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông thích chiến tranh và chính ông cũng thừa nhận rằng vấn đề Irắc và Ápganixtan vẫn còn rất nhạy cảm. Không phải là vô hại khi ứng cử viên đảng Cộng hòa hướng chiến dịch vận động tranh cử của mình vào những vấn đề kinh tế và xã hội, những vấn đề mà dựa vào đó ông có thể chỉ trích bản tổng kết của Obama. Tuy nhiên, ông phải đối mặt với hai vấn đề lớn. Thứ nhất là uy tín của ông như là “ứng cử viên của nhân dân” do tài sản của ông. Vấn đề này đã gây bất lợi cho ông trong vòng bầu cử sơ bộ năm 2012 cũng như 2008, khi đó ông đã bị John McCain, người gần gũi với nhân dân hơn, đánh bại. vấn đề thứ hai liên quan đến lập trường chính trị của ông trong đảng Cộng hòa. Romney được coi là một người ôn hòa và điều này có thể là một lợi thế để thu hút những lá phiếu của những người trung dung và độc lập là những lá phiếu chủ chốt trong cuộc bầu cử năm 2008 – nhưng lại đặt ông vào thế khó khăn trước cánh hữu trong đảng của ông, Chính vì thế mà ông đã có bên cạnh mình Paul Ryan như một người liên danh, hơi giống McCain đã làm như vậy với Sarah Palin cách đây 4 năm. Ryan đáng tin cậy hơn Palin, nhưng sự có mặt của ông đã buộc Romney phải giữ khoảng cách lớn giữa cánh hữu cứng rắn và phái hữu trung dung. Những người thuộc đảng Dân chủ không thể không lợi dụng điểm yếu này và nó có thể mang tính quyết định trong vài bang chủ chốt.
Sự khác nhau rất rõ rệt giữa hai ứng cử viên liên quan đến các vấn đề xã hội (nạo thai, hôn nhân đồng giới, nhập cư, di chuyển…) vẫn là một hằng số hoặc là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và luật hóa xã hội Mỹ.
Đúng như người ta đã nhận thấy một hố ngăn cách ngày càng lớn giữa dự án về xã hội của đảng Cộng hòa và dự án của đảng Dân chủ. Không nên coi đó là kết quả của một sự luật hóa xã hội Mỹ và nếu không có nó thì sự khác nhau này vẫn không tồn tại, mà sự xuất hiện các cuộc chiến tranh về văn hóa trong xã hội cũng góp mặt trong các cuộc tranh luận chính trị truyền thống về nền kinh tế. hoặc về một chủ nghĩa tự do hơn về kinh tế. Điều này không phải là mới mà là một xu hướng dường như ngày càng được nhấn mạnh trong mọi cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.
Những khẩu hiệu chính trong chiến dịch vận động tranh cử lần này, trong các chương trình của hai ứng cử viên, hầu như đều liên quan tới chủ nghĩa thực tế. Chủ nghĩa thực tế của Obama không phải là những lời hứa hẹn và hứa những ngày tốt đẹp nhất và không phủ nhận về qui mô của nhiệm vụ phải hoàn thành. Chủ nghĩa thực tế của Romney lại có một phương hướng khác, không hứa hẹn những điều thần kỳ. Có một sự lựa chọn thực sự về các phương hướng kinh tế và xã hội và phân biệt rõ ràng hai đự án chính trị. Tất nhiên, ảnh hưởng của đồng tiền và những chương trình quảng cáo tiêu cực đã làm lu mờ một chút hình ảnh về cuộc tranh luận này và mang hơi hướng của chủ nghĩa dân túy, nhưng cũng chẳng có gì mới cả. Các chiến dịch vận động tranh cử trước còn gay gắt hơn trên lĩnh vực này, nhất là khi những người Cộng hòa gây tổn hại đến tư cách công dân của Obama nhằm làm mất uy tín của ông và đưa cuộc tranh luận đến những lĩnh vực có lợi hơn cho họ.
Khi đề cập đến chính sách đối ngoại của Mỹ sau bầu cử, nhiều người đặt câu hỏi nếu như ông Mitt Romney thắng cử thì người ta có nên hy vọng là sẽ có sự thay đổi có ý nghĩa về chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực Trung Đông và với phần còn lại của thế giới không? Các nhà phân tích cho rằng không hẳn như vậy. Một mặt ông Mitt Romney không có kinh nghiệm về chính sách đối ngoại và như vậy ông sẽ phải học cách tỏ ra kiên nhẫn về một số vấn đề nhạy cảm. Thực sự, trong những tuần qua, ông đã tỏ thái độ kiên quyết nhưng chủ yếu chỉ là để tạo cho mình một vẻ bề ngoài là “con người cứng rắn” mà ông nghĩ rằng nó sẽ rất cần thiết cho chức vụ mà ông đang hướng tới. Mặt khác, ông Romney sẽ không thể thay đổi được chính sách đối ngoại của Mỹ một cách có ý nghĩa mà không vấp phải những trở ngại, những sự ngáng đường ngay từ ban lãnh đạo Mỹ. về ngân sách, nếu ông muốn tăng phần cho lĩnh vực quốc phòng trong thời kỳ khủng hoảng; về chiến lược nếu ông gây tổn hại đến những cam kết như rút quân khỏi Irắc và Ápganixtan; về chính trị nếu ông quên đi công việc cần thiết đang chờ đợi ông về chính sách đối nội, thì chắc chắn cánh hữu trong đảng Cộng hòa sẽ không tha thứ cho ông về việc dành ưu tiên cho chính sách đối ngoại, nơi như trên đã nói, ông chưa có nhiều kinh nghiệm. Trái lại, người ta có thể hy vọng, trong trường hợp ông Romney thắng cử, một sự thay đổi nhận thức về nước Mỹ trên trường quốc tế, Nếu ông Obama bị chỉ trích về chính sách đối nội, như bất kỳ tổng thống đương nhiệm nào khác, thì ông vẫn rất được lòng dân ở bên ngoài. Hình ảnh một “người bạn của Ixraen” và một người hành động ngốc nghếch bất hạnh (sự chỉ trích của ông về việc tổ chức thế vận hội ở Luân Đôn, được công bố tại thủ đô của nước Anh) có nguy cơ đeo đẳng ông mãi mãi.
Vậy thì liệu ông Obama có cơ may có một nhiệm kỳ hai không? Nói thẳng ra thì cơ may ông Obama tái đắc cử nhiệm kỳ hai là lớn và vì thế, thời điểm hiện nay đang là khó khăn đối với ông Romney. Ít ai nghi ngờ rằng vị tổng thống sắp hết nhiệm kỳ sẽ ngồi ở Nhà Trắng thêm 4 năm nữa. Điều này chủ yếu là theo cách thức của cuộc bầu cử Mỹ, khác hẳn với cuộc bầu cử ở nước Pháp, nơi ông Nicolas Sarkozy đã không thể thuyết phục được các cử tri bầu cho ông nhiệm kỳ hai. Để được bầu làm tổng thống của nước Mỹ, cần phải giành được đa số phiếu của các đại cử tri và để làm được điều này thì ứng cử viên phải dẫn đầu một cách tối đa các bang đông dân và như vậy mới có được số đại cử tri cần thiết. Người chiến thắng trong mỗi bang sẽ giành được toàn bộ phiếu của các đại biểu tại bang đó. Vì người ta biết rằng một số bang là “đệ tử” của ứng cử viên này hay ứng cử viên kia thuộc hai đảng, chẳng hạn bang Texas chắc chắn sẽ bầu cho đảng Cộng hòa và bang Niu Yoóc sẽ bầu cho đảng Dân chủ, nên sự chú ý sẽ luôn hướng tới các bang có thể dao động sang bên này hoặc bên kia. Lần này, bang Ohio và Michigan dường như là các bang chủ chốt quyết định thắng lợi của ứng cử viên nào. Cũng giống như số phận của ông Sarkozy được quyết định chỉ trong 5 hoặc 6 tỉnh của nước Pháp. Ông Obama vẫn rất được lòng dân và điều đó sẽ khiến ông ở vào vị trí thuận lợi để có cơ may giành thắng lợi. Nhưng sức nặng cục bộ vẫn là chủ yếu và người ta vẫn nhớ là mặc dù bị mất lòng dân nghiêm trọng, ông George W. Bush vẫn dễ dàng được bầu lại vào năm 2004 đánh bại ông John Kerry.
Về bản tổng kết của ông Obama thì cần phân tích dưới hai góc độ khác nhau: chính sách đối nội và chính sách đối ngoại, về chính sách đối nội, Tổng thống Obama đã cứu vãn được ngành công nghiệp ôtô, và vì vậy tạo ra được nhiều công ăn việc làm, nhưng bản tổng kết của ông vẫn chưa đầy đủ về các cuộc cải cách lớn, nhất là về bảo hiểm y tế. Ông đã phải đối mặt với một tình hình khủng hoảng đặc biệt, và rõ ràng phe Cộng hòa có thể sử dụng điều đó để nói rằng ông vẫn chưa thực sự đấy mạnh được nền kinh tế. Dường như cũng nhận rõ điểm yếu này, nên ông Obama đã yêu cầu rõ ràng với người dân Mỹ là hãy để cho ông có thêm thời gian, về chính sách đối ngoại, ông Obama vừa không thất hứa về việc đóng cửa nhà tù Guantanamo, mà còn thực hiện được cam kết ở Irắc và Ápganixtan. Chiến dịch ở Libi đạt được kết quả và từ hai năm nay người ta được chứng kiến một sự “trở lại” của Mỹ tại Đông Nam Á. Cuối cùng, trùm khủng bố Osama Bin Laden đã bị tiêu diệt, kỳ tích mà George W. Bush đã không thực hiện được. Nhưng bản tổng kết của ông Obama vẫn còn phải bàn cãi về phương pháp thực hiện. Ý muốn của ông dành ưu tiên cho một quan điểm song phương về các vấn đề đã vấp phải sự phản đối của đảng Cộng hòa, và chắc chắn là nếu ông thắng cử vào tháng 11 tới thì nhiệm kỳ hai của ông sẽ thuận lợi hơn và ông sẽ ít tìm kiếm thỏa thuận hơn với các đối thủ của mình./.
1333. HẬU QUẢ CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH SAI LẦM CỦA MỸ
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 30/10/2012
TTXVN (Niu Yoóc 28/10)
Tạp chí “As-Sharki” (Phương Đông) vừa có bài viết mang tính tổng kết những hậu quả cay đắng mà các chính quyền liên tiếp của Mỹ gần đây phải gánh chịu, khẳng định rằng đây chính là hậu quả của những chính sách sai lầm ở tầm chiến lược của Mỹ, nhất là trong chính sách đối ngoại. Dưới đây là phần nội dung chính của bài viết:
Trong những ngày qua, Chính phủ Mỹ đã phải chịu hai thất bại lớn. Thất bại thứ nhất là cuộc tấn công vào Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi nằm ở miền Đông Libi, trong đó Đại sứ Christopher Steveuns và 3 nhà ngoại giao khác của Mỹ đã bị giết hại. Thất bại thứ hai là quyết định liên quân trong NATO ngừng tất cả các hoạt động phối hợp với các lực lượng an ninh Ápganixtan sau một loạt các cuộc tấn công ở trong nước (các binh lính Ápganixtan quay lại chống đội quân chiếm đóng).
Điều mà hai sự kiện trên có điểm chung là Mỹ, dưới thời George W. Bush, đã xâm chiếm Ápganixtan để “giải phóng” đất nước này khỏi quân Taliban là lực lượng đã cung cấp nơi trú ngụ cho Al-Qaeda để thực hiện vụ khủng bố kinh hoàng hôm 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ, trong khi Mỹ dưới thời Barack Obama đã can thiệp bằng quân sự để “giải phóng” Libi khỏi chế độ độc tài tham nhũng là Muammar Al – Gaddafi.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nói một cách cởi mở rằng bà thực sự bị sốc trước vụ các nhà ngoại giao Mỹ ở Benghazi bị giết hại. Bà không thể hiểu được làm thế nào mà điều đó lại diễn ra tại một đất nước mà “chúng ta đã giúp giải phóng” và “trong một thành phố mà chúng ta đã cứu họ khỏi nạn bị phá hủy”. Có lẽ bà Clinton cũng không thể ngờ rằng điều đã gây ra các cuộc phản đối gay gắt tại hầu khắp các nước Hồi giáo chỉ là một đoạn phim “nghiệp dư”, made in USA, có nội dung bị cho là phỉ báng Nhà Tiên tri Mohammed, đã thực sự lăng nhục hơn một tỷ rưỡi người Hồi giáo trên khắp thế giới.
Thật trớ trêu là Đại sứ Christopher Stevens đã trú ngụ tại lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, chứ không ở Đại sứ quán ở Tripoli, bởi vì ông cho rằng ở đó ông sẽ được an toàn hơn ở Tripoli, nơi sứ quán Mỹ được canh phòng vô cùng cẩn mật bằng các đội dân quân có vũ trang đến tận răng nhưng với lòng trung thành, mà ông đã từng nhận xét là “không chắc chắn”.
Tại Apganixtan, cũng trong làn sóng phấn uất ấy, những người biểu tinh đã tấn công các căn cứ quân sự của liên quân, giết chết 6 binh sĩ gồm 3 lính Mỹ và 2 lính Anh.
Có một điều mà chắc chắn bà Clinton sẽ không bao giờ hiểu được đó là sự lăng nhục này hoặc những lý do gây ra nó “hết sức đơn giản” bởi vì tất cả những thông tin về khu vực này (Trung Đông) là do các viện nghiên cứu của các chuyên gia, tuy là của Mỹ, nhưng rất thân Ixraen, cung cấp. Đây là lý do chính dẫn đến nhiều thất bại của các chính quyền Mỹ liên tiếp ở khu vực Trung Đông, khu vực quan trọng nhất đối với Mỹ về những lợi ích chiến lược.
11 năm sau cuộc can thiệp đầu tiên vào Ápganixtan, NATO đã quyết định thay đổi chiến lược của mình tại đất nước này sau khi đã bị mất hết lòng tin của hơn 250.000 binh sĩ quân đội Apganixtan và các nhân viên an ninh địa phương, được đào tạo với phí tổn 6 tỷ USD của Mỹ và NATO. Các nhà hoạch định kế hoạch của NATO đã nhận thấy rằng gần 25% các cuộc tấn công nhằm vào quân của họ tại đất nước này là do chính các binh lính và các nhân viên an ninh mà họ đã đào tạo tiến hành, nghĩa là “thầy dạy tôi đánh địch (của thầy) thế nào, tôi đánh lại thầy đúng như thế, thậm chí còn sáng tạo hơn”.
Đây là một thất vọng rất lớn của NATO bởi vì khối quân sự này muốn rằng các lực lượng Ápganixtan được họ huấn luyện, dạy dỗ này đảm nhận tất cả các nhiệm vụ về an ninh ở Ápganixtan sau khi NATO rút quân dự kiến vào năm 2014. NATO hiện nay còn đang sợ rằng đến thời điểm ấy cũng sẽ không có đủ lực lượng tin cậy cần thiết để họ có thể chuyển giaocác sứ mệnh này. Phương Tây càng không thể tìm được một người thay thế có cảm tình hơn so với Karzai,. người đã thông báo sẽ không ra ứng cử trong cuộc bầu cử sắp tới.
Từ khi có quyết định rút quân của NATO, quân Taliban luôn khẳng đinh rằng nhóm này đã giành thắng lợi trước đội quân hùng hậu của NATO, một thắng lợi giành được nhờ dùng quyền lực và nhờ khả năng đặc biệt lập kế hoạch các cuộc tấn công và chiêu mộ các chiến binh ngay trong quân đội của chính phủ.
Quân đội phương Tây ở Ápganixtan nổi tiếng vì tiêu thụ ma túy nên không có gì đáng ngạc nhiên là họ đã không hoàn thành được sứ mệnh mà các chính phủcủa họ đã giao cho. Chính quân đội Mỹ đã tiết lộ rằng hồi năm 2011, có tới 8 binh sĩ Mỹ đã chết vì dùng quá liều ma túy, trong khi 56 người khác bị bắt vì buôn bán ma túy và 113 người được xét nghiệm máu đã cho kết quả dương tính với HIV do sử dụng ma túy. Các quan chức NATO cũng không giấu giếm rằng việc sử dụng ma túy đang gia tăng rất nhanh trong số các chiến binh của họ.
Quân NATO đã tới Ápganixtan với một cuộc tấn công ồ ạt trên bộ và trên không để tiêu diệt Al-Qaeda và các đồng minh, trong đó có quân Taliban. Kết quả cuối cùng của cuộc chiến tranh này là quân Al-Qaeda trên thực tế vẫn là tổ chức khủng bố mà Mỹ và phương Tây luôn phải để mắt tới, phải chi rất nhiều tiền bạc và công sức để đề phòng, trong khi quân Taliban, đã có không ít người dự đoán rằng nhóm này sẽ là nhà cầm quyền sắp tới ở Ápganixtan.
Có vài dấu hiệu cho thấy Mỹ đang triển khai máy bay quân sự và lực lượng lục quân ở Libi để trả thù cho các nhà ngoại giao của họ bị giết hại. Nếu những thông tin này là chính xác thì sẽ là những tin tốt lành đối với các chiến binh Hồi giáo, những người biết rằng các nỗ lực của Mỹ để trả thù Al-Qaeda sau vụ khủng bố 11/9/2001 đã dẫn đến những tấm giấy báo tử của hàng nghìn binh sĩ Mỹ; dẫn đến khoản chi phí khổng lồ hơn 500 tỷ USD ở Ápganixtan và gấp đôi số tiền như vậy ở Irắc. Chưa hết, Mỹ đã chuốc lấy nỗi hận thù của người Arập và người Hồi giáo do ủng hộ các chế độ độc tài trong khu vực và cực kỳ thiên vị Ixraen. Họ càng chuốc lấy mối hận thù hơn sau Mùa Xuân Arập vì họ không hề thay đổi chiến lược. Tiếc rằng Chính phủ Mỹ thường xuyên nhận được những bản báo cáo chiên lược “tối mật” về khu vực Trung Đông, nhưng chỉ biết đến những lợi ích của Ixraen, chứ không hề lưu ý đến dòng chảy của lịch sử và địa lý ở khu vực Trung Đông để tránh những thất bại mới như cú sốc vừa rồi ở Benghazi.
Người ta tự hỏi thiên tài nào đã thuyết phục được các thành viên của NATO tới địa ngục Ápganixtan nảy, nơi chưa một cường quốc nước ngoài nào trụ lại được, và chưa một ai mang được chiến thắng từ đấy trở về trong suốt nhiều thập kỷ nay? Không cần thiết phải nói rằng họ đang ở trong các trung tâm nghiên cứu theo tư tưởng tân bảo thủ chỉ quan tâm đến lòng trung thành đối với Ixraen.
Mỹ đã ủng hộ phe đối lập ở Libi chống lại Gaddafi, đã giúp Arập Xêút và Cata cung cấp vũ khí cho các dân quân Libi, và hiện nay đang “gặt bão”. Những “người bạn” Libi của Mỹ giờ đây đang quay lại chống Mỹ, Đại sứ Stevens bị chính các “đồng sự” của mình sát hại ở Benghazi.
Mỹ đã chi không biết cơ man nào là tiền của để giúp Al-Qaeda trở nên hùng mạnh, nhưng giờ đây tổ chức này đã quay lại chống Mỹ, điển hình nhất là vụ 11/9 (cả 2001 ở Mỹ và 2012 ở Libi, sát hại Đại sứ Stevens), và một phong trào chống Mỹ do mạng lưới này phát động, cổ súy đã lan ra khắp thế giới Hồi giáo. Và liên tưởng từ Al-Qaeda, hiện đã có nhiều người cảnh báo rằng nếu Mỹ ủng hộ phe đối lập chống lại Tổng thống Xyri Bashar Al-Assad, giúp Arập Xêút và Cata cung cấp vũ khí cho lực lượng này, thì tất yếu Mỹ sẽ lại bị chính những người đó phản chủ nếu Assad bị lật đổ.
Các phương tiện thông tin đại chúng của Mỹ cũng đã đề cập đến một sự thật vô cùng đau lòng và mỉa mai, đó là Mỹ đã ủng hộ Mùa Xuân Arập và đã cứu vớt thành phố Benghazi – khi những người dân ở thành phố này sắp bị quân của Gaddafi giết chết – nhưng đã bị những kẻ phản bội Arập ở chính thành phố đã được Mỹ cứu vớt này, đâm vào lưng.
Nhưng câu chuyện thực lại khác, không hẳn là như thế. Ai cũng biết Mỹ đã ủng hộ và trang bị vũ khí cho các chế độ độc tài Arập từ nhiều thập kỷ nay, và Saddam Hussein là một trong những người được Mỹ yêu thích nhất. Mỹ cũng rất yêu thích Hosni Mubarak của Aicập, tôn thờ Ben Ali của Tuyniđi, say mê các Nhà nước chuyên chế ở vùng Vịnh, và trong ít nhất hai thập kỷ đã thân thiện với chế độ của gia đình Assad ở Xyri. Nói lại những chuyện cũ ấy để nói rằng các tác giả của “Mùa Xuân Arập” cũng quá hiểu vì sao Mỹ ra tay cứu vớt họ, cũng như trước kia Mỹ đã làm với Al-Qaeda và Taliban v.v… và một điều nữa họ cũng rất hiểu là phải làm gì sau khi được… cứu vớt.
Vâng, đúng là Mỹ cũng đã làm những việc gần giống như vậy ở Ápganixtan sau năm 1980. Mỹ đã ủng hộ các Mujahideen chống Liên Xô mà không chú ý đến sự thần học của họ và đã sử dụng Pakixtan để vận chuyển vũ khí. Và khi một số trong số họ trở thành quân Taliban và phụng sự cho Osama Bin Laden và những tên khủng bố tham gia vụ 11/9/2001, thì Mỹ lại gọi họ là những kẻ khủng bố, rồi tự hỏi tại sao người Ápganixtan lại phản bội Mỹ. Câu chuyện cũng giống như vụ cách đây chưa lâu, khi 4 lính Mỹ thuộc các lực lượng đặc biệt bị nhũng kẻ “tập sự” bạc bẽo của cảnh sát Ápganixtan xả súng giết chết.
Chưa hết, vào đúng ngày mà ở Mỹ diễn ra lễ tưởng niệm vụ khủng bố 11/9, một đám đông người Arập đầy tức giận đã tập hợp trước cổng đại sứ quán Mỹ tại Cairô của Aicập, nơi cách đây chưa lâu vị Tổng thống già nua, mới bị phế truất của nước này là Hosni Mubarak, luôn được Oasinhtơn coi là “người nhà”. Thế hệ tiếp theo của “người nhà” kia đã trèo lên tường của tòa sứ quán trước cái nhìn thụ động của cảnh sát, rồi đã ném lá cờ Mỹ xuống để thay bằng một lá cờ Hồi giáo.
Đúng là nước Mỹ đang gặt bão, trước hết là những cơn bão từ thế giới Hồi giáo.
***
(Tạp chí Le Noavel Observateur, tháng 9/2012)
Cái chết của đại sứ Chris Stevens trước cuộc hầu cử tổng thống Mỹ chưa đầy hai tháng đã làm chấn động nước Mỹ. Liệu vụ tấn công lãnh sự quản Mỹ ở Benghazi và cơn kích động của thế giới Hồi giáo có đánh dấu một bước ngoặt trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ?
Tất cả mọi người đều gọi ông là Chris nhưng ông thường ký tên dưới những bức thư của mình là “Krees” như tên các bạn bè người Hồi giáo đặt cho ông. Christopher Stevens có một nụ cười rạng ngời, một kiến thức chuyên sâu về thế giới Arập và một tình yêu Libi thực sự mà ông đã phải trả giá bằng cả tính mạng của mình, ở tuổi 52, vị đại sứ này, người đã không chấp nhận cố thủ một chỗ vì những lý do an ninh, là hiện thân của một thế hệ mới các nhà ngoại giao. Ông đã đi dọc ngang khắp đất nước, gặp các thủ lĩnh bộ lạc, cùng uống nước chè yới họ trong những lều bạt. Đựợc Hillary Clinton cử sang Libi làm đặc phái viên bên cạnh phe nối dậy vào tháng 4/2011, ông đã cùng một nhóm nhỏ các nhà ngoại giao đi trên một chiếc tàu hàng đổ bộ xuống Benghazi, để mở văn phòng và kết nối liên lạc với các phần tử chống đối Gaddafi. Ngày 11/9 vừa qua, trong vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ tại Libi, ông và ba nhân viên an ninh đã thiệt mạng tại chính thành phố “mà ông đã góp phần giải phóng” như lời phát biểu đầy xúc động của Tổng thống Barack Obama tại buối lễ truy điệu.
Liệu việc phát tán trên mạng Internet một bộ phim hạng bét có đủ để giải thích thảm kịch này và làn sóng kích động tiếp sau đó lan tới 16 nước Hồi giáo? Vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi liệu có phải là một hành động có tính toán trước như cuộc điều tra đang tiến hành muốn chứng minh? Còn quá sớm để khẳng định điều này. Nhưng những hình ảnh về bốn cỗ quan tái phủ quốc kỳ Mỹ, sau một hàng rào danh dự các lính thủy đánh bộ đã thực sự Ịàm chao đảo nước Mỹ.
Kể từ năm 1979, Chris Stevens là đại sứ Mỹ đầu tiên bị giết khi đang thừa hành nhiệm vụ. Thời điểm tượng trưng của vụ tấn công này, đúng 11 năm sau vụ lao máy bay khủng bố vào Trung tâm Thương mại Thế giới, càng làm tăng cảm xúc. Khi các vụ bạo lực bùng phát khắp nơi trong thế giới Arập, từ Cairô tới Ixlamabát, từ Tuynít tới Đôha, trước cuộc bầu cử tổng thống chưa đầy hai tháng, ông Barack Obama đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ đầu chiến dịch tranh cử đến nay. Thế nhưng khi căng thẳng dịu xuống, chính từ các cuộc khủng hoảng này phát lộ những người chiến thắng trong các chiến dịch tranh cử, người ta nói rằng, vụ bắt cóc con tin trong Đại sứ quán Mỹ tại Iran năm 1979 đã cướp mất cơ hội tái đắc cử của Jimmy Carter…
Tin chắc rằng thời cơ đã đến, Mitt Romney vội vàng phản công. Tối ngày 17/9, ứng cử viên Đảng Cộng hòa dằn giọng nói rằng “thật đáng phẫn nộ khi phản ứng đầu tiên của Chính quyền Obama không phải là lên án các vụ tấn công phái đoàn ngoại giao của chúng ta, mà lại tỏ ra thông cảm với những kẻ tổ chức các vụ tấn công đó.” Tất nhiên đó là trước khi người ta được biết về cái chết của các nhà ngoại giao Mỹ. Nhưng, ngay sáng hôm sau, đối thủ của Obama còn ngoáy sâu thêm bằng cách cáo buộc ông là “luôn từ chối những giá trị mà nước Mỹ bảo vệ”… Đầy toan tính, nhưng đã hoàn toàn thất bại. Phản ứng vội vã này đã khiến ông bị đập tơi bời trong chính phe cánh của ông. Ngay giữa bầu không khí quốc tang, sự thiếu ý tứ này khó được chấp nhận cho dù nó được đổ lỗi cho tâm trạng hốt hoảng của một ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang thất thế trong các cuộc thăm dò.
Tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng này kéo dài, nếu những hình ảnh quốc kỳ Mỹ bị đốt, bị xé, bị giẫm nát tiếp tục xuất hiện trên truyền hình – nhắc nhở một cách tàn nhẫn cho người Mỹ thấy đất nước họ có thể bị căm ghét tới mức nào – thì đương nhiên những câu hỏi sẽ lại được đặt ra: tại sao nước Mỹ lại ra nông nỗi này? Chính quyền Barack Obama liệu có ngây thơ về “Mùa Xuân Arập”, liệu họ có đủ cảnh giác trước mối nguy hiểm cực đoan? Một số đảng viên Cộng hòa đã không quên nhắc lại rằng Mubarak và Gaddafi có thể là những nhà độc tài, nhưng họ đã duy trì được sự ổn định trong khu vực này của thế giới
Theo John Mearsheimer, Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học Chicago, những câu hỏi này sẽ khơi lại một đề tài vốn gây tranh cãi, Ông giải thích: “Từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, các đảng viên Cộng hòa đã công kích một cách có hệ thống các đảng viên Dân chủ về đề tài này, vạch ra những cái gọi là yếu kém của họ và thái độ khoan hòa của họ trong lĩnh vực quốc phòng và chính sách đối ngoại, Bước vào Nhà Trắng với không một chút kinh nghiệm quân sự, Barack Obama biết rằng đó sẽ là ‘gót chân Asin’ của ông.” Nhưng do nhận thức rõ điều này, Tổng thống Mỹ đã biết cách bù lấp khiếm khuyết này, Khi đến Oasinhtơn, ông đã đọc một bài diễn văn cởi mở và hòa giải với thế giới Arập, khác hẳn với diễn văn của những người tiền nhiệm. Và ông đã tiêu diệt Bin Laden, “việc này đã chặn đứng những chỉ trích của các đảng viên Cộng hòa”, như nhận định của Charles Lipson, chuyên gia về quan hệ giữa Mỹ và Trung Đông tại Đại học Chicago. Obama đã không bao giờ cắt giảm các khoản chi tiêu quân sự và rất nhanh chóng tỏ ra là một tổng tư lệnh quân đội đầy cương quyết như nhận xét của nhà báo Daniel Klaidman, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng, trong một cuốn sách chứa đựng rất nhiều thông tin về đề tài này. Obama đã ủng hộ việc tăng cường tấn công bằng các máy bay không người lái, chấp nhận những sai sót và thậm chí cả việc có các nạn nhân là người Mỹ. John Mearsheimer nhận định: “Ông ấy đã ưu tiên những vấn đề an ninh hơn các quyền tự do cá nhân. Suy cho cùng, cho dù có lời lẽ mềm dẻo hơn, trong nhiệm kỳ hai của ông này Obama tỏ ra là người tiếp tục hoàn hảo chính sách của Bush.” Cả lúc này nữa, Tổng thống Mỹ đã tỏ thái độ cứng rắn nhất đối với Libi và Ai Cập. Tất nhiên, trái với những người tiền nhiệm, Obama đã không đặt Ixraen ở vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của mình. Trong các tối hậu thư gửi tới Iran, ông đã không mù quáng nghe theo Thủ tướng Benjamin Netanyahu, thậm chí còn dọa không tiếp ông này trong chuyến thăm Mỹ. Và lại, Thủ tướng Ixraen đã lựa chọn ủng hộ ứng cử viên Romney trong chiến dịch tranh cử.
Nhưng theo các kết quả điều tra mới đây của Jewish Value Survey, phần lớn các cử tri Do Thái mong muốn Barack Obama tái đắc cử.
Bề ngoài mềm dẻo nhưng thực chất không hề nhân nhượng, Obama đã cho thấy ông là một người thực dụng, như vẫn luôn như vậy. Trongkhi một số đảng viên Cộng hòa chỉ trích ông không ủng hộ Ixraen đúng mức, phe tả của các đảng viên Dân chủ lại chỉ trích ông đã không giữ lời hứa đóng cửa nhà tù Guantanamo, không rút quân sớm khỏi Irắc hay không giảm đáng kể ngân sách chi cho quân sự. Nhưng Obama đã luôn lưu ý trấn an phái trung dung, lực lượng mà nhờ họ ông có thể giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Romney đã tốn công vô ích khi đe doạ Iran về vấn đề hạt nhân, bởi chẳng ai dễ dàng bị mắc lừa. John Mearsheimer nhận định: “Người Mỹ đã mệt mỏi với các cuộc chiến tranh. Họ vẫn tin chắc rằng các giá trị của họ lớn hơn. Nhưng họ không còn muốn áp đặt chúng cho các nước khác trên thế giới.”
Tất cả các cuộc thăm đò đều minh chứng một điều: người Mỹ đặt niềm tin lớn hơn vào Barack Obama về chính sách đối ngoại. Mitt Romney liệu có nhầm trận địa? William Howell, giáo sư ngành Khoa học chính trị tại Đại học Chicago khẳng định: “Nếu ông ấy muốn có cơ hội ghi điểm, ông ấy phải xoáy vào vấn đề kinh tế và chứng minh rằng ông là người duy nhất có khả năng vực dậy đất nước. Trên lĩnh vực đối ngoại, ông ấy không thể có may mắn.” Dù sao đi nữa thì cũng là tại thời điểm này./.
1334. VÁN CỜ CHIẾN LƯỢC TRUNG-MỸ-NHẬT TẠI ĐÔNG BẮC Á
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Hai, ngày 29/10/2012
Bài viết trên tờ “Tín báo” ngày 22/10 của Tiết Lý Thái, nghiên cứu viên Trung tâm hợp tác An ninh Quốc tế Đại học Standford.
Bốn mươi năm qua, Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Nhật Bản hai nước ba bên luôn tranh chấp chủ quyền về đảo Điếu Ngư/Senkaku, cho tới nay tranh chấp càng mạnh mẽ hơn. Cách đây không lâu, Nhật Bản thực hiện “quốc hữu hóa” đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku, dẫn tới chính sách đồng loạt phản đối của Đại lục, thậm chí có lúc tình hình trở nên vô cùng căng thẳng, tuy vậy, tình hình đảo Điếu Ngư/Senkaku nay bỗng xuất hiện sự thay đổi kỳ diệu.
Đầu tiên, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda thừa nhận Tôkyô trước đó đã sai lầm khi đánh giá về những phản ứng có thể xảy ra của Trung Quốc. Quả thực là ban đầu Tôkyô không đánh giá được Bắc Kinh sẽ phản ứng mạnh mẽ như vậy.
Ngày 10/10, hãng tin Kyodo đưa tin Tôkyô đang nghiên cứu phương án thỏa hiệp, áp dụng rằng quan chức Nhật Bản “nhận thức thấy” phía Trung Quốc có đòi hỏi chủ quyền liên quan, cho rằng cách làm như vậy vừa có thể duy trì được lập trường kiên định của Nhật Bản, vừa có thể xem xét tới lập trường Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản thừa nhận sự tồn tại của tranh chấp chủ quyền. Theo tin, phía Nhật Bản phán đoán Trung Quốc xây dựng mục tiêu ngắn hạn trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku là ép phía Nhật Bản thừa nhận “tồn tại tranh chấp chủ quyền”, tức phương pháp như vậy có tính khả thi.
Mỹ không muốn nhìn thấy chiến tranh Trung-Nhật
Động thái trên cho thấy phía Nhật Bản lộ ra kỳ vọng dùng biện pháp thỏa hiệp để làm dịu quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Điều này hoàn toàn khác biệt so với lập trường cứng rắn của Nhật Bản trước ngày 11/9.
Tiếp đó, lập trường của Mỹ cũng có thay đổi. Ngày 28/9, trong cuộc gặp với ngoại trưởng Nhật Bản tại Niu Yoóc, Ngoại trưởng Mỹ Hillary đã nhắc nhở một cách bất thường (rằng) Nhật Bản cần thận trọng xử lý quan hệ ngoại giao với Trung Quốc; về sự căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật do tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku gây ra, bà Hillary chỉ rõ khi hành động, Nhật Bản cần “thận trọng”. Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Mỹ Campbell cũng có thái độ tương tự khi thúc giục Nhật Bản cần hành động thận trọng.
Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đang đứng ở vị trí thứ hai, hy vọng chiếm ngôi thứ nhất thế giới, nằm ở vị trí then chốt đang trỗi dậy. Thực lực kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản đứng vị trí thứ hai và thứ ba thế giới, khi hai bên phát sinh xung đột, va chạm, Mỹ đương nhiên vui mừng đứng ngoài quan sát. Tuy nhiên, Mỹ thực sự cũng không hy vọng xảy ra chiến tranh giữa hai nước này. Huống hồ, phương Tây đang đánh bài ngửa quân sự với Têhêran xung quanh vấn đề vũ khí hạt nhân của Iran, suy cho cùng thì tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku chỉ là vấn đề nhỏ, vấn đề hạt nhân của Iran mới là nguồn căn của cơn bạo bệnh. Quan sát kỹ thái độ của Mỹ trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku có thể thấy được sự thay đổi tinh tế trong lập trường của Mỹ.
Theo phán đoán của các nhà chiến lược Trung Quốc, mấy năm gần đây xung quanh Trung Quốc liên tục dậy sóng, hình thành cục diện nguy hiểm bốn bề, cơn sóng lớn bao trùm nằm ở quyết định chiến lược quay trở lại Châu Á của Mỹ và 65% lực lượng hải quân và không quân của Mỹ sẽ bố trí tập trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Mỹ quyết định quay trở lại châu Á, đương nhiên phải dựa vào sự phối hợp và ủng hộ của Nhật Bản, Hàn Quốc, ngược lại, cũng tất phải coi trọng lời hứa đảm bảo quốc phòng cho đồng minh của Mỹ.
Nhật Bản có chỗ dựa nên không còn e sợ, xuất kích bốn phía
Về chiến lược an ninh Đông Bắc Á, Mỹ và Nhật Bản không hẳn là cùng hội cùng thuyền, mà là “giống nhưng có khác”. Bắc Kinh cần chú ý đến điều này khi đưa ra quy hoạch chiến lược.
Để duy trì cục diện chính trị ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ cần chú ý đề phòng trước ảnh hưởng mang tính khu vực do sự tăng cường sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tạo ra, Mỹ chỉ nên trông chờ vào hành động chi viện của Nhật Bản chủ yếu giới hạn ở vùng biên Đài Loan; còn Nhật Bản thì dựa vào những lời hứa của Mỹ nên đã nhân cơ hội ra tay “xử lý việc riêng”, hy vọng Mỹ đồng ý để Nhật Bản có hành động quân sự “ra bên ngoài”. Điều này chính là nguồn cơn của việc Nhật Bản đã xuất kích tứ phía” mấy năm gần đây với tinh thần cứng rắn chưa từng có trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku; ngoài ra còn tranh cướp đảo Dokdo/Takeshima với Hàn Quốc, mở rộng phạm vi tranh chấp lãnh thổ với Nga ở phía Bắc, kích động các tranh chấp ngoại giao.
Nếu quan hệ Trung-Nhật tiếp tục xấu đi, thậm chí xảy ra xung đột quân sự thì sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng tới lợi ích an ninh quan trọng của Mỹ. Trước tiên, hòa bình và sự ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chịu tác động lớn, thậm chí mở rộng phạm vi. Tiếp sau, dân chúng Trung-Nhật chịu tác động của lịch sử thù hận, dễ bùng phát xung đột, sau khi nảy sinh xung đột, do nhân tố trong nước (Trung Quốc) thiếu khả năng khống chế sự lan tràn của các hành động quân sự, rất có khả năng xung đột leo thang. Trong tình huống này, Mỹ tất sẽ bị cuốn vào và đó sẽ là thảm kịch mà các bên xung đột khó tránh khỏi.
Xung đột phá vỡ cục diện quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương
Nói đến cục diện chính trị Đông Bắc Á, thì Nga không có hy vọng chấn hưng, trong tương lai gần, chưa thể nói tới sự thống nhất giữa hai miền. Triều Tiên sức ảnh hưởng của các nước trong khu vực này thì chỉ có Trung Quốc và Nhật Bản. Nói về lợi ích chiến lược của Mỹ, điều quan trọng hơn là, cho dù cuộc chiến Trung-Nhật diễn biến như thế nào thì đều sẽ tác động trực tiếp tới sự tồn tại quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh của nước Mỹ.
Trung-Nhật bùng nổ xung đột, sẽ có hai kết quả: Nếu Mỹ-Nhật hợp lực đánh thắng Trung Quốc thì Trung Quốc suy sụp, không chấn hưng được, Nhật Bản xưng bá ở Đông Á. Sự uy hiếp xung quanh Nhật Bản đã hết, lực lượng kìm kẹp bị mất đi, Nhật Bản tất sẽ đánh giá lại giá trị của Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ-Nhật, không sớm thì muộn Nhật Bản cũng mượn cớ làm theo yêu cầu của người dân đế ép Mỹ rút quân khỏi Okinawa cũng như lãnh thổ Nhật Bản. Mỹ đã tiêu diệt được mối đe dọa từ một Trung Quốc đang trỗi dậy, song lại phải đối diện với mối đe dọa của một Nhật Bản đã từng trỗi dậy, đó cũng là “trăm sông về một biển”.
Nếu xảy ra chiến tranh, các bên tham chiến sẽ có khả năng dẫn đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân, nếu không có thỏa hiệp, Trung Quốc tất sẽ “chơi sòng phẳng” với Mỹ và Nhật Bản. Nếu Mỹ tham chiến mà không chế ngự được Trung Quốc, Nhật Bản tất sẽ nhìn Trung Quốc với con mắt khác, sẽ tôn trọng quyền lợi và yêu cầu của Trung Quốc hơn. Như vậy, về trật tự an ninh thế giới, Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ-Nhật trên thực tế đã có sự thay đổi về chất.
Từ đó có thể thấy chỉ cần Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột quân sự ở mức độ cao, thì cho dù kết thúc như thế nào, cục diện quân sự ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương đều sẽ bị phá vỡ, từ đó trực tiếp ảnh hưởng tới tổng thể lợi ích an ninh của Mỹ ở khu vực này.
Mỹ không hy vọng các bên độc tôn xưng bá
Diễn biến của tranh chấp Trung-Nhật xem ra đều chịu sự hạn chế bởi vai trò của Mỹ trong ván cờ chiến lược khu vực Đông Bắc Á. Mỹ sẽ tăng cường sức ảnh hưởng, hạn chế mọi khả năng của Trung Quốc và Nhật Bản trong tình hình cục diện xấu đi. Nếu xung đột quân sự Trung-Nhật nổ ra Mỹ cũng sẽ đứng giữa kêu gọi điều đình, giúp đỡ bên chịu thiệt hại, ngăn chặn cục diện độc tôn xưng hùng của bất cứ nước nào ở Đông Bắc Á.
Nói tóm lại, Mỹ và Nhật Bản có lập trường tương đối khác nhau, ngay cả trong vấn đề quan trọng nhất là đối đầu với Trung Quốc. Nhật Bản hy vọng nổi lên ở Đông Á, do đó không thể tránh khỏi cần phải hành động để dìm ép Trung Quốc. Tuy nhiên; Mỹ lại chỉ muốn có một sự cân bằng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nói cách khác, lập trường của Mỹ chính là một nhân tố kiềm chế các bên trong ván cờ chiến lược Đông Bắc Á.
*
* *
TTXVN (Bắc Kinh 25/10) Ngày 17/10, mạng “Quan điểm Trung Quốc” đăng bài viết của chuyên gia Lưu Vệ Đông về nhân tố Mỹ trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku, nội dung như sau:
Tháng 9 năm nay, Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã lần lượt đến thăm Bắc Kinh. Đáng chú ý, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Bums lại đến thăm Trung Quốc từ ngày 16- 17/10. Mục đích chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thứ trưởng Ngoại giao W.Burns được dư luận bên ngoài phổ biến cho rằng có liên quan đến tình hình căng thẳng tranh chấp lãnh thổ tại Đông Bắc Á, nhưng vấn đề dường như không đơn giản như vậy. Vì bên cạnh “sứ mệnh hòa bình” mà W.Burns đem lại, Mỹ còn điều hai tàu sân bay được vũ trang toàn diện đến khu vực này. Rốt cuộc Mỹ mong muốn đóng một vai trò như thế nào trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa hai nước Trung-Nhật?
Lịch trình chuyến thăm 3 nước Đông Bắc Á Trung-Nhật-Hàn lần này của W.Burns tiếp tục được thực hiện tuần tự như trong lịch sử, trạm thứ nhất đến Nhật Bản, trạm thứ hai đến Hàn Quốc và tiếp theo đến Trung Quốc. Mục tiêu chủ yếu của Mỹ là thực hiện quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương để mở rộng sức ảnh hưởng toàn diện của mình. Hơn nữa giữa Mỹ và 3 nước Đông Bắc Á vẫn tồn tại một số vấn đề cần thông qua kênh song phương để giải quyết, cho nên hoàn toàn không thể cho rằng mục đích chủ yếu trong chuyến thăm lần này của W.Burns là nhằm vào tranh chấp Trung-Nhật xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nhưng, lợi ích cốt lõi của Mỹ tại Đông Bắc Á là duy trì khu vực này hoà bình ổn định và thịnh vượng, điều này hoàn toàn không phải lời đường mật của chính khách Mỹ muốn dùng để lấy lòng các nước Đông Bắc Á, mà là nhu cầu lợi ích hiện thực của Mỹ. Suy cho cùng con đường cường thịnh cơ bản của Mỹ là dựa vào năng lực sản xuất hùng mạnh để hưởng lợi trong thương mại tự do toàn cầu, trong khi để làm được điều này bắt buộc phải có thị trường bên ngoài ổn định làm sự bảo đảm cơ bản. Do tranh chấp Trung-Nhật xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku ngày càng quyết liệt, rủi ro xảy ra xung đột dân sự cục bộ, thậm chí là xung đột quân sự đều đang tăng lên, Mỹ tất nhiên mong muốn lợi dụng sức ảnh hưởng lớn mạnh của mình đối với cả với Trung Quốc và Nhật Bản để kiểm soát hữu hiệu quan hệ Trung-Nhật, điều chỉnh mối quan hệ này phù hợp với sự vận hành trong phạm vi lợi ích của bản thân nước Mỹ.
Đối với Mỹ, một quan hệ Trung-Nhật lý tưởng là duy trì sự ổn định cơ bản trong sự cọ sát nhỏ liên tiếp. Cọ sát quá quyết liệt, hoặc quan hệ Trung-Nhật quá mật thiết, đều không phù hợp với lợi ích của Mỹ, do vậy Mỹ thông qua mọi phương thức cả công khai lẫn bí mật để tiến hành can thiệp “mang tính uốn nắn”. Trước khi vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku trở nên gay gắt, Mỹ cho rằng quan hệ Trung-Nhật vẫn chưa ở vào trạng thái cần khống chế, cho nên khi Ngoại trưởng Mỹ H.Clintơn thăm Trung Quốc và bày tỏ về vấn đề này vẫn còn tương đối thoải mái. Sau khi Nhật Bản quốc hữu hoá đảo Điếu Ngư/Senkaku và Trung Quốc đưa ra phản ứng quyết liệt ngoài dự đoán của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Mỹ đã nhận thức đầy đủ được tính nghiêm trọng của vấn đề, bắt đầu chuyển từ thái độ “từ chối làm nhà hoà giải” mà W.Burns từng nói sang định vị vai trò là “trọng tài trung lập”. Bản thân Mỹ không có lợi ích hiện thực trong vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đối với Mỹ, đảo Điếu Ngư/Senkaku thuộc về ai đều không quan trọng, nhưng vì Trung Quốc – quốc gia quan trọng nhất châu Á và Nhật Bản – liên minh quan trọng nhất của Mỹ tại châu Á đều hết sức coi trọng thái độ của Mỹ trong vấn đề này, cho nên Mỹ không thể không từ bỏ lập trường úp mở, lấy lòng cả hai, thậm chí đứng ngoài cuộc trong vấn đề đảo Điếu Ngư, chuyển sang hy vọng thông qua sự can dự của mình để ngăn chặn tình hình tiếp tục xấu đi, đề phòng tranh chấp Trung- Nhật đi quá giới hạn tác động bất lợi đến lợi ích của Mỹ tại Đông Á.
Lập trường chính thức của Mỹ trong vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku luôn thể hiện hai điều là không giữ lập trường trong vấn đề quy thuộc chủ quvền, nhưng khẳng định Hiệp ước Bảo đảm an ninh Nhật-Mỹ thích hợp cho trường hợp đảo Điếu Ngư. Có thể cho rằng, vế thứ nhất là Mỹ nói cho Trung Quốc nghe, vế thứ hai là nói cho Nhật Bản nghe. Với cách Mỹ giữ thái độ như vậy, Trung-Nhật đều có thể có được những gì mình muốn, đồng thời chấp nhận sự kiểm soát của Mỹ trong quan hệ Trung-Nhật. Nhưng vấn đề là Nhật Bản cho rằng vế thứ nhất mà Mỹ đưa ra là yếu ớt vì đảo Điếu Ngư/Senkaku nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản và bản thân Mỹ cũng ủng hộ quyền kiểm soát thực tế của Nhật Bản, cho nên Nhật Bản không dám phá vỡ hiện trạng, thách thức giới hạn cuối cùng của Trung Quốc. Cũng có thể nói thái độ lập trường xem ra tự mâu thuẫn với chính mình của Mỹ đã đẩy tranh chấp đảo Điếu Ngư không ngừng leo thang và đây là biểu hiện thứ nhất thể hiện sự mâu thuẫn giữa lời nói và lợi ích của Mỹ.
Biểu hiện thứ hai là, để ngăn chặn tình trạng tranh chấp đảo Điểu Ngư tiếp tục leo thang, Mỹ đã phái biên đội tàu sân bay tiến hành uy hiếp Khách quan mà nói, điều này hoàn toàn không có nghĩa là Mỹ nhất định sẽ trực tiếp bắt tay với Nhật Bản để tấn công Trung Quốc sau khi Trung-Nhật xảy ra xung đột quân sự, sức mạnh của tàu sân bay chủ yếu được coi là một dạng công cụ thể hiện sức mạnh nhằm ngăn chặn tình hình leo thang và đưa ra phản ứng nhanh chóng trước khủng hoảng, bản thân nó hoàn toàn không có tính khuynh hướng rõ rệt. Nhưng do Mỹ luôn coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng và coi Nhật Bản là đồng minh quan trọng, cho nên động thái này của Mỹ hiển nhiên bị Trung Quốc coi là khiêu khích, trong khi Nhật Bản lại coi là hành động trợ giúp. Thế là việc Mỹ phái lực lượng đến duy trì hoà bình nhanh chóng chuyển thành một nguyên nhân làm tăng rủi ro xung đột khu vực. Về điểm này e rằng Mỹ cũng hoàn toàn bất ngờ.
Hiện nay, tranh chấp Trung-Nhật xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku đã diễn biến thành một dạng đối kháng sức mạnh song phương, mắc một chút sai lầm đều có thể dẫn đến xung đột mà hậu quả khó có thể tiên lượng. Hễ một bên súng bị cướp cò, tình hình có thể vượt ra ngoai phạm vi kiểm soát của Chính phủ hai nước. Vì vậy, hiện nay ngoài việc tích cực tiến hành hoà giải và giảm áp lực, Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác. Một trong những mục đích chủ yếu trong chuyến thăm Đông Bắc Á lần này của W.Burns là nắm rõ tình hình và khuyên giải các bên. Sau khi hội đàm với các quan chức cấp cao Nhật Bản, W.Burns sẽ thông báo cho phía Trung Quốc về suy nghĩ của Chính phủ Nhật Bản trong vấn đề này và Chính phủ Mỹ hy vọng sẽ đạt được mục đích, đồng thời mong muốn tìm hiểu các biện pháp đối phó liên quan của phía Trung Quốc, để tiện cho việc đặt nền móng cho các cuộc điều đình trong giai đoạn tiếp theo. Trung-Nhật là hai đối tượng qua lại chủ yếu của Mỹ tại Đông Bắc Á, trong khi Trung-
Nhật lại nằm trong top 3 các nước có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, nên đối với Mỹ, xử lý tốt quan hệ 3 bên là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong tổng thể chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của mình, Mỹ không thể không đầu tư nguồn lực vào khu vực này. Nhưng, chính sách “trung tâm và các vệ tinh” truyền thống của Mỹ tại Đông Bắc Á vốn đã tồn tại thiếu sót, nhất là sau khi Trung-Nhật hoàn thành hoán đổi địa vị tại châu Á, đối xử như thế nào với Trung Quốc và Nhật Bản trong thời kỳ mới sẽ trở thành vấn đề khó khăn đặt ra trước mắt Mỹ. Vai trò của Trung Quốc là toàn diện, trong khi Nhật Bản chỉ là một đối tác an ninh; ảnh hưởng của Trung Quốc khắp toàn cầu, trong khi giá trị của Nhật Bản chủ yếu chỉ hạn chế ở khu vực châu Á; nhưng bên cạnh đó, Trung Quốc lại là đối tượng ngăn chặn chủ yếu của Mỹ, trong khi lo ngại của Mỹ đối với Nhật Bản lại ít hơn nhiều. Bối cảnh đan xen phức tạp như vậy khiến cho Mỹ tỏ ra lực bất tòng tâm trong xử lý quan hệ Trung-Nhật, đến mức khó có thể định vị chính xác rốt cuộc Mỹ là thiết bị dẫn cháy hay thiết bị dập lửa trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sự lúng túng của Mỹ đã hiện rõ, điều này cũng có nghĩa chuyến thăm Đông Bắc Á lần này của W.Bums lại một lần nữa không thành công.
*
* *
TTXVN (Hồng Công 28/10)
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á đang gia tăng mạnh trong thời gian gần đây, Mỹ đã xúc tiến chiến lược trở lại châu Á. Nhiều chuyên gia đã cho rằng chiến lược này của Mỹ là nhằm mục đích kiềm chế và bao vây Trung Quốc. Báo mạng Asia Times Online vừa đăng bài phân tích cho rằng Mỹ đang lôi kéo các đồng minh Đông Bắc Á, đặc biệt là Nhật Bản, vào cuộc đối đầu với Trung Quốc. Dưới đây là nội dung bài viết:
Richard Armitage – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ dưới thời cựu Tổng thống George W Bush, là người đảm trách nhiệm vụ “nói với Nhật Bản phải làm gì”. Thủ tướng Nhật Bản khi đó, ông Junichiro Koizumi, đã từng hai lần xem xét việc tham gia “liên minh tự nguyện” tại Irắc và Armitage đã nói với một quan chức: “Đừng lùi bước”. Trước đó, Armitage đã tư vấn cho Nhật Bản “kéo quân ra khỏi bờ biển và chắc chắn rằng lá cờ của đất nước mặt trời mọc sẽ được trông thấy tại cuộc chiến ở Ápganixtan”
Giờ đây, trong một báo cáo cùng thực hiện với Joseph Nye gửi cho Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), ông Armitage tuyên bố: “Nhật Bản nên đối mặt với các vấn đề mang tính lịch sử đang tiếp tục làm phức tạp hóa quan hệ với Hàn Quốc”. Báo cáo được công bố ngày 15/8, trong lúc căng thẳng giữa Nhật Bản và các nước láng giềng đang dâng cao. Người dân Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước châu Á khác đã trải qua một thời kỳ kinh hoàng dưới thời phát xít Nhật, và mặc dù Tôkyô nhiều lần đưa ra lời xin lỗi cũng như bồi thưòng chiến tranh, nhiều người dân tại các nước đó vẫn cho rằng Nhật Bản đã không cư xử đủ để bù đắp những sai lầm trong lịch sử. Hàng triệu người Nhật Bản cũng đồng tình với quan điểm này.
Tuy nhiên, những sửa chữa sai lầm đã bị giảm giá trị với những chuyến thăm gây tranh cãi đến các hòn đảo tranh chấp chủ quyền, các cuộc biểu tình rầm rộ và những yêu cầu xin lỗi được cho là sẽ làm trỗi dậy tinh thần dân tộc chủ nghĩa của tất cả các bên.
Kiểu mẫu của chủ nghĩa thống trị
Không ai nói rằng vượt qua những khác biệt này là mong muốn của cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó sẽ giúp các nước hợp tác hòa bình và sử dụng toàn bộ nguồn lực cho việc giải quyết các vấn đề tại đây và ngay lúc này. Hầu hết trong số đó, sẽ bảo đảm cho công lý. Nhưng chính xác là tại sao Armitage và Nye lại hối thúc Nhật Bản làm như vậy?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải xem xét một trong số những khuyến nghị của họ đối với Nhật Bản. Những khuyến nghị này bao gồm việc thận trọng nối lại hoạt động điện hạt nhân, quyết định đơn phương của Nhật Bản gửi tàu phá mìn tới Vịnh Pécxích khi xuất hiện những tín hiệu đầu tiên ám chỉ đến ý định của Iran về việc muốn đóng cửa eo biển Hormuz, “tăng cường cộng tác với Mỹ tham gia giám sát tại Biển Đông và mở rộng phạm vi trách nhiệm của Nhật Bản, trong đó có sự phòng thủ của Nhật Bản và hoạt động phòng vệ cùng với Mỹ trước những biến cố tại khu vực.”
Điều cuối cùng cần sự giải thích: đó là việc xem xét đến phòng thủ tập thể (sử dụng lực lượng để bảo vệ một nước đồng minh). Điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản về vấn đề tham chiến đã cấm điều này. Việc ngăn cấm này là một trong những lý do mà Điều 9 vẫn được tôn trọng, biến nó thành một vấn đề lịch sử khác làm phức tạp các vấn đề đối với sự phô trương sức mạnh của người Mỹ. Báo cáo lưu ý rằng sự hỗ trợ của quân đội Mỹ đối với Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 đã hình thành một tiền lệ về sự hỗ trợ lẫn nhau với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Điều này đã rõ ràng ngay từ đầu rằng cụm từ “bạn bè” được dùng để người dân Nhật Bản chấp nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ dễ dàng hơn.
Trong những ngày này, người Mỹ đã sử dụng nhiều ngôn từ khéo léo và khẳng định sự tôn trọng của họ đối với các ý kiến trong xã hội khi đưa ra yêu cầu đối với Nhật Bản – ít nhất là về mặt công khai. Nhưng liệu đó có là vấn đề đối với các tác giả của báo cáo, khi mà những cuộc điều tra đều cho thấy sự ủng hộ đối với việc hạn chế điện hạt nhân. Có thể là không!
Michael Green, một cựu quan chức khác trong Chính quyền Bush, người tham gia viết báo cáo này, đã đánh giá việc phản đối điện hạt nhân tại Nhật Bản là chủ nghĩa NIMBY (chủ nghĩa lợi ích cục bộ địa phương) – chỉ vài tuần trước sự cố tại Fukushima. Tất nhiên, các tác giả khẳng định rằng tất cả là vì lợi ích của Nhật Bản, nhưng lạ thay, trong sự trình bày của họ, Nhật Bản hiếm khi có lợi ích xung đột với Mỹ. Thử hình dung những phản ứng mạnh từ Quốc hội Mỹ nếu một nhóm các cựu quan chức Nhật Bản đưa ra mệnh lệnh đối với Mỹ – khuyên nhủ họ, chẳng hạn như làm thế nào để giải thích về luật pháp của họ và sử dụng lực lượng vũ trang của họ.
Tuy nhiên, những báo cáo như vậy có thể vấp phải phản ứng từ phòng họp của giới chức Nhật Bản. Sự hình thành mang tính bảo thủ đã tồn tại từ lâu trong những điều cấm ở Điều 9. Bất chấp nhiều cuộc đối thoại về “quyền lực mềm,” khuynh hướng áp đảo là giao phó vấn đề an ninh cho lực lượng quân sự – đầu tiên, dưới “cái ô hạt nhân” Mỹ, nhưng tăng lên mức các lực lượng của Mỹ và Nhật Bản “diễn” chung trong một “buổi trình diễn,” dưới sự chỉ huy toàn bộ của Mỹ. Đương nhiên là như vậy!
Tất cả những điều này phù hợp với sự miêu tả của McCormack rằng Nhật Bản đóng vai trò là một “quốc gia đối tác” của Mỹ, với “một bên mang thân phận nô lệ, hạ mình và một bên coi thường bên còn lại.” Khi thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama nỗ lực hình thành Cộng đồng Đông Á và giảm bớt mạnh của các căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa, ông Yukio Hatoyama đã bị trừng phạt bằng một bức tường đá chống lại từ phía Chính quyền Obama và đã phải từ chức sau chưa đầy chín tháng cầm quyền. Kể từ đó, các thủ tướng Nhật Bản đã bám chặt hơn vào người Mỹ. Mặc dù ngày càng xuất hiện nhiều hơn những lời kêu gọi về việc xem xét lại liên minh này xét trên góc độ về một thế giới đa cực ngày càng tăng, báo cáo gửi CSIS nhằm mở rộng vai trò của Nhật Bản dưới quyền lãnh đạo của Mỹ.
Với các mối liên kết pháp lý và con người lâu nay giữa hai thể chế an ninh quốc gia của hai nước, điều này có thể thành công.
Kích hoạt những sự phản đối
Và trường hợp này được coi là một sự mâu thuẫn. Như những quan sát của Philip Seaton trong cuốn “Những Ký ức chiến tranh gây tranh cãi của Nhật Bản”, Mỹ đóng vai trò là một nước kích động các chính trị gia Nhật Bản đã hủy bỏ những lời xin lỗi trước đây về các hành động trong thời chiến tranh với những hành động và ngôn từ gây hấn:
Xét tổng thể, chính sách của Mỹ, kể từ sau vụ khủng bố 11/9 rõ ràng là hữu ích đối với phe bảo thủ Nhật Bản. Chính phủ Mỹ hỗ trợ cho Chính phủ Nhật Bản về bồi thường (bất chấp bị người dân Mỹ chỉ trích) nhằm loại bỏ các yếu tố theo chủ nghĩa hòa bình trong pháp luật của Nhật Bản không lên án việc thờ cúng tại ngôi đền Yasukuni, nơi thờ cúng tất cả những quân nhân Nhật bị phe Đồng Minh kết tội phạm tội ác chiến tranh và thúc đẩy mạnh mẽ việc tái vũ trang của Nhật Bản. Một số nhà nghiên cứu mới của Mỹ đã khuyến cáo Nhật Bản nên tự vũ trang bằng vũ khí hạt nhân để đối phó với nguy cơ từ Bắc Triều Tiên, một đề xuất kinh khủng đối với nhiều người Nhật Bản.
Tất cả các điều này được xem là “sai lầm khi giải quyết quá khứ” nếu Chính phủ Nhật Bản đơn phương theo đuổi, khi đó tội đồng lõa của Nhật Bản với đồng minh quan trọng nhất trong cái “sai lầm khi giải quyết quá khứ” trở nên rõ ràng.
Báo cáo của Armitage và Nye rõ ràng muốn khẳng định sự đồng lõa này. Tăng cường khả năng tấn công và phạm vi hoạt động của quân đội Nhật Bản là điều cuối cùng có thể xoa dịu những ký ức cay đắng của phát xít Nhật trong suốt thời kỳ 15 năm chiến tranh 1931-1945. Và muốn khuyến khích sự tin tưởng vào lực lượng quân sự thì hãy để những vết thương này có thể lành lại.
Do vậy, mục tiêu chính của báo cáo này mâu thuẫn với lời kêu gọi vượt qua các vấn đề lịch sử của nó. Nếu nhóm của Armitage có bất kỳ quan tâm thực sự nào tới việc sửa chữa sai lầm quá khứ trong chiến tranh, họ sẽ là nhừng con diều hâu xem xét những phàn nàn của người Trung Quốc cũng như của người Triều Tiên, mà không đề cập tới các nạn nhân của sự tàn ác của người Mỹ.
Thay vào đó, họ lại cho sự gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc là lý do chính cho sự hỗ trợ quân sự Mỹ-Nhật. “Các nhà quản lý đồng minh” tại Oasinhtơn và Tôkyô đã mượn cớ triệt để mâu thuẫn với Trung Quốc (và Bắc Triều Tiên) để vượt qua sự phản đối khi họ giới thiệu ngày càng nhiều hệ thống vũ khí tại Nhật Bản. Và một khuyến nghị mà báo cáo không đưa ra – trong dịp tưởng niệm 75 năm vụ thảm sát Nam Kinh – là Nhật Bản phải đối mặt với càng nhiều sự xúc phạm về những gì đã gây ra tại Trung Quốc.
Không, các chuyên gia của CSIS thích thú với việc tranh luận về lịch sử chỉ với một chừng mực rằng nó liên quan đến mục tiêu chiến lược của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc phải ngừng cãi vã, như vậy hai nước này mới có thể được Mỹ sử dụng hiệu quả hơn để chống lại Trung Quốc. Khi Hàn Quốc, trong thế đối mặt với sự phản đối của dư luận tập trung vào các tranh cãi lịch sử, vội vã ký kết một thỏa thuận chia sẻ tình báo với Nhật Bản, đó là một tin rất xấu tại Lầu Năm Góc. Chắc chắn, bản báo cáo hối thúc “nhanh chóng tiến tới chấm dứt” thỏa thuận này.
Trong một buổi thuyết trình báo cáo, Armitage nói một cách đầy thán phục về “nỗi nhục quốc gia” của Nhật Bản, dường như không để ý đến vai trò của Điều 9 trong việc xây dựng nó. Armitage và Nye viết rằng Nhật Bản có thể bỏ qua báo cáo của họ trừ phi muốn trở thành một “quốc gia bậc một – nghĩa là cùng cấp với nước Mỹ, với “sức mạnh kinh tế đáng kể, tiềm lực quân sự, tầm nhìn toàn cầu, và vai trò lãnh đạo chủ chốt đối với các vấn đề quốc tế . Điều đó có nghĩa nếu muốn trở thành một quốc gia mạnh mẽ thì hãy tiến về phía trước. Tuy nhiên, Armitage kỳ vọng về “một Nhật Bản mà trong đó người Nhật trẻ tuổi có thể mơ ước, chứ không chỉ tồn tại”. Để làm được cái điều “không chỉ là tồn tại” rõ ràng, đất nước Nhật Bản phải luôn trong tình trạng chiến tranh. Nói cách khác, Nhật Bản phải là một đế quốc, hay ít nhất là một nước chư hầu yêu thích.
Trong thời điểm khủng hoảng hiện nay, con đường phía trước đòi hỏi việc nhận ra lợi ích chung của tất cả người dân trong khu vực Đông Bắc Á – bất kể họ khác biệt như thế nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
*
* *
TTXVN (Oasinhtơn 22/10)
Ngày 12/10, Tạp chí Chính sách đối ngoại đăng bài viết “Giải quyết vấn đề Okinawa - Bao nhiêu lính thủy đánh bộ của Mỹ vẫn cần hiện diện tại Nhật Bản” của tác giả Mike Mochizuki, giáo sư chính trị học và các vấn đề quốc tế tại Đại học George Oasinhtơn, Mỹ và Michael O’Hanlon giám đốc nghiên cứu chính sách đối ngoại tại Viện Brookings, Mỹ. Nội dung bài viết như sau:
Thời gian gần đây, lính thủy đánh bộ Mỹ bắt đầu triển khai máy bay quân sự V-22 Osprey tới Okinawa, Nhật Bản. Osprev bay giống như một chiếc máy bay cánh quạt nhưng có thể cất và hạ cánh như máy bay trực thăng. Nó bay nhanh hơn máy bay trực thăng và có sự linh hoạt chiến thuật hơn loại máy bay cánh quạt. Sự xuất hiện của loại máy bay này cũng khơi lại cuộc tranh luận dai dẳng giữa Nhật Bản và Mỹ về tương lai sự hiện diện của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trên đảo Okinawa. Các ý kiến chỉ trích cho rằng Osprey không an toàn và yêu cầu đưa loại máy bav này về Mỹ. Trong khi dữ liệu về chuyến bay chưa phản ánh các cáo buộc cụ thể này, giới hoạch định chính sách ở Tôkyô và Oasinhtơn cần phải nhận ra rằng họ có một vấn đề thậm chí còn lớn hơn phải đối mặt, đó là tìm kiếm một cách thức mới ít khả năng xâm nhập hơn trong việc đặt căn cứ lính thủy đánh bộ trên hòn đảo nhỏ ở cực nam của quần đảo Nhật Bản.
Các câu hỏi về sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đảo Okinawa đã gây nhiều tranh cãi trong suốt hai thập kỷ qua. Với khoảng 15,000 đến 20.000 quân có mặt ở đây, lính thủy đánh bộ Mỹ chiếm hơn 1/3 quân đội Mỹ có mặt tại Nhật Bản. Ngoài ra, có khoảng 10.000 lính trong lực lượng không quân đồn trú tại căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa. Sự có mặt của lính thủy đánh bộ Mỹ khiến người dân địa phương phẫn nộ. Ngoài ra, Okinawa là một trong những tỉnh duy nhất ở Nhật Bản có sự gia tăng dân số thực sự, vì vậy, các quan chức địa phương muốn dành đất cho các mục đích khác.
Có rất nhiều lý do để bảo vệ sự hiện diện của lực lượng lính thủy đánh bộ, cũng như vị thế của Mỹ tại Nhật Bản, trước hết là phục vụ lợi ích liên minh chung tại một khu vực châu Á-Thái Bình Dương ổn định. Oasinhtơn đã cố gắng phối hợp với Tôkyô để di dời căn cứ. Đề nghị gần đây nhất là xây dựng một sân bay trên bờ vịnh Henoko cách xa về phía Bắc, tại khu vực ít đông dân hơn trên đảo Okinawa. Tuy nhiên, các chính trị gia cấp địa phương và trung ương của Nhật Bản đã nhiều lần chặn lại. Năm 2006, Mỹ và Nhật Bản đồng ý di dời gần một nửa lực lượng lính thủy đánh bộ từ Okinawa tới đảo Guam trong vài năm tới nhằm giảm áp lực cho Okinawa. Đáng chú ý, mặc dù có một số vụ tai nạn liên quan tới dòng máy bay Osprey, song thống kê hồi tháng 8/2012 cho thấy vòng đời của nó dài hơn so với loại máy bay trung bình của lính thủy đánh bộ. Theo Bộ tư lệnh lính thủy đánh bộ Mỹ, Osprey có tỷ lệ tai nạn nghiêm trọng thấp hơn 20% trong cùng số giờ bay so với máy bay trực thăng điển hình hoặc các loại máy bay khác của lính thủy đánh bộ. Mặc dù vậy, cần phải thảo luận công khai hai vụ tai nạn gần đây nhằm giảm bớt lo lắng trên đảo Okinawa.
Các chương trình di dời hiện bị mắc kẹt trong bãi lầy của nền chính trị Okinawa, tháng 6 vừa qua, liên minh cầm quyền của tỉnh trưởng Hirokazu Nakaima không giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử hội đồng tỉnh. Thực tế này đặt ông Nakaima vào thế phòng ngự. Trước sự bất mãn của dân chúng về việc triển khai Osprey, tỉnh trưởng Okinawa có ít sự lựa chọn ngoài việc cứng rắn hơn trong việc giải quyết vấn đề căn cứ Futenma, không phê duyệt căn cứ bên bờ vịnh Henoko, cũng như chống lại việc triển khai Osprey.
Một vấn đề khác trong kế hoạch của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại khu vực là kế hoạch xây dựng sân bay kết hợp với việc di dời một phần quân tới đảo Guam. Đây không phải là lỗi của lực lượng lính thủy đánh bộ bởi họ đã cố gắng tìm kế hoạch tốt nhất cho mọi vấn đề. Ngoài những thách thức về chính trị, kế hoạch này phải đối mặt với thách thức về ngân sách khi nó cần khoảng 30 tỷ USD, được chia đều cho Tôkyô và Oasinhtơn, trong bối cảnh ngân sách của Lầu Năm Góc bị đe dọa cắt giảm thêm 10% nữa. Trên thực tế, khoản cắt giảm gần 10% ngân sách trước đó đã có hiệu lực từ lúc ký Đạo luật kiểm soát ngân sách 2011 của Mỹ.
Có một cách làm kinh tế, đơn giản và triển vọng, đó là cắt giảm biên chế của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại Nhật Bản. Nó sẽ tốn một khoản tiền nhất định, song có thể được tài trợ phần lớn bởi Nhật Bản (vì Mỹ giúp Nhật Bản giải quyết một vấn đề gai góc của địa phương). Bù lại, Mỹ sẽ tiết kiệm được khoảng 30 tỷ USD do không phải triển khai kế hoạch hiện tại. Futenma cuối cùng sẽ được đóng cửa. Từ nay đến đó sẽ cần thực hiện các điều khoản đầu tiên nhằm hạn chế việc sử dụng các sân bay trên đảo Okinawa của lính thủy đánh bộ Mỹ và Nhật Bản được quyền tiếp cận đầy
đủ các cơ sở lính thủy đánh bộ trong thời điểm khủng hoảng hoặc chiến tranh.
Cụ thể, Mỹ chỉ nên giữ lại từ 5.000 đến 8.000 lính lính thủy đánh bộ trên đảo Okinawa và đưa số còn lại đến các nơi như Camp Pendleton, California mà không phải là xây dựng căn cứ mới trên đảo Guam. Sau đóMỹ sẽ điều tàu trang bị vũ khí và vật tư cho vài nghìn lính lính thủy đánh bộ trong vùng biên Nhật Bản (để bổ sung cho năng lực tương tự hiện có tại các cảng ở Guam) nhằm cho phép lính thủy đánh bộ đã được tái triển khai ở Mỹ nhanh chóng trở lại Tây Thái Bình Dương khi xảy ra một cuộc khủng hoảng. Ngoài ra, lính thủy đánh bộ đóng tại Mỹ sẽ luân chuyển thường xuyên tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương để diễn tập với bạn bè và các đồng minh, trong đó có Nhật Bản.
Về sân bay, Mỹ có thể thực hiện một số thay đổi, trong đó thực hiện kịp thời cam kết đóng cửa căn cứ Futenma và trả lại đất cho địa phương quản lý. Để thay thế một số chức năng của căn cứ Futenma, Mỹ cần xây dựng một sân bay trực thăng nhỏ bên trong một căn cứ Lính thủy đánh bộ hiện có ở nửa phía Bắc của đảo, nơi lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đang thực hiện hầu hết các chương trình huấn luyện, đồng thời giảm thiểu tác động về mặt hậu cần.
Ngoài ra, theo thỏa thuận với Tôkyô và Chính quyền Okinawa, Mỹ sẽ tìm kiếm quyền triển khai một số chuyến bay của lính thủy đánh bộ tại căn cứ không quân Kadena nếu cần thiết, với điều kiện tổng số lần cất cánh và hạ cánh tại căn cứ đó không tăng lên. Để đảm bảo rằng căn cứ không quân Kadena không bận rộn hơn, Mỹ nên đưa một số máy bay của không quân tại đây tới những nơi khác như Misawa ở miền Bắc Nhật Bản hoặc thậm chí đảo Guam. Cuối cùng, Nhật Bản có thể xây dựng một đường bang thứ ba tại sân bay quốc tế Naha, phục vụ cho việc phát triển kinh tế của đảo trong thời bình và cung cấp khả năng sử dụng quân sự cho Mỹ và Nhật Bản khi xảy ra khủng hoảng hoặc chiến tranh.
Đây là kế hoạch toàn thắng. Nó giúp tiết kiệm ngân sách cho cả hai nước Mỹ và Nhật Bản; đồng thời thực sự giúp cải thiện khả năng phản ứng của Mỹ trước các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra ở khu vực.
Mỹ và Nhật Bản đã bị sa lầy bởi vấn đề Okinawa quá lâu. Vừa qua, thời gian quý báu và tài năng của các nhà hoạch định chính sách đi theo hướng cố gắng giải quyết một vấn đề đã trở nên gần như không giải quyết được. Chúng ta cần xem xét vấn đề này một lần nữa, giải quyết nó, và cuối cùng vượt qua nó. Việc thắt chặt ngân sách quốc phòng Mỹ có thể là động lực cuối cùng cần thiết để thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách tới suy nghĩ mới mẻ và hành động quyết đoán./.
1335. Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng
Trọng Thành
30-10-2012
Nghe phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng
Phiên tòa xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vừa kết thúc sáng hôm nay 30/10/2012. Giống như nhiều người bày tỏ thái độ chống Trung Quốc xâm lược một cách quyết liệt trong thời gian gần đây, tòa án Việt Nam lại dành cho hai nhạc sĩ nhiều năm tù với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ».
Bình luận về vụ án Việt Khang trong bối cảnh xẩy ra nhiều vụ bắt bớ và kết án tù những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam, từ TP Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết ý kiến.
RFI : Xin kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Phiên tòa xét xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vừa kết thúc. Xin luật gia cho biết nhận định của ông về phiên tòa này.
Ông Lê Hiếu Đằng : Phiên tòa sáng nay xét xử nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình thì cũng như tất cả các phiên tòa khác, như phiên tòa xử anh Cù Huy Hà Vũ, hay mới đây xử 3 blogger (Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải). Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự. Tôi nghĩ là điều đó là không có dân chủ. Nhất là đối với lực lượng báo chí thì chúng ta cứ cho tham gia, kể cả báo chí nước ngoài nói chung.
Nếu nhà nước thấy rằng việc làm của mình đúng đắn, tự tin, thì mình làm công khai minh bạch, cho nhiều người tham gia càng tốt, thì cái việc làm mình nó sáng tỏ. Còn nếu thấy việc làm chưa đủ tự tin, hay là như thế nào đó, mà lại úp úp mở mở, và dàn hết lực lượng cảnh sát công an ra để ngăn chặn, thì tôi cho là cái này rất là « thất chính trị ». Anh có thể thắng, theo nghĩa nào đó, là xử tù người ta. Nhưng cái mất của anh rất lớn, là mất lòng tin của dân, và ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước Việt Nam. Nhất là trong thời buổi này, vấn đề nhân quyền, vấn đề bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân tất cả các nước đang là một vấn đề mà người ta đều rất quan tâm với xu thế tiến bộ hiện nay.
RFI : Vừa rồi, như ông biết, tại Việt Nam diễn ra một loạt các vụ xét xử hay bắt bớ, với nhiều án tù với tội danh chống Nhà nước. Phải chăng có một chủ trương trấn áp thực sự, một làn sóng trấn áp của chính quyền đối với những người bất đồng chính kiến ?
Ông Lê Hiếu Đằng : Tôi cho rằng, đứng trước đòi hỏi chính đáng của người dân, trước phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh để thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, thì thay vì đáp ứng lại các đòi hỏi chính đáng ấy, cũng như các đòi hỏi về ruộng đất của nông dân, thì chính quyền lại dùng các biện pháp trấn áp. Bắt bớ, đàn áp, đạp vào mặt người biểu tình, bắt người dân, hay đàn áp các cuộc đấu tranh của nông dân Văn Giang, Hải Phòng, Nam Định… hay một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Thế thì cái này đem đến một hậu quả như thế nào, thì chúng ta đã biết rõ. Đó là làm cho lòng dân ngày thêm bất bình, chứ nó không đi đến đâu cả. Mặc dầu anh dùng những bản án nặng nề đối với Cù Huy Hà Vũ, đối với 3 blogger vừa rồi, rồi đối với một số người đấu tranh khác, và sáng nay là Việt Khang. Có tin là 4 năm tù, có tin là 5 năm tù. Còn anh Anh Bình thì 6 năm tù gì đó.
Tôi thấy những cái bản án đó rất nặng nề so với những gì các anh, các chị ấy đã làm. Có lẽ người ta muốn dùng các biện pháp phát xít để mà làm cho người dân, để làm cho giới trí thức, giới văn nghệ sĩ phải sợ, không hưởng ứng phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh chống lại cường quyền hiện nay trên đất nước Việt Nam.
Nhưng tôi nghĩ, dân tộc Việt Nam có truyền thống, anh càng trấn áp, thì… Mà chính tôi đi làm cách mạng, và chính các vị lãnh đạo cách mạng đã nói với tôi đấy : « Ở đâu có áp bức, thì ở đấy có đấu tranh thôi ». Anh dùng cái biện pháp đó thì cũng không thể nào dẹp được phong trào đấu tranh hiện nay, mà anh phải bằng chính nghĩa của anh, phải bằng sự minh bạch của anh.
RFI : Thưa ông, vừa rồi ông có nói đến việc tòa kết án hai nhạc sĩ thì quá nặng so với hành động của họ. Không biết như vậy ông muốn nói rằng, họ cũng có thể bị kết một cái án nhất định trong chế độ hiện hành, hay ý ông muốn nói rằng, cần phải có một sự khoan hồng từ phía Nhà nước ?
Ông Lê Hiếu Đằng : Tôi có trên tay hai bản nhạc của nhạc sĩ Việt Khang. Thì hai bản nhạc này không có nội dung gì nghiêm trọng cả. Bởi vì hiện nay, còn có nhiều người nói nặng nề hơn nữa. Ví dụ như, tôi đọc một đoạn trong bài « Việt Nam tôi đâu ? », « Già trẻ, gái trai, giơ cao tay chống xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam ». Tôi nghĩ có lẽ « Nhà nước » xử cái câu sau đấy, có đúng không ?
Giơ tay chống « xâm lược », « xâm lược » ở đây người ta hiểu là chống Trung Quốc, những thành phần hiếu chiến Trung Quốc, còn việc « chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam », thì nếu ai nhu nhược thì người đó phải chịu, có phải không ? Nói « nhu nhược » đây anh cho là ám chỉ Nhà nước mình, vậy Nhà nước mình có nhu nhược hay không nhu nhược mà lại phải xử án ? Nếu chúng ta không nhu nhược, thì bằng hành động của chúng ta, chúng ta phải chứng tỏ là chúng ta không nhu nhược. Chúng ta phải chứng minh cho nhân dân biết là nhạc sĩ Việt Khang nói vậy đấy, nhưng tôi không nhu nhược đây, bằng các hành động chống lại việc nó bức bách ngư dân này, cho báo chí phản bác lại một cách công khai luận điệu hiếu chiến của bọn cầm quyền Trung Quốc, hay trên báo chí, ví dụ như tờ báo Hoàn cầu của Trung Quốc chẳng hạn. Thì anh làm như vậy, thì làm sao nói anh nhu nhược được ?
Thậm chí nhiều người còn dùng những chữ còn mạnh mẽ hơn cả Việt Khang nữa như « hèn nhát ». Nhiều người đây là nhiều quan chức, đảng viên cũng dùng chữ đó, chứ không phải chỉ là những người bình thường đâu. Thì như vậy đâu phải là một tội nặng nề, thậm chí không phải là tội nữa. Mà đó là một sự phê phán, bằng âm nhạc phê phán thái độ chưa thỏa đáng của Nhà nước mình đứng trước hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc.
Cứ nói “16 chữ vàng, 4 tốt“. Cái miệng thì nói như vậy, nhưng hành động thì xâm lược. Thậm chí còn những mưu toan xâm lấn trên bộ, như đưa người vào đứng chân ở những vị trí chiến lược của Việt Nam, thậm chí lũng đoạn về mặt kinh tế và chính trị nữa, làm dân Việt Nam phải lo cái đó.
Mà nhạc sĩ Việt Khang nói lên cái tâm trạng đó của người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ Việt Nam hiện nay. Cũng như vừa rồi em Nguyễn Phương Uyên bị bắt, một số nhân sĩ trí thức chúng tôi đang tính sẽ có một tuyên bố về vấn đề này, cũng như tuyên bố về vấn đề bắt bớ hiện nay, để tỏ thái độ chính trị của chúng tôi trước những hành động không đúng mức của Nhà nước.
Trong bài hát thứ hai : « Xin hỏi anh là ai ? » « Xin hỏi anh là ai ? Sao anh bắt tôi ? Tôi làm điều gì sai ? Xin hỏi anh là ai ? Sao bắt tôi chẳng một chút nương tay ? Xin hỏi anh là ai ? Sao không cho tôi xuống đường để bày tỏ… », tôi thấy là, nếu mấy anh công an, hay Nhà nước chúng ta thấy rằng, đây là ám chỉ lực lượng công an, hay là như thế nào thì tôi thấy… Mà nói thẳng là, đấy là chưa nói việc công an, quân đội là con em của nhân dân, là con em của những nông dân, tại sao lại đàn áp nông dân ở Văn Giang, tại sao lại trấn áp gia đình anh Vươn ở Hải Phòng ? Rồi tại sao lại đạp vào mặt anh Đức (Nguyễn Chí Đức) ở Hà Nội, rồi bắt những người yêu nước ở Sài Gòn ? Hôm tôi biểu tình, tôi chứng kiến bắt người như bắt một con heo.
Thì những câu hỏi này làm cho những người công an phải suy nghĩ. Anh là người Việt Nam, thì anh đứng về phía Việt Nam hay phía Trung Quốc ? Trong khi mà chúng tôi biểu tình chống Trung Quốc (gây hấn), chứ không phải biểu tình chống Việt Nam, theo Trung Quốc, nhưng mà các anh lại đi đàn áp chúng tôi là những người đi biểu tình, cũng như bây giờ bắt bớ anh Việt Khang và xử 4, 5 năm tù. Thế thì anh đứng về phía ai ? Anh đứng về phía Trung Quốc, hay đứng về lợi ích tối cao của đất nước Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam ?
(Có) những người phải trả lời trước lịch sử, trước nhân dân về vấn đề này. Với việc sử dụng tòa án, trấn áp anh cũng không dẹp tắt được ngọn lửa yêu nước của nhân dân Việt Nam đâu. Nó sẽ bùng lên thôi chứ không thể nào dập tắt được. Tôi nghĩ như vậy.
Với hai bài nhạc này, tôi đánh giá là anh Việt Khang chẳng có tội gì hết. Các sáng tác của anh Trần Vũ Anh Bình thì tôi chưa được biết.
Nếu mà với các bản nhạc này mà có tội, thì bản thân rất nhiều người Việt Nam hiện nay đang có tội, kể cả các vị lão thành cách mạng, như tướng Vĩnh, hay những người thường hay phát biểu trên các phương tiện công khai. Ví dụ như tôi nói anh Trần Mạnh Hảo, trước đây là nhà thơ, bộ đội, đã từng đi chiến đấu. Anh ấy có cả những bài thơ còn quyết liệt hơn cả cái này nữa. Và còn nhiều người nữa chứ không chỉ có anh Trần Mạnh Hảo.
Thế thì sao ? Nếu bắt thì có lẽ là Nhà nước Việt Nam không đủ các nhà tù để giam chứa những người yêu nước hiện nay trên cả nước, trong đó có Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh. Ví dụ như, ký tên vào các kiến nghị vừa rồi, thì có hàng ngàn người, thì anh giam hàng ngàn người đó đi. Những tư tưởng này (trong hai bài hát của Việt Khang) thì cũng như vậy đi.
Thành ra tôi cho rằng, cái biện pháp trấn áp phát xít, bắt bớ giam cầm có tác dụng ngược, rất là nguy hiểm. Nó rất có hại cho chính quyền Việt Nam.
Với tư cách một công dân, tôi đề nghị từ ông Tổng bí thư cho đến Chủ tịch nước cho đến các lãnh đạo cao cấp khác phải xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc, để mà ngăn chặn cái làn sóng, nếu như anh nói có cái làn sóng đó, mà đúng là hiện nay có cái làn sóng đàn áp bắt bớ đối với những người yêu nước, đối với những người khác chính kiến.
Chúng ta phải có thói quen như thế giới hiện nay là phải tôn trọng các ý kiến khác nhau, vấn đề khác chính kiến là điều rất bình thường. Miễn là chúng ta đấu tranh trong hòa bình, không bạo lực, không gây chết chóc. Chúng tôi phản đối hoàn toàn những ai muốn gây chết chóc đổ máu.
Đấu tranh bằng tiếng nói, bằng biểu tình, bằng những gì mà luật pháp đã cho phép, thì tôi nghĩ rằng Nhà nước phải tôn trọng. Nếu không, Nhà nước sẽ đẩy một số người, vì không có các hoạt động…, họ lại đi vào các hoạt động khác, nó tại hại hơn, thì lúc đó là… đó là những bất ổn chính trị hết sức nghiêm trọng.
Xin chân thành cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng.
Nguồn: RFI tiếng Việt
189. NGƯỜI PHỤ NỮ BA LẦN LÀ HOÀNG HẬU VÀ VỤ ÁN LỊCH SỬ: AI GIẾT VUA ĐINH?
Posted by vietsuky on 30/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *NGƯỜI PHỤ NỮ BA LẦN LÀ HOÀNG HẬU VÀ VỤ ÁN LỊCH SỬ: AI GIẾT VUA ĐINH?
TS. LÃ DUY LANĐó là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử Việt Nam, mà có lẽ còn trong lịch sử thế giới nữa, xảy ra ở thế kỷ thứ 10.
Bà là con gái Dương Tam Kha, cháu nội Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, ba lần chính thức là Hoàng hậu. Lần thứ nhất của Ngô Xương Văn, sau là Nam Tấn Vương, sinh ra Ngô Nhật Khánh. Lần thứ hai của Đinh Tiên Hoàng sinh ra Vệ Vương Đinh Toàn. Lần thứ ba của quan Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, sau là vua Lê Đại Hành, nhưng khi đã bước vào tuổi già.
Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) không ghi tên thật mà chỉ ghi tên hiệu của bà là “Đại Thắng Minh Hoàng Hậu”, và ghi mất vào năm 1000.
*
*
Về năm sinh của Dương Thị Nga, là chi
tiết rất quan trọng nên cần được xác định, ta có thể căn cứ vào việc bà
là mẹ của Ngô Nhật Khánh, để suy luận. Sách ĐVSKTT ghi: “Năm
965 Nam Tấn Vương đem quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình…
bị phục binh tay nỏ bắn trúng chết”. Trong hai năm 966 và 967, Đinh Bộ
Lĩnh “dẹp xong 12 sứ quân” rồi “lên ngôi Hoàng đế vào năm 968″. “Tiên
Hoàng dẹp yên, lấy mẹ Khánh làm Hoàng hậu, lấy em gái Khánh làm vợ Nam
Việt Vương Liễn, còn lo sinh biến, lại đem công chúa gả cho Khánh, ý
muôn dập hết lòng oán vọng của hắn”.Từ đấy, có thể dự đoán vào năm 966, Ngô Nhật Khánh khoảng 20 tuổi (để có thể cầm đầu một sứ quân sau khi cha chết). Khánh là con đầu của Ngô Xương Văn và Dương Thị Nga. Nếu người mẹ sinh con khi vào khoảng 18 tuổi, thì có thể suy ra năm sinh của Dương Thị Nga là : 966 -20 – 18 = 928, với sai số tương đối là 2, tức là vào khoảng từ 926 đến 930.
Như vậy, với hai đời chồng sau, Đinh Tiên Hoàng sinh năm 924 và Lê Đại Hành sinh năm 941 (theo ĐVSKTT), thì Dương Thị Nga ở vào quãng giữa, kém Đinh Tiên Hoàng khoảng 4 tuổi và hơn Lê Đại Hành khoảng 13 tuổi.
*
Về cuộc hôn nhân lần thứ nhất của Dương
Thị Nga với Ngô Xương Văn (con thứ hai của Ngô Vương Ngô Quyền) xảy ra
vào thời Dương Tam Kha đang tiếm ngôi họ Ngô, ta thấy ĐVSKTT ghi:
“Tiền Ngô Vương (tức Ngô Quyền) bệnh nặng, có di chúc giao cho Dương
Tam Kha (anh hoặc em của Dương hậu – vợ Ngô Quyền) giúp rập cho con. Khi
Vương mất, Tam Kha cướp ngôi. Con trưởng của Ngô Vương là Xương Ngập
sợ, chạy về Nam Sách giang, trú ngụ ở nhà Phạm Lệnh công ở Trà Hương.
Tam Kha lấy con thứ hai của Ngô Vương là Xương Văn làm con mình”.“Làm con mình” ở đây tức là “làm con rể”: Dương Tam Kha đem con gái (Dương Thị Nga) gả cho Ngô Xương Văn để dễ bề không chế. Tuy nhiên, sau đó Xương Văn đã cùng hai tướng Dương Cát Lợi và Đỗ Cánh Thạc “quay về đánh úp Tam Kha. Mọi người muốn giết đi, Xương Văn nói: “Bình Vương (tức Dương Tam Kha) đối với ta có ơn, sao nỡ giết”. Bèn giáng làm Chương Dương công, nhân đó ban cho thực ấp…” (ĐVSKTT)
Việc Ngô Xương Văn không nỡ giết Dương Tam Kha như ĐVSKTT ghi, chính là do còn có tình nghĩa “bố vợ – con rể” và “cậu – cháu”, bởi vì trước đó, Ngô Quyền (bố của Ngô Xương Văn) cũng đã là con rể của Dương Đình Nghệ (bố của Dương Tam Kha).
Từ những điều ghi nhận trên, ta thấy cuộc hôn nhân lần thứ nhất của Dương Thị Nga với Ngô Xương Văn đã diễn ra theo cái lẽ thường tình của thời ấy, tức là do sự sắp đặt của cha mẹ. Bà chỉ là Hoàng hậu khi Ngô Xương Văn đã giữ vương quyền, và nếu không có những biến thiên lịch sử, thì địa vị Hoàng hậu của bà cũng trôi đi phẳng lặng như bao cuộc hôn nhân bình thường khác…
*
Năm 965 Nam Tấn Vương tử nạn, Ngô Nhật
Khánh lên thay, nhưng thế lực mỏng không còn đủ sức khống chế được các
nơi khác như thời cha ông mình, nên đành phải thúc thủ, tồn tại như một
trong các sứ quân. Chính thời gian ấy, sứ quân Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư,
sau khi đã liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố hải khẩu, lại có trong tay
“bộ tứ” (Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ) tài giới và coi nhau
như anh em ruột thịt, rồi có thêm sứ quân Phạm Phòng Át ở Đằng Châu về
hàng, nên đã nổi lên như một sứ quân hùng mạnh nhất. Dương Tam Kha lúc
ấy đã già, không ở thực ấp được phong (Chương Dương độ thuộc Thường Tín,
Hà Tây ngày nay) mà cùng gia nhân chuyển về quê cũ, xây dựng trang trại
ở Đông Lỗ (Thiệu Yên, Thanh Hóa), và tuy không làm “một sứ quân”, nhưng
thế lực của ông ở trong vùng cũng vẫn còn rất lớn (về uy tín, ông là
con của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ từng cai quản cả đất nước và quê gốc –
Dương Xá, từng nhiều năm là lò luyện võ nổi tiếng khắp vùng). Cũng thời
gian ấy, sau khi chồng chết (965) Dương Thị Nga đã cùng con gái trở về
Đông Lỗ sống với cha (còn Ngô Nhật Khanh thì ở lại Cổ Loa kế nghiệp Nam
Tấn Vương, sau mới rút về quê gốc Đường Lâm)Nói Dương Tam Kha khi ấy đã già, không có binh quyền trong tay, nhưng về thời thế chắc ông am hiểu và có thể biết chẳng chóng thì chầy thì Đinh Bộ Lĩnh sẽ nắm được “ngôi chủ”. Việc ông gả chồng lần thứ hai cho Dương Thỉ Nga lấy Đinh Bộ Lĩnh, như vậy là có cơ sở hợp lý.
Còn Đinh Bộ Lĩnh, khi trở thành sứ quân hùng mạnh nhất, lại có thêm Phạm Phòng Át về hàng, thì ông hiểu “sự nghiệp” của mình và các bạn bè cũng sắp hoàn thành, vì vậy, việc trước mắt của ông là đi thôn tính hoặc dụ hàng các sứ quân yếu hoặc ở biệt lập.
Các cụ cao tuổi ở Đông Lỗ (Thanh Hóa) kể: Năm 966, Đinh Bộ Lĩnh từ Hoa Lư đem quân đi đánh sứ quân Ngô Dương Xí (là con Ngô Xương Ngập, Xương Ngập là anh ruột Xương Văn. Xương Xí và Nhật Khánh là anh em thúc bá) ở Bình kiều (thuộc Nông Cống, Thanh Hóa), trên đường đã ghé vào thăm Dương Tam Kha ở Đông Lỗ (Thiệu Yên, Thanh Hóa).
Cuộc “viếng thăm” ấy của Đinh Bộ Lĩnh là có lý do: từ “tình cũ” mà tranh thủ thêm thế lực ủng hộ. Bố của Đinh Bộ Lĩnh (tức Đinh Công Trứ) trước kia là nha tướng của Dương Đình Nghệ (bố của Dương Tam Kha). Hơn nữa, Đinh Bộ Lĩnh còn hiểu rằng: Dương Tam Kha đã từng hận anh em Xương Ngập, Xương Văn về việc bị họ truất ngôi. Còn trước đó, Đinh Bộ Lĩnh đã từng cử con mình (Đinh Liễn) vào lò võ Dương Xá tuyển thêm 3000 quân tinh nhuệ Châu Ái.
Từ cuộc gặp gỡ Đinh Bộ Lĩnh – Dương Tam Kha ở Đông Lỗ mà cuộc hôn nhân lần thứ hai cua Dương Thị Nga đã được xác lập. Đúng ra, là hai cuộc hôn nhân xảy ra gần như đồng thời, giữa hai cha con Đinh Bộ Lĩnh và hai mẹ con Dương Thị Nga, như ĐVSKTT đã ghi. Khi ấy Đinh Bộ Lĩnh 44 tuổi, còn Dương Thị Nga khoảng 39 tuổi.
Theo nhận xét của chúng tôi, cuộc hôn nhân này tuy có mang “màu sắc chính trị” chút ít, nhưng chủ yếu vẫn là sự thể tất, thuận tình giữa hai bên. Về phía Dương Tam Kha và cự tộc Dương, sự tác hợp ấy là “môn đăng hộ đối”, hợp lẽ đương thời. Còn về phía Đinh Bộ Lĩnh, không phải vì ông hiếu sắc lấy bừa, cũng không phải không đủ sức đánh bại Ngộ Nhật Khánh mà phải viện đến “hôn nhân với mẹ để bức hàng con” (ĐVSKTT), mà cái chính là ông đã “nể tình cũ nghĩa xưa”, muốn qua hôn nhân để có hòa bình, chứ không muốn chiến tranh với Ngô Nhật Khánh. Không những thế, sau khi lên ngôi (968) ông còn “phong mẹ Khánh là Hoàng hậu”, “gả con gái cho Khánh” (ĐVSKTT). Như vậy là rất ưu ái. Còn việc Khánh vẫn hận mà bỏ đi, định “nối nghiệp “Đế” của cha ông”, thì đó lại là chuyện khác.
8 năm sau (974) con của Đinh Tiên Hoàng và Dương hậu được sinh ra, là Đinh Toàn. Chỉ đến năm 979, khi Đinh Liễn bất mãn với cha, ngầm sai người giết Hoàng thái tử Hạng Lang (một người con của Đinh Tiên Hoàng với bà Hoàng hậu khác, còn nhỏ tuổi, được Đinh Tiên Hoàng yêu mến) thì Hoàng hậu họ Dương mới phải lo cho số phận con trai (Đinh Toàn) của mình, và chính sự hoang mang ấy đã lọt vào “tầm ngắm” của quan Thập đạo Lê Hoàn.
*
Về lý lịch của Lê Hoàn, ở đây chỉ xin
nói qua. Ông sinh năm 941, quê ở làng Bảo Thái huyện Thanh Liêm tỉnh Hà
Nam ngày nay. Cha mẹ ông là người nghèo khó, phải đi cày thuê cày mướn
và sớm qua đời, khi ông khoảng 10 tuổi. Từ đấy ông phải đi tha phương
cầu thực khắp nơi, rồi vào đến tận sách Khả Lập thuộc châu Ai. Sách Khả
Lập ấy, bây giờ là làng Trung Lập xã Xuân Lập huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh
Hóa, là quê của quan “Quan sát” (một chức quan nhỏ thời ấy) Lê Đột. Ông
Lê Đột thấy Lê Hoàn lanh lợi, chịu khó, nên cho làm kẻ ăn người ở trong
nhà, vài năm sau, thấy Lê Hoàn có nhiều điều hứa hẹn, mới nhận làm con
nuôi. Khi Lê Hoàn khoảng 16, 17 tuổi, ông cho đến lò võ ở Dương Xá
(Thanh Hóa) để theo học. Khi ấy, là vào khoảng năm 956, nếu Lê Hoàn “đã
biết đến một Dương Thị Nga tài sắc và đem lòng yêu mến” như có người
nói, thì theo chúng tôi, mới chỉ là “biết” qua lời đồn đại mà thôi, bởi
vì khi ấy bà Nga đang ở tận kinh thành Cổ Loa và đã là Hoàng hậu của Nam
tấn vương Ngô Xương Văn rồi.Lê Hoàn tòng quân theo phò sứ quân Đinh Bộ Lĩnh trong dịp Đinh Liễn vào châu Ái tuyển mộ 3000 tinh binh ở Dương Xá. ĐVSKTT ghi. Lê Hoàn “lớn lên theo giúp Nam Việt Vương Liễn, tỏ ra phóng khoáng, có chí lớn. Tiên Hoàng khen là người trí dũng, chắc thế nào cũng làm được việc, bèn giao cho cai quản hai nghìn quân sĩ, thăng dần đến chức Thập đạo tướng quân điện tiền đô chỉ huy sứ”.
Như vậy, đến khi Đinh Tiên Hoàng chính vị (968) thì một thời gian sau, Lê Hoàn được giao chỉ huy toàn bộ đội quân bảo vệ Kinh thành Hoa Lư” Điều này cho thấy Lê Hoàn, mặc dù không phải thuộc lớp bạn bè và tham gia đầu tiên, nhưng vẫn được Đinh Tiên Hoàng tin tưởng tuyệt đối. Khi ấy ông vào khoảng ngoài 30 tuổi.
Tác phẩm diễn ca Hoàn Vương ca tích nói nhiều tới cuộc “mây mưa tình ái” giữa Lê Hoàn và Dương Thị Nga trong thời kỳ ở Kinh đô Hoa Lư kể từ sau năm 968 là năm họ Đinh lên ngôi, và cho rằng “cuộc tình” ấy đã sinh ra Đinh Toàn, nhưng có lẽ, đấy chỉ là những lời đồn đại của đời sau, rồi đem diễn ca, chứ sự thực không phải như vậy.
Theo chúng tôi, Lê Hoàn chỉ thường xuyên và công khai gặp, kể cả việc “mây mưa tình ái” với Dương hậu, là từ sau năm 979 khi hai cha con vua Đinh đã bị sát hại, Đinh Toàn làm vua, Dương hậu nhiếp chính, Lê Hoàn cũng nhiếp chính và tự xưng Phó vương. Còn trong khoảng thời gian trên 10 năm, từ 968 đến 979, ở Kinh đô Hoa Lư, tuy họ có gặp nhau, nhưng cha con vua Đinh và “bộ tứ” hãy còn, thì làm sao họ có thể công khai gặp và “mây mưa” với nhau được, đấy là chưa kể bà Nga còn hơn Lê Hoàn đến trên chục tuổi. Nhưng dẫu như vậy, thì theo cách nghĩ cách hiểu thông thường, “điều ấy” trên thực tế vẫn có thể xảy ra, và cũng chính từ đó, đã chứa đựng một “nghi án lịch sử”, liên quan tới việc ai là kẻ chủ mưu đứng sau vụ sát hại hai cha con vua Đinh?
*
Như chúng tôi đã nói: chỉ đến khi Hoàng thái tử Hạng Lang bị giết (vào mùa xuân năm 979, như ĐVSKTT đã
ghi) thì quan hệ của Dương hậu với vương triều Đinh mới có “vấn đề”.
Lúc này, khi chỉ còn Đinh Liễn và Đinh Toàn, thì mới nảy sinh ra chuyện
“ai là người kế vị”, giữa hai bên, hai thế lực. Về phía Đinh Liễn có thể
do tự cho rằng việc kế vị đối với mình là chuyện đương nhiên, nên đã
không biết tự đề phòng. Còn về phía Đinh Toàn mà Dương hậu là đại diện
(vì Toàn lúc ấy mới có 6 tuổi) thì sau cái chết của Hạng Lang, không thể
không hoang mang. Nếu muốn lấy lòng nhà vua thì e con mình sẽ lại bị
Đinh Liễn giết, còn nếu an phận thủ thường tức là không tranh giành, mà
để cho thời gian trôi đi đến lúc Đinh Liễn kế ngôi, thì cũng vẫn không
hứa hẹn điểu gì tốt đẹp: Khi chưa làm vua Liễn còn dám giết em, vậy thì
đến khi làm vua thật, Liễn còn sợ gì ai nữa?Ở triều đình Hoa Lư lúc bấy giờ, bạn bè thuở hàn vi trong “bộ tứ” gắn bó của vua Đinh, tuy Nguyễn Bạc có trông việc “nội trị”, Đinh Điền có giúp việc “ngoại chính” thật, nhưng lại không trực tiếp nắm quân trấn giữ kinh thành, mà tin tưởng giao cho Lê Hoàn, chỗ sơ hở chết người là ở đấy.
Chính ĐVSKTT đã hé mở cho ta câu trả lời về sự thật của vụ án ai là kẻ chủ mưu giết vua Đinh? Sách này ghi: “Hồng Hiến người phương Bắc (Trung Quốc), thông hiểu kinh sử, thường đi theo các cuộc chinh phạt, làm quân sư, cùng là khuyên vua (tức Lê Hoàn) lên ngôi, mưu bàn việc nước, có công lớn, vua tin dùng như tâm phúc”.
Như vậy, Hồng Hiến, kẻ mưu mẹo bạ thầy, đã làm quân sư cho Lê Hoàn ngay từ lúc ông chưa lên ngôi (năm 980); Còn từ khi Lê Hoàn lên ngôi, đã phong cho ông ta chức Thái sư, và đến năm 988 Hồng Hiên mới mất (theo ĐVSKTT).
Như ở trên chúng tôi đã nói: Tâm trạng hoang mang của Dương hậu sau vụ Hạng Lang bị giết, đã lọt vào “tầm ngắm” của Lê Hoàn, một người có thế lực (trông coi quân trấn giữ kinh thành) và là đồng hương của bà. Giữa họ đã nhanh chóng tạo thành mối liên hệ tự nhiên vì quyền lợi chứ chưa phải là chuyện tình ái, lại được mưu mẹo của quân sư Hồng Hiến hướng dẫn, rồi nhanh chóng biến thành một âm mưu thoán đoạt. Âm mưu thoán đoạt được triển khai, “màn kịch” được dàn dựng. Kết quả: cha con vua Đinh bị giết và nội nhân Đỗ Thích phải thịt nát xương tan và phải hứng chịu trách nhiệm trước công luận và lịch sử.
Sử gia Lê Văn Hưu, người ở huyện Đông Sơn Thanh Hóa, cùng quê với “quê thứ hai” của Lê Hoàn, khi viết về sự kiện này, đã bê nguyên si một số truyền thuyết dân gian trong vùng được chế biến sau đó vào, chứ không đặt vấn đề nghi vấn, tìm hiểu, kiểm tra để minh định lại, và do vậy, từ đấy, đã tạo thành “nghi án lịch sử”.
Làm sao có thể tin được hành động giết cả hai cha con nhà vua của Đỗ Thích chỉ bằng việc giải thích: “Đỗ Thích đêm nằm trên cầu, bỗng thấy sao sa rơi vào miệng, cho là điềm tốt, bèn nảy ra ý định giết vua” (ĐVSKTT). Đấy chỉ là câu chuyện bịa đặt trắng trợn, bởi vì ai đó, dù có dốt nát đến mức nào thì cũng hiếu giết vua không phải là chuyện nhỏ, giết xong chẳng những không được làm vua mà trái lại, cả nhà, cả họ mình sẽ bị giết. Thế mà trong ĐVSKTT lại không thấy nói tới việc dòng họ Đỗ của Đỗ Thích bị liên lụy trong việc này. Lại nữa, tại sao Đỗ Thích chỉ giết Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn, mà không giết nốt cả Đinh Toàn, bởi vì sau đó, nếu còn được sống, thì Đỗ Thích sẽ thấy sẽ hiểu: người nối ngôi là Đinh Toàn kia mà!
Còn lời sấm ngữ: “Đỗ Thích thí Đinh Đinh, Lê gia xuất thánh minh…” được ĐVSKTT cho là ra đời năm 974, tức là trước đó đến 5 năm, nếu tin là có thật, thì hóa ra chẳng đã bảo rằng: cả triều Đình lúc ấy không ai có tai, không ai biết chữ và khờ khạo dốt nát không biết tự đề phòng? Sự phỉ báng triều Đinh đến mức ấy lại gắn liền với việc ca ngợi “Lê gia thánh minh” (tức Lê Hoàn) cũng từ lời Sấm ấy, theo ý chúng tôi, chỉ có thể là lời ngoa truyền của những kẻ nịnh bợ triều Tiền Lê, được chế biến ra sau sự kiện ấy, nhằm đánh lạc hướng và lừa bịp dân chúng.
Theo tư liệu của TS. Đinh Công Vĩ trong bài “Gia phả bổ xung làm minh xác chính sử” (đăng trong “Cội nguồn, tập 2): “Gia phả họ Đỗ ở Đại Đê huyện Vụ bản và sự tích đền Thảo Ma (tức đền Gạo ở xã Thanh Bình huyện Thanh Liêm) đều nói tới việc Đỗ Thích có công cõng Đinh Bộ Lĩnh chạy trốn khi ông bị Nam Tấn Vương truy đuổi. Còn lời truyền ngôn của người dân trong vùng quê vua Đinh (Hoa Lư – Ninh Bình) kể rằng: Đỗ Thích là cận vệ gần gũi của vua, đến với vua thì thấy vua đã bị giết. Thích giật mình hoảng hốt, đang định kêu lên thì quân mai phục đổ ra. Thích sợ quá treo lên máng nước trong cung trốn, sau đó thì bị phát hiện, bị bắt, rồi bị giết”.
Điều ghi nhận này cùng những điều chúng tôi trình bày ở đoạn trên, nhằm góp phần minh oan cho Đỗ Thích, bởi vì trên thực tế ông là người có công với vua Đinh, được tin dùng và có quan hệ gắn bó mật thiết với nhà vua, thì không lẽ gì lại có thể bỗng nhiên giết vua được. Chính những kẻ chủ mưu trong việc giết cả hai cha con vua Đinh đã đặt Đỗ Thích vào bẫy, để biến ông thành vật hy sinh, thành kẻ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử thay cho họ!
Dương Thị Nga mới chỉ nghĩ tới việc nhờ tay quan Thập đạo để bảo vệ và mang lại ngai vàng cho con trai mình, và ở bước thứ nhất này, bà ta đã được toại nguyện. Nhưng còn bước tiếp theo: duy trì ngai vàng, thì bà ta chưa lường hết, nhưng Hồng Hiến – Lê Hoàn thì đã trù tính xong. Việc Lê Hoàn “tự xưng Phó Vương” như ĐVSKTT ghi, là khởi đầu của cái bước tiếp theo ấy. Tiếp đó đến việc “Lê Hoàn tư thông với Dương hậu” như nhiều sách vở và truyền thuyết kể, xảy ra sau năm 979, chính là Lê Hoàn đã tiếp tục thực hiện “bước tiếp theo”, lấy quan hệ “tiền hôn nhân” để đạt mục đích: Ngai vàng. Những việc này, ngoài Lê Hoàn, chắc cũng còn có sự bàn mưu tính kế của quân sư Hồng Hiến nữa.
*
Sau khi cha con vua Đinh bị sát hại, Đinh Toàn kế ngôi, Lê Hoàn và Dương Hậu cùng nhiếp chính và tư thông với nhau(1), còn có cả việc Lê Hoàn “dời Đinh Toàn ra nhà khác, cấm cố cả nhà họ Đinh” nữa (Theo Tông sử (quyển 438) và Tục tư trị thông giám (quyển 10 và 11B)
– Tài liệu của TS. Đinh Công Vĩ trong bài đã dẫn ở trên, nên từ đó mới
có chuyện các công thần khai quốc của triều Đinh như Nguyễn Bạc, Đinh
Điền, Phạm Hạp… dấy binh chống lại. Đây là một việc làm chính đáng và vì
chính nghĩa. Chỉ tiếc, các vị này bị rơi vào thế bất lợi (lúc ấy trên
danh nghĩa, Đinh Toàn vẫn là vua!), quân quyền ít, lại dùng binh vội
vàng, nên đã mau chóng thất bại. Trái với Lê Văn Hưu, sử gia Ngô Sĩ Liên
đã có những lời trân trọng thích đáng để ca ngợi tấm gương trung nghĩa
của các vị: “Bọn họ khởi binh không phải làm loạn, mà là một lòng phù tá
nhà Đinh, vì giết Hoàn không được mà phải chết, ấy là chết đúng chỗ” (ĐVSKTT).Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta là vào tháng 3 năm 981, tức là chỉ sau khi biết (qua “sứ giả” của họ) cha con vua Đinh bị giết, “bộ tứ” không còn, trong nước có chiến tranh, nội tình chia rẽ. Ai đó đã quy kết cho Nguyễn Bạc, Đinh Điền tội “làm gián điệp cho ngoại bang” thì chỉ là bôi nhọ công thần, bôi nhọ lịch sử. Trách nhiệm làm suy yếu đất nước khiến cho ngoại bang nhòm ngó và xâm lược, trước hết phải quy cho những người gây ra vụ thảm án giết hại vua Đinh, rồi sau đó là “cường thần nhiếp chính, người trong nước lìa làng” (ĐVSKTT). Còn nếu muốn nói đến gián điệp, thì gián điệp thực sự phải kể là Hồng Hiến, người phương Bắc, quân sư tâm phúc của Lê Hoàn.
Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, quân Tống xâm lược, nếu Lê Hoàn hành động như một trung thần, nghĩa là vẫn chỉ huy quân đội chiến đấu để bảo vệ đất nước và vương quyền cho họ Đinh, thì làm gì có “màn kịch” trao áo long cổn của tình nhân Dương Thái hậu cho quan Thập đạo. Thế nhưng màn kịch đã được dàn dựng và được hoàn tất, với sự tham gia của các diễn viên chính Dương Thái hậu, Lê Hoàn, Phạm Cự Lượng và với sự tổng đạo diễn của quân sư Hồng Hiến. Sau màn kịch ấy, Lê Hoàn chính thức làm vua, và những người “có công” được vua ban thưởng: Hồng Hiến được là Thái sư, Phạm Cự Lượng được là Đại tướng (cộng với việc trước đó Phạm Hạp, anh của Phạm Cự Lượng được tha), còn Dương Thị Nga thì sau đó ít lâu, được tái phong Hoàng hậu, tức là chính thức thành vợ của Lê Đại Hành.
Về quân sự, Lê Đại Hành quả là một tài năng phi thường, dùng binh như thần, đánh đâu thắng đó, và do vậy, đã bảo vệ vững chắc nến độc lập quốc gia. Chính điều ấy đã cứu vãn lại danh dự cho ông nhiều phần, vì vậy, các sử gia thời phong kiến cùng lắm là chỉ phê phán nhân cách của ông, như “cường thân nhiếp chính”, “rắp tâm làm điều bất lợi”, “về đạo vợ chồng có nhiều điều đang thẹn”, mất cả lòng biết hổ thẹn (Ngô Sĩ Liên) và “coi nhân dân không khác cỏ rác”, “chứa chất điều bất nhân nhiều lắm” (Lê Tung), chứ không dám truy xét đến tận cùng nghi án: ai giết vua Đinh, mà chính các sử gia này cũng thừa hiểu ông là kẻ chủ mưu. Điều này có thể giải thích: Đạo quân thần đã buộc các sử gia phải xử sự như vậy, hay nói theo cách dân gian: “vuốt mặt còn phải nể mũi” mà.
Tuy nhiên, nói cho công bằng, thì cha con vua Đinh cũng tự gây họa ra cho mình mà không biết. Ấy là việc “Tiên Hoàng yêu con thứ mà quên con trưởng”, và việc “Nam Việt Vương Liễn giết Hoàng Thái tử Hạng Lang (ĐVSKTT), tức là cha con vua Đinh đã tạo nên sơ hở để từ đó người bên ngoài mới lợi dụng vào.
Sự thật về vụ án lịch sử ai giết vua Đinh, theo ý chúng tôi, là như vậy.
Tháng 7 năm 1999
(1) Khi ấy Lê Hoàn 39 tuổi. Dương Thị Nga khoảng 52 tuổi
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét