Nỗi bất lực và lời nhắn gửi: “Đấu tranh mà làm gì khi tù đày luôn đe dọa, chúng ta đang mơ về viễn mơ”
Hantimes
10/29/2012 10:52:00 SA Được đăng bởi SÔNG HÀN
Xung quanh comment của Nguyễn Thành Nam trên blog của Nguyễn Tường Thụy sẽ
có nhiều những bình luận, phản bác thậm chí là lên án gay gắt, ở đây
Han Times sẽ hiểu Phạm Thành Nam theo một hướng khác: hướng đó mang tên “Nỗi bất lực và lời nhắn gửi: Đấu tranh mà làm gì khi tù đày luôn đe dọa, chúng ta đang mơ về viễn mơ”. Đồng thời cũng thông qua trao đổi nói rõ với Phạm Thành Nam về hiện trạng những gì ta đang có.
Nỗi bất lực và sự cô đơn
Nguyễn Thành Nam nói rất nhiều về nỗi bất lực và sự cô đơn khi ai
đó (chúng ta, hoặc không phải là chúng ta) dám mơ về một vùng viễn mơ.
Nơi đó có một nền giáo dục khai phóng, nơi đó mọi quan điểm chính trị
(bao gồm cả đảng phái) được bình quyền và có cơ hội thể hiện như nhau,
nơi đó công dân thực thi quyền làm chủ, sẵn sàng bãi truất những vị lãnh
đạo không được lòng mình.
Xin xem một đoạn trích: “Đảng và
Nhà nước không vì những bài viết của các anh mà thay đổi quan điểm. Các
anh càng cố tình “lên án”, “vạch mặt” bao nhiêu cũng bằng thừa. Ngược
lại các anh đang tự đưa các anh vào vòng lao lý rồi tù đày khiến gia
đình, vợ chồng, con cái, người thân của các anh thêm buồn phiền và dang
dở cuộc đời mà thôi”.
Tức là Đảng – Nhà nước sẽ mãi bảo lưu những quyền lực của mình, ngó
lơ, coi thường trước những ý kiến được coi là phản biện, lên án thậm
chí là cả phản động. Ở một vế khác, chính quyền sẵn sàng sử dụng sức
mạnh của mình để biến cuộc đời của những kẻ đang mơ về vùng viễn mơ trở
nên dang dở bởi lao lý tù đày. Đừng than vãn về điều đó, ranh giới luôn
là quá mong manh!!
Có lẽ phải rất dũng cảm, Thành Nam mới dám nói lên điều này?
Còn đây là sự cô đơn: “Cao lắm thì
độ một hai trăm người vào xem blog các anh mỗi ngày. Nhưng tổng dân số
nước ta là gần 90 triệu người đấy các anh ạ. Trừ người già và trẻ con ra
vẫn còn ngót đến 30 triệu người còn để ý đến thời sự đất nước và xã
hội. Nhưng chỉ có ngần ấy vào blog các anh thì e rằng “lực lượng”
của các anh quá mỏng. Thế thì làm sao có thể đối đầu với Đảng và Nhà
nước chứ thưa anh?”
Rất tiếc những lời mà Nguyễn Thành Nam viết lại là sự thực. Chúng
ta đã chạy theo cái đàng ngọn, vá víu những gì thường nhật mà chưa một
ai đủ khả năng, đủ tầm để giúp người Việt hiểu và yêu quyền con người,
quyền công dân.
Sau Phan Chu Trinh Việt Nam đã không còn một Phan Chu Trinh.
Và có một chi tiết cần lưu ý 30 triệu người để ý đến “thời sự đất
nước và xã hội” không? Không họ chỉ cần cái hũ gạo nhà họ còn đầy, thế
là đủ để vui, họ hại lòng và thấy hạnh phúc. Đó là tâm lý ngàn năm của
cư dân nông nghiệp lúa nước. Một tâm tính đang trói buộc chính người
Việt Nam.
Không phải đương nhiên mà người Việt Nam được đánh giá là một trong
những dân tộc lạc quan nhất thế giới. Nhìn ở khía cạnh khác, chúng ta
đang ngủ mê, trong cơn mơ “vừa đủ dùng” của mình.
Đương nhiên tâm tính đó sẽ khiến cho những hành động như Nguyễn Thành Nam nói: “hô hào quyên góp chữ ký” tung bài lên mạng chỉ là việc vô ích, việc thừa, thậm chí đâm đầu vào cõi lao lý tù đày, làm nặng thêm án.
Không có sự thức tỉnh của ít nhất 30 triệu người, không có sự thức
tỉnh của những cái đầu trên thượng tầng kiến trúc thì hệ quả tất yếu sẽ
là: “Cả nước ta có bao nhiêu kẻ đủ khả năng và có tâm huyết để vào đọc những gì các anh viết”.
Thiết nghĩ cũng cần phải nói thêm khi kinh tế be bét, hũ gạo không
còn người Việt Nam luôn sẵn sàng cho việc mất tất cả mọi thứ. Mọi việc
sẽ trở nên cực đoan và tàn khốc.
Đó là điều mà nhiều người không mong muốn.
Chúng ta đang ở đâu?
Thực sự thì chúng ta đang ở đâu? Nguyễn Thành Nam đã nói đến những
gì tốt đẹp, những thành quả lớn mà đất nước đạt tới. Vâng có nhưng thế
là chưa đủ.
Hãy nhìn vào lịch sử rõ hơn vấn đề: một nước Việt Nam (Đại Việt)
với thịnh thế Lý – Trần văn hiến chi bang; với Đại Nam đế quốc từng một
thời xưng hùng xưng bá ở phương Nam. Và giờ chúng ta đang ở đâu? Việt
Nam đang lạc hậu so với các nước quanh vùng vài chục thậm chí trên trăm
năm.
Đến bao giờ thì chúng ta mới chấp nhận thực trạng này? Và đến bao
giờ chúng ta mới thấy nỗi xấu hổ khi so với lân bang? Với tiền nhân của
mình!
Người Việt Nam đang rất cần lòng tự trọng và sự biết xấu hổ.
Hãy nhìn vào hiện tại: Công dân của chúng ta phải đi lấy chồng Đài,
chồng Hàn và cả Trung Quốc chỉ để có cái ăn, cái mặc, chỉ để no đủ hơn.
Hàng vạn người, thậm chí nhiều hơn thế hàng chục vạn người phải tha
phương cầu thực dưới cái mác di tản, lao động xuất khẩu để kiếm sống.
Họ sống bằng chính những công việc mà người chính quốc không thèm làm.
Đó là nỗi xấu hổ mang tên Việt Nam, đó là nỗi hờn nhược tiểu mà
chính người Việt Nam đang gánh chịu. Chỉ có điều chúng ta không ý thức
về nó và chúng ta chưa từng đau về nó.
Vậy Đảng đang ở đâu? Nhà nước đang ở đâu? Và làm gì?
“Thật sự mà nói thì hiện nay ở nước
ta vấn đề chính trị và an ninh rất phức tạp. Phần vì một số cán bộ thái
hóa, phần vì các thế lực chống đối luôn tìm mọi sơ hở và yếu kém của
Nhà nước để đánh phá và xuyên tạc. Nhưng điều đó không thành vấn đề vì
có lửa mới có khói, có tai mới có tiếng…”.
Thật kỳ lạ ĐCS VN luôn nhân danh những gì cao cả, vĩ đại, luôn tự
khẳng định mình là người “lãnh đạo và tổ chức thắng lợi mọi thành quả
của cách mạng Việt Nam” như vậy thì không thể có “tha hóa biến chất” gây
bức xúc trong dư luận, đe dọa “tồn vong của chế độ”.
Không phải là chính quyền đổ xương máu để có được ngày hôm nay, đó
là xương máu của người dân nước Việt này. Hàng triệu người đã ngã xuống,
chết, hy sinh, bị tiêu diệt. Họ ngã xuống vì cái gì? Không phải vì
Đảng, không phải vì chế độ mà chính là vì ước mơ Tổ quốc trường tồn –
thịnh vượng.
Và cho dù Đảng Cộng Sản có đổ rất nhiều máu xương của chính
những người cộng sản thì họ cũng phải luôn ý thức rằng thịnh – suy (bĩ
thái), Thái lâu thì phải Bĩ bĩ tan thì phải là Thiên hỏa đồng nhân.
Không vượt lên chính mình, nguy cơ bị cuốn phăng, phá hoại, rã đám là
rất lớn.
Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ”tuyên tuyền chống Nhà nước”
Hai nhạc sĩ Việt Khang (phải) và Trần Vũ Anh Bình (trái)
Hai nhạc sĩ Việt Khang (tức Võ Minh Trí) và Trần Vũ Anh Bình (còn có
tên là Hoàng Nhật Thông) đã bị bắt từ cuối năm 2011, trong bối cảnh
chính quyền gia tăng đàn áp phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc.
Tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » vẫn thường được chính quyền Hà Nội sử dụng để bỏ tù các nhà đối lập, nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.
Nhạc sĩ Việt Khang được nhiều người biết đến qua một số nhạc phẩm thể hiện lòng yêu nước trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa như “Anh là ai ?” và “Việt Nam tôi đâu ?”. Anh đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào mùa hè năm 2011.
Còn nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình là thành viên một ca đoàn thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, do các cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách. Theo Truyền thông Chúa Cứu Thế, những tác phẩm của Trần Vũ Anh Bình được nhiều bạn trẻ yêu thích, như “Người Việt Nam“, “Rạng Ngời Nước Nam“. . .
Trả lời RFI Việt ngữ sau phiên tòa, luật sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho nhạc sĩ Việt Khang, khẳng định rằng không thể xem những sáng tác của anh là hành động chống Nhà nước và cho biết ông sẽ tiếp tục yêu cầu trả tự do cho Việt Khang, để anh được đoàn tụ với vợ con :
LS Trần Vũ Hải : Chúng tôi nhận thấy trước khả năng
đó, và anh Việt Khang, theo tôi, cũng sẽ kháng cáo. Bởi vì anh có mong
muốn lớn nhất là được đoàn tụ với gia đình. Anh ấy có vợ và một đứa con 4
tuổi, anh ấy muốn được đoàn tụ với gia đình càng sớm càng tốt. Tôi, là
luật sư, sẽ giúp anh ấy đạt được nguyện vọng đó.
RFI : Theo luật sư, việc tòa án quy kết anh Việt Khang như vậy có bảo đảm tính chất pháp lý không ?
LS Trần Vũ Hải : Khi tôi yêu cầu triệu tập giám định viên văn hóa, liên quan đến các bài hát của các bị cáo, trong đó có của anh Võ Minh Trí (tức nhạc sĩ Việt Khang), thì Tòa có triệu tập, nhưng họ chưa đến. Chúng tôi thấy rằng, như vậy cũng chưa được nghiêm túc. Tuy nhiên, Tòa án và Viện kiểm soát cho rằng kết luận giám định chỉ là tham khảo, không phải là bắt buộc trong các phiên tòa. Nhưng tôi cũng nói rằng, dù thế nào thì Tòa và Viện kiểm sát cũng dựa vào kết luận giám định ấy để truy cứu, xét xử các bị cáo, nên (giám định viên) cũng cần phải có mặt. Đấy là một cái mà về mặt tố tụng tôi thấy là chưa hài lòng.
Anh Việt Khang nói rằng, hai bài hát mà anh ấy viết, (anh ấy) thừa nhận rằng có hai ý thức (tức là hai nhận thức khác nhau về bài hát này) mà anh biết được. Ý thức thứ nhất là thể hiện lòng yêu nước. Thì thực ra anh ấy biết rằng, nếu hát bài này lên, thì nhiều người hiểu rằng, nội dung này là cũng « chống Nhà nước », tức là anh ấy thừa nhận, có hai ý thức từ hai bài hát này. Anh ấy nói như vậy tại phiên tòa, cũng như tại cơ quan điều tra.
Còn tôi, với tư cách là luật sư, tôi cũng nói rằng là, nếu xem bài đó một cách khách quan, thì ngay cả chỗ giám định viên văn hóa cũng nói rằng, hầu hết các bài đều có nội dung chống Nhà nước « ở mức độ này hay mức độ khác ». Như vậy, tôi nói rằng không phải tất cả các bài đều có nội dung chống Nhà nước. « Ở mức độ này hay mức độ khác » thì có thể rút kinh nghiệm, xử lý hành chính… chứ không phải ở mức độ hình sự. Như vậy, ngay trong nội dung kết luận giám định cũng mờ mờ, ảo ảo. Tôi có nói thêm là riêng bài hát « Anh là ai ? », thì chỗ giám định có nói rằng : (bài hát này) chỉ phản kháng lại việc giải quyết của chính quyền. Tức là có một số vụ biểu tình được coi là trái phép và chính quyền giải tán, thì bài hát này phản kháng lại việc đó.
Tôi nói rằng, phản kháng và phản đối các cách (hành xử) của chính quyền thì không phải là chống Nhà nước. Bởi vì chính quyền cũng có thể làm đúng, làm sai, và người ta cũng có quyền phê phán, và cái chuyện đó cũng là chuyện bình thường. Và hôm nay tôi chưa nói, nhưng tương lai, tôi sẽ nói là, ngay cả việc đó (việc giải tán biểu tình bằng bạo lực), thì chính quyền cũng thừa nhận là sai. Ví dụ vụ anh (Nguyễn Chí) Đức, biểu tình viên bị đạp vào mặt. Thì rõ ràng người ta cũng thừa nhận là sai cơ mà. Như vậy, bài hát này không thể coi là chống (Nhà nước), mà chỉ có thể nói là phản kháng thôi. Tất nhiên là nghe cái bài hát này có thể không tốt cho chính quyền, nhưng đó là chuyện khác.
Bài hát thứ hai, Viện kiểm sát có nói và anh Việt Khang có nói là : Có một cái câu, một cụm từ, anh (Việt Khang) không ghi, nhưng một người bạn ở bên Mỹ, một chủ trang mạng, họ sửa lại, nhưng anh ấy, với tư cách là tác giả, anh ấy phải chịu trách nhiệm. Tức là có nói đến « Chống quân xâm lược phương Bắc, chống bè lũ bán nước ». Anh ấy nói rằng, thực tế là anh viết « Chống quân xâm lược phương Bắc cướp nước Việt Nam », chứ anh không nói phần còn lại. Thế thì, anh cũng thừa nhận rằng, nếu viết theo người sửa chữa kia, thì (có thể) được hiểu là phỉ báng Nhà nước, thì anh cũng hiểu như vậy, nhưng thực ra không phải là câu xuất phát từ anh. Thì Viện Kiểm sát cũng nói cái đoạn thêm bớt từ, Việt Khang có thể không có ý thức được điều đó, nhưng để cho người khác lợi dụng, và từ đó mà dẫn tới nói xấu chính quyền Việt Nam. Chúng tôi cũng nói rằng, trách nhiệm đó cũng cần phải tranh cãi. Cái này cũng chỉ là nói ám chỉ thôi, chứ không phải là đích danh. Bởi vì nếu chống ai, thì phải nói rõ là chống người đó, kể tên đích danh, còn nếu ám chỉ thì hiện nay trong văn học, có rất nhiều tác phẩm ám chỉ, có thể đúng, có thể sai. Nhưng nếu chúng ta kết tội tất cả các tác phẩm văn hóa nghệ thuật có ám chỉ, thì rất là không hay.
Phản ứng của các tổ chức nhân quyền
Theo AFP, trước khi phiên tòa diễn ra hôm nay, nhiều tổ chức nhân quyền đã kêu gọi trả tự do cho hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Ông Rupert Abbot, thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố : « Đối xứ như vậy với những người chỉ sáng tác các bài hát thì thật là lố bịch ». Đối với ông Abbot, hai nhạc sĩ nói trên là những « tù nhân lương thức ». Về phần ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch thì lên án « sự đàn áp ngày càng tăng đối với quyền tự do ngôn luận ». Theo ông Robertson, « đầu tiên là những người chỉ trích chính quyền, tiếp đến là các blogger, rồi đến các nhà thơ, bây giờ là các nhạc sĩ ( cũng bị bỏ tù) ».
Vào cuối tháng 9 vừa qua, ba blogger nổi tiếng ở Việt Nam, Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, Phan Thanh Hải, tức Anhbasaigon và Tạ Phong Tần đã bị kết án tù nặng nề cũng với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », những bản án đã bị quốc tế phản đối kịch liệt, đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu.
Cô Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố HCM, cũng đã bị bắt giữ từ ngày 14/10 và cũng bị cáo buộc tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », do đã tham gia vào việc rải truyền đơn chống Trung Quốc.
Công an bắt giữ em trai LS Lê Quốc Quân
Theo tin từ mạng xã hội Facebook, sáng sớm hôm nay, 30/10/2012, gần 70 an ninh thành phố Hà Nội đã ập vào nhà riêng của doanh nhân Lê Đình Quản, giám đốc công ty VietnamCredit và là em trai của luật sư Lê Quốc Quân. Anh Lê Đình Quản bị còng tay, bắt đi, với cáo buộc trốn thuế và sẽ bị tạm giam 3 tháng để điều tra.
Nhạc sĩ Việt Khang được nhiều người biết đến qua một số nhạc phẩm thể hiện lòng yêu nước trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa như “Anh là ai ?” và “Việt Nam tôi đâu ?”. Anh đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào mùa hè năm 2011.
Còn nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình là thành viên một ca đoàn thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, do các cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách. Theo Truyền thông Chúa Cứu Thế, những tác phẩm của Trần Vũ Anh Bình được nhiều bạn trẻ yêu thích, như “Người Việt Nam“, “Rạng Ngời Nước Nam“. . .
Trả lời RFI Việt ngữ sau phiên tòa, luật sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho nhạc sĩ Việt Khang, khẳng định rằng không thể xem những sáng tác của anh là hành động chống Nhà nước và cho biết ông sẽ tiếp tục yêu cầu trả tự do cho Việt Khang, để anh được đoàn tụ với vợ con :
|
RFI : Theo luật sư, việc tòa án quy kết anh Việt Khang như vậy có bảo đảm tính chất pháp lý không ?
LS Trần Vũ Hải : Khi tôi yêu cầu triệu tập giám định viên văn hóa, liên quan đến các bài hát của các bị cáo, trong đó có của anh Võ Minh Trí (tức nhạc sĩ Việt Khang), thì Tòa có triệu tập, nhưng họ chưa đến. Chúng tôi thấy rằng, như vậy cũng chưa được nghiêm túc. Tuy nhiên, Tòa án và Viện kiểm soát cho rằng kết luận giám định chỉ là tham khảo, không phải là bắt buộc trong các phiên tòa. Nhưng tôi cũng nói rằng, dù thế nào thì Tòa và Viện kiểm sát cũng dựa vào kết luận giám định ấy để truy cứu, xét xử các bị cáo, nên (giám định viên) cũng cần phải có mặt. Đấy là một cái mà về mặt tố tụng tôi thấy là chưa hài lòng.
Anh Việt Khang nói rằng, hai bài hát mà anh ấy viết, (anh ấy) thừa nhận rằng có hai ý thức (tức là hai nhận thức khác nhau về bài hát này) mà anh biết được. Ý thức thứ nhất là thể hiện lòng yêu nước. Thì thực ra anh ấy biết rằng, nếu hát bài này lên, thì nhiều người hiểu rằng, nội dung này là cũng « chống Nhà nước », tức là anh ấy thừa nhận, có hai ý thức từ hai bài hát này. Anh ấy nói như vậy tại phiên tòa, cũng như tại cơ quan điều tra.
Còn tôi, với tư cách là luật sư, tôi cũng nói rằng là, nếu xem bài đó một cách khách quan, thì ngay cả chỗ giám định viên văn hóa cũng nói rằng, hầu hết các bài đều có nội dung chống Nhà nước « ở mức độ này hay mức độ khác ». Như vậy, tôi nói rằng không phải tất cả các bài đều có nội dung chống Nhà nước. « Ở mức độ này hay mức độ khác » thì có thể rút kinh nghiệm, xử lý hành chính… chứ không phải ở mức độ hình sự. Như vậy, ngay trong nội dung kết luận giám định cũng mờ mờ, ảo ảo. Tôi có nói thêm là riêng bài hát « Anh là ai ? », thì chỗ giám định có nói rằng : (bài hát này) chỉ phản kháng lại việc giải quyết của chính quyền. Tức là có một số vụ biểu tình được coi là trái phép và chính quyền giải tán, thì bài hát này phản kháng lại việc đó.
Tôi nói rằng, phản kháng và phản đối các cách (hành xử) của chính quyền thì không phải là chống Nhà nước. Bởi vì chính quyền cũng có thể làm đúng, làm sai, và người ta cũng có quyền phê phán, và cái chuyện đó cũng là chuyện bình thường. Và hôm nay tôi chưa nói, nhưng tương lai, tôi sẽ nói là, ngay cả việc đó (việc giải tán biểu tình bằng bạo lực), thì chính quyền cũng thừa nhận là sai. Ví dụ vụ anh (Nguyễn Chí) Đức, biểu tình viên bị đạp vào mặt. Thì rõ ràng người ta cũng thừa nhận là sai cơ mà. Như vậy, bài hát này không thể coi là chống (Nhà nước), mà chỉ có thể nói là phản kháng thôi. Tất nhiên là nghe cái bài hát này có thể không tốt cho chính quyền, nhưng đó là chuyện khác.
Bài hát thứ hai, Viện kiểm sát có nói và anh Việt Khang có nói là : Có một cái câu, một cụm từ, anh (Việt Khang) không ghi, nhưng một người bạn ở bên Mỹ, một chủ trang mạng, họ sửa lại, nhưng anh ấy, với tư cách là tác giả, anh ấy phải chịu trách nhiệm. Tức là có nói đến « Chống quân xâm lược phương Bắc, chống bè lũ bán nước ». Anh ấy nói rằng, thực tế là anh viết « Chống quân xâm lược phương Bắc cướp nước Việt Nam », chứ anh không nói phần còn lại. Thế thì, anh cũng thừa nhận rằng, nếu viết theo người sửa chữa kia, thì (có thể) được hiểu là phỉ báng Nhà nước, thì anh cũng hiểu như vậy, nhưng thực ra không phải là câu xuất phát từ anh. Thì Viện Kiểm sát cũng nói cái đoạn thêm bớt từ, Việt Khang có thể không có ý thức được điều đó, nhưng để cho người khác lợi dụng, và từ đó mà dẫn tới nói xấu chính quyền Việt Nam. Chúng tôi cũng nói rằng, trách nhiệm đó cũng cần phải tranh cãi. Cái này cũng chỉ là nói ám chỉ thôi, chứ không phải là đích danh. Bởi vì nếu chống ai, thì phải nói rõ là chống người đó, kể tên đích danh, còn nếu ám chỉ thì hiện nay trong văn học, có rất nhiều tác phẩm ám chỉ, có thể đúng, có thể sai. Nhưng nếu chúng ta kết tội tất cả các tác phẩm văn hóa nghệ thuật có ám chỉ, thì rất là không hay.
Phản ứng của các tổ chức nhân quyền
Theo AFP, trước khi phiên tòa diễn ra hôm nay, nhiều tổ chức nhân quyền đã kêu gọi trả tự do cho hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Ông Rupert Abbot, thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố : « Đối xứ như vậy với những người chỉ sáng tác các bài hát thì thật là lố bịch ». Đối với ông Abbot, hai nhạc sĩ nói trên là những « tù nhân lương thức ». Về phần ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch thì lên án « sự đàn áp ngày càng tăng đối với quyền tự do ngôn luận ». Theo ông Robertson, « đầu tiên là những người chỉ trích chính quyền, tiếp đến là các blogger, rồi đến các nhà thơ, bây giờ là các nhạc sĩ ( cũng bị bỏ tù) ».
Vào cuối tháng 9 vừa qua, ba blogger nổi tiếng ở Việt Nam, Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, Phan Thanh Hải, tức Anhbasaigon và Tạ Phong Tần đã bị kết án tù nặng nề cũng với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », những bản án đã bị quốc tế phản đối kịch liệt, đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu.
Cô Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố HCM, cũng đã bị bắt giữ từ ngày 14/10 và cũng bị cáo buộc tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », do đã tham gia vào việc rải truyền đơn chống Trung Quốc.
Công an bắt giữ em trai LS Lê Quốc Quân
Theo tin từ mạng xã hội Facebook, sáng sớm hôm nay, 30/10/2012, gần 70 an ninh thành phố Hà Nội đã ập vào nhà riêng của doanh nhân Lê Đình Quản, giám đốc công ty VietnamCredit và là em trai của luật sư Lê Quốc Quân. Anh Lê Đình Quản bị còng tay, bắt đi, với cáo buộc trốn thuế và sẽ bị tạm giam 3 tháng để điều tra.
Bản án cho những người yêu nước Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang
Chuacuuthe
VRNs (30.10.2012) – Sài Gòn – Lúc gần 12 giờ 30 phút, Tòa án tại Sài Gòn đã tuyên án: Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam, 2 năm quản chế, và Việt Khang 4 năm tù giam và 2 năm quản chế.
Dự phiên tòa tại phòng theo dõi bên ngoài phòng xét xử, VRNs được biết có mẹ và vợ của nhạc sĩ Việt Khang. Phía gia đình nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình có vợ, anh trai và hai chị gái. Cũng trong phòng quan sát xét xử đó có một số phóng viên nước ngoài.
Ti vi trang bị cho phòng theo dõi này là một ti vi không được tốt. Hình ảnh chập chờn và thường xuyên mất. Các camera quay về phía Hội đồng xét xử có ống kích rất mờ. Người xem có cảm giác nhìn chánh án và hội đồng của ông như qua làn mưa. Ngược lại, ống kính của camera quay xuống dưới dự kháng và hai nhạc sĩ thì rõ nét hơn.
Phiên tòa xét xử chỉ từ sáng đến 12:30, nhưng tòa nghỉ giải lao đến hai lần.
Các yếu tố để cấu thành tội của 2 nhạc sĩ này được tòa xác nhận bao gồm 4 việc:
- Sáng tác nhạc: Trần Vũ Anh Bình bị xem là sáng tác 11 bài phản động, còn Việt Khang thì 2 bài. Nhưng tòa không công bố bằng chứng trước tòa, tức là bài nào, chữ nào, câu nào của bài là phản động, chỉ đọc qua tựa các bài hát rồi kết luận. Chúng tôi nghĩ, nếu tòa cho công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng lời bài hát của cả 13 bài này để người dân được có cơ hội thẩm định thì chắc chắn 90% dân chúng sẽ cho những bài hát đó là yêu nước, là vì dân tộc. 8% còn lại là những người không dám nói ra sự thật, vì sợ bị trả thù, may ra có 2% tin đó là phản động.
- Nhận máy vi tính từ nước ngoài để làm dụng cụ sáng tác nhạc phản động. Đây cũng là lập luận không giống ai của công an và Viện kiểm sát, nhưng lại được chánh án chấp thuận.
- Nhận tiền của thế lực thù địch. Đây là một quy kết mơ hồ, không chỉ ra đựơc ai là thế lực thù địch.
- Rải và dán truyền đơn có cờ vàng ba sọc đỏ. Đây lại là một điều xem rất nặng, nhưng là điều phi lý nhất. Cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của Việt Nam có từ thời vua Bảo Đại. Trước 1975, đó là lá cờ của một quốc gia độc lập mang tên Việt Nam Công Hòa là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Trường hợp này giống bên Đức. Trước 1990, Tây Đức có cờ riêng, Đông Đức có cờ riêng. cả hai cờ đều biểu trưng cho hai quốc gia độc lập tại LHQ. Khi họ thống nhất họ dùng lá cờ khác, và ai sử dụng lại một trong hai lá cờ cũ đều được trân trọng chứ không ai bị ở tù. Ở Việt Nam, nhất là nhà cầm quyền đang rêu rao hướng đến hòa giải dân tộc, nhưng thực ra cứ cố gắng loại trừ và tiêu diệt đối lập. Hành vi xem ai sử dụng cờ vàng ba sọc đỏ là tội phạm chứng tỏ sự thật Nước VN dân chủ cộng hòa chiếm nước VN cộng hòa chứ không phải thống nhất đất nước như hiệp định Paris, như hệ thống tuyên truyền rêu rao.
Trong khi tranh luận giữa đại diện Viện kiểm sát và 2 luật sư, Tòa đã không đồng ý xử 2 nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang theo khoản 2 điều 88 Bộ luật hình sự, với mức án từ 10 đến 20 năm, với lý do các anh không thuộc tổ chức nào, mà hoạt động trên internet là chính. Đó là lý do bản án kéo xuống khung hình phạt của khoản 1, điều 88.
Đối với 2 nhạc sĩ yêu nước Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang chỉ cần xử với bản án 1 ngày thì cũng đã gây tổn hại đến hồn thiêng sông nước Việt chứ đừng nói đến bản án 6 năm và 4 năm tù giam, cùng với hai năm quản chế. Tuy vậy, đây cũng là trường hợp hiếm hoi trong các vụ án chính trị, tiếng nói của các luật sư được chú ý, để thay đổi khung xét xử từ 10 đến 20 năm xuống còn dưới 10 năm.
2 người vợ trẻ của hai nhạc sĩ đầy nước mắt khi ra khỏi tòa, nhưng còn những người khác trong gia đình thì thấy đây là bản án bất công. Họ sẽ tiếp tục kháng án.
PV.VRNs
VRNs (30.10.2012) – Sài Gòn – Lúc gần 12 giờ 30 phút, Tòa án tại Sài Gòn đã tuyên án: Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam, 2 năm quản chế, và Việt Khang 4 năm tù giam và 2 năm quản chế.
Dự phiên tòa tại phòng theo dõi bên ngoài phòng xét xử, VRNs được biết có mẹ và vợ của nhạc sĩ Việt Khang. Phía gia đình nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình có vợ, anh trai và hai chị gái. Cũng trong phòng quan sát xét xử đó có một số phóng viên nước ngoài.
Ti vi trang bị cho phòng theo dõi này là một ti vi không được tốt. Hình ảnh chập chờn và thường xuyên mất. Các camera quay về phía Hội đồng xét xử có ống kích rất mờ. Người xem có cảm giác nhìn chánh án và hội đồng của ông như qua làn mưa. Ngược lại, ống kính của camera quay xuống dưới dự kháng và hai nhạc sĩ thì rõ nét hơn.
Phiên tòa xét xử chỉ từ sáng đến 12:30, nhưng tòa nghỉ giải lao đến hai lần.
Các yếu tố để cấu thành tội của 2 nhạc sĩ này được tòa xác nhận bao gồm 4 việc:
- Sáng tác nhạc: Trần Vũ Anh Bình bị xem là sáng tác 11 bài phản động, còn Việt Khang thì 2 bài. Nhưng tòa không công bố bằng chứng trước tòa, tức là bài nào, chữ nào, câu nào của bài là phản động, chỉ đọc qua tựa các bài hát rồi kết luận. Chúng tôi nghĩ, nếu tòa cho công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng lời bài hát của cả 13 bài này để người dân được có cơ hội thẩm định thì chắc chắn 90% dân chúng sẽ cho những bài hát đó là yêu nước, là vì dân tộc. 8% còn lại là những người không dám nói ra sự thật, vì sợ bị trả thù, may ra có 2% tin đó là phản động.
- Nhận máy vi tính từ nước ngoài để làm dụng cụ sáng tác nhạc phản động. Đây cũng là lập luận không giống ai của công an và Viện kiểm sát, nhưng lại được chánh án chấp thuận.
- Nhận tiền của thế lực thù địch. Đây là một quy kết mơ hồ, không chỉ ra đựơc ai là thế lực thù địch.
- Rải và dán truyền đơn có cờ vàng ba sọc đỏ. Đây lại là một điều xem rất nặng, nhưng là điều phi lý nhất. Cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của Việt Nam có từ thời vua Bảo Đại. Trước 1975, đó là lá cờ của một quốc gia độc lập mang tên Việt Nam Công Hòa là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Trường hợp này giống bên Đức. Trước 1990, Tây Đức có cờ riêng, Đông Đức có cờ riêng. cả hai cờ đều biểu trưng cho hai quốc gia độc lập tại LHQ. Khi họ thống nhất họ dùng lá cờ khác, và ai sử dụng lại một trong hai lá cờ cũ đều được trân trọng chứ không ai bị ở tù. Ở Việt Nam, nhất là nhà cầm quyền đang rêu rao hướng đến hòa giải dân tộc, nhưng thực ra cứ cố gắng loại trừ và tiêu diệt đối lập. Hành vi xem ai sử dụng cờ vàng ba sọc đỏ là tội phạm chứng tỏ sự thật Nước VN dân chủ cộng hòa chiếm nước VN cộng hòa chứ không phải thống nhất đất nước như hiệp định Paris, như hệ thống tuyên truyền rêu rao.
Trong khi tranh luận giữa đại diện Viện kiểm sát và 2 luật sư, Tòa đã không đồng ý xử 2 nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang theo khoản 2 điều 88 Bộ luật hình sự, với mức án từ 10 đến 20 năm, với lý do các anh không thuộc tổ chức nào, mà hoạt động trên internet là chính. Đó là lý do bản án kéo xuống khung hình phạt của khoản 1, điều 88.
Đối với 2 nhạc sĩ yêu nước Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang chỉ cần xử với bản án 1 ngày thì cũng đã gây tổn hại đến hồn thiêng sông nước Việt chứ đừng nói đến bản án 6 năm và 4 năm tù giam, cùng với hai năm quản chế. Tuy vậy, đây cũng là trường hợp hiếm hoi trong các vụ án chính trị, tiếng nói của các luật sư được chú ý, để thay đổi khung xét xử từ 10 đến 20 năm xuống còn dưới 10 năm.
2 người vợ trẻ của hai nhạc sĩ đầy nước mắt khi ra khỏi tòa, nhưng còn những người khác trong gia đình thì thấy đây là bản án bất công. Họ sẽ tiếp tục kháng án.
PV.VRNs
Tường thuật trực tiếp phiên tòa xử Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang
ChuacuutheVRNs (30.10.2012) – Sài Gòn – 13:15 – Kết quả chúng tôi vừa nhận được từ phiên tòa: nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình bị kết án 6 năm tù giam và 2 năm quản thúc; nhạc sĩ Việt Khang bị kết án 4 năm tù giam và 2 năm quản thúc.
Luận điệu của tòa án cho rằng những bài hát do 2 nhạc sĩ này sáng tác làm cho người dân nghe và chán ghét chế độ cộng sản VN nên 2 thanh niên này bị kết án một cách bất công như vậy.
12:45 - Chúng tôi vừa nhận được tin phóng viên Huyền Trang, VRNs đang bị câu lưu tại công an phường bến Thành, số 16-18 đường Lê Anh Xuân, phường Bến Thành, quận 1, sài Gòn, số điện thoại (08) 3829.7373. Chúng tôi vừa gọi đến số này và viên công an trực đã nói dối là không có. Xin anh chị em nào có thể, vui lòng gọi vào số này để chất vấn công an về lý do, tại sao bắt cô Huyền Trang.
- Lúc 12:00 – Cô Huyền Trang, phóng viên Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam đã bị an ninh mật vụ vây quanh tại công viên trước Dinh độc lập. Sau đó bị bỏ lên xe công an mang đi mất. Hiện nay không ai liên lạc được với cô Huyền Trang.
- Lúc 11:30 – Công an các nơi đổ về tòa đông hơn ban sáng. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đây là dấu phiên tòa sắp kết thúc. Công an đưa lực lượng đến để áp tải hai nhạc sĩ về nơi tạm giam.
- 11: 15 – Anh Cao Hà Trực, dân oan vườn rau Lộc Hưng, P.6, Tân Bình bị bắt lúc 7 giờ sáng nay tại cây xăng Hòa Hưng khi anh vừa ra khỏi nhà. Hiện nay anh vẫn còn bị câu lưu tại công an Phường 15 quận Tân Bình mà không biết lý do bị giữ.
10:30 - Một phóng viên của VRNs vào được bên trong sân tòa án từ lúc 7g00 quan sát và đưa tin: Từ 6g00 sáng ở cổng tòa án đã có rất đông công an sắc phục, mật vụ, cscđ 113. Tại bãi đậu xe trong khu vực tòa án, chúng tôi nhận thấy có nhiều xe bảng số xanh, xe cứu hỏa của CA TP, xe của lực lượng vũ trang quận 1, xe cs 113, xe cs giao thông, có 1 xe của ngoại giao,…
Sóng điện thoại trong khu vực tòa án bị phá, không thể liên lạc với nhau bằng điện thoại được, nhất là sóng Vina. Rất đông công an và mật vụ ngồi rải rác khắp sân tòa. Lối vào khu xử án hình sự được đặt hàng rào sắt chắn ngang và có nhiều công an chìm nổi đứng kiểm soát từng người ra vào. Hiếm lắm mới thấy một người đi qua được hàng rào sắt này. Khoảng 7g45 chúng tôi thấy anh Trần Văn Việt, anh trai của nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình xuất hiện tại bãi giữ xe, không biết anh có vào được bên trong không.
Chúng tôi cũng nhận ra được luật sư nhận bào chữa cho nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình tại sân tòa, trong bộ vest đen đang đứng nói chuyện với một đồng nghiệp khác. Lúc 9g20 xuất hiện 2 ca viên của ca đoàn liên Xóm 7-8 của giáo xứ ĐMHCG và linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, nhà thờ Kỳ Đồng đang trò chuyện với nhau. Hai ca viên này tiến đến hàng rào sắt đề nghị được vào tham dự nhưng công an nhất quyết không cho, dù đây là phiên tòa công khai.
Linh mục Đinh Hữu Thoại bị công an bắt:
Khoảng 9g30, cha Đinh Hữu Thoại lấy xe máy ra về. Vừa ra đến cửa tòa án thì bỗng đâu một nhóm mật vụ chạy đến yêu cầu dừng xe! Sau đó 1 anh trong số này gọi cảnh sát giao thông đang đứng ở đó đến yêu cầu tôi đưa xe vào lề đường. Cha Thoại hỏi anh mật vụ: “Anh là ai mà chặn xe tôi rồi gọi CAGT đến?” Anh ta không trả lời mà né ra một bên. Trong khi CSGT đang kiểm tra giấy tờ xe và bằng lái thì một mật vụ khác chạy đến cầm CMND của cha Thoại trên tay anh CSGT để ghi tên ngài vào giấy. Cha Thoại giật lại CMND từ tay mật vụ và hỏi: “Anh là ai mà dám giật CMND của tôi trên tay anh CGST đang làm nhiệm vụ”. Hắn ta im lặng bỏ đi. Sau khi kiểm tra không có lý do gì giữ xe và người nên CSGT đã trả lại giấy tờ và cha Thoại lên xe chạy đi.
Nhưng vừa chạy đến ngã tư NKKN – Lý Tự Trọng, một tốp 3 chiếc xe mô tô của CS 113 rượt theo và la lối om sòm yêu cầu cha Thoại dừng xe. Cha dừng xe bên lề đường và phản đối việc làm tùy tiện và lạm dụng của CS 113. Một cs 113 bộ mặt rất hung dữ tiến đến yêu cầu cha Thoại xuất trình giấy tờ và để cho họ kiểm tra đồ đạc trong giỏ. Cha Thoại phản đối không xuất trình với lý do vừa mới làm việc ấy xong. Anh cs 113 mặt hung dữ chạy đến hùng hổ ôm chặt cha Thoại định cưỡng chế lên xe môtô thì có một chỉ huy mật vụ từ hướng tòa án chạy tới ra lệnh: “Làm nhẹ nhàng thôi”. Lúc đó cha Thoại nói cho họ biết ngài là linh mục và phản đối kiểu làm việc bạo lực của công an. CS 113 đề nghị cha Thoại về trụ sở CA gần đó. Họ định đưa ngài lên xe còn họ lái xe của ngài, nhưng cha Thoại nhất định không chịu và tự lái xe đi. Một cs 113 nhảy lên sau xe cha Thoại ngồi. 3 chiếc môtô chuyên dụng của cs 113 được lệnh hụ còi dọn đường đưa ngài về trụ sở công an phường Bến Thành. Nhìn cảnh này người đi đường cứ tưởng viên cs 113 ngồi sau xe cha Thoại là người bị áp giải!
Cha Thoại cho phóng viên VRNs biết tại trụ sở công an phường Bến Thành viên cscđ 113 hung dữ lúc nãy tiếp tục uy hiếp đòi kiểm tra đồ trong giỏ cha Thoại xem có hình ảnh hay video gì trong tòa án không. Cha Thoại quay qua hỏi: “Anh là ai và có quyền gì ra lệnh cho tôi đưa tài sản cho anh kiểm tra? Tôi yêu cầu được làm việc với cấp trên của anh.” Cha Thoại đã yêu cầu anh ta đeo bảng tên vào mới làm việc. Bên cạnh anh này còn 1 anh cs 113 khác cũng rất hùng hổ và thiếu văn hóa, cư xử sai pháp luật tên là Đoàn Trung Kiên, người ốm, cao trung bình. Cha Thoại kiên quyết không làm theo 2 cs 113 này và yêu cầu họ cho ngài làm việc với trưởng công an phường Bến Thành hoặc công an tôn giáo. Cũng theo lời cha Thoại, 2 công an này đi ra gọi bộ đàm thông báo tình hình và nhận chỉ thị.
Một lúc sau một anh ăn mặc lịch sự, người cao, nói giọng Bắc tự xưng tên Lợi, phó công an phường Bến Thành, ăn nói lịch sự, nhẹ nhàng bước vào. Nhưng nhìn dáng vẻ là người chỉ huy của tất cả công an ở đó. Anh Lợi nói với cha Thoại chỉ cần xóa hết hình ảnh trong tòa rồi ra về. Ngài lấy trong người ra 1 máy ảnh nhỏ bị hư đang mang đi sửa cho họ coi, mở cả điện thoại đi động cho họ xem không có hình ảnh gì. Một cs 113 cắm cúi ghi ghi chép chép, cha Thoại nói với ông Lợi: “Anh nói anh kia đừng ghi biên bản mất công. Tôi không ký bất cứ cái gì đâu.” Khi anh cs 113 này trả lại CMND và thẻ linh mục (Celebret) và nói: “Tôi trả lại anh đầy đủ giấy tờ rồi nhé”. Cha Thoại trả lời: “Cs 113 các anh còn giữ của tôi một lời xin lỗi.” Anh này cười và đi ra.
Sau đó công an dắt xe ra ngoài cho cha Thoại lên xe về nhà với lời nhắn của ông Lợi: “Linh mục đi cẩn thận”. Cha Thoại đáp lại: “Cám ơn anh về cung cách làm việc đúng đắn nhưng tôi phản đối lực lượng cs 113 sáng nay đã cư xử như những côn đồ với tôi.”
Hàng rào sắt và công an chặn không cho vào khu vực tòa hình sự
Lúc 09:00 – Một số độc giả cho biết chỉ mới nghe các sáng tác của các nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, nhưng chưa được đọc kỹ từng lời, và họ xin phổ biến lời của những bản nhạc đó, để công chúng Việt Nam có thể thẩm định để tự mình biết là họ có phản động hay những người bắt họ là phản động.
VRNs xin giới thiệu hai nhạc phẩm nổi tiếng của Việt Khang là Việt Nam tôi đâu và Anh là ai.
- Lúc 08:40 – Bình luận nhanh về phiên tòa, và đưa chi tiết thông tin xử án. Mời quý vị xem video ở đây.
- Lúc 08:00 – Chị Trần Thị Anh Mỹ, chị ruột của nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cho biết: “Tôi đang đứng trước cổng tòa án, nhưng công an ngăn tôi, không cho tôi vào bên trong sân tòa. Tôi nói tôi là chị của Trần Vũ Anh Bình, họ đòi tôi phải xuất trình giấy tờ liên quan. Tôi đưa chứng minh nhân dân cho họ xem, họ không đồng ý, và đòi phải trở về nhà mang hộ khẩu lên cho họ xác minh”.
Đây là cách công an áp dụng luật sai, vì theo Luật cư trú, hộ khẩu không được quyền dùng để cho phép hay không cho phép một ai vào tòa án. Đây là cách công an cố tình ngăn cản người có liên quan, ruột thịt đến dự phiên tòa bất công của con em mình.
Từ Vũng tàu, chị Bùi Hằng chia sẻ: “hôm nay, bao trái tim dù ở gần hay cách xa ngàn trùng đang hưỡng về cùng 1 điểm, đó là TOÀ ÁN SÀI GÒN nơi xét xử 2 nhạc sĩ yêu nước và chỉ nói lên nỗi đau xót sự thật trong xã hội ta.
Toà án nơi đấy đã không còn là của Nhân Dân nữa khi mà liên tục những bản án bất công – “ô nhục” được ban ra và cán cân pháp luật bị bàn tay kẻ vong nô bán nước bẻ gãy.
Chúng ta hướng về nơi đó cầu nguyện cho những con người có trái tim yêu nước và không khuất phục bạo tàn.
Chúng ta cầu nguyện cho chính nghĩa- công bằng lẽ phải sẽ đến với người dân nước Việt bao năm lầm than.
Chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào chân lý CHÍNH NGHĨA SẼ THẰNG HUNG TÀN và quan niệm bất biến rằng: “Ở đời này ai nợ ai bất cứ thứ gì đều phải trả, đôi khi phải trả bằng chính tính mạng mình, và trả từ đời này qua đời khác”. Câu nói từ chính miệng 1 ông tướng trong ngành công an vô tình tôi nghe được đêm qua”.
- Lúc 07:36 - Tại trước cổng tòa án, chưa thấy xe chở hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đến, nhưng đã có 100 công an mặc sắc phục đứng trước cổng tòa án. Ở công viên đối diện có khoảng 50 an ninh mặc thường phục đang đi tới đi lui, quan sát và gọi điện thoại, bộ đàm liên tục.
Lưu ý, trên trang www.youtube.com/chuacuuthe, chúng tôi sẽ cung cấp các video liên quan đến phiên tòa. Hiện đã có 3 video clip vừa được đưa lên là: Việt Khang: Tiếng hát bị cầm tù, Những người bạn nói về Trần Vũ Anh Bình, và Nước Nam rạng ngời đi tù.
- Lúc 07:09 – Trên các ngã đường từ DCCT đến Tòa án, số 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý), quận 1, công an đã được bố trí ở các ngã tư rất đông. Mỗi ngã tư có từ 20 đến 25 công an và mật vụ mặc sắc phục lẫn thường phục.
Theo ghi nhận của VRNs, các trạm cảnh sát giao thông giao với đường Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản) công an đứng đông hơn. Ngã tư cắt dường Bà Huyện Thanh Quan (đường từ nhà thờ DCCT ra Tòa) và Trương Định là đông nhất. Ở các trạm cảnh sát giao thông này có cả hàng rào và những công cụ khác để phòng chống bạo động đang được nhân viên an ninh trong tư thế sẵn sàng đẩy ra đường, ngăn người đi bộ hành, diễu hành trên lề đường.
Theo VRNs, hôm nay không có đoàn nào xuất phát từ tu viện DCCT Kỳ Đồng cả, các phóng viên đã có mặt ở các vị trí của mình để làm việc từ tối hôm qua.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tường thuật diễn tiến phiên tòa này.
Xin quý vị theo dõi.
PV.VRNs
Thư gửi hai anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình
Hai anh rất kính mến!
Hai anh có khỏe không? Tinh thần và ý chí thế nào? Các anh đã mất
tích quá lâu và đã chịu quá nhiều đau đớn đọa đày, giờ là lúc các anh
hãy nói cho cả thế giới biết về tộc ác của bọn bán nước. Chúng sẽ tìm
mọi cách để ép các anh nhận tội. Nhưng em tin là không gì có thể làm
lung lạc ý chí và tinh thần của hai anh.
Em xin tự giới thiệu một chút về mình để hai anh biết. Em là một
người còn rất trẻ chỉ mới sống ở nước ngoài một thời gian ngắn. Nhưng đã
được sáng mắt ra rất nhiều. Không còn mù quáng tin vào những khẩu hiệu
dối trá và lừa bịp mà cộng sản đang ngày qua ngày nhồi nhét vào đầu thế
hệ tương lai VN. Không còn cái gọi là tự hào về lá cờ đỏ sao vàng “xây
xác quân thù”. Không còn cái gọi là lòng tự hào về một dân tộc anh hùng
“đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Thay vào đó là sự căm phẫn chế độ
cầm quyền VN hiện giờ, đau xót cho hiện tại và tương lai của dân tộc
đất nước Việt Nam thân yêu.
Những gì hai anh đã làm khiến em vô cùng cảm phục. Hai anh thực sự
là những người yêu nước mang danh nghĩa quốc gia dân tộc. Nhưng không
thể thoát khỏi bàn tay nhuốm máu, “hèn với giặc ác với dân” của những kẻ
“đầy tớ nhân dân” nhưng lại làm tay sai cho Tàu cộng đàn áp đồng bào
mình.
Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa thôi hai anh sẽ phải ra trước cái gọi
là “Tòa án nhân dân” nhưng thực chất lại chống lại nhân dân; cái gọi là
“phiên tòa công khai” nhưng lại tìm đủ mọi cách để ngăn chặn, trù dập
những người đến tham dự?! Những bài nhạc của hai anh là lời tố cáo và
minh chứng rõ ràng nhất cho những gì mà cộng sản đã gây ra cho đất nước
VN bao nhiêu năm qua. Họ đã làm được gì cho đất nước đã sinh ra họ, cho
họ hình hài và địa vị để đứng lên đầu lên cổ nhân dân như vậy. Chưa hết
họ còn cấu kết với Trung cộng gây bao đau thương trên quê hương dân tộc.
Họ bán biển nhượng đất cho Trung cộng để tư lợi cho riêng mình. Họ đang
dần biến VN thành thuộc địa ngàn đời của kẻ thù truyền kiếp phương Bắc.
Tộc ác của họ lịch sử sẽ phát xét. Họ nhất định một ngày sẽ phải quỳ
gối trước Tòa án nhân dân đúng nghĩa để đền tội. Em tin là ngày đó sẽ
đến rất gần thôi.
Hai anh rất kính mến.
Em ngồi đây viết những dòng này cho hai anh cũng giống như rất
nhiều bạn trẻ yêu chuộng tự do dân chủ đúng nghĩa, cũng mong mỏi công lý
sẽ thuộc về hai anh trong phiên tòa sắp tới. Nhưng em biết sẽ rất khó.
Nhưng chúng ta, các bạn ở trong nước sẽ góp tiếng nói giúp cho hai anh,
công luận thế giới sẽ lên tiếng. Cho dù hai anh không thế thắng trong
phiên tòa ô nhục này nhưng em tin rằng hai anh vẫn luôn luôn lạc quan.
Em tin rằng các anh biết rõ sau các anh còn rất nhiều những con tim cùng
chung nhịp đập. Họ sẽ tiếp tục đấu tranh cho quê hương đất nước. Các
anh có thấy không một cô bé Phương Uyên mới 20 tuổi đã có được ý thức
trách nhiệm như vậy. Cô bé ngây thơ hồn nhiên chống Trung cộng, chống
tham nhũng, một hành động cao đẹp xứng đáng được tuyên dương nhưng lại
bị khép vào tội “chống nhà nước”, “lật đổ chính quyền”. Ở cái chế độ
biến chất và tha hóa ấy mọi sự phản ánh về cái xấu của chế độ đều bị
chụp mũ và kết tội một cách đê hèn, bất chấp thủ đoạn.
Mỗi ngày khi nghe những tin tức tiêu cực từ VN, lòng em lại khắc
khoải không yên. Em muốn làm một cái gì đó cho quê hương đất nước nhưng
bất lực. Em tự cảm thấy bản thân mình vô cùng hổ thẹn. Em không dám công
khai nói lên tiếng nói và suy nghĩ của mình vì nỗi sợ hãi của em vẫn
còn. Em không dám công khai đứng lên để tố cáo tội ác của chúng để vạch
trần sự thật cho mọi người biết. Em chỉ dám nói với một vài cá nhân về
suy nghĩ của mình. Chỉ dám bình luận với những nick giả. Ngay cả bài này
gửi cho Dân Làm Báo cũng chỉ là email thay thế của em thôi. Có phải em
quá hèn nhát không hai anh. Nhưng em biết mình vẫn còn may mắn hơn rất
nhiều người. Em được sống ở một đất nước tự do. Được tiếp thu những
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Được thừa hưởng những tinh thần nhân
văn bất diệt của cờ vàng ba sọc đỏ. Em còn may mắn hơn rất nhiều người ở
trong nước, họ vẫn tiếp tục u mê, họ đang chế nhạo những người yêu nước
chính nghĩa, còn gọi họ là “những kẻ phản động “, rồi thì “ăn bám ngoại
bang, nói xấu đất nước”. Họ không biết bản chất thật sự của cái chế độ
mà họ đang từng ngày tôn sùng và bênh vực. Họ không biết được thế nào là
tự do, dân chủ thật sự. Họ không biết được những điều họ xứng đáng được
hưởng chứ không phải là những con rối đến suy nghĩ cũng bị áp đặt. Họ
chấp nhận những bất công của xã hội và cho đó là sự bình thường của tất
cả các xã hội. Họ đang từng ngày tiếp tay cho kẻ thù để làm hại chính họ
và con cháu họ. Thật đáng buồn thay họ không biết việc họ làm.
Hai anh rất kính mến.
Hai anh biết khi đã dấn thân vào con đường gian nan khổ ải này sẽ
phải chịu cảnh đọa ải tù đày nhưng vẫn cam chịu. Hai anh thực sự là
những ngọn đuốc soi đường cho các bạn trẻ biết con đường họ cần đi. Dù
còn rất nhiều khó khăn và chặng đường phía trước còn rất dài và đòi hỏi
sự hy sinh rất lớn. Nhưng em tin rằng rồi đây công lý sẽ giành chiến
thắng. Nhân quyền, tự do, dân chủ sẽ đến trên quê hương Việt Nam thân
yêu của chúng ta. Kết cục của loài cộng sản độc tài vô thần sẽ giống như
ông tổ Liên Xô của chúng. Em tin là như vậy.
Thôi thư đã dài em xin dừng bút tại đây. Cuối thư em xin chúc hai
anh luôn bền gan vững chí để đối mặt với những gian nan phía trước. Mong
hai anh cũng như tất cả những người con Việt Nam đang đấu tranh cho
công lý và nhân quyền luôn bình an và sớm được tự do.
Chiều viễn xứ khắc khoải 29/10/2012
Viet Nam: Acquit songwriters who face 20 years in jail
Amnesty International
– Two Vietnamese songwriters who face up to 20 years in jail for
writing songs criticizing their government should be released
immediately and unconditionally, Amnesty International said today, ahead
of their trial on Tuesday 30 October 2012 at Ho Chi Minh City’s
People’s Court.
Vo Minh Tri, known as Viet Khang, 34, and Tran Vu Anh Binh, known
as Hoang Nhat Thong, 37 have both been detained since late 2011.
Both are accused of conducting anti-state propaganda under Article
88 of Viet Nam’s Criminal Code – an offence that carries a sentence of
up to two decades.
Two Vietnamese songwriters on trial in Ho Chi Minh City’s People’s Court
face up to 20 years in jail. © Neddy Nguyen Hai Nam
“This is a ludicrous way to treat people just for writing songs.
These men are prisoners of conscience, detained solely for the peaceful
exercise of their right to freedom of expression through their songs and
non-violent activities, and should be freed,” said Rupert Abbott,
Amnesty International’s Researcher on Viet Nam.
“The Vietnamese authorities must abide by their constitutional and
international obligations to respect their people’s right to freedom of
expression, including through music and other media.”
The songwriters criticized China’s territorial claims in the
disputed South China Sea – known in Viet Nam as the East Sea – and the
Vietnamese authorities’ response to these claims. They also highlighted
issues of social justice and human rights.
Police arrested Vo Minh Tri in mid-September 2011, released him
shortly afterwards, but then rearrested him on 23 December 2011. Since
then, he has been held in pre-trial detention at No.4 Phan Dang Luu
prison in Ho Chi Minh City. Tran Vu Anh Binh was arrested on 19
September 2011 and has reportedly been held since then in the same
prison.
The songwriters’ trial comes as the Vietnamese authorities continue their crackdown on freedom of expression.
“There is a very disturbing trend of repression against those who
peacefully voice opinions the Vietnamese authorities do not like,” said
Abbott.
A further example came on 14 October 2012 when police arrested
20-year old Nguyen Phuong Uyen and with three other university students
in Ho Chi Minh City. While the others were released later that day,
Nguyen Phuong Uyen remains detained and has been transferred to Long An
province’s detention center.
She is reportedly accused of being involved in distributing leaflets that criticised China and the Vietnamese authorities.
The authorities originally denied holding her, but have since
informed her family that she, like the two songwriters, is being
investigated for anti-state propaganda under Article 88 of Viet Nam’s
Criminal Code.
“Rather than trying to silence the young people of Viet Nam, the
Vietnamese authorities should allow them to express their opinions and
have a say in the development and direction of their country”, said
Abbott.
“The two songwriters and young university student must be released immediately and unconditionally.”
*
Việt Nam: Hãy tha bổng những nhạc sĩ đối mặt với bản án 20 năm tù
Ngày 29/10/2012 – Hai nhạc sĩ Việt Nam đang đối mặt 20 năm tù giam
vì viết bài hát chỉ trích chính phủ của họ phải được phóng thích ngay
lập tức và vô điều kiện, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết ngày hôm nay,
trước phiên toà xét xử vào ngày Thứ Ba, 30/10/2012 tại Tòa án nhân dân
Tp. HCM.
Võ Minh Trí, được biết với tên Việt Khang, 34 tuổi, và Trần Vũ Anh
Bình, tức Hoàng Nhật Thông, 37 tuổi, cả hai đã bị giam giữ kể từ cuối
năm 2011.
Cả hai bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo quy định tại
Điều 88 của Bộ luật hình sự của Việt Nam – một hành vi phạm tội có mức
án lên đến 20 năm.
“Đây quả là lố bịch cho những người chỉ vì viết các bài hát. Những
người này là những tù nhân lương tâm, bị giam giữ chỉ vì thực hiện quyền
tự do ngôn luận thông qua các bài hát và các hoạt động ôn hòa của họ,
và nên được thả tự do”, ông Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam
của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói.
“Nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ theo hiến pháp
và quốc tế, qua đó tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người dân, bao
gồm cả thông qua âm nhạc và các phương tiện truyền thông khác.”
Các nhạc sĩ chỉ trích Trung quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên
vùng Biển Đông và phản ứng của chính quyền Việt Nam đối với tuyên bố
này. Họ cũng nhấn mạnh các vấn đề bất công của xã hội và quyền con
người.
Cảnh sát đã bắt ông Võ Minh Trí vào giữa tháng 9/2011, rồi thả ông
ngay sau đó, nhưng sau đó ông bị bắt lại vào ngày 23/12/2011. Kể từ đó,
ông bị tạm giam tại nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu, Tp. HCM. Trần Vũ Anh Bình
bị bắt ngày 19/9/2011 và được báo cho biết là bị nhốt trong cùng một
nhà tù.
Phiên tòa xét xử hai nhạc sĩ xảy ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp quyền tự do ngôn luận.
“Có một xu hướng rất đáng lo ngại trong việc đàn áp những người nói
lên ý kiến một cách ôn hòa mà chính quyền Việt Nam không thích”, ông
Abbott nói.
Một ví dụ khác như hôm 14/10/2012, cảnh sát bắt giữ Nguyễn Phương
Uyên, 20 tuổi, cùng với ba sinh viên nữa của một trường đại học ở Tp.
HCM. Trong khi những sinh viên khác đã được thả cùng ngày hôm đó, còn
Nguyễn Phương Uyên thì bị giam giữ và đã bị chuyển đến trại giam của
tỉnh Long An.
Cô nữ sinh này bị cáo buộc tham gia rãi truyền đơn chỉ trích Trung Quốc và chính quyền Việt Nam.
Lúc đầu chính quyền phủ nhận có bắt giữ cô ấy, nhưng sau đó đã thừa
nhận khi thông báo cho gia đình cô rằng cô ấy, giống như hai nhạc sĩ,
đang bị điều tra về tội tuyên truyền chống nhà nước theo quy định tại
Điều 88 của Bộ luật hình sự Việt Nam.
“Thay vì cố gắng bịt miệng những người trẻ tuổi Việt Nam, chính
quyền Việt Nam nên cho phép họ bày tỏ ý kiến của mình và có tiếng nói
trong định hướng và phát triển đất nước họ”, Abbott nói.
“Hai nhạc sĩ và nữ sinh viên trẻ tuổi phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện”.
Lại thêm một giải thưởng nữa cho trò chơi không cười không chửi…
Từ hải ngoại nghĩ về các “nhà dân chủ”
Quyền con người không phải là
bẩm sinh và vốn có, mà phải do nhà nước quy định trong pháp luật; và đây
là quan điểm đã được phần lớn các quốc gia trên thế giới vận dụng trong
khi thực thi quyền con người…
(Nhân Dân điện tử) – Nhiều năm trở lại đây, một số tổ
chức và cá nhân ở nước ngoài, nấp dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”,
thường đưa ra nhận xét, đánh giá xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền ở
Việt Nam; đáng tiếc là việc làm của các tổ chức, cá nhân này lại được
một số nhân vật tự nhận là “nhà dân chủ” ở trong nước phụ họa theo. Bức
xúc trước vấn đề này, từ Hoa Kỳ, tác giả Trần Mai gửi tới Báo Nhân Dân
bài Từ hải ngoại nghĩ về các “nhà dân chủ”. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Xạo vừa thôi các đồng chí! Bộ viết bài hết thiêng rồi sao mà phải chế ra cái màn từ hải ngoại bức xúc gửi về cố hương!
Tôi muốn bàn về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam khi một số tổ
chức phản động cực đoan của người Việt ở nước ngoài và một số phần tử
cơ hội ở trong nước được sự “bảo kê” của một số cơ quan truyền thông,
một số tổ chức nhân danh “dân chủ, nhân quyền” hỗ trợ tài chính qua các
loại “giải thưởng”; từ đó xuyên tạc, bóp méo sự thật, rồi tung hô nhau
là “nhà dân chủ” nhằm dễ bề lôi kéo dư luận khi bị pháp luật Việt Nam
trừng phạt.
Hu hu, cái này là giọng điệu quen
thuộc của bồi bút công an đứng xa mấy cây số cũng ngửi thấy mùi. Sao
không nhờ toà đại sứ trả tiền cho một bồi bút Việt kiều yêu nước nào đó
viết lại chút chút cho nó có hơi hướm hải ngoại. Đã láo mà còn bần!
Trước đây, tôi từng tranh luận với một người bạn là nhà báo tại Hoa
Kỳ về đề tài dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Khi đó, người bạn tôi
đang bị cái vòng “kim cô” chống cộng cực đoan (CCCÐ) siết chặt, dù các
luận điểm anh đưa ra đều bị bẻ gãy, nhưng anh vẫn “không phục”. Tôi nói
với anh: “Theo tôi, khi viết
bằng tất cả niềm tin vào sự thật thì chắc chắn không ai buộc tội mình
được. Không chỉ nhà báo mới có cơ hội tiếp cận sự thật, nhà báo cũng
không hẳn phải là người duy nhất vạch ra chân lý. Nhưng lương tâm của
người cầm bút là biết hướng dư luận đi tới chân lý, sự thật”. Anh bạn tôi lắng nghe, không nói gì.
Đọc mấy hàng chữ gạch đít mới thấy
trình độ vừa cướp chùa vừa gõ mõ, vừa phá nhà thờ vừa đọc kinh đã đến
mức phải quay mặt đi để gìm cơn mửa. Nhân Dân điện tử kiếm đâu ra được
một tên bồi giả dạng Việt kiều cỡ này cũng giỏi. Thuộc hàng động vật
hiếm (vì ra đường là bị sét đánh) không dễ à nghe.
Tuy sinh sống ở nước ngoài, nhưng là người con của dân tộc Việt Nam
nên tôi biết, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đôi
khi có cá nhân, tổ chức đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, thậm chí
có người cam tâm phản bội.
Cần gì đi ngược lịch sử cho nó xa
xăm vạn dặm. Trước mắt đây nè: đứa nào dâng đảo Hoàng Sa, thằng nào bán
thác Bản Giốc, con nào cầm cố rừng đầu nguồn, kẻ nào rước tàu khựa vào
nóc nhà Tây nguyên… “Thậm chí có người cam tâm phản bội”! Chính xác hơn
là thậm chí có cả một cái đảng hùa nhau bán nước.
Gần đây, có người vì bất mãn, hoặc mờ mắt khi được các thế lực thù
địch tâng bốc, hứa hẹn, đã bị các tổ chức xấu ở hải ngoại lợi dụng để
chống lại Nhà nước Việt Nam, v.v. Tiếc thay, trong đó lại có một vài
người được coi là trí thức. Từ việc họ làm, từ lời lẽ họ đưa ra, tôi
thấy dường như họ đã trút bỏ những thứ mà gần như cả cuộc đời họ theo
đuổi, rồi sám hối về một số việc họ cho là “lỗi lầm”. Trong đó có người
như là con kỳ nhông, sẵn sàng đổi màu để trở thành “nhà dân chủ”, để
được các thế lực thù địch ngợi ca, đưa ảnh lên in-tơ-nét như là “anh
hùng”, được nhắc tới tên trong thông báo hay lời kêu gọi của các tổ chức
chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam. Theo dõi trên các phương tiện
truyền thông ở hải ngoại, những người Việt luôn hướng về Tổ quốc như
chúng tôi đã thấy họ chỉ là những con người cơ hội. Ðối với họ, quá khứ
đau thương của dân tộc đã không còn ý nghĩa, mà tương lai cuộc “đấu
tranh” của họ thì lại mơ hồ và ảo vọng; nếu thời thế đổi thay, có khi họ
lại biến hình thành người khác!
Ở đó mà ngợi ca, anh hùng… Hó hé
một chút là các đồng chí cởi quần công an ra mặt áo côn đồ vào để làm
nghiệp vụ ném phân vào nhà, ép xe cho té, đạp mặt cho chết, tống vào
trại phục hồi nhân phẩm, ở tù xong kiếm cớ cho ở tù tiếp v.v… Nhưng họ
vẫn tiến bước vì đối với họ quá khứ đúng là đau thương vì nó lừa đảo cả
một dân tộc, tương lai thì mơ hồ vì không biết cái đảng của các đồng chí
sẵn sàng bán nước đến mức độ nào, và thời thế đổi thay họ sẽ biến thành
người khác: đó là những con người thật sự Tự Do.
Trước tiên, xin điểm qua mấy “nhà dân chủ, nhân quyền” ở hải ngoại,
đó là người mà dân thường như chúng tôi vẫn gọi là các ông bà “mặt trơ
trán bóng”. Họ là người có bề dày “thành tích bất hảo”, thành thạo trong
việc vu khống, chống phá Nhà nước Việt Nam, trong đó có người mấy chục
năm nay chỉ làm cái việc xấu xa là lập ra các “tổ chức ma” để lừa bịp và
quyên góp tiền bạc của người Việt không có điều kiện tìm hiểu hiện tình
đất nước. Có thể kể ra Nguyễn Ngọc Bích, Võ Văn Ái, Nguyễn Tường Bách,
rồi Ðoàn Viết Hoạt, Nguyễn Minh Cần, Nguyễn Hữu Lễ, Phạm Ngọc Lũy,
Nguyễn Quốc Quân,… Những người này đã hợp bè kết đảng với nhau, tự xưng
là “mạng lưới nhân quyền Việt Nam”.
Đã dốt mà ham nói phét. Nội đọc 8
cái tên trên dân giang hồ sành điệu cũng biết rõ ông Quân không ưa ông
Luỹ, ông Luỹ chẳng khoái gì ông Ái, ông Ái chẳng thèm ngó mặt ông Quân…
Gom ẩu gom tả lại với nhau thành một cái “mạng lưới nhân quyền” trong
khi trong 8 cái tên đó lại không có những ông đầu não của Mạng lưới nhân
quyền!
Họ tiến hành vô số hoạt động CCCÐ, hằng năm trao “giải thưởng nhân
quyền” cho các phần tử chống đối ở quốc nội. Các giải này được trao theo
kiểu “anh trước em sau”, người nào rồi cũng có. Người nhận giải là các
nhân vật có hành vi vi phạm pháp luật đã bị Tòa án Nhân dân tuyên án,
như Trần Anh Kim, Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị
Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Văn
Lý, Thích Quảng Ðộ, Nguyễn Ðan Quế, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần,… Không
phải bà con ở hải ngoại không biết họ là ai, chúng tôi biết họ chỉ là
mấy “nhà dân chủ cuội” và đã có rất nhiều ý kiến vạch rõ bản chất của
họ, cùng những lời phê phán họ trên các phương tiện truyền thông ở hải
ngoại.
Sao kỳ dzậy ta. Trao giải thưởng
nhân quyền là CCCĐ (kiểu viết tắt này mấy chú công an mạng (CAM) chuyên
dùng để xả rác trong thôn DLB)!?
Theo chỗ tôi được biết, hiện nay trên thế giới có hai cách tiếp cận
quyền con người: thứ nhất, nhân quyền là quyền tự nhiên, không phụ
thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, ý chí của bất cứ cá
nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào và không
một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền
con người; thứ hai, quyền con người không phải là bẩm sinh và vốn có, mà
phải do nhà nước quy định trong pháp luật; và đây là quan điểm đã được
phần lớn các quốc gia trên thế giới vận dụng trong khi thực thi quyền
con người. Ðiều này là đúng đắn, cần thiết, bởi đối với các chế độ chính
trị – xã hội đề cao quyền con người, ngoài yêu cầu về tính văn hóa, mà
trước hết và trực tiếp là các chuẩn mực đạo đức, việc mỗi người thực thi
quyền của mình như thế nào để không làm ảnh hưởng tới quyền của người
khác, việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, việc hạn chế các cơ quan
hành pháp, cá nhân có trách nhiệm có thể vi phạm quyền con người,… phải
được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Về vấn đề này, ngài
Sérgio Vieira De Mello, nguyên Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc, người đã
tử nạn khi đang làm việc tại Iraq năm 2003, từng phát biểu: “Văn hóa
nhân quyền có được sức mạnh lớn nhất từ những mong muốn và hiểu biết của
mỗi cá nhân. Trách nhiệm bảo vệ nhân quyền thuộc về các nhà nước. Nhưng
chính những hiểu biết, tôn trọng, mong muốn về nhân quyền của mỗi cá
nhân là điều mang lại kết cấu và sức bật hằng ngày cho nhân quyền”.
Quyền con người không phải là
bẩm sinh và vốn có, mà phải do nhà nước quy định trong pháp luật; và đây
là quan điểm đã được phần lớn các quốc gia trên thế giới vận dụng trong
khi thực thi quyền con người… Ôi má nó ơi, sao sinh ra được một con
gì độc đáo thế này! Nó chửi như tát nước vào mặt của Bác vĩ đại của nó
khi “người” tuyên bố trước bà con hai họ “Tất cả mọi người đều sinh ra
có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc” (dù rằng câu này “người” đi chôm của thằng đế quốc tư
bản giãy chết)
Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, nhân quyền luôn là vấn đề được các chế độ chính trị – xã hội quan tâm, song không phải chế độ chính trị – xã hội nào cũng thật sự quan tâm bảo đảm về nhân quyền.
Dữ hông. Hồi nãy đến giờ mới viết một câu đung đúng. Tính len lén chửi xéo đảng ta hử đồng chí!
Các “nhà dân chủ” trong nước thử nhìn sang những nước khác, bên một
số ít quốc gia ở Bắc Âu có sự quan tâm nhất định, thì tại nhiều nước
khác, việc vi phạm nhân quyền, chà đạp lên quyền con người,… vẫn khá phổ
biến. Ngay tại Mỹ, nơi chúng tôi đang sống, nhân quyền nhiều khi cũng
chỉ là câu khẩu hiệu, bởi tình trạng phân biệt chủng tộc, tình trạng bạo
lực trong trường học, việc xả súng bừa bãi,… vẫn tồn tại trong thời
gian dài.
Vậy sao!? Nếu vậy sao không cuốn
gói về thiên đường của bác và đảng mà sống cho nó lành (he he nói chơi
thôi chứ em nó đang ngồi nhậu ở quán thịt chó Hà Nội sau khi lận lưng
chút ít tiền công cho bồi bút). Mà đồng chí nè, cái vụ bạo lực, xả súng
nó là tệ nạn xã hội, chẳng phải là phạm trù nhân quyền đồng chí à.
Chẳng hạn theo số liệu của FBI, mỗi năm ở Mỹ có tới 30 nghìn người
bị chết do các vụ bạo lực liên quan đến súng. Các “nhà dân chủ” ở quốc
nội nên hiểu rằng, quốc gia có mô hình xã hội mà họ muốn mô phỏng và xây
dựng ở Việt Nam, lúc nào cũng sử dụng trò chơi hai mặt, họ chỉ bảo vệ
quyền lợi của họ mà thôi. Hình như các “nhà dân chủ” ở quốc nội không
thật sự hiểu được những lời ban tặng từ hải ngoại, để rồi biến mình
thành con rối đáng thương. Vâng, nếu đất nước không có dân chủ và nhân
quyền, người gốc Việt từ khắp năm châu đã không trở về nước làm ăn, sinh
sống. Bản thân tôi cũng vậy, vì công việc và gia đình nên tôi không thể
như người khác, nhưng hằng năm tôi vẫn trở về, và được tận mắt chứng
kiến bao sự đổi thay trên quê hương, đất nước.
Nếu có dân chủ thì có ngon để 90
triệu người dân tự do lập đảng, tự do đi bầu có giám sát của Liên Hiệp
Quốc mà VN là một thành viên đi. Nếu có nhân quyền theo kiểu “khi viết bằng tất cả niềm tin vào sự thật thì chắc chắn không ai buộc tội mình được” thì thử để dân tự do làm báo đi! Mới có vài trang blog lề Dân mà thủ tướng đã ra công văn đòi xử lý, ở đó mà nhân với quyền!
Ðể nhìn rõ tính khách quan của vấn đề, tôi dẫn lại kết quả nghiên
cứu của Viện Phát triển quốc tế Harvard thuộc Ðại học Harvard (Hoa Kỳ)
sau khi khảo sát Việt Nam, nhà nghiên cứu Dam Fforde đánh giá: “Việt Nam
có được những lợi thế chính trị quan trọng. Lên nắm quyền qua chiến
tranh và cách mạng chứ không phải do lực lượng bên ngoài áp đặt, năm
1975, Ðảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu một hệ thống chính trị nhất thể
với một quyền lực và tính hợp pháp không bị ai thách thức. Sau ba thập
kỷ đấu tranh, Ðảng đã loại mọi đối thủ và khôi phục Việt Nam thành một
nước độc lập và thống nhất. Ban lãnh đạo của Ðảng nằm trong số ổn định
và thật sự nhất trí trong thế giới cộng sản, đảng viên của Ðảng bao gồm
một phần lớn những người tận tụy và yêu nước nhất ở Việt Nam. Hơn nữa,
đó là một đảng mà sự tồn vong và thắng lợi cuối cùng đã dựa vào việc huy
động sự ủng hộ của quần chúng”.
Hay thiệt à nghe. Thằng cha Dam
Fforde là ai vậy cà. Lên gù gồ tìm thằng chả thì thấy có tới… 71 kết
quả. Toàn là kết quả tiếng Việt, đến từ bài viết này được đăng lại trên
vài trang mạng tiếng Việt!
Ðương nhiên, chúng tôi cũng hiểu rõ những thách thức mà Ðảng Cộng
sản Việt Nam có thể gặp phải trong vai trò là đảng cầm quyền. Một vấn đề
khách quan luôn có thể đặt ra với bất kỳ đảng cầm quyền nào, là khả
năng bị tha hóa bởi lạm quyền và quan liêu hóa.
Còn có vấn đề… chủ quan nữa đồng
chí ạ. Đảng cướp chính quyền, đảng cầm quyền, đảng cùng nhau lạm quyền
muôn năm, và đảng thi nhau quan liêu hoá. Đó là cái đảng bầy sâu và một
bộ phận không nhỏ hư đốn của đồng chí đấy.
Ở hải ngoại, theo dõi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), gần đây là
Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI), chúng tôi thấy Ðảng Cộng sản Việt
Nam đã tiếp tục chứng tỏ sự nghiêm túc khi nhìn thẳng vào sự thật, không
che giấu khuyết điểm và hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp cấp bách và
cơ bản để khắc phục, đưa đất nước đi lên.
Hỏi ông Trọng và ông Sang thì biết
rõ sự nghiêm túc và đất nước đi lên hay đâm đầu xuống hố sau khi đại hội
6 hạ màn và “đồng chí X” giảng bài tự trọng.
Từ đầu năm đến nay, chúng tôi thấy rất rõ sự quan tâm, ủng hộ của
các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước khi Ðảng Cộng sản Việt Nam
quyết tâm tiến hành các giải pháp cấp bách, cơ bản để xây dựng, chỉnh
đốn Ðảng. Nhiều hành động công khai và minh bạch đã được tiến hành, thể
hiện quyết tâm lớn trong chống tiêu cực, tham nhũng, hoàn thiện thể chế,
cải cách hành chính, và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN.
Ở tận Hoa Kỳ mà thấy rõ sự quan tâm, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong nước
– hay thật nghe. Còn sự ủng hộ của tầng lớp nhân dân ngoài nước sao mà
thấy được hay vậy? Chỉ giùm đi. Dân ở Mỹ sáng… cỡi xe đi chiều cỡi xe
về… cày bừa chăm chỉ, cuối tuần may lắm bạn bè họ gặp nhau vài mạng, đủ
để gọi là tầng lớp nhân dân để thấy rõ sự quan tâm, ủng hộ cái đảng mà
họ chạy trối sống trối chết để thoát ách cai trị!? Hay là ra chợ Phước
Lộc Thọ ở Cali nghe mọi tầng lớp nhân dân vừa xách giỏ đi chợ vừa gào
lên… chúng tớ ủng hộ đảng!.
Ðó là thông điệp rõ ràng, báo hiệu sự chuyển mình mạnh mẽ vì quyền
lực và lợi ích của nhân dân, vì một nền dân chủ rộng rãi cho mọi người.
Chúng tôi hiểu, việc một số tổ chức, cá nhân đặt vấn đề Việt Nam vi phạm
quyền con người và đàn áp người bất đồng chính kiến, cần thực hiện “tam
quyền phân lập”,… thực chất là vu khống, xuyên tạc, thiếu thiện chí,
không phản ánh đúng đắn tình hình trong nước thời gian qua. Trước sự
thật không thể bác bỏ ấy, chúng tôi nghĩ, nếu các “nhà dân chủ” ở trong
nước thực tâm mong muốn xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, độc lập
dân tộc và chủ quyền đất nước được giữ vững, mọi người đều được tạo điều
kiện để phát triển,… thì nên làm những việc ích nước, lợi dân. Hãy cống
hiến và cùng toàn dân xây dựng Tổ quốc Việt Nam hùng cường. Hãy là
người Việt Nam chân chính để chúng tôi có thể học hỏi và noi theo.
Trước những sự thật không thể bác bỏ ấy… Một điều ngồ ngộ là mấy thằng nói láo nào cũng quen tật mở miệng: nói thiệt nghe…
TRẦN MAI (Hoa Kỳ)
Mai Trần (Hà Nội)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét