Múa “vụng” nên bị “lộ” hàng!
Trên diễn đàn Quốc hội trong kỳ họp lần thứ tư – khóa XIII,
khai mạc ngày 22/10 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày báo cáo
về tình hình kinh tế xã hội, thừa nhận có lỗi với Dân, Quốc hội, Đảng
trong công tác quản lý điều hành là điều dễ hiểu. Ngoài các khuyết điểm
của cá nhân người đứng đầu Chính phủ đã được thừa nhận, trong cơ chế
còn nhiều khuyết tật của hệ thống chính trị, Thủ tướng cũng có thể làm
tốt hơn nhưng rất tiếc ông đã không làm được.
Trong đó, còn có nguyên nhân nhiều cộng sự của Thủ tướng thiếu hẳn
khả năng kỹ trị, điển hình như các ông Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ,
Nguyễn Văn Bình vv…càng làm cho người dân mất lòng tin vào sự điều hành
của Chính phủ.
Cách đây không lâu, tôi viết bài “Không chuẩn cần phải chỉnh” phê
bình phát ngôn của ông Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vương Đình Huệ đăng trên
trang nhất báo Thanh Niên. Báo đã được in phát hành rộng rãi nhưng đến
buổi trưa, người ta thương lượng với nhau xin rút bài báo ấy trên online
vì ngại ảnh hưởng lớn đến uy tín vị thượng thư “tay hòm, chìa khóa” của
đất nước. Mới đọc thông tin ông Vương Đình Huệ báo cáo trước Quốc hội
cho biết, do ngân sách năm 2013 khó khăn, Chính phủ đề nghị hoãn việc
tăng lương tối thiểu cho 22 triệu công chức và người làm việc trong khu
vực Nhà nước! Thế là mọi oán giận của người dân lại được dịp trút lên
đầu ông Thủ tướng.
Thủ tướng nhận lỗi trước quốc hội
Người dân có quyền nghi ngờ các con số thống kê công khai ở xứ Đại Cồ
Việt ta vì các con số nhảy múa, đá nhau, gây cảm giác khó tin cậy. Ngay
cả trường hợp cho rằng con số 22 triệu người hưởng lương ngân sách là
đúng cũng là quá nhiều!
Trước cách mạng tháng Tám, toàn Đông Dương chỉ có 5 ngàn viên chức ăn
lương chính quyền thuộc địa, còn bây giờ…Thế thì ngân sách nào chịu nổi
!? Hệ thống chính trị phình lớn, quá tải, bất cập như hiện nay tất cả
đều đổ lên đầu tiền thuế của người dân có trách nhiệm lớn của Đảng (lãnh
đạo tối cao và toàn diện)!Mặt khác, nếu “chẻ hoe” con số theo báo cáo
của ông Vương Đình Huệ, thấy ngay sự ngụy biện, cố tình lừa Quốc hội.
Nói có sách, mách có chứng, chúng ta cùng nhau xem lại bảng thống kê số
người làm việc trong khu vực nhà nước in ở Niên giám thống kê 2011. Từ
bảng này, có thể thấy số người ăn lương ngân sách gồm quản lý nhà nước
(kể cả bộ máy Đảng, các đoàn thể), an ninh, quốc phòng , giáo dục &
đào tạo, khoa học & công nghệ, y tế, hành chính và dịch vụ hỗ trợ
(1541,2+ 1731,8 + 220,2 + 480,8 + 32,3 nghìn người ), tổng cộng 4006,3
nghìn người . Xin lưu ý những người thuộc khu vực nhà nước nhưng làm
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì không ăn lương từ ngân sách nhà
nước.Ngay ở Niên giám thống kê nói trên, con số sơ bộ năm 2011 tổng cộng
cũng chỉ là 5250,6 nghìn người. Chắc chắn, nếu có tính cả những người
hưởng lương hưu và những người được trợ cấp (người có công, thân nhân
liệt sĩ vv…) cũng không thể đào đâu cho đủ con số 22 triệu người như ông
Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã “úm ba la” báo cáo trước Quốc hội?!
Ông Bộ trưởng đã quên rằng lương hưu do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả
phần lớn, còn khoản trợ cấp cho người có công, thân nhân liệt sĩ thường
là nhỏ, nếu có tăng theo tỷ lệ tăng lương cũng không bao nhiêu so với
tiền lương. Vì vậy, việc nhập tất cả vào số người được tăng lương và trợ
cấp, coi như nhau là một cách dùng con số không sòng phẳng, cốt gây ấn
tượng và biện hộ cho chủ trương hoãn tăng lương.
Tham khảo bảng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực
Nhà nước phân theo ngành kinh tế (trích từ số liệu thống kê trên trang
mạng của Tổng cục Thống kê)
|
Trước đây khoảng 5 năm, số người hưởng lương hưu trí là 4 triệu người.
Nếu kiểm tra lại số liệu thống kê cũ xuất bản những năm 2005-2007, số
người làm cho hành chính, hoạt động đảng, v.v năm 2005 không phải là
1568.5 mà thấp hơn nhiều (so với số của Tổng cục thống kê xuất bản hiện
nay). Chắc chắn người ta đã “xào nấu” lại con số cho mục đích riêng của
mình.
Theo tôi hiểu, con số những người nhận lương của Nhà nước là:
1. Hành chính, công an, quân đội: 1,5 triệu.
2. Giáo dục: có thể đến 90% số 1,3 triệu (1 phần là giáo dục tư nhân)
3. Một số công chức y tế, nghiên cứu, nghệ thuật 0,2
4. Hưu trí: 4 triệu
2. Giáo dục: có thể đến 90% số 1,3 triệu (1 phần là giáo dục tư nhân)
3. Một số công chức y tế, nghiên cứu, nghệ thuật 0,2
4. Hưu trí: 4 triệu
Tổng cộng 7 triệu.
GDP = 122 tỷ US, khoảng 40% là đầu tư, trong đó từ Nhà nước là 30%.
Vậy đầu tư nhà nước là 122 x 0,4 x 0,3= 14,64. Nếu lấy đi 20% để trả
lương thì là 2,9 tỷ USD. Số này chia cho 7 triệu thì mỗi người được 418
USD. Nếu chỉ 1/2 hay 1/4 cũng đã tốt chán.
Đầu tư công phải ngừng vì… dàn trãi và…hụt vốn !
Có nhiều giải pháp để tăng lương như rà soát tiết kiệm tối đa các
khoản chi không cần thiết như đi nước ngoài, hội họp, lễ hội, đầu tư vào
các công trình chưa cấp bách, hiệu quả kinh tế không rõ lại tác động
lớn đến môi trường, mạnh dạn cắt giảm biên chế ở nơi quá cồng kềnh,
chồng chéo vv…
Nhìn ra thế giới ở các nước, vấn đề ưu tiên số 1 chỉ trả lương ngân
sách cho công chức là khu vực thực sự cung cấp dịch vụ công cho dân. Ở
ta trả cả cho Đảng và các khối đoàn thể – chỉ lãnh đạo chung chung và hô
khẩu hiệu ( “bình hoa tốn kém” như nhận xét của Ts Lê Đăng Doanh), nên
bộ máy phình ra hơn gấp 3 lần. Đây là nguyên nhân cốt lõi nhất (thuộc
lỗi hệ thống) khiến cho Chính phủ lúng túng không thể cải cách tiền
lương được. Ông Bộ Nội vụ cứ múa may thế thôi, không thuộc tầm của mình
cho nên nếu múa vụng mà hở bụng thì có lẽ chỗ này là chỗ “hàng lộ nhất”!
Vấn đề thứ hai được đặt ra, tại sao cứ phải đầu tư nhiều công trình
quá mức, toàn khủng và dàn trải, chưa cấp bách, chưa rõ hiệu quả, chậm
thu hồi, ngốn hết ngân sách?. Phải chăng các công trình này chủ yếu là
mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, lãng phí, mà không ưu tiên cho việc tăng
lương theo thời hạn vừa đúng đạo lý, vừa hợp lòng dân?. Trong khi đó,
rõ ràng là đời sống của người làm công ăn Lương ngân sách không được ưu
tiên bằng các dự án (được hưởng %) nên người ta sẵn sàng trì hoãn lời
hứa tăng Lương khi gặp khó khăn. Còn nói tăng lương thì phải in tiền là
cách nói thiếu trách nhiệm chỉ làm tăng lạm phát, khổ người dân.
Trước đây, tôi đã viết một số bài liên quan đến kinh tế như “Đường
sắt cao tốc kim tự tháp của Việt Nam”; “Đường sắt cao tốc và đằng sau
các con số thống kê”; “Bài toán kinh tế dự án Bauxite Tây Nguyên”; “Nợ
công đại vấn đề”; “Chỉ số GDP và ICOR” vv…để thấy sự khó tin của các con
số biết “nhảy múa” ở xứ ta. Nếu con số mà biết nói năng, không hiểu ông
Bộ trưởng Vương Đình Huệ sẽ đối đáp ra sao nhỉ? Nói chung, thống kê ở
Việt Nam vẫn còn mang nặng tính phụ họa cho chính sách của lãnh đạo Đảng
và Nhà nước. Ở đây, vấn đề không may là Bộ trưởng họ Vương múa “vụng”
nên bị “lộ” hàng!
Công nhân lãng công
Việt Nam ta như đang trong “cơn sóng cả”, sóng lớn
xô đẩy nền kinh tế xã hội nghiêng ngã. Các chính sách ban hành ra thay
đổi như có bàn tay ai cố tình cười trên nỗi khổ của người dân và doanh
nghiệp, Ví dụ như chính sách về lãi suất ngân hàng cao nhất thế giới,
chính sách thu – chi ngân sách, chính sách đất đai, chính sách độc quyền
doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo), chính sách
“độc quyền vàng miếng SJC” vv…. Ai cũng biết là “duy ý chí” nhưng chẳng
nhẽ cứ im lặng và đành bất lực đứng nhìn …
Viết đến đây, tự nhiên thấy mắt hoa, đầu váng, quyết định đóng bàn
phím vì nhớ lời nhắn của Anh Bẩy Nhị, một người bạn đồng tâm: “Tôi thật
thông cảm và e ngại cho sức khỏe của anh. Bởi từ tôi suy ra mà biết:
động não nhiều quá, nhất là những vấn đề …thì tổn thọ ghê lắm anh Trường
ạ! Cuộc sống đi tới chầm chậm, “lừng lững” như nhà văn Nguyên Ngọc nói
mà ta nóng lòng chạy trước nai lưng kéo chiếc xe đang đổ thì ích lợi
gì?”.
Tô Văn Trường
(Người Lót Gạch)
1330. Tâm tình ông Bảy Nhị: “CHỈ CẦN RÀNH BỐN PHÉP TOÁN LÀ LÀM ĐƯỢC LÃNH ĐẠO”
Bài phỏng vấn dưới đây báo Nhân dân đã đăng số ra ngày 22-10-2012 sau khi biên tập. Những đoạn biên tập chỉnh sửa có màu đỏ sẫm, những đoạn bị cắt bỏ có màu đỏ tươi.Tâm tình ông Bảy Nhị:
“CHỈ CẦN RÀNH BỐN PHÉP TOÁN LÀ LÀM ĐƯỢC LÃNH ĐẠO”
Hồ Cúc Phương (thực hiện)Tôi gọi điện thoại cho nguyên Chủ tịch tỉnh Nguyễn Minh Nhị và đề nghị được về tỉnh lúa An Giang thăm ông. Biết tôi lặn lội từ Hà Nội vào, ông xởi lởi, “chờ ngày nghỉ cuối tuần, chú lên Sài Gòn kết hợp công chuyện và tới chỗ cháu luôn cho đỡ cực”. Thấy tôi tỏ ý xúc động vì tấm thịnh tình ông dành cho cô phóng viên lần đầu gặp gỡ, bạn bè bảo: “quan chức địa phương, ông nào chẳng có xe hơi, chẳng sở hữu dăm ba căn nhà ở thành phố. Một công đôi việc, đằng nào cuối tuần ổng chẳng về đây nghỉ ngơi, hưởng thụ!”. Tôi nghĩ thầm, cũng có lý. Rồi ông tới tận Văn phòng đại diện báo Nhân Dân gặp tôi, đúng hẹn, không sai một phút. Thấy tôi nhìn quanh: “xe chú đậu chỗ nào”, ông cười hiền: “chú lên bằng xe đò mà”. “Rồi trò chuyện với cháu xong, chú về đâu?”. “Kêu thằng con rể chạy xe gắn máy tới rước, lâu rồi chú chưa thăm con, thăm cháu ngoại”. “Vậy chứ chú không có nhà riêng trên này sao?” – tôi ngạc nhiên. Lại một nụ cười chân chất, “Đừng nghĩ cứ quan chức là vơ vét được nhiều tiền, thu vén được nhiều tài sản. Chú sinh ra là nông dân, làm quan chức sống cùng nông dân. Nghỉ hưu, chú nuôi năm hầm cá tra, được bảy năm rồi, có năm thu hoạch gần cả ngàn tấn, kiếm bộn tiền đó nghe. Chú đã gắn bó máu thịt một đời với mảnh đất Long Xuyên, An Giang. Giờ mắc mớ chi mà lên Sài Gòn ở cho mệt”.
Nhiều nhà báo từng được trò chuyện trực tiếp với người đứng đầu vựa lúa An Giang đều đánh giá ông có vốn hiểu biết rất rộng, tư duy nhạy bén, sắc sảo, cách diễn đạt giản dị nhưng đầy sức thuyết phục. Vậy mà nghe nói ngày còn nhỏ, ông còn chưa học hết lớp Nhất trường làng?
Ông Bảy Nhị (cười sảng khoái): Chính xác. Tất cả những kiến thức tôi có được trong đầu đều nhờ vào học lỏm, chẳng hề được đào tạo bài bản cái gì hết trơn. Người ta hay đặt vấn đề nghi vấn bằng cấp của mấy ông quan chức này nọ là đồ thật hay đồ giả. Trường hợp tôi rất khoẻ, khỏi phải đi xác minh chi cho cực. Đời tôi chỉ có duy nhất một tấm bằng lý luận chính trị do Trường Nguyễn Ái Quốc cấp thôi. Tôi bỏ ngang lớp Nhất vì không có tiền làm giấy khai sinh cho đủ thủ tục để thi lên đệ thất. Nhưng quyết tâm tự học không ngừng nghỉ của tôi có được là nhờ ông anh trai ruột Nguyễn Minh Đào (sau này là Phó Bí thư Tỉnh uỷ An Giang) luôn khuyên bảo, động viên. Lý do mà ổng đưa ra giản dị thế này thôi. Giấc mơ mà tôi ôm ấp từ nhỏ là muốn làm được nhiều điều tốt đẹp cho người dân An Giang quê mình. Để biến giấc mơ ấy thành hiện thực, tôi phải ráng học, phải cố gắng phấn đấu vào Đảng. Vô Đảng là để được giao trọng trách, để có thể làm được nhiều việc có ích. Xin được nhấn mạnh, trọng trách chứ không phải địa vị. Bởi không được ngồi ở vị trí ấy, không có quyền quyết định thì có muốn phục vụ nhân dân cũng đành chịu. Còn nếu không có chữ nghĩa thì rất khó làm được công việc lãnh đạo, mà nếu có làm thì cũng rất dễ mắc sai lầm vì thiếu hiểu biết.
Và nhờ nỗ lực tự học không ngừng nghỉ, ông đã được giao trọng trách rất sớm, như một lãnh đạo trẻ nhất tỉnh. Những quyết sách đầu tiên của ông lúc đó, nghe nói cũng rất táo bạo?
Năm 1988, mới 42 tuổi, tôi trở thành người lãnh đạo trẻ nhất tỉnh, khi nhận quyết định chuyển công tác từ Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ sang làm Giám đốc Sở Nông nghiệp An Giang. Một năm sau, tôi đề xuất xây dựng chương trình khuyến nông đầu tiên của cả nước và ký quyết định thành lập Ban khuyến nông của Sở. Phó Giám đốc đề xuất nên báo cáo Tỉnh uỷ vì đây là việc khá nhạy cảm, Bộ Nông nghiệp lúc đó không ủng hộ. Biết đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ rất đồng tình nhưng không dám quyết, tôi nói luôn với cậu phó, “khỏi báo cáo, tao chịu trách nhiệm toàn bộ. Được thì dân hưởng, tội vạ đâu tao xin gánh hết”. Tôi nghĩ, làm người lãnh đạo thì phải dám quyết, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân vì tất cả những điều đó. Không được phép dựa dẫm, đổ thừa vào cái gọi là trách nhiệm tập thể. Tính tôi là vậy, quyết liệt tới cùng. Không chỉ một lần, sau này khi đang là Chủ tịch An Giang, tôi cũng đã kiên quyết phản đối chủ trương xây bảy cái cống ngăn thoát nước sông Hậu do Bộ Nông nghiệp chủ trương thực hiện. Tôi nói, trong này đã chống lũ triệt để xong rồi, làm chi cho tốn kém ngân sách thêm nữa, lại cản trở giao thông. Vụ việc sau đó phải báo cáo lên Hội nghị thường vụ Tỉnh uỷ. Ông bí thư bảo, “có tốn kém cũng là tiền trung ương”. Tôi phản đối, “đâu có, đó là tiền của dân. Cá nhân nào quyết làm là tôi thưa đến cùng đó”. Mà nghe đâu nay người ta vẫn còn tiếp tục ghi danh mục đầu tư sắp tới.
“Trực ngôn nghịch nhĩ”, thái độ quyết liệt ấy chắc chắn mang lại cho ông khá nhiều hệ luỵ. Ông đã chọn cách hoá giải chúng ra sao?
Tôi quan niệm thế này, cái tâm chính là cứu cánh lớn nhất của cuộc đời mình. Làm cái gì cũng phải thật, trước hết là thật với chính mình. Nhiều người cứ tự gạt gẫm, rằng làm bậy ai biết. Nhưng ông bà mình đã dạy “cái kim giấu trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Cứ làm thật, ăn thật, nói thật và đối xử với nhau chân thành thì chẳng ai nỡ hại mình. Mà rủi có ai làm vậy thì Trời sẽ cứu.
Ngày tôi làm Giám đốc Sở Nông nghiệp, có một nhân viên làm đơn nặc danh kêu thưa khắp nơi. Tôi quyết định rút anh ta về làm trợ lý, theo dõi tình hình tài chính của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp do Sở quản lý. Mọi người thắc mắc, tôi nói “nó ở xa không biết nên nghi tao làm bậy, mới kiện cáo tùm lum. Giờ cho nó về gần, quan sát tao làm việc trực tiếp, chắc chắn nó sẽ hiểu”. Cậu đó sau này thương tôi lắm đó.
Nhớ hồi tôi quyết định giao đất xây dựng Trung tâm khảo nghiệm Định Thành rồi Nhà máy sản xuất thuốc sâu ngoài Bình Đức, tranh chấp thưa gởi khắp nơi, còn tôi trở thành đối tượng bị cấp trên điều tra, xem xét. May mắn là những cơ sở này đều phát huy được hiệu quả, đem lại lợi ích cho nông dân. Chứng tỏ mình đã giao đất đúng người, đúng chỗ. Mấy chỗ đó mà làm ăn trây trét là chắc chắn khối người mắng: “giao đất cho thằng mắt ma ấy làm gì, thấy nó phá dữ không”.
Nhân nhắc tới chuyện giao đất, tôi chợt nhớ trong một lần trả lời phỏng vấn, ông đã khẳng định như đinh đóng cột trước công luận: tôi có thể tự hào rằng suốt những năm làm lãnh đạo, tôi chưa hề có đề xuất nào gây hậu quả cho nông dân, không hề bị thế lực nào chi phối chủ trương đầu tư để kiếm lợi mà làm dân thiệt, ngân sách thiệt. Đã nghỉ hưu nhưng tôi vẫn sẵn sàng lắng nghe phê bình, chứ không phải giờ “hạ cánh an toàn” rồi mới nói mình sạch, nói cho sướng miệng?
Về đề xuất gây hậu quả cho nông dân, tôi tự tin rằng mình tránh được. Bởi tôi sinh ra là nông dân thứ thiệt. Đã có lần tôi khẳng định với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Tôi uống nước phèn mà lớn, đất phèn có thể dùng thủy lợi cải tạo và kỷ thuật canh tác riêng đều có thể trồng trọt được hết các loại cây ngắn ngày nên tôi không sợ”. Những quyết sách mà tôi đưa ra không hề liều mạng, bởi tôi chỉ làm khi biết chắc chắn 99,99% thành công. Uy tín dù có nhiều, xài hoài rồi cũng hết. Thất bại là dân chửi te tua, tôi đâu dám quyết bậy.
Ngày làm lãnh đạo, tôi cũng từng xắn quần đi trồng rừng, chửa cháy rừng, thiết kế mương phèn trên đất khai hoang vùng Tứ giác Long Xuyên… cùng người nông dân, anh em kiểm lâm và bộ đội. Không được trang bị nhiều kiến thức khoa học nhưng tôi gắn bó máu thịt với mảnh đất này, tôi luôn gần dân, học hỏi kinh nghiệm từ dân. Chuyện đắp đập chắn nước để sản xuất vụ Hè Thu 1976 ở huyện Phú Tân lần đầu tiên ở An Giang là tôi học từ kinh nghiệm người Campuchia hồi còn kháng chiến (1972) qua câu họ trả lời tôi “Vì sao đêm qua nước tràn đồng?” – là vì “Ăn bắp rồi bửa đập cho nước vô”. Thuyết phục nông dân, tôi dùng hình ảnh và ngôn ngữ trực quan, nôm na. Dân hiểu và nghe, nghe là họ làm theo thôi.
Vâng, những quyết sách do dân và vì dân ấy dù sao cũng dễ thực hiện, vì nó chỉ phụ thuộc vào cá nhân ông Chủ tịch dám làm dám chịu trách nhiệm. Nhưng việc đối mặt với những mánh lới chạy dự án tinh vi, những món lợi quá lớn từ số phần trăm hoa hồng “lại quả”, trong khi vẫn phải giữ mình trong sạch là điều rất khó, thưa ông?
An Giang là một trong những địa phương có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư. Chạy dự án, lobby – vận động hành lang … để có suất ngon lành, để hưởng lợi không thiếu. Nhưng tôi dám nói mình chưa hề chịu sự chi phối của bất kỳ thế lực nào trong chủ trương đầu tư là có cơ sở. Là người ký duyệt dự án, tôi chẳng cần nhận bao thơ của ai. Riêng chuyện biết trước qui hoạch, cho người nhà hoặc “tay chân” lén mua đón đầu chờ cơ hội bán (hoặc đền bù) lấy lời là đủ kiếm bộn tiền nhưng tôi dứt khoát nói không. Chuyện (theo thông lệ mà luật cho phép doanh nghiệp) tôi có nhận quà (tiền) cảm ơn (thưởng cuối năm) chút đỉnh từ phía doanh nghiệp, cá nhân là có. Nói chưa bao giờ nhận là không thật thà. Mỗi người chỉ dăm ba triệu thì cộng lại cũng đã là một mớ kha khá mà dân nghèo nằm mơ cả đời không có. Nhưng nếu có màu đút lót, xin xỏ hoặc mưu cầu này nọ là tôi kiên quyết gạt đi, nhận mấy cái thứ đó mình chết chắc. Nhưng mình cũng không thể quá máy móc, cứng nhắc trong ứng xử (có thể gọi là “thiếu tế nhị”) . Nhớ có những lần “tiền thưởng” khá hậu hoặc có lần người đưa bao thơ “quá dày” … Trả không được, nhận không xong, tôi giao cho thủ quỷ cơ quan lập riêng một cuốn sổ. Gặp người này người kia khó khăn, có cái chi tiền ngân sách không được tôi quyết (qua một cán bộ văn phòng) là cô chi, cuối tháng có quyết toán với nhau rành mạch. Tới ngày tôi rời khỏi ghế Chủ tịch, tôi hỏi, cô báo: “Quỷ của chú bằng không rồi”. Tôi nói: “Vậy là huề!.Giải tán!”. (cười). Sau nầy tôi đọc báo, hình như có người biết, phê phán là làm vậy chỉ biết giử mình chớ “không kiên quyết chống tham nhũng”. Lập biên bản bắt tại tay người đút lót, theo tôi không phải cách làm hay của người lãnh đạo. Vả lại, ai đút lót mình họ đều nghe ngóng trước xem ông nầy “hảo ngọt” hoặc “thích phần trăm (%)” hay ham đi du lịch không?. Đừng tạo cho người ta cảm giác an tâm khi làm việc đó với mình thì tốt nhất, an toàn nhất. Ngược lại thì khó lắm!. Khổ nhất là họ mua mình không được thì họ sẽ phá mình bằng nhiều cách, nhất là nói xấu. Tôi trả giá cho vấn đề nầy cũng khá đắt, điển hình là một vụ khai thác tài nguyên ở nơi nhạy cảm có nhân tố nước ngoài. Tôi (Chủ tịch tỉnh) kêu lên đến sáu Bộ mà cũng không cứu được tài nguyên!.
Nhưng cùng một cái phong bì giống nhau, cảm ơn hay hối lộ thì không phải lúc nào cũng rõ ràng và dễ nhận biết, thưa ông?
Chính xác. Tôi nhận ra, ranh giới giữa sự tri ơn với biếu xén, hối lộ, đút lót nhiều khi rất mỏng manh. Người lãnh đạo phải rất tinh tường để nhận ra cái lằn ranh lắm khi vô hình ấy. Ngày đã nghỉ hưu, tôi có thú vui trồng và chăm cây kiểng. Có hôm đang ở xa, tôi nhận cú điện thoại từ một số lạ hoắc. Người gọi trình bày muốn mua một cây thế đã suy của tôi với giá cả chục ngàn đô. Tôi nói, cây sắp chết ôm về làm chi, anh ta bảo em thích nên sẽ cố chăm sóc để nó sống khoẻ. Tôi suy nghĩ lung lắm. Từng ấy đô la là cỡ 200 triệu đồng, nghe cũng ham, tiền nhiều ai không thích. Nhưng tôi vẫn băn khoăn, một người lạ làm vậy là có ý gì, đằng sau nó là mục đích gì. Cuối cùng, tôi kiên quyết nói không. Ít lâu sau, tôi lại nhận cuộc gọi, từ chính số điện thoại đó. Lần này, anh ta tha thiết nhờ tôi nói một tiếng để đơn vị kiểm lâm cho chuyển mấy cây gỗ từ Campuchia về. Vậy là tôi hiểu ngay vấn đề, chục ngàn đô bỏ ra mua cây kiểng của tôi là để dọn đường, chỉ cần tôi trả nghĩa bằng một chuyến vận chuyển trót lọt là dư thừa. Tôi cười “tao về hưu rồi nói ai nghe”, bụng thầm nghĩ “may quá, bán cây rồi thì biết cư xử sao đây”.
Chuyện trò nãy giờ, thấy ông Bảy Nhị đúng là một quan chức - nông dân đươc xếp vào hàng “quý hiếm”. Xin được hỏi câu cuối cùng, làm người lãnh đạo đúng nghĩa được dân tin yêu như ông có khó lắm không ạ?
Chỉ cần rành bốn phép toán là làm được. Đó là: luôn biết cộng thêm nghĩa tình, yêu thương; biết trừ đi những oán thù, ghét bỏ; biết nhân lên của cải cho người dân, cho xã hội và biết chia sẻ hạnh phúc. Tôi nghĩ vậy.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
1331. CUỘC KHỦNG HOẢNG TÊN LỬA CUBA VÀ BÀI HỌC CHO CÁC CUỘC XUNG ĐỘT HIỆN NAY
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAMTài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 27/10/2012
TTXVN (Cairô 22/10)
Từ 16-28/10/1962, ý định của Liên Xô triển khai các tên lửa hạt nhân ở Cuba đã đẩy thế giới đến bên bờ vực một cuộc chiến tranh hạt nhân. Dựa trên nhiều tư liệu bị mất đã được giải mã, tạp chí “Slate” số ra ngày 15/10 cho rằng thời khắc quan trọng của Chiến tranh Lạnh này hiện vẫn còn những điều chưa sáng tỏ.
Trong tháng 10 này, thế giới kỷ niệm 50 năm nổ ra cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Nhân sự kiện này, nhiều chính trị gia, nhà bình luận và sử gia đã đúc kết hàng loạt bài học kinh nghiệm về sự yếu đuối, về sức mạnh và về sự thỏa hiệp. Tuy nhiên, vấn đề là các bài học kinh nghiệm này lại tạo ra những huyền thoại được xây dựng dựa trên những lời nói dối trá về cách thức khởi đầu và kết thúc của cuộc khủng hoảng trên. Điều này không phải là không để lại những hậu quả đối với chính sách đối ngoại của Mỹ.
Một trong những huyền thoại đó đã được cẩn thận loại bỏ, theo đó Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã buộc nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev phải lùi bước và rút các tên lửa hạt nhân ra khỏi Cuba bằng cách đe dọa can thiệp bằng vũ lực. Trên thực tế, theo tiết lộ từ các đoạn băng ghi âm bí mật về các cuộc thảo luận giữa Tổng thống F. Kennedy với các cố vấn cấp cao của mình (từ 25 năm nay, mọi người có thể tiếp cận các bằng chứng này tại Thư viện Kennedy), hai nhà lãnh đạo đã ký kết một thỏa thuận theo đó Khrushchev rút tên lửa của Nga ra khỏi Cuba trong khi Kennedy rút các tên lửa của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, một huyền thoại sai lầm khác vẫn tiếp tục được lưu truyền. Theo đó, tại một cuộc gặp với Khrushchev được tổ chức vào mùa Xuân năm 1961 tại Viên (Áo), Tổng thống Kennedy đã phải lùi bước trước Khrushchev. Nhà lãnh đạo Liên Xô đầy mưu mẹo đã quyết định triển khai tên lửa ở Cuba và tin rằng vị Tổng thống trẻ tuổi người Mỹ yếu đuối tới mức không thể đáp trả hành động này. Tuy nhiên, các bằng chứng, trong đó phần lớn đã được giải mật từ mười năm trước trong kho lưu trữ của điện Cremli và đã được đề cập trong cuốn “Cuộc chiến tranh lạnh của Khrushchev” của các tác giả Aleksandr Fursenko và Timothy Naftali, tiết lộ rằng chính Khrushchev đã quyết định chuyển tên lửa sang Cuba do cảm thấy bất lực và lo sợ có bất ổn.
Khrushchev đã làm được điều mà ông ta muốn do sự yếu đuối của Kennedy, nhưng vào một thời điểm và một địa điểm khác. Đó là tại Béclin vào mùa Hè năm 1961. Sự thất bại của cuộc đối đầu này và sự kháng cự mạnh mẽ của Tổng thống Kennedy đã khiến Khrushchev lo lắng đến mức quyết định chuyển tên lửa sang Cuba một năm sau đó trong một nỗ lực nhằm chống lại những gì mà ông ta cho là sự vượt trội của Mỹ.
Hãy quay lại lịch sử để hiểu rõ hơn bối cảnh này. Vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai, quân đội Liên Xô chiếm nửa phía Đông của Đức trong khi quân đội Mỹ, Anh và Pháp chiếm Tây Đức. Với sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh Lạnh, ranh giới cứng giữa hai nửa của nước Đức dần định hình và cuối cùng tạo ra hai quốc gia riêng biệt. Thủ đô Béclin lại nằm sâu bên trong lãnh thổ của Đông Đức, cách đường biên giới khoảng 130 km, được chia thành Đông Béclin và Tây Béclin. Tây Béclin phát triển thịnh vượng, trái ngược hoàn toàn với cảnh đói nghèo của các khu vực xung quanh. Năm 1948, Stalin ra lệnh phong tỏa và cô lập với hy vọng sẽ khiên Tây Béclin sụp đổ. Tuy nhiên, không quân Mỹ đã tiếp tục chuyển các mặt hàng cung cấp cho thành phố này. Do không thể ngăn chặn cầu đường không này, Stalin đã chấm dứt lệnh phong tỏa. Năm 1959, tới lượt mình, Khrushchev cố gắng làm cho Tây Béclin sụp đổ song Tổng thống Mỹ lúc đó là Dwight Eisenhower đã đối đầu với Khrushchev. Cuối cùng, hai nhà lãnh đạo đã ký kết một thỏa thuận ngừng bắn tại Trại David.
Năm 1961, sau cuộc gặp với Kennedy ở Viên (Áo), Khrushchev lại xoay sang tấn công và tuyên bố rằng sẽ nổ ra chiến tranh nếu phương Tây từ chối ký một hiệp ước cho phép Tây Béclin tách khỏi Đông Đức. Kennedy phản đối và trên thực tế, cuộc khủng hoảng Béclin vào mùa Hè năm 1961 cũng diễn ra căng thẳng như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba vào tháng 10/1962. Vào thời điểm đó, xe tăng Liên Xô và Mỹ thậm chí đã giáp mặt nhau trong suốt gần 25 tiếng đồng hồ tại một trạm kiểm soát. Cuối cùng, Khrushchev đã chịu lùi bước.
Chính vào giai đoạn đó, nhờ các vệ tinh gián điệp mới đưa vào sử dụng, CIA và Lầu Năm Góc cuối cùng nhận ra rằng trái với những lo lắng của Mỹ một vài năm trước đó (và được Kennedy khai thác trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1960), không có sự khác, biệt về tầm bắn của các loại tên lửa của Liên Xô và Mỹ. Hay nói đúng, hơn, có một khoảng cách nhưng hoàn toàn có lợi cho Mỹ vốn đang tiến xa hơn Liên Xô trong lĩnh vực này.
Kennedy muốn giấu kín điều này. Đó là lý do tại sao ngày 2/10/1961, trong một bài phát biểu tại Hot Springs, bang Virginia, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Gilpatric Rosswell tuyên bố rằng mình tin vào “khả năng của Mỹ trong việc ngăn chặn tất cả các hành động của Liên Xô và chống lại hành động tống tiền của họ”, dựa trên sự “phân tích khách quan sức mạnh quân sự của cả hai bên”. Theo ông Gilpatric, kho vũ khí của Mỹ rất mạnh với “hàng chục nghìn” vũ khí hạt nhân và “bất kỳ động thái nào của kẻ thù có khả năng dẫn tới việc sử dụng kho vũ khí này sẽ là hành động tự hủy hoại mình”.
Trong suốt nhiều năm, Khrushchev tuyên bố rằng các nhà máy vũ khí của Liên Xô sản xuất tên lửa đạn đạo hạt nhân như chế biến “xúc xích”. Trên thực tế, Liên Xô gần như không có gì trong kho dự trữ. Chương trình sản xuất tên lửa của nước này đang hết sức ngổn ngang (hiện Mỹ đã cho công bố trò bịp bợm này). Lúc đó, Đảng Cộng sản Liên Xô sắp tổ chức hội nghị thường niên. Khrushchev bị những người ủng hộ quan điểm cứng rắn tại điện Cremli lẫn Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ trích vì đã lùi bước ở Béclin. Trong cuộc chiến đấu với các đối thủ của mình, Khrushchev đang đánh mất thói quen. Khrushchev lo ngại rằng Mỹ sẽ tấn công phủ đầu hạt nhân chống lại Liên Xô. Sự lo lắng này không phải là quá vô lý. Trong cuộc khủng hoảng Béclin, Kennedy đã từng ra lệnh cho Lầu Năm Góc nghiên cứu về tính khả thi của một cuộc tấn công kiểu này , Bản nghiên cứu tuyệt mật dày 36 trang kết luận rằng cuộc tấn công này hoàn toàn khả thi. Không biết liệu Khrushchev có biết kế hoạch này không song theo các thông tin giải mật đăng trên tạp chí “The Atlantic” vào tháng 10/2011, Tổng thống Mỹ Kennedy đã từng thảo luận về vấn đề này ít nhất tại một cuộc họp trong Phòng Bầu dục của Nhà Trắng.
Nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev đã không từ bỏ ý định chiếm Tây Béclin nhưng ông ta biết rằng mình không còn đòn bẩy nào nữa. Lúc đó, Khrushchev thậm chí còn không chắc chắn liệu các tên lửa cũng như máy bay ném bom của Nga có đủ khả năng đáp trả nếu Mỹ tấn công hạt nhân nước này. Nhưng vào thời điểm đó, Khrushchev có một lượng lớn tên lửa tầm trung và đó là lý do tại sao ông ta quyết định chuyển chúng sang Cuba để đặt Mỹ vào trong tầm ngắm của các tên lửa này. Nếu việc lắp đặt tên lửa này diễn ra trót lọt, Khrushchev sẽ có một cái gì đó để đổi chác.
Nhưng máy bay do thám U2 của Mỹ đã phát hiện ra tên lửa của Nga. Và ngay khi Kennedy thông báo về việc này, Khrushchev biết rằng mình không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải rút tên lửa ra khỏi Cuba. Vậy câu hỏi quan trọng ở đây là làm thế nào để lùi bước mà không bị sỉ nhục thêm? Đây cũng chính là điều mà Kennedy phải suy nghĩ. Các đoạn băng ghi âm bí mật tiết lộ rằng vào ngày 18/10, ngày thứ ba của cuộc khủng hoảng, Kennedy tự hỏi rằng tại sao Khrushchev lại chuyển tên lửa sang Cuba. Kennedy nghĩ rằng người Nga chắc chắn có ý định sử dụng chúng như một con bài mặc cả và để Mátxcơva rút tên lửa, ông ta phải tìm một “lối thoát” cho cuộc khủng hoảng, một cách để Khrushchev giữ thể diện.
Kennedy nói với giọng đùa cợt: “Một trong các khả năng đó là nói với Khrushchev: ông hãy rút tên lửa của mình ra khỏi Cuba, chúng tôi sẽ rút tên lửa của chúng tôi ở Thổ Nhĩ Kỳ”. Không ai trong số các cố vấn có mặt tại cuộc thảo luận hôm đó nhìn nhận nghiêm túc lời nói này. Vào ngày 25/10, ngày cuối cùng của cuộc khủng hoảng, khi Khrushchev đưa ra lời đề nghị chính thức này, Kennedy đã rất ủng hộ. Kennedy nói trong một đoạn băng ghi âm: “Đừng nói cho tôi nghe chuyện tầm phào. Phân lớn mọi người đều nghĩ rằng khi họ đề nghị một cuộc trao đổi trung thực, cần phải nắm lấy chúng. Nếu chúng ta phát động chiến tranh, tiến hành không kích và xâm lược Cuba, và nếu Liên Xô đáp trả bằng cách đánh chiếm Béclin, tất cả mọi người sẽ nói: Dầu sao đề nghị của Khrushchev cũng không tồi”.
Tất cả những người có mặt tại cuộc họp kiên quyết phản đối một thỏa thuận như vậy, cho rằng nó sẽ gây tổn hại cho NATO, làm suy yếu nước Mỹ trên thế giới và gây ra một loạt thảm họa. Vào cuối cuộc họp, chỉ có duy nhất một người ủng hộ ý kiến của Tổng thống Kennedy, đó là Thứ trưởng Ngoại giao George Ball và sau này cũng là người duy nhất trong Chính quyền Johnson phản đối leo thang quân sự tại Việt Nam. Kennedy đã bỏ qua ý kiến của đại đa số các cố vấn của ông và ra lệnh cho em trai của mình là Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy (người cũng phản đối quyết định của Tổng thống) nói với đại sứ của Liên Xô rằng Mỹ chấp nhận trao đổi với điều kiện việc này phải được giữ bí mật. Và bí mật này đã được giữ kín trong suốt 25 năm cho đến khi nội dung các đoạn băng ghi âm được công bố và khi một số cố vấn của cố Tổng thống Kennedy quyết định tiết lộ sự thật mặc dù họ không dám nói rằng chính họ đã phản đối cuộc trao đổi trên.
Việc giải quyết cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba cho chúng ta một số bài học có thể có ích cho các cuộc khủng hoảng hiện nay.
1. Những người nắm vai trò chủ chốt nên giữ liên lạc với nhau. Vào tháng 10/1962, đã không có cuộc điện thoại nào giữa Khrushchev và Kennedy. Tuy nhiên, họ đã trao đổi rất nhiều bức điện và Kennedy duy trì hen lạc thông qua Đại sứ quán Liên Xô ngay cả khi tàu chiến và tàu ngầm hai bên đối mặt với nhau và các lực lượng quân đội đã được huy động và thậm chí vào thời điểm căng thẳng tột đỉnh khi một chiếc máy bay do thám U2 của Mỹ bị bắn rơi. Nếu không có các cuộc liên lạc này, cuộc khủng hoảng có thể đã biến thành một cuộc chiến tranh.
2. Tại một điểm, phe chiếm ưu thế sẽ phải tạo lối thoát cho phe kia. Điều này không nhất thiết là phe chiếm ưu thế phải hy sinh lợi ích của mình trước tiên. Tên lửa Jupiter mà Tổng thống Kennedy rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ đã cũ. Lúc đó Mỹ đang chuẩn bị cử các tàu ngầm hạt nhân mới lớp Polaris tới Địa Trung Hải trong đó mỗi chiếc được trang bị 16 tên lửa hạt nhân. Các tàu ngầm hạt nhân này khó bị tổn thương hơn trước các cuộc tấn công. Nói cách khác, trong cuộc mặc cả trên, khả năng quân sự của Mỹ không mất mát, ảnh hưởng gì.
3. Không có gì mâu thuẫn giữa việc ký thỏa thuận và duy trì cảnh giác. Một thỏa hiệp không giống với việc xoa dịu. Theo một cuốn sách xuất bản gần đây của David Coleman có tiêu đề “Ngày thứ 14: John F. Kennedy và hậu quả của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba”, các cuộc tranh cãi tiếp tục nổ ra trong những tháng sau khi Mỹ và Nga ký thỏa thuận về Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều căng thẳng đã xuất hiện liên quan đến các điều khoản và thời gian biểu của việc rút các tên lửa của Nga ra khỏi Cuba. Kennedy đã đứng vững. Tuy nhiên, cả hai phía đã không rời khỏi bàn đàm phản cũng như làm sống lại cuộc khủng hoảng.
4. Hoàn toàn ảo tưởng khi cho rằng việc giải quyết một cuộc khủng hoảng sẽ mang lại một kỷ nguyên hòa bình. Cuối cùng, thỏa thuận về Thổ Nhĩ Kỳ đã không giúp Khrushchev giữ thể diện. Hai năm sau, ông ta đã bị lật đổ bởi phe diều hâu tại điện Cremli. Phe này bắt đầu tài trợ cho một chương trình sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa để đuổi kịp Mỹ trong lĩnh vực này. Cuộc Chiến tranh Lạnh vẫn tiếp tục với cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trong ba mươi năm sau đó. Tuy nhiên, không còn đối đầu giữa Nga và Mỹ xung quanh vấn đề Cuba hay Béclin.
Cuộc xung đột hiện nay liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran không thể căng thẳng bằng cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Tuy nhiên, giữa chúng có nhiều điểm tương đồng. Đối mặt với áp lực lớn về mặt tài chính, các nhà lãnh đạo Iran đang đề xuất thỏa hiệp để kết thúc cuộc khủng hoảng. Các đề xuât hiện tại của Iran không thể chấp nhận được khi nước này yêu cầu phương Tây hủy bỏ các lệnh trừng phạt trước khi chấp nhận ngừng làm giàu urani. Song điều nấy không có nghĩa là cánh cửa đàm phán đã đóng lại. Chúng ta không biết những động cơ chính xác của Iran cũng như cách họ đánh giá về tương quan sức mạnh. Têhêran có thể đang cố gắng đánh lừa nhưng rất có thể họ cũng đang tìm kiếm một “lối thoát” nói như cố Tổng thống Mỹ Kennedy. Trừ phi muốn có chiến tranh (tuy nhiên một số người Mỹ lại muốn điều này), hãy thử thăm dò quan điểm của nhau và cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã cho chúng ta một số manh mối về cách thức phải tiến hành như thế nào./.
MÁY BAY TRUNG QUỐC GIẢ DẠNG PHI CƠ VIỆT NAM ĐỂ LÀM GÌ ?
Tin tức chiều thứ sáu 26/20 cho hay là ít nhất một chiếc chiến đấu
cơ Su-30 của phi đội “Agressor Squadron” của Không Lực Trung Quốc đã
được sơn y hệt như máy bay của Không Lực Việt Nam (vốn cũng sử dụng
chiến đấu cơ Su-30s do Nga chế tạo.
Trong vài năm qua, tình hình căng thẳng giữa hai quốc gia Cộng Sản
không ngừng gia tăng và chuyện máy bay Su-30 của TQ sơn màu y hệt như VN
hoặc là một cảnh báo cho VN, hoặc vì nhiều phi công TQ ngày nay đang
được huấn luyện chiến đấu để sau này đối đầu với phi cơ Su-30 của VN.
Một chiến đấu cơ Su-30 của không quân VN |
Không quân TQ có một đơn vị huấn luyện đang cố gắng miêu tả gần
dúng nhất các phi cơ của kẻ thù, đặc biệt máy bay của Hoa Kỳ và Ấn Độ,
để các phi công TQ tập luyện “nhận diện” ra kè thù nếu có chiến tranh
thật.
Trong 3 đội bay “Agressor Sqadron” có 3 chiếc sơn màu xanh (kẻ thù)
và 3 chiếc sơn màu đỏ (phe ta). Một chiếc Su-30 “giả” làm chiến đấu cơ
F-15 của Mỹ hay loại Su-30 của không lực Ân Độ và VN.
Hai chiếc còn lại “đại diện” cho kiểu máy bay J-10 A, từa tựa như
kiểu chiến đấu cơ F-16 của Mỹ và chiếc kia là J-7s (phỏng theo mẫu
Mig-21) giả làm máy bay chiến đấu Mig-21 mà không lực Ấn Độ vẫn còn sử
dụng.
Kiểu huấn luyện như thế phát xuất từ chiến tranh VN, vì các phi
công Mỹ lúc đó rất khó khăn vất vả khi phải đối đầu với các kiểu phi cơ
do Nga sản xuất. Sau đó chương trình “Top Gun” của Không Lực Hoa Kỳ, sử
dụng chính máy bay của mình huấn luyện tác chiến, đã tỏ ra thành công.
Năm 1980, không quân Nga bắt đầu bắt chước trường phái “Top Gun”
của Mỹ để tập luyện và đến năm 1987 thì Không Quân TQ bắt chước theo.
Ngày nay Hoa Kỳ tin là TQ gia tăng nỗ lực huấn luyện phi công chiến
đấu của họ theo kiểu “Top Gun” để chuẩn bị các trận không chiến thật sự
sau này. Máy bay TQ giả dạng máy bay VN có lẽ không nằm ngoài mục tiêu
đó.
Trường Giang
(Stategy Page)
Không ai được làm quan tòa cho chính mình
Ls Lê Đức Tiết – Quechoa
Nhà ông Vươn tan hoang sau cưỡng chế
NQL: Trên FB Huy Đức đã viết: “Nếu thật lòng với gia đình anh Vươn như những tuyên bố hồi đầu năm và muốn cho vụ việc được điều tra khách quan, Thủ tướng nên yêu cầu di lý vụ án ra khỏi tầm kiểm soát của Hải Phòng. Đặt sinh mệnh pháp lý của nạn nhân trong tay tội phạm thì làm sao tìm công lý.” Đó cũng là tâm trạng chung của những ai quan tâm đến vụ Tiên Lãng. Vì thế mình rất đồng tình với ls Lê Đức Tiết khi ông đề nghị Vụ Tiên Lãng các cơ quan tư pháp Hải Phòng nên đứng ngoài để các đơn vị khác điều tra, xét xử..
Nguyên tắc pháp lý cơ bản
“Không ai được làm quan tòa cho chính mình” là một trong những nguyên tắc pháp lý cơ bản đã được áp dụng trong luật La Mã thời cổ đại, vào thế kỷ thứ V trước công nguyên. Mục đích cốt lõi của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tính khách quan, không thiên vị trong điều tra, xét xử để làm cho cán cân công lý không bị xô lệch về một bên. Nguyên tắc này, ngày nay được áp dụng một cách phổ biến và được cụ thể hóa bằng nhiêu điều luật được ghi trong các bộ luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính của các nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, nguyên tắc này đã được áp dụng rất sớm, dưới các triều đại phong kiến. Nó không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực tư pháp mà còn được thực thi cả trong lĩnh vực quản lý hành chính và nhiều lĩnh vực khác nữa. Ví dụ: Trong Bộ luật Hồng Đức (BLHĐ), được ban hành vào thế kỷ XV, dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông (1460-1497) có điều quy định: “Các quan chủ ty chấm thi cùng người dự thi có thân thuộc cần phải hồi tỵ (tránh đi) mà không tự nguyện từ chối thì phạt 50 roi, biếm một tư (hạ một bậc phẩm hàm) (Đ.98). Về mặt hình sự, trong BLHĐ cũng có điều quy định: “Những người đi kiện hay bị kiện xin tránh ngục quan (quan điều tra), thì giao các quan Viện Thẩm hình xét hỏi; nếu xét sự lý đáng cho tránh ngục quan ấy, mới được phép giao sang ty khác xét xử. Nếu bản ty vì tình ý riêng mà cố giữ việc để xét, thì xử phạt hoặc biếm; ngục lại cũng bị tội như thế. (Đ. 689).
Dưới thời trị vì của vua Minh Mạng, nhà Nguyễn (1820-1840) đã có điều cấm các quan trong triều tham dự bàn luận các công việc có liên quan đến quê hương bản quán.
Vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng không hề biết đến đế chế La Mã, chưa hề đọc qua bộ luật La Mã, nhưng giữa họ, những người sống trong các thời đại cách xa nhau trong ba thiên niên kỷ đã có những nguyên tắc pháp lý tiến bộ giống nhau đến kỳ lạ.
Trong các bộ luật dân sự tố tụng, hình sự tố tụng hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã có những điều quy định thay đổi người tiến hành tố tụng, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thư ký, người phiên dịch khi có cơ sở để không tin vào tính khách quan, không thiên vị của những người này. í dụ: Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định: Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tung: “ Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu: 1…2… 3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ”.
Nghi ngại tính thượng tôn pháp luật
Trong vụ việc xảy ra ở xã Vinh Quang thuộc huyện Tiên lãng, việc điều tra các hành vi phạm tội của ông Đoàn Văn Vươn, tội của các quan chức ra lệnh và thực thi cưỡng chế, phá hủy tài sản nhà ông Vươn lại do Sở Công an Hải Phòng đảm nhận trong bối cảnh các hành vi sai phạm lại do chính Giám đốc cùng bốn phó giám đốc sở công an thành phố Hải Phòng chỉ huy thực hành vụ cưỡng chế (!). Việc thành lập tổ giải quyết vụ Tiên Lãng cũng do ông phó chủ tịch thành phố, người đã có những phát ngôn sai sự thật, mang tính thiên vị rõ ràng, làm tổ trưởng. Ông này bị dư luận phản đối nhưng vẫn được giao làm tố phó (?!).
Vì vậy dư luận cả nước rất xôn xao về việc gần đây cơ quan điều tra của Hải Phòng công bố đã khởi tố 4 quan chức bao gổm: phó chủ tịch huyện, trưởng phòng tài nguyên môi trường huyện, bí thư đảng ủy và chủ tịch xã mà không đề cập gì đến vị cựu chủ tịch huyện và các quan chức của thành phố. Cơ quan kiểm sát, tòa án huyện Tiên Lãng và TP. Hải Phòng là những cơ quan trước đây đã xử oan ông Đoàn Văn Vươn. Nay cũng chính những cơ quan đó điều tra, xét xử vụ án thì làm sao làm cho nhân dân tin vào sự vô tư, thượng tôn pháp luật của họ được?
Đây rõ ràng là một bằng chứng về việc tự chỉ định quan tòa cho chính mình đã xẩy ra trong thế kỷ XXI, một hiện tượng mà nhân loại đã phát hiện và ngăn ngừa từ những thế kỷ trước công nguyên. Hơn nữa luật pháp hiện hành của Việt Nam không cho phép làm điều này. Lẽ nào các cơ quan tư pháp, hành pháp của TP.Hải Phòng không biết rõ điều cấm này của luật pháp quốc gia? Nếu cố tình làm ngơ thì khi đưa vụ án ra xét xử, tất yếu các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo sẻ yêu cầu điều tra lại và thay đổi người tiến hành tố tụng. Trong trường hợp này tòa án buộc phải làm theo luật vì không thể không chấp nhận kiến nghị đã có cơ sở pháp lý rõ ràng. Vụ việc sẻ phải được tiến hành điều tra lại từ đầu bằng cơ quan điều tra khác.Vụ án sẽ bị kéo dài không cần thiết.
Thiết nghĩ trong trường hợp này, các cơ quan tư pháp Hải Phòng nên tự nguyện từ chối và đề nghị các cơ quan cấp trên: Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao lấy vụ án lên để tiến hành điều tra, buộc tội, xét xử là đúng với quy định của pháp luật và cũng là để loại bỏ những hoài nghi không đáng có đã nẩy sinh trong dư luận xã hội.
Box:
Bắt tạm giam phó chủ tịch huyện Tiên Lãng
Liên quan đến vụ Tiên Lãng, Cơ quan CSĐT, Công an TP. Hải Phòng vừa tống đạt quyết định khởi tố 4 bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng để phục vụ công tác điều tra về tội “hủy hoại tài sản.
Trước đó, ngày 5.1, UBND huyện Tiên Lãng đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn. Tại buổi cưỡng chế, ông Vươn đã có hành vi chống người thi hành công vụ làm 6 chiến sĩ công an và quân đội bị thương. Ngày 6.1, ngôi nhà của ông Đoàn Văn Quý (em trai ông Đoàn Văn Vươn), mặc dù không nằm trong khu vực cưỡng chế nhưng đã bị phá bỏ. Sau đó, các quan chức từ xã đến huyện, thành phố đều cho rằng không biết ai đã phá căn nhà này. Tuy nhiên, các nhân chứng cũng như người trực tiếp điều người cho máy xúc vào phá nhà ông Quý đã khẳng định, chính các ông Phạm Đăng Hoan (bí thư xã Vinh Quang) và Lê Văn Liêm (chủ tịch xã) đã chỉ đạo phá nhà.
Theo báo ĐV
Nhà ông Vươn tan hoang sau cưỡng chế
NQL: Trên FB Huy Đức đã viết: “Nếu thật lòng với gia đình anh Vươn như những tuyên bố hồi đầu năm và muốn cho vụ việc được điều tra khách quan, Thủ tướng nên yêu cầu di lý vụ án ra khỏi tầm kiểm soát của Hải Phòng. Đặt sinh mệnh pháp lý của nạn nhân trong tay tội phạm thì làm sao tìm công lý.” Đó cũng là tâm trạng chung của những ai quan tâm đến vụ Tiên Lãng. Vì thế mình rất đồng tình với ls Lê Đức Tiết khi ông đề nghị Vụ Tiên Lãng các cơ quan tư pháp Hải Phòng nên đứng ngoài để các đơn vị khác điều tra, xét xử..
Nguyên tắc pháp lý cơ bản
“Không ai được làm quan tòa cho chính mình” là một trong những nguyên tắc pháp lý cơ bản đã được áp dụng trong luật La Mã thời cổ đại, vào thế kỷ thứ V trước công nguyên. Mục đích cốt lõi của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tính khách quan, không thiên vị trong điều tra, xét xử để làm cho cán cân công lý không bị xô lệch về một bên. Nguyên tắc này, ngày nay được áp dụng một cách phổ biến và được cụ thể hóa bằng nhiêu điều luật được ghi trong các bộ luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính của các nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, nguyên tắc này đã được áp dụng rất sớm, dưới các triều đại phong kiến. Nó không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực tư pháp mà còn được thực thi cả trong lĩnh vực quản lý hành chính và nhiều lĩnh vực khác nữa. Ví dụ: Trong Bộ luật Hồng Đức (BLHĐ), được ban hành vào thế kỷ XV, dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông (1460-1497) có điều quy định: “Các quan chủ ty chấm thi cùng người dự thi có thân thuộc cần phải hồi tỵ (tránh đi) mà không tự nguyện từ chối thì phạt 50 roi, biếm một tư (hạ một bậc phẩm hàm) (Đ.98). Về mặt hình sự, trong BLHĐ cũng có điều quy định: “Những người đi kiện hay bị kiện xin tránh ngục quan (quan điều tra), thì giao các quan Viện Thẩm hình xét hỏi; nếu xét sự lý đáng cho tránh ngục quan ấy, mới được phép giao sang ty khác xét xử. Nếu bản ty vì tình ý riêng mà cố giữ việc để xét, thì xử phạt hoặc biếm; ngục lại cũng bị tội như thế. (Đ. 689).
Dưới thời trị vì của vua Minh Mạng, nhà Nguyễn (1820-1840) đã có điều cấm các quan trong triều tham dự bàn luận các công việc có liên quan đến quê hương bản quán.
Vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng không hề biết đến đế chế La Mã, chưa hề đọc qua bộ luật La Mã, nhưng giữa họ, những người sống trong các thời đại cách xa nhau trong ba thiên niên kỷ đã có những nguyên tắc pháp lý tiến bộ giống nhau đến kỳ lạ.
Trong các bộ luật dân sự tố tụng, hình sự tố tụng hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã có những điều quy định thay đổi người tiến hành tố tụng, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thư ký, người phiên dịch khi có cơ sở để không tin vào tính khách quan, không thiên vị của những người này. í dụ: Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định: Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tung: “ Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu: 1…2… 3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ”.
Nghi ngại tính thượng tôn pháp luật
Trong vụ việc xảy ra ở xã Vinh Quang thuộc huyện Tiên lãng, việc điều tra các hành vi phạm tội của ông Đoàn Văn Vươn, tội của các quan chức ra lệnh và thực thi cưỡng chế, phá hủy tài sản nhà ông Vươn lại do Sở Công an Hải Phòng đảm nhận trong bối cảnh các hành vi sai phạm lại do chính Giám đốc cùng bốn phó giám đốc sở công an thành phố Hải Phòng chỉ huy thực hành vụ cưỡng chế (!). Việc thành lập tổ giải quyết vụ Tiên Lãng cũng do ông phó chủ tịch thành phố, người đã có những phát ngôn sai sự thật, mang tính thiên vị rõ ràng, làm tổ trưởng. Ông này bị dư luận phản đối nhưng vẫn được giao làm tố phó (?!).
Vì vậy dư luận cả nước rất xôn xao về việc gần đây cơ quan điều tra của Hải Phòng công bố đã khởi tố 4 quan chức bao gổm: phó chủ tịch huyện, trưởng phòng tài nguyên môi trường huyện, bí thư đảng ủy và chủ tịch xã mà không đề cập gì đến vị cựu chủ tịch huyện và các quan chức của thành phố. Cơ quan kiểm sát, tòa án huyện Tiên Lãng và TP. Hải Phòng là những cơ quan trước đây đã xử oan ông Đoàn Văn Vươn. Nay cũng chính những cơ quan đó điều tra, xét xử vụ án thì làm sao làm cho nhân dân tin vào sự vô tư, thượng tôn pháp luật của họ được?
Đây rõ ràng là một bằng chứng về việc tự chỉ định quan tòa cho chính mình đã xẩy ra trong thế kỷ XXI, một hiện tượng mà nhân loại đã phát hiện và ngăn ngừa từ những thế kỷ trước công nguyên. Hơn nữa luật pháp hiện hành của Việt Nam không cho phép làm điều này. Lẽ nào các cơ quan tư pháp, hành pháp của TP.Hải Phòng không biết rõ điều cấm này của luật pháp quốc gia? Nếu cố tình làm ngơ thì khi đưa vụ án ra xét xử, tất yếu các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo sẻ yêu cầu điều tra lại và thay đổi người tiến hành tố tụng. Trong trường hợp này tòa án buộc phải làm theo luật vì không thể không chấp nhận kiến nghị đã có cơ sở pháp lý rõ ràng. Vụ việc sẻ phải được tiến hành điều tra lại từ đầu bằng cơ quan điều tra khác.Vụ án sẽ bị kéo dài không cần thiết.
Thiết nghĩ trong trường hợp này, các cơ quan tư pháp Hải Phòng nên tự nguyện từ chối và đề nghị các cơ quan cấp trên: Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao lấy vụ án lên để tiến hành điều tra, buộc tội, xét xử là đúng với quy định của pháp luật và cũng là để loại bỏ những hoài nghi không đáng có đã nẩy sinh trong dư luận xã hội.
Box:
Bắt tạm giam phó chủ tịch huyện Tiên Lãng
Liên quan đến vụ Tiên Lãng, Cơ quan CSĐT, Công an TP. Hải Phòng vừa tống đạt quyết định khởi tố 4 bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng để phục vụ công tác điều tra về tội “hủy hoại tài sản.
Trước đó, ngày 5.1, UBND huyện Tiên Lãng đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn. Tại buổi cưỡng chế, ông Vươn đã có hành vi chống người thi hành công vụ làm 6 chiến sĩ công an và quân đội bị thương. Ngày 6.1, ngôi nhà của ông Đoàn Văn Quý (em trai ông Đoàn Văn Vươn), mặc dù không nằm trong khu vực cưỡng chế nhưng đã bị phá bỏ. Sau đó, các quan chức từ xã đến huyện, thành phố đều cho rằng không biết ai đã phá căn nhà này. Tuy nhiên, các nhân chứng cũng như người trực tiếp điều người cho máy xúc vào phá nhà ông Quý đã khẳng định, chính các ông Phạm Đăng Hoan (bí thư xã Vinh Quang) và Lê Văn Liêm (chủ tịch xã) đã chỉ đạo phá nhà.
Theo báo ĐV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét