Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Tin thứ Ba, 21-08-2012

Tin thứ Ba, 21-08-2012


NÓNG! 8h45′ – Tin từ CTV: “Ngay từ 8h sáng đã có hơn 1.000 nông dân Văn Giang có mặt tại 83 Nguyễn Chí Thanh – Bộ TNMT. Đã có rất nhiều CSGT, cảnh sát, xe 113 tại đây. Như lịch hẹn đúng 8h30 sáng nay Bộ TNMT tổ chức buổi đối thoại trực tiếp của Thứ Trưởng với bà con, bên cạnh đó theo yêu cầu của bà con Bộ sẽ mời nhiều cơ quan bộ, ban, ngành trung ương cùng tham dự.”
Mời xem tường thuật trực tiếp:  HÔM NAY, DÂN ĐỐI THOẠI VỚI BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG (Tễu).
MÁT! hay NÓNG! ? 9h10′ – Một nguồn đáng tin cậy từ báo giới cho biết: bầu Kiên bị bắt tối qua tại một quán cà phê … (sẽ cập nhật tiếp thông tin …) 
9h15′A! Đây rồi … Tuổi trẻ có khác: Bắt bầu Kiên. – VNExpress sau chút:  Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt. Hơi lạ là cảnh sát bắt chứ không phải an ninh. Và … rất đáng lo, là nghe tin Phạm Chí Dũng bị bắt trước đó là thủ phạm trang QLB, mà sao ở trong tù mà chả đã đưa ngay được tin lên blog rồi nèBỐ GIÀ KIÊN ĐÃ BỊ BẮT! Đề nghị cơ quan chức năng cho kiểm tra ngay tình trạng giam giữ!  - Rúng động thông tin bắt giữ bầu Kiên (VNN). - Tiếp đến là Tiền phong:  Bắt tạm giam, khám xét nơi ở của ‘bầu’ Kiên.
Lưu ý là 14h chiều nay, Thống đốc Bình sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trước UBTV Quốc hội, có truyền hình trực tiếp, mời bà con theo dõi coi sắc diện có được tốt không nha. Có thể từ đêm qua tới giờ, ông thống đốc đã phải chong đèn sửa lại hoàn toàn nội dung dự trù cho bản giải trình. Không biết ổng đã coi cuốn phim “Tự thú trước bình minh” chưa?    
9h45′ … Tin tiếp: chiều qua, sau khi trả lời phỏng vấn báo chí suốt mấy giờ đồng hồ tại KS Hilton, Hà Nội, “bầu” Kiên ra về thì bị bắt, rồi đưa về khám nhà tại Hồ Tây luôn. Nhưng vậy không phải bị bắt tại TPHCM như VNN đưa. – BBC cũng lẹ quá:  ‘Bầu Kiên’ bị bắt. “Dư luận cũng nói nhiều tới liên quan của ông với các nhóm lợi ích với ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Có cáo buộc ông có quan hệ thân cận với một số lãnh đạo cấp cao ở trong nước. .. Đầu năm nay, báo Thể thao 24h đưa tin  … sau đó phải cải chính và xin chịu kỷ luật sau khi đăng thông tin ‘bịa đặt’ về bữa ăn tối nói trên.”  Mời xem: 647. Chuyện các “đại gia” bóng đá mời cơm Thủ tướng là bịa đặt ? (Ba Sàm/13-01-2012).
.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Cave yêu nước … “lạ”? Không phải! Đó là các cháu trẻ người non dạ, được các thế lực thù địch của “các thế lực thù địch” tổ chức “phản biểu tình” NGÀY NÀY NĂM TRƯỚC – HAI CUỘC BIỂU TÌNH TRONG MƯA GIÓ  – (Tễu). Mời xem thêm:  Tường thuật tại Hà Nội, sáng Chủ Nhật, 21-08-2011 (Ba Sàm) với màn “biểu tình tại gia” rất tếu.  - Đào Lê Tiến Sỹ: TÔI ĐI BIỂU TÌNH 5-8-2012 (Phần cuối)  –   (Nguyễn Tường Thụy).    – Người Trung Quốc Biểu tình khẳng định chủ quyền biển đảo, sao họ không bị…? (Cầu Nhật Tân). - Làn sóng quá khích chống Nhật ở Trung Quốc (TT).  - Trung Quốc “bật đèn xanh” chống Nhật (NLĐ).
-  ‘Ngư dân bám biển’ nằm lại Hoàng Sa (VNN).
- Điểm tin tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông 24 giờ qua (DGVN).  – Trần Mai Hường NHỮNG CỘT MỐC CHỦ QUYỀN SỐNG TRÊN THỀM LỤC ĐỊA (Nguyễn Trọng Tạo). – Tình hình Biển Đông: ’Sổ đỏ’ Việt Nam, chân tướng báo Trung Quốc (PN Today).  – Trung Quốc “tranh sổ đỏ” của các nước láng giềng (TTXVN).  - Còn láng giềng nào tin Trung Quốc?  –   (Cu Làng Cát).  - Nguyễn Đạt Thịnh: Cướp cá  –   (Bùi Văn Bồng).   – Chân dung “con bài” TQ sử dụng tuyên truyền xuyên tạc về Biển Đông (GDVN).  – Vùng biển bùn lầy ở châu Á (NYT/ TCPT).
- Bài viết của “chàng rể VN”, Thượng Nghị sĩ Jim Webb: Giông tố đang kéo đến Biển Đông (WSJ). - Trung Quốc xem Mỹ ra sao: How China Sees America (Foreign Policy).
- Nhà văn  VŨ HUY QUANG: NHẬN DIỆN…TÀU CỘNG (1)  –   (Nhật Tuấn).  – Kami: Tranh chấp Biển Đông: Tại sao ban lãnh đạo đảng CSVN im lặng? (RFA’s blog). – Đại Ngàn – Cần hỏi vì sao? (Dân Luận). “Vì chủ nghĩa mà phải đành im tiếng/ Vì yếu hơn nên phải chịu làm thinh/ Vì nghẹn họng mà thành ra câm nín/ Hay vì sao mà không thấy bất bình?” – Nguyễn Hưng Quốc: Hãy gọi đối thủ là đối thủ (VOA’s blog). “Gọi Trung Quốc là bạn, hơn nữa, là bạn tốt trong khi họ đang là đối thủ, hơn nữa, đối thủ cực kỳ nguy hiểm, là một trò chơi với lửa. Có khi người chơi trò đó bị cháy rụi trước cả lúc thực sự đối mặt với kẻ thù”.
- 154. Người TQ: Đảo Bạch Long Vĩ thuộc VN đã được ĐCSTQ bí mật cắt nhượng vì tình hữu nghị cách mạng  (wenxuecity.com /Việt sử ký). Lưu ý một hiện tượng lạ: trên Cổng Thông tin điện tử Hải Phòng từ tháng 4/2010 từng có bài Vai trò của đảo Bạch Long Vĩ đối với đảm bảo quốc phòng – an ninh, nhưng sau đó, không rõ từ bao giờ, đã bị xóa mất. Và liên hệ tình tiết “Trước ngày xảy ra cuộc Chiến tranh Việt Nam năm 1957, “để chi viện cho cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, Chu Ân Lai và Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã cùng ký thỏa thuận cho chính phủ Việt Nam mượn đảo Bạch Long Vĩ …” với vụ Công hàm Phạm Văn Đồng 1958.   - VN không thể thoát gọng kìm TQ?    –   (RFA).
- Đài Loan sẽ tập trận đạn thật ở Trường Sa   –   (RFI).   – Đài Loan xác định thời điểm tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông  (VOA).    – Tập trận ảo Mỹ – Hàn Quốc   –   (RFI).
- VIỆT NAM – ASEAN, BẢN ĐỒNG CA LẠC NHỊP (Phọt Phẹt).
- Ấn Độ chưa rút khỏi lô dầu khí 128 của Việt Nam (VOA).
Nhật cương quyết trong tranh chấp (TN). - Tokyo bác phản đối của Bắc Kinh về vụ người Nhật lên đảo Senkaku   –   (RFI). – ‘TQ không sợ chiến tranh với Nhật’   –   (BBC).   – Hoa Đông căng thẳng: Nhật Bản đồng loạt thay Đại sứ tại Mỹ, Trung, Hàn (GDVN).  – Đông Bắc Á “nóng nhanh, nguội nhanh” (TQ).   – Các “điểm nóng” biển đảo ở Thái Bình Dương (DT).
- Những động thái “lạ” tại cửa khẩu biên giới Móng Cái (CAND). “Bạn vàng” là đây: “Tài khoản ngân hàng mà một số thương nhân Việt thường xuyên làm ăn với Trung Quốc mở tại thành phố Đông Hưng (thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc) bất ngờ đã bị phía Trung Quốc phong tỏa. Ngoài ra, một số người Việt Nam lao động theo hợp đồng tại Trung Quốc khi về nước mang theo tiền lương cũng bị tịch thu tại cửa khẩu.”.
- Báo TQ cáo buộc VN hạn chế phim TQ   –   (BBC).  – Báo TQ chú ý Việt Nam giới hạn các chương trình TV nước ngoài (VOA). Bài trên Hoàn Cầu Thời báo: Vietnam limits Chinese TV broadcasts. “‘It’s stupid for government to limit movies and TV programs from China,’ a Vietnamese college student calling himself Duong Tri on Facebook told the Global Times...”. Tạm dịch: Một sinh viên Việt Nam tự xưng là Duong Tri, đã nói với Hoàn Cầu Thời báo trên Facebook rằng ‘Chính phủ thật là ngu xuẩn khi hạn chế các chương trình TV và phim ảnh từ Trung Quốc’. BTV: TQ đang dùng người Việt đánh người Việt?
- Quan hệ kinh tế thương mại Việt Trung: Bất lợi cho Việt Nam ngày càng lớn (Mạnh Quân).
- Trang web của Trung Quốc “đội lốt” tên miền Gmail.vn (DT). – Tên miền Gmail.vn bị chuyển sang website Trung Quốc !? (TTXVA).   – Xem lại bài trên PetroTimes điểm chiều qua: Thượng tá An ninh theo dõi Internet tại Hà Nội tiết lộ trên báo - (Cầu Nhật Tân).  BTV: Thượng tá làm ơn theo dõi “bọn lạ” này, chúng đang xâm nhập, phá hoại chúng ta.
- Nguyễn Xuân Hưng: Nói chuyện Trung Quốc với nhà văn Trần Đình Hiến và nhà văn Hà Phạm Phú (bài 5)   –   Nói chuyện Trung Quốc với ông Trần Đình Hiến và Hà Phạm Phú (bài 6) (Trần Nhương).
- Tiến sĩ Trần Nhơn – Chế độ nào giải Trung thoát Hán? (Dân Luận). “Triệu người lớn lên từ chế độ,/ Tin Đảng vì Tổ quốc, nhân dân./ Từ khi tường Berlin sụp đổ,/ Bức màn sự thật vén lên dần./  Bớt ‘ngu lâu’, bốc đồng ‘tự sướng’,/ Đảng nhận ra hệ thống lỗi lầm./ Phải thay đổi ‘Đảng vi tối thượng’,/ Trở thành ‘người đầy tớ nhân dân’./  Nhưng rồi Đảng đổi lui, đổi tới,/ Đổi cũ, đổi mới, đổi vòng quanh./ Tư bản đỏ thừa cơ lấn tới,/ Dịch quan liêu tham nhũng hoành hành”.  – Lê Diễn Đức: 2/9/1945 – 2/9/2012: Con đường từ “độc lập” tới nô lệ (VOA’s blog).
- MẤY LỜI XIN TRAO ĐỔI VỚI BÁC ĐÀO TIẾN THI: VỀ CHUYỆN KẺ THÙ CỦA HAI BÀ TRƯNG  –   (Tâm sự Y giáo).
-  Gần 25.000 lao động nước ngoài làm việc “chui” ở Việt Nam (TN).
- Luật sư Lê Quốc Quân ‘bị côn đồ đánh’   –   (BBC). “Khi được hỏi ông có nhận ra thủ phạm hay không thì ông nói ông nghi ngờ cơ quan an ninh đứng sau vụ hành hung này. Lý do ông có nghi ngờ như vậy, ông nói, là vì nhận được mặt ‘một kẻ rất quen’ trong hai kẻ trực tiếp tấn công ông.  ‘Tôi từng thấp thoáng thấy họ nhiều lần đi theo tôi với những hành vi rất đáng ngờ,’ ông nhận định”.  – LS. Lê Quốc Quân bị hành hung   –   (RFA).   - Luật sư liên tục bị hãm hại tại Việt Nam (Cầu Nhật Tân). – Tạt a xit, đánh hội đồng trộm, đốt nhà luật sư….văn minh quá ta !    –   (Xuân VN).   – Mắm tôm thối trộn dầu nhớt – Mùi vị của chế độ   –   (Xuân VN).   – GIÁ CỦA SỰ THẬT   –   (Sơn Thi Thư).
- Đại sứ Mỹ thăm bất đồng chính kiến     –   (BBC). “Ông ấy [Đại sứ David Shear] cũng khẳng định với tôi, rằng đường lối của Hoa Kỳ là nhất quán. Quan hệ kinh tế, quân sự phải đi kèm dân chủ, nhân quyền”.  – Ðại sứ Mỹ đến thăm Đức Tăng thống Thích Quảng Độ (VOA).  – BS Nguyễn Đan Quế kể về chuyến thăm của Đại sứ Mỹ   –   (RFA).  - Đại sứ Mỹ thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ   –   (RFA).  - HT Thích Quảng Độ trả lời RFA sau khi gặp Đại sứ David Shear   –   (RFA). Hì hì! Hình như ông Đại sứ cấp tập hoạt động nhân quyền hơn từ sau khi bị Dân biểu Frank Wolf đòi TT Obama bãi nhiệm?  -  
- Hồi ký 5 tháng trong HANG SÓI (kỳ 10): CUỘC SỐNG “THẬT” TRONG 4 BỨC TƯỜNG TRẠI GIAM   –   (Bùi Hằng).
- Tìm hiểu cái chết uẩn khúc của bà Đặng Thị Kim Liêng (1)   –   Tìm hiểu cái chết uẩn khúc của bà Đặng Thị Kim Liêng (2)  (Chuacuuthe).  - Anh Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải vui mừng khi biết màu áo đen lan tỏa khắp nơi(DLB).
- “CÓ NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHE ĐẬY” – SỰ SUY ĐỒI LƯƠNG TÂM, ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).   – Thêm một giáo dân Cồn Dầu qua Mỹ định cư   –   (RFA).
<- NHÂN VIỆC “BẦU KIÊN”, NHỚ CHUYỆN: “ĐẠI GIA” CHỈ CÓ MỖI TIỀN…   –   (Mai Thanh Hải). - TIN RÚNG ĐỘNG: Bầu Kiên đã bị bắt 20/8/2012! (TTXVA). “An ninh đã dẫn độ Bầu Kiên đi vào lúc 17h chiều Thứ Hai ngày 20/8/2012.” Còn trên một blog khác thì cho biết đây là chuyên án đặc biệt do đích thân bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo, phối hợp với Tổng cục 2, bộ Quốc phòng. - Nguyễn Đức Kiên bị bắt giam? – (Cầu Nhật Tân). – Xem bài rất mới sáng nay:  “Bầu” Kiên – “ông trùm” của các Ngân hàng Việt Nam (NCĐT/Infonet).
- Hàng loạt tập đoàn nhà nước bị phanh phui sai phạm (VNN). - Từ nay tới cuối năm, thanh tra 4 tập đoàn, tổng công ty (Cafef/TTVN).
- Không còn nói chuyện nhà ngói sân gạch được nữa (Đào Tuấn). “Bây giờ lợi ích nhà nước bị 1 số người lợi dụng và trong không ít trường hợp trở thành lợi ích nhóm. Trong khi lợi ích người dân không ai bảo vệ”.  – Nguyễn Sĩ Dũng: Bài toán trách nhiệm (Tia sáng). — Mấy điều tản mạn về “chức” và “quyền” (Trần Nhương).
- Thành Đồng Nguyên Giáp: KHÔNG BIẾT HỌ SẼ TIẾP TỤC ĐƯA CHÚNG TA ĐI ĐÂU?   –   (Huỳnh Ngọc Chênh). “Kiểm điểm, phê bình, góp ý, đánh giá ‘thẳng thắng’, ‘trung thực’…vì dân, vì nước nhưng sao không cho dân tham gia? Chắc Đảng – như mọi khi, có lý do cho việc làm bí mật này. Cũng như Đảng luôn từ chối cho người dân thể hiện lòng yêu nước và tham gia tích cực dân chủ vào việc xây dựng phát triển đất nước thông qua tiếng nói của mình. Thôi vậy, người dân hãy cứ chờ xem là Đảng sẽ tiếp tục đưa họ đi đâu…”
- Vai trò của các bloggers trong các cuộc phản đối liên quan chuyện đến đất đai ở Việt Nam (Reuters/ MSNBC).   – GS.TSKH Đặng Hùng Võ: Thêm một bước trong xây dựng luật Đất đai (SGTT).  – Quân đội thuộc tỉnh Gia lai cũng vi phạm pháp luật…  –   (Xuân VN).
Thanh tra Chính phủ đánh giá về tham nhũng. (VNEco).  - UB Thường vụ Quốc hội chất vấn về nợ xấu, khiếu kiện tồn đọng (LĐ).  Tỉ lệ cử tri được tiếp xúc với ĐBQH đạt dưới 1%.  -  Bàn về quy định cử tri “chấm điểm” đại biểu (TN). - Sẽ công khai số điện thoại của đại biểu Quốc hội (PLTP). - Tiếp xúc cử tri… sau giờ cơm? (VNN).     -  Làm rõ các phạm trù phổ biến, bồi dưỡng và giáo dục(ĐBND). -  Mòn mỏi chờ hướng dẫn đăng kiểm tàu thuyền (PLTP).  -  Qua 5 năm thực hiện Luật Cư trú: Vẫn còn nhiều vướng mắc (ANTĐ).
-  Khởi tố 10 bị can lợi dụng chức vụ, quyền hạn tại ALC II (VOV).  -  Cựu công an “cắm” xe ô tô bằng thẻ ngành giả lĩnh 14 năm tù (GDVN).  “Đáng chú ý, trong vụ án này, bị cáo là một cựu công an đã bị đuổi khỏi ngành.” Nhưng đáng chú ý hơn là bài trên báo ANTĐ không có một chữ nào cho biết đó là “cựu công an”Dùng thẻ công an giả để lừa đảo. - Trưởng văn phòng đại diệntạp chí Pháp lý bỏ trốn (TT).
-  Những công trình, dự án gây tranh cãi - (boxitvn).
IAEA tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng nguyên tử vì hòa bình (CP).
- GSTS Nguyễn Ngọc Trân: Điều gì đang diễn ra ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh? (ĐBND).
- BỘ TRƯỞNG HỌ ĐINH VỚI MỘT GÓC NHÌN   –   (Kha Trà Phương).
- Tam Thái: Hố tử thần khổng lồ xứng đáng tầm vóc Thủ đô to (PNTD). Góp ý VNN không nên để cái tựa là “Hố tử thần Lê Văn Lương …”, dễ bị thổi còi.  - Chủ tịch Hà Nội yêu cầu khắc phục hậu quả “hố tử thần” (DT).  – TĐ Nam Cường và Sông Đà Thăng Long “cãi vã” về nguyên nhân vụ sạt lở (GDVN).  – Nên khởi tố vụ án sụt lở đường Lê Văn Lương (TN).  - Mời tư vấn độc lập tìm nguyên nhân (TT). – Hố tử thần do đâu ?   –   (Lê Dũng).  – Đào Văn Tùng: Những công trình, dự án gây tranh cãi (BoxitVN).   – Dừng thi công để điều tra tai nạn Nậm Pông   –   (BBC).
- Thẻ căn cước đe dọa bí mật đời tư.  – CMND ghi tên cha, mẹ: Bước thụt lùi! (PLTP). – Xem xét bỏ quy định đưa tên cha mẹ vào CMND (NLĐ).  - Sẽ dừng cấp CMND mẫu mới có ghi tên cha mẹ (LĐ).
- Kỹ sư Lê Văn Tạch đề nghị hủy án đã tuyên (TT).  – Kỹ sư Lê Văn Tạch tiếp tục theo đuổi vụ kiện TMV (NLĐ).
- Hà Nội: Nhà luật sư bị phóng hỏa lúc rạng sáng (VNE). Mowsis 2 tuần trước tại Hải Phòng:  Luật sư bị tạt axít trước văn phòng.
- Dời phiên xử nhà báo Hoàng Khương sang tháng 9 (VTC).
- Làm rõ việc “siết” nhập cư ở Đà Nẵng (NLĐ).
- Cái chết của sòng bạc biên giới (Alan Phan).
- Chiến dịch ‘Người Mỹ gốc Việt đòi tài sản tại Việt Nam’ được phát động  (VOA).
- Loạt bài về chiến tranh VN: Việt Cộng dư thừa vũ khí (Der Spiegel/ Phan Ba). Một lính xe tăng người Việt đang dùng khẩu súng máy cỡ 50 bắn vào một vị trí Việt Cộng ở Gia Định vào ngày 4 tháng 6 =>
- Miến Điện bãi bỏ kiểm duyệt báo chí   –   (BBC). “Hãng tin Pháp dẫn lời một biên tập giấu tên của một tạp chí ở Rangoon nói: ‘Hôm nay là một ngày trọng đại cho tất cả các nhà báo ở Miến Điện – những người đã làm việc dưới những hạn chế khắc nghiệt trong hàng bao nhiêu năm trời’.” BTV: Chúc mừng các nhà báo ở Miến Điện đã được cởi bỏ gông xiềng rồi!  Nhưng mà nó chạy nhanh như thế này, làm sao mình theo kịp nó đây? Hu hu… – Miến Điện bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí   –   (RFI).
- ADB : Miến Điện tăng trưởng 8%/năm thập niên tới   –   (RFI).  – Miến Điện ‘sẽ tiến nếu tiếp tục cải cách’   –   (BBC). “Vị trí chiến lược của Miến Điện với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và lực lượng lao động hùng hậu là điều kiện lý tưởng để phát triển thịnh vượng so với sự phát triển kinh tế đầy năng động ở khu vực Châu Á. Miến Điện có thể trở thành một ngôi sao sáng của Châu Á, tuy nhiên để thực hiện được điều này thì cần phải có sự kiên định và cam kết lâu dài về cải cách”.  – ADB lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Miến Điện (VOA).
- Doanh nhân Trung Quốc tố cáo Bắc Triều Tiên tham nhũng và lừa đảo   –   (RFI).
- Bà Cốc Khai Lai nhận án tử hình treo   –   (BBC).   – Trung Quốc: Vợ ông Bạc Hy Lai bị án tử hình treo   –   (RFI).   – Trần Đông Đức: Bạc Cốc Khai Lai bị án chết treo (VOA’s blog).   – Bóng ông Bạc trong vụ Cốc Khai Lai   –   (BBC).  – Nhiều đồn đoán sau phiên xử bà Cốc Khai Lai (NLĐ).
- Cảnh sát Nga truy bắt các thành viên khác của ban nhạc Pussy Riot   –   (RFI).
KINH TẾ
Cần xây dựng bộ tiêu chí xác định nợ công (ĐBND).
- Nợ xấu ngân hàng chờ Thống đốc chốt số liệu và giải pháp (eBank).  – Phân hoá tăng trưởng tín dụng (SGTT).
Vào chợ mỗi ngày TTCK 21-8-2012 (VF).
- Báo động nợ của doanh nghiệp (TBKTSG).  – Doanh nghiệp xoay xở trong nợ nần (SGTT).  – 7 nhiệm vụ “cứu” doanh nghiệp(TQ).  -  Cần rút khỏi BĐS càng nhanh càng tốt (Vef).  -  Hải quan bất nhất, thuế môi trường “hành” doanh nghiệp (Infonet).
-  Sáp nhập để… độc quyền (ĐĐK).
Nói và làm: Sáng tạo, nỗi buồn kinh tế tri thức Việt Nam (VEF).
- Hết đỉa, giờ lại thấy XNK năm 2012: Đến lượt rết xuất đi Trung Quốc (STOX).  Phen này không chừng ta lại “lội ngược dòng”, xuất siêu với TQ mấy hồi.  - Thả nổi trái cây Trung Quốc (NLĐ).  - Thu giữ khối lượng lớn đồ chơi trẻ em TQ nhập lậu (TTXVN).
Tâm sự nhà nông thời giá lúa thấp (TBKTSG).   - Có thể sẽ tạm trữ cá tra như tạm trữ lúa gạo (TBKTSG).

<- Khách hàng lại vây HDBank đòi nợ (NLĐ).
Nhà cho người thu nhập thấp: còn phải chờ (TBKTSG).  – Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời về vấn đề nhà ở xã hội: Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 19/08/2012 (VTV).   - Hà Nội “phân hạng” chung cư (DT).  - Vì sao đất ‘long mạch’ Hồ Tây lại đắt đỏ? (VTC).
EVN phải xem xét nâng giá mua điện (TQ).  - Yêu cầu EVN tăng giá mua điện từ Vinachem và Vinacomin (DT).
Một cây xăng gian lận 2.700 đồng/lít (VOV).  - Giăng đủ loại bẫy lừa bán hàng trên mạng (TT).
- TQ mất đầu tư dưới áp lực cạnh tranh   –   (BBC).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Tuy Hòa: Âu lo cho chất lượng hội thảo  (Lê Thiếu Nhơn).
- Hỏi chuyện Ls Nguyễn Minh Tâm về bài viết “Thơ Hoàng Quang Thuận…”   –   (Nguyễn Tường Thụy).   - Trần Mạnh Hảo: HOÀNG QUANG THUẬN ĐÃ BÁN HÀNG GIẢ (THƠ DỎM, THƠ LỪA, THƠ ĐẠO) ĐỂ BỎ TÚI HÀNG TRĂM TỈ ĐỒNG (Nguyễn Trọng Tạo).  – Vì sao báo GIÁO DỤC & THỜI ĐẠI muốn bôi nhọ người đã tố cáo hành vi bịp bợm ? (Lê Thiếu Nhơn).  – Trương Tuần: Thơ thần cụ Chí (Trần Nhương).   – Thơ nhập TIỀN (Trần Nhương). “Chẳng phải một ông Thuận/ Nhiều vị có chức danh/ Nhiều thi nhân nổi tiếng/ Cũng nhập đồng đỏ xanh…”
- Phục lăn    –   (Nguyễn Thông). “Mẹ kiếp, một tập thơ như thế mà 2 người phải đi tù Hỏa Lò thì kể cũng lạ cho cái gọi là an ninh văn nghệ xứ này”.
- BÀI THƠ DUY NHẤT CÓ ĐƯỢC LỜI BÌNH CỦA CHÍNH TÁC GIẢ THI NHÂN VIỆT NAM     –   (Văn Chương +).
- Phạm Trọng Thanh: Hành hương theo dấu Danh sư TRẦN QUANG KHẢI (Lê Thiếu Nhơn).
- Nguyễn Gia Bào Tạp chí VĂN HIẾN hé lộ một câu chuyện ở khu chung cư VIP – CỰU THIẾU TÁ ĐẶC CÔNG MANG TÌNH QUÊ VỀ KHU CHUNG CƯ VIP  (Lê Thiếu Nhơn). “Chỉ với 133 hộ gần 500 nhân khẩu mà có tới 30 Tổng giám đốc các công ty lớn, 300 người có trình độ trên đại học (trong đó 7 tiến sĩ, 25 thạc sĩ, còn lại là cử nhân)“.
Đôi rồng đá mất đầu Thành nhà Hồ sẽ có đầu? (TT). - Phát hiện đầu rồng đá ở di tích Thành nhà Hồ (TN).  =>
- Inrasara: Sử thi làm giàu nền văn học đa dân tộc VN (Tia sáng).   – Inrasara: Một loại thơ đang ‘chết’, một loại thơ khác vừa ra đời (Inrasara).
- Những “đứa con” kinh điển giữa văn học và điện ảnh (DT).
- Đạo diễn Tony Scott qua đời tại LA   –   (BBC).
- TỔNG KẾT MÙA BÓNG 2012: Gần 2.000 tỉ đồng đổ sông đổ biển (PLTP).  – Thở phào (NLĐ). - Đừng xem thường người hâm mộ (TT).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Việc tìm tòi học hỏi và nền giáo dục của người Việt   –   (Vương Trí Nhàn).
- NỖI SỢ – TRỞ NGẠI ĐẦU TIÊN CỦA ƯỚC MƠ (Tâm Sáng).
- Phạm Ngọc Cương: Suy nghĩ cuối hè (Trương Duy Nhất).
- Để môn sử không còn bị coi thường (TT).
Trả tiền lại nếu phụ huynh không đồng ý  (TT).  -  Học phí mầm non công lập cao ngất ngưởng (VNMedia).
- GS Ngô Bảo Châu dự hội nghị Toán Quốc tế Việt – Pháp tại Huế (DT).  – Đàm Thanh Sơn Người khám phá vật lý với cái nhìn toàn thể  (Tia sáng).
- Đại Học Tôn Đức Thắng trao tặng bằng Tiến Sỹ Danh Dự cho hai nhà khoa học danh tiếng thế giới về ngành cơ học tính toán (Nguyễn Đăng Hưng).
Phường nghèo có hơn 80 học sinh đỗ đại học (DV). - Rối bời với xét tuyển bổ sung (TT). - Giữ chân thí sinh điểm cao (TP). - Hệ tại chức: Vì đâu nên nỗi ! (NLĐ).
-  Trường mới xây đã… sắp sập (TT).  - Giải golf gây quỹ học bổng “Tiếp sức đến trường”: 3,4 tỉ đồng cho tân sinh viên nghèo. Nên mời Chuyên viên Văn phòng Quốc hội đánh nữ phục vụ sân golf tham gia luôn.
-  Trường Trần Phú, Hà Nội: Giáo viên “tố” quyền hiệu trưởng (DV).  -  Hiệu trưởng bị tố tự ý thu vượt quy định (VNN).
- Bí quyết để bé thích đến trường(TTVN/GĐ).  -  Trần Đăng Khoa: Trẻ Việt trong mắt người Nhật (VOV).
-  Đình chỉ học một năm đối với nữ sinh vô cảm đánh bạn (GDVN). –  Choáng váng với clip nam sinh Thủ đô chửi tục trước cổng trường.
- Đồng bằng sông Hồng: Địa phương vẫn lúng túng trong đưa KH&CN vào sản xuất (Tia sáng).
- Nghiên cứu sợi tơ cao cấp như tơ nhện (Tia sáng).
- Tàu Curiosity bắn vỡ đá sao Hoả (DT).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Khi bộ trưởng đề cao “truyền thông sức khoẻ” (SGTT).
<- “Học tập và làm theo tấm gương” HCMí quên …  Sài Gòn: Đinh tặc lộng hành giữa Thủ đô, hàng trăm phương tiện dính đòn (ANTĐ). - Hà Nội: Hàng chục chiếc xe dính “đinh tặc” trên phố Kim Mã (GDVN).  – Hà Nội: Hiện tượng rải định trên đường Kim Mã là không bình thường (ĐĐK).
- Bắt giữ đối tượng vận chuyển tai, nội tạng lợn hôi thối (VOV).
-  Đại đức Thích Tâm Mẫn nói gì về nhóm tháp tùng “bặm trợn”? (GDVN). –  Điểm danh những người “hộ tống” nhà sư “nhất bộ nhất bái” đánh người.
-  “Dù coi mại dâm là nghề hay tệ nạn thì nó vẫn song hành với cuộc sống” (GDVN).
- Xe giấy tờ giả đầy phố (NLĐ).  – Phụ xe đánh dã man người đi xe máy (VOV).
- Hàng nghìn hộ dân lo vỡ đê sông Mã(TT).  -  Hà Nội: Hàng nghìn hộ dân hiến đất, làm đường (DV).
- Cảnh báo nguy cơ nhập công nghệ điện gió lạc hậu (TBKTSG).
Những cỗ quan tài bạc tỷ của đại gia (VTC).
- Nhật:  7 người chết vì ăn bắp cải dầm giấm của Trung Quốc (LĐ).
- Các cơ quan cứu trợ đối phó với đợt dịch tả bùng phát ở bắc Somalia (VOA).

QUỐC TẾ
- Quan sát viên Liên Hiệp Quốc rời Syria (VOA).   – Pháp muốn gây sức ép lên Nga để bóp nghẹt tài chính Syria   –   (RFI).   – Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị lập vùng đệm ở biên giới để đón tiếp người tỵ nạn Syria   –   (RFI).
- Israel đưa hệ thống chống rốc két tới sát Ai Cập (TN).
- Nga-Ukraine thảo luận triển vọng hợp tác quân sự (TTXVN).
- Venezuela: Bạo loạn tại nhà tù, hơn 20 người chết (TTXVN).
- Giới chức hàng đầu quân đội Mỹ dẫn chứng tiến bộ tại Afghanistan (VOA).
- Ấn Ðộ đổ lỗi Pakistan làm di dân hoảng sợ (VOA). Hàng ngàn người đến từ vùng đông Bắc Ấn Ðộ đã bỏ chạy sau các tin đồn rằng sắp xảy ra các vụ tấn công để trả thù cho các vụ đụng độ sắc tộc =>
- Chủ nhân mỏ ở Nam Phi dọa sa thải nếu công nhân không quay lại làm việc (VOA).
- TT Pakistan ra lệnh báo cáo vụ một cô gái bị cáo buộc báng bổ tôn giáo (VOA).
- Từ sứ quán Ecuador, Julian Assange thách thức nước Anh  –   (RFI).
- Con cựu độc tài Park Chung Hee là ứng viên tổng thống Hàn Quốc   –   (RFI).
- Philippines quyết tìm kiếm Bộ trưởng Nội vụ mất tích   –   (RFI).  – Vợ Bộ trưởng Nội vụ Philippines đã linh cảm trước vụ tai nạn máy bay? (CAND).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 20/08/2012;  + Cà phê sáng – 20/08/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 20/08/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 20/08/2012;  + Thời sự 19h – 20/08/2012.

647. Chuyện các “đại gia” bóng đá mời cơm Thủ tướng là bịa đặt ?

Đôi lời: Dưới đây là bài viết trong số báo ra ngày thứ Sáu, 13-1-2012 về bữa “ăn tối” của các doanh nhân thành đạt với Thủ tướng và đoạn đính chính trên số báo ngày hôm sau, thứ Bảy, 14-1-2012 của tờ Thể thao 24h. Nghe nói sẽ có mức kỷ luật nặng với các cá nhân liên quan, còn tờ báo thì sẽ … nghỉ chơi 3 tháng. Mời xem thêm: Thủ tướng chỉ đạo giải quyết bản quyền truyền hình (Tuổi trẻ, 12/1/2012). Nhưng quan trọng hơn là cần đọc bài VPF ưu tiên VTV chọn trận ở Super League 2012  (TTVH) với công văn của VPF có đoạn “Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng trong buổi làm việc với lãnh đạo HĐQT Công ty VPF …” 
Thật lạ là ngay sau lời kêu gọi chỉnh đốn đảng của ông TBT Nguyễn Phú Trọng là xảy ra liền hai hiện tượng liên quan, rất khác thường, vụ Đoàn Văn Vươn chưa lắng dư luận thì tới vụ này.



Bổ sung, hồi 16h, độc giả Trần Thừa giới thiệu bản lưu trên mạng của bài báo (Mời bấm vào). Còn trên trang Thế thao 24h“cả bản lưu trong google.com.vn cũng đã bị xóa”.

1214. Vai trò của các bloggers trong các cuộc phản đối liên quan đến chuyện đất đai ở Việt Nam

Reuters/ MSNBC

Vai trò của các bloggers trong các cuộc phản đối liên quan đến chuyện đất đai ở Việt Nam

Tác giả: Stuart Grudgings
Người dịch: Thủy Trúc
19-8-2012
Hà Nội – Người nông dân có tên Lê Dũng và những người dân làng ông đã tích trữ gạch đá, bom xăng để đánh lại công an, khi công an cố cưỡng chế đất của họ để lấy chỗ xây một khu đô thị xa hoa gần thủ đô của Việt Nam.
Tuy nhiên, vũ khí mạnh nhất của họ hóa ra lại là thứ mà họ đã tạo nên nhờ có sự giúp đỡ của các nhà hoạt động trên mạng, để họ ghi lại và phát tán thông tin về cuộc đối đầu với công an – sự kiện mà truyền thông của Nhà nước đã phớt lờ.
Xung đột diễn ra vào một buổi sáng tháng tư trong sáng. Chỉ trong vài giờ, những hình ảnh ghi lại cảnh vài ngàn công an phun hơi cay và đánh nông dân huyện Văn Giang, nằm ngay phía đông Hà Nội, đã lan truyền như virus.
Mối liên minh không mong đợi giữa nông dân và những nhà hoạt động người thành thị trên Internet là minh chứng cho một thách thức ngày càng gia tăng nhanh chóng, đe dọa quyền lực của chính quyền cộng sản, khi mà người dân Việt Nam ngày càng tỏ ra táo gan hơn trong những cuộc biểu tình của họ – về một loạt vấn đề từ quyền sở hữu đất đai cho đến tham nhũng và ảnh hưởng ngày một lan rộng của Trung Quốc trong khu vực.
Chính quyền Việt Nam đáp trả bằng hành động trấn áp blogger, và vì điều đó mà họ nhận được danh hiệu quốc gia “Kẻ thù của Internet” từ tổ chức đấu tranh vì tự do truyền thông, Phóng viên Không Biên giới. Tổ chức này nói rằng chỉ có mỗi Trung Quốc và Iran là bắt giam thêm nhiều nhà báo.
Lực lượng kiểm duyệt ở nhà nước độc đảng này thường xuyên chặn (block) Facebook và các trang mạng xã hội khác, mặc dù cộng đồng các nhà hoạt động trên web, vốn dĩ tháo vát nhanh nhẹn, thường tìm được cách vượt tường lửa. Điều ấy chứng tỏ một thách thức cực kỳ lớn mà chính quyền phải đối diện, ở một đất nước mà một phần ba trong số 88 triệu dân đã biết vào mạng.
“Lúc đầu chúng tôi cũng không hiểu Internet sẽ giúp mình như thế nào, nhưng bây giờ thì chúng tôi thấy giá trị rồi. (Thông tin về) Cuộc đấu tranh của chúng tôi sẽ được xuất bản ra thế giới” – Ông Lê Dũng, người từng tham gia cuộc chiến năm 1979 của Việt Nam chống Trung Quốc, nói như thế khi ông đang ngồi dưới một bức ảnh chân dung đóng khung của cố chủ tịch Hồ Chí Minh. “Nếu chúng tôi không dùng Internet thì chắc chính quyền giết chúng tôi rồi: bây giờ thì họ cũng biết là họ phải cẩn thận”.
Vụ Văn Giang và nhiều vụ tranh chấp đất đai khác mà các blogger đưa tin đã gây nên một cuộc tranh cãi nóng bỏng bất thường, trên bình diện quốc gia, về việc nhà nước nên cải cách luật đất đai của Việt Nam như thế nào trước khi cái hạn thuê đất công 20 năm của nông dân kết thúc vào năm sau, 2013.
Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng đã tạo sức ép lên người nông dân, khi mà đất công nghiệp, nhà ở, đường xá mở rộng dần, dẫn đến việc những vụ tranh chấp đất đai một cách bạo lực xảy ra ồ ạt. Nông dân khiếu nại về mức đền bù quá thấp mà các doanh nghiệp – thường là có mối quan hệ với những chính trị gia có ảnh hưởng – trả cho họ là quá thấp.
Đầu năm nay, người nông dân nuôi cá, ông Đoàn Văn Vươn, đã được tôn làm anh hùng sau khi ông tổ chức một cuộc phản kháng, có vũ trang, nhằm vào lực lượng quan chức địa phương – những kẻ đã cố cưỡng chiếm mảnh đất của ông ở ngoại thành Hải Phòng. Vụ việc này được cả báo chí chính thống lẫn blogger đưa tin.
Mối hận Trung Quốc kích động blogger
Các blogger liên hệ chuyện đất đai với những nguyên nhân khác nữa, mà theo họ là đều có điểm chung: Một chính quyền chỉ nhìn vào lợi ích kinh tế của mình mà phớt lờ nguyện vọng của dân chúng.
“Phong trào blog đang lớn mạnh” – ông Nguyễn Văn Đài nói. Ông là luật sư và là nhà hoạt động nhân quyền, từng bị giam bốn năm vì tội sử dụng Internet kêu gọi dân chủ, và hiện vẫn chịu một hình thức quản thúc nhẹ ở Hà Nội.
“Chính quyền không thể giữ bí mật mọi chuyện như trước kia nữa”.
Một nhà hoạt động có ảnh hưởng khác, lấy bí danh Boris và hiện làm việc cho một công ty quốc doanh, đã giúp nông dân Văn Giang hiểu được về quyền của họ, và hướng dẫn họ cách gửi ảnh, video bằng điện thoại di động. Mặc dù đến nay, có khoảng 1000 hộ dân đã thất bại trong việc ngăn chặn dự án Ecopark trên mảnh đất 500 hecta, nhưng Boris cho rằng dư luận rộng lớn về vụ việc này đã ngăn chặn những công ty đầu tư bất động sản khác xúc tiến các dự án tương tự.
Boris khoe rằng anh có thể huy động tới 1000 người dân kéo lên Hà Nội mà chỉ cần thông báo trước một ngày. Anh bảo anh cũng đã đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các cuộc biểu tình thường xuyên chống lại các mục tiêu của Trung Quốc về chủ quyền trên Biển Đông – một lời kêu gọi mà nhiều blogger khác cũng ủng hộ. Năm ngoái, chính quyền có cho phép các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra, nhưng rồi đã nhanh chóng đàn áp biểu tình, sau khi thấy rõ rằng đó có thể là một tia lửa mở đầu cho cơn bất mãn ngày một lớn hơn.
Một số nhà hoạt động tỏ ra liều lĩnh đến bất ngờ khi nói tới những hình phạt tù giam nghiêm khắc đã dội xuống đầu những cá nhân khác vì tội “tuyên truyền chống nhà nước”.
Alfonso Le, một blogger 42 tuổi, viết blog có tên “Quê hương nổi dậy”, nói với Reuters tại một quán café nhỏ xíu ở Hà Nội, trong tầm tai nghe của một viên công an mặc cảnh phục xanh lá cây – từ vị trí này có thể nghe cả phòng. “Bây giờ mạng xã hội đã phổ biến hơn rồi, công an không dễ bắt người đâu” – Lê nói. Anh xưng danh bằng tên trên Facebook của mình. “Nếu bị công an làm phiền, tôi chỉ cần gửi một thông báo trạng thái lên Facebook, và nhiều người sẽ kéo đến”.
Anh đã phải trả giá vì hoạt động của mình. Anh kể, anh đã từng ba lần bị bắt, và đã ly dị vợ sau khi người vợ khai thông tin cho công an.
Một blogger khác, xin giấu tên, cũng chiếm lĩnh thế giới của những blogger có sự thỏa hiệp. Chị cho rằng mình an toàn, miễn là viết không quá giới hạn (nguyên văn là “red line”, nghĩa là “lằn ranh, vạch đỏ” – ND). Trên blog của chị, một cuộc biểu tình có thể được diễn đạt thành “tuần hành” hoặc “đi dạo”. Tuy vậy, thỉnh thoảng chị vẫn bị công an theo dõi và đã từng bị bắt trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong tháng này, bị giữ một ngày ở trại phục hồi nhân phẩm dành cho “con nghiện và gái mại dâm”.
“Họ (chính quyền) sợ chết khiếp trước những gì đã xảy ra ở Myanmar và mùa xuân Ảrập” – chị nói.
Cựu sĩ quan quân đọi Lê Thanh Tùng là nhà hoạt động trên mạng gần đây nhất bị trừng phạt, trong tháng này. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết, ông Tùng nhận bản án 5 năm tù, sau một phiên tòa kéo dài một tiếng đồng hồ. Chuyện xảy ra không đầy một tuần sau khi blogger Đinh Đăng Định bị kết án 6 năm tù.
Phiên xử ba blogger tiếng tăm khác cũng đã bị hoãn trong tháng, sau khi mẹ của một trong ba bị cáo tự thiêu.
Có đàn áp cũng vô ích?
Washington đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại đối với Việt Nam, về một dự thảo nghị định mới, theo đó người sử dụng Internet phải đăng ký tên thật, và điều này giúp chính quyền dễ dàng truy tìm những kẻ đã chỉ trích họ trên mạng.
Nhưng ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia, cho rằng mọi nỗ lực của chính quyền nhằm kiểm soát Internet có lẽ đều vô hiệu, trong bối cảnh web đã thâm nhập vào Việt Nam, và blogger ngày càng tài tình hơn trong việc vượt qua những rào cản bằng công nghệ.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, Việt Nam nằm trong số những nước có tốc độ tăng trưởng về sử dụng Internet cao nhất thế giới.
Tỷ lệ người dùng Internet ở Hà Nội và tại TP.HCM – thủ đô về kinh tế của đất nước, ở miền Nam – đã tăng lên hơn 50%.
“Đó là một cuộc chiến mà tôi không nghĩ chính quyền Việt Nam sẽ thắng” – ông Thayer nói.
Vấn đề quyền sở hữu đất đai, vốn dĩ rất gai góc, là cốt lõi của tính chính danh của Đảng Cộng sản, mà nền tảng sức mạnh truyền thống của họ là hơn 10 triệu nông dân. Vấn đề đất đai này cũng là lĩnh vực mà trong đó, giới blogger có ảnh hưởng lớn nhất.
Sau vụ bạo lực ở Văn Giang và Hải Phòng, một số nhà lập pháp và học giả đã kêu gọi thực hiện sở hữu tư nhân về đất đai để bảo vệ nông dân – một đề xuất mà cho đến gần đây vẫn là không thể tưởng tượng được, ở một quốc gia nơi mà nhà nước sở hữu toàn bộ đất đai là một điều được ghi nhận thiêng liêng trong hiến pháp.
Ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ tịch ủy ban kinh tế của Quốc hội, nói với Reuters rằng Luật Đất đai của Việt Nam sẽ được xem xét lại, và nông dân sẽ được phép ở lại trên mảnh đất của họ sau năm 2013. Diễn giải theo nghĩa đen là, luật hiện hành cho phép nhà nước lấy lại đất đai mà không phải đền bù gì cho nông dân, khi thời hạn cho thuê đất đã hết.
“Đất đai là một vấn đề tiềm ẩn nguy cơ gây căng thẳng trong xã hội” – ông Kiên nói.
Bình luận của ông Kiên và các bình luận của những quan chức khác đã làm các nhà hoạt động kiêm blogger tin rằng thời hạn cho thuê đất sẽ được kéo dài, mặc dù điều đó tự nó không giải quyết được vấn nạn các nhà đầu tư tư nhân, được sự hậu thuẫn của nhà nước, cưỡng chiếm đất đai của nông dân.
“Blogger là một phần quan trọng trong câu chuyện” – blogger Lê nói. “Chúng tôi kể lại mọi chuyện từ một khía cạnh khác. Chúng tôi kể để cho thấy rằng lời nói của đảng cầm quyền chẳng đi đôi với việc làm của họ”.
Biên tập: Jason Szep và Paul Tait.
Ảnh: Một phụ nữ đang chụp ảnh blogger tham gia biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, ngày 22-7-2012. Mối liên minh không mong đợi giữa nông dân và những nhà hoạt động người thành thị trên Internet là minh chứng cho một thách thức ngày càng lớn hơn với tốc độ nhanh chóng, đe dọa quyền lực của chính quyền cộng sản, khi mà người dân Việt Nam ngày càng tỏ ra táo gan hơn trong những cuộc biểu tình của họ – về một loạt vấn đề từ quyền sở hữu đất đai cho đến tham nhũng và ảnh hưởng ngày một lan rộng của Trung Quốc trong khu vực. Ảnh chụp ngày 22-7-2012, REUTERS/Alfonso Le.
Nguồn: Reuters/ MSNBC
Bản tiếng Việt © BS2012

1213. Giông tố đang kéo đến Biển Đông

Wall Street Journal

Giông tố đang kéo đến Biển Đông

Tất cả các nước Đông Á đang chờ đợi xem Mỹ đáp trả lại sự hiếu chiến của Trung Quốc như thế nào
Tác giả: James Webb
Người dịch: Dương Lệ Chi
19-08-2012
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, mặc dù chiến tranh bùng nổ ở Triều Tiên và Việt Nam gây tốn kém, nhưng Hoa Kỳ đã chứng minh là nước bảo đảm sự ổn định cần thiết trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ngay cả khi  sức mạnh chuyển dịch từ Nhật Bản sang Liên Xô và gần đây nhất là sang Trung Quốc. Những lợi ích của việc tham gia của chúng ta là một trong những câu chuyện thành công lớn của lịch sử nước Mỹ và lịch sử châu Á, cung cấp cho các nước được gọi là ‘bậc hai’ trong khu vực có cơ hội phát triển về mặt kinh tế và trưởng thành về mặt chính trị.
Khi khu vực này phát triển thịnh vượng hơn, vấn đề [tranh chấp] chủ quyền đã trở nên dữ dội hơn. Trong hai năm qua, Nhật Bản và Trung Quốc đã đụng độ công khai ở quần đảo Senkaku, phía đông Đài Loan và phía tây Okinawa, mà sự quản lý [quần đảo này] được quốc tế công nhận là dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản. Nga và Nam Triều Tiên đã tái khẳng định tuyên bố chủ quyền chống lại Nhật Bản ở vùng biển phía Bắc. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia, tất cả các nước này đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, nơi tiếp diễn các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines.
Các tranh chấp như thế không chỉ liên quan đến thể diện lịch sử mà còn là các vấn đề quan trọng như vận chuyển thương mại, quyền đánh bắt cá và các hợp đồng khai thác khoáng sản có khả năng sinh lợi ở các vùng biển bao quanh các quần đảo hàng ngàn dặm. Không nơi nào mà căng thẳng gia tăng rõ ràng hơn là các tranh chấp ngày càng trở nên thù địch ở Biển Đông.
Ngày 21 tháng 6, Quốc Vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập một khu hành chính mới có tên là Tam Sa, với trụ sở chính đặt tại đảo Phú Lâm (Woody Island), thuộc quần đảo Hoàng Sa. Được Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng (Yongxing), đảo Phú Lâm không có dân bản địa và không có nguồn cung cấp nước tự nhiên, nhưng có một đường băng có khả năng quân sự, bưu điện, ngân hàng, cửa hàng tạp hóa và một bệnh viện.
Quần đảo Hoàng Sa cách Hải Nam hơn 200 dặm về phía đông nam, đảo Hải Nam là lãnh thổ cực nam của Trung Quốc đại lục, và cách phía đông bờ biển miền trung của Việt Nam một khoảng cách như thế. Việt Nam kiên quyết đòi chủ quyền trên các nhóm đảo, nơi xảy ra một trận chiến hồi năm 1974, khi Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa để xua đuổi những người lính thuộc chế độ cũ của miền Nam, Việt Nam (VNCH – ND).
Các xung đột tiềm tàng bắt nguồn từ việc Trung Quốc thành lập khu hành chính mới này, đã vượt quá xa khỏi quần đảo Hoàng Sa. Trong sáu tuần qua, Trung Quốc tuyên bố thêm rằng quyền tài phán của Tam Sa không chỉ gồm quần đảo Hoàng Sa, mà là hầu hết toàn bộ Biển Đông, kết nối một loạt các tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc bằng một quy định hành chính. Theo Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, cơ quan hành chính mới này “quản lý hơn 200 đảo nhỏ” và “2 triệu km vuông biển”. Để củng cố sự thôn tính này, 45 nhà lập pháp đã được bổ nhiệm để quản lý khoảng 1.000 người dân trên các hòn đảo này, cùng với 15 ủy viên Ban Thường vụ, cộng với một thị trưởng và một phó thị trưởng.
Những hành động chính trị này trùng hợp với sự mở rộng quân sự và kinh tế. Ngày 22 tháng 7, Quân uỷ Trung ương của Trung Quốc đã thông báo rằng, họ sẽ triển khai một đơn vị binh lính đồn trú để bảo vệ các hòn đảo trong khu vực. Ngày 31 tháng 7, họ đã công bố một chính sách mới về “tuần tra đều đặn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu” ở Biển Đông. Và Trung Quốc hiện đã bắt đầu cung cấp quyền khai thác dầu khí tại các địa điểm được cộng đồng quốc tế công nhận là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Vì tất cả các mục đích thực tế này, Trung Quốc đã đơn phương quyết định sáp nhập một khu vực mở rộng về phía đông từ các lục địa Đông Á xa tới tận Philippines, và về phía nam xa gần như tới eo biển Malacca. “Quận” mới của Trung Quốc lớn gần gấp đôi đất đai của tất cả các nước Việt Nam, Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Philippines cộng lại. “Các nhà lập pháp” của họ sẽ trực tiếp báo cáo với chính quyền trung ương.
Phản ứng của Mỹ là im lặng. Bộ Ngoại giao chờ tới ngày 3 tháng 8 trước khi bày tỏ mối quan ngại chính thức về việc “nâng cấp hành chính… và thành lập một đơn vị đồn trú quân sự mới” của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp. Tuyên bố trên được diễn đạt một cách cẩn thận trong bối cảnh các chính sách lâu dài là kêu gọi giải quyết các vấn đề chủ quyền theo quy định của luật pháp quốc tế và không có việc sử dụng sức mạnh quân sự.
Mặc dù chỉ nói như vậy, nhưng chính phủ Trung Quốc đã phản ứng một cách giận dữ, cảnh báo rằng các viên chức Bộ Ngoại giao đã “lầm lẫn giữa đúng và sai, và gửi một thông điệp sai lầm nghiêm trọng“. Nhân Dân Nhật Báo, trong một bài đăng tải gần như chính thức [quan điểm của chính phủ Trung Quốc], đã cáo buộc Mỹ “thổi bùng ngọn lửa và là bộ phận kích động, cố tình tạo ra sự đối kháng với Trung Quốc“. Phiên bản ở nước ngoài của báo này nói rằng, đã đến lúc Hoa Kỳ nên “câm miệng“.
Rõ ràng là sự do dự của Mỹ trong nhiều năm qua đã khuyến khích Trung Quốc. Chính sách của Hoa Kỳ đối với các vấn đề chủ quyền ở vùng biển châu Á – Thái Bình Dương là chúng ta không đứng về phía bên nào, các vấn đề đó phải được giải quyết một cách hòa bình giữa các bên liên quan. Các nước nhỏ hơn và yếu đuối hơn đã nhiều lần kêu gọi sự tham gia lớn hơn của quốc tế.
Trong khi đó, Trung Quốc đã khẳng định rằng tất cả các vấn đề như thế phải được giải quyết song phương, có nghĩa là hoặc sẽ không bao giờ được giải quyết, hoặc chỉ giải quyết theo các điều kiện của Trung Quốc. Do sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, do không thể hiện quan điểm, nên Washington đã mặc nhiên trở thành nước cho phép Trung Quốc thể hiện các hành động hiếu chiến hơn bao giờ hết.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và tất cả các nước Đông Á hiện đã đi đến thời khắc không thể né tránh sự thật. Tranh chấp chủ quyền mà các bên tìm kiếm giải pháp hòa bình là một chuyện, các hành động hiếu chiến một cách trắng trợn hoàn toàn là một chuyện khác. Những thách thức này sẽ được giải quyết như thế nào để các tác động không chỉ cho Biển Đông, mà còn cho sự ổn định của khu vực Đông Á và tương lai của các mối quan hệ Mỹ – Trung.
Lịch sử dạy chúng ta rằng khi các hành vi đơn phương xâm lược mà không có sự đáp trả, thì những tin tức xấu chẳng bao giờ tốt hơn theo thời gian. Không nơi nào trong cái quy trình này lại rõ ràng hơn là sự chuyển đổi sức mạnh sang Đông Á. Như sử gia Barbara Tuchman ghi nhận trong cuốn tiểu sử của Tướng Joseph Stillwell thuộc Quân đội Hoa Kỳ, đó là lời cầu khẩn của Trung Quốc để được Hoa Kỳ và Liên đoàn các Quốc gia hỗ trợ đã không có ai trả lời sau sự xâm lăng Mãn Châu của Nhật Bản hồi năm 1931, sự thờ ơ đó đã “ấp ủ sự nhân nhượng vô nguyên tắc… đã mở ra thập niên về căn nguyên chiến tranh” ở châu Á và hơn thế nữa.
Trong khi sự tập trung của Mỹ bị phân tâm do chiến dịch tranh cử tổng thống, tất cả các nước Đông Á đang theo dõi Hoa Kỳ sẽ làm gì đối với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ biết một phép thử khi họ nhìn thấy một hành động. Họ đang chờ đợi để xem liệu Mỹ sẽ chịu được sự khó chịu đó nhưng vẫn giữ vai trò cần thiết như là nước thực sự bảo đảm sự ổn định ở khu vực Đông Á, hay là khu vực này một lần nữa sẽ bị thống trị bởi sự hiếu chiến và đe dọa.
Trung Quốc hiểu mối đe dọa này hồi năm 1931 và đã chịu hậu quả về sự thất bại của cộng đồng quốc tế [giúp Trung Quốc] giải quyết. Câu hỏi được đặt ra là, liệu Trung Quốc năm 2012 có thực sự mong muốn giải quyết các vấn đề thông qua các tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận, và liệu nước Mỹ năm 2012 có đủ ý chí và khả năng để khẳng định rằng phương pháp này là con đường duy nhất đối với sự ổn định hay không.
———


Ông Jim Webb là Thượng Nghị sĩ Mỹ, thuộc Đảng Dân chủ, bang Virginia. Cha ông là một sĩ quan Không quân Hoa Kỳ, đã tham gia trong Đệ Nhị Thế chiến. Jim Webb tốt nghiệp Học viện hải quân Hoa Kỳ, là một trong ba học viện danh giá nhất nước Mỹ. Ông là sĩ quan Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, đã từng tham chiến ở chiến trường Triều Tiên và Việt Nam, sau đó trở thành Bộ trưởng Hải quân dưới tổng thống Ronald Reagan.
Về đời tư, người vợ hiện tại của ông (và là cuộc hôn nhân lần thứ ba của ông) là cô Hồng Lê, một luật sư Mỹ gốc Việt. Cô Hồng Lê nhỏ hơn ông 22 tuổi, sinh ở Vũng Tàu, cô đã cùng gia đình rời khỏi Việt Nam sau sự kiện 30-04-1975. Hai người có chung một đứa con là Georgia LeAnh, sinh năm 2006. Ngoài ra, Jim Webb còn là cha nuôi của cô con gái Emily, là con riêng của cô Hồng Lê từ cuộc hôn nhân trước. Jim Webb nói thông thạo tiếng Việt.
Nguồn: Wall Street Journal
Bản tiếng Việt © BS2012

154. Người TQ: Đảo Bạch Long Vĩ thuộc VN đã được ĐCSTQ bí mật cắt nhượng vì tình hữu nghị cách mạng

 wenxuecity.com 

NỘI TÌNH CHUYỆN ĐẢO DẠ OANH [i] THUỘC VỀ VIỆT NAM: ĐƯỢC ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC BÍ MẬT CẮT NHƯỢNG VÌ TÌNH HỮU NGHỊ CÁCH MẠNG

27.4.2012
(Không có tên tác giả)
Người dịch:  Quốc Thanh

Nam Hải[ii] gươm đã tuốt khỏi vỏ, sự đối đầu Trung-Phi về đảo Hoàng Nham[iii] đã kéo dài được hơn 10 ngày, gây nên sự chú tâm mạnh mẽ của trong và ngoài nước. Bởi duyên cớ về đảo Hoàng Nham mà một câu chuyện đã lâu năm – “đảo Bạch Long Vĩ” – cũng đã được các cư dân mạng lật xới lại trên các blog. 
Bạch Long Vĩ vốn có tên là đảo Dạ Oanh (Dạ Oanh Đảo), vốn thuộc lãnh thổ Trung Quốc, nhưng giờ đây đã được cắt vào bản đồ Việt Nam. Vì sao lại vậy? Trên mạng lưu truyền các ý kiến khác nhau, có ý kiến nói “Việt Nam cưỡng chiếm”, có ý kiến nói “Trung Quốc trao tặng”.

Tình huống thực tế Trung Quốc mất đảo Dạ Oanh (đảo Bạch Long Vĩ) rốt cuộc là ra sao?
 
Đầu đuôi chuyện đảo Dạ Oanh (đảo Phù Thủy Châu) được bí mật “chuyển giao” cho Việt Nam
Đảo Bạch Long Vĩ vốn có tên là đảo Dạ Oanh, trong lịch sử thuộc về Trung Quốc, năm 1955 giải phóng, thuộc tỉnh Quảng Đông.
Đảo Bạch Long Vĩ có diện tích khoảng 5 km², nằm ở vị trí trung tâm vịnh Bắc Bộ, 20°1′ vĩ Bắc, 107°42′ kinh Đông. Trong lịch sử, nó từng có nhiều tên gọi. Từ thời Minh, Thanh đến nay, mãi cho đến thời Dân quốc và thời kỳ đầu của Trung Quốc mới, thường được gọi tên là đảo Dạ Oanh, ngư dân và cư dân ven biển Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam còn gọi là đảo Phù Thủy Châu. Đảo Bạch Long Vĩ được chính quyền thực dân Đông Dương Pháp trước đây đặt tên khi xâm lược hòn đảo này vào thập kỷ 30 của thế kỷ trước. Tên tiếng Việt viết theo chữ Hán là “白龙尾岐”(Bạch Long Vĩ kì) , “kì 岐”(âm ) là phiên âm từ “ile”(có nghĩa là “đảo”) của tiếng Pháp.
Trong lịch sử, ngư dân ở Triều Châu Quảng Đông, Đạm Châu và huyện Văn Xương (nay là thành phố Văn Xương) Hải Nam suốt một thời kì dài luôn lấy đảo Dạ Oanh làm nơi sản xuất bào ngư. Có đầy đủ bằng chứng để khảo cứu là người Trung Quốc cận đại đã định cư trên đảo từ hơn trăm năm nay. Theo ghi chép trong bài “Bạch Long Vĩ chính danh” của Lý Đức Triều: “Năm 1955 khi giải phóng, có 64 hộ cư dân, gồm 249 người (nam 127 người, nữ 122 người). Các cư dân đều là người Hán, nói tiếng Đạm Châu (huyện Đạm Châu Hải Nam). Phần lớn dân đảo cao tuổi đều tới từ huyện Đạm Châu Hải Nam vào đầu thế kỷ 20… Năm 1955 khi giải phóng, trên đảo hồi đó có một ngôi đền, thờ Thiên Phi nương nương và Phục Ba tướng quân. Thiên Phi nương nương là nữ thần giữ sự yên lành trên biển cho ngư dân Trung Quốc. Còn Phục Ba tướng quân tức Mã Viện là người đưa quân vương triều Hán đến Giao Chỉ (nay là Bắc Bộ Việt Nam). Trong đền có một chiếc chuông sắt, có khắc chữ Quang Tự tam niên (năm 1877), giữ đền là Phù Liên Minh, Phù Hoài Tích… người Văn Xương Hải Nam.” (Lý Đức Triều  “Bạch Long Vĩ chính danh”).
Dân đảo Trung Quốc chia ra sống ở hai thôn trên đảo, thôn lớn tên là “Phù Thủy Châu thôn”, thôn nhỏ tên là “Công Ty thôn”. “Công Ty thôn” được lấy tên từ chuyện những người nhiệt tâm với thực nghiệp như Bồ Công Tài, Bồ Văn Giang, Trần Hữu Đức…ở Đam Huyện đã góp vốn mở công ty khai thác trồng dưa hấu quy mô lớn trên đảo. Đến đầu thập kỷ 30 thế kỷ trước, đảo Dạ Oanh bị Pháp chiếm giữ với danh nghĩa mẫu quốc Việt Nam; năm 1943, lại rơi vào tay Nhật Bản. “Tháng 7 năm 1955, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc chúng ta đã giải phóng đảo Dạ Oanh, đảo này về mặt hành chính thuộc Đam Huyện thuộc khu hành chính Hải Nam tỉnh Quảng Đông, thành lập Văn phòng Phù Thủy Châu của Chính phủ nhân dân Đam Huyện là đơn vị hành chính cấp khu, đồng thời còn thành lập các tổ chức cơ sở  Đảng như Ủy ban công tác Phù Thủy Châu thuộc Ủy ban Đam Huyện Đảng cộng sản Trung Quốc và Đại đội đồn trú Phù Thủy Châu Phân quân khu Hải Nam Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Ngân hàng, cung tiêu xã, trường tiểu học, hợp tác xã sản xuất ngư nghiệp… đều sử dụng tên gọi Phù Thủy Châu.” (Lý Đức Triều  “Bạch Long Vĩ chính danh”).
Năm 1957, được bí mật “chuyển giao” cho Việt Nam, nội dung thỏa thuận cụ thể không rõ
Vì sao “đảo Dạ Oanh” vốn thuộc Trung Quốc lại biến thành “đảo Bạch Long Vĩ” của Việt Nam ngày nay? Muốn biết được sự tình, hãy quay ngược trở về năm 1957.
Về quá trình cụ thể, có một loại ý kiến là: Trước ngày xảy ra cuộc Chiến tranh Việt Nam năm 1957, “để chi viện cho cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, Chu Ân Lai và Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã cùng ký thỏa thuận cho chính phủ Việt Nam mượn đảo Bạch Long Vĩ [iv] trong vịnh Bắc Bộ nước ta, để Việt Nam đặt căn cứ radar ở trên đó nhằm cảnh giới phòng ngừa máy bay Mỹ ném bom Hà Nội, đồng thời làm trạm vận chuyển vật tư Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam.” (“Nam Hải, Nam Hải”, Y Thủy, Diêu Trung Tài, Trần Trinh Quốc và những người khác biên soạn, Nhà xuất bản nhân dân Quảng Đông).
Một ý kiến khác thì nói:  Chu Ân Lai là người ký kết bản “Thỏa thuận cho mượn đảo”, còn Mao Trạch Đông là người hoàn tất việc “cho mượn đảo”: “Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh tới Trung Quốc, thông qua Chu Ân Lai thỉnh cầu với Mao Trạch Đông muốn chúng ta cho Việt Nam “mượn” đảo Dạ Oanh trong vịnh Bắc Bộ để “dùng” một chút, đặt một trạm radar tiền duyên để giám sát hành tung của máy bay Mỹ. Trung Quốc khi ấy mang chút tính cách giống như một trang nam tử hào phóng, gần như chẳng có chút quanh co gì, thế là lời thỉnh cầu của Hồ Chí Minh đã được đáp ứng.” (“Đánh thức Nam Hải”, tr. 133, Tào Bảo Kiện, Nhà xuất bản nhân dân Hà Bắc)
Cả 2 ý kiến trên đây đều là “thuyết mượn đảo”, còn có một “thuyết chuyển giao” khác nữa. Theo cuốn “Tư liệu tuyển chọn về đường biên giới giữa nước ta với các nước láng giềng và vấn đề tranh chấp quyền lợi biển” do Ban nghiên cứu khoa học Đại học quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc xuất bản năm 1992: “Việc phân chia vịnh Bắc Bộ động chạm đến một nhân tố quan trọng, đó là một hòn đảo nằm ở chính giữa vùng biển, vốn thuộc về nước ta, gọi là Phù Thủy Châu hoặc đảo Dạ Oanh, năm 1957 ta  chuyển giao cho Việt Nam, Việt Nam đổi gọi là đảo Bạch Long Vĩ”.
Tóm lại, bất luận là “mượn đảo” hay “chuyển giao” thì kể từ khi ấy cho đến giờ vẫn chưa công khai, mà là áp dụng một “phương thức chuyển giao bí mật”. Theo cuốn “Trung Quốc và Luật quốc tế về biển” do Cao Kiện Quân biên soạn, “đảo Bạch Long Vĩ… trong lịch sử từng thuộc lãnh thổ Trung Quốc, tháng 3.1957 đã chuyển giao đảo này cho Việt Nam bằng “phương thức chuyển giao bí mật”. Cho nên, trong các điều khoản thỏa thuận khi ấy có những nội dung gì cho đến nay vẫn còn là bí ẩn.
Còn như vì sao lại phải cho Việt Nam “mượn” đảo Dạ Oanh, trở thành “đảo Bạch Long Vĩ”, rồi vì sao lại phải dùng “phương thức chuyển giao bí mật”, xin cung cấp một cách giải thích để tham khảo: Một mặt, Trung Quốc với tư cách là lãnh tụ của Phong trào cộng sản Châu Á thì phải ủng hộ cuộc chiến tranh giữa Đảng cộng sản Việt Nam của Hồ Chí Minh với Nam Việt với sự hỗ trợ của Mỹ; mặt khác, Trung Quốc khi ấy không hề mong muốn trực tiếp dính líu vào cuộc chiến tranh, trở thành “nước tham chiến”, từ đó trực tiếp đối đầu với quân Mỹ. Và thế là, với tư cách là trạm trung chuyển then chốt viện trợ cho Việt Nam – được hiển thị trên các tư liệu hiện có, Trung Quốc quả thực đã giúp Việt Nam đặt trạm radar trên đảo Dạ Oanh, đã chi viện một lượng lớn vật tư cho Việt Nam, và cũng chính thông qua việc chuyển đảo này cho Đảng cộng sản Việt Nam –  đảo Dạ Oanh đã được “chuyển giao bí mật” cho Bắc Việt.
Lão tướng phụ trách công việc “chuyển giao” cụ thể nhớ lại:  “Xem ra tôi đã làm một việc sai lầm”
Về quá trình cụ thể của quyết định “tặng đảo” – rốt cuộc ai là người ra quyết sách, xuất phát từ suy nghĩ gì, đã ký thỏa thuận gì, người viết bài này chưa tìm ra được những tư liệu có liên quan. Nhưng về quá trình “chuyển giao” cụ thể thì đã có một đoạn hồi ức kể lại rất quý của đương sự. Tướng Mã Bạch Sơn nguyên là Phó tư lệnh Phân quân khu Hải Nam, khi ấy là đại diện phía Trung Quốc, đến đảo Phù Thủy Châu cùng với đại diện phía Việt Nam làm thủ tục “chuyển giao”. Theo lời lão tướng kể lại:
“Năm 1950 Hải Nam giải phóng, năm 1955 quân giải phóng đã giải phóng đảo Phù Thủy Châu. Quân giải phóng đóng quân trên đảo, và cũng quản lí luôn cả dân thường. Năm 1955 thực hiện chế độ quân hàm, tôi được nhận quân hàm thiếu tướng, nhậm chức Phó tư lệnh Phân quân khu Hải Nam. (…)  Tháng 3.1957, cấp trên cử tôi làm đại diện chuyển giao đảo Phù Thủy Châu cho Việt Nam, đại diện từ Việt Nam  tới cũng là một Phó tư lệnh Phân quân khu. Khi ấy có văn bản nói ủy nhiệm cho Mã Bạch Sơn làm đại diện toàn quyền chuyển giao đảo Phù Thủy Châu, cùng đi còn có một vị phó bí thư Đảng ủy Khu Hải Nam khi ấy. (…) Lúc chuyển giao, bộ đội rút, dân thường ở yên. Có những người dân không vui, nói chúng tôi là người Trung Quốc, vì sao lại biến thành người Việt Nam. Các công trình khác như cửa hàng…đều chuyển giao hết. Trước khi chuyển giao, tôi đã đến đảo này. Ngư dân trên đảo chủ yếu đánh bắt bào ngư ngoài biển. Cá họ đánh bắt được bán cho đại lục, và cũng mang bán cả cho Việt Nam. (…) Nghi thức chuyển giao được tổ chức trên đảo, các văn bản đều được làm sẵn, làm thủ tục ký là xong. Mọi công tác chuẩn bị cho việc chuyển giao đều do cấp trên sắp xếp, nghi thức chuyển giao: Mở tiệc trà, bày hoa quả lên bàn, ăn nhẹ, tất cả đều do phía Việt Nam mang tới, buổi tối còn mở tiệc thết khách, Việt Nam còn cử một đoàn văn công đến biểu diễn. Trong đoàn văn công có nhiều người là Hoa kiều ở Việt Nam. (…) Chuyển giao cho Việt Nam chủ yếu do quan hệ hai nước khi ấy tốt đẹp, chúng ta với Hồ Chí Minh là tình hữu nghị “vừa là đồng chí vừa là anh em”, dù sao cũng là anh em mà, đảo này lại gần Việt Nam hơn, thế là chuyển giao cho họ bằng một nghi thức” (“Góc biển tìm chuyện cổ kim”, tr.42, Mã Đại Chính, Nhà xuất bản nhân dân Tân Cương).
Tuy chỉ là chấp hành mệnh lệnh, nhưng với cái chuyện “tặng đảo” này, theo lời tác giả cuốn sách, lão tướng Mã trong một lần được phỏng vấn đã “không chỉ một lần nói giọng nặng nề, xem ra tôi đã làm một việc sai lầm”.
Sau khi “đảo Dạ Oanh” biến thành “đảo Bạch Long Vĩ”, lợi ích của Trung Quốc bị tổn hại nghiêm trọng
Sau thỏa thuận bí mật năm 1957, đảo Bạch Long Vĩ trở thành lãnh thổ của Việt Nam, cư dân Trung Quốc trên đảo trở thành “Hoa kiềuViệt Nam”, ảnh hưởng mặt trái về sau này cũng tới từ đó. Lý Đức Triều kết một câu trong bài “Bạch Long Vĩ chính danh”: “Việt Nam được voi đòi tiên, tham lam vô độ, cùng với việc trắng trợn xâm chiếm quần đảo Nam Sa [v] của nước ta, còn dựa dẫm vào đảo Bạch Long Vĩ để đưa ra yêu cầu về chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa có diện tích lớn là vịnh Bắc Bộ, bắt giữ ngư dân của ta, hủy hoại sinh kế của hàng chục vạn ngư dân nước ta.”
Học giả Cát Kiếm Hùng nói còn rõ hơn: “Về tranh chấp nghề cá ở vịnh Bắc Bộ, thái độ của chúng ta gần như không mềm cũng không rắn, người Việt Nam vẫn đang tuần tiễu ở đó, còn chúng ta thì cứ như chẳng có biện pháp gì (…) Đảo Bạch Long Vĩ ở xa đảo Hải Nam, ở gần Việt Nam, vốn chúng ta khi vạch đường phân giới với họ đã có thể vạch ở giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền Việt Nam. Nhưng hiện giờ đảo này là của họ, nên đường phân giới phải vạch ở giữa đảo Bạch Long Vĩ với đảo Hải Nam, ngư trường truyền thống của Trung Quốc trong lịch sử là vịnh Bắc Bộ đã phải cắt về Việt Nam, hàng chục vạn ngư dân đều sẽ bị thất nghiệp; khi đàm phán phân giới hai bên đã thỏa thuận ngầm là phân chia ngư trường truyền thống ra sao phải được giải quyết thông qua các đàm phán khác, nhưng hiện tại phía Việt Nam lại đòi kiểm soát những ngư trường này theo đường phân giới mới.” (“Ghi chép về những bài nói của Cát Kiếm Hùng”, tr. 217, Nhà xuất bản cổ tịch Sơn Tây).
Lời kết
Sự kiện đảo Bạch Long Vĩ chỉ là một ví dụ nhỏ trong rất nhiều sự kiện nhượng bộ lãnh thổ theo ý tưởng “ngoại giao cách mạng” của Trung Quốc ở thế kỷ trước. Các “Hiệp định biên giới Trung-Miến” năm 1960, “Hiệp định biên giới Trung-Triều” năm 1962, “Hiệp định biên giới Trung Quốc- Pakistan” năm 1963 đều là sản phẩm của ý tưởng “ngoại giao cách mạng”. Khi thứ “ngoại giao cách mạng” đã tan thành mây khói, ý tưởng ngoại giao bình thường lấy “lợi ích dân tộc quốc gia” làm trọng đã quay lại, thì những được mất trong từng bản hiệp ước ấy đã tương đối rõ. Thời kỳ lịch sử đặc thù sẽ có vấn đề lịch sử đặc thù là điều có thể lý giải, nhưng ít ra, vấn đề chủ quyền lãnh thổ có liên quan đến lợi ích của toàn thể quốc dân, thì quốc dân phải có những quyền được biết cơ bản nhất, chuyện “chuyển giao bí mật” như với đảo Bạch Long Vĩ dứt khoát sẽ không thể tái hiện.
Bản tiếng Việt © Việt Sử Ký 2012
Bản tiếng Việt © Quốc Thanh

[i]   Tên tiếng Hán của Đảo Bạch Long Vĩ.
[ii]   Tức Biển Đông.
[iii]   Tức bãi cạn Scarborough ; tiếng Anh: Scarborough Shoal.
[iv]   Chỗ này tác giả nhầm, đúng ra phải là đảo Dạ Oanh.
[v]   Tức Trường Sa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét